27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HỮU CHÚT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TĂNG CƢỜNG PHÁT HIN SM KHUYT TẬT ĐỐI VI CÁC BÀ MCÓ CON DƢỚI 6 TUI TI HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHHÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 Chuyên ngành Y tế công cộng Mã số: 62.72.03.01 TÓM TT LUN ÁN TIẾN SĨ Y TCÔNG CNG Hà Ni - 2017

Chuyên ngành Y tế công cộng - dtsdh.huph.edu.vndtsdh.huph.edu.vn/sites/dtsdh.huph.edu.vn/files/luanvantiensi/TOM TAT... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo - bỘ y tẾ trƢỜng

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN HỮU CHÚT

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TĂNG CƢỜNG PHÁT

HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT ĐỐI VỚI CÁC BÀ MẸ CÓ CON

DƢỚI 6 TUỔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

Chuyên ngành Y tế công cộng

Mã số: 62.72.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội - 2017

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy

2. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng

Phản biện 1: ………………………………….

Phản biện 2: ……………………………………

Phản biện 3: ………………………………….

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ

cấp Trƣờng tại Trƣờng Đại học Y Tế Công Cộng.

vào hồi … giờ, ngày …. tháng … năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1. Thư viện Quốc gia

2. Thư viện trường Đại học Y tế công cộng

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) là trách nhiệm của cả cộng đồng trong đó

có trách nhiệm của gia đình. Trong gia đình thì bà mẹ là người gần gũi với trẻ

nhiều nhất, họ thường quan sát, để ý đến sự phát triển của trẻ và họ đều có xu

hướng so sánh con cái của họ với con cái của những người khác để hình thành

những đánh giá. Tuy nhiên nhiều cuộc điều tra quốc tế đã cho thấy nhiều phụ

huynh cần được tư vấn về phương pháp nuôi dạy con cái và phát hiện những

dấu hiệu bất thường (DHBT) về phát triển của trẻ em.

Tại Việt Nam mới chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập về kiến thức, thái độ

và thực hành PHSKT ở trẻ em trên nhóm đối tượng là cha/mẹ của TKT (TKT)

và cũng đã ít nhiều đề cập tới các khía cạnh kiến thức, thái độ, thực hành của

bà mẹ liên quan đến PHSKT ở trẻ em. Nghiên cứu “Đánh giá tác động của mô

hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi

tại huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016” với ba mục

tiêu: 1) Mô tả thực trạng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện

Hoài Đức – Thành phố Hà Nội. 2) Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường

phát hiện sớm khuyết tật lên sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành phát

hiện sớm khuyết tật của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi. 3) Bước đầu

đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi sau

can thiệp.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Mô hình hình thông tin, động lực, kỹ năng ứng xử lần đầu được áp dụng vào

một chương trình can thiệp tăng cường PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam.

Nghiên cứu có một số kết quả mới chưa được tìm hiểu trong các nghiên cứu

về PHSKT ở trẻ em tại Việt Nam như:

Thực trạng PHSKT ở trẻ em tại huyện Hoài Đức năm 2014 và các yếu tố liên

quan đến thực trạng PHSKT ở trẻ em: Bà mẹ TKT có tình trạng mang thai bình

thường thì phát hiện dấu hiệu khuyết tật ở TKT muộn hơn bà mẹ TKT có tình

trạng mang thai bất thường và TKT cũng được chẩn đoán xác định khuyết tật

muộn hơn. Bà mẹ TKT được tiếp cận thông tin PHSKT thì phát hiện được dấu

hiệu khuyết tật ở TKT sớm hơn bà mẹ không được tiếp cận thông tin PHSKT

và TKT cũng được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm hơn. TKT được phát

hiện DHBT sớm thì được chẩn đoán xác định khuyết tật sớm. Thời điểm phát

hiện DHBT đầu tiên và thời điểm được chẩn đoán xác định khuyết tật ở dạng

khuyết tật trí tuệ muộn hơn các dạng khuyết tật khác.

2

Trung bình khoảng cách thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi

được chẩn đoán xác định khuyết tật của dạng khuyết tật thần kinh/tâm thần là

muộn nhất trong 6 dạng khuyết tật.

Kết quả cho thấy chương trình can thiệp đã có những thành công nhất định

trong việc thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ

có con từ 0 - 12 tháng tuổi và gián tiếp tác động đến sự cải thiện tuổi được phát

hiện, chẩn đoán xác định khuyết tật của TKT tại huyện Hoài Đức.

BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 103 trang, 27 bảng, 5 biểu đồ, 5 hình, 156 tài liệu tham khảo

trong đó có 114 tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Đặt vấn đề 2 trang, mục tiêu

nghiên cứu 1 trang, tổng quan 28 trang, phương pháp nghiên cứu 15 trang, kết

quả 22 trang, bàn luận 32 trang, kết luận 2 trang, khuyến nghị 1 trang.

Chƣơng 1

TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về phát hiện sớm khuyết tật

1.1.1. Định nghĩa phát hiện sớm khuyết tật

PHSKT là các biện pháp sàng lọc rối loạn phát triển của trẻ theo độ tuổi và

giai đoạn nhằm phát hiện những trẻ có yếu tố nguy cơ bị khuyết tật (KT) để

gửi đi khám và phân loại KT từ đó có biện pháp can thiệp sớm.

1.1.2. Các bước phát hiện sớm khuyết tật

Nhận biết sớm: Là quan sát được những dấu hiệu đầu tiên gợi ý sự phát triển

của trẻ có thể có nguy cơ hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần, hành

vi.

Phát hiện sớm: Là sự nhận diện một cách hệ thống các DHBT về phát triển

hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi. Các công cụ sàng

lọc để phát hiện các bất thường sẽ được thành viên gia đình, cộng đồng hoặc

cán bộ y tế, giáo dục thực hiện. Kết quả sàng lọc chưa phải là chẩn đoán, trẻ cần

được khám chuyên khoa để có chẩn đoán cuối cùng.

Chẩn đoán: Là sự xác định các khiếm khuyết về phát triển hoặc bất thường

về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi do các nhà chuyên môn chuyên

ngành sâu như Phục hồi chức năng (PHCN), Nhi khoa, chuyên gia tâm lý - giáo

dục - xã hội…

1.1.3. Đối tượng của phát hiện sớm khuyết tật

Đối tượng của PHSKT là tất cả trẻ em từ 0 - 6 tuổi tại cộng đồng (bình

thường và khuyết tật đã được chẩn đoán trước đó).

3

1.1.4. Nhân lực tham gia phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em

Những người có trách nhiệm tham gia trong công tác PHSKT ở trẻ em bao

gồm: Cha mẹ, người thân, người chăm sóc chính. Cán bộ ngành Y tế Cán bộ

ngành giáo dục (nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, phổ thông). Cán bộ ngành lao động

thương binh và xã hội. Các tổ chức xã hội khác tại cộng đồng như: Hội chữ

thập đỏ, Hội phụ nữ…

1.1.5. Tầm quan trọng của phát hiện sớm khuyết tật.

PHSKT giúp trẻ khuyết tật có cơ hội được can thiệp sớm

Trong nghiên cứu của Hix-Small cho thấy hơn hai phần ba trẻ em được xác

định là chậm phát triển đã không được xác định trước đó bởi các bác sĩ nhi

khoa. Sau khi sử dụng các công cụ đánh giá tiêu chuẩn thì tỉ lệ trẻ cần can thiệp

sớm (CTS) tăng hơn 200%.

