5
Cổng thanh toán ở Nước Ngoài : Paypal khá nổi tiếng trên thế giới nhưng nói đem Paypal tích hợp vào website bán hàng thì không hiệu quả bởi 2 lý do cơ bản sau: Hiện tại người có tài khoản Paypal (có tiền trong acc) để mua sắm là không nhiều và đa phần là những người đã từng đi nước ngoài, dân IT và dân MMO mới có. Paypal thật sự không thân thiện với Merchant (website của người bán) vì khả năng chargeback rất cao. Khi tiền vào tài khoản của người bán, mình giao hàng đi rồi, paypal phát hiện tiền đó là gian lận, chargeback lại một phát thì Merchant không biết kêu than với ai. Kết Luận: Paypal chỉ thích hợp bán hàng ở Việt Nam đối với một vài dịch vụ Nội dung số, phần mềm hoặc hàng hóa vô hình. Còn hàng hóa tiêu dùng thì không thuận tiện lắm vì khả năng phát sinh giao dịch là ít( đối tượng có acc không phổ biến, không rành mua và sợ mua), không có support ở Việt Nam và tương đối không thân thiện với đại đa số người dùng. 2 Checkout, MoneyBooker cái này lại càng không phổ biến, thỉnh thoảng mới gặp như Điện Hoa Việt Nam, đấu giá 247. Do vậy khả năng người dùng sử dụng lại càng ít. Theo mình nên chọn cổng thanh toán Việt Nam ở một vài lý do như sau: - Các cổng Việt Nam có sự tìm hiểu, học hỏi các mô hình thanh toán trên thế giới và điều chỉnh cho phù hợp với người Việt Nam. Phù hợp với văn hóa sử dụng, ngôn ngữ tất nhiên là tiếng Việt. Có vấn đề gì còn có thể khiếu nại cũng như đòi lại quyền lợi dễ dàng. - Vì tinh thần dân tộc( cái này hơi quá nhưng công ty Việt Nam làm ra cho người Việt, không dùng để ủng hộ thì cũng hơi phí, tạo chút gắn kết cũng là cái hay). Nghi vấn nhỏ: Ebay đã đầu tư vào Việt Nam qua Peacesoft vào chodientu, do vậy việc paypal tiến thêm một bước nửa là hỗ trợ tiếng việt và support tại Việt Nam để người ta dùng là có ngay một cổng thanh toán có thương hiệu. Nhưng tại sao lại không làm như vậy mà để Peacesoft xây cổng Ngân Lượng . Theo quan điểm cá nhân thì do thể chế tài chính vĩ mô của VN không hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán qua thẻ (Bước đầu là đã liên minh ATM, lộ trình tiếp theo là

Cổng thanh toán ở nước ngoài

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Paypal khá nổi tiếng trên thế giới nhưng nói đem Paypal tích hợp vào website bán hàng thì không hiệu quả bởi 2 lý do cơ bản sau

Citation preview

Page 1: Cổng thanh toán ở nước ngoài

Cổng thanh toán ở Nước Ngoài:Paypal khá nổi tiếng trên thế giới nhưng nói đem Paypal tích hợp vào website bán hàng thì không hiệu quả bởi 2 lý do cơ bản sau:

Hiện tại người có tài khoản Paypal (có tiền trong acc) để mua sắm là không nhiều và đa phần là những người đã từng đi nước ngoài, dân IT và dân MMO mới có.

Paypal thật sự không thân thiện với Merchant (website của người bán) vì khả năng chargeback rất cao. Khi tiền vào tài khoản của người bán, mình giao hàng đi rồi, paypal phát hiện tiền đó là gian lận, chargeback lại một phát thì Merchant không biết kêu than với ai.

Kết Luận: Paypal chỉ thích hợp bán hàng ở Việt Nam đối với một vài dịch vụ Nội dung số, phần mềm hoặc hàng hóa vô hình. Còn hàng hóa tiêu dùng thì không thuận tiện lắm vì khả năng phát sinh giao dịch là ít( đối tượng có acc không phổ biến, không rành mua và sợ mua), không có support ở Việt Nam và tương đối không thân thiện với đại đa số người dùng.

2 Checkout, MoneyBooker cái này lại càng không phổ biến, thỉnh thoảng mới gặp như Điện Hoa Việt Nam, đấu giá 247. Do vậy khả năng người dùng sử dụng lại càng ít.

Theo mình nên chọn cổng thanh toán Việt Nam ở một vài lý do như sau:- Các cổng Việt Nam có sự tìm hiểu, học hỏi các mô hình thanh toán trên thế giới và điều chỉnh cho phù hợp với người Việt Nam. Phù hợp với văn hóa sử dụng, ngôn ngữ tất nhiên là tiếng Việt. Có vấn đề gì còn có thể khiếu nại cũng như đòi lại quyền lợi dễ dàng.

