60
SGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÀI LIU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2019 MÔN: TIN HC Chuyên đề NG DNG CÁC CÔNG CTRC TUYN TRONG DY VÀ HC MÔN TIN HC TIU HC NGUYỄN THANH HƯƠNG Gia Lai Tháng 7/2019

Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2019

MÔN: TIN HỌC

Chuyên đề

ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG

DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC TIỂU HỌC

NGUYỄN THANH HƯƠNG

Gia Lai – Tháng 7/2019

Page 2: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN .......... 1

1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ........................................................... 1

1.1.1 Đánh giá theo năng lực ...................................................................... 1

1.1.2 Các xu hướng đánh giá kiến thức, kỹ năng người học ...................... 2

1.1.3 Định hướng đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

..................................................................................................................... 3

1.2 Một số phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay..................................... 3

1.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan ..................................................... 5

1.3.1 Khái niệm ........................................................................................... 5

1.3.2 Các dạng câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan ............................... 5

1.3.3 Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm ......................................... 6

Chương 2: CÔNG CỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM TRỰC

TUYẾN ............................................................................................................. 8

2.1 Google Drive ............................................................................................ 8

2.2. Trắc nghiệm trực tuyến trên Google Form ........................................... 12

2.2.1 Google Form .................................................................................... 12

2.2.2 Trắc nghiệm trực tuyến với Google Form ....................................... 13

2.3 Trắc nghiệm trực tuyến trên WordPress ................................................ 22

2.3.1 WordPress và WordPress plugin ..................................................... 22

2.3.2 Các plugin hỗ trợ thi trắc nghiệm .................................................... 23

2.3.3 Trắc nghiệm trực tuyến với plugin WP Pro Quiz ............................ 25

Chương 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ........ 42

3.1 Công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến ......................................................... 42

3.2 Infographic và Piktochart ....................................................................... 42

3.2.1 Infographic ....................................................................................... 42

3.2.2 Công cụ trực tuyến Piktochart ......................................................... 43

3.2.3 Sử dụng Piktochart để tạo Infographic ............................................ 44

3.2.4 Ứng dụng Piktochart để tạo infographic phục vụ cho dạy học ....... 49

Page 3: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

3.2.5 Ứng dụng Piktochart để tạo bài trình chiếu ..................................... 50

3.3 Công cụ trực tuyến hỗ trợ dạy học Padlet .............................................. 50

3.3.1 Giới thiệu Padlet .............................................................................. 50

3.3.2 Ứng dụng Padlet trong dạy học ....................................................... 51

3.3.3 Cách tạo một Padlet ......................................................................... 53

Page 4: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

1

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH

QUAN

1.1 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một phần không thể thiếu trong quá

trình dạy học.Trong chương trình dạy học mới theo định hướng phát triển

năng lực của người học, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh

là bước đột phá nhằm thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp

dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học và đổi mới quản lý.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý

thông tin, là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo

dục.

Việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển vì sự tiến bộ của người học

là quá trình phát triển học tập bền vững, giúp người học tự tin, giúp phát triển

năng lực người học, tạo hứng thú cho học sinh, giúp tăng cường sự tự giác

học tập và nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập,…

1.1.1 Đánh giá theo năng lực

Theo quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người

học, đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến

thức đã học làm trọng tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo

năng lực là chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những

tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập của mỗi môn học là

hoạt động nhằm đánh giá một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ

nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò cải thiện kết quả

học tập của học sinh. Nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến

thức, kỹ năng và thái độ của người học vào thực tiễn trong bối cảnh có ý

nghĩa, góp phần rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống.

Về bản chất, đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng không có

sự mâu thuẫn, đánh giá năng lực là bước phát triển của đánh giá kiến thức, kỹ

năng. Sự khác biệt giữa kiểm tra đánh giá năng lực với đánh giá kết quả, kỹ

năng của người học được thể hiện trong bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ

năng

Mục đích Đánh giá khả năng HS

vận dụng các kiến thức, kỹ

năng đã học vào giải quyết

vấn đề thực tiễn của cuộc

sống.

Vì sự tiến bộ của người

Xác định việc đạt kiến

thức, kỹ năng theo mục tiêu

của chương trình giáo dục.

Đánh giá, xếp hạng

giữa những người học với

Page 5: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

2

học so với chính họ. nhau.

Ngữ cảnh đánh

giá Gắn với ngữ cảnh học

tập và thực tiễn cuộc sống

của người học

Gắn với nội dung học

tập (những kiến thức, kỹ

năng, thái độ) được học

trong nhà trường.

Nội dung đánh

giá Những kiến thức, kỹ

năng, thái độ ở nhiều môn

học, nhiều hoạt động giáo

dục và những trải nghiệm

của bản thân HS trong cuộc

sống xã hội (tập trung vào

năng lực thực hiện).

Quy chuẩn theo các

mức độ phát triển năng lực

của người học.

Những kiến thức, kỹ

năng, thái độ ở một môn

học.

Quy chuẩn theo việc

người học có đạt được hay

không một nội dung đã

được học.

Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong

tình huống, bối cảnh.

Câu hỏi, bài tập, nhiệm

vụ trong tình huống hàn

lâm hoặc tình huống thực.

Thời điểm đánh

giá Đánh giá mọi thời điểm

của quá trình dạy học, chú

trọng đến đánh giá trong khi

học.

Thường diễn ra ở

những thời điểm nhất định

trong quá trình dạy học, đặc

biệt là trước và sau khi dạy.

Kết quả đánh giá Năng lực người học

phụ thuộc vào độ khó của

nhiệm vụ hoặc bài tập đã

hoàn thành.

Thực hiện được nhiệm

vụ càng khó, càng phức tạp

hơn sẽ được đánh giá có

năng lực cao hơn.

Năng lực người học

phụ thuộc vào số lượng câu

hỏi, nhiệm vụ hay bài tập

đã hoàn thành.

Đạt được nhiều đơn vị

kiến thức, kỹ năng thì càng

được đánh giá có năng lực

cao hơn.

1.1.2 Các xu hướng đánh giá kiến thức, kỹ năng người học

Phương pháp giáo dục truyền thống chủ yếu trang bị kiến thức, dạy theo

phương pháp “thầy giảng, trò ghi” nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả học

sinh còn nặng về điểm số. Xu hướng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh tập trung theo các cách sau:

Thứ nhất, chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn

học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử

Page 6: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

3

dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định

kỳ sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi, điều chỉnh quá trình

giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình).

Thứ hai, chuyển từ đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực

của người học. Có nghĩa là chuyển trọng tâm đánh giá từ ghi nhớ, hiểu kiến

thức,…(đánh giá truyền thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết

những vấn đề của thực tiễn cuộc sống (đánh giá năng lực), đặc biệt chú trọng

đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo, siêu nhận thức (giải

quyết vấn đề và đưa ra giải pháp).

Thứ ba, chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá) sang đánh giá

đa chiều. Đánh giá đa chiều là sự đánh giá từ nhiều đối tượng khác nhau như

giáo viên đánh giá học sinh, học sinh tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn

nhau, đánh giá của nhà trường, đánh giá của gia đình.

Thứ tư, chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học

sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một

phương pháp dạy học.

Thứ năm, sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá: Sử dụng

các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ

khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân

tích, lý giải kết quả đánh giá.

1.1.3 Định hướng đổi mới, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

sinh

Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục cần phải có

các yếu tố sau:

Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng

lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản

cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của

học sinh theo từng cấp học.

Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh

giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và

đánh giá của gia đình, cộng đồng.

Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự

luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng,

trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp

thời việc dạy và học.

1.2 Một số phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập có thể thực hiện qua các phương

pháp như vấn đáp, quan sát, viết. Trong phương pháp viết gồm hai hình thức

Page 7: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

4

là tự luận và trắc nghiệm khách quan. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược

điểm riêng, giáo viên thường sử dụng phối hợp các phương pháp khi tiến

hành giảng dạy một bài cụ thể trên lớp. Tuy nhiên, hai phương pháp chủ yếu

được sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách

quan.

Trắc nghiệm tự luận: là phương pháp kiểm tra gồm các câu hỏi dạng

mở; loại câu hỏi có thể có nhiều cách, nhiều hướng để giải quyết vấn đề; học

sinh phải tự mình trình bày ý kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà

câu hỏi nêu ra.

Trắc nghiệm khách quan: là phương pháp kiểm tra trong đó gồm nhiều

câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết để thí

sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.

Trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan chỉ là phương thức

đánh giá kết quả học tập. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng, vì

vậy vẫn tồn tại song song hai hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Hiện nay

hình thức thi trắc nghiệm đang được sử dụng nhiều trong các cấp học khác

nhau với lợi thế là tổ chức và chấm thi đơn giản, tránh sai sót. Vấn đề quan

trọng nhất của trắc nghiệm chính là nội dung đề thi, nội dung phải bao phủ

được tất cả những kiến thức cơ bản học sinh cần có của mỗi môn học và yêu

cầu phải sử dụng khả năng tư duy nhất định, tránh việc học vẹt.

