15
Cuộc đời Cha Khôi Bình Thứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04 Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình    C hào đời ngày 8-12-1813 tại làng Kẻ-Phần (Kerpen), gần thành phố Cơ-Lân (Koln) nước Đức, A-ĐÔN KHÔI-BÌNH là con thứ tư của ông Phê-rô Khôi-Bình và bà An-na Ma-ri-a. Ông Phê-rô chăn cừu thuê cho một nhà quí tộc giàu có trong vùng. Đi làm giấy khai sinh cho con, ông không biết ký tên mình. Người cha mù chữ ấy bình sinh đã phải dầm mưa dãi nắng trên đồng cỏ vùng thung lũng quanh làng Kẻ-Phần để nuôi cả một gia đình của ít con đông, nhưng đầy niềm tin và giàu lòng yêu người mến Chúa. Sau này, Khôi-Bình kể lại:    « Cha mẹ tôi là những người đáng kính, hiền lành, ít nói. Gia tài sản nghiệp là cả một gia đình đông đúc. Nội chuyện chạy ăn từng bữa cho cả nhà cũng đủ ngốn hết thì giờ của cả hai người. Một bầy cừu, một ngôi nhà nhỏ, mấy mảnh đất trồng trọt là cả một cơ ngơi quý báu từ đời cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người chen chúc trong một căn nhà nhỏ chật chội. Mọi người ngồi bên nhau, ấm cúng, thư thái. Ông tôi ngồi ghế bành cạnh lò sưởi. Mẹ tôi xe chỉ dệt sợi với chị tôi bên khung cửi. Cha tôi phì phà ống điếu, nói chuyện với chú Mi-ca-e. Tôi ngồi sát ngọn đèn, ê a đọc báo thiếu nhi. Ai nấy đều vui vẻ… Ôi, một thuở hạnh phúc, sum vầy ».    M ọi người trong nhà ai cũng phải làm việc quần quật, chỉ trừ Khôi-Bình, vì từ thuở lọt lòng, cậu vóc người ốm yếu, được cái sáng dạ, sớm khôn, nên cha mẹ không nỡ để cậu phải đầu tắt mặt tối làm những việc nặng nhọc. Ngày ngày cậu được cắp sách tới trường làng, được ông giáo Sĩ-Thạch (Statz) tận tâm dạy dỗ. Thầy Sĩ-Thạch, người mà trọn đời cậu nhớ ơn, đã khơi dậy trong lòng cậu học sinh chăm chỉ sự hứng thú với sách đèn, in sâu niềm đam mê trí tuệ trên suốt cuộc đời của cậu. Về sau, cậu viết:    « Những tháng ngày hạnh phúc tuổi học trò của tôi trôi qua trong sự lo lắng chăm sóc của thầy. Cứ mỗi lần thầy cất giọng tươi tỉnh, đầy tình âu yếm của người cha, là tôi tròn xoe hai mắt, lắng tai nghe thầy kể tiểu sử các bậc danh nhân, làm giàu cho đầu óc măng non của học trò bằng những kiến thức vượt lên chương trình tiểu học của ngôi trường làng quê bé nhỏ ấy».    K hôi-Bình kết thân với hai đứa con của thầy mình là cô An-Na và nhất là cậu Can (Karl). Tình bạn tuổi thơ ấy cậu vẫn duy trì suốt đời.    T rong xứ, Khôi-Bình được chọn vào ban lễ sinh, được cha sở Gio-an Hải-Đệ (Johannes Heyde) thương yêu. Thấy chú giúp lễ nhà nghèo mà hiếu học, cha thường cho mượn sách báo về nhà xem. Năm 12 tuổi, Khôi-Bình rước lễ lần đầu. Ít lâu sau, lúc lâm chung, cha Hải-Đệ đã gọi cậu lại bên giường, thều thào trăn trối với đứa con thiêng liêng mà 12 năm trước chính tay cha đã rửa tội cho: « Khôi-Bình, Cha chúc lành cho con. Không chừng có ngày Chúa sẽ gọi con làm những việc lớn lao cao cả ». Cậu nhớ mãi lời nhắn nhủ của vị linh mục đồng hương tiên báo một tương lai lạ lùng mà thơ dại tuổi ấy cậu không tài nào hiểu thấu.    M ột năm sau, Khôi-Bình phải thôi học. Gia đình túng quẫn, lực bất lòng tâm, cha mẹ cậu đành phải bấm bụng để cho đứa con xuất sắc, thông minh nghỉ học chữ. Thế là 13 tuổi, cậu bắt đầu đến xưởng giày dép của ông Mai-Dự (Meuser) trong làng. Cậu học nghề cũng siêng năng chăm chỉ như khi học chữ, hy vọng có ngày « nhất nghệ tinh, nhất thân vinh », có thể nuôi mình và đỡ đần cho gia đình, cha mẹ. 1 / 15

Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình

     Chào đời ngày 8-12-1813 tại làng Kẻ-Phần (Kerpen), gần thành phố Cơ-Lân (Koln) nướcĐức, A-ĐÔN KHÔI-BÌNH là con thứ tư của ông Phê-rô Khôi-Bình và bà An-na Ma-ri-a. ÔngPhê-rô chăn cừu thuê cho một nhà quí tộc giàu có trong vùng. Đi làm giấy khai sinh cho con,ông không biết ký tên mình. Người cha mù chữ ấy bình sinh đã phải dầm mưa dãi nắng trênđồng cỏ vùng thung lũng quanh làng Kẻ-Phần để nuôi cả một gia đình của ít con đông, nhưngđầy niềm tin và giàu lòng yêu người mến Chúa. Sau này, Khôi-Bình kể lại:      «Cha mẹ tôi là những người đáng kính, hiền lành, ít nói. Gia tài sản nghiệp là cả một giađình đông đúc. Nội chuyện chạy ăn từng bữa cho cả nhà cũng đủ ngốn hết thì giờ của cả haingười. Một bầy cừu, một ngôi nhà nhỏ, mấy mảnh đất trồng trọt là cả một cơ ngơi quý báu từ đờicha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươingười chen chúc trong một căn nhà nhỏ chật chội. Mọi người ngồi bên nhau, ấm cúng, thư thái.Ông tôi ngồi ghế bành cạnh lò sưởi. Mẹ tôi xe chỉ dệt sợi với chị tôi bên khung cửi. Cha tôi phìphà ống điếu, nói chuyện với chú Mi-ca-e. Tôi ngồi sát ngọn đèn, ê a đọc báo thiếu nhi. Ai nấyđều vui vẻ… Ôi, một thuở hạnh phúc, sum vầy ».      Mọi người trong nhà ai cũng phải làm việc quần quật, chỉ trừ Khôi-Bình, vì từ thuở lọtlòng, cậu vóc người ốm yếu, được cái sáng dạ, sớm khôn, nên cha mẹ không nỡ để cậu phảiđầu tắt mặt tối làm những việc nặng nhọc. Ngày ngày cậu được cắp sách tới trường làng, đượcông giáo Sĩ-Thạch (Statz) tận tâm dạy dỗ. Thầy Sĩ-Thạch, người mà trọn đời cậu nhớ ơn, đãkhơi dậy trong lòng cậu học sinh chăm chỉ sự hứng thú với sách đèn, in sâu niềm đam mê trítuệ trên suốt cuộc đời của cậu. Về sau, cậu viết:      «Những tháng ngày hạnh phúc tuổi học trò của tôi trôi qua trong sự lo lắng chăm sóccủa thầy. Cứ mỗi lần thầy cất giọng tươi tỉnh, đầy tình âu yếm của người cha, là tôi tròn xoe haimắt, lắng tai nghe thầy kể tiểu sử các bậc danh nhân, làm giàu cho đầu óc măng non của họctrò bằng những kiến thức vượt lên chương trình tiểu học của ngôi trường làng quê bé nhỏ ấy».      Khôi-Bình kết thân với hai đứa con của thầy mình là cô An-Na và nhất là cậu Can (Karl).Tình bạn tuổi thơ ấy cậu vẫn duy trì suốt đời.      Trong xứ, Khôi-Bình được chọn vào ban lễ sinh, được cha sở Gio-an Hải-Đệ (JohannesHeyde) thương yêu. Thấy chú giúp lễ nhà nghèo mà hiếu học, cha thường cho mượn sách báovề nhà xem. Năm 12 tuổi, Khôi-Bình rước lễ lần đầu. Ít lâu sau, lúc lâm chung, cha Hải-Đệ đãgọi cậu lại bên giường, thều thào trăn trối với đứa con thiêng liêng mà 12 năm trước chính taycha đã rửa tội cho: « Khôi-Bình, Cha chúc lành cho con. Không chừng có ngày Chúasẽ gọi con làm những việc lớn lao cao cả ». Cậu nhớ mãi lời nhắnnhủ của vị linh mục đồng hương tiên báo một tương lai lạ lùng mà thơ dại tuổi ấy cậu không tàinào hiểu thấu.      Một năm sau, Khôi-Bình phải thôi học. Gia đình túng quẫn, lực bất lòng tâm, cha mẹcậu đành phải bấm bụng để cho đứa con xuất sắc, thông minh nghỉ học chữ. Thế là 13 tuổi,cậu bắt đầu đến xưởng giày dép của ông Mai-Dự (Meuser) trong làng. Cậu học nghề cũng siêngnăng chăm chỉ như khi học chữ, hy vọng có ngày « nhất nghệ tinh, nhất thân vinh»,có thể nuôi mình và đỡ đần cho gia đình, cha mẹ.

