24
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYN THPHƯƠNG THẢO DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở NÔNG THÔN HI PHÒNG HIN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng) TÓM TT LUN ÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 30 01 Hà Nội – 2018

DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI

TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ Ở

NÔNG THÔN HẢI PHÒNG HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp tại xã Quốc Tuấn và xã Quang Trung,

huyện An Lão, Hải Phòng)

TÓM TẮT LUẬN ÁN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

Mã số: 62 31 30 01

Hà Nội – 2018

Page 2: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trịnh Duy Luân

2. TS. Hà Việt Hùng

Phản biện 1:...................................................

....................................................

Phản biện 2:...................................................

....................................................

Phản biện 3:.....................................................

......................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp học viện

họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi..... giờ..... ngày... tháng.... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay, di cư ở Việt Nam bao gồm 3 loại hình chính: di cư lâu dài, di cư

ngắn hạn và di cư mùa vụ. Tuy nhiên, số liệu cấp quốc gia và các nghiên cứu quy mô lớn về di cư nội địa ở Việt Nam chưa phản ánh đầy đủ về loại hình di cư ngắn hạn và di cư mùa vụ.

Nhìn chung, di cư mùa vụ nông thôn - đô thị là hoạt động góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập, triển kinh tế hộ gia đình và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động về kinh tế, di cư mùa vụ cũng ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức đời sống gia đình người di cư tại nơi đi. Tuy nhiên, cho đến nay trên cả nước cũng như tại địa bàn thành phố Hải Phòng chưa có nghiên cứu lớn và có hệ thống nào về di cư mùa vụ nông thôn – đô thị cũng như những ảnh hưởng của nó đến vai trò giới trong gia đình. Từ thực tế tìm hiểu, nhiều địa bàn của Hải Phòng có hiện tượng di cư mùa vụ với số lượng người không nhỏ. Trong số đó, huyện An Lão là một huyện thuần nông với số lượng di cư mùa vụ tăng nhiều trong hơn 5 năm trở lại đây. Nhiều người dân hoặc là làm thêm nghề khác hoặc là di cư đi xa kiếm việc làm. Tuy vậy, việc coi nông nghiệp là sinh kế, là thẻ “bảo hiểm” của mình vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người dân nông thôn nên tại địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân thường chọn di cư ngắn hạn, theo mùa vụ. Khác với các báo cáo nghiên cứu kết quả di cư cấp Quốc gia về hiện tượng “nữ hoá di cư”, địa bàn nghiên cứu của Luận án có những đặc điểm khác biệt nhất định về giới tính của người di cư, tần suất có mặt ở nhà của người di cư, sự phân công lao động trong gia đình và một số vấn đề khác. Một trong số đó là việc phân công lại lao động trong gia đình khi lao động chính di cư. Làm sao để có thể thay thế các công việc cũ của lao động chính? Làm sao có thể thích nghi và hoàn thành tốt các công việc đó? và làm sao để đảm bảo gia đình luôn ổn định, đoàn kết và bền vững là những câu hỏi cần nghiên cứu làm rõ. Vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò giới trong gia đình có người di cư ở nông thôn Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Từ thực trạng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu chỉ ra

những ảnh hưởng của nó tới sự thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ đặc điểm của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị tại địa bàn nghiên cứu. - Chỉ ra ảnh hưởng của di cư mùa vụ đến những thay đổi về vai trò giới

trong các gia đình có người di cư mùa vụ. - Đề xuất những khuyến nghị có liên quan đến việc quản lý di cư mùa vụ

ở địa bàn nghiên cứu và nhận thức về bình đẳng giới trong điều kiện của các gia đình có người di cư.

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Page 4: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

2

- Đặc điểm di cư lao động mùa vụ nông thôn - đô thị tại Hải Phòng. - Ảnh hưởng của di cư mùa vụ tới sự thay đổi về vai trò giới trong gia đình

có người di cư ở nông thôn Hải Phòng. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hộ gia đình của người di cư mùa vụ hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung,

huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: trong phạm vi khảo sát (2014 - 2015). - Về không gian: xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng. - Về nội dung nghiên cứu: trong phạm vi mối quan hệ giữa di cư mùa vụ và

vai trò giới trong các gia đình có người di cư mùa vụ ở địa bàn nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Hộ gia đình có người di cư mùa vụ có những đặc điểm gì (về nhân khẩu

xã hội, về các hoạt động kinh tế - xã hội)? - Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị ảnh hưởng như thế nào tới việc thay đổi

vai trò giới trong gia đình? - Cần phải làm gì để các gia đình có người di cư mùa vụ đảm bảo sự ổn

định, bền vững về kinh tế và đời sống gia đình? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn người di cư mùa vụ là nam giới và đi làm xa nhà trong khoảng

thời gian ngắn. - Các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi trong vai trò giới

nhưng chưa bền vững. - Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là

người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai). - Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không

bền vững, nhưng vẫn góp phần vào những thay đổi trong dài hạn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sẽ so sánh sự thay đổi vai trò giới trong gia đình theo thời gian

trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ nên sẽ chọn cách tiếp cận “trước – sau” (trong Luận án sẽ sử dụng cụm từ “trước – trong” cho phù hợp với mục đích nghiên cứu). Từ danh sách tổng thể gồm 677/1222 hộ gia đình có người di cư mùa vụ của 2 xã Quốc Tuấn và Quang Trung chọn ra các hộ đưa vào mẫu theo bước nhảy là 02. Kết quả đã chọn được 338 hộ gia đình, trong đó đạt đủ yêu cầu đơn vị mẫu là 300 hộ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính Từ danh sách các hộ, tác giả chọn ngẫu nhiên 20 người để tiến hành phỏng

vấn sâu, trong đó: 5.3. Phương pháp phân tích nội dung tài liệu thứ cấp Luận án sử dụng số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ

cấu lao động, thống kê dân số - việc làm về hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn - đô thị. Đồng thời, tham khảo sách báo, tạp chí, internet để đưa ra các câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu của đề tài.

6. Khung phân tích và các biến số

Page 5: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

3

6.1. Khung phân tích

6.2. Các biến số 6.2.1. Biến số độc lập - Đặc trưng nhân khẩu xã hội chủ yếu của người đang ở nhà: Tuổi; Giới

tính; Học vấn; Đặc điểm gia đình: quy mô gia đình, gia đình đầy đủ hay khuyết thiếu, số thế hệ của một gia đình; Nghề nghiệp ở nơi đi; Nghề nghiệp ở nơi đến; Thu nhập của người di cư; Mức sống của gia đình có người di cư mùa vụ.

- Một số đặc điểm của người di cư mùa vụ. 6.2.2. Biến số phụ thuộc - Thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ. - Vai trò người ở lại trong gia đình ở 4 lĩnh vực (trong khi người di cư mùa vụ

vắng nhà): 1/ Lĩnh vực sản xuất; 2/ Công việc nội trợ; 3/ Chăm sóc con cái và bố mẹ; 4/ Các công việc dòng họ và cộng đồng.

- Ý kiến đánh giá của người không di cư trong gia đình + Nhận thức, thái độ, hành vi (người di cư, người ở nhà) + Khẳng định của người đi/ người ở nhà về lý do /ảnh hưởng của di cư tới thay đổi vai trò giới (để thích nghi). + Đánh giá về ý nghĩa của sự thay đổi, đặc điểm, xu hướng của thay đổi vai trò giới trong gia đình có người di cư mùa vụ. 6.2.3. Biến số can thiệp - Chính sách kinh tế - xã hội của địa phương

Chính sách kinh tế - xã hội của

Nhà nước và địa phương

Quá trình công nghiệp hoá

và đô thị hóa

Cung - cầu

của thị

trường lao

động

Đặc trưng

nhân

khẩu - xã

hội của

gia đình

người di

cư mùa vụ

Trong

lĩnh vực

sản xuất

Trong công

việc nội trợ

Trong

chăm sóc

con cái và

cha mẹ già

Trong việc

dòng họ và

cộng đồng

Đặc điểm di cư

mùa vụ nông

thôn – đô thị

Thay đổi

vai trò giới

trong gia

đình có

người di cư

mùa vụ

Page 6: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

4

- Phong tục tập quán tại địa phương - Quá trình đô thị hóa. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển các lý thuyết gồm: hút

– đẩy, thay thế vai trò giới, chiến lược hộ gia đình; cũng như các phương pháp đặc thù của chuyên ngành xã hội học (bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu) vào Luận án.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần cho thấy thực trạng cụ thể của vấn đề di cư mùa vụ tại một

địa bàn xác định cũng như tác động của di cư mùa vụ đến vai trò giới trong các gia đình có người di cư. Kết quả của nghiên cứu có thể là tài liệu hữu ích đối với địa phương trong quá trình làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như tìm kiếm giải pháp để giải quyết những vấn đề có liên quan đến di cư mùa vụ. Đây cũng là tài liệu có thể dùng để tham khảo cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu về giới và về di cư ở Việt Nam.

