124
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU MÃ SỐ: MĐ07 NGHỀ: VẬN HÀNH TÀU VỎ THÉP, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚI Trình độ: Sơ cấp nghề

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

  • Upload
    lamanh

  • View
    215

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNBẢO QUẢN VỎ TÀU

MÃ SỐ: MĐ07NGHỀ: VẬN HÀNH TÀU VỎ THÉP, TÀU VỎ

VẬT LIỆU MỚITrình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀNTài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU:MĐ07

Page 3: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

3

LỜI GIỚI THIỆU

Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngày 07 tháng 7 năm 2014, của Chính phủ, về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời, đã tạo điều kiện cho ngư dân có vốn đóng được tàu lớn, vỏ thép hoặc bằng vật liệu mới. Đây là bước ngoặc rất quan trọng để nghề cá Việt Nam có thể bám biển vươn ra khơi hơn nữa để làm giàu từ biển, đồng thời vừa góp phần vào việc bảo vệ biển đảo quê hương.

Song song với việc phát triển đội tàu lớn vỏ thép hoặc bằng vật liệu mới, tại các địa phương trong cả nước, thì nhu cầu đào tạo thuyền viên vận hành tàu cá vỏ thép và vỏ vật liệu mới cũng tăng theo. Xuất phát từ tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Trường Trung học Thủy sản xây dựng nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới.

Giáo trình mô đun Bảo quản vỏ tàu là một giáo trình chuyên môn quan trọng của NghềVận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới. Việc biên soạn Giáo trình môn đun này dựa trên cơ sở: khảo sát thực tế, phân tích nghề và phân tích công việc, ý kiến từ các cuộc hội thảo chuyên môn, tham khảo những tài liệu liên quan trong nước và ngoài nước.

Giáo trình mô đun Bảo quản vỏ tàu nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất mà một thủy thủ tàu cá cần phải có về công tác bảo quản và sử dụng thân tàu, để trên cơ sở đó họ có thể làm công việc chuyên môn của mình một cách an toàn và hiệu quả.

Giáo trình mô đun Bảo quản vỏ tàu gồm các Bài như sau:1. Bài mở đầu2. Bài 1. Vệ sinh tàu3. Bài 2: Gõ gỉ và làm sạch bề mặt trước khi sơn4. Bài 3. Sơn tàu5. Bài 4. Bảo quản vỏ tàu composite6. Bài 5. Duy tu, sửa chữa tàu cá theo định kỳTrong quá trình biên soạn Giáo trình, chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ

tận tình và có hiệu quả của Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của một số tỉnh ven biển, một số doanh nghiệp khai thác thủy sản, của bà con ngư dân, quý đồng nghiệp trong và ngoài trường Trung học Thủy sản. Chúng tôi xin gửi lời tri ân về sự giúp đỡ tận tình và có hiệu quả như đã nói trên.

Ngoài ra trong Giáo trình này, chúng tôi có sử dụng một số tư liệu, hình ảnh của đồng nghiệp trong và ngoài nước mà chúng tôi chưa có điều kiện gặp và xin phép, chúng tôi xin gửi lời xin phép, cảm ơn và mong được lượng thứ.

Page 4: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

4

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì lý do chưa có điều kiện để khảo sát ở phạm vi rộng hơn, để Giáo trình này phù hợp hơn với các vùng miền trong cả nước. Bên cạnh đó, do hạn chế chủ quan nên Giáo trình chắc chắn còn thiếu sót.Với tinh thần cầu thị, chúng tôi rất vui mừng đón nhận những ý kiến của đọc giả để giáo trình này ngày càng được hoàn thiện hơn.

Xin cảm ơn.……ngày …. tháng năm 2015

Tham gia biên soạn1. Chủ biên Huỳnh Hữu Lịnh2. Trần Ngọc Sơn3. Nguyên Duy Bân

Page 5: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

5

MỤC LỤCĐỀ MỤC TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..................................................................................2LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................3MỤC LỤC............................................................................................................5CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, VIẾT TẮT............................................11MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU......................................................................12Giới thiệu mô đun:..............................................................................................12Bài 1: Vệ sinh tàu...............................................................................................13Mục tiêu:.............................................................................................................13A. Nội dung:...............................................................................................131. Chuẩn bị:................................................................................................131.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................131.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................141.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................161.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................161.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................172. Làm vệ sinh boong chính:......................................................................172.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................172.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................182.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................182.4. Thực hiện vệ sinh:..................................................................................182.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................183. Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc:.......................................................193.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................193.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................193.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................193.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................193.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................204. Làm vệ sinh mạn và cột:........................................................................204.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................214.2. Dụng cụ và thiết bị cần có:....................................................................214.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................21

Page 6: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

6

4.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................214.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................235. Làm vệ sinh ba-lát (ballast) và két nước:...............................................245.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................245.2. Dụng cụ, vật tư cần có:..........................................................................245.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................255.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................255.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................25B. Câu hỏi và bài tập thực hành:................................................................261. Câu hỏi:..................................................................................................262. Bài tập thực hành:..................................................................................26C. Ghi nhớ:.................................................................................................26Bài 2: Gõ gỉ và làm sạch bề mặt trước khi sơn..................................................27Mục tiêu:.............................................................................................................27A. Nội dung:...............................................................................................271. Chuẩn bị dụng cụ làm sạch bề mặt:.......................................................271.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................271.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................281.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................301.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................301.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................302. Gõ và cạo gỉ:..........................................................................................302.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................302.2. Dụng cụ thiết bị cần có:.........................................................................312.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................312.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................312.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................323. Làm sạch bề mặt:...................................................................................323.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................323.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................323.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................323.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................323.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................33

Page 7: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

7

4. Làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn:........................................................334.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................334.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................334.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................334.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................33B. Câu hỏi và bài tập thực hành:................................................................341. Câu hỏi:..................................................................................................342. Bài tập thực hành:..................................................................................34C. Ghi nhớ:.................................................................................................34Bài 3: Sơn tàu.....................................................................................................35Mục tiêu:.............................................................................................................35A. Nội dung:...............................................................................................351. Tìm hiểu về sơn:....................................................................................351.1. Cấu tạo sơn:...........................................................................................351.2. Bảo quản sơn:.........................................................................................361.3. An toàn khi sử dụng sơn:.......................................................................362. Chuẩn bị trước khi sơn:..........................................................................372.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................372.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................372.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................382.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................392.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................403. Chọn sơn:...............................................................................................403.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................403.2. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................413.3. Quy trình thực hiện:...............................................................................413.4. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................434. Pha sơn:..................................................................................................434.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................434.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................434.3. Những yêu cầu khi thực hiện:................................................................444.4. Quy trình thực hiện:...............................................................................444.5. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................44

Page 8: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

8

5. Sơn bằng dụng cụ thủ công:...................................................................455.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................455.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................455.3. Quy trình thực hiện:...............................................................................455.4. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................466. Sơn bằng dụng cụ cơ khí (phun sơn):....................................................476.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................476.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................486.3. Quy trình thực hiện:...............................................................................486.4. Những lưu ý khi thực hiện:....................................................................497. Sơn gỗ:...................................................................................................557.1. Mục đích, ý nghĩa:.................................................................................557.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:........................................................................557.3. Quy trình thực hiện:...............................................................................557.4. Những chú ý:..........................................................................................56B. Câu hỏi và bài tập thực hành:................................................................561. Câu hỏi:..................................................................................................562. Bài tập thực hành:..................................................................................56C. Ghi nhớ:.................................................................................................56Bài 4. Bảo quản vỏ tàu composite......................................................................57Mục tiêu:.............................................................................................................57A. NỘI DUNG:...........................................................................................571. Giới thiệu về composite (FRP):.............................................................571.1. Giới thiệu chung:...................................................................................571.2. Công nghệ chế tạo composite:...............................................................582. Một số hư hỏng thường gặp của vỏ tàu composite:...............................592.1. Khái quát về vỏ tàu composite:..............................................................592.2. Các dạng hư hỏng vỏ tàu composite:.....................................................593. Chuẩn bị dụng cụ và vật tư bảo quản vỏ tàu composite:.......................603.1. Dụng cụ:.................................................................................................613.2. Vật tư:....................................................................................................624. Sửa chữa vết xướt và rỗ:........................................................................634.1. Trường hợp vết xướt và rỗ chưa ăn sâu vào lớp gelcoat:......................63

Page 9: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

9

4.2. Trường hợp vết xướt và rỗ chưa ăn sâu vào lớp gelcoat:......................635. Sửa chữa các lỗ nhỏ:..............................................................................646. Sửa chữa vết nứt nhỏ:............................................................................647. Sửa chữa lỗ nhỏ xuyên suốt vỏ tàu:.......................................................648. Các vết nứt và lỗ lớn:.............................................................................659. Sửa chữa các hư hỏng lớn:.....................................................................6610. Tăng cường độ cứng cho vỏ FRP:.........................................................6610.1. Tạo chiều dày :.......................................................................................6610.2. Thêm phần đỡ hay vật liệu lõi cho lớp FRP :........................................6710.3. Khôi phục lớp gel và sơn :.....................................................................67B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH:..............................................671. Câu hỏi:..................................................................................................672. Bài tập thực hành:..................................................................................67C. GHI NHỚ:..............................................................................................67Bài 6. Duy tu, sửa chữa tàu cá theo định kỳ.......................................................68Mục tiêu:.............................................................................................................68A. NỘI DUNG:...........................................................................................681. Giới thiệu về duy tu, sửa chữa tàu đánh cá vỏ thép và vỏ composite:...681.1. Cấp Bảo dưỡng:.....................................................................................681.2. Cấp Tiểu tu:............................................................................................681.3. Cấp Trung tu:.........................................................................................681.4. Cấp Đại tu:.............................................................................................692.1. Kiểm tra cấp bảo dưỡng:........................................................................692.2. Kiểm tra cấp tiểu tu:...............................................................................712.3. Kiểm tra cấp trung tu:............................................................................722.4. Kiểm tra cấp đại tu:................................................................................743. Kiểm tra việc duy tu, sửa chữa tàu vỏ composite:.................................753.1. Cấp bảo dưỡng:......................................................................................763.2. Cấp tiểu tu:.............................................................................................763.3. Cấp trung tu:..........................................................................................77B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH:..............................................781. Câu hỏi:..................................................................................................782. Bài tập thực hành:..................................................................................78

Page 10: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

10

C. GHI NHỚ:..............................................................................................79HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN...........................................................80I. Vị trí, tính chất của mô đun:...........................................................................80II. Mục tiêu:........................................................................................................80III. Nội dung chính của mô đun:........................................................................80IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành:......................................................81V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:............................................................86VI. Tài liệu tham khảo:.......................................................................................90DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG.............................................91DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU......................................................91

Page 11: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

11

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, VIẾT TẮT

Thuât ngư chuyên môn, viêt tăt Giai thich

Ba-lát(Ballast) Hầm chứa nước dằn tàu

PP (Polypropylene) Nguyên liệu tổng hợp, dùng để làm dây thừng PP (dây bô)

PA (Polyamide) Nguyên liệu tổng hợp, dùng để làm dây thừng PA (dây ny-lon tơ)

PE (Polyethylene) Nguyên liệu tổng hợp, dùng để làm dây thừng PE

Ca bản Phương tiện dùng cho người làm việc ngoài mạn tàu

Ki tàu Sống đáy của tàu thuỷ, còn gọi là la ký hay long cốt

Đường kính

Page 12: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

12

MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀUMã mô đun MĐ07

Giới thiệu mô đun:Bảo quản vỏ tàu với mục đích là bảo dưỡng thân tàu, bao gồm những công

việc giữ cho vỏ tàu, các buồng, phòng … không bị gỉ, mục; luôn luôn sạch sẽ, ngăn nắp để góp phần sử dụng con tàu được an toàn, lâu dài.

Bảo quản vỏ tàu do thủy thủ thực hiện dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng/thủy thủ trưởng/lưới trưởng.

Mô đun này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng trong việc làm vệ sinh tàu, sơn tàu và bảo quản. Sau khi học xong mô đun, người học có kiến thức và kỹ năng cơ bản về việc bảo quản vỏ tàu.

Nội dung của Mô đun gồm: Làm vệ sinh tàu, Gõ gỉ và làm sạch bề mặt trước khi sơn, Sơn tàu, Bảo quản vỏ tàu vật liệu mới, Sửa chữa tàu cá theo định kỳ.

Phương pháp học tập của Mô đun này chủ yếu là thực hành, sau khi được giáo viên giảng dạy về lý thuyết những kiến thức cơ bản có liên quan và hướng dẫn thực hành.

Đánh giá kết quả học tập sau khi kết thúc là kiểm tra việc thực hành những nội dung cơ bản của Mô đun.

Page 13: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

13

Bài 1: Vệ sinh tàuMã bài: MĐ7-01

Thời gian: 12giờ

Mục tiêu:- Trình bày được những kiến thức cơ bản về việc làm vệ sinh tàu;- Làm được việc vệ sinh tàu.

A. Nội dung:1. Chuẩn bị:1.1. Mục đích, ý nghĩa:

Hình 7.1.1. Các phần của thân tàu1. Boong chính; 2. Boong thượng tầng; 3. Mạn tàu; 4.Cột tàu

Trên tàu, phải làm công tác vệ sinh hàng ngày và theo định kỳ. Nội dung công tác này và cách tổ chức thực hiện trên mỗi tàu có khác nhau đôi chút tùy theo điều kiện đi biển, nhiệm vụ của tàu và số lượng thuyền viên trên tàu.

Page 14: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

14

Làm vệ sinh trên tàu là để tàu sạch sẽ, ngăn nắp với mục đích là giữ an toàn khi lao động trên tàu và góp phần giữ cho tuổi thọ của tàu không bị giảm.

Làm vệ sinh tàu là làm vệ sinh ở: boong chính, boong thượng tầng, mạn tàu, cột tàu, ba-lát (ballast)và két nước.

Thông thường việcsắp xếp lập kế hoạch công việc vệ sinh tàu do thủy thủ trưởng/lưới trưởng đảm nhiệm và được duyệt bởi thuyền trưởng/thuyền phó. Từng bộ phận tiến hành công việc vệ sinh do bộ phận của mình đảm trách như: bộ phận boong vệ sinh trên boong, hầm hàng, khu vực sinh hoạt chung trên boong, các lối đi lại trên boong; phòng ở của người nào thì người đó vệ sinh (trừ phòng ở của thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng); bộ phận bếp chịu trách nhiệm vệ sinh khu vực bếp núc; bộ phận máy vệ sinh khu vực buồng máy… Tàu chuẩn bị đi biển, trước khi về bến hay sau khi lên cá, …phải tiến hành vệ sinh boong chính.

Chuẩn bị làm vệ sinh tàu bao gồm: hiểu rõ mục đích và nội dung công tác làm vệ sinh tàu, kế hoạch và sự phân công của cấp trên, chuẩn bị về an toàn lao động cá nhân, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị,….

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Dụng cụ, vật tư và trang thiết bị để chuẩn bị vệ sinh tàu gồm: bơm nước, vòi

rồng, chổi, bàn chải, giẻ lau, xà phòng, … bảo hộ lao động cá nhân.

Chổi quét: dùng để quét những bề mặt trên cao, mặt boong, …

Bàn chải không có cán: dùng để cọ, chùi vết bẩn.

Page 15: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

15

Bàn chải có cán: dùng để cọ, chùi vết bẩn trên cao và ở xa hoặc cọ, chùi khi đứng.

Giẻ lau: dùng để lau sạch mặt boong sau khi cọ, chùi, và rửa sạch vết bẩn.

Dụng cụ lau khô mặt boong hoặc lau kiếng.

Page 16: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

16

Ống nước có vòi rồng, dùng để liên kết với bơm nước và phun nước.

Máy bơm nước: có thể sử dụng bơm nước điện, bơm nước lay bởi động cơ riêng (như hình bên) hoặc bơm nước trích lực từ máy chính.

Hình 7.1.2. Một số dụng cụ vệ sinh boong tàu

Ngoài những dụng cụ và trang thiết bị như trên, cần có một số vật tư khác như: xà phòng, chất tẩy rửa, …

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Công tác chuẩn bị làm vệ sinh tàu phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:- Hiểu rõ mục đích, kế hoạch và sự phân công của cấp trên trong việc làm vệ

sinh.- Chuẩn bị đúng, đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân- Chuẩn bị đúng, đủ dụng cụ, trang thiết bị và vật tư để làm vệ sinh tàu.- Hiểu rõ và biết làm đúng theo quy trình vệ sinh tàu.Những yêu cầu nói trên, nếu có nội dung nào không thực hiện được phải báo

ngay cho cấp trên trực tiếp để kịp thời xử lý.1.4. Quy trình thực hiện:Chuẩn bị làm vệ sinh được thực hiện như sau:- Nhận sự phân công của cấp trên (có thể phân công miệng hoặc bằng văn

bản).

Page 17: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

17

- Hỏi lại nếu chưa rõ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu.- Đưa các dụng cụ, trang thiết bị trên boong chính về đúng nơi quy định (nếu

có).- Kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân; đảm bảo đúng, đủ.- Kiểm tra dụng cụ, vật tư, trang thiết bị làm vệ sinh; đảm bảo đúng, đủ và

sẵn sàng làm việc.- Chuẩn bị các biện pháp an toàn khi làm vệ sinh cột tàu và ngoài mạn tàu.- Báo cáo cấp trên trực tiếp khi công tác chuẩn bị hoàn tất.1.5. Những lưu ý khi thực hiện:Công tác chuẩn bị làm vệ sinh phải được chuẩn bị chu đáo, đúng quy định,

không được chủ quan.Chuẩn bị tốt sẽ giúp cho việc làm vệ sinh tàu nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu

về vệ sinh và đảm bảo an toàn.Chú ý không được vứt rác, xả chất thải không đúng nơi quy định, gây ô

nhiêm môi trường.2. Làm vệ sinh boong chinh:2.1. Mục đích, ý nghĩa:Làm vệ sinh boong chính được thực hiện trong những trường hợp sau: đã

bốc hết cá từ hầm chứa; nước đá, nhiên liệu, … đã chuyển xong xuống tàu để chuẩn bị đi biển; khi thả lưới xong; khi thu lưới và đưa cá xuống hầm bảo quản xong, …

Hình 7.1.3. Rửa mặt boong Hình 7.1.4. Làm sạch mặt boong

Làm vệ sinh boong chính ngoài mục đích là để boong chính được sạch sẽ, ngăn nắp, còn có ý nghĩa là để khi làm các công việc trên boong như thả lưới, thu lưới, lấy cá, thu – thả neo, buộc tàu, … được dê dàng, thuận tiện; không bị té ngã vì mặt boong trơn trợt, không bị vướng víu vì mặt boong có nhiều vật để không đúng chỗ.

Page 18: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

18

2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Như 1.2.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi làm vệ sinh boong chính, phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Boong chính sau khi rửa xong phải sạch sẽ, ngăn nắp. - Đảm bảo an toàn lao động.- Không để nước rửa boong làm hư hỏng dụng cụ, máy móc, trang bị boong.2.4. Thực hiện vệ sinh:Việc vệ sinh boong chính thực hiện như sau:- Đóng kín miệng hầm hàng để nước không rơi vào khi làm vệ sinh.- Đậy kín các chỗ cắm điện hoặc các đầu dây điện.- Đậy kín hàng hóa trên boong (nếu có) bằng vải bạt và phải dùng dây buộc

chặt.- Dọn hết rác bẩn và không để rác làm tắc ống thoát nước. - Lắp ống rồng vào hệ thống đường ống nước rửa boong (dùng nước biển để

rửa) và mở sẵn van ống nước (dùng ống rồng rửa boong chuyên dụng, chứ không dùng ống rồng chữa cháy). Sau đó báo cho buồng máy chạy bơm nước rửa boong.

- Phun nước để rửa: một thủy thủ cầm đầu ống rồng phun nước, thủy thủ thứ hai nâng ống rồng để giúp thủy thủ kia di chuyển ống rồng được dê dàng.

- Phun nước theo thứ tự từ mũi về lái, từ cao xuống thấp, từ trên gió xuống dưới gió (không để đầu ống rồng phun nước ngược gió), không để nước phun vào cửa sổ kín nước của các buồng ở và miệng ống thông gió các hầm hàng.

