40
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Số: /BC- UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Ninh, ngày tháng năm 2019 BÁO CÁO Về việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho thành phố Móng Cái năm 2018 Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ vê việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ Tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Căn cứ Nghị quyết số 39/2010/NQ-HDND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XI kỳ họp thứ 22 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020; Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái tại Tờ trình số 116/TTr-UBND ngày 18/4/2019về việc thẩm tra, xét công nhận thành phố Móng Cái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018; Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận hoàn 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Số: /BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Ninh, ngày tháng năm 2019

BÁO CÁOVề việc thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng

nông thôn mới cho thành phố Móng Cái năm 2018

Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ vê việc ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới; địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của BCH Đảng bộ Tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2010/NQ-HDND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XI kỳ họp thứ 22 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái tại Tờ trình số 116/TTr-UBND ngày 18/4/2019về việc thẩm tra, xét công nhận thành phố Móng Cái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018;

Căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho thành phố Móng Cái năm 2018, cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THẨM TRA

Thời gian thẩm tra từ ngày 25/4/2019 đến ngày 06/6/2019.1. Về hồ sơ(1).Tờ trình số 116/TTr-UBND ngày 18/4/2019 của Ủy ban nhân dân thành

phố Móng Cái về việc thẩm tra, xét công nhận thành phố Móng Cái hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018;

(2). Tổng hợp danh sách các xã đạt tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

(3).Báo cáo số 173/BC-UBND ngày 16/4/2019 của UBND thành phố Móng Cái về kết quả xây dựng nông thôn mới và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

1

Page 2: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

trên địa bàn thành phố (bản chính, kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí);

(4).Báo cáo số166/BC-UBND ngày 12/4/2019 của UBND thành phố về tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn về kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;

(5). Biên bản cuộc họp ngày 17/4/2017 đề nghị xét công nhận thành phố Móng Cáihoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;

(6).Báo cáo số 124/BC-UBND ngày 22/03/2019 v/v tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn;

(7).Hình ảnh minh họa kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;

2. Kết quả công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.- Tổng số xã trên địa bàn thành phố Móng Cái: 9 xã- Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 9 xã- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: 100%3. Về kết quả xây dựng nông thôn mới. 3.1. Về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch- Thành phố Móng Cái được Thủ tướng chính phủ phê duyệt các quy hoạch

quan trọng đó là: Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 31/7/2015 về việc phê duyệt Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 18/9/2015 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Đây là cơ sở quan trọng để UBND thành phố Móng Cái chỉ đạo, triển khai xây dựng phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới;

- Xác định công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đóng vai trò then chốt, là cơ sở để thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban chỉ đạo thành phố lựa chọn các đơn vị tư vấn phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát, bổ sung, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới của từng xã.Tháng 7/2013, Quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới của 09/09 xã đã được UBND Thành phố phê duyệt; UBND thành phố đã ban hành quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch làm cơ sở để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. UBND các xã đã tổ chức hội nghị công khai quy hoạch và công bố rộng rãi nội dung quy hoạch tới các tầng lớp nhân dân, đồng thời niêm yết bản đồ quy hoạch nông thôn mới tại các nhà văn hóa thôn của các xã, làm các panô công bố quy hoạch, cắm mốc quy hoạch chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy định được duyệt.

Như vậy: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) đạt chuẩn tiêu chí số 1 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

2

Page 3: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

Tuy nhiên do giai đoạn 2015- 2019, Quy hoạch tại 09 xã đã có rất nhiều biến động để phù hợp với quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái do Thủ tướng chính phủ phê duyệt và sau khi các quy hoạch phân khu chức năng được UBND tỉnh Quảng Ninh hoàn thành phê duyệt; Thành phố sẽ thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch NTM trên địa bàn 09 xã theo hướng xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao; thôn đạt chuẩn nông thôn mới đảm bảo hạ tầng các thôn, xã kết nối đồng bộ với quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái; hướng tới mục tiêu xây dựng khu vực nông thôn thành phố năng động, sáng tạo và phát triển bền vững phù hợp với xu thế phát triển chung của thành phố.

3.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếuXây dựng cơ sở hạ tầng được xác định là đột phá trong xây dựng nông thôn

mới, trong thời gian qua, thành phố đã tập trung nhiều nguồn lực để thực hiện. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng được đầu tư xây dựng đồng bộ (công trình trường học, giao thông liên xã, trục xã, trục thôn, liên thôn, ngõ xóm; kênh mương, trạm điện phục vụ NTTS tập trung, nhà văn hóa xã… đã thực sự tạo diện mạo hiện đại cho bộ mặt nông thôn, góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương phát triển…

a) Về Giao thông:- Hạ tầng giao thông của Móng Cái phát triển tương đối hoàn chỉnh mục

đích phục vụ hạ tầng cho phát triển Du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quốc lộ 18A (Móng Cái - Hạ Long) có 30km chạy qua địa bàn; là điểm đầu đấu nối đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với cửa khẩu Bắc Luân 02 kết nối với nước bạn Trung Quốc bằng đường bộ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 02 quốc gia Việt Nam - Trung Quốc; 01 cảng cạn ICD lớn nhất cả nước để xuất nhập khẩu hàng hóa sang trung Quốc; 01 bến xe; dự kiến có đường sắt du lịch chạy qua thành phố đấu nối từ Hạ Long sang Phòng Thành, Trung Quốc. 100% các trục đường đô thị và các tuyến đường khu dân cư chính đều được trải nhựa, bê tông hóa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và hành khách công cộng.

- Về giao thông nông thôn: Trên địa bàn toàn thành phố có 316,67km đường giao thông nông thôn và trục chính nội đồng; Đến năm 2011, các tuyến đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 83,94km đạt 81%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa là 24,14km đạt 23,93%, đường ngõ xóm được cứng hóa là 12,71km, đạt 15,9%, đường trục chính nội đồng được cứng hóa là 21,86km đạt 67,9%. Từ năm 2011 đến nay, thành phố tiến hành xây mới, nâng cấp, mở rộng được 209,76km đường giao thông nông thôn, trong đó: có 55,43km đường xã, liên xã; 76,73km đường trục thôn và đường liên thôn, có 67,3km đường ngõ, xóm; 10,3 đường trục chính nội đồng. Tổng số tiền đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nông thôn là trên 1.000 tỷ đồng (trong đó đối với đường trục xã, liên xã là 800,4 tỷ đồng…).

- Kết quả đánh giá cụ thể theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM như sau: (1)103,63km/103,63km (đạt 100%) đường trục xã, liên xã được bê tông, nhựa hóa đạt chuẩn; (2) 100,87/100,87km đường trục thôn, liên thôn được bê tông hóa đạt chuẩn; (3) 80,01/80,01km đường ngõ xóm, xóm được cứng hóa và bê tông hóa đạt

3

Page 4: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

chuẩn; (3) 32,16/32,16km đường trục chính nội đồng: được cứng hóa và đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm.

- Trong 03 năm 2016-2018, Thành phố triển khai quyết liệt phong trào xây dựng thôn (khu) nông thôn mới kiểu mẫu: 100% xã tập trung nâng cấp đườngliên thôn, trục thôn (theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm) các khu dân cư đồng bộ với hệ thống cống, rãnh thoát nước được cứng hóa; có vỉa hè, có hệ thống đèn chiếu sáng; triển khai trồng cây xanh, cây có hoa, cây hàng rào hai bên đường. Bổ sung 265 biển báo giao thông (biển cấm, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn) tại các nút giao cắt, điểm giao thông nguy hiểm tại 100% các tuyến đường trục xã, thôn.

- Đánh giá: Đến nay, 09/09 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

b) Về Thủy lợi: Trên địa bàn 09 xã có 17 hồ chứa nước phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu, phân lũ, phòng chống lũ quét; Trong đó: Công ty TNHH 1TV Thủy lợi miền Đông quản lý 04 hồ; UBND các xã quản lý 13 hồ; Hệ thống hạ tầng khu dân cư ven biển được đầu tư kè chắn song kiên cố đảm bảo chịu được bão gió cấp 10.Hệ thống thủy lợi của các xã được thiết kế và xây dựng phù hợp với hệ thống thủy lợi chung của toàn thành phố, phát huy được hiệu quả. Tổng chiều dài kênh mương do xã quản lý 276,6km, trong đó đã kiên cố hóa được 216,6km (đạt 78,3%).Qua hơn 07 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố đã huy động nội lực và tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên để xây dựng, nâng cấp 48,488km kênh mương với tổng kinh phí là 96,976 tỷ đồng. Hàng năm, UBND thành phố phát động phong trào toàn dân tham gia nạo vét tu bổ kênh mương… làm thông thoáng dòng chảy từ công trình đầu mối đến mặt ruộng. Từ năm 2011 đến nay nạo vét kênh mương được 650.752m3, giải tỏa được 505.106m3

cây cỏ, đất, đá, rác… Đến nay, hệ thống thủy lợi đáp tốt nhu cầu tưới tiêu của thành phố, tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động đạt 90,3%, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai.

