57
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 27 tháng 6 năm 2016) tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Quảng Bình: Người dân khốn đốn vì quy hoạch "treo" VTVNews 27/6, Phùng Hiệp, Anh Dũng; Bản tin Chào buổi sáng 5h25 ngày 27/6 – Kênh VTV1 2. Quảng Bình: Rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm phòng ngừa tham nhũng, lãng phí Noichinh.vn 24/6, Võ Việt Hùng - Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Bình KINH TẾ 3. Hợp tác công - tư, tạo đà giải phóng nguồn lực du lịch Quân Đội Nhân Dân 26/6, tr3, Minh Nhã 4. Hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá Quảng Bình năm 2016 Baoquangbinh.vn 25/6, Hiền Chi 5. BIDV Bắc Quảng Bình: Cho vay trên 270 tỷ đồng đóng mới 17 tàu đánh bắt xa bờ Baoquangbinh.vn 26/6, Minh Vân 6. Quảng Bình: Công nhận 24 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh Công Thương Online 27/6, Đỗ Hùng 7. Quảng Bình: Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát Dân Trí 26/6, Đặng Tài; Nhân Dân Online 24/6, Hương Giang 8. Quỹ HTND Quảng Bình: Xây dựng các mô hình phát Quyhotronongdan.vn 24/6, Ngọc Mỹ 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 27 tháng 6 năm 2016)

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1. Quảng Bình: Người dân khốn đốn vì quy hoạch "treo"

VTVNews 27/6, Phùng Hiệp, Anh Dũng; Bản tin Chào buổi sáng 5h25 ngày 27/6 – Kênh VTV1

2.Quảng Bình: Rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm phòng ngừa tham nhũng, lãng phí

Noichinh.vn 24/6, Võ Việt Hùng - Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Bình

KINH TẾ

3. Hợp tác công - tư, tạo đà giải phóng nguồn lực du lịch

Quân Đội Nhân Dân 26/6, tr3, Minh Nhã

4. Hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá Quảng Bình năm 2016

Baoquangbinh.vn 25/6, Hiền Chi

5.BIDV Bắc Quảng Bình: Cho vay trên 270 tỷ đồng đóng mới 17 tàu đánh bắt xa bờ

Baoquangbinh.vn 26/6, Minh Vân

6.Quảng Bình: Công nhận 24 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh

Công Thương Online 27/6, Đỗ Hùng

7. Quảng Bình: Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát

Dân Trí 26/6, Đặng Tài; Nhân Dân Online 24/6, Hương Giang

8.Quỹ HTND Quảng Bình: Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa

Quyhotronongdan.vn 24/6, Ngọc Mỹ

XÃ HỘIRác 'ngập mặt', ruồi tung hoành, dân ở Quảng Bình đến ăn cưới cũng không dám đi

VTC News 26/6, Nguyễn Vương – Trần Anh

9.Ô nhiễm sông, hồ thực trạng đáng báo động - Bài 2: Ai cứu những dòng sông?

Baoquangbinh.vn 27/6, Tâm An

10.Quảng Bình: Hơn 800 hộ dân sống gần sông nhưng vẫn thiếu nước sinh hoạt

Vovgiaothong.vn 24/6

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

11.Quyết định tăng thời hạn hỗ trợ ngư dân vì cá chết bất thường tại miền Trung

Phapluatplus.vn 26/6, Văn Lịnh; VOVNews 27/6, Đình Thiệu; Nguoitieudung.com.vn 27/6, PV; Khampha.vn 25/6, Hà Anh; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/6, Đặng Trung; Tuổi Trẻ 25/6, tr4, K.Hưng; Bizlive.vn 25/6, Mạnh Nguyễn; Motthegioi.vn 25/6, Trí Lâm; VietnamPlus.vn 25/6; TTXVN 25/6; News.zing.vn 25/6, Việt Đức; Báo Chính Phủ Điện Tử 25/6; Sức Khỏe & Đời Sống 27/6, tr2; Nhân Dân 26/6, tr1, PV; Nông Thôn Ngày Nay 27/6, tr10, A.T; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 27/6, tr2, Nguyên Mẫn; Tiền Phong 27/6, tr1+3, TTXVN; Thời Báo Ngân Hàng 27/6, tr2, VP; Lao Động 27/6, tr2; Tin Tức 27/6, tr3; Bưu Điện Việt Nam 27/6, tr14; ANTV.gov.vn 26/6

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra hàng loạt hồ chứa

Tiền Phong Online 24/6, Minh Quang

13. Sẽ tiếp tuc tìm kiếm hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Tuổi Trẻ 26/6, tr11, Lam Giang

14. Tái cơ cấu đất rừng Tin Tức Online 24/6, Thu Trang

15. “Cây bách xanh” giữa đại ngàn Trường Sơn

Văn Hóa 24/6, tr8, Hà Giang

16. Tuổi trẻ đi giữ rừng Trường SơnLao Động Thủ Đô Online 27/6, Ngọc Mai

17. Đánh giá thi đua không thể cào bằngGiáo Duc & Thời Đại Online 25/6, Di Hạ

18. Người cha thân hình kỳ dị nuôi 2 con học giỏi

Khampha.vn 25/6, Bình An

19. Quảng Bình chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng

Tuyengiao.vn 26/6

AN NINH – QUỐC PHÒNG

20. Quảng Bình: Bị khởi tố vì đi xiết nợLao Động Online 27/6, Lê Phi Long; Đời Sống & Pháp Luật Online 27/6, Hạnh Vũ

21. Đi bắt cá, hoảng hồn phát hiện thi thể nữ giới dưới mương nước

VTVNews 26/6, Trần Anh – Nguyễn Vương; Công An Nhân Dân 27/6, tr2,

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

Sông Lam

22.Quảng Bình: Hội đàm giữa đồn BP và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Khăm Muộn, Lào

Biên Phòng Online 25/6, Đức Trí - Hoài Nam

23. Khởi tố vu án đường dây cá độ bóng đá hàng trăm tỉ đồng qua mạng

Thanh Niên Online 27/6, Huệ Minh

I. Thời sự - Chính trị

Quảng Bình: Người dân khốn đốn vì quy hoạch "treo"(VTVNews 27/6, Phùng Hiệp, Anh Dũng; Bản tin Chào buổi sáng 5h25 ngày 27/6 – Kênh VTV1)

Tại một xã ven biển của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, người dân có trong tay giấy chứng nhận quyền sử dung đất song bị cấm xây nhà trên chính mảnh đất của mình.

Cách đây 10 năm, sau khi hoàn thành các thủ tuc hợp pháp, đóng tiền mua đất, 7 hộ gia đình ở xã biển Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đã được UBND TP. Đồng Hới cấp giấy chứng nhận quyền sử dung cho 7 lô đất thổ cư, sát bên bờ sông Nhật Lệ.

Theo quy hoạch của thành phố Đồng Hới, các lô đất này nằm trong một quy hoạch về bờ kè sông Nhật Lệ, nên lệnh cấm xây nhà được đưa ra. Điều đáng nói là quy hoạch này đã có từ gần 10 năm nay mà vẫn chưa được triển khai và giải quyết dứt điểm.

UBND TP. Đồng Hới nói rằng sẽ bồi thường, hỗ trợ sau khi có dự án đầu tư xây dựng đoạn kè Nhật Lệ còn lại. Nhưng để có những miếng đất này, nhiều người dân đã phải vay tiền ngân hàng để mua và hiện nhà ở mãi vẫn chưa được xây.

Xin mời xem vieo tại link sau: https://www.youtube.com/watch?v=DX3YEdr5mhU&list=PLr5nry4tBkpbsXhl8NAer2wHAUHD4EDCU&index=2

http://vtv.vn/kinh-te/quang-binh-nguoi-dan-khon-don-vi-quy-hoach-treo-20160627055947509.htm Về đầu trang

Quảng Bình: Rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm phòng ngừa tham nhũng, lãng phí(Noichinh.vn 24/6, Võ Việt Hùng - Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Bình)

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa ban hành văn bản số (898/UBND-KTTH) về việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh nhằm phòng ngừa tham nhũng, lãng phí… Theo đó, Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có sử dung vốn đầu tư công 2016-2020 của tỉnh thực hiện rà soát để hoàn thiện kế hoạch của cấp mình. Đây là đợt rà soát, điều chỉnh cuối cùng cho giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở nguồn vốn Trung ương đã được phân bổ và nguồn vốn tự có của địa phương, để tổ chức thực hiện đầu tư công một cách có hiệu quả, tránh cơ chế “xin - cho”, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí và phòng ngừa tham nhũng. Các sở, ban, ngành, các đơn vị sử dung nguồn vốn đầu tư công 2016-2020 của tỉnh rà soát các nguồn lực, cân đối nguồn vốn và các dự án để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh, các loại phí để lại cho đầu tư chưa đưa vào cân đối ngân sách và các nguồn vốn khác theo quy định của Luật đầu tư công; thực hiện nhiệm vu lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công để đảm bảo các thủ tuc theo quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công trung hạn, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung rà soát danh muc từng dự án của ngành, đơn vị mình. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các xã, phường, thị trấn trực thuộc triển khai rà soát kế hoạch của cấp xã theo quy định. Danh muc từng dự án đã có trong kế hoạch đầu tư trung hạn đã được thông qua nhưng chưa thực sự cấp thiết thì có thể thay thế bằng các dự án khác, đặc biệt ưu tiên cho các dự án cần thiết, cấp bách mới phát sinh để kiến đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Về đầu tranghttp://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201606/quang-binh-ra-soat-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-nham-phong-ngua-tham-nhung-lang-phi-300844/

Hội nghị giao ban công tác nội chính Quý I năm 2016 của tỉnh Quảng Bình

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

II. Kinh tế

Hợp tác công - tư, tạo đà giải phóng nguồn lực du lịch(Quân Đội Nhân Dân 26/6, tr3, Minh Nhã)

Thời gian qua, chúng tôi có dịp đi tìm hiểu du lịch một số tỉnh và nhận thấy mô hình hợp tác công-tư đang trở thành một đòn bẩy quan trọng giải phóng nguồn lực cho du lịch. Trong mô hình đó, các doanh nghiệp tư nhân đã chủ động, góp phần không nhỏ thúc đẩy du lịch Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng trở thành điểm đến cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thành công bước đầu

Khi về Hà Tinh, chúng tôi rất ấn tượng bởi chia sẻ của ông Lê Trần Sáng, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh về Khu du lịch sinh thái Hải Thượng. Không nói nhiều nhưng ông đưa ra một câu ngắn gọn đủ để chúng tôi hình dung quá trình lột xác của khu du lịch này: “Hà Tinh mong muốn nhân rộng mô hình của Khu du lịch sinh thái Hải Thượng để phát triển du lịch”. Trước đây, khu di tích với những điểm lưu niệm lẻ tẻ, xuống cấp, không thể thỏa lòng những người muốn về thăm quê hương của vị danh y hàng đầu đất nước. Từ khi trao cho Công ty TNHH Quý Gia quản lý trực tiếp, khu di tích đã xây dựng bổ sung những hạng muc mà Nhà nước chưa có điều kiện làm. Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư làm đẹp khuôn viên di tích, đường sá, nhà nghỉ, hệ thống xử lý môi trường, tìm kiếm những con người phù hợp công việc…

Giống Hà Tinh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình là những địa phương chúng tôi đã đến cũng thực hiện trao quyền quản lý trực tiếp di sản cho các công ty tư nhân và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ. Điển hình là Công ty TNHH MTV Chua Me Đất quản lý, góp phần quảng bá hang Sơn Đoòng (tỉnh Quảng Bình) trở thành điểm đến không chỉ là niềm mơ ước của bất kỳ người Việt muốn khám phá nào mà “đẳng cấp” của nó đã vươn tầm ra thế giới; hay Quần thể danh thắng Tràng An đã được Đại sứ Mê-hi-cô, bà Bô-la-nô bày tỏ ngưỡng mộ về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như những ấn tượng về khả năng quản lý di sản của Ninh Bình…

Các chuyên gia du lịch cho rằng, hợp tác công - tư trong quản lý điểm đến mang lại những lợi ích không thể phủ nhận. Điểm đến trở nên đẹp hơn, có sức cạnh tranh hơn. Ở nhiều nơi, người lao động địa phương được hưởng lợi tạo nên thế chân kiềng hợp tác giữa Nhà nước - doanh nghiệp - cộng đồng. Được biết, một người chèo thuyền ở Tràng An nếu mỗi tuần chở khách hai chuyến thì thu nhập cũng cao hơn nhiều so với khoảng thời gian này ở nhà trồng lúa. Du lịch đem lại những hiểu biết và thu nhập cho người dân bản địa nên nhận được ủng hộ từ cộng đồng địa phương. Ông Nguyễn Minh Hải, Ban Chiến lược và Phát triển Công ty TNHH Quý Gia, cho biết, bên cạnh những đầu tư điểm đến, ưu tiên hàng đầu của Công ty TNHH Quý Gia là đào tạo nguồn nhân lực. Công ty ưu

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

tiên gửi con em địa phương đi học tại các trường đại học, cao đẳng nếu có cam kết về làm việc tại công ty. Hằng năm, công ty cũng cử cán bộ và nhân viên đi học nghiệp vu, tham khảo các mô hình quản lý du lịch để nâng cao chất lượng dịch vu cũng như công tác quản lý di sản.