Bảng so sánh trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan

Câu hỏi trong đề tự luận

tương đối ít và có tính tổng quát.

Đề trắc nghiệm gồm những câu hỏi

chuyên biệt và yêu cầu câu trả lời phải

ngắn gọn.

Khi làm bài học sinh thể hiện

được khả năng trình bày, diễn đạt

vấn đề một cách có hệ thống và

khả năng tư duy.

Không đánh giá được hết mức độ

kiến thức và khả năng tư duy của học

sinh của học sinh.

Học sinh có thể đoán hay hỏi kết

Page 8: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

5

quả nhau.

Dễ ra đề Khó và tốn nhiều thời gian để có

những ngân hàng câu hỏi có chất

lượng.

Tốn nhiều thời gian chấm bài

Kết quả không được khách

quan vì phụ thuộc vào người chấm

Thời gian chấm bài nhanh, chính

xác.

Tránh chấm cảm tính, chấm ẩu

1.3 Phương pháp trắc nghiệm khách quan

1.3.1 Khái niệm

Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả

năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó. Có

nghĩa là trắc nghiệm là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực

của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.

Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một trong những dạng trắc

nghiệm viết, kỹ thuật trắc nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng

lực của con người trong nhận thức, hoạt đông và cảm xúc. Phương pháp trắc

nghiệm khách quan đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học, tâm lý,

giáo dục,… ở nhiều nước.

Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng phổ

biến tại nhiều nước trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực nhận

thức của người học, tại nước ta trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong

các kỳ thi kết thúc học phần tại hầu hết các trường từ tiểu học đến trung học

phổ thông và các kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm có nhiều ưu điểm, tuy

nhiên nếu bộ câu hỏi không đảm bảo chất lượng, không có độ phân hóa thì

hình thức thi này chỉ việc kiểm tra trí nhớ, yêu cầu học sinh học thuộc lòng.

1.3.2 Các dạng câu hỏi trong trắc nghiệm khách quan

Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra nhiều kiểu câu hỏi

khác nhau:

- Câu hỏi có nhiều lựa chọn (multi choise questions): Là câu hỏi có

một nhận định và 4-5 phương án trả lời, học sinh tìm ra câu trả lời đúng nhất

trong các phương án trả lời. Ngoài câu trả lời đúng, các câu trả lời khác đều

có hợp lý gọi là các câu trả lời nhiễu.

- Câu hỏi đúng sai (yes/no questions): Câu trắc nghiệm đưa ra một câu

trần thuật hoặc một câu hỏi, học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án

trả lời để phán đoán nội dung là đúng hay sai.

Page 9: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

6

- Câu hỏi ghép đôi (matching items): Đây là một hình thức đặc biệt

của loại câu hỏi có nhiều lựa chọn. Trong loại câu hỏi này có hai cột gồm

danh sách các câu hỏi và câu trả lời. Học sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm

từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về mặt nội dung.

- Câu hỏi điền khuyết (supply items): đây là loại trắc nghiệm khách

quan có câu trả lời tự do. Câu hỏi là một mệnh đề có khuyết một bộ phận nội

dung, học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

- Câu hỏi trả lời ngắn (short answers): là dạng trắc nghiệm đòi hỏi chỉ

trả lời bằng câu rất ngắn.

1.3.3 Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm

Ứng dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan để đánh giá năng lực

của người học phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có

chất lượng. Quá trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm được mô tả qua lưu đồ

sau:

Trong đó:

: Dựa vào mục tiêu đào tạo, yêu cầu của môn học để hình thành ý

tưởng về tính cấp thiết phải sử dụng trắc nghiệm khách quan trong đánh giá.

: Căn cứ vào nội dung môn học, cá nhân hoặc nhóm xây dựng ngân

hàng câu hỏi và bộ đề thi, kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.

Cần

sửa Không đạt

Bắt đầu

Xây dựng ngân

hàng câu hỏi, bộ đề

Tổ chức kiểm tra

đánh giá người học

Đánh giá chất lượng

câu hỏi và bộ đề

Hoàn thiện câu

hỏi, bộ đề

Thu thập số liệu

thống kê

Loại bỏ

Kết thúc

Page 10: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

7

: Tiến hành kiểm tra, thi với số lượng đủ lớn.

: Căn cứ vào bài làm của học sinh, thu thập số liệu cho từng câu hỏi

từng đề thi.

: Sử dụng máy tính và các phần mềm: Excel, SPSS, Eview,…. Để

phân tích đánh giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn

như độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy,….

: Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.

: Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về

bước tiếp tục kiểm tra, đánh giá.

Quan lưu đồ trên ta thấy quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng

trắc nghiệm khách quan cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nó chỉ chấm

dứt khi người dạy nhận thấy hình thức này không còn phù hợp với môn học

đang giảng dạy.

Page 11: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

8

Chương 2: CÔNG CỤ HỖ TRỢ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

TRỰC TUYẾN

2.1 Google Drive

Google là một trong những nhà tiên phong trong việc cung cấp các dịch

vụ điện toán đám mây. Dịch vụ điện toán đám mây cho giáo dục với dịch vụ

Google Apps của Google là một trong những dự án mà Google xây dựng

nhằm quảng bá sản phẩm của họ phục vụ cho giáo dục. Google Apps ứng

dụng các phần mềm trên nền điện toán đám mây phục vụ cho các trường đại

học, cao đẳng để tiết kiệm đáng kể ngân sách cho hệ thống Công nghệ thông

tin của trường. Để phục vụ cho giáo dục, bên cạnh những dịch vụ hỗ trợ miễn

phí như email, calendar (lịch hẹn), talk (tán gẫu), Google còn cung cấp một

loạt các hỗ trợ miễn phí khác như Google Docs (văn bản), Google Forms

(bảng tính), Google Drive (lưu trữ), Google Site (website nội bộ), Video,

Group (trao đổi nhóm),… nhằm giúp cho môi trường học tập thêm đa dạng và

phong phú.

Google Drive là dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Google, là ứng dụng miễn

phí và đăng nhập bằng tài khoản Google. Mỗi một tài khoản Google sẽ tương

tứng với một tài khoản Drive và sẽ được Google cung cấp 15 GB bộ nhớ trực

tuyến miễn phí để có thể lưu giữ ảnh, văn bản, thiết kế, bản vẽ, bản ghi,

video…

Các tập tin trong Google Drive có thể truy cập được ở mọi nơi, từ mọi

điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính. Dễ dàng chia sẻ cho

người khác xem, tải xuống và cộng tác trên tất cả những tệp bạn muốn –

không cần đến tệp đính kèm qua email.

Sử dụng Google Drive

Để sử dụng Google Drive, người dùng truy cập trang

https://drive.google.com/ và đăng nhập bằng tài khoản Google của mình.

Trên giao diện Gmail hoặc Google.com có biểu tượng cửa sổ ở góc trên bên

phải, bạn click vào biểu tượng cửa sổ sẽ hiển thị các sản phẩm của Goolge

Chọn Google Drive trang quản lý Google Drive.

Page 12: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

9

Sau khi chọn vào Drive, Google Drive sẽ có giao diện như sau:

Tại đây, người dùng có thể quản lý các thư mục và tập tin như trên

Windows Explorer của hệ điều hành Windows dành cho PC.

Để chia sẻ một thư mục hoặc tập tin, người dùng có thể thao tác nhanh

bằng cách nhấn chuột phải vào tên thư mục hoặc tập tin muốn chia sẻ và chọn

chức năng như hình dưới:

Page 13: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

10

Hộp thoại Share (Chia sẻ) xuất hiện như sau:

Tại hộp thoại này, Google Drive cung cấp một liên kết đến thư mục/tập

tin vừa chọn, đồng thời người dùng có thể tùy chọn quyền hạn có thể xem

hay có thể chỉnh sửa đối với thư mục/tập tin này. Trong ví dụ trên, liên kết

dùng để chia sẻ thư mục Tin học Trẻ, để lấy đường liên kết của thư mục/tập

tin cần chia sẻ ta nháy vào Get Shareable Link. Lúc này đường link sẽ hiển

thị ở mục Link sharing on và có dạng:

https://drive.google.com/drive/folders/1SEsJLAf7WyMUuSTKLA0Mj8TWwADuFTKN?usp=sharing

Tại đây, người dùng thêm người dùng để chọn chia sẻ, bằng cách cung

cấp địa chỉ Gmail và thiết lập quyền hạn tương ứng.

Đính kèm và lưu tệp đính kèm trong Gmail

Page 14: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

11

Khi mở một hộp thư có tập tin đính kèm, để lưu tập tin đó trên Drive, ta

có thể chọn chức năng Save to Drive như hình sau:

Tại đây, người dùng có thể lưu bất kỳ tệp đính kèm nào vào Drive của

mình để quản lý và chia sẻ chúng ở một nơi an toàn và duy nhất.

Tương tự như vậy, ta có thể đính kèm một tập tin từ Drive khi soạn mail

bằng cách chọn chức năng Insert files using Drive như sau:

Đồng bộ dữ liệu Google Drive

Google Drive Cho phép tệp khả dụng ở chế độ ngoại tuyến (offline) để

người dùng có thể xem chúng khi điện thoại của họ mất dịch vụ, như ở trên

máy bay hoặc trong tòa nhà có kết nối kém.

