33
1 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Định, ngày tháng năm 2017 ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: /2017/QĐ-UBND ngày / /2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định Phần thứ nhất SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Sự cần thiết xây dựng Đề án Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc tới sự phát triển của ngành phát thanh - truyền hình trên phạm vi cả nước, trong đó có hệ thống Đài truyền thanh cơ sở. Một trong những nhiệm vụ được Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đề ra là: “Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”. Tại tỉnh Bình Định, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp tích cực giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về vai trò, vị trí và hiệu quả của công tác phát thanh, truyền thanh, do đó đã có sự quan tâm nhiều hơn về phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình và truyền thanh cơ sở; Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ truyền thanh cấp huyện và cấp xã từng bước được củng cố, phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đến nay, 100% huyện, thị xã, thành phố và 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có đài truyền thanh. Hoạt động của hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung là đài truyền thanh cơ sở) trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể góp phần thực hiện chức năng là cơ quan thông tin, tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; những sự kiện quan trọng của đất nước, của địa phương; phát huy gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến; đồng thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, nhân dân đến Dự thảo

Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

1

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Định, ngày tháng năm 2017

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN

THANH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2017/QĐ-UBND ngày / /2017

của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc tới sự

phát triển của ngành phát thanh - truyền hình trên phạm vi cả nước, trong đó có

hệ thống Đài truyền thanh cơ sở. Một trong những nhiệm vụ được Nghị quyết

26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông

dân và nông thôn đề ra là: “Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng

nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”.

Tại tỉnh Bình Định, thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy,

HĐND, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương và sự phối hợp tích cực

giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của

các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về vai trò, vị trí và hiệu quả của công tác

phát thanh, truyền thanh, do đó đã có sự quan tâm nhiều hơn về phát triển sự

nghiệp phát thanh, truyền hình và truyền thanh cơ sở; Tổ chức bộ máy, đội ngũ

cán bộ truyền thanh cấp huyện và cấp xã từng bước được củng cố, phát triển về

số lượng và nâng cao về chất lượng. Đến nay, 100% huyện, thị xã, thành phố và

100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có đài truyền thanh.

Hoạt động của hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn (gọi chung

là đài truyền thanh cơ sở) trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua đã có những

bước phát triển đáng kể góp phần thực hiện chức năng là cơ quan thông tin,

tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn

hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; những sự kiện quan trọng của đất nước, của

địa phương; phát huy gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến; đồng

thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, nhân dân đến

Dự thảo

Page 2: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

2

cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã thông

tin kịp thời và chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước; tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,

cung cấp kịp thời những thông tin về phòng chống dịch bệnh, phòng chống lụt

bão và sản xuất nông nghiệp...đóng góp tích cực phục vụ sự chỉ đạo của chính

quyền địa phương, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong việc chấp hành

pháp luật và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở trên

địa bàn tỉnh còn nhiều vướng mắc và bất cập chưa được giải quyết đó là:

- Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của đài truyền thanh cơ sở chưa

quy định thống nhất. Hiện nay, theo Nghị định 92 của Chính phủ không có quy

định chức danh và biên chế của Đài truyền thanh cấp xã, mặt khác đối với tỉnh

cũng chưa có quy định cụ thể đối với người hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài

Quyết định số 792 /QĐ-UB ngày 25/10/2004 đã quy định từ rất lâu nhưng vẫn

chưa được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Chế độ phụ cấp cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở thấp, chậm sửa đổi

cho phù hợp với tình hình mới; việc chi trả chế độ này được các địa phương vận

dụng một cách khác nhau. Chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đối với

nhân viên Đài truyền thanh cơ sở chưa được quan tâm thực hiện, chưa khuyến

khích cho đội ngũ này an tâm tư tưởng, tích cực tham gia công tác.

- Cán bộ, nhân viên Đài truyền thanh cơ sở luôn có sự biến động; phần

lớn nhân viên công tác truyền thanh hiện nay không đảm bảo về chuyên môn,

nghiệp vụ; Quy định về chế độ nhuận bút, thù lao cho đội ngũ làm công tác

truyền thanh cấp huyện, cấp xã chưa được quy định cụ thể.

- Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện và kinh phí hoạt

động của Đài truyền thanh cơ sở được phân bổ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

Từ thực thực tiễn trên cho thấy, để kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực

hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở và điều chỉnh mức phụ cấp đối với nhân

viên của Đài truyền thanh cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế, mặt bằng chế

độ, chính sách, khối lượng công tác được giao, tạo điều kiện Đài truyền thanh cơ

sở nâng cao năng lực tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh

công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức cho các tầng lớp nhân dân thi đua lao

động, sản xuất, thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà

nước các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Liên Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Nội vụ đề xuất xây dựng Đề án

“Nâng cao năng lực hoạt động của Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn

trên địa bàn tỉnh” là rất cần thiết, nhằm: Đánh giá tổng thể hiện trạng tổ chức,

Page 3: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

3

hoạt động của hệ thống Đài truyền thanh cơ sở, xác định rõ những khó khăn,

vướng mắc đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo,

quản lý và quy định về chế độ, chính sách, nguồn nhân lực đối với hệ thống Đài

truyền thanh cơ sở, góp phần làm cho hoạt động Đài truyền thanh cơ sở phát huy

tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền

địa phương nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã

hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin ngày

càng cao của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân ở vùng núi, vùng sâu,

vùng xa.

2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

- Nghị quyết số 17-NQ-TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 - BCH

Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị

ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội

nghị lần thứ 7 - BCH Trung ương khóa IX về một số vấn đề tiếp tục đổi mới,

hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở;

- Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công

tác thông tin cơ sở trong tình hình mới;

- Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính

phủ quy định về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở;

- Quyết định số 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh quy định số

lượng và mức phụ cấp cán bộ Đài truyền thanh cơ sở;

- Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh

ban hành Quy định sửa đổi bổ sung một số chế độ, chính sách đối với người

hoạt động không chuyên trách và điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động đối

với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, thôn.

Phần thứ hai

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ

1. Về tổ chức, nhân sự

Đài Truyền thanh cơ sở là tổ chức trực thuộc UBND xã, phường, thị

trấn (gọi tắt là UBND cấp xã); Thực hiện chức năng giúp cấp ủy, chính quyền tổ

chức công tác thông tin, tuyên truyền; Chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp

Page 4: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

4

xã, quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa – thông tin cấp huyện, hướng dẫn về

chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh cấp huyện.

Nhận thức được vị trí vai trò của Đài truyền thanh cơ sở, để tăng cường

công tác thông tin, tuyền truyền phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn tỉnh, từ năm 1997 Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã phối hợp với

Ban Tổ chức chính quyền (nay là Sở Nội vụ) xây dựng Đề án tổ chức Đài truyền

thanh cơ sở và trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3236/QĐ-UB

ngày 14/11/1997 về tổ chức Đài truyền thanh cơ sở, theo đó quy định: “Giao

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với Giám đốc Đài Phát thanh -

Truyền hình tỉnh củng cố tổ chức và hoạt động của các Đài truyền thanh cơ sở;

thành lập Đài truyền thanh cơ sở ở những xã hiện nay chưa có Đài khi có đủ

điều kiện về vật chất và cán bộ; Bổ sung 01 (một) định xuất cán bộ cho các xã

để bố trí chức danh Trưởng đài truyền thanh cơ sở. Trưởng đài truyền thanh cơ

sở được hưởng mức sinh hoạt phí theo khoản d Điều 2 Nghị định số 50/CP ngày

26/7/1995 của Chính phủ. Những cán bộ khác của Đài truyền thanh cơ sở thực

hiện chế độ hợp đồng với mức phụ cấp bằng 90% mức sinh hoạt phí của Trưởng

đài”.

Sau khi có Quyết định số 3236/QĐ-UB, các địa phương đã tiến hành kiện

toàn củng cố tổ chức Đài truyền thanh cơ sở, đầu tư phương tiện, trang thiết bị

truyền thanh và bố trí ở mỗi Đài 01 Trưởng đài và từ 02 - 03 nhân viên khác để

thực hiện công tác truyền thanh ở cơ sở.

