28
Câu hỏi: Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ 2004 đến nay? Nguyên nhân và các biện pháp giải quyết? Trả lời: Theo quan điểm của Friedman, ông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục trong một thời gian dài. Hiện nay các nhà kinh tế học hiện đại cũng đồng tình với quan điểm này. Chúng ta đều biết rằng từ năm 2008 đến nay vấn đề lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối của chính phủ Việt Nam, và là vấn đề nhận được sự quan tâm của tất cả nhân dân, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người dân. Để tìm hiểu về tình trạng lạm phát của Việt Nam trong suốt thời gian qua, hãy bắt đầu từ năm 2004 khi mà hiện tượng lạm phát đang bắt đầu có dấu hiệu nhe nhói và đã được cảnh báo. 1.Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2004 - nay Tỷ lệ lạm phát giảm từ giai đoạn 1998 đến năm 2000, đặc biệt năm 2000 tỷ lệ lạm phát là 0,1% và năm 2001 là - 0,6%. Thế nhưng lạm phát bắt đầu tăng lại từ năm 2002 và trở nên mạnh hơn vào đầu năm 2004. Nhìn về xu hướng, tỷ lệ lạm phát giảm trong thời kỳ 1998 - 2001 là do tác động của khủng hoảng Châu Á làm cho nền kinh tế lâm vào 1

Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Câu hỏi: Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ 2004 đến nay? Nguyên nhân

và các biện pháp giải quyết?

Trả lời:

Theo quan điểm của Friedman, ông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng giá cả

tăng nhanh, liên tục trong một thời gian dài. Hiện nay các nhà kinh tế học hiện đại

cũng đồng tình với quan điểm này. Chúng ta đều biết rằng từ năm 2008 đến nay

vấn đề lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối của chính phủ Việt Nam, và là vấn đề

nhận được sự quan tâm của tất cả nhân dân, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống

hàng ngày của người dân. Để tìm hiểu về tình trạng lạm phát của Việt Nam trong

suốt thời gian qua, hãy bắt đầu từ năm 2004 khi mà hiện tượng lạm phát đang bắt

đầu có dấu hiệu nhe nhói và đã được cảnh báo.

1. Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2004 - nay

Tỷ lệ lạm phát giảm từ giai đoạn 1998 đến năm 2000, đặc biệt năm 2000 tỷ

lệ lạm phát là 0,1% và năm 2001 là - 0,6%. Thế nhưng lạm phát bắt đầu tăng lại từ

năm 2002 và trở nên mạnh hơn vào đầu năm 2004. Nhìn về xu hướng, tỷ lệ lạm

phát giảm trong thời kỳ 1998 - 2001 là do tác động của khủng hoảng Châu Á làm

cho nền kinh tế lâm vào suy thoái cùng với giảm phát. Để đối phó, vào giai đoạn

này chính phủ thực hiện chính sách kích cầu để ổn định nền kinh tế. Chính sách

này cùng với chính sách tín dụng mềm đối với những công trình đầu tư lớn của

chính phủ đã làm cho lượng cung tín dụng tăng kéo theo sự tăng giá vào năm 2002.

Số liệu tiền tệ cũng cho thấy điều này, tốc độ tăng hàng năm của M2 trong

năm 1999 và 2000 là cao hơn nhiều so với nhưng năm trước và sau đó, ở mức là

56% vào năm 2000. Mức tăng M2 từ sau năm 2000 trở đi đã trở lại mức bằng với

mức trung bình của giai đoạn trước năm 2000 là dao động trên dưới 20%. Nếu lạm

phát cả năm 2003 chỉ là 3% thì bắt đầu đến tháng 2 của năm 2004 chỉ số lạm phát

được tính bằng CPI đã là 4.1%. Cho đến hết năm 2004 chỉ số lạm phát được tính

bằng CPI là 9.5%. Đây là con số cao nhất kể từ năm 1995 cho 2004.

1

Page 2: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

2. Nguyên nhân của tình trạng lạm phát bắt đầu nhe nhói từ năm 2004

Thứ nhất, Tăng trưởng tín dụng cao, tăng cung tiền, kích cầu tiêu dùng

Sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997. Để tránh tác động của khủng

hoảng, Việt Nam đã thực hiện chính sách kích cầu đi liền với việc gia tăng tín dụng

và cuối cùng là in tiền để đáp ứng cho chính sách này. Và vì vậy đây là nguyên

nhân gây ra sự gia tăng đến mức báo động của giá vào cuối năm 2003 và 2004.

