27

Click here to load reader

· Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

  • Upload
    hadiep

  • View
    215

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

ContentsLời mở đầu...................................................................................................................................3Cơ sở lý luận.................................................................................................................................4

Tỷ số Nợ trên Tổng Tài sản......................................................................................................4Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu..................................................................................................5Tỷ số Khả năng trả Lãi..............................................................................................................6Tỷ số Khả năng trả Nợ..............................................................................................................7Phân tích các Đòn bẩy Kinh tế..................................................................................................8

Phân tích Đòn bẩy Tài chính.................................................................................................8Phân tích Đòn bẩy Kinh doanh..............................................................................................9Phân tích Đòn bẩy Tổng hợp...............................................................................................10

Thực tiễn Phân tích.....................................................................................................................12Giới thiệu về Công ty Cổ phần Vinamilk...............................................................................12Tỷ số Nợ trên Tổng Tài sản....................................................................................................13Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu................................................................................................14Tỷ số Khả năng trả Lãi............................................................................................................15Tỷ số Khả năng trả Nợ............................................................................................................16Phân tích các Đòn bẩy Kinh tế................................................................................................16

Phân tích Đồn bẩy Tài chính...............................................................................................16Phân tích Đồn bẩy Kinh doanh............................................................................................17Phân tích Đồn bẩy Tổng hợp...............................................................................................18

Kết luận......................................................................................................................................19

Trang | 1

Page 2: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Lời mở đầu.

Trang | 2

Page 3: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Tỷ số nợ so với tổng tài sản =Tổng nợ

Giá trị tổng tài sản

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Cơ sở lý luận.

Tỷ số Nợ trên Tổng Tài sản.

Khái niệm:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho

tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của công ty được tài trợ khoảng

bao nhiêu phần trăm là nợ phải trả.

Công thức và cách tính:

Giải thích ý nghĩa:

Tổng nợ gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính

(các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn).

Tổng tài sản: Toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.

Đối với các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp thì khả

năng thanh toán nợ của con nợ khi đáo hạn cao.

Đối với các nhà quản trị, cổ đông thường thích tỷ số nợ cao vì tỷ số nợ càng cao nghĩa

là công ty chỉ góp một phần vốn nhỏ trên tổng vốn thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do

chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, các nhà quản trị chỉ đưa ra lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng

một lượng tài sản lớn. Khi công ty tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi

phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ tăng rất nhanh.

Tuy nhiên, muốn biết tỷ số này cao hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình

ngành. Tỷ số nợ đối với tài sản thường nằm trong khoảng từ 50-70%.

Trang | 3

Page 4: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu.

Khái niệm:

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó

cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng

để chi trả cho hoạt động của mình.

Công thức và cách tính:

Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn

hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu

trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức

tính như sau:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =Tổng nợ

Giá trị vốn chủ sở hữu

Giải thích ý nghĩa:

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức

mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả

cho các hoạt động.

Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi

các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn

chủ sở hữu.

Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng

tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này

càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh

nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc

trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một

tăng cao.

Trang | 4

Page 5: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Tỷ số Khả năng trả Lãi.

Khái niệm:

Tỷ số khả năng trả lãi hay Tỷ số trang trải lãi vay là một tỷ số tài chính đo lường khả

năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã

vay.

Đồng thời tỷ số khả năng trang trải lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng

trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên

công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.

Khi áp dụng, chúng ta nên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, trung bình ngành

khi đánh giá chỉ số này.

Tỷ số khả năng trả lãi được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

trên lãi vay:

Công thức và cách tính:

Tỷ số khả năng trả lãi =Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Chi phí lãi vay

Giải thích ý nghĩa:

Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng.

Rõ ràng, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay càng lớn thì khả năng thanh toán lãi của doanh

nghiệp cho các chủ nợ của mình càng cao.

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1

thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh

kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.

Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không

cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.

Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản

thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt

động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty

phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế

bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các

Trang | 5

Page 6: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó

để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý,

bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một công ty vì hệ số

này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê,

và chi phí cổ tức ưu đãi.