1 / 15

Page 2: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Ra nghề, làm thợ quanh vùng Kẻ-Phần được ít lâu, đến năm 19 tuổi (1832), Khôi-Bìnhlên tìm việc ở thành phố Cơ-Lân, cách Kẻ-Phần bốn giờ đi bộ. Rốt cuộc anh được nhận vào làmcông tại xưởng giày nổi tiếng của ông Bách (Beck). Được ăn ở tại nhà chủ, anh làm ngày làmđêm, thắt lưng buộc bụng, gởi tiền về giúp đỡ gia đình.      Ngày 4-7-1833, khi Khôi-Bình được 20 tuổi, Bà An-Na thình lình ngã bệnh và qua đời.Nhận được tin như sét đánh ngang tai, anh liền tức tốc về quê chịu tang. Thiên Chúa đã cất bàAn-Na về, đúng vào lúc anh rất cần sự nâng đỡ tinh thần của mẹ hiền, người đã chăm chútnâng niu đứa con áp út, mảnh mai suốt thuở ấu thơ. Hôm ấy đồng cỏ xanh biếc Kẻ-Phần nhưxám ngắt lại trước mắt anh.      Khôi-Bình viết về mẹ mình: «Mẹ tôi rất đạo hạnh, đức độ, cả đời chưa từng nặng lời vớiai, chưa bao giờ làm việc gì xấu. Mỗi khi tôi bị cám dỗ, chỉ cần nghĩ tới mẹ là cơn cám dỗ liềntan biến đi ».      Chín chữ cù lao chưa kịp báo đền, mẹ đã nằm yên dưới ba tấc đất. Bái biệt mẹ,Khôi-Bình trở lại Cơ-Lân, tiếp tục gọt đế giày may quai dép.      Thời ấy kinh tế nước Đức, phần nào giống Việt Nam hiện nay, đang chuyển từ nôngnghiệp sang công nghiệp, kéo theo nhiều đảo lộn về xã hội. Tại Cơ-Lân, cũng như tại các trungtâm công nghiệp mới hình thành, những người thợ bạn [1] không được coi là người nhà của chủnhư trước đó nữa. Họ phải tự lo liệu nơi ăn chốn ở. Vì thế, những người thợ còn trẻ, xa nhà, lạicàng gặp khó khăn, cám dỗ nhiều hơn.

     Là thợ đã giỏi lại siêng năng, Khôi-Bình được chủ thương mến, bạn bè nể nang. Nhưngnếu có ai rủ rê cờ bạc, trai gái, rượu chè… thì anh không những dứt khoát từ chối, mà còn khéoléo khuyên can họ, dù có bị chửi bị chê là « cù lần», «phá đám». Cần cù mà đạm bạc,anh được ông bà Bách để mắt tới, tỏ ý kén anh làm chồng cho Lê-Na (Lena), cô con gái duynhất của họ. Nhưng anh lại nghĩ khác. Chính những năm tháng miệt mài ấy, anh nghe như cótiếng gọi thôi thúc anh trở lại ghế nhà trường. Bên bàn thợ ngổn ngang búa dao, giày dép, anhvẫn mơ có ngày trở lại học chữ, bên thầy giáo, bạn bè. Thế là Khôi-Bình cương quyết khước từmối thịnh tình của ông bà chủ có thể bảo đảm cho anh về tương lai nghề nghiệp và chỗ đứngxã hội ở thành phố Cơ-Lân hoa lệ giàu sang. Anh kể lại:

           «Phải hy sinh đi thôi. Mấy tuần sau đó, tôi rời khỏi gia đình công giáo hết sức đạohạnh này, dù cả nhà ông bà Bách sẵn sàng hoan hỉ nâng đỡ tôi trong bất kỳ chuyện gì đemhạnh phúc lại cho tôi ».

     

     Năm 23 tuổi (1836), sau mấy năm cật lực lao động, Khôi-Bình kiệt sức, ho ra máu, đànhphải về quê dưỡng bệnh, bên cha già, anh chị em, bên mộ người mẹ khuất núi. Khi sức khỏedần dần hồi phục, anh bèn lên nhà xứ, xin các cha dạy cho tiếng La-tinh và mấy môn học khác.Lời trối của cha già Hải-Đệ năm nao vẫn như từ thăm thẳm vọng vang trong lòng chàng thợ giàythân xác gầy guộc hư hao, nhưng linh hồn vẫn trào dâng nghị lực, chí khí.

2 / 15

Page 3: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Khôi-Bình có trở lại Cơ-Lân, nhưng chẳng bao lâu, anh quyết định bỏ nghề giày để tiếptục trở lại trường trung học. Cha thì đã già, anh chị em trong nhà còn lận đận. Đi làm thợ thì cònkiếm được chút tiền nong, còn hi vọng tương lai trước mắt, còn có thể lập thân và báo hiếu, chứđến trường học lại thì phải bỏ việc bỏ nghề. Đã thế, rồi đào đâu ra tiền mà đi học? Không khéolại xôi hỏng bỏng không! Bao đêm nằm gác tay lên trán, anh cứ trằn trọc thao thức vì câu hỏiấy. Khôi-Bình bèn quyết định nhờ một người là Đức Mẹ Nhà Thờ Cúp-phơ-gát (Kuppergasse)mà hồi làm thợ ở Cơ-Lân, anh hay tới đấy cầu nguyện. Mọi lo toan anh đều phó thác nơi ĐứcMẹ.

     Rốt cuộc bước đầu rồi cũng xuôi: anh gặp được những người hảo tâm giúp đỡ. Phó thácmọi sự trong tay Chúa Quan Phòng, anh lên đường. Lại rời bỏ cố hương, từ giã gia đình, tạmbiệt thầy Sĩ-Thạch, và chia tay chị em cô An-Na, hai người bạn thân thương ở quê nhà.

