44
Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH A. Kỹ năng ra quyết định bản thân I. Kỹ năng ra quyết định là gì? Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng tư, tài chính và nghề nghiệp - vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn: Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư. Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn. Với vị thành niên, đưa ra một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong những dấu hiệu bạn đã trở thành người lớn. Cho dù bạn đang học, đang làm việc, kiếm tiền hay đang đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi bạn đưa ra một quyết định. Sau đây là một ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu thuốc lá, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một nhóm bạn bè đến rủ bạn đi uống rượu, bạn sẽ từ chối? nhận lời? Hay bạn phải nghĩ đến một giải pháp nào đó? Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định là Trang 1

eBook Lam Chu Ban Than

Embed Size (px)

DESCRIPTION

By KNM.com

Citation preview

Page 1: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH

A. Kỹ năng ra quyết định bản thân I. Kỹ năng ra quyết định là gì?

Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng tư, tài chính và nghề nghiệp - vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn.

Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn:

Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư. Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn.

Với vị thành niên, đưa ra một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong những dấu hiệu bạn đã trở thành người lớn. Cho dù bạn đang học, đang làm việc, kiếm tiền hay đang đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi bạn đưa ra một quyết định. Sau đây là một ví dụ:

Hãy tưởng tượng bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu thuốc lá, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một nhóm bạn bè đến rủ bạn đi uống rượu, bạn sẽ từ chối? nhận lời? Hay bạn phải nghĩ đến một giải pháp nào đó?

Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.

II. Các bước để đưa ra một quyết định

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản thân. Quyết định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một "tích tắc" là chúng ta đã có thể cho "ra đời" một quyết định đúng. Ví dụ như: sẽ quyết định hôm nay mình phải mặc bộ quần áo nào đến trường? Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi chúng ta phải suy nghĩ, có thể hàng ngày hàng giờ và đôi khi còn cần phải tham khảo các ý kiến từ những người khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì bạn sẽ làm gì để đưa ra một quyết định chín chắn cho mình? Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo và làm theo những "nấc bước" sau đây:

Trang 1

Page 2: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Bước 1: Hiểu vấn đề

Bạn phải quyết định điều gì? Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào

vấn đề mà gây ra sự rắc rối.

Bước 2: Nhận định các giải pháp

Những lựa chọn của bạn là gì? Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết

được vấn đề. Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể

là bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng.  Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.

Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn

Lựa chọn một số giải pháp thực thi. Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp. Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và

ảnh hưởng của nó đối với người khác.

Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó

Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất. Quyết định và thực hiện. Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

Một số quyết định làm và không làm:

Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa

thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ

những sai lầm của bạn nữa.

Không làm:

Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai

Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ theo 4 bước khi đưa ra quyết định

Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm

Trang 2

Page 3: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

gì cả

Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi – nhưng không giải quyết được vấn đề

Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng để đưa ra quyết định đúng yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng.

Một số câu hỏi và trả lời:

Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai?

Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem cái gì sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong tương lai của bạn sau này.

Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”?

Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử dụng chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định “trong chốc lát”.

Tại sao lại liều lĩnh đưa ra quyết định mạnh bạo?

Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình là tính cách cơ bản của người lớn!

Mời bạn hãy đọc kĩ tình huống sau để hiểu rõ hơn về kĩ năng ra quyết định:

Lan là một học sinh cấp 3, năm nay Lan đã 18 tuổi. Thời gian gần đây Lan có quen một người bạn trai và hai người cũng đã có thời gian để gặp gỡ và tìm hiểu nhau. Đến một hôm, anh bạn trai có hỏi Lan rằng: “em có yêu anh không”? Lan đã trả lời là “có” và Lan cũng hỏi lại người bạn trai ấy như vậy. Anh ta lại hỏi Lan rằng: “em có dám làm chuyện đó với anh không”? Lan đã trả lời là “không”. Và anh ta nói: “vậy em có yêu anh thật lòng không? Đến khi nào em dám làm chuyện đó với anh thì mới chứng tỏ được tình yêu của em” và khi đó anh cũng sẽ yêu em thật lòng”....!!!

Với những lời nói của bạn trai đã khiến Lan phải suy nghĩ rất nhiều. Vì Lan cũng thích anh ấy, nên Lan rất băn khoăn về quyết định của mình. Không biết có nên làm “chuyện đó” với anh ấy để chứng tỏ tình yêu của mình không? Một mặt Lan muốn chứng tỏ tình yêu của mình, nhưng mặt khác Lan lại không muốn làm “chuyện đó”.

Lan nghĩ rằng: Nếu làm chuyện đó thì mình sẽ chứng tỏ được tình cảm của mình và sẽ có được tình yêu của anh ấy - người mà mình rất thích. Nhưng nếu làm “chuyện đó” thì

Trang 3

Page 4: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

chưa thực sự sẵn sàng vì còn đang học và nếu có quan hệ tình dục sớm - trước hôn nhân thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: Mang thai sớm, có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể sẽ phải bỏ học....Nếu không làm “chuyện đó” thì mình sẽ không có được tình yêu của anh ấy nhưng mình lại không gặp phải các hậu quả không tốt.

Mặc dù đã suy nghĩ rất nhiều nhưng Lan vẫn cảm thấy bối rối, không biết nên quyết định như thế nào, những suy nghĩ cứ mâu thuẫn, đan xen...Và Lan đã quyết định tâm sự những băn khoăn của mình với người chị gái họ - người mà Lan rất tin tưởng và hay tâm sự. Người chị của Lan đã nói với Lan rằng: “không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân vì có thể mang đến những hậu quả như: mang thai sớm, có thể bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...nếu gia đình, bố mẹ và bạn bè mà biết chuyện đó thì sao? Hơn nữa làm sao em có thể tin rằng, anh ta yêu em thật lòng? Không thể coi chuyện quan hệ tình dục nam nữ là bằng chứng của tình yêu được em ạ. Mà tình yêu thật sự phải là tình cảm yêu thương trân thành mà một người đó dành cho em. Trong đó còn chứa đựng cả sự tin yêu, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ và điều quan trọng nữa là phải biết gìn giữ cho người mình yêu. Đó mới là một tình yêu”.

Sau khi nhận được lời khuyên như vậy Lan đã quyết định sẽ không làm chuyện đó với anh ấy cho dù không có được tình cảm của anh ấy đi chăng nữa. Và Lan cũng cảm thấy thật thoải mái và tự tin hơn khi đã nói KHÔNG với quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Sau đây là câu hỏi dành cho bạn:

Hãy thử đặt bạn vào tình huống của Lan, bạn sẽ làm gì? Bạn có cân nhắc kĩ trước khi đi đến quyết định của mình không? Bạn có nghĩ đến các cách mà bạn sẽ giải quyết không? Với mỗi phương án giải quyết bạn có cân nhắc và lường trước các kết quả và hậu

quả của nó không? Khi cảm thấy mình chưa tự tin trong quyết định của mình, bạn có cảm thấy thoải

mái và tự tin khi tham khảo ý kiến từ những người khác không?

Nếu những câu hỏi trên trả lời là có thì bạn có thể yên tâm trong các quyết định của mình.

Trang 4

Page 5: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

B. Phụ lục: Kỹ năng ra quyết định dành cho nhà quản trịI. KHÁI NIỆM CHUNG1. Khái niệm

Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải ra quyết định. Vì vậy không cần thiết phải tách hai từ này ra. Chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định.

Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực sự có hiệu quả.

2. Phân loại:

- Quyết định theo chuẩn : các quyết định có tính hằng ngày, dựa vào qui trình có sẵn, đã hình thành tiền lệ.- Quyết định cấp thời.- Quyết định có chiều sâu : cần suy nghĩ, ra kế hoạch.Ví dụChuyến bay đến trễ. Giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines phải gặp hành khách và quyết định xem nên để họ chờ / cho họ về nhà. (cấp thời)Mua 1 máy in cho cô thư ký đánh máy vi tính. (theo chuẩn)Mua 10 máy vi tính cho các nhân viên gồm 6 kỹ sư & 4 cô thư ký. (có chiều sâu)

2.1 Quyết định theo chuẩn

Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này thường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Quyết định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Bạn có khuynh hướng ra những quyết định này bàng cách suy luận logic và tham khảo các qui định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh nếu bạn không thực hiện theo đúng các qui tắc sẵn có.

Dĩ nhiên là có những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải quyết bằng những qui trình của tổ chức. Nhưng bạn vẫn có khuynh hướng ra những quyết định loại này gần như một cách tự động. Vấn đề thường chỉ nẩy sinh nếu bạn không nhạy cảm và không biết tác động đúng lúc. Một lời cảnh giác cho bạn : không nên để những quyết định theo chuẩn trở thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né.

2.2 Quyết định cấp thời

Trang 5

Page 6: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính xác và cần phải được thực hiện gần như tức thời.

Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi bạn phải chú ý tức thời và trọn vẹn.

Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định hoặc lôi kéo người khác vào quyết định.

2.3 Quyết định có chiều sâu

Quyết định có chiều sâu thường không phải là những quyết định có thể giải quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột. Những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin đầu vào đặc biệt. Điểm thuận lợi đối với quyết định loại này là bạn có nhiều phương án và kế hoạch khác nhau để lựa chọn.

Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép đạt được sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số giải pháp đã được đem thực nghiệm. Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn quyết định, quyết định này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả nhất.

II. MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH

- Xác định vấn đề. - Phân tích nguyên nhân - Đưa ra các phương án / giải pháp- Chọn giải pháp tối ưu.- Thực hiện quyết định. - Đánh giá quyết định.

1. Xác định vấn đề

Giai đoạn đầu tiên khi ra quyết định là phải nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại đòi hỏi một quyết định.

Trước khi bạn bắt đầu quá trình ra quyết định, hãy chắc chắn là quyết định mà bạn sắp đưa ra thật sự là quyết định mà bạn phải làm. Nếu không là như vậy thì bạn hãy để mặc vấn đề.

Bạn thường nghĩ rằng đã là một nhà quản trị thì mọi người rất rộng lượng chia sẽ các vấn đề cùng với bạn, và nếu có thể, họ sẽ cất dỡ gánh nặng của những vấn đề ấy!

Trang 6

Page 7: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

1.1 Nhận biết vấn đề

- Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho là “tiêu biểu”.- Xem xét nối quan hệ nhân - quả.- Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định.- Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau.- Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bạn có thể là một phần của nguyên nhân gây ra vấn đề.- Quan tâm theo dõi kết quả công việc nếu như nó không diễn ra như kế hoạch.- Chú ý các vấn đề xảy ra có tình chất lặp đi lặp lại. Điều này thường cho thấy là chúng ta chưa hiểu vấn đề một cách đầy đủ

Vấn đề có thể được nhận biết sớm hơn nhờ :

- Lắng nghe và quan sát nhân viên để biết được những lo ngại của họ đối với công việc, công ty và những cảm nghĩ của họ đối với các đồng nghiệp và ban quản lý.- Để ý đến hành vi không bình thường hoặc không nhất quán; điều này phản ánh một số vấn đề còn che đậy bên dưới.- Nếu được, tiếp tục nắm bắt các thông tin về những việc mà đối thủ hoặc người khác đang làm.

Một khi bạn nhận biết được vấn đề hoặc tình huống “thực”, và hiểu những nguyên nhân của nó thì bạn phải đưa ra một trong những quyết định đầu tiên của bạn.

Quyết định xem có phải :- Không làm gì cả hay không (việc quyết định “không đưa ra quyết định gì cả” cũng là một quyết định).- Chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác.- Thử kiểm tra vấn đề.- Cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn.

1.2 Những khó khăn trong giai đoạn xác định vấn đề

- Thành kiến thiên lệch do nhận thức :+ Bảo thủ+ Ảnh hưởng chính trị bởi người khác+ Mô hình trí năng : mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau.

- Kỷ năng phân tích kém : hay gán cho cho nó 1 vấn đề gì đó.+ Không rõ những gì đang xảy ra + Thiếu thời gian.+ Tình huống phức tạp.+ Coi giải pháp là vấn đề.

Trang 7

Page 8: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

1.3 Xác định vấn đề một cách hiệu quả

- Ý thức được những hạn chế về mặt nhận thức.- Xem xét các mối quan hệ nhân quả.- Thảo luận tình huống với các đồng sự.- Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.- Có đầu óc cởi mở, thậm chí chấp nhận rằng đôi khi chính bạn là một phần nguyên nhân của vấn đề.- Theo dõi kết quả công việc, kịp thời phát hiện những bất thường khi việc không diễn ra theo như kế hoạch.- Sử dụng công nghệ thông tin.

2. Phân tích các nguyên nhân

- Tập hợp các dữ liệu về tình huống.- Xác định phạm vi vấn đề.- Ước lượng hậu quả của vấn đề.- Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến các giải pháp của vấn đề.

2.1. Tập hợp dữ liệu về tình huống

Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến. Đặc biệt trong các vấn đề giữa các cá nhân với nhau, ý kiến của mọi người có thể rất mạnh mẽ và bị ảnh hưởng bởi xúc cảm.

Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Trên thực tế bạn sẽ không thể nào tập hợp được mọi thông tin mà bạn muốn, do đó bạn phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất.

2.2. Xác định phạm vi của vấn đề

Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc chỉ một vài thành viên ?

Đó là một vấn đề giữa các cá nhân với nhau, một vấn đề về hệ thống hoặc một vấn đề thuộc nhóm ? Các nhân tố như vậy có thể có ảnh hưởng tới nguồn lực mà bạn cấp cho việc tìm kiếm giải pháp.

Chẳng hạn, nếu vấn đề đe dọa sự tồn tại của tổ chức của bạn và đe dọa mất tiền thì bạn rõ ràng sẽ phải bỏ nhiều nguồn tài nguyên đáng kể vào việc giải quyết nguyên nhân này. Xác định phạm vi của vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có liên quan.

2.3. Xác định hậu quả của vấn đề

Quyết định những hậu quả có thể có của vấn đề để thấy có phải phân tích thêm nữa

Trang 8

Page 9: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

hoặc nhận thêm nguồn lực nữa hay không ?

2.4. Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến giải pháp của vấn đề

Có những yếu tố nào có thể ngăn cản một giải pháp đạt kết quả tốt hay không ? Nếu lãnh đạo đã thiết lập một chương trình đặc biệt và phân tích ban đầu chỉ vào tính không hiệu quả, thì việc này không đáng để bạn phải mất thời gian, nguồn lực, năng lượng (hoặc công việc) vào việc cố gắng giải quyết vấn đề này.

Tập hợp dữ liệu để tách riêng rẽ những phức tạp của vấn đề.

Giai đoạn tách riêng rẽ bao gồm phân tích hoặc chuẩn đoán vấn đề bạn đã nhận biết trong giai đoạn đầu : đào sâu hơn vào những nguyên nhân của vấn đề và cố gắng thử trình bày tỉ mỉ tại sao nó lại là một vấn đề. Bạn cũng có thể xem xét lại ai sẽ liên quan và có thể có những hậu quả và ràng buộc nào có thể ngăn cản những giải pháp của vấn đề.

3. Đưa ra các giải pháp

Bạn sẽ chọn giải pháp tốt nhất, là giải pháp cho phép đạt được những mục tiêu của bạn và có lưu ý đến những ràng buộc của tình huống.

Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề bao gồm hai quá trình : suy nghĩ sáng tạo và suy nghĩ phân tích.

3.1 Suy nghĩ sáng tạo

Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì bạn cần phải sẵn sàng thỏa được 4 tiêu chí. Đó là : - Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến.- Chấp nhận rủi ro.- Kêu gọi người khác tham gia.- Chấp nhận phê bình.

a. Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến.

Xử lý mỗi vấn đề như là một vấn đề mới và khác nhau. Bạn đừng đơn giản áp dụng những giải pháp đã có cho bất cứ một vấn đề nào mới nảy sinh.

Hãy sẵn sàng lắng nghe các ý kiến khác nhau, cho đù những ý kiến này có vẻ kỳ quái. Một số trong đa số các quyết định có tính chất cải tiến và tác đông mạnh đã xuất phát từ những “hạt giống” như thế.

Khuyến khích nhân viên của bạn sẵn sàng tiếp thu mọi gợi ý bằng cách cho phép họ bình luận hoặc chỉ trích “hiện trạng”.

Trang 9

Page 10: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

b. Chấp nhận rủi ro

Nhiều người trong chúng ta không phát biểu vì chúng ta không muốn cảm thấy ngượng trước người khác.

Một số nhà quản trị hiện nay còn làm trầm trọng hơn những cảm giác này bầng cách chế giễu những đề nghị của nhân viên. Điều này ngăn cản nhân viên đóng góp ý kiến.

Đừng để một việc chưa bao giờ được thực hiện trước đó ngăn cản bạn thử sử dụng nó. Bạn phải chuẩn bị tư tưởng chịu thất bại, và xem thất bại như một bài học kinh nghiệm.

Mức độ rủi ro phải được tính toán liên quan tới chi phí, lợi nhuận và kết quả có thể có đối với tổ chức và đối với bạn

c. Kêu gọi người khác tham gia

Người khác có thể đưa ra một cách nhìn nhận sự việc rất khác với bạn.

Đúng là chúng ta thường trở nên quá quen thuộc với các vấn đề của chúng ta nên không thể nhìn xa hơn một số ranh giới nào đó.