- Quét theo dòng nước cho hết rác, đất, cát … Nước phun đến đâu quét sạch đến đó.

- Móc rác đọng lại ngang miệng lỗ thoát nước ở chân be mạn, để nước rửa boong chảy ra ngoài mạn được thông suốt.

- Bỏ rác vào nơi quy định.- Quét lại một lần nữa cho sạch và lau khô hết những vũng nước còn lại trên

boong trước khi kết thúc.2.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi làm vệ sinh boong chính của con tàu, cần lưu ý như sau:- Thủy thủ rửa boong phải đi ủng cao su và mặc áo chống thấm .- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, không để rác và nước thải

làm ô nhiêm môi trường.

Page 19: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

19

- Để rửa mặt boong bị dính bẩn do dầu mỡ, làm như sau: đổ nước xà phòng hoặc bồ-tạt vào vết bẩn, tiếp đến dùng bàn chải cọ thật kỹ, sau đó dùng ống rồng phun nước để rửa.

3. Làm vệ sinh thượng tầng kiên trúc:3.1. Mục đích, ý nghĩa:Con tàu trong quá trình hoạt động, thượng tầng kiến trúc thường bị bám bẩn

do khói, bụi, gỉ sét … Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc, ngoài mục đích bảo quản, còn có ý nghĩa là giữ gìn mỹ quan cho con tàu.

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Ngoài dụng cụ, vật tư, trang thiết bị như 1.2, cần có thêm dây thừng tổng

hợp (PP/PA/PE) ɸ10 mm (độ dài tùy theo chiều cao thượng tầng kiến trúc) và ván gỗ dầy 5cm, chiều ngang tối thiểu 25cm, chiều dài 150cm để làm ca bản và dây an toàn cho người khi làm việc trên cao.

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc của tàu, cần phải đảm bảo những yêu

cầu sau:- Đậy kín các chỗ cắm điện hoặc các đầu dây điện, không để rò rỉ điện xảy

ra.- Không để nước rửa văng vào các buồng, phòng, hầm máy,...- Ngoài trang bị bảo hộ chung, cần phải có dây an toàn cho người làm việc

trên cao.- Hết sức cẩn thận, tuyệt đối tuân theo các quy định về an toàn khi làm việc

trên cao.3.4. Quy trình thực hiện:Việc vệ sinh boong thượng tầng được thực hiện như sau:- Đóng tất cả các cửa sổ kín nước của các buồng, các phòng, cửa đi ra

boong, cửa nóc buồng máy, bịt miệng các ống gió … trước khi rửa các vách ngoài của thượng tầng kiến trúc.

- Lấy ống rồng phun nước rửa qua một lượt mặt vách, theo thứ tự từ trên xuống dưới từ trên gió xuống dưới gió.

- Dùng bàn chải nhúng nước xà phòng (hoặc bồ-tạt) cọ lên mặt vách cho sạch hết vết bẩn. Để cọ những vách trên cao, có thể dùng bàn chải có cán dài. Khi cọ vách mặt trước buồng lái, thì dùng ca bản để đứng (xem MĐ 02).Nếu không có bàn chải thì có thể dùng giẻ nhúng nước xà phòng để cọ.

- Dùng ống rồng phun nước lại một lần nữa lên mặt vách (sau khi cọ xong) cho hết xà phòng.

Page 20: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

20

- Quét sạch hết và lau khô những vũng nước còn đọng lại trên boong do khi phun nước bị vung vãi ra.

3.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc của con tàu, cần lưu ý như sau:- Những vách trên boong của thượng tầng kiến trúc như vách hànhlang, vách

các buồng, các phòng nếu bẩn cũng rửa cho sạch. Trước hết lấy xô đựng nước sạch, dùng giẻ nhúng nước trong xô để rửa qua mặt vách một lượt. Nhân lúc mặt vách còn đang ướt, dùng bàn chải hoặc giẻ nhúng nước xà phòng pha thêm chút bột (tinh thể) natri cacbônat (Na2CO3) để cọ mặt vách. Không dùng xút ăn da (NaOH) để rửavì sẽ làm cho lớp sơn mặt vách bị hỏng nhanh chóng. Những chỗ nhỏ hẹp hoặc gấp khúc thì dùng giẻ để rửa (những chỗ không dùng được bàn chải).Những chỗ có vết hoen ố của gỉ sắt, thì rắc vào đấy một ít bột xi-măng hoặc cát mềm, rồi dùng miếng vải bạt cũ cọ cho sạch.Cuối cùng dùng giẻ nhúng nước sạch trong xô rửa lại một lần nữa cho hết nước xà phòng hoặc cát, xi-măng.Khi kết thúc rửa vách phải quét và lau sạch những vũng nước đọng lại ở mặt sàn chân vách.

- Kính trên cửa sổ, cửa ra vào và gương soi trên vách đều phải lau sạch, lau kính cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Trước hết lấy giẻ nhúng nước ấm lau mặt kính cho hết vết bẩn sau đó dùng khăn khô lau lại cho mặt kính khô và thật sạch.Nếu mặt cửa sổ làm bằng nhựa trong (thay kính) thì không nên dùng giẻ để cọ (để tránh cho mặt nhựa bị xước làm giảm tính trong suốt) mà phải dùng bông nhúng cồn để lau.

- Tay vịn cầu thang hoặc lan can, quả đấm ổ khóa cửa, đế đèn và những vật dụng bằng đồng khác đểu phải đánh bóng. Trước hết lấy giẻ thấm thuốc đánh đồng (thuốc nước) cọ mạnh mặt đồng cho bật gỉ và các vết bẩn, lấy giẻ khô lau hết chất bẩn đã bật ra. Sau đó dùng khăn sạch đánh cho mặt đồng sáng bóng. Có khi thuốc đánh đồng được điều chế ở dạng bột nhão, bôi loại thuốc này vào giẻ hoặc nỉ, rồi cọ mạnh vào mặt đồng cho bật gỉ xanh và chất bẩn.Sau đó lau sạch và đánh bóng.

- Những sàn bằng vải dầu và chất dẻo, thì rửa bằng nước xà phòng hoặc bồ-tạt (dung dịch KOH) cho sạch hết vết bẩn. Dùng nước sạch rửa lại cho hết xà phòng hoặc bồ-tạt.Lấy giẻ lau khô. Cuối cùng dùng tayhoặc máy đánh bóng sàn đánh xi (loại xi chuyên dùng đánh bóng sàn)cho mặt sàn sáng bóng.

- Mặt sàn bằng gạch tráng men, chậu rửa mặt, chậu tắm bằng sứ tráng men, sàn lát xi-măng thì cọ bằng nước xà phòng hoặc bồ-tạt, rồi dùng nước sạch dội cho hết xà phòng, tráng lại bằng thuốc sát trùng. Sau đó dùng giẻ nhúng nước sạch rửa lại, cuối cùng lau khô.

4. Làm vệ sinh mạn và cột:

Page 21: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

21

4.1. Mục đích, ý nghĩa:Làm vệ sinh mạn và cột tàu ngoài mục đích là bảo quản, nó còn mang ý

nghĩa là giữ vẽ mỹ quan cho con tàu.

Hình 7.1.5. Làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc

Hình 7.1.6. Làm vệ sinh mạn

4.2. Dụng cụ và thiết bị cần có:Ngoài dụng cụ, vật tư, trang thiết bị như 1.2, cần có thêm dây buộc ca bản

(thừng tổng hợp PP/PA/PE) ɸ10mm (độ dài tùy theo chiều cao thượng tầng kiến trúc), ván gỗ dầy 5cm, chiều ngang tối thiểu 25cm, chiều dài 150cm để làm ca bản, dây an toàn cho người khi làm việc trên cao, thang dây, phao cứu sinh, xô đựng nước xà phòng (hay bồ-tạt).

4.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi làm vệ sinh mạn và cột tàu, cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:- Rửa mạn và cột là những công tác tiến hành ở trên cao, nếu không cẩn thận

rất dê xảy ra tai nạn. Do đó trước khi rửa, thủy thủ trưởng phải kiểm tra lại tất cả các dụng cụ, dây an toàn, dây buộc ca bản, mấu buộc dây trên be mạn, phao cứu sinh … có còn tốt không. Chọn những thủy thủ có kinh nghiệm để làm công tác này.

- Ngoài trang bị bảo hộ chung, cần phải có dây an toàn cho người làm việc trên cao.

- Hết sức cẩn thận, tuyệt đối tuân theo các quy định về an toàn khi làm việc trên cao.

- Khi làm việc ngoài mạn, phải mặt phao áo cứu sinh.- Khi có người làm việc ngoài mạn và trên cột tàu phải có một thủy thủ làm

nhiệm vụ cảnh giới và hỗ trợ.4.4. Quy trình thực hiện:4.4.1. Rửa mạn:

Page 22: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

22

Khi mạn quá bẩn, hoặc trước khi sơn mạn phải tiến hành rửa mạn.Có thể rửa mạn khi tàu neo hoặc khi tàu cập cầu cảng.Rửa mạn khi tàu cập cầu có thể dùng bàn chải có cán dài và đứng trên cầu cảng để rửa mạn phía cầu, còn mạn kia thì dùng ca bản, tiến hành rửa theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ trên gió xuống dưới gió.

- Buộc dây vào ca bản (dùng nút buộc ca bản) và đưa ca bản ra ngoài mạn, rồi buộc các đầu dây vào những mấu trên be mạn thật chắc chắn.

- Buộc thang dây bên cạnh ca bản. - Để sẵn một phao cứu sinh ở chỗ dê lấy nhất, hoặc thả sẵn 1 phao cứu sinh

có buộc dây xuống mặt nước, gần nơi làm việc.- Buộc thắt lưng và dây an toàn (thủy thủ làm việc) rồi xuống thang dây để

tới ca bản, thủy thủ cảnh giới nắm đầu dây an toàn từ từ thả ra theo tốc độ xuống thang của thủy thủ làm việc.

- Buộc đầu dây an toàn vào sừng bò hoặc mấu trên be miệng(thủy thủ cảnh giới) khi thủy thủ làm việc đã đứng vào ca bản, dây an toàn vừa căng tới (không bị chùng); không nên để dây an toàn quá căng làm ảnh hưởng tới công tác của thủy thủ làm việc.

- Thả xô nước sạch và bàn chải có cán dài xuống gần ca bản (thủy thủ cảnh giới) để thủy thủ làm việc rửa qua mặt sơn một lượt.

- Thả xô nước xà phòng (hay bồ-tạt) xuống cho thủy thủ làm việc rửa mặt sơn.

- Rửa sạch lại mạn một lần nữa cho thật sạch hết xà phòng. - Di chuyển ca bản tới vị trí khác, khi đã rửa xong một diện tích nhất định.- Leo thang dây lên boong (thủy thủ làm việc), cả hai thủy thủ thả ca bản

xuống thấp hơn hoặc di chuyển ca bản tới địa điểm lân cận (trong trường hợp này di chuyển cả thang dây và phao cứu sinh) để rửa tiếp.

Với phương pháp như vậy tiến hành cho tới khi rửa xong toàn bộ mạn tàu.4.4.2. Rửa cột: Cũng tương tự như rửa mạn, tiến hành rửa từ trên xuống dưới.- Buộc một ròng rọc thật chắc trên cột dùng để kéo thủy thủ lên cao.- Đeo thắt lưng và dây an toàn ngồi trên ca bản nhỏ hoặc nút ghế (nút ghế

đơn hoặc ghế kép) .

Page 23: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

23

Hình 7.1.7. Dây an toàn khi làm việc trên cao

- Kéo dây để nâng thủy thủ thứ nhất lên đến vị trí cần rửa trên cột, rồi buộc đầu dây vào sừng bò chân cột (thủy thủ cảnh giới).

- Buộc dây bảo hiểm vào mấu trên cột (thủy thủ làm việc). Cách rửa cũng giống như rửa mạn.Rửa xong một diện tích nhất định, thủy thủ cảnh giới xông dây để thủy thủ làm việc hạ thấp dần.Cứ như vậy cho tới khi rửa xong cột.

Chú thích:1. Thủy thủ hỗ trợ2. Thang dây3. Thủy thủ làm việc4. Ca bản (ván treo ngoài boong)5. Giỏ đựng dụng cụ làm việc

Hình 7.1.8. Làm việc ngoài mạn tàu

4.5. Những lưu ý khi thực hiện:Trong quá trình làm việc ngoài mạn cần chú ý mấy điểm sau :- Khi thủy thủ làm việc, thủy thủ cảnh giới (và hỗ trợ) phải luôn luôn có mặt

tại hiện trường. Nếu thủy thủ làm việc gặp tai nạn thì thủy thủ hỗ trợ phải kịp thời ứng cứu .

- Khi trên ca bản còn có người, không được di chuyển ca bản.

Page 24: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

24

- Nếu hai ca bản cùng làm việc một lúc, không được bố trí cái nọ trên cái kia.

- Ở phần cong đuôi tàu, dùng ca bản để làm việc rất khó khăn do đó thường dùng xuồng hoặc bè để thay cho ca bản.

Trong quá trình rửa cột cần chú ý mấy điểm sau :- Ca bản, dây, ròng rọc … trước khi sử dụng phải kiểm tra thật kỹ.- Phải dùng xô (hoặc túi bạt) để đưa dụng cụ lên cao, không chuyên hay ném

dụng cụ hoặc đeo dụng cụ theo người.- Thủy thủ thứ hai đứng ở mặt boong (chân cột) phải đội mũ an toàn, đề

phòng những vật trên cao có thể rơi xuống.- Chọn thủy thủ lành nghề để rửa cột.- Không phân công người có bệnh huyết áp hoặc đau tim lên cao để rửa cột.5. Làm vệ sinhba-lát (ballast) và két nước:5.1. Mục đích, ý nghĩa:Ba-lát thường dùng để đựng nước biển dằn tàu, két nước để đựng nước

ănhoặc nước tắm rửa, ….Làm vệ sinh ba-lát ngoài mục đích bảo dưỡng, còn đảm bảo nước trong ba-

lát không gây mùi hôi trên tàu.Rửa ba-lát 6 tháng/lần.

Hình 7.1.9. Hầm ba-lát

Làm vệ sinh két nước ngoài mục đích bảo dưỡng, còn đảm bảo cho nước trong két dùng để uống hoặc tắm được an toàn. Rửa két nước uống 3 tháng/lần.Rửa két nước tắm 1 năm/lần.

Nói chung tất cả các ba-lat và két nước phải quét xi-măng hoặc sơn mỗi năm một lần.

5.2. Dụng cụ, vật tư cần có:Để làm vệ sinh ba-lát và két nước, ta cần các dụng cụ và vật tư như sau:

Page 25: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

25

Dụng cụ: đèn pin với nguồn điện 12V hoặc 24V, xô xách nước, chổi, xẻng cán ngắn, dụng cụ cạo gỉ, dụng cụ sơn thủ công, …

Vật tư: sơn chuyên dụng, xi măng, chất phụ gia xi măng, …5.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi làm vệ sinh ba-lát và két nước, phải thực hiện những yêu cầu sau:- Phải luôn có thủy thủ cảnh giới và hỗ trợ.- Phải mở ba-lát và két nước để thông gió và thoát khí độc trước khi đưa

người vào làm việc.5.4. Quy trình thực hiện:Làm vệ sinh ba-lát như sau:- Mở lỗ chui người để thông gió và thoát khí độc, đồng thời lỗ chui người là

cửa để thủy thủ vào ba-lát làm việc.- Bơm hết nước trong ba-lát ra biển.- Mang xô xách nước, chổi, xẻng cán ngắn, chui xuống ba-lát, tay cầm đèn

chiếu sáng (có thể một hay nhiều thủy thủ, tùy ba-lát lớn hay nhỏ).- Quét sạch ba-lát, tập trung bùn thành đống rồi hốt (lấy xẻng xúc) vào xô.- Đưa bùn ra ngoài ba-lát.- Cạo gỉ và lau khô ba-lát.- Sơn lại hoặc quét xi-măng lại toàn bộ mặt trong của ba-lát.- Đóng các lỗ chui người như cũ (khi mặt sơn hoặc xi-măng đã khô).Chú ý

các đệm cao su kín nước miệng lỗ và phải siết các bu-lông cho thật chặt để sau này nước không rò rỉ ra ngoài.

Cách làm vệ sinh các két nước cũng như trên, ngoài ra sau khi sơn hoặc quét xi-măng két nước cần phải thực hiện:

- Bơm đầy nước ngọt vào ngâm khoảng 24 giờ, với két nước dùng để tắm, chỉ ngâm nước ngọt khoảng 12 giờ là được.

- Bơm bỏ nước này, cứ làm như vậy cho đến khi két nước không còn mùi sơn hoặc xi-măng thì mới chứa nước uống được.

5.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi làm vệ sinh ba-lát và két nước của tàu, cần lưu ý như sau:- Mặt trong của các ba-lát hoặc két nước đều được sơn, quét xi-măng để

chống gỉ.- Nếu sơn thì sơn 3 – 4 lớp.

Page 26: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

26

- Nếu quét xi-măng thì quét 2 lớp. Lớp thứ nhất, trộn 1 phần xi-măng với 1 phần cát mềm, trộn chung với nước để quét.Lớp thứ hai, trộn 2 phần xi-măng, 1 phần cát mềm rồi hòa chung với nước.

- Mỗi lần quét 1 lớp xi-măng mỏng, không nên quá dày nếu không thì lúc tàu rung lớp xi-măng sẽ bong ra nhanh chóng.

- Để tăng thêm chất lượng lớp xi-măng, có thể trộn thêm chất keo (sản phẩm phụ của cao su nhân tạo) để tăng thêm tính đàn hồi và tính bền chắc.

- Sau khi sơn hoặc quét xi- măng không nên để két bỏ không (không có nước) quá 30 ngày đêm vì để quá kỳ hạn trên, sơn hoặc xi-măng dê bị tróc ra và mất tác dụng chống gỉ.

B. Câu hỏi và bài tâp thực hành:1. Câu hỏi:1.1. Liệt kê dụng cụ, vật tư và trang thiết bị cần có để làm vệ sinh tàu?1.2. Trình bày quy trình làm vệ sinh boong chính?1.3. Trình bày quy trình làm vệ sinh thượng tầng kiến trúc?1.4. Trình bày quy trình làm vệ sinh mạn và cột?1.5. Trình bày quy trình làm vệ sinh ba-lát và két nước?2. Bài tâp thực hành:2.1. Vệ sinh boong chính2.2. Vệ sinh thượng tầng kiến trúc2.3. Vệ sinh mạn và cột

C. Ghi nhớ:1. Vệ sinh tàu với các mục đích: bảo dưỡng để tăng tuổi thọ con tàu; giữ cho

tàu sạch sẽ, ngăn nắp nhằm góp phần đảm bảo an toàn lao động khi làm việc trên tàu và giữ vẻ mỹ quan cho con tàu.

2. Khi làm vệ sinh tàu, phải chú ý đến vấn đề an toàn lao động, đặc biệt là khi làm việc ngoài mạn tàu và trên cột tàu.

Page 27: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

27

Bài 2: Gõ gỉ và làm sạch bề mặt trước khi sơnMã bài: MĐ7-02

Thời gian: 16 giờ

Mục tiêu: -Trình bày được những kiến thức cơ bản về việc gõ gỉ và làm vệ sinh bề

mặt trước khi sơn;- Làm được việc gõ gỉ và vệ sinh bề mặt trước khi sơn.

A. Nội dung:1. Chuẩn bị dụng cụ làm sạch bề mặt:1.1. Mục đích, ý nghĩa:Công việc gõ gỉ và làm sạch bề mặt trước khi sơn là yêu cầu bắt buộc đối

với tất các các loại bề mặt sơn như: gỗ, thép, … Nói chung, gõ gỉ và làm sạch bề mặt sơn là tẩy bỏ tạp chất, lớp sơn cũ đã thoái hóa, … Sắt, thép là thành phần chính tạo nên các con tàu hiện nay, do đó chúng tôi sẽ đề cập nhiều đến việc làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn.

