40
TÀI LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẠC LIÊU Đặng Thế Vĩnh THCS Vĩnh Hậu – Hòa bình – Bạc liêu Bạc Liêu là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long , nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 8 và dân số đứng hàng thứ 12 trong khu vực. Tỉnh được thành lập ngày 20-12-1899, chính thức hoạt động từ ngày 01-01-1900. Năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Sau 30-04-1975, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06-11-1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1997. Trong lịch sử, Bạc Liêu từng có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của người Pháp, từng được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây. Vì thế, Pháp đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây. Trải qua những biến cố lịch sử, Bạc Liêu tuy chưa trở thành một đô thị lớn như dự tính lúc đầu của ngưười Pháp, nhưng những ngôi nhà này đã để lại dấu ấn về một thời kỳ đã qua trong lịch sử. Hiện nay, ở Bạc Liêu vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự được xây cất theo lối kiến trúc phương Tây như: Tòa Hành chánh, Tòa án, Dinh bố (nhà quan chủ tỉnh), nhà Huyện Sổn, nhà Hội đồng Trạch, nhà Hội đồng Điều, nhà ông Cao Triều Phát... toàn bộ Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh 1

Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

  • Upload
    huyensu

  • View
    2.065

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

TÀI LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

PHẦN ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BẠC LIÊU

Đặng Thế Vĩnh

THCS Vĩnh Hậu – Hòa bình – Bạc liêu

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán

đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh có diện tích đứng hàng thứ 8

và dân số đứng hàng thứ 12 trong khu vực. Tỉnh được thành lập ngày 20-12-1899,

chính thức hoạt động từ ngày 01-01-1900. Năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập

vào tỉnh Ba Xuyên. Năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập. Sau 30-04-1975, tỉnh Bạc

Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06-11-1996, tỉnh Bạc Liêu được tái

lập, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1997.

Trong lịch sử, Bạc Liêu từng có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai

thác và xây dựng vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của người Pháp, từng được

người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây. Vì

thế, Pháp đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây. Trải qua những

biến cố lịch sử, Bạc Liêu tuy chưa trở thành một đô thị lớn như dự tính lúc đầu của

ngưười Pháp, nhưng những ngôi nhà này đã để lại dấu ấn về một thời kỳ đã qua

trong lịch sử. Hiện nay, ở Bạc Liêu vẫn còn khá nhiều dinh thự, biệt thự được xây

cất theo lối kiến trúc phương Tây như: Tòa Hành chánh, Tòa án, Dinh bố (nhà quan

chủ tỉnh), nhà Huyện Sổn, nhà Hội đồng Trạch, nhà Hội đồng Điều, nhà ông Cao

Triều Phát... toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền,

gạch... đều được chuyên chở từ Pháp qua.

Bạc Liêu cũng nổi tiếng là vùng đất có nhiều người Hoa sinh sống qua câu ca

dao: "Bạc Liêu là xứ cơ cầu, dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu". Người Hoa

sống chan hoà, gắn bó với cộng đồng người Việt, người Khmer. Người Bạc Liêu có

phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Nói đến Bạc Liêu, người

ta thường liên tưởng đến những giai thoại về Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở

giàu có và chịu chơi. Vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn

Lầu và bài Dạ cổ hoài lang - đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam

Bộ. Về kinh tế, nếu Cà Mau nổi danh với nghề dệt chiếu thì Bạc Liêu cũng được Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

1

Page 2: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

nhiều người biết đến bởi nghề làm muối. Muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về

chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động

kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận

Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Mêkông

qua Campuchia. Song, nghề muối Bạc Liêu cũng trải qua nhiều thăng trầm. Hiện

nay, tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn

nhất miền Tây

Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng tọa độ: từ 9o 00'' đến 9o 38' 9'' vĩ Bắc và từ

105o 14' 15'' đến 105o 51' 54'' kinh Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, tỉnh

Kiên Giang; Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà

Mau; Đông và Đông Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 56 km.

Bạc Liêu có các cửa biển Gành Hào, Cái Cùng, Chùa Phật, Nhà Mát; Huyện Kệ là

điều kiện thuận lợi để giao thương, trung chuyển hàng hoá ra vào tỉnh. Quốc lộ 1A

chạy qua địa bàn tỉnh từ Đông sang Tây, nối thị xã Bạc Liêu với thành phố Cà Mau.

Tuyến đường Cao Văn Lầu dài 8 km nối quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến

đường xương cá nối quốc lộ 1A với các nơi khác trong tỉnh, thuận tiện cho giao

thông vận tải.

Địa hình

Bạc Liêu nằm trong vùng đất mới của Đồng bằng Sông Cửu Long, đó là vùng

đồng bằng rìa châu thổ. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0,3 - 0,5

m. Địa hình có xu hướng dốc từ bờ biển vào nội đồng, từ Đông Bắc xuống Tây

Nam. Độ dốc trung bình toàn tỉnh từ 1 - 1,5 cm/km, chia thành hai khu vực rõ rệt:

- Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có địa hình với những giồng cát biển không liên tục,

cao trung bình từ 0,4 - 0,8 m, hướng nghiêng, thấp dần vào nội địa.

- Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A là vùng trũng của tỉnh, cao trung bình từ 0,2 - 0,3 m

so với mực nước biển.

Kiểu địa hình này thuận lợi cho việc đưa nước biển vào nội đồng phục vụ nuôi trồng

thủy sản, song cũng tạo thành các vùng trũng cục bộ, đặc biệt là ở các huyện

Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai.Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

2

Page 3: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Bờ biển Bạc Liêu có những bãi bồi rộng, hằng năm tiến dần ra biển với hàng

nghìn ha rừng phòng hộ. Đây là môi trường thuận lợi để nuôi trồng các loài thủy

sản có giá trị kinh tế cao như: nghêu, sò. Thềm lục địa của tỉnh có tiềm năng dầu và

khí tự nhiên.

Những năm gần đây, Bạc Liêu đang đối mặt với nguy cơ sạt lở đất ven sông.

Theo kết quả khảo sát năm 2008 của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm

cứu nạn Bạc Liêu, toàn tỉnh có gần 15 km bờ sông có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa

cuộc sống của trên 3.000 hộ dân. Các huyện Giá Rai, Đông Hải là điểm “nóng” về

tình hình sạt lở gây hậu quả nghiêm trọng. Các điểm “đen” sạt lở chủ yếu nằm dọc

các cửa sông tiếp giáp với kinh xáng Cà Mau - Bạc Liêu, gồm khu vực hạ lưu cống

Nọc Nạng (thị trấn Giá Rai), khu vực cầu Hộ Phòng (thị trấn Hộ Phòng), khu vực

cầu Láng Trâm, cầu Nhàn Dân, cầu Cây Gừa và cầu Sư Son (xã Tân Phong)... Khu

vực 4, thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) cũng có hàng trăm hộ dân sống trong

vùng nguy cơ sạt lở cao. Khu vực này cứ mỗi năm đất lún xuống tự nhiên ít nhất

0,5 m. Nhiều hộ phải bỏ ra số tiền không nhỏ để bổ sung nền đất phía dưới nhà sàn

và gia cố nhà cửa. Các huyện Phước Long và Hồng Dân cũng có nhiều điểm sạt lở.

Theo thống kê, hai huyện có 372 hộ dân đang sinh sống trong khu vực tiềm ẩn

nguy cơ mất trắng tài sản với tổng chiều dài các đoạn bờ sông cần báo động gần

4.000 m. Nguy hiểm nhất là khu vực ngã tư xã Ninh Quới A (huyện Hồng Dân), vì

nơi đây là điểm giao nhau các dòng chảy giữa kinh xáng Quản lộ Phụng Hiệp và

kinh xáng Cầu Sập - Ngan Dừa lâu nay đã tạo ra hiện tượng hàm ếch ở nhiều nơi.

Khí hậu

Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa

mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng

mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất

31,50C, thấp nhất 22,50C. Số giờ nắng trong năm 2.300 giờ, lượng bức xạ trung

bình khoảng 2.410 kcal/cm2. Độ ẩm trung bình mùa khô 80%, mùa mưa 85%.

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

3

Page 4: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Tỉnh nằm ở vĩ độ thấp, nên ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới; không

chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt từ hệ thống sông Cửu Long. Tuy nhiên, những

năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, nhiều cơn bão lớn đã quét qua địa bàn tỉnh,

gây thiệt hại nặng nề như: cơn bão số 5 năm 1997 và cơn bão số 4 năm 2004.

Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là

trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản trong những

năm qua đã gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây.