PHSKT nâng cao hiệu quả của can thiệp sớm.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu khả năng nghe được xác định

sớm và được CTS thì kết quả can thiệp sẽ cao hơn nếu xác định muộn và can

thiệp muộn (r = - 0,452; F change = 19,24).

PHSKT tạo cơ hội cho TKT hòa nhập xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình,

xã hội.

Theo Shonkoff thì nếu TKT được phát hiện và được can thiệp trước khi học

mẫu giáo thì có thể tiết kiệm cho xã hội từ 30.000$ đến 100.000$/ mỗi TKT.

1.2. Vai trò của bà mẹ trong phát hiện sớm khuyết tật

Bà mẹ là người sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường của trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự băn khoăn, lo lắng của các bà mẹ về sự phát

triển và hành vi của trẻ có mối liên quan trực tiếp đến kết quả sàng lọc cho các

vấn đề phát triển và hành vi.

Bà mẹ PHSKT mang lại nhiều lợi thế

Theo Glascoe thì PHSKT thông qua các bà mẹ có rất nhiều lợi thế như: Vì

băn khoăn về sự phát triển của con mình nên sự hợp tác của các bà mẹ với

nhân viên y tế được cải thiện đáng kể. Khi bà mẹ phát hiện những dấu hiệu bất

thường ở con mình thì thời gian để chẩn đoán sẽ được rút ngắn lại đáng kể.

PHSKT thông qua các bà mẹ sẽ loại bỏ những khó khăn như trẻ không hợp

tác, sợ hãi, buồn ngủ… khi các chuyên gia y tế trực tiếp đo lường các kỹ năng

của trẻ nhỏ. Giúp cho nhân viên y tế có những cuộc hẹn cụ thể và tập chung.

Cải thiện đáng kể tỷ lệ TKT được phát hiện sớm.

1.3. Các phƣơng pháp phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em

4

PHSKT ở trẻ em có các biện pháp như dùng các kỹ thuật y tế (các xét

nghiệm) và các công cụ sàng lọc khuyết tật ở trẻ em.

1.3.1. PHSKT ở trẻ em bằng các xét nghiệm

- Xét nghiệm máu: Vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp, bệnh thiếu

men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh, phenylketonuria, haemoglobinopathy,

rối loạn chu trình chuyển hóa Ure (Urea cycle disorders), Rối loạn lưu trữ

lysosome (Lysosomal storage disorders), Bệnh teo cơ Duchenne , Xơ nang

(Cystic fibrosis (CF),

- Xét nghiệm nƣớc tiểu: Toan hóa (Organic acidemias)

- Test Ô xy sàng lọc (Pulse oximetry): Phát hiện tim bẩm sinh

- Đo âm ốc tai (Otoacoustic Emission – OAE): Phát hiện trẻ giảm thính lực.

- Test Hirschberg: sàng lọc lác và thị lực.

Sàng lọc bằng các kỹ thuật y tế đòi hỏi kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại và

đồng bộ. Mặt khác vẫn còn một số dạng KT không phát hiện được bằng các xét

nghiệm như (tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, khó khăn về nói…).

1.3.2. Công cụ sàng lọc PHSKT ở trẻ em

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công cụ để sàng lọc phát triển ở trẻ em. Có

những công cụ do các chuyên gia, nhà chuyên môn đánh giá, có những công cụ

do cha/mẹ trẻ hoặc những người chăm sóc trẻ đánh giá. Lựa chọn công cụ cho

các chương trình sàng lọc phụ thuộc vào: Mục đích của chương trình sàng lọc

phát triển, phương pháp thực hiện. Nguồn lực có sẵn cho việc thực hiện chương

trình sàng lọc. Sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc tiến hành thực

hiện chương trình sàng lọc.

Bộ câu hỏi theo độ tuổi và các giai đoạn phiên bản thứ 3 (The Ages and

Stages Questionnaires-3rd Edition (ASQ-3). Bộ câu hỏi ASQ-3 áp dụng cho lứa

tuổi từ 2 đến 60 tháng, sàng lọc các lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, cá

nhân và xã hội. Ưu điểm là có hướng dẫn cho gia đình. Hạn chế là chỉ tốt để

xác định KT nặng ở trẻ bị sinh non, không nhạy đối với trẻ có KT nhẹ.

Bayley Scales of Infant Development III (BSID-III, 3rd edition) dùng để

đánh giá ngôn ngữ, nhận thức và vận động cho trẻ từ 1 - 42 tháng. Ưu điểm là

đã được thử nghiệm trong nhóm có nguy cơ cao. Hạn chế là người sử dụng cần

có kiến thức cơ bản về phát triển của trẻ em và cần phải được đào tạo.

Test Denver II dùng để đánh giá cho trẻ từ 0 - 6 tuổi trong 4 lĩnh vực: Cá

nhân - xã hôi, vận động tinh và thích nghi, vận động thô, ngôn ngữ. Ưu điểm là

sử dụng được cho nhiều ngành như: Y tế, giáo dục, đặc biệt là các chương trình

5

phát hiện sớm - can thiệp sớm (PHS-CTS) và sử dụng được ở nhiều nơi như:

Bệnh viện, trường học, các phòng khám nhi khoa… Nhược điểm là khó thực

hiện ở cộng đồng.

Chỉ dẫn phát hiện các dạng tàn tật ở trẻ em của WHO trong tài liệu hướng

dẫn thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

(PHCNDVCĐ). Chỉ dẫn này đã được áp dụng ở hơn 90 nước trên thế giới. Tại

Việt Nam sau gần 30 năm áp dụng trong chương trình PHCNDVCĐ cho thấy

đây là chỉ dẫn ngắn gọn, dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian đào tạo, đã

được cộng đồng chấp nhận và phù hợp với điều kiện, nguồn lực cho việc triển

khai hoạt động PHSKT ở trẻ em tại cộng đồng của Việt Nam.

1.4. Hoạt động PHSKT ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Trên thế giới

Hoạt động PHSKT tại các nước có thu nhập cao

Tại các nước có thu nhập cao thì hoạt động PHSKT thường được lồng ghép

vào trong các hoạt động của hệ thống y tế, giáo dục và các dịch vụ chăm sóc xã

hội khác. Ở Mỹ, PHSKT là một phần quan trọng thiết yếu trong hoạt động

chăm sóc sức khỏe thường quy cho trẻ em và đã được tiến hành từ năm 1967.

Hoạt động PHSKT tại các nước có thu nhập thấp và trung bình

Nhìn chung tại tất cả các nước đang phát triển, việc PHSKT thường không

được thực hiện ở giai đoạn sớm. Nhiều TKT không được chẩn đoán cho đến

khi bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc muộn hơn, do đó khi được chẩn đoán thì tình

trạng của trẻ không còn ở giai đoạn can thiệp tốt nhất; thậm chí trong nhiều

trường hợp, khi KT ở trẻ được phát hiện thì những cơ hội để cải thiện tình trạng

đã hoàn toàn bị bỏ lỡ.

