30

Đen’ Lý Tống sẽ được đưa về an táng tại Little Saigoncothommagazine.com/CoThompdf/LyTong-ChiTiet.pdf · Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

‘Ó Đen’ Lý Tống sẽ được đưa về an táng tại Little Saigon

Đỗ Dzũng/Người Việt

Ông Lý Tống đứng tại xa lộ 15, lối vào đại lộ Ej Cajon, San Diego, hôm 1 Tháng Hai. (Hình: Nhân Phạm/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Thi hài “Ó Đen” Lý Tống sẽ được đưa về an táng ở Little Saigon, thay

vì San Diego, ông Cù Thái Hòa, hội trưởng Hội Ái Hữu Không Quân San Diego, xác nhận với nhật báo Người

Việt hôm Thứ Bảy, 6 Tháng Tư.

Ông cũng cho biết, “anh em Không Quân đang họp thảo luận chi tiết, có thể sẽ đưa anh Tống về Little Saigon

vào ngày Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, và tang lễ này sẽ do Hội Ái Hữu Không Quân San Diego tổ chức.”

Ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California kiêm nghị viên Garden Grove, cũng

xác nhận với Người Việt tin này.

“Chúng tôi dự định sẽ làm đám tang anh Tống trong hai ngày 20 và 21 Tháng Tư. Tôi có nói chuyện với anh

Hứa Trung Lập, người chuyên phụ trách mai táng, và được anh bảo đảm sẽ có đất cho anh Tống,” ông Phát nói.

Đứng cùng với ông Phát khi dự lễ viếng danh hài Anh Vũ hôm Thứ Bảy, tỷ phú Hoàng Kiều cho biết ông “sẵn

sàng đài thọ tài chính để mua miếng đất cho anh Tống.”

Ông nói thêm: “Chúng ta phải kiếm một miếng đất đẹp và rộng cho anh Tống vì anh xứng đáng được như vậy.”

Ông Lý Tống qua đời lúc 9 giờ 16 phút tối Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San

Diego, vì xơ phổi, hưởng thọ 73 tuổi.

Theo Wikipedia.org, ông Lý Tống là một phi công VNCH, có nhiều hoạt động chính trị tại Mỹ và có tư tưởng

chống Cộng khét tiếng, nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Nam Hàn, để rải

truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên lật đổ các chế độ độc tài, cũng như từng hóa trang một phụ nữ để tấn

công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bằng hơi cay.

- Ông Lý Tống sinh ngày 1 Tháng Chín, 1945 tại Thừa Thiên-Huế, Việt Nam, và bắt đầu phục vụ trong Không

Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1965.

- Tháng Tư, 1975, chiếc A-37 thuộc Phi Đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi, ông bị “tù cải tạo” trong vòng 5 năm.

Thế rồi ông vượt ngục, và vượt biên bằng đường bộ đến Thái Lan, qua ngả Cambodia, rồi xin tị nạn chính trị tại

Singapore.

- Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học Cao học khoa học chính trị tại đại học University of New

Orleans.

- Năm 1992, ông uy hiếp phi công chiếc A310 của Vietnam Airlines, bay qua Sài Gòn, rồi thả truyền đơn xuống

kêu gọi người dân Việt Nam nổi dậy chống lại chính quyền.

Rồi ông nhảy dù xuống một ao rau muống, bị bắt, và bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay.

- Tháng Chín, 1998, ông được tha trong một đợt đặc xá, và bị trục xuất khỏi Việt Nam.

- Ngày 1 Tháng Giêng, 2000, ông dùng một chiếc máy bay nhỏ, bay từ Florida sang Havana, Cuba, thả truyền

đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy.

Trở về Mỹ, ông bị biên phòng bắt giữ và thẩm vấn, nhưng sau đó được tha bổng, và được người Mỹ gốc Cuba

coi như là anh hùng.

Sau vụ này, ông Tống bị Cơ Quan Quản Trị Hàng Không Hoa Kỳ (FAA) rút bằng lái máy bay.

- Ngày 7 Tháng Mười Một, 2000, ông Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan, bay sang Sài Gòn,

thả hơn 50,000 tờ truyền đơn.

Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị kết án 7 năm tù.

- Ngày 24 Tháng Tám, 2008, ông thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Nam Hàn, nhưng bị bắt tại sân bay

Seoul khi đang định bay đi rải truyền đơn ở Bắc Hàn.

- Ngày 19 Tháng Bảy, 2010, ông Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi biểu diễn

ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam tại San Jose, trong đó có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Khi Đàm Vĩnh Hưng đang hát, ông Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt ca sĩ, thế là

ông bị bắt.

Trong phiên tòa ngày 21 Tháng Bảy, 2012, Chánh Án Andrea Y. Bryan tuyên phạt ông Lý Tống sáu tháng tù và

ba năm quản chế vì tội hành hung.

(Đỗ Dzũng)

Bài Ai Điếu

Đời trai nợ nước trả chưa xong Đất mẹ còn in bóng giặc hồng Lý Tống vang danh cùng lịch sử Anh Hùng rạng mặt với non sông Sinh ly tử biệt chim lìa tổ Kẻ ở người đi lệ nhỏ dòng Giữa tháng Tư về đau quốc hận Dân mình vẫn sống kiếp nô vong Đinh Tường

Phân Ưu Thôi rồi Lý Tống đã ra đi Liệm kín hồn anh lá quốc kỳ Chiến hữu không ngăn niềm cảm xúc Gia đình khó nén nỗi ai bi Non sông vẫn đó nguyên bầy lú Đất nước còn đây một lũ lỳ Nhắm mắt không yên lòng chiến sĩ Sơn hà xã tắc buổi suy vi Đinh Tường

TANG LỄ NHẠC SĨ VIỆT DZŨNG

Trần Quốc Phiệt & Lý Tống

VĨNH BIỆT LÝ TỐNG

Vẫy tay tiễn anh lên đường

bay phi vụ cuối về phương vĩnh hằng

tháng Tư dài bốn bốn năm!

thương cho những cánh chim bằng xếp chân!

Còn nỗi đau nào

đau hơn nữa

quê hương bão lửa một thời

nam nhi đã đứng giữa trời

nguyện đem khí tiết trải đời dọc ngang.

Sa cơ đâu xếp cánh đại bàng

liền xé khung sắt lẹ làng vượt ra

quyết đã làm một Kinh Kha

sá chi sông Dịch chiều tà lau bay!

*

Rượu mời hãy uống thật say

gõ sanh mà hát lại ngày nghênh ngang

qua Thái Lan về Việt Nam

cánh bằng thả xuống vô vàn truyền đơn

gây cho lũ quỷ cuống cuống

trước cây đuốc sáng vạch đường / rọi gian

việc anh đi dọc về ngang

mấy ai sánh được rõ ràng phải không (?)

là đây: LÝ TỐNG ANH HÙNG!

