1

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 1

Page 2: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 2

Lời Mở Đầu

Chúng ta tự hào khi đƣợc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam, một đất nƣớc

giàu truyền thống, phong tục tốt đẹp và một nền văn hóa vô cùng đa dạng phong phú

đậm đà bản sắc dân tộc. Trong kho tàng văn hóa của dân tộc chúng ta có nhiều di sản

văn hóa phi vật thể có giá trị mang tầm vóc quốc gia và tầm vóc quốc tế nhƣ nhã nhạc,

âm nhạc cung đình Việt Nam, không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, dân ca

quan họ...Tự hào khi chúng ta chính là chủ nhân của những báu vật này nhƣng chúng

ta cũng băn khoăn làm thế nào để gìn giữ và phát huy những di sản của cha ông trong

thời kỳ hội nhập?

Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi thực hiện dự án: “Giữ hồn quê Việt” với mong muốn

đƣợc góp một phần nhỏ bé trong việc bảo tồn và phát huy một trong những giá trị văn

hoá truyền thống của dân tộc đó là dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong dự án

này của chúng tôi thiết kế áp-phích, tờ rơi, viết tài liệu nhằm quảng bá cho các loại

hình dân ca nhạc cổ truyền Việt nam; thực hiện các cuộc khảo sát và clip phỏng vấn

để hiểu rõ thêm thực tế đời sống của âm nhạc dân tộc trong lòng khán giả nƣớc nhà,

đặc biệt là giới trẻ. Yêu thích những làn điệu dân ca ngọt ngào sâu lắng của miền

Trung, nhóm nghiên cứu lớp 10A5 chúng tôi xin gửi đến các bạn cuốn tài liệu: “ Tìm

hiểu dân ca Trung bộ” để giới thiệu đến các bạn một số loại hình dân ca và nhạc cổ

truyền của ngƣời Kinh trên mảnh đất miền Trung ruột thịt. Khi chúng tôi viết bài này

thì ở miền Trung đồng bào ta đang kiên cƣờng gồng mình trong bão to lũ lớn; việc

bình thƣờng là quyên góp ủng hộ đồng bào dƣờng nhƣ chƣa đủ,vì vậy chúng tôi dốc

hết khả năng,tâm huyết và tình yêu của mình để viết cuốn tài liệu này nhƣ là một

món quà tinh thần gửi tặng đồng bào miền Trung ruột thịt. Cuốn tài liệu này sẽ giúp

những bạn độc giả hiểu rõ hơn về tính cách và tâm hồn ngƣời miền Trung qua âm

nhạc cũng nhƣ hiểu đƣợc giá trị và tầm ảnh hƣởng của nền âm nhạc truyền thống

nƣớc ta trong công cuộc hội nhập và phát triển. Xin gửi đến các bạn thông điệp: hãy

đọc để hiểu và yêu thêm đất nƣớc mình qua những làn điệu dân ca mang hình bóng

quê nhà, hãy cùng chúng tôi truyền bá rộng rãi đến bạn bè trong nƣớc và bạn bè quốc

tế về nét đẹp độc đáo của dân tộc ta. Đọc cuốn tài liệu này của chúng tôi, độc giả sẽ

không thất vọng khi cảm nhận đƣợc sự tinh tế và sâu lắng của dân ca Trung Bộ Việt

Nam - Hồn Quê Việt Nam. Nếu có điều gì sai sót trong quá trình tìm hiểu và khai thác

kiến thức, mong nhận đƣợc sự góp ý, bổ sung chân tình từ phía độc giả. Thay mặt ban

biên tập chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và những đóng góp quý báu của

các bạn.

Ban biên tập nhóm nghiên cứu lớp 10A5

Page 3: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 3

Page 4: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 4

Mục Lục

Lời mở đầu

Chƣơng I: Giới thiệu chung về Dân ca và nhạc cổ truyền Trung Bộ Việt Nam

Chƣơng II: Giới thiệu, tìm hiểu về các làn điệu Hò của miền Trung

Chƣơng III: Giới thiệu, tìm hiểu về các làn điệu Lí của miền Trung

Chƣơng IV: Ca Huế

Chƣơng V: Ví Dặm Nghệ Tĩnh

Chƣơng VI: Nghệ Thuật Tuồng

Chƣơng VII: Nhã nhạc cung đình

Chƣơng VIII: Thực trạng và giải pháp

Lời Kết

Page 5: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 5

Chương I:

Sơ nét về dân ca Việt Nam

I) Các chức năng của dân ca:

1. Khái niệm

Dân ca là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, hiện vẫn đang đƣợc nhân dân

sáng tác và tìm hiểu. Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp mọi miền cộng đồng , thể hiện

qua có lời hoặc không lời của các dân tộc Việt Nam. Do chính ngƣời dân lao động tự

sáng tác theo tập quán, phong tục. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân,

sát với cuộc sống lao động mọi ngƣời. Các dịp biểu diễn thƣờng thƣờng là lễ hội, hát

làng nghề. Thƣờng ngày cũng đƣợc hát lên trong lao động để động viên nhau, hay

trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa ngƣời và ngƣời. Nó có nhiều chức năng đa

dạng trong đời sống mỗi ngƣời dân. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số chức năng

của các làn điệu dân ca:

2. Chức năng

a) Chức năng giáo dục

Dân ca giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, trân trọng giá trị nghệ thuật của con

ngƣời ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những

điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và

những ngƣời xung quanh. Ngoài ra còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát

có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hƣởng nhất định tới trẻ tạo những

cảm xúc tƣơng ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ

biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn

rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh.

Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con ngƣời từ khi mới sinh ra với

tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dƣỡng con ngƣời

nhƣ cơm ăn nƣớc uống hàng ngày nhƣng âm nhạc lại làm cho con ngƣời ta thêm yêu

cuộc sống và nhận thức đƣợc cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm

thanh mà con ngƣời từ khắp mọi phƣơng trời không cùng ngôn ngữ, không chung

phong tục tập quán nhƣng lại có thể hiểu thêm đƣợc văn hóa của nhau. Sự gắn kết

bằng cảm xúc đã trở thành phƣơng tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần

dùng đến ngôn ngữ.

b) Chức năng lao động

Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu bắt nguồn từ môi trƣờng nông ngƣ

nghiệp ở các vùng nông thôn. Cũng có thể bắt nguồn từ một cá nhân có năng khiếu

Page 6: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 6

dệt nhạc vào một bài ca dao (thơ dân gian). Từ môi trƣờng nông ngƣ nghiệp đó, dân

ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao

tác lao động trên cạn nhƣ: ru em, xay lúa, giã gạo, tát nƣớc, kéo gỗ…, trên sông nƣớc

thì có hò chèo thuyền, kéo lƣới… làm bớt đi sự căng thẳng mệt mỏi trong quá trình lao

động, đồng thời khiến cho tinh thần của ngƣời lao động hƣng phấn hơn, giúp cho quá

trình lao động đƣợc năng xuất hơn, đạt kết quả cao hơn.

c) Chức năng sinh hoạt

Đƣợc sản sinh trong môi trƣờng diễn xƣớng, qua những buổi lao động sinh hoạt

cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, tính ngẫu hứng

đầy thẩm mỹ của dân ca thực sự chỉ đƣợc thể hiện trọn vẹn khi đƣa vào môi trƣờng

diễn xƣớng dân ca. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động ngƣời dân

còn tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nông nhàn. Có thể thấy rõ chức năng

sinh hoạt trong các thể loại hát Ví, hát Quan họ, Trống quân, Giặm, hát Lý, hát

Đúm…

d) Chức năng nghi lễ

Dân ca nghi lễ thƣờng gắn liền với lễ hội. Để phục vụ cho nghi thức lễ hội, nhiều địa

phƣơng đã sáng tạo nên những điệu hát múa cho phù hợp nhƣ hát Chầu văn, hát Cửa

đình (cửa đền) đây là hình thức hát ca trù phục vụ cho nghi lễ thờ phụng thánh thần ở

các đình hay đền làng sở tại.

e) Chức năng nghệ thuật

Trên thực tế các chức năng đều chứa đựng yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, trải qua

thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số thể loại dân ca đã phát triển

vƣợt ra khỏi khuôn khổ đất nƣớc Việt Nam ta nhƣ Hò Huế, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh,

thể loại sân khấu Tuồng, Chèo, cải lƣơng để đến với thế giới và đƣợc bạn bè quốc tế

yêu thích. Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca đã đƣợc UNESCO công nhận là di

sản phi vật thể đại diện của nhân loại nhƣ: dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, Dân ca Quan họ

Bắc Ninh, đờn ca tài tử

Có thể nói, âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con ngƣời từ khi mới

sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dƣỡng

con ngƣời nhƣ cơm ăn nƣớc uống hàng ngày nhƣng âm nhạc lại làm cho con ngƣời ta

thêm yêu cuộc sống và nhận thức đƣợc cuộc sống.

2) Giới Thiệu Dân Ca Trung Bộ:

Việt Nam của chúng ta là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời, do đó dân

ca Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại sơ lƣợc có

thể kể đến nhƣ:

Dân ca miền Bắc

Page 7: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 7

Dân ca miền Trung

Dân ca Tây Nguyên và dân ca miền núi

Dân ca miền Nam

Các thể loại dân ca khác

Trong tài liệu này chúng tôi tìm hiểu củ yếu về dân ca của ngƣời Kinh ở Trung Bộ.

Dân ca miền Trung mang điệu thức tế nhị và phức tạp hơn các thể loại dân ca khác, có

lẽ do những gian khổ chất chồng cộng với thời tiết khắc nghiệt đã tạo ra sự thăng trầm

trong suy tƣ, trong tâm hồn của ngƣời miền Trung. Vì thế những điệu hát trầm buồn,

mênh mông, man mác cũng là những âm bậc đặc trƣng chỉ có ở miền Trung mà không

xuất hiện trong dân ca miền Bắc hay miền Nam, các loại hình nghệ thuật trình diễn

dân ca thuộc miền Trung là những di sản văn hóa phi vật thể vô cùng giá trị trong đó

mội số thể loại đƣợc công nhận là di sản văn hóa quốc gia và thế giới nhƣ : ca Huế,

nhã nhạc cung đình và ví , dặm Nghệ Tĩnh. Sau đây là một số loại hình âm nhạc tiêu

biểu:

Các điệu hò “

Các điệu lý

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh – di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại

đƣợc UNESSCO công nhận năm 2014

Nhã nhạc cung đình Huế: Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào

UNESSCO công nhận năm 2003.

Ca Huế

Tuồng

Page 8: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 8

Chương II:

Làn điệu Hò

I. Các thể loại Hò tiêu biểu:

1. Hò sông Mã

Hò sông Mã là một thể loại dân ca ở vùng Thanh Hóa.Sông Mã xƣa nay vẫn giữ một

vị trí quan trọng trong đời sống giao thông và kinh tế của nhân dân Thanh Hóa. Trong

kháng chiến chống Pháp cũng nhƣ trong những năm chống Mỹ, sông Mã là một tuyến

giao thông đƣờng thủy thuận lợi đã góp phần vào chiến công chung của nhân dân ta.

Sống trên dòng sông lúc đầy gian nguy sóng gió, lúc lại ý vị nên thơ, ngƣời dân chèo

thuyền đã sáng tạo ra hình thức ca hát đầy tính nghệ thuật để động viên ca ngợi thiên

nhiên và tự động viên mình.

Xƣa kia, mỗi con đò, ngoài ngƣời chủ đò, còn có một ngƣời tháo vát, giàu kinh

nghiệm đƣợc mọi ngƣời tin cậy trao cho điều khiển chung. Ngƣời này thƣờng ra hiệu

lệnh cho mọị ngƣời và là ngƣời “bắt cái” trong các câu hò. Mỗi đò thƣờng có 3 hoặc 4

trai đò giữ nhiệm vụ chèo chống. Trai đò có thể chia ra hai tốp để chống đò nối tiếp

nhau liên tục và hƣởng ứng theo câu hò của ngƣời “bắt cái”.

Hò sông Mã có thứ tự hẳn hoi và chia ra làm 5 giai đoạn rõ rệt: hò rời bến, hò đò

ngƣợc, hò đò xuôi, hò mắc cạn và hò cập bến.

Hò rời bến còn gọi là họ mời khách. Trên một chặng đƣờng dù xa hay gần nhƣng đã

chung một thuyền trên dòng sông, mọi ngƣời nhƣ muốn xích lại gần nhau, nhƣ muốn

gắn bó với nhau trở thành những ngƣời “bạn đƣờng sinh tử”. Vì vậy mà hò rời bến với

âm điệu mở đầu đầy vui tƣơi đon đả, giới thiệu để làm quen với nhau nhƣ muốn nhắn

nhủ dặn dò:

Thuyền tôi ván táu sạp lim

Đôi mạn sang lẻ có chim phƣợng hoàng.

Tiện đây mời cả bạn hàng

Rửa chân cho sạch vào khoang ta ngồi.

Câu hò thƣờng là câu lục bát. Ngƣời “bắt cái” mở đầu bằng “dô ta” và “í ta dô ta” rồi

mới xƣớng vào câu hò mỗi lần hai tiếng, xen kẽ với tiếng hô “dô ta” của trai đò.

Hò đò ngƣợc còn gọi là hò chống sào vì lúc này

chủ yếu trai đò dùng sào để chống, để đẩy con

thuyền đi ngƣợc dòng sông theo hiệu lệnh của

ngƣời “bắt cái”. Hò đò ngƣợc còn đƣợc goị là

"sắng nƣớc ngƣợc" theo tiếng gọi chuyên môn

của những ngƣời chèo đò.

Hò đò ngƣợc chỉ có một làn điệu. Giọng hò đò

Page 9: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 9

ngƣợc nghe chậm chạp và có phần nặng nề hợp với cảnh lao động chống sào nặng

nhọc, nhƣng vẫn đƣợm màu sắc trữ tình nhiều lúc lại còn đầy vẻ dí dỏm lạc quan:

Thƣơng ai đứng bụi nấp bờ

Sáng trông đò dọc tối chờ đò xuôi

Thuyền ngƣợc anh bỏ sào xuôi

Khúc sông bỏ vắng để ngƣời sầu riêng

Hò đò xuôi gồm những điệu hò chủ yếu của hò sông Mã. Khi đã thuận buồm xuôi gió,

con đò nhẹ trôi trên dòng nƣớc, công việc của ngƣời chèo đò cũng trở nên nhẹ nhàng

đỡ vất vả thì tiếng hò của họ cũng cất lên không những với nhiều âm điệu, nhiều màu

sắc mà cũng chính nội dung lời ca cũng bao la, rộng rãi và số lƣợng bài bản cũng

nhiều hơn.

Đôi ta nhƣ đũa tre non

Khen ai khéo vuốt đũa tròn nên đôi

Đôi ta nhƣ đũa tre già

Khen ái khéo tiện đũa đà bằng đôi.

Hò đò xuôi gồm nhiều làn điệu khác nhau nhƣ:

hò xuôi nhịp đôi một, hò xuôi nhịp đôi hai, hò

đƣờng trƣờng, hò giọng giả, hò xuôi ru ngủ, hò

xuôi làn ai, hò xuôi lối niệm Phật, hò xuôi theo

làn văn… Mỗi làn điệu hò đò xuôi có một âm

điệu riêng.Ngƣời bắt cái thƣờng thay đổi các

làn điệu hò cho đỡ nhàm chán.

Hò mắc cạn có hai làn điệu: Hò vác và hò cạn (còn gọi là hò kéo thuyền). Vác đò là

một việc làm nặng nhọc nên hò vác chỉ do ngƣời “bắt cái” hò trọn vẹn các câu, còn

trai đò chỉ xô theo một tiếng "vác" ở cuối câu ứng với động tác vác đò và chuyển đò

đi. Cứ nhƣ thế hò vác kéo dài cho đến khi đò đã ra khỏi chỗ nƣớc cạn cạn.

Còn hò cạn hay hò kéo thuyền thì lao động đã có phần nhẹ nhàng hơn cho nên sau câu

hò của ngƣời bắt cái trai hò thƣờng vừa kéo vừa xô theo một câu dài là: "ơ hò dô ta,

nín lặng mà nghe, mà nghe câu hò".

