20
Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 21 dàn trn phía nam sông Ngũ B. Lý Thái Tông truyn thúc quân đánh tràn sang, quân Chiêm thua chy. Quân Lý bt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém chết vua SĐẩu (Jaya Simhavarman II) đem đầu sang xin hàng. Chiến tranh Vit-Chiêm 1069: Chiêm Thành tuy hàng phc nhưng bi hlà mt dân tc có óc qut cường rt mnh và chí phc thù rt bn b. Sau cuc Nam chinh ca Vua nhà Lý, người Chiêm mun trđũa quân Vit nên Quc vương Chiêm là Chế Cđã xin thn phc nhà Tng mong nhhbo hvà Chiêm Thành không tiếp tc np cng cho Đại Vit na. Năm 1069, Vua Thánh Tông ni nghip vua cha li phi đem quân Nam chinh. Quân Đại Vit do Lý Thường Kit làm Đại Tướng thng lnh đại binh thy btn công vào kinh đô Pht Th, Tướng Chiêm là BĐà La bttrn. Vua Rudravarman (Chế Cũ) bchy vphương Nam ri bbt làm tù binh và sau đó đã xin đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và BChính phía Bc gn biên gii Đại Vit để ly tdo, sau skin này biên gii phía Nam ca Đại Vit ln đầu tiên tiến đến sông Thch Hãn (Qung Tr). Trong triu đại nhà Lý, quân Chiêm còn thường xuyên khuy ri vùng biên gii vào năm 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218. Các vua hay các quan li cao cp như Lý Thường Kit, Tô Hiến Thành ... đã phi đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mi ln đánh, vua Chiêm Thành li cu hòa, cngười sang cng nhưng sau đó li chng đối. Sang đời nhà Trn, sau khi liên minh chng quân Nguyên Mông thng li vvang, quan hgia Cham Pa và Đại Vit, tương đối tt đẹp, đến năm 1307 vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, Lý phía Bc cho Đại Vit làm ca hi môn để cưới công chúa Huyn Trân. Nhà Trn đã đổi vùng đất này thành Thun Châu (Qung Tr) và Hóa Châu (Tha Thiên Huế). Sau skin này, Chăm Pa chcòn li lãnh thtđèo Hi Vân trvào. Năm 1360, Vua Chiêm là Trà Hoa BĐế chết, em là Che Bonguar (Chế Bng Nga) lên thay. Chế Bng Nga là vvua hùng mnh cui cùng ca người Chiêm. Vua Chiêm thy quân đội nhà Trn không còn hùng mnh như trước nên liên tc cướp phá biên gii Hóa châu ca Đại Vit vào các năm: 1361, 1362, 1365, 1366. Dù các tướng biên gii nhà Trn đẩy lui được quân Chiêm nhưng các cuc cướp phá không chm dt. Vì vy Trn DTông quyết định khi binh đi đánh Chiêm Thành. Năm 1367, Trn DTông cTrn Thế Hưng làm Thng quân hành khin đồng tri, Đỗ TBình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành. Tháng 4 âm lch năm 1368, quân Trn tiến vào Chiêm Động (Qung Nam). Quân Chiêm đặt phc binh, quân Trn rơi vào chphc kích, bthua trn. Trn Thế Hưng bbt, Đỗ TBình chy thoát, mang tàn quân chy vnước. Chiêm Thành thy binh lc nhà Trn ngày càng sút kém, bèn sai Mc Bà Ma đi ssang đòi đất Hóa châu nhưng không thành. Năm 1369, vua Trn DTông mt, con là Nht Llên ngôi. MNht Llà vcũ ca kép hát Dương Khương; Nht Lbbê công vic, ham chơi, rượu chè, li giết bà ni là mDTông vì bà hi hn vic lp Nht L. Sau đó, ông còn định đổi sang hDương khiến các quan trong triu bt bình. Năm sau (1370), Nht Lbhoàng tTrn Phlt đổ giành ngôi, tc là vua Trn NghTông. MNht Lchy sang Chiêm Thành xin Chế Bng Nga đánh Đại Vit trthù. Vn p mưu báo thù tlâu, nay cơ hi đến vua Chăm là Chế Bng Nga đã lp tc khi binh. Thy binh nhà Trn Tháng 3 nhun năm 1371, Chế Bng Nga đem quân tiến theo đường bin vào ca Đại An (Nam Định), ri kéo thng ti Thăng Long. Vua Trn sau nhiu năm không phòng bđã phi btrn sang Đông Ngàn (nay thuc huyn Đông Anh, Hà Ni) lánh nn. Ngày 27, quân Chàm kéo quân vào đốt phá cung đin, kho tàng, cướp con gái, vàng bc châu báu ri rút quân v. Đây là ln đầu tiên quân Chămpa kéo đến kinh thành và cũng là mt trong nhng ln kinh thành Thăng Long btàn phá khc lit nht. Để trthù vic Chiêm Thành đánh cướp kinh thành,Trn DuTông ra sc xây dng quân đội và quyết định thân chinh đi đánh Chiêm Thành.

cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 21

dàn trận ở phía nam sông Ngũ Bồ. Lý Thái Tông truyền thúc quân đánh tràn sang, quân Chiêm thua chạy. Quân Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém chết vua Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II) đem đầu sang xin hàng.

Chiến tranh Việt-Chiêm 1069: Chiêm Thành tuy hàng phục nhưng bởi họ

là một dân tộc có óc quật cường rất mạnh và chí phục thù rất bền bỉ. Sau cuộc Nam chinh của Vua nhà Lý, người Chiêm muốn trả đũa quân Việt nên Quốc vương Chiêm là Chế Củ đã xin thần phục nhà Tống mong nhờ họ bảo hộ và Chiêm Thành không tiếp tục nạp cống cho Đại Việt nữa.

Năm 1069, Vua Thánh Tông nối nghiệp vua cha lại phải đem quân Nam chinh. Quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt làm Đại Tướng thống lảnh đại binh thủy bộ tấn công vào kinh đô Phật Thệ, Tướng Chiêm là Bố Bì Đà La bị tử trận. Vua Rudravarman (Chế Cũ) bỏ chạy về phương Nam rồi bị bắt làm tù binh và sau đó đã xin đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính ở phía Bắc gần biên giới Đại Việt để lấy tự do, sau sự kiện này biên giới phía Nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị).

Trong triều đại nhà Lý, quân Chiêm còn thường xuyên khuấy rối vùng biên giới vào năm 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218. Các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành ... đã phải đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối.

Sang đời nhà Trần, sau khi liên minh chống quân Nguyên Mông thắng lợi vẻ vang, quan hệ giữa Cham Pa và Đại Việt, tương đối tốt đẹp, đến năm 1307 vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đã nhượng hai châu Ô, Lý ở phía Bắc cho Đại Việt làm của hồi môn để cưới công chúa Huyền Trân. Nhà Trần đã đổi vùng đất này thành Thuận Châu (Quảng Trị) và Hóa Châu (Thừa Thiên Huế). Sau sự kiện này, Chăm Pa chỉ còn lại lãnh thổ từ đèo Hải Vân trở vào.

Năm 1360, Vua Chiêm là Trà Hoa Bố Đế chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng Nga là vị vua hùng mạnh cuối cùng của người Chiêm.

Vua Chiêm thấy quân đội nhà Trần không còn hùng mạnh như trước nên liên tục cướp phá biên giới Hóa châu của Đại Việt vào các năm: 1361, 1362, 1365, 1366. Dù các tướng biên giới nhà Trần đẩy lui được quân Chiêm nhưng các cuộc

cướp phá không chấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tông quyết định khởi binh đi đánh Chiêm Thành.

Năm 1367, Trần Dụ Tông cử Trần Thế Hưng làm Thống quân hành khiển đồng tri, Đỗ Tử Bình làm phó, mang quân đi đánh Chiêm Thành. Tháng 4 âm lịch năm 1368, quân Trần tiến vào Chiêm Động (Quảng Nam). Quân Chiêm đặt phục binh, quân Trần rơi vào chỗ phục kích, bị thua trận. Trần Thế Hưng bị bắt, Đỗ Tử Bình chạy thoát, mang tàn quân chạy về nước.

Chiêm Thành thấy binh lực nhà Trần ngày càng sút kém, bèn sai Mục Bà Ma đi sứ sang đòi đất Hóa châu nhưng không thành.

Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, con là Nhật Lễ lên ngôi. Mẹ Nhật Lễ là vợ cũ của kép hát Dương Khương; Nhật Lễ bỏ bê công việc, ham chơi, rượu chè, lại giết bà nội là mẹ Dụ Tông vì bà hối hận việc lập Nhật Lễ. Sau đó, ông còn định đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Năm sau (1370), Nhật Lễ bị hoàng tử Trần Phủ lật đổ giành ngôi, tức là vua Trần Nghệ Tông.

Mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xin Chế Bồng Nga đánh Đại Việt trả thù. Vốn ấp ủ mưu báo thù từ lâu, nay cơ hội đến vua Chăm là Chế Bồng Nga đã lập tức khởi binh.

Thủy binh nhà Trần

Tháng 3 nhuận năm 1371, Chế Bồng Nga đem quân tiến theo đường biển vào cửa Đại An (Nam Định), rồi kéo thẳng tới Thăng Long. Vua Trần sau nhiều năm không phòng bị đã phải bỏ trốn sang Đông Ngàn (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) lánh nạn. Ngày 27, quân Chàm kéo quân vào đốt phá cung điện, kho tàng, cướp con gái, vàng bạc châu báu rồi rút quân về. Đây là lần đầu tiên quân Chămpa kéo đến kinh thành và cũng là một trong những lần kinh thành Thăng Long bị tàn phá khốc liệt nhất.

Để trả thù việc Chiêm Thành đánh cướp kinh thành,Trần Duệ Tông ra sức xây dựng quân đội và quyết định thân chinh đi đánh Chiêm Thành.

Page 2: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 22

Tháng 12 âm lịch (đầu năm 1377), Trần Duệ Tông cầm 12 vạn quân tiến vào đất Chiêm Thành. Vua Trần sai Đỗ Tử Bình thủ lĩnh hậu quân, Hồ Quý Ly đốc vận lương thảo.

Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến đến Cầu Đá ở cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Chà Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người đến trá hàng.

Duệ Tông thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm tứ phía phục binh đổ ra đánh, chia cắt quân Trần ra từng đoạn. Quân Đại Việt thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần. Duệ Tông bị hãm trong vòng vây, bị trúng tên tử trận. Các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Lạp Hòa, Phạm Huyền Linh cũng tử trận.

Đỗ Tử Bình lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng sợ hãi bỏ chạy.

Trận Chà Bàn 1377 là thất bại lớn nhất của quân Trần trong các cuộc giao tranh với quân Chiêm. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy vua em vì việc nước bỏ mình, nên lập con trưởng của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức Trần Phế Đế.

Tranh đá quân Chiêm Thành (do người Khmer

khắc) thời nhà Trần Chế Bồng Nga biết binh lực nhà Trần đã

rất suy nhược nên liên tục phát binh Bắc tiến. Quân Trần bị thất thế trước sức tấn công từ phương Nam trong nhiều năm. Đầu tháng 11 năm 1377, vua Chiêm lại theo đường biển tiến đánh Đại Việt. Chế Bồng Nga xua quân tràn vào Thăng Long lần thứ hai. Lần này, quân Chiêm thấy Đại An có phòng bị nên tiến theo cửa biển Thiên Phù (tức cửa Thần Phù thuộc Ninh Bình). Quân Chiêm cướp phá kinh thành khoảng một tuần, đến ngày 12 tháng 11 thì rút lui qua cửa Đại An. Nhưng khi vừa tới cửa biển Đại An, đoàn binh thuyền của Chămpa đã gặp bão lớn, tàu bè bị đánh chìm quân số chết rất nhiều.

Mặc dù bị tổn thất nặng bởi trận bão biển trong lần thứ hai đem quân tàn phá Thăng Long,

nhưng vì cả hai lần đem quân ra Bắc, Chămpa đều giành thắng lợi dễ dàng, điều đó khiến Chế Bồng Nga đã không ngần ngại đem quân vào kinh đô của Đại Việt lần thứ ba. Lần này Chế Bồng Nga tiến đánh Nghệ An, tháng 3 năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm vượt sông Đại Hoàng tiến đánh ra Thăng Long. Vua Trần sai Hành khiển Đỗ Tử Bình đem quân chấn giữ nhưng không địch nổi giặc. Quân Chiêm được thế đánh thẳng vào Thăng Long, bắt người cướp của rồi rút về. Kinh Sư Đại Doãn lúc ấy là Lê Giốc đã bị giặc bắt, rồi anh dũng hy sinh chứ nhất định không chịu đầu hàng.