Google Drive cung cấp sẵn bộ cài đặt dành cho PC (hệ điều hành

Windows), điện thoại và máy tính bảng (hệ điều hành iOS và Android) tại địa

chỉ: https://www.google.com/drive/download/. Sau khi tải về và cài đặt,

cung cấp thông tin tài khoản Gmail, người dùng có thể chỉnh sửa và chia sẻ

Page 15: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

12

file trực tiếp trên PC, điện thoại hay máy tính bảng. Những thay đổi này sẽ

được đồng bộ với máy chủ Drive khi có kết nối Internet.

Chia sẻ thư mục/tập tin Google Drive trên PC:

Lưu ý: Mọi thao tác thêm/sửa/xóa dữ liệu trên thư mục Google Drive

trên PC sẽ được cập nhật tương tứng trên máy chủ Drive.

2.2. Trắc nghiệm trực tuyến trên Google Form

2.2.1 Google Form

Google Form là công cụ giúp lập kế hoạch các sự kiện, thực hiện các

cuộc khảo sát, tổ chức thi trắc nghiệm hoặc thu thập thông tin một cách dễ

dàng. Để thực hiện bài thi trắc nghiệm trên Google Form cần lưu ý các vấn đề

sau:

a. Chọn dạng lưu kết quả trắc nghiệm

Kết quả khảo sát thường được lưu dưới hai hình thức: dạng bảng tính

spreadsheet và dạng lưu trữ trong form. Lưu trữ dữ liệu theo dạng bảng tính

giúp xem hoặc thao tác với kết quả khảo sát được dễ dàng, lưu trữ trong form

giúp xem kết quả theo dạng biểu đồ và không bị giới hạn số lượng câu hỏi và

xuất ra định dạng csv.

b. Thông báo quy định

Mỗi người khi tham gia khảo sát đều có thể nhận được những thông báo

về quy định của cuộc khảo sát. Để thực hiện, mở bảng khảo sát ở dạng bảng

tính spreadsheet, vào menu Tools Notification Rules và thay đổi các tùy

chọn thông báo

c. Nhúng iframe với khả năng tùy chỉnh kích thước

Nếu muốn sử dụng Google Form làm biểu mẫu liên hệ cho website hoặc

dùng vào các mục đích hữu ích khác có sử dụng mã nhúng iframe, bạn vào

menu File Embed rồi tùy chỉnh chiều rộng (Width) và chiều cao (Height).

Page 16: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

13

Sau đó sao chép mã ở ô Paste HTML to embed in website rồi nhúng vào

website, blog.

d. Thêm Page break

Để giúp cho bản khảo sát dễ quản lý và trông gọn gàng hơn, bạn có thể

sử dụng tính năng ngắt trang bằng cách bấm nút Add Item và chọn Page

break, sau đó, nhập tiêu đề ở khung Page title và chú thích ở khung

Description ở từng trang sau từng câu hỏi. Tính năng này được sử dụng giống

như phần chuyển ý giữa các nội dung.

e. Tạo bài kiểm tra tự chấm điểm

Đối với giáo viên, thủ thuật này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và công

sức chấm bài. Để thực hiện thủ thuật này, bạn vào trang kết quả spreadsheet

rồi sử dụng hàm IF để chấm bài.

f. Tạo địa chỉ URL đến kết quả trước khi điền vào form

Nếu muốn tạo một đường dẫn đến câu trả lời của mình, bạn vào menu

Responses > Get Pre-filled URL, điền đầy đủ thông tin vào bản khảo sát và

lưu lại đường dẫn.

2.2.2 Trắc nghiệm trực tuyến với Google Form

Để tạo Google Form bạn cần đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn.

Trên giao diện Gmail hoặc Google.com có biểu tượng cửa sổ ở góc trên bên

phải, bạn click vào biểu tượng Google Drive trang quản lý Google Drive.

Tại giao diện Google Drive, chọn New More Google Forms

Để tạo một biểu mẫu (form) trống ta chọn Blank from, để tạo biểu mẫu

theo mẫu định dạng do Google Form cung cấp của thì chọn From a template.

Page 17: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

14

Trong tài liệu này, ta tạo một biểu mẫu trống và tự thiết kế (blank form),

giao diện biên soạn biểu mẫu như sau:

Ví dụ: Tạo bài trắc nghiệm với tiêu đề là Bài thi – HK2 – Khối 4; Phần

mô tả như sau: Đề thi có 10 câu hỏi, thời gian làm bài 15 phút, mỗi câu chọn

1 đáp án đúng nhất. Cấu trúc bài thi gồm ba phần như sau:

+ Trang đầu tiên hiển thị tiêu đề bài trắc nghiệm và phần mô tả.

+ Trang thứ hai yêu cầu học sinh phải nhập họ tên và lớp của mình.

+ Trang thứ ba là các câu hỏi trắc nghiệm, mô tả cách làm bài.

Page 18: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

15

Để tạo bài trắc nghiệm trên, ta làm như sau:

B1: Tạo biểu mẫu trống (blank form)

B2: Nhập tiêu đề và mô tả cho biểu mẫu.

B3: Chọn Add section trên thanh công cụ để thêm trang

B4: Nhập tiêu đề trang thứ 2 (nếu cần), tạo hai nội dung Nhập họ và

tên và Nhập lớp để học sinh nhập thông tin cá nhân trước khi tiến

hành làm bài. Hai ô đó là hai câu hỏi kiểu câu trả lời ngắn Short

answer. Ta chọn Add question trên thanh công cụ để thêm câu hỏi và

Page 19: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

16

chọn loại câu hỏi trắc nghiệm. Nếu câu hỏi bắt buộc phải có câu trả lời

thì chọn Required.

Trong tùy chọn Required có hai tham số, bạn có thể chọn hoặc không

chọn hai tham số này tùy theo yêu cầu.

Description: Mô tả nội dung người dùng cần phải nhập trong ô trả

lời. Khi người dùng nhập không đúng hoặc không nhập dữ liệu

vào ô trả lời có chọn Required thì sẽ hiển thị thông báo là nội

dung mô tả vừa nhập.

Response validation: Quy định giá trị sẽ nhập trong ô trả lời, có 4

kiểu giá trị là number (số), text (ký tự), length (chiều dài tối đa của

câu trả lời), regular expression (biểu thức). Mỗi kiểu giá trị sẽ

chứa những dữ liệu khác nhau, ví dụ kiểu text thì tùy chọn

contains (chứa giá trị), doeasn’t contain (không chứa giá trị),

Email address (kiểu địa chỉ email), URL (chứa địa chỉ liên kết).

Page 20: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

17

B5: Chọn Add section trên thanh công cụ để thêm trang câu hỏi

B6: Nhập câu hỏi trắc nghiệm, tương tự như tạo nội dung nhập họ tên.

Để thực hiện tạo câu hỏi, ta nhập tiêu đề bài kiểm tra/ bài thi, tiếp theo

nhập mô tả chi tiết (nếu có) về nội dung câu hỏi như tổng quan về đề

thi, thời gian, cách làm bài,… trong mục Description (optional). Tùy

theo từng nội dung câu hỏi trắc nghiệm ta chọn các thể loại câu hỏi

trắc nghiệm tương ứng như câu trả lời ngắn (Short answer), câu trả lời

dài (Paragraph), câu hỏi có nhiều sự lựa chọn (Multiple choice), câu

hỏi dạng lưới trắc nghiệm (Multiple choice grid), câu hỏi dạng lưới

hộp kiểm (Checkbox grid),….

Để thêm hình ảnh hoặc video vào trong câu hỏi, bạn chọn biểu tượng

chèn hình ảnh hoặc biểu tượng chèn video trên thanh menu dọc.

Hình ảnh có thể được chụp nhanh, hoặc chèn hình ảnh theo url, hoặc

hình trong ablbum ảnh của bạn, hoặc hình được lưu trên Google

Drive.

Trong quá trình tạo câu hỏi trắc nghiệm bạn có thể xem trước kết quả

bằng cách chọn lệnh Preview.

B7: Chọn đáp án đúng và quy định điểm số cho từng câu hỏi ta chọn

nút lệnh Answer key.

Page 21: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

18

Trong hộp thoại Answer key, nhấp chuột vào đáp án đúng, quy định điểm

cho câu hỏi và nhấn nút lưu (Edit question) để lưu các thay đổi, như các hình

mô tả bên dưới.

B8: Thiết lập điều kiện cho bài kiểm tra. Chọn nút cài đặt

(Setting). Chọn tab General, nếu bạn chọn thu thập địa chỉ

email của người dùng và phản hồi điểm cho người dùng bằng

email thì chọn 3 tùy chọn như hình bên dưới. Nếu không muốn thu

thập email của người dùng thì có thể bỏ qua thao tác này.

Page 22: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

19

Tab Quizzes: bạn thiết lập biểu mẫu này là bài kiểm tra thì những câu

hỏi sẽ được tính điểm.

