74
1 Công án gì ? Lời BBT : Công án là một công cụ không thể thiếu trong các thiền viện mà các thiền sư dùng để hướng dẫn các thiền sinh trên tiến trình tu học tìm đường giải thoát tiến đến Giác Ngộ. Sau đây chúng tôi đã sưu tầm được một số bài viết đã đăng trên các trang mạng về đề tài : Công án là gì ? để quý độc giả có được một ý niệm chính xác về công án. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ các tác giả có bài viết được trích đăng dưới đây. Thiền công án Thiền sư Genjo Marinello (Đạo Pht ngày nay) Thầy Genjo Marinello là Viện Chủ Chùa Dai Bai Zan Cho Bo Zen Ji tại Seattle, Hoa Kỳ. Thầy đã tập Thiền từ năm 1975, xuất gia và thọ giới năm 1980, rồi thọ cụ túc giới năm 1990. Ngòai việc trách nhiệm các chương trình dạy Thiền ở chùa, Thầy còn hành nghề Tham Vấn Về Y Tế

Công án là gìphuocquethuquan.net/images/file/mCPPll__0ggQAFZ6/thien-cong-an-.pdf · đường giải thoát tiến đến Giác Ngộ. Sau đây chúng tôi đã sưu tầm được

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • 1

    Công án là gì ?

    Lời BBT :

    Công án là một công cụ không thể thiếu trong các thiền viện mà các

    thiền sư dùng để hướng dẫn các thiền sinh trên tiến trình tu học tìm

    đường giải thoát tiến đến Giác Ngộ. Sau đây chúng tôi đã sưu tầm được

    một số bài viết đã đăng trên các trang mạng về đề tài : Công án là gì ?

    để quý độc giả có được một ý niệm chính xác về công án. Chúng tôi xin

    chân thành cảm tạ các tác giả có bài viết được trích đăng dưới đây.

    Thiền công án

    Thiền sư Genjo Marinello

    (Đạo Phật ngày nay)

    Thầy Genjo Marinello là Viện Chủ Chùa Dai Bai Zan Cho Bo Zen Ji tại

    Seattle, Hoa Kỳ. Thầy đã tập Thiền từ năm 1975, xuất gia và thọ giới

    năm 1980, rồi thọ cụ túc giới năm 1990. Ngòai việc trách nhiệm các

    chương trình dạy Thiền ở chùa, Thầy còn hành nghề Tham Vấn Về Y Tế

    http://www.daophatngaynay.com/vn/author/admin/

  • 2

    Tâm Thần và là Giám Đốc về Tâm Linh (Washington State Licensed

    Mental Health Counselor and Spiritual Director) tại khu vực Capitol

    Hill của Seattle, và là một thành viên trong hội đồng khoa của đại học

    Antioch University. Bài sau đây của Thiền sư Genjo Marinello nói

    về pháp tu công án. Chỗ này xin mạn phép góp một ý nhỏ nơi đây: Thiền

    sư Genjo Marinello trong bài khuyên rằng nên để công án nơi bụng, tuy

    nhiên theo người dịch thấy, nên để nghi tình về công án ngòai thân, lơ

    lửng dưới tầm mắt, sẽ có lợi hơn và sẽ duy trì dễ hơn, nhất là khi rời oai

    nghi ngồi, tới một lúc chỗ nào mắt nhìn cũng thấy niệm nghi tình hiện

    ra. Nếu thấy khó để niệm ngoài thân, độc giả cũng không nên để niệm

    riêng vào một điểm nào trong thân, mà nên để niệm này ở tòan thân một

    cách tự nhiên. Tùy độc giả sẽ thấy cách nào thích hợp. Tham công án

    khác với tham thọai đầu. Công án là một tích truyện, mang trong đó một

    vấn đề, có khi mang cả nhiều vấn đề. Còn thọai đầu là công án được

    chọn để sẽ hướng về một câu hỏi đơn độc, dễ hướng tâm hơn. Bài của

    Genjo Marinello như sau.

    Công án là các câu hỏi, hay các câu trả lời không ăn nhập với nhau

    nhưng thách thức đối với con người bạn, đối với cái khái niệm nền

    tảng nhất về tự ngã của bạn. Công án như vũ khí sắc bén đâm vào tự

    ngã và từ đó tuôn trào ra Phật Tánh. Công việc của bạn không phải là

    tác chiến hay vật lộn với các cú tấn công này, mà là trung hòa chúng.

    Công án (kung an) xuất phát từ Trung Quốc, tiếng Nhật gọi là Koan, có

    nghĩa là nguyên tắc chung. Trong Thiền tông, các công án được dùng

    như chất xúc tác để đánh thức bản chất sâu thẳm, trong sạch của bạn.

    Công án thường kể lại một cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò, trong đó, câu

    hỏi hay câu trả lời của vị thầy nhằm khai mở bản chất sâu thẳm của vạn

    pháp như chúng là. Có lẽ, công án điển hình, sớm nhất là công án về câu

    chuyện, khi Đức Phật Thích Ca không nói một lời, đưa cành hoa sen lên

    trước hội chúng. Lúc đó, tất cả hội chúng đều im lặng, ngơ ngác không

    hiểu, chỉ trừ tôn giả Ca Diếp mỉm cười.

  • 3

    Công án là một công cụ cao cấp, không có sức mạnh siêu nhiên ẩn tàng

    nào nhưng lại có thể giúp hành giả giác ngộ khi thực hành đúng đắn. Tôi

    từng nghe Thiền sư Genki gọi chúng là ‘cách mở nắp lon’ cho Tâm của

    bạn.

    Công án chỉ nên được dùng sau khi bạn đã vào được chánh định. Chánh

    định là trạng thái của tâm khi tất cả ý niệm, suy nghĩ, cảm thọ, phán

    đoán… đã im bặt, và tâm đã trở nên sáng tỏ, lặng lẽ, phản chiếu một

    cách tự nhiên, trôi chảy tự do trong khoảnh khắc này. Nếu tâm bạn chưa

    đắc định, thì đừng tu tập gì với công án. Công án sẽ quậy lên dòng nước

    của tâm, và nếu tâm đang có sẵn sự hỗn loạn thì pháp tham công án sẽ

    chỉ làm cho mọi chuyện tệ hơn. Đó là lý do vì sao Thiền sư Genki chỉ

    trao cho công án trong khi vào các kỳ nhập thất Sesshins (có sách dịch là

    nhiếp tâm, tiếp tâm, một kỳ thất dài nhiều ngày. LND) trong đó học

    nhân dễ nhập định hơn.

    Công án sẽ KHÔNG được giải đáp. Bất kỳ đáp ứng mô tả nào: kiểu

    có/không, hay kiểu cái này/cái kia… đều sẽ bị bác bỏ. Thường thường,

    công án không cần gì tới lời nói ngôn ngữ. Một vài cử chỉ đột khởi cũng

    là đủ rồi. Đó là lý do vì sao tôi nói công án không được trả lời, nhưng

    được giải quyết.

    Để tham một công án có nghĩa là để một công án hoạt động trong bạn.

    Khi một mức độ chánh định đã đạt được, bạn đưa công án vào tâm. Cách

    khởi công án thích hợp nhất là nêu câu hỏi một cách dịu dàng nhưng liên

    tục vào ý thức. Đừng mất thì giờ tìm cách hiểu công án. Hãy để nó đưa

    tâm của bạn xuyên qua chất vấn này, và đừng có nỗ lực nào giải đáp nó.

    Bất kỳ phân tích nào cũng chỉ làm uổng phí thì giờ, và tận cùng kiểu đó

    chỉ cao lắm là sản xuất ra một câu trả lời kiểu Thiền giả mạo. Công án là

    một khí cụ nhắm tới chỗ diễn dịch, giải thích, bắt chước hay phân tích

    của chúng ta mà đánh vào; và rồi, chỉ sau khi chúng ta cạn kiệt hay là

    buông bỏ hết mọi kiểu khảo sát, điều tra loại đó, thì một mức độ thâm

    sâu hơn của tham cứu mới có thể dò tới được.

    Chỉ khi nào chúng ta có thể thú nhận rằng chúng ta không biết gì hết, thì

    pháp tham công án chân thực mới bắt đầu được. Hãy để công án trong

  • 4

    bụng của bạn, nơi đó có thể khởi đầu như là bạn đã nuốt một quả cầu sắt

    nóng, tới nỗi nó không thể bị tiêu hóa hay trục xuất đi. Thực tế, đôi khi

    sau nhiều năm tu tập, công án sẽ làm phần việc của nó, tâm bạn sẽ mở ra

    trong sự hiểu biết sâu thẳm.

    Công án là các câu hỏi, hay các câu trả lời không ăn nhập với nhau

    nhưng thách thức đối với con người bạn, đối với cái khái niệm nền tảng

    nhất về tự ngã của bạn. Công án như vũ khí sắc bén đâm vào tự ngã và

    từ đó tuôn trào ra Phật Tánh. Công việc của bạn không phải là tác chiến

    hay vật lộn với các cú tấn công này, mà là trung hòa chúng.

    Bất cứ khi nào một công án khởi lên trong tôi, trước khi vào độc tham

    (tham vấn riêng giữa Thầy và trò), tôi để mặc cho nó trôi mất đi; đó là

    bảo đảm tốt nhất rằng [cái] đáp ứng khởi lên trong khi độc tham, hay

    trước mặt vị Thầy, sẽ là [một đáp ứng] tươi mới. Thường thì, đáp ứng

    mà tôi trình trong buổi độc tham gần giống như phản ứng lúc đầu của

    tôi. Tuy nhiên, bằng cách buông bỏ các đáp ứng đầu tiên và kế tiếp đó,

    công án có cơ hội tốt nhất để mở rộng hiểu biết của bạn vào trong sự

    hiển lộ đầy đủ nhất.

    Thí dụ, khi trả lời công án “Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay”, bạn có

    thể hiểu nó là sự VẮNG LẶNG: niềm vắng lặng tịch diệt bao trùm khắp

    vũ trụ, cái tự thân là Đạo. Nhưng những hiểu biết có phần suy lý này

    không nói được gì cả. Khi xem như là một đáp ứng, thì nó đã chết từ lâu.

    Làm cách nào bạn cảm nhận niềm vắng lặng tịch diệt này trong từng

    mảnh thân tâm bạn, và khi điều này được kinh nghiệm một cách trực

    tiếp, thì làm cách nào bạn sẽ hiển lộ được kinh nghiệm của bạn để cho vị

    Thầy hài lòng?

    Hãy can đảm, đừng ngồi yên và đông lạnh; ít nhất hãy nói, “Con không

    biết”. Bất kỳ đáp ứng nào bị Thầy bác bỏ đều sẽ khép lại một ngõ hẹp

    không tới đâu, hay là sẽ đẩy bạn tới một vài hướng mới. Từ từ, vị Thầy

    sẽ giúp bạn gạt bỏ mọi đáp ứng, chỉ trừ một phản chiếu thuần tịnh trong

    trẻo về cái đang được hướng tới. Mỗi công án đòi hỏi một đáp ứng riêng

    biệt, độc đáo, trong khung của câu hỏi. Nếu một công án hệt như một tay

    quyền đánh vào đầu, thì sẽ vô dụng khi đáp ứng bằng cú đá vào ống

  • 5

    quyển. Nếu Thầy đòi có một quả táo, hãy mang tới đủ thứ riêng của bạn;

    nhưng hãy hiểu rằng một quả cam hay một ổ bánh mì sẽ không đáp ứng

    được.

    Công án được xem như hạt giống của tỉnh ngộ. Đôi khi cần một thời

    gian dài lâu để trưởng dưỡng sự gian nan, có khi thời kỳ trưởng dưỡng

    này ngắn và trực tiếp. Muốn giải quyết trọn vẹn một công án, bạn phải

    để cho nó lớn lên trọn vẹn; một công án phải được tự hiển lộ. Để nuôi

    dưỡng và chăm sóc cho một công án, một cách đơn giản và liên tục, bạn

    hãy kích vào cái chăm chú tỉnh biết của bạn, cái cốt tủy của “câu hỏi”

    hay của “cuộc trực diện” đó.

    Thí dụ, nếu công án là “Hãy mang cho tôi tự tánh của tiếng chuông

    chùa” thì trước tiên, chúng ta phải sửa sọan cái nền đất nơi mà công án

    sẽ được trồng vào bằng cách nhập định (tình trạng khi tâm bạn hoàn toàn

    tự nhiên, tĩnh lặng, quân bình, và tỉnh giác tròn đầy). Một khi sự an định

    đã thiết lập (ở các oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm…), chúng ta trồng công

    án một cách liên tục và chăm chú bằng việc đưa công án vào sự tỉnh

    giác, và đặt nó an nghỉ trong bụng mình. Nơi đó, nó sẽ mọc lên và lớn

    dậy mà không cần thêm bất kỳ nỗ lực nào.

    Trong thí dụ đi tìm tự tánh của tiếng chuông chùa, chúng ta hãy để cho

    tiếng chuông chùa vọng lên trong bụng, cho tới khi nó có thể trôi ra khỏi

    người chúng ta mà không có bất kỳ phân biệt suy lý nào. Vào khoảnh

    khắc tỉnh ngộ, quả chín của công án sẽ tự nhiên đứt rời khỏi chúng ta

    như là một đáp ứng rõ ràng mà không chút màu mè nào về “nó” hay

    “tôi”. Lúc đó, không có gì tách rời giữa hành giả và tiếng chuông; chúng

    sẽ là một, mà không có can thiệp nào từ ý thức phân biệt.

    Qua nhiều năm tu tập công án với nhiều Thiền sư khác nhau, tôi đã hiểu

    rằng công án có thể chia làm 5 loại khác nhau. Thực sự, cũng có thể chia

    chi tiết thêm nhiều nhóm phụ nữa, nhưng xét đến tận cùng tất cả cách

    chia đều vô nghĩa, một công án chỉ là một công án thôi.

    Một số công án đòi hỏi sự buông bỏ các hàng rào giữa bạn và thiên

    nhiên chung quanh. Những công án như hãy mang cho tôi tiếng mưa rơi,

  • 6

    tự tánh của đóa hoa, hay một ngọn núi trên một sợi dây thừng, tất cả đều

    đẩy học nhân vào hướng của sự tỉnh giác mở rộng.

    Các công án khác thì đòi hỏi hành giả buông bỏ các rào cản khái niệm

    và giả tạo đang dựng lên giữa chính bạn và Phật. Các công án như, hãy

    mang cho tôi tự tánh của pho tượng [Phật] đứng trên bàn thờ kia, hãy

    đưa cho tôi xem yếu nghĩa việc làm của Thiền Sư (Câu Chi, Sư Ngạn,

    Lâm Tế…); hay là khi hàm răng của ông cắn vào cành cây giữa bờ vực

    mà tay chân đều không bám đâu được, làm sao ông trả lời một câu hỏi

    chân thành xin giải bày pháp yếu (Chân Lý/ Ý chỉ tổ sư)?...

    Một số công án đòi hỏi hành giả mở hết các cửa về đời người bằng cách

    yêu cầu “hãy mang tới cho ta tự tánh của lão già (hay [của] phụ nữ, đứa

    trẻ, hài nhi, thằng bịp, tên ngốc, pháp sư, nhà sư, thầy giáo, cái chết, sự

    sinh, bạn hữu, kẻ thù, niềm vui, nỗi buồn…)”.

    Một số công án đòi hỏi hành giả hiển lộ Đạo trong tự thân (nền tảng của

    Thực Tại, cái vượt qua sinh tử, qua tướng và vô tướng, qua đúng và sai,

    âm và dương, nam và nữ, và qua mọi nhị nguyên khác).

    Cuối cùng, có những công án đòi hỏi hành giả hiển lộ các hành vi bình

    thường. Các công án đẩy chúng ta vào lối này có thể là yêu cầu “hãy

    hiển lộ chân tánh của khắp pháp giới trong khi rửa chén,…”.

    Tất cả các công án đều đòi hỏi chúng ta tỉnh ngộ hiện tiền, và sống trọn

    vẹn với cái hiện tiền đó mà không còn màng lọc nào giữa chúng ta và

    phần còn lại của thực tại.

    Khi thiền công án được tu tập đúng hướng, chúng ta sẽ khám phá rằng

    chính đời sống chúng ta là công án lớn nhất của mọi công án. Bất kỳ trở

    ngại hay hoàn cảnh nào có vẻ như tách rời chúng ta xa khỏi chính chúng

    ta, hay xa khỏi bất kỳ ai hay bất kỳ vật gì khác, đều có thể được dùng

    như một công án. Hãy đưa trở ngại hay nan đề đó vào tâm bạn, như cách

    đã mô tả trên, và chờ cho nó chín cây, và rụng xuống mà không cần tìm

    cách sửa chữa, thay đổi hay phân tích. Bạn sẽ khám phá rằng tất cả các

    trở ngại đều là ảo giác của kiểu này hay kiểu khác của tâm.

  • 7

    Để thấy thực tại một cách rõ ràng là hãy gỡ bỏ hết mọi rào cản bên trong

    bạn, giữa tự ngã của bạn và mọi thứ khác với nó. Tam Tổ của Thiền

    Tông nói rằng không hề có gì cách biệt hay bị lọai trừ, vạn pháp vẫn

    chuyển động và đan vào nhau mà không phân biệt gì.

    Thí dụ, tôi thường bị ám ảnh bởi nhiều loại niệm cứ dường như lập đi

    lập lại không ngừng; nhưng rồi, nếu tôi lui lại khỏi các loại niệm đó, hay

    là [lui khỏi] nỗi đau đớn, và giữ nó một cách dịu dàng và chăm chú

    trong bụng hay trên đùi, rồi trong một trật tự tương đối ngắn thì đợt sóng

    niệm hay nỗi đau đớn đó sẽ tan biến đi, đôi khi lại hiển lộ ra bằng một

    câu chuyện hay một chân lý trước đó chưa thấy. Cũng có lúc, sự nhẹ

    gánh này chỉ là tạm thời, có khi là vĩnh viễn, nhưng luôn luôn với sự tỉnh

    giác chăm chú thì nó có thể giải quyết xong, hay ít nhất là đã có tiến

    triển trong thực hành. Một lần, tôi được hỏi là có phải đáp ứng với một

    công án thì y hệt như đóng kịch không, và tôi nói: “Vâng, y hệt như

    đóng kịch giỏi, nơi mà, trong sự chân thành thuần tịnh, không có gì cách

    biệt giữa người diễn viên với vai mà anh ta đang đóng”.

    ***

    Thiền sư Genjo Marinello là Viện Chủ Chùa Dai Bai Zan Cho Bo Zen Ji

    tại Seattle, Hoa Kỳ. Thầy đã tập Thiền từ năm 1975, xuất gia và thọ giới

    năm 1980, rồi thọ cụ túc giới năm 1990. Ngoài việc chịu trách nhiệm

    các chương trình dạy Thiền ở chùa, Thầy còn làm công tác Tham Vấn

    Về Y Tế Tâm Thần, và là Giám Đốc về Tâm Linh (Washington State

    Licensed Mental Health Counselor and Spiritual Director) tại khu vực

    Capitol Hill của Seattle, đồng thời là một thành viên trong Hội đồng

    khoa của đại học Antioch University. Bài sau đây của Thiền sư Genjo

    Marinello nói về pháp tu công án. Chỗ này xin mạn phép góp một ý nhỏ:

    Thiền sư Genjo Marinello khuyên rằng nên để công án nơi bụng, tuy

    nhiên theo người dịch thấy, nên để nghi tình về công án ngoài thân, lơ

    lửng dưới tầm mắt, sẽ có lợi hơn và sẽ duy trì dễ hơn, nhất là khi rời oai

    nghi ngồi, tới một lúc chỗ nào mắt nhìn cũng thấy niệm nghi tình hiện

    ra. Nếu thấy khó để niệm ngoài thân, độc giả cũng không nên để niệm

  • 8

    riêng vào một điểm nào trong thân, mà nên để niệm này ở toàn thân một

    cách tự nhiên. Tùy độc giả sẽ thấy cách nào thích hợp. Tham công án

    khác với tham thọai đầu. Công án là một tích truyện, mang trong đó một

    vấn đề, có khi mang cả nhiều vấn đề. Còn thoại đầu là công án được

    chọn để hướng về một câu hỏi đơn độc, dễ hướng tâm hơn.

    Đạo Phật Ngày Nay

  • 9

    Công án là gì? Giác Ngộ online

    HỎI: Tôi là một thiền sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu công án.

    Vậy xin quý Báo cho biết công án là gì và có cách nào giúp dễ dàng tiếp

    cận tìm hiểu công án không? (TRẦN VĂN HIỂU, Cần Thơ)

    ĐÁP:Công án nguyên nghĩa

    là án lệ phán quyết chuyện

    phải trái cáo bạch công khai

    trên bảng yết thị của quan

    phủ ngày trước, tạm coi

    tương đương như thông báo

    của Nhà nước ngày nay.

    Việc Thiền tông đem ngôn

    hạnh của Tổ sư các đời ghi

    chép lại dùng để khải thị cho

    kẻ tọa thiền, lâu dần cũng

    thành ra một loại tư khảo,

    hoặc một bài minh nhắc nhở

    ghi khắc bên cạnh người ngồi

    thiền. Vì ngôn hạnh của các

    Tổ sư được ghi chép lại như

    vừa nói trên cũng mang ý

    nghĩa như một cáo bạch

    chính thức, một công án của

    chính phủ, tức đầy đủ tính

    cách trang nghiêm bất khả

    xâm phạm, lại cũng giúp khải

    phát tư tưởng, cung ứng tư

  • 10

    duy cho người nghiên cứu Thiền, đồng thời cũng làm phép tắc khuôn mẫu

    để đời sau nương nhờ, cho nên mới gọi là công án.

    Phong khí này xuất hiện ban đầu từ đời Đường, đến nhà Tống thì thật

    thịnh hành. Căn cứ vào sách Cảnh Đức truyền đăng lục, có người cho rằng

    tổng số công án ở Trung Quốc ước khoảng 1.700, nhưng thật ra không

    đúng như thế, vì một số công án chỉ là các mẫu đối cơ giữa sư đồ hay đấu

    cơ phong giữa các thiền sư với nhau.

    Thật ra ngày nay, ngay cả các câu đối đáp dí dỏm, hóm hỉnh đượm tính mí

    mửng hàm chứa cơ lược của các Tăng sĩ hay cả cư sĩ cũng có thể coi là

    công án hiện đại trong một chừng mực nào đó. Mà ngay cả các công án

    chính thức cũng thường có sự trùng lắp hay chỉ là mượn ý cũ thay cách nói

    mới, hoặc chưa hội đủ tính tham cứu nên theo sự nhận định chung của các

    nhà nghiên cứu công án thì con số có thể chấp nhận vào khoảng 500 tắc

    (mẩu chuyện).

    Thuở ban sơ, Thiền tông chỉ có độc gia ngữ lục nên sách chuyên về công

    án không có. Dần dần ngữ lục ra đời ngày càng nhiều nên mới có các loại

    sách chuyên vựng tập công án, trong đó nổi tiếng nhất là Bích nham lục,

    Thung dung lục, Vô môn quan, Cảnh Đức truyền đăng lục, Nhân thiên

    nhãn mục, Chỉ nguyệt lục, Tục Chỉ nguyệt lục v.v... Trong công án phần

    nhiều có một chữ hay một câu nói ngắn nêu ra để cho người học tham cứu

    gọi là “Thoại đầu”, như hỏi: “Con chó có Phật tính không?”, đáp:

    “Không”, thì mẩu đối thoại này gọi là công án, mà chữ “Không” là một

    thoại đầu (Vấn “Cẩu tử hữu Phật tính dã vô?”. Đáp “Vô”).

    Nếu khi tham thiền mà nhằm công án hạ công phu thì gọi là “Tham thoại

    đầu”.

    Riêng công án mà sư gia dùng ngôn ngữ để khai thị học nhân thì gọi là

    “Thoại đầu công án”.

    Theo lý thuyết mà nói thì người ta không thể dùng luận lý (la tập) để suy

    đoán hoặc dùng kiến thức để giải thích ý nghĩa công án vì tinh thần Thiền

    tông vượt qua khỏi ý nghĩa của từ ngữ hoặc sự suy lường của thế trí. Do

  • 11

    đó mà sư gia thường sử dụng tính cách “Không thể dùng luận lý” để giúp

    họ thể chứng chân tánh.

    Hàm nghĩa trọng yếu của công án gồm có 5 phần :

    1. Là công cụ giúp cho ngộ Thiền.

    2. Là phương pháp giúp mình tự khảo nghiệm trình độ Thiền

    3. Là khuôn phép tạo uy lực Thiền

    4. Là dấu đóng xác minh được ấn chứng

    5. Là chỉ điểm rốt ráo để ngộ Thiền.

    Rất nhiều người phản bác việc lý giải công án Thiền, nhất là hướng dẫn

    Tăng Ni sinh tìm hiểu công án. Nói xin sám hối, ngoại trừ một số tác gia

    thật sự hiểu công án nhưng muốn để hàng hậu học tự xúc phát trực giác

    mà ngộ, còn thì không thiếu chi sư gia đã lợi dụng đặc tính “bí hiểm” trên

    để che đậy chỗ hạn chế của mình vì đúng là không ai có thể lý giải giùm

    người khác cái trực giác mà chính họ phải tự bộc phát lấy để ngộ Thiền,

    nhưng trong một chừng mực vừa phải nào đó, thầy dạy có thể gợi ý để

    giúp học đồ mau chóng phần nào thấy được hướng mở khóa để hiểu sơ bộ

    ngoại vi mật ý công án để rồi sau đó cảm thụ sâu thẳm tự khoái trá thế

    nào, nhấm nháp hương vị công án ra sao là tùy căn cơ, tâm cảnh của mỗi

    người.

    I. Điều kiện tối thiểu cần có để hiểu sơ bộ công án

    Trước một công án Thiền tông bằng Hán văn, các thiền sinh chí ít cần có

    một số điều kiện tối thiểu để có thể tạm lãnh hội được dễ dàng mau chóng

    ý Thiền nằm trong đó:

    1. Trước hết có khả năng đọc nguyên văn chữ Hán 2. Biết thành ngữ điển cố đời thường

    3. Biết thành ngữ điển cố Thiền tông

    4. Biết phong tục tập quán chủ yếu Trung Hoa cổ đại (hoặc Á Đông nói

    chung)

    5. Biết các thuật ngữ và dụng ngữ Thiền lâm

    6. Đọc sâu hiểu rộng Thiền sử

    7. Cảm thụ được Thiền cơ, nhất là tính u mặc (tếu)

  • 12

    8. Có năng khiếu nhạy bén thiên bẩm để lãnh hội được Thiền chỉ v.v...

    Xin đơn cử một vài thí dụ:

    1- Điều kiện thứ nhất: Không cần phải nêu thí dụ gì cả vì bất cứ ai muốn dịch giải công án Thiền

    tông hệ chữ Hán thì đương nhiên phải chuyên sâu Hán văn cổ.

    2-Biết thành ngữ điển cố đời thường :

    Như công án sau đây:

    Có ông tăng hỏi Thiền sư Tuệ Minh :

    -Thế nào là bản lai diện mục ?

    Tuệ Minh đáp :

    -Một lời nói ra, ngựa tứ khó theo!

    Nếu biết thành ngữ đời thường “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” có

    nghĩa là :

    “Lời nói khi thốt ra thì đi nhanh đến nỗi loại tuấn mã là ngựa kéo xe từ

    cũng không đuổi theo kịp” ta sẽ suy diễn rộng ra ý Thiền sư muốn nói là :

    “Nếu dùng lời lẽ thì đã rời quá xa chân lý không còn có thể nắm bắt được,

    tức Thiền bất dụng ngôn ngữ.

    3- Biết thành ngữ điển cố Thiền tông:

    Như công án dưới đây:

    “Tăng hỏi: “Người xưa nói: “Thiền Như Lai thì kể như huynh đã hiểu, còn

    Thiền Tổ sư thì nằm mộng cũng chưa thấy”. Xin hỏi Thiền Như Lai và

    Thiền Tổ sư giống và khác nhau thế nào ?

    Sư đáp: “Mũi tên đã bay qua đến Tân La!”.

    Nếu biết Tân La là tên xưa của nước Triều Tiên được Thiền lâm dùng để

    chỉ nơi xa xăm thì ta sẽ hiểu thành ngữ: “Mũi tên đã bay đến nước Tân La

    (Nhất tiễn quá Tân La)” được Thiền sư dùng để chỉ “Thiền cơ đã qua mất

    rồi” nhằm khai thị ông Tăng là khi dùng tâm chấp thủ hỏi Tổ sư Thiền là

    Như Lai Thiền tức có ý so sánh nọ kia mà không biết cả hai chỉ là một thì

    đã để vuột mất Thiền cơ rồi vậy.

    4- Biết phong tục tập quán, chủ yếu Trung Hoa cổ đại:

  • 13

    Như công án sau đây:

    Tăng hỏi: “Thế nào là tự kỷ?”. Sư đáp “Vua chốn triều đường, tướng quân

    ngoài biên ải”.

    Nếu biết phong tục tập quán xã hội phong kiến Trung Quốc trước kia, ta

    sẽ hiểu câu trả lời của sư có ý nói: “Chính mình là kẻ tối thượng, là kẻ

    quyền uy đối với mình như ông vua ở chốn triều đình và ông tướng chỉ

    huy ngoài biên ải quyền lực vô biên”.

    Hoặc công án:

    Hỏi: “Ý Thiền và ý Giáo giống hay là khác?”.

    Sư đáp: “Quan Thượng thơ họ Lý, quan Bộc xạ họ Vương”.

    Nếu biết được tổ chức quan viên đời Đường chức Thượng thơ và Bộc xạ

    ngang nhau thì ta sẽ hiểu ý Thiền sư muốn khải thị ý Thiền và ý Giáo tên

    tuy gọi khác nhưng thực chất là một.

    5- Biết các dụng ngữ Thiền tông:

    Như công án dưới đây:

    Tăng hỏi: “Thế nào là Tổ sư Tây Lai Ý?”. Sư Động Sơn đáp: “Chờ khi

    nào nước khe trong động chảy ngược lên dốc sẽ nói cho ngươi nghe”.

    Nếu biết “Tổ sư Tây Lai Ý” là thuật ngữ Thiền dùng để chỉ “Ý chỉ của

    Thiền tông” thì ta sẽ hiểu ngay câu trả lời của Thiền sư Đông Sơn là “Chỉ

    ý của Thiền tông là một sự kiện bất khả tư nghì, không thể dùng ngôn ngữ

    văn tự mà lý giải được. Vậy kẻ nào muốn dùng ngôn ngữ để nói bàn về Tổ

    sư Tây Lai Ý thì đã làm một việc vô lý xuẩn ngốc như muốn nước khe

    trong động chảy ngược lên dốc cao!”.

    6- Đọc sâu hiểu rộng Thiền chỉ:

    Như công án sau đây:

    Tăng hỏi Ba Lăng: “Thế nào là tông phong của Đề Bà?”.

    Ba Lăng đáp:

    - Trong chén bạc chứa đầy tuyết.

    Có thông Thiền sử ta mới biết được Đề Bà tông là tông phong của ngài Ca

    Na Đề Bà, mà Ca Na Đề Bà là truyền tự của ngài Long Thọ, làm Tổ thứ

    15 của Thiền tông Tây Thiên nổi danh dùng biện tài để diệt tà kiến ngoại

    đạo. Còn ngài Ba Lăng là hậu tự của Vân Môn Văn Yển cũng nổi danh với

  • 14

    chủ trương “Biện tài vô ngại”. Có nắm được các chi tiết trên, ta mới hiểu

    câu hỏi của ông Tăng là “Thiền pháp của Ba Lăng giống Thiền pháp Đề

    Bà như thế nào”, để rồi sau đó hiểu luôn câu trả lời của Ba Lăng là Thiền

    pháp hai người tuy giống mà cũng có chỗ dị biệt, như bạc và tuyết đều

    cùng màu trắng giống nhau, nhưng bạc là kim loại, còn tuyết là nước

    đông”.

    7- Cảm thụ Thiền cơ:

    Thiền cơ rất khó nắm bắt, gặp thuận duyên thì phải chộp ngay, nhưng

    không phải dễ, mà cần có sự bén nhạy thiên phú như gặp công án sau đây:

    Ni cô tên Huyền Cơ đến tham vấn Hòa thượng Tuyết Phong. Tuyết Phong

    hỏi: “Từ xứ nào đến?”.

    Đáp: “Từ núi Đại Nhựt (Mặt trời lớn) đến”.

    Phong hỏi:

    - Mặt trời lên chưa?

    Đáp: “Nếu mặt trời lên thì nung chảy núi Tuyết (Tuyết Phong) còn gì?”.

    Tuyết Phong hỏi:

    - Ni cô tên gì?

    Đáp: “Huyền Cơ (máy dệt)”

    Phong hỏi hóm hỉnh:

    - Mỗi ngày dệt nhiều ít?

    Đáp: “Tấc tơ chẳng dính”.

    Nói xong bèn lễ bái mà lui. Vừa trở lui ba bốn bước thì Tuyết Phong gọi

    giật lại bảo: “Góc cà sa quét đất kìa”.

    Ni quay đầu lại nhìn, Tuyết Phong nói:

    - Đúng là “Tấc tơ chẳng dính” thứ thiệt đấy!

    Đối với công án “Thốn ti bất quải” này, các thiền sinh ngoài kiến thức

    thông thường còn phải có một cơ phong bén nhạy để nắm bắt vì đây là

    một cuộc đấu Thiền cơ lý thú giữa một ni cô và một thiền sư “nặng ký”.

    Đầu cuộc gặp gỡ là hai bên xuất độc chiêu ngay.

    Ni cô vừa cho biết mình ở núi Đại Nhựt đến là Tuyết Phong hỏi kiểu chơi

    chữ ngay “Mặt trời lên chưa” vì Đại Nhựt có nghĩa thông thường là mặt

  • 15

    trời lớn, vậy là 1-0.

    Ni cô chẳng phải tay vừa, phản pháo lại ngay “Nếu mặt trời lên thì sẽ nung

    cháy ngọn núi tuyết rồi còn gì”, tức nung chảy sư Tuyết Phong vì Tuyết

    Phong, pháp hiệu của sư, có nghĩa là núi tuyết. Chơi chữ gặp chơi chữ thế

    là 1-1.

    Tuyết Phong lại xuất độc chiêu chơi chữ kế tiếp vì khi Ni cô cho biết mình

    tên Huyền Cơ là sư hỏi ngay “Ngày dệt được bao nhiêu” vì thời xưa

    “huyền cơ” có nghĩa là cái khung dệt vải. Thế là 2-1.

    Ni cô nào phải thứ dễ nuốt nên lại xuất quái chiêu phản độc chiêu khi

    dùng dụng ngữ “Thốn ti bất quải” vốn có nghĩa chốn Thiền lâm là “Tâm

    tính không vướng nhiễm chút bụi bặm” để vừa trả lời sát sườn câu hỏi của

    Tuyết Phong vừa chứng tỏ mình tâm tính đã sạch làu làu. Thế là lại 2-2.

    Tuy nhiên khi ni cô vừa lễ tạ lui ra đôi ba bước thì sụp vào cái bẫy tuyệt

    chiêu của Tuyết Phong vì bất thình lình sư gọi giật lại bảo cho biết là góc

    áo cà sa phết đất, và vì mất cảnh giác ni cô bất chợt quay lại nhìn nên bị sư

    nói mỉa “A, đây là tấc tơ chẳng dính thứ thiệt đấy” có nghĩa chê ni cô chỉ

    nói được chứ chưa thật sự “Tâm tính chẳng nhiễm chút bụi trần”. Rốt lại

    thì 3-2.

    Các thiền sinh ta ơi, thật ra mọi công án đều hàm chứa đủ tính bí hiểm, u

    mặc như công án “Thốn ti bất quải” này, cho nên một số điều kiện tạm

    nêu ra chỉ là để gợi ý, còn đứng trước một công án, bao giờ các thiền sinh

    cũng phải vận dụng tối đa phần trực giác bén nhạy để mà tự ngộ vậy!

    II. Một số kinh nghiệm thực tiễn

    Công án là một hình thức khải thị sâu kín chỉ ý Thiền tông. Vậy muốn tìm

    hiểu sơ bộ chỉ ý Thiền để làm phương hướng giúp trực giác tự phát lãnh

    hội phần sâu thẳm thì các thiền sinh nên chú tâm đến phạm trù chỉ ý. Thật

    ra về phương diện tuyệt đối thì chỉ ý là phần bất khả tư nghì, là thánh ý

    không thể dùng ngôn ngữ văn tự phàm tình để mong nắm bắt, nhưng ở

    một chừng mực tương đối nào đó thì chỉ ý này bao hàm một số nguyên lý

  • 16

    nằm trong chủ trương và tinh thần Thiền tông. Thiền tông dựa trên tinh

    thần tự chủ, sùng thật và cách tân (còn gọi là thích nghi) và đưa ra chủ

    trương Bất lập ngôn ngữ văn tự, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm truyền tâm,

    trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.

    Từ tinh thần và chủ trương này, Thiền tông mặc nhiên nêu một số quy

    định, cụ thể tạm kê ra theo vài phạm trù đại khái như sau:

    1. Nói là sai, là lìa xa đạo lý

    2. Mình là chủ tể của chính mình (Tự kỷ Phật)

    3. Đạo lý không tự ngoài mình mà có được

    4. Thiền bình thường giản dị

    5. Thiền cụ thể hiện tiền

    6. Thiền không chủ trương thần thông

    7. Phải phản quan tự kỷ

    8. Nhất tâm bất sinh, vạn pháp chí lý.

    Từ mấy quy luật tạm nêu trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số thí dụ

    tương ứng như:

    1- Nói là sai, là lìa xa đạo lý

    Trong công án “Đại Chứng chỉ thạch sư tử”, Tuệ Trung Quốc sư chỉ con

    sư tử đá yêu cầu hoàng đế Đường Túc Tông hạ một chuyển ngữ. Đế lắc

    đầu bảo sư nói. Sư tạ tội không nói được.

    Gặp loại công án này, các thiền sinh hãy tập trung ý vào phạm trù “Nói là

    sai đạo lý” vì sư tử đá tượng trưng cho bản lai diện mục mà bản lai diện

    mục thì không thể dùng lời lẽ mà nói bàn được nên cả vua lẫn quốc sư đều

    lắc đầu chào thua.

    2- Mình là chủ tể của chính mình

    Hai Thiền sư Thản Nhiên và Hoài Nhượng hỏi: “Thế nào là Tổ sư Tây Lai

    Ý?”. Thiền sư Tuệ An đáp: “Sao không tự hỏi chỉ ý của chính mình”.

    Gặp loại công án này, các thiền sinh hãy chú ý tới phạm trù “Mình là chủ

    tể của chính mình”. Từ đó sẽ hiểu ý thiền sư muốn khải thị “Tự kỷ ý” là

  • 17

    phần quan trọng sao không tự hỏi mà đi hỏi chi Tổ sư Tây Lai Ý.

    3- Đạo lý không từ bên ngoài mà có được

    “Thiền sư Triệu Châu làm hỏa đầu đóng cửa bếp đốt lửa khói xông lên mù

    mịt rồi la toáng lên “chữa cháy - chữa cháy”. Mọi người chạy đến, sư bảo:

    “Hãy nói đúng thì ta mới mở cửa”. Mọi người không biết làm thế nào. Sư

    Nam Tuyền đến đút chìa khóa qua song cửa, sư liền mở”.

    Gặp loại công án này, các thiền ni sinh nên chú ý tới phạm trù “Đạo lý

    không từ ngoài mà có được”. Vì lửa khói tượng trưng cho phiền não. Dẹp

    tan phiền não là tự mình chứ không nhờ người ngoài giúp được, tức đạo lý

    không từ bên ngoài mà có được.

    4- Thiền bình thường giản dị

    Nửa đêm sư Trí Thông la to lên: “Ta ngộ rồi, ta ngộ rồi”, làm mọi người

    đều nhốn nháo. Qua hôm sau tại pháp đường, được trụ trì hỏi ngộ cái gì thì

    sư bảo “Ni cô là phụ nữ”. Trụ trì phải nhận là đúng.

    Gặp loại công án này, các thiền sinh phải chú ý tới phạm trù “Thiền bình

    thường giản dị như” như Sư cô là phụ nữ (còn Tăng là đàn ông).

    5- Thiền cụ thể hiện tiền

    Tăng hỏi Triệu Châu: “Kính nghe Hòa thượng từng tham vấn ngài Nam

    Tuyền phải không?”. Sư đáp bâng quơ: “Ở Trấn Châu có sản sinh một củ

    cải to”.

    Gặp loại công án này, các thiền ni sinh phải chú ý tới phạm trù “Thiền cụ

    thể hiện tiền” bởi ý sư Triệu Châu muốn khải thị là chúng ta nên chú ý đến

    sinh hoạt thiết thực hiện tiền, nếu không thì lời nói vàng ngọc của ngài

    Nam Tuyền không có giá trị cụ thể bằng một củ cải nuôi được người dân

    hàng ngày.

    6- Thiền không chủ trương thần thông

  • 18

    Trong công án “Hương Nghiêm nguyên mộng”, Thiền sư Quy Sơn Linh

    Hựu ngủ trưa dậy, bảo hai đệ tử là Ngưỡng Sơn Tuệ Tịch và Hương

    Nghiêm Trí Nhàn bàn giải giấc mộng của mình. Ngưỡng Sơn bèn bưng

    một chậu nước và cái khăn tới cho sư lau rửa mặt mày, còn Hương

    Nghiêm thì bưng đến một tách trà nóng cho sư uống sau khi rửa mặt.

    Gặp loại công án này, các thiền sinh nên chú ý phạm trù Thiền tông không

    chủ trương thần thông huyền bí" mà thực tế hiển hiện vì đối với người mới

    thức dậy, đoán mộng là chuyện thần thông đâu đâu sao bằng cụ thể mang

    nước khăn đến rửa mặt rồi chén trà nóng thấm giọng.

    7- Phản quan tự kỷ

    Thiền sư Vân Môn dạy rằng: “Ai ai cũng có sẵn quang minh vậy mà khi

    nhìn lại không thấy, chỉ thấy tối mò. Mà ánh sáng quang minh là cái gì?

    Là cổng chùa, nhà kho”.

    Gặp loại công án này, các thiền sinh phải chú ý đến phạm trù, “Phản quan

    tự kỷ” vì ai ai cũng có ánh quang minh mà vì không tự nhìn lại mình, mải

    lo đi tìm tự đâu đâu mà nào có biết ánh quang minh chỉ là những vật bình

    thường giản dị như nhà bếp, cổng chùa.

    8- Nhất tâm bất sinh, vạn pháp chí lý

    Trong công án “Bản lai diện mục vô sinh diệt”, Thiền sư Triệu Châu nói:

    “Phật bằng vàng không chịu nổi lò nung. Phật bằng gỗ không chịu nổi lửa,

    Phật bằng đất không chịu nổi nước, chỉ có chân Phật là an nhiên”.

    Gặp loại công án này, các thiền sinh phải chú ý đến phạm trù “Nhất tâm

    bất sinh, vạn pháp chí lý” vì Phật bằng chất gì cũng bị vật chất hủy hoại,

    chỉ có chân Phật tự tánh bảo nhiệm ngồi nghiêm bên trong không bị nước

    lửa hủy hoại, biểu thị nhất tâm bất sinh đồng với vạn pháp chí lý.

    Các thiền sinh của tôi ơi, viết đến đây tôi tự cảm thấy các điều mình vừa

    trình bày đều vô nghĩa vì ở mỗi công án đều dung chứa đồng lúc nhiều

    phạm trù nên càng phân tích chiết trung càng bế tắc... và thấy được phạm

    trù thiên hình vạn trạng ở các công án đâu phải là chuyện một bài hỏi đáp

  • 19

    chỉ ra được. Vậy thì chung quy cũng quay lại nguyên tắc mỗi thiền sinh

    trước công án phải vận dụng trực giác bén nhạy thôi!

    Lý Việt Dũng

  • 20

    Công Án Là Gì? 15/08/2010 )

    Thích Đức Thắng Nhuận Bảo Hà Minh Triết

    (www.quangduc.com)

    HỎI: Tôi là một thiền sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu công

    án. Vậy xin quý Báo cho biết công án là gì và có cách nào giúp dễ

    dàng tiếp cận tìm hiểu công án không? (TRẦN VĂN HIỂU, Cần Thơ)

    ĐÁP:

    Mục đích của tu Tổ Sư Thiền là làm ngưng lại dòng tâm ý thức

    (thường lưu) trôi chảy liên tục trong tâm con người từ thời vô thuỷ.

    Chư Tổ Sư dùng cơ xảo để làm cho đương cơ bật ngược lại, vượt qua

    bức màn vô minh từ thời vô thủy, vượt qua luôn bờ bên kia của vô

    thủy vô minh, hoàn toàn giác ngộ, như vàng đã tôi luyện, loại bỏ hết tạp

    chất.

    Bản thể chân tâm của chúng ta vốn thanh tịnh, nhưng vì một niệm bất

    giác, tức nhất niệm vô minh sinh khởi, nên sinh ra ý thức phân biệt, gây

    thành có ta, có cái không phải ta, sinh ra đối đãi, từ đó dòng tâm ý thức

    tham sân si dấy lên, ngày càng dầy đặc, càng trôi lăn trong vòng sinh tử

    luân hồi tạo nghiệp trả quả, vay trả không ngừng. Nay muốn trở về cội

    nguồn thì phải dừng được dòng tâm ý thức. Nghĩa là dừng lại những tạo

    tác của ý thức thường nghiệm, luồng tư tưởng, những ý niệm và nhận

    thức.

    Thoạt kỳ thủy, chưa có công án, mà chỉ là cơ xảo của chư Tổ, tùy theo

    theo căn cơ của người đối diện mà tháo gỡ vướng mắc đã khiến họ kẹt

    cứng, không hội nhập lại bản thể được, thí dụ như Lục Tổ hỏi thượng tọa

    Huệ Minh:

    http://thuvienhoasen.org/author/post/34/1/thich-duc-thanghttp://thuvienhoasen.org/author/post/40/1/nhuan-baohttp://thuvienhoasen.org/author/post/41/1/ha-minh-triet

  • 21

    - Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng

    tọa Minh?

    Nghe câu đó, thượng tọa Minh ngơ ngác, trong một sát na dòng tâm ý

    thức bị khựng lại, bản thể hiển lộ lập tức. Những thí dụ như trong một

    ngàn bảy trăm công án đều là những câu vấn đáp của chư Tổ, chính là để

    đương cơ "khựng ngay dòng ý thức lại". Mỗi vị đều có những câu khác

    nhau, tùy theo nhận xét của thầy mà đưa câu hỏi cho trò.

    Người sau thấy những câu hỏi đáp đó đã giúp khai ngộ cho đệ tử, bèn

    thu thập lại, rồi đề ra cho người tới xin tu, cho họ một câu, gọi là "một

    tắc công án", để họ tự hỏi hoài, thành ra một nỗi thắc mắc nhân tạo, coi

    như dụng cụ để giúp người tu thiền có thể ngưng đọng tâm tư, tạo được

    khối nghi, chờ một ngày kia có trợ duyên, khối nghi bùng vỡ, là Ngộ.

    Càng về sau, tâm tư con người càng phức tạp, biện luận càng nhiều.

    Người tu dùng công án để tạo thắc mắc, nghi tình thì ít, đem công án ra

    để bình giải thì nhiều, công án nhà Thiền biến thành công cụ để bình

    luận văn thơ, đã không giúp cho dòng ý thức ngưng, còn khai triển ra đủ

    loại tư tưởng đối nghịch, biến thành trò chơi chữ nghĩa. Trong trường

    hợp đó, công án không còn phục vụ sứ mạng tạo nghi tình, lại lấp bít

    con đường đi tới giác ngộ chân chính. (BBT)

    Như vậy:

    (1) “công án Thiền không phải là một đối tượng nhận thức, vì cứu

    cánh của chúng vượt lên trên ngôn ngữ chấp trước của tri thức, đó là một

    cảnh giới mà kinh Bát Nhã gọi là" VÔ SỞ ĐẮC," kinh Kim Cương gọi

    là"VÔ SỞ TRỤ," kinh Lăng Già gọi là"CẢNH GIỚI CỦA THÁNH TRÍ

    TỰ CHỨNG." (Xem thêm: CÔNG ÁN THIỀN VÀ VẤN ĐỀ NHẬN

    THỨC - Thích Đức Thắng)

    (2) “Công án thiền cũng là ngôn ngữ, là hành động nhưng chúng ta

    không thể hiểu nó bằng tư duy, phân biệt hay suy lường, mà chỉ có thể

    thâm nhập nó, "biết" nó bằng trực giác. Thế nên những công án Thiền

    không phải là đối tượng để cho chúng ta có thể tiếp cận hay hiểu nó

    bằng cảm quan, tình thức, bằng học vấn, suy tư hoặc có thể mổ xẻ,

    lý giải bằng ngôn ngữ, văn tự theo cách hiểu thông thường. Nghĩa là

    những Thiền ngữ này, tức phương tiện khai thị của các Thiền-sư hoàn

    http://thuvienhoasen.org/p33a3662/1/cong-an-thien-va-van-de-nhan-thuchttp://thuvienhoasen.org/p33a3662/1/cong-an-thien-va-van-de-nhan-thuc

  • 22

    toàn chẳng giống như những bài toán, những luận đề hay là những lý

    thuyết khoa học mà con người có thể biện biệt, phân tích, luận bàn đúng

    sai phải trái, để rồi dẫn đến một kết luận tương đối hay cho ra một đáp

    án khả dĩ số đông chấp nhận được. Bản chất và công năng của Công án

    Thiền hoàn toàn không phải như thế…” (Xem thêm: ĐÔI NÉT VỀ

    THIỀN CÔNG ÁN - Nhuận-Bảo)

    (3) “…Sau khi lược sơ 200 trang của chương “Tu Tập Công Án: Phương

    Tiện Chứng Ngộ”, trong Essays in Zen Buddhism”của soạn giả Daisetz

    Teitaro Suzuki, mà dịch giả Trúc Thiên và thượng tọa Tuệ Sỹ dịch

    là Thiền Luận chúng ta đã thấy rõ rằng: 1 – Tác giả Suzuki chủ trương

    “không thể dùng tâm ý thức, suy tư tìm hiểu, kiến giải, để khán Công

    Án, Thọai Đầu”. 2 – Đề lên rất cao tầm quan trọng của “nghi tình” trong

    khán Công Án. 3 – Ông không dạy “giải công án”. (Xem thêm: QUAN

    ĐIỂM CỦA DAISETZ SUZUKI VỀ CÔNG ÁN - Hà Minh Triết)

    “..Để thay lời kết luận, chúng tôi (Thượng tọa Thích Đức Thắng) tha

    thiết yêu cầu mọi người trong chúng ta, hãy vì sự nghiệp giải thoát của

    mọi người, mà ngưng đi những việc làm tai hại đó (gỉai công án), vì

    chúng không có lợi, mà ngược lại sẽ có hại cho chính ngày hôm nay và

    ngay cả mai sau; bởi vì chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp tình trạng căn

    cơ của họ nghiêng nặng về lý trí phân biệt. Cho nên đối với những người

    học Đạo, họ chỉ biết đắm mình vào thế giới ngôn ngữ văn tự, để rồi bị

    chúng đánh lừa trở thành nô lệ, và tự thỏa mãn cho đó là cứu cánh, đáng

    lý ra chúng chỉ là phương tiện bị vượt qua, nên đức Phật Thích Ca đã

    từng tiên liệu trong kinh Lăng Già ngài đã phủ nhận: "Bốn mươi chín

    năm ta chưa hề nói lời nào." Thế mà cái hậu quả ấy vẫn xảy ra, càng

    ngày càng thêm tệ hại không phương cứu chữa! Chúng ta nên quay nhìn

    lại xem cái kiến thức, mà chúng ta đã nỗ lực thâu lượm nhờ vào ngôn

    ngữ văn tự, tư duy học hỏi đó, có phải là cái bản lai diện mục xưa nay

    của chúng ta hay không? Hay đó chỉ là cái quái thai của vọng thức điên

    đảo phân biệt? Vậy thì cái bộ mặt thật xưa nay của chúng ta nó ở đâu?

    Hãy cẩn thận! Đừng tự đánh lừa mình! Đừng đánh lừa mọi ngườí! Hãy

    tự thực hành theo những lời dạy của đức Phật, cho dù chỉ là một chữ hay

    một câu đi chăng nữa, nếu chúng ta thực hành thấu đáo vượt qua khỏi

    chúng, thì đó là một việc làm lợi ích, chứ không phải học hỏi so sánh đối

    chiếu thiên kinh vạn quyển qua ngôn ngữ này ngôn ngữ nọ, để hiểu biết

    http://thuvienhoasen.org/p33a3661/1/doi-net-ve-thien-cong-anhttp://thuvienhoasen.org/p33a3661/1/doi-net-ve-thien-cong-anhttp://thuvienhoasen.org/p33a3660/1/quan-diem-cua-daisetz-suzuki-ve-cong-anhttp://thuvienhoasen.org/p33a3660/1/quan-diem-cua-daisetz-suzuki-ve-cong-an

  • 23

    những lời dạy của đức Phật, rồi đem ra bàn luận mổ xẻ phân biệt chúng

    đúng sai chi li qua sách vở hay lời nói, rốt cuộc tham vẫn còn tham, sân

    vẫn còn sân, và si vẫn còn si. Đó không phải là mục đích tối hậu của

    những lời dạy đức Phật, mà mục đích tối hậu của đức Phật là thực hành

    giải thoát tất cả mọi trói buộc của tham-sân-si ngay trong cuộc sống này,

    chứ không phải học để biết tham sân si. Như thế chúng ta học để làm gì

    cho phí công vô ích, trong khi chúng không can hệ gì đến vấn đề giải

    thoát tham-sân-si!? ." (Xem thêm: CÔNG ÁN THIỀN VÀ VẤN ĐỀ

    NHẬN THỨC - Thích Đức Thắng)

    http://thuvienhoasen.org/p33a3662/1/cong-an-thien-va-van-de-nhan-thuchttp://thuvienhoasen.org/p33a3662/1/cong-an-thien-va-van-de-nhan-thuc

  • 24

    Thiền Công Án Thích Chơn Thiện

    www.budsas.org

    Thực Chất Của Công Án

    Thật là lúng túng khi bàn đến Công án Thiền. Hỏi Công án là gì cũng

    như hỏi Chân như là gì hay Diệu nghĩa của Phật pháp là gì!

    Làm sao đặt chân đến đó với ngôn ngữ khái niệm quá nghèo nàn, giới

    hạn?

    Ðề cập đến Công án một cách gián tiếp, phủ định chăng? Nếu bằng cách

    đó thì chúng ta đã trở lại ngôn ngữ mà Công án sử dụng.

    Mở cửa Công án bằng những Công án mới chăng? Cách này chỉ đem lại

    cho người đọc thêm lúng túng, mà vấn đề Công án vẫn bỏ ngõ.

    Người viết bèn phương tiện mượn ngôn ngữ nhật dụng để nói đến Công

    án, nhưng nói với thái độ đầy cẩn trọng.

    Tông chỉ của Thiền Công án (hay Thiền Tổ sư) là: "Giáo ngoại biệt

    truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành

    Phật" (truyền riêng ngoài giáo, không lập văn tự, chỉ thẳng tâm người,

    thấy tánh thành Phật). Do đó, Công án Thiền thật sự dành riêng cho căn

    cơ đặc biệt thích hợp với nó. Tiếng hét, tiếng bổng, lời lẽ v.v... hình như

    chỉ đến riêng với hành giả đang đối diện với Thiền sư ở một thời điểm

    đặc biệt nào đó. Mỗi Công án, vì vậy, có một tác dụng riêng. Ðiểm

    giống nhau của các Công án là trợ giúp hành giả bừng ngộ. Nói đến Ngộ

    là nói đến ngộ tự tánh, hay pháp tánh. Như thế, dù đối tượng nắm giữ có

    khác nhau, thời gian nắm giữ đối tượng có dài ngắn khác nhau ở mỗi

    hành giả, chung qui chỉ có một việc: thế nào để làm hiển lộ tâm giữa

  • 25

    đám sương mù của vọng niệm. Nếu không phải thế thì chúng ta không

    có gì để bàn đến Công án cả; trong ý nghĩa đi tìm giải thoát từ nó.

    Thật ra không phải chỉ có Công án Thiền hay ngôn ngữ Thiền Công án

    là khó hiểu, bí mật, mà mọi sự vật đang trình diện trước mắt ta, gồm cả

    ngôn ngữ khái niệm, cũng đầy bí mật cả. Bởi vì, thấy rõ thật nghĩa, thật

    tướng của chúng tức là thấy rõ Chân tính hay Niết bàn. Thế giới mà ta

    gọi là "hiện tượng giới" hay "thế giới vật lý", bình tĩnh mà nói theo ngôn

    ngữ triết học Tây phương, còn siêu hình hơn cả những gì siêu hình. Ta

    có thể lập luận: nếu triết lý là nói về cuộc sống, thì chính cuộc sống là

    triết lý siêu đẳng. Tương tự, nếu Công án là để chỉ thấy Tánh, thấy Pháp,

    thì Pháp là Công án thượng thừa.

    Với Công án Tổ dạy, do vì hành giả đặt nhiều tin tưởng vào đó, nắm giữ

    nó như là nắm giữ chiếc đũa thần, nên hành giả tập trung mạnh tâm thức

    vào đó mà sớm vỡ lẽ tâm, pháp.

    Với sự vật trước mắt, nếu hành giả can đảm, có đủ lòng tin, tập trung

    quán tưởng vào đó, chúng cũng sẽ giúp hành giả đi đến một thành tựu

    tương tự.

    Một điều duy nhất đã làm cho Công án trở nên bí ẩn và làm cho việc

    thấy Tánh trở nên khó khăn là do sức tập trung tâm thức không đủ mạnh

    để làm tan vỡ các vọng niệm. Sức tập trung tâm thức ấy chỉ đủ mạnh nếu

    hội đủ hai điều kiện:

    1. Ðối tượng quán thích hợp với điều kiện tâm lý của hành giả, thu hút

    được sức tập trung mãnh liệt của hành giả.

    2. Lòng tin của hành giả chú tâm vào đối tượng.

    Nói cách khác, bí ẩn của Công án chính ở chỗ làm dấy lên được sức tập

    trung mạnh để xóa tan các vọng niệm ấy.

    Hai trường hợp được kể sau đây sẽ giúp ta soi sáng điều đó:

  • 26

    1. Trở về câu chuyện người đệ tử trẻ của Tôn giả Xá lợi phất: "Hãy

    thay bến nước khác" (Bổn sanh Tittha, Jàt. 182).

    Chuyện kể rằng theo lời dạy của Tôn giả, một người đệ tử trẻ đã thực

    hành quán tưởng bất tịnh trong bốn tháng nhưng vẫn không có tiến bộ

    trong việc phát triển Thiền quán. Tôn giả quán biết người đệ tử có duyên

    được Phật độ, đã đưa người đệ tử đến yết kiến Thế Tôn và trình lên Thế

    Tôn sự việc.

    Thế Tôn biết tâm hướng của người đệ tử trẻ ấy thích hợp với đối tượng

    quán tịnh hơn, do vì nhiều kiếp trước sinh vào gia đình thợ vàng chuyên

    thấy vành thanh tịnh. Thế Tôn bèn cho người đệ tử trẻ ấy, mặc y phục

    trong và ngoài tốt đẹp, dẫn đi khất thực các thức ăn thượng vị, cho nghỉ

    trưa ở hương phòng, rồi cho đi ngắm một hồ sen tuyệt đẹp (hồ sen do

    thần lực của Thế Tôn thị hiện), ở đó có đóa hoa tuyệt thắm, đẹp mắt.

    Thế Tôn bảo người đệ tử trẻ ngắm sen và chờ Thế Tôn về hương phòng

    một lát sẽ trở lại.

    Ðang lúc mải ngắm đóa sen tuyệt thắm, đóa sen bổng dưng héo và rụng.

    Người đệ tử hốt nhiên bừng sáng lý vô thường, tâm hoàn toàn ly tham,

    trực đắc A la hán quả.

    Ðây là một trường hợp điển hình về đối tượng quán tưởng tương ưng với

    tâm lý của hành giả.

    2. Chuyện "Với ít vốn, người trí" (Bổn sanh Cullapanthaka, Jàt.

    114).

    Tỷ kheo Cullapanthaka ám độn, bốn tháng chưa học thuộc bài kệ bốn

    câu. Tỷ kheo thất vọng muốn hoàn tục để tu phước. Thế Tôn thấy rõ tâm

    hướng, bèn trao cho một tấm vải sạch bảo vừa lau bụi vừa nói: "Ðồ lau

    bụi"...

    Khi miếng vải tinh bị nhớp, Cullapanthaka bỗng hoát nhiên bừng tỉnh

    tính vô thường của các hành, tâm an trú trên đoạn diệt, phát triển mạnh

    trên Thiền quán. Thế Tôn liền bảo Cullapanthaka để ý bụi tham, sân, si

  • 27

    trong tâm, hãy lau sạch chúng và Ngài nói lên ý nghĩa đó bằng một bài

    kệ. Nghe xong, Cullapanthaka đắc A la hán, đắc Vô ngại giải, thông suốt

    Ba tạng giáo điển.

    Trường hợp này là trường hợp điển hình đặt niềm tin mãnh liệt vào đối

    tượng quán. Do sức tập trung ấy, hành giả phát triển được Thiền quán và

    bừng tỏ thấy Tánh.

    Kiến tánh, như thế chỉ là sự bừng vỡ của nguồn tuệ có sẵn bên trong

    hành giả. Công án và các đối tượng quán tưởng khác không mang một bí

    ẩn nào khác hơn là trợ duyên tốt cho hành giả trong việc tập trung tư

    tưởng phát triển Thiền quán. Những trường hợp đặc biệt của tiếng bổng,

    tiếng hét, đạp gai, vấp ngã, nghe sỏi rơi, bị chặt đứt một ngón tay, bị

    nghiền nát bàn chân v.v... đều mang ý nghĩa trợ duyên ấy. Có lúc hành

    giả chỉ cần một sự kích động nhỏ khai thông chỗ kẹt là đủ để đánh thức

    giác tánh.

    Ðốn ngộ ở Thiền quán cũng không phải là trường hợp ngẫu nhiên hay

    đặc biệt. Mọi sự bừng ngộ hầu hết là hốt nhiên. Ðiểm khác biệt nhanh,

    chậm giữa những người cùng tu là ở người này vô minh chỉ còn là làn

    sương mỏng, ở người kia là một lớp băng giá, phải cần nhiều nhiệt năng

    và thời gian mới có thể làm tâm thức hiển lộ.

    Các trường hợp bừng ngộ được ghi lại rất nhiều ở Kinh Bộ, ở Trưởng

    Lão Tăng Kệ và Trưởng Lão Ni Kệ, qua đó ta có thể thấy rằng Thiền

    Công án không phải là khám phá đặc thù của Thiền Tổ sư.

    Việc nắm giữ Công án thường là việc nắm giữ dòng Thiền quán về một

    đối tượng. Nó đặc biệt hợp với căn cơ luận giải và có một căn bản định

    lực (tối thiểu là Sơ thiền, Nhị thiền), không phải là căn tánh đó thì khó

    có thể, hay không thể, phát triển Thiền định. Nếu ngược căn tánh, có khi

    nỗ lực thực hành thì sẽ dẫn đến ảnh hưởng trái ngược, tâm lý dễ bị xáo

    trộn giữa lúc hành giả đang bận phải đối mặt với lắm phiền não ở đời.

    Ðể tránh tai hại ấy, hành giả cần tự xét căn tánh của mình, cần luôn luôn

    tỉnh giác khi đến với Thiền Công án.

  • 28

    Tại đây, ta có thể rút ra một vài kết luận:

    - Công án Thiền không thể bí ẩn và khó hiểu hơn cuộc đời vọng động

    mình đang sống. Công án không thể mang ý nghĩa nào khác hơn là một

    đối tượng Thiền quán.

    - Việc chọn đối tướng Thiền quán thích hợp với căn tánh hành giả là

    quan trọng trong việc phát triển Thiền định.

    - Mọi sự vật ở đời đều có thể trở thành Công án hay đề tài Thiền quán

    cả.

    Ngôn Ngữ Công án

    Mọi thứ ngôn ngữ chỉ là dấu hiệu. Dấu hiệu chỉ là biểu tượng. Biểu

    tượng thì phải biểu tượng một cái gì đó. Thế nên, cái mà ngôn ngữ biểu

    tượng thì không có trong ngôn ngữ. Muốn biết nó, người ta phải chắp

    cánh cho ý niệm bay vào thực tại ở đàng sau ngôn ngữ ấy. Từ ngôn ngữ

    đến thực tại là một khoảng cách dài của: ngôn ngữ - ý niệm - tư tưởng -

    thực tại.

    Tư duy hay tư tưởng, chỉ là sản phẩm của Năm uẩn đầy hư ảo. Nó không

    phải là thực tại.

    Thiền sư biết rõ như thế, nên đã chủ trương "giáo ngoại biệt truyền", và

    trong việc "khai thị hành giả ngộ nhập thực tại chi tính" đã dùng đến một

    loại ngôn ngữ riêng gọi là ngôn ngữ Công án. Ðó là ngôn ngữ khái niệm

    được dùng qua một lối diễn đạt độc đáo. Ngôn ngữ của một Công án này

    không hẳn là loại ngôn ngữ của một công án khác, và cũng không phải

    là ngôn ngữ của khái niệm.

    Dù sao, Thiền sư cũng phải nói tiếng nói con người. Và tiếng con người,

    dù được hiểu bằng cách nào thì cũng không rời khỏi tướng thanh trần.

    Nếu thấy được trần, thì sẽ thấy được đạo. Cái thấy đạo là cái thấy rời

    khỏi tướng "nhị thủ" (năng và sở). Do đó, khi Công án bừng sáng, thì

    bừng sáng một lượt với tâm thức ở ngoài vùng chấp thủ tướng của hành

    giả. Công án không phải là cái gì bí mật mà cũng không phải là lời nói

  • 29

    trống rỗng. Nó nói ít mà ý nhiều, sống động, và có khi có tác động mạnh

    vào tâm lý, lay đổ các vọng tưởng của hành giả.

    Thích Chơn Thiện

    ("Tìm Vào Thực Tại", Sài Gòn, 1997)

  • 30

    Công án Thiền

    14/03/2008 Vũ Nguyên Tâm

    http://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/thien-hoc/3120-c%C3%B4ng-

    %C3%A1n-thi%E1%BB%81n.html )

    Công án, nguyên nghĩa là án lệnh ở công đường hay toàn bộ nội dung

    của một vụ án được đưa ra để công chúng thẩm định phải trái, đúng

    sai.

    Trong Thiền tông Trung Hoa, công án là một bài (tắc) ghi lại hoàn cảnh,

    sự việc, qua đó một thiền giả đạt ngộ hay sự đối đãi, chỉ dạy của một

    thiền sư khiến cho một đệ tử hay một người đến tham vấn đạt đến lý

    chân thật của thực tại tuyệt đối vốn không dính dáng gì đến thứ lý luận

    phân biệt, chấp trước bằng ngôn ngữ, tư duy thông thường.

    Do đó mà ta thường thấy sự việc, hành tác, ngôn ngữ, cử chỉ… của nhân

    vật, đặc biệt là của các thiền sư trong công án rất nghịch lý, khó hiểu.

    http://www.phattuvietnam.net/author/Admin/http://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/thien-hoc/3120-c%C3%B4ng-%C3%A1n-thi%E1%BB%81n.htmlhttp://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/thien-hoc/3120-c%C3%B4ng-%C3%A1n-thi%E1%BB%81n.html

  • 31

    Ví dụ: Một ông Tăng hỏi Hoà thượng Động Sơn: “Phật là gì?”. Sư đáp:

    “Ba cân mè”, hoặc: Hoà thượng Thủ Sơn giơ gậy trúc trước chúng và

    nói: “Này các vị, nếu gọi là gậy trúc thì xúc phạm, không gọi là gậy trúc

    thì trái nghịch. Vậy gọi là gì?“.

    Đây là ngôn ngữ của một thứ biện chứng pháp siêu việt, nhằm tạo sự

    ngỡ ngàng, hụt hẫng, làm bung vỡ mọi chấp trước, phân biệt, phá tan

    mọi kiến thức, nghi nan, mọi tư duy nhị nguyên, đưa đến sự đạt ngộ

    ngay liền (đốn ngộ).

    Phương pháp trao truyền và thể cách thọ nhận “trực chỉ nhân tâm, kiến

    tánh thành Phật” và “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự” giữa thầy và

    trò là nét đặc biệt của Thiền tông Trung Hoa khởi từ Bồ Đề Đạt Ma (thế

    kỷ VI), tiếp đó là 5 vị Tổ, rồi trải đến các dòng Thiền về sau, đặc biệt là

    dòng Lâm Tế và dòng Tào Động.

    Đến đời Tống (thế kỷ X), những trường hợp dạy dỗ, chứng đạt đặc thù

    trước kia được ghi chép lại, phổ biến trong thiền môn để các hành giả

    tham cứu, quán các đề tài trong đó, nhằm khơi dậy cái trực giác về trí

    tuệ uyên nguyên vốn có ở mỗi người nhưng bị che lấp vì phiền não,

    phân biệt. Những trường hợp được truyền thuật này được gọi là các công

    án.

    Người ta bảo rằng có đến 1.700 công án nhưng phần lớn bị trùng lặp,

    thêm bớt, nhầm lẫn hoặc nguỵ tạo. Hiện nay, theo các thống kê không

    chính thức, có khoảng 500 hay 600 công án (kể cả các công án phát xuất

    từ Nhật Bản).

    Các sách ghi chép công án thường có thêm lời bình, lời tụng của người

    biên soạn, cũng khó hiểu không kém các công án. Có 5 bộ sách chính là:

    Bích Nham Lục, Thung Dung Lục, Vô Môn Quan, Chính Pháp Nhãn

    Tạng và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục; ngoài ra, các sách Thiên Nhân

    Nhãn Mục, Chỉ Nguyệt Lục, Tục Chỉ Nguyệt Lục cũng được xem là

    những sách quan trọng về công án. Một công án nêu lên một lời kinh

  • 32

    hay lời nói của một vị thiền sư thường được gọi là thoại đầu hay thoại

    đầu công án.

    Ngoài mục đích sưu tập công án đã nói trên, người ta còn phân biệt 5 lợi

    ích của công án là: công cụ cho việc ngộ Thiền, làm phương pháp để

    khảo nghiệm, làm phương thức nương tựa cho đời sau, làm tín vật cho

    sự ấn chứng và làm tiêu điểm cứu cánh.

    Theo chúng tôi, rất khó, thậm chí là không thể đạt ngộ bằng việc tham

    công án.

    Tiểu sử chư Tổ, chư Đại Thiền sư cho ta thấy chư vị đều chuyên cần

    tụng kinh, niệm Phật, thiền định cho đến khi đạt ngộ chứ không phải chỉ

    tham cứu công án. Những trường hợp đạt ngộ của hành giả là do căn cơ,

    do nhân duyên, kể cả những cơ duyên nhỏ nhất như cơn gió, làn mây,

    viên sỏi, … và phần lớn là nhờ một bậc thầy biết rõ tâm của hành giả và

    thiện xảo đẩy đưa hành giả đến chỗ đạt ngộ ngay tại một thời điểm đặc

    biệt…

    Lại nữa, “như người uống nước, nóng lạnh tự hay” cho nên những

    trường hợp đạt ngộ là trường hợp của một cá nhân, trong một sự hội tụ

    cơ duyên đặc biệt, chứ không thể có hai trường hợp giống nhau được.

    Chúng ta ngày nay lật xem công án, nhìn cái phong cách dạy dỗ, tu tập,

    truyền đạt, thọ nhận của người xưa là chỉ thấy cái bề ngoài, dù có hiểu

    được phần nào cái nội dung công án thì đấy cũng chỉ là nội dung biểu

    kiến, không thật.

    Sự đốn ngộ thật ra là kết quả của một quá trình tu tập lâu dài, cần có Đại

    phấn chí (ý chí mãnh liệt), Đại nghi đoàn (sự trăn trở, tư duy, nghiền

    ngẫm đề tài chứ không phải mối nghi ngờ thông thường) và Đại tín căn

    (niềm tin tuyệt đối vào chính pháp và khả năng trí tuệ của chính mình);

    đặc biệt là Đại nghi đoàn mà Thiền sư Bạch Ẩn nói đến: “Nghi lớn thì

    ngộ lớn” và ngài Vô Môn cũng dặn: “Hãy tận dụng 360 xương cốt, tám

  • 33

    vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm, khởi thành một mối

    nghi”.

    Như vậy là để đạt ngộ, hành giả phải đem hết thân tâm, cả sinh mạng

    của mình để nghiền ngẫm, quán xét cái thực tại siêu việt cho đến khi đạt

    ngộ.

    Sau cùng, chúng ta cần ghi nhận rằng các công án không phải do chư

    Tổ, chư Đại sư tự tay chép lại. Người chép lại có thể là một đệ tử, hoặc

    là một chú tiểu hầu trà, thậm chí do nhiều người sau kể lại…

    Sự “truyền riêng ngoài giáo” rất riêng tư giữa hai thiền giả làm sao

    người khác biết được? Làm sao xác định được những động tác, những

    lời lẽ kia đúng là một công án hay chỉ là một sự giao tiếp rất bình

    thường? Và như vậy, làm sao nhận biết những công án không thật trong

    số 500 hay 600 công án hiện nay để khỏi phải tốn công tham khảo vô

    ích?

  • 34

    CÔNG ÁN THIỀN

    (Trích sách: Đại Thừa Yếu Lược, soạn giả: Liên Hoa Tịnh Huệ, trang

    269-274)

    (http://www.diendan.daitangkinhvietnam.org/viewtopic.php?t=10797)

    Công Án là một đề tài suy gẫm được thiền sư trao cho đệ tử trong quá

    trình tu tập đi đến giác ngộ. Công án được thịnh hành vào cuối thế kỷ

    thứ 9 bên Trung Hoa, khoảng 150 năm sau Lục Tổ Huệ Năng. Trước đó

    không có việc xử dụng công án. Các thiền sư dạy thiền bằng cách nói

    một bài pháp hay giảng về một đề tài nào đó trước đồ chúng được tập

    hợp trước thiền đường. Công án nhằm phổ thông hóa thiền, làm cho

    thiền vốn từ trước là phần sở hữu của giới thượng lưu trí thức nay trở

    thành thiền đại chúng, có hệ thống, kinh nghiệm. Tĩnh tọa và mặc tưởng,

    học nhiều thiền ngữ và thiền thoại cốt đạt chơn lý không phải là mục

    tiêu của công án thiền. Dưới đây là một vài cong án chung cho những

    người mới tu tập:

    1. Phật là gì? Sư Đông Sơn đáp: "Ba cân gai". 2. Nếu trong tâm không móng khởi một niệm, có lỗi lầm gì không? Sư

    Vân Môn cho biết: "Lỗi đó dường như núi Tu Di".

    3. Con chó có Phật tánh không?Sư Triệu Châu nói: "Vô". 4. Huệ Minh hỏi Huệ Năng về mật chỉ của thiền. Huệ Năng

    đáp: "Bổn lai diện mục của ông trước khi cha mẹ sanh ra là gì?"

    5. Sơ Tổ Đạt Ma sang Trung Hoa có ý gì? Sư Triệu Châu nói: "Cây bách trước sân".

    6. Triệu Châu đến học thiền với Nam Tuyền hỏi: "Đạo là gì?" Đáp: "Bình thường tâm là đạo".

    7. Vạn pháp qui nhứt, nhứt qui về đâu? Triệu Châu đáp: "Khi ở Thanh Châu, ta có may một chiếc áo nặng bảy cân".

    8. Bàng cư sĩ đến gặp Mã Tổ hỏi: "Ai là kẻ không cùng vạn pháp làm bạn?" Đáp" [i]Đợi khi ngươi uống một hớp hết cả nước Tây Giang

    rồi ta sẽ nói".

    Đặt các câu hỏi như trên tức là đã làm những công việc tìm kiếm, suy tư

    mà không tìm được câu giải đáp. Do đó các đệ tử thường phải hỏi thầy

  • 35

    nhưng thầy lại không nói rõ, chỉ trả lời một chữ hoặc nói một cách bâng

    quơ khó hiểu khiến cho các đệ tử phải nổ lực tìm tòi nữa, đào sâu trong

    trí óc, lặn sâu hơn nữa dưới những lớp tri thức thường nghiệm. Lặn mãi,

    tìm mãi đến khi nào đột nhiên đụng vào cái chốt mở cửa cho thấy chớn

    trời bao la mới mẻ.

    Tình trạng bế tắc, khủng hoảng và bất an của các đệ tử trong giai

    đoạn tìm tòi nói trên là một điều hết sức cần thiết, nếu được minh sư

    hướng dẫn, chỉ điểm đúng mức, đúng lúc thì sẽ được phá vỡ và vượt qua

    ngay. Vì thế thiền được định nghĩa là nấu dầu trên lửa hực". Một cái

    tát, một cái vỗ vai, một lời thốt lên, một tiếng hét của minh sư, bất luận

    là gì, nếu quy trình tìm tòi đã đến lúc chín mùi và sắp kết thúc, cũng đủ

    giúp cho các đệ tử thấy được chiếc thuyền trôi ngược gió, điện ngọc

    trên đầu ngọn cỏ.

    TU TẬP CÔNG ÁN

    Tu tập công án là tiến hành công việc tìm tòi, suy tư chung quanh đề tài

    đã được thiền sư trao cho mình. Dưới đây là lời dạy của các Tồ:

    "Các ông hãy chuyên tâm vào chữ Vô của Triệu Châu, cố tìm hiểu ý

    nghĩa của nó. Chuyên tâm vào nó cả ngày lẫn đêm, dù đứng đi nằm

    ngồi, dù cả khi mặc áo ăn cơm, đại tiện tiểu tiện. Hãy tận lực ghi nhớ nó

    trong lòng. Ngày qua tháng lại cho đến khi tâm của các ông được nhồi

    thành một khối (nhứt tâm) thì hoa lòng bỗng nhiên bừng nở, tỏ ngộ cái

    tâm cơ của Phật và Tổ".

    Công án có nhiều thứ, hoặc chữ "Vô", hoặc "vạn pháp", hoặc "núi Tu

    Di"... hoặc tham cứu niệm Phật (hay trì niệm Đà la ni) tùy theo sở thích

    mà nắm giữ lấy công án, hẹn cho đến khi ngộ mới thôi. Lời xưa có nói:

    "Mười phần tín là mười phần nghi, mươi phần nghi là mười phần ngộ".

    Hãy rửa sạch cái tâm chứa đầy sở kiến, sở văn, biết lầm, hiểu bậy, lời lạ,

  • 36

    tiếng hay, đạo thiền, pháp Phật, cống cao, ngã mạn... (tất cả đều là vọng

    niệm, còn chấp ngã và pháp), chỉ chuyên tâm vào công án. Đừng phân

    biệt đêm ngày, giữ tâm chuyên nhất cho đến lúc chẳng bận Đông, Tây,

    Nam, Bắc. Phải giống như người chết mà còn thở. Tâm theo cảnh mà

    hóa, đụng đến là biết ngay. Ý niệm thôi khởi phát, tâm thức bặt đường

    đi. Rồi hốt nhiên đập vỡ óc não, từ dấy nhận ra rằng nguyên lai đạo vốn

    có trong mình" (ngộ Phật tánh).

    Hãy bỏ những gì thấy, nghe, hay, biết (kiến, văn, giác, tri) mà thấy

    những gì trong chính mình. Do kiến văn giác tri mà chúng ta bước vào

    đạo, nhưng cũng do kiến văn giác tri mà chúng ta không bước vào được,

    vì chúng là một trở ngại lớn lao làm chúng ta mù mắt, đi lang thang mãi

    trong bóng tối. Chúng ta hãy dứt bỏ chúng, bắt chúng đứng yên, đi đứng

    nằm ngồi, yên lặng hay nói năng hãy giữ tâm mình như sợi dây căng

    thẳng, đừng để chúng vượt ra khỏi vòng câu thúc của mình.

    Có ba yếu tố cần thiết trong việc tu tập công án: tin lớn, chí lớn, nghi

    lớn. Đừng bao giờ xao lãng tìm hiểu chữ "Vô" của Triệu Châu hay một

    công án nào khác. Khi thấy công án trở thành vô nghĩa, nhạt nhẽo, vô vị,

    mình sẽ cảm thấy bất an trong tâm thức. Đến đây là lúc cùng tắc thông,

    hãy buông mình xuống vực thẳm để rồi sống lại với biết bao nỗi vui

    mừng. Nên nhớ rằng đại nghi cũng còn được gọi là nhất tâm, tất cả khả

    năng tâm thức của chúng ta được tập trung vào công án. Chúng ta nên áp

    dụng lời chỉ dẫn sau đây của thiền sư Thôi Ẩn tu tập công án: "Không

    tưởng tượng, không xao lãng, không qui định công án để rút ra một ý

    nghĩa, không bộc bạch bằng lời, không lấy ý nghĩa công án làm đối

    tượng suy tư, không xét công án theo khía cạnh hữu hoặc vô, không xem

    công án như chỉ điểm của ngoan không, không lầm nhẩm công án và

    không mong cầu chứng ngộ".

  • 37

    Giải (đáp) công án chẳng phải Thiền Tông

    Lê Anh Chí __(http://www.kientanh.com/Luan5/GiaiCAKhongThienTong.html)

    ___________________________

    Dàn Bài : I) Ba Phương Thức Thiền Tông

    II) Pháp môn ‘‘Giải (đáp) công án’’

    III) Giải (đáp) công án là tri thức chẳng phải Kiến Tánh

    IV) Khởi nghi tình chớ chẳng phải là ‘‘tìm đáp án cho công án’’

    V) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi vấn

    VI) Khởi Nghi tình rồi . . .

    VII) Nguyên Lý Phá Nhập

    VIII) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi ngờ Chánh pháp

    IX) Sao gọi là chánh nghi ?

    I) Ba Phương Thức Thiền Tông

    Việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh gồm 3 Phương Thức :

    1) truyền tâm ấn tâm

    2) tự tu bằng Kinh Kim Cang

    3) khán công án, thoại đầu

    Chỉ vỏn vẹn có 3, không hai, không bốn, không năm.

    Xem bài

    Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông

    Từ 800 năm nay, phần đông hành giả Thiền Tông đều tu theo pháp

    công án, thoại đầu.

    Pháp khán công án, thoại đầu là: khởi nghi tình, kết nghi tình thành một

    khối, duy trì nghi tình, đến khi nghi tình bỗng tan vỡ thì Kiến Tánh.

    Xin lưu ý : Công án khác thoại đầu

    Công án là một câu chuyện.

    Thoại đầu là một câu nói.

    Công án và thoại đầu đều dùng để khởi nghi tình

    Bài này sẽ dùng chữ Công án thay cho cả hai chữ Công án và thoại đầu.

    http://www.kientanh.com/Luan5/GiaiCAKhongThienTong.htmlhttp://www.kientanh.com/Luan3/NguyenLyTT.html

  • 38

    II) Pháp môn ‘‘Giải (đáp) công án’’

    Có một số nơi tu hành như sau : thầy đưa ra một vấn đề, gọi là công án,

    trò tìm cách giải công án đó ; hết công án này lại đến công án kia. Giải

    được khoảng hơn 700 công án thì được xem là bậc thầy, là đắc đạo

    Tu hành như vậy, trong bài này, được gọi là theo Pháp môn ‘‘Giải (đáp)

    công án’’

    III) Giải (đáp) công án là tri thức chẳng phải Kiến Tánh

    Ba Phương Thức Thiền Tông đều cùng một mục đích : Kiến Tánh.

    Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh,

    là chứng ngộ Phật Tâm

    là chứng ngộ Đại Niết Bàn,

    là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh,

    là chứng ngộ Bản Thể của Tâm

    Kiến Tánh là chứng ngộ, là một sự thực chứng. Thực chứng Đại Niết

    Bàn, thực chứng Thường Lạc Ngã Tịnh ,thực chứng Trạng Thái Kiến

    Tánh

    Kiến Tánh là một sự chứng ngộ , chẳng phải là Kiến Văn Giác Tri.

    1) Biết rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của ta

    bình đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Biết như vậy

    chẳng phải là Kiến Tánh .

    Hiểu, tin rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của ta

    bình đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Hiểu, tin như

    vậy chẳng phải là Kiến Tánh .

    Nhận thức rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của

    ta bình đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Nhận thức

    như vậy chẳng phải là Kiến Tánh .

    Kiến Tánh là một sự chứng ngộ .

    Nhận thức, hiểu, biết , tin như trên là thuộc về Kiến Văn Giác Tri, là

    lòng tin, là lý luận ( mà lý luận rất gần với hí luận), đều chẳng phải là

    Kiến Tánh ; mà chỉ là điều kiện cần thiết để tu theo Thiền Tông mà

    thôi !

  • 39

    2) Giải (đáp) công án là tri thức, là thuộc về Kiến Văn Giác Tri chẳng

    phải Kiến Tánh

    Giải (đáp) được một công án chỉ là dùng lý luận để giải quyết một vấn

    đề (nhân tạo) là tri thức , chẳng dính dáng gì đến sự thực chứng Thường

    Lạc Ngã Tịnh, chẳng phải là Kiến Tánh.

    Giải (đáp) được 700công án chỉ là dùng lý luận để giải quyết 700 vấn đề

    (nhân tạo) là tri thức , chẳng dính dáng gì đến sự thực chứng Thường

    Lạc Ngã Tịnh, chẳng phải là Kiến Tánh.

    Vì mục đích Thiền Tông là Kiến Tánh

    Cho nên, Giải (đáp) công án là chẳng phải là Thiền Tông.

    IV) Khởi nghi tình chớ chẳng phải là ‘‘tìm đáp án cho công án’’ Pháp khán công án, thoại đầu là: khởi nghi tình, kết nghi tình thành một

    khối, duy trì nghi tình, đến khi nghi tình bỗng tan vỡ thì Kiến Tánh.

    Việc phải làm là khởi nghi tình chớ chẳng phải là tìm đáp án cho công

    án.

    Cho nên, Giải (đáp) công án là chẳng phải là Thiền Tông.

    V) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi vấn Xin nhớ cho rằng đây là nghi tình ; nghi tình chớ chẳng phải là nghi

    vấn ! Thoại đầu không là một câu đố.

    Công án không là một bài toán đố.

    Tham công án, thoại đầu chẳng phải là để tìm đáp án cho một vấn đề.

    Tham công án, thoại đầu để khởi nghi tình. Rồi sau đó , . . .

    Rồi sau đó , như thế nào thì đã nói ở trên, và lập lại sau đây

    VI) Khởi Nghi tình rồi . . .

    Khởi Nghi tình rồi kết nghi tình thành một khối.

    Pháp khán công án, thoại đầu là: khởi nghi tình, kết nghi tình thành một

    khối, duy trì nghi tình, đến khi nghi tình bỗng tan vỡ thì Kiến Tánh.

    Tại sao tham công án, thoại đầu lại có thể Kiến Tánh ? - nguyên tắc là

    "dĩ độc chế độc" : Thiền sư Nguyệt Khê bảo rằng tu theo các pháp môn

  • 40

    khác giỏi lắm chỉ đến "vô thủy vô minh", cần phải dùng "nhất niệm vô

    minh" để phá "vô thủy vô minh". Khi vô thủy vô minh bị phá thì Kiến

    Tánh.

    Pháp tham công án, thoại đầu dùng nghi tình làm nhất niệm vô minh (để

    phá vô thủy vô minh) ; bởi vậy, cần khởi nghi tình, kết nghi tình thành

    một khối (ở giai đọan này, nghi tình là nhất niệm vô minh) và gắng sức

    giữ nghi tình :

    nghi tình thành một khối là nhất niệm vô minh

    vì nghi tình thành một khối và chỉ có một vô minh, nên vô minh này

    cũng là vô thủy vô minh

    khi nghi tình bỗng tan vỡ thì "nhất niệm vô minh" bị phá và "vô

    thủy vô minh" cũng tan vỡ

    khi vô thủy vô minh bị phá thì Kiến Tánh.

    Tu theo Phương Thức này cũng cần có thầy vì : a) khởi nghi tình có thể

    làm thần kinh căng thẳng b) "thiền bệnh" : thiền sinh có thể có thiền

    bệnh ở vài giai đoạn của pháp môn.

    Vì cần khởi nghi tình, kết nghi tình thành một khối (nhất niệm vô minh)

    , nên gọi đó là làm ra "cái độc", dùng "cái độc" này để phá "cái độc" vô

    thủy vô minh, nên gọi là dĩ độc chế độc

    VII) Nguyên Lý Phá Nhập

    Xem bài

    Nguyên Lý Vượt Nhập và Phá Nhập

    ( Nguyên Lý Nguyên Lý Thiền Tông [3] )

    1) Kiến Tánh = Nhảy Một Cái vào thẳng đất Như Lai

    Trong Chứng Đạo Ca ,Thiền Sư

    Huyền Giác đã diễn tả sự Kiến tánh như sau :

    NHẤT SIÊU trực nhập Như Lai địa

    mà Trúc Thiên dịch :

    Một nhẩy vào liền đất Như Lai .

    http://www.kientanh.com/Luan4/NLNguyenLyIII.htmlhttp://www.kientanh.com/Luan4/NLNguyenLyIII.html

  • 41

    đây là bản dịch ‘chính thức’ được nhiều người công nhận.

    Tôi dịch là :

    NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai

    Dịch là Nhảy Một Cái thì gợi hình, gợi ý hơn và nhất là Việt hơn.

    Nhảy Một Cái còn nói lên được sự hoát nhiên của Ngộ.

    Đây là cái nhảy siêu không gian, vượt thời gian.

    2) siêu không gian

    Nhảy từ Vọng tâm sang Chân tâm, từ thế giới Tam Độc sang

    thế giới Thường Lạc Ngã Tịnh, từ vũ trụ Ái Dục sang vũ

    trụ Phật Tánh , từvũ trụ chúng sin