Lôi cuốn người khác thường giúp loại trừ những rủi ro của cách suy nghĩ theo nhóm.

d. Chấp nhận phê bình

Hãy cố gắng không phản ứng lại trước các vấn đề mà giải pháp là hiển nhiên.

Bạn nên khuyến khích gợi ý càng nhiều phương án càng tốt trước khi bạn đánh giá tính đúng đắn của các phương án.

Nếu bạn đánh giá quá nhanh bạn sẽ làm nản lòng những đóng góp có tính chất cởi mở và gặp nguy cơ bỏ lỡ các giải pháp mang tính sáng tạo.

e. Làm phát sinh các giải pháp

Mọi hình thức sáng tạo đều đòi hỏi phải làm phát sinh một số lớn tư tưởng.

Thường thì nguồn tư tưởng tốt nhất xuất phát từ nhân viên có tính hơi độc đáo.

Như bạn có thể đã biết, quản lý hoặc lãnh đạo những cá nhân như thế có thể gặp rắc rối, nhưng nếu bạn muốn những tư tưởng sáng suốt, có tính cải tiến, thì việc này đáng để bạn bận tâm.

Một trong những kỹ thuật tốt nhất để làm phát sinh các phương án là phương thức

Trang 10

Page 11: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

“động não” trong đó mọi thành viên nêu ý kiến rồi cùng bàn bạc. .

3.2 Sử dụng phương thức động não

Yêu cầu mỗi người tham gia đóng góp ý kiến một cách rõ ràng : “Ngọc, nghĩ gì ?”Liệt kê mọi ý kiến được đề cập đến, thậm chí ngay cả khi nó lặp lại đề nghị trước đây...Ghi lại ý kiến làm cho mọi người dễ đọc hơn.

Thường xuyên khuyến khích những người tham gia đóng góp thêm nhiều ý kiến hơn khi chúng có vẻ “sắp cạn”.Bảo đảm rằng trước khi bạn dừng, mọi ý kiến đều được thông báo đầy đủ. Bạn thậm chí có thể nói: “Chúng ta hãy lấy thêm một ý kiến nữa từ mọi người”.

Khuyến khích những ý kiến ngờ nghệch, ngộ nghĩnh và thậm chí nhìn bề ngoài là “điên rồ”. Những đề nghị này thường có thể có tính chất sáng tạo và cuối cùng thích hợp với thực tế. Phương thức động não nên mang tính hài hước.

Đóng góp và ghi lại ý kiến riêng của bạn. Điều này có thực hiện để truyền sinh lực cho nhóm khi nhóm bị đình trệ.

Khuyến khích những người tham gia phát triển và thêm vào những ý kiến đã được ghi nhận. Điều này không nên bao gồm việc thảo luận hoặc đánh giá những ý kiến dù dưới hình thức nào.

Không ai phải đánh giá ý kiến của mình trong giai đoạn động não. Dù điều này có xảy ra theo cách tích cực hoặc tiêu cực thì bạn cũng nên bỏ qua và hỏi “kẻ phạm lỗi” trên những ý kiến khác, và bằng cách ấy, chuyển sự tham gia thành sự đóng góp tích cực

4. Chọn giải pháp tối ưu:

Có một số cách để đánh giá các đề nghị, giải pháp hoặc ý kiến. Bạn có thể loại trừ một số bằng cách đặt những câu hỏi sau đây :

- Những phương tiện vật chất của tổ chức của bạn có làm cho các phương án trở nên không thực hiện được ?- Tổ chức của bạn có khả năng đáp ứng chi phí theo phương án này không ?- Lãnh đạo của bạn có nói rằng một số phương án nào đó không thể chấp nhận được hay không ?

Tiêu chuẩn để đánh giá những giải pháp có thể có :

- Rủi ro có liên quan đến kết quả mong đợi- Cố gắng cần phải có- Mức độ thay đổi mong muốn .

Trang 11

Page 12: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

- Khả năng có sẵn các nguồn tài nguyên (nhân sự và vật chất)

5. Thực hiện quyết định:

Nếu bạn muốn thành công ở giai đoạn quan trọng này thì bạn phải cần triển khai ít nhất là một số trong những kỹ năng sau đây :- Làm rõ- Thiết lập cấu trúc để thực hiện- Trao đổi thông tin - Xác định tiến trình- Đưa ra ví dụ chuẩn- Chấp nhận rủi ro- Tin tưởng

5.1. Làm rõ vấn đề

Bạn phải thật sự rõ ràng ngay từ trong suy nghĩ của riêng bạn về việc cần phải làm. Hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác bạn sẽ đi về đâu trước khi bạn khởi hành. Hãy tự hỏi :Quyết định cần đạt được là quyết định gì ?

5.2. Thiết lập cơ cấu dể thực hiện

Bạn phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và thời hạn của quá trình thực hiện. Bởi vì trong quản lý mục tiêu, nhân viên phải biết chính xác điều họ cần đạt được và phải biết ngày hoàn thành nhiệm vụ.

5.3. Trao đổi thông tin

Thông tin một cách rõ ràng cho người khác điều phải làm để đạt được quyết định. Nếu nhân viên cùng tham gia vào việc thực hiện quyết định mà không thông hiểu những kết quả mong muốn đạt được và vai trò của họ, thì việc thực hiện sẽ không có hiệu quả.

5.4. Nhờ cậy

Bạn hãy chuẩn bị để xin được hỗ trợ về kinh nghiệm và tư vấn của người khác ngay từ khi bạn dự kiến làm thế nào để thực hiện một quyết định. Đừng nghĩ rằng bạn đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Việc thực hiện, nhất là đối với những quyết định phức tạp, đòi hỏi lên kế hoạch cẩn thận, thường là đặc biệt. Không nên cố gắng tự làm tất cả mọi việc.

5.5. Chấp nhận rủi ro

Hãy chuẩn bị chấp nhận rủi ro có tính toán để làm cho sự việc xảy ra. Phải nhiệt tình, kiên quyết và sốt sắng khi thực hiện một quyết định. Một quyết định sáng tạo đòi hỏi

Trang 12

Page 13: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

sự thực hiện phải có tính sáng tạo. Đừng nên áp dụng một qui trình thực hiện duy nhất có tính “tiêu biểu” vào mọi quyết định.

5.6. Mô hình hóa vai trò

Bạn phải mô hình hóa các tiêu chuẩn cho nhân viên tích cực noi gương. Hãy chuẩn bị tinh thần làm việc hết sức tích cực. Hãy tự đặt cho mình những chỉ tiêu phấn đấu ở mức cao. Nếu bạn làm như vậy thì bạn mới có thể dễ dàng đặt cho nhân viên những chỉ tiêu cao hơn và có nhiều hy vọng họ đạt được mục tiêu hơn. Bạn đừng giống như nhà quản trị mà tôi đã có lần làm việc dưới quyền, ông ấy luôn nói với chúng tôi rằng ông ấy mong chúng tôi làm việc lâu dài và tích cực cho tổ chức này. Ấy vậy mà ông ta luôn là người đến cuối cùng và là người đầu tiên rời công ty. Ông ta gần như một mình làm lợi cho căng tin của công ty !

5.7 Tin tưởng

Bạn hay tin tưởng rằng bạn và nhân viên của bạn luôn luôn có thể làm tốt hơn nữa. Đừng tìm cách ngăn lại việc thực hiện một quyết định mà bạn nghĩ rằng bạn và nhân viên của bạn không có khả năng đạt được. Người ta thường làm việc ở mức độ mà bạn tin rằng họ có khả năng đạt đến mức đó, miễn là nó hợp lý.

6. Đánh giá quyết định

Thẩm tra tính hiệu quả của một quyết định đòi hỏi một cách tiếp cận từ hai phía.

- Một là, bạn phải đánh giá qui trình trên cơ sở đang diễn ra: Việc thực hiện có được tiến hành theo đúng trình tự của kế hoạch hay không ? Bạn có đạt được những kết quả mong muốn hay không ?

- Hai là, bạn nên thẩm tra tính hiệu quả của toàn bộ quyết định và cả quá trình lấy quyết định nữa

Việc đánh giá quyết định đang được thực hiện có thể tiến hành tốt nhất ở 2 mức độ : chính thức và không chính thức.

- Việc xem xét lại một cách chính thức nên được dự kiến vào những ngày còn trong quá trình thực hiện quyết định, và có thể được thực hiện nhờ những cơ chế kiểm tra chuẩn mực như các cuộc họp, kiểm tra đầu ra, biên bản và báo cáo sản xuất.