B9: Sau khi nhập xong nội dung các câu hỏi, ta sẽ tiến hành đăng bài

kiểm tra. Có nhiều hình thức đăng bài như đăng bài trên trang cá nhân

và đính kèm đường link, gởi mail, chia sẻ qua facebook, skype,…

Người dùng chọn lệnh Send trên thanh menu, sau đó nhập thông tin

người nhận và nhấn nút Send.

Page 23: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

20

Ta có thể gởi bài trắc nghiệm qua email của người dùng hoặc copy

đường link của bài trắc nghiệm để gửi cho học sinh thông qua facebook hay

skype, hoặc đăng bài trên trang cá nhân.

Xem kết quả bài trắc nghiệm

Để xem kết quả, chọn Responses, nút lệnh này sẽ thể hiện số lượt người

dùng thực hiện làm bài trắc nghiệm. Ta có thể xem kết quả của từng học sinh

hoặc kết quả tổng hợp của tất cả học sinh đã thực hiện bài trắc nghiệm bằng

cách tạo một bảng tính.

Page 24: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

21

Để xem câu trả lời và kết quả của tất cả các học sinh thì chọn Tạo bảng

tính như hình dưới đây.

Bảng tính hiển thị danh sách tất cả các người dùng đã thực hiện làm bài

trắc nghiệm, từ tệp này ta có thể lọc, thống kê,… kết quả thi của người dùng.

Page 25: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

22

2.3 Trắc nghiệm trực tuyến trên WordPress

2.3.1 WordPress và WordPress plugin

WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, được

viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress được

phát triển bởi Matt Mullenweg từ một dự án nhỏ b2/Cafelog. Sau đó với sự

trợ giúp của Mike Little, phiên bản WordPress đầu tiên ra đời vào ngày

27/5/2003.

WordPress cho phép bạn tạo ra site như blog cá nhân, tin tức, giới thiệu

sản phẩm, triển lảm ảnh, đấu giá, học trực tuyến, một trang thương mại điện

tử. WordPress rất linh hoạt, chạy tốt trên PHP5, hầu hết các host (dịch vụ lưu

trữ trực tuyến) có PHP đều hỗ trợ WordPress. Nhiều host (Godaddy, gator,…)

có chức năng tự động cài đặt WordPress.

WordPress bao gồm một hệ thống plugin có cấu trúc và các template

(còn gọi là themes). WordPress plugin là các ứng dụng (hoặc tiện ích mở

rộng) được lập trình sẵn để cung cấp các tính năng còn thiếu sau khi bạn cài

đặt WordPress. Có hơn 500 000 WordPress plugins nhưng hãy chọn những

WordPress plugin uy tín, có nhiều người sử dụng.

WordPress được phân thành 2 loại sau:

a) Wordpress.com (Sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp)

WordPress.com là địa chỉ website, cung cấp dịch vụ cho phép bạn tạo

một website miễn phí trên nền tảng mã nguồn WordPress. WordPress có giao

diện có sẵn để bạn tùy chỉnh với chức năng kéo thả dễ dàng mà không cần cài

đặt, không cần thuê host và chi phí để sử dụng tên miền riêng là $25/ năm.

Wordpress.com có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cung cấp nhiều

theme khác nhau và thường xuyên được cập nhật. Hệ thống quản lý bài viết

và comment mạnh mẽ, cho phép nhiều người cùng viết bài và cùng quản lý

blog, kết nối cộng đồng wordpress.com thông qua trang chủ và hỗ trợ tốt

tiếng Việt.

Khi sử dụng dịch vụ này bạn chỉ có quyền sử dụng các theme miễn phí

trong thư viện WordPress.com hỗ trợ, bạn không có quyền cài theme bên

ngoài vào và cũng không thể cài đặt plugin mà chỉ được sử dụng các tính

năng có sẵn của WordPress.

b) Wordpress.org (Trực tiếp cài trên các host riêng)

WordPress.org địa chỉ website của trang chủ mã nguồn WordPress. Bạn

có thể tải bản cài đặt mã nguồn WordPress, tự chạy trên host riêng, sử dụng

tên miền riêng và tự do quản trị. WordPress.org là thư viện khổng lồ của

WordPress, chứa số lượng khổng lồ các plugin và các theme miễn phí.

WordPress.org không như WordPress.com, không phải là một dịch vụ để

người dùng có thể tạo blog trực tiếp trên đó. Người dùng muốn sử dụng

Page 26: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

23

WordPress.org cần phải có domain, host hỗ trợ PHP/MySQL,… để cài đặt mã

nguồn này. Sau khi cài đặt xong, người dùng có thể sử dụng tất cả những tính

năng của WordPress mà không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào cho

WordPress.

Bảng so sánh WordPress.org và WordPress.com

Tiêu chí WordPress.org WordPress.com

Plugins Được phép sử dụng các

plugins miễn phí hoặc trả phí

Không hỗ trợ plugins.

Themes Được phép sử dụng themes

miễn phí và trả phí.

Bị giới hạn bởi themes của

WordPress.com. Không thể

upload và sử dụng theme của

riêng mình.

FTP Hỗ trợ FTP Không hỗ trợ FTP

Dung lượng

lưu trữ

Có thể không giới hạn. Bị giới hạn dung lượng lưu

trữ.

Tối ưu và tùy

biến

Có thể tối ưu hoặc tùy biến

mã nguồn WordPress để cải

thiện hiệu suất.

Bị giới hạn và không thể tùy

biến gì. Ví dụ: bạn phải trả

tiền để gỡ bỏ quảng cáo khỏi

blog.

Những hạn chế của WordPress

WordPress chỉ phù hợp cho việc thiết kế các website nhỏ. Thiết kế

một website thương mại điện tử hoặc website cho tổ chức lớn thì WordPress

chưa đáp ứng được.

Dung lượng lưu trữ để upload hình ảnh hạn chế, nếu muốn thêm dung

lượng người dùng phải mua thêm.

Themes chỉ được cung cấp sẵn, không thể thay thế các theme từ các

nguồn ngoài WordPress.

Các plugin bị hạn chế, chỉ sử dụng được các phugin được cung cấp

sẵn.

WordPress bị VNPT chặn không vào được.

Không cho sử dụng Java trên blog, cũng không được đặt thêm biến

quảng cáo khác trên blog.

2.3.2 Các plugin hỗ trợ thi trắc nghiệm

Plugin tạo khóa học trực tuyến hay còn goi là LMS (Learning

Management System). Là một hệ thống cho phép tạo và vận hành các khóa

Page 27: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

24

học trực tuyến với WordPress. Một plugin LMS hoàn hảo phải là một plugin

bao gồm đầy đủ các tính năng quản lý cho khóa học trực tuyến như nội dung,

cho phép đăng ký, chấm điểm, tự động thanh toán,…

Hiện nay có nhiều plugin hỗ trợ tạo các website thi trắc nghiệm như WP

Pro Quiz, Watu, Quiz Master Next, SlickQuiz, mTouch Quiz,… Mỗi plugin

sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Sau khi cài đặt, giáo viên có thể nhập các câu

hỏi vào ngân hàng đề thi và sử dụng các câu hỏi để tạo ra đề thi. Đề thi được

trộn thành nhiều đề và cho phép gửi kết quả đến học sinh (nếu đăng ký

email).

Plugin hỗ trợ các hình thức câu hỏi: câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu hỏi

có một lựa chọn, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi kết nối. Đối với các câu hỏi lựa

chọn thì giáo viên phải nhập ít nhất 2 đáp án và tối đa 5 đáp án. Nội dung câu

hỏi thì cho phép chèn hình ảnh, video và chèn công thức vào.

a) Plugin WP Pro Quiz

WP Pro Quiz là plugin hỗ trợ làm đề và tổ chức kiểm tra/ thi trắc nghiệm

trực tuyến có nhiều ưu điểm. WP Pro Quiz hỗ trợ người dùng các chức năng

sau:

Yêu cầu thí sinh đăng nhập để có thể làm bài

Gán điểm cho các câu hỏi

Hiển thị các câu hỏi ngẫu nhiên

Hiển thị các câu hỏi theo thể loại

Thiết lập giới hạn thời gian làm bài.

Thiết lập số lần làm bài

Yêu cầu điều kiện tiên quyết cho các câu hỏi

Nhận được thông báo của người sử dụng khi hoàn thành các câu hỏi

Hiển thị điểm trung bình và điểm số của người dùng

Thống kê trả lời đúng và trả lời sai

b) Plugin Watu

Plugin Watu là một công cụ cho phép bạn dễ dàng tạo các bài kiểm tra

trực tuyến, hỗ trợ người dùng các chức năng sau:

Tạo ra các câu đố và các kỳ thi

Sử dụng shortcode để nhúng các câu đố trong bài viết hoặc các trang

cá nhân

Hỗ trợ các dạng câu hỏi như: Câu hỏi có lựa chọn duy nhất, câu hỏi

có nhiều lựa chọn, câu hỏi dạng tiểu luận

Phân chia theo các lớp học khác nhau

Page 28: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

25

Cho thấy câu trả lời ở phần cuối của các bài kiểm tra hoặc ngay sau

khi lựa chọn

Danh sách người dùng đã thi cùng với kết quả của họ

Thông báo cho quản trị khi có ai đó có một bài kiểm tra

c) Plugin SlickQuiz

Với plugin này bạn có thể:

Xem trước các câu hỏi

Hiển thị câu hỏi ngẫu nhiên

Hiển thị chính xác câu trả lời theo câu hỏi

Hiển thị câu trả lời đúng sau khi hoàn thành bài kiểm tra

Chia sẻ điểm số thông qua Twitter / Facebook / Email

2.3.3 Trắc nghiệm trực tuyến với plugin WP Pro Quiz

a. Cài đặt WordPress

Để sử dụng các plugin của WordPress thì việc đầu tiên là bạn phải cài

đặt WordPress. Để sử dụng WordPress bạn cần phải có Hosting và Domain

hoặc cài đặt Localhost để sử dụng máy tính của mình làm máy chủ (giả lập).