1.4.2 Tại Việt Nam

Một số chương trình đề án đã được triển khai và kết quả đạt được

Một trong những chương trình có nội dung PHSKT đầu tiên là chương trình

PHCNDVCĐ. Chương trình đã được triển khai từ năm 1987 tại Tiền Giang,

cho đến nay thì mạng lưới PHCNDVCĐ đã được phát triển ở 51/63 tỉnh, thành

phố với hơn 50% số huyện, trên 50% số xã, khoảng 74% NKT sống tại các địa

phương được hưởng lợi từ mạng lưới này. Chương trình PHCNDVCĐ áp dụng

các biện pháp sàng lọc PHS - CTS tại cộng đồng do cán bộ tại cộng đồng thực

hiện đã có hiệu quả trong việc nâng cao cuộc sống, chức năng của TKT, bao

gồm cả KT về thị lực, về nghe và cả những KT khác. Theo đánh giá của chương

trình cho thấy nếu TKT được PHS - CTS ngay từ khi còn nhỏ thì ảnh hưởng

6

của KT với cuộc sống, học tập của trẻ sẽ giảm đi rất nhiều và nhiều trẻ đã có cơ

hội hòa nhập xã hội.

Ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp

người tàn tật giai đoạn 2012 – 2020 với mục tiêu đến năm 2020: 90% trẻ em từ

sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc PHSKT bẩm sinh, rối loạn phát triển và được

CTS các dạng khuyết tật; khoảng 70.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh

hình, PHCN và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

Một số tồn tại của hoạt động PHSKT ở Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được của các chương trình đề án PHSKT thì hoạt

động PHSKT ở Việt Nam vẫn còn một số tồn tại:

Hoạt động PHSKT chưa thống nhất

Hoạt động PHSKT chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương xuống địa

phương, chủ yếu còn tự phát (từng địa phương tự thực hiện), mang tính chất

triển khai điểm ở một số xã/ huyện trong tỉnh (do nhà tài trợ chọn điểm), không

liên tục (do nhà tài trợ chỉ có kinh phí trong vài năm). Mô hình PHSKT không

thống nhất, mỗi địa phương triển khai một kiểu, thiếu chia sẻ và không liên tục.

Chưa có hệ thống qui chuẩn quốc gia

Hiện nay tại Việt Nam cũng chưa có một hệ thống qui chuẩn quốc gia để

đánh giá sự phát triển và các nhu cầu đặc biệt của trẻ. Công cụ sàng lọc PHS trẻ

có rối loạn phát triển và các biện pháp CTS còn chưa thống nhất và còn thiếu

(trong chương trình PHCNDVCĐ dùng tài liệu do Gunnel Nenson soạn thảo và

được xuất bản bằng tiếng Việt năm 1993, một số dự án khác thì dùng bộ câu hỏi

đánh giá qua các giai đoạn – ASQ). Số CBYT tuyến xã có tài liệu về PHSKT

chỉ chiếm 56,4%. Mạng lưới dịch vụ PHSKT còn hạn chế, kiến thức và kỹ năng

về PHSKT của CBYT và của các cán bộ khác trong cộng đồng còn hạn chế.

Thiếu các dịch vụ phòng chống và chẩn đoán khuyết tật sớm

Thiếu các dịch vụ phòng chống và chẩn đoán khuyết tật sớm, sự thiếu vắng

các dịch vụ tư vấn y tế hiệu quả ở cả ba cấp độ. Cơ sở hạ tầng, thiết bị/dụng cụ,

nhân lực (các CBYT, cộng tác viên thôn bản phải kiêm nhiệm quá nhiều việc,

cả PHCN dựa vào bệnh viện và cộng đồng). Thiếu sự hỗ trợ của tuyến trên, sự

chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện đến cộng đồng, sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ

các cán bộ PHCN cho các bậc cha mẹ và thiếu động lực cho các cộng tác viên

PHCN ở cơ sở.

7

Nhận thức của cộng đồng và gia đình về PHSKT còn rất hạn chế

Gia đình không biết phải đưa con đi đâu để khám và can thiệp mặc dù đã

nghi ngờ trẻ có vấn đề chậm phát triển, khi đã được phát hiện và chẩn đoán gia

đình có tâm lý chờ đợi đến tuổi lớn hơn rồi trẻ sẽ phát triển bình thường. Phần

lớn cha mẹ trẻ thiếu kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, thiếu kiến thức và

kỹ năng phát hiện các dạng KT đặc biệt là các dạng KT như chậm phát triển trí

tuệ, rối loạn hành vi và bại não.

Phối hợp liên nghành trong hoạt động PHSKT chưa tốt

Sự phối hợp liên ngành trong cung cấp dịch vụ PHSKT như ngành Y tế, giáo

dục, LĐTB&XH và các tổ chức xã hội khác còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt là giữa

ngành y tế và giáo dục.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Bà mẹ có con khuyết tật dưới 6 tuổi.

- Bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 6 năm 2016.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Hoài Đức - TP. Hà nội. Trong đó 5 xã

(Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Dương Liễu, Sơn Đồng) được chọn là

địa bàn đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ có con từ 0 - 12

tháng tuổi trước can thiệp và sau can thiệp. Hoạt động can thiệp được thực hiện

trên toàn bộ 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội.

2.3. Thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế nghiên giả thực nghiệm: Can thiệp cộng đồng so sánh hai nhóm

trước can thiệp và sau can thiệp.

2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu

2.4.1. Bà mẹ trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi

Lấy mẫu toàn bộ bà mẹ TKT dưới 6 tuổi trước can thiệp và sau can thiệp của

20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội.

- Số bà mẹ TKT dưới 6 tuổi trước can thiệp: 220

- Số bà mẹ TKT dưới 6 tuổi sau can thiệp: 66

8

2.4.2. Bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Số bà mẹ tham gia nghiên cứu trước can thiệp là 710 sau can thiệp là 710.

Năm xã được chọn là: Đức Thượng, Kim Chung, Đức Giang, Sơn Đồng,

Dương Liễu.

2.5. Chỉ số đánh giá chính trƣớc và sau can thiệp

2.5.1. Thực trạng phát hiện sớm khuyết tật

- Tỷ lệ trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở từng dạng khuyết tật

- Tỷ lệ trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi có nhu cầu can thiệp Y tế

- Tuổi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bất thường

- Tuổi khẳng định trẻ không bình thường

- Tuổi lần đầu tiên gia đình đưa trẻ đến CSYT để khám

- Tuổi trẻ được chẩn đoán xác định khuyết tật

2.5.2. Kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12

tháng tuổi

Kiến thức PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

- Điểm biết cách xử lý khi phát hiện dấu hiệu khuyết tật ở trẻ em

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ gặp khó khăn về vận động

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ có khó khăn về nghe nói

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ có khó khăn về nhìn

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ có khuyết tật trí tuệ

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ có hành vi xa lạ

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ bị động kinh

- Điểm biết các dấu hiệu nhận biết trẻ bị giảm/mất cảm giác

Thái độ PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

- Quan điểm/thái độ tích cực đối với TKT

- Quan niệm/niềm tin tích cực về vai trò của bà mẹ trong PHSKT tại cộng

đồng

- Thái độ tích cực đối với PHSKT tại cộng đồng

- Thái độ tích cực trong tham gia các hoạt động PHSKT

Thực hành PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

- Điểm thực hành theo dõi sự phát triển của trẻ

- Điểm thực hành theo dõi phát triển vận động thô và vận động tinh của trẻ

- Điểm thực hành theo dõi các khiếm khuyết về nhìn

- Điểm thực hành theo dõi các khiếm khuyết về nghe nói

- Điểm thực hành theo dõi các khiếm khuyết về trí tuệ

9

- Có tìm kiếm tài liệu PHSKT

- Có tài liệu PHSKT

- Áp dụng tài liệu PHSKT để theo dõi phát triển trên con mình

2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được NCS rà soát, làm sạch và nhập trên chương trình

Epidata phiên bản 3.1. Sau khi nhập liệu, được chuyển qua phần mềm SPSS 18

- Mục tiêu 1 sử dụng các test thống kê: Independent – sample T Test và hồi

qui tuyến tính đa biến với phương pháp Stepwise, mô hình trình bày trong kết

quả nghiên cứu là mô hình được NCS lựa chọn. (lựa chọn mô hình dựa trên tiêu

chí R2 lớn nhất - phụ lục 7 mục 2 và phụ lục 8 mục 2).

