172
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRKINH DOANH BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH Kinh tế và QTKD) Thái Nguyên, năm 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

(Để đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH Kinh tế và QTKD)

Thái Nguyên, năm 2016

Page 2: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

Stt Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký

1. Đặng Văn Minh Hiệu Trưởng Chủ tịch

2. Trần Quang Huy Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch

3. Trần Công Nghiệp Trưởng phòng KT&ĐBCLGD Thư ký

4. Nguyễn Thanh Minh Phó Hiệu trưởng Ủy viên

5. Nguyễn Khánh Doanh Phó Hiệu trưởng Ủy viên

6. Phạm Xuân Thủy Phó Trưởng phong Hành chính – TC Ủy viên

7. Trần Lương Đức Trưởng phòng CT-HSSV Ủy viên

8. Trần Xuân Kiên Phó Trưởng phòng KT&ĐBCLGD Ủy viên

9. Trần Nhuận Kiên Trưởng phòng Đào tạo Ủy viên

10. Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính Ủy viên

11. Tạ Việt Anh Trưởng phòng Quản trị - Phục vụ Ủy viên

12. Trần Nguyên Bình Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế Ủy viên

13. Bùi Thị Minh Hằng Trương phòng KHCN&HTQT Ủy viên

14. Đoan Manh Hông Giám đốc trung tâm TT-TV Ủy viên

15. Trần Đình Tuấn Trưởng khoa Kế toán Ủy viên

16. Đỗ Đình Long Trưởng khoa Quản lý – Luật Kinh tế Ủy viên

17. Phạm Văn Hạnh Trương khoa QTKD Ủy viên

18. Hoàng Thị Thu Trưởng khoa Ngân hàng - Tài chính Ủy viên

19. Bùi Nữ Hoàng Anh Trưởng khoa Kinh tế Ủy viên

20. Phạm Hồng Trường Trưởng khoa KHCB Ủy viên

21. Nguyễn Thị Gấm Trưởng khoa Marketing, Thương mại

và Du lịch Ủy viên

22. Phạm Minh Hoàng Bí thư Đoàn Thanh niên Ủy viên

23. Đỗ Đức Quang Chủ tịch Hội sinh viên Ủy viên

Page 3: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 4

PHẦN II: TỔNG QUAN .................................................................................... 5

PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ ................................................................................ 9

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu trường đại học (2 tiêu chí) .................... 9

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường;

phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương và cả nước ........................................................................................ 9

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục

tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã

tuyên bố của Nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và

được triển khai thực hiện ............................................................................. 11

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (7 tiêu chí) ............................................ 14

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy

định của Điều lệ trường đại học và cac quy đinh khac cua phap luât co liên

quan, được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức hoạt động của Nhà trường

..................................................................................................................... 14

Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả

các hoạt động của Nhà trường ..................................................................... 17

Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cán bộ

quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng .......................... 19

Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường Đại học

hoạt động hiệu quả và hàng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ

chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật 21

Tiêu chí 2.5: Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm

trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để

triển khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các

hoạt động của Nhà trường ........................................................................... 24

Tiêu chí 2.6: Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn,

dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có

Page 4: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của

Nhà trường ................................................................................................... 27

Tiêu chí 2.7: Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản,

các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của

Nhà trường ................................................................................................... 28

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (6 tiêu chí) ........................................ 31

Tiêu chi 3.1. Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng theo

các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự tham

khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước hoặc

trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng viên,

cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển

dụng lao động và người đã tốt nghiệp. ........................................................ 31

Tiêu chi 3.2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp

lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức,

kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực

của thị trường lao động ............................................................................... 32

Tiêu chi 3.3. Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên

được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo. ......................... 34

Tiêu chi 3.4. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa

trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi

từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và

các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương hoặc cả nước ........................................................... 36

Tiêu chi 3.5. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên

thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác. .................... 38

Tiêu chi 3.6. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải

tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá. .................................................. 40

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (7 tiêu chí) ............................................. 42

Tiêu chi 4.1. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học tập

của người học theo quy định ....................................................................... 43

Tiêu chi 4.2. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo niên

chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo niên

Page 5: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho người học ............................................................................... 44

Tiêu chi 4.3. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động

giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp

dạy và học,phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo

hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của

người học ..................................................................................................... 46

Tiêu chi 4.4. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng

hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp

với hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt

bằng chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích luỹ

của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực

phát hiện, giải quyết vấn đề ......................................................................... 48

Tiêu chi 4.5. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời, được

lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp theo

quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường. ..... 50

Tiêu chi 4.6. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường, tình

hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

..................................................................................................................... 52

Tiêu chi 4.7. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học

sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp

với yêu cầu của xã hội ................................................................................. 53

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (8 tiêu chí) . 55

Tiêu chí 5.1: Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ

giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lí đáp ứng mục

tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại

học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch ........ 56

Tiêu chí 5.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm

bảo các quyền dân chủ trong trường đại học .............................................. 58

Tiêu chí 5.3: Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ

quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở

trong và ngoài nước ..................................................................................... 59

Page 6: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản

lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao .................. 62

Tiêu chí 5.5: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo

và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo

dục nhằm giảm tỉ lệ trung bình sinh viên/giảng viên .................................. 63

Tiêu chí 5.6: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của

nhà giáo theo qui định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo

cơ cấu chuyên môn và trình độ theo qui định; có trình độ ngoại ngữ, tin học

đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ..................... 64

Tiêu chí 5.7: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm

công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo qui định ...... 66

Tiêu chí 5.8: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực

chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ

có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học .............. 68

Tiêu chuẩn 6: Người học (9 tiêu chí) ........................................................... 70

Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo dục,

kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục

và Đào tạo .................................................................................................... 70

Tiêu chí 6.2: Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được

khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt

động, tập luyện văn nghệ, TDTT và được đảm bảo an toàn trong khuôn

viên của nhà trường ..................................................................................... 72

Tiêu chí 6.3: Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống

cho người học được thực hiện có hiệu quả. ................................................ 75

Tiêu chí 6.4: Công tác Đảng, Đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn luyện

chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học .............................. 77

Tiêu chí 6.5: Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ việc

học tập và sinh hoạt của người học ............................................................. 80

Tiêu chí 6.6: Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống lành

mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho người

học ............................................................................................................... 81

Page 7: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

Tiêu chí 6.7: Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người tốt

nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo .................................. 84

Tiêu chí 6.8: Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau

khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt

nghiệp tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo. ................................. 87

Tiêu chí 6.9: Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của

giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào

tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp ................................................ 88

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao

công nghệ (7 tiêu chí) .................................................................................... 90

Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học và công

nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học ... 91

Tiêu chí 7.2: Có các đề tài, dự án đã thực hiện và được nghiệm thu theo kế

hoạch ........................................................................................................... 93

Tiêu chí 7.3: Số lượng bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và

quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với định

hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học.................................... 95

Tiêu chí 7.4: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để giải

quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước.

..................................................................................................................... 96

Tiêu chí 7.5: Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt

động này ...................................................................................................... 98

Tiêu chí 7.6: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

của trường đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu khoa

học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả các hoạt động

khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của trường

................................................................................................................... 101

Tiêu chí 7.7: Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức

trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp

để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ ............................................................... 103

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế (3 tiêu chí) .............................. 104

Page 8: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

Tiêu chí 8.1: Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện đúng quy định

của Nhà nước ............................................................................................. 105

Tiêu chí 8.2: Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả thể hiện

qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, các chương trình

trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ,

nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường .............................. 107

Tiêu chí 8.3: Các hoạt động HTQT về nghiên cứu khoa học có hiệu quả thể

hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát

triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào

thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công

trình khoa học chung ................................................................................. 110

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (9

tiêu chí) ......................................................................................................... 113

Tiêu chí 9.1: Thư viện cua Nha trương có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu

tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán

bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ

dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả .......................................... 114

Tiêu chí 9.2: Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí

nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của

từng ngành đào tạo .................................................................................... 116

Tiêu chí 9.3: Co đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động

đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng

có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo ....................... 117

Tiêu chí 9.4: Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt

động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý ................................... 118

Tiêu chí 9.5: Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học; có

ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh

viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ

thuật, thể dục thể thao theo quy định ........................................................ 120

Tiêu chí 9.6: Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên, nhân viên

cơ hữu theo qui định .................................................................................. 122

Page 9: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

Tiêu chí 9.7: Có đủ diện tích sử dụng đất theo qui định của tiêu chuẩn

TCVN 3981-85, diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo qui định

................................................................................................................... 123

Tiêu chí 9.8: Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất

trong kế hoạch chiến lược của trường ....................................................... 124

Tiêu chí 9.9: Có biện pháp bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán

bộ quản lý giảng viên, nhân viên và người học ........................................ 125

Tiêu chuẩn 10: Tài chính và Quản lý Tài chính (3 tiêu chí) ................... 127

Tiêu chí 10.1: Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo

được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên

cứu khoa học và các hoạt động khác của trường Đại học ......................... 128

Tiêu chí 10.2: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính trong

trường đại học được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quy

định. ........................................................................................................... 130

Tiêu chí 10.3: Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và

hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường Đại học .............. 132

PHẦN IV: KẾT LUẬN ................................................................................... 135

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ ...................................................... 136

PHẦN V: PHỤ LỤC ....................................................................................... 138

Phụ lục 01: CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................................................................................... 138

Phụ lục 02: DANH MỤC MINH CHỨNG ............................................... 162

Page 10: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Chữ viết tắt Chú thích

1. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

2. NCKH Nghiên cứu khoa học

3. QTKD Quản trị Kinh doanh

4. CTĐT Chương trình đào tạo

5. SV Sinh viên

6. KT&ĐBCLGD Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng Giáo dục

7. CT-HSSV Công tác – Học sinh Sinh viên

8. TT-TV Thông tin – Thư viện

9. QTKD Quản trị Kinh doanh

10. KHCB Khoa học cơ bản

11. KHCN&HTQT Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

12. CBVC Cán bộ viên chức

13. BGH Ban giám hiệu

14. BCH Ban chấp hành

15. VLVH Vừa làm vừa học

16. ĐHTN Đại học Thái Nguyên

17. CCB Cựu chiến binh

18. UBND Ủy ban nhân dân

19. HCTC Hành chính – Tổ chức

20. CĐ Cao đẳng

Page 11: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

2

21. ĐH Đại học

22. PPGD Phương pháp giảng dạy

23. NCS Nghiên cứu sinh

24. KTX Ký túc xá

25. ATGT An toàn giao thông

26. TDTT Thể dục thể thao

27. HTQT Hợp tác quốc tế

28. CSDL Cơ sở dữ liệu

29. CBQL Cán bộ quản lý

30. CBGV Cán bộ giảng viên

31. ĐTN Đoàn thanh niên

32. QLKT Quản lý kinh tế

33. TCDN Tài chính doanh nghiệp

34. QTKDKS Quản trị kinh doanh khách sạn

35. HĐKH Hội đồng khoa học

36. SĐH Sau đại học

37. QTKDTH Quản trị kinh doanh tổng hợp

38. TCCB Tổ chức cán bộ

39. CLB Câu lạc bộ

40. QLKH Quản lý khoa học

41. HTQT Hợp tác quốc tế

42. TUEBA Thai Nguyen University of Economics and

Page 12: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

3

Business Administration

43. QĐ Quyết định

44. ThS Thạc sỹ

45. NSNN Ngân sách Nhà nước

Page 13: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảm bảo Chất lượng trong Giáo dục Đại học là hoạt động rất quan trọng,

chất lượng giáo dục của Nhà trường giúp khẳng định thương hiệu của Nhà

trường với các cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT, với người học và xã hội.

Hoạt động đảm bảo chất lượng giúp cho Nhà trường tồn tại và phát triển, đồng

thời có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực cho đất nước. Đây là quá trình tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở

các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT ban hành.

Báo cáo Tự đánh giá của Nhà trường là kết quả của hoạt động đảm bảo chất

lượng, là tài liệu Nhà trường công bố với xã hội và các cơ quan quản lý về thực

trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, NCKH, nhân lực, cơ sở vật chất

cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và

quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

Trường Đại học Kinh tế và QTKD đã chủ động triển khai công tác tự

đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục. Triển khai tự đánh giá không chỉ để

đáp ứng kế hoạch đánh giá mà còn là cơ sở để Nhà trường cải tiến chất lượng,

đồng thời thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà trường trong toàn bộ

hoạt động đào tạo, NCKH, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao,

nhằm thực hiện tốt sứ mạng và mục tiêu Nhà trường đề ra.

Báo cáo Tự đánh giá là kết quả của quá trình đánh giá liên tục, đòi hỏi

nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của tất cả các đơn vị, cá nhân trong

toàn Trường. Trong đó, Hội đồng Tự đánh giá, Ban thư ký và các Nhóm chuyên

trách góp công sức lớn để thể hiện tính khách quan, trung thực và công khai. Kết

luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá của Nhà trường được dựa trên các minh

chứng cụ thể rõ ràng, đảm bảo tính tin cậy, bao quát đầu đủ các tiêu chí trong bộ

tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động tự đánh giá, Nhà

trường đã phát hiện những thiếu sót trong quá trình đào tạo, quản lý và đưa ra

một hệ thống các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những

tồn tại, xây dựng văn hoá chất lượng trong Nhà trường.

Page 14: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

5

PHẦN II: TỔNG QUAN

MỞ ĐẦU

Là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên - một trong ba đại

học vùng lớn nhất cả nước, đã được Đảng và Chính phủ quy hoạch phát triển

thành đại học trọng điểm quốc gia nên Nhà trường đã có nhiều cơ hội và được

sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Nhà trường đã sớm xây dựng và

công bố sứ mạng của Nhà trường là “đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học

và trên đại học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm

phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt ở miền núi và trung du

Bắc bộ”. Trên cơ sở đó, Nhà trường đã xác định nhiệm vụ chính như sau: (i)

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trình độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ

về Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, (ii) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công

nghệ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế-xã hội, các cơ quan quản lý nhà

nước về kinh tế ở trung du, miền núi Bắc bộ và cả nước; (iii) Cung cấp các dịch

vụ tư vấn và bồi dưỡng nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề

nghiệp cho các nhà doanh nghiệp hoặc cán bộ quản lý các tổ chức kinh tế-xã hội

và các địa phương; và (iv) Hợp tác với các trường đại học khác, các viện nghiên

cứu, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước để thực hiện các

nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án phát triển.

Nhà trường có đội ngũ lãnh đạo trẻ, có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm

cao trong công việc. Đội ngũ giảng viên trẻ, năng động, được đào tạo bài bản và

tích cực học tập nâng cao trình độ để có thể trở thành các chuyên gia giỏi. Bên

cạnh đó, Nhà trường có thế mạnh là đã có sẵn một lực lượng giảng viên có kinh

nghiệm và có trình độ cao làm nòng cốt. Đặc biệt, có nhiều giảng viên được đào

tạo ở nước ngoài có ngoại ngữ giỏi, kiến thức cập nhật và có khả năng hội nhập

quốc tế tốt. Nhà trường đã không ngừng phát triển đội ngũ cả về số lượng và

chất lượng đồng thời đảm bảo tốt các quyền dân chủ cho toàn thể đội ngũ cán bộ

công nhân viên chức trong toàn Trường.

Chất lượng đào tạo luôn luôn là vấn đề được Nhà trường quan tâm hàng

đầu. Trong khi đó, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại, buộc các

trường Đại học phải không ngừng vươn lên, đổi mới mạnh mẽ chương trình đào

tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng cập nhật và tiên tiến của thế giới. Hiện

Page 15: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

6

nay, Nhà trường đã và đang tích cực xây dựng, rà soát, bổ sung các CTĐT với

các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và có sự cập nhật các CTĐT tiên tiến của một số

trường đại học nước ngoài. Nhà trường đã tích cực đa dạng hóa các loại hình

đào tạo nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu học tập của người học phục vụ cho quá

trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói

chung.

Nhà trường đã làm tốt các công tác đối với người học như hướng dẫn đầy

đủ về chương trình đào tạo, hỗ trợ mọi mặt về học tập và đời sống tinh thần

nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền lợi của người học, từ đó tạo điều kiện giúp các

SV học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt.

Các công tác hành chính, quản trị thiết bị, quản lý SV, thư viện… của Nhà

trường đều được triển khai có hệ thống và thực hiện có hiệu quả trong việc phục

vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ

Việc tự đánh giá là cơ sở để Nhà trường cải tiến và nâng cao chất lượng

hoạt động giáo dục và đào tạo. Nhà trường phân công cho các nhóm chuyên

trách nghiên cứu các tiêu chuẩn/tiêu chí. Từ cơ sở dữ liệu và hệ thống minh

chứng của Nhà trường, các nhóm chuyên trách tiến hành thu thập, phân tích, từ

đó chỉ ra hiện trạng của Nhà trường hiện nay cũng như những mặt mạnh, những

tồn tại và từ đó đề xuất các biện pháp và kế hoạch cải tiến chất lượng. Từ dự

thảo bảo cáo của các Nhóm chuyên trách, Hội đồng tự đánh giá của Nhà trường

tiến hành thảo luận, phản biện và góp ý cho bản dự thảo báo cáo. Hội đồng tự

đánh giá Nhà trường đã đi đến thống nhất những vấn đề lớn của Nhà trường cần

được cải tiến như sau:

Về sứ mạng và mục tiêu

Bắt đầu từ năm học 2015-2016, Nhà trường xây dựng quy trình và hướng

dẫn về lấy ý kiến phản hồi, góp ý của các bên liên quan về sứ mạng Nhà trường,

đồng thời tô chưc phô biên muc tiêu tơi cac đôi tương liên quan ngoai Trường

thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, lấy kiến nhà tuyển dụng..

Về tổ chức và quản lý

Nhà trường rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý, bố trí

cơ sở vật chất phục vụ công tác lưu trữ bài thi tốt hơn. Nhà trường tiến hành số

hóa văn bản, tài liệu dưới dạng file điện tử.

Page 16: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

7

Về chương trình đào tạo

Năm học 2016-2017, nhà trường tổ chức lấy ý kiến của chuyên gia, nhà

tuyển dụng , cựu sinh viên về CTĐT, tìm giải pháp đối với các CTĐT chưa có

nhiều sự thu hút đối với người học, nghiên cứu nhu cầu học tập của xã hội, giới

thiệu, quảng bá thu hút người học quan tâm. Năm 2017, Nhà trường tổ chức

đánh giá việc xây dựng CTĐT theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ

đào tạo và CTĐT khác.

Về hoạt động đào tạo

Khảo sát nhu cầu người học về mức độ đáp ứng của các hình thức đào

tạo, tăng cường dự giờ của các giảng viên trẻ, tổ chức các hội nghị, tập huấn về

đổi mới phương pháp giảng dạy, trang bị phần mềm quản lý về tình hình việc

làm và thu nhập của sinh viên tốt nghiệp, tăng số lượng các nhà tuyển dụng

tham gia vào các hoạt động đào tạo của Nhà trường.

Về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đối với từng cán bộ, giảng

viên nhằm nâng cao trình độ; rà soát, bổ sung và điều chỉnh chính sách khuyến

khích cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài, tổ chức bồi

dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và học tập trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán

bộ quản lý, nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ TS, PGS, GS; tinh giản quy mô

đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên tại các phòng chức năng theo đề án vị trí việc

làm.

Về Người học

Đầu tư kinh phí xây dựng hội trường lớn, nhà thi đấu đa năng trong khuôn

viên mới của trường để phục vụ người học; đẩy mạnh hệ thống phát thanh truyền

thông, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã

hội trong nước và trên thế giới cho người học, phát triển công tác Đảng viên trong

đội ngũ người học, phối hợp với các cơ quan chức năng để tổ chức các báo cáo

chuyên đề về pháp luật cho người học, tăng số lượng các nhà tuyển dụng đến

tuyển dụng tại Trường, thành lập Ban liên lạc cựu sinh viên theo từng khóa học

để giữa mối liên hệ giữa nhà trường và người học.

Về nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ

Phấn đấu mỗi năm tăng từ 8 đến 10% đề tài NCKH so với năm trước,

thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và thời hạn hoàn thành của đề

tài, ban hành quy định số lượng các bài báo cho mỗi đề tài/dự án NCKH các cấp

Page 17: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

8

phải công bố, tích cực tìm kiếm và tham gia vào các đề tài NCKH và chuyển

giao công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu

vực trong du miền núi phía Bắc, ban hành chính sách khuyến khích các cán bộ

giảng viên tích cực tìm kiếm các đề tài NCKH cấp tỉnh và quốc tế nhằm tăng

nguồn thu cho Nhà trường, mời một số doanh nghiệp cùng tham gia vào các đề

tài nghiên cứu khoa học của Nhà trường, tăng cường phổ biến và tuyên truyền

về luật sở hữu trí tuệ trong công tác NCKH của Nhà trường.

Về Hợp tác quốc tế

Ban hành quy định về quản lý lưu học sinh quốc tế, cử các giảng viên,

sinh viên Nhà trường sang các trường đối tác nước ngoài theo chương trình trao

đổi học thuật, phấn đấu mỗi năm Nhà trường có ít nhất 8 bài báo khoa học được

xuất bản trên các tạp chí quốc tế và tổ chức 02 hội thảo quốc tế.

Về Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Định kỳ tổ chức lấy ý kiến của độc giả về chất lượng hoạt động của thư

viện Trường, khởi công xây dựng giảng đường 5 tầng (đơn nguyên GK2) phục

vụ người học, khảo sát cán bộ viên chức, người học về mức độ đáp ứng của các

trang thiết bị phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học, trang bị thêm hệ thống

máy chủ và thiết bị mạng, kêu gọi đầu tư nhà thi đấu đa năng phục vụ người học

thông qua công tác xã hội hóa, xây dựng thêm nhà làm việc cho các Khoa

chuyên môn, xây dựng hệ thống hàng rào kiên cố quanh hệ thống nhà làm việc

và giảng đường GK1, GK2.

Về Tài chính và quản lý tài chính

Điều chỉnh chính sách tạo nguồn tuyển sinh để tăng nguồn thu từ học phí,

tổ chức đánh giá công tác lập kế hoạch tài chính, ban hành chính sách khuyến

khích để tăng nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Page 18: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

9

PHẦN III: TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu trường đại học (2 tiêu chí)

Mở đầu

Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

được xác định ngay từ những ngày đầu thành lập. Sứ mạng của Nhà trường được

xây dựng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường, gắn kết với chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt của vùng trung du và miền núi

Bắc bộ.

Các mục tiêu giáo dục của Nhà trường đã được xây dựng cụ thể hóa từ sứ

mạng và luôn được điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực

của tỉnh Thái Nguyên, các tỉnh trung du, vùng núi Bắc bộ và cả nước.

Tiêu chí 1.1: Sứ mạng của trường đại học được xác định phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà

trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương và cả nước

1. Mô tả

Năm 2007 sứ mạng của Nhà trường được công bố lần đầu tiên, đến nay sứ

mạng của Nhà trường là: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại

học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác

quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý nhằm phục vụ cho sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở khu vực miền núi và trung du Bắc

bộ” [H1.1.1.1].

Sứ mạng của Nhà trường được xây dựng phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Quyết định thành lập Trường: “Đào

tạo cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh; nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực

kinh tế và quản trị kinh doanh”. Ngoài đào tạo cử nhân và ThS, năm 2009, Nhà

trường được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ kinh tế [H1.1.1.2].

Page 19: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

10

Sứ mạng của Trường được xây dựng trên cơ sở nhận thức và quán triệt

sâu sắc đường lối của Đảng tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI về “tập

trung đổi mới nền giáo dục quốc dân, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát

triển khoa học công nghệ” [H1.1.1.3]; chủ trương của Đảng trong Nghị quyết

37/NQ-TW về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng cho

trung du và miền núi Bắc bộ nêu rõ sự cần thiết đầu tư nâng cấp năng lực đào

tạo cho một số trường đại học trong vùng, trong đó có ĐHTN [H1.1.1.4]; chủ

trương của Tỉnh ủy Thái Nguyên tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thái Nguyên lần

thứ XVIII về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh” [H1.1.1.5].

Trường có đủ nguồn lực để thực hiện sứ mạng như: đội ngũ giảng viên

các ngành có trình độ cao, có biên chế, hợp đồng dài hạn và ổn định, đội ngũ cán

bộ quản lý, nhân viên có kinh nghiệm; uy tín của Nhà trường có sức hút các

giảng viên, sinh viên, công ty, tổ chức trong và ngoài nước; cơ sở vật chất như:

phòng học, phòng máy tính, thư viện, internet... đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo.

Nhà trường đã quan tâm, giới thiệu và quảng bá sứ mạng trên website:

http://tueba.edu.vn/gioi-thieu/su-mang-va-tam-nhin, đặt bảng trong khuôn viên

nhà hiệu bộ, khu giảng đường [H1.1.1.6]. Đồng thời, Nhà trường đã phổ biến

rộng rãi sứ mạng của Trường tới toàn thể CBVC, sinh viên trong các chương

trình học tập chính trị đầu khóa [H1.1.1.7], đầu năm học, qua niên giám trường

đại học phát cho sinh viên toàn Trường [H1.1.1.8], Sứ mạng của Nhà trường còn

được phổ biến tới các đối tác trong và ngoài nước thông qua tờ rơi và các tài liệu

giới thiệu về Nhà trường [H1.1.1.9].

Tuy nhiên, quy trình lấy ý kiến phản hồi và góp ý của các bên liên quan về

sứ mạng của Nhà trường chưa được ban hành.

2. Những điểm mạnh

Sứ mạng Nhà trường đã được thảo luận, công bố công khai và phổ biến

rộng rãi tới từng cán bộ, giảng viên và sinh viên.

Page 20: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

11

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa ban hành quy trình lấy ý kiến phản hồi và góp ý của các

bên liên quan về sứ mạng của Nhà trường.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017, Nhà trường ban hành quy trình lấy ý kiến phản hồi

và góp ý của các bên liên quan về sứ mạng.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 1.2: Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với

mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã

tuyên bố của Nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được

triển khai thực hiện

1. Mô tả

Mục tiêu của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh được khẳng

định trong Kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường là “Xây dựng Trường Đại

học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên thành một trường

đại học thuộc nhóm những trường hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế,

quản lý và quản trị kinh doanh; tạo được giá trị niềm tin cho người học, người

sử dụng lao động và các đối tác” [H1.1.2.1].

Để thực hiện mục tiêu chung, Nhà trường đã đề ra 8 mục tiêu cụ thể: (1)

Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của

Nhà trường với phương châm phát triển bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả; (2) Xây

dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, vững về chuyên môn và mạnh về nghiệp

vụ; (3) Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng về cấp đào tạo và hình thức đào tạo;

(4) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; (5)

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, coi đây là chìa khóa để nâng cao chất lượng giảng

dạy và nghiên cứu; (6) Coi trọng và đẩy mạnh công tác khảo thí và kiểm định

chất lượng đào tạo; (7) Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

Page 21: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

12

cho dạy, học và nghiên cứu; (8) Huy động đủ các nguồn lực tài chính đáp ứng

nhu cầu phát triển của Nhà trường [H1.1.2.2]

Mục tiêu của Nhà trường được xác định phù hợp với Luật giáo dục và sứ

mạng đã tuyên bố. Các mục tiêu nêu ra là cơ sở quan trọng để Nhà trường thực

hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Bộ GD&ĐT giao phó.

Các mục tiêu trên được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm

trong các hội nghị của Đảng ủy, hội nghị CBVC, các cuộc họp giao ban hàng

tháng. Mục tiêu ngắn hạn của Trường được cụ thể hóa bằng phương hướng

công tác từng năm học. Hằng năm, trên cơ sở báo cáo tổng kết năm học và

phương hướng nhiệm vụ năm học mới của các đơn vị, căn cứ nhiệm vụ được

giao, Nhà trường tiến hành lập báo cáo tổng kết năm học nhằm rà soát các công

tác đã thực hiện và xây dựng mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cho năm học

mới của Trường [H1.1.2.3]. Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu được Trường

tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong toàn thể CBVC. Qua đó được rà soát, điều

chỉnh, bổ sung và biểu quyết thông qua nghị quyết tại Hội nghị đại biểu CBVC

Nhà trường [H1.1.2.4].

Mục tiêu phát triển Trường được công bố rộng rãi trên website tại địa chỉ

http://www.tueba.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&i

d=186&Itemid=454&limitstart=4 [H1.1.2.5]. Thông qua đó, toàn thể lãnh đạo,

CBVC, giảng viên và SV hiểu rõ và nắm bắt được chủ trương, định hướng cho

sự phát triển của Nhà trường trong từng giai đoạn, từng năm học. Để tuyên

truyền và phổ biến mục tiêu giáo dục của trường đến sinh viên, Nhà trường hàng

năm đều tổ chức học công dân đầu khóa cho sinh viên mới nhập học trong đó có

phổ biến mục tiêu giáo dục của Trường [H1.1.2.6].

Mục tiêu của Nhà trương đươc hiện thưc hoa bằng chuân đâu ra cac

ngành đào tạo hệ đai hoc chinh quy, đây la cơ sơ cho viêc xây dưng chương

trình đao tao phu hơp va đam bao san phẩm đao tao đap ưng nhu câu nhân lưc

cua xa hôi [H1.1.2.7].

Page 22: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

13

Tuy nhiên, mục tiêu của Nhà trường chưa phổ biến rộng rãi tới các đối

tượng bên ngoài trường như doanh nghiệp, tổ chức xã hội.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã xác định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển, mục

tiêu được định kỳ rà soát, điều chỉnh phù hợp. Mục tiêu của Nhà trường có sự

thống nhất cao giữa các cấp ủy Đảng, Chính quyền, đoàn thể và được phổ biến

rộng rãi trong CBVC và sinh viên.

3. Những tồn tại

Công tác phổ biến mục tiêu của Nhà trường chưa rộng rãi tới các đối

tượng liên quan bên ngoài Trường.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, Nha trương tô chưc phô biên muc tiêu tơi cac đôi

tương liên quan ngoài Trường thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, lấy kiến

nhà tuyển dụng.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận Tiêu chuẩn 1

Sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã được

công bố từ những ngày đầu thành lập. Mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể,

gắn kết chặt chẽ và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương, vùng núi phía Bắc và cả nước. Mục tiêu giáo dục được xây dựng chi

tiết trong từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và cả nước.

Trong tiêu chuẩn 1 có 2/2 tiêu chí đạt yêu cầu.

Page 23: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

14

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (7 tiêu chí)

Mở đầu

Căn cứ Điều lệ trường Đại học và tình hình thực tế, ngay sau khi thành

lập Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã xây dựng cơ cấu bộ máy

tổ chức hợp lý và được Đại học Thái Nguyên phê duyệt. Nhà trường đã ban

hành hệ thống văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, bộ

phận và các chức danh trong Trường. Hệ thống văn bản này đã phát huy hiệu

quả trong quá trình tổ chức hoạt động. Hoạt động quản lý của Nhà trường đảm

bảo công khai, minh bạch và đảm bảo tính dân chủ. Kế hoạch chiến lược phát

triển Nhà trường theo từng giai đoạn đã được xây dựng và phù hợp với tình hình

thực tiễn và yêu cầu thực tế của hoạt động giáo dục đào tạo.

Tiêu chí 2.1: Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo

quy định của Điều lệ trường đại học và cac quy đinh khac cua phap luât co

liên quan, được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức hoạt động của Nhà

trường

1. Mô tả

Công tác quản lý của Nhà trường thực hiện theo mô hình của một trường

đại học thành viên trực thuộc đại học vùng, theo quy định của Luật giáo dục

2012, Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Vùng

[H2.2.1.1].

Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục

đại học: Đảng ủy - Ban Giám hiệu - Phòng chức năng - Khoa, Bộ môn - Hội đồng

Khoa học và Đào tạo - Viện [H2.2.1.2]. Đây là mô hình tổ chức chung của các

trường đại học ở Việt Nam phù hợp với quy định của Điều lệ trường đại học, Luật

giáo dục Đại học năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Trường kịp thời được bổ sung, điều chỉnh nhằm phù

hợp với đặc điểm hoạt động của một trường đại học và khả năng quản lý của

Trường. Tính đến nay, Trường có các đơn vị trực thuộc gồm:

Page 24: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

15

+ 09 đơn vị chức năng gồm: phòng Kê hoach - Tai chinh; phong Quan tri

- Phục vụ; phòng Hanh chinh - Tô chưc; phòng Đào tạo, phòng Khoa học công

nghệ và hợp tác quốc tế (phòng KHCN&HTQT), phòng Công tác Học sinh Sinh

viên (phòng CT-HSSV), phòng Thanh tra Pháp chế, phòng Khảo thí &

ĐBCLGD (phòng KT&ĐBCLGD), Trung tâm Thông tin - Thư viện.

+ 07 khoa gồm: khoa Kinh tế, khoa Kế toán, khoa Quản trị Kinh doanh,

khoa Ngân hàng - Tài chính, khoa Khoa học Cơ bản, khoa Quan ly - Luât Kinh

tê, khoa Marketing - Thương mại và Du lịch.

+ 04 đơn vị hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu gồm: Trung tâm Hợp tác Quốc

tế về Đào tạo và Du học; Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học; Trung tâm Han ngư

TUEBA-YNNU; Trung tâm Han Quốc hoc.

+ 01 Viện Nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Kinh tế Xanh

Trường thực hiện chế độ “một thủ trưởng” hoạt động theo nguyên tắc tập

trung dân chủ. Nhà trường đã ban hành văn bản Quy định nội bộ về trách nhiệm,

quyền hạn và quan hệ công tác của Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và các đơn

vị trong toàn Trường [H2.2.1.3]. Mọi vấn đề chung của Nhà trường được thảo

luận công khai và lấy ý kiến rộng rãi. Cấp Trường là cấp điều hành và quản lý

toàn bộ mọi hoạt động của Nhà trường, đứng đầu là BGH dưới sự chỉ đạo của

Đảng uỷ và sự tham mưu của các phòng chức năng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của

Trường đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa BGH với các khoa, phòng, trung tâm

trực thuộc.

Quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo trong Trường được tiến hành

theo đúng quy trình và các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Đại học Thái

Nguyên. Các chức danh cán bộ lãnh đạo trưởng phòng, trưởng khoa, phó trưởng

phòng, phó trưởng khoa, trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm [H2.2.1.4].

Các khoa là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, NCKH và quản lý sinh

viên theo học các ngành do khoa đào tạo. Các khoa được tổ chức thành các tổ bộ

môn làm nhiệm vụ quản lý chuyên môn trong phạm vi được khoa giao. Mỗi

khoa đều có Hội đồng khoa học để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo Điều lệ

Page 25: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

16

trường đại học [H2.2.1.5]. Cơ cấu nhân sự của các khoa được quy định rõ ràng.

Ban Chủ nhiệm khoa gồm: Trưởng khoa và 1 đến 2 Phó trưởng khoa, đứng đầu

các bộ môn trong khoa là tổ trưởng bộ môn. Cơ cấu này được thể hiện cụ thể

trong Đề án vị trí việc làm của Nhà trường.

Từ chương trình, mục tiêu của từng năm học, Trường xây dựng kế hoạch

công tác hàng năm, trong đó phân công nhiệm vụ theo chức năng của đơn vị

trực thuộc. Kế hoạch công tác chung được thông qua lãnh đạo Trường trước khi

triển khai thực hiện, các đơn vị trực thuộc căn cứ vào Kế hoạch công tác chung

của Trường để thực hiện. Nhà trường có đánh giá công tác lãnh đạo của các đơn

vị chức năng hằng năm để cải tiến và nâng cao hiệu quả giải quyết các công việc

được giao.

Được sự phê duyệt của Đại học Thái Nguyên, Nhà trường đã thành lập

Hội đồng Trường theo quy định tại điều 32 trong Điều lệ Trường Đại học năm

2010, Quy chế đại học vùng, Điều lệ Trường Đại học và Luật giáo dục đại học vừa

được ban hành. Tuy nhiên, các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng

Trường chưa được xây dựng cụ thể, chưa có Quy chế phối hợp giữa Hội đồng

Trường và Ban Giám hiệu.

2. Những điểm mạnh

- Cơ cấu tổ chức của Nhà trường được thực hiện theo quy định, hoạt động

có hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển.

- Hằng năm, Nhà trường có đánh giá công tác lãnh đạo của các đơn vị

chức năng để cải tiến và nâng cao hiệu quả giải quyết các công việc được giao.

3. Những tồn tại

Chưa xây dựng Quy chế phối hợp giữa Hội đồng Trường và Ban Giám

hiệu, chưa xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo nhiệm kỳ và cho từng năm.

4. Kế hoạch hành động

Page 26: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

17

Năm học 2016 - 2017, xây dựng Quy chế phối hợp giữa Hội đồng Trường và

Ban Giám hiệu đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo nhiệm kỳ và

cho từng năm.

5. Tự đánh giá: Chưa đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.2: Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý một cách có hiệu

quả các hoạt động của Nhà trường

1. Mô tả

Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT,

quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHTN; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và

tình hình thực tiễn, Nhà trường đã xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản

để tổ chức và quản lý các hoạt động của Trường.

Hệ thống các văn bản của Nhà trường chia theo từng lĩnh vực, từng mảng

công việc chuyên môn như: hệ thống văn bản của Đảng ủy; văn bản Công đoàn;

Đoàn thanh niên và các tổ chức hội; hệ thống văn bản về quản lý và tổ chức cán

bộ; văn bản về đào tạo - nghiên cứu khoa học; văn bản về công tác thanh tra

khảo thí và đảm bảo chất lượng; văn bản về quản lý đào tạo sau đại học; hệ

thống văn bản về quản lý tài chính, tài sản; hệ thống văn bản quản lý học sinh

sinh viên; các văn bản về thi đua khen thưởng.

Cụ thể: Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế và

Quản trị kinh doanh [H2.2.2.1]; Quy định về nhiệm vụ quyền hạn và lề lối làm

việc của BCH Đoàn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

[H2.2.2.2]; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của BCH Công

đoàn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ; Quy định nội bộ về

trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ công tác của Hiệu trưởng, các Phó hiệu

trưởng và các đơn vị trong toàn trường; Quy chế hoạt động của các Khoa,

Phòng, Trung tâm [H2.2.2.3]; Quy định về công tác quản lý đào tạo Sau đại

học [H2.2.2.4]; Quy định về công tác quản lý khoa học và công nghệ của

Page 27: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

18

ĐHTN [H2.2.2.5]; Quy định công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng

[H2.2.2.6]; Quy định về sử dụng tài sản [H2.2.2.7]; quy định trong công tác chi

tiêu tài chính [H2.2.2.8]; hệ thống các quy chế và quy định trong hoạt động đào

tạo hệ chính quy, VLVH, đào tạo VB2, đào tạo liên thông, đào tạo theo hình

thức tín chỉ... [H2.2.2.9]; hệ thống văn bản về hoạt động công tác học sinh sinh

viên [H2.2.2.10] và các văn bản quy định khác.

