25
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số /UBND- KH&ĐT Vĩnh Phúc, ngày tháng 10 năm 2016 (Dự thảo) ĐỀ ÁN Phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Phần thứ nhất TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN Trên cơ sở sự phù hợp của điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đến sinh trưởng, phát triển cây thanh long ruột đỏ trong tiểu vùng khí hậu của 03 xã Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa và một số địa phương của huyện Lập Thạch. Đối với tỉnh ta, việc trồng thanh long đã được một số bà con nông dân xã Vân Trục trồng thử từ những năm 2005 - 2010. Đặc biệt sau khi triển khai “Dự án thí điểm trồng cây thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch giai đoạn 2011 – 2013” đã góp phần nâng cao giá trị sn xut trên vùng đt đồi ni, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trong xã theo tinh thần Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chp hành Trung ương về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Hiện nay diện tích Thanh long ruột đỏ hiện đang có chiều hướng mở rộng diện tích sang một số xã lân cận thuộc huyện Lập Thạch. Do đặc thù thổ nhưỡng riêng của các xã trồng thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch, cây thanh long được trồng trên vùng này cho qu có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với qu thanh long trồng trên 1

Đề án thanh long.doc

  • Upload
    hatram

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề án thanh long.doc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số /UBND- KH&ĐT Vĩnh Phúc, ngày tháng 10 năm 2016(Dự thảo)

ĐỀ ÁNPhát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện Lập

Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ nhấtTÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Trên cơ sở sự phù hợp của điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đến sinh trưởng, phát triển cây thanh long ruột đỏ trong tiểu vùng khí hậu của 03 xã Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa và một số địa phương của huyện Lập Thạch.

Đối với tỉnh ta, việc trồng thanh long đã được một số bà con nông dân xã Vân Trục trồng thử từ những năm 2005 - 2010. Đặc biệt sau khi triển khai “Dự án thí điểm trồng cây thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch giai đoạn 2011 – 2013” đã góp phần nâng cao giá trị san xuât trên vùng đât đồi nui, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trong xã theo tinh thần Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban châp hành Trung ương về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Hiện nay diện tích Thanh long ruột đỏ hiện đang có chiều hướng mở rộng diện tích sang một số xã lân cận thuộc huyện Lập Thạch. Do đặc thù thổ nhưỡng riêng của các xã trồng thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch, cây thanh long được trồng trên vùng này cho qua có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với qua thanh long trồng trên đât ở vùng khác. Tuy nhiên,việc trồng, chăm sóc thanh long còn có nhiều hạn chế như đât trồng thanh long là đât đồi nên người dân gặp khó khăn trong việc chăm sóc và chủ động nguồn nước tưới, khâu vận chuyển, bao quan sau thu hoạch. Việc phát triển cây thanh long trên địa bàn huyện vân chủ yếu là tự phát, phân tán, nhỏ lẻ không theo định hướng, quy hoạch của chính quyền nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, đầu tư thâm canh thâp; kiến thức, tay nghề của nông dân về kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, bao quan sau thu hoạch chưa được quan tâm đung mức. Xuât phát từ yêu cầu thực tiễn về phát triển cây ăn qua của tỉnh ta nói chung, cây thanh long nói riêng; cần phai tổ chức san xuât theo chuỗi liên kết từ san xuât đến tiêu thụ. Để phát triển bền vững, ổn định, thực sự mang lại hiệu qua, thu nhập cao cho nông dân, cần có quy hoạch cụ thể, áp dụng TBKT trong thâm canh; nâng cao năng suât, chât lượng san phẩm qua; áp dụng công nghệ bao quan, chế biến đi đôi với tìm kiếm thị trường để cây thanh long ruột đỏ thực sự phát triển thành cây hàng hóa đặc san chủ lực của tỉnh trở thành san

1

Page 2: Đề án thanh long.doc

phẩm hoa qua đầu tiên của tỉnh vào các thị trường khó tính như: siêu thị, chuỗi nhà hàng cao câp và tiến đến xuât khẩu ra thị trường nước ngoài. Góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ câu kinh tế nông nghiệp của Trung ương, tỉnh và huyện. Tạo lập sự liên kết, hợp tác dựa trên quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể gồm: đơn vị san xuât (hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã) và các doanh nghiệp tiêu thụ (trong nước và ngoài nước) nhằm chủ động giai quyết “đầu ra” cho san xuât, thuc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đam bao chât lượng san phẩm thanh long ruột đỏ an toàn, tăng thu nhập cho các chủ thể, phát triển vùng san xuât thanh long bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phuc. Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, kha năng đáp ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra và tiềm năng của cây thanh long ruột đỏ trở thành cây hàng hóa chủ lực mang thương hiệu nông san của Tỉnh Vĩnh Phuc thì việc xây dựng Đề án "Phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch" là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

I. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝCăn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật Khoa

học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/06/2014;Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban châp hành