Thuyền ai đã cạn nơi đây

Mƣợn đôi giải yếm làm dây kéo thuyền.

Hò cập bến biểu lộ sự vui mừng phấn khởi khi đã đến nơi an toàn.

Xăm xăm tới gốc mai gìa

Hỏi thăm cô gái có nhà hay không?

Hoặc là:

Nhác trông phong cảnh vui thay

Báo Bồng có phải chốn này hay không?

Báo Bồng là đất quê hƣơng

Ai về Bồng Báo cầm cƣơng ngựa hồng

Page 10: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 10

Hò Sông Mã là loại hò có tính tập thể cao, biểu hiện rõ nét tính chất lao động bằng âm

nhạc trên đò giang sông nƣớc. Những làn điệu hò thay đổi là tùy theo mức độ lao

động khẩn trƣơng, căng thẳng hay là lúc thoát mái nhẹ nhàng.

Âm điệu hò sông Mã khỏe khoắn và nhịp nhàng nhƣ vậy, nhƣng nội dung lời ca hò

sông Mã nhìn chung vẫn biểu hiện tính chất lạc quan, trữ tình nhƣ nhiều loại dân ca

khác. Hò sông Mã cũng thể hiện tình yêu cuộc sống sông nƣớc của nhân dân Thanh

Hóa với niềm tự hào về dòng sông của quê hƣơng mình vừa hiền hòa thơ mộng, vừa

hùng dũng sục sôi.

Nhiều lúc, hò sông Mã cũng phản ánh những nhận định, những kinh nghiệm rút đƣợc

trong khi đi nghề, nhƣng nội dung vẫn luôn luôn gắn bó chặt chẽ giữa con ngƣời, xã

hội và thiên nhiên. Do đó lời ca hò sông Mã thƣờng lấy trong ca dao. Nội dung câu ca

không nhất thiết lúc nào cũng phải theo sát nhạc điệu của mỗi giai đoạn hò bởi lẽ

những âm điệu đó đều mang tính khái quát khá cao, có thể lồng vào những câu ca

khác nhau.

Hò sông Mã cũng đã cung cấp cho các nhạc sĩ sáng tác những âm điệu độc đáo, tạo

nên những tác phẩm âm nhạc mới ca ngợi cuộc sống

lao động sản xuất và chiến đấu trên quê hƣơng Thanh

Hóa anh hùng. Những ca khúc ấy không những đƣợc

bà con Thanh Hóa yêu mến tự hào mà bà con và thính

giả cả nƣớc đón nhận và yêu thích. (Nhạc sĩ Dân

Huyền)

2. Hò khoan Quảng Bình Quảng Bình là vùng đất văn vật có di chỉ văn

hóa Bàu Trò, trống đồng Phù Lƣu. Vì thế mảnh

đất này cũng có bề dày về những nét dân gian

đặc sắc ca dao, vè, phong tục lễ hội. Không thể

không kể đến những làn điệu dân ca mƣợt mà thấm sâu vào lòng của mỗi ngƣời dân

Quảng Bình nhƣ ca Trù của làng Đông Dƣơng, hát Sim của đồng bào Vân Kiều, hò

khoan Lệ Thủy...

Trong đó, hò khoan Lệ Thủy - hò khoan Quảng Bình là một làn điệu dân ca đã ăn sâu

vào máu thịt của bao nhiêu thế hệ ngƣời dân Quảng Bình. Sau một thời gian tƣởng

chừng mai một, hò khoan Lệ Thủy đang dần hồi sinh và hứa hẹn sẽ đƣa dân ca tỉnh

nhà phát triển mạnh.

Nằm ở phía Nam của Quảng Bình, ôm trọn dòng Kiến Giang thân thƣơng, trìu mến

với những tinh hoa của ruộng đồng, làng quê, Lệ Thủy đã sản sinh ra đứa con tinh

thần trên dòng sông thơ mộng trong xanh bao đời. Đứa con nuôi dƣỡng bao tâm hồn,

với những con ngƣời đi vào lịch sử dân tộc, đi vào thơ và nhạc.

Page 11: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 11

Làn điệu dân ca Lệ Thủy, là làn điệu tâm tình có sức sống mạnh mẽ cuốn hút lòng

ngƣời, gồm có chín làn điệu (chín mái): Mái chè, mái xắp, mái nện, mái ba, mái ruỗi,

mái nhì vá hò nậu xắm, hò khơi (ở miền biển) và hò lĩa trâu (ở miền đồi núi).

Trƣớc đây, ngƣời ta hò mái chè, mái nện lúc cất nhà, quết vôi nện cƣơi (nện sấn) và

nện móng xây dựng đền chùa với ngụ ý cầu

mong cho cuộc sống vững chải, bốn bề gia thất

yên ổn, quê hƣơng gia đình ấm no. Mái nhì hò

lúc cày ruộng, xay lúa, làm đồng, nhằm an ủi

mình trƣớc cảnh ''bán mặt cho đất, bán lƣng cho

trời", mong ƣớc cuộc sống no ấm, sung túc. Hò

mái ba lúc chèo đò, chèo nôốc đƣa đám để cầu

mong cho đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc,

con đàn cháu đống. Hò khơi khi đánh cá và hò

lĩa trâu khi làm nƣơng, làm rẫy, khi kéo gỗ. Vào

những dịp lễ hội, thƣờng là vào mùa xuân và

mùa thu (xuân thu nhị kỳ) hai bên nam thanh, nữ tú thôn quê mộc mạc đêm đêm hát

đối đáp thi giữa các làng, có khi là cùng một làng nhằm kết tình hữu hảo, có khi là tìm

bạn tình. Hò khoan sử dụng lối hát mộc mạc, dung dị, mà cũng rất gần gũi, trìu mến,

lối đối đáp tƣởng chừng thô sơ nhƣng chứa nhiều hàm ẩn, ý nghĩa và cũng rất nghệ

thuật trong cả lời lẫn nhạc.

Trong làn điệu, có hai phần chính là phần xô và phần đối đáp. Phần xô là phần hát đầu

tiên khi vào lời bài dân ca, thƣờng là ''Hò khoan (hơ) hỡi khoan (hơ) mời bạn xô (hò)

hò khoan. Sau đó là phần hát đối đáp của hai bên nam nữ, trong khi hát phần xô xen

lẫn với phần lời thoại. Phần xô tiếp theo nhịp "Ơ là xô" rồi đến "Hơ hô khoan ơi là hố

khoan ơi hò khoan", có khi xen kẽ nhau. Hết bên đối đáp này kết thúc thì bên kia tiếp

tục. Thƣờng thƣờng trong lối giao duyên này, bên nữ ca trƣớc.

Dao duyên

Làn điệu hò khoan Quảng Bình

(Nữ) Hò khoan (hơ) hời khoan

(hơ) mời bạn xô (hơ) hô khoan

(Xô) ơ là hô!

(Nữ) Thiếp gặp chàng dạ mừng hớn hở

Chàng gặp thiếp nhƣ mà hoa nở trên (hơ) bồn,

(Xô) Hơ hô khoan ơ là hò khoan ơ hò khoan

(Nữ) Nghiêng tai mà hỏi với trai khôn,

Thầy mẹ ở nhà đã sửa (hơ) chậu

(Xô) Ơ là hô!

(Nữ) Ơ (hơ) sửa chậu xây bồn mô (hơ) chƣa?

(Xô) Ơ là hô

(Nam) Anh nỏ thiếu chi nơi màn loan mà chiếu kế,

Nỏ thiếu chi nơi mà cao bệ dài (hơ) giƣờng.

(Xô) Hơ hô khoan ơ là hò khoan ơ hò khoan

(Nam) Em đừng chê anh nghèo mà tráo đấu lƣờng thƣng,

Page 12: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 12

Em chớ nghe thầy với ơ (hơ) mẹ.

(Xô) Ơ là hô!

(Nam) Ơ hơ với mẹ khiến em đừng có thƣơng ơ (hơ) anh!

(Xô) Ơ là hô.(Sƣu tầm)

Nhạc cụ chính trong hò khoan Lệ Thủy là đàn nhị và mõ. Hai loại nhạc cụ này khi hòa

vào nhau thì âm thanh dịu dàng, sâu lắng và rất đỗi thắm thiết, mến thƣơng. Âm

hƣởng chủ đạo của nhạc cụ là âm hƣởng làng quê mộc mạc, gần gũi nên cứ mỗi lần

làn điệu đƣợc ca lên thì âm hƣởng đó xuyến xao nhƣ tiếng lòng của làng quê Việt.

Làn điệu dân ca Quảng Bình đang tự xây dựng cho mình vị trí riêng và xây dựng thế

đứng cho những tác phẩm nhạc mang âm hƣởng dân gian với những sáng tác của nhạc

sĩ Hoàng Sông Hƣơng, nhạc sĩ Dƣơng Viết Chiến.... với những Nhật Lệ trăng huyền

thoại, Phố biển tình anh... vẫn còn đọng lại trong lòng ngƣời hâm mộ những cảm xúc

khó nói thành lời.

Ngày nay trong xu thế phát triển chung, với sự xâm nhập của nhiều thể loại nhạc trẻ,

nhạc nƣớc ngoài đang dần làm mai một dần những nét văn hóa truyền thống của dân

tộc, trong đó có những làn điệu dân ca. Việc bảo tồn và phát triển hò khoan Lệ Thủy

nói riêng và dân ca Quảng Bình trong tổng thể văn hóa Việt Nam là điều đáng đƣợc

chúng ta quan tâm và phát triển. Hi vọng những giá trị đó sẽ đƣợc lƣu giữ cho đến

muôn đời sau.

(Báo QB số 215 – 2010

3. Hò Huế

a. Nguồn gốc

Qua bao thế kỷ, ngƣời dân Huế đã sáng tạo nên

những điệu hò hát để phục vụ cho cách làm ăn đỡ

nặng nề buồn tẻ. Từ lối chèo thuyền, đánh cá trên

sông ngòi, biển cả, đến việc cấy cày làm ruộng,

gặt lúa, trồng cây, chăn tằm...

b. Nét đặc trƣng về nội dung của hò Huế.

Nội dung của các câu hò trữ tình ở Huế là tiếng nói thắm thiết, giàu tình nghĩa, kín

đáo, thƣơng cảm và hƣớng nội bên cạnh đó còn chứa đựng chiều sâu của tƣ tƣởng, ẩn

chứa một triết lý nhân sinh thâm trầm sâu sắc..Trong tình cảm gái trai, sự thắm thiết

càng bộc lộ rõ trong những lời than thở, chứng thực qua nghĩa thủy chung còn tình

cảm đối với gia đình xã hội đầy ân nghĩa tâm tình.

c. Đặc trƣng về nghệ thuật của hò Huế.

Về hình thức nghệ thuật, ở Huế thể thơ lục bát vẫn đƣợc dùng nhƣng phổ biến hơn là

thể thơ lục bát biến thể và song thất lục bát biến thể. Các sáng tác hò Huế thƣờng biến

thể chứng tỏ sự phóng khoáng hơn trong ngôn ngữ so với sáng tác dân ca ở Bắc Bộ.

Đó cũng là dấu hiệu phản ánh tâm hồn đầy tính chất sống động của cƣ dân ở vùng đất

mới.Về cách sử dụng từ ngữ, ở nơi đây, từ ngữ địa phƣơng đƣợc dùng khá phổ biến và

nhuần nhuyễn.Nhiều câu Hán tự xen vào các câu hò mộc mạc, dân dã mà vẫn tự

nhiên.Trong lối hò đối đáp nam nữ, những tri thức ngôn ngữ đƣợc thể hiện thật phong

phú.

Về thời gian nghệ thuật, trong hò Huế, sự quan hệ giữa nhịp độ thời gian tƣờng thuật

Page 13: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 13

và trình tự thời gian tƣờng thuật mang một ý nghĩa sâu xa, trọng đại.

Về không gian nghệ thuật, ta nhận thấy không gian vật lý gần gũi với từng cá nhân

trong cuộc đời thƣờng: Bến nƣớc, cây đa, cánh đồng, mái đình, ngôi chùa, đƣờng

xóm... Nhịp cầu nối liền hai bờ sông cách biệt trở thành một khoảng không gian vật lý

đầy ý nghĩa của sự tƣơng giao, hội tụ thƣờng đƣợc các câu hò Huế nhắc đến.

d. Đặc trƣng về nghệ thuật diễn xƣớng.

Do ảnh hƣởng của các giọng nói địa phƣơng nên khi hò ngƣời ta cũng phát âm theo

giai điệu riêng của từng vùng. Hò Thừa Thiên Huế khá phong phú.Mỗi thể loại lại có

lề lối diễn xƣớng riêng biệt. Hò đƣa linh là một hệ thống diễn xƣớng gồm các điệu

múa, hát, hò có thể trình diễn trong một đêm.Hò sinh hoạt vui chơi có hò ru em khoan

thai, dịu dàng.Hò bài thai với làn điệu du dƣơng, trầm bổng, hò bài chòi vui nhộn

hơn... Đây là loại hò đơn có kèm theo trình diễn sân khấu. Hò giã gạo là một điệu hò

vui tƣơi, linh hoạt. Hò ô là điệu hò đơn để phô diễn tâm tình, Hò xay lúa khoan thai,

đều đều với tiếng xô “ là hô”. Hò quét vôi có âm điệu tƣơng tự nhƣ hò nện, nhịp độ

chắc khỏe và khẩn trƣơng. Hò kéo thác là điệu hò khi kéo bè qua thác, tiếng hò mênh

mông, khỏe khoắn. Hò mái nhì là điệu hò trên sông nƣớc, tiêu biểu cho hò Huế.Tiếng

hò ngân dài, dàn trải, lƣu luyến trên sông khiến ngƣời nghe phải mê mẩn, điệu hò này

cần phải xô hai lần lớp mái.Hò mái đẩy có tiết điệu nhanh, khỏe hơn hò mái nhì, và

không ngân dài, baybổng.

Cũng nhƣ các thể loại khác, hò Thừa Thiên Huế sẽ có những bƣớc thăng trầm, phát

triển, chuyển đổi chức năng sinh hoạt nhƣ nó đã từng trải qua những năm tháng trƣớc

đây. Khi Huế đƣợc công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, khi lòng ngƣời Thừa

Thiên Huế vẫn yêu thích văn nghệ truyền thống thì chúng ta có cơ sở và điều kiện để

hy vọng dù thời gian có thay đổi, các làn điệu hò đầy dân tộc tính còn có cơ hội để

phục sinh. Phát triển và chuyển đổi chức năng cho phù hợp với thẩm mỹ quan hiện

đại, phục vụ đời sống con ngƣời, đem lại niềm tin yêu cuộc sống.

Page 14: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 14

Chƣơng III:

Làn điệu Lí quê tôi

1. Lý là gì?

Theo nhạc sĩ Phạm Duy: “ Ngƣời miền Trung gọi lý là các điệu hát quê mùa”

( lý=làng). Ngoài lý giao duyên là thơ bảy chữ hát với câu đệm, câu láy, tất cả những

dân ca ở hai miền Trung và Nam mà không phải là hò thì đƣợc gọi là lý" (Đặc khảo

về dân nhạc Việt Nam- 1972- trang 81).

Lại có ý kiến khác nhƣ tác giả Văn Lang trong "Ca Huế và ca Kịch Huế" - 1993 -

đặt vấn đề: Có ngƣời đặt câu hỏi: Lý là gì? Có phải là những bàica đƣợc sáng tác dƣới

triều Lý? Không phải thế, "lý" ở đây là "ca lý". Lý có nghĩa là "hát".

Trƣớc kia đã có câu nói "Chiêm Thành ca lý đa ai oán". Nhƣ vậy, lý có nghĩa là

hát, một loại hát ngắn gọn. Từ trƣớc đến nay,

một số nhà nghiên cứu cho rằng: Lý là dân ca

(lý, hò, vè dân ca vùng Bình Trị Thiên.

