34
UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Tên chương trình: Giáo dục mầm non Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Giáo dục mầm non Loại hình đào tạo: Chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHQB ngày ….. tháng ….. năm ….. của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình) 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (GDMN) nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GVMN được đào tạo có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có tư duy giáo dục hiện đại đáp ứng sự phát triển của GDMN trong điều kiện nền kinh tế tri thức; có kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chương trình GDMN phù hợp với thực tiễn và có khả năng học tiếp ở các bậc học cao hơn. 1.2. Mục tiêu cụ thể Giáo viên mầm non trình độ cao đẳng sư phạm phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau: 1.2.1. Về phẩm chất đạo đức - Phẩm chất chính trị: Yêu nước, trung thành với Tổ quốc, là công dân tốt trong cộng đồng. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ em; - Phẩm chất nghề nghiệp: 1

GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

  • Upload
    doannga

  • View
    221

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Tên chương trình: Giáo dục mầm non

Trình độ đào tạo: Cao đẳng

Ngành đào tạo: Giáo dục mầm non

Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHQB ngày ….. tháng ….. năm …..

của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình)

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (GDMN) nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GVMN được đào tạo có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có tư duy giáo dục hiện đại đáp ứng sự phát triển của GDMN trong điều kiện nền kinh tế tri thức; có kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chương trình GDMN phù hợp với thực tiễn và có khả năng học tiếp ở các bậc học cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Giáo viên mầm non trình độ cao đẳng sư phạm phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

- Phẩm chất chính trị:

Yêu nước, trung thành với Tổ quốc, là công dân tốt trong cộng đồng. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Phẩm chất nghề nghiệp:

+ Yêu nghề, say mê, tận tụy với công việc. Yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ;

+ Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gương tốt cho trẻ;

+ Có văn hóa giao tiếp. Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyên môn. Quan hệ tốt với cha mẹ trẻ và cộng đồng, có ý thức vận động cộng đồng và cha mẹ trẻ tham gia xây dựng nhà trường, giáo dục trẻ, thực hiện xã hội hóa giáo dục;

1

Page 2: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

+ Có khả năng tiếp tục học lên các chương trình đào tạo cao hơn hoặc có thể tuyển chọn, bồi dưỡng vào các vị trí quản lý;

+ Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng nhanh những điều biến đổi của xã hội và của ngành GDMN.

1.2.2. Về kiến thức

- Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn GDMN;

- Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học GDMN ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn;

- Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở GDMN;

- Áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

1.2.3. Về kỹ năng

GVMN trình độ cao đẳng cần có các kỹ năng cơ bản sau:

- Giao tiếp với trẻ; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ;

- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ;

- Lập kế hoạch định hướng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế;

- Tổ chức, thực hiện kế hoạch giáo dục một cách khoa học (thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ);

- Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục;

- Quản lý nhóm, lớp;

- Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục;

- Tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hóa GDMN;

- Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học;

- Phân tích và đánh giá hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân.

2. Thời gian đào tạo: 3 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

Khối lượng kiến thức toàn khóa gồm 108 tín chỉ (TC), chưa kể phần kiến thức về Giáo dục thể chất (90 tiết) và Giáo dục quốc phòng (8 TC).

2

Page 3: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

4. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Qui trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp thực hiện theo quy chế 43 ban hành theo Quyết định số 43/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy chế, quy định hiện hành về công tác đào tạo.

6. Thang điểm

Sử dụng thang điểm 10, thang điểm chữ và thang điểm 4 theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Nội dung chương trình

Nội dung chương trình và khối lượng của từng học phần và từng khối kiến thức được thể hiện trong các bảng ở các tiểu mục sau:

7.1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT Khối kiến thức Số TC 1 Kiến thức giáo dục đại cương 23

- Lý luận Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10- Khoa học xã hội 4- Nhân văn – Nghệ thuật 2- Ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Trung) 7- Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ – Môi trường - Giáo dục thể chất (90 tiết)- Giáo dục quốc phòng (8 TC)

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 85- Kiến thức cơ sở ngành 21- Kiến thức ngành 51- Thực hành 2- Thực tập 6- Tốt nghiệp 5

Tổng 108

7.2. Nội dung cụ thể các khối kiến thức

TT Tên học phần Số TCKhối kiến thức giáo dục đại cương: Tích lũy 23 TC và khối kiến thức GDTC và GDQP-AN

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin 22 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin 3

3

Page 4: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 24 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 35 Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD - ĐT 26 Tiếng Anh 1/ Tiếng Trung 1 27 Tiếng Anh 2/ Tiếng Trung 2 28 Tiếng Anh 3/ Tiếng Trung 3 39 Pháp luật đại cương 210 Mi học đại cương 211 Giáo dục quốc phòng – an ninh 1 (3 TC)12 Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 (2 TC)13 Giáo dục quốc phòng – an ninh 3 (3 TC)14 Giáo dục thể chất 1 (30 tiết)15 Giáo dục thể chất 2 (30 tiết)16 Giáo dục thể chất 3 (30 tiết)

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Tích lũy 84 TC- Kiến thức cơ sở của ngành: Tích lũy 21 TC

17 Tâm lý học đại cương 218 Giáo dục học đại cương 219 Mỹ thuật 220 Làm đồ chơi 221 Âm nhạc 322 Múa và PP dạy múa 223 Cơ sở văn hóa Việt Nam 224 Giáo dục dân số và môi trường 225 Tâm lý học xã hội 226 Tiếng Việt thực hành 2

- Kiến thức chuyên ngành: Tích lũy 51 TC27 Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non 228 Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 1 229 Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 2 230 Giáo dục gia đình 231 Nghề giáo viên mầm non 232 Giáo dục học mầm non 233 Giáo dục hoà nhập 234 Chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình GDMN 235 Tổ chức hoạt động vui chơi 336 Tổ chức hoạt động tạo hình 237 Tổ chức hoạt động âm nhạc 238 Phương pháp phát triển ngôn ngữ 339 Phương pháp làm quen với văn học 2

