34
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM ---------------------------------- ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN (Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7)) TƯ VẤN LẬP VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM CHỦ ĐẨU TƯ BQL TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI Hà Nội, năm 2013

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

  • Upload
    buidat

  • View
    243

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM

----------------------------------

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

(Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7))

TƯ VẤN LẬP

VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI

VIỆT NAM

CHỦ ĐẨU TƯ

BQL TRUNG ƯƠNG CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI

Hà Nội, năm 2013

Page 2: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

1

MỤC LỤC

Nội dung Trang

KẾT QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN.........................................................................................2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN.........................................................................................5 THUYẾT MINH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN...........................................................7 PHẦN I: TỔNG QUAN

1. Tổng quan về dự án WB7 ....................................................................................7 2. Sự cần thiết phải xây dựng Định mức dự toán......................................................9 3. Căn cứ xây dựng định mức ................................................................................13

PHẦN II XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN ...........................................................................16

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN.............................................................................................................16

1. Mục tiêu ........................................................................................................16 2. Yêu cầu .........................................................................................................16 3. Nội dung của định mức dự toán .....................................................................16

II. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...................17 1. Đối với những định mức mới chưa được công bố được xây dựng theo trình tự sau:....................................................................................................................17 2. Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi vận dụng các định mức xây dựng công bố................................................................23

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC ...........................................................24 1. Định mức dự toán cho công tác sản xuất kênh bê tông đúc sẵn bao gồm các công tác sau:......................................................................................................24 2. Định mức dự toán cho công tác lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn ........................25

IV. PHẠM VI XÂY DỰNG/ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN .........................25 PHỤ LỤC

Page 3: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

2

KẾT QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

WB.10000 SẢN XUẤT KÊNH BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN

Thành phần công việc:

Chuẩn bị, gia công sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn; sản xuất lắp dựng cốt thép đúng theo bản vẽ thiết kế; trộn vữa bê tông M30, đá 0,5x1,0cm đổ, san, đầm, dưỡng hộ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Đơn vị: cấu kiện

Kích thước (bxh) Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị 30cmx40cm 40cmx50cm 60cmx70cm

Vật liệu Xi măng PC40 (PCB 40) kg 23,049 32,927 39,512

Cát vàng m3 0,028 0,04 0,048 Đá 0,5-1,0cm m3 0,041 0,058 0,07 Nước lít 11,426 16,323 19,588 Phụ gia hóa dẻo kg 1,232 1,76 2,112 Thép tấm kg 0,464 0,663 0,796 Thép hình kg 0,353 0,504 0,605 Bu lông D16 cái 0,015 0,021 0,025 Que hàn kg 0,03 0,043 0,052 Thép tròn D<10mm kg 2,05 2,929 3,515 Dây thép kg 0,051 0,073 0,088 Vật liệu khác % 5 5 5 Nhân công Nhân công bậc 3,5/7 công 0,851 1,215 1,458 Máy thi công Máy xúc lật 1,5m3 Ca 0,001 0,001 0,001 Máy bơm nước 20Kw Ca 0,001 0,002 0,002 Trạm trộn 120m3/h Ca 0,003 0,004 0,005 Máy rung 15Kw Ca 0,003 0,004 0,005 Cầu trục 15T Ca 0,006 0,009 0,011 Máy hàn 23Kw Ca 0,004 0,0054 0,006 Máy cắt sắt 5Kw ca 0,006 0,0084 0,01 Máy khác % 5 5 5

WB.100

Sản xuất kênh bê tông cốt thép đúc sẵn M30, độ dày thành x đáy 40mmx70mm, dài 1000mm , đá 0,5-1cm

10 20 30

Page 4: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

3

WB.20000 SẢN XUẤT KÊNH BÊ TÔNG VỎ MỎNG LƯỚI THÉP

Thành phần công việc:

Chuẩn bị, gia công sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn; sản xuất lắp dựng cốt thép, lưới thép đúng theo bản vẽ thiết kế; trộn vữa bê tông M30, đổ, san, đầm, dưỡng hộ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Đơn vị: cấu kiện

Kích thước (bxh)

Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị 40cmx50cm 50cmx60cm 60cmx70cm

Vật liệu Xi măng PC40 (PCB 40) kg 48,114 55,331 62,548 Cát vàng m3 0,071 0,082 0,092 Nước lít 23,200 26,68 30,16 Phụ gia hóa dẻo kg 0,960 1,104 1,248 Thép tấm kg 0,465 0,535 0,605 Thép hình kg 0,406 0,467 0,528 Bu lông D16 cái 0,032 0,037 0,042 Que hàn kg 0,046 0,053 0,06 Thép tròn D<10mm kg 6,723 7,731 8,74 Dây thép kg 0,126 0,145 0,164 Vật liệu khác % 5 5 5 Nhân công Nhân công bậc 3,5/7 công 1,181 1,358 1,535 Máy thi công Máy xúc lật 1,5m3 Ca 0,001 0,001 0,001 Máy bơm nước 20Kw Ca 0,001 0,001 0,001 Trạm trộn120m3/h Ca 0,005 0,006 0,007 Máy rung 15Kw Ca 0,005 0,006 0,007 Cầu trục 15T Ca 0,008 0,009 0,01 Máy hàn 23Kw Ca 0,004 0,005 0,005 Máy cắt sắt 5Kw ca 0,005 0,006 0,007 Máy khác % 5 5 5

WB.200

Sản xuất kênh bê tông vỏ mỏng lưới thép chữ U, dài 1000mm, chiều dầy 35mm

10 20 30

Page 5: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

4

WB.30000 SẢN XUẤT KÊNH BÊ TÔNG CỐT SỢI THÉP

Thành phần công việc:

Chuẩn bị, gia công sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn; trộn vữa bê tông M50, đổ, san, đầm, dưỡng hộ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Đơn vị: cấu kiện

Kích thước

Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị Cao 30cm Cao 40cm Cao 50cm

