22
Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp? Trả lời: 1. Vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ: 1.1. Vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc: Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc Bộ Việt Nam, có địa hình hiểm trở với nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phần lớn địa hình là núi cao, rừng rậm xem kẽ cao nguyên và thung lũng. Có dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km với đỉnh Phanxiphăng cao 3.142m. Bên cạnh đó còn có dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà. Ba con sông Mã, sông Đà và sông Thao với dòng nước siết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên việc đi lại cực kỳ khó khăn. Phía tây giáp hai tỉnh Phongxalì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Đông giáp căn cứ địa Việt Bắc, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Chính vì vậy mà Tây Bắc đã trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói chung và Bắc Đông Dương nói chung. 1.2. Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ: Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường trời) có chiều rộng từ 6 đến 8 km, chiều dài khoảng 18 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, nằm gần biên giới Việt Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: phía đông bắc giáp với Lai Châu; phía đông nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thông với LuôngPhabang; phía nam thông với Sầm Nưa.

Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp?

Trả lời:1. Vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ:1.1. Vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc:Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc Bộ Việt Nam, có địa hình hiểm trở với

nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phần lớn địa hình là núi cao, rừng rậm xem kẽ cao nguyên và thung lũng. Có dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km với đỉnh Phanxiphăng cao 3.142m. Bên cạnh đó còn có dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà. Ba con sông Mã, sông Đà và sông Thao với dòng nước siết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên việc đi lại cực kỳ khó khăn.

Phía tây giáp hai tỉnh Phongxalì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Đông giáp căn cứ địa Việt Bắc, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Chính vì vậy mà Tây Bắc đã trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói chung và Bắc Đông Dương nói chung.

1.2. Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ:Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu

(nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường trời) có chiều rộng từ 6 đến 8 km, chiều dài khoảng 18 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, nằm gần biên giới Việt Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: phía đông bắc giáp với Lai Châu; phía đông nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thông với LuôngPhabang; phía nam thông với Sầm Nưa.

Xung quanh thung lũng là một vùng núi rừng trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao trung bình 500m, có mỏm đột xuất cao tới 1461m. Thung lũng Điện Biên là cánh đồng bằng phẳng, đồng ruộng khô ráo về mùa khô. Nhưng ngay sát thung lũng về phía đông bắc có một dải địa hình đặc biệt gồm một số điểm nổi lên cao hơn mặt cánh đồng trên dưới 30m và hình thành một bức bình phong che chở cho thung lũng trên hướng Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Trong thung lũng còn có sông Nậm Rốm chảy theo hướng bắc nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889.

Thời tiết Điện Biên Phủ chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Vào mùa khô sương mù dày đặc từ 3 giờ

Page 2: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

chiều hôm trước tới 9 giờ sáng hôm sau. Về mùa mưa, mưa kéo dài, nhiều lũ, độ ẩm lớn.

2. Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp vì:

2.1. Đối với ta: Với điều kiện vị trí địa lí và điều kiện thời tiết như vậy nên ngay khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ chúng ta đã nhận thấy những điểm yếu của địch và những thuận lợi cho ta ở địa hình này: Nằm cô lập giữa núi rừng trùng điệp mênh mông của Tây Bắc và thượng Lào, Điện Biên Phủ rất xa những căn cứ hậu phương của địch. Mọi việc tăng viện hoặc tiếp tế đều do đường hàng không đảm nhiệm. Nếu đường hàng không bị cắt đứt thì quân Pháp ở đây sẽ lâm vào thế bị động, phòng ngự trong những điều kiện khó khăn và nếu lâm nguy cũng khó rút quân được toàn vẹn. Bên cạnh đó, địa hình rừng núi vốn rất quen thuộc, thuận lợi trong tác chiến của ta. Những dãy núi trùng điệp xung quanh thung lũng Điện Biên trở thành vũ khí lợi hại cho quân đội ta khi đặt pháo ở những sườn núi để khống chế các căn cứ của địch tại cánh đồng Điện Biên. Bởi vậy sau 3 chiến dịch vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị của Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân (1953 - 1954), chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “về hướng hoạt động, lấy Tây bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi, phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa”.

Do vậy, việc làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường tình đoàn kết Việt - Lào để cùng chống kẻ thù chung.

2.2. Đối với Pháp: Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Nava, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Ở đây tập trung 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ

Page 3: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 quân, đảm bảo nguồn tiếp viện trong quá trình tác chiến. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, như “ một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava.

Đế quốc Pháp - Mỹ đánh giá Điện Biên phủ là “một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á”, là “ ngã tư chiến lược quan trọng”, “cái bàn xoay có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc”, như “chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào. Đồng thời từ Điện Biên Phủ có thể đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc Trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Mặt khác đây còn là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Châu Á.