Cần tuân thủ nguyên tắc quản lý

Ông Bùi Văn Mạnh - Phó giám đốc Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An cho biết: “Khu di sản đặt dưới sự quản lý của Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An - một cơ quan độc lập do UBND tỉnh thành lập - chịu trách nhiệm, có đầy đủ nguồn lực, quyền đưa ra các quyết định, và có mối liên hệ công tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các bên liên quan, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Công tác quản lý được tiến hành theo kế hoạch quản lý tổng thể, mang tính pháp lý và được Chính phủ thông qua, kế hoạch quản lý này cũng được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương và các bên liên quan chủ chốt khác… Một hợp đồng thuê dài hạn trao quyền cho một công ty tư nhân tiến hành một số khía cạnh trong công tác bảo tồn và quản lý du lịch ở khu Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động”. Chặt chẽ và chịu sự kiểm soát gắt gao của Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO, của các cơ quan chuyên môn Việt Nam như vậy nhưng chính ông Bùi Văn Mạnh cũng thừa nhận, trong quá trình quản lý khu Tràng An, Ban quản lý cũng phải “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.

Ủng hộ hợp tác công - tư trong quản lý điểm đến, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cuc trưởng Tổng cuc Du lịch cho rằng: “Đây là một trong những định hướng quan trọng trong phát triển du lịch dịch vu. Quan điểm và định hướng rất chủ đạo của Tổng cuc Du lịch là ủng hộ các địa phương thực hiện giao điểm đến cho các doanh nghiệp có khả năng quản lý. Trong đó, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý, định hướng, quy hoạch, hỗ trợ, giám sát, trong khi quản lý trực tiếp, tổ chức dịch vu giao cho doanh nghiệp... Doanh nghiệp được khuyến khích đóng góp càng nhiều cho di tích càng tốt. Điều cần lưu ý là các doanh nghiệp phải hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc: Hoạt động khai thác, quản lý phải đúng pháp luật, chịu sự giám sát của Nhà nước; chú trọng việc bảo vệ tài nguyên môi trường, tuyệt đối không được gây ra những thiệt hại ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống người dân; chú ý tạo ra lợi ích hài hòa của doanh nghiệp với người dân, toàn xã hội…”.

Rõ ràng, chính những người trong cuộc cũng nhìn ra việc hợp tác công - tư trong quản lý điểm đến đem lại nhiều lợi ích nhưng nếu không quản lý chặt chẽ các điểm đến sẽ bị “tư nhân hóa” và chỉ phuc vu những lợi ích ngắn hạn, không thể phuc vu muc tiêu phát triển du lịch bền vững. Ông Hoàng Nhân Chính, chuyên gia kỹ thuật Dự án Chương trình phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU - ERST) cho rằng, hợp tác công - tư là mô hình Việt Nam nên phát huy để tạo ra sự hiệu quả của điểm đến. Tuy nhiên, để sự hợp tác công - tư và tính cạnh tranh của điểm đến thực sự hấp dẫn và bền vững, mô hình

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

cần hội đủ cả hợp tác và đối thoại. Ở Việt Nam, Dự án EU - ERST đã hỗ trợ được một số mô hình hợp tác công - tư điển hình, tương đối đồng bộ. Điển hình và ở mức cao nhất trong hợp tác công - tư về du lịch ở Việt Nam hiện nay là Hội đồng Tư vấn Du lịch. Hội đồng gồm khoảng từ 20 đến 25 thành viên là những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong ngành du lịch cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Cứ khoảng 6 tháng một lần, Hội đồng nhóm họp để đưa ra các tư vấn về chính sách, chiến lược marketting, cải thiện nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam… Ngoài ra, Dự án cũng đã hỗ trợ xây dựng được các “hội đồng tư vấn” cấp vùng với mô hình tương tự. Theo đó, các tỉnh, thành phố trên địa bàn hợp tác tránh “giẫm chân nhau”, cùng hợp tác tạo ra những sản phẩm du lịch mạnh, mang tính cạnh tranh, bền vững...

Dù đã có những thành công nhất định, song trước thách thức cạnh tranh hiện nay, xem ra, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo ra mô hình hợp tác công - tư có tính phổ biến, dễ áp dung mang lại hiệu quả cao hơn nữa. Về đầu trang

Hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá Quảng Bình năm 2016(Baoquangbinh.vn 25/6, Hiền Chi)

Ngày 25-6, tại TP. Đồng Hới, Sở Công thương Quảng Bình phối hợp với Sở Công thương An Giang tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá Quảng Bình năm 2016. Đồng chí Trần Văn Tuân, Uỷ viên Ban Thường vu Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc vận động "Người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và hơn 80 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và tỉnh An Giang.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trần Văn Tuân đã đánh giá cao sự phối hợp, kết nối giữa Sở Công thương Quảng Bình và Sở Công thương An Giang trong việc tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hoá Quảng Bình năm 2016. Đây là cơ hội, là cầu nối giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất 2 tỉnh gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ nhau khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, đưa các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp đến với người tiêu dùng hai tỉnh Quảng Bình và An Giang.

Ký kết biên bản hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Quảng Bình và doanh nghiệp An Giang.

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Thông qua hội nghị này, 2 tỉnh sẽ từng bước hình thành những chuỗi sản phẩm có giá trị bền vững trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng truyền thống, có thế mạnh của hai địa phương được tiếp cận với hệ thống phân phối, các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống và người tiêu dùng… để tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Công thương 2 tỉnh đã giới thiệu khái quát về tiềm năng, tình hình sản xuất, khả năng cung ứng, tiêu thu và phân phối các sản phẩm hàng hoá của Quảng Bình và An Giang. Theo đó, tỉnh Quảng Bình có giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 10%/năm. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tốc độ tăng trưởng ổn định, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, đã khẳng định được thương hiệu và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: xi măng, bia, gạch ceramic, phân vi sinh, may mặc, dăm gỗ...

Quảng Bình còn có nhiều sản phẩm hàng hóa đặc sản, có khả năng cung cấp cho các siêu thị, chợ, thị trường tiêu thu trong và ngoài tỉnh như: thủy hải sản tươi sống, nước mắm, ruốc, mực khô, cá khô, mật ong, bánh mè xát Tân An, khoai gieo Hải Ninh, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, dưa hấu và rau sạch các loại. Ngoài 177 chợ truyền thống đang hoạt động khắp trên địa bàn tỉnh, đến nay Quảng Bình đã đầu tư xây dựng và hình thành một số trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại và tiện ích như: Siêu thị Co.op mart Quảng Bình, Tuấn Việt, Hiếu Hằng (TP. Đồng Hới), Diến Hồng (huyện Minh Hóa), Thái Hậu, Hùng Hồng (thị xã Ba Đồn)… góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Tỉnh An Giang có lợi thế sản xuất, chế biến các sản phẩm trong nông nghiệp và thuỷ sản nước ngọt. Tỉnh có lực lượng doanh nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản hùng hậu và xuất khẩu sang 139 nước trên thế giới; trong đó có 16 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo với sản lượng 600 ngàn tấn/năm, 17 doanh nghiệp thuỷ sản với năng lực xuất khẩu 150 ngàn tấn/năm. An Giang còn có 26 làng nghề với nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, thu hút khách du lịch như: đường Thốt Nốt, gạo Sữa, gạo Tấm Thơm, bánh Hạnh Nhân...

Thời gian qua, trên cơ sở xác định lợi thế và điểm tương đồng giữa các tỉnh, thành phố, Sở Công thương An Giang đã tổ chức 16 hội nghị giao thương và thu hút 13 doanh nghiệp, 75 sản phẩm tham gia xúc tiến thị trường, được khách hàng, doanh nghiệp các tỉnh quan tâm thông qua việc ký kết biên bản hợp tác kinh doanh ngày càng tăng.

Hội nghị đã dành thời gian cho các doanh nghiệp, nhà phân phối, cơ sở sản xuất gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh và tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng, truyền thống của 2 tỉnh Quảng Bình và An Giang.

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Kết thúc hội nghị, có 24 biên bản hợp tác và hợp tác kinh doanh được ký kết giữa Sở Công thương Quảng Bình và Sở Công thương An Giang; giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với Siêu thị Co.op mart Quảng Bình và các siêu thị, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh; giữa doanh nghiệp An Giang và doanh nghiệp Quảng Bình.http://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201606/hoi-nghi-ket-noi-cung-cau-hang-hoa-quang-binh-nam-2016-2136254/ Về đầu trang

BIDV Bắc Quảng Bình: Cho vay trên 270 tỷ đồng đóng mới 17 tàu đánh bắt xa bờ(Baoquangbinh.vn 26/6, Minh Vân)

Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, sau gần 2 năm thực hiện, toàn tỉnh đã phê duyệt được 88 tàu theo chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp-PTNT giao.

Đến nay, đã có nhiều tàu đánh bắt xa bờ hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dung, một số tàu đang trong giai đoạn hoàn thiện những công

đoạn cuối và một số tàu đang gấp rút được thi công.

Với sự vào cuộc quyết liệt của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh, các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan; các ngân hàng thương mại trên địa bàn và đặc biệt là sự tham gia tích cực của bà con ngư dân nên Quảng Bình được đánh giá là 1 trong 5 tỉnh thực hiện Nghị định 67 nhanh nhất cả nước.

Để đạt được kết quả này, ngoài các tổ chức tín dung khác thì cần phải nói đến Ngân hàng Đầu tư-Phát triển Bắc Quảng Bình (BIDV Bắc Quảng Bình), một trong những ngân hàng dẫn dầu về doanh số cho vay. Điều này đã được đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định và ghi nhận tại Thông báo kết luận số 871/VPUBND của cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh vào ngày 11-5.

Theo số liệu đến ngày 13-6, BIDV Bắc Quảng Bình đã ký hợp đồng tín dung với 17 hộ ngư dân để cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ với tổng số tiền 272.967 triệu đồng (số tiền duyệt cho vay là 239.412 triệu đồng), trong đó đã hoàn thành 3 tàu, đang đóng 12 tàu và đã ký hợp đồng nhưng chưa giải ngân 2 tàu.

Tàu thuyền đánh bắt hải sản.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Với 11 chiếc tàu đánh bắt xa bờ vỏ thép, 6 chiếc vỏ gỗ có công suất từ 814CV-885CV chuyên ngành nghề khai thác lưới chup, lưới vây, câu khơi, lưới rê... BIDV Bắc Quảng Bình đã thực sự trở thành “cầu nối” giúp ngư dân tỉnh ta có những phương tiện hiện đại để chủ động vươn khơi bám biển khai thác nguồn lợi hải sản, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/kinh-te/201606/bidv-bac-quang-binh-cho-vay-tren-270-ty-dong-dong-moi-17-tau-danh-bat-xa-bo-2136266/

Quảng Bình: Công nhận 24 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh(Công Thương Online 27/6, Đỗ Hùng)

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 1846/QĐ-UBND công nhận 24 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2016.

Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được công nhận cấp tỉnh gồm: Nón lá dừa thêu ren (HTX Sản xuất và Kinh doanh nón lá Mỹ Trạch); Bộ sản phẩm: Khay quả trám, khay xoài đan xiên và kết hoa văn bằng sợi song mây (HTX Sản xuất Dịch vu mây xiên

Quảng Phương); Chiếu cói (HTX Tiểu thủ công nghiệp chiếu cói An Xá); Nón lá (HTX Tiểu thủ công nghiệp nón lá truyền thống Quy Hậu); Mây đan mắt cáo Quảng Tiến (HTX mây tre đan Quảng Tiến); Bộ sản phẩm mây xiên: Hộp luc giác, bát quả nhỏ, túi xách, rá nhỏ, quả đáy vuông (HTX mây tre đan Vân Sơn); Bộ sản phẩm: Khay trà gỗ nu hương nguyên khối, lọ hoa ý tưởng bằng khuyên tai, lọ hoa vắt dây (Cơ sở gỗ lũa nghệ thuật Trần Gia); Bộ sản phẩm: Lũa trầm hương; cột mốc lãnh hải Hoàng Sa, Trường Sa; hàng trang sức; hàng tâm linh; hàng bon sai; tác phẩm hương (HTX sinh vật cảnh Mỹ Đức); Nón lá thủ công truyền thống (Cơ sở sản xuất kinh doanh nón lá Nguyễn Chí Hoài); Sản phẩm chế tác mỹ nghệ từ trầm hương (Công ty TNHH MTV trầm hương Hiếu Thảo); Bàn ghế sa lông Âu - Á (Cơ sở mộc mỹ nghệ Phú Cường); Tinh bột sắn cao cấp (Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh); Mật ong Tuyên Hóa (Công ty TNHH Sinh thái Miền Tây Quảng Bình); Khoai deo Hải Ninh (HTX Sản xuất và Chế biến khoai deo Hải Ninh); Mè xửng Hiếu Kiên (Cơ sở mè xửng Hiếu Kiên); Bánh mè xát (HTX bánh mè xát làng nghề truyền thống Tân An); Nước

Bộ sản phẩm: Khay quả trám, khay xoài đan xiên và kết hoa văn bằng sợi song mây được công nhận là

sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Bình năm 2016

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

mắm Nhân Nam (Hội nước mắm Nhân Trạch); Rượu Vạn Lộc (HTX Nông nghiệp và Môi trường xã Vạn Trạch); Phân bón vô cơ: NPK 20-5-5+TE, NPK 16-6-8+13S+TE, NPK 18-8-10 +4S+Mg+B+TE (Nhà máy phân bón NPK Sao Việt); Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh (Tổng Công ty Sông Gianh); Bộ sản phẩm bằng Composite: Bo bo tuần tiểu, thuyền chở khách du lịch 10 + 1 chỗ (Công ty TNHH Sản xuất Composite Miền Trung); Củi ép từ trấu (Công ty TNHH Vật liệu chất đốt Linh Linh); Tinh dầu tràm (Cơ sở tinh dầu tràm Giáo Vượng) và Than chuông (Công ty TNHH Tổng hợp Trường Minh).

Ông Nguyễn Song Hiển- Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình - cho biết, đây là các sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dung cao, tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển.

Các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2016 được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp - Thương mại giai đoạn 2011 - 2015 tại Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Bình.

Ông Hiển cũng cho biết thêm, Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Bình cũng đã đăng ký 06 sản phẩm gồm: Bộ sản phẩm mây xiên, Mật ong Tuyên Hóa, Tinh bột sắn cao cấp, bánh mè xát, Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và Phân bón vô cơ tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. http://baocongthuong.com.vn/cong-nhan-24-san-pham-cong-nghiep-nong-thon-tieu-bieu-cap-tinh.html Về đầu trang

Quảng Bình: Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát(Dân Trí 26/6, Đặng Tài; Nhân Dân Online 24/6, Hương Giang)

Việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo có tiềm năng về đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình

Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát.

Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh” được tổ chức tại Quảng Bình

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Vì vậy, để hướng đến muc tiêu phát triển nuôi tôm theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì việc tháo gỡ những khó khăn và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi tôm là điều cần thiết.

Ngày 24/6, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đã trình bày những tham luận về những tiềm năng và hiện trạng của việc phát triển nuôi tôm trên cát của các tỉnh qua đó trao đổi kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tối ưu cho người nuôi tôm.

Đây cũng là dịp để các đại biểu, cùng đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp và bà con nông dân tọa đàm hỏi - đáp, chia sẻ những thắc mắc của mình về phát triển nuôi tôm trên cát bền vững và an toàn dịch bệnh.

Từ năm 2006, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát bắt đầu được thử nghiệm với diện tích 1 ha, đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.087ha nuôi tôm mặn, lợ, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 260ha với sản lượng 2.330 tấn, chiếm 23,9% diện tích và chiếm 52,3% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh.

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao, phong trào nuôi tôm trên cát cũng đã trở thành “luồng gió mới” trong cơ cấu sản xuất và phát triển thuỷ sản của tỉnh.

Với diện tích có khả năng chuyển đổi phát triển nuôi thuỷ sản trên cát là 4.000ha, trong những năm qua, phong trào nuôi tôm trên cát đã giúp rất nhiều nông dân ở các địa phương ven biển Quảng Bình nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.http://dantri.com.vn/kinh-doanh/quang-binh-thoat-ngheo-nho-nuoi-tom-tren-cat-20160625130503413.htm Về đầu trang

Quỹ HTND Quảng Bình: Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa(Quyhotronongdan.vn 24/6, Ngọc Mỹ)

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Nhằm phát triển nguồn vốn và kiện toàn tổ chức Quỹ Hỗ trợ nông dân, năm 2016, Ban Thường vu Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng 16 chỉ tiêu thi đua, trong đó có chỉ tiêu về xây dựng và phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân. Từ chỉ tiêu của tỉnh, Hội Nông dân các huyện,

thành phố, thị xã đã giao chỉ tiêu thi đua cho các cơ sở Hội và tích cực chỉ đạo thực hiện.

Đến 31/5/2016, Quỹ Hỗ trợ nông dân các huyện, thành phố, thị xã được cấp bổ sung 600 triệu đồng từ ngân sách địa phương. Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh được UBND tỉnh cấp bổ sung nguồn vốn 2016 là 1 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong đó có 25 dự án chăn nuôi Bò lai sinh sản, 01 dự án chăn nuôi lợn, 01 dự án đầu tư ngư lưới cu đánh bắt thuỷ hải sản và 01 dự án Sản xuất bún bánh. Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh quản lý đến nay là: 6.292.545.000 đồng, cho 38 dự án vay với 200 hộ vay. Cơ cấu cho vay từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương và của tỉnh tập trung cho chăn nuôi là 54 dự án, số tiền 14.555 triệu đồng; nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: 3 dự án, 860 triệu đồng; phát triển ngành nghề: 9 dự án, số tiền 1.927 triệu đồng.

Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội Nông dân tỉnh quản lý đã đầu tư trên nhiều linh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vu nhằm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, dịch vu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn. Đến nay, các cấp Hội đã vận động, hướng dẫn thành lập 16 tổ hợp tác từ các nhóm nông dân liên kết sản xuất; phối hợp với Ban quản lý dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo (SRDP) tỉnh Quảng Bình thành lập 20 Tổ hợp tác thuộc 8 nhóm ngành hàng mà dự án SRDP đang triển khai.

Một số mô hình tiêu biểu như: Sản xuất mộc mỹ nghệ ở phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động; mô hình mua sắm ngư lưới cu đánh bắt hải sản ở xã Bảo Ninh đã tập hợp 20 ngư dân tham gia tổ hợp tác, liên kết sản xuất. Mô hình làng nghề sản xuất bún, bánh ở xã Quảng Hòa (thị xã Ba Đồn) thu hút hơn 10 lao động có việc làm thường xuyên; mô hình nuôi cá chẻm trên sông ở xã Duy Ninh (Quảng Ninh); mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản ở xã Tiến Hóa (Tuyên Hóa), Vạn Ninh (Quảng Ninh), Phù Hóa (Quảng Trạch) mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi ...

Từ nguồn vốn Quỹ, hội viên nông dân phát triển mô hình nuôi cá

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Sáu tháng đầu năm 2016, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tiến hành kiểm tra tình hình sử dung vốn vay, công tác thu hồi nợ quá hạn ở huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh và các xã Văn Thủy, Trường Thủy, Mỹ Thủy (Lệ Thủy), Vạn Ninh, Duy Ninh (Quảng Ninh). Các huyện, thành, thị Hội và cơ sở đã xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, phân công trách nhiệm cu thể cho cán bộ phu trách Quỹ, cán bộ phu trách địa bàn, thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép với các nội dung, chương trình công tác Hội theo định kỳ.

Do thực hiện tốt công tác kiểm tra kết hợp với động viên, giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật nên các mô hình được Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư hầu hết đều phát huy hiệu quả, các dự án được kiểm tra đều sử dung vốn vay đúng muc đích và phát huy hiệu quả; thực hiện trả phí vay, tiền gốc đầy đủ, đúng hạn theo quy định. Để các hộ vay vốn sử dung vốn đúng muc đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mang lại thu nhập cao, các cấp Hội đã chú trọng công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trước lúc giải ngân các hộ vay đều được Hội Nông dân xã tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hoặc tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Hội Nông dân các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân, các Trường dạy nghề trong tỉnh tổ chức dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân tại các xã xây dựng mô hình nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn, tạo mô hình điểm để nông dân học tập. Về đầu tranghttp://quyhotronongdan.vn/sitepages/news/1125/44562/quy-htnd-quang-binh-xay-dung-cac-mo-hinh-phat-trien-kinh-te-theo-huong-san-xuat-hang-hoa

III. Xã hội

Rác 'ngập mặt', ruồi tung hoành, dân ở Quảng Bình đến ăn cưới cũng không dám đi(VTC News 26/6, Nguyễn Vương – Trần Anh)

“Cuộc sống chúng tôi khổ lắm, ăn cũng khổ. Cuộc sống bị đảo lộn, mọi người ở đây bức xúc lắm”.

Đó là thực trạng đang diễn ra tại khu dân cư gần bãi rác Quảng Tiến

Bãi rác Quảng Tiến là nơi tập trung rác thải thải của toàn thị xã Ba Đồn và các xã thuộc huyện Quảng Trạch (Quảng Bình)

- (Ảnh: Trần Anh). 14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

(phần đất thuộc hai xã Quảng Lưu và Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Bãi rác Quảng Tiến có diện tích khoảng 10.500 m2, đi vào từ hoạt động từ 9/2013, là nơi tập kết rác thải của Thị xã Ba Đồn và các xã thuộc huyện Quảng Trạch.

Bãi rác này lúc đầu do Ban Quản lý các công trình công cộng Thị xã Ba Đồn quản lý. Từ tháng 3/2016 bàn giao lại cho huyện Quảng Trạch quản lý. Ước tính mỗi ngày có khoảng hơn 30 tấn rác được tập kết đổ về.

Theo phản ánh của người dân thôn Văn Hà (xã Quảng Tiến), từ khi đưa vào hoạt động, bãi rác bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng sinh sôi gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe của nhiều hộ dân địa phương này.

“Chúng tôi sống nửa đời rồi không sợ gì nhưng chỉ lo cho con cháu liệu có chịu nổi không?”, bà Thoát, dân thôn Văn Hà (xã Quảng Tiến) lo ngại về việc bãi rác gây ô nhiễm.

Bà Trần Thị Nga (56 tuổi, thôn Văn Hà) chia sẻ: “Cuộc sống chúng tôi khổ lắm, ăn cũng khổ. Cuộc sống bị đảo lộn, mọi người ở đây bức xúc lắm”.

Theo bà Nga những ngày âm u, mưa, ruồi nhặng từ bãi rác bay vào nhà rất nhiều, “khi ăn gia đình tôi mỗi người tự xới cho mình một bát rồi tìm nơi ít ruồi để ăn chứ không dám để thức ăn trên mâm. Đặt 4 – 5 tấm bẫy chỉ trong thời gian ngắn ruồi đã dính đen. Có đám cưới khách không dám đến vì sợ ruồi bu khiếp quá, chịu không nổi”.

Với những ngày nắng nóng ruồi sẽ ít hơn nhưng mùi khói khi đốt rác lại “tấn công” người dân.

“Nhiều lúc tôi khó thở. Cháu tôi 8 tuổi bị đau bung, sốt siêu vi, thủy đậu phải ra Hà Nội điều trị vừa mới về đó”, bà Nga nói.