Vật liệu Xi măng PC40 (PCB 40) kg 26,550 29,500 35,400 Cát vàng m3 0,017 0,019 0,023 Đá 0,5-1,0cm m3 0,015 0,017 0,02 Tro bay kg 5,31 5,900 7,08 Cốt sợi kg 3,983 4,425 5,31 Nước lít 8,231 9,145 10,974 Phụ gia hóa dẻo kg 0,319 0,354 0,425 Thép tấm kg 0,859 0,954 1,145 Thép hình kg 0,397 0,441 0,529 Sâu liên kết cái 0,058 0,064 0,077 Que hàn kg 0,022 0,024 0,029 Vật liệu khác % 5 5 5 Nhân công Nhân công bậc 3,5/7 công 1,331 1,479 1,775 Máy thi công Máy xúc lật 1,5m3 Ca 0,002 0,002 0,002 Máy bơm nước 20Kw Ca 0,002 0,002 0,002 Trạm trộn 120m3/h Ca 0,01 0,011 0,013 Máy rung 15Kw Ca 0,014 0,016 0,019 Cầu trục 15% Ca 0,014 0,016 0,019 Máy hàn 23Kw Ca 0,0006 0,0007 0,0008 Máy cắt sắt 5Kw Ca 0,0006 0,0007 0,0008

WB.300

Sản xuất kênh bê tông cốt sợi thép, mặt cắt parabol, dầy 20mm, dài 2000mm

Máy khác % 5 5 5

10 20 30

Page 6: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

5

KẾT QUẢ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

WB.40000 LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN

Thành phần công việc:

Chuẩn bị kê, đệm bằng gỗ. Lắp đặt cấu kiện vào vị trí, hoàn chỉnh theo yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

Đơn vị: cấu kiện

Kích thước (bxh) Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn

vị 30cmx40cm 40cmx50cm 60cmx70cm Vật liệu Cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn

cấu kiện 1 1 1

Vữa XM m3 Xi măng kg 2,381 2,575 3,154 Cát vàng m3 0,006 0,007 0,009

Vật liệu khác % 10 10 10 Nhân công

WB.400

Lắp đặt cấu kiện kênh bê tông cốt thép đúc sẵn M30, độ dày thành x đáy 40mmx70mm, dài 1000mm , đá 0,5-1cm

Nhân công bậc 3,5/7 công 0,375 0,408 0,505

10 20 30

WB.50000 LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG VỎ MỎNG LƯỚI THÉP

Thành phần công việc:

Chuẩn bị kê, đệm bằng gỗ. Lắp đặt cấu kiện vào vị trí, hoàn chỉnh theo yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

Đơn vị: cấu kiện

Kích thước (bxh) Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn

vị 40cmx50cm 50cmx60cm 60cmx70cm Vật liệu

Cấu kiện bê tông đúc sẵn cấu kiện 1 1 1

Vữa XM Xi măng kg 2,488 2,559 2,688 Cát vàng m3 0,006 0,006 0,007

Vật liệu khác % 10 10 10 Nhân công

WB.500

Lắp đặt cấu kiện Kênh bê tông vỏ mỏng lưới thép chữ U, dài 1000mm, chiều dầy 35mm

Nhân công bậc 3,5/7 công 0,365 0,413 0,435

10 20 30

Page 7: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

6

WB.60000 LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG CỐT SỢI THÉP

Thành phần công việc:

Chuẩn bị kê, đệm bằng gỗ. Lắp đặt cấu kiện vào vị trí, hoàn chỉnh theo yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

Đơn vị: cấu kiện

Kích thước Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn

vị Cao 30cm Cao 40cm Cao 50cm Vật liệu

Cấu kiện bê tông đúc sẵn cấu kiện 1 1 1

Vữa xi măng không co kg 1,5 1,6 1,75 Vật liệu khác % 10 10 10 Nhân công

WB.600

Lắp đặt cấu kiện kênh bê tông cốt sợi thép, mặt cắt parabol, dầy 20mm, dài 2000mm

Nhân công bậc 3,5/7 công 0,324 0,343 0,383

10 20 30

Page 8: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

7

THUYẾT MINH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

PHẦN I: TỔNG QUAN

1. Tổng quan về dự án WB7 Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) được triển khai căn cứ vào đề xuất của Bộ NN&PTNT với sự thống nhất của Bộ Kế hoạch & đầu tư và Ngân hàng thế giới (WB) hỗ trợ cho một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam nâng cấp, cải tiến các hệ thống tưới tiêu để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường, sinh kế và nâng cao đời sống người dân. Dự án được đề xuất với tổng mức đầu tư 210 triệu USD (trong đó 180 triệu USD vay vốn ODA của WB và 30 triệu USD vốn đối ứng trong nước). Thời gian thực hiện dự án trong 6 năm: 2014 - 2020. Vùng dự án bao gồm 07 tỉnh: 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Hà Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, và 4 tỉnh miền Trung Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam.

1.1. Mục tiêu dự án

Mục tiêu dài hạn:

- Đảm bảo sự tiếp cận có hiệu quả và bền vững các dịch vụ tưới/tiêu đã được đầu tư nâng cấp cho các vùng nông thôn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung Việt Nam.

- Nâng cao lực cạnh tranh và tối đa hóa lợi ích của nền nông nghiệp có tưới (sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính).

Mục tiêu ngắn hạn:

Hỗ trợ cho một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các mục tiêu này sẽ đạt được thông qua các hoạt động sau:

- Tăng cường quản lý nước, hỗ trợ về thể chế và chính sách để nâng cao quản lý nước;

- Cải thiện cơ sở hạ tầng tưới, tiêu;

- Dịch vụ hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh với khí hậu.