8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án

dự kiến có kết cấu nội dung gồm 4 chương:

Page 7: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

5

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN

– ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG ĐÓNG GÓP KINH TẾ TỪ TIỀN GỬI CỦA

NGƯỜI DI CƯ CHO ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ GIA ĐÌNH NƠI XUẤT CƯ

Tiền gửi của người di cư có tác động không nhỏ đến đời sống của gia đình họ, nhiều nghiên cứu chỉ một số tác động quan trọng như sau: 1/ Cải thiện mức sống cho các thành viên; 2/ Cải thiện vấn đề sức khỏe và giáo dục; 3/ Tạo nên nguồn lực vật chất tài chính cho hộ gia đình. Đây là một nguồn lực quan trọng trong cuộc sống, ngoài nâng cao đời sống vật chất, số tiền mà họ gửi về còn có vai trò quan trọng trong giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ gia đình. Kết luận tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác.

1.2. NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DI CƯ ĐẾN CÁC

THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ

1.2.1. Tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình * Các nghiên cứu về chăm sóc con cái Các kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài cho thấy sự vắng mặt của cha/mẹ

tác động lớn đến tình cảm của trẻ nhỏ, việc bù đắp tình cảm của cha mẹ qua hiện vật không thể giúp con cái giảm đi cảm giác thiếu thốn sự gần gũi, thân mật của cha mẹ. Các gia đình có vợ di cư, chồng ở nhà hoặc cả hai vợ chồng đều di cư thì người vợ thường phải đợi con đến tuổi đi mẫu giáo hoặc gửi cha mẹ trông con giúp. Phụ nữ thường không di cư quá xa khỏi gia đình bởi vai trò giới của họ không cho phép.

* Các nghiên cứu về chăm sóc cha mẹ già Các điều tra gia đình Việt Nam cho thấy sự chăm sóc của con cái đối với

cha mẹ già có ý nghĩa quan trọng. Khi ốm đau, người cao tuổi thường dựa vào sự giúp đỡ của con cái là chủ yếu, con cái không chỉ trợ giúp cha mẹ già tiền bạc hay gửi trực tiếp hiện vật, mà còn giúp cha mẹ sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ lúc ốm đau.

1.2.2. Nghiên cứu về sự tác động của di cư đến vai trò giới trong gia đình Các cuộc điều tra về di cư ở Việt Nam đã chỉ ra những thuận lợi và khó

khăn của người di cư, cung cấp những số liệu cho thấy hiện tượng nữ hoá di cư, nếu gia đình có người vợ đi làm ăn xa, người chồng có xu hướng đảm nhiệm thay hầu hết các công việc mà trước đó người chồng ít khi hoặc chưa bao giờ làm như: nội trợ, chăm sóc con cái, tham dự các đám hiếu, hỉ.... Và ngược lại, khi người chồng đi làm xa nhà, người vợ phải gánh vác các việc trước đó người chồng vẫn làm. Di cư làm biến đổi phân công lao động theo hướng bình đẳng hơn, tăng vai trò của phụ nữ trong gia đình hơn nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện xu hướng nữ hoá di cư, người già và trẻ em phải đảm nhiệm công việc nặng nhọc của gia đình.

1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ DI CƯ

Hiện tại, chính sách lao động và việc làm của Việt Nam đã đưa ra được mục tiêu tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên hỗ trợ

Page 8: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

6

giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ người nghèo và các nhóm yếu thế...nhưng hoàn toàn không nhắc đến đối tượng di cư lao động nghèo ở đô thị.

Do đó, không ít công trình nghiên cứu đã phân tích chỉ ra một số những "kẽ hở" cũng như sự bất cập trong các chính sách như bảo trợ xã hội, vấn đề hộ khẩu và một số các chính sách xã hội khác.

Tiểu kết chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về di cư và sự thay đổi vai trò giới trong

gia đình có người di cư tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính: Hướng nghiên cứu về tác động của tiền gửi đến đời sống kinh tế hộ gia đình của người di cư tập trung tìm hiểu sự tác động của tiền gửi đến việc cải thiện và nâng cao mức sống (vật chất) của hộ gia đình và cách họ sử dụng tiền gửi để tái đầu tư cho tương lai; Hướng nghiên cứu về tác động của di cư đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hướng đến việc tìm hiểu việc tác động của di cư đến tâm tư, tình cảm của người di cư đối với con cái và cha mẹ già (nếu có) và quan trọng nhất là tác động của di cư đến sự thay đổi vai trò giới trong gia đình; Hướng nghiên cứu về chính sách di cư nhằm tìm hiểu vai trò của chính sách đối với việc thúc đẩy hay kìm hãm quá trình di cư, các mặt tích cực và tồn tại của chính sách đối với vấn đề di cư.

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ DI CƯ MÙA VỤ

VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DI CƯ.

2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN TRONG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Gia đình * Gia đình Theo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) năm 2006, “gia đình” là tập hợp

người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thông hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên với nhau.

* Gia đình nông thôn Theo nhà nghiên cứu Tô Duy Hợp, gia đình nông thôn gồm những đặc

điểm sau: 1/ Gia đình nông thôn có tính thuần nhất hơn về mặt chủng tộc, tâm lý, bền vững, hợp nhất và thực hiện các chức năng hữu cơ hơn so với gia đình đô thị; 2/ Hầu hết các thành viên trong gia đình nông thôn đều gắn bó với nghề nông; 3/ Gia đình nông thôn có kỷ luật chặt chẽ và các thành viên phụ thuộc lần nhau hơn so với gia đình đô thị; 4/ Gia đình nông thôn tham gia tích cực hơn vào những lĩnh vực hoạt động chung, phần lớn thời gian trong ngày, các thành viên làm việc cùng nhau và gắn với công việc của hộ nông dân.

* Hộ gia đình “Hộ gia đình” là khái niệm thuộc về phạm trù kinh tế học, trong đó các cá

nhân không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống hay được nuôi dưỡng. Trong hộ gia đình, các cá nhân cùng đóng góp vào sinh hoạt, ăn uống và cùng chia sẻ quyền lợi về kinh tế.

2.1.2. Di cư 2.1.2.1. Hình thức di cư và các định nghĩa về “di cư”

Page 9: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

7

Dựa trên cách tổ chức, di cư được phân loại thành di cư tự phát, di cư được quản lý, di cư có sự hỗ trợ và di cư bắt buộc. Trong đó, di cư tự phát là loại hình di cư không có sự can thiệp của chính phủ và có thể thấy ở trong phạm vi một hay nhiều quốc gia. Đối lập với nó là loại hình di cư có sự quản lý của Nhà nước. Căn cứ vào điểm đến của di cư, người ta ra các loại hình: di cư nông thôn – đô thị; di cư nông thôn – nông thôn và di cư đô thị - nông thôn. Trong đó loại hình di cư nông thôn – đô thị phổ biến ở Việt Nam hơn cả do sự chênh lệch lớn về mức thu nhập giữa hai khu vực này. Dựa vào khoảng thời gian cư trú tại nơi đến, người ta phân loại thành di cư mùa vụ, di cư tạm thời và di cư lâu dài.

2.1.2.2. Khái niệm “di cư mùa vụ nông thôn – đô thị” Hiện tại, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về "di cư

mùa vụ". Theo nhà nghiên cứu Đặng Nguyên Anh, di cư mùa vụ là hình thái đặc thù của di cư con lắc nhưng diễn ra theo chu kỳ rõ rệt hơn về mặt thời gian, theo đó di cư mùa vụ không nhất thiết nói về “mùa thu hoạch”, “vụ mùa” mà nó còn hàm ý các hoạt động mùa vụ khác như mùa xây dựng, mùa lễ hội, mùa du lịch, mùa cà phê...Một số nghiên cứu dựa trên khoảng thời gian vắng mặt khỏi nơi cư trú từ 1 -3 tháng như một trong những tiêu chí của di cư mùa vụ.

2.1.3. Vai trò giới “Vai trò giới “dùng để dùng để chỉ trách nhiệm, những công việc phải làm

của cả nam và nữ được phân theo giới tính của họ. Chính những chuẩn mực, quy tắc ứng xử phổ biến và hệ tư tưởng của một xã hội đã quy định sự phân công này và theo đó, có một số công việc được phân công chủ yếu cho nữ giới và một số công việc khác được phân cho nam giới. Đây có thể là một dạng phân chia công việc, vai trò cũng như vị trí xã hội giữa nam và nữ.

