40
DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA (Sưu tầm) Lời tựa Công cuộc tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đựoc tiến hành từ những năm đầu thập niên 60 do Tổng Cục Địa chất đóng tại số 6 Phạm Ngũ Lão – Hà Nội tiến hành. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Vào tháng 9 năm 1975 Tổng Cục Dầu khí (TCDK) được thành lập, đứng đầu là Tổng Cục Trưởng Nguyễn Hòa. Do yêu cầu công việc, ba cơ sở là Viện Dầu-Khí, Công ty Dầu Khí 1, Công ty Địa- Vật lý được thành lập, chịu trách nhiệm tìm kiếm thăm dò dầu khí ở đồng bằng Sông Hồng và khu vực Biển Đông. Công ty Dầu khí 2 đóng ở miền Nam, thăm dò dầu khí ở đồng bằng sống Cửu Long và thềm lục địa phía Nam. Xí nghiệp LDDK Việt- Xô đựoc thành lập năm 1981 ở Vũng Tàu. Trải qua nhiều bước thăng trầm, những người lãnh đạo và vị trí đóng quân của các cơ quan đã nhiều lần thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Sự nghiệp dầu khí đạt đuợc kết quả rực rỡ vào thập kỷ 80. Lúc này Công ty Dầu khí 1 có nhiệm vụ chính là khoan và khai thác mỏ dầu, đang đóng quân tại Thị xã Thái Bình, do ông Nguyễn Ngọc Cư làm Giám đốc. Công ty Địa vật lý có nhiệm vụ dùng các phương pháp địa vật lý để tìm ra vị trí mỏ dầu, đóng quân ở miền Xuân Thủy do Trung tá Nguyễn Điền làm quyền Giám đốc. Viện Dầu khí có nhiệm vụ phân tích mẫu và tổng hợp tài liệu, do ông Hồ Đắc Hoài làm Viện trưởng, đóng quân tại Hà thành, Thị xã Hưng Yên. Vậy là ba cơ quan đóng quân tại 3 vùng, cùng chung nhiệm vụ thăm dò dầu khí và chịu sự điều hành của cơ quan đầu não là TCDK đóng quân ở Hà Thành. Mô hình ấy có phần giống như ba nước Ngô, Ngụy, Thục thời Tam Quốc khi xưa, mỗi bên hùng cứ một phương, nhưng cùng là chư hầu của vua Hiến Đế. Với ý tưởng trên đây, dựa trên cơ sở người thực việc thực (có hư cấu ít nhiều) tác giả Phạm Quang Tú đã phỏng theo giọng văn Tam Quốc mà ghi lại một số sự kiện trong ngành,

DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

  • Upload
    tomkhai

  • View
    457

  • Download
    52

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA(Sưu tầm)

 Lời tựa

              Công cuộc tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đựoc tiến hành từ những năm đầu thập niên 60 do Tổng Cục Địa chất đóng tại số 6 Phạm Ngũ Lão – Hà Nội tiến hành. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. Vào tháng 9 năm 1975 Tổng Cục Dầu khí (TCDK) được thành lập, đứng đầu là Tổng Cục Trưởng Nguyễn Hòa. Do yêu cầu công việc, ba cơ sở là Viện Dầu-Khí, Công ty Dầu Khí 1, Công ty Địa- Vật lý được thành lập, chịu trách nhiệm tìm kiếm thăm dò dầu khí ở đồng bằng Sông Hồng và khu vực Biển Đông. Công ty Dầu khí 2 đóng ở miền Nam, thăm dò dầu khí ở đồng bằng sống Cửu Long và thềm lục địa phía Nam. Xí nghiệp LDDK Việt- Xô đựoc thành lập năm 1981 ở Vũng Tàu.

 Trải qua nhiều bước thăng trầm, những người lãnh đạo và vị trí đóng quân của các cơ quan đã

nhiều lần thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Sự nghiệp dầu khí đạt đuợc kết quả rực rỡ vào thập kỷ 80. Lúc này Công ty Dầu khí 1 có nhiệm vụ chính là khoan và khai thác mỏ dầu,

đang đóng quân tại Thị xã Thái Bình, do ông Nguyễn Ngọc Cư làm Giám đốc. Công ty Địa vật lý có nhiệm vụ dùng các phương pháp địa vật lý để tìm ra vị trí mỏ dầu, đóng quân ở miền Xuân Thủy do Trung tá Nguyễn Điền làm quyền Giám đốc. Viện Dầu khí có nhiệm vụ phân tích mẫu

và tổng hợp tài liệu, do ông Hồ Đắc Hoài làm Viện trưởng, đóng quân tại Hà thành, Thị xã Hưng Yên. Vậy là ba cơ quan đóng quân tại 3 vùng, cùng chung nhiệm vụ thăm dò dầu khí và chịu sự

điều hành của cơ quan đầu não là TCDK đóng quân ở Hà Thành.

Mô hình ấy có phần giống như ba nước Ngô, Ngụy, Thục thời Tam Quốc khi xưa, mỗi bên hùng cứ một phương, nhưng cùng là chư hầu của vua Hiến Đế. Với ý tưởng trên đây, dựa trên cơ sở

người thực việc thực (có hư cấu ít nhiều) tác giả Phạm Quang Tú đã phỏng theo giọng văn Tam Quốc mà ghi lại một số sự kiện trong ngành, chí ít ra cũng phản ánh một thời kỳ quan trọng

trong công cuộc thăm dò dầu-khí ở nước ta, cũng đặng mua vui cho bạn bè khi bữa tiệc trà bữa rượu. Trong bối cảnh ấy “Dầu khí diễn nghĩa” ra đời, bắt đầu từ tháng 7/1983 khi tác giả về nhận công tác trong ngành, tại công ty Địa vật lý ở Xuân Thủy- Hà Nam. Ra đời tại Xuân Thủy, sang quán Toan (Hải Phòng) rồi phiêu dạt tới Phà Rừng “Dầu khí diễn nghĩa” đã bị tam sao thất bản

và được nhiều người thuộc lòng từng đọan.  

May thay, nguyên bản được ông Mậu người Algiêri gốc Pháp cùng phu nhân cẩn trọng bảo quản và giữ gìn, để mãi hơn 14 năm sau, vào buổi chiều ngày 30/8/1997 tác giả cùng người biên tập

nhận lại tại Vũng Tàu.

Xin cảm ơn ông Mậu cùng phu nhân và tất cả những người từng hâm mộ “Dầu khí diễn nghĩa” đã giúp đỡ để bây giờ bạn đọc có được nguyên bản trên tay.

Hồi thứ nhất

Page 2: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Mộng vàng đen thiên hạ xôn xaoTế đất trời, chiêu hiền đãi sĩ

Vào năm Kỷ Hợi trời làm đại hạn, đất An Nam mất mùa, nạn cướp bóc nổi lên như trấu. Một thầy địa lý người Nga La Tư tên gọi là KITOVANI sang đất An Nam chiêu tập vài chục dân binh để dò tìm long mạch và tìm kiếm vàng đen mà dân quanh vùng quen gọi là Dầu Khí. Hiềm vì xứ lạ quê người, địa thế gập gềnh, lam sơn chướng khí mịt mù nên công việc tiến hành chậm chạp, ròng rã mấy năm trời mà kết quả thu được chẳng đáng là bao. Sĩ tốt bẩm với KITO nên lập đàn cũng tế đất trời để cầu hiền đãi sĩ. KITO mừng lắm bèn dọn mình ăn chay cả tháng không gần

gũi đàn bà, gội mình tắm rửa bằng nước lá thơm. Đọan sai sĩ tốt lập một đạo tràng bên cửa rừng rồi xõa tóc, đi chân đất, đập đầu xuống bên đàn tế. Cầu đảo ròng rã suốt bảy ngày bảy đếm. Đến khoảng canh ba tự nhiên có cơn gió to nổi lên, cát bụi mù trời khiến KITO sa sẩm cả mặt mày ngã nhào xuống đất. Trong cơn mê sảng KITO thấy có một thánh nhân chân đi hài đỏ, đầu đội mũ lông chim, tay cầm cây Thiết bổng, tự xưng là Thổ thần đất An Nam cai quản đám âm binh

suốt một vùng Sơn Nam Hạ. Thánh nhân phán rằng, nội trong nửa tuần trăng sẽ có hiền nhân đến gặp mặt. Bất kể sang hèn phải mau trọng dụng thì việc lớn mới thành. Vừa nói tới đây mặt đất bỗng nứt ra ra hiện lên một chiếc kiệu vàng, Thổ thần nhẹ nhàng bước ngồi lên kiệu rồi cùng

kiệu vàng biến vào lòng đất. KITO bàng hoàng, lập cập chạy theo chưa kịp đưa tay vái lạy thì có ánh chớp sáng lòe kèm theo một tiếng nổ long trời, mặt đất đã khép lại như xưa. KITO tỉnh dậy

mới hay là một giấc mơ, mồ hôi còn vã ra như tắm.

 

Page 3: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Được Thánh nhân báo mộng KITO cả mừng bèn sai sĩ tốt cứ cách nhau nửa dặm một tên, rải kín mười bảy cánh rừng, mười ba ngọn suối, để đợi hiền nhân. Lệnh lại ban rằng bất kể giá nào cũng

không thể rời bỏ vị trí. Hễ thấy bóng hiền nhân thì phải phi báo về ngay để KITO đích thân ra ngênh tiếp. Kẻ nào tự tiện bỏ về sẽ bị chiểu theo quân pháp, phải tội chém ngang lưng. Ròng rã đã bảy ngày đêm mà cả vùng sơn cước hoang vắng không có lấy một bóng người, nước uống

lương thực mang theo đã cạn, khiến quân sĩ nhiều kẻ đói lả ngủ gục ở cánh rừng. Đôi ba kẻ liều mạng trốn về bị quân canh bắt được đóng gông giam vào ngục tối đợi khi xông việc rồi mang ra trị tội. Mãi tới ngày thứ tám vào khoảng chiều tàn quan canh báo về có một người trẻ tuổi, dáng

dấp như kẻ thư sinh lỡ độ đường, muốn xin vào quân doanh ngủ trọ, KITO nghe tin, thất vọng vô cùng, nhưng còn bán tín bán nghi nên sai quân canh dẫn kẻ lạ vào ra mắt.

Thế mới thực làĐã quyết một lòng cầu hiền sĩ

Thần linh ứng báo thấy được ngay

Không biết khách lạ đó là ai xem hồi sau mới hiểu.

Hồi thứ haiKitôvani gặp được người hiền

Kết anh em, anh hùng tương ngộ

Lại nói, vừa trông thấy khách lạ mắt sang như sao băng, cằm vuông cương nghị, giọng nói sang sảng như chuông đồng. KITO biết ngay đó là hiền nhân mà thổ thần báo mộng. Bèn thân hành

tới tận thềm đón rước, lại quát tả hữu bày tiệc, sai mang thứ rượu đăc biệt mang từ cố quốc sang. Rượu này đã ủ trong lò bát quái hơn ba vạn ngày lại có pha huyết của Kỳ lân chín đầu và mật

của Kim quy ngàn năm tuổi. Rượu ấy trong đời chỉ được uống có một lần khi gặp người tri kỷ. Sĩ tốt còn chưa hiểu vì sao Kito lại trọng vọng người này đến thế, thì lại bàng hoàng vì khách lạ nói

được thứ tiếng xì xồ còn nhanh hơn cả tiếng An Nam.  