Hàng năm, từ thành phố đến các xã đã kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; xây dựng phương án PCTT và TKCN theo phương châm "4 tại chỗ". Công tác phòng chống thiên tai đượccác cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể từ thành phố đến các thôn khu được quan tâm thường xuyên, đảm bảo đồng bộ từ công tác chỉ đạo đến kiểm tra, giám sát; tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên hệ thống truyền thanh của xã; cơ sở hạ tầng của các xã về phòng chống thiên tai đến nay cơ bản đáp ứng yêu cầu về phòng chống thiên tai.

Đánh giá: Đến nay, có 09/09 xã (đạt 100%) số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

c) Về Điện:Hệ thống lưới điện trên địa bàn tương đối tốt, nguồn điện cung cấp cho thành phố là nguồn lưới điện quốc gia với cả 03 loại là cao áp, trung áp và hạt thế qua 04 trạm hẹ thế khác nhau:

- Về lưới điện: (1) Lưới điện cao áp 110kv: có 130km, đường dây trên không, lưới điện đi mạch kép 20km, mạch đơn 110km. Đường dây 110kV có tiết diện AC 185mm2; (2) Lưới điện trung áp 22KV: có 365km đường dây đi nổi và đi ngầm đảm bảo an toàn hành lang lưới điện. Khu vực thành phố lưới điện trung áp

4

Page 5: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

hiện tại cấp điện cho các phường xã gồm: Kalong, Trần Phú, Hòa Lạc, Ninh Dương, Hải Yên, Hải Hòa, Trà Cổ, Bình Ngọc và các xã Hải Đông, Hải Tiến, Quảng Nghĩa, Hải Sơn, Bắc Sơn, Hải Xuân, Vạn Ninh, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực; (3) Lưới điện chiếu sáng: Mạng lưới điện chiếu sáng của thành phố Móng Cái trên các trục đường chính của thành phố được bố trí phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị, hình thức chiếu sáng dùng đèn natri cao áp 150W - 250W - 220V. Tổng chiều dài tuyến điện được chiếu sáng toàn thành phố là 127,21km trong đó tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng là 100% (nội thị các phường 58,5km); các xã có điện chiếu sáng với số km đường trục chính của xã, trục thôn ngõ xóm được chiếu sáng là 68,705km. Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện là 100%;

- Về trạm biến áp: Hiện tại trên địa bàn thành phố Móng Cái có: 486 TBA phân phối. Trong đó tài sản của ngành điện là 249 TBA, tài sản của khách hàng 247 TBA với tổng dung lượng 146.488 KVA. Trong đó, trên địa bàn 9 xã có 121 TBA, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất trên địa bàn.

- Đối với hệ thống thống điện của xã: Đối với lưới điện nông thôn, năm 2011 ngành điện nhận bàn giao quản lývà từng bước đầu tư, cải tạo và xây dựng mới. Giai đoạn 2011-2018, dự án đầu tư lưới điện nông thôn giai đoạn 2 (dự án DEP) đã thực hiện đưa điện đến tận thôn, bản cung cấp điện cho các hộ dân nhỏ lẻ, xa trung tâm. Hệ thống điện của các xã tiếp tục được nâng cấp, kết nối đồng bộ với hệ thống điện thành phố:Đầu tư mới 35km đường trung áp, 130km đường hạ áp, 85 trạm biến áp, tổng kinh phí: 180 tỷ đồng; riêng năm 2018 tiếp tục đầu tư mới theo gói vốn vay là 44 tỷ đồngcho 9 xã nông thôn (Hải Sơn05 tỷ, Bắc Sơn 06tỷ, Vĩnh Thực 05 tỷ, Hải Tiến 04 tỷ, Hải Đông 05 tỷ, Quảng Nghĩa 04 tỷ; Hải Xuân 07 tỷ, Vạn Ninh 05 tỷ, Vĩnh Trung 03 tỷ). Đến nay, toàn bộ lưới điện đã được cải tạo và nâng cấp 09 xã (đạt 100%) có hệ thống điện đạt yêu cầu của ngành điện. Có 10.356/10.356 hộ dân (100%) sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

Đánh giá: Đến nay, có 09/09 (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

d) Về Trường học: Hệ thống giáo dục và đào tạo (bao gồm cả công lập và tư thục) trên địa bàn thành phố hiện 52 trường; trong đó 19 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 03 trường tiểu học và trung học cơ sở, 13 trường Trung học cơ sở, 03 trường Trung học phổ thông, 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp & giáo dục thường xuyên, 01 trường Cao đẳng than - khoáng sản. Trên địa bàn 09 xã tổng số trường là 24 trường.

Năm 2011 số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn 9 xã của thành phố là 03 trường/24 trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, xây dựng nông thôn mới nói riêng, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất cho các trường học để đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn yêu cầu dạy và học luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Từ năm 2011 đến nay thành phố đã đầu tư rất lớn cho xây dựng cơ sở vật chất cho các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở: kết quả trên địa bàn 9 xã có 25/25 trường học từ Mầm non đến THPT được kiên cố hóa (đạt 100%); kết thúc năm 2018 và đến tháng 4/2019 có 25/25 trường (100%) được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia.Thành phố đã xây dựng

5

Page 6: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

mới 10 trường; cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất 12 trường, mua sắm trang thiết bị cho các trường.Với tổng số tiền là: 369,107 tỷ đồng; trong đó xây mới 230,505 tỷ đồng, sửa chữa, nâng cấp 138,602 tỷ đồng.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục của thành phố rất tốt, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của tình và thành phố. 100% các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có cơ sở vật chất trên địa bàn 9 xã được công nhận đạt chuẩn.

Đánh giá: Đến nay, có 09/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

e) Về Cơ sở - vật chất văn hóa: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 101/101 khu phố, thôn có nhà văn hóa, 17/17 phường, xã có Trung tâm học tập cộng đồng, có tủ sách pháp luật; 100% các nhà trường đều có thư viện và phòng đọc thân thiện cho học sinh tham gia đọc sách giờ ra chơi. Thành lập được 04 cụm văn hóa, thể thao trong toàn thành phố. 100% các trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố đều có thư viện. Toàn thành phố có trên 130 điểm công trình văn hóa, vui chơi giải trí tập luyện TDTT cho nhân dân... thu hút 46.165 người (chiếm 40,3%) dân số thường xuyên vui chơi, luyện tập; 12 khu sân tennis, sân tập luyện, thi đấu, có trên 80 sân cầu lông ngoài trời; có 08 sân cỏ nhân tạo; Thành phố có 04 hội trường sức chứa từ 150-400 chỗ ngồi (Thành ủy, HĐND-UBND thành phố, Trung tâm VH Thông tin thành phố).Hết năm 2018 có 100/101 thôn, khu phố đạt danh hiệu “ Thôn, khu phố văn hóa”chiếm tỷ lệ 99,01% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 24.807/26.674 = 93%.

Năm 2011: trên địa bàn 09 xã có 57/57 nhà văn hóa thôn (trong đó có 25 nhà đã xuống cấp; 16 nhà có quy mô và diện tích chưa đạt chuẩn; 09/09 xã đều chưa có Nhà văn hóa và trung tâm thể thao xã.Thực hiện chương trình XDNTM, bằng nhiều nguồn kinh phí của tỉnh, thành phố, các xã, các tổ chức cá nhân và nhân dân đóng góp các xã đã tiến hành xây mới 09 nhà văn hóa - thể thao xã diện tích diện tích 39.688m2, chỗ ngồi của từng nhà văn hóa xã bình quân 150-200 chỗ ngồi; với tổng kinh phí đầu tư là30,537 tỷ đồng.Nhà văn hóa thôn: xây mới 05 nhà, sửa chữa nâng cấp 08 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước 8,217 tỷ đồng.

Đến nay 56/56 (đạt 100%) (do trong năm 2016 xã Hải Đông sáp nhập 02 thôn thành 1) nhà văn hoá thôn đạt chuẩn NTM với đầy đủ trang thiết bị đảm bảo phục vụ nhu cầu văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, có diện tích phù hợp; có sân khấu, có đầy đủ bàn ghế, loa máy đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động của thôn như hội họp và các hoạt động khác. Các Nhà văn hoá đều có Ban chủ nhiệm, có quy chế, kế hoạch hoạt động; có hệ thống sổ sách được bảo quản tốt, ghi chép đầy đủ.

Bên cạnh đó, xã Vạn Ninh, Quảng Nghĩacòn có đình làng, hàng năm tổ chức lễ hội vào dịp tháng 1Âm lịch, tái hiện lại lịch sử, tổ chức các khu vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian truyền thống. Các trường học, cơ quan đều đã được đầu tư xây dựng hệ thống sân bãi TDTT như: sân luyện tập bóng chuyền,bóng chuyền hơi, sân cầu lông, bóng đá…

Đánh giá: Đến nay, có 09/09 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

6

Page 7: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

g) Về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:Trên địa bàn Thành phố hiện có 13 chợ đang hoạt động (04 chợ hạng 1, 09 chợ hạng 3); với gần 5.000 hộ kinh doanh; 7/9 xã của thành phố có quy hoạch xây dựng chợ. Từ năm 2011 đến nay, thành phố có 01 chợ được đầu tư xây mới (chợ xã Quảng Nghĩa với tổng vốn đầu tư dự là 4,6 tỷ đồng), cải tạo nâng cấp 02 chợ (chợ xã Hải Xuân, chợ xã Hải Đông), có 01 chợ Vạn Ninh lập xong quy hoạch và đã thu hút được 02 doanh nghiệp xin nghiên cứu đầu tư, dự kiến tổng vốn đầu tư 3 tỷ đồng, thời gian thực hiện và đi vào hoạt động trong năm 2019 (chợ xã Vạn Ninh); 01 chợ đang được doanh nghiệp nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch theo ý kiến các sở ngành và UBND Thành phố (chợ xã Bắc Sơn) với tổng kinh phí đầu tư và dự kiến đầu tư là trên 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, hệ thống siêu thị mini, của hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp phát triển rất nhanh chóng trên địa bàn các xã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn.