*

Vĩnh biệt anh dòng lệ ướt nhòa

dày thêm chiến sử / thiết tha nhớ người

chừ bay cùng tảng mây trôi

về miền Tây cảnh thảnh thơi vĩnh hằng

cõi này còn sáng tên anh

sương rơi ướt dẩm trên cành liễu xanh

CHƯA TOẠI LÒNG ĐÃ NÊN DANH

ghi lời tiễn biệt mà lòng mang mang!

hồ như nến cháy hai hàng

hồ như cuộn lẫn khói nhang ngậm ngùi!

tôi buồn nhìn đám mây trôi!

tôi buồn nhìn tận cuối trời xa xăm!

vĩnh biệt anh!

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt

Từ thung lũng Hoa Vàng

Trong Mơ

Ngoài song ta đứng ngẩn ngơ

Bên song em vẫn thờ ơ lạnh lùng

Tiếc gì một nụ môi hồng

Một tia mắt ấm mà không trao mời?

Để ta lạc lõng giữa trời

Nắng vàng từng giọt rã rời pha phôi.

Bên này ta vẫn đơn côi

Ngẫm buồn thân phận nổi trôi tháng ngày

Đêm về uống rượu thật say

Ngỡ như em mở vòng tay đợi chờ.

Thì thôi em cứ thờ ơ

Còn ta, ta sống trong mơ một mình!

LÝ TỐNG

Solitary Dreams

Outside here I was standing, an astounded fool;

Behind the window-frame you remained cool.

Why to spare just a smile on your lips, rosy, tender?

Why to save even an warm regard, not to render?

So that I myself felt lost in the inapposite place

With each yellow sunbeam in a withering space.

On this side I have still been always alone

Reflecting upon my plight, a plankton grown.

Every night I rely on wine to booze – gee! –

To imagine your opening arms intended for me.

Well, do continue to be chilly in the extreme!

As for me, I live my life in each solitary dream!

Translation by THANH-THANH

Lý Tống & Lê Xuân Nhuận

MỜI XEM https://odenlytong.blogspot.com/

LÝ TỐNG, EM TÔI

** LÊ XUÂN NHUẬN **

ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.

Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là

một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.

LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy,

Tỉnh Thừa-Thiên.

Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê

Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà

bắt ngồi vào bàn liền.

Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một

vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.

Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-

quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá

Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và

Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều

điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.

Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì

họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.

Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ

nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là

hiền-lành!"

Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.

Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ

của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.

Thế là em đã trở thành quân-nhân.

THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về

thăm.

Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.

Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng

xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng

khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"

Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có

chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự

Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến

các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?"

Tống đáp: "Thì chú bay mà!"

MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này,

Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-

Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau.

Tôi vội vào phi-trường đón em.

Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao

thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một

cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy

trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một

viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên

Tống ra đây tìm tôi.

Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.

TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-

Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn

sống, và đã đến chốn an-toàn.

Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-

37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống

đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong

đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.

SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng

ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước

mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo

qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống

khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và

Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người

khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.

Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu

Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can

cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và

bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-

quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm

1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh

cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.

Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói

trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng

có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".

TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị

kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-

Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi

chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống

không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.

Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai

mình, còn chân thì vẫn đi không.

Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.

Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của

chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.

Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-

Gòn tìm cách vượt biên.

Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!

SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.

Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên. Bà-mẹ thường đến thăm tôi.

Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen".

Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh

của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".

Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng

đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.

NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-

Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp

nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã

có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.

Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có

nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.

BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra

Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô

được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép,

thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu

bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào

đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...

Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua

cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ

mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.

Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển

lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-

cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.

Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi

vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm,

mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về

phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm:

"Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn

còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"

Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.

TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-

án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of

War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể

hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:

Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con

voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao

hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là

Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-

Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là

Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ

là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);

Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống

(?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ

Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến

Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.

Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-

tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là

một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống

muốn nói gì. Chính-trị mà!

TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh

"Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp

theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ

tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để

chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!

*

LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.

Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến

Việt-Nam!

LÊ XUÂN NHUẬN

Tạ từ anh hùng Lý Tống NGUỒN - viendongdaily.com

Vĩnh biệt Lý Tống, người “phi công cuối cùng của Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa, anh dũng, kiêu hùng, bất khuất.”

(Thanh Phong/Viễn Đông)

Bài NGUYỄN QUANG DUY

(Vào đêm thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019, ông Lý Tống đã ra đi vĩnh viễn tại một bệnh viện ở thành phố San Diego, hưởng thọ 74 tuổi. Ông

được đưa vào bệnh viện vì bệnh xơ phổi từ đầu tháng Ba. Bách khoa tự điển Wikipedia ghi chép ông sinh ngày 1 tháng 9, 1945 tạ i

Huế, tên thật là Lê Văn Tống. Dưới đây là bài viết của ông Nguyễn Quang Duy sống tại Melbourne, Úc được đăng trên một số trang

mạng trong ngày 8 tháng Tư).

Lý Tống với cuộc hành trình tìm tự do dài 31 tháng, 5 lần vượt ngục, qua 5 quốc gia, vượt 3,500 cây số đường bộ và bơi qua eo biển

Johor Strait, vào thẳng Tòa Đại Sứ Mỹ tại Singapore xin tỵ nạn cộng sản.

Lý Tống với 2 lần về Sài Gòn và 1 lần sang La Habana [Havana], Cuba rải truyền đơn kêu gọi dân chúng đứng lên lật đổ cộng sản.

Tôi gặp Lý Tống khi anh sang Úc tạ ơn đồng bào vận động tự do cho anh vào năm 1999. Với dáng người cao lớn, mái tóc dài cuộn

sau gáy, đẹp trai, hiền lành, lời nói nhỏ nhẹ, thuyết phục và đầy ắp lý tưởng tự do.

Tôi thường xuyên nhận email anh gởi tới. Email cuối cùng chỉ cách đây vài tuần. Rồi tin anh hấp hối và hoàn tất phi vụ cuối cùng.

Ngày 5/4/1975, máy bay A-37 của Lý Tống bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 của cộng sản bắn vỡ, anh nhảy dù và bị bắt gần Thị Xã Cam

Ranh.

Ngày 5/4/2019, đúng 44 năm sau, Lý Tống hoàn tất phi vụ cuối cùng tại bệnh viện Sharp Memorial Hospital, San Diego.

Cả hai xảy ra trong tháng Tư Đen, tháng miền Nam tự do lọt vào tay cộng sản.

Gia đình ‘Cách Mạng Chân Chính’

Theo Hồi Ký của Lý Tống, cha anh là Lê Văn Tấn, một đại điền chủ giàu nhất nhì Quận Hương Thủy, Thừa Thiên.

Trong thời kháng Pháp ông được bầu làm Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Chống Pháp bị thực dân bắt và chặt đầu.

Anh của Lý Tống là ông Lê Văn Quỳ, khi ấy đang bị Pháp cầm tù, nghe tin Cha bị Pháp chặt đầu, vượt ngục vào bưng sau tập kết ra

Bắc.

Năm 1992, trước tòa án, chánh án tuyên bố Lý Tống có cha tham gia cách mạng chống Pháp hy sinh, có anh tham gia cách mạng, là

cán bộ cao cấp của nhà nước nên tòa án không xử tội rải truyền đơn mà chỉ xử tội không tặc.

Lý Tống trả lời, “Gia đình tôi không phải là gia đình ‘Cách Mạng’ mà là gia đình ‘Cách Mạng Chân Chính.’

