14
1 Cuc hp tiu nhóm kthut vcác Biện pháp đảm bo an toàn Mội trường và Xã hi (STWG-SG) Biên bn cuc hp ln th6 Thông tin chung vcuc hp: Thi gian Ngày 27/3/2015 Địa điểm Khách sn Flower Garden - 46 Nguyễn Trường T- Ba Đình - Hà Ni. Chtrì cuc hp Bà Nguyn ThThu Thy - Chánh Văn phòng REDD+ Việt Nam Ni dung chính ca cuc hp: - Cập nhật tiến trình thực hiện các biện pháp Đảm bảo an toàn tại Việt Nam, những kết quả chính thu được - Chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và những thách thức của các nước trong khu vực liên quan đến việc tuân thủ các biện pháp Đảm bảo an toàn, kết quả từ cuộc họp chuyên gia về các biện pháp Đảm bảo an toàn vừa được diễn ra tại Bangkok, Thái Lan ngày 11-12/3/2015. - Hỗ trợ của chương trình UN-REDD pha 2 về cách tiếp cận quốc gia đối với các biện pháp Đảm bảo an toàn - Cập nhật tiến trình thực hiện SESA-ESMF (Đánh giá tác động môi trường và xã hội chiến lược - Khung quản lý về môi trường và xã hội) trong khuôn khổ dự án FCPF của Ngân hàng Thế giới - Trình bày đề xuất xây dựng Khung hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp Đảm bảo an toàn ở cấp quốc gia (SIS) và đề xuất thiết lập nhóm chuyên gia nòng cốt về các biện pháp Đảm bảo an toàn Thành phn tham dĐại diện các cơ quan nhà nước, các dán, và các tchc phi chính phCác thành viên mạng lưới REDD+ Vit Nam Phlc Danh sách đại biu tham d

Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

1

Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về các Biện pháp đảm bảo an toàn

Mội trường và Xã hội (STWG-SG)

Biên bản cuộc họp lần thứ 6

Thông tin chung về cuộc họp:

Thời gian Ngày 27/3/2015

Địa điểm Khách sạn Flower Garden - 46 Nguyễn Trường Tộ - Ba

Đình - Hà Nội.

Chủ trì cuộc họp Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Chánh Văn phòng REDD+ Việt

Nam

Nội dung chính của cuộc

họp:

- Cập nhật tiến trình thực hiện các biện pháp Đảm bảo an

toàn tại Việt Nam, những kết quả chính thu được

- Chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và những thách

thức của các nước trong khu vực liên quan đến việc tuân

thủ các biện pháp Đảm bảo an toàn, kết quả từ cuộc họp

chuyên gia về các biện pháp Đảm bảo an toàn vừa được

diễn ra tại Bangkok, Thái Lan ngày 11-12/3/2015.

- Hỗ trợ của chương trình UN-REDD pha 2 về cách tiếp

cận quốc gia đối với các biện pháp Đảm bảo an toàn

- Cập nhật tiến trình thực hiện SESA-ESMF (Đánh giá tác

động môi trường và xã hội chiến lược - Khung quản lý về

môi trường và xã hội) trong khuôn khổ dự án FCPF của

Ngân hàng Thế giới

- Trình bày đề xuất xây dựng Khung hệ thống cung cấp

thông tin về các biện pháp Đảm bảo an toàn ở cấp quốc

gia (SIS) và đề xuất thiết lập nhóm chuyên gia nòng cốt

về các biện pháp Đảm bảo an toàn

Thành phần tham dự Đại diện các cơ quan nhà nước, các dự án, và các tổ chức

phi chính phủ

Các thành viên mạng lưới REDD+ Việt Nam

Phụ lục

Danh sách đại biểu tham dự

Page 2: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

2

Nội dung thảo luận tại cuộc họp:

1. Thảo luận về 2 bài trình bày: Tóm tắt tiến trình thực hiện các biện pháp ĐBAT tại

Việt Nam và các kết quả đạt được; Trình bày tóm tắt về kết quả cuộc họp chuyên gia

về các biện pháp ĐBAT ngày 11-12/03/2015 tại Bangkok, Thái Lan ( trình bày bởi

Lê Hà Phương- VRO)

Vấn đề thảo luận:

Hỏi:

- Ông Richard Rastall - SNV:

Các nước trong ASEAN thì đề nghị lên Liên hợp quốc cần có hướng dẫn cụ thể hơn

trong việc thực hiện các biện pháp Đảm bảo an toàn. Thế quan điểm của Việt Nam

cũng như thái độ về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

- Bà Hà Phương -VRO

Trong tài liệu “Lộ trình các biện pháp Đảm bảo an toàn môi trường và xã hội – đóng

góp cho chương trình Hành động REDD+ quốc gia” đã nêu rõ cách tiếp cận quốc gia

mà Việt Nam lựa chọn để tuân thủ các yêu cầu về Đảm bảo an toàn của quốc tế. Tài

liệu này cũng đã đưa ra khung ma trận phân tích khung pháp lý bao gồm các nguyên

tắc, tiêu chí và chỉ số được diễn giải dựa trên 7 yêu cầu Đảm bảo an toàn Cancun. Tuy

nhiên, Việt Nam có sử dụng cách diễn giải này cho việc thực hiện các biện pháp Đảm

bảo an toàn hay không thì cần phải thảo luận thêm

- Ông Quốc Hùng -UNDP

Tại COP 20 các nước ASEAN cũng đã đề xuất lên quốc tế và Việt Nam có thể tham

khảo đề xuất này để xây dựng SIS cho Việt Nam

Hỏi:

- Ông Nguyễn Vinh Quang - Forest Trends:

Quan điểm của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam về những góp ý trong bản lộ trình

các biện pháp đảm bảo an toàn đã công bố?

Trả lời:

Page 3: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

3

- Bà Hà Phương -VRO

Ngày 27/3/2014, tại Tổng cục Lâm nghiệp đã diễn ra cuộc họp tham vấn về các biện

pháp Đảm bảo an toàn và trình bày về Lộ trình thực hiện các biện pháp Đảm bảo an

toàn tại Việt Nam, với sự tham gia là đại diện của các Cục, Vụ liên quan trực thuộc

Tổng cục Lâm nghiệp. Sau đó, tài liệu cũng đã được gửi trực tiếp đến email của các

đại biểu tham dự và góp ý trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, sau 1 tháng, vẫn không

nhận được phản hồi từ phía các đại biểu. Và Chánh văn phòng VRO lúc bây giờ đã phê

duyệt nội dung của tài liệu và đồng ý công bố.

Hỏi:

- Ông Miyazono - JICA

Phần cuối bài trình bày của Phương –VRO có nêu hiện nay chưa có mẫu thống nhất

về báo cáo và cung cấp thông tin. Mỗi nước có cách làm khác nhau, nhưng phải cung

cấp và đệ trình lên UNFCCC. Vậy phía Việt Nam có tuân thủ theo UNFCCC không và

như thế nào?

Trả lời:

- Bà Hà Phương -VRO

Việt Nam có đệ trình thông báo quốc gia lên UNFCCC 4 năm/lần và Cục Khí tượng

thủy văn và Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối của

Việt Nam chịu trách nhiệm công bố báo cáo này. Việc lồng ghép các thông tin Đảm

bảo an toàn vào trong thông báo quốc gia này đang được thảo luận.

- Ông Trọng Hùng – Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu – Bộ Tài

nguyên và Môi trường

ASEAN đã thành lập nhóm chuẩn bị cho COP 21, Việt Nam được cử làm trưởng nhóm.

Vào tháng 6/2015, Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị cho công tác chuẩn bị COP21;

Theo kinh nghiệm các nước trong xây dựng SIS: Đưa ra các văn bản pháp luật mà các

quốc gia nên dựa vào đó, đồng thời tuân thủ Cancun (ở Việt Nam cần dựa vào luật

Bảo vệ Môi trường năm 2014). Quan điểm Việt Nam đặt ra mục tiêu đơn giản hóa để

đạt được mục tiêu của 7 yêu cầu trong Cancun.

Page 4: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

4

Việt Nam đã nộp 2 báo cáo quốc gia cho UNFCCC và là nước thứ 2 gửi báo cáo cập

nhật 2 năm 1 lần

Đề xuất: các tổ chức quốc tế có thể hỗ trợ nâng cao năng lực để tổng hợp thông tin để

báo cáo

Hỏi:

- Ông Nguyễn Trung Thông - SNV

SIS có nằm trong hệ thống quốc gia về Đảm bảo an toàn không?

Việt Nam đang ở bước 2/4 trong các bước thực hiện cách tiếp cận quốc gia về các biện

pháp Đảm bảo an toàn. Vậy ở bước đầu: phạm vi, mục tiêu hiện nay của Việt Nam là như

thế nào?

Sử dụng hệ thống ĐBAT cấp tỉnh tiết kiệm thời gian, hiệu quả (trong bài báo cáo) =>

Đây là áp dụng cho nước nào? Việt Nam có phù hợp không khi ở cấp Quốc gia vẫn

đang thực hiện

Trả lời:

- Bà Hà Phương -VRO

SIS là hệ thống thông tin nằm trong Khung tuân thủ.