Năm Kỷ Tỵ (1389) Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Ðại Việt. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân cự chiến. Nhưng Hồ Quý Ly thua trận phải rút chạy. Tháng 11 năm 1389, Chế Bồng Nga thừa thắng tiến theo cửa Hoàng Giang thuộc Hà Nam để tiến đánh chiếm Thăng Long. Thượng hoàng sai đô tướng Trần Khát Chân đem binh đi chặn giặc.

Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga mang hơn 100 chiến thuyền đến Hải Triều đối đầu với Trần Khát Chân. Bấy giờ có hàng binh Chiêm Thành là Ba Lậu Kê chỉ cho Khát Chân biết dấu hiệu đặc biệt của chiến thuyền chở Chế Bồng Nga trong số cả trăm thuyền đang tiến vào trận địa. Trần Khát Chân sai các hỏa pháo tập trung chĩa vào chiến thuyền vua Chiêm mà bắn. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận. Quân Đại Việt được thế đổ ra đánh, quân Chiêm đại bại. Khát Chân lấy đầu Chế Bồng Nga đem dâng triều đình. Tướng Chiêm Thành là La Khải thu thập tàn quân rút về Vijaya chiếm lấy ngôi vua Chiêm. Hai người con Chế Bồng Nga chạy sang hàng Ðại Việt.

Sau thời kỳ Chế Bồng Nga, đến lượt Chăm Pa liên tục bị các vương triều Đại Việt tấn công và bị mất dần lãnh thổ.

Năm 1402, Nhà Hồ đem quân đánh Chiêm Thành, quân Chiêm bị thua. Vua Chiêm là Ba Đích Lại sợ hãi, bèn sai cậu là Bố Điền đến gặp quân Đại Ngu dâng voi trắng, voi đen và xin nộp đất Chiêm Động (Quảng Nam) để làm điều kiện cho nhà Hồ lui quân. Hồ Quý Ly không chấp nhận, bắt phía Chiêm Thành phải làm tờ biểu khác và dâng cả đất Cổ Lũy (Quảng Ngãi). Ba Đích Lại thế yếu phải chấp nhận yêu sách của nhà Hồ, bèn chuyển dân về phía Nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy. Nhà Hồ tiếp quản đất Chiêm Thành, bèn chia Chiêm Động làm hai châu Thăng và Hoa; chia Cổ Lũy thành 2 châu Tư và Nghĩa, cho con Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan làm Cổ Lũy huyện

Page 3: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 23

thượng hầu, trấn giữ châu Tư và châu Nghĩa để chiêu dụ người Chiêm

Nhưng sau đó, năm 1406 do cuộc xâm lăng của nhà Minh, nhà Hồ thất bại và Chiêm Thành đã Bắc tiến lấy lại những đất đai từng bị nhà Hồ chiếm đóng.

Dưới triều Vua Lê Nhân Tông, Vua Chiêm là Bí Cái hay sang cướp phá đất Hóa Châu. Triều đình đã mấy phen sai Quan đánh đuổi nhưng vẫn không chừa. Đến năm Bính Dần 1446 Vua sai Lê Thụ và Lê Khả đem quân sang đánh tấn công vào kinh đô Chà Bàn (Vijaya), bắt được Bí Cái và cả cung tần đem về giam ở Đông Kinh rồi lập người cháu Vua Bồ Đề là Mã Kha Qui Lai lên làm vua. Vào năm 1452, Vua Chiêm là Mã Kha Quý Do bị Bàn La Trà Duyệt, người ở Thi Nại giết chết và cướp ngôi. Trà Duyệt chết, truyền ngôi cho em là Trà Toàn (Pau Kubah). Trà Toàn là một người “hung hãn, hoang dâm, bạo ngược”. Trà Toàn bỏ lệ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía Nam Đại Việt. Vào tháng 8 năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện với nhà Minh, thân hành đem hơn mười vạn quân thủy bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu.

Viên tướng giữ Hóa Châu là Phạm Văn Hiển đánh nhau với quân Chiêm, không địch nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về kinh đô.

Sư tử đá của Chăm Pa tại thành Vijaya vẫn còn

Ngày 16/11/1470, vua Lê Thánh Tông thân hành đốc xuất 15 vạn thủy quân đi đánh Chiêm Thành. Đến giữa tháng 12 âl, quân Đại Việt vào đến đất Chiêm Thành. Sau đó Vua Lê Thánh Tông cho quân luyện tập thuỷ chiến, và cho người vẽ lại bản đồ nước Chiêm. Ngày mồng sáu Tết quân Đại Việt bắt sống được viên quan giữ cửa ải của Chiêm Thành tên là Bồng Nga Sa. Vua Lê Thánh Tông còn tự mình soạn ra cuốn Bình Chiêm sách rồi ban phát cho các doanh nói có 10 lẽ tất thắng.

Ngày mồng 5 tháng 2 âl (1471) Trà Toàn sai em đem 6 viên tướng và 50.000 quân kéo lên đến sát doanh trại quân Đại Việt.

Ngày 6/2 Vua Lê Thánh Tông bí mật sai Tả du kích tướng quân Lê Hi Cát, Hoàng Nhân Thiêm và Tiền phong tướng quân Lê Thế, Trịnh Văn Sái đem hơn 500 chiến thuyền và ba vạn quân vượt biển, lẻn vào cửa biển Sa Kỳ lập dinh lũy, đặt đồn ải, để chận đường về của quân Chiêm. Vua còn bí mật sai Bộ Tướng là Nguyễn Đức Trung đem quân đi lẻn vào chân núi mai phục.

Vua Lê Thánh Tông thân hành đem hơn 1000 chiến thuyền và hàng chục vạn quân ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Tọa dựng cờ thiên tử vừa đánh trống vừa hò reo tiến thẳng về trước mặt.

Quân Chiêm thấy thế quân Đại Việt lớn, lại trông thấy ngự doanh thì tan vỡ, giày xéo lẫn nhau bỏ chạy về thành Chà Bàn (Vijaya). Khi đến núi Mạc Nô, quân Chiêm gặp toán quân của Hy Cát đã phục sẵn ở đó cuống cuồng sợ hãi, chạy rẽ ngang trèo qua chân núi cao, xác người, ngựa và đồ quân trang bỏ lại đầy đường núi. Lê Niệm và Ngô Hồng tung quân ra đánh, chém được một đại tướng và thu được rất nhiều chiến lợi phẩm.

Vua Lê Thánh Tông đến cửa biển Thái Cân, tung quân ra đánh mạnh, chém được hơn 300 thủ cấp và bắt sống được hơn 60 người.

Trà Toàn sợ hãi, bèn dâng biểu xin hàng. Ngày 27 Lê Thánh Tông đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém được hơn 100 thủ cấp. Ngày 28, 29 vua tiến quân bao vây thành Chà Bàn nhiều lớp và chế tạo nhiều hỏa pháo chuẩn bị đánh thành.

Trà Toàn trong tình thế cùng quẫn, đệ nộp tờ cam kết đầu hàng. Vua Thánh Tông triệu Lê Viết Trung đến nói: Giặc đã tan rã chí chiến đấu; kỳ hạn đánh thành đã tới. Trà Toàn nay ở trong thành này, chỉ một trận là ta có thể nhổ được.

Vua phát pháo hiệu và hạ lệnh cho quân sĩ phá cửa thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âl (1471)

Ngày mồng 2 tháng 3 AL (1471) Lê Thánh Tông hạ lệnh kéo quân về. Quân Đại Việt đã toàn thắng, Trà Toàn đã bị bắt.

Theo sử sách Việt Nam, sau khi mất vùng Vijaya, một tướng Chăm là Bô Trì Trì chạy vào Nam chiếm vùng Panduranga xưng làm vua của người Chăm xin nộp cống xưng thần với Đại Việt.

Page 4: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 24

Vua Lê Thánh Tông cũng phong vương cho tiểu vương xứ Kauthara (Hoa Anh) tức là vùng đất tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay và nước Nam Bàn (sau này là hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk tức miền đất Tây Nguyên. Chính thất bại này đã dẫn đến việc người Chăm lần đầu tiên di cư với số lượng lớn sang Campuchia và Malacca.

Panduranga-Chăm Pa và Thuận Thành trấn Phần đất còn lại của vương quốc Chăm Pa

từ sau năm 1471 mà sách sử người Việt gọi là Chiêm Thành chỉ từ đèo Cù Mông, Phú Yên ngày nay trở về Nam gồm hai địa khu Kauthara và Panduranga. Năm 1594 vua Chăm là Po At đã gửi lực lượng sang giúp Sultan xứ Johor để tấn công quân Bồ Đào Nha ở Malacca.

Tuy nhiên các cuộc tấn công từ chúa Nguyễn cai trị xứ Đàng Trong của Đại Việt vào các năm 1611 và 1653 đã dẫn tới Chăm Pa mất luôn vùng Kauthara. Tới năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tấn công vào Panduranga, bắt vua Po Sout đưa về Phú Xuân và đưa em trai của Po Sout là Po Saktiray Da Patih (Kế Bà Tử) lên làm vua, Panduranga được đổi thành Thuận Thành Trấn và vua Chăm được gọi là Trấn Vương cai trị Thuận Thành Trấn với sự giám sát chặt chẽ của các quan lại của chúa Nguyễn. Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm sau Po Saktiray Da Patih không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận.

Năm 1832 người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam nhưng không thành công. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.

Sau khi Chăm Pa bị sát nhập hoàn toàn vào Việt Nam thì hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá tức miền đất Tây Nguyên ngày nay vẫn giữ được độc lập nhưng trở thành phiên thuộc của nhà Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc.

Văn hóa nghệ thuật Văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đều

có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ thứ

4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bá văn minh Ấn Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn giáo, đặc biệt là Si-va giáo, trở thành quốc giáo. Từ thế kỷ thứ 10, các thương nhân Ả Rập đã mang tôn giáo và văn hóa đạo Hồi vào khu vực. Chăm Pa có vai trò trung chuyển quan trọng trên con đường hồ tiêu từ vịnh Pec-xich tới miền Nam Trung quốc và sau này là con đường thương mại trên biển của người Ả Rập, xuất phát từ bán đảo Đông Dương - nơi xuất khẩu trầm hương. Mặc dù giữa Chăm Pa và đế quốc Khmer luôn có chiến tranh, nhưng thương mại và văn hóa vẫn được giao lưu về cả hai phía. Hoàng gia của hai vương quốc cũng thường xuyên lấy lẫn nhau. Chăm Pa còn có quan hệ thương mại và văn hóa với các đế quốc hùng mạnh trên biển như Srivijaya và sau này với Majapahit trên bán đảo Mã Lai.

Tôn giáo, tín ngưỡng Trước khi bị vua Lê Thánh Tông chinh

phục năm 1471, tôn giáo chính của người Chăm là Ấn độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. Ấn độ giáo ở Chăm Pa chủ yếu là Si-va giáo, tức là đạo thờ thần Shiva, và có ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo bản địa như thờ nữ thần Đất Yan Po Nagar. Biểu tượng

Page 5: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 25

chính của tôn giáo Si-va của người Chăm là linga, mukhalinga, jatalinga, linga chia tầng và kosa.

Linga (hay còn gọi là lingam) là một cột trụ có hình dương vật đại diện cho Shiva. Các vua Chăm thường xuyên dựng và cúng các linga bằng đá để thờ ở trung tâm các đền tháp của hoàng gia. Tên mà vua Chăm đặt cho một linga sẽ bao gồm tên của nhà vua và đuôi "-esvara," tức là Shiva.

Mukhalinga là một linga mà trên đó có vẽ hoặc chạm hình ảnh Shiva dưới dạng hình người hay hình khuôn mặt.

Jatalinga là một linga mà trên đó chạm phong cách điển hình của Shiva là kiểu tóc búi.

Linga phân tầng là một cột linga chia làm ba phần đại diện cho ba thể (trimurti) của thượng đế trong Ấn giáo: phần dưới cùng, là một khối hình lập phương, tượng trưng cho Brahma; phần giữa, là một hình lăng trụ tám mặt, đại diện cho Vishnu; và phần trên cùng, có hình tròn, đại diện cho Shiva.

Kosa là một khối kim loại hình trụ được sử dụng để che phủ cho linga. Việc hiến tế một kosa để trang trí cho linga là một nét đặc biệt độc đáo của đạo Si-va của người Chăm. Các vua Chăm thường đặt tên cho các kosa đặc biệt cũng theo cách họ tự đặt tên cho các linga.

Việc Ấn giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế của người Chăm bị gián đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 khi triều đại Indrapura (Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam ngày nay) theo Phật giáo Đại thừa. Phong cách nghệ thuật Phật giáo Chăm Pa thời Đồng Dương được công nhận là một trong những phong cách độc đáo.