- Mục tiêu 2 sử dụng các test thống kê: Independent – sample T Test, hồi qui

logistic với phương pháp Enter (phụ lục 14, 16) và tính toán Wald chi-square để

đánh giá sự khác biệt hệ số hồi qui của các biến trong mô hình hồi qui logistic

trước can thiệp và sau can thiệp theo công thức của Allison (đã trình bày trong

phần khái niệm trong nghiên cứu)

- Mục tiêu 3 sử dụng test thống kê Independent – sample T Test

2.7. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ các qui định trong nghiên cứu y sinh học của hội đồng

đạo đức trường Đại học Y tế công cộng Hà nội (quyết định chấp thuận của hội

đồng đạo đức số 274/2014/YTCC/HD3). Nghiên cứu được tiến hành với sự

đồng ý của chính quyền, ngành Y tế địa phương và sự tham gia tự nguyện của

các đối tượng. Các thông tin thu được chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu chứ

không có mục đích gì khác. Các kết quả can thiệp có giá trị tại địa bàn can thiệp

sẽ được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối

tham gia nghiên cứu ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình nghiên cứu

2.8. Sai số và cách hạn chế sai số trong nghiên cứu

2.8.1. Sai số

- Sai số nhớ lại: Do đối tượng phỏng vấn nhầm lẫn thông tin khi trả lời những

câu hỏi về những sự việc trong quá khứ, nhất là trong các câu hỏi về thời điểm

phát hiện các DHBT đầu tiên và thời điểm được chẩn đoán xác định khuyết tật.

- Sai số do nội dung trả lời của đối tượng: Không hiểu nội dung câu hỏi hoặc

do tâm lý mặc cảm, miệt thị về khuyết tật mà cố tình che dấu, không trả lời

trung thực.

10

- Sai số do điều tra viên: Do điều tra viên tiến hành thu thập thông tin chưa

hiểu rõ vấn đề nghiên cứu; hoặc không thực hiện nghiêm túc việc thu thập

thông tin.

- Sai số khi nhập liệu

2.8.2. Biện pháp khắc phục những sai số trên

- Sử dụng sổ Y bạ hoặc giấy tờ liên quan đến việc trẻ đã được khám và chẩn

đoán xác định khuyết tật trước đó.

- Bảng câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp hợp lý về trình tự logic, cách diễn đạt

và từ ngữ dễ hiểu.

- Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi đưa vào vào thu thập thông tin chính thức.

- Tiến hành tập huấn kỹ lưỡng cho điều tra viên về kỹ năng tiếp cận, giao tiếp

với gia đình TKT.

- Giám sát nghiêm túc việc thu thập số liệu.

- Nghiên cứu viên kiểm tra và làm sạch phiếu sau mỗi ngày điều tra và trước

khi nhập số liệu. Xây dựng bộ nhập liệu với các lệnh kiểm tra dữ liệu, thiết lập

ràng buộc bằng phần mềm Epidata để tránh sai sót trong quá trình nhập liệu.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.1.1.Thông tin chung của trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi

Biểu đồ 3.1. Tuổi trung bình của trẻ khuyết tật theo tháng tuổi

Tuổi trung bình TKT sau can thiệp thấp hơn trước can thiệp 19,28 tháng

(p<0,001).

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Trước can thiệp Sau can thiệp

45.1 ± 1.24

25.83 ± 1.89

Trung bình khác biệt = 19.28p<0.001

11

Biểu đồ 3.2. Giới và thứ tự sinh của trẻ khuyết tật

Tỷ lệ trẻ nam trước can thiệp (56,4%) thấp hơn sau can thiệp (66,7%) không

có ý nghĩa thống kê (χ2 =2,224;p>0,05). Tỷ lệ trẻ là con thứ nhất trước can

thiệp (47,3%) cao hơn sau can thiệp (42,4%) không có ý nghĩa thống kê ((χ2

=2,724; p>0,05).

Bảng 3.1. Phân bố dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật trước và sau can thiệp

Dạng khuyết tật Trƣớc can

thiệp

Sau can thiệp χ2 p

n (220) % n (66) %

Khuyết tật vận động 52 23,6 29 43,9 10,309 0,001

Khuyết tật nhìn 56 25,5 7 10,6 6,517 0,011

Khuyết tật nói 113 51,4 36 54,5 0,206 0,650

Khuyết tật nghe 19 8,6 4 6,1 0,455 0,500

Khuyết tật trí tuệ 75 34,1 19 28,8 0,647 0,421

Động kinh 10 4,5 6 9,1 1,986 0,159

Rối loạn hành vi 12 5,5 0 0 - -

Khuyết tật khác 16 7,3 8 12,1 1,553 0,213

Tỷ lệ TKT vận động, TKT nhìn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và

sau can thiệp (p<0,05). Tỷ lệ TKT nói, TKT nghe, TKT trí tuệ, trẻ động kinh,

TKT khuyết tật khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trước và sau

can thiệp (p>0,05).

56

43.647.3

38.2

14.5

66.7

33.3

42.4

48.5

9.1

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Nam Nữ Thứ nhất Thứ hai Thứ ba trở lên

Trước can thiệp

Sau can thiệp

12

Biểu đồ 3.3. Số khuyết tật trên trẻ và nguyên nhân gây khuyết tật

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số khuyết tật trên trẻ

(χ2=0,608; p>0,05) và nguyên nhân gây khuyết tât (χ2= 0,058; p>0,05).

3.1.2. Thông tin chung về bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng

Bảng 3.2. Thông tin chung về bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Yếu tố

Phân loại

Trƣớc can

thiệp

Sau can

thiệp

χ p

n=710 % n=710 %

Nhóm

tuổi

Dưới 25 tuổi 230 32,4 191 26,9

5,423

0,066 Từ 25 đến 30 331 46,6 366 51,5

Từ 31 đến 35 114 16,1 123 17,3

Trên 35 35 4,9 30 4,2

TĐHV

Trên THPT 377 53,1 243 48,3 3,257 0,071

THPT trở xuống 333 46,9 367 51,7

Nghề

nghiệp

Cán bộ, công

nhân

306 43,1 324 45,6 1,298 0,522

Nông dân 137 19,3 123 17,3

Nghề khác 267 37,6 263 37

Hôn

nhân

Sống với chồng 708 99,7 703 99 2,795 0,095

Ly thân 2 0,3 7 1

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Một khuyết tật Từ 2 khuyết tật trở lên

Bẩm sinh Mắc phải

55.5

44.5

72.7

27.3

50 50

71.7

28.8

Trước can thiệp

Sau can thiệp

13

Tỷ lệ các bà mẹ trong nhóm tuổi từ 25 đến 30 đều chiếm đa số ở giai đoạn

trước can thiệp (46,6%) và sau can thiệp (51,5%). Trước can thiệp bà mẹ có

trình độ học vấn trên THPT chiếm đa số (53,1%), sau can thiệp bà mẹ có trình

độ học vấn từ THPT trở xuống chiếm đa số (48,3%) với p>0,05. Bà mẹ là viên

chức, công nhân chiếm đa số ở cả giai đoạn trước can thiệp (43,1%) và sau can

thiệp (43%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhóm tuổi, trình độ

học vấn, nghề nghiệp và hôn nhân của các bà mẹ trước can thiệp và sau can

thiệp (p>0,05).