Nếu khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta với chiến khu Việt Bắc, Liên khu II và Liên khu IV. Đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng kinh đô LuôngPhaBăng. Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng xung quanh là núi đá vôi ở phía Tây Bắc Việt Nam rất lợi hại cho quân phòng ngự. Quân đội Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công sự kiên cố liên hoàn, rải trên một diện tích rộng có cả sân bay, hầm ngầm và lập cầu không vận... với một lực lượng gồm 21 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo (24 khẩu 105mm, 20 khẩu 120mm và 4 khẩu 155mm), một đại đội tăng 10 chiếc, lực lượng không quân chi viện chiến đấu 150 - 250 lần/chiếc/ngày. Với những nhận định như vậy, quân đội Pháp, đứng đầu là H.Nava đã chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Sự lựa chọn này của địch đã trở thành một cơ hội tốt cho chúng ta để tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của địch và kết thúc chiến tranh. Tháng 12 năm 1953, Bộ chính trị đã hạ quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau khi quyết định chọn địa hình Điện Biên Phủ, quân và dân cả nước đã dốc sức cho chiến dịch với một quyết tâm cao độ, tạo nên sức mạnh tổng lực đánh thắng kẻ thù trong một thế trận hiểm hóc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ.

Page 4: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu diễn biến, kết quả các đợt tiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ và ý nghĩa lịch sử của Chiến thăng Điện Biên Phủ?

Trả lời:2.1. Diễn biến và kết quả các đợt tiến công trong chiến dịch Điện Biên PhủNgày 25/1/1954, các đơn vị bộ đội ta ở vị trí tập kết sẵn sàng nổ súng theo

phương châm tác chiến “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Nhưng nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng uỷ chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đây là quyết định đúng đắn nhưng ta cũng gặp không ít khó khăn. Đó là, thời gian tác chiến dài hơn, cách đánh cũng khác nên có những việc ta phải chuẩn bị lại từ đầu, nhất là việc tổ chức, bố trí hệ thống hoả lực chiến dịch. Với địa hình hiểm trở, pháo của ta kéo vào tập trung tại trận địa đã khó khăn, nay thay đổi phương châm tác chiến lại phải kéo pháo phân tán ra các trận địa mới trên các điểm cao tạo thành vòng cung bao vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, để bắn trực tiếp vào các mục tiêu dưới lòng chảo càng khó khăn hơn. Với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân ta đã tìm mọi cách vượt qua thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chiến dịch Điện Biên Phủ được diễn ra trong 56 ngày đêm ác liệt và được chia thành 3 đợt tấn công:

Đợt tiến công thứ nhất bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954. Nhiệm vụ đợt này là tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch, ở phía Bắc và Đông Bắc gồm Him Lam, Độc lập và Bản Kéo. Đúng 17h ngày 13/3/1954, đại đội lựu pháo 806 bắn những loạt đạn đầu tiên vào trung tâm đề kháng Him Lam mở màn cho chiến dịch. Trung tâm đề kháng Him Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố nhất của địch. Him Lam thuộc phân khu trung tâm, cách Mường Thanh 2,5km - Him Lam có nhiệm vụ che chở cho phân khu trung tâm và ngăn chặn bộ đội ta đánh vào phân khu Bắc. Tại đây Nava bố trí một tiểu đoàn lê dương thiện chiến chiếm giữ gồm 3 cứ điểm yểm hộ lẫn nhau có trận địa phòng ngự vững chắc với nhiều hỏa điểm lợi hại. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, kéo dài hơn 5h30’, đến 22h30’ ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm Him Lam, tiêu diệt và bắt sống gần 500 tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng” đã được cắm lên cứ điểm Him Lam. Trong trận mở màn, xuất hiện gương chiến đấu dũng cảm của Phan Đình Giót, anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tại mỏm 2 để tạo điều kiện cho bộ đội xung phong tiêu diệt địch. Thất thủ ngay tại trận mở màn, Đại tá Pirốt chỉ huy pháo binh của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh Việt Nam, đã tự sát.

Page 5: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

Phát huy truyền thống đánh thắng trận mở màn, 3h30’ ngày 15/3/1954 ta tấn công đồi Độc lập. Cứ điểm Độc lập nằm trên quả đồi dài 700m, rộng 150m, cách Mường Thanh 4km, do một tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường chốt giữ. Vị trí Độc lập có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta từ hướng Bắc đánh xuống. Sau 3 giờ chiến đấu, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ đồi Độc lập. Chiến thắng vẻ vang trên có sự đóng góp xứng đáng của bộ đội pháo cao xạ. 8h ngày 14/3, đại đội 815 tiểu đoàn 383, trung đoàn 367 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay trinh sát Moran của Pháp - Đơn vị đã được tặng thưởng Huân chương quân công hạng 3. Sau gần 5 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt nhanh gọn 2 cụm cứ điểm kiên cố vào bậc nhất của địch, đồng thời làm tan rã một tiểu đoàn địch, bức hàng luôn cứ điểm Bản Kéo, tiêu diệt và bắt sống 2000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay mở toang cánh cửa phía Bắc vào Trung tâm tập đoàn cứ điểm.