“Cha tôi chống Pháp và bị Pháp giết; anh tôi yêu nước nhưng lầm đường nên chống Mỹ; đại đa số gia đình tôi chống cộng và bị cộng

sản đánh giá cực kỳ ngoan cố, cực kỳ phản động.

“Nếu đứng trước phiên tòa này tôi không giữ được nhân cách và danh dự của mình thì sau này con cháu tôi cũng sẽ chống lại tôi!”

Ông Lê Văn Quỳ là nhà giáo Chủ nhiệm Khoa Văn Trường Đại Học Vạn Hạnh. Ông Quỳ nhiều lần vào trại cải tạo thăm Lý Tống nhưng

chỉ một lần được gặp.

Năm 1992, khi Lý Tống [bay] về Sài Gòn thả truyền đơn lần thứ 1, ông Quỳ bị “hạ tầng công tác” và bị tước bỏ tất cả quyền lợi gắn liền

50 tuổi đảng.

Khi Lý Tống thả truyền đơn Sài Gòn lần thứ 2, ông Quỳ bị công an phường kêu lên làm việc, sau 3 giờ “thẩm vấn” vợ ông được báo

lên phường “đem xác chồng về!”

Chiến đấu chống Pháp giành tự do là cuộc chiến đấu của toàn dân, đảng Cộng sản cướp công, tước quyền tự do của dân tộc và từng

bước đưa đất nước vào quỹ đạo cộng sản.

Chiến đấu chống cộng là chiến đấu cho tự do, vì thế trước tòa án Lý Tống tuyên bố thuộc gia đình “Cách Mạng Chân Chính” chống

cộng.

Trước tòa án anh còn tuyên bố là công dân Việt Nam Cộng Hòa và công dân Hoa Kỳ, chưa từng xin công dân cộng sản.

Người tù chân đất

Theo Hồi Ký của ông Phạm Văn Lương K20, một lần, ở tổng trại 4, Tuy Hòa, Lý Tống chui dưới bụng chiếc xe tải vượt trại. Xe chạy

ngược lên Ban Mê Thuột anh bị bắt, bị giải giao về trại. Quản chế trại bắt anh quì, anh không quỳ, còn banh ngực ra và nói, “Các anh

muốn bắn, cứ bắn, tôi không quì.”

Khi lên tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Lý Tống không chịu học tập, chống đối, bị cùm và biệt giam. Một hôm, khoảng 5 giờ sáng, hai trại 5 và

4, ai cũng nghe rất rõ Lý Tống liên tục kêu cứu, “Các anh em ơi, tụi Việt cộng muốn giết tôi.”

Trời còn tối, hai cảnh vệ, tới mở cùm và nói, “Anh Tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên.”

Lý Tống biết cảnh vệ dụ anh ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội anh trốn trại và bắn bỏ. Lý Tống nói, “Các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại

viên ngủ dậy, mọi người đều biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm lúc này.”

Nói xong, Lý Tống la lớn, bị cảnh vệ dùng báng súng đánh, anh vẫn không ra lại còn la lớn hơn.

Lý Tống nổi danh với câu nói, “Con gì nhúc nhích là ăn hết,” cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp anh, coi như xong, anh lột da cóc, giã

thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Nhờ thế anh sống sót, nhiều phi công to con bị thiếu ăn chết trong tù cộng sản.

Lý Tống có một đặc điểm là chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten. Có ai hỏi anh trả lời gọn “Da chân mòn thì còn mọc da khác,

dép mòn ai phát dép mới để đi.”

Theo ông Lê Văn Nhuận anh của Lý Tống đôi dép được một cô gái gởi tặng.

Thân phụ của cô cũng là sĩ quan bị tù tại Trại A30. Cô thăm nuôi cha, để ý thấy Lý Tống lần nào cũng đi chân đất, bèn gửi tặng anh

một đôi dép cao su. Anh nhận nhưng buộc dây đeo trên vai, còn chân vẫn đi đất.

Hành trình tìm tự do

Theo Anthony Paul, Tạp Chí Reader’s Digest 6/1984, ngày 12/7/1980, Lý Tống bắt đầu tiến hành vượt ngục.

Anh cặm cụi dùng 1 cây đinh, cạy lỏng thanh sắt ở cửa sổ cầu tiêu của Trại tù A30, chui ra, bò ngang qua sân nhà tù, dùng một cái kéo

cắt đứt 2 hàng rào kẽm gai, rồi đi bộ suốt đêm đến thành phố Tuy Hòa.

Anh được một người bạn cho tiền để đón xe đò đi Nha Trang. Người lơ xe, trông thấy bộ dạng của Lý Tống, hỏi, “Anh trốn trại A30

phải không? Rắc rối to rồi. Trạm kiểm soát ở trước mặt. Thôi đi xuống đi, lẫn vào đám đông đi bộ qua trạm gác, họ ít khi soát giấy

người đi bộ. Tôi sẽ đợi anh ở phía bên kia trạm gác.”

Tới Nha Trang, Lý Tống liên lạc được với một bạn gái cho quần áo, tiền, và vé xe lửa đi Sài Gòn. Người bạn gái này đã tặng anh đôi

dép nói đến bên trên.

Về Sài Gòn, Lý Tống lẻn vào phi trường Tân Sơn Nhất nhưng các máy bay đều không sử dụng được anh phải tìm cách vượt biên

bằng đường bộ.

Anh sang Campuchia, 2 lần bị bắt và trốn thoát được. Anh đi đến tới tỉnh Sisophon tìm cách vượt biên sang Thái. Thời chiến tranh biên

giới đầy những bãi mìn phải đi ban đêm, anh chỉ biết cầu ơn trên được vượt thoát.

Anh đến Thái bị giam ở nhà tù Aranyaprathet 10 tháng, lại vượt ngục tìm cách vượt biên sang Mã Lai rồi bơi qua eo biển Johore sang

Singapore đến tòa Đại Sứ Mỹ xin tị nạn.

Ngày 10/2/1983, sau 31 tháng, Lý Tống vượt qua 3,500 cây số vừa đường bộ vừa đường biển, qua 5 quốc gia và 5 lần vượt ngục đã

tìm thấy tự do.

“Cuộc Hành Trình Tìm Tự Do” của Lý Tống đã được viết thành Hồi Ký “Ó Đen.”

Phi vụ Sài Gòn 1

Sang Mỹ, Lý Tống đi học lại, khi đang trình luận án Tiến Sĩ về chính trị ngành Bang Giao Quốc Tế [tại trường đại học University of New

Orleans] thì Khối Cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, anh chọn đường về nước đấu tranh.

Năm 1992, trên chuyến bay về lại Việt Nam, anh uy hiếp phi công A310 của hãng Vietnam Airlines bay trên Sài Gòn thả 50,000 truyền

đơn kêu gọi đồng bào nổi dậy giành lại tự do. Anh nhảy dù khỏi phi cơ xuống một đầm lầy, bị bắt và bị kết án 20 năm tù.

Lúc này, Hà Nội còn bưng bít thông tin nhưng việc phi công Lý Tống làm đều được các hãng truyền thông như BBC, VOA,… loan tải

và phiên tòa xử anh được báo chí trong nước đưa tin rộng rãi.