Trong thế kỷ thứ 10 và các thế kỷ sau, Ấn Độ giáo lại trở thành tôn giáo chính của Chăm Pa. Một số nơi vẫn còn lưu giữ những công trình tôn giáo và cũng là các công trình kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ này như Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm.

Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chăm Pa từ sau thế kỷ thứ 10, nhưng chỉ sau năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét. Vào thế kỷ thứ 17 thì hoàng gia Chăm đã theo đạo Hồi và cũng từ đó phần lớn người Chăm bắt đầu theo đạo này, và khi vùng đất này bị sáp nhập vào Việt Nam thì phần lớn người Chăm ở đây đã theo đạo Hồi. Phần lớn người Chăm đều là người Hồi giáo và cũng giống như người Java ở Indonesia, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn giáo. Các văn bản của Indonesia còn ghi lại câu chuyện công chúa Darawati, một công chúa Chăm đã ảnh hưởng đến chồng là Kertawijaya, người cai trị đời thứ bảy của

Majapahit, tượng tự như câu chuyện với Parameshwara, người đã cải đạo Hồi cho hoàng gia Majapahit. Ngôi mộ của Putri Champa (công chúa Chăm) vẫn còn thấy ở Trowulan, nơi xưa kia là thủ đô của Majapahit.

Kiến trúc, điêu khắc: Kiến trúc Chăm Pa qua các tháp Chăm thờ

các vị thần Ấn Độ giáo và các vị vua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo thời Indrapura, về kiến trúc điêu khắc các tháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều thời kỳ, mỗi một thời kỳ có những thay đổi khác nhau, dấu ấn riêng biệt của người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và chạm trổ trên đá.

Một jatalinga vào thế kỷ 10 ở thánh địa Mỹ Sơn

Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc Chăm Pa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ đạt tới tầm cỡ thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nền điêu khắc Ấn Độ, Java và Khmer nhưng điêu khăc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáo riêng. Xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu, trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn

Page 6: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 26

mạnh vào từng hình tượng, ví dụ như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh tay cong. Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa.

Chữ viết, bia ký Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Chăm Pa

từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Chăm Pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ, tuy nhiên chữ viết của Chăm Pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ, từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 8, chữ Phạn ở Chăm Pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn, nhưng từ thế kỷ 9 trở đi chữ Phạn ở Chăm Pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ.

Tháp PoKlaung Garai trong thế kỷ 13

Theo thống kê của các học giả người Pháp

vào năm 1923, số bia ký Chăm đã được biết là 170, tất cả các bia ký Chăm đều được khắc lên đá thành những tấm bia to và đẹp và một số bia ký khác được khắc lên tường của các tháp Chăm. Các văn

bia cổ Chăm Pa là những văn bản gần như duy nhất thể hiện ý tưởng của các vị vua và triều đình, trong số 123 bia ký có thể hiểu được nội dung thì 92 bia nói về Siva giáo, 5 bia về thần Brahma, 3 bia về thần Visnu, 7 bia về đức Phật và 21 bia không rõ về tính tôn giáo.

Văn học, ghi chép Do chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc văn hóa

Ấn Độ cho nên ý nghĩa văn chương được thể hiện trong các bia ký, các tác giả bia ký cố gắng dùng lời lẽ văn hoa, nhiều điển tích và ẩn dụ của văn học Ấn Độ để thể hiện ý tưởng của mình, vì thế mà văn bia Chăm Pa là một mảng quan trọng nhất của văn học Chăm Pa

Theo ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa (nhà Minh, Trung Quốc) đến Vijaya vào đầu thế kỷ 15 - khoảng năm 1413 được ghi chép trong cuốn sách của ông là Ying-yai Sheng lan – (Doanh Nhai Thắng Lãm), thì văn bản ghi chép trong xã hội Chăm Pa thời kỳ này được miêu tả:

Về việc viết chữ, họ không có giấy hay bút, họ dùng da dê kéo mỏng hay vỏ cây hun khói đen, và họ gấp nó lại thành hình một quyển kinh sách, với phấn trắng, họ viết chữ để ghi lại thành tài liệu lưu trữ.

Âm nhạc, ca múa Âm nhạc và ca múa có vai trò rất quan

trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, trong các nghi thức tín ngưỡng như lễ tết Kate, lễ cầu đảo, lễ mở cửa tháp. Việc dùng các hình thức nhạc cụ tùy thuộc vào tính chất các buổi lễ và các hình thức sinh hoạt khác nhau. Trống Branung và trống Kynang là loại trống tiêu biểu cho nhạc cụ gõ của người Chăm. Trong nhạc cụ hơi, chiếc kèn Saranai có vị trí đặc biệt. Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó với người Chăm như hình với bóng rất phong phú và độc đáo, người Chăm có các điệu múa khác nhau như: múa sinh hoạt, múa tôn giáo, múa tập thể, múa độc diễn, múa đạo cụ và múa bóng.

Vua Chăm Pa Vương quốc Chăm Pa bị diệt vong, di tích

để lại cũng như những ghi chép từ sử liệu không đủ để xác định tất cả các đời vua và các thông tin chi tiết về năm cai trị của tất cả các vua. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu, trong đó có cả các bia khảo cổ, di tích của người Chăm,

Page 7: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 27

tới nay xác định được khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa.

Một số vua Chăm Pa được gọi tên phiên âm theo tiếng Hán, theo cách gọi của Việt Nam và Trung Hoa. Một số vị có tên Chăm được đối chiếu bằng tiếng Phạn và tiếng Hán, như Cambhuvarman tức Phạm Phan Chí hoặc Kandharpadjarma tức Phạm Đầu Lê..., do được xuất hiện trong cả bia ký Chăm và thư tịch Hán.

Các cô gái Chăm trong điệu múa apsara

Kinh tế Qua các công trình nghiên cứu lịch sử,

nền kinh tế Chăm Pa xưa phần lớn dựa vào các hoạt động nông nghiệp, sản xuất đồ thủ công và thương mại. Các dầu vết còn lại ở miền Trung Việt Nam của những hệ thống thủy lợi phức tạp và những giống lúa đặc biệt riêng của miền Trung được xem là các bằng chứng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã phát triển.

Vương quốc Chăm Pa xưa có vị trí thuận lợi cho sự phát triển thương mại đường biển. Các cảng biển của vương quốc là những điểm trung chuyển hàng hóa quốc tế cũng như để xuất khẩu các sản phẩm khai thác rừng ở miền thượng, các đồng bằng ven biển. Từ thế kỷ thứ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là "Con đường tơ lụa trên biển".

Các sản phẩm xuất cảng của Chăm Pa là những sản phẩm thủ công như các đồ gốm sứ, đất nung và các sản phẩm khai thác miền rừng như sừng tê, ngà voi, và đặc biệt là trầm hương, và cả các hoạt động khai thác tổ yến trên các đảo ngoài khơi.

Về phương tiện thanh toán trong giao dịch thương mại, Theo ghi chép của Mã Đoan, thì giao dịch thời kỳ này được miêu tả: “Trong giao dịch mua bán, họ hiện dùng vàng nhạt màu, non tuổi, có độ ròng bẩy mười phần trăm, hoặc họ dùng bạc”.

Kết Luân: Để kết luận, Chúng tôi mượn lời nhà Thơ

Hàn Mạc Tử để nói lên cảm nghĩ về một Vương Quốc một thời vang bóng:

...Tôi đã đốt đỉnh trầm đặt trên án… tối hôm nay tôi chuốt lại ngòi bút, mượn hương thơm đưa đẩy lời văn.... Tôi đã lấy hết tinh lực của hồn, của máu, hấp lại thành một sức mạnh. Nhưng chưa đủ. Tôi đến phải thành tâm, lạy các vì tinh tú, cầu nguyện với những linh hồn thơ, từ muôn năm trước về giúp cho ngòi bút tôi thêm thành thực, lột được chút ít tinh thần...

Đảo ngược lại thời gian trong giây phút, ta mơ thấy cả một dân tộc hào hùng! Chiêm Lạp (hay là Lâm Ấp) mà lâu đài tráng lệ đóng từ Quảng Bình, Quảng Ngãi vào tới Phan Rang, Bình Thuận, lấn hết cả giang san của nước Việt…Nhưng sau cuộc “Nam tiến” oanh liệt, còn đâu những thành quách kiêu căng của đám người Hời?

Một dân tộc có lịch sử, có văn minh như Chiêm Thành ngờ đâu lại chịu số kiếp điêu tàn, tiêu diệt! Còn chăng chỉ những ngọn tháp lở lói rải rác đôi nơi cùng với thời gian cố ngạo lại làn nắng úa, và trong đêm sương nặng nề, lắng nghe tiếng oán hờn không bờ bến của những cô hồn vong tộc.

Tài liệu tham khảo: - Việt Nam Sử lược của Trần Trong Kim. - Lịch sử Vương Quốc Chăm Pa trên trang nhà Bách khoa toàn thư - Lịch Sử Chiến tranh Việt Chiêm trên trang nhà Bách khoa toàn thư - Những văn tài mới nở: Chế Lan Viên − thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành của Hàn Mặc Tữ. - Nhìn lại Sử Việt từ tiền sử đến tự chủ của Lê Mạnh Hùng, xuất bản năm 2007

Vĩnh Trường

Thiêntrường địacữu, hữu thời tận Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ

Page 8: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 28

Một bí ẩn của tâm linh

Chuyện Người Tù Chết Chiều 30 Tết… Nguyên Nhung

Hình như suốt đêm qua tôi không ngủ, lại lơ mơ nhớ đến một lời hưá với con cuả người tù đã chết chiều 30 Tết năm 1977 tại vùng Sơn La Việt Bắc thâm u những mồ hoang mả lạc. Chuyện thật 100%, không hư cấu, cũng không phải chuyện ma, nhưng cứ như một cơ duyên bí ẩn của tâm linh, tình cờ mà đến, phải chăng vẫn có một thế giới vô hình không hiểu được. Khoảng đầu năm nay, tôi đang lơ mơ ngồi đọc email cuả mấy người bạn, thì một lá thư cuả người bạn thân từ bên Úc gửi qua, bạn nhờ có quen ai ở Trà Vinh thì tìm giùm thân nhân cuả anh Chung Hữu Hạnh, một giáo sư biệt phái bị đi cải tạo và đẩy ra miền Bắc, anh đã chết trong một xó xỉnh nào đó cuả miền Việt Bắc, may là còn lại tấm bia mộ. Anh gốc người Trà Vinh, vợ con sau khi mất tin chồng đã tìm đường vượt biển, chẳng biết bây giờ ở đâu. Tôi nhanh nhẩu ngồi liền vào máy viết thư cho nhà thơ Huỳnh Tâm Hoài, một nhà thơ gốc Trà Vinh có những bài thơ được phổ nhạc rất hay là Lời Ru Sóng Vỗ, do nhạc sĩ Nguyễn hữu Tân phổ nhạc. Như một bí ẩn của tâm linh, anh Huỳnh tâm Hoài vưà là bạn tù, vừa là bạn học cùng thời với anh Chung hữu Hạnh. Đọc tin anh buồn vui lẫn lộn, buồn vì nhớ bạn mình đã chết đơn độc vùi thân nơi rừng sâu núi thẳm, vui vì đã tìm được mộ thì hy vọng sẽ có ngày bạn mình được về hưởng hương khói gia đình. Chỉ trong 5 ngày tin phóng đi, một người đã tìm ra thân nhân cuả anh Chung Hữu Hạnh, và tháng 6 năm nay chị Hạnh cùng các con đã tìm ra miền Bắc bốc mộ chồng đem về an táng tại Trà Vinh. Anh Chung Hữu Hạnh là thầy cuả vợ bạn tôi, chắc thầy sống khôn thác thiêng nên tìm tới cô học trò để rồi cái đường dây loanh quanh trong cõi vô hình, cuối cùng thầy cũng tìm được về quê nhà, được sự chăm sóc khói hương cuả vợ hiền và các con. Bạn tôi gửi cho tôi xem những tấm hình cảnh bốc mộ cuả anh Hạnh, nhìn nắm xương phù du còn lại được bươi lên từ đất cát khô cằn của miền Bắc, tôi cảm thấy ngậm ngùi, tất cả đều là vô thường, một ngày nào đó ai cũng phải tan thành tro bụi. Sẵn trớn tôi viết thư kể cho bạn tôi nghe về người tù chết chiều 30 tết, tôi cũng chả biết anh ta