Oxy trong không khí hoặc trong nước tác dụng vào sắt thép sẽ hình thành trên mặt một lớp gỉ xốp và bám chắc.Nếu lớp gỉ này không được làm sạch, Oxy sẽ tiếp tục thẩm thấu vào lớp gỉ xốp làm cho sắt, thép gỉ càng nhanh hơn.Do đó trước khi sơn bề mặt là sắt, thép; công việc gõ gỉ rồi làm sạch bề mặt là hết sức quan trọng. Nếu không làm tốt phần việc này, tuổi thọ của màng sơn sẽ giảm hoặc màng sơn sẽ bị hỏng sau khi sơn.

Hình7.2.1. Bề mặt kim loại cần làm sạch trước khi sơn

Hình 7.2.2. Bề mặt gỗ cần làm sạch trước khi sơn

Việc chuẩn bị dụng cụ làm sạch bề mặt phải đảm bảo có đủ, đúng các dụng cụ làm sạch bề mặt theo yêu cầu công việc của cấp trên và đảm bảo các dụng cụ này đều trong trạng thái sẵn sảng làm việc. Nếu dụng cụ thiếu hoặc bị hư hỏng phải kịp thời báo cáo với cấp trên trực tiếp.

Page 28: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

28

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Có thể dùng những dụng cụ thủ công hoặc cơ khí để gõ gỉ như sau:Dụng cụ thủ công làm sạch gỉ bao gồm:

Búa gõ gỉ là một loại búa cỡ nhỏ, bằng sắt, hai đầu búa có hai lưỡi bằng thép. Lưỡi búa không sắc lắm, nếu sắc quá khi gõ sẽ để lại những vết lõm trên mặt kim loại.

Búa gõ gỉ có các dạng như hình bên.

Dao cạo gỉ (nạo gỉ): Có nhiều kiểu dao cạo gỉ loại dao cán gỗ, có lưỡi hình tam giác 3 cạnh được mài sắc. Nhưng sử dụng rộng rãi nhất là loại dao không có cán gỗ, làm bằng một thanh thép dẹt, hai đầu được mài sắc thành 2 lưỡi, trong đó một đầu gấp lên 90độ. Để dê cầm, người ta quấn một sợi dây gai vào giữa thân dao.

Dao cạo gỉ có các dạng lưỡi như hình bên.

Page 29: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

29

Bàn chải sắt: Thân bàn chải làm bằng gỗ, sợi bàn chải làm bằng dây thép nhỏ. Dùng bàn chải sắt để chải những lớp gỉ mỏng.

Bàn chải sắt bao gồm các dạng như hình bên.

Hình 7.2.3. Một số dụng cụ thủ công làm sạch gỉDụng cụ cơ khí làm sạch gỉ:Búa gõ gỉ cơ khí: cấu tạo chủ

yếu của máy gồm động cơ điện, trục truyền động và đầu gõ. Động cơ điện làm quay trục truyền động, trục này mềm làm cho đầu gõ có thể di chuyển tới được những vị trí cần thiết. Trục truyền động làm cho đầu gõ quay, khi có những răng nhỏ dập vào lớp gỉ và đánh bật lớp gỉ ra khỏi mặt kim loại.

Ngoài ra còn có búa gõ gỉ chạy bằng khí nén.

Bàn chải sắt cơ khí: Có thể dùng búa gõ gỉ cơ khí bằng cách thay đầu gõ bằng bàn chải sắt (hình tròn như hình bên) để chải những lớp gỉ mỏng.

Hình 7.2.4. Một số dụng cụ cơ khí để làm sạch gỉNgoài ra còn sử dụng giấy ráp (giấy nhám), đá mài để làm sạch bề mặt.

Page 30: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

30

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Công tác chuẩn bị làm sạch bề mặt trước khi sơn phải đảm bảo những yêu

cầu sau đây:- Hiểu rõ mục đích, kế hoạch và sự phân công của cấp trên.- Chuẩn bị đúng, đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân.- Chuẩn bị đúng, đủ dụng cụ, trang thiết bị và vật tư.- Hiểu rõ và biết làm đúng theo quy trình.Những yêu cầu nói trên, nếu có nội dung nào không đảm bảo, phải báo ngay

cho cấp trên trực tiếp để kịp thời xử lý.1.4. Quy trình thực hiện:Việc chuẩn bị dụng cụ để làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn, được thực

hiện như sau:- Nhận sự phân công của cấp trên (có thể phân công miệng hoặc bằng văn

bản)- Hỏi lại nếu chưa rõ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu.- Đưa các dụng cụ, trang thiết bị trên boong chính về đúng nơi quy định (nếu

có) để đảm bảo nơi làm việc thông, thoáng.- Kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân: đảm bảo đúng, đủ và nhất thiết phải đeo

kính bảo vệ.- Kiểm tra dụng cụ, vật tư, trang thiết bị làm vệ sinh; đảm bảo đúng, đủ và

sẵn sàng làm việc, kiểm tra lại cán búa xem có chặt không.- Chạy thử búa gõ gỉ cơ khí và bàn chải sắt cơ khí để kiểm tra an toàn.- Chuẩn bị các biện pháp an toàn.- Báo cáo cấp trên trực tiếp khi công tác chuẩn bị hoàn tất.1.5. Những lưu ý khi thực hiện:- Công tác chuẩn bị làm vệ sinh bề mặt sơn phải được chuẩn bị chu đáo,

đúng quy định, không được chủ quan.- Chuẩn bị tốt sẽ giúp cho việc sơn nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu về kỹ

thuật và đảm bảo an toàn.2. Gõ và cạo gỉ:2.1. Mục đích, ý nghĩa:Các dụng cụ làm sạch bề mặt thủ công bao gồm các loại búa gõ gỉ, các loại

nạo, các loại bàn chải sắt, đá mài, giấy ráp, giẻ v.v.. Chúng được sử dụng để làm sạch bề mặt bằng tay. Năng suất làm việc của chúng thấp.Ngày nay, các dụng cụ cơ khí đã dần thay thế các dụng cụ thủ công; tuy nhiên, trên bất cứ con tàu nào

Page 31: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

31

cũng vẫn có các dụng cụ làm sạch thủ công.Rất nhiều công việc mà bản thân các dụng cụ cơ khí không thể thay thế được các dụng cụ thủ công.

Hình7.2.5. Gõ gỉ bằng dụng cụ thủ công

Hình 7.2.6. Gõ gỉ bằng dụng cụ cơ khí

2.2. Dụng cụ thiết bị cần có:Như 1.2.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi gõ và cạo gỉ cần thực hiện những yêu cầu sau:- Không nên dùng lưỡi búa quá sắc và gõ quá mạnh, gây nên những vết lõm

làm nhám mặt kim loại.- Trong quá trình gõ gỉ cần chú ý gõ tới đầu sạch tới đó, không để nham

nhở.- Những chỗ khó gõ như các mối hàn, đường ống, các góc và chân vách, các

đinh tán, chỗ nối các chi tiết phải cẩn thận không làm vỡ hoặc nứt. 2.4. Quy trình thực hiện:Việc gõ và cạo gỉ, được thực hiện như sau:- Gõ gỉ những lớp gỉ dày cho bật ra khỏi mặt kim loại (dùng búa). Gõ nhanh

tay và mạnh vừa phải.- Cạo những lớp gỉ mỏng bằng dao cạo gỉ thích hợp. - Cạo lớp sơn cũ bị hỏng. - Mài mép miếng sơn cũ, còn sử dụng được, bằng đá mài, cho bằng phẳng

với mặt kim loại (để sau này sơn lớp sơn mới sẽ không nhận ra được mép miếng sơn cũ).

- Dùng máy gõ gỉ và chọn những đầu gõ có kích thước phù hợp với độ dày lớp gỉ nếu gỉ nhiều trên một diện tích rộng, như vậy năng suất gõ gỉ sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với gõ gỉ bằng búa thủ công.

Page 32: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

32

2.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi gõ và cạo gỉ, cần lưu ý như sau:- Gõ gỉ chỗ khó trước, chỗ dê sau.- Gõ gỉ bên trong trước, bên ngoài sau.- Khoảng cách tối thiểu giữa hai người gõ gỉ là 2 mét.- Khi có người gõ gỉ bên trên thì không nên có người gõ gỉ bên dưới.- Chọn búa và dụng cụ nạo gỉ có hình dáng và kích thước phù hợp với lớp gỉ

và bề mặt cần làm sạch.3. Làm sạch bề mặt:3.1. Mục đích, ý nghĩa:Sau khi gõ và cạo gỉ, việc làm sạch bề mặt trước khi sơn là hết sức quan

trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ và tính thẩm mỹ của màng sơn. Nếu làm sạch bề mặt không tốt, sau khi sơn xong màng sơn có thể bị bong tróc, rỗ, …

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Để làm sạch bề mặt sơn, cần có dụng cụ, thiết bị, vật tư như: giấy ráp (giấy

nhám), giẻ lau…3.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi làm sạch bề mặt sơn, cần đảm bảo những yêu cầu sau:- Bề mặt không còn gỉ.- Bề mặt không có nước, dầu mỡ, tạp chất.- Bề mặt phải đảm bảo sẵn sàng để sơn mà không có ảnh hưởng xấu đến

màng sơn.3.4. Quy trình thực hiện:Việc làm sạch bề mặt sau khi gõ và cạo gỉ, được thực hiện như sau:- Quét gom gỉ lại và bỏ vào nơi quy định.- Làm sạch lớp gỉ cám trên bề mặt bằng bàn chải sắt.- Làm phẳng gờ miệng các vết lõm do han gỉ, do vết búa gõ hay gờ giáp mối

giữa mặt sơn và mặt vết gõ.- Tẩy sạch lớp oxy hóa, phá bỏ các gờ vết, đánh bóng bằng giấy ráp hay đá

mài.- Lau sạch nước, dầu mỡ, tạp chất bằng giẻ lau.- Kiểm tra toàn bộ bề mặt sau khi làm sạch để đảm bảo bề mặt sẵn sàng để

sơn.

Page 33: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

33

3.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi thực hiện làm sạch bề mặt, cần chú ý như sau:- Bàn chải cơ khí có thể thay thế cho giấy ráp hay đá mài để tẩy sạch lớp

oxy hóa và đánh bóng.- Để tẩy vết dầu mỡ trên bề mặt sơn, có thể dùng dầu pha sơn để lau.- Sau khi mặt kim loại đã sạch, thì tiến hành sơn ngay (không nên chậm quá

2 – 3 giờ). Nếu chưa có điều kiện sơn ngay thì sơn tạm một lớp dầu pha sơn. Nếu để lâu không sơn, mặt kim loại sẽ hình thành lớp gỉ mới .

4. Làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn:4.1. Mục đích, ý nghĩa:Việc làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn cũng nhằm mục đích đảm bảo tuổi

thọ và tính thẩm mỹ của màng sơn.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Để làm sạch bề mặt gỗ, cần có những dụng cu, thiết bị, vật tư như sau: chổi,

bàn chải cứng, bơm nước, ống rồng, cát mịn hoặc giấy ráp (từ số 0 – 1), xà phòng, …

4.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi thực hiện làm sạch bề mặt gỗ, phải đảm bảo yêu cầu sau:- Không làm xước thớ gỗ.- Những chỗ gỗ bị hỏng, cần phải được thay thế.- Bề mặt gỗ sau khi làm sạch, phải làm khô, mới được sơn.4.4. Quy trình thực hiện:Để làm sạch bề mặt gỗ, thực hiện như sau:- Quét cho hết rác bẩn.- Dùng nước ngọt làm ướt mặt gỗ.- Dùng bàn chải cứng cọ dọc theo chiều thớ gỗ, chú ý không làm xước thớ

gỗ.- Đổ nước xà phòng hoặc bồ-tạt(dung dịch KOH) vào chỗ bẩn để từ 5 – 7

phút.- Rắc cát mịn, sau đó dùng bàn chải cứng để cọ chỗ bẩn.- Sau khi cọ xong dùng ống rồng phun nước cho hết cát và rửa sạch boong.- Quét hết những vũng nước còn lại và lau khô.- Giữ cho mặt gỗ khô trước khi sơn.

Page 34: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

34

B. Câu hỏi và bài tâp thực hành:1. Câu hỏi:1.1. Liệt kê các dụng cụ, thiết bị, vật tư cần có để làm sạch bề mặt trước khi

sơn?1.2. Làm sạch bề mặt sơn là như thế nào?1.3. Trình bày quy trình làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn?1.4. Trình bày quy trình làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn?2. Bài tâp thực hành:2.1. Làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn2.2. Làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn

C. Ghi nhớ:1. Để sử dụng tàu được lâu dài; bề mặt vỏ tàu, boong tàu… phải được bảo

quản bằng cách sơn thường xuyên hoặc theo định kỳ.2. Để lớp sơn bám chặt, bề mặt cần được bảo quản phải được làm sạch trước

khi sơn theo quy định.

Page 35: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

35

Bài 3: Sơn tàuMã bài: MĐ7-03

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được những kiến thức cơ bản về việc sơn tàu;- Sơn tàu đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.

A. Nội dung:1. Tìm hiểu về sơn:Sơn là một công việc được tiến hành thường xuyên và chiếm tỷ lệ lớn trong

khối lượng công tác thủy thủ trên biển. Sơn có tác dụng giữ cho sắt, thép, khối gỗ khỏi gỉ hoặc mục nát, đồng thời màu sơn còn làm tăng thêm vẻ đẹp của tàu. Ngoài ra, sơn còn cócác công dụng khác như: tạo bề mặt nhẵn, giảm ma sát; đánh dấu: thông báo loại tàu, công ty sở hữu tàu, các đường ống, khu vực trên tàu…; cách nhiệt, cách điện, chống hà…

Các loại sơn thường dùng trên tàu biển:Sơn dùng trên tàu biển phải đạt những yêu cầu sau :- Bền, giữ được tính chất trong mọi tình hình thời tiết khác nhau, chịu được

tác dụng của nước ngọt cũng như nước mặn .- Bảo vệ tốt mặt kim loại không bị gỉ, mặt gỗ không bị mục nát.- Dai, bám chắc, không biến màu.- Mau khô.1.1. Cấu tạo sơn:Cấu tạo chủ yếu của sơn gồm có bột màu, chất tạo màng mỏng, chất dung

môi, chất làm mau khô và các chất bổ sung khác. Một số nguyên liệu thường dùng trong công tác sơn trên tàu là :

- Bột màu- Dầu pha sơn- Véc-ni- Chất làm mau khô - Sơn đã pha (sơn thành phẩm)- Sơn chống rỉ - Sơn đáy tàu- Sơn mạn đường trọng tải- Sơn đen chịu nhiệt

Page 36: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

36

- Kim nhũ1.2. Bảo quản sơn:Sơn thuộc loại dê cháy, độc hại đối với con người, dê biến màu, dê thoái

hóa. Vỏ thùng làm bằng tôn mỏng rất dê han gỉ, bẹp và thủng nên việc bảo quản sơn phải cẩn thận và chu đáo. Các thành phần trong sơn hầu hết đều có khả năng bắt cháy.Dung môi sử dụng cho sơn đều có tính bay hơi mạnh, kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ rất nguy hiểm. Dung môi của sơn khi bay hơi cũng tạo ra một môi trường không khí nhiều độc tố rất nguy hiểm đối với con người, vì vậy sơn phải được bảo quản tốt.

- Các thùng sơn phải đậy kín khi để trong kho, tránh sự bay hơi của dung môi.

- Cần phải bảo quản sơn ở nơi thoáng khí hay nơi chứa sơn phải được thông gió để nồng độ hỗn hợp khí nằm dưới giới hạn nổ và giới hạn độc tố cho phép.

- Cấm lửa trong khu vực chứa sơn, tránh để sơn ở gần các nguồn nhiệt.- Các thùng sơn dở trước khi đem cất giữ phải đóng kín nắp, nếu cần thiết

phải đổ thêm một lớp dung môi phía trên để tránh sơn bị khô và chết.- Không lôi kéo, va đập mạnh các thùng sơn, không đặt các vật nặng trên

các thùng sơn, không đặt thùng trực tiếp trên sàn trong kho mà phải đặt trên giá gỗ.

- Không lưu giữ sơn chung với hóa chất như axit, xút, các hóa chất có khả năng ảnh hưởng tới sơn.

- Không lưu giữ sơn ở những nơi chịu mưa nắng, gần các van đường ống dẫn hơi…

- Tránh không để nước lẫn vào thùng sơn.- Sơn xếp trong kho phải phân loại và đánh dấu chủng loại, màu sắc và cất

giữ theo từng lô để tránh nhầm lẫn.- Dung môi để pha sơn cũng phải được phân loại, đánh dấu và chia ra thành

lô.1.3. An toàn khi sử dụng sơn:- Cấm lửa trong khu vực đang sơn .- Cần phải có đầy đủ bảo hộ phù hợp khi sơn, các dụng cụ sơn phải phù hợp

với chủng loại sơn và công việc. Khi sử dụng một số loại sơn có tính độc mạnh như sơn chống hà, phải có trang bị bảo hộ đặc biệt tránh cho sơn không tiếp xúc với cơ thể và không nhiêm vào đường hô hấp.

- Khi dùng ca bản để sơn mạn, cần cột và thượng tầng kiến trúc, dây buộc ca bản phải chắc chắn. Sức kéo đứt của dây phải lớn hơn trọng lượng của các thủy thủ trên ca bản ít nhất là 8 lần. Không móc thùng sơn vào ca bản, mà phải buộc bằng dây riêng (dây buộc ca bản có chu vi ít nhất là 50mm). Thủy thủ làm việc

Page 37: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

37

trên ca bản phải đeo dây bảo hiểm. Mặt nước dưới ca bản thả nổi sẵn một phao tròn cứu sinh dùng sợi dây ném, một đầu buộc vào phao này, đầu kia buộc lên boong.

- Trước khi cho thủy thủ xuống sơn thùng, két ba-lát kín, khoang kín … phải tiến hành thông gió. Các thủy thủ phải có đèn chiếu với nguồn điện 12V và dây tín hiệu, đầu dây kia do thủy thủ cảnh giới bên ngoài cầm. Thời gian làm việc không lâu quá 45 phút, sau đó ra ngoài thở hít không khí trong lành 10 – 15 phút.

- Khi sơn trong các buồng, các phòng, phải tiến hành thông gió.- Nếu thủy thủ bên trong buồng kín có hiện tượng bị ngộ độc (nhức đầu, nôn

mửa, mệt mỏi) thì phải ngừng làm việc, báo cho thủy thủ cảnh giới để đưa ra ngoài, chỉ tiến hành công tác trở lại khi trong phòng đã loại trừ được nguyên nhân gây độc.

- Sơn dây ra tay phải lau ngay. Nếu sơn bắn vào mắt, phải đến phòng y tế để chữa trị.

- Giẻ lau sơn phải tập trung lại để hủy bỏ, vì chúng có thể tự cháy.- Khi nghỉ giải lao, phải rửa tay rồi mới hút thuốc hoặc uống nước.2. Chuẩn bị trước khi sơn:2.1. Mục đích, ý nghĩa:Việc chuẩn bị trước khi sơn nhằm:- Đảm bảo công việc sơn được tiến hành thuận lợi, an toàn.- Đảm bảo tuổi thọ và tính thẩm mỹ của màng sơn.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Dụng cụ, thiết bị cần có chủ yếu là dụng cụ sơn.Hiện nay gồm có các dụng

cụ sơn thủ công như các loại bút sơn và dụng cụ sơn bằng cơ khí như máy phun sơn.Các loại dụng cụ sơn gồm như sau:

Bút sơn các loại

Page 38: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

38

Bút sơn lăn

Máy phun sơn

Khay, thùng đựng sơn và bút sơn

Hình 7.3.1. Các dụng cụ chuẩn bị sơnBút sơn làm bằng lông đuôi ngựa, cán bằng gỗ.Loại bút sơn tốt có sợi dài,

thẳng, mềm và đàn hồi. Bút sơn có nhiều dạng như: dẹt, bầu dục, tròn, cán cong,…Bút sơn được dùng để sơn diện tích nhỏ hoặc những chỗ khó sơn. Để sơn những diện tích lớn người ta thường dùng bút sơn lăn hoặc máy phun sơn.

