22
1 Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng tương ứng trong tiếng Trung Quốc : / Trần Thị Ngọc Bích ; Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Chí Hòa . - H. : ĐHKHXH & NV, 2010 . - 104 tr. + CD-ROM 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống loài người nói chung và cá nhân nói riêng, đạo đức được coi là nền tảng thiết yếu để tạo dựng nhân cách và giá trị sống. Có thnói rằng, đạo đức đã và đang góp phần quan trọng vào việc làm cho nhân cách và cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu không có những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức chỉ dẫn hành vi, con người sẽ mãi chìm trong bóng đêm của thời kỳ man rợ, sống cuộc đời của những con vật không có nhân cách đấu tranh sinh tồn theo quy luật của tự nhiên. Xã hội loài người cũng không thphát triển và trnên văn minh như ngày nay, nếu chdựa vào những con người vô nhân cách như vậy. Chính vì thế, dù thời đại nào, chúng ta cũng không thphnhận vai trò của đạo đức trong việc giáo dục con người vmặt nhân cách cũng như trí tu, nhđó, con người có thđóng góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng và phát triển xã hội. Xã hội loài người càng văn minh, đạo đức càng khẳng định được vai trò của nó trong việc giáo dc ấy, bởi đạo đức tạo ra những giá trvĩnh hằng thúc đẩy con người không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách của bản thân cũng như toàn xã hội. Như vậy, đạo đức chính là một trong những nhân tquan trọng giúp con người không ngừng trưởng thành vmặt nhân cách cũng như trí tu, đồng thời tạo ra những tiền đề cơ bản để xây dựng một xã hội lành mạnh và nhân văn. Nhận thức được vai trò ci biến con người và xã hội đó của đạo đức, ngay trt sớm, các nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà thần học... đã bra nhiều công sức tìm tòi, nghiên cứu và bàn luận về việc thiết lập những nguyên

Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

  • Upload
    others

  • View
    38

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

1

Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng tương ứng trong tiếng Trung Quốc : / Trần Thị Ngọc Bích ; Nghd. : PGS.TS. Nguyễn Chí Hòa . - H. : ĐHKHXH & NV, 2010 . - 104 tr. + CD-ROM

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống loài người nói chung và cá nhân nói riêng, đạo đức

được coi là nền tảng thiết yếu để tạo dựng nhân cách và giá trị sống. Có thể

nói rằng, đạo đức đã và đang góp phần quan trọng vào việc làm cho nhân

cách và cuộc sống của con người ngày càng hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Chúng

ta hãy tưởng tượng, nếu không có những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức chỉ

dẫn hành vi, con người sẽ mãi chìm trong bóng đêm của thời kỳ man rợ, sống

cuộc đời của những con vật không có nhân cách và đấu tranh sinh tồn theo

quy luật của tự nhiên. Xã hội loài người cũng không thể phát triển và trở nên

văn minh như ngày nay, nếu chỉ dựa vào những con người vô nhân cách như

vậy. Chính vì thế, dù ở thời đại nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò

của đạo đức trong việc giáo dục con người về mặt nhân cách cũng như trí tuệ,

nhờ đó, con người có thể đóng góp một phần công sức của mình vào việc xây

dựng và phát triển xã hội. Xã hội loài người càng văn minh, đạo đức càng

khẳng định được vai trò của nó trong việc giáo dục ấy, bởi đạo đức tạo ra

những giá trị vĩnh hằng thúc đẩy con người không ngừng vươn lên hoàn thiện

nhân cách của bản thân cũng như toàn xã hội. Như vậy, đạo đức chính là một

trong những nhân tố quan trọng giúp con người không ngừng trưởng thành về

mặt nhân cách cũng như trí tuệ, đồng thời tạo ra những tiền đề cơ bản để xây

dựng một xã hội lành mạnh và nhân văn.

Nhận thức được vai trò cải biến con người và xã hội đó của đạo đức,

ngay từ rất sớm, các nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà thần học... đã bỏ ra

nhiều công sức tìm tòi, nghiên cứu và bàn luận về việc thiết lập những nguyên

Page 2: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

2

tắc đạo đức có thể giúp ích cho cuộc sống của con người. Cụ thể, họ mong

muốn tìm ra những phương thức tích cực giúp cho con người yêu thương

nhau giống như yêu chính bản thân mình và cử xử với nhau cũng giống như

cư xử với chính bản thân mình. Bởi họ hiểu rằng, đó là cách thức tốt nhất có

thể làm cho xã hội loài người trở nên tốt đẹp và hoàn hảo giống như một thiên

đường trên trần thế.

Với tư cách là một triết gia sống trong thời kỳ xã hội loài người có

nhiều biến động, Kant đã dành trọn cuộc đời để suy tư và trăn trở về những

vấn đề đạo đức như vậy; ông viết: “Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng

mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời

đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi” [7, tr. 278]. Chính vì thế,

ông đã cố công xây dựng một học thuyết đạo đức chặt chẽ và khoa học với

mục đích hướng dẫn hành vi của con người vươn tới điều thiện (“sự-Thiện tối

cao”). Ông bắt đầu bằng việc xét hỏi, trong cuộc sống, con người phải hành

động như thế nào cho đúng? Nói cách khác, con người phải hành động theo

những nguyên tắc nào? Sau đó, ông nhận ra rằng, chính những nguyên tắc

nghiêm ngặt mà lý tính tạo ra mới xứng đáng để chỉ dẫn hành vi của con

người, chứ không phải là những nguyên tắc xa lạ bên ngoài con người. Tuy

nhiên, Kant không chỉ thiết lập những nguyên tắc đạo đức với mục đích

hướng dẫn con người trong việc phân biệt đúng - sai, thiện - ác, tốt - xấu, mà

còn nhằm thúc đẩy sự phát triển “nhân cách” hay “phẩm giá” của con người.