1.2. Các thành phần dự án

Page 9: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

8

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, với cách tiếp cận “nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu” trong các hệ sinh thái khác nhau, hỗ trợ sử dụng đất linh hoạt, đa dạng hơn, tăng hiệu quả sử dụng nước và giảm tác động xấu đến môi trường, dự án được thiết kế với các hợp phần có sự hỗ trợ, liên kết thống nhất; với những giải pháp công trình và phi công trình đồng thời được thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu dự án với hiệu ích cao nhất. Dự án được thiết kế gồm 4 hợp phần, với các nội dung, hoạt động chính và phân bổ nguồn lực như sau:

(1) Hợp phần 1: Hỗ trợ cải thiện Thể chế và chính sách trong quản lý tưới tiêu

Tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ thông qua cải tiến mô hình tổ chức, cơ chế quản lý tài chính, giám sát và đánh giá (M&E): (i) Đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý theo hướng huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế và người hưởng lợi phù hợp với cơ chế thị trường, vùng miền. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, quyền lợi của các IMCs, WUAs và/hoặc cá nhân người dùng nước theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và cùng có lợi, bảo đảm phát triển bền vững; (ii) Cải thiện sinh kế cộng đồng nông thôn qua phổ biến Quản lý tưới có sự tham gia (PIM), người dân có thể lập kế hoạch bảo dưỡng và quản lý công trình thủy lợi làm tăng diện tích tưới và sản lượng cây trồng; (iii) Nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng lượng cung cấp dịch vụ dựa trên các quy định của nhà nước trong quản lý khai thác công trình thủy lợi và bằng cách áp dụng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá (benchmarking), đánh giá nhanh (RAP) định kỳ và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của IMCs đáp ứng yêu cầu người sử dụng nước; và (iv)Trang bị các thiết bị phục vụ công tác quản lý.

(2) Hợp phần 2: Nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu

Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công trình và các hạng mục: Hệ thống tưới từ đầu mối, kênh chính đến cấp 2, 3 và nội đồng; Hệ thống tiêu chính và tiêu nội đồng; Đầu tư quy mô nhỏ cho các mục tiêu cung cấp khác (nước sạch, thủy điện nhỏ); Lắp đặt các thiết bị phục vụ cho công tác vận hành, phân phối để giám sát, điều tiết lượng nước cung cấp cho các nhóm sử dụng nước khác nhau và xây dựng các mô hình đồng ruộng, bao gồm cả hệ thống thủy nông, phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ được đi kèm với các chương trình quản lý thủy lợi có sự tham gia (PIM) để thiết lập và củng cố các Hiệp hội người sử dụng nước (WUAs), lập các hợp đồng cung cấp dịch vụ, để cải thiện công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhằm tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ nước.

(3) Hợp phần 3: Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Page 10: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

9

Hợp phần được đầu tư nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu, tăng năng suất; đa dạng hóa cây trồng; và giảm phát thải khí nhà kính. Hợp phần này lồng ghép đầu tư xây dựng các khu mẫu với mục tiêu:

- Tăng năng suất và lợi nhuận của nền nông nghiệp có tưới và các hoạt động sản xuất liên quan;

- Tập trung vào các vấn đề tổng hợp trong nông nghiệp và quản lý nước nhằm thu được lợi ích cao nhất từ những đầu tư cho tưới.

(4) Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án

Nội dung của hợp phần gồm: (1) Các tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý thực hiện dự án, và các tư vấn giám sát, kiểm toán, tư vấn M&E; (2) Hỗ trợ cho các hoạt động của các cơ quan quản lý dự án ở trung ương và địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án; (3) Đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực quản lý thực hiện dự án cho các Ban Quản lý, đặc biệt các Ban quản lý TDA ở địa phương.

Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới WB7 với mục tiêu đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tưới tiêu tại các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung, nơi có tỉ lệ nghèo cao nhất của cả nước phục vụ sản suất sinh hoạt cho nhân dân tại các địa bàn này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Dự án sẽ hỗ trợ cho một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung nhằm nâng cấp, cải tiến các hệ thống tưới tiêu để cung cấp dịch vụ tưới tiêu tốt hơn góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, cải thiện môi trường, sinh kế và nâng cao đời sống người dân theo phương thức tiếp cận theo kết quả. Việc hỗ trợ thực hiện sẽ thông qua kết quả các biện pháp để cải thiện nông nghiệp có tưới là phối hợp của cả phi công trình và công trình.

2. Sự cần thiết phải xây dựng Định mức dự toán Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương là 1 trong 19 tiêu chí. Giải pháp xây dựng kiên cố hóa kênh mương bằng các cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn sẽ giúp cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình, giảm chi phí lập dự toán, thanh toán nghiệm thu nhanh chóng, tránh được những lãng phí không đáng có mục tiêu và nội dung mà chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra. Đối với các công tác sản xuất, lắp dựng bê tông kênh đúc sẵn đảm bảo chất lượng công trình đồng đều do sản phẩm được chế tạo tại các cơ sở tập trung với trang bị máy móc cơ giới, công nghệ hoàn chỉnh hơn

Page 11: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

10

và nhân lực có tay nghề cao hơn. Việc đưa công nghệ này vào các dự án kiên cố hoá kênh mương theo các chương trình mục tiêu quốc gia là rất phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là trong những năm gần đây, công tác kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nâng cao hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được triển khai từng bước thực hiện trong phạm vi cả nước.

Kiên cố hóa kênh mương (đặc biệt là hệ thống kênh tưới) đã mang lại hiệu quả to lớn :

- Tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm chi phí tiền điện bơm tưới, tận dụng triệt để nguồn nước của các hồ chứa nước, đập dâng; giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nguồn nước tưới với những rủi ro do tình trạng biến đổi khi hậu đã và đang gây ra.

- Giảm chi phí đầu tư sửa chữa nâng cấp hàng năm vì các tuyến kênh đất được thay bằng kênh kiên cố.

- Tăng thêm diện tích đất để sản xuât nông nghiệp từ nguồn đất được dôi ra khi chuyển từ kênh đất sang kênh kiên cố.