Có nhiều cách để đăng ký hosting và domain miễn phí

C1: Nhận đăng ký tên miền miễn phí tại Hostinger

Bạn truy cập vào địa chỉ https://www.hostinger.vn và chọn một trong

trong tên miền sau: .online, .tech, .site, .store, .website, .space và thực hiện

theo các bước đăng ký.

Lưu ý các tên miền trên sẽ được miễn phí trong năm đầu tiên. Sau một

năm, ta cần phải thanh toán một khoản chi phí để gia hạn hoặc hủy đăng ký

tên miền đó.

C2: Đăng ký tên miền miễn phí khi mua gói web hosting

Khi mua gói web hosting từ một năm trở lên bạn có thể đăng ký tên miền

miễn phí trong năm đầu, vì một website cần cả tên miền và web hosting để

hoạt động. Các tên miền được tặng đều là những tên miền được nhiều người

sử dụng như sau: .com, .xyz, .net, .online, .info, .store, .website, .space,

.site, .tech

C3: Sử dụng subdomain miễn phí

Subdomain miễn phí này có nền tảng hosting miễn phí từ hostinger. Đây

là lựa chọn hoàn hảo cho người dùng cần có môi trường để thử nghiệm và

kiểm thử dịch vụ trực tuyến mà không phải tốn bất kỳ chi phí nào.

Subdomain sẽ ở dạng: example.000webhostapp.com

Page 29: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

26

Trong tài liệu này sử dụng cách 3 để đăng ký host và tên miền miễn phí.

Để đăng ký bạn vào địa chỉ https://vn.000webhost.com/dang-ky-website-mien-phi?utm_source=www.hostinger.vn&utm_ edium=btn_try_now&utm_ campaign=www.hostinger.vn&_ga=2.189587563.1562310545.1562744174-237422330.1558366559 và làm theo các bước hướng dẫn đăng ký.

Sau khi đăng ký thành công, tên miền có địa chỉ địa chỉ như sau :

https://huongnguyenit.000webhostapp.com/wp-admin/index.php với giao

diện làm việc như hình bên dưới.

b. Tạo bài trắc nghiệm trực tuyến

Các bước để tiến hành tạo một bài trắc nghiệm trực tuyến:

Page 30: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

27

B1: Cài đặt plugin

B2: Chuẩn bị ngân hàng câu hỏi

B3: Tạo bài trắc nghiệm mới và điều kiện cho bài trắc nghiệm

B4: Nhập câu hỏi

B5: Đăng bài kiểm tra và kết quả

B6: Thực hiện làm bài trực tuyến

B1: Cài đặt plugin WP Pro Quiz

Vào trang chủ WordPress, chọn Plugin cài mới nhập từ khóa

plugin cần cài đặt vào ô tìm kiếm.

Chọn plugin WP-Pro-Quiz và nhấn chọn nút Cài đặt. Khi tiến trình cài

đặt hoàn tất, ta chọn nút lệnh Kích hoạt và trên khung sổ lệnh bên trái sẽ thêm

1 menu mới WP-Pro-Quiz.

B2: Chuẩn bị ngân hàng câu hỏi

B3: Tạo bài trắc nghiệm mới và điều kiện cho bài trắc nghiệm

Ví dụ: Tạo bài kiểm tra có tên Bài số kiểm tra số 1 – HK1– Khối 4 với

các thông tin điều kiện như sau:

Hiển thị câu hỏi và câu trả lời ngẫu nhiên

Thời gian làm bài là 15 phút

Mỗi học sinh cho phép thực hiện bài kiểm tra 1 lần

Page 31: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

28

Thống kê số lượng câu trả lời đúng và câu trả lời sai

Tổng quát câu hỏi

Người dùng phải đăng ký mới bắt đầu bài kiểm tra này

Hiển thị điểm (cho từng câu hỏi)

Hiển thị điểm trung bình của bài thi

Chỉ những người dùng đăng ký mới có thể đăng nhập vào làm kiểm

tra

Sau khi học sinh làm bài xong, điểm sẽ được ghi tự động vào bảng

điểm.

Không cho học sinh làm nhiều lần bài kiểm tra này.

Hiển thị 5 học sinh có điểm cao nhất

Chọn mẫu bảng điểm sau khi học sinh nộp bài

Để tạo bài trắc nghiệm mới, ta vào WP-Pro-Quiz chọn WP-Pro-Quiz

chọn Add quiz Nhập thông tin cho bài trắc nghiệm và tiến hành thiết lập

các thông số cho bài kiểm tra.

Mục Quiz title: Nhập tiêu đề của bài kiểm tra

Mục Options: Chọn các thông tin cho bài trắc nghiệm.

Hiển thị câu hỏi ngẫu nhiên (Display question randomly).

Hiển thị câu trả lời ngẫu nhiên (Display answers randomly).

Thời gian làm bài là 15 phút (Time limit 900 seconds).

Page 32: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

29

Chỉ những người dùng đăng ký mới có thể đăng nhập vào làm

kiểm tra (Only registered users are allowed to start the quiz).

Không cho học sinh làm nhiều lần bài kiểm tra này (Excute quiz

only once).

Mục Question-Options: Tùy chọn thông tin cho câu hỏi như hiển thị

điểm cho từng câu hỏi (Show points).

Mục Result-Options: Tùy chọn thông tin cho kết quả như hiển thị

điểm trung bình của bài thi (Show average points).

Page 33: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

30

Mục Quiz-mode: chọn cách xuất hiện của câu hỏi.

Normal: Câu hỏi sẽ xuất hiện một cách tuần tự

Normal & Back-Button: Câu hỏi xuất hiện một cách tuần tự kèm

với nút quay trở lại câu hỏi trước.

Check continue: Xuất hiện kết quả “đúng” hoặc “sai” sau mỗi

câu hỏi khi nhấn chọn nút Check.

Page 34: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

31

Question below each other: quy định số câu hỏi sẽ xuất hiện trên

một trang

Mục Leaderboard (optional): Tùy chọn cách hiển thị bảng điểm của

bài trắc nghiệm.

Hiển thị bảng điểm tổng hợp (Leaderboard)

Chỉ những người dùng đăng ký mới có thể đăng nhập vào làm

kiểm tra (Who can sign up to list: registered users only).

Sau khi học sinh làm bài xong, điểm sẽ được ghi tự động vào bảng

điểm (insert automatically).

Hiển thị 5 học sinh có điểm cao nhất (How many entries should be

displayed: chọn 5).

Chọn mẫu bảng điểm sau khi học sinh nộp bài

Page 35: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

32

Mục Quiz description: Nhập thông tin tổng quát về bài kiểm tra như

mục đích, yêu cầu, quy định, thời gian làm bài, cách thức làm bài,…

của bài kiểm tra.

Mục Result text: Mô tả nội dung hiển thị sau khi người dùng thực

hiện xong bài kiểm tra, như thông báo người dùng đã hoàn thành xong

bài kiểm tra, người dùng chờ để hệ thống hiển thị kết quả sau khi làm

bài kiểm tra,…

Page 36: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

33

Sau khi hoàn tất các bước tạo bài kiểm tra mới và chọn điều kiện cho bài

kiểm tra, ta chọn Save, rồi chọn nút Back to overview để xem lại tổng quát

các bài trắc nghiệm đã được tạo.

B4: Nhập câu hỏi.

Để nhập câu hỏi, chọn vào tên bài kiểm tra cần nhập câu hỏi và chọn

Questions Add question. Câu hỏi có thể được nhập từ bàn phím hoặc sao

chép từ bài kiểm tra đã tạo trước đó (nếu có) bằng cách nháy vào lệnh Copy

questions from another Quiz.

Tại bước này, nếu người dùng muốn xem hoặc chỉnh sửa thông tin bài

kiểm tra, ta chọn back to overview.

Page 37: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

34

Nhập tiêu đề cho câu hỏi ví dụ như câu 5 và quy định số điểm cho câu 5

là 1 điểm (Points chọn số điểm tương ứng).

Phần Question (required) để nhập nội dung câu hỏi trắc nghiệm. Câu

hỏi trắc nghiệm có thể chỉ chứa văn bản; nếu câu hỏi có sử dụng thêm hinh

ảnh để mô tả thì chọn vào lệnh Thêm Media; nếu cần thêm vào đường liên

kết trong nội dung câu hỏi thì chọn vào link;….