Trung ương về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn;Căn cứ các Nghị định của Chính Phủ: số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010

về Khuyến nông; số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 quy định chi tiết và hướng dân thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dân một số điều của Luật Đầu tư công; số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/11/2013 về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 về Ban hành quy chế xây dựng, quan lý và thực hiện Chương trình xuc tiến thương mại Quốc gia; số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành san xuât nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy san; số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phuc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển san xuât ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2015 về phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 – 2020; số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về Phê duyệt đề án tái cơ câu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về Chính sách khuyến khích san xuât gắn với chế biến và tiêu thụ nông san, xây dựng cánh đồng mâu lớn;

2

Page 3: Đề án thanh long.doc

Căn cứ Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 V/v hướng dân chế độ quan lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước câp đối với hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai đề án tái cơ câu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững;

Căn cứ Văn ban số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/03/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dân phê duyệt và quyết định đầu tư chương trình Dự án đầu tư công;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đang bộ tỉnh Vĩnh Phuc lần thứ XV; Căn cứ Quyết định 1674/QĐ-UBND ngày 20/07/2012 của UBND tỉnh Vĩnh

Phuc phê duyệt Quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phuc giai đoạn từ nay đến năm 2020: 

Căn cứ Quyết định số 1769/QĐ-CT ngày 30/06/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phuc về việc phê duyệt đề cương Đề án tái cơ câu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phuc đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phuc về việc ban hành Quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ câu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phuc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh.

Căn cứ Nghị quyết 02/2011-NQ-HĐND, của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh phuc ngày 9/4/2011 về việc hỗ trợ phát triển đường giao thông nội đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020.

Căn cứ vào kết luận của BTV tỉnh ủy tại thông báo số 312 – TB/ TU ngày 20/06/2016 về chủ trương thực hiện thí điểm đầu tư dự án" Phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuât khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết san xuât – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch, Vĩnh phuc".

II. CĂN CỨ THỰC TIỄN.1. Thực trạng vùng sản xuất thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch hiện nayTrong những năm qua, trên cơ sở sự phù hợp của điều kiện khí hậu thổ

nhưỡng đến sinh trưởng, phát phát triển cây thanh long ruột đỏ trong tiểu vùng khí hậu của 03 xã Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa và một số địa phương của huyện Lập Thạch, việc trồng thanh long đã được một số bà con nông dân xã Vân Trục trồng thử từ những năm 2005 - 2010. Đặc biệt sau khi UBND huyện triển khai “Dự án thí điểm trồng cây thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch giai đoạn 2011 – 2013” đã có những thành công bước đầu, góp phần nâng cao giá trị san xuât trên vùng đât đồi nui, nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân trong xã theo tinh thần Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. Đến nay hiệu qua kinh tế của cây thanh long ruột đỏ đem lại cao hơn từ 8-10 lần so với các cây trồng trên đât đồi thâp như bạch đàn, sắn và các cây ăn qua truyền thống khác như nhãn, vai, xoài... San phẩm qua

3

Page 4: Đề án thanh long.doc

thanh long có hình thức chât lượng khá tốt, đã được đưa ra tiêu thụ tại thị trường của các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên, việc phát triển cây thanh long trên địa bàn huyện vân chủ yếu là tự phát, phân tán, nhỏ lẻ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, đầu tư thâm canh thâp; kiến thức, tay nghề của nông dân về kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, bao quan sau thu hoạch chưa được quan tâm áp dụng, giá trị thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của loại cây này và còn những hạn chế, bât cập như:

Do tranh thủ nguồn đầu tư của dự án giai đoạn 2011-2013 nên một số hộ trồng nhiều không cân đối được nguồn lực để thực hiện việc duy trì chăm sóc cho các năm tiếp theo là không đáp ứng được các yêu cầu về đầu tư chăm sóc của cây. Một số hộ lại trồng với diện tích quá nhỏ trồng mang tính chât thử nên không tập trung chăm sóc, một số vườn không chủ động nguồn nước tưới cho cây vào các thời kỳ cần nước làm cây chậm phát triển giam mạnh về năng suât nên hiệu qua kinh tế chưa cao, và một số hạn chế khác..

Việc quang bá san phẩm, mở rộng thị trường chưa được quan tâm; san phẩm thanh long ruột đỏ Lập thạch mới được bán ở các thị trường tự do mà vân chưa vào được các thị trường khó tính như siêu thị và các chuỗi bán hàng một cách bài ban hoặc xuât khẩu.

Các hộ nông dân vân chưa có ý thức liên kết với nhau để san xuât theo mô hình chuỗi liên kết hay tổ chức san xuât theo nhóm tự quan, không theo quy trình thống nhât dân đến san phẩm không đồng đều, không tạo được khối lượng hàng hóa lớn cùng một luc cung câp cho các đơn vị đặt hàng của các chợ đầu mối.

Hội san xuât thanh long ruột đỏ mới thành lập kinh phí hoạt động ít nên hoạt động giám sát, học tập, ứng dụng chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào san xuât, tìm đầu ra cho san phẩm rât hạn chế.