Ông Trần Hoạch (92 tuổi) cho hay: “Tôi sống ở đây suốt mấy chuc năm trời không sao cả. Kể từ khi bãi rác chuyển về đây khiến cuộc sống bị đảo lộn hết.

Rác từ các xe thu gom rơi vãi, có xe còn đổ ngoài khu vực quy định gây ô nhiễm nặng. Các hộ dân ở các xã Quảng Tùng, Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch) cũng bị ảnh hưởng do bãi rác quy hoạch trên nguồn nước sinh hoạt của dân các xã này”.

“Bãi rác ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Ai cũng bức xúc vì tình trạng đó kéo dài nhiều năm nay. Hàng ngày, rất nhiều xe chở rác đến đổ nhưng mỗi lần vào bãi mất đến 50 - 60 ngàn một lượt nên có xe vào bãi, có xe sợ tốn tiền phí, đổ

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

rác không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường. Tôi cũng đã phản ánh với xã và đang chờ giải pháp xử lý”, ông Trần Đình Thương trưởng thôn Văn Hà thông tin.

Trả lời PV VTC News, ông Tạ Quang Vinh - Chủ tịch UBND xã Quảng cho biết: “Chúng tôi đã ghi nhận tình trạng ruồi nhặng, mùi khói từ bãi rác ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị trong cuộc họp giao ban hay tiếp xúc cử tri và lên cấp trên. Hiện vẫn đang chờ xử lý”. Về đầu tranghttp://www.vtc.vn/rac-ngap-mat-ruoi-tung-hoanh-dan-o-quang-binh-den-an-cuoi-cung-khong-dam-di-d263607.html

Ô nhiễm sông, hồ thực trạng đáng báo động - Bài 2: Ai cứu những dòng sông?(Baoquangbinh.vn 27/6, Tâm An)

Sông, hồ ô nhiễm ngày một nghiêm trọng là một thực tế không thể chối cãi. Với thực trạng này, sẽ là quá muộn nếu ngay từ bây giờ các ngành chức năng, các địa phương không có được những giải pháp thực sự hữu hiệu để khắc phuc tình trạng xả rác thải vô tội vạ xuống sông, hồ như hiện nay.

Lý do vì sao nhiều sông, hồ phải “sống mòn” thì gần như ai cũng biết, đó là

do tình trạng đô thị hóa chóng mặt, cùng với khối lượng các chất thải, nhất là rác thải, khổng lồ đổ vào sông, hồ hàng ngày, hàng giờ. Bên cạnh đó, các loại nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, nước thải của các làng nghề khi vào môi trường mà không qua xử lý sẽ tàn phá môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước của những con sông.

Hơn nữa, do không có nguồn nước bổ sung, độ dốc nhỏ khiến tốc độ chảy chậm, nên các dòng sông không có khả năng tự làm sạch, độc tố tích tu lâu ngày, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm. Đây là những nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ quan trực tiếp chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của người dân.

Ý thức kém của một bộ phận không nhỏ người dân chính là nguyên nhân gây nên thực trạng ô nhiễm sông, hồ hiện nay

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Có một thực tế đáng ngại trong cuộc sống hiện nay là, không ít người nghi rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghi rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...

Chính những suy nghi “lệch lạc” ấy đã dẫn đến những hành động sai trái, hủy hoại môi trường. Bên cạnh đó, hiện nay chính quyền một số địa phương vẫn chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến.

Có lẽ chưa bao giờ tình trạng ô nhiễm của những con sông, hồ ở tỉnh ta lại đáng báo động như hiện nay. Giải quyết vấn nạn này như thế nào đang là một câu hỏi lớn chưa tìm được đáp án hợp lý mặc dù điều này không quá khó, nếu chính những người trong cuộc ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường. Và kết quả là ô nhiễm vẫn chưa chấm dứt, nhiều sông, hồ đang đối mặt với nguy cơ “chết mòn”.

Một số địa phương có thành lập tổ thu gom rác thải, thu phí hàng tháng nhưng do lượng rác quá nhiều, ý thức của người dân lại hạn chế nên thực trạng ô nhiễm sông, hồ chưa thể “bớt nóng”. Nhân Trạch là một điển hình. Để làm “dịu bớt” thực trạng, chính quyền xã đã vận động người dân đóng một khoản phí hàng tháng để thu gom rác.

Tuy nhiên, mặc dù các đội thu gom luôn hoạt động đều đặn nhưng vẫn chưa thực sự kiểm soát được tình hình. Ông Võ Văn Đạo, Chủ nhiệm HTX dịch vu điện Nhân Trạch cho biết, trước đây, ngoài nhiệm vu chính là vận hành, kinh doanh điện sinh hoạt của xã, HTX còn đảm nhận luôn khâu thu gom rác cho các hộ dân ở 7 thôn trung tâm xã.

Ðịnh kỳ cứ 5 ngày HTX lại cho người đến thu gom rác một lần. Lệ phí gom rác là 10 nghìn đồng/hộ/tháng. Thu gom về rồi, HTX cũng chỉ đào cát lên rồi đổ rác xuống. Với cách làm “lợi bất cập hại” này nếu rác không bị trôi xuống biển thì tầng nước ngầm chung quanh bãi chôn lấp rác cũng dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của người dân. Hiện nay, địa phương đã hợp đồng việc thu gom rác thải với công ty TNHH xây dựng và thương mại Hòa Thịnh. Tuy nhiên, do lượng rác quá nhiều lại thêm ý thức của người dân hạn chế nên tình hình vẫn chưa thực sự khả quan.

“Điểm mấu chốt trong quá trình khắc phuc thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm sông, hồ nói riêng chính là ở ý thức của người dân. Và việc làm

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

thay đổi nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sẽ được đơn giản hoá nếu chính quyền các địa phương quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường", ông Nguyễn Trọng Tuyển, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bố Trạch nhấn mạnh. Để hạn chế tình trạng rác thải trên sông Lý Hòa, chính quyền xã Hải Trạch (Bố Trạch) đã nhiều lần huy động các tổ chức đoàn thể tham gia dọn rác, làm vệ sinh môi trường trên tuyến sông.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng ô nhiễm lại tiếp tuc tái diễn. Điều này cũng diễn ra tương tự đối với hồ Trạm (ở TP. Đồng Hới). Hầu như năm nào chính quyền địa phương cũng tổ chức các hoạt động vệ sinh hồ, vớt rác thải sinh hoạt, xác cá chết nhưng xem ra đây cũng chỉ là giải pháp “cầm hơi” vì “chỉ được ít bữa, đâu lại hoàn đó. "Năm này qua năm khác, hồ ngày một thêm ô nhiễm”, chị Lưu, một người dân sống gần đó bức xúc".

Rõ ràng, những giải pháp nêu trên khó mà phát huy được hiệu quả khi mà nhận thức của người dân vẫn chưa được “khai thông”. Chính vì vậy, việc làm đầu tiên và cấp thiết nhất hiện nay chính là tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với dân cư dọc hành lang sông, hồ không thải rác trực tiếp xuống sông hoặc vào các cống chảy ra sông. Đồng thời, khuyến khích các hộ gia đình ứng dung chế phẩm vi sinh, hóa sinh để giảm thiểu ô nhiễm nước thải trước khi thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề, người dân thực hiện thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Ngoài ra, việc làm “sống lại” các con sông, hồ, đưa hệ sinh thái sông, hồ trở lại “mạnh khỏe” phuc vu người dân phải trở thành một trong các chỉ số quan trọng xác định sự phát triển bền vững của các địa phương. Để “giải cứu” sông, hồ khỏi ô nhiễm đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, với sự tham gia của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.http://baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201606/o-nhiem-song-ho-thuc-trang-dang-bao-dong-bai-2-ai-cuu-nhung-dong-song-2136274/ Về đầu trang

Quảng Bình: Hơn 800 hộ dân sống gần sông nhưng vẫn thiếu nước sinh hoạt(Vovgiaothong.vn 24/6)

Từ lâu hơn 800 hộ dân tại Quảng Bình vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt. Hàng ngày người dân phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mua nước sạch về sử dung.

Nằm ngay bên dòng sông Gianh, con sông lớn nhất tại tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên, từ lâu hơn 800 hộ dân ở đây vẫn phải sống trong cảnh thiếu nước ngọt

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

sinh hoạt. Hàng ngày người dân phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mua nước sạch về sử dung.

Để nấu bữa cơm cho gia đình, chị Lê Thị Duyên, ở xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đang phải tận dung những giọt nước mưa còn đọng lại trong bể chứa. Bởi lẽ, những giếng nước tại địa phương đều đã bị nhiễm mặn từ lâu.

Trung bình mỗi tháng, một hộ dân phải mua 6 xe ô tô nước để phuc vu sinh hoạt. Giá mỗi xe nước là 300 nghìn. Với mức thu nhập trung bình trên dưới 2 triệu đồng/người như hiện nay, thì chi phí cho việc mua nước sạch để dùng, quả là quá lớn đối với người dân sống ở dọc bờ sông Gianh.

Từ nhiều năm nay, người dân đôi bờ sông Giang, tỉnh Quảng Bình ước mơ có nguồn nước sạch vẫn chỉ là ước mơ. Bởi lẽ để đưa được một dự án nước sạch về địa phương xem ra khó thực hiện vi nguồn vốn qua lớn.

Xem nội dung chi tiết tại video ở link sau:http://vovgiaothong.vn/xa-hoi/-videoquang-binhhon-800-ho-dan-song-gan-song-nhung-van-thieu-nuoc-sinh-hoat-/217279 Về đầu trang

Quyết định tăng thời hạn hỗ trợ ngư dân vì cá chết bất thường tại miền Trung(Phapluatplus.vn 26/6, Văn Lịnh; VOVNews 27/6, Đình Thiệu; Nguoitieudung.com.vn 27/6, PV; Khampha.vn 25/6, Hà Anh; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 25/6, Đặng Trung; Tuổi Trẻ 25/6, tr4, K.Hưng; Bizlive.vn 25/6, Mạnh Nguyễn; Motthegioi.vn 25/6, Trí Lâm; VietnamPlus.vn 25/6; TTXVN 25/6; News.zing.vn 25/6, Việt Đức; Báo Chính Phủ Điện Tử 25/6; Sức Khỏe & Đời Sống 27/6, tr2; Nhân Dân 26/6, tr1, PV; Nông Thôn Ngày Nay 27/6, tr10, A.T; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 27/6, tr2, Nguyên Mẫn; Tiền Phong 27/6, tr1+3, TTXVN; Thời Báo Ngân Hàng 27/6, tr2, VP; Lao Động 27/6, tr2; Tin Tức 27/6, tr3; Bưu Điện Việt Nam 27/6, tr14; ANTV.gov.vn 26/6)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định tăng thời hạn hỗ trợ cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường.

Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 sửa đổi bổ sung Điều 1, sửa đổi bổ sung Khoản 2, Khoản 4 Điều 1 của

Quyết định 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 sẽ tăng thời gian hỗ trợ gạo cho ngư dân từ 1,5 tháng lên tối đa 6

tháng (Ảnh minh họa: Trần Linh).

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Quyết định 772/QĐ-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ khẩn cấp cho người dân tại các tỉnh: Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường:

Theo đó, hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong thời gian tối đa 6 tháng đối với các nhân khẩu thuộc hộ gia đình chủ tàu và hộ gia đình của lao động trên tàu khai thác hải sản ở vùng ven bờ, vùng lộng không lắp máy hoặc lắp máy có công suất dưới 90CV; hộ gia đình làm nghề muối và hộ gia đình làm dịch vu hậu cần nghề cá bị ảnh hưởng trực tiếp.

Như vậy, so với Quyết định 772, Quyết định 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ có những điểm mới sau: tăng thời gian hỗ trợ gạo từ 1,5 tháng lên tối đa 6 tháng; bổ sung đối tượng hỗ trợ là hộ gia đình làm nghề muối và kéo dài thời gian thu mua; tạm trữ hải sản được hỗ trợ lãi suất thêm 1 tháng.

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ban ngành, UBND các tỉnh chủ động giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo Thủ tướng các vấn đề vượt thẩm quyền. Về đầu tranghttp://www.phapluatplus.vn/quyet-dinh-tang-thoi-han-ho-tro-ngu-dan-vi-ca-chet-bat-thuong-tai-mien-trung-d16819.html

Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra hàng loạt hồ chứa(Tiền Phong Online 24/6, Minh Quang)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 24 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong vòng 6 tháng đầu năm 2016.