Để đảm bảo chắc thắng trong đợt tấn công thứ hai, Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận quyết định phải xây dựng trận địa tấn công và bao vây và xác định đây là nhiệm vụ trung tâm trong công tác chuẩn bị của đợt 2. Hệ thống trận địa tấn công và bao vây: Bao gồm đường giao thông hào trục sâu 1,7m, rộng 1,2m chạy xung quanh phân khu Mường Thanh, cắt đứt phân khu này và phân khu nam, giao thông hào nhánh sâu 1,7m, rộng 0,5m từ đường hào trục toả các hướng sát tới trận địa của địch.

17h ngày 30/3/1954 đợt tấn công thứ 2 bắt đầu và kéo dài 30 ngày đêm ác liệt (30/3 - 30/4/1954). Nhiệm vụ đợt tấn công này là đánh chiếm các ngọn đồi phía đông, đánh chiếm sân bay triệt đường tiếp tế và tiếp viện, thu hẹp phạm vi chiếm đóng và vùng trời của phân khu Trung tâm. Cuộc chiến đấu tại C1 diễn ra quyết liệt ngay từ những ngày đầu. Sau 45' chiến đấu, trung đoàn 98, đại đoàn 316 đánh chiếm đồi C1. Được tặng viện, ngày 9 tháng 4 địch cho quân phản kích. Cuộc chiến đấu diễn ra 4 ngày đêm liên tục, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửa. Đồi A1 là điểm cao quan trọng nhất trong 5 ngọn đồi phía Đông, nó cũng là điểm cao cuối cùng che chở cho phân khu trung tâm. Từ 30/3 - 4/4 bộ đội ta 3 lần tổ chức tấn công, địch dựa vào hệ thống hầm ngầm ngoan cố chống cự, tổ chức nhiều cuộc phản công có xe tăng và pháo binh yểm hộ, cuối cùng mỗi bên chiếm một nửa đồi A1.

Tại đồi E, khẩu đội Phùng Văn Khầu chiến đấu thông minh, sáng tạo, tiêu diệt nhiều hỏa điểm địch, sau này đồng chí được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang. Ngay trong đợt 2, các vị trí 106, 105, 206.... của thực dân Pháp đã bị bộ đội ta đánh chiếm.

Ngay từ hạ tuần tháng 3/1954, bộ đội cao xạ và bộ đội pháo binh hoạt động mạnh, máy bay địch không hạ cánh xuống sân bay Mường Thanh được, phải bay cao thả dù, nhiều dù hàng bay sang trận địa phòng ngự của ta. Từ trung tuần tháng 4/1954 phong trào thi đua “Săn tây bắn tỉa” của bộ đội ta càng làm cho địch hoang

Page 6: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

mang, tuyệt vọng. Đối với địch, Điện Biên Phủ đã trở thành địa ngục trần gian, cái chết đến với chúng bất cứ lúc nào.

Được sự chi viện của hậu phương về cả tinh thần và vật chất, các chiến sỹ Điện Biên Phủ lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của chiến dịch. Bộ chỉ huy mặt trận quyết định mở đợt tấn công thứ 3. Đợt tấn công cuối cùng bắt đầu vào đêm 1/5/1954. Nhiệm vụ đợt chiến đấu này được xác định cụ thể là: Đánh chiếm và tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch, uy hiếp tung thâm chớp thời cơ tiến hành tổng công kích. Phối hợp chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và cao xạ hoạt động mạnh, làm cho địch tiếp tục hoảng loạn. Các đại đoàn bộ binh nhanh chóng đánh chiếm C1, A1, các vị trí ở dưới chân các ngọn đồi phía đông, tiến đánh khu trung tâm Mường Thanh. Chớp thời cơ, 15h ngày 7/5/1954, quân ta được lệnh mở cuộc tổng công kích vào tập đoàn cứ điểm. Quân đội Việt Nam cầm giữ tại chỗ trên một vạn lính Pháp và bắt sống toàn bộ bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của quân đội Pháp do tướng Đờcáttơxri chỉ huy. Tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn hạ 62 máy bay và thu toàn bộ kho tàng, vũ khí của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch.

Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận quyết chiến chiến lược, một trận tiêu diệt điển hình nhất, là trận đầu đánh thắng Mỹ, trực tiếp đưa đến việc ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tạo cơ sở và điều kiện để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Page 7: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

2.2 Ý nghĩa lịch sửa) Đối với nhân dân ta:Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược

Đông - Xuân (1953 - 1954) là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954). Chiến thắng góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng Tháng Tám; một nửa nước được giải phóng, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

b) Đối với thế giới:Trên phạm vi thế giới, với chiến thắng Điện Biên Phủ, lần đầu tiên trong lịch

sử nhân loại: một dân tộc vốn là thuộc địa nửa phong kiến, đất không rộng, người không đông, kinh tế còn lạc hậu, vũ khí kém cỏi, đã đánh thắng quân đội xâm lược của một cường quốc phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, trang bị vũ khí hiện đại. Chính vì vậy, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh sập thành luỹ của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới; báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất

Page 8: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

định thắng lợi; đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có một ý nghĩa lịch sử to lớn có tác động quyết định đối với cả hai phía mà không một chiến dịch nào đạt tới trong lịch sử cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Pháp. Nó là tác nhân quan trọng đưa đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi Điện Biên Phủ không chỉ cổ vũ nhân dân Việt Nam, nó còn là khâu đột phá mở đầu, cổ vũ các dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập.