Xuât phát từ yêu cầu thực tiễn về phát triển cây ăn qua của tỉnh ta nói chung, cây thanh long nói riêng cần phai tổ chức san xuât theo chuỗi liên kết từ san xuât đến tiêu thụ. Để phát triển bền vững, ổn định, thực sự mang lại hiệu qua, thu nhập cao cho nông dân, cần có quy hoạch cụ thể, áp dụng TBKT trong thâm canh; nâng cao năng suât, chât lượng san phẩm qua; áp dụng công nghệ bao quan, chế biến đi đôi với tìm kiếm thị trường để cây thanh long ruột đỏ thực sự phát triển thành cây hàng hóa đặc san chủ lực đặc trưng của tỉnh trở thành san phẩm hoa qua đầu tiên của tỉnh vào các thị trường khó tính như: siêu thị, chuỗi nhà hàng cao câp và tiến đến xuât khẩu ra thị trường nước ngoài. Do vậy việc xây dựng một đề án phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuât khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết san xuât – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch là rât cần thiết và phù với chủ trương tái cơ câu nghành nông nghiệp của TW, của tỉnh. Mang lại cho tỉnh Vĩnh Phuc một diện mạo mới về nông san; người dân trồng thanh long thay đổi cách thức cũng như tư duy san xuât tiên tiến, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, tỉnh.

4

Page 5: Đề án thanh long.doc

Phần thứ haiMỤC TIÊU, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. MỤC TIÊU1. Mục tiêu chunga. Mục tiêu đầu tưTạo được vùng san xuât thanh long ruột đỏ tập trung, quy mô lớn tại huyện

Lập Thạch với diện tích là 400 ha. Áp dụng công nghệ mới, với quy trình san xuât tiên tiến của Nhât Ban, Đài

Loan để san phẩm san xuât ra đạt tiêu chuẩn xuât khẩu, hạ giá thành và giá trị gia tăng cao hơn hiện tại.

 Tổ chức lại san xuât tạo sự liên kết gắn bó giữa các khâu và các chủ thể trong chuỗi nhằm hạ giá thành, tăng thu nhập. Tạo lập các mối liên kết ngang và liên kết dọc, nhât là liên kết của doanh nghiệp tiêu thụ trong nước và xuât khẩu với người san xuât, phân đâu đam bao lợi ích cho các chủ thể.

Phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ tập trung  của huyện Lập Thạch theo hướng san xuât hàng hoá giá trị cao theo mô hình chuỗi liên kết từ san xuât đến tiêu thụ san phẩm; phân đâu nâng cao giá trị thu nhập từ san xuât thanh long ruột đỏ lên 350 – 400 triệu đồng/ha đât đồi gò thâp, giai quyết việc làm cho 1500 - 2000 lao động, tạo tính đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ câu kinh tế nông nghiệp của Trung ương, tỉnh và huyện.

Tạo lập sự liên kết, hợp tác dựa  trên quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể gồm: đơn vị san xuât (hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã) và các doanh nghiệp tiêu thụ (trong nước và ngoài nước) nhằm chủ động giai quyết “đầu ra” cho san xuât, thuc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đam bao chât lượng san phẩm thanh long ruột đỏ an toàn, tăng thu nhập cho các chủ thể, phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phuc.

b. Quy mô đầu tưĐầu tư trồng mới 300 ha và cai tạo, hỗ trợ áp dụng KHCN mới cho 100 ha

thanh long đã trồng gia đoạn 2011-2013, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong canh tác; nhập nội giống mới và trồng thử nghiệm 01 vườn với quy mô 02 ha giống thanh long ruột đỏ của Đài Loan; hỗ trợ nông dân kỹ thuật canh tác hiện đại; sử lý, bao quan sau thu hoạch; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia san xuât và xuc tiến thương mại tiêu thụ san phẩm trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu cụ thểKhi đề án được thực hiện người dân trong vùng có điều kiện nâng cao thu

nhập và đời sống, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thuc đẩy kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch phát triển góp phần thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Đề án được thực hiện nó khai thác một cách có hiệu

5

Page 6: Đề án thanh long.doc

qua nguồn lực tại chỗ cho khoang 1.500 – 2.000 người lao động; nhât là phát huy hết tiềm năng đât đai, xây dựng thành vùng hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng san phẩm hàng hóa lớn, giá trị kinh tế cao, giup nông dân giam nghèo bền vững; có lợi hơn so với phát triển công nghiệp mà người lao động có thu nhập thâp như may dày da. Thông qua san xuât, sơ chế, xử lý đóng gói, bao quan sau thu hoạch sẽ tạo ra san phẩm thanh long đam bao an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuât xứ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của địa phương và người san xuât am hiểu kỹ thuật san xuât thanh long theo công nghệ tiên tiến. Thay đổi nhận thức tư duy của người dân về hình thức tổ chức san xuât mới, tổ chức san xuât theo chuỗi liên kết.

II. NỘI DUNG, PHẠM VI THỰC HIỆN1. Nội dung:

Xây dựng được vùng san xuât thanh long ruột đỏ tập trung, quy mô 400ha của 05 xã trong vùng quy hoạch của đề án. Được ứng dụng công nghệ mới hiện đại để tạo ra san phẩm đạt tiêu chuẩn xuât khẩu, hạ giá thành và giá trị gia tăng cao hơn hiện tại. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển san xuât thanh long và các hệ thống dây truyền xử lý sơ chế đóng gói phục vụ cho xuât khẩu nông san tỉnh Vĩnh phuc.

Phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ tập trung của huyện Lập Thạch theo hướng san xuât hàng hóa giá trị kinh tế cao theo mô hình chuỗi liên kết từ san xuât đến tiêu thụ san phẩm; phân đâu nâng cao giá trị thu nhập từ san xuât thanh long ruột đỏ lên đến 350 – 400đ/ha đât đồi gò thâp, giai quyết việc làm cho 1.500 – 2.000 lao động, tạo tính đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2016 – 2020, góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ câu kinh tế nông nghiệp của Trung ương, tỉnh và huyện.

2. Phạm vị thực hiện:Tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn 05 xã: Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc

Mỹ, Hợp Lý, Quang Sơn của huyện Lập Thạch.III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN1. Giải pháp tổ chức thực hiện

Đây là dự án lớn trong chuyển dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp gắn với chủ trương tái cơ câu ngành Nông nghiệp của tỉnh, của huyện theo hướng san xuât hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Đề án thực hiện sẽ tạo ra sự đột phá trong ngành san suât rau qua hàng hoá chât lượng của huyện của tỉnh theo hướng áp dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra khối lượng san phẩm hàng hoá lớn để cung câp cho thị trường và tiến tới xuât khẩu.

6

Page 7: Đề án thanh long.doc

2. Giải pháp về tuyên truyền

Thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đang viên và nhân dân để hiểu sâu sắc về ý nghĩa kinh tế, chính trị có tính chât đột phá của đề án; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quy trình khoa học áp dụng trong san xuât, để nâng cao nhận thức của nhân dân, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao thực hiện thành công dự án.

3. Giải pháp về tổ chức quản lý dự án

UBND huyện giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, tham mưu phối hợp Sở Tài nguyên &Môi trường, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông, xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính...... UBND huyện Lập Thạch và các xã dự kiến trong vùng dự án, thành lập tổ công tác giup UBND huyện lựa chọn đơn vị tư vân có đủ năng lực phối hợp xây dựng dự án chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt.

Khi dự án được phê duyệt, UBND huyện thành lập Ban quan lý dự án để tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện.

4. Giải pháp Quy hoạch vùng sản xuất thanh long ruột đỏ tập trung

Xây dựng và phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ với tổng diện tích 400 ha, tại 05 xã: Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Vân Trục, Hợp Lý. Đây là những xã có quỹ đât đồi và tiểu vùng khí hậu phù hợp để trồng thanh long ruột đỏ.

5. Giải pháp về đất đai, lao động

Về đất đai: Thanh long là loại cây trồng ưa nơi có ánh sáng nhiều, nhiệt độ thích hợp dao động từ 15oC – 35oC. Do đó, khi trồng cây bố trí chủ yếu ở nơi có đât đồi nui thâp và nhiều ánh sáng. Là cây có kha năng chịu hạn cao, cây thanh long hâp thụ dinh dưỡng tốt, hàng tháng lượng mưa từ 50 mm – 100 mm cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt. Để đam bao cho công tác quan lý, chỉ đạo và thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa xuc tiến thương mại, dự kiến quy hoạch vùng trồng thanh long trên địa bàn huyện khoang 400ha. Địa điểm gần nguồn điện, nước, không bị ngập ung, khô hạn, thuận tiện quan lý, chăm sóc, bao vệ, gần đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển tiêu thụ san phẩm

Về lao động: 01 ha thanh long cần khoang 270 công lao động. Ngoài lao động săn có, khi có nhu cầu các hộ có thể thuê lao động ngoài địa phương. Do đó góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động trong và ngoài vùng dự án.

6. Giải pháp về kỹ thuật

Thực hiện trồng, chăm sóc cây thanh long ruột đỏ theo quy trình VietGAP, đam bao san phẩm qua an toàn đủ tiêu chuẩn cung ứng cho thị trường trong nước và xuât khẩu.

7. Giải pháp về khoa học và công nghệ

7

Page 8: Đề án thanh long.doc

Sử dụng các công nghệ mới trong san xuât, bao quan chế biến sau thu hoạch như: đưa giống mới vào san xuât; hệ thống tưới tiết kiệm nước, hệ thống làm đât bằng cơ giới, khung che phủ chống thời tiết khắc nghiệt, bón phân theo quy trình, sơ chế, kho lạnh, xông hơi, đóng gói để nâng cao chât lượng, hạ giá thành san phẩm nâng cao hiệu qua san xuât.

8. Giải pháp về đào tạo nhân lực

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật theo trương trình của dự án bao gồm đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân; đồng thời phát huy những kinh nghiệm tích lũy được trong thực hiện trồng thanh long ruột đỏ từ trước đến nay của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nhân dân.