- Việc xem xét lại không chính thức thường xuyên xảy ra bao gồm việc quan sát và nói chuyện với thân viên tham gia vào quá trình thực hiện : “Công việc diễn ra như thế nào ?”, “Đến nay có vấn đề gì không ?”. Các loại tình huống này cũng đưa ra những cơ hội lý tưởng để khuyến khích và giữ nhân viên tiếp tục nhiệm vụ của họ.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH

Trang 13

Page 14: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

- Phương pháp độc đoán - Phương pháp phát biểu cuối cùng - Phương pháp nhóm tinh hoa - Phương pháp cố vấn - Phương pháp luật đa số - Phương pháp nhất trí

1. Phương pháp độc đoán

Phương pháp độc đoán là khi bạn tự quyết định hoàn toàn và sau đó công bố cho nhân viên.

Khi bạn ra một quyết định không được ưa thích bạn có thể cố gắng thuyết phục nhân viên về quyết định này, mà không đề nghị đối thoại hoặc thử thách.

- Ưu điểm

+ Tiết kiệm thời gian.+ Thuận lợi đối với quyết định theo chuẩn.+ Lãnh đạo có kinh nghiệm

- Nhược điểm

+ Nhân viên ít quyết tâm.+ Nhân viên dễ bất mãn.+ Công việc liên quan đến 1 người.

2. Phương pháp phát biểu cuối cùng

Trong phương pháp phát biểu cuối cùng bạn cho phép nhân viên thảo luận và đề nghị giải pháp cho vấn đề.

Bạn có thể lưu ý hoặc không lưu ý đến những đề nghị này khi ra quyết định.

Bạn có thể cho phép tình huống được thảo luận theo cách thật cởi mở nhưng ở cuối cuộc thảo luận bạn tự ra quyết định.

- Ưu điểm

+ Sử dụng một số nguồn lực của nhóm.+ Cho phép một số sáng kiến

- Nhược điểm

+ Nhân viên ít quyết tâm

Trang 14

Page 15: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

3. Phương pháp nhóm tinh hoa

Phương pháp nhóm tinh hoa có sự tham gia của bạn và ít nhất một người khác vào việc ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của những người khác.

Bạn tranh luận và đưa ra giải pháp, đưa ra quyết định và trình bày quyết định cho số nhân viên còn lại.

Bạn thậm chí có thể thảo luận về cơ sở của quyết định của bạn trước các nhân viên.

- Ưu điểm

+ Tiết kiệm thời gian.+ Thảo luận cởi mở.+ Phát triển nhiều ý tưởng.

- Nhược điểm

+ Nhân viên ít quyết tâm.+ Xung đột vẫn duy trì+ Ít có sự tương tác.

4. Phương pháp cố vấn

Phương pháp cố vấn đặt bạn vào vị trí của người cố vấn. Bạn có thể đưa ra một quyết định ban đầu thăm dò và trình bày quyết định này cho nhóm để thảo luận và thu thập dữ liệu. Bạn xem xét cẩn thận và cởi mở ý kiến của nhóm trước khi ra quyết định.

Thường bạn sẽ đi tới quyết định đầu tiên và trình bày quyết định này trước nhóm để thảo luận. Bạn phải có đầu óc cởi mở và cho phép chí trich bạn thay đổi do những lý lẽ mà nhân viên đưa ra. Bạn cũng cho phép người khác cải tiến một cách chi tiết quyết định ban đầu của bạn hoặc, ngược lại, đưa ra đề nghị và ủng hộ cho các quan điểm khác. Quyết định cuối cùng là do bạn đưa ra, có xem xét cẩn thận và một cách cởi mở các quan điểm khác.

- Ưu điểm

+ Sử dụng nguồn lực cả nhóm.+ Thảo luận cởi mở.+ Phát triển nhiều ý tưởng

- Nhược điểm

+ Ai là chuyên gia ?+ Lãnh đạo phải cởi mở.

Trang 15

Page 16: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

5. Phương pháp luật đa số

Phương pháp luật đa số có sự tham gia của mọi thành viên của nhóm trong quá trình ra quyết định bằng cách cho phép mỗi thành viên có một lá phiếu bình đẳng.

Nhóm biểu quyết về việc chọn quyết định nào.

Quyết định nhận được từ đại đa số phiếu sẽ thắng và trở thành quyết định cuối cùng.

- Ưu điểm

+ Tiết kiệm thời gian.+ Cho phép kết thúc các cuộc thảo luận.

- Nhược điểm

+ Thiểu số cô lập.+ Quyết tâm trong toàn nhóm không cao.

6. Phương pháp nhất trí

Phương pháp nhất trí có sự tham gia của toàn thể nhân viên vào việc ra quyết định. Một quyết định không thể đạt được cho tới khi toàn bộ nhân viên đồng ý về một quyết định nào đó. Phương pháp này có thể đưa ra một quyết định có chất lượng cao do đầu vào lớn mạnh và phong phú, nhưng có thể tốn nhiều thời gian. Nhất trí là một phương pháp quyết định để sử dụng hết nguồn lực sẵn có của nhân viên và để giải quyết một cách sáng tạo những xung đột và các vấn đề chủ yếu.

Nhất trí rất khó đạt được vì mọi thành viên của nhóm phải đồng ý trên quyết định cuối cùng. Sự nhất trí hoàn toàn không phải là mục tiêu bởi vì rất hiếm khi đạt được, nhưng mỗi thành viên của nhóm nên sẵn sàng chấp nhận ý kiến của nhóm trên cơ sở tính hợp lý và tính khả thi. Khi mọi thành viên của nhóm đều chấp nhận thì bạn đã đạt tới sự nhất trí, và sự đánh giá này có thể được xen như là quyết định của nhóm. Thực vậy, điều này có nghĩa là một người đơn độc nếu cần thiết có thể cản trở nhóm vì không chắc rằng mọi chi tiết đều được mọi người hoàn toàn chấp nhận. Việc biểu quyết là không được phép. Trong việc ra quyết định dựa vào sự nhất trí đích thân bạn phải tin chắc quyết định là quyết định đúng đắn và đồng ý đi theo quyết định này.

- Ưu điểm

+ Kích thích sáng tạo.+ Nhân viên quyết tâm.+ Sử dụng mọi khả năng.

- Nhược điểm

Trang 16

Page 17: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

+ Tốn nhiều thời gian.+ Các thành viên phải có kỹ năng, làm việc theo ê kíp cao

CHƯƠNG 2: LÀM CHỦ CẢM XÚC

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống căng thẳng, mâu thuẫn, xung đột... gây ra những cảm xúc tiêu cực

Điều quan trọng là làm cách nào để làm chủ những cảm xúc tiêu cực ấy và giảm thiểu những tác hại do nó đem lại. Chúng tôi đưa ra một số gợi ý để bạn tham khảo:

Tìm nguyên nhân: Sáng nay bạn không thể tập trung vào công việc, nỗi buồn mơ hồ xâm chiếm bạn. Bạn càng cố giấu đi, càng cố che đậy thì cảm xúc càng ùa về choán hết tâm trí. Như vậy, trốn tránh không phải là cách chế ngự cảm xúc. Cách tốt nhất là nhìn thẳng vào nó và tìm ra nguyên nhân. Thay vì cứ chìm đắm trong nỗi buồn, bạn nên truy tìm thủ phạm xem ai, chuyện gì đã khiến bạn buồn như thế. Điều gì xảy ra đối với bạn nếu bạn cứ thể hiện cảm xúc như vậy? Sau khi tự vấn, bạn chợt phát hiện việc không đạt được học bổng và bị mẹ la nặng lời nguồn cơn của tâm trạng sáng nay.

Suy nghĩ tích cực: Chắc hẳn khi không đạt học bổng sau bao ngày miệt mài phấn đấu, bạn sẽ tự trách mình: “bất tài”, “vô dụng”, “không làm việc gì nên hồn cả”... điều này khiến bạn tổn thương và gây ra tâm trạng chán nản. Bạn hãy thử đưa ra cách suy nghĩ tích cực cho tình huống không hay mà bạn gặp phải. Giả dụ như “thôi thì mình sẽ cố lần sau vậy” hay là “mẹ mình la như vậy vì mong muốn mình đừng tự phụ mà lo học tốt hơn”... Với cách tiếp cận lạc quan, bạn sẽ thấy mình được trấn tĩnh, được động viên bởi bạn có lý do để phấn đấu hơn.

Diễn tả cảm xúc phù hợp: Đúng là không thể nhịn được, bạn đã “ăn miếng, trả miếng” với ông chủ khi ông ta giận dữ với bạn. Nhưng liệu đó có phải là cách hay nhất để biểu đạt cảm xúc, nhất là nơi công sở? Bạn có thể lựa chọn cách khác để bày tỏ cảm xúc mà không gây hậu quả xấu và không làm mất đi hình ảnh của bạn. Bạn cần nhớ rằng sự nóng giận của bạn cũng có thể làm cho người khác nóng giận theo. Sự bình tĩnh của bạn có tác dụng trấn an mọi người.

