36
1 CHUYÊN ĐỀ 7: DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG PHẦN 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Để hình thành và phát triển năng lực của học sinh, cần sử dụng kết hợp các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn thực tiễn để kích thích sự tòm mò, hứng thú của học sinh. Một số phương pháp có ưu thế trong dạy học phát triển NL là: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học tìm tòi khám phá, dạy học tình huống, dạy học theo góc/trạm, Dạy hoc Lamap, dạy học dự án… Trong khuôn khổ tài liệu, xin trình bày phương pháp dạy học theo Gốc, Dự án và Lamap trong môn Vật lý, từ dó có thể vận dụng sang các môn học khác. 3.1. Phương pháp dạy học theo Góc 3.1.1. Khái niệm dạy học theo Góc Khái nim vDHTG: DHTG là mt hình thc tchức DH, trong đó HS thực hiện các NV độc lp, chuyên bit ti các vtrí cthtrong không gian lp hc nhm hc thoi mái, hc sâu. Vi quan niệm trên, đặc trưng của DHTG trong môn Vt lí là shc thoi mái, hc sâu, nhim vhc tp cần có tính độc lp và chuyên bit. 3.1.2. Cơ sở của dạy học theo Góc Sđa dạng vphong cách hc Qua tìm hiu các nghiên cu vphong cách hc (PCH) ca Dunn Rita, Kolb D. A. (1984) và Cassidy (2004), có thquan nim: PCH là những đặc điểm riêng có tính ưu thế, tương đối bn vng của cá nhân, quy định cách tiếp nhn, xlí, lưu giữ và phn hi thông tin trong môi trường hc tp. Có nhiu cách phân loi vphong cách duy (hay PCH) của HS. Căn cứ theo yếu tgen môi trường, tác giả A.Gregorc (1982) cho rng, trí óc ca con người tương tác vi môi trường thông qua 2 quá trình lớn là “tri giác” (perception) gồm Cụ thể - tuần tự Cụ thể - ngẫu nhiên Trừu tượng - ngẫu nhiên Trừu tượng - tuần tự Trí tuệ Trừu tượng Cụ thể Ngẫu nhiên Tuần tự Hình 3.2. Mô hình phong cách hc theo 4 kênh ca A.

CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

1

CHUYÊN ĐỀ 7:

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

PHẦN 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Để hình thành và phát triển năng lực của học sinh, cần sử dụng kết hợp các

phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt

động học tập gắn thực tiễn để kích thích sự tòm mò, hứng thú của học sinh. Một số

phương pháp có ưu thế trong dạy học phát triển NL là: Dạy học phát hiện và giải quyết

vấn đề, dạy học tìm tòi khám phá, dạy học tình huống, dạy học theo góc/trạm, Dạy hoc

Lamap, dạy học dự án…

Trong khuôn khổ tài liệu, xin trình bày phương pháp dạy học theo Gốc, Dự án và

Lamap trong môn Vật lý, từ dó có thể vận dụng sang các môn học khác.

3.1. Phương pháp dạy học theo Góc

3.1.1. Khái niệm dạy học theo Góc

Khái niệm về DHTG: DHTG là một hình thức tổ chức DH, trong đó HS thực

hiện các NV độc lập, chuyên biệt tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhằm

học thoải mái, học sâu.

Với quan niệm trên, đặc trưng của DHTG trong môn Vật lí là sự học thoải mái,

học sâu, nhiệm vụ học tập cần có tính độc lập và chuyên biệt.

3.1.2. Cơ sở của dạy học theo Góc

Sự đa dạng về phong cách học

Qua tìm hiểu các nghiên cứu về phong cách học (PCH) của Dunn Rita, Kolb D.

A. (1984) và Cassidy (2004), có thể quan niệm:

PCH là những đặc điểm riêng có tính ưu thế, tương

đối bền vững của cá nhân, quy định cách tiếp nhận,

xử lí, lưu giữ và phản hồi thông tin trong môi

trường học tập.