     Mùa thu 1837, tức năm 24 tuổi, Khôi-Bình lên thành phố Cơ-Lân, trở lại ghế nhà trường. Ởđộ tuổi này, một số bạn bè cùng lớp với anh ngày xưa, nay đã học xong đại học được mấy nămrồi, đã bước vào đời và công thành danh toại, còn anh giờ này vẫn còn phải mài đũng quần trênghế nhà trường với những thiếu niên tuổi thua mình cả con giáp. Tại trung học Mạc-Chế-Lân(Marzellen), anh vẫn chăm chỉ, vẫn xuất sắc như khi còn học ở trường làng Kẻ-Phần. Để kiếmthêm chút tiền chi tiêu cho học hành, ăn uống, thuốc thang, anh nhận dạy kèm cho một số họcsinh cùng lớp con nhà khá giả. Thường đến khuya anh mới có giờ lo bài vở của mình. Khởi đầugiai đoạn mới này trong đời, anh suy nghĩ:

3 / 15

Page 4: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     «Trước hết, tôi quyết sống cho ra người, học hỏi để hiểu cho rõ vận mạng của con người màtôi đã mang lấy từ khi chào đời, tập nhận ra và chu toàn các bổn phận làm người, để rồi có thểsống và làm việc cho xứng đáng giữa thế nhân… » (Nhật ký A. Khôi-Bình, ngày04-11-1837).

     Năm Khôi-Bình 25 tuổi (1838), dịch đậu mùa lan tràn ở Cơ-Lân, gieo tang tóc kinh hoàngcho cư dân thành phố. Một hôm đang học bỗng nghe tin có người thợ giày bạn cũ lâm bệnh,anh đi ngay đến nơi, không ngại nguy hiểm khó nhọc, tình nguyện săn sóc người bệnh. Anh bạnxấu số qua đời, nhưng chẳng may bệnh đậu mùa lại lây sang người Khôi-Bình, để lại những vếtsẹo suốt đời hằn lên khuôn mặt chàng trai tóc vàng kim dũng cảm và tốt bụng ấy. Đã vậy, họavô đơn chí: bệnh ho ra máu tái phát, anh đành phải xin tạm nghỉ học, tiếp tục dưỡng bệnh ởquê nhà. Về sau, anh thuật lại tình trạng lúc ấy:

     «…Tôi bắt đầu cảm thấy thế nào là cái chết trước mắt. Những dòng máu ứa trào từ lòngngực quặn đau tiên báo cho tôi một điều: sự sống trắc trở trong tôi sẽ theo giòng máu đỏ tươimà trút cạn ra ngoài. Cái chết như cứ từ xa rón rén lại gần gõ cửa thân tôi. Khi nhận ra rằng cơnnguy này có thể kết liễu cuộc đời tôi, lòng tôi cứ lặng lẽ vâng theo ý Chúa. Thật là khổ tâm khiđang phơi phới tuổi thanh xuân, khi cuộc sống bắt đầu đậm đà ý nghĩa thì mình lại như cànhxanh bị chặt phứt lìa khỏi cây đời… Chợt hay rằng huyệt mộ đang chờ mình sẵn »(Nhật ký ngày 31-5-1838, khi Khôi-Bình 25 tuổi).

     Gặp hoàn cảnh éo le như thế, một thanh niên bình thường có lẽ đã chùn chân bỏ cuộc,nhưng Khôi-Bình vốn tính bền chí vững tin, vẫn cố gắng vượt qua những thử thách dồn dập ấy.Không chút sờn lòng, anh tiếp tục học.

4 / 15

Page 5: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Năm 27 tuổi (1840), một tối mùa đông rét mướt, Khôi-Bình nhận được một  thư nặc danhmời anh tới giúp cho một người đang hấp hối. Đến nơi, anh thấy một người thanh niên tiều tụynằm chờ chết, quỳ bên giường là một thiếu nữ gục đầu đau khổ mà anh thấy quen quen. Cô gáigởi tiền nhờ anh lo săn sóc và tống táng thanh niên ấy khi anh ta mất, rồi hối hả rời căn phòng,hẹn sẽ tìm gặp anh sau. Anh vẫn ở lại tận tình chăm sóc người bệnh, lo lắng tử tế việc hậu sựnhư cô gái đã nhờ, mà vẫn cứ bỡ ngỡ không biết vì sao lại có chuyện trớ trêu như thế.

     Bao khó khăn vất vả, Khôi-Bình kiên trì vượt qua để rồi thay vì phải mất năm năm, thì chỉsau ba năm rưỡi, ngày 3-4-1841, khi anh 28 tuổi, anh tốt nghiệp trung học với  thành tích rực rỡ.Hội Đồng Khảo Thí Hoàng Gia đã phê tặng: « Hội Đồng chúc mừng và hi vọng rằngnhững nỗ lực nghiêm túc và bao hi sinh trò đã đổ ra để đạt mục đích sẽ được tưởng thưởng bộiphần, và cũng mong cho trò được hưởng nhiều ân phúc và đem phân phát những ân phúc ấycho muôn người… ».

     Sau một tháng về quê nghỉ hè với nhiều trăn trở, nghĩ ngợi, phấn đấu, Khôi-Bình quyếtđịnh dứt khoát đi tu làm linh mục. Lần này là biệt ly. Anh viết:

     «An-Na cứ níu  lấy tôi. Tôi phải nén nước mắt từ biệt nàng. Tôi biết sẽ không bao giờ, khôngnơi nào tôi tìm lại được tình sâu nghĩa nặng như ở quê nhà. Tình yêu vô hạn này như tấm giấythông hành cấp cho tôi lên đường đi theo nguyện ước. Tình nghĩa ấy tôi không thể đáp trả, tôicứ áy náy, chỉ mong bù đắp bằng những nỗi niềm sâu lắng, mến thương » (Nhật ký ngày3-5-1841, khi Khôi-Bình 28 tuổi).