Trang | 6

Page 7: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Tỷ số Khả năng trả Nợ.

Khái niệm:

Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài lãi

ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó, độc

giả không chỉ quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ của

công ty nói chung. Để đo lường khả năng trả nợ độc giả nên sử dụng khả năng trả nợ.

Công thức và cách tính:

Tỷ số khả năng trả nợ được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán cộng khấu hao và

EBIT chia cho giá trị nợ gốc và lãi phải thanh toán. Công thức chung để tính toán tỷ số này

như sau:

Tỷ số khả năng trả nợ =Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT

Nợ gốc + Chi phí lãi vay

Tuy nhiên, do báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở Việt Nam không thể

hiện rõ khấu hao mà ẩn chi phí khấu hao vào trong chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và

chi phí quản lý doanh nghiệp, nên việc tính toán tỷ số này gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, độc

giả có thể tính chi phí khấu hao trên cơ sở xác định mức khấu hao tăng trong kỳ để suy ngược

lại chi phí khấu hao.

Giải thích ý nghĩa:

Tỷ số khả năng trả nợ được thiết kế để đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của công

ty từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế. Thông thường nợ gốc sẽ

được trang trải từ doanh thu và khấu hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả

lãi vay. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ

của công ty. Khả năng thanh toán nợ dài hạn thì phải được thực hiện cùng với việc xem xét

năng lực công ty đã khảo sát qua nhiều năm. Mục tiêu chính của việc phân tích nợ dài hạn chỉ

ra liệu một công ty có phá sản hay không? Khả năng sinh lời và lưu lượng tiền mặt giảm là dấu

hiệu của việc kinh doanh sẽ thất bại. Hai tỷ số khác nhau mà nhà phân tích thường coi nó như

người chỉ dẫn về khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty là tỷ số nợ trên vốn cổ phần và

khả năng thanh toán lãi vay.

Trang | 7

Page 8: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Phân tích các Đòn bẩy Kinh tế.

Phân tích Đòn bẩy Tài chính.

Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có định phí. Dùng để đo

lường sự nhạy cảm của lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho vốn chủ sở hữu trước sự thay đổi

của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh – tức EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi). Độ

nhạy cảm này phụ thuộc vào đòn cân nợ - tức tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Gọi tắt đòn bẩy tài

chính là FL, có thể viết như sau:

FL = tốc độ thay đổi củalợi nhuậnròngtốc độ thay đổicủa EBIT

Lưu ý rằng, tỷ lệ nợ vay, lãi suất tiền vay, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giả sử

không đổi, tốc độ thay đổi của lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) bằng với tốc độ thay đổi của

thuế thu nhập và lợi nhuận trước thuế. Để đơn giản teong chứng minh công thức và cũng phù

hợp với chỉ tiêu trước thuế dưới mẫu số, ta có thể viết lại FL với tử số là lợi nhuận trước thuế

như sau:

FL = T ốc độ thay đổi củalợi nhuận tr ư ớc thuếT ốc độ thay đổi của EBIT

FL =

( p−v ) (Q1−F−I )−( p−v )(Q0−F−I )Q0 ( p−v )−F−I( p−v )(Q1−Q 0)

( p−v ) Q0−F

= ( p−v ) Q0−F( p−v )Q0−F−I

= EBITEBIT−I

Mặt khác, khi xem xét tác động cơ cấu tài chính (tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu) đến tốc độ

thay đổi của lãi ròng, cần chú ý rằng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (sau khi trừ thuế) sẽ

được chia cho hai đối tượng. Chủ sở hữu được phần lãi ròng và chủ nợ được phần lãi vay.

Nhưng lãi vay được phép hạch toán vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập, nói cách

khác lãi vay đã tạo ra một lá chắn thuế. Vì vậy lãi vay trên đây được tính là lãi vay sau thuế.

