21
http://www.phatgiaobaclieu.com/content/view/67/62/ ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM * Trần Phước Thuận Nước Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, nhân dân ta đã có truyền thống đấu tranh để dựng nước và giữ nước, tạo ra những chiến công hiển hách đáng tự hào, nhân dân ta còn có những đóng góp quan trọng để phát triển văn hóa, xây dựng tư tưởng, đã có những thành tựu khoa học có giá trị nhất định, một trong số đó là những phát kiến về y học đã liên tiếp diễn ra trong các thời kỳ lịch sử ở nước ta. Thời Hùng Vương đến đầu thời Lý (khoảng 3.000 năm TCN đến năm 1009); trong khoảng thời gian này người nước ta luôn phải đấu tranh với thiên nhiên với thú dữ, phải giành từng tấc đất với giặc ngoại xâm, phải chiến đấu trường kỳ với thiên tai bệnh tật... Nên cuộc sống luôn gặp khó khăn, tính mạng luôn bị đe dọa, nhưng với bản tính tự tồn mạnh mẽ nhân dân ta đã tạo ra mọi phương tiên để khắc phục cuộc sống khó khăn, đã tìm ra nhiều phương cách để giữ gìn sức khỏe, như biết dùng lửa để sưởi ấm, dùng nước nóng để song hơ, dùng gừng để ngừa gió, ăn trầu để làm sạch miệng và ấm người, nhộm răng để chống sâu răng, uống nước vối để tiêu thực, đắp lá thuốc để cầm máu, đốt cây thơm để trừ mùi hôi... Đây là thời kỳ tiền y học Việt Nam, người nước ta lúc bấy giờ chưa có phương pháp hoặc phương thuốc nhất định để chữa bệnh, nhưng đã tích luỹ được nhiều bài thuốc gọi là kinh nghiệm dân gian rất qúi báu, đã đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng nền y học nước nhà, có thể nói những kinh nghiệm dân gian trong thời kỳ này chính là tiền thân của Đông y Việt Nam. Thời Lý Trần (1010 - 1399); đây là thời kỳ hình thành của Đông y, tuy rất mới mẻ nhưng đã có tổ

ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

  • Upload
    eskines

  • View
    129

  • Download
    0

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Một bài viết Hay về chặng đường phát triển của Đông Y Việt Nam.

Citation preview

Page 1: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

http://www.phatgiaobaclieu.com/content/view/67/62/

ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM

* Trần Phước Thuận

Nước Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, nhân dân ta đã có truyền thống đấu tranh để dựng nước và giữ nước, tạo ra những chiến công hiển hách đáng tự hào, nhân dân ta còn có những đóng góp quan trọng để phát triển văn hóa, xây dựng tư tưởng, đã có những thành tựu khoa học có giá trị nhất định, một trong số đó là những phát kiến về y học đã liên tiếp diễn ra trong các thời kỳ lịch sử ở nước ta. Thời Hùng Vương đến đầu thời Lý (khoảng 3.000 năm TCN đến năm 1009); trong khoảng thời gian này người nước ta luôn phải đấu tranh với thiên nhiên với thú dữ, phải giành từng tấc đất với giặc ngoại xâm, phải chiến đấu trường kỳ với thiên tai bệnh tật... Nên cuộc sống luôn gặp khó khăn, tính mạng luôn bị đe dọa, nhưng với bản tính tự tồn mạnh mẽ nhân dân ta đã tạo ra mọi phương tiên để khắc phục cuộc sống khó khăn, đã tìm ra nhiều phương cách để giữ gìn sức khỏe, như biết dùng lửa để sưởi ấm, dùng nước nóng để song hơ, dùng gừng để ngừa gió, ăn trầu để làm sạch miệng và ấm người, nhộm răng để chống sâu răng, uống nước vối để tiêu thực, đắp lá thuốc để cầm máu, đốt cây thơm để trừ mùi hôi... Đây là thời kỳ tiền y học Việt Nam, người nước ta lúc bấy giờ chưa có phương pháp hoặc phương thuốc nhất định để chữa bệnh, nhưng đã tích luỹ được nhiều bài thuốc gọi là kinh nghiệm dân gian rất qúi báu, đã đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng nền  y học nước nhà, có thể nói những kinh nghiệm dân gian trong thời kỳ này chính là tiền thân của Đông y Việt Nam.

Thời Lý Trần (1010 - 1399); đây là thời kỳ hình thành của Đông y, tuy rất mới mẻ nhưng đã có tổ chức hẳn hoi, ngay trong thời Lý (1010 - 1224) đã có Thái y ty, các thầy thuốc được phép hành nghề để chữa bệnh cho dân, đặc biệt là khoa tâm lý liệu pháp được triều đình nâng đỡ nên phát triển rất mạnh, danh y Nguyễn Chí Thành (thiền sư Minh Không) đã từng dùng tâm lý liệu pháp chữa bệnh tinh thần cho vua Lý Thần Tông và được phong làm Quốc sư.Vào thời Trần (1225 - 1399) y học phát triển khá mạnh, Thái y ty đã đổi thành Thái y viện, triều đình đã có chủ trương chữa bệnh cấp thuốc cho dân, cổ động người dân trồng thuốc, đã có một số danh y ra đời.- Phạm Công Bân làm Thái y lệnh dưới triều Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, nổi tiếng là một danh y trung trực không xu phụ người quyền quý, ông đã tự bỏ tiền ra xây dựng nhà chữa bệnh và cấp thuốc cho dân.- Trâu Canh đã từng cứu sống Trần Dụ Tông lúc nhỏ bị chết đuối, và một lần chữa bệnh liệt dương cho Dụ Tông khi ông làm vua.- Chu Văn An (1292 - 1370) đã để lại một số tài liệu y học quan trọng, sau đó cháu ông là Chu Doãn Văn và Chu Xuân Lương đã biên soạn lại thành cuốn

