56
CHÀO NĂM MỚI XUÂN KỶ SỬU 2009 Nguyễn Bá Hiền Phó Hiệu trưởng Năm Mậu Tý đã qua đi để lại cho chúng ta những niềm vui và nỗi buồn khó tả. Chúng ta có niềm vui vì năm 2008 đánh dấu sự thành công trên nhiều mặt của Nhà trường: hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh Cao đẳng, quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng; chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên cho ngành theo Nghị định số 55 và số 59 của Thủ tướng chính phủ. Chỉ tiêu lao động và thu nhập đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Chất lượng đội ngũ được nâng lên một bước quan trọng, năm qua đã có hơn 10 cán bộ giảng dạy được cử đi học Cao học, nâng cao tổng số cán bộ, giảng viên đang học cao học là 26 người. Công tác biên soạn và nghiên cứu khoa học năm qua cũng được đẩy mạnh và phát triển. Sự kiện nổi bật của năm qua là chúng ta đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 35 năm thành lập trường và đón nhận phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước khen tặng, đó là huân chương Lao động hạng nhất cho trường và các phần thưởng cao quý khác cho cá nhân và cho tập thể, theo đó Nhà trường đã tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm tại trường và tại các địa phương đạt kết quả tốt, nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, giao lưu kết nghĩa đã được Đoàn trường và Công đoàn tổ chức, nhiều hội thi, hội thao các cấp đều đạt các giải thưởng cao. Tuy nhiên vào những ngày cuối của tháng 10 năm 2008, thầy Hiệu trưỏng đã qua đời trong sự tiếc thương vô hạn của cán bộ viên chức, học sinh sinh viên toàn trường và bạn bè thân hữu gần xa, đây là tổn thất to lớn cho sự nghiệp của Nhà trường. Trong điếu văn của Lãnh đạo nhà trường tại lễ truy điệu thầy Hiệu trưởng có hứa với thầy Hiệu trưởng rằng, toàn trường sẽ biến đau thương thành hành động, sẽ đoàn kết một lòng cùng với Ban giám hiệu, BCH Đảng uỷ sẽ tiếp tục sự nghiệp mà thầy Hiệu trưởng để lại. Để thực hiện quyết tâm đó, trong năm 2009 chúng ta sẽ ra sức đoàn kết, hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu Bộ giao, giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của ngành, tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội, tiếp tục hoàn thành chiến lược phát triển trường đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo theo tín chỉ theo tiến độ đã đề ra. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức – người lao động và học sinh sinh viên trong toàn trường. Phấn đấu đến hết Quý I năm 2009 sẽ nhận bàn giao

decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

  • Upload
    lamnhan

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

CHÀO NĂM MỚI XUÂN KỶ SỬU 2009

Nguyễn Bá Hiền Phó Hiệu trưởng

Năm Mậu Tý đã qua đi để lại cho chúng ta những niềm vui và nỗi buồn khó tả. Chúng ta có niềm vui vì năm 2008 đánh dấu sự thành công trên nhiều mặt của Nhà trường: hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tuyển sinh, đặc biệt là tuyển sinh Cao đẳng, quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng; chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên cho ngành theo Nghị định số 55 và số 59 của Thủ tướng chính phủ. Chỉ tiêu lao động và thu nhập đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Chất lượng đội ngũ được nâng lên một bước quan trọng, năm qua đã có hơn 10 cán bộ giảng dạy được cử đi học Cao học, nâng cao tổng số cán bộ, giảng viên đang học cao học là 26 người. Công tác biên soạn và nghiên cứu khoa học năm qua cũng được đẩy mạnh và phát triển.

Sự kiện nổi bật của năm qua là chúng ta đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 35 năm thành lập trường và đón nhận phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước khen tặng, đó là huân chương Lao động hạng nhất cho trường và các phần thưởng cao quý khác cho cá nhân và cho tập thể, theo đó Nhà trường đã tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm tại trường và tại các địa phương đạt kết quả tốt, nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, giao lưu kết nghĩa đã được Đoàn trường và Công đoàn tổ chức, nhiều hội thi, hội thao các cấp đều đạt các giải thưởng cao.

Tuy nhiên vào những ngày cuối của tháng 10 năm 2008, thầy Hiệu trưỏng đã qua đời trong sự tiếc thương vô hạn của cán bộ viên chức, học sinh sinh viên toàn trường và bạn bè thân hữu gần xa, đây là tổn thất to lớn cho sự nghiệp của Nhà trường. Trong điếu văn của Lãnh đạo nhà trường tại lễ truy điệu thầy Hiệu trưởng có hứa với thầy Hiệu trưởng rằng, toàn trường sẽ biến đau thương thành hành động, sẽ đoàn kết một lòng cùng với Ban giám hiệu, BCH Đảng uỷ sẽ tiếp tục sự nghiệp mà thầy Hiệu trưởng để lại.

Để thực hiện quyết tâm đó, trong năm 2009 chúng ta sẽ ra sức đoàn kết, hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu Bộ giao, giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc của ngành, tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo theo nhu cầu xã hội, tiếp tục hoàn thành chiến lược phát triển trường đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo theo tín chỉ theo tiến độ đã đề ra. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức – người lao động và học sinh sinh viên trong toàn trường. Phấn đấu đến hết Quý I năm 2009 sẽ nhận bàn giao và đưa khối nhà hành chính mới xây vào sử dụng. Tiếp tục đề nghị Bộ làm thủ tục bổ sung Ban giám hiệu và bổ nhiệm Hiệu trưởng đồng thời đề nghị Đảng bộ Quận làm thủ tục bổ sung BCH Đảng uỷ và Bí thư Đảng uỷ nhà trường để lãnh đạo công việc của Nhà trường trong tình hình mới.

Chào mừng năm mới Kỷ Sửu, Nhà trường xin ghi nhận sự đóng góp của mỗi cán bộ viên chức, người lao động và mỗi học sinh sinh viên trong toàn trường và mong rằng sang năm mới trường ta sẽ thu được nhiều thắng lợi mới.

Nhân dịp đón xuân mới, thay mặt lãnh đạo Nhà trường xin gửi tới toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức, người lao động và học sinh sinh viên toàn trường cùng gia đình năm mới mạnh khoẻ, an khang thịnh vượng.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BỒI DƯỠNG THẾ HỆ TRẺ CHO ĐỜI SAU

Phạm Thị Hoa Bộ môn Lý luận chính trị

Page 2: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên động viên thế hệ trẻ phải ra sức rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà. Người nhắc nhở Đảng và chính quyền các cấp phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trước khi vĩnh biệt chúng ta trong “Di chúc”, Người còn căn dặn “ Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành

những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”.[1]

Sau cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước là thế hệ trẻ thanh niên. Năm 1947, Người khẳng định :“Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”. Với Người, thế hệ trẻ không chỉ là bộ phận quan trọng của dân tộc mà còn là lực lượng xung kích của cách mạng: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.[2]

Với vai trò là đội ngũ hậu bị - lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng, Người nói: “Tôi luôn nói đến thế hệ trẻ, vì trong mọi công việc, thế hệ trẻ ta luôn hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng”[3]. Là những người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ - trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục sự nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh vẻ vang mà lớp người đi trước đã chuyển giao vào tay mình, Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên phải trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, phải: “là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già…, là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.[4]

Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, nhân dịp tết nguyên đán 1946, Bác viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [5]. Với tấm lòng đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và năng lực sáng tạo…Đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ. Chính vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng như năng lực sáng tạo phi thường của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ nói chung và trẻ em nói riêng luôn ở trong từng nhịp đập trái tim và tâm trí của Người; lúc nào Người cũng dành muôn vàn tình yêu thương cho thế hệ trẻ; Người còn gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai của cách mạng, của dân tộc vào họ. Nhân ngày khai trường của của năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Người đã gửi thư, khích lệ và động viên học sinh cả nước: “Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta, làm sao chúng ta theo kịp các nước trên toàn cầu”. Trong công cuộc kiến thiết đó, Nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ nhằm mục tiêu xây dựng con người mới XHCN phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho thời đại. Theo Hồ Chí Minh cách mạng càng phát triển, càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ các thế hệ, dân trí phải được nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan tâm tới thế hệ trẻ.

Muốn thế hệ trẻ của chúng ta trở thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” thì công tác giáo dục phải tiến hành một cách toàn diện như lời Người đã dạy: “Trong việc giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất”. Người cho rằng, giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ phải chú ý đến cả

Page 3: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

hai yếu tố đạo đức và tài năng, trong đó lấy đạo đức làm gốc. Đức ở đây chính là đạo đức cách mạng, nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Thấm nhuần và thực hiện những tư tưởng đúng đắn, sâu sắc của Người, nhiều thế hệ cách mạng đã nhanh chóng trưởng thành, đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng XHCN mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình, ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học- công nghệ, để cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chăm lo đến việc giáo dục đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, coi đó là vấn đề then chốt trong chiến lược con người. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến những nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng của tuổi trẻ, có nhiều ghi nhận và tôn vinh những thanh niên, học sinh tiêu biểu xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách, kế hoạch giáo dục đào tạo cụ thể, xác thực theo tiêu chí xây dựng con người trong tiến trình CNH, HĐH là có kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo, khả năng sáng tạo trong thời đại kinh tế tri thức.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội thanh niên Việt Nam nòng cốt là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kết hợp với các tổ chức xã hội, phát động nhiều phong trào sôi nổi trên phạm vi cả nước, tiêu biểu là phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”…Từ những phong trào này thế hệ trẻ Việt Nam được trưởng thành về mọi mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ học vấn, kinh nghiệm…; qua đó cũng khơi dậy tiềm năng to lớn của tuổi trẻ, tạo cơ hội, môi trường để thế hệ trẻ đóng góp sức lực vào công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt do không nghiêm túc rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh thiếu niên nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, nghiện ngập, vi phạm pháp luật…Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thể hệ trẻ, coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, bởi nó liên quan trực tiếp tương lai của đất nước.

Ngày nay, nước ta mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách, song trên nền tảng Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng, kế tục truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi đi theo con đường Bác Hồ đã lựa chọn, đất nước ta nhất định sẽ giành được thắng lợi to lớn để thỏa lòng mong ước của Người. Có thể khẳng định rằng, cùng với những biện pháp tích cực và đồng bộ khác, cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng ta đã và đang phát động chính là một cơ hội tốt cho thế hệ trẻ tiếp tục rèn luyện phấn đấu và trưởng thành.--------------------------

(1). Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; NXB trẻ, Thành phố HCM, 2005, tr 33.(2), (3), (5) Những lời Bác Hồ dạy thanh niên thiếu niên và học sinh; NXB Thanh niên, NXB Bến Tre, 2000, tr 13; tr

10; tr11.(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.488Tài liệu tham khảo khác:- Tạp chí Lịch sử Đảng số 4/2008.- Tạp chí Cộng sản các số năm 2008.

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRƯỚC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TÍN DỤNG THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Hoàng Oanh

Page 4: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Khoa Quản trị kinh doanh

hủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới xuất phát từ Mỹ, đến nay đã lan rộng ra hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng này đến nền

kinh tế Việt Nam được thấy rõ thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp, kim ngạch xuất khẩu, lượng kiều hối đều giảm, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng…..

KViệt Nam với gần 80% dân số ở khu vực nông nghiệp, nông thôn; phần lớn các mặt hàng xuất

khẩu chủ lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp như cao su, cà phê, gạo……Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản 11 tháng năm 2008 đạt 7,8 tỷ USD tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2007. Cụ thể, các mặt hàng chính như gạo có mức tăng kim ngạch cao nhất trong các mặt hàng nông sản, ước tổng lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt gần 4,3 triệu tấn, kim ngạch 2,7 tỷ USD, tăng hơn 88% về giá trị so cùng kỳ năm 2007. Cà phê xuất khẩu 11 tháng đạt 863 nghìn tấn, kim ngạch 1,78 tỷ USD. Cao su 586 nghìn tấn, tăng 22,3% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước. Chè ước 11 tháng đầu năm đạt 100 nghìn tấn, tương đương 140 triệu USD. Hạt điều dự kiến 153 nghìn tấn, tăng 11% về lượng và 19,5% về giá trị so cùng kỳ; 11 tháng đầu năm sản phẩm tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 300 triệu tấn; đồ gỗ và lâm sản ước trên 2,77 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Hiệu quả xuất khẩu nông sản cao; so sánh hiệu quả xuất khẩu giữa dệt may và nông sản thì: “Nếu xuất khẩu dệt may được 100 đồng thì Việt Nam chỉ được 30 đồng nhưng với 100 đồng xuất khẩu nông sản sẽ thu về 70 đồng. Giảm 1 tỷ USD xuất khẩu nông sản tương đương với giảm 3 tỷ USD xuất khẩu các mặt hàng khác. Theo TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT cho biết: ngành nông nghiệp đã liên tiếp 2 lần “cứu” nền kinh tế thoát khỏi bờ vực khủng hoảng. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, công nghiệp – dịch vụ đều giảm, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. Như vậy ngành nông nghiệp đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế.

Cơn bão khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động đến nông sản xuất khẩu của nước ta từ tháng 9/2008. Cùng thời điểm đó, hầu hết các nước xuất khẩu nông sản lớn đều được mùa. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản... là nguyên nhân chính khiến sức cầu sụt giảm mạnh. Những rắc rối của hệ thống ngân hàng tại những thị trường lớn làm hạn chế khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Việt Nam. Những tác động trên đã làm cho giá nông sản xuất khẩu giảm nhanh và ở mức quá thấp, tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Nếu trong tháng 7/2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD thì đến tháng 11/2008, con số này ước còn 1,2 tỷ USD, giảm gần 32%.

Hiện nay nhiều quỹ đầu tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông sản dẫn tới sự giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn; giới đầu cơ quốc tế lại tung một lượng lớn hàng nông sản ra thị trường làm mất cân bằng cung cầu nghiêm trọng, làm giá nông sản giảm đột ngột. Việc nhiều quốc gia tăng trợ cấp nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cũng khiến nông sản mất giá, điển hình như cà phê giảm 32%, cao su giảm 50%... Dự báo giá các mặt hàng nông sản sẽ tiếp tục giảm trong tương lai, trong đó những mặt hàng có nguy cơ giảm mạnh nhất là cao su, cà phê, chè… do cầu giảm; riêng đối với gạo là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên cầu giảm không nhiều, do đó giá cả sẽ có tính ổn định.

Theo một số chuyên gia kinh tế, sẽ có 3 kịch bản về khủng hoảng tài chính toàn cầu: Khủng hoảng có thể kéo dài tới giữa năm 2009 và phục hồi ngay trong năm; kéo dài hết năm 2009 và phục hồi trong năm 2010; và khủng hoảng tiếp tục lún sâu hơn nữa. Trong ba kịch bản trên, thì kịch bản thứ hai có khả năng xảy ra với những nỗ lực của Chính phủ các nước nhằm cứu nguy thị trường tài chính. Tuy nhiên, cả 3 kịch bản này đều dẫn tới hệ quả là xuất khẩu nông sản Việt Nam giảm tương ứng là 10,8 tỷ USD; 13 tỷ USD và 15,3 tỷ USD. Và dù ở kịch bản nào thì ngành nông nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn không chỉ trong xuất khẩu mà cả cạnh tranh thị trường trong nước khi sản lượng thương mại toàn cầu sẽ giảm từ 1,8% xuống -1,1%. Điều này sẽ tác động rất lớn tới đời sống và thu nhập của nông dân.