Các công việc của Trường đều có kế hoạch và được công khai trên lịch

công tác tuần [H2.2.2.11] và được công bố trên website của trường theo địa chỉ

http://www.tueba.edu.vn, bảng làm việc của từng đơn vị. Mọi công việc của

Trường đều có kế hoạch và được công khai, nhờ sự phổ biến rộng rãi các văn

bản quản lý của trường mà toàn thể CBCNV đều nắm rõ và thực hiện tốt. Hệ

thống các văn bản trên giúp cho lãnh đạo và nhân viên thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị và cá nhân; trình tự và thủ

tục giải quyết các công việc trong Trường [H2.2.2.12].

Các văn bản này được triển khai trong toàn Trường bằng nhiều hình thức

như: gửi bản in tới các đơn vị, thông báo trong các cuộc họp giao ban hệ thống

văn bản được triển khai và có sự giám sát của lãnh đạo Nhà trường trong từng

công việc cụ thể; thông qua các cuộc họp định kỳ tại các đơn vị; đăng tải trên

website: http://www.tueba.edu.vn và lưu giữ theo quy định lưu trữ văn thư

[H2.2.2.13]. Đồng thời, hệ thống văn bản của Nhà trường được lưu trữ đầy đủ

và khoa học tại bộ phận văn thư lưu trữ thuộc phòng Hanh chinh - Tô chưc.

Hê thông văn ban đươc quan ly một cách khoa hoc nên việc tổ chức các

hoạt động hạn chế đươc sự chồng chéo, giúp các đơn vị, cá nhân chủ động trong

thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ theo đúng chức năng; đồng thời là căn cứ để đánh

giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của các đơn vị và cá

nhân. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai công việc

theo hệ thống nhất quán từ trên xuống các đơn vị đam bao công viêc hoan thanh

theo kê hoach, đạt hiêu qua trong công tac quản ly.

Page 28: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

19

Tuy nhiên, một số hoạt động phối hợp giữa các đơn vị chưa được chi tiết

hóa và ban hành thành hê thống văn bản quy định.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã ban hành được các quy trình, quy chế để giải quyết các

công việc chuyên môn. Hệ thống văn bản đã giúp cho Nhà trường, các đơn vị

chức năng tổ chức và kiểm tra giám sát hiệu quả của từng hoạt động, từng công

việc cụ thể.

3. Những tồn tại

Một số hoạt động phối hợp giữa các đơn vị chưa được chi tiết hóa và ban

hành thành hê thống văn bản quy định.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm hoc 2016 - 2017, Nhà trường rà soát, bô sung va xây dựng hệ

thống văn bản đối với một số hoạt động cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.3: Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận,

cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được phân định rõ ràng

1. Mô tả

Để thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động của các đơn vị, Nhà trường đã

ban hành các văn bản Quy định chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của các

thành viên trong Ban Giám hiệu, các đơn vị trong trường, quy định trách nhiệm,

quyền hạn của các cấp lãnh đạo, nhiệm vụ của các cán bộ viên chức thuộc các

phòng chức năng, khoa được phân công rõ ràng và được công khai tới các đơn

vị, thông qua văn bản và trang web của Nhà trường www.tueba.edu.vn

[H2.2.3.1]. Quy định này được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với Điều lệ

trường đại học, các văn bản quy định của Nhà nước và cơ quan chủ quản, thực tế

thông qua sự phân công này, việc giải quyết các mảng công việc liên quan của

Page 29: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

20

các đồng chí trong Ban Giám hiệu rất nhanh chóng, không chồng chéo và đồng

thời khá thuận lợi trong việc liên hệ công tác của cấp dưới. Các văn bản phân

định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng được cập nhật kịp thời, mỗi khi có

các điều chỉnh, thay đổi về cơ cấu tổ chức của Nhà trường, khi thành lập các đơn

vị mới, nhằm tránh sự chồng chéo trong công tác [H2.2.3.2].

Trong hoạt động công tác Đảng và các đoàn thể đều có quy chế hoạt động

riêng và có phân công cụ thể, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Ban Chấp hành,

Ban Thường vụ, Bí thư/Chủ tịch, Phó Bí thư/Phó Chủ tịch, ủy viên thường vụ.

Tính đến nay các tổ chức đoàn thể sau đã có quy chế hoạt động: Đảng ủy, Công

đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường, Hội sinh viên Trường [H2.2.3.3].

Để trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

được đảm bảo phân định rõ ràng, Nhà trường đã ban hành quy định về định mức

khối lượng, chế độ công tác của cán bộ, giảng viên. Trong quy định nêu rõ

nhiệm vụ, định mức khối lượng công việc của các Trưởng khoa, Phó khoa;

Trưởng, Phó bộ môn, các chức danh trợ lý, nhân viên kỹ thuật… [H2.2.3.4]. Để

đáp ứng với tình hình thực tế và quy định mới của Nhà nước, Nhà trường ban

hành những quy định bổ sung về định mức khối lượng, chế độ công tác của cán

bộ, giảng viên [H2.2.3.5].

Nhà trường đã xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng của các bộ phận, cá

nhân trên cơ sở kết quả đánh giá quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của các cá nhân, đơn vị. Tiêu chí khen thưởng được Nhà trường cập nhật, bổ

sung theo từng năm để làm cơ sở đánh giá kết quả quá trình thực hiện công tac

va nhiệm vu cua cá nhân, đơn vị trong toan Trương [H2.2.3.6].

Những văn bản trên đã quy định một cách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của tập thể Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, giảng viên và CBVC đã tạo

điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý, các hoạt động đào

tạo và nghiên cứu khoa học và đã tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của đơn

vị và cán bộ, viên chức trong lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Nhìn chung,

sự phân công công việc là rõ ràng, đầy đủ.

Page 30: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

21

Tuy nhiên, sự phối hợp công tác giữa các đơn vị và cá nhân khi triển khai

công việc của Nhà trường đôi lúc còn chậm.

2. Những điểm mạnh

Hệ thống văn bản của Nhà trường về phân định quyền hạn trách nhiệm

của từng bộ phận và cá nhân đầy đủ, rõ ràng và thường xuyên được bổ sung, cập

nhật để đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.

3. Những tồn tại

Sự phối hợp công tác giữa các đơn vị và cá nhân khi triển khai công việc

của Nhà trường đôi lúc còn chậm. Các đơn vị mới được hình thành còn chậm

trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên trong đơn vị.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017, Nhà trường rà soát, bổ sung và ban hành quy định

về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và sự phối hợp của tất cả các đơn vị, cá

nhân để hoàn thiện hệ thống quy định của Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.4: Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường Đại

học hoạt động hiệu quả và hàng năm được đánh giá tốt; các hoạt động của tổ

chức Đảng và các tổ chức đoàn thể thực hiện theo quy định của pháp luật

1. Mô tả

Đảng bô va Đang uy hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và

nguyên tắc tập trung dân chủ. Quy chê hoat đông cua Đang uy phu hơp vơi thưc

tê cua Đang bô va Nha trương đa đươc Đang uy trường phê duyêt [H2.2.4.1].

Năng lưc lanh đao cua Đang uy ngay cang đươc nâng cao, gop phân cung vơi

Đang bô hoan thanh tôt vai tro hạt nhân chính trị lãnh đạo cua đơn vi trong viêc

xây dưng chu trương va cac biên phap lơn cua Nha trương Trong quá trình tổ

chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình, Đảng bộ trường thực hiện

Page 31: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

22

đúng điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước, thực hiện đúng quy chế làm việc của

Đảng ủy Thái Nguyên và của Đảng ủy Trường [H2.2.4.2]. Mối quan hệ giữa

Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể luôn được coi trọng. Đảng

luôn thể hiện vai trò lãnh đạo, định hướng hoạt động, tập hợp và động viên quần

chúng tham gia xây dựng Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Nhà trường.

Hiện nay, Nha trương co 18 chi bô vơi 314 đang viên [H2.2.4.3]. Hàng năm, các

cấp ủy Đảng đều tiến hành tổng kết kết quả hoạt động và được đánh giá tốt, số

lượng đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chi bộ đạt danh hiệu

chi bộ trong sạch, vững mạnh đều tăng qua các năm, từ năm 2012 đến nay Đảng

bộ Nhà trường luôn được xếp loại “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” [H2.2.4.4].

Công đoàn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là một tổ

chức công đoàn cơ sở của công đoàn Đại học Thái Nguyên bao gồm 17 công

đoàn bộ phận với 468 công đoàn viên. Ban chấp hành Công đoàn đã xây dựng

và ban hành quy chế làm việc và triển khai thực hiện tốt quy chế làm việc của

Công đoàn [H2.2.4.5]. Công đoàn kết hợp với chính quyền tổ chức vận động

công đoàn viên quán triệt, thực hiện các nghị quyết của BCH TW Đảng, đã cụ

thể hóa các nghị quyết của Đảng ủy vào chương trình hành động năm học theo

các chức năng của tổ chức công đoàn, vận động công đoàn viên chấp hành tốt

chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi hành

đúng điều lệ công đoàn [H2.2.4.6]. Công đoàn đã tổ chức quán triệt quy chế

thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường đồng thời, tổ chức nhiều hoạt

động tập thể phong phu trong đơn vị như chăm lo đam bao quyền lợi vât chât cho

ngươi lao đông, nâng cao đơi sông tinh thân đôi vơi tâp thê can bô, viên chưc

trong đơn vi. Từ năm 2010 đến 2015, Công đoàn Trường được nhận 2 kỷ niệm

chương “Vì sự nghiệp Công đoàn”, 15 bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt

Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên, 35 giấy khen của Công

đoàn ĐHTN cho các tập thể, và, 290 giấy khen của Công đoàn ĐHTN và của

Công đoàn trường cho các cá nhân [H2.2.4.7]. Đây cũng là một trong những

thành tích thể hiện việc thực hiện quy chế dân chủ của Nhà trường và sự đóng góp

có hiệu quả của Công đoàn trong công tác của Nhà trường.

Page 32: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

23

Đoàn TNCS HCM trường có 8 Liên chi đoàn trực thuộc với 87 chi đoàn và

5.317 đoàn viên. Các tổ chức đoàn trường thực hiện đúng theo quy chế làm việc

đề ra và có lịch trình sinh hoạt định kỳ dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ

[H2.2.4.8], Đoàn TN luôn quán triệt, bám sát nội dung các nghị quyết, đường lối

chỉ đạo của Đảng và Đoàn cấp trên trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,

thường xuyên triển khai các đợt học tập sinh hoạt chính trị, các nghị quyết của

Ban chấp hành Trung ương, của Tỉnh ủy và Đảng ủy các cấp. Hàng năm, Đoàn

TN phối hợp với Hội sinh viên mở cuộc vận động quyên góp tiền, sách vở trị giá

hàng trăm triệu để giúp đỡ cho trẻ em nghèo, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam,

các gia đình chính sách và các nạn nhân trong các đợt thiên tai.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên,

Hội sinh viên Nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đã được

Bộ Y tế, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam tặng 08 Bằng

khen cho tập thể và 08 bằng khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc; Tỉnh đoàn

Thái Nguyên tặng 08 Bằng khen cho tập thể và 25 Bằng khen cho cá nhân;

Giám đốc ĐHTN, Đoàn ĐHTN khen thưởng cho 37 tập thể và 73 cá nhân có

những thành tích cao trong công tác, học tập và các hoạt động phong trào; Hiệu

trường, Đoàn Thanh niên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh khen

thưởng cho 67 tập thể và 99 cá nhân có thành tích cao trong công tác, học tập và

các hoạt động phong trào. Ngoài ra Đoàn Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

kinh doanh còn được nhận nhiều giải thưởng khác. [H2.2.4.9].

Hội CCB của trường tuy chỉ có 21 thành viên, nhưng luôn hoạt động có

hiệu quả: tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ XHCN gắn

liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;

tập hợp, đoàn kết, giáo dục vận động CBVC giữ gìn và phát huy truyền thống

“Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị; gương mẫu trong thực

hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được

giao; tham gia truyên thống cho thế hệ trẻ; chăm lo đời sống hội viên, tham gia

các hoạt động tình nghĩa [H2.2.4.10].

Page 33: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

24

2. Những điểm mạnh

Tổ chức Đảng đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo. Hoạt động của các tổ chức

Đảng và đoàn thể thực hiện theo Quy định của pháp luật, các hoạt động đoàn

thể trong Nhà trường đạt nhiều thành tích và được cấp trên đánh giá cao.

3. Những tồn tại

Công tác nắm bắt tư tưởng của một số cấp ủy chưa sâu sát, một số ít cấp

ủy chưa có nhiều kinh nghiệm chưa nắm vững các nguyên tắc cũng như điều

hành trong sinh hoạt. Một số đảng viên trẻ chưa thật mạnh dạn trong đấu tranh

xây dựng Đảng, trong phê bình và tự phê bình.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, mỗi năm học, Đảng ủy sẽ tổ chức Hội nghị tập

huấn công tác Đảng cho các cấp ủy trong toàn Đảng bộ để nâng cao hơn nữa sức

chiến đấu của Đảng, kịp thời nắm bắt tư tưởng của quần chúng đồng thời khích

lệ các đảng viên trẻ mạnh dạn hơn nữa trong đấu tranh xây dựng Đảng, đặc biệt

là trong phê bình và tự phê bình.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.5: Có tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, bao gồm

trung tâm hoặc bộ phận chuyên trách; có đội ngũ cán bộ có năng lực để triển

khai các hoạt động đánh giá nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt

động của Nhà trường

1. Mô tả

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh có tổ chức đảm bảo chất

lượng giáo dục đại học là Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.

Phòng được thành lập theo Quyết định số 733/QĐ-ĐHTN ngày 04/6/2014 của

Giám đốc Đại học Thái Nguyên trên cơ sở chia tách từ phòng Thanh tra Khảo

thí và ĐBCLGD (Phòng Thanh tra Khảo thí và ĐBCLGD được thành lập theo

Quyết định số 480/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc ĐHTN)

Page 34: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

25

[H2.2.5.1]. Phòng KT&ĐBCLGD trường ĐHKT&QTKD có chức năng tham

mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động về

KT&ĐBCLGD của Nhà trường theo quy định của Luật Giáo dục, của Bộ

GD&ĐT và của ĐHTN. Cán bộ làm công tác KT&ĐBCLGD cấp khoa/bộ môn

Trường ĐHKT&QTKD có chức năng giúp trưởng khoa/trưởng bộ môn thực

hiện các nhiệm vụ KT&ĐBCLGD của đơn vị. Cơ cấu tổ chức, chức năng và

nhiệm vụ của phòng Khảo thí và ĐBCLGD thực hiện theo Quyết định số:

481/QĐ-ĐHKT&QTKD-KT&ĐBCLGD ngày 01/6/2015 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh về việc ban hành quy định về

công tác Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng Giáo dục của Trường Đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh [H2.2.5.2].

Đội ngũ cán bộ của bộ phận chuyên trách đảm bảo chất lượng của Phòng

gồm 9 cán bộ, nhân viên, trong đó có 4 thạc sĩ (1 thạc sĩ đúng chuyên ngành

đảm bảo chất lượng) và 5 cử nhân [H2.2.5.3]. Nhận thức được tầm quan trọng

của công tác đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục, Trường đã cử cán bộ

lãnh đạo phòng KT&ĐBCLGD, đội ngũ nhân viên ĐBCLGD tham gia 33 lớp

tập huấn do Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên tổ chức [H2.2.5.4]. Bên cạnh

đó, Trường đã tiến hành mời Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng -

ĐHTN tập huấn cho đội ngũ cán bộ thuộc Hội đồng Tự đánh giá, Nhóm chuyên

trách và Ban thư ký, qua đó đã có 41 số lượt cán bộ được tập huấn. Tháng

4/2011, Nhà trường đã mời Trung tâm Đo lường, Đánh giá và Kiểm định chất

lượng thuộc Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập làm đơn vị tư

vấn cho hoạt động tự đánh giá [H2.2.5.5]. Thang 5/2012, Nha trương đươc

chuyên gia của Bộ GD&ĐT góp ý cho bao cao tư đánh gia, thông qua hoat đông

này Nha trương đa điêu chỉnh, bô sung va hoàn thiên bao cao tư đanh gia.

Bên cạnh đó từ năm 2008, Nhà trường đã triển khai xây dựng đội ngũ cán

bộ ĐBCLGD tại các khoa, với lực lượng cán bộ 11 người. Đồng thời, đã triển

khai tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ ĐBCLGD tại các khoa được 88

lượt cán bộ với 8 môn học. Năm 2014, Nhà trường đã kiện toàn lại đội ngũ cán bộ

Page 35: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

26

ĐBCLGD tại các Khoa cho phù hợp với yêu cầu thực tế (sô lương 12 can bô kiêm

nhiêm ĐBCLGD) .

Ngay sau khi được thành lập, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng

giáo dục của Trường đã tham mưu cho lãnh đạo trường xây dựng Kế hoạch đảm

bảo chất lượng hàng năm [H2.2.5.6] và thành lập Hội đồng tự đánh giá để triển

khai công tác tự đánh giá của trường và đinh ky hang năm, kế hoạch tự đánh giá

đươc xây dưng va triên khai nhăm duy trì hoat đông tự đanh gia, đam bao chất

lương trong toan trương [H2.2.5.7].

Việc thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đã tạo

bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

Nhà trường đã xây dựng quy định cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi

cho đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm làm công tác đảm bảo chất lượng [H2.2.5.8].

2. Những điểm mạnh

- Tất cả cán bộ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đều được

tập huấn về công tác tự đánh giá do Bộ GD&ĐT và Đại học Thái Nguyên tổ

chức.

- Nhà trường đã xây dựng quy định cụ thể về nhiệm vụ, trách nhiệm và

quyền lợi cho đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm làm công tác đảm bảo chất lượng.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa có hệ thống kho lưu chữ dành riêng cho công tác lưu trữ

hồ sơ đảm bảo chất lượng giáo dục.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017, Nhà trường sẽ bố trí không gian, giá để phục vụ

công tác lưu trữ hồ sơ đảm bảo chất lượng giáo dục.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 36: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

27

Tiêu chí 2.6: Có các chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn,

dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của nhà trường; có

chính sách và biện pháp giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch của

Nhà trường

1. Mô tả

Trên cơ sở định hướng phát triển của Đảng, Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên

và ĐHTN, Trường ĐHKT&QTKD đã tập trung xây dựng kế hoạch chiến lược

phát triển Nhà trường giai đoạn 2010 - 2015 và hướng tới 2020 [H2.2.6.1].

Chiến lược phát triển dài hạn của Nhà trường được Giám đốc Đại học Thái

Nguyên phê duyệt, chiến lược và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng

phát triển và sứ mạng của Nhà trường. Dựa trên cơ sở định hướng phát triển của

Nhà trường, các đơn vị đã triển khai xây dựng các kế hoạch chiến lược ngắn hạn

theo từng kỳ, các chiến lược trung hạn trong một năm và kế hoạch chiến lược

dài hạn trong năm năm, nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt và lâu dài của

đơn vị và của Nhà trường. Các kế hoạch chiến lược dài hạn của Nhà trường

cũng được cụ thể hóa trong Nghị quyết Hội nghị CBVC hằng năm; phương

hướng, kế hoạch hằng năm được thông qua Hội nghị làm cơ sở để thực hiện

[H2.2.6.2].

Đối với kế hoạch chiến lược ngắn hạn, Nhà trường có biện pháp giám sát,

kiểm tra đánh giá thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng và cuối mỗi học

kỳ. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Nhà trường tổ chức giao ban với sự tham gia

của lãnh đạo chủ chốt các khoa, phòng và trung tâm thuộc Trường nhằm đánh

giá thực hiện kế hoạch công tác cũ và triển khai kế hoạch công tác mới để đáp

ứng tốt yêu cầu thực tế và đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Thông

qua hoạt động giao ban, Nhà trường có cơ sở để tiến hành đánh giá và giám sát

các công việc trong toàn Trường, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, đôn đốc

các đơn vị thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình [H2.2.6.3].

Định kỳ hàng năm, Nhà trường căn cứ vào kết quả công việc của từng

đơn vị, từng cá nhân để có khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích tinh thần

Page 37: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

28

cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Bên canh đo, Nha trương ap dung quy đinh vê

hương lương tăng thêm căn cư theo mưc đô hoan thanh công tac chuyên môn

cua tưng can bô viên chưc, giang viên, nhân viên đê đanh gia viêc thưc hiên kê

hoach cua đơn vi va Nha trương.

Đối với kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn, Nhà trường có biện

pháp giám sát, đánh giá kế hoạch thực hiện thông qua việc tổ chức Hội nghị

CBVC định kỳ vào đầu năm học, và các báo cáo tổng kết giữa nhiệm kỳ của

Đảng ủy trường, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ Trường [H2.2.6.4].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch

trong học kỳ, năm học thể hiện qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, cuộc họp

cuối học kỳ, Hội nghị cán bộ viên chức và Đại hội Đảng các cấp tại các đơn vị và

Nhà trường.

3. Những tồn tại

Tiến độ triển khai kế hoạch ở một số nhiệm vụ trong Nhà trường còn chậm.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2016-2017, Nhà trường sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế

hoạch thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 2.7: Thực hiện đầy đủ chế độ định kỳ báo cáo cơ quan chủ

quản, các cơ quan quản lý về các hoạt động và lưu trữ đầy đủ các báo cáo của

Nhà trường

1. Mô tả

Nhà trường luôn thực hiện tốt chế độ định kỳ báo cáo về cơ quan chủ

quản, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Đại học Thái Nguyên về việc báo cáo kết

quả thực hiện các lĩnh vực công tác, báo cáo 3 công khai, báo cáo thống kê

Page 38: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

29

định kỳ được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo đúng yêu cầu [H2.2.7.1]. Công

tác báo cáo của Nhà trường được thực hiện đầy đủ và đúng hạn theo yêu cầu nội

dung công văn của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý là Bộ GD&ĐT và Đại

học Thái Nguyên.

Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành tổng hợp, lập các báo cáo về tổng

kết năm học, kế hoạch đào tạo, số liệu đào tạo, số liệu về tình hình giảng viên,

cơ sở vật chất, báo cáo xây dựng dự toán ngân sách, quy mô sinh viên... gửi Cục

Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Ban Kế hoạch - Tài chính - ĐHTN, Vụ Kế hoạch -

Tài chính - Bộ GD&ĐT [H2.2.7.2]. Ngoài ra, còn có các báo cáo về kết quả

NCKH, công tác sinh viên, HTQT, đội ngũ giảng viên, nhân viên, hành chính -

thi đua, tài chính, cơ sở vật chất, công tác thanh tra - kiểm tra ... của Nhà trường

gửi Đại học Thái Nguyên đầy đủ, đúng hạn [H2.2.7.3].

Bên cạnh đó, Nhà trường còn thực hiện các báo cáo không định kỳ về các

chương trình, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Bộ, UBND Tỉnh, gửi các cơ

quan chủ quản, cơ quan quản lý, như: các báo cáo về công tác phòng chống

tham nhũng, lãng phí; báo cáo về thực hiện quy chế công khai; báo cáo kết quả

triển khai Chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai

đoạn 2010 - 2012, báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách

hành chính [H2.2.7.4].

Trường có chuyên viên làm công tác văn thư để tiếp nhận, xử lí công văn

đi, đến và lưu trữ toàn bộ các văn bản của Trường. Nhiệm vụ của chuyên viên

văn thư lưu trữ được thực hiện theo quy định của Phòng HC-TC, công tác tiếp

nhận, xử lý và lưu trữ văn thư được thực hiện đúng theo thông tư của Bộ Nội vụ

và Luật Lưu trữ do Quốc hội ban hành và văn bản quy phạm về bảo vệ bí mật

Nhà nước [H2.2.7.5]. Đối với công tác soạn thảo văn bản, Trường đã chỉ đạo các

đơn vị thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ

Nội vụ về việc hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

[H2.2.7.6].

Page 39: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

30

Nhà trường thực hiện công tác lưu trữ các báo cáo đầy đủ. Trường đã ban

hành quy định hướng dẫn lưu trữ minh chứng và có hồ sơ lưu trữ các loại báo

cáo đã ban hành. Song, Nhà trường chưa tiên hanh sô hoa tai liêu, văn ban dươi

dang file/tài liêu điện tư.

2. Những điểm mạnh

Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện tốt, báo cáo chính xác các nội

dung mà cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý yêu cầu. Công tác lưu trữ báo cáo

của Nhà trường đảm bảo đầy đủ.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa tiên hanh sô hoa tai liêu, văn ban dươi dang file/tai liêu

điên tư.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Nha trương tiên hanh sô hoa cac tai liêu, văn ban

dươi dang file/tai liêu điên tư.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận Tiêu chuẩn 2

Trường ĐHKT&QTKD có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp với nguồn

lực và cơ sở vật chất của Trường theo Điều lệ trường Đại học; chức năng, nhiệm

vụ của từng đơn vị và cá nhân trong Trường được thể chế hóa bằng văn bản và

được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch

chiến lược phát triển Nhà trường gắn kết với nhiệm vụ của ngành giáo dục, phù

hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, vùng núi phía Bắc và cả

nước.

Bên cạnh những mặt mạnh, Nhà trường còn một số tồn tại như: chưa

thành lập Hội đồng trường, chưa có kho riêng để lưu trữ, bảo quản văn bản tài

liệu.

Trong tiêu chuẩn 2 có 6/7 tiêu chí đạt yêu cầu.

Page 40: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

31

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (6 tiêu chí)

Mở đầu

Các chương trình đào tạo (CTĐT) của Nhà trường được xây dựng trên

chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành. Các CTĐT có mục tiêu đào tạo

rõ ràng, cụ thể, linh hoạt, mềm dẻo, được thiết kế một cách có hệ thống, có sự

liên thông giữa các ngành và các trình độ, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu đào

tạo và nhiệm vụ của Nhà trường, gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu

cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động.

Tiêu chi 3.1. Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng

theo các quy định hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có sự

tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong nước

hoặc trên thế giới; có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn, giảng

viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, nhà tuyển

dụng lao động và người đã tốt nghiệp.

1. Mô tả

CTĐT của Nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của

Bộ GD&ĐT ban hành năm 2004 và tham khảo, sử dụng môn học CTĐT của các

trường đại học nước ngoài như Đại học Daegu Cyber Hàn Quốc, Đại học

Central Philippine, Đại học Sogang Hàn Quốc ...[H3.3.1.1]. Việc xây dựng

CTĐT có sự tham gia của các thành viên hội đồng khoa học và đào tạo của các

khoa, các giảng viên và các chuyên gia. Quá trình xây dựng các CTĐT được

tuân thủ theo quy trình như sau: Các khoa chuyên môn căn cứ chương trình

khung của Bộ GD&ĐT tiến hành xây dựng CTĐT với sự tham gia của các giảng

viên trong khoa và các chuyên gia trong Trường. Ban chủ nhiệm khoa phân

công các bộ môn và giảng viên có chuyên môn liên quan tìm hiểu về CTĐT, nhu

cầu học tập của xã hội, tiến hành xây dựng CTĐT và xây dựng đề cương các học

phần. CTĐT được thông qua Hội đồng Khoa học Khoa, sau đó Hội đồng Khoa

học và Đào tạo Nhà trường đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, hoàn thiện và thông qua

trước khi Hiệu trưởng ký quyết định ban hành khung chương trình đào tạo

Page 41: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

32

[H3.3.1.2[; [H3.3.1.3]. Tuy nhiên, mức độ tham khảo CTĐT của các trường ĐH

trong và ngoài nước chưa nhiều, số học phần tham khảo còn ít.

Trong giai đoạn 2007 – 2015, Nhà trường đã tổ chức 03 hội nghị lấy ý

kiến về chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo, trên 100 người là các nhà khoa

học, hội nghề nghiệp và các cựu sinh viên đã tham gia phản hồi, đánh giá. Trên

cơ sở đó, Nhà trường tiến hành rà soát và hoàn thiện các CTĐT nhằm đáp ứng

nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động

[H3.3.1.4].

2. Những điểm mạnh

CTĐT được xây dựng dựa trên sự tham gia của các cơ sở đào tạo, hội

nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các giảng viên, các cấp quản lý của trường đã

đáp ứng nhu cầu thị trường nguồn nhân lực, học tập của người học.

3. Những tồn tại

Mức độ tham khảo CTĐT của các trường ĐH trong và ngoài nước chưa

nhiều, số học phần tham khảo còn ít.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2017-2018, định kỳ tổ chức rà soát CTĐT, tham khảo nhiều

hơn các CTĐT của các trường ĐH trong và ngoài nước.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 3.2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc

hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức,

kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực

của thị trường lao động

1. Mô tả

Từ 6 chương trình đào tạo trong giai đoạn 2004-2010, Nhà trường đã xây

dựng thêm được 21 chương trình đào tạo trong giai đoạn 2011-2015, trung bình

Page 42: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

33

mỗi năm nhà trường đã xây dựng thêm được 04 CTĐT, đa dạng hóa các CTĐT

phục vụ tốt nhu cầu người học và đáp ứng thị trường lao động [H3.3.1.2].

Các CTĐT đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể: Đào tạo những cử nhân khối

ngành kinh tế và quản trị kinh doanh có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt, nắm

vững kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp theo từng

CTĐT, có kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu, hiểu biết văn hóa đặc thù của vùng

trung du miền núi phía Bắc, thái độ tận tâm và đạo đức nghề nghiệp tốt, ra

trường có vị trí công tác ở mỗi ngành và lĩnh vực khác nhau theo ngành học

[H3.3.2.1].

Các chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ

GD&ĐT ban hành. Trong CTĐT có đầy đủ đề cương chi tiết các môn học, đảm

bảo công tác giảng dạy của các giảng viên trong mỗi môn học được thống nhất

[H3.3.2.1].

CTĐT có tổng khối lượng kiến thức là 125 tín chỉ, riêng CTĐT Thương

mại Quốc tế là 126 TC của khóa 7 và 8 (không bao gồm giáo dục thể chất và

giáo dục quốc phòng). Các khối kiến thức được sắp xếp một cách có hệ thống

gồm: Kiến thức giáo dục đại cương 35 tín chỉ; kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

(90 tín chỉ) gồm: kiến thức cơ sở của khối ngành (06 tín chỉ); kiến thức cơ sở

của ngành (23 tín chỉ), kiến thức cơ sở của ngành chính (từ 22- 25 tín chỉ), kiến

thức chuyên ngành (từ 24 – 27 tín chỉ) đề án môn học chuyên ngành... (2 tín chỉ)

thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận (10 tín chỉ). Kết cấu thuộc các CTĐT được

thiết kế đảm bảo tính hệ thống, có cấu trúc hợp lý, cân đối giữa các khối kiến

thức, cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng linh hoạt nhu cầu học tập của

người học trong việc chuyển đổi chương trình học tập, học chương trình 2

[H3.3.1.2].

Các môn học đều có yêu cầu tiên quyết theo thứ tự trước sau đáp ứng yêu

cầu về chuẩn kiến thức, thể hiện được tính hệ thống của các môn học trong

CTĐT [H3.3.2.1]. Tính linh hoạt trong mỗi CTĐT còn được thể hiện qua sự lựa

Page 43: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

34

chọn các môn học tự chọn phù hợp với yêu cầu lựa chọn nghề nghiệp sau này

khi các sinh viên ra trường [H3.3.1.2].

Nhà trường đã định kỳ khảo sát đánh giá CTĐT mỗi năm một lần theo

quy đinh ban hành [H3.3.2.2]. Các học phần tự chọn cho phép sinh viên lựa

chọn các môn học phục vụ nghề nghiệp của mình sau khi ra trường. Tuy nhiên,

một số CTĐT chưa thực sự thu hút được sự tham gia của người học.

2. Những điểm mạnh

CTĐT có tính hệ thống và tính linh hoạt cao, phù hợp với yêu cầu lựa

chọn nghề nghiệp của người học và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

3. Những tồn tại

Một số CTĐT chưa thực sự thu hút được sự tham gia của người học.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Nhà trường tăng cường công tác giới thiệu, quảng

bá các CTĐT trên mọi phương tiện thông tin để thu hút người học quan tâm.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 3.3. Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên

được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo.

1. Mô tả

Tính đến năm 2015, Nhà trường có 27 CTĐT chính quy và 03 CTĐT chất

lượng cao. Các CTĐT chính quy của Trường được thiết kế theo Quyết định số

23/2004/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2004 về việc ban hành bộ chương trình khung

giáo dục đại học khối ngành Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trình độ đại học, cao

đẳng của Bộ GD&ĐT [H3.3.1.1]; [H3.3.1.2]. Trên cơ sở chương trình khung

của Bộ GD&ĐT và Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007

về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ” của Bộ GD&ĐT, nhà trường triển khai xây dựng khung chương

Page 44: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

35

trình cho các ngành học [H3.3.3.1]. Các CTĐT chính quy và giáo dục thường

xuyên của Trường có khối lượng kiến thức toàn khóa thống nhất, riêng chương

trình giáo dục thường xuyên không phải học giáo dục thể chất và giáo dục quốc

phòng.

Các CTĐT thường xuyên của Trường gồm: CTĐT đại học hệ VLVH,

CTĐT đại học hệ VB2, CTĐT liên thông cao đẳng – đại học hệ VLVH, CTĐT

liên thông trung cấp - đại học.

CTĐT đại học hệ VLVH gồm 27 chương trình [H3.3.3.2]; [H3.3.3.3]. Các

CTĐT đại học VB2 và CTĐT đại học hệ VLVH được thiết kế như các CTĐT

chính quy đảm bảo các yêu cầu về nội dung của CTĐT chính quy theo Quyết

định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-06-2001 Qui định về đào tạo để cấp

bằng tốt nghiệp đại học thứ hai và Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hình

thức VLVH ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT [H3.3.3.4]; [H3.3.3.5].

Liên thông cao đẳng - đại học hệ VLVH gồm 05 chương trình: (Quản trị

kinh doanh tổng hợp, Kế toán tổng hợp, Quản lý Kinh tế, Kinh tế Đầu tư, Tài

chính – Ngân hàng) và 01 chương trình liên thông trung cấp – đại học hệ VLVH

Kế toán tổng hợp [H3.3.3.6]; [H3.3.3.7]. Các CTĐT liên thông được thiết kế

theo nguyên tắc bù đủ những khối lượng kiến thức còn thiếu và kiến thức cập

nhật mới, đảm bảo các yêu cầu về nội dung của CTĐT chính quy và tuân theo

Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Quyết

định 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

[H3.3.3.8].

Các CTĐT thường xuyên có nội dung , đề cương chi tiết môn học và việc

sử dụng ngân hàng đề thi giống với CTĐT chính quy. Tuy nhiên, số các CTĐT

thường xuyên còn chưa được thực hiện nhiều so với tổng số CTĐT thường

xuyên đã có, lý do nhu cầu người học giảm. Nhìn chung các CTĐT đã đảm bảo

đầy đủ các tiêu chí về chất lượng đào tạo [H3.3.2.1]; [H3.3.3.9].

2. Những điểm mạnh

Page 45: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

36

Các CTĐT chính quy và CTĐT thường xuyên có sự thống nhất, đảm bảo

được chất lượng đào tạo.

3. Những tồn tại

Số lượng CTĐT thường xuyên còn chưa được thực hiện nhiều so với tổng

số CTĐT thường xuyên đã có, lý do nhu cầu người học giảm.

4. Kế hoạch hành động

Từ 2017 đến 2020, Nhà trường tìm kiếm giải pháp tuyển sinh và đồng

thời cải tiến, rà soát CTĐT.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 3.4. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh

dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản

hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và

các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương hoặc cả nước

1. Mô tả

Công tác rà soát bổ sung, điều chỉnh CTĐT luôn được Nhà trường quan

tâm tiến hành nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội

[H3.3.4.1]. Năm 2007, Trường tổ chức hội nghị để tham khảo ý kiến, đánh giá

của đại diện các nhà đào tạo (Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Đại học

Nông nghiệp Hà Nội), các tổ chức tuyển dụng (Sở Nông nghiệp Phát triển Nông

thôn Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, Sở Tài Chính Thái

Nguyên, UBND huyện Phổ Yên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương –

Hoàng Bình, Công ty TNHH Vân Đạo, Công ty Ván Dăm, Công ty TNHH

Hoàng Gia…, các cựu sinh viên và khảo sát nhu cầu học tập của xã hội đối với

các CTĐT: Kinh tế Nông nghiệp, Quản trị Kinh doanh Tổng hợp, Quản trị

Doanh nghiệp, Kế toán tổng hợp, Kế toán Doanh nghiệp, Marketing và Kinh tế

Đầu tư [H3.3.1.4].

Page 46: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

37

Năm 2008 Trường tiến hành rà soát, điều chỉnh các CTĐT và bổ sung

thêm 03 CTĐT: Quản lý Kinh tế, Tài chính Doanh nghiệp, Quản trị Kinh doanh

Du lịch và Khách sạn [H3.3.4.2]. Năm 2011, Nhà trường đã tổ chức rà soát và

bổ sung 01 CTĐT: Thương mại Quốc tế [H3.3.4.3].

Năm 2012 - 2013, Nhà trường có thêm 06 CTĐT: Kinh tế Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, Tài chính Ngân hàng, Ngân hàng, Kinh doanh Thương

mại, Kinh tế Y tế và Luật Kinh doanh [H3.3.4.4].

Theo định kỳ, năm 2014 Trường tiến hành điều chỉnh, rà soát CTĐT và

mở mới thêm 10 CTĐT thuộc các ngành Kinh tế , Kế toán, Marketing và Quản

trị Kinh doanh. Vậy hiện nay, Trường có 27 CTĐT chính quy và 27 CTĐT

thường xuyên.

Tháng 6 năm 2012, Nhà trường tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các nhà

tuyển dụng, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên về chuẩn đầu ra và chương trình đào

tạo cho 14 CTĐT đại học chính quy của Trường. Tham gia hội nghị có mặt 32

nhà tuyển dụng (gồm các doanh nghiệp, ngân hàng, các sở ban ngành của tỉnh

Thái nguyên và các cơ sở đào tạo, 31 cựu sinh viên (gồm các khóa K38,

K1,K3.K4 của các chuyên ngành Kinh tế Nông nghiêp, Quản lý Kinh tế, Kinh tế

Đầu tư, Quản trị Kinh doanh, Kế toán...)[H3.3.4.5].