Dựa trên các định nghĩa liên quan đến “gia đình”, “di cư”, “vai trò giới”, luận án xây dựng các “định nghĩa làm việc” (working definition) cho các gia đình thuộc mẫu nghiên cứu với các tiêu chí giới hạn như sau:

i) “Gia đình” được xác định là gia đình nông thôn, có ít nhất 01 người là vợ hoặc chồng đã từng di cư mùa vụ trong 5 năm trở lại đây (2011 – 2015); ii) “Hộ gia đình” trong nghiên cứu là các hộ gia đình nông dân có đầy đủ vợ chồng (không chọn các trường hợp ly dị hoặc có vợ/chồng đã qua đời) và có con đang tuổi đi học, trong hộ gia đình đó gồm các thành viên có thể có quan hệ huyết thống hoặc không có quan hệ huyết thống, có ít nhất 01 thành viên (vợ hoặc chồng) di cư mùa vụ trong 5 năm gần đây (2011 – 2015); iii) “Vai trò giới” được xác định gồm vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng. Trong đó vai trò sản xuất là được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh của hộ gia đình; vai trò tái sản xuất được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các hoạt động chăm sóc con cái và công việc nội trợ, việc nhà; vai trò cộng đồng được xác định là sự tham gia của vợ hoặc chồng vào các hoạt động dòng họ, thôn, xóm, đoàn thể địa phương.

Đề tài xác định người di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu có một số đặc điểm sau: Một là, người di cư từ địa bàn nông thôn đến đô thị làm việc; Hai là, người di cư đến và cư trú ở địa bàn đô thị mỗi lần không quá 3 tháng; Ba là, trong vòng 3 tháng đó họ phải quay trở lại quê cũ ít nhất 1 lần.

Page 10: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

8

2.2. LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ VÀ CÁCH TIẾP CẬN 2.2.1. Tiếp cận lý thuyết hút - đẩy Ravenstein trong cuốn “Law of Migration” (1889) đưa ra mô hình “hút –

đẩy” và bảy qui luật động thái dân số, trong đó, ông cho rằng di cư để tìm kiếm cơ hội mới và để gạt bỏ rủi ro ở nơi đang sống, lực hút bao giờ cũng lớn hơn lực đẩy đối với những người di cư bởi có người di cư vì họ bị đẩy khỏi nơi sinh sống. Thông thường người di cư sẽ lựa chọn giữa lực hút và lực đẩy, cuối cùng họ thường chọn lực hút bởi con người thường bị ước muốn tốt đẹp hơn thôi thúc di cư thay vì chạy khỏi tình thế không thỏa mãn hiện thời. Ravenstein (1889) chứng minh rằng dòng di cư bao giờ cũng gắn với sự di chuyển đến các trung tâm công nghiệp và thương mại. Tiếp nối và phát triển lý thuyết của Raveinstein, Everett S.Lee đã đưa ra các phân tích về di cư lao động được trình bày trong công trình nghiên cứu “Lý thuyết về di cư” xuất bản năm 1966 tại Mỹ. Ông lập luận rằng các quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố: 1/ Các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc; 2/ Các yếu tố gắn với nơi sẽ đến; 3/ Các trở ngại của quá trình di cư; 4/ Các nhân tố thuộc về người di cư.

2.2.2. Tiếp cận lý thuyết “thay thế vai trò giới” Mallika Pinnawala (2008) trong nghiên cứu về đời sống và khía cạnh giới ở

các gia đình có phụ nữ di cư ở Sri Lanka chỉ ra rằng các hộ gia đình luôn thảo luận trước khi di cư và thảo luận có 2 mục tiêu: thứ nhất, tìm người thay thế thích hợp cho công việc nội trợ trong gia đình; thứ hai, tìm người tin cậy để chăm sóc, giữ gìn hạnh phúc gia đình của người di cư. Vấn đề sắp xếp (phân công lao động) trong gia đình, vai trò của nam và nữ, của người trẻ tuổi - người già, các quan hệ của họ trong gia đình, và các hàm ý của những sắp xếp này đối với các tổ chức xã hội khác là “mức độ mà theo đó các dàn xếp trong gia đình phụ thuộc vào cấu tạo sinh học của nam và nữ, và mức độ mà theo đó các quan hệ gia đình bị quy định bởi các yếu tố xã hội và văn hóa”.

2.2.3. Tiếp cận lý thuyết “chiến lược hộ gia đình” Di cư thường được coi là một phần trong chiến lược kinh tế của các hộ gia

đình, Stark và Bloom (1985) nhìn nhận di cư là vấn đề không thể tách rời trong các tính toán của hộ gia đình để có thể tối ưu hoá phần thu nhập và giảm thiểu rủi ro kinh tế, cải thiện tình trạng kinh tế của hộ gia đình. Simmons (1981) trong nghiên cứu lý thuyết về di cư đã nhấn mạnh rằng lý thuyết “chiến lược hộ gia đình” là lý thuyết có tính ứng dụng tốt nhất đối với các quốc gia kém phát triển bởi nó đã dự đoán đến sự trở về của người di cư theo mùa, vấn đề tiền gửi về để đầu tư và quan hệ cộng đồng.

Tóm lại, lý thuyết “hút – đẩy” được áp dụng để xác định rõ nguyên nhân di cư mùa vụ. Trong khi đó, lý thuyết về “chiến lược hộ gia đình” và lý thuyết “thay thế vai trò giới” có thể được áp dụng cho nghiên cứu về tổ chức cuộc sống gia đình, phân công lại công việc trong gia đình khi một hay một vài lao động chính di cư mùa vụ.

2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.3.1. Tình hình di cư của thành phố Hải Phòng (2011 – 2015) Trong số các thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng có dân số đứng

thứ 7 và đứng thứ 2 ở khu vực đồng bằng sông Hồng. So sánh với kết quả điều

Page 11: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

9

tra Dân số và Nhà ở quốc gia năm 2009, dân số của thành phố tăng 5,65% so với cùng kỳ, tốc độ tăng dân số 5 năm qua (2010 – 2015) trung bình là 1,11%, cao hơn so với tốc độ tăng dân số của cả nước (1,06%), như vậy, mỗi năm thành phố có thêm 20,756 người. GDP năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 2.857 USD/người (khoảng hơn 63 triệu đồng/người/năm), gấp 1,8 lần so với năm 2010. Tỉ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước từ 2,7% năm 2010 tăng lên 3,5% năm 2015. Tỉ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 90,3% năm 2011 lên 92,8% năm 2015 (trong đó dịch vụ tăng từ 53,4% lên 55%).

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và đô thị hoá, vấn đề di cư của thành phố được ghi nhận trong điều tra mới nhất cho thấy đến năm 2014, thành phố có 139.874 người di cư với 37,47% là nam và 62,53% là nữ. Cường độ di cư của thời kỳ 2009-2014 đã giảm đi so với thời kỳ 2004-2009, từ 88,0 người di cư/1.000 dân năm 2009 xuống 79,1 người di cư/1000 dân năm 2014. Trong giai đoạn 2009 - 2014, số người di cư đã giảm hơn 8,9 nghìn người so với thời kỳ 2004-2009. Trong số các quận, huyện của thành phố, Vĩnh Bảo và An Dương là hai huyện có số lượng người di cư đi nơi khác tìm kiếm việc làm lớn hơn cả. Sau đó là các huyện An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng.

2.3.2. Tình hình di cư mùa vụ tại địa bàn nghiên cứu Quang Trung và Quốc Tuấn là hai xã liền kề nằm về phía Tây Nam huyện An

Lão, thành phố Hải Phòng. Trong 5 năm qua (2011 – 2015) cả hai xã đã đạt được những bước tiến quan trọng. Thu ngân sách hàng năm đều tăng từ 50 – 60%, tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cũng giảm xuống. Tuy nhiên, một số thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội của 2 xã (2015) còn khá thấp so với kết quả của huyện An Lão và có khoảng cách rất xa so với các kết quả thống kê cùng chuyện mục của toàn thành phố Hải Phòng. Về thu nhập, mức thu nhập bình quân theo đầu người của hai xã (23 triệu đồng/người/năm) thấp hơn toàn huyện An Lão 5,5 triệu đồng và thấp hơn gần 3 lần so với toàn thành phố (hơn 63 triệu đồng/người/năm). Tỉ lệ hộ nghèo của hai xã cao hơn so với tỉ lệ hộ nghèo của toàn huyện và thành phố Hải Phòng.

Gần đây nhất (2014), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng kết hợp cùng tổ chức Act!Aid đã tiến hành điều tra 150 hộ gia đình có số đất bị thu hồi nhiều nhất (gồm các xã Quốc Tuấn, Quang Trung và An Thắng). Kết quả cho thấy 125/150 hộ nhận xét chất lượng cuộc sống của họ sau khi bị thu hồi đất không khá hơn. Nghiên cứu này đi đến kết luận việc mất đất canh tác dẫn đến người nông dân mất đi tư liệu sản xuất và không có nghề thay thế, do đó, việc họ sử dụng tiền đền bù cho các mục đích mua lại đất canh tác, đầu tư học nghề hay đầu tư cho sản xuất là điều dễ hiểu.