Bài lý lúc đầu chỉ là những câu thơ lục bát (2

câu) và bất cứ câu thơ nào cũng có thể chuyển

sang điệu lý cả. Nhan đề của bài lý rút ra một

số chữ trong bài ca dao.Thông thƣờng, trong

lúc hát chơi, bất cứ câu ca dao nào đƣợc ƣa

thích cũng đƣợc đƣa vào thể lý một cách dễ dàng. Khi so sánh hò và lý, có tác giả so

sánh: nếu hò là dân ca lao động thì lý lại là nhũng khúc dùng trong lúc vui chơi, gặp

gỡ giữa những đôi trai gái. Lý thƣờng dùng để giải bày tâm sự, diễn tả nỗi niềm, trạng

thái tâm hồn thay đổi của mình

Khác với hò, là những giai điệu còn mang nhiều tính chất tự do, phóng khoáng, thì thể

lý là những giai điệu khá hoàn chỉnh, cố định. Mỗi điệu lý thƣờng mang tính chất

riêng biệt, khi thì mang vẻ tình tứ, tha thiết, có khi lại buồng thảm não nùng. Cũng có

khi nói lên niềm phấn khởi vui tƣơi, nhƣng cũng có thể nói lên khía cạnh tâm tƣ của

con ngƣời.

2. Một số điệu lý phổ biến

Page 15: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 15

a. Lý Con Sáo:

Lý Con Sáo là điệu lý thịnh hành nhất của xứ Huế.

Nhiều tác giả nhắc đến lý Con Sáo tại Nam Trung

Phần và Nam Phần, nhƣng lại xemlà những điệu lý

vay mƣợn từ lý Con Sáo ở Huế, với ít nhiều biến thể

cho thích hợp với làn điệu của địa phƣơng.

Bài lý Con Sáo là một trong những trƣờng hợp điển

hình của sự biến thể của từng vùng khác nhau. Biến

thể đây đƣợc hiểu theo hai nghĩa: – Cách ngắt câu –

Cách thêm những tiếng đệm.

Nguyên thủy đây là bài ca dao thƣợng lục hạ bát:

Ai đem con sáo sang sông, Cho nên con sáo sổ lồng bay xa.

Những ngƣời dân vùng Thừa Thiên và kinh thành Huế thì hát nhƣ sau:

Ai đem con sáo sang sông,Để cho, (để cho) con sáo,(Ơi ngƣời ơi), Sổ lồng, (ơi ngƣời

ơi) Bay xa…

Khi bài lý nầy đƣợc đƣa vào vùng Quảng Nam (và Quảng Ngãi) thì lại không còn giữ

lại cách ngắt câu và những tiếng đệm nhƣ giọng hát ở vùng Huế và tỉnh Thừa Thiên

nữa:

Ai đem con sáo (tình bạn) sang sông (Ứ ƣ, ƣ ƣ, làm răng?) Để cho, (để cho) con sáo

(Ứ ƣ, ƣ ƣ), Để cho (để cho) con sáo sổ lồng bay xa (Ứ ƣ, ƣ ƣ làm răng?) Để cho, (để

cho) con sáo sổ lồng bay xa…

Một khi bài lý Con Sáo đƣợc đƣa vào Nam và chuyển theo thể hát thuần túy của địa

phƣơng thì lại đƣợc biến thể điệu nhƣ sau đây:

Ai đem con sáo, (Ai sông rồi lại) sang sông? (Kià kia, kía kia, kìa kia) Để cho (nọ)

con sáo (ơi) (sô) sổ lồng, nó bay…

Những lối thêm những tiếng dặm nầy không theo một quy luật nhất định. Miễn là cho

thuận tai và mọi ngƣời công nhận, thì tự nhiên sẽ đƣợc phổ biến. Đây là nguyên tắc

“thuận lời chứ không thuận lý” mà nhiều loại dân ca đã vâng theo.

Những nhà phân tách dân ca thƣờng gặp khó khăn trong phân loại và tiêu chuẩn hoá,

để rồi phải rút ra từng kết luận riêng rẻ của từng bài mà thôi… Lý Con sáo có nhiều

thể hiệu riêng: lý Hoài Xuân, lý Tình tang, lý Giang Nam, lý Thầy Tu…

Page 16: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 16

- Lý Hoài Xuân

Một trong những thể điệu của lý

Con sáo là lý Hoài Xuân: Trong

nguyên nghĩa lý Hoài Xuân là thơ

tƣởng nhớ tuổi xuân xanh của

những ngƣời đã luống tuổi; nhƣng

trong thể lý của đất Huế, thì bài lý

nầy dùng để khuyên học trò:

Ơi trò đi học nhà trƣờng, Phải chăm (phải chăm) mà bƣớc, (Ơi trò ơi), Kẻo đƣờng

(Ơi trò ơi) Còn xa…

Dần dà về sau thì những bài thơ lục bát đƣợc dùng trong loại lý đã gia tăng nhiều,

nhƣng vẫn giữ đƣợc mức độ cân bằng của Lục bát đơn thuần.

Bài lý Mười Thương (còn gọi tên là lý Tình Tang)

chứng minh điều đó:

Một thƣơng tóc bỏ đuôi gà, Hai thƣơng, hai thƣơng,

ăn nói, Ô tang, ố tang, tình tang, Mặn mà, duyên, có

duyên, Ô tang, ố tang, tình tang, Mặn mà, duyên có

duyên… Ba thƣơng…

Cứ nhƣ thế trình bày cho hết mƣời thƣơng.

- Lý Tình Tang:

Thể điệu lý Con sáo khác là lý tình tang. Nếu trong

bài lý Con Sáo tại vùng Huế và Thừa Thiên có thêm những câu dặm theo “Tình, Tình

Tang” thì không còn tên nhƣ cũ, mà lại đổi thành là lý Tình Tang. Điều nầy cho thấy

rõ là những bài lý đã dung hợp đƣợc nhiều thể điệu khác nhau trong ca dao, đồng dao,

phong dao Việt Nam và nhƣ vậy dễ dàng làm giàu cho câu ca, điệu hát.

- Lý Giang nam:

Thể điệu thứ ba của lý Con sáo là lý Giang Nam. Đây là một trong những điệu lý ở

Huế có cả một hệ thống tiếng đệm lót, đệm nghĩa tiếng đƣa hơi láy luyến phong phú.

Page 17: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 17

Nhịp điệu của thể nầy thƣờng khoan thai, chậm rãi, dập dìu. Giai điệu cũng khá uyển

chuyển, êm nhẹ, lên bổng, xuống trầm, khá uyển chuyển. Khi đến phần cuối cùng của

lý Giang Nam thì thƣờng có những âm giai vang vọng, lời nhạc nói đến niềm chia ly

luyến tiếc. Nhìn chung, lý Giang Nam chứa chan nhiều tình cảm, đam mê, say đắm.

Trong phân tách, loại lý nầy gần với những bản ca nhạc Huế cổ điển thuộc điệu nam,

hơi ai.Về cấu trúc âm thanh rất uyển chuyển, làm đảo lộn ngữ âm bình thƣờng, biến

những từ không dấu thành có dấu sắc hay dấu huyền. Phân tích một đoạn lý Giang

Nam sau đây thì rõ:

Ai đem con sáo – ƣ ừ ứ,- sàng sang sáng sang sàng sồng, sáo sang sồng, tình bạn

sàng sồng- ƣ ƣ ừ – tình bạn sàng sồng- ứ ƣ ừ.- Để cho, để cho, còn sáo,- ừ ƣ,- sồ sổ

sổ sổ sổ sồ lồng, sáo sổ lồng, tình bạn, xa – ƣ ừ,- tình bạn bày xa – ƣ ừ-.

- Lý Thầy Tu:

Thể điệu thứ tƣ của lý Con Sáo là lý Thầy Tu. Loại lý nầy có nhịp điệu chậm vừa,

đƣợc đệm bằng nhịp mõ. Đây là điệu hát dân gian có mang âm hƣởng của điệu tán

tụng ở chùa chiền; hơi nhạc gần với các bài bản của nhạc Huế, thuộc điệu “nam âm

thiền”.

Những đoạn hát ngắn, lại đƣợc đệm thêm những tiếng lót nhƣ “a li”, những tiếng đƣa

hơi nhƣ “ứ ừ ƣ” kéo dài ra, tạo một nét buồn sâu sắc:

Ai đem con sáo (tình bạn) sang sông;- a li, sông sang sông,- Nên chi (nên chi) con sáo

(ừ hừ ƣ) – Nên chi (nên chi) con sáo – sổ lồng bay xa (a lai) – xa bay xa…

b. Lý Giao Duyên:

Đây là loại lý hịnh hành nhất. Lý giao duyên thƣờng đƣợc sáng tác rất sâu sắc và do

những nho sĩ hay những tàitử nổi tiếng đặt lời hát.Lý Giao duyên có nhiều nội dung

khác nhau, về tình cảm, về thời tiết,về mây nƣớc. Lý Giao duyên thƣờng hát trong

những điệu Ca Thƣ Phòng. Chẳng hạn nhƣ bài lý Giao Duyên Mƣời hai Tháng sau

đây:

Đầu tháng Giêng, mãn thiên xuân sắc,Ai nấy

vui mừng, thiếp bắt mặt trông, – Qua tháng Hai,

hoa nhà ƣớm nở, Thiếp trông chàng, vừa trở

gió đông. – Qua tháng Ba, trăm hoa cảnh phát,

Thiếp trông chàng, bát ngát niềm tây. – Qua

tháng Tƣ, mùi hƣơng phảng phất, Thiếp trông

chàng, hạ bất hồng liên. – Qua tháng Năm, ve

sầu kêu oán, Thiếp trông chàng, nhƣ đại hạn

Page 18: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 18

trông mƣa, – Tháng Sáu trông già hoè im mát, Thiếp trông chàng: phấn nhạt, hƣơng

phai. -Tháng bảy trông: bắc cầu Ô, Thƣớc, Qua Ngân Hà, mới thấy đƣợc phu nhân. –

Tháng Tám trông, gƣơng trăng tròn vạnh, Thiếp trông chàng, một gánh tƣơng tƣ. –

Tháng Chín trông gƣơng trong đài trùng cửu, Ngày vắng, đêm dài, ly cốc tửu giải

khuây. – Tháng Mƣời: bông hoa lài nở nhụy, Ngắm cảnh thêm buồn, thêm nhớ, thêm

thƣơng. Tiết Dƣơng sanh: tùng mai xanh tốt, – Thiếp trông chàng: tháng Mƣời Một

vắng tin. – Tháng Mƣời hai: xuân lai bất tận, Tháng hết, năm cùng, lận đận theo

anh…

c. Lý cửa quyền:

Ðây cũng là một loại lý đƣợc phổ biến nhất trong vùng Huế, Thừa Thiên. Cửa quyền

là nhà cửa của quan lại trong triều đình Huế. Ngƣời dân quê chỉ đề cập đến một số nét,

gần nhƣ là dùng thể hoạt kê để chỉ trích một phần nào những trò chơi ngông, phách

lối, kiểu cọ của lớp ngƣời nầy:

Cửa quyền chạm bốn câu thai – Hai câu (tình mà) thi phú, (A ớ a, a ớ a) – Hai bài

(hai bài) thơ ngâm… – Cửa quyền khắc những bài văn, Khen che (khen che) rất mực

– (A ớ a, a ớ a) – Mặn nồng (mặn nồng) với ai. Cửa quyền có những quan sai – Có

đoàn (có đoàn) lính lệ (A ớ a, a ớ a) – Ra oai (ra oai) cửa quyền…

Những bài hát nhƣ vậy cứ kéo dài mãi, mà mỗi ngƣời có thể theo nhận định và phê

phán của mình để tấn công Cửa quyền. Có thể đây là tinh thần đối kháng của ngƣời

dân nghèo khi nhìn vào cửa quyền; nhƣng cũng có thể là những lối trào lộng, vui chơi,

vô tội vạ.

Những thể nói lý của miền Trung đều xoay chung quanh những đề tài nhƣ vậy: đời

sống an nhàn, quan lại hống hách, lao động cần cù, tình duyên trai gái, làng trên xã

dƣới. Nói chung mọi sinh hoạt dân chúng đều có thể thể hiện trong thể lý, vốn nghĩa

là tác phẩm của ngƣời bình dân.

Lý Tử Vi

Một trong những bài ca lý nổi tiếng ở Huế là bài lý Tử Vi, nhƣngnội dung và giọng

điệu thì thuộc về loại ca phòng hơn là bài hát ngoài dân gian.Lý Tử Vi còn gọi là lý

Trăm Huê, một trong những điệu lý xứ Huế, đã có những tính chất xa dần tính chát

đơn thuần, mộc mạc của dân ca Huế, để tiến sang phạm vi tinh tế cuả ca nhạc Huế.

Nỗi niềm đƣợc trang trải rộng, ý thơ mang tính biểu tƣợng, nỗi xa xa lai láng nhƣ

trang trãi khắp không gian. Tử Vi là tên một loài hoa do thi hào Bạch Cƣ Dị đặt tên,

sau khi viết khúc Tỳ bà hành.Thể điệu của bài lý Tử Vi miền Trung nhƣ sau:

Page 19: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 19

Dầu giải nắng mƣa, – Tử Vi dầu giải nắng sƣơng, – Huê cam (tình nhƣ) huê quít, Biết

thƣơng huê nào? – Anh thƣơng huê mận, huê đào, (Huê mận, huê đào) – Anh đây

thƣơng huê mận, huê đào, – Cầu bông (tình nhƣ) huê cúc, Biết vào tay ai? – (Ơi tình

ơi) thăm thắm chớ phai (Ơi tình ơi) – thăm thắm chớ phai, – Ham bông (tình) huê

lài ,- Mà lại thơm lâu, (Ơi tình ơi) chớ phụ huê ngâu, – Chớ phụ huê ngâu, (Ơi tình

ơi) – Chớ phụ huê ngâu, – Ham nơi (tình nhƣ) phú quý, – Lại hầu mẫu đơn, – Anh tìm

em, trăm giận nghìn hờn, – Trăm giận nghìn hờn, – Anh tìm em, trăm giận nghìn hờn,

– Ƣớc chừng (tình nhƣ) cho đặng, – Xích lại gần đây,- Có thƣơng, xích lại gần đây, –

Thời xích lại đây, – Đừng còn (tình nhƣ) mơ tƣởng – Núi mây cơ nghèo. Trèo lên hòn

núi cheo leo, – Hòn núi cheo leo,- Anh trèo lên hòn núi cheo leo, – Cảm thƣơng (tình

nhƣ) nỗi mẹ,- Lo nghèo phận em , — Anh tìm em đã khắp núi non.

Lý tử vi đƣợc liệt vào một trong ba bài ca hay nhất của vùng đất Thần Kinh thế kỷ thứ

XIX cho đến nay vẫn là bài mở đầu cho những tổ chức nhạc ca phòng và cả nhạc

cung đình nữa.

Page 20: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 20

Chƣơng III:

Dân ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh

1. Sơ nét về dân ca ví dặm

Ví , dặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan

trọng trong đời sống văn hóa của ngƣời dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Dân ca ví

giặm (cũng viết là dặm) tại Nghệ Tĩnh là một di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại tại kỳ họp thứ

9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ƣớc UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật

thể ngày 27/11/2014 tại Paris (Pháp) Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời

sống của các cộng đồng xứ Nghệ, đƣợc hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thƣờng,

từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc

và truyền thống nhƣ sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì

ngƣời khác cũng nhƣ ngợi ca đức tính thật thà và cách cƣ xử tử tế giữa con ngƣời với

con ngƣời.”

|2. Hát ví

Hát ví thƣờng là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, ngƣời hát có thể co giãn

một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca

từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phƣơng pháp phổ

thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)

Tính biểu cảm của hát ví tuỳ vào môi trƣờng hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm

tính của ngƣời hát. Âm vực của ví thƣờng không quá một quãng 8. Tình điệu ví nghe

trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy,

vẫn có loại ví ghẹo và ví mục đồng nghe dí dỏm hài hƣớc, nghịch ngợm hồn nhiên

tƣơi trẻ.

Hát ví hát giao duyên nam nữ đƣợc phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trƣớc dùng

để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thƣờng đi ngắm trăng.