9. Giải pháp liên kết với các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thanh long ruột đỏ

Thực hiện chủ trương của tỉnh ủy về phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuât khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuôi liên kết san xuât tiêu thụ tại huyện Lập Thạch, vĩnh Phuc. UBND huyện Lập Thạch đã mở hội nghị mời các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết san xuât tiêu thụ san phẩm thanh long ruột đỏ gồm các đơn vị như: Công ty TNHH một thành viên Quế Lâm phương Bắc đã đồng ý đầu tư phân bón vi sinh vào quy trình trồng thanh long ruột đỏ theo quy trình Việt GAP phục vụ xuât khẩu. Các doanh nghiệp tham gia vào khâu tiêu thụ san phẩm như: Công ty cổ phần tư vân dịch vụ và thương mại Nông san thực phẩm nông thôn – Ruralfood. Công ty TNHH san xuât và thương mại nông nghiệp Đỗ Xuân. Chuỗi cửa hàng công ty Hà An....

IV. KINH PHÍ, THỜI GIAN THỰC HIỆNTrên cơ sở các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước, các văn ban quy

định của HĐND tỉnh, dự toán kinh phí bao đam thực hiện các nội dung, nhiệm vụ từ năm 2016 đến năm 2020 như sau:

* Dự kiến tổng mức đầu dự án 443,380 tỷ đồng. Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 317,437 tỷ đồng. Trong đó: - Nguồn Sự nghiệp Kinh tế (chi phí san xuât): 223,633 tỷ đồng - Nguồn Đầu tư phát triển: 93,805 tỷ đồng

Trong đó: + Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng: 65,811 tỷ đồng+ Chi phí quan lý dự án: 5,333 tỷ đồng

+ Chi phí tư vân đầu tư: 9,049 tỷ đồng+ Chi phí khác: 5,303 tỷ đồng+ Chi dự phòng: 8,307 tỷ đồng

Vốn huy động hợp pháp khác: 125,941 tỷ đồng.

8

Page 9: Đề án thanh long.doc

* Năm 2016 kinh phí 75 tỷ đồng (đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phân bổ 75 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp kinh tế tại Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 về giao kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016) thực hiện các nội dung sau:

- Khao sát và phân tích hiện trạng san xuât và thị trường tiêu thụ thanh long ruột đỏ;

- Lập dự án chi tiết đầu tư phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuât khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết san xuât – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch;

- Quy hoạch vùng san xuât thanh long tập trung diện tích 400ha (trồng mới 300 ha và cai tạo, áp dụng KHCN mới 100 ha diện tích đã trồng trong vùng quy hoạch);

- Đầu tư 100 ha thanh long có ứng dụng công nghệ cao (trong đó đầu tư cai tạo và sử dụng công nghệ mới cho diện tích 50 ha đã trồng và trồng mới 50 ha theo quy trình VietGAP);

- Thuê chuyên gia tư vân trồng thanh long theo quy trình của Đài loan, Nhật Ban và sử dụng công nghệ cao;

- Chọn và xây dựng vườn thử nghiệm giống mới nhập khẩu từ Đài Loan diện tích 02 ha;

- Xây dựng vườn ươm giống;- Xây dựng đường trục chính nội đồng vào khu vực quy hoạch trồng thanh

long;- Xây dựng đường điện hạ thế phục vụ khu san xuât;- Tổ chức hội thao nghiên cứu thị trường;- Xây dựng hệ thống truy xuât nguồn gốc điện tử ban đầu;- Đặt hộp carton, in ân tem nhãn;- Quang báo thương hiệu, chỉ dân địa lý...- Hỗ trợ người dân mua máy làm đât;- Hỗ trợ thuê đât;- Quy hoạch vùng 05 xã trong vùng dự án thực hiện công tác quy hoạch;- Chọn các vườn giống thuần săn có tại địa phương để nhân giống;- Hoạt động quan lý và phát triển thương hiệu nhãn hiệu tập thể thanh long

ruột đỏ.- Thành lập các Tổ hợp tác và HTX san xuât và tiêu thụ thanh long ruột đỏ;- Tổ chức các lớp tập huân quy trình kỹ thuật san xuât thanh long ruột đỏ an

toàn theo quy trình VietGAP;- Tổ chức 01 chuyến học tập kinh nghiệm quan lý và san xuât;

9

Page 10: Đề án thanh long.doc

- Tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp đầu tư san xuât theo chuỗi từ trồng đến tiêu thụ san phẩm;

- Tổ chức tập huân trồng thanh long ruột đỏ ứng dụng công nghệ cao;- Tổ chức công tác tuyên truyền theo chuyên đề cho người dân tham gia

trồng thanh long ruột đỏ...- Xây dựng đường nội vùng vào khu thử nghiệm và nhân giống thanh long

ruột đỏ;- Xây dựng nhà xưởng sơ chế, xử lý, đóng gói qua thanh long;- Xây dựng kho lạnh, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết bị khử trùng xông hơi...- Xây dựng đường điện hạ thế đến khu san xuât.* Năm 2017 kinh phí thưc hiện 75 tỷ đồng( từ nguồn ngân sách tỉnh) thực

hiện các nội dung sau- Đầu tư cai tạo và sử dụng công nghệ mới cho diện tích 50 ha thanh long đã

trồng và trồng mới 100 ha theo quy trình VietGAP; hỗ trợ người dân chăm sóc thanh long năm thứ 2;

- Tổ chức tập huân quy trình kỹ thuật san xuât thanh long ruột đỏ an toàn theo quy trình VietGAP.