Trong NRAP - văn bản pháp luật cao nhất về REDD+ có nêu Việt Nam sẽ tập trung sửa

đổi khung pháp lý để vừa đảm bảo các yêu cầu quốc tế mà vẫn phù hợp với tình hình

thực tế của quốc gia. Theo đó, mục tiêu của Việt Nam về các biện pháp Đảm bảo an

toàn vượt xa hơn những yêu cầu Cancun. Tuy nhiên, NRAP chỉ đề cập đến các hoạt

động REDD+ do vậy phạm vi được hiểu là trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Bà Đỗ Thảo – Điều phối PGA – UNDP

Mục tiêu và phạm vi không được đề cập rõ ràng trong NRAP nhưng trong PRAP thì rõ

ràng hơn

- Bà Thu Thủy – Cán bộ Đảm bảo an toàn – UN REDD

UN REDD sẽ rà soát lại mục tiêu và phạm vi này khi xây dựng khung SIS

Page 5: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

5

2. Thảo luận về Đề xuất nhóm nòng cốt về các biện pháp Đảm bảo an toàn

- Ông Thanh Phương – UNEP/UN REDD Pha 2

Tiểu nhóm kỹ thuật về các biện pháp Đảm bảo an toàn có muốn giữ chủ trì và đồng

chủ trì như cũ không hay kiện toàn lại?

- Ông Nguyễn Trung Thông - SNV

SNV vẫn muốn tiếp tục đóng góp về mặt kỹ thuật cũng như kinh phí

- Bà Đỗ Thảo – Điều phối PGA – UNDP

Về thiết lập nhóm nòng cốt, có nên đưa ra các tiêu chí cụ thể không?

- Ông Trọng Hùng – Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu – Bộ Tài

nguyên và Môi trường

Cần phân biệt rõ chức năng nhiệm vụ của nhóm nòng cốt với tiểu nhóm kỹ thuật để

tránh nhầm lẫn; biến sản phẩm của 6 nhóm tiểu nhóm kỹ thuật thành sản phẩm của

quốc gia

- Ông Thanh Phương – UNEP/UN REDD Pha 2

Các tiểu nhóm kỹ thuật hiện nay mở nên không có chức năng nhiệm vụ rõ ràng điều

đó cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến các tiểu nhóm hoạt động không hiệu quả

- Ông Xuân Phương – Chuyên gia tư vấn

Nhất trí thiết lập 2 nhóm:

1. Nhóm hỗ trợ kỹ thuật (tự nguyện, không có chính sách hỗ trợ)

2. Nhóm nòng cốt (bao gồm những chuyên gia am hiểu, đại diện cơ quan nhà nước

như Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, thành viên phải ổn định và được sự đồng ý tham

gia của cơ quan quản lý. Cũng không nên quy định chức năng nhiệm vụ quá cụ thể

mà nên linh hoạt để họ tham gia, không mang tính hình thức.

Nhóm nóng cốt rất cần thiết có một người thư ký để tổng hợp, chia sẻ thông tin và

cần có kinh phí cho hoạt động

Page 6: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

6

- Ông Hữu Dũng – Điều phối Chương trình UN REDD

Cần phải có nhóm nòng cốt để định hướng và chính thức hóa lại chức năng nhiệm vụ

của từng nhóm để có mối liên hệ gắn kết với Tổng Cục Lâm Nghiệp.

Bên cạnh các ý đồng ý về quan điểm cần có nhóm nòng cốt thì phía chuyên gia JICA đưa

ra thảo luận thêm về việc nếu nhóm nòng cốt là một lượng người ít thì có đảm bảo được

việc bao quát hết các kiến thức và cơ chế hoạt động sẽ như thế nào? Mức độ thường

xuyên hoạt động? Nên chăng có một số lượng thành viên là cố định, còn những người

khác có thể linh hoạt tùy theo chương trình và nội dung cần thảo luận (3 lĩnh vực: quản

trị, môi trường, xã hội)

Một trong những nguyên nhân không thu hút được các thành viên tham gia các cuộc họp

tiểu nhóm đó là nội dung cuộc họp nghèo nàn. Chính vì thế theo ông Đoàn Diễm cần có

kế hoạch rõ ràng, và trong safeguards cần có sự kết hợp giữa SIS và SESA từ đó đưa ra hệ

thống chung và bộ chỉ số dựa trên Cancun và những yêu cầu của WB. Và ông Diễm cũng

cho rằng nên kết hợp tiểu nhóm Quản trị REDD+ với Safeguards thành một tiểu nhóm vì

nội dung 2 tiểu nhóm này không có sự khác nhau rõ rệt và quản trị cũng nằm trong các

yêu cầu về Đảm bảo an toàn.

