22
Để ngày mai tươi sáng hơn September 10, 2012 By Alan Phan 33 Comments Tôi viết bài dưới đây cho báo Đất Việt vào cuối năm 2011. Sau gần một năm, tình hình và tinh thần tạo đông cơ cho bài viết vẫn không gì thay đổi. Đó là một điều đáng buồn, cho thấy chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Tệ hơn nữa, trong khi niềm tin đang thấp thỏm ra đi, chúng ta lại loay hoay với những giải pháp cũ, những bài diễn văn cũ và những diễn viên cũ. Sau khi ở California về, tôi có cảm giác như Việt Nam của tôi đã “già” hẳn sau vài tháng. Sự hoang mang, mệt mỏi…hiện lên trong tầm mắt và các nụ cười gượng gạo. Tâm trí thì xa vời. Anh Viên của Vinamit nói với tôi rằng “thiên thần sẽ hiện ra trong những tình thế tuyệt vọng nhất”. Tôi cũng hy vọng như vậy. Bởi vì chúng ta đang ở giờ thứ 25. Hoặc chúng ta làm chủ định mệnh; hay chúng ta sẽ bị cuốn đi trong một cơn lốc xoáy khác của lich sử. Cái khác biệt duy nhất là ý chí muốn thay đổi, sẵn sàng chấp nhận cuộc giải phẫu, để…ngày mai tươi sáng hơn…. Alan Phan (2/9/2012) Cập nhật lúc :6:45 AM, 24/01/2012 (Đất Việt) TS. Alan Phan, chuyên gia nghiên cứu kinh tế có uy tín, đã xuất bản 7 cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt về tài chính của các quốc gia mới nổi. Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn, Alan Phan bày tỏ suy nghĩ của mình về tình hình kinh tế Việt Nam. Ngày 9/11/2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012

Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Embed Size (px)

DESCRIPTION

vrê

Citation preview

Page 1: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Để ngày mai tươi sáng hơnSeptember 10, 2012 By Alan Phan 33 Comments

Tôi viết bài dưới đây cho báo Đất Việt vào cuối năm 2011. Sau gần một năm, tình hình và tinh thần tạo đông cơ cho bài viết vẫn không gì thay đổi. Đó là một điều đáng buồn, cho thấy chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Tệ hơn nữa, trong khi niềm tin đang thấp thỏm ra đi, chúng ta lại loay hoay với những giải pháp cũ, những bài diễn văn cũ và những diễn viên cũ. Sau khi ở California về, tôi có cảm giác như Việt Nam của tôi đã “già” hẳn sau vài tháng. Sự hoang mang, mệt mỏi…hiện lên trong tầm mắt và các nụ cười gượng gạo. Tâm trí thì xa vời.

Anh Viên của Vinamit nói với tôi rằng “thiên thần sẽ hiện ra trong những tình thế tuyệt vọng nhất”. Tôi cũng hy vọng như vậy. Bởi vì chúng ta đang ở giờ thứ 25. Hoặc chúng ta làm chủ định mệnh; hay chúng ta sẽ bị cuốn đi trong một cơn lốc xoáy khác của lich sử. Cái khác biệt duy nhất là ý chí muốn thay đổi, sẵn sàng chấp nhận cuộc giải phẫu, để…ngày mai tươi sáng hơn….

Alan Phan (2/9/2012)

Cập nhật lúc :6:45 AM, 24/01/2012

(Đất Việt) TS. Alan Phan, chuyên gia nghiên cứu kinh tế có uy tín, đã xuất bản 7 cuốn sách bằng tiếng Anh và tiếng Việt về tài chính của các quốc gia mới nổi. Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn, Alan Phan bày tỏ suy nghĩ của mình về tình hình kinh tế Việt Nam.

Ngày 9/11/2011, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 với nhiều chỉ tiêu quan trọng như GDP đạt 6 – 6,5%; CPI tăng dưới 10%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%, nhập siêu khoảng 11 – 12% tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33,5%. Nhưng theo tôi, những con số không nhiều ý nghĩa, quan trọng nhất là phải biết điểm yếu của nền kinh tế để hạn chế và điểm mạnh để phát huy.

Hãy để thị trường quyết định

Page 2: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Nền kinh tế Việt Nam năm qua suy giảm chính là do hậu quả của một số chính sách những năm trước, nhất là thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Lúc đó, để cứu các doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản, chính quyền tung tiền hỗ trợ lãi suất. Đây là chính sách không thông minh lắm. Vì, năm qua lạm phát cao là do lượng tiền bị tung ra nhiều; các doanh nghiệp yếu được cứu sống làm gánh nặng cho nền kinh tế, gánh nặng cho các doanh nghiệp mạnh. Ngoài ra, năm qua chúng ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu rơi vào vòng xoáy tồi tệ. Người dân các nước giàu trong khối này không muốn chính phủ bỏ tiền thuế của mình ra cứu các nước đang khó khăn. Một vài nước thuộc khối này chắc chắn sẽ tách khỏi liên minh. Ngay cả Trung Quốc cũng đang đối diện với vô vàn khó khăn.

Trong bối cảnh đó kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng vì thị trường xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là Mỹ Âu, châu Phi và thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Trước đây, chúng ta phát triển bằng cách tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhưng nay đã một phần cạn kiện, không còn là lợi thế cạnh tranh. Những trái ngon thấp thì chúng ta đã ăn hết rồi, còn những trái trên cao khó hái hơn.