Thủy văn

Tỉnh có nhiều kênh rạch chằng chịt như: kênh Quản Lộ, kênh Canh Đền,

kênh Phước Long, kênh Phụng Hiệp, kênh Xáng Cà Mau. Nguồn nước cung cấp

cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: tỉnh có các con kênh dẫn nước ngọt từ sông Hậu về, cung cấp chủ yếu

cho sinh hoạt và sản xuất ở khu vực phía Bắc quốc lộ 1A.

- Nước ngầm: thị xã Bạc Liêu và các huyện phía Nam quốc lộ 1A chủ yếu sử dụng

nước ngầm trong sinh hoạt và sản xuất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Bạc

Liêu có trữ lượng nước ngầm khá lớn. Hiện tại, tỉnh đang khai thác sử dụng ở độ

sâu từ 80 - 100 m. Đây là tầng nước dễ bị nhiễm phèn, cần được quan tâm bảo vệ.

Chế độ thủy văn của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông và

một phần bán nhật triểu biển Tây. Do đó, phần phía Bắc quốc lộ 1A có điều kiện

nuôi trồng thủy sản, làm muối, phá triển rừng ngập mặn.

Hiện nay, nguồn nước mặt và nước ngầm của Bạc Liêu đang có nguy cơ bị ô

nhiễm do nuôi trồng thủy sản quá mức và sử dụng hoá chất trong sản xuất nông

nghiệp. Tỉnh cần có quy hoạch sử dụng hợp lý các nguồn nước, hình thành các hệ

thống cấp thoát nước, tránh để nước thải chưa xử lý lan ra gây ô nhiễm môi

trường.

Tài nguyên thiên nhiên

+ Đất đai

Các nhóm đất

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

4

Page 5: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Bạc Liêu có diện tích tự nhiên không lớn, khoảng 258.410 ha, đứng thứ 8 ở

khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Hằng năm, một phần lớn diện tích được bồi

đắp lấn ra biển và một phần nhỏ diện tích bị sạt lở. Khu vực từ Gò Cát - Đông Hải

đến giáp ranh huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng được bồi đắp nhiều nhất. Tốc độ

lấn biển có năm lên tới 60 - 80 m. Hiện nay, vùng ven biển Bạc Liêu đã hình thành

một bãi bồi rộng 1 - 2 km, dài khoảng 40 km từ thị xã Bạc Liêu đến Gò Cát.

Đất đai chia thành các nhóm chính sau:

- Nhóm đất mặn: chiếm khoảng 38,44% diện tích.

- Nhóm đất phèn: chiếm khoảng 51,78% diện tích.

- Nhóm đất cát: chiếm khoảng 3,24% diện tích.

- Nhóm đất phù sa: chiếm khoảng 2,03% diện tích.

- Các nhóm đất khác: chiếm khoảng 4,55% diện tích.

Xét về khả năng thích nghi, đất đai Bạc Liêu chia thành 2 khu vực:

- Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A có 11 vùng thích nghi. Phía Đông Bắc thích hợp cho

trồng lúa, hoa màu và các cây nông nghiệp khác. Phía Tây thích hợp cho nuôi trồng

thủy sản.

- Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có 10 vùng thích nghi, phù hợp cho nuôi trồng thủy

sản, làm muối và rừng ngập mặn.

Hiện trạng sử dụng đất

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bạc Liêu năm 2002 và 2003

  Tổng diện tích

(nghìn ha)

Đất đã sử dụngĐất chưa sử

dụng và sông suối

núi đáĐất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp có

rừng

Đất nuôi trồng thủy sản và làm

Đất chuyên dùng

Đất ở Diện tích

Tỷ lệ

%

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

5

Page 6: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

muối

(nghìn ha)

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(nghìn ha)

 

Tỷ lệ

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

2002 254,2 111,3 43,8 5,4 2,1 100 39,3 13 5,1 3,9 1,5 20,6 8,1

2003 254,2 99 38,9 5,4 2,1 111,7 43,9 13,5 5,3 4 1,6 20,6 8,1

Nguồn: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - Tập 6 - Trang 57 - NXB Giáo dục -

2006

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bạc Liêu thời điểm 01-01-2007

 

Danh mục

Tổng diện tích

(nghìn ha)

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp Đất chuyên

dùng Đất ở

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích

(nghìn ha)

Tỷ lệ

%

Cả nước 33.121,2 9.436,2 28,5 14.514,2 43,8 1.433,5 4,3 611,9 1,8Đồng bằng Sông Cửu

Long4.060,4 2.567,3 63,2 349,0 8,6 224,9 5,5 109,3 2,7

Bạc Liêu 258,4 98,2 38,0 4,8 1,9 10,9 4,2 4,4 1,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Sinh vật

+Rừng

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2007, diện tích rừng của tỉnh Bạc

Liêu là 5.500 ha, tất cả đều là rừng trồng, không có rừng tự nhiên. Giá trị sản xuất

lâm nghiệp sơ bộ năm 2007 của tỉnh là 17 tỷ VNĐ (giá so sánh năm 1994). Rừng

Bạc Liêu là rừng ngập mặn và phèn, có năng suất sinh học cao, giá trị phòng hộ và

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

6

Page 7: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

môi trường lớn, chủ yếu là rừng tràm, rừng đước. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn

và cửa sông ở Bạc Liêu khá nhạy cảm với ô nhiễm môi trường. Vì vậy, rừng Bạc

Liêu cần được quan tâm bảo vệ.

Sinh vật biển

Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km, từ xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu đến

thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải.  Vùng biển rộng 4 vạn km2, nằm trong khu vực

bán đảo Cà Mau nối liền vịnh Thái Lan, tiếp giáp với vùng biển của các nước Đông

Nam Á, có tiềm năng kinh tế to lớn và vị trí quốc phòng quan trọng. Biển Bạc Liêu

có trữ lượng hải sản lớn, chủng loại phong phú, với khoảng 661 loài cá. Nhiều loài

trong đó có giá trị kinh tế cao như: cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, cá

đường.... Tổng trữ lượng ước khoảng 800 nghìn tấn, hằng năm có thể khai thác từ

240 - 300 nghìn tấn. Tôm biển có trên 30 loài, có thể khai thác khoảng 10 nghìn

tấn/năm. Ngoài tôm và cá, vùng biển Bạc Liêu còn có nhiều loại hải sản khác như:

mực, nghêu, sò huyết....Tỉnh có 3 cửa biển: Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng là điều

kiện để phát triển ngành vận tải và du lịch biển. Gành Hào có thể phát triển thành

trung tâm kinh tế biển lớn của tỉnh, cung cấp dịch vụ cho đánh bắt và chế biến thủy

sản.

Du Lịch

Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch biển với những

cảnh quan thiên nhiên độc đáo như vườn chim, vườn nhãn… kết hợp với những di

tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc cổ. Bạc Liêu có 27 di tích lịch sử văn hoá đã được

xếp hạng cấp quốc gia, nhiều danh thắng rất hấp dẫn du khách. Hiện tại, ở trung

tâm thị xã Bạc Liêu còn khoảng gần 30 căn biệt thự lớn nhỏ kiểu Tây nằm tập trung

ở hai bên bờ sông. Đó là cụm nhà của gia tộc Trần Trinh, tòa hành chánh, tòa án,

dinh tham biện, nhà Huyện Sổn, nhà Hội đồng Điều, nhà Cao Triều Phát.... Toàn bộ

vật liệu xây dựng những ngôi nhà này như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền....đều

được chở từ Pháp sang. Lối kiến trúc cũng mang đậm phong cách phương Tây

trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đa số các ngôi nhà đều có nhiều

cửa sổ, khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, rợp bóng cây xanh, phần trước đối xứng

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

7

Page 8: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

nhau, mái lợp ngói. Mái ngói hình bát giác, các xà nối ngang như ở chùa. Các ngôi

nhà có nét đường bệ, nền đúc cao, quét vôi vàng. Bên trong nhà thường là những

hành lang, vòm trần cao vút. Vì vậy, quần thể kiến trúc nhà Tây ở Bạc Liêu mang

một sắc thái riêng, khác hẳn những ngôi biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt…

Với những tìm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, Bạc Liêu có

điều kiện để phát triển du lịch. Doanh thu ngành du lịch trong những năm qua tăng

bình quân 4,7%/năm. Số khách đến địa bàn tăng trung bình 9,6%/năm, mức lưu trú

đạt bình quân 1,3 ngày đêm/lượt khách. Theo số liệu thống kê của tỉnh, năm 2007,

Bạc Liêu đón được 220.000 lượt khách và doanh thu đạt 240 tỷ đồng. Năm 2008,

doanh thu đạt 300 tỷ đồng, tăng 16,7% và số lượt khách đến Bạc Liêu là 280.000

tăng 27,2% so với năm 2007, trong đó khách quốc tế khoảng 8.000 và 85.000 lượt

khách sử dụng dịch vụ lưu trú.

Kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 là: Đẩy mạnh công

tác xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng tour, tuyến hợp lý; đầu tư cơ sở hạ tầng

cho các dự án khu, điểm du lịch trọng điểm để du lịch Bạc Liêu tạo đà bứt phá. Tỉnh

đã tập trung đầu tư xây dựng Khu du lịch Nhà Mát với quy mô gần 100 ha ngay tại

thị xã Bạc Liêu. Dự kiến năm 2010 công trình hoàn tất và đưa vào sử dụng sẽ là

một đòn bẩy thúc đẩy du lịch Bạc Liêu phát triển. Ngoài ra còn có một số dự án

phát triển du lịch sinh thái như dự án phát triển khu du lịch sinh thái ven biển có quy

mô 80 ha; khu du lịch sân chim Bạc Liêu; khu du lịch Vườn Nhãn Bạc Liêu; dự án

xây dựng khách sạn, nhà hàng…Bên cạnh việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá,

ngành du lịch tỉnh còn tập trung khai thác các điểm nhấn văn hoá mang sắc thái

riêng của Bạc Liêu như: xây dựng khu lưu niệm cố nhạc sỹ Cao văn Lầu; các khu

du lịch tâm linh gắn với chùa chiền; tháp cổ Vĩnh Hưng gắn với nền văn hoá Óc Eo;

phát triển các câu lạc bộ đờn ca tài tử để phục vụ khách du lịch tại các khu di tích;

tổ chức các lễ hội truyền thống địa phương.

Năm 2009, nhân kỷ niệm 90 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang, tỉnh Bạc

Liêu sẽ tổ chức lễ hội Dạ cổ hoài lang từ ngày 29-09 đến ngày 03-10 tại thị xã Bạc

Liêu. Trong lễ hội sẽ có nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật: chương trình sân

khấu hoá về quá trình ra đời và phát triển của bản Dạ cổ hoài lang, bản vọng cổ và

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

8

Page 9: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

nghệ thuật cải lương; thả hoa đăng trên sông Bạc Liêu; khánh thành khu lưu niệm

Cao Văn Lầu được đầu tư kinh phí xây dựng 6,3 tỷ đồng; trưng bày những hiện vật,

hình ảnh về thân thế và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu…

Hành chính

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính trực thuộc là: thị xã Bạc Liêu,

huyện Vĩnh Lợi, huyện Hoà Bình, huyền Hồng Dân, huyện Phước Long, huyện Giá

Rai, huyện Đông Hải. Trong đó, thị xã Bạc Liêu có diện tích nhỏ nhất, huyện Đông

Hải có diện tích lớn nhất. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã tại thời điểm 31-12-

2007 là 61, trong đó có 7 phường, 7 thị trấn và 47 xã.

Các cơ quan quản lý cao nhất của tỉnh hiện nay là: Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân

(HĐND) và Ủy ban Nhân dân (UBND):

- Tỉnh ủy là cơ quan đại diện cho đảng bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh. Đứng

đầu là Bí thư Tỉnh ủy. Quyền hạn và trách nhiệm được quy định theo Điều lệ đảng.

Bí thư tỉnh ủy hiện nay là ông Phan Quốc Hưng.

- HĐND theo quy định là cơ quan quyền lực nhân dân trong tỉnh, được bầu lên với

nhiệm kỳ 5 năm. Đứng đầu cơ quan này là Chủ tịch HĐND. Chủ tịch HĐND tỉnh

Bạc Liêu hiện nay là ông Nguyễn Văn Út.

- UBND do Hội đồng nhân dân chọn ra, có trách nhiệm quản lý trực tiếp các vấn đề

hành chính, kinh tế, xã hội, văn hoá....của tỉnh nhà. Đứng đầu UBND là Chủ tịch và

các phó Chủ tịch, bên dưới là các Sở ban ngành quản lý từng lĩnh vực cụ thể. Chủ

tịch UBND tỉnh hiện nay là ông Võ Anh Dũng. Ông Dũng được bầu làm Chủ tịch

UBND tỉnh Bạc Liêu tại kỳ họp bất thường ngày 06-08-2009 của HĐND tỉnh khoá

VII thay thế cho ông Cao Anh Lộc

Dân cư quy mô

Bạc Liêu là tỉnh có quy mô dân số nhỏ, đứng thứ 12 trong số 13 tỉnh thành vùng

Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, dân số tỉnh Bạc

Liêu năm 2008 là 829.300 người, cao hơn tỉnh Hậu Giang. Dân số tăng dần qua

các năm. Theo các tài liệu cũ, vào năm 1910, dân số Bạc Liêu là 87.400 người. Sau

20 năm, vào năm 1930, dân số tỉnh là 231.000 người, tăng gấp 2,64 lần. Năm

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

9

Page 10: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

1970, dân số Bạc Liêu là 293.200 người. Sau 30 năm, vào năm 2000, dân số tỉnh là

745.200 người, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1970. Năm 2004, dân số Bạc Liêu là

793.500 người. Năm 2008 là 829.300 người, tăng gấp 1,045 lần năm 2004.

Bạc Liêu là tỉnh nhỏ, diện tích hẹp, dân số thấp. Theo thông tin từ Tổng cục

Thống kê, mật độ dân số của tỉnh năm 2008 là 321 người/km2, đứng thứ 10 ở khu

vực Đồng bằng Sông Cửu Long, cao hơn các tỉnh Long An, Kiên Giang và Cà Mau.

Dân cư Bạc Liêu phân bố không đều giữa các huyện và thị xã. Theo số liệu từ Niên

giám Thống kê năm 2004, thị xã Bạc Liêu có mật độ dân số 796 người/km2, cao

gấp 2,5 lần mật độ dân số bình quân toàn tỉnh và 3,26 lần mật độ dân số của huyện

Đông Hải. Trong các huyện, Giá Rai và Vĩnh Lợi có mật độ dân số cao nhất, thấp

nhất là huyện Hồng Dân.

Dân cư hình thành theo cụm và theo tuyến, tập trung ở thị xã Bạc Liêu, các thị trấn

huyện lỵ và ven trục quốc lộ 1A, có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn.

Năm 2003, dân thành thị của tỉnh chiếm 24,6% dân số, năm 2004, tỷ lệ này là

25,5%. Trong đó, thị xã Bạc Liêu chiếm 51,5%, còn lại là dân cư ở các thị trấn

huyện lỵ của các huyện. Số dân thành thị không ngừng gia tăng qua các năm, theo

thông tin từ Tổng cục Thống kê sơ bộ năm 2008, dân thành thị của Bạc Liêu là

222.300 người, chiếm 26,8% dân số toàn tỉnh. Theo số liệu của Ban chỉ đạo điều

tra Dân số và Nhà ở tỉnh Bạc Liêu năm 2009, dân số thành thị của tỉnh là 227.764

người, chiếm 26,6% dân số toàn tỉnh.

Cơ cấu dân số

Xét theo độ tuổi, Bạc Liêu là tỉnh có dân số trẻ. Năm 1999, số người trong độ

tuổi dưới 15 chiếm 33,9%, từ 15 - 59 tuổi chiếm 59,8%, từ 60 tuổi trở lên chiếm

6,3%. So với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và

trong độ tuổi lao động cao hơn, tỷ lệ người trên độ tuổi lao động thấp hơn. So với

mức trung bình của cả nước, Bạc Liêu có tỷ lệ người dưới và trên độ tuổi lao động

cao hơn, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thấp hơn.

- Xét về giới tính, dân số Bạc Liêu thiên về nữ giới. Năm 2003, nữ giới chiếm

51,3% dân số cả tỉnh, nam giới chiếm 48,7%. Năm 2008, nữ giới chiếm 51,27%

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

10

Page 11: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

dân số cả tỉnh, nam giới chiếm 48,73%. Sau 5 năm, khoảng cách chênh lệch dân

số nam nữ rút ngắn không đáng kể, chỉ 0,03%. Huyện Phước Long có tỷ lệ nữ giới

cao trong dân số (52,9% vào năm 2003), kế đến là thị xã Bạc Liêu (52,2% vào năm

2003). Hai huyện Hồng Dân và Vĩnh Lợi có tỷ lệ nữ giới thấp hơn cả (51% vào năm

2003). Theo số liệu của Ban chỉ đạo điều tra Dân số và Nhà ở tỉnh Bạc Liêu năm

2009, dân số nữ của Bạc Liêu là 429.382 người, chiếm 50,15% dân số toàn tỉnh.