5 / 15

Page 6: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Tháng 5-1841, Khôi-Bình khăn gói lên đường, đi nhờ xe đưa thư xuôi nam đến thành phốMinh-Sơn (Munchen) để vào đại học, nhập khoa thần học.

     Giáng sinh năm ấy, đang nghỉ lễ ở quê nhà, thì một cô gái đến tìm gặp anh. Thì ra đóchính là người năm trước đã nhờ anh chăm lo cho người bạn trai xấu số. Cô cho biết tên anhbạn ấy là Bách-Trầm (Bertram), sinh viên thần học, được mời đến nhà cô dạy học cho mấy đứaem. Cô đã đem lòng yêu Bách-Trầm. Nhưng không hiểu sao anh ta lại thất chí chán chường, cứtìm quên trong chè chén say sưa, bỏ dạy lên Cơ-Lân làm thợ, cho đến ngày nát rượu, liệtgiường, chờ chết. Hay tin, cô liền giấu cha, đi Cơ-Lân. Tình cờ biết Khôi-Bình đang ở đấy nên côđã nhờ. Cô gái ấy anh đã biết từ lúc còn bé: chính là tiểu thư Mai-Liên (Magdalen), con gái lớncủa ông Mã-Lữ (Meller) là nhà quý tộc trước đây đã thuê ông Phê-rô – bố của Khôi-Bình – chăncừu! Sau cái chết của Bách-Trầm, cô khấn hứa giúp tài chánh cho Khôi-Bình yên lòng học choxong thần học. Thật là chuyện bất ngờ, may ra chỉ có… Đức Mẹ Cúp-phơ-gát mới hiểu.

     Cuối năm 29 tuổi (1842), Khôi-Bình đổi trường sang học đại học Bon (Bonn). Sau lễ phụcsinh vào năm 31 tuổi (1844), anh nhập đại chủng viện địa phận Cơ-Lân. Bốn năm vùi đầu nấusử sôi kinh, ngày chờ đợi mỏi mong đã đến: Thầy A-đôn Khôi-Bình, 32 tuổi, tu muộn, được gọilên bàn thánh.

Ngày hạnh phúc Chúa ơi

Cuộc giao duyên đất trời

6 / 15

Page 7: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

Đưa con vào tình sử

Để hiến thân trọn đời.

     Ngày 13-4-1845, thầy phó tế Khôi-Bình đang cùng đoàn rước tiến vào nhà thờ Mi-no-rít(Minoriten) để lãnh thiên chức đời đời, thì có người nhà bước ra, ghé tai báo tin: Cụ Phê-rô mớiqua đời ngay đêm hôm trước lễ! Thật là oái ăm, hồng phúc và đại tang trùng vào một ngày!Trong thánh lễ lãnh sứ vụ, tân chức Khôi-Bình vừa mừng vừa tủi… mừng mà chảy nước mắt.

     Việc mục vụ đầu tiên mà vị tân linh mục thi hành là về quê làm lễ an táng cho thân phụ.Chúa nhật thứ tư phục sinh, tân linh mục làm lễ mở tay. Cả làng Kẻ-Phần ngậm ngùi, nhiềungười sụt sùi lấy khăn thấm nước mắt, khi nghe cha Khôi-Bình giảng bài đầu tiên ở xứ quê nhà,đề tài là câu Phúc Âm: « Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, còn con, con hãy theo Ta» (Mt9,9).

«Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra».

7 / 15

Page 8: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Nay núi đã lở, nguồn đã cạn. Từ đây chỉ còn lại Khôi-Bình với sứ mạng mục tử phải chutoàn.

     Dù trong lòng ao ước coi sóc một xứ đạo nghèo nàn bé nhỏ ở nông thôn, nhưng nhiệmsở đầu tiên của cha Khôi-Bình lại là xứ Lô-ren-sô (Laurentius) thuộc vùng Vu-pơ-tan(Wuppertal), một trung tâm công nghiệp mới phát triển. Làm phó thứ hai, cha còn phụ trách dạygiáo lý cho trường trung học giáo xứ. Mỗi thánh lễ, giáo dân đều háo hức chăm chú nghe chaKhôi-Bình giảng. Nhờ công phu soạn bài rất kỹ lưỡng, Cha thuyết phục lôi cuốn giáo dân, nhấtlà giới trẻ.

     Trong số non một vạn giáo dân xứ Lô-ren-sô, có cả ngàn người thợ tứ chiếng tụ về, thuộcđủ mọi nghề nghiệp. Tháng 6-1846 [2], khi cha 33 tuổi, do sáng kiến của bác Thiên (Thiel), thợmộc, một số thợ bạn quy tụ thành ca đoàn, mỗi tuần tập hát tập rước. Một tháng sau, dưới sựdìu dắt của thầy hiệu trưởng Gio-an Broi-ơ (Johannes Breuer), ca đoàn thợ bạn ấy đổi thành «Hội Thanh niên Công giáo».

     Tháng 6 năm sau, cha Khôi-Bình được bầu làm linh mục Đồng hành của hội. Trước đó chacòn ngần ngại: cha có dự định học lên để lấy bằng tiến sĩ. Nhưng sau một thời gian gặp gỡ giúpđỡ những người thợ trẻ trong hội, cha nhận ra rằng: điều Thiên Chúa muốn cha làm không phảilà nâng cao học vị của mình, mà là nâng cao thân phận của những người thợ trẻ chân dày taychai ấy.