Để thực hiện mục đích đó, Kant đã viện dẫn đến khái niệm “tự do” - tự do

kiến tạo giá trị sống và nhân cách của con người. Và, “tự do” đã trở thành khái

niệm cơ bản mà nhờ đó ông xây dựng toàn bộ đạo đức học của mình. Vì vậy,

chúng ta có thể coi khái niệm “tự do” giống như một chiếc chìa khóa để khám

phá đạo đức học của triết gia vĩ đại này.

Trên cơ sở nhận thức được vai trò thiết yếu của đạo đức đối với cuộc

sống con người; đồng thời lĩnh hội được những luận điểm cơ bản trong đạo

Page 3: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

3

đức học của Kant, đặc biệt là khái niệm “tự do”, tôi chọn đề tài nghiên cứu

này. Tuy nhiên, tôi không có tham vọng lớn mà chỉ muốn trình bày một cách

có hệ thống những luận giải của ông về nguyên tắc đạo đức (nguyên tắc thực

hành), thông qua đó, trình bày quan niệm của ông về “tự do”. Để làm được

điều này, tôi chủ yếu tìm hiểu trong hai tác phẩm đạo đức học cơ bản của ông,

đó là, Đặt cơ sở cho siêu hình học về đạo đức và Phê phán lý tính thực hành.

2. Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhiều học giả đã công bố và xuất

bản chính thức các công trình nghiên cứu về triết học cổ điển Đức nói chung

và triết học Kant nói riêng. Trong đó, các học giả cũng dành một phần đáng

kể để luận giải về đạo đức học của ông, đặc biệt khái niệm “sự tự do”. Cụ thể,

trong cuốn I.Cantơ người sáng lập nền triết học cổ điển đức của Viện Triết

học, do nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1997, các tác giả không

chỉ luận giải về triết học Kant, mà còn đề cập đến những vấn đề trọng tâm

trong đạo đức học của ông như, con người và tương lai của loài người, “sự tự

do”, “quy luật đạo đức”, “đức tin”… Tương tự, trong Triết học cổ điển Đức

thế kỷ XVIII-XIX - triết học Imanuin Cantơ của Nguyễn Văn Huyên, do nhà

xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1996, tác giả cũng đề cập một cách

trực diện đến những khái niệm quan trọng trong đạo đức học của Kant như,

“mệnh lệnh tuyệt đối”, “sự tự do”. Còn, trong Triết học cổ điển Đức: những

vấn đề nhận thức luận và đạo đức học của trường đại học Khoa xã hội và

nhân văn, Đại học Quốc gia Hà nội, do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát

hành năm 2005, các học giả cũng không bỏ qua cơ hội để cùng nhau bàn luận

về các chủ đề chính yếu trong đạo đức học của Kant; chẳng hạn như, “bổn

phận”, “trách nhiệm”, “nghĩa vụ”, “mệnh lệnh tuyệt đối”, “sự tự do”, “ý chí tự

do”, “mục đích tự thân”, những nguyên tắc đạo đức, “hạnh phúc”, “đức tin”, ý

nghĩa của học thuyết đạo đức của Kant… Tuy nhiên, theo chúng tôi, những

công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở chỗ luận giải một cách tản mạn

Page 4: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

4

về một số vấn đề trong đạo đức học của Kant, chứ chưa phải là sự trình bày

chặt chẽ, đầy đủ và có hệ thống; đặc biệt, các học giả chưa khai thác triệt để

“sự tự do” vốn là khái niệm trọng tâm trong học thuyết đạo đức của ông, để từ

đó làm rõ hơn nữa giá trị nhân văn mà học thuyết này mang lại cho xã hội loài

người nói chung và cá nhân nói riêng. Riêng cuốn Triết học Kant của Trần

Thái Đỉnh, do nhà xuất bản Văn hóa thông tin tái bản lần thứ ba năm 2005,

tác giả đã trình bày khá đầy đủ và hệ thống về đạo đức học của Kant. Tác giả

cũng đã dành phần lớn công sức của mình để luận giải về “sự tự do”. Song, ở

đây, tác giả mới chỉ luận giải về mối quan hệ của “sự tự do” và “quy luật đạo

đức”, “sự tự do” và “sự tự chủ”, “sự tự do” và đối tượng của đạo đức học (“sự

Thiện hoàn hảo”), chứ chưa đi sâu phân tích nội hàm khái niệm “sự tự do”

cũng như nguồn gốc ra đời của khái niệm này trong đạo đức học của Kant.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam đã đề cập

và luận giải được những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của Kant. Tuy

nhiên, chúng tôi thấy rằng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu

nào dành riêng cho việc luận giải về “sự tự do” cũng như nội hàm của nó

trong học thuyết này, mà đó vẫn là sự lồng ghép với những nghiên cứu khác

về Kant. Vì thế, luận văn này sẽ là sự bổ sung cho mảnh đất trống đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở phân tích những luận giải về những nguyên tắc đạo đức của

Kant, luận văn muốn làm sáng tỏ quan niệm “tự do” của ông và chỉ ra những

giá trị cũng như hạn chế trong quan niệm này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những luận giải của Kant về

những nguyên tắc đạo đức.

Page 5: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

5

Thứ hai, phân tích và làm sáng tỏ quan niệm “tự do” của Kant.

Thứ ba, chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm “tự do” của

Kant.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.1. Cơ sở lý luận của luận văn

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Luận văn sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, lịch

sử và lôgíc, đi từ trừu tượng đến cụ thể.

- Luận văn còn sử dụng các trích dẫn trong một số tác phẩm đạo đức

học của Kant.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

- Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những luận giải của Kant

về những nguyên tắc đạo đức.

- Luận văn đã làm sáng tỏ quan niệm “tự do” của Kant, đồng thời chỉ ra

những giá trị và hạn chế trong quan niệm này.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn

Luận văn đã góp phần vào việc hệ thống hóa những luận giải của Kant

về những nguyên tắc đạo đức và “tự do”.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên

cứu về triết học cũng như đạo đức học của Kant.