Hãy chia sẻ và rèn luyện: Viết nhật ký, viết thư, viết blog, tư vấn, tâm sự với bạn bè... là những cách mà bạn có thể lựa chọn để chia sẻ cảm xúc. Nếu bạn cố kìm nén những cảm xúc tiêu cực, nó có thể âm thầm thiêu cháy bạn. Bên cạnh đó, luyện tập đều đặn, dinh dưỡng hợp lý và suy nghĩ lạc quan sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một trí tuệ minh mẫn. Nó sẽ giúp bạn đề kháng tốt với các “virus cảm xúc” gây bệnh và cân bằng cảm xúc tốt hơn.

A. 6 nguyên tắc làm chủ cảm xúc

1- Hiểu bản chất của cảm xúc: là kết quả phản ứng của bạn trước môi trường xung quanh. Việc xảy đến không quan trọng bằng cách bạn tiếp nhận nó.

Trang 17

Page 18: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

2- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: đừng kìm nén chúng kẻo chúng sẽ tàn phá bạn từ bên trong rồi bất ngờ “nổ tan xác” bạn. Khi chấp nhận, bạn tạo cho chúng lối thoát lành mạnh để tự tin đối đầu với chúng. Viết nhật ký, vận động thân thể, tâm tình với bạn bè, người thân sẽ giảm bớt tác hại của chúng.

3- Suy nghĩ trước khi hành động: suy đi nghĩ lại trước khi làm gì đó dưới ảnh hưởng của cảm xúc. Hãy cân nhắc những hậu quả bạn có thể gặp trong tương lai gần. Học cách phân tích toàn bộ tình hình rồi hãy hành động.

4- Cảnh giác với ngôn từ xỉ vả, chỉ trích: chúng dễ khiến bạn điên tiết. Khi đó hãy niệm câu thần chú: “Gậy, đá có thể làm gãy xương ta nhưng lời nói đừng hòng làm ta trầy xước”. Luôn học cách cư xử nhã nhặn, tránh nổi khùng.

5- Thay đổi nếp suy nghĩ: hãy lập trình lại cách phản ứng trong não bạn với những tình huống cụ thể. Ví dụ, bạn hay trầm uất, suy sụp khi không đạt được mục tiêu. Bây giờ bạn hãy bắt đầu khiêu vũ, thậm chí nhảy cẫng lên, rồi tinh thần bạn được vực dậy, bạn sẽ thấy vấn đề chỉ là một thách thức không hơn.

6- Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực: chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, ngủ đủ, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu thực tế, tập trung vào điều bạn muốn và cần. Những điều này sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống phòng thủ trước cảm xúc tiêu cực.

B. Biết làm chủ cảm xúc - cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn

Khả năng làm chủ cảm xúc là một trong 7 tiêu chí đánh giá chỉ số EQ - chỉ số xúc cảm. Đây là chỉ số quy định sự thành đạt về lối sống trong cuộc đời, là khả năng hòa nhập với gia đình và cộng đồng

Dân gian có câu “Giận mất khôn”, nhưng các trạng thái cảm xúc vui, buồn, phẫn nộ trong mỗi chúng ta vẫn diễn ra hằng ngày. Có ai dám cả quyết rằng mình chưa từng nổi giận bao giờ?

Khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát

Theo thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy, cuộc sống hiện đại cạnh tranh, áp lực và thử thách khốc liệt buộc chúng ta phải đối mặt với các chứng bệnh của thời đại là stress, trầm cảm, cáu gắt và dễ nóng giận. Khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn không chỉ phá vỡ các mối quan hệ, đánh mất các cơ hội tốt đẹp mà còn gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó, bạn cần phải kiềm chế cảm xúc tiêu cực, hấp tấp của bản thân mình.

Làm sao làm chủ được cảm xúc của mình? Có bốn vấn đề chính được giảng viên cùng các học viên bàn luận sôi nổi và đưa ra kết luận. Thứ nhất, cảm xúc tiêu cực nếu không nhìn nhận đúng bản chất thì không thể tự mất đi. Thứ hai, nếu giấu kín mãi trong lòng đến một lúc nào đó sẽ tự bùng cháy. Thứ ba, nếu không biết cách giũ bỏ, cảm xúc tiêu cực sẽ đeo đẳng mãi và hủy hoại chính bản thân. Thứ tư, để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, không còn cách nào khác ngoài việc quay trở lại chất vấn nó để tìm ra căn nguyên vấn đề.

Trang 18

Page 19: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Cảm xúc trong các mối quan hệ giả định cũng được đưa ra làm ví dụ sinh động để thử nghiệm ứng phó với sự tức giận. Theo bạn Hồng Hà - sinh viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm - trước tình huống con cái bất đồng quan điểm với bố mẹ và mâu thuẫn xảy ra triền miên trong gia đình nên bày tỏ với cha mẹ trong những trường hợp cụ thể chứ không nên dồn nén. Điều đó vừa giúp bố mẹ hiểu rõ tâm tư, tình cảm của con cái vừa rút ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ.

Bạn có quyền giận dữ và biểu lộ sự tức giận của mình! Nhưng, bộc lộ như thế nào, theo cách nào để đối phương hiểu được vấn đề mà mối quan hệ không bị ảnh hưởng là một nghệ thuật. Nếu có thể, bạn hãy bắt đầu diễn tả cơn giận của mình bằng cách: “Điều bạn làm đã khiến tôi cảm thấy...”. Hay “Tôi đau đớn khi bạn cư xử như vậy với tôi...!”.

Hướng suy nghĩ theo lối tích cực

Trong cuộc sống, không nhiều thì ít chúng ta sẽ đối diện với sự mất mát, lạm dụng và tổn thương. Làm sao biến những biến cố thành sức mạnh? Theo bạn Nguyễn Xuân Trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, mỗi khi phải đối diện với sự mất mát, sức chịu đựng của con người có giới hạn. Vì thế, hãy chia sẻ cảm xúc mất mát với những người thân yêu, tin cậy của bạn. Nếu không quen nói trực tiếp, bạn có thể dùng điện thoại, mail hoặc viết thư, nhật ký. Những hình thức ấy sẽ giúp bạn vơi đi gánh nặng trong lòng.

Bạn cũng có thể đối diện với sự bất công, thất bại. Con đường bạn đi tìm sự công bằng và quyền lợi chính đáng của mình không ít lần phải đối diện với sự bực tức, phẫn nộ. Nhưng liệu sự phẫn nộ của bạn có hóa giải được vấn đề hay chỉ làm mọi việc tệ thêm? Muốn vậy, khi đối diện với một tình huống nào đó ngoài ý muốn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và mổ xẻ nó để tìm ra nguyên nhân sâu xa. Và điều đó sẽ giúp bạn cơ hội bình tĩnh trở lại.

Tình huống đưa ra để các học viên thảo luận là bạn Trường trong đợt thi ĐH vừa qua bị trượt. Dĩ nhiên, tâm trạng bạn ấy sẽ vô cùng thất vọng, bi quan, âu lo, thậm chí mất phương hướng. Làm sao bạn Trường có thể thoát được trạng thái cảm xúc buồn chán ấy? Theo bạn Hà Hiếu Dũng, sinh viên Trường ĐH Kinh tế, trong trường hợp ấy, bạn Trường nên bình tâm suy xét lại và nhìn nhận đúng thực lực của mình. Nếu Trường hướng được suy nghĩ của mình rằng tương lai không chỉ có con đường vào ĐH mà còn nhiều con đường khác để đi thì tâm trạng sẽ đỡ nặng nề hơn. Còn theo ý kiến của bạn Ngô Thị Bích Đào – ĐH Bách khoa, “thất bại là sự trì hoãn của thành công. Bạn Trường nên nhanh chóng vượt qua trạng thái không tốt chuẩn bị tinh thần để ôn thi tiếp và nuôi dưỡng hy vọng”. Qua những phân tích trên, thạc sĩ Tường Vy nhấn mạnh rằng, cách nhìn tích cực sẽ cải thiện được những ý nghĩ và hành động tiêu cực.

Chính vì lẽ đó, nếu như phải đối mặt với cơn giận dữ, bạn nên đặt mình vào vị trí người khác để có cái nhìn khách quan hơn. Hãy tìm mọi cách kiềm chế cơn giận của mình trước khi đòi hỏi đối phương. Những điều cần thiết bạn nên làm trong lúc giận là cố gắng giữ giọng ôn tồn, bình tĩnh, không chỉ trích, không miệt thị. Hiệu quả mang lại mà bạn nhận biết được là bạn có thể điều khiển được hành động và cảm xúc của chính mình và cả chính đối phương.