Đánh giá: Đến nay, có 09/09 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

h) Về Thông tin và truyền thông: Hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thông trong những năm qua phát triển mạnh mẽ, phủ khắp đến các xã, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.

09/09 xã (đạt 100%) trên địa bàn có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính của các tổ chức, cá nhân tại địa phương như nhận, gửi bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh, phát hành báo.

100% số xã trong Thành phố có ít nhất 01 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile…) đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân tại địa phương.

100% số xã có hạ tầng viễn thông cung cấp dịch vụ truy cập Internet, có hệ thống truyền dẫn ADSL và các cột tiếp sóng mạng di động cung cấp dịch vụ 3G, 4G đáp ứng được nhu cầu về thông tin của nhân dân. Toàn thành phố có khoảng 136 trạm phủ sóng thông tin di động (BTS) của 03 doanh nghiệp viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone).

Về dịch vụ internet, 09/09 xã có điểm truy cập internet đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy nhập internet cho mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thôn, xóm. Bình quân trên 40% số hộ gia đình/xã sử dụng thuê bao internet riêng để truy cập thông tin. 100% số xã của thành phố ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành: có thêm thông tin điện tử, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành 100% cán cộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ để trao đổi, giải quyết công việc. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cho công dân cung cấp dịch vụ hành chính công nâng cấp mức độ 3. Hội trường, phòng họp tại UBND xã kết nối trực tuyến với hội nghị từ Thành phố và cấp Tỉnh.

Trước năm 2011 hệ thống đài truyền thanh của các xã đã được đầu tư từ lâu, máy tăng âm công xuất thấp, không đảm bảo chất lượng nhất là thời điểm mùa mưa bão không thể phát thanh thường kỳ theo quy định. Năm 2017 thành phố đầu tư nâng cấp hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn đến từng thôn khu phố với tổng kinh phí

7

Page 8: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

9,945 tỷ đồng, riêng kinh phí các xã: 5,514 tỷ đồng. Đến năm 2018, có 09/09 xã có hệ thống đài truyền thanh không dây bắt sóng wifi với các cụm loa đặt tại 56/56 thôn. Hệ thống loa hoạt động thường xuyên tại các thôn, xóm đảm bảo 100% số hộ gia đình trong thôn nghe được các thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất của địa phương.

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

m) Về nhà ở dân cư:Năm 2011, số hộ có nhà ở của các xã đạt tiêu chuẩn là 50%, vẫn còn nhà tạm, nhà dột nát. Với quyết tâm, quyết liệt của cả Hệ thống chính trị xóa hết nhà tạm, nhà dột nát của nhân dân trên địa bàn thành phố; thành phố đã tập trung mọi nguồn lực từ các chương trình, phong trào cụ thể như: "Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định 22/2013 của Thủ tướng", “Thi đua xây dựng đô thị văn minh, xã nông thôn mới”, “Giới thiệu địa chỉ cần giúp đỡ”, “Hội Cựu chiến binh giúp nhau thoát nghèo”, “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, "Phòng trào của hội nông dân hộ sản xuất kinh doanh giỏi", Phụ nữ tiết kiệm hỗ trợ hội viên xây dựng ‘Mái ấm tình thương’,… Kết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ cải tạo và xây mới nhà ở cho 317 hộ với 317 nhà, tổng kinh phí hỗ trợ 9.048 triệu đồng, từnăm 2017, trên địa bàn 9 xã không còn nhà tạm, nhà dột nát..

Bên cạnh đó trong đó những năm qua, nhờ các kết quả phát triển kinh tế, đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng nâng lên, nhiều hộ dân trở thành hộ giàu, nhiều hộ đã có điều kiện đầu tư xây dựng nâng cấp nơi ở ngày càng khang trang, rộng rãi đến nay tại 09/09 xã của Thành phố có 9.366/9.930nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựngniên hạn sử dụng trên 20 năm trở lên đạt (94,32%)1.

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

3.3. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dânPhát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ trọng

tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Xác định được điều đó, những năm qua, các xã đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ.

a)Về nông, lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất nông,lâm, thủy sản thành phố năm 2010 đạt 300,690 tỷ đồng, năm 2017 đạt 834,058 tỷ đồng, năm 2018 đạt 969,617 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 chiếm 12,8%, đến năm 2018 giảm còn 11% trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

- Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm thành phố duy trì 5.200 ha;trong đó tổng diện tích canh tác lúa hiện nay khoảng trên 2.000ha với diện tích lúa gieo trồng hàng năm đạt khoảng trên 3.000ha/năm, tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt trên 14.026 tấn. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hàng hóa, nhu cầu thị trường. cây lúa giảm bình quân 2,4%/năm (diện tích cây lúa giảm từ 1Hải Tiến1.489/1.546 nhà, Hải Đông 1.894/1.920 nhà, Quảng Nghĩa700/872 nhà, Hải Xuân 2.017/2.052, Vạn Ninh 1.659/1.746 nhà, Bắc Sơn 255/320 nhà, Hải Sơn 268/327 nhà, Vĩnh Thực 668/721 nhà, Vĩnh Trung 416/426 nhà.

8

Page 9: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

3.368ha năm 2013 xuống còn 3.048,5ha năm 2017 (giảm 319,5 ha); cây ngô, khoai lang. Sản xuất cây thực phẩm, rau màu các loại hàng năm đều tăng diện tích để đáp ứng theo nhu cầu thị trường đạt trên 2.000ha, trong đó chủ yếu là diện tích trồng khoai lang, ngô, lạc, trong đó cây rau màu tăng bình quân13,4%/năm... (i1) diện tích trồng khoai lang của thành phố dao động từ 400 đến 500ha/năm, khoai lang là một trong những sản phẩm được thành phố xác định là sản phẩm OCOP địa phương (sản phẩm khoai lang sấy đã đạt 04 sao trong chương trình OCOP cấp tỉnh); thành phố đã khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân, hoàn thiện thủ tục cung cấp theo hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với siêu thị BigC Hà Nội, với số lượng thu mua dao động từ 5-10 tấn/ngày; (i2) diện tích trồng ngô của thành phố dao động từ 300-400ha/năm; để tạo sự ổn định, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng thành phố đang tập trung chỉ đạo và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hình chuỗi giá trị liên kết cung ứng vật tư, chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm ngô sinh khối để cung cấp cho công ty cổ phần bò Phú Lâm tại xã Quảng Nghĩa; hiện nay bước đầu đã hình thành 1 số vùng trồng nguyên liệu để cung cấp cho công ty tại xã Quảng Nghĩa và xã Hải Đông; với thu nhập bình quân là 5-6 triệu đồng/sào bắc bộ (360m2); (i3) Đối với sản phẩm ra an toàn, đã có 1 số mô hình trồng rau theo hướng an toàn, hữu cơ theo chuỗi giá trị từ trang trại, đến bàn ăn; điển hình là mô hình của công ty cổ phẩn Quốc tế Lợi Lai tại xã Hải Tiến, với quy mô 10ha, trồng nhiều loại rau, quả theo mùa để cung cấp cho khách sạn 05 sao của công ty tại phường Ka Long.

Đáng chú ý, hiện trên địa bàn 02 xã Hải Đông, Hải Tiến, thành phố đã thu hút thành công Dự án sản suất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với nông nghiệp sinh thái của tập đoàn FLCđã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu với diện tích đầu tư trên 500 ha, nguồn vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng.

- Về chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn thành phố có bước phát triển, tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2018 là 230.656 con, (tăng 16% so với năm 2011); Trong đó: đàn bò đạt 6950 con (tăng 313% so với năm 2011), Đàn lợn: 33.032 con; đàn trâu đạt 5.274 con (tăng 6,5% so năm 2011); đàn gia cầm: 185.420 con, tăng 5,3% so năm 2011. Từ năm 2016 thành phố đã thu hút được 02 doanh nghiệp và một số cá nhân, hợp tác xã đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi khá hiệu quả. Đồng thời bước đầu thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP bằng việc đưa sản phẩm lợn Móng Cái tham gia chương trình (thịt lợn Móng Cái và các sản phẩm chế biến từ lợn Móng Cái đạt từ 03 sao cấp tỉnh trở lên) là một trong những động lực lớn góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất sản phẩm nổi tiếng của địa phương Lợn Móng Cái. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2016 đạt 205,63 tỷ đồng, năm 2017 đạt 265,82 tỷ đồng và năm 2018 đạt 305,75 tỉ đồng. Chiếm tỉ trọng 31,53%. Một số mô hình dự án chăn nuôi trọng điểm trên địa bàn Thành phố góp phần lớn tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, cụ thể: (1) Mô hình đầu tư chăn nuôi Bò Phú Lâm tại xã Quảng Nghĩa (Công ty TNHH Phú Lâm): Diện tích trên 1.000ha; quy mô đến năm 2020: 40.000 con bò giống, bò thịt; với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.058 tỷ đồng; từ năm 2017 đến nay đã xuất bán trên 15.000 con bò thịt; (2) Dự án nuôi lợn Móng Cái của Công ty TNHH 1TV phát triển nông lâm ngư Quảng Ninh, tại xã Hải Đông quy mô 200 con lợn nái Móng Cái thuần chủng, diện tích 2,2ha; cung ứng 4.000-5.000 con giống/năm. Với tổng vốn đầu tư dự án trên 4 tỷ đồng.