- Về dân tộc, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều dân tộc cùng cư trú. Trong

đó, người Kinh chiếm 89,5% dân số, người Hoa chiếm 2,5%, người Khmer chiếm

7,9%, còn lại là các dân tộc khác. (Số liệu thống kê năm 2003).

+ Người Khmer sống rải rác ở các huyện trong tỉnh, song đông nhất là ở huyện

Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Họ sống bằng nghề nông và một ít

làm nghề nuôi trồng thủy sản. Người Khmer ở Bạc Liêu có nét văn hoá riêng rất

đặc sắc. Chùa Khmer là nơi tập trung đầy đủ các nét đẹp văn hoá của người

Khmer, bao gồm tín ngưỡng và nghệ thuật kiến trúc.

+ Người Hoa sống tập trung ở thị xã Bạc Liêu, giỏi nghề buôn bán. Đồng thời, họ

cũng đã nhen nhóm nền công nghiệp chế biến ở Bạc Liêu ngay từ buổi ban đầu.

Trong phát triển kinh tế, người Hoa luôn thể hiện tính tiên phong, mạnh dạn đầu tư

vào những ngành nghề cho lợi nhuận kinh tế cao, nhất là các ngành dịch vụ. Hoạt

động văn hoá của người Hoa cũng rất phong phú. Tinh thần đoàn kết, tương thân

tương ái trong cộng đồng người Hoa luôn được đề cao. Đó là sự tương trợ của

những người trong tộc họ, các tổ chức từ thiện, hội tương tế, với những việc làm

thiết thực như: giải quyết việc làm, giúp vốn làm kinh tế, đóng góp xây dựng nhà

tình nghĩa, tình thương, ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

Về độ tuổi lao động, nguồn lao động của tỉnh dồi dào và thường xuyên gia

tăng do dân số trẻ. Năm 1999, số người trong độ tuổi lao động (tính từ 15 đến 59

tuổi) của tỉnh là 440.100 người, chiếm 59,8% dân số; năm 2002, con số này là

478.700 người; năm 2004, con số này là 489.700 người, chiếm 61,7% dân số toàn

tỉnh. Năm 2004, số lao động có việc làm là 401.400 người, chiếm 81,9% số người

trong độ tuổi lao động. Phần lớn lao động Bạc Liêu hoạt động trong lĩnh vực Nông -

Lâm - Ngư nghiệp, chiếm 74,6% số lao động năm 2001, trong khi đó, tỷ lệ lao động Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

11

Page 12: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

trong ngành Công nghiệp - Xây dựng là 8,1% và ngành Thương mại - Dịch vụ là

18,4%. Những năm gần đây, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã chuyển

dịch. Trong nội bộ ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp cũng có sự chuyển đổi mạnh

theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm và tăng dần tỷ trọng ngư nghiệp. Số lao

động trong các ngành kinh tế khác thay đổi không đáng kể. Tình trạng việc làm của

người lao động không ổn định. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp trong toàn tỉnh là 3,2%,

ở thành thị là 2,5%. Trình độ kỹ thuật và tay nghề lao động còn thấp. Trong số

401.400 lao động có việc làm năm 2004, chỉ có 20% là có trình độ chuyên nghiệp

trở lên.

Giáo dục

Hệ thống giáo dục của tỉnh bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

và giáo dục chuyên nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 30-

09-2007, toàn tỉnh Bạc Liêu có 234 trường học ở các cấp phổ thông, thấp nhất khu

vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tổng số học sinh phổ thông tại thời điểm 31-12-

2007 là 138.141 em, trong đó, cấp tiểu học là 75.006 em, cấp trung học cơ sở là

44.715 em, cấp trung học phổ thông là 18.420 em. Tổng số giáo viên phổ thông

trực tiếp giảng dạy tại thời điểm 31-12-2007 là 6.960 người, trong đó, giáo viên tiểu

học là 3.720 người, giáo viên trung học cơ sở là 2.366 người, giáo viên trung học

phổ thông là 874 người.

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm

học 2006 - 2007 là 59,18%, thấp hơn so với tỷ lệ trung bình khu vực Đồng bằng

Sông Cửu Long (80,62%) và cả nước (80,42%), thấp nhất khu vực Đồng bằng

Sông Cửu Long. Theo tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp

trung học phổ thông năm 2008 - 2009 của tỉnh là 72,8%, bổ túc trung học phổ thông

là 12,42%. Năm học 2009 - 2010, tỉnh phấn đấu đạt tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ

thông trên 75%.

Sáng 20-07-2009, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức lễ công

nhận tỉnh Bạc Liêu đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGD THCS ).

Đến thời điểm này, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có phòng học kiên cố.

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

12

Page 13: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Toàn tỉnh hiện có 64 trường Mầm non, 154 trường Tiểu học, 67 trường THCS, có

85 trường Trung học. Có trên 9.200 giáo viên từ bậc học Mầm non đến THPT. Toàn

tỉnh có 31 xã, phường, thị trấn, 7/7 huyện, thị được công nhận chuẩn quốc gia về

PCGDTHCS. Đến thời điểm này các chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi và THCS đều đạt

và vượt tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục & Đào tạo qui định: 96,93% đối tượng tốt nghiệp

lớp 9 ; 81,35% đối tượng từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS, trẻ em 6 tuổi vào

lớp 1 đạt 99,10%, trẻ em 11-14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học đạt 90,79%. 31/61 xã,

phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Y tế

Năm 2004, toàn tỉnh có 68 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện tỉnh, 6 bệnh

viện huyện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, và 58 trạm y tế xã phường. Tổng số

giường bệnh là 1.167 giường. Toàn tỉnh có 1.307 cán bộ y tế, trong đó 435 người

có trình độ bác sĩ và trên đại học, 100% trạm y tế xã trong tỉnh đều có bác sĩ.

Năm 2007, toàn tỉnh có 71 cơ sở y tế, trong đó có 7 bệnh viện, 2 phòng khám khu

vực, 61 trạm y tế xã phường. Tổng số giường bệnh trực thuộc sở Y tế tỉnh là 1.410

giường, trong đó có 1.110 giường ở các bệnh viện, 30 giường ở các phòng khám

đa khoa, 262 giường ở các trạm y tế phường xã. Tổng số cán bộ ngành y trực

thuộc Sở Y tế là 1.709 người, trong đó có 387 bác sĩ, 780 y sĩ, 358 y tá và 184 nữ

hộ sinh.

Vấn đề khó khăn hiện nay là các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh hầu như chưa được

trang bị hệ thống xử lý rác thải. Mỗi ngày các cơ sở này thải ra hàng trăm kg chất

thải y tế dạng rắn và hàng chục khối chất thải dạng lỏng. Hầu hết đều được chôn

lấp sơ sài hoặc đổ thẳng ra sông rạch. Theo khảo sát của ngành y tế Bạc Liêu, tại

thời điểm tháng 07-2009, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn

tỉnh đều không có hệ thống xử lý nước thải y tế đúng quy định của ngành. Tuy

nhiên, để đầu tư hệ thống xử lý khá tốn kém nên hầu hết chấp nhận phạt khi có

đoàn kiểm tra. Sở Tài nguyên - Môi trường Bạc Liêu đã nhiều lần kiểm tra, cảnh

báo. Kết quả kiểm tra cho biết: trừ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các cơ sở y tế còn lại

đều vi phạm.

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

13

Page 14: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Ngành Y tế Bạc Liêu cũng nhiều lần được báo chí trong nước phản ánh về các sai

phạm trong công tài chính và cán bộ. Năm 2004, lãnh đạo Sở nâng khống giá mua

trang thiết bị phòng chống cúm gia cầm. Hàng loạt dụng cụ không sử dụng được vì

chất lượng kém. Vụ việc đã bị Công an Bạc Liêu khởi tố ngày 12-12-2006. Năm

2008, Sở Y tế Bạc Liêu lại thu hút sự chú ý của dư luận qua việc một y tá được bổ

nhiệm làm Phó giám đốc Sở. Đây là việc làm chưa có tiền lệ trong tỉnh và trong

ngành Y tế cả nước.