7. Kết cấu của luận văn

Page 6: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

6

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

có nội dung gồm 2 chương và 5 tiết.

Page 7: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

7

Chương 1

NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC CỦA KANT 1.1. Lý tính và những nguyên tắc đạo đức

1.1.1. Lý tính trong đạo đức học của Kant

Kant chủ yếu sử dụng khái niệm lý tính theo nghĩa là “lý tính thuần túy

thực hành” trong các tác phẩm đạo đức học để phân biệt với “lý tính thuần túy

tư biện” mà ông đã sử dụng trong các tác phẩm triết học trước đó. Theo ông,

lý tính thực hành có nhiệm vụ thiết lập những nguyên tắc đạo đức (những

nguyên tắc thực hành) từ những châm ngôn của ý chí không phải với mục

đích nhận thức các sự vật cảm tính, mà để “quy định” ý chí của con người.

Ông viết: “Lý tính thuần túy là thực hành do tự nơi chính mình và mang lại

(cho con người) một quy luật phổ biến được ta gọi là quy luật luân lý” [7, tr.

58]. Do đó, lý tính thực hành không làm việc với những dữ liệu cảm tính về

sự vật, mà chỉ làm việc với những châm ngôn của ý chí. Ông viết: “Lý tính -

vốn không thể bị đồi bại và có tính tự chế - lúc nào cũng đối chiếu châm ngôn

của ý chí với ý chí thuần túy trong bất kỳ hành vi nào, nghĩa là với chính

mình, bằng cách xem chính mình như là có tính thực hành một cách tiên

nghiệm” [7, tr. 58].

Nói tóm lại, trong quan niệm của Kant, lý tính thực hành là lý tính hoạt

động trong lĩnh vực đạo đức (lĩnh vực thực hành) có khả năng thiết lập những

nguyên tắc đạo đức quy định ý chí của con người. Ông viết: “… lý tính thuần

túy có thể là thực hành, nghĩa là, có thể trực tiếp quy định ý chí mà thôi” [7,

tr. 77].

1.1.2. Lý trí thiết lập những nguyên tắc đạo đức

Kant là người chủ trương ủng hộ việc con người sử dụng lý tính để điều

chỉnh hành vi của bản thân trong cuộc sống. Song, ông không tán thành việc

con người sử dụng lý tính như những gì mà tự nhiên ban cho họ, tức là sử

dụng lý tính một cách thụ động. Bởi theo ông, việc sử dụng lý tính như vậy

Page 8: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

8

không thể nâng giá trị con người lên khỏi tầm con vật. Chính vì thế, ông cho

rằng, con người cần phải sử dụng lý tính của mình một cách tích cực hơn, tức

là sử dụng lý tính vào việc thiết lập những nguyên tắc đạo đức.

Kant đã mô tả quá trình lý tính thiết lập những nguyên tắc đạo đức như

sau: Lý tính sử dụng những châm ngôn của ý chí, sau đó, tiến hành loại bỏ

những yếu tố thường nghiệm ra khỏi những châm ngôn ấy, cuối cùng, giữ lại

duy nhất hình thức của chúng. Kant gọi hình thức của những châm ngôn là

“hình thức ban bố quy luật” hay “nguyên tắc tiên nghiệm”, nguyên tắc đạo

đức. Trên cơ sở đó, ông đưa ra công thức: “Hãy hành động sao cho châm

ngôn của ý chí của bạn lúc nào cũng đồng thời có thể có giá trị như là nguyên

tắc của một sự ban bố quy luật phổ biến” [7, tr. 56]. Trong các tác phẩm đạo

đức học, Kant đã diễn giải về quá trình này dưới nhiều hình thức khác nhau,

nhưng tựu chung lại, đó là quá trình mà lý tính sử dụng những yếu tố thuần

túy tiên nghiệm của nó để tạo ra những nguyên tắc làm cơ sở (nguyên nhân)

quy định ý chí con người. Nói cách khác, lý tính lấy chính bản thân nó làm cơ

sở quy định ý chí con người. Ông viết: “Nếu giả định rằng lý tính thuần túy

chứa đựng trong bản thân nó một cơ sở hay một nguyên cớ (Grund) thực

hành, nghĩa là một cơ sở thích hợp đủ để quy định ý chí, thì ắt có các quy luật

thực hành” [7, tr. 39].

1.2. Ý chí và những nguyên tắc đạo đức

1.2.1. “Sự tự trị của ý chí” trong đạo đức học của Kant

Trong lĩnh vực đạo đức học, Kant là người chủ trương phê phán ý chí

mà chịu ảnh hưởng từ những "ham thích sinh lý" đó. Bởi, với ông, "ham thích

sinh lý" chỉ là những cái “quấy nhiễu những người có suy nghĩ đúng đắn, làm

rối loạn những câu châm ngôn chín chắn của họ và tác động đến nguyện vọng

của họ là muốn thoát ly khỏi xu hướng để chỉ phục tùng lý tính ban bố quy

luật” [7, tr. 215], chúng biến châm ngôn của ý chí thành những nguyên tắc

chủ quan nhằm thoả mãn ý thích cá nhân, chứ không phải là những nguyên

Page 9: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

9

tắc có giá trị đạo đức phổ quát. Song, ông lại tán thành cho ý chí mà có khả

năng giới hạn bản thân khỏi sự cám dỗ từ những “ham thích sinh lý”, tức ý

chí được quy định bởi lý tính. Ông quan niệm, ý chí như vậy “mới thực sự là

một quan năng ham muốn cao cấp mà quan năng ham muốn hạ cấp - có thể bị

quy định một cách sinh lý (pathologisch) - phải phục tùng” [7, tr. 47]. Vì thế,

trong các tác phẩm đạo đức học, Kant đều khẳng định rằng, lý tính và những

nguyên tắc đạo đức là cơ sở quy định duy nhất của ý chí.