Page 2: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

Y học giảo yếu tập chú di biên in năm 1466 và tái bản bổ sung năm 1856.Trong lịch sử Đông y Việt Nam có một trường hợp rất đặc biệt đó là sự có mặt của nhà sư Tuệ Tĩnh, ông tên thật Nguyễn Bá Tĩnh (chưa xác định sống vào thời nào) đã để lại cho đời hai tác phẩm y học rất lớn là : Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư. Nam dược thần hiệu gồm 11 quyển ghi lại tính chất của 580 vị thuốc và 3873 bài thuốc để chữa 182 trường hợp bệnh chứng trong 10 khoa lâm sàng; Hồng Nghĩa giác tư y thư, ngoài phần y lý, y luận còn có ghi lại tính chất và công dụng của 630 vị thuốc ở nước ta, 13 phương gia giảm và một thiên Bổ âm đơn. Tuệ Tĩnh là người đầu tiên nêu lên khẩu hiệu “Nam dược trị Nam nhân” và có chủ trương dưỡng sinh để giữ gìn thân thể là “ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Nhưng đến nay vẫn chưa xác định được năm sinh năm chết của Tuệ Tĩnh, có người cho rằng ông sinh ở thời Trần, có người nói ông sống vào thời Lê; hai tác phẩm y học của ông vì vậy cũng chưa xác định được thời điểm sáng tác, tuy nhiên hai tác phẩm này lại có rất nhiều dị bản - có thể là nhiều nhất trong số các tác phẩm y học của Việt Nam hiện còn lưu truyền đến nay :- Hồng Nghĩa giác tư y thư, (sách viết tay gồm hai quyển, cộng chung 244 tờ) của nhà sư Tuệ Tĩnh, quê ở Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng. Trong bản này có những phương thuốc được diển dịch ra Nôm, nguyên bản in ở Hộ Xá sau đến niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8 (1717) khắc lại mới hoàn tất. Bản này của một người tên Lê Đức Toàn sao lục.- Hồng Nghĩa giác tư y thư, (sách in, chỉ có một quyển hạ gồm 86 tờ) của nhà sư Tuệ Tĩnh. Đến tờ thứ 30 là Chứng trị phương pháp thuộc quyển hạ, cũng dùng văn Nôm phụ thêm những đoạn chữ Hán. Đến tờ thứ 55 là phần Hoàng triều huệ dân kinh nghiệm tuyển yếu thần hiệu thập tam thất phương. Hai phần này đều không có tên người soạn, nhưng từ tờ 68 đến hết là phần Như ý hồi sinh đẳng đan tập thì có ghi tên tác giả là Lão Toàn tự Phúc Tân hiệu Hạnh Thọ Đường quê ở huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường (Nam Định).- Hồng Nghĩa giác tư y thư, bản thứ ba này không thấy ghi tên người sao lục.- Tuệ Tĩnh y thư (sách in một bản, gồm 112 tờ), trong đó có phần Bản thảo 24 tờ trình bày bằng chữ Nôm, phần Y luận 65 tờ trình bày bằng chữ Hán và phần Cao đan hoàn tán 29 tờ vừa bằng chữ Hán vừa bằng chữ Nôm. Đây chính là quyển thượng sách Hồng Nghĩa giác tư y thư của Tuệ Tĩnh, không rõ do ai sao chép lại.- Thập tam phương gia giảm (sách viết tay một  quyển, gồm 91 tờ), do một người nào đó chép lại 13 phương gia giảm trong sách Hồng Nghĩa giác tư y thư của Tuệ Tĩnh, nhưng phần sau có 24 tờ chép ở các sách thuốc khác và 45 tờ nói về phép bói toán, sách trình bày vừa bằng chữ Hán vừ bằng chữ Nôm.            - Nam dược thần hiệu (sách viết tay gồm 11 quyển, cộng chung 684 tờ) của Tuệ Tĩnh thiền sư. Sách do Vương Thiên Trí người quê ở Liểu Chàng (Hải Dương) đã khắc lại bản in có Bản Lai hòa thượng soạn bài ký năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê. Phần bản thảo ở quyển đầu có tên Nôm, nhưng tiếp theo mười khoa chữa bệnh đều là chữ Hán.           - Nam dược thần hiệu (sách in 1 quyển, gồm 50 tờ), có Bản Lai hòa thượng ở chùa Hồng Phúc hộ san và ghi năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh

Page 3: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

Hưng thời Lê, mỗi vị thuốc đều có tên Nôm do Vương Thiên Trí san khắc. Sách không thấy ghi tên người sao lục.            - Nam dược thần hiệu (sách in 1 quyển, gồm 53 tờ), cũng giống như bản trên nhưng có cả mục lục, phụ chương, còn có cả bài tựa và phàm lệ. Sách không thấy ghi tên người sao lục.            - Nam dược thần hiệu (sách in 3 quyển, cộng chung 72 tờ), sách chỉ thấy có 3 quyển nhưng mục lục lại ghi đến 10 quyển nói về bệnh chứng và một quyển tính dược. Bản khắc in năm Khải Định thứ 7 (1922) của nhà xuất bản Liễu Văn Đường (Hà Nội). Sách không thấy ghi tên người sao lục.            - Nam dược thần hiệu (sách in 1 quyển, gồm 53 tờ), cũng giống như trường hợp trên, sách chỉ thấy một quyển nhưng mục lục kê đến 10 quyển, trong sách có phần bản thảo được xếp thành bộ và có chua tên Nôm ở những tờ đầu. Bản khắc in năm Khải Định thứ 9 (1924) của nhà xuất bản Tụ Văn Phố (Hàng Gai - Hà Nội). Sách không thấy ghi tên người sao lục.            - Nam dược thần hiệu (sách viết tay gồm 2 quyển, cộng chung 219 tờ). Sách không thấy ghi tên người sao lục.            - Nam dược thần hiệu (sách viết tay 1 quyển, nhưng bị hư mất một phần nên không rõ  sách có bao nhiêu tờ). Sách không thấy ghi tên người sao lục.Thời nhà Hồ (1400 - 1406) tuy ngắn ngủi nhưng cũng có xuất hiện một danh y tên Nguyễn Đại Năng, ông phụ trách bộ Quảng tế chuyên tổ chức các cơ sở chữa bệnh cho dân. Ông có để lại quyển Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, đây là tác phẩm châm cứu đầu tiên của nước ta, nhưng nội dung rất đặc sắc và đầy đủ.Thời thuộc Minh (1407 - 1427), thời kỳ này y học vẫn phát triển, nhưng đa số các tác phẩm y học của ta đều bị người nhà Minh tịch thu mang về nước, trong số đó có những tác phẩm quan trọng như :- Cúc đường di cảo của Trần Nguyên Đào.-  Dược thảo tân biên của Nguyễn Chí Tân.-  cùng một số tác phẩm chưa ghi nhận được.Thời Hậu Lê (1428 - 1788), Đông y đã  có nhiều đóng góp tích cực trong việc giữ gìn sức khỏe cho nhân dân ta, cụ thể như :- Bộ luật Hồng Đức có đặt qui chế về việc hành y, qui chế về pháp y và qui chế về vệ sinh xã hội.- Chống tảo hôn, qui định tuổi thành hôn : 18 cho nam và 16 cho nữ.- Triều đình có Thái y viện, quân đội có Lương y sở, các tỉnh có Tế sinh đường chuyên lo cứu chữa bệnh và phòng chống dịch.- Mở các lớp giảng dạy y học ở các Thái y viện.- Mở các khoa thi để tuyển lựa lương y.- Hiệu đính tái bản các tác phẩm y học cũ và khuyến khích sáng tác mới. Trong thời này cũng có nhiều danh y rất nổi tiếng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm quan trọng như :-Nguyễn Công Bảo hiệu Kim Đình cư sĩ biên soạn sách Bản thảo thực vật (một quyển, 102 tờ), một bộ sách Bản thảo được biên soạn rất công phu.- Phan Phu Tiên tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức (Hà Đông), đổ Thái học sinh khoa Bính Tý (1396) niên