Vật tư cần có: sơn, dung môipha sơn, dung môi rửa sơn…2.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Công tác chuẩn bị sơn phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

Page 39: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

39

- Hiểu rõ mục đích, kế hoạch và sự phân công của cấp trên.- Chuẩn bị đúng, đủ trang vị bảo hộ lao động cá nhân.- Chuẩn bị đúng, đủ dụng cụ, trang thiết bị và vật tư.- Hiểu rõ và biết làm đúng theo quy trình.Những yêu cầu nói trên, nếu có nội dung nào không đảm bảo, phải báo ngay

cho cấp trên trực tiếp để kịp thời xử lý.2.4. Quy trình thực hiện:Việc chuẩn bị trước khi sơn, được thực hiện như sau:- Nhận sự phân công của cấp trên (có thể phân công miệng hoặc bằng văn

bản).- Hỏi lại nếu chưa rõ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu.- Kiểm tra điều kiện thời tiết có đảm bảo (điều kiện thời tiết để sơn tốt là

nhiệt độ từ 5 đến 25 độ C; độ ẩm nhỏ hơn 80%).- Đưa các dụng cụ, trang thiết bị về đúng nơi quy định (nếu có) để đảm bảo

nơi làm việc thông, thoáng.- Nhận đúng loại sơn, màu sơn và đủ số lượng.- Lật úp thùng sơn, lắc và đảo vài lần để làm cho sơn trộn đều với dung môi.- Mở thùng quấy đều, có thể thêm dung môi để có độ loãng phù hợp, nếu là

thùng sơn mới. Nếu từ thùng sơn dở thì phải quấy đều.Việc làm này là để dung môi được trộn đều với các thành phần khác của sơn.

- Pha màu phải theo chỉ dẫn về tỷ lệ màu, trong quá trình pha phải thường xuyên kiểm tra theo màu mẫu để thêm bớt các thành phần màu cho phù hợp.

- San sơn sang các thùng đựng để sơn (sơn thủ công), hay bình chứa, bình nén (sơn cơ khí) sau khi đã quấy đều và đã có độ loãng phù hợp.

- Chuẩn bị các dụng cụ sơn bằng tay hay cơ khí phù hợp với bề mặt, kiểm tra và thay thế nếu có hư hỏng.

- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc trong quá trình sơn như: ca bản, dây bảo hiểm, dây treo dụng cụ v.v. nếu sơn trên cao; thông gió nếu sơn ở khu vực kín; nguồn sáng nếu sơn trong các hầm tối; bảo hộ lao động cá nhân cho phù hợp.

- Chuẩn bị giẻ lau sơn, tấm lăn gạt sơn nếu sơn bằng bút sơn lăn.- Kiểm tra lại bề mặt, nếu bị ẩm hay ướt nước phải dùng giẻ lau hay dùng

khí thổi.

Page 40: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

40

Hình7.3.2. Sơn bằng dụng cụ thủ công

Hình 7.3.3. Sơn bằng dụng cụ cơ khí

- Chạy thử máy phun sơn để kiểm tra an toàn.- Báo cáo cấp trên trực tiếp khi công tác chuẩn bị hoàn tất.2.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi chuẩn bị sơn, cần lưu ý như sau:- Công tác chuẩn bị làm vệ sinh bề mặt sơn phải được chuẩn bị chu đáo,

đúng quy định, không được chủ quan.- Chuẩn bị tốt sẽ giúp cho việc sơn nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu về kỹ

thuật và đảm bảo an toàn.- Trường hợp trên mặt thùng có đóng màng thì phải vớt bỏ trước khi thêm

dung môi.- Nên tính toán sao cho lượng sơn pha vừa đủ, thậm chí có thể dư nhưng

không nên thiếu vì nếu pha thêm, theo kinh nghiệm thì hai lần pha không thể có màu sắc hoàn toàn giống nhau.

- Nếu sơn bằng tay thì chỉ nên đổ lượng sơn khoảng 1/2 các thùng đựng.- Nên che chắn những vật dụng gần khu vực sơn để tránh sơn bám bẩn.3. Chọn sơn:3.1. Mục đích, ý nghĩa:Sơn sử dụng trên tàu có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau.Khi sơn

phải chọn đúng loại sơn, màu sơn cho từng phần trên thân tàu thì mới đảm bảo được hiệu quả và công dụng khi sơn.

Sau đây là một số loại sơn được sử dụng trên tàu thủy:- Sơn chống gỉ: Được sử dụng để sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại, có tác

dụng ngăn ngừa kim loại oxy hoá, bảo vệ kim loại khỏi các tác động của môi trường, làm lớp sơn lót cho các lớp sơn mặt.

- Sơn chống hà: Được sử dụng để sơn lên phần ngâm nước của tàu, chống không cho hà bám vào thân tàu. Trong thành phần của sơn còn có thêm các độc tố như oxit thủy ngân, oxit đồng, các loại muối đồng, muối thủy ngân... Khi sơn

Page 41: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

41

chống hà, phải sơn theo một trật tự nhất định. Đặc tính của sơn chống hà là tính độc.Vỏ tàu sau khi sơn chống hà phải hạ thủy ngay khi sơn vừa khô, nếu để quá lâu sẽ làm cho sơn mất tính độc.Thời gian để sơn khô là 7 – 8 giờ và tốt nhất là hạ thủy trước 24giờ.

- Sơn lót: Được sử dụng để sơn phủ trên lớp sơn chống gỉ với tác dụng làm lớp sơn lót hay là lớp sơn nền trước khi sơn lớp sơn màu.

- Sơn màu: Còn gọi là sơn áo. Sơn áo thường có độ bóng, độ đanh bề mặt cao, độ bền cơ học tốt và màu sắc rất đa dạng.Sơn được sử dụng để sơn phủ (lớp cuối) cho tất cả các bề mặt, vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng bảo vệ các lớp sơn phía trong.

- Sơn chịu nước: Được sử dụng để sơn phủ phía trong thành các két chứa nước, ba-lát, … với tác dụng chống thấm, cách ly nước với bề mặt kim loại, chống đông kết cặn.

- Sơn mạn đường tải trọng: Loại sơn này có khả năng chịu được sự thay đổi môi trường giữa khô và ướt, có khả năng chịu đựng sự va đập của sóng. Được sử dụng để sơn vỏ tàu khu vực giữa đường mớn nước không tải và đường mớn nước đầy tải của tàu.

- Sơn mạn khô: Có khả năng chịu đựng sự va đập của sóng. Được sử dụng để sơn vỏ tàu khu vực phía trên đường mớn nước đầy tải của tàu.

- Sơn nhũ: Có màu trắng nhũ, chất liệu tạo màu là bột nhôm nguyên chất, thường sử dụng để sơn các khu vực chịu nhiệt, sơn các thiết bị cần chống bức xạ nhiệt, sơn lót,…

- Ngoài ra còn có các loại sơn khác như: sơn chịu nhiệt, sơn chống trượt, sơn cách điện, …

3.2. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi chọn sơn phải theo những yêu cầu sau:- Chọn sơn theo mục đích sử dụng như: chống gỉ, chống hà, chịu nước, …- Chọn sơn theo màu được quy định như: Các thiết bị cứu sinh chọn màu da

cam, màu đỏ và màu trắng; đường ống nước biển chọn màu xanh lá cây.3.3. Quy trình thực hiện:Các khu vực khác nhau của con tàu được sơn bằng các loại sơn khác nhau

phù hợp với môi trường làm việc (Hình 7.3.4). Ngoài yêu cầu trên, sơn tàu còn dựa trên tính thẩm mỹ, sự hài hòa về màu sắc giữa các khu vực, phân biệt chức năng làm việc, phân biệt thiết bị ... Sơn tàu theo khu vực là cơ sở để ứng dụng sơn cho người làm việc trên tàu khi tiến hành bảo dưỡng. Khi tiến hành sửa chữa hay bảo dưỡng tàu, phải áp dụng loại sơn để sơn bảo dưỡng đúng chủng loại sơn yêu cầu theo khu vực.

Page 42: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

42

Hình 7.3.4. Chia các phần thân tàu để sơnChú thích:

1. Khu vực đáy tàu2. Khu vực mớn nước3. Khu vực mạn khô

4. Boong5. Thượng tầng kiến trúc6. Khu vực chịu nhiệt

Để chọn được loại và màu sơn phù hợp, ta thực hiện như sau:- Chọn sơn cho khu vực đáy tàu: Khu vực này được tính từ ki tàu cho tới

đường mớn nước không tải, được sơn khi tàu đóng mới hoặc sửa chữa trên đà. Tại khu vực này, vỏ tàu ngoài sơn chống gỉ, còn được sơn các lớp sơn chống hà.Số nước sơn từng loại phụ thuộc vào chủng loại sơn sử dụng. Tùytheo khả năng phù hợp giữa sơn chống gỉ và chống hà mà có thể có thêm một số nước sơn lót.

- Chọn sơn khu vực mớn nước: Được tính từ đường mớn nước không tải đến đường mớn nước đầy tải của tàu. Tại khu vực này ngoài sơn chống gỉ, và sơn chống hà, nếu cần thiết còn được sơn các lớp sơn chịu sóng.

- Chọn sơn khu vực mạn khô: Được tính từ đường mớn nước đầy tải đến hết mạn khô của tàu. Tại khu vực này ngoài sơn chống gỉ, còn được sơn các lớp sơn chịu lực.

- Chọn sơn khu vực thượng tầng: Khu vực thượng tầng (bao gồm toàn bộ khu vực cabin, cần cẩu, cột đèn…), ngoài sơn chống gỉ, thường được sơn lớp sơn áomàu sáng như màu trắng, màu kem với bộ sơn sử dụng thường là sơn có tính chống nhiêm bẩn cao.

Page 43: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

43

- Chọn sơn cho các khu vực khác trên tàu: Ngoài các khu vực nói trên, mỗi vị trí, khu vực trên tàu đều có các chủng loại sơn riêng phù hợp. Ví dụ như các vị trí có nhiệt độ cao được sơn phủ bằng sơn chịu nhiệt, các két nước được sơn phủ loại sơn chịu nước ...

- Chọn màu sơn phù hợp với quy định về màu sơn như ở 2.1.3.4. Những lưu ý khi thực hiện:Khi thực hiện chọn loại và màu sơn, ta lưu ý những vấn đề sau:- Sơn phân biệt hay phương pháp sử dụng màu sắc của sơn trên thiết bị để

xác định chủng loại, chức năng, cách thức sử dụng hay các phần khác nhau của thiết bị. Trên một con tàu nhờ vào màu sơn ta rất dê dàng xác định được các phần khác nhau của con tàu và cũng dựa vào màu sơn ta có thể dê dàng phân biệt, xác định được chủng loại, vị trí, tác dụng, tính năng... của các thiết bị được bố trí trên tàu. Sơn phân biệt có thể được áp dụng trên phạm vi rộng nhưbản thân vỏ tàu, các kết cấu chính trên tàu. Chúng không những phục vụ cho mục đích khai thác con tàu thuận lợi mà còn làm tăng tính thẩm mỹ cho con tàu về mặt hình thức.

- Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu được của sơn phân biệt đó là sơn ký hiệu, sơn dấu hiệu. Sơn ký hiệu được áp dụng theo các qui ước chung đối với các thiết bị, các hệ thống mang tính đặc thù được lắp đặt trên tàu. Chúng cho người sử dụng biết được tương đối đầy đủ các thông tin về thiết bị để có thể sử dụng khi cần thiết một cách an toàn và chính xác. Mặt khác, sơn ký hiệu còn có chức năng thông báo, cảnh báo, đánh dấu giúp cho quá trình khai thác con tàu được an toàn và hiệu quả hơn. Sơn ký hiệu các thiết bị trên tàu biển có thể theo qui ước riêng của tàu, qui định theo tiêu chuẩn quốc gia, theo thông lệ hay qui định quốc tế nhưng nói chung đều có mục đích và tác dụng như đã nói ở trên.

4. Pha sơn:4.1. Mục đích, ý nghĩa:Thông thường sơn được cung cấp cho tàu chỉ có một số màu sắc nhất định

như xanh (lục), đỏ, xanh dương (lam), vàng, trắng, đen, kim nhũ,….trong khi đó màu sơn được sử dụng trên tàu lại rất đa dạng mà bản thân màu sơn nguyên thủy không thể đáp ứng được. Chính vì vậy công việc pha sơn trên tàu là công việc hết sức cần thiết. Với các màu sơn cơ bản nếu được pha với tỷ lệ thích hợp có thể tạo ra được màu sơn như yêu cầu. Công việc pha sơn có thể được tiến hành trên nền sáu màu cơ bản là trắng, xanh, đỏ, vàng, tím, đen.

4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Những dụng cụ, thiết bị, vật tư cần có như sau:- Thùng đựng sơn- Dung môi- Sơn với các màu cơ bản như: trắng, xanh, đỏ, vàng, tím, đen.

Page 44: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

44

4.3. Những yêu cầu khi thực hiện:Khi pha sơn, cần thực hiện tỷ lệ pha sơn như bảng dưới đây:

Bảng 3-1: Bảng tỷ lệ pha một số màu sơn

SốTT

Màu sơn cần pha

Tỷ lệ %Trắng Xanh Đỏ Vàng Tím Đen

01 Kem 85 1502 Cá vàng 25 7503 Cẩm thạch 80 15 0504 Da cam 05 55 4005 Da trời 08 05 1506 Hoa cà 75 10 05 1007 Hòa bình 85 1508 Nước biển 80 10 1009 Ghi tối 70 3010 Ghi sáng 75 03 05 1711 Mận chín 30 50 10 1012 Cà phê 70 3013 Lá mạ 70 3014 Cỏ úa 20 20 6015 Màu rêu 30 17 03 5016 Xanh cổ vịt 10 60 3017 Hoàng yến 30 7018 Dâu tây 90 1019 Gạch non 80 20

4.4. Quy trình thực hiện:Pha sơn được thực hiện như sau:- Chọn sơn cùng chủng loại để pha với nhau.- Xem kỹ màu mẫu, đối chiếu để tăng hoặc giảm màu chính cho đạt yêu cầu.- Quấy đều khi pha để các màu sơn hòa lẫn với nhau đồng đều, hoàn toàn.- Thêm dung môi và dầu sơn vào sơn và quấy đều trước khi pha (nếu sơn

đặc).- Thử màu sơn sau khi pha, xem giống màu mẫu chưa, nếu giống thì mới

đưa vào sơn hàng loạt.4.5. Những lưu ý khi thực hiện:Khi pha sơn, để đạt kết quả tốt, cần lưu ý như sau:- Không pha sơn có gốc dầu với sơn gốc nhựa tổng hợp vì thành phần cơ

bản của sơn khác nhau.

Page 45: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

45

- Trước khi pha màu nên pha sơn cho loãng như sơn dùng để quét, các loại sơn đều phải pha cùng độ loãng như nhau.

- Sơn trước khi đem pha màu phải quấy thật kỹ để sơn có thể hòa tan trong dung môi, các thành phần khác của sơn cũng hòa trộn đều, tránh hiện tượng kết tủa bột màu dưới đáy thùng làm cho màu sơn đem pha không chính xác dẫn đến sản phẩm sơn sau khi pha không có màu phù hợp.

- Khi pha sơn nên có ống đo lường để lấy tỷ lệ. Phải tính toán lượng sơn cần pha cho phù hợp sao cho đủ sơn thậm chí có thể thừa nhưng không được thiếu vì rất khó có thể pha hai lần sơn có cùng màu sắc như nhau.

- Nếu pha sơn theo màu có mẫu sẵn hay pha sơn để sơn dặm trên một mặt có màu từ trước thì tốt nhất trong quá trình pha nên dùng bút quét thử ngay lên mặt cần sơn để điều chỉnh màu sơn.

- Nếu pha sơn để dùng nhiều lần thì phải quấy thật kỹ trước mỗi lần lấy sơn ra sử dụng.

- Sơn màu trên tàu thường có các màu thông dụng là nhũ, xanh lục, xanh lục sáng, ghi, ghi sáng, xanh da trời, xanh nước biển, cam, trắng, đen, kem, cẩm thạch. Sơn dấu hiệu thường có các màu là đỏ cờ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh hòa bình, xanh nước biển, xanh da trời, đen, trắng.

- Trong các màu sơn cơ bản để pha màu theo bảng pha trên các tàu, thông thường không có màu tím (chỉ thông dụng trên các tàu có chất phóng xạ), nếu cần có thể pha theo tỷ lệ đỏ/xanh da trời: 50/50, rồi lấy màu này tiếp tục pha các màu khác.

5. Sơn bằng dụng cụ thủ công:5.1. Mục đích, ý nghĩa:Sơn thủ công là sử dụng các dụng cụ thủ công để sơn.Sơn thủ công có năng

suất thấp hơn rất nhiều so với sơn bằng các dụng cụ cơ khí, tuy nhiên việc sử dụng các dụng cụ thủ công trong thực tế thường xuyên hơn các dụng cụ cơ khí do tính chất và điều kiện làm việc trên tàu.

5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Sơn thủ công cần có các dụng cụ, thiết bị như sau: cọ (bút) sơn các cỡ, con

lăn, thùng đựng sơn, khay đựng sơn, giẻ lau, … và các vật tư như sơn, dung môi, chất tẩy sơn, … như đề cập ở Mục 2.

5.3. Quy trình thực hiện:Sơn thủ công thực hiện như sau:5.3.1. Sử dụng bút sơn:- Chọn một bút sơn có kiểu và kích thước phù hợp với điều kiện làm việc

dùng làm bút sơn chính, đồng thời chọn thêm một hoặc nhiều bút sơn phụ nhỏ hơn để sơn những góc và khe rãnh khó sử dụng được bút sơn chinh. Chấm bút

Page 46: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

46

vừa ngập phần lông bút, sau đó phải gạt bút vào cạnh thùng chỉ để một lượng sơn nhất định trên bút.

- Sơn các vách đứng nên quét bút sơn tạo thành các vệt sơn dọc từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

- Sơn các mặt bằng nên sơn thành vết ngang từ phải sang trái và từ trái sang phải hoặc các vết dọc từ gần ra xa và từ xa lại gần.

- Chấm sơn thành từng điểm rồi từ đó quét rộng ra xung quanh. Các vết sơn phải có phần chồng lên nhau và phải quét bút vài lần để đảm bảo phủ kín bề mặt và độ dày màng sơn đều, xóa bỏ vệt nối giữa các vết sơn.

5.3.2. Sử dụng con lăn:- Nhúng con lăn vào thùng, sau đó phải lăn trên mặt tấm gỗ hay vách thùng

để phần sơn dư chảy trở lại thùng, chỉ để một lượng sơn nhất định trên con lăn tránh không để sơn vương vãi ra ngoài (thùng đựng sơn có vách phẳng và cao hoặc phải chuẩn bị một tấm gỗ đặt nằm nghiêng trong thùng).

- Sơn các vách đứng nên sơn thành các vệt sơn dọc từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới.

- Sơn các mặt bằng cũng sơn thành vệt ngang từ phải sang trái và từ trái sang phải hoặc các vết dọc như sơn vách đứng.

- Chấm sơn thành từng điểm rồi từ đó lăn rộng ra xung quanh. Các vết sơn phải có phần chồng lên nhau và phải lăn qua vài lần để đảm bảo phủ kín bề mặt và độ dày màng sơn đều, xóa bỏ vệt nối giữa các vết sơn.

- Giăng dây chắn để bảo vệ bề mặt sơn khi sơn xong.5.4. Những lưu ý khi thực hiện:Khi sơn bằng dụng cụ thủ công, cần lưu ý như sau:- Chấm bút (đã có sơn) 3 – 4 điểm trên mặt kim loại rồi quéttừ dưới lên trên,

nhẹ tay hơn, để mặt sơn được đồng đều (không còn vết quét của bút). Để bút nghiêng với mặt kim loại một góc 45 – 60 độ và không nên ấn bút quá mạnh.

- Nguyên tắc chung khi sơn: + Sơn chỗ khó trước, chỗ dê sau.+ Sơn chỗ xa trước, chỗ gần sau.+ Sơn chỗ cao trước, chỗ thấp sau.+ Sơn bên trong trước, bên ngoài sau.- Các lỗ, vết lõm, các khe rãnh phải dùng bút sơn ngoáy tròn để sơn bám.- Sơn dứt điểm từng phần, từng khu vực không bỏ sót.- Chỉ sơn lớp sau khi lớp trước đã khô hoàn toàn.