Kant không chỉ dừng lại ở chỗ thừa nhận những nguyên tắc đạo đức là

cơ sở duy nhất quy định ý chí, mà ông còn mong muốn biến những nguyên tắc

đó trở thành "bản chất tự nhiên" bên trong con người, nhờ đó, ý chí có khả

năng tự chế ngự bản thân trước những "ham thích sinh lý" cũng như sự chi phối

của những động cơ cảm tính bên ngoài. Kant gọi khả năng tự chế ngự bản thân

của ý chí là "sự tự trị của ý chí". Như vậy, chúng ta thấy, "sự tự trị của ý chí"

trong quan niệm của Kant chính là việc ý chí sử dụng những nguyên tắc đạo

đức để tự cưỡng chế bản thân trước những "ham thích sinh lý" và sự chi phối

của những động cơ cảm tính bên ngoài. Hay, có thể nói rằng, đó là việc ý chí

tuân thủ "mệnh lệnh tuyệt đối" của những nguyên tắc đạo đức một cách tự

nguyện. Ông viết: "Sự tự trị của ý chí là thuộc tính của ý chí - nó là luật đối với

chính bản thân nó (độc lập với mọi thuộc tính của những đối tượng của ý chí)"

[16, pg. 89].

Với quan niệm đó, chúng ta không chỉ hiểu được tại sao “ý thức về

quan năng của một lý tính thuần túy thực hành lại tạo ra được - thông qua việc

làm (đức hạnh) - một ý thức về việc làm chủ những xu hướng của chính mình,

và, vì thế, độc lập với chúng” [7, tr. 215] trong đạo đức học của Kant, mà còn

lý giải được khả năng tự thiết lập những nguyên tắc đạo đức để cưỡng chế bản

thân của ý chí.

1.2.2. Ý chí thiết lập những nguyên tắc đạo đức

Page 10: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

10

Trong các tác phẩm đạo đức học, Kant đã đề cập đến quá trình ý chí tự

thiết lập những nguyên tắc đạo đức. Ông cho rằng, quá trình đó diễn ra như

sau: ý chí bắt đầu từ những châm ngôn chủ quan của nó (đó là những châm

ngôn bị chi phối bởi những "ham thích sinh lý" và chỉ có giá trị đối với từng

chủ thể riêng lẻ) đi đến thiết lập những điều lệnh thực hành (những điều lệnh

có giá trị đối với một số chủ thể nhất định nào đó); sau đó, ý chí dựa vào

những nguyên tắc tiên nghiệm của lý tính để loại bỏ những yếu tố chủ quan

và cảm tính ra khỏi những điều lệnh đó; cuối cùng, ý chí có được hình thức

thuần túy của những quy luật, đó là những nguyên tắc thực hành có giá trị phổ

quát đối với mọi chủ thể tồn tại trong thế giới cảm tính này. Ông viết: “Ta biết

những gì ta phải bắt đầu trong việc nghiên cứu về lĩnh vực thực hành, đó là,

từ “những châm ngôn” được mọi người đặt nền tảng trên những xu hướng

riêng của mình, tiến tới “những điều lệnh” có giá trị hiệu lực cho một loại

nhất định những hữu thể có lý tính trong chừng mực họ nhất trí trong những

xu hướng nhất định; và sau cùng, là “quy luật” có giá trị cho mọi người bất kể

những xu hướng của họv.v.. ” [7, tr. 120]. Nói cách khác, đây chính là quá

trình mà ý chí sử dụng những nguyên tắc đạo đức vào việc làm cho những

châm ngôn chủ quan của nó trở nên phù hợp với những nguyên tắc này.

Theo đó, chúng ta thấy rằng, "sự tự trị của ý chí" chính là hạt nhân của quá

trình thiết lập này. Kant viết: “sự tự trị của ý chí là nguyên tắc duy nhất của

mọi quy luật luân lý và của mọi nghĩa vụ phù hợp với chúng” [7, tr. 60].

Như vậy, với Kant, nếu không có "sự tự trị của ý chí" thì không có những

nguyên tắc đạo đức chỉ dẫn ý chí cũng như hành vi của con người. Hay, có

thể nói rằng, nếu không có "sự tự trị của ý chí" thì không có những giá trị

đạo đức cho loài người.

Kant cho rằng, ý chí cần có một lãnh địa riêng để thực hiện công việc

thiết lập của nó. Trong Đặt cơ sở cho siêu hình học về đạo đức, ông đã nói

về lãnh địa này như sau: “đó là một vương quốc được tôi hiểu là sự hợp nhất

Page 11: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

11

có hệ thống từ vô số những tồn tại có lý tính thông qua luật chung. Luật quy

định mục đích hướng tới những giá trị phổ quát của họ, nếu chúng ta trừu

tượng những khác biệt cá nhân của mọi tồn tại có lý tính cũng như mọi nội

dung của những mục đích riêng tư thì, chúng ta có thể nghĩ về một tổng thể

những mục đích được liên kết có hệ thống (một tổng thể bao gồm những tồn

tại có lý tính như là những mục đích tự thân, và mục đích của mỗi người do

người đó đặt ra), đó là vương quốc của mục đích” [16, pg. 83].

Theo Kant, quá trình ý chí thiết lập những nguyên tắc đạo đức cũng

chính là quá trình xây dựng “vương quốc mục đích” (“vương quốc đạo đức”).

Chúng ta có thể hình dung quá trình đó như sau: ý chí đi tìm cơ sở quy định

cho những châm ngôn của nó ở lý tính; tiếp đó, những châm ngôn này sẽ

được trừu tượng hóa khỏi những “mục đích chủ quan” (loại bỏ cơ sở thường

nghiệm); cuối cùng, chỉ còn lại hình thức của một quy luật phổ biến vận động

theo “mục đích tự thân” (bản thân quy luật này sẽ là mục đích của chính nó) -

“quy luật luân lý”; quy luật này sẽ trở thành cơ sở cho việc hình thành “vương

quốc mục đích”. Hay, có thể nói rằng, đây là cách thức mà mỗi cá nhân tự

thiết lập những nguyên tắc đạo đức cho bản thân và biến chúng thành quy luật

phổ quát cho những người khác, nhờ đó có thể đóng góp sức lực vào việc kiến

tạo “vương quốc mục đích” (“vương quốc đạo đức”) của loài người trên thế

gian này.