Thể hiện bằng công thức EBIT (1-T%) = lãi ròng + lãi vay (1-T%). Công thức tính FL được

viết lại như sau:

FL = EBIT (1−T %)lãi ròng = lãi ròng+lãi vay (1−T % )

lãi ròng = 1 + lãi vay (1−T %)lãi ròng

Hệ số đòn bẩy tài chính là hệ quả của cơ cấu tài chính. Doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy

tài chính càng lớn sẽ càng làm tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu khi hoạt động có hiệu quả

Trang | 8

Page 9: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

(EBIT > lãi vay hay suất sinh lời của tổng tài sản tính trên EBIT > lãi vay). Ngược lại, khi hoạt

động không có hiệu quả mọi rủi ro sẽ dồn lên vai vốn chủ sở hữu ( ưu tiên thanh lý của vốn

chủ sở hữu sau cùng). Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng sẽ làm gia tăng lợi

nhuận cho cổ đông. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố

định, bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả

cho việc huy động vốn có chi phí cố đinh. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông.

Phân tích Đòn bẩy Kinh doanh.

Đòn bẩy kinh doanh (còn gọi là hệ số đòn bẩy hoặc đòn cân định phí) là mức sử dụng

định phí hoạt động của công ty, nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận (EBIT). Chúng ta chỉ phân tích

trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tát cả các chi phí đều thay đổi (có nghĩa tất cả đều là biến

phí).

3 yếu tố cơ bản của đòn cân định phí

◦ Yếu tố tác động: Doanh thu thay đổi

◦ Điểm tựa: Định phí

◦ Vật cần bẩy: EBIT

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = %thay đổilợi nhuậntrước thuế%thay đổi sản lượng hoặc doanh thu

= doanh thu−biến phídoanh thu−biến phí −định phí

= Hiệu số gộplợinhuận trước thuế

Hệ số đòn bẩy kinh doanh (OL) = Hiệu số gộpEBIT = EBIT +F

EBIT

Trong đó: F : tổng định phí

EBIT : lợi nhuận trước thuế

Đòn bẩy kinh doanh dùng đo lường sự nhạy cảm của lợi nhuận – sử dụng lợi nhuận

trước thuế và lãi vay (EBIT).Mức độ nhạy cảm tỷ lệ thuộc vào cơ cấu chi phí (tức tỷ lệ định

phí hay biến phí) của doanh nghiệp

Ý nghĩa: Hệ số đòn bẩy kinh doanh là hệ quả của cơ cấu chi phí. Tỷ số này rất có ích

cho các nhà phân tích tài chính để xem xét xem hiệu quả của từng mức độ đòn cân nợ hoạt

động đối với việc tạo ra thu nhập dự kiến cho doanh nghiệp. Tỷ số này có thể cũng được sử

Trang | 9

Page 10: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

dụng để công ty quyết định xem mức độ tối ưu trong tỷ lệ đòn cân nợ là bao nhiêu nhằm tối đa

hoá EBIT của doanh nghiệp.

Nếu tình hình tốt thì DOL sẽ khuyếch đại EBIT. Nếu tình hình xấu thì DOL sẽ khiến

cho lỗ nhiều hơn.

Nhìn chung các Giám đốc tài chính không thích làm việc tại doanh nghiệp có đòn cân

định phí cao

Doanh nghiệp không thể lựa chọn đòn cân định phí vì đòn cân định phí là do đặc điểm

hoạt động của doanh nghiệp quyết định

Nếu công ty có đòn bẩy hoạt động kinh doanh càng lớn thì lợi nhuận đạt được sẽ càng

nhạy cảm với những biến động của doanh thu. Đòn bẩy hoạt động kinh doanh càng lớn thì rủi

ro của công ty càng cao

Phân tích Đòn bẩy Tổng hợp.

Đo lường sự biến động của lãi ròng – lợi nhuận cuối cùng cho các VCSH (các cổ đông)

trước sự biến động của tình hình kinh doanh. Sự thay đổi của lãi ròng – hay độ lớn của đòn bẩy

tổng hợp phù thuộc vào độ lớn của đòn bẩy kinh doanh OL và đòn bẩy tài chính FL

Công thức

TL= Tốc độ thay đổi của lợinhuận ròngTốc độ thay đổi của khối lượnghoạt động

= Hiệu số gộpEBT

=OL x FL

Hoặc TL= %thay đổi của EPS%thay đổi của doanh thu

Đòn bẩy tổng hợp là việc công ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ

cố định. Khi sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi

sản lượng tiêu thụ thay đổi qua 2 bước. Bước thứ nhất số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi

EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động). Bước thứ 2, EBIT thay đổi làm EPS thay đổi khi số

lượng tiêu thụ thay đổi (tác động của đòn bẩy tài chính).