3.2. Thực trạng phát hiện sớm khuyết tật

Biểu đồ 3.4. Phân bố bà mẹ TKT nhận được thông tin PHSKT (n=220)

Chỉ có 20,9% bà mẹ nhận được thông tin phát hiện sớm khuyết tật

Bảng 3.3. Tuổi trung bình của trẻ qua các giai đoạn phát hiện sớm

khuyết tật theo tháng

Thời điểm (tháng tuổi) Số lƣợng TB ± SSC

Phát hiện có DHBT 220 12,03 ± 0,89

Hỏi ý kiến người khác 220 12,16 ± 0,88

Khẳng định trẻ không bình thường 220 13,85 ± 0,98

Đi khám 220 19,15 ± 1,32

Được chẩn đoán 220 20,59 ± 1,35

Thời gian từ khi phát hiện DHBT

đầu tiên đến khi được chẩn đoán

220 8,72 ± 0,98

Trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên là 12,03 tháng. Thời điểm

hỏi ý kiến người khác là 12,16 tháng. Thời điểm khẳng định trẻ không bình

thường là 13,85 tháng. Thời điểm đi khám là 19,15 tháng. Thời điểm được chẩn

46 (20,9%)

174

(78,1%)

Có Không

14

đoán là 20,59 tháng. Trung bình thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến

khi được chẩn đoán xác định khuyết tật là 8,72 tháng.

Bảng 3.6. Mô hình hồi qui đa biến xác định yếu tố liên quan đến

thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định khuyết tật

Yếu tố Coefficients

B SEB Hệ số

(β)

t

Tuổi trẻ (tháng) 0,17 0,05 0,16 3,52**

Khuyết tật vận động

Không* - - - -

Có - 4,54 2,18 - 0,09 - 2,08*

Khuyết tật trí tuệ

Không* - - - -

Có 6,12 2,06 0,14 2,96**

Đa khuyết tật

Không* - - - -

Có - 5,58 1,96 - 0,13 - 2,84**

Tình trạng mang thai

Bình thường* - - - -

Bất thường - 5,65 1,96 - 0,13 - 2,88**

Tiếp cận thông tin PHSKT

Không* - - - -

Có - 8,18 2,37 - 0,16 - 3,44**

Thời điểm phát hiện DHBT đầu

tiên

0,68 0,08 0,45 8,36***

R2=0,588, R

2 điều chỉnh=0,574; F = 43,151***; df(8); Hệ số β0=9,429

*Nhóm so sánh; B: Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa; β: Hệ số hồi

qui chuẩn hóa

*p<0,05; **p<0,01; ***p<0,001

Phương trình tuyến tính: Thời điểm chẩn đoán xác định = 9,429 +

0,68*(thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên) – 8,18*(tiếp cận được thông

tin PHSKT) – 5,65*(tình trạng mang thai) – 5,58*(Đa khuyết tật) +

6,123*(khuyết tật trí tuệ) – 4,54 *(khuyết tật vận động) + 0,17* (tuổi của

trẻ)

15

Trong phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là thời điểm

chẩn đoán xác định KT cho thấy: Mô hình có R2 = 0,588. Mô hình này dự đoán

được 58,8% sự biến thiên của thời điểm chẩn đoán xác định. Kiểm định

ANOVA (F=43,151 và p<0,001) khẳng định các yếu tố “tuổi của trẻ”, “khuyết

tật vận động”, “khuyết tật trí tuệ”, “đa khuyết tật”, “tình trạng mang thai của bà

mẹ”, “tiếp cận thông tin PHSKT” và “thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên” liên

quan đến thời điểm chẩn đoán xác định.

TKT có cùng điều kiện về tuổi, KT vận động, KT trí tuệ, đa KT, tình trạng

mang thai và tiếp cận thông tin PHSKT của bà mẹ, nếu thời điểm phát hiện

DHBT đầu tiên muộn hơn 1 tháng thì thời điểm chẩn đoán sẽ muộn hơn 0,68

tháng với p<0,001.

TKT có cùng điều kiện về tuổi, KT vận động, KT trí tuệ, đa KT, tình trạng

mang thai của bà mẹ, thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên, nếu bà mẹ tiếp cận

được thông tin PHSKT thì sẽ được chẩn đoán sớm hơn 8,18 tháng với p<0,01.

TKT có cùng điều kiện về tuổi, KT vận động, KT trí tuệ, đa KT, tiếp cận

thông tin PHSKT của bà mẹ và thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên, nếu tình

trạng mang thai của bà mẹ có bất thường thì thời điểm chẩn đoán sớm hơn 5,65

tháng với p<0,01.

TKT có cùng điều kiện về tuổi, KT vận động, KT trí tuệ, thời điểm phát

hiện DHBT đầu tiên, tình trạng mang thai và tiếp cận thông tin PHSKT của bà

mẹ, nếu đa KT thì thời điểm chẩn đoán sớm hơn 5,58 tháng với p<0,01.

TKT có cùng điều kiện về tuổi, KT vận động, đa KT, thời điểm phát hiện

DHBT đầu tiên, tình trạng mang thai và tiếp cận thông PHSKT của bà mẹ, nếu

KT trí tuệ thì thời điểm chẩn đoán muộn hơn 6,12 tháng với p<0,01.

TKT có cùng điều kiện về tuổi, KT trí tuệ, đa KT, thời điểm phát hiện

DHBT đầu tiên, tình trạng mang thai và tiếp cận thông tin PHSKT của bà mẹ,

nếu KT vận động thì thời điểm chẩn đoán sớm hơn 4,54 tháng với p<0,05.

TKT có cùng điều kiện về KT vận động, KT trí tuệ, đa KT, thời điểm phát

hiện DHBT đầu tiên, tình trạng mang thai và tiếp cận thông tin PHSKT của bà

mẹ, nếu tăng 1 tháng tuổi thì thời điểm chẩn đoán sẽ muộn hơn 0,17 tháng với

p<0,01.

Hệ số β cho thấy yếu tố “thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên” có đóng góp

nhiều nhất vào sự thay đổi thời điểm chẩn đoán xác định (β=0,45), tiếp theo là

yếu tố “tiếp cận thông tin phát hiện sớm” và “tuổi của trẻ” (β=0,16), các yếu tố

khác dao động từ 0,09 đến 0,13.