Báo cáo điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014 của Hải Phòng cũng chỉ ra: các huyện Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão...là những huyện dẫn đầu thành phố về số lượng người di cư đi nơi khác tìm việc làm do thiếu đất canh tác và dư thừa lao động. Nói cách khác, di cư giúp địa phương giải quyết được số lao động nhàn rỗi và giúp họ kiếm thêm thu nhập.

Page 12: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

10

Tiểu kết chương 2 Chương 2 trình bày cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. Luận án sử dụng các

khái niệm “gia đình”, “hộ gia đình”, “di cư”, “vai trò giới” với các nội dung cơ bản: i) “gia đình” nông thôn có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2010 – 2015); ii) “hộ gia đình” được xác định là các hộ có ít nhất 01 lao động chính di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2010 -2015), hộ còn đầy đủ cả 2 vợ chồng (không chọn trường hợp đã ly hôn, ly thân hoặc 1 trong 2 người qua đời); iii) “Di cư” được hiểu là di cư từ nông thôn ra đô thị và “di cư mùa vụ” là sự di chuyển lao động từ nông thôn ra đô thị trong thời gian nông nhàn, rỗi rãi hoặc theo mùa đối với một số việc đặc thù, người di cư thường xuyên giữ liên lạc và trở về gia đình.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM CỦA DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ

3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ

3.1.1. Số người di cư mùa vụ của hộ gia đình Hộ gia đình có người di cư mùa vụ tham gia vào điều tra là các hộ đầy đủ

vợ chồng, có ít nhất 1 người là vợ hoặc chồng đã và đang di cư mùa vụ trong 5 năm qua (2011 – 2015). Đề tài chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên danh sách thống kê có sẵn các hộ di cư mùa vụ, do đó, kết quả cho thấy với quãng thời gian tương đối dài (5 năm), phần lớn các gia đình đều có 2 người di cư mùa vụ (56%), còn lại là các gia đình có 1 người (44%). Tuy nhiên, tại thời điểm điều tra, số hộ có 1 người di cư mùa vụ chiếm tỉ lệ lớn hơn cả với 93,3%, chỉ có 6,7% số hộ có 02 người hiện đang di cư mùa vụ

3.1.2. Loại hình gia đình có người di cư mùa vụ Các gia đình cho biết để có điều kiện chăm sóc nhà cửa, con cái, và các hoạt

động sản xuất, vợ và chồng thường lựa chọn phương án thay phiên nhau đi làm xa để đảm bảo sự hiện diện tại gia đình và cộng đồng. 51,7% số hộ gia đình “hai vợ chồng đều di cư nhưng thay phiên nhau”, 37% hộ gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở nhà”, 6,7% hộ gia đình thuộc nhóm “vợ di cư, chồng ở nhà” và 4,7% là các trường hợp khác.

3.1.3. Giới tính của người di cư mùa vụ Nhìn chung, nam giới trong các hộ tham gia khảo sát đi di cư mùa vụ nhiều

hơn nữ giới, 60,7% người di cư thứ 1 là nam giới, so sánh với 39,3% nữ giới di cư. Hơn nữa, phần lớn gia đình thuộc nhóm “chồng di cư, vợ ở nhà” và “hai vợ chồng cùng di cư nhưng khác thời điểm” nên có thể thấy người thứ 2 di cư mùa vụ trong gia đình tương đối ít và phần nhiều cũng là nam giới (37,3%).

3. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG DI CƯ MÙA VỤ 3.2.1. Chiến lược di cư của hộ gia đình 3.2.1.1. Quyết định di cư Các gia đình tham gia điều tra đều có vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng di

cư mùa vụ trong 3 năm qua (2012 – 2015), kết quả điều tra cho thấy hầu hết người di cư đều đưa ra quyết định dựa trên sự thống nhất ý kiến của gia đình

Page 13: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

11

(cụ thể ở đây là thống nhất ý kiến của 2 vợ chồng) với 92,7%, tỉ lệ nhỏ 7,3% tự ý quyết định di cư.

Kết quả nghiên cứu các gia đình có người di cư mùa vụ cho thấy 58% người trả lời quyết định di cư dựa trên ưu tiên “người có khả năng mang lại thu nhập cao nhất”, sau đó là “người có sức khoẻ tốt” (13,7%), “người dễ kiếm việc làm nhất” (7,7%)...Như vậy, lý do di cư chủ yếu liên quan đến yếu tố kinh tế, tương đồng với các nhận định của các cuộc điều tra về di cư nội địa của Việt Nam năm 2004 và 2016.

3.2.1.2. Lựa chọn thời gian, nghề nghiệp và nơi di cư Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân tán về thời gian di cư mùa vụ của

người dân. 28,3% di cư vào “những tháng giữa năm”, 23,3% di cư vào các tháng cuối năm, 24,3% di cư vào “thời gian nông nhàn”, trong khi đó, số người di cư vào “những tháng đầu năm” và “bất kỳ thời điểm nào trong năm” có tỉ lệ thấp hơn là 12,7%. 64,3% người di cư mùa vụ chọn điểm đến là nội thành Hải Phòng, 17% di chuyển đến các “thị xã, thị trấn lân cận”, 18,7% chọn điểm đến là “nơi khác”. Việc lựa chọn nơi di cư có mối liên hệ chặt chẽ với các tính toán về trách nhiệm của người di cư đối với gia đình và với thời gian lựa chọn di chuyển.

Trong kiểm định tương quan giữa nghề nghiệp của người hiện đang di cư mùa vụ với thời gian lưu trú của họ ở đô thị cho thấy: 42% (126/300) người trả lời cho biết người di cư lựa chọn phương án “đi về trong ngày”, đối tượng làm các nghề “thợ xây, thợ sắt” thuộc nhóm đối tượng lựa chọn phương án này nhiều nhất, sau đó là “công nhân thời vụ”. 31,3% người trả lời (94/300 hộ) khẳng định người di cư lưu trú tại điểm làm việc từ “2 – 3 tháng”, trong đó, đối tượng làm “công nhân thời vụ” lựa chọn phương án này nhiều nhất (53/94 trường hợp tương đương 56,38%). Số lao động lưu trú từ “1 – 2 tháng” chiếm tỉ lệ 15% (45/300 hộ), trong đó, đối tượng “nhân viên phục vụ” chiếm tỉ lệ lớn hơn cả với 14/45 trường hợp (31%).

3.2.1.3. Cách thức liên lạc với gia đình của người di cư mùa vụ Phần lớn người trả lời trong điều tra chọn phương án “đi về trong ngày

hoặc lưu trú từ “1 – 2 tháng”, do đó có thể đi đến kết luận hầu hết người di cư mùa vụ tại hai xã Quốc Tuấn, Quang Trung thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, không tách rời gia đình quá lâu. 42% người di cư mùa vụ “hầu như không gọi” về gia đình, đây là nhóm đối tượng thường lựa chọn phương án lưu trú “đi về trong ngày”, do đó, kết quả này là dễ hiểu. 21% người trả lời chọn phương án gọi điện thoại “1 lần/tháng”, 7,3% gọi từ “1 – 2 lần/tuần” và 26,3% người trả lời chọn phương án “khác”.

3.2.3. Đời sống kinh tế của hộ gia đình có người di cư mùa vụ 3.2.3.1. Nguồn thu nhập chính của gia đình có người di cư mùa vụ Kết quả nghiên cứu trong cho thấy, 57,7% hộ gia đình nhận xét thu nhập

chính của họ từ hoạt động “làm thuê”, 19% xác định từ “kinh doanh, buôn bán”, 14% trả lời thu nhập chính của hộ từ “nhiều nguồn khác nhau”, chỉ có 6,7% cho rằng thu nhập chính của hộ từ “sản xuất nông nghiệp”.

3.2.3.2. Bình quân thu nhập hàng tháng của gia đình có người di cư mùa vụ * Đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ trong hộ gia đình

Page 14: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

12

Người di cư mùa vụ đóng góp hơn một nửa tổng thu nhập hàng tháng đối với nhóm gia đình có mức thu nhập bình quân từ “3 – dưới 4 triệu”. 38% tổng số hộ (114/300 hộ) có mức thu nhập bình quân hàng tháng “trên 4 triệu đồng”.