Điểm yếu của nền kinh tế trong những năm qua thấy rõ nhất là ở hệ thống ngân hàng và bất động sản. Nếu áp dụng tiêu chuẩn thế giới vào Việt Nam thì đa số ngân hàng chúng ta không đạt chuẩn. Giá bất động sản thì quá cao, cao hơn ở Mỹ, đó là thực tế không thể chấp nhận. Thu nhập của người dân Mỹ hơn Việt Nam đến 40 lần nhưng giá nhà đất của họ rẻ hơn chúng ta đến hơn phân nửa. Điều này phải được điều chỉnh. Khi điều chỉnh thì có doanh nghiệp trắng tay, nhưng phải chấp nhận. Ví dụ như bị bệnh thì phải biết nguyên nhân để điều trị tận gốc, chứ uống vài viên thuốc thì chỉ giảm đau nhất thời. Hãy để cho thị trường quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Những chính sách của chính phủ ban ra chỉ là điều chỉnh và làm trọng tài. Chúng ta đã tham gia sân chơi thế giới, mua của thế giới và bán cho thế giới thì nên để thị trường quyết định tất cả.

Trong cái rủi, có cái may

Từ những điểm yếu đó mà Việt Nam xuất hiện những điểm sáng sau đây: Thứ nhất, khi tôi về Việt Nam năm 2006 thì nhận thấy các doanh nhân rất hưng phấn, hưng phấn quá thì dẫn đến ngạo mạn, xem ta là nhất. Sở dĩ như thế vì họ kiếm tiền quá dễ, đụng vào chứng khoán thì giàu, dụng vào bất động sản thì càng giàu to. Do đó họ không cần suy nghĩ, không cần đầu tư vào máy móc, công nghệ và con người. Những năm qua, kinh tế khó khăn nên họ đã thay đổi cách kinh doanh, họ biết đầu tư giá trị, đầu tư vào con người.

Thứ hai, trước đây doanh nhân làm ăn dựa trên mối quan hệ, từ đó sinh ra tham nhũng, nhũng nhiễu. Nhưng khi họ làm ăn khó khăn thì không thể chi phong bì vô tội vạ. Do đó

Page 3: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

tham nhũng sẽ ít đi, môi trường trong sạch hơn, chính sách thông thoáng hơn, quan hệ giữa doanh nhân và chính quyền đẹp hơn.

Thứ ba, bội chi ngân sách sẽ giảm, thu chi ngân sách lành mạnh.

Thứ tư, giá bất động sản giảm từ 30 – 50%. Đây là cơ hội cho tầng lớp trung lưu có nhà cửa. Tầng lớp này phát triển bền vững và ổn định hơn.

Thứ năm, người dân không còn vung tay quá trán. Họ bớt tiêu xài, hạn chế mua xe xịn, đồ xa xỉ…

Tất cả điều này tạo nên sinh khí mới. Nếu doanh nghiệp và chính phủ biết nắm bắt những cơ hội này thì những năm tới Việt Nam sẽ phát triển bền vững. Khủng hoảng cũng giống cơn bão mạnh quét sạch những bụi bặm để ngày mai tươi sáng hơn.

Đầu tư hai ngành lớn

Về phương hướng phát triển, theo tôi chúng ta nên tập trung vào nền nông nghiệp và công nghệ thông tin. Hiện nay, mục tiêu của chính phủ là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Nhưng theo tôi, nên đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp là hướng đi chính vì Việt Nam có quá nhiều lợi thế ở ngành nghề này. Chúng ta có vùng nông nghiệp rộng lớn, người dân ở đó không nghèo vì nhờ đồng ruộng. Nếu lấy đất của họ để làm các khu công nghiệp thì nông dân trở thành người thành thị nửa vời, họ sẽ vào các nhà máy làm thêm, nghề nghiệp không ổn định. Từ chỗ là những người có cuộc sống ổn định, họ trở nên bấp bênh trên chính quê hương của mình. Tôi thường lấy thí dụ về xứ Israel năm 1948 khi vừa lập quốc. Một triệu người dân cô đơn trên vùng sa mạc khô cằn đối diện với một thế lực thù địch của hơn 100 triệu người Ả Rạp. Chính quyền ưu tiên cho chương trình hiện đại hóa nông nghiệp để bảo đảm nhu cầu thực phẩm trong chiến tranh. Các nhà khoa học, chuyên gia đổ công sức vào nghiên cứu công nghệ và quy trình phát triển để hữu hiệu hóa mọi giai đoạn sản xuất. Kết quả là sau 10 năm, Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản cho thị trường Âu châu và cả cho vùng đất mầu mỡ Phi châu.

Không lý do gì bài học Israel lại không thể ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, nơi 67% dân số vẫn mưu sinh bằng nông nghiệp, nơi môi trường thiên nhiên khá phù hợp và người dân đã có kinh nghiệm ngàn năm về canh tác. Những tiến bộ trong 15 năm qua đã đem về cho Việt Nam các thành quả lớn về nông nghiệp như số lượng gạo, cà phê, cao su, hải sản xuất khẩu luôn là “top ten” của thế giới. Người nông dân đã đạt các đỉnh cao này với sự trợ giúp của chính phủ.

