3
Page 1 CompaSS Spirit Upcoming activities / Sinh hoạt sắp tới Mandala Sunday 8/21, 7-9:30pm at iTC Center Khóa Bồ Tát Đạo/Bodhisattva training session 9/03, 9/04 7am-6pm at CompaSS Center Thiền trà / Tea meditation (Sep 11th memorials) Saturday 9/10 7:30pm-9:30pm at CompaSS Center Thuyết giảng Đuốc Tuệ / Dharma talk at CompaSS Center Sunday 9/11 2pm-5:30pm Nhìn về cách học đạo qua những nhân vật trong truyện của Kim Dung Lớp huấn luyện Trà Sư / Tea Master training Sun- day 9/18 at CompaSS Center Thể dục Thân Khỏe Tâm An / Exercise for World Peace Sunday 9/25 at iTC Center Compassionate Service Society in Orange County - Newsletter Volume 07 / August 19, 2016 Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (KT435) http://www.radiokhaitam.com/main/index.php/tim-va-tam/874-kt435-hi-nh- tuo-ng-qua-n-tu-ta-i-bo-ta-t Bát nhã tâm kinh (7 tập) https://soundcloud.com/compassheart/sets/bacnhatamkinh Xem TV Sống Đời Toàn Diện trên KVLA TV 56.5 hoặc xem trên mạng www.kvla.tv vào các ngày giờ Fri 11pm; Sun 7am Nghe Radio Khai Tâm trên đài KVVN / 1430 AM Sun 9:30am-10:00am hoặc nghe trên youtube.com channel khatamyt Xem TV Khai Tâm trên SBTN Sat 6:30am-7:30am & 4:30pm-5:30pm Sun 3:00am-4:00am hoặc xem trên youtube.com channel Thay Hang Truong Latest Dharma talk - Pháp Âm Picture of Integral Taichi students and instructors taken on iTC Open house in Garden Grove, CA Hình lưu niệm ngày Hội ngộ và Tổng khai giảng các lớp Taichi tổng hợp tại trung tâm iTC, Garden Grove, CA Orange county iTC instructors and assistant instructors welcome and salute new and existing students during iTC Open house Tất cả anh chị huấn luyện viên và phụ giáo vùng Quận Cam chào mừng các học viên mới và cũ trong ngày Hội ngộ

CompaSS Spiritglobalitc.compassheart.com/.../CSS_news_flash_no_7_August_2016_Final.pdf · Pháp Hoa vẫn là bộ kinh cực kỳ quý báu trong văn điển của Phật giáo,

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CompaSS Spiritglobalitc.compassheart.com/.../CSS_news_flash_no_7_August_2016_Final.pdf · Pháp Hoa vẫn là bộ kinh cực kỳ quý báu trong văn điển của Phật giáo,

Page 1

CompaSS Spirit

Upcoming activities / Sinh hoạt sắp tới

Mandala Sunday 8/21, 7-9:30pm at iTC Center

Khóa Bồ Tát Đạo/Bodhisattva training session

9/03, 9/04 7am-6pm at CompaSS Center

Thiền trà / Tea meditation (Sep 11th memorials)

Saturday 9/10 7:30pm-9:30pm at CompaSS Center

Thuyết giảng Đuốc Tuệ / Dharma talk at CompaSS

Center Sunday 9/11 2pm-5:30pm

“Nhìn về cách học đạo qua những nhân vật trong

truyện của Kim Dung”

Lớp huấn luyện Trà Sư / Tea Master training Sun-

day 9/18 at CompaSS Center

Thể dục Thân Khỏe Tâm An / Exercise for World

Peace Sunday 9/25 at iTC Center

Compassionate Service Society in Orange County - Newsletter Volume 07 / August 19, 2016

Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát (KT435)

http://www.radiokhaitam.com/main/index.php/tim-va-tam/874-kt435-hi-nh-

tuo-ng-qua-n-tu-ta-i-bo-ta-t

Bát nhã tâm kinh (7 tập)

https://soundcloud.com/compassheart/sets/bacnhatamkinh

Xem TV Sống Đời Toàn Diện trên KVLA TV 56.5 hoặc xem trên

mạng www.kvla.tv vào các ngày giờ Fri 11pm; Sun 7am

Nghe Radio Khai Tâm trên đài KVVN / 1430 AM Sun 9:30am-10:00am

hoặc nghe trên youtube.com channel khatamyt

Xem TV Khai Tâm trên SBTN Sat 6:30am-7:30am & 4:30pm-5:30pm

Sun 3:00am-4:00am hoặc xem trên youtube.com channel Thay Hang

Truong

Latest Dharma talk - Pháp Âm

Picture of Integral Taichi students and instructors taken on iTC Open house in Garden Grove, CA