- Vì tinh thần dân tộc( cái này hơi quá nhưng công ty Việt Nam làm ra cho người Việt, không dùng để ủng hộ thì cũng hơi phí, tạo chút gắn kết cũng là cái hay).

Nghi vấn nhỏ: Ebay đã đầu tư vào Việt Nam qua Peacesoft vào chodientu, do vậy việc paypal tiến thêm một bước nửa là hỗ trợ tiếng việt và support tại Việt Nam để người ta dùng là có ngay một cổng thanh toán có thương hiệu. Nhưng tại sao lại không làm như vậy mà để Peacesoft xây cổng Ngân Lượng. Theo quan điểm cá nhân thì do thể chế tài chính vĩ mô của VN không hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán qua thẻ (Bước đầu là đã liên minh ATM, lộ trình tiếp theo là POS và Payment gateway là cuối cùng và xuyên suốt), mô hình paypal không thể áp dụng vào TMĐT ở khu vực châu Á bởi rào càng ngôn ngữ và hành vi mua sắm. Một đặc tính khách mà ít được chú ý là thương hiệu của những website bán hàng online chỉ mới được DN quan tâm, chứ chưa đầu tư nhưng đã từng làm với offline.

Onepay, smartlink và VNBCOnepay: khả năng xử lý thẻ Visa master thì quá tốt. Yếu điểm duy nhất đối với người bán muốn tích hợp Onepay là phí dịch vụ. Để tham gia onepay mình phải trải qua thủ tục pháp lý dành cho doanh nghiệp và đóng các khoản phí như:

Phí đấu nối hệ thống ban đầu( lúc trước 1000$ giờ còn 200$) Tiền ký quỹ (cái này tùy theo độ lớn DN và dịch vụ hoạt động cũng như là Tổng giá

trị giao dịch hàng tháng),

Page 2: Cổng thanh toán ở nước ngoài

Phí duy trì hàng tháng( khoản 50$) Phí giao dịch thành công là 0,5$ + 2,75-3,5%/giao dịch ( tùy theo khả năng và cách

đàm phán của DN).Tựu trung các yếu tố này lại thì onepay thì tốt nhưng phí nó quá cao so với một đơn vị đang bước đầu chăm chút cho website online, doanh số ít và vốn không nhiều, chưa kể bạn bán hàng nhỏ lẽ, chưa có công ty, trụ sở bài bản.

Smartlink của VietcombankCó thể nói thủ tục của Vietcombank thì hơi bị kinh khủng, vào theo cơ chế bị áp, bạn không có quyền đàm phán, thích thì làm không thích thì thôi, và không phải DN nào cũng đủ độ lớn và mối quan hệ để làm việc với họ. Nói chung là các DN lớn cũng không dễ gì đàm phán thành công và làm việc trọn vẹn được với Smartlink. Mức phí tương đối mà họ áp thông thường là khoản: 6000VNĐ + 1,8%( có một vài đơn vị đàm đạo được phí thấp hơn nhưng cũng thuộc dạng to đầu và quan hệ rộng). Vì lẽ đó mà Smartlink chắc sẽ không dành cho những cá nhân và DN bán hàng vừa và nhỏ.

VNBCĐơn vị này xuất thân từ dịch vụ Internetbanking của Đông Á Bank. sao đó lập VNBC để chuyên về hạ tầng và giải pháp cho xử lý thẻ. Số lượng thẻ cũng khá lớn, khả năng xử lý cũng rất tốt nhưng nếu gọi là cổng thanh toán thì chưa đủ. Acc internetbanking không đầy đủ thông tin và hỗ trợ tốt như mô hình một ví điện tử cần phải có để hoạt động TMĐT.

Các cổng thanh toán và ví ở Việt Nam thì sao?Có thể kể đến một loạt như: payoo, Vinapay, Payport DNA, Mobivi, Ngân Lượng, Bảo Kim.

- Vinapay, paynet, vnmart: theo mô hình Toup( cái này là một chủ đề cần phân tích nên ai chưa rõ có thể tìm hiểu thêm) khai thác dịch vụ và nạp tiền trên điện thoại. có thể sử dụng cho website bán hàng nhưng không chính thống lắm.- Payprot DNA: Merchant Services hoạt động của đơn vị này hiện tại khá mờ nhạc và thực tế chứng minh là không hiệu quả và thiếu khả năng mở rộng.- Payoo, Mobivi, Ngân Lượng, Bảo Kim.Payoo, Mobivi: đều được đầu tư xây dựng bởi Việt Kiều và một số doanh nhân thành đạt trong nước. Tiên phong trong tầm nhìn và có vốn. Nhưng có lẽ tới giờ Payoo cũng không đầu tư mạnh vào để thanh toán. chỉ còn Mobivi đang áp dụng chiến lược đánh những đối tượng lớn để dẫn dụ thị trường theo quan điểm của ông lớn và họ đang ra sức thực hiện kết nối với những big Merchant để hướng thị trường sử dụng theo. ĐÓ là một chiến lược khá hay nhưng liệu có thành công trong môi trường dài hơi của TMĐT hay không thì thời gian sẽ trả lời. THanh toán tiền taxi của hãng Mai Linh là một minh chứng cho chiến lược đánh big merchant nhằm dẫn dắt thị trường. Nhưng theo nhận xét bản thân việc triển khai thanh toán ví điện tử cho taxi là một chiến dịch làm thương hiệu hơn là xét hiệu quả vì chẳng có ai sử dụng ví thanh toán tiền taxi.