Page 4: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

hiệu Quang Thái thứ 9 đời Trần Thuận Tông, đến niên hiệu Thuận Thiên đời Lê Thái Tổ lại đổ thêm khoa Minh kinh năm Kỷ Dậu (1429), được thăng đến chức Quốc tử Bác sĩ Quốc tử giám. Tuy là một nho sĩ nhưng ông rất tinh thông y học, đã ra công biên soạn sách Bản thảo thực vật toản yếu, (một quyển, 89 tờ) vào năm Kỷ Dậu (1432) thuộc niên hiệu Thuận Thiên nhà Lê, đây là một tác phẩm dược học có nội dung rất phong phú.- Nguyễn Trực (1416 - 1473)  tự Công Dĩnh, hiệu Hu Liêu người làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉmh Hà Đông. Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1442) thời Lê, ông đã bỏ ra nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu, sưu tập những phương thuốc hay trị bệnh cho trẻ em để biên soạn thành sách Bảo anh lương phương, nhưng sách Bảo anh lương phương còn lại đến nay lại là bản sao của một người tên Nguyễn Định (một quyển viết tay, 87 tờ).- Trong ba triều Lê Thánh Tông (1460 - 1477), Lê Hiến Tông (1497 - 1504) và Lê Uy Mục (1505 - 1509) có một người ở làng Tả Ao huyện Nghi Xuân (Hà Tỉnh) tên Nguyễn Đức Huyên (có sách ghi Hoàng Chỉ) vì  mẹ bị mù mắt nên ông đã lê gót khắp các vùng núi non Trung, Việt để tầm sư học thuốc ; đến khi thành tài ông đã chữa khỏi bệnh mù lòa cho mẹ. Trong cuộc đời hành y của ông đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân bị bệnh mắt, có một bệnh nhân là một thầy địa lý sau khi khỏi bị mù đã trả ơn bằng cách dạy thuật phong thủy cho ông, vì vậy sau đó ngoài khả năng hiếm có về y học ông còn là một thầy địa lý nổi tiếng, người đời sau gọi là thầy địa lý Tả Ao.- Lê Hữu Trác (1720 - 1791) biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, người ở thôn Vân Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Liêu Xá, huyện Mỹ Vân, tỉnh Hải Hưng), ông đã sáng tác một bộ y thư vĩ đại, có thể nói là lớn vào bậc nhất ở nước ta, đó là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập chia làm 66 quyển (Quyển 1: Y huấn cách ngôn, Y nghiệp thần chương, Y lý thâu nhàn lái ngôn phụ chí, Nội kinh yếu chỉ; Quyển 2 :Y gia quan miện; Quyển 3 + 4 + 5 : Y hải cầu nguyên; Quyển 6 : Huyền tẫn phát vi; Quyển 7 : Khôn hóa thái chân; Quyển 8 : Đạo lưu dư vận; Quyển 9 + 10 + 11 : Dược phẩm bị yếu; Quyển 12 + 13 : Lĩnh Nam bản thảo; Quyển 14 : Ngoại cảm thống trị; Quyển 15 đến 24 : Bách bệnh cơ yếu; Quyển 25 : Y trung quan kiện; Quyển 26 + 27 : Phụ đạo xán nhiên; Quyển 28 : Tọa thảo lương mô; Quyển 29 đến 33 : Ấu ấu tu tri; Quyển 34 đến 43 : Mộng trung giác đậu; Quyển 44 : Ma chẩn chuẩn thằng; Quyển 45 : Tâm đắc thần phương; Quyển 46: Hiệu phỏng tân phương; Quyển 47 + 48 + 49 : Bách gia trân tàng; Quyển 50 đến 57 : Hành giản trân nhu; Quyển 58 : Y phương hải hội; Quyển 59 + 60 : Y dương án và Y âm án; Quyển 61 : Truyền tâm bí chỉ (Châu ngọc cách ngôn); Quyển 62 + 63 : Vệ sinh yếu quyết; Quyển 64 : Bảo thai thần hiệu toàn thư giải âm; Quyển 65 : Nữ công thắng lãm; Quyển 66 : Thương kinh ký sự. Đây là một y thư đầy đủ nhất từ trước đến nay có nội dung bao quát mọi vấn đề về Đông y học, cụ Hải Thượng đã biên soạn ròng rã 20 năm, từ năm 1770 đến năm 1790 mới hoàn tất, lúc mới viết xong tác giả khiêm nhượng đặt tên sách là Lãn Ông tâm lĩnh, người thời bấy giờ thường gọi Lãn Ông y tập, người đời sau tôn trọng gọi là Hải Thượng y tông tâm lĩnh; từ đầu thế kỷ XX đến nay đã được dịch sang chữ quốc ngữ nhiều lần (nhưng nguyên bản chưa sưu tập đầy đủ, nên các bản dịch cũng chưa có bản