Page 47: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

47

- Không sơn lên các gioăng cao su chịu nước và phải lau sạch ngay khi chúng bị dính sơn.

- Khi lau sơn đã bám dính trên các bề mặt phải sử dụng giẻ có tẩm dầu sơn.- Khi sơn các vách đứng phải dùng các tấm bạt cũ, giấy hay bìa để lót chân

vách không để sơn vương làm bẩn sàn.- Khi sơn các vùng giáp ranh phải sơn màu sơn phía trên trước, chờ khô rồi

mới sơn màu sơn phía dưới.- Để lấy các sợi lông bút dính trên mặt sơn, tuyệt đối không sử dụng tay để

nhặt. Cách lấy các lông rơi có hiệu quả là đặt bút nghiêng với bề mặt khoảng 20 – 30 độ và xúc mạnh, lông dính sẽ bám vào bút sơn.

- Nếu để rớt sơn lên cao su, thì lấy giẻ tẩm dầu thông lau sạch. Khi sơn mạn đến những chữ hoặc số của thang nước, thì cứ sơn tràn qua.Sau đó lấy giẻ tẩm dầu thông lau hết sơn trên mặt chữ và số, rồi sơn chữ và số bằng màu sơn khác.

- Các loại bút sơn, con lăn khi tạm dừng công việc phải được ngâm ngập phần lông bút trong nước ngọt. Khi sử dụng trở lại chỉ cần vẩy cho hết nước.

- Các bút sơn, con lăn sử dụng hàng ngày có thể rửa bằng dầu pha sơn, dùng giẻ lau khô và ngâm ngập phần lông trong nước ngọt.

- Các bút sơn, con lăn sau khi sơn muốn cất giữ thì phải ngâm và rửa thật sạch sơn bám trên lông bút bằng dầu pha sơn sau đó rửa sạch dầu bằng xà phòng. Xả sạch xà phòng bằng nước ngọt và phơi khô trước khi cất.

- Bút và con lăn nên được bảo quản nơi khô ráo khi không sử dụng.6. Sơn bằng dụng cụ cơ khi (phun sơn):6.1. Mục đích, ý nghĩa:Các dụng cụ sơn cơ khí có năng suất cao hơn các dụng cụ thủ công rất

nhiều, chất lượng màng sơn xét về độ đồng đều và tính thẩm mỹ cũng cao hơn.Tuy nhiên, việc sử dụng các dụng cụ cơ khí khá phức tạp và đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh phù hợp.

Việc sử dụng súng phun sơn có nhược điểm là bụi sơn tỏa ra ngoài không khí rất nhiều, gây ô nhiêm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe của người sơn.

Page 48: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

48

Chú thích:1. Cò súng2. Ốc chỉnh lượng sơn3. Van chỉnh lượng

sơn4. Nắp5. Kim phun sơn6. Chỗ nối bình sơn

Hình7.3.5. Cấu tạo súng phun sơn6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Các dụng cụ sơn cơ khí gồm: súng phun sơn giảm áp, súng phun sơn nén áp

lực … Để phục vụ cho các khu vực rộng và xa, súng phun trong hệ thống máy phun được thiết kế dưới dạng cần phun có đầu phun có thể điều chỉnh nhiều góc độ rất tiện lợi.

Ngoài ra còn có các dụng cụ, thiết bị như sau: thùng đựng sơn, khay đựng sơn, giẻ lau, … và các vật tư như sơn, dung môi, chất tẩy sơn, … như đề cập ở Mục 2.

6.3. Quy trình thực hiện:Sơn bằng dụng cụ cơ khí, thực hiện như sau:- Lọc kỹ sơn bằng 4 lớp vải màn và bảo đảm độ nhớt của sơn (nếu sơn đặc

quá thì pha thêm dung môi).- Rửa sạch súng phun sơn bằng xăng.- Dùng dung môi để phun thử súng, rửa sạch đường ống dẫn khí nén và sơn

trong súng.- Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp sao cho không quá nhiều gió và cũng

không quá nhiều sơn.

Page 49: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

49

Hình 7.3.6. Cách sử dụng súng phun sơn hiệu quả- Điều chỉnh đầu phun để có độ rộng chùm sơn phù hợp.- Để đầu phun cách bề mặt từ 20 – 30cm, di chuyển súng phun theo chiều

dọc từ trên xuống dưới với tốc độ chậm khoảng 2,5– 3cm/giây để tạo thành các vệt sơn dọc.

- Kết thúc một đường sơn thì dừng phun sơn, di chuyển súng phun tới đầu vệt sơn mới rồi mới tiếp tục phun. Các vệt sơn phải có phần chồng lên nhau từ 1,5 – 2cm để đảm bảo độ phủ kín trên bề mặt.

- Hướng đầu phun phải luôn vuông góc với bề mặt. Tuyệt đối không được để hướng đầu phun nghiêng vì cự ly từ đầu phun đến điểm đầu và cuối chùm sơn trên bề mặt khác nhaudẫn đến độ dày mỏng của màng sơn khác nhau.

- Sơn khi vực giáp ranh với màu sơn khác phải sử dụng tấm chắn để che phủ phần không cần sơn.

- Giăng dây chắn để bảo vệ bề mặt sơn khi sơn xong.6.4. Những lưu ý khi thực hiện:Khi sơn bằng dụng cụ cơ khí, cần lưu ý những hiện tượng hư hỏng như sau:

Page 50: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

50

Bảng 3-2: Một số hiện tượng hư hỏng và biện pháp khắc phục khi sử dụng súng phun sơn

Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân Cách khăc phục

Sơn phun lúc mạnh, lúc tăt

Hỏng lỗ kim phunCòn ít sơn ở bình chứa

Rửa bằng xăng và lau sạch kim phunĐổ thêm sơn vào bình chứa

Sơn quá đặc Pha thêm dầu và dung môi vào sơn, bảo đảm đủ độ nhớt

Sơn phun ra quá nhiều bụi sơn

Áp suất không khí quá lớn Điều chỉnh van nạp khí nén

Sơn phun không đều và màng sơn xấu

Hỏng lỗ kim phun Rửa bằng xăng và lau sạch kim phun

Áp suất khí nén thấp Điều chỉnh van nạp khí nén

Sơn quá đặc Pha thêm dầu và dung môi vào sơn, bảo đảm đủ độ nhớt

Màng sơn bị chay Sơn quá loãng Pha thêm sơn đặc, đảm bảo độ nhớt

Màng sơn bị dày và có nhiều sóng gợn

Đầu súng sơn để quá gần bề mặt sơn

Điều chỉnh để đầu súng cách bề mặt sơn từ 200 – 300 mm

Tốc độ di chuyển đầu súng quá chậm

Điều chỉnh tốc độ di chuyển đầu súng khoảng 14 – 18 m/phút

Màng sơn chỗ dày, chỗ mỏng

Cự ly đầu súng với bề mặt sơn không giữ đều, lúc xa, lúc gần

Giữđúng cự ly

Tốc độ di chuyển đầu súng không đều

Giữ tốc độ di chuyển đều

Đầu súng không thẳng góc với bề mặt sơn

Giữ đầu súng thẳng góc với bề mặt sơn

Trong quá trình sử dụng thường xảy ra hiện tượng hư hỏng đối với màng sơn.Mỗi một dạng hư hỏng của màng sơn đều có những nguyên nhân và cần thiết phải có các biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa kịp thời tránh các lãng phí, tổn thất do chúng gây ra. Các hiện tượng hư hỏng của màng sơn thường gặp như bảng dưới đây:

Page 51: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

51

Bảng 3-3: Hiện tượng hư hỏng của màng sơn, nguyên nhân và cách khắc phục

Hiện tượnghư hỏng

Nguyên nhân Cách khăc phục

Màng sơn bị rỗMàng sơn sau khi khô có các vết rỗ hay các lỗ nhỏ lấm tấm trên bề mặt.

Do bề mặt được sơn bị ướt, không được làm khô trước khi sơn, do đó, trong quá trình sơn khô, nước bốc hơi thoát ra ngoài để lại vết rỗ trên bề mặt màng sơn.Do trong sơn có lẫn nước nên khi quấy đều, nước lẫn vào sơn. Khi sơn lên bề mặt cần sơn, các phần tử nước sẽ chiếm chỗ trên màng sơn. Trong quá trình sơn khô, nước bốc hơi thoát ra ngoài để lại vết rỗ trên bề mặt màng sơn.Do sơn trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, hoặc khu vực sơn có gió mang nhiều hơi nước, hoặc sau khi sơn gặp trời mưa làm cho bề mặt sơn chưa khô đã bị ướt nước. Các phần tử nước chiếm chỗ trên màng sơn và trong quá trình sơn khô, nước bốc hơi thoát ra ngoài để lại vết rỗ trên bề mặt màng sơn.

Bề mặt trước khi sơn phải được vệ sinh sạch sẽ và làm khô hoàn toàn.

Các thùng sơn dở phải được bảo quản chu đáo, đóng nắp và cất giữ trong kho tránh không để nước lẫn vào.

Những bề mặt lộ thiên tuyệt đối không sơn vào những ngày mưa ẩm.

Màng sơn có vêt nhănCó những vết nhăn như làn sóng trên bề mặt màng sơn, lấy vật cứng dũi vào chỗ nhăn thấy phía bên trong màng sơn còn ướt.

Màng sơn bị nhăn nguyên nhân chủ yếu là do màng sơn dày và bề mặt ngoài khô nhưng phía trong không khô được. Nguyên nhân khác có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ gây ra hiện tượng dãn nở làm nhăn màng sơn. Các trường hợp dẫn đến màng sơn bị nhăn có thể là:Do sơn không đều tay chỗ dày chỗ mỏng và những chỗ sơn dày là những chỗ bị nhăn.Do sơn thiếu dung môi nên

Sơn đều tay, màng sơn phải mỏng đều, sơn phải đảm bảo độ nhớt, nếu sơn đặc phải pha thêm dung môi. Nếu sơn nhiều lớp thì phải để lớp trước khô hoàn toàn rồi mới sơn lớp tiếp theo. Tránh sơn vào những ngày nắng gắt. Nếu sau khi sơn, phát hiện sơn kém phẩm chất phải ngừng sử dụng và kiểm nghiệm lại sơn.

Page 52: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

52

quá đặc, khi sơn tạo ra màng sơn quá dày.Do sơn nhiều lớp nhưng khi lớp trước chưa khô đã sơn lớp kế tiếp phủ lên làm cho lớp sơn bên trong không thể khô được trong khi màng sơn bên ngoài khô và bị co nhăn lại.Do sơn dày và sơn trong điều kiện nắng gắt, màng sơn khô bề mặt quá nhanh làm cho dung môi phía trong không thể tiếp tục bay hơi và phía trong không thể khô được dẫn đến bị co nhăn màng sơn.Do chất lượng sơn không tốt, dung môi không phù hợp v.v., nên chất lượng màng sơn kém và bị nhăn.

Màng sơn có nhiều màu săc khác nhauCó hai trường hợp, thứ nhất là màng sơn chỗ đậm màu, chỗ nhạt màu, thứ hai là màng sơn có màu loang khác với màu sơn sử dụng.

Khi lấy sơn ra sử dụng không quấy đều, lớp sơn ở trên thùng nhiều dầu ít bột màu nên màu nhạt, lớp sơn ở dưới thùng nhiều bột màu nên đậm. Sơn khi sơn lên bề mặt cần sơn sẽ có các vùng đậm nhạt khác nhau.Do thùng sơn để ở gần nơi chứa hóa chất như NH3 hay SO2 nên làm biến đổi màu sơn.Do sử dụng bút sơn cũ có dính sơn khác màu nên làm sơn màu khác lẫn lên màng sơn.Do sơn sử dụng không phải là sơn nguyên thủy mà là sơn có màu pha theo yêu cầu (có nghĩa là sơn có màu được tạo ra do pha trộn các loại sơn có màu sắc khác nhau với mục đích tạo màu sơn theo yêu cầu), trong quá trình pha, quấy sơn không kỹ nên các màu sơn không trộn lẫn vào nhau hoàn toàn dẫn tới khi sơn, màng sơn

Vệ sinh bề mặt cần sơn sạch sẽ, bút sơn cần vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng với màu sơn khác. Các loại sơn cần được bảo quản cách ly với các loại hóa chất có khả năng tác động đến sơn. Trước khi sơn cần quấy sơn thật kỹ (nhất là sơn pha từ nhiều màu sơn khác nhau). Không sơn phủ lên bề mặt có lớp sơn khác màu chưa khô.

Page 53: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

53

có nhiều màu sắc khác nhau.Do trong sơn có lẫn tạp chất bẩn hòa tan hoặc bề mặt được sơn bị bẩn nên màng sơn có màu loang khác với màu sơn.Do sơn lên lớp sơn khác màu còn ướt (hoặc sơn lên một lớp sơn mới khác màu mà dung môi hòa tan quá mạnh đã hòa tan cả lớp sơn cũ) dẫn tới màng sơn có cả màu sơn cũ và màu sơn đang sử dụng.

Màng sơn bị phồng, bị bong khỏi bề mặt được sơnMàng sơn bị phồng rộp, bị bong thành mảng hoặc bị bong thành vẩy trên bề mặt được sơn.

Bề mặt được sơn chuẩn bị không tốt, còn han gỉ hoặc các lớp sơn cũ cạo chưa hết và không vệ sinh sạch. Sau khi sơn, lớp han gỉ hay phần bẩn còn lại của bề mặt tạo thành lớp ngăn cách giữa màng sơn mới và bề mặt làm cho màng sơn không thể bám dính vào bề mặt và bị bong.Do trên bề mặt được sơn còn dính dầu mỡ, cát bụi bám bẩn và không được làm sạch, làm cho màng sơn không có khả năng bám dính vào bề mặt được sơn.Do bề mặt sau khi được làm sạch nhưng không sơn ngay và để một thời gian dài nên bề mặt bị oxy hoá trở lại, tạo thành han gỉ, làm cho màng sơn không có khả năng bám dính vào bề mặt được sơn.Do sơn chủng loại sơn khác lên một bề mặt đã có lớp sơn cũ, dung môi của sơn mới phá hủy sơn cũ và làm cho màng sơn mới bị bong ra khỏi bề mặt được sơn.Do sơn chủng loại sơn không phù hợp với bề mặt được sơn nên sơn bị phá hỏng.

Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng trước khi sơn và sơn ngay sau khi làm sạch. Trường hợp bề mặt sau khi chuẩn bị một thời gian dài chưa sơn thì trước khi sơn phải vệ sinh lại bề mặt để loại bỏ các tạp chất có thể tạo thành lớp phân cách, không cho sơn bám dính vào bề mặt. Sử dụng sơn đúng chủng loại cho từng dạng bề mặt. Dùng dung môi đúng loại, không dùng sơn kém phẩm chất. Không sơn trong những ngày nắng gắt hay khi nhiệt độ quá cao. Khi sơn phủ lên một lớp sơn khác phải dùng sơn đúng chủng loại nhất là gốc sơn phải như nhau.

Page 54: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

54

Do sử dụng dung môi không đúng loại hoặc chất lượng sơn kém nên sơn không có khả năng bám dính vào bề mặt được sơn.Do sơn trong điều kiện nắng gắt hoặc nhiệt độ quá cao nên sơn khô quá nhanh mà chưa đủ thời gian bám dính.Do sơn lên một số bề mặt mà sơn không có khả năng bám dính.

Màng sơn bị đục, không bóngMàng sơn sau khi sơn không có độ bóng như yêu cầu hay như bảng mẫu, bề mặt màng sơn không trơn nhẵn, thô, màu sắc không có độ tươi.

Sơn có lẫn nước, bề mặt được sơn ẩm ướt, khu vực sơn độ ẩm cao và nhiệt độ thấp làm cho sơn lâu khô và không bóng.Do pha quá nhiều dung môi làm cho màng sơn bị chảy và quá mỏng không đủ khả năng tạo thành màng bao trên bề mặt.Do sử dụng dung môi không phù hợp với chủng loại sơn làm cho chất lượng sơn kém, sơn bị vữa (hiện tượng xà phòng hoá).

Nên sơn trong thời tiết tốt, độ ẩm không quá lớn, nhiệt độ không quá thấp. Sơn phải được bảo quản tốt, tránh để nước vào, nếu sơn đã bị vữa thì không nên sử dụng.Không pha quá nhiều dung môi, làm sơn quá loãng dẫn đến chất lượng màng sơn không tốt.

Màng sơn bị rạn nứt chân chimMàng sơn sau khi khô bị rạn nứt, vết rạn nứt ngắn hoặc dài và nối với nhau thành mạng trên toàn bộ bề mặt, hoặc có thể dạng nứt chân chim.

Do sử dụng sai loại sơn cho từng loại bề mặt.Do sử dụng sai loại dung môi cho từng loại sơn.Do sơn quá đặc, thiếu dung môiDo phẩm chất sơn kém, đã bị hư hỏng hoặc sơn có thành phần nhựa quá cao. Do sơn trong điều kiện nắng gắt hay nhiệt độ quá cao.

Sử dụng đúng chủng loại sơn cho từng loại bề mặt. Sử dụng đúng loại dung môi và pha sơn đủ độ loãng thích hợp. Không sử dụng các loại sơn kém phẩm chất hay đã hư hỏng.

Màng sơn bị ẩm dinhSơn sau một thời gian dài không khô, vẫn ẩm ướt và có hiện tượng bị dính

Do sử dụng dung môi không phù hợp.Sơn trong điều kiện nhiệt độ quá thấp, độ ẩm quá cao.Do phẩm chất sơn không tốt.

Sử dụng dung môi phù hợp. Sơn trong điều kiện thời tiết tốt. Không sử dụng sơn có phẩm chất kém.

Page 55: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

55

khi chạm vào.Màng sơn bị bạc màuMàng sơn sau khi khô màu sắc bạc hơn so với khi còn ướt, hoặc màng sơn bị bạc màu nhanh theo thời gian.

Do bề mặt được sơn có lẫn tạp chất hay trong thành phần của sơn có lẫn tạp chất có tác dụng với màu sắc của sơn hoặc sơn để gần khu vực để hóa chất như axit, NaOH, NH3,SO2, v.v. làm cho sơn bị bạc màu.Do sử dụng dung môi không phù hợp, do phẩm chất sơn kém.

Không sử dụng sơn đã có hiện tượng hư hỏng, vệ sinh bề mặt thật tốt. Sơn phải được bảo quản tốt, tránh để gần các khu vực có hóa chất. Không sử dụng các loại thùng đựng hóa chất để đựng sơn. sử dụng dung môi thích ứng với loại sơn.

7. Sơn gỗ:7.1. Mục đích, ý nghĩa:Tàu cá có nhiều tàu làm bằng gỗ, do đó việc sơn trên bề mặt gỗ cũng là công

việc phổ biến đối với thủy thủ tàu cá.Sơn gỗ có 2 mục đích như sau:- Hạn chế được sự tác động của môi trường (nắng, thay đổi nhiệt độ, …) và

của động vật gây hại (hà, mọt, ..), những yếu tố này làm giảm thời gian sử dụng của gỗ.

- Trang trí cho đẹp.7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có:Dụng cụ, thiết bị và vật tư cần có như giống như dụng cụ, thiết bị và vật tư

dùng để sơn sắt, thép.Sơn gỗ ngoài việc sử dụng sơn màu để sơn, còn có thể sơn bằng véc-ni.Sơn

véc-ni có 2 loại, loại gốc nhựa lấy từ thiên nhiên (véc-ni dầu) và loại gốc nhựa tổng hợp lấy từ than đá. Màng sơn véc-ni có độ bền cứng, tính đàn hồi tốt, chịu nhiệt, chịu độ ẩm tốt…

7.3. Quy trình thực hiện:Sơn gỗ được thực hiện như sau:Dùng sơn: Cách sơn về cơ bản cũng giống như sơn trên bề mặt sắt thép.Dùng véc-ni:- Nhuộm gỗ trước khi đánh véc-ni (nếu gỗ không đồng màu).- Nhúng bông gòn hoặc nỉ vào véc-ni.- Xoa bông gòn (hoặc nỉ) đã tẩm véc-ni dọc theo chiều gỗ (đánh véc-ni lần

1).- Đánh giấy ráp cũ (đã dùng) theo chiều dọc gỗ.