Đến nay, sau 04 lần rà soát CTĐT, số lượng các môn học được điều chỉnh

đã có trên 55 môn học ở các phương diện như: tăng giảm số tín chỉ, đổi tên gọi

môn học, bổ sung môn học mới, chuyển vị trí môn học tại các khối kiến thức ....

các CTĐT của Nhà trường khi được rà soát đã được tham khảo các chương trình

tiên tiến quốc tế như chương trình liên kết đào tạo của Đại học Daegu Cyber

Hàn Quốc, Đại học Central Philippine và lấy bổ sung một số môn học: Quản trị

chuỗi cung ứng, Hành vi tổ chức...vào ngành Quản trị Kinh doanh [H3.3.4.6];

[H3.3.4.7]. Tuy nhiên, việc định kỳ rà soát CTĐT cũng là khó khăn trong công

tác tổ chức, mời các nhà tuyển dụng, người lao động, cựu sinh viên ...tham gia.

Page 47: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

38

Và để đảm bảo việc rà soát và điều chỉnh CTĐT được thường kỳ và thống

nhất, tháng 3 năm 2011 Nhà trường xây dựng ban hành quy định về định kỳ rà

soát CTĐT [H3.3.4.8].

2. Những điểm mạnh

CTĐT đã được rà soát, điều chỉnh dựa trên sự tham khảo các chương trình

tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ những nhà tuyển dụng lao động, người

đã tốt nghiệp, các nhà đào tạo và các tổ chức khác.

3. Những tồn tại

Việc định kỳ rà soát CTĐT cũng là khó khăn trong công tác tổ chức, mời

các nhà tuyển dụng, người lao động, cựu sinh viên ...tham gia.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016- 2017 trở đi, Nhà trường cũng sẽ tìm các giải pháp , cơ

chế phù hợp để tổ chức rà soát CTĐT thu hút được nhiều sự đóng góp ý kiến

chất lượng của các nhà tuyển dụng, hội nghề nghiệp, cựu sinh viên ...

4. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 3.5. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo

liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác.

1. Mô tả

Các CTĐT của Trường được thiết kế đảm bảo tính liên thông giữa các

ngành đào tạo, các khối kiến thức được sắp xếp một cách có hệ thống, đảm bảo

tính liên thông giữa các CTĐT.

Cụ thể: CTĐT chính quy được thiết kế cho 4 năm học, 3 học kỳ đầu phần

kiến thức đại cương là phần học chung cho tất cả các SV, 2 học kỳ tiếp theo SV

học phần kiến thức cơ sở của khối ngành và kiến thức cơ sở của ngành, ở 3 kỳ

cuối cùng SV học phần kiến thức giáo dục chuyên ngành. SV chính quy của

Trường dễ dàng theo học các chương trình song song (ngành thứ hai) bằng việc

Page 48: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

39

đăng ký học các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành còn thiếu và kiến

thức chuyên ngành [H3.3.1.2].

Các CTĐT của Trường đảm bảo tính liên thông với các trình độ đào tạo

như liên thông từ cao đẳng lên đại học, trung cấp lên đại học. Nhà trường đã

phối hợp với các trường cao đẳng như trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc

ĐHTN, Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng Thống kê Bắc

Ninh, Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tuyên Quang... trong xây dựng chương trình

đào tạo cao đẳng, trung cấp [H3.3.5.1]. Ngoài ra, khi xây dựng CTĐT liên

thông, Nhà trường còn tham khảo một số CTĐT của các trường khác như CTĐT

liên thông của Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân

hàng để đảm bảo tính khác biệt trong các CTĐT liên thông của Trường trong

đào tạo liên thông cao đẳng, trung cấp lên đại học.

Ngoài sự đảm bảo tính liên thông từ cao đẳng lên đại học, trung cấp lên

đại học, các CTĐT của Trường còn đảm bảo tính liên thông lên bậc học cao hơn

(cao học), điều này được thực hiện tại quy định về chuyển đổi kiến thức Liên

thông, VB2, Cao học, cụ thể đối với liên thông VB2 ngành gần người học cần

chuyển đổi 6 môn đối với ngành Kinh tế; 05 môn đối với ngành QTKD; 06 môn

với ngành Kế toán. Bên cạnh đó, Trường có 04 CTĐT cao học (Kinh tế nông

nghiệp, Quản lý kinh tế, Quản trị - Quản lý, Quản trị kinh doanh), việc học

chuyển đổi môn học đối với ngành gần là 05 môn, ngành xa 12 môn [H3.3.5.2].

Khi xây dựng các CTĐT đại học Nhà trường đã tham khảo các CTĐT đại

học và cao học của các Trường tiên tiến như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học

Viện Tài chính, Học viện Ngân hàng... Các CTĐT cao học được thiết kế trên cơ

sở nền tảng kiến thức của các CTĐT đại học tương ứng của Trường [H3.3.5.3].

Như vậy, đối với SV chính quy đang học hệ VB2 chỉ cần bổ sung khối

kiến thức chuyên ngành. Đối với SV hệ VB2 ngoài trường, bổ sung khối học

phần kiến thức còn thiếu ở văn bằng thứ nhất [H3.3.3.2].

Page 49: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

40

2. Những điểm mạnh

Các CTĐT của trường đảm bảo tốt tính liên thông dọc, ngang với các

trình độ đào tạo và chương trình GD khác.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức đánh giá việc xây dựng CTĐT theo hướng đảm

bảo liên thông với các trình độ đào tạo và CTĐT khác.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016 - 2017, Nhà trường tổ chức đánh giá việc xây dựng CTĐT

theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và CTĐT khác.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 3.6. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện

cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1. Mô tả

Năm 2013, Nhà trường xây dựng quy định về tự đánh giá chất lượng

CTĐT của Trường Đại học Kinh tế và QTKD mục đích để tổ chức định kỳ và

thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá CTĐT [H3.3.6.1].

Hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 5

năm/lần đối với mỗi chương trình.Với các bước cụ thể: Xác định mục đích,

phạm vi tự đánh giá chương trình đào tạo; Thành lập Hội đồng tự đánh giá; Lập

kế hoạch tự đánh giá;Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng và viết

phiếu đánh giá tiêu chí; Tổng hợp các phiếu đánh giá tiêu chí, viết báo cáo tiêu

chí và viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo; Sử dụng báo cáo tự đánh

giá trong hoạt động đào tạo; Triển khai các hoạt động cải tiến sau khi hoàn thành

báo cáo tự đánh giá. Việc đánh giá được dựa trên bộ tiêu chí đánh giá của

ĐHTN ban hành.

Page 50: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

41

Nhà trường đã tiến hành tự đánh giá CTĐT và quá trình thực hiện có sự

tham gia của các giảng viên từ cấp bộ môn, cấp khoa, phòng, cấp trường thông

qua các cuộc họp về chuyên đề, tổng kết học kỳ, năm học, hội thảo đổi mới

phương pháp giảng dạy…Năm 2014, thực hiện đánh giá đồng cấp 01 CTĐT

Quản trị Kinh doanh Tổng hợp [H3.3.6.2].

Song song với công tác thực hiện về quy định đánh giá, Nhà trường ban

hành quy định về SV tốt nghiệp đánh giá chương trình, kết quả đánh giá của SV

đã được các Khoa sử dụng điều chỉnh CTĐT cũng như cải tiến chất lượng giảng

dạy và học tập [H3.3.6.3].

Kết quả đánh giá được các Khoa, Bộ môn và giảng viên tiếp thu điều

chỉnh CTĐT, đề cương chi tiết học phần đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức hiện

đại và kỹ năng phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội [H3.3.2.1].

2. Những điểm mạnh

Đã có CTĐT được đánh giá đồng cấp Đại học Thái Nguyên.

Hoạt động đánh giá CTĐT đã thu hút đông đảo đối tượng tham gia: Khoa,

Bộ môn, giảng viên, sinh viên .... từ đó xây dựng và điều chỉnh CTĐT, đề cương

chi tiết học phần đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức hiện đại và kỹ năng phù

hợp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức tuyển dụng.

3. Những tồn tại

Chưa đánh giá tất cả các CTĐT có sinh viên tốt nghiệp.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Nhà trường tiếp tục triển khai đánh giá 04 CTĐT có

sinh viên tốt nghiệp.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 51: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

42

Kết luận Tiêu chuẩn 3

CTĐT là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà trường,

nhằm hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. CTĐT của

Nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban

hành với sự tham gia của các của các giảng viên và cán bộ quản lý từ cấp Bộ

môn, cấp Khoa đến cấp Trường; các nhà đạo tạo, các nhà tuyển dụng, các cựu

sinh viên. Các CTĐT có mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể, được thiết kế một cách

có hệ thống có sự liên thông giữa các ngành và các trình độ, phù hợp với sứ

mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng nhiệm vụ của Nhà trường gắn với nhu

cầu của người học, yêu cầu của xã hội. Nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong xây

dựng mới và thực hiện CTĐT, biên soạn các đề cương chi tiết học phần. CTĐT

luôn được rà soát, điều chỉnh. Kế hoạch giảng dạy và học tập được quản lý

thống nhất trong toàn Trường. Việc thăm dò ý kiến của người học và các cơ sở

tuyển dụng về CTĐT đã được Nhà trường thực sự quan tâm. Nhà trường sẽ tiếp

tục hoàn thiện các quy định, quy trình và kế hoạch nghiên cứu và học tập các

CTĐT tiên tiến, tham khảo ý kiến của người học và các cơ sở tuyển dụng để

không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong tiêu chuẩn 3 có 6/6 tiêu chí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (7 tiêu chí)

Mở đầu

Trường ĐHKT&QTKD đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo,

mở rộng hình thức liên kết đào tạo giữa các ngành, với các địa phương trong

phạm vi tuyển sinh. Các hình thức đào tạo của Nhà trường bao gồm chính quy,

VB2, liên thông từ cao đẳng lên đại học, liên thông từ trung cấp lên đại học,

VLVH và chương trình liên kết với nước ngoài. Hoạt động đào tạo của Trường

được tổ chức theo HCTC từ năm học 2008 - 2009, đến năm học 2011 - 2012 các

khóa hệ chính quy của Nhà trường đã hoàn toàn chuyển sang đào tạo theo HCTC,

Page 52: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

43

phát huy tính tích cực của người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động đào tạo.

Nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, cải tiến phương

pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đảm bảo nghiêm túc, khách

quan, chính xác, công bằng cho các bậc đào tạo, hình thức đào tạo. Kết quả học

tập của người học được công bố công khai, kịp thời theo quy định, được lưu trữ

đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được

cấp phát đúng quy định.

Tiêu chi 4.1. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng yêu cầu học

tập của người học theo quy định

1. Mô tả

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội, thực hiện sứ

mạng của một trung tâm đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực

trung du và miền núi phía bắc, Trường ĐHKT&QTKD đã tích cực thực hiện đa

dạng hoá các hình thức đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của người học.

Nhà trường có nhiều hình thức đào tạo khác nhau phù hợp với nhu cầu

người học tổ chức triển khai như: chính quy, VLVH, VB2 (cấp bằng chính quy

và phi chính quy), liên thông (cấp bằng chính quy và phi chính quy) và các khóa

học ngắn hạn như Ngoại ngữ, Tin học, Kế toán, QTKD. Cụ thể: Hệ chính quy:

98 lớp (chỉ tính từ K9); Hệ VLVH đại học: 24 lớp; Hệ VB2 chính quy: 09 lớp;

Hệ VLVH liên thông từ CĐ lên ĐH: 05 lớp; Hệ VLVH liên thông từ TC lên

ĐH: 05 lớp ... [H4.4.1.1].

Nhà trường xây dựng Thời khóa biểu đáp ứng đa dạng người học, đối

với hệ phi chính quy, lịch học được sắp xếp vào các ngày trong tuần, buổi tối

hay cuối tuần để người học có thể lựa chọn phù hợp nhu cầu của mình. Lịch học

được sắp xếp đúng với những đối tượng sẽ được cấp bằng chính quy hay VLVH

(thực hiện theo quy định của Bộ GD & ĐT) [H4.4.1.2].

Page 53: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

44

Ngoài ra, Trường mở các chương trình đào tạo liên kết với Đại học Daegu

Cyber và Đại học Central Philippines đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh và cử

nhân kế toán [H8.8.1.8]; [H8.8.2.3].

Các hình thức đào tạo trên của Nhà trường đều hướng đến đáp ứng tốt

hơn nhu cầu của người học khu vực miền núi trung du phía Bắc nói riêng và cả

nước nói chung. Tuy nhiên, Nhà trường chưa thường xuyên tổ chức các hội nghị

và các buổi phỏng vấn để khảo sát nhu cầu của người học.

2. Những điểm mạnh

Các hình thức đào tạo của Nhà trường phong phú, đa dạng, đáp ứng yêu

cầu đối tượng học.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa đánh giá, khảo sát nhu cầu của người học về mức độ đa

dạng của hình thức đào tạo.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Nhà trường tổ chức đánh giá, khảo sát nhu cầu

người học về mức độ đáp ứng các hình thức đào tạo.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 4.2. Thực hiện công nhận kết quả học tập của người học theo

niên chế kết hợp với học phần; có kế hoạch chuyển quy trình đào tạo theo

niên chế sang học chế tín chỉ có tính linh hoạt và thích hợp nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho người học

1. Mô tả

Ngay từ khi thành lập, Nhà trường đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả

học tập cho từng học phần cho tất cả các CTĐT. Từ năm 2008, Nhà trường tổ

chức song song hai hình thức đào tạo: niên chế và tín chỉ. Học chế tín chỉ áp dụng

với khóa tuyển sinh năm 2008 (K5). Học chế niên chế áp dụng với những khóa

Page 54: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

45

trước đó. Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo đào tạo theo hệ thống tín chỉ để

chuyển dần từ hình thức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ [H4.4.2.1].

Đến năm học 2011 – 2012, Nhà trường đã chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo

HCTC cho hệ chính quy.

Để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường đã ban hành quy định

tạm thời về đào tạo theo hệ thống tín chỉ [H4.4.2.2]. Phần mềm quản lý đào tạo

theo tín chỉ đã được đưa vào sử dụng, phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo

theo học chế tín chỉ từ học kỳ 2 năm học 2008-2009. Nhà trường công bố rộng

rãi thời khoá biểu, lịch sinh hoạt lớp tới toàn thể giáo viên và SV, cập nhật

thường xuyên thông tin trên website http://www.tueba.edu.vn [H4.4.2.3].

Đầu mỗi năm học, SV được các phòng chức năng và khoa phổ biến quy chế

liên quan đến học tập, chương trình học. Đội ngũ cố vấn học tập tư vấn cho SV các

vấn đề liên quan tới học tiến độ học tập, lựa chọn môn học [H6.6.1.1]; [H4.4.2.4].

Trường ĐHKT&QTKD đã chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên

và chuyển đổi hình thức đào tạo của Nhà trường. Bắt đầu từ năm học 2011-

2012, việc áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ đã đi vào nề nếp. Các giảng

viên, SV đã thực hiện theo đúng quy định. Bài giảng, đề cương chi tiết môn học

được biên soạn lại cho phù hợp với hình thức đào tạo mới này [H4.4.2.5];

[H3.3.2.1].

Nhà trường cử cán bộ chủ chốt của các phòng, khoa tham gia lớp tập huấn

về quản lý giáo dục đại học, tổ chức cho cán bộ đi tham quan học tập về đào tạo

theo tín chỉ, cử cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng chuẩn đầu ra, phát triển chương

trình và tổ chức đào tạo tín chỉ [H4.4.2.6]; [H4.4.2.7]; [H4.4.2.8].

Qua 6 năm thực hiện chuyển đổi từ niên chế sang HCTC, Nhà trường đã tổ

chức 01 hội nghị tổng kết công tác đào tạo tín chỉ nhằm đánh giá quá trình thực

hiện, nhìn nhận lại những thành công và khắc phục những khó khăn để tiếp tục đưa

ra các kế hoạch cụ thể cho những khóa học tiếp theo [H4.4.2.9]. Qua đó cho thấy,

sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn học tập cho sinh viên còn nhiều hạn chế, nhiều sinh

Page 55: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

46

viên đăng ký khối lượng học tập chưa phù hợp với năng lực và điều kiện của mình

nên chưa cải thiện được kết quả học tập theo mong muốn.

Năm 2012, nhà trường xây dựng Quy định về việc chuyển đổi kết quả đào

tạo từ niên chế sang tín chỉ [H4.4.2.10].

Năm 2013, Nhà trường ra Quyết định về việc ban hành các quy trình quản

lý đào tạo hệ đại học chính quy trong đó có Quy trình xét và công nhận tốt nghiệp

hệ đại học chính quy [H4.4.2.11].

2. Những điểm mạnh

Chuyển đổi thành công từ niên chế sang học chế tín chỉ hoàn toàn từ năm

học 2011-2012.

3. Những tồn tại

Sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn học tập cho sinh viên còn nhiều hạn chế.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Nhà trường tổ chức hội nghị công tác cố vấn học tập

để nâng cao chất lượng công tác cố vấn học tập cho người học.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 4.3. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt

động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương

pháp dạy và học,phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo

hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của

người học

1. Mô tả

Nhà trường đã chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính

chủ động của người học, đồng thời duy trì tốt việc tổ chức thực hiện dự giờ đánh

giá giảng viên theo kế hoạch chung của toàn Trường. Mỗi kỳ học, các khoa xây

dựng kế hoạch đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên: các hoạt động dự

Page 56: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

47

giờ, tập giảng, họp chuyên môn nhằm trao đổi chuyên môn giữa các giảng viên

và kiểm tra đánh giá việc áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào dạy học

[H4.4.3.1].

Nhà trường đã áp dụng hai kênh đánh giá giảng viên: dự giờ của bộ môn và

lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên [H4.4.3.2].

Để có được các kết quả chính xác về công tác dự giờ, Nhà trường đã ban hành

hướng dẫn về công tác dự giờ tháng 5 năm 2012 [H4.4.3.3].

Phương pháp diễn giảng, thảo luận nhóm (hội thảo, semina), tự đọc, tự

nghiên cứu, tham quan và thực tập là những phương pháp chính được áp dụng ở

Nhà trường. Khác với các khóa học theo niên chế, ngoài các bài giảng lý thuyết,

2 tuần 1 lần, 100% các lớp học phần của hệ đào tạo theo HCTC được chia nhóm

thảo luận [H4.4.3.4. Trong các buổi thảo luận nhóm, phương pháp nêu và giải

quyết vấn đề, bài tập tình huống được sử dụng nhằm tăng tính chủ động, tăng

khả năng tự học, tự nghiên cứu và cách giải quyết vấn đề của người học.

Trường đã tổ chức hội thảo “Hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp

giảng dạy trong giáo dục đại học” năm 2011, “Tập huấn Kỹ thuật dạy học trong

đào tạo theo học chế tín chỉ” năm 2013 thông qua các hội nghị, tập huấn này

nhằm từng bước đổi mới và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, SV được phát

triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm [H4.4.3.5].

Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên đa dạng bao gồm: thi tự

luận, thi vấn đáp và thi trắc nghiệm, phù hợp với yêu cầu về kiến thức và kỹ

năng của từng môn học. Kết quả đánh giá của người học được tính như sau:

60% điểm thi kết thúc học phần, 20% điểm giữa kỳ và 20% kiểm tra thường

xuyên [H4.4.3.6].

2. Những điểm mạnh

Các phương pháp đánh giá người học phong phú, đảm bảo phù hợp với

từng môn học. Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động dự giờ của giảng viên và

trao đổi chuyên môn trong bộ môn.

Page 57: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

48

3. Những tồn tại

Một số giảng viên trẻ còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp

giảng dạy.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016 – 2017, Nhà trường tăng cường dự giờ các giảng viên trẻ,

tổ chức tham gia bồi dưỡng về đổi mới PPGD.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 4.4. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng

hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với

hình thức đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo mặt bằng

chất lượng giữa các hình thức đào tạo; đánh giá được mức độ tích luỹ của

người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực phát

hiện, giải quyết vấn đề

1. Mô tả

Khi Trường còn đào tạo theo niên chế việc đánh giá kết quả học tập được

thực hiện theo qui chế 25/2006/QĐ-BGD&ĐT (đối với đào tạo chính quy), quy

chế 36/QĐ-BGD&ĐT (đối với đào tạo không chính quy). Khi chuyển sang đào

tạo theo học chế tín chỉ, việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo quy

chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT và được ĐH Thái Nguyên quy định cụ thể theo QĐ

số 135/QĐ –ĐHTN, sau đó được thay bằng quy chế 408/QĐ-ĐHTN ngày 22

tháng 4 năm 2013 và được cụ thể hóa thành quy chế 872/QĐ-ĐHKT&QTKD-

ĐT ngày 20 tháng 8 năm 2014 [H4.4.4.1]; [H4.4.4.2]; [H4.4.4.3].

Nhà trường có quy định chung về thực hiện quy trình thi/ kiểm tra, đánh

giá đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, chính xác, phù hợp với phương thức

đào tạo và hình thức đào tạo, quy định về quản lý thi [H4.4.3.6].

Phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học được đa dạng hoá.

Ngoài hình thức thi tự luận và thi vấn đáp, Nhà trường khuyến khích thi trắc

Page 58: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

49

nghiệm trên máy tính. Đến nay, Trường đã có ngân hàng câu hỏi môn thi tổ

chức thi trên máy tính (27 môn). Đối với các môn học đòi hỏi phải có kỹ năng,

Nhà trường tổ chức thi trên máy. Nhà trường tổ chức dùng chung đề thi chính

qui và phi chính qui (dùng chung thang điểm), thi chung, chấm chung

[H4.4.4.4].

Công tác chấm thi và công bố kết quả thi được thực hiện thống nhất. Nhà

trường tổ chức chấm thi tập trung, bài thi được cắt phách trước khi chấm. Tất cả

các bài thi học phần có 2 giáo viên chấm và ký trên bảng điểm và có xác nhận

của trưởng bộ môn [H4.4.4.5].

Để đánh giá mức độ tích lũy của người học, đề thi đảm bảo cơ cấu tương

đối phù hợp giữa lý thuyết, bài tập hoặc vận dụng các vấn đề thực tế và phù hợp

với đặc thù môn học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong

Trường được tính bằng tổng của các hình thức kiểm tra giữa kỳ, điểm kiểm tra

thường xuyên (bài tập nhóm, thảo luận, bài tập tình huống, điểm chuyên cần) và

thi kết thúc học phần với 60% điểm thi kết thúc học phần, 20% điểm giữa kỳ và

20% kiểm tra thường xuyên. Điều này phản ánh được mức độ tích luỹ kiến thức

của người học. Các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học được mô

tả chi tiết trong đề cương học phần, tương ứng với yêu cầu về tích luỹ kiến thức,

phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng để xác định khung điểm và hình thức

đánh giá tương ứng.

Trong quá trình học, sinh viên đến cơ sở sử dụng lao động để thực tập

môn học và thực tập tốt nghiệp: 4 tuần thực tập môn học ở cơ sở vào năm thứ 3

và 12 tuần thực tập tốt nghiệp [H4.4.3.4]. Sau mỗi đợt thực tập, sinh viên viết

báo cáo để đánh giá mức độ tích lũy của sinh viên về kiến thức chuyên môn, kỹ

năng thực hành và năng lực phát hiện cũng như giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ tích lũy về năng lực thực hành và năng

lực giải quyết vấn đề chưa được tiến hành ở một số môn học.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường có nhiều phương pháp đánh giá sinh viên, đảm bảo chất lượng

của các hình thức đào tạo. Việc tổ chức thi kết thúc học phần theo hình thức ba

chung: chung đợt, chung đề, chấm chung.

Page 59: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

50

3. Những tồn tại

Việc đánh giá năng lực thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của người

học chưa được tiến hành đồng bộ.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2016-2017, Nhà trường tổ chức đánh giá mức độ tích lũy về năng

lực thực hành và kỹ năng giải quyết vấn đề.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 4.5. Kết quả học tập của người học được thông báo kịp thời,

được lưu trữ đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng, chứng chỉ được cấp

theo quy định và được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

1. Mô tả

Kết quả học tập của người học được công bố công khai sau mỗi kỳ học.

Đối với điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra giữa kỳ được công bố trước lớp

vào buổi cuối cùng của môn học.

Nhà trường quy định thống nhất về tổ chức chấm thi và thông báo kết quả

thi cho người học ở tất cả các hệ đào tạo. Đối với thi vấn đáp chậm nhất là vào

cuối buổi thi, đối với thi viết sau 1 tuần kể từ ngày thi, đối với thi tốt nghiệp sau

2 tuần kể từ khi tổ chức chấm thi, điểm thi phải được công bố trên phần mềm IU

[H4.4.5.1].

Kết quả học tập của mỗi kỳ được khoa thông báo cụ thể đến từng lớp bằng

văn bản và phòng Đào tạo công khai điểm thi trên website và lưu trữ dưới dạng

bản in để thuận tiện cho SV trong việc xem và đối chiếu điểm [H4.4.5.2];

[H4.4.5.3].

Nhà trường đã thực hiện thống nhất mẫu ghi kết quả học tập của từng học

phần: điểm kiểm tra định kỳ, điểm thi kết thúc học phần, phiếu chấm thi tốt

nghiệp lần 1, biên bản chấm khóa luận và thi viết tốt nghiệp [H4.4.5.4].

Page 60: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

51

Bảng điểm kiểm tra định kỳ, giảng viên chấm và trưởng bộ môn xác nhận

gửi về 4 nơi: phòng KT&ĐBCLGD, phòng Đào tạo, Khoa, Bộ môn; Bảng điểm

thi hết học phần được lập thành 3 bản có chữ ký của 2 cán bộ chấm thi, trưởng

bộ môn xác nhận được lưu ở phòng Đào tạo, phòng KT&ĐBCLGD và đơn vị

quản lý SV. Bài thi học phần được lưu trữ 02 năm, bài thi tốt nghiệp lưu trữ 4

năm [H4.4.5.3].

Việc lưu trữ kết quả học tập của người học được thực hiện trên phần mềm

chuyên dụng IU được phân cấp hợp lý và thuận tiện cho việc truy cập

[H4.4.5.2].

Công tác nhập điểm, sửa điểm được thực hiện theo quy định ban hành, cụ

thể: Đối với nhập điểm thường xuyên, chuyên cần do giáo vụ khoa nhập, nhập

điểm thi do phòng Khảo thí và ĐBCL và điểm sửa do phòng Đào tạo quản lý

[H4.4.5.5].

Tuy nhiên, Nhà trường chưa công khai công bố kết quả học tập của hệ

VLVH trên mạng.

Văn bằng chứng chỉ được cấp phát theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT

và của ĐHTN. Nhà trường đã thực hiện thống nhất việc cấp xác nhận các kết

quả thi, kết quả học tập cho người học như: cấp bảng điểm tốt nghiệp, giấy

chứng nhận tốt nghiệp tạm thời [H4.4.5.6]. Tất cả các văn bằng, chứng chỉ, điểm

thi được phát ra mà không phải sửa lại, hoặc không có bất cứ phàn nàn gì từ phía

người học.

Hệ thống sổ sách lưu trữ, theo dõi cấp phát văn bằng tốt nghiệp và chứng

chỉ rõ ràng, được lưu trữ theo từng khoá tốt nghiệp tại phòng CT-HSSV, phục

vụ kịp thời các yêu cầu thẩm tra của các cơ quan quản lý [H4.4.5.7].

2. Những điểm mạnh

Kết quả học tập của người học được quản lý bằng phần mềm quản lý đào

tạo, công bố công khai, kịp thời, được lữu trữ đầy đủ, an toàn và chính xác.

Page 61: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

52

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa công bố kết quả học tập của hệ VLVH lên mạng.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2016 - 2017, Nhà trường công bố kết quả học tập của hệ VLVH lên

mạng internet.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 4.6. Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trường,

tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt

nghiệp.

1. Mô tả

Việc lưu trữ thông tin được Nhà trường coi là một công tác hết sức quan

trọng thông qua các văn bản quy định đào tạo về hoạt động đào tạo của Nhà

trường danh sách SV các lớp, bảng điểm kết quả học tập các môn học và điểm

đánh giá rèn luyện SV, thời khoá biểu các lớp được lưu trữ đầy đủ ở phòng Đào

tạo, phòng KT&ĐBCLGD và phòng CT-HSSV và bằng phần mềm quản lý đào

tạo [H4.4.4.1]; [H4.4.6.1]; [H4.4.6.2]; [H4.4.5.3]; [H4.4.6.3].

Nhà trường được trang bị phần mềm quản lý đào tạo IU để quản lý tất cả

các hoạt động liên quan đến hoạt động đào tạo trên mạng bao gồm thông tin về

chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, kết quả học tập của SV,

thông tin về giảng viên và SV. Ngoài ra, CSDL về hoạt động của Nhà trường

được lưu trên phần mềm Excel và bằng bản in [H6.6.1.4].

Từ năm 2009, Nhà trường đã tổ chức thu thập dữ liệu về tình hình SV tốt

nghiệp, việc làm và thu nhập của SV [H6.6.8.2]. Đến nay, Nhà trường đã có cơ

sở dữ liệu về địa chỉ liên lạc và tình hình việc làm của SV tốt nghiệp. Gần 80%

SV sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay [H6.6.1.3]. Các dữ liệu nói

trên được lưu trữ bằng văn bản và bằng phần mềm cơ sở dữ liệu Excel. Tuy

nhiên, Nhà trường chưa có phần mềm lưu trữ dữ liệu chuyên nghiệp.

Page 62: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

53

2. Những điểm mạnh

Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của Nhà trường được lưu trữ bằng

nhiều phương tiện lưu trữ.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa có phần mềm lưu trữ về việc làm và thu nhập của sinh

viên tốt nghiệp.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2016-2017, Nhà trường trang bị phần mềm lưu trữ về việc làm và thu

nhập của sinh viên tốt nghiệp.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chi 4.7. Có kế hoạch đánh giá chất lượng đào tạo đối với người

học sau khi ra trường và kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp

với yêu cầu của xã hội

1. Mô tả

Đánh giá chất lượng đào tạo là một trong những hoạt động được Nhà

trường quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất uy tín và vị thế của Nhà trường.

Nhà trường đã tiến hành đánh giá chất lượng của người học khi ra trường nhằm

nắm bắt các thông tin cần thiết cụ thể của người học, các tổ chức doanh nghiệp

để trường có một kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo phù hợp với nhu cầu

thực tế của xã hội.

Để đánh giá người học sau khi ra trường, Nhà trường đã có quyết định về

đánh giá sinh viên tốt nghiệp. Định kỳ hàng năm, nhà trường tổ chức khảo sát

sinh viên tốt nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo đối với người học sau khi ra

trường [H4.4.7.1].

Trường đã tổ chức điều tra các cơ sở sử dụng lao động và các cựu sinh viên

về “chất lượng đào tạo và khả năng đáp ứng công việc sau khi tốt nghiệp”. Các

Page 63: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

54

phiếu khảo sát được lưu tại Bộ phận tư vấn việc làm cho sinh viên [H6.6.8.2]. Từ

những năm 2007 đến 2015 Trường đã tiến hành 03 hội thảo lấy ý kiến của doanh

nghiệp, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường nhằm

điều chỉnh chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của mình [H3.3.1.4].

Trên cơ sở thu thập thông tin từ hội thảo và các cuộc đánh giá, Nhà

trường đã tổ chức điều chỉnh hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã

hội. Định kỳ 2 năm một lần, chương trình đào tạo được điều chỉnh nhằm đáp

ứng tốt hơn nhu cầu của người học và của xã hội. Chương trình đào tạo theo

học chế tín chỉ được xây dựng năm 2008 (dùng cho K5 và K6), 2010 (cho K7

và K8), 2012 (cho K9 và K10) và 2014 ( cho K11 và K12).

Đồng thời, dựa trên ý kiến của các cơ sở sử dụng lao động, Nhà trường đã

chủ động mở thêm một số chương trình đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu của

xã hội [H4.4.7.2]. Tuy nhiên số lượng các nhà tuyển dụng tham dự hội nghị

đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường chưa nhiều.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã sớm triển khai nhiều hoạt động đánh giá chất lượng sinh

viên tốt nghiệp thông qua ý kiến của cựu sinh viên, các đơn vị tuyển dụng lao

động để điều chỉnh các hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu

cầu của xã hội.

Nhà trường chủ động mở thêm một số ngành học mới nhằm thu hút người

học và đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Những tồn tại

Số lượng các nhà tuyển dụng tham dự hội nghị đánh giá chất lượng đào

tạo của Nhà trường chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, tăng cường xây dựng mối quan hệ giữa Nhà

trường với các nhà tuyển dụng, tăng số lượng nhà tuyển dụng tham gia đánh giá

chất lượng đào tạo của Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 64: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

55

Kết luận Tiêu chuẩn 4

Nhà trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngày càng có nhiều hình

thức đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Kết quả học tập

của hệ chính quy được công bố công khai, chính xác trên phần mềm đào tạo IU.

HCTC đã được áp dụng từ K5. Đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học

làm trung tâm, áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực đã được triển khai

thực hiện trong toàn Trường. Đánh giá kết quả học tập của người học đã chú

trọng tới hướng phát triển năng lực tự học, từ nghiên cứu và làm việc nhóm.

Phương pháp kiểm tra của Nhà trường được đa dạng hóa, đảm bảo nghiêm túc,

khách quan, công bằng, chính xác và phù hợp với mỗi hình thức dạy và học,

đánh giá được mức độ tích lũy về kiến thức, kỹ năng và cách giải quyết vấn đề

của người học. Việc cấp văn bằng chứng chỉ theo đúng quy định và chưa có

trường hợp nào phàn nàn từ phía người học. Cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo

của Nhà trường được công bố công khai rộng rãi trên mạng internet. Định kỳ

Nhà trường có kế hoạch lấy ý kiến người học đánh giá khóa học sau khi ra

trường và căn cứ vào đó, có kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù

hợp với nhu cầu của xã hội.

Trong tiêu chuẩn 4 có 7/7 tiêu chí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên (8 tiêu chí)

Mở đầu

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Nhà trường có phẩm

chất đạo đức và có năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công tác đã đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ của công việc được phân công. Đội ngũ được tuyển dụng, quy

hoạch và bổ nhiệm theo quy trình với các thủ tục công khai, minh bạch rõ ràng

và không ngừng được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường với chủ

trương là: khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giảng viên được

học tập, nâng cao trình độ.

Page 65: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

56

Tiêu chí 5.1: Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ

giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lí đáp ứng mục

tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại

học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch

1. Mô tả

Năm 2010, Nhà trường đã ban hành “Chiến lược phát triển giai đoạn 2010

– 2015 và tầm nhìn đến 2020”, trong đó nêu rõ kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng

và phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên qua các năm từ 2010 đến 2015 và

hướng đến 2020. [H5.5.1.1].

Thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên trong giai

đoạn 2010 – 2015, Nhà trường tuyển dụng 173 cán bộ giảng viên, 68 cán bộ

nhân viên phục vụ đào tạo cho các đơn vị trong toàn trường. Hàng năm, Nhà

trường cử cán bộ giảng viên và nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng trong

nước cũng như ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho đội

ngũ cán bộ [H5.5.1.11], [H5.5.3.4], [H5.5.3.5].

Năm 2012, với mục tiêu phát triển đội ngũ đáp ứng chức năng, nhiệm vụ

và phù hợp với điều kiện mới, Đảng bộ đã ban hành đề án toàn khóa của Đảng

bộ giai đoạn 2010 – 2015 về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trình độ cao. Đề

án đã xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho từng đơn vị trong việc đào tạo cán

bộ ở các trình độ (Thạc sỹ, Tiến sỹ, PGS, GS), kế hoạch bồi dưỡng nâng cao

trình độ ngoại ngữ. [H5.5.1.2].

Trong giai đoạn 2010 – 2015, Nhà trường tiến hành quy hoạch và bổ

nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý tại các Khoa, Phòng, Trung tâm nhằm đáp ứng

yêu cầu và phù hợp với chiến lược phát triển Nhà trường nói chung cũng như

phát triển các đơn vị nói riêng [H5.5.1.3].

Quy định tuyển chọn nhân viên hợp đồng, phục vụ đào tạo được xây

dựng với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và công khai. Hệ thống văn bản quy định

tuyển chọn nhân viên hợp đồng và phục vụ đào tạo được Nhà trường rà soát,

Page 66: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

57

điều chỉnh qua 03 lần. Quy định tuyển chọn cán bộ giảng viên hợp đồng được rà

soát, điều chỉnh qua 04 lần và quy định tuyển chọn đảm bảo minh bạch, công

bằng và công khai [H5.5.1.4], [H5.5.1.5], [H5.5.1.6]. Công tác tuyển dụng nhân

sự của Nhà trường xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị, được đăng thông

báo tuyển dụng công khai trên website của Nhà trường [H5.5.1.7].

Quy trình bổ nhiệm cán bộ của Nhà trường thực hiện trên cơ sở quy định

về bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ (phó trưởng phòng, phó trưởng khoa,

Trưởng/Phó bộ môn). Quy trình bổ nhiệm được Nhà trường rà soát và điều

chỉnh qua 02 lần, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác bổ nhiệm và đáp

ứng yêu cầu thực tế [H5.5.1.8], [H5.5.1.9], [H5.5.1.10].

Hàng năm Nhà trường tiên hanh đánh giá, xem xét lại kế hoạch phát triển

và bồi dưỡng đội ngũ can bô viên chưc trên cơ sơ đanh gia mưc đô đap ưng cua

đôi ngu can bộ vơi muc tiêu, nhiêm vu va điêu kiên cụ thê cua đơn vi.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã chủ động xây dựng hê thông quy đinh phu hơp vơi yêu câu

thưc tê trong công tac tuyên dụng, bôi dương va phát triển đội ngũ. Quy trình

tuyển dụng và bổ nhiệm có tiêu chí cụ thể, đảm bảo minh bach và công khai.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa xây dựng kế hoach chi tiêt bôi dưỡng, phat triên đôi ngu

theo đinh hương phat triên theo từng nhom linh vưc, nganh đao tao.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Trường xây dựng kế hoạch chi tiết trong bồi dưỡng

và định hướng phát triển đối với từng cán bộ viên chức nhằm thực hiện nhiệm

vụ bồi dưỡng, học tập và đào tạo nâng cao trình độ.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Page 67: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

58

Tiêu chí 5.2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được

đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học

1. Mô tả

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Nhà trường đã xây dựng và ban hành

quy chế thực hiện dân chủ trong đơn vị. Đồng thời, Nhà trường thành lập Ban

chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ và đảm bảo duy trì tốt chế độ báo cáo đối với

cấp trên. [H5.5.2.1]; [H5.5.2.2].