Tháng 9/1998, nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do và trục xuất Lý Tống về lại Hoa Kỳ.

Phi vụ La Habana

Nhân Quốc Khánh thứ 41 của Cuba, ngày 1/1/2000, Lý Tống mướn một máy bay nhỏ bay từ Florida sang thủ đô La Habana, thả

50,000 tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy lật đổ cộng sản.

Về lại Hoa Kỳ, anh bị Cục Di Cư và Hải Quan Hoa Kỳ thẩm vấn được trắng án nhưng bị Cục Hàng Không Liên Bang rút giấy phép bay.

Anh được cộng đồng Cuba tự do coi là anh hùng chống cộng toàn cầu.

Phi vụ Sài Gòn 2

Ngày 16/11/2000, một ngày trước khi Tổng Thống Bill Clinton thăm Việt Nam, Lý Tống mướn 1 phi cơ nhỏ bay vòng vòng trên Sài Gòn

thả 50,000 tờ truyền đơn rồi từ từ bay về lại Thái.

Tờ truyền đơn một mặt là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa mặt kia là lời kêu gọi Biểu Tình Đòi Tự Do nhân dịp Tổng Thống Hoa Kỳ ghé thăm

Việt Nam.

Về lại Thái Lan anh bị bắt và bị nhà cầm quyền Hà Nội đòi dẫn độ về Việt Nam.

Sau hơn 6 năm bị giam cầm, ngày 3/4/2007 Tòa Chung Thẩm Thái ra phán quyết công nhận hành động của Lý Tống là một hành động

chính trị và trả tự do cho anh.

Năm 2008 Lý Tống còn lên kế hoạch từ Nam Hàn bay sang Bắc Kinh, nhân dịp Thế Vận Hội 2008 rải truyền đơn nhưng không thành.

Gây tranh cãi

Ngày 19/7/2010, Lý Tống gây tranh cãi khi mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc, giả vờ tặng hoa rồi liên tiếp xịt

hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng. Anh bị xử 6 tháng tù và 3 năm quản chế.

Ngày 22/1/2016, được truyền hình PhoBolsaTV phỏng vấn, Lý Tống cho biết rất “ân hận” việc này, cuộc chiến chống nghị quyết 36 khó

khăn hơn, nếu làm thì phải làm có kết quả rõ ràng không thể để đồng bào hoang mang tranh cãi.

Hỗ trợ Phong Trào Dân Chủ Việt Nam

Hôm nay 8/4/2019, cũng là ngày kỷ niệm 13 năm thành lập Khối 8406. Tôi trước đây có trong Ban Cố Vấn Khối nên biết rất rõ Lý Tống

là người tích cực ủng hộ Khối 8406 và các phong trào đấu tranh Quốc Nội.

Là cựu tù nhân chính trị, Lý Tống hiểu rõ tình trạng của tù nhân cộng sản nên anh luôn tìm cách giúp đỡ cả tài chánh lẫn tinh thần

những người đang đấu tranh.

Tạ từ Lý Tống

30/4/1975 thua cuộc nhưng Lý Tống và chiến hữu trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không hề bỏ cuộc.

Lý Tống là phi công cuối cùng của Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa, anh dũng, kiêu hùng, bất khuất.

Anh hoàn tất phi vụ cuối cùng 5/4/2019, hoàn thành nhiệm vụ Tổ Quốc Không Gian, giữ trọn lời thề Tổ Quốc, Danh Dự và Trách

Nhiệm.

Cuộc đời Lý Tống nói lên khát vọng tự do của người Việt Nam.

Lý Tống sẽ được đưa về an táng tại Little Saigon, Nam California vào ngày 20 và 21/4/2019 sắp tới. Được biết tỷ phú Hoàng Kiều đã

ngỏ lời tặng miếng đất cho anh, “Chúng ta phải kiếm một miếng đất đẹp và rộng cho anh Tống vì anh xứng đáng được như vậy.”

Tạ từ Anh.

Bên Anh luôn có tôi, có chiến hữu, có đồng bào ngày đêm chiến đấu cho Việt Nam Tự Do.

(8/4/2019)

Hình ảnh lễ an táng ‘Ó Đen’ Lý Tống ở Little Saigon Phóng sự ảnh: Dân Huỳnh & Văn Lan/Người Việt

April 21, 2019

VIDEO -Lễ di quan 'Ó Đen' Lý Tống trên đại lộ Bolsa, Little Saigon, Nam California

https://www.youtube.com/watch?v=ZDfBdkGI1X0

Những cánh chim tiễn đưa "Ó Đen" Lý Tống.

Cựu phi công VNCH Lý Tống, có biệt danh là “Ó Đen,” qua đời hôm Thứ Sáu, 5 Tháng Tư, hưởng thọ 73 tuổi

ở San Diego. Đến Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, linh cữu của ông được đưa lên quàn tại nhà quàn Peek Funeral Home

trên đường Bolsa để đồng hương thăm viếng. Hơn 9 giờ sáng Chủ Nhật, 21 Tháng Tư, linh cữu của ông

được đưa đi ngang Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, dọc đại lộ Bolsa, qua Midway City và Westminster, trước khi

an táng tại nghĩa trang Westminster Memorial Park vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày.

Dưới đây là một số hình ảnh đám tang được cho là lớn nhất của người Việt từ trước đến nay ở Little Saigon.

Đoàn xe tiến về Tượng đài chiến sỹ Việt Mỹ.

Những người tiễn đưa ó đen Lý Tống trên đại lộ Bolsa trước tượng Trần Hưng Đạo.

Đoàn xe tang lễ trên đại lộ Bolsa.

Đoàn xe được đông đảo cộng đồng người dân Little Saigon tiễn đưa.

Nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ đến đưa tin sự kiện này.

Nghi thức Phật giáo trước giờ hạ huyệt.

Lễ tang diễn ra trang trọng tại nghĩa trang Peek Family.

Lễ thả chim bồ câu tưởng nhớ cánh chim “Ó Đen” Lý Tống.

Lễ di quan ra khỏi nhà quàn.

Máy bay tưởng niệm anh hùng Lý Tống trên bầu trời xanh với dòng chữ “Lý Tống Bất Diệt.”

Anh Hùng Ó Đen Lý Tống Vĩnh Viễn ra Đi Vào Lòng Đất Mẹ

Saigon NewsTV

https://www.youtube.com/watch?v=5EZDtE491cI

Tang lễ Anh Hùng Lý Tống diễn ra trọng thể tại Little Saigon

Hòa Thượng Quảng Thanh làm lễ cầu siêu cho anh hùng Ó Đen Lý Tống pháp danh Chính Nhân. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Bài THANH PHONG

WESTMINSTER - Liên tiếp hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, 20-21 tháng Tư, 2019, hàng ngàn người đã đến viếng và tiễn đưa anh hùng

Ó Đen Lý Tống trong một tang lễ có một không hai tại Little Saigon, Nam California.