Hình lưu niệm ngày Hội ngộ và Tổng khai giảng các lớp Taichi tổng hợp tại trung tâm iTC, Garden Grove, CA

Orange county iTC instructors and assistant instructors welcome and salute new and existing students during iTC Open house

Tất cả anh chị huấn luyện viên và phụ giáo vùng Quận Cam chào mừng các học viên mới và cũ trong ngày Hội ngộ

Page 2: CompaSS Spiritglobalitc.compassheart.com/.../CSS_news_flash_no_7_August_2016_Final.pdf · Pháp Hoa vẫn là bộ kinh cực kỳ quý báu trong văn điển của Phật giáo,

Page 2

We had a very successful ITC OPEN HOUSE at ITC

Garden Grove. The 3 demos, and the testimonials of

3 students were very relevant and energetic, made it

one of the most powerful and lively event at ITC.

Sheila also led everyone very well in HEAVEN-EARTH

-HUMAN, Thiên - Địa - Nhân movements. Everyone

happily practiced the graceful movements before

lunch being served by all IAs. More than 200 portions

were quickly assembled and served, fresh sandwich-

es and salad and drinks were "home made" by our

food team. During lunch time the audience had a

chance to listen to the beautiful Words of Repentance

recited live by the team of "Nghe Sám Để Mở Tâm".

Hình trên: Các bác học viên trong lớp thể dục dưỡng sinh đang

biểu diễn bộ môn dưỡng sinh thập huyền. Khán giả trầm trồ và

rỉ tai nhau “Chắc tôi sẽ ghi danh lớp này quá...”

Photo above: Students in the Soft Taichi class demo a few of

their forms. I can hear some in the audience whispering “I

should switch and sign up for this class...”

Hình bên trái: Các anh chị huấn luyện viên đang biểu diễn thế

con cọp trong bộ môn Càn Khôn Thập Linh

Photo on the left: iTC Instructors perform the tiger form in the

10 forms of Integral Taichi

Hình bên trái: Các học viên mới và cũ

được hướng dẫn tập môn Thiên-Địa-

Nhân “bỏ túi”

Photo on the left: New and current

students were taught to practice

“Heaven-Earth-Human” as a take home

gift

Hình bên mặt: Một học viên người Mỹ trong lớp

Càn Khôn Thập Linh (CK10) của chị Bảo Liên đang

chia sẽ kinh nghiệm chứng thực kết quả tốt sau vài

tháng theo học lớp này. Bà cho biết lúc trước bà

tập Yoga nhưng khi đổi sang CK10, bà thích hơn vì

những động tác không ngừng chuyển động.

Photo on the right: An Integral Taichi (CK10) stu-

dent gave a lively testimonials of her positive pro-

gress only after a few months practicing CK10.

She also likes the continuous movement of the

forms when she switched from practicing Yoga to

CK10

Special report on iTC Open house - Sunday August 14, 2016

Phóng sự ảnh về ngày Hội ngộ và Tổng khai giảng iTC—Chủ nhật 14 tháng 8, 2016

Page 3: CompaSS Spiritglobalitc.compassheart.com/.../CSS_news_flash_no_7_August_2016_Final.pdf · Pháp Hoa vẫn là bộ kinh cực kỳ quý báu trong văn điển của Phật giáo,

Page 3

Vai trò, ảnh huởng và ứng dụng của Kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa (ghi lại từ Radio Khai Tâm 254)

CSS Newsletter is published by Compassionate Service Society. Visit us at www.compassheart.com

Tất cả ý kiến và đóng góp xin gửi về / Please email all suggestions to Son Duong at [email protected] or call (714) 625-8966

Nhiều khi mình lên tới đỉnh núi nhìn ra và thấy có một cảm giác thông

thoáng vô cùng, mình mở mắt ra nhìn, mình hít thở, đưa hai tay ra và

“wow” mình thấy quá sung sướng. Một cảm giác thật vô tận vô biên vì

mình thấy quá sức thoải mái. Thưa bác, cảm giác này cũng gần gần,

tương tợ như cảm giác khi tâm mình khai mở, chân tâm mình khai mở.