Page 56: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

56

- Dùng bột phấn rôm xoa đều lên bề mặt sơn, để cho hạt bột chìm vào thớ gỗ, tạo cho bề mặt sơn mịn, phẳng hơn.

- Đánh véc-ni lần 2 và tiếp tục đánh giấy ráp và xoa bột phấn lên bề mặt sơn.- Tiếp tục đánh véc-ni nhiều lớp tiếp theo cho đến khi thấy màng véc-ni đã

lên độ bóng là được.7.4. Những chú ý:Khi sơn hay đánh véc-ni lên bề mặt gỗ, cần chú ý:- Phải làm bề mặt gỗ nhẵn và khô trước khi sơn hoặc đánh véc-ni.- Để lớp sơn hoặc lớp véc-ni trước khô rồi mới sơn hoặc đánh lớp véc-ni

sau.

B. Câu hỏi và bài tâp thực hành:1. Câu hỏi:1.1. Trình bày công dụng của việc sơn?1.2. Liệt kê dụng cụ, thiết bị, vật tư dùng để sơn?1.3. Trình bày quy trình sơn bằng dụng cụ thủ công và cơ khí?2. Bài tâp thực hành:2.1. Sơn bằng dụng cụ thủ công2.2. Sơn bằng dụng cụ cơ khí

C. Ghi nhớ:1. Những quy định an toàn khi sơn.2. Những hiện tượng hư hỏng của màng sơn, nguyên nhân và cách khắc

phục.

Page 57: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

57

Bài 4. Bao quan vỏ tàu compositeMã bài: MĐ7-04

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được những nội dung cơ bản về vật liệu composite;- Trình bày được một số hư hỏng phổ biến của vỏ tàu composite;- Sửa chữa được một số hư hỏng phổ biến của vỏ tàu composite.

A. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về composite (FRP):1.1. Giới thiệu chung:FRP là dạng vật liệu mới được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp và dân

dụng.FRP, viết tắt của tiếng Anh: Fibeglass Reinfored Plastic, có nghĩa là: Nhựa

cốt sợi thủy tinh. FRP là tên gọi khác của vật liệu composite đi từ nền là nhựa. Như vậy, vật liệu FRP là vật liệu nhựa cốt sợi thủy tinh hay còn gọi là vật liệu composite cốt sợi thủy tinh.

Vật liệu FRP là vật liệu tổ hợp của một pha liên tục và một pha gián đoạn. Ở vật liệu FRP, pha liên tục là nhựa, pha gián đoạn là sợi thủy tinh. Với vật liệu FRP nền nhựa (pha liên kết) sử dụng nhiều chất độn không chỉ là sợi thủy tinh còn có sợi đay, sợi cacbon, bột đá, bột kim loại, bột gốm... Như vậy, vật liệu FRP chỉ là một dạng của vật liệu composite nền nhựa.

Trong vật liệu FRP, nhựa sẽ đóng vai trò liên kết, sợi thủy tinh đóng vai trò vật liệu gia cường. Vì vậy, vật liệu FRP có tính năng bền hơn những loại nhựa không có cốt liệu sợi thủy tinh (như PVC, PP, PE, ABS,...).

Do các đặc tính vượt trội như vậy, vật liệu composite được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Trong ngành vận tải, vật liệu composite được sử dụng chế tạo toa xe, các chi tiết, các kết cấu chịu lực trên ô tô và các phương tiện vận tải. Vật liệu composite cũng được sử dụng rộng rãi trong quân sự, công nghệ vũ trụ, ngành năng lượng.

Hiện nay chỉ có vật liệu Composite với nền là nhựa Polymer và cốt dạng chất khoáng (cacbon, thủy tinh...) được sử dụng phổ biến nhất (chiếm hơn 90% Composite đang được sử dụng trên thế giới). Danh từ vật liệu Composite nói chung thường được dùng để chỉ về loại này. Do vậy trong thực tế khi nói đến từ “vật liệu Composite” mà không giải thích gì thêm, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng đó là vật liệu Composite có nền là nhựa Polymer, cốt là chất khoáng (cacbon, thủy tinh...)

Page 58: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

58

Hình 7.4.1. Tàu lưới vây vỏ composite

Hình 7.4.2. Tàu câu cá ngừ đại dương vỏ composite

1.2. Công nghệ chế tạocomposite:Hiện nay có nhiều phương pháp chế tạo sản phẩm bằng vật liệu composite:

phương pháp chế tạo thủ công, phương pháp phun hỗn hợp composite, phương pháp thấm nhựa trước, phương pháp đùn ép.

Phương pháp chế tạo thủ công là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong chế tạo sản phẩm bằng vật liệu composite. Phương pháp thủ công sử dụng khuôn hở, có thể sử dụng khuôn dương hoặc khuôn âm. Quy trình chế tạo được thực hiện như sau:

- Quét phủ lớp hỗ trợ tháo khuôn lên bề mặt khuôn;- Phủ lớp tạo bề mặt sản phẩm (gel-coat);- Phủ nhựa polymer trên lớp tạo bề mặt;- Rải lớp vật liệu gia cường trên nền nhựa polymer;- Dùng con lăn để lăn ép vật liệu gia cường với nhựa;- Phủ lớp tạo bề mặt trên lớp vật liệu gia cường cuối cùng.Sau khi quá trình rải vật liệu gia cường và thấm nhựa đã hoàn thành, sản

phẩm được để đông kết tại nhiệt độ môi trường.Vật liệu sử dụng trong phương pháp thủ công thường là polyester không no

và sợi thủy tinh. Phương pháp thủ công thường được áp dụng cho các loại sản phẩm có số lượng nhỏ hoặc sản phẩm đơn chiếc.

Ưu nhược điểm của vật liệu Composite (đối với ngành đóng tàu):Ưu điểm:- Có khả năng kết hợp với các vật liệu khác như gỗ, thép ...để tạo ra các kết

cấu mới vừa đảm bảo chất lượng kỹ thuật, vừa có giá thành thấp.- Rất bền với môi trường biển, ít bị ăn mòn, ít bị điện phân.- Có tính trơ với sinh vật biển.

Page 59: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

59

- Rất dê tạo dáng.- Có độ bóng bề mặt cao.- Độ kín nước rất cao.- Dê thi công và sửa chữa.- Chi phí bảo dưỡng thấp.Nhược điểm:- Giá thành sản phẩm cao. - Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề (do ở nước ta thi công chủ

yếu bằng thủ công).- Độ bền va đập kém.- Chưa có biện pháp xử lý chất. Từ khi Nghị định số 67/NĐ-CP, ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ

về một số chính sách phát triển ngành thủy sản ra đời, nhiều địa phương đã đóng nhiều tàu đánh cá bằng composite thay cho tàu vỏ gỗ (là thứ nguyên liệu ngày một khan hiếm và do đó giá thành ngày càng cao). Tàu cá vỏ composite đang được ngư dân ở nhiều địa phương lựa chọn, bởi giá thành vừa phải, chi phí duy tu thấp, tiết kiệm nhiên liệu khi sử dụng.

2. Một số hư hỏng thường gặp của vỏ tàu composite:2.1. Khái quát về vỏ tàu composite:Vỏ tàu composite làm từ vật liệu như cốt sợi thủy tinh, nhựa tạo lớp,vật liệu

lõi,…đạt yêu cầu của đăng kiểm.Vỏ tàu được đúc thành một khối thống nhất và việc thi công tiến hành liên

tục.Vật liệu đóng tàu vỏ composite thường được hình thành ngay trong quá trình

chế tạo từ khâu pha chế đến khi trát lớp.2.2. Các dạng hư hỏng vỏ tàu composite:2.2.1. Hư hỏng do mài mòn:Do vỏ tàu thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước biển,mặt khác trong

quá trình khai thác,giữa vỏ tàu và nước biển thường có chuyển động tương đối với nhau do đó vỏ tàu FRP bị ăn mòn.

Ban đầu mài mòn chỉ làm xuất hiện các vết rất nhỏ, sau thời gian sẽ phát triển thành các lỗ nhỏ phá hoại lớp sơn và có thể phá hoại lớp bao phủ gelcoat. Khi bóc các lớp vỏ gelcoat vỏ tàu sẽ bị thẩm thấu nước biển làm tăng nhanh quá trình hủy vật liệu FRP.

2.2.2. Hư hỏng do va chạm:

Page 60: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

60

Là hư hỏng chủ yếu của vật liệu FRP, xảy ra đột biến và thường gây ra hư hỏng cục bộ; hậu quả có thể thấy ngay được, có thể làm đắm tàu.

Hình 7.4.3. Hư hỏng do va chạm

2.2.3. Hư hỏng do thủy phân vật liệu:Là dạng hư hỏng đặc biệt của vật liệu FRP trong nước biển, do tác dụng hóa

học gây ra.Vật liệu FRP được cấu tạo từ nhựa nềnlà hợp chất polymer liên kết với nhau

bằng liên kết đơn. Dưới tác dụng môi trường nước biển, nhiệt độ và tia cực tím.... các liên kết bị phá hủy làm cho polymer bị đứt mạch phá hỏng lớp bên ngoài vỏ FRP.

2.2.4. Hư hỏng do lão hóa:Đây là dạng hư hỏng hầu như là không khắc phục được.Nếu vỏ tàu

composite bị hư do lão hóa được sửa chữa thì kết quả cũng không mang lại chất lượng cao.

Trong quá trình sử dụng, vật liệu composite thường mất dần các tính chất ban đầu của nó dưới tác dụng của môi trường nước biển, tia cực tím của ánh nắng mặt trời nên tính chất cơ lý vật liệu thay đổi theo thời gian sử dụng, chủ yếu là bị lão hóa ở nhựa nền và chuyển sang đen của lớp bao phủ gelcoat.

3. Chuẩn bị dụng cụ và vât tư bao quan vỏ tàu composite:

Page 61: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

61

3.1. Dụng cụ:- Con lăn: để nhựa được thấm đều vào sợi và không có bọt khí, trong quá

trình thao tác chúng ta thường dùng các loại cọ hoặc con lăn.

Hình 7.4.4. Một số loại con lăn dùng để trát nhựa bằng tay

- Súng phun: dùng để phun nhựa nền.

Hình 7.4.5. Sơ đồ trát bằng súng phun

- Bàn chà: dùng để làm phẳng bề mặt.

Hình 7.4.6. Máy làm phẳng bề mặt cầm tay

Page 62: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

62

3.2. Vật tư:3.2.1. Nhựa nền:- Nhựa nền: nhựa Polyester không no được sử dụng làm vật liệu nền cho các

FRP dùng trong môi trường biển. Loại này có ưu điểm: giá thành vừa phải, dê sử dụng và chịu được môi trường biển.

- Nhựa tạo lớp: là loại nhựa kỵ khí, nghĩa là nó không đông cứng hoàn toàn trong môi trường không khí, được dùng để liên kết giữa lớp nhựa sau với lớp nhựa trước.

- Nhựa bề mặt: là loại nhựa dùng để tạo lớp bề mặt sau cùng, loại này không có tính kỵ khí.

- Gelcoat: là lớp bao phủ có vai trò rất quan trọng đối với những sản phẩm chế tạo từ GRP, nhất là tàu thuyền. Do đó, nhựa dùng làm lớp bao phủ được chế tạo đặc biệt nhằm đảm bảo có đầy đủ tính chất của lớp bảo vệ như: chống được tia cực tím, chống hà bám, tạo độ bóng bề mặt, dê tạo màu sắc theo ý muốn.

3.2.2. Vật liệu cốt (vật liệu gia cường):Vật liệu cốt trong GRP dùng cho đóng tàu là sợi thủy tinh (Glass Fiber) với

các dạng sau :- Mat: được chế tạo bằng cách tạo ngẫu nhiên các sợi thủy tinh trên mặt

phẳng, sau đó dùng chất liên diện để liên kết các sợi với nhau, tạo thành một vật liệu tấm giống như nỉ. Mat thường được dùng như một lớp trung gian liên kết các lớp GRP với nhau.

- Vải thô: (WR - Woven roving): so với các dạng vải thủy tinh khác, vải thô dày hơn do sợi dệt lớn hơn. Trong vật liệu GRP, vải thô thường được dùng xen kẽ với các lớp Mat giúp cho vật liệu GRP có cấu trúc chặt chẽ, độ cứng và độ bền kéo tốt.

3.2.3. Chất xúc tác: Chất xúc tác đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên gel và biến cứng

của nhựa (đây là giai đoạn cho phép gia công và hoàn thành sản phẩm GRP). Chất xúc tác có 2 loại:

- Chất đông rắn (Catalyst), chất đông rắn thông dụng nhất cho nhựa polyester không no ở nhiệt độ thường là MEK (Methyl Ethyl Peroxide) và chất gia tốc (Acelerator).

- Chất gia tốc: có chức năng thúc đẩy quá trình biến cứng của nhựa mà không ảnh hưởng đến tính chất của nó. Chất gia tốc thường sử dụng là các loại muối kim loại nặng như: Octoate Cobalt, Vezinat Cobalt, Naptenat Cobalt.

3.2.4. Các chất phụ khác:- Chất làm bóng khuôn: cho đến nay, vật liệu đánh bóng thông dụng nhất là

sáp Carnauba wax (thường gọi tắt là Wax). Độ bóng của hầu hết các bề mặt

Page 63: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

63

được tạo ra nhờ sự có mặt của loại sáp quý này. Wax được bán trên thị trường ở dạng lỏng hoặc kem đựng trong hộp (giống như xi đánh giày).

Khi cần tạo độ bóng cho bề mặt sản phẩm, người ta bôi lên bề mặt khuôn một lớp sáp mỏng và đều trước khi chế tạo.

- Chất chống dính và tách khuôn: chất chống dính được sử dụng khi cần tách khuôn. Hiện nay, hai loại chất chống dính thông dụng nhất là Polyvinyl alcohol (PVA) và sáp paraphin (còn gọi là sáp đèn cầy). Trong đó, PVA thường được pha loãng trong nước hoặc rượu methyl, không màu; còn sáp paraphin được chế tạo ở dạng thỏi rắn có màu trắng đục.

- Chất chống chảy: thông thường nhựa gelcoat và các loại nhựa nền đã pha trộn sẵn chất chống chảy. Trong trường hợp nhựa mua về thuộc nhóm không có tính chống chảy có thể pha thêm các chất chống chảy như dầu castor chứa hydro hoặc keo silica aerogel và bột aerosil với tỷ lệ khoảng 5%. Khi pha trộn phải cẩn thận vì bản thân các chất này ít nhiều có gây hại đến sức khoẻ.

Ngoài ra còn phải có một số loại vật tư khác như: gelcoat, acetone, bột mattit, ván ép, foocmica, giấy nhám, dao trét mattit, cọ, …

4. Sửa chưa vêt xướt và rỗ:4.1. Trường hợp vết xướt và rỗ chưa ăn sâu vào lớp gelcoat:Cách thực hiện như sauBước 1: Dùng khăn vải trắng thấm acetone để lau sạch vùng cần sửa chữa.

Mục đích chủ yếu là để tẩy sạch bụi trên bề mặt, lau nhẹ để không ảnh hưởng đến phần lớp gel còn lại.

Bước 2: Dùng giấy nhám cỡ thích hợp để tẩy các vết xước, phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến phần còn lại của lớp gelcoat.

Bước 3: Rửa vùng vừa được mài bằng vải sạch thấm nước, sau đó dùng giấy nhám tinh để đánh lại.

Bước 4: Đánh bóng lại bề mặt bằng tay hay máy.4.2. Trường hợp vết xướt và rỗ chưa ăn sâu vào lớp gelcoat:Cách thực hiện như sau: (Sử dụng bột mattit trộn với nhựa polyester hay epoxy):Bước 1: Dùng vải trắng thấm acetone để lau sạch bề mặt lớp gelcoat.Bước 2: Lau mở rộng vùng bị hư hỏng, trên bề mặt lớp sơn. Không nên sử

dụng acetone khi chưa biết chắc rằng acetone có phải là dung môi đối với loại sơn đang sửa chữa hay không.

Chú ý: Nếu bề mặt cần màu thì ta nên trộn màu với mattit trước khi sử dụng. Nếu là matit tự tạo ta sử dụng theo cách đã biết khi làm, nếu là matit bán ở thị trường thì phải chú ý hướng dẫn sử dụng.

Page 64: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

64

Bước 3: Dùng dao để trét mattit vào vùng hư hỏng.Bước 4: Đánh bóng bề mặt vừa được sửa chữa.Nếu sửa chữa cần khôi phục lại lớp gel, ta phải có gel với màu thích hợp. Có

thể dùng bàn chải hay súng phun để tạo lại lớp gel. Chú ý độ dày lớp gel phải vừa đủ đạt yêu cầu, nếu độ dày lớn khi biến cứng lớp gel có thể bị nứt.

5. Sửa chưa các lỗ nhỏ:Cách thực hiện như sau :Bước 1: Mài bề mặt, có thể mài tay hay mài máy.Bước 2: Trét mattit, nếu vùng hư hỏng nhỏ.Nếu vùng hư hỏng lớn thì ta tiếp túc các bước tiếp theo.Bước 3: Cắt mẫu Mat đặt vừa vào vùng hư hỏng, việc tạo lớp phụ thuộc vào

chiều sâu vùng bị tàn phá.Bước 4: Trộn chất xúc tác vào nhựa. Nếu cần chất lượng sửa chữa cao hơn,

ta dùng epoxy.Bước 5: Sử dụng cọ, bôi nhựa vào vùng sửa chữa.Bước 6: Đặt lớp Mat lên chỗ hư hỏng.Bước 7: Dùng cọ thấm nhựa đều cho mặt còn lại của Mat.Bước 8: Nếu cần thiết ta phải tiếp tục xếp lớp, tốt nhất nên cho lớp trước

biến cứng mới thêm lớp sau để đảm bảo thành phần giữa nhựa và vật liệu cốt.Bước 9: Mài và đánh bóng lại bề mặt sửa chữa.

6. Sửa chưa vêt nứt nhỏ:Nguyên nhân chủ yếu là do chế tạo lớp gel không đúng quy cách. Các bước

sửa chữa như sau:Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra nứt ở lớp gel, các vết nứt này thường

phát triển theo mọi phương trên bề mặt lớp gel.Bước 2: Dùng đục mở rộng các vết nứt (dê dàng để bôi mattit).Bước 3: Dùng vải trắng thấm acetone để lau chùi sạch sẽ các vết được đục.Bước 4: Dùng dao để bôi mattit.Bước 5: Mài và đánh bóng cẩn thận bề mặt vừa khôi phục tránh làm ảnh

hưởng đến bề mặt còn lại của lớp gel.

7. Sửa chưa lỗ nhỏ xuyên suốt vỏ tàu:

Page 65: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

65

Bước 1: Khoan suốt chiều dày vỏ (đường kính lỗ =< 1,5 cm) và ta phải tạo dáng lỗ theo hình chữ V từ tâm ra để tạo chất lượng mối dán cao.

Hình 7.4.7. Tạo lỗ dạng chữ V

Bước 2: Gắn tấm chắn ở mặt bên trong rồi trét mattit từ phía ngoài, nếu ta thao tác được cả phần bên trong và phía ngoài của vỏ.

Nếu chỉ thao tác được mặt phía ngoài ta dùng thanh thép bẻ góc chữ L đưa qua lỗ vào phía sau để trét mattit.

8. Các vêt nứt và lỗ lớn:Cách thực hiện như sau:Bước 1: Quan sát cẩn thận vùng bị hư hại.Bước 2: Xác định và khoanh vùng bị hư hỏng, có thể xác định vùng bị hư

hỏng bằng cách dùng búa gõ nhẹ để nghe âm thanh.Bước 3: Cắt bỏ vùng hư hỏng(hình 7.5.8). Khi cắt ta chú ý cắt lấn ra phần

ngoài chưa hư hỏng của vỏ FRP, cắt theo các đường bất kì lượn đều, không nên cắt thành các góc vuông hay hình tròn.