Trước đó, tại San Diego, nơi ông Lý Tống cư ngụ, Hội Ái Hữu Không Quân VNCH tại địa phương do chiến hữu Cù Thái Hòa làm Hội

Trưởng cũng đã tổ chức tang lễ cho anh hùng Lý Tống một cách trang trọng cũng với đông đảo đồng hương và các chiến hữu

QL/VNCH, CSQG tham dự. Theo lời đề nghị của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại và tỷ phú Hoàng Kiều, quan tài ông Lý Tống được

di chuyển về phòng số 5 trong Peek Family Funeral Home để các chiến hữu làm lễ phủ cờ, truy điệu và các nghi thức cầu nguyện, cầu

siêu, thăm viếng; cuối cùng là buổi lễ an táng vô cùng trọng thể mà nhiều người cho rằng chưa từng có lễ an táng của người Việt nào

tại đây được tổ chức lớn lao như vậy.

Linh Mục Trần Văn Kiểm làm phép quan tài và huyệt mộ cho linh hồn Micae Ó Đen Lý Tống. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Để có đủ chỗ cho nhiều người thăm viếng, ngoài phòng số 5 là phòng lớn nhất của nhà quàn. Phía ngoài nhà quàn ban tổ chức dựng

một căn lều trắng rất lớn. Suốt từ ngoài cổng vào đến nơi đặt quan tài được phủ một “màu trắng khăn tang.” Câu nói bất hủ của ông Lý

Tống: “Ta cúi đầu giặc Cộng cưỡi cổ - Ta đứng dậy giặc Cộng sụp đổ” và nhiều bài thơ của các tác giả viết ca ngợi anh hùng Lý Tống

được phóng to treo tại phía trước căn lều này, trong đó có bài thơ rất có ý nghĩa của thi sĩ “Đả Cẩu Bổng”:

“Thương thay Lý Tống lìa trần,

Ngàn thương để lại âm thầm lệ rơi

Long lanh như áng mây trời,

Cõi nhân sinh thoáng một đời đã qua

Anh là Người Việt Quốc Gia

Quyết tâm diệt Cộng cứu nhà Việt Nam

Anh hùng Đệ Nhất giang san.”

Ông Cù Thái Hòa, Trưởng Ban Tổ Chức Tang lễ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Trong nhà quàn, quan tài ông Lý Tống được phủ lá quốc kỳ VNCH; một phần đầu quan tài được chừa ra để mọi người vào viếng anh

có thể nhìn thấy gương mặt anh lần cuối, một khuôn mặt hiền từ, khả ái như đang nằm ngủ trong giấc ngủ bình yên. Ngoài quan tài,

trong nhà quàn có Chương Trình Tang Lễ và lời Phân Ưu của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại. Cả hai bảng này được đóng khung

trang trọng. Trong lời Phân Ưu của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH ghi như sau: “Thay mặt anh chị em Quân Nhân, CSQG, Cán Bộ XDNT và

hậu duệ của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, Cầu nguyện hương linh chiến sĩ Lý Tống được yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng - Linh hồn

anh sống khôn, thác thiêng hòa nhập vào hồn thiêng sông núi hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chung của đồng bào quốc nội và hải ngoại để

loại trừ bọn Cộng Sản hầu mang lại Tự Do, Dân Chủ, Phú Cường và Vẹn Toàn Lãnh Thổ Cho Tổ Quốc Việt Nam.”

Từ lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật, một số Tăng, Ni Phật Giáo đã cử hành nghi thức cầu siêu cho ông trong nhà quàn. Đến 9 giờ 20 phút

quan tài được đưa ra khỏi phòng số 5, một hàng quân danh dự đứng nghiêm giơ tay chào kính, một số phu nhân các chiến sĩ

QL/VNCH mặc áo dài trắng đứng túc trực phía ngoài cũng lặng lẽ cúi đầu chào người anh hùng Lý Tống.

Tỷ phú Hoàng Kiều (giữa) đã đài thọ hết chi phí cho tang lễ anh hùng Lý Tống và là người đạo diễn buổi lễ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Quan tài ông được đưa lên xe cũng phủ màu tang trắng, trên bầu trời chiếc máy bay L.19 kéo theo tấm biểu ngữ “Spirit Ly Tong

Forever - Lý Tống Bất Diệt.” Chiếc máy bay kéo tấm bảng này bay suốt từ 8 giờ 30 sáng đến khi anh Lý Tống được an nghỉ vào lòng

đất. Phía dưới, hai xe mô tô dẫn đầu đoàn xe tang rồi đến xe Quân Cảnh, một xe Cảnh Sát VNCH, 14 xe mô tô của lực lượng an ninh

(Security), 24 xe mô tô phân khối lớn trong đoàn xe của LS Đỗ Phủ, 10 Xe Jeep của CLB xe Jeep QL/VNCH. Ba chiếc xe cổ mui trần,

hai chiếc chở các vị lãnh đạo tôn giáo, một chiếc chở gia đình ông Lê Xuân Nhuận, bào huynh của anh Lý Tống, gần mười chiếc xe

van màu đen chở các vị dân cử và phái đoàn đại diện cộng đồng Cuba, Đại Hàn…, một xe đò Hoàng chở phái đoàn từ Bắc California

xuống và rất nhiều xe khác của các phái đoàn từ San Diego, Los Angeles, San Bernardino, v.v..

Đoàn xe tang rời nhà quàn đưa anh hùng Lý Tống đi thăm lại vài nơi mà trước đây anh vẫn thường có mặt cùng đồng hương trong các

cuộc đấu tranh chống Cộng như Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Tượng Đài Đức Trần Hưng Đạo. Hàng ngàn đồng hương đã đứng hai

bên đại lộ Bolsa, từ ngã tư Brookhurst đến ngã tư Bolsa - Magnolia nhất là khúc đường từ Phước Lộc Thọ đến trước tượng đài Đức

Trần Hưng Đạo để chào vĩnh biệt người anh hùng mà họ cảm phục và yêu mến.

Ông Lê Xuân Nhuận, bào huynh của ông Lý Tống, và con gái ông đang nói lời cảm tạ. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Đoàn xe về lại nghĩa trang Westminster Memorial Park vào lúc 10 giờ 55 phút. Tại đây ban tổ chức có dựng sẵn ba lều trắng rất lớn

cho quan khách và đồng hương có đủ chỗ ngồi tham dự. Linh cữu được đưa từ xe tang đi giữa hàng quân danh dự vào đặt trên một

bục cao để cử hành nghi thức an táng theo Phật Giáo và Công Giáo. Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, Viện Chủ chùa Bảo Quang

đứng chủ sám cho buổi lễ cầu siêu cùng một số chư Tăng, Ni. Buổi lễ do Hòa Thượng Quảng Thanh kéo dài hơn 30 phút. Sau khi nói

mấy lời ca ngợi anh hùng Lý Tống, Hòa Thượng và một số chư tăng ni đứng trước linh cữu tụng kinh bằng tiếng Phạn cho anh hùng

Lý Tống, Pháp danh Chính Nhân. Vì Hòa Thượng tụng kinh bằng tiếng Phạn nên chúng tôi không thể viết rõ lời kinh, ngoại trừ câu

“Nam Mô tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.” Tuy nhiên ai cũng hiểu đó là những lời cầu nguyện cho hương linh anh hùng Lý Tống được

siêu thoát về cõi Niết Bàn. Hòa Thượng Quảng Thanh miệng niệm câu trên, tay bứt từng nhánh hoa trắng trong ba bốn bó hoa lớn rắc

trên quan tài anh Lý Tống. Trong lúc đó, chúng tôi thấy Trưởng lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Phó Thượng Thủ Giáo Hội Phật

Giáo VN Trên Thế Giới đứng trong lều cùng một số chư Tăng, Ni.