Hỏi ra mới biết khách lạ họ Nguyễn tên Giao, sinh hạ ở vùng Bình Định. Cụ tổ 21 đời nhà Giao là Tổng đốc tôn thần nhà Nguyễn cầm quân trăm vạn dẹp lọan Chiêm Thành, mở mang bờ cõi xuống phía Nam. Sau thấy nơi đây phong cảnh hữu tình lại nhiều vượng khí nên dừng chân ở đây lập ra một chi họ Nguyễn. Vùng này núi không cao nhưng thanh nhã, nước không sâu mà trong suốt, đất không rộng nhưng bằng phẳng, rừng không lớn nhưng rậm rạp, vượn hạc quấn

quýt, thông trúc um tùm, ngắm mãi cả ngày không chán. Nơi đây có thứ quả lạ mà dân đen quen gọi quả dừa, nổi tiếng cả một vùng suốt từ sông Hằng qua Tây Tạng sang đến tận Java. Trai gái

Bình Định không chỉ giỏi võ nghệ, múa roi đi quyền mà cũng rất tinh thông chữ nghĩa thánh hiền.

 Trong số môn đệ người An Nam của Kito có kẻ khi xưa đã biết tiếng Nguyễn Giao bèn nói nhỏ

với Kito rằng khi xưa Giao chỉ thường giao du với hào kiệt nhiều nơi. Những người kia học hành rất chăm chỉ nhưng Giao chỉ xem qua những đọan cốt yếu, thường ngồi rung đùi ngâm vịnh rồi

chỏ vào dám bạn bè mà nói rằng: Các anh sau này có làm quan thì chỉ làm đến thứ sử quận thú là

Page 4: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

cùng. Họ hỏi chí Nguyễn Giao thế nào thì Nguyễn Giao chỉ cười không nói, thường bàn những chuyện lấp bể dời non. Số ít những người hiểu Nguyễn Giao đều cho rằng sự nghiệp sau này của Nguyễn Giao rồi sẽ như Khương Tử Nha làm nên cơ đồ 800 năm nhà Chu hay Trương Lương Tử

Phòng làm nên cơ đồ 400 năm nhà Hán, còn sức học của Nguyễn Giao hư thực thế nào mà sau này thiên hạ gọi là Sĩ Giao, vì bao nhiêu học hàm học vị cao ngất chín tầng trời như Tiến sĩ, viện

sĩ, Giao đều giành được cả thì sẽ nói đến sau này.

Nay hãy trở về với việc Kito trọng đãi Nguyễn Giao, sau 3 tuần rượu Kito dẫn Nguyễn Giao ra phía bìa rừng khoát tay chỉ một vùng rừng núi bao la mà rằng: Bây giờ bốn phương lọan lạc,

thiên hạ rối ren, dân chúng An Nam làm than cơ cực, cuộc sống quê mùa. Nay tôi muốn cầu đảo hiền tài để chuyển xoay trời đất, chắp vá càn khôn, giúp dân An Nam tìm được vàng đen để mưu đồ cuộc thái bình, dám mong tiên sinh hết sức giúp đỡ. Nguyễn Giao từ tốn đáp: Giao tôi bấy lâu nương náu chốn quê mùa, chân quen lội bùn đạp nước, tay quen đan sợi tơ dừa, chểnh mảng việc

đời, chỉ e cái chí của ngài Giao không theo kịp.

Kito lại nói: Đất An Nam lam sơn chướng khí thế này, kẻ nói được tiếng ngoại bang và hiểu được Kito tôi không quá 10 người, nếu tiên sinh không muốn giúp cho thì việc tìm kiếm vàng

đen rồi sẽ thế nào? làm sao để đời sống dân đen thóat khỏi vòng mông muội. Thấy Kito rất thật lòng muốn giúp người An Nam Giao mới nhận lời nguyện giành trọn cuộc đời cho việc tìm kiếm

vàng đen. Từ đó Kito đãi Nguyễn Giao vào hàng thượng khách, ăn cùng mâm, ngủ cùng một chiếu, bàn chuyện thiên hạ tối ngày.

Kito nói: “ Theo sách tháng hiền thì vàng đen dạng lỏng, là nước đái của rồng đất ngâm qua ngàn năm biến đổi mà ra. Kho vàng nằm sâu dưới đất của Diêm Vương. Hiềm vì đời sống An Nam

còn khốn khó, cơm không đủ ăn mà lấy đâu ra cọc sắt dài ngàn trượng để cắm xuống đất tìm biết nơi nao có dấu vàng đen. Trong tay chúng ta chỉ có chiếc búa cùn, balo rách. Chẳng hay tiên sinh có mẹo mực thế nào, ta hãy cùng nhau viết ra một chữ xem ý có giống nhau không”. Đọan quát tả hữu mang cho Giao một thẻ tre và một bút lông ngỗng. Bản thân Kito cũng dùng bút lông viết

vào một thẻ. Khi mở ra đối chiếu với nhau thấy cả hai cùng ghi một chữ: “Khảo sát vùng rìa”.

Kito thất kinh, ngửa mặt lên trời than rằng: “ Sinh ra ta là bố mẹ ta nhưng hiểu được ta chỉ có Giao này”. Thấy gặp người tri kỷ hiểu rõ lòng mình, Kito muốn cùng Giao kết làm huynh đệ. Thế rồi hai người uống máu ăn thề cùng nhau kết nghĩa anh em. Hỏi ra mới biết Kito hơn tuổi nên được làm anh. Vì đã là huynh đệ nên Giao cũng nhận thêm cả họ của Kito và gọi là Kito

Giao. Từ đó anh em Kito suốt ngày trên ngựa sắt U-óat đi khảo sát khắp vùng. Tài sản của nhà Kito chỉ có balo, một cặp la bàn, mấy chiếc đèn pin và vài chiếc búa.

 

Page 5: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Anh em nhà Kito dẫn quân vượt đèo lội suối, ăn uống đạm bạc như kẻ thảo dân. Nhiều khi quân lương không chi viện kịp phải uống nước suối, ăn quả rừng để sống qua ngày. Cánh quân của

Giao đã dặt chân lên hầu khắp đất An Nam. Suốt một dải từ Nông Cống, Hoa Lư đến Móng cái, Ba Chẽ, Tiên Yên, vượt qua Tà Ô Sìn tới tận Mù Căng Chải. Tới đâu, quân của Giao cũng được

dân đen chào đón vì họ cũng hy vọng tìm đựơc vàng đen. Đến bây giờ trong dân gian có câu đồng giao rằng:

“Thiên hạ đồn lao xaoVàng đen dấu nới nàoMuốn đi tìm cho được

Hỏi Kitova Giao”

Đi tới đâu anh em Kito cũng đo vẽ địa hình lấy mẫu quặng đá về xem rồi đánh dấu trên tấm địa đồ. Họ dùng màu tím của hạt mồng tơi và màu vàng của củ nghệ để tô lên tấm bản đồ có màu

xanh đỏ tím vàng, mà người đời sau còn gọi là bản đồ địa chất. Lại cũng cho ra tấm địa đồ có cái tên rất lạ tai là: “ Khoanh vùng triển vọng” theo đó đã chỉ rõ nơi nào có dấu vàng đen. Sau này hậu thế cứ theo đó mà tìm thế nào cũng thấy . Theo địa đồ của nhà Kito thì vàng đen cũng như nước chảy xuôi về biển, ắt hẳn tập trung ở mạn Thái Bình từ Tiền Hải tới Kiến Xương qua miệt Đông Quan mà chạy dài ra ngoài biển Bắc mà đời sau gọi đấy là bể Trần tích Sông Hồng. Vàng

đen lại chảy dọc đất Quy Nhơn rồi về tập trung ở vùng Cửu Long, Bạch Hổ.

Sau khi đã hoàn tất địa đồ và làm dấu cho hậu thế có thể tìm được vàng đen, một bữa gió heo

Page 6: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

may về đem cái lạnh thấu xuống xứ An Nam khiến Kito chạnh lòng nhớ xứ tuyết, muốn trở lại cố hương. Kito cho tập hợp quân sĩ nói với họ rằng: Sự nghiệp cho hậu thế Kito tôi đã làm gần xong, nay vì thương nhớ mẹ già cô đơn, chiếc bóng nên đành phải ra đi mong anh em hãy hết lòng vì sự nghiệp vàng đen để tên tuổi được ghi vào tờ lụa, đừng như Kito này hữu thủy vô

chung. Nguyễn Giao buồn bã nói với Kito rằng: huynh đi lần này phương trời cách biệt biết bao giờ mới gặp được nhau, nói đọan hai hàng nước mắt đầm đìa chảy tràn như suối. Kito khuyên

Giao nên cùng mình sang xứ tuyết để mở rộng bang giao, học thêm chữ thánh hiền tu luyện cho đến ngày đắc đạo. Địa đồ đã lập xong rồi, việc hút vàng đen lên hãy để cho hậu thế. Nguyễn

Giao cũng cho là phải, thế rồi hai anh em Kito cưỡi chim sắt, xé gió bay lên trời trở về xứ tuyết. Nói về công lao anh em nhà Kito người đời sau có thơ rằng:

Trong tay vài dụng cụ đơn sơHào kiệt dưng lên một cơ đồ

Vàng đen khai thác tuôn như suốiCông ấy là nhờ họ Kito

 

Không biết hậu thế có tìm đựơc vàng đen và Giao có đắc đạo hay không xem hồi sau sẽ rõ.

Hồi thứ baThấy sao rơi ứng với mệnh trờiHội bờ hồ, anh hùng tương ngộ

Lại nói sau khi tin anh em nhà Kito đã lập xong bản đồ: “ Phân vùng triển vọng” chỉ rõ nơi nào có dấu vàng đen thất thoát ra ngoài. Nhiều kẻ phú nông cũng toan bán hết ruộng vườn, tập hợp

họ hàng đào những hố sâu trăm trượng để tìm kiếm vàng đen mong sự đổi đời nhưng rồi nhà cửa ruộng vườn chỉ thấy đội nón ra đi mà không ngày trở lại. Thiên hạ bỏ cả ruộng vườn, bỏ quên

canh cửi suốt ngày bàn chuyện vàng đen nhưng vẫn chưa có hào kiệt nào đứng lên mưu đồ việc lớn. Vào khoảng canh ba ngày dần tháng giêng cũng năm ấy có ba ngôi sao tụ lại rơi xuống đất

Hà Thành, mọi người lấy làm lạ lắm.

Quả nhiên sáng sớm hôm sau, người dân đánh cá bên hồ Thuyền Quang thấy có ba người tướng mạo khác thường ngồi cạnh gốc cây họp bàn việc lớn. Người ngồi giữa tên gọi Nguyễn Điền là hào kiệt sinh hạ tại Quảng Yên, Điền vốn người hùng biện, có tài thu phục nhân tâm, khi xưa đã từng cầm quân đánh Đông dẹp Bắc được phong tài chức trung lang tướng quân, mà người đời sau quen gọi là trung tá. Sau vì chán cảnh nồi da nấu thịt Điền bỏ việc quân mưu tìm dầu khí.

Người ngồi bên tả tên Hoài, tự Hồ Đắc vốn nhà dòng dõi trâm anh, mặt đẹp như ngọc, mình hổ tay vượn, bụng beo hông sói, tướng mạo phương phi. Người ngồi bên hữu là Cư tự là Nguyễn

Ngọc, có sức khỏe hơn người, tính nóng như Trương Phi, quát to như sấm.

Page 7: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Sau chén rượu mở đầu, Điền mới cả cười mà nói rằng: “Tôi khi xưa đã từng cầm quân trăm vạn, đánh Đông dẹo Bắc, anh kiệt một thời, sau vì chán cảnh nồi da nấu thịt mà bỏ về mưu tìm dầu

khí có lợi cho muôn dân. Nay nếu nước được các ông mang ra tài ra giúp thì việc lớn mới mong thành. Đắc Hoài vội đỡ lời: “Tôi vốn dòng dõi con nhà trâm anh, đọc rộng biết nhiều, thông thạo 36 cuốn kinh thi của Khổng Tử, biết được cái lẽ hơn thiệt ở đời, khiến cho nhân dân bốn phương

thầm phục. Nay nếu các ông không giúp tôi phất cao cờ nghĩa, thì e không hợp với đạo người quân tử mà cũng trái với lẽ trời”. Cư nghe xong nét mặt hăm hăm, hất đổ chén rượu trên tay

xuống đất, mà rằng: “ Cư đây vốn xuất thân là thầy địa lý, dưới biết xem long mạch, trên thông thạo thiên văn mà còn e không làm nổi, nay các ông muốn giơ vai gánh vác lấy, nếu việc lớn

không thành thì để thẹn cho muôn đời con cháu mai sau, há mà còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?”.