Tuy vây,từ thực tế ở các địa phương đã thực hiện, công tác kiên cố hóa kênh mương (đặc biệt là việc kiên cố hóa các tuyến kênh nhỏ nội đồng) còn một số tồn tại trong tổ chức thực hiện từ khâu thiết kế đến thi công vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế cụ thể là :

- Việc kiên cố hóa các tuyến kênh tưới, tiêu nhỏ nội đồng vẫn phải tiến hành từng bước: Khảo sát, thiết kế, thi công theo các công đoạn truyền thống như các tuyến kênh lớn dẫn đến chi phí đầu tư cao, tiến độ thực hiện chậm.

- Với các khu vực miền núi do đặc điểm địa hình phức tạp thì việc thi công lại càng khó khăn và tốn kém chi phí hơn.

Để khắc phục những tồn tại trên, giảm chi phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, việc kiên cố hóa các tuyến kênh nội đồng cần phải được áp dụng thi công bằng biện pháp lắp đặt từ các cấu kiện kênh bê tông đúc sẵn với các mặt cắt theo thiết kế định hình kèm theo định mức dự toán sản xuất và lắp đặt được xây dựng cho từng loại kênh.

Hợp phần nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tưới tiêu của dự án WB7 sẽ tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công trình và các hạng mục công trình gồm hệ thống tưới từ đầu mối, kênh chính đến cấp 2, 3 và nội đồng. Phương thức tiếp cận cần đến sự tài trợ cho hoàn thiện từ đầu mối đến mặt ruộng cho một hệ thống. Đầu tư vào các công trình và hạng mục công trình trên hệ thống tưới tiêu như cải tạo, nâng cấp các hồ

Page 12: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

11

chứa, hiện đại hóa hệ thống kênh mương từ kênh chính đến kênh nội đồng, xây dựng trạm bơm tiêu để giảm thiểu rủi ro lũ…

Nhà tài trợ của dự án WB7 cũng yêu cầu cần áp dụng công nghệ tiên tiến hơn trong Hiện đại hóa công trình nhằm đảm bảo chất lượng rút ngắn tiến độ và tiết kiệm chi phí.

Trong điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng của các tỉnh miền núi, nông thôn nguồn vật liệu xa địa điểm xây dựng nên việc vận chuyển vật liệu khó khăn dẫn đến chi phí cao. Chính vì vậy việc kiên cố hóa kênh mương bằng công nghệ bê tông rất phù hợp cho các dự án xây dựng nông thôn mới nói chung và đối với dự án WB7 nói riêng. Nhưng do chưa có định mức dự toán đối với công nghệ cấu kiện này nên khi áp dụng công nghệ này vào dự án đầu tư xây dựng cụ thể là dự án WB7 gây nhiều khó khăn trong việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán chi phí xây dựng.

Qua nghiên cứu, khảo sát tình hình hiện trạng sản xuất kênh bê tông đúc sẵn, nhóm nghiên cứu nhận thấy hiện nay, trên thực tế đã và đang phổ biến sản xuất 3 loại kênh sau:

- Kênh bê tông côt thép đúc sẵn M300

- Kênh bê tông cốt sợi thép đúc sẵn thành mỏng M500

- Kênh Bê tông vỏ mỏng có lưới thép M300.

Nhóm nghiên cứu đã so sánh các thông số của 3 loại kênh này như sau:

Kênh BTCT

mác 300

Kênh BT vỏ mỏng lưới thép mác 300

Mương BTCS thép

mác 500

Có cốt thép chủ Có lưới thép

Có cốt thép chủ

Có sợi thép phân tán

Không cần thép cốt chủ

Mác chịu nén 300daN/cm2 Mác chịu nén 300daN/cm2

Mác chịu nén 500daN/cm2

Mác chịu uốn < 30 daN/cm2

Mác chịu uốn < 30 daN/cm2

Mác chịu uốn > 80 daN/cm2

Chiều dày nhỏ nhất: 40-50mm

Chiều dày nhỏ nhất: 35-50mm

Chiều dày nhỏ nhất: 20-30mm

Page 13: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

12

Kênh BTCT

mác 300

Kênh BT vỏ mỏng lưới thép mác 300

Mương BTCS thép

mác 500

Chịu uốn phụ thuộc cốt chủ, kết quả thử đoạn mương 2 m dài, tải trọng gây nứt theo phương làm việc 6,3T

Chịu uốn phụ thuộc cốt chủ

Chịu uốn do BTCS thép, kết quả thử đoạn mương 2 m dài, tải trọng gây nứt theo phương làm việc 10,6T

Trọng lượng 1 đoạn mương 2 m (400x380) là 300kg

Trọng lượng 1 đoạn mương 2m là 262kg

Trọng lượng 1 đoạn mương 2 m ( 400x380) là 125kg

Thể tích bê tông: 0,125m3/ đoạn

Thể tích bê tông: 0,109m3/ đoạn

Thể tích bê tông: 0,05m3/ đoạn

Vận chuyển: 20 tấm/ chuyến ô tô

Vận chuyển: 23 tấm/ chuyến ô tô

Vận chuyển: 45 tấm/ chuyến ô tô

Thi công lắp đặt nhanh, vận chuyển vất vả

Thi công lắp đặt nhanh, vận chuyển vất vả

Thi công lắp đặt nhanh, dễ dàng vận chuyển

Phải làm nền trên toàn tuyến

Phải làm nền trên toàn tuyến

Làm nền tại các gối đỡ (1 gối/ 2m)

Giá thành 1 đốt trung bình Giá thành 1 đốt cao Giá thành 1 đốt thấp

Bê tông truyền thống, có thể đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ

Nên chế tạo tại nhà máy Chỉ nên chế tạo tại n/m (trộn đồng nhất, đảm bảo mác cao, khuôn đúc chính xác,bàn rung)