Năm 2004, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác truyền thanh trong

tình hình mới, căn cứ Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của

Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn,

Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 792/QĐ-UB ngày

25/10/2004 về số lượng và phụ cấp cán bộ Đài truyền thanh cơ sở xã, phường,

thị trấn (thay thế cho Quyết định số 3236/QĐ-UB ngày 14/11/1997), theo đó đã

quy định số lượng và phụ cấp cán bộ Đài truyền thanh cơ sở ở xã, phường, thị

trấn kể từ 01/01/2004, cụ thể như sau: “Đài Truyền thanh cơ sở ở xã, phường,

thị trấn bố trí tối đã 03 cán bộ; Xã, phường, thị trấn có từ 12.000 dân hoặc 7

thôn, làng, khu phố trở lên được bố trí tối đa 04 cán bộ”.

Trên cơ sở khảo sát thực trạng về tổ chức, nhân sự (Trưởng đài và nhân

viên), trang thiết bị và hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở, cụ thể như sau:

a) Về tổ chức: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 159 Đài/159 xã, phường, thị

trấn.

b) Về số lượng nhân sự: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 425

Trưởng đài và nhân viên đang công tác tại 159 Đài Truyền thanh cấp xã, trong

đó:

Page 5: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

5

+ Trưởng đài: 151 Trưởng đài/159 xã, phường, thị trấn (trong đó có 12 xã

có cán bộ kiêm nhiệm Trưởng đài1; 08 Đài truyền thanh cơ sở không có Trưởng

đài2.

+ Nhân viên: 274 người (trong đó, nhân viên vận hành, khai thác và quản

lý kỹ thuật:139 người; nhân viên biên tập và thể hiện bản tin hàng ngày: 135

người).

(Xem phụ lục 01 kèm theo).

c) Về quy mô bố trí nhân viên tại 159 Đài truyền thanh cơ sở

- Số xã, phường, thị trấn bố trí 04 nhân viên: 01 đài (chiếm 6,29%);

- Số xã, phường, thị trấn bố trí 03 nhân viên: 25 đài (chiếm 17,72%);

- Số xã, phường, thị trấn bố trí 02 nhân viên: 76 đài (chiếm 47,17%);

- Số xã, phường, thị trấn bố trí 01 nhân viên: 43 đài (chiếm 27,04%);

- Số xã, phường, thị trấn bố trí không có nhân viên: 14 đài (chiếm 8,17%).

(Xem phụ lục 02 kèm theo).

d) Về chất lượng (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ):

- Trưởng đài: 28/151 người có trình độ Đại học (chiếm 18,54%); 6/151 người có trình độ cao đẳng (chiếm 3,97%); 47/151 người có trình độ trung cấp (chiếm 31,13%); 63/151 người chưa qua đào tạo hoặc chỉ có trình độ trung học phổ thông (chiếm 41,72%).

- Nhân viên: 52/274 người có trình độ Đại học (chiếm 18,98%); 35/274 người có trình độ cao đẳng và trung cấp (chiếm 12,77%); 20/274 người có trình độ trung cấp (chiếm 7,3%); 174/274 người chưa qua đào tạo hoặc chỉ có trình độ trung học phổ thông (chiếm 63,5%).

(Xem phụ lục 03 kèm theo).

Thực tế trên cho thấy, đội ngũ Trưởng đài, nhân viên Đài Truyền thanh cơ

sở phần lớn là không đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu kinh

nghiệm hoạt động về nghiệp vụ viết và biên tập tin, bài cũng như hoạt động kỹ

thuật. Tại một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ;

hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ truyền thanh

mà chủ yếu chỉ được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại tỉnh và huyện

tổ chức.

1 Các xã có Trưởng đài kiêm nhiệm: xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Kim – Vĩnh Thạnh; xã Phước Quang – Tuy Phước; xã Canh Hoà –

Vân Canh; phường Trần Hưng Đạo – Quy Nhơn; xã Nhơn Lộc – TX An Nhơn, xã Đakmang – Hoài Ân; xã Mỹ Châu – Phù

Mỹ; xã Bình Tường – Tây Sơn; xã Hoài Phú, Hoài Sơn, Hoài Hảo – Hoài Nhơn.

2 Các xã không có Trưởng Đài: P.Bình Định – TX An Nhơn; TT An Lão – An Lão; P.Hải Cảng – Quy Nhơn; xã Hoài Xuân –

Hoài Nhơn; xã Bình Thành, TT. Phú Phong – Tây Sơn; xã Mỹ Thọ - Phù Mỹ; xã Canh Hiển – Vân Canh.

Page 6: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

6

đ) Về thời gian tham gia công tác: Trưởng đài và nhân viên làm việc tại

các Đài không ổn định, thường xuyên thay đổi. Thực tế, hiện nay Đài truyền

thanh cơ sở như là nơi bố trí cán bộ tạm thời để khi có điều kiện tốt hơn thì lại

chuyển công tác khác. Vì vậy, một số Trưởng đài, nhân viên có trình độ chuyên

môn hoặc đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về truyền thanh thì lại

được điều chuyển và phân công làm công việc khác, ngược lại Trưởng đài, nhân

viên không có chuyên môn về truyền thanh lại được phân công làm công tác

truyền thanh. Qua khảo sát, trung bình 01 nhân viên đài truyền thanh cơ sở làm

việc tại Đài là dưới 4 năm. Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, một số nhân viên

Đài có thời gian làm việc trung bình chỉ khoản 9 tháng trở xuống như thị trấn

Vĩnh Thạnh, các xã: Mỹ Trinh, Vĩnh Hảo, Ghềnh Ráng...

(Xem phụ lục 04 kèm theo).

2. Về chế độ chính sách

2.1. Chế độ phụ cấp và BHYT, BHXH đối với Trưởng Đài truyền thanh

Năm 2010, triển khai thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày

22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách

đối với cán bộ, công chức ở xã, phường thị trấn và những người hoạt động

không chuyên trách ở cấp xã; ngày 08/9/2010 UBND tỉnh đã có Quyết định số

22/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về chức danh, số lượng và một số chế

độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã phường thị trấn

và thôn, làng, khối phố, khu phố trên địa bàn tỉnh. Chức danh Trưởng đài được

đưa vào danh mục người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và hưởng phụ

cấp như các chức danh khác thuộc UBND cấp xã (hệ số 0,9 mức lương tối thiểu

chung) và được ngân sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự

nguyện. Ngày 29/12/2011, UBND tỉnh đã có Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND

điều chỉnh mức phụ cấp hàng tháng đối với Trưởng đài truyền thanh từ hệ số 0,9

lên hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.

Đến năm 2013, thực hiện Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013

của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

ngày 22/10/2009 của Chính phủ, UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh

thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách đối với người

hoạt động không chuyên trách và điều chỉnh mức khoán kinh phí hoạt động đối

với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn và UBND tỉnh đã ban

hành Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013, trong đó quy định, kể

từ ngày 01/01/2014 mức phụ cấp hàng tháng của Trưởng đài được điều chỉnh từ

hệ số 1,0 lên hệ số 1,20 mức lương tối thiểu chung.

a) Về chế độ phụ cấp: Qua khảo sát tại các địa phương, việc chi trả phụ

cấp đối với 151 Trưởng đài vẫn chưa được thực hiện thống nhất, cụ thể:

Page 7: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

7

+ Số Trưởng Đài hưởng phụ cấp trên 1,2 hệ số lương cơ bản: 07 người;

+ Số Trưởng Đài hưởng phụ cấp 1,2 hệ số lương cơ bản: 78 người;

+ Số Trưởng Đài hưởng phụ cấp dưới 1,2 hệ số lương cơ bản: 58 người;

+ Số Trưởng Đài hưởng kiêm nhiệm không hưởng phụ cấp: 08 người.

(Xem phụ lục 05 kèm theo).

b) Về chế độ BHXH, BHYT và chế độ khác: Thực hiện Quyết định số

45/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013, Trưởng đài truyền thanh cơ sở, được

hưởng mức hỗ trợ bằng 2/3 mức đóng tối thiểu trên địa bàn đối với loại hình

BHXH tự nguyện và BHYT tại thời điểm tham gia theo quy định. Hiện nay, việc

thực hiện chế độ BHXH, BHYT đối với Trưởng đài tại các địa phương được

thực hiện đúng quy định, theo đó ngân sách tỉnh hỗ trợ để Trưởng đài tham gia

BHXH bằng 2/3 mức đóng do BHXH quy định, đồng thời hỗ trợ đóng 3% và

Trưởng đài đóng 1,5% mức phụ cấp hiện hưởng để tham gia BHYT.