Để đảm bảo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo và điều hành hoạt động

trong đơn vị, đảm bảo quyền dân chủ trong công tác quản lý, Nhà trường ban

hành quy định về phân công trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công tác giữa Hiệu

trưởng, Phó hiệu trưởng, các phòng, các khoa, các bộ môn và các bộ phận

chuyên môn. Quy định về quan hệ giữa các lãnh đạo nhà trường, quan hệ giữa

các đơn vị được thảo luận trên tinh thần đảm bảo quyền dân chủ, công khai và

minh bạch, xuất phát từ cơ sở và được thông qua Đảng ủy, được công bố rộng

rãi thông qua các phương thức như văn bản, đăng tải website, sinh hoat chuyên

môn tai cac Khoa, Bô môn, cac cuôc hop tại cac đơn vi trong toàn trường.

[H5.5.2.3]; [H5.5.2.4]; [H5.5.2.5].

Nhà trường đã thành lập Ban Thanh tra Nhân dân nhằm giám sát việc

thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện

quy chế dân chủ trong Nhà trường. Hoạt động Ban Thanh tra Nhân dân đã giải

quyết kịp thời ý kiến của cán bộ viên chức, qua đó có thể đánh giá quyền dân

chủ trong Nhà trường luôn đảm bảo và được phát huy [H5.5.2.6], [H5.5.2.7].

Hàng năm, Nhà trường tổ chức hội nghị CBVC cac câp (tư câp đơn vi đên

toan trương) để đánh giá những kết quả đạt được trong năm qua và đề ra những

chỉ tiêu, phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo; đồng thời các cán bộ,

giảng viên và nhân viên của Nhà trường tham gia hội nghị được quyền tham gia

góp ý cho bản báo cáo này. Hội nghị CBVC hàng năm còn là cơ hội để các cán

bộ, giảng viên và nhân viên Nhà trường đưa ra ý kiến đóng góp, câu hỏi, thắc

Page 68: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

59

mắc liên quan đến chê đô chinh sach và lanh đao Nha trương trưc tiêp giải đáp

các thắc mắc [H5.5.2.8].

Phát huy tính dân chủ và trí tuệ tập thể, khi xây dựng các kế hoạch, quy

chế, quy định như kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường, quy chế chi tiêu

nội bộ, chương trình công tác, chương trình hành động… Nhà trường đã gửi bản

dự thảo tới từng đơn vị để xin ý kiến của cán bộ, giảng viên và tổ chức hội nghị

đóng góp ý kiến [H5.5.2.9]. Nhà trường có hòm thư góp ý và bố trí phòng tiếp

công dân, lịch phân công trực của lãnh đạo để cán bộ, giảng viên và SV cũng

như nhân dân trực tiếp trình bay những ý kiến, đề xuất. Nhà trường đã thành lập

được Hội đồng Trường.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ; Đa dang kênh

thu thập thông tin phan hôi cua can bô nhân viên thông qua cac đơn vi trong

toan trương.

3. Những tồn tại

Chưa ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng Trường.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016 – 2017, xây dưng va ban hành quy chế hoạt động của Hội

đồng Trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

Tiêu chí 5.3: Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ

quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong

và ngoài nước

1. Mô tả

Nhà trường có các chính sách ưu tiên nhằm khuyến khích, tạo điều kiện

cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn

nghiệp vụ trong và ngoài nước thông qua Đề án đào tạo cán bộ, giảng viên; Quy

định bổ sung về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình

Page 69: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

60

độ ngoại ngữ đối với giảng viên trẻ. Đối với học viên Cao học và NCS: miễn

100% giờ tiêu chuẩn định mức cho học viên học hệ tập trung và 2/3 giờ tiêu

chuẩn cho học viên cao học hệ không tập trung trong thời gian quy định; được

hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của Nhà trường; được

xét nâng lương sớm sau khi hoàn thành khóa học; ưu tiên NCS trong nước chủ

nhiệm 01 đề tài cấp bộ, hỗ trợ kinh phí ôn tập và dự thi là 2 triệu đồng/thí sinh

nếu trúng tuyển; hỗ trợ 100% học phí trong thời gian đào tạo theo quy định; hỗ

trợ kinh phí khi bảo vệ luận án tiến sĩ.

Đối với cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở nước

ngoài, Nhà trường đảm bảo chế độ chính sách về lương theo quy định của nhà

nước, ĐHTN. Đôi vơi giang viên co hoc vi Tiên si đươc Nha trương hô trơ kinh

phi làm hô sơ phong ham Pho Giáo sư, Giáo sư và đươc hưởng chê đô theo quy

đinh. [H5.5.3.1] [H5.5.3.2] [H5.5.3.3].

Nhà trường đã xây dựng quy chê xư ly đôi vơi nghiên cưu sinh va hoc

viên cao hoc. Quy chê nêu ro viêc xư lý qua han, bo hoc, thôi hoc, chuyên công

tac, chuyên công tac sau khi bao vê luân văn va luân an... [H5..5.3.3].

Từ năm 2010 đến năm 2015, Nhà trường đã cử và hỗ trợ kinh phí cho 602

lượt cán bộ, giảng viên tham gia các hội thảo, tập huấn khoa học trong nước;

158 lượt cán bộ và giảng viên tham gia hội thảo, tập huấn, tham quan, khảo sát

tại nước ngoài; cử và hỗ trợ cho 171 giảng viên học cao học trong nước; 27

giảng viên học cao học nước ngoài; 78 NCS trong nước; 20 NCS nước ngoài và

122 cán bộ bồi dưỡng ngoại ngữ [H5.5.3.4], [H5.5.3.5], [H5.5.3.6], [H5.5.3.7],

[H5.5.3.8], [H5.5.3.9].

Năm 2014, Nha trương đa ban hanh Đê an chuân hoa năng lưc ngoai ngư,

năng lưc công nghê thông tin cho CBGV va sinh viên của Nhà trường giai đoạn

2013-2015 và 2016-2020. Đông thơi, Nha trương co chinh sach hô trơ cho đôi

ngu CBVC như: hỗ trợ 4 triệu đồng cho CBVC đạt chứng chỉ tin học và chứng

chỉ ngoại ngữ theo các mức trình độ và thời hạn quy định trong đề án, hô trơ 5

Page 70: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

61

triêu đông cho CBVC đat chưng chi ngoai ngư quôc tê vượt chuẩn theo quy đinh

cua Nha trương; hô trơ 100% lương va cac khoan phu câp theo lương đôi vơi

CBVC tham gia hoc ngăn han; hô trơ hoc phi cho nghiên cứu sinh, can bô quan

ly cao câp theo quy đinh. Đến tháng 9/2015, tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn ngoại ngữ

71,84% và đạt chuẩn tin học (IC3) 95,34.% [H5.5.3.10].

Việc ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác với đối tác nước ngoài trong

việc trao đổi học thuật góp phần nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên

môn của đội ngũ cán bộ thông qua các khóa tập huấn ngắn hạn, hội thảo quốc tế,

tham quan và trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục đào tạo [H5.5.3.5].

Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ giảng viên được Nhà trường cử đi học tập nâng cao

trình độ chuyên môn ở nước ngoài chưa cao.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã có nhiều chính sách, biện pháp thiết thực và hiệu quả để

tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.

3. Những tồn tại

Chính sách cua Nha trương chưa thực sự khuyến khích cán bộ tham gia đi

đào tạo ở nước ngoài.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2015-2016, Nha trương tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh

chính sách khuyến khích cán bộ giảng viên học tập nâng cao trình độ ở nước

ngoài.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Page 71: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

62

Tiêu chí 5.4: Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực

quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao

1. Mô tả

Đội ngũ quản lý của Nhà trường được bổ nhiệm căn cứ vào tiêu chuẩn về

phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, theo quy trình công

khai, dân chủ đảm bảo đội ngũ quản lý được bổ nhiệm có khả năng hoàn thành

tốt nhiệm vụ. Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo đáp

ứng yêu cầu, hoạt động điều hành công tác chuyên môn thực hiện đúng theo quy

định và chính sách của nhà nước, Bộ GD&ĐT, ĐHTN. Tỷ lệ cán bộ quản lý có

học hàm PGS chiếm 5,9%; Tiến sĩ chiếm 24,7%; Thạc sỹ chiếm 68,2%; Đại học

chiếm 1,2%. Bên cạnh đó, tỉ lệ cán bộ có kinh nghiệm quản lý trên 10 năm

chiếm 20%; từ 5 đến 10 năm chiếm 28,2% và dưới 5 năm 51,8%. Đội ngũ cán

bộ quản lý của Nhà trường có cơ cấu hợp lý giữa trình độ và kinh nghiệm, tính

kế thừa trong hoạt động quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được phân công

và giao phó [H5.5.4.1], [H5.5.4.2], [H5.5.4.3], [H5.5.4.4].

Nhà trường định kỳ tổ chức đánh giá và phân loại đội ngũ cán bộ quản lý

vào cuối năm học thông qua việc tự nhận xét, đánh giá và chấm điểm cá nhân về

kết quả hoạt động quản lý chuyên, công tác quản lý và lãnh đạo theo nhiệm vụ

được giao. Kết quả đánh giá hoàn thành nhiệm vụ được làm căn cứ để bình xét thi

đua hàng năm. Năm học 2014-2015, kết quả bình xét đối với các cán bộ quản lý

100% đạt danh hiệu lao động tiên tiến và 58,82% đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua

từ cấp cơ sở trở lên [H5.5.4.5], [H5.5.4.6], [H5.5.4.7].

Bên cạnh đó, Đảng ủy Nhà trường đánh giá phẩm chất đạo đức và mức độ

hoàn thành công việc hàng năm đối với đội ngũ cán bộ quản lý, kết quả bình xét

hàng năm của cán bộ quản lý đạt 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó trên 35%

cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H5.5.4.8].

Định kỳ 01 năm/lần, Nhà trường tiến hành lấy ý kiến phản hồi của cán bộ

viên chức và người học về hoạt động phục vụ của các đơn vị trong toàn trường,

trong đó có tiêu chí đánh giá hiệu quả điều hành công tác chuyên môn của cán

bộ quản lý tại các đơn vị. Kêt qua đanh gia đôi ngu lanh đao cac phong, khoa,

Page 72: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

63

trung tâm đat gia tri trung binh tư 3,21 đên 3,55 (thang đo đanh gia tư 1 đên 4)

[H5.5.4.9].

2. Những điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường có trình độ chuyên môn cao, có

kiến thức về khoa học quản lý và kinh nghiệm công tác.

3. Những tồn tại

Đôi ngũ can bộ quan ly chưa tham gia nhiều hoạt đông bôi dương chuyên

môn nghiêp vu trong lĩnh vưc quản ly.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016 – 2017, Nhà trường tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên môn và học tập trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Tiêu chí 5.5: Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào

tạo và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo

dục nhằm giảm tỉ lệ trung bình sinh viên/giảng viên

1. Mô tả

Tính đến tháng 8/2015, Nhà trường có 353 cán bộ giảng viên cơ hữu và

128 cán bộ giảng viên thỉnh giảng (trong đó: giảng viên có trình độ Tiến sĩ

chiếm 33,26%,; trình độ Thạc sỹ chiếm 43,45%). Đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ số

lượng để thực hiện giảng dạy cho các CTĐT từ bậc đại học và sau đại học (gồm

có 27 chương trình đào tạo đại học, 03 chương trình đào tạo thạc sỹ và 02

chương trình đào tạo tiến sỹ) [H5.5.1.1], [H5.5.5.2], [H5.5.5.3].

Tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên của Nhà trường đạt 20,45 sinh

viên/giảng viên, đáp ứng mức chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với khối

ngành kinh tế. Định kỳ hàng năm, Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng

cán bộ giảng viên để đáp ứng với quy mô đào tạo và giảm tỷ lệ sinh viên/giảng

viên [H5.5.5.4].

Page 73: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

64

Nhà trường có nhiều chính sách khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia

nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trung bình mỗi giảng viên dành

ít nhất 100 giờ tiêu chuẩn/năm để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Từ

năm 2010 đến nay, đội ngũ cán bộ giảng viên thực hiện thành công 15 đề tài cấp

bộ, 07 đề tài cấp tỉnh, 03 dự án quốc tế và 201 đề tài cấp cơ sở. Đội ngũ giảng

viên đáp ứng đủ số lượng, chất lượng để thực hiện các chương trình giáo dục và

nghiên cứu khoa học phụ vụ cho hoạt động đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực

chất lượng cao và phát triển kinh tế xã hội khu vực trung du miền núi phía Bắc

[H5.5.5.5].

Tuy nhiên, tỉ lệ đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu có trình độ cao con

thâp.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đảm bảo đủ số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên để

thực hiện tốt hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

3. Những tồn tại

Tỉ lệ giảng viên có trình độ cao còn thấp.

4. Kế hoạch hành động

Gia đoan 2015 - 2020, Nhà trường xây dưng chiên lược va kê hoach nâng

cao ty lê giảng viên có trinh đô cao (Tiên si, PGS, GS).

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Tiêu chí 5.6: Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo

của nhà giáo theo qui định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm

bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo qui định; có trình độ ngoại ngữ, tin

học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học

1. Mô tả

Năm học 2014-2015, 100% giảng viên của Nhà trường đều đảm bảo trình

độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ của giảng viên theo Điều lệ trường đại học

Page 74: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

65

năm 2014 và các quy định của nhà nước. Đội ngũ giảng viên đảm bảo 100%

giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo, đảm bảo được cơ cấu chuyên môn và

trình độ theo quy định. Đội ngũ giảng viên của Nhà trường 100% có chứng chỉ

giáo dục học đại học [H5.5.6.1], [H5.5.6.2], [H5.5.6.3].

Tổng số đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trường là 353, trong đó: 7

PGS (chiếm 2%), 25 Tiến sĩ (chiếm 7,1%), 209 Thạc sỹ (chiếm 59,2%) và 112

Cử nhân đại học (chiếm 31,7%). Đội ngũ cán bộ giảng viên đảm bảo đáp ứng

hoạt động đào tạo, đảm bảo cơ cấu và giảng dạy đúng theo trình độ chuyên môn

được đào tạo.

Năm 2014, Nhà trường đã xây dựng đề án nâng cao năng lực ngoại ngữ

và tin học đối với đội ngũ cán bộ giảng viên. Tháng 9/2015, 95,34% cán bộ

giảng viên đạt chứng chỉ tin học quốc tế (IC3, MOS), đảm bảo 100% cán bộ

giảng viên có khả năng khai thác thông tin trên Internet phục vụ cho biên soạn

giáo án, bài giảng điện tử và giáo trình giảng dạy [H5.5.6.4].

Đồng thời, đội ngũ cán bộ giảng viên đã đạt năng lực và trình độ về ngoại

ngữ, 65,72% cán bộ giảng viên đạt chứng chỉ IELTS, TOEFL, TOEIC,

Cambridge Tests theo Khung tham chiếu CEFR tương đương B1; 10% đội ngũ

cán bộ giảng viên có bằng đại học thứ hai về ngoại ngữ; 15% cán bộ giảng viên

tốt nghiệp từ các trường đại học nước ngoài; 25% giảng viên có khả năng giảng

dạy các môn học bằng Tiếng Anh cho các chương trình liên kết đào tạo quốc tế

tại nhà trường; 10% cán bộ giảng viên tham gia các hội thảo quốc tế và có tham

luận bằng tiếng Anh đóng góp cho hội thảo [H5.5.6.5], [H5.5.6.6], [H5.5.6.7],

[H5.5.6.8], [H5.5.6.9].

Nguồn lực đội ngũ cán bộ giảng viên đã góp phần đáp ứng nhiệm vụ

giảng dạy ngoại ngữ cho người học của truờng đạt chuẩn đầu ra theo quy định

của Nhà trường. Tuy nhiên, tỉ lệ đội ngũ cán bộ giảng viên giảng dạy các học

phần bằng tiếng anh chưa cao/còn thấp.

2. Những điểm mạnh

Đội ngũ giảng viên của Nhà trường đạt chuẩn về chuyên môn, có năng lực

tham gia NCKH, đạt chuẩn quốc tế về ngoại ngữ và tin học .

Page 75: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

66

3. Những tồn tại

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên chưa cao.

Đội ngũ giảng viên khả năng giảng dạy bằng tiếng anh chưa cao/còn thấp.

4. Kế hoạch hành động

Năm học 2016-2017, Nhà trường giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giảng viên

đã có bằng thạc sỹ sau 3 năm tham gia thi nghiên cứu sinh.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Tiêu chí 5.7: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh

nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo qui định

1. Mô tả

Năm 2008, Nhà trường ban hành Quy định bổ sung về việc học tập, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ trẻ,

trong đó quy định cụ thể thời gian, quyền lợi nghĩa vụ của giảng viên được cử đi

đào tạo thạc sỹ, nghiên cứu sinh và nâng cao năng lực ngoại ngữ. Quy định tạo

điều kiện giúp đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường không ngừng nâng cao

trình độ chuyên môn, cân bằng giữa trình độ và độ tuổi của đội ngũ giảng viên

[H5.5.7.1].

Đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu của nhà trường đã từng bước bổ sung

cả về số lượng cũng như chất lượng, tỉ lệ cán bộ có học hàm PGS và Tiến sĩ

chiếm 9,1%; tỉ lệ cán bộ có học vị thạc sỹ chiếm 59,2% trong tổng số cán bộ

giảng viên cơ hữu. Thời gian thâm niên công tác giảng dạy trung bình của đội

ngũ cán bộ giảng viên là 10 năm. Độ tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu là 31

tuổi, trong đó: 0,85% trên 60 tuổi; 3,97% từ 51 đến 60 tuổi; 4,53% từ 41 đến 50

tuổi; 42,63% từ 30 đến 40 tuổi; 47,03% dưới 30 tuổi. Đội ngũ cán bộ giảng viên

của Nhà trường đảm bảo cân bằng giữa kinh nghiệm công tác với độ tuổi và có

xu hướng trẻ hóa đội ngũ giảng viên [H5.5.7.2], [H5.5.6.1].

Page 76: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

67

Nhà trường luôn có chính sách hỗ trợ cho cán bộ giảng viên trẻ nâng cao

trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển và nâng cao

chất lượng hoạt động đào tạo. Từ năm 2010 đến tháng 8/2015, Nha trương đa cư

198 giảng viên đi hoc cao hoc (trong đó có 27 giảng viên hoc ơ nươc ngoai), 98

giảng viên đi học nghiên cưu sinh (trong đó có 20 giảng viên nghiên cưu ơ nươc

ngoai). Nhà trường đã cử 794 lượt giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên

môn, nghiệp vụ, đi dự hội thảo trong và ngoài nước [H5.5.3.4]; [H5.5.3.5]

H5.3.6]; [H5.5.3.7], [H5.5.3.8]; [H5.5.3.9].

Nhà trường đã ban hành các tiêu chuẩn, quy định, kế hoạch, tuyển dụng

và tạo nguồn giảng viên cụ thể, công khai và minh bạch. Trung bình mỗi năm

Nhà trường tuyển dụng 30 giảng viên trẻ, độ tuổi trung bình dưới 25 tuổi, tốt

nghiệp loại giỏi và xuất sắc của các cơ sở đào tạo uy tín trong nước. Trong thời

gian tập sự và 02 năm tiếp theo, cán bộ giảng viên trẻ phải hoàn thành chương

trình đào tạo sau đại học và các yêu cầu khác theo quy định để đạt chuẩn năng

lực đáp ứng tiêu chuẩn giảng viên [H5.5.1.4].

2. Những điêm manh

Nhà trường có đội ngũ giảng viên trẻ, được đào tạo cơ bản từ chương

trình đại học, sau đại học và NCS ở các nước phát triển, có chuyên môn cao, có

ngoại ngữ thành thạo làm nòng cốt trong NCKH và HTQT.

3. Những tôn tai

Số lượng giảng viên trẻ thành thạo ngoại ngữ đạt chuẩn để cử đi đào tạo,

nâng cao ở nước ngoài còn chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, mỗi năm Nhà trường cử 20 giảng viên trẻ nâng

cao trình độ ngoại ngữ để tham gia các chương trình sau đại học ở nước ngoài.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Page 77: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

68

Tiêu chí 5.8: Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực

chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có

hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

1. Mô tả

Năm 2015, Nha trường co 152 kỹ thuật viên, nhân viên (chiếm tỷ lệ

30,1%) phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và NCKH. Mỗi khoa đều có 01 cán

bộ phụ trách văn phòng khoa để giúp việc cho Ban chủ nhiệm khoa [H5.5.8.1],

[H5.5.8.2].

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên có đủ năng lực chuyên môn để phục vụ

tốt cho giảng dạy, 100% kỹ thuật viên chuyên về công nghệ thông tin thuộc

Trung tâm TT-TV có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin; 15,79%

kỹ thuật viên, nhân viên các phòng chức năng có trình độ thạc sĩ; 77,63% kỹ

thuật viên, nhân viên các phòng chức năng có trình độ đại học [H5.5.8. 3],

[H5.5.8.4].

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên thường xuyên được bồi dưỡng chuyên

môn và nghiệp vụ. Cụ thể, hơn 60 lượt cán bộ phục vụ đào tạo đã được cử đi

học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (Văn thư lưu trữ, thư viện, bảo vệ,

nghiệp vụ đấu thầu, ĐBCLGD....) [H5.5.8.5].

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên thuộc các phòng chức năng đã phục vụ

có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và NCKH. Nhà trường đã tổ chức hoạt

động lấy ý kiến cán bộ, giảng viên và người học đánh giá chất lượng phục vụ

của đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên tại các đơn vị trong toàn trường. Kết quả

đánh giá cho thấy, chất lượng phục vụ của đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên

đều đạt từ mức đáp ứng tốt yêu cầu [H5.5.4.9].

Tuy nhiên, quy mô nhân viên và kỹ thuật viên của Nhà trường chiếm tỷ lệ

khá cao.

2. Những điêm manh

Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên của Nhà trường thường xuyên được bồi

dưỡng, nâng cao nghiệp vụ.

Page 78: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

69

3. Những tôn tai

Quy mô kỹ thuật viên và nhân viên chiếm tỷ lệ khá cao.

4. Kế hoạch hành động

Giai đoạn 2015 – 2020, Nhà trường thực hiện tinh giản quy mô đội ngũ

kỹ thuật viên và nhân viên tại các phòng chức năng theo đề án vị trí việc làm.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Kết luận Tiêu chuẩn 5

Nhà trường đã xác định xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và

nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự

phát triển của Nhà trường.

Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của Trường phát

triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng

được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, NCKH. Đội ngũ cán bộ quản lý có

phẩm chất đạo đức và có năng lực quản lý chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu

nhiệm vụ vị trí công tác đang đảm nhiệm. Nhà trường có đội ngũ giảng viên

đảm bảo có đủ trình độ và không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên của Nhà trường đủ về số lượng

và được định kỳ bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác

giảng dạy và NCKH.

Tất cả đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Nhà trường

được tuyển dụng bổ nhiệm theo đúng quy trình công khai, minh bạch và được

đảm bảo các quyền dân chủ trong Nhà trường, đồng thời luôn được Nhà trường

khuyến khích và tạo điều kiện được học tập, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn

và kiến thức tin học, ngoại ngữ.

Trong tiêu chuẩn 5 có 8/8 tiêu chí đạt yêu cầu.

Page 79: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

70

Tiêu chuẩn 6: Người học (9 tiêu chí)

Mở đầu

Trường ĐH Kinh tế và QTKD luôn xác định “Người học” là trung tâm

của quá trình giáo dục trong Nhà trường. Chính vì vậy, các hoạt động liên quan

đến người học luôn được Nhà trường quan tâm, tổ chức triển khai một cách

đồng bộ, có hệ thống và đã đạt được những kết quả tốt. Trường đã cung cấp đầy

đủ, kịp thời các văn bản của Nhà nước, quy định, thông báo của trường đến từng

người học, giúp người học hiểu rõ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các

yêu cầu khác về kiểm tra đánh giá. Người học được đảm bảo các chế độ chính

sách xã hội theo quy định của Nhà nước và được chăm sóc sức khỏe theo quy

định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động, tham gia các phong trào văn

hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; được đảm bảo an toàn trong trường học. Người

học hiểu biết và tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt chính sách, chủ trương, đường

lối của Đảng và Nhà nước, chấp hành tốt quy chế đào tạo và quy chế rèn luyện.

Người học được tham gia vào những hoạt động Đoàn, Hội và có môi trường tu

dưỡng, rèn luyện phấn đấu trở thành Đảng viên. Trường có nhiều hoạt động hỗ

trợ người học thông qua các hoạt động nhằm tăng tỷ lệ người tốt nghiệp có việc

làm phù hợp với ngành nghề đào tạo và người tốt nghiệp có năng lực đáp ứng

nhu cầu của thị trường lao động.

Tiêu chí 6.1: Người học được hướng dẫn đầy đủ về chương trình giáo

dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục

và Đào tạo

1. Mô tả

Hàng năm, thông tin học vụ được Nhà trường truyền tải đến người học

thông qua hệ thống cố vấn học tập và hệ thống website của trường. Việc hướng

dẫn đầy đủ cho người học nắm rõ được mục tiêu đào tạo, chương trình giáo dục

của từng ngành, thể hiện qua việc mỗi người học đều được Nhà trường cung cấp

cuốn “Sổ tay sinh viên”; cuốn “Niên giám trường đại học”; các biên bản họp

Page 80: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

71

lớp, sinh hoạt lớp; trong đó đã hệ thống hóa các văn bản về mục tiêu đào tạo,

chương trình giáo dục, điều kiện kiểm tra đánh và các quy định trong quy chế

đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, mỗi người học còn được cấp

một địa chỉ email để nhận và phản hồi trực tiếp các thông tin từ Trường

[H6.6.1.1].

Định kỳ vào đầu mỗi năm học, Nhà trường còn tổ chức “Tuần sinh hoạt

công dân HSSV” cho toàn bộ người học hệ đại học chính quy. Trong tuần lễ

sinh hoạt này, SV được cán bộ phụ trách đào tạo của Nhà trường hướng dẫn đầy

đủ về các nội dung cơ bản liên quan đến đào tạo bao gồm mục tiêu đào tạo, các

quy định trong quy chế đào tạo, các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá được ghi rõ

trong đề cương chi tiết của mỗi môn học và được phổ biến tới SV trước khi SV

tham gia học môn học đó, bao gồm các hình thức kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ,

bài tập, thảo luận, tiểu luận, kiến tập, thực tập và điểm chuyên cần. Ngoài ra

người học còn được Nhà trường phổ biến cụ thể hơn về điều kiện tốt nghiệp và

định hướng nghề nghiệp khi ra trường. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng,

giúp người học định hình được chương trình học tập và xây dựng cho mình một

kế hoạch học tập hợp lý; xác định được hướng phấn đấu trong quá trình học tập

tại trường [H6.6.1.2].

Cuối tuần sinh hoạt công dân, Nhà trường tổ chức đánh giá nhận thức của

người học về các nội dung đã được học tập thông qua bài thu hoạch. 100%

người học tham gia viết bài thu hoạch và có hơn 90% người học bài thu hoạch

đạt yêu cầu [H6.6.1.3].

Cuối mỗi kỳ học và mỗi năm học, Nhà trường tổ chức cho các Khoa sơ

kết học kỳ, tổng kết năm học và đối thoại với người học. Tại các cuộc họp này

ngoài Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong khoa còn có đại diện Ban giám

hiệu, lãnh đạo các phòng chức năng phục vụ đào tạo nhằm giải đáp thắc mắc,

kiến nghị và nhận những thông tin phản hồi từ đại diện của người học

[H6.6.1.4].

Page 81: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

72

Thông qua các hình thức trên, người học hiểu rõ về chương trình giáo

dục, các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ GD & ĐT, nội dung, mục tiêu

của khóa học, quy định về hình thức thi/kiểm tra của từng môn học, cách tính

điểm kết quả học tập, điều kiện để được tốt nghiệp.

Tuy nhiên, Nhà trường chưa tổ chức lấy ý kiến nhận xét đánh giá của

người học về các tài liệu hướng dẫn và các hình thức phổ biến này.

2. Những điểm mạnh

Người học được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về mục tiêu, chương

trình giáo dục, các yêu cầu về học tập, kiểm tra, đánh giá bằng nhiều kênh thông

tin khác nhau.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của người học về

các tài liệu hướng dẫn và các hình thức phổ biến nhằm cung cấp thông tin đến

người học.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, Trường tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của

người học về các tài liệu hướng dẫn và các hình thức phổ biến thông tin đến

người học.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 6.2: Người học được đảm bảo chế độ chính sách xã hội, được

khám sức khoẻ theo quy định y tế học đường; được tạo điều kiện hoạt động,

tập luyện văn nghệ, TDTT và được đảm bảo an toàn trong khuôn viên của

nhà trường

1. Mô tả

Đầu mỗi năm học, Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách với

người học như: học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách, trợ cấp xã

Page 82: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

73

hội; miễn, giảm học phí; vay vốn tín dụng thông qua “Tuần sinh hoạt công dân”

đồng thời được hướng dẫn cách làm các hồ sơ, thủ tục để được hưởng các chế

độ chính sách theo quy định hiện hành. Thông qua đó SV hiểu rõ được quyền lợi

và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người học trong quá trình đào tạo ở

Trường [H6.6.2.1].

Hàng kỳ, quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường được trích từ

quỹ học phí chính quy theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo để xét cấp cho

các SV có kết quả học tập tốt và rèn luyện tốt [H6.6.2.2]. Ngoài ra Nhà trường

còn xét trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí cho người học thuộc các đối tượng

chính sách, xác nhận cho sinh viên làm thủ tục vay vốn Ngân hàng chính sách

theo đúng quy định của nhà nước [H6.6.2.3] [H6.6.2.5] .

Danh sách người học hưởng chế độ chính sách xã hội được lưu giữ tại

Phòng Công tác HSSV, được đăng tải trên website và được gửi về các lớp, các

khoa, phòng có liên quan [H6.6.2.4].

Trạm Y tế của Nhà trường được đặt tại 3 địa điểm: Khu nhà làm việc và

nghiên cứu, khu giảng đường và khu KTX gồm có 1 bác sĩ, 2 y sĩ và 3 điều dưỡng

viên thường trực chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho người học. Mỗi năm, Nhà

trường đều dành một khoản kinh phí để khám chữa bệnh ban đầu cho người học;

bên cạnh đó trạm y tế trường còn phối hợp với các bệnh viện, trung tâm y tế tổ

chức khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ y bạ cho tất cả người học của trường.

100% người học khóa mới được khám sức khỏe đầu vào và 100% người học

khóa cuối được khám sức khỏe đầu ra theo quy định hiện hành. Kết thúc mỗi đợt

khám sức khỏe đều có báo cáo kết quả khám và phân loại sức khoẻ cho người học

để làm cơ sở theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho người học [H6.6.2.6], [H6.6.2.7],

[H6.6.2.8], [H6.6.2.9].

Ngoài ra, Nhà trường còn làm tốt công tác bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền

lợi cho người học, trên 80% người học tham gia bảo hiểm y tế, 80% người học

tham gia bảo hiểm toàn diện [H6.6.2.10].

Page 83: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

74

Trong những năm qua, Nhà trường luôn chú trọng đến đời sống văn hoá

tinh thần của người học thông qua việc phát triển các phong trào văn hóa, văn

nghệ, thể dục thể thao và bố trí thời gian hợp lý để người học tham gia. Các hoạt

động này được Nhà trường tổ chức định kỳ, ít nhất 1 lần/năm và đã thu hút đông

đảo người học tham gia, tạo được không khí vui tươi lành mạnh trong Nhà

trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã đầu tư kinh phí cho việc dàn dựng sân

khấu ngoài trời, kinh phí thuê các thiết bị âm thanh, chiếu sáng, trang phục biểu

diễn... [H6.6.2.11]. Ngoài ra, người học còn được tham gia các hoạt động trong

các Câu lạc bộ của trường, tham gia các hoạt động ngoại khoá và các hoạt động

tình nguyện [H6.6.4.1],[ H6.6.4.3].

Để đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường học, Nhà trường ban hành

nội quy ra vào cơ quan, nội quy, quy chế phòng học, phòng thực hành...

[H6.6.2.12]. Ngoài ra, Nhà trường còn trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ

đảm bảo an toàn lao động cho người dạy và người học [H6.6.2.13].

Nhà trường cũng đã xây dựng nội quy KTX và chủ động phối hợp với

công an và chính quyền địa phương để quản lý SV nội trú [H6.6.2.14]. Bên cạnh

đó, Nhà trường còn thành lập đội An ninh xung kích trong KTX nhằm nắm bắt

diễn biến về tư tưởng, nguyện vọng của người học để có kế hoạch hành động

kịp thời góp phần giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho người học

[H6.6.2.15].

Tuy nhiên, Nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt văn

hoá văn nghệ, thể dục thể thao như hội trường lớn và nhà thi đấu đa năng trong

khuôn viên Trường nên việc tổ chức các hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách với người học.

Người học được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

thường xuyên và được đảm bảo an toàn trong học tập và sinh hoạt.

Page 84: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

75

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa có đầy đủ hội trường lớn, nhà thi đấu đa năng trong

khuôn viên trường nên việc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ cho người

học còn gặp nhiều khó khăn.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, Nhà trường lập kế hoạch đầu tư kinh phí xây

dựng hội trường lớn, nhà thi đấu đa năng trong khuôn viên mới của trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 6.3: Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống

cho người học được thực hiện có hiệu quả.

1. Mô tả

Trong những năm qua, Nhà trường luôn chú trọng đến công tác giáo dục

chính trị tư tưởng và rèn luyện đạo đức, lối sống cho người học. Nhà trường đã

cụ thể hóa qui chế đánh giá kết quả rèn luyện của Bộ GD&ĐT, qui định các tiêu

chí đánh giá và mức điểm chi tiết phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của

Nhà trường. Kết quả rèn luyện qua các năm học cho thấy số lượng xếp loại khá

trở lên chiếm tỷ lệ cao (hơn 90%) và nhiều người học được Nhà trường khen

thưởng vì đã có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc [H6.6.3.1], [H6.6.3.2].

Hàng năm, thông qua “Tuần sinh hoạt công dân”, Nhà trường đã cung cấp

tài liệu và phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước; các nội quy của Nhà trường trong đó có quy chế rèn luyện đối với người

học; các báo cáo chuyên đề về pháp luật, thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong

nước và thế giới; triển khai các cuộc vận động trong toàn ngành giáo dục cho

người học: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”; cuộc vận động “Hai không” được Ban giám hiệu, phòng CT-HSSV,

Phòng PA83 công an tỉnh Thái Nguyên cho người học. Từ đó giúp người học

nâng cao ý thức đạo đức, lối sống [H6.6.1.1].

Page 85: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

76

Nhà trường thực hiện tuyên truyền lối sống văn minh, phòng chống ma

tuý và các tệ nạn xã hội đến người học thông qua hệ thống biểu ngữ, tài liệu

tuyên truyền. Trường tổ chức hội thi tìm hiểu về phòng chống ma túy, tham gia

Hội trại phòng chống ma túy, lễ ra quân phòng chống ma túy do Đại học Thái

Nguyên tổ chức; tham gia Hội thi Thanh niên với công tác phòng chống TNXH

do Đoàn TNCS HCM Khối Dân Chính Đảng tổ chức, đạt giải nhì toàn đoàn và

giải nhất hùng biện. Ngoai ra, Đoan trương va Hôi sinh viên Nha trương đa xây

dưng chương trinh hanh đông thiết thưc nhăm giáo duc nhân cach, giáo duc đao

đưc va lôi sống cho người hoc thông qua các chương trinh, các hoạt động tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền an toàn giao thông. Triển

khai thực thi luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động

hưởng ứng Ngày thế giới không có thuốc lá năm 2013". Đẩy mạnh các hoạt

động xã hội, nhân đạo, từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chung sức cộng

đồng [H6.6.3.3].

Định kỳ hàng năm, Đoàn TNCS HCM Trường tiến hành công tác phân

loại đoàn viên, giới thiệu các đoàn viên ưu tú kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt

Nam cho Đảng uỷ Nhà trường [H6.6.3.4].

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại người học có ý thức phấn đấu chưa cao, cá biệt

còn có sinh viên vi phạm ý thức tổ chức, phải xử lý kỷ luật [H6.6.3.5].

Bên cạnh đó, Nhà trường cũng chưa định kỳ tổ chức các buổi báo cáo

chuyên đề cho người học.

2. Những điểm mạnh

Công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học

được thực hiện tốt. Đại đa số người học có đạo đức lối sống tốt, có tinh thần

trách nhiệm, trung thực thẳng thắn và giản dị.

3. Những tồn tại

Vẫn còn có người học ý thức chưa tốt và phải xử lý kỷ luật. Các hình thức

tuyên truyền, phổ biến, rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho

người học còn ít.

Page 86: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

77

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, tăng cường công tác rèn luyện chính trị, tư tưởng,

đạo đức và lối sống cho người học thông qua hệ thống phát thanh truyền thông, tổ

chức các buổi báo cáo chuyên đề về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội

trong nước và trên thế giới cho người học định kỳ 1 lần/học kỳ.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 6.4: Công tác Đảng, Đoàn thể có tác dụng tốt trong việc rèn

luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học

1. Mô tả

Đang uy Nha trương đa xây dưng nghi quyêt theo năm, nghi quyêt theo quy

và nghị quyết theo tháng để lanh đạo chinh quyên va tổ chưc Đoan thê đôi vơi công

tác ren luyên chinh tri, tư tưởng, đao đưc và lôi sông cho ngươi hoc. Trên cơ sở

Nghị quyết của Đang uy Nhà trương, Đoàn Thanh niên va Hội sinh viên Trường đã

phối hợp với các phong chưc năng va các khoa chuyên môn lập kê hoach, tô chưc

phong trao văn nghê, thê duc thể thao tư cấp Chi đoan đên câp Liên chi đoan va cấp

Đoàn trường; thường xuyên môi năm hoc tổ chưc môt Hội diễn văn nghệ, Giải

bóng đá sinh viên nhân dịp chào mừng các ngay lê lơn cua đât nươc, ngay truyên

thông cua nganh giao dục va ngày thanh lâp trương.. Các hoat động nay co quy mô

toan trương va vơi sư tham gia cua trên 80% SV [H6.6.4.1].