Page 5: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Sang năm 2009, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sẽ tiếp tục khó khăn, do những biến động vĩ mô và biến động của thời tiết nên cần có biện pháp ứng cứu quyết liệt. Nếu nông nghiệp không được vực lên thì sẽ gây ảnh hưởng tới tăng trưởng và an sinh xã hội. Một số lượng lớn người nghèo bị ảnh hưởng mạnh trong khi số hộ cận nghèo rơi xuống nghèo sẽ có khả năng tăng cao. Nếu nông nghiệp không có những chính sách phát triển đột biến, để đủ sức chống chọi với khủng hoảng, trong khi công nghiệp, dịch vụ chúng ta đã bắt đầu giảm, kéo theo một lượng lao động mất việc tạm thời đổ về nông thôn càng gây sức ép khó khăn cho khu vực này.

Để ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ đã có gói kích cầu 6 tỷ USD tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, xuất khẩu…... Để ngăn cản tác động cộng hưởng của suy thoái kinh tế đối với lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ nên có nguồn vốn để giải cứu cuộc khủng hoảng nông nghiệp trong thời gian tới. Hiện nay, lãi suất ngân hàng đã giảm, nhưng nông dân và doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn tín dụng do ngân hàng đòi phải trả hết nợ cũ vay với lãi suất cao thì mới cho vay với lãi suất thấp như hiện nay. Thế nhưng, do nông dân và doanh nghiệp đều tồn đọng hàng nên rất khó có vốn để trả. Vì thế, Chính phủ cần chỉ đạo các ngân hàng áp dụng biện pháp khoanh nợ đối với những khoản vay chịu lãi suất cao và cho vay mới với lãi suất hiện nay, có như vậy mới tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, cần chuẩn bị những phương án đối phó với những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới. Những khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 là: 1) Nền kinh tế thế giới sẽ được phục hồi trong năm 2009, kinh tế Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP từ 6% - 7%; 2) Nền kinh tế thế giới tiếp tục bị suy thoái, do đó dự đoán GDP của Việt Nam tăng trưởng 4 - 5%, lạm phát 8 - 9%.

Những giải pháp có thể là:

1. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, ngành hàng nào có triển vọng xuất khẩu cao thì tăng sản lượng; 2. Áp dụng các biện pháp để giảm giá thành, chiến lược về giá, tăng chất lượng nông sản và đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 3. Tìm biện pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp làng nghề, nông dân tiếp cận

những nguồn vốn vay ưu đãi; 4. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác dự báo, thống kê thị trường;5. Duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống và xúc tiến nhiều hơn thị trường mới như Châu Phi,

Châu Mỹ …… chú ý đến thị trường nội địa;6. Xây dựng hàng rào kỹ thuật quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu, cải thiện hệ thống lưu kho,

phân phối nông sản trong nước;7. Thu mua lúa và trợ cấp thẳng cho người nông dân;8. Ổn định sản lượng và giá vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất.

Tài liệu tham khảo: Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐÀ NẴNG: SIÊU THỊ NỘI LOAY HOAY TÌM CHỖ ĐỨNGHoàng Hà Tiên

Khoa Quản trị kinh doanh

Page 6: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

ăm 2002 siêu thị Đà Nẵng được đưa vào hoạt động, vào thời điểm đó siêu thị này là niềm tự hào của Đà Nẵng và cả miền Trung. Tới Đà Nẵng, người ta không chỉ dừng

chân tại Ngũ Hành Sơn, bảo tàng Chăm... mà còn ghé siêu thị Đà Nẵng để mua sắm. Nơi đây từng là biểu tượng cho sự đổi mới, sầm uất của thành phố. Tháng 7 năm 2006, một siêu thị lớn nữa ra đời, siêu thị Nhật Linh với tổng diện tích 10000m2, 8 tầng trưng bày hàng tự chọn từ thời trang, hàng gia dụng đến hàng nội thất đa dạng và phong phú về chủng loại với hoạt động khai trương hoành tráng, hy vọng tràn trề về hiệu quả kinh doanh. Từ đó đến nay, hàng loạt siêu thị mới xuất hiện như Intimex, Rosa ...và không thể không kể đến hai đại gia siêu thị thế giới vào Đà Nẵng: Metro và Big C. Đà Nẵng bao giờ cũng hồ hởi với cái mới, trong ngày khai trương, người dân xếp hàng dài để được vào Metro trong ngày áp thấp nhiệt đới mưa tầm tã từ sáng đến chiều, chen đến nghẹt thở để được vào Big C với thời tiết nắng như thiêu như đốt. Giám đốc của cả hai siêu thị đều bất ngờ trước sự việc này bởi vì đây là điều chưa từng có trong tiền lệ.

N

Sự xuất hiện của các đại gia nước ngoài đã chia nhỏ miếng bánh thị trường bán lẻ Đà Nẵng, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi trong khi thị trường lại phát triển chưa tương xứng. Người dân Đà Nẵng có thu nhập bình quân đầu người ước đạt khoảng 23,3 triệu đồng/người/ năm (2008) nhưng tỷ lệ người dân có điều kiện tới siêu thị mua sắm chỉ đạt 25- 30%, tức là khoảng 70% người dân vẫn có thói quen mua sắm tại chợ hoặc lâu lâu mới ngó ngang qua siêu thị. Và cái bánh thị trường đã được phân chia, Big C và Metro giành được vị thế áp đảo, cảnh chợ chiều diễn ra tại siêu thị Đà Nẵng, siêu thị Nhật Linh và một số siêu thị khác. Siêu thị Đà Nẵng đã phải đóng cửa để sửa sang tu bổ ngay thời gian đông khách nhất trong năm, siêu thị Nhật Linh thì mỗi ngày không có quá 20 người khách và buổi tối cứ ba bóng đèn thì bật một bóng bởi có sáng cũng không ai vào mà lại còn tốn thêm chi phí tiền điện. Vậy những nguyên nhân nào làm cho các siêu thị của Đà Nẵng thua ngay tại sân nhà? Mặc dù tâm lý chung của người Việt Nam là sính dùng hàng ngoại, thích đi siêu thị ngoại nhưng đây không phải là lý do chính để tạo nên chiến thắng oanh liệt của các siêu thị nước ngoài tại thị trường Đà Nẵng. Nếu như những siêu thị của Việt Nam nhắm vào đối tượng khách là người có thu nhập trung bình khá và có thói quen đi siêu thị thì các siêu thị ngoại nhắm vào 70% còn lại, Big C với tiêu chí “Giá rẻ cho mọi nhà” , “Big C luôn soi giá giùm bạn”; còn Metro, đại gia bán sỉ khi vào Việt Nam, một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, đã không bỏ qua hoạt động bán lẻ, nghĩa là dù khách hàng không có thẻ thành viên, khách hàng vẫn có thể được vào. Điều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và mua hàng là điều không thể tránh khỏi. Về vị trí địa lý, khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, các siêu thị đều lựa chọn cho mình những địa điểm tốt nhất, Big C đã có một vị trí tuyệt vời, ngã tư trung tâm thành phố, gần sân bay, nhà ga, có tuyến đường xe buýt ra bến xe liên tỉnh, vị trí đó đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Big C. Metro là nhà cung cấp hàng sỉ nên theo quy hoạch của thành phố, Metro phải đóng ở ngoại ô nhưng do tốc độ đô thị hoá nhanh nên Metro được lợi rất lớn, nơi đây không còn là ngoại ô hẻo lánh nữa mà mật độ dân số đã đông hơn và do đó đã thu hút được lượng khách không nhỏ tới đây tham quan, mua sắm. Người dân Đà Nẵng quen dần với việc đi siêu thị, đi siêu thị không chỉ với một mục đích duy nhất là mua hàng, họ còn đi để ngắm nghía, để thư giãn và tập thể dục. Do đó, đòi hỏi các siêu thị phải có một không gian thật sự thoải mái. Ánh đèn sáng, màu vàng tạo sự ấm cúng, nhạc du dương và rộn rã theo mùa, hàng hoá bày biện ngăn nắp và bắt mắt điều này các siêu thị ngoại hơn hẳn các siêu thị trong nước và do đó khách hàng lựa chọn siêu thị ngoại khi có nhu cầu là điều tất yếu. Với tiềm lực vốn lớn, Metro và Big C có hơn 40000 mặt hàng để người tiêu dùng thoả sức lựa chọn, bên cạnh đó các siêu thị nước ngoài luôn tung ra các đợt khuyến mãi trong năm với nhiều hình thức, quà tặng đính kèm sản phẩm, giảm 20-30% giá bán trên sản phẩm, giờ vàng mua sắm... trong khi siêu thị Đà Nẵng, Nhật Linh trong năm chỉ có vài ba đợt khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng thì 100 người mới có một người trúng, điều này làm người tiêu dùng không thấy được sự hấp dẫn của các chương trình khuyến mãi và do đó không thúc đẩy việc mua hàng của họ.

Page 7: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Ngoài ra còn có các dịch vụ liên quan mà không thể không nhắc đến. Với hệ thống kho bãi rộng, Metro giữ xe miễn phí còn Siêu thị Đà Nẵng thì phiếu gửi xe ghi 1000đ nhưng phí giữ xe thực tế lại là 2000đ, điều này làm cho người tiêu dùng cảm thấy không thực sự hài lòng và mãi đến khi siêu thị Đà Nẵng gần đóng cửa để tu bổ thì sự việc này mới được chấn chỉnh. Đối với dịch vụ đổi ngoại tệ, các siêu thị ngoại luôn có dịch vụ này, còn một số các siêu thị nội, dịch vụ này vẫn chưa có, do đó khách du lịch nước ngoài khi vào siêu thị, người mua muốn mua, người bán muốn bán, nhưng không làm sao xảy ra hoạt động mua bán. Và không thể không nhắc đến hệ thống toilet rất sạch sẽ của Big C, những điều tưởng chừng như nhỏ vậy nhưng nó mang lại hiệu quả rất lớn đến việc tạo dựng hình ảnh, tạo dựng lòng tin nơi khách hàng. Ngày 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn theo cam kết với WTO, các nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài được phép nhảy vào, hàng hoá nước ngoài sẽ đổ bộ vào Việt Nam nhiều hơn. Thời gian chỉ tính từng ngày, vậy làm thế nào để tồn tại? Các siêu thị Việt sẽ phải tự thay đổi mình, phục vụ khách hàng tốt hơn, coi trọng chữ tín hơn, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm tạo dựng lòng tin, từ đó sẽ tìm lại được chỗ đứng đã mất trên thị trường. Tôi xin kết thúc bài viết của mình bằng một hy vọng “Các doanh nghiệp Việt Nam có thói quen nước đến chân mới nhảy nhưng đã nhảy thì nhảy cao!?”.

Paul Rubin Krugman, người được nhận giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008

Nguyễn Tri Vũ Phòng Khoa học và Đối ngoại

Paul Robin Krugman sinh ngày 28/2/1953 tại Long Island, NewYork, Hoa Kỳ, là nhà Kinh tế học vĩ mô, giáo sư Đại học Princeton, đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 vào ngày 13/10 vừa qua vì những đóng góp của ông cho khoa học kinh tế, đặc biệt là lý thuyết thương mại (mới) và kinh tế địa lý (mới).Bài viết này nhằm giới thiệu tóm tắt về hai đóng góp quan trọng đó của ông cùng bạn đọc yêu thích hay quan tâm đến Kinh tế học nói chung, Kinh tế thương mại nói riêng.

1. Lý thuyết thương mại mới – New trade theoryCác sách giáo khoa về Kinh tế học từ đầu thế kỷ XX đến những năm 1970, thậm chí cho đến hiện

nay đã giải thích về thương mại quốc tế bằng các lý thuyết của Adam Smith (Lợi thế tuyệt đối), của David Ricardo (Lợi thế so sánh), của Heckscher-Ohlin (Tỷ lệ các nhân tố)... Theo đó, sự khác nhau giữa các quốc gia về các nguồn lực và về năng suất lao động là động lực của thương mại quốc tế, dẫn đến sự trao đổi và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Chẳng hạn như Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nga và nhập khẩu về thiết bị điện; Hoa kỳ nhập khẩu hàng dệt của Trung Quốc và xuất khẩu sang Trung Quốc máy bay Boing...

Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế lại có hiện tượng là giữa các nước như Nhật và Hàn Quốc, Pháp và Đức, Mỹ và Canada; mặc dù nguồn lực cũng như năng suất lao động không khác biệt nhiều nhưng trao đổi thương mại giữa những nước này lại khá lớn. Các nước phát triển buôn bán với nhau không phải chỉ có những sản phẩm do khác biệt về nguồn lực hay năng suất, không phải chỉ bán thứ này và mua thứ khác mà họ còn buôn bán với nhau cùng một loại sản phẩm như ôtô hoặc rượu. Nếu vận dụng các lý thuyết thương mại cũ nói trên thì sẽ khó giải thích một cách thuyết phục các hiện tượng này.

Page 8: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Từ những năm 1950 các nhà kinh tế đã phát hiện ra vấn đề này và cố gắng giải thích bằng lý thuyết thương mại nội ngành (intra industry trade) nhưng vẫn chưa mang tính toàn diện, triệt để. Đến năm 1979, bằng một bài báo dài 10 trang, P. Krugman đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thương mại mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy mô, sự đa dạng về sự sở thích của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền.

Theo P. Krugman, sở dĩ trên thế giới mặc dù người ta có thể lập ra rất nhiều hãng sản xuất máy bay nhưng thực tế chỉ cần và chỉ có một số ít hãng sản xuất và cung cấp máy bay cho toàn thế giới như Boing, Airbus... Đó là vì tính kinh tế của quy mô. Thật vậy, sản xuất quy mô lớn cho phép hãng hạ giá thành đến mức thấp nhất và tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, duy trì sự tồn tại và có khả năng thôn tính các hãng khác nếu có ý định gia nhập ngành. Và dĩ nhiên, sản xuất quy mô lớn cũng tạo thuận lợi cho việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới, đảm bảo và liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để giải thích cho các hiện tượng như Thụy Điển vừa xuất khẩu ôtô (Volvo) lại vừa nhập khẩu ôtô (ví dụ BMW hay Phantome), cầu thủ người Anh đá bóng cho câu lạc bộ của Ý và cầu thủ Brazin thì sang đá cho câu lạc bộ của Anh..., P. Krugman đã viện đến lý do là sự đa dạng về sở thích của người tiêu dùng. Thực tế đúng như vậy. Người tiêu dùng Việt Nam thích dùng gạo sản xuất ở Thái Lan, mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới...

Cho tới ngày nay, lý thuyết Thương mại mới của Paul Krugman (cùng với sự đóng góp lớn của Bhagwati, Dixit, Helpman, Norman…) đã trở thành lý thuyết chính trong ngành thương mại quốc tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và Heckscher-Ohlin. Những nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại quốc tế hơn 30 năm qua hầu hết đều dựa trên những nền tảng của lý thuyết này.

2. Kinh tế địa lý mới – New economic geopraphyBên cạnh việc khai sáng cho lý thuyết Thương mại mới, P. Krugman còn là người tiên phong trong

ngành kinh tế địa lý. Ông áp dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong phân tích các vấn đề về địa lý, tạo ra sự nối kết giữa hai mảng nghiên cứu này; và là người đề xuất ra lý thuyết sau này được gọi tên là “địa lý kinh tế mới”. Trong một bài báo trên tờ Tạp chí Kinh tế Chính trị năm 1991, P. Krugman phát triển lý thuyết về sự lựa chọn địa điểm của lao động và hãng kinh doanh.