2.2. Đối với nhân viên Đài truyền thanh:

Theo Quyết định số 3236/QĐ-UB ngày 14/11/1997 về tổ chức Đài truyền

thanh cơ sở quy định: “những cán bộ khác của Đài truyền thanh cơ sở thực hiện

theo chế độ hợp đồng với mức phụ cấp bằng 90% mức sinh hoạt phí của Trưởng

đài”, nhưng Quyết định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Quyết định số

792/QĐ-UB ngày 25/10/2004, của UBND tỉnh quy định về số lượng và phụ cấp

cán bộ Đài truyền thanh cơ sở ở xã, phường, thị trấn quy định mức phụ cấp

“Trưởng đài là 400.000đồng/người/tháng và nhân viên Đài là 350.000

đồng/người/tháng” (mức phụ cấp này tương đương 87,5% so với mức phụ cấp

Trưởng đài tại thời điểm quy định).

Thực tế hiện nay, quy định về mức phụ cấp đối với Trưởng đài đã điều

chỉnh, nhưng mức phụ cấp nhân viên Đài vẫn chưa được điều chỉnh cho phù hợp

với tình hình thực tế (vẫn còn 350.000 đồng/người/tháng) nên các địa phương

thực hiện việc chi trả phụ cấp không thống nhất và không đúng theo quy định

hiện hành (ước tính khoản 144/159 xã áp dụng Quyết định số 3236/QĐ-UB

ngày 14/11/1997 (do việc quy định mức phụ cấp của nhân viên đài hưởng 90%

mức phụ cấp của Trưởng đài phù hợp với tình hình thực tế) và 15/159 xã áp

dụng Quyết định số 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004), cụ thể:

a) Về chế độ phụ cấp:

+ Số nhân viên được hưởng mức phụ cấp trên

1.300.000/đồng/người/tháng: 94 người (chiếm 34,3% số lượng nhân viên hưởng

mức phụ cấp bằng hoặc trên 90% mức phụ cấp Trưởng đài);

Page 8: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

8

+ Số nhân viên được hưởng mức phụ cấp từ 1.000.000 đồng đến dưới

1.300.000 đồng/người/tháng: 120 người (chiếm 43,8% số lượng nhân viên hưởng

mức phụ cấp từ 80 - dưới 90% mức phụ cấp Trưởng đài);

+ Số nhân viên được hưởng mức phụ cấp từ 450.000 đồng đến dưới

1.000.000 đồng/người/tháng: 17 người (chiếm 6,2% số lượng nhân viên hưởng

mức phụ cấp từ 30% - dưới 70% mức phụ cấp Trưởng đài);

+ Số nhân viên được hưởng mức phụ cấp dưới 450.000 đồng/người/tháng:

21 người (chiếm 7,66% số lượng nhân viên hưởng mức phụ cấp đúng theo Quyết

định số 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004). Trong đó, có 19 người/15 xã, phường của

Quy Nhơn, An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh hưởng mức phụ cấp

350.000đ/người/tháng3.

+ Số nhân viên kiêm nhiệm không hưởng mức phụ cấp: 22 người.

(Xem phụ lục 05 kèm theo).

Như vậy, hiện nay có khoảng 90,6% xã, 92% nhân viên Đài Truyền thanh

cơ sở thực hiện mức phụ cấp cao hơn so quy định tại Quyết định số 792/QĐ-UB

ngày 25/10/2004; và khoảng 9,4% xã, 8% nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở

thực hiện phụ cấp theo đúng Quyết định số 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004.

b) Về chính sách BHXH, BHYT

Hiện nay, chưa có quy định nào của tỉnh quy định về mức hỗ trợ đóng bảo

BHXH và BHYT đối với nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở, nên các địa phương

không có cơ sở để thực hiện chính sách hỗ trợ đóng BHXH và BHYT. Chính vì

vậy, nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở hiện nay không được hưởng chính sách

BHXH và BHYT, do đó làm việc thiếu tâm huyết, không an tâm công tác, chờ

cơ hội tốt hơn để chuyển công tác khác dẫn đến chất lượng hoạt động của Đài

thấp.

3. Về hoạt động

3.1. Về kinh phí hoạt động

- Kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở

được cân đối vào ngân sách cấp xã hàng năm. Tùy vào tình hình tài chính của

địa phương mà việc quản lý, phân bổ kinh phí cho Đài có sự chênh lệch khá lớn

và chưa thống nhất. Qua khảo sát năm 2016, trong 159 xã, phường thị trấn có:

+ Số xã bố trí trên 80 triệu đồng/Đài/năm: 6 xã;

3 P.Nhơn Hưng – TX An Nhơn; P. Đồng Đa, Nguyễn Văn Cừ, Ghềnh Ráng, Trần Hưng Đạo – Tp Quy Nhơn; xã Tây An-

Tây Sơn và 9 xã Vĩnh Thạnh

Page 9: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

9

+ Số xã bố trí bố trí từ 50 – 80 triệu đồng/đài/năm: 10 xã;

+ Số xã bố trí từ 30 – dưới 50 triệu đồng/đài/năm: 13 xã;

+ Số xã bố trí từ 10 – dưới 30 triệu đồng/đài/năm: 59 xã;

+ Số xã bố trí dưới 10 triệu đồng/đài/năm: 22 xã;

+ Số xã không báo cáo: 49 xã.

Hiện nay, kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động tại các địa phương

bố trí mức cao nhất là 142 triệu đồng/năm (Đài Truyền thanh xã Bình Nghi,

huyện Tây Sơn) và thấp nhất là 2,3 triệu đồng/năm (Đài Truyền xã Canh Hòa,

huyện Vân Canh).

(Xem phục lục 06 kèm theo).

- Về kinh phí đào tạo; kinh phí chi trả nhuận bút, viết tin, bài phát sóng

trên hệ thống Đài truyền thanh cơ sở cho nhân viên đài, cũng như chế độ tiền thù

lao, độc hại, trực ngày nghỉ, ngày lễ, trực đêm… hầu hết tại Đài truyền thanh cơ

sở chưa được bố trí để thực hiện việc chi trả.

3.2. Về nội dung, chương trình hoạt động

a) Về tiếp âm, tiếp sóng:

Hầu hết, Đài truyền thanh cơ sở đang hoạt động cơ bản thực hiện nghiêm

túc việc tiếp sóng và phát lại chương trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam

và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Hiện nay, có 147/159 Đài truyền thanh

cơ sở (chiếm 92,5%) tiếp âm đủ các Đài cấp trên (Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài

PT&TH tỉnh, Đài truyền thanh huyện), với thời lượng từ 1- 8 giờ/ngày. Có 12

Đài truyền thanh cơ sở (chiếm 7,5%) không tiếp âm đủ chương trình Đài cấp

trên 4.

Nguyên nhân do máy thu của Đài truyền thanh cơ sở sử dụng quá lâu,

chất lượng đã xuống cấp; địa hình các xã miền núi phức tạp ảnh hưởng không

nhỏ đến việc tiếp sóng và thiếu Trưởng đài, nhân viên đài để vận hành.

b) Về sản xuất chương trình truyền thanh:

Bên cạnh việc tiếp sóng và phát lại chương trình thời sự của Đài Tiếng nói

Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Hiện nay, Đài truyền thanh cơ

sở đã chủ động xây dựng các chương trình, chuyên mục phát sóng để tuyên

truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,

4 An Hưng, An Quang (An Lão), Nhơn Phúc (An Nhơn), Cát Khánh (Phù Cát), Hải Cảng, Nhơn Lý (Quy Nhơn), Bình Tường,

Vĩnh An, Phú Phong, Tây Phú (Tây Sơn), Hoài Châu (Hoài Nhơn), Phước Thắng (Tuy Phước).

Page 10: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

10

các gương điển hình, các mô hình hay tại địa phương phát thông tin cho người

dân.

Qua thống kê, hiện nay có 17/159 đài truyền thanh cơ sở xây dựng được

từ 04 chương trình/tuần trở lên (chiếm 10,69%), trong đó có Đài Truyền thanh

xã Phước Thuận và thị trấn Diêu trì xây dựng 07 chương trình/tuần, Đài Truyền

thanh xã Phước Sơn xây dựng 06 chương trình/tuần; Có 52/159 Đài truyền

thanh cơ sở xây dựng được 03 chương trình/tuần (chiếm 32,70%); có 67/159 Đài

truyền thanh cơ sở sản xuất từ 1-2 chương trình/tuần (chiếm 42,14%) và có

23/159 Đài truyền thanh cơ sở (chiếm 14,46%) không xây dựng chương trình

truyền thanh của địa phương mà chủ yếu là đọc thông báo, quyết định; không có

lịch phát và giờ phát cụ thể.