Page 5: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

nào trọn bộ; những quyển đã sưu tập được cũng chưa hiệu đính chính xác, vì vậy các bản dịch cũng còn nhiều hạn chế).-Đào Công Chính, có sách gọi Công Hinh người làng Hội Am huyện Vĩnh Lại (Hải Dương) (nay là thôn Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), đổ Bảng nhản khoa Tân  Sửu (1661) niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 đời Lê Thần Tông, từng làm đến chức Lại bộ hữu thị lang. Vào đầu niên hiệu Vĩnh Trị (1676) ông đã cùng Phạm Thế Vinh và Phạm Đình Liệu phụng mệnh vua Lê Hy Tông biên soạn sách Bảo sinh diên thọ toản yếu (năm quyển, cộng chung 96 tờ), nội dung sách nêu những điều cốt yếu theo phép tu dưỡng của người xưa xưa để giữ gìn tuổi thọ.- Một ngự y họ Trần quê ở thôn Vân Canh (Hà Đông) biên soạn sách Bảo thai chủng tử quốc âm toản yếu (một quyển, 21 tờ), sách bằng chữ Nôm nói về các cách bảo dưỡng bào thai và tạo mọi điều kiện để thụ thai cho người phụ nữ.- Hoàng Đôn Hòa (thế kỷ thứ XVI) từ lúc còn là Giám sinh cho đến khi lãnh chức Nội thị Thái y viện thủ phiên, ông đã sưu tầm và sáng tác ra nhiều phương thuốc rất hiệu nghiệm để chữa bệnh cho nhân dân và quân đội lúc bấy giờ. Đến gần hai trăm năm sau được Trịnh Đôn Phác (1692 - 1762) cũng là một Thái y viện thủ phiên cố công tập hợp các phương thuốc của ông để biên soạn sách Hoạt Nhân toát yếu, trong đó phần đầu chép 201 phương thuốc chữa bệnh (gồm ; 103 phương Nội khoa, 21 phương Ngoại khoa, 6 phương Thương khoa, 11 phương Phụ khoa, 5 phương Nhi khoa và 55 phương Thú y) ; phần sau trình bày các phương pháp dưỡng sinh cổ như : Thổ nạp khí công, Thanh tâm tiết dục, Đạo dẫn hành công.- Lê Đức Vọng biên soạn sách Nhãn khoa yếu lược (một quyển, 41 tờ) vào năm 1635, đây là pho sách trình bày những điều cốt yếu về khoa mắt.- Một người họ Trần quê ở Vân Đình (Hà Đông) biên soạn bộ Nhật dụng thực vật loại biên  (một quyển, 47 tờ), sách phân loại thúc ăn dùng hằng ngày.- Trần Ngô Thiêm thường gọi cụ Hầu Khanh, quê ở làng Tây Mỗ phủ Từ Liêm đạo Sơn Tây (nay là thôn Tây Mỗ xã Hữu Hưng huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông thi đậu Hương cống lại có hiểu biết rộng về y học, nên năm 1739 ông được viện Thái y tuyển làm Điều hộ lục quân, năm 1744 được thăng chức Phó lương y của viện Thái y. Năm 1747, ông đỗ đầu Y khoa đồng tiến sĩ được thăng chức Ngự y kiêm Quốc tử giám học chính, sau đó được phong tước Thiêm trung bá. Ông đã biên soạn các tập Y phương ca quát, Tiểu nhi khoa, Đậu chẩn khoa, Mạch học bằng chữ Nôm. Tập Y phương ca quát lại được viện Thái y đời Hậu Lê bổ sung phần Nữ thất phụ khoa với một số chi tiết khác và đổi tên là Y học nhập môn ca. Sau đó lại được Nam dược cục triều Tây Sơn tiếp tục bổ sung và đổi tên là Y học toát yếu quốc ngữ ca.- Trần Hải Yến người ở Cáo Đỉnh (Hà Nội) biên soạn sách Y truyền chỉ yếu (29 quyển viết tay, cộng chung 111 tờ), nói về những điều cốt yếu của y học đã được học trò của ông là Nguyễn Công Trắc soạn lại và khắc bản in vào niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1728) được Nguyễn Hưng Nhượng quê ở Từ Dương làm giám san.- Trần Hải Âu, Ngự y của Thái y viện thời Lê Dụ Tông biên soạn hoàn tất

Page 6: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

sách Y truyền chí yếu vào niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1728).- Nguyễn Triều Triều (có sách viết Công Triều), ngự y thời Lê Thuần Tông đã biên soạn sách Thực vật tiệp lục vào niên hiệu Long Đức thứ nhất (1732), nói về các vị thuốc Nam.- Ngô Văn Tĩnh, Tiến sĩ triều Lê cùng ông Nguyễn Nho đã ra công sưu tập phương kinh nghiệm của nhiều nhà để biên soạn sách Vạn phương tập nghiệm (tám quyển viết tay, cộng chung 1292 tờ), ông tự đề tựa năm Nhâm Ngọ (1762).- Nguyễn Quí, người thôn Xuân Dục (Hải Dương), lúc còn là Giám sinh đã được bổ làm Tri huyện Tiên Minh (sau này là huyện Tiên Lãng tỉnh Kiến An), một thời gian được bổ làm Tham nghị xứ Yên Quảng (Quảng Yên sau này). Ông học được y học chính truyền, xem mạch rất chính xác, chữa được nhiều bệnh nan y, được vua Lê và chúa Trịnh tin dùng, đã từng giữ chức Thị trà trong phủ chúa Trịnh Sâm (1767 - 1782). điểm đặc biệt của ông là dùng thuốc ít vị, dùng Phụ tử để giải Đại hoàng và dùng Nhân sâm để lợi tiểu, điều này hoàn toàn phù hợp với các kết quả thử nghiệm của y học hiện nay.- Nguyễn Thế Lịch dâng vua Lê Hiển Tông vào niên hiệu Cảnh Hưng (1777) sách Thai tiền điều dưỡng phương pháp do ông biên soạn.- Lê Quí Đôn biên soạn sách Vân Đài loại ngữ năm 1773, sách có chín phần, trong phần Phẩm vật ngữ  có một đoạn nói rất rõ về cây thuốc Nhân sâm ở Bố Chính (Nghệ An) và Nhân sâm ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), ông đã trực tiếp góp phần tạo sự chú ý cho các thầy thuốc Việt Nam đối với cây thuốc nầy.Thời Tây Sơn (1788 - 1802) mặc dù thời gian tồn tại rất ngắn nhưng triều Tây Sơn cũng đã tổ chức Nam dược cục chuyên nghiên cứu và chữa bệnh cho quân đội và nhân dân do hai danh y Nguyễn Hoành và Nguyễn Quang Tuân phụ trách.- Nguyễn Quang Tuân đã biên soạn tác phẩm y học bằng chữ Nôm : La Khê dược phương trong đó có phần Dược phương 88 tờ, phần Dược tính tổng quát 96 tờ, phần phụ nói về tạng phủ và mạch 56 tờ, cộng chung là 240 tờ. Tác phẩm thứ hai của ông mang tên Kim Ngọc quyển là một quyển sách y lý quan trọng, ý nói quý như vàng ngọc.Thời nhà Nguyễn (1802 - 1945) :- Tại triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Lương y ty.- Năm 1850 có mở trường thuốc ở Huế.- Đặt ra luật lệ hành y.- Tổ chức tái bản bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.* Các danh y có trong thời này có:- Nguyễn Thế Lịch tự Gia Phan hiệu Dưỡng Am, cũng có người gọi Dưỡng Hiên (1749 - 1829), người làng Yên Lãng huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức (Hà Đông), năm 17 tuổi đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (1775), ông không những rất giỏi văn chương mà còn tinh thông y lý; thời Lê Chiêu Thống từng giữ chức Binh bộ hữu thị lang, sang thời Quang Trung được phong Lại bộ thượng thư, khi nhà Tây Sơn mất ông lui về quê làm thầy thuốc, vua Gia Long cũng đã nhiều lần triệu ông vào kinh để trị bệnh. Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm y học rất giá trị là : Liệu dịch phương pháp toàn tập (năm 1814) (hai quyển, cộng chung 131 tờ) gồm những phương pháp phòng