Thứ hai là ngành công nghệ thông tin. Ngành này không cần đầu tư lớn vì nó không cần cảng biển, không cần xa lộ, không cần đường sắt cao tốc, nó chỉ cần có băng thông rộng và tư duy sáng tạo của người trẻ. Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực như 60% dân số trẻ, hiếu học, sáng tao. Một lợi thế rất lớn nữa là chúng ta có 3 triệu kiều bào trên thế giới sẵn sang đưa ngành công nghệ thông tin của Việt Nam vươn xa.

Theo TS Alan Phan, sự kiện nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam trong năm qua đó chính là nợ xấu ngân hàng và Chính phủ tuyên bố không để ngân hàng nào phá sản. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển trong tương lai. Còn vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới là khối EU lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công.

Page 4: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Nhưng một điều quan trọng để kinh tế phát triển bền vững đó là Chính phủ nên là người đặt ra luật chơi và giám sát luật chơi đó để không ai vi phạm. Cũng giống như một trận bóng đá, chính phủ là trọng tài. Đừng nên quyết định người này thắng, kẻ khác thua, vì như thế không ai chơi và không ai xem. Điều này có nghĩa là tạo môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp cạnh tranh, không ưu tiên đối tượng nào.

TS Alan Phan là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại HongKong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu USD. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999 và năm 2006 thì về Việt Nam. Ông tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Australia).

TS. Alan Phan

Không có bài viết liên quan.

Comments

1. Lạc Việt says:

September 10, 2012 at 11:49 am

Acsimet: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”. Chúng ta tuy không KHỎE như Acsimet nhưng vẫn đủ sức để nâng bổng Việt Nam lên nếu có điểm tựa. Chỉ có điều không ai cho chúng điểm tựa cả. Hưng Đạo Vương đã dạy rằng: Tùy thời mà tạo thế. Tôi luôn tin vào định luật bảo toàn về tiền: “Tiền không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi nó chỉ được chuyển từ túi người này sang túi người khác”. Có nghĩa là trong dân chúng vẫn còn một lượng vật chất khá lớn: kiều hối, vàng, ngoại tệ, tiền mặt… Bây giờ nếu có điểm tựa (NIỀM TIN) thì lập tức người dân sẽ tái đầu tư. Việc của nhà nước là tập hợp những năng lượng đó thành nặng lượng hướng TÂM, thay vì năng lượng triệt tiêu. Để biến CÔNG CÓ ÍCH trên CÔNG TOÀN PHẦN lớn hơn = PHÁT TRIỂN. Nếu giả thiết công có ích trên công toàn phần lớn hơn 70% thì đã là một cỗ máy lý tưởng.

Reply

Page 5: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

2. Nguyen Thai Thuan says:

September 10, 2012 at 11:53 am

Trời ơi cái chính phủ này. Bọn họ chỉ mong ….. chúng ta thôi.

Reply

3. Doãn Quốc Sĩ says:

September 10, 2012 at 12:19 pm

Đúng quá thưa Bác Alan!Cháu luôn hồ nghi về một đất nước công nghệ vào năm 2020, khi mà chúng ta chả có cái gì gọi là thế mạnh để đạt được cả. Các vị ngồi cao hình như là làm việc theo giấc mơ, một ngày đẹp trời bỗng hứng chí vẽ ra con đường đó. Chả cân nhắc và biết mình đang ở đâu cả!Biết bao nhiêu con đường, bao nhiêu cảng biển được xây dựng rồi để đó cho kiến nó đi. Chả thấy ai chịu trách nhiệm về những việc đó cả. Đã thế lại còn được chuyển công tác, thăng tiến vù vù. Nghĩ mà thấy sướng, thấy nhục cho phận công chức có ô dù.

Reply

4. Quyền says:

September 10, 2012 at 12:56 pm

Chào bác Alan !Em đã đọc lại bài này nhiều lần nhưng vẫn rất nhiều cảm xúc, nói thực với bác em đã rớt nước mắt ! nhưng cũng tràn đầy hi vọng cho một tương lai sáng hơn.Cảm ơn bác và chúc bác luôn khỏe !

Reply

5. Yani Tran says:

September 10, 2012 at 1:14 pm

Một tư duy hoàn hảo…, Nhưng rất tiếc là nước đỗ … tai trâu…

Page 6: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Reply

6. pơ - sô says:

September 10, 2012 at 2:06 pm

Cảm ơn TS.AlanPhan, bài viết vẫn nguyên giá trị ! Điều cốt lõi ở trong tay Chánh Phủ, hệ thống cầm quyền .

Reply

7. Nguyen Thinh says:

September 10, 2012 at 2:42 pm

Thật sự là 1 giấc mơ… xa.Tại sao chú Alan không làm 01 cái “đại học ảo” đặt server tại Hồng Kông nhỉ, kêu gọi tập trung trí tuệ của 3 triệu Việt Kiều hỗ trợ trí tuệ Việt đi lên ??? Cháu xin góp sức!!!

Reply

8. Cối Xay Gió says:

September 10, 2012 at 3:31 pm

Nếu được như thế thì đã tốt hơn nhiều. Không ai từ bỏ lợi ích của mình một cách tự nguyện !Chúc bác Alan Phan sức khỏe !