Kinh tế

Nhận định chung

Từ khi tái lập tỉnh năm 1996, kinh tế Bạc Liêu có mức tăng trưởng khá. Tổng

sản phẩm trên địa bàn tăng nhanh, năm 1997 là 1.971.589 triệu VNĐ, năm 2006 là

8.879.535 triệu VNĐ (tính theo giá hiện hành), tăng 450,374%. GDP bình quân đầu

người năm 1997 là 218,10 USD, năm 2006 là 679,90 USD, tăng 311,79%. 

Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công

nghiệp, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên,

tốc độ biến đổi còn chậm. Năm 1997, cơ cấu kinh tế tỉnh bao gồm: Nông - Lâm -

Ngư nghiệp: 57,08%, Công nghiệp - Xây dựng 18,79%, Thương mại - Dịch vụ:

24,13%. Năm 2006. cơ cấu kinh tế tỉnh bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

54,77%, Công nghiệp - Xây dựng 24,00%, Thương mại - Dịch vụ: 21,23%. (Tính

theo giá hiện hành - Số liệu trên Website tỉnh Bạc Liêu).

Cơ cấu kinh tế theo loại hình có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng kinh

tế nhà nước, tăng dần tỷ trọng kinh tế ngoài nhà nước và Khu vực có Vốn đầu tư

nước ngoài (Khu vực có VĐTNN). Năm 1997, cơ cấu loại hình kinh tế của tỉnh bao

gồm: Kinh tế nhà nước 24,33%, Kinh tế ngoài nhà nước 75,67%, Khu vực có

VĐTNN: 0%. Năm 2006, cơ cấu này bao gồm: Kinh tế nhà nước 18,81%, Kinh tế

ngoài nhà nước 80,23%, Khu vực có VĐTNN: 0,95%.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 và hướng đến năm 2020 của

tỉnh đề ra những mục tiêu: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền

vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, trong đó tốc độ tăng GDP

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

14

Page 15: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

bình quân 12%/năm, cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp khoảng 39,5%, công

nghiệp 33%, dịch vụ 27,5%; Giá trị xuất khẩu tăng từ 151 triệu USD (năm 2005) lên

360 triệu USD (năm 2010); Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xóa đói

giảm nghèo, giải quyết việc làm...Theo quy hoạch, kinh tế biển sẽ là mũi nhọn kinh

tế của Bạc Liêu trong những năm tới, dự kiến năm 2020, kinh tế biển sẽ chiếm 50%

GDP của tỉnh.

Các khu vực kinh tế

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nông - Lâm - Ngư nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

Bạc Liêu. Trước năm 1997, ngành chỉ độc canh cây lúa, vì vậy chưa mang lại hiệu

quả kinh tế cao. Sau khi tái lập tỉnh, ngành đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang

luân canh đa cây đa con trên cùng một diện tích. Trong nội bộ ngành cũng có sự

chuyển dịch cơ cấu rõ rệt, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngư

nghiệp.

Từ năm 1997 - 2005, diện tích đất trồng lúa của Bạc Liêu giảm gần 70 ngàn ha do

chuyển dịch sang nuôi tôm, nhưng sản lượng lúa vẫn giữ mức ổn định 550 - 600

ngàn tấn/năm, vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa xuất khẩu. Nông dân thay đổi

tập quán canh tác, không còn độc canh cây lúa nữa mà kết hợp giữa trồng lúa với

nhiều loại cây con khác mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, nhất là từ khi có sự

chuyển đổi các mô hình: lúa - cá, lúa - màu, lúa - tôm, lúa - cua, mô hình VACB

(vườn - ao - chuồng - bioga). Các mô hình này cho thu nhập từ 30 - 50 triệu

đồng/ha, trừ chi phí cũng còn lãi từ 20 - 25 triệu đồng/ha và quan trọng nhất là bảo

vệ được môi trường sinh thái bền vững so với sản xuất độc canh cây lúa hoặc độc

canh con tôm.

Hướng phát triển sắp tới Bạc Liêu sẽ tiếp tục đầu tư 600 - 630 tỷ đồng vốn từ

nội lực cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực

kinh tế trọng điểm trong sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, lúa chất lượng cao,

sản xuất đa cây đa con, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững; hoàn chỉnh từ 80 -

85% hệ thống thủy lợi nội đồng, phục vụ trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Hệ thống

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

15

Page 16: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

ngân hàng sẽ dành nguồn vốn tín dụng trên 3.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển

nông nghiệp - nông thôn toàn diện, nhằm thực hiện thành công Chương trình xây

dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái đang

được triển khai ở nhiều vùng nông thôn Bạc Liêu hiện nay.

Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh Bạc Liêu. Từ năm 1997,

ngành đã có những bước phát triển, thay đổi giống và kỹ thuật canh tác, đem lại

hiệu quả kinh tế cao. Theo thông tin từ Website tỉnh, giá trị sản xuất năm 1997 của

ngành là 1.340.088 triệu VNĐ, năm 2006 là 2.953.685 triệu VNĐ (theo giá hiện

hành), tăng 220,4%. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông

nghiệp năm 2007 là 1.639,2 tỷ VNĐ (theo giá so sánh 1994), đứng thứ 12 ở khu

vực Đồng bằng Sông Cửu Long, hơn tỉnh Cà Mau.

Quý I năm 2009, diện tích gieo sạ lúa Đông Xuân và Xuân Hè của tỉnh là 42.170 ha,

tăng 19,8% kế hoạch và 5,5% so cùng kỳ năm 2008; đã thu hoạch khoảng 13.000

ha; năng suất 5,5 tấn/ha, sản lượng 71.500 tấn, tăng 30% so cùng kỳ năm 2008.

Lĩnh vực chăn nuôi bị ảnh hưởng do dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn huyện

Phước Long và Giá Rai vào trung tuần tháng 2. Theo đánh giá của tỉnh Bạc Liêu, 3

tháng đầu năm 2009, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực đạt kết quả khá nhất trong

phát triển kinh tế. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng so với cùng kỳ,

giá thu mua lương thực đang có lợi cho nông dân, sản xuất muối kịp thời khắc phục

thiệt hại sau những cơn mưa trái mùa cùng với giá muối tăng cao nên thu nhập

mùa vụ của các hộ diêm dân đạt khá. Bên cạnh tình hình khá thuận lợi của sản

xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo được xem là khá tốt trong bối cảnh khó khăn như

hiện nay với 28.320 tấn gạo được xuất khẩu trong quý I, tăng gấp 3,5 lần so với

cùng kỳ...

Bảng thống kê thành tựu 10 năm trồng trọt của tỉnh Bạc Liêu

Danh mục

Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng lúa bình quân đầu

người (kg/người/năm)

Lúa MàuCây hằng năm

Cây lâu năm

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

16

Page 17: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

1997 152.00 989 159.451 13.204 708,97 2006 145.762 467 160.658 11.735 825,69

Tốc độ tăng

trưởnggiảm giảm   giảm 116,48%

                                                                                                                     

 

Số lượng vật nuôi của tỉnh qua các năm

Danh mục

Đơn vị tính

2000 2001 2002 2003 2004

Trâu - bò

con 6.492 3.278 2.982 3.018 2.297

Heo con 206.012 187.063 203.328 222.319226.372

Gànghìn con

3.309 1.988 2.398 2.192 1.401

Vịtnghìn con

2.495 1.249 1.613 1.200  

                                   Nguồn: Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - NXB Giáo Dục - Tập 6 - Trang 80

Lâm nghiệp

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích rừng phòng hộ ven biển và rừng đặc dụng sân

chim tương đối ổn định. Hều hết diện tích đất trống ven biển đã được trồng rừng

phòng hộ. Tổng diện tích đất có rừng năm 1997 là 4.157 ha, năm 2003 là 5.390 ha.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31-12-2008, tổng diện tích rừng

của tỉnh Bạc Liêu là 4.300 ha, trong đó, rừng tự nhiên là 2.300 ha, rừng trồng là

2.000 ha, tỷ lệ che phủ đạt 1,7%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp sơ bộ năm 2008 là

19,6 tỷ VNĐ (giá so sánh 1994). Sản lượng gỗ khai thác sơ bộ năm 2008 là 2.900

m3.

Ngư nghiệp

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

17

Page 18: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Ngư nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của

Bạc Liêu. Ngày 10-10-2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu phê duyệt đề án phát

triển kinh tế biển đến năm 2020. Theo đó đến năm 2020 kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu

sẽ phấn đấu đạt các chỉ tiêu:

- Tổng sản lượng thủy sản: 250.000 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng: 130.000

tấn, sản lượng khai thác: 120.000 tấn.