Page 7: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

và chữa bệnh dịch; Hộ nhi phương pháp tổng lục (bốn quyển, cộng chung 254 tờ) gồm các phương pháp trông nuôi và dạy trẻ;  Lý âm phương pháp thông lục (1814) (một quyển, 75 tờ) một chuyên thư chửa bệnh phụ nữ ; Tiểu nhi đậu chứng (một quyển viết tay, 46 tờ), và Thai tiền điều dưỡng phương pháp  (một quyển viết tay, 72 tờ), đây là hai quyển sách y học rất đặc biệt, nội dung nói về bệnh đậu của trẻ em và cách dưỡng thai cho phụ nữ.- Nguyễn Thế Chuẩn (1794 - 1843),hiệu Đức Khê, sau khi chết được ban thụy là Thanh Trai, ông ở làng Mỹ Khê, huyện Bình Giang (Hải Dương), là một danh y thời Nguyễn, được vua Thiệu Trị phong làm Thái y viện Phó ngự y. Ông có biên soạn một quyển Mạch quyết và nhiều bài thuốc rất giá trị.- Nguyễn Quang Lương tác giả sách Nam dược tập nghiệm quốc âm.- Lê Đức Huệ biên soạn sách Nam thiên đức bảo toàn thư (bốn quyển, cộng chung 636 tờ), sách chép y lý và dược tính thuốc Nam.- Lê Trác tự Như Phủ một thầy thuốc có hiệu là Đồng Xương Đường biên soạn một quyền sách cũng mang tên Nam thiên đức bảo toàn thư (năm quyển, cộng chung 581 tờ), từ quyển 1 đến quyển 2 chép dược tính, từ quyển 3 đến quyển 5 chép y lý. Trong phần Dược tính quát yếu có bài tựa thấy đề năm Quí Dậu đời Tự Đức (1873). ( cũng có tài liệu ghi Lê Trác Du hiệu Hồng Sinh Đường vào niên hiệu Tự Đức thứ 11 - 1858 có soạn ra bộ sách năm quyển mang tên Nam thiên dục bảo toàn thư).- Một người họ Phụ biên soạn sách Nghiệm thiệt chứng pháp (một quyển, 41 tờ), sách ghi phương pháp xem bệnh ở lưỡi.- Đặng Văn Vĩnh tác giả sách Y trị toát yếu.- Một viên ngoại họ Ngô ở Tả Thanh Oai ( Hà Đông) biên soạn sách Hoạt nhân bị yếu vào thời Gia Long,- Trần Đức Hinh, ông còn có tên là Trần Đức Canh không rõ quê quán ở đâu, đã biên soạn sách Đậu khoa  (gồm bốn tập, cộng chung 208  tờ), sách được đề tựa vào niên hiệu Tự Đức 22 (1869), nội dung nói về cách chữa bệnh đậu. Cũng có tài liệu nói ông còn biên soạn một bộ Dược khoa, sách nói về cây cỏ làm thuốc, nhưng đến nay không tìm thấy.- Nguyễn Sĩ Viện, nguyên là một ngự y, ông đã ghi chép kinh nghiệm chữa bệnh đậu và chẩn của dòng họ ông thành sách Gia truyền đậu chẩn tập (một quyển, 27 tờ).- Một thầy thuốc họ Nguyễn ở thôn La Khê (Hà Đông) nguyên là ngự y triều Lê (trước năm 1789) biên soạn sách Gia truyền tập yếu y thư  (một quyển, 30 tờ), nội dung cũng là những phương thuốc gia truyền của nhiều dòng họ. (Không rõ vị thầy họ Nguyễn này có phải tên Trạch Viên, người đã từng mỡ trường dạy thuốc ở La Khê (Bắc Ninh) được nhiều người gọi là La Khê tiên sinh, có soạn ra bộ Trạch Viên môn truyền tập yếu y thư vào đời Gia Long? ).- Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841), có tên cũ là Nguyễn Huy Nhiệm tự Cách Như hiệu Liên Khoa người làng Trường Lưu xã Lai Thạch huyện La Sơn tỉnh Hà Tỉnh. Vua Minh Mạng nghe tiếng ông giỏi y học và thiên văn nên vào năm 1824 đã triệu vào kinh bổ nhiệm chức Linh đài lang ở Khâm thiên giám.- Ngyễn Miên Thanh (1830 - 1877) tự Giản Trọng, hiệu Quân Đình, là con thứ 51 của vua Minh Mệnh đã được phong tước Trấn biên quận công, tuy ông không để lại tác phẩm học nào, nhưng có thể nói là một danh y đương

Page 8: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

thời, đã chữa lành rất nhiều bệnh nan y, năm 1865 đã từng chữa bệnh cho vua Tự Đức. Con ông là Nguyễn Hồng Vĩnh nối nghiệp ông và đã trở thành một thầy thuốc hay.- Chu Doãn Chí, tự Viễn Phu hiệu Tạ Hiên, người huyện Đông Ngàn (sau này là huyện Từ  Sơn, tỉnh Bắc Ninh), học trò Phạm Quý Thích, tuy ông rất hay chữ nhưng không hiểu tại sao không đi thi mà chỉ chú tâm nghiên cứu về thuốc, đã trở thành một thầy thuốc nổi tiếng vào thời Thiệu Trị (1841 - 1847).- Vũ Hữu Khiếu hiệu Thiện Minh người làng Phú Văn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định sống vào cuối thời Tự Đức. Ông là ngườn văn học uyên thâm nhưng không chịu đi thi lại chuyên nghiên cứu y học và đã trở thành một danh y đương thời. Điểm đặc biệt của ông là dùng mẹo để chữa bệnh.- Nguyễn Tĩnh (? - 1880), tự Hành Đạo hiệu Nông Hà, người làng Gia Miêu huyện Tống Sơn (sau này là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh hóa), năm 1854 đươc vua Tự Đức phong làm Tri huyện Thọ Xương (Hà Nội), sau đươc thăng Tổng đốc Thanh Hóa. Ông nghiên cứu y học rất sớm, đã từng lập ra nhà thuốc chửa bệnh cho dân và để lại cho đời sách Tế nhân dược hiệu, gồm các phương thuốc hay của ông.- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) thường gọi Đồ Chiểu đã biên soạn một tác phẩm văn học qua hình thức y học mang tên Ngư Tiều y thuật vấn đáp, đây là tác phẩm sau cùng của ông được viết bắng chữ Nôm, toàn tác phẩm có 3.641 câu thơ lục bát, 21 bài thơ Đường luật và một số bài thuốc. Nội dung tác phẩm nói về các giai đoạn mà người học thuốc và hành y phải trải qua. (hiện nay còn có vài dị bản mang các tên : Ngư Tiều vấn đáp y thuật, Ngư Tiều vấn đáp y thuật diễn khúc ca, Ngư Tiều vấn đáp Nho y diễn ca … số lượng câu của các dị bản cũng không giống nhau).- Đặng Văn Phủ (có sách ghi Đặng Văn Thủ) hiệu Thiên Đình đời Thành Thái biên soạn Nam phương danh dược bị khảo (hai quyển), sách biên khảo cây thuốc vị thuốc ở phương Nam, được khắc in vào năm Nhâm Dần (1902).- Phan Bách Phúc, người Hà Nội đem kinh nghiệm chữa bệnh đậu của dòng họ mình để biên soạn một sách thuốc, gọi thác tên là Tiên truyền đậu chẫn (một quyển viết tay, 76 tờ) cách chữa bệnh đậu và ban chẫn của thần tiên để gây lòng tin cho mọi người.- Phạm Đãi Dụng, không rõ quê quán ở đâu, vào niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1880) đã đem những phương thuốc gia truyền của dòng họ mình ghi chép thành sách gọi là Gia truyền phương dược (một quyển viết tay, 57 tờ) (có sách ghi là Gia truyền phương pháp).- Phan Văn Thái, Bạch Doãn Thị, Đinh Văn Chấn và Hoàng Côn cùng phụng mệnh vua biên soạn sách Trung Việt dược tính hợp biên (16 quyển viết tay, tổng cộng 1166 tờ), nội dung bao gồm tính dược của cả thuốc Bắc và thuốc Nam, quyển cuối cùng đến năm đầu niên hiệu Khải Định (1916) mới soạn xong.- Thái y Nguyễn Địch cùng học trò của mình ở trường Vân Khê biên soạn những điều cốt yếu về y lý để chép thành sách Vân Khê y lý yếu lục  (hai quyển viết tay, cộng chung 210 tờ), đến năm đầu niên hiệu Hàm Nghi (1885) mới xong.- An Hà cư sĩ biên soạn sách thuốc chữ Nôm mang tên Y kinh quốc ngữ  (một