Cac hinh thưc Câu lac bô: Tiêng Anh - TEC, Sinh viên khơi nghiêp -

TSSC, SV Tinh nguyên - TVSC, Tin học, Thanh niên vận động hiến máu-

TBDC, Âm nhạc - TMC, Cầu lông - TBC đa đươc Đoan thanh niên va Hôi sinh

viên Nhà trường thanh lâp nhăm thuc đây cac hoat đông găn công tac Đoan va

Hôi vơi sinh hoat chuyên môn theo sơ thich cua ngươi hoc [H6.6.4.2]. Ngoai ra,

Đoan Thanh niên va Hôi sinh viên Nha trương đa xây dưng chương trinh hanh

đông thiêt thưc nhăm giao duc nhân cach, giao duc đao đưc va lôi sông cho

ngươi hoc thông qua các chương trinh, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến,

Page 87: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

78

giáo dục pháp luật, tuyên truyền an toàn giao thông cho SV. Triển khai thực thi

luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày

thế giới không có thuốc lá năm 2013". Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nhân

đạo, từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chung sức cộng đồng. Năm 2013,

Nhà trường đã triển khai tới toàn thể cán bộ, viên chức, SV trong trường tham

gia chương trình “Áo ấm mùa đông” đã quyên góp được gần 30 thùng quà bao

gồm sách vở, quần áo và 16.210.000 đồng tiền mặt. Năm 2014, Nhà trường tiếp

tục triển khai chương trình “Áo ấm mùa đông” đã quyên góp được 30 thùng quà

bao gồm sách vở, quần áo, đồ dùng học tập, đồ chơi trẻ em và 10.360.000 đồng

tiền mặt. Nhà trường đã dùng một phần số tiền này để mua quà gửi tới những

gia đình chính sách tại Xã Vũ Chấn – Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên, một

phần tiền nhà trường dành trao quà cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại

Ký túc xá trường nhân dịp Tết Nguyên đán 2015. Trong những năm qua đã có

tổng cộng gần 1000 lượt sinh viên tham gia công tác tình nguyện tại các địa

phương như Xã Thành Công- Huyện Phổ Yên, Xã Yên Ninh - Huyện Phú

Lương, Xã Văng Lăng- Huyện Đồng Hỷ, Xã Tràng Sá - Huyện Võ Nhai, Xã

Đức Lương – Huyện Đại Từ, Xã Dân Tiến - Huyện Võ Nhai. Hàng trăm lượt

sinh viên đã tham gia tình nguyện tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, Bệnh viện

Chấn thương chỉnh hình, Trường trẻ em khuyết tật [H6.6.4.3].

Đây là các chương trình hành động thiết thực, phù hợp với trên 80% nhu

cầu, nguyện vọng của ngươi hoc. Qua đó, các chương trình này co tac dung tôt

giáo dục đao đưc va tư tưởng ngươi hoc. Kêt qua cho thây, tư cach đao đưc cua

người học được nâng lên; không có ngươi hoc vi pham về tư cach đao đưc, lôi

sông; không co ngươi hoc măc các tê nan xã hôi. Ty lê đoan viên SV đạt danh

hiêu đoan viên ưu tu ngày cang tăng lên [H6.6.3.4]. Ty lê SV có điêm rèn

luyên tôt va xuât sắc cũng tăng lên qua cac năm [H6.6.3.1]. SV vi pham kỷ luật

giảm [H6.6.3.5].

Đoan Thanh niên cộng sản Hô Chi Minh của Nha trương đa xây dưng

đươc quy trinh xet va phân loai đoan viên theo ky, theo năm hoc; phôi hơp vơi

Page 88: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

79

cac Chi bô Đang đê thưc hiên quy trinh giơi thiêu đoan viên ưu tu cho Đang.

Trên cơ sơ Nghi quyêt cua Đoan trương, cac Chi bô đa xem xet va giơi thiêu

cho Đang uy Nha trương nhưng SV la đoan viên ưu tu đê tham gia cac lơp hoc

bôi dương nâng cao nhân thưc vê Đang va cho đôi tương kêt nap Đang. Thông

qua cac lơp bồi dưỡng nay, Nhà trường trau dôi ban linh chinh tri, nhân thưc

chinh tri va tư tương cho ngươi hoc. Do công tac bôi dương nhân thưc cho

ngươi hoc đươc tô chưc chăt che va đung quy đinh va Đang uy Nha trương co

Nghi quyêt đung đăn, kip thơi trong công tac phat triên Đang đa tao đông lưc

lơn cho ngươi hoc phân đâu, ren luyên đê trơ thanh Đang viên Đang Cộng sản

Việt Nam. Sô lương người học đươc tham gia hoc tâp nâng cao nhân thưc vê

Đang ngày càng tăng. Năm 2011, Nhà trường đã kết nạp được 10 SV vào

Đảng, năm 2012 kết nạp được 18 SV, năm 2013 kết nạp được 15 sinh viên,

năm 2014 kết nạp được 25 sinh viên [H6.6.4.5]. Điêu nay thê hiên hiêu qua cua

công tac Đang, Đoan thê cua Nha trương đa co tac dung tôt trong viêc ren luyên

chinh tri cho ngươi hoc.

2. Những điểm mạnh

Nhận thức chinh tri, tư tương, đao đưc va lôi sông cua ngươi hoc ngày

càng được nâng cao. Số lượng ngươi hoc được khen thưởng tư cac hoat đông

phong trào va kết quả học tập được tăng lên qua cac năm; số người hoc vi phạm

các quy đinh, nội quy va quy chế ngày càng giảm.

3. Những tồn tại

Số lượng SV được kết nạp vào Đảng chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016- 2017, Đảng ủy Trường chỉ đạo cac chi bộ va Đoan

TNCS Hô Chí Minh Nha trường thực hiện tốt công tác phát triển Đảng trong

SV. Trong năm học 2016 – 2017 Nhà trường phấn đấu kết nạp được 35 SV vào

Đảng CSVN.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 89: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

80

Tiêu chí 6.5: Có các biện pháp cụ thể, có tác dụng tích cực để hỗ trợ

việc học tập và sinh hoạt của người học

1. Mô tả

Đối với việc học tập, Nhà trường đã có các biên pháp cụ thể để hỗ trợ

người học như: được cung cấp tài liệu tại thư viện Trường, tại Trung tâm học

liệu cua ĐH thái Nguyên, được tự học tại giảng đường ngoài giờ học trên lớp

[H6.6.5.1]. Nhà trường thường xuyên tuyên truyền đến SV về trách nhiệm của

mỗi SV trước xu thế hội nhập của đất nước. Nâng cao ý thức học tập tin học,

ngoại ngữ, gắn việc học phải đi đôi với hành. Phổ biến và phát động đến sinh

viên về chuẩn đầu ra của nhà trường giúp cho các em hiểu và nắm bắt được.

Động viên người học tham gia các lớp học Tiếng Anh do giáo viên nước ngoài

giảng dạy trực tiếp tại Trường. Khuyến khích sinh viên tham gia các khoá học

như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng của Nhà Quản trị, phân tích và xử lý số liệu trên

máy tính…..do Nhà trường tổ chức [H6.6.5.2].

Hàng năm, Nhà trường đều xét duyệt một cách dân chủ công bằng và

công khai cho các đối tượng SV xuất sắc và SV nghèo vượt khó vươn lên trong

học tập nhận học bổng do các cá nhân và tổ chức tài trợ. Ngoài ra, Nha trương

còn chủ đông và tích cực tim kiêm cac nguôn hoc bông tư phia cac doanh

nghiệp và các nhà tai trơ để hỗ trợ cho SV sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

[H6.6.5.3]. Định kỳ hàng tháng Nhà trường đều tổ chức cho các lớp tiến hành

sinh hoạt lớp, thông qua buổi sinh hoạt lớp người học sẽ được các giáo viên chủ

nhiệm thông báo, cập nhật mọi thông tin mới nhất về chương trình đào tạo, cũng

như các quyền lợi, chính sách của người học [H6.6.5.4].

Nhà trường đã cho phép Trung tâm Thông tin – Thư viện sử dụng máy

phô tô copy để hỗ trợ việc phô tô, in ấn tại tài liệu cho người học [H6.6.5.5].

Nằm trong sự quản lý chung của ĐH Thái Nguyên, Nhà trường cũng đã

sử dụng các hệ thống cơ sở vật chất như Nhà thi đấu đa năng, các sân bóng đá

nhân tạo của ĐH Thái Nguyên để tổ chức các giải thể thao cho sinh viên trong

các năm học [H6.6.5.6].

Page 90: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

81

Trong sinh hoạt, Nha trương cũng có những biện pháp để hô trợ cho

người học: Từ năm học 2009-2010, Nhà trường đã đưa 4 nhà KTX 5 tầng vào sử

dụng để đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt và học tập cho SV. Mỗi nhà còn dành 5

phòng cho sinh hoạt chung. Các trang thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ trong KTX

đáp ứng được nhu cầu của người học như: phòng kép kín, truy cập Internet, dịch

vụ ăn uống hỗ trợ đinh mưc tiên điên, tiên nươc sinh hoat [H6.6.5.7]. Ngoài ra,

Nhà trường còn tổ chức đối thoại với người học trong KTX để kịp thời năm băt

nhưng nhu câu, nguyên vong chính đáng cua sinh viên nội tru, trên cơ sơ đo co

biên phap cu thê đê hô trơ cho SV hoc tâp va sinh hoat trong KTX [H6.6.5.8].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã có nhiều biên phap hỗ trợ viêc hoc tâp va sinh hoat cho ngươi

hoc, tạo môi trường cho ngươi hoc yên tâm va co đươc niềm say mê học tập.

3. Những tồn tại

Nha trường chưa co đây đu cơ sở vật chất và các dich vụ đáp ưng nhu cầu

cua ngươi học.

4. Kế hoạch hành động

Tư năm hoc 2016 - 2017, Nha trường đầu tư cải thiện khuôn viên trường

học, tạo cơ chê đê đa dang hoa cac loai hinh dich vu phuc vu nhu câu chinh đang

cua ngươi học, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao cho người học tại khuôn

viên mới cua Nha trương.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 6.6: Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống

lành mạnh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng luật pháp, chủ trương, đường

lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và các nội quy của nhà trường cho

người học

1. Mô tả

Công tác giáo dục ý thức đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật cho

người học gắn với công tác giáo dục của Nhà trường thông qua các buổi sinh

Page 91: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

82

hoạt chính trị. Hàng năm, Phòng Công tác HSSV lập kế hoạch và triển khai

“Tuần sinh hoạt công dân” cho SV toàn trường. Nhà trường đã phối hợp với các

cơ quan chức năng trong tỉnh như phòng PA83 báo cáo chuyên đề về pháp luật,

về thời sự, kinh tế, chính trị - xã hội trong nước và thế giới cho người học;

Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thái Nguyên trực tiếp phổ biến luật

giao thông đường bộ, Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về “Một số

giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông”.

Phòng Công tác HSSV trực tiếp triển khai các cuộc vận động trong toàn ngành

Giáo dục như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không”, tác hại của trò chơi trực tuyến đối với

SV [H6.6.6.1]. Thông qua đợt học tập này người học có nhận thức chính trị tốt,

đặc biệt là chủ trương chính sách của ngành Giáo dục, nghiêm chỉnh và gương

mẫu chấp hành pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhà trường còn thường xuyên tuyên truyền lối sống văn

minh, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội đến người học thông qua hệ

thống băng zôn, panô áp phích, tài liệu tuyên truyền; tổ chức hội thi tìm hiểu về

phòng chống ma túy; tham gia Hội trại phòng chống ma túy, lễ ra quân phòng

chống ma túy do ĐHTN tổ chức; tham gia Hội thi Thanh niên với công tác

phòng chống tệ nạn xã hội do Đoàn Khối Dân chính Đảng tổ chức và đạt giải

nhì toàn đoàn và giải nhất hùng biện. Ngoai ra, Đoan trương va Hôi sinh viên

Nha trương đa xây dưng chương trinh hanh đông thiêt thưc nhăm giao duc nhân

cach, giao duc đao đưc va lôi sông cho ngươi hoc thông qua các chương trinh,

các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền an toàn

giao thông cho người học. Phối hợp cùng với Ban An toàn giao thông tỉnh Thái

Nguyên, Công an tỉnh Thái Nguyên tổ chức tuyên truyền An toàn Giao thông.

Các hoạt động này giúp người học có ý thức tốt chấp hành luật giao thông

đường bộ, đội mũ bảo hiểm khi lái xe, không bia rượu khi tham gia giao

thông… Đồng thời triển khai cho người học viết cam kết không vi phạm pháp

luật về ATGT…Phối hợp cùng với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

thành lập chương trình “Giáo dục môi trường lưu động” với các hoạt động nâng

Page 92: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

83

cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ thiên nhiên, môi trường và các loài động vật

hoang dã. Triển khai thực thi luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức

các hoạt động hưởng ứng Ngày thế giới không có thuốc lá năm 2013"

[H6.6.6.2]. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, các hoạt động

đền ơn đáp nghĩa, chung sức cộng đồng như: Chung tay xây dựng nông thôn

mới, Xây dựng văn minh đô thị, Chung sức bảo vệ môi trường, Bảo vệ động vật

hoang dã, Giờ trái đất, Hiến máu nhân đạo, Tiếp sức mùa thi, Tình nguyện hè,

Tình nguyện mùa đông, Tình nguyện tại địa phương... Năm 2013, Nhà trường

đã triển khai tới toàn thể cán bộ, viên chức, người học trong trường tham gia

chương trình “Áo ấm mùa đông” đã quyên góp được gần 30 thùng quà bao gồm

sách vở, quần áo và 16.210.000 đồng tiền mặt. Nhà trường đã dùng số tiền

quyên góp được mua tặng quà gửi tới những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn, những học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại xã Yên Ninh- Huyện Phú

Lương. Năm 2014, Nhà trường tiếp tục triển khai chương trình “Áo ấm mùa

đông” đã quyên góp được 30 thùng quà bao gồm sách vở, quần áo, đồ dùng học

tập, đồ chơi trẻ em và 10.360.000 đồng tiền mặt. Nhà trường đã dùng một phần

số tiền này để mua quà gửi tới những gia đình chính sách tại Xã Vũ Chấn –

Huyện Võ Nhai – Tỉnh Thái Nguyên, một phần tiền nhà trường dành trao quà

cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ký túc xá trường nhân dịp Tết

Nguyên đán 2015. Trong những năm qua đã có tổng cộng gần 1000 lượt sinh

viên tham gia công tác tình nguyện tại các địa phương như Xã Thành Công-

Huyện Phổ Yên, Xã Yên Ninh- Huyện Phú Lương, Xã Văng Lăng- Huyện Đồng

Hỷ, Xã Tràng Sá- Huyện Võ Nhai, Xã Đức Lương – Huyện Đại Từ, Xã Dân

Tiến-Huyện Võ Nhai. Hàng trăm lượt sinh viên đã tham gia tình nguyện tại các

Trung tâm bảo trợ xã hội, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Trường trẻ em

khuyết tật [H6.6.6.3]. Thông qua các hoạt động trên, SV được hướng tới lối

sống lành mạnh trong sạch, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, có tinh

thần trách nhiệm.

Tuy nhiên, Nhà trường chưa tổ chức đánh giá về số lượng và mức độ

người học hưởng ứng và tham gia các hoạt động này để có những biện pháp điều

chỉnh thích hợp.

Page 93: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

84

2. Những điểm mạnh

Có nhiều biện pháp phong phú và không ngừng đổi mới công tác giáo dục

chính trị tư tưởng và rèn luyện đạo đức, lối sống cho người học.

3. Những tồn tại

Các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật trong Trường còn ít.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức báo

cáo chuyên đề về pháp luật 1 lần/năm cho sinh viên.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 6.7: Có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả nhằm tăng tỷ lệ người

tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo

1. Mô tả

Năm 2011, trên cơ sở là Bộ phận tư vấn sinh viên, Nhà trường đã thành

lập Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên. Đây là đơn vị có nhiệm vụ tổ chức

các hoạt động tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên về các mảng công tác học tập, chế

độ chính sách, tư vấn kỹ năng nghề, giới thiệu việc làm cho sinh viên [H6.6.7.1].

Bằng việc đa dạng hoa cac hình thưc hô trợ co hiêu qua cho ngươi tôt

nghiệp có viêc lam phu hợp vơi nganh nghề đao tao, Nha trương đa ky cam kêt

tuyên dung va đao tao theo đia chi sư dung, năm học 2010 - 2011 đã tuyên sinh

đươc 240 ngươi hoc theo hình thưc nay [H6.6.7.2].

Đoàn thanh niên của Nhà trường đa tich cưc tổ chức cac chương trình

giao lưu giữa SV vơi cac doanh nghiêp [H6.6.7.3]. Thông qua các hinh thưc sinh

hoat, câu lac bô TSSC đã tô chức nhiêu buổi tập huấn về kỹ năng tìm việc cho

SV [H6.6.7.4].

Tháng 11 năm 2012, Nhà trường đã phối hợp với Công ty TNHH

Unilever Việt Nam tổ chức thành công chương trình “Hội thảo Tư vấn nghề

Page 94: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

85

nghiệp cùng Unilever Việt Nam”, chương trình có sự tham gia của toàn thể các

sinh viên khóa 6 và ban cán sự các lớp khóa 7, khóa 8, khóa 9 [H6.6.7.5].

Trong các năm 2013, 2014 và 2015 Nhà trường đã phối hợp với Ngân

hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) tổ chức thành công chương trình “Giới

thiệu Thực tập viên tiềm năng Sacombank”, đây là chương trình thu hút được rất

nhiều sự quan tâm của sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thuộc chuyên ngành

Kế toán và Ngân hàng Tài chính. Nội dung chính của chương trình là Giới thiệu

cách thức thi tuyển thực tập viên tiềm năng và thực tập viên thông thường tại chi

nhánh Sacombank Thái Nguyên, đồng thời tư vấn các kỹ năng cần thiết của

người nhân viên ngành ngân hàng tài chính. Cuối chương trình, Ngân hàng

Sacombank đã tiến hành cho các ứng viên tham gia thi tuyển ngay tại hội

trường. Kết quả trong 2 năm 2013 và 2014, Ngân hàng Sacombank đã tuyển

dụng thành công 19 ứng viên vào vị trí thực tập viên tiềm năng và 17 ứng viên

vào vị trí thực tập viên thông thường [H6.6.7.6].

Ngoài ra, Nha trương còn ky cam kết hơp tac với các nhà tuyển dụng như

Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình đê duy tri thương xuyên mối quan hệ và cung

cấp SV tốt nghiệp [H6.6.7.7].

Tháng 11 năm 2014, Nhà trường đã phối hợp với Quỹ hợp tác và phát

triển C&D tổ chức thành công chương trình tập huấn “Sinh viên với tiếp cận

thông tin và kỹ năng phỏng vấn”, chương trình có sự tham gia của 45 sinh viên

được chọn lọc từ các khoa. Tới tham dự chương trình các sinh viên đã được

trang bị những tư vấn bổ ích đặc biệt cho kỹ năng phỏng vấn xin việc

[H6.6.7.8].

Từ năm 2011 cho đến nay, Nhà trường đã liên tục tổ chức các chương

trình “Ngày hội Tư vấn tuyển dụng và Hỗ trợ việc làm” cho SV năm cuối với sự

tham gia phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp cua nhiều nha tuyên dung trong và

ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên [H6.6.7.9]. Sau 5 năm liên tiếp triển khai, thông

qua các chương trình “Hội nghị Tư vấn tuyển dụng và Hỗ trợ việc làm”, công

tác tư vấn hỗ trợ việc làm của Nhà trường đã thu được kết quả như sau:

Page 95: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

86

- Số doanh nghiệp liên kết với Nhà trường tăng dần theo từng năm, tính từ

năm năm 2011đến năm 2015 đã có trên 40 doanh nghiệp liên kết trong công tác

tuyển dụng việc làm.

- Số lượng SV đã tham gia các chương trình “Ngày hội Tư vấn tuyển

dụng và Hỗ trợ việc làm”: trên 3000 lượt SV.

- Số lượng SV được tư vấn các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề: trên 3000

lượt SV.

- Các vị trí trúng tuyển tại các công ty chiếm đa số: nhân viên kinh doanh,

nhân viên thị trường, kế toán viên...

- Mức lương được hưởng của các ứng viên tại các vị trí công việc khác

nhau: từ 5 đến 15 triệu đồng.

Sau mỗi chương trình “Ngày hội việc làm”, thông qua công văn và thư

phản hồi của các nhà tuyển dụng đánh giá khá cao chất lượng SV của Nhà

trường, cho thấy SV nhà trường đều có năng lực chuyên môn tốt, năng đông và

có bản lĩnh nghề nghiệp [H6.6.7.10].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã thành lập Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên và tổ chức

co hiêu qua các hoạt động hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.

3. Những tồn tại

Số lượng doanh nghiệp hàng năm đến tham gia Hội nghị Tư vấn tuyển

dụng và Hỗ trợ việc làm tại Nhà trường chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Tăng cường mối quan hệ với các nhà tuyển dụng, hàng năm tổ chức được

ít nhất cho 15 doanh nghiệp đến tuyển dụng tại Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 96: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

87

Tiêu chí 6.8: Người học có khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm sau

khi tốt nghiệp. Trong năm đầu sau khi tốt nghiệp, trên 50% người tốt nghiệp

tìm được việc làm đúng ngành được đào tạo.

1. Mô tả

Nha trương đã giao cho Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên nhiệm vụ

quản lý các số liệu về tình hình SV tốt nghiệp và tình hình SV có việc làm sau

tốt nghiệp [H6.6.8.1].

Nhằm thống kê và đánh giá tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp, Trong

các buổi lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, Nhà trường đã tiến hành phát phiếu

lấy thông tin sinh viên, sau 1 năm tốt nghiệp Nhà trường tiếp tục công tác điều

tra khảo sát thông qua phiếu điều tra, qua địa chỉ email, qua điện thoại và bằng

một số hình thức khác.

Từ năm 2011 đến nay, qua các năm học Nha trương đã tiến hành khảo sát

lấy y kiên tư phia người hoc đa tôt nghiêp sau 1 năm băng hinh thưc điêu tra gọi

điện thoại tới cựu sinh viên, qua hình thức này có thể trực tiếp thu thập thông tin

việc làm của cựu sinh viên với hiệu quả cao, đúng thực tế, tiết kiệm thời gian và

chính xác nhất. Kết quả các đợt khảo sát cho thấy hầu hết qua các năm, tỷ lệ

người học sau tốt nghiệp có khả năng tìm được việc làm và tự tạo việc làm đều

đạt trên 80%, tỷ lệ người tốt nghiệp tìm được việc làm đúng với chuyên ngành

đào tạo đạt từ 77,6% trở lên [H6.6.8.2].

Năm 2011, thu nhập bình quân/tháng của sinh viên có việc làm: từ 2-4

triệu đồng/tháng (đa số có mức lương trung bình khoảng 3,5 triệu đồng/tháng).

Qua khảo sát năm 2015, mức lương thu nhật bình quân/tháng của người tốt

nghiệp có việc làm đã đạt từ 4-5 triệu đồng [H6.6.8.3].

2. Những điểm mạnh

Qua các năm học đa co trên 80% tỷ lệ ngươi tôt nghiêp tim đươc viêc lam và

có trên 77,6 % tỷ lệ ngươi tôt nghiêp tim đươc viêc lam đung nganh nghê đao tao.

Page 97: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

88

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa thành lập được Ban liên lạc cựu sinh viên của các khóa

học K6 và K7.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016-2017, Nhà trường sẽ tiến hành rà soát và bổ sung các

thông tin tự tạo việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; xây dựng mẫu phiếu khảo

sát mới; thành lập Ban liên lạc cựu sinh viên theo từng khóa học, thường xuyên

giữ mối quan hệ giữa Nhà trường với cựu sinh viên.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Tiêu chí 6.9: Người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy

của giảng viên khi kết thúc môn học, được tham gia đánh giá chất lượng đào

tạo của trường đại học trước khi tốt nghiệp

1. Mô tả

Từ năm 2012, Nhà trường đã ban hành quy định về công tác lấy ý kiến

phản hồi từ người học về hoạt động hoạt động đào tạo trong đó có công tác lấy ý

kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và lấy ý kiến sinh viên tốt

nghiệp đánh giá khóa học [H6.6.9.1].

Hoạt động lấy ý kiến người học được Nhà trường giao cho phòng Khảo

thí và ĐBCLGD làm đầu mối tổ chức và thực hiện. Hoạt động lấy ý kiến này đã

được Nhà trường thực hiện định kỳ từ năm học 2011-2012. Hiện nay, Nhà

trường đang sử dụng hai hình thức lấy ý kiến người học là phát bảng hỏi và lấy ý

kiến trực tuyến qua website [H6.6.9.2].

Bên cạnh việc ban hành các Quy định, Nhà trường cũng đã xây dựng

được quy trình lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của

giảng viên và quy trình phát phiếu lấy ý kiến. Theo đó, Nhà trường thành lập

Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch,

thông qua mẫu phiếu lấy ý kiến, chỉ đạo, triển khai lấy ý và căn cứ kết quả lấy ý

Page 98: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

89

kiến để đề xuất giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục và

đào tạo của Nhà trường. Tổ thư ký có nhiệm vụ tư vấn mẫu phiếu khảo sát, thu

thập số liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo trình Ban chỉ đạo. Phòng Khảo thí

và ĐBCLGD là đơn vị thường trực, giúp việc cho Hiệu trưởng trong công tác

triển khai. Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập có nhiệm vụ phổ biến kế hoạch,

mục đích, ý nghĩa tới người học hoặc trực tiếp làm công tác phát phiếu cho

người học [H6.6.9.3].

Kết thúc đợt khảo sát, Nhà trường đã gửi kết quả cho từng giảng viên qua

đường thư điện tử do các giảng viên đăng ký hoặc qua thư giấy gửi tới từng

giảng viên. Kết quả tổng hợp còn được gửi cho Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm

các khoa và Trưởng phòng Hành chính Tổ chức để làm căn cứ phân loại, đánh

giá cán bộ giảng viên của đơn vị và có biện pháp để nâng cao chất lượng của đội

ngũ giảng viên [H6.6.9.4].

Kết quả hoạt động lấy ý kiến sinh viên trước khi tốt nghiệp đánh giá khóa

học được Ban thư ký tổng hợp, viết báo cáo và trình Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo

căn cứ vào kết quả do tổ thư ký thu thập và phân tích để đề xuất giải pháp nhằm

cải tiến và nâng cao chất lượng khóa học [H6.6.9.5].

2. Những điểm mạnh

Kết quả đánh giá của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

được gửi qua đường thư điện tử và thư giấy đến từng giảng viên.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa tiến hành rà soát và bổ sung quy định tạm thời về công

tác lấy ý kiến người học về hoạt động đào tạo.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2016 – 2017, Nhà trường tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ

sung quy định về công tác lấy ý kiến người học về hoạt động đào tạo.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 99: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

90

Kết luận Tiêu chuẩn 6

Trường ĐH Kinh tế và QTKD đã có những kế hoạch hành động cụ thể

giúp người học hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu

kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt quy chế đào tạo, rèn luyện và những vấn đề liên

quan đến người học. Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và

thực hiện nhiều kế hoạch quả hỗ trợ SV về chế độ chính sách xã hội, chăm sóc

sức khoẻ và tổ chức các hoạt động văn nghệ - TDTT trong SV.

Trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường, người học được cung cấp

đầy đủ thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật

Nhà nước. Đại bộ phận SV Trường đã có ý thức hơn trong sinh hoạt, học tập và

hoạt động cộng đồng, trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực

hiện tốt các quy định của Nhà trường và chấp hành tốt các chủ trương chính

sách của Đảng và Nhà nước; tỷ lệ SV vi phạm pháp luật rất ít.

Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, công tác SV của Trường còn tồn tại

một số mặt hạn chế. Các thông tin cung cấp cho SV về mục tiêu đào tạo, quy

chế đào tạo đôi khi chưa cập nhật kịp thời. Cơ sở vật chất, phương tiện của

Trường phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao còn hạn chế vì vậy đôi khi còn

bị động trong công tác tổ chức các hoạt động thể thao. Số lượng những buổi nói

chuyện về tình hình chính trị, xã hội trong và ngoài nước còn ít.

Để khắc phục những tồn tại trên, trong thời gian tới, Trường có kế hoạch

tiếp tục thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng các hoạt động chăm lo cho

người học ngày càng tốt hơn, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ việc học tập, việc

làm và tạo môi trường cho SV rèn luyện chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.

Trong tiêu chuẩn 6 có 9/9 tiêu chí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao

công nghệ (7 tiêu chí)

Mở đầu

Page 100: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

91

Các hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ của

Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN đảm bảo phù hợp với sứ mạng và chiến lược

phát triển của Nhà trường. Các đề tài NCKH và các bài báo đăng trên các tạp chí

khoa học, các dự án, các chương trình chuyển giao công nghệ là phù hợp với định

hướng nghiên cứu và phát triển của Nhà trường. Các hoạt động NCKH&CN gắn

với hoạt động đào tạo của Trường, các cơ quan khoa học và các trường đại học

trong và ngoài nước. Các hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao

công nghệ có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế vào

hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà trường, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội

của địa phương và cả nước. Các đề tài NCKH, dự án được thực hiện và nghiệm

thu đúng kế hoạch với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tính tương ứng giữa các bài báo đăng

trên các tạp chí khoa học với các đề tài NCKH chưa cao; nguồn thu từ hoạt động

NCKH và CGCN chưa nhiều, chỉ tương ứng với kinh phí được cấp cho hoạt động

này.

Tiêu chí 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học và

công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trường đại học

1. Mô tả

Căn cứ vào định hướng của các Bộ, Ngành, nhu cầu thực tiễn của các Tỉnh,

nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, tư vấn của nhóm chuyên gia (do ĐHTN ra quyết

định), Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động NCKH hàng năm và

chiến lược về NCKH 5 năm, cụ thể, giai đoạn 2011 - 2020: quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xóa đói giảm nghèo và phát triển

nông thôn; đổi mới chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; hội nhập quốc tế; công

nghiệp hoá và phát triển kinh tế theo ngành; đổi mới doanh nghiệp; kinh tế tài

nguyên, môi trường [H7.7.1.1].

Quy trình xây dựng kế hoạch cho các hoạt động khoa học công nghệ dài

hạn, trung hạn và ngắn hạn của Trường được thực hiện theo quy định về công tác

quản lý khoa học và công nghệ của Giám đốc ĐHTN theo các bước: phát hiện và

đề xuất nhiệm vụ từ các cá nhân và đơn vị khoa, phòng; phòng KH-CN&HTQT

Page 101: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

92

tập hợp và xây dựng kế hoạch; Hội đồng Khoa học và Đào tạo góp ý, bổ sung

hoàn thiện; Hiệu trưởng ban hành và tổ chức thực hiện; kiểm tra và đánh giá. Đối

với các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, quy trình thực hiện có thể tóm tắt qua các

bước: bước 1: cá nhân, tập thể đề xuất nhiệm vụ NCKH; bước 2: xây dựng và phê

duyệt thuyết minh (thông qua Hội đồng Khoa học Trường/Khoa); bước 3: tổ chức

thực hiện; bước 4: nghiệm thu và đánh giá [H7.7.1.2].

Việc tham gia vào xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động khoa học,

công nghệ đảm bảo có sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học trong

Trường, ban chủ nhiệm các khoa, các phòng chức năng và lãnh đạo Nhà trường

[H7.7.1.3].

Kế hoạch NCKH và các đề tài NCKH đều tập trung vào các vấn đề phục

vụ cho giảng dạy và học tập của SV; giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã

hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: phát triển nông thôn, chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn

lực, xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp, kinh tế hộ nên đảm bảo phù

hợp với sứ mạng và chiến lược phát triển của Nhà trường [H7.7.1.4], [H1.1.1.1].

Hằng năm, hoạt động NCKH được lập báo cáo đánh giá về những kết quả

đã đạt được, nguyên nhân tồn tại và định hướng cho năm tiếp theo [H7.7.1.5].

Tuy nhiên số lượng các đề tài khoa học công nghệ chuyển giao cho địa phương

còn chưa nhiều.

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã thực hiện hoạt động hợp tác về NCKH và chuyển giao

công nghệ với nước ngoài.

3. Những tồn tại

Số lượng đề tài NCKH của Nhà trường chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, mỗi năm tăng từ 8 đến 10% đề tài NCKH so với năm trước.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 102: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

93

Tiêu chí 7.2: Có các đề tài, dự án đã thực hiện và được nghiệm thu theo

kế hoạch

1. Mô tả

Từ năm 2009 đến năm 2015, Nhà trường đã triển khai 15 đề tài cấp bộ.

Công việc nghiệm thu cho thấy số đề tài hoàn thành đúng kế hoạch. Tuy nhiên, đề

tài cấp Bộ năm 2014 chưa được nghiệm thu do kinh phí Ngân sách nhà nước cấp

bị chậm. Đề tài cấp cơ sở của giảng viên triển khai trong cùng khoảng thời gian

trên là 330 đề tài, có 317 đề tài thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch. Do

đó, tỷ lệ nghiệm thu đề tài cấp cơ sở của giảng viên ở năm này đạt 96%. Đề tài

sinh viên có 201 đề tài, nghiệm thu 176 đề tài, tỷ lệ nghiệm thu đạt 87,5%. Số

lượng và tỷ lệ đề tài NCKH các cấp triển khai và nghiệm thu đúng kế hoạch được

phê duyệt, được phản ánh trên các báo cáo nghiệm thu và biên bản họp Hội đồng

nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu đề tài theo đúng kế hoạch trong các năm đều có

xu hướng tăng [H7.7.2.1].

Bảng 7.2: Số lượng và tỷ lệ đề tài NCKH được nghiệm thu so với kế hoạch

Cấp

2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

So

sánh

TT/KH

Tỷ lệ

(%)

So

sánh

TT/KH

Tỷ

lệ

(%)

So sánh

TT/KH

Tỷ

lệ

(%)

So

sánh

TT/KH

Tỷ

lệ

(%)

So

sánh

TT/KH

Tỷ

lệ

(%)

So

sánh

TT/KH

Tỷ

lệ

(%)

So

sánh

TT/KH

Tỷ

lệ

(%)

Bộ 8/8 100 4/4 100 - - - - 1/1 100 0/2 - - -

ĐHTN - - - - 2/3 66,6 5/5 80 4/4 100 7/7 100 - -

Cơ sở

của

GV

52/52 100 41/44 93 20/20 100 31/34 91 50/50 100 30/30 100 93/100 100

Cơ sở

của

SV

15/24 63 12/29 64 8/15 70 19/19 100 21/22 95 28/28 100 60/71 100

Page 103: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

94

Trong các năm vừa qua hoạt động NCKH của Nhà trường được triển khai,

đề xuất đề tài đến từng đơn vị, việc ký hợp đồng và thuyết minh giữa chủ nhiệm

đề tài với Hiệu trưởng đúng thời gian quy định [H7.7.2.2].

Công tác đánh giá, nghiệm thu được thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch.

Kết quả nghiên cứu của các đề tài đáp ứng tốt với kế hoạch đã đăng ký ở các cấp

khác nhau, có biên bản nghiệm thu, đánh giá và thanh lý hợp đồng [H7.7.2.3].

Để đảm bảo các đề tài NCKH thực hiện và nghiệm thu đúng kế hoạch,

ĐHTN đã có quy định trừ điểm đối với đề tài quá hạn từ 1 đến 9 tháng và cơ

quan chủ trì làm thủ tục thanh lý đối với đề tài quá hạn trên 9 tháng theo Quyết

định 1630/QĐ-ĐHTN ngày 19 tháng 09 năm 2014 [H7.7.2.4].

Đối với đề tài do SV thực hiện, có nhiều chủ nhiệm đã phải dừng triển

khai. Lý do, các SV NCKH thường là SV năm thứ tư, đang đi thực tập tốt

nghiệp. Vào thời điểm chuẩn bị nghiệm thu cũng là lúc SV phải hoàn thành

khóa luận. Vì vậy, có hiện tượng sinh viên không hoàn thành đề tài [H7.7.2.5].

Tuy nhiên, số lượng sinh viên không hoàn thành đề tài ngày càng giảm.

Nhà trường xây dựng hệ thống văn bản quy trình thực hiện hoạt động

NCKH, từ đó chỉ đạo cho các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh công tác NCKH

theo đúng các tiêu chuẩn quy định như: thành lập hội đồng, phiếu chấm điểm,

biên bản họp hội đồng…v.v [H7.7.1.2]. Nhà trường tiến hành kiểm tra tiến độ

giữa kỳ để thúc đẩy tiến độ và có quy chế xử lý đối với những đề tài chậm tiến

độ. Tỷ lệ các đề tài/dự án nghiệm thu đề tài hàng năm cơ bản là đúng hạn

[H7.7.2.6].

Để tăng cường công tác giám sát, thúc đẩy các đề tài triển khai đúng tiến

độ, Nhà trường đã thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá khối lượng. Công tác

kiểm tra, đôn đốc kế hoạch triển khai được tiến hành thường xuyên, 1 lần/năm

đối với đề tài cấp cơ sở, hai lần/năm đối với đề tài cấp bộ, cấp ĐHTN. Trong đó,

Nhà trường tự kiểm tra nghiệm thu khối lượng một lần và một lần do ĐHTN

tiến hành, kết quả nghiệm thu khối lượng có biên bản xác nhận [H7.7.2.6];

[H7.7.2.7].

Page 104: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

95

2. Những điểm mạnh

100% các đề tài NCKH cấp Bộ của các giảng viên và dự án của Trường

được thực hiện và nghiệm thu theo đúng kế hoạch.

3. Những tồn tại

Còn một số đề tài NCKH của cấp ĐHTN, cấp cơ sở không hoàn thành

đúng kế hoạch.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai các giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng và thời hạn hoàn thành đề tài.

Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 7.3: Số lượng bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong

nước và quốc tế tương ứng với số đề tài nghiên cứu khoa học và phù hợp với

định hướng nghiên cứu và phát triển của trường đại học

1. Mô tả

NCKH và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành,

tham gia các hội thảo khoa học là hoạt động được Nhà trường rất quan tâm và

khuyến khích. Nhà trường đã có quy định hỗ trợ cho giảng viên viết bài theo

quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm, từ năm 2009 đến 2016. Tính từ năm 2009 đến

2015, cán bộ, giảng viên của Trường đã đăng được 796 bài báo trên các tạp chí

trong và ngoài nước. Các đề tài đã công bố bài báo, công trình NCKH chủ yếu là

các đề tài cấp bộ, cấp Đại học và cấp cơ sở [H7.7.3.1].