Cụ thể, với chính sách kích cầu mà Việt Nam đã thực hiện, đầu tư trong nền

kinh tế tăng khá nhanh, tỷ lệ phần trăm so với GDP từ 27,6% vào năm 1999 lên tới

32,1% vào năm 2003. Trong đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là 40% và vay nước

ngoài khoảng 30%, phần còn lại là vốn doanh nghiệp mà chủ yếu là vay từ Ngân

hàng Thương mại. Chính sách đầu tư của chính phủ hướng vào phát triển ngành sản

xuất thay thế nhập khẩu và bảo vệ thị trường trong nước (sắt thép, xi măng, đường,

xe hơi, xe gắn máy). Do hiệu suất đầu tư quá thấp từ khu vực nhà nước cùng với sự

thất thoát vốn quá lớn và giới hạn của ngân sách, lúc này các Ngân hàng Thương

mại Quốc doanh phải rót tín dụng cho các dự án đầu tư này của nhà nước. Chính

sách tín dụng mềm dẫn đến lượng cung tín dụng trên thị trường tăng ngày càng

mạnh đã đưa lạm phát đến mức báo động.

Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ phía tổng cung

- Những cú sốc về phía cung mà nó bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Các yếu tố tự định như sự gia tăng của giá một số hàng hoá nhập khẩu

chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam, như giá xăng dầu, thép…

+ Trong nước giá của thực phẩm tăng chủ yếu do những yếu tố về phía cung

như dịch cúm gia cầm mà nó làm tăng giá hàng loạt các sản phẩm thay thế cũng

đóng góp vào sự tăng giá

- Yếu tố cơ cấu như sự quản lý yếu kém của nhà nước đối với một số ngành

đã dẫn đến độc quyền trong phân phối cũng đóng góp vào sự tăng giá đối với một

2

Page 3: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

số ngành như ngành dược hay sắt thép, thuế nhập khẩu tăng làm cho giá một số

hàng hoá tăng như sắt thép

- Yếu tố kỳ vọng như kế hoạch cải cách tiền lương của chính phủ cam kết

thực hiện vào tháng 10/2004 ( xét tại thời điểm nghiên cứu) tới có thể làm giảm

lòng tin vào giá trị đồng tiền trong tương lai mà nó tạo áp lực lạm phát.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức dưới

10% và giảm xuống trong 2 năm 2005 ( 8,4%) và 2006 ( 6,6%). Tuy nhiên, đến nửa

cuối năm 2007 lạm phát lại có dấu hiệu tăng trở lại ( 12.63%) và đã bùng phát cao

trong năm 2008. Theo số liệu thống kê có được lạm phát tính theo chỉ số giá CPI

năm 2008 là 22.97% các giải pháp kiềm chế lạm phát đã được chính phủ chỉ đạo

thực hiện quyết liệt và do đó sau 9 tháng đầu năm 2008 lạm phát đã có dấu hiệu suy

giảm. Đến năm 2009, khi lạm phát được kiềm chế nền kinh tế Việt Nam rơi vào

suy thoái, hàng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn do việc thực hiện chính sách

tiền tệ thắt chặt của NHNN, đứng trước bối cảnh đó chính phủ đã ban hành các gói

cứu trợ để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại, chính sách tiền tệ được nới lỏng

ra, tính đến hết tháng 12 năm 2009 tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số giá tại việt nam là

6.52% đạt mục tiêu mà chính phủ đề ra dưới 7%.

3. Nguyên nhân và các giải pháp được áp dụng giải quyết tình trạng lạm

phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - nay

3.1. Nguyên nhân của lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2008

Lạm phát tiền tệ: Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đồng để

mua ngoại tệ ( NHNN đã tung ra 112.000 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD) từ các

nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên

30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín

dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007

và có thể cả những năm sau.

3

Page 4: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh

nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu

nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi

về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện

trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn.

Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên

thị trường thế giới tăng. Cuối tháng 3 đầu tháng 4/ 2008, tình trạng thiếu lương

thực trầm trọng trên thế giới làm cho giá gạo trong nước tăng nhanh có thời điểm

tăng 50% đến 100%, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước

ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong

nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của

thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát

cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng

theo.

Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các

sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép… dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng,

giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi... đều

tăng cao) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh

tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá

nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước hay nói cách khác thì

Việt Nam đã nhập khẩu lạm phát. Bên cạnh đó, trong năm 2008 chính phủ cũng

tiến hành điều chỉnh tăng giá điện sản xuất và sinh hoạt, cải cách tiền lương làm

cho chi phí của các doanh nghiệp tăng cao.