Page 38: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

35

Trong phần soạn thảo nội dung câu hỏi, ta có thể xem trước nội dung câu

hỏi theo hai hình thức là xem trước theo kiểu văn bản (chế độ soạn thảo) hoặc

kiểu trực quan (chế độ hiển thị nội dung).

Trong câu hỏi có sử dụng hình ảnh, video, âm thanh,… ta chọn chức

năng Thêm Media. Chọn lệnh Chọn tập tin để mở thư mục chứa hình ảnh

hoặc kéo thả hình ảnh trực tiếp từ thư mục vào khung Tải tập tin từ máy của

bạn lên. Sau khi chọn hình ảnh cần sử dụng cho câu hỏi hoặc câu trả lời, chọn

lệnh File URL để thêm đường dẫn của tệp tin hình ảnh vào câu hỏi và chọn

Thêm vào bài viết như hình bên dưới.

Page 39: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

36

Sau khi nhập xong câu hỏi, ta tiến hành chọn kiểu cho câu trả lời. Mỗi

câu trắc nghiệm sẽ thuộc một trong các kiểu trắc nghiệm sau: câu hỏi có một

lựa chọn, câu hỏi có nhiều lựa chọn, câu hỏi có câu trả lời ngắn, câu hỏi ghép

đôi,… Một loại câu hỏi sẽ có một kiểu trả lời tương ứng. Câu hỏi trong ví dụ

minh họa thuộc kiểu câu hỏi có một lựa chọn, ta chọn Single choice.

Phần Answers (required): nhập các phương án trả lời cho câu hỏi trắc

nghiệm. Nhập nội dung trả lời trong ô Answer, nếu là phương án trả lời đúng

thì ta chọn Correct. Mặc định ban đầu chỉ có một hộp thoại để nhập một

phương án trả lời, để thêm phương án trả lời khác ta chọn Add new answer,

để xóa phương án trả lời chọn Delete answer.

Trong đáp án, nếu có sử dụng hình ảnh thì chọn lệnh Thêm Media và

thao tác thực hiện tương tự như thêm media trong câu hỏi. Sau khi hoàn

thành câu hỏi và đáp án cho câu hỏi, ta nhấn nút Save để lưu nội dung. Chọn

Save as template, lưu mẫu câu hỏi vừa nhập để sử dụng lại mẫu câu hỏi này

cho những câu hỏi sau.

Page 40: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

37

B5: Đăng bài kiểm tra và kết quả

a) Đăng bài kiểm tra:

Để đăng bài kiểm tra, ta tạo một bài viết mới, copy phần mã của bài

kiểm tra và đăng với các bước như sau:

Chọn mục WP-Pro-Quiz ở thanh quản lý bên tay trái.

Lựa chọn bài kiểm tra muốn đăng và copy phần Shortcode.

Tạo bài viết mới: Chọn Bài viết Viết bài mới trên thanh quản lý

Thêm tiêu đề cho bài viết, ví dụ là Bài kiểm tra số 1- HK1- Khối 4

Page 41: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

38

Chọn vào mục Bắt đầu viết hoặc nhập dán mã shortcode vừa

copy ở bước trên vào.

Nháy chọn vào nút để chuyển bài viết sang Chế độ sửa code, để

chọn đối tượng cho phép làm bài kiểm tra này.

Restrict access to this content: chọn đối tượng cho phép kiểm tra

Who access to this content: chọn Logged in users (người dùng

phải đăng nhập để có thể làm bài kiểm tra).

Select which roles can access this content: Chọn đối tượng cụ thể

cho phép làm bài kiểm tra này. Giả sử ta tạo danh sách người

dùng là những học sinh lớp 41 và bài kiểm tra này chỉ cho lớp 4

1

thực hiện thì ta chọn đối tượng là Lop41.

Page 42: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

39

Trên cửa sổ lệnh bên phải, chọn tab Tài liệu chọn Công khai và

chọn Được bảo vệ bằng mật khẩu, nhập một mật khẩu bất kỳ (mật khẩu

này sẽ cung cấp cho học sinh đăng nhập vào hệ thống khi làm bài).

- Tùy chọn Chuyên mục cho bài kiểm tra: Chuyên mục là nơi tìm kiếm

dễ nhất trên trang web. Chúng ta tạo ra từng chuyên mục cụ thể như kiểm tra

giữa kì, kiểm tra cuối kỳ, ôn tập hk1, ôn tập hk2,…

Sau khi hoàn thành tất cả các bước ta click chọn Đăng bài để tiến hành

đăng bài kiểm tra.

b) Đăng kết quả bài kiểm tra:

Kết quả bài kiểm tra được thực hiện theo 2 cách sau:

- C1: vào WordPress-Pro-Quiz chọn bài kiểm tra cần đăng kết quả

chọn Edit (chỉnh sửa) chọn mục Leaderboard (bảng điểm) tùy chọn

Page 43: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

40

Có bao nhiêu mục nên được hiển thị (tối đa có bao nhiêu học sinh được hiển

thị điểm): chọn 50 Lưu.

Sau đó tiến hành đăng kết quả kiểm tra, các bước thực hiện giống như

bước đăng bài kiểm tra. Tuy nhiên ở bước sao chép shortcode thì csao chép

Shortcode-Leaderboard.

- C2: Thực hiện đăng bài viết mới tương tự như cách 1, nhưng không

copy shortcode mà đăng ảnh của bảng điểm (Vào WP-Pro-Quiz, chọn bài

kiểm tra muốn lấy điểm và chụp ảnh màn hình).

B6: Thực hiện thi trắc nghiệm

Vào website https://huongnguyenit.000webhostapp.com/ để thực hiện

kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến.

Page 44: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

41

Người dùng cần đăng nhập vào trang web trước khi thực hiện bài kiểm

tra, chọn Weta Đăng nhập với username và password được cung cấp bởi

người quản lý website. Nếu bài kiểm tra có mật khẩu thì người dùng nhập mật

khẩu bài trắc nghiệm trước khi thực hiện kiểm tra.

Để dễ quản lý các loại bài kiểm tra khác nhau, trên trang chủ đã tạo

menu để quản lý, trong đó menu Kiểm tra giữa học kỳ chứa tất cả bài kiểm

tra giữa học kỳ của các khối lớp với giao diện như sau.

Page 45: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

42

Chương 3: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC

TUYẾN

3.1 Công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến

Dạy học theo phương pháp truyền thống với công cụ bảng đen, phấn

trắng đã giúp người thầy truyền tải kiến thức tới học sinh, sinh viên. Trong kỷ

nguyên công nghệ thông tin và internet, nền giáo dục càng ngày càng phát

triển với sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ trên nền tảng trực tuyến. Những

công cụ này giúp người dạy giảm các thao tác truyền tải thủ công, tăng cường

sự tương tác giữa người học và người dạy thông qua những hình ảnh trực

quan. Việc áp dụng công nghệ vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực của

học sinh, tránh tình trạng học máy móc và không hiệu quả.

Lợi ích của công cụ trực tuyến trong giảng dạy và học tập.

Đối với người dạy Đối với người học

Giúp người dạy chuẩn bị bài

giảng thú vị và hiệu quả hơn

Giảm tải các thao tác dạy học

thủ công

Truyền tải kiến thức tới học

nhanh hơn, trực hơn quan và tương

tác với người học tốt hơn.

Thay đổi thái độ học tập

Tiếp thu kiến thức nhanh hơn

Có cơ hội học tập theo những

phương pháp mới.

Cải thiện khả năng làm việc

nhóm.

Tham gia tích cực trong các bài

kiểm tra đánh giá

3.2 Infographic và Piktochart

3.2.1 Infographic

Infographic là sự kết hợp giữa hai khái niệm “Information” (Thông tin)

và “Graphic” (Đồ họa). Infographic (đồ họa thông tin) là phương thức sử

dụng hình ảnh để truyền tải thông tin, dữ liệu, dữ liệu,… có tính phức tạp một

cách rõ ràng và nhanh chóng; được trình bày dưới dạng thông tin ngắn, kí

hiệu, biểu tượng, bản đồ. Infographics ngày càng được sử dụng nhiều trong

các bài báo, báo cáo đến bài thuyết trình có sử dụng nhiều số liệu, giúp người

đọc tiếp thu thông tin một cách rõ ràng, nhanh chóng và hiệu quả.

Hiện nay có nhiều công cụ giúp tạo infographics trực tuyến mà không

cần phải sử dụng Photoshop và những kỹ năng thiết kế mỹ thuật chuyên

nghiệp. Một trong những công cụ tạo Infographics trực tuyến phổ biến nhất là

Piktochart và Easelly, hai ứng dụng trên đã được tổ chức American

Association of School Librarians (AASL) bình chọn là một trong những

website tốt nhất hỗ trợ cho việc dạy và học.

Page 46: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

43

Mỗi công cụ đều có ưu và nhược điểm riêng. Easelly với ưu điểm là

hoàn toàn miễn phí, giao diện người dùng và chủ đề đẹp, bố trí thiết kế cơ

bản, dễ hiểu, tải thành các phiên bản JPG và PDF một cách dễ dàng,… Nhược

điểm là không có nhiều chủ đề, số lượng hình ảnh trong thư viện hạn chế.