Qua đó, đã xử phạt vi phạm hành chính 145 tổ chức với tổng số tiền 27,2 tỷ đồng. Cũng trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tiến hành kiểm tra 03 cuộc đối với 11 hồ chứa gồm: 01 cuộc kiểm tra theo kế hoạch việc thực hiện vận hành quy trình liên hồ chứa trên lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn và 02 cuộc kiểm tra đột xuất việc thực hiện vận hành quy trình liên hồ chứa đối với công trình thủy điện Đăk Mi 4, Sêrêpok 4A và công trình thuỷ điện An Khê – KaNak.

Qua thanh tra phát hiện 03 tổ chức vi phạm trong việc không thực hiện xả dòng chảy tối thiểu xuống hạ du, không thực hiện quan trắc giám sát tài nguyên nước, không thực hiện chế độ báo cáo kết quả khai thác, sử dung tài nguyên nước. Xử phạt hành chính 03 tổ chức với số tiền 1,4 tỷ đồng.

Bộ cũng đang tiến hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường đối với 03 tổ chức tại Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tinh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn tồn hơn 20% số cuộc thanh tra chưa triển khai so với thời gian ghi trong kế hoạch.

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Điển hình như: Thanh tra chuyên đề quản lý, khai thác, sử dung đá ốp lát tại tỉnh Ninh Bình; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tại các tỉnh Hà Tinh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, An Giang; Thanh tra công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và hoạt động thăm dò, khai thác, sử dung bảo vệ tài nguyên nước tại tỉnh Cà Mau; Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị... Về đầu tranghttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-thanh-tra-hang-loat-ho-chua-1019680.tpo

Sẽ tiếp tuc tìm kiếm hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng(Tuổi Trẻ 26/6, tr11, Lam Giang)

Ông Howard Limbert, trưởng đoàn thám hiểm hang động Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh, cho biết trong năm 2017, đoàn thám hiểm sẽ tiếp tuc tìm kiếm thêm hang động mới tại khu vực này.

Theo ông Howard Limbert, việc thay đổi lịch trình này là do đợt tìm kiếm mới đây đã đem lại quá nhiều điều

thú vị.

Chẳng hạn, một phát hiện độc đáo là hang Hòa Hương hình thành dưới lòng của một hồ nước lớn, khác với các hang động khác hình thành do dòng chảy của sông qua vùng núi đá vôi bào mòn tạo nên.

“Trước đây nước chảy từ đất Việt Nam sang hướng nước Lào, thay vì như hiện nay nhiều dòng sông suối nước chảy từ phía Lào qua Việt Nam. Vấn đề này cần được nghiên cứu thấu đáo, nó cũng sẽ cho biết sự thay đổi của địa hình và địa mạo của Phong Nha - Kẻ Bàng trong quá trình biến đổi từ hàng trăm triệu năm trước” - ông Howard Limbert nhận định.

Như Tuổi Trẻ thông tin, ngày 22-6, đoàn thám hiểm hang động Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã công bố thêm 57 hang động mới được phát hiện và khảo sát năm 2016 trên 14 khu vực rừng núi đá vôi nguyên sinh ít có dấu chân người.

Cảnh trong một số hang động mới phát hiện do Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cung cấp

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Cùng tham gia có nhiều nhà khoa học thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Như vậy kể từ năm 1990 đến nay, 311 hang động lớn nhỏ ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được khảo sát và thám hiểm, với tổng cộng hơn 200km chiều dài.

Theo báo cáo của đoàn, nhiều hang trong số 57 hang động phát hiện đợt này đã được đo vẽ và ghi hình. Nổi bật là hang (tạm đặt tên) Hòa Hương dài 2.876m, hang Tiên 2 dài 2.519m, hang Bom dài 1.500m, hang Dinh 1 dài 1.430m, hang Ruc Ma Rinh 2 dài 1.360m, hang Cây Sanh dài 850m...

Nhiều hang động mới chỉ khảo sát được một phần chiều dài, do hang có độ dài khá lớn và đoàn chưa đủ thời gian để khảo sát, cộng với thời tiết quá nắng nóng và địa hình khô hạn. Theo ông Howard Limbert, muốn khảo sát kỹ những hang động này phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt, đặc biệt là mang theo được lượng nước uống đầy đủ.

Trong đợt này cũng phát hiện nhiều hố sut lớn trong các hang, như hố sut sâu 150m trong hang ở km 17, hố sut sâu 133m trong hang Leo, hố sut sâu 129m trong hang Cây Mọc, hố sut sâu 121m trong hang Bang và hang Hòa Hương, hố sut sâu 111m trong hang Vực Chuột... và nhiều hố sut sâu từ 90-100m khác.

Các hang như Hòa Hương, Khe Rung... có dòng sông ngầm chảy bên trong với một vài loài cá mang đặc trưng của loài sinh sống trong hang động tối. Ông Howard Limbert cho biết nhiều hang có cảnh đẹp về thạch nhũ, bãi cát, sông ngầm, vòm cao... có thể khai thác cho du lịch, như hang Hòa Hương, Báng, Cây Sanh...

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh, cho biết địa phương này sẽ nghiên cứu và chọn phương án tốt nhất để khai thác du lịch, đồng thời bảo tồn ở mức cao nhất đối với các hang động này. Về đầu trang

Tái cơ cấu đất rừng (Tin Tức Online 24/6, Thu Trang)

Để sử dung hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải thực hiện tái cơ cấu đất rừng, giải quyết những tranh chấp trong quản lý, sử dung rừng...

Quản lý chưa hiệu quả

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thời gian qua,

Hàng chục hécta rừng phòng hộ bị người dân đốt phá làm nương rẫy.

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

việc quy hoạch quản lý đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập. Đất rừng thường xuyên bị chuyển đổi bởi những muc đích khác nhau như thủy điện, trồng cây công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp, nhà máy, thậm chí cả biệt thự...

Ông Phạm Văn Hạnh, Vu Quản lý sản xuất lâm nghiệp, Tổng cuc Lâm nghiệp cho biết, hiện nay, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra khá phổ biến ở tất cả các vùng, tập trung nhiều nhất là ở các công ty quản lý rừng tự nhiên vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ... Diện tích đất tranh chấp chủ yếu nằm ở diện tích đất rừng phòng hộ và sản xuất. Đơn cử như tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay có hơn 300.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng phòng hộ là hơn 100.000 ha và 144.088 ha đất rừng sản xuất thì có 426,12 ha rừng phòng hộ do các ban quản lý rừng phòng hộ và công ty lâm nghiệp quản lý đang trong tình trạng bị lấn chiếm hoặc trong tình trạng tranh chấp với người dân địa phương.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lấn chiếm là do khi quy hoạch thành lập các lâm trường chỉ giao đất “trên giấy”, thiếu đo đạc, xác định ranh giới rõ ràng trên thực địa. Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, bao gồm cả đất của người dân đang canh tác, đất dân để lại do du canh du cư từ trước khi thành lập lâm trường. Việc quản lý đất đai của các công ty lâm nghiệp còn bị buông lỏng, thiếu kiểm tra. Cùng với đó, hoạt động của các lâm trường quốc doanh chưa hiệu quả, có nhiều vi phạm trong pháp luật đất đai như cho thuê, mượn đất, chuyển muc đích, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật. Cả nước có 54 công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng đang vi phạm chính sách đất đai, trong đó có hơn 18.000 ha đất trong diện tích có tranh chấp; 76 đơn vị xảy ra tình trạng lấn chiếm với hơn 59.000 ha; 34 đơn vị cho mượn, chuyển nhượng đất với hơn 5.000 ha...

Ở nhiều nơi người dân còn thiếu đất canh tác sản xuất trong khi những diện tích giao lại cho địa phương để người dân sản xuất không đảm bảo cho canh tác. Ông Ngô Văn Hồng, Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển dẫn ra câu chuyện tại Xuân Trạch (Quảng Bình), đây là xã miền núi đặc biệt khó khăn với trên 95% số hộ sản xuất nông nghiệp. Lợi thế duy nhất của địa phương là diện tích đất rừng chiếm trên 80%. Tuy nhiên chỉ có 362/1.398 hộ có đất lâm nghiệp (bình quân 3.77 ha/hộ), diện tích được giao cho UBND xã quản lý để giao cho người dân lại không phù hợp để sử dung ổn định lâu dài vào muc đích sản xuất lâm nghiệp. Trong số 1.014,8 ha được giao, có trên 500 ha đất lâm nghiệp có độ dốc lớn, xa khu dân cư, đầu nguồn nước... chỉ có thể khoanh nuôi phuc hồi tái sinh chứ không thể trồng rừng sản xuất. Do thiếu đất sản xuất nên những diện tích còn lại đang trong giai đoạn xây dựng phương án giao đất thì xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm.

Chuyển đổi rừng nghèo

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Hiện nay, tổng diện tích rừng của nước ta là hơn 13 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên còn hơn 10 triệu ha. Theo Đề án Cơ cấu lại ngành lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp của cả nước sẽ đạt khoảng 16,2 - 16,5 triệu ha trong đó đất rừng sản xuất chiếm hơn 8 ha, rừng phòng hộ gần 6 triệu ha và rừng đặc dung chiếm khoảng 2,3 triệu ha. Tăng giá trị sản xuất bình quân 4 - 4,5%/năm; đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ông Phạm Văn Hạnh, Vu Quản lý sản xuất lâm nghiệp, Tổng cuc Lâm nghiệp cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng kế hoạch rà soát chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất nhằm tái cơ cấu ngành, đem lại hiệu quả cao, sử dung tổng hợp các nguồn lợi từ rừng bền vững. Theo đó, chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt là những rừng gỗ lá rộng rung lá nghèo kiệt, rừng lá kim nghèo kiệt... Khu vực chuyển đổi diện tích liền kề với rừng sản xuất, nơi thuận lợi để tổ chức sản xuất. Đối với diện tích nằm trọn trong khu vực phòng hộ đầu nguồn thì quy mô đất, rừng phòng hộ chuyển đổi có diện tích tối thiểu 50 ha và không nằm trong diện tích liền kề các sông lớn, hồ, đập thủy lợi, thủy điện và đường giao thông quan trọng.

“Việc chuyển đổi phải không ảnh hưởng môi trường; đất chuyển đổi phải phuc vu sản xuất cho người dân, giúp họ đầu tư thâm canh, tăng năng suất, có nguồn thu nhập và quay trở lại bảo vệ rừng”, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cuc trưởng Tổng cuc Lâm nghiệp cho biết.

Tuy nhiên, theo ý kiến một số chuyên gia, việc chuyển đổi cần phải xem xét kỹ trong quy hoạch và mối tương quan tổng thể. Bởi hiện nay nền nông nghiệp miền núi đang bị phá vỡ do rừng tự nhiên bị cạn kiệt, chuyển đổi dẫn đến thiếu nguồn nước. Việc này sẽ dẫn đến những hệ luy về an sinh xã hội, không có sinh kế thì người dân sẽ chuyển sang phá rừng.

Cùng với đó, các chuyên gia khuyến nghị, cần rà soát kỹ nguồn tài nguyên đất, nhu cầu đất của người dân. Thực hiện kê khai, kiểm kê diện tích lấn chiếm, giải quyết các tranh chấp, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp hiện nay tại các công ty lâm nghiệp; Thể chế hóa trách nhiệm của các Ban quản lý rừng phòng hộ cả về trách nhiệm hành chính, kinh tế và hình sự đối với việc rừng bị phá, lấn chiếm và khai thác trái phép. Về đầu tranghttp://baotintuc.vn/kinh-te/tai-co-cau-dat-rung-20160624225711630.htm

“Cây bách xanh” giữa đại ngàn Trường Sơn (Văn Hóa 24/6, tr8, Hà Giang)

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Bách xanh là một loại gỗ quý hiếm của đại ngàn Trường Sơn, và ông, với những đóng góp của mình trong sự tiến bộ của cộng đồng người Arem đã được mọi người đem ví như loại cây này. Ông như một gạch nối giữa cán bộ và người Arem, góp phần đưa người dân loại bỏ các hủ tuc lạc hậu,

vươn lên hòa nhập với các dân tộc khác. Ông là Đinh Dầu, Chủ tịch mặt trận xã Tân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình).