Hình 7.5.8. Cắt bỏ phần hư hỏng

Bước 4: Lắp đặt giá đỡ khi sửa chữa.

Page 66: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

66

Bước 5: Trát lớp cho miếng vá.Chú ý:- Ta không nên trát liên tục quá 3 lớp vì sẽ ảnh hưởng đến độ bền. Lớp cuối

cùng ngoài vỏ nên sử dụng nhựa bề mặt.- Nếu sử dụng FRP làm tấm đỡ thì ta phải chuẩn bị mặt đỡ sau đó mới tạo

lớp đỡ (chiều dày lớp đỡ >= 8mm).Bước 6: Sau khi vá ta hoàn thành bề mặt và khôi phục lớp gel.

9. Sửa chưa các hư hỏng lớn:Vá các hư hỏng ở mức độ lớn hơn ta có thể tiến hành sửa chữa như phần

đầu. Khi sử dụng vá cho các vùng phẳng hay các khúc uốn đơn giản ta sử dụng ván ép hay foocmica áp vào bề mặt vỏ để làm khuôn.

Hình 7.5.9. Dùng ván ép hay foocmica làm khuôn

Nếu ván ép được để lại làm lõi gia cường thêm cho miếng vá, trước khi sửa chữa ta phải tạo bề mặt ván thích hợp cho việc dán FRP.

Nếu ván ép được tháo đi sau khi vá, ta phải trét mattit đầy các lỗ sau khi bu-long được tháo ra, trước khi thực hiện ta phải phủ lên bề mặt ván ép một chất tách khuôn.

Với bề mặt cong phức tạp ta có thể dùng các tấm kim loại mềm hay các tấm chất dẻo như polyurethane, PVC, …..để tạo hình làm tấm đỡ.

10.Tăng cường độ cứng cho vỏ FRP:10.1. Tạo chiều dày : Đa số các trường hợp chiều dày được làm thêm ở mặt trong của vỏ nhưng

cũng có trường hợp phải làm dày thêm từ phía ngoài. - Chuẩn bị bề mặt của vỏ. - Chọn và quyết định chiều dày và vật liệu gia cường cần sử dụng. - Trát lớp Mat (thường là lớp đầu tiên) và thực hiện theo cách lớp này biến

cứng mới trát thêm lớp sau.

Page 67: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

67

10.2. Thêm phần đỡ hay vật liệu lõi cho lớp FRP :Thông thường ta sử dụng với ván ép. Vấn đề cần lưu ý ở đây là chất lượng

mối dán giữa vỏ FRP với gỗ hay vật liệu khác. Có 2 phương pháp như sau : - Sử dụng nhựa Epoxy để làm nền. - Sử dụng Mat để dán và sử dụng thêm các mối ghép cơ khí.

10.3. Khôi phục lớp gel và sơn :Lớp bề mặt gel và sơn thường bị mài mòn hay hư hỏng trong quá trình sử

dụng. Các bước khôi phục như sau :Bước 1: Chuẩn bị gel và chú ý thực hiện đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất vì

đây là loại nhựa đặc biệt.Bước 2: Mài bề mặt cẩn thận vì lớp bề mặt này ảnh hưởng quyết định đến

chất lượng lớp gel. Bước 3: Thao tác khôi phục lớp gel tốt nhất ở nhiệt độ 15°C - 29°C. Bước 4: Nếu lớp gel cần màu phải trộn màu trước khi sử dụng nhựa.Bước 5: Dùng cọ sợi tự nhiên hay con lăn hay máy phun để tạo lớp gel.Bước 6: Khi tạo lớp gel, ta phải chú ý độ dày vừa đủ ( khoảng 1mm ) không

quá dày, nếu không nó sẽ bị nứt sau khi biến cứng.Bước 7: Để khôi phục lại lớp sơn ta có thể sử dụng loại nhưa Epoxy để trộn,

loại này có độ bám dính bề mặt tốt nhưng khó sử dụng.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH:

1. Câu hỏi:1.1. Bạn hiểu như thế nào về vật liệu composite1.2. Trình bày những hư hỏng thường gặp của vỏ tàu composite

2. Bài tâp thực hành:2.1. Chọn vật liệu nền, vật liệu cốt2.2. Vá một lỗ thủng bằng vật liệu composite

C. GHI NHỚ:- Tàu vỏ vật liệu composite chịu va chạm kém hơn tàu vỏ thép và vỏ gỗ- Việc sửa chữa tàu vỏ composite ít chi phí hơn tàu vỏ thép và vỏ gỗ.

Page 68: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

68

Bài 5. Duy tu, sửa chưa tàu cá theo định kỳMã bài: MĐ7-05

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được các nội dung duy tu, sửa chữa tàu cá theo quy định;- Kiểm tra được các công việc duy tu, sửa chữa tàu cá theo định kỳ.

A. NỘI DUNG:1. Giới thiệu về duy tu, sửa chưa tàu đánh cá vỏ thép và vỏ composite:Sửa chữa, duy tu phương tiện thủy có 4 cấp như sau:- Bảo dưỡng, ký hiệu b- Sửa chữa cấp tiểu tu, ký hiệu t- Sửa chữa cấp trung tu, ký hiệu T- Sửa chữa cấp đại tu, ký hiệu Đ

1.1. Cấp Bảo dưỡng:Là cấp bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, khác với bảo dưỡng trong thời gian khai

thác do thuyền viên tự làm. Khi thực hiện cấp này, phương tiện phải đưa vào xưởng sữa chữa nhưng không phải lên đà. Phần vỏ ngoài trên mớn được phun cát, sơn hoàn chỉnh và sửa chữa vặt để đảm bảo phương tiện hoạt động được bình thường tới chu kỳ sửa chữa tiếp theo. Những công việc đòi hỏi phải sử dụng đến các thiết bị gia công do xưởng sửa chữa chịu trách nhiệm hỗ trợ.

Sau khi sửa chữa bảo dưỡng, phương tiện có thể được Đăng kiểm gia hạn hoạt động.

1.2. Cấp Tiểu tu:Sửa chữa cấp tiểu tu là nhằm loại những hư hỏng nhỏ bằng cách thay mới

hoặc khôi phục lại các chi tiết đã bị hao mòn.Vỏ phương tiện được phun cát và sơn hoàn chỉnh.

Sau khi sửa chữa, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra cấp phép hoạt động mới.

1.3. Cấp Trung tu:Sửa chữa trung tu là kiểm tra toàn bộ tình trạng kỹ thuật của bộ phận của

phương tiện, thay mới hoặc khắc phục các cụm hoặc chi tiết bị mòn và sửa chữa các kết cấu vỏ tàu nhằm đảm bảo cho phương tiện có khả năng hoạt động được bình thường đến chu kỳ sửa chữa trung tu và đại tu tiếp sau.

Sau khi sửa chữa, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra cấp phép hoạt động mới.

Page 69: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

69

1.4. Cấp Đại tu: Sửa chữa đại tu bao gồm tháo và khảo sát toàn bộ các bộ phận của tàu để

thay mới, hoặc sửa chữa các bộ phận kể cả vỏ tàu với khối lượng lớnSửa chữa cấp đại tu có thể kèm thêm công việc hiện đại hóa cải tiến các

trang thiết bị, nhằm tăng chất lượng kỹ thuật, chất lượng khai thác của phương tiện, tăng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tăng năng suất lao động hoặc cải tiến việc chuyên chở và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho thuyền viên.

Sau khi sửa chữa, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra cấp phép hoạt động mới.

Việc sửa chữa tàu cá vỏ thép có công suất lớn (từ 400 cv trở lên), được quy định tại Thông tư số 27/2014/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp vả Phát triển nông thôn Quy định nội dung và định mức duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép được hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Kiểm tra duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ thép định kỳ:Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về quản lý tài sản trên tàu, trực tiếp là bộ

phận boong. Do đó, thuyền trưởng phải có lịch duy tu, sửa chữa tàu, đồng thời phải lập nội dung duy tu, sửa chữa tàu để kiểm tra đôn đốc thuyền viên trong việc thực hiện đầy đủ nội dung theo quy định.

Hình 7.5.1. Ụ sửa chữa tàu (ụ nổi)

2.1. Kiểm tra cấp bảo dưỡng:2.1.1. Thời gian kiểm tra:- 12 tháng/lần, tính từ lần đăng kiểm trước đó.

Page 70: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

70

- Kiểm tra hàng năm, tương ứng với các đợt kiểm tra của cơ quan đăng kiểm.

(Tàu không phải đưa lên ụ).2.1.2. Nội dung kiểm tra:2.1.2.1. Vỏ tàu:- Thay kim loại vỏ ở các phần bị hư hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật (mòn, gỉ,

biến dạng) từ đường nước thiết kế lên boong. - Sửa chữa nhỏ các chi tiết trên boong bị hỏng vặt. - Xem xét các cơ cấu bộ phận để hiệu chỉnh lại; chỉ tiến hành hàn dưới nước

trong trường hợp đặc biệt.- Đánh rỉ, làm sạch và sơn dặm từ mớn nước lên boong.- Làm vệ sinh sạch sẽ bên trong các hầm.- Kẻ lại số của tàu bị mờ trên mạn và ca-bin.2.1.2.2. Hệ thống hút khô – dằn:Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đường ống.2.1.2.3. Trang thiết bị:* Thiết bị lái:- Kiểm tra, vệ sinh tra dầu mỡ các bộ phận truyền động (pu-li,bánh răng,

khớp các - đăng)- Điều chỉnh cá biệt một số phần để hoạt động nhẹ nhàng.* Thiết bị chằng, buộc, tời, neo:- Đánh rỉ, sơn hắc ín neo, xích.- Lau chùi, bôi dầu mỡ các tời, neo, khóa xích.* Trang thiết bị an toàn:Sửa chữa nhỏ một số hư hỏng (nếu có), sau đó đặt lại đúng vị trí.* Sửa chữa khu vực sinh hoạt của thuyền viên:Vệ sinh và sửa chữa nhỏ khu vực sinh hoạt của thuyền viên.* Thiết bị khai thác, cẩu:- Kiểm tra, xiết chặt và bôi trơn dầu mỡ hệ thống tời, pu-li, bánh răng, gối

đỡ tời, cáp thép.- Kiểm tra bảo dưỡng phần điện - thủy lực, xử lý rò dầu, bổ sung dầu thủy

lực.- Kiểm tra cách điện đề phòng hở điện ra vỏ.

Page 71: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

71

2.2. Kiểm tra cấp tiểu tu:2.2.1. Thời gian kiểm tra:- 24 tháng/lần, tính từ lần đăng kiểm trước đó.- Kiểm tra hàng năm, tương ứng vứi các đợt kiểm tra của cơ quan đăng

kiểm.(Tàu không phải đưa lên ụ).2.2.2. Nội dung kiểm tra: 2.2.2.1. Vỏ tàu:Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau: - Khảo sát để phát hiện các khuyết tật của vỏ tàu (mòn, gỉ, thủng, biến dạng,

nứt, xâm thực)- Sửa chữa sắt hàn và làm mới cá biệt các chi tiết khác như: lan can, be gió

bị hư hỏng trong quá trình khai thác.- Sửa chữa thành, miệng hầm cá bị hư hỏng.- Sửa chữa hoặc thay thế cá biệt các nắp hầm cá, nắp hầm người chui, nắp

hầm nước, hầm xích neo bị hư hỏng.- Hàn lại các vết nứt, các đường hàn mòn quá mức cho phép; hỏa công nắn

những vùng tôn bị móp méo quá tiêu chuẩn.Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau: - Đánh rỉ và sơn phần cabin.- Làm sạch bên trong các buồng sinh hoạt, làm việc (phòng ở, nhà vệ sinh,

nhà bếp, kho) sơn trang trí.2.2.2.2. Hệ thống hút khô – dằn:Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra bơm, hệ thống ống hút khô và van, khóa, miệng hút, két dằn.- Sửa chữa các thiết bị hư hỏng.2.2.2.3. Trang thiết bị:* Thiết bị lái:Thực hiện như cấp bảo dưỡng.Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lái.* Thiết bị chằng, buộc, tời neo:Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của neo, xích.- Hàn sửa các móc, giá đỡ cáp bị hư hỏng.

Page 72: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

72

- Tra dầu mỡ cho xích, cáp và các bộ phận chuyển động* Trang thiết bị an toàn:Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau:- Kiểm tra toàn bộ trang thiết bị an toàn, sửa chữa hoặc bổ sung một số trang

thiết bị hư hỏng.* Sửa chữa khu vực sinh hoạt của thuyền viên:Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau: Sửa chữa buồng ngủ, buồng làm việc và các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt

của thuyền viên.* Thiết bị khai thác, cẩu:Thực hiện như cấp bảo dưỡng và thực hiện các công việc sau: - Thay dầu hộp số, bổ sung dầu thủy lực.- Kiểm tra toàn diện hệ thống điện - thủy lực và thay cá biệt rắc co, ống dầu

thủy lực, các van tiết lưu.- Sơn lại phần chân bệ, cần của thiết bị khai thác, cẩu.2.3. Kiểm tra cấp trung tu:2.3.1. Thời gian kiểm tra:- 36 tháng/lần, tính từ lần đăng kiểm trước đó.- Kiểm tra trên đà, tương ứng vứi các đợt kiểm tra của cơ quan đăng kiểm.(Đưa tàu lên ụ).2.3.2. Nội dung kiểm tra: 2.3.2.1. Vỏ tàu:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Kiểm tra độ hao mòn tôn (ưu tiên vùng đáy, mạn và các cơ cấu chủ yếu).- Thay các phần vỏ, một số vùng tôn mỏng của ca-bin và thượng tầng bị hư

hỏng quá tiêu chuẩn kỹ thuật.Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Đánh rỉ, làm sạch, sơn toàn bộ vỏ ngoài tàu (gồm đáy, mạn, boong, thành

miệng, nắp hầm cá, cột bích, thiết bị neo, thiết bị khai thác), các cơ cấu (bánh lái, cửa thông biển).

- Láng lại hai nước xi măng các hầm nước.- Làm vệ sinh các két chứa nhiên liệu trong buồng máy.- Kẻ lại đường mớn nước toàn tải, vòng tròn đăng kiểm, thước nước, tên tàu,

số đăng ký theo quy định.

Page 73: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

73

2.3.2.2. Chân vịt:Sửa chữa hoặc thay thế chân vịt mới theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.2.3.2.3. Hệ thống hút khô – dằn:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Thay mới miệng hút, dây cu-roa lai bơm hút khô. - Vệ sinh két dằn.2.3.2.4. Trang thiết bị:* Thiết bị lái:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Tháo cá biệt từng bộ phận nghi ngờ bị hư hỏng, thay thế hoặc sửa chữa lại.- Tra dầu mỡ, bảo quản các bộ phận truyền động (pu-li, bánh răng, bạc,

khớp các đăng)- Thay thế hoặc sửa chữa những pu-li, chốt, bạc bị hỏng, không đảm bảo tiêu

chuẩn kỹ thuật.- Thay bu-lông bích lái, bu-lông bánh lái bị hư hỏng.- Thay mới những đoạn ốp dây lái bị hỏng. Điều chỉnh lại hệ thống lái.* Thiết bị chằng, buộc, tời, neo:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Thay thế các đế cột bích, tời bị hư hỏng.- Sửa chữa hoặc thay thế neo bị hỏng hoặc bị mất.* Trang thiết bị an toàn:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Thay mới các phao cứu sinh, các thùng đựng cát, bình bọt bị hư hỏng, hết

hạn.- Kiểm tra thay thế, bổ sung một số trang thiết bị hư hỏng.* Sửa chữa khu vực sinh hoạt của thuyền viên:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Thay thế những vùng gỗ bọc lót bị hư hỏng.- Sửa chữa hoặc thay thế những khung cửa, cánh cửa, cầu thang bị hỏng.- Sửa chữa khu nhà bếp, nhà vệ sinh.* Thiết bị khai thác, cẩu:Thực hiện như cấp tiểu tu và thực hiện các công việc sau: - Thay cá biệt chi tiết điện - thủy lực và hộp số truyền động.

Page 74: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

74

- Gia cố hệ thống cần, chân bệ tời khai thác, cẩu.2.4. Kiểm tra cấp đại tu:2.4.1. Thời gian kiểm tra:- 60 tháng/lần, tính từ lần đăng kiểm trước đó.- Kiểm tra định kỳ, tương ứng vứi các đợt kiểm tra của cơ quan đăng kiểm.(Đưa tàu lên ụ).2.4.2. Nội dung kiểm tra: 2.4.2.1. Vỏ tàu:Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: - Bổ sung các trang thiết bị mới phục vụ cho sản xuất theo kế hoạch đã

duyệt. Có thể tiến hành hoán cải, nâng cấp lại tàu.Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: - Lật các tấm lót để đánh gỉ, làm sạch bên trong, sơn các hầm cá, hầm xích

neo, hầm nước.2.4.2.2. Chân vịt: Thực hiện như cấp trung tu.2.4.2.3. Hệ thống hút khô – dằn:Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: - Thay mới van, khóa, thay cục bộ đường ống.- Thay mới cánh bơm, bạc, trục bơm hút khô.2.4.2.4. Trang thiết bị:* Thiết bị lái:Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: - Thay hoặc hàn đắp đầu trục, xoa trục, gót lái, thay một số đoạn xích hoặc

trục truyền động lái bị hư hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.- Hiệu chỉnh lại toàn bộ hệ thống lái, thay một số chi tiết bị hỏng để bảo đảm

hệ thống hoạt động tốt.* Thiết bị chằng, buộc, tời, neo:Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: - Thay xích bị hư hỏng.- Thay các cột bích, con lăn bị hư hỏng.* Trang thiết bị an toàn:Thực hiện như cấp trung tu.

Page 75: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

75

* Sửa chữa khu vực sinh hoạt của thuyền viên:Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: Bổ sung một số trang thiết bị thiết yếu phục vụ sinh hoạt của thuyền viên.* Thiết bị khai thác, cẩu:Thực hiện như cấp trung tu và thực hiện các công việc sau: - Thay các cụm chi tiết bị hỏng như dầm cẩu, hộp số truyền động, bơm dầu

và hệ điều khiển điện - thủy lực.- Thử tải.

Hình 7.5.2. Ụ sửa chữa tàu (ụ khô)

3. Kiểm tra việc duy tu, sửa chưa tàu vỏ composite:Định kỳ duy tu, sửa chữa tàu cá vỏ composite như Bảng 1 dưới đâyBảng 5-1. Phương tiện vỏ compositehoạt động trong môi trường nước mặn

Năm sử dụng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Cấp sửa chữa b t b Thanh lý

Kiểm tra việc duy tu, sửa chữa tàu vỏ composite nội dung như sau:

Page 76: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

76

Hình 7.5.3. Ụ sửa chữa tàu (ụ triền)

3.1. Cấp bảo dưỡng:3.1.1. Kê kích:Phương tiện không phải lên triền, ụ mà đỗ ở trạng thái nổi để làm bảo

dưỡng. 3.1.2. Vệ sinh, sơn:- Vệ sinh và sơn lại toàn bộ từ mớn nước lên boong theo đúng tiêu chuẩn kỹ

thuật. - Vệ sinh bên trong các hầm vệ sinh.- Kẻ lại số của phương tiện bị mờ trên mạn và ca-bin.3.1.3. Sửa chữa vỏ phương tiện:- Hàn vá, đắp các vị trí phần vỏ bị nứt, rạn. - Tạo lại màu sơn trên các vị trí cục bộ. Diện tích xử lý bằng công nghệ

nhựa composite phần vỏ không lớn hơn 0,5 m2 hoặc sử dụng khối lượng vật liệu composite tương đương trọng lượng 0,5 m2 thành phẩm dày 5 mm.