Lạm phát do yếu tố tâm lý – lạm phát kỳ vọng

* Biện pháp phòng chống lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn này

Để khống chế, kiểm soát tình hình lạm phát trong nước, ngày 17/4/2008

Chính phủ đã ban hành nghị quyết 10/2008/ NQ – CP về các biện pháp kiềm chế

4

Page 5: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.

Trong đó có 8 nhóm giải pháp lớn đó là:

1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các

công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng

phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh

khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng

thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và

chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của

pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

2. Kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công

Trong đó đáng chú ý đó là chính phủ chỉ đạo:Điều hành chính sách tài khóa

theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân

sách; kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào

các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn

đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.

Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế

hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu

tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các công trình

đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết.

3. Tập trung sức sản xuất phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đảm

bảo cân đối cung cầu hàng hóa

4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu

5. Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng

6. Tăng cường công tác kiểm soát thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, gian

lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá

5

Page 6: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

7. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân

dân, mở rộng việc thực hiện chính sách về an sinh xã hội

8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Để thực hiện 8 nhóm giải pháp lớn của chính phủ, Việt Nam đã thực hiện

đồng loạt các giải pháp trong đó NHNN chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ thắt

chặt, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm chi tiêu công. Cụ thể:

- Về chính sách tiền tệ thắt chặt:

+ Tăng lãi suất cơ bản (VNĐ): Lãi suất cơ bản (LSCB) VND được tăng lên

mức cao nhất trong nhiều năm qua (14%/năm)

+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc (DTBB) là 11%

+ Giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán ở mức không

quá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng

+ Dùng công cụ trực tiếp: Bắt buộc các TCTD mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu

bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có 7,58%/năm và không được sử dụng

để tái chiết khấu tại NHNN

+ Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở: thực hiện các phiên giao dịch thị trường

mở (OM-Open market) để “hút” tiền về.

- Về chính sách tài khóa:

Chính phủ cũng thực hiện CSTK “thắt lưng buộc bụng” nhằm hạn chế lượng

tiền trong lưu thông như:

+ Tạm hoãn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả

(tiết kiệm hơn 40.000 tỷ VND). Dồn vốn cho các dự án đầu tư mang lại hiệu quả

tức thời cho nền kinh tế như các dự án nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, xi măng...

+ Chính phủ còn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà

nước phải tiết kiệm chi thường xuyên 10%

+ Tăng cường chống thất thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu

6

Page 7: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

+ Cơ cấu lại các khoản nợ và rà soát lại các khoản vay của các doanh nghiệp

nhà nước, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công

ty thuộc sở hữa nhà nước....

3.2. Các giải pháp được sử dụng trong năm 2009 để kích cầu nền kinh tế

CSTT bao giờ cũng có độ trễ thời gian nhất định. Việc “thắt chặt” tiền tệ

mạnh tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhanh trong năm 2008

nhưng cũng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại vì luồng tiền dành cho nhu

cầu đầu tư, tiêu dùng giảm, lãi suất vay vốn quá cao làm cho các doanh nghiệp

không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp vừa và

nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Cùng với việc nền kinh tế thế

giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong

lĩnh vực bất động sản gây ra. Mỹ, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác rơi vào suy

thoái khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá giảm, chu chuyển vốn đầu tư FDI, FII

giảm gây khó khăn cho việc xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đã càng

làm cho kinh tế nước ta rơi vào suy thoái trầm trọng hơn. Vì vậy, cuối năm 2008

khi lạm phát có xu hướng “hãm phanh” thì cũng là lúc NHNN quay lại thực hiện

mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện “thắt chặt” tiền tệ đòi hỏi kết hợp chặt

chẽ giữa CSTT và CSTK mới đem lại hiệu quả tốt nhất thì việc “nới lỏng” tiền tệ

cũng đòi hỏi việc làm tương tự. Điều đó thể hiện ở việc Chính phủ ban hành

NQ30/2008 vào ngày 11/12/2008 tiến hành thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách

nhằm “ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã

hội”.

1. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu

2. Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng

3. Chính sách tài chính – tiền tệ

4. Đảm bảo an sinh xã hội

5. Tổ chức thực hiện

7

Page 8: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Trong đó kích cầu nền kinh tế là một trong những giải pháp trọng tâm. Cụ

thể:

- Đối với chính sách tài khóa:

+ Chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới

về tỷ trọng gói kích cầu/tổng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaixia) trong đó dành

riêng 1 tỷ đô la (tương đương hơn 17 ngàn tỷ đồng) từ dự trữ ngoại hối quốc gia để

hỗ trợ giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức

và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hoá và tạo việc làm.

+ Sau đó, vào ngày 04/04/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất và kéo

dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay

vốn trung dài hạn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh.

Bằng việc hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã khuyến khích tăng nhanh chóng nhu

cầu đầu tư của các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu vốn sản xuất đồng thời mở đầu

ra cho các NHTM vốn đang trong tình trạng dư thừa vốn. Tính đến 12/11/2009,

theo NHNN, tổng dự nợ trong chương trình hỗ trợ lãi suất đã lên tới trên

414.460,21 tỷ đồng trong đó DNNN vay 62.605,20 tỷ đồng, DN ngoài quốc doanh

285.290,27 tỷ đồng, hộ sản xuất 66.565,02 tỷ đồng.

+ Chính phủ cũng quyết định giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

30% số TNDN của quý IV/2008 và cả năm 2009. Đối với 70% số thuế còn lại của

năm 2009, các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp trong 9 tháng. Các đơn vị sản

xuất hàng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử được

áp dụng thời hạn giãn thuế tương tự.

+ Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế suất

thuế GTGT từ 01/02/2009 đến 31/12/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm

hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thực xuất và hoàn tiếp 10% khi có

chứng từ thanh toán.

- Đối với chính sách tiền tệ

8

Page 9: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Từ tháng 10/2008, NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ

”thắt chặt” sang “nới lỏng” một cách thận trọng bằng các biện pháp:

+ Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ

13%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi

suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm).

+ Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 3%;

+ Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ

thanh khoản cho NHTM

+ Điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống

1,2%/năm.

+ Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch

USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với

USD từ +3% lên +5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua

bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ.

+ Cho phép các TCTD được xin chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán

trước hạn 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc đã mua trước hạn.

+ Thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở mua vào các GTCG nhằm

cung thêm vốn cho nền kinh tế thông qua các TCTD.

+ NHNN tiến hành nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm tỷ giá để hỗ trợ nhu cầu

nhập khẩu thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, điều hoà cung cầu ngoại

tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...

3.3. Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2010

Với những giải pháp được đưa ra vào năm 2009, Việt Nam đã khống chế

được tình trạng lạm phát về mức 1 con số. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009 sự tăng

lên của chỉ số giá tiêu dùng CPI cho thấy những dấu hiện của tình trạng lạm phát

quay trở lại.

9

Page 10: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Năm 2010, Có thể nói là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2010 bên cạnh những thành công đạt được sau khi trải qua những khó khăn

trong việc đối phó với lạm phát năm 2008, suy thoái kinh tế năm 2010 và đặt trong

bối cảnh nền kinh tế thế giới vừa qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm

2008, GDP của Việt Nam tăng trưởng đạt mức 6,78% cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đặt

ra là 6.5%. Tuy nhiên, lạm phát đã quay trở lại lên mức 2 con số, tính đến hết tháng

12 năm 2010 lạm phát ở Việt Nam tính theo chỉ số giá CPI là 11,75% vượt xa chỉ

tiêu quốc hội đặt ra 7% và chỉ tiêu chính phủ đặt ra là 8%.

Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các

nhân tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt

ngân sách kéo dài, nhập siêu cao..., nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy

trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều

nước đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy,

suốt một thời gian dài, Việt Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu

tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành

tựu tăng trưởng kinh tế những năm qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao,

kéo dài so với nhiều nước trong khu vực là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng

bền vững của nền kinh tế.

3.3. Nguyên nhân và các biện pháp kiềm chế lạm phát tại Việt Nam năm

2011

* Nguyên nhân lạm phát Việt Nam năm 2011

6 tháng đầu năm 2011 lạm phát ở Việt Nam đã là 13,29%. Tính đến hết

tháng 12/2011 lạm phát của việt Nam là 18,58%. Những nguyên nhân được đề cập

dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011 cũng xuất phát từ yếu tố tổng

cung, yếu tố tổng cầu, yếu tố tâm lý giống năm 2008. Tuy nhiên, với năm 2011

nguyên nhân chính đến từ yếu tố tổng cung. Cụ thể:

10

Page 11: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

+ Giá cả hàng hoá thế giới gia tăng làm tăng giá nhập khẩu trong nước trong

điều kiện nền kinh tế nước ta có độ mở cửa lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

chiếm 150% GDP;

+ Giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu điều chỉnh tăng theo lộ trình giá

thị trường (điện tăng 15,3% từ 1/3/2011, than tăng 20 -40%, dầu hỏa tăng 38,7%;

xăng A92 tăng 30%);

+ Do thiên tai dịch bệnh, thời tiết bất thường ảnh hưởng lớn đến nguồn cung

lương thực thực phẩm.