Page 12: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

12

Chương 2

Ý NIỆM “TỰ DO” TRONG ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA KANT 2.1. “Tự do” và những nguyên tắc đạo đức

2.1.1. Những nguyên tắc đạo đức là cơ sở để nhận thức về “ tự do”

Kant bắt đầu những luận giải của mình về “tự do” bằng việc xét hỏi, cái

gì có thể giúp con người nhận thức về “tự do”? Và, ông nhận ra rằng, “chính

quy luật luân lý được ta ý thức một cách trực tiếp (khi ta đề ra cho ta các

châm ngôn của ý chí) mới là cái đầu tiên xuất hiện ra cho ta và trực tiếp dẫn ta

đi đến khái niệm về sự tự do, trong chừng mực lý tính diễn tả nó như một cơ

sở quy định không phải bị đè nặng bởi bất kỳ điều kiện cảm tính nào, trái lại

hoàn toàn độc lập với chúng” [7, tr. 55]; “… chính luân lý hay đạo đức là cái

đầu tiên phát hiện ra cho ta khái niệm về tự do” [7, tr. 55];“sự tự do và quy

luật thực hành vô - điều kiện hàm ngụ lẫn nhau một cách tương hỗ” [7, tr. 54].

Nếu như, trong lĩnh vực lý thuyết, Kant coi “tự do” chỉ là một ý niệm

siêu nghiệm và con người không thể nói gì về nó thì, trong lĩnh vực đạo đức,

chúng ta thấy một điều ngược lại, con người nhờ vào sự dẫn dắt của những

nguyên tắc đạo đức hoàn toàn có thể nhận thức về “tự do” nơi bản thân

mình.

Kant hiểu “tự do” theo hai nghĩa, “tự do tiêu cực” và “tự do tích cực”.

Ông cho rằng, việc con người sử dụng lý tính để cưỡng chế ý chí trước mọi

cám dỗ đến từ những “ham thích sinh lý” và động cơ cảm tính bên ngoài, để

làm chủ bản thân trong mọi tình huống, là “tự do” theo nghĩa tiêu cực. Ông

viết: “nguyên tắc duy nhất của luân lý là ở trong sự độc lập đối với mọi chất

liệu của quy luật (tức với một đối tượng của ham muốn), và ở trong việc quy

định sự tự do lựa chọn bằng hình thức đơn thuần của sự ban bố quy luật phổ

biến, nhờ đó châm ngôn của nó phải có được năng lực ấy. Sự độc lập này

chính là sự tự do theo nghĩa tiêu cực” [7, tr. 60]. Còn, việc con người sử dụng

lý tính của mình làm cơ sở để biến những châm ngôn của ý chí trở thành

Page 13: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

13

những nguyên tắc đạo đức khách quan và vô điều kiện là “tự do” theo nghĩa

tích cực. Ông viết: “sự tự ban bố quy luật của lý tính thuần túy, và, với tư

cách ấy, của lý tính thực hành là sự tự do theo nghĩa tích cực. Như thế, quy

luật luân lý không diễn tả điều gì khác hơn là sự tự trị của lý tính thuần túy

thực hành, nghĩa là sự tự do” [7, tr. 60]. Như vậy, “tự do tiêu cực” chỉ có

nghĩa là sự giải phóng con người khỏi sự áp đặt nào đó; còn “tự do tích cực”

đã mang lại cho con người một ý nghĩa mới, đó là sự sáng tạo - sáng tạo

những giá trị đạo đức. Với cách hiểu này, chúng ta thấy, “tự do” trong quan

niệm của Kant chính là “tự do trí tuệ” hay “tự do tinh thần” một cách tuyệt

đối; nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao “phẩm giá” của con người.

Kant hiểu về “tự do” theo hai nghĩa trên, song, ông cũng đưa ra nhiều

cách gọi khác nhau để nói về bản chất của “tự do” trong lĩnh vực đạo đức.

Với ông, “tự do” theo nghĩa tiêu cực còn được gọi là “tự do siêu nghiệm” hay

“tự do nội tâm”.

2.1.2 “Tự do” là cơ sở cho sự tồn tại của những nguyên tắc đạo đức

Ở phần trước, Kant thừa nhận sự hiện hữu tiên nghiệm của những

nguyên tắc đạo đức bên trong con người để đi đến kết luận về “tự do siêu

nghiệm”. Đến đây, ông thực hiện một tiến trình ngược lại, ông tiền giả định

về “tự do” và nhận thấy sự hiện hữu của những nguyên tắc đạo đức bên trong

bản thân mình. Theo đó, ông kết luận rằng, “tự do siêu nghiệm” chính là cơ

sở biện minh cho sự tồn tại của những nguyên tắc đạo đức bên trong con

người. Ông viết: “… quy luật này phải là một ý niệm về một trật tự tự nhiên

tuy không được mang lại ở trong kinh nghiệm nhưng lại khả hữu thông qua sự

tự do” [7, tr. 75]. Không những thế, “tự do siêu nghiệm” còn là cơ sở biện

minh cho “tính thực tại khách quan” của những nguyên tắc này (khi con

người nhận thức về “tự do” cũng là lúc con người nhận thức về sự hiện hữu

của những nguyên tắc đạo đức đang trực tiếp điều khiển hành vi của bản

thân).