Ba người còn đang to tiếng một hồi lâu mà vẫn không thống nhất được điều chi, thì chợt trong thấy một cụ già từ xa đi đến cả cười mà nói với họ rằng: “ các ngươi đều là người hào kiệt,

nhưng không phục tài nhau. Nay ta bày cho các người một kế này thì chẳng những việc lớn mau thành, mà tên tuổi các ngươi cũng được đời đời lưu trong sử sách”. Cả ba thất kinh nhìn cụ già

vừa tới.

Chưa biết người ấy là ai, xem hồi sau sẽ rõ.

Page 8: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Hồi thứ tưChén rượu thề, thiên hạ chia ba

Nguyễn Ngọc Cư tám đêm liền mất ngủ

Lại nói cụ già vừa đến từ xưng họ Nguyễn tên Hòa, vốn là trụ cột của Thiên Triều đang đi tìm người tài giúp nước. Bữa ấy đi dạo bên hồ, thấy có 3 người tướng mạo khác thường, biết đó là

người hào kiệt Nguyễn Hòa mừng lắm, liền bảo với họ rằng: “ Bây giờ các ngươi ba ngã tự mình thu thập dân binh mưu đồ tìm đầu khí, kẻ nào tìm ra dầu trước thì mới đang mặt anh hào, muôn đời sử sách lưu tên, con cháu đời đời vinh hiển”. Cả ba đều cho là phải, họ bèn cùng nhau uống

chung chén rượu thề rồi mỗi người đi về một phía.

Nguyễn Điền một mình một ngựa men theo bờ Sông Hồng nhằm phía Nam mà tiến. Đi tới đâu, Điền giở tài thu phục nhân tâm tới đó, chả mấy chốc quân sĩ tới vài trăm

Tháng 3 ngày 8, đêm không trăngTướng hai sao dẫn đầu vài trăm sĩ

Người ngậm tămNgựa bỏ nhạc

Nhằm hướng thành nam thẳng tiến...

Sau bao ngày đêm người ngựa đã mệt, Điền bèn dừng chân nghỉ lại một thị trấn ven sông, ở đây bốn bề sông nước mênh mông, lau sậy um tùm, địa hình vô cùng hiểm trở. Điền bèn đi dạo một vòng mới thấy cá tôm đầy chợ, ngao sò ốc hến nhan nhản khắp nơi, hỏi ra mới biết đấy là vùng

Xuân Thủy. Điền mừng lắm, bèn ra lời kêu gọi tụ hợp dân binh, lấy đây là nơi đóng quân hạ trại. Chẳng mấy lúc binh sĩ của Điền đã lên hơn 800 người. Để gây thanh thế, điền cho quân xây

thành dắp lũy suốt đếm ngày, lại sai Đỗ Hậu mang thuyền lớn tàu to đi tắt qua đường Ba Lạt mà chiếm lấy vùng Vật Cách, Quán Toan. lại sai tuớng Đỗ Ngọc Vinh mang địa lôi đi chôn nổ khắp

các cánh đồng, vì vậy thanh thế của Điền lên như diều gặp gió.

Page 9: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

 

Đắc Hoài kéo quân về chiếm Hà Thành ở thị xã Hưng Yên, Phố Hiến. Nơi đây bốn mùa hoa thơm cỏ ngọt, hồng xiêm lê táo rất nhiều và vốn dĩ một thời lừng danh là chốn kinh kỳ. Hoài cho

xây thành đắp lũy rất kiên cố để tính kế lâu dài, lại dựa vào các hổ tướng của mình như Bàng Thống, Trọng Cán, Huy Quynh, nên lấy làm yên chí lắm.

Riêng Ngọc Cư mãi mấy tháng trời vẫn chưa tìm được nơi đóng quân hạ trại. Theo lời tâu của tướng tâm phúc, Cư kéo quân về thị xã Thái Bình, nơi đây lắm lúa nhiều khoai lại thông thương thuận tiện. Phía Nam là cảng Trà Lý có thể buôn bán với nước ngoài, phía Đông có cầu Bo chẹn lấy đuờng độc đạo sang phía Hải Phòng, phía Tây chỉ cần vượt phà Tân Đệ là chiếm được thành

Nam.

Một bữa Cư đang ngồi trong trướng thì nghe tiếng địa lôi nổ ầm ầm. Theo tin thám báo mới về thì quân của Điền đã tràn sang tới vùng Đông Quan, Phượng Ngãi. Cư thất kinh vội tế ngựa ra bờ tả sông Hồng, nhìn sang Xuân Thủy thấy cờ xí ngợp trời, thuyền bè đầy sông, người ngựa đi lại tấp nập... bèn ngửa mặt lên trời mà than rằng: “ Ta nghe nói Điền là kẻ anh hùng đời nay, lại là

người có tài thu phục nhân tâm, đãi sĩ rất hậu. Trí của Điền lớn lắm, nếu để con giao long kia gặp bể thì cái họa ấy ta e không nhỏ”. Đọan đường về trướng của mình, bỏ cả cơm ăn thuốc hút, thức

suốt mấy đêm ròng. Mãi đến đêm thứ tám, có kẻ xin vào hầu và bẩm với Cư rằng: “ Thần xin hiến đại vương một kế này, chẳng những việc lớn mau thành mà cũng tránh cho muôn dân cảnh

nồi da nấu thịt”. Thế mới rõ thật là:

“Lo việc nước, anh hùng mất ngủMột kế hay trăm họ được nhờ”

Page 10: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Chưa biết người ấy hiến cho Cư được kế gì, xem hồi sau sẽ rõ

Hồi thứ nămPhạm Tú tế vòn hồn dân Trường Mỏ

Giang Thịnh mưu đồ chiếm Hải Dương

Lại nói người đó là Cao Tất Toại, tên thật là Tôn Thất Toại, vốn dòng dõi cháu 10 đời của quan đại thần Tôn Thất Thuyết khi xưa từng thảo chiếu Cần vương giúp vua Hàm Nghi đánh Pháp.

Thuở nhỏ Toại theo học một ông thầy họ Cao được thầy quý mến như con đẻ nên cho phép đổi theo họ của thày. Từ đó Toại mới có họ là Cao. Tọai vốn xấu trai, hình dung cổ quái, nhưng đọc

rộng biết nhiều, thạo nghề phù thủy, xem tướng cho người không sai lấy một li, lại có tài ứng đối, nên rất được Cư tin dùng. Tuy không sinh hạ ở miền Vĩnh Bảo nhưng Toại lại nghiện thuốc lào. Sáng ra khi gà vừa gáy là Toại hút liền ba mồi thuốc, bữa sáng như vậy kể đã xong. Những

lúc Cư gọi lên hỏi kế sách Toại cũng không quên mang theo ống điếu cày. Khi gặp việc khó khăn hay việc quân nan giải, Toại bèn ngửa mặt lên trời lấy hơi bắn liền mấy mươi điếu thuốc.

Tinh thần bỗng trở nên sáng suốt lạ thường, miệng phán như thánh sống, tay chém không khí vù vù khiến trăm quan muôn phần vị nể. Khi đi khảo sát ngoài thực địa Toại thường xắn quần móng

lợn, ống thấp ống cao, tay cầm theo điếu cày cùng một bịch thuốc đủ cho người thường dùng trong cả tháng.

 Tuy tướng mạo có vẻ xuề xòa nhưng Toại lại rất tinh thông vạn vật. cả một vùng duyên hải Thái Bình, không có đám cưới đám hỏi, cất nhà nào mà không mời Toại tới xem ngày giờ hướng đất. Tất cả những đám này về sau đều con cháu đầy đàn, tiến chức thăng quan, suốt đời phú quý. Cứ tài ấy mà suy thì Toại phải dự vào hàng khanh tướng của triều đình. Hiềm vì Toại tính khí ngang tàng, suốt đời không phục tài ai, lại hay khích bác các quan trong triều, kể cả đám cô chiêu cậu ấm của Hoàng gia nên Toại không được triều đình cất nhắc. Mãi đến khi tuổi đã xế chiều, lông

mi đã bạc hết Toại mới được bổ nhiệm tả tướng quân mà về sau gọi là chức Trưởng phòng. Tiếc cho một đời tài hoa mà không gặp vận, âu đó cũng là căn nguyên của hai chữ đọan trường.

 Bữa ấy thấy Cư bỏ cơm ăn, thuốc bỏ hút, Toại liền bẩm với Cư rằng: “ Thần xem Kinh Thi thấy nói phía Bắc An Nam không đầy vạn dặm có giống người mắt xanh mũi lõ, lắm của nhiều tiền,

lại giỏi nghề kiếm tìm dầu khí. Giống người này mình cao tám thước, ngồi kín cả một xe, lại nói tiếng xì xồ, líu ríu như chim khiến dân An Nam ta ít người hiểu được. Nay đại vương nên cấp

cho họ ít lương bổng thật cao để họ hết lòng giúp đỡ. Lại nên động viên những kẻ trí giả vương trong vùng cố gắng mà học hỏi hoặc đánh cắp lấy những bí quyết của ngoại bang thì nghiệp lớn của đại vương chả mấy chốc mà thành, lại tránh cho trăm họ cảnh binh đao, công ấy không mấy đời có được. Cư nghe xong mừng lắm, bèn cấp cho các đạo sĩ ngoại bang xe tốt, ngựa khỏe, nhà cửa tiện nghi sang trọng nhất vùng. Lại sức cho ba quân phải tìm mọi cách mà học lấy bí quyết của ngoại bang. Phàm những kẻ được lòng ngoại bang hoặc họ được cấp chứng chỉ thì dù cho chưa có tiến chức, thăng quan nhưng lương bổng cũng được tăng vài bậc. Còn kẻ làm phật ý

ngoại bang thì kể như vĩnh viễn không còn cơ hội thành người, chỉ có một con đường về quê lấy đít trâu làm thước ngắm.

Page 11: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Đám ngoại bang dạy cho quân của Cư dùng các ống sắt nối với nhau rồi cắm sâu xuống đất để hút lấy vàng đen, lại dạy ba quân cách dùng bóng đèn treo ngược thắp sáng cả một vùng. Cũng vì có chính sách ấy mà quân của Cư mạnh lên trông thấy, đã lăm le tính chuyện chinh phạt để

mở rộng biên cương Đắc Hòai ở mạn hưng Yên, Nguyễn Điền ở miền Xuân Thủy thấy vậy cả sợ cũng vội vàng làm theo kế sách của Cư.

Vào năm Kiến An thứ 18, Điền lên ngôi vua, lấy hiệu là giám đốc, để an lòng dân mỗi tháng Điền cho xe chở tướng sĩ thăm quê hương xứ sở. Điền lại trích công quỹ thưởng cho ba quân, vì thế mọi người vui vẻ làm ăn. Suốt mấy năm liền, cả một vùng Xuân Thủy- Hà Nam sóng yên bể

lặng.

Bấy giờ ở đất An Nam có nhóm sĩ phu khăn gói lên tận Mỏ Chè ở vùng rừng núi Thái Nguyên theo thầy học đạo. Sau năm năm sôi kinh nấu sử họ đã học được các phép lạ về địa lý, thiên văn, giỏi nghề đo đạc. Nghe nói ở vùng Xuân Thủy có Nguyễn Điền là đấng anh hào dùng người hiền chiêu kỷ sĩ, họ bèn rủ nhau xin gia nhập doanh trại của Điền, những mong được thi thố sức mình

như thời vua Nghiêu, vua Thuấn xưa kia. Nhưng chẳng được bao lâu thì trong triều sinh biến, các tướng không lo việc nước chỉ mưu đục khóet của dân. Đời sống mọi người vô cừng cơ cực,

tiếng kêu oan khóc khắp nơi, nhưng không thấu tới triều đình.