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết những đơn vị nào của ta trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và mật danh của những đơn vị này là gì?

Trả lời: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có 5 đại đoàn trực tiếp tham gia chiến đấu đó

là: Đại đoàn 308, 312, 316, 304, 351. Dưới sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy chiến dịch, nhiệm vụ của các đại đoàn được giao như sau: - Đại đoàn 308 tiêu diệt các cứ điểm: 311A, 311B ở phía Tây. - Đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm: 505, 505A, 506, 507, 508 ở phía đông, tiến sát bờ sông Nậm Rốm. - Đại đoàn 316 được phối thuộc trung đoàn 9 của Đại đoàn 304 (thiếu 1 tiểu đoàn), tiêu diệt A1, C1 và C2. - Đại đoàn 304: trung đoàn 57 được phối thuộc 1 tiểu đoàn của trung đoàn 9, cử 1 tiểu đoàn chốt chặn trên đường đi Tây Trang không cho quân địch rút chạy sang Lào, xiết chặt vòng vây chung quanh Hồng Cúm, tập kích trận địa pháo binh, tiêu diệt khu C Hồng Cúm.

Page 9: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

- Đại đoàn 351 phối hợp với bộ binh trong các trận đánh điểm và đánh phản kích.3.1. Đại đoàn 308: Đại đoàn 308 (ngày nay là Sư đoàn 308) là sư đoàn bộ binh cơ giới chủ lực

đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 28/8/1949 tại thị trấn Đồn Đu thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Đại đoàn 308 tức Sư đoàn “Quân Tiên Phòng” có 3 trung đoàn gồm:- Trung đoàn 102 tức “Trung đoàn Thủ đô”, mật danh “Ba Vì”.- Trung đoàn 88, mật danh “Tam Đảo”.- Trung đoàn 36: mật danh “Sapa”Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đợt 1, nhiệm vụ của Đại đoàn và một đơn vị

bạn là tiêu diệt và chiếm lĩnh cứ điểm Độc Lập, tham gia có Trung đoàn 88. Trung đoàn 36 có nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng Bản Kéo.

Đợt 2 chiến dịch bắt đầu ngày 30/3/1954, phần Đại đoàn 308 có nhiệm vụ tiêu diệt khu vực trung tâm của địch gồm: một tiểu đoàn số 2 và vị trí pháo binh địch ở đó, phối hợp đơn vị bạn tiêu diệt tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, kiềm chế pháo binh địch ở Tây Mường Thanh...

3.2. Đại đoàn 312: Đại đoàn 312 trước đây - Sư đoàn 312, Sư đoàn Chiến thắng ngày nay- là sư đoàn bộ binh chủ lực, cơ động của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1950 tại Kim Lăng (Phú Thọ), bao gồm 3 trung đoàn:

- Trung đoàn 209 - đơn vị nòng cốt thành lập Đại đoàn - từng hai lần chiến thắng giặc Pháp trên sông Lô vào năm 1947-1949, được tặng danh hiệu “Trung đoàn Sông Lô”, mật danh “Hồng Gai”.

- Trung đoàn 165 - Trung đoàn Lao Hà - chịu đựng và vượt qua muôn vàn gian khổ và thiếu thốn, bám dân, bám đất gây dựng cơ sở cách mạng, ba lần giải phóng Lào Cai, Hà Giang, được tặng danh hiệu “Trung đoàn Thành đồng Biên giới”, mật danh “ Đông Triều”.

- Trung đoàn 141 - nòng cốt là tiểu đoàn 11 - đơn vị đánh địch trong công sự vững chắc đầu tiên ở Phủ Thông, được tặng danh hiệu “Tiểu đoàn Phủ Thông”. Trong chiến dịch Hòa Bình (1952), trung đoàn lập chiến công oanh liệt, tiêu diệt quân Pháp trên các điểm cao 400, 600 ở Ba Vì, được tặng danh hiệu “Trung đoàn Ba Vì”, mật danh “Đầm Hà”.

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 vinh dự được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn: tiêu diệt cứ điểm Him Lam và tham gia đánh 20 trận lớn, tiêu diệt 17 đại đội địch, bắt sống hơn 4.000 tù binh, góp phần cùng các đơn vị bạn tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định,

Page 10: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, tạo ra bước chuyển biến lớn trong cục diên quân sự và chính trị ở Đông Dương.

3.3. Đại đoàn 316:Đại đoàn 316 trước đây - Sư đoàn 316 hiện nay, được thành lập ngày 1 tháng 5

năm 1951 tại làng Cốc Lùng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở sáp nhập các trung đoàn 98, 174, 176 và một số đơn vị binh chủng, đại đoàn có mật danh là “Biên Hòa”.