Có nhiều cách phân loại về phong cách tư

duy (hay PCH) của HS. Căn cứ theo yếu tố gen –

môi trường, tác giả A.Gregorc (1982) cho rằng, trí

óc của con người tương tác với môi trường thông

qua 2 quá trình lớn là “tri giác” (perception) gồm

Cụ thể -

tuần tự

Cụ thể

- ngẫu

nhiên

Trừu tượng

- ngẫu nhiên

Trừu

tượng -

tuần tự

Trí tuệ

Trừu tượng

Cụ thể

Ngẫu nhiên

Tuần tự

Hình 3.2. Mô hình phong cách học

theo 4 kênh của A.

Page 2: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

2

cụ thể (concrete), trừu tượng (abtract) và “sắp xếp” (ordering) gồm tuần tự (sequential),

ngẫu nhiên (random). “Tri giác” là cách người học tiếp nhận thông tin, còn “sắp xếp” là

cách người học chuyển đổi, truyền tải thông tin. Từ đây tạo thành 4 kênh để tiếp nhận

và thể hiện thông tin (4 kênh tư duy – 4 PCH). Đó là: cụ thể - tuần tự, trừu tượng - tuần

tự, cụ thể - ngẫu nhiên và trừu tượng - ngẫu nhiên, thể hiện qua hình 3.2.

Theo mô hình 3.2, đặc điểm về mỗi PCH là:

- PCH trừu tượng – tuần tự: Người có PCH kiểu này thường thích cách tiếp cận

mang tính phân tích, quan tâm đến các ý tưởng mang tính lý thuyết; lý thuyết và các

khái niệm phải có tính lôgíc để hướng dẫn cho việc lập kế hoạch và hành động. Tri thức

được tạo ra từ việc liên kết các quan sát, phản ánh với sự trừu tượng hóa tổng quát. Điều

này tương ứng với học qua sự phân tích.

- PCH cụ thể - tuần tự: Người có PCH này có tính mục đích cao. Tri thức được

tạo ra bằng việc sử dụng các khái niệm chung vào tình huống cụ thể nhằm đạt được

những kết quả nhất định từ những KT đã có ban đầu. Điều này tương ứng học qua thực

hành áp dụng.

- PCH trừu tượng – ngẫu nhiên: Người có PCH kiểu này thích sự định hướng

bằng thị giác, họ có trí tưởng tượng phong phú, có nhiều xúc cảm và thiên hướng xã hội,

có khả năng nhìn nhận các tình huống cụ thể từ nhiều quan điểm khác nhau. Tri thức

được hình thành thông qua quan sát trực quan kết hợp phản ánh từ kinh nghiệm cụ thể.

Điều này tương ứng với học qua quan sát.

- PCH cụ thể - ngẫu nhiên: Người có PCH này thích thử nghiệm thông qua thử

sai và sửa, có xu hướng chấp nhận rủi ro và ưu tiên việc thực thi các kế hoạch và các thí

nghiệm. KT được hình thành bằng việc sử dụng các kinh nghiệm cụ thể vào thử nghiệm

tích cực. Điều này tương ứng với học qua trải nghiệm.

Ví dụ: Trước tình huống thực tiễn là cần sử dụng được một thiết bị nào đó như

(điện thoại, máy biến áp, đi xe máy...) mà cá nhân vừa sở hữu, người học có thể học

bằng các cách:

+ Sử dụng trực tiếp thiết bị, từ đó mày mò, khám phá ra cách sử dụng, đó là học

qua trải nghiệm.

+ Quan sát người khác sử dụng, hoặc hướng dẫn sử dụng trực tiếp (hoặc qua

video), từ đó biết cách sử dụng thiết bị, đó là học qua quan sát.

+ Nghiên cứu (đọc) hướng dẫn sử dụng của thiết bị, lý thuyết về cấu tạo, hoạt

động của thiết bị từ các tài liệu đi kèm, từ đó sử dụng được thiết bị, đó là học qua phân

tích.

Page 3: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

3

+ Thông qua các KT, kinh nghiệm đã có của bản thân về các thiết bị gần tương

tự (ví dụ như các điện thoại đang sử dụng có phiên bản cũ hơn) để vận dụng vào tình

hướng mới, đó là học thông qua áp dụng.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, trong ví dụ trên, sự phân biệt giữa học qua trải

nghiệm và qua áp dụng đôi khi là không quá rõ rệt.