- Năng lực sản xuất thủy sản: ổn định đội tàu khai thác hiện có đến năm 2010, đến

năm 2020 có 80% tàu có công suất 90 CV trở lên

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: 62.823 ha

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ biển: 550 triệu USD

- Kinh tế biển chiếm 50% GDP của tỉnh vào năm 2020

Giai đoạn 2010, tỉnh xác định thủy sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn tiếp đến là

phát triển du lịch và dịch vụ ven biển. Tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống

cảng cá khu neo đậu tránh trú bão; đầu tư phát triển sản xuất muối theo chiều sâu

và công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo muối nguyên liệu

cho công nghệ; phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương tiến hành khảo sát, điều

tra tài nguyên biển, quy hoạch sản xuất vùng biển; đầu tư xây dựng hệ thống quan

trắc, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển.

Giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển các khu kinh tế tổng

hợp ven biển gắn với các khu đô thị; hình thành và phát triển kinh tế hàng hải gồm:

xây dựng cảng thương mại, xây dựng đội tàu vận tải biển, sửa chữa đóng tàu biển;

tổ chức sản xuất, nuôi trồng một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở vùng biển

thích hợp; tiếp tục đầu tư phát triển dịch vụ và du lịch biển; đầu tư phát triển một số

nghề biển như: năng lượng gió, năng lượng sóng, thủy triều, khai thác khoáng sản

vùng đáy biển, dầu khí.

Trên thực tế, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh đã không ngừng gia tăng

qua các năm. Theo thông tin từ Website tỉnh, giá trị sản xuất thủy sản năm 1997 là

887.929 triệu VNĐ, năm 2006 là 17.273.000 triệu VNĐ, tăng 9,35%. Theo thông tin

từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất thủy sản sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 4.364,3

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

18

Page 19: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

tỷ VNĐ (giá so sánh năm 1994). Quý I năm 2009, tổng sản lượng thủy sản khai

thác và nuôi trồng đạt 42.629 tấn (Bao gồm: sản lượng nuôi trồng 21.837 tấn, bằng

83,8% so cùng kỳ; sản lượng khai thác 20.792 tấn, tăng 19,4% so cùng kỳ).

Nuôi trồng

Từ năm 1997 đến năm 2005, hơn 70.000 ha đất trồng lúa trong tỉnh đã

chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Khu vực nội địa

trong bờ biển của tỉnh nằm 2 bên quốc lộ 1A, có hơn 135.000 ha đất thuộc vùng

sinh thái mặn và nước lợ có khả năng nuôi trồng và phát triển đa dạng các loài thủy

sản có giá trị kinh tế cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, cua, cá kèo... đồng thời có điều

kiện thích hợp cho việc hình thành các trung tâm sản xuất con giống phục vụ cho

việc nuôi trồng thủy sản.

Ngày 08-10-2008, tỉnh Bạc Liêu đã khởi công xây dựng vùng nuôi tôm sú

công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Dự án có

tổng diện tích 800 ha, vốn đầu tư lên đến 30 tỷ đồng thuộc Chương trình phát triển

nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn. Dự án tập trung xây

dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất tôm sú giống, ao hồ nuôi…nhằm quy hoạch

vùng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khép kín với quy trình kỹ thuật cao.

Dự kiến năm 2010, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là lần đầu tiên

sau 10 chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu quy hoạch được vùng sản xuất tôm

sú hiện đại, khép kín với quy mô lớn.

Năm 2009, người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại đang gặp khá nhiều khó khăn. Quý

I năm 2009, diện tích đang thả nuôi các loài thủy sản 105.259 ha. Diện tích nuôi

tôm công nghiệp - bán công nghiệp giảm đến 37% so với cùng kỳ, giá tôm nguyên

liệu thấp, chất lượng con giống không bảo đảm, nông dân thiếu vốn đầu tư, hạ tầng

cho vùng tôm không bảo đảm... đã làm cho sản lượng nuôi trồng, chế biến, xuất

khẩu thủy sản giảm mạnh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi các loại thủy sản mới ở Bạc Liêu (như

cua, cá kèo, cá bống tượng, cá chình, ba ba, cá thác lác cườm...) xuất hiện ngày

một nhiều. Ở các vùng phía Bắc tỉnh, có nguồn nước ngọt quanh năm từ sông Hậu

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

19

Page 20: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

đổ về, nghề nuôi thủy sản trên sông phát triển khá mạnh. Mô hình nuôi cá lóc trong

mùng (màn) trên sông được nhiều người áp dụng vì vốn đầu tư ít nhưng cho hiệu

quả kinh tế cao. Người nuôi chỉ đầu tư vài triệu đồng mua cá giống, vải màn, cây

làm cọc để bao cá, sau đó thả cá, thả chà (cắm nhiều cây có nhánh khô, để làm

chỗ cho cá tránh, trú bớt ánh nắng gay gắt) và chăm sóc cá. Nuôi từ 3-3,5 tháng, cá

sẽ đạt trọng lượng từ 300 - 700 gram/con. Đây là hình thức nuôi trồng mới, đem lại

thu nhập đáng kể cho người dân.

Khai thác

Vùng biển Bạc Liêu có trữ lượng hơn 460.000 tấn thủy sản các loại, hàng

năm cho phép khai thác trên 100.000 tấn thủy sản với nhiều loại có giá trị kinh tế

cao, như tôm, cua, mực... Đặc biệt, dọc theo bờ biển của tỉnh có 3 cửa sông lớn rất

thuận lợi cho việc khai thác hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ, cung cấp nước mặn và

con giống cho nuôi trồng thủy sản. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, số lượng

tàu đánh bắt xa bờ sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 350 chiếc, sản lượng thủy sản khai

thác sơ bộ năm 2008 là 75.421 tấn.

Chủ trương phát triển kinh tế biển và kinh tế thủy sản đã giúp hàng chục

ngàn lao động, nhất là nhân dân vùng biển có thêm việc làm, qua đó góp phần xóa

đói giảm nghèo. Đặc biệt, công trình cảng cá và Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề

cá Gành Hào đã xây xong và đưa vào khai thác phục vụ cho ngư dân vùng biển…

Các ngành chức năng của tỉnh đang tiếp tục hoàn thành các thủ tục để xây dựng

khu neo đậu tàu thuyền, cảng cá ở Nhà Mát và Cái Cùng nhằm tạo động lực mới

cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Công nghiệp - Xây dựng

Tình hình phát triển

Từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu ngành Công nghiệp - Xây dựng có gia tăng,

nhưng không mạnh. Năm 1997, ngành này chiếm 18,79% trong cơ cấu kinh tế tổng

sản phẩm các ngành kinh tế của tỉnh (tính theo giá hiện hành). Năm 2006, con số

này là 24,00%. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp

theo giá thực tế năm 2007 của tỉnh là 4.285,7 tỷ VNĐ, đứng thứ 12 khu vực Đồng Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

20

Page 21: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

bằng Sông Cửu Long, cao hơn tỉnh Trà Vinh. Theo thông tin từ Website Sở Công

Thương tỉnh, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 là 2.817 tỷ đồng, phân

theo loại hình kinh tế: kinh tế nhà nước chiếm 903 tỷ đồng, kinh tế ngoài nhà nước :

1.439 tỷ đồng và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 475 tỷ VNĐ.

Theo thông tin từ Website tỉnh Bạc Liêu, quý I năm 2009, giá trị sản xuất

công nghiệp của tỉnh ước đạt 495,8 tỷ VNĐ, bằng 15% kế hoạch, tăng 3,4% so

cùng kỳ. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: gạo xay xát, tăng 6,12%,

điện thương phẩm, tăng 6,35% và nước thương phẩm, tăng 4,42% so cùng kỳ. Sản

lượng chế biến thủy sản xuất khẩu thực hiện 3.955 tấn, giảm 13,6% so cùng kỳ.

Về cơ cấu ngành, công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. Năm 2004, ngành

này chiếm 90% tổng giá trị sản xuất toàn ngành. Các ngành công nghiệp chủ yếu

bao gồm: chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất

nước đá, cơ khí sửa chữa. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: muối biển, thủy

sản đông lạnh xuất khẩu, gạo xay xát, vật liệu xây dựng......

Không như các tỉnh thành khác, ở Bạc Liêu, phân bố công nghiệp có xu

hướng chuyển dịch về nông thôn, như việc bố trí các nhà máy chế biến thủy sản,

lúa gạo ở các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi - là vùng sản xuất nguyên liệu cho chế biến.

Nhà máy chế biến tôm đông lạnh Tân Phong tại xã Tân Phong, huyện Giá Rai, thu

hút hàng ngàn lao động.