4

Page 5: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

40 Phương pháp làm quen với toán 241 Phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh 342 Phương pháp giáo dục thể chất 243 Vệ sinh- Dinh dưỡng 244 Phòng bệnh và đảm bảo an toàn 245 Văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm 346 Quản lý giáo dục mần non 247 Đánh giá trong giáo dục mần non 248 Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mần non 349 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 2

- Thực hành: Tích lũy 2 TC50 Thực hành sư phạm 2

- Thực tập sư phạm: Tích lũy 6 TC51 Kiến tập sư phạm 252 Thực tập sư phạm 4

- Tốt nghiệp: Tích lũy 5 TC53 Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) 554 Các học phần thay thế KLTN:

Tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ MN theo hướng tích hợp 2Các chuyên đề đổi mới trong giáo dục MN 3

8. Dự kiến kế hoạch giảng dạy

TT Tên học phầnKLKT

108+(8)+(90t)

Dự kiến kế hoạch đào tạoK121+ 30t

K221+30t

K320+ 30t

K421

K518

K615

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin 1

2 2

2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin 2

3 3

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 24 Đường lối CM của Đảng Cộng sản

Việt Nam3 3

5 Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD – ĐT 2

2

6 Tiếng Anh 1/ Tiếng Trung 1 2 27 Tiếng Anh 2/ Tiếng Trung 2 2 28 Tiếng Anh 3/ Tiếng Trung 3 3 39 Pháp luật đại cương 2 210 Mi học đại cương 2 211 Giáo dục quốc phòng – an ninh 1 (3) (3)

5

Page 6: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

TT Tên học phầnKLKT

108+(8)+(90t)

Dự kiến kế hoạch đào tạoK121+ 30t

K221+30t

K320+ 30t

K421

K518

K615

12 Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 (2) (2)13 Giáo dục quốc phòng – an ninh 3 (3) (3)14 Giáo dục thể chất 1 (30) (30)15 Giáo dục thể chất 2 (30) (30)16 Giáo dục thể chất 3 (30) (30)17 Tâm lý học đại cương 2 218 Giáo dục học đại cương 2 219 Mỹ thuật 2 220 Làm đồ chơi 2 221 Âm nhạc 3 322 Múa và PP dạy múa 2 223 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 224 Giáo dục dân số và môi trường 2 225 Tâm lý học xã hội 2 226 Tiếng Việt thực hành 2 227 Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi MN 2 228 Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa

tuổi mầm non 12 2

29 Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 2

2 2

30 Giáo dục gia đình 2 231 Nghề GVMN 2 232 Giáo dục học mầm non 2 233 Giáo dục hoà nhập 2 234 Chương trình và phát triển, tổ chức thực

hiện chương trình GDMN 2 2

35 Tổ chức hoạt động vui chơi 3 336 Tổ chức hoạt động tạo hình 2 237 Tổ chức hoạt động âm nhạc 2 238 Phương pháp phát triển ngôn ngữ 3 339 Phương pháp làm quen với văn học 2 240 Phương pháp làm quen với toán 2 241 Phương pháp khám phá khoa học và môi

trường xung quanh3 3

42 Phương pháp giáo dục thể chất 2 243 Vệ sinh- Dinh dưỡng 2 244 Phòng bệnh và đảm bảo an toàn 2 2

6

Page 7: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

TT Tên học phầnKLKT

108+(8)+(90t)

Dự kiến kế hoạch đào tạoK121+ 30t

K221+30t

K320+ 30t

K421

K518

K615

45 Văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm 3 346 Quản lý GDMN 2 247 Đánh giá trong GDMN 2 248 Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin

trong GDMN3 3

49 PP nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non 2 250 Thực hành sư phạm 2 251 Kiến tập sư phạm 2 252 Thực tập sư phạm 4 453 Khóa luận tốt nghiệp (KLTN) 5 554 Các học phần thay thế KLTN:

Tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ MN theo hướng tích hợp

2 2

Các chuyên đề đổi mới trong giáo dục MN 3 3

9. Mô tả vắn tắt nội dung các học phần

9.1. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.2. Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý của chủ nghia Mác – Lênin 1

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghia Mác - Lênin

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần được ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.4. Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (03 TC)

7

Page 8: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Điều kiện tiên quyết:Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần được ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.5. Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục học

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần được ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD&ĐT.

9.6. Tiếng Anh 1 hoặc tiếng Trung 1 (02 TC)

9.6.1 Tiếng Anh 1 (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Học phần tiếng Anh 1 cung cấp cho sinh viên khối lương kiến thúc ngôn ngữ cơ bản về từ vựng, từ loại, câu so sánh, động từ khiếm khuyết, thì động từ: thì hiên tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, tương lai đơn, và đa dạng các chủ điểm như giới thiệu làm quen, học tập, nghề nghiệp, ẫm thực, giải trí, du lịch, thị trường. Sinh viên có thể vận dụng kiến thức, thưc hành ngôn ngữ qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh những hoạt động trong đời sống sinh hoạt-công việc hàng ngày.

9.6.2 Tiếng Trung 1 (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Tiếng Trung 1 là học phần bắt buộc dành cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Quảng Bình. Chương trình gồm có 7 bài, được phân bổ trong 30 giờ tín chỉ (tương đương với 2 tín chỉ). Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về ngữ âm, quy tắc viết chữ Hán, từ vựng, văn phạm. Mục đích của học phần nhằm bồi dưỡng năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Học phần này là nền tảng để học lên Tiếng Trung 2 và Tiếng Trung 3.

9.7. Tiếng Anh 2 hoặc tiếng Trung 2 (02 TC)

9.7.1 Tiếng Anh 2 (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

8

Page 9: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Học phần tiếng Anh 2 tiếp tục cung cấp cho sinh viên kiến thúc ngôn ngữ về từ vựng, các hành động lời nói, rèn luyện các cấu trúc ngữ pháp cơ bản như thì động từ: hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, động từ khiếm khuyết qua các đoạn hội thoại, đoạn văn ngắn, các cuộc phỏng vấn có nội dung đơn giản liên quan đến các chủ điểm khác nhau như Nghề nghiệp, Con người, Công ty, website, Văn hóa, Thị trường… Sinh viên biết vận dụng kiến thức, thưc hành ngôn ngữ qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp, thảo luận nhóm, nói chuyện điện thoại, đàm phán, viết các loại thư trao đổi thông tin, giao dịch đơn giản.