Hát theo lối tƣờng thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động

và nông nhàn, trong lối sống thƣờng nhật lâu dần đƣợc dân gian hóa

Thể hát ví: Ví có nhiều điệu nhƣ: ví đò đƣa, ví phƣờng vải, ví phƣờng cấy, ví phƣờng

võng, ví phƣờng chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví chuỗi, ví ghẹo...

3. Hát dặm

Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn thơ/ về 5 chữ, nói cách khác thì dặm là thơ ngụ

ngôn/ về nhật trình đƣợc tuyền luật hoá. Khác với ví, dặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng,

có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thƣờng một bài dặm có

Page 21: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 21

nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thƣờng điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể

phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ về không phân khổ rõ ràng, mà cứ

hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5

chữ mà có thể 4 hoặc 6, 7 chữ (do lời thơ biến thể).

Dặm rất giàu tính tự sự, trữ tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại

dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.

Hát dặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ) về âm nhạc đi theo thƣờng là

phách. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thƣờng 2 hay 3 hoặc một nhóm

ngƣời hát đối diện nhau hát.

Các làn điệu của hát dặm nhƣ: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền,

dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể

loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,...thuộc dạng thể thơ

năm chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp,...

Làn điệu da diết, lời hát sâu sắc, đấu trí tài tình, yêu thƣơng chân tình, kết cục có hậu,

đó là lý do vì sao Ví Dặm có sức cuốn hút cả những bậc tri thức tài cao học rộng nhƣ

Nguyễn Du, Nguyễn Huy Quýnh, Phan Bội Châu… cùng tích cực tham gia làm kép

hát. Để rồi khi ngƣời trai trẻ vì xã tắc

giang sơn mà ra đi không về, phƣờng

vải ở lại vẫn tha thiết đợi chờ, thủy

chung trọn đời. Nước chảy cho đá trôi

nghiêng / Chàng lo chung thiên hạ,

thiếp sầu riêng một mình.Và vì nhƣ

thế, vì mỗi khi mà tình yêu của kép hát

phƣờng ví trở thành chuyện tình lịch

sử, Ví Dặm theo đó mà thành danh

tiếng, là cuộc chơi nghệ thuật tiếng tăm muôn đời…

Một số thể hát ví: ví giận thƣơng, Hát khuyên nàng, đại nham thạch, tứ xuyên hoa,

xẩm cẩm thƣơng, xẩm đi chợ, một nắng hai sƣơng đội trời đạp đất, tình sâu nghĩa

nặng vừa, em giữ lời nguyền (nói thế thôi), khóc cha, cuộc đời nổi trôi dìm chết, ai

cứu con chàng, Con cóc nhí, xoay xở đâu ra, lập lờ lị, lập loè đốm, đi rao hàng, đèo

bòng bông, khen Thầy tài ngu, to gan nhít, nỏ uất ức, bƣớm say rƣợu hoa, chồng

chềnh ni ni, lòng vả lòng sung "xƣớng", Vào hội đông xuân thu, đứng thẳng ngƣời lên

nào, gốc lúa quầng trăng thâm, cha ơi ngồi dậy mà xem ti vi, hỡi công nông binh, hò

vƣợt sông..

Niềm vui được mùa đơm hoa kết trái

được thể hiện thành câu ví dặm

Page 22: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 22

4. Tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca hò-ví-dặm

- Hát gắn với không gian và môi trƣờng lao động nhƣ: cày cấy, gặt hái, đắp đập đào

mƣơng, chăn trâu, cắt cỏ (đồng quê); tung chài kéo lƣới, chèo chống thuyền bè (sông

nƣớc); hái củi, đốt than, bứt tranh, kéo gỗ, bóc măng; quay tơ dệt vải, trục lúa, đan lát

( xóm thôn).

-. Hát mang tính du hý vào những dịp Hội hè, Tết nhất, Đình đám, hoặc những đêm

trăng thanh gió mát bạn bè giao du thƣởng ngoạn, thi thố tài năng ứng tác văn chƣơng

chữ nghĩa.

Page 23: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 23

- Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái để thổ lộ tâm tình, để gửi gắm niềm

thƣơng nỗi nhớ, để kén chọn trai tài gái đảm, tìm bạn trăm năm.

- Tính tự tình, nghĩa là mƣợn câu hát để bộc lộ nội tâm. Những nỗi niềm sâu kín,

những uẩn khúc cuộc đời, những mảnh tình dang dở, những số liếp long đong, hoặc là

để biểu thị sự bất bình xã hội.

- Tính tự sự. Tức là dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xẩy ra trong làng

ngoài xã, hoặc kể về một sự tích, một giai thoại nào đó, hoặc muốn biểu dƣơng ngƣời

tốt việc tốt, hay phê phán những thói hƣ tật xấu...

-. Tính chất tâm linh. Tức là hát trong khi thờ cúng, tế lễ, cầu vong cầu đồng, phù thuỷ,

làm chay làm đàn...

Page 24: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 24

-. Tính giáo huấn. Thông qua câu hát để dạy bày khuyên nhủ ngƣời đời về những điều

hay lẽ phải, về thuần phong mỹ tục,về đạo lý nhân nghĩa ,tôn sƣ trọng đạo, tứ đức tam

tòng,về lệ làng phép nƣớc, về anh hùng nghĩa khí , ái quốc trung quân...

Page 25: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 25

- Tính hành nghề (mƣu sinh) đối với các phƣờng trò chuyên nghiệp hoá,hoặc ở các

gánh hát ca trù, các ông xẩm hát rong và các ông thầy cúng. Tính đam mê đối với loại

hình nghệ thuật này.

-. Tính đa dùng. Nghĩa là nó giàu tính biểu cảm, cùng một cốt nhạc (một làn điệu) có

thể truyền tải đƣợc nhiều nội dung văn học, nhiều đối tƣợng miêu tả, nhiều sắc thái

tình cảm. Đây có lẽ là một đặc tính nổi trội của dân ca ví dặm.

Page 26: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 26

Page 27: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 27

Dân ca ví, dặm giàu bản sắc, tình ngƣời

-Tính phổ cập. Hầu nhƣ khắp mọi miền quê, trai gái trẻ già ai ai cũng có thể hát đƣợc.

Page 28: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 28

5. Giữ gìn và phát triển dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh

Dân ca ví dặm đã và đang dần có bƣớc phát triển về chất, đó là sự chuyển hoá từ hình

thức ca hát dân gian, đến ca nhạc chuyên nghiệp, rồi ca kịch sân khấu. Hiện nay dân

ca ví, dặm đƣợc đƣa lên sân khấu dƣới dạng những bài hát mang âm hƣởng dân ca ví

dặm hay những vở ca kịch. Trong thể loại kịch, ngoài việc ứng dụng các làn điệu gốc,

những nghệ sĩ còn sáng tạo thêm nhiều "làn điệu " mới mang âm hƣởng ví dặm, cấu

trúc theo khúc thức dân gian, lời hát theo các thể thơ dân tộc dựa trên biểu việc đạt

tâm trạng và tích cách nhân vật.

Một loạt làn điệu mới nhƣ: Giận mà thƣơng, Hát khuyên, đại thạch, tứ hoa, xẩm

thƣơng, xẩm chợ, một nắng hai sƣơng, tình sâu nghĩa nặng, em giữ lời nguyền, khóc

cha, cuộc đời nổi trôi, ai cứu chàng. Có thể nói các làn điệu mới sáng tạo bổ sung đã

phần nào thoả mãn đƣợc những đòi hỏi cấp bách của công cuộc sân khấu hoá dân ca

xứ Nghệ, qua sự sàng lọc của thời gian, nhiều làn điệu đã trở thành "bài tủ" không thể

thiếu trong các vở diễn.Từ những điều lý thú về câu ví dặm, lại thấy đƣợc rằng cái

đúng đắn của câu "Học xƣa vì nay, học cũ để làm mới". Câu hò ví dặm đã thực sự

phục vụ cuộc sống đƣơng đại.

Một giải pháp rất hiệu quả là đƣa dân ca ví dặm vào trƣờng học. Trung tâm Bảo tồn

và Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệ triển khai thực hiện dự án Sân khấu học đƣờng,

hai năm một lần, ngành Giáo dục trong tỉnh lại tổ chức định kì thi hát dân ca từ cấp

huyện, thành phố cho đến cấp tỉnh. Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản Dân ca xứ

Nghệ thực hiện "Đề án - Thực hiện đƣa dân ca vào trƣờng học giai đoạn 2008 - 2015".

Hàng năm, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Di sản Dân ca xứ Nghệ kết hợp cùng nhà

trƣờng tổ chức tập huấn, tổ chức các đợt biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ

cho việc giảng dạy (ngoại khóa) với chƣơng trình là những trích đoạn về danh nhân,

hoạt ca cảnh trong những tác phẩm văn học, gần gũi với kiến thức các em đang học.

Page 29: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 29

Chƣơng VI:

Ca Huế

1.Khái niệm

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, Việt Nam, bao gồm ca và đàn,

ở nhiều phƣơng diện khá gần gũi với hát ả đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và

cung đình nhã nhạc,thanh cao.

Dàn nhạc ca Huế trên sông Hƣơng

2. Một s hệ th ng những làn iệu dân ca huế:

Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí

nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều

sắc thái tình cảm đặc trƣng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tƣơi tắn, trang

trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu

trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ

điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và

phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ,

Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Ca Huế là loại hình đàn hát ở thính phòng mang phong cách tự sự, ngâm ngợi, tri âm,

tri kỷ với số lƣợng năm bảy ngƣời đàn ca với nhau, các làn điệu, bài bản đạt trình độ

hoàn chính cả nhạc lẫn lời, nội dung giàu chất thơ, trữ tình. Một số bài bản lớn của Ca

Huế ở hai hệ thống là :

Page 30: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 30

+ Hệ thống những bài bản Bắc (còn gọi là điệu khách) mang âm hƣởng tƣơi vui,

thanh thoát, nhịp điệu nhanh. Với đặc điểm ấy, giới nghệ sĩ ca Huế còn gọi là các bài

bản Xuân.

+ Hệ thống những làn điệu Nam (còn gọi là điệu Ai): mang âm hƣởng buồn, chất nhạc

dàn trải, sâu lắng, trữ tình,

+ Ngoài hai hệ thống Bắc, Nam trên, một số làn điệu mang yếu tố lƣỡng tính; vừa có

nét nhạc vui, vừa có nét nhạc buồn. Tiêu biểu có các điệu Long ngâm : Chất nhạc

trang trọng, thƣơng cảm.Tứ đại cảnh : Chất nhạc sang trọng, đƣợm buồn, những tâm

sự vừa thở than, vừa thầm trách.

4. Những ặc iểm của ca Huế :

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc

trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng

lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca

Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.

Kỹ thuật đàn và hát,ca Huế đặc biệt tinh tế nhƣng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa

phƣơng, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của ngƣời Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý

Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.Ca nhạc cổ truyền

Huế có những đặc điểm, sắc thái riêng. Vừa hài hòa giữa điệu Bắc, điệu Nam, vừa có

tính khoa học trong cấu trúc các bài bản và các thể loại âm nhạc. Theo nhận xét của

nghệ sĩ Văn Lang, âm nhạc Huế có mấy đặc điểm nhƣ : tính liên tục, tính chuyển tiếp,

tính biến âm, tính biến điệu, tính tự tình, tính cô đọng súc tích từ nội dung hình thức :

- Tính liên tục : Có thể đàn ( tỳ bà, nguyệt cầm, nhị, tỳ bà, độc huyền cầm, đàn

tranh...) và hát nhiều lần một bài ca mà ngƣời thƣởng ngoạn không có cảm giác bị

gián đoạn. Điều ấy có thể thấy qua các bài long ngâm, phú lục.

- Tính chuyển tiếp : Chuyển giai điệu này sang giai điệu khác một cách nhuần

nhuyễn, hài hòa. Tiêu biểu là 10 bài liên hoàn.

- Tính biến âm, biến điệu : Một bài ca khi đã đƣợc đổi điệu, đổi hơi thì âm điệu bài ca

hoặc đoạn ca ấy nghe khác đi. Ví dụ bài cổ bản có thể đổi nhiều hơi khác nhau ( hơi

xuân, hơi dựng, hơi Quảng...). Do có sự đổi hình thức âm điệu thì tình cảm thể hiện

cũng có sự biến đổi làm phong phú nội dung bài ca.

- Tính tự tình : Ca nhạc thính phòng Huế tính tự tình đƣợc thể hiện đậm nét tạo một

nguồn đồng cảm giữa ngƣời nghe và ngƣời biểu diễn.

Page 31: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 31

- Tính cô đọng, súc tích : Tính cô đọng đƣợc thể hiện trong từng câu nhạc, tiết tấu,

câu ca... tính súc tích đƣợc thể hiện trong câu từ chủ đề của nội dung bài ca.

Với đặc điểm trên, ca sĩ và nhạc công có thể bộc lộ hết khả năng tài hoa đến mức

tuyệt kỹ.

Nội dung những bài Ca Huế ngoài sự ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên phong hoa tuyết

nguyệt, tự sự về nhân tình thế thái, buồn vui của kiếp ngƣời, ngày nay còn có những

nội dung ngợi ca ngày mới nói lên những khát vọng, ƣớc mơ về một tình yêu lớn tràn

trề hạnh phúc. Về một ngày mai chan chứa tình ngƣời, tình quê hƣơng dân tộc. Ca

Huế đang theo nhịp đời mới mà trƣởng thành, giàu âm hƣởng, giàu cung bậc để hòa

âm vào vận hội chung muôn khúc xuân thì.

Từ những giá trị đích thực của loại hình âm nhạc cổ truyền Huế, các cơ quan hữu

quan, những ngƣời có tâm huyết, các nhạc hữu, nghệ sĩ, diễn viên... của bộ môn ca

Huế cần quan tâm đến những biện pháp có tính khả thi trong việc bảo tồn và phát huy;

góp phần nâng cao nghệ thuật diễn xƣớng, nghệ thuật sáng tạo nội dung lời ca Huế.

Page 32: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 32

Chƣơng V:

Tuồng Trung bộ

1. Sơ nét về tuồng

Tuồng còn gọi là hát bội hay hát bộ, là một loại hình nghệ thuật sân khấu mang tính

cổ điển khá độc đáo của Việt Nam. Ngôn ngữ của tuồng là văn chƣơng bác học kết

hợp hài hòa,nhuần nhuyễn của văn chữ Hán với văn nôm. Tuồng đƣợc hình thành,

phát triển trên cơ sở của vũ nhạc và các trò diễn xƣớng dân gian trong cuộc sống hằng

ngày rất phong phú, đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Cuối thế kỷ XVIII, môn nghệ

thuật này đã trở thành “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc. Sự hoàn thiện về kịch bản

cho đến nghệ thuật biểu diễn, nó đã trở thành môn nghệ thuật cổ điển bậc nhất Việt

Nam

2. Nguồn g c

Theo một số tƣ liệu thì

tuồng ảnh hƣởng từ hí

khúc (Trung Quốc) do

quân lính nhà Nguyên bị

giữ làm tù binh dƣới thời

nhà Trần (thế kỷ XIII)

biểu diễn. Nhƣng tuồng

Việt Nam vẫn có nét riêng

của nó.

Lúc đầu, tuồng chỉ xuất hiện ở miền Bắc, sau đó thì theo chân các binh lính chúa

Nguyễn vào Đàng Trong và phát triển cực thịnh ở đó. Thời kỳ tuồng phát triển mạnh

nhất là vào thế kỷ XVII -XVIII.Sang triều Nguyễn (thế kỷ XIX) thì tuồng vẫn giữ một

vị trí xứng đáng, nhất định trong đời sống văn hoá ở cung đình và trong dân dã.

Kho tàng các vở diễn tuồng cổ có thể ƣớc đến vài trăm nhƣng lâu dần chúng đã bị thất

lạc phần lớn, trong đó có thể kể đến vài vở đặc trƣng nhƣ Sơn Hậu, Tam nữ đồ vƣơng,

Đào Phi Phụng, Trƣng nữ vƣơng... Ngày nay,Tuồng đã trở thành một trong những

vốn quý của sân khấu truyền thống và mãi mãi là viên ngọc trong kho tàng văn hoá

của dân tộc Việt Nam

Có truyền thuyết ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát ngƣời Hoa tên là

Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lƣ và đã trình bày lối hát xƣớng thịnh hành bên nhà Tống và

đƣợc vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, sau đó đƣợc bổ làm phƣờng trƣởng để dạy cung

nữ ca hát trong cung.