9

Page 10: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

- Về thủy sản: Những năm qua, thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Móng Cái tiếp tục được Tỉnh xác định là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm lớn của tỉnh; thành phố đã thực hiện tái cơ cấu kinh tế thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; công tác QLNN về phát triển thủy sản có nhiều chuyển biến. Công tác bảo vệ, nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản phát triển ổn định. Đặc biệt là sau khi Tỉnh ủy ban hành nghị quyết 13-NQ/TU ngày 06/5/2014, đã thu hút nguồn lực trên 1.500 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng cho trên 1.800ha đầm nuôi thủy sản từ các thành phần kinh tế, riêng ngân sách thành phố mỗi năm dành bình quân 3,75% tổng vốn đầu tư , đạt 42,308 tỷ đồng; Vốn từ Bộ KHCN và Sở KHCN triển khai 02 dự án sản xuất giống và nuôi ghẹ thương phẩm, ghẹ lột tại xã Vĩnh Trung với tổng kinh phí đầu tư 2,19 tỷ đồng; Vốn tỉnh, Trung ương và của thành phố đầu tư vào các công trình đê điều là: 103,044 tỷ đồng; vốn của các doanh nghiệp và hộ dân tự đầu tư là 1.352,062 tỷ đồng chủ yếu để nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi chủ yếu (trạm điện, hệ thống đường dây, kiên cố ao, đầm nuôi bằng bê tông, lót bạt, trang thiết bị máy móc, khoa học công nghệ...). Đã tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật (nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh và nuôi kết hợp) vào sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chất lượng nguồn nhân lực thủy sản ngày càng được nâng lên. Chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; đời sống ngư dân tiếp tục được cải thiện, nhiều tổ chức, cá nhân giàu lên từ nghề thủy sản.

Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn thành phố tăng từ 1.656ha năm 2013 lên 1.972,9ha năm 2017 (tăng 316,9ha so năm 2013). Tổng sản lượng thủy sản từ 9.754,9 tấn năm 2013 lên 19. 565 tấn năm 2018 (tăng 9.810,1 tấn so năm 2013); trong đó: khai thác đạt 8 630.5 tấn, nuôi trồng đạt 10.935 tấn; giá trị sản xuất thủy sản đến năm 2018 (tính theo giá thực tế) đạt khoảng 705,6 tỷ đồng, tăng 74,6% so năm 2013. Riêng về NTTS tập trung: năm 2018 diện tích đạt 1.790ha, với 1.142 hộ nuôi trồng, trong đó có 109 hộ nuôi thâm canh chiếm 9,5%; 922 hộ nuôi bán thâm canh chiếm 80,7%, các hình thức nuôi khác là 111 hộ chiếm 9,7%; năng suất bình quân 4,5 tấn/ha/năm, cá biệt có hộ nuôi tôm theo hình thức thâm canh năng suất đạt 15 - 20 tấn tôm/ha/vụ. Đáng chú ý trong năm 2018, thành phố đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thành phố Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phấn đấu đến năm 2020 diện tích NTTS trên địa bàn thành phố đạt 2.278,7ha (bao gồm: nuôi nước lợ, mặn là 1.877,7ha; nhuyễn thể là 260ha, bãi triều 141ha) với 28 vùng nuôi (Trong đó 23 vùng nuôi tôm, 01 vùng nuôi nhuyễn thể và 04 vùng nuôi lồng bè) với tổng giá trị ngành thủy sản phấn đấu đạt 1.200 tỷ đồng. Hiện thành phố đang tích cực triển khai các biện pháp, ứng dụng khoa học công nghệ, đưa giống mới... để thực hiện có hiệu quả quy hoạch trên.

- Về đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn: Giai đoạn 2011-2018 số lượng HTX, tổ hợp tác, trang trại, gia trại trên địa bàn thành phố tăng khá, 100% các xã đều các HTX, trang trại hoạt động hiệu quả. Sự phát triển các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố đã giúp cho kinh tế hộ gia đình phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện.

10

Page 11: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

Đến nay trên địa bàn thành phố có 27 tổ hợp tác (gồm tổ hợp tác chăn nuôi lợn Móng Cái, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản...) với 160 thành viên. Tài sản bình quân của tổ hợp tác: 150 triệu đồng, trong đó tài sản không chia: 100 triệu đồng; doanh thu bình quân của tổ hợp tác đạt 550 triệu đồng/tổ/năm, trong đó lợi nhuận bình quân đạt 150 triệu đồng/tổ/năm; Thu nhập bình quân của thành viên, lao động tổ hợp tác: 40 triệu đồng/người/năm.

Toàn thành phố có 28 hợp tác xã nông nghiệp, thành phố đã hỗ trợ cho 11/16 HTX thành lập mới với tổng kinh phí là 200 triệu đồng (gồm: HTX Đoàn Kết, HTX Tiến Thành, HTX Hữu cơ An Lộc, HTX Xuân Xuất; HTX Cường Phát; HTX Thăng Bình; HTX Song Vy; HTX Thái An); các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã được thành phố hỗ trợ 1 số lĩnh vực như xây dựng hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ lãi suất với sản phẩm tham gia chương trình OCOP (ghẹ Trà Cổ, tôm chân trắng). Các Hợp tác xã nông nghiệp đã thể hiện vai trò trong việc hướng dẫn các hộ thành viên chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; có hợp tác xã đã tổ chức hiệu quả dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho các xã viên và các hộ nông dân (Hợp tác xã Hữu cơ An Lộc xã Quảng Nghĩa) trên cơ sở gắn kết với nông dân từ đất đai đến tiêu thụ sản phẩm để tạo thành vùng sản xuất tập trung, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.

Trên địa bàn thành phố có 57 trường hợp được cấp chứng nhận kinh tế trang trại, trong đó: trang trại trồng trọt: 02; trang trại chăn nuôi: 20; trang trại NTTS: 26; trang trại tổng hợp: 09. So với năm 2013 tăng 41 trang trại, trong đó: chăn nuôi tăng 18 trang trại; nuôi trồng thủy sản tăng 15 trang trại; tổng hợp tăng 08 trang trại. Giá trị nông sản hàng hóa bình quân một trang trại đạt khoảng 2,5 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 160 lao động và nhiều lao động thời vụ hàng năm. Mô hình liên kết “4 nhà” bắt đầu được thực hiện trong sản xuất tạo đầu ra ổn định cho người nông dân. Kinh tế trang trại đã từng bước khẳng định vị trí trong quá trình xây dựng nông thôn mới với nhiều mô hình hoạt động hiệu quả: mô hình trang trại chăn nuôi Bắc Sơn; mô hình trang trại thủy sản tại một số xã, phường (Hải Hoà, Hải Đông…). Phát triển các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu của người dân, hiện nay trên địa bàn thành phố có 33 cơ sở cung ứng vật tư nông nghiệp và thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất của nhân dân.

- Kết quả khuyến khích đầu tư tư nhân, FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được quan tâm: đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của thành phố, bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như: Công ty TNHH MTV Nông lâm ngư Quảng Ninh; Công ty TNHH Phú Lâm; Công ty Cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh, Công ty Cổ phần quốc tế Ngọc Hà, doanh nghiệp Phương Anh…

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

b) Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ- Ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh

tế của thành phố Móng Cái. Thành phố có 01 khu Công nghiệp (khu công nghiệp Hải Yên) và 02 cụm công nghiệp (cụm Ninh Dương và cụm Hải Hòa), với 416 cơ

11

Page 12: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chủ yếu là các cơ sở sản xuất hộ cá thể), 24 doanh nghiệp trong đó chủ yếu là chế biến, chế tạo,…) hoạt động thu hút và tạo việc cho trên 10.000 lao động với thu nhập trung bình 06-07 triệu đồng/người/tháng (hàng năm tạo thêm việc làm cho gần 4.000 lao động).Sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố phát triển tương đối ổn định. Năm 2018, giá trị sản lượng công nghiệp đạt 7.314 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 15% cùng kỳ (sản phẩm chủ yếu, sợi vải cotton ước đạt 148.285,8 tấn, tăng 4,1% cùng kỳ; sản lượng dầu (DMC) đạt 1.900 tấn, tăng 78,5% cùng kỳ).