Đại đoàn 316 còn được gọi là Sư đoàn Sơn chiến, đơn vị ưu tú của Việt Minh chuyên đánh rừng núi, mật danh “ Biên Hòa” gồm 3 trung đoàn:

- Trung đoàn 98 tức Trung đoàn Tây Bắc, mật danh “Ba Đồn”, được thành lập ngày 16/7/1946 tại Hồng Quảng.

- Trung đoàn 174 tức Trung đoàn Cao - Bắc - Lạng, mật danh “Sóc Trăng”, được thành lập ngày 19/8/1949 trên cơ sở hình thành từ các tiểu đoàn mạnh của các trung đoàn Cao Bằng (74), Bắc Cạn (72), Lạng Sơn (28) và là một trong hai trung đoàn chủ lực đầu tiên trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy.

- Trung đoàn 176, mật danh “ Lạng Sơn” được thành lập ngày 15/2/1951 tại Lạng Sơn.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 316 đã có nhiều đóng góp hy sinh to lớn. Những trận đánh ác liệt ở A1, C1 còn in đậm và vang vọng mãi chiến công của Trung đoàn 98, Trung đoàn 174 và được ghi vào lịch sử chiến đấu của quân đội ta như là một mẫu mực của lòng quả cảm, đức hy sinh và tinh thần sáng tạo vượt mọi khó khăn để giành thắng lợi.

3.4. Đại đoàn 304:Mật danh là đoàn Vinh Quang, được thành lập tháng 1 năm 1950 từ các trung

đoàn 9, 57, 66. - Trung đoàn 9: Mật danh "đoàn Ninh Bình", bao gồm: Tiểu đoàn 353, Tiểu đoàn 375, Tiểu đoàn 400. - Trung đoàn 57: Mật danh "đoàn Nho Quan", bao gồm: Tiểu đoàn 265, Tiểu đoàn 346, Tiểu đoàn 418 - Trung đoàn 66: tức "đoàn Đông Sơn" (không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ)

3.5. Đại đoàn 351:Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh-pháo binh) 351 được thành lập,

gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45, trung đoàn công binh 151 và trung đoàn 367.

- Trung đoàn 151: Công binh.- Trung đoàn 45: Lựu pháo, mật danh “Tất thắng”

Page 11: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

- Trung đoàn 675: Sơn pháo- Trung đoàn 367: Pháo cao xạ, mật danh “ Hương Thủy” Câu 4: Anh (chị) hãy nêu vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong

chiến dịch Điện Biên Phủ?Trả lời:59 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc lịch sử và ý nghĩa của chiến thắng Điện

Biên Phủ vẫn ngày càng tỏa sáng. Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp -  Tổng Tư lệnh của chiến dịch. Tài thao lược quân sự của ông đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.

Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị thông qua phương án mở Chiến dịch Điện Biên Phủ của Tổng quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Chiến dịch. Ngày 22-12-1953, Hồ Chủ tịch trao cờ “Quyết chiến, quyết thắng” cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và gửi thư cho đồng bào, chiến sĩ cả nước. Người căn dặn: “Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà với cả quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.  

Trước vận mệnh của dân tộc, nhiệm vụ tối cao được Đảng và Bác Hồ trao cho người cầm quân, với nhận định sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén và tài năng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Cuối năm 1953, đầu năm 1954, kế hoạch đánh tập đoàn cứ điểm lịch sử Điện Biên Phủ được quân ta ráo riết chuẩn bị theo phương thức “ đánh nhanh thắng nhanh”. Đây là trận đánh đầu tiên Quân đội ta sử dụng đại bác 105 li và pháo cao xạ, nên tinh thần bộ đội rất phấn chấn. Hầu hết các đồng chí trong Đảng ủy mặt trận, Bộ chỉ huy  chiến dịch và  các chuyên gia nước ngoài đều có chung ý kiến: Cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng cường thêm quân và củng cố công sự. Nếu không đánh sớm, địch tăng cường lực lượng, tập đoàn cứ điểm sẽ trở nên quá mạnh và nếu không đánh nhanh sẽ khó giải quyết vấn đề tiếp tế, vì tuyến đường từ hậu phương ra tiền tuyến quá xa. Tuy nhiên, với con mắt của một thiên tài quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận ra những khó khăn, sự mạo hiểm của phương thức đánh này: “Nhiều người cho rằng sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ sẽ làm quân địch choáng váng, Nhưng chúng ta chỉ có vài ngàn viên đạn. Đặc biệt mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ với sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Chúng ta cũng không thể

Page 12: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

giành chiến thắng với bất kể giá nào, vì phải giữ gìn vốn liếng cho cuộc chiến đấu lâu dài”.

Bám sát trận địa và theo dõi sát sao mọi diễn biễn của chiến trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận ra những khó khăn lớn mà chúng ta phải đối mặt. Đại tướng đã quyết định tổ chức cuộc họp Đảng ủy mặt trận để trưng cầu ý kiến và quyết định phương thức đánh. Trong cuộc họp này, sau khi ghi nhận tất cả các ý kiến, Đại tướng đã nêu ra tất cả những khó khăn và nhắc lại lời căn dặn của Bác trước khi lên đường đi chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không  chắc thắng không đánh. Vì nếu thua thì hết vốn”. Với sự phân tích thấu đáo của Đại tướng, Đảng ủy đã đi tới nhất trí, nếu thực hiện phương thức “đánh nhanh thắng nhanh” trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục và Đại tướng đi đến kết luận: “Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng” cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháp ra”.