3.3. Về công tác quản lý nhà nước

Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động Đài truyền

thanh cơ sở được Sở Thông tin và Truyền thông quan tâm chỉ đạo, Sở đã tham

mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý

đối với hoạt động phát thanh tại địa phương; Thường xuyên phối hợp với Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn, định hướng nội dung thông tin tuyên truyền;

Đầu tư trang thiết bị 08 Đài truyền thanh huyện, xã thuộc “Chương trình mục

tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và

hải đảo giai đoạn 2012-2015”; Hàng năm, đều tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp

vụ về kỹ thuật và biên tập cho nhân viên kỹ thuật, biên tập viên Đài truyền thanh

cơ sở; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định dự án đầu tư trang thiết bị

đối với các đài truyền thanh cơ sở...Tuy nhiên, trong công tác quản lý nhà nước

vẫn còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời tham mưu, đề xuất để ban hành các văn

bản chỉ đạo, quản lý nhất là quy định về tổ chức, quản lý, chức năng, nhiệm vụ,

chế độ chính sách cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở...

Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố với vai trò giúp

UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý nhà nước đối với Đài truyền thanh cơ

sở, thời gian qua cũng được quan tâm chỉ đạo, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,

chưa chủ động tham mưu, đề xuất để ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý,

kiểm tra và nâng cao chất lượng hoạt động Đài truyền thanh cơ sở. UBND xã là

đơn vị trực tiếp quản lý Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn, nhưng nhiều nơi

thiếu sự kiểm tra, giám sát, chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và tạo điều kiện

cho Đài truyền thanh hoạt động.

4. Đánh giá chung

4.1. Ưu điểm

- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp

Page 11: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

11

tích cực giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể và sự nhiệt tình, cố gắng của đội

ngũ Trưởng đài, nhân viên Đài truyền thanh cơ sở nên hoạt động truyền thanh

của nhiều địa phương đã có nhiều khởi sắc.

- Tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân viên Đài truyền thanh xã, phường, thị

trấn từng bước được củng cố, phát triển về cơ sở vật chất, số lượng và nâng cao

về chất lượng. Đến nay, 100% huyện, thị xã, thành phố và 100% xã, phường, thị

trấn trên địa bàn tỉnh đã có đài truyền thanh, qua đó đã kịp thời thông tin, tuyên

truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và cung cấp kịp thời

những thông tin về phòng chống dịch bệnh, phòng chống lụt bão và sản xuất

nông nghiệp, đóng góp tích cực phục vụ sự chỉ đạo của chính quyền địa phương,

nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở

hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập, cụ thể:

- Hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở được hình thành và đi vào hoạt động

từ năm 1997, nhưng đến nay các cơ quan có thẩm quyền chưa quy định cụ thể

về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức đối với tổ chức này;

- Theo Quyết định số 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004 quy định “số lượng

cán bộ Đài truyền thanh cơ sở ở xã, phường, thị trấn bố trí tối đa 03 cán bộ; Xã,

phường, thị trấn có 12.000 dân hoặc 07 thôn, làng, khối phố trở lên bố trí tối đa

04 cán bộ”. Tuy nhiên, hiện nay việc bố trí Trưởng đài và nhân viên chưa thực

hiện đảm bảo đúng theo quy định nêu trên.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Trưởng đài và nhân viên Đài

Truyền thanh cơ sở chưa đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ công tác, nhiều nhân

viên Đài không có chuyên môn, nghiệp vụ.

- Mức phụ cấp đối với nhân viên Đài truyền thanh cơ sở ban hành từ năm

2004 theo Quyết định 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh quy định

thấp, chậm được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; Mức

hỗ trợ đóng BHXH, BHYT cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở chưa được quy

định và quan tâm thực hiện nên chưa khuyến khích đội ngũ này gắn bó với công

việc được giao. Mặt khác, theo khoản 4, Điều 154 Luật ban hành văn bản quy

phạm pháp luật năm 2015 thì “quy định văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu

lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng

đồng thời hết hiệu lực”. Do đó, Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 25/10/2004

của UBND tỉnh không còn phù hợp làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện.

Page 12: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

12

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị Đài truyền thanh cơ sở một số địa phương

xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm, sửa

chữa, nâng cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Việc bố trí kinh phí

đầu tư trang thiết bị và hoạt động của Đài truyền thanh chưa có sự thống nhất,

mỗi địa phương có mức hỗ trợ khác nhau

- Hoạt động Đài truyền thanh của một số địa phương chậm đổi mới về nội

dung, hình thức; Nội dung chương trình thiếu phong phú, hấp dẫn nên chất

lượng hoạt động thấp, hiệu quả tuyên truyền đạt được chưa cao.

- Công tác quản lý nhà nước đối với Đài truyền thanh cơ sở còn nhiều hạn

chế; Công tác chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ chưa có sự quan

tâm đúng mức. Chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy

định của Nhà nước về hoạt động truyền thanh.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở và từng bước

sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách cho nhân viên Đài Truyền thanh cơ

sở phù hợp với tình hình thực tế, mặt bằng chế độ, chính sách, khối lượng công

tác được giao, nhằm giúp cho đội ngũ nhân viên Đài ổn định đời sống, an tâm

công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tăng cường tuyên truyền đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp xã góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân các dân tộc

trong tỉnh và đảm bảo an ninh, quốc phòng ở cơ sở.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về cơ cấu tổ chức: Mỗi Đài Truyền thanh cơ sở Trưởng đài và tối đa 2

nhân viên (01 nhân viên kỹ thuật và 01 nhân viên biên tập, phát thanh).

b) Về chế độ chính sách:

- Về chế độ phụ cấp: Điều chỉnh quy định về mức phụ cấp đối với nhân

viên Đài Truyền thanh cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, mặt bằng chế độ,

chính sách, khối lượng công tác được giao, cụ thể:

+ Đối với Trưởng Đài truyền thanh cơ sở thực hiện theo Quyết định số

45/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh cho đến khi có quy định

mới điều chỉnh.

Page 13: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

13

+ Đối với nhân viên của Đài truyền thanh cơ sở hưởng mức phụ cấp bằng

hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung.

- Về chính sách BHXH, BHYT: dự kiến có 2 Phương án:

+ Phương án 1: nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở được hỗ trợ kinh phí

tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

+ Phương án 2: nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở được hỗ trợ kinh phí

tham gia BHYT theo quy định của pháp luật (không tham gia BHXH).

c) Về đảm bảo cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động

- Quy định định mức khoán kinh phí hoạt động cho Đài Truyền thanh cơ

sở. 100% Đài Truyền thanh cơ sở được UBND xã, phường, thị trấn bố trí kinh

phí để chi chi cho hoạt động nghiệp vụ.

- Hàng năm, 100% Đài truyền thanh cơ sở được hỗ trợ kinh phí sửa chữa,

nâng cấp hoặc đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác truyền thanh.

d) Về nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tại Đài Truyền thanh

- Phấn đấu đến năm 2020, có 60% Trưởng đài, nhân viên Đài Truyền

thanh cơ sở có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành đào tạo

(hiện nay 44,7%).

- Hàng năm, nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở được tham gia các lớp tập

huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do cấp tỉnh hoặc cấp huyện tổ chức.

e) Về nâng cao chất lượng, nội dung chương trình:

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% Đài truyền thanh cơ sở hoạt động thường

xuyên 02 buổi/ngày và thực hiện nghiêm túc việc tiếp sóng và phát lại chương

trình thời sự của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,

Đài Truyền thanh huyện.

- Đổi mới nội dung, chương trình phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của

nhân dân và sự chỉ đạo điều hành của địa phương; 100% Đài truyền thanh cơ sở

sản xuất từ 02 - 03 chương trình phát thanh địa phương trở lên/tuần.

2. Yêu cầu của Đề án

- Sắp xếp, bố trí đội ngũ Trưởng đài, nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

phải căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng, quy định của pháp luật, nhiệm

vụ được giao và tình hình thực tế ở từng địa phương.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức (số lượng Trưởng đài,

nhân viên) của Đài truyền thanh cơ sở.

Page 14: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

14

- Sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đối với nhân viên Đài truyền thanh

cơ sở; quy định mức khoán kinh phí hoạt động Đài truyền thanh cơ sở phù hợp

với quy định của Chính phủ, khả năng ngân sách của địa phương.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của hệ thống truyền

thanh cơ sở

- Tiếp tục tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân

về tầm quan trọng của hệ thống đài truyền thanh cơ sở, qua đó giúp các cán bộ,

đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc

tiếp nhận các thông tin từ hệ thống truyền thanh cơ sở là nhu cầu thiết yếu; việc

đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông là một phần quan trọng, được ưu

tiên đầu tư trước một bước trong chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây

dựng nông thôn mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa

phương.