Đã có tiêu chuẩn Việt Nam Đã có tiêu chuẩn Việt Nam

Chưa có TCVN

Có TC Trung Quốc, Nga, Hoa kỳ (đã chuyển dịch)

Chưa có định mức cho công tác sản xuất và lắp đặt

Chưa có định mức cho công tác sản xuất và lắp đặt

Chưa có định mức cho công tác sản xuất và lắp đặt

Page 14: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

13

Qua các thông số trên cho thấy, cả 3 loại kênh bê tông đúc sẵn này đều đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ trong dự án WB7 (áp dụng công nghệ tiên tiến hơn trong Hiện đại hóa công trình nhằm đảm bảo chất lượng rút ngắn tiến độ và tiết kiệm chi phí..) và có thể áp dụng cho việc xây dựng kênh mương nội đồng phục vụ chương trình nông thôn mới. Hiện nay, cả 3 loại kênh này đều chưa có định mức áp dụng cho công tác sản xuất và lắp đặt, gây khó khắn cho các công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán chi phí xây dựng, do vậy cần thiết phải xây dựng định mức cho công tác sản xuất và lắp đặt đối với cả 3 loại kênh. Tuy nhiên, thực tế các căn cứ để xây dựng định mức cho các loại kênh này như sau:

- Đối với kênh bê tông côt thép đúc sẵn M300 và Kênh Bê tông vỏ mỏng có lưới thép M300 đã có đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam để xây dựng định mức, đã có đơn vị sản xuất thử và áp dụng xây dựng thực tế do vậy cần xây dựng định mức cho công tác sản xuất và lắp đặt 2 loại kênh áp dụng cho dự án WB7.

- Đối với Kênh bê tông cốt sợi thép đúc sẵn thành mỏng M500 hiện nay đã có tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng cho công tác sản xuất và lắp đặt, đang có đơn vị đang nghiên cứu và lắp đặt thử nghiệm nhưng chưa có tiêu chuẩn Việt Nam làm căn cứ xây dựng định mức. Để có thể xây dựng được định mức cho loại kênh này cần thiết phải có Quyết định cho phép của người quyết định đầu tư áp dụng các tiểu chuẩn nước ngoài cho việc xây dựng định mức.

3. Căn cứ xây dựng định mức Căn cứ chung:

Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt máy, thiết bị kèm theo Văn bản số 1782/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng;

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng kèm theo Văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng;

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (Bổ sung) kèm theo Văn bản số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011 của Bộ Xây dựng;

Page 15: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

14

Định mức vật tư trong xây dựng kèm theo Văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng;

Căn cứ công văn số 947/CPO-WB7 ngày 02/7/2013 của Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO) gửi Thứ trưởng Bộ NN&PTNT về việc xin chủ chương định mức Kinh tế - Kỹ thuật cho phương án xây dựng kênh bê tông đúc sẵn - Dự án WB7;

Căn cứ công văn số 963/CPO-WB7 ngày 5/7/2013 của Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi gửi Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam về việc lập định mức dự toán cho công tác xây lắp, lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn - dự án WB7;

Các quy trình sản xuất sản phẩm bê tông đúc sẵn;

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, thi công khác;

Căn cứ kết quả tính toán thủy lực phục vụ thiết kế kênh của dự án WB7;

Bản vẽ thiết kế các cấu kiện kênh bê tông đúc sắn với các hình thức mặt cắt và kết cấu đại diện được cấp thẩm quyền phê duyệt;

Đề cương dự toán Xây dựng định mức dự toán cho công tác sản xuất, lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn đã được phê duyệt tại Quyết định số 334/QĐ-CPO-TĐ ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi.

Căn cứ tình hình thực tế hiện trạng sản xuất và lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn.

Căn cứ xây dựng định mức kênh bê tông cốt thép:

TCVN4118-1985: Hệ thống kênh tưới – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 1770-86: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 1771-87: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dưng. Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 2682-1992: Xi măng Pooclang

TCVN 4506-87: Nước trộn bê tông – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 6025 – 1995: Bê tông – Phân mác theo cường độ nén.

Bản vẽ thiết kế cấu kiện Kênh bê tông cốt thép đã được phê duyệt.

Căn cứ xây dựng định mức kênh bê tông vỏ mỏng lưới thép:

Têu chuẩn Việt Nam TCVN 6394:1998 Cấu kiện kênh bê tông vỏ móng có lưới thép.

TCVN4118-1985: Hệ thống kênh tưới – Tiêu chuẩn thiết kế;

Page 16: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

15

TCVN 1770-86: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 1771-87: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dưng. Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 2682-1992: Xi măng Pooclang;

TCVN 4506-87: Nước trộn bê tông – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 6025 – 1995: Bê tông – Phân mác theo cường độ nén.

Đề tài Nghiên cứu sản xuất lắp dựng kênh xi măng lưới thép Mỹ Tài – Phù Mỹ - Bình Định do TS. Võ Văn Lược – Trung tâm ĐH2 – Trường ĐH Thủy lợi làm chủ nhiệm.

Bản vẽ thiết kế cấu kiện Kênh bê tông vỏ mỏng lưới thép đã được phê duyệt.

Căn cứ xây dựng định mức kênh bê tông cốt sợi thép:

TCVN4118-1985: Hệ thống kênh tưới – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 1770-86: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 2682-1992: Xi măng Pooclang;

TCVN 4506-87: Nước trộn bê tông – Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 6025 – 1995: Bê tông – Phân mác theo cường độ nén;

Tiêu chuẩn Ý CNR-DT204/2006: Hướng dẫn thiết kế và thi công cấu kiện bê tông cốt sợi thép;

Bản vẽ thiết kế cấu kiện Kênh bê tông cốt sợi thép đã được phê duyệt.