Phần lớn người trả lời đánh giá khoản đóng góp kinh tế của người di cư mùa vụ là “tương đối nhiều” (53%), 43,3% cho rằng khoản đóng góp đó là khoản chính/chủ yếu trong thu nhập của hộ hàng năm, tỉ lệ nhỏ 0,7% và 3,7% người trả lời đánh giá khoản đóng góp đó là “nhỏ” và “tạm được”.

* So sánh thu nhập trước và sau khi có người di cư mùa vụ trong hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, 37,3%

số hộ (112/300 hộ) có điều kiện kinh tế “khó khăn hơn”, 48,3% số hộ (145/300 hộ) có điều kiện kinh tế “bình thường”, và 14,3% số hộ (43/300 hộ) có điều kiện “khá”. Tuy nhiên, trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, 62% số hộ (186/300 hộ) đánh giá kinh tế gia đình “khá hơn trước”, 34,7% số hộ (56/300 hộ) cho rằng kinh tế gia đình “khá hơn trước nhiều”, tỉ lệ rất nhỏ đánh giá “vẫn như cũ” và “khó khăn hơn” (lần lượt là 1,7 và 3,3%). Trong 5 năm qua (2010 – 2015), tất cả các hộ gia đình tham gia điều tra đều mua sắm thêm các vật dụng đắt tiền trong gia đình. Cùng với đó, 81,3% số hộ của hai xã đã làm mới hoặc sửa lại nhà cửa. Đây là những kết quả tiến bộ trong điều kiện 5 năm trước thời điểm 1/1/2010, xã Quang Trung có tỉ lệ hộ nghèo là 9,1%, xã Quốc Tuấn có tỉ lệ hộ nghèo 8,27%.

Tiểu kết Chương 3 Chương 3 khái quát về thực trạng di cư mùa vụ tại địa bàn xã Quang Trung

và Quốc Tuấn, huyện An Lão, Hải Phòng. Trong đó, đề tài trình bày một số đặc điểm của hộ gia đình có người di cư mùa vụ; đặc điểm của hoạt động di cư mùa vụ và đời sống kinh tế của hộ gia đình có người di cư mùa vụ.

Chương 4

SỰ THAY ĐỔI VAI TRÒ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI DI CƯ MÙA VỤ

4.1. VAI TRÒ GIỚI TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 4.1.1. Người đảm nhiệm chính các hoạt động sản xuất, kinh doanh

trong gia đình Khảo sát tại hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn cho thấy trước khi hộ gia

đình có người di cư mùa vụ, đa số các công việc việc sản xuất, kinh doanh do 2 vợ chồng cùng làm (55,3%). Sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 8,3%. Cùng với đó, vai trò của người vợ trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng, trước kia, người vợ đảm nhiệm chính chỉ chiếm 25% thì trong khi gia đình có người di cư, tỉ lệ này tăng lên 67,7%.

4.1.2. Vai trò giới trong các loại việc nông nghiệp Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ (sau đây gọi là “trước di cư”),

loại việc “cày bừa” được phân công tương đối đồng đều, 31,3% người trả lời nhận xét do “vợ đảm nhiệm chính”, 24,3% “do chồng đảm nhiệm chính”, 44% người trả lời cho biết “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm, không có hộ gia đình nào thuê người làm. Còn từ khi trên địa bàn nghiên cứu có nhiều nam giới di cư mùa vụ, loại việc này được chuyển sang người phụ nữ - với tỉ lệ đảm nhận tăng lên đến 46,7%, tỉ lệ người chồng đảm nhận hoặc cả hai vợ chồng đảm nhận

Page 15: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

13

giảm xuống tương ứng chỉ còn 16,7% và 12,3%. Đối với loại việc “trồng cấy”, hơn 50% người trả lời cho biết đảm nhiệm chính loại việc “trồng cấy” là người vợ, trong khi đó, tỉ lệ này ở người chồng là 1,7%, 43% loại việc này do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm. Tuy nhiên, khi gia đình có lao động chính di cư mùa vụ, tỉ lệ đảm nhiệm loại việc này ở người vợ và người chồng đều tăng lên lần lượt là 71% và 19%, kéo theo đó là sự giảm vai trò của “cả hai vợ chồng” với 8,7%.

Thu hoạch cây trồng là loại công việc đòi hỏi nhiều nhân lực nên trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, 61,7% do “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính, tỉ lệ này giảm xuống trong khi gia đình có người di cư mùa vụ là 43,7%, cùng với đó, tỉ lệ đảm nhiệm chính của người vợ trong loại việc này tăng từ 27,7% lên 40,0% kèm theo là sự có mặt của hình thức thuê mướn người làm (0,7% trước di cư lên 13,3% sau di cư). “Phun thuốc trừ sâu” là loại việc tương đối độc hại trong nông nghiệp, mặc dù đã có nhiều các khuyến cáo từ các cơ quan hữu quan, hoạt động này rất phổ biến ở nông thôn Việt Nam. Tại địa bàn nghiên cứu, 55,3% loại việc này do “chồng” đảm nhiệm chính trước di cư và giảm xuống còn 22,3% trong di cư, cùng với đó là tỉ lệ đảm nhiệm của người vợ tăng lên nhanh chóng, từ 12,7% trước di cư lên 55,3% trong di cư. Một số gia đình còn có sự tương trợ của người thân với tỉ lệ 5%.

Trong hoạt động chăn nuôi và chế biến, cất trữ nông sản cũng tồn tại sự khác biệt trong vai trò của vợ - chồng trước và sau khi gia đình có người di cư mùa vụ: Trước di cư, tỉ lệ người vợ đảm nhiệm chính loại việc chăn nuôi là 34,3% - trong di cư, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 71,3%. Nếu trước đây cả hai vợ chồng cùng thực hiện loại việc này là 45% thì trong di cư, tỉ lệ này giảm xuống còn 12,3%.

Trước di cư, 52% số hộ gia đình có “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính việc “sơ chế, cất trữ nông sản” và giảm xuống còn 10,3% khi người chồng di cư. Tương tự, 26,3% do “vợ” là người đảm nhiệm chính loại việc này trước di cư và trong di cư tỉ lệ này tăng lên lần rất cao là 73,7%.

4.1.2. Đánh giá mức độ khó khi thay thế vai trò trong sản xuất nông nghiệp Kết quả nghiên cứu thực tế tại hai xã chỉ ra rằng, với mỗi nhóm gia đình di

cư sẽ có sự đánh giá khác nhau về mức độ khó của việc làm thay các công việc sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.3 cho thấy: 51,7% số hộ nhận xét làm thay các loại việc nông nghiệp này là “khá khó”, trong đó nhóm gia đình có “Vợ di cư, chồng ở nhà” và nhóm gia đình có “chồng di cư, vợ ở nhà” có sự đánh giá mức độ khó tương đối đồng đều với tỉ lệ lần lượt là 61,3% và 58,6%. Bên cạnh đó, 41% người trả lời nhận xét việc đảm nhận thay sản xuất nông nghiệp là “bình thường”. Tỉ lệ nhỏ 1,7% người trả lời cho rằng “dễ” đảm nhận thay các loại việc sản xuất nông nghiệp.

4.2. VAI TRÒ GIỚI TRONG LĨNH VỰC NỘI TRỢ 4.2.1. Đảm nhiệm chính việc nội trợ trong gia đình Phần lớn người di cư mùa vụ ở hai xã Quang Trung và Quốc Tuấn là người

chồng nên có thể thấy loại việc nội trợ hầu hết do người vợ đảm nhiệm chính (trước di cư: 91,3%), trong quá trình gia đình có người di cư, với số lượng nhỏ nữ giới đi làm xa nhà nên tỉ lệ nữ đảm nhận chính việc nội trợ giảm xuống còn

Page 16: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

14

74,3%. Bên cạnh đó, một số gia đình người chồng buộc phải đảm nhiệm việc nhà (bao gồm nội trợ) sau khi người vợ đi làm vắng nhà với tỉ lệ 13,0%.

4.2.2. Đảm nhận chính việc thu chi của gia đình Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy hộ gia đình có sự thay đổi

vai trò trong đảm nhiệm thu chi. Nếu như trước khi có người di cư mùa vụ, 59,7% số hộ có người đảm nhiệm chính thu chi gia đình là người vợ; 11,3% là người chồng, thì trong khi có lao động chính di cư, tỉ lệ này tăng lên lần lượt là 71,7% và 16%. Kèm theo đó là vai trò của “cả hai vợ chồng” đối với loại việc này giảm xuống từ 29% còn 16% và xuất hiện sự tham gia quản lý thu chi của người thân với 2,7%.