“Gạch nối” của người Arem

Trong cộng đồng các dân tộc thuộc nhóm Bru - Vân Kiều sống trên dải Trường Sơn hùng vi thì người Arem được xếp vào hàng lạc hậu nhất. Theo như lời kể của các nhân viên kiểm lâm thì cộng đồng này được phát hiện trong một lần đi rừng, vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Những người đầu tiên thấy họ đã không thể xác định họ là người gì, thuộc nhóm dân tộc nào. Vì ngoài một cuộc sống lẩn trốn, lấy hang đá làm nơi trú ngu thì họ còn hết sức tự nhiên và nguyên thủy…

Trước nguy cơ này, với sự quan tâm của các cấp ngành, đặc biệt sự đỡ đầu của Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, người ta đã làm bản để đón người Arem về, tạo cho họ làm quen dần với cuộc sống mới, ăn uống hợp vệ sinh và phòng chống bệnh tật. Để thuyết phuc người Arem, giữ chân họ lại nơi ở mới thì bắt buộc phải tìm ra cho được một gạch nối giữa chính quyền và người dân. Trong việc lựa chọn này, những cán bộ ngày đầu lên đây đã phát hiện ra Đinh Dầu, một người Arem chính gốc, nhanh nhẹn, biết tiếng phổ thông và không “sợ” cán bộ. Không ngờ, với sự lựa chọn của mình và với sự nhanh nhẹn riêng biệt của Đinh Dầu, chả bao lâu sau chính quyền đã tìm được “gạch nối” giữa mình và người Arem. Được tuyên truyền, thấy cuộc sống lạc hậu của người Arem cần phải xóa bỏ nên Đinh Dầu đã không quản ngày đêm giúp cán bộ tìm đến các hộ gia đình người Arem để khuyên nhủ và vỡ vạc cho họ.

Để cùng cán bộ đưa được người Arem về ở kín 51 căn hộ đã được dựng sẵn trên km 39, Đường 20 bây giờ, không nề hà Đinh Dầu đã xung phong ra ở đầu tiên. Trước khi ra ở, Đinh Dầu nói với người Arem, nếu thật sự có thần núi trả thù thì ông sẽ là người chết trước. Ra nhà mới, được cán bộ cho gạo, cho dầu thắp, chăn đắp ấm, lại được xem cái ti vi của xã nhưng ông Dầu không chết. Lấy mình làm mẫu, sau đó ông tuyên truyền. Thấy ông là người Arem bằng xương, bằng thịt, về với cái nhà cán bộ cho không sao nên ý thức người dân đã được thức tỉnh. Một nhà, hai nhà, rồi dần dần theo gương Đinh Dầu, người Arem đã tìm về xã Thượng Trạch, “phủ kín” 51 căn nhà đã được đầu tư xây dựng để chờ họ.

Bản làng mới của người Arem

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Người “tuyên chiến” với các hủ tục

Ngoài việc giúp cán bộ gọi dân từ vòm đá về nơi ở mới, lăn lộn học hỏi cán bộ, tiếp thu các khoa học kỹ thuật để truyền đạt lại cho dân thì ông Đinh Dầu còn giúp cán bộ loại trừ các tập tuc lạc hậu ra khỏi cộng đồng người Arem. Tập tuc đầu tiên ông Đinh Dầu “tuyên chiến” ấy là tập tuc ở Su và bỏ của. Tập tuc này nẩy sinh vì chuyện thách cheo khá lớn của người Arem. Thông thường, mỗi khi một chàng trai Arem để ý đến với một cô gái nào đó, nếu muốn lấy về làm vợ thì phải bỏ của (thực chất là nộp) cho nhà gái một khoản tiền khá lớn cùng trâu bò. Họ có tập tuc này vì cho rằng khi con gái đi lấy chồng thì phải có tiền mua rượu và có trâu bò thịt để cúng tế thần linh, để mời xóm làng. Nhưng vì cuộc sống của người Arem chủ yếu phu thuộc vào hoang dã nên số tiền và trâu bò để có cho thủ tuc kia đều là thứ không tưởng với bất cứ người con trai Arem nào. Vì không có tiền, không có trâu bò để bỏ của nên hầu như các trai người Arem đều phải đi ở Su, chấp nhận phận ở thuê cho nhà gái.

Nhận thấy đây là hủ tuc ngáng trở với sự phát triển cộng đồng người Arem nên Đinh Dầu đã suy nghi nhiều lắm. Và cũng như việc ra chỗ ở mới để “thí nghiệm” và gọi dân về, không nề hà Đinh Dầu đã lấy người thân mình ra để phá bỏ rào cản. Bắt đầu từ đứa cháu lấy chồng, giữa bản làng người Arem, ông đã tuyên bố không thực thi hủ tuc bỏ của và ở Su vốn có. Để dân an tâm, ông đã nhận đỡ đầu đám cưới này và còn tuyên bố, nếu thần linh bắt tội thì ông sẽ chấp nhận chịu tội.

Từ việc giúp cán bộ gọi dân ra sống quần tu thành chòm xóm để nhận rừng, để có điều kiện tăng gia sản xuất, như một gạch nối hết sức linh động giữa người Arem và chính quyền, bằng nhiệt huyết và khả năng của mình, Đinh Dầu đã đi hết từ thành công này sang thành công khác. Về đầu trang

Tuổi trẻ đi giữ rừng Trường Sơn(Lao Động Thủ Đô Online 27/6, Ngọc Mai)

Mặc dù cuộc sống muôn vàn khó khăn nhưng những chàng lính trẻ chẳng ngại gian nguy để ngày đêm quyết bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh trên dảy Trường Sơn nằm ở phía tây tỉnh Quảng Bình.

Sống nơi rừng thiêng nước độc

Chàng lính trẻ Đàm Thanh Chung (sinh năm 1993) đang lội suối để kiểm tra rừng.

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Chúng tôi có mặt tại trạm bảo vệ rừng Khe Nét, xã Kim Hóa (Tuyên Hóa – Quảng Bình) vào một ngày nắng xé trời. Trạm phó Đoàn Ngọc Hoàng, 41 tuổi cho biết: Hồi sáng khi vô chốt trực tôi có mang về ít rau tớn (một loại rau mọc ven các khe suối-PV), để nấu canh. Trời nắng thế này ăn canh rau tớn thì phải nói là “tuyệt cú mèo”. Ở trên này, rau đầy đủ lắm các anh à! Ngoài các loại rau có sẵn ra anh, em tận dung trồng thêm các loại rau nhà khác để cải thiện bữa ăn thêm. Nói đến rau là có nguyên một đơn vị rau luôn, không thiếu thứ gì…”

Khoảng12 giờ sau bữa cơm trưa cùng với món rau rừng, những thành viên trong trạm phân nhau, luồn rừng vào chốt trực giữa cái nắng trời như thiêu đốt. Tôi, Đàm Thanh Chung, Nguyễn Mạnh Hùng men theo con suối để vào sâu chốt trực trong cùng để gác. Chung và Hùng đều là lính mới vào nghề, chưa nhận được hợp đồng, 2 chàng trai trẻ đang phấn đấu, những mong lập nhiều thành tích để trở thành một người lính gác rừng thực thu. Trước đây, cả 2 đều học ở trường Trung cấp Kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình ra.

Chung (SN 1993), một “lính trẻ” tâm sự: “ Những người trẻ khi mới bước chân vào nghề đều phải trải qua nhiều năm, tháng thực địa ở các vùng rừng núi khó khăn hiểm trở, vừa như để học hỏi thêm từ những đàn anh về kinh nghiệm cũng như cách thuyết phuc, vận động để bà con trong vùng có tránh nhiệm giữ rừng tốt hơn. Nguyên tắc của một “người lính” giữ rừng là bằng mọi giá phải bảo vệ hết tất cả các sinh vật, từ cây cỏ trong khu rừng được khoanh vùng bảo vệ cho đến những cây cổ thu. Thường xuyên đạp cội, thăm rừng và phải liên tuc dọn thực bì đề phòng cháy rừng vào những ngày cao điểm như thế mấy hôm nay. Tuy mới lên đơn vị ngót một năm nay, nhưng cũng nhiều lần em được theo chân anh, em đi tuần tra ở các khu rừng giáp biên giới nước bạn Lào. Những chuyến đi như thế, để lại cho em rất nhiều trải nghiệm và thêm phần yêu nghề mình chọn hơn.”.

Tương tự, Nguyễn Mạnh Hừng, một “lính trẻ” cho biết thêm: Đa phần “lâm tặc” ở đây manh động lắm, chúng trà trộn trong dân nên khó để nhận biết, vì thế công tác bảo vệ của tổ cũng gặp vô vàn khó khăn. Thậm chí những khi bắt tận tay họ đang phá rừng đó rồi mà vẫn bị chửi, có khi cả đêm nằm nghe chửi rứa. Chửi không sót một từ nào… nhiều khi còn bị đe dọa trả thù đủ kiểu.

Sống và sinh hoạt giữa chốn rừng núi sâu thẳm, cho đến bây giờ ở tuổi 26, Hùng vẫn chưa có một mối tình vắt vai, nhiều lần tâm sự với Hùng tôi biết trong ánh mắt ấy vẫn khao khát một tình yêu. “Đời lính giữ rừng đi dép rọ, trong khi người ta đi giày đen cả rồi anh à! Nhưng đam mê mà, như duyên phận rứa! Nghề này là một nghề đặc thù, tuy cực khổ nhưng nhiều lúc quen với cảnh rừng núi mất rồi nên cũng vui lắm! Nhiều bận, ghé nhà lâu quá cũng thấy nhớ trên ni lắm!”, Hùng tâm sự.

Trạm phó Đoàn Ngọc Hoàng cho biết thêm: Nhất là vào mùa mưa lũ, “lâm tặc” lợi dung tình hình đó để đưa gỗ ra khỏi rừng, phát giác được những sự vu trên

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

trạm liên hệ, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn để phuc kích đón đường bắt “lâm tặc”. “Những ngày gió mưa đó anh, em trong tổ phải xuyên rừng vô luân chuyển số gỗ lậu giáp với biên giới Hà Tinh về để xử lý. Phải luân chuyển gỗ trong rừng sâu, trong mưa lũ để đem về tận nơi tập kết rất khó khăn. Nhất là những đồng chí trẻ mới vào nghề, lạ nước lạ cái có khi sáng thấy tỉnh táo nhưng mặt trời vừa sập thì thấy trở bệnh rồi. Thanh niên sức vóc vời vợi, cứ ăn rú nằm rừng suốt thấy cũng tội nên những anh, em đi trước luôn tạo điều kiện hết sức để giúp đỡ các em đến khi trở thành lính giữ rừng thực thu”, Anh Hoàng chia sẻ.

Gác rừng trên đỉnh Sa Mù

Trạm bảo vệ rừng Xuyên Á nằm chót vót trên đỉnh rừng bên tuyến đường Xuyên Á (QL-12C) từ cửa biển phía Hà Tinh xẻ ngang dãy Hoành Sơn sang tận nước bạn Lào. Anh, em trong trạm đón tôi bằng một bản nhạc rừng với cây “đài chồng bin”(gần 5 cặp bin con thỏ kẹp lại với nhau), không điện, không tivi, sóng điện thoại theo kiểu trèo cây…trạm bảo vệ rừng Xuyên Á như lạc vào xứ nguyên sơ đến chạnh lòng, trong khi đó trạm nằm rất gần với thị trấn Đồng Lê, nhưng do địa thế cao, rừng núi hiểm trở nên những thứ gọi là văn minh chưa thể rọi đến được.

Anh Cao Xuân Bằng, Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Xuyên Á, đón tôi bằng một câu ví von đầy ý vị: “Ở trên này anh em được mệnh danh là “lính thủy đánh bộ” hay “tay không bắt giặc” là như rứa đó! Chẳng có gì cả, công cu hỗ trợ chỉ có một cái rựa trên tay, cũng vô rừng như ai rứa. Đúng là “oai như cóc”. Với lại, trên này khí hậu không giống dưới thị trấn đâu, khắc nghiệt lắm! May lắm một năm có được 3 tháng trồng nổi rau mà ăn. Cơn mưa, kéo theo gió lốc vừa rồi đã làm tốc mái lá cọ của tổ bảo vệ rừng Xuyên Á. Anh em trong tổ đang chung tay lợp tạm bằng một chiếc bạc đã cũ. Chàng trai trẻ Võ Quang Long (quê ở xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa) đang tay vén tấm bạc rách ở trên nóc mái nói vui: “Mùa này còn đỡ đó, chứ mưa rét kéo về là trăm bề khổ luôn, trạm mình ở cửa gió mà, đến cây cối còn tru không nỗi huống chi là người. Trạm này đặc biệt lắm, mang tên là Xuyên Á mà thực chất chẳng xuyên bên nào, đến sóng điện thoại còn trèo cây nữa là...”.

Được biết, trước kia anh Long từng tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm - Huế, được cử lên trạm Xuyên Á để cùng các anh em nơi đây cắm đỉnh Sa Mù. Tuy có nhiều vốn kiến thức chuyên ngành, nhưng khi tiếp xúc thực địa gặp những tình huống khiến chàng lính trẻ dở khóc dở cười, nhất là lúc trời mới mưa xong vắt rừng mọc nhiều như rễ tre cứ thế đeo bám vào chân có khi vắt lần lên tới cổ. “Những hôm đầu lên đây cơm nuốt không nổi. Vắt rừng rồi thì muỗi rừng cứ thế thay nhau hành hạ, mới lên thì còn ngại lắm nhưng dần dần rồi cũng quen. Chàng trai trẻ Đàm Xuân Lợi, (sinh năm 1991, quê ở Quảng Kim) tay sắm nắm chiếc điện thoại “cuc gạch” đi lần ra gờ đất vắng để dò sóng điện thoại. Chợt kêu lên: “Đây rồi, đúng chỗ này có sóng, gọi về nhà tí đã...”. Bên cạnh anh Long đang cặm cui thái mỏng bắp chuối rừng vẫn đang ri rỉ nước mưa.

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Trạm trưởng Cao Xuân Bằng tâm sự: dù công tác ở nơi đây hết sức khắc nghiệt nhưng lúc nào anh em cũng vui vẻ và tự an ủi nhau để quyết tâm bảo vệ rừng từng mét một. Mấy anh em trẻ lúc mới lên đây công tác nhiều lúc nhớ nhà đều được mọi người động viên. Còn những hôm thực địa đạp cội nhiều ngày trong rừng mình phải theo sát từng anh em một để chỉ bảo, căn dặn đủ điều cho anh em. Về đầu tranghttp://laodongthudo.vn/tuoi-tre-di-giu-rung-truong-son-39167.html

Đánh giá thi đua không thể cào bằng(Giáo Dục & Thời Đại Online 25/6, Di Hạ)

Ngày 24/6, tại Hà Tinh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban vùng thi đua 6 tỉnh Bắc Trung bộ lần thứ 2, năm học 2015-2016.

Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghia; đại diện lãnh đạo các Cu, Vu chức năng (Bộ GD&ĐT), lãnh đạo Sở GD&ĐT 6 tỉnh

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích: Có nhiều tiêu chí để đánh giá thi đua. Nhiều địa phương gặp khó khăn nhưng nếu vượt lên được thì cần biểu dương. Đánh giá thi đua không thể cào bằng mà cần có tiêu chí riêng. Khu vực khó khăn phải có cách đánh giá khác với các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển.

Chuẩn hóa tiêu chí đánh giá thi đua là việc cần làm. Để chuẩn bị cho năm học mới, các Sở GD&ĐT cần đưa các tiêu chí thi đua vào trong nhiệm vu năm học, hướng tới sự thiết thực trong địa phương mình. Như vậy, công tác thi đua mới đạt được hiệu quả cao.

Lắng nghe ý kiến đóng góp của các Sở về công tác điều hành giáo duc, Bộ trưởng lưu ý: Đầu tư cho giáo duc các địa phương cần phải được cu thể hóa từ các sở, ban, ngành. Bộ GD&ĐT sẽ khảo sát tại các tỉnh để có tiêu chí gửi về cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh, từ đó có những đánh giá cu thể.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Các địa phương cần chủ động đề xuất với Bộ cắt giảm chương trình, môn học nào thấy không cần thiết, các vấn đề giấy tờ sổ sách quá nhiều ở những linh vực không phải giáo duc.

Liên quan đến Thông tư 30 và mô hình VNEN, Bộ trưởng khẳng định đây là chủ trương lớn của Ngành, các nội dung thực hiện có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, vì quen với cách làm cũ nên giáo viên ngại thay đổi.

“Nếu địa phương nào gặp khó khăn cần mạnh dạn đề xuất với Bộ GD&ĐT. Tránh tình trạng bên ngoài chưa hiểu nhưng trong ngành Giáo duc đã phản ứng không đúng, gây những tác động không tốt trong xã hội” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đề xuất từ lãnh đạo Sở GD&ĐT 6 tỉnh Bắc Trung bộ

Cải cách chế độ tiền lương, phu cấp đối với nhân viên trong trường học; quy định về chế độ đối với nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non; có chế độ phu cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo duc và phu cấp thâm niên đối với nhà giáo đang làm công tác quản lý giáo duc.

Tiếp tuc phân bổ kinh phí chương trình muc tiêu quốc gia về giáo duc để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang bị thiết bị giáo duc cho các địa phương, ban hành một số chính sách xã hội hóa mới để thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương này; sửa đổi bổ sung Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT theo hướng dẫn mở hơn để tạo điều kiện cho thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo duc.

Tổng kết đánh giá toàn diện các mô hình, đề án về giáo duc để có định hướng cu thể cho giáo duc Việt Nam theo tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện; có chủ trương cu thể về cơ quan quản lý trực tiếp trong việc sáp nhập Trung tâm Giáo duc thường xuyên và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề; quan tâm chỉ đạo công tác tuyển sinh đầu vào chất lượng đào tạo các trường Trung cấp chuyên nghiệp; xây dựng một bộ tiêu chuẩn hợp nhất đánh giá về “Xây dựng trường học chuẩn quốc gia”, “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” và “Kiểm định chất lượng giáo duc”... Về đầu tranghttp://giaoducthoidai.vn/giao-duc/danh-gia-thi-dua-khong-the-cao-bang-1964000-c.html

Người cha thân hình kỳ dị nuôi 2 con học giỏi(Khampha.vn 25/6, Bình An)

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Mặc dù mang trong người căn bệnh u mỡ bướu mọc khắp cơ thể khiến đau nhức nhưng hơn 9 năm qua người cha ấy vẫn quần quật làm lung nuôi 2 con ăn học giỏi.

Đó là anh Đoàn Khương, 47 tuổi, trú thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). 9 năm qua, anh Khương một mình gà trống nuôi 2 con học giỏi bằng một nghề vô cùng

độc hại là phun thuốc trừ sâu thuê.

Anh Khương nghẹn ngào kể: “Lúc còn nhỏ tui vẫn như bao đứa trẻ khác khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Nào ngờ lên đến tuổi 15, tự nhiên trong người bắt đầu xuất hiện những khối u nhỏ. Dần dần khối u bắt đầu lớn dần và lan khắp cơ thể cùng với những cơn đau nhức ghê gớm”.

Nhà nghèo đông anh em, cha mẹ không có tiền chạy chữa bệnh u mỡ nên anh Khương mang trên mình những khối u kỳ dị đó. Đến tuổi thanh niên, anh mặc cảm không chịu lấy vợ, gia đình khuyên răn, vun vén mãi anh mới nên duyên cùng chị Phạm Thị Liên.

Lấy nhau không được bao lâu, tai họa ập xuống gia đình. Vợ anh qua đời vì mắc bệnh suy tim và máu khó đông. Vợ mất, anh Khương nén nỗi đau gồng gánh trên vai trọng trách vừa làm cha vừa làm mẹ cho hai đứa nhỏ. Ngày ngày, anh đạp chiếc xe đạp cũ chạy cả chuc cây số làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê. Ai kêu đâu thì làm đó.

Theo anh Khương, nghề này cũng không vất vả lắm, mỗi sào lúa phun thuốc anh được trả công 20.000 đồng. Nhưng đây là công việc khá độc hại. Chắt bóp, tiện tặn từng đồng anh mới có tiền nuôi hai con ăn học.

“Có hôm tui suýt ngất xỉu ngoài đồng vì tiếp xúc với thuốc trừ sâu. May có người gần đó nhìn thấy dìu về đến nhà. Có hôm về nhà lả cả người phải nhờ con vắt nước chanh uống để giải độc. Nhiều khi muốn bỏ nghề vì nguy hiểm quá, nhưng nghi lại mình bỏ thì lấy tiền đâu cho con ăn học. Nghề này độc hại nên chẳng ai dám làm nên mình mới được người ta thuê nhiều”, anh Khương bùi ngùi kể.

Căn bệnh u mỡ bướu mọc khắp người khiến anh Khương đau nhức nhưng anh vẫn cố gắng làm lụng nuôi 2 con.

Trong ảnh, em Linh chăm sóc cho cha.

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Công việc cực khổ, độc hại mà tiền công ít nhưng anh Khương vẫn gắng gượng làm nhiều năm qua. Những lúc không ai có gọi làm, nhà không có gì ăn là nhiều người phu nữ trong thôn thương cảm cho thêm bó rau, con cá để anh Khương nuôi con.

Ngồi bên cạnh ông Nguyễn Văn Vinh, hàng xóm anh Khương tâm sự: “Gia đình anh khó khăn là thế nhưng 5 năm trở lại đây anh kiêm luôn cả công việc chăm sóc, nuôi dưỡng người anh cả tuổi đã cao sống bên cạnh một thân một mình đơn chiếc. Tấm lòng thương yêu người trong gia đình của anh khiến bà con ở đây ai cũng khâm phuc”.

Khi mẹ mất đi, hai anh em Đoàn Văn Khánh và Đoàn Thị Thùy Linh đều rất chăm ngoan và học giỏi để không phu lòng cha. Không năm nào hai em để tuột mất danh hiệu học sinh giỏi của trường.

Góc học tập của Linh đề một câu khẩu hiệu xuyên suốt nhiều năm qua: “Linh phải cố gắng để kết quả năm sau cao hơn năm trước. Cố gắng lên Linh nhé. Có học mới có tương lai”.

Nhiều lúc sức khỏe suy giảm, anh Khương muốn cho con nghỉ học nhưng nhìn thấy những dòng chữ trong góc học tập của con gái, anh lại thắt lòng không dám nói với con.

Ông Đỗ Đức Nam, trưởng thôn Thuận Trạch cho biết: “Chính quyền rất khâm phuc và cảm thông với hoàn cảnh gia đình anh Đoàn Khương. Hoàn cảnh khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng làm thuê làm mướn nuôi hai con ăn học giỏi".http://khampha.vn/tin-nhanh/nguoi-cha-than-hinh-ky-di-nuoi-2-con-hoc-gioi-c4a420895.html Về đầu trang

Quảng Bình chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng(Tuyengiao.vn 26/6)

Ông Đỗ Hữu Việt, Giám đốc Lâm trường Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cho biết: Thời gian này thời tiết rất phức tạp, nắng nóng kéo dài kèm theo gió Tây Nam thổi mạnh nguy cơ cháy rừng rất nguy hiểm, trước tình hình đó chúng tôi bố trí lực lượng thường xuyên

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương đi kiểm tra những cánh rừng có nguy cơ cháy

32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

tuần tra canh gác 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy để kịp thời ngăn chặn.

Gần hai tháng nay, thời tiết nắng nóng, khô hanh tại tỉnh Quảng Bình khiến nhiều cánh rừng trồng bị úa vàng, khô héo và đứng trước nguy cơ bị cháy. Để phòng tránh cháy rừng, các lực lượng chức năng tỉnh cùng người dân địa phương đã và đang triển khai nhiều biện pháp, nhằm chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Cả nước hiện có 6 tỉnh, thành phố gồm Hà Tinh, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình và Quảng Ngãi đang có cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu cháy rừng xảy ra hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh. Nắm được nguy cơ cháy rừng cao và để bảo đảm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trên những cánh rừng có nguy cơ cháy cao tại các địa phương trong tỉnh, n gày 15/6, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã có Công điện số 06/UBND – CĐ về việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng cháy, chữa cháy rừng . UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, các chủ rừng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Trước tình hình đó, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng tỉnh Quảng Bình đã xây dựng những kế hoạch, phương án nhằm chủ động phòng chống cháy rừng một cách tốt nhất. Ông Phạm Hồng Thái, Chi cuc Trưởng Chi cuc kiểm lâm Quảng Bình cho biết: Chi cuc Kiểm lâm đã và đang p hối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra, nghiêm cấm những người không có nhiệm vu tự ý vào rừng khai thác lâm sản trái phép; không được mang lửa, chất nổ và chất dễ cháy vào rừng; không đốt nương làm rẫy; thu dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy, không xử lý thực bì bằng biện pháp đốt trong những ngày nắng nóng, chuẩn bị kỹ phương án chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, thường xuyên cảnh báo cháy rừng ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, tổ chức lực lượng trực 24/24 giờ trong ngày để phát hiện và dập tắt kịp thời những đám cháy khi mới xuất hiện.