Page 14: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

14

Quá trình “tự do siêu nghiệm” trở thành cơ sở biện minh cho sự tồn tại

của những nguyên tắc đạo đức đã được Kant mô tả trong Phê phán lý tính

thực hành

2.1.3. “Tự do” là cơ sở cho sự phát triển nhân cách của con người

Theo Kant, “tự do siêu nghiệm” không chỉ đóng vai trò là cơ sở dẫn dắt

con người nhận biết về sự hiện hữu của những nguyên tắc đạo đức, mà còn

tạo ra nơi “tâm thức” con người một thứ tình cảm đặc biệt - “sự tôn kính đối

với quy luật luân lý”. “Sự tôn kính đối với quy luật luân lý” này, mặc dù tạo

ra “sự không thỏa mãn” của con người về mặt sinh lý, nhưng đằng sau “sự

không thỏa mãn” ấy, con người vẫn nhận thấy sự “nâng cao lên” nào đó về

mặt “nhân cách” của chính mình. Do đó, có thể nói, “sự không thỏa mãn”

chính là cơ sở cho niềm “vui sướng” của con người khi nhận ra “nhân cách”

nơi bản thân mình. Đến đây, nếu trở lại với câu hỏi của Kant rằng, “tự do

siêu nghiệm” hay “quy luật luân lý” có thể tạo ra những gì nơi “tâm thức”

của con người? Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy, đó chính là sự “nâng cao

lên” về mặt “nhân cách con người”. Ông viết: “Quy luật luân lý” “tự nó đi

thẳng vào tâm hồn con người và chiếm được lòng tôn kính (tuy không tự

nguyện và không phải lúc nào cũng được tuân theo); một quy luật mà trước

mặt nó mọi xu hướng đều phải im bặt, mặc dù chúng âm thầm chống lại” [7,

tr. 158], lúc đó, con người “có thể không ngớt hài lòng được chiêm ngưỡng

tính uy nghiêm của quy luật luân lý và thấy rằng quy luật ấy càng vượt cao

hơn bản thân mình và bản tính yếu đuối của mình bao nhiêu thì tâm hồn

mình càng được nâng lên bấy nhiêu” [7, tr. 147]; “quy luật luân lý” “mang

lại cho tâm thức động cơ luân lý thuần túy, không chỉ bởi vì động cơ này là

cái duy nhất có thể là nền tảng cho tính cách (Charakter) (tức một lề lối tư

duy thực hành, chặt chẽ với những châm ngôn bất di bất dịch), mà còn vì nó

dạy cho con người cảm nhận được phẩm giá của chính mình, mang lại cho

tầm hồn một sức mạnh mà chính nó không ngờ tới để tách bản thân mình ra

Page 15: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

15

khỏi những mọi ràng buộc cảm tính mỗi khi chúng muốn trở thành thống

soái, và để tìm ra một sự bù đắp phong phú cho những gì con người đã hy

sinh, trong sự độc lập tự chủ của bản tính lý tính của mình và sự lớn lao của

tâm hồn mà con người thấy đó là vận mệnh của mình” [7, tr. 266]. Như vậy,

với Kant, “tự do siêu nghiệm” và những nguyên tắc đạo đức chính là cơ sở

giúp cho con người nhận biết về một “sức mạnh nâng con người lên trên

chính mình” - “nhân cách con người”. Theo đó, chúng ta có thể hình dung

con đường đạo đức của Kant như sau: ông bắt đầu từ việc “tiền - giả định”

về “tự do siêu nghiệm” tiến đến “quy luật luân lý” và “sự tôn kính đối với

quy luật luân lý”, cuối cùng, ông nhận ra rằng, “tự do siêu nghiệm” cùng với

“quy luật luân lý” chính là cơ sở cho sự phát triển “nhân cách” và “tâm hồn”

của con người.

2.2. “Tự do” và những ý niệm siêu nghiệm

2.2.1. “Tự do” là cơ sở nhận thức về “sự-Thiện-tối cao”

Trong đạo đức học của Kant, “sự Thiện-tối cao” là đối tượng mà mọi

hành vi đạo đức của con người hướng tới. Với ông, “sự Thiện-tối cao” là một

“khái niệm siêu nghiệm”. Ông viết: “…khả thể của sự Thiện-tối cao không

dựa trên bất kỳ nguyên tắc thường nghiệm nào; nói cách khác, sự diễn dịch

[sự biện minh tính chính đáng] về khái niệm này phải là có tính siêu nghiệm

(transzendental)” [7, tr. 208].

Kant cho rằng, một khái niệm có tính chất siêu nghiệm như vậy tất yếu

phải là kết quả của “tự do siêu nghiệm”, bởi lẽ, “tính nhân quả từ Tự do bao

giờ cũng phải được tìm ở bên ngoài thế giới cảm tính, tức bên trong thế giới

của cái khả niệm” [7, tr. 182]. Hay, có thể nói rằng, “tự do siêu nghiệm”

chính là nguồn gốc (nguyên nhân) tạo ra “sự Thiện-tối cao”. Ông viết: “Tôi

hiểu khái niệm về “một đối tượng” của lý tính thực hành là sự hình dung về

một đối tượng như là về một kết quả có thể được tạo ra bởi sự Tự do” [7, tr.

107]. Ông còn nhấn mạnh rằng, “cần phải tạo ra sự Thiện-tối cao bằng sự Tự

Page 16: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

16

do của ý chí một cách tất yếu tiên nghiệm (một cách luân lý), vì thế điều kiện

cho khả thể của nó [tức tính siêu việt] chỉ được phép dựa duy nhất trên những

nguyên tắc tiên nghiệm của nhận thức mà thôi” [7, tr. 208].

2.2.2. “Tự do” là cơ sở cho “sự bất tử của linh hồn” và sự hiện hữu của

“Thượng đế”

Theo Kant, con người chỉ có thể đạt đến “sự Thiện-tối cao” “trong một

tiến trình đi đến vô tận (ins Unendliche gehender Progressus)”, bởi lẽ, “sự

tương ứng hoàn toàn giữa ý chí và quy luật luân lý là tính thiêng liêng

(Heiligkeit), tức một sự hoàn hảo mà không một hữu thể có lý tính nào trong

thế giới cảm tính có năng lực thực hiện được nơi bất kỳ phút giây nào trong

cuộc hiện hữu của mình” [7, tr. 220]. Ông hiểu, “tiến trình đi đến vô tận” như

vậy chính là “một sự kéo dài đến vô tận của sự hiện hữu và nhân cách của

cùng một hữu thể có lý tính (điều này được người ta gọi là sự bất tử của linh

hồn)” [7, tr. 220]. Nói cách khác, con người chỉ thực sự đạt đến “sự Thiện-tối

cao” khi có “sự bất tử của linh hồn”.