4.2.3. Đánh giá mức độ khó của việc nội trợ 32.9% người trả lời trong số 85 nam giới (người chồng trong gia đình) nhận

định đảm nhiệm thay việc nội trợ của người vợ là “khá khó”, 3,5% cho rằng loại việc này “khó”, trong khi đó 56,5% người trả lời nghĩ đảm nhiệm thay công việc nội trợ là “bình thường” và tỉ lệ nhỏ 2,4% đánh giá nội trợ là việc “dễ”. 5,6% nữ giới đánh giá đảm nhiệm thay việc nội trợ là “khó”, 19,5% nêu ý kiến “khá khó”, 44,2% cho rằng thực hiện loại việc này “bình thường”, 19,5% thấy đảm nhiệm thay việc nội trợ là “dễ”. 65,7% người trả lời cho biết họ có thể “làm thay được ngay” công việc nội trợ khi gia đình có người đi di cư mùa vụ, 28,7% cần “dưới 1 tháng” để thích nghi dần, tỉ lệ nhỏ 5,0% cần thời gian “trên 1 tháng”.

4.3. VAI TRÒ GIỚI TRONG CHĂM SÓC CON CÁI VÀ BỐ MẸ GIÀ 4.3.1. Vai trò giới trong chăm sóc con cái 4.3.1.1. Thay đổi vai trò giới trong hoạt động chăm sóc con cái Trước và trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, vai trò của người vợ

đối với việc chăm sóc con cái vẫn chiếm tỉ trọng lớn, tỉ lệ lần lượt là 78,7% (trước di cư mùa vụ) 57,7% (trong di cư mùa vụ). Kết quả này không quá khó hiểu khi một số hộ có vợ là người di cư – chồng ở nhà, trong khi đó, một số hộ khác cả hai vợ chồng thay phiên nhau di cư, vai trò giới trong lĩnh vực này chuyển sang người chồng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của họ hàng, người thân...Vì thế, trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, sự tham gia của người chồng đối với loại việc này tăng nhẹ từ 2,0% trước di cư lên 7,3% trong di cư và sự xuất hiện của người thân trong hoạt động chăm sóc con cái tăng từ 0,0% (trước di cư) lên 7,7% (trong di cư).

Dạy dỗ con học hành là việc thực hiện các chức năng không thể thiếu được trong thiết chế gia đình: chức năng giáo dục và chức năng xã hội hoá. Trước di cư, cả người vợ và người chồng đều thực hiện tích cực chức năng này, tỉ lệ đảm nhiệm chính việc dạy dỗ con học hành của người vợ và người chồng lần lượt là 33,7% và 34,0%, 32% số hộ “cả hai vợ chồng” cùng chung trách nhiệm này. Tuy nhiên, trong di cư, vai trò có sự thay đổi rõ rệt, người vợ phải đảm nhiệm nhiều hơn với 72,0%, sự tham gia của người chồng và của “cả hai vợ chồng” giảm xuống lần lượt là 23,0% và 5,0%.

Trước di cư, 31,3% số hộ có “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính việc “đưa đón con đi học”, nhưng trong di cư, tỉ lệ đã giảm xuống rất thấp còn 1,3%. Hoạt động này được chuyển sang người vợ với tỉ lệ từ 40,0% (trước di cư mùa vụ) lên 64,7% (trong di cư mùa vụ). Sự tham gia của người chồng giảm xuống

Page 17: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

15

từ 28,7% còn 17,7%, xuất hiện đáng kể sự tham gia của người thân trong loại việc này từ 0,0% (trước di cư mùa vụ) lên 16,3% trong khi gia đình có người di cư mùa vụ.

“Trước khi di cư, 63,3% số hộ có “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính loại việc “đi họp phụ huynh”, nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 26% từ trong khi gia đình có người di cư. Người vợ không thể tránh khỏi việc gánh thêm trách nhiệm với tỉ lệ tăng từ 26% trước di cư lên 58,7% trong di cư.

Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, 82,3% loại việc “chăm sóc con lúc ốm” do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm chính và đã giảm xuống còn 51,3% trong khi gia đình có người di cư. Một lần nữa, người vợ lại gánh thêm trách nhiệm khi tỉ lệ đảm nhiệm chính việc chăm con ốm tăng từ 17,7% trước di cư lên 44,3% trong di cư. Để nắm bắt kịp thời tình hình học hành và sinh hoạt ở trường lớp của con cái, người di cư mùa vụ lựa chọn nhiều cách thức khác nhau. 23% thường trao đổi với vợ hoặc chồng để biết được thông tin của con, 24,7% lựa chọn cách trao đổi trực tiếp với con cái, 30% người trả lời cho biết người di cư thường gọi điện nói chuyện với thầy cô giáo của con, 13% tìm hiểu thông tin qua bạn bè, người quen của con và 9,3% nắm bắt tình hình con qua nhiều nguồn khác nhau.

4.3.1.2. Đánh giá việc đảm nhiệm thay chăm sóc con cái Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn các hộ gia đình có người di cư mùa

vụ đều có thể quen việc ngay lập tức và số khác mất thời gian ngắn dưới 1 tháng để tiếp nhận phần việc liên quan đến chăm sóc, giáo dục con cái (tỉ lệ lần lượt là 45% (135/300 hộ) và 46,3% (139/300 hộ). Trong đó, nhóm gia đình “chồng di cư, vợ ở nhà” có tỉ lệ thích nghi nhanh chóng với việc này nhiều nhất: 60,7% số hộ (82/135 hộ) có thể “làm thay được ngay” và 51,8% số hộ (72/138 hộ) có thể quen việc “dưới 1 tháng”. Ngược lại, nhóm gia đình “vợ di cư, chồng ở nhà” có thời gian thích nghi với việc chăm sóc con cái lâu hơn, 54,8% hộ (17/31 hộ) mất trên 1 tháng để làm quen với loại việc này.

4.3.2.Vai trò giới trong chăm sóc bố mẹ Trước di cư, việc “hỏi han, trò chuyện” với bố mẹ do 48,7% “ người vợ”,

43% “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm chính. Trong di cư, tỉ lệ của “người vợ” tăng lên 77,7%, cùng với đó tỉ lệ “cả hai vợ chồng giảm xuống” còn 7%. Chu cấp tiền bạc là hành động thiết thực của con cái đối với bố mẹ, trước di cư, loại việc này chủ yếu do “người chồng” (40,3%) và “cả hai vợ chồng” (43,7%) đảm nhiệm chính. Nhưng trong khi gia đình có người di cư mùa vụ, “người vợ” trở thành người đảm nhiệm chính loại việc này với 61,3%, vai trò của “người chồng” và “cả hai vợ chồng” giảm xuống lần lượt là 25,7% và 10,7%.

Trước di cư, “cả hai vợ chồng” đảm nhiệm việc chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau là chủ yếu (57,7%), nhưng trong di cư, tỉ lệ này giảm xuống còn 18,0%, cùng với đó là vai trò người vợ tăng lên với tỉ lệ từ 29,7% lên 40%; vai trò của “người thân, họ hàng” tăng từ 12,3 lên 37,7%. Tương tự, tỉ lệ “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm trợ giúp bố mẹ việc nhà giảm xuống từ 60,3% (trước di cư) còn 18,3% (trong di cư), vai trò của người thân, họ hàng tăng từ 9,3% (trước di cư) lên 34,3% (trong di cư).

Page 18: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

16

Về vấn đề quen với việc chăm sóc bố mẹ già: 66,9% số gia đình mất thời gian “dưới 1 tháng” để tiếp nhận và làm quen với việc “chăm sóc bố mẹ già” của người di cư mùa vụ. Trong đó, 70,6% người trả lời của các gia đình “chồng di cư, vợ ở nhà”, 68,1% của gia đình “hai vợ chồng cùng di cư nhưng thay phiên nhau” cho biết họ tiếp nhận và quen dần với việc chăm sóc bố mẹ chỉ sau dưới 1 tháng. 30,1% gia đình khác mất thời gian “trên 1 tháng” để quen với việc chăm sóc bố mẹ già. Trong đó, 31,9% người trả lời của gia đình “hai vợ chồng cùng di cư nhưng thay phiên nhau”, 25,4% người trả lời của gia đình có “chồng di cư, vợ ở nhà” khẳng định họ thường phải mất hơn 1 tháng để quen với việc này.

Nghiên cứu thu được 192/300 hộ gia đình có câu trả lời đánh giá mức độ khó trong việc chăm sóc bố mẹ già với kết quả như sau: 28,7% người trả lời khẳng định người làm thay cảm thấy “khó khăn”, trong khi đó 24% coi việc này là “bình thường”, 7,3% đánh giá gia đình thấy “thuận lợi” khi làm thay việc của người đi di cư mùa vụ.

4.4. VAI TRÒ GIỚI TRONG CÁC CÔNG VIỆC DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG Trước di cư, 22,7% “người vợ” đảm nhiệm chính việc họ hàng, cộng đồng

thì tỉ lệ này đã tăng lên 49,7% trong khi gia đình có người di cư mùa vụ. Cùng với đó, vai trò của “người chồng” giảm đi từ 41,3% (trước di cư) xuống còn 28% (trong di cư), tỉ lệ đảm nhiệm chính của “cả hai vợ chồng” giảm từ 36% (trước di cư) xuống còn 11% (trong di cư).