9.7.2 Tiếng Trung 2 (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung 1

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Tiếng Trung 2 là học phần bắt buộc dành cho sinh viên không chuyên ngữ trường Đại học Quảng Bình sau khi đã học tiếng Trung 1. Chương trình gồm có 7 bài, được phân bổ trong 30 giờ tín chỉ (tương đương với 2 tín chỉ). Học phần tiếng Trung 2 tiếp tục cung cấp những kiến thức căn bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có hiệu quả. Đặc biệt học phần tiếng Trung 2 cung cấp cho người học các tình huống giao tiếp phong phú từ đó giúp cho sinh viên nâng cao năng lực giao tiếp bằng tiếng Trung cơ bản. Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng giao tiếp bước đầu bằng tiếng Trung với các chủ đề gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Học phần này là nền tảng để học lên Tiếng Trung 3.

9.8. Tiếng Anh 3 hoặc tiếng Trung 3 (03 TC)

9.8.1 Tiếng Anh 3 (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Học phần tiếng Anh 3 tiếp tục cung cấp vốn kiến thức ngôn ngữ và rèn khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh về các chủ đề gần gũi liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai như: Sự nghiệp, bán hàng qua mạng, công ty, thị trường, lập kế hoạch… cũng như trong linh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Đồng thời sinh viên biết vận dụng kiến thức, thực hành ngôn ngữ qua 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, viết để giao tiếp đạt trình độ (Pre-intermediate Level) và có thể tự học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức tiếng Anh và tiếp cận với tiếng Anh chuyên ngành.

9.8.2 Tiếng Trung 3 (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Tiếng Trung 1, 2

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Tiếng Trung 3 là học phần dành cho sinh viên không chuyên trường Đại học Quảng Bình đã được học môn Tiếng Trung 1 và Tiếng Trung 2. Chương trình gồm có 9 bài, được phân bổ trong 45 giờ tín chỉ (tương đương với 3 tín chỉ). Học phần tiếng Trung 3

9

Page 10: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

được trình bày cân đối về các kỹ năng sinh viên cần đạt được, đảm bảo sự thống nhất các phần từ bài thứ nhất cho đến bài cuối cùng, tiếp tục cung cấp những kiến thức căn bản về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có hiệu quả. Các ki năng nghe, nói, đọc, viết của sinh viên đạt tới cấp độ cơ bản.

9.9. Pháp luật đại cương (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần: Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, về quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật cũng như vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Ngoài ra học phần còn bao gồm những kiến thức về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp chế xã hội chủ nghia.

9.10. Mĩ học đại cương (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần: Giới thiệu khái quát về mối quan hệ thẩm mỹ, phân tích các khái niệm chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, nghệ thuật và các loại hình nghệ thuật, nghệ si, khái quát về hoạt động thẩm mỹ.

9.11. Giáo dục thể chất 1 (30 tiết)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 20%, thực hành 80%

Nội dung học phần: Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD&ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD&ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.12. Giáo dục thể chất 2 (30 tiết)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 20%, thực hành 80%

Nội dung học phần:Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD&ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD&ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.13. Giáo dục thể chất 3 (30 tiết)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 20%, thực hành 80%

Nội dung học phần: Nội dung môn học được ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD&ĐT ngày 12/9/1995 và Quyết định số 1262/GD&ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10

Page 11: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

9.14. Giáo dục quốc phòng – an ninh 1 (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần: Nội dung môn học được ban hành tại Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT, ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.15. Giáo dục quốc phòng – an ninh 2 (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần: Nội dung môn học được ban hành tại Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT, ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.16. Giáo dục quốc phòng – an ninh 3 (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 50%, thực hành 50%

Nội dung học phần: Nội dung môn học được ban hành tại Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT, ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9.17. Tâm lý học đại cương (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác- Lê nin

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 85%, thực hành 15%

Nội dung học phần: Những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu tâm lý. Các khái niệm: Tâm lý, ý thức, hoạt động, giao tiếp, nhân cách. Các hoạt động tâm lý người: Nhận thức, tình cảm, ý chí.

9.18. Giáo dục học đại cương (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 85%, thực hành 15%

Nội dung học phần: Những vấn đề cơ bản về khoa học giáo dục: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, các phạm trù cơ bản của khoa học giáo dục và xu hướng phát triển của giáo dục Việt Nam và trên thế giới. Vai trò của giáo dục và các yếu tố khác đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

9.19. Mỹ thuật (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần bao gồm: Những vấn đề chung về nghệ thuật tạo hình. Kiến thức về luật xa gần, tỉ lệ người, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đề tài, Kỹ năng cơ bản

11

Page 12: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

để thể hiện vẽ, nặn đất, các kỹ thuật tạo hình khác; Tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam.Trang trí trường lớp mầm non.

9.20. Làm đồ chơi (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Mi thuật

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần bao gồm: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ý nghia của đồ chơi đối với trẻ; những yêu cầu khoa học đối với đồ chơi dùng cho trẻ nhỏ; nguyên tắc làm đồ chơi; kỹ thuật làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau.

9.21. Âm nhạc (3 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 33%, thực hành 67%

Nội dung học phần:

- Nhạc lý cơ bản (1TC lý thuyết): Các khái niệm về cao độ, trường độ trong âm nhạc; các khái niệm cung, quãng, điệu thức và hợp âm của âm nhạc

- Học Hát (1TC thực hành): Luyện thanh phát triển hơi thở, mở rộng âm vực giọng hát; luyện tập cách thể hiện bài hát trong chương trình đúng với yêu cầu nội dung nghệ thuật; xướng âm các bài hát trong chương trình từ không dấu hóa đến một dấu hóa.

- Học Đàn Organ (1TC thực hành): Luyện ngón tay trái và tay phải trên đàn organ ở giọng không hóa biểu, thực hành ứng dụng các bài hát trong chương trình.