là ai, chỉ nghe chồng tôi kể lại ngay cái tên cũng không nhớ. Câu chuyện từ mùa đông năm 1977 tại trại tù vùng Sơn La, nằm trên con đường đến Nghĩa Lộ. Chiều cuối năm rét mướt, trong cảnh u ám thê lương cuả trại tù miền Bắc, cùng nỗi đói khát cuả những người tù gầy guộc và bịnh tật. Cả lán đang xôn xao ngoài sân chờ được phân phát thức ăn cuả ngày tết, quanh năm đói khát vất vả vẫn hy vọng có chút thức ăn ngon, khẩu phần là hai cái bánh chưng to hơn bàn tay, và mấy miếng thịt bé bằng ngón tay cái. Trong lán giữa nhà là đống củi lửa cháy bập bùng, sưởi chút ấm áp cho người tù vì trời vô cùng giá rét mà chăn chiếu lại thiếu. Mọi người ai cũng buồn vì nhớ gia đình, cám cảnh “gặm một mối hờn căm trong cũi sắt”. Ở cuối phòng có một chỗ nằm đã giăng mùng xùm xụp, một người bạn không thấy anh bạn tù ra lãnh món bánh chưng mà mấy ngày hôm trước anh ta thường than thở rằng chỉ thèm một miếng bánh chưng, nên đã tốc mùng xem thì thấy anh bạn tù nằm chết tự bao giờ. Cả lán lại chìm trong nỗi buồn, giữa đêm tận cùng cuả năm mà hình ảnh người bạn tù chung nằm chết trong lán, như một ám ảnh khiến ai cũng nghĩ đến phận mình, một ngày nào sẽ bỏ xác nơi đây, gia đình thân nhân không ai hay biết. Báo cho quản giáo xong, họ xem xét thấy anh đã ngưng thở, nhưng vẫn hỏi ai có thể làm hô hấp nhân tạo cho anh ấy được không? Mọi người lặng im, lúc ấy không hiểu sao thì chồng tôi lại xung phong làm việc ấy đối với một xác chết, nuôi một chút hy vọng nếu anh ấy thở lại được thì sao? Nhưng hoàn toàn vô vọng, bốn người tương đối trẻ và khoẻ được chọn để khiêng xác anh bỏ ra cái lò rèn, nằm đó chờ đến ngày mùng hai mới đem chôn, vì kiêng ngày mùng một tết (síc). Một vị Thượng Toạ thấy vậy đã lẻn đem phần ăn ngày tết cuả ông ra nơi quàn xác để âm thầm gọi là tiễn đưa linh hồn người bạn tù được “no nê” ở thế giới bên kia. Thảm thật! Ngày liệm xác anh vào cái hòm gỗ thô sơ, xác anh được cuốn vào một cái bao cát, thay cho anh một bộ đồ tù mới, chồng tôi thấy tội nghiệp đã lấy chiếc áo thung xanh cuả người chết để anh gối đầu lên cho đỡ thảm, người ta còn cố tuột cho được cái nhẫn cưới trong bàn tay gầy guộc cuả người tù

Page 9: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 29

ốm đói. Sau này nghe con anh kể, chiếc nhẫn ấy đã được gửi về trả lại cho gia đình, nhưng mộ phần thì không biết thất lạc nơi đâu vì trại tù đã bị dời đi, trả lại cái nền hoang cho dân chúng địa phương canh tác ruộng bắp. Anh là người tù đầu tiên chết ở miền Bắc muà xuân năm 1977. Ngày mùng hai, lại bốn người tù được chọn lầm lũi đẩy chiếc xe “ cải tiến” có quan tài cuả người tử sĩ đem đi chôn. Không có một nghĩa địa nên buộc lòng phải vùi anh một nơi nào đó dọc theo sườn núi. Tất cả suy nghĩ rồi quyết định chôn anh trong một lòng huyệt nông vì đá tai mèo cứng quá không đào nổi, bên một dòng suối, thoai thoải là sườn núi chênh vênh với cây rừng, anh nằm đó để linh hồn được thanh thản nghe tiếng suối reo, nghe cây rừng than van với bốn bề hiu quạnh. Trước khi về, họ còn ráng khiêng những tảng đá lớn chất lên mộ để đánh dấu, hy vọng một ngày nào đó thân nhân sẽ tìm được mộ của người thân.

An vị nơi quê hương

Đường Tìm Về Với Thân Nhân: Tôi gõ “meo” kể câu chuyện này cho bạn tôi nghe, rồi đi ngủ, lòng không mảy may vướng bận. Sáng hôm sau, khi xong việc nhà tôi vừa mở email thì đã thấy thư cuả bạn, với chữ Khẩn trong Subject. Tôi đọc thư, vắn tắt bạn viết: “Đây là chuyện thật, không phải hư cấu để nhà văn viết truyện. Làm ơn hỏi ông xã giùm hồi xưa anh bạn tù chết chiều 30 tên gì, vì con anh đi tìm mộ cha ba năm rồi mà không ai biết, chỉ mơ hồ nên không biết chính xác mộ nằm ở đâu. Please! Hồi âm cho biết vì rất mong, con anh sắp trở về VN tìm lần nữa vào tháng 7 này.”

Tôi giật mình, lại một chuyện lạ, chẳng lẽ hồn anh Chung hữu Hạnh lại dẫn bạn tù về tìm

đúng người để về với gia đình sao? Ớn lạnh, tôi là tác gỉa cuả một loạt truyện Cõi Mù Sương viết về thế giới bên kia, nhưng thật ra tôi toàn mượn chuyện người sống để nói về người chết, hư cấu 100%. Chờ chồng tôi đi làm về, tôi kể chuyện, sau đó liên lạc với con anh người tử sĩ, anh tên là trung úy Huỳnh tự Trọng, sinh quán ở Đà Nẵng hay Quảng Nam gì đó.

Người con cuả anh liền xin số phone để liên lạc, cháu yêu cầu chồng tôi cố nhớ lại vị trí cuả trại tù ngày xưa, và nhất là vị trí cuả nơi chôn cất anh Huỳnh tự Trọng. Hơn 30 năm vật đổi sao dời, dâu hoá biển, biển hoá dâu là chuyện thường, bây giờ chẳng biết cảnh cũ thay đổi ra sao, nhưng may ra còn dãy núi, còn con suối làm chứng cho cái trại tù heo hút ngày xưa. Đấu óc một người đã từng sống trong cảnh tù đầy thiếu ăn thiếu mặc, thêm nhiều năm vất vả với cuộc đời để tìm nguồn sống cho cả gia đình, chắc chắn là không nhớ hết được, thế nhưng như một sức mạnh thiêng liêng, từ linh hồn người tử sĩ, chồng tôi đã vẽ được sơ đồ cho con anh bạn tù bạc mệnh đi tìm lại mộ cha.

So sánh với sơ đồ anh vẽ, và những hình ảnh các cháu đã chụp lại trong chuyến đi kỳ trước, khó mà tìm ra mộ vì tất cả chỉ còn một màu xanh của ruộng bắp, không thấy suối, hòn đá cao chắn ngang lối mòn năm xưa cũng không còn, lấy gì để xác định được ngôi mộ nằm ở chỗ nào.

Hành Trình Đi Tìm Mộ Cha: Thư qua tin lại với con cuả tử sĩ Huỳnh tự

Trọng, nhiều câu hỏi được đặt ra qua những thông tin của cháu, sự tha thiết tìm lại ngôi mộ của người cha bất hạnh vẫn nung nấu trong lòng những đưá con. Có lúc cả hai bên tưởng như tuyệt vọng, dù cháu cố nài nỉ “Chú ơi! Làm ơn nhớ giùm con, lúc ấy chú đi từ trại ra nơi chôn ba cháu ra sao? Chú chấm thử một địa điểm lần chót nữa đi, cháu hy vọng ba cháu sẽ chỉ cho chú…”Cảm động đến rơi nước mắt, chỉ còn hai hôm thôi hai đưá con anh lại lên đường đi tìm mộ cha, lần này nếu không được là thôi, hết hy vọng.

Tối hôm đó ngồi thần thừ trước tấm sơ đồ trại tù miền núi năm xưa, chồng tôi thầm cầu nguyện rồi khoanh tròn màu đỏ lên tấm ảnh mà cháu gửi qua. Anh nghĩ nó nằm ở chỗ này, làm một phép tính nhỏ (anh học ban B, vốn giỏi toán từ hồi đi học), lấy khoảng đứng từ ngoài đường vào trại tù cũ, gần một ngã ba cuả con đường tẽ vào Nghĩa Lộ, rặng núi đánh dấu cho địa điểm chính xác, ngôi mộ sẽ nằm ở khoảng này, khoanh một vòng tròn

Page 10: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 30

màu đỏ, anh đi ngủ để mai đi làm mà lòng nặng trĩu…

Theo chuyện kể cuả các cháu, chuyện người tử sĩ Huỳnh tự Trọng ly kỳ như một cuộn phim tâm linh khó giải thích, dọc đường đi anh đã phù hộ cho con anh ra sao, và khi đến nơi, lần trước các cháu đã biết có một ngôi miếu do một người bộ đội đã phục viên kể lại. Chính anh ta vì được một linh hồn khuất bóng lảng vảng nơi này cứu giúp trong cơn hoạn nạn, nên đã tự lập một ngôi miếu để thờ, mà chẳng biết là ai. Anh ta về quê làm rẫy, thường hay thấy một bóng người đi ra đi vào ruộng bắp, nhưng chỗ ấy không có nhà cửa thì lấy làm lạ, có khi cái bóng ấy còn đi vào nhà anh, nên anh tin là có một điều gì lạ lùng trong thế giới vô hình mà không diễn tả được. Trước khi đến đây làm nhà, anh ta nghe dân địa phương nói chỗ sườn núi này có một ngôi mộ nhưng bây giờ không biết nằm đâu rồi. Khi gia đình gặp chuyện không may, anh van vái người khuất mày khuất mặt phù hộ gia đình anh thoát nạn, anh sẽ cất miếu thờ, chính vì vậy mà có miếu thờ tử sĩ Huỳnh Tự Trọng ( nhưng vẫn không có tên). Trước khi các cháu lên đường tìm mộ cha, chồng tôi chỉ bảo một lần chót: “Chú không tin lắm ở trí nhớ cuả mình, nhưng khuyên cháu là khi về nên đến cái miếu thờ ấy van vái ba cháu cho tìm được mộ. Nếu linh hồn ông thiêng thật, nhất định các cháu sẽ tìm ra mộ cha.” Một tin tưởng để vớt vát niềm hy vọng cho con cuả người bạn tù năm xưa, chúng tôi không tin rằng các cháu có thể tìm được mộ cha dưới gần 3 thước đất, vì sau khi gặp được người địa phương nổ mìn phá núi để lấy đá, ông ta nói ngày xưa nơi đây có cái suối nước nhưng bị lấp mất rồi, còn hòn đá to chặn ngang đường đi đã bị phá huỷ để lấy đá làm đường thì có lẽ trong lúc ấy, đã đẩy ngôi mộ sâu xuống đất nên không còn dấu vết.

Hình ảnh bốc mộ tại Hoàng Liên Sơn

Nghe xong những chi tiết này, con anh Huỳnh tự Trọng liền suy nghĩ và tính toán xem mộ cha sẽ nằm ở khoảng nào, đúng với cái vòng tròn màu đỏ và quyết định không bỏ cuộc. Cộng thêm giấc mơ anh Huỳnh tự Trọng báo mộng, xác anh nằm gần một mô đất cao, cháu nhìn thì thấy có một mô đất cao hơn đường đi nên nhất định đào sâu thêm nữa theo hình tam giác cuả sợi dây giăng làm chuẩn. Mấy người đào mộ thấy đào sâu quá bèn hỏi bộ định đào ao nuôi cá sao? Vậy mà khi nhát xẻng chạm vào một khoảnh đất cứng hơn, mọi người mới bàng hoàng nhận ra những mảnh gỗ mục và hiện ra hình dạng một bộ xương người nằm trong cái bao cát tẩm liệm 33 năm dài trong lòng đất, loại bao này bằng ni lông cuả quân đội VNCH, được cắt ra chia cho tù dài khoảng 2 mét để làm tấm trải ngủ. Khi mở ra, cái đầu lâu khô cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng còn gối lên chiếc áo thung xanh năm xưa, chỉ bị huỷ hoại khoảng 20%...