Page 17: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

16

PHẦN II

XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN 1. Mục tiêu

- Xây dựng định mức dự toán công tác sản xuất, lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn là cơ sở để lập tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng, thẩm tra, thẩm định dự toán và thanh quyết toán hạng mục công trình phục vụ cho công tác quản lý của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Bước đầu ban hành định mức tạm thời áp dụng cho dự án WB7, trong tương lai sẽ bổ sung, hoàn thiện định mức dự toán cho công tác kênh bê tông đúc sẵn áp dụng cho toàn ngành NN&PTNT.

2. Yêu cầu

Xây dựng Định mức dự toán công tác sản xuất, lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công, sử dụng máy móc thiết bị và vật tư vật liệu và đặc điểm hiện trường thi công của các hạng mục xây lắp công trình kênh mương thuộc dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7).

Định mức dự toán thể hiện đúng, đủ hao phí các nguồn lực cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Định mức dự toán phải ổn định ở từng thời kỳ và phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Việt Nam.

Định mức dự toán tổng hợp phải tính đến những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng và các kinh nghiệm tiên tiến, đồng thời thể hiện khả năng thực tế, phổ biến trong quá trình thực hiện công tác xây dựng.

Định mức dự toán là cơ sở để tính các khoản chi phí trực tiếp trong đơn giá xây dựng cho mỗi loại công tác xây dựng phục vụ cho việc xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

Định mức dự toán phải đảm bảo tính tổng hợp, thuận tiện, dễ sử dụng, giảm nhẹ khối lượng tính toán khi lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

3. Nội dung của định mức dự toán Định mức dự toán bao gồm:

Mức hao phí vật liệu:

Page 18: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

17

Mức hao phí vật liệu là số lượng các loại vật liệu cần thiết (kể cả hao hụt khâu thi công và hao hụt tự nhiên) để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Định mức vật liệu chính được tính bằng số lượng theo quy cách được quy định, vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính.

Mức hao phí lao động:

Mức hao phí lao động là số lượng ngày công lao động của công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ xây dựng cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Mức hao phí máy thi công:

Mức hao phí máy thi công là số lượng ca máy của các loại máy thi công trực tiếp và phục vụ cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Định mức máy thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng, các máy phụ khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí máy chính.

II. PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1. Đối với những định mức mới chưa được công bố được xây dựng theo trình tự sau:

Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng

Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu mới thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

Bước 2. Xác định thành phần công việc

Thành phần công việc nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công trình

Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

A. Các phương pháp tính toán

Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới được thực hiện theo một trong ba phương pháp sau:

Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ.

- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình hoặc định mức sử dụng vật tư được công bố.

Page 19: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

18

- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc tính toán theo định mức lao động được công bố.

- Hao phí máy thi công: xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc định mức năng suất máy xây dựng được công bố và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền.

Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống kê - phân tích.

Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau:

- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện.

- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán từ các công trình tương tự.

- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.

Phương pháp 3: Tính toán theo khảo sát thực tế.

Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế và tham khảo định mức sử dụng vật tư, lao động, năng suất máy được công bố.

- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát và đối chiếu với thiết kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật.

- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng lao động.

- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng 1 dây chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.

Phương pháp 4. Kết hợp các phương pháp trên

Khi sử dụng phương pháp này, có thể vận dụng cách tính một trong 3 phương pháp trên để xác định định mức hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công cho công tác chưa có trong hệ thống định mức dự toán được công bố.

B. Nội dung tính toán các thành phần hao phí

B.1. Tính toán định mức hao phí về vật liệu

Page 20: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

19

Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công, gồm:

- Vật liệu chủ yếu (chính là những loại vật liệu có giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường thông thường.

- Vật liệu khác (phụ là những loại vật liệu có giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ trọng ít trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu chính.

Định mức hao phí vật liệu được xác định trên cơ sở định mức vật liệu được công bố hoặc tính toán theo một trong theo 3 phương pháp nêu trên.

B1.1. Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu

Công thức tổng quát xác định định mức hao phí vật liệu (VL) trong định mức xây dựng là:

VL = QV x Khh + QV LC x KLC x Ktđ

Trong đó:

- QV: Số lượng vật liệu sử dụng cho từng thành phần công việc trong định mức (trừ vật liệu luân chuyển), được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;

Đối với vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì số lượng vật liệu được xác định từ tiêu chuẩn thiết kế,... ví dụ bê tông tính theo mác vữa thì trong đó đá dăm, cát, xi măng, nước tính từ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN), hoặc tiêu chuẩn của công trình,...

Đối với vật liệu phục vụ thi công theo thiết kế biện pháp tổ chức thi công được xác định theo kỹ thuật thi công và số lần luân chuyển theo định mức vật tư được công bố hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong định mức vật tư.

- QVLC: Số lượng vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác...) sử

dụng cho từng thành phần công việc trong định mức được tính toán theo một trong ba phương pháp trên;

- Khh: Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được phép trong thi công:

Khh = 1 + Ht/c

Ht/c: Định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo các quy định trong định mức vật tư được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của các công trình tương tự, hoặc theo

Page 21: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

20

kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ đối với những vật tư chưa có trong định mức.

Định mức hao hụt được qui định cho loại vật liệu rời, vật liệu bán thành phẩm (vữa xây, vữa bê tông) và cấu kiện (cọc, dầm đúc sẵn).

- KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu cần phải luân chuyển quy định trong định mức sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân chuyển thì KLC=1. Đối với vật liệu luân chuyển thì KLC < 1.

Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển được xác định theo công thức sau:

nnhKLC 2

2)1(*

Trong đó:

+ h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi;

+ n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1);

- Ktđ: Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi công công trình là hệ số phản ánh việc huy động không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu để hoàn thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ. Hệ số này chỉ ảnh hưởng đến vật liệu luân chuyển, ví dụ như huy động giàn giáo, côp pha, cây chống,...

Khi biện pháp thi công sử dụng một lần hoặc nhiều lần thì bổ sung thêm hệ số này cho phù hợp với điều kiện xây dựng công trình. Hệ số này được tính theo tiến độ, biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ.