9.22. Múa và phương pháp dạy múa (2 TC)

Điều kiện tiên quyết: Âm nhạc

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 0%, thực hành 100%

Nội dung học phần: Thực hành luyện tập các điệu Múa cơ bản, múa dân gian, các điệu múa dân tộc; Biên đạo và dàn dựng múa theo các chủ đề; dàn dựng múa cho một số bài hát trong chương trình; PP dạy múa cho trẻ và vận động theo nhạc ở trường Mầm non.

9.23. Cơ sở văn hóa Việt Nam (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 90%, thực hành 10%

Nội dung học phần: Bao gồm các kiến thức cơ bản về văn hóa học và văn hóa Việt Nam: Khái niệm văn hóa Việt Nam, tiến trình văn hóa Việt Nam; các thành tố của văn hóa Việt Nam: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống tập thể, cá nhân, văn hóa ứng xử môi trường tự nhiên, xã hội.

9.24. Giáo dục dân số và môi trường (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác – Lênin12

Page 13: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%,thực hành 20%

Nội dung học phần: Học phần chia thành hai mảng nội dung cơ bản:

Dân số: Trang bị những kiến thức về dân số học, các động lực gia tăng dân số, xu hướng thay đổi dân số trên thế giới và Việt Nam và các vấn đề về dân số hiện nay; Đô thị hoá và chất lượng cuộc sống;

Môi trường: Trang bị các kiến thức cơ bản về môi trường, các vấn đề môi trường hiện nay, hậu quả và biện pháp hạn chế, khắc phục;

Mối quan hệ giữa dân số và môi trường. Vấn đề phát triển bền vững và giáo dục dân số, môi trường, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên Mầm non.

9.25. Tâm lý học xã hội (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 85%, thực hành 15%

Nội dung học phần: Những kiến thức cơ bản về bản chất, nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội, cơ chế ảnh hưởng xã hội và đặc trưng một số hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm.

9.26. Tiếng Việt thực hành (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 0%, thực hành 100%

Nội dung học phần: Rèn các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho sinh viên gồm: Kỹ năng tạo lập và tiếp nhận văn bản, kỹ năng đạt câu, đặt từ; Kỹ năng về chính tả: chữa các lỗi thông thường về câu, về dùng từ, viết hoa và phiên âm tiếng nước ngoài.

9.27. Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần: Hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về cấu tạo chung của cơ thể con ngời, cơ thể trẻ em; giới thiệu về cấu tạo, hoạt động chức năng và chăm sóc vệ sinh cho từng hệ cơ quan trờn cơ thể trẻ, làm cơ sở để hình thành và rèn luyện các kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học.

9.28. Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 1(02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần: Những vấn đề chung của tâm lý học trẻ em. Các học thuyết về sự phát triển tâm lý và sự học của trẻ em lứa tuổi mầm non. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em từ lọt lòng đến 3 tuổi.

9.29. Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 2 (02 TC)13

Page 14: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Điều kiện tiên quyết: Sự học và phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 1

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Một số nội dung cơ bản về đánh giá sự phát triển tâm lý trẻ em. 

9.30. Giáo dục gia đình (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần: Bao gồm những vấn đề lý luận chung về gia đình; Nội dung và phương pháp giáo dục con trong gia đình. Đồng thời học phần làm rõ tính tất yếu của sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong gia đình.

9.31. Nghề giáo viên mầm non (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đai cương

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần: Hoạt động sư phạm của GVMN: Đối tượng hoạt động sư phạm của GVMN. Công cụ lao động, chức năng và các kỹ năng nghề GVMN. Giao tiếp và ứng xử sư phạm của GVMN. Khó khăn và tình huống sư phạm trong công tác của GVMN.

Các giai đoạn phát triển nhân cách và nghề GVMN: Con đường hình thành phẩm chất và năng lực của GVMN. Định hướng, các giai đoạn phát triển nghề và các yêu cầu chuẩn của các bậc đào tạo. Các loại hình đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đối với nghề GVMN.

9.32.Giáo dục học mầm non(02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đai cương

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của giáo dục học mầm non (GDHMN); nhiệm vụ giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non: Bản chất, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và các điều kiện giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ và lứa tuổi mẫu giáo; Chương trình GDMN; Những hình thức tổ chức đời sống và hoạt động cho trẻ ở các cơ sở GDMN; nội dung và hình thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình; tính kế thừa của GDMN và giáo dục tiểu học.

9.33. Giáo dục hoà nhập (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần: Những vấn đề chung về giáo dục hoà nhập (GDHN): Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của GDHN; GDHN trên thế giới và ở Việt Nam.

14

Page 15: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Các hình thức tổ chức GDHN; các nguyên tắc GDHN; chiến lược thúc đẩy và hỗ trợ GDHN; giáo dục cho các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt.

9.34. Chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần:

- Giới thiệu chương trình GDMN; phân tích chương trình GDMN; Các điều kiện thực hiện chương trình.

- Phát triển chương trình và lập kế hoạch giáo dục.

- Tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN.

- Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ.

9.35. Tổ chức hoạt động vui chơi (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục học mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần: Những vấn đề cơ bản về trò chơi trẻ em: Khái niệm hoạt động vui chơi; Các loại trò chơi của trẻ em; Ý nghia của hoạt động vui chơi. Sự hình thành và phát triển các loại trò chơi trong độ tuổi mầm non: Trò chơi giả bộ (trò chơi phản ánh sinh hoạt và trò chơi đóng vai), trò chơi xây dựng, trò chơi có luật; Đánh giá mức độ phát triển hoạt động vui chơi của trẻ.

Vị trí hoạt động vui chơi trong chương trình GDMN. Vai trò của người lớn đối với sự phát triển hoạt động chơi của trẻ. Phương pháp hướng dẫn trẻ chơi.ý nghia, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức các thời điểm vui chơi trong ngày của trẻ. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non.