Số lượng các bài báo, công trình được công bố không trải đều giữa các

Khoa và các Đơn vị trong Trường. Các bài và công trình được công bố tập trung

Khoa Kinh tế, Kế toán, Quản trị Kinh doanh. Tỷ lệ các bài viết đăng trên các tạp

chí, hội thảo tập trung chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn lực, phát triển

nông thôn: giải quyết nghèo đói, sinh kế cho người dân tộc thiểu số vùng miền

Page 105: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

96

núi cao phía Bắc, quản trị doanh nghiệp: giải pháp hoạt động nghiệp vụ ngân

hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI. Các bài viết chủ

yếu tập trung vào các giảng viên có thâm niên công tác. Nhà trường chưa có quy

định số lượng các bài báo mỗi đề tài/dự án NCKH các cấp phải công bố.

2. Những điểm mạnh

Các đề tài khoa học cấp bộ phù hợp với định hướng NCKH của Nhà

trường và có bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

3. Những tồn tại

Trường chưa có quy định số lượng các bài báo cho mỗi đề tài/dự án

NCKH phải công bố trên tạp chí chuyên ngành.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, Nhà trường ban hành quy định số lượng các bài báo phải công

bố đối với mỗi đề tài cấp cơ sở.

5. Đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 7.4: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế để

giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả

nước.

1. Mô tả

Hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của Nhà trường có những

đóng góp thiết thực, có giá trị ứng dụng thực tế để giải quyết các vấn đề: đào

tạo của Trường (các bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan), các đề tài theo đặt hàng cấp tỉnh (đề tài tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc

Kạn, Tuyên Quang); các dự án hợp tác NCKH và chuyển giao KHCN với các

tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Vĩnh Phúc v.v.

Đối với đề tài phục vụ giảng dạy tại Nhà trường:

Page 106: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

97

Trong năm 2009 và năm 2010, Nhà trường đã nghiệm thu được 73 bài

giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi phục vụ cho đổi mới nội dung và phương

pháp giảng dạy cho sinh viên. Các đề tài này đều có thuyết minh, hợp đồng

NCKH; các đề tài này đều được ứng dụng trong giảng dạy cho SV của Nhà

trường, tăng khả năng nhận thức tích cực của người học, phục vụ có hiệu quả

cho chương trình đổi mới đào tạo theo học chế tín chỉ [H7.7.4.1].

Đề tài thực hiện theo đơn đặt hàng cấp tỉnh:

Năm 2009 đến nay, Trường ĐHKT&QTKD được UBND Tỉnh Thái

Nguyên, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Tuyên Quang phê duyệt 08 đề tài cấp tỉnh: Nghiên

cứu sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên [H7.7.4.2], đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc

Kạn [H7.7.4.3], Nghiên cứu đề xuất các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu

quả kinh tế cao phục vụ xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên

[H7.7.4.4], Nông nghiệp định hướng phát triển ngành theo mục tiêu tăng trưởng

xanh, triển vọng và gợi ý chính sách tỉnh Thái Nguyên [H7.7.4.5], Xây dựng và

phát triển thương hiệu (nhãn hiệu tập thể) trâu Chiêm Hóa của huyện Chiêm

Hóa tỉnh Tuyên Quang [H7.7.4.6], Phát triển bền vững kinh tế tỉnh Thái Nguyên

đến năm 2020 [H7.7.4.7], Nghiên cứu giải pháp đổi mới và phát triển các mô

hình sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân

trong xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-

2020 [H7.7.4.8], Phân tích, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành chè tỉnh

Yên Bái [H7.7.4.9].

Kết quả đề tài “Nghiên cứu sự phát triển bền vững của các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” được coi là bộ tiêu chí đánh giá sự phát

triển bền vững phù hợp với tỉnh Thái Nguyên và phù hợp với các tỉnh có điều

kiện tương tự như Thái Nguyên (Phú Thọ, Bắc Giang,..)

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã và đang thực hiện tốt các đề tài NCKH do các tỉnh đặt hàng.

Page 107: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

98

3. Những tồn tại

Chưa có chính sách khuyến khích đối với đề tài giải quyết các vấn đề kinh

tế xã hội của địa phương.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, Nhà trường xây dựng chính sách khuyến khích đối với các

đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh và khu vực trong du miền núi phía Bắc.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 7.5: Đảm bảo nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ không ít hơn kinh phí của trường đại học dành cho các hoạt

động này

1. Mô tả

Nguồn kinh phí hoạt động NCKH của Nhà trường chủ yếu phụ thuộc vào

ngân sách của Nhà nước cấp, thông qua cấp kinh phí của ĐHTN, Nhà trường

chia ra các nguồn kinh phí. Trong năm 2014, Nhà trường có 2 dự án hợp tác

giữa viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế [H8.8.3.2] với tổng nguồn thu từ các dự

án là khoảng 302.120.000 VND (theo tỷ giá liên ngân hàng tháng 12 năm 2014).

Năm 2015, Nhà trường có 1 dự án nghiên cứu quốc tế với kinh phí là 20.000 USD

tương đương 437.800.000 VNĐ (theo tỷ giá liên ngân hàng tháng 12 năm 2015).

Năm 2010, đề tài “Nghiên cứu sự phát triển bền vững của các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với tổng kinh phí đề tài: 161.560.000 đ;

Năm 2011, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc

Kạn”, với tổng kinh phí: 460.000.000 đ [H7.7.4.2], [H7.7.4.3].

Năm 2012, 2013 và năm 2014, đề tài Nghiên cứu đề xuất các mô hình sản

xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao phục vụ xây dựng nông thôn mới tại

Page 108: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

99

tỉnh Thái Nguyên, với tổng kinh phí: 243.790.000 đ [H7.7.4.4], Nông nghiệp

định hướng phát triển ngành theo mục tiêu tăng trưởng xanh, triển vọng và gợi ý

chính sách tỉnh Thái Nguyên, với tổng kinh phí: 234.940.000 đ [H7.7.4.5], Xây

dựng và phát triển thương hiệu (nhãn hiệu tập thể) trâu Chiêm Hóa của huyện

Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, với tổng kinh phí: 440.000.000 đ [H7.7.4.6],

Phát triển bền vững kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với tổng kinh phí:

229.195.000 [H7.7.4.7], Nghiên cứu giải pháp đổi mới và phát triển các mô hình

sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong

xây dựng nông thôn mới huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020

với tổng kinh phí: 480.000.000 [H7.7.4.8], Phân tích, xây dựng và phát triển

chuỗi giá trị ngành chè tỉnh Yên Bái với tổng kinh phí 350.000.000 [H7.7.4.9].

Số liệu tổng hợp các nguồn thu từ hoạt động NCKH và chuyển giao so với

chi phí của Nhà trường cho NCKH, phản ánh trong bảng 7.5

Để đảm bảo tăng nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích các đơn vị, cá nhân

trong Trường triển khai các hợp đồng chuyển giao, quy chế chi tiêu nội bộ năm

2015 đã nêu rõ mức trích là 3% tổng thu nhập mà cá nhân nhận để nộp vào Quỹ

phúc lợi Nhà trường [H10.10.3.4]. Nhà trường chưa đánh giá, so sánh nguồn thu

sự nghiệp từ hoạt động NCKH giữa các khoa, các đơn vị trong Trường.

Nhà trường chưa có các đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoặc

ra các quy định mới nhằm khuyến khích tăng nguồn thu từ hoạt động khoa học

công nghệ.

Bảng 7.5: Kinh phí NCKH của Trường

ĐVT: Triệu đồng

Kinh phí từ các

nguồn 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

A- K.phí NCKH của Trường nhận từ NS và chi từ nguồn thu hợp pháp cho NCKH

1- Cấp Nhà nước 388 388

2- Cấp Bộ 360,0 302,0 108 - 110 580 234

Page 109: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

100

3- Cấp cơ sở 245,0 240,0 81 200 315 320 682,5

4- Cấp Đại học TN - - 50 177 135 204 452,34

Tổng (1)+(2)+ (3) 605,0 542,0 239,0 377,0 560,0 1.492,0 1.756,84

Tổng A 5.571,84

B- Nguồn thu từ NCKH CN

5- Cấp Tỉnh 0 161,560 360 343,790 350,085 324,855 894,195

6- Dự án 302,120 437,800

Tổng B 3.174,405

So sánh tổng

(B) – (A) -2.397,435

2. Những điểm mạnh

Kinh phí NCKH của các đề tài cấp tỉnh của Nhà trường ngày càng tăng.

3. Những tồn tại

Nguồn thu từ hoạt động NCKH ngoài trường còn thấp, chưa tương xứng

với tiềm lực của Nhà trường.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, Nhà trường ban hành chính sách khuyến khích các cán bộ

giảng viên tích cực tìm kiếm các đề tài NCKH cấp tỉnh và quốc tế nhằm tăng

nguồn thu từ hoạt động NCKH.

5. Tự đánh giá: Không đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 110: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

101

Tiêu chí 7.6: Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ của trường đại học gắn với đào tạo, gắn kết với các viện nghiên cứu

khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp. Kết quả các hoạt

động khoa học và công nghệ đóng góp vào phát triển các nguồn lực của

trường

1. Mô tả

Thực hiện gắn kết NCKH và phát triển công nghệ với đào tạo, phát triển

nguồn nhân lực, Nhà trường đã thực hiện nhiều đề tài từ cấp cơ sở (phục vụ

công việc giảng dạy và đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập) và các đề

tài cấp Bộ (gắn nghiên cứu với đào tạo học viên sau đại học và phát triển đội

ngũ NCS, tăng cường nguồn nhân lực của Nhà trường), các kết quả được mô tả

như sau:

Từ năm 2009 đến nay, Nhà trường đã triển khai tới các giảng viên đăng

ký các đề tài là bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan

phục vụ cho đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy cho SV, tổng số 73 đề

tài (năm 2009: 46; năm 2010: 27) [H7.7.4.1]. Các hoạt động NCKH và phát

triển công nghệ của Nhà trường đã gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo.

Hàng năm, ĐHTN khuyến khích các NCS đăng ký đề tài cấp bộ có liên

quan đến một phần luận án tiến sỹ. Từ năm 2009 đến 2015, có 15 đề tài NCKH

cấp Bộ và 41 đề tài cấp ĐHTN, phần lớn các đề tài là một bộ phận của đề tài của

NCS. Do đó, cùng thời gian, các NCS vừa có sản phẩm khoa học công bố cho

đề tài cấp bộ, cấp ĐHTN vừa có sản phẩm khoa học được công bố theo đề tài

NCS. Trong số những chủ đề tài là NCS, đã có 6/18 người bảo vệ thành công

luận án tiến sĩ cấp Nhà nước [H7.7.6.1].

Để tăng cường sự hợp tác nghiên cứu giữa các trường Đại học, Viện đào

tạo, ngày 23 tháng 01 năm 2010, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường

ĐHKT&QTKD là một trong số 18 trường đại học, viện đào tạo kinh tế và quản

trị kinh doanh tham gia Hội thảo quốc gia về NCKH, đã cùng nhau ký “Biên bản

Page 111: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

102

ghi nhớ: Về việc thành lập Mạng lưới các trường đại học, học viện có đào tạo về

kinh tế - quản trị kinh doanh ở Việt Nam”[H7.7.6.2].

Nhà trường đã ký kết với Sở Kế hoạch và Đầu tư: đào tạo theo chương

trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái

Nguyên của khoa Quản trị kinh doanh; đào tạo cán bộ chỉ huy sản xuất cấp công

trường, phân xưởng với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam trong, với kinh

phí khóa học là 27 triệu đồng; Hợp đồng ký với dự án Quan hệ đối tác vì người

nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn; đào tạo kỹ năng quản trị

doanh nghiệp với Công ty Cổ phần Gạch Cao Ngạn; đào tạo Marketing và kỹ

năng bán hàng hiệu quả với CTy Cổ phần xi măng Sông Thao; đào tạo cấp

chứng chỉ kế toán trưởng với TT Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa – TN;

đào tạo tập huấn kiến thức quản lý và điều hành kinh tế trang trại với Hộ nông

dân tỉnh Quảng Ninh [H7.7.6.3].

Thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu trên, cán bộ giảng viên của Nhà

trường không những nâng cao năng lực NCKH mà còn nâng cao năng lực ngoại

ngữ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhu cầu xã hội.

2. Những điểm mạnh

Các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ đã gắn kết được với các

trường đại học và viện nghiên cứu nước ngoài.

3. Những tồn tại

Chưa phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tham gia công tác

NCKH.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, Nhà trường mời 05 doanh nghiệp hợp tác tham gia vào các đề

tài NCKH của Nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 112: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

103

Tiêu chí 7.7: Có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức

trong các hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định; có các biện pháp

để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ

1. Mô tả

Nhà trường đã ban hành quy định về tiêu chuẩn năng lực và đạo đức trong

hoạt động khoa học và công nghệ đối với cán bộ, giảng viên, đối với người học

[H7.7.1.2]. Quyết định này có quy định rõ về tiêu chuẩn và năng lực nghiên cứu

của cán bộ NCKH cấp Bộ, cấp Đại học và cấp cơ sở.

Năng lực các chủ nhiệm đề xuất đề tài được tính là một tiêu chí trong

phiếu “tiềm lực khoa học thực hiện đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm”

[H7.7.2.5].

Nhà trường đã thực hiện công tác phổ biến toàn trường về “Luật sở hữu

trí tuệ”. Hoạt động tuyên truyền về quyền sở hữu trí tuệ trong NCKH được phổ

biến và tuyên truyền trong các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của đơn vị

chuyên môn.

2. Những điểm mạnh

Công tác NCKH của Nhà trường được tuân thủ đúng Luật quyền sở hữu

trí tuệ.

3. Những tồn tại

Công tác tuyên truyền, phổ biến về quyền sở hữu trí tuệ chưa thường

xuyên và định kỳ.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền quyền sở hữu trí

tuệ bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền bằng văn bản, internet,

lồng ghép trong các hội nghị về NCKH.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 113: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

104

Kết luận Tiêu chuẩn 7

Các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của Trường

ĐHKT&QTKD đảm bảo phù hợp với sứ mạng, định hướng nghiên cứu và phát

triển của Nhà trường. Các hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ có sự

gắn kết với các cơ quan khoa học và các trường đại học trong và ngoài nước.

Các hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ có những

đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế vào hoạt động giáo dục

đào tạo của Nhà trường, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương và

cả nước. Các đề tài NCKH, dự án được thực hiện và nghiệm thu đúng kế hoạch

với tỷ lệ cao.

Tuy nhiên, tính tương ứng giữa các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học

với các đề tài NCKH chưa cao; nguồn thu từ hoạt động NCKH và chuyển giao

công nghệ của Trường chưa nhiều, thấp hơn kinh phí được cấp cho hoạt động

này. Lực lượng NCKH của trường còn trẻ, thiếu các nhà khoa học hàng đầu.

Trong thời gian tới Nhà trường sẽ tập trung vào bồi dưỡng phát triển các

nhà khoa học trẻ có năng lực để nâng cao năng lực NCKH và công nghệ của

Nhà trường.

Trong tiêu chuẩn 7 có 6/7 tiêu chí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế (3 tiêu chí)

Mở đầu

Cùng với công tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ, công tác

HTQT có một vai trò cốt yếu và không thể thiếu trong chiến lược phát triển Nhà

trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, đáp ứng những chuẩn mực

quốc tế. Trong thời gian qua, công tác HTQT đã đóng góp một phần to lớn vào

sự phát triển chung của Nhà trường, thực sự là một trong những con đường quan

trọng nhất để giúp Nhà trường trưởng thành như ngày nay.

Page 114: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

105

Hoạt động HTQT đa dạng về hình thức, với nhiều chương trình hợp tác

đào tạo và nghiên cứu hiệu quả, thể hiện thế mạnh và tiềm năng hợp tác của Nhà

trường.

Tiêu chí 8.1: Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện đúng quy

định của Nhà nước

1. Mô tả

Mọi hoạt động HTQT của Nhà trường đều tuân thủ theo những quy định

chung của Nhà nước và quy định cụ thể của Đại học Thái Nguyên (ĐHTN), bao

gồm: các quy định, thông tư, hướng dẫn của Nhà nước về quản lý HTQT trong

lĩnh vực giáo dục; các quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh,

cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; các quy định quản lý HTQT của

ĐHTN [H8.8.1.1].

Nhằm hướng dẫn cụ thể công tác HTQT, Nhà trường đã ban hành quy

định quản lý hoạt động HTQT, trong đó nêu rõ các hướng dẫn về quản lý hoạt

động HTQT, các quy định về vai trò nhiệm vụ của bộ phận quản lý hoạt động

HTQT và vai trò phối hợp của các phòng, khoa và trung tâm trong Trường trong

công tác quản lý HTQT [H8.8.1.2]. Các quy định này đều được gửi đến các đơn

vị trong Trường và đăng website của Trường.

Đồng thời, để tăng cường hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của bộ phận

hợp tác quốc tế, Nhà trường đã ra các quyết định thành lập Phòng Khoa học –

Công nghệ và HTQT, Trung tâm Hàn quốc học và Trung tâm Hán ngữ TUEBA-

YNNU [H8.8.1.6].

Năm 2010, Nhà trường đã ban hành Chiến lược phát triển Nhà trường giai

đoạn 2010- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh rõ định hướng

phát triển của hoạt động HTQT như: áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến

nước ngoài; tăng cường HTQT, coi HTQT là một con đường cơ bản, liên kết

đào tạo quốc tế là khâu đột phá [H8.8.1.1].

Page 115: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

106

Nhà trường đã có công văn hướng dẫn các khoa chuyên môn và phòng

chức năng trong việc phối hợp quản lý các đoàn khách nước ngoài đến làm việc

tại Trường [H8.8.1.2].

Nhà trường cũng đã làm việc với các cơ quan chức năng các cấp (phòng

PA 83 và PA 61 - Công an tỉnh Thái Nguyên) về việc đảm bảo an ninh văn hóa

liên quan đến các đối tác nước ngoài tại Trường. Cho đến nay, chưa có vụ việc

gì vi phạm quy định về công tác HTQT [H8.8.1.3].

Nhà trường đã thực hiện đầy đủ việc báo cáo tổng kết hàng năm theo

đúng quy định cho ĐHTN, Sở Ngoại vụ, phòng PA83 và PA61 - Công an tỉnh

Thái Nguyên [H8.8.1.4].

Trong suốt thời gian qua, Nhà trường đã không ngừng mở rộng các mối

quan hệ với các đối tác nước ngoài. Từ 2009 đến 2015, Nhà trường đã ký kết

được 53 văn bản hợp tác và biên bản ghi nhớ trên các lĩnh vực như: thực hiện

các dự án nghiên cứu; trao đổi giảng viên và sinh viên; hợp tác đào tạo hệ đại

học và cao học; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; giảng dạy ngoại ngữ cho cán

bộ, giảng viên và sinh viên với các đối tác là các tổ chức quốc tế như Ford,

IRRI, INSA-ETEA, GTZ, ELI và các đại học nổi tiếng của các quốc gia như

Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Singapore. Các mối quan hệ hợp tác này

đều được thống nhất tuân thủ trên nguyên tắc bình đẳng và hoàn toàn phù hợp

với luật pháp của mỗi quốc gia [H8.8.1.5], [H8.8.2.2].

Các chuyến đi công tác của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ

giảng dạy của Nhà trường ra nước ngoài với mục đích học tập, thăm quan, tập

huấn, hội thảo, hội nghị đều được báo cáo các cơ quan chức năng và làm thủ tục

theo đúng quy định của Nhà nước. Các cán bộ, giảng viên được cử đi học và

công tác nước ngoài trở về đều có báo cáo kết quả về chuyến đi công tác và học

tập [H8.8.2.3] [H8.8.2.4].

2. Những điểm mạnh

Page 116: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

107

Hoạt động HTQT của Nhà trường đã tuân thủ nghiêm túc qui định của

Nhà nước và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong toàn trường trong

quá trình thực hiện.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa có quy định riêng trong việc quản lý lưu học sinh quốc tế.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, Nhà trường ban hành quy định về quản lý lưu học sinh quốc tế.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 8.2: Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả thể

hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, các chương

trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ

trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường

1. Mô tả

Trong lĩnh vực hợp tác đào tạo, Nhà trường đã ký kết và triển khai 08

chương trình hợp tác đào tạo Cử nhân với Đại học Central Philippines -

Philippines, Đại học Daegu Cyber - Hàn Quốc và Đại học Tài chính Thượng

Hải - Trung Quốc với tổng số sinh viên và học viên hơn 550 người, trong đó: 02

chương trình Cử nhân với Đại học Central Philippines - Philippines; 01 chương

trình cử nhân liên kết với Trường Đại học Daegu Cyber - Hàn Quốc; 02 chương

trình liên kết đào tạo Thạc sỹ với Đại học Central Philippines - Philippines và 02

chương trình liên kết đào tạo Tiến sỹ với Đại học Central Phillipines -

Phillipines. Các chương trình liên kết đào tạo mỗi năm thu hút hơn 10 lượt giảng

viên nước ngoài đến trực tiếp giảng dạy tại Trường; tạo cơ hội tốt cho các giảng

viên của Nhà trường đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật thông tin và kiến

thức mới và góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường trong lĩnh vực

đào tạo và hợp tác đào tạo quốc tế. Đặc biệt, thông qua việc tham khảo khung

chương trình ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Central Philippine, Nhà

Page 117: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

108

trường đã cải tiến khung chương trình đào tạo hiện có và bổ sung các môn rất

mới vào chương trình của Nhà trường. Tất cả nội dung các chương trình hợp tác

đào tạo trước khi chính thức vận hành tại Nhà trường đều được kiểm định và

chứng nhận tại nước của trường đối tác. Các học viên sau khi kết thúc chương

trình sẽ được Trường đối tác cấp bằng tốt nghiệp [H8.8.2.1], [H8.8.2.2].

Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, thông qua các hoạt động

HTQT, Nhà trường đã khai thác các cơ hội học bổng sau đại học cho 54 lượt

giảng viên và cơ hội tham quan, tập huấn, hội thảo cho 44 đoàn cán bộ giảng

viên với 188 lượt người tại nước ngoài [H8.8.2.3], [H8.8.2.4].

Hiệu quả của các chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường

đại học nước ngoài còn được thể hiện thông qua số lượng 91 lượt giáo sư, giảng

viên, chuyên gia từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Đức…đến giảng dạy tại Nhà trường. Đây thực sự là một cơ hội tốt để các giảng

viên của Nhà trường được gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, phương

pháp giảng dạy cũng như phát triển kiến thức chuyên môn, năng lực ngoại ngữ

[H8.8.2.5].

Hoạt động trao đổi giảng viên và sinh viên giữa Nhà trường với đối tác

nước ngoài đã được ký kết và triển khai có hiệu quả. Trong 2 năm học 2008-

2009 và 2009-2010 Đại học Deagu đã gửi 04 sinh viên sang học tại Trường và

Nhà trường đã cử 02 giảng viên sang học ThS tại Đại học Daegu - Hàn Quốc.

Trong năm học 2013-2014 Đại học Daegu - Hàn Quốc đã cử 01 sinh viên đại

học sang học tập tại Nhà trường. Trong năm học 2015-2016, Đại học Thomas

More – Bỉ đã cử 02 sinh viên sang học tập.Trong khuôn khổ hợp tác giữa Nhà

trường và Đại học Sư Phạm Vân Nam - Trung Quốc, trong năm học 2013-2014,

Đại học Sư Phạm Vân Nam đã gửi 38 sinh viên sang theo học tiếng Việt tại Nhà

trường. Trong năm học 2014-2015, Nhà trường đã tiếp thêm nhận 64 lưu học

sinh Trung Quốc đến từ Học viện Hồng Hà, Đại học Sư phạm Vân Nam, Học

viện kĩ thuật nghề Cơ điện Vân Nam và chương trình hợp tác với Sở Giáo dục

và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn sang học tiếng Việt. Cũng trong năm học này, trong

Page 118: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

109

khuôn khổ hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phông Sa Lỳ - Nước

CHDCND Lào; Nhà trường đã và đang đào tạo tiếng Việt cho 61 lưu học sinh

Lào. Ngoài ra, hiện nay Nhà trường đang đào tạo cho 08 lưu học sinh Lào và 01

lưu học sinh Trung Quốc theo học ở tất cả các bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của

Nhà trường. Tuy nhiên, Trường chưa có sinh viên và giảng viên sang học tập và

giảng dạy theo chương trình trao đổi tại cơ sở của đối tác ở nước ngoài

[H8.8.2.6].

Từ năm 2008, Nhà trường đã ký kết và triển khai biên bản ghi nhớ với

Viện Anh ngữ Hoa Kỳ (ELI) về việc mời các giảng viên Hoa Kỳ đến giảng dạy

ngoại ngữ cho các cán bộ, giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Tính đến

nay, Nhà trường đã tổ chức được 16 lớp học ngoại ngữ cho các cán bộ, giáo viên

và sinh viên của Trường với sự tham gia giảng dạy trực tiếp của các giảng viên

nước ngoài. Sau các khóa học, năng lực tiếng Anh của các học viên đã được

nâng lên rõ rệt [H8.8.2.7].

Các chương trình hợp tác quốc tế không chỉ mang lại những lợi ích về mặt

nâng cao nguồn nhân lực mà còn đem lại nguồn thu học phí lớn và nguồn lợi về

mặt cơ sở vật chất cho Nhà trường. Từ năm 2010 đến 2015, các chương trình

liên kết quốc tế đã đem lại cho Nhà trường 47,4 tỷ đồng, đóng góp vào Quỹ

phúc lợi cho Nhà trường 3,38 tỷ đồng. Thông qua việc hợp tác với Tổ chức

Mạng lưới Giáo dục Đại học Châu Á (ANHE), Nhà trường đã được tổ chức

ANHE tài trợ một thư viện sách với 943 đầu sách cùng hệ thống máy tính gồm 5

máy tính, 2 máy in và 2 máy điều hòa. Thêm vào đó, trong hai năm học 2010-

2011 và 2011-2012 tổ chức ANHE cũng đã trao học bổng cho 26 sinh viên xuất

sắc của Nhà trường. Trong năm học 2013-2014, Đại học Sư phạm Vân Nam -

Trung Quốc đã hỗ trợ đầu tư phòng máy thực hành Hán ngữ cho Trung tâm Hán

ngữ TUEBA - YNNU với tổng kinh phí 100.000 RMB (tương đương ~

340.000.000đ) [H8.8.2.8].

Kết quả thu được từ các chương trình hợp tác đào tạo và trao đổi học

thuật, học bổng, tham quan khảo sát với các đối tác nước ngoài đều được báo

Page 119: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

110

cáo định kỳ hàng năm trong các báo cáo tổng kết hoạt động HTQT chung của

Nhà trường [H8.8.2.9].

2. Những điểm mạnh

Hoạt động hợp tác đào tạo của Nhà trường được triển khai có hiệu quả cao

đem lại nguồn lực lớn trong việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán

bộ, giảng viên và tăng nguồn thu, cải thiện cơ sở vật chất của Nhà trường.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa chưa có giảng viên sang trường đại học phía đối tác

nước ngoài để giảng dạy theo chương trình trao đổi học thuật.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, Nhà trường có kế hoạch gửi 01-02 giảng viên sang các

trường đối tác nước ngoài giảng dạy theo chương trình trao đổi học thuật.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 8.3: Các hoạt động HTQT về nghiên cứu khoa học có hiệu quả

thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát

triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào

thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình

khoa học chung

1. Mô tả

Hiệu quả của các hoạt động HTQT trong lĩnh vực NCKH và tổ chức hội

nghị, hội thảo khoa học chung được thể hiện rõ rệt thông qua các chương trình

cụ thể như:

Trong giai đoạn 2009 -2015, Nhà trường đã tổ chức/đồng tổ chức 09 hội

thảo quốc tế với các trường đại học và các tổ chức nước ngoài trong đó có 1 hội

thảo được tổ chức tại Singapore, thu hút được hàng chục lượt giảng viên và sinh

viên quốc tế và đông đảo cán bộ giảng viên của Nhà trường tham dự [H8.8.3.1].

Page 120: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

111

Trong năm 2009, Nhà trường đã nghiệm thu 4 dự án nghiên cứu khoa học

do các đối tác nước ngoài tài trợ. Thông qua các dự án HTQT này, Nhà trường

đã tiếp nhận 10 lượt chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và tập huấn cho các

cán bộ, giảng viên của Trường. Mỗi dự án có 10 cán bộ, giảng viên và nhân viên

của Nhà trường tham gia với vai trò là các thành viên chính. Nhờ đó năng lực và

trình độ chuyên môn của các giảng viên được nâng lên rõ rệt. Không chỉ đem lại

hiệu quả về nguồn lực con người, các dự án HTQT đã dành 1 phần kinh phí cho

mua sắm trang thiết bị, nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu của cán bộ giảng

viên. Cụ thể: dự án IRRI đầu tư 1 bộ máy tính trị giá 10.500.000 VND, dự án

Tây Ban Nha đầu tư 12 bộ máy tính cùng các thiết bị phụ kiện đi kèm trang bị

cho phòng NCKH của Nhà trường trị giá: 205.833.000 VND. Thông qua các

hoạt động HTQT, Nhà trường đã có 01 giảng viên thực hiện dự án NCKH tại cơ

sở của đối tác tại Nhật Bản và 62 lượt giảng viên đi tham gia các hội thảo và

khóa tập huấn tại nước ngoài. Trong giao đoạn 2014-2015, Nhà trường đã thực

hiện 03 dự án nghiên cứu với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), POSCO TJ

Park Foundation và Viện chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP)

[H8.8.3.2], [H8.8.3.3].

Bên cạnh các công trình khoa học chung được công bố trong nước thông

qua các kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế, từ năm 2009 đến 2015 các giảng viên

của Nhà trường đã có 62 bài báo được xuất bản trên các tạp chí quốc tế có uy tín

như Journal of International and Area Studies, Southeast Asian Bulletin of

Mathematics, Applied Numerical Mathematics, International Area Review, The

World Economy, International Area Studies Review, Sogang IIAS Research

Series on International Affairs, The Developing Economies, Journal of Energy

and Climate Change và 02 sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản quốc tế

[H8.8.3.4], [H8.8.3.5].

2. Những điểm mạnh

Các dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học cũng như các hội thảo

quốc tế được tổ chức tại Trường đã góp phần nâng cao năng lực và trình độ

Page 121: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

112

chuyên môn của các giảng viên; đồng thời hệ thống cơ sở vật chất, thư viện của

Nhà trường cũng đã được cải thiện.

3. Những tồn tại

Số lượng các công trình NCKH xuất bản trên tạp chí quốc tế chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, mỗi năm Nhà trường có ít nhất 8 bài báo khoa học được

xuất bản trên các tạp chí quốc tế và tổ chức 02 hội thảo, hội nghị quốc tế.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận Tiêu chuẩn 8

Các hoạt động HTQT của Nhà trường trong thời gian qua đã không ngừng

được mở rộng và thực sự đi vào chiều sâu với nhiều thành tựu đáng kể góp phần

quan trọng vào sự phát triển của Nhà trường. Hoạt động HTQT đã mang lại cho

Nhà trường nhiều lợi ích như: trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của đội ngũ

cán bộ giảng dạy, quản lý đã được nâng cao; nội dung chương trình đào tạo và

phương pháp giảng dạy đã được đổi mới phù hợp với quá trình hội nhập với các

nước; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường từ nguồn vốn nước

ngoài; cải thiện nguồn thu. Thông qua các hoạt động HTQT, uy tín của Nhà

trường đã được nâng cao đáng kể và được các đối tác đánh giá cao, mở ra thêm

nhiều cơ hội hợp tác trong đào tạo, NCKH với các trường đại học, các tổ chức

trên thế giới.

Trong tiêu chuẩn 8 có 3/3 tiêu chí đạt yêu cầu.

Page 122: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

113

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

(9 tiêu chí)

Mở đầu

Để đáp ứng nhu cầu học tập của người học, nâng cao chất lượng đào tạo,

Nhà trường luôn chú trọng đầu tư cho thư viện, trang thiết bị học tập cũng như

cơ sở vật chất. Thư viện Nha trương là một thành viên của hệ thống thư viện Đai

hoc Thai Nguyên bao gồm Trung tâm học liệu và thư viện của các cơ sở đào tạo

thành viên. Thư viện Trường hoạt động nhằm phục vụ bạn đọc theo nguyên tắc

chia sẻ nguồn tài nguyên, các loại dịch vụ và sản phẩm thông tin của Thư viện

Trung tâm và các thư viện thành viên. Thư viện của Nhà trường có đầy đủ hệ

thống các phòng đọc, kho tài liệu, phòng nghiệp vụ, phòng tra cứu thư viện điện

tử,...

Nha trường có hệ thống phòng máy tính phục vụ thực hành, máy vi tính

và trang thiết bị hầu hết là mới và hiện đại, hiệu suất sử dụng cao. Trang thiết bị

học tập được mua sắm theo yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cưu khoa hoc

(NCKH) của từng ngành đào tạo.

Hệ thống phòng học của Nhà trường được bố trí tại 2 khu giảng đường đủ

để đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Nhà trường bố trí đủ phòng làm việc cho tất cả khoa/bộ môn và phòng

ban chức năng với đủ tiện nghi văn phòng, đảm bảo điều kiện làm việc ổn định.

Ký túc xá (KTX) của Trường phục vụ đủ nhu cầu ở nội trú của người học. Nhà

trường có sân bãi, dụng cụ phục vụ SV tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các

chương trình hoạt động tập thể.

Nhà trường có đủ diện tích sử dụng đất theo quy định của bộ tiêu chuẩn

TCVN 3981-85 về diện tích xây dựng trường đại học, có quy hoạch tổng thể về

sử dụng và phát triển cơ sở vật chất theo các chiến lược trung dài hạn. Công tác

Page 123: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

114

bảo vệ được tổ chức tốt để bảo vệ tài sản, an ninh trật tự an toàn cho người học

và CBVC trong khuôn viên trường.

Tiêu chí 9.1: Thư viện cua Nha trương có đầy đủ sách, giáo trình, tài

liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của

cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ

dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả

1. Mô tả

Tính đến tháng 10 năm 2015, Thư viện Trường có 627 đầu sách, với

36.213 cuốn sách, giáo trình. Trong đó, có 404 đầu giáo trình, 50 đầu sách tham

khảo và 173 đầu sách tiếng Anh. Bên cạnh đó Trung tâm học liệu của Đại học

Thái nguyên có 10.000 cuốn thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh

doanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học [H9.9.1.1].

Thông qua hoạt động hợp tác quôc tê, Nha trường đa đươc Mang lươi giao dục

đai hoc Châu A (ANHE) tai trơ 996 đầu sách thuộc lĩnh vực kinh tế mới được

xuất bản[H9.9.1.2].

Trong số 36.213 cuốn sách, giáo trình có 35.013 cuốn giáo trình dùng làm

tài liệu giảng dạy, học tập; 1.200 cuốn sách dùng làm tài liệu tham khảo; một số

CSDL về lĩnh vực KHXH&NV như: CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam trực

tuyến, CSDL Proquest, CSDL OARE, CSDL iGPublishing, CSDL Credo

reference, CSDL của Worldbank [H9.9.1.3].

Song song với hệ thống sách và giáo trình, thư viện nhà trường còn đáp

ứng nhu cầu tham khảo của độc giả với số lượng 19 đầu báo và tập san liên quan

đến lĩnh vực kinh tế; 09 tạp chí chuyên ngành; 2.959 luận văn thạc sỹ, luận án và

khóa luận [H9.9.1.4].

Hệ thống sách, giáo trình và tài liệu tham khảo đảm bảo đáp ứng nhu cầu

học tập, nghiên cứu của đội ngũ cán bộ, giảng viên và người học [H9.9.1.5].

Page 124: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

115

Bên cạnh đó, thư viện của Nhà trường được trang bị hệ thống máy tính

kết nối Internet phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm, tham khảo tài liệu phục vụ cho

học tập và nghiên cứu; kết nối với nguồn tài nguyên và tài liệu điện tử của

Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên [H9.9.1.6].

Mỗi năm, Nhà trường đầu tư trung bình 180 triệu đồng để mua thêm tài

liệu cho thư viện (không kể số giáo trình do Trường biên soạn và in tại NXB

ĐHTN). Các đầu sách, giáo trình tại thư viện phần lớn mới xuất bản, đặc biệt tại

thư viện ANHE có nhiều đầu sách tiên tiến trên thế giới [H9.9.1.7].

Hàng năm, Nhà trường có số liệu thống kê đầy đủ về lượng độc giả của

thư viện [H9.9.1.8]. Năm học 2011 - 2012 và 2012 - 2013 Nhà trường đã tiến

hành lấy ý kiến độc giả đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống thư viện, qua đó

nắm bắt được nhu cầu sử dụng tài liệu và chất lượng phục vụ độc giả, tuy nhiên

việc này chưa được thực hiện định kỳ [H9.9.1.8].

2. Những điểm mạnh

Thư viện của Nhà trường được trang bị nhiều đầu sách chuyên ngành và

giáo trình mới tiên tiến trên thế giới.

Thư viện của Nhà trường đáp ứng tốt nhu cầu của cán bộ, giảng viên và

người học trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Hệ thống sách, giáo trình và

tài liệu tham khảo đảm bảo tính cập nhật và phong phú về chủng loại.

3. Những tồn tại

Nhà trường chưa định kỳ khảo sát ý kiến của độc giả về nhu cầu sử dụng

tài liệu và chất lượng phục vụ thư viện.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, Nhà trường định kỳ tổ chức khảo sát ý kiến của độc giả về

nhu cầu sử dụng tài liệu và chất lượng phục vụ của thư viện.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Page 125: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

116

Tiêu chí 9.2: Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành,

thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu

của từng ngành đào tạo

1. Mô tả

Nhà trường đưa vào sử dụng giang đường GK1 năm 2009, giang đương

GK2 năm 2012, cùng với sô phong học đang sư dụng tai khu giang đương B. đên

nay tông số phong hoc hiện có la 49 phòng; sô phòng trưc tiêp phuc vu giang day,

thao luân la 42 phòng, trong đó có 9 phòng học có sức chứa tư 180 đên 250

người, 23 phòng học có sức chứa tư 80 – 100 người và 09 phòng học có sức chứa

tư 60 - 80 người, 01 phòng học có sức chứa 40 người; sô phong thưc hanh là 06

phòng, trong đó có 04 phòng thưc hanh may tính va 02 phong may tinh hoc ngoại

ngư [H9.9.2.1]. Đa số cac phòng hoc Nha trường đươc xây dưng từ nguôn vôn

xây dưng dư án bước II của Đai hoc Thai Nguyên, nên cac phong hoc đêu đap

ưng theo tiêu chuẩn, yêu cầu xây dựng Viêt Nam va đat chuân theo yêu câu

phong hoc cho các trương Đại hoc.