Bà Thủy – chánh văn phòng REDD+ Việt Nam đưa ra thông tin về cuộc họp Ban Chỉ Đạo

REDD+ sẽ được diễn ra trước tháng 6, trước khi có cuộc họp chuẩn bị COP 21.

Theo ông Trọng Hùng - Cục khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, nên đổi nhóm nòng

cốt thành tổ công tác hoặc nhóm công tác để đảm bảo thủ tục khi các thành viên tham

gia. Và trong safeguards cần đưa thêm vai trò của Bộ tư pháp.

Bà Thủy – chánh văn phòng REDD+ Việt Nam khẳng định sẽ có văn bản mời đích danh

người tham gia vào tổ công tác.

Ông Ngọc Thanh – Cục Kiểm lâm cho rằng nhóm nòng cốt sẽ là đơn vị tham mưu cho cơ

quan có thẩm quyền nên cần phải xác định được vị trí và vai trò nhất định. Nhóm này

cũng cần có cơ chế hoạt động cụ thể, mức độ tham gia như thế nào cùng cần được rõ

ràng và phải được cơ quan đồng ý cử đi.

Bà Thảo – UNDP có ý kiến dựa trên kinh nghiệm từ nước Indonesia, cần có TOR rõ ràng,

công việc cụ thể như thế nào từ phía chính phủ. Họ gọi là Ban chuyên gia, có những quy

Page 7: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

7

định về nhiệm vụ cũng như kết quả đầu ra, và có chi phí hỗ trợ cho việc cung cấp những

kết quả đó. Thư ký là một vị trí quan trọng và cần thiết cho Ban này.

Đại diện chương trình SFC nêu ra kinh nghiệm đã thực hiện đối với SFC đó là cần có thư

ký và điều phối viên để đảm bảo những công việc tổ chức, hậu cần. Cần chuyên gia cụ thể

cho từng lĩnh vực tương ứng (5-10 chuyên gia). Họp định kỳ thường xuyên.

Bà Hiền – CERDA nhấn mạnh yêu cầu tập trung về chất lượng, tức là phải có kế hoạch

công việc cụ thể trong thời gian tối thiểu là 1 năm. Vì các biện pháp ĐBAT là yếu tố quyết

định thành bại của một chương trình, cần xem xét việc triển khai trên thực tế có phù hợp

không? Tháng 12 năm nay, dự án của CERDA tại Thái Nguyên sẽ thực hiện chi trả đợt

đầu tiên dựa trên kết quả, nhưng gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách.

Ngoài ra, một vấn đề băn khoăn nữa đó là làm thế nào để đảm bảo được chất lượng

thông tin.

Đa số ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp cho rằng cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ

cũng, cần có quyết định rõ ràng đích danh và có kế hoạch hoạt động cụ thể ít nhất là

trong vòng 1 năm.

Tổng kết cuộc họp:

Cuộc họp diễn ra thành công tốt đẹp và thu được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các đại

biểu tham dự. Thay mặt Văn phòng REDD+ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Thủy có đưa ra

mong muốn được các quý vị đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến về 2 bản TOR (i)Đề xuất

Đánh giá năng lực thể chế nhằm Thực hiện Luật pháp, Chính sách và Quy định (PLRs)

liên quan, hướng tới tôn trọng các biện pháp ĐBAT REDD+ và (ii) Đề xuất Thiết kế Hệ

thống Thông tin Đảm bảo An toàn (SIS) trong vòng 1 tuần từ ngày tổ chức cuộc họp;

cũng như đề xuất danh sách thành viên tham gia vào nhóm nòng cốt. Những góp ý này sẽ

được xem xét để đưa ra các định hướng hoạt động tiếp theo của tiểu nhóm, nhằm giúp

hoạt động của tiểu nhóm đạt hiệu quả cao hơn.

Page 8: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

8

Phụ lục

Danh sách đại biểu tham dự

Page 9: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

9

Page 10: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

10

Page 11: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

11

Page 12: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

12

Page 13: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

13

Page 14: Cuộc họp tiểu nhóm kỹ thuật về ện pháp đảm bảo an toàn Mội ...vietnam-redd.org/Upload/CMS/Content/STWG.Safeguard... · môi trường và xã hội) trong

14