     Quả là «hữu duyên thiên lý năng tương ngộ»: chính cha Khôi-Bình, con nhà nghèo, lớnlên phải nghỉ học, đi làm thợ đóng giày cho ấm êm những bước chân người, thì nay lại làm thầycả, làm cha, để lo cho con cái lao động được hồn an xác mạnh. Thế là với một lòng tận tụy, chabắt tay ngay vào việc, trước hết là giúp họ ý thức về phẩm giá thiêng liêng và tinh thần trách

8 / 15

Page 9: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

nhiệm của người Ki-tô hữu.

     Vốn là thợ, cha như thể «đi giày» trong bụng họ, thấu hiểu tâm can họ, gẩy nên nhữngcung đàn u uất mỏi mong trong thâm tâm của họ, gợi lên trong đầu óc họ những hoài bão caocả.

     Dần dà với sự hướng dẫn của cha, hội thợ bạn không chỉ là hát rước lễ chầu, mà còn mởrộng ra những phạm vi khác: học tập thêm về giáo lý, văn hóa và nghề nghiệp chuyên môn,cùng vui chơi, cùng dấn thân vào môi trường lao động và xã hội.

     Sau bốn năm làm phó xứ Lô-ren-sô, đến tháng 4-1849, Cha Khôi-Bình – 36 tuổi – nhậnđược bài sai lên thành phố Cơ-Lân nhậm chức cha phó nhà thờ chánh tòa. Khi chia tay, hơn mộttrăm thợ xứ Lô-ren-sô đã thân thương gọi vị Đồng hành của mình là « Bố Khôi-Bình».Một tháng sau khi về nhận nhiệm sở mới, vượt lên vô vàn chống đối gièm pha, Cha tiếp tục pháttriển hội. Ngày 6-5-1849, cùng bảy người thợ tĩnh tâm chia sẻ tại trường Câu-lum-ba (Kolumba),Hội Thợ Bạn đầu tiên của địa phận Cơ-Lân ra mắt, và bầu cha Khôi-Bình làm cha Đồng hành.Những 18 thanh niên cứng cỏi ấy kể lại rằng khi nghe cha giảng, họ đã cảm động khóc thút thítnhư con trẻ.

     Ngoài việc xứ, cha liên tục diễn thuyết, viết sách, ra báo, in lịch Công Giáo, tận dụng mọiphương tiện truyền thông đại chúng, đi đây, đi đó trong và ngoài nước, tiếp xúc trong đạo ngoàiđời, từ trên xuống dưới đủ mọi thành phần, chức vị, tất cả chỉ vì mục đích bênh vực, nâng đỡ,đấu tranh cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giới công nhân, thăng tiến thân phậnngười lao động.

9 / 15

Page 10: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Cùng với Đức Giám mục Phan-Khiết-Lư (Emmanuel Von Ketteler) (1811-1877), bạn cũthời sinh viên ở Minh-Sơn, cha là một trong những người đầu tiên đề nghị giáo hội Công giáolưu ý tình cảnh khốn khổ của công nhân, đặt những viên đá đầu tiên góp công xây dựng nênGiáo huấn Xã hội của giáo hội Công giáo sau này.

     Lòng ăm ắp yêu thương, ngày tháng đầy dẫy công việc. Tháng 7-1849, năm cha 36 tuổi,một trận dịch tả lan tràn ở Cơ-Lân, cướp đi hàng ngàn sinh mạng, các bệnh viện la liệt nhữngngười bị lây nhiễm. Cha tuyên úy thành phố kiệt sức ngã quị, Cha Khôi-Bình liền tình nguyệnthay thế, bất chấp những lời can ngăn. Lúc ấy Hội Thợ Bạn còn trứng nước, cha đồng hành liềumình như vậy, Hội sẽ ra sao? Sáng trưa chiều tối, cha vẫn tận tụy săn sóc nạn nhân của bệnhdịch. Kinh nghiệm tiếp xúc với bệnh nhân, nhất là những người hấp hối khiến cha suy nghĩ:

     «Như vị ngôn sứ cúi người xuống cậu bé đã chết, chúng ta cũng phải cúi người xuống cứugiúp xã hội đã như cái xác không hồn, miệng hà sinh khí vào miệng, miệng truyền hơi ấm vàotim, để nhờ hơi thở của chúng ta mà cái xác cứng đờ kia hồi sinh trở lại, nhờ nhịp tim chúng tamà những buồng tim tím lạnh của bao người bắt đầu đập lại ».

     Cha nhấn mạnh con tim, tấm lòng, chứ không phải chỉ là đầu óc, trí não. Tấm lòng biếnyêu thương thành hành động ấy không biết mệt mỏi hay lùi bước trước bất kỳ hiểm nguy nào,chỉ mong cho người ta được sống và sống cho ra người. Đừng quên cha Khôi-Bình vốn là mộtkẻ yêu đời, yêu nghề, yêu bạn. Dù nhọc nhằn mệt mỏi, cha vẫn cởi mở, dí dỏm, vui chung niềmvui của những người cha gặp, nhất là với giới thanh niên.

10 / 15

Page 11: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Nhờ ý chí, uy tín và hoạt động của cha, Hội không ngừng sinh sôi nảy nở, từ Cơ-Lân nở rộra khắp nước Đức và nhiều nước Âu châu, rồi vượt đại dương sang tận Hoa Kỳ.