Reply

9. Thuy Nguyen says:

September 10, 2012 at 4:30 pm

nhung ma bac oi, neu nhung nguoi co quyen quyet dinh muon va chiu nghi nhu bac thi dat nuoc hinh chu S nay da ko den noi lam than nhu ngay hom nay! chau dang rat rat mong 1 cuoc dai phau de cat bo nhung khoi u thoi rua pha hoai dat nuoc, dem den 1 tuong lai tuoi sang. Nhung buon thay con rat rat nhieu nhung ban tre khac khong biet, ko muon, ko quan tam den tuong lai cua dan toc! lam the nao khi can benh u li da tro thanh benh nan y!

Page 7: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Reply

10. GiaDinhThinhVuong.com says:

September 10, 2012 at 5:15 pm

Nghe bác nói về ngành công nghệ thông tin mà cháu rất phấn khởi, cháu lại tiếp tục miệt mài với những dòng code để hy vọng ngày mai vậy.

Reply

11. Ngu Ngốc và Ngu Dốt says:

September 10, 2012 at 5:28 pm

Cháu vừa đọc các bài viết về một số vụ xử phạt sai phạm trong giao dịch chứng khoán. Khi phân tích thêm cách đầu tư chứng khoán của một vài đại gia đình đám, cháu thật sự rất thất vọng khi họ có thể được đi cửa sau để sử dụng thủ thuật, vài cuộc nhậu “tiền rượu gái” và chi tiền riêng, họ đã có thể kiếm lợi vài trăm tỷ, trong khi một số nhà đầu tư lương thiện muốn kiếm lợi vài chục triệu dựa vào kiến thức chuyên sâu, phải tốn ít nhất hàng chục ngày nghiên cứu hàng trăm tài liệu khác nhau. Đại gia có quan hệ sẵn sàng chi “tiền rượu gái”, họ chắc chắn lời được ngay vài chục đến vài trăm tỷ, còn nhà đầu tư lương thiện cho dù giỏi cỡ nào cũng không dám chắc 100% là khoảng đầu tư của họ có lời.

Số tiền đáng lẽ theo cách “đàng hoàng” thì nhiều người sẽ được hưởng, các công ty chứng khoán sẽ được hưởng, …, nhưng bằng cách đi cửa sau, rất nhiều nhà đầu tư, hầu hết các công ty kiếm lợi nhuận nhờ thị trường chứng khoán, …, sẽ bị đại gia khác thò tay vào túi mà chẳng biết tại sao lại mất tiền và lợi nhuận giảm. Tiền của thị trường không tự biến mất mà chảy từ túi của các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư minh bạch vào túi thiểu số đại gia dùng “ảo thuật”.

Hi vọng xuất hiện thế hệ “diễn viên khác” có tâm huyết để diễn các vai diễn tốt và lương thiện hơn.

Reply

12. Lâm Nhật Hiếu says:

September 10, 2012 at 8:39 pm

Một tư duy chiến lược kinh tế rất đáng được áp dụng vào Việt Nam trong hoàn cảnh này thay vì chơi trò hô khẩu hiệu tái cấu trúc này nọ… Mong các bậc lãnh đạo của đất nước thấu hiểu cho dân nhờ.

Page 8: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Rất cảm ơn Bác Tiến sĩ vì một Việt Nam dân giầu nước mạnh.

Reply

13. manh khoi says:

September 10, 2012 at 10:12 pm

Kính chào chú Alan Phan!Cháu thấy bài viết của chú rất hay! Phân tích, đánh giá rất đúng , nhận định và dự đoán về hướng đi cho kinh tế VN là khá tích cực. Nhưng theo suy nghĩ thiển cận của cháu thì VN sẽ k thay đổi và tươi sáng theo những nhận định, đánh giá, phân tích và dự đoán ấy trong vòng 10 đến 20 năm nữa được. Vì sao như vậy? Cháu xin dựa vào những phân tích của chú mà suy diễn như sau:*Thứ nhất, khi tôi về Việt Nam năm 2006 thì nhận thấy các doanh nhân rất hưng phấn, hưng phấn quá thì dẫn đến ngạo mạn, xem ta là nhất. Sở dĩ như thế vì họ kiếm tiền quá dễ, đụng vào chứng khoán thì giàu, dụng vào bất động sản thì càng giàu to. Do đó họ không cần suy nghĩ, không cần đầu tư vào máy móc, công nghệ và con người. Những năm qua, kinh tế khó khăn nên họ đã thay đổi cách kinh doanh, họ biết đầu tư giá trị, đầu tư vào con người. ==> Những doanh nhân nào muốn đầu tư vào con người thì nên đầu tư vào các em nhỏ, bắt đầu ngay từ bậc tiểu học (6 tuổi). Khoảng 17 năm sau các em nhỏ này tốt nghiệp đại học, sau khi được đào tạo trong môi trường giáo dục (có thể hy vọng là tốt do các doanh nhân kia muốn thế và họ phải cố gắng thực hiện bằng được ?) khác hoàn toàn so với bây giờ ( không có tư tưởng ỷ lại, cơ hội, chộp giật, khôn lỏi…và vô cảm nữa), cộng với khoảng 3 đến 5 năm làm việc cống hiến ,phấn đấu của những con người này thì lúc đó doanh nghiệp mới thu được hiệu quả.*Thứ hai, trước đây doanh nhân làm ăn dựa trên mối quan hệ, từ đó sinh ra tham nhũng, nhũng nhiễu. Nhưng khi họ làm ăn khó khăn thì không thể chi phong bì vô tội vạ. Do đó tham nhũng sẽ ít đi, môi trường trong sạch hơn, chính sách thông thoáng hơn, quan hệ giữa doanh nhân và chính quyền đẹp hơn.==> Với thể chế như hiện nay và có lẽ sẽ tiêp diễn hết thế hệ chúng cháu( năm nay cháu 35 tuổi) thì đố doanh nhân nào không quan hệ tốt với các chính trị gia (phong bì không dày) mà lại phát triển rực rỡ được doanh nghiệp của mình (qua đó góp phần làm giàu cho đất nước). Vì ở VN tham nhũng đã phát triển thành hệ thống (từ trung ương đến cơ sở), điều này thì chỉ có các nhà lãnh đạo đất nước là cố tình không biết.Thứ ba, bội chi ngân sách sẽ giảm, thu chi ngân sách lành mạnh.==> Có vẻ chẳng có lý do nào thuyết phục để khẳng định điều này vì tất cả các doanh nghiệp nhà nước, các công chức , quan chức nhà nước và rất nhiều ngành nghề trong nền kinh tế VN tồn tại và phát triển được là do sử dụng ngân sách (tiền thuế của dân).Thứ tư, giá bất động sản giảm từ 30 – 50%. Đây là cơ hội cho tầng lớp trung lưu có nhà cửa. Tầng lớp này phát triển bền vững và ổn định hơn.==> Chú Alan Phan có lẽ vì thương người dân VN quá nên mơ mộng điều này mà thôi! Chú k biết rằng phần lớn BĐS ở VN hiện nay (có lẽ phải đến 95% ) thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn kinh tế thượng lưu (có quan hệ mật thiết với chính quyền) hay sao? Đời nào họ chịu hạ giá bán? vì để thực thi được các dự án BĐS này họ phải chi ra khoảng 40 đến 50% giá trị dự án để lobby rồi chú ạ. Nếu họ hạ giá như chú dự đoán thì họ sẽ k thể trả nợ lãi ngân hàng đâu, trừ khi các ngân hàng xóa nợ cho họ (có lẽ cũng

Page 9: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

phải nghiên cứu khoảng 20 năm nữa thì các ngân hàng mới quyết định như vậy?)Thứ năm, người dân không còn vung tay quá trán. Họ bớt tiêu xài, hạn chế mua xe xịn, đồ xa xỉ ==> Có lẽ chú dự đoán đúng điều này vì những người đã mua được xe xịn và đồ xa xỉ họ k cần mua nữa, còn những người chưa mua được thì làm gì có tiền mà mua.Phần chú nhận định về định hướng đầu tư cho 2 ngành nghề là Nông nghiệp và Công nghệ thông tin thì cháu hoàn toàn bái phục bởi vì 2 ngành đó là thế mạnh của VN.( Cháu chủ quan nghĩ rằng VN chỉ nên định hướng phát triển kinh tế theo mô hình Nông – Công nghiệp, vì công nghiệp của VN có thế mạnh gì đâu?).Cháu hy vọng những nhận định và dự đoán của chú sẽ đúng trong vòng 20 năm nữa! Bản than cháu nghĩ là sẽ còn lâu hơn thế rất nhiều.Cảm ơn chú vì những tâm huyết mà chú dành cho Tổ Quốc! Cháu chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe và có nhiều niềm vui!

Reply

o bacnguyen says:

September 12, 2012 at 3:22 pm

Chuẩn không cần chỉnh.Tôi luôn luôn trân trọng tấm lòng của bác Alan với quê hương và với người dân VN.Nhưng là người đã hơn 40t và hiện đang sống ở Vn tôi thấy bài này của bác ALan chỉ là ước mơ mà thôi.Bất cứ ai có chút hiểu biết đều thấy thế mạnh của VN là NN ,còn CN thì nên phát triển những nghành SX MMTB phục vụ cho NN và CBNS ,giới lãnh đạo họ càng biết rõ hơn.Nhưng tất cả chỉ vì lợi ích cá nhân và tư duy nhiệm kỳ,tranh thủ vơ vét cho đầy túi tham,thằng khác lên thay thì cũng y như vậy vì 20 năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu.

Reply

14. HaiAu says:

September 11, 2012 at 2:05 am

Your idea is Wonderful, Dr. Alan Phan.But please protect our land, seeds and crops. High tech and organic, please. No GMO.Flying Window IT with key and lock.

We support you, a Global Mind Man, only if you accept “One-Individual-Ony BCA Club”.The modern Business Comandos hate grouping.Best wishes.

Reply

Page 10: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

15. HaiAu says:

September 11, 2012 at 7:58 am

Uh… How come! Why do you look like Emperor of Japan Thiên hoàng Minh Trị?Do we need more King for Viet Nam?Anyway, it’s great photo. Welcome back to our Kingdom!I think people of Vietnam admire you.

Reply

o Alan Phan says:

September 11, 2012 at 8:20 pm

Photo was 4 years old and selected by the reporter among others.The line between a King and a beggar is very thin.