3.1.3. Các kiểu tổ chức góc trong dạy học Vật lí

Từ các yêu cầu trên, DHTG có thể được vận dụng trong môn vật lí bậc THPT vào

các loại bài học về kiến thức mới, bài học về TN0 thực hành, bài học củng cố kiến thức.

Trong đó, việc áp dụng trong bài học về kiến thức mới và TN0 thực hành là rất có ý nghĩa.

Với loại bài học về kiến thức vật lí mới, GV có thể tổ chức góc theo 2 kiểu. Đó là:

Kiểu 1: Tổ chức các góc đáp ứng PCH (cùng nội dung kiến thức, khác cách thức

thực hiện nhiệm vụ);

Kiểu 2: Tổ chức các góc thực hiện các nhiệm vụ bộ phận của một nhiệm vụ khái

quát (thường là áp dụng khi dạy các nội dung kiến thức khác nhau).

a) Tổ chức các góc đáp ứng PCH (kiểu 1)

Có nhiều cách phân loại PCH tùy thuộc vào tiêu chí phân loại. Căn cứ theo sự phân

loại của Gregorc, tương ứng với bốn PCH ở hình 3.2 là bốn loại góc thường được quan

niệm trong dạy học vật lí ở phổ thông. Theo đó, quan

niệm về các góc như sau:

- Góc Trải nghiệm: HS tiến hành các TN0 thực

để thu thập số liệu, từ đó khái quát, xây dựng nên kiến

thức mới. Tại góc này, ngoài việc xây dựng kiến thức

mới, HS được rèn luyện năng lực thực nghiệm trong

vật lí (được rèn các thao tác tư duy như dự đoán, phân

tích, tổng hợp, khái quát; rèn các kĩ năng TN0 như quan

sát, tiến hành, sử dụng các dụng cụ đo, xử lý số liệu

…).

- Góc Quan sát: HS quan sát và thao tác trên

máy vi tính với các đoạn video TN0, quan sát các hiện

tượng tự nhiên liên quan, các TN0 mô phỏng, từ đó xây

dựng nên kiến thức, kĩ năngmới. Ở góc Quan sát, ngoài việc xây dựng kiến thức mới,

HS được rèn luyện các KN quan sát, KN về CNTT, sử dụng phần mềm…

- Góc Phân tích: HS nghiên cứu tài liệu giáo khoa, các tài liệu in được cung cấp,

từ đó phân tích (thông qua thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập) để rút ra kết luận

hoặc thu nhận kiến thức mới. Ở góc Phân tích, ngoài việc xây dựng kiến thức mới, HS

Trao đổi, thảo luận

Kiến thức mới

Hình 3.3. Tổ chức các góc đáp ứng

phong cách học

Vấn đề

Phong

cách học

Page 4: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

4

được rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, các KN tự đọc, KN tìm kiếm thông

tin nhanh…

- Góc Áp dụng: HS vận dụng những kiến thức, KN đã biết, thông qua việc thực

hiện các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp), suy luận logic hay suy luận toán học để

từ đó xây dựng kiến thức mới.

Ví dụ: Khi dạy học bài “Định luật bảo toàn cơ năng” – Vật lí 10, có thể tổ chức

thành 3 góc:

Góc Trải nghiệm (làm TN0 vật chuyển động rơi tự do để tính động năng, thế

năng và tổng của chúng ở hai vị trí bất kì, từ đó rút ra nhận xét và viết được biểu thức

định luật trong trường hợp trọng lực).

Góc Quan sát (quan sát hình ảnh kết quả TN0 trên băng giấy ghi lại quãng đường

mà vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực trong những khoảng thời gian bằng

nhau. Tính được động năng, thế năng và tổng của chúng tại hai vị trí bất kì, rút ra nhận

xét về cơ năng).

Góc Áp dụng (vận dụng định lý động năng, hệ thức giữa công của lực thế và

hiệu thế năng để xây dựng định luật).