Page 3: Cổng thanh toán ở nước ngoài

Ngân Lượng và Bảo Kim thì sao....?Ngân Lượng: Chiến lược của Peacesoft có lẽ là sản phẩm cổng thanh toán trực tuyến theo mô hình Ví điện tử phù hợp nhất dành cho cá nhân và DN . Không thu phí khi đấu nối mà nó được tính bằng dựa trên giao dịch thành công. HIện tại đang áp dụng cho các merchant bán hàng hóa vật chất là : 1000VNĐ +1%/giao dịch thành công. Và phí được trừ trực tiếp vào người bán( merchant) . CÒn các merchant hoạt động theo nội dung số ( game, app, download...) thì được phân loại riêng phí giao dịch sẽ không có phần 1000đ. Hiện tại theo nhận định cá nhân Ngân lượng là cổng tiện ích nhất cho người dùng. Đặc biệt lượng người sử dụng cổng Ngân Lượng tương đối nhiều. Nên có thể tận dụng lợi thế này

Ví này có sự học hỏi mô hình của paypal và alipay của Trung Quốc để xây dựng nên nó cho phép thanh toán và xử lý được nhiều loại thẻ:

- Thẻ visa và master thông qua Onepay( không biết bây giờ thì dùng đơn vị nào để xử lý)- Thẻ nội địa: có 7 ngân hàng là đấu nối trực tiếp với Ngân Lượng để xử lý thẻ online, ngoài ra còn có hơn chục Ngân hàng khác cho phép xử lý bằng ATM và internet banking tại nhà của từng ngân hàng( cái này là không đấu nối trực tiếp hệ thống mà là vào webiste của ngân hàng bạn dùng thẻ rồi chuyển online)Về khả năng thanh toán khi mua hàng thì có 2 phương thức:- Thanh toán bằng số dư tài khoản Ngân Lượng- Thanh toán bằng check out thông qua Ngân hàng nếu không có tài khoản NL.- Tin vui: Ngân Lượng là đại diện duy nhất của paypal tại Việt nam.

Nếu đem so sánh với paypal hay alipay của Trung Quốc thì có thẻ không bằng nhưng với mức phí 1000VNĐ +1% và những tiện ích về thẻ, quy cách thực hiện và tích hợp vào website nhanh để sử dụng là tương đối phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp đang triển khai bán hàng online.

Bảo Kim: là đứa con tinh thần của Vật Giá, cũng hoạt động theo mô hình hình cổng thanh toán và ví điện tử. ( mấy tháng trước trên diễn đàn tin học cũng có một thread lùm xùm về cái vụ Bảo Kim ăn cắp mô hình dịch vụ và quy trình của Ngân Lượng, bị kiện tụng tùm lum, nhưng nghe đâu Bảo Kim chỉ xin lỗi Ngân Lượng và treo thông cáo báo chí gỡ bỏ thông tin liên quan tới Ngân Lượng xuống hết. vụ này tới h hình như cũng êm xuôi luôn rồi)

Về cơ bản quy trình và và cách sử dụng của Bao Kim tương tự như Ngân Lượng.Nhưng có khác ở 2 điểm. Các giao dịch của Bao Kim thông qua đơn vị thẻ trung gian là Smartlink. nên mức phí người mua phải trả cho nạp tiền hơi cao hơn. và cũng đang trong giai đoạn nổ lực làm thị trường, chạy theo mô hình của Ngân Lượng nên còn nhiều tính chất vá. Nhưng có lẽ nếu Ngân Lượng phát triển với tư cách người đi đầu thì Bảo Kim ra sau vẫn có thể có được thị phần nhất định.

Kết luận:

Page 4: Cổng thanh toán ở nước ngoài

- Nếu bạn sử dụng cho cá nhân và DN vừa và nhỏ( không có chi nhánh ở Nước ngoài) nên dùng các cổng ở Việt Nam. Bạn có thể dùng nhiều cổng để test- Nếu bạn có bán hàng ra nước ngoài thì có thể sử dụng 1 cổng trong nước và cổng PAYPAL