Trộm cắp xuất hiện như rươi. Kẻ ở người đi, nhân tâm ly tán, mọi người chỉ chờ có cơ hội tốt để trốn khỏi doạnh trại của Điền. Tướng tài như Nguyễn Lộc thì bỏ Điền về ẩn với vợ con ở vùng Nhã Nam- Hà Bắc, hổ tướng Phạm Dương có gan chống lại triều đình cũng xúyt bị đưa ra chịu tội phải vội vã trốn về với Đắc Hoài ở mạn Hưng Yên. Các tướng như Trần Hòa, Nguyễn Xăng

cũng treo ấn từ quan để xin về Tân Cầu tăng gia nuôi lợn.

Nghe theo lời quan xiểm nịnh, Điền lại bạc đãi cả với nhóm sĩ phu mới ở Thái Nguyên về. Mọi người chỉ còn biết ngửa mặt lên trời cùng nhau than thở, tiếc cho những năm kinh sử, sách đèn.

Trong số các sĩ phu ấy có Phạm Tú là người sinh ra ở vùng Vĩnh Bảo- Hải Phòng, đất ấy nổi tiếng từ thời Mã Viện khi xưa, vì có thuốc lào ngon làm đồ cúng viếng lại là nơi văn vật, trẻ con mới lên ba đã thuộc sấm của Trạng Trình. Tú có tài học thuộc, nhớ lâu biết nhiều truyện từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc, đi bảy bước làm xong một bài thơ, nên đuợc bổ nhiệm làm quan ngự sử

ở trong triều. Cảm thương đồng đội Tú đã ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“ Hỡi ôi! Quyết định ký rồi, lòng người trời tỏGần 5 năm dày công bút mực, chưa biết tấm lòng xanh đỏ ra sao

Bị bật sới xuống đây, tin buồn ấy tiếng nghe như sét đánh 

Nhớ khi xưa:Đêm thức tàn canh, chăm lo đọc sách, lo lúc vào thi chỉ mong thày gật

Luộc sắn, luộc mì, lật giường, cậy giắt, tay vốn quen làmGiật tranh, giật mái, đốt quần cổng trường, mặt ta từng ngó

Bữa thấy đàn anh ra công tác, nghĩ cũng hay hayNgày nghe thấy nói thưởng nhiều, cũng muốn đi xuống thử.

 Khá thương thay!

Vốn chẳng phải đam mê công việc, theo đòi để lấy tiếng thơm

Page 12: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Chẳng qua vì không chốn nương thân, bất đắc dĩ phải về đây cho qua chuyệnNào ai đòi, ai bắt, gắng mà theo cho kịp bạn bè.

Chẳng cần tiếng Nhật, tiếng Tây, thân hèn kém mong chi thứ ấyNgòai cạt có một manh áo bạt, nào đợi mang găng tốt ủng bền

Trong tay cầm một cuộn màn chăn, không cần chiếu dẫu đêm nay giá rétThổi cơm rút trộm tranh lá mía, mỗi bữa ăn phải mượn nồi xoong.

Ba tên trùm một chiếc chăn bông, cũng gắng sống hết mùa đông năm nọKhông mặc không diện, có thứ gì bán sạch

Rượu chè suốt sáng cho vơi nỗi lo toanNào sợ hàng năm có thưởng nọ thưởng kia

Thứ bảy ta về, liều mình như chẳng cóKẻ xin đi, người chối ở, làm cho trưởng phó phòng lắm lúc đầu đau.

Bọn hò trước, lõ ó sau, lúc họp hàng quý bình bầu xét thưởngNhững mưu việc lớn không thành, biết đâu sức tàn lực kiệt

Ôi thôi thôi! năm đây đợi đi Nga không đến lượtTấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm

Ngồi nghe Tây họ nói xì xầm, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổĐau đớn thay mỗi đợt bình xét thưởng, phận mình đây sao mãi cứ “C” hoài

Não nùng thay vợ yếu đợi chồng vềKhông có lấy một đồng xu dính túi

Nghĩ khi xưa lúc còn đi học: ngày ngày ăn sắn luộc mà vuiNhìn lại bạn bè, lòng lại mơ về Trường Mỏ

Kỹ sư làm chi 300 đồng bạc, lo tiền ăn, lo áo mặc, nghĩ lại thêm buồnKỹ sư làm chi chỉ thấy thiếu tiền, chia rượu lặt gặm bánh mỳ nghe càng thêm khổ

Thà trước mà đừng ham đọc sách đi về chạy chợ cũng vinhHơn là học tiếng Nhật, tiếng Tây ở mãi nơi đây rất khổ.

Đất Xuân Thủy xa xôi mờ mịt, thân nằm đây nhưng dạ nhớ đô thànhThương vì hậu thế mai sau, nên cố gắng gửi mấy lời chúc lại”

Vì bài văn tế ấy, người đời sau có thơ khen Phạm Tú rằng: 

“ Phạm Tú sinh ra trên đất thuốc làoTuổi trẻ nhưng mà có chí cao

Văn tế tỏ lòng thương đồng độiNgàn năm nhớ mãi bậc anh hào”

Trong triều đình bấy giò có Giang Thịnh là kẻ đa mưu, bấy lâu vẫn được Điền dùng làm mưu sĩ. Thấy vận nước ngã nghiêng, Thịnh bèn làm sớ tâu với Điền rằng: “Đại vương đóng quân ở đất Xuân Thủy này, tuy lắm cá nhiều tôm, mênh mông sông nước, lau sậy um tùm, địa thế vô cùng hiểm yếu. Nhưng đất này nơi quần ngư tranh thực, lại bất lợi về mặt giao thông. Nếu nay mai

quân của Liên Doanh theo đuờng biển từ phía Nam kéo ra chiếm lấy một vùng Ba Lạt, quân của Ngọc Cư từ Thái Bình theo đường đò mộ đạo tiến sang, còn quân của Đắc Hoài vượt qua phà

Triều Dương mà chiếm lấy cầu treo Nam Định, bịt con đường độc đạo xuống đây, lúc đó e rằng đại vương giở tay không kịp, nghiệp lớn của đại vương chỉ chốc mà tiêu tan. Chi bằng ta hãy kéo quân ra chiếm lấy khách sạn Hải Dương tiện bến tàu xe, đất rộng người đông tha hồ mở mang bờ

cõi. Lại có thể liên kết với tướng Đỗ Hậu ở Hải Phòng tạo thành thế chân vạc, đầu đuối có thể

Page 13: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

ứng cứu được nhau, thì dẫu Đắc Hoài có hợp tác với Ngọc Cư đã dễ gì phá được. Việc gấp lắm rồi xin đại vương hãy mau mau quyết định. Điền nghe Thịnh tâu xong chỉ ngửa mặt lên trời cười

ngất, rồi vẫy tay truyền cho Thịnh lui ra. Chưa biết ý của Điền ra sao, xem hồi sau mới hiểu.

Hồi thứ sáuCơn gió to báo hiệu chẳng lành

Lấy lòng dân Nguyễn Điền viết hịch

Lại nói sau khi nghe Thịnh tâu, Điền cả mừng bèn sai các tướng sửa sọan ngựa xe, điểm hơn ngàn binh mã, chọn ngày lành tháng tốt kéo quân đi. Đại tướng Nguyễn Giáp được cử làm tướng tiên phong. Lại nói, Giáp vốn người sịnh hạ miền Duyên Hải - Hải Phòng, tướng mạo khôi ngô, tính khí hiền lành, dáng người nho sĩ. Thuở nhỏ giáp thường bị bọn trẻ trâu trong làng bắt nạt, làm cho bố mẹ rất phiền lòng. Một hôm nằm mơ Giáp thấy sao Văn Xương sa xuống nóc nhà.

Quả nhiên sáng hôm sau có một nốt ruồi dỏ mọc ngay bên cạnh huyệt đan điền. Dân làng biết đó là quý tướng, bèn khyên bố mẹ Giáp cho Giáp lên kinh kỳ theo thầy học đạo. Quả nhiên sau này Giáp làm quan to, lại là người có đức độ nên được ba quân mến phục, mà Điền cũng rất tin dùng.

Thống lĩnh trung quân là mưu sĩ Giang Công Thịnh, người xứ Thái Bình vốn đọc rộng hiểu sâu, lại có tài uốn ba tấc lưỡi, nghĩ ra nhiều mẹo mực, thích xử thế công việc theo cách nghĩ của

ngươi Tàu. Tuy chức tước không to, chỉ là mưu sí, nhưng Thịnh thường góp tay chèo lái công việc trong triều khiến cho lắm kẻ phải đem lòng vị nể.

Thống lĩnh hậu quân là quan hành chính Trần Hoạt, chuyên lo ngựa xe, lương thảo. Việc chuẩn bị chưa xong thì bỗng đâu bão lớn đổ về, người ngựa, lợn gà, thương vong vô kể, đồn lũy tan

hoang, nên khi vừa tan cơn bão Điền vội lệnh cho Giáp dẫn quân đi. Bữa ấy mưa to, kẻ ở người đi tiễn nhau dài hàng hàng mấy dặm. Nói về buổi tiễn đưa hôm ấy, người đời sau có thơ rằng:

“Hành trang sắp đặt gọn gàngMối sầu xẻ nửa dặm đàng chia haiBuồn trông Xuân Thủy quê ngườiNhà siêu vách nát, rã rời lau thưa

Ngoài trời lác đác rơi mưaNgổn ngang cây đổ lá xơ xác vàng”

Giáp kéo đại quân tới phà Lạc Quần thì trơi vừa tối, quân lính sửa sọan bắc cầu qua sông thì bỗng đâu sóng gió nổi lên, mây kéo đầy trời. Trên mặt nước có rất nhiều hình người dắt tay nhau nhảy múa, tiếng kêu khóc vang rền cả một khúc sông. Giấp thất kinh, vội xuống ngựa hỏi một cụ già mới hay rằng: Tại khúc sông này trong trận huyết chiến năm xưa có nhiều người bị chết oan dưới hòn tên mũi đạn. Vì thế, chiều chiều khi vàng mặt trời, các oan hồn thường hiện lên quấy nhiễu. Giáp thấy vậy bèn gội đầu tắm rửa bằng nước lá thơm, lại sai lập một đàn tràng bên vờ

sông rồi đập đầu xuống đất tế.

Tế rằng: 

Page 14: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

“Than ôi!Trời thẳm đất dày, gió mưa sùi sụt.

Tấm lòng thương tiếc, tưởng nhớ vong hồn.Nhớ các quan xưa!

Trí rộng tài cao, hết lòng giúp nước, một gánh quan hà giữa đường lâm nạnSống đánh giặc, chết cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh

Sống thờ vua, chết cũng thờ vua, nào đợi gươm hùm treo mộVì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương.

Vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.Từ đây đất vàng một nấm, bão táp mưa sa, ngàn năm không người thăm viếng.Giáp tôi thành khẩn, có chút lễ thường, kính biếu các ngài, dám mong soi sét

Than ôi!Thượng hưởng!

 

Đọan sai ném 49 thủ lợn xuống lòng sông. Quả nhiên chỉ một lúc sau mặt sông phẳng lặng như tờ, mây đen tan hết. Các hồn ma bóng quỷ cũng theo chiều gió mà tan đi, người ngựa qua sông rất an toàn. Khi kéo quân tới bờ sông Nhị Hà thì trời sẩm tối, Giáp cho quân dừng lại thổi nấu

ven sông.