     Năm 40 tuổi (1853), cha vận động, lạc quyên, đích thân trông coi việc xây cất một cưxá dành cho các thợ bạn, làm nơi ăn chốn ở, nghỉ ngơi, học tập cho những người thợ trẻ. Dầndà những cư xá tương tự như thế xuất hiện khắp nước Đức và những nơi có sự hiện diện củaHội.

     Thông qua các cộng đoàn thợ bạn, cha Khôi-Bình nhắm đến việc giúp đỡ thanh niên côngnhân phát triển tối đa mọi tiềm năng của mình, chuẩn bị vật chất và tinh thần cho cuộc sốnglao động dắt dìu họ sống cho ra người Ki-tô hữu, con cái Chúa, sẵn sàng đảm nhận những tráchnhiệm trần thế đang chờ đón họ. Với kinh nghiệm bản thân, cha thấu hiểu được những vấn đềhọ phải đương đầu trong cuộc sống hằng ngày, phải vật lộn làm cho ra của, sống cho rangười. Cha giúp họ để họ có thể tự giúp lấy mình.

     Cha Khôi-Bình không những chỉ lo cho phần rỗi đời sau của người thợ, mà còn đấu tranhcải tạo thân phận đời này của họ nữa. Sau một ngày vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, khi có giờ rảnhrỗi nghỉ việc, không biết làm gì, không biết đi đâu giải trí, nhiều người kéo nhau đi nhậu nhẹtchơi bời. Không ai quan tâm đến những nhu cầu, lợi ích nghề nghiệp hoặc bản thân cho họ.Không ai nâng đỡ ủi an họ cả. Xa nhà, họ thiếu hẳn một không khí ấm êm đằm thắm gia đìnhđể nhân cách toàn diện của họ có thể phát triển. Bầu khí thân mật, ấm cúng ấy họ có thể tìmthấy nơi những cộng đoàn do cha lập ra. Có tài, họ phát huy được tài. Có chí, họ hun đúc đượcchí. Về sau, cộng đoàn của cha mở rộng đón nhận các Ki-tô hữu thuộc mọi thành phần: namnữ, trí thức, công nhân, nông dân, sinh viên học sinh… Mỗi cộng đoàn ấy đều được gọi là «Gia đình Khôi-Bình».

11 / 15

Page 12: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Cha Khôi-Bình đôi tay năm nào đóng giày may dép nay chìa ra nâng niu dìu dắt họ, nhữngngười thợ trẻ trong thâm tâm vẫn muốn nên cửa nên nhà, xác hồn ấm êm. Cha giúp họ trởthành người cho ra người, cho họ một lý tưởng, một hoài bão, một phát nguyện chung, để trởthành tâm giao tri kỷ với nhau, chung vai sát cánh thay đổi thế giới, trước hết nhờ canh tân ĐứcTin và sửa đổi chính mình.

     Vị linh mục nhu mì mà cương nghị ấy đã xây cư xá, nhà trọ, đã tổ chức những lớp họcchữ, học nghề, học lễ học văn, học làm người và học làm con Chúa, Đấng hằng coi mọi ngườinhư người, như em, như con. Những người thợ trẻ đều được cha ân cần chu đáo lo cho, từchuyện an cư lạc nghiệp đến việc yên bề gia thất. Cha không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọngcủa gia đình đối với cá nhân, xã hội và giáo hội. Hội thợ dưới sự hướng dẫn của cha đã trở nênnhững tổ ấm, đã xây nên những ngôi nhà, những lớp học, giúp những người thợ trẻ đủ sức khỏethể lý cũng như tâm linh, để chạm trán với cuộc đời, để đổi dời cuộc sống. Cha nhắc họ: «Trong cõi đời tao loạn, ta phải dựng nên những ốc đảo bình yên».

     Năm 49 tuổi (1862), sau thời gian phục vụ ở nhà thờ Chính toà, cha Khôi-Bình được thuyênchuyển về coi xứ nhà thờ Mi-no-rít, thuộc dòng Phan-Sinh, nơi mà 17 năm trước cha đã lãnh sứvụ linh mục. Việc đầu tiên cha làm là cất công trùng tu lại ngôi giáo đường.

«Nhiệt tâm nhà Chúa vuông tròn,

Xuân qua thu lại hao mòn thân con»

12 / 15

Page 13: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

     Tóc đã điểm bạc, nhưng vẫn một tấm lòng vàng không biết mỏi mệt, cha Khôi-Bình tiếptục sứ mạng Chúa giao phó. Ngày 22-4-1862, Đức Piô thứ IX phong cha làm Đức Ông Quản lýHội đồng Tư vấn Giáo hoàng để ghi nhận công lao cao cả của cha đối với giới trẻ, công nhân.Tháng 5 năm ấy, cha sang Rô-ma bái yết tạ ơn Giáo hoàng, Đức Piô IX đã tặng cho cha chiếcáo lễ riêng mà ngài vẫn mặc khi cử hành Thánh Thể. Một người bạn cùng đi là Giám mụcGru-sa [3] kể lại:

     «Quả là một ngày linh thiêng, một ngày tôi không thể quên… Cha Khôi-Bình, một ngườigiảng hay, nói giỏi, thế mà khi quỳ dưới chân Đức Giáo hoàng lại không thốt nên lời, cứ vùi mặtvào vạt áo trắng của Đấng kế vị Thánh Phê-rô mà khóc như đứa con thơ. Ngay giờ phút ấy,một phúc lành từ trời ban xuống cho cha và Hội của cha, một mối phúc bất tận ».