Nhƣng cũng có ghi chép là vào thời nhà Trần, Hƣng Đạo Đại vƣơng Trần Quốc Tuấn

bắt đƣợc một tên quân nhà Nguyên tên là Lý Nguyên Cát, vốn là kép hát. Vƣơng tha

Page 33: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 33

tội chết cho Cát và đã sai dạy lối hát đó cho binh sĩ.Cát cho diễn vở Vƣơng mẫu hiến đào để vua ngự lãm cùng các triều thần xem

Ngƣời đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-

1634). Ở Miền Trung Việt Nam trở ra gọi Tuồng do chữ "Liên Trƣờng" là kéo dài liên

tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca

diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn. Từ "liên trƣờng" do ngôn ngữ địa phƣơng mà

thành "luông tuồng", "luôn tuồng"...

2.Đặc iểm của nghệ thuật tuồng

Tuồng mang theo âm hƣởng hùng tráng

cùng với những tấm gƣơng nhân vật tận

trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, với

những bài học về lẽ ứng xử của con

ngƣời giữa cái chung và cái riêng, giữa

gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng trong

những vở diễn là một đặc trƣng thẩm

mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói

Tuồng là sân khấu của những ngƣời anh

hùng

3.Nét ộc áo ặc trưng

a. Âm nhạc, ca nhạc của tuồng

Âm nhạc trong Tuồng đóng một vị trí vô

cùng quan trọng, nó có một sức thu hút

kỳ lạ và thôi thúc mọi ngƣời đến xem hát.

Việc sử dụng các nhạc khí trong biểu

diễn Tuồng rất quan trọng, nó đòi hỏi

niềm đam mê, sự hiểu biết của ngƣời

chơi, có nhƣ vậy thì vở diễn mới có hồn,

có thể hòa vào từng câu ca của diễn viên.

- Trong dàn nhạc Tuồng gồm có bộ gõ:

(trống, thanh la, mõ..), bộ hơi -(kèn, sáo,

chủ yếu là kèn); bộ dây (nhị, cò, hồ, đại,

tiểu...) bộ gảy (tam, tứ, nguyệt...).Nhạc trong Tuồng gồm 2 bộ phận chủ đạo: khí nhạc

(dàn nhạc) và thanh nhạc. Số lƣợng nhạc cụ trong dàn nhạc tuồng không cố định về số

lƣợng. Một dàn nhạc cổ thƣờng gồm có: trống chầu, trống chiến - đƣợc mệnh danh là

vị phó sƣ của dàn nhạc, kèn, thanh la. Về sau có thêm trống trận, trống cơm, trống

bồng, trống lệnh, trống bản, đàn nhị, sáo, chập choã, não bạt… Hiện nay, tùy theo

quan điểm thẩm âm của từng vùng, quy mô, số lƣợng nhạc cụ trong mỗi dàn nhạc

Page 34: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 34

cũng có điểm khác nhau. Tuy dàn nhạc Tuồng chỉ hỗ trợ cho diễn viên nhƣng lại rất

quan trọng, đặc biệt là chơi trống Tuồng. Để có thể chơi trống tuồng cho hay, cho có

hồn, nhập thần đâu không hề dễ, nó không nhƣ trống chèo, càng khác xa trống chầu

văn, ả đào, trống nơi cung đình... Trống tuồng có nhiều bộ, mỗi bộ lại biểu hiện một

câu chữ, mỗi động tác phải gắn liền với lời ca, với đàn, sáo nhị... sao cho hài hòa,

nhuần nhuyễn.Khi tiếng trống phát ra, vang lên phải phù hợp với vũ đạo, diễn biến

tâm lý của từng vai diễn trên sân khấu.Ngƣời nghệ sĩ phải sử dụng tiếng trống sao cho

tiếng trống hòa vào vở diễn, phù hợp với tiếng hát, tâm trạng của các diễn viên. Nói

một cách khác, khi chơi trống tuồng, ngƣời nghệ sĩ phải hòa mình với vở diễn, đồng

cảm với tính cách, số phận của từng nhân vật trên sàn diễn để mỗi khi tiếng trống phát

ra phải khớp với diễn biến của từng lớp diễn, hợp cảnh mà đúng làn điệu.

-Thanh nhạc trong Tuồng gồm 2 bộ phận: bộ phận có bài bản và không bài bản

(làn điệu). Dạng có bài bản: có 3 loại, là những bài nhỏ - cho các vai phụ, vai hề gọi

chung là “nồi niêu”; Bài thƣờng - những bài bản trong tình huống bi thƣơng, sầu

oán; bài chính - gồm những bài dài hơn, phân theo các nhóm tính chất: trữ tình,

hoành tráng, những bài dành cho các vai nữ với nét giai điệu mềm mại, những bài có

tính chất vui tƣơi, ngân nga hoặc ngâm

vịnh…Nói một cách giản đơn là ngƣời

chơi trống phải biết "sống" cùng từng

nhân vật, từng màn diễn của vở tuồng

đang diễn trên sân khấu. Đó chính là sự

mẫn cảm mang tính chuyên nghiệp ở

ngƣời nghệ sĩ.Muốn tinh thông nghề

nghiệp, không có con đƣờng nào khác

hơn là phải khổ luyện, mà luyện mãi rồi

quen, quen rồi lâu dần trở nên thuần

thục, thành thạo.

b. Ca hát và diễn xuất

Về phần ca diễn, Tuồng có những lối hát lối hát xƣớng nhƣ :

- Nói Lố gồm Nói Lối Tuồng (đào kép xƣng tên), Nói Lối Bóp (hai tƣớng địch gặp

nhau),Nói Lối Dặm (gần nhƣ nói thƣờng).- Thán, ngâm cũng là hình thức xƣớng

gồm : Thán Nhớ, Thán Sầu, Thán Chết, Thán Hận (diễn viên hay thán trƣớc khi Hát

Nam)...

- Hát nam gồm Nam Xuân (sửa soạn lên đƣờng), Nam Ai, Nam Thƣơng (cho những

vai buồn), Nam Thiên (dành riêng cho nhà sƣ), Nam Hồn (riêng cho hồn ma), Nam Đi,

Nam Chạy (cảnh loạn lạc, hoạn nạn)...- Hát khách (thơ chữ Hán) gồm: Khách Thƣờng

(tƣớng ra trận hay đi tuần tiễu), Khách Phú (hát đối đáp, hàn huyên), Khách Tẩu (rƣợt

giặc hay có chuyện cấp bách), Khách Tử (khi tƣớng tử trận, nhân vật sắp chết)...

Về kỹ thuật, diễn viên hát Tuồng ngoài chất giọng bẩm sinh, cần phải học tập,

rèn luyện lâu dài.Sân khấu Tuồng ngày trƣớc thƣờng hát ngoài trời nên diễn viên cần

Page 35: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 35

có chất giọng vang to, ngân dài và khi tập cần phải sử dụng sức rất nhiều.Trong khi

học cách phát âm, nhả chữ, họ phải luôn tuân thủ những luật hát rất nghiêm ngặt.Đây

là tập hợp những kinh nghiệm, thói quen về ngữ âm, nhận thức thẩm mỹ về thanh

nhạc trong nghệ thuật Tuồng của từng địa phƣơng

Diễn viên hát Tuồng phải phát âm chính xác các dấu, rõ tiếng, không bị biến âm,

không nói ngọng.Vì vậy trƣớc khi tập hát, các diễn viên thƣờng tập nói, luyện ngữ âm,

ngữ khí trong các kỹ thuật nói lối nhƣ một trong những phƣơng thức nghệ thuật tinh

tế nhằm biểu hiện cảm xúc của nhân vật đến với ngƣời thƣởng ngoạn.Có thể xem đây

nhƣ một trong những ngôn ngữ mang đậm yếu tố tƣợng trƣng trong Tuồng. Ngoài ra,

ngƣời học hát Tuồng luôn tuân thủ nguyên tắc: trống/mái (theo qui luật âm/dƣơng

trong Dịch).

Ngoài lối hát, múa Tuồng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên đặc trƣng nghệ thuật

cho Tuồng.Múa Tuồng có chức năng minh họa, bài cảnh. Điệu múa có thể thay cho

lời nói hay tâm trạng của nhân vật. Các điệu múa đƣợc hình thành dựa trên những

động tác sinh hoạt và tâm lý trong cuộc sống thƣờng nhật.Các diễn viên múa sẽ dựa

trên những động tác sinh hoạt đó và kết hợp với những điệu múa trong dân gian, các

điệu múa trong tín ngƣỡng tôn giáo hay các điệu múa trong các lễ hôi...để xây dựng

hệ thống động tác. Nhƣng các động tác đó phải tuân theo những quy định cụ thể nhƣ:

nội ngoại tƣơng quan, tả hữu tƣơng ứng, thƣợng hạ tƣơng phù. Múa Tuồng và các

điệu hát Tuồng có sự lien quan mật thiết và đều phải tuân theo những quy luật nhất

định.

Page 36: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 36

Còn về diễn xuất, lối diễn xuất thƣờng đƣợc khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán

giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh thì khi lên sân khấu lại càng cần

tăng cƣờng điệu để khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu

lộ cái "tâm" của nhân vật thiện, ác. Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng, không thể

diễn bộ "Trung" cho vai đứa "Hèn" hay đứa "Nịnh". Thậm chí lên ngựa xuống ngựa

còn phân biệt Bộ của trung tƣớng khác bộ dạng nịnh thần. Mọi động tác đã thành

thông lệ hay ƣớc lệ. Nhất là vào thời xƣa, khi kỹ thuật âm thanh và ánh sáng chƣa đáp

ứng đƣợc cho nghệ thuật trình diễn, hình ảnh diễn xuất chƣa thể kéo lại nhìn gần,

không thể "trung cảnh", "cận cảnh", làm tăng cƣờng độ các động tác giúp khán giả

xem đƣợc toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần chiếu diễn (sân khấu) đều nhìn thấy. Nhân

vật nào ra sân khấu từ cánh gà tay mặt (sinh môn) đều sống tới cuối tuồng, dẫu có bị

kẻ gian hãm hại cũng không chết. Ngƣợc lại, nhân vật nào ra sân khấu từ cánh gà bên

trái (tử môn) cũng phải chết, dẫu làm tới Hoàng đế.

3. Tính tượng trưng, ước lệ của nghệ thuật Tuồng

Nghệ thuật Tuồng không có xu hƣớng tả thực mà chú trọng lột tả cái thần, là lột

tả cái cốt lõi cơ bản, không đi sâu vào những chi tiết vụn vặt không có hiệu quả nghệ

thuật.Chính vì muốn lột tả cái thần nên phải dùng thủ pháp khoa trƣơng, cách điệu

từng lời nói cho đến động tác nhƣng vẫn phải có nguyên tắc, quy luật cụ thể.Sự khoa

Page 37: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 37

trƣơng, cách điệu còn thể hiện trong âm nhạc và hóa trang. Việc hóa trang khuôn mặt

hay hóa trang mặt nạ của diễn viên là rất quan trọng. Sự khoa trƣơng, cách điệu thể

hiện trên từng đƣờng nét, nếp nhăn trên khuôn mặt và tuân theo quy luật âm dƣơng.

Nghệ thuật Tuồng không tả chân thật mà chỉ toàn tƣợng trƣng, hóa trang diện mạo

cho diễn viên trong từng vai diễn. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc,

áo quần để rõ kẻ trung nịnh, ngƣời sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian

tà. Sắc đỏ đƣợc dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu

đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma.Về y trang thì võ tƣớng khi ra trận mặc võ giáp

có cắm cờ lịnh sau lƣng. Vua mặc áo thêu rồng; hậu phi mặc áo thêu phƣợng. Đào

mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài các còn lụa đỏ dành cho cô dâu, v.v...Chính

nhờ sự hóa trang đó nên khan giả nhìn sẽ biết tính cách, tâm lý, giai cấp của từng

nhân vật.Ngoài thủ pháp khoa trƣơng, cách điệu.Nghệ thuật tuồng còn sủ dụng thủ

pháp biểu trƣng, ƣớc lệ, lấy chi tiết thay cho toàn thể.Khi diễn viên biểu diễn, thông

qua câu hát, hành động mà khán giả sẽ tƣởng tƣợng ra khung cảnh của vở Tuồng.

Chẳng hạn với chiếc mái chèo và làm động tác chèo sẽ nhìn ra con thuyền hay cây roi

với nhúm lông và vài động tác cƣỡi ngựa ta có thể biết đó là con ngựa…Từ đó mang

lại cho ngƣời xem những xúc động nghệ thuật rất mạnh mẽ.

4. Phân loại tuồng

Có lúc ngƣời ta phân loại thành tuồng thầy (mẫu mực), tuồng ngự (cho vua xem),

tuồng cung đình (diễn trong hoàng cung), tuồng pho (nhiều hồi diễn nhiều đêm),

tuồng đồ (phóng tác, không có trong sử sách), tuồng tân thời (chuyển thể từ các tiểu

thuyết). Nhƣng tựu chung có thể chia làm hai loại: tuồng kinh điển và tuồng dân gian.

Tuồng Trung Bộ phong phú và mang màu sắc dân tộc hơn cả với Huế. Quảng Nam,

Bình Định là cái nôi của tuồng, trở thành đất tuồng với các tên tiêu biểu sau này: Đào

Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh...

5.Đề tài, nội dung của Tuồng.

a. Đề tài:

Tuồng là sân khấu của những ngƣời anh hùng. Tuồng mang âm hƣởng hùng tráng

với những tấm gƣơng anh hùng xả thân

vì đạo nghĩa, tận trung báo quốc, những

bài học về lẽ ứng xử giữa cái chung và

cái riêng, gia đình và Tổ quốc... Đặc

trƣng thẩm mĩ của tuồng là sự bi hùng.

Cá nhân hay lực lƣợng chính nghĩa đấu

tranh dũng cảm trong hoàn cảnh khốn

khó với niềm tin, khát vọng to lớn gây

cho ngƣời xem xúc cảm mạnh mẽ.

Trong những hoàn cảnh đầy mâu thuẫn

và xung đột bạo liệt bi ai, các nhân vật

Page 38: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 38

chính diện của Tuồng đã vƣơn lên thoát khỏi sự chế ngự của hoàn cảnh, hành động

một cách dũng cảm, trở thành tấm gƣơng,bài học cho ngƣời đời ngƣỡng mộ noi

theo

Tùy theo các giai đoạn mà nghệ thuật Tuồng có những chủ đề khác nhau.

Nhƣng chủ đề nổi trội là “phò vua, diệt ngụy”. Con ngƣời với những phẩm chất tốt

đẹp đấu tranh vì chính nghĩa trong giai đoạn này rất đƣợc yêu thích và tồn tại rất

lâu sau đó vì nó chứa đựng những nội dung đạo đức và tính nhân dân.

b.Nội dung :

Phản ánh những câu chuyện trong cung đình kết hợp những chuyện xảy ra trong quan

hệ, - chủ yếu là quan hệ chính trị, - giữa các phe phái phong kiến nói chung.

6.Những vở tuồng nổi tiếng

Gia Long phục quốc (soạn giả: Hoàng Cao Khải, cuối thế kỷ 19)

Sơn Hậu

Triệu Đình Long cứu Chúa

Tam nữ đồ vƣơng (thế kỷ 17)

Diễn Võ Đình (soạn giả: Đào Tấn, thế kỷ 19)

Ngoại tổ dâng đầu (soạn giả: Nguyễn Hiển Dĩnh, thế kỷ 19).