Sáng sớm hôm sau, vào độ canh 5 bỗng đâu có một cơn gió mạnh thổi lên làm gãy lá cờ súy trung tâm. Đám trẻ bán táo bên cầu lại dắt tay nhau mà hát:

“Gió hắt hưu nước sông Nhị lạnh têTướng sĩ đi trận mong chi ngày về”

Page 15: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Tiếng hát thật buồn làm não lòng quân sĩ. Tướng tâm phúc cuả Điền là Chí Hiếu bấm độn biết ngay là điểm gở bèn bẩm với Điền rằng: “Đại vương kéo quân ra Hải Dương thật hợp ý trời,

song thần e đường sá xa xôi lại chưa xây xong đồn lũy khó lòng mà giữ được. Chi bằng ta hãy tạm rút về Xuân Thủy để tích thêm lương thảo, một vài năm nữa hãy kéo quân đi cũng chẳng vội

gì”. Điền nghe xong giận lắm mắng Hiếu rằng: Ta thương nghe Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ, Thôi Tử cắt thịt đùi nấu cháo cho vua, sách lại dạy rằng: quân xử thần tử, thần bất tử bất

trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu (nghĩa là vua bảo chết thần chết, thần không chết không trung...). Người xưa còn như vậy, nay sao nhà ngươi không noi theo gương cổ nhân, còn

khuyên can ta rút quân, làm nản lòng quân sĩ? Đọan quát võ sĩ lôi Hiếu ra chém. Ba quân xúm lại can mãi Điền mới tha cho, nhưng cũng bắt Hiếu lưu đày ra ngoài Quán Toan- Chùa Vẽ.

Qủa nhiên theo như điềm báo, ra tới Hải Dương một tuần mà Điền vẫn loay hoay chưa tìm được nơi đóng quân hạ trại. Phần thì không hợp thủy thổ, phần thì đường sá xa xôi không vân chuyển

được lương thảo khiến cho Điền phải lệnh rút quân về. Trên đường rút chạy, xe cộ hỏng hóc không biết bao nhiêu mà kể, người ngựa đâu ốm rất nhiều. Từ đó trở đi, đời sống dân tình càng

thêm khốn khổ, quân sĩ càng mất lòng tin ở Nguyễn Điền. Thấy vậy Điền bèn cho triệu tập đông đủ ba quân, áo mũ chỉnh tề rồi tế ngựa ra dưới cờ mà truyền hịch:

Hỡi ba quân!Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời lọan lạc, lớn lên gặp buổi gian nan, thấy bọn tiêu cực đi lại nghênh ngang ngòai đường, lấy cớ lắm tiền mà sỉ mắng người nghèo, đem thân ngu dốt mà bắt nạt mấy thằng kỹ thuật. Lại mượn cớ nóng nực mà đòi tủ lạnh, bịp bợm dân đen mà vơ vét quạt

trần. Của công ty có hạn mà lòng tham của chúng khôn cùng, thật khác nào mang thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?

Ta thường cắt bữa cơm trưa, bỏ ăn suất sáng, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức vì chưa tìm ra được mỏ. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài thực địa, ngàn xác này gói trong báo

cáo, ta cũng cam lòng. Nay các người ở cùng ta nghiên cứu dầu khí đã lâu ngày, không có ngựa thì ta cho xe, đi công tác ta cho phụ cấp, thăm dò trên bộ ta cho mìn, thăm dò dưới biển ta cho tàuthủy. Lúc bị sự cố thì cùng nhau sống chết, lúc có tiền thưởng thì lại cùng nhau vui cười.

Cách đối đãi so với vương Công Kiên cốt đãi Ngột Lung ngày trước phỏng có kém gì.

Nay các ngươi nhìn Tổng Cục ngày càng thu hẹp mà không biết lo, thấy lái xe xem thường dân kỹ thuật mà không biết thẹn, học nước ngòai về mà sống ở Xuân Thủy mà không biết tức, chỉ lấy việc đánh cờ, đi quán làm vui, lấy việc mua xổ số làm trò tiêu khiển, hoặc ham lợn gà mà quên

việc đọc sách, hoặc lo quấn thuốc mà quên việc can in.

Nếu mai đây quân Liên Doanh tràn ra, thì tàu Bình Minh của ông Hậu địch sao được với tàu Pôisk của địch, can mắm tép của ông Uy tuy đỏ cũng không địch được với thịt hộp của quân thù. Thuốc cuộn của bà Thi tuy ngon cũng không làm địch say mà chết, đàn lợn của ông Hoa tuy đẹp cũng không làm cho địch thất kinh. Lúc bấy giờ ta cùng các người sẽ bị cách chức, đau xót biết

chừng nào. Chẳng những lợi nhuận quý tư của ta không còn mà tiền thưởng quý ba của các người cũng mất. Cơm chiều xong, dẫu các ngươi có muốn rong chơi tán gái, phỏng có được ru? Rồi mai đây, con cháu sẽ cười chúng ta rằng gần 20 năm hao tiền tốn của mà không tìm ra được một giọt dầu. Tiếng dơ khôn rửa, tiếng xấu còn lưu, há còn mặt nào đứng trong trời đất nữa? Ta

viết ra hịch này để các ngươi biết bụng ta”.

Page 16: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Thế mới thực là:

Hịch dầu khí nức lòng tướng sĩMộng Hải Dương liệu mất hay còn”

Không biết Nguyễn Điền có kéo quân ra Hải Dương một lần nữa hay không, xem hồi sau sẽ hiểu.

Hồi thứ bảyHội ba bên cắt đất cầu hòa

Chiếm Hải Phòng kế nhờ Trí Liễn

Lại nói sau khi đại bại ở Hải Dương, mọi người càng mất lòng tin ở Điền, tướng lĩnh dao động, sĩ tốt hoang mang, kẻ ở người đi, nhân tâm ly tán. Thêm vào đó, bọn giặc cỏ ở vùng duyên hải bẫi Đồ Sơn lại nổi lên quấy nhiễu, khiến cho Điền phải cử thêm bộ tướng là Alikha ra cùng Đỗ

Hậu bàn mưu giết giặc, giữa lúc việc nước ngổn ngang lại có tin: “ Mưu sĩ của Đắc Hoài là Bàng Thống, nội có một ngày đêm đã chiếm xong vùng Thành Công- Giảng Võ. Thống lại sai sĩ tốt

ngựa khỏe lên tận miền Trung du chở gỗ tốt về cất nhà xây thành đắp lũy tính kế lâu dài. Thế của Thống như trẻ tre khiến chúng thần rất lấy làm lo lắng.

 

Page 17: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Lại nói Bàng Thống khi xưa đã từng cầm quân trăm vạn đánh dẹp trọn vùng Kinh Bắc. Vốn xuất thân là thầy địa lý nhưng Thống nổi tiếng là người đức độ, có tài thu phục nhân tâm. Thuở còn hàn vi theo thầy học đạo Thống được thầy yêu mến dạy cho các bí quyết của 2 cuốn ”Thái ất

thần kinh” và “Âm dương vạn vật” nên Thống hiểu được các lẽ hơn thiệt ở đời, giỏi nghề địa lý thiên văn, có tài nhìn trên mặt đất mà biết được nhiều việc âm phủ. Về sau Thống đem binh mã

về với Đắc Hoài. Mấy chục năm liền hùng cứ một vùng thị xã Hưng Yên. Sau vì thấy Hưng Yên thông thương cách trở, mới bàn với Đắc Hoài chiếm lấy Thành Công để tính chuyện lâu dài. Vì

thế người đời sau có thơ khen Thống rằng:

“ Bàng Thống tiên sinh lắm mẹo hayĐịa tầng nghiền ngẫm suốt đêm ngày

Lại giỏi dụng binh tài thao lượcGiảng Võ – Thành Công chiếm được ngay”

Nghe chúng tâu vậy Điền vội thất kinh bèn gọi Giang Thịnh vào hỏi han kế sách. Thịnh Tâu: “Kẻ bầy tôi nay được tin: lâu nay bọn thủy quái ở Biển Đông thuờng hiện về quấy nhiễu làm cho

tàu Bình Minh mấy phen mắc cạn ở đảo Cát Bà. Quan đại thần Trần Thụ lại sinh thêm con gái thứ ba khiến trong lòng buồn bực, chỉ thích rượu chè, không thiết gì tới việc quân nhung. Mà thế của Hoài thì đang mạnh lắm, Bàng Thống kia chiếm Hà Thành ắt có dụng ý chi đây. Tướng của Ngọc Cư là Trần Hồi cũng đã chiếm xong hai nhánh nâng Khóai Châu- Tiền Hải, lại đang lăm le

thôn tính nốt vùng vát nhọn ở Vĩnh Bảo – Đông Quan. Nếu họ kéo quan tắt qua Vũ Tiên sang đấy đánh úp thì Xuân Thủy, Hải Phòng đầu đuôi không ứng cứu được nhau, nghiệp lớn của đại vương e khó lòng giữ được. Chi bằng ta hãy cắt cho họ một phần đất để cầu hòa, tĩnh dưỡng sức

dân lại có thời gian mà sửa sang đồn lũy”.

Nghe Thịnh tâu xong Điền bèn ngửa mặt về phương Tốn mà khóc rằng: “Mộng chiếm Hải Dương đã không thành giờ lại cắt đất cho địch thì bao giờ thu phục được giang sơn”. Người đời

sau có thơ rằng:

“ Mộng chiến Hải Dương đã không thànhTổn hao công sức đám dân lành

Cắt đất cầu hòa dân bớt khổCan gì phải khóc với trời xanh”

Nhưng cực chẳng đã Điền phải nghe theo, bèn sai người thân tín mang thư đi để cầu hòa. Tiếp được thư Điền, Ngọc Cư và Đắc Hoài mừng lắm, bèn cử các tướng của mình theo ngày giờ đã hẹn trong thư tới Xuân Thủy cùng Điền thương nghị. Trong số các tướng chỉ có Trọng Cán là người lão luyện việc quân. Cán khi xưa xuất thân từ thầy địa lý, biết xem long mạch lại có tài

quấn thuốc ngon nổi tiếng một vùng, người đời sau có thơ khen Cán rằng:

“Khen anh Trọng Cán lắm tài saoThuốc cuộn anh làm bán giá cao

Thế mà anh vẫn mê kiến tạoĐịa lũy mũi nhô với địa hào”

Page 18: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Sau một ngày thương nghị, Điền đã đồng ý trao cho Đắc Hoài tấm bản đồ Khóai Châu- Kim Động. Lại cho Ngọc Cư một vùng từ Phượng Ngãi tới Kiến Xuơng. Sau bữa đại tiệc, các tướng

của Đắc Hoài và Ngọc Cư lên ngựa xe vui vẻ ra về, chỉ có Nguyễn Điền cũng các hạ bộ của mình vẫn ngồi bàn việc lớn.

Ngồi trên ngai vàng, Nguyễn Điền châu mày mà phán: “từ ngày tướng Giáp đại bại ở Hải Dương, trẫm thấy trong lòng buồn bực không yên, nay lại phải cắt đất cầu hòa khiến trẫm càng thêm lo lắng. Chỉ e mất nốt vùng Xuân Thủy thì trẫm và các khanh không còn đất mà gửi nắm

xương tàn. Vậy các khanh có kế gì hãy giúp trẫm”.

Mọi người nhìn nhau không ai nghĩ được kế gì, thì quan đại thần Trần Thụ bỗng nói to lên rằng: “Tướng quân Trí Liễn khi xưa có để lại một kế này có thể phá tan giặc dữ”. Mọi người thở phào

nhẹ nhõm và cùng giục Thụ nói ngay.