16

3.3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường PHSKT lên sự thay đổi kiến

thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12

tháng tuổi

3.3.1. Sự thay đổi kiến thức PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi trước

và sau can thiệp

Bảng 3.10. Kiến thức chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng

tuổi trước và sau can thiệp

Kiến thức chung về

PHSKT

Trƣớc can

thiệp

(n=710)

Sau can

thiệp

(n=710)

TB

khác

biệt

CI 95%

(TB khác

biệt)

TB ± SSC TB ± SSC

KT và phòng ngừa KT 2,22 ± 0,04 2,72 ± 0,05 0,5*** [0,38; 0,62]

Phát hiện sớm khuyết tật 3,2 ± 0,05 4,31 ± 0,09 1,11*** [0,91; 1,31]

Dấu hiệu nhận biết TKT 5,82 ± 0,09 6,53 ± 0,07 0,71*** [0,48; 0,93]

Kiến thức chung 11,24 ± 0,12 13,56±0,13 2,32*** [1,98; 2,66] *p<0,05;

**p<0,01;

***p<0,001

Điểm trung bình 3 mục đánh giá kiến thức chung về PHSKT của các bà mẹ

sau can thiệp đều tăng (từ 0,05 đến 1,11 điểm; p<0,001). Tăng cao nhất là mục

kiến thức về PHSKT (1,11 điểm). Kiến thức chung về PHSKT tăng lên 2,32

điểm ( p<0,001).

3.3.2. Sự thay đổi thái độ về PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Bảng 3.15. Thái độ PHSKT chung của các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi

trước và sau can thiệp

Yếu tố Trƣớc can

thiệp (n=710)

Sau can

thiệp (n=710)

TB

khác

biệt

CI 95% (TB

khác biệt)

TB ± SSC TB ± SSC

Quan điểm/thái

độ đối với TKT

3,21 ± 0,05 3,95 ± 0,039 0,74*** [0,61;0,86]

Quan niệm/niềm

tin trong PHSKT

4,48 ± 0,05 4,63 ± 0,03 0,15** [0,04;0,27]

Thái độ đối với

PHSKT

4,47 ± 0,05 4,63 ± 0,029 0,16** [0,04;0,27]

Thái độ trong 4,43 ± 0,05 4,72 ± 0,04 0,29*** [0,17; 0,4]

17

tham gia PHSKT

Thái độ chung 16,59 ± 0,17 17,93 ± 0,09 1,33*** [0,96;1,71] *p<0,05;

**p<0,01;

***p<0,001

Sau can thiệp điểm trung bình của cả 5 mục đánh giá về thái độ tích cực đối

với PHSKT đều tăng từ 0,15 đên 0,74 điểm có ý nghĩa thống kê. Trung bình

điểm thái độ tích cực chung đối với PHSKT sau can thiệp tăng lên 1,33 điểm

với p<0,001.

3.3.3. Sự thay đổi thực hành PHSKT của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Bảng 3.21. Thực hành chung về PHSKT của bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi

trước và sau can thiệp

Yếu tố Trƣớc can

thiệp

(n=710)

Sau can

thiệp

(n=710)

TB

khác

biệt

CI 95%

(TB khác

biệt)

TB ± SSC TB ± SSC

Theo dõi phát triển

chung

1,48 ± 0,04 1,82 ± 0,04 0,34*** [0,23; 0,45]

Theo dõi phát triển vận

động thô, tinh

2,01± 0,06 2,34 ± 0,07 0,33*** [0,16; 0,51]

Theo dõi khiếm khuyết

về nhìn

0,95 ± 0,04 1,39 ± 0,03 0,44*** [0,35; 0,54]

Theo dõi khiếm khuyết

nghe/nói

1,54 ± 0,053 1,99 ± 0,04 0,45*** [0,31; 0,58]

Theo dõi khiếm khuyết

trí tuệ

1,07 ± 0,031 1,38 ± 0,03 0,31*** [0,22; 0,4]

Tìm kiếm và sử dụng

tài liệu

2,27 ± 0,07 4,36 ± 0,05 2,09*** [1,91; 2,26]

Thực hành chung 9,33 ± 0,19 13,29±0,154 3,96*** [3,48; 4,45] *p<0,05;

**p<0,01;

***p<0,001

Sau can thiệp điểm trung bình của 6 mục đánh giá về thực hành PHSKT tăng

từ 0,31 điểm đến 2,09 điểm (p<0,001). Thực hành chung tăng 3,96 điểm

(p<0,001).

18

3.4. Đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở TKT dƣới 6 tuổi sau

can thiệp.

Bảng 3.24. Tuổi trung bình các giai đoạn PHSKT trước và can thiệp

Thời điểm

(tháng tuổi)

Can

thiệp

n TB ± SSC TB

khác

biệt

CI 95%

(TB khác

biệt)

Phát hiện DHBT đầu

tiên

Trước 220 12,03 ± 0,89 3,98* [0,64; 7,33]

Sau 66 8,05 ± 0,79

Trao đổi với người

khác

Trước 220 12,16 ± 0,88 2,69 [-0,58; 5,97]

Sau 66 9,47 ± 0,81

Khẳng định trẻ không

bình thường

Trước 220 13,85 ± 0,98 3,62 [-0,037; 7,27]

Sau 66 10,19 ± 0,88

Đi khám Trước 220 19,15 ± 1,32 5,22* [0,25; 10,19]

Sau 66 13,92 ± 1,36

Chẩn đoán xác định Trước 220 20,59 ± 1,36 5,96** [0,83; 11,09]

Sau 66 14,64 ± 1,47

Thời gian từ khi phát

hiện DHBT đầu tiên

đến khi được chẩn đoán

xác định

Trước 220 8,72±0,98 3,66* [0,03; 7,29]

Sau 66 5,06±0,77

*p<0,05; **p<0,01; ***p<0,001

Tuổi trung bình ở thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sau can thiệp thấp hơn

3,98 tháng (p<0,05). Thời điểm gia đình trao đổi với người khác, thời điểm

khẳng định trẻ không bình thường, thời điểm trẻ được đưa đi khám trước và sau

can thiệp không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tuổi trung bình ở thời điểm trẻ được chẩn đoán sau can thiệp thấp hơn 5,95

tháng (p<0,01). Trung bình thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi

được chẩn đoán sau can thiệp thấp hơn 3,66 tháng với p<0,05.

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng PHSKT

Tuổi chung bình của TKT là 45,1 ± 1,24 tháng, trẻ nam chiếm đa số (57,7%),

trẻ là con thứ nhất chiếm đa số (46,8%), tương đồng với nghiên cứu của thành

19

phố và nghiên cứu của Trần Văn Vương. TKT nghe/nói chiếm đa số (50,9%)

tương đồng với nghiên cứu của nghiên cứu thành phố. Tỷ lệ TKT nghe/nói

trong nghiên cứu này cao hơn của Trần Trọng Hải, Trần Văn Vương. Điều này

có thể do khác biệt về cỡ mẫu nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đối tượng

nghiên cứu (Trần Trọng Hải thì bao gồm cả trẻ trên 6 tuổi, Trần Văn Vương thì

cỡ mẫu nhỏ). Trẻ mắc một khuyết tật chiếm đa số (55,5%) tương đồng với

nghiên cứu thành phố và nghiên cứu của Trần văn Vương. Nguyên nhân khuyết

tật đa số là bẩm sinh, tương đồng với các nghiên cứu khác.

Chỉ có 183 (83,2%) TKT trong mẫu nghiên cứu được đi khám và được chẩn

đoán xác định trước khi có chương trình sàng lọc. Trung bình thời điểm phát

hiện DHBT ở trẻ là 12,03 tháng, thấp hơn kết quả trong nghiên cứu thành phố,

sự khác biệt này do có thể do khác biệt về địa bàn nghiên cứu (nghiên cứu

thành phố bao gồm cả địa bàn miền núi). Trung bình thời điểm phát hiện DHBT

trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Kathleen

Hebbeler và cộng sự (7,4 tháng). Sự khác biệt này do sự khác biệt về tiêu chuẩn

chọn đối tượng nghiên cứu (trong nghiên cứu của chúng tôi thì bao gồm trẻ

dưới 6 tuổi còn trong nghiên cứu của Kathleen Hebbeler và cộng sự thì đối

tượng là trẻ dưới 31 tháng).