Mình không còn cảm thấy chướng ngại, giới hạn, gò bó hay bó buộc

nữa. Đó là khai mở. Mở cái gì? Mở cái hoa. Hoa ở đâu ra? Ở trong tâm

Phật. Kinh Pháp Hoa chú trọng làm sao mà mình đứng chú trọng vào

cái tách mà hãy chú trọng vào khoảng không gian

vô tận ở trong ly và bên ngoài ly.

Bây giờ vấn đề trở nên phúc tạp hơn là như vầy.

Khi gặp người nào mà bác ghét, bác chửi họ một

câu, tức là bác đã nhỏ một giọt nước vào trong ly,

rồi bác giận người này thì bỏ thêm một giọt vào;

người ta chửi bác làm bác tức, lại bỏ thêm một

giọt nước nữa. Khi mình không tức không giận,

nhưng lại chất, thấy Ipad số 3 đẹp quá nên mua

một cái, rồi Ipad Pro. còn đẹp nữa, lại mua thêm

một cái; tức là mình bỏ thêm một giọt nước nữa,

rồi lại bỏ thêm một giọt nữa. Từ từ, bên trong cái ly

không còn trống rỗng nữa mà đầy nước. Mỗi giọt

nước là một nhân duyên nghiệp chướng, mỗi cái

nợ của mình. Cái gì mà mình làm thân ngữ ý,

mình làm ra tạo ra cũng như mình bỏ thêm một

giọt nước vào trong ly. Bỏ vào càng nhiều, mình

càng tin tưởng rằng cái ly đó thiệt, mình bị nước

trong ly làm cho mình tin tưởng rằng cái ly đó có

thiệt, vì cái ly đó giữ được nước. Mình càng tạo

nghiệp, càng ăn uống, nói năng, nghĩ ác cho người ta, càng interacting

với người ta, mình càng tin tưởng vào cảm xúc, mình càng bị suy nghĩ

thì mình càng tin tưởng vào sự suy nghĩ, càng biết thì mình có thói quen

vào tin tưởng. Cho nên càng ngày mình càng làm cho sự hiện hữu của

cái ly, thân xác này, ngày càng thiệt hơn mà quên đi cái chân không vô

tận.

Kinh Pháp Hoa nói tới chuyện hãy nhận diện ra sự thông thoáng của cái

ly này, sự thông thoáng tâm thức của mình mà không bị kẹt. Đó là cách

tu của kinh Pháp Hoa. Vì vậy khi kinh Pháp Hoa ra đời trên văn học của

Phật học, cũng như trên tâm thức của người tu đạo, là một cuộc cách

mạng cực kỳ lớn. Người tu từ xưa đến nay, thay đổi hoàn toàn, coi như

người giác ngộ, vì họ hiểu được sự đổi thay mà bây giờ mình gọi là

paradigm shift. Đổi thay cái nhìn từ sự chú ý vào tự tập luyện, tôi luyện

thân xác này ra chỗ làm sao nhận tri được chân tánh. Đó là sự vi diệu

của kinh Pháp Hoa. Do đó, kinh Pháp Hoa trở thành một trong những

bộ kinh rất quan trọng tại Trung Hoa. Luồng tư tưởng đó truyền sang

Việt Nam và đuợc nhiều người tiếp nhận một cách đẹp đẽ vô cùng.

Không biết bao nhiêu người đã đọc, tụng kinh Pháp Hoa này và đã

được giác ngộ.

Không biết kinh này đã được ai dịch ra tiếng Trung Hoa hồi xưa? Thưa

các bác, kinh Pháp Hoa được dịch ra tiếng Trung Hoa trước kinh Hoa

Nghiêm, vào đời Diêu Tần, do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch. Ông là