Lại nói Trí Liễn vốn hào kiệt sinh hạ ở miền Thanh Hóa, nhà dựa lưng vào dãy Hoành Sơn, phía tả cách Hàn Rồng không đầy nửa dặm, phía hữu quay ra sông Mã. Thật là danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, khí thiêng sông núi quần tụ nơi đây. Ngay từ thuở nhỏ Liễn đã nổi tiếng vì tính khí ngang tàng, cầm đầu lũ trẻ trong làng vượt sông Mã như trở bàn tay. Một hôm có thầy

phù thủy người Tàu ghé vào làng dò tìm long mạch, thấy Trí Liễn là người khí khái lại có tướng mạo khôi ngô, đã đóan rằng sau này Liễn không làm tới Bá Vương thì cũng dự vào hàng công

hầu khanh tướng. Quả nhiên lên kinh kỳ theo học được vài năm Liễn đã nổi tiếng là người có tài kinh bang tế thế, miệng nói thực thực hư hư, biến hóa khôn lường, khiến người đời không hiểu

được. Liễn đã từng nhiều phen bôn ba hải ngoại, học được nhiều phép lạ trong việc nổ mìn khúc xạ sử dụng địa lôi, từng cầm quân trăm vạn đánh dẹp một vùng từ Nam Định tới Kiến An. Sau đem binh mã về làm quan dưới trướng của Nguyễn Điền. Được thời gian, chán cảnh triều đình lục đục, Liễn bèn trao trả ấn tín cho Điền và nói rằng muốn đi chu du thiên hạ một phen, Điền

nghe nói vậy cầm tay Liễn khóc mà rằng:

“Giữa lúc tuấn kiệt như sao buổi sớmNhân tài như lá mùa thu

Việc thu nổ thiếu kẻ đỡ đầnKhi phương án thiếu người bàn bạc

Trời thử lòng trao cho mệnh lớnAi giúp trẫm lúc gặp gian nan?”

Nhưng Điền nói thế nào Liễn cũng không nghe. Sau khi từ biệt bạn bè, Liễn bỏ lại gia quyến vợ con ở miền Xuân Thủy một mình tế ngựa ra đi. Mọi người tiễn Liễn tới bờ sông Nhị Hà, nét mặt ai cũng buồn rầu như thái tử nước Yên tiễn Kinh Kha đến bên bờ sông Dịch. Tới bờ sông Liễn

rút ra một gói nhỏ bảo với Thụ rằng: “Cũng chỉ vì việc nước tôi phải ra đi, khi nào quốc gia nguy biến thì hãy mở gói ra, mẹo mực trong này đã ghi đủ cả. Cứ như thế, như thế mà làm”. Nhìn bờ

sông mờ mịt, Liễn ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“Những tưởng đường đời phẳng lặng, gió đàn vương thuận nẻo, tha hồ xe ngựa ngênh ngang. Nào ngờ thế cuộc xoay vần, lận đận bước công danh, nghĩ vận nước càng ngao ngán nỗi”, đọan

tế ngựa ra đi. Mọi người nghe xong cảm động vô cùng, bá quan đầm đìa nước mắt.

Page 19: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Thụ kể tới đây bèn rút túi mở cẩm nang ra thì chỉ thấy một hàng chữ vàng ghi trên giấy lụa: “Đồ Sơn nhất đái, khả dĩ vạn đại dung thân”, tức là “ Đằng đằng một dải Đồ Sơn, có thể dung thân

muôn đời”.

Vì thế người đời sau có thơ khen Trí Liễn rằng:

 “ Nửa đời tóc ngả màu sương

Vì đâu Liễn phải tìm đường vào NamBỏ bao công việc chưa làm

Đời sau mới biết Liễn ham Hải PhòngMưu đồ chiếm cả biển Đông

Ra đi, Trí Liễn vẫn mong ngày về”

Chưa biết Nguyễn Điền quyết định ra sao, xem hồi sau sẽ hiểu

Hồi thứ támPhép dụng binh địa chấn địa tầngHội nghị bàn bỏ đất liền ra biển

Giũa lúc Điền còn phân vân chưa quyết có nên theo kế của Trí Liễn hay không, thì có tin báo về: “Bộ tướng của Ngọc Cư đang đóng quân ở Lỗ khoan 76 thì bỗng đâu cả vùng gặp cơn tai biến,

khí đốt phun lên dữ dội làm cho đất bằng tụt xuống thành một hố sâu, khiến cho ngựa xe bị chôn vùi, thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể”. Điền vội vàng cho quân dò la xem thực hư ra sao, thì được biết thêm rằng sau khi Trần Hồi kéo đám tàn quân ở Lỗ khoan 76 trở về ra mắt Ngọc Cư, Cư giận lắm toan rút gươm ra chém, ba quân xúm lại can mãi Cư mới tha cho, nhưng từ đó sinh

lòng chán nản không thiết gì tới việc triều đình nữa.

Rồi bỗng một hôm, Cư không cả tạm biệt bạn bè, chỉ đem theo gia quyến và vài ba tay chân tin cậy bỏ đất Thái Bình vào ở với Liên doanh, quyền hành về tay Trương Thiên nắm giữ. Từ đó

quan của Liên Doanh mạnh lên như đại bàng đuợc chấp thêm móng sắc.

Cũng vào năm đó, đất Bắc Hà sinh lọan lạc, các bên chỉ lo thôn tính lẫn nhau, chinh chiến liên miên hao của tốn tiền làm cho lòng dân ngao ngán. Thêm vào đó việc làm cũng hết, lương

thưởng hàng năm đều bị cắt giảm một phần khiến đời sống dân tình ngày càng khốn khó. Người đời sau hẳn còn nhớ cái thuở: “Thơ- ông Danh, đanh- ông Thám, cám- ông Nghị, ký- ông Ninh, tình- ông Tuất, phất- ông Hồi, ngồi – ông Tráng, sang- Ông Phúc, tục- ông Chởi, tất tưởi- Phô

Chi”.

Giữa lúc ấy lại có tin dữ báo về: “Quân của Liên doanh sắp kéo ra Bắc Bộ”. Triều đình bèn ra chiếu chỉ đòi các bên phải cử tướng tài về kinh kỳ họp bàn việc lớn. Tiếp được chiếu chỉ của

Thiên triều. Điền vội cử Phạm Tú cùng Giang Thịnh về kinh thụ giáo.

Lại nói các tướng của Nguyễn Điền lâu nay vẫn đóng quân ở vùng Xuân Thủy, nước mặn đồng

Page 20: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

chua dân chúng quê mùa nên không hiểu mấy về chốn phồn hoa đô thị. Tới kinh đô chỉ thấy hỏa xa chạy ầm ầm, phố xá chi chít tựa bàn cờ cũng khiến các quan vô cùng kinh ngạc, có ý muốn

lưu lại vài hôm cho thỏa cái chí tang bồng. Hai người hỏi thăm vào được đến nơi thì đã thấy mọi người hàng ngũ chỉnh tề, thượng thư Nguyễn Hiệp sửa sang áo mũ nói với bá quan: “ tháng thìn năm nay có 2 sao Thát sát, Đà La chiếu về phương Tốn báo hiệu chuyện chẳng lành. Bóng ngựa lưu tinh lại từ phương Nam sải vó phóng ra mang nhiều tin dữ. Quân của Liên Doanh đã tìm thấy

vàng đen ở vùng Bạch Hổ, lại thôn tính các cấu tạo Cau , Dừa, chỉ ngày một ngày hai tất kéo quân ra Bắc Bộ. Quân của Liên doanh động binh phen này, ngòai Ngô Thường San là tay hào kiệt lại có Nguyễn Ngọc Cư ở Thái Bình chạy vào làm ám trợ, còn có các đạo sĩ người Nga có

nhiều phép lạ, xông pha trăm trận như vào chỗ không người, chúng thần rất lấy làm lo lắng. Bây giờ chỉ có diệu kế của Văn Cự tiên sinh mới mong cứu được thần dân trăm họ.”

Cả gian điện im lặng vì lo lắng, không hiểu diệu kế đó là gì.

Lại nói Văn Cự tiên sinh vốn xuất thân từ thầy địa lý, nhưng đã nhiều năm xông pha trận mạc nên luồng lạch biển Đông thuộc như ao cá trong nhà. Sau khi dạy cho các quan bài binh bố trận miền Duyên Hải theo phép địa chấn địa tầng, tiên sinh chỉ lên tấm địa đồ Duyên Hải mà hỏi các quan rằng: “ Nếu nay mai quân Lien Doanh chia làm hai ngả, một cánh tiến theo sống Lồi rìa rồi tràn qua Phú Khánh chiếm lấy Đồ Sơn, cánh thứ hai đi tắt qua trũng biển Đông tràn qua đới nâng Hoàng Sa mà tiến vào miền Dinh Cơ, Nam Hải, thì lúc đó e rằng một địa hào Hà Nội không đủ chốn nương thân. Vậy các khanh đừng mắc cái sai lầm của Nước Ngu, nước Quắc khi xưa, xóa

bỏ cừu thù, kết làm cái nghĩa môi răng cùng nhau tiến quân chiếm lấy bể Sông Hồng, rồi thừa cơ kéo vào Phú Khánh. Nơi đây mặt Nam dựa vào khối Kon Tum có núi non hiểm trở, Mặt Tây có

vùng khâu sông Mã là vùng xung yếu thì lo gì mà không thắng được liên doanh?”.  

Các quan triều đình cho đó là diệu kế, nhưng còn e biển Đông có nhiều thủy quái lại song lớn gió to. Bỗng một tướng quát to lên rằng: “Thần tuy tuổi đã nhiều nhưng từng quen chinh chiến, muốn được báo đền ơn nước một phen. Nếu việc không thành xin dám đem đầu nộp dưới

trướng”.

 

Mọi người quay lại mới biết người vừa nói họ Nguyễn tên Khuông, làm quan thái úy trong triều. Khuông vốn người sinh hạ ở mạn Hà Tây, thời trẻ từng khăn gói về kinh dùi mài kinh sử,

Khuông vốn học rộng biết nhiều, nổi tiếng thông minh nên chưa đầy 4 năm đã học hết chữ thầy, được đặc cách phong làm quan trấn thủ, cầm quân thu phục một vùng từ Thái Thụy tới Quỳnh

Côi. Sau trở về làm quan dưới trướng của Ngọc Cư. Khuông vốn có nhiều phép lạ trong việc liên kết địa tầng, nhưng tính cương trực không chịu được sự dèm pha của quân xiểm nịnh, nên được

Page 21: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

vài năm bèn bỏ Ngọc Cư mà bôn ba hải ngoại học cái lẽ thiệt hơn ở đời, rồi về triều viết binh thư cho ba quân tham khảo. Người đời có thơ rằng:

“Liên kết địa tầng lắm phép hayBinh thư nghiền ngẫm suốt đêm ngày

Giữa lúc nước nhà cơn bĩ cựcTrung kiên vẫn giữ tấm lòng ngay.”

Đưa bàn tay gày guộc vuốt mái tóc đã điểm màu sương, lão tướng Nguyễn Khuông bừng bừng nét mặt, đưa mắt nhìn suốt hai hàng văn võ bá quan , mọi người bàng hoàng đứng lặng. Văn Cự

tiên sinh từ trên bệ rồng bước xuống cảm động nắm chặt tay vị lão thần. Thống đốc Alikha người được mệnh danh là con cá kình vùng Duyên Hải cũng khẳng khái nói rằng: “ Làm tướng đem quân đánh chiếm Hải Phòng, phải được chết trên tàu Bình Minh, ném xác xuống biển cho cá

mập ăn mới sướng”. 

Người đời sau có thờ rằng:

“Nghe đồn có Nguyễn Văn KhaSáng về Xuân Thủy, tối ra Hải Phòng

Bao giờ Dầu Khí thành côngThế gian sẽ đúc tượng đồng cho anh”.

Nghe Kha nói xong, một tướng rất giỏi là Trần Hồi, bộ tướng của Trương Thiên đập đầu xuống đất mà khóc rằng: “ Vẫn biết kéo quân ra biển Đông là diệu kế, hiềm một nỗi rằng suốt mấy chục năm qua lương bổng ba quân trong cả vào mấy lỗ khoan vùng Kiến Xương Tiền Hải. Nay bỏ đất ấy mà đi, muôn dân biết lấy gì mà sinh sống. Thần lại nghe nói ngoài biển sóng to gió lớn, chinh chiến như Alikha mà còn mấy phen để cho tàu mắc cạn. Nay chưa có thuyền lớn cảng to mà đã

kéo quân ra biển Hải Phòng e không khỏi làm mồi cho cá dữ, thật là có tội với dân lành. Hạ thần chưa biết tính sao.”