Theo ông, các hãng có xu hướng xác định vị trí sản xuất của mình ở những nơi “trung tâm” đông đúc dân cư và vốn, vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Nhưng việc này sẽ dẫn tới dân cư - vừa là người cung cấp lao động vừa là người tiêu dùng - sẽ càng di chuyển tới những “trung tâm” này vì ở đó có tính lợi thế quy mô cao hơn, cũng có nghĩa là giá cả hàng hóa rẻ hơn và sản phẩm đa dạng hơn. Điều này giải thích quá trình đô thị hóa và di cư ở trong lòng các quốc gia, từ những nơi thưa thớt dân cư tới những nơi đông dân hơn. Tuy nhiên, tập trung hóa vốn và lao động không phải là khả năng duy nhất. Sự hạn chế tập trung hóa chính là ở chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng sẽ cao nếu như các hãng tập trung hóa ở một khu vực nhất định trong quốc gia. Do đó, quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của các hãng phụ thuộc vào tương quan giữa việc tận dụng lợi thế quy mô và việc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Giảm chi phí vận chuyển sẽ dẫn tới quá trình tập trung hóa và đô thị hóa. Theo mô hình này, sự giảm sút nhanh chóng chi phí vận chuyển nhờ các tiến bộ công nghệ trong thế kỷ 20 đã giải thích phần lớn cho quá trình đô thị hóa và sản xuất tập trung ở các nước trên thế giới.

Những công trình về hai mảng nghiên cứu nói trên của P. Krugman là cơ sở chính để ông nhận được giải Nobel Kinh tế. Nhưng các mối quan tâm của P. Krugman không dừng lại ở đó. Trong chừng 10 năm gần đây, ông quan tâm nhiều tới các vấn đề kinh tế vĩ mô và kinh tế quốc tế như khủng hoảng tài chính, lạm phát- giảm phát…Trước khủng hoảng tài chính châu Á, trong khi hầu hết các nhà kinh tế đều ca ngợi các “con rồng” châu Á như là những thành công kinh tế vững chắc thì P. Krugman là một trong những người đầu tiên nhận ra những điểm yếu của các nền kinh tế này- cụ thể là sự phát triển dựa chủ yếu vào vốn và lao động, thay vì vào năng suất. Cuối thập niên 1990, ông có một loạt các bài viết về kinh tế Nhật Bản, giải thích sự suy thoái của kinh tế nước này bằng hiện tượng “cái bẫy thanh

Page 9: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

khoản” (liquidity trap), khiến cho chính sách tiền tệ nước này trở nên vô hiệu do lạm phát danh nghĩa quá thấp. Gần đây nhất, Krugman có nhiều bài viết về khủng hoảng tài chính Mỹ.

Không chỉ là nhà kinh tế xuất sắc, P. Krugman còn có khả năng diễn giải những vấn đề phức tạp nhất một cách hết sức giản dị và chính xác. Chỉ bằng những câu rất ngắn gọn, vài hình minh họa hay vài công thức, ông có thể chỉ ra những nguyên nhân then chốt nhất dẫn tới khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, suy thoái kinh tế Nhật Bản thập niên 1990 hay khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.

Tài liệu tham khảo:1. http://nobelprize.org 2. http://vi.wikipedia.org 3. http://tuanvietnam.net

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 90/2001/NĐ - CP CỦA CHÍNH PHỦ

Trần Thị HòaKhoa Kế toán - Tài chính

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tồn tại và phát triển ở tất cả các quốc gia trên thế giới như

một thành phần tất yếu của nền kinh tế. Ở nước ta, phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự ra đời của nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV đã đánh dấu tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, sau 3 lần dự thảo sửa đổi, điều 3 “định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa” của nghị định số 90 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, gây khó khăn và lúng túng cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xác định DNNVV. Bài viết này nhằm đưa ra một số ý kiến đánh giá và nhận xét về điều 3 của nghị định này. 1. Đặt vấn đề

Từ năm 1998 trở về trước, nước ta chưa có văn bản nào quy định phân loại doanh nghiệp theo quy mô, mà chủ yếu phân loại doanh nghiệp theo 2 nhóm: doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sự ra đời của công văn số 681/1998/CP-KTN, ngày 20/06/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình thống nhất quan niệm và đẩy mạnh hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam. Công văn số 681 quy định, DNNVV là doanh nghiệp có quy mô vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng và số lượng lao động bình quân năm ít hơn 200 người. Tuy nhiên, công văn này lại khẳng định, các tiêu thức này chủ yếu mang tính chất quy ước hành chính để phục vụ cho việc quản lý và vận dụng chính sách hỗ trợ phát triển. Bước sang năm 1999, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, bằng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp, thêm vào đó là sự ra đời của các luật thuế, các DNNVV đã có nhiều sự chuyển biến đột phá. Để phù hợp với xu thế mới, ngày 23/11/2001 Chính phủ ban hành nghị định số 90/2001/NĐ-CP nhằm trợ giúp phát triển DNNVV. Theo đó, nghị định số 90 đã đưa ra tiêu chuẩn chính thức, áp dụng thống nhất để phân loại DNNVV.

Cùng với quá trình phát triển của đất nước, việc vận dụng nghị định này vào thực tế hiện nay đã không còn phù hợp, bộc lộ một số bất cập, nhất là trong vấn đề “Định nghĩa DNNVV”, dẫn đến gây khó khăn và lúng túng cho các doanh nghiệp và các cấp quản lý nhà nước trong vấn đề xác định tiêu

Page 10: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

chuẩn DNNVV, liên quan đến việc hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với loại hình doanh nghiệp này. Vì lẽ đó, tác giả xin đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề xác định các tiêu chí đối với DNNVV ở nước ta, có tham khảo tiêu thức đánh giá của một số quốc gia trên thế giới.2. Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam

Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó... Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp (Bảng 1).

Bảng 1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực

Quốc gia/Khu vực

Phân loại DN vừa và nhỏ

Số lao động bình quân Vốn đầu tư Doanh thu

A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN1. Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định Không quy định

2. Nhật

- Đối với ngành sản xuất- Đối với ngành thương mại- Đối với ngành dịch vụ

1-300

1-100

1-100

¥ 0-300 triệu

¥ 0-100 triệu

¥ 0-50 triệu

Không quy định

3. EU Siêu nhỏNhỏVừa

< 10< 50< 250

Không quy định Không quy định< €7 triệu< €27 triệu

4. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định Không quy định5. Canada Nhỏ

Vừa< 100< 500

Không quy định < CDN$ 5 triệuCDN$ 5 -20 triệu

6. New Zealand Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Không quy định7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định Không quy định8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 80 triệu < NT$ 100 triệuB. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy

định< Baht 200 triệu Không quy định

2. Malaysia - Đối với ngành sản xuất 0-150 Không quy định RM 0-25 triệu3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 Peso 1,5-60 triệu Không quy định4. Indonesia Nhỏ và vừa Không quy

định< US$ 1 triệu < US$ 5 triệu

5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định Không quy địnhC. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI1. Russia Nhỏ

Vừa1-249250-999

Không quy định Không quy định

2. China NhỏVừa

50-100101-500

Không quy định Không quy định

3. Poland NhỏVừa

< 5051-200

Không quy định Không quy định

4. Hungary Siêu nhỏ 1-10 Không quy định Không quy định

Page 11: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

NhỏVừa

11-5051-250

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000.

Bảng 1 cho thấy, hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn các tiêu chí khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng giá trị tiền tệ. Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưng thường xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, tình trạng lạm phát... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại doanh nghiệp. Điều này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa chọn, tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.

Số liệu ở bảng 1 cũng cho thấy, đa số các quốc gia chỉ sử dụng 1 trong 3 tiêu thức đánh giá trên, đặc biệt là nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi. Một số quốc gia khác sử dụng kết hợp 2 trong 3 tiêu thức nói trên. Một số ít quốc gia sử dụng kết hợp cả 3 tiêu thức số lao động, vốn và doanh thu.

Ngân hàng thế giới (World Bank) và nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đều sử dụng tiêu chí số lao động để đánh giá. Theo World Bank, doanh nghiệp được chia thành 4 loại tương ứng với số lượng lao động như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động < 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động > 300 người)1. Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn phân loại DNNVV được thực hiện theo điều 3, nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Theo nghị định này, các doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, đuợc xếp loại nhỏ và vừa nếu đáp ứng điều kiện: có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 nguời. Nghị định cũng quy định rằng: căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. 

Như vậy, DNNVV được xác định hoàn toàn theo các tiêu thức về quy mô mà không quan tâm đến hình thức sở hữu. Điều này đã làm thay đổi tư duy quản lý cũng như nhận thức chung của xã hội, bởi trước đó, DNNVV thường bị đồng nhất với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến những phân biệt đối xử với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, các tiêu chí phân loại DNNVV của nghị định số 90 cần xác định lại trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, có tham khảo tiêu chí phân loại của một số quốc gia. Các lý do mà tác giả đưa ra để bảo vệ cho quan điểm này là: Thứ nhất, tiêu chí số lao động trung bình hàng năm cần được hướng dẫn cách tính toán cụ thể hơn, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại lao động khác nhau như lao động theo thời vụ, lao động theo danh sách, lao động theo hợp đồng và đóng bảo hiểm... cơ sở tính số lao động bình quân chỉ tính cho một loại, một vài loại lao động hay kết hợp tất cả các loại lao động có trong doanh nghiệp? Thứ hai, việc cho phép vận dụng 1 trong 2 tiêu chí “vốn đăng ký” và “số lao động” tuy linh hoạt nhưng tiêu chí “vốn đăng ký” thường thiếu tính ổn định lâu dài về mặt thời gian do chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường. Trong khi đó, tiêu chí số lao động bình quân không những thể hiện được tính ổn định trong cách phân loại doanh nghiệp mà còn thể hiện được tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia. 3. Kết luận và kiến nghị

Các tiêu chí xác định DNNVV theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP cần được xem xét lại, có tham khảo tiêu chí phân loại doanh nghiệp của một số quốc gia và ngân hàng thế giới. Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam, việc lựa chọn tiêu chí số lao động trung bình hàng năm là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những hướng dẫn cụ thể cách tính đối với tiêu chí này, tránh gây khó 1 Vũ Quốc Tuấn, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

Page 12: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

khăn và lúng túng cho doanh nghiệp và công tác thẩm định DNNVV của các cấp quản lý khi vận dụng chính sách của nhà nước vào thực tế. Xuất phát từ quan điểm trên, tác giả kiến nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần sửa đổi lại điều 3 “định nghĩa DNNVV” của nghị định số 90/2001/NĐ-CP như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”.

Tài liệu tham khảo1. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.2. Công văn số 681/1998/CP-KTN ngày 20/6/1998 của Chính phủ về việc định hướng chiến lược và chính sách hỗ

trợ phát triển DNNVV.3. Vũ Quốc Tuấn, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bài học kinh nghiệm của các nước và thực tiễn ở Việt Nam,

NXB Thống kê, Hà Nội.4. Website www.socongthuong.binhthuan.gov.vn ngày 20/12/2008. 5. Website www.business.gov.vn ngày 20/12/2008.

TRAO ĐỔI VỀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH TẾ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI

Nguyễn Hữu Cúc Khoa Kế toán - Tài chính

Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện, cùng với

việc nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thực tế hoạt động kinh doanh đã phát sinh nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai (mua, bán hàng hóa trực tiếp trên sàn giao dịch quốc tế). Cụ thể là một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê trên khu vực Tây nguyên đang thực hiện. Sau cà phê sẽ đến một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như đậu tương, cao su, gạo...

Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có gía là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng

đều được qui định một số lượng hàng hóa nhất định, ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tham gia việc mua, bán hàng hóa (hiện nay chủ yếu là cà phê) bằng hợp đồng tương lai, các giao dịch của doanh nghiệp được thực hiện trên mạng, tiền thanh toán chuyển khoản, các đối tác không hề biết nhau, không hề đụng đến hàng hóa mình mua, bán.

Trong phạm vi bài viết này không đề cập đến kỹ thuật giao dịch hợp đồng tương lai mà chỉ đề cập đến phương pháp kế toán khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế giao dịch hợp đồng tương lai, để đảm bảo đúng chế độ kế toán “phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp”. Hiện nay, giao dịch hợp đồng tương lai tuy đã phát sinh, nhưng trong chế độ kế toán tài chính chưa đề cập đến phương pháp kế toán. Do vậy, qua tìm hiểu thực tế và nghiên cứu chế độ kế toán đã ban hành, người viết muốn trao đổi với bạn đọc về phương pháp kế toán nghiệp vụ kinh tế giao dịch hợp đồng tương lai như sau:

- Về nguyên tắc kế toán:+ Mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng (nơi môi giới giao dịch giữa doanh nghiệp với thị trường

nước ngoài)+ Nộp tiền bằng ngoại tệ vào tài khoản ký quỹ theo mức quy định của ngân hàng (số tiền này

không được hưởng lãi)+ Mở sổ theo dõi số tiền trong tài khoản ký quỹ và phản ánh theo từng lần giao dịch.+ Thường xuyên đối chiếu số tiền trong tài khoản ký quỹ

- Về tài khoản sử dụng, chủ yếu sử dụng các tài khoản:

Page 13: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

+ TK 144 “Thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn”+ TK 515 “Doanh thu tài chính”+ TK 635 “Chi phí tài chính”(Nội dung, kết cấu tài khoản theo chế độ kế toán quy định)

- Về chứng từ kế toán: Chủ yếu là hóa đơn thu phí giao dịch và giấy báo của ngân hàng

- Về phương pháp kế toán:+ Nộp tiền vào tài khoản ký quỹ bằng tiền VND hoặc vay:

Nợ TK 144 - Tỷ gía giao dịchCó TK 1111, 1121 Có TK 311

Đồng thời ghi Nợ TK 007: số nguyên tệ ký quỹ+ Nộp tiền vào tài khoản ký quỹ bằng tiền ngoại tệ

Nợ TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệCó TK 1112, 1122 - Tỷ gía chi ngoại tệ

+ Kết thúc phiên giao dịch xác định lãi, lỗ. (Lãi, lỗ là khoản chênh lệch giữa gía bán với giá mua.) - Trường hợp lãi: Gía bán > gía mua

Nợ TK 144 - Tỷ gía giao dịchCó TK 515 - Tỷ gía giao dịch

Đồng thời ghi Nợ TK 007: số nguyên tệ lãi - Trường hợp lỗ: Gía bán < gía mua

Nợ TK 635 - Tỷ gía giao dịchCó TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệCó TK 515 - Chênh lệch tỷ gía giao dịch > Tỷ gía chi quỹ ngoại tệ

Trường hợp tỷ gía chi quỹ ngoại tệ lớn hơn tỷ gía giao dịch thì Nợ TK 635 ghi theo tỷ gía chi ngoại tệ.

Nợ TK 635 - Tỷ gía chi ngoại tệCó TK 144

Đồng thời ghi Có TK 007: số nguyên tệ lỗ+ Trả phí giao dịch cho ngân hàng

(Giao dịch mua bán hợp đồng tương lai là giao dịch không thực hiện tại Việt Nam nên không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Do vậy không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của phí giao dịch)

Nợ TK 635 - Tỷ gía giao dịch (phí bao gồm cả thuế GTGT)Có TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệCó TK 515 - Phần chênh lệch tỷ gía giao dịch > tỷ gía chi ngoại tệ

Đồng thời ghi Có TK 007: số nguyên tệ Trường hợp tỷ gía chi ngoại tệ > tỷ gía giao dịch thì ghi Nợ TK 635 theo tỷ gía chi ngoại tệ

+ Rút tiền từ tài khoản ký quỹ bằng tiền VND Nợ TK 1111, 1121 - Tỷ gía giao dịch

Có TK 144 - Tỷ gía chi ngoại tệ Phần chênh lệch tỷ gía giao dịch với tỷ gía chi ngoại tệ phản ánh vào TK 635 hoặc TK 515.

Đồng thời ghi Có TK 007: số nguyên tệ+ Rút tiền từ tài khoản ký quỹ bằng ngoại tệ

Nợ TK 1112, 1122 - Tỷ gía chi ngoại tệCó TK 144

+ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu tài chính (TK 515), chi phí tài chính (TK 635) sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành.

+ Cuối năm, nếu tồn tại tài khoản ký quỹ thì phải đánh gía lại khoản mục tiền có gốc ngoại tệ theo chuẩn mực kế toán số 10 “Xử lý tỷ gía”.