Trang 19

Page 20: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Nếu có dấu hiệu cho thấy bạn hoặc đối phương bắt đầu giận dữ trước một vấn đề hay công việc nào đó, tốt nhất hãy nhanh chóng rút lui khỏi môi trường căng thẳng ấy vài phút bằng cách đi uống nước, hít thở thật sâu, thả lỏng cơ thể. Khi những cảm xúc căng thẳng nguội dần đi, bạn trở lại giải quyết vấn đề trong sự bình tĩnh, chắc chắn kết quả sẻ tốt hơn.

Trang 20

Page 21: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

CHƯƠNG 3: TƯ DUY TÍCH CỰC

Lời mở đầuĐầu tiên tôi xin dẫn 1 câu truyện có tên “Cầu được ước thấy”

Có lần, một anh chàng nọ đi chu du, và vô tình, anh ta lạc vào thiên đường. Thời đó, trong khái niệm thiên đường có những cây cầu được ước thấy. Bạn chỉ cần ngồi dưới gốc cây đó, ước bất cứ thứ gì, và ngay lập tức điều mong ước của bạn thành hiện thực. Vì đã quá mệt nên anh ta ngả lưng ngủ dưới gốc cây cầu được ước thấy này. Lúc tỉnh dậy, thấy đói bụng, anh ta liền nói rằng, “Ta thấy đói bụng quá. Ước gì ta có thể tìm thấy thức ăn ở đâu đó.” Và ngay lập tức, thức ăn hiện ra không từ đâu cả - chỉ trôi bồng bềnh trong không gian - những cao lương mĩ vị.Anh ta đói quá đến mức không thèm để ý thức ăn từ đâu mà ra - khi bạn đói thì không còn bình tĩnh sáng suốt nữa. Ngay lập tức anh ta bắt đầu ăn, và thức ăn thì ngon vô cùng… Rồi, khi cơn đói đã qua, anh ta nhìn quanh.Giờ đây, anh ta đã cảm thấy thoả lòng. Một suy nghĩ khác hiện dậy trong lòng, “Giá như có cái gì đó để uống…” Và ở thiên đường không có lệnh cấm gì cả; ngay lập tức, rượu hảo hạng hiện ra.Ung dung uống rượu trong làn gió mát của thiên đường ngay dưới bóng cây, anh ta bắt đầu băn khoăn, “Cái gì thế này? Chuyện gì đang diễn ra thế nhỉ? Có phải mình đang mơ không, hay là có ma quỉ gì đang chơi mình đây không biết?”Rồi lũ quỉ xuất hiện. Và chúng vô cùng hung tợn, khủng khiếp, kinh tởm. Rồi anh ta bắt đầu run lên, một suy nghĩ loé lên trong anh ta: “Bây giờ thì chắc chắn mình sẽ bị giết đây…”Và anh ta đã bị giết.Mỗi người trong chúng ta đều đang ở dưới tán một cây "Cầu được ước thấy". Bạn nghĩ về cái gì, bạn sẽ có được cái đó. Bạn thấy đấy nếu bạn nghĩ bạn có thể học giỏi toán bạn sẽ học giỏi toán, nếu bạn nghĩ bạn sẽ chẳng bao h khá lên được môn đó hay mình chẳng bao h có năng khiếu về toán cả bạn sẽ ngày càng dốt đi. Suy nghĩ có tác dụng vô cùng lớn , lớn đến nỗi mà rất nhiều người không thể nhận ra được sức mạnh tiềm ẩn của nó. Nó cả thể thay đổi cả cả số phận của bạn, đưa bạn lên tới đỉnh cao của thành công, sống 1 cuộc sống với vui vẻ hạnh phúc hoặc chính nó cũng có thể đẩy bạn xuống 1 con người tầm thường, thiếu hi vọng ước mơ, 1 kẻ vô tích sự chẳng làm nổi việc gì, hay suốt ngày càu nhàu than phiền, đổi lỗi rồi tức giận. Ngay từ bây h bạn có quyền chọn giữa 2 con đường đó, bằng việc thay đổi suy nghĩ thay đổi không bao h là dễ đặc biệt là với suy nghĩ của mình. Bạn dùng nó thường ngày, theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày và để thay đổi từng đó quả là 1 việc Vì thế hãy từ từ kiên nhẫn dần dần thay đổi và hãy nghĩ rằng “ I can do it ’’

1.Suy nghĩ và cuộc sốngBạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi

Trang 21

Page 22: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

chúng hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.

Suy nghĩ là nhiên liệu cho tâm trí

Thực phẩm cung cấp nhiên liệu cho cơ thể chúng ta. Nếu bạn muốn chạy ma-ra-tông, bạn cần tiêu thụ nhiều chất đạm và những thức ăn giàu năng lượng để có đủ năng lượng chạy một quãng đường xa. Mặt khác, nếu cơ thể bạn hấp thụ các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe, bạn có thể mắc bệnh đau bao tử,cảm thấy lờ đờ và mệt mỏi.   Cũng tương tự như vậy, suy nghĩ cung cấp nhiên liệu cho tâm trí. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực, vô ích và lãng phí, chúng sẽ lấy mất năng lượng của tâm trí. Nếu bạn có những suy nghĩ tích cực, chúng sẽ "nạp" năng lượng cho tâm trí, khiến bạn có đủ năng lượng và sức mạnh để đối đầu với những thách thức và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Suy nghĩ và số phậnGieo suy nghĩ gặt hành độngGieo hành động gặt thói quenGieo thói quen gặt tính cách Gieo tính cách gặt số phận

Tôi có 1 câu truyện thế này “Đại Bàng và Gà”

Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

"Ồ - đại bàng kêu lên - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó".

Bầy gà cười ầm lên: "Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao".

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

Con đại bàng- gà nghĩ rằng, được cả bầy gà của nó tạo cho niềm tin rằng nó không bao h bay được như những con đại bàng kia và thế là nó ngừng ước mơ ngừng cố gắng và số phận của nó là chết như bao con gà bình thường khác. 1 lần nữa tôi xin khẳng định rằng “ Bạn nghĩ như thế nào bạn sẽ được thế đó ’’

Trang 22

Page 23: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Suy nghĩ và các mối quan hệ của chúng ta Chúng ta đã thấy rõ trong phần trên là suy nghĩ có ảnh hưởng rất lớn bản thân mnhf . Ngoài ra, nó còn là yếu tố quyết định bầu không khí chúng ta đang sống và mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh.

5 loại suy nghĩ chính

Suy nghĩ tích cực: Dạng suy nghĩ này mang lại ích lợi cho chính bản thân ta và cho những người khác. Đó là suy nghĩ với thái độ lạc quan, chấp nhận và khoan dung... Ví dụ khi nhìn một nửa ly nước, bạn sẽ thấy "nửa ly có nước" thay vì "nửa ly không có nước", nghĩa là bạn nên tập trung vào cái bạn có và hài lòng với nó hơn là cảm thấy thất vọng về những gì bạn không có. Hình ảnh nửa ly nước chính là hình ảnh tượng trưng cho nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn như, khi ta nhìn vào người khác, thay vì tập trung vào điểm yếu của họ, như nhiều người trong chúng ta thường làm, thì những suy nghĩ tích cực sẽ hướng chúng ta nhìn vào những điểm mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của họ. Có một câu nói rất hay là “Ăn gì bổ nấy”, nghĩa là chúng ta sẽ trở thành điều mà chúng ta giữ lấy trong nhận thức. Giữ lấy những phẩm chất tốt đẹp của người khác trong nhận thức của mình, cũng như cho tâm trí ta “ăn” những suy nghĩ tích cực, sẽ giúp những điều tốt đẹp ấy phát triển trong ta. Tương tự như vậy, khi cứ mang những điểm yếu, nhược điểm của người khác vào nhận thức của mình, chúng sẽ làm mạnh thêm cho những nhược điểm yếu kém có trong chúng ta. Vì thế, suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn rất nhiều trong cuộc sống.

Suy nghĩ tiêu cực: Là dạng suy nghĩ có hại cho chính mình và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ mang thái độ giận dữ, hẹp hòi, dằn vặt bản thân hoặc chỉ trích người khác, phân biệt đối xử...

Suy nghĩ vô ích: Suy nghĩ về quá khứ hay những điều vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân như: "Tại sao lại thế?", "Giá như"... bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo tưởng, lo lắng về những việc nhỏ nhặt...

Suy nghĩ cần thiết: Suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của mình: "Tôi cần gặp người ấy vào giờ này", "Tôi phải đi đến nơi đó"...