Phụng Nghi Đình

Đào Phi Phụng

Lý Thiên Luông

Trần Quốc Toản

Lý Phụng Đình

Đào Tam Xuân

Võ Tam Tƣ trảm Cáo (Hồ Nguyệt Cô)

Đề Thám

Huyền Trân Công Chúa

An Tƣ công chúa

8.Nghệ thuật Tuồng trong cuộc s ng hiện ại

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng nghệ thuật Tuồng dần đi xuống dốc và ít đƣợc

ngƣời xem hƣởng ứng nhiệt tình.Kể từ khi triều đại nhà Nguyễn cáo chung (1945), rồi

tiếp đến là những biến động về lịch sử xã hội, chiến tranh, đất nƣớc chia cắt... đã ảnh

hƣởng đến sự phát triển của đất nƣớc trên mọi phƣơng diện. Các bộ môn nghệ thuật

truyền thống, trong đó có nghệ thuật tuồng đã mất dần chỗ đứng của mình, nhất là sau

khi các loại hình nghệ thuật mới ở phƣơng tây bắt đầu du nhập vào Việt Nam, chúng

đã đƣợc lớp trẻ, lớp ngƣời mới đón tiếp một cách nồng nhiệt. Cùng với nhịp sống văn

minh đô thị, các loại hình nghệ thuật mới đã nhanh chóng phát triển và lan toả về tận

nông thôn, nơi mà trƣớc đây ngƣời dân chỉ biết thƣởng thức các loại hình nghệ thuật

truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng, thì giờ đây một bộ phận khán giả trẻ đã bắt

Page 39: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 39

đầu quay lƣng dần với bộ môn nghệ thuật này. Còn lớp ngƣời già khi hồi tƣởng lại

những đêm thâu đi xem hát bội (tuồng) thì dƣờng nhƣ vẫn còn háo hức, họ vẫn còn

thuộc nằm lòng tên tuổi của các đào kép nổi tiếng với những vai diễn đã từng làm họ

say sƣa cùng với tiếng trống chầu ngày nào bên sân đình.

Hiện nay, nghệ thuật tuồng truyền thống của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn

trong việc phục hồi và phát triển, nhƣng chính phủ và các ngành hữu quan ở Việt

Nam đang có những nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống

này trên tinh thần giữ gìn bản sắc Văn hóa dân tộc, giữ gìn những cái hay cái đẹp do

cha ông để lại.Nghệ thuật Tuồng - một loại hình sân khấu độc đáo của Việt Nam ẩn

chứa những giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, những giá trị nghệ thuật mang tính

chất bền vững, đã, đang và sẽ còn là những ngƣời bạn tri âm, tri kỷ của các tầng lớp

nhân dân Việt Nam.

Page 40: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 40

Chƣơng V:

Dân ca bài chòi Phú Yên

1. Nguồn g c:

Bài Chòi là một sản phẩm văn hóa ộc áo của vùng ất Nam Trung Bộ. Do iều

kiện môi trường s ng, người chơi bài ã sáng tạo ra nhiều dạng thức chòi chơi

bài ở những ịa iểm khác nhau, tiện cho việc tháo dỡ khi chuyển vùng và ch ng

thú dữ, lũ lụt,... Họ nghĩ ra cách hô, hát trên mỗi chòi, từ chòi này i áp qua

chòi khác. Và, Bài Chòi ược nảy sinh từ ó. Xuất phát từ một trò giải trí, với điệu

hô thô sơ, mộc mạc trong phạm vi làng, sân đình, góc chợ,... sau trở thành trò giải trí

của đại bộ phận công chúng, với sân khấu hiện đại của ca kịch Bài Chòi nhƣ hiện nay.

2. Các giai oạn phát triển

- Bài Chòi độc diễn, chỉ có một ngƣời hô và nhiều ngƣời ngồi nghe – trong hội

chơi chỉ có một mình Anh Hiệu vừa hát, vừa làm động tác để tạo thêm tính hấp dẫn

cho trò chơi. Theo thời gian, những câu hát ngày càng dài ra và động tác cũng phong

phú hơn. Ngƣời chơi và ngƣời xem nghe từng câu và chờ đợi tới lúc ứng với tên con

bài. Khi có tiếng mõ vang lên ở chòi nào, Anh Hiệu sẽ mang khay tiền tới thƣởng

ngƣời chơi ở chòi đó.

- Bài Chòi tiến dần đến hình thức diễn tập thể : nhiều ngƣời hô theo lớp lang,

tuồng tích... Nếu nhƣ trƣớc kia, trong một câu thai có đối thoại chỉ cần một ngƣời hô

(cùng lúc đóng hai hoặc ba vai), thì nay cần hai, ba ngƣời cùng hô, cùng diễn. Theo

đó, tính “mâu thuẫn” trong mỗi bài ca tuy chƣa cao, chƣa rõ nét, nhƣng dáng dấp của

ca kịch Bài Chòi đã bắt đầu hình thành. Đó là tiền đề cho sân khấu ca kịch Bài Chòi

hiện đại ra đời.

- Sân khấu ca kịch Bài Chòi hiện đại: đây là thời điểm Bài Chòi ở sân đình, làng,

chợ,... tiến lên sân khấu, với ánh đèn rực rỡ, với nhiều đào, kép sặc sỡ xiêm y, với

những điệu hát khách, hát nam gần nhƣ hát Bội. Sự pha tạp này đôi khi đã đánh mất

phần nào bản sắc của văn hóa Bài Chòi, nhƣng theo một số nhà nghiên cứu, thì đây lại

là sự dung nạp tự nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển.

3. Hình thức trình diễn:

Đánh Bài Chòi là một hoạt động diễn xƣớng dân gian khá độc đáo ở khu vực

Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng. Vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên

Page 41: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 41

cạnh lễ hội truyền thống còn có hội đánh Bài Chòi. Để tổ chức đƣợc hội đánh Bài

Chòi cần hội đủ các điều kiện sau:

- Lập chòi ở trƣớc sân đình, cổng làng, trụ sở ủy ban, hoặc chỗ bãi đất có không gian

thoáng đãng, thuận lợi cho ngƣời dân đến tham gia. Trƣớc khi dựng chòi, ngƣời dân

làm lễ cúng đất, xin Thổ Địa cho phép động thổ để dựng chòi. Trong hội đánh Bài

Chòi, ngƣời ta sẽ dựng 9, 11, hay 13 chòi. Mỗi chòi đều có cầu thang dẫn lên. Trên

mỗi chòi còn có ống tre để đựng các con bài và mõ, dùi để gõ thông báo. Nếu trúng

một con bài thì gõ vào mõ 3 tiếng, nếu tới ván thì gõ vào mõ một hồi dài để thông báo

cho Anh Hiệu biết là chòi đã thắng để mang con bài, tiền và cờ thƣởng đến.

Tùy theo số lƣợng chòi mà cách gọi tên mỗi chòi có sự khác nhau. Nếu chơi 9 chòi thì

tên gọi các chòi đƣợc tính theo Bát quái và một chòi trung tâm. Nếu chơi 11 chòi thì

tên gọi đƣợc tính theo Thập can và một chòi trung tâm. Còn nếu chơi 13 chòi thì tên

gọi đƣợc tính theo Thập nhị chi và một chòi trung tâm.

Các chòi đƣợc dựng theo phƣơng thức hợp với nhau thành hình vòng cung hoặc hình

chữ U và quay mặt vào nhau. Chòi trung tâm ở giữa dành cho Ban Tổ chức và các vị

chức sắc ở địa phƣơng, hoặc ngƣời có vai vế trong làng. Những ngƣời dân thƣờng,

phụ nữ, trẻ con không đƣợc phép ngồi lên chòi trung tâm để chơi bài. Qua đặc điểm

này, có thể nhận thấy, yếu tố tôn ti và sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội khi tham gia

đánh Bài Chòi ngày xƣa vẫn còn tồn tại khá rõ nét.

- Bộ bài/thẻ bài gồm 27 hoặc 33 thẻ bài tỳ và 9 hoặc 11 thẻ bài con, đều đƣợc làm

bằng tre, có vẽ hoặc dán hình mang ý nghĩa tƣợng trƣng đƣợc ứng với mỗi câu thai và

có tên gọi nôm na, nhƣ: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Tam Quăng, Tứ Cẳng, Ba Gà, Bảy

Thƣa,… Bộ bài đƣợc chia làm 3 pho: pho văn, pho vạn và pho sách.

- Anh Hiệu có vai trò rất quan trọng trong cuộc chơi, thƣờng là ngƣời có tài ứng đối

“xuất khẩu thành thơ”, chất giọng khỏe, có tài diễn xuất, biết đặt câu thai sao cho phù

hợp với lá bài một cách thật nhanh, mang ý nghĩa ẩn dụ kín đáo, dí dỏm. Có thể nói,

Anh Hiệu cùng lúc làm ba công việc: biên soạn, đạo diễn và diễn viên. Và, không

phải bất cứ ai cũng có thể đóng vai Anh Hiệu để đƣợc khán giả chấp nhận trong hội

đánh Bài Chòi.

Hội Bài Chòi thƣờng diễn ra từ ngày mồng Một Tết đến ngày hạ cây nêu, tức mồng

Bảy Tết. Mở đầu hội, các vị bô lão, hƣơng chức trong làng thƣờng làm lễ tế Thần

Nông. Trong dịp này, Thành hoàng, Thổ địa… cũng đƣợc mời về để chứng kiến cuộc

vui của dân làng. Sau thủ tục tâm linh, thầy lễ xin thần linh cho phép khai hội, ban

nhạc ngũ âm, gồm đờn, kèn, mõ, trống con, trống cái,… cùng hòa âm rộn rã. Bà con

tập hợp đông đủ và Anh Hiệu bắt đầu trình làng với những lời chúc phúc đầu năm cho

tất cả dân làng gặp nhiều may mắn, mua may bán đắt, mùa màng bội thu, gia đình

hạnh phúc,…

Khi ngƣời chơi đã mua đủ thẻ bài ở các chòi, Anh Hiệu bắt đầu lắc ống xóc có chứa

những thẻ bài tỳ, rồi rút ra một lá và hô một câu thai có nội dung tƣơng ứng với tên

gọi của lá bài. Chòi nào trúng con Ba Bụng thì cầm dùi gõ vào chiếc mõ tre 3 tiếng,

để thông báo cho Anh Hiệu biết chòi đó trúng một con. Lúc này, Anh Hiệu sẽ trao lá

bài Ba Bụng cho ngƣời Chạy Hiệu (ngƣời chuyên mang lá bài tới giao cho chòi vừa

trúng). Sau đó, Anh Hiệu lại tiếp tục xóc ống để tìm một lá bài khác. Cuộc chơi cứ

Page 42: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 42

tiếp diễn nhƣ vậy cho đến khi một chòi có đủ 3 thẻ bài trùng khớp với 3 thẻ bài trong

các thẻ bài tỳ mà Anh Hiệu đã rút. Anh Hiệu vừa múa, vừa hô, vừa tiến về phía chòi

thắng, cắm lá cờ đuôi nheo lên chòi, đồng thời, dâng tiền trúng thƣởng và mời trầu,

rƣợu cho các chân bài trên chòi. Sau đó, Anh Hiệu tiếp tục bán thẻ bài và hô ván thứ

hai cho tới khi mãn hội (mỗi hội đánh 6 hoặc 9 ván). Và, hội này tiếp hội nọ, cho tới

khi trời sập tối. Ngày hôm sau tiếp ngày hôm trƣớc, hội đánh Bài Chòi diễn ra từ sáng

đến chiều cho đến mùng Bảy Tết hạ cây niêu là kết thúc hội.

Ở Phú Yên, hội đánh Bài Chòi còn có một nét riêng mà không phải ở hội đánh Bài

Chòi nơi nào cũng có. Đó là, ngoài những ngƣời mua thẻ và đƣợc ngồi trên các chòi,

một số ngƣời khác cũng mua thẻ nhƣng trải chiếu ngồi dƣới đất (xung quanh các chòi)

cùng tham gia đánh. Và, trong cuộc chơi, đôi khi xuất hiện cảnh Anh Hiệu và một

chân bài nào đó trên chòi đối đáp với nhau, nhƣ trƣờng hợp đánh Bài Chòi ở làng

Long Thủy, xã An Chấn, huyện Tuy An. Còn một nét khác biệt nữa, là việc dâng tiền

thƣởng, không chỉ là hành động dâng tiền một cách đơn điệu, mà Anh Hiệu còn biểu

diễn một vài làn điệu cổ, nhƣ xuân nữ, xàng xê, hò quảng,… để gửi những lời chúc an

khang thịnh vƣợng, mua may bán đắt,… tới ngƣời trúng thƣởng.

4. Giá trị :

- Giá trị giải trí: Sinh hoạt Bài Chòi là một loại hình văn hóa đặc thù của ngƣời

dân miền Nam Trung Bộ nói chung, ở Phú Yên nói riêng và là nhu cầu giải trí của

ngƣời dân sau một năm tất bật với mùa màng. Trong cuộc chơi, ngƣời thắng hay

ngƣời thua đều đƣợc cƣời thỏa thích. Đó chính đó là phần thƣởng tinh thần vô giá cho

những ai tham gia vào hội đánh Bài Chòi. Tính đỏ đen, hơn thua không có chỗ đứng

trong mỗi cuộc chơi, vì ngƣời chơi quan niệm, đánh Bài Chòi là để thử vận may đầu

năm, chứ không phải đánh để sát phạt lẫn nhau. Vì thế, trong quá trình hô thai, Anh

Hiệu thƣờng hay ứng tác để lồng ghép vào cuộc chơi những câu thai có nội dung dí

dỏm, đả kích, mỉa mai.

- Giá trị giáo dục: Trong Bài Chòi, các câu thai còn có tác dụng giáo dục con

ngƣời về đạo đức, nhân cách sống, tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tình yêu lứa đôi…

Với những giá trị văn hóa tiêu biểu của di sản, Bài Chòi Phú Yên đã đƣợc Bộ trƣởng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

năm 2014.

Page 43: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 43

Chƣơng VI:

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình nghệ thuật ở xứ Huế chỉ có ở VN và đƣợc

biết đến là một di sản văn hóa đạt tới tầm vóc quốc tế cần đƣợc gìn giữ và lƣu truyền

mãi về sau cho mọi thế hệ con cháu. Nhã nhạc là loại hình âm nhạc cung đình nên lời

lẽ tao nhã, điệu thức cao sang, quý phái. Nó biểu tƣợng cho vƣơng quyền về sự trƣờng

tồn, hƣng thịnh của triều đại. Vì vậy, Nhã nhạc đƣợc các triều đại quân chủ Việt Nam

rất coi trọng.Nhã nhạc thời Nguyễn thƣờng đƣợc gọi là Nhã nhạc cung đình Huế vì

triều đại này đóng đô ở Huế suốt gần 150 năm

1. Nguồn g c:

Nguồn gốc của Nhã Nhạc có từ thế kỷ thức 13, nhƣng nó chỉ đạt đến độ mức điêu

luyện tại cung đình Huế dƣới triều Nguyễn (1802 - 1945). Các vị vua đã dành sự ƣu

đãi khi ban cho Nhã nhạc một địa vị đặc biệt là âm nhạc chính thức của cung đình,

bằng cách đó đã chính thức hóa nó nhƣ là biểu tƣợng về quyền uy và sự trƣờng thọ

của triều đại mình. Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của quá trình nghi lễ và

mỗi năm nó đƣợc trình diễn trong toàn bộ thời gian của gần 100 buổi lễ khác nhau.

Phong phú về nội dung tinh thần, Nhã Nhạc đã đƣợc xem nhƣ là một phƣơng tiện liên

lạc và bày tỏ tôn kính đến các vị thần linh và bậc đế vƣơng.

Ngoài ra nó còn phục vụ nhƣ là một phƣơng tiện cho việc truyền đạt những ý tƣởng

mang tính triết lý và những khía cạnh về vũ trụ của ngƣời Việt Nam.

(thuathienhue.gov.vn)

2. Quá trình hình thành:

Theo sách sử thì Nhã nhạc ra đời vào triều Lý (1010-1225) và hoạt động một cách

quy củ vào thời Lê (1427-1788), là loại hình nhạc mang tính chính thống, với quy mô

tổ chức chặt chẽ. Các tổ chức âm nhạc đƣợc thành lập, đặt dƣới sự cai quản của các

nhạc quan. Triều Lê đã định ra các loại nhạc nhƣ sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Nhũ tự

nhạc, Cứu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thƣờng triều nhạc, đại yến nhạc,

Cung trung nhạc. Song, vào giai đoạn cuối của triều Lê, âm nhạc cung đình dần dần đi

vào thời kỳ suy thoái và nhạt phai dần.