     Đi Rô-ma về, cha xúc tiến xây thêm một cư xá cho thợ bạn ở Cơ-Lân. Công việc liên lỉnặng nề đã bào mòn thân xác vốn yếu ớt của cha. Một hôm, cha lại ho ra máu giống như 30năm trước. Năm 51 tuổi (1864), cha được bầu làm Tổng Đồng Hành của toàn Hội cho đến lúckiệt sức. Lúc đó, cha đành nằm liệt giường. Lễ Thánh Mác-tin thành Tua (St Martin de Tours)(11-11-1865), cha đọc sách kinh nhật khóa lần sau hết. Suốt đời, dù bận bịu và bệnh hoạn đếnmấy, cha không bao giờ bỏ đọc Sách Nguyện. Ngày 4-12-1865, cha trút hơi thở cuối cùng trongsự tiếc thương vô hạn của kẻ dưới người trên, của hàng vạn con cái thiêng liêng khắp nơi. Chamất lúc 52 tuổi.

     Ngày 30-04-1866, di hài cha được cải táng từ nghĩa trang Cô-lô-nhờ về chôn tại nhà thờMi-no-rít, nằm trước bàn thờ kính Thánh cả Giu-se [4], như lời cha đã trăn trối. Chính tại đây,115năm sau (1980), Đức cố giáo hoàng Gio-an Phao-lô II [5], trong lần sang Đức viếng mộ chaA-Đôn Khôi-Bình, đã tuyên bố: « Giáo hội ngày nay cần những tấm gương điển hình nhưcha Khôi-Bình ». Câu tuyên dương ấy càng đậm đà ýnghĩa vào 11 năm sau, ngày 22-1-1991, Đức Thánh Cha ký sắc phong tôn phong «Thầy của dân», «Cha của thợ», «

13 / 15

Page 14: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

Tông đồ của các gia đình» là Linh mục A-Đôn Khôi-Bình lên hàng Chân Phước. Lễ tuyên phúc được cử hành trọng thể tạiĐền Thánh Phê-rô ngày 27-10-1991, trong niềm hoan hỉ của toàn giáo hội và của các Gia đìnhKhôi-Bình khắp nơi.

     Niềm vui rốt cuộc đã đến sau 85 năm, tính từ ngày Tổng Giám mục thành Viên (Vienna),nước Áo, là hồng y Gru-sa, bạn thân tín của cha Khôi-Bình, thảo thỉnh nguyện thư xin phongthánh. Thời thế nhiễu nhương đã khiến việc tôn phong bị trì hoãn.

     Nằm yên trong lòng đất thắm bao mồ hôi nước mắt của những người thợ nghèo, chânphước Khôi-Bình đã để lại một di sản vô giá cho giáo hội, cho thế giới là chính cuộc đời xả thânphục vụ, suy tư sáng tác vì những con người đổ mồ hôi sôi nước mắt xây dựng thế giới này, nhưNgười Thợ Mộc ngày xưa ở Na-da-rét. Cùng với tấm gương đời sống là lý tưởng tông đồ, mụcđích dấn thân và di huấn bất hủ mà chân phước Khôi-Bình để lại trong sách báo, thư từ cũngnhư trong những vần thơ tha thiết của ngài – thơ văn của cậu thợ giày khi còn trẻ, của vị mục tửsống vì những người thợ bạn khi lớn lên.

     KHÔI-BÌNH là tấm gương sáng ngời cho giáo hội Công giáo trong thời đại phong ba bãotáp của chúng ta ở thiên niên kỷ thứ ba này. Khi có những bàn tay khối óc làm ra của cải, nhânloại vẫn cần đến những con tim đem lại ý nghĩa cho lao động, cho cuộc sống. Cũng như tấmlòng, khối óc và đôi tay của chân phước Khôi-Bình – một vị chân phước đã từng làm thợ, làmthầy, một nhà giáo dục và cải cách xã hội mà lòng yêu thương, niềm tin cậy đã nhập vào từngthớ thịt, tấc lòng, hóa thân trên từng trang báo, vần thơ – thì hậu duệ của Ngài là các thànhviên Khôi Bình chúng ta ngày nay, bao lâu còn thở thì còn sống cho những người thợ, người trẻ,người bệnh, người nghèo.

_____________________________________

14 / 15

Page 15: Cuộc đời Chân Phước A-Đôn Khôi-Bình · cha ông để lại. Tuy nhiên cha mẹ tôi vẫn dành thì giờ tận tụy săn sóc dạy dỗ con cái… Mươi người

Cuộc đời Cha Khôi BìnhThứ ba, 10 Tháng 4 2012 12:04

[1] Thợ bạn = thợ đã ra nghề, nhưng còn phải đi làm thuê.

[2] Năm 1996 là kỷ niệm 150 năm.

[3] Grusha, linh giám Hội Thợ ở Viên (nước Áo), về sau làm Hồng Y.

[4] Thánh Giuse Thợ là Bổn mạng của các Gia đinh Khôi Bình, mừng kính ngày 1-5 mỗi năm.

[5] Ông cụ thân sinh của Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II là một thành viên tích cực của HộiKhôi Bình.

15 / 15