Page 14: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Ví dụ:Công ty thương mại “Anh Minh” thực hiện hạch toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên và

tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Có các nghiệp vụ kinh tế về giao dịch hợp đồng tương lai như sau:

1. Ngày 2/10/2008 chi quỹ tiền mặt VND nộp vào tài khoản ký quỹ theo qui định 30.000 USD. Tỷ gía giao dịch 16.800 VND/USD

2. Ngày 6/10/2008 mua 5 lot cà phê London (1 lot = 5 tấn), gía 1.100 USD/tấn. Thành tiền: 1.100 x 25 tấn = 27.500 USD.

Phí giao dịch 15 USD/lot: 15 x 5 = 75 USDThuế GTGT 10%: 75 x 10% = 7,5 USD Tổng cộng: 82,5 USD3. Ngày 7/10/2008 bán 5 lot London (ngày 6/10), gía 1.150 USD/tấn. Thành tiền 1.150 x 25

tấn = 28.750 USD.Phí giao dịch bao gồm cả thuế GTGT 82,5 USDTỷ gía giao dịch ngày 6 và 7 không thay đổi 16.950 VND/USD.4. Ngày 10/10/2008 mua 5 lot London, gía 1.050 USD/tấn. Thành tiền 1.050 x 25 tấn = 26.250

USD. Phí giao dịch bao gồm cả thuế GTGT 82,5 USD.Tỷ gía giao dịch 16.750 VND/USD.5. Ngày 11/10/2008 bán 5 lot London, gía 1.045 USD/tấn. Thành tiền 1.045 x 25 tấn = 26.125

USD. Phí giao dịch bao gồm cả thuế GTGT 82,5 USD.Tỷ gía giao dịch 17.000 VND/USD.

Định khoản: (Đơn vị tính: đồng. Chi ngoại tệ sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước)1. Nộp tiền vào tài khoản ký quỹ 30.000 USD x 16.800 = 504.000.000

Nợ TK 144 504.000.000Có TK 1111 504.000.000

Đồng thời Nợ TK 007 30.000 USD2. Trả phí giao dịch mua 5 lot Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.368.000 Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 16.950 = 1.398.375 Chênh lệch 30.375

Nợ TK 635 1.398.375Có TK 144 1.368.000Có TK 515 30.375

Đồng thời Có TK 007: 82,5 USD3. Lãi giao dịch 28.750 USD - 27.500 USD = 1.250 USD Tỷ gía giao dịch 1.250 USD x 16.950 = 21.187.500

Nợ TK 144 21.187.500Có TK 515 21.187.500

Đồng thời Nợ TK 007: 1.250 USD. Trả phí giao dịch bán Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.368.000 Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 16.950 = 1.398.375 Chênh lệch 30.375

Nợ TK 635 1.398.375Có TK 144 1.368.000Có TK 515 30.375

Đồng thời Có TK 007: 82,5 USD

Page 15: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

4. Trả phí giao dịch mua Tỷ gía giao dịch 82,5 USD x 16.750 = 1.381.875 Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.386.000 Tỷ gía chi ngoại tệ lớn hơn tỷ gía giao dịch-Ghi theo tỷ gía chi ngoại tệ

Nợ TK 635 1.386.000Có TK 144 1.386.000

Đồng thời Có 007: 82,5 USD5. Lỗ giao dịch 26.250 USD - 26.125 USD = 125 USD Tỷ gía giao dịch 125 USD x 17.000 = 2.125.000 Tỷ gía chi ngoại tệ 125 USD x 16.800 = 2.100.000 Chênh lệch: 25.000

Nợ TK 635 2.125.000Có TK 144 2.100.000Có TK 515 25.000

Đồng thời ghi Có 007: 125 USDTrả phí giao dịchTỷ gía giao dịch 82,5 USD x 17.000 = 1.402.500

Tỷ gía chi ngoại tệ 82,5 USD x 16.800 = 1.386.000 Chênh lệch 16.500

Nợ TK 635 1.402.500Có TK 144 1.386.000Có TK 515 16.500

Đồng thời ghi Có 007: 82,5 USD.

Page 16: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

XỬ LÝ NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN TRÊN WORD

Nguyễn Văn Hà Bộ môn Cơ Bản

hi thực hiện soạn thảo văn bản chúng ta thường gặp một số lỗi và phải tìm cách khắc phục. Với những người chuyên nghiệp thường soạn thảo văn bản thì không có gì khó khăn tuy nhiên những

người không chuyên nghiệp thì thật là “dở khóc dở cuời”.K1. Khi gõ chữ i chuyển thành chữ I

AutoCorrect (tự động thay thế đúng), trong khi thực hiện soạn thảo văn bản ta có nhiều từ, cụm từ lặp lại nhiều lần khi nay thay vì chúng ta gõ đi gõ lại thì chúng ta có thể thực hiện tạo từ gõ tắt bằng chức năng Autocorrect. Ví dụ Thương mại ta chỉ cần gõ tm, kinh tế => kt, sinh viên => sv, …và i =>I là một trường hợp từ gõ tắt. Và "lỗi" nó cũng bắt đầu từ đây.

a. Thực hiện tạo từ gõ tắt:

Tools / AutoCorrect options / Hộp thoại (Hình 1)

Tại mục

Replace: Gõ các ký tự tắt (tm, kt, sv, i …)Tại mục With: gõ nội dung cần gõ tắt (Thương mại, kinh tế, sinh viên, I …)

Kích chọn nút Add để thực hiện đặt

b. Xóa bỏ từ gõ tắt: (Hình 2)

Để thực hiện bỏ từ gõ tắt trên ta thực hiện tương tự tạo chọn nút Delete thay vì chọn nút Add. Để thực hiện được gõ tắt thì trong hộp thoại trên phải chọn mục Replace text As you typeKhi thực hiện đặt các từ gõ tắt nên tránh đặt trùng với các chữ cái tiếng Việt hoặc từ có nghĩa

c. Sửa lỗi khi gõ chữ i chuyển thành chữ I

Hình 2Hình 1

Page 17: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Thực hiện xóa bỏ từ gõ tắt thì lỗi này sẽ không còn.Tools / AutoCorrect Option / Hộp thoại

Replace: Gõ iWith: Gõ IChọn nút DELETE /Ok

2. Văn bản có các dấu xanh đỏ gạch dưới các từCác dấu nói trên bản chất của nó là chỉ ra những lỗi chính tả của tiếng Anh. Nên khi chúng ta gõ

tiếng Việt xem như bị lỗi chính tả, còn các từ tiếng Anh gõ đúng sẽ không bị.Huỷ bỏ:

Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (Hình 3)Bước 2: Chọn thẻ Spelling & GrammarBước 3: Bỏ các mục chọn

º Check spelling as you typeº Check grammar as you typeº Check grammar with spelling

Bước 4: Kích chọn Ok

3. Khi thực hiện gõ những từ có dấu “bỗng dưng” có cách trống ra Trong quá trình soạn thảo văn bản, sau khi thực hiện sao chép, di chuyển sau đó thực hiện gõ thì

các từ có dấu bị cách trống ra. Để thực hiện gõ không có cách trống ta thực hiện:Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (Hình 4)Bước 2: Chọn thẻ EditBước 3: Bỏ các mục chọn

º Show paste options buttonsº Smart cut and paste

Bước 4: Kích chọn Ok4. Khi thực hiện vẽ hình bằng Draw có khung

Hình 3 Hình 4

Page 18: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Khi thực hiện chọn hình bằng Draw ngay lập tức trên màn hình xuất hiện một khung hình chữ nhật lớn. Xoá khung này thì các hình trong đó đề bị xoá theo. Khung này làm cho chúng ta thấy khó chịu. Để không xuất hiện khung này khi vẽ ta thực hiện:

Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (hình 5)

Bước 2: Chọn thẻ GeneralBước 3: Bỏ mục chọn

º Automatically create drawing …Bước 4: Kích chọn Ok

5. Có các dấu (¶, , . ) trong văn bản Những dấu này dùng để nhận biết được dấu cách trống, dấu Tab, hay kết thúc đoạn. Tuy nhiên,

nó làm cho chúng ta rất khó chịu. Để tránh sự khó chịu đó ta thực hiện:Cách 1: Kích chọn biểu tượng ¶a trên thanh công cụ StandardCách 2:

Bước 1: Tools / Options / Hộp thoại (hình 6)Bước 2: Chọn thẻ ViewBước 3: Bỏ mục chọn trong Formatting mark

º Tab charactersº Spacesº Paragraphº All

Bước 4: Kích chọn Ok

HÌNH 5 HÌNH 6

Page 19: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

ĐỂ GIỜ HỌC THẢO LUẬN HIỆU QUẢ Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

Khoa Quản trị kinh doanh

ưởng ứng phong trào dạy học tích cực, khuyến khích sinh viên hoạt động và chủ động hơn trong giờ học, một trong những hình thức được các giáo viên chọn đó là tổ chức bài học bằng phương

pháp thảo luận nhóm. Tuy nhiên, không phải giờ thảo luận nào cũng diễn ra một cách hiệu quả và thu hút được tất cả các thành viên trong lớp tham gia. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự chưa chủ động và tinh thần học tập của sinh viên như e ngại phát biểu trước lớp, chưa tự tin nói ra suy nghĩ của mình, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị bài chưa kỹ trước khi đến lớp, chưa tích cực tư duy để đặt câu hỏi, chưa biết cách lắng nghe và ghi chú…Mặc dù vậy, buổi thảo luận chưa tốt không hoàn toàn do lỗi từ phía sinh viên, mà có thể do giáo viên chưa biết cách tổ chức tốt và quan trọng là làm sao để thay đổi những mặt chưa tích cực của sinh viên. Nội dung bài này sẽ tập trung vào các yếu tố của một buổi thảo luận hiệu quả và các biện pháp nhằm khuyến khích sinh viên có thái độ tích cực khi tham gia thảo luận, qua đó góp phần rèn luyện cho họ kỹ năng trình bày ý kiến và thuyết phục người khác

H

NHỮNG YẾU TỐ CỦA MỘT BUỔI THẢO LUẬN HIỆU QUẢ

1. Nội dung: Yếu tố trước tiên và có lẽ quan trọng nhất để đảm bảo buổi thảo luận đạt hiệu quả là việc lựa chọn chủ đề hay nội dung. Bất cứ bài khóa hoặc chủ đề gì đi nữa, giáo viên cũng nên tự hỏi nó có hữu ích hay không. Những nội dung có chất lượng làm nền cho những buổi thảo luận thêm sôi nổi.

2. Sự chuẩn bị: Hiệu quả của buổi thảo luận phụ thuộc phần lớn vào việc lập kế hoạch và sự chuẩn bị. Từ những mục tiêu cần đạt được, giáo viên lựa chọn nội dung và phương án thảo luận thích hợp. Giáo viên cũng cần phải dặn trước sinh viên nội dung thảo luận và yêu cầu họ suy nghĩ trước các vấn đề chính, hướng dẫn họ tìm kiếm và thu thập thông tin

3. Mục đích rõ ràng: Hãy cho sinh viên biết mục đích và trọng tâm của buổi học; Thỉnh thoảng nên nhắc lại điều ấy trong suốt buổi thảo luận. Rất hữu ích khi viết lên bảng các mục tiêu cần tập trung cho bài thảo luận và đưa ra 3- 4 ý của những vấn đề chính để khảo sát. Vì thế nếu buổi thảo luận đi lạc đề, giáo viên chỉ cần chỉ lên bảng để sinh viên tập trung lại mục tiêu chính và trình tự cần thực hiện trong buổi thảo luận.

4. Tiêu điểm chung: Cho sinh viên thấy rõ chủ đề của buổi thảo luận bằng những logo, hình ảnh biểu diễn để tóm tắt những điều cốt lõi của bài. Khi thấy những ý tưởng được nêu trên bảng, sinh viên có thể bàn bạc, thảo luận dễ dàng hơn, buổi thảo luận luôn luôn được tập trung và cụ thể hơn.

5. Những can thiệp tức thời: Duy trì một buổi thảo luận thường đòi hỏi những can thiệp đúng lúc để làm rõ những vấn đề quan trọng. Thỉnh thoảng giáo viên cắt ngang để hỏi sinh viên. Ví dụ: “Được rồi, xem chúng ta đã đi đến đâu của vấn đề rồi?”; “Hãy quay lại mục tiêu của chúng ta”; “Từ đầu đến giờ chúng ta đã nói những gì ?”, “Bạn nào có thể tóm tắt 3 ý chính đã được bàn từ đầu đến giờ ?” Sử dụng bảng viết trợ giúp cũng như yêu cầu sinh viên (nên chọn người nổi bật đặc biệt – đó là cách để kìm hãm sự tham gia của họ) theo dõi và ghi lại nội dung thảo luận.

Tóm tắt những điểm chính vào cuối buổi thảo luận cũng rất quan trọng. Sinh viên sẽ cảm thấy thích thú hơn với buổi học có giá trị. Thậm chí nếu buổi thảo luận bị lạc hướng, với sự trợ giúp ghi chú của sinh viên, giáo viên tổng hợp những điều sinh viên đã được học là phương tiện để đưa lớp quay lại bài học.Thời gian một tiết học 45 phút quả là ngắn cho một cuộc thảo luận. Giáo viên cần bố trí và quản lý thời gian một cách linh động cho các phần mô tả, phân tích, đánh giá tùy vào nội dung, mục tiêu bài học và trình độ của sinh viên.

BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH SINH VIÊN CÓ THÁI ĐỘ TÍCH CỰC

Hướng dẫn và khuyến khích tranh luận

Page 20: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Tranh luận xuất phát từ sự bất đồng về quan điểm của các sinh viên vì vậy kích thích họ phát biểu bảo vệ ý kiến của mình qua đó cùng nhau tìm hiểu và làm rõ hơn nhiều khía cạnh của một vấn đề và cũng là cơ hội giúp sinh viên vượt qua sự e ngại, tự tin hơn, tích cực hơn khi trình bày quan điểm trước lớp. Tranh luận trong lớp khuyến khích sinh viên có tư duy phê phán về nội dung của bài học, cung cấp cho họ một diễn đàn giúp sinh viên phát triển khả năng diễn đạt để truyền tải tốt những ý tưởng và suy nghĩ của mình, ngoài ra còn là phương tiện giúp giáo viên truyền đạt thông tin của bài học dễ dàng hơn. Có thể khuyến khích tranh luận về nội dung của rất nhiều môn học như Kinh tế vi mô, Quản trị Marketing, Bán hàng, Quản trị nhân sự, Pháp luật, WTO, Tâm lý khách du lịch…và là phương pháp rất tốt để rèn luyện kỹ năng nói trong môn Ngoại ngữ. Ngoài ra, sinh viên còn có thể sử dụng hình thức này trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt câu lạc bộ và đoàn thanh niên để bàn về các vấn đề mang tính thời sự hay các vấn đề của chính bản thân sinh viên trong môi trường học đường, một số chủ đề như: Sinh viên với việc sử dụng điện thoại di động khi đến lớp; Mặc đồng phục…

Ba kỹ năng cần thiết khi tham gia tranh luận1. Luận chứng: Phương pháp A.R.E. - Assertion – khẳng định về vấn đề được trình bày- Reasoning – sử dụng lý lẽ để giải thích cho vấn đề muốn tranh luận- Evidence – đưa ra chứng cứ, trình bày ví dụ về những lý lẽ đã nêu2. Phản biện: mô hình 4 bước- “Bạn /các bạn nói rằng…” Nhắc lại vấn đề cần tranh luận- “Nhưng tôi/ chúng tôi không đồng ý…” Bác bỏ ý kiến không đồng tình, có thể dựa vào chính lý

do đã đưa ra- “Bởi vì…” Nêu lý do của quan điểm đối ngược- “Vì vậy…” Tổng kết lại 3. Ghi lại các ý quan trọng: Có thể khuyến khích sinh viên bằng cách thi đua xem nhóm nào, cá

nhân nào có bảng tóm tắt tốt nhất. Thường thì việc ghi chép thật sự không hiệu quả cho cuộc tranh luận thuận, vì liên tục có các ý kiến khác nhau, thay đổi. Do đó có thể hướng dẫn sinh viên lập bảng ghi lại các ý quan trọng trong cuộc tranh luận như sau:

1st Khẳng định 1st Đối lập 2nd Khẳng định 2nd Đối lập/Bác bỏ đối lập Bác bỏ khẳng định

Sử dụng phiếu BÌNH LUẬN/CÂU HỎIĐể tránh tình trạng những sinh viên không trực tiếp tham gia thảo luận chỉ quan sát hoặc làm việc

riêng trong khi các nhóm khác trình bày, mỗi sinh viên làm một tấm thẻ ghi BÌNH LUẬN / CÂU HỎI. Nếu sinh viên có ý kiến sau phần trình bày của cá nhân hoặc nhóm, họ sẽ giơ tấm thẻ để phát biểu. Sau đó sinh viên này sẽ được đánh dấu vào thẻ, nếu sinh viên nào phát biểu quá nhiều (tùy theo sỉ số lớp mà quy định số lần tham gia tối đa) thì sẽ không được tham gia ý kiến trực tiếp nữa (có thể thay bằng văn bản) mà phải đợi cho tất cả mọi người đều tham gia ý kiến rồi mới được tiếp tục.