Một buổi chiều tháng bảy ở quê người, trong khi tôi đang nói chuyện qua phone với Đỗ Dung, cô bạn văn có ngòi bút trung thực và tính tình điềm đạm nhất cuả tôi thì chồng tôi báo tin, các con anh Trọng đã tìm được xác cha. Tôi cảm thấy lạnh cả sống lưng, và kể chuyện cho bạn tôi nghe. Chao ơi! người chết tìm về, tin hương linh người tử sĩ không quên tìm về với gia đình anh đã làm tôi xúc động, tôi cũng cảm được sự xúc động cuả bạn tôi qua giọng nói từ xa vọng tới… Đây là câu chuyện về người tù chết chiều 30 tết trong một ngày cuối đông rét mướt đã 33 năm về trước, anh đã tìm về được với gia đình, trở về với mảnh đất quê nhà và hưởng hương khói gia đình. Hôm nay còn lại một vài ngày nữa để bước sang một năm mới, tôi nhớ đến lời hưá với con cuả người tử sĩ, nên viết một mạch cho tâm hồn thanh thản. Xin mời những nhà thơ nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động như cung đàn muôn điệu cùng với gió với mây, hãy cảm tác mấy vần thơ cho ấm lòng người tử sĩ nha.

Phần tôi, quá mệt cho một đêm không ngủ để nhớ lại từng chi tiết vì câu chuyện không thể nào hư cấu được.

Viết xong buổi sáng cuối năm 2010.

Nguyên Nhung Xin mời đọc bài thơ Trùng Trùng Duyên

Khởi Cảm tác tưởng niệm Anh Linh người quá cố nhơn đọc bài Một Bí Ẩn Của Tâm Linh

Chieu Anh

Page 11: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 31

Trùng Trùng Duyên Khởi Cảm tác

Tưởng niệm anh linh người quá cố nhơn đọc bài Một bí ẩn của Tâm Linh Chuyện người tù cải tạo chết đêm 30 Tết năm 1977 tại trại tù Sơn La.

I. Anh Lính Cộng Hòa với anh Bộ Đội

Ở cõi âm hẳn đã tan thù hận Lính Cộng Hòa nay phò hộ cho anh Bộ đội phục viên cuộc sống yên lành

Trên mảnh đất mà riêng anh được hưởng

II. Hồn Tử Sĩ

Hồn tử sĩ cõi u linh vất vưởng Đã bỏ mình trong một buổi tàn đông Đêm Giao Thừa đón Tết thật cô đơn

Trong láng trại giữa rừng thiêng chướng khí.

Người lặng lẽ ra đi không rền rĩ Đã âm thầm yên giấc nghỉ ngàn thu Đêm Giao Thừa giá rét chốn lao tù

Bao chiến hữu đã vì anh rơi lệ

Đấp điếm đơn sơ, đâu nào nghi lễ Vị Sư già lặng lẽ nhận phần anh

Để đưa linh lần cuối buổi tiễn hành Đôi bánh chưng phần riêng người chín suối

Dẫu Tăng, tục cũng nén thầm lệ tủi Vùi thân anh bên suối cạnh lưng đèo Để đêm ngày nghe đàn suối vang reo Hòa nhạc gió đưa hương về vạn nẻo.

III. Lập Miễu Thờ Tử Sĩ

Chốn rừng thiêng những đêm dài lạnh lẽo Hồn cô đơn lang bạt cõi u linh

Hướng về quê thắt thẻo mối thâm tình Niềm khao khát đoàn viên nơi mái ấm

Ba mươi ba năm thời gian thăm thẳm Lính Cộng Hòa, anh bộ đội phục viên

Cõi âm dương hòa nhập mảnh hồn thiêng Quên thù hận luôn vì người cứu nạn

Thầm biết ơn mối tương liên linh cảm Lập miễu thờ hương khói suốt quanh năm Cảnh tang thương cuộc dâu biển xoay vần

Dòng suối cũ, đèo xưa đà mất dấu Niềm u uất, mối thâm tình nung nấu

Hồn linh thiêng người chiến sĩ Cộng Hòa Đã hiển Thánh hay bóng quế hồn ma

Trong miễu nhỏ hiện về như sương khói

Người đảng viên vô thần trong bộ đội Đã nhiều phen gặp nạn hiểm tai hung Thầm vái van rất thành khẩn tôn sùng Luôn được cứu đều tai qua nạn khỏi.

IV. Là Hồn Ai ?

Nơi miễu nhỏ trải nhiều năm hương khói Là hồn ai ? Nào ai biết tánh danh

Cảm riêng ai tin tưởng tấc lòng thành Sự bí ẩn cõi tâm linh kỳ diệu

Hồn là ai ? Còn ai đâu truy điệu Mối thâm tình cốt nhục tự phương xa Có đàn con tha thiết nhớ người cha Lính Cộng Hòa chết trong tù cải tạo

Đêm Giao Thừa buổi tàn đông thảm não Ngày đầu Xuân giấy báo tử hung tin Gieo khổ đau tang tóc đến gia đình

Người vợ trẻ, đàn con thơ nheo nhóc

Đời sống khó khăn, trải bao cơn lốc Cả gia đình anh chiến sĩ Cộng Hòa

Từ lâu rồi đã lưu lạc phương xa Luôn tưởng nhớ hướng truy tìm mồ mả

V. Truy Tìm Mộ Cha

Đâu có dễ, chốn rừng sâu hoang dã Vật đổi thay, láng trại cũ đâu còn Bụi thời gian đã lấp mất dấu mòn Ai có biết ai, đâu người thăm hỏi

Miễu bên đường thường ngày ai hương khói Duyên do nào người bộ đội phục viên

Lập miễu thờ người khuất mặt rất thiêng Nhưng danh tánh hồn ai thì chẳng rõ.

Từng nghe nói quanh đây xưa có mộ Một người tù cải tạo trại Sơn La

Nhưng lâu rồi chẳng ai biết đâu là Vùng cải tạo đã trở nên thôn ấp

Dãy núi còn kia, đèo cao lũng thấp Nhưng nào đâu khe suối cạnh lưng đèo

Chỉ còn nghe tiếng gió thổi buồn teo Như than thở bao nỗi niềm u uất

Page 12: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 32

VI. Không Bỏ Cuộc

Không bỏ cuộc luôn thăm dò tin tức Bỗng đọc mail tin kể chuyện mộ bia

Của một tù cải tạo sĩ quan kia Được tìm thấy nơi khu rừng Việt Bắc

Tin bắn đi thân nhơn đà nắm chắc Vội lên đường lo bốc mộ đưa về Hơn ba mươi năm trở lại cõi quê Nơi xứ sở được yên bề ấm cúng

Trùng trùng duyên khởi, sự duyên quả đúng Lời Phật xưa từng giảng lý nhơn duyên

Hằng tương tục như lượn sóng triền miên Từng sự việc kết liền duyên và cảnh.

VII. Chuyện Tấm Mộ Bia

Chuyện tấm mộ bia của Chung Hữu Hạnh Sĩ quan biệt phái Quân Lực Cộng Hòa

Là Giáo Sư, hàng trí thức tài hoa Từng đào tạo nên khôn nhiều lớp trẻ

Cơn quốc biến tình đệ huynh chia rẽ Cảnh Bắc Nam chìm đắm nạn đao binh Các giới chức đều tuân lịnh tùng chinh Ngăn chống giặc để giữ gìn đất nước

Hùm sa cơ phút giây tàn chiến cuộc Mãnh hổ đà nan địch với quần hồ

Buông súng gươm trở nên kẻ tội đồ Chốn lao lý, bỏ mình nơi cải tạo

VIII. Manh Mối

Mấy mươi năm lòng Tôn Sư Trọng Đạo Đám học trò nghe loạt báo loan tin Đọc tuổi tên rõ biết chính thầy mình

Đã rối rít bắn tin cùng chia sẻ

Lớp cải tạo xưa kia hãy còn trẻ Nay đã già tản lạc khắp năm châu Đổi trao nhau niềm tâm sự khổ đau

Không quên nhắc người bạn tù thuở nọ

Đã bỏ mình đêm Giao Thừa năm đó Cùng ngậm ngùi kể chuyện với nhau nghe

Tưởng mail qua, mail lại chẳng ai dè Tin được đến thân nhơn người quá cố

Lời tha thiết khẩn cầu ơn tri ngộ Hướng dẫn cho đường lối mộ phần cha

Chốn lưu đày cải tạo trại Sơn La Người tạ thế đêm Giao Thừa năm đó

Quá mủi lòng lắng nghe lời cạn tỏ Cố moi tìm ký ức điểm từng ô Phác họa nên tỉ mỉ bức sơ đồ

Mong đàn trẻ tìm ra nơi phần mộ.

IX. Hiện Về

Thật khó khăn, biết đâu là đúng chỗ Miễu bên đường sẵn tới nguyện cầu xin Họa cơ may người khuất mặt hiển linh

Mà chỉ dẫn nơi vùi thân tử sĩ

Mầu nhiệm thay! đêm mơ màng mộng mị Thấy Cha về mách bảo rõ âm hao Dọc ven đường có chỗ đất gò cao

Là nơi đó, đào sâu rồi sẽ thấy

Đêm chờ sáng vội vàng mau trở dậy Khắp quanh vùng quả thấy đúng như lời

Dở sơ đồ tính toán thử tìm coi Ồ, quả đúng dấu khoanh tròn nơi ấy

Hỏi thăm ra, đúng xưa dòng suối chảy Cạnh lưng đèo nhiều tảng đá chắn ngang

Cho nổ mìn lấy đá để làm đường Đã lấp mất suối, đâu còn thấy dấu.

X. Phỉ Nguyền

Niềm phấn khởi, nức lòng con hiếu thảo Đã phỉ nguyền tìm thấy mộ phần cha

Không uổng công đeo đuổi mấy năm qua Thời tiết đến, nhơn duyên đưa đẩy tới

Mộ chìm sâu lẫn trong lòng đất xới Bộ xương còn nguyên vẹn với thời gian

Đầu kê trên chiếc áo thun, rõ ràng Y như lời bạn của cha đã kể

Chạnh mối thương tâm khôn ngăn dòng lệ Thương thân cha từ mấy chục năm qua

Vùi xương lòng đất lạnh cõi quê xa Hồn vất vưởng lang thang theo cảnh gió

XI. Trùng Trùng Duyên Khởi

Nhờ theo dõi khắp nguồn tin đây đó Gặp cơ may tìm ra được mối manh

Trùng trùng duyên khởi, lý sự rõ rành Duyên tri ngộ cảm thông tình chiến hữu

Tên tuổi anh khắp truyền trên hoàn vũ Sĩ quan cấp Úy Việt Nam Cộng Hòa

Huỳnh Tự Trọng danh tánh được đề ra Trên bia mộ quê nhà anh miên viễn

Page 13: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 33

Ba mươi ba năm trải bao cơn biến Hồn linh thiêng tử sĩ cõi siêu hình Xin hộ trì cho thế giới Hòa Bình

Khắp nhơn loại đồng ấm no Hạnh Phúc

Bắc Úc, 10 tháng 01 năm 2011 Chiêu Anh cẩn bút

HỒN TỬ SĨ TÌM VỀ

Huỳnh Tâm Hoài cãm tác theo chuyện "NGƯỜI TÙ CHẾT CHIỀU 30 TẾT" của Nguyên Nhung, Nguyễn Hữu Tần phổ nhạc và hát mẫu.

Mênh mông mây bạc trôi mênh mông Đất Bắc vùi thây những anh hùng

Không chết sa trường bên súng thép Mà chết trong tù giữa cùm gông

Thây vùi cát lạnh manh chiếu rách Vùi nông đất núi đá chênh vênh

Tử sĩ hồn mang nhiều tùi hận Chạnh nhớ miền quê bạt gió ngàn

Uất ức mưa gào triền núi khóc Căm hờn gió thét là rừng than

Đường về hồn hướng mây ứng mộng Mong ước tương phùng đất phương Nam

Tử sĩ oan hồn thời quốc biến Nương nhau về lại chốn quê hương

Nhang khói hương trầm câu khấn nguyện Muôn đời nhớ mãi đấng hùng anh

Huỳnh Tâm Hoài

Page 14: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 34

Huệ Tường

Ngoại tôi người làng Tân Lập, quận Cầu Ngang, ngày nay người ta gọi xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, nhà nghèo đông con, nghèo đến đỗi dì hai, dì ba và má tôi chỉ có một bộ đồ khả dĩ tươm tất, thay phiên nhau mặc mỗi khi đi đây, đi đó hay đình đám trong làng. Má tôi tuy là em nhưng nhờ vóc giạc trung bình nên có thể mặc chung với hai chị, chỉ một chút xùng xình. Cảnh con nhà nghèo phải vậy, có sao đâu… Dù nghèo hay giàu vẫn theo qui luật chung của con người, hai dì lớn của tôi tuần tự lập gia đình, tới phiên má tôi cũng sắp xa ông bà ngoại để về với ba tôi.. .Theo như lời bà nội tôi kể, ngày dẫn ba tôi đi nói vợ, câu chuyện này phải được coi như chuyện “trăm năm cũ”.