Ngoài ra, lạm phát kỳ vọng do điều chỉnh tăng giá các mặt hàng quan trọng,

thiết yếu (xăng dầu, điện, than), tăng lương, giá hàng hóa thế giới và diễn biến lạm

phát có xu hướng tăng từ cuối năm 2010;

Còn tác động của yếu tố bên cầu thấp hơn do tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Tuy nhiên, năm 2011 khi đánh giá về các yếu tố, các nguyên nhân gây ra tình

trạng lạm phát ở Việt Nam các chuyên gia đã đưa ra được những nguyên nhân sâu

xa xuất phát từ chính sự yếu kém của nền kinh tế và sự yếu kém trong quản lý điều

hành chính sách vĩ mô ở Việt Nam đó là:

+ Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp.

Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thời kỳ

(thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên

6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực). Tỷ trọng đầu tư công trong tổng

đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở về trước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã

giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới 40%, trong khi ICOR của khu vực này cao

gấp rưỡi hệ số chung của cả nước ( khoảng 21 lần)

Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu

đồng/người, chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng

của một số nước (năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD,

Singapore 62.724 USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan

11

Page 12: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

6.915 USD, Trung Quốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535

USD, Ấn Độ 2.706 USD...).

+ Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước ở mức thấp, nhưng từ

năm 2007 đến nay ở mức cao, tuy đã có xu hướng giảm xuống trong vài năm nay,

nhưng vẫn thuộc loại cao. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi

cho lĩnh vực xã hội là cần thiết, nhưng thuộc loại cao, nhất là chi cho đầu tư công-

thể hiện Nhà nước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến khích các nguồn lực xã hội.

+ Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát. Tốc

độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.

Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP

chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2

lần-một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao

gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng

trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam

không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ.

+ Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm

phát trên 4 mặt:

Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp

cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.

Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện

thanh toán tăng lên.

Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động

tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động

đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ...

Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát

ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của

thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.

12

Page 13: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

+ Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị  trường là

tất yếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tuy nhiên,

kết quả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập cùng một lúc sẽ tạo ra

mặt bằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã, hay

vào tháng 2-3 vừa qua.

+ Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với

lạm phát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau.

Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khá

cao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005

đạt 130,8%, năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có

độ mở khá cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động

nhiều đến biến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.

Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăng

kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.

+ Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh

đầu tư. Từ quý II/2007, thị trường chứng khoán sau khi lên đỉnh đã đao xuống

mạnh, làm cho một lượng tiền lớn từ kênh này chuyển sang làm cho giá bất động

sản bốc lên và giá tiêu dùng tăng cao vào cuối năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm

2008.

Giá vàng, giá bất động sản tăng cao vào năm 2009, đầu năm 2010 cũng đã

hút một lượng tiền lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại. Từ cuối 2010, chứng

khoán và bất động sản đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng cao

lên. Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh cũng góp phần tạo lên sự cộng

hưởng và chia sẻ dòng tiền với thị trường tiêu dùng.

* Biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Năm 2011

13

Page 14: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

Chính phủ ban hành NQ11/ CP ngày 24/2/2011 Về những giải pháp chủ yếu

tập trung kiềm chế lạm phát,  ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ

thể:

1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng

2. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm đầu tư công, giảm bội chi

NSNN

3. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập

siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng

4. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo

5. Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội

6. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông

7. Tổ chức thực hiện

14

Page 15: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

- Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, chặt chẽ và thận trọng nhằm

thực hiện mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện

thanh toán tăng khoảng 15 - 16%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các

điều kiện vĩ mô; đồng thời tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản

xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh

nghiệp nhỏ và vừa; giảm tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, cụ thể

các giải pháp:

- Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo khả năng

thanh toán, hỗ trợ tích cực vốn thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), ổn