Thực tiễn Phân tích.

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Vinamilk

Lịch sử hình thành: 

Trang | 10

Page 11: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003 QĐ-BCN

ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa

Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa Việt Nam.

Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn

điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.

Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và

sáp nhập vào Vinamilk.

Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố

Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ phiếu.

Lĩnh vực kinh doanh chính: 

Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành,

nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác;

Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu.

Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh

vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá;

Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin

– hoà tan;

Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;

Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.

Phòng khám đa khoa.

Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột, sữa tươi, sữa

chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng

khác.

Địa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM

Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226

Email: [email protected]

Website: http://www.vinamilk.com.vn

Trang | 11

Page 12: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Tỷ số Nợ trên Tổng Tài sản.

Từ bảng cân đối kế toán, ta tính được tỷ số nợ/ tổng tài sản của công ty Vinamilk qua các

năm 2010, 2011, 2012 như sau:

Bảng 1. Tỷ số nợ/ tổng tài sản của cty Vinamilk qua ba năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 10,773,032,295,860 15,582,671,550,751 19,697,868,420,379

Tổng nợ 2,808,595,705,578 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521

D/A 0.2607 0.1993 0.2135

Bảng 2. Chỉ số ngành

Nhóm ngành thực phẩm Năm 2010 Năm 2011

Tổng nợ/ tổng vốn 36% 34%

Nợ/ VCSH 59% 58%

Tỷ lệ tiền mặt 64% 145%

Nhận xét:

Năm 2010, 26,07% giá trị tài sản của công ty Vinamilk được tài trợ từ các khoản nợ

vay. Sang năm 2011, có 19,93% giá trị tài sản của công ty Vinamilk được tài trợ từ các khoản

nợ vay và 21,35% vào năm 2012.

Tỷ số nợ/ tổng tài sản của cty Vinamilk năm 2011 giảm 6,14% so với năm 2010.

Nguyên nhân là do tổng nợ năm 2011 chỉ tăng 10,57% trong khi tổng tài sản năm 2011 tăng

44,65%. Trong năm 2011, cty Vinamilk tăng đầu tư vào tài sản cố định (từ 3.428.571.795.589

đ năm 2010 lên 5.044.762.028 869đ năm 2011). Bên cạnh đó, trong năm 2011, Vinamilk 3 lần

gia tăng vốn cổ phần làm tăng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền-> tăng tài sản ngắn

hạn (từ 5.919.802.789.330đ năm 2010 lên 9.467.682.996.094đ năm 2011).

Trong năm 2012, Vinamilk tăng đầu tư tài sản cố định và đầu tư tài chính ngắn hạn.

(xem bảng cân đối kế toán 3 năm 2010, 2011, 2012). Ngoài ra, năm 2102, cty phát hành thêm

278.057.377 triệu CP (tổng giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 2.780.573.700.000 tỷ VND).

Bên cạnh đó, lượng nợ phải trả cũng tăng hơn năm 2010 ( năm 2012 là 4.144.990.303.291, Trang | 12

Page 13: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

năm 2010 là 2.645.012.251.272). Tuy nhiên, lượng tăng nợ phải trả thấp hơn lượng tăng tổng

tài sản. Điều này dẫn đến tỷ số nợ/ tổng tài sản giảm 4,72% so với năm 2010.