B.1.2. Tính toán hao phí vật liệu khác

Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại vật liệu chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự.

Trong tính toán xây dựng định mức dự toán, phần hao phí vật liệu nhóm chuyên gia đã sử dụng kết hợp cả 3 phương pháp nêu trên để tính. Riêng đối với vật liệu luân chuyển là ván khuôn thép nên tính với h = 0 (tỷ lệ bù hao hụt), số lần luân chuyển n = 250 lần.

B.2. Tính toán định mức hao phí về lao động

Định mức hao phí lao động trong định mức xây dựng được xác định trên định mức lao động cơ sở (thi công) được công bố hoặc tính toán theo một trong ba phương pháp trên.

Page 22: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

21

- Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là giờ công.

- Đơn vị tính của định mức lao động trong định mức xây dựng là ngày công. Mức hao phí lao động được xác định theo công thức tổng quát:

NC = (tgđm x Kcđđ) x 1/8

Trong đó:

- tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao phí lao động trực tiếp xây dựng

cho một đơn vị tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể;

- Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.

Hệ số này được tính từ định mức lao động cơ sở (thi công) chuyển sang định mức xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn.

Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà đưa ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 1,3.

- 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công sang định mức ngày công.

Trong tính toán xây dựng định mức dự toán, phần hao phí nhân công nhóm chuyên gia áp dụng phương pháp 3 là phương pháp Tính toán theo khảo sát thực tế. Trong đó hệ số chuyển đổi định mức xây dựng Kcđđ = 1,05 vì đây là dây truyền sản xuất tại xưởng.

B.3. Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng

Định mức hao phí về máy thi công trong định mức xây dựng được xác định trên cơ sở năng suất kỹ thuật máy thi công được công bố hoặc tính toán theo một trong 3 phương pháp trên.

Đơn vị tính của định mức cơ sở năng suất máy thi công là giờ máy, ca máy,...

B.3.1. Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu

Công thức tổng quát xác định định mức hao phí về ca máy, thiết bị xây dựng:

CMQ1M x Kcđđ x Kcs

Trong đó :

- QCM: Định mức năng suất thi công một ca máy xác định theo một trong ba phương pháp trên.

- Kcđđ: Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng.

Page 23: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

22

Hệ số này được tính từ định mức năng suất máy thi công chuyển sang định mức xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ.

Trị số này phụ thuộc vào nhóm công tác, loại tổ hợp đơn lẻ hay hỗn hợp mà phân ra các hệ số khác nhau tuỳ theo loại công tác, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công cụ thể và thường trong khoảng từ 1,05 1,3.

- Kcs: Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được tính toán theo năng suất máy thi công của các bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi trong dây chuyền dùng loại máy có năng suất nhỏ nhất.

B.3.2. Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng khác

Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi phí các loại máy chính định lượng trong định mức xây dựng và được xác định theo loại công việc theo kinh nghiệm của tư vấn hoặc định mức trong công trình tương tự.

Trong tính toán xây dựng định mức dự toán, phần hao phí máy thi công nhóm chuyên gia áp dụng phương pháp 3 là phương pháp Tính toán theo khảo sát thực tế. Trong đó hệ số chuyển đổi định mức xây dựng Kcđđ = 1,05 và Hệ số sử dụng năng suất Kcs = 1,0 vì đây là dây truyền sản xuất tại xưởng.

Bước 4. Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động, máy thi công

Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công.

Mỗi tiết định mức gồm 2 phần:

- Thành phần công việc: qui định rõ, đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể.

- Bảng định mức các khoản mục hao phí: mô tả rõ tên, chủng loại, qui cách vật liệu chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật liệu phụ khác; loại thợ; cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; tên, loại, công suất của các loại máy, thiết bị thiết bị chủ yếu và một số máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng.

Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật, các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính; hao phí lao động tính bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây

Page 24: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

23

dựng bình quân; hao phí máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy khác (máy phụ) được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, thiết bị chủ yếu.

Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hoá thống nhất.

2. Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi vận dụng các định mức xây dựng công bố

Khi vận dụng các định mức xây dựng được công bố, nhưng do điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình hoặc cả ba yếu tố này có một hoặc một số thông số chưa phù hợp với quy định trong định mức xây dựng được công bố thì điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công có liên quan cho phù hợp với công trình.

2.1. Cơ sở điều chỉnh

- Điều kiện, biện pháp thi công của công trình.

- Yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công của công trình...

2.2. Phương pháp điều chỉnh

2.2.1. Điều chỉnh hao phí vật liệu

- Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh.

- Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức công bố theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.

2.2.2. Điều chỉnh hao phí nhân công

Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn

2.2.3. Điều chỉnh hao phí máy thi công

- Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công (điều kiện địa hình, khó, dễ, tiến độ nhanh chậm của công trình,...) thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia hoặc các tổ chức chuyên môn.

- Trường hợp thay đổi do tăng hoặc giảm công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại.

Page 25: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

24

III. NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

Trên cơ sở nguyên tắc, phương pháp lập định mức xây dựng công trình đã nêu trên, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã xây dựng:

1. Xây dựng Định mức dự toán cho công tác sản xuất kênh bê tông đúc sẵn bao gồm các công tác sau:

STT Tên công việc Chi tiết

01 Sản xuất kênh bê tông cốt thép đúc sẵn

Độ dày thành x đáy 4cmx7cm , đá 0.5-1, thước (bxhxl) 40cmx50cmx100cm. Điều chỉnh cho mặt cắt 30cmx40cmx100cm và 60cmx70cmx100cm

02 Sản xuất Kênh Bê tông vỏ mỏng lưới thép

Hình chữ U, mặt cắt 40cmx50cmx100cm, độ dày thành 3,5cm. Điều chỉnh cho mặt cắt 50cmx60cmx100cm và 60cmx70cmx100cm

03 Sản xuất Kênh Bê tông cốt sợi thép

Kênh parabol, độ dày thành 2 cm, kích thước chiều dài 200cm, chiều cao 30cm; 40cm; 50cm.