Ông Đỗ Hữu Việt, Giám đốc Lâm trường Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cho biết: Thời gian này thời tiết rất phức tạp, nắng nóng kéo dài kèm theo gió Tây Nam thổi mạnh nguy cơ cháy rừng rất nguy hiểm, trước tình hình đó chúng tôi bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra canh gác 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy để kịp thời ngăn chặn. Cánh rừng thông rộng hơn 2.000 ha của lâm trường Đồng Hới đã hai tháng qua không có mưa, tình trạng nắng nóng kéo dài đã khiến cây cối ở nhiều cánh rừng nơi đây ngả sang màu vàng, khô héo… nguy cơ cháy rừng đang ở mức báo động, cần có phương án phòng, chống cháy rừng hiệu quả. Gần với thời điểm này của năm 2015, đã xảy ra nhiều vu cháy rừng như ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, cháy rừng ở huyện Bố Trạch, huyện

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Quảng Trạch… Do đó, công tác chủ động phòng, chống cháy rừng đã được các lực lượng chức năng địa phương tỉnh Quảng Bình chú trọng triển khai.

Ngay tại các địa phương, công tác phòng, chống cháy rừng cũng được các cấp chính quyền tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nhằm đảm bảo không để cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Bích, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Đức, thành phố Đồng Hới, cho biết: "Thời gian qua, chúng tôi đã về tận các thôn, hướng dẫn các thôn thành lập các tiểu ban cơ động để xây dựng các phương án, ký cam kết với các thôn, các hộ có rừng và sống trên rừng luôn luôn nêu cao tinh thần phòng, chống cháy rừng. Mỗi người dân cần thể hiện trách nhiệm trước việc phòng, chống cháy rừng".

Với phương hướng chỉ đạo sát đúng và chủ động chuẩn bị các phương án phòng , chống cháy rừng trong mùa khô hạn , Quảng Bình quyết tâm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra .http://www.tuyengiao.vn/Home/khoagiao/89038/Quang-Binh-chu-dong-phong-chong-chay-rung-trong-mua-nang-nong Về đầu trang

IV. An ninh – Quốc phòng

Quảng Bình: Bị khởi tố vì đi xiết nợ(Lao Động Online 27/6, Lê Phi Long; Đời Sống & Pháp Luật Online 27/6, Hạnh Vũ)

Ngày 27.6, tin từ Công an TP.Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết, vừa khởi tố vu án, khởi tố bị can đối với Phạm Thị Ngọc Châu (SN 1977, trú thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới) và bắt tạm giam đối với Phạm Hoàng Long (SN 1997 – con đối tượng Châu) và Trần Đình Chiến (SN 1991, trú phường Bắc Nghia, TP.Đồng Hới) về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Theo điều tra ban đầu, cách đây 2 năm, chị Nguyễn Thị Anh (SN 1978, trú phường Đồng Sơn, TP.Đồng Hới) có dùng 2 thẻ đỏ để thế chấp vay mượn của Châu số tiền 840 triệu đồng.

Sau nhiều lần đòi tiền nợ không được, khoảng 17h30 ngày 18.6, biết chị Anh đang ở nhà mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Chúng (trú xã Nghia Ninh, TP.Đồng Hới), Châu đã tìm đến và yêu cầu chị Anh trả nợ. Sau khi có xích mích và lời qua tiếng lại, Châu đã dùng nạng gỗ ném vào người chị Anh và tìm mọi cách tấn

Các đối tượng bị bắt giữ tại cơ quan công an. Ảnh: BQB

34

Page 35: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

công. Quá hoảng sợ, chị Anh đã trốn vào phòng ngủ của bà Chúng, khóa chặt cửa. Sau đó, Châu tiếp tuc lấy 1 chiếc thớt gỗ và 1 con dao của bà Chúng tới đập phá cửa phòng rồi gọi cho con trai là Phạm Hoàng Long và người cháu là Trần Đình Chiến đến để lấy tài sản xiết nợ.

Khi đến nơi, các đối tượng đã lấy của bà Chúng 1 xe máy, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt, 1 máy lọc nước và 1 quạt phun sương.

Vu việc sau đó đã được trình báo lên cơ quan công an.

Hiện vu việc đang được điều tra, làm rõ. Về đầu tranghttp://laodong.com.vn/phap-luat/quang-binh-bi-khoi-to-vi-di-xiet-no-566808.bld

Đi bắt cá, hoảng hồn phát hiện thi thể nữ giới dưới mương nước(VTVNews 26/6, Trần Anh – Nguyễn Vương; Công An Nhân Dân 27/6, tr2, Sông Lam)

Trong lúc đi bắt cá, một thanh niên ở xã Quảng Lưu (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) hoảng hồn phát hiện một thi thể nữ giới dưới mương nước.

Sự việc nói trên xảy ra khoảng 4h sáng 26/4 tại xóm 2 thôn

Tam Đa, xã Quảng Lưu (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Vào thời điểm kể, trên anh Trần Sỹ Tương (SN 1980) trong lúc đi rà cá (bắt cá bằng điện) đã phát hiện thi thể một người phu nữ dưới mương nước.

Quá hoảng sợ, anh Tương đã hô hoán mọi người đến để đưa thi thể lên bờ. Về sau, nạn nhân được xác định là bà Trần Thị Thành (SN 1959 thôn Tam Đa, xã Quảng Lưu).

Người nhà bà Thành cho hay, 15h ngày 25/4 bà Thành có nói đi mò cua, bắt ốc nhưng đến tối không thấy về nên gia đình nghi bà sang nhà người thân chơi. Đến sáng, khi nhận được tin dữ, gia đình đã tức tốc tới hiện trường và báo cho chính quyền địa phương.

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để làm rõ nguyên nhân sự việc. Nguyên nhân ban đầu được xác định, trong lúc mò cua, bắt ốc bà Thành bị ngã xuống mương nước và chết do đuối nước.

Hiện gia đình đang tổ chức lễ an táng cho nạn nhân.

35

Page 36: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

http://www.vtc.vn/di-bat-ca-hoang-hon-phat-hien-thi-the-nu-gioi-duoi-muong-nuoc-d263671.html Về đầu trang

Quảng Bình: Hội đàm giữa đồn BP và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Khăm Muộn, Lào(Biên Phòng Online 25/6, Đức Trí - Hoài Nam)

Ngày 25-6, tại Đồn BPCKQT Cha Lo, Đoàn đại biểu Đồn BPCKQT Cha Lo, Đồn BP Ra Mai, Đồn BP Cà Xèng thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu Đại đội Biên phòng 311, 312 Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn, Lào.

Hai bên đã tập trung trao đổi về kết quả công tác phối hợp thông báo tình hình liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, an ninh trật tự ở khu vực biên giới; phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hai bên biên giới; đồng thời thống nhất phương hướng phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trong thời gian tới.

Từ đầu năm đến nay, Đồn BPCKQT Cha Lo, Đồn BP Ra Mai, Đồn BP Cà Xèng đã tích cực tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới thực hiện Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước; tổ chức tuần tra bảo vệ đường biên, mốc quốc giới và khu vực cửa khẩu được 50 đợt/hơn 400 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia; xử lý 42 vu/42 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam. Vì vậy, tình hình ANCT-TTATXH ở khu vực biên giới và cửa khẩu được giữ ổn định, hệ thống mốc quốc giới được giữ gìn tốt. Lực lượng bảo vệ biên giới hai bên luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện tốt nhiệm vu, tạo điều kiện cho nhân dân qua lại thăm thân nhân dịp lễ, tết, trao đổi hàng hóa phuc vu đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế-xã hội.

Lực lượng chức năng bên đã tiến hành làm thủ tuc xuất nhập cảnh qua lại cửa khẩu được trên 200 nghìn lượt người và trên 72 nghìn lượt phương tiện. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 27 vu/ 39 đối tượng vi phạm, thu giữ hàng nghìn viên ma túy tổng hợp, gần 1kg ma túy đá, 47 kg thuốc nổ và nhiều khối gỗ các loại...

Hai bên tiến hành hội đàm trong không khí ấm tình hữu nghị. Ảnh: Đức Trí

36

Page 37: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

Kết thúc hội đàm, hai bên đã thống nhất cao về quan điểm, cùng ký kết biên bản ghi nhớ trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị, thẳng thắn, tôn trọng lẫn nhau và đề ra phương hướng, nhiệm vu thời gian tới để cùng thực hiện đạt hiệu quả cao.http://www.bienphong.com.vn/quang-binh-hoi-dam-giua-don-bp-va-luc-luong-bao-ve-bien-gioi-tinh-kham-muon-lao/ Về đầu trang

Khởi tố vu án đường dây cá độ bóng đá hàng trăm tỉ đồng qua mạng(Thanh Niên Online 27/6, Huệ Minh)

Sáng 27.6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố vu án, khởi tố bị can vu cá độ bóng đá qua mạng với tổng lượng tiền lưu chuyển khoảng 300 tỉ đồng vừa bị đánh sập.

Theo đó, Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố vu án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Văn Thái (30 tuổi, ở P.Bắc Lý, TP.Đồng Hới) và Nguyễn Thanh Xuân (30 tuổi, ở P.Nam Lý, TP.Đồng

Hới) cùng về tội "đánh bạc" và "tổ chức đánh bạc" theo điều 248-249 Bộ luật Hình sự. Cơ quan công an đang tạm giữ 13 người trong đường dây cá độ bóng đá lớn này để tiếp tuc điều tra.

Trước đó, tối 21.6, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Quảng Bình, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45) phối hợp với Cuc Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dung công nghệ cao đánh sập đường dây cá độ bóng đá qua mạng internet, đồng loạt bắt các “đầu mối” tại nhiều nơi ở Quảng Bình.

Qua đấu tranh khai thác, những người bị bắt bước đầu khai nhận hành vi cá độ và tổ chức cá độ bóng đá qua mạng internet. Theo đó, từ tháng 5 - 6.2016, những người này đã dùng trang mạng www.b88ag.com để cá độ và tổ chức cá độ bóng đá với tổng số tiền khoảng 300 tỉ đồng.

Đường dây này tổ chức, hoạt động rất tinh vi và thu hút nhiều người tham gia cá cược.http://thanhnien.vn/thoi-su/khoi-to-vu-an-duong-day-ca-do-bong-da-hang-tram-ti-dong-qua-mang-717365.html Về đầu trang

Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình và PC45 họp bàn phá án

37

Page 38: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewTổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân TW uỷ thác đến nay là: 11.050.000.000 đồng, cho 28 dự án vay với 377 hộ vay. Trong

V. Điểm tin đã đưa

Ngày 24.6, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ nhất để kiện toàn tổ chức. (Lao Động Online 24/6; Giáo Duc & Thời Đại Online 24/6; Báo Chính Phủ Điện Tử 24/6; Pháp Luật Việt Nam Online 24/6; Tuổi Trẻ Online 24/6; Tuổi Trẻ 25/6, tr2; Tin Tức 25/6, tr4; Đại Biểu Nhân Dân 25/6, tr3; Lao Động 25/6, tr9; Nông Nghiệp Việt Nam 27/6, tr2) Về đầu trang

Ngày 23/6, phòng Cảnh sát Hình sự (PC45, Công an tỉnh Quảng Bình) cho hay, đơn vị này vừa phối hợp với cuc Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dung công nghệ cao - bộ Công an triệt phá một đường dây cá độ bóng đá trên mạng internet ở địa bàn tỉnh với số tiền khoảng 3.000 tỉ đồng. (Đời Sống & Pháp Luật Online 25/6; Thời Báo Ngân Hàng 27/6, tr14; Bảo Vệ Pháp Luật 28/6, tr15)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

38