Suy nghĩ hướng thượng: Là những suy nghĩ dựa trên nền tảng các giá trị, các phẩm chất của cá nhân hay của nhân loại như sự bình an, lòng nhân ái, sự hợp tác v.v. Đó là những suy nghĩ có liên quan đến việc nhận thức ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, hay những sự việc diễn ra xung quanh ta. Suy nghĩ hướng thượng không chỉ liên quan đến những vấn đề hiện thực trước mắt mà còn liên quan đến kết quả của các hành động. Suy nghĩ hướng thượng giúp chúng ta có một tầm nhìn xa, không mang tính vị kỷ mà hướng đến lợi ích của tất cả mọi người. Chúng ta có thể tập trung một cách có ý thức các suy nghĩ này và làm cho chúng trỗi dậy trong tâm trí mình. Các suy nghĩ hướng thượng được tích lũy dần dần qua việc tìm hiểu về đời sống tinh thần, suy nghĩ về ý nghĩa của sự vật và quan sát các hành vi của chúng ta. Suy nghĩ hướng thượng mang lại cho chúng ta một cảm giác tốt đẹp và một cuộc sống tràn đầy năng lượng.

Trang 23

Page 24: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Chúng ta bất kì ai chắc chắc cũng đã từng trải qua và có lẽ bây h và mãi sau này 5 loại suy nghĩ trên. Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn chúng. Bạn có thể suốt ngày than vãn rằng họ ghét tôi, tôi phải trả thù họ, chán đời quá, trời ơi sao bất công thế, giá như ngày xưa tôi bất trước thề này thì… Tất cả tùy ở bạn bạn có thể chọn những suy nghĩ tiêu cực đó rồi sống vui vẻ hay ko phụ thuộc vào bạn. Bây h chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Tư duy tích cực

2.Tư duy tích cực

1 phương pháp hữu hiệu để hiểu sâu về vấn đề là 5W1H

What : Tư duy tích cực là gì

Tư duy tích cực là gì?

“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực ra, từ “tư duy” ở đây rộng rãi hơn, và có nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư duy.” Tư duy tích cực chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực.”

“Tích cực” có nghĩa là … không tiêu cực , là

(1) khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;

(2) nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt; và

(3) luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.

Ví dụ: (1) Bạn A. của mình thật năng động và có lòng tốt với mọi người, (2) chỉ hơi keo kiệt một tí, nhưng như vậy thì, nếu bạn làm thủ quỹ cho nhóm mình, chắc chắn là quỹ chẳng bao giờ thiếu hụt, và (3) cứ làm từ thiện hoài thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ biết cách “phung phí” tiền cho người nghèo khổ

HOW: Đặc điểm của tư duy tích cực là

(1) tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt, nếu thấy cái xấu cũng phải tìm cho ra cái tốt trong cái xấu để tập trung tư tưởng vào đó, và

(2) dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Cuộc đời đây là cuộc đời của chính mình, và là cuộc đời của thế giới mình sống. Tức là, cái tốt vừa là động lực thúc đẩy mình sống, vừa là mục tiêu tối hậu của cuộc sống.

"Who?” - Ai cần học tư duy tích cực? Nó ứng dụng cho những ai? Câu trả lời quá dễ phải không? Cho tôi. Cho bạn. Ai cần học tư duy tích cực nếu không phải là tất cả chúng ta?

Trang 24

Page 25: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

"When" và "Where" - Tôi nên áp dụng tư duy tích cực trong bối cảnh nào và vào lúc nào trong ngày? Ồ, một lần nữa câu trả lời lại thật đơn giản: Ở đây, ngay nơi bạn đang đứng và đang sống và ngay bây giờ, vào mọi khoảnh khắc của bạn. Chẳng có lý do gì để trì hoãn một công việc đầy hứa hẹn; và với một việc tốt và có ích như thế thì thời gian là "bây giờ", địa điểm là "ở đây" và bạn chính là người để làm việc đó.

3. Tai sao chúng ta lại cần phải học tư duy tích cực Trên thế giới, người ta thường nói:You are what you think. You feel what you want.Tạm dịch: Bạn là cái bạn nghĩ. Bạn cảm thấy cái bạn muốn

Câu trên mang ý nghĩa rằng: những suy nghĩ bên trong (inner thoughts) của bạn sẽ điều khiển bạn trở nên cái bạn mong muốn.

- Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người bất tài, vô dụng thì quả thật bạn sẽ ngày càng trở nên bất tài và vô dụng.- Nếu bạn cảm thấy rằng cơn bệnh cúm bạn đang mắc phải là hết sức nặng nề và mệt mỏi, bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và suy sụp với cơn cảm cúm này.- Nếu bạn thấy rằng ông Hiệu trưởng của trường bạn thật khó ưa và đáng ghét thì mỗi lần gặp mặt vị Hiệu trưởng đó, chỉ càng làm bạn thấy muốn bệnh hơn.

Cuộc sống hàng ngày của mỗi người luôn bị điều khiển bởi các suy nghĩ nội tại dù chúng ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó. Do đó, từ những suy nghĩ nội tại, những quan điểm cá nhân khác nhau, sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau:

- Có người luôn vui vẻ và năng động, nhưng cũng có người luôn mệt mỏi và buồn chán.- Có người cảm thấy việc học hỏi là thú vị, nhưng cũng có người thấy việc học hành là một hình phạt ngạt thở.- Có người cảm thấy thất bại thật đáng giá vì đem lại nhiều bài học, nhưng cũng có người cảm thấy thất bại là kết thúc mọi thứ.

Do đó, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng: bạn muốn sống cuộc đời như thế nào? Buồn chán và ảm đạm? Vui vẻ và lành mạnh? Ngập trong stress? Luôn cáu kỉnh và bực bội? Bạn hãy quyết định cho cuộc đời mình.

Theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực đem lại cho bạn rất nhiều ích lợi

Theo nghiên cứu y khoa, khoảng 75% - 90% các chứng bệnh thuộc về thể chất có nguồn gốc từ tinh thần, bắt đầu từ suy nghĩ của chúng ta. Nói một cách đơn giản, chất lượng của suy nghĩ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Điều gì xảy đến cho cơ thể chúng ta khi chúng ta giận dữ hay căng thẳng? Các bắp thịt căng lên gây ức chế quá trình lưu thông máu, tạo nên những điểm áp lực - chính những điểm này gây đau đớn cho cơ thể. Đau cổ, đau vai, đau đầu thường là kết quả của những suy nghĩ căng thẳng hay giận dữ. Trái lại, khi ta tạo nên những suy nghĩ tích cực

Trang 25

Page 26: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

và bình an trong tâm trí, các cơ của cơ thể được thư giãn, lượng ôxy nạp vào giảm, huyết áp hạ, tỷ lệ mắc bệnh tim cũng giảm đáng kể. Hiệp hội Nghiên cứu về Khoa học Thường thức Cuộc sống (The Associates of Reseach into the Science of Enjoyment - ARISE) đã xác nhận mối liên hệ giữa cảm giác của con người đối với những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Khi những người tham gia thí nghiệm có những suy nghĩ tích cực và có cảm giác hạnh phúc, cơ thể sẽ sinh ra một lượng lớn chất kháng thể - loại kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi những lây nhiễm qua đường hô hấp. Chúng còn tạo ra những chất giảm đau tự nhiên được xem là có thể chống được bệnh ung thư, ngăn chặn ảnh hưởng của "stress" và làm cho không gian xung quanh được phủ kín một nguồn năng lượng tích cực. Trái lại, khi họ có những suy nghĩ tiêu cực và có cảm giác bất hạnh, cơ thể họ phản ứng lại tình trạng đó bằng cách ức chế chức năng miễn dịch, khiến cơ thể hoạt động trì trệ và có nguy cơ bệnh tật cao.

Về mặt con người

- Đạt được các mục tiêu bạn đặt ra và đạt được sự thành công trong cuộc sống. - Đạt được thành công nhanh hơn và dễ hơn. - Vui vẻ hơn. - Nhiều năng lượng sống hơn. - Sức mạnh nội tại của bạn sẽ ngày càng mạnh hơn. - Có khả năng thôi thúc và truyền cảm hứng cho bạn và những người xung quanh.

- Khả năng vượt quá khó khăn và stress trong công việc và cuộc sống sẽ được nâng cao.- Ngày càng tự tin vào bản thân hơn.- Cuộc sống sẽ mỉm cười và trao tặng cho bạn nhiều cơ hội hơn. - Những người xung quanh sẽ ngày càng tôn trọng bạn hơn. - Những người có suy nghĩ tích cực thường là những người thành công trong những hoàn cảnh bình thường, và chính họ cũng thường là những người còn sống sót trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống.

4. Cách rèn luyện tư duy tích cực

Phương pháp 3C

Trước tiên, bạn có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge – Cam kết, Quản lý và Thử thách)

Cam kết: đặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc học hành của bạn, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực hiện việc đó một cách nhiệt tình và say mê.

Ví dụ: - Tôi sẽ tập thể dục vào mỗi sáng để tăng cường sức khỏe cho mình.- Tôi sẽ học cách dùng PowerPoint cho bài giảng của tôi vào học kỳ này.- Tôi sẽ quan tâm và giúp đỡ ít nhất một học sinh trong lớp trong năm học này.