Kant đã dựa vào những luận giải về “khả thể của sự Thiện-tối cao” để

biện minh cho “sự bất tử của linh hồn” - một trong những khái niệm quan

trọng của tôn giáo. Vì thế, có thể nói rằng, “sự tự do siêu nghiệm” hay “quy

luật luân lý” cũng chính là cơ sở cho “sự bất tử của linh hồn”. Nói cách khác,

“sự bất tử của linh hồn” là kết quả tất yếu của “sự tự do siêu nghiệm” hay

“quy luật luân lý”. Ông viết: “sự bất tử này…(không thể được chứng minh

với tư cách là mệnh đề lý thuyết nhưng lại là một kết quả không thể tách rời

của một quy luật thực hành tiên nghiệm có giá trị - vô điều kiện)” [7, tr. 220].

Kant cũng khẳng định rằng, trong “tiến trình tiến lên đến vô tận” để

đạt đến “sự Thiện-tối cao”, con người cần phải có “đức tin” vào sự hiện hữu

của “Thượng đế”. Nói cách khác, với Kant, “đức tin” vào sự hiện hữu của

“Thượng đế” chính là điều kiện để con người đạt được “sự Thiện-tối cao” một

Page 17: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

17

cách trọn vẹn. Ông viết: “… sự Thiện-tối cao chỉ có thể có được với điều kiện

có sự hiện hữu của Thượng đế” [7, tr. 224].

Tuy nhiên, theo ông, “Thượng đế” không phải là nền tảng cho mọi

nghĩa vụ đạo đức (đạt được sự Thiện-tối cao) của con người, mà chính những

nguyên tắc đạo đức mới là cơ sở dẫn dắt con người đi tới nhận thức nghĩa vụ

đạo đức cũng như sự hiện hữu của “Thượng đế” nơi bản thân mình. Ông viết:

“Quy luật luân lý, nhờ dựa vào khái niệm về sự Thiện-tối cao như là đối

tượng của một lý tính thuần túy thực hành, xác định khái niệm về Hữu thể

nguyên thủy như là Hữu thể-tối cao” [7, tr. 242]. Theo đó, chúng ta có thể nói

rằng, “tự do siêu nghiệm” cũng chính là cơ sở giúp con người nhận biết về sự

hiện hữu của “Thượng đế” nơi bản thân mình.

2.3. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm về “tự do” của Kant

Trên cơ sở trình bày và phân tích những luận giải của Kant về “tự do”,

chúng tôi nhận thấy, Kant đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát

triển con người cũng như xã hội loài người. Điều đó thể hiện ở những khía

cạnh như sau:

Thứ nhất, “tự do” mà Kant nói đến trong các tác phẩm đạo đức học là

“tự do” tuân theo luật (quy luật đạo đức), đối lập hoàn toàn với “tự do” tùy

tiện, vô tổ chức. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng, “tự do” của Kant là cơ sở

cho việc xây dựng một xã hội đạo đức và văn minh, trong đó bao gồm những

con người luôn sống và hành động theo các nguyên tắc đạo đức.

Thứ hai, “tự do” trong quan niệm của Kant đòi hỏi con người không

ngừng tu dưỡng, rèn luyện theo các nguyên tắc đạo đức để làm chủ chính

mình trong mọi tình huống. Không những thế, “tự do” của Kant còn đòi hỏi

con người phải thực hiện trách nhiệm đạo đức với tha nhân và xã hội. Hơn

thế, “tự do” của Kant cũng đòi hỏi con người phải tôn trọng “nhân tính” của

bản thân và tha nhân. Với tất cả lý do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng,

Page 18: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

18

khái niệm “tự do” của Kant có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục và phát

triển nhân cách của con người.

Thứ ba, trong các tác phẩm đạo đức học, Kant khẳng định rằng, “tự

do” là cơ sở dẫn dắt con người nhận thức về những nguyên tắc đạo đức hiện

hữu nơi bản thân mình, nhờ đó nhận thức được những giá trị đạo đức tốt đẹp

(cái “thiện tối cao”). Nói cách khác, khái niệm “tự do” của Kant có vai trò

quan trọng trong việc mang lại cho con người niềm tin - niềm tin vào những

giá trị đạo đức tốt đẹp trên thế gian này.

Bên cạnh những giá trị tích cực như vừa phân tích, quan niệm của Kant

về “tự do” cũng có những hạn chế nhất định. Điều đó thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, “tự do” trong quan niệm của Kant chính là sự giải phóng con

người khỏi tất cả những ham muốn, dục vọng của bản thân, độc lập hoàn toàn

với không gian, thời gian và các quy luật nhân quả của thế giới tự nhiên. Kant

coi đó là sản phẩm thuần túy của thế giới bên trong con người (thế giới siêu

cảm tính), do đó, con người không thể sử dụng những kinh nghiệm sẵn có để

chứng minh về sự tồn tại của nó. Theo ông, cách thức duy nhất để con người

nhận biết về “tự do” là hành động theo mệnh lệnh của những nguyên tắc đạo

đức mà lý tính thiết lập. Ông còn gọi đó là “tự do siêu nghiệm” hay “tự do nội

tâm”. Chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng, “tự do” của Kant là thứ “tự do”

trừu tượng, phi lịch sử.