Nhìn chung, tỷ số nợ/ tổng tài sản của cty Vinamilk trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ở

mức thấp so với chỉ số ngành (bảng 2) và có xu hướng giảm dần. Lý do công ty giữ tỷ số nợ ở

mức thấp là do đây là công ty cổ phần với cơ cấu vốn trên 50% vốn nhà nước. Chính vì vậy,

khả năng tự chủ tài chính của Vinamilk khá cao. Tuy nhiên, công ty nên xem xét cấu trúc vốn

cho phù hợp vì tỉ số nợ thấp làm cho công ty mất cơ hội tiết kiệm chi phí từ lá chắn thuế,

không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính.

Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu.

Từ số liệu của bảng cân đối kế toán ta có được:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng nợ 2,808,595,705,578 3,105,466,354,267 4,204,771,824,521

Vốn chủ sở hữu 7,964,436,590,282 12,477,205,196,484 15,493,096,595,858

D/E 0.353 0.249 0.271

Tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng 0.353 đồng nợ vay vào năm

2010 và 0.249 đồng vào năm 2011 và 0.271 đồng vào năm 2012.

Tỷ số này <1 cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty cũng như khả năng còn

được vay nợ của công ty là cao.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào

thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu

điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.

Trang | 13

Page 14: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Tỷ số Khả năng trả Lãi.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận trước thuế (EBIT) 6.890.459.988.668 4.946.442.534.038 4.237.554.210.684

Chi phí lãi vay 3.114.521.306 13.933.130.085 6.003.810.273

Tỷ số khả năng trả lãi 2212,37 355,013 705,81

Phân tích và nhận xét về kết quả tính

Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay

dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể có đối

với người cung cấp tín dụng.

Theo kết quả tính toán, năm 2010 tỷ số khả năng trả lãi vay là 705,81 trong khi đó tỷ số

này năm 2011 đã giảm xuống còn 355,013 . Khả năng thanh toán bằng lãi vay =355,013 nghĩa

là trong năm 2011 VNM có 355,013 đồng sẵn sàng dùng để trả cho 1 đồng lãi vay. Sang năm

2012, tỷ số lãi vay tăng vọt lên 2212,37 nghĩa là trong năm 2012 VNM có 2212,37 đồng sẵn

sàng dùng để trả cho 1 đồng lãi vay.

Ta có thể thấy năm 2011 có 1 mức sụt giảm rất lớn so với năm 2010 (năm 2010: chỉ tiêu

này là 705,81), điều này có thể là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách

thắt chặt tín dụng của nhà nước khiến chí phí lãi vay tăng một cách đột biến với tỷ lệ lên đến

132,07% trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng nhẹ 16,73%.

Đến năm 2012, tỷ số này đã tăng đột biến đến 2212,37 so với năm 2011 là 355,013 và

năm 2010 là 705,81. So với năm 2010 thì lợi nhuận trước thuế (62,6%) có mức tỷ lệ tăng cao

hơn so với chi phí lãi vay (48,12%) do tình hình kinh tế dần ổn định đã giảm được đáng kể

phần chi phí lãi vay trước do sự cố khủng hoảng năm 2011.

Với 1 doanh nghiệp có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao như VINAMILK thì chi phí lãi vay chiếm

1 tỉ trọng không cao nên khả năng thanh toán lãi vay của công ty không gặp vấn đề khó khăn.

Trang | 14

Page 15: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Tỷ số Khả năng trả Nợ.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ số khả năng trả Nợ 35 17 7.931

Phân tích và nhận xét về kết quả tính

Từ năm 2010-2012 chỉ số khả năng trả nợ của công ty đều rất tốt

Năm 2011, chỉ số này giảm 54,25% so với năm 2010, chứng tỏ năm 2011, doanh

nghiệp phải chịu nhiều áp lực hơn từ các khoản vay đến hạn phải trả. Do các khoản vay đến

hạn trả năm 2011 tăng hơn nhiều so với năm 2010( phụ thuộc vào chính sách sử dụng nợ của

công ty vào những năm trước đó ) làm cho chỉ số chỉ tiêu này năm 2011 giảm xuống chứ

không chứng minh rằng năm 2011, doanh nghiệp có dậu hiệu làm ăn đi xuống.

Tuy giảm nhưng chỉ số này vẫn lớn hơn 1, doanh nghiệp vẫn duy trì khả năng thanh

toán bằng tiền cho các khoản nợ vay đến hạn trả.