Chưa thả buổi cày, bà nội và ba tôi từ Ô-lắc khệ nệ quà cáp tới nhà ông bà ngoại xin coi mắt con dâu. Trong thời gian trà nước tiếp khách, ông bà ngoại hối người ra bến xuồng kêu má tôi về,

đoạn quay sang bà nội tôi giải thích: - Tháng trước chị có cho hay sẽ qua, nên tôi biểu con nhỏ hôm nay ở nhà để chào chị…

“Ba người lớn” chuyện vãn cũng hơn tuần trà vẫn chưa thấy con gái mình ra châm nước thêm, ông ngoại tôi vói vào trong hỏi…Con Mua đâu? Thì ra má tôi nghe người tới “coi mắt” mình, bèn bung xuồng qua bên kia sông, đi tuốt vô chòi ruộng, người nhà không dám thưa lại cho ông bà ngoại tôi biết sự việc, khiến người bồn chồn lo lắng ra mặt, không biết phải phân trần như thế nào. Bà nội tôi biết ý nên từ tốn trình bày: - Má con tôi tới đây dĩ nhiên chủ yếu coi mắt con dâu và.. “nó” cũng muốn thấy mặt vợ sắp cưới, nhưng không sao, từ từ rồi sẽ biết nhau sau. Vội gì ! Tiện đây xin thưa với anh chị, hôm nay tôi xin trình ngày đám hỏi và ngày cưới luôn.

Ông bà ngoại tôi hốt nhiên ngỡ ngàng, đi nói vợ cho con, không thấy mặt con dâu tương lai, lại trình ngay ngày cưới… Một lần nữa bà nội tôi phải nói hết ý mình để ông bà sui khỏi áy náy: - Khi quyết định việc chung thân cho “nó”, ông tôi đã coi hai tuổi này rồi, ông tôi nói: Duyên số và định mệnh chung thân đã an bày, không cần phải đắn đo chi cả. Nghe qua những lời xác quyết về duyên phận của con mình, bà ngoại tôi lấy vạt áo lau nước mắt, mừng vì tương lai hạnh phúc của

con mình, mừng vì đàng trai quá dễ dãi trong việc cưới xin…

Riêng bà nội tôi đi nói vợ cho con, không thấy mặt dâu, vẫn trình ngày cưới và “nộp” tài cho đàng gái. Rõ ràng giao tài vật một cách “khống chỉ” cho người ta…. Nghĩ tội cho ba má tôi, người mà mình phải sống đời với nhau lại chưa một lần quen biết. Xem đậy đủ biết các cụ ngày xưa quyền uy đối với con cái như thế nào… Cũng may, những trường hợp như vầy đã đi vào dĩ vãng, vì câu chuyện trên cũng ngót nghét trăm năm qua !

Má tôi về làm dâu trong thời gian ngắn là

đảm đang được việc nội trợ trong nhà, việc bánh trái, bếp núc má học được sau này là do cô hai tôi chỉ dạy. Việc đồng áng mới là sở trường của người, có thể nói má tôi vượt hẳn những người đàn bà khác trong làng. Từ khi về làm dâu, tới mùa ông nội tôi không còn mướn công cấy hay công gặt, má tôi đi vần công với người chung quanh, tới phiên mình, nhà chỉ lo dọn đất và mạ, mọi người sẽ tới trả công. Thường má tôi có thể cấy hay gặt chỉ đứng bóng là xong hai công, nếu cấy nọc thì vừa trịch xế.. Mấy chị tôi sau này, chỉ có chị thứ tư có thể theo một mười một bảy, một tám với má tôi về việc này. Nếu cấy, người cấy cây mạ thẳng đứng, ngay hàng thẳng lối, gặt thì rất ít lúa sót. Trừ khi gặt ruộng nhà, má tôi thấy sau lưng mình có người mót.

Page 15: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 35

Theo bà nội kể lại, vào thời đó chỉ những bà già cả sống cô đơn, không con cháu, họ mới đi mót lúa – má tôi thường chừa lúa bụi, người mót chỉ đứng một chỗ tước lúa bông, chẳng bao lâu đầy một đội, những cụ già nếu còn khoẻ mạnh, thường đội một đội lúa bông được chừng hơn nửa giạ lúa hột. Khi sau lưng không còn ai mót nữa, má tôi mới gặt theo thói quen của bản tánh. Việc này đồn tới tai bà nội tôi, người cười trong niềm hãnh diện: - Con dâu tôi nó bòn phước cho dòng họ này đó. Ngoài cấy gặt, má tôi còn đảm đang việc nặng nhọc của người đàn ông. Có lần vào lúc vừa đông chợ, má tôi kéo một bè mạ chừng ba trăm bó để cấy cho mười công đất, nếu chở bằng xuồng tam bản cỡ trung (30 giạ) phải ba chuyến và mất hai con nước, nếu kết thành bè, má tôi chỉ cần hai tiếng đồng hồ, trôi theo con nước ròng từ Trà Côn – khu đồng ruộng của nội tôi – xuôi dòng sông ra Khúc Ngay. Ngang qua dạ cầu Ô-lắc, người đi trên cầu thấy một phụ nữ trời sáng tinh sương trầm mình dưới sông, dẫn một bè mạ khổng lồ mà lắc đầu, có người đứng tuổi hỏi bâng quơ : Ở Ô-lắc này có chú nào hơn phụ nữ kia không? Con dâu ông Hương sư đó! Không phải má tôi trầm mình dưới sông suốt chuyến bè mà đứng hoặc ngồi trên bè mạ, chống chỏi cho bè mạ xuôi theo dòng nước, chỉ khi gần tới cầu Ô-lắc, má tôi phải lội xuống dắt bè mạ cặp bời sông, vì vừa qua cầu là tới ngả ba, nơi này có hai nguồn nước, một từ Cầu Ngang chảy xuống, nguồn kia từ Tân Lập chảy ra, hai dòng nước đạp thẳng vào nhau thành hợp lưu, trước khi xuôi dòng, chúng tạo một con xoáy ở giữa lòng sông, ghe thuyền chở khẩm đi ngang qua đây cũng phải e dè.

Trái đào lộn hột

Má tôi là người đàn bà đảm đang hiền hậu chất phát, ấy vậy mà người phạm phải một lỗi lầm, tuy không gì trầm trọng nhưng người canh cánh bên lòng niềm ân hận suốt đời…. Ông nội tôi có trồng mấy cây đào – đào lộn hột của miền Nam – mới vừa có trái chiếng, ông nội dặn người nhà đừng hái, để thiệt già lấy hột làm giống. Má tôi không biết việc này, lúc tưới cây, thấy đào chín bẻ ăn. Hôm sau thấy mất, ông nội tôi giận dữ, hỏi hết người trong nhà, lớn nhỏ đều không ai bẻ, má tôi sợ quá cũng không dám nhận, ông nghi quyết anh hai tôi – con của cô hai – anh nói không nhưng ấp úng, ngập ngừng. Hỏi đi, hỏi lại nhiều lần, anh nhứt quyết nói không có và không thấy ai bẻ. Ông nội bắt cuối đánh, đít sưng 5-6 lằn roi khóc điếng…

Thực ra anh hai biết má tôi bẻ vì má tôi cho anh mấy cái hột… Chuyện đã qua, ông tôi cũng nguôi cơn giận, nhưng đến tối má tôi kể lại khúc nôi sự việc, nức nở bên bà nội tôi, nhờ xin thú tội, nhận lỗi. Bà nội chỉ an uỉ, vỗ về: - Chuyện đã dĩ lỡ, con không cần phải quá áy náy, để má cho tiền thằng Âm, mua bánh nó ăn…. - Con đã cho cháu rồi, cháu không lấy, cháu nói: - Không, con thương mợ, con chịu đòn giùm mợ, con đâu muốn lấy xu của mợ - có lẽ lúc đó anh nghĩ, nếu mình không chịu đòn thế thì ông ngoại sẽ đánh mợ ba - Quả là suy nghĩ của trẻ thơ, nhưng trẻ thơ có khí độ can trường. Bà nội tôi lại khuyên: - Thôi chuyện bỏ qua đi. Thứ nhứt, thằng Âm nó thương con, can dảm nhận đòn, nếu con nhận lỗi với cha con là phụ lòng nó, vô tình phủ nhận sự hy sinh của nó. Thứ hai, cha con đã nguôi giận rồi, giờ nhắc lại chẳng khác nào buộc cha con phải xin lỗi thằng Âm hay sao? Má tuyệt đối tin thằng Âm không vì trận đòn mà oán trách ông ngoại nó đâu.. .. Sự việc đó đối với ông nội tôi dần dần đi vào quên lảng, mãi đến lúc người lìa trần cũng không biết được đứa cháu ngoại đã chịu trận đòn oan… Nhưng trong gia đình từ lớn chí nhỏ và anh chị em chúng tôi sau này được sanh ra, lớn lên đều nghe má tôi kể lại, kể lại trong niềm hối hận kèm theo sự quý trọng và cảm phục đứa cháu chồng, đứa cháu chỉ ở tuổi trẻ thơ nhưng đủ bản lãnh, thể hiện sự hào hùng, nghĩa khí… Má tôi thường khuyên anh chị em chúng tôi – Tôi tin chắc lời khuyên này phát xuất tận đáy lòng, không phải qua sách vở, vì má tôi từ nhỏ không được đến trường. – Tất cả mọi lỗi lầm đều phải chịu trách nhiệm, lỗi lầm nhỏ chịu trách nhiệm nhỏ, lỗi lầm lớn chịu trách nhiệm lớn, nếu không sẽ ân hận suốt đời –

Page 16: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 36

Riêng trong tâm khảm tôi, khắc sâu hình ảnh và nghĩa cử - tôi cho là hào hùng – của người anh cô cậu và thường tự nhủ lòng, anh là tấm gương cho mình, cho lòng vị kỷ và vị tha!

Đối với anh chị em tôi, má tôi là vị Phật Bà, vì Phật Bà thương chúng sanh như người mẹ thương con đẻ của mình, ngoài ra còn đem đến cho chúng sanh niềm tin thiêng liêng và mầu nhiệm. Riêng tôi, má tôi không chỉ là vị Phật Bà, còn là một Quán Thế Âm Bồ Tát – thật ra hai danh hiệu này chỉ là một hiện thân – Vị Quán Thế Âm Bồ Tát của tôi chẳng những chỉ thấy, cảm thông nuông chiều tôi mọi thứ mà còn lắng nghe được tiếng lòng của tôi trong khát khao, trong ham muốn… .

Năm đó tôi chừng mười ba tuổi ta, học lớp Nhì ( lớp bốn bây giờ), bắt đầu học tiếng Tây – là năm áp chót của chương trình Tiểu học còn học Pháp văn – tôi tự thấy mình đã lớn, nhưng những cái xấu của trẻ con vẫn còn đeo đuổi bên tôi: Cái quần xà lỏn không che được cặp giò mốc cời của tôi, mặc dù trước khi vào học đã chạy ra giếng tưới của bà tám Bán kỳ kọ sơ qua rồi, nhưng lúc sắp hàng vào lớp vẫn thấy hồi hộp nhìn cây roi nhịp nhịp của thầy Hiệu trưởng Lương Diệu (Hiệu?) Trân đứng xét tay chân của từng trò một trước khi vào lớp… Thỉnh thoảng cũng có vài trò bị khẻ tay…. Tôi may mắn chưa bị khẻ lần nào, nhưng có dò hỏi mấy bạn xui xẻo bị qua: - Có đau lắm không? - Đủ đau, nhưng không quýu lắm, nè, không có dấu lằn mà… . Tôi nghĩ thầm trong bụng, mình chỉ thấy thầy giơ roi lên là đã quýu rồi, anh chàng này bàn tay chưa đỏ rần là chưa quýu!!!. Cũng may, mặc dù thầy có nhìn qua những cặp giò của đám học trò nam, nhưng thầy không bao giờ rầy, có lẽ thầy thông cảm học trò, con em của nhà nông, ngoài giờ học ở trường ra, tối ngày phải lặn ngụp dưới sông, ngoài ruộng, làm sao sạch sẻ như trẻ nơi thành thị.

Tôi không muốn bạn học nhìn thấy cặp giò mốc cời của tôi, nói cho đúng: Đã biết mắc cỡ! Nhân Tết năm đó, xin má tôi may cái quần tây dài và áo sơ mi. Chú tám Ca, thợ may khít vách nhà tôi, đo xong, nhưng đã 23 tháng chạp – hơn 10 ngày – vẩn chưa thấy chú đá động gì tới bộ đồ của tôi. Qua nhắc khéo với chú. - Ừ, tao may liền cho mày.