Thứ hai, “tự do” trong quan niệm của Kant đòi hỏi con người phải hạn

chế, hy sinh những ham muốn, sở thích, dục vọng cá nhân, dành toàn bộ sức

lực và tâm trí để tuân thủ mệnh lệnh của những nguyên tắc đạo đức. Hơn thế,

nó còn đòi hỏi con người luôn phải hành động sao cho “châm ngôn của ý chí”

có thể trở thành một quy luật đạo đức phổ quát cho toàn xã hội. Nói cách

khác, nó đòi hỏi con người phải sử dụng lý trí của bản thân vào việc thiết lập

nên những quy tắc đạo đức chung cho toàn xã hội. Với những yêu cầu đó,

Page 19: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

19

chúng ta thấy, “tự do” của Kant không chỉ mang tính trừu tượng, phi lịch sử,

mà còn phi thực tế. Bởi lẽ, con người với tư cách những hữu thể cảm tính và

hữu hạn không bao giờ có thể trở thành những con người “tự do” như Kant

mong muốn. Rõ ràng, chúng ta chỉ có nhìn nhận khái niệm “tự do” của Kant ở

khía cạnh là một lý tưởng mà con người luôn khao khát đạt được.

Thứ ba, Kant đã quá đề cao “tự do cá nhân”, coi “tự do cá nhân” là cơ

sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ tòa nhà đạo đức học của mình. Mặc dù, ông

đặt “tự do cá nhân” trong mối liên hệ với nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức,

nhưng trên thực tế, mỗi cá nhân chỉ là một hữu thể hữu hạn và không hoàn

hảo, do đó thường xuyên có xu hướng chối bỏ nghĩa vụ và trách nhiệm đạo

đức của bản thân. Vì thế, Kant đã viện dẫn đến “Thượng đế” và “sự bất tử của

linh hồn” như là điều kiện để buộc mỗi cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ và

trách đạo đức của mình, tức là trở thành cá nhân tự do như ông mong muốn.

Nói cách khác, với Kant, mỗi cá nhân chỉ có thể đạt đến “tự do” thực sự khi

họ ở trong “vương quốc của Thượng đế”. Như vậy, Kant đã đặt “tự do cá

nhân” trong mối liên hệ với “đức tin” vào sự hiện hữu của “Thượng đế” và

“sự bất tử của linh hồn”. Ở khía cạnh này, một lần nữa chúng ta có thể khẳng

định rằng, “tự do” của Kant là “tự do” trừu tường và phi hiện thực.

Page 20: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

20

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng tôi đã luận giải quan niệm của Kant về

những nguyên tắc đạo đức (những guyên tắc thực hành). Đó là những nguyên

tắc thuần túy do “lý tính thực hành” thiết tạo. Chúng được sử dụng để cưỡng

chế ý chí con người trước sự cám dỗ của những “ham thích sinh lý” và động

cơ cảm tính bên ngoài, nhờ đó, ý chí chỉ tuân theo duy nhất mệnh lệnh của lý

tính. Chúng tôi coi những luận giải này là tiền đề thiết yếu để tiếp tục làm rõ

quan niệm của Kant về “tự do”. Theo ông, “tự do” trước hết là việc giải

phóng con người, cụ thể là trí tuệ con người, khỏi mọi sự chi phối của những

“ham thích sinh lý” và sự áp đặt của những quyền lực xã hội. Ông gọi “tự do”

này là “tự do tiêu cực” hay “tự do siêu nghiệm”, “tự do nội tâm”. Hơn nữa,

“tự do” còn là việc con người sử dụng trí tuệ của chính mình để tự thiết lập

(sáng tạo) những giá trị đạo đức phổ quát cho loài người. Ông gọi “tự do” như

vậy là “tự do tích cực”. Tuy nhiên, trong các tác phẩm đạo đức, Kant chủ yếu

nói tới “tự do” theo nghĩa là “tự do siêu nghiệm”. Đối với ông, “tự do siêu

nghiệm” chính là cơ sở để con người nhận thức nghĩa vụ đạo đức (đạt được

“sự Thiện-tối cao”) cũng như trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ đó của bản

thân; vì thế, nó cũng đồng thời được coi là cơ sở cho sự phát triển và hoàn

thiện nhân cách của con người; hơn thế, nó còn được coi là cơ sở dẫn dắt con

người nhận biết về “đức tin” của chính mình.

Chúng ta thấy rằng, trong lĩnh vực đạo đức học, Kant đã phủ nhận

hoàn toàn quan niệm về “tự do tùy tiện” hay “tự do mù quáng”, ông trực tiếp

đề cập đến “sự tự do” đạo đức, tức “sự tự do” trong mối liên hệ với nghĩa vụ

và trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân cũng như cộng đồng. Đặc biệt,

việc ông đặt “tự do” trước sự phán xét của “lương tâm” và sự chỉ dẫn của

“đức tin” trong con người, đã mang lại cho khái niệm này một ý nghĩa mới -

đó là sự “nâng cao lên” về mặt nhân cách của con người. Vì thế, “tự do” trong

quan niệm của Kant có thể được hình dung như là một cuộc cách mạng nhằm

Page 21: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

21

giải phóng con người khỏi sự chi phối của những yếu tố bản năng tầm

thường, tạo điều kiện để con người không ngừng phát triển và hoàn thiện

những giá trị làm người thực sự của chính mình. Hay, đó còn gọi là một cuộc

cách mạng giải phóng con người về mặt tinh thần. Như vậy, khái niệm “tự

do” mà Kant đưa ra và luận giải có ý nghĩa nhân văn sâu sắc không chỉ đối

với thời đại của ông, mà còn với thời đại của chúng ta ngày hôm nay. Chúng

tôi thiết nghĩ rằng còn có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học từ Kant,

nhất là từ đạo đức học của ông, để xây dựng xã hội loài người ngày càng tốt

đẹp và nhân văn hơn nữa.

Page 22: Câu phức định ngữ trong tiếng Việt và những hiện tượng ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39404/1/TT_V_L2_01914.pdf · mộ và kính sợ luôn

22