Page 9: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

quyển viết tay, 175 tờ), nhưng trong sách có hai đoạn từ tờ 1 đến 53 và tờ 73 đến 91 có nhan đề Chư khoa tập nghiệm lại viết bằng chữ Hán.- Vũ Bỉnh Phu (có sách ghi Vũ Bình Phủ) hiệu Nam Dương Đình biên soạn sách Y thư lược sao (ba quyển viết tay, cộng chung 94 tờ), sách có ba phần là : Y môn Hoạt nhân tập lược pháp, Y môn toán lược quyết pháp và Y tông cứu chư bịnh giản lược pháp, quyển cuối đến niên hiệu Thành Thái thứ 14 (1902) mới viết xong (cũng có tài liệu nói năm 1906 mới viết xong).- Lê Văn Ngư  tự  Ứng Hòa người làng Vạn Lộc tỉnh Nam Định, vào niên hiệu Khải Định thứ 8 (1923) có soạn ra bộ Y học toản yếu. Nội dung trình bày khái quát về y học.- Bùi Thúc Kinh tự Anh Xuyên hiệu Nhất Trung sống vào thời Khải Định người làng Quần Anh huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định ông là người tinh thông y học, có mở trường dạy thuốc, học trò đương thời rất đông, nổi tiếng là một danh y. Ông có biên soạn các bộ : Sơ Thí 2 quyển, Vệ sinh yếu chỉ 8 quyển và một bộ Hội anh.- Nguyễn Kế Ngoạn hiệu Âu Đam đỗ tú tài khoa Kỷ Dậu (1909) niên hiệu Duy Tân thứ 3 người làng Tiên Kiến phủ An Khánh tỉnh Ninh Bình, tinh thông y lý có dạy học trò rất đông.- Nguyễn Văn Khoan người làng Thạch Cầu phủ Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, sống vào thời Duy Tân, Khải Định ông rất giỏi ngoại khoa khắp nơi điều biết tiếng, người ta thường gọi ông là ông lang Thạch Cầu.- Đỗ Minh Luân người huyện Kim Bản tỉnh Hà Nam vào cuối thời Tự Đức được phong chức Điều hộ. Ông có soạn ra bộ Y lý toàn khoa, sách này chia làm 2 phần : phần thứ nhất nói về lý luận cơ bản của y học như âm dương ngũ hành, ngũ vận, lục khí, dinh vệ, tạng tượng mỗi thứ là một bài phú Nôm; phần thứ 2 nói về các cách chẩn bệnh, tính dược, các cổ phương thời phương về phụ khoa, nhi khoa, các chứng nan y, cuối sách còn có ghi lại phương pháp nấu cao.- Nguyễn Văn Lạc hiệu Sầm Giang thường gọi Học Lạc người làng Mỹ Chánh tỉnh Mỹ Tho sống cùng thời với cụ Đồ Chiểu. Ông học vấn uyên bác nhưng không chịu đi thi lại chuyên nghiên cứu y học, cũng là một danh y đương thời.-Từ Diễn Đồng hiệu Long Tài người làng Hà Hồi huyện Thượng Phúc phủ Thường Tín tỉnh Hà Đông đỗ tú tài khoa Bính Ngọ ( 1906) niên hiệu Thành Thái thứ 18. Ông rất uyên thâm về y học đã nổi tiếng một thời.- Nguyễn Công Bảo không rõ quê quán ở đâu. Vào niên hiệu Thành Thái (1889 - 1907) có soạn ra sách Bản thảo thực vật.- Trần Văn Cận (1858 - 1938), tự là Nghiễn Nông hiệu là Miện Hải người làng Từ  Ô huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (sau này là thôn Từ Ô xã Tân Trào). Ông đỗ cử nhân năm Thành Thái thứ 6 (1894) nhưng không chịu ra làm quan, lại về nhà dạy học và nghiên cứu sách thuốc. Ông còn có tên riêng là Trần Trọng Bỉnh tự Hổ Văn hiệu Nguyệt Phương (có sách ghi Nguyên Phương) lại có biệt hiệu Nhâm Ngọc đã soạn ra bộ Nam bang thảo mộc (một quyển, 100 tờ), sách này ghi chép hơn 100 loại thảo mộc ở nước ta. Không rõ ông đã biên soạn sách vào lúc nào, nhưng sách còn lưu lại đến nay là bản sao lại vào năm Đinh Dậu (1897).