một người cực kỳ giỏi, đã cảm nhận được Phật tánh, sức mạnh của

chân tâm. Lúc đó dịch trường bên Trường An có rất nhiều người, các vị

tăng tới giúp ông. Ông dùng 3000 vị chư tăng xuất sắc nhất thời đại bấy

giờ, tới giúp ông dịch tất cả các bộ kinh khác. Lý do ông muốn có 3000

người ở đó rất bí hiểm, bởi vì 3000 người trở thành 3000 người đi

truyền pháp thật mau lẹ. Việc phiên dịch chỉ là một lý do, mà thực ra

ông nhờ họ đem triết lý cao nhất của thời đại bấy giờ lan trải đi

khắp mọi nơi. Có lần nhà vua hỏi ông hãy dịch một bộ kinh nào

mà ông muốn. Ông còn đang suy nghĩ để trả lời nhà vua, thì

đức vua bèn nói: ”Ngài phải dịch bộ kinh nào tượng trưng cho

đỉnh cao nhất của trí huệ của người Ấn Độ vào thời đại bây giờ.

Triết lý cao nhất là triết lý từ đỉnh đầu của Phật mà ra”. Ngài Cưu

Ma La Thập suy nghĩ một hồi và tâu rằng: ’Nếu vậy chỉ có bộ

kinh Pháp Hoa xứng đáng để dịch mà thôi”. Do đó ông bắt đầu

tụ tập các nhân tài để giúp ông dịch, nhưng

thực sự ngài là người dịch mau, giỏi và

chính xác nhất. Khả năng học tiếng Trung

Hoa của ngài rất nhanh. Chỉ trong vòng

không đầy nửa năm, ngài đã thuần nhuyễn

không những về ngôn ngữ bình thường mà

còn hiểu một cách sâu sắc văn chương

Trung Hoa. Ngài có đặc tính là chỉ liếc mắt

qua một lần là nhớ hoài không quên. Bây

giờ mình gọi là photographic memory, nhìn

là nhớ, nên ngài học rất mau. Bộ kinh Pháp

Hoa này có âm vần, đọc theo tiếng Trung

Hoa, giống như một bản nhạc. Âm thanh

lên xuống, những chữ sắp xếp y hệt một

bản nhạc, khiến người ta phải tán thưởng

vì quá hay. Chỉ đọc kinh thôi mà đã giống

như một bản nhạc vậy. Đó là một điều rất

quan trọng.

Khi ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch kinh,

ngài có truyền lại rằng: ”Nếu tôi phiên dịch

có điều gì sai trái, xin cho lửu thiêu đốt lưỡi tôi. Còn nếu tôi

không có điều chi sai lầm trong khi phiên dịch, xin cho lưỡi tôi

còn lại sau khi hỏa thiêu”. Quả nhiên, sau khi ngài mất, thiêu

xong thì cái lưỡi vẫn còn lại. Năm 1990, thầy qua Trung Hoa và

được hân hạnh đi thăm ngôi tháp thờ cái lưỡi của ngài. Đương

nhiên là họ không mở cho mình coi, nhưng nghe qua sự tích,

mình rất cảm kích. Ngài dịch quá hay. Cho đến ngày nay, kinh

Pháp Hoa vẫn là bộ kinh cực kỳ quý báu trong văn điển của

Phật giáo, vì văn chương của kinh cũng như vì tinh hoa của

kinh, đã khiến mình thấy được rõ ràng đức Phật là người có trí

huệ thật cao. Điều ngài truyền lại cho chúng sanh đời này, quả

thực là bất khả tư nghì. Mình từng chấp trước vào cái lý mà

quên rằng không gian vô tận bên kia có đó, mình cuốn chặt

trong thân xác này với sắc thọ tưởng hành thức, mà không hề

biết tới Phật tánh.

Khi tụng kinh Pháp Hoa, hãy luôn nhớ tới cuộc sống của mình té

ra có một giá trị vô lượng vô biên, vô tận vô hạn, khi mình đổi sự

chú trọng vào bản ngã ra sự chú trọng vào chân tâm của mình.

Có người hỏi thầy:”Thưa thầy, con sống ở đây không nghĩ tới

bản ngã, không nghĩ tới thân xác, mà chỉ nghĩ tới Phật tánh thôi.

Như vậy có phải là con không tưởng, con sống trên núi rừng

không? Xin thầy giải thích dùm con”. Thưa bác, mình chú ý tới

Phật tánh không có nghĩa là mình sống trên rừng trên núi đâu,

mình ra khỏi không gian này. Không phải vậy. Thực ra mình

nhận tri được một chiều vô hạn, vô tận ở trong sự hữu hạn….

(Tiếp theo số tới)