Các phòng thưc hanh may tinh va phong thưc hành ngoai ngư đươc trang bi

hê thống may tính đông bô, có câu hinh cao, 100% sô may tinh thưc hanh đều

được kết nôi internet đap ưng đây đu yêu câu cho hoat động đao tao cho cac

chương trinh đao tạo cua Nhà trương.

Với số lượng phòng học như trên và theo kế hoạch phân công các lớp học

phần với số lượng lớp của một học kỳ trung bình là 613 lớp, Nhà trường có đủ

phòng học. Tuy nhiên, trong số 42 phòng thì vẫn còn 08 phòng học nhà cấp 4 tai

khu giang đương B.

2. Những điểm mạnh

Giảng đường GK1, GK2 của Nhà trường thiết kế đạt tiêu chuẩn Việt Nam

(TCVN 3981-85), đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập.

3. Những tồn tại

Page 126: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

117

Hiện nay Nhà trường đang sử dụng 08 phòng học cấp 4 tại khu giảng

đường B, cách xa Nhà điều hành gây khó khăn cho công tác quản lý va giang

day.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2016 triên khai xây dựng giảng đường 5 tầng (Đơn nguyên 2-giảng

đường GK2) [H9.9.2.1], với số lượng 19 phòng học thay thế cho các phòng học

cấp 4 tai khu giang đương B.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 9.3: Co đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt

động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử

dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo

1. Mô tả

Toàn bộ số phòng học của Nhà trường (42 phòng) được trang bị bàn ghế,

bục, bảng theo tiêu chuẩn và trang bị các phương tiện dạy học (máy chiếu, máy

tính, tăng âm). Các phòng học được trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt làm mát,

rèm chống nắng phục vụ giảng dạy và học tập [H9.9.3.1].

Các phòng thực hành, phòng hội thảo, phòng NCKH được trang bị máy điều

hòa, hệ thống âm thanh và bàn làm việc phù hợp với nhu cầu sử dụng [H9.9.3.2].

Nhà trường có các trang thiết bị mới phục vụ các hoạt động dạy, học và NCKH,

đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo như hệ thống video phục vụ hội thảo

trực tuyến ở nhiều địa điểm khác nhau; bảng thông minh và bảng điện tử phục

vụ mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán; máy đọc mã vạch phục vụ đào tạo và

NCKH. Việc sử dụng các trang thiết bị được ghi nhật ký đầy đủ [H9.3.3], tuy

nhiên việc theo dõi và quản lý các trang thiết bị phục vụ NCKH khai thác chưa

đạt hiệu quả cao.

Page 127: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

118

Hằng năm, Nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến SV đánh giá khóa học,

trong đó có tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất, kết quả cho thấy SV đã đánh giá

cơ sở vật chất của Nhà trường cơ ban đáp ứng tốt nhu cầu học tập [H9.9.3.4].

Tại các phòng máy thực hành được cài những phần mềm chuyên dụng

phục vụ giảng dạy cho từng ngành đào tạo như phần mềm kế toán máy, phần

mềm giao dịch thương mại điện tử, phần mềm phân tích số liệu thống

kê,…[H9.9.3.5]. Một học kỳ, trung bình có 45 lớp thực hành tại phòng máy tính.

Tại các phòng phục vụ NCKH, Nhà trường được ĐHTN đầu tư trang thiết

bị phục vụ giảng dạy ngành Quản trị kinh doanh [H9.9.3.6].

Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo hệ số kỹ thuật cho các thiết bị tại các

phòng máy tính, ngoài việc kiểm tra thường xuyên thì Nhà trường tiến hành sưa

chưa nho 3 tháng một lần và sưa chưa lơn 01 năm một lần.

2. Những điểm mạnh

Đầu tư thiết bị hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng tốt cho hoạt động đào tạo,

nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường.

3. Những tồn tại

Chưa định kỳ hàng năm tổ chức khảo sát mức độ đáp ứng về trang thiết bị

học tập và hỗ trợ NCKH.

4. Kế hoạch hành động

Từ năm 2017, định kỳ tổ chức khảo sát mức độ đáp ứng về trang thiết bị

học tập và hỗ trợ NCKH.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 9.4: Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các

hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý

1. Mô tả

Page 128: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

119

Tổng số máy tính trong Nhà trường có 384 bộ, trong đo sô may chu la 08

bộ, máy tính xách tay là 07 máy, sô may tinh phuc vu giảng dạy, học tập và

NCKH là 206 bộ, số máy tính phục vụ quản lý và điều hành là 163 bộ. Số máy

chiếu đa năng là 58 máy lắp tại các phòng học tại giảng đường và 03 máy dùng

để phục vụ hội họp của Nhà trường [H9.9.4.1].

Nhà trường đã xây dựng mạng Intranet kết nối các bộ phận trong Trường

[H9.9.4.2]. Toàn bộ máy tính của Nhà trường được kết nối Internet tốc độ cao

(đường truyền cáp quang tốc độ 70Mb/s) phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh

viên Nhà trường truy cập miễn phí 24/24h. Trong khuôn viên Nha trương đươc

phu song Internet không dây [H9.9.4.3].

Website của Nhà trường bắt đầu hoạt động từ năm 2007 tại địa chỉ

http://www.tueba.edu.vn , trong đó cac phòng, khoa, trung tâm có website riêng.

Nhà trường đã thành lập Ban biên tập và Ban quản trị website [H9.4.4]. Toàn

thể cán bộ, giảng viên và SV được cung cấp miễn phí hòm thư điện tử của Nhà

trường [H9.9.4.5].

Năm 2008, hệ thống học trực tuyến (elearning) của Trường được triển

khai tại địa chỉ http://el.tueba.edu.vn đã cung cấp một phương tiện học tập có

hiệu quả cho sinh viên [H9.9.4.6]. Cán bộ giảng viên được cấp account truy cập

cơ sở dữ liệu điện tử tại Trung tâm học liệu của ĐHTN.

Phần lớn công tác quản lý của Nhà trường được ứng dụng Công nghệ

thông tin. Việc đăng ky môn hoc, săp xêp lich hoc, phân công giao viên, quan ly

điêm thi đươc thưc hiên trên phần mêm quan ly đao tao IU [H9.9.4.7]. Bộ phận

tài vụ và tổ chức cán bộ có phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác quản lý

[H9.9.4.8]. Nhà trường có đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị

và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng máy tính và

hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý [H9.9.4.9].

Để quản lý ngày, giờ công của CBVC, Nhà trường đã đầu tư đưa vào sử

dụng máy chấm công bằng vân tay [H9.9.4.10].

Page 129: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

120

Tuy nhiên, các thiết bị mạng và máy chủ chưa đủ để đáp ứng tốt nhu cầu

sử dụng;

2. Những điểm mạnh

Nhà trường ứng dụng những phần mềm, thiết bị mới trong đào tạo và

quản lý; mở các khóa tập huấn cách sử dụng các phần mềm cho CBVC.

3. Những tồn tại

Số lượng máy chủ và các thiết bị mạng còn hạn chế, đặc biệt là thiết bị

hiện đại và máy chủ có cấu hình mạnh.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, trang bị thêm máy chủ và các thiết bị cho hệ thống mạng.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 9.5: Có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học;

có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh

viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ

thuật, thể dục thể thao theo quy định

1. Mô tả

Tông sô phong dung cho hoat động giang day của Nhà trường hiên nay la

48 phong, vơi tổng diện tích mặt sàn là 11.013 m2, phần lớn các phong học mơi

đươc xây dưng nên đáp ứng tôt nhu cầu đào tạo của Nhà trường, tuy nhiên vẫn

đang sử dụng một số phòng học cấp 4 tai khu giang đương B[H9.9.5.1]. Hiện

tại, Nhà trường có tỷ lệ bình quân diện tích giang đương cho SV đạt mức

2,14m2/SV, đap ưng yêu câu tôi thiêu diên tich giang đương/sinh viên theo yêu

câu. [H9.9.5.2].

Nhà trường có 04 nhà KTX 5 tầng đáp ứng tốt yêu cầu của sinh viên, diện

tích 9.308m2, 160 phòng đảm bảo được 1.280 chỗ ở cho SV với tỷ lệ bình quân

5m2/SV; trong các phòng ở tại KTX được xây dựng khép kín và trang bị đầy đủ

Page 130: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

121

các thiết bị như thiết bị vệ sinh, hệ thống chiếu sáng, quạt làm mát và mạng

Internet được nối đến từng phòng ở của SV. Mỗi tầng ký túc xá có 1 phòng sinh

hoạt chung phục vụ SV tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Khu vực ký túc xá có

hệ thống sân bãi phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể thao [H9.9.5.3].

Nhà trường có sân bãi cho các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao với

diện tích trên 3.000m2., hê thông sân thê thao va sân khâu ngoai trơi mơi đươc

đưa vào sử dung từ tháng 4/2016 đap ưng tôt nhu câu va cac hoat đông văn thê,

thê thao cua sinh viên Nha trường. Là trường thành viên của ĐHTN, Nhà trường

được sử dụng chung nhà thi đấu đa năng của ĐHTN. Các phòng học lớn được

trang bị hệ thống âm thanh nên có thể phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ

của SV vào thời gian không có lớp học [H9.9.5.4]. Tuy nhiên, để tổ chức các

hoạt động có quy mô lớn thì Nhà trường phải thuê các trang thiết bị chuyên

dụng, do sử dụng chung cơ sở vật chất của ĐHTN nên trong quá trình sử dụng

Nhà trường vẫn còn bị động.

Để điều tra ý kiến SV nội trú, hàng năm Nhà trường đã tổ chức Hội nghị

quản lý KTX và đối thoại với SV nội trú để lắng nghe những ý kiến đóng góp

trong công tác quản lý KTX [H9.9.5.5]. Các ý kiến đóng góp của SV đã được

Nhà trường tiếp thu để cải tiến công tác phục vụ tại KTX.

2. Những điểm mạnh

Điều kiện sinh sống của sinh viên trong khu nội trú được đáp ứng. Hàng

năm đều tổ chức hội nghị quản lý ký túc xá để tăng cường hiệu quả hoạt động tại

khu nội trú.

3. Những tồn tại

Nhà trường còn sử dụng chung một số trang thiết bị cơ sở vật chất của

ĐHTN nên trong quá trình sử dụng còn bị động cho các hoạt động văn hóa, thể

thao.

4. Kế hoạch hành động

Page 131: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

122

Trong 5 năm tiếp theo từ 2016 đến 2020 từng bước đầu tư các trang thiết

bị hiện đại để chủ động phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ; bằng công tác

xã hội hóa kêu gọi đầu tư xây dựng nhà thi đấu đa năng phục vụ các hoạt động

thể dục thể thao.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 9.6: Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên, nhân

viên cơ hữu theo qui định

1. Mô tả

Nhà làm việc – Nghiên cứu được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2013 với

tổng diện tích dành cho làm việc là 4.265m2 với số phòng là 56 phòng, diện tích

mỗi phòng làm việc từ 25 đến 50m2 [H9.9.6.1]. Hiện tổng số CBVC cơ hữu của

Trường là 497 người, trong đó giảng viên cơ hữu là 350 người, với diện tích trên

bình quân đạt 8,58 m2/người.

Căn cứ tình hình thực tế, Nhà trường bố trí mỗi đồng chí trong Ban Giám

hiệu 01 phòng làm việc; các đồng chí lãnh đạo phòng, khoa, trung tâm đều được

bố trí phòng làm việc phù hợp, đáp ứng công tác chuyên môn; các phòng còn lại

được bố trí từ 2-8 nhân viên [H9.9.6.2]. Nhà trường bố trí cho mỗi khoa 1 phòng

sinh hoạt chuyên môn và 05 phòng chờ giáo viên tai cac giang đương. Các tổ

chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên đều được bố trí

phòng làm việc riêng. Các Viện nghiên cứu, các trung tâm đều được bố trí

phòng làm việc có diện tích từ 25 đến 100 m2.

Bộ phận bảo vê thuôc Phong Công tac hoc sinh sinh viên, bô phận lai xe

thuộc Phòng Hanh chinh – Tô chưc đươc bô trí phong lam viêc va phong trưc tai

khu vưc cổng bao vệ. Sô lương phòng phân công cho 2 bộ phận la 2 phòng, đam

bao yêu câu hoat đông của môi bộ phân [H9.9.6.3].

Thang 4/2016 Nha trương đưa vao sư dung công trinh Tram y tê trường

rộng 122m2 gồm các phòng chức năng: 01 phòng làm việc rộng 25m2; 01 phòng

khám, cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế rộng 40m2; 01 phòng cấp cứu, tiểu

Page 132: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

123

phẩu, tiêm, chăm sóc sức khỏe ban đầu rộng 16m2; 01 phòng điều trị 3 giường

bệnh rộng 16m2. Bên canh đo,Nha trương bô tri 01 phòng Y tế tại Nhà K9 khu

Ký túc xá có diêc tich la 26m2. Đên nay, tông diên tich cac phong lam viêc cua

bô phân y tê la 5 phong vơi diên tich sư dung la 138m2 [H9.9.6.4].

2. Những điểm mạnh

Các phòng làm việc mới đưa vào sử dụng nên có tính đồng bộ cao, khan

trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu làm việc cho cán bộ, giảng viên Nhà trường.

3. Những tồn tại

Diện tích các phòng làm việc của các Khoa vẫn còn hạn chế, các đồng chí

Ban chủ nhiệm khoa vẫn bố trí làm chung phòng.

4. Kế hoạch hành động

Đên năm 2017, Nhà trường bô sung phong lam viêc cho các Khoa chuyên

môn.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Tiêu chí 9.7: Có đủ diện tích sử dụng đất theo qui định của tiêu chuẩn

TCVN 3981-85, diện tích mặt bằng tổng thể đạt mức tối thiểu theo qui định

1. Mô tả

Trương Đai học Kinh tế & QTKD đươc phê duyêt nhiêm vu quy hoach

chi tiết theo Quyết đinh số 692/QĐ-UBND ngay 18/3/2011 cua Ủy ban Nhân

dân tinh Thái Nguyên, tông diện tích đươc quy hoạch đất để đâu tư cơ sơ vật

chât, xây dựng các công trình của Trường Đại học Kinh tê & QTKD là 20,65 ha

[H9.9.7.1]. Vơi quy mô đao tao đên năm 2020 la 5.459 sinh viên. Với diện tích

đất được cấp, Trường đủ tiêu chuẩn theo quy định TCVN 3981-85 diện tích đất

chuẩn đối với trường đại học [H9.9.7.2].

Căn cư quyết định số 692/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc

Phê duyệt nhiệm vụ, quy hoạch chi tiết trường Đại học Kinh tế và QTKD -

ĐHTN [H9.9.7.3]. Trong đó khu học tập và cơ sở NCKH mật độ xây dựng 25%

(TCVN 3981-85 quy định trong khoảng 20% - 25%), tầng cao trung bình 5 tầng;

Page 133: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

124

diện tích sử dụng cho khu thể dục thể thao là 3420 m2 đạt yêu cầu TCVN 3981-

85; diện tích đất sử dụng cho quảng trường và cây xanh là 4.690 m2, chiếm

22,71% tổng diện tích đất đàng sử dụng [H9.9.7.4].

Các thông số về diện tích sử dụng đất và diện tích tổng mặt bằng đều đạt

mức quy định của bộ tiêu chuẩn TCVN 3981-85, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát

triển toàn diện của Nhà trường. Tuy nhiên, Trường mới được bàn giao hơn 4 ha

trên tổng số diện tích đất quy hoach.

2. Những điểm mạnh

Diện tích đất được cấp đạt yêu cầu so với quy định của tiêu chuẩn TCVN

3981-85.

3. Những tồn tại

Công tác giải phóng mặt bằng để đưa toàn bộ diện tích đât quy hoach còn

chậm so với kế hoạch.

4. Kế hoạch hành động

Phối hợp với ĐHTN, thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên để làm tốt

công tác giải phóng mặt bằng, đến tháng 12 năm 2017 đưa vao sư dung thêm 0,4 ha.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 9.8: Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật

chất trong kế hoạch chiến lược của trường

1. Mô tả

Ngày 17/4/2009, Nhà trường ban hanh quyết định số 122/QĐ-

ĐHKT&QTKD ban hành Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2010 –

2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó có quy hoạch tổng thể về phát triển

cơ sở vật chất [H9.9.8.1]. Ngày 12/11/2009 Nhà trường ký Quyết định số

595/QĐ-ĐHKT&QTKD ban hành chiến lược phát triển Nhà trường đến năm

2020, hướng tới năm 2025, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển về cơ sở vật

Page 134: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

125

chất [H9.9.8.2]. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất chi

tiết cho từng năm và kế hoạch phát triển cơ sở vật chất đến năm 2020 đã được

ĐHTN phê duyệt [H9.9.8.3].

Nhà trường đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trong đó có

quy hoạch các khu vực và kế hoạch xây dựng các công trình [H9.9.8.4].

Nhà trường đã được cấp 20,65ha; đến nay đã đươc ban giao hơn 4 ha và có

thể xây dựng các công trình trên diện tích này [H9.9.8.5].

2. Những điểm mạnh

Có quy hoạch đồng bộ và chi tiết 1/500 và xây dựng chiến lược phát triển

cơ sở vật chất cho từng giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2020.

3. Những tồn tại

Việc thực hiện chiến lược phát triển cơ sở vật chất của Nhà trường còn

gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguồn vốn đầu tư.

4. Kế hoạch hành động

Năm 2017, Nhà trường tổ chức rà soát đối với cơ sở vật chất thiết yếu để

tìm nguồn vốn đầu tư có tính khả thi cao, để đầu tư cơ sở vật chất nhằm đạt hiệu

quả cao trong quá trình sử dụng.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 9.9: Có biện pháp bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho

cán bộ quản lý giảng viên, nhân viên và người học

1. Mô tả

Nhà trường hiện đang hoạt động tại 2 cơ sở: tại phường Tân Thịnh, thành

phố Thái Nguyên va cơ sở thuộc phường Tích Lương - thành phố Thái Nguyên.

Để đảm bảo an toàn tài sản và trật tự trị an cho giảng viên, cán bộ, SV ở cả hai

cơ sở, Nhà trường đã xây dựng đội ngũ chuyên trách gồm 12 người và giao trách

nhiệm phải bồi thường khi mất tài sản của Nhà trường. Bộ phận bảo vệ của

Page 135: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

126

Trường thuộc phòng CT-HSSV do một đông chi Phó trưởng phòng phụ trách

[H9.9.9.1].

Tất cả các khu vực trọng yếu của Nhà trường luôn có cán bộ bảo vệ trực

24/24 tại khu hiệu bộ, tại khu giảng đường B, và giảng đường GK1, GK2 và khu

KTX [H9.9.9.2]. Để hỗ trợ đảm bảo an ninh trong khu KTX, Nhà trường đã

thành lập đội an ninh xung kích tại KTX gồm 22 SV tình nguyện làm công tác

an ninh tật tự [H9.9.9.3].

Nhà trường liên kết chặt chẽ với công an phường, công an thành phố,

công an tỉnh Thái Nguyên để kịp thời giải quyết khi các vụ việc xảy ra trong

Trường [H9.9.9.4].

Lực lượng bảo vệ của Nhà trường được định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp

vụ chuyên môn [H9.9.9.5]. Lực lượng bảo vệ được trang bị roi điện, súng hơi

cay để phục vụ công tác [H9.9.9.6]. Mọi nội quy, quy định của cơ quan rõ ràng

nên công tác về trật tự an ninh đều được thực hiện đúng theo quy định. Bên cạnh

đó, các hệ thống an toàn của Trường cũng đạt tiêu chuẩn tốt nên đảm bảo có các

giải pháp xử lý các tình huống phát sinh như cháy, nổ, bão lụt [H9.9.9.7].

Nhà trường có trang bị thiết bị chống trộm hiện đại đặt tại vị trí quan

trọng như phòng thủ quỹ và kết nối với phòng trực bảo vệ [H9.9.9.8].

Tuy nhiên, các công trình của Nhà trường tại cơ sở mới phần lớn mới

hoàn thành và đưa vào sử dụng nên hàng rào bảo vệ chưa được kiên cố.

2. Những điểm mạnh

Trang bị thiết bị chống trộm hiện đại. Có quy định cụ thể, rõ ràng về trách

nhiệm của lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ.

3. Những tồn tại

Hệ thống hàng rào tại khu vực Nhà làm việc – nghiên cứu, giảng đường

GK1, GK2 chưa kiên cố.

4. Kế hoạch hành động

Page 136: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

127

Năm 2017, xây dựng hệ thống hàng rào tại khu xây dựng mới của Trường

gồm hàng rào bảo vệ 03 công trình nhà làm việc và nghiên cứu, 02 giảng đường

GK1, GK2.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận Tiêu chuẩn 9

Thư viện trường và các hệ thống học liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ

đào tạo và NCKH của trường được đầu tư theo kế hoạch, về cơ bản đã đáp ứng

nhu cầu sử dụng của giảng viên, CBVC và người học. Trường có tổng diện tích

mặt bằng đảm bảo theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn TCVN 3981-85 quy định về

diện tích chuẩn đối với trường đại học.

Trường có đủ số giảng đường, phòng học và phòng thực hành phục vụ

đào tạo và NCKH; có đủ số phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên cơ hữu; có

KTX nội trú và các điều kiện luyện tập văn nghệ, thể dục thể thao cho người

học. Công tác bảo vệ trật tự an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy tại cả 2 cơ

sở đã được Nhà trường quan tâm và hoạt động có hiệu quả.

Công tác đầu tư xây dựng tại cơ sở mới của Trường còn gặp khó khăn về

nguồn vốn đầu tư để xây dựng, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất xây dựng.

Mặt khác, nguồn lực tài chính để thực hiện đầu tư phát triển trang thiết bị và xây

dựng cơ sở vật chất bằng nguồn thu hợp pháp của Trường chưa đáp ứng được

thật đầy đủ theo nhu cầu.

Trong tiêu chuẩn 9 có 9/9 tiêu chí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn 10: Tài chính và Quản lý Tài chính (3 tiêu chí)

Mở đầu

Công tác tài chính và quản lý tài chính của nhà trường được thực hiện

đúng quy định, công khai, minh bạch và hàng năm được kiểm tra, kiểm toán bởi

các cơ quan có thẩm quyền. Nhà trường thực hiện đa dạng hóa hoạt động đào

tạo, hoạt động dịch vụ và tìm kiếm dự án, tài trợ của nước ngoài, do vậy đã tạo

được nhiều nguồn thu hợp pháp và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của trường.

Page 137: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

128

Sự phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính đã góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng

thời tạo ra sự phát triển đáng kể về cơ sở vật chất và từng bước cải thiện đời

sống cán bộ viên chức.

Tiêu chí 10.1: Có những giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo

được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên

cứu khoa học và các hoạt động khác của trường Đại học

1. Mô tả

Nguồn thu của Nhà trường gồm ngân sách nhà nước cấp, thu học phí và

thu khác, trong đó thu học phí là nguồn thu chủ yếu [H10.10.1.1], [H10.10.1.7].

Tỷ lệ nguồn thu từ ngân sách nhà nước so với tổng thu giảm dần từ 19%

xuống 12%, tỷ lệ nguồn thu học phí so với tổng thu tăng dần từ 79% đến 84%.

Nó khẳng định sự tự chủ về tài chính của Nhà trường khi ngân sách do nhà nước

cấp không còn giữ vai trò trọng yếu trong các hoạt động của trường

[H10.10.1.1], [H10.10.1.8].

Nhà trường luôn khuyến khích các đơn vị và cá nhân trong trường chủ

động, sáng tạo và khai thác nguồn thu học phí, thu từ các hoạt động dịch vụ, thu

từ các đề tài NCKH nộp quỹ phúc lợi nhà trường thông qua những quy định cụ

thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm như: giảm dần tỷ lệ trích % nộp quỹ

phúc lợi từ các đề tài NCKH để số lượng đề tài mang về trường được nhiều hơn;

chi tạo nguồn từ 3% đến 7% cho các cá nhân, đơn vị trong trường nếu kết nối

được các chương trình, dự án hoặc mở lớp liên kết đào tạo đại học và sau đại

học, … [H10.10.1.10], [H10.10.1.9].

Hàng năm, trong dự toán thu chi và Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà

trường đều quy định tỷ lệ sử dụng các nguồn thu sự nghiệp, trong đó 40-50%

dành để chi lương, 25% dành để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa

học, hợp tác quốc tế và 25-35% dành để chi cho các hoạt động khác

[H10.10.1.4], [H10.10.1.10].

Page 138: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

129

Nhà trường đã có giải pháp mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo

để thu hút người học nhằm tăng nguồn thu như: xây dựng thêm chương trình

đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, liên thông từ trung cấp lên đại học,

xây dựng thêm chương trình đào tạo văn bằng 2, mở thêm các chương trình đào

tạo mới thuộc các ngành đang đào tạo, đào tạo các lớp chất lượng cao, đào tạo

hệ liên kết quốc tế,…. [H10.10.1.2], [H10.10.1.3].

Đồng thời, Nhà trường còn tận dụng, khai thác cơ sở vật chất sẵn có để

tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ như: trông xe, dịch vụ căng tin, dịch vụ

photocopy và các dịch vụ khác [H10.10.1.6].

Nhà trường đẩy mạnh chính sách hỗ trợ tạo nguồn tuyển sinh nhằm

khuyến khích các cá nhân, tập thể chủ động khai thác chỉ tiêu tuyển sinh phi

chính quy, tuyển sinh hệ sau đại học, hệ liên kết quốc tế cũng như liên tục cử

các đoàn cán bộ của nhà trường đi tạo nguồn tuyển sinh hệ đại học và sau đại

học tại các tỉnh [H10.10.1.5].

Việc thực hiện có hiệu quả những giải pháp để tăng nguồn thu hợp pháp

của nhà trường, nguồn kinh phí của trường đã tăng dần qua các năm, đảm bảo

năm sau gấp 1,2- 1,5 lần năm trước [H10.10.1.8].

2. Những điểm mạnh

Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả những giải pháp để tăng nguồn thu

hợp pháp hàng năm, kinh phí thu sự nghiệp năm sau tăng hơn năm trước.

3. Những tồn tại

Chính sách tạo nguồn tuyển sinh chưa thực sự hấp dẫn nên nguồn thu do

hoạt động tạo nguồn tuyển sinh đem lại chưa cao, số lượng các cá nhân, tập thể

tham gia tạo nguồn tuyển sinh chưa nhiều.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm 2017, Nhà trường sẽ điều chỉnh chính sách tạo nguồn tuyển

sinh theo hướng hấp dẫn hơn để thu hút thêm nhiều cá nhân, tập thể trong và

Page 139: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

130

ngoài trường tham gia tìm kiếm và huy động được nhiều người học tham gia học

tập tại trường để tăng nguồn thu từ học phí.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Tiêu chí 10.2: Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính

trong trường đại học được chuẩn hóa, công khai hóa, minh bạch và theo quy

định.

1. Mô tả

Công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của Nhà trường luôn

bám sát nhiệm vụ chuyên môn, được thực hiện theo hướng dẫn của Đại học Thái

Nguyên và các quy định về quản lý tài chính [H10.10.2.1], [H10.10.2.2].

Đối với công tác lập kế hoạch tài chính, nhà trường lập kế hoạch tài chính

hàng năm dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của bộ GD- ĐT, Đại học

Thái nguyên về lao động, tuyển sinh, chỉ tiêu ngân sách nhà nước cấp; nhiệm vụ

của năm học. Ngoài ra, việc lập kế hoạch tài chính còn dựa trên cơ sở tình hình

thực hiện các chỉ tiêu về tài chính năm học trước, các nguồn thu của nhà trường

trong năm tài chính cũng như bám sát các qui định về chế độ tài chính của nhà

nước, của Đại học Thái Nguyên và của trường. Do đó, kế hoạch tài chính được

lập luôn sát với các hoạt động của nhà trường [H10.10.1.4], [H10.10.2.2].

Vào tháng 11 hàng năm, căn cứ yêu cầu của Đại học Thái Nguyên, Nhà

trường ra thông báo hướng dẫn các đơn vị, các tổ chức Đảng, đoàn thể lập dự

toán kinh phí hoạt động của đơn vị mình cho năm tài chính kế tiếp. Căn cứ dự

toán chi tiết của từng đơn vị xây dựng, Nhà trường tổ chức Hội nghị thảo luận

và thống nhất số liệu để xây dựng thành dự toán chung của trường trình Đại học

Thái Nguyên phê duyệt. Dự toán ngân sách nhà nước năm tài chính sau khi

được Đại học Thái Nguyên phê duyệt cùng với Quyết toán tài chính của năm

trước sẽ được báo cáo công khai trước hội nghị cán bộ viên chức trong trường

và đăng trên chuyên mục ba công khai tại Website. Tuy nhiên, nhà trường chưa

Page 140: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

131

định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá và rút kinh nghiệm về công tác lập kế hoạch

tài chính [H10.10.2.2], [H10.10.2.3], [H10.10.2.4].

Trong trường hợp phát sinh các hoạt động trong năm chưa được xây dựng

trong dự toán của năm tài chính, nhà trường tiến hành cân đối các nguồn thu, nội

dung chi để trình Đại học Thái Nguyên điều chỉnh dự toán năm cho phù hợp

[H10.10.2.9].

Bên cạnh đó, Nhà trường còn tổ chức các hội nghị xây dựng kế hoạch tài

chính theo quy hoạch phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020 [H10.10.1.2].

Kết thúc năm tài chính, nhà trường tiến hành phân tích Báo cáo quyết toán

năm và đối chiếu với kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước của năm đó và báo

cáo tình hình thực hiện dự toán với Đại học Thái Nguyên [H10.10.2.6].

Việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động về quản lý tài chính

của nhà trường đều được sự giám sát chặt chẽ của cán bộ viên chức, của Thanh

tra nhân dân, của Đại học Thái Nguyên cũng như các cơ quan thanh tra, kiểm

tra, kiểm toán [H10.10.3.3].

Việc quản lý tài chính đã được tin học hóa theo phần mềm Kế toán Việt

Nam, phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp MISA, phần mềm hỗ trợ kê khai

thuế và luôn được nâng cấp các phiên bản mới cho phù hợp với sự thay đổi của

chế độ kế toán [H10.10.2.7].

Cuối quý, cuối năm tài chính, toàn bộ hoạt động thu-chi của nhà trường

phát sinh trong quý, trong năm đều được thể hiện đầy đủ, minh bạch trên Báo

cáo quyết toán quý, năm [H10.10.2.5].

2. Những điểm mạnh

Công tác lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính được tiến hành dân chủ,

minh bạch và được công khai bằng nhiều hình thức khác nhau. Kế hoạch tài

chính được lập đảm bảo theo đúng các quy định và sát với các hoạt động chuyên

môn diễn ra trong năm tài chính.

3. Những tồn tại

Page 141: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

132

Công tác lập kế hoạch tài chính chưa được định kỳ tổ chức hội nghị đánh

giá và rút kinh nghiệm.

4. Kế hoạch hành động

Trong năm 2017, Nhà trường tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm công

tác lập kế hoạch tài chính.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí

Tiêu chí 10.3: Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh

bạch và hiệu quả cho các bộ phận và các hoạt động của trường Đại học

1. Mô tả

Hàng năm, các hoạt động của nhà trường được thực hiện theo dự toán

NSNN đã được phê duyệt. Dự toán NSNN được xây dựng trên cơ sở dự toán chi

tiết do từng đơn vị trong trường lập và được điều chỉnh cho phù hợp căn cứ theo

quy định sử dụng nguồn thu của trường. Do vậy, việc phân bổ tài chính cho các

hoạt động của trường được thể hiện trong dự toán rất rõ ràng, minh bạch và hợp

lý, đáp ứng được nhu cầu chi thực tế của các hoạt động đó [H10.10.1.4],

[H10.10.2.2], [H10.10.2.3].

Trường hợp phát sinh các hoạt động ngoài dự toán, nhà trường sẽ tiến

hành cân đối các hoạt động đã xây dựng dự toán để điều chỉnh và trình Đại học

Thái Nguyên phê duyệt [H10.10.2.9].

Dự toán NSNN còn được xây dựng trên cơ sở các quy định về việc sử

dụng nguồn thu học phí, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu khác

theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Theo đó, nhà trường dùng tối thiểu 40-50% từ

nguồn thu học phí để chi lương, 25% chi cho hoạt động chuyên môn, số còn lại

để chi khác và trích lập các quỹ; Dùng 10-12,5% từ nguồn thu khác để trích lập

quỹ phúc lợi, số còn lại chi theo dự toán được phê duyệt; Dùng 100% nguồn thu

từ ngân sách nhà nước cấp để chi phục vụ các hoạt động thường xuyên của nhà

Page 142: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

133

trường, không thực hiện trích lập các quỹ từ nguồn ngân sách nhà nước cấp

[H10.10.1.10].

Việc thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung chi theo dự toán được phê

duyệt giúp nhà trường chủ động kinh phí phục vụ các hoạt động của đơn vị.

Đồng thời, việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính giúp các đơn vị

trong trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và góp phần nâng cao đời sống

cho cán bộ viên chức trong trường với hệ số lương tăng thêm tăng từ 0,2 lên 0,5

[H10.10.3.1].

Tính hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn kinh phí của nhà trường còn được

thể hiện thông qua các Báo cáo thẩm định tài chính của Đại học Thái Nguyên

hàng năm, báo cáo kiểm toán định kỳ. Qua đó đã đánh giá việc thực hiện phân

bổ nguồn kinh phí của nhà trường là hợp lý, sử dụng nguồn tài chính minh bạch

và hiệu quả [H10.10.3.3].

Tuy nhiên, việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động còn chưa tương xứng

với nguồn thu của nhà trường khi kinh phí phân bổ cho hoạt động nghiên cứu

khoa học còn chiếm tỷ lệ nhỏ [H10.10.3.2].

2. Những điểm mạnh

Việc phân bổ kinh phí xuất phát từ các bộ phận chức năng, đảm bảo dân

chủ, công khai và đã chú trọng đến những công tác trọng tâm, phù hợp với quy

hoạch phát triển của Nhà trường.

Nguồn tài chính của nhà trường được sử dụng có hiệu quả, đảm bảo cho

công tác tài chính của Nhà trường luôn được các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm

toán đánh giá cao và không để kinh phí bị tồn đọng hoặc bị thu hồi.

3. Những tồn tại

Kinh phí phân bổ cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn chiếm tỷ lệ nhỏ

so với tổng thu của nhà trường.

4. Kế hoạch hành động

Page 143: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

134

Năm học 2016-2017, Nhà trường ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động

nghiên cứu khoa học của nhà trường, khuyến khích cán bộ giảng viên tham gia

nghiên cứu khoa học với số lượng đề tài và tổng kinh phí chi cho các đề tài tăng

dần qua từng năm.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu của tiêu chí

Kết luận tiêu chuẩn 10

Nhà trường có các nguồn thu hợp pháp và ổn định, đảm bảo nhu cầu chi

cho các hoạt động cơ bản của trường. Công tác quản lý tài chính được thực hiện

nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch. Công tác lập kế

hoạch tài chính được thực hiện theo đúng quy định và bám sát các hoạt động

chuyên môn. Việc phân bổ kinh phí được thực hiện dân chủ, công khai dựa trên

đề xuất của các đơn vị trong trường và chú trọng tới các nhiệm vụ trọng tâm của

trường. Việc sử dụng nguồn tài chính được thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm,

hiệu quả và theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, Đại học Thái Nguyên

và của Nhà trường.

Trong tiêu chuẩn 10 có 3/3 tiêu chí đạt yêu cầu.

Page 144: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

135

PHẦN IV: KẾT LUẬN

Tập thể lãnh đạo, CBVC trường Đại học Kinh tế và QTKD – Đại học

Thái Nguyên đã nỗ lực không ngừng trong công tác tự đánh giá. Báo cáo Tự

đánh giá của Nhà trường là minh chứng để công bố với các cơ quan quản lý Nhà

nước, người học và xã hội về chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo của Nhà

trường. Đồng thời thông qua công tác tự đánh giá này, Nhà trường đã xây dựng

được kế hoạch hành động khả thi cho từng giai đoạn nhằm không ngừng cải tiến

công tác quản lý, tổ chức các hoạt động đào tạo, NCKH và cải tiến mọi mặt chất

lượng giáo dục của Nhà trường. Kết quả tự đánh giá của Nhà trường cho thấy

trong 61 tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục Nhà trường đã đạt 59/61 tiêu chí

(đạt 96,7%).

Hội đồng tự đánh giá trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên, tự đánh giá Nhà trường: Đạt tiêu chuẩn kiểm định chất

lượng giáo dục trường đại học.

Page 145: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

136

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Mã trường: DTE

Tên trường: ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD

Khối ngành:

Ngày hoàn thành tự đánh giá: 31/12/2015

Các mức đánh giá: Đ: Đạt; C: Chưa đạt; KĐG: Không đánh giá

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của trường đại

học

Tiêu chuẩn 6: Người học

1 Đ 1 Đ

2 Đ 2 Đ

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý 3 Đ

4 Đ

1 Đ 5 Đ

2 C 6 Đ

3 Đ 7 Đ

4 Đ 8 Đ

5 Đ 9 Đ

6 Đ Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát

triển và chuyển giao công nghệ 7 Đ

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo 1 Đ

2 Đ

1 Đ 3 Đ

2 Đ 4 Đ

3 Đ 5 C

4 Đ 6 Đ

5 Đ 7 Đ

6 Đ Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế

Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo 1 Đ

1 Đ 2 Đ

2 Đ 3 Đ

3 Đ Tiêu chuẩn 9: Thư viên, trang thiết bị học tập và cơ

sở vật chất khác 4 Đ

5 Đ 1 Đ

6 Đ 2 Đ

7 Đ 3 Đ

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và

nhân viên

4 Đ

5 Đ

1 Đ 6 Đ

Page 146: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

137

2 Đ 7 Đ

3 Đ 8 Đ

4 Đ 9 Đ

5 Đ Tiêu chuẩn 10: Tài chính và quản lý tài chính

6 Đ

7 Đ 1 Đ

8 Đ 2 Đ

3 Đ

Tổng hợp:

- Số tiêu chuẩn có ít nhất 1 tiêu chí đạt: 10; Số tiêu chí đạt: 59 (chiếm 96,7%);

- Số tiêu chí chưa đạt: 02 (chiếm 3,3%); Số tiêu chí không đánh giá: 0(chiếm 0%).