35% người trả lời cho biết “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm việc “hiếu, hỉ” (trước di cư), nhưng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 21% trong di cư. Tỉ lệ đảm nhiệm của người vợ tăng lên từ 35,3% (trước di cư) lên 39,3% (trong di cư). Đặc biệt, vai trò của “người thân, họ hàng” với loại việc này tăng lên nhanh chóng từ 1,7% (trước di cư) lên 21,7% (trong di cư).

Với loại việc “họp họ và cúng giỗ”, trước đây 45,3% do “hai vợ chồng” đảm nhiệm chính, nhưng sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, tỉ lệ này giảm xuống còn 20,7%. Sự tham gia của người chồng vào loại việc này cũng ít đi, giảm từ 28% xuống còn 13%. Vai trò của “người thân, họ hàng” được củng cố với tỉ lệ tăng từ 9,3% lên 19%; vai trò của “người vợ” tăng từ 17,3% lên 47,3%.

Vai trò của người vợ tăng lên nhanh chóng, từ 31,3% lên 78,3% đối với loại việc “sinh hoạt thôn xóm” và từ 24% lên 81% đối với loại việc “sinh hoạt tổ, đội sản xuất”. Như vậy, cùng với quá trình di cư mùa vụ, người vợ gánh thêm nhiều việc và nhiều trách nhiệm hơn trong gia đình. Trong loại việc “liên hệ với chính quyền”, 86% do “cả hai vợ chồng” cùng đảm nhiệm, tỉ lệ này giảm xuống còn 12,7% trong khi gia đình có người di cư mùa vụ. Vai trò của người vợ một lần nữa lại tăng lên nhanh chóng từ 4,7% lên 61, 7%.

57,6% người trả lời (173/300 hộ) đánh giá thấy “bình thường” khi đảm nhiệm thay các loại việc họ hàng, cộng đồng; trong đó, 42,1% (73/173 hộ) có thể “làm quen được ngay”, 54,3% cho rằng họ phải mất “dưới 1 tháng” để thích nghi với công việc; 20% người trả lời (60/300 hộ) đánh giá đảm nhiệm thay việc họ hàng, cộng đồng là “khá khó”, trong đó, 30% (18/60 hộ) có thể làm quen việc được ngay, 66,7% người trả lời (40/60 hộ) mất “dưới 1 tháng” để thích nghi với công việc; 17% người trả lời (51/300 hộ) cho rằng đảm nhiệm thay việc họ

Page 19: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

17

hàng, cộng đồng là dễ dàng. Trong đó, 39,2% (20/51 hộ) “làm quen được ngay”, 58,8% (30/51 hộ) mất “dưới 1 tháng” để quen với công việc.

4.5. NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ MÙA VỤ ĐẾN GIA ĐÌNH

4.5.1. Tác động đến mối quan hệ vợ - chồng 4.5.1.1. Những băn khoăn, lo lắng Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận định của người trả lời về mối quan hệ

vợ chồng dưới tác động của di cư mùa vụ. Phần đông các ý kiến đều đánh giá tích cực về các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa vợ và chồng khi người kia đi làm ăn xa nhà: 63% người trả lời đồng tình với nhận định “Cả người đi xa và người ở nhà đều vất vả nên thương nhau hơn”, trong khi đó 45,7% đồng ý với nhận định “vợ chồng trao đổi việc nhà bình đẳng hơn”, 18,7% “không đồng ý” với nhận định này và 36,5% cảm thấy “phân vân”.

88,3% người trả lời “không đồng ý” với nhận định “cảm thấy nghịch cảnh khi vợ chồng xa nhau”, kết quả này tương đối dễ hiểu khoảng cách và thời gian của di cư mùa vụ tương đối ngắn so với các hình thức di cư khác. Mặc dù vậy, tâm lý bất an, nghi ngờ người đi làm xa vẫn tồn tại ở những mức độ khác nhau. 35,7% người trả lời “đồng ý” với nhận định “nghi ngờ người đi làm xa”, 27,6% cảm thấy “phân vân”. Đây là tâm lý chung của người chồng và người vợ khi bạn đời của mình không thường xuyên bên cạnh.

4.5.1.2. Tác động đến tình cảm vợ - chồng Kết quả điều tra cho thấy: phần lớn các hộ gia đình tham gia điều tra đều

đánh giá tích cực về tình cảm vợ chồng khi gia đình có người di cư mùa vụ, 1/3 trong số đó có những băn khoăn lo lắng khi vợ hoặc chồng xa nhà:

58,6% người trả lời cho rằng tình cảm vợ chồng không có gì thay đổi trong khi gia đình có người di cư với ý kiến đánh giá của 55,3% số nam giới và 60,0% số nữ giới.

15,3% người trả lời khẳng định tình cảm vợ chồng họ vẫn rất “thuận lợi”, không gặp trở ngại gì, với ý kiến đánh giá của 15,3% số nam giới và 15,3% số nữ giới.

25,6% người trả lời nhận xét tình cảm vợ chồng gặp khó khăn sau khi một trong hai người đi làm xa nhà, với ý kiến đánh giá của 29,4% số nam giới và 24,2% số nữ giới.

4.5.1.3.Vấn đề bình đẳng giới giữa hai vợ - chồng 46,3% người trả lời nhận xét từ khi gia đình có người di cư mùa vụ, mối

quan hệ giữa hai vợ chồng tiến bộ hơn một chút, trong khi đó, 24% người trả lời cho biết mối quan hệ giữa hai vợ chồng cải thiện hơn nhiều, 20,3% khẳng định “không thay đổi gì” và tỉ lệ thấp 9,3% nhận xét mối quan hệ trở nên xấu đi. Những tiến bộ đáng kể trong mối quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm: thay đổi trong vị thế (nhờ những đóng góp về kinh tế), thay đổi trong quyền quyết định và thay đổi trong cách đối xử.

4.5.2. Tác động của di cư mùa vụ đến đời sống gia đình 4.5.2.1. Nhận định sự tác động của di cư mùa vụ đến tổ chức đời sống gia đình. 91,7% người trả lời “đồng ý” với quan điểm “Vợ chồng đi làm ăn xa có thu

nhập cải thiện đời sống gia đình”, 8,3% người trả lời “phân vân”, không có

Page 20: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

18

người nào “không đồng ý”. Các gia đình không có người di cư mùa vụ cũng có sự nhận định và đánh giá tích cực về đời sống kinh tế của các gia đình có người di cư mùa vụ xung quanh họ. 88,0% người trả lời “đồng ý” với nhận định “Người đi làm ăn xa mở mang đầu óc và giúp ích cho sản xuất và đời sống gia đình”. 51% ngươi trả lời đồng ý với nhận định “người ở nhà đảm đang, lo toan việc nhà tốt hơn”, 28% cảm thấy “phân vân” và 21,7% khẳng định “không đồng ý” với nhận định đó.

Hơn một nửa số nam giới (50,6%) và nữ giới (58,1%) “đồng ý” với nhận định “người thân phải gánh thêm nhiều việc nhà”, số người “phân vân” lần lượt là 28,2% đối với nam và 28,2% đối với nữ. Bên cạnh đó, không ít ngươi trả lời (15,3% nam giới và 21,2% nữ giới) khẳng định họ “không đồng ý” với nhận định trên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: 34,2% nam giới và 38,1% nữ giới nêu ý kiến “đồng ý” với nhận định “Người đi làm xa bỏ bê một số công việc gia đình”, số người cảm thấy “phân vân” lần lượt là 32,9% đối với nam giới và 26,0% đối với nữ giới.

4.5.2.2. Nhận định sự tác động của di cư mùa vụ đến các vấn đề khác Kết quả điều tra cho thấy: 97,3% người trả lời “đồng ý” với nhận định nhờ

di cư mùa vụ mà gia đình “có điều kiện lo cho con cái học hành tốt hơn”. 26,3% người trả lời “đồng ý” với nhận định gia đình có người di cư mùa vụ thì “con cái dễ bị lôi kéo hư hỏng”, 39% “không đồng ý” và 34,7% cảm thấy “phân vân” với nhận định trên. Như vậy, kết quả nghiên cứu về di cư mùa vụ tại địa bàn có sự khác biệt so với các kết luận của loại hình di cư lâu dài, các gia đình cũng cho biết do họ có thể thường xuyên về nhà và liên lạc với vợ hoặc chồng trong lúc đi vắng nên họ không quá lo lắng về vấn đề con cái.41,7% người trả lời “không đồng ý” với nhận định khi gia đình có người di cư mùa vụ sẽ xuất hiện “tâm lý bất an vì thiếu vắng lao động chính”, trong đó, 43,2% số nữ giới và 37,6% số nam giới nêu ý kiến. 38,0% người trả lời cảm thấy “phân vân” và 20,3% người trả lời “đồng ý” với nhận định trên.