c) Về ngành nghề, Dịch vụ: Trong những năm qua, hoạt động dịch vụ trên địa bàn thành phố Móng Cái đã có những phát triển tương đối toàn diện: Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2018 bình quân đạt 15,3% (giai đoạn 2013 - 2018đạt 19,4%); Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2018 chiếm 58,7%, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển dịch vụ đã được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ; (1) Thành phố có 19chợ, trung tâm thương mại và hệ thống cửa hàngvới tổng số diện tích đất xây dựng là khoảng 166.221m2, vốn đầu tư khoảng 123,915 tỷ đồngthu hút gần 5.250 hộ kinh doanh thương mai dịch vụ cơ bản đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân; (2) - Thành phố hiện có 7 bến cảng, 9 bến thuỷ nội địa, 16 điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu được đầu tư đồng bộ về trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm soát hàng hoá xuất khẩu; Hệ thống kho, bến, bãi bốc xếp hàng hoá trên địa bàn chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư, mở rộng với tổng diện tích trên 114.665m2, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu trung chuyển hàng hoá và phục vụ hàng hoá XNK của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, thành phố có 01 Cảng ICD Thành Đạt gắn với địa điểm xuất hàng Km3+4 Thành Đạt và các Dự án kho bãi bốc xếp hàng hóa tại phường Hải Hòa của Công ty TNHH Hùng Thắng Phát; dự án kho chứa hàng và bãi đỗ xe tại phường Hải Yên của Công ty CP XNK Quốc tế Tân Đại Dương; Khu dịch vụ kho hàng và bến bãi tại khu Lục Phủ, xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái của Công ty cổ phần thương mại du lịch Kim Tinh; Điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty Cổ phần hợp tác thương mại ASEAN tại phường Hải Yên; (3) Nhiều công trình, dự án có tính chất động lực, thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịchđã, đang được triển khai thực hiện và đưa vào khai thác (Cầu Bắc Luân II và đường dẫn; Cảng ICD Thành Đạt, Cầu phao km 3+ 4 Thành Đạt (Móng Cái; dự án mở rộng, nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cửa khẩu Ka Long; Lối mở Pò Hèn- Thán Sản, dự án cải tạo đường 18 A Hạ Long - Móng Cái; cao tốc Móng Cái - Vân Đồn, siêu thị Wilcom...); (4) Thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào lĩnh vực thương mại, du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp: tập đoàn FLC, Tập đoàn Sungroup, tập đoàn Vingroup (Việt Nam)…; (5) Hoạt động du lịch có nhiều nhiều khởi sắc; phát huy hiệu quả 04 tuyến, 15 điểm du lịch trên địa bàn... Sự phát triển dịch vụ đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Móng Cái lần thứ XXIII đã dề ra; đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong những năm qua.

Tổng Kim ngạch xuất nhập khẩu, giai đoạn 2013 - 2018 đạt 31.895 triệu USD, tăng bình quân -0,3%/năm.Xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất (chiếm 60-70%). Hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam chủ yếu có cao su, hoa quả, thủy sản, nông sản. Nhập khẩu chủ yếu là

12

Page 13: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

hàng tiêu dùng, xe tải tự hành phục vụ khai thác than. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có bước phát triển ổn định, giai đoạn 2016 - 2018 đạt 23.331 tỷ đồng, tăng bình quân 3,4%/năm (giai đoạn 2013 - 2018 đạt 44.400 tỷ đồng, tăng bình quân 1,6%/năm) ;Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 của thành phố đạt 7.856,4 tỷ đồng (tăng 10%) so với năm 2017. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 616 nghìn tấn/năm, khối lượng vận chuyển hành khách đạt 2,4 triệu/lượt/người.

Tính đến hết năm 2018 trên địa bàn Thành phố có trên 1.400 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ du lịch; đang phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình kinh doanh, chất lượng hàng hóa dịch vụ được nâng cao. Các hoạt động thương mại dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, đặc biệt phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước với tổng số hàng năm có khoảng trên 2 triệu lượt khách du lịch đến địa bàn Thành phố.

d) Về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo:- Về thu nhập: Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn 09 xã

của thành phố đạt khoảng 17,58 triệu đồng/người/năm. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn từ đó đã nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn đặc biệt là các xã miền núi, hải đảo của thành phố. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố đạt 65,2 triệu đồng/người/năm, trong đó thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 42,3 triệu đồng/người/năm. Kết quả thu nhập bình quân đầu người của từng xã được thể hiện cụ thể:

Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn TP Móng Cái

TT Đơn vịThu nhập bình quân đầu người

năm 2018

Nhân khẩu thực tế

thường trú trên địa bàn

Tổng thu nhập (triệu

đồng)

I Toàn thành phố 42,3 42.536 1.799.657,7II 09 xã NTM1 Quảng Nghĩa 41,0 3.662 150.1422 Hải Tiến 41,4 6.425 265.9953 Hải Đông 43,8 7.323 320.747,44 Hải Xuân 45,3 10.259 464.732,75 Vạn Ninh 41,3 6.868 283.648,46 Hải Sơn 36,7 1.499 55.013,37 Bắc Sơn 35,5 1.748 62.0548 Vĩnh Thực 41,7 3.085 128.644,59 Vĩnh Trung 41,2 1.667 68.680,4

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

13

Page 14: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

- Về tỷ lệ hộ nghèo: Trong những năm qua thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo việc thực hiện chính sách an sinh xã hội gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt quan tâm đến các xã miền núi biên giới và hải đảo: giúp hộ nghèo tiếp cận dạy nghề, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách vay bốn để phát triển ngành nghề, chỉ đạo các đoàn thể phân công các hội giúp đỡ hộ nghèo để phát triển kinh tế, giúp đỡ hộ nghèo tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập để từng bước vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Một số kết quả đạt được như sau: (1) Hỗ trợ về nhà ở: hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 112 hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là 3.196,8 triệu đồng; (2) Tổ chức thăm tặng quà cho các đối tượng hộ nghèo, hộ chính sách vào dịp lễ, tết với tổng số tiền mỗi năm là trên 4,5 tỉ đồng.

Do thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo của thành phố giảm rõ rệt qua các năm: năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo 0,85% năm (vùng nông thôn 1,56%) 2014 tỷ lệ hộ nghèo 0,53% (vùng nông thôn là 1,24%), năm 2018 tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5% (vùng nông thôn là 0,84%) Trong đó đặc biệt hộ nghèo trên địa bàn các xã miền núi biên giới giảm rất sâu: xã Bắc Sơn năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 10,22% (27/264 hộ), năm 2013 giảm xuống còn 2,6% (10/396 hộ), năm 2018 còn 1,08% (4/372 theo chuẩn mới); Xã Hải Sơn năm 2010 là 7,14% (17/238 hộ), năm 2013 đạt tỷ lệ 11,45% (30/262 hộ), năm 2018 còn 1,49% (05/336 theo chuẩn mới), cụ thể:

Bảng 2: Tổng hợp số liệu thực hiện tiêu chí số 11 về Hộ nghèo

TT Đơnvị Tổng số

hộ dân

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

chung (%)

Tỷ lệ hộ

nghèo không thuộc BTXH

(%)

Đánh giá tiêu

chíTổng

số

Không thuộc BTXH

Thuộc BTXH

I Toàn thành phố 26674 134 27 107 0,50 20,1

II Tổng của 9 xã 10356 87 19 69 0,84 21,8

1 Quảng Nghĩa 872 16 2 14 1.83 12,5 Đạt

2 Hải Tiến 1635 15 9 7 0.92 60 Đạt

3 Hải Đông 2064 9 1 8 0.44 11 Đạt

4 Hải Xuân 2058 18 0 18 0.87 0 Đạt

5 Vạn Ninh 1786 11 2 9 0.62 18 Đạt

6 Hải Sơn 336 5 2 3 1.49 40 Đạt

7 Bắc Sơn 372 4 1 3 1.08 25 Đạt

8 Vĩnh Thực 801 6 2 4 0.75 33,3 Đạt

9 Vĩnh Trung 432 3 0 3 0.69 0 Đạt

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

14

Page 15: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

- Về lao động có việc làm: Trong những năm qua, thành phố đã tập trung chỉ đạo mở các lớp đào tạo nghề cho người dân nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg góp phần nâng cao trình độ nhận thức và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ nông nghiệp chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp. Kết quả đã tổ chức 50 lớp dạy nghề nông nghiệp, nông thôn cho 1.820 lượt lao động nông nghiệp, nông thôn (trong đó, có 37 lớp nghề nông nghiệp, 13 lớp nghề phi nông nghiệp) gồm các ngành nghề: nuôi trồng thủy sản; trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, lái tàu, nghiệp vụ phục vụ tại nhà hàng, khách sạn, lái xe, tiếng trung thông dụng…Giải quyết việc làm bình quân cho 3607 lao động/năm. Chất lượng lao động nông thôn từng bước được nâng lên, kiến thức, kỹ năng, tay nghề, việc làm, thu nhập của người lao động nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, tỷ lệ lao động có việc làm trên địa bàn nông thôn của thành phố được qua đào tạo đạt 41,13%.