Các ngành công nghiệp chủ yếu

Công nghiệp chế biến: là ngành công nghiệp chủ yếu ở Bạc Liêu, bao gồm

chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất muối và chế biến lương thực xuất khẩu. Cuối

năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh có 12 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh. Các

sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 gồm: thủy sản đông lạnh đạt 28.700 tấn,

xay xát đạt 357 ngàn tấn, sản xuất nước đá đạt 810 ngàn tấn, muối biển 91 ngàn

tấn, muối Iod  6 ngàn tấn, thức ăn chăn nuôi 3.620 tấn, nước máy thương phẩm

3.571 ngàn m3

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

21

Page 22: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

- Tiểu thủ công nghiệp bao gồm: đan lát, dệt chiếu, rèn, dệt may, chế biến đường,

các loại thực phẩm và gia vị thường dùng… hoạt động xen kẽ trong các khu dân cư

với quy mô nhỏ.

- Công nghiệp cơ khí: năm 2004, Bạc Liêu có 2 xí nghiệp sửa chữa ô tô - cơ khí và

400 cơ sở sản xuất tư nhân khác

- Công nghiệp dệt may là ngành sản xuất đã có từ lâu với các sản phẩm vải mùng,

khăn tắm nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Năm 2004, giá trị sản xuất của ngành này

đạt trên 1,3 tỷ VNĐ.

- Công nghiệp sản xuất gỗ tập trung nhiều ở huyện Hồng Dân. Năm 2004, giá trị

sản xuất ngành này đạt 82,6 tỷ VNĐ, chiếm 5% giá trị sản xuất công nghiệp của

tỉnh.

Các khu công nghiệp

Cả tỉnh Bạc Liêu hiện vẫn chưa có khu công nghiệp nào hoạt động. Khu công

nghiệp duy nhất trên địa bàn tỉnh có tên trong danh mục các khu công nghiệp cả

nước là khu công nghiệp Trà Kha, thuộc phường 8, thị xã Bạc Liêu. Khu Công

nghiệp Trà Kha được bắt đầu quy hoạch từ năm 1997, diện tích ban đầu là 123 ha.

Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm quy hoạch và quản lý, Ban quản lý dự án đã để

cho người dân tự do xây cất nhà ở trong phạm vi khu công nghiệp. Hiện nay, nếu

tiến hành giải toả thì chi phí đền bù quá lớn, vì thế giải pháp được các nhà quản lý

đưa ra là thu hẹp diện tích khu công nghiệp. Năm 2003, Chính phủ Việt Nam phê

duyệt lại dự án với diện tích 98,26 ha. Năm 2006, Chính phủ lại phê duyệt dự án

với tổng diện tích 63,9 ha. Hiện nay, trong khu công nghiệp chỉ có duy nhất một nhà

máy đang hoạt động, đó là Nhà máy Sản xuất bia với công suất lên đến 30 triệu

lít/năm.

Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, phương hướng hoạt động

sắp tới của khu công nghiệp này cũng chưa biết ra sao. Vì hiện nay hạ tầng cơ cở

chưa hoàn thành và cũng không có doanh nghiệp nào đầu tư vào một khu công

nghiệp quá nhỏ lại nằm gần khu dân cư. Đã có ý tưởng đề xuất dịch chuyển một

phần khu công nghiệp sang hướng Đông, phía bên kia bờ sông kênh Bạc Liêu - Cà

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

22

Page 23: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Mau - vốn là vùng đất nông nghiệp thuần túy, không có nhà dân. Các chuyên gia

cho rằng, điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của thị xã Bạc

Liêu về hướng Đông trong tầm nhìn quy họach 2010 - 2020. Cầu Bạc Liêu 2 cũng

đã khởi công xây dựng nên việc xúc tiến quy hoạch khu công nghiệp Trà Kha dịch

chuyển theo hướng mở về phía Đông là hợp lý. Tiến trình hình thành khu công

nghiệp Trà Kha có thể sẽ tiếp tục bị chậm lai từ 1 đến 2 năm nữa nếu theo hướng

mở về phía Đông, nhưng sự chậm này là cần thiết cho một tương lai ổn định lâu dài

của khu công nghiệp này.

Ngoài khu công nghiệp Trà Kha, tỉnh Bạc Liêu còn quy hoạch các cụm công

nghiệp như:

- Cụm công nghiệp Hộ Phòng - huyện Giá Rai 18 ha, Vĩnh Trạch - thị xã Bạc Liêu

50 ha.

- Cụm công nghiệp Gành Hào - huyện Đông Hải 80 ha với các ngành khai thác thủy

hải sản, làm muối, chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất

nước đá, cung cấp các dịch vụ cho khai thác hải sản.

- Cụm công nghiệp Rạch Bà Gia - huyện Giá Rai 40 ha với các ngành chế biến

lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nuôi tôm, đồ nhựa, chế biến bột cá,

thủy sản, sửa chữa tàu thuyền, gạch ngói.

- Cụm công nghiệp Phước Long - huyện Phước Long 50 ha.

- Cụm công nghiệp Hồng Dân 50 ha.

- Cụm công nghiệp Ninh Quới - huyện Hồng Dân 40 ha.

- Cụm công nghiệp Châu Hưng - huyện Vĩnh Lợi 50 ha với các ngành khai thác và

chế hải sản, làm muối, xay xát, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc,

vật liệu xây dựng.

Thương mại - Dịch vụ

Năm 1997, tổng mức bán lẻ hàng hoá của tỉnh là 1.180 tỷ VNĐ. Năm 2004,

con số này là 4.350 tỷ VNĐ. Năm 2004, toàn tỉnh có 62 chợ, trong đó có 2 chợ loại I

là chợ Bạc Liêu và chợ Hộ Phòng; 11 chợ loại II là: Hoà Bình, Vĩnh Hưng, Phước

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

23

Page 24: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Long, Ngan Dừa, Phó Sinh, Giá Rai, Láng Tròn, Gành Hào, Xóm Lung, Nhân Dân

và 49 chợ loại III. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá

và dịch vụ của tỉnh sơ bộ năm 2007 là 7.154 tỷ VNĐ (giá thực tế).

Quý I năm 2009, tổng mức lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ 2.761 tỷ đồng, bằng 24%

kế hoạch, tăng 18,4% so cùng kỳ; Chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I

tăng 2,38% so với tháng 12/2008 và tăng 0,78% so với tháng trước; Kim ngạch

xuất khẩu ước đạt 32,4 triệu USD, bằng 15% kế hoạch, tăng gần 5% so cùng kỳ

(chủ yếu là do xuất khẩu gạo 28.320 tấn, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ).

Văn hoá 

Người Bạc Liêu có tính thẳng thắn, nhiệt tình, hiếu khách và hào phóng.

Trong nói năng, không đôi co dài dòng, không “văn hoa mỹ tự”, mà chủ yếu là tinh

thông nghĩa lý, muốn nói gì thì nói thẳng. Không gian đất rộng, người thưa nên

cũng hình thành phong cách “ăn to nói lớn”, nói năng thật rõ, thật to để cho người

nghe hiểu rõ ý mình. Những tính cách ấy được hun đúc gìn giữ từ đời này qua đời

khác. Ngày nay, tính cách Bạc Liêu vẫn được giữ gìn và phát huy.

Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc

Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao kết tìm bạn qua hội hè

và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Vùng đất này nổi tiếng với loại hình nghệ

thuật đờn ca tài tử "nhất Bạc Liêu, nhì Cần Đước". Nhờ đó, Bạc Liêu đã giữ chân

được nhạc sĩ Cao Văn Lầu, để rồi người nhạc sĩ tài hoa này lại làm sáng danh Bạc

Liêu bởi bài Dạ cổ hoài lang bất hủ. Tác phẩm Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu

(có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) ra đời trong khoảng thời gian

1917 - 1919 đã đặt nền tảng cho bản vọng cổ và góp phần làm thay đổi bộ mặt cải

lương sau này.

Mặc dù cải lương ra đời và thịnh hành trong nhiều thập kỷ, nhưng đờn ca

tài tử vẫn còn chỗ đứng trong đời sống tinh thần người dân Nam Bộ, nhất là ở Bạc

Liêu. Loại hình âm nhạc này có thể chơi ở bất cứ đâu: đám cưới, đám giỗ, sinh

nhật, lễ hội các đình thần, sau khi thu hoạch mùa vụ …Tuy nhiên, nếu được trình

diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng thì dễ tạo nên sự đồng điệu giữa người

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

24

Page 25: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

chơi và người thưởng thức âm nhạc truyền thống. Hằng năm, tỉnh Bạc Liêu tổ chức

lễ hội Dạ cổ hoài lang vào 14 và 15 tháng 8 âm lịch tại khu mộ của cố nhạc sĩ Cao

Văn Lầu và có mời nhiều ban đờn ca tài tử các nơi đến dự. Năm 2007, trong lễ hội

Smithsonian 2007 với chủ đề “Mê Kông – Dòng sông kết nối các nền văn hoá" tại

Mỹ, câu lạc bộ đờn ca tài tử huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã được chọn sang

Mỹ biểu diễn.