Phương pháp này khuyến khích sinh viên chú ý lắng nghe, tích cực suy nghĩ và phát biểu. Mặt khác, giáo viên có thể dựa vào kết quả đánh dấu trên thẻ của mỗi sinh viên để cộng điểm khuyến khích theo số lần tham gia và chất lượng ý kiến, câu hỏi…Vì được thể hiện dưới hình thức trò chơi nên sinh viên sẽ cảm thấy thích thú và tích cực hơn. Ngoài ra, do thời gian có hạn, cũng như tránh tình trạng các ý kiến lan man không đi thẳng vào trọng tâm chủ đề cần làm rõ, cách này còn giúp sinh viên có sự cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận trước phát biểu để không lãng phí số lần phát biểu của mình

Quan tâm đến việc động viên

Page 21: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Giáo viên cần quan tâm khuyến kích sinh viên tham gia thảo luận, nhắc nhở, động viên họ.1. Tham gia vào giờ học thảo luận giúp các bạn nhanh chóng hiểu bài, tự tin trong lúc nói và rèn

luyện tư duy phân tích, mặt khác còn tạo dựng các mối quan hệ tích cực trong lớp. Chúng ta sẽ ngày càng giỏi hơn nếu chúng ta đối mặt với thử thách. Và trình bày ý kiến, thuyết phục người khác chính là những thử thách cần thiết cho mọi người.

2. Đừng đợi cho đến khi bạn có được những lý lẽ hoàn hảo nhất. Nếu bạn chờ đợi điều đó thì có thể bạn sẽ không bao giờ phát biểu trong lớp học. Tự tin nói ra suy nghĩ của mình là điều còn quý hơn nhiều việc chờ nghĩ ra câu trả lời tốt nhất.

3. Hãy chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Giờ học thảo luận sẽ đạt hiệu quả nếu mọi người xem bài trước khi đến lớp. Bạn sẽ không có được những lý lẽ thuyết phục cho buổi thảo luận nếu như bạn thiếu thông tin, thiếu kiến thức.

4. Hãy đặt câu hỏi. Những cuộc thảo luận đạt được hiệu quả cao là dựa vào các câu hỏi có tư duy. Nếu bạn có một câu hỏi thì có khoảng 20% các bạn cùng lớp cũng có câu hỏi tương tự. Hãy nhớ rằng bất kỳ người nào phát biểu trong lớp cũng đang được những người khác theo dõi đánh giá. Vì thế, lời khuyên ‘Hãy đặt câu hỏi . . .' không có nghĩa là các bạn cứ đặt câu hỏi một cách bừa bãi.

5. Đừng ngại thay đổi ý kiến hay chuyển đổi lập trường. Trong quá trình thảo luận, thỉnh thoảng vẫn có lúc các bạn phải đối mặt với việc mình bị thuyết phục và thay đổi lập trường. Điều này không chứng tỏ rằng bạn này đã thua mà chứng tỏ bản thân bạn đã nhận ra vấn đề theo một cách khác. Và quan trọng là bạn đã tham gia thảo luận một cách thiện chí chứ không phải với tâm thế thắng thua.

6. Đừng trông đợi tất cả mọi người sẽ đồng ý với ý kiến của bạn."Chín người mười ý" mà. Tuy nhiên, đừng im lặng chấp nhận sự phản bác. Hãy làm hết sức mình để thuyết phục mọi người rằng bạn nói có lý (và đây chính là lúc bạn phát triển kỹ năng).

7. Hãy chỉ ra những lỗi trong lý lẽ của bạn mình một cách tôn trọng. Đừng chê bai khi bạn mình đưa ra những lập luận sai. Tất cả mọi người trong quá trình thảo luận tại lớp sẽ có lúc sai. Đừng nghĩ rằng cách tốt nhất để tránh những sai lầm, đó là không nói gì cả. Hãy phát biểu ý kiến và chấp nhận có lúc ý kiến của mình là sai. Đây chính là giây phút các bạn vượt qua sự sợ hãi của bản thân, vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích.

Hi vọng những ý kiến trên sẽ giúp cho lớp học hình thành văn hóa thảo luận tích cực và mang lại kết quả cho buổi thảo luận .

Tài liệu tham khảo  - www.giaovien.net - The Lincoln-Douglas debate – http://education-world.com - Debate - It's misunderstood - http://teachingdebate.typepad.com

GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN BẰNG CÁCH NÀO? Trần Thị Hoài Nam

Khoa Quản trị kinh doanh

gày nay, thực trạng khá phổ biến là người lao động, đặc biệt là những người có tố chất và kỹ năng, rời bỏ doanh nghiệp để tìm công việc mới. Thực trạng đó không chỉ khiến doanh nghiệp

gặp khó khăn trong khâu quản lý nhân sự mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

N

Page 22: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Vậy, để giữ được nhân viên của mình, doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề “Làm gì để giữ chân nhân viên? Lý do nào khiến nhân viên rời bỏ doanh nghiệp?”.

Theo kết quả của một điều tra thống kê, có hơn 45% bỏ việc vì không có cơ hội thăng tiến, gần 30% là vì lương không phản ánh đúng năng lực, 16% do không phục trình độ SẾP, 5% là do đồng nghiệp ghen ghét nói xấu, và 4% là vì những lý do khác.

Và cũng có thể vì nhiều lý do khác để nhân viên ra đi...Để giữ chân nhân viên, xin được chia sẻ với những nhà quản trị một số phương cách như sau:

1. Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnhMuốn cho công việc kinh doanh đạt kết quả tốt, cần có sự nỗ lực của cả tập thể. Không ai có thể tự

mình làm tốt mọi việc dù cho đó là phần việc của mình, nên điều quan trọng là xây dựng tinh thần đồng đội và nếp thi đua trong doanh nghiệp.

Có thể chọn một trong hai cách sau để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp: - Thiết lập trách nhiệm cụ thể cho từng vị trí công việc và nhân viên nào hoàn thành phần việc của

mình sẽ được khen thưởng- Tạo môi trường làm việc mà tại đó, thay vì đánh giá hiệu quả riêng từng người, nhân viên trong

nhóm cùng được khen thưởng nếu thành quả chung tốt đẹp. Cách thứ hai khó áp dụng hơn, nhưng mang tính cạnh tranh lành mạnh hơn cách thứ nhất.

2. Thiết kế giờ làm việc linh độngNhân viên trẻ thường thích được chủ động công việc của mình thay vì gò bó mỗi ngày làm việc 8

giờ, 5 ngày mỗi tuần. Qua khảo sát thực tế cho thấy nếu được tự do, thời gian để họ hoàn tất mọi công việc chỉ chiếm một nửa thời gian ngồi tại văn phòng. Hãy làm một cuộc thăm dò ý kiến trong doanh nghiệp, nếu đa số nhân viên đồng ý hãy cho họ cơ hội chủ động giờ làm việc của mình với điều kiện đạt được hiệu quả công việc cao.3. Đừng tiết kiệm lời khen

Nhiều giám đốc chỉ phê phán nhân viên khi có sai phạm nhưng quên khen khi nhân viên làm tốt công việc của mình. Họ cho rằng đó là trách nhiệm tất nhiên của nhân viên. Hãy cải thiện tình thân giữa giám đốc và nhân viên, đồng thời khích lệ họ tiếp tục phấn đấu bằng hình thức khen thưởng công khai bằng vật chất.

Nếu tình hình tài chính không cho phép thì một cái thiệp, thư tay, hay mail cảm ơn và động viên cũng có tác dụng tốt.4. Không tùy tiện phê bình

Khi có sai sót xảy ra trong công việc lập tức mọi nhân viên đều lo lắng sẽ bị qui trách nhiệm. Hành động sáng suốt hơn việc “quy tội” là ban giám đốc cùng các nhân viên có liên quan trực tiếp thảo luận để tìm ra nguyên nhân dẫn tới sai phạm trên, sau đó đề ra các giải pháp cần thiết để tránh sai lầm tương tự bị lặp lại. 5. Tạo cơ hội học tập

Để giữ chân nhân viên, bạn có thể cho họ thấy rằng Công ty mong muốn góp phần làm cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, mở ra cho họ những hiểu biết mới bằng cách tạo mọi cơ hội học tập có thể.

Tóm lại, nhân viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp và đặc biệt với thị trường công việc năng động như hiện nay, các ông “CHỦ” doanh nghiệp phải có “nghệ thuật giữ chân nhân viên” của mình, đảm bảo ổn định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, và đó là lý do để doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển.

Tài liệu tham khảo: 1. Giữ chân nhân viên bằng cách nào. Vương Minh Kiệt. NXB Lao động – xã hội2. Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần3. http://www.nguoilanhdao.vn.4. http://www.kiemviec.com

Page 23: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

ĐỂ BUỔI PHỎNG VẤN VIỆC LÀM CỦA BẠN THÀNH CÔNG

Nguyễn Thị ThanhKhoa Quản trị kinh doanh

uộc phỏng vấn thành công giúp bạn loại bỏ những ứng viên khác - đối thủ của bạn và hứa hẹn rằng bạn sẽ giành được ở một vị trí công việc mà bạn mong muốn. Nhưng, làm thế nào để thực

hiện một cuộc phỏng vấn thành công luôn là câu hỏi của nhiều ứng viên trước khi bước vào các cuộc phỏng vấn? Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp cho buổi phỏng vấn việc làm thành công mà người viết cất công sưu tầm, mong được chia sẻ cùng bạn đọc đặc biệt là các bạn sinh viên, học sinh năm cuối - những người sắp bước vào một “cuộc chiến” để chứng tỏ mình là người phù hợp nhất với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng cần tuyển. Hy vọng rằng bài viết phần nào giúp các bạn tự tin và thành công trong các buổi phỏng vấn việc làm của mình.

C

Trước ngày phỏng vấn,Phỏng vấn là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Ấn tượng đầu tiên là yếu tố rất

quan trọng, nhiều khi nó trở thành yếu quyết định sự thành công hay thất bại trong cuộc phỏng vấn. Do vậy, ứng viên hãy chuẩn bị thật kỹ cho “cuộc chiến” này.

Bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thông tin về công ty cũng như yêu cầu vị trí công việc mà bạn đang dự tuyển, điều này giúp bạn phần nào hình dung được công việc mà bạn sẽ làm sau này và quan trọng hơn là nó giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phỏng vấn vì bạn đã có thông tin để trả lời cho các câu hỏi liên quan đến công ty cũng như vị trí dự tuyển. Đừng để bị đánh giá là người thiếu sự quan tâm đến công việc và công ty mà bạn mong muốn làm việc trong tương lai.

Hãy hình dung cuộc phỏng vấn diễn ra như thế nào và suy đoán bạn sẽ gặp phải những câu hỏi nào từ nhà tuyển dụng, bạn phải chuẩn bị câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó, đặc biệt là những câu hỏi mà bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng, giúp thể hiện bản thân và tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng như: mục tiêu nghề nghiệp bạn là gì? Vì sao bạn dự tuyển vào vị trí này?Vì sao bạn cho rằng mình phù hợp với vị trí công việc? Bạn sẽ đóng góp gì, làm gì cho công ty nếu bạn được tuyển dụng?.... Bên cạnh việc chuẩn bị các câu trả lời mà bạn đoán là người tuyển dụng sẽ hỏi, bạn cũng có thể liệt kê ra một số câu hỏi mà bạn sẽ đặt cho nhà tuyển dụng. Tuỳ vào diễn biến cuộc phỏng vấn mà bạn sẽ đặt các câu hỏi này, việc đưa ra các câu hỏi hay, phù hợp, đúng lúc sẽ làm cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự tự tin và gây ấn tượng đối với họ.

Một việc nữa bạn cần phải chuẩn bị trước buổi phỏng vấn đó là chọn trang phục. Trang phục có thể ảnh hưởng đến thành công của buổi phỏng vấn cho dù đó là buổi phỏng vấn đầu tiên hay buổi phỏng vấn thứ 100. Nguyên tắc đơn giản nhất là mang trang phục lịch sự và phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển.

Ngày phỏng vấn,Bạn nên đến sớm một chút trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Bạn nên đến sớm so với thời gian bắt đầu cuộc phỏng vấn để có thời gian chỉnh sửa lại một số thứ

(đầu tóc, quần áo) và quan trọng hơn là để lấy lại bình tĩnh. Tuy nhiên nếu đến sớm quá cũng không tốt, nhà tuyển dụng có thể cảm thấy bạn vội vàng và bản thân bạn cũng sẽ bị tâm lý bồn chồn vì chờ đợi lâu. Thời gian lý tưởng nhất là 5-10 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Thực tế cuộc phỏng vấn bắt đầu ngay khi bạn bước vào văn phòng của công ty tuyển dụng, vì vậy bạn nên bày tỏ sự thân thiện với nhân viên lễ tân, nhân viên văn phòng hoặc những người khác mà bạn gặp.

Khi bạn bước vào một cuộc phỏng vấn việc làm, sản phẩm bạn bán đó chính là bản thân bạn. Bạn càng có khả năng giao tiếp, thể hiện bản thân, sự vượt trội và những kỹ năng của mình một cách chuyên nghiệp, bạn càng có nhiều cơ hội chiến thắng. Bạn phải thật bình tĩnh, thư giãn và thoả mái như bạn đang thực hiện một cuộc nói chuyện bình thường nhưng vẫn phải giữ tính chuyên nghiệp.

Page 24: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Bắt tay thể hiện sự tự tinNgười phỏng vấn thường chào các ứng viên bằng một cái bắt tay, cái bắt tay đó cũng nói lên được

nhiều điều về bạn, nếu bạn bắt tay quá nhẹ họ sẽ nghĩ bạn đang e ngại, thiếu tự tin, bắt tay quá mạnh thì nó bộ lộ bạn là người nhiệt tình thái quá và còn hơi bạo lực vì nó có thể gây đau cho người khác. Hãy bắt tay với một độ vừa phải sao cho cái bắt tay đó truyền tải được sự tự tin và nội lực của bạn.

Hãy là một người biết lằng nghe. Trả lời câu hỏi thật rõ ràng và ngắn gọn.Phỏng vấn tuyển dụng là quá trình trao đổi thông tin hai chiều. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem

bạn có phải là người phù hợp mà họ đang tìm kiếm hay không. Bạn thì muốn tìm hiểu xem vị trí công việc có đúng nguyện vọng của mình hay không. Vì vậy, lắng nghe là một trong những cách để bạn thu thập thêm thông tin cụ thể về công việc, công ty... không những thế lắng nghe còn giúp bạn thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người khác và đặc biệt nó giúp bạn nắm bắt một cách thấu đáo, rõ ràng các câu hỏi mà người tuyển dụng đặt ra cho bạn.