Reply

HaiAu says:

September 12, 2012 at 2:36 am

Namo Shakyamuni!

http://s1235.photobucket.com/albums/ff438/donga012011/phongcanh/?action=view&current=phat1.jpg

Reply

o JackZhang says:

September 12, 2012 at 3:31 am

same Le Loi chém gió giết BẠN HIỀN … This kinh tởm of … xứ này

Reply

JackZhang says:

Page 11: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

September 12, 2012 at 3:34 am

KING

Reply

16. thomas says:

September 11, 2012 at 9:20 am

Bài viết này rất hay, nhưng tôi thấy, về lĩnh vực công nghiệp có phân tích đầy đủ, còn về lĩnh vực CNTT, VN rất khó vươn xa.tư duy của IT VN là theo bầy đàn, chưa sáng tạo, GATO…năm nay, sẽ có rất nhiều DN IT phá sản !

Reply

17. zipzino says:

September 11, 2012 at 10:53 am

cháu cũng mong nhà nước nên tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, không nên xem doanh nghiệp nhà nước là con cưng , làm gì sai hay làm ăn thua lỗ đều được nhà nước tạo mọi điều kiện giúp đỡ như thế sẽ lãng phí đầu tư công và không công bằng với doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước sẽ ỷ lại và gây ra trì trệ. Nhà nước nên tạo điều kiện như Viettel đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước , chỉ mấy năm đã gần bằng VNPT tạo tính cạnh tranh vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triễn vừa có lợi cho dân. Về nông nghiệp cháu nghĩ nên đưa khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp như tạo giống tốt nâng cao năng suất , nông dân được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất thấp và phổ biến kiến thức cho nông dân , muốn vậy cháu nghĩ nên tạo trang web hoặc báo chí nói chung truyền thông để phổ biến, làm sao công sức của nông dân đc trả đúng với giá trị thực, tránh hiện tượng đầu cơ, nếu có thể nhà nước nên mua trưc tiếp từ dân, xuất khẩu đúng thời điểm. CNH đi đôi với nông nghiệp, tạo sự bền vững từ năng lực của đất nước không nên chỉ phát triển công nghiệp, còn nắm nhiều doanh nghiệp nhà nươc là còn độc quyền, muốn vậy luật phải tương đối hoàn chỉnh, trong quá trình phát triển sẽ sửa luật từ từ theo cháu nghĩ thê có gì bác sửa dùm cháu

Reply

18. The Architect says:

September 11, 2012 at 11:15 am

Page 12: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Bản thân cháu đang làm CNTT đang nỗ lực dùi mài kinh nghiệm và kiến thức để mong có một ngày góp sức cho đất nước. Cháu là người trong ngành CNTT làm việc ở nước ngoài một vài năm trong một tập đoàn công nghệ lớn của thế giới, có may mắn đã tham gia vào những dự án giá trị từ hàng trăm ngàn đến hàng trăm triệu USD, cháu xin có chút chia sẻ về ngành phần mềm.- Giống như mọi ngành, ngành công nghệ thông tin nó cũng có một đặc thù rất riêng. Người làm công nghệ thông tin cần phải biết mình ở đâu để có đường lối và chiến lược chính xác. Phạm vi của CNTT là rất lớn. Thời buổi hiện nay của Internet và công nghệ số, công nghệ thông tin không hẳn phải là ngành tách biệt ra nữa, Nó trở thành cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, của quốc gia, giống như điện, nước, đường xá. Các doanh nghiệp, chính phủ chi tiêu hàng chục đến hàng trăm triệu USD vào CNTT để tăng hiệu quả điều hành quản lý cũng như tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Với người dùng phổ thông thì có lẽ ít ai không biết đến cái máy tính hay Internet, cái iPhone hay iPad.

Nói đến phần mềm thì có hai level chính:+ Thứ nhất là nghiên cứu và phát triển, thì lĩnh vực này chỉ có Mỹ và một số ít nước phát triển khác mới có thể làm được. Họ nghiên cứu ra những công nghệ mới, sản phẩm mới, đăng ký bằng sáng chế mới, tạo ra công nghệ thay đổi cả thế giới. Cái này nước Mỹ đi trước nhân loại với thung lũng Silicon và những cái đầu như Bill Gates, Steve Jobs,v.v. Điển hình là những công ty như Microsoft, Apple, Google, Oracle hay Facebook. Nghiên cứu và phát triển ra công nghệ mới thì ngoài Mỹ ra, không có nhiều nước có thể làm được, không riêng gì Việt Nam, vì nó cần một nền tảng dài hơi: Một nền giáo dục trí tuệ sáng tạo, một môi trường tự do, một ngành công nghiệp vững mạnh, lửa đam mê của người lãnh đạo công nghệ.