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động có việc làm trên toàn địa bàn là 59.095/59.322 người đạt 99,6% (trong đó tỉ lệ lao động của việc làm của các xã là 20.254/20.838 người đạt 97,2%); cụ thể:

Bảng 3: Tổng hợp số liệu thực hiện tiêu chí số 12về lao động có việc làm

TT ĐơnvịTổng số lao động trong

độ tuổi

Tổng số lao động có việc

làm

Tỷlệ (%)

Đánh giá tiêu chí

I Toàn thành phố 59322 59095 99,6

II Tổng số của 9 xã 20838 20254 97,2

1 Quảng Nghĩa 2071 2060 99,5 Đạt

2 Hải Tiến 3104 2995 96,5 Đạt

3 Hải Đông 3879 3771 97,2 Đạt

4 Hải Xuân 4002 3825 95,6 Đạt

5 Vạn Ninh 3715 3640 98 Đạt

6 Hải Sơn 840 798 95 Đạt

7 Bắc Sơn 959 939 98 Đạt

8 Vĩnh Thực 1556 1541 99 Đạt

9 Vĩnh Trung 712 685 96,15 Đạt

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

3.4.Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trườnga) Về Giáo dục và Đào tạo:Giáo dục và đào tạo của Thành phố tiếp tục có

bước phát triển toàn diện và vững chắc. Công tác quản lý được tăng cường, nếp, kỷ cương trong dạy và học được nâng lên. Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, từ đó nâng

15

Page 16: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

cao chất lượng giáo dục và đào tạo cả về trí dục, đức dục, gắn dạy chữ với dạy người. Cơ sở vật chất các trường học được tập trung đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng, nâng cao thành tích học sinh giỏi cấp tỉnh và Quốc gia. Tỉ lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng cao. Công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai có hiệu quả, đã huy động được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các trường, lớp học đáp ứng ngày càng tốt hơn cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo của thành phố.

- Có 100% các đơn vị duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 05 tuổi; phổ cập giáo dục, xó mù chữ mức độ 2; 9/9 xã đạt chuẩn phố cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; 9/9 xã đạt chuẩn phổ cập THCS mức độ 2,3.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2018 của các xã là 99,79% (1428/1431 em); tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp, học nghề) đạt 91,25% (1.303/1428 em).

Từ năm 2010 đến nay, số người lao động có việc làm qua đào tạo/số người trong độ tuổi lao động tăng 25,2%: cụ thể năm 2010, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của thành phố là 45,6% (5.125/16.320 lao động), đến năm 2018 là 70,8%,(41845/59095); trong đó bình quân 9 xã là 46,7% (9.450/20.254 lao động); trong thời gian gua 09 xã nông thôn tập trung tăng cường tổ chức được 36 lớp đào tạo nghề = 1.215 người (năm 2014: 06 lớp = 200 học viên; Năm 2015, 06 lớp = 210 học viên; Năm 2016, 07 lớp = 120 học viên;Năm 2017, 07 lớp = 245 học viên; Năm 2018, 09 lớp = 340 học viên);cụ thể:

Bảng 4: Tổng hợp về Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo

TT Đơnvị

Tổng số lao động có việc

làm

Tổng số lao động có việc làm qua đào

tạo

Tỷlệ (%)

Đánh giá tiêu chí

I Toàn thành phố 59095 41845 70,8

II Tổng số của 9 xã 20254 9450 46,7

1 Quảng Nghĩa 2060 720 35.0 Đạt

2 Hải Tiến 2995 1539 51.4 Đạt

3 Hải Đông 3771 1814 48.1 Đạt

4 Hải Xuân 3825 1993 52.1 Đạt

5 Vạn Ninh 3640 1772 48.7 Đạt

6 Hải Sơn 798 295 37.0 Đạt

7 Bắc Sơn 939 324 34.5 Đạt

8 Vĩnh Thực 1541 728 47.2 Đạt

9 Vĩnh Trung 685 265 38.7 Đạt

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

b) Về Y tế: Trên địa bàn Thành phố có 01trung tâm y tế, 17 trạm y tế xã, phường; 01 Bệnh xá quân y và 01 Tổ quân yvà 25 cơ sở y tế tư nhân. Từ năm

16

Page 17: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

2011 đến nay thành phố đã nâng cấp 10 trạm y tế xã, phường. Cán bộ các trạm y tế được điều động và tăng cường đảm bảo mỗi xã phường đều có ít nhất 01 bác sỹ hoặc 01 y sỹ làm công tác khám chữa bệnh, ngoài ra còn có các điều dưỡng, nữ hộ sinh. Lương y có trình độ từ trung cấp trở lên theo quy định của Bộ y tế. Thành phố triển khai hiệu quả mạng lưới y tế thôn bản đối với 02 xã miền núi biên giới Hải Sơn, Bắc Sơn nhằm phụ vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Các xã đều đã tích cực triển khai thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 và 9/9 xã đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020.

- Công tác BHYT đã được thực hiện tích cực, thường xuyên tuyên truyền cho người dân tham gia bảo hiểm y tế. Thực hiện theo Quyết định 1980 của Thành phố Ngành y tế và BHXH thành phố tích cực, chủ động tham mưu cho thành phố kế hoạch cụ thể về việc thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế hàng năm. Các đơn vị trong toàn thành phố tích cực tuyên truyền triển khai chính sách hỗ trợ BHYTcho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, các hộ sản xuất nông nghiệp và đối tượng chính sách. Do vậy tỉ lệ người dân thành phố tham gia BHYT năm 2010 đạt 51% hết năm 2018 đạt 91,7% (trong đó 9 xã bình quân đạt 95%, 40.395/42.536 người).

- Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng năm 2011 là 11,2%. Hằng năm, UBND thành phố đều đưa chỉ tiêu về giảm tỉ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng là chỉ tiêu chính trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của địa phương. Cùng với việc chỉ đạo triển khai chương trình mục tiêu y tế quốc gia về dinh dưỡng các ngành đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền trực tiếp cho bà mẹ có thai và cho con bú nhằm thay đổi nhận thức và hành vi, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho trẻ em. Đến hết năm 2018, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi của 09 xã trên địa bàn thành phố giảm còn 8,82% (324/3.674 trẻ em) đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; cụ thể:

Bảng 5: Tỷ lệ BHYT và suy dinh dưỡng thể thấp còi

TT Đơn vị

Năm đạt tiêu chí

QGVYTX

Bảo hiểm y tế trên địa bàn các xã năm 2018

Trẻ em thể thấp còi trên địa bàn các xã năm

2018

I Toàn thành phố

Tổng số

(người)

Số người tham gia

BHYT

Tỉ lệ BHYT năm 2018 (%)

Tổng số (trẻ em)

Số trẻ em bị SĐ thể thấp còi năm 2018

Tỉ lệ trẻ em bị suy dinh

dưỡng thể thấp còi năm

2018II Tổng số 09 xã 42.536 40.395 95 3.674 324 8,821 Quảng Nghĩa 2016 3.662 3.625 99 415 53 12,772 Hải Tiến 2016 6.425 5.705 88,8 572 38 6,643 Hải Đông 2016 7.323 6.960 95 580 54 9,314 Hải Xuân 2016 10.259 9.571 93,3 668 53 7,935 Vạn Ninh 2017 6.868 6.454 94 621 29 4,67

17

Page 18: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

6 Hải Sơn 2016 1.499 1.598 106,6 161 28 17,397 Bắc Sơn 2015 1.748 1.678 96 196 32 16,38 Vĩnh Thực 2017 3.085 3.111 100,8 283 23 8,139 Vĩnh Trung 2015 1.667 1.693 101,6 178 14 7,87

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

c) Về Văn hóa:Thực hiện Nghị quyết số 33/TW ngày 09/6/2014 của BCH Trung ương

(khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;Quyết định 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết đời sống văn hóa giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”;

- Lĩnh vực văn hóa được sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện của các cấp ủy, Đảng chính quyền và sự hưởng ứng đông đảo của người dân nên đã đạt được nhiều kết quả góp phần to lớn đối với việc giữ gìn ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đặc biệt đối với các xã miền núi biên giới và hải đảo, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong đời sống xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển. Cụ thể:

- Các hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn luôn diễn ra sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân. Toàn thành phố có 145 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trong đó: có 34 tổ đội văn nghệ quần chúng 03 câu lạc bộ hát dân ca, 3 câu lạc bộ thơ, 105 câu lạc bộ thể dục, thể thao. Phong trào "Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại" được triển khai rộng khắp. Hàng năm, tổ chức giải bóng đá, tổ chức giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao với thành phố Đông Hưng - Phòng Thành Trung Quốc, định kỳ 2 năm tổ chức Đại hội Thể dục thể thao,...

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể: Toàn thành phố có 37 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, có 22 cơ sở tín ngưỡng. Trong đó có 01 di tích cấp Quốc gia; 06 di tích cấp tỉnh và 15 di tích đã kiểm kê, phân loại.Một số di tích đã thành thành điểm du lịch tâm linh thu hút khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan: Đình Trà Cổ, đền Xã Tắc... Các di tích đã làm tốt công tác xã hội hóa, việc trùng tu, tôn tạo đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

- Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", thi đua danh hiệu ”thôn văn hóa“, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới “đạt hiệu quả cao, góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống văn hóa nông thôn. Hàng năm, tổ chức Lễ tế đền Xã Tắc; hội Đình hoàng làng với các trò chơi văn hóa dân gian (Đình Vạn Ninh, Đình Làng Bầu Quảng Nghĩa...).