1.1 Đối với Kênh bê tông cốt thép đúc sẵn lấy mặt cắt 40cm x 50cm làm chuẩn, sau đó:

+ Điều chỉnh sang mặt cắt kích thước 30cm x 40 cm bằng cách nhân với hệ số Kđc1 = 0,7;

+ Điều chỉnh sang mặt cắt kích thước 60cm x 70cm bằng cách nhân với hệ số Kđc2 = 1,2;

+ Điều chỉnh sang măt cắt có kích thước bất kỳ bằng cách nhân với hệ số

1VV

K xđc , trong đó Vx là thể tích hình học của cấu kiện cần tính, V1 là thể tích cấu kiện

mặt cắt chuẩn 40cm x 50cm.

1.2 Đối với Kênh bê tông vỏ mỏng lưới thép lấy mặt cắt 40cm x 50cm làm chuẩn, sau đó:

+ Điều chỉnh sang mặt cắt kích thước 50cm x 60 cm bằng cách nhân với hệ số Kđc1 = 1,15;

+ Điều chỉnh sang mặt cắt kích thước 60cm x 70cm bằng cách nhân với hệ số Kđc2 = 1,3;

Page 26: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

25

+ Điều chỉnh sang măt cắt có kích thước bất kỳ bằng cách nhân với hệ số

1VV

K xđc , trong đó Vx là thể tích hình học của cấu kiện cần tính, V1 là thể tích cấu kiện

mặt cắt chuẩn 40cm x 50cm.

1.3 Đối với Kênh bê tông cốt sợi thép lấy mặt cắt chiều cao 40cm làm chuẩn, sau đó:

+ Điều chỉnh sang mặt cắt có chiều cao 30 cm bằng cách nhân với hệ số Kđc1 = 0,9;

+ Điều chỉnh sang mặt cắt có chiều cao 50cm bằng cách nhân với hệ số Kđc2 = 1,2;

+ Điều chỉnh sang măt cắt có kích thước bất kỳ bằng cách nhân với hệ số

1VVK x

đc , trong đó Vx là thể tích hình học của cấu kiện cần tính, V1 là thể tích cấu kiện

mặt cắt có chiều cao 40cm.

2. Xây dựng Định mức dự toán cho công tác lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn

STT Tên công việc Chi tiết

04 Lắp đặt Kênh bê tông cốt thép đúc sẵn

Độ dày thành x đáy 4cmx7cm , đá 0.5-1, thước (bxhxl) 40cmx50cmx100cm. Điều chỉnh cho mặt cắt 30cmx40cmx100cm và 60cmx70cmx100cm

05 Lắp đặt Kênh Bê tông vỏ mỏng lưới thép

Hình chữ U, mặt cắt 40cmx50cmx100cm, độ dày thành 3,5cm. Điều chỉnh cho mặt cắt 50cmx60cmx100cm và 60cmx70cmx100cm

06 Lắp đặt Kênh Bê tông cốt sợi thép

Kênh parabol, độ dày thành 2 cm kích thước chiều dài 200cm, chiều cao 30cm; 40cm; 50cm.

3. Kết quả

Sau khi triển khai nghiên cứu, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã rà soát sự trùng lặp trong danh mục, đồng thời loại bỏ những công tác đã được định mức trong các hệ thống định mức dự toán xây dựng hiện hành. Kết quả Định mức được thể hiện như trên phần đầu Thuyết minh tính toán. Kết quả chi tiết tính toán được thể hiện trong các phụ lục đính kèm.

Page 27: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

26

IV. PHẠM VI XÂY DỰNG/ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN

Phạm vi xây dựng và áp dụng Định mức dự toán cho công tác sản xuất, lắp đặt kênh bê tông đúc sẵn: Đây là Định mức dự toán tạm thời áp dụng cho những công tác xây lắp kênh thuộc các công trình xây dựng trong dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp có tưới (WB7).

Định mức này áp dụng cho các loại kênh cấp 2, cấp 3 có mặt cắt bxh từ (30cm-70cm) x (40cm - 80cm), chiều dầy thành từ 3cm-5cm.

Page 28: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

PHỤ LỤC

Page 29: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

MỤC LỤC PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: chi tiết kết quả tính toán định mức công tác sản xuất, lắp đặt Kênh bê tông cốt thép đúc sẵn.......................................................................................................1

2. Phụ lục 2: chi tiết kết quả tính toán định mức công tác sản xuất, lắp đặt Kênh bê tông vỏ mỏng lưới thép.................................................................................................17

3. Phụ lục 3: chi tiết kết quả tính toán định mức công tác sản xuất, lắp đặt Kênh bê tông cốt sợi thép............................................................................................................33

4. Phụ lục 4: Quy trình sản xuất, lắp đặt cấu kiện kênh bê tông đúc sẵn…………….48

5. Phụ lục 5: Biên bản giải trình và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị về việc Xây dựng định mức dự toán cho công tác sản xuất, lắp đặt cấu kiện Kênh bê tông đúc sẵn.

6. Phụ lục 6: Các bản vẽ thiết kế

Page 30: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

PHỤ LỤC 1

CHI TIẾT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN

Page 31: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

PHỤ LỤC 2

CHI TIẾT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG VỎ MỎNG LƯỚI THÉP

Page 32: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

PHỤ LỤC 3

CHI TIẾT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐỊNH MỨC CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT KÊNH BÊ TÔNG CỐT SỢI THÉP

Page 33: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

PHỤ LỤC 4

QUY TRÌNH SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT CẤU KIỆN KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN

Page 34: ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CHO CÔNG TÁC SẢN XUẤT, LẮP ĐẶT

PHỤ LỤC 5

CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ KÊNH BÊ TÔNG ĐÚC SẴN