+ Level thứ hai là ứng dụng và gia công mà Ấn Độ là điển hình. Người Ấn không trực tiếp nghĩ ra sản phẩm hay công nghệ mới, ho biến những sản phẩm, ý tưởng của người Mỹ và châu Âu thành sự thực. Người trong ngành hay gọi đùa những công ty Ấn Độ là “Body Shop” và họ có một đội ngũ nhân lực khổng lồ, có thể xuất hiện ở bất kỳ dự án IT nào của thế giới. Ấn Độ có lợi thế là nhân lực chất lượng, giá cạnh tranh va rất quan trọng là họ nói Tiếng Anh. Các trung tâm phát triển và triển khai sản phẩm của các hãng lớn trên thế giới như Oracle, SAP, Accenture đều đặt tại Ấn Độ. Đây chính là cơ hội cọ sát, học tập vô bờ bến của người Ấn Độ. Khi họ đã có đủ tiềm lực, các công ty Ấn Độ bất đầu đem chuông đi đánh xứ người, họ tự phát triển và chào bán công nghệ ra nước ngoài. Tức là đã lên đến một đẳng cấp cao hơn. Ngoài ra gia công phần mềm còn kể đến các nước như Trung Quốc, Philippine, Malaysia, những nơi có nhân lực trình độ cao và giá cạnh tranh. Ở Việt Nam thì có lá cờ đầu FPT đã có những thành công đáng ghi nhận mặc dù vẫn còn chặng đường dài. Giá trị xuất khẩu phần mềm của ta vẫn ơ mức khiêm tốn. Chúng ta cần làm tốt ở Level thứ hai này. Các doanh nghiệp CNTT thì cố gắng triển khai thành công nhiều dự án gia công, mang lại thêm ngoại tệ, kéo những dự án quan trọng về làm ở Việt Nam. Trong nước thì các doanh nghiệp và chính phủ triển khai hiệu quả công nghệ thông tin để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, giảm thiểu chi phí hoạt động. Ví dụ như triển khai các hệ thống ERP (Quản trị tài nguyên doanh nghiệp), CRM (Quản lý quan hệ khách hàng). Hiện nay là khó khăn trong bối cảnh kinh tế khi mà các tổ chức cắt giảm chi phí đầu tư công.

Page 13: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

- Đối với bản thân người làm công nghệ thông tin. Thách thức về kỹ năng và kiến thức là cực lớn. Bên cạnh kiến thức kỹ thuật, kỹ năng mềm, khả năng phân tích thị trường là rất quan trọng. Một kiến thức quan trọng nữa là kiến thức của ngành mà CNTT đang phục vụ (Domain Knowledge). CNTT là ngành phục vụ các ngành khác. Kỹ sư phần mềm cần phải biết cả kiến thức tài chính ngân hàng, mô hình sản xuất, viễn thông nếu muốn phục vụ tốt những ngành này. Không như anh kỹ sư điện hay xây dựng, anh kỹ sư phần mềm cần phải có kiến thức domain không thua kém gì những kiến thức chuyên môn của người mà anh đang phục vụ. Vì anh viết phần mềm để người đó dùng, anh không có kiến thức về lĩnh vực đó thì làm sao anh viết đúng được. Đòi hỏi từ người làm CNTT là rất cao. Tiếng Anh cũng là điểm yếu của người Việt nữa. Nền CNTT của chúng ta cứ mãi sẽ là khẩu hiệu nếu nhà nước không quan tâm đúng mức đến chương trình giáo dục Tiếng Anh.Người Việt chúng ta vốn cần cù, thông minh, ham học hỏi. Chúng ta có tiềm năng để làm CNTT. Cái bây giờ rất cần là tiếng Anh và trình độ quản lý để có thể sánh vai với các nước làm IT khác như Ấn Độ, Philippine. Hy vọng rằng thế hệ trẻ có niềm đam mê, không có tâm lý ăn sổi giàu nhanh (bằng cách nhảy vào làm tài chính hay BĐS), cần phải trở về giá trị kinh tế cốt lõi như các nước có nền kinh tế bền vững phát triển khác. Ngành CNTT là ngành kinh tế tri thức nhiều chất xám, đòi hỏi nỗ lực kiên trì, có thể làm nản lòng nhiều bạn trẻ nếu không có đủ đam mê và lửa, Nhưng nếu thành công thì tác động đến nền kinh tế xã hội sẽ rất lớn. Như bác Alan nói, nó không cần đầu tư lớn vào đường xá, điên đóm, chỉ cần sự say mê sáng tạo, Hơn nữa ngành này (ngành phần mềm) không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường như các ngành sản xuất khác, Như vậy lợi ích xã hội là khó có thể đong đếm. Đứng ở góc độ kinh doanh, như các cụ nói là “Lấy công làm lãi” nhưng Margin thì rất lớn vì hàm lượng chất xám đổ vào cao.

Có chút man mác buồn khi mà các đại gia giàu nhất của Việt Nam không có ai làm công nghệ cả. Trong khi ở nhiều nước khác (kể cả Trung Quốc), có rất nhiều đại gia đi lên từ công nghệ thông tin và thay đổi bộ mặt đất nước. Họ như tấm gương và sự khích lệ thế hệ trẻ đi theo con đường đó.

Trên đây là chút ít chia sẻ của một người làm CNTT.

Chúc bác Alan luôn khỏe và nhiệt tình vì đất nước!

Reply

19. Lê Hoàng Dũng says:

September 11, 2012 at 2:11 pm

Cháu hoàn toàn tâm đắc với bài viết này của bác, thực ra, không có con đường tắt nào đẹp như con đường CNTT, nó có thể tạo ra lợi nhuận lớn với chi phí đầu tư “nhỏ”. Thứ cần đầu tư nhất đối với CNTT đầu tiên phải là con người (tư duy công nghiệp, quy trình, tin học và anh ngữ), thứ đến là băng thông rộng.. và lúc đó cứ thể mà phát triển thôi.