9.36.Tổ chức họat động tạo hình (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Mỹ thuật

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 40%, thực hành 60%

Nội dung học phần: Những vấn đề lý luận về ý nghia của hoạt động tạo hình với sự phát triển trẻ toàn diện; đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mầm non; giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua các phương tiện hoạt động tạo hình; nội dung và các thể loại hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.

Tổ chức hoạt động tạo hình trong các cơ sở GDMN: Vị trí của hoạt động tạo hình và sáng tạo thẩm mỹ trong chương trình GDMN. Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức hoạt động tạo hình. Lập kế hoạch, chuẩn bị đồ dùng, tổ chức và đánh giá hoạt động tạo hình của trẻ.

15

Page 16: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

9.37. Tổ chức hoạt động âm nhạc (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Âm nhạc

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 50%, thực hành 50%

Nội dung học phần:

- Ý nghia và tầm quan trọng của Âm nhạc đối với trẻ thơ; Đặc điểm khả năng cảm thụ Âm nhạc của trẻ thơ; Vị trí của các hoạt động âm nhạc trong chương trình GDMN. (1TC lý thuyết)

- Các hình thức tổ chức hoạt đông âm nhạc cho trẻ: hoạt động ca hát cho trẻ, vận động theo nhạc, hoạt động nghe nhạc, các hoạt động trò chơi âm nhạc cho trẻ. (1TC thực hành)

9.38. Phương pháp phát triển ngôn ngữ (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần: Ý nghia của việc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức và điều kiện phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ trong các cơ sở GDMN: Rèn luyện tai nghe và phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp. Mục đích, nội dung, phương pháp, biện pháp và hình thức cho trẻ làm quen với đọc, viết. Lập kế hoạch, quan sát, đánh giá sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ trong GDMN.

9.39. Phương pháp làm quen với văn học (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần: Vị trí của văn học trong giáo dục trẻ; Đặc điểm cảm thụ văn học của trẻ em; Vai trò của đọc kể diễn cảm trong việc phát triển hoạt động ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ em lứa tuổi mầm non: chất giọng, lôgíc đọc, ngữ điệu, ngắt nghỉ giọng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lấy hơi. Cách thức thể hiện các loại hình văn học, sân khấu hoá các loại hình văn học.

Nhiệm vụ của việc cho trẻ tiếp xúc với văn học: Lập kế hoạch, đánh giá, phương pháp; phương pháp và hình thức dạy trẻ thể hiện các tác phẩm văn học.

9.40. Phương pháp làm quen với toán (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 100%, thực hành 0%

Nội dung học phần:

16

Page 17: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Những vấn đề lý luận cơ bản: Ý nghia và đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng toán; mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện hình thành các biểu tượng toán cho trẻ trong GDMN.

Tổ chức các hoạt động hình thành biểu tượng toán: Tập hợp - số và phép đếm, hình dạng, kích thước, không gian và thời gian (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá).

9.41. Phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần: Những lý luận cơ bản: một số khái niệm, đặc điểm nhận thức của trẻ từ 0 đến 6 tuổi về môi trường xung quanh, vị trí, ý nghia, mục đích và nhiệm vụ cho trẻ làm quen với MTXQ.

Những cơ sở lý luận chung về phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.

9.42. Phương pháp giáo dục thể chất (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non

Phân bố thời lượng: Lý thuyết 40%, thực hành 60%

Nội dung học phần: Lý luận cơ bản về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non: những khái niệm cơ bản, nhiệm vụ của giáo dục thể chất; đặc điểm phát triển vận động của trẻ; cơ sở lý luận về phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.Điều kiện đảm bảo để giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non.

Nội dung và phương pháp dạy các bài tập vận động: đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động; phương pháp tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ tại trường mầm non.

9.43. Vệ sinh - Dinh dưỡng (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non, Tâm lý học, Giáo dục học mầm non.

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 83%, thực hành 17%

Nội dung học phần:

- Hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về chăm sóc vệ sinh, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe cho trẻ độ tuổi mầm non khi ở nhà và ở trường.

- Giới thiệu các nội dung cơ bản về dinh dưỡng đại cương; Các vấn đề về khẩu phần và thực đơn; Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ; Giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ; Hướng dẫn nghiên cứu việc đánh giá, nhận xét về công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non.

17

Page 18: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết về chăm sóc vệ sinh- dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi mầm non; giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế về công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ ở các trường mầm non.

9.44. Phòng bệnh và đảm bảo an toàn (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non, Tâm lý học, Giáo dục học mầm non.

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 90%, thực hành 10%

Nội dung học phần: Đại cương về bệnh học, các bệnh thường gặp, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; các kiến thức về đảm bảo an toàn, giáo dục phòng bệnh, phòng tránh và sơ cứu ban đầu một số tai nạn thường gặp nhằm bảo vệ, rèn luyện sức khỏe cho trẻ lứa tuổi mầm non khi ở nhà, ở trường và sinh hoạt cộng đồng.

9.45. Văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm (03 TC)

Điều kiện tiến quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 60%,thực hành 40%

- Văn học thiếu nhi: Giới thiệu tổng quan về văn học dân gian, văn học thiếu nhi Việt Nam, thế giới và xác định ý nghia của văn học dân gian, văn học thiếu nhi trong đời sống tinh thần của trẻ.

- Đọc kể diễn cảm: lý thuyết về kỹ thuật đọc, kể diễn cảm và rèn các kỹ năng đọc và kể diễn cảm các tác phẩm văn học dành cho trẻ mầm non.

9.46. Quản lý giáo dục mầm non (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần gồm: Các vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục: Khái niệm, chức năng, các nguyên tắc, các phương pháp và quá trình quản lý giáo dục; các văn bản về quản lý giáo dục và GDMN. Quản lý GDMN: Mục tiêu, nhiệm vụ, các yêu cầu đối với quản lý GDMN; nội dung, các biện pháp quản lý nhóm, lớp mầm non; xây dựng kế hoạch về công tác quản lý nhóm, lớp mầm non.

9.47. Đánh giá trong GDMN (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Các học phần tâm lý, giáo dục học mầm non, Chương trình GDMN.