Thái Nguyên, ngày ..... tháng..... năm 2016

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên, đóng dấu)

GS.TS. Đặng Văn Minh

Page 147: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

138

PHẦN V: PHỤ LỤC

Phụ lục 01: CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO

DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Thời điểm báo cáo: tính đến ngày ........./........./201…

I. Thông tin chung của nhà trường

1. Tên trường (theo quyết định thành lập):

Tiếng Việt: Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh: Thai Nguyen University of Economics Business and

Administration

2. Tên viết tắt của trường:

Tiếng Việt: ĐHKT&QTKD

Tiếng Anh: TUEBA

3. Tên trước đây (nếu có):

4. Cơ quan/Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Địa chỉ trường: phường Tân Thịnh – thành phố Thái Nguyên

6. Thông tin liên hệ: Điện thoại: (84) 280.3647685 - Số fax: (84) 280.3647684

E-mail: [email protected] - Website: http://www.tueba.edu.vn

7. Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập): 2004

8. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 2004

9. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khoá I: 2008

10. Loại hình trường đào tạo:

Công lập Bán công Dân lập Tư thục

II. Giới thiệu khái quát về nhà trường

11. Khái quát về lịch sử phát triển, tóm tắt thành tích nổi bật của trường: nêu

tóm tắt các giai đoạn phát triển, tổng số khoa, ngành, quan hệ hợp tác, thành

tích nổi bật (không quá 1 trang).

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh được thành lập theo Quyết

định số 136/2004/QĐ-TTg ngày 02/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở

sáp nhập và tổ chức lại Khoa Kinh tế Nông nghiệp của Đại học Nông Lâm và

Khoa Kinh tế Công nghiệp của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Khi mới thành lập Trường ĐHKT & QTKD có 3 khoa, 4 đơn vị chức năng

(các phòng) với 2 tổ chức đoàn thể là Công đoàn và Đoàn thanh niên, tổng số

CBVC của Nhà trường là 129 người, trong đó có 97 giảng viên, 32 cán bộ phục

vụ và trên 1.800 sinh viên. Năm 2012, Nhà trường mở thêm khoa Ngân hàng -

Page 148: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

139

Tài chính, năm 2014 mở thêm 2 khoa: Quản lý - Luật Kinh tế, Marketing -

Thương mại và Du lịch. Qua 11 năm xây dựng và phát triển Nhà trường đến nay

đã có 9 đơn vị chức năng (các phòng và Trung tâm Thông tin - Thư viện), 7

khoa (khoa KHCB và 6 khoa chuyên môn), 4 đơn vị hỗ trợ đào tạo nghiên cứu

(các trung tâm) và 4 tổ chức đoàn thể, có 489 cán bộ viên chức với 349 giảng

viên, trong đó có 7 PGS, 36 tiến sỹ các ngành và 178 thạc sỹ (trên 60% giảng

viên có trình độ sau đại học).

Hiện nay, Nhà trường có 27 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, trong đó có 3

chuyên ngành đào tạo cử nhân chất lượng cao, có 3 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ

và có 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có 3 chuyên

ngành đào tạo đại học, 2 chuyên ngành thạc sĩ và 2 chuyên ngành tiến sĩ liên kết

với các trường Đại học uy tín trên thế giới, trong đó có 4 đối tác lớn đó là: Đại

học Central Philippines, Đại học Tài chính Thượng Hải, Đại học AUT, New

Zealand; Đại học Deagu Cyber, Hàn Quốc. Tổng số sinh viên, học viên cao học,

nghiên cứu sinh của Nhà trường hiện tại là 10.000 người, trong đó có gần 1.000

học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Nhà trường là đơn vị đầu tiên ở phía Bắc Hà Nội đã công bố và thực hiện

thành công chuẩn chất lượng đào tạo. Từ năm 2013, sinh viên đại học phải đạt

chuẩn về kiến thức, chuẩn kỹ năng và thái độ mới được cấp bằng tốt nghiệp.

Trong đó chuẩn ngoại ngữ là 450 điểm tiếng Anh TOEIC quốc tế và tương

đương, chuẩn Tin học là IC3 quốc tế. Giảng viên của Trường cũng phải có trình

độ thạc sỹ, tiến sỹ, tiếng Anh B1 khung Châu Âu, tin học IC3 mới được tham

gia giảng dạy. Giảng viên dạy chuyên môn bằng tiếng Anh phải có chứng chỉ B2

khung Châu Âu, giáo viên dạy tiếng Anh phải có chứng chỉ C1 khung Châu Âu

mới được tham gia giảng dạy.

Từ ngày thành lập đến nay, tập thể lãnh đạo, CBVC và SV của Trường đã nỗ

lực thực hiện tốt sứ mạng, mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược được giao. Nhà

trường đã có nhiều thay đổi tích cực, nhiều kết quả đáng khích lệ trong các hoạt

động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất,

thiết bị phục vụ tốt cho dạy và học. Công tác tổ chức và quản lí Nhà trường thực

hiện đúng quy định của Điều lệ Trường Đại học và pháp luật của Nhà nước cũng

như các quy định của Bộ GD&ĐT và Quy chế Tổ chức và hoạt động của

ĐHTN.

Chất lượng đào tạo luôn được Nhà trường quan tâm và chú trọng. Sinh viên

của Trường sau khi tốt nghiệp đã có nhiều đóng góp có hiệu quả cho sự phát

triển của ngành GD&ĐT và kinh tế - xã hội của đất nước. Uy tín của Nhà trường

không ngừng được củng cố và nâng cao. Chương trình đào tạo được xây dựng

căn cứ trên các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT và thực tế của địa phương,

khu vực, cũng như nhu cầu của xã hội. Các chương trình đào tạo được định kì rà

Page 149: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

140

soát, cập nhật để phù hợp với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển về

kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và đảm

bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn về bổ nhiệm cán bộ của Bộ

GD&ĐT và của ĐHTN. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, nhân viên

được phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Từng bước chuẩn

hóa CBQL, CBVC theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT đối với trường đại

học.

Công tác sinh viên và công tác phục vụ giảng dạy luôn được cải tiến theo

phương châm lấy người học làm trung tâm. Sinh viên của Trường được đảm bảo

đầy đủ mọi quyền lợi và các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước;

được tạo mọi điều kiện tốt nhất về học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí và hoạt

động Đoàn, Hội….

Hoạt động nghiên cứu khoa học từng bước phát triển, đạt hiệu quả tốt. Nhiều

đề tài NCKH các cấp được cán bộ giảng viên và sinh viên đăng kí, triển khai và

thực hiện đúng quy định về khoa học công nghệ với 41 đề tài cấp Bộ, cấp Tỉnh,

ĐHTN, 296 đề tài cấp cơ sở với các trường đối tác. Nhiều bài báo khoa học của

CBGV đã được đăng ở các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước như: đã

công bố 490 bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước

và quốc tế, trong đó có 51 bài nghiên cứu được công bố trên tạp chí nước ngoài

và xuất bản được 5 số Tạp chí Kinh tế và QTKD có mã số ISSN (International

Standard Serial Number) bằng 2 thứ tiếng Anh và Việt.

Hợp tác quốc tế không ngừng được phát triển theo đúng quy định của pháp

luật và đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ CBGV và sinh viên. Trường đã trao đổi, hợp tác với nhiều

trường đại học trong khu vực và trên thế giới; hơn 40 biên bản ghi nhớ được ký

kết với các trường đại học và các viện nghiên cứu quốc tế về lĩnh vực hợp tác

đào tạo và khoa học - công nghệ, thực hiện 05 dự án khoa học - công nghệ quốc

tế.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị như: thư viện, phòng học, giảng đường, phòng

thực hành…. của Trường đủ đáp ứng được nhu cầu về giảng dạy, NCKH của

CBGV và học tập của người học với quy mô đào tạo hiện nay. Công tác tài

chính luôn luôn được đảm bảo đúng quy định, luật kế toán; các nguồn thu, chi

đều được minh bạch, rõ ràng. Không ngừng đảm bảo và cải thiện đời sống vật

chất và tinh thần cho CBVC, học bổng cho sinh viên và các hoạt động của

Trường, đáp ứng tốt nhiệm vụ trọng tâm của một trường đại học./.

Page 150: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

141

12. Cơ cấu tổ chức hành chính của nhà trường (sơ đồ mô tả tổ chức hành chính

của nhà trường).

13. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của nhà trường (các phòng, ban, khoa,

trung tâm chỉ ghi cấp trưởng).

Các đơn vị (bộ

phận) Họ và tên

Chức danh, học vị,

chức vụ Điện thoại E-mail

I. Ban giám hiệu

1. Hiệu trưởng Đặng Văn

Minh

GS. TS;

Pho Giam đôc

ĐHTN;

Hiệu trưởng Trường

ĐH Kinh tế & QTKD

0912334310

[email protected]

2. Phó Hiệu

trưởng

Nguyễn Thanh

Minh TS; Phó Hiệu trưởng 0912735565

[email protected].

vn

Trần Quang

Huy TS; Phó Hiệu trưởng 0912132025 [email protected]

Nguyễn Khánh

Doanh

PGS. TS;

Phó Hiệu trưởng 0977242268 [email protected]

II. Các tổ chức Đảng, Đoàn TN, Công đoàn, Hội sính viên, Hội cựu chiến binh

1. Đảng ủy Trần Chí

Thiện

PGS. TS; Bí thư ĐU;

Bí thư Chi bộ 0989291958 [email protected]

Page 151: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

142

Viện NCKT xanh -

ĐHTN

2. Công đoàn Trần Minh Thế ThS;

Chủ tịch CĐ Trường 0912450186 [email protected]

3. Đoàn Thanh

niên

Phạm Minh

Hoàng

ThS; Bí thư Đoàn

Thanh niên Trường 0986703748 [email protected]

4. Hội sinh

viên Đỗ Đức Quang

ThS; Phó Bí thư Đoàn

Thanh niên Trường;

Bí thư LCĐ K. Kế

toán, Chủ tịch HSV

0953586908 [email protected]

5. Hội Cựu

chiến binh

Trần Công

Nghiệp

ThS;

Trưởng phòng

P. KT&ĐBCLGD,

Chủ tịch Hội CCB

0912967494 [email protected]

III. Các phòng chức năng

1. Phòng Hành

chính - TC Trần Minh Thế

ThS;

Trưởng phòng Phòng

Hành chính - Tổ chức

0912450186 [email protected]

2. Phòng Quản

trị - Phục vụ Tạ Việt Anh

ThS; Trưởng phòng

P. QT-PV 0982776029 [email protected]

3. Phòng Công

tác – HSSV

Trần Lương

Đức

ThS;

Trưởng phòng

Phòng Công tác

HSSV

0912452001 [email protected]

4. Phòng Kế

hoạch - TC

Đặng Quỳnh

Trinh

ThS;

Kế toán trưởng;

Trưởng phòng

P. Kế hoạch - TC

0916899882 [email protected]

5. Phòng Đào

tạo

Trần Nhuận

Kiên

Tiến sỹ;

Trưởng phòng ĐT 0976626611 [email protected]

6. Phòng Khảo

thí và

ĐBCLGD

Trần Công

Nghiệp

ThS;

Trưởng phòng

P. KT&ĐBCLGD,

Chủ tịch Hội CCB

0912967494 [email protected]

7. Phòng

KHCN&HTQT

Bùi Thị Minh

Hằng

Tiến sỹ;

Trưởng phòng

Phòng KH-

CN&HTQT

0904344985 [email protected]

8. Phòng TTPC Trần Nguyên

Bình

ThS;

Trưởng phòng TT-PC 0984411299 [email protected]

Page 152: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

143

9. Trung tâm

TT-TV

Đoàn Mạnh

Hồng

ThS;

Giám đốc TT. TT-TV 0983080478 [email protected]

IV. Các khoa

1. Khoa Khoa

học Cơ bản

Phạm Hồng

Trường

Tiến sỹ; Trưởng 0968832638 [email protected]

om

2. Khoa Kinh

tế

Bùi Nữ Hoàng

Anh

Tiến sỹ;

Trưởng khoa Kinh tế 0979899037 [email protected]

3. Khoa Kế

toán

Trần Đình

Tuấn

Tiến sỹ;

Trưởng khoa Kế toán 0912039920 [email protected]

4. Khoa Ngân

hàng – TC

Hoàng Thị

Thu

PGS. TS;

Trưởng khoa NH-TC 0985811977 [email protected]

5. Khoa Quản

lý-LKT Đỗ Đình Long

Tiến sỹ;

Trưởng khoa QL-

LKT

0986937731 [email protected]

6. Khoa Quản

trị KD

Phạm Văn

Hạnh

Tiến sỹ;

Trưởng khoa QTKD 0934357398 [email protected]

7. Khoa

Marketing, TM

&DL

Nguyễn Thị

Gấm

PGS. TS;

Trưởng khoa Khoa

Marketing, TM&DL

0912805980 [email protected]

V. Các Trung tâm

1. Trung tâm

Hợp tác Quốc

tế về Đào tạo

và Du học

Nguyễn Khánh

Doanh

PGS. TS;

Phó GĐ - Phụ trách

Trung tâm

0977242268 [email protected]

5. Trung tâm

Ngoại ngữ -

Tin học

Trần Công

Nghiệp

ThS;

Trưởng phòng

P. KT&ĐBCLGD,

Chủ tịch Hội CCB,

Giám đốc Trung tâm

0912967494 [email protected]

6. Trung tâm

Hán Ngữ

Nguyễn Khánh

Doanh

PGS. TS; Giám đốc

Trung tâm 0977242268 [email protected]

7. Trung tâm

Hàn Quốc học

Nguyễn Khánh

Doanh

PGS. TS; Giám đốc

Trung tâm 0977242268 [email protected]

Page 153: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

144

14. Các ngành/ chuyên ngành đào tạo (còn gọi là chương trình đào tạo):

Số lượng chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: 02

Số lượng chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: 03

Số lượng chương trình đào tạo đại học: 27

Số lượng ngành (chuyên ngành) đào tạo khác (đề nghị nêu rõ): …..

15. Các loại hình đào tạo của nhà trường (đánh dấu x vào các ô tương ứng)

Có Không

Chính quy ☒ ☐

Không chính quy ☒ ☐

Từ xa ☐ ☒

Liên kết đào tạo với nước ngoài ☒ ☐

Liên kết đào tạo trong nước ☒ ☐

Các loại hình đào tạo khác (nếu có, ghi rõ từng loại hình)…………

16. Tổng số các khoa đào tạo: 7

III. Cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường

17. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên (gọi chung là cán bộ)

của nhà trường:

STT Phân loại Nam Nữ Tổng số

I Cán bộ cơ hữu1

Trong đó:

147 342

489

I.1 Cán bộ trong biên chế 78 145 223

I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên)

và hợp đồng không xác định thời hạn

69

197

266

II Các cán bộ khác

Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm

cả giảng viên thỉnh giảng2)

72

30

102

Tổng số 219 372 591

1 Cán bộ cơ hữu là cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế (đối với các trường công lập) và cán bộ

hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật lao

động sửa đổi. 2 Giảng viên thỉnh giảng là cán bộ ở các cơ quan khác hoặc cán bộ nghỉ hưu hoặc diện tự do được nhà trường

mời tham gia giảng dạy theo những chuyên đề, khoá học ngắn hạn, môn học, thông thường được ký các hợp

đồng thời vụ, hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm) theo quy định của Luật lao động sửa đổi.

Page 154: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

145

18. Thống kê, phân loại giảng viên (chỉ tính những giảng viên trực tiếp giảng

dạy trong 5 năm gần đây):

Số

TT

Trình độ,

học vị,

chức danh

Số lượng

giảng

viên

Giảng viên cơ hữu

Giảng viên

thỉnh giảng

trong nước

Giảng

viên

quốc tế

GV trong

biên chế

trực tiếp

giảng dạy

GV hợp

đồng dài

hạn3 trực

tiếp giảng

dạy

Giảng viên

kiêm nhiệm

là cán bộ

quản lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Giáo sư,

Viện sĩ

5 0 0 0 5 0

2 Phó Giáo

49 5 0 2 42 0

3 Tiến sĩ

khoa học

0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 65 19 1 8 37 0

5 Thạc sĩ 251 148 80 18 5 0

6 Đại học 73 10 63 0 0 0

7 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0

8 Trung cấp 0 0 0 0 0 0

9 Trình độ

khác

0 0 0 0 0 0

Tổng số 443 182 144 28 89 0

(Khi tính số lượng các TSKH, TS thì không bao gồm những giảng viên vừa có

học vị vừa có chức danh khoa học vì đã tính ở 2 dòng trên)

Tổng số giảng viên cơ hữu = Cột (3) - cột (7) = 354 người.

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu: 0,7%.

3 Hợp đồng dài hạn (sử dụng ở đây) bao gồm hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định

thời hạn

Page 155: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

146

Quy đổi số lượng giảng viên của nhà trường4:

Số liệu bảng 19 được lấy từ bảng 18 nhân với hệ số quy đổi.

Số

TT

Trình độ, học vị,

chức danh

Hệ số

quy

đổi

Số

lượng

GV

Giảng viên cơ hữu

GV

thỉnh

giảng

GV

quốc tế

GV

quy đổi

GV trong

biên chế

trực tiếp

giảng

dạy

GV hợp

đồng dài

hạn trực

tiếp giảng

dạy

GV kiêm

nhiệm là

cán bộ

quản lý

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

Hệ số quy đổi 1,0 1,0 0,3 0,2 0,2

1 Giáo sư 3,0 5 0 0 0 5 0 3

2 Phó Giáo sư 2,0 49 5 0 2 42 0 28

3 Tiến sĩ khoa học 0 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 1,5 65 19 1 8 37 0 44,7

5 Thạc sĩ 1 251 148 80 18 5 0 234,4

6 Đại học 0,8 73 10 63 0 0 0 58,4

Tổng 443 182 144 28 89 0 368,5

Hệ số quy đổi trình độ (cột 3) của các trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến

sĩ, thạc sĩ và đại học, đối với các trường ĐH, học viện theo thứ tự 3,0; 2,0; 2,0;

1.5; 1,0; 0,8; đối với các trường CĐ và TCCN: theo thứ tự 3,0; 2,0; 2,0; 1.5; 1,3;

1,0 (không tính các trình độ thấp hơn ĐH) theo quy định tại Điều 4 Thông tư số

57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ GDĐT. Nếu có giảng viên có

trình độ TSKH nhưng không có học hàm thì tính ngang với phó giáo sư.

Cách tính:

Cột 10 = cột 3*(cột 5 + cột 6 + 0,3*cột 7 + 0,2*cột 8 + 0,2*cột 9)

19. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi (số

người):

4 Việc quy đổi áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực tại thời điểm đánh giá

Page 156: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

147

STT Trình độ / học

vị

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Phân loại theo

giới tính

Phân loại theo tuổi (người)

Nam Nữ < 30 30-40 41-50 51-60 > 60

1 Giáo sư,

Viện sĩ

0 0 0 0 0 0 0 0

2 Phó Giáo sư 7 3 4 0 1 3 2 1

3 Tiến sĩ khoa

học

0 0 0 0 0 0 0 0

4 Tiến sĩ 28 13 15 0 20 3 3 2

5 Thạc sĩ 246 65 181 81 146 11 8 0

6 Đại học 73 12 61 62 11 0 0 0

7 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 0 0

8 Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0

9 Trình độ

khác

0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 354 93 261 143 178 17 13 3

19.1 Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng

ngoại ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu:

STT Tần suất sử dụng

Tỷ lệ (%) giảng viên cơ hữu sử

dụng ngoại ngữ và tin học

Ngoại ngữ Tin học

1 Luôn sử dụng (trên 80% thời gian của

công việc)

6,7 63,4

2 Thường sử dụng (trên 60-80% thời

gian của công việc)

17,1 24,4

3 Đôi khi sử dụng (trên 40-60% thời

gian của công việc)

31,6 11,8

4 Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời gian 40,9 0,4

Page 157: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

148

của công việc)

5 Hiếm khi sử dụng hoặc không sử dụng

(0-20% thời gian của công việc)

3,7 0

Tổng 100 100

19.2 Độ tuổi trung bình của giảng viên cơ hữu: 31,5 tuổi

19.3 Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên cơ

hữu của nhà trường: 28/354

19.4 Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu

của nhà trường: 246/354

IV. Người học

Người học bao gồm sinh viên, học sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh:

20. Tổng số học sinh đăng ký dự thi vào trường, số sinh viên trúng tuyển và

nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy):

Năm học Số thí

sinh dự

thi

(người)

Số

trúng

tuyển

(người)

Tỷ lệ

cạnh

tranh

Số nhập

học thực

tế

(người)

Điểm

tuyển đầu

vào

(thang

điểm 30)

Điểm trung

bình của

sinh viên

được tuyển

Số lượng

sinh viên

quốc tế

nhập học

(người)

Đại học

2010-2011 4826 1537 0,32 1378 14 0

2011-2012 9422 2111 0,22 1833 14,5 0

2012-2013 7225 1889 0,26 1348 14,5 0

2013-2014 3750 2309 0,62 1444 15 1

2014-2015 4629 2027 0,44 1168 14,5 3

Số lượng sinh viên đại học hệ chính quy đang học tập tại trường: 5.906 người.

Page 158: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

149

21. Thống kê, phân loại số lượng người học nhập học trong 5 năm gần đây các

hệ chính quy và không chính quy:

Đơn vị: người

Các tiêu chí 2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

1. Nghiên cứu sinh 01 05 05 14 05

2. Học viên cao học 380 515 456 341 326

3. Sinh viên đại học

Trong đó:

4561 4020 2773 3084 3622

Hệ chính quy tập trung dài

hạn

1156 1301 1348 1444 1168

Hệ chính quy ngắn hạn (VB2,

LT)

2139 1201 1070 802 489

Hệ không chính quy 1266 1518 355 838 1965

Tổng số nghiên cứu sinh đang học tại Trường: 29

Tổng số học viên cao học đang học tại Trường: 675

Tổng số sinh viên đại học chính quy (chưa quy đổi): 5.906

Tổng số sinh viên quy đổi: 6976.5

Tỷ lệ sinh viên trên giảng viên (sau khi quy đổi): 19/1

22. Số sinh viên quốc tế nhập học trong 5 năm gần đây:

Đơn vị: người

Năm học

2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Số lượng 0 0 0 1 3

Tỷ lệ (%) trên

tổng số sinh

viên quy đổi

0 0 0 1,4x10-4 4,3x10-4

Page 159: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

150

23. Sinh viên có chỗ ở trong kí túc xá / tổng số sinh viên có nhu cầu trong 5 năm

gần đây:

Các tiêu chí 2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

1. Tổng diện tích phòng ở (m2) 5.569,2 5.212,2 5.140,8 5.140,8 5.140,8

2. Số lượng sinh viên có nhu cầu về phòng

ở (trong và ngoài ký túc xá)

1087 1122 2166 2299 1542

3. Số lượng sinh viên được ở trong ký túc

520 673 943 1071

853

4. Tỷ số diện tích trên đầu sinh viên ở

trong ký túc xá, m2/người

4,6 4,6 4,6 4,6 4,6

24. Số lượng (người) và tỷ lệ (%) người học tham gia nghiên cứu khoa học:

Năm học

2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015

Số lượng

(người)

1378 4282 5443 5330 5717

Tỷ lệ (%)

trên tổng số

sinh viên

quy đổi

0,03 0,004 0,005 0,019 0,01

25. Thống kê số lượng người tốt nghiệp trong 5 năm gần đây:

Đơn vị: người

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

1. Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công

luận án tiến sĩ

0 0 0 01 04

2. Học viên tốt nghiệp cao học 22 76 381 347 548

3. Sinh viên tốt nghiệp đại học 1489 2598 2830 2613 2998

Page 160: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

151

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

Trong đó:

Hệ chính quy tập trung dài hạn 752 819 489 715 1274

Hệ chính quy ngắn hạn (VB2, LT) 0 1306 1275 988 920

Hệ không chính quy 737 473 1066 910 804

(Tính cả những học viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định nhưng đang

chờ cấp bằng).

26. Tình trạng tốt nghiệp của sinh viên hệ chính quy:

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

1. Số lượng sinh viên tốt nghiệp

(người)

752 819 489 715 1274

2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với

số tuyển vào (%)

98,6 94 49 53

3. Đánh giá của sinh viên tốt

nghiệp về chất lượng đào tạo

của nhà trường:

A. Nhà trường không điều tra về vấn đề

này chuyển xuống câu 4

B. Nhà trường có điều tra về vấn đề này

điền các thông tin dưới đây

3.1 Tỷ lệ sinh viên trả lời đã học

được những kiến thức và kỹ

năng cần thiết cho công việc

theo ngành tốt nghiệp (%)

97 98 95 96

3.2 Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ học

được một phần kiến thức và kỹ

3 2 5 4

Page 161: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

152

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

năng cần thiết cho công việc

theo ngành tốt nghiệp (%)

3.3 Tỷ lệ sinh viên trả lời KHÔNG

học được những kiến thức và

kỹ năng cần thiết cho công

việc theo ngành tốt nghiệp

0 0 0 0

4. Sinh viên có việc làm trong năm

đầu tiên sau khi tốt nghiệp:

A. Nhà trường không điều tra về vấn đề

này chuyển xuống câu 5

B. Nhà trường có điều tra về vấn đề này

điền các thông tin dưới đây

4.1 Tỷ lệ sinh viên có việc làm

đúng ngành đào tạo (%)

- Sau 6 tháng tốt nghiệp

- Sau 12 tháng tốt nghiệp 80 80 65 81

4.2 Tỷ lệ sinh viên có việc làm trái

ngành đào tạo (%)

20 20 35 19

4.3 Thu nhập bình quân/tháng của

sinh viên có việc làm (triệu

đồng)

2-4 3,5 4 4-5

5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về

sinh viên tốt nghiệp có việc

làm đúng ngành đào tạo:

A. Nhà trường không điều tra về vấn đề

này chuyển xuống kết thúc bảng

này

B. Nhà trường có điều tra về vấn đề này

Page 162: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

153

Các tiêu chí

Năm tốt nghiệp

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

điền các thông tin dưới đây

5.1 Tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu

cầu của công việc, có thể sử

dụng được ngay (%)

80 85 80 82

5.2 Tỷ lệ sinh viên cơ bản đáp ứng

yêu cầu của công việc, nhưng

phải đào tạo thêm (%)

15 11 10 12

5.3 Tỷ lệ sinh viên phải được đào

tạo lại hoặc đào tạo bổ sung ít

nhất 6 tháng (%)

5 4 10 6

Ghi chú:

- Sinh viên tốt nghiệp là sinh viên có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp

theo quy định, kể cả những sinh viên chưa nhận được bằng tốt nghiệp.

- Sinh viên có việc làm là sinh viên tìm được việc làm hoặc tạo được việc làm.

- Năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp: 12 tháng kể từ ngày tốt nghiệp.

- Các mục bỏ trống đều được xem là nhà trường không điều tra về việc này.

V. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

27. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ

của nhà trường được nghiệm thu trong 5 năm gần đây:

STT Phân loại đề tài

Hệ

số**

Số lượng

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

Tổng

(đã quy

đổi)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 Đề tài cấp NN 2,0 0 0 0 0 0 0

2 Đề tài cấp Bộ* 1,0 4 0 0 0 0 4

Page 163: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

154

STT Phân loại đề tài

Hệ

số**

Số lượng

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

Tổng

(đã quy

đổi)

3 Đề tài cấp

trường

0,5 41 20 31 50 58 100

4 Tổng 45 20 31 50 58 104

Cách tính: Cột 9 = cột 3 . (cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8)

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng

học hàm và chức danh khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số đề tài quy đổi: 109

Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ

(quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,223

28. Doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trường

trong 5 năm gần đây:

STT Năm

Doanh thu từ

NCKH và

chuyển giao

công nghệ (triệu

VNĐ)

Tỷ lệ doanh thu từ

NCKH và chuyển

giao công nghệ so với

tổng kinh phí đầu vào

của nhà trường (%)

Tỷ số doanh thu từ

NCKH và chuyển

giao công nghệ trên

cán bộ cơ hữu

(triệu VNĐ/ người)

1. 2011 1549,73 - -

2. 2012 648,790 - -

3. 2013 1224,940 - -

4. 2014 2365,195 - -

5. 2015 - - -

Page 164: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

155

29. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia thực hiện đề tài khoa học

trong 5 năm gần đây:

Số lượng đề tài

Số lượng cán bộ tham gia

Ghi chú Đề tài cấp

NN

Đề tài

cấp Bộ*

Đề tài cấp

trường

Từ 1 đến 3 đề tài 7 75 452

Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0

Trên 6 đề tài 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 7 75 452

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp Nhà nước

30. Số lượng sách của nhà trường được xuất bản trong 5 năm gần đây:

STT Phân loại sách

Hệ

số**

Số lượng

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

Tổng

(đã quy

đổi)

1 Sách chuyên

khảo

2,0 0 2 3 2 0 14

2 Sách giáo trình 1,5 - 6 8 6 4 49,5

3 Sách tham khảo 1,0 2 1 2 1 0 6

4 Sách hướng dẫn 0,5 0 0 0 0 0 0

5 Tổng 2 9 13 9 4 69,5

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng

học hàm và chức danh khoa học Nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số sách (quy đổi): 69,5

Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,32

Page 165: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

156

31. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia viết sách trong 5 năm

gần đây:

Số lượng sách

Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia viết sách

Sách chuyên

khảo

Sách giáo

trình

Sách tham

khảo

Sách

hướng dẫn

Từ 1 đến 3 cuốn sách 6 32 05 0

Từ 4 đến 6 cuốn sách 1 1 0 0

Trên 6 cuốn sách 0 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 7 33 05 0

32. Số lượng bài của các cán bộ cơ hữu của nhà trường được đăng tạp chí

trong 5 năm gần đây:

STT Phân loại tạp chí

Hệ

số**

Số lượng

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

Tổng (đã

quy đổi)

1 Tạp chí KH

quốc tế

1,5 8 8 7 7 11 61,5

2 Tạp chí KH cấp

Ngành trong

nước

1,0 46 59 150 265 95 615

3 Tạp chí / tập

san của cấp

trường

0,5 14 45 29 0 0 44

4 Tổng 68 112 186 272 106 720,5

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng

học hàm và chức danh khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số bài đăng tạp chí (quy đổi): 720,5

Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 1,473

Page 166: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

157

33. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường tham gia viết bài đăng tạp chí

trong 5 năm gần đây:

Số lượng CBGD có bài báo

đăng trên tạp chí

Nơi đăng

Tạp chí KH

quốc tế

Tạp chí KH

cấp Ngành

trong nước

Tạp chí / tập san

của cấp trường

Từ 1 đến 5 bài báo 15 793 23

Từ 6 đến 10 bài báo 3 53 0

Từ 11 đến 15 bài báo 0 5 0

Trên 15 bài báo 0 3 0

Tổng số cán bộ tham gia 18 854 23

34. Số lượng báo cáo khoa học do cán bộ cơ hữu của nhà trường báo cáo tại

các hội nghị, hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ

yếu trong 5 năm gần đây:

TT Phân loại

hội thảo

Hệ

số**

Số lượng

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

Tổng (đã

quy đổi)

1 Hội thảo quốc tế 1,0 0 1 10 6 4 21

2 Hội thảo trong

nước 0,5

1 0 0 46 2 24,5

3 Hội thảo cấp

trường 0,25

0 14 0 0 0 3,5

4 Tổng 1 15 10 52 6 49

(Khi tính hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các hội thảo của trường

vì đã được tính 1 lần)

**Hệ số quy đổi: Dựa trên nguyên tắc tính điểm công trình của Hội đồng

học hàm và chức danh khoa học nhà nước (có điều chỉnh).

Tổng số bài báo cáo (quy đổi): 49

Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,1

Page 167: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

158

35. Số lượng cán bộ cơ hữu của nhà trường có báo cáo khoa học tại các hội

nghị, hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu

trong 5 năm gần đây:

Số lượng CB có báo cáo khoa

học tại các hội nghị, hội thảo

Cấp hội thảo

Hội thảo

quốc tế

Hội thảo

trong nước

Hội thảo ở

trường

Từ 1 đến 5 báo cáo 52 49 24

Từ 6 đến 10 báo cáo 2 0 0

Từ 11 đến 15 báo cáo 0 0 0

Trên 15 báo cáo 0 0 0

Tổng số cán bộ tham gia 54 49 24

(Khi tính Hội thảo trong nước sẽ không bao gồm các Hội thảo của trường)

36. Số bằng phát minh, sáng chế được cấp trong 5 năm gần đây:

Năm học Số bằng phát minh, sáng chế được cấp

(ghi rõ nơi cấp, thời gian cấp, người được cấp)

2010-2011 0

2011-2012 0

2012-2013 0

2013-2014 0

2014-2015 0

Page 168: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

159

37. Nghiên cứu khoa học của sinh viên

37.1. Số lượng sinh viên của nhà trường tham gia thực hiện đề tài khoa học

trong 5 năm gần đây:

Số lượng đề tài

Số lượng sinh viên tham gia

Ghi chú Đề tài cấp

NN

Đề tài

cấp Bộ*

Đề tài cấp

trường

Từ 1 đến 3 đề tài 0 0 290

Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0

Trên 6 đề tài 0 0 0

Tổng số sinh viên tham gia 0 0 290

* Bao gồm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương, đề tài nhánh cấp nhà nước

37.2 Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:

(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công

trình được công bố)

STT

Thành tích

nghiên cứu khoa

học

Số lượng

2010-

2011

2011-

2012

2012-

2013

2013-

2014

2014-

2015

1 Số giải thưởng

nghiên cứu khoa

học, sáng tạo

04 0 01 06 04

2 Số bài báo được

đăng, công trình

được công bố

0 0 0 0 0

VI. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính

38. Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 40.721,6

39. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):

- Nơi làm việc: 1.045,8 Nơi học: 3.041,03 Sân thể thao: 1.248

Khuôn viên: 31.634,77

40. Diện tích phòng học (tính bằng m2)

Page 169: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

160

- Tổng diện tích phòng học: 11.013

- Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên chính quy: 2,14 m2/SV

41. Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường: 631 cuốn

Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường:

268.536 cuốn (có một số chuyên ngành sử dụng chung một đầu sách)

42. Tổng số máy tính của trường:

- Dùng cho hệ thống văn phòng: 178

- Dùng cho sinh viên học tập: 206

- Tỷ số số máy tính dùng cho sinh viên trên sinh viên chính quy: 0,04

43. Tổng kinh phí từ các nguồn thu của trường trong 5 năm gần đây (triệu

đồng):

- Năm 2010: 37.056

- Năm 2011: 54.779

- Năm 2012: 81.802

- Năm 2013: 94.449

- Năm 2014: 92.824

44. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 5 năm gần đây (triệu

đồng):

- Năm 2010: 11.053

- Năm 2011: 17.186

- Năm 2012: 25.693

- Năm 2013: 35.818

- Năm 2014: 37.582

VII. Tóm tắt một số chỉ số quan trọng

Từ kết quả khảo sát ở trên, tổng hợp thành một số chỉ số quan trọng dưới đây:

1. Giảng viên (số liệu năm cuối kỳ đánh giá):

Tổng số giảng viên cơ hữu (người): 354

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trên tổng số cán bộ cơ hữu (%):72,4

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên trên tổng số giảng viên

cơ hữu của nhà trường (%): 7,91

Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu

của nhà trường (%): 0,695

2. Sinh viên:

Page 170: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

161

Tổng số sinh viên chính quy (người): 5.906

Tổng số sinh viên quy đổi (người): 6976,5

Tỷ số sinh viên trên giảng viên (sau khi quy đổi): 19/1

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với số tuyển vào (%): 53 (2013-2014)

3. Đánh giá của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của nhà trường:

Tỷ lệ sinh viên trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết

cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%): 96 (2013-2014)

Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần

thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp (%): 4 (2013-2014)

4. Sinh viên có việc làm trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp:

Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành đào tạo (%): 81 (2013-2014)

Tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành đào tạo (%): 19 (2013-2014)

Thu nhập bình quân/tháng của sinh viên có việc làm (triệu VNĐ): 4-5trđ

5. Đánh giá của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành

đào tạo:

Tỷ lệ sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng được ngay (%):

Tỷ lệ sinh viên cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc, nhưng phải đào tạo

thêm (%):

6. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:

Tỷ số đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ (quy

đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,223

Tỷ số doanh thu từ NCKH và chuyển giao công nghệ trên cán bộ cơ hữu:

Tỷ số sách đã được xuất bản (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,32

Tỷ số bài đăng tạp chí (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 1,473

Tỷ số bài báo cáo (quy đổi) trên cán bộ cơ hữu: 0,1

7. Cơ sở vật chất (số liệu năm cuối kỳ đánh giá):

Tỷ số máy tính dùng cho sinh viên trên sinh viên chính quy: 0,035

Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên chính quy: 3,665

Tỷ số diện tích ký túc xá trên sinh viên chính quy: 1,58

Page 171: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

162

Phụ lục 02: DANH MỤC MINH CHỨNG

QUY ĐỊNH CÁCH MÃ HÓA MINH CHỨNG

Mã minh chứng (MC) được ký hiệu bằng chuỗi có ít nhất 8 ký tự; bao

gồm 1 chữ cái, ba dấu chấm và 4 chữ số, theo công thức: [Hn.a.b.c] Trong đó:

- H: viết tắt “Hộp minh chứng” (Minh chứng của mỗi tiêu chuẩn được đặt ở

trong 1 hộp hoặc một số hộp);

- n: số thứ tự của hộp minh chứng (có giá trị từ 1 đến hết);

- a: số thứ tự của tiêu chuẩn (có giá trị từ 1 đến 10);

- b: số thứ tự của tiêu chí (có giá trị từ 1 đến hết số tiêu chí trong mỗi tiêu

chuẩn);

- c: số thứ tự của minh chứng theo từng tiêu chí (có giá trị từ 1 đến hết).

Ví dụ:

[H1.1.1.1]: là MC thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1.

[H3.3.2.15]: là MC thứ 15 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 3, được đặt ở hộp 3.

[H8.9.2.4]: là MC thứ 4 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 9, được đặt ở hộp 8.

[H10.10.2.5]: là MC thứ 5 của tiêu chí 2 thuộc tiêu chuẩn 10, được đặt ở hộp 10.

Page 172: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ N TR KINH …khaothi.tueba.edu.vn/Content/KHAOTHI/Files/Bao cao tu danh gia co... · Đặng Quỳnh Trinh Trưởng phòng Kế

163