- Tổ chức hội thao xuc tiến thương mại tiêu thụ nội địa và xuât khẩu.- Thuê chuyên gia tư vân công tác bao quan sau thu hoạch.- Hỗ trợ thuê đât.- Đặt hộp carton đựng qua thanh long, In ân tem nhãn;- Hỗ trợ chi phí quang bá san phẩm, thương hiệu.- Tổ chức hội thao xuc tiết đầu tư, đón tiếp doanh nghiệp nước ngoài;- Thuê chuyên gia tư vân chuyển giao công nghệ, kỹ thuật;- Tiếp tục đầu tư xây dựng đường trục chính nội vùng đến vùng trồng thanh

long, đường điện hạ thế đến vùng san xuât, - Xây dựng đường điện hạ thế đến vùng san xuât;- Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng đóng gói qua thanh long;- Đầu tư quy trình quan lý chât lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, truy xuât

nguồn gốc, chỉ dân địa lý, thực hiện quang bá thương hiệu, đưa thanh long ruột đỏ vào tiêu thụ tại các điểm bán hàng giới thiệu san phẩm, tập trung và siêu thị.

- Tổ chức công tác tuyên truyền cho người dân tham gia trồng thanh long và doanh nghiệp đầu tư trồng và tiêu thụ san phẩm thanh long ruột đỏ...

10

Page 11: Đề án thanh long.doc

* Năm 2018 kinh phí thưc hiện 93 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách tỉnh) thực hiện các nội dung sau

- Đầu tư trồng mới 150 ha thanh long ruột đỏ theo quy trình VietGAP; hỗ trợ người dân chăm sóc thanh long năm thứ 2,3

- Đầu tư hỗ trợ chăm sóc vườn thử nghiệm.- Hỗ trợ đặt hàng hộp carton, in ân tem nhãn giới thiệu san phẩm qua thanh

long ruột đỏ;- Hỗ trợ người dân, HTX thuê đât san xuât thanh long ruột đỏ;- Chi phí quang bá san phẩm, thương hiệu thanh long ruột đỏ...- Đào tạo cán bộ quan lý, công nhân vận hành hệ thống sơ chế, xông hơi,

đóng gói....- Thuê chuyên gia tư vân chuyển giao công nghệ, cán bộ kỹ thuật hướng dân

trực tiếp...- Tổ chức hội thao, đón tiếp doanh nghiệp nước ngoài...- Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật, đại diện hộ dân đi tham quan học tập kinh

nghiệm san xuât tại các tỉnh phía Nam;- Chi phí đón tiếp doanh nghiệp nước ngoài;- Hỗ trợ HTX, DN mua sắm hệ thống sơ chế, rửa phân loại đóng gói...- Hỗ trợ xây dựng hệ thống kho lạnh và thiết bị đi kèm..- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu thiết bị khử trùng xông hơi...* Năm 2019 kinh phí thưc hiện 58 tỷ đồng ( từ nguồn ngân sách tỉnh)

thực hiện các nội dung sau- Hỗ trợ người dân chăm sóc năm 2 và năm thứ 3.- Thuê chuyên gia tư vân chuyển giao công nghệ, cán bộ kỹ thuật hướng dân

trực tiếp... - Hỗ trợ THX, DN mua sắm thiết bị khử trùng xông hơi.

- Hỗ trợ thuê đât.- Hỗ trợ đặt hộp carton, in ân tem nhãn- Chi phí quang báo thương hiệu, chỉ dân địa lý, hệ thống truy xuât nguồn

gốc.- Đón tiếp các doanh nghiệp nước ngoài.- Chỉ đạo san xuât và xuât khẩu san phẩm thanh long ruột đỏ.- Tổ chức tập huân quy trình kỹ thuật san xuât thanh long ruột đỏ an toàn

theo quy trình VietGAP.- Tổ chức hội nghị ký kết hợp đồng tiêu thụ san phẩm.- Tổ chức công tác tuyên truyền cho người dân tham gia trồng thanh long và

doanh nghiệp đầu tư trồng và tiêu thụ san phẩm thanh long ruột đỏ...11

Page 12: Đề án thanh long.doc

* Năm 2020 kinh phí thưc hiện 16,439 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách tỉnh) thực hiện các nội dung sau

- Chỉ đạo san xuât và xuât khẩu san phẩm thanh long ruột đỏ;

- In ân tem nhãn, thùng dựng có lô gô thương hiệu;

- Hỗ trợ quang bá thương hiệu thanh long ruột đỏ;

- Thuê cán bộ kỹ thuật hướng dân trực tiếp;

- Tổ chức công tác tuyên truyền cho người dân tham gia trồng thanh long và doanh nghiệp đầu tư trồng và tiêu thụ san phẩm thanh long ruột đỏ...

Trên cơ sở nhu cầu kinh phí, UBND huyện Lập Thạch chủ động phối hợp với các sơ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm theo quy định, gửi sở Kế hoạch & đầu tư, sở Tài chính để tổng hợp, báo HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện.

V. HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN1. Hiệu quả kinh tếKhi Đề án được thực hiện người dân trong vùng dự án có điều kiện nâng cao

thu nhập và đời sống. Đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần thuc đẩy kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch phát triển.

Chi phí trồng 1 ha thanh long ruột đỏ theo quy trình VietGAP khoang 456 triệu đồng. Sau một năm trồng sẽ cho qua vụ đầu và thời gian thu hoạch có thể kéo dài 15 – 17 năm. Thời vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 5 – 11; từ năm thứ 3 trở đi hàng năm cho thu hoạch 9-10 lứa qua, năng suât bình quân đạt 20 – 22 tân qua/ha, giá trị san xuât đạt 550 – 600 triệu đồng/ha/năm, cho thu lãi 350 – 400 triệu đồng/ha/năm, cao gâp 10-12 lần so với trồng cây bạch đàn, cây sắn. Trừ chi phí sau 4 năm các hộ dân đã hoàn được vốn đầu tư san xuât, từ năm thứ 5 trở đi mỗi năm thu lãi trên 300 triệu đồng/1 ha.

Đề án phát triển trồng cây thanh long khai thác một cách có hiệu qua nguồn lực tại chỗ; nhât là phát huy hết tiềm năng đât đai, khai thác có hiệu qua quỹ đât đồi nui trước đây chỉ trồng cây bạch đàn, sắn cho hiệu qua kinh tế rât thâp, xây dựng thành vùng hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng san phẩm hàng hóa lớn, giá trị cao.

Thông qua thực hiện dự án sẽ hình thành các tổ hợp tác, HTX theo mô hình gắn kết với doanh nghiệp đầu tư vào san xuât, tiêu thụ trong và ngoài nước; xây dựng mối quan hệ san xuât mới, nâng cao hiệu qua kinh tế.

2. Hiệu quả xã hội

Thực hiện đề án phát huy lợi thế về đât đai, lao động, tạo thêm việc làm ổn định tại chỗ cho khoang 1.500 - 2.000 người lao động, giup nông dân giam nghèo bền vững, làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới; có lợi hơn so với phát triển công nghiệp mà người lao động có thu nhập thâp như may, dày da...

12

Page 13: Đề án thanh long.doc

Thông qua san xuât, sơ chế, xử lý, đóng gói, bao quan thanh long theo quy định hiện hành của Nhà nước và quốc tế sẽ tạo ra san phẩm thanh long đam bao an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuât xứ rõ ràng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật của địa phương và người san xuât am hiểu kỹ thuật san xuât thanh long theo công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Phần thứ baTỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. HÌNH THỨC QUẢN LÝ: Chủ đầu tư quan lý trực tiếp.- Chủ quan đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phuc;- Chủ đầu tư: UBND huyện Lập Thạch.1. Tổ chức chỉ đạo: UBND huyện Lập Thạch thành lập Ban chỉ đạo từ

huyện đến xã (trong đó trưởng ban chỉ đạo là đồng chí phó chủ tịch phụ trách kinh tế làm trưởng ban, thành viên là các đồng chí là trưởng các ban nghành đoàn thể, trưởng phòng và cán bộ chuyên môn liên quan, Chủ tịch UBND các xã trong vùng dự án).

Khi dự án được phê duyệt UBND huyện thành lập BQLDA,.BQLDA có trách nhiệm phối hợp với các sở nghành liên quan, UBND các xã trong vùng dự án trong quan lý sử dụng các công trình của dự án sau đầu tư đam bao phát huy hiệu qua, tránh thât thoát lãng phí ngân sách nhà nước. Chỉ đạo triển khai thực hiện dự án một cách đồng bộ, tạo ra san phẩm thanh long ruột đỏ đam bao chât lượng đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuât khẩu.

II. TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP, CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ LIÊN QUAN

1. UBND huyện Lập Thạch ( Chủ đầu tư)

Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, các xã trong vùng dự án, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về tổ chức, triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo đề án. Cụ thể:

- Phối hợp với các Sở Tài chính, KH& ĐT, các Sở, Ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện đề án báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh hàng năm và theo phân kỳ đầu tư của đề án, sử dụng kinh phí được câp đung mục đích và quyết toán theo quy định hiện hành.

- Mở các hội nghị quán triệt tới toàn thể cán bộ và người dân về mục đích, ý nghĩa, hiệu qua, vai trò, trách nhiệm của người tham gia vào đề án.

13

Page 14: Đề án thanh long.doc

- UBND huyện tham mưu cho ban thường vụ huyện ủy ra nghị quyết chuyên đề về phát triển cây thanh long ruột đỏ theo chuỗi liên kết từ san xuât đến tiêu thụ.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch, tham mưu, đề xuât các giai pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện đề án. Các cuộc họp của Ban chỉ đạo; hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm.

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của câp ủy, chính quyền. Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội. Bố trí nguồn kinh phí theo phân kỳ đầu tư của tỉnh và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp, hỗ trợ phương tiện, các điều kiện cần thiết, bao đam cho các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện.