Văn Cự nghe xong, thì cả cười, bèn rút lông ngỗng dắt ở mang tai khoanh ngay mấy vòng trong trên tấm địa đồ miền Duyên Hải, lại trao cho Nguyễn Hiệp lá cờ tiết chế toàn quyền thống lĩnh

ba quân, dặn dò mẹo mực cứ thế cứ thế ... mà làm. Thế mới rõ thực là:

“Hợp sức nhau thôn tính Hải PhòngLàm cho thiên hạ mỏi mòn trông

Tướng tiên phong nếu dùng Nguyễn HiệpViệc lớn lo gì chẳng thành công”.

Không biết có bên nào kéo quân ra Hải Phòng hay không, xem hồi sau mới hiểu.

Hồi thứ chínThiếu mất một ít, bổ xung sau.

Để công việc được tiến hành nhanh, Điền cấp thêm cho mỗi người 30 quân một ngày, vì thế mọi

Page 22: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

người làm việc không kể ngày đếm. Mới đầu mùa dưa lê mà tấm địa đồ đã xong quá nửa, Điền lại sai Giang Thịnh xem thiên văn chọn ngày lành tháng tốt để kéo đại quân đi, nhưng tướng sĩ

của Điền còn xôn xao bàn tán. Có kẻ không muốn đi vì Xuân Thủy đang vào mùa lắm tôm nhiều cá. Có kẻ sợ ra Hải phòng vì không thạo việc buôn bán, kẻ quên phận mình vì vui bầy lợn nái, kẻ

tham cuốc đất vì tham bụi sắn dây.  

Vì thế mấy tháng liền Nguyễn Điền vẫn còn phân vân chưa quyết. Quan tư vấn Vũ Tiến Hải bàn với Điền rằng: “ Tôi nghe nói quan đầu tỉnh Hải Phòng tính tình ngang bướng khó bề thu phục được. Chi bằng ta hãy sai Cường Binh ở Quán Toan ồ ạt kéo quân về, lại sai Giang Thịnh có vợ

con ở Hải Phòng đứng ra làm nội ứng thì mọi việc mới mong thành”. Điền khen là phải bèn sai sĩ tốt, ngựa khỏe đi đêm ngày phải mang lệnh tiễn tới Cường Binh, hẹn ngày ấy, tháng ấy phải

mang quân xuống chiếm Hải Phòng.

Lại nói về Cường Binh vốn sinh hạ trên đất Xuân Trường cách thành Nam không đầy mười dặm. Khi xưa Binh đã từng một mình bơi mảng chuối dọc sông Nhị Hà trong mùa con nước để xem

địa hình, vì thế được gọi là thủy sư đô đốc Nguyễn Cường Binh. Sau Binh lại làm tới chức chánh văn phòng cai quản một vùng thị xã Hải Dương, trong tay có mấy nữ tỳ hầu hạ. Binh vốn có tài lấy vợ trẻ hơn người, lại thích vẽ địa đồ, suốt ngày lấy việc cạo chì tẩy xóa làm vui, ngặt vì tính

tình ngang bướng nên sĩ tốt dưới quyền có kẻ đem lòng thù óan. Khi bực bội điều gì, Binh thường trợn mắt, nghiến răng, nắm chặt hai tay đấm mạnh xuống bàn, rồi ngửa mặt lên trời mà than rằng: “ thật là kinh khủng!”. Nhưng khi cao hứng lên, Binh đưa nét bút đi như rồng bay

phượng múa, rồi hể hả nói với sĩ tốt rằng: “Trong tay sẵn có bút chì, nâng lên hạ xuống có gì khó khăn”. Có lần xem tấm địa đồ của Binh chỉ thấy đường xanh đỏ tím vàng nhì nhằng như mạng

nhện, Hiếu đã mắng Bình rằng:

“ Chỉ vì có Nguyễn Cường BinhCho nên đứt gãy mới linh tinh thế này”.

Sĩ tốt cũng họa theo:

“Nếu tôi là Nguyễn Cường BinhĐừng hòng tôi vẽ linh tinh thế này”.

Nay Binh nhận được lệnh của Điền thì trong lòng vô cùng lo sợ, vội tế ngựa về Xuân Thủy bẩm với Điền rằng: “Thần trộm nghĩ dân Hải Phòng quen việc ăn chơi, tiền tiêu như nước chảy, nay

nếu đại vương bỏ đất Xuân Thủy lắm tôm nhiều cá mà đi, đời sống gặp khó khăn, sĩ tốt sinh lòng làm phản thì cái hại ấy thật khôn cùng”. Điền nghe xong giận lắm, bèn quát to: “ Lôi Cường

Binh ra ngoài chém”. Đi giữa hai hàng gươm giáo sáng lòa, nét mặt vẫn tỉnh như không và còn ngửa mặt lên trời nói to những lời khảng khái:

“Cũng chỉ vì lo việc dân sinhNgờ đâu tai họa đến với mình

300 năm nữa ta đâu biếtThiên hạ ai người khóc Cường Binh”.

Thấy Binh là người nghĩa khí, Điền mới lệnh tha cho, nhưng cũng cách chức chánh văn phòng,

Page 23: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

bắt về làm việc dưới trướng của tướng quân Trần Thụ.

Thế rồi chọn đúng ngày lành tháng tốt, Điền thân hành lên ngựa U óat kéo đại quân đi. Nhìn vị tướng già mái đầu đã điểm suơng vẫn còn lận đạn việc quân, nhiều người trong vùng không sao cầm được nước mắt. Các cụ già không dám khóc to thành tiếng cho khỏi sai trong ngày ra quân. Thế rồi cơ nào đội nấy diễu đi trong tiếng trống tung trời, tinh kỳ rợp đất các thuyền chiến cũng nhằm cửa Ba Lạt mà rầm rộ lao đi. Nhưng vì đường sá xa xôi, ngựa xe lại ít, nên hầu hết vợ con các chiến binh phải bỏ lại ở vùng Xuân Thủy. Vì thế mới diễn ra cảnh kẻ ở người đi, vợ chồng ly

tán, tiếng lợn kêu như con khóc vang rền cả một khúc sông. 

Người đời sau có thơ trách Điền rằng:

“ Hải Dương Xuân Thủy lại Hải PhòngBiết rồi có chuyển nữa hay không

Sĩ tốt nhọc nhằn, dân khốn đốnCảnh ấy ai trông chẳng xót lòng”.

Điền kéo quân ra Hải Phòng đã hơn một tuần mà chưa tìm được nơi đóng quân hạ trại, bèn vội cử Đỗ Chí Hiếu làm quan thuyết khách, đứng ra thương lượng với quan đầu tỉnh Hải Phòng.

Lại nói Chí Hiếu là người sinh hạ ở đất Thái Bình, nhưng đã nhiều năm trấn thủ vùng Quán Toan, Chùa Vẽ, Hiếu mình cao tám thước, dáng người đường bệ phi thuờng, khiến cho nhiều

người lầm tưởng là khách ngoại bang. Khi xưa Hiếu đã từng nhiều phen bôn ba hải ngoại, lại có tài uốn ba tấc lưỡi nói được thứ tiếng xì xồ chẳng khác gì các đạo sĩ người Nga. Sau vài ba lần thương nghị, cảm vì tài thuyết khách nên quan đầu tỉnh Hải Phòng đã đồng ý cho Điền mượn một nửa tòa lâu đài ở đất Lạch Tray làm nơi đóng quân hạ trại. Tòa lâu đài này có lớp rào cây

mọc um tùm, gió thổi không qua, người đời sau quan gọi đây là trường Tô Hiệu.

Nhưng quả như Cường Binh nói, sau khi ở Hải Phòng đã được nửa năm, các tướng còn hoang mang giao động, có kẻ xót vợ thương con còn bơ vơ ở miền Xuân Thủy, có kẻ lo không biết bày lợn nái bây giờ sống chết ra sao. Tướng Nguyễn Cường Binh đã mấy phen phải về mua cá khô ở

miền Xuân Thủy đem ra tiếp tế. Tướng Sách Trọng muốn bỏ Điền để về với Đắc Hoài ở mạn Hưng Yên, đến quan ngự sử như Phạm Tú cũng muốn bỏ Điền về với Nguyễn Ngọc Trâm ở

miền Cổ Nhuế.  

Các tin ấy đến tai Điền khiến cho Điền buồn rầu lo lắng, khí huyết không được lưu thông lâu ngày sinh thành căn bệnh. Giữa lúc ấy lại có trát của quan đầu tỉnh đòi trả lại tòa lâu đài, khiến Điền càng không biết xoay sở ra sao. Nhưng trát đòi gấp quá Điền đành kéo đại quân đi. Các

tướng mạnh ai nấy chạy, cướp đường tháo thân. Tướng Văn Vượng kéo đám tay chân giỏi nghề vô tuyến về chiếm khách sạn Cầu Rào. Tướng Giáp kéo đám tàn quân chạy về Quán Toan- Chùa

Vẽ. Còn Nguyễn Điền thân hành dẫn đại quân cùng đám tay chân thân cận chạy về vùng Vạn Mỹ-Cầu Tre, trên đường rút chạy người ngựa dồn đạp lên nhau thiệt hại rất nhiều. Trong đám lọan quân có một tướng ngửa mặt lên trời mà than rằng: “ Ta đây sinh ra làm tướng ở đời, dẫu rằng ngựa cưỡi dù che mà để cho muôn dân phải lầm than cơ cực thì sống cũng bằng thừa”.

Đọan rút gươm tự vẫn. Thế mới thực là:

Page 24: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

“Việc nước xưa nay có bại thànhBạc tóc vì thương lũ dân lànhRút kiếm toan về nơi cực lạc

Quên mình cho vẹn chút thanh danh”.

Chưa biết mệnh tướng ấy ra sao, xem hồi sau mới hiểu  

Hồi thứ MườiChiếm Hưng Yên tướng mới đã vềKhoan công trình kéo tàu ra biển

Lại nói về tướng vừa rút quân toan tự vẫn, mặc chiến bào, dáng người thấp bé, dân chúng trông xem ai hóa ra là Cường Binh. Sau khi dâng sớ khuyên can không nên chiếm Hải Phòng, Binh bị cắt chức chánh văn phòng và phải về làm việc dưới trướng của quan đại thần Trần Thụ. Được ít

lâu sau, Binh lại đổi sang làm phụ tá cho Vũ Lư chuyên lo về ngựa xe cho đại quân rút chạy, Binh cả sợ, thức trắng đêm quên cả ăn uống, nghỉ ngơi mà Binh cũng chỉ lo được hơn chục ngựa u óat và mấy chục chiến xa. Các tướng lại giành nhau cướp lấy xe tốt, ngựa khỏe để chạy tháo thân, nên hầu hết ba quân phải vác hành trang của mình mà chạy bộ. Trong khi rút chạy người ngựa dẫm đạp lên nhau thiệt hại không biết bao nhiêu mà kể. Sĩ tốt không ngớt lời óan trách

Cường Binh, tiếng kêu khóc vang động cả góc trời. Thấy cảnh điêu linh, Binh thật đau lòng bèn rút gươm toan tự vẫn, bộ hạ của Binh xúm lại căn ngăn Binh mới nguôi đi. Nhưng từ đó không

thích tới việc triều chính nữa, mấy phen toan treo ấn từ quan đặng rút về ở ẩn tại Hưng Yên, điền viên vui thú với vợ hiền.

Page 25: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

 

Lại nói về Nguyễn Điền, sau khi kéo đại quân về vùng Cầu Tre-Vạn Mỹ, bèn sai cho quân ra sức xây thành đắp lũy để tính kế lâu dài. Một bữa Điền đang ngồi trong trướng thì sực có tin thám

báo về rằng: “Nguyễn Đắc ở Thái Bình đã đóng xong thuyền lớn cáp to để chuẩn bị kéo quân ra tìm vàng đen ở ngoài biển cả. Đắc lại lên tận Hà Thành, vào cầu cứu Tử Kính tiên sinh mượn được hơn 100 quân giỏi nghề sông nước, xông pha nơi đầu sóng ngọn gió như vào chỗ không

người.