- Việc tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên và là một giải pháp

quan trọng để phát triển hệ thống Đài truyền thanh cơ sở. Phương thức tuyên

truyền có thể thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, báo, đài địa phương, cổng

thông tin điện tử của tỉnh… và trên hệ thống Đài truyền thanh cơ sở hoặc phối

hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể xã hội lồng ghép nội dung các

phong trào, chương trình để tuyên truyền.

- Nội dung tuyên truyền phải nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về

chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển thông tin, truyền thông cho nông thôn, miền

núi, vùng sâu, vùng xa... để người dân hiểu được mục đích của việc phát triển hệ

thống đài truyền thanh cơ sở là cung cấp cho mọi người dân nắm bắt được chủ

trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh

tế, chính trị, xã hội...

2. Về kiện toàn tổ chức Đài truyền thanh cơ sở

2.1. Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động Đài

truyền thanh cơ sở.

Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng

Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; các văn bản pháp

luật có liên quan và tham khảo một số tỉnh, thành phố đã ban hành quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Đài truyền thanh cơ cở, UBND tỉnh ban

hành Quy định về “chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với Đài

truyền thanh xã, phường, thị trấn” hoặc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì

với hợp Sở Nội vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình hướng dẫn cụ thể về chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Đài truyền thanh cơ sở, để đảm bảo hoạt

Page 15: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

15

động có hiệu quả.

Phương án đề xuất: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì với hợp Sở

Nội vụ, Đài Phát thanh &Truyền hình Bình Định và các địa phương, đơn vị có

liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về “Chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn, cơ cấu tổ chức Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn

tỉnh Bình Định”.

2.2. Quy định số lượng và bố trí, sắp xếp Trưởng đài và nhân viên Đài

truyền thanh cơ sở.

- Đối với Trưởng đài Truyền thanh cơ sở: tiếp tục thực hiện theo Quyết

định số 45/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh.

- Đối với nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở: Trên tinh thần Quyết định số

792/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh và hiện trạng đội ngũ nhân viên

tại Đài Truyền thanh cơ sở tại các địa phương, về cơ cấu bố trí số lượng nhân

viên Đài Truyền thanh cơ sở ở từng xã, phường, thị trấn theo hướng giảm hơn

so với Quyết định số 792/QĐ-UB ngày 25/10/2004, cụ thể:

Phương án đề xuất: UBND tỉnh ban hành quy định về số lượng nhân

viên Đài Truyền thanh cơ sở, cụ thể: Mỗi Đài truyền thanh cơ sở bố trí tối đa 02

nhân viên.

Trên cơ sở cơ cấu số lượng nêu trên, thì nhân viên Đài Truyền thanh

cơ sở tại các địa phương trên địa bàn tỉnh nếu bố đủ sẽ là 382 người (tăng

108 người so với hiện nay. (Riêng huyện Tuy phước hiện nay bố trí thừa 01

nhân viên).

(Xem phụ lục 7 kèm theo)

- Theo tình hình thực tế tại địa phương, UBND các xã, phường, thị trấn,

bố trí, sắp xếp chức danh Trưởng Đài truyền thanh cơ sở trên cơ sở tiêu chuẩn

cán bộ; từng bước tuyển chọn, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp,

đồng thời đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ biên tập, phát thanh, kỹ thuật

để giữ vị trí Trưởng Đài.

3. Về chế độ, chính sách

3.1. Quy định về sửa đổi chế độ phụ cấp đối với nhân viên Đài truyền

thanh cơ sở

- Tiếp tục thực hiện quy định về chế độ phụ cấp đối với Trưởng Đài theo

Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh cho đến

khi có quy định mới điều chỉnh;

Page 16: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

16

- Điều chỉnh bổ sung mức phụ cấp hàng tháng đối với nhân viên của Đài

truyền thanh cơ sở, theo hướng từ quy định bằng số tiền cụ thể sang hệ số lương

tối thiểu chung, để phù với với tình hình thực tế khi mức lương cơ sở thay đổi.

Phương án đề xuất: UBND ban hành quy định sửa đổi mức phụ cấp

nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở được hưởng bằng hệ số 1,0 mức lương tối

thiểu chung. Đối với người kiêm nhiệm vị trí nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

được hưởng mức phụ cấp bằng 50% mức phụ cấp của chức danh được kiêm

nhiệm (nếu giảm được 01 nhân viên theo số lượng người quy định được bố trí

tối đa tại Đài Truyền thanh cơ sở).

Phụ cấp kiêm nhiệm được hưởng kể từ ngày được cấp có thẩm quyền

quyết định việc kiêm nhiệm chức danh và không dùng để tính đóng, hưởng chế

độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Nguồn kinh phí thực hiện: được sử dụng từ tổng kinh phí khoán quỹ

phụ cấp, kinh phí người hoạt động không chuyên trách cấp xã và kinh phí

chi sự nghiệp phát thanh truyền hình theo quy định mức phân bổ dự toán chi

thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định (cụ thể tại

khoản b, Điều 11 và Điều 13 Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND của UBND

tỉnh, ngày 19/12/2016).

4.2. Quy định chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

a) Đối với Trưởng Đài truyền thanh cơ sở: Thực hiện theo quy định tại

Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND, ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh cho đến

khi có quy định mới điều chỉnh.

b) Xây dựng chính sách hỗ trợ để nhân viên Đài truyền thanh cơ sở được

tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Phương án đề xuất:

- UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách hỗ trợ mức đóng BHXH,

BHYT đối nhân viên Đài truyền thanh cơ sở, cụ thể:

* Phương án 1

- Về mức hỗ trợ đóng BHXH: Ngân sách hỗ trợ kinh phí đóng BHXH

cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở hằng tháng bằng 18% mức lương cơ

sở (áp dụng theo quy định tại điểm 2.1, khoản 2, Điều 4, Quyết định số 959/QĐ-

BHXH, ngày 09/09/2015 của BHXH Việt Nam).

- Về hỗ trợ đóng BHYT: Ngân sách hỗ trợ bằng 3% mức đóng BHYT

tối thiểu trên địa bàn đối với loại hình BHYT tại thời điểm tham gia (áp dụng

Page 17: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

17

theo quy định tại khoản 1, Điều 18, Quyết định số 959/QĐ-BHXH, ngày

09/09/2015 của BHXH Việt Nam).

- Dự toán mức kinh phí hỗ trợ đóng BHXH, BHYT hàng năm cho nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở ( Xem phụ lục 08a kèm theo).

* Phương án 2:

- UBND tỉnh ban hành quy định hỗ trợ đóng BHYT (không hỗ trợ

BHXH) đối nhân viên Đài truyền thanh cơ sở, cụ thể: Ngân sách hỗ trợ

bằng 3% mức đóng BHYT tối thiểu trên địa bàn đối với loại hình BHYT tại

thời điểm tham gia.

- Dự toán mức kinh phí hỗ trợ đóng BHYT hàng năm cho nhân viên Đài

Truyền thanh cơ sở ( Xem phụ lục 08b kèm theo).

c) Về nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ các địa phương thực hiện (Xem phụ lục

9 kèm theo):

* Phương án 1

+ Đối với các xã thuộc diện nghèo: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh

phí để đóng BHXH, BHYT cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở theo quy định.

+ Đối với các xã còn lại: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí để đóng

BHXH, BHYT cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở theo quy định.

* Phương án 2

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí cho các huyện, thị xã thành phố trên

địa bàn tỉnh để đóng BHXH, BHYT cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở theo

quy định.

Phương án đề xuất: Ngoài kinh phí được phân bổ theo Quyết định số

74/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016, UBND tỉnh bố trí thêm kinh phí cho các

địa phương thực hiện việc hỗ trợ đóng BHXH, BHYT hàng năm cho nhân viên

Đài truyền thanh cơ sở, theo định mức.

4.3. Quy định chế độ nhuận bút

Hiện nay, chế độ chi trả nhuận bút, thù lao đối với các tin, bài, chương

trình đăng phát trên hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện và Đài truyền thanh cơ

sở chưa được quy định cụ thể và việc thực hiện giữa các địa phương chưa thống

nhất. Vì vậy, UBND tỉnh cần bàn hành quy định cụ thể để triển khai thực hiện

đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Phương án đề xuất: Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở,

ban, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành “Quy định

về nhuận bút thù lao đối với các tin, bài, chương trình đăng phát trên hệ thống

Page 18: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

18

Đài truyền thanh cấp huyện và Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình

Định”.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ Trưởng đài và nhân viên Đài truyền

thanh cơ sở

- Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở.