Page 10: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

           - Phạm Văn Bảng người xã Nhuận Ốc phủ Uyên Khánh tỉnh Ninh Bình giỏi y thuật được phong chức Điều hộ. Ông xem mạch rất giỏi đã chữa được nhiều bệnh nan y và đoán được những bệnh chưa phát, tiếng tăm vang dội khắp nơi- Dòng họ Trần ở tổng Thạnh An (Sóc Trăng) (nay thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) lưu truyền một tác phẩm y học bằng chữ Hán rất giá trị có tên Lư Sơn mạch phú, tương truyền của cụ Đồ Chiểu, nội dung bài phú diễn tả tám mạch Phù, Trầm, Trì, Sác, Hoạt, Sáp, Hoãn, Đại gọi là bát yếu và quy nạp bách bệnh của con người vào trong tám mạch này; ý nghĩa bài phú  thật sâu xa, nhưng chưa được nghiên cứu tường tận, từ đầu thế kỷ XX đến nay chỉ thấy có vài bản diễn Nôm đơn sơ. (Do mỗi người hiểu mỗi cách nên hiện nay có nhiều dị bản ở Nam bộ, nội dung có nhiều chỗ khác nhau và số câu của mỗi bản cũng không giống nhau).Từ thời Hậu Lê đến cuối thời Nguyễn ở nước ta có nhiều tác phẩm y học rất có giá trị nhưng không rõ tác giả là ai :-Bảo thai thần hiệu toàn thư (sách chữ Nôm, 13 tờ) được biên soạn theo pho sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh vào năm Tự Đức thứ 8 (1865).- Chẩn đậu chư thư sao lục (một quyển, 70 tờ), nội dung sao lục ở các sách xưa về hai chứng chẩn và đậu.- Chẩn mạch bí quyết (một quyển, 48 tờ), sách nói về các bí quyết xem mạch.- Châu ngọc cách ngôn (hai quyển, 195 tờ), ghi lại những lời giá trị trong chẩn đoán và chữa bệnh của Hải Thượng Lãn Ông.- Dụng dược xu cơ (hai quyển, 119 tờ), những điểm then chốt khi dùng thuốc.- Dụng trị huyền cơ phú (một quyển, 153 tờ), bài phú nói về những huyền cơ về việc dùng thuốc trị bệnh. Phần phú phụ khoa từ tờ 54 đến 68 và phú nhi khoa từ tờ 68 đến 80.- Dụng phương sao lục (một quyển, 38 tờ), sách sao lục các phương thuốc xưa, nhưng ở tờ 17 lại có nhan đề Y tông truyền gia toản yếu.- Đậu chẩn tâm pháp yếu quyết  (một quyển, 73 tờ), những yếu quyết chữa bệnh đậu và ban chẩn.- Hải ngoại kỳ thư bí truyền  (một quyển, 106 tờ), sách chuyên khoa về bệnh đậu, do người ngoại quốc truyền vào.- Bản thảo ấu khoa, bao gồm những cây thuốc chữa bệnh trẻ em.- Bản thảo phân loại, sách Bản thảo được phân ra từng loại.- Hoạt ấu tâm pháp đại toàn (một quyển, 46 tờ), sách trìng bày các dạy và chữa bệnh cho trẻ, tác giả là ai và được soạn ra từ lúc nào không rõ, chỉ biết bản sao lại vào niên hiệu Thành Thái thứ  9 (1897).- Hoạt nhân toát yếu tăng bổ  (ba quyển, cộng chung 23 tờ), sách ghi thêm những điều mà sách Hoạt nhân toát yếu chưa ghi.- Long Thụ tổ sư bí truyền nhãn khoa (một quyển, 37 tờ), phương thuốc chữa đau mắt tương truyền do tổ sư Long Thụ chế ra, sau đó có một người họ Nguyễn sao lại và công bố vào niên hiệu Duy Tân năm Canh Tuất (1910).- Mạch chẩn toát yếu  (một quyển, 35 tờ), sách nói cách xem mạch để chẩn đoán bệnh. không có tên người soạn nhưng ở phần đầu sách có chép lại trát của triều đình tìm tác giả vào niên hiệu Tự Đức thứ 8 (1860).- Nam dược khảo biện, sách biên khảo về thuốc Nam.

Page 11: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

- Nam dược phú  (một quyển, 7 tờ), bài phú thuốc Nam.- Ngoại khoa y phương sao truyền (một quyển, 100 tờ), sách chép lại những phương thuốc ngoại khoa.- Nhâm thần dược cấm tinh chư phương sao lược (một quyển, 112 tờ), phần đầu trình bày những loại thuốc phụ nữ không được uống trong khi có thai và phần sau ghi chép những phương thuốc hiệu nghiêm.- Nhật dụng tất nhu (một quyển, 82 tờ), sách nói về những nhu cầu hắng ngày, từ tờ 48 đến tờ 69 là những phương thuốc thường dùng.- Nam dược thần kinh (ba quyển, cộng chung 39 tờ), nội dung sách ghi những cây thuốc Nam lại nói do thần cho.- Phụ nhân khoa (một quyển viết tay, 35 tờ), sách viết về các bệnh chứng của phụ nữ.- Phụ nhân khoa (một quyển viết tay, 91 tờ), sách viết về các bệnh chứng của phụ nữ.- Tân phương bát trận quốc ngữ (một quyển viết tay, 14 tờ), người biên soạn đã căn cứ theo nội dung sách y học Tân phương bát trận của Trương Cảnh Nhạc để dịch ra chữ  Nôm bằng thể loại thơ lục bát.- Tiểu nhi đậu chứng  (một quyển viết tay, 20 tờ), sách viết về bệnh đậu của trẻ con.- Tiểu nhi khoa  (một quyển viết tay, 33 tờ), khoa thuốc trẻ con.- Tiểu nhi khoa  (một quyển viết tay, 42 tờ), khoa thuốc trẻ con.- Tiểu nhi khoa  (một quyển viết tay, 71 tờ), khoa thuốc trẻ con.- Tiểu nhi khoa  (một quyển viết tay, 42 tờ), khoa thuốc trẻ con.- Tông toản y tập  (một quyển viết tay, 182 tờ), sách thuốc tóm tắt, không tên người soạn, nhưng bản khắc in của Điều hộ Lê Đức Anh.- Thái Tố thông huyền phú  (một quyển viết tay, 33 tờ), phú xem mạch Thái Tố, nhung ở phần chót có ba tờ phụ lục nói về việc học mạch.- Thai sản điều lý phương pháp  (một quyển viết tay, 129 tờ), phương pháp điều trị các chứng thai tiền sản hậu của phụ nữ.- Thực vật bản thảo khúc, bản thảo thực vật được thể hiện bằng một khúc hát.- Thương hàn quốc ngữ ca  (một quyển viết tay, 36 tờ),  Thương hàn lục kinh của Y thánh Trương Trọng Cảnh đời Hán được diễn giải bằng khúc ca lục bát Nôm.- Trị đậu quốc ngữ ca  (một quyển viết tay, 29 tờ), khúc ca Nôm chữa bệnh đậu, nhưng từ tờ thứ 15 trở xuống có phụ thêm bài Dược tính phú và một số phương thuốc bằng chữ Hán.- Y hải cầu nguyên (một quyển viết tay, 96 tờ), do một người không ghi tên chép lại quyển Y hải cầu nguyên của Hải Thượng lãn ông.- Y học đại toàn tân biên (một quyển viết tay, 198 tờ), do một người không đề tên biên soạn lại bộ Y học đại toàn.- Y học tinh ngôn (hai quyển viết tay, 184 tờ), nội dung ghi lại những lời cốt yếu về đạo làm thuốc.- Y nan y chi tập (một quyển viết tay, 59 tờ), sách chép những phương thuốc chữa bệnh nan y, nhưng từ tờ 41 đến 44 có chép lẫn phép vận khí và mạch quyết.- Y tập lưu truyền (một quyển viết tay, 52 tờ), sách thuốc lưu truyền lại đời