Đến thời Nguyễn( 1802-1945), vào nữa đầu thế kỷ XIX, điều kiện xã hội đã cho phép,

âm nhạc cung đình phát triển trở lại. Triều đình Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc,

gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc: Miếu nhạc: Ngũ tự nhạc:

Đại triều nhạc: Thƣờng triều nhạc: Yến nhạc: Cung trung nhạc: Dƣới thời Nguyễn,

Page 44: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 44

Nhã nhạc đƣợc dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần/tháng, thƣờng triều 4 lần/tháng:

Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thƣờng: Đăng quang, lễ

tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể

loại khác nhau.

Thời nhà Nguyễn, nhờ điều kiện kinh tế và xã hội phát triển mạnh nên các triều vua

rất quan tâm đến Nhã nhạc.Nhã nhạc lúc này có hệ thống bài bản rất phong phú, với

hàng trăm nhạc chƣơng. Các nhạc chƣơng đều do Bộ Lễ chủ trì biên soạn cho phù

hợp với từng cuộc lễ của triều đình. (huefestival.com)

Page 45: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 45

Dàn nhã nhạc cung đình thời Nguyễn

4. Niên biểu nhã nhạc cung ình Huế

Thế kỉ XVII - XVIII ở Phú Xuân và Đàng Trong: thời các chúa Nguyễn

(1558 – 1777):

Từ những năm 30 của thế kỉ XVII, nhà văn hóa lớn Đào Duy Từ(1572 - 1634) tƣơng

truyền là tác giả của một số bài hát, điệu múa và vở hát bội cung đình thời các chúa

Nguyễn, ông tổ lớn nhất của âm nhạc Huế và hát bội Huế đƣợc thờ tại nhà thờ Thanh

Bình ở Huế đã tiếp thu nhạc Đàng Ngoài, và đã giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên

(1623 - 1634) lập ra một hệ thống lễ nhạc, triều nhạc mới. Hòa thanh thự của các chúa

là tổ chức âm nhạc cung đình lớn của Đàng Trong gồm ban nhạc, đội ca, đội múa

đông đảo (Đại Nam thực lục tiên biên). Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII, nhạc

cung đình Đàng Trong đã khá hoàn chỉnh, phong phú, hấp dẫn, theo những ghi chép

và đánh giá của nhà sƣ Trung Quốc Thích Đại Sán, thƣợng khách của chúa Nguyễn

Phúc Chu (1692 - 1725) sau chuyến đi thăm Đàng Trong và Phú Xuân của ông. Đƣợc

mời xem ca múa nhạc và hát bội tại phủ chúa, nhà sƣ cho biết điệu múa nổi tiếng thời

đó là điệu múa Thái liên diễn tả dáng dấp đài các, trang nhã, tình tứ của các cô " tiểu

hầu " của đô thành Phú Xuân vừa chèo thuyền vừa tƣơi cƣời hái sen. Các ca nhi vũ nữ

ấy " đội mão vàng, áo hoa xanh dài phết đất, thoa son dồi phấn rất mực diễm lệ, làm

nao lòng ngƣời xem " (hồi ký Hải ngoại kỷ sự, bản dịch, 1963).

Cu i thế kỉ XVIII: thời Tây Sơn (1788 - 1802)

Năm 1790, tức một năm sau khi đại thắng Đống Đa ở Thăng Long, một vua Quang

Trung (giả) cầm đầu một đoàn ngoại giao sang triều đình nhà Thanh, cầu hòa và chúc

Page 46: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 46

thọ hoàng đế Càn Long 80 tuổi. Càn Long ý phong cho vua Đại Việt là "An Nam

quốc vƣơng" và vui lòng thƣởng thức đoàn "An Nam quốc nhạc" biểu diễn chúc thọ.

Nhờ những ghi chép cụ thể của Đại Thanh hội điển sự lệ và tập văn kiện ngoại giao

Đại Việt quốc thƣ mà âm nhạc cung đình thời Tây Sơn hiện ra khá rõ nét. Hội điển

triều Thanh đã mô tả chính xác trang phục các nhạc công, ca công và vũ công ngƣời

Việt. Nghệ nhân cung đình Tây Sơn chơi 8 loại nhạc khí mà Hội điển triều Thanh đã

ghi lại bằng chữ nôm: "một cái cổ (kai kou: trống), một cái phách (kai p'o), hai cái sáo

(kai chao), một cái đàn huyền tử (kai t'an hien tse, có thể là đàn tam), một cái đàn hồ

cầm (kai t'an hou k'in), một cái đàn song vận (kai t'an choang wen, có thể là đàn

nguyệt) một cái đàn tỳ bà (kai t'an p'i p'a), một cái tam âm la (kai san in lo). Đó là

phần nhạc khí.

Về phần hát, Đại Việt quốc thƣ cho biết bổ sung nhƣ sau: nhân dịp lễ thƣợng thọ của

Càn Long 80 tuổi, đoàn quốc nhạc của ta gồm 6 nhạc công và 6 ca công cung đình đã

biểu diễn cho hoàng đế nhà Thanh nghe "nhạc phủ từ khúc thập điệu". Rất có thể đây

là liên khúc 10 bản "Thập thủ liên hoàn" nổi tiếng trong nhã nhạc cung đình Huế,

cũng gọi là 10 bản Tấu, hay 10 bài Ngự (Đại Thanh HĐSL, bản in 1908, Quyển 528,

Thƣ viện Hội châu Á Paris; Đại Việt quốc thƣ, TT Học liệu (Bộ Giáo dục) xb., Sài

gòn 1972).

Thế kỉ XIX: Thời thịnh của triều Nguyễn (1802 - 1885)

Theo những tài liệu tham khảo hiện có, thời kỳ vàng son của âm nhạc cung đình Đại

Việt - Việt Nam - Đại Nam là thịnh thời triều Nguyễn trƣớc khi kinh đô Phú Xuân

(Huế) thất thủ vào năm 1885. Hai tài liệu chủ yếu là Lịch triều hiến chƣơng loại chí

của Phan Huy Chú (đầu thế kỉ XIX) và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc

sử quán (giữa thế kỉ XIX) cho biết: Từ sau khi Gia Liều nhạc, Thƣờng triều nhạc, Yến

nhạc, Cung trung chi nhạc đã ảnh hƣởng qua lại nhiều với nhạc dcổ điển đất nƣớc và

con ngƣời thính phòng (ca Huế, đờn Huế) và nhạc tuống cổ điển, cung đình đmmai

(thanh nhạc và nhạc múa của hát bội Huế). Đáng chú ý là nhiều nhà hát rạp hát lớn

nhỏ của vua, đại thần và dân thƣờng đƣợc xây dựng làm nơi biểu diễn nhạc cung đình,

nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian: Duyệt thị đƣờng trong hoàng thành, Minh

Khiêm đƣờng trong lăng Tự Đức, rạp hát ông Hoàng Mƣời, nhà hát Mai Viên tại tƣ

dinh thƣợng thƣ Đào Tấn, rạp hát gia đình họ Đoàn (ở An Cựu), rạp hát bà Tuần (tồn

tại đến 1975), v.v...

1802 - 1819: Thời Gia Long, Việt tƣơng đội, một tổ chức âm nhạc cung đình lớn đƣợc

thành lập với 200 nghệ nhân. Vua lại cho dựng đài Thông minh, một sân khấu ca múa

nhạc và hát bội trong cung Ninh Thọ.

1820 - 1840: Minh Mạng cho xây dựng Nhà hát lớn Duyệt thị đƣờng (1824), đổi Việt

tƣơng đội thành Thanh bình thự, lập thêm một Đội nữ nhạc với 50 ca nữ, vũ nữ, lại

Page 47: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 47

cho xây dựng Nhà thờ các tổ sƣ nghệ thuật âm nhạc và hát bội Huế: Thanh bình từ

đƣờng (1825). Trƣớc nhà thờ dựng một tấm bia, một sân khấu hát bội và ca vũ nhạc.

Văn bia cho biết vào đời Minh Mạng, nghệ thuật âm nhạc và sân khấu đã phát triển

tốt đẹp:

1841 - 1883: Đời Tự Đức, âm nhạc cổ điển, nhã nhạc cung đình và hát bội cung đình

đạt tới đỉnh cao. Nhà hát Minh khiêm đƣờng đƣợc xây dựng (1864) trong Khiêm cung

(sau khi vua mất sẽ gọi là Khiêm lăng). Tƣơng truyền chính Tự Đức đã sáng tác bản

nhạc Tứ đại cảnh nổi tiếng. Say mê thơ, nhạc và hát bội hơn chính trị, vua lập nên

Hiệu thơ phòng để cùng các danh nho trong triều đình xƣớng họa thơ văn, thƣởng

thức âm nhạc, sáng tác hay nhuận sắc các vở hát bội. Nhà thơ và nhà soạn tuồng lỗi

lạc thời Tự Đức là Đào Tấn (1845 - 1907)

Thế kỉ XIX: Thời suy của triều Nguyễn (1885 - 1945) 1858 - 1885: Thực dân Pháp gây hấn và bắt đầu xâm lƣợc nƣớc ta từ Đà Nẵng, rồi

chiếm dần Nam Bộ, Bắc Bộ. Tháng 8 năm 1885 kinh đô Phú Xuân (Huế) thất thủ.

Các vua Nguyễn sau Tự Đức đều đƣợc Pháp đƣa ra làm vì, mất hết quyền bính. Đời

sống cung đình tẻ nhạt, âm nhạc cung đình ngày càng sa sút.

Năm 1942 là năm cuối cùng triều Nguyễn cử hành lễ Tế Nam giao, cũng là lần cuối

cùng Nhã nhạc cung đình Huế đƣợc biểu diễn trọng thể trƣớc công chúng.Ngày 31

tháng 8 năm 1945, trên Ngọ Môn, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn vƣơng quốc

Đại Nam thoái vị. Nhã nhạc cung đình Huế tạm thời tan rã.

Những biến cố xảy ra ở Việt Nam trong thế kỷ 20 - đặc biệt là sự sụp đổ của nền quân

chủ và những thập kỷ chiến tranh liên miên, đã đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của

Nhã Nhạc. Bị mất đi ngữ cảnh cung đình, truyền thống âm nhạc này đã mất đi một

phần chức năng xã hội nguyên thủy của nó. (Wikipedia.org)

Với sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ và cộng đồng địa phƣơng, một vài nhạc

công xƣa của cung đình còn sống đang cố gắng làm sống lại truyền thống này và

truyền đạt những kỹ năng của họ cho thế hệ trẻ.Một số hình thức Nhã Nhạc nào đó

còn sót lại trong các tế lễ và lễ hội dân gian vẫn là một nguồn cảm hứng cho âm nhạc

Việt Nam đƣơng đại.

3. Nét ộc áo, ặc trưng của loại hình nghệ thuật:

Đặc trƣng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc

khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa

miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những

nghệ sĩ thƣợng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc,

Page 48: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 48

cách thức diễn xƣớng, nội dung bài bản, v.v. của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh

tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tƣ tƣởng, quan

niệm triết lý của chế độ quân chủ đƣơng thời. Các buổi trình diễn Nhã nhạc thƣờng

huy động rất nhiều diễn viên ca múa và xiêm y phong phú với những trang trí lộng lẫy

và tinh tế.

Nhạc khí dùng trong Nhạc cung đình đƣợc "chế tạo tinh vi, chạm cẩn khéo léo, tinh

xảo hơn nhạc khí dùng trong dân gian, lại có đầy đủ màu âm: tiếng kim, tiếng thổ,

tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá

(khánh), tiếng đồng. Về độ cao có tiếng trầm của dây đài đàn tỳ bà, tiếng cao vút vi vu

của tiếng sáo".

Dàn Đại nhạc là dàn nhạc quan trọng trong hệ thống nhạc lễ cung đình Huế, đƣợc

diễn tấu dƣới các trình thức quan trọng trong các buổi lễ, thƣờng đƣợc dùng trong các

lễ tế nhƣ: tế Nam Giao, tế miếu, Đại triều, v.v. Đây là dàn nhạc có âm lƣợng lớn, chủ

yếu là dàn trống và kèn, kèm theo các nhạc cụ gõ và hơi khác nhƣ: bồng, não bạt

(chũm chọe), mõ sừng trâu, trống cơm, kèn bầu, kèn lỡ và trong rất ít trƣờng hợp là

đàn nhị.

So với Đại nhạc, dàn Tiểu nhạc có bài bản âm nhạc tƣơng đối ổn định hơn và mang

màu sắc trang nhã, vui tƣơi, thƣờng đƣợc dùng trong các buổi yến tiệc của triều đình,

trong các lễ đại khánh, dịp tết nguyên đán. Nhiều bài bản tiểu nhạc còn có lời ca.

Nhạc khí của Tiểu nhạc bao gồm: trống bản, não bạt, mõ sừng trâu, phách tiền, tam

âm la, trống chiến, sáo, đàn tam, nhị, tỳ bà và đàn nguyệt. Trong tất cả các bài bản

trình diễn, ngƣời diễn viên phải hết sức tập trung để theo kịp và phối hợp nhịp nhàng

với dàn nhạc và diễn viên khác tiến hành nghi lễ.

Nhã nhạc cung đình Huế thƣờng đi đôi với múa cung đình. Múa cung đình triều

Nguyễn rất phong phú nhƣ: long, ly, quy, phƣợng, múa đèn, múa quạt, bát tiên quá

hải, bát tiên đăng vân, nhị tƣớng xuất quân. Đặc sắc nhất là múa “Lục cúng hoa đăng”

và “Lân mẫu xuất lân nhi”... Đây là những điệu múa rất độc đáo thể hiện rõ bản sắc

văn hoá Việt Nam.Tiết mục nào cũng trang nghiêm không có chút trần tục và đều

mang tính nghệ thuật cao, cùng với Nhã nhạc tạo nên một sân khấu thiêng liêng và

bác học khó có dàn nhạc nào sánh nổi.

Page 49: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 49

Lục cúng hoa đăng

Trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế còn có tiết mục hoà tấu các nhạc khí thuộc

bộ dây, gồm: đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, đàn nhị cùng với sáo trúc kết hợp với bộ

gõ (trống, não, sênh tiền) tạo nên những âm thanh trong sáng, thanh khiết có sức gợi

cảm sâu xa. Các nhạc công thƣờng trình tấu tác phẩm liên hoàn 10 bài ngự, hoặc còn

gọi là “Thập thủ liên hoàn” tác phẩm này chủ yếu phục vụ các buổi yến tiệc, hoặc lúc

đón tiếp các sứ thần.

Về bài bản cũng rất phong phú. Ví dụ thể loại Tiểu nhạc và Đại nhạc có các bài bản

nhƣ sau:

- Tiểu nhạc có 15 bài bản gồm Mƣời bản ngự (Thập thủ liên hoàn) và 5 bản: Ngũ đối

thƣợng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long Ngâm, Tiểu khúc.

- Đại nhạc có các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đăng đàn

cung đơn, Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ,

Man, Kèn bóp (Du xuân), Cung Nam. Nam Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.

Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chƣơng… đều do những

nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất của đất nƣớc thực hiện.Âm nhạc đã trở thành

một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm

với trời đất, thần linh, tổ tiên.Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trƣờng tồn của

dân tộc.Nhã nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa

những nguyên lý cấu trúc, những tƣ tƣởng văn hoá triết lý phƣơng Đông.