định thị trường tiền tệ: (1) Điều chỉnh tăng 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng

ngoại tệ; (2) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng phù hợp với

diễn biến vốn khả dụng, hỗ trợ vốn thanh toán nhưng đảm bảo kiểm soát tiền tệ; (3)

Cho vay tái cấp vốn với kỳ hạn và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và kiểm

soát tăng trưởng tín dụng, đồng thời xem xét cho vay tái cấp vốn với mục tiêu hỗ

trợ vốn nông nghiệp nông thôn, cho vay học sinh, sinh viên; gia hạn đối với các

khoản vay đến hạn thanh toán nhằm hỗ trợ vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn;

(4) Theo dõi chặt chẽ thị trường tiền tệ, tình hình thanh khoản, tăng trưởng tín dụng

và hoạt động của các TCTD để đề xuất các giải pháp điều hành phù hợp.

- Điều hành các mức lãi suất chính sách của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, lãi

suất tái chiết khấu) phù hợp với diễn biến thị trường và hoàn thiện các văn bản quy

định về cơ chế điều hành lãi suất theo quy định của Luật NHNN và Luật các TCTD

năm 2010: (1) Tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh

toán điện tử liên ngân hàng từ 9-10-11-12-13-14%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7-

12-13%/năm; (2) Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND 14%/năm,

đồng thời yêu cầu các TCTD và UBND tỉnh/thành phố phối hợp chặt chẽ trong việc

thực hiện các quy định về lãi suất cho vay bằng VND và trần lãi suất huy động; quy

15

Page 16: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

định việc áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn

tại TCTD; quy định việc thu phí cho vay của TCTD đối với khách hàng.

- Thực hiện mạnh mẽ các biện pháp điều hành nhằm kiểm soát tốc độ tăng

trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16% và

điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn: (1) Ban

hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 yêu cầu các TCTD điều chỉnh kế hoạch

kinh doanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20%; điều chỉnh cơ cấu

tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng theo hướng tập trung vốn đầu tư cho sản

xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ

và vừa; hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán) và lĩnh

vực hoạt động tín dụng có rủi ro cao...; (2) Thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại

tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú; (3) Tổ chức thanh tra hoạt

động cho vay lĩnh vực phi sản xuất.

- Điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá phù hợp với tình hình cung- cầu

thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tỷ trọng vay

vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, cụ thể các giải pháp: - Điều hành linh hoạt

các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo khả năng thanh toán, hỗ trợ tích cực vốn

thanh khoản cho các tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ: (1) Điều

chỉnh tăng 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi bằng ngoại tệ; (2) Điều hành linh hoạt

nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng phù hợp với diễn biến vốn khả dụng, hỗ trợ

vốn thanh toán nhưng đảm bảo kiểm soát tiền tệ; (3) Cho vay tái cấp vốn với kỳ

hạn và lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh khoản và kiểm soát tăng trưởng tín dụng,

đồng thời xem xét cho vay tái cấp vốn với mục tiêu hỗ trợ vốn nông nghiệp nông

thôn, cho vay học sinh, sinh viên; gia hạn đối với các khoản vay đến hạn thanh toán

nhằm hỗ trợ vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn; (4) Theo dõi chặt chẽ thị trường

tiền tệ, tình hình thanh khoản, tăng trưởng tín dụng và hoạt động của các TCTD để

16

Page 17: Diễn biến tình hình lạm phát VN từ 2004 đến nay. Loan

đề xuất các giải pháp điều hành phù hợp Theo dõi và giám sát các TCTD thực hiện

huy động và cho vay bằng vàng

theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 của

NHNN; ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 chấm

dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD; (5) Phối hợp với các

bộ, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh

doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ.

- Triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm ổn định và an toàn hệ

thống ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) phù

hợp với quy định của Luật các TCTD 2010 và các thông lệ, chuẩn mực quốc

tế: (1) Giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động kinh doanh của các NHTM

theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư số

19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động tín dụng; (2) Yêu cầu các TCTD đảm bảo mức vốn điều lệ theo quy

định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP, Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày

26/01/2011; (3) Nghiên cứu xây dựng Đề án công khai minh bạch hoạt động

của các TCTD tại Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ, dự thảo Thông tư

về quy trình đánh giá, xếp hạng các TCTD thay thế quy định xếp loại

NHTM cổ phần; (4) Triển khai kế hoạch thanh tra năm 2011, theo đó trong 6

tháng đầu năm NHNN tập trung hoạt động cho vay lĩnh vực phi sản xuất,

17