Sau lễ cầu siêu của chùa Bảo Quang, bào huynh của anh Lý Tống là Trung Tá Lê Xuân Nhuận và con gái thứ tư của ông là cô Lê

Xuân Nguyên, cháu của anh Lý Tống được MC Đỗ Vẫn Trọn giới thiệu và mời lên nói lời cảm tạ. Vì lý do sức khỏe và quá xúc động,

ông Lê Xuân Nhuận đã nhờ ái nữ của ông đọc những lời cảm tạ ông viết sẵn. Trong đó, ông “Cám ơn tất cả qúy đồng hương khắp nơi

trên thế giới khi nghe tin Lý Tống lâm trọng bệnh đã gửi điện thư thăm hỏi hoặc trực tiếp gặp gia đình, thân hữu chúng tôi để hỏi thăm

về tình hình sức khỏe Lý Tống, và hôm nay đến đây bằng nhiều phương tiện để đưa tiễn Lý Tống, gia đình chúng tôi xin ghi nhận một

số cử chỉ trong vô vàn cử chỉ cao đẹp mà qúy vị đã thể hiện nói lên tấm lòng yêu thương Lý Tống. Xin tri ân quý Hòa Thượng, quý Linh

Mục đã cử hành các nghi thức tôn giáo cho Lý Tống.”

Hai người được ông Lê Xuân Nhuận và tang quyến tri ân đặc biệt nhất là ông Cù Thái Hòa, Hội Trưởng Hội Không Quân VNCH San

Diego, “người đã luôn túc trực bên giường của Lý Tống, người đã từng bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ cả công việc kinh doanh để lo cho Lý Tống,

và tập thể anh em KQ San Diego đổ dồn vào bệnh viện để ủng hộ tinh thần Lý Tống. Hơn hết, một người không thể thiếu và không có

anh, chúng ta không thể tổ chức cho Lý Tống một tang lễ hoành tráng như mọi người mong ước, đó là anh Hoàng Kiều (xin mọi người

dành cho anh Hoàng Kiều một tràng pháo tay). Hoàng Kiều là một người thân của gia đình. Anh và tôi đã có chung một thời gian vàng

son chiến đấu dưới lá cờ VNCH. Từ 1973 đến 1975 tôi, Giám Đốc ngành Cảnh Sát Đặc Biệt Vùng 1, đảm nhiệm việc giữ an ninh cho

vùng địa đầu giới tuyến được bình yên, không còn đảng phái đối lập, ngăn chận Cộng sản VN xâm nhập vào phái đoàn Cộng Sản Ba

Lan, Hungary, góp phần mở đường cho CIA đưa Khối Cộng Sản Đông Âu về với Thế Giới Tự Do. Người bạn đồng minh tức cố vấn

CIA, Đại tá Peterson, và người phụ tá Việt Nam rất cần thiết lúc đó chính là Hoàng Kiều. Tinh thần Hoàng Kiều dành cho chúng tôi và

cho Lý Tống chính là tình anh em, tình huynh đệ, tình đồng hương, tình đồng đội. Hoàng Kiều đã không ngần ngại ngày đêm mưa

nắng, bỏ công việc riêng để lo cho Lý Tống trên giường bệnh và đã ưu ái tổ chức tang lễ và nơi an táng cho Lý Tống có một không hai.

Ông cũng là ân nhân của rất nhiều người. Tóm lại, xin cám ơn tình yêu thương của tất cả mọi người đã dành cho em tôi, Lý Tống. Xin

thành kính cám ơn.”

Sau đó ông Lê Xuân Nhuận đọc bài thơ “Vĩnh Biệt Lý Tống” do ông viết. Tiếp đến là nghi thức làm phép huyệt mộ của Công Giáo do

LM Giuse Trần Văn Kiểm, Giám Đốc TTCGVN, LM niên trưởng Mai Khải Hoàn (Hội Đồng Liên Tôn VN), LM Đặng Văn Chín, nguyên

Tuyên Úy Quân Chủng Hải Quân Hoa Kỳ và LM Nguyễn Toàn Minh.

Trước khi cử hành nghi thức, LM Trần Văn Kiểm nói, “Chúng tôi và các Linh mục cùng nhiều tín hữu Công Giáo hiện diện nơi đây cầu

nguyện cho anh Lý Tống.”

Sau khi đọc lời cầu nguyện, LM Đặng Văn Chín đọc bài Phúc Âm nói về 8 Mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã nói khi Người còn ở trần

gian, một trong 8 mối đó là “Phúc cho những người công chính vì Nước Trời là của họ.” LM Đặng Văn Chín có lời chia sẻ, “Chúng ta

thấy trong niềm tin của Kytô giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội, thì Ó Đen Micae Lý Tống đã thực hiện phi vụ cuối

cùng và sau cuộc phán xét đây sẽ đáp xuống một trong ba nơi là Thiên Đàng, Hỏa Ngục và Luyện Ngục. Thiên Đàng chính là quê

hương chân thực và vĩnh cửu mà Chúa mong muốn cho nhiều người sau khi chấm dứt hành trình nơi trần thế sẽ được sống trước

nhan thánh vinh hiển và bất tận của Thiên Chúa. Hỏa Ngục là nơi dành cho kẻ khi sống đã chống đối Thiên Chúa, sống theo ý riêng

của mình, sống theo quyến rũ của ma quỷ và thế gian, làm những sự dữ và tội lỗi. Luyện Ngục hay Luyện Tội là tiến trình tôi luyện cần

thiết cho linh hồn nào còn chưa thánh thiện đủ, chưa ăn năn đủ để xứng đáng giáp mặt với Thiên Chúa trong vinh quang trên Trờ i.

Chúng ta nghe anh hùng Lý Tống đã ghi lại câu nói để đời: Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa, công lý và nhiệm vụ chống Cộng của chính

mình. Chính trong niềm tin đó, dù phải ba lần ra tòa, hai lần trong ngục tù, người hùng Lý Tống vẫn kiên quyết giữ một lòng chống đối

Cộng Sản kịch liệt, chống bọn gian tham bán nước, sát hại dân lành, cướp bóc tài sản. Qua cuộc đời của Lý Tống, anh đã chứng tỏ là

người biết xót thương người thì sẽ được Thiên Chúa xót thương, người hùng Lý Tống đã cố gắng trọn đời xây dựng hòa bình sẽ được

gọi là con Thiên Chúa; biết ăn ở công chính thì nước Trời sẽ dành cho anh. Tuy nhiên, đã là người, không ai toàn thiện được, nên có

thể linh hồn Micae Lý Tống hôm nay vẫn còn những thiếu sót lỗi lầm, có thể ông vẫn còn cần thêm những lời cầu nguyện của chúng ta

để đền bồi những tội lỗi yếu đuối của ông khi còn bay bướm trên trần gian. Giờ đây, chúng ta tha thiết nài xin ơn cứu chuộc của Chúa

Phục Sinh xóa đi những dấu vết tội lỗi trong cuộc đời Ó Đen Micae Lý Tống để xin Thiên Chúa chúc phúc cho ông, vì phúc thay cho

anh em vì Thầy mà bị người ta bách hại xỉ vả và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng vì phần thưởng dành cho anh em thật

lớn lao trên Trời, và chúng ta cũng cầu xin, khi Ó Đen Lý Tống đã hạ cánh an toàn trên nước Trời, Ó Đen Lý Tống cũng tiếp tục oanh

kích bọn quỷ đỏ Ba Đình và bè nhóm Cộng nô để chúng sớm bị quăng vào lò lửa hỏa ngục hầu cứu đất nước được hưởng độc lập, tự

do và thanh bình, và đồng bào được no ấm, hạnh phúc. Amen.”

LM Trần Văn Kiểm tiếp tục dâng lời cầu nguyện và sau mỗi lời cầu nguyện, các tín hữu có mặt thưa “Xin Chúa nhậm lời chúng con.”

Cuối lời cầu nguyện, mọi người đọc kinh Lạy Cha, LM ban phúc lành của Chúa cho mọi người và ca đoàn hát Kinh Hòa Bình để kết

thúc nghi thức Công Giáo.

Sau đó có những lời phát biểu của một số quan khách và anh hùng Ó Đen Lý Tống đã được an nghỉ vào lòng đất vào đúng 1 giờ 30

chiều đúng vào ngày đại lễ Chúa Phục Sinh năm 2019. Thân nhân của gia đình anh Lý Tống, sau đó mọi người lần lượt đi qua huyệt

mộ bỏ những cành hoa xuống vĩnh biệt người hùng Ó Đen Lý Tống về miền viên miễn.

(Thanh Phong/Viễn Đông)

Một số độc giả Viễn Đông muốn biết rõ về tôn giáo của anh hùng Lý Tống, vì ông vừa có tên Thánh Micae, vừa có pháp danh Chính

Nhân, nên trong lúc chờ di quan, chúng tôi đã hỏi trực tiếp ông Cù Thái Hòa, Trưởng Ban Tổ Chức Tang Lễ, ông Cù Thái Hòa cũng là

người bạn thân thiết nhất, một đồng đội chung một binh chủng Không Quân với anh hùng Lý Tống, được ông Hòa trả lời nguyên văn

như sau, “Lúc đầu tôi không biết anh Tống theo tôn giáo nào nhưng khi anh gần mất thì tôi bàn với gia đình thì gia đình đồng ý cho anh

ấy theo đạo, và đồng thời tôi là người dọn phòng cho anh, tôi thấy phòng anh có hình Thánh Giá, thành ra vấn đề tôn giáo đâu có gì

đâu, bên Chúa bên Phật thì cũng như hai quốc tịch đâu có sao đâu! Tôi với anh Nhuận là hai người quyết định để anh Tống theo đạo,

vì lúc anh Tống còn sống, anh thường nói với tôi về Thượng Đế, cái gì anh cũng nói Thượng Đế ban cho, thành ra giờ phút chót anh

nằm đó rồi thì chúng tôi làm được cái gì cho anh thì chúng tôi làm. Chúng tôi làm việc tốt cho anh chứ đâu làm việc xấu cho anh đâu;

đâu có đưa anh về với ma quỷ mà đưa anh về với Chúa. Tôi là người dọn nhà anh, tôi thấy có cỗ tràng hạt của anh tôi đang mang đây,

và thấy anh trưng bày hình Thánh Micae nữa nên tôi ngạc nhiên trùng hợp và tôi nghĩ có sự sắp xếp của Chúa để tôi đưa anh về với

Chúa.”

Còn tại sao anh có pháp danh là Chính Nhân? Hòa Thượng Quảng Thanh cho biết trong lễ cầu siêu tại chùa Bảo Quang ngày 13

tháng 4, 2019: “Lý do chùa tổ chức cầu siêu cho anh Tống là vì tôi nghe người nhà anh nói hồi anh mới 5 tuổi, người nhà anh có dẫn

anh đi chùa. Ngoài ra, khi sắp qua đời, tôi có thấy ni sư đến cầu an và sám hối cho anh. Thêm vào đó, qua yêu cầu của gia đình anh,

một số chư Tăng, Ni ở Little Saigon, chùa quyết định làm một lễ cầu siêu trang trọng cho anh.”

Tùy theo niềm tin tôn giáo của mỗi người, chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn anh hùng Ó Đen Lý Tống được bay về nơi anh ước

ao muốn đến.

Không chỉ người Việt Quốc Gia ca ngợi ông Lý Tống là anh hùng, cộng đồng người Cuba lưu vong cũng xưng tụng ông là anh hùng

của người Cuba, khi ông dám bay về nước họ thả truyền đơn kêu gọi người dân Cuba nổi dậy lật đổ chế độ Cộng Sản như ông đã làm

trên vùng trời Saigon. Tang lễ anh hùng Ó Đen Lý Tống do Hội Ái Hữu Không Quân VNCH San Diego tổ chức và mọi chi chi đều do

ông Hoàng Kiều đài thọ.

Luận về Lý Tống - Huy Phương

“Cái quan luận định” (Đậy nắp hòm mới có thể luận định đúng sai, khen chê hay dở).

Khi những dòng chữ này đến tay bạn đọc, Lý Tống chưa yên nghỉ trên vùng đất xứ người, một điều

chắc ông cũng không vui khi phải chọn nơi này để gửi xác thân, nhưng nắp quan đã đậy rồi.

Không cần phải sử dụng một danh vị, chức tước nào đi theo với cái tên Lý Tống, cuộc đời ông không

có mà cũng không cần.

Nếu học để thành khoa bảng hay chen chân vào dòng chính để có một địa vị, hoặc quyết chí làm

giàu, tôi nghĩ điều đó không khó với Lý Tống. Ai cũng biết Lý Tống thông minh, can đảm và có kiến

thức, mưu lược.

Tựu trung chỉ có hai chữ Anh Hùng mới xứng đáng nằm cạnh tên Lý Tống. Chúng ta đã chẳng từng

gọi là “Anh Hùng Lý Tống” hay “Lý Tống, Anh Hùng” đó sao!

Người ta gọi Lý Tống là anh hùng, cũng có người coi Lý Tống là điên rồ, lập dị, xốc nổi hay là anh

hùng cá nhân, nhưng tựu trung không ai làm được như Lý Tống.

Trong cuộc đời thường, ai cũng muốn có một đời sống bình thường, yên ổn bên vợ con, dưới một

mái ấm gia đình. Lý Tống tìm một con đường khác với chúng ta, khát khao với lý tưởng, không hề sợ

khổ sợ khó, không hề sợ chết, sẵn sàng vào tù ra khám, chấp nhận gian lao, chịu cho thân thể đọa

đày.