Phương án đề xuất:

+ Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thị xã,

thành phố tổ chức từ 01- 02 lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ với thời gian từ

03 - 05 ngày cho Trưởng đài và nhân viên Đài truyền thanh cơ sở.

+ Liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp nghề tại tỉnh Bình Định tổ

chức 02 lớp đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề (điện, kỹ thuật truyền

thanh…) hệ vừa học vừa làm giai đoạn 2018 – 2020 cho đội ngũ làm công tác tại

đài truyền thanh cơ sở.

- Trên cơ sở quy định của UBND tỉnh về số lượng và phụ cấp nhân viên

Đài Truyền thanh cơ sở, UBND các xã, phường, thị trấn, lựa chọn, bổ sung, bố

trí nhân viên Đài Truyền thanh cơ sở, đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ. Quan tâm bố trí nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp, hoặc

đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ phát thanh, kỷ thuật để bố trí làm việc tại

Đài.

5. Về nâng cao hoạt động Đài truyền thanh cơ sở

5.1. Về đảm bảo kinh phí hoạt động

Quy định mức khoán kinh phí để chi hoạt động cho Đài truyền thanh cơ

sở (chi hoạt động và sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị).

Phương án đề xuất:

- Mức hỗ trợ chi hoạt động nghiệp vụ: bằng 1/3 tổng quỹ phụ cấp khoán

và kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của

Trưởng đài Truyền thanh cơ sở. (Mức khoán trên không tính kinh phí chi trả phụ

cấp, hỗ trợ chế độ BHXH, BHYT và kinh phí đầu tư nâng cấp trang thiết bị).

- Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ quy định tại

điểm b, khoản 2, điều 11 Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 19/12/2016

của UBND tỉnh Bình Định.

(Xem Phụ lục số 10 kèm theo).

5.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Page 19: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

19

- Từng bước trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật hệ thống Đài truyền thanh cơ

sở; Sửa chữa nâng cấp các đài truyền thanh cơ sở đã xuống cấp hoặc đầu tư xây

dựng mới đối với các xã có Đài truyền thanh cơ sở nhưng đã hỏng hóc, không

hoạt động được trên cơ sở ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, xã đảo, ven biển và

xã miền núi, vùng cao.

- Hiện đại hóa hệ thống truyền thanh theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bền

vững; có khả năng hoạt động ổn định lâu dài; sử dụng công nghệ truyền thanh

hiện đại bằng công nghệ không dây, số hóa…đảm bảo thao tác vận hành, quản lý

hệ thống đơn giản, dễ bảo trì, phù hợp với trình độ kỹ thuật của cán bộ tại các Đài

truyền thanh cơ sở và có khả năng nâng cấp, mở rộng trong tương lai.

- Hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo rà soát, xây

dựng kế hoạch đầu tư, nâng câp trang thiết bị Đài truyền thanh cơ sở để phân bổ

kinh phí phù hợp với thực tế của địa phương.

- Tranh thủ tối đa nguồn kinh phí từ các dự án triển khai “Chương trình

mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020” trên địa bàn

tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ đầu tư tăng cường điều kiện cơ

sở vật chất, kỹ thuật cho hệ thống các Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn.

5.3. Đổi mới nội dung, chương trình phù hợp với nhu cầu ngày càng

cao của nhân dân và sự chỉ đạo điều hành của địa phương, để nâng cao chất

lượng nội dung chương trình.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về chủ trương chính sách

của Đảng và Nhà nước tới nhân dân. Việc tuyên truyền cần hướng vào các nội

dung liên quan trực tiếp đến người dân, các nhiệm vụ chính trị và yêu cầu chỉ

đạo điều hành của cấp ủy chính quyền địa phương. Nội dung tuyên truyền ngắn

gọn, dễ hiểu, cung cấp những thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống

hàng ngày của người dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa

phương.

- Sản xuất nội dung thông tin phải gắn với từng nhiệm vụ, đối tượng tiếp

nhận cụ thể để tạo hiệu ứng thông tin cao; quan tâm những nội dung về nông

nghiệp, nông thôn và công tác xây dựng nông thôn mới.

- Tranh thủ tối đa việc sử dụng chung nội dung thông tin được sản xuất

bằng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước phù hợp với địa phương nhằm tiết

kiệm nguồn lực.

- Cập nhật một số loại tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành về nông

nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới bổ sung cho Đài truyền thanh cơ

sở làm nguồn tư liệu xây dựng nội dung.

Page 20: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

20

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân

tỉnh thông qua Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động của Đài Truyền thanh xã,

phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh”.

- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, làm đầu mối, phối hợp các sở, ban,

ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế

hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Đề án theo từng năm.

- Chủ trì phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng trình

UBND tỉnh ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ Đài truyền thanh cơ sở

trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định xây dựng

hướng dẫn, quy định thống nhất khung chương trình phát thanh, truyền thanh cho

hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện và Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn

tỉnh.

- Hướng dẫn Phòng Văn hóa & Thông tin, Đài Truyền thanh tham mưu

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai, thực

hiện Đề án.

- Theo dõi tiến độ thực hiện của các địa phương và định kỳ tổng hợp báo

cáo kết quả, đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

2. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh trình

Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động của

Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh”.

- Chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên

quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành các quy định của tỉnh về tiêu chuẩn

nhiệm vụ, quy trình tuyển chọn, bố trí sử dụng chức danh Trưởng đài và nhân

viên Đài truyền thanh cơ sở.

- Hướng dẫn các địa phương sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân viên và thực hiện

chế độ chính sách đối với Chức danh Trưởng Đài, nhân viên Đài Truyền thanh cơ

sở.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xây

dựng trình UBND tỉnh tham mưu xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ Đài

truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Page 21: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

21

3. Sở Tài chính

Cân đối nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí đóng

BHXH, BHYT và đào tạo nhân lực đối với hệ thống đài truyền thanh cơ sở;

hướng dẫn UBND các huyện, thành phố cân đối nguồn kinh phí địa phương để

thực hiện có hiệu quả Đề án này.

4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, quy định thống

nhất khung chương trình phát thanh, truyền thanh cho hệ thống Đài Truyền thanh

cấp huyện và Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với các phòng, ban liên

quan xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Đề án này.

- Cân đối kinh phí cấp cho UBND các xã, phường, thị trấn để đầu tư mua

sắm trang thiết bị, phương tiện hoạt động và kinh phí chi hoạt động nghiệp vụ

đảm bảo hoạt động Đài Truyền thanh cơ sở họat động liên tục phục vụ nhiệm vụ

chính trị địa phương.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch cụ thể và bố trí

kinh phí hoạt động sự nghiệp để triển khai thực hiện Đề án này.

6. UBND các xã, phường thị trấn

- Rà soát tình hình bố trí, phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, nhân viên

Đài Truyền thanh cơ sở; Có kế hoạch sắp xếp, bố trí Trưởng Đài và nhân viên

Đài Truyền thanh cơ sở theo Đề án; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên

phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương.

- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với Trưởng đài và nhân

viên Đài truyền thanh cơ sở.