Năm 2012 chỉ số này co sự biến động lớn tăng 478,7% bởi vì năm 2012 Vinamilk đã trả

toàn bộ nợ ngân hàng và đến nay Công ty không vay nợ nhà băng một đồng nào. Hiếm có công

ty nào đầu tư lớn, kinh doanh ngang ngửa tầm quốc tế lại chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu, bền

vững như Vinamilk.

Phân tích các Đòn bẩy Kinh tế.

Phân tích Đồn bẩy Tài chính.

Sử dụng số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của

Vinamilk tử năm 2010 đến năm 2012, ta có bảng sau:

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Lãi vay 6,171,553,959 13,933,130,085 3,114,837,973

Lãi ròng 3.615.492.938.971 4.218.181.708.937 5.819.454.717.083

FL 1,0013 1,0025 1,0004

Nhận xét: Năm 2010 và năm 2011 đều có sự tồn tại của đòn bẩy tài chính, nhưng chỉ số

này còn qua nhỏ gần bằng một cho thấy sự tác động của đòn bẩy tài chính lên lợi nhuân sau

Trang | 15

Page 16: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

thuế còn rất thấp. Lý do là việc doanh nghiếp sử dụng nợ thấp trong cơ cấu tài chính của mình.

Vì thế dù có doanh thu trước thuế tăng qua các năm nhưng doanh tỷ lệ tăng lợi nhuận ròng qua

các năm là rất thấp. tuy nhiên việc sử dụng nợ thấp trong cơ cấu tài chính của mình cho thấp

doanh nghiệp rất thận trọng và đập lập về mặt tài chính. Doanh nghiệp nên tăng tỷ lệ nợ trong

cơ cấu nguồn vốn của mình để gia tăng FL từ đó làm tăng lợi nhận sau thuế cho cổ đông thay

vì sử dụng chính sách an toàn trong cơ cấu tài chính.

Phân tích Đồn bẩy Kinh doanh.

Sử dụng số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của

Vinamilk tử năm 2010 đến năm 2012, ta có bảng sau:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

EBIT 3.802.026.620.780 5.010.942.853.135 6.684.110.745.577

Định phí

Chi phí bán hàng 1.438.185.805.872 1.811.914.247.62

9 2.345.789.341.875

Chi phí quản lý doanh nghiệp

388.147.124.772 459.431.997.199 525.197.269.346

Chi phí khấu hao tài sản cố định

290.130.555.884 414.590.126.009 535.451.905.298

Tổng Định phí 2.116.463.486.528 2.685.936.370.837 3.406.438.516.519

OL 1,557 1,536 1,510

Nhận xét: Hệ số đòn bẩy kinh doanh qua năm ta thấy đều xấp xỉ nhau. OL lần lượt

bằng 1.662, 1.668, 1.553 có nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ

tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 1.662%, 1.668%, 1.553%.

Quan bảng phân tích thì ta thấy năm 2012 có OL thấp nhất. Điều này cho thấy mức độ rủ ro

kinh của công ty ở năm 2012 đã giảm hẳn với 2 năm trước đó.

Việc giảm OL xuống thấp đồng nghĩa với việc hạ thấp mức rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp

phải gánh chịu.

Trang | 16

Page 17: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Phân tích Đồn bẩy Tổng hợp.

Năm 2010 2011 2012

FL 1,0013 1,0003 1,0004

OL 1,557 1,536 1,51

TL (FLxOL) 1,559 1,5364 1,5106

Nhận xét: Sự tác động của đòn bẩy tổng hợp trong việc gia tăng EPS qua các năm còn

khá nhỏ và chủ yếu là phụ thuộc vào độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (độ lớn đòn bẩy tổng hợp

qua các năm gần như là bằng đòn bẩy kinh doanh)

Trang | 17

Page 18: · Web viewĐịa chỉ: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM. Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 Fax: 84-(8) 54 161 226. Email:

Nhóm số 04 Phân tích BCTC của Cty CP Vinamilk 2010-2012

Kết luận

Trang | 18