Trong bút ký Mƣời ngày ở Huế viết năm 1918 khi chứng kiến lễ tế Giao, nhà báo

Phạm Quỳnh đã ghi lại cảm xúc của mình nhƣ sau: “Ngoài sân phƣờng ca hát ca khúc

Page 50: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 50

An thành, vừa múa, vừa hát. Đƣơng đêm hơn một trăm con ngƣời đồng thành hát ca,

nghe rất cảm động, tƣởng thấu đến tận trời cao đất thẳm (…) cái tấm lòng thành của

cả một dân, một nƣớc”, “Cảnh giao đàn ban đêm nhƣ cảnh trong mộng, đèn thắp sáng

trong đàn thành từng dãy dọc, dãy ngang, trông xa nhƣ một chữ Triện lớn viết bằng

những nét chấm sáng mà treo lƣng chừng trời. Tiếng đàn, tiếng sáo thì nhƣ nƣớc chảy,

suối reo, tiếng hát nhƣ tiếng thiên thần…”. trong Nhã nhạc âm nhạc với một hệ thống

kết cấu chặt chẽ đã đóng góp một phần hét sức quan trọng trên cả 5 lĩnh vực:

- Sự hoàn chỉnh của cấu trúc các dàn nhạc

- Hệ thống bài bản nhạc không lời hoà tấu.

- Nhạc đệm cho phần múa hát.

- Ca khúc trong các loại múa có hát.

- Các ca chƣơng hát trong các hình thức của buổi lễ.

4. Trình diễn

Nhã nhạc thƣờng đƣợc dùng để biểu diễn trong các ngày lễ trọng của Hoàng cung

nhƣ: Tế Nam Giao, Tế Xã Tắc, mừng đăng quang, mừng thọ vua, tiếp đón các sứ

thần…trình diễn tại các lễ thƣờng niên, bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ

tôn giáo cũng nhƣ các sự kiện đặc biệt nhƣ: lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp

đón tiếp chính thức.

4.Tình hình hiện nay:

Page 51: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 51

Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một

dần. Hiện nay Nhã nhạc không còn giữ đƣợc diện mạo nhƣ xƣa, nhƣng nó vẫn có thể

là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam.

Tuy đã đƣợc duy trì và phát triển qua cả nghìn năm, nhƣng ngày nay, các tài liệu lịch

sử về Nhã nhạc không còn nhiều, lại phân bố ở nhiều nơi, không có một cơ sở lƣu trữ

bài bản và hệ thống, các nghệ nhân, ngƣời hiểu biết về kỹ thuật diễn xƣớng cũng nhƣ

kiến thức về Nhã nhạc còn quá ít ỏi... thực tế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nan

giải và bức xúc về công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị.

Từ sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và lãnh đạo của tỉnh Thừa Thiên

Huế đã có nhiều chủ trƣơng, quyết định để bảo tồn loại hình văn hóa độc đáo này.

Trong Quyết định 105/TTg ngày 12-2-1996 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Dự

án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế 1996 - 2010, thì một trong

những mục tiêu bảo tồn đƣợc xác định là: bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cung đình

Huế, trong đó đƣợc khẳng định là nhạc cung đình, múa cung đình, tuồng cung đình và

lễ hội cung đình. Từ năm 1992, nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế thuộc Trung tâm

Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ra đời, chuẩn bị các cơ sở phục vụ cho công tác bảo tồn

âm nhạc cung đình Huế.(huefestival.com)

Ngày 7-11-2003, Tổng Giám đốc UNESCO, ông Kiochiro Matsuura chính thức công

bố trong buổi lễ đƣợc tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác di sản văn hóa

phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc Huế. Đây

là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam đƣợc công nhận vào danh mục này, ghi

nhận thành quả của một hành trình 10 năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt mỏi của

chính quyền Trung ƣơng, địa phƣơng và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô

Huế.(thuathienhue.gov.vn). cung đình Huế đƣơc UNESCO đánh giá là đạt tới tầm

vóc quốc gia. Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ là vốn quý của dân tộc Việt Nam

mà còn là tài sản vô giá của loài ngƣời. Với những giá trị nổi bật, Nhã nhạc cung đình

Huế chắc chắn sẽ tiếp tục đƣợc giữ gìn và bảo tồn một cách hiệu quả, góp phần cùng

với các loại hình di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam khẳng định vị thế

của một dân tộc, một quốc gia giàu truyền thống văn hóa trong khu vực và thế giới.

(hue.vnn.vn)

Page 52: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 52

CHƢƠNG VIII

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực trạng đời sống dân ca và âm nhạc cổ truyền hiện nay

Trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng và nhất là trong thời kỳ hội

nhập quốc tế hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc bắt đầu nảy sinh

những khó khăn, tiêu cực, thiếu lành mạnh. Cụ thể là xu hƣớng thƣơng mại hóa

nghệ thuật dân tộc đang lan ra trên khắp các sân khấu biểu diễn. Các loại hình

nghệ thuật truyền thống nhƣ tuồng, chèo, cải lƣơng, quan họ, dân ca kịch ngày càng

lún sâu vào bế tắc, không có hoặc rất ít khán giả, nhất là khán giả trẻ. Các rạp hát

dành cho nghệ thuật dân tộc phần lớn là vắng khách, "tối đèn". Ðể thu hút ngƣời xem,

nhiều đơn vị nghệ thuật phải chuyển đổi phƣơng thức xây dựng tiết mục, cụ thể là cải

tiến, cách tân, làm mới sân khấu truyền thông, biến tuồng, chèo, cải lƣơng thành kịch

nói pha bài ca; âm nhạc hiện đại chiếm tỷ lệ áp đảo trong các dàn nhạc truyền thống.

Chƣa kể là hình thức trang trí, phục trang ngày càng xa với nguyên tắc cách điệu, ƣớc

lệ và tƣợng trƣng mà các thế hệ nghệ nhân trƣớc đây đã dày công sáng tạo và đúc kết

thành đặc trƣng, thi pháp nghệ thuật đặc sắc và độc đáo của dân tộc ta mà thế giới

phải chú ý, khâm phục, ngợi ca.

Điển hình nhất là Nhã nhạc cung đình Huế, tuy ai cũng biết đến tên nhƣng chƣa chắc

đã từng nghe qua thử, dù chỉ một lần. Giới trẻ biết đến những bài hát ấy nổi tiếng,

đƣợc mang tiếng là Di sản văn hóa Quốc gia nhƣ Hát Ví, Dặm, đƣợc UNESCO công

nhận nhƣ Nhã nhạc,…. Nhƣng có mấy ai đã nghe và cảm nhận, thích thú những thể

loại văn hóa truyền thống này, hay chỉ biết sơ sơ qua sách vở, báo chí? Nếu nhƣ thử đi

khảo sát 100 ngƣời, chắc chắn ai cũng biết đến những bài hát dân ca nổi tiếng. Tuy

nhiên, nếu hỏi sâu về giai điệu, cách hát, đặc trƣng từng thể loại thì ắt hẳn là số ngƣời

trả lời đúng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây là một thực trạng đáng buồn trong xã hội

hiện đại ngày nay.

2. Giải pháp

Trƣớc thực trạng nghệ thuật dân gian, truyền thống bị thƣơng mại hóa, hoặc hiện đại

hóa, "biến vừng ra ngô", một số đơn vị nhƣ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát

huy văn hóa dân tộc Việt Nam trong gần 10 năm qua đã cố gắng làm nhiệm vụ bảo

tồn và phát huy văn hóa dân tộc bằng nhiều hình thức sinh động. Hội nghị hội thảo,

làm công trình nghiên cứu, tổ chức biểu diễn, quảng bá nghệ thuật dân tộc và thực

hiện "Dự án sân khấu học đƣờng" (Trung tâm phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn -

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện). Việc đƣa các loại hình nghệ thuật dân

Page 53: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 53

tộc nhƣ tuồng, chèo, cải lƣơng, bài chòi, dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Bình-Trị-Thiên

vào học đƣờng, dạy học sinh phổ thông cả nƣớc hiểu đƣợc, diễn đƣợc và yêu thích

nghệ thuật dân tộc là một cách bảo tồn và phát huy hết sức có hiệu quả. Các học sinh

trung học sau khi tham gia sân khấu học đƣờng sẽ là những ngƣời bảo vệ, quảng bá

nghệ thuật dân tộc, đồng thời cũng là những khán giả tích cực của các loại hình

nghệ thuật dân gian truyền thống. Nhƣng đây mới chỉ là một cách làm từ sáng kiến

của một số ít ngƣời tâm huyết với nghệ thuật dân tộc, trƣớc nguy cơ xâm nhập ngày

càng nhiều của văn hóa nƣớc ngoài và các hoạt động phi văn hóa, không lành mạnh,

nhƣ chúng ta thấy đang diễn biến hết sức phức tạp.

Bên cạnh việc tổ chức những cuộc thi để giữ gìn và tìm kiếm đƣợc những tài năng trẻ

để từ đó có thể tạo nên những lớp thế hệ sau hiểu đƣợc giá trị, có đƣợc nhận thức và

hành động cụ thể để bảo tồn nét văn hóa quý báu của dân tộc ta thì việc làm hiệu quả

nhất hiện nay là đƣa âm nhạc dân tộc vào giảng dạy trong trƣờng học Khi thực hiện

dự án "Âm nhạc học đƣờng" của UNESCO tài trợ, Giáo sƣ Trần Văn Khê đã phải thốt

lên: "… Tôi rất xúc động và hiểu một điều rằng, âm nhạc truyền thống của dân tộc

không bao giờ bị lớp trẻ quay lƣng, nếu chúng ta biết cách truyền cho họ ngọn lửa của

tình yêu và sự hiểu biết…". Thực vậy, bản thân chúng tôi khi bắt đầu thực hiện cũng

vấp phải rất nhiều khó khăn nản chí, nhƣng càng đi sâu vào tìm hiểu mới thấy đồng

cảm và thấm đƣợc phần nào tâm hồn, trí tuệ của cha ông ta, hiểu đƣợc những giá trị

tuyệt vời của những làn điệu dân ca nƣớc mình . Tất cả đã giúp chúng tôi hoàn thành

cuốn tài liệu bằng tất cả sức lực trí tuệ ,khả năng và trách nhiệm của mình.

NHẬN THỨC

Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trƣng của nghệ thuật biểu hiện,

là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó, âm điều nhạc cũng là một trong những quan

trọng giúp cho chúng ta hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tƣ tƣởng đạo

đức đúng đắn... Tƣ tƣởng đạo đức gồm có: phƣơng hƣớng chính trị đúng đắn, lý

tƣởng hoài bão cao xa, tu dƣỡng phẩm chất lành mạnh, tƣ tƣởng tình cảm tốt đẹp. Đó

là những yếu tố cơ bản để điều tiết hành vi của con ngƣời, là tƣ tƣởng chỉ đạo cho lối

ứng xử, cách xử lý mối quan hệ phức tạp giữa ngƣời với ngƣời, ngƣời với xã hội. Dễ

dàng nhận thấy giá trị quan trọng trong việc hình thành đạo đức và nhân cách tốt đẹp

từ âm nhạc nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng. Bất kỳ hình thức giáo dục tƣ

tƣởng nào cũng cần đến cơ sở là tình cảm, nếu chỉ thuyết giảng suông hoặc truyền thụ

lý luận cứng nhắc thì sẽ khó mà đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Dân ca có nội

dung biểu cảm phong phú, xây dựng nên hình tƣợng, chuyển tải tâm tƣ tình cảm, có

tác động mãnh liệt và sâu sắc đối với nhận thức của con ngƣời. Các bài hát dân ca có

khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tƣ, tình cảm của chúng ta giúp cho ta phát triển

Page 54: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 54

các phẩm chất tƣ duy, trí tuệ, thể chất, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng

hơn là hình thành ở mỗi con ngƣời Việt Nam ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm

nhạc truyền thống. Từ đó cá nhân từng ngƣời sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản

sắc văn hóa dân tộc mình. Đó cũng là con đƣờng ngắn nhất nhằm bồi dƣỡng thị hiếu

và tình cảm đạo đức đúng đắn cho mọi công dân Việt Nam.

Dân ca là quốc hồn, quốc túy của dân tộc, phản ánh những phong tục, tập quán, nếp

sống, sinh hoạt, lao động, nhân sinh quan và thế giới quan của ngƣời Việt. Dân ca-

thành tố quan trọng của văn học dân gian nƣớc nhà, mấy ngàn năm qua đã đồng hành

cùng dân tộc qua nhiều chặng đƣờng phát triển. Tuy có lúc hƣng thịnh, có lúc bị lãng

quên nhƣng dân ca vẫn mang trong mình một sức sống thật mãnh liệt. Là một ngƣời

Việt Nam, sống trong thời kỳ hội nhập, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải giữ gìn giá

trị văn hóa của dân tộc, bằng những việc làm cụ thể, chứ không nên mang tính phong

trào, hãy để dân ca đến với mỗi ngƣời bằng những cách tự nhiên nhất.

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới… trƣớc lúc Ngƣời ra

đi vào cõi vĩnh hằng chỉ có một yêu cầu thật giản dị. Đó chính là đƣợc nghe đôi khúc

dân ca là câu hò xứ Huế, ví dặm xứ Nghệ và làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh. Bởi lẽ,

những khúc dân ca ấy đã gợi lại trong Bác những ký ức tuổi thơ, và hình ảnh đẹp của

quê hƣơng, đất nƣớc.

LỜI KẾT

Những bài dân ca và nhạc cổ truyền Việt Nam là tài sản vô giá của nhân dân ta. Dân

ca dễ dàng đi sâu vào lòng ngƣời, khơi dậy những cảm xúc lạ kỳ và làm cho tâm hồn

ta phong phú hơn so với bất kì thể loại nhạc nào khác. Dù là già hay trẻ, trai hay gái,

giàu hay nghèo bất cứ ai khi nghe những điệu dân ca tha thiết thắm đƣợm nghĩa tình

đều sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng tƣơi trẻ hơn; những câu ca bình dị, sâu lắng,

ngọt ngào nhƣ dòng suốt mát ngọt tuôn chảy trong tâm hồn làm cho ta thêm yêu cuộc

đời, yêu đồng bào và yêu thêm quê hƣơng đất nƣớc ta

Bản thân chúng ta là những thế hệ sau, đƣợc thừa hƣởng, tiếp thu những giá trị văn

hóa đặc sắc mà cha ông đã sáng tạo và để lại, ta cần phải hết sức trân trọng những nét

đẹp truyền thống ấy. Bởi bản sắc văn hóa đặc trƣng là cách để mọi ngƣời phân biệt

từng dân tộc, từng quốc gia trên thế giới, do nó đƣợc hình thành và phát triển từ lâu

đời, không phụ thuộc hay bắt chƣớc bất cứ quốc gia nào và hơn hết là đƣợc truyền từ

thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ bị phai nhòa. Chúng ta là những con

ngƣời Việt Nam, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, cần phải giữ gìn, kế thừa và

phát huy những nét văn hóa riêng của dân tộc ta, tiêu biểu là những bài dân ca để đất

nƣớc luôn đƣợc thế giới biết đến là một quốc gia giàu bản sắc văn hóa, đa dạng và

Page 55: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 55

phong phú theo từng vùng miền. Có thế mới có thể đƣa đất nƣớc Việt Nam ngày càng

đƣợc nâng cao lên một tầm cao mới, đƣợc các cƣờng quốc biết đến và xem trọng.

Chính vì vậy, hãy dành một ít khoảng thời gian rảnh của mình để có thể lắng nghe và

thƣởng thức những làn điệu dân ca, những câu hò, điệu lý,…yêu thích và cảm nhận nó

một cách sâu sắc, đừng để những những bản nhạc, bài hát mang phong cách ngoại

quốc làm lu mờ vẻ đẹp dân ca của ta. Đó chính là thông điệp đầy tính nhân văn mà

nhóm nghiên cứu dân ca Trung Bộ chúng tôi muốn gửi gắm đến các bạn độc giả. Hy

vọng sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của của các bạn.

Thân ái!

Nhóm nghiên cứu dân ca Trung Bộ

Page 56: Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm …...ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các thao Chức

Dự án giữ hồn quê Việt – Khám phá nét đẹp âm nhạc dân tộc Việt

Câu Hò, điệu Lí quê tôi Page 56

BAN BIÊN TẬP

Lê Huy

Lưu Ngọc Kỳ Duyên

Mai Thủy Tiên

Phan Hoài Bảo

Nguyễn Như Quỳnh

Hoàng Quỳnh Như

Nguyễn Thụy Bích Thảo

Trương Minh Ngọc