Giao thông Hệ thống hạ tầng giao thông

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, qua hơn 10 năm, hệ thống đường giao thông

của tỉnh đã có bước phát triển, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thúc đẩy kinh tế

- xã hội của tỉnh, vì thế Bạc Liêu vẫn trong diện tỉnh nghèo với tỷ lệ hộ nghèo còn

cao (20,8%) và cơ sở hạ tầng kém phát triển.

Cơ sở hạ tầng giao thông ở Bạc Liêu khi vừa mới tách tỉnh còn nghèo nàn,

sơ sài, chỉ có duy nhất 63,7 km quốc lộ 1A qua tỉnh; 160,3 km đường địa phương

nhưng chỉ có 42,2 km đường có tráng nhựa. Cả tỉnh chỉ có gần 70 km đường đá,

đất; 25 km đường bê tông xi măng nhỏ hẹp, lưu thông hàng hoá chủ yếu bằng

đường sông, 11/37 xã có thể đến trung tâm bằng xe 4 bánh, nằm chủ yếu gần quốc

lộ 1A.

Sau 10 năm tái lập Bạc Liêu đã đầu tư, xây dựng sửa chữa nâng cấp 82

tuyến đường giao thông quan trọng (đường tỉnh, huyện, đô thị) với tổng chiều dài

185,535 km và 60 cầu với tổng chiều dài 2.318 m. Giao thông nông thôn phát triển

lên 600 tuyến với tổng chiều dài 2.220 km, trong đó có 1.083 km được tráng nhựa,

839 km bê tông xi măng. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1997 - 2006 là trên 1.190 tỷ

đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 286 tỷ đồng. Như vậy, năm 2007, hệ thống

đường bộ địa phương có 1.781,51 km là đường kiên cố các loại, tăng 11 lần so với

năm 1997, cả tỉnh có 30/48 xã có đường cho xe ô tô đến trung tâm, 94% số ấp có

đường cho xe mô tô lưu thông được cả trong mùa lũ.

Mặc dù hạ tầng giao thông của Bạc Liêu đã phát triển khá, nhưng năng

lực vận tải đường bộ vẫn chưa tương xứng, các tuyến đường huyết mạch nối trung

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

25

Page 26: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

tâm các huyện ra quốc lộ 1A nhỏ hẹp (3,5m) chỉ có thể khai thác vận tải dưới 3,5T,

vận chuyển hàng hoá giữa các huyện chủ yếu vẫn bằng đường thủy. Hiện Trung

ương và tỉnh đang đầu tư nhiều công trình giao thông trọng điểm.

- Quốc lộ 1A 63,7 km đã được cải tạo, nâng cấp hoàn thành vào cuối năm 2009.

Tuyến đường này nằm trong dự án đang nâng cấp, đoạn Cần Thơ - Năm Căn, và

có 18 cây cầu đang trong giai đoạn thi công làm mới.

- Tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp (qua 4 tỉnh Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu -

Cà Mau) khi hoàn thành sẽ rút ngắn được 40 km đi từ Cần Thơ - Cà Mau so với

tuyến quốc lộ 1A, đồng thời àm giảm áp lực giao thông lên quốc lộ 1A. Tuyến

đường này sẽ có hơn 52 km qua địa phận Bạc Liêu, giúp cư dân các huyện trước

đây sống biệt lập với bên ngoài có cơ hội giao thương trao đổi sản phẩm, hàng

hoá, nâng cao đời sống.

- Tuyến Nam sông Hậu qua Bạc Liêu gần 14 km đang trong qua trình đầu tư.

Tuyến đường này cải thiện đáng kể cho việc đi lại, giao thương của cư dân nằm ở

mạn phía Nam của sông Hậu, bởi trước kia người dân ở đây chủ yếu sử dụng

đường thủy để đi lại, vận chuyển hàng hoá.

Ngoài ra, tỉnh Bạc Liêu còn đang kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải bổ sung

thêm khoảng 1.681,56 tỷ đồng để đầu tư 13 đường trung tâm đến xã, sửa chữa

nâng cấp 16 đường trung tâm đến xã không thể lưu thông được bằng xe 4 bánh.

Tỉnh cũng rất cần Trung ương đầu tư thêm hai cây cầu Phó Sinh 2 và Phước Long

2 cắt qua tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp để lưu thông thuận tiện với Kiên Giang, Hậu

Giang và thành phố Cần Thơ. Tỉnh cũng đề nghị Bộ sớm cho nạo vét luồng kinh Cà

Mau - Bạc Liêu là tuyến đường thủy quan trọng từ Cà Mau, Bạc Liêu đi thành phố

Hồ Chí Minh và ngược lại, hiện tại đoạn qua thị xã Bạc Liêu đã bồi lắng nhanh, gây

ách tắc giao thông thủy và ô nhiễm môi trường.

Tình hình vận tải

Toàn tỉnh có 2 bến xe chính và một số điểm đổ xe ở các huyện. Bến xe Bạc

Liêu nằm tại số 21/10 quốc Lộ 1A, K1 F7, thị Xã Bạc Liêu, phục vụ các tuyến: Bạc

Liêu - Hộ Phòng, Bạc Liêu - Cà Mau, Bạc Liêu - Sóc Trăng, Bạc Liêu - Cần Thơ.

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

26

Page 27: Dia li dia_phuong_tinh_bac_lieu

Bến xe Hộ Phòng tại ấp 1, thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai, phục vụ các tuyến: Hộ

Phòng - Bạc Liêu, Hộ Phòng - Cà Mau, Hộ Phòng - Cần Thơ, Hộ Phòng - Sài Gòn.

Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Bạc Liêu, ngày 03-08-2009, Công ty

Bến xe tàu Bạc Liêu đã hoàn tất các thủ tục vận chuyển hành khách từ Bạc Liêu đi

Camphuchia. Theo đó, mỗi ngày có một chuyến khởi hành từ Bạc Liêu đi

Phnômpênh và ngược lại. Hành trình đi từ Bạc Liêu theo quốc lộ 1A đi Cần Thơ

sang quốc lộ 91 đi Long Xuyên qua quốc lộ 2, quốc lộ 3 qua cửa khẩu Tịnh Biên rồi

sang Camphuchia. Dự kiến thời gian khởi hành tại Bạc Liêu vào lúc 3 giờ sáng

hàng ngày đến Phnômpênh mất 11 giờ. Giá vé dự kiến 350.000 đồng/người. Hành

khách là người dân tộc Khmer chỉ cần giấy CMND và xác nhận của địa phương,

những hành khách còn lại phải có hộ chiếu.

Tỉnh có bến tàu khách Hộ Phòng - Gành Hào, tổng diện tích 1.340 m2, có thể

cho tàu 1.000 tấn ra vào, đủ đáp ứng nhu cầu đi lại trong và ngoài vùng. Hai trục

đường thủy có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển liên tỉnh là: tuyến kênh

Quản Lộ - Phụng Hiệp và tuyến kênh Bạc Liêu - Cà Mau. Ngoài ra còn có kênh Chợ

Hội, kênh Cạnh Đền cắt ngang hai tuyến kênh này, nối Bạc Liêu với Kiên Giang.

Kênh Cạnh Đền, Phố Sinh, Quản Lộ, Giá Rai chạy song song với kênh Chợ Hội,

nối kênh Cà Mau với kênh Phụng Hiệp, kéo dài sang tỉnh Kiên Giang.

Bảng thống kê tình hình vận tải năm 2007 của tỉnh Bạc Liêu

Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyểnHàng hoá (nghìn

tấn)Hành khánh (triệu

lượt người)Hàng hoá (triệu

tấn/km)Hành khách (triệu lượt

người/km)Đường

thủyĐường

bộĐường

thủyĐường bộ

Đường thủy

Đường bộ

Đường thủy Đường bộ

1388 1041,1   27,2 121,3 88,8   618,2

--------Hết --------

Tài liệu dạy phần Địa lí địa phương tỉnh Bạc Liêu-Địa lý 9 – ĐặngThế Vĩnh

27