3.1.4. Sửa chữa hệ thống trang thiết bị chằng buộc, neo xích, an toàn:Sửa chữa cục bộ các hư hỏng nhỏ của nội thất, thiết bị hành trình, trang bị

trên boong.3.1.5. Sửa chữa mộc:Sửa chữa một số hư hỏng nhỏ của phần mộc.3.2. Cấp tiểu tu:3.2.1. Kê kích:

Page 77: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

77

- Đưa phương tiện lên triền ụ, căn kê theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Thực hiện các thao tác phục vụ yêu cầu khi sửa chữa.- Sau khi sửa chữa xong phương tiện, hạ thủy an toàn.3.2.2. Vệ sinh, sơn:- Vệ sinh phần vỏ ngoài. - Sơn những khu vực bị bong tróc bề mặt. Cho phép sơn trang trí lại toàn bộ

vỏ ngoài nếu có điều kiện.3.2.3. Sửa chữa vỏ:Làm như bảo dưỡng và thêm: Hàn vá, đắp các vị trí phần vỏ bị nứt, rạn. Diện tích xử lý bằng công nghệ

nhựa composite phần vỏ không lớn hơn 1,5 m2 hoặc sử dụng khối lượng vật liệu composite tương đương trọng lượng 1,5 m2 thành phẩm dày 5 mm.

Sau khi sửa chữa tiểu tu, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra, cấp hạn hoạt động mới.

3.2.3. Sửa chữa hệ thống trang thiết bị chằng buộc, neo xích, an toàn:Làm như bảo dưỡng.- Sửa chữa hư hỏng hoặc thay mới tổng thành hệ thống điều khiển lái máy. - Sửa chữa hoặc thay thế các mép be xuồng, lan can (nếu hỏng).3.2.4. Sửa chữa mộc:Kiểm tra các ván la canh, sửa chữa hoặc thay thế cá biệt một số hư hỏng.3.3. Cấp trung tu:3.3.1. Kê kích:Làm như cấp tiểu tu. Đây là cấp sửa chữa bổ sung, áp dụng khi phương tiện

đã hết khấu hao nhưng vẫn được tiếp tục sử dụng khai thác thêm một thời gian nữa.

3.3.2. Vệ sinh, sơn:Làm như cấp tiểu tu.3.3.3. Sửa chữa vỏ phương tiện:- Vệ sinh xử lý bề mặt và tạo màu sơn mới cho toàn bộ vỏ từ đáy ngoài trở

lên. Diện tích xử lý bằng công nghệ nhựa composite phần vỏ không lớn hơn 3m2

hoặc sử dụng khối lượng vật liệu composite tương đương trọng lượng 3m2 thành phẩm dày 5mm.

- Sau khi sửa chữa cấp trung tu, phương tiện được Đăng kiểm kiểm tra và cấp hạn hoạt động mới.

Page 78: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

78

3.3.4. Sửa chữa hệ thống trang thiết bị chằng buộc, neo xích, an toàn:Làm như tiểu tu và thêm: - Kiểm tra và sửa chữa tất cả các kết cấu bên trong.- Sửa chữa hoặc thay thế triệt để các phụ kiện hệ lái. - Thay thế đến 60% trang thiết bị nội thất tùy theo khu vực và mức độ hư

hỏng.3.3.5. Sửa chữa mộc:Làm như cấp tiểu tu.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH:

1. Câu hỏi:- Nêu nội dung công tác bảo dưỡng cấp trung tu tàu vỏ thép?- Nêu nội dung công tác bảo dưỡng cấp trung tu tàu vỏ composite?

2. Bài tâp thực hành:2.1. Kiểm tra công tác trung tu tàu cá vỏ thépHướng dẫn thực hành như sau:- Lập hạng mục sửa chữa cấp trung tu- Kiểm tra kê kích- Kiểm tra nội dung vệ sinh, sơn- Kiểm tra nội dung sửa chữa vỏ phương tiện- Kiểm tra nội dung sửa chữa hệ thống trang thiết bị chằng buộc, neo xích,

an toàn- Kiểm tra nội dung sửa chữa mộc2.2. Kiểm tra công tác trung tu tàu cá vỏ compositeHướng dẫn thực hành như sau:- Lập hạng mục sửa chữa cấp trung tu- Kiểm tra nội dung sửa chữa vỏ tàu- Kiểm tra nội dung sửa chữa chân vịt- Kiểm tra nội dung sửa chữa hệ thống hút khô – dằn- Kiểm tra nội dung sửa chữa trang thiết bị- Kiểm tra nội dung sửa chữa khu vực sinh hoạt tuyền viên- Kiểm tra nội dung sửa chữa thiết bị khai thác, cẩu

Page 79: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

79

C. GHI NHỚ:- Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa cấp trung tu tàu cá vỏ thép.- Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa cấp trung tu tàu cá vỏ composite.

Page 80: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

80

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị tri, tinh chất của mô đun:-Vị trí: Mô đun Bảo quản vỏ tàu là một mô đun chuyên môn nghề trong

chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; Mô đun Bảo quản vỏ tàu có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Mô đun Bảo quản vỏ tàu là một trong những mô đun trọng tâmtrong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới. Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, phần thực hành có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nhưng nếu thực hành ngay trên các tàu khai thác thủysản thì hiệu quả là cao nhất.

II. Mục tiêu:- Kiến thức: Trình bày đượcquy trìnhLàm vệ sinh tàu, Làm sạch bề mặt trước khi

sơn,Sơn tàu, Bảo quản vỏ tàu vật liệu mới, Duy tuvà sửa chữa tàu cá theo định kỳ và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.

- Kỹ năng: + Thực hiện quy trình làm vệ sinh tàu đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình làm sạch bề mặt trước khi sơn đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện quy trình sơn tàu đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện bảo quản vỏ tàu vật liệu mới đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện duy tu và sửa chữa tàu cá đúng yêu cầu kỹ thuật.- Thái độ: Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, các quy định về bảo hộ lao động, an toàn trên

biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.

III. Nội dung chinh của mô đun:

Mã bài Tên bàiLoại

bài dạyĐịa

điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyêt

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ7-01Làm vệ sinh tàu

Tích hợp

Lớp học /tàu

12 03 08 01

MĐ7-02 Gõ gỉ và làm Tích Lớp 16 03 12 01

Page 81: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

81

Mã bài Tên bàiLoại

bài dạyĐịa

điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyêt

Thực hành

Kiểm tra*

sạch bề mặt trước khi sơn

hợp học /tàu

MĐ7-03Sơn tàu Tích

hợpLớp

học /tàu12 02 09 01

MĐ7-04Bảo quản vỏ tàu composite

Tích hợp

Lớp học /tàu

12 02 09 01

MĐ7-05Duy tu, sửa chữa tàu cá theo định kỳ

Tích hợp

Lớp học /tàu

12 02 09 01

Kiểm tra kết thúc mô đun 04 04

Cộng 64 12 43 09

Ghi chú: *Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tâp thực hành:4.1. Bài 1: Vệ sinh tàuBài thực hành 1: Vệ sinh boong chính- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và sử dụng thiết bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: chổi quét, bàn chải, giẻ lau, dụng cụ hốt rác, dụng cụ chứa rác, máy bơm nước + vòi rồng, bảo hộ lao động cá nhân; Video, tranh vẽ về vệ sinh boong chính; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 2 giờ gồm: hướng dẫn chung 30 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 45 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 45 phút.

Page 82: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

82

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là bề mặt boong chính được làm vệ sinh sạch theo quy định.

Bài thực hành 2. Vệ sinh thượng tầng kiến trúc- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: chổi quét, bàn chải, gỉ lau, dụng cụ hốt rác, dụng cụ chứa rác, máy bơm nước + vòi rồng, bảo hộ lao động cá nhân, chú ý cần trang bị thêm dây đeo an toàn khi làm việc trên cao; Video, tranh vẽ về vệ sinh thượng tầng kiến trúc; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 2 giờ gồm: hướng dẫn chung 30 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 45 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 45 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là thượng tầng kiến trúc của tàu được làm vệ sinh sạch theo quy định.

Bài thực hành 3. Vệ sinh mạn và cột tàu- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: chổi quét, bàn chải, gỉ lau, dụng cụ hốt rác, dụng cụ chứa rác, máy bơm nước + vòi rồng, bảo hộ lao động cá nhân, chú ý cần trang bị thêm dây đeo an toàn khi làm việc ngoài mạn, thang dây, ca bản, phao áo cứu sinh, phao tròn cứu sinh; Video, tranh vẽ về vệ sinhmạn và cột; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 3 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 60 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 60 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là cột và mạn tàu được làm vệ sinh sạch theo quy định.

4.2. Bài 2: Làm sạch bề mặt trước khi sơn

Page 83: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

83

Bài thực hành 1: Làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: bộ dụng cụ gõ gỉ, giẻ lau, giấy ráp (nhám), ... bề mặt sắt, thép, ... bảo hộ lao động cá nhân, chú ý cần trang bị thêm kính đeo mắt; Video, tranh vẽ về làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 7 giờ gồm hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 180 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 180 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là 1m2 bề mặt sắt, thép/học viên, được làm sạch theo quy định.

Bài thực hành 2: Làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: bàn chải, giẻ lau, giấy ráp (nhám), ... bề mặt gỗ; bảo hộ lao động cá nhân, chú ý cần trang bị thêm kính đeo mắt; Video, tranh vẽ về làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 4 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 90 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 90 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là 1m2 bề mặt gỗ/học viên, được làm sạch theo quy định.

4.3. Bài 3: Sơn tàuBài thực hành 1: Sơn bằng dụng cụ thủ công- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: bộ dụng cụ sơn thủ công, khay đựng sơn, giẻ lau, ... bề

Page 84: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

84

mặt sắt, thép đã làm sạch; bảo hộ lao động cá nhân, chú ý cần trang bị thêm kính đeo mắt; Video, tranh vẽ về sơn; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 5 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 120 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 120 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là 1m2 bề mặt/học viên, được sơn theo quy định.

Bài thực hành 2: Sơn bằng dụng cụ cơ khí- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; Trang thiết bị, dụng cụ thực hành như: máy phun sơn, khay đựng sơn, giẻ lau, ... bề mặt sắt, thép đã làm sạch; bảo hộ lao động cá nhân, chú ý cần trang bị thêm kính đeo mắt; Video, tranh vẽ về sơn; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 02 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 4 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; nhóm 1 thực hành, nhóm 2 quan sát và có nhận xét 90 phút; sau đó đổi lại nhóm 2 thực hành, nhóm 1 quan sát và có nhận xét 90 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Sau khi thực hành xong, sản phẩm thực hành của mỗi nhóm là 1m2bề mặt/học viên, được sơn theo quy định.

4.4. Bài 4: Bảo quản vỏ tàu compositeBài thực hành 1: Chọn vật liệu nền, vật liệu cốt- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; vật liệu nền và cốt như:nhựa Polyester, nhựa tạo lớp, nhựa bề mặt, gelcoat, mat, vải thô, …;bảo hộ lao động cá nhân; Video, tranh vẽ về vật liệu nền, vật liệu cốt; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 05 nhóm, giáo viên cử

Page 85: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

85

trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, vật liệu thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 2 giờ gồm: hướng dẫn chung 30 phút; các nhóm thực hành cùng lúc, với thời gian là 90 phút.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: chọn vật liệu nền riêng và vật liệu cốt riêng.

Bài thực hành 2: Vá một lỗ thủng bằng vật liệu composite- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; vật liệu, dụng cụ thực hành như: bảo hộ lao động cá nhân, vật liệu nền, vật liệu cốt,dao trét, máy mài, giấy nhám, ...; Video, tranh vẽ về tời; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 05 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận bảo hộ lao động, trang thiết bị, dụng cụ thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 6 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; các nhóm thực hành cùng lúc, với thời gian là 300 phút. Khi thực hành mỗi thành viên trong nhóm thực hiện nhiều lần vá lỗ thủng cho đén khi đạt têu cầu.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Lỗ thủng được vá đạt yêu cầu.4.5. Bài 5: Duy tu, sửa chữa tàu cá theo định kỳBài thực hành 1: Kiểm tra công tác trung tu tàu cá vỏ thép- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; hồ sơ sửa chữa, bảo quản tàu; Projector, laptop...

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 05 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận tài liệu thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 4 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; các nhóm thực hành cùng lúc, với thời gian là 180 phút. Khi thực hành thành viên mỗi nhóm dựa vào hồ sơ sửa chữa, bảo dưỡng của một con tàu cụ thể để lên kế hoạch kiểm tra.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Bản kế hoạch kiểm tra theo quy định.Bài thực hành 2: Kiểm tra công tác trung tu tàu cá vỏ composite- Nguồn lực: Phòng học/xưởng thực hành có sức chứa 35 học viên hoặc trên

tàu cá; Giáo trình Mô đun Bảo quản vỏ tàu và trang bị boong; hồ sơ sửa chữa, bảo quản tàu; Projector, laptop...

Page 86: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

86

- Cách tổ chức thực hiện: Hướng dẫn chung trên lớp để học viên hiểu rõ mục tiêu, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình, những lỗi thường gặp và cách xử lý, thời gian, sản phẩm của bài thực hành. Sau đó chia lớp thành 05 nhóm, giáo viên cử trưởng nhóm, đại diện nhóm nhận tài liệu thực hành cho nhóm.

- Thời gian thực hiện: 4 giờ gồm: hướng dẫn chung 60 phút; các nhóm thực hành cùng lúc, với thời gian là 180 phút. Khi thực hành thành viên mỗi nhóm dựa vào hồ sơ sửa chữa, bảo dưỡng của một con tàu cụ thể để lên kế hoạch kiểm tra.

- Sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Bản kế hoạch kiểm tra theo quy định.

V. Yêu cầu về đánh giá kêt qua học tâp:5.1. Bài 1: Vệ sinh tàuBài thực hành 1: Vệ sinh boong chính

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng chức năng: Không đạt

2. Vệ sinh đúng quy trình - Vệ sinh đúng quy trình: Đạt- Vệ sinh không đúng quy trình: Không đạt

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng, vệ sinh đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng, vệ sinh đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng chức năng/ vệ sinh không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

Bài thực hành 2. Vệ sinh thượng tầng kiến trúc

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng chức năng: Không đạt

2. Vệ sinh đúng quy trình - Vệ sinh đúng quy trình: Đạt- Vệ sinh không đúng quy trình: Không đạt

Page 87: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

87

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng, vệ sinh đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng, vệ sinh đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng chức năng/ vệ sinh không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

Bài thực hành 3. Vệ sinh mạn và cột tàu

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng chức năng: Không đạt

2. Vệ sinh đúng quy trình - Vệ sinh đúng quy trình: Đạt- Vệ sinh không đúng quy trình: Không đạt

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng, vệ sinh đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chức năng, vệ sinh đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng chức năng/ vệ sinh không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

5.2. Bài 2: Gõ gỉ và làm sạch bề mặt trước khi sơnBài thực hành 1: Làm sạch bề mặt sắt, thép trước khi sơn

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ gõ gỉ đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ gõ gỉ đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ gõ gỉ không đúng chức năng: Không đạt

2. Gõ gỉ đúng quy trình - Gõ gỉ đúng quy trình: Đạt- Gõ gỉ không đúng quy trình: Không đạt

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ gõ gỉ đúng chức năng, gõ gỉ đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ gõ gỉ đúng chức năng, gõ gỉ đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ gõ gỉ không đúng chức năng/ gõ gỉ không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

Page 88: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

88

Bài thực hành 2: Làm sạch bề mặt gỗ trước khi sơn

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ làm sạch đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ làm sạch đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ làm sạch không đúng chức năng: Không đạt

2. Làm sạch đúng quy trình - Làm sạch đúng quy trình: Đạt- Làm sạch không đúng quy trình: Không đạt

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ làm sạch đúng chức năng, làm sạch đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ làm sạch đúng chức năng, làm sạch đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ làm sạch không đúng chức năng/ làm sạch không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

5.3. Bài 3: Sơn tàuBài thực hành 1: Sơn bằng dụng cụ thủ công

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ sơn đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ sơn đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ sơn không đúng chức năng: Không đạt

2. Sơn đúng quy trình - Sơn đúng quy trình: Đạt- Sơn không đúng quy trình: Không đạt

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ sơn đúng chức năng, sơn đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ sơn đúng chức năng, sơn đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ sơn không đúng chức năng/ sơn không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

Bài thực hành 2: Sơn bằng dụng cụ cơ khí

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá1. Sử dụng dụng cụ sơn cơ khí đúng chức năng

- Sử dụng dụng cụ sơn cơ khí đúng chức năng: Đạt- Sử dụng dụng cụ sơn cơ khí không

Page 89: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

89

đúng chức năng: Không đạt

2. Sơn cơ khí đúng quy trình - Sơn cơ khí đúng quy trình: Đạt- Sơn cơ khí không đúng quy trình: Không đạt

3. Tiêu chí chung: Sử dụng dụng cụ sơn cơ khí đúng chức năng, sơn cơ khí đúng quy trình

- Sử dụng dụng cụ sơn cơ khí đúng chức năng, sơn cơ khí đúng quy trình: Đạt- Sử dụng dụng cụ sơn cơ khí không đúng chức năng/ sơn cơ khí không đúng quy trình/cả hai: Không đạt.

5.4. Bài 4. Bảo quản vỏ tàu compositeBài thực hành 1. Chọn vật liệu nền, vật liệu cốt

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá

1. Chọn vật liệu nền - Chọn vật liệu nền đúng: Đạt

2. Tiêu chí đánh giá chung - Thực hiện được tiêu chí: Đạt- Không thực hiện được: Không đạt

Bài thực hành 2. Vá một lỗ thủng bằng vật liệu composite

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá

1. Làm sạch lỗ thủng - Làm sạch lỗ thủng đúng yêu cầu: Đạt

2. Chọn đúng vật liệu - Chọn đúng vật liệu: Đạt

3. Thực hiện đúng quy trình, hoàn thành sản phẩm

- Thực hiện đúng quy trình, hoàn thánh sản phẩm: Đạt

4. Tiêu chí đánh giá chung - Thực hiện được các tiêu chí 1,2,3: Đạt- Không thực hiện được một trong các tiêu chí 1,2,3: Không đạt

5.5. Bài 5. Duy tu, sửa chữa tàu cá theo định kỳBài thực hành 1. Kiểm tra công tác trung tu tàu cá vỏ thép

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá

Page 90: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

90

1. Lập được hạng mục sửa chữa đủ và đúng

- Lập được hạng mục sửa chữa đủ và đúng: Đạt

2. Tiêu chí đánh giá chung - Thực hiện được tiêu chí 1: Đạt- Không thực hiện được 1: Không đạt

Bài thực hành 2. Kiểm tra công tác trung tu tàu cá vỏ composite

Tiêu chi đánh giá Cách thức đánh giá

1. Lập được hạng mục sửa chữa đủ và đúng

- Lập được hạng mục sửa chữa đủ và đúng: Đạt

2. Tiêu chí đánh giá chung - Thực hiện được tiêu chí 1: Đạt- Không thực hiện được 1: Không đạt

VI. Tài liệu tham khao:- Hội nghề cá Việt Nam: Bách khoa thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội,

2007.- Nguyên Hữu Lý, Công tác thủy thủ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội,

1991.- Trường kỹ thuật đường sông II, Giáo trình thuyền nghệ, Đồng Tháp 1987.- Trường Công nhân kỹ thuật đường thủy thành phố Hồ Chí Minh, Giáo

trình thuyền nghệ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1990.- Đinh Văn Sơn, Kỹ thuật sơn, Nxb Thanh niên, 1999.- Các tài liệu, hình ảnh trên internet.

Page 91: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN - Cổng thông tin điện tử Bộ NN và ... · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN VỎ TÀU

91

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNGCHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: THUYỀN VIÊN TÀU CÁ VỎ THÉP, VỎ VẬT LIỆU MỚI( Theo Quyết định số……. ngày …. tháng ….. năm 2015của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Bà Nguyên Trọng Ánh Tuyết2. Phó Chủ nhiệm: Lâm Quang Dụ3. Thư ký: Ông Trần Ngọc Sơn4. Các ủy viên:

- Ông Nguyên Duy Bân- Ông Nguyên Văn Tâm- Ông Mai Thành Lộc

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUCHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: THUYỀN VIÊN TÀU CÁ VỎ THÉP, VỎ VẬT LIỆU MỚI ( Theo Quyết định số……. ngày …. tháng ….. năm 2015của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Hồ Đình Hai2. Thư ký: Ông Vũ Trọng Hội4. Các ủy viên:

- Ông Đỗ Văn Thắng- Ông Trương Ngọc Thạch- Ông Võ Hoàng Đông