- Công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, xóm trên địa bàn thành phố gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới đã từng bước được hoàn thiện và ngày càng phát huy hiệu quả, mỗi bản hương ước, quy ước chứa đựng các tiêu chí liên quan đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng bản văn hóa... giữ gìn và thuần phong, mỹ tục,

18

Page 19: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

những truyền thống những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Năm 2018 toàn thành phố có 56/56 thôn, làng đạt 100% số hương ước, quy ước đã được bổ sung nội dung tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới; thôn đạt chuẩn nông thôn mới, vườn đạt chuẩn nông thôn mới và hộ nông thôn mới kiểu mẫu. Thành phố xây dựng và thực hiện Quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong tất cả các cơ quan, đơn vị. Chỉ đạo các đơn vị, phường, xã đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đẩy mạnh phong trào “Nụ cười cán bộ, công chức, viên chức”, tổ chức Hội diễn tiếng hát cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2018. Tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 02/02/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về “Thực hiện chủ đề năm 2017 về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; tập trung chỉnh trang đô thị” trên địa bàn thành phố Móng Cái.100% số hương ước, quy ước của các thôn, tổ trên địa bàn thành phố đã được phê duyệt; số hương ước thực hiện tốt là 100%.

Nội dung hương ước, quy ước của các thôn, tổ có nội dung không trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để thực hiện tốt quy chế dân chủ, các thôn chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào hương ước, quy ước như: về việc tổ chức và duy trì có hiệu quả phong trào “Toàn dân làm vệ sinh môi trường vì một thành phố Móng Cái xanh - sạch - đẹp” duy trì vào Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần; các quy định trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công và tài sản của công dân, bảo vệ môi trường cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa,… thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp… xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống, phát triển hoạt động văn hóa lành mạnh, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

- Phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa, nông thôn mới ngày càng được nâng lên. Năm 2010, trên địa bàn 9 xã có 15/57 thôn đạt 26,31% được công nhận danh hiệu thôn văn hóa; năm 2018 có 42/56 đạt (75%) được công nhận danh hiệu thôn văn hóa (Số thôn giảm do thực hiện việc sáp nhập các thôn giảm từ 57 thôn xuống còn 56 thôn). Tỉ lệ gia đình văn hóa năm 2010 đạt 87,6%, đến năm 2018 tỷ lệ gia đình văn hóa là 24.807/26.674 đạt 93%.

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

d. Về môi trường và An toàn thực phẩm: Xác định tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm là tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng nông thôn mới, sau hơn 07 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm chỉ đạo, thực hiện của các cấp các ngành và người dân trên địa bàn nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực như:

- Nhiều công trình cấp nước sạch được quan tâm đầu tư xây dựng và hoàn thành đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 04 nhà máy nước sạch đang hoạt động (Nhà máy nước Kim Tinh công suất 10.000m3/ngày/đêm, nhà máy nước Đoan Tĩnh công suất

19

Page 20: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

6.000m3/ngày/đêm; nhà máy nước Vạn Gia công suất 580m3/ngày/đêm; nhà máy nước Hải Xuân công suất 6.000m3/ngày/đêm ); 01 dự án cấp nước sạch sinh hoạt cho các xã Hải Tiến, Hải Đông, Quảng Nghĩa đã và đang triển khai thực hiện đầu tưvới tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng2, trong đó dự án đang triển khai thực hiện từ cuối năm 2018; Theo tiến độ xây dựng, trong năm 2019 hoàn thành hệ thống cấp nước sạch cho các xã trên. Đến nay, tỉ lệ cư dân nông thôn của thành phố được sử dụng nước sạch là, nước hợp vệ sinh là 98,6% (10.211/10.356 hộ);trong đó 9.9 xã được cấp nước sạch với tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 63,1% (6.535/10.356 hộ).

- Phong trào trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường chính; trục thôn,khu ngõ xóm, khu phố, nhà văn hóa thôn, khu, làng bản, trong khuôn viên các cơ quan, công sở… được phát động thực hiện rộng khắp trên toàn địa bàn thành phố qua các phong trào “Xây dựng đô thị văn minh xanh - sạch - đẹp”; “Xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới, vườn đạt chuẩn nông thôn mới và hộ NTM kiểu mẫu”; các xã, phường, các đơn vị trên địa bàn thành phố đã trồng được 25.000m2 cây hoa, cây cảnh và cây bóng mát các loại đã góp phần xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn, đô thị xanh, sạch đẹp và tạo không khí vui tươi, phấn khởi, làm nổi bật cảnh quan môi trường nông thôn.

- Hệ thống thu gom rác thải đáp ứng được nhu cầu thu gom trên địa bàn thành phố. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 02 nhà máy xử lý rác thải; 03 bãi thu gom tập kết rác, 02 nhà máy xử lý rác thải trong đó: 01 nhà máy xủ lý chất thải rắn tại thôn 5, xã Quảng Nghĩa, diện tích 21,6ha, với công suất thiết kế là xử lý 150 tấn rác thải/ngày, tổng vốn đầu tư 111,9 tỉ đồng đến nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải trên địa bàn thành phố; 01 lò xử lý rác thải tại địa bàn xã Hải Sơn, với công suất đốt 10 - 15 tấn/ngày; là đốt rác đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của xã Hải Sơn và thôn Thán Phún xã Bắc Sơn; trên địa bàn 9 xã có 224 xe thu gom rác, 100% số thôn có tổ dịch vụ thu gom rác thải. Phương thức xử lý rác là thu gom đến điểm tập kết rác của thôn (trên địa bàn 9/9 xã thành phố có 56/56 điểm tập kết rác của thôn,các điểm này được xây dựng đảm bảo vệ sinh - xanh - sạch đẹp, với mục đích vừa là điểm tập kết rác vừa là nơi vẽ tranh tuyên truyền, cổ động người dân trên địa bàn nông thôn tích cực tham gia bảo vệ môi trường vùng nông thôn), sau đó Công ty cổ phần công trình và môi trường đô thị Móng Cái vận chuyển về nhà máy ở xã Quảng Nghĩa để xử lý; đối với 03 xã Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Bắc Sơn: tổ thu gom rác của thôn vận chuyển đến bãi tập kết rác để xử lý; đối với xã Hải Sơn giao cho 01 HTX làm dịch vụ thu gom và xử lý rác thải tại nhà máy xử lý rác thải mini trên địa bàn xã. Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn thành phố đạt 100%. Các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đề có hệ thống xử lý nước thải riêng. Nhìn chung công tác xử lý và thu gom rác thải, nước thải của thành phố đảm bảo theo quy định.

- Về tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch:Tính hết năm 2018, kết quả điều tra bộ chỉ số nước sinh hoạt nông thôn3; tỷ lệ hộ dân 09 xã sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,6% (năm 2010 đạt 82%). Trong đó, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hiện đạt 63,1%.

2Được đầu tư từ nguồn vốn nước sạch của tỉnh Quảng Ninh do sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn của tỉnh làm chủ đầu tư..3 Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL, ngày 22/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc “Phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm”.

20

Page 21: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch:09/09 xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch nông thôn mới đã được phê duyệt. Trong đó xã Hải Tiến có 03; Hải Đông 03; Quảng Nghĩa 02; Hải Xuân 02; Vạn Ninh 05; Vĩnh Thực 02, Vĩnh Trung 01; Hải Sơn 02; Bắc Sơn 03.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 09 xã đều tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện việc thu gom và xử lý chất thải đúng nơi quy định (5.422 hộ), UBND xã xác định các điểm chứa bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất với 45 điểm thu gom để hình thành vùng sản xuất sạch và định kỳ xử lý tiêu hủy theo quy định;

- Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:Qua điều tra, khảo sát năm 2018 trên địa bàn 09 xã tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch, đạt 94,1% (9.106/9.672 hộ); Chuồng trại chăn nuôi đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước; được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý; không xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh, tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi gia súc đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 84,2% (8720/10.356). số hộ gia đình và cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh nuôi trồng thủy sản, làng nghề tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt 100% (2.054 hộ).

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

3.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội

a) Về xây dựng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:- Về xây dựng hệ thống chính trị: Xuất phát từ tầm quan trọng và vai trò của

hệ thống chính trị cũng như yêu cầu đặt ra của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, sau hơn 7 năm thực hiện Chương trình, hệ thống chính trị ở cơ sở của Thành phố được tinh giản gọn nhẹ hơn theo chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời tích cực đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công chức đặc biệt là đối với các xã do đó chất lượng hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết quả cụ thể như sau: (1) Đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Trình độ chuyên môn có: 6/182 người có trình độ Thạc sỹ đạt tỷ lệ 3,3%; 111/182 người có trình độ đại học đạt tỷ lệ 61,0%; 65 người/182 người có trình độ cao đẳng - trung cấp đạt tỷ lệ 35,7%. Trình độ chính trị: cao cấp, cử nhân 08/182 người đạt tỷ lệ 4,4%, trung cấp, sơ cấp174/182 người đạt tỷ lệ95,6%. Để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức các xã, từ năm 2011 đến nay, số lượng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2011 đến nay là 635 người; nguồn kinh phí của thành phố 850.000.000 đồng. Cơ bản đến nay, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đều đạt tiêu chuẩn về trình độ lý luận, chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt các nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới; (2)