Page 12: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

sau.- Y thư hợp soạn các bộ gia truyền kinh nghiệm, sách ghi lại những phương kinh nghiệm dùng để chữa bệnh của nhiều dòng họ.- Y trị gia truyền (một quyển viết tay, 83 tờ), sách thuốc chữa bệnh gia truyền. Phần sau có chép thêm 10 tờ Cấp cứu lương phương đã in năm Tự Đức thứ 8 (1855) và 30 tờ viết khái lược về các khoa.- Tự Luân Đường dược tài bị khảo (một quyển viết tay, 190 tờ), sách thuốc do nhà thuốc Tự Luân Đường biên khảo. Bản sao của viện BCVĐ (?).- Tự Luân Đường dược tài bị khảo (một quyển viết tay, 164 tờ), sách thuốc do nhà thuốc Tự Luân Đường biên khảo. Bản sao của một người tên Hoàng Chí Y.Ngay từ thời Nguyễn, chữ Hán và chữ Nôm đã dần bị La tinh hóa và đến khoảng cuối thời Nguyễn loại chữ này đã chính thức trở thành quốc ngữ của nước ta, thay thế hẳn cho chữ Hán và chữ Nôm. Vì vậy từ những năm đầu thế kỷ XX trở về sau đa số các loại tác phẩm đều được biên soạn bằng chữ quốc ngữ, một số sách Hán Nôm cũ cũng được dịch sang chữ quốc ngữ, trong đó có cả sách Đông y.

Tuy nhiên kho tàng y học Hán Nôm của ta đến nay cũng mới chỉ khai thác được một phần nhỏ, trừ các tác phẩm của Tuệ Tỉnh, Hải Thượng Lãn Ông, Trần Ngô Thiêm, Hoàng Đôn Hòa, Nguyễn Đình Chiểu … đã được dịch sang quốc ngữ, còn rất nhiều tác phẩm vẫn ở nguyên dạng Hán Nôm, chưa kể một số tác phẩm y học xưa hiện còn lưu lạc trong dân gian chưa sưu tập được. Vẫn biết từ đầu thế kỷ XX đến nay, các tác phẩm Đông y bằng chữ quốc ngữ cứ tiếp tục ra đời để tiếp tục công việc thừa kế và phát huy y học nước nhà, nhưng những tinh hoa Đông y - sản phẩm quý báu của tiền nhân ta đa số đều tập trung ở các sách Hán Nôm, cho nên muốn nghiên cứu sâu về Đông y truyền thống thì các nhà y học vẫn phải nghiên cứu từ các tác phẩm y học của ông cha ta ngày trước, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong bức thư gởi Hội nghị ngành Y Việt Nam ngày 27 tháng 02 năm 1955 :“… Trong những năm trước ta bị nô lệ thì Y học dân tộc cũng như các ngành khác đã bị kềm hãm, nay chúng ta đã độc lập, tự do, người thầy thuốc cần giúp đồng bào, Chính phủ xây dựng một nền y học thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta, y học phải dựa trên nguyên tắc Khoa học, dân tộc, đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chửa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”. Hiện nay Nhà nước Việt Nam cũng đã có chủ trương kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền để xây dựng nền Y học Việt nam. Vì vậy ta nên sớm có kế hoạch phiên dịch tòan bộ tác phẩm y học Hán Nôm để tạo điều kiện dễ dàng trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :1. Cao Xuân Dục (Lê Mạnh Liêu dịch), Quốc triều Đăng khoa lục. Bộ QGGD xuất bản – 19622. Phạm Văn Điều, Lịch sử Y học Việt Nam. Tạp chí Đông y số 4, 5 Nhâm

Page 13: ĐÔNG Y VIỆT NAM VỚI NHỮNG DANH Y VÀ TÁC PHẨM Y HỌC HÁN NÔM, Trần Phước Thuận

Thìn – 19523. Phạm Văn Điều, Đông y dược y học khóa toát yếu. NXB Long An – 19924. Trần Hồng Đức, Các vị Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa. NXB Văn Hóa Thông Tin – 19995. Hoàng Đôn Hòa, Hoạt  nhân toát yếu. NXB Y Học – 19966. Nguyễn Trung Hòa, Giáo trình Nội khoa Y học cổ truyền. Hội Y Học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh – 19907. Nguyễn Đại Năng, Châm cứu tiệp hiệu diễn ca. NXB Y Học – 19818. Ngyễn Đình Chiểu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.Ty Văn hóa và Thông tin Long An - 19829. Trần Hàm Tấn, Môn thuốc Hoa Việt. Báo Dân Việt Nam số tháng 12/194810. Tuệ Tĩnh, Nam dược thần hiệu. NXB Y Học – 199311. Tuệ Tĩnh, Hồng Nghĩa Giác Tư y thư. NXB Y Học – 197812. Trần Ngô Thiêm, Y học ca quát. NXB Y Học – 198613. Trần Phước Thuận, Giáo trình Lịch sử và Lý luận cơ bản Y học cổ truyền. Tài liệu tập huấn YHCT. Sở Y Tế Bạc Liêu – 199814. Trần Thuý – Phạm Duy Nhạc, Y học cổ truyền dân tộc. NXB Y Học – 198515. Hồ Ngu Thụy, Tam khôi bị lục. Bộ Giáo Dục - 1968 16. Đỗ Đình Tuân, Đông y lược khảo. NXB. Mũi Cà Mau - 1998 17. Lê Hữu Trác, Hải Thượng y tông tâm lĩnh. NXB Y Học – 1991 18. Lê Gia Vinh, Tài danh y học Việt Nam và thế giới. NXB Thanh Niên – 2001 19. Nhiều tác giả, Từ điển Văn học. NXB. Khoa Học Xã Hội - 1984