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần: Một số vấn đề chung về đánh giá trong GDMN: Khái niệm, ý nghia, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp và các kỹ thuật đánh giá (đánh giá các hoạt động nghề nghiệp của GVMN, chương trình GDMN và sự phát triển của trẻ dưới tác động của chương trình GDMN).

18

Page 19: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Sử dụng các biện pháp và kỹ thuật đánh giá (quan sát, ghi lại và đánh giá sự học và phát triển của trẻ) nhằm mục đích thiết kế các hoạt động và môi trường giáo dục phù hợp với nhu cầu của từng trẻ, kể cả trẻ có nhu cầu đặc biệt, tạo sự phát triển toàn diện về thể lực, xã hội, tình cảm, thẩm mỹ và trí tuệ cho trẻ.

9.48. Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non (03 TC)

Điều kiện tiên quyết: Không

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 67% (2 TC), thực hành 33% (1 TC)

Nội dung bao gồm: các kiến thức về Tin học và máy tính điện tử, các kiến thức về hệ điều hành Windows. Tìm hiểu một số ứng dụng, lưu trữ văn bản, các kiến thức về soạn thảo văn bản hỗ trợ trong GDMN.

Các kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non, các kiến thức cơ bản về phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng trong GDMN.

9.49. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em; Giáo dục học mầm non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 80%, thực hành 20%

Nội dung học phần: Giới thiệu kiến thức về khoa học, nghiên cứu khoa học, quan điểm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, logic tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học.

Thực tập nghề nghiệp:

9.50. Thực hành sư phạm (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Kiến tập sư phạm, Chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình GDMN.

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 0%, thực hành 100%

Nội dung: Sinh viên tham gia vào các hoạt động sau: Quan sát, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; quản lý, điều kiện nhóm trẻ; làm việc với cha mẹ và cộng đồng; thiết kế môi trường giáo dục. Tham gia thảo luận, xêmina, làm các bài tập thực hành theo chương trình.

9.51. Kiến tập sư phạm (02 TC)

Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học Mầm Non

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 0%, thực hành 100%

Nội dung: Tham quan, kiến tập các cơ sở GDMN. Bước đầu tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của GDMN, hệ thống tổ chức, loại hình trường, lớp mầm non; hình thành nhận thức ban đầu về tiếp cận chương trình GDMN. Tham gia các buổi thảo luận, xêmina, thực hiện các bài tập về quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ. Tham gia các hoạt động rèn luyện các kỹ năng chăm sóc - giáo dục trẻ.

19

Page 20: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

9.52. Thực tập sư phạm (04 TC)

Điều kiện tiên quyết: Hoàn thành các học phần trong khối kiến thức chuyên ngành

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 0%, thực hành 100%

Nội dung học phần: Sinh viên thực hành như một GVMN tham gia vào tất cả các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non; thiết kế và thực hiện chương trình; trên cơ sở khai thác các nguồn lực một cách hợp lý. Tiếp tục rèn luyện và thể hiện kỹ năng giao tiếp với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp và cộng đồng; rèn luyện và thể hiện một cách có hiệu quả các kỹ năng tổ chức và quản lý nhóm lớp; rèn luyện kỹ năng đánh giá và điều chỉnh các hoạt động giáo dục trẻ.

9.53. Khóa luận tốt nghiệp (05 TC)

Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo. Những sinh viên đủ điều kiện theo quy định thì được giao/chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp.

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 0%, thực hành 100%

Nội dung: Sinh viên tiến hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên, với một đề tài nghiên cứu thuộc linh vực chuyên ngành giáo dục mầm non. Trên cơ sở số liệu thu thập được, xử lí, phân tích, viết báo cáo khóa luận tốt nghiệp.

9.54. Các học phần thay thế KLTN:

Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo. Những sinh viên không đủ điều kiện làm khóa luận thì học các học phần thay thế, gồm các học phần sau:

1. Tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp (02 TC)

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

Nội dung học phần: Giới thiệu các phương pháp tổ chức tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình và kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển sự tự chủ, phát triển thể chất cho trẻ.

2. Các chuyên đề đổi mới trong giáo dục mầm non (03 TC)

Phân bổ thời lượng: Lý thuyết 70%, thực hành 30%

- Chuyên đề 1: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Nội dung: Một số vấn đề chung về kỹ năng sống: Khái niệm, ý nghia, cách phân loại kỹ năng sống nói chung và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói riêng; Các nội dung, phương pháp, hình thức... giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non.

- Chuyên về 2: Tổ chức môi trường lớp học theo định hướng đổi mới

20

Page 21: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Nội dung: Một số vấn đề về xây dựng môi trường lớp học: Khái niệm, ý nghia, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng môi trường lớp học; Nội dung, hình thức và cách xây dựng, tổ chức môi trường lớp học ở các góc theo định hướng đổi mới.

Lưu ý: Các chuyên đề này có thể được thay đổi khi có các chuyên đề mới trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành.10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình

TT Họ và tên Năm sinh

Văn bằng cao nhất, ngành

đào tạo

Môn học/học phần sẽ giảng dạy

Giảng viên cơ hữu

1 Trương Thanh Thoài 1969 ThS GDHCS văn hóa VN, PP cho trẻ LQVH,PP phát triển ngôn ngữ

2 Mai Liên Giang 1975 TS Ngữ vănMi học ĐC, PP cho trẻ LQVH, Văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm

3 Nguyễn Thị Nga 1962 TS Ngữ vănMi học ĐC, Văn học thiếu nhi và đọc kể diễn cảm, PP phát triển ngôn ngữ

4 Hoàng Thị Ngọc Bích 1985 ThS Văn hóa CS văn hóa VN5 Nguyễn Thị Quế Thanh 1975 ThS VHNN Tiếng Việt thực hành6 Nguyễn Thị Thủy 1960 CN Văn học Tiếng Việt thực hành

7 Lê Thị Vân 1973 CN GDMN

PP cho trẻ KPKH về MTXQ, Rèn luyện NVSPTX,Nghề GVMN, Tổ chức hoạt động vui chơi, Chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình

8 Phạm Thị Yến 1980 ThS GDMN

Nghề GVMN, PP cho trẻ KPKH về MTXQ, Vệ sinh - Dinh dưỡng, Chương trình và phát triển, tổ chức thực hiện chương trình, Quản lý GDMN, Đánh giá trong GDMN, Rèn luyện NVSPTX, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn, Tổ chức hoạt động vui chơi, Giáo dục học MN

9 Huỳnh Ngọc Tâm 1965 CNSP Sinh

Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non, Vệ sinh- Dinh dưỡng, Phòng bệnh và đảm bảo an toàn

21

Page 22: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

TT Họ và tên Năm sinh

Văn bằng cao nhất, ngành

đào tạo

Môn học/học phần sẽ giảng dạy

10 Võ Văn Thiệp 1985 ThS SinhSự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non

11 Phan Phương Nguyên 1982CN Hành chính

Quản lý HCNN và quản lý ngành

12 Trần Công Thoan 1969ThS Mỹ thuật

Mỹ thuật

13 Nguyễn Chiêu Sinh 1977ThS Mỹ thuật

Mỹ thuật

14 Nguyễn Đại Thăng 1969ThS Mỹ thuật

Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

15 Hà Thanh Ngọc 1957 CN Mỹ thuậtTổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ

16 Nguyễn Thị Huệ 1972CNSP Kỹ thuật

Làm đồ chơi, Tổ chức hoạt động tạo hình

17 Hoàng Thị Tường Vi 1979 CN TL-GDGiáo dục đại cương, Giáo dục học mầm non, Giáo dục gia đình, Quản lý HCNN và QLN,

18 Nguyễn Thị Thuỳ Vân 1979 ThS TLHSự học và sự phát triển tâm lý trẻ em, Giáo dục học mầm non,

19Nguyễn Thị Xuân Hương

1984 ThS TLHTâm lý học đại cương, Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em, Giáo dục học mầm non

20 Phùng Thị Huyền 1989 CNTLGDTâm lý học đại cương, Giáo dục đại cương

21 Nguyễn T Như Phượng 1985 CN TLHTâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội

22 Nguyễn Quốc Tuấn 1956 ThS Toán PP làm quen với toán23 Trần Hồng Nga 1986 ThS Toán PP làm quen với toán

24Nguyễn Thị Như Nguyệt

1981 ThS VNHGiáo dục gia đình

25 Trần Thị Sáu 1976 TS Luật Pháp luật ĐC

26 Phùng Thị Loan 1978 ThS VNHPháp luật ĐC, Giáo dục gia đình

27 Nguyễn Hoàng Thủy 1980 ThS Luật Pháp luật ĐC28 Nguyễn Ngọc Chiến 1954 CN T.Anh Tiếng Anh

29Nguyễn Thị Hồng Thắm

1987 ThS T.AnhTiếng Anh

30 Nguyễn Thị Tuyến 1973 ThS GDTC PP giáo dục thể chất, Thể dục

22

Page 23: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

TT Họ và tên Năm sinh

Văn bằng cao nhất, ngành

đào tạo

Môn học/học phần sẽ giảng dạy

nghệ thuật

31 Nguyễn Quang Hòa 1986CN Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất

32 Cao Phương 1981CN Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất

33 Lê Thị Hiếu 1986 CNSP TCQP Giáo dục quốc phòng34 Nguyễn Thế Công 1977 CN GDTC Giáo dục quốc phòng35 Cao Thị Thanh Thuỷ 1976 ThS Địa lý Giáo dục dân số và môi trường36 Vương Kim Thành 1973 ThS Địa lý Giáo dục dân số và môi trường37 Trương Thị Tư 1970 TS Địa lý Giáo dục dân số và môi trường

38 Lương Văn Đức 1986ThS KH Môi trường

Giáo dục dân số và môi trường

39 Hoàng Thị Lê 1967CN GD đặc biệt

Giáo dục hòa nhập

40 Trần Văn Cường 1981 ThS Tin họcTin học và ứng dụng CNTT trong GDMN

41 Nguyễn Thị Hà Phương 1985 CN Tin họcTin học và ứng dụng CNTT trong GDMN

42 Nguyễn Duy Linh 1986 CN Tin họcTin học và ứng dụng CNTT trong GDMN

43Nguyễn Thị Anh Khuyên

1983 ThS KTCTNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin

44 Lương Thị Lan Huệ 1976 ThS TriếtNhững nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin

45 Nguyễn Đình Lam 1960ThS TT Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh

46 Trần Đức Hiền 1962TS Chính trị học

Tư tưởng Hồ Chí Minh

47 Trần Thị Mỹ Ngọc 1982CN Lịch sử Đảng CSVN

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

48 Trần Hữu Thân 1980 ThS KTCTĐường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Giảng viên thỉnh giảng

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập

11.1. Các phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm chính

23

Page 24: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Trường Đại học Quảng Bình có cơ sở vật chất tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo. Trường được quy hoạch thành 2 khu vực với diện tích 45 ha. Hiện tại, Nhà trường có 48 phòng học đạt chuẩn trong 4 nhà cao tầng với tổng diện tích là 18.000 m2 (không có phòng học cấp 4); có 04 phòng máy tính gồm 150 máy phục vụ giảng dạy và 35 máy phục vụ công tác quản lý nối mạng Internet tốc độ cao; Các thiết bị dạy học như projecter, overhead, hệ thống thiết bị nghe nhìn, ấn loát đủ phục vụ cho công tác đào tạo, thông tin tuyên truyền và sinh hoạt văn hóa. Có 04 phòng học âm nhạc, 01 phòng thực hành các môn học. Riêng Khoa SP TH- MN có 2 phòng máy với 50 máy tính và 2 phòng thực hành bộ môn. Ngoài ra, còn có 5 trường Mầm non trên địa bàn Thành phố là điểm thực hành của cơ sở đào tạo.