Đến 27 rồi 28, xấp vải vẫn còn nằm đó. Trưa ngày 29 Tết, bộ đồ của tôi vẫn chưa được “khởi công” , tôi nóng nướng đi qua, đi lại… Thấy vậy, má tôi ôm tôi vào lòng vỗ về:

- Những ngày này chú tám có nhiều đồ lắm, nhưng chú sẽ may xong cho con trước Tết, không nên làm chú rối trí. Rồi má tôi nói với giọng trầm trầm như lời tâm sự: - Phải chi đổi lại công việc này là cấy, là gặt hay tảo tần mua gánh bán bưng, hoặc may cái quần xà lỏn thì má không để con nóng lòng chờ đợi…

Không biết lúc bấy giờ tôi hiểu gì qua lời nói đó, chắc là chưa thấm thía được hết nỗi lòng của má tôi, nhưng không biết tự bao giờ, tôi không còn trong vòng tay của má nữa, đã ôm cổ má tôi, nước mắt đầm đìa chảy trên vai áo người. Sự xúc động dâng tràn trong tôi có lẽ do những lời nói chân thành phát xuất tận đáy lòng của người mẹ, làm tim tôi rúng động. Phải chăng đó là phút giây liên tâm phát khởi từ mẫu tử tình thâm….

Từ đó về sau, mỗi khi tôi mặc vào bộ đồ mới là cảm thấy có chút gì bồi hồi xao xuyến, nên tôi rất ít mua sắm, chỉ ăn mặc qua quít đơn sơ, tiếp theo đó hơn mười năm ăn mày nơi cửa Phật, thọ lãnh của đàn na tín thí, vấn đề ăn mặc của tôi càng đơn giản hơn, thỉnh thoảng đôi ba năm, mấy chị hay em gái tôi sắm thêm cho một vài bộ đồ là quá đủ đối với tôi…. Hơn ba mươi năm lưu lạc xứ người, dường như chưa lần nào tự mua sắm áo quần giày vớ cho tôi, bà nhà tôi mua gì mặc nấy, rất ít quan tâm tới xấu đẹp, ngắn dài rộng hẹp… Tôi nghĩ, đã từ lâu, lâu lắm rồi, đây không phải vấn đề bị ảnh hưởng tâm lý nữa, nó đã trở thành thói quen…

Ông bà ngoại tôi rất nghèo, mọi người ở Tân Lập đều thấy như vậy, đều nói như vậy. Nhưng trong hoàn cảnh nghèo của ông bà ngoại tôi mà nhìn xuyên qua quan niệm sống của má tôi, cho thấy rằng má tôi không bao giờ nghĩ là mình được sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó.. .

Má tôi được thừa hưởng một gia tài to lớn từ song thân của mình. Ông bà ngoại tôi luôn luôn chắt chiu gom góp từng chút thời gian và hễ có cơ hội Đặng (tên dì hai) Mùa (tên dì ba) thì Mua (tên

Page 17: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 37

má) Tâm (tên cậu sáu), Tâm Liên (tên dì bảy, chỉ sự thanh tịnh, an lạc), Cánh (cứu cánh tên dì út). Đặng Mùa Mua Tâm Liên Cánh. Đó là những sở hữu ông bà ngoại tôi đầu tư vào đời sống của mình.

Người ta thường nói: Người hằng tâm thì ít hằng sản và ngược lại, kẻ hằng sản thì ít hằng tâm. Má tôi đã tâm đắc được điều này nên rập khuôn cho đàn con của người… .Ba má tôi đều không biết chữ, riêng ba tôi có đi học chút đỉnh chữ nho,đủ khả năng lựa chữ cho má tôi đặt tên con theo tâm ý của mình và cũng đọc được vài bộ sách thuốc…

Khi nói đọc được sách thuốc, tôi nhớ tới thầy dạy Việt văn của tôi, thầy Hứa minh Phan. Thầy dạy rất nhiều môn: Hán văn lớp Đệ thất, Anh văn từ Đệ thất tới Đệ tứ, nhưng lúc bấy giờ thầy đang giữ quyền Hiệu Trưởng, phải điều hành trường lớp, nên mời thầy Nguyễn văn Tiến về thế cho những lớp Đệ Ngũ và Đệ tứ. Tôi học Việt văn với thầy bốn năm liền của chương trình Đệ nhứt cấp. Trong giờ Việt văn, để thay đổi bầu không khí, thỉnh thoảng thầy kể vài chuyện vui như chuyện Mất Bát Dĩa ( bất đắc dĩ ), chuyện Gáo Tra Dài Cán (giáo đa dày oán), chuyện Phúc Thống Phục Nhân Sâm…. . Câu chuyện châm biếm này được kể như sau:

Thầy lang nọ vốn dĩ là một nông dân, nhưng trước kia có học chữ nho của thời “mạt Hán”, thời bút sắt đè bẹp bút lông ở xứ An Nam ta… Nhân nhà có vài bộ sách thuốc, ông có nghiên cứu sơ qua và chỉ dẫn cho hàng xóm vài phương thuốc trị bịnh thông thường, hầu hết đều có hiệu nghiệm, ấy cũng do may thầy phước chủ. Tiếng tốt đồn xa, dần dần ông nghiễm nhiên trở thành nổi tiếng xa gần… Có gia đình phú hào làng bên, vợ ông đau nặng, chữa chạy đủ thầy, nhưng vẫn chưa thuyên giảm, có người mách, ông phú hào cho gia nhân tới rước. Thầy lang hỏi sơ sơ bịnh tình, được biết bệnh nhân bị chứng “phúc thống” – đau bụng– Thầy lang lật sách, thấy bài thuốc tựa đề “Phúc Thống”, ông đọc tiếp: phục nhân sâm (trị bằng nhân sâm), ông liền kê toa, dù nhân sâm là loại thuốc đắt tiền, nhưng bệnh nhân là vợ phú hộ, ngại gì tiền nông, liền sai gia nhân đi mua về… Qua đêm bệnh nhân “qui tiên”. Gia đình nạn nhân thưa lên quan. Quỳ trước công đường thầy lang rất vững tin, cho rằng nạn nhân chết là do số mạng, nói có sách, mách có chứng, ông trình lên quan quyển sách và bài thuốc mà ông đã kê toa… Quan án xem qua liền quát lớn „Tống nó ngay vào ngục cho ta!“. Thầy lang hốt hoảng:

- Bẩm quan, ngài có xử oan cho thứ dân này không? Quan án ném quyển sách trước mặt ông ta: - Lật sang trang thì rõ. Ông ta lật sang trang sau, mặt mày không còn chút máu, tay chân run cầm cập, lẩm bẩm „Trời ơi, tại sao ở trang sau lại thêm hai chữ tắt (tất) tử thế này hỡi trời !!! ( nguyên câu văn như sau: Phúc thống phục nhân sâm tất tử - bị chứng đau bụng, uống nhân sâm là…. chết liền ). Sau đó tôi có kể lại cho ba tôi nghe câu chuyện này, ông cụ liền phản bác: - Cái ông viết nhựt trình hay viết sách gì đó, trước kia không cầm nổi cây viết lông, chuyển sang cầm viết sắt, học chữ An Nam (ba tôi vẫn không quen dùng từ ngữ “chữ quốc ngữ”, cũng như tôi, mãi tới bây giờ cũng chưa quen dùng chữ “từ” cộc lốc, và khi đọc thấy hai chữ “cụm từ” liền hình dung ngay “cụm mây”! hoặc như hai chữ “chùm ảnh” tự nhiên tôi thấy tiết tâm linh, vì cái đầu của tôi nghĩ tới chùm…giuột (ruột) hay chùm… nho, loại nho rừng ở xứ tôi, vào tháng sáu tháng bảy, trong “cụm” rừng - buị lùm – nhiều dây nho rừng mọc lên, trái non ăn chua muốn té đ… luôn! Quả là sáng tạo ưu việt của đỉnh cao trí tuệ của loài người) để câu cơm, nhưng cuộc sống có lẽ không khá lắm, nhân thấy mấy thầy lang hình như nhàn hạ hơn nên sanh lòng đố kỵ, viết bài châm chích. Có gì hay! Xem ra ông cụ cũng khá bảo thủ.

Mẹ quê vất vả trăm chiều…

Xin trở lại với đàn con của má tôi. Người không hề kỳ vọng sự Thành, Đạt, Công, Danh vào con mình, chỉ mong sao chúng luôn Nhẫn nhịn (tên anh hai), Lan – thật ra chị kế của tôi tên Lang (có g), nghĩa chữ Hán là mái hiên, mái nhà, viết với bộ “nghiễm”, với ý nguyện đơn giản: Che chở chính bản thân, và cho mọi người đụt mưa tránh nắng, không phải Lan là tên loài hoa. Sở dĩ có sự sai lệch ý nghĩa và cách viết, vì vào những năm đầu của nền Đệ Nhứt Cộng Hòa, để kiểm kê dân số, chính quyền cho lập lại Tờ Khai Gia Đình, chú biện

Page 18: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 38

Khương ở làng đã vô tình viết sai tên của chị. Chị thứ kế tên Khấu, hãy luôn dặn lòng, thấp người thêm chút nữa, nên cúi đầu, vâng lời và tuân phục vẫn hơn là tranh cường, đoạt thắng – má tôi không tham thấu thuyết Bi Trí Dũng của nhà Phật – Dù vậy chúng tôi vẫn coi đó là khuôn mẫu cho cuộc sống hằng ngày. Nếu không sính cường, luôn ôn Hòa và Nhã nhặn thì nhận vạn sự Kiết tường ...

Để có một chút sắc hương, tươi mát trong đàn con, má tôi chọn một loài hoa đặt tên cho con gái út của mình, dù vậy người cũng không chọn loài hoa vương giả như Mẫu đơn, Hải đường, hay kiêu xa, quý phái như Hoàng lan…. Chỉ chọn loài hoa rất quê mùa, dân dã: Cúc, loài hoa người ta thường nói: Cúc mọc bờ ao kêu rằng cúc thủy… Loài hoa mọc ở bờ ao, mé nước, chỉ cống hiến sắc hương cho loài người, cho vũ trụ trong âm thầm, lặng lẽ…. .

* * *

Hồn thiêng của ba má ở từng không nào

đó, cõi hư vô nào đó, xin cứ thong dong tự tại, anh chị em chúng con nay dù đang đi trên đoạn cuối của đường đời, nhưng vẫn luôn cố gắng, cố gắng giữ lòng theo tâm ý và hoài bảo của ba má. Tuy không báo đáp được công ơn sanh thành dưỡng dục, nhưng ba má luôn là hình tượng Phật Bà Quán Thế Âm trong lòng chúng con.

Lòng con thảo như sương như bụi. Công mẫu từ tợ núi Thái sơn.

Viết cho con và các cháu

Huệ Tường

Kim Chung Hoàng Vủ

Chợ Tết Trà Vinh, đây quê tôi Xa vắng đã bốn mươi năm trời Chợ Hoa ngay giữa đường trước chợ Vạn thọ, mai, cúc khoe sắc tươi Gian hàng cây trái sắp thẵng ngay Cam, quit, lê, nho. đủ, cầu, xoài Dưới đất dừa, ổi, sầu riêng, quách Rao hàng mời khách buổi chợ mai Giữa chợ trên, quần áo vải may Trưng bày đủ sắc, đủ các size Giày dép, kẹp, nón mọi lứa tuổi Kìa ! Cô con gái thử áo dài Bên hàng thềm gạch vẩn như xưa Hàng quán uống ăn đắt khách trưa Bún nước lèo, heo quay, bánh giá Vẩn là đặc sãn mọi người ưa ! Hàng kẹo, bánh mứt gói quà xuân Người mua, kẻ bán cãnh tưng bừng Chợ Tết rộn ràng, người nhộn nhịp Viếng chợ năm này nhớ người xưa ! Hàng thịt ở giữa chợ đông người Các bà nội trợ chọn thịt tươi Kho ba ngày Tết, thêm dưa giá Hủ qua dồn thịt cúng ba mươi Đường Lý Thường Kiệt, chợ rau rươi Sỉ lẽ dập dìu rất đông người Su hào, carot, cãi Đà Lạt Bầu bí, rau đồng bó xanh tươi Cuối chợ hãi sãn, tôm cá, cua Nghêu sò ốc hến, rắn rùa, lươn Đang nhảy soi sói tìm đường sống Tha hồ nướng , hấp, nấu canh chua Trà Vinh rộn rịp đón Xuân sang Những con đường củ khéo trang hoàng Thăm Tết Quê hương tình nồng ấm Bạn củ đâu rồi ? buồn chứa chan !

Trà Vinh Xuân Canh Dần 2010 Kim Chung Hoàng Vủ

Page 19: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 39

NHÚM TÓC CÒN LẠI CỦA MÁ Kính dâng hương hồn má.