Piktochart với ưu điểm là chủ đề và các mẫu thiết kế có chất lượng cao; cho

phép chỉnh sửa một cách dễ dàng; tạo infographics, báo cáo, biểu ngữ và

thuyết trình; nhúng video từ Youtube và Vimeo trong thiết kế của bạn. Tuy

nhiên với tài khoản miễn phí, Piktochart sẽ giới hạn lựa chọn mẫu thiết kế, tải

ảnh chỉ có chất lượng trung bình.

3.2.2 Công cụ trực tuyến Piktochart

Piktochart là công cụ trực tuyến tạo infographic và thuyết trình nổi tiếng

với giao diện thiết kế chuyên nghiệp, nhiều mẫu thiết kế đa dạng và đẹp mắt.

Piktochart biến đổi những dữ liệu thô, khó hiểu, nhàm chán thành những

infographic cuốn hút. Template piktochart được thiết kế theo dạng lưới nên

việc điều chỉnh các yếu tố đồ họa và kích thước hình ảnh dễ dàng. Piktochart

cho phép tùy chỉnh màu sắc, font chữ, chèn đồ họa và tải những hình ảnh cơ

bản.

Công cụ piktochart dễ sử dụng, cung cấp khá nhiều tính năng cho việc

xây dựng và chỉnh sửa inforpraphic một cách đơn giản. Giao diện của

Piktochart được sắp xếp khoa học và dễ dàng sử dụng, các biểu tượng được

phân loại, tùy chỉnh kích thước, font chữ phong phú, có biểu đồ thiết kế theo

định hướng, bản đồ tương tác dễ sử dụng. Piktochart cung cấp nhiều thiết kế

miễn phí và mẫu thiết kế mất phí, tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng

chọn mẫu thiết kế cho phù hợp.

Piktochart cung cấp một khối lượng lớn những biểu đồ, các mẫu khác

nhau để người dùng lựa chọn, với font chữ phong phú. Hệ thống được chia

thành 4 phần cơ bản: đồ hình (Inforgraphic), thuyết trình (Presentation), băng

rôn (Poster), báo cáo (Report) và tờ rơi (Flyer). Để sử dụng phần mềm trực

tuyến này, người dùng tạo một tài khoản mới trên Piktochart hoặc đăng nhập

bằng tài khoản Facebook hoặc Google+ để sử dụng.

Các tính năng chính của PiktoChart

Cung cấp nhiều mẫu thiết kế có chất lượng tốt và phong phú.

Thao tác sử dụng đơn giản dễ dàng.

Chỉnh sửa nhanh, nhiều mẫu hình sáng tạo.

Tạo Infographic, báo cáo, thuyết trình nghệ thuật và chuyên nghiệp.

Thêm video vào trong những mẫu thiết kế

từ Youtube hoặc Visme thông qua đường link.

Xem trước các mẫu thiết kế để có sự lựa chọn cho việc tạo đồ họa.

Ưu điểm và nhược điểm của Piktochart

Page 47: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

44

a) Ưu điểm:

Công cụ trực tuyến này không có giới hạn số lần sử dụng trong một

ngày. Có thể lưu trữ mẫu thiết kế hoàn chỉnh tại tài khoản trực tuyến đã đăng

ký. Việc chỉnh sửa lại infographic đã thiết kế bằng cách vào mục “My saved

infographic” để mở lại.

Những mẫu thiết kế có sẵn được tạo bằng các phần mềm đồ họa chuyên

nghiệp nên có tính thẩm mĩ cao.

Giao diện của công cụ này tương đối dễ sử dụng, không quá khó như các

công cụ trực tuyến khác như Visme, Canva,..

Khi sử dụng, những mẫu thiết kế của Piktochart có thể chỉnh sửa dễ dàng

để tạo nên sản phẩm phù hợp cho từng tiết dạy, mà không đòi hỏi những kỹ

thuật chuyên sâu hoặc các phần mềm chuyên nghiệp.

b) Nhược điểm:

Không có nhiều mẫu thiết kế, tải ảnh ở tài khoản miễn phí chỉ có chất

lượng trung bình.

Trong quá trình thiết kế infographic thường gặp sự cố đăng xuất khỏi tài

khoản, do đó trong quá trình thiết kế phải thường xuyên lưu bản thiết kế để

tránh tình trạng bị mất bản thiết kế đang thực hiện.

3.2.3 Sử dụng Piktochart để tạo Infographic

B1: Truy cập vào trang web http://piktochart.com và chọn Start For

Free để bắt đầu sử dụng.

Page 48: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

45

B2: Bạn có thể đăng ký tài khoản mới hoặc có thể đăng nhập vào

Piktochart bằng tài khoản trên Google hoặc Facebook sẵn có.

B3: Thiết kế infographic.

Sau khi đăng nhập vào hệ thống, giao diện chính của hệ thống sẽ hiển thị

như hình bên dưới, với các chức năng như đồ hình (Inforgraphic), thuyết trình

(Presentation), băng rôn (Poster), báo cáo (Report) và tờ rơi (Flyer). Mỗi kiểu

sẽ có nhiều mẫu infographic khác nhau, mẫu nào có chữ PRO bên góc phải là

mẫu yêu cầu tài khoản trả phí, còn lại là những mẫu được dùng miễn phí. Để

dễ theo dõi, chúng ta sẽ tạo một infographic hướng dẫn các bước sử dụng

Piktochart như hình bên dưới đây.

Page 49: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

46

Chọn Create a new infographic để tự thiết kế Infographic mới, nếu sử

dụng mẫu có sẵn của Piktochart thì chọn mẫu phù hợp và nhấp vào Use

Template. Trên các mẫu infographic thường có các icon đựng sẵn, nếu mẫu

thiết kế không phù hợp ý tưởng, người dùng có thể xóa các đối tượng trên

mẫu infographic đựng sẵn.

Page 50: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

47

Giao diện làm việc của Infographic như sau:

Giao diện Infographic gồm các chức năng:

Graphics: gồm các 4 mục Shapes & Icons, Lines, Photos, Photo

Frame. Shapes & Line gồm 7 hình học cơ bản, Icons gồm 5000 biểu

tượng chia theo các mục khác nhau, Photo cũng tương tự như Icon

chia làm các mục nhỏ hình ảnh, Photo và Photo Frames gồm các mẫu

hình khác nhau.

Page 51: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

48

Upload: cho phép bạn có thể tự tải ảnh của mình lên.

Back ground: hình nền thiết kế để phù hợp với nội dung ảnh.

Text: thêm chữ làm phụ đề, tiêu đề với nhiều loại phông chữ khác

nhau.

Tool: dành cho những ai làm thuyết trình, báo cáo để thêm biểu đồ,

bản đồ hoặc video.

Để tạo infographic, ta tiến hành tìm các shape, icon và hình ảnh như yêu

cầu để thực hiện tạo graphics. Ví dụ để tìm shape có dạng hình vuông, nhập

rectangle vào ô tìm kiếm, chọn hình và rê thả vào vùng làm việc.

B4: Xuất file ảnh

Sau khi hoàn tất việc thiết kế, bước cuối là xuất ra file hình ảnh. Khi xuất

và tải hình ảnh về máy tính, đối với tài khoản miễn phí, sẽ bị giới hạn về chất

lượng cũng như định dạng file xuất ra. Vì vậy, nên chọn size Medium để có

chất lượng tốt, file format nên chọn định dạng *.png.

Page 52: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

49

Trên công cụ này, định dạng *.png hỗ trợ màu trong suốt tốt, giữ được

chất lượng ảnh tốt hơn so với định dạng jpeg, dù *.jpeg là định dạng chuẩn

của hình ảnh có chất lượng; tuy nhiên định dạng này sẽ làm giảm chất lượng

bức ảnh sau mỗi lần lưu trữ.

3.2.4 Ứng dụng Piktochart để tạo infographic phục vụ cho dạy học

Việc thành lập một infographic có nhiều bước khác nhau và sử dụng

công cụ kỹ thuật chỉ là hiện thực hóa các ý tưởng trước đó. Để tạo một

infographic phục vụ cho việc giảng dạy cần phải thực hiện các bước sau: xác

định nội dung dựa trên các kiến thức chuẩn, kĩ năng yêu cầu của môn học, lựa

chọn chủ đề, phác họa ý tưởng, xây dựng bố cục và lựa chọn biểu tượng.

Infographic ứng dụng trong nhiều môn học từ Toán, Văn, Lịch Sử, Địa Lý,…

Bước 1. Xác định nội dung

Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn giảng dạy, trong tài liệu này

tiến hành xác định những nội dung quan trọng cần đảm bảo cung cấp đến

người học theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học 4.

Căn cứ vào chuẩn kiển thức, kĩ năng sẽ xác định mục đích, yêu cầu, trọng tâm

của bài học; từ đó xác định và lựa chọn được nội dung phù hợp. Bên cạnh nội

dung trọng tâm được nhấn mạnh và cập nhật thêm những kiến thức ngoài sách

giáo khoa.