11.2. Thư viện

Trường Đại học Quảng Bình có Trung tâm học liệu với hơn 95.000 cuốn sách thuộc các linh vực khoa học cơ bản, khoa học giáo dục, lý luận chính trị - xã hội, trong đó có gần 53.000 sách tham khảo, 27.000 sách giáo trình và hơn 35 tạp chí chuyên ngành. Ngoài ra Thư viện tỉnh Quảng Bình có khá nhiều sách, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Riêng sách tham khảo, giáo trình, bài giảng phục vụ giảng dạy, học tập các ngành đào tạo giáo viên rất đầy đủ.

11.3. Giáo trình, tập bài giảng

TT Tên giáo trình, tập bài giảng Tên tác giả Nhà xuất bản

Năm xuất bản

1 Giáo dục học mầm non Đinh Văn Vang ĐHSP Hà Nội

2008

2Giáo dục học mầm non (Tập 1, 2, 3)

Đào Thanh Âm (chủ biên)

ĐHSP Hà Nội

2008

3 Tâm lý học đại cương

Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành

Giáo dục 1995

4 Tâm lý học đại cương

Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang

ĐHSP Hà Nội

2007

5Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non

Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên)

ĐHSP Hà Nội

2009

6Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non

Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai

Giáo dục 2008

7Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi)

Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên)

ĐHSP Hà Nội

2009

8 Nghề giáo viên mầm non Hồ Lam Hồng Giáo dục 20089 Giáo dục học đại cương Bùi Thanh Huyền Giáo dục 2006

24

Page 25: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

10Đánh giá trong giáo dục mầm non

Đinh Thị Kim Thoa Giáo dục 2008

11 Giáo dục hòa nhậpTrần Thị Thiệp, Nguyễn Xuân Hải, Lê Thị Thúy Hăng

Giáo dục 2008

12 Giáo dục gia đình Ngô Công Hoàn Giáo dục 2009

13Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành GD-ĐT

Phạm Viết VượngĐHSP Hà Nội

2003

14Phương pháp giáo dục thể chất trẻ em

Hoàng Thị BưởiĐHQG Hà nội

2001

15Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Đặng Hồng Phương ĐHSP 2007

16 Pháp luật đại cương Lê Minh ToànChính trị Quốc gia

2007

17Tin học đại cương PGS. TS. Hàn Viết

Thuận ĐH Kinh tế quốc dân

2007

18MS.PowerPoint Hải Dương Văn hóa

Thông tin2003

19Thực hành và ứng dụng Microsoft Office 2000 từ căn bản đến chuyên sâu

Nguyễn Tiến, Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Văn Tâm,

Giáo dục 2000

20Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán

Đỗ Thi Minh Liên Giáo dục 2009

21 Quốc phòng tập 1, 2

Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Đại Nghia, Lê Duấn Thuật, Nguyễn Hữu Hảo, Nguyễn Văn Quý, Lê Đình Thi

Giáo dục 2009

22 Điền kinh Nguyễn Kim MinhĐHSP Hà Nội

2003

23 Thể dục Trương Anh TuấnĐHSP Hà Nội

2006

24Hướng dẫn tập luyện Bóng chuyền

Nguyễn Quang TDTT 2001

25Market leader, (Elementary + Pre- Intermediate), Students’ book and workbook.

David Cotton & David Favey and Simon Kent.

Oxford University Press

2007

26 English for Life, (Elementary + Pre- Intermediate), Students’

Tom Huchinson Oxford University

2009

25

Page 26: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

book ,and workbook Press27 Pháp luật đại cương Lê Minh Toàn CTQG 2007

28 PP cho trẻ LQTPVHNguyễn Thị Tuyết Nhung

ĐHQG HN 2002

29 Làm đồ chơi Nguyễn Lăng Bình ĐHQH HN 2001

30 Vệ sinh- Dinh dưỡng Phạm Thị Mai ChiĐHSP Hà Nội

2008

31Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non

Lê Thanh ThủyĐHSP Hà Nội

2001

32Sơ lược Mỹ thuật và Mỹ thuật học

Chu Quang Trứ (chủ biên)

Giáo dục 1998

33Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non

Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan

Giáo dục 2008

34 Vệ sinh- Dinh dưỡng trẻ emLe Thị Mai Hoa, Trần Văn Dần

Giáo dục 2000

35Phòng bệnh và đảm bảo an toàncho trẻ mầm non

Lê Thị Mai Hoa, Trần Văn Dần

Giáo dục 2008

36Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác - Lênin

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chính trị Quốc gia

2009

37 Tư tưởng Hồ Chí MinhBộ Giáo dục và Đào tạo

Chính trị Quốc gia

2009

38Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chính trị Quốc gia

2009

39 Dân số - Định cư, môi trường Nguyễn Đình HòeĐại học Quốc gia Hà Nội

2001

40Giáo dục dân số và môi trường  Lê Thị Hồng An ĐHSP Hà

Nội2009

41 Dân số và Môi trườngPGS.TS Trịnh khắc Thẩm

Lao động- Xã hội

2010

42Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với Môi trường xung quanh

Hoàng Thị Phương ĐHSP Hà Nội

2012

43Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Lê Thị NinhĐHSP Hà Nội

2006

44Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non

Đinh Văn Vang Giáo dục 2011

12. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Chương trình được thiết kế dựa trên cơ sở khung chương trình giáo dục đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo ngành Giáo dục mầm non trình độ Cao đẳng.

26

Page 27: GDMN CDCQ (25-11) R.doc.doc

Chương trình khung giáo dục đại học trình độ cao đẳng ngành GDMN được phát triển theo hướng liên thông với các chương trình trung cấp và đại học cùng ngành.

Việc công nhận và cấp bằng tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) và các văn bản quy định của Trường.

Trên cơ sở chương trình khung, các Bộ môn xây dựng chương trình chi tiết các môn học, trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo thẩm định, phê duyệt theo thủ tục quy trình xem xét, cập nhật điều chỉnh chương trình đào tạo vào đầu năm học mới. Chương trình chi tiết được biên soạn theo hướng cập nhật kiến thức mới, tinh giản giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh viên thực hành, đọc tài liệu, tự nghiên cứu.

Quảng Bình, ngày ….. tháng ….. năm …..

HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS. Hoàng Dương Hùng

27