Điền nghe nói thất kinh chưa biết định liệu ra sao thì lại tiếp thư của Đắc muốn cầu hòa và xin quân viện trợ: “ Đắc tôi lâu nay nằm mộng thấy ngoài biển cả có dấu hiệu vàng đen, nên đã mạo muội mua sắm thuyền lớn tàu to. Hiềm một nỗi binh sĩ không thuộc luồng lạch ở biển cả e không khỏi làm mồi cho cá giữ. Nay nếu được ngài hạ cố cho tàu Bình Minh dẫn đường thả phao giúp sức, giúp cho việc lớn sớm thành thì thật có phúc cho muôn dân và may cho Đắc tôi lắm. Kính

thư”.

Điền xem xong mừng lắm, bèn mở tiệc khoản đãi sứ giả rồi một mặt cho họp các định thần lại để bàn việc lớn, mặt khác lại sai Phạm Tú, Vũ Nghiêm đi kinh lý Nam Phương, vào tận đất Vũng Tàu thụ giáo các đạo sĩ người Nga, học lấy phép thuật địa chất công trình để phòng khi có bất

trắc. Khi nghe Điền muốn tìm người tài giúp nước, có kẻ thưa rằng: “Việc dẫn tàu thuyền đi trên

Page 26: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

biển cả thì không ai làm nổi ngoài quan giỏi nghề đo đạc Nguyễn Đức Uy.

Lại nói Uy vốn là người sinh ra ở mạn Trâu Quỳ- Bình Sinh, Uy vốn giỏi nghề đo đạc, ngắm tiêu. lại vốn tham việc buôn bán, lắm ruộng, nhiều vườn, lê táo quanh năm, nên người đời

thường gọi là địa chủ Nguyễn Đức Uy. Vốn dĩ đẹp trai, lại là phong tình nên Uy được chị em đem lòng cảm mến. Nghe đồn thời trai trẻ Uy phải lòng nàng Kim Thi ở xứ Ninh Bình, nhà tựa lưng vào núi đá vôi, trước mặt trông ra dòng sông Mã, thật là danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình. Mùa xuân năm nọ hai người bàn nhau tới động Hương Sơn để vãn cảnh chùa, chẳng hiểu vì duyên cớ gì, cuối cùng Uy lại làm mặt giận không đi khiến cho nàng Kim Thi mất vui trong hội

chùa năm ấy. Người đời có thơ trách Uy rằng:

“Thi đi Uy lại ở nhàCái dưa thì khú, cái cà thì thâm

Thà rằng đi cả cho xongCái dưa khỏi khú, khỏi thâm cái cà”.

Sau lần ấy Uy sinh lòng chán nản, khiến cho mới có mấy tháng mà tóc trên đầu ba phần đã bạc quá hai, mấy phen muốn lui về ở ẩn, vui cảnh vườn rau ao cá, bầy lợn đàn ong. Nay tuổi Uy đã nhiều, lại được Điền giao trọng trách khiến không khỏi phần ái ngại, nhưng rồi cũng quyết nghe

theo. Chọn đúng ngày lành, Uy cùng Nguyễn Đắc giáp trụ sáng lòa đứng trên mũi tàu Bình Minh, dẫn theo xà lan B700 và tàu con thoi Bạch Hổ hùng dung tiến ra biển Đông.

Nhưng mới làm việc trên biển một ngày, thì bỗng nhiên ban đêm mây đen kéo đến mù trời, gió bấc thổi vè, biển Đông nổi sóng, bọt tung trắng xóa một vùng. Bao nhiêu cọc sắt đâm xuống biển đều bị sóng đánh dạt, làm cho tàu thuyền đứt cáp trôi dạt khắp nơi, ba quân nôn ọe nằm bất tỉnh

trên tàu. Nguyễn Đắc thất kinh bèn hỏi vài tên lính già còn tỉnh táo xem sự cố ra sao. Chúng thưa rằng: “ Vào thời chiến quốc có con gái vua Viêm Đế theo chồng đi dẹp lọan ở Nam Phương. Qua

vùng biển Đông, họ gặp phải bão to nên thuyền bè đắm cả. Từ đó các oan hồn thường hiện về quấy nhiễu, gây mưa nổi sóng đánh chìm thuyền bè qua đây”. Đắn nghe theo lời tâu, bèn lấy bột mì nặn thành thủ lợn, đầu dê rồi ném xuống biển xanh làm đồ tế lễ. Quả nhiên, một lúc sau sóng gió dịu dần. Đắc vội nhìn quanh mặt biển thì không thấy bóng dáng tàu Bình Minh. Đóan rằng

tàu Bình Minh đã bị thủy quái đánh chìm mất đêm qua, Đắc thương cảm vô cùng, đập đầu xuống xà thành xa lan mà khóc, nước mắt như mưa.

Tới đầu canh 5 thì trời lặng gó, biển Đông phẳng lặng như gương. Đắc vội hạ lệnh cho ba quân rút chạy thẳng vào hướng cảng Vật Cách – Quán Toan. Gần tới bờ, sĩ tốt vào bẩm với Đắc rằng:

“Chẳng những tàu Bình Minh không bị đắm, mà đã bỏ mặc quân của Đắc rút chạy một mình. Các chiến binh của tàu đang đứng trên boong mà nhảy múa”. Đắc nửa tin, nửa ngờ, vội chạy ra xem hư thực ra làm sao. Sau một ngày đêm vật lộn với gió mưa, trông Đắc lúc này không được oai vệ như buổi ra quân. Dép đứt mất một bên, quần xắn móng lợn, mũ áo tả tơi. Khi nhìn sang tàu Bình Minh qủa thấy các chiến binh đang ngồi uống rượu, Đắc giận lắm, rút gươm chỉ thẳng sang Đức Uy – Đỗ Hậu mà mắng rằng: : Quân các ông toàn đồ sợ chết”. Vì thế đời sau có thơ

khen rằng:

”Tung hoành ngang dọc giữa biển khơiDép đứt một bên mũ tả tơi

Page 27: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Khoan công trình giữa ngày mưa bãoSà lan một phút chẳng chịu rời”.

Sau đó một thời gian, Nguyễn Điền lại giao tàu Bình Minh đi thả phao giúp Đắc, nhưng việc vẫn không thành khiến lòng vô cùng buồn bực sinh đau yếu luôn luôn. Một bữa Điền cho gọi lão tướng Alikha và Chí Hiếu đến mà rằng: “Trẫm lâu nay thấy trong người yếu lắm, muốn lui về

tĩnh dưỡng. Hiềm vì con trẫm tài hèn đức mỏng không đủ sức gánh vác việc giang san, nay trẫm muốn truyền cho các khanh ngôi báu, chẳng hay các khanh nghĩ thế nào?”. Hai tướng nghe nói xong, cả sợ đập đầu xuống đất khóc mà rằng: “Hạ thần cắp giáo theo hầu đại vương từ thủa hàn vi, mấy chục năm qua ăn lộc của nhà Nguyễn đã nhiều. Tấm thân này dẫu nát với cỏ cây còn e

không đền đáp đuợc ơn sâu, đâu dám sinh lòng làm phản”.  

Nguyễn Điền còn phân vân chưa quyết định thì có kẻ tâu rằng: “Tôi biết một người đủ đức đủ tài, cũng lại là tôn thần nhà Nguyễn, sao không tìm người ấy mà dùng? Người này tên Liệu, tự là Nguyễn Đăng, vốn dòng dõi quan tri huyện vùng Thủ Đức. Liệu vốn mình cao tám thước, tướng mạo phương phi, trí dũng hơn người, từng nhiều phen bôn ba hải ngoại, mấylần ra Bắc vào Nam,

tới đâu cũng được ba quân hết lòng yêu mến. Hiện Liệu đang đầu quân cho Đắc Hoài ở mạn Hưng Yên, nếu đại vương sai người có tài thuyết khách khiến cho Liệu bỏ Hoài về đây giúp sức,

thì lo gì không khôi phục được giang sơn”.

Điền nghe tâu xong bèn sai mấy người có tài uốn ba tấc lưỡi, do Quan đông các đại học sĩ dẫn đầu mời cho được Liệu về bản doanh dự tiệc. Rựơu đã ngà ngà Điền mới bảo Liệu rằng: “ Bấy lâu nay vẫn nghe tiếng tướng quân là người tài đức, lại là tôn thần nhà Nguyễn với nhau, xin

chúc tướng quân một chén rựơu thường gọi là mừng ngày hội ngộ. Giờ đây nứoc nhà trong cơn bĩ cực, tướng sĩ tranh quyền, muôn dân lầm than cơ cực. Nếu tướng quân về đây mà lên ngôi

báu, khôi phục giang sơn thì thật là phúc cho nước nhà lắm đó”. Liệu nghe xong một mặt chối từ nhưng đám quan trong triều cũng cố hết sức thuyết phục nên Liệu cũng nghe theo.

Vào thượng tuần tháng Tuất năm Bính Thìn, Điền trao cho Đăng Liệu tấm hoàng bào, còn mình lui về làm quan tư vấn chuyên lo việc đạo cho ba quân (người đời sau gọi là bí thư Đảng ủy). Sau khi lên ngôi Liệu cho đổi niên hiệu thành năm Thái Bình thứ nhất, tuyên bố đại sá, ra chiếu chỉ phủ dụ ba quân rồi bắt tay vào sửa sang triều chính. Liệu phong Đỗ Hậu làm lại bộ thương thư thay cho Chí Hiếu đã về với Trương Thiên ở mạn Thái Bình. Liệu lại cho lập một đội kiêu binh

chuyên lo điều hành sản xuất do Giang Thịnh đứng đầu. Phong Vũ Văn Minh làm thủy sư đô đốc toàn quyền thống lĩnh vùng Vật Cách- Quán Toan chỉ huy cánh quân đánh thủy. Lại phong Đỗ Vinh làm trưởng đoàn sản phụ (đời sau gọi là sản xuất phụ) hùng cứ mạn Tân Cầu. Vũ Chuyên

được phong làm chỉ huy đoàn tàu buôn bán Bắc Nam. Đức Thụ được tấn phong làm trưởng đoàn phân tích, quyền sinh quyền sát một vùng chợ Gạo, Hưng Yên. Tướng Giáp cũng được chuyển

về phụ trách ngựa xe thay cho Cường Binh về chốn Hưng Yên để vui thú với vợ hiền.

 

Page 28: DẦU KHÍ DIỄN NGHĨA

Liệu cho mở rộng buôn bán, tăng cường bang giao với các nước, cải thiện đời sống dân lành. Để an lòng dân, nhân dịp tết Đinh Mão cổ truyền Liệu ban cho sĩ tốt mỗi kẻ một trăm quan không kể sang hèn. Vì thế mọi người cùng vui chơi ca hát, an hưởng cái tết thái bình. Người đời sau có thờ

rằng:

”Giơ vai gánh vác việc giang sanChẳng ngại nhọc nhằn, việc gian nan

Trằng trọc năm canh lo việc nướcChỉ mong sĩ tốt được an nhàn”.

Việc nước đã tạm yên Liệu lại muốn kéo quân ra tìm vàng đen ngoài biển cả. Vẫn hiềm vì chưa có sách nào trị được loại thủy quái nên đêm ngày ăn ngủ không yên. Giữa lúc ấy có kẻ tâu rằng: “Hạ thần xin hiến đại vương kế này chẳng những có thể phá tan loài thủy quái mà việc tiến quân

ra biển cũng dễ như mở bàn tay. Thế mới thực là:

Một mẹo nhỏ phá tan thủy quáiKhiến ba quân đỡ phải gian nan

Chưa biết người ấy hiến kế gì xem hồi sau mới hiểu.