3

Click here to load reader

Documentde

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Documentde

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC (LẦN 2) NĂM HỌC 2012-2013

MÔN THI: HÓA HỌC(Thời gian làm bài 180 phút)

Câu 1 (4 điểm)1 (1 điểm): Từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết khác, các điều kiện phản ứng đầy đủ, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế este n-propylpropionat.2 (1,5 điểm): Ba amin A, B, D đều có cùng công thức phân tử C4H11N. Khi cho A hoặc B tác dung vơi HNO2 thì tạo thành các đồng phân E và F tương ứng có cùng công thức phân tử C4H10O. Khi oxi hóa E tạo ra axit butyric, còn oxi hóa F tạo ra hỗn hợp axit axetic và axit propionic. Amin D tác dung vơi HNO2 tạo ra muối không bền. Viết công thức cấu tạo của A, B, D, E, F.4 (1,5 điểm): Tính nồng độ mol/lít ion S2– và pH của dung dịch H2S 0,010M.

(Biết: dd H2S có 7

A 10K1

, 12,92

A 10K2

; H2O có KW = 10 – 14)

Câu 2 (4 điểm)1 (2 điểm): Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa khí NH3 ở 27,30C; 1,1 atm. Bơm thêm vào bình m gam khí HCl người ta nhận thấy nhiệt độ của khí trong bình tăng lên đến 41 0C đồng thời áp suất giảm xuống còn 0,23 atm.

1.1. Giải thích vì sao có hiện tượng tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí trong bình. Tính m.1.2. Nếu rót thêm vào bình 0,6 lít dung dịch KOH 4M và lắc bình cho phản ứng hoàn toàn,

sau đó làm nguội bình về đến 13,650C thì áp suất khí trong bình tăng bao nhiêu? Giả sử nươc bay hơi không đáng kể.2 (2 điểm): Hai nguyên tố phi kim A và B có các oxit thường gặp là AOn, AOm, BOm và BO3 (vơi n, m là các số nguyên dương và đều nhỏ hơn 3). Hỗn hợp M gồm x mol AOn và y mol AOm có phân tử khối trung bình là 40. Hỗn hợp N gồm y mol AOn và x mol AOm có phân tử khối trung bình là 32. Tỉ khối của BO3 trên BOm là 1,25.

2.1. Xác định các chỉ số n, m và tỉ số x:y, biết x<y.2.2. Xác định các nguyên tố A, B và các oxit của chúng.

Câu 3 (4 điểm)1 (2 điểm): Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R vào dung dịch axit HNO3 thu được dung dịch A. Chia dung dịch A thành hai phần bằng nhau: Xử lý phần một ở điều kiện thích hợp thu được 25,6 gam một muối X duy nhất. Cho phần hai tác dung vơi dung dịch NaOH dư được kết tủa B. Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. Xác định kim loại R và muối X. Biết R chỉ có một hoá trị duy nhất.2 (2 điểm): Nguyên tử nguyên tố Q có tổng số electron ở các phân lơp s là 7.

2.1. Viết cấu hình electron nguyên tử (ở trạng thái cơ bản) của Q, xác định tên nguyên tố Q.2.2. Vơi Q có phân lơp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của Q trong dung

dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thu toàn bộ lượng khí SO2 trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 (vừa đủ) thu được dung dịch T (coi thể tích không thay đổi). Tính m và tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.

Trang 1/2

Page 2: Documentde

Câu 4 (4 điểm)1 (2 điểm): Hidrocacbon A có công thức phân tử là C10H10 chứa nguyên tử Cacbon bất đối xứng (nguyên tử C liên kết vơi 4 nguyên tử hoặc 4 nhóm nguyên tử khác nhau). Khi oxi hóa A tạo ra axit benzoic. Cho A tác dung vơi dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa có màu đặc trưng.

1.1. Xác định công thức cấu tạo của A.1.2. B là đồng phân của A cũng có nguyên tử Cacbon bất đối xứng, khi bị oxi hóa cũng tạo

ra axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo của B.1.3. D cũng là đồng phân của A, khi D tác dung vơi dung dịch AgNO3/NH3 cũng tạo ra kết

tủa có màu đặc trưng. Xác định công thức cấu tạo của D.2 (2 điểm): Polime A tạo thành bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-dien. Cứ 6,234 gam A phản ứng vừa hết 3,807 gam brom.

2.1. Tính tỉ lệ mắt xích buta-1,3-dien và stiren trong polime trên. Từ đó viết công thức cấu tạo của A.

2.2. Clo hoá PVC thu được một loại polime B được dùng để điều chế tơ clorin. Biết trong B có chứa 67,18% clo về khối lượng, tính xem trung bình 1 phân tử clo phản ứng vơi bao nhiêu mắt xích (-CH2-CHCl-)? Từ đó viết công thức cấu tạo của B.

Câu 5 (4 điểm)1 (2,5 điểm): Đốt cháy 0,2 mol hợp chất A thuộc loại tạp chức, thu được 26,4 gam khí CO2; 12,6 gam hơi H2O và 2,24 lít khí N2 (đktc). Nếu đốt cháy 1 mol A cần 3,75 mol O2.

1.1. Xác định công thức phân tử của A.1.2. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của A. Biết rằng A có tính chất lưỡng tính, phản

ứng vơi axit nitrơ giải phóng nitơ; phản ứng vơi ancol etylic (xúc tác HCl) tạo thành hợp chất B (C5H12O2NCl), sau đó cho B tác dung vơi NH3 thu được chất D (C5H11O2N). Khi đun nóng A chuyển thành hợp chất vòng có công thức C6H10N2O2. Hãy viết đầy đủ các phương trình phản ứng xảy ra và ghi điều kiện (nếu có).2 (1,5 điểm): Khi oxi hóa etan-1,2-diol giữ nguyên mạch cacbon, người ta thu được hỗn hợp sản phẩm A gồm năm chất có chứa nhóm ancol, andehit và axit cacboxylic.

2.1. Viết công thức cấu tạo các chất trong hỗn hợp A.2.2. Trong năm chất đó, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất? Chất nào có nhiệt độ sôi cao

nhất? Giải thích........... Hết ..........

( Cho Fe = 56; Al = 27; Cu = 64; N = 14; O = 16; H = 1; Ag = 108, Zn = 65, Mg=24, C = 12, S= 32; P = 31; Ca = 40; Mn = 55; Pb = 207, K = 39)

Trang 2/2