Page 14: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Đầu tiên là outsourcing, sau đó là làm sản phẩm để bán cho cả thế giới. Nhưng chính sự lệch pha với thời đại nên các phần mềm của người Việt Nam tự làm sẽ bị lệch chuẩn rất nhiều, và vì vậy, khó có thể bán cho cả thế giới. Đó là chưa nói đến sự khác biệt còn lớn về văn hóa. Nhưng khi nhìn vào game Angry Birds của nhà sản xuất Phần Lan, thì chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng có những sản phẩm tương tự từ người Việt. Còn những thứ lớn và hùng vỹ hơn như phần mềm ERP, CRM..v.v thì chúng ta vẫn phải chờ khi mà chính sách và cung cách quản lý kinh tế trong nước vẫn còn lởm chởm.

Về nông nghiệp, chúng ta không nên đốt đi thứ mình có, cốt lõi nông nghiệp vẫn còn đó, và phải hiện đại hóa nó lên thì mới là cách làm đúng. Đồng ruộng chính là chìa khóa tự do cho hàng triệu người Việt Nam, nếu không tự cường được về mặt lương thực thì chúng ta sẽ vấp phải những khó khăn không lường. Và ngành nông nghiệp tiến bộ của Việt Nam sẽ làm nảy sinh nhu cầu về máy móc thiết bị, và nhờ kinh nghiệm làm các thiết bị đó sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn với công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp khác.

Khi doanh nghiệp làm ô tô, thiết bị điện tử, chưa có tư duy làm ra các thiết bị phục vụ nhu cầu số đông người Việt (đa phần là nông dân) thì chưa có thể hy vọng vào sự tiến bộ vượt bậc được. Người Ấn Độ làm được ô tô giá cực rẻ với chất lượng cao, và người nông dân hoàn toàn có thể mua được để phục vụ sản xuất, nhưng người Việt Nam thì vẫn đi với những chiếc công nông tự chế, và thay vì làm cho chất lượng chiếc công nông tốt hơn thì nhà nước lại cấm luôn công nông và thay vào đó là sự xuất hiện hàng trăm ngàn chiếc xe công nông cải tiến từ Trung Quốc. Yêu cầu chất lượng cao, thì tốt hơn là cấm.

Đôi lời chia sẻ…

Reply

20. BLoc says:

September 11, 2012 at 4:52 pm

Ai nên là ……… ?

…..Tiếc thay tôi đã giật mình thức giấc… vì đói !

Reply

o BLoc says:

September 11, 2012 at 11:57 pm

Ôi thôi rồi, giất mơ đẹp của tôi đã bị anh Alan cắt mất ?!?

Page 15: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

Một giất mơ chọn được hiền tài, chọn sách lược đem lại ấm no bền vững cho nhân dân.

Thôi đành chịu vậy, thế thời thời phải thế.

Xin mượn ý câu đối của Ngô Thì Nhậm (tướng của vua Quang Trung) “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế” để đối câu “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai” của Đặng Trần Thường (tướng của vua Gia Long).

Reply

BLoc says:

September 13, 2012 at 11:08 am

“Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước”

Các Bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động (“Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác) !!!

Làm sao góp ý xây dựng đất nước đây khi lãnh đạo lại muốn nhắm mắt bịch tai và chỉ biết nói !

Một bài viết dựa trên chỉ thị mới của Chính phủ, link http://cafef.vn/2012091207051873CA33/dieu-tra-xu-ly-nghiem-viec-dang-tai-thong-tin-chong-dang-va-nha-nuoc.chn

……

Reply

21. Jimmy says:

September 11, 2012 at 5:01 pm

Nếu ví von Chính phủ như 1 nhà cầm cân nảy mực, chúng ta đang gặp vấn đề với “Tầm” và “Tâm”. Một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu và đã gây ra biết bao nhiêu thiệt hại cho lợi ích chung của đất nước & người dân. Mong là chúng ta sẽ sớm có được phương thuốc thật triệt để cho căn bệnh trầm kha nay chứ không phải là những viên thuốc giảm đau để căt cơn tức thì.

Reply

Page 16: Để Ngày Mai Tươi Sáng Hơn

o bacnguyen says:

September 12, 2012 at 3:51 pm

Có đó bạn,chúng ta phải bốc thuốc theo toa thuốc của TT Boris Yeltsin và chỉ duy nhất có toa thuốc đặc hiệu này thì mới có hy vọng thôi.

Reply

22. Viet Tran says:

September 12, 2012 at 5:40 pm

Chào chú Alan,Cháu có đọc một bài báo nói về lợi thế quốc gia và vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu của VN , trong đó ngoài sản xuất nông nghiệp – dịch vụ ẩm thực thì VN còn một lợi thế nữa là du lịch – bất động sản nghỉ dưỡng và tài nguyên biển . Chú có thể cho biết thêm một góc nhìn về nội dung này được không ạ ?

Reply

o Alan Phan says:

September 12, 2012 at 9:09 pm

Đồng ý về lợi thế cạnh tranh. Nhưng nguồn tài lực của quốc gia rất hạn hẹp, không đủ sức để đánh chuyên sâu trên cả 5. 10 mặt trận.