- Phối hợp với sở TT&TT Sở VHTT&DL thiết kế xây dựng nội dung in ân phát hành các ân phẩm truyền thông về san phẩm thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phuc.

- Phối hợp với Sở NN&PTN, Sở TM&MT, Sở Y tế, sở Công Thương, Liên minh hợp tác xã.... hướng dân hộ nông dân chủ trang trại, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đề án liên quan đến tái cơ câu nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới, trương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, xuc tiến quang bá thương hiệu. Hướng dân, hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức san xuât nông dân liên kết, tổ hợp tác xã,.......

- Theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức, triển khai thực hiện, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo.

2. Sở NN&PTNT

- Phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhât xác định rõ nội dung hỗ trợ và đề xuât mức hỗ trợ đối với các nội dung về giống cây, phân bón, hệ thống tưới, vườn giống, máy làm đât, hướng dân kỹ thuật, tập huân,... phục vụ trực tiếp cho việc trồng cây thanh long.

- Phổ biến, chuyển giao các mô hình ứng dụng san xuât nông nghiệp mới, các mô hình ứng dụng công nghệ cao, mở các lớp tập huân tuyên truyền sâu rộng tới người san xuât; thăm quan học tập kinh ngiệm, vận động tổ chức cá nhân tích cực đầu tư vào phát triển san xuât.

3. Sở Giao Thông Vận Tải

Phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhât các giai pháp thoát gỡ trong quá trình thi công đối với việc xây dựng đường giao thông phục vụ triển khai đề án gắn với quy hoạch giao thông nông thôn mới.

14

Page 15: Đề án thanh long.doc

4. Sở Xây Dựng

Phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhât các giai pháp trong quá trình thực hiện về việc xây dựng nhà xưởng, kho lạnh, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu xử lý, xông hơi,... phục vụ phát triển bền vững thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch

5. Sở Khoa Học Và Công Nghệ

Phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhât các công nghệ được ứng dụng để phát triển thanh long ruột đỏ thường xuyên nghiên cứu chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới mua sắm thiết bị công nghệ, kiểm định chât lượng, xây dựng thương hiệu san phẩm,...

6. Sở Công Thương

Phối hợp với UBND huyện Lập Thạch về việc thống nhât các hình thức quang bá, xuc tiến đầu tư, nghiên cứu thị trường,... xây dựng hình anh của san phẩm thanh long ruột đỏ.

7. Sở tài chính – Kế hoạch

Đề xuât với Tỉnh ủy, UBND, HDND tỉnh bố trí kinh phí hằng năm, phân bổ nguồn kinh phí đam bao thực hiện đề án theo phân kỳ hàng năm và sử dụng kinh phí được câp đung mục đích và quyết toán theo quy định hiện hành.

8. Đài PT – TH, Báo Vĩnh Phúc

Phối hợp với UBND huyện xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, các phóng sự, tin bài tuyên truyền quang bá về thương hiệu, hình anh thanh long ruột đỏ của huyện trên các hệ thống thông tin truyền thông của tỉnh, của nghành để san phẩm thanh long không còn xa lạ với người tiêu dùng ca nước về thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch.

9. Đối với cấp xã tham gia đề án.

- Thành Lập Ban chỉ đạo, và ban quản lý cấp xã, xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển cây thanh long ruột đỏ bền vững.

- Tuyên truyền vận động tại các hội nghị của địa phương, trên các ban tin để người dân biết quyền lợi , trách nhiệm khi tham gia. Lựa chọn các hộ nông dân, chủ trang trại, nhóm nông dân liên kết tham gia các mô hình san xuât, giữ gìn cai thiện canh quan môi trường.

- Thực hiện động bộ công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đang viên và nhân dân để hiểu sâu sắc về ý nghĩa kinh tế, chính trị có tính chât đột phá của đề án; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

15

Page 16: Đề án thanh long.doc

Phần thứ tưĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đây là đề án phát triển nông nghiệp có tính phức hợp của nhiều ngành liên quan và có ca sự tham gia rât lớn của người dân và yêu tố quyết định cuối cùng cũng là người dân thực hiện trong khi nguồn vốn đối ứng thực hiện của nông dân còn gặp nhiều khó khăn; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ít và chưa mạnh dạn đầu tư do những rủi ro đặc thù của san xuât nông nghiệp. Do vậy, UBND tỉnh đề nghị Tỉnh ủy, HĐND cho xây dựng ban hành nghị quyết của HDND tỉnh để thực hiện đề án thí điểm đầu tư " Phát triển vùng san xuât thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuât khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết san xuât – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch./.

Nơi nhận:- HĐND tỉnh Vĩnh Phuc;- UBND tinh Vĩnh Phuc;- Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phuc; - Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phuc;- Sở NN& PTNT tỉnh Vĩnh Phuc;- Sở Khoa học & CN tỉnh Vĩnh Phuc;- Sở Công thương tỉnh Vĩnh Phuc;- Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phuc;- Sở Giao thông tỉnh Vĩnh Phuc;- Lưu VT, NN&PTNT.

TM. UBND TỈNHCHỦ TỊCH

Nguyễn Văn trì

16