- Hàng năm, UBND các xã xây dựng kế hoạch trích, phân bổ kinh phí

hoạt động, bảo trì bảo dưỡng cho hệ thống các đài truyền thanh cơ sở. Bố trí đủ

hạn mức kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của đài truyền thanh cấp xã

phù hợp với thực tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị

các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để

được hướng dẫn và báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Page 22: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

22

PHỤ LỤC 1 Thống kê số lượng Trưởng đài và nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

(Tính đến ngày 31/3/2017)

STT Đơn vị

Số xã, phường, thị

trấn

Số lượng Trưởng đài, nhân viên Đài cơ sở

Tổng số Trưởng đài

Nhân viên

TS Kỹ thuật PV/BTV/ PTV

1 Quy Nhơn 21 49 20 29 17 12

2 Tuy Phước 13 49 13 36 23 13

3 An Nhơn 15 44 14 30 14 16

4 Phù Cát 18 54 18 36 14 22

5 Phù Mỹ 19 44 18 26 14 12

6 Hoài Nhơn 17 49 16 33 15 18

7 Hoài Ân 15 39 15 24 13 11

8 Tây Sơn 15 50 13 37 16 21

9 An Lão 10 12 9 3 2 1

10 Vĩnh Thạnh 9 19 9 10 6 4

11 Vân Canh 7 16 6 10 5 5

Tổng cộng 159 425 151 274 139 135

Page 23: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

23

PHỤ LỤC 2 Thống kê quy mô bố trí số lượng nhân viên tại các Đài truyền thanh cơ sở

(Tính đến ngày 31/3/2017)

Stt Đơn vị Số xã Tổng số nhân

viên

Số nhân viên được bố trí/xã 4 người

3 người 2 người 1 người Chưa được bố

trí

1 Quy Nhơn 21 29 - 2 7 9 3

2 Tuy Phước 13 36 - 10 3 - -

3 An Nhơn 15 30 - 3 9 3 -

4 Phù Cát 18 36 - 1 16 1 -

5 Phù Mỹ 19 26 - 1 6 11 1

6 Hoài Nhơn 17 33 - 1 14 2 -

7 Hoài Ân 15 24 - - 10 4 1

8 Tây Sơn 15 37 1* 7 5 2 -

9 An Lão 10 3 - - 1 1 8

10 Vĩnh Thạnh 9 10 - - 1 8 -

11 Vân Canh 7 10 - - 4 2 -**

Tổng cộng 159 274 1 25 76 43 14

* Trong đó: Thị trấn Phú Phong – huyện Tây Sơn có 4 nhân viên nhưng không có Trưởng đài ** xã Canh Hiển – huyện Vân Canh không báo cáo số liệu

Page 24: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

24

PHỤ LỤC 3 Thống kê số lượng, chất lượng Trưởng đài và nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

(Tính đến ngày 31/3/2017)

STT Đơn vị

Số lượng Trình độ chuyên môn Chính trị

ĐH CĐ TC

Chưa qua đào

tạo CC TC SC

Chưa qua đào

tạo

1 Quy Nhơn 49 19 5 5 20 0 4 16 29

2 Tuy Phước 49 7 6 7 29 0 3 16 30

3 An Nhơn 44 10 5 11 18 0 7 14 23

4 Phù Cát 54 11 5 11 27 0 2 21 31

5 Phù Mỹ 44 8 4 9 23 0 2 10 32

6 Hoài Nhơn 49 12 9 5 23 0 11 13 25

7 Hoài Ân 39 3 1 3 32 0 0 5 34

8 Tây Sơn 50 6 4 11 29 0 7 7 36

9 An Lão 12 1 1 5 5 0 0 3 9

10 Vĩnh Thạnh 19 0 0 0 19 0 1 5 13

11 Vân Canh 16 3 1 0 12 0 4 5 7

Tổng cộng 425 80 41 67 237 0 41 115 269

Page 25: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

25

PHỤ LỤC 4 Thống kê thời gian công tác trung bình của Trưởng đài và nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

(Tính đến ngày 31/3/2017)

Stt Đơn vị Thời gian công tác trung bình

Trên 5 năm Từ 3-5 năm Từ 1-3 năm Dưới 1 năm Không báo cáo

1 Quy Nhơn 3 3 21 2 20

2 Tuy Phước 4 8 18 0 19

3 An Nhơn 2 16 16 0 10

4 Phù Cát 15 21 15 0 3

5 Phù Mỹ 2 2 0 3 37

6 Hoài Nhơn 3 0 5 3 38

7 Hoài Ân 5 3 11 0 20

8 Tây Sơn 3 0 8 0 39

9 An Lão 0 0 8 0 4

10 Vĩnh Thạnh 0 4 0 4 11

11 Vân Canh 0 3 0 0 16

Tổng cộng 37 60 102 12 217

Page 26: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

26

PHỤ LỤC 5 Thống kê chế độ phụ cấp Trưởng đài, nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

(Tính đến ngày 31/3/2017)

STT Đơn vị

Trưởng đài Nhân viên đài

Tổng số >1,452 triệu

=1,452 triệu

(hệ số 1,2

lương CB)

<1,452 triệu

Không

hưởng

Phụ cấp

Tổng số

>1,3 triệu

(90% hệ số 1,2

lương CB)

Từ 1

triệu –

1,3 triệu

Từ 450

nghìn –

1 triệu

<450

Nghìn

Không

hưởng

PC

1 Quy Nhơn 20 1 13 4 2 29 5 8 4 9 3

2 Tuy Phước 13 1 7 5 0 36 19 15 0 0 2

3 An Nhơn 14 0 7 6 1 30 12 15 0 1 2

4 Phù Cát 18 3 9 6 0 36 13 23 0 0 0

5 Phù Mỹ 18 0 7 10 1 26 5 12 6 0 3

6 Hoài Nhơn 16 1 8 4 3 33 16 11 0 0 6

7 Hoài Ân 15 0 6 8 1 24 6 8 5 0 5

8 Tây Sơn 13 1 10 2 0 37 17 19 0 1 0

9 An Lão 9 0 2 7 0 3 0 3 0 0 0

10 Vĩnh Thạnh 9 0 8 1 0 10 0 0 0 10 0

11 Vân Canh 6 0 1 5 0 10 1 6 2 0 1

Tổng cộng 151 7 78 58 8 274 94 120 17 21 22

Page 27: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

27

PHỤ LỤC 6 Thống kê kinh phí hoạt động và đầu tư trang thiết bị Đài truyền thanh cơ sở năm 2016

(Tính đến ngày 31/3/2017)

Stt Đơn vị Số xã Kinh phí được bố trí

Trên 80 triệu

Từ 50-80 triệu

Từ 30-50 triệu

Từ 10-30 triệu

Dưới 10 triệu

Không báo cáo

1 Quy Nhơn 21 - 1 - 9 9 2

2 Tuy Phước 13 3 3 - 6 - 1

3 An Nhơn 15 - - - 7 3 5

4 Phù Cát 18 1 2 2 12 - 1

5 Phù Mỹ 19 - - 4 1 3 11

6 Hoài Nhơn 17 - 1 4 9 - 3

7 Hoài Ân 15 - - - 10 2 3

8 Tây Sơn 15 2 2 1 - 2 8

9 An Lão 10 - - - - - 10

10 Vĩnh Thạnh 9 - - 2 3 1 3

11 Vân Canh 7 - 1 - 2 2 2

Tổng cộng 159 6 10 13 59 22 49

Page 28: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

28

PHỤ LỤC 7 Dự kiến số lượng nhân viên bố trí theo Đề án

Stt Đơn vị Tổng số xã, phường,

thị trấn Số nhân viên hiện có

Tổng số nhân viên bố trí tối đa theo Đề án

Số lượng nhân viên dự kiến cần bố trí, sắp xếp

lại

1 Quy Nhơn 21 29 42 13

2 Tuy Phước 13 36 26 -10 (giảm)

3 An Nhơn 15 30 30 0

4 Phù Cát 18 36 36 0

5 Phù Mỹ 19 26 38 12

6 Hoài Nhơn 17 33 34 1

7 Hoài Ân 15 24 30 6

8 Tây Sơn 15 37 30 -7 (giảm)

9 An Lão 10 3 20 17

10 Vĩnh Thạnh 9 10 18 8

11 Vân Canh 7 10 14 4

Tổng cộng 159 274 318 44

Page 29: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

29

PHỤ LỤC 8a (PHƯƠNG ÁN 1) Dự kiến kinh phí hỗ trợ BHXH, BHYT hàng năm cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

Stt Đơn vị Số lượng nhân viên hiện tại

Mức hỗ trợ Số lượng nhân viên theo Đề án

Mức hỗ trợ

BHXH BHYT BHXH BHYT

1 Quy Nhơn 29 87.946.560 14.657.760 42 117.936.000 19.656.000

2 Tuy Phước 36 109.175.040 18.195.840 26 73.008.000 12.168.000

3 An Nhơn 30 90.979.200 15.163.200 30 84.240.000 14.040.000

4 Phù Cát 36 109.175.040 18.195.840 36 101.088.000 16.848.000

5 Phù Mỹ 26 78.848.640 13.141.440 38 106.704.000 17.784.000

6 Hoài Nhơn 33 100.077.120 16.679.520 34 95.472.000 15.912.000

7 Hoài Ân 24 72.783.360 12.130.560 30 84.240.000 14.040.000

8 Tây Sơn 37 112.207.680 18.701.280 30 84.240.000 14.040.000

9 An Lão 3 9.097.920 1.516.320 20 56.160.000 9.360.000

10 Vĩnh Thạnh 10 30.326.400 5.054.400 18 50.544.000 8.424.000

11 Vân Canh 10 30.326.400 5.054.400 14 39.312.000 6.552.000

Tổng cộng 274 830.943.360 138.490.560 318 892.944.000 148.824.000

Ghi chú:

Mức hỗ trợ đóng BHXH: mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 18% * 12 tháng = 1.300.000 * 18% * 12 = 2.808.000 đ/người/12 tháng

Mức hỗ trợ đóng BHYT: mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 3% * 12 tháng = 1.300.000 * 3% * 12 = 468.000 đ/người/12 tháng

Page 30: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

30

PHỤ LỤC 8b (PHƯƠNG ÁN 2) Dự kiến kinh phí hỗ trợ BHYT hàng năm cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

Stt Đơn vị Hiện tại Theo Đề án

Số lượng nhân viên Mức hỗ trợ BHYT Số lượng nhân viên Mức hỗ trợ BHYT

1 Quy Nhơn 29 14.657.760 42 19.656.000

2 Tuy Phước 36 18.195.840 26 12.168.000

3 An Nhơn 30 15.163.200 30 14.040.000

4 Phù Cát 36 18.195.840 36 16.848.000

5 Phù Mỹ 26 13.141.440 38 17.784.000

6 Hoài Nhơn 33 16.679.520 34 15.912.000

7 Hoài Ân 24 12.130.560 30 14.040.000

8 Tây Sơn 37 18.701.280 30 14.040.000

9 An Lão 3 1.516.320 20 9.360.000

10 Vĩnh Thạnh 10 5.054.400 18 8.424.000

11 Vân Canh 10 5.054.400 14 6.552.000

Tổng cộng 274 138.490.560 318 148.824.000

Ghi chú:

Mức hỗ trợ đóng BHYT: mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 3% * 12 tháng = 1.300.000 * 3% * 12 = 468.000 đ/người/12 tháng

Page 31: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

31

PHỤ LỤC 9 Dự kiến kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ BHXH, BHYT hàng năm các địa phương

Đơn vị TS xã Xã

nghèo

Xã không nghèo

TS Nhân

viên Đài

Kinh phí hỗ trợ PA 1 Kinh phí hỗ trợ PA 2

Tổng số BHXH (xã

nghèo)

BHXH (xã không thuộc diện nghèo)

BHYT (xã nghèo)

BHYT (xã không

thuộc diện nghèo)

Tổng BHXH BHYT

1 = 2+3 2 3 4 5= 6+7+8+9 6 7 8 9 10 =11+12 11 12

Quy Nhơn 21 0 21 42 58.968.000 0 58.968.000 0 9.828.000 137.592.000 117.936.000 19.656.000

Tuy Phước 13 0 13 26 36.504.000 0 36.504.000 0 6.084.000 85.176.000 73.008.000 12.168.000

An Nhơn 15 0 15 30 42.120.000 0 42.120.000 0 7.020.000 98.280.000 84.240.000 14.040.000

Phù Cát 18 0 18 36 50.544.000 0 50.544.000 0 8.424.000 117.936.000 101.088.000 16.848.000

Phù Mỹ 19 0 19 38 53.352.000 0 53.352.000 0 8.892.000 124.488.000 106.704.000 17.784.000

Hoài Nhơn 17 0 17 34 47.736.000 0 47.736.000 0 7.956.000 111.384.000 95.472.000 15.912.000

Hoài Ân 15 7 8 30 61.776.000 39.312.000 22.464.000 6.552.000 3.744.000 98.280.000 84.240.000 14.040.000

Tây Sơn 15 1 14 30 44.928.000 5.616.000 39.312.000 936.000 6.552.000 98.280.000 84.240.000 14.040.000

An Lão 10 9 1 20 53.352.000 50.544.000 2.808.000 8.424.000 468.000 65.520.000 56.160.000 9.360.000

Vĩnh Thạnh 9 8 1 18 47.736.000 44.928.000 2.808.000 7.488.000 468.000 58.968.000 50.544.000 8.424.000

Vân Canh 7 6 1 14 36.504.000 33.696.000 2.808.000 5.616.000 468.000 45.864.000 39.312.000 6.552.000

Tổng số 159 31 128 318 622.440.000 174.096.000 359.424.000 29.016.000 59.904.000 1.041.768.000 892.944.000 148.824.000

Ghi chú:

* Phương án 1: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đóng BHXH, BHYT cho nhân viên ĐTT cơ sở đối với các xã thuộc diện nghèo và 50% kinh phí đóng BHXH,

BHYT cho nhân viên ĐTT cơ sở các xã còn lại, thì tổng kinh phí hỗ trợ cho địa phương là: 622.440.000 đồng cụ thể:

Mức hỗ trợ đóng BHXH = [mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 18% * 12 tháng * số nhân viên ĐTT của xã nghèo] + [mức phụ cấp nhân viên đài

(1,0 mức lương cơ bản) * 18% * 12 tháng * số nhân viên ĐTT của xã không thuộc diện nghèo * 50%] = 174.096.000+ 359.424.000= 533.520.000 đồng

Page 32: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

32

Mức hỗ trợ đóng BHYT = [mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 3% * 12 tháng * số nhân viên ĐTT của xã nghèo] + [mức phụ cấp nhân viên đài

(1,0 mức lương cơ bản) * 3% * 12 tháng * số nhân viên ĐTT của xã không thuộc diện nghèo * 50%] = (29.016.000 + 59.904.000) = 88.920.000 đồng

* Phương án 2: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí cho các huyện, thị xã thành phố trên địa bàn tỉnh đóng BHXH, BHYT cho nhân viên Đài truyền thanh cơ sở

theo quy định, với tổng kinh phí hỗ trợ cho địa phương là 1.041.768.000, cụ thể:

Mức hỗ trợ đóng BHXH = [mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 18% * 12 tháng * số nhân viên ĐTT cơ sở theo Đề án] = 892.944.000 đồng

Mức hỗ trợ đóng BHYT = [mức phụ cấp nhân viên đài (1,0 mức lương cơ bản) * 3% * 12 tháng * số nhân viên ĐTT cơ sở theo Đề án] = 148.824.000 đồng

Page 33: Dự thảo ĐỀ ÁN - snv.binhdinh.gov.vnsnv.binhdinh.gov.vn/upload/files/De an Dai truyen thanh co so.pdf · chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Truyền thanh

33

PHỤ LỤC 10 Dự kiến kinh phí hoạt động Đài truyền thanh cơ sở hàng năm

Stt Đơn vị Tổng số xã, phường, thị

trấn

Số xã loại I

Kinh phí hoạt động

(1)

Số xã loại II

Kinh phí hoạt động (2)

Số xã loại III

Kinh phí hoạt động

(3)

Tổng kinh phí =(1)+(2)+(3)

Mức kinh phí hoạt động trung bình của ĐTT

1 Quy Nhơn 21 12 119.712.320 9 83.154.240 0 202.866.560 9.660.312

2 Tuy Phước 13 9 89.784.240 3 27.718.080 1 8806026,67 126.308.347 9.716.027

3 An Nhơn 15 5 49.880.133 10 92.393.600 0 142.273.733 9.484.916

4 Phù Cát 18 9 89.784.240 9 83.154.240 0 172.938.480 9.607.693

5 Phù Mỹ 19 7 69.832.187 12 110.872.320 0 180.704.507 9.510.764

6 Hoài Nhơn 17 10 99.760.267 7 64.675.520 0 164.435.787 9.672.693

7 Hoài Ân 15 2 19.952.053 13 120.111.680 0 140.063.733 9.337.582

8 Tây Sơn 15 7 69.832.187 6 55.436.160 2 17612053,3 142.880.400 9.525.360

9 An Lão 10 1 9.976.027 9 83.154.240 0 93.130.267 9.313.027

10 Vĩnh Thạnh 9 1 9.976.027 8 73.914.880 0 83.890.907 9.321.212

11 Vân Canh 7 1 9.976.027 6 55.436.160 0 65.412.187 9.344.598

Tổng cộng 159 64 638.465.707 92 850.021.120 3 26.418.080 1.514.904.907 9.527.704

Ghi chú: Mức hỗ trợ hoạt động cho các xã: - Xã loại I = Tổng số xã * [20,3/3 * lương cơ sở + (mức hỗ trợ BHXH + mức hỗ trợ BHYT)/3] - Xã loại II = Tổng số xã * [18,6/3 * lương cơ sở + (mức hỗ trợ BHXH + mức hỗ trợ BHYT)/3] - Xã loại III = Tổng số xã * [17,6/3 * lương cơ sở + (mức hỗ trợ BHXH + mức hỗ trợ BHYT)/3]