Huỳnh Tâm Hoài Má tôi, người mẹ miền đất giồng.Tôi nói

như vậy là vì vùng đất nơi má được sinh ra, lớn lên cho đến khi có chồng con và đến cuối đời ở đây: Miền đất giồng. Gọi là miền đất giồng vì vùng đất ở đây là vùng ven biển. Qua sự bồi đấp của nhiều năm tháng, những con giồng hình cong như lưởi sóng cộng với sự lắng động của giòng Cửu Long từ vùng sâu chảy về gặp sức dội của áp lực biển Đông bẻ ngoặc, chia nhánh chằng chịt khắp một vùng rộng mênh mông. Vùng đồng bằng sông Cửu Long được thành hình qua nhiều năm tháng. Một cánh đồng Miền Nam phì nhiêu định hình từ bên trong, ăn dần ra với những con giồng bao giáp biển. Những loại cây rể thân như mấm, vẹt, tràm, ráng, bần…giử phù sa và cát biển làm nên những cù lao, cồn, láng, bãi…dài suốt từ Cà Mau,Trà Cú, Long Toàn, Cầu Ngang…. Vùng đất ngày xưa “Chim kêu,vượn hú” dần dần được di dân từ miền Bắc, Trung, cả những di dân từ Trung Hoa đi qua ngỏ biển tấp vào, cộng lại với dân bản địa Cao Miên, quần tựu thành nhóm dân trộn hoà từ lâu đời, thành một vùng cá biệt: Dân Nam Kỳ Lục Tỉnh. Năm học lớp nhì hai năm má tôi vâng lời ông bà ngoại lấy ba tôi lúc tóc còn để kẹp. Má dùng dằng một mình mà không dám cải ý cậu. Má gọi ông ngoại bằng cậu, trong gia đình ít ai chú ý tới. Thường khi dân miền Nam chánh cống thì gọi ba, má. Chỉ người vùng ngoài Bắc mới gọi là Cậu. Trong các dịp thanh minh về quê ngoại tảo mộ. Tôi thấy mộ bia ông ngoại ghi họ Trịnh. Tôi có thắc mắc và hỏi má: Má ơi! Má họ Trần, sao mộ bia ông ngoại lại họ Trịnh? Má nói má cũng không biết, chỉ làm theo lời trăn trối ông ngoại muốn như vậy. Sau nầy khi học qua lịch sử Việt thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Chúa Trịnh hùng cứ phương Bắc. Chúa Nguyễn thua chúa Trịnh chạy dần về phương Nam. Tôi đoán chắc ông bà tổ tiên bên ngoại trước đây họ Trịnh ở tận ngoài Bắc, vì sợ chúa Nguyễn trả thù nên đổi lại họ Trần. Luận cứ nầy rất phù hợp với lịch sử và lời trăn trối của ông ngoại. Tôi đoan chắc là đúng, mặc dù má nói là không biết. Ông ngoại ít nói nhưng cả quyết. Khi được dượng hai, chồng của dì hai, chị ruột của má giới thiệu gia đình ông bà nội là người khách trú làm ăn buôn bán ở làng Long Hiệp, quận Trà Cú. Ông ngoại nói: Được! Ít tháng sau là đám hỏi và năm

sau đó làm đám cưới. Cuộc hôn phối của ba má rất thuận thảo và mau chóng. Ông bà ngoại sống bằng nghề làm rẩy. Miếng đất giồng hơn ba công và thêm mảnh ruộng bốn công nằm kề. Miếng đất rẩy là một vùng đất pha cát màu hơi sậm, nhưng vì cát nhiều nên việc tiêu tưới rất cực nhọc. Miếng ruộng thì chỉ làm được một mùa. Mùa khô nức nẻ, mùa mưa nước sấp lún tới gối. Đời sống vất vã quanh năm mà chỉ đủ ăn không dư giả. Ông ngoại muốn gả má về chợ buôn bán cho đở cực hơn.

Quê hương tôi Miền Nam

Trước ngày đám cưới bà ngoại dạy má nấu vài món ăn thường nhật đơn giản như kho cá, nấu canh. Ngoại nói: Gia đình người Tàu lai người ta không khó đâu nhưng ít nhứt phải biết nấu vài món ăn. Năm ấy má tròn 18 về sống với ba ở Long Hiệp. Làng nầy cách xa nhà ông bà ngoại một con giồng lớn. Nếu đi tắt xuyên qua những đám rẩy, một cánh đồng thì đến con giồng mang tên xã Mỹ Hoà. Nếu đi đường xe đò thì đánh một vòng hơi xa. Thời đó xe đạp còn hiếm, đi bộ thì quá lâu mặc dù đường ngắn, nên nếu có dịp về nhà ngoại thì má dùng xe đò đi từ Long Hiệp lên Trà Vinh và từ trà Vinh qua chợ quận Cầu Ngang đến xã Mỹ Hòa. Ngày sinh ra tôi, ông nội không cho má làm gì cả. Ông nội mới có đứa cháu đích tôn nên muốn má chỉ lo giử tôi cho chu toàn. Ông nội có một đời vợ ở bên Tàu nhưng chưa có con. Những năm miền đất ông nội sống ở bên Tàu đói rách, ông một mình quảy gánh tìm đất sống về phía Việt Nam. Cuộc trôi dạt theo các thương thuyền người Hoa của ông đã tấp vào bờ biển phía Nam và định cư tại đây. Ông nội không thố lộ việc nầy cho đến khi bà nội sinh chú Năm, em trai kế của ba thì bà nội bên Tàu tìm đường liên lạc được với ông nội. Bà

Page 20: cướp phá không ch ấm dứt. Vì vậy Trần Dụ Tôngaihuutravinh.com/dacsan/2012/dstv-2012 (2).pdf · chết, em là Che Bonguar (Chế Bồng Nga) lên thay. Chế Bồng

Đặc San Trà Vinh 2012 - Nhâm Thìn 40

nội trước có ý xin chú Năm đem về Quảng Đông nuôi. Bà nội đẻ chú Năm không chịu. Bà nội trước trở về Trung Quốc và bặt tin luôn cho tới cuối đời ông nội. Lúc còn non trẻ, ông nội đu đưa tôi trên tay suốt ngày. Ba tôi gánh vát hết việc mua bán cái tiệm chạp phô nhỏ ở xóm Chùa cách Xã Long Hiệp chừng một cây số. Má chỉ lo dọn dẹp nhà cửa và nấu nướng những bửa cơm cho gia đình. Bà nội cũng hiền lành, cho nên cuộc đời làm dâu của má không mấy vất vã. Khi có tôi thì má được ông bà nội thương nhiều hơn. Tôi thường được má ôm vào lòng, ngồi trên chiếc võng đan bằng vỏ cây bố đu đưa. Má đọc như hát bài thơ bằng Pháp ngữ “Voici ma main” mà má học lúc còn nhỏ, đôi lúc là những câu ca dao ngọt ngào trầm bổng: “Má ơi! đừng gả con xa, chim kêu vượng hú biết nhà má đâu” hoặc “ Cây khô tưới nước cũng khô, vận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo”. Ông nội thì hát tiếng Tiều Châu và dạy tôi bập bẹ “khìa cai úa chìa pừng” ( lấy đôi đủa ăn cơm)… Khi tiếng mõ cùm cum gỏ mỗi đêm. Khi những tiếng chó sủa oăn oẳn trong xóm. Thì xóm làng bắt đầu xao động. Bộ đôi Việt Minh bắt đầu tuyên tuyền, cổ động chống Pháp cứu nước. Cán bộ Việt Minh khuyến khích thanh niên tham gia đoàn thanh niên cứu quốc. Đêm đêm vác tầm vong tập bước đi một hai. Ba tôi và chú tôi cũng có đi tập dợt vài lần. Nhưng sau đó tìm cách thối thoát. Cũng vì chuyện nầy, khi người Miên theo lính Tây nổi lên phong trào “Cáp Duồn”(giết người Việt) ba và chú Năm bị bọn họ cột tréo tay lôi ra đồng với chiếc phản kéo ngay định chém. Rất may lúc đó Ông chủ của tôi có người con tu lục ở chùa xin với Lục Cả can thiệp kịp thời nên được chúng tha. Ông nội mất vài tháng sau đó vì cơn bạo bịnh. Cả xóm chùa ùn ùn sơ tán vì sợ bọn Miên giết hại. Ba má đành bán tuôn bán tháo cửa tiệm, thu gom đồ đạt, gánh gồng chạy tản cư theo sự hướng dẩn và kêu gọi của phong trào Việt Minh về vùng “Giải Phóng”. Một số người chạy dạt lên Trà Vinh. Ba má chạy tuốt xuống Cồn Cù. Sau nầy ba cứ chặc lưởi là đã lầm đường, đưa gia đình vào nơi nguy hiểm, cơ cực. Má thì sao cũng được cứ tin nơi ba. Những năm tháng nơi đất Cồn, má vất vả hơn vì phải lo cho anh em chúng tôi và lo kiếm sống hằng ngày ở chợ bằng nghề lăn bột chuối chiên. Ba thì mướn ghe xuôi ngược chở hàng mướn, có lúc chở muối từ Cồn Cù về Long Toàn hoặc xa hơn là Trà Vinh để bán và mua một số đồ bán cho lối xóm ở đất Cồn. Chuyện chèo chống từ vùng ngoài vào

vùng trong rất nguy hiễm vì các nút chặng của bộ đôi Việt Minh và các trạm kiễm soát của Lính Tây. Sau thời gian quân Nhựt Bổn thắng Pháp trong trận thế chiến. Quân Pháp thúc thủ để cho quân Nhựt Bổn chiếm toàn Đông Dương. Khi Mỹ thả hai trái bom trên Trường Kỳ và Quang Đảo. Nhựt đầu hàng Đồng Minh. Pháp trở lại Đông dương. Lần nầy Pháp mở toàn lực ruồng bố phong trào Việt Minh. Cồn Cù dậy sóng. Máy bay đầm già quần bay ngày ngày trên các vùng như Cồn Cù, Cồn Ngao, Mé Láng…Cà nông từ Long Toàn thụt về Cồn ầm ầm mỗi đêm. Máy bay khu trục trút bom hằng ngày. Có khi lính Tây cùng lính khố xanh đổ bộ lên Cồn bắn giết mọi người dân ở đây. Mỗi lần như vậy bọn họ đốt phá nhà cửa tan hoang. Ba quyết định đưa gia đình trốn khỏi đất khổ để về thành tìm sống. Má lo thu xếp đồ đạt và cùng ba chèo chiếc tam bản với ba anh em chúng tôi trốn khỏi đất Cồn. Hồi đó V.M. không cho dân bỏ đi, mặc dù họ chẵng bảo vệ được ai. Cồn Cù cách Long toàn không bao xa, nhưng vì phải vào các xẻo rạch và len lỏi tránh các chốt trạm bộ đội V.M. nên cả đêm mới ra đến một xẻo nhỏ gần chùa Miên. Chú Năm được ba liên lạc trước chờ đón ở đó và đưa gia đình tôi về ấp chợ Long Toàn. Lúc chạy loạn chú Năm, chú Sáu và bà nội ở đây. Ba vì nghe theo ông thầy dạy học lúc còn nhỏ khuyên nên về vùng giải phóng. Một điều lầm lẩn mà ba sau nầy cứ tiếc hùi hụi vì những người chạy lên Trà Vinh sinh sống trở nên giàu có. Má có cằn nhằn ba đôi chút nhưng với tính chịu nhẩn má ít khi cải cọ với ba. Má chỉ lâm râm cầu Trời niệm Phật khi gặp nhiều vấn nạn. Anh em chúng tôi nằm trong vòng ôm của má, lùi trong bùn dưới đám bần và ô rô trong vùng trũng lầy khi máy bay khu trục vần bay trên đầu thả bom, nhả đạn vèo vèo. “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm bồ Tát Ma Ha Tát….” và nhiều nửa….. Anh em tôi thì thiếp ngủ dưới bùn ngập ngang mủi, quên nghe tiếng thét gào của bom đạn. Tôi như thuần thuộc những câu niệm của má. Hình như cho đến khi lớn lên đi vào đời, tôi cũng thường niệm những câu như má tôi thường đọc khi có một điều mong muốn nào…cả khi trong tình yêu cũng vậy. Má thường gội đầu bằng nước tro. Má dùng tro nhà bếp, bỏ vào thao nước ngâm một hồi lâu, chắt nước trong vào cái tô to. Má xoả búi tóc, khom lưng cuối gập người về phía trước cho tóc rủ hết xuống, một tay cầm cái tô nước trong màu hơi xẫm đổ từ từ vào đỉnh đầu. Má dùng tay còn lại vò từ đỉnh đầu xuống dòng tóc. Sau khi đổ hết tô nước,