Trang 26

Page 27: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

- Tôi quyết tâm dành một ít thời gian đọc truyện cho cô con gái nhỏ của mình trước khi con đi ngủ.…Quản lý: luôn tập trung đầu óc của bạn vào những việc quan trọng và có ý nghĩa. Đưa ra các mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra.Luôn giữ đầu óc hướng đến các suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện các suy nghĩ tiêu cực đang bắt đầu xâm chiếm đầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng các suy nghĩ tích cực. Do đó, hãy luôn theo sát sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Thử thách: Hãy can đảm thay đổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày. Hãy tập cách nhìn việc học và những sự thay đổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm điều khác điều mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc.

Ví dụ: - Đi từ công sở về nhà bằng một con đường khác, đi bộ thay vì đi thang máy.- Thay vì đưa thẳng em học sinh nghịch ngợm trong lớp đến giám thị như mọi hôm, hãy kêu em lại nói chuyện sau giờ học.- Thay vì luôn tránh xa máy vi tính vì thấy nó phức tạp hay rắc rối, hãy nhờ một đồng nghiệp chỉ mình cách bật máy tính lên, chỉ mình cách dùng chuột và bàn phím máy tính.

Bạn càng nhận ra rằng đứng trước một sự kiện, một con người, bạn càng có nhiều “góc nhìn” thì bạn sẽ càng thoải mái hơn và có nhiều “lựa chọn” để quyết định hơn. Và hãy nhớ, luôn lựa chọn mặt tích cực của vấn đề.

Những phẩm chất cần có

Tha thứ

Niềm tin

Sống có trách nhiệm, tránh đổi lỗi

Học hỏi

Trung thực

Bình an,lạc quan

Chọn lựa những lời khẳng định

Trang 27

Page 28: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Hạnh phúc đến từ việc tạo ra những suy nghĩ tích cực và mang tính xây dựng về bản thân và về người khác.

Brahma Kumaris.

Sự khẳng định hiện diện trong một câu nói mà bạn tin, hoặc bạn rất mong đó là sự thật. Có ba nguyên tắc để sử dụng có hiệu quả những lời khẳng định:

+ Thứ nhất, luôn luôn thể hiện câu nói ở thì hiện tại. Không phải "Tôi sẽ làm..." mà là "Tôi làm...".

+ Thứ hai, hãy nói những câu này ở ngôi thứ nhất. Nói cách khác, bắt đầu tất cả các câu khẳng định của mình bằng "Tôi là...", "Tôi có..." hoặc "Tôi có thể...".

+ Thứ ba, hãy bảo đảm rằng những lời khẳng định này phải được thể hiện theo cách xác định, chứ không bao giờ theo cách phủ định. Ví dụ: "Tôi tự do với stress" thay vì "Tôi không bị stress".

Những lời khẳng định của bạn sẽ hiệu quả nếu bạn thường đọc to chúng trong ngày. Càng sử dụng nhiều lần, bạn càng tiến bộ nhanh. Viết ra trên một mảnh giấy và luôn mang theo bên mình. Cũng có thể dán những câu nói tích cực ở những nơi mà bạn dễ dàng nhìn thấy mỗi ngày. Sử dụng hiệu quả những lời khẳng định nghĩa là bạn đang ngày một tiến gần hơn với những ước muốn, mục đích của mình.

Chọn lựa các câu khẳng định để củng cố hình tượng của bản thân. Chọn ra trong số đó những điều bạn cảm thấy đúng với bạn rồi sử dụng theo ba nguyên tắc đã nêu trên.

Một cách tốt để rèn luyện thái độ khẳng định là chọn một trong những điều sau đây mỗi buổi sáng và thực hành suốt một ngày (hay vài ngày cho đến khi bạn cảm thấy thấm nhuần).

+ Tôi thích bản thân mình.

+ Tôi yêu và chấp nhận chính mình.

+ Tôi sẵn lòng chia tay với quá khứ và hoàn toàn sống với hiện tại.

+ Tôi được an toàn nếu tôi nhận lấy trách nhiệm về cuộc sống của chính mình.

+ Tôi sẵn lòng thay đổi và trưởng thành.

+ Giờ đây, tôi dễ dàng chia tay với những niềm tin tiêu cực trước kia.

+ Tôi tha thứ cho bản thân mình một cách vô điều kiện.

+ Tôi đang yêu, đáng yêu và được yêu.

Trang 28

Page 29: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

+ Mỗi ngày, bằng mọi cách, tôi cố gắng trở nên tốt hơn.

+ Tôi thư giãn và để cho tâm trí mình lắng dịu.

+ Tôi tập trung vào điều tích cực một cách tự động và vui thích.

+ Tôi nhiệt tình với cuộc sống, tràn đầy nghị lực và mục đích.

+ Tôi đang làm điều tốt nhất mà tôi có thể làm, tôi đang bình an.

+ Tôi chỉ chịu ảnh hưởng bởi những ý kiến tích cực và con người tích cực.

+ Suy nghĩ của tôi bình an, lắng dịu và tập trung

Những ý nghĩ tiêu cực đã tạo thành thói quen, lối mòn cần được loại bỏ

Thứ nhất là thói quen đổi lỗi. Những câu nói rất quen thuộc rằng tại để thi hôm nay khó quá, tại ôn không chúng đề ( bạn đổi tội vào may mắn), tại dám thị coi chặt quá nên không liếc bài được hoặc tại những lí do vớ vẩn hơn như tại hôm qua tớ về tớ đi chơi về muộn hay tại trời lạnh quá nên ngủ sớm, vì từng đấy lí do bạn tự cho rằng mình điểm thấp là việc đương nhiên ko có gì phải suy nghĩ hay phải thay đổi cả. Đến những việc như bạn làm tôi bị tổn thương, bạn khiến tôi rất buồn, chuyện này hoàn toàn là lỗi của bạn, tại cái này nên tôi mời bị thế kia. Bạn hãy nhớ rằng “Chẳng ai có thể làm tổn thương bạn nếu bạn muốn để họ làm thế” Cuộc đời này là bạn, do bạn tạo nên và trách nhiệm là của bạn Để có biết rõ hơn bạn có thể đọc qua cuốn 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt

Thứ 2 là thói quen phản ứng. Giống như đag ngồi trong bàn ăn sáng, trẻ con dag nghịch ngợm thì bạn hỏi tại sao chúng lại làm thế chúng phá phách hết chịu nổi rồi. Khi bạn vừa xin bố ra ngoài chơi mẹ bạn nói ngay “con phải học, không đi đâu hết” Thế rồi volume của bạn tăng dần, bạn gào lên rồi mang cái bộ mặt bực tức đó lên phòng rồi nhịn cơm luôn. Những hành động như thế là theo bản năng , do cảm xúc chi phối chứ chứ bạn không làm chủ được cuộc sống của mình. Những lúc như thế hay bình tĩnh từ từ dành khoảng vài vài giây trong đầu suy nghĩ, đừng vội làm theo cảm xúc, dành 1 chút khoảng cách lúc đó và suy nghĩ, bạn sẽ chọn được cách tốt hơn là giận dữ. 1 cách nữa bạn nên đi học thiền định rất tốt đó !

Thứ 3 là thói quen kiểm soát : mọi người thường buồn bực vì những người khác không làm những gì họ muốn, mặc dù có thể những gì bạn muốn là tốt cho họ. 1 niềm tin sai lầm Thứ duy nhất bạn không thể kiểm soát được chính là người khác. Vì thế đừng buồn bực những tình huống như thế

Từ từ thuyết phục tạo ảnh hưởng. Hãy nhớ bạn chỉ có thể tạo ảnh hướng chứ không thể kiểm soát người khác.

Trang 29

Page 30: eBook Lam Chu Ban Than

Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Thứ 4 là thói quen đặt hạnh phúc của mình vào những thứ như tiền bạc bất động sản địa vị hay mối quan hệ với người khác. Hạnh phúc không đến từ những thứ bên ngoài mà từ chính trong bạn. Bình an từ bên trong.

Hãy nhớ nhìn cuộc đời bằng con mắt lạc quan và vị tha. Hãy nhìn vào phần giấy trắng thay vì điểm đen bôi trên tờ giấy đó. Tập trung vào những gì tích cực thay vì ngồi mà phê phán cái này cái nọ.

Ly nước đầy một nửa hay

Vơi 1 nửa phụ thuộc vào cách nhìn của bạn.

Tài liệu được tổng hợp từ: tuvantuoihoa.org.vn, my.opera.com/qtdn, lnd.com.vn, perfect.com.vn,ezinearticles.com, dotchuoinon.com

Tổng hợp tài liệu: thngocbich + minhdn_1993

Trang 30