Trung bình thời điểm gia đình trao đổi với người khác về những bất thường

của trẻ là 12,16 tháng, trung bình thời điểm gia đình khẳng định trẻ không bình

thường là 13,85 tháng, trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định khuyết

tật là 20,59 tháng và đều thấp hơn kết quả nghiên cứu thành phố, sự khác biệt

này có thể do sự khác biệt về địa bàn nghiên cứu (nghiên cứu thành phố bao

gồm cả xã miền núi do đó điều kiện tiếp cận với dịch vụ khám bệnh kém hơn ở

Hoài Đức). Trung bình thời điểm chẩn đoán xác định khuyết tật trong nghiên

cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của Kathleen Hebbeler (8,8 tháng).

Sự khác biệt này do sự khác biệt về tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.

Trung bình khoảng cách thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi

được chẩn đoán xác định khuyết tật chung là 8,72 tháng. Kết quả này thấp hơn

kết quả trong nghiên cứu của thành phố (trung bình là 10,94 tháng). Sự khác

biệt này có thể do khác biệt về địa bàn nghiên cứu (nghiên cứu thành phố bao

gồm cả xã miền núi do đó điều kiện tiếp cận với dịch vụ khám bệnh kém hơn ở

Hoài Đức). Trên thực tế khi phỏng vấn chúng tôi thấy trong cộng đồng có hiện

tượng là mặc dù đã phát hiện trẻ có DHBT nhưng cha/mẹ trẻ thường không đưa

trẻ đi khám ngay mà thường qua giai đoạn cha/mẹ trẻ trao đổi với nhau hoặc

20

trao đổi với người khác rồi chờ đến khi khẳng định trẻ có bất thường thì mới đi

khám. Một số trường hợp có nhiều người đã khẳng định trẻ bất thường nhưng

cha/mẹ trẻ hoặc các thành viên trong gia đình vẫn không tin hoặc không chấp

nhận là con họ có bất thường và họ vẫn hy vọng đến khi trẻ lớn hơn thì bình

thường nên thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán

xác định thường kéo dài. Điều này cần được lưu ý và nhấn mạnh trong quá trình

can thiệp truyền thông PHSKT ở trẻ em, nếu phát hiện trẻ có DHBT thì phải đi

khám ngay.

4.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cƣờng PHSKT lên sự thay đổi

kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0

- 12 tháng

4.2.1. Thông tin chung của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Tuổi của các bà mẹ chủ yếu ở nhóm tuổi 25 đến 30 (trước can thiệp chiếm

46,6%, sau can thiệp chiếm 51,5%). Trình độ học vấn trên THPT của các bà mẹ

trước can thiệp là chiếm 53,1%, sau can thiệp chiếm 48,3%. Nghề nghiệp là

viên chức, công nhân chiếm đa số (trước can thiệp (43,1%), sau can thiệp

(45,6%)). Không có sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học của hai nhóm bà

mẹ trước và sau can thiệp (p>0,05).

Các bà mẹ có tình trạng mang thai bình thường chiếm đa số (95,8% trước can

thiệp và 93,8% sau can thiệp). Đẻ thường chiếm đa số (69,2% trước can thiệp

và 64,4% sau can thiệp). Không có sự khác biệt về tiền sử thai sản của các bà

mẹ trước can thiệp và sau can thiệp (P>0,05).

Nguồn thông tin về PHSKT trước can thiệp là truyền miệng (47%) chiếm đa

số và rất ít bà mẹ nhận được thông tin PHSKT từ tờ rơi, áp phíc hay loa phát

thanh của xã, thôn. Từ thực trạng này trong hoạt động can thiệp, NCS đã thiết

kế tờ rơi, áp phíc có các thông tin về PHSKT để phát cho các bà mẹ cũng như

tăng tần suất các buổi phát thanh về PHSKT bên cạnh các hoạt động can thiệp

khác. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy sau can thiệp nguồn thông tin về

PHSKT từ loa phát thanh chiếm 68,9%, từ cán bộ Y tế chiếm 67,6%, từ tờ rơi

chiếm 50,3%. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

4.2.2. Sự thay đổi kiến thức PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12

tháng tuổi sau can thiệp

Kiến thức chung về PHSKT của các bà mẹ tăng 2,32 điểm (p<0,001). Trong

3 mục đánh giá về kiến thức PHSKT (kiến thức về khuyết tật và phòng ngừa

khuyết tật, kiến thức về PHSKT và kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT)

21

thì mục đánh giá kiến thức về PHSKT tăng cao nhất (1,11 điểm). Điểm trung

bình kiến thức về PHSKT trước can thiệp cũng thấp (3,2 điểm) sau can thiệp

tăng lên 4,31 điểm. Trước can thiệp thì những khái niệm này là mới (mới đối

với ngay cả cán bộ Y tế cơ sở) cho nên số lượng bà mẹ trả lời đúng thấp hơn và

sau khi can thiệp thì số lượng bà mẹ trả lời đúng tăng lên rõ rệt. Đây cũng là

bằng chứng về hiệu quả của chương trình can thiệp.

4.2.3.Sự thay đổi thái độ PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng

tuổi sau can thiệp

Trong 4 mục đánh giá về thái độ của bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi đối

với PHSKT (quan điểm/thái độ đối với TKT, quan niệm/niềm tin trong PHSKT,

thái độ đối với PHSKT, thái độ trong tham gia PHSKT) thì điểm trung bình của

cả 4 mục đều tăng sau can thiệp (tăng từ 0,15 đến 0,29 điểm). Trong đó tăng

cao nhất là mục quan điểm/thái độ đối với TKT (tăng 0,74 điểm với p<0,001)

tiếp theo là mục thái độ trong tham gia PHSKT tại cộng đồng tăng 0,29 điểm

(p<0,001). Trung bình điểm thái độ chung tăng từ 16,59 điểm lên 17,93 điểm

(p<0,001).

4.2.4. Sự thay đổi thực hành PHSKT ở trẻ em của bà mẹ có con từ 0 - 12

tháng tuổi sau can thiệp

Sau can thiệp điểm trung bình của cả 6 mục đánh giá thực hành theo dõi

PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi đều tăng có ý nghĩa

thống kê (thực hành theo dõi các dấu hiệu phát triển trẻ em tăng 0,34 điểm, thực

hành theo dõi các dấu hiệu phát triển vận động thô và vận động tinh tăng 0,33

điểm, thực hành theo dõi các dấu hiệu khiếm khuyết về nhìn tăng 0,44 điểm,

thực hành theo dõi các dấu hiệu khiếm khuyết về nghe/nói tăng 0,45 điểm, thực

hành theo dõi các dấu hiệu khiếm khuyết về trí tuệ tăng 0,31, thực hành tìm

kiếm và sử dụng tài liệu PHSKT 2,09 điểm).

Điểm trung bình thực hành chung cũng tăng từ 9,33 điểm lên 13,29 điểm có ý

nghĩa thống kê với p<0,001. Những thay đổi trong từng chỉ số đo lường cụ thể

về thực hành PHSKT ở trẻ em của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi sau can

thiệp đã cho thấy kết quả của chương trình can thiệp.