Mục đích của bạn trong phỏng vấn là thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc mà họ cần tuyển. Vì vậy, các câu trả lời của bạn phải thật sự thuyết phục, rõ ràng, ngắn gọn và đúng cách. Hãy thuyết phục họ bằng những việc mình đã làm được, những lợi thế mà mình có: kỹ năng, trình độ, bằng cấp, những thành tích, kinh nghiệm….

Và bạn đừng quên đặt những câu hỏi cần thiết khi có thể cho nhà tuyển dụng, điều này chứng tỏ bạn không phải là người thụ động, thể hiện sự nhiệt tình của bạn và làm cho họ cảm nhận rằng bạn là người quan tâm và thực sự mong muốn làm ở vị trí công việc ấy.

Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể.Có nghiên cứu cho rằng 55% - 65% tín hiệu giao tiếp với nhau là thông qua ngôn ngữ cơ thể (ánh

mắt, nét mặt, động tác của đôi tay, tư thế và sự chuyển động của cơ thể). Vậy thì tại sao bạn không sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp giữa bạn và người tuyển dụng trở nên hiệu quả hơn.

Hãy mỉm cười và giao tiếp bằng mắt một cách thân thiện và cởi mở. Một ứng viên có thái độ thân thiện trong buổi phỏng vấn sẽ lấy được cảm tình của người tuyển dụng, điều đó chứng tỏ rằng anh ấy/cô ấy cũng sẽ thân thiện với các đồng nghiệp. Chính vì vậy bạn hãy mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt thân thiện, cởi mở. Ngoài ra, giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự tự tin, chân thật và mạnh mẽ.

Tư thế đứng và bước phải thật tự tin; ngồi thẳng lưng; hãy nhìn thẳng về phía người tuyển dụng, nếu nhìn chằm chằm vào họ làm cho bạn ngại thì bạn hãy nhìn vào sống mũi của họ.

Nếu bạn lo lắng thì cũng đừng quá bồn chồn. Đừng nghịch khuyên tai, xoắn tóc, khoanh tay trước ngực hay gãi đầu.

Đừng đánh mất sự tự tin và thái độ lịch sự.Cho dù nhà phỏng vấn đối xử với bạn bằng bất cứ thái độ nào thì bạn thì bạn vẫn phải giữ một thái

độ tự tin, lịch sự, nhã nhặn. Thể hiện một thái độ mất bình tĩnh hay tức giận chứng tỏ bạn là người không chuyên nghiệp, bạn sẽ bị mất điểm nhiều vì điều này.

Kết thúc phỏng vấn một cách tích cực.Hãy nhắc lại với nhà tuyển dụng những điều chính yếu của cuộc phỏng vấn một cách rõ ràng và

thuyết phục nếu bạn thực sự mong muốn công việc này. Nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình. Hỏi họ một cách lịch sự khi nào thì họ sẽ có quyết định về việc tuyển dụng này.

Tài liệu tham khảo:1. Đinh Kim Quốc Bảo, “Để thành công khi tham dự phỏng vấn”, NXB Thanh niên, 2006.2. Nanettef F. Deluca, “Toả sáng trong phỏng vấn tuyển dụng - Những câu trả lời hay nhất cho 201 câu hỏi phỏng vấn”,NXB Lao động – Xã hội, 2007. 3. http://www.hanhchinhvn.com4. http://www.jobsvietnam.com.vn5. http://advice.vietnamworks.com.vn6. http://computerjobs.vn/huong-nghiep

Page 25: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Ý KIẾN VỀ VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ SV. Nguyễn Thị Thương Lớp KT1.2

iện nay, đối với học sinh - sinh viên việc học ngoại ngữ phần lớn là sự đối phó với thầy cô, thi cử. Ngoại ngữ được học tại trường đơn thuần chỉ gói gọn trong một số tiết học trên lớp, ngoài ra học

sinh hầu như không có cơ hội để sử dụng ngoại ngữ đó. Thực tế là đã có thời gian người ta đua nhau học để thi lấy chứng chỉ tiếng Anh A, B, C nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ xin việc.

HTuy nhiên, ngoại ngữ đôi khi hết sức quan trọng đối với bạn. Đó chính là lúc bạn làm việc cho

công ty liên doanh với nước ngoài hay công việc của bạn tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài. Người nào sớm nhận ra vai trò của ngoại ngữ, người đó sẽ không cảm thấy tiếc những năm tháng ngồi ở ghế nhà trường. Với tuổi trẻ, cơ hội đến mà không đón nhận được thì thật là đáng tiếc. Vì những điều ấy, hôm nay tôi muốn gửi đến bạn đọc một bài viết về vấn đề học ngoại ngữ với mong muốn được chia sẻ cùng các bạn những điều bổ ích.

Vai trò của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập Việt Nam đang thực hiện những cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở rộng

quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, mở cửa nền văn hóa để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại từ các nước tiến bộ. Ngoại ngữ ngày càng trở nên quan trọng.

Học ngoại ngữ đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực thực sự. Từ những năm đầu tiên tiếp xúc với ngoại ngữ, đặc biệt là môn tiếng Anh, chúng ta đã học các chữ cái đơn giản, học về những vật dùng thông thường quen thuộc. Nếu để ý và chủ động, chúng ta sẽ nhớ mãi và nó sẽ trở thành nền tảng để ta tiếp tục vươn xa hơn. Đối với những bạn cấp 2, cấp 3, chúng ta không chỉ biết đơn thuần học đến cấu trúc câu mà phải học cách viết, cách đọc và dịch đoạn văn sao cho trôi chảy và phải khẳng định rằng chúng ta không còn là những cô cậu bé thời tiểu học. Nhưng đã mấy ai làm được điều đó ? Hôm nay, khi ngồi trên ghế nhà trường của bậc cao đẳng hay đại học, chúng ta hãy nhìn lại để xem mình đã học được gì trong những năm trung học ấy...

Là học sinh – sinh viên theo học tại trường Thương mại, với các ngành nghề như Quản trị kinh doanh, Ngoại thương, Marketing, Du lịch... đòi hỏi chúng ta phải biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành. Nếu không biết ngoại ngữ, chúng ta sẽ rất khó khăn khi xin việc, gặp bế tắc ngay từ buổi đầu tiên gặp gỡ, giao dịch với đối tác, khách hàng, hay trong những tình huống đơn giản như nghe và trả lời điện thoại, đọc hiểu các thư tín, hợp đồng...

Vài nét về việc học ngoại ngữTrong thời đại ngày nay, hầu hết các nghề nghiệp đều cần đến ngoại ngữ. Học thêm được một ngôn

ngữ khác, bạn có thể làm việc được trong một môi trường và xã hội khác. Xã hội mở cửa, cơ hội phát triển chia đều ở các lĩnh vực khác nhau. Nếu không chủ động trước thời cuộc, dù bạn có khát vọng công việc nhiều thế nào đi chăng nữa, mãi mãi bạn cũng không thể thể hiện được điều đó với mọi người.

Từ nhận thức của bản than, ý kiến trao đổi với các giáo viên, giảng viên giảng dạy bộ môn ngoại ngữ và ý kiến của các bạn học sinh – sinh viên từ nhiều trường khác nhau, tôi nhận thấy rằng việc học ngoại ngữ của học sinh – sinh viên Việt Nam có những vấn đề đáng lưu ý sau:

- Các câu lạc bộ tiếng Anh vẫn được thành lập trong và ngoài trường nhằm giúp các bạn học sinh – sinh viên học hỏi và trau dồi Anh ngữ, song vẫn không có nhiều thành viên tham gia;

- Các bạn chưa thật sự giành nhiều thời gian để học ngoại ngữ;- Có nhiều bạn đang theo học các khóa tiếng Anh A, B, C nhưng chưa thật sự chú trọng kiến thức

mà chỉ quan tâm đến bằng cấp;- Cũng có những bạn có hoàn cảnh khó khăn nên không thể theo học các lớp tiếng Anh , không có

điều kiện tiếp xúc nhiều với ngoại ngữ;- Chưa tìm được phương pháp học tập tốt môn ngoại ngữ cho bản thân;

Page 26: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

- Do không chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống nên dần dần trình độ ngoại ngữ bị hao mòn;

- Đa số HS-SV chưa thực sự nhận thức được vai trò của ngoại ngữ mà chỉ chú trọng vào những môn học chuyên ngành;

- Vẫn còn tình trang mua bằng cấp để đối phó khi xin việc.Phương pháp học ngoại ngữHọc ngoại ngữ rất cần thiết nhưng phải học như thế nào? Để học tốt ngoại ngữ, trước hết phải kể

đến niềm đam mê, yêu thích môn học. Tìm được một phương pháp tốt nhất không phải là điều dễ dàng, nhưng nếu cố gắng chúng ta sẽ thành công.

Theo ý kiến đóng góp của các giảng viên Anh ngữ, hướng dẫn viên du lịch, thông dịch viên... thì:- Bạn có thể học ngoại ngữ bằng cách đọc báo, xem truyền hình nước ngoài. Có thể ban đầu bạn

không hiểu nhưng bạn có thể làm quen mặt chữ và âm thanh.- Đi từ dễ đến khó, ban đầu nên đọc các tin vắn về văn nghệ, thể thao vì từ ngữ và văn phong đơn

giản hơn các bài báo dài. Dần dần phối hợp với việc học chính quy, việc học ngoại ngữ của bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.

- Bạn cũng có thể viết từ vựng tiếng Anh vào một mảnh giấy nhỏ và dán chúng lên những vật dụng trong phòng của bạn để nhớ nhanh hơn do tiếp xúc hằng ngày.

- Bạn cũng không nên ngần ngại sử dụng ngôn ngữ trước đám đông, vì khi chủ động bạn có thể nhớ lâu hơn.

- Khi học từ vựng, bạn có thể học vài từ mỗi ngày, sau đó bạn hãy học lại những từ đó và tiếp tục học thêm vài từ mới. Có như vậy bạn sẽ không quên những gì mình đã học và tiếp thu những điều mới.

Với bản thân, tôi là người yêu thích môn ngoại ngữ từ bé. Tôi không chỉ muốn học Tiếng Anh mà còn muốn học những ngoại ngữ khác nữa. Và tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm được.

Là sinh viên của trường, tôi muốn gửi đến các bạn bài viết của mình với mong muốn rằng các bạn sớm nhận thức được vai trò của ngoại ngữ và tìm được cho mình một phương pháp học tập riêng. Hãy cố gắng, nỗ lực và kiên trì để củng cố vốn ngoại ngữ cho bản thân. Thành công không bao giờ quay lưng với những ai biết cố gắng và kiên trì.

Chúc các bạn thành công!

Tet, the Vietnamese New Year Author: Tracy Ward teacherlink.ed.usu.edu

Vietnam is a country in the Eastern Hemisphere that was influenced by China for many years. Therefore, the Chinese New Year and Tet, the Vietnamese New Year have many similarities. Tet is the abbreviation of Tet Nguyen Dan which means the first morning of the first day of the new period. Tet marks the beginning of a new year on the lunar calendar, and the beginning of Spring. Vietnamese are constantly aware of the phases of the moon. All events are planned by the lunar calendar. The New Year begins on the first night of the first moon after the sun enters Aquarius. This is sometime between January 21 and February 19 on the solar calendar.

Tet is a huge celebration lasting three days. Families save money, store food, and plan far in advance for Tet, major holiday in Vietnam. The Vietnamese take extreme care to start the New Year out right. They buy new clothes, paint and clean their homes, cook three days worth of food, pay off all debts and make amends to rid themselves of all bad feelings. Cleaning is frowned on during Tet because one would not want to sweep out any good luck. Digging and drawing water is also not allowed so the ground and water can enjoy the holiday.

Page 27: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

The marketplace is very busy the week before Tet, as people buy food, trinkets, firecrackers, flowers, and other items in anticipation of the holiday. At four o'clock in the afternoon on Tet eve all the markets close down so the people can go home and prepare for midnight when Tet begins. Before 1995 firecrackers would explode scaring off all evil spirits and welcoming the New Year. In 1995, because of the huge waste of money and the injury rate, (71 people killed in 1994), the government banned the use of firecrackers resulting in a very quiet Tet.

The atmosphere is very festive. Incense is burned in the homes. The color Red, symbolizing good luck and happiness is seen everywhere. … There are dragon dances at night. Food is plentiful, homes are decorated, parks are full of crowds of people dressed in their best new clothes, and for three days the people have an ultimate celebration.

Tet is a time for visits from family and friends. The first visitor to a home is very important. If the first visitor is rich, prestigious, or happy then the family will have good fortune that year. Usually this visitor is a relative, but sometimes the family will invite a special guest that they feel will bring them good luck. The first day of Tet is reserved for visiting family and relatives. The second day is set aside for special guests and close friends to visit, and the third day is for teachers and business associates to make a visit. Negative talk, and arguments are taboo. Visitors end their visit with a farewell wish for the family such as, "I wish that money will flow into your house like water, and out like a turtle."

The Vietnamese believe that their deceased ancestors will visit the family for the holiday. Alters are decorated in the homes with incense, flowers, and photographs of deceased relatives. A tray full of fruit, coins, and a tall vase of blossoms are placed in front of the alter symbolizing good luck and prosperity. The third day is also a day to visit the graves of deceased relatives. The graves are decorated with incense, flowers, and candles. Many Buddhists go to their favorite Pagoda to pray for a good year. The Catholics go to a pre-midnight mass.

Not only is Tet the beginning of a New Year, it is also everyone's birthday. The Vietnamese do not know or acknowledge the exact day they were born. A baby turns one on Tet no matter when he/she was born that year. Children say they were born in the year of the symbol of the lunar calendar for that year. On the first morning of Tet, adults congratulate children on becoming a year older by presenting them with red envelopes that contain "Lucky Money," or li xi. These envelopes are given to the children by parents, siblings, relatives and close friends.

Families choose a Tet tree, or tac, which is a cone shaped fruit tree with miniature oranges just ripening. The more fruit on the tree, the luckier the family. Greeting cards and good luck symbols are hung from the Tet trees. Each family also has a branch of the Mai tree in their homes, a symbol of spring, which bear lucky little yellow flowers.

Food plays a major role in the Tet celebration. Tet is a time of excess, one does not enjoy Tet, one "eats" Tet. The first day a feast of boiled male virgin chicken, sticky rice, a special soup made with clear vermicelli and bamboo shoots, boiled pork, and 3 or 5 duck eggs is offered to ancestors who have returned to their homes. Sticky rice and salt are also offered in the streets to any hungry ghosts who might be wandering in the neighborhood. A traditional food is Earth cake, a square cake made with rice beans and pork. When a watermelon is cut they believe that the redder the watermelon the more luck for the family. Several different desserts and dishes are made with coconut. On the third day another feast of virgin chicken is served to say farewell to ancestors returning to their ethereal abodes…

Page 28: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Tết, năm mới của Việt NamTác giả: Tracy Ward, teacherlink.ed.usu.edu

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Uyên

Việt Nam là một nước nằm ở phía đông bán cầu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Do đó năm mới của Trung Quốc và Tết năm mới của Việt Nam có nhiều điểm giống nhau. Tết là chữ viết tắt của Tết Nguyên đán nghĩa là buổi sáng đầu tiên của ngày đầu tiên của một thời kỳ mới. Tết đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm và bắt đầu mùa xuân. Người Việt luôn ý thức về các giai đoạn của mặt trăng. Tất cả các sự kiện đều lập kế hoạch theo lịch âm. Năm mới bắt đầu vào đêm đầu tiên của nguyệt kỳ thứ nhất sau khi mặt trời đi vào cung bảo bình. Đây là thời khắc giữa 21 tháng một và 19 tháng hai theo lịch dương.