4.5.2.3. Sắp xếp, phân công lại lao động khi người di cư mùa vụ trở về 36% người trả lời đánh giá khi người di cư trở về “một vài việc trở lại như

cũ, một vài việc tiếp tục như lúc có người đi di cư mùa vụ”, 35,3% người trả lời nhận xét nhờ có di cư mùa vụ mà “mọi người trong gia đình cảm thấy dễ thay thế công việc của nhau hơn”, 19,7% người trả lời cho rằng mọi việc trong gia đình “trở lại như cũ ngay” khi người di cư mùa vụ trở về, chỉ có 9% người trả lời cho biết “rất khó sắp xếp cho công việc suôn sẻ như trước”.

Tiểu kết chương 4

Di cư mùa vụ trên địa bàn 2 xã Quang Trung và Quốc Tuấn, hoạt động di cư mùa vụ đã tạo ra những thay đổi về vai trò giới trong gia đình trên 4 lĩnh vực sau:

Hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp): Gắn với quá trình di cư mùa vụ của hơn một nửa số gia đình có chồng di cư – vợ ở nhà, vai trò giới dần chuyển giao sang người ở lại (thường là người vợ)

Page 21: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

19

Hoạt động nội trợ và việc nhà: Loại việc này trước và sau khi di cư đều do người phụ nữ đảm nhiệm chính. Hầu hết phụ nữ đều thích nghi với loại việc này ngay lập tức vì họ vốn quá quen thuộc, nhưng nam giới gặp khó khăn (thường trên dưới 1 tháng) để làm quen và thích nghi khi người vợ đi làm xa nhà.

Hoạt động chăm sóc con cái và cha mẹ già: trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, sự tham gia của hai vợ chồng vào hầu hết các loại việc là tương đối lớn. Trong các loại việc chăm sóc con cái đã xuất hiện vai trò của ông bà nội ngoại hai bên. Trong việc chăm sóc bố mẹ già đã xuất hiện vai trò của người thân (anh chị em của hai vợ chồng).

Hoạt động dòng họ và cộng đồng: Trước khi gia đình có người di cư mùa vụ, các việc họp họ, cúng giỗ, tham gia các tổ đội sản xuất đều có sự chung tay chung sức của cả hai vợ chồng – nhưng vai trò giới đã thay đổi chuyển dần sang người vợ khi gia đình có người đi di cư mùa vụ, một số loại việc (họp họ, hiếu hỉ) xuất hiện sự tham gia của người thân, họ hàng (chủ yếu là bố mẹ của hai vợ chồng gia đình di cư mùa vụ). Quyền quyết định các vấn đề trong gia đình diễn ra theo chiều hướng bình đẳng giới.

Page 22: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

20

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận Luận án đã kết hợp các khái niệm (gia đình, hộ gia đình, di cư, vai trò giới)

và tiếp cận lý thuyết xã hội học (lý thuyết hút – đẩy; lý thuyết thay thế vai trò giới và lý thuyết chiến lược hộ gia đình) để phân tích thực trạng di cư mùa vụ, sự thay đổi vai trò giới trong gia đình trước và trong khi có người di cư mùa vụ tại hai xã Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Các khái niệm và lý thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nền tảng lý luận để Luận án có thể kiểm định được thực tế. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu chính của Luận án:

Một là, tình trạng thiếu đất canh tác cũng như những nhu cầu thực tế trong cuộc sống đã khiến di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại địa bàn nghiên cứu là hiện tượng ngày càng phổ biến.

Hai là, di cư mùa vụ là chiến lược sống của hộ gia đình với mục đích nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho các thành viên.

Ba là, các gia đình không có người di cư mùa vụ thường bày tỏ sự chia sẻ vai trò giữa vợ và chồng ở nhiều loại công việc, trong khi đó, với gia đình có người di cư mùa vụ ở các lĩnh vực sau:

* Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: các loại việc nông nghiệp có sự chuyển giao từ chồng sang người vợ và ngược lại. Phần lớn họ không gặp nhiều bỡ ngỡ khi đảm nhiệm thay chồng làm các việc nông nghiệp.

* Lĩnh vực nội trợ: Việc nội trợ, các loại việc khác trong nhà phần lớn vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Họ thường không gặp khó khăn gì khi tiếp nhận các việc nhà, việc nội trợ được chuyển giao lại từ người chồng, ngược lại, người chồng gặp nhiều khó khăn và một số người phải nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại trong loại việc này.

* Lĩnh vực chăm sóc con cái và bố mẹ: Trước và sau khi gia đình có người di cư mùa vụ, cả người chồng và người vợ đều có sự chia sẻ trách nhiệm trong các loại việc liên quan đến chăm sóc bố mẹ, nhưng vai trò của người chồng lớn hơn ở loại việc hỗ trợ kinh tế, giúp việc nhà cửa, vai trò của người vợ nổi hơn trong các loại việc chăm sóc bố mẹ lúc ốm đau, trò chuyện với bố mẹ.

* Các việc dòng họ và cộng đồng: Luận án cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong việc đảm nhiệm chính các loại việc liên quan đến dòng họ và cộng đồng khi gia đình có người di cư mùa vụ. Người di cư mùa vụ vẫn có thể về lại quê nhà và tham dự các sự kiện, các việc quan trọng của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Người ở nhà có thể phải tham dự và đảm nhiệm nhiều hơn một số loại việc nhưng đa số người trả lời cho biết họ không cảm thấy khó khăn hay trở ngại khi tiếp nhận loại việc này. Quyền quyết định các loại việc được san sẻ và trở nên đồng đều hơn, nhất là khi gia đình có hai vợ chồng di cư nhưng thay phiên nhau.

Bốn là, di cư mùa vụ nông thôn – đô thị bên cạnh việc tác động làm thay đổi vai trò giới thì còn tác động đến nhận thức, hành vi của gia đình trước nhiều vấn đề trong sản xuất, đời sống, các quan hệ xã hội.

Page 23: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

21

Năm là, Luận án sử dụng các ý kiến (từ phỏng vấn sâu) của các gia đình không có người di cư mùa vụ, kết quả cho thấy, các gia đình có người di cư mùa vụ có những thay đổi nhất định trong vai trò giới so với các hộ gia đình không có người di cư.

Những thay đổi vai trò giới trong gia đình là khác nhau tùy thuộc vào ai là người di cư mùa vụ trong gia đình (vợ/ chồng/ cả hai).

Những thay đổi vai trò giới trong gia đình người di cư mùa vụ là không bền vững, nhưng có thể góp phần vào những thay đổi trong dài hạn.

Sáu là, Luận án khẳng định sự thay đổi vai trò giới dưới tác động của di cư mùa vụ nông thôn – đô thị, theo đó, các thành viên trong gia đình tiếp nhận và thích nghi với các loại việc ở những mức độ khác nhau.

2. Khuyến nghị Luận án đề xuất một số khuyến nghị sau: * Các cấp, các ngành liên quan đến điều hành, quản lý các hoạt động kinh

tế và lao động cần có biện pháp lồng ghép các vấn đề di cư trong chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

* Chính sách phát triển thanh niên và các chương trình đào tạo nghề cần quan tâm đến lực lượng thanh niên trẻ tuổi cũng như các hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ trẻ em và người cao tuổi ở lại quê nhà.

* Ngoài các mạng lưới xã hội không chính thức kể trên, chính quyền các cấp nên có hình thức hỗ trợ người lao động qua mạng lưới chính thức, như truyền thông về việc làm, tổ chức các trung tâm hỗ trợ việc làm, giới thiệu các loại việc phù hợp với trình độ và tay nghề người lao động.

* Có cách thức tuyên truyền hợp lý, dễ hiểu giúp người dân nâng cao hiểu biết và nhận thức về vấn đề bình đẳng nam – nữ, cụ thể hoá quyền đó trong công tác đứng tên chủ hộ và sở hữu đất đai, tài sản.

Page 24: DI CƯ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ VÀ VAI TRÒ GIỚI TRONG …hcma.vn/Uploads/2018/2/8/tom tat tieng Viet.pdf · tài “Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai

22

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), "Nguyên nhân di cư mùa vụ ở xã

Quốc Tuấn và Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng", Tạp chí Giáo dục

Lý luận 245, tr.163 – 165.

2. Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), "Di cư từ nông thôn ra đô thị và

các vấn đề về nhà ở, an sinh xã hội", Tạp chí Lý luận Chính trị số 9, tr.82-

87.