Chính từ sự thay đổi phương án tác chiến vào giờ chót đã tạo nên bước nhảy vọt của chiến dịch, làm cho bộ đội ta chỉ trong một thời gian ngắn từ chỗ chỉ mới tiêu diệt được cứ điểm Độc Lập, một tiểu đoàn của địch đến chỗ tiêu diệt cả một tập đoàn cứ điểm lớn và kiên cố của chúng. Quyết định ấy một lần nữa khẳng định tài năng quân sự và sự sáng tạo của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Th¸ng 7 n¨m 1952, §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p ®· cã trong tay mét ®éi qu©n 280.000 ngêi (riªng ë B¾c Bé cã 160.000) ®Ó chèng l¹i kho¶ng 260.000 qu©n viÔn chinh (trong ®ã 175.000 lµ ngêi Ph¸p). BÊy giê §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p ®· cã thÓ ®a cuéc chiÕn tranh sang mét tÇm vãc míi, më réng ra ngoµi khu vùc chÝnh cña B¾c Bé, chiÕn trêng më réng sang c¶ níc Lµo. ¤ng nghÜ t×nh h×nh nµy sÏ buéc qu©n viÔn chinh ph¶i kÐo dµi ®éi h×nh ®Õn møc ph¸ vì c¶ tuyÕn phßng thñ nÕu muèn b¶o vÖ Lµo vµ ph¶i ®Æt c¸c c¨n cø xa x«i rÊt dÔ bÞ tiÕn c«ng.

§¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p cÇn cã thêi gian ®Ó tiÕn hµnh nh÷ng cuéc hµnh qu©n kh¸c khi tiÕn th¼ng, khi ®i ngîc trë l¹i ®Ó nghi binh, khi quanh co ®i ®êng vßng qua rõng rËm ®Ó ®¸nh l¹c sù chó ý cña ®èi ph¬ng, lµm cho qu©n Ph¸p ph¶i sa lÇy, ph¸ huû u thÕ chiÕn thuËt cña ®Þch. Sù ®èi phã cña Bé tham mu

Page 13: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

Ph¸p rÊt chËm ch¹p, ngËp ngõng th¸i qu¸, kh«ng bao giê tËn dông ®Õn kh¶ n¨ng s½n cã. §ã lµ lêi phª ph¸n nÆng nÒ nhÊt cña §¹i t-íng Vâ Nguyªn Gi¸p khi nhËn ®Þnh vÒ ®èi s¸ch bÞ ®éng cña qu©n Ph¸p thêi ®ã.

Nµ S¶n c¸ch Hµ Néi 200 ki-l«-mÐt vÒ phÝa T©y B¾c. VÞ trÝ nµy ®· biÕn thµnh mét c¨n cø bé - kh«ng qu©n thËt sù víi mét s©n bay n»m gi÷a thung lòng lßng ch¶o cã nói cao bao bäc xung quanh. ChØ huy së x©y nöa ch×m nöa næi, c¸c ®iÓm tùa bao v©y xung quanh, hµng rµo d©y thÐp gai dµy ®Æc. §ã lµ mét kiÓu §iÖn Biªn Phñ thu nhá. Nµ S¶n kh«ng thÊt thñ mÆc dï §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p nhiÒu lÇn ®Þnh bao v©y tiªu diÖt nh ®· tõng lµm víi c¸c vÞ trÝ kh¸c: chuÈn bÞ r¸o riÕt b»ng ho¶ lùc ph¸o binh råi xung phong nhiÒu ®ît ®¸nh vµo c¸c ®iÓm tùa t¬ng ®èi yÕu. §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p hiÓu r»ng «ng ®· mÊt nhiÒu søc lùc khi tiÕn ®¸nh Nµ S¶n mµ kh«ng tiªu diÖt ®îc lùc lîng ®ån tró ë ®©y. ¤ng ph¶i h¹ lÖnh thu qu©n.

§¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p ®· còng bé chØ huy häp rót kinh nghiÖm t¹i mét ®Þa ®iÓm gÇn ®êng 41. ¤ng kÕt luËn r»ng ph¶i suy nghÜ thªm vÒ lo¹i h×nh phßng thñ nµy cña qu©n Ph¸p vµ ®Ó tiªu diÖt mét hÖ thèng cø ®iÓm kiÓu nh Nµ S¶n ph¶i sö dông ho¶ lùc ph¸o binh h¹ng nÆng.