21

Page 22: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

Về tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, đến nay có 100% Đảng bộ xã đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; 100% chính quyền xã đạt danh hiệu “Chính quyền cơ sở vững mạnh”; (3) Về tổ chức chính - trị xã hội ở cấp xã hiện nay thành phố có 100% tổ chức đoàn thể chính trị của các xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên, phát huy tốt vai trò nòng cốt, tiên phong trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Về tiếp cận pháp luật: Trong thời gian qua, thành phố đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Toàn thành phố có 24 cán bộ, công chức tư pháp (03 công chức tư pháp thành phố và 21cán bộ, công chức tư pháp xã, phường); trong đó xã, phường có 8 cán bộ, công chức tư pháp (đạt 33,3%) có trình độ đại học và trên đại học luật. Hàng năm, cán bộ, công chức tư pháp đều được đào tạo, tập huấn những văn bản, chính sách mới, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với công tác tuyên truyền pháp luật có 37 báo cáo viên pháp luật thành phố, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã 213 người, có 309 hòa giải viên với 56 tổ hòa giải cơ sở đều được tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, hòa giải, trung bình mỗi năm hòa giải trên 124 vụ việc ở cơ sở.100% các xã đều có tủ sách pháp luật cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật; triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, 09/09 xã đã thực hiện việc nối internet đáp ứng yêu cầu công việc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, dân vận chính quyền trên địa bàn cá xã. Đến nay, thành phố có 9/9 xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

-Về công tác đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

- Công tác thông tin, tuyên truyền Luật bình đẳng giới: Cấp ủy Đảng, chính quyền, các phòng, ban ngành, đoàn thể đã quan tâm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới bằng nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới, tọa đàm, gặp mặt, nói chuyện, tổ chức các cuộc thi, băng zôn, tuyên truyền trên sóng phát thanh…

- Toàn thành phố có 18 Ban vị sự tiến bộ của phụ nữ với tổng số là 184 thành viên, trong đó: cấp thành phố là 14 người, nữ 10 người; cấp xã, phường 170 người chiếm 92,39% tổng số các thành viên Ban VSTBCPN trên địa bàn Thành phố. Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố thường xuyên được kiện toàn, thay thế thành viên khi có sự biến động về tổ chức, ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

- Công tác xây dựng, duy trì các mô hình cung cấp dịch vụ, hỗ trợ bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới: Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã; Năm 2017, được sự chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Thành phố đã xây dựng thí điểm mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” tại xã Vạn Ninh. Thành lập 04 câu lạc bộ Bình đẳng giới trên địa bàn xã với 04 địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới Hàng tháng có tổ chức

22

Page 23: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

giao ban có sự tham gia của các thành viên ban chỉ đạo, các thành viên câu lạc bộ. Triển khai các nội dung sinh hoạt và những nhiệm vụ cần triển khai trong tháng tới; thường xuyên ra soát lại những trường hợp có nguy cơ bị bạo lực để có tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Đến nay, mô hình này đang được thực hiện đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững.

- Về kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới: Một số chỉ tiêu trong lĩnh vực lao động, giáo dục và y tế đã đạt kế hoạch đề ra. Mục tiêu về giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị có sự cải thiện nhẹ với sự gia tăng số lượng phụ nữ giữ các vị trí. Hiện nay, Số lượng nữ tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020 là 11 đồng chí, chiếm tỷ lệ 28,2%; số lượng nữ tham gia Ban chấp hành đảng bộ các xã, phường là 33 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18%.

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

b) Về Quốc phòng và an ninh- Về quốc phòng: (1) 09/09 xã của thành phố đã xây dựng và kiện toàn xong

Ban chỉ huy quân sự và tổ chức xây dựng lực lượng dân quân nòng cốt đủ thành phần theo quy định. Đến nay, mỗi xã tổ chức được 01 trung đội dân quân cơ động, 03 tổ dân binh chủng, 01 tổ dân quân tại chỗ/thôn (tổ) dân phố. Hàng năm, tổ chức tập huấn và huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng xử lý tốt mọi tình huống có thể xảy ra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới; (2) Triểu khai thực hiện nghiêm Luật Giáo dục quốc phòng an ninh và Luật nghĩa vụ quân sự, đến nay có 9/9 xã đã thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh và Hội đồng nghĩa vụ quân sự, thường xuyên tổ chức kiện toàn về số lượng, hoạt động có nề nếp, đạt hiệu quả cao. Các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và tuyển sinh quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đảm bảo chất lượng, 100% quân nhân xuất ngũ về địa phương được đăng ký quân nhân dự bị và quản lý chặt chẽ theo quy định, sẵn sàng động viên khi có lệnh.

- Về an ninh, trật tự: Hàng năm, Đảng ủy các xã đều ban hành Nghị quyết, UBND xã xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức xây dựng và triển khai có hiệu quả các mô hình “3 giảm, 4 giữ” “Xây dựng xã không có tội phạm và tệ nạn về ma túy”, “Khu, Cụm CN và tiểu thủ công nghiệp đảm bảo về an ninh trật tự”…. An ninh trong vùng tôn giáo, vùng dân tộc, vùng biên giới, hải đảo khu vực nông thôn được đảm bảo. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được triển khai tích cực, đạt hiệu quả cao, nhiều mô hình mới đượcđưa vào hoạt động, quý: Tổ nhân dân tự quản, mô hình tự quản về an ninh, tuần tra bảo vệ ban đêm; tuần tra biên giới xây dựng lực lượng xung kích bảo đảm ANTT.

Trên địa bàn 9 xã của thành phố không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp kéo dài, khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tốt cáo, yêu càu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thi hành chính sách pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai… gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Không để xảy ra trọng án hay vụ án hình sự về tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Các loại tội phạm, tệ

23

Page 24: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút…) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế và giảm liên tục so với năm trước.

Duy trì củng cố lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở như: lực lượng Công an viên ở các xã, lực lượng bảo vệ dân phố tại các phường. Lực lượng Công an xã được đánh giá chất lượng công tác hàng năm, được xây dựng, bổ sung, tập huấn bồi dưỡng chính trị, pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công an xã chủ động nắm chắc tình hình tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền về chủ trương, biện pháp, kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Có 9/9 Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên. Không có cá nhân nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Đánh giá: Đến nay, có 9/9 xã (đạt 100%) số xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 03/03 xã đãđược UBND thành phố phê duyệt tháng 09/2011; UBND thành phố đã ban hành quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch làm cơ sở để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. UBND các xã đã tổ chức hội nghị công khai quy hoạch và công bố rộng rãi nội dung quy hoạch tới các tầng lớp nhân dân, đồng thời niêm yết bản đồ quy hoạch nông thôn mới tại các nhà văn hóa thôn của các xã, làm các pano công bố quy hoạch, cắm mốc quy hoạch chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy định được duyệt.

Sau 6 năm (2011-2016) quy hoạch chung tại 3 xã đã có rất nhiều biến động; Do đó, thành phố đã chủ động điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã4, theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phân khu chức năng trong giai đoạn mới gắn với Quy hoạch vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực, lợi thế của địa phương và của Tỉnh5.

4. Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản.

Theo báo cáo số 124/BC-UBND ngày 22/3/2019 của UBND thành phố Móng Cái, đến ngày 22/03/2019, thành phố Móng Cái không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới.

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ.Thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điểm b, Mục 3, Điều 13, Quyết

định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.2. Về kết quả xây dựng nông thôn mới.- Thành phố Móng Cái có 9/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới bằng 100%

( Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 24/03/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới đợt 2 năm 2016;Quyết định số 709/QĐ-UBND ngày 8/03/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn năm 2017; Quyết

4 Quyết định số 5175, 5176, 5177/QĐ-UBND, ngày 28/10/2016 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới (tỷ lệ 1/10.000) xã Dương Huy, Cẩm Hải, Cộng Hòa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh5 Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

24

Page 25: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMbaoquangninh.com.vn/.../201908/18906_BA_O_CA_O_THA__M_… · Web viewKết quả giai đoạn 2011-2018 đáng khích lệ:Đã hỗ trợ

định số 37/QĐ-UBND ngày 7/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới đợt 1 năm 2018 ).

- Có đăng ký thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ( Văn bản số 3018/UBND-VPĐP ngày 13/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái về việc đăng ký “thành phố Móng Cái hoàn thành xây dựng nông thôn mới” năm 2018) và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa vào kế hoạch thực hiện.

Về kết quả xây dựng nông thôn mới của thành phố Móng Cái đủ điều kiện công nhận thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

3.Về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mớiKhông có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới (Theo

báo cáo số 124/BC-UBND ngày 22/3/2019 của UBND thành phố Móng Cái, đến ngày 22/03/2019, thành phố Móng Cái không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới).

III. KIẾN NGHỊ

- Căn cứ hồ sơ và kết quả thẩm tra,điều kiện công nhận(theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đánh giá thành phố Móng Cái đủ điều kiện đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố hoàn thành thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018.

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Móng Cái hoàn thành thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Nơi nhận:- Bộ NN & PTNT (báo cáo);- TT Tỉnh ủy, HĐND Tỉnh (báo cáo);- Ban Xây dựng nông thôn mới;- UBND thành phố Móng Cái;- V0, V4, NLN2, TH3;- Lưu VP.NLN1 (50b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNCHỦ TỊCH

…..

25