Vào những ngày cuối Tháng Tư, trong khi chúng ta hầu hết đều cam phận quy hàng, hay vì tiết tháo

đã chọn cái chết để rửa nỗi nhục thất trận, thì Lý Tống vẫn còn trên không phận, lái chiếc A-37 của

phi đội Ó Đen, đánh bom vào trục tiến quân của Việt Cộng. Phi cơ bị phòng không của địch bắn rơi,

Lý Tống bị giam trong nhà tù. Trong nhà tù, hai lần vượt trại, Lý Tống luôn luôn là một người tù

khẳng khái, ngẩng cao đầu trước bạo quyền và những kẻ có súng đạn trong tay, làm cho đồng đội và

đồng bào nể phục. Trong nhà tù gian khổ, đói khát, bị bức hiếp, mấy ai hành động được như ông?

Thay vì yên phận, chờ ngày phóng thích rồi may mắn được ra đi như hàng chục nghìn người tù miền

Nam khác, nhưng Lý Tống đã chọn con đường đi của mình. Ông vượt ngục bằng đường bộ sang

Cambodia bằng đường bộ đến Thái Lan, bơi qua eo biển Malaysia, xin tị nạn chính trị tại Singapore

và cuối cùng định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1984, theo học bậc cao học tại đại học New Orleans.

Đây cũng là giấc mơ Mỹ của nhiều người dân trên thế giới, nhưng không chịu ở yên, mới 8 năm,

“trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương,” năm 1992, Lý Tống trở về Việt Nam, uy hiếp phi công

chiếc A310 của Hãng Hàng Không Việt Nam bay qua Sài Gòn để thả truyền đơn xuống kêu gọi nhân

dân Việt Nam nổi dậy chống lại cường quyền. Sau đó, Lý Tống nhảy dù xuống một ao rau muống và

bị bắt, bị kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Nhưng 6 năm sau, Lý Tống được thả ra tù và bị trục

xuất về Hoa Kỳ.

Năm 2000, Lý Tống dùng một chiếc máy bay nhỏ bay từ Florida sang La Habana, Cuba thả truyền

đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy. Trở về Hoa Kỳ, ông bị thẩm vấn bởi Cục Di Cư và Hải Quan

Hoa Kỳ nhưng được trắng án và tha bổng. Với hành động này, Lý Tống được những người Cuba

chống Cộng ở Mỹ coi như một “anh hùng”!

Năm 2000, Lý Tống lại cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay sang Saigon, thả hơn 50,000

tờ truyền đơn. Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị tòa án Thái Lan kết án 7 năm tù. Tòa án Thái

Lan từ chối dẫn độ Lý Tống về Việt Nam với lý do đây là một hành động chỉ mang tính chất chính trị.

Năm 2008, Lý Tống lại thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Nam Hàn định bay đi rải truyền đơn

tại Bắc Hàn nhưng bị bắt tại sân bay Seoul.

Năm 2010, Lý Tống hóa trang thành một phụ nữ, ngồi ở hàng ghế đầu trong một buổi trình diễn ca

nhạc của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từ Việt Nam sang tại San Jose, giả vờ tặng hoa rồi xịt hơi cay vào

mặt ca sĩ này. Hai năm sau, tòa xét xử Lý Tống sáu tháng tù và ba năm quản chế vì tội hành hung.

Nếu so với những hành động gan dạ, sấm sét của Lý Tống như vượt ngục, bay vào đất giặc, việc giả

trang để tìm cơ hội xịt hơi cay vào mặt một ca sĩ từ trong nước ra, lấy chuyện ca hát kiếm ăn, như

Đàm Vĩnh Hưng, không xứng đáng là việc làm của một người đã được vinh danh là anh hùng. Lý

Tống đã từng lớn tiếng đứng trước tòa án, bay trên đầu giặc, đối đầu với cả một chế độ, Đàm Vĩnh

Hưng chẳng qua là một cá nhân bé nhỏ, cũng chẳng đại diện cho ai, không đáng cho Lý Tống ra tay.

Mặt khác, Lý Tống vốn được xem là con người tài hoa mà cũng lắm số đào hoa. Điều này người nhà

của Lý Tống và những người gần gũi với ông đều cũng đã xác nhận. Nhưng người ta trách trong

cuốn hồi ký “Ó Đen,” Lý Tống đã để lại hình ảnh, bút tích và những chuyện tình ngày cũ, mà ngày

nay, những nhân vật này đã lập gia đình hay có một đời sống khác. Đó cũng là một khuyết điểm của

ông, vì tuổi trẻ xốc nổi, hay vì thành tích đào hoa của ông. Thôi thì cứ cho một người có tài hẳn phải

có tật.

Chính ông Lê Xuân Nhuận, anh ruột Lý Tống, cũng đã xác nhận điều này, mỗi lần lên thăm ông, bên

cạnh Lý Tống đều hiện diện những phụ nữ nhan sắc khác nhau, chắc hẳn ông chẳng chung thủy với

ai.

Lý Tống không chung thủy với ai, “chàng như con bướm lượn vành mà chơi, “ nhưng có một điều mà

Lý Tống chung thủy như nhất, đó là lý tưởng chống Cộng và không chấp nhận Cộng Sản bất cứ đâu,

trong thời gian nào. Ông bền gan, kiên chí đấu tranh không mỏi mệt. Ông không có tài sản, không có

gia đình, nhưng sự nghiệp của ông là một sự nghiệp anh hùng.

Lý Tống có nhiều tình nhân nhưng ít tri kỷ.

Lý Tống hành động đơn độc, quyết định một mình, không tin tưởng ai, không phối hợp với ai nên khi

thất bại cũng không liên lụy đến ai. Tổng cộng, Lý Tống đã bốn lần bị kết án, và nhận lãnh những bản

án, tổng cộng 32 năm tù giam, tất cả đều là những hành động chống Cộng Sản, dù đó là Cộng Sản

Bắc Việt, Cuba hay Bắc Hàn. Phải nói là tên tuổi của Lý Tống đi vào lịch sử, không những với đồng

bào tị nạn Cộng Sản ở ngoại quốc, mà cả với dân chúng trong nước.

Cuộc đời ví như trò chơi dưới mắt Lý Tống, kể cả những lúc nguy hiểm, ra tòa ở Việt Nam, ông còn

muốn tặng hoa cho tiếp viên hàng không trên chuyến bay mà ông đã khống chế để rải truyền đơn.

Chưa ai thấy ông băn khoăn, sợ hãi hay lùi bước trước những tai họa đến với ông, vì ông đã chấp

nhận trước những điều ấy!

Hàn Mạc Tử bi quan, lo sợ đến ngày nhắm mắt ra đi, “không có nàng Tiên mô đến khóc, đến hôn

anh và rửa vết thương tâm,” nhưng Lý Tống thì sẽ có vài mươi người phụ nữ sụt sùi trong đám tang

ông, và hàng ngàn chiến hữu, cũng như những người hâm mộ ông đến ngậm ngùi đưa tiễn ông

trong ngày ông ra đi.

Người viết bài này, tài hèn, sức mọn, trước sau, vẫn xem Lý Tống là một anh hùng, độc giả cứ xem

đây như là một vài dòng đưa tiễn của một người đồng đội, mà không là chuyện “luận” hay “luận anh

hùng” như đã ghi ở đầu bài.

Huy Phương