Mïa thu n¨m 1953, tíng Nava b¾t ®Çu thùc thi mét kÕ ho¹ch mµ §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p ®¸nh gi¸ lµ kÕ ho¹ch chiÕn lîc quy m« lín nh»m tiªu diÖt chñ lùc ViÖt Minh trong 18 th¸ng. Nava dù kiÕn, trong giai ®o¹n ®Çu sÏ tËp trung qu©n øng chiÕn c¬ ®éng ®Ó tiÕn c«ng tiªu hao chñ lùc ViÖt Minh ë ®ång b»ng vµ chiÕm ®ãng §iÖn Biªn Phñ ®Ó biÕn T©y B¾c thµnh mét c¨n cø t¸c chiÕn v÷ng ch¾c.

Trong giai ®o¹n thø hai kÕ tiÕp, Nava sÏ tËn dông ma vµ nh©n lóc qu©n ViÖt Minh ®· mái mÖt kh«ng cã nh÷ng ho¹t ®éng lín t¹i miÒn B¾c ®Ó tËp trung lùc lîng b×nh ®Þnh miÒn Nam. Cuèi cïng trong thu ®«ng 1953, kh«ng nh nh÷ng ngêi tiÒn nhiÖm, «ng ta ph¶i bÞ ®éng ch¹y theo chiÕn lîc cña Vâ Nguyªn Gi¸p.

Lóc ®Çu §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p coi §iÖn Biªn Phñ chñ yÕu nh mét c¨n cø tËp trung lùc lîng ®èi ph¬ng. ¤ng nhÊn m¹nh: “KÕ ho¹ch Nava bíc ®Çu ph¸ s¶n...”

Page 14: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

§¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p nhí l¹i nh÷ng bµi häc cña gi¶i phãng qu©n tríc ®©y trong c¸c cuéc xung phong ®¸nh c¸c vÞ trÝ thuéc lo¹i nµy nhng kh«ng m¹nh b»ng. Cho tíi nay chiÕn lîc cña «ng lµ tiÕn c«ng trùc diÖn, lµ ph¶i chän nh÷ng híng tiÕn c«ng thuËn lîi h¬n. Tuy nhiªn ®Ó thay ®æi côc diÖn chiÕn tranh, ®Ó cã mét c¬ may nµo ®ã ®¸nh b¹i qu©n Ph¸p sÏ ®Õn mét ngµy ph¶i ®¸nh mét ®ßn m¹nh, §iÖn Biªn Phñ cã lÏ lµ mét c¬ héi.

Nhng «ng muèn ch¾c ¨n tríc khi ®¸nh, nÕu kh«ng giµnh ®îc th¾ng lîi th× Ýt nhÊt ph¶i giµnh ®îc tèi ®a c¬ may vÒ phÝa m×nh. V× vËy tõ th¸ng 11 n¨m 1953, «ng ®¸nh gi¸ tØ mØ kh¶ n¨ng cña qu©n gi¶i phãng, nh÷ng c¬ may giµnh chiÕn th¾ng, nh÷ng ®iÓm yÕu cña m×nh còng nh cña ®èi ph¬ng. Sau khi lªn chiÕn trêng, theo dâi mÊy ngµy, tíng Gi¸p b¨n kho¨n quyÕt ®Þnh thay ®æi ph¬ng ¸n. §¹i tíng ®· triÖu tËp héi nghÞ qu©n Uû t¹i mÆt trËn.

Khi Héi nghÞ quyÕt ®Þnh chuyÓn ph¬ng ¸n ®¸nh lµ ph¸t huy d©n chñ trong §¶ng uû mÆt trËn th× mäi ngêi cuèi cïng nhÊt trÝ víi quyÕt ®Þnh cña ®¹i tíng.

Ngµy 6/12/1953, Bé chÝnh trÞ ®· th«ng qua chñ tr¬ng ®¸nh ch¾c th¾ng ch¾c. MÊu chèt trËn §iÖn Biªn Phñ lµ ph¬ng ch©m chiÕn lîc trªn c¬ së nh×n nhËn t¬ng quan vµ ý kiÕn cña tËp thÓ Bé ChÝnh trÞ mµ trùc tiÕp lµ tíng Gi¸p, ngêi chØ huy mÆt trËn.

TrËn §iÖn Biªn Phñ kÐo dµi 55 ngµy ®ªm, nhng chiÕn dÞch cïng tªn ®èi víi §¹i tíng Vâ Nguyªn Gi¸p kÐo dµi gÇn ba th¸ng. Ph¶i mÊt 55 ngµy ®ªm, vît qua hµng ngh×n khã kh¨n trë ng¹i, tíng Gi¸p míi ®¸nh chiÕm ®îc tËp ®oµn cø ®iÓm.

Ngµy 7/5/1954 diÔn ra cuéc tæng c«ng kÝch cuèi cïng. Qu©n gi¶i phãng tÊn c«ng tÊt c¶ c¸c híng cïng mét lóc. Ngay trong ®ªm, ph©n khu phÝa Nam cña tËp ®oµn cø ®iÓm thÊt thñ. §èi víi §¹i t-íng Vâ Nguyªn Gi¸p, ®ã lµ th¾ng lîi trän vÑn. ¤ng ®· ®¸nh b¹i ®éi qu©n viÔn chinh. LÇn ®Çu tiªn mét ®éi qu©n gi¶i phãng ®· chiÕn th¾ng ®éi qu©n ph¬ng T©y.