4.2.5. Sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em của bà mẹ

có con từ 0 - 12 tháng tuổi

Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành của nhóm bà mẹ trước can

thiệp là 37,16 điểm, điểm trung bình của nhóm các bà mẹ sau can thiệp là 44,78

điêm cao hơn 7,62 điểm so với nhóm bà mẹ trước can thiệp có ý nghĩa thống kê

22

với p<0,001. Đây là kết quả thể hiện sự chuyển biến nhanh chóng kiến thức,

thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ của các bà mẹ sau một năm can thiệp.

Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm của nhóm bà

mẹ trước can thiệp và nhóm bà mẹ sau can thiệp có sự khác biệt giữa các xã

(phụ lục 12). Nhóm bà mẹ trước can thiệp ở xã Đức Giang (thu nhập bình quân

đầu người/năm đứng thứ 3) có điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành

cao nhất (40,57 điểm) và thấp nhất là nhóm bà mẹ ở xã Sơn Đồng (thu nhập

bình quân đầu người đứng thứ 2) là 35,88 điểm với p<0,001. Sau can thiệp thì

nhóm bà mẹ ở xã Đức Giang vẫn có điểm kiến thức, thái độ và thực hành cao

nhất (45,41 điểm), nhóm bà mẹ ở xã Kim Chung (thu nhập bình quân đầu người

đứng thứ 4) có điểm trung bình thấp nhất (43,69 điểm) với p<0,05. Tuy nhiên

khi phân tích đa biến thì không còn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức

độ kiến thức, thái độ và thực hành giữa các xã (bảng 3.23). Điều này cho thấy

điều kiện kinh tế không liên quan đến kiến, thức thái độ và thực hành PHSKT

của các bà mẹ.

4.3. Đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở TKT dưới 6 tuổi sau can

thiệp

Tuổi trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sau can thiệp sớm hơn

3,98 tháng (p<0,05). Sau can thiệp kiến thức về dấu hiệu phát hiện các dạng

khuyết tật của cộng đồng được cải thiện hơn và việc theo dõi phát triển của trẻ

em cũng thường xuyên hơn nên các DHBT của TKT được phát hiện sớm hơn.

Sau can thiệp cha/mẹ của TKT đã có thái độ cởi mở hơn trong việc trao đổi với

các thành viên khác trong cộng đồng về những bất thường của trẻ do đó tuổi

trung bình thời điểm gia đình trao đổi với người khác về những bất thường của

trẻ sau can thiệp sớm hơn 2,69 tháng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý

nghĩa thống kê (p>0,05).

Tuổi trung bình thời điểm khẳng định trẻ không bình thường sau can thiệp

sớm hơn trước can thiệp 3,62 tháng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tuổi

trung bình thời điểm trẻ được đi khám sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp

5,22 tháng (p<0,05). Tuổi trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định

khuyết tật sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp 5,96 tháng (p<0,01).

Trung bình khoảng cách từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn

đoán xác định khuyết tật sau can thiệp thấp hơn trước can thiệp 3,66 tháng

(p<0,05). Điều này cho thấy sau khi tăng cường các biện pháp truyền thông

23

nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT cho cộng động thì TKT đã

được phát hiện sớm hơn và chẩn đoán sớm hơn trước can thiệp.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng PHSKT

Trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên: 12,03 tháng ± 0,89 tháng.

Trung bình thời điểm hỏi ý kiến người khác: 12,16 tháng ± 0,88 tháng.

Trung bình thời điểm khẳng định trẻ không bình thường: 13,85 tháng ± 0,98

tháng.

Trung bình thời điểm đưa trẻ đi khám: 19,15 tháng ± 1,32 tháng.

Trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định: 20,59 tháng ± 1,35 tháng.

Trung bình thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn đoán

xác định khuyết tật chung là 8,72 tháng ± 0,98 tháng và KT tật thần kinh/tâm

thần là muộn nhất 13,46 tháng ± 4 tháng.

2. Sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT của các bà mẹ có

con từ 0 - 12 tháng tuổi.

Điểm trung bình kiến thức chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 -12

tháng tuổi sau can thiệp tăng lên 2,32 điểm với p<0,001.

Điểm trung bình thái độ chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 -12

tháng tuổi sau can thiệp tăng lên 1,33 điểm với p<0,001.

Điểm trung bình thực hành chung về PHSKT của các bà mẹ có con từ 0 -12

tháng tuổi sau can thiệp tăng 3,96 điểm với p<0,001.

Điểm trung bình kiến thức, thái độ và thực hành PHSKT chung của các bà

mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi sau can thiệp tăng 7,62 điểm với p<0,001.

3. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cƣờng PHSKT lên sự thay đổi tuổi

phát hiện khuyết tật ở trẻ khuyết tật dƣới 6 tuổi sau can thiệp.

Trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên sau can thiệp sớm hơn trước

can thiệp 3,98 tháng (p<0,05).

Trung bình thời điểm trẻ được chẩn đoán xác định sau can thiệp sớm hơn

trước can thiệp 5,95 tháng (p<0,01).

Trung bình thời gian từ khi phát hiện DHBT đầu tiên đến khi được chẩn

đoán xác định sau can thiệp sớm hơn trước can thiệp 3,66 tháng (p<0,05).

24

KHUYẾN NGHỊ

Trung tâm y tế huyện Hoài Đức nên tiếp tục duy trì hoạt động nâng cao kiến

thức, thái độ và thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ với những tài liệu

đã có.

Tăng cường hình thức truyền thông bằng áp phíc.

Sở y tế Hà Nội nên nhân rộng mô hình tăng cường PHSKT ở trẻ em ra các

huyện khác của Hà Nội.

Cần tiến hành thêm những nghiên cứu tăng cường PHSKT ở trẻ em cho các

bà mẹ với thời gian can thiệp dài hơn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016),

“Tổng quan về phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em”, Tạp chí Y học dự phòng,

tập XXVI số 8 (181) 2016, tr 9 -14.

2. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016),

“Tổng quan về kiến thức và thái độ phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ của các

bà mẹ”, Tạp chí Y dược học quân sự, Vol 41, N09, tháng 12/2016, tr 202 –

208.

3. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh

Quang Dũng (2016), “Tổng quan tài liệu về mô hình phát hiện sớm khuyết

tật”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 2 - 6/2017, tr 28 – 30.

4. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016),

“Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật của bà

mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội năm 2014”,

Tạp chí Y học thực hành, 9(1021) 2016, tr 35 -37.

5. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường (2016),

“Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm

khuyết tật của các bà mẹ có con từ 0 -12 tháng tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà

Nội năm 2014”, Tạp chí Y học thực hành, 9(1022) 2016, tr 181 – 183.

6. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Trịnh

Quang Dũng, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thu Thủy (2017), “Thực

trạng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội

năm 2014”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 1 - 3/2017, tr 61 – 64.

7. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn

Hồng Tuyết (2017), “Tỷ lệ các dạng khuyết tật ở trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi

tại huyện Hoài Đức – Hà nội năm 2014”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 2 -

6/2017, tr 24 – 27.

8. Nguyễn Hữu Chút, Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn

Xuân Hoa, Hoàng Thị Thanh (2017), “Một số yếu tố liên quan đến thời

điểm phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Hà nội

năm 2014”, Tạp chí phục hồi chức năng, số 2 - 6/2017, tr 59 – 62.