Tết là lễ lớn kéo dài 3 ngày. Các gia đình dành tiền, dự trữ thức ăn lập kế hoạch cho kỳ nghỉ lớn ở Việt Nam từ trước Tết. Người Việt đã chuẩn bị rất chu đáo để bắt đầu một năm mới theo đúng nghĩa của nó. Họ mua sắm quần áo mới, sơn chùi nhà cửa, nấu thức ăn cho 3 ngày, thanh toán hết các khoản nợ nần để tống khứ những cảm giác xấu xa đi. Người ta không ưa việc dọn dẹp trong suốt các ngày Tết vì họ cho rằng sẽ quét đi tất cả những may mắn, không được phép đào giếng và hút nước để đất và nước cùng hưởng kỳ nghĩ Tết đó.

Chợ đông đúc từ tuần trước tết, người ta mua thực phẩm, pháo, hoa vàng mã và các thứ khác cho ngày lễ, vào khoảng 4 giờ chiều ngày cuối năm, tất cả các chợ đều tan để mọi người về nhà sớm chuẩn bị cho đêm giao thừa. Trước năm 1995, pháo được dùng để xua đuổi tà ma và đón mừng năm mới. Từ năm 1995, vì lý do lãng phí quá nhiều tiền bạc và tỷ lệ tai nạn do pháo (71 người bị chết do pháo nổ vào năm 1994), chính phủ đã ra lệnh cấm đốt pháo và làm cho ngày Tết trở nên rất yên ả.

Không khí lễ hội ở khắp nơi. Hương trầm được đốt trong nhà. Khắp nơi đâu đâu cũng thấy màu đỏ, các biểu tượng may mắn và hạnh phúc… Ban đêm thường có tổ chức múa rồng. Thức ăn phong phú, nhà cửa được trang hoàng, tại các công viên chật ních các đám đông, người ta mặc những bộ quần áo mới đẹp nhất, và trong ba ngày đó mọi người vui vẻ đến cùng.

Tết là thời gian dành cho sự thăm viếng trong gia đình và bạn bè. Người đầu tiên đến nhà được gọi là người xông đất. Nếu đó là người giàu sang, thành đạt, hạnh phúc thì gia đình trong năm đó sẽ rất may mắn. Thông thường người xông đất là người trong gia tộc nhưng đôi khi người ta cũng mời một vị khách đặc biệt nào đó mà họ cho là người sẽ mang lại may mắn trong gia đình vào năm đó. Ngày mồng Một Tết là ngày dành cho thân nhân thăm viếng nhau. Ngày mồng Hai là ngày đặc biệt để tiếp bạn bè thân hữu, ngày mồng Ba là ngày thăm viếng thầy cô giáo và các thương nhân thăm viếng nhau. Người ta kiêng kỵ những lời nói quấy hoặc cãi nhau. Khi đến thăm nhau trong dịp Tết, trước khi ra về người ta thường chúc nhau may mắn kiểu như “Tôi xin chúc tiền vào nhà bạn như nước, tiền ra như rùa…”.

Người Việt tin rằng ngày Tết là ngày vong hồn tổ tiên về viếng thăm nhà. Bàn thờ tổ tiên được trang trí hương, hoa và di ảnh của tổ tiên. Trên bàn thờ thường có mâm ngũ quả, tiền xu, và một lọ hoa to được đặt phía trước các các biểu tượng may mắn và thịnh vượng. Ngày mồng Ba cũng là ngày đi để viếng mộ thân nhân. Các phần mộ được trang hoàng bằng hương, hoa và nến. Nhiều Phật tử đến viếng ngôi chùa mình ưa thích để cầu nguyện cho một năm. Người theo Thiên Chúa giáo thì tụ tập câu nguyện vào lúc nửa đêm.

Tết không chỉ là sự bắt đầu của một năm mới, nó cũng là ngày sinh nhật của mọi người. Người Việt Nam không biết hoặc không biết chính xác ngày sinh của mình. Một em bé lên một tuổi bất kể em được sinh ra vào thời điểm nào trong năm đó. Trẻ em nói chúng được sinh ra vào năm âm lịch mang biểu tượng của năm đó. Vào sáng Một tết, người lớn thường chúc mừng trẻ em lớn thêm một tuổi và tặng chúng những phong bì chứa “Tiền may mắn” hoặc lì xì. Các em bé được bố mẹ, anh em, người cùng gia tộc hoặc thân hữu của gia đình tặng phong bì.

Page 29: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Thức ăn đóng một vai trò chính trong dịp Tết. Tết là thời gian thoải mái, người ta không thưởng thức Tết mà người ta “ăn” Tết. Ngày đầu năm có một mâm cỗ với gà trống choai luộc, xôi, một món canh đặc biệt nấu bằng miến và măng, thịt heo luộc và 3 hay 5 quả trứng vịt để rước gia tiên về với gia đình. Gạo nếp và muối được vãi ra đường cho các vong hồn đói đang lang thang trong khu xóm. Một món ăn truyền thống là bánh chưng, một loại bánh hình vuông với gạo, đậu và thịt heo. Khi một quả dưa hấu được bổ ra, người ta cho rằng quả dưa càng đỏ thì gia đình càng may mắn. Một vài món ăn và món tráng miệng khác được nấu từ dừa. Vào ngày mồng Ba, một mâm cỗ khác có gà tơ được làm để tiễn gia tiên trở lại với tiên giới…

COCKTAIL DÀNH CHO NGÀY TẾT Phạm Tường Hưng

Khoa Quản trị kinh doanh

Những ngày giáp tết là thời điểm mà mọi người nô nức rủ nhau mua sắm mọi thứ để chuẩn bị đón một năm mới an lành. Trong những thực phẩm dành cho ngày tết, người ta thường quan tâm đến việc lựa chọn những chai rượu quý để làm quà biếu cho nhau. Ngoài ra, trong mỗi gia đình ít nhiều cũng dành riêng vài loại rượu khác nhau, trước tiên mừng tuổi ông bà, sau là tiếp đãi bà con xóm giềng. Đây chính là nét văn hoá đặc trưng và khá độc đáo của người Việt. Tuy nhiên, không ít gia đình do kinh tế khá giả hay thói quen tiêu dùng nên có xu hướng ưa chuộng rượu ngoại đắt tiền, từ đó làm cho thị trường rượu ngoại lên cơn sốt. Nhân cơ hội này, những đối tượng làm ăn phi pháp đã cho ra đời nhiều loại rượu giả trông vẻ bề ngoài thật bắt mắt với những nhãn hiệu nổi tiếng như Hennessy, Malt, American Whisky, Irrish....có giá bán lên đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng một chai.

Những chai rượu giả tinh vi đến nỗi giới chuyên gia cũng “tròn xoe đôi mắt” và khó có thể phát hiện được. Khi người tiêu dùng sử dụng phải loại rượu này sẽ gây ra hậu quả khôn lường như ngộ độc, đột quỵ ... vừa ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, vừa tốn kém nhiều tiền của gia đình.

Trong cuộc sống ngày nay, việc thưởng thức đồ uống không phải chỉ chú trọng đến giá trị vật chất xa xỉ, mà điều quan trọng hơn là người ta quan tâm đến giá trị tinh thần mang đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những giá trị ấy được thể hiện qua phong cách trình bày và thưởng thức đồ uống vừa lịch thiệp hào hoa, vừa hiện đại nhưng không kém phần kinh tế.

Nhân dịp xuân về, tôi xin chia sẻ cùng quý thầy cô, các anh chị em đồng nghiệp cách pha chế một số loại đồ uống đơn giản để tiếp đãi khách quý trong những ngày đầu xuân. Quý vị chỉ cần bỏ ra một khoản tiền không lớn lắm nhưng vẫn có những ly cocktail rất đặc biệt: vừa lạ mắt, vừa sang trọng lại vừa hấp dẫn bởi màu sắc, hương vị tuyệt vời của nó, mặt khác lại còn đảm bảo sức khoẻ và tiết kiệm

Page 30: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

chi phí cho gia đình. Cụ thể, tôi xin gởi đến quý vị cách pha chế 2 công thức cocktail điển hình, mỗi công thức này đều mang đậm một phong cách riêng của nó.

MIDORI (Dành cho nữ giới)

Nguyên liệu- 30ml rượu Midori liquer melon (rượu mùi hương dưa, màu xanh)- 30ml rượu liquer cointréau (rượu mùi hương cam, trong suốt) - 25ml nước cốt chanh- 1 Miếng chanh và 1 quả sơ ri trang trí- Đá viên tinh khiết

Dụng cụ pha chế

Cách làm- Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt- Ướp lạnh ly cocktail bằng đá - Cho các nguyên liệu: nước cốt chanh, các loại rượu trên vào bình lắc - Cho vào bình lắc 1/3 bình đá, lắc trong khoảng 15 giây- Đổ đá ướp lạnh ly vào xô đựng đá- Mở nắp bình lắc- Một tay giữ đế ly, tay kia cầm thân và đáy bình lắc rót hỗn hợp đồ uống vào ly cocktail- Cài miếng chanh và quả sơ ri trên vành ly

Màu sắc, mùi vị và thời điểm thưởng thức thích hợp- Màu xanh lá cây, vị ngọt và hơi chua của chanh, mùi thơm hương dưa, nồng hương cam- Nên thưởng thức lúc không quá no cũng như không quá đói Sản phẩm sau khi pha chế

Bình lắc Cốc đong lường Ly cocktail

Thìa bar

Page 31: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

* Lưu ý:Trường hợp khách không sử dụng được rượu mạnh, nên cắt bỏ thành phần rượu Cointréau và tăng

gấp đôi thành phần rượu Midori liquer melon. Khi đó ta có công thức cocktail mới với tên gọi:

MIDORI - SOUR

Nguyên liệu- 60ml rượu Midori liquer melon (rượu mùi hương dưa, màu xanh)- 30ml nước cốt chanh- 1 Miếng chanh và 1 quả sơ ri trang trí- Đá viên tinh khiết Cách pha chế tương tự công thức MIDORI

Công thức BALALAKA (Dành cho nam giới)

Nguyên liệu- 30ml rượu vodka (có thể dùng vodka Hà Nội)- 30ml rượu liquer cointréau (rượu mùi hương cam, trong suốt)- 25ml nước cốt chanh- 1 Miếng chanh- 1/4 thìa si rô dâu - Phủ tuyết chanh - muối- Đá viên tinh khiết

Dụng cụ pha chếTương tự các công thức trên

Dụng cụ phủ tuyết ly cocktail (ảnh minh hoạ phương pháp phủ tuyết)

Page 32: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Cách làm - Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt - Chuẩn bị 1 đĩa nước cốt chanh (khoảng 2 thìa cà phê), 1 đĩa muối hầm trắng mịn tráng thành

một lớp mỏng trên bề mặt (xem hình trên)- Ướp lạnh ly cocktail bằng đá - Cho các nguyên liệu: nước cốt chanh, các loại rượu trên vào bình lắc- Cho vào bình lắc 1/3 bình đá, đậy nắp lại và lắc trong khoảng 15 giây - Đổ đá ướp lạnh ly vào xô đựng đá- Úp ly vào đĩa nước chanh, nhấc lên và gõ nhẹ đế ly nhằm loại bỏ những giọt nước chanh thừa

trên vành ly - Úp ly vào đĩa muối sao cho muối bám trên vành miệng ly, nhấc lên và gõ nhẹ đế ly nhằm loại

bỏ những hạt muối thừa - Mở nắp bình lắc- Một tay giữ đế ly, tay kia cầm thân và đáy bình lắc rót hỗn hợp đồ uống vào ly cocktail- Cài miếng chanh trên vành ly đã phủ tuyết- Nhỏ 1/4 thìa si rô dâu vào giữa lòng ly cocktail

Màu sắc, mùi vị và thời điểm thưởng thức thích hợp- Màu trắng đục, màu đỏ si rô chìm dưới đáy ly, vị chua - mặn của chanh và muối, mùi thơm

nồng của hương cam, chanh- Nên thưởng thức trước khi ăn hoặc sau 20 giờ đêm

Page 33: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Sản phẩm sau khi pha chế

* Lưu ý: Để có 1 ly cocktail hấp dẫn, chúng ta cần tuân thủ theo những chỉ dẫn sau:- Khi thao tác bình lắc phải giữ chặt nắp bình bằng ngón tay cái, 4 ngón tay còn lại ôm thân

bình lắc, tay còn lại nâng đế bình để hỗ trợ cho tay thuận (để đảm bảo an toàn nên lắc bình bằng 2 tay). - Lắc bình theo chiều dọc, chiều dài thân bình phải hợp với mặt đất góc 450

- Nên lắc trong khoảng 15 giây, nếu lắc quá lâu đá sẽ tan ra gây nhạt rượu- Dùng đá tinh khiết có kích cỡ khoảng 4cm x 4 cm, không dùng đá quá lớn hoặc quá nhỏ, đá

phải hợp vệ sinh- Bỏ đá quá nhiều hoặc quá ít sẽ làm cho hỗn hợp cocktail không khuyếch tán đều (nên bỏ vào

khoảng 1/3 bình là vừa đủ) - Phục vụ ngay sau khi pha chế (không quá 2 phút )- Có thể điều chỉnh (tăng hoặc giảm) các thành phần nguyên liệu trong công thức cho phù hợp

với khẩu vị của từng thực khách- Có thể phục vụ kèm một ít thức ăn nhẹ như hạt dẻ, đậu phụng chiên....

Vài lời khuyến cáo khi sử dụng cocktailCocktail tuy dễ uống nhưng cũng rất dễ say nếu chúng ta lạm dụng quá nhiều. Trong thực tế,

một số thực khách thấy mùi vị cocktail êm dịu tạo ra cảm giác ngon miệng, nên dùng một lần vài ba ly mà vẫn thấy bình thường, vài chục phút sau mặt mày nóng rực, tay chân run run và rơi vào trạng thái say rượu. Tại sao vậy? Vì trong cocktail luôn có một hàm lượng đường nhất định, chính hàm lượng đường này tạo ra vị dịu ngọt dễ uống, nhưng nó cũng là tác nhân gây ra sự lên men kín trong dạ dày, do đó sau khi uống vào hỗn hợp cocktail tiếp tục lên men và sản sinh ra 1 lượng cồn etanol, lượng cồn này sẽ thẩm thấu vào máu, gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch và trạng thái thăng bằng của trung khu thần kinh. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên dùng không quá 1 ly để thưởng thức mà thôi!

Chén rượu ngày Xuân thật là ấm cúng và thú vị. Tuy nhiên, cần chủ động đừng để đến mức say xỉn mà mất cả tư thế, mất cả niềm vui. Càng không bao giờ để trở thành nô lệ của rượu mà dẫn đến tự huỷ hoại sức khoẻ quý giá của mình.

Trong không khí đón xuân về, kính chúc gia quyến quý thầy cô giáo cùng tất cả anh chị em đồng nghiệp vui xuân sum vầy, năm mới hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, chúc quý vị pha chế thành công những công thức cocktail nhằm mang lại sự sảng khoái hoan hỷ cho người thân và bạn bè trong những ngày đầu xuân.

Chân thành cảm ơn!

Tài liệu tham khảo: Từ điển công thức pha chế cocktail, Nguyễn Xuân Ra, Nxb Phụ Nữ, 2005

Page 34: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

TẢN MẠN VỀ TẾT Ngô Thị Diệu AnKhoa Quản trị kinh doanh

Nhân dịp bản tin khoa học số Xuân, tôi viết đôi điều tản mạn về Tết Nguyên đán. Vì theo tôi, nói về Xuân thì không thể không nói đến Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Cả hay đơn giản chỉ là Tết. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt và một số dân tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

Tết là cách nói chệch của Tiết. Lễ tiết Nguyên đán (hay Tết) có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ đời Ngũ Đế Tam Vương2.

Theo quan niệm từ xưa đến nay, Tết được tính từ thời điểm "đưa ông Táo về trời", cho nên dân gian thường hay nói “Tết ông Táo”.