§èi víi vÞ Tæng t lÖnh ViÖt Minh, chiÕn th¾ng §iÖn Biªn Phñ lµ ®o¹n kÕt thóc b×nh thêng cña mét lo¹t chiÕn dÞch. T©y B¾c ®· trë thµnh m¶nh ®Êt thuËn lîi cho c¸c cuéc hµnh binh cña «ng.

Page 15: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

C©u 5: Anh chÞ ph¶i lµm g× ®Ó gi÷ v÷ng vµ ph¸t huy tinh thÇn chiÕn th¾ng lÞch sö §iÖn Biªn Phñ trong sù nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc ViÖt Nam x· héi chñ nghÜa? (Tù liªn hÖ theo suy nghÜ cña m×nh, bµi viÕt kh«ng qu¸ 1000 tõ)

Tinh thần Điện Biên Phủ trước hết là tinh thần yêu nước, "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", không cam chịu làm nô lệ, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, quyết chiến, quyết thắng, kết hợp tinh thần dũng cảm kiên cường với trí thông minh, sáng tạo, nỗ lực phi thường để khắc phục khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, làm được những việc tưởng chừng không thể làm nổi, tạo nên bước tiến vượt bậc về khả năng và sức mạnh chiến đấu để đánh bại kẻ thù…

Tinh thần Điện Biên Phủ là tinh thần tôn trọng thực tế, nắm vững quan điểm thực tiễn, không chủ quan duy ý chí, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn, khi thấy tình hình đã thay đổi thì mục tiêu tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ vẫn giữ vững, nhưng kiên quyết thay đổi cách đánh, dù cách đánh ấy đã thành nghị quyết đang triển khai, tìm ra cách đánh phù hợp để giành thắng lợi. Đây là bài học sâu sắc nhất về lãnh đạo và chỉ huy trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bài học ấy đang hết sức có ý nghĩa đối với chúng ta... Hãy phát huy tinh thần thực tiễn và sáng tạo của Điện Biên Phủ vào công cuộc đổi mới. Luôn gắn lý luận với thực tiễn, thấm nhuần quan điểm coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, luôn bám sát thực tiễn, phân tích, phát hiện, nhận thức đúng đắn những phát triển mới của tình hình thế giới và trong nước. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phát triển sáng tạo lý luận. Khi thực tiễn đã thay đổi thì mục tiêu xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn giữ vững, nhưng kiên quyết thay đổi, bổ sung những chủ trương, chính sách, biện pháp, dù có những vấn đề đã thành quyết định, nghị quyết nhưng không còn phù hợp, không có hiệu quả. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều, dừng lại ở nhận thức và quan điểm cũ đã lỗi thời. Có như vậy mới đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi.

Sức mạnh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của toàn dân, của cả nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, chúng ta đã động viên được sức mạnh của toàn quân, toàn dân, từ tiền tuyến đến hậu phương vào trận quyết chiến Điện Biên Phủ. Ngày nay, sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vẫn là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, của toàn dân. Chúng ta phải luôn coi trọng nêu cao tinh thần dân tộc, quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

Page 16: Câu 1: Tại sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm …sovhttdl.backan.gov.vn/DocumentLibrary/da59e01de8440d52... · Web viewTrả lời: 1. Vị trí chiến lược

Điều thiết thực nhất là phát huy tinh thần Điện Biên Phủ trên mặt trận mới - mặt trận chống nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân ta.

Thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, tránh dân chủ hình thức, tạo nên sự nhất trí giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, sự gắn bó của người dân với chế độ xã hội, với lãnh đạo, như dân đã từng gắn bó với cách mạng trong thời kỳ kháng chiến. Thực hiện dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương, phép nước. Chỉ trên cơ sở sự đồng tình ủng hộ và tham gia tự nguyện của nhân dân, giữ vững được lòng dân, ta mới giữ vững ổn định chính trị, tạo nên sức mạnh đưa công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đến thành công.

Ngày nay, sự lãnh đạo của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn là nhân tố quan trọng, quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta có một đội ngũ cán bộ đảng viên kế tiếp xứng đáng, có phẩm chất và năng lực, năng động, sáng tạo, làm hạt nhân lãnh đạo trong các cấp, các ngành, đưa công cuộc đổi mới tiến lên đạt những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, điều mà toàn Đảng, toàn dân quan tâm và lo ngại là bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng, đang làm giảm uy tín và sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đồng tâm, nhất trí, tìm ra nguyên nhân yếu kém và biện pháp có hiệu lực, thực hiện bằng được nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm cho đội ngũ đảng viên thực sự hết lòng vì nước, vì dân, tiếp tục nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong nhiệm vụ cách mạng mới, như đã từng tiên phong gương mẫu trong chiến đấu. Đây cũng là nhân tố quyết định đưa sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc tiến lên đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã làm cho ba tiếng "Điện Biên Phủ" trở thành biểu tượng của sức mạnh Việt Nam. Tinh thần Điện Biên Phủ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta