18
Cùng tìm hiểu các chữ viết tắt các Dòng Tu, Hội Đoàn và Chức Vị trong Hội Thánh (Sưu tầm và tổng hợp từ Internet) Vẫn thường khi đằng sau tên của một vị Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, hay Nam/Nữ Tu Sĩ có các chữ viết tắt, chẳng hạn, có các chữ viết tắt sau: Đức Giám Mục Brian Farrell, L.C. Đức Giám Mục Robert J. Baker, S.T.D. Đức Tổng Giám Mục Gregory Daniel Wilton, S.L.D. Linh Mục Steven Brovey, V.F. Linh Mục Joseph Walh, C.O. Linh Mục Norbert Hofmann, S.D.B. Linh Mục Lino Piano, S.S.C.; ... CÁC TỪ VIẾT TẮT VỀ CÁC LOẠI BẰNG CẤP TRONG HỘI THÁNH B.C.L. Bachelor of Canon Law Cử Nhân về Giáo Luật B.D. Bachelor of Divinity Cử Nhân về Thần Học D.C.L. Doctor of Canon Law, Civil Tiến Sĩ về Giáo Luật (hướng về Dân Sự) D.D. Doctor of Divinity Tiến Sĩ Thần Học danh dự D.Min. Doctor of Ministry Tiến Sĩ về Thừa Tác Vụ Dr. Theol Doctor of Theology Tiến Sĩ Thần Học D.S.S. Doctor of Holy (Sacred) Scripture Tiến Sĩ về Thánh Kinh J.C.D. Doctor of Canon Law Tiến Sĩ về Giáo Luật J.C.L. Licentiate in Canon Law Cử Nhân về Giáo Luật J.U.D. Doctor of Civil and Canon Laws Tiến Sĩ về Giáo Luật lẫn Luật Dân Sự L.S.M. Licentiate in Medieval Studies Cử Nhân về Nghiên Cứu Trung Cổ L.S.S. Licentiate of Sacred Scripture Cử Nhân về Kinh Thánh M. Div. Master of Divinity Thạc Sĩ về Thần Học M.S.D. Doctor of Medieval Studies Tiến Sĩ về Nghiên Cứu Trung Cổ M.S.L. Licentiate in Medieval Studies Cử Nhân về Nghiên Cứu Trung Cổ S.E.O.D. Doctor of Oriental Ecclesiastical Sciences Tiến Sĩ về Khoa Học Giáo Sĩ Đông Phương S.E.O.L. Licentiate of Oriental Ecclesiastical Sciences Cử Nhân về Khoa Học Giáo Sĩ Đông Phương

Cùng tìm hiểu các chữ viết tắtthanhnhacvietnam.info/dominico_dung/Dung/...Viết tắt Tên ti ếng Anh Tên ti ng Việt Người sáng lập Năm sáng lập D.I.H.M

Embed Size (px)

Citation preview

Cùng tìm hiểu các chữ viết tắt các Dòng Tu, Hội Đoàn và Chức Vị trong Hội Thánh

(Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)

Vẫn thường khi đằng sau tên của một vị Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, hay Nam/Nữ Tu Sĩ

có các chữ viết tắt, chẳng hạn, có các chữ viết tắt sau:

Đức Giám Mục Brian Farrell, L.C.

Đức Giám Mục Robert J. Baker, S.T.D.

Đức Tổng Giám Mục Gregory Daniel Wilton, S.L.D.

Linh Mục Steven Brovey, V.F.

Linh Mục Joseph Walh, C.O.

Linh Mục Norbert Hofmann, S.D.B.

Linh Mục Lino Piano, S.S.C.; ...

CÁC TỪ VIẾT TẮT VỀ CÁC LOẠI BẰNG CẤP TRONG HỘI THÁNH

B.C.L. Bachelor of Canon Law Cử Nhân về Giáo Luật

B.D. Bachelor of Divinity Cử Nhân về Thần Học

D.C.L. Doctor of Canon Law, Civil Tiến Sĩ về Giáo Luật

(hướng về Dân Sự)

D.D. Doctor of Divinity Tiến Sĩ Thần Học danh dự

D.Min. Doctor of Ministry Tiến Sĩ về Thừa Tác Vụ

Dr. Theol Doctor of Theology Tiến Sĩ Thần Học

D.S.S. Doctor of Holy (Sacred) Scripture Tiến Sĩ về Thánh Kinh

J.C.D. Doctor of Canon Law Tiến Sĩ về Giáo Luật

J.C.L. Licentiate in Canon Law Cử Nhân về Giáo Luật

J.U.D. Doctor of Civil and Canon Laws Tiến Sĩ về Giáo Luật lẫn

Luật Dân Sự

L.S.M. Licentiate in Medieval Studies Cử Nhân về Nghiên

Cứu Trung Cổ

L.S.S. Licentiate of Sacred Scripture Cử Nhân về Kinh Thánh

M. Div. Master of Divinity Thạc Sĩ về Thần Học

M.S.D. Doctor of Medieval Studies Tiến Sĩ về Nghiên Cứu

Trung Cổ

M.S.L. Licentiate in Medieval Studies Cử Nhân về Nghiên

Cứu Trung Cổ

S.E.O.D. Doctor of Oriental Ecclesiastical

Sciences

Tiến Sĩ về Khoa Học

Giáo Sĩ Đông Phương

S.E.O.L. Licentiate of Oriental Ecclesiastical

Sciences

Cử Nhân về Khoa Học

Giáo Sĩ Đông Phương

S.L.D. Doctor of Sacred Liturgy Tiến Sĩ về Phụng Vụ Thánh

S.L.L. Licentiate of Sacred Liturgy Cử Nhân về Phụng Vụ Thánh

S.S.L. Licentiate in Sacred Scripture Cử Nhận về Phụng Vụ Thánh

S.S.D. Doctor of Sacred Scripture Tiến Sĩ về Kinh Thánh

S.T.B. Bachelor of Sacred Theology Cử Nhân về Thần Học Thánh

S.T.D. Doctor of Sacred Theology Tiến sĩ Thần Học Thánh

S.T.L. Licentiate in Sacred Theology Cử Nhân về Thần Học

S.T.M. Master of Sacred Theology Thạc Sĩ về Thần Học

S.T.P. Professor of Sacred Theology Giáo Sư về Thần Học

Th.D. Doctor of Theology Tiến Sĩ về Thần Học

CÁC TỪ VIẾT TẮT VỀ CÁC DÒNG TU / HỘI TRUYỀN GIÁO

(Danh sách thống kê - chưa đầy đủ - các Dòng tu và Hội truyền giáo Công giáo Rôma)

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

O.A.D. Order of Discalced

Augustinian

Dòng Thánh Augustinô

Discalced

A.A. Augustinians of the

Assumption (Assumptionists)

Dòng Thăng Thiên Thánh

Augustinô

A.A.S.C. Handmaids of the Blessed

Sacrament & of Charity

Dòng Tiểu Muội Thánh Thể

& Bác Ái

A.A.S.C. Handmaids of the Sacred

Heart of Jesus

Dòng Tiểu Muội Thánh

Tâm Chúa Giêsu

A.J. Apostles of Jesus Dòng Tông Đồ Chúa Giêsu

A.S.C. Adorers of the Blood of

Christ

Dòng Tôn Kính Máu Chúa

Kitô

A.S.C.J. Apostles of the Sacred Heart

of Jesus

Dòng Tông Đồ Thánh Tâm

Chúa Giêsu

B.G.S. Little Brothers of the Good

Shepherd

Dòng Tiểu Đệ Mục Tử

Nhân Lành

B.S.P. Brothers and Sisters of

Penance of St. Francis

Dòng Nam/Nữ Thánh

Phanxicô Xám Hối

B.V.M. Sisters of Charity of the

Blessed Virgin Mary

Dòng Nữ Tử Bác Ái Trinh

Nữ Maria

C.B.S. Sisters of Bon Secours de

Paris

Dòng Các Nữ Tu Bon

Secours tại Paris

C.B.S. Congregation of the Sisters

of the Blessed Sacrament

Dòng Các Nữ Tu Mình

Thánh Chúa

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

C.C.R. Congregation of Carmelite

Religious Dòng Camêlô

C.C.V.I. Sisters of Charity of the

Incarnate Word

Dòng Nữ Tử Bác Ái Ngôi

Lời Nhập Thể

C.D.P. Sisters of Divine Providence Dòng Chúa Quan Phòng

C.F.A. Alexian Brothers Dòng Các Thầy Alexian

C.F.I.C. Congregation of Franciscans

of the Immaculate

Conception

Dòng Phanxicô Vô Nhiễm

C.F.R. Franciscan Friars of the

Renewal Dòng Phanxicô Cải Cách

C.F.X. Congregation of Xaverian

Brothers Dòng Các Thầy Xaverian

C.H.M. Congregation of the

Humility of Mary Dòng Đức Mẹ Khiêm Cung

C.I.C.M. Congregation of the

Immaculate Heart of Mary

Dòng Trái Tim Vô Nhiễm

Mẹ Maria

C.J. Josephite Fathers Dòng Các Cha Thánh Giuse

C.J.C. Sisters of Jesus Crucified Dòng Các Nữ Tu Chúa

Giêsu Chịu Đóng Đinh

C.J.M. Congregation of Jesus and

Mary

Dòng Chúa Giêsu và Mẹ

Maria

C.M.C. Congregation of the Mother

Co-Redemptrix Dòng Đức Mẹ Đồng Công

C.M.F. Missionary Sons of the

Immaculate Heart of Mary

(Claretians)

Dòng Truyền Giáo Trái Tim

Vô Nhiễm Mẹ Maria

C.M.I. Carmelites of Mary

Immaculate

Dòng Camêlô Vô Nhiễm

Mẹ Maria

C.M.M.C Congregation of Mary

Mother of the Church

Dòng Đức Mẹ, Mẹ của Giáo

hội

C.M.R.I Congregation of Mary

Immaculate Queen

Dòng Nữ Vương Vô Nhiễm

Maria

C.M.S.F. Missionary Congregation of

St. Francis of Assisi

Dòng Truyền Giáo Thánh

Phanxicô thành Assisi

C.O. Congregation of the Oratory

(Oratorians) Dòng Các Cha Diễn Thuyết

C.P. Congregation of the Passion

(Passionists) Dòng Khổ Nạn Chúa Giêsu

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

C.P.M. Congregation of the Fathers

of Mercy Dòng Các Cha Nhân Từ

C.P.S. Missionary Sisters of the

Precious Blood

Dòng Các Nữ Tu Truyền

Giáo Máu Chúa Kitô

C.R.S.F. Sisters of St. Francis Dòng Các Nữ Tu Phanxicô

C.S.B. Congregation of St. Bridget Dòng Các Nữ Tu Thánh

Bridget

C.S.B. Congregation of St. Basil

(Basilian Fathers)

Dòng Các Cha Thánh

Basilian

C.S.C. Congregation of the Holy

Cross Dòng Thánh Giá

C.S.C. Sisters of the Holy Cross Dòng Các Nữ Tu Thánh Giá

C.S.J. Congregation of St. Joseph Dòng Thánh Giuse

C.S.J. Sisters of St. Joseph Dòng Các Nữ Tu Thánh

Giuse

C.S.J.B. Sisters of St. John the

Baptist

Dòng Các Nữ Tu Thánh

Gioan Làm Phép Rửa

C.S.J.P. Sisters of St. Joseph of Peace Dòng Các Nữ Tu Thánh

Giuse Hòa Bình

C.S.P. Congregation of St. Paul

(Paulists) Dòng Thánh Phaolô

C.S.R. Sisters of the Holy Redeemer Dòng Chúa Cứu Chuộc

C.Ss.R. Congregation of the Most

Holy Redeemer

(Redemptorists)

Dòng Chúa Cứu Thế

C.S.V.B. Sisters of the Savior and the

Blessed Virgin Mary

Dòng Nữ Tu Chúa Cứu Thế

và Trinh Nữ Maria

D.C. Daughters of Charity Dòng Các Nữ Tử Bác Ái

D.C. Sisters of Charity of St.

Vincent de Paul

Dòng Các Nữ Tử Bác Ái

Thánh Vinh Sơn

D.C.J. Carmelite Sisters of the

Divine Heart of Jesus

Dòng Các Nữ Tu Camêlô

Thánh Tâm Chúa Giêsu

D.D.L. Daughters of Divine Love Dòng Các Nữ Tu Tình Yêu

Thiên Chúa

D.H.M. Daughters of the Heart of

Mary

Dòng Các Nữ Tu Trái Tim

Đức Mẹ

D.H.S. Daughters of the Holy Spirit Dòng Các Nữ Tu Chúa

Thánh Thần

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

D.I.H.M. Daughters of the Immaculate

Heart of Mary

Dòng Con Trái Tim Vô

Nhiễm Mẹ Maria

D.J. Daughters of Jesus Dòng Các Nữ Tử Chúa

Giêsu

D.M. Daughters of Mary of the

Immaculate Conception

Dòng Con Đức Mẹ Vô

Nhiễm

D.W. Daughters of Wisdom Dòng Nữ Tu Thông Thái

F.C. Brothers of Charity Dòng Các Thầy Bác Ái

F.C.J. Faithful Companion of

Jesus, Sisters

Dòng Nữ Tu Bạn Đồng

Hành Trung Thành với

Chúa Giêsu

F.D.C. Daughters of Divine Charity Dòng Các Nữ Tu Bác Ái

Thiên Chúa

F.E.H.J. Franciscan Sisters of the

Eucharistic Heart of Jesus

Dòng Các Nữ Tu Phanxicô

Trái Tim Thánh Thể Chúa

Giêsu

F.F.S.C. Franciscan Brothers of the

Holy Cross

Dòng Các Thầy Phanxicô

Thánh Giá

F.I. Franciscan of the

Immaculate

Dòng Thánh Phanxicô

Thanh Khiết

F.I.C. Franciscan Sisters of the

Immaculate Conception

Dòng Các Nữ Tu Phanxicô

Vô Nhiễm

F.J. Congregation of St. John Dòng Thánh Gioan

F.M.S. Marist Brothers Dòng Các Thầy Maria

F.S. Sisters of Our Lady of

Fatima

Dòng Các Nữ Tu Đức Bà

hiện ra tại Fatima

F.S.F. Daughters of St. Francis of

Assisi

Dòng Các Tiểu Muội Thánh

Phanxicô thành Assisi

F.S.F.S. Daughters of St. Francis of

Sales

Dòng Các Tiểu Muội Thánh

Phanxicô thành Sales

F.S.G.M. Sisters of St. George Martyrs Dòng Các Nữ Tu Thánh

George Tử Đạo

F.S.M. Franciscan Sisters of Mary Dòng Các Nữ Tu Phanxicô

Maria

F.S.P. Daughters of St. Paul Dòng Thánh Phaolô

F.S.S.J. Franciscan Sisters of St.

Joseph

Dòng Các Nữ Tu Phanxicô

Thánh Giuse

H.C. Sisters of the Holy Cross Dòng Các Nữ Tu Thánh Giá

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

H.S.C. Hospitaller Sisters of the

Sacred Heart of Jesus

Dòng Nữ Tu Trợ Thế Thánh

Tâm Chúa Giêsu

I.C.M. Missionary Sisters of the

Immaculate Heart of Mary

Dòng Các Nữ Tu Truyền

Giáo Trái Tim Vô Nhiễm

Mẹ Maria

I.H.M. Sisters, Servants of the

Immaculate Heart of Mary

Dòng Các Nữ Tu Tôi Trung

Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ

Maria

L.B.N. Little Brothers of Nazareth Dòng Các Tiểu Đệ Nazareth

L.C. Congregation of the

Legionaries of Christ

Dòng Các Cha Đạo Binh

Chúa Kitô

L.S.A. Little Sisters of the

Assumption

Dòng Tiểu Muội Đức Mẹ

Thăng Thiên

L.S.J. Little Sisters of Jesus Dòng Tiểu Muội Chúa

Giêsu

L.S.M.I. Little Servants of Mary

Immaculate

Dòng Tôi Tớ Vô Nhiễm Mẹ

Maria

L.S.P. Little Sisters of the Poor Dòng Tiểu Muội Bần Cùng

M. Afr. Missionaries of Africa Dòng Truyền Giáo tại Phi

Châu

M.C. Missionaries of Charity Dòng Truyền Giáo Bác Ái

M.F.S.C. Missionary Sons of the

Sacred Heart of Jesus

Dòng Truyền Giáo Trái Tim

Chúa Giêsu

M.F.V.A. Franciscan Missionaries of

the Eternal Word

Dòng Truyền Giáo

Phanxicô Lời Bất Tử

M.I.C. Congregation of Marians

Immaculate Conception

(Marian Fathers)

Dòng Các Cha Maria

M.I.H.M. Missionaries Immaculate

Heart of Mary

Dòng Truyền Giáo Trái Tim

Vô Nhiễm

M.J. Missionaries of Jesus Dòng Truyền Giáo Chúa

Giêsu

M.J. Missionaries of St. Joseph Dòng Truyền Giáo Thánh

Giuse

M.M. Catholic Foreign Mission

Society of America

(Maryknoll)

Dòng Truyền Giáo Nước

Ngoài (Dòng Maryknoll)

M.S. Marian Sisters Dòng Các Nữ Tu Maria

M.S. Missionaries of Our Lady of Dòng Các Cha Truyền Giáo

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

LaSalette Đức Mẹ LaSalette

M.F Missionaries of Faith Dòng Thừa Sai Đức Tin

M.S.F. Congregation of

Missionaries of the Holy

Family

Dòng Truyền Giáo Thánh

Gia

M.S.S. Missionaries of the Blessed

Sacrament

Dòng Truyền Giáo Mình

Thánh Chúa

M.SS.C. Missionaries of the Sacred

Hearts of Jesus and Mary

Dòng Truyền Giáo Thánh

Tâm Chúa Giêsu và Mẹ

Maria

M.S.S.P. Missionary Society of St.

Paul

Dòng Truyền Giáo Thánh

Phaolô

N.D.C. Sisters of Our Lady of the

Cross

Dòng Các Nữ Tu Đức Bà

Thánh Giá

Obl. S.B. Oblate of St. Benedict Dòng Oblate Thánh Biển

Đức

O.C. Order of the Carmelites Dòng Camêlô

O.

CARM.

Order of Our Lady of Mt.

Carmel (Carmelites)

Dòng Đức Bà Trên Núi

Carmel (Dòng Camêlô)

O.CARM Carmelites of Ancient

Observance Dòng Camêlô Khổ Tu

O. Cist. Order of Cistercians Dòng Xitô

O.C.D. Order of Discalced

Carmelites Dòng Camêlô Đi Chân Đất

O.C.R. Order of Cistercians,

Reformed (Trappist) Dòng Xitô Cải Cách

O.C.S.O. Order of Cistercians of the

Strict Observance (Trappists) Dòng Xitô Khổ Tu

O.D.C. Carmelites (Discalced) Dòng Camêlô Đi Chân Đất

O.F.M. Order of Friars Minor

(Franciscans) Dòng Phanxicô

O.F.M.

Cap.

Order of Friars Minor

Capuchin (Capuchins)

Dòng Các Thầy Tiểu Đệ

Capuchin

O.F.M.

Conv.

Order of Friars Minor

Conventual (Convential

Franciscans)

Dòng Các Thầy Tiểu Đệ

Phanxicô

O.F.M.I. Order of Friars of Mary

Immaculate (Franciscans)

Dòng Các Thầy Vô Nhiễm

Mẹ Maria

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

O.H. Hospitallers Order of St.

John of God

Dòng Trợ Thế Thánh Gioan

Thiên Chúa

O.H.F. Missionary Oblates of Mary

Immaculate

Dòng Truyền Giáo Vô

Nhiễm Mẹ Maria

O. Mar. Maronite Dòng Maronite (nghi lễ

Đông Phương)

O.M.C. Order of Merciful Christ Dòng Chúa Kitô Nhân Từ

O.M.I. Missionary Oblates of Mary

Immaculate

Dòng Truyền Giáo Vô

Nhiễm Mẹ Maria

O.M.V. Oblates of the Virgin Mary Dòng Oblates Trinh Nữ

Maria

O.P. Order of Friars Preachers

(Dominicans)

Dòng Các Cha Thuyết Giáo

(Dòng Đa Minh)

O.P.B. Oblates of the Precious

Blood Dòng Oblates Máu Chúa

O.S.A. Order of St. Augustine

(Augustinians) Dòng Thánh Augustinô

O.S.B. Order of St. Benedict Dòng Thánh Biển Đức

O.S.B. Benedictine Sisters Các Nữ Tu Dòng Biển Đức

O.S.Cr. Order of the Holy Cross Dòng Thánh Giá

O.S.F.S. Order of St. Francis de Sales Dòng Thánh Phanxicô thành

Sales

O.S.J. Oblates of St. Joseph Dòng Oblates Thánh Giuse

O.S.S.R. Order of the Most Holy

Redeemer Dòng Thiên Chúa Cứu Thế

O.Ss.S. Brigittine Monks Dòng Các Thầy Brigittine

O.SS.T Order of the Most Holy

Trinity Dòng Chúa Ba Ngôi

O.S.U. Ursuline Sisters of the

Roman Order

Dòng Các Nữ Tu Ursuline

trụ sở tại Rôma

O.S.V. Ursuline Sisters of the

Blessed Virgin Mary

Dòng Các Nữ Tu Ursuline

Trinh Nữ Maria

P.C. Poor Clares Dòng Thánh Clare Hèn Mọn

P.C.P.A. Poor Clares of Perpetual

Adoration

Dòng Thánh Clare Hèn Mọn

Hằng Tôn Kính

P.I.M.E. Pontifical Institute for

Foreign Missions Dòng Truyền Giáo Nước

Ngoài của Học Viện Giáo

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

hoàng

P.M. Sisters of the Presentation of

Mary

Dòng Các Nữ Tu Đức Mẹ

Đi Thăm Viếng

P.S.S. Society of Priests of Saint

Sulpice (Sulpitians) Hội Linh mục Xuân Bích

R.D.C. Religious of Divine

Compassion Dòng Trắc Ẩn Thiên Chúa

R.G.S. Religious of the Good

Shepherd (Sisters)

Dòng Các Nữ Tu Mục Tử

Nhân Lành

R.M.I. Religious of Mary

Immaculate Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm

R.S.C. Religious Sisters of Charity Dòng Các Nữ Tử Bác Ái

R.S.M. Sisters of Mercy Dòng Các Nữ Tu Nhân

Lành

R.V.M. Religious of the Virgin Mary Dòng Trinh Nữ Maria

S.A.C. Sisters of the Guardian

Angel

Dòng Các Nữ Tu Thiên

Thần Bản Mệnh

S.C. Sisters of Charity Dòng Các Nữ Tu Bác Ái

S.C. Servants of Charity Dòng Các Tôi Tớ Bác Ái

S.C. Brothers of the Scared Heart Dòng Các Thầy Thánh Tâm

S.C.I Priests of the Sacred Heart

of Jesus

Dòng Linh Mục Thánh Tâm

Chúa Giêsu

S.D.B. Salesians of Saint John

Bosco Dòng Thánh Gioan Bosco

S.V.D. Societas Verbi Divini Dòng Ngôi Lời

S.L. Sisters of Loretto Các Nữ Tu Loretto

S.J. Societatis Iesu (Latin), The

Society of Jesus (or Jesuits)

Dòng Chúa Giê-su (Dòng

Tên)

S.M. Society of Mary (Marianist

Fathers) Các Cha Dòng Marian

S.M.I. Sisters of Mary Immaculate Dòng Các Nữ Tu Vô Nhiễm

Maria

S.M.M. Montfort Society of Mary

(Montfort Fathers) Các Cha Dòng Montfort

S.N.D. Sisters of Notre Dame Dòng Con Đức Bà

S.O.L.M. Sisters of Our Lady of Mercy Dòng Đức Bà Nhân Từ

Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Người

sáng lập

Năm

sáng

lập

S.O.L.T. Sisters of Our Lady of Most

Holy Trinity

Dòng Đức Bà Chúa Ba

Ngôi

S.S.A. Sisters of St. Ann Dòng Thánh Anna

S.S.B. Sisters of St. Brigid Dòng Thánh Brigid

S.S.C. Franciscan Servants of the

Sacred Heart

Các Tôi Tớ Thánh Tâm

Phanxicô

S.S.C.M. Servants of the Holy Heart of

Mary Các Tôi Tớ Trái Tim Mẹ

S.S.M.N. Sisters of St. Mary of Namur Dòng Các Nữ Tu Mẹ Maria

hiện ra tại Namur

S.S.S. Congregation of the Blessed

Sacrament Dòng Thánh Thể

S.U. Society of the Sisters of St.

Ursula

Dòng Các Nữ Tu Thánh

Ursula

S.V.D. Society of Saint Vincent de

Paul (hay S.V.P., S.S.V.D.P.)

Dòng Thánh Vinh Sơn de

Paul

S.X. Xaverian Missionary Fathers Dòng Các Cha Truyền Giáo

Xaverian

V.S.C. Vincentian Sisters of Charity Dòng Các Nữ Tu Bác Ái

Vinh Sơn

CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHÁC

Br. Brother Thầy

C.B.A. Catholic Bible Association Hiệp Hội

Thánh Kinh Công Giáo

C.C.C. Catechism of the Catholic Church Giáo Lý

của Giáo Hội Công Giáo

C.C.D. Confraternity of Christian Doctrine Học Thuyết

Bằng Hữu Kitô Giáo

C.C.F. Congregation for the Doctrine of Faith Bộ Rao Truyền Đức Tin

C.D.F. Congregation for the Doctrine of Faith Bộ Rao Truyền Đức Tin

C.F.C. Congregation of Christian Brothers Dòng Các Thầy Kitô Giáo

C.Y.O. Catholic Youth Organization Hiệp Hội

Thanh Niên Công Giáo

D.R.E. Director of Religious Education Giám Đốc Phụ Trách Chương

Trình Giáo Dục Tôn Giáo

Fr. Father Cha, Linh Mục

K. of C. Knights of Columbus Hội Hiệp Sĩ Columbus

K.H.S. Knights of the Holy Sepulchre Hội Hiệp Sĩ Thánh Mộ

K.M. Knights of Malta Hội Hiệp Sĩ Malta

K.P. Knight of Pius IX Hiệp Sĩ Giáo Hoàng Piô IX

K.P.C. Knights of Peter Clever Hội Hiệp Sĩ Phêrô Clever

K.S.G. Knight of St. Gregory Hiệp Sĩ Thánh Gregory

K.S.S. Knight of St. Sylvester Hiệp Sĩ Thánh Sylvester

Msgr. Monsignor Đức Ông

P.P. Parish Priest Linh Mục Giáo Xứ

R.C.I.A. Rite of Christian Initiation for Adults Nghi Thức Tân Tòng Dành

Cho Người Trưởng Thành

Sr. Sister Nữ Tu, Sơ

St. Saint Thánh

V.A. Vicar Apostolic Đại Diện Tông Tòa

V.E. Verbo Encarnado

V.F. Vicar Forane Cha Hạt Trưởng

V.G. Vicar General Cha Tổng Đại Diện

Y.C.M. Young Christian Movement Phong Trào Kitô Giáo Trẻ

Giải thích một số chữ viết tắt sau tên các Linh Mục - Tu Sĩ dòng tại Việt Nam

(Các tác giả: Nguyễn Long Thao, Lm. Khất Tuệ)

Các Linh Mục, Tu Sĩ trong các dòng ở Việt Nam thường viết thêm vào sau tên

mình một vài mẫu tự. Ví dụ:

Viện Phụ Phan Bảo Luyện, S.O.C.

Đan Sĩ: Hoàng Thanh Trương, O.S.B.

Đan sĩ Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh, O.C.D.

Sư Huynh Nguyễn Văn Tân, F.S.C

Lm. Mạnh Thư, C.M.C.

Lm. Phạm Trung Thành, C.Ss.R.

Lm. Trần Đức Anh, O.P.

Lm. Nguyễn Trung Tây, S.V.D

Lm. Vương Đình Khởi,O.F.M.

Lm. Savio Trần Ngọc Tuyên, O.H.

Lm. Trần Anh, S.J.

Những mẫu tự viết tắt như: O.H. - O.C.D. - O.P. - F.S.C.- v.v…có ý nghiã gì?

Nói chung, giáo dân và những người không phải Công Giáo, chẳng mấy ai hiểu ý

nghĩa các từ trên là gì, xuất phát từ đâu? Do vậy, bài viết này có hai mục đích:

Thứ nhất: giải thích danh xưng các dòng tu tại Việt Nam. Ví dụ tại sao gọi

là dòng Biển Đức, Cát Minh, Ngôi Lời v.v..

Thứ hai: giúp độc giả hiểu các từ viết tắt như O.P., O.C.D., F.S.C., v.v

Sau đây là phần giải thích tên các hội dòng và các chữ viết tắt:

Ảnh Phép Lạ: Từ để dịch tiếng Medaille Miraculeuse trong tên của một

tu hội có danh xưng tiếng Pháp là Les Filles de La Medaille Miraculeuse

được dịch là Chị Em Ảnh Phép Lạ. Hội Dòng do Đức Cha Jean Liévin

Sion Khâm lập năm 1947 tại Kontum. Hội Dòng có mục đích tạo điều

kiện cho các thiếu nữ Công Giáo dân tộc thiểu sống đời tu trì thích hợp

với khả năng, tâm tính và văn hóa của dân tộc thiểu số.

Biển Đức: Tiếng phiên âm của tên riêng Benedicti trong tiếng La Tinh

hay Benedict trong tiếng Anh. Thánh Benedict lập ra dòng có tên quốc tế

là Ordo Sancti Benedicti hay Order of St. Benedict, viết tắt là O.S.B. được

dịch ra tiếng Việt là Dòng Biển Đức. Năm 1936 dòng Biển Đức thiết lập

đan viện đầu tiên tại Đà Lạt. Người Trung Quốc phiên âm từ Benedict

là 本篤 [běndǔ], Hán Việt đọc là Bản Đốc. Theo truyền thống, các tu sĩ

dòng này thường thêm ba mẫu tự O.S.B. vào sau tên mình. Đan Sĩ: Hoàng

Thanh Trương, O.S.B.

C.Ss.R.: Tiếng viết tắt của Congratio Sanctissimi Redemptoris có nghĩa là

Dòng Cực Thánh Chúa Cứu Thế được giáo dân Việt Nam gọi tắt là Dòng

Chúa Cứu Thế. Thánh Alphongso Maria Ligori thành lập dòng vào năm

1732 có tôn chỉ rao giảng tin mừng cho người nghèo. Các Linh Mục Dòng

Chúa Cứu Thế thường thêm các chữ viết tắt C.Ss.R. vào sau tên mình:

LM. Phạm Trung Thành, C.Ss.R.

Cát Minh: Tiếng phiên âm của địa danh Carmel. Carmel là tên một ngọn

núi ở phía tây bắc Do Thái. Nơi đây vào năm 1155 đan viện có tên Anh

ngữ là Order Of Our Lady Of Mt. Carmel được thành lập. Chi nhánh đan

viện này tại Pháp có tên là Ordre des Carmes Déchaux. Dòng Cát Minh từ

Pháp đến Việt Nam vào năm 1861 và thành lập nhà đầu tiên tại Sàigòn.

Do vậy, đan viện có tên viết tắt là O.C.D. Người Việt gọi là Đan Viện Cát

Minh. Người Công Giáo Trung Quốc phiên âm từ Mount Carmel

là 迦 密 山 [jiàmìshàn], giọng Hán Việt đọc là Ca Mật Sơn. Theo truyền

thống, các đan sĩ Cát Minh thường thêm ba mẫu tự O.C.D vào sau tên

mình. Đan sĩ Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh, O.C.D.

Dòng Tên: Tên là từ Nôm lấy dạng của từ Tiễn 箭: mũi tên trong Hán

Việt. Từ Tên được dùng để thay thế cho từ ngữ Jesu trong danh xưng

dòng có tên quốc tế là Societas Jesu hay Society of Jesus, dịch ra tiếng

Việt là Dòng Chúa Giêsu và thường được viết tắt là S.J. Tại Việt Nam, vì

phong tục kỵ húy tên các bề trên nên dòng này, thay vì nói Dòng Chúa

Giêsu, đã được gọi là Dòng Tên. Dòng đã đến Việt Nam từ năm 1615 và

hoạt động đến năm 1773. Sau đó, dòng đi khỏi Việt Nam trong 2 thế kỷ

và trở lại hoạt động vào năm 1957. Theo truyền thống, các thành viên của

Dòng Tên thường thêm hai mẫu tự S. J vào sau tên mình. Linh Mục Trần

Anh, S.J. Khi Pháp ngữ còn thịnh hành ở Việt Nam, giới nhà tu còn đọc

Dê Zúyt tức Jésuit để chỉ tu sĩ dòng Tên.

Đa Minh: 多米 tiếng phiên âm của tên riêng Dominic. Thánh Dominic là

người Tây Ban Nha, đấng tổ phụ lập ra dòng có tên quốc tế là Ordo

Praedicatorium hay Order of Preachers, viết tắt là O.P, được dịch ra tiếng

Việt là Dòng Anh Em Thuyết Giáo. Dòng đến Việt Nam từ năm 1550 tại

Đàng Ngoài. Người Việt quen gọi dòng này là Dòng Đa Minh. Đa Minh

là tên của thánh tổ phụ được phiên âm ra tiếng Tàu nhưng đọc theo giọng

Hán Việt. Người Tàu phiên âm tên riêng Dominic là 多米 [duōmǐ], Hán

Việt đọc là Đa Minh. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này thường thêm

hai mẫu tự O.P. vào sau tên mình. Lm Trần Đức Anh, O.P.

Đồng Công: 同 工 hai từ Hán Việt có nghĩa cùng góp công, là tiếng nói

tắt của cụm từ Đồng Công Cứu Chuộc để dịch từ ngữ La Tinh

Coredemptricis trong tên của hội dòng Congregatio Matris

Coredemptricis –Congregation of Mother Co Redemptrix, được viết tắt là

C.M.C. và người Việt gọi là Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc hay

vắn tắt gọi là Dòng Đồng Công. Dòng được Linh mục Đa Minh Trần

Đình Thủ sáng lập từ năm 1953 tại Bùi Chu. Hiện nay dòng có hai cơ sở,

một ở Thủ Đức, một ở Xuân Lộc. Tại hải ngoại dòng có chi nhánh ở tiểu

bang Missouri, Hoa Kỳ.Theo truyền thống, các thành viên của dòng

thường thêm ba mẫu tự C.M.C. vào sau tên mình. LM. Mạnh Thư, C.M.C.

La San: Tiếng phiên âm của tên riêng La Salle. Từ này là tên họ của vị

thánh người Pháp có tên là Jean Baptist De La Salle. Năm 1680 thánh

Jean Baptist De La Salle thành lập dòng có tên quốc tế là Fratres

Scholarum Christianarum – Brother of the Christian Schools, viết tắt từ

Pháp ngữ là F.S.C. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Anh Em Trường Kitô

nhưng dân chúng quen gọi là Dòng Sư Huynh La San hay Dòng La San.

Dòng chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 1890. Theo truyền thống,

các thành viên của dòng này thường thêm các mẫu tự F.S.C vào sau tên

mình. Sư Huynh Nguyễn Văn Tân, F.S.C.

M.E.P: Mẫu tự viết tắt của danh xưng chính thức bằng Pháp ngữ là

Société des Missions Étrangères de Paris nghĩa là Hội Thừa Sai Hải Ngoại

Paris. Đây không phải là một tu hội mà là một tổ chức của các linh mục

triều được thành lập tại Paris năm 1658 có mục đích truyền giáo tại hải

ngoại. Nhiều người còn vắn tắt gọi hội này là Hội Thừa Sai Paris. Năm

1658 hai Đức Giám Mục François Pallu và Pierre Lambert de La Motte

thuộc Hội Thừa Sai Paris đã được Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII đặt

làm Giám Quản Tông Toà Ðàng Ngoài và Ðàng Trong ở Việt Nam.

Ngôi Lời: từ Nôm để dịch từ ngữ La Tinh Verbi Divini trong tên của hội

dòng quốc tế có tên là Societas Verbi Divini – Society of the Divine

Word, được viết tắt là S.V.D. và người Việt gọi là Dòng Ngôi Lời. Từ

Ngôi Lời theo nghĩa thần học có nghĩa là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Chúa

Giêsu. Theo truyền thống, các Linh Mục tu hội dòng Ngôi Lời thường

thêm 3 mẫu tự S.V.D. vào sau tên mình Lm Nguyễn Trung Tây, S.V.D.

Nô Tỳ: Từ Hán Việt. Nô Tỳ 奴婢: đầy tớ gái là từ ngữ được dùng để đặt

tên cho một Tu Hội có danh xưng chính thức là Tu Hội Nô Tỳ Thiên

Chúa. Tu Hội do Linh Mục Phạm Ngũ Nhạc thành lập tại giáo xứ An Lạc,

Sàigòn.

Nữ Tử: Từ Hán Việt. Nữ Tử 女子: con gái được dùng để dịch từ Filles/

Daughters trong tên của Hội Dòng Les Filles de la Charité de Saint

Vincent de Paul - Daughters of Charity of St. Vincent de Paul, được viết

tắt là D.C. mà người Việt gọi là Tu Đoàn Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn. Dòng

được sáng lập năm 1633 tại Pháp. Tới năm 2009, dòng có 49 cộng đoàn

tại Việt Nam.

Nữ Tỳ: Từ Hán Việt. Tỳ 婢: (1) Đầy tớ gái. (2) Tiếng đàn bà xưa tự xưng

nhún mình như tì tử 婢子 nghĩa là kẻ hèn mọn này. Danh xưng Nữ Tỳ

trong tên hội dòng Nữ Tỳ Thánh Thể nói lên tôn chỉ của các chị dòng là

tôn sùng Thánh Thể. Dòng được sáng lập năm 1970 tại Biên Hòa. Từ ngữ

Nữ Tỳ là nói theo kiểu bình dân, dư chữ Nữ, vì trong chữ Tì 婢 đã sẵn có

chữ Nữ 女.

Phan Sinh: Tiếng phiên âm của từ Franciscain (Pháp ngữ) –Franciscan

(Anh ngữ). Từ này do tên riêng của thánh Francisco mà ra và có nghĩa là

đệ tử của thánh Francisco hay các thầy dòng Franciscains hay

Franciscans. Người Việt phiên âm tên riêng Francisco là Phanxicô và từ

Franciscain thành Phan Sinh. Thánh Phanxicô sinh tại Assisi nước Ý.

Năm 1209 Ngài lập một dòng có tên quốc tế là Ordo Fratrum Minor –

Order of Friars Minor, viết tắt là O.F.M. được chính thức dịch sang tiếng

Việt là Dòng Anh Em Hèn Mọn nhưng dân chúng thường gọi là Dòng

Phanxicô hay Dòng Anh Em Phan Sinh với ý nghiã là môn sinh của thánh

Phanxicô. Theo truyền thống, các tu sĩ dòng này thường thêm 3 mẫu tự

O.F.M. vào sau tên mình. Linh Mục Vương Đình Khởi,O.F.M. Người Tàu

phiên âm tên San Francisco là 舊金山 [ jiù jīn shān], Hán Việt đọc là Cựu

Kim Sơn. Vào khoảng năm 1972-1973, Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn

Việt Nam bắt đầu sử dụng từ Phan Sinh, nhưng chỉ sử dụng giới hạn,

thường là như một tĩnh từ, chẳng hạn: “Anh em phan sinh”, “tinh thần

phan sinh”, truyền thống phan sinh”, … nhưng không gọi là “Dòng Phan

Sinh” hay là “Thánh Phan Sinh”.

Quan Phòng: 觀 防 hai từ Hán Việt dùng để dịch từ Providence trong

danh xưng của dòng có tên quốc tế là Sisters of Providence: Dòng Chúa

Quan Phòng. Theo nguyên nghĩa, Quan 觀: xem xét. Phòng 防: ngăn

ngừa, đề phòng. Quan Phòng: xem xét đề phòng. Người Công Giáo Việt

Nam hiểu Quan Phòng là sự an bài của Thiên Chúa. Người Tàu dịch chữ

Providence là Thiên Ý 天 意: ý trời hay Thiên Đạo 天 道: đạo trời. Dòng

Chúa Quan Phòng đến hoạt động tại Việt Nam từ nam 1876 tạo Cù Lao

Giêng.

Salesien: Từ Pháp ngữ xuất phát từ tên họ De Sales của thánh Francois de

Sales, cha thánh Joannes Don Bosco đã đặt tên cho các tu sĩ của ngài là

Salesien (tiếng Pháp) hay Salesian (tiếng Anh) nghĩa là các đệ tử thánh

Sales. Ban đầu Cha Gioan Don Bosco cùng với 17 cộng sự viên đã lập ra

hội dòng Thánh Francois De Sales vào năm 1859. Sau này hội dòng được

đặt tên chính thức là Societas Salesiana Sancti Joannes Don Bosco –

Salesians of St. John Don Bosco, viết tắt là S.D.B. Dòng bắt đầu hoạt

động tại Hà Nội từ năm 1952. Người Việt thường gọi dòng này là Dòng

Salesien Don Bosco, Dòng Don Bosco hay Dòng Salesien. Theo truyền

thống, các thành viên của Dòng Salesien Don Bosco thường thêm ba mẫu

tự S. D. B vào sau tên mình. Linh Mục Nguyễn Hữu Quảng. S.D.B.

Thiện Bản: từ được dùng để dịch từ ngữ tiếng Pháp Ouevre trong danh

xưng chính thức của dòng Ouevre de Saint Paul mà người Việt gọi là

Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản. Thiện Bản là từ Hán Việt. Thiện 善: Tốt.

Bản: 本:quyển sách. Từ Thiện Bản nói lên tôn chỉ của dòng là hoạt động

chuyên biệt về ngành in ấn những tác phẩm văn hóa tốt để loan báo Tin

Mừng và nâng cao trình độ văn hóa quần chúng.

Tiểu Đệ: 小弟 hai từ Hán Việt có nghĩa là em trai để dịch danh xưng

chính thức của hội dòng có tên tiếng Pháp là Les Petit Frères de Jésus -

Little Brothers of Jesus mà người Việt gọi là Dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu.

Dòng được sáng lập năm 1933 tại Pháp và bắt đầu hoạt động tại Việt Nam

từ năm 1954.

Tiểu Muội: 小妹 hai từ Hán Việt có nghĩa là em gái để dịch danh xưng

chính thức của hội dòng có tên Pháp là Les Petites Soeurs du Pr. Charles

de Foucauld mà người Việt gọi là Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu. Dòng

được sáng lập vào năm 1939 tại sa mạc Sahara. Tại Việt Nam dòng có 6

cộng đoàn.

Trợ Thế: 助 世 từ Hán Việt có nghĩa là trợ giúp thế gian để dịch từ ngữ

La Tinh Hospitalis trong tên của hội dòng Ordo Hospitalis – Brothers of

the Hospitaller Order of St. John of God mà người Việt gọi là Dòng Trợ

Thế Thánh Gioan Thiên Chúa, được viết tắt là O.H. Dùng từ Trợ Thế để

dịch từ Hospitalis là bệnh viện để nói lên tôn chỉ của dòng là phục vụ

bệnh nhân và người nghèo khổ. Dòng do Thánh Gioan Thiên Chúa sáng

lập năm 1572 tại Tây Ban Nha và đang hoạt động tại 2 điạ điểm ở Việt

Nam là Tân Hiệp và Quang Trung tỉnh Đồng Nai. LM. Savio Trần Ngọc

Tuyên, O.H.

Vinh Sơn: Từ phiên âm của tên riêng Vincent. Năm 1625 thánh Vincent

de Paul, người Pháp thành lập tu đoàn truyền giáo có tên quốc tế là

Congregation Missionis viết tắt lá C.M. được dịch ra tiếng Việt là Tu

Đoàn Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn. Theo truyền thống, các thành viên tu

đoàn thường thêm hai mẫu tự C.M vào sau tên mình. Lm Nguyễn Viết

Chung, C.M.

Xitô: Từ phiên âm từ tiếng La Tinh Cistercianus trong tên của hội dòng

Santus Ordo Cistercianus – St. Order of Cistercians, được viết tắt là

S.O.C. và người Việt gọi là Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam hay vắn tắt

hơn là Dòng Xitô. Dòng được sáng lập năm 1918 tại Quảng Trị. Hiện nay

dòng Xitô có các Đan Viện ở nhiều nơi tại Việt Nam. Viện Phụ Phan Bảo

Luyện, S.O.C.

Xuân Bích: Tiếng phiên âm của địa danh Saint–Sulpice. Linh Mục Olier

lập ra một hội tại giáo xứ Saint Sulpice ở Pháp và đặt tên cho hội là

Compagnie des Prêtres de Saint Sulpice, viết tắt là P.S.S. được dịch ra

tiếng Việt là Hội Linh Mục Xuân Bích. Từ « SULPICE » được phiên âm

thành « XUÂN BÍCH », khởi hứng từ một câu thơ chữ Hán “ Xuân Thảo

Bích Sắc 春草碧色: sắc cỏ xuân xanh biếc”. Đầu thập niên 30 hội này

đến hoạt động tại Hà Nội. Theo truyền thống, các Linh Mục thành viên

hội thường thêm 3 mẫu tự P.S.S. vào sau tên mình. Linh Mục Vincent Bùi

Đoàn, P.S.S.

Thầy Cả: là cách gọi ngày xưa rất thịnh hành tại Việt Nam. Cho đến cuối

thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu thấy xuất hiện danh

xưng “cha,” được lấy từ chữ père (tiếng Pháp). Sau đó, xuất hiện từ “linh

mục” dịch từ chữ prêtre (tiếng Pháp). Sau này, từ "linh mục" lại được dịch

từ hai từ sacerdos và presbyter trong tiếng Latin. Sacerdos (sacer: thánh;

dare: dâng hiến): có nghĩa là tư tế (người dâng hy tế thánh, người tế lễ)

thánh. Vào thời Chúa Giêsu, giới tư tế bao gồm vị thượng tế, các tư tế và

nhiều chức sắc khác (con cái cháu chắt của chi tộc Lêvi). Chức năng

chung của các tư tế là trung gian, là nhịp cầu kết nối giữa Trời và đất,

giữa Thiên Chúa và con người, và giữa người với người. Còn chữ

presbyter lấy từ tiếng Hy Lạp là presbyteros, có nghĩa là trưởng lão, là

người lớn tuổi, người lãnh đạo một cộng đoàn (như già làng của dân tộc

thiểu số tại Việt Nam). Trong Cựu Ước, trưởng lão là người lãnh đạo và

chăm sóc một cộng đoàn. Tuy nhiên, thật cần thiết để biết rằng, tư tế tối

cao nhất mà mọi tư tế đều phải quy hướng về, đó là Chúa Kitô. Các linh

mục, vì thế, chính là những người họa lại chức năng Linh Mục tối cao ấy

trong Giáo Hội ngày nay (xin xem tông huấn Pastores Dabo Vobis), đây

cũng là lý do mà ngày xưa ở Việt Nam gọi linh mục làthầy cả, tiếng Hán

Việt dịch là thượng tế (Cả là tính từ của tiếng Việt, ám chỉ đến bậc cao

nhất, tiếng Anh dùng là highly, tiếng Hán Việt dịch là thượng). “Mặc dù

linh mục không có quyền thượng tế và phải tùy thuộc Giám mục khi thi

hành quyền bính, nhưng cũng hiệp nhất với Giám mục trong tước vị tư tế.

Nhờ bí tích Truyền Chức Thánh, linh mục được thánh hiến theo hình ảnh

Chúa Kitô, Thầy Cả Thượng Phẩm vỉnh viễn (Dt 5, 1-10; 7, 24; 9, 11-28)

để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên

Chúa với tư cách tư tế đích thực của Tân Ước” (Lumen Gentium, số 28).

Khi linh mục thi hành chức năng và sứ vụ trong chức vị tư tế, thì linh mục

ấy chính là thầy cả, là một Kitô khác (họa lại, theo sát, trở thành), là alter

Christus, có nghĩa là Đức Kitô thứ hai qua Thánh Chức Linh Mục (hay

Đức Kitô khác). Vì thế, thầy cả phải là người thực sự giúp cho người khác

nhận biết và tin yêu Chúa Kitô mà mình là bí tích, là hình ảnh đích thực

của Chúa trước mặt đoàn chiên. Vì họa lại con người của Đức Kitô, linh

mục cũng là mục tử (người chăn chiên), tức là người chăn dắt các linh

hồn. Nên chúng ta có từ pastor (tiếng Latin), tiếng Hy Lạp gọi là

“poimēn”, nghĩa đen là người chăm sóc chăn dắt thú vật. Ngày xưa, linh

mục được gọi là thầy cả, vì được chia sẻ chức Linh Mục đời đời của Chúa

Kitô, Thầy Cả Thượng Phẩm hay “Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-

đê” ( Dt 5,6). Linh mục, hay Thầy Cả, được chia sẻ một phần chức Linh

Mục (của Chúa Kitô) cùng với Giám Mục, là người được chia sẻ trọn vẹn

Chức Linh Mục đó. Ngày xưa, trước khi chịu chức linh mục, người ta gọi

là thầy. Nhưng khi đã chịu chức, thì người ta gọi là thầy cả, vì

rằng,chữ thầy cả lớn hơn chữ thầy. Trước kia, tại Miền Bắc và Miền

Trung, người ta còn gọi linh mục là "cụ"; Ở vùng Nam Bộ, thì gọi

là cố hoặc cố đạo. Đây là danh xưng để nói lên sự kính trọng trong xã hội

Việt Nam xưa kia (ảnh hưởng bởi chế độ quân chủ, tâm thức thời vua

chúa quan thần). Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ con người thì rất khiếm

toàn, không thể dùng một từ để lột tả trọn vẹn ý nghĩa điều mình muốn

chuyển tải. Vì thế, thầy cả, linh mục, mục tử, mỗi chữ có ý nghĩa và điểm

hay của nó, và khó mà tìm một chữ duy nhất nào đó để nói lên trọn vẹn ý

nghĩa của vị vừa giảng dạy, hướng dẫn, mà cũng vừa chăm sóc, vừa đứng

đầu nhưng lại phải đứng cuối, vừa là thầy mà cũng vừa là đầy tớ phục

vụ... Dẫu dùng chữ nào đi chăng nữa, chúng ta cần luôn ghi nhớ lời cảnh

báo của Chúa Giêsu. Ngài không muốn chúng ta sống và giữ y như nghĩa

đen của mặt chữ, nhưng Ngài muốn chúng ta hiểu đằng sau mặt chữ, có gì

đó cao hơn và đẹp hơn nhiều: "Phần anh em, anh em đừng để ai gọi mình

là "thầy" hay "người lãnh đạo", vì chỉ có một vị thầy, một vị lãnh đạo là

Đức Kitô (Mt23,8.10; Ga 13,13-14). "Vị thầy" và "vị lãnh đạo" được thực

hiện theo tinh thần của Ngài, đó là phục vụ mọi người cách tận tình và

khiêm tốn như Ngài đã nêu gương khi rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,3-

17). Chính Ngài đã khẳng định vai trò của Ngài: "Tôi đến không phải để

được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm

giá chuộc muôn người" (Mt 20,28). Ngài cũng cảnh giác chúng ta: "Ai

muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết và làm đầy tớ phục

vụ mọi người" (Mc 9, 35; Mt 20,27).

Đan sĩ: trong tiếng Hy Lạp, là monochos, có nghĩa là duy nhất, đơn độc.

Theo ngôn từ của Công giáo, đan sĩ là những người nam hay nữ đi tu

(thánh hiến) quy tụ lại để sống thành cộng đoàn, gọi là đan viện (Ðan

Viện, tiếng Hy Lạp gọi là Abbaye, tiếng Latin gọi là Abbatia, tiếng Anh là

Abbey). Đan sĩ không được hiểu như những người cô đơn, cô độc, lẻ loi

trong buồn chán, nhưng đúng hơn họ là những con người dâng đời mình

để tìm kiếm một sự quan trọng và cần thiết duy nhất: "Nhiệm vụ chính

yếu của các đan sĩ là phục vụ Thiên Chúa uy quyền trong nội vi đan viện,

với sự khiêm tốn, nhưng cao quí, hoặc hoàn toàn hiến thân phụng thờ

Thiên Chúa trọn đời sống ẩn dật, hoặc phụ trách cách hợp pháp một vài

công việc tông đồ hay bác ái Kitô giáo" (Canh tân và thích nghi đời tu của

Công đồng Vaticanô II, số 9). Theo quy định thánh Biển Ðức (st.

Benedict), nếu suốt cuộc đời đan sĩ ở nơi môi "trường phục vụ Chúa"

được diễn ra trong tuân phục và khiêm nhu, thì việc phục vụ đó chính là

công trình Thiên Chúa, Opus Dei, ở mức độ tuyệt hảo nhất, và phải được

đặt lên trên tất cả" (chương 43). Cuộc đời đan sĩ chủ yếu là chuyên chăm

cầu nguyện, say mê sự thinh lặng (chúng ta thường gọi là tu kín), có

người định nghĩa đan sĩ là người luôn luôn kết hợp với Chúa trong mọi

sự, như cha tổ phụ Henris Denis, Đấng sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh

Gia Việt Nam, đã định nghĩa: "Đan sĩ là con người liên lỷ cầu nguyện."

Các đan sĩ là tu sĩ luôn được mời gọi phải gắn bó với Chúa mỗi ngày thêm

mật thiết với Chúa, và hằng tâm niệm: "Hãy vào phòng đóng cửa cầu

nguyện như Chúa Giêsu đã dạy, để chỉ một mình Cha trên Trời biết, và

Ngài sẽ thương nhận lời chúng ta tha thiết khẩn nguyện" (xem Mt 6,6).

o Kết luận:

Thầy cả là danh xưng tiếng Việt xưa kia ở Việt Nam, để nói

đến chức vị linh mục (chữ thầy cả nghe có vẻ trịnh thượng và

quê mùa, nhưng danh xưng này cũng có cái hay của nó để

hướng chúng ta về vị Thầy Thượng Phẩm, Thầy Cả Chí

Thánh là Chúa Kitô).

Đan sĩ, trước hết, chính là tu sĩ sống đời chiêm niệm cách

đặc biệt hơn trong đan viện tĩnh lặng (dòng kín), và đan sĩ

cũng có thể là linh mục nữa, vì còn tùy thuộc vào nhu cầu

của đan viện, hay ý muốn của đức viện phụ, ý muốn của

Chúa (viện phụ đóng vai trò như bề trên tu viện, nhưng được

gọi là cha, là Abbot, chăm sóc và cai quản mọi đan sĩ trong

đan viện. Viện phụ cũng có mũ, gậy, huy hiệu như giám

mục, nhưng không phải là giám mục, viện phụ không có

thánh chức như giám mục, nhưng lại có chức vị lãnh đạo và

được Hội Thánh công nhận).