Lễ Tết ông TáoTừ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "đưa ông

Táo về trời" (Ông Táo là thần bếp, hay Táo Quân, thực chất lại không phải một vị mà là hai ông và một bà). Lễ ông Công ông Táo được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Trong ngày này, ông Công được cúng ở bàn thờ chính trên nhà, còn ông Táo được cúng dưới bếp. Đồ cúng thường đi kèm với mấy con cá chép, vì người ta cho rằng vào dịp cuối năm, ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về Thiên đình, trình bẩm những việc xảy ra trong năm vừa qua.

Lễ Tất niênTất niên có nghĩa là hoàn tất (công việc) năm cũ. Vào chiều 30 cuối năm, nhà người Việt nào cũng

chuẩn bị một mâm cơm cúng ông bà tổ tiên để tiễn biệt năm cũ. Sau đó, cả nhà quây quần bên mâm cơm - đây sẽ là bữa ăn đáng giá nhất trong mấy ngày Tết.

Theo phong tục, vào thời điểm tất niên, mỗi người phải thu xếp thanh toán hết nợ nần, xóa bỏ những xích mích trong năm cũ để hướng tới một năm mới khá giả, thuận hòa hơn. Đây cũng còn là dịp để mỗi người bày tỏ lòng thành kính, tri ân của mình đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ, người thân, bạn bè...

Lễ Giao thừaGiao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước

tới. Vào thời điểm này, các gia đình tiến hành lễ Trừ tịch. Lễ Trừ tịch được hiểu là lễ đem vứt những điều không may mắn của năm cũ đi, và đón lấy những điều tốt đẹp của năm mới đến. Vì vậy, lễ Giao thừa còn được gọi là lễ Trừ tịch.

2 Theo cuốn "Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam" thì: Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng màu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050-256 TCN), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Ðến đời Ðông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III TCN), Tần Thuỷ Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Ðế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Ðến đời Ðông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ Bảy sinh loài Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được tính từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng Bảy.

Page 35: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

Lễ Trừ Tịch còn có ý mời các quan trên trời ăn lộc. Người ta cho rằng mỗi năm có một vị thần cai quản nhân gian, hết năm thì đổi ca. Lễ Trừ tịch được cúng ngoài trời vì các cụ cho rằng trong buổi giao thừa, ngoài trời đầy những vị thần đổi ca đi lại tấp nập, bận rộn chưa kịp ăn uống, mình đưa đồ ăn ra thể nào cũng có người ăn. Thần cũ ra đi dùng một miếng coi như để cảm ơn, thần mới đến nếm một miếng coi như mắc nợ nhà mình; nhờ đó, hy vọng năm mới làm ăn phát đạt.

Đón xuân, đón năm mớiSau thời khắc giao thừa là Tân niên - đón một năm mới. Có rất nhiều phong tục cần tuân thủ vào

thời điểm này.Thứ nhất là phong tục xông đất (hay "đạp đất" của người miền Trung). Người Việt quan niệm rằng

ngày đầu tiên của năm sẽ quyết định "số mạng" của cả năm: Do đó, vị khách đầu tiên bước vào cửa cũng rất quan trọng. Đây phải là một người có đạo đức, vui tính, thành đạt, thông minh, sáng sủa... Nói tóm lại là vừa hồng vừa chuyên, để đảm bảo vận may sẽ đến cho cả gia đình người được xông đất.

Thứ hai, phải kể đến việc xuất hành du xuân. Đích đến thường là các đình, chùa... để cầu may và xin lộc. Hướng xuất phát cũng được chọn lựa khá kỹ từ nhiều phương: Đông - Nam - Tây - Bắc. Người ta tin rằng việc cầu phúc cầu may đầu năm tại chùa chiền miếu mạo sẽ linh thiêng hơn, và nhiều người xin quẻ ở đây để đoán việc sẽ xảy ra trong năm. Đa số không quên bẻ lấy một cành cây trước cửa đình - cửa đền, để về nhà cắm trên bàn thờ cho đến hết Tết. Phong tục này gọi là hái lộc, tượng trưng cho việc đem lộc trời đất về nhà.

Thứ ba là phong tục thăm hỏi, chúc tết và lì xì. Bố mẹ chúc con cái học giỏi và thành đạt, con cái chúc bố mẹ mạnh khỏe sống lâu. Họ hàng chúc nhau an khang, bạn bè chúc nhau thịnh vượng. Tới mỗi nhà, người lớn thường cho tiền trẻ con trong những bao màu đỏ, gọi là mừng tuổi (hay lì xì ở trong Nam). Ngày xưa tiền phong bao thường là tiền lẻ, với ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm.

Thứ tư, những trí thức thường có phong tục khai bút đầu năm (nông dân thì khai canh, người buôn bán thì chọn ngày mở hàng đầu năm). Ngày mồng Một, người ta chọn lấy giờ tốt, mang giấy bút ra viết một vài lời hay ý đẹp, rồi mới được đi chơi. Mọi người tin rằng như vậy thì công việc của mình sẽ trôi chảy trong năm mới.

Kiêng kỵ trong ngày TếtTrong mấy ngày Tết, người Việt kiêng không cãi nhau, bởi họ tin rằng cãi nhau, bực tức trong ngày

Tết sẽ khiến cả năm xúi quẩy - mất thuận hòa. Ông bà cha mẹ nhắc con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... Người lớn cũng tránh quở mắng trách phạt trẻ em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt đẹp.

Trong mấy ngày Tết cũng không được đổ rác, bởi như thế tài lộc sẽ ra đi. Việc kiêng kỵ này cũng là theo truyền thuyết Trung Quốc3

Và điều mà các mẹ, các chị không thể quên nữa là việc đi chợ đầu năm. Đi chợ đầu năm thứ phải mua đầu tiên phải là muối, sau đó rồi mới đến những thứ cần mua khác…

Trên thực tế có rất nhiều phong tục trong ngày Tết và ở mỗi địa phương thì phong tục Tết lại khác nhau.

Theo thời gian cùng với quá trình hội nhập, có những giá trị văn hoá cần phải được loại bỏ, có những giá trị cần phải thay đổi, có những giá trị cần được duy trì và gìn giữ. Những điều tôi nói về Tết, có người vẫn gìn giữ, có người đã loại bỏ từ lâu. Thiết nghĩ, nếu loại bỏ những phong tục này thì ngày Tết có còn ý nghĩa?

3 Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được quỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mồng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hót rác ngày Tết.

Page 36: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

TỔ CHỨC TIỆC TẠI NHÀ VÀ GIAO TIẾP TRÊN BÀN TIỆC

Nguyễn Phương Nam Khoa Quản trị kinh doanh

10 ĐIỀU LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TIỆC TẠI NHÀ

Năm hết, tết đến. Vào khoảng thời gian này chúng ta thường tổ chức các bữa tiệc tại nhà để chiêu đãi bạn bè, người thân. Việc tổ chức một bữa tiệc nhỏ cho vài chục người cũng sẽ gồm rất nhiều việc phức tạp. Để bữa tiệc được thành công, chúng ta cần có sự chuẩn bị về nhiều mặt. Sau đây xin giới thiệu 10 điều đáng chú ý khi tổ chức tiệc tại nhà, mời các bạn cùng tham khảo.1. Mục đích tiệc: Không nói rõ mời khách đến dự tiệc gì, làm cho khách không biết phải ăn mặc ra sao, đi một người hay đi hai người, có mang quà tặng hay không.

Nếu bạn muốn mời dự tiệc tất niên, nên nói rõ và mời cả hai vợ chồng.2. Tiếp khách: Nếu chủ nhà không chuẩn bị sẵn thức ăn, bàn ghế, cứ chạy lên chạy xuống… hoặc lo “xẹc via” nên khách đến nhà rất ít được trò chuyện với chủ nhà; do đó mục đích giao tiếp sẽ không đạt. Nên sắp xếp bàn ăn, các món trong thực đơn được chuẩn bị sẵn ở bàn bên cạnh, thức ăn cần đun nóng nên đặt trước trên bếp. Khi khách đến mọi việc đâu vào đấy, vợ chồng có thời gian chủ động để tiếp khách.3. Giới thiệu khách: Không giới thiệu lộn xộn, sai trình tự. Nên dùng giọng chậm rãi, rõ ràng để giới thiệu. Bao giờ cũng giới thiệu đàn ông trước phụ nữ. Giữa phái nữ với nhau, nên giới thiệu người ít tuổi hoặc độc thân trước người nhiều tuổi, có gia đình. Trong lúc được chồng (hay vợ) giới thiệu người chưa quen, bạn phải cố nhớ tên người ấy, nếu cần vẫn có thể hỏi lại ngay vì người khách nào cũng muốn nhắc lại tên mình.4. Bia và thuốc lá: Trong bữa tiệc, nếu khách muốn mời bạn uống bia, rượu hoặc thuốc lá, nếu bạn không dùng những thứ ấy, bạn không nên nói: “Tôi không bao giờ uống rượu (hoặc thuốc lá)”, người mời sẽ mất vui đi. Bạn có thể nhẹ nhàng xin lỗi người mời và nói ngắn gọn về việc mình không dùng thứ ấy, đề nghị người dùng cứ tự nhiên. Không nên tranh luận về chuyện hút hay không hút, uống rượu hay không uống rượu.5. Thái độ: Có thái độ lịch sự đúng mực khi ăn tiệc. Nên quan sát chỗ ngồi trước khi ngồi, không nên ngồi ưỡn lưng vào ghế. Tránh những động tác thừa như xoa cằm, xoa má hoặc vuốt tóc... Tránh cách vừa ăn ngồm ngoàm vừa nói chuyện tạo nên cảm giác mất lịch sự.6. Tác phong: Sử dụng đũa biểu hiện thái độ văn hoá trong bữa tiệc, không nên đặt đũa so le, cầm đũa không đúng chiều, đầu to ở dưới, đầu nhỏ ở trên. Không được vung đũa lung tung khi gắp thức ăn, tránh va chạm đũa với người khác.7. Chuyện trò: Khi chuyện trò với khách tránh nói vòng vo, mơ hồ, lan man, không làm mất thời gian và làm nản lòng người nghe. Tránh lặp đi lặp lại những nội dung đùa cợt, làm bực mình người nghe. Không bao giờ nói xấu người vắng mặt vì những chuyện trong bữa tiệc sẽ lọt ra ngoài, tạo nên sự bất hoà và không lịch sự.8. Lắng nghe khách: Là người chủ nhà, tránh giành nói chuyện quá nhiều không để cho khách được bày tỏ. Thái độ lịch sự nhất của người chủ bữa tiệc là biết lắng nghe, chia sẻ cùng khách bằng những phát biểu ngắn, hợp lý, đúng lúc.

Quan tâm đến người nói chuyện, tránh cắt ngang câu chuyện khách nói. Giữ vai trò xúc tác để không khí trò chuyện vui vẻ.9. Lời khen: Không quá hà tiện lời khen khi có thể khen một cách hợp lý và đúng lúc. Lời khen chứng tỏ bạn quan tâm đến người nói chuyện, đồng thời làm cho khách cảm thấy vui vẻ, tự hào khi đến dự bữa tiệc nhà bạn.10. Cám ơn: Không nên để khách lẳng lặng ra về mà không có một lời cảm ơn. Bất cứ người khách nào ra về, dù về sớm hay muộn, bạn nên ân cần tiễn khách ra khỏi cổng với lời cảm ơn thành thật.

Page 37: decdtm.edu.vn/Portals/0/KHDN/BantinKH/Noi dung so 5 final.doc · Web viewĐiều này làm cho những người dân nghèo cảm thấy họ được chào đón tại đây và

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP TRÊN BÀN TIỆC

Vào dịp cuối năm, chúng ta thường được mời di dự các buổi tiệc như tiệc cưới, tiệc tổng kết, tiệc tất niên… với rất nhiều người. Để có một hình ảnh đẹp khi dự tiệc, chúng ta cần chú ý giao tiếp sao cho lịch sự. Giao tiếp là một nghệ thuật và cũng là một lĩnh vực rộng, phức tạp. Với đôi chút hiểu biết của mình, xin chia sẻ với các bạn đôi điều về lĩnh vực này trong khuôn khổ một bữa ăn, bữa tiệc.

Nghệ thuật giao tiếp trong một bữa tiệc gồm cách đối nhân xử thế, cách giới thiệu người, cách chào hỏi bạn bè và làm quen, việc xử thế tại bàn tiệc , khi nào có thể biểu hiện sự kính trọng và khi nào có thể từ biệt trong các buổi dạ hội, chiêu đãi, cách nói và trả lời điện thoại và cách giải trí....

Dáng vẻ đàng hoàng, ăn mặc lịch sự, giọng nói nhẹ nhàng lịch thiệp, cử chỉ chính xác sẽ làm tăng vẻ tự tin và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với mọi người. Những điều đóễuuất phát từ thị hiếu và cách nhìn của mọi người xung quanh.

Dự tiệc là một dịp vui vẻ. Do vậy, ngoài ăn uống, việc trao đổi chuyện trò với người bên cạnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc chung khi dự các tiệc chiêu đãi:

- Không nên để khuỷu tay vào bàn ăn,- Không dùng dao cắt thịt và cá để đưa thức ăn vào miệng,- Không xỉa răng trong khi ăn, không dùng khăn ăn hoặc tay để che miệng. Làm như vậy chỉ gây

cho người khác thêm chú ý. - Khi dùng thìa cà phê để cho đường vào cốc, không dùng thìa đó lấy các thức ăn khác hoặc đưa cà

phê vào miệng; nên để nó trên đĩa, không ngâm trong cốc.- Không cúi đầu quá thấp sát xuống mặt bàn ăn.- Không nói khi miệng đầy thức ăn.Nếu bạn được mời dự tiệc chính thức, nơi có bày cả nĩa và dao mà bạn không biết chắc cách sử

dụng, hãy để ý xem chủ và khách chính sử dụng như thế nào mà làm theo. Khi bàn tiệc có xếp nhiều loại dao nĩa, quy định thông thường là dùng dao nĩa từ ngoài vào trong. Nếu có sự nhầm lẫn thì hãy làm ra vẻ không quan tâm và cứ tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy mới ít người thấy sơ suất trên của bạn.

Khăn ăn dùng để tránh thức ăn rơi vào quần áo, nên phải trải lên đùi. Sau khi ăn xong, phải để khăn ăn trên bàn và gấp lại.

Nói chuyện trong khi dự tiệc chiêu đãi cũng rất quan trọng để tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Nếu người cạnh bạn không chủ động bắt chuyện thì bạn nên hỏi trước.

Hãy nói về những điều mà người đối thoại quan tâm, hãy làm cho họ thấy chuyện đó là quan trọng! Điều đó không có nghĩa là bạn ba hoa, phóng đại quá đáng.

Tóm lại , sự chủ động và chân thành là thái độ văn minh trong giao tiếp.Tránh những chủ đề gây ra tranh luận, trừ khi bạn biết rõ về tính tình người đối thoại. Có những nơi

như hội thảo, diễn đàn chính trị, họp báo... là nơi chúng ta có thể tranh luận với nhau. Nhưng khi nói chuyện có tính chất xã giao trên bàn ăn, thì nên tránh tranh luận một cách khéo léo. Tuy nhiên, nếu bạn có cùng chính kiến chính trị hay tôn giáo, bạn có thể bắt đầu câu chuyện theo một khía cạnh tế nhị vượt qua những nội dung bình thường.

Cách giải quyết những chủ đề gay cấn và nhạy cảm như vấn đề tôn giáo hoặc chính trị thì nên đóng vai lắng nghe hơn là một người tuyên truyền hay bảo vệ. Vì thế, khi nói với một người có đạo, bạn có thể tìm hiểu về tín ngưỡng của họ. Bạn cũng có thể nói một vài thông tin về đạo giáo của bạn và của người khác, nhưng không nên thuyết phục người khác thay đổi đức tin của họ. Nếu bạn muốn gây ảnh hưởng đối với người khác thì nên làm rất tế nhị. Cuối cùng bạn sẽ trở nên phong phú hơn khi tích luỹ những thông tin tốt cho bạn.