28
BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 7 tháng 10 năm 2016) TIÊU ĐIỂM........................................... 1 1. Khoán xe công: Làm sao để không chỉ có riêng ở Bộ Tài chính?.......................................1 2. Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo kết quả khoán xe công hàng tháng.......................................2 CHỈ THỊ MỚI......................................... 3 3. Xử lý người đứng đầu nếu xe quá niên hạn gây tai nạn..............................................3 TIN QUỐC HỘI........................................ 4 4. Đề nghị Quốc hội đổi mới, làm việc cả buổi tối....4 5. Dẹp nạn “bổ nhiệm người nhà”, phải thi tuyển minh bạch.............................................4 TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY...........................6 6. Đà Nẵng đầu tư 70 tỉ đồng lắp camera tại 56 xã phường...........................................6 7. Câu lạc bộ “Nữ chủ nhà trọ” - mô hình hiệu quả ở Bắc Ninh.........................................6 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP.......................7 8. Vì sao Việt Nam là điểm đến việc làm hấp dẫn thứ 2 tại ASEAN?.......................................7 9. "Không gian chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế đi rất nhiều".....................7 10. Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả môi giới chứng khoán...........8 11. Đại diện Bộ Xây dựng:”Cản trở đầu tư là cần thiết” .................................................9 PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN...............................10 12. Câu chuyện hợp tác..............................10 QUẢN LÝ............................................ 11 13. Phó Tổng cục môi trường: “Không có nước nào trả phí vệ sinh rẻ như Việt Nam”....................11 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO(Ngày 7 tháng 10 năm 2016)

TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................11. Khoán xe công: Làm sao để không chỉ có riêng ở Bộ Tài chính?....................12. Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo kết quả khoán xe công hàng tháng...................2CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................33. Xử lý người đứng đầu nếu xe quá niên hạn gây tai nạn...................................3TIN QUỐC HỘI....................................................................................................44. Đề nghị Quốc hội đổi mới, làm việc cả buổi tối..............................................45. Dẹp nạn “bổ nhiệm người nhà”, phải thi tuyển minh bạch..............................4TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.....................................................................66. Đà Nẵng đầu tư 70 tỉ đồng lắp camera tại 56 xã phường.................................67. Câu lạc bộ “Nữ chủ nhà trọ” - mô hình hiệu quả ở Bắc Ninh..........................6MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP..............................................................78. Vì sao Việt Nam là điểm đến việc làm hấp dẫn thứ 2 tại ASEAN?.................79. "Không gian chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế đi rất

nhiều"...........................................................................................................710. Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả môi

giới chứng khoán..........................................................................................811. Đại diện Bộ Xây dựng:”Cản trở đầu tư là cần thiết”........................................9PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN................................................................................1012. Câu chuyện hợp tác........................................................................................10QUẢN LÝ...........................................................................................................1113. Phó Tổng cục môi trường: “Không có nước nào trả phí vệ sinh rẻ như Việt

Nam”..........................................................................................................1114. Phó Bí thư Thừa Thiên-Huế: Sẽ xem lại việc "cả nhà làm quan huyện".......12CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................1315. BHXH Việt Nam: Giảm phiền hà cho người lao động nhờ cải cách hành

chính...........................................................................................................13QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................1316. World Bank: Nợ công Việt Nam sẽ không vượt ngưỡng trong năm nay.......13PHÁP LUẬT.......................................................................................................1417. Bạc Liêu: Nhiều lãnh đạo bị đề nghị kỷ luật..................................................1418. Cà Mau: Phó Giám đốc Sở “choàng tay trúng đùi” tự nhận khiển trách.......15THẾ GIỚI............................................................................................................1519. Doanh nghiệp Anh có thể phải báo cáo số nhân viên nước ngoài.................15

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

TIÊU ĐIỂM

Khoán xe công: Làm sao để không chỉ có riêng ở Bộ Tài chính?Cả nước có khoảng 40.000 xe công khu vực hành chính sự nghiệp. Chi phí bình quân để vận hành một ô tô công lên tới 320 triệu đồng/năm. Tính ra mỗi năm, ngân sách phải tốn khoảng 12.800 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn trong lúc đất nước còn khó khăn.

Vì vậy, việc Bộ Tài chính khoán kinh phí sử dụng ô tô cho Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và tương đương (có hiệu lực từ 1/10) nhằm giảm lãng phí ngân sách được người dân rất đồng tình. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao để cách làm nhiều ích lợi này không chỉ có riêng ở Bộ Tài chính.

Tại phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc nhở “Chính phủ và từng thành viên Chính phủ phải đi đầu trong việc tiết kiệm, chống lãng phí. Các bộ, ngành, đơn vị sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách, tài sản, nhất là xe công, trụ sở, hội họp, đi công tác”. Nói là làm, bản thân ông đã làm gương, không mua xe mới. Ông còn nghiêm cấm các địa phương chấm dứt cảnh rồng rắn ô tô hàng đoàn khi đón tiếp các đoàn công tác của Trung ương.

Trong bối cảnh nợ công cao nhất từ trước tới nay, nông dân phải gánh trên vai đủ thứ lệ phí thì đó không còn là lời nhắc việc hàng ngày, hay đơn giản là sự nêu gương của người đứng đầu Chính phủ với thuộc cấp của mình nữa, mà là một mệnh lệnh đối với tất cả cán bộ công chức trong bộ máy công quyền, nhất là đối với những cán bộ chủ chốt, rằng: “Phải có trách nhiệm tiết kiệm từng đồng tiền thuế của dân”.

Việc khoán xe công cho Thứ trưởng ở Bộ Tài chính là việc nên làm và phải làm quyết liệt, không nửa vời trên cơ sở đúng tiêu chuẩn, đủ kinh phí cho người trong diện được đưa đón bằng ô tô. Mặt khác, để chủ trương tiến bộ, nhiều lợi ích này đi vào cuộc sống, sau khi thí điểm ở Bộ Tài chính cần triển khai rộng rãi ở các bộ, ban, ngành khác để tiết kiệm thực sự trở thành một nếp sống, một tiêu chuẩn của đạo đức công chức.

Sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét dự thảo Luật Quản lý sử dụng tài sản công. Mong rằng những vấn đề cụ thể về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công của các đối tượng trong tiêu chuẩn rất cần được quy định cụ thể. Mặt khác, cần phát huy tinh thần giám sát, phản biện xã hội, đi liền với xử lý nghiêm minh những vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thụ hưởng tài sản công.

Khoán xe công cho các chức danh lãnh đạo tưởng dễ mà khó! Nhưng khó cũng phải làm. Làm không chỉ để chống lãng phí của công, mà còn thể hiện sự gương mẫu, gần dân của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. (Kinh Tế & Đô Thị 6/10) Về đầu trang

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo kết quả khoán xe công hàng thángSau khi quyết định khoán xe công đưa đón tại nhà đối với một số chức danh, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm nội dung này và Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ tại giao ban hàng tháng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu rà soát tổng thể số lượng các lái xe hiện có của các đơn vị để sắp xếp, bố trí lại, đặc biệt là các lái xe chức danh đã được khoán kinh phí theo nguyên tắc không tuyển dụng thêm lái xe mới, giảm dần số lượng lái xe hiện có, sắp xếp, điều động từ nơi thừa sang nơi thiếu, điều chuyển dần lái xe phục vụ xe chức danh đã được khoán sang lái xe phục vụ công tác chung hoặc sắp xếp, bố trí làm công việc phù hợp khác.

Về số lượng xe, Bộ trưởng yêu cầu khẩn trương xây dựng phương án tổ chức, sắp xếp và xử lý số lượng xe công hiện có đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Cục Kế hoạch tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ cũng như các đơn vị liên quan theo dõi thực hiện việc khoán kinh phí để có báo cáo đánh giá hiệu quả thực tế của quy định này. Trên cơ sở đó, tham mưu, đề xuất mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cũng như đề xuất các giải pháp để triển khai thực hiện đảm bảo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả hơn nữa. (Hải Quan 6/10) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Xử lý người đứng đầu nếu xe quá niên hạn gây tai nạnĐó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng trong Chỉ thị vừa ban hành về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.

Chỉ thị nêu rõ hiện nay, tình trạng phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tham gia giao thông gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh vận tải.

Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục thông báo danh sách xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định cho Bộ Công an, công an các địa phương và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Yêu cầu các đơn vị đăng kiểm trên cả nước tăng cường phối hợp lực lượng Thanh tra GTVT, Cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương trong công tác thống kê, kiểm soát, xử lý đối với tất cả các xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

kiểm định trên địa bàn. Tổ chức tập huấn cho các lực lượng liên quan về phương pháp tra cứu, kiểm soát, nhận biết xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổng kiểm tra, rà soát, thống kê danh sách các phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; có phương án cụ thể xử lý theo đúng quy định pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, cơ chế chính sách để người dân, doanh nghiệp chủ động thông báo, giao nộp xe đã hết niên hạn sử dụng.

Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông của đia phương, chú trọng khu vực ngoại thành, nông thôn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với chủ xe, lái xe điều khiển phương tiện hết niên hạn, quá hạn kiểm định tham gia giao thông. Công khai số lượng, biển kiểm soát xe hết niên hạn, quá hạn kiểm định trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong việc xử lý tình trạng xe hết niên hạn sử dụng trên địa bàn; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng xe hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định tham gia giao thông gây tai nạn. (Tuổi Trẻ 6/10) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Đề nghị Quốc hội đổi mới, làm việc cả buổi tốiPhó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã đề nghị như trên tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nội dung, chương trình kỳ họp thứ 2 của Quốc hội chiều 6/10.

Liên quan đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung các các luật liên quan đến điều kiện kinh doanh (sửa 12 luật), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng thời gian chuẩn bị luật này quá gấp gáp, các cơ quan của Quốc hội khó có đủ thời gian để xem xét, thẩm tra.

Bà Ngân khẳng định: “Việc trình các dự án luật phải tuân thủ quy trình, điều kiện được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vừa rồi báo chí bình luận rằng Thủ tướng gọi điện tha thiết đề nghị còn Chủ tịch Quốc hội lắc đầu, viết như vậy là làm méo mó sự việc”.

“Tôi xin nhấn mạnh rằng chất lượng các dự án luật phải được đặt lên hàng đầu. Các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới ban hành. Các luật này cũng do Chính phủ trình, sau một thời gian nghiên cứu, thảo luận rất kỹ, bây giờ bảo rằng sửa đổi là nhu cầu bức xúc thì rất khó nói” - bà Kim Ngân nhấn mạnh.

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Trước đó, khai mạc phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 3/10, Chủ tịch Quốc hội cho hay: “Tối qua, Thủ tướng điện thoại trực tiếp cho tôi nói làm sao khẩn trương thẩm tra dự án luật này để kịp trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 tháng 10 này để đáp ứng kịp thời đời sống kinh tế của đất nước.

Song vì luật liên quan rất nhiều luật nên chưa có đủ điều kiện bổ sung luật vào phiên họp thứ 4 này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự luật đưa ra Quốc hội phải nghiêm túc, có chất lượng, không thể thẩm tra quấy quá trong một buổi tối, một vài ngày được”.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Quốc hội nên đổi mới cách thức làm việc, thảo luận hết ý kiến mới nghỉ. "Thậm chí nếu 18g chiều mà vẫn còn nhiều việc, đề nghị Tổng Thư ký bố trí cho đại biểu ăn nhanh rồi thảo luận tiếp. Tôi thấy nhiều Quốc hội người ta cũng làm như vậy, thậm chí người ta thảo luận đến 23-24 giờ đêm” - ông Hiển đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị trình Quốc hội xem xét, quyết định việc đổi mới cách làm việc này. "Tôi đi các nước cũng thấy người ta làm việc 19-20 giờ vẫn sáng đèn. Tuy nhiên, cách làm của họ là người nói cứ nói, người nghe không muốn nghe thì có thể ra về làm việc khác. Chúng ta thì lâu nay vẫn yêu cầu đại biểu phải có mặt đầy đủ, thậm chí còn điểm danh nữa” - bà Ngân nói. (Tuổi Trẻ 6/10) Về đầu trang

Dẹp nạn “bổ nhiệm người nhà”, phải thi tuyển minh bạchTại phiên làm việc của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 21/9, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã đề cập đến việc dư luận và báo chí phản ánh hiện tượng lãnh đạo bổ nhiệm và thăng chức cho người thân trong gia đình.

Bà Nga cho biết, công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người trong gia đình, người thân. Thậm chí, có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ; có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.

Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ ghi nhận, xem xét kỹ các phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, báo chí; chỉ đạo người có trách nhiệm kiểm tra và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh, trên cơ sở đó Chính phủ đánh giá tổng thể thực trạng và đề ra giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, để chấm dứt nạn “con quan thì lại làm quan” không khó. Trước hết những người làm công tác cán bộ phải gương mẫu, công tâm, đặt lợi ích của

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Đảng, đất nước lên trên hết; phải minh bạch từ khâu phát hiện, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ. Việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý phải được thực hiện qua hình thức thi tuyển một cách công khai, minh bạch với những tiêu chuẩn, yêu cầu rõ ràng và phải có hội đồng thi tuyển chuẩn. Mỗi chức danh thi tuyển nên có nhiều ứng viên tham gia thi để chọn lọc, chọn trúng người có năng lực.

Sau khi trúng tuyển phải có quá trình theo dõi và kiểm nghiệm, đánh giá thực tiễn, nếu cán bộ mới bổ nhiệm không đảm đương được công việc thì cho thôi. Việc đánh giá cán bộ không chỉ trong nội bộ cơ quan mà phải có cộng đồng giám sát, đánh giá nhằm đảm bảo khách quan, công bằng.

Đồng tình với quan điểm của bà An, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, về mặt xã hội, dư luận không dễ chấp nhận cơ quan nhà nước có vợ, chồng, con cái, thậm chí nhiều người thân làm cùng, không khác gì cơ quan gia đình. Bản thân người lãnh đạo cũng phải kiểm điểm, điều chỉnh việc này và cũng phải là người gương mẫu chấp hành.

Chúng ta đã quy định rất rõ việc hàng năm, cơ quan sử dụng cán bộ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ báo cáo cơ quan quản lý để phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, lâu nay việc này chưa được làm chặt chẽ, chưa chuẩn mực và có nhiều lỗ hổng cho nên người ta có thể lợi dụng, “lách” được luật.

Theo ông Phúc, giai đoạn 2001-2010 ở Đà Nẵng, Long An, TPHCM, Quảng Ninh, Bộ GTVT, Bộ Tư pháp... tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý đã tạo ra khí thế mới. Theo đó, tình trạng "tìm người nhà" chỉ có thể được giảm thiểu khi các khâu tuyển đầu vào của công chức đến việc nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm phải được thực hiện theo quy định thi tuyển cạnh tranh một cách công khai, minh bạch.

“Từng vị trí, chức danh đều phải có tiêu chuẩn cụ thể. Cần rà lại tất cả các quy định và khẩn trương xây dựng chế độ công chức, công vụ hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch thì sẽ khắc phục được những lỗ hổng của công tác nhân sự, có như vậy chúng ta mới thực sự lựa chọn đúng người tài, người có đủ trình độ năng lực, phẩm chất cho một vị trí lãnh đạo hay quản lý”, ông Phúc nêu ý kiến. (VOV.vn 6/10) Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Đà Nẵng đầu tư 70 tỉ đồng lắp camera tại 56 xã phườngUBND thành phố Đà Nẵng vừa quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông, trật tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Theo đó, chủ đầu tư kiêm điều hành dự án là Công an thành phố Đà Nẵng với mục tiêu đầu tư hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông, trật tự trên địa bàn nhằm giám sát an ninh, trật tự, giao thông phục vụ công tác phòng ngừa, tấn công, trấn áp, điều tra và xử lý tội phạm một cách thiết thực, hiệu quả, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn được đảm bảo hơn.

Dự án sẽ lắp đặt 6 server kèm phần mềm camera thông minh để lưu trữ và xử lý thông tin tập trung tại trung tâm chỉ huy thông tin của Công an thành phố. Mỗi server đáp ứng ưu cầu lưu đồng thời 500 kênh -có khả năng mở rộng 5.000 kênh (hệ thống phần mềm nguyên bản tiếng Việt, hình ảnh lưu trữ camera đáp ứng 30 ngày).

Lắp đặt 8 máy tính tại 7 trụ sở công an quận, huyện và công an thành phố để truy xuất thông tin từ server trung tâm đặt tại Công an thành phố. Lắp đặt 56 đầu ghi hình, tivi hiển thị tại 56 xã, phường để giám sát, xử lý thông tin trực tiếp các camera trên địa bàn phường. Lắp đặt 1.609 bộ camera trên toàn thành phố.

Tổng mức đầu tư của dự án hơn 69,5 tỉ đồng từ nguồn vốn vận động xã hội hóa và ngân sách thành phố. Thời gian đầu tư năm 2016-2017, trong đó giai đoạn 1 triển khai tại quận Hải Châu dự kiến vào quý 4/2016, giai đoạn 2 triển khai trên địa bàn các quận huyện còn lại. (Tuổi Trẻ 6/10) Về đầu trang

Câu lạc bộ “Nữ chủ nhà trọ” - mô hình hiệu quả ở Bắc NinhHưởng ứng Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, năm 2013, Hội Phụ nữ thôn Rích Gạo, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn thành lập mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Nữ chủ nhà trọ”.

Qua hơn 3 năm hoạt động, mô hình CLB “Nữ chủ nhà trọ” thôn Rích Gạo đã hỗ trợ tích cực chính quyền xã để quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Khánh - Chủ nhiệm CLB “Nữ chủ nhà trọ” thôn Rích Gạo cho biết: “Ban đầu CLB có hơn 30 thành viên, nhờ phát huy hiệu quả, đến nay CLB đã phát triển lên 58 thành viên là các nữ chủ nhà trọ trong thôn. Ban chủ nhiệm CLB đã phối hợp với Hội Phụ nữ xã, Ban Công an xã tuyên truyền tới các nữ chủ nhà trọ và các chị em công nhân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; nội quy, quy định trong đăng ký tạm vắng, tạm trú… qua đó đã thu hút đông đảo các thành viên tham gia”.

Thông qua hoạt động, CLB đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của chị em phụ nữ địa phương nói chung, các nữ chủ nhà trọ nói riêng trong việc giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc. (Quân Đội Nhân Dân 6/10) Về đầu trang

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ - HỘI NHẬP

Vì sao Việt Nam là điểm đến việc làm hấp dẫn thứ 2 tại ASEAN?Theo HSBC, những chuyên gia nước ngoài chọn Việt Nam vì tăng trưởng kinh tế cao, trải nghiệm cuộc sống thú vị và môi trường thích hợp cho gia đình.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC, Việt Nam đã tăng 6 bậc so với năm 2015 và xếp thứ 19/45 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ hấp dẫn chuyên gia ngoại đến làm việc, chỉ đứng sau Singapore trong khu vực Đông Nam Á. Vì sao Việt Nam đạt được vị trí cao như vậy? Vì sao một nước đang phát triển lại có thể trả một mức lương trung bình là 103.000 USD/năm để thu hút chuyên gia nước ngoài?

Gần 27.000 chuyên gia ngoại trong một cuộc khảo sát đã đánh giá cả 3 tiêu chí tăng trưởng kinh tế, trải nghiệm cuộc sống và môi trường thích hợp cho gia đình để xếp hạng mức độ hấp dẫn của các quốc gia. Với Việt Nam, yếu tố kinh tế được coi là lực đẩy chính cho sự thăng hạng đến 6 bậc này.

Cũng theo báo cáo của HSBC, mức lương trung bình mà một chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam được trả là 103.000 USD/năm, gấp gần 50 lần thu nhập bình quân của Việt Nam năm 2016. Một số nguồn tin còn cho rằng, mức lương cho chức vụ tổng giám đốc của chuyên gia nước ngoài có thể lên đến 200.000 USD/năm.

Theo số liệu của Phòng quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam thuộc Bộ LĐ-TB&XH, tính đến tháng 9, có 61.000 giám đốc điều hành, nhà quản lý và chuyên gia trên tổng số 80.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. (Kênh VTV4 – Bản tin Thời sự lúc 21h15 ngày 5/10) Về đầu trang

"Không gian chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế đi rất nhiều"Đó là lời khẳng định của bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, khi nói về vấn đề tận dụng không gian chính sách trong thời kỳ hội nhập.

Ngày 6/10 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Quỹ châu Á đã tổ chức hội thảo Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa, trong đó phân tích cụ thể cho ngành chế biến xuất khẩu gỗ và ngành bán lẻ.

Bà Trang nhận định ngành sản xuất và chế biến xuất khẩu gỗ cũng như các ngành công nghiệp khác là nhóm có không gian chính sách bị thu hẹp nhất. "Hiện nay chúng ta không thể bảo vệ các ngành công nghiệp bằng thuế nhập khẩu hay các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, biên pháp đầu tư ưu tiên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể bảo hộ bằng những biện pháp nhất định như chống bán phá

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

giá, chống trợ cấp và những biện pháp được phép khác" - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cho biết.

Đặc biệt, ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam đối mặt với không ít rủi ro như tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu khi buôn bán các sản phẩm gỗ trái phép ở nhiều nước có thể bị coi là phạm pháp, thiếu hệ thống kiểm soát chuỗi cung hiệu quả hay vấn đề sử dụng lao động.

Nhằm giảm thiểu rủi ro của ngành chế biến xuất khẩu gỗ trong hội nhập, ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia dự án đã trình bày một số biện pháp đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Trong đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của Việt Nam, tăng cường trách nhiệm giải trình, tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu một cách chủ động. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản phải là đầu mối thông tin, đặc biệt thông tin xác định rủi ro và kiến nghị các biện pháp cần thiết đối với doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia dự án đã trình bày một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro của ngành chế biến xuất khẩu gỗ trong hội nhập Ông Phúc cũng kiến nghị Bộ Công Thương phủ hỗ trợ hiệp hội nhằm hình thành đầu mối cập nhật thông tin về các quy định của thị trường (sử dụng kênh tham tán thương mại, xúc tiến thương mại, tiếp cận/dịch các thông tin/chính sách có liên quan và chia sẻ rộng rãi với cộng đồng doanh nghiệp).

Khác với các ngành công nghiệp, ngành dịch vụ, trong đó có bán lẻ, hầu như không có hạn chế nào về các biện pháp hỗ trợ. Bà Trang cho biết thêm: "Trong TPP hay EVFPA, không gian chính sách trong việc kinh doanh bán lẻ không thay đổi nhiều. Những biện pháp chúng ta đang sử dụng như hạn chế hàng hóa bán cho các cơ sở bán lẻ trong nước vẫn được sử dụng nhưng chỉ được trong thời gian 5 năm. Cho nên không gian trong ngành bán lẻ có hẹp đi nhưng không có nghĩa là chúng ta không sử dụng các biện pháp ở bên ngoài". (VTV.vn 6/10) Về đầu trang

Bloomberg: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả môi giới chứng khoánMột vài năm trước, ở một trong những tỉnh nghèo nhất nước, cô Nguyễn Thị Dung kiếm sống bằng nghề chăn nuôi gà và trồng lúa. Đến năm nay, cô đang mong chờ mức thu nhập còn cao hơn cả số tiền mà một nhân viên môi giới chứng khoán bình thường có thể kiếm được. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt này? Câu trả lời chính là Samsung.

“Gã khổng lồ” điện tử đến từ Hàn Quốc đã mở nhà máy ở giữa những cánh đồng lúa của Bắc Ninh và bắt đầu sản xuất smartphone ở đây từ 7 năm trước. Nhà máy này làm ra những sản phẩm mới nhất của Samsung, trong đó có cả những chiếc điện thoại Galaxy Note 7 vừa bị triệu hồi trên toàn cầu vì sự cố nổ pin. Chính những thiết bị điện tử của Samsung đã biến vùng quê bình yên và có phần

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

buồn tẻ trở thành trung tâm xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, chỉ đứng sau TPHCM.

“Cuộc đời của chúng tôi đã thay đổi rõ rệt từ khi Samsung đến đây”, người phụ nữ 57 tuổi nói. Hiện cô đang kinh doanh nhà trọ và bán hàng tạp hóa, phục vụ các công nhân của Samsung. Dự tính sẽ kiếm được tới 68.000 USD trong năm nay (hơn 1,5 tỷ đồng), cô chia sẻ đang muốn mua một chiếc ô tô để tiện đi lại.

Ở khu công nghiệp này, có tới 45.000 công nhân trẻ tuổi và hàng trăm nhà sản xuất linh kiện điện tử nước ngoài. Có thể coi đây là mô hình thu nhỏ của các chaebol – những tập đoàn tư nhân hùng mạnh tạo nên kỳ tích cho nền kinh tế Hàn Quốc. Ăn theo khu này là 2.000 nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng đã được mở ra từ năm 2011 đến 2015, giúp GDP bình quân đầu người của Bắc Ninh cao gấp 3 lần so với mức trung bình cả nước.

Ông Nguyễn Phương Bắc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, dòng vốn đầu tư của Samsung đã tạo nên bước đột phá cho tăng trưởng của không chỉ tỉnh Bắc Ninh mà là của cả nước, giúp đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa.

Samsung xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia đang cố gắng tận dụng làn sóng các nhà máy dịch chuyển từ Trung Quốc sang những nước có chi phí thấp hơn như Bangladesh, Thái Lan và Indonesia. Tuy nhiên các nước vẫn phải nỗ lực để có được tất cả những yếu tố mà Trung Quốc đã từng có: lao động giá rẻ và chất lượng tốt, vốn giá rẻ, thị trường nội địa rộng lớn, cơ sở hạ tầng tốt và cả quyết tâm chính trị.

Theo ông Bắc, nếu Việt Nam muốn đi theo mô hình của Trung Quốc, cần phát triển những nhà cung cấp nội địa để có thể sản xuất những linh kiện tinh vi hơn thay vì những sản phẩm đơn giản như bao bì, vỏ máy giống như hiện nay. “Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh tế sẽ phụ thuộc quá nhiều vào các công ty nước ngoài trong khi lợi ích của các công ty Việt Nam bị hạn chế”.

Trong khi đó người dân Bắc Ninh vẫn đang được hưởng lợi từ công ty đến từ Hàn Quốc. Dì của Lan, người từng chạy xe ôm, giờ đang cung cấp rau củ, trứng và thịt cho bếp ăn của nhà máy Samsung. Lan cho biết dì cô vừa mua một mảnh đất với giá 1,2 tỷ đồng và có dự định xây dựng một nhà nghỉ ở đó. (Trí Thức Trẻ 6/10) Về đầu trang

Đại diện Bộ Xây dựng:”Cản trở đầu tư là cần thiết”Ngày 4/10, tại TP.HCM diễn ra Hội thảo về Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ KH&ĐT, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ đồng tổ chức.

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Bộ Xây dựng nhận xét rằng Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh đã “đụng chạm” đến các luật chuyên ngành nhưng Ban soạn thảo lại không có chuyên gia về chuyên ngành. Vì vậy đề nghị Ban soạn thảo hết sức cân nhắc khi sửa đổi (các luật về chuyên ngành), bởi có những thủ tục tuy gây khó khăn cho nhà đầu tư nhưng không thể bỏ.

“Ví dụ, hiện nay có những vùng sâu, vùng xa cần giấy phép mới lập được dự án đầu tư xây dựng. Vậy việc cấp giấy phép quy hoạch này có cần thiết hay bãi bỏ?” - đại diện Bộ Xây dựng đặt vấn đề.

Vị đại diện nói trên cũng nêu quan điểm không thể lấy Luật Đầu tư làm luật khung, bắt các luật khác phải theo. “Việc cản trở nhà đầu tư là có nhưng chúng tôi nghĩ cản trở là cần thiết”.

Ông cũng ví dụ thêm: “Việc giao cho chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định là không thỏa đáng. việc thẩm định và trách nhiệm thẩm định thuộc về người hành nghề chứ chủ đầu tư chỉ là người có tiền đầu tư mà thôi”.

Ông Nguyễn Mạnh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng đang có vướng mắc trong chuyển nhượng dự án. “Nhiều địa phương gặp trường hợp có dự án muốn chuyển nhượng vì nhà đầu tư không có tiền để làm nữa. Tuy nhiên, không có văn bản nào hướng dẫn việc chuyển nhượng nên địa phương không làm được”- ông Hiển nói.

Ông kể khi Nhà nước giao nguồn lực như đất đai cho nhà đầu tư thì cũng có tâm lý lo lắng nhà đầu tư trì hoãn thực hiện hoặc thực hiện sai mục đích, đầu cơ để chờ chuyển nhượng dự án... Tuy nhiên, thực tế có những nhà đầu tư thực sự không có khả năng, nguồn lực để tiếp tục thực hiện dự án của mình nữa nhưng lại gặp khó khăn trong chuyển nhượng.

“Chính sự chồng chéo này gây lúng túng cho cả nhà đầu tư lẫn cơ quan thực thi. Do vậy cần phải minh bạch từ khi xây dựng dự án đến khi kết thúc dự án thì nhà đầu tư cần phải qua những thủ tục nào. Chỉ Luật Đầu tư mới làm rõ được. Nếu không thì lại phải theo luật chuyên ngành, mà theo luật chuyên ngành thì không làm được vì mâu thuẫn nhau” - ông Hiển góp ý.

Cũng liên quan đến vấn đề chuyển nhượng dự án, ông Phạm Khuê Nguyên, Chi cục phó Chi cục Quản lý đất đai Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nêu một số vướng mắc cần sửa đổi. Ông Nguyên dẫn chứng trường hợp một dự án được cấp phép từ năm 2000 nhưng mãi đến 10 năm sau mới có mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư. Thời hạn dự án là 50 năm, theo quy định sẽ tính từ thời điểm cấp phép đầu tư là năm 2000.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Như vậy là dự án đã mất 10 năm nằm chờ giao đất, tức mới xong phần thủ tục! Chủ đầu tư dự án này sau một thời gian muốn chuyển nhượng hay liên doanh, liên kết thì rất khó vì đối tác thấy thời hạn dự án chỉ còn lại quá ngắn, khó có khả năng khai thác để thu hồi vốn. “Nói chung các tỉnh có tâm lý ngán ngại việc chuyển nhượng dự án vì không muốn rắc rối” - ông Nguyên phân tích nguyên nhân. (Pháp Luật TPHCM 5/10) Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Câu chuyện hợp tácLướt qua một trang báo thấy có bài viết “Một người Việt Nam làm việc bằng ba người Nhật nhưng ba người Việt Nam mới làm việc bằng một người Nhật”. Lại còn có so sánh như thế này: “Một người Nhật và một người Việt Nam thì người Việt Nam thắng, hai người Nhật và hai người Việt Nam tỷ số hòa nhau, ba người Nhật và ba người Việt Nam thì người Nhật thắng”. Đọc đến đây, nhiều cảm xúc chạy thoáng trong đầu, đúng hay không đúng? Có nói quá không, có quá tự ti không? Điều đó muốn nói lên điều gì?

Một lão nông tri điền ở vùng cù lao Đồng Tháp trầm ngâm: “Người Việt mình thông minh lắm, nông dân mình cần cù sáng tạo lắm, nhưng sao nông dân mình không giàu có bằng nông dân xứ người ta?”. Một doanh nhân nhiều năm sống và thành đạt ở nước ngoài cũng nhận định: “Người Việt mình rất thông minh, nhiều kỳ thi quốc tế học sinh mình thường đạt giải cao, nhưng khi hợp tác lại để làm ăn, để cạnh tranh với thiên hạ thì lại không bằng. Vì sao vậy?”.

Nhiều chuyên gia quản trị thì phân tích, đó là do phương pháp làm việc theo nhóm của người mình kém. Người khác lại nói do người mình thiếu tinh thần hợp tác với nhau. Người khác lại chua chát: Người mình có thế mạnh, đó là “mạnh ai nấy làm”! Nghe mà đau, nhưng hình như cũng có phần đúng đâu đó. Vậy người mình không muốn hợp tác hay không biết cách hợp tác với nhau?

Nhìn vào cộng đồng doanh nghiệp, tuy cùng trong một hội nghề nghiệp, trong cùng một địa phương, đây đó cũng đang thiếu tinh thần hợp tác với nhau. Có một doanh nghiệp nhận được đơn hàng với một sản lượng lớn hơn khả năng sản xuất. Thay vì hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành nghề khác để tạo ra chuỗi cung ứng và cùng hưởng lợi thì doanh nghiệp này thà bỏ luôn đơn hàng chứ nhất định không san sẻ. Nói theo ngôn ngữ kinh doanh thì doanh nghiệp đó không có “tư duy cùng thắng”. Trong khi người ta thì “buôn có bạn, bán có phường” còn mình vẫn muốn “một mình một chợ” thì làm sao cạnh tranh nổi trong thời buổi toàn cầu hóa, hội nhập, thương mại tự do đầy thách thức này?

Gần đây, khi làn sóng sản phẩm ngoại tràn vào thị trường nội thì nhiều doanh nghiệp bỗng giật mình, kêu Nhà nước phải thế này, thế nọ. Có một chuyên gia nhận định, không phải doanh nghiệp người ta thắng mà chính doanh nghiệp

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

mình tự thua, thua trước tiên vì tinh thần hợp tác, liên kết của mình yếu trong việc hình thành chuỗi này, chuỗi nọ.

Nghĩ sang câu chuyện hợp tác giữa bà con nông dân. Sức mạnh nhờ “mua chung”, “bán chung”, “dùng chung” ai cũng hiểu được nhưng sao vẫn thấy khó. Không hợp tác với nhau thì làm sao nông nghiệp thoát ra được cái “bẫy sản xuất nhỏ” khiến chi phí cao, chất lượng thấp, không đủ số lượng lớn, đồng đều, quanh năm, để mở rộng thị trường? Không hợp tác lại thì làm sao xây dựng được thương hiệu tập thể cho nông sản, một yếu tố cốt tử để tạo niềm tin đối với người tiêu dùng? Biết vậy mà chỗ này mới bắt đầu manh nha chuyện hợp tác thì chỗ kia lại muốn rã ra. Hay là nếp nghĩ “đèn nhà ai nấy sáng, ruộng nhà ai nấy mần” đã ăn sâu vào bà con mình rồi.

Nhìn trong hệ thống các cơ quan, đơn vị đâu đó cũng vậy. Mỗi chuyện phối hợp ngang - dọc mà trong nhiều báo cáo đều đánh giá là chưa tốt. Thậm chí nói vui, “phối hợp” hổng tốt, “kết hợp” cũng hổng xong nên xuất hiện cụm từ “phối kết hợp” mà đố tìm trong tự điển nào có. Mỗi ngành, mỗi đơn vị ôm khư khư quyền lực của mình, không hiểu rằng mình là một mắt xích trong một guồng máy giúp cho hệ thống vận hành trơn tru. Trong một tổ chức nào cũng vậy, người này nhận kết quả đầu ra của người khác và đến lượt mình lại là kết quả đầu vào cho một đồng nghiệp khác.

Phải chăng tình trạng ách tắc trong một hệ thống bắt đầu từ ý thức hợp tác, từ cách nghĩ “hổng có tui thì liệu anh có làm được không”? Lại nữa, do yếu kém trong hợp tác nên phải có người kiểm tra đôn đốc, có người gắn kết các đầu mối lại, thành ra phải có nhiều ban chỉ đạo, nhiều người tham gia vận hành một chương trình thực hiện. Bộ máy ngày càng cồng kềnh cũng là từ đây. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 6/10) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Phó Tổng cục môi trường: “Không có nước nào trả phí vệ sinh rẻ như Việt Nam”Số liệu trong Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 vừa công bố cho thấy, tổng chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường tăng dần qua các năm và cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Cụ thể, năm 2011, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp môi trường so với 2010 tăng 16,4%; năm 2012 tăng 24,8%; năm 2013 tăng 8%; năm 2014 tăng 2,1 và năm 2015 tăng tới 14,2% so với năm trước đó. Riêng trong năm 2015, chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở mức 11.400 tỷ đồng. Trong đó, 9.700 tỷ đồng là từ nguồn ngân sách địa phương và 1.700 tỷ đồng là từ nguồn ngân sách Trung ương.

Dự kiến, giai đoạn 2016-2020, ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục đảm bảo bố trí khoản chi lên tới hơn chục nghìn đồng cho hoạt động sự nghiệp môi trường. Và

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

tỷ lệ này sẽ được tăng dần theo tốc độ chi ngân sách Nhà nước. Riêng năm 2016, ngân sách Nhà nước sẽ bố trí chi sự nghiệp môi trường 12.290 tỷ đồng, đạt 1% tổng chi ngân sách, trong đó ngân sách Trung ương 1.700 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 10.590 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết khoản thu cho sự nghiệp bảo vệ môi trường rất ít ỏi. “Gần như toàn bộ việc thu gom xử lý chất thải rắn là gánh nặng đổ lên ngân sách nhà nước. Việt Nam vẫn chưa thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người xả rác chỉ phải trả dưới dạng phí vệ sinh rất rẻ, trên thế giới không có nước nào trả phí vệ sinh rẻ như chúng ta”, ông Tùng nói.

Ông Tùng cho hay, mấy năm trước chưa đến 1 USD/1 gia đình/1 tháng. Chi phí này không đủ cho thu gom, xử lý rác thải, do vậy tất cả phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách. “Đó là điều không công bằng. Cần phải có cơ chế phí dịch vụ môi trường để đóng góp của người ngày càng tăng lên. Tương tự như xử lý nước thải, chúng ta chỉ thu 800 VND/m3, quá xa so với chi phí thực tế phải bỏ ra”.

Trong khi đó, theo ông Tùng, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường rất tốn kém, khu xử lý nước thải có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Sắp tới đây, nhà nước có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực này.

Ông Tùng chia sẻ thêm, ở Hàn Quốc, người dân phải mua túi đựng rác. Chi phí sản xuất túi đựng rác có khi chỉ một đồng nhưng người dân phải mua với giá 100 đồng. Tiền mua túi đã bao gồm cả chi phí thu gom, xử lý rác thải. Đây là biện pháp rất hay, không như ở Việt Nam, người dân đang quá thoải mái trong việc xả rác.

Sắp tới, cần có chính sách buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời bỏ bớt gánh nặng bao cấp cho ngân sách, ông Tùng nhấn mạnh. (Bizlive.vn 6/10) Về đầu trang

Phó Bí thư Thừa Thiên-Huế: Sẽ xem lại việc "cả nhà làm quan huyện"Theo phản ánh của báo chí, tại huyện A Lưới, từ Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đến Phó Trưởng Phòng Tài chính, Phó trưởng Công an huyện… đều là anh em, họ hàng trong gia đình.

Trao đổi với phóng viên vào sáng 6/10, ông Bùi Thanh Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế cho biết, ông mới nắm được thông tin báo chí phản ánh về vấn đề này vào sáng nay nên chưa có chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên, theo ông Hà, việc cán bộ, nhân sự liên quan đến huyện A Lưới là việc của tập thể lãnh đạo tỉnh.

"Khi bố trí cán bộ huyện thì đây đều thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nên quy trình rất chặt chẽ, theo tập thể chứ không phải Thường vụ Huyện ủy

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

(huyện A Lưới) muốn làm là được", ông Hà nói. Theo ông, về thông tin báo chí phản ánh, thì "chúng tôi sẽ xem xét lại cách làm của mình để xem đúng chỗ nào, chưa đúng chỗ nào nhằm chấn chỉnh".

Còn ông Phạm Nhật Quang, Phó trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế khi trả lời về vấn đề này cũng cho rằng, việc bổ nhiệm cán bộ huyện A Lưới do tập thể lãnh đạo tỉnh quyết định và đúng quy trình.

"Cán bộ huyện do Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ở huyện A Lưới đảm bảo quy trình hết rồi. Cán bộ là bà con thì việc đó tùy theo quan hệ đến đâu. Việc bổ nhiệm là do tập thể. Các cán bộ đó có uy tín và được thống nhất cao mới được xem xét bổ nhiệm. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đang chờ ý kiến của Ban Thường vụ. Nếu Ban Thường vụ có chỉ đạo sẽ tổ chức kiểm tra", ông Quang nhấn mạnh. (Trí Thức Trẻ 6/10) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

BHXH Việt Nam: Giảm phiền hà cho người lao động nhờ cải cách hành chínhBHXH Việt Nam vừa tổ chức trực tuyến Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi “Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)” với 62 điểm cầu tại BHXH các tỉnh, thành phố.

Ông Trần Đình Liệu - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trong các lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là thủ tục liên quan tới người dân, doanh nghiệp (DN). Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục, bảo đảm không làm phát sinh các thủ tục không cần thiết; công khai, minh bạch TTHC trên các phương tiện thông tin và niêm yết tại trụ sở cơ quan BHXH các cấp.

Trong các năm 2014, 2015, 2016, BHXH Việt Nam đã rà soát, cắt giảm từ 263 TTHC xuống còn 33 TTHC. Trong đó, giảm được 76% thành phần hồ sơ; giảm 89% chỉ tiêu kê khai và 89% trình tự thao tác các thủ tục; thời gian thực hiện TTHC giảm xuống còn 48,5 giờ/năm. Đặc biệt, thời gian thực hiện các TTHC để tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT của các đơn vị, DN được rút ngắn từ 235 giờ xuống còn 81 giờ.

Theo ông Liệu, kết quả này mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng DN và người dân. Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam tiếp tục rà soát, cải cách để giảm số giờ xuống còn 45 giờ, bằng nhóm các nước ASEAN+4. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này rất cần phải có sự phối hợp của các đối tác giao dịch. Bởi đến nay, giao dịch điện tử với các đơn vị sử dụng lao động mới chỉ đạt 75%; còn 25% nữa rơi vào những DN nhỏ ít có giao dịch. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

có giải pháp hỗ trợ để làm sao toàn bộ 100% DN thực hiện giao dịch điện tử. (Người Lao Động 6/10) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

World Bank: Nợ công Việt Nam sẽ không vượt ngưỡng trong năm nayTại buổi công bố Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương sáng 5/10, Ngân hàng Thế giới (WB) giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay ở mức 6,0%, thấp hơn so với mục tiêu 6,3-6,5% được Chính phủ “chốt” tại phiên họp thường kỳ hôm 4/10.

Theo báo cáo, mất cân đối tài khóa kéo dài vẫn gây quan ngại. Kết quả tài khóa đầu năm 2016 cho thấy áp lực ngân sách vẫn đeo đẳng do giá dầu giảm và hoạt động kinh tế yếu đi làm sụt giảm nguồn thu. “Thâm hụt tài khóa sẽ vẫn cao trong năm nay nhưng sau đó sẽ giảm dần trong trung hạn nhờ Chính phủ thực hiện các kế hoạch thắt chặt tài khóa”.

Theo đó, thâm hụt ngân sách của Việt Nam được dự báo ở mức 5,9% trong năm nay và giảm dần về 5,7% trong năm 2017 và 5,0% trong năm 2018. Đồng thời nợ công được dự báo tăng lên 64,1% GDP vào cuối năm nay và tiến sát trần 65% trong vòng 2 năm tới.

Nhận xét thêm về tình hình nợ công, kinh tế gia Eckardt khẳng định nợ công của Việt Nam có thể tiến sát mức trần 65% trong bối cảnh GDP tăng trưởng chậm lại trong năm nay, nhưng sẽ không vượt ngưỡng do Quốc hội đặt ra. Điều cần quan tâm là thâm hụt ngân sách vẫn kéo dài trong nhiều năm qua. Trong các văn bản, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định kiềm chế thâm hụt tài khóa để đưa nợ công về mức ổn định và giảm dần trong trung hạn.

“Trong mọi trường hợp, chúng tôi nhận thấy Chính phủ cần giải quyết các mất cân đối ngân sách để làm sao nợ công duy trì ở mức ổn định trong trung hạn”, ông Eckardt nhấn mạnh.“Chúng tôi không quá chú trọng đến con số 65% GDP bởi dẫu sao đó cũng chỉ là một ngưỡng tham khảo để đánh giá nợ công. Điều quan trọng hơn là tập trung vào diễn biến của thâm hụt ngân sách và đề ra các chính sách để giảm mức thâm hụt này”, chuyên gia này cho biết thêm. Chính phủ cần mở rộng nguồn thu ngân sách, trong đó có cơ sở thuế, và cắt giảm chi tiêu thường xuyên, ông Eckardt khuyến nghị. (Bizlive.vn 6/10) Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Bạc Liêu: Nhiều lãnh đạo bị đề nghị kỷ luậtNgày 5/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bạc Liêu tiến hành kỳ họp thứ 10 xem xét và cho ý kiến kết luận về kết quả kiểm tra một số cán bộ đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Theo đó, UBKT Tỉnh ủy kết luận ông Huỳnh Minh Hoàng, Bí thư chi bộ, Giám đốc Sở KH&CN, có khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc quản lý các dự án, đề tài khoa học trên địa bàn tỉnh. Trước các sai phạm này, UBKT Tỉnh ủy đề nghị tổ chức Đảng có thẩm quyền kiểm điểm có hình thức kỷ luật đối với ông Hoàng.

Một trường hợp khác là ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, nguyên Trưởng ban dân vận Huyện ủy Phước Long do thiếu gương mẫu, cố ý làm trái quy định pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn xây dựng nhà ở trái phép trên đất công, gây dư luận không tốt trong nội bộ nhân dân.

UBKT Tỉnh ủy Bạc Liêu cũng kết luận ông Nguyễn Văn Khởi, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Lợi, có khuyết điểm, vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ và sử dụng quỹ an sinh xã hội; xây dựng nhà ở trái phép trên đất công.

Ngoài ra, UBKT Tỉnh ủy Bạc Liêu cũng đề nghị xem xét quyết định thi hành kỷ luật đảng đối với ông Nguyễn Thành Nam, Bí thư Đảng ủy xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, vi phạm về việc sử dụng bằng cấp không hợp pháp. (Sài Gòn Giải Phóng 6/10) Về đầu trang

Cà Mau: Phó Giám đốc Sở “choàng tay trúng đùi” tự nhận khiển tráchLiên quan đến việc ông Hồ Ngọc Tấn - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Cà Mau choàng tay qua đùi nữ nhân viên tạp vụ, ông này tự đề nghị mức kỷ luật khiển trách.

Ngày 6/10, tại Chi bộ của ông Tấn và Đảng ủy Sở này đã tổ chức họp kiểm điểm và đa số bỏ phiếu đề nghị kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Tấn.

Trước đó, nhiều người dùng zalo chia sẻ hình ảnh đoạn clip dài 58 giây quay lại cảnh ông Tấn đi ngang qua góc căn tin của Sở VH-TT&DL có động tác sờ soạng, một tay cho vào túi quần, còn một tay choàng qua đùi nữ tạp vụ.

Khi đoạn clip được lan truyền, ông Tấn giải thích là chỉ choàng qua lấy điện thoại vì nữ tạp vụ nói là có nhiều hình ảnh đẹp muốn cho ông Tấn xem. Cũng theo ông Tấn, có thể trong lúc choàng tay qua lấy điện thoại có một số động tác của ông khiến người xem “hiểu lầm”. (Tuổi Trẻ 6/10) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Doanh nghiệp Anh có thể phải báo cáo số nhân viên nước ngoàiTheo CNN, Chính phủ Anh đang xem xét biện pháp này trong một phần của việc đánh giá chính sách nhập cư nhằm giảm số người đến Anh. Nhập cư đã và đang đi trước mức mục tiêu của chính phủ nhiều năm.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web view“Nếu không thể gia nhập chuỗi cung ứng với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nền kinh

Thái độ chính quyền trước vấn đề nhập cư là trung tâm trong mối lo của giới đầu tư. Các nhà lãnh đạo châu Âu thể hiện rõ rằng nếu Anh không cho phép công dân EU di chuyển tự do qua biên giới, nước này sẽ mất một số quyền tiếp cận với khu vực thương mại tự do rộng lớn.

Đề xuất giới doanh nghiệp liệt kê danh sách người nước ngoài làm việc ở công ty khiến Thị trưởng London Sadiq Khan bất bình. London là nơi có 40% dân số được sinh ra bên ngoài Vương quốc Anh. Ngược lại, bà Rudd bảo vệ đề xuất, mô tả đây là “một trong những điều chúng ta sẽ xem xét”.

Ngoài buộc các doanh nghiệp tiết lộ số nhân viên nước ngoài, những biện pháp tiềm năng khác có thể được áp dụng còn có thắt chặt hơn thị thực sinh viên, yêu cầu doanh nghiệp muốn tuyển người nước ngoài cung cấp thêm bằng chứng về việc lao động Anh thiếu kỹ năng cần thiết. (Thanh Niên 6/10)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

18