Bước 2. Lựa chọn chủ đề thực hiện

Cấu trúc chương trình Tin học lớp 4 được phân chia theo bài, mỗi bài

tương ứng với một tiết, một tuần học sinh sẽ học hai tiết liên tiếp nhau. Sau

khi xác định, chọn lọc lại những nội dung chính theo chuẩn kiến thức ở bước

1. Bước 2 xác định nội dung cụ thể theo bài, tùy thuộc vào khối lượng nội

dung từng bài mà tiến hành chọn lọc những nội dung sẽ thể hiện trong một

infographic.

Khi chọn lựa nội dung cần lưu ý xem nội dung đó có thể hiện bằng các

biểu tượng đồ họa hay không? Điều này giúp cho việc lên ý tưởng và tiến

hành xây dựng infographic sẽ thuận lợi hơn.

Chủ đề infographic có thể thể hiện theo hai hướng: xây dựng nội dung

theo từng phần của tiết học (có chiều rộng nhưng không có chiều sâu) hoặc

xây dựng các chuyên đề chuyên sâu có liên quan.

Bước 3. Phác họa ý tưởng, xây dựng bố cục

Khuôn mẫu infographic không giới hạn, nhưng nếu dài quá thì không

đảm bảo tính thẩm mỹ đồng thời nhiều nội dung tạo cảm giác rối cho người

học. Vì vậy, việc xây dựng được bố cục của infographic rất quan trọng, nếu

bước này được chú trọng, việc thành lập infographic sẽ tiến hành nhanh

chóng hơn.

Đối với infographic theo tiết học, cần xác định trình tự của việc trình bày

theo nội dung bài học, từ đó hình thành nên bố cục của infographic. Đối với

Page 53: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

50

infographic theo chủ đề chuyên sâu thì bố cục tùy thuộc vào sự sáng tạo của

người thiết kế. Yêu cầu là phải đảm bảo sắp xếp những kiến thức cùng nội

dung phải gần nhau, tránh tình trạng phân tán, rời rạc cho người xem khó nắm

bắt nội dung.

Bước 4. Lựa chọn biểu tượng

Dựa vào bố cục ý tưởng trình bày, người dạy tiến hành chuyển đổi nội

dung cần chuyển tải trong sách giáo khoa thành những biểu tượng, hình ảnh

đồ họa thích hợp.

Bước 5. Thành lập infographic phục vụ dạy học Tin học bằng công cụ

trực tuyến Piktochart

Sau khi hoàn thành các bước lên ý tưởng thiết kế infographic, quá trình

thành lập infographic bằng công cụ trực tuyến sẽ được tiến hành. Bài viết sẽ

trình bày các bước tạo một infographic đơn giản phục vụ dạy phần thư mục và

tệp tin.

3.2.5 Ứng dụng Piktochart để tạo bài trình chiếu

Để tạo bài trình chiếu bằng Piktochart ta chọn chức năng Presentation và

thực hiện các bước tương tự như tạo infographic.

Ví dụ: Sử dụng Piktochart để tạo bài trình chiếu cho một bài học bất kỳ

trong chương trình tin học bậc Tiểu học.

3.3 Công cụ trực tuyến hỗ trợ dạy học Padlet

3.3.1 Giới thiệu Padlet

Padlet là một bảng thông báo trực tuyến, được sử dụng để đưa ra bất kỳ

nội dung như tài liệu, văn bản, hình ảnh, video, thông báo, ghi chú,… ở bất kỳ

vị trí nào trên trang web và có thể kết nối tới tất cả mọi người. Mỗi không

gian cộng tác được gọi là một “bức tường”.

Padlet được xếp trong top 100 ứng dụng sử dụng phổ biến trong các

trường học trên thế giới, tạo sự tương tác giữa người dạy và người học; tương

tác giữa người học với người học; cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong

quá trình nghiên cứu hoặc học tập;…

Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một

chủ đề nào đó. Đó là công cụ rất hữu ích trong việc giảng dạy. Giáo viên có

thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh thông qua tương tác thì

Padlet có hỗ trợ chức năng thảo luận nhóm giữa các học sinh. Padlet có tinh

linh hoạt, một Padlet được tạo cho một lớp học năm nay thì có thể sử dụng

cho những năm kế tiếp.

Ứng dụng của Padlet:

Đánh giá: Đối với những tiết tập đọc hay kể chuyện, học sinh sẽ chia sẻ

suy nghĩ cá nhân, đặt câu hỏi hoặc đưa ra những câu thảo luận. Sau đó, giáo

viên tạo 1 bức tường để học sinh có thế trực tiếp thảo luận với nhau.

Page 54: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

51

Thảo luận nhóm: Giáo viên đưa ra một chủ đề hoặc một vấn đề để các

nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. (Các câu hỏi thảo luận của các

nhóm nên khác nhau vì đăng nhập vào hệ thống các nhóm sẽ thấy bài của

nhau).

Tóm tắt chủ đề: Bất kỳ một môn học nào, giáo viên cũng có thể sử dụng

Padlet để tóm tắt thông tin và trình bày một cách trực quan. Giáo viên có thể

thêm văn bản, hình ảnh, đồ thị và các công cụ học tập khác và chia sẻ hình

ảnh với học sinh.

Sử dụng trong phòng máy, thay cho bảng con khi thảo luận nhóm.

Sử dụng trong hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, dạy học theo

chủ đề, dự án,…

Sử dụng trong các buổi họp nhằm lấy ý kiến của các cá nhân hay tập thể.

Thu thập thông tin phản hồi sau buổi học. Câu hỏi hay ý kiến đều được ẩn

danh, nên các học sinh tự do đặt câu hỏi.

Ưu điểm

Giúp học sinh ứng dụng được công cụ học tập trực tuyến một cách

hiệu quả.

Mỗi học sinh có thể viết và nêu ý kiến cá nhân của mình trong quá

trình thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.

Các nhóm có thể trao đổi, thảo luận ý kiến lẫn nhau.

Học sinh có thể tự trang trí, trình bày tường của mình theo sở thích cá

nhân.

Hạn chế

Yêu cầu các thiết bị phải kết nối mạng internet.

Giáo viên khó kiểm soát thông tin của tất cả các học sinh, nên phân

học sinh theo từng nhóm, mỗi nhóm có tổ trưởng quản lý.

Yêu cầu học sinh phải có một số kiến thức nhất định về tin học như

nhập văn bản, upload các tập tin, hình ảnh, nhúng địa chỉ url lên tường của

mình,…

3.3.2 Ứng dụng Padlet trong dạy học

Để tạo Padlet, ta truy cập vào địa chỉ www.padlet.com

Page 55: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

52

Đăng nhập vào hệ thống Padlet bằng cách sử dụng tài khoản Gmail

Và chọn tài khoản miễn phí để sử dụng và làm việc.

Page 56: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

53

Sau khi đăng nhập thành công, giao diện trang chủ Padlet như hình sau.

3.3.3 Cách tạo một Padlet

- Để tạo Padlet mới ta chọn Padlet Nháy vào nút Make Chọn mẫu

thiết kế Padlet theo kiểu Wall, Canvas, Stream, Grid, Shelf hay Backchannel.

Mỗi kiểu thiết kế sẽ có một cách sắp xếp nội dung khác nhau. Giả sử ta chọn

Padlet có kiểu là Wall và chọn Select.

Page 57: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

54

- Nhập tiêu đề (Title), mô tả (Description), màu nền (Wallpaper), màu

chữ (Font), các thông tin đăng bài (Posting), thông tin lọc nội dung (Content

Filtering)

Page 58: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

55

Sau khi thiết lập xong nội dung, nháy nút Next Start Posting để bắt

đầu thực hiện đăng bài.

- Cách đăng bài trên Padlet:

Kéo và thả tập tin vào bức tường của bạn.

Trực tiếp gõ văn bản.

Tải lên các tài liệu, hình ảnh hoặc video từ máy tính của bạn.

Thiết lập các liên kết đến các trang web khác.

Thực hành: Tạo một padlet đưa ra các nội dung thảo luận cho các học

sinh trong lớp về một bài học trong chương trình Tin học lớp 4. Ví Chủ đề 3 -

Bài 2 – Thao tác chỉnh sửa, viết hình lên chữ.

Hướng dẫn:

B1: Tạo Padlet mới và nhập nội dung thông tin cho Padlet bằng cách

nháy vào nút ở góc cuối màn hình Padlet.

B2: Nhập nội dung cho Padlet và chèn hình ảnh nếu có.

B3: Chia sẻ nội dung cho các thành viên trong lớp bằng cách nhấn nút

Share, nháy vào Add or Edit Members sau đó gõ tên hoặc địa chỉ mail của

học sinh.

Page 59: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

56

B4: Thành viên trog lớp mở email và nháy vào nút lệnh View Padlet để

bắt đầu thảo luận.

Page 60: Chuyên đề ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN TRONG DẠY …

57

Kết quả thảo luận của các thành viên trong 1 chủ đề.

Lưu ý: Người dùng có thể tự do đặt câu hỏi với số lượng bất kỳ và ở vị trí bất

kỳ trong Padlet.