Như vậy, ba góc cùng thực hiện một mục tiêu học tập là thiết lập định luật bảo

toàn cơ năng nhưng theo 3 cách thức (3 phong cách) khác nhau.

Ví dụ 2: Khi dạy mục 1,2 bài “Kính lúp”, Vật lí 11 nâng cao, có thể tổ chức thành

4 góc:

+ Góc Áp dụng: Áp dụng những KT đã học về việc tạo ảnh qua các dụng cụ

quang, từ đó vẽ hình để xác định được dụng cụ giúp nhìn những vật nhỏ mà mắt thường

khó nhìn thấy và biết cách sử dụng dụng cụ đó để cho việc nhìn vật nhỏ được rõ nhất.

+ Góc Trải nghiệm: Cho sẵn một số dụng cụ quang học đã biết tiêu cự (2 thấu

kính hội tụ, 2 thấu kính phân kì, 1 gương cầu lõm, 1 gương cầu lồi), HS làm TN0 để tìm

ra dụng cụ giúp nhìn những vật nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy và sử dụng được dụng

cụ đó để cho việc nhìn vật nhỏ rõ nhất.

+ Góc Quan sát: Thực hiện quan sát và tiến hành TN0 ảo về tạo ảnh qua các dụng

cụ quang đã học trên phần mềm quang hình học hoặc Crocodile Physics 605 để lựa chọn

ra dụng cụ giúp nhìn những vật nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy và sử dụng được dụng

cụ để nhìn vật nhỏ được rõ nhất.

+ Góc Phân tích: Nghiên cứu SGK để thực hiện các NV (thể hiện qua phiếu học

tập) nhằm giải thích được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của kính lúp hoặc hoàn thiện

các khái niệm về kính lúp, về các cách ngắm chừng (nếu thực hiện góc Phân tích ở vòng

cuối).

Page 5: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

5

Chú ý: - Kiểu 1 có thể áp dụng khi dạy một đơn vị kiến thức (ĐVKT) trong bài

học.

- Việc xây dựng số góc, NV góc phụ thuộc vào nội dung KT, phương tiện DH

cần đáp ứng, vào sự hấp dẫn của NV, vào thời gian thực hiện, nên không nhất thiết phải

xây dựng đủ 4 loại góc trên.

- Có thể có nhiều hơn một góc ứng với một PCH (ví dụ: có thể 2 góc Trải nghiệm

hoặc 2 góc Áp dụng tùy theo số phương án TN0 khác nhau, số cách vận dụng có thể thực

hiện, để đảm bảo các góc phải độc lập và có tính mới mẻ ở khía cạnh nào đó để cần thiết

HS phải luân chuyển).

b) Tổ chức các góc thực hiện các NV bộ phận của một NV khái quát (kiểu 2)

Trong SGK phổ thông, có nhiều bài học, nhiều kiến thức (KT) được hình thành

trên cơ sở giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp của thực tiễn (một NV khái quát).

Để giải quyết được NV trên, đỏi hỏi phải giải quyết các NV bộ phận (1,2, 3…). Các NV

bộ phận có tính độc lập và

thường tương tự nhau trong

cách thức thực hiện. Do đó,

các KT là độc lập, tương

đương nhau trong việc hình

thành. Vì vậy, có thể vận dụng

được DHTG, trong đó mỗi

góc tương ứng với một NV bộ

phận (góc 1, 2, …), thể hiện

qua hình 3.4.

Như vậy: Kiểu 2 nhấn

mạnh đến việc thiết kế các

góc đáp ứng sự độc lập của

chính các KT khoa học mà không quan tâm nhiều đến sự độc lập về PCH.

Có thể tổ chức góc kiểu 2 trong dạy học môn Vật lí theo hai dạng cụ thể sau:

+ Ví dụ 1: Mục 1. Cảm ứng từ (bài 28. Cảm ứng từ, định luật Am pe, Vật lí 11

nâng cao). Thông qua quan sát TN0, HS thấy rằng độ lớn lực từ (F) phụ thuộc vào các

yếu tố: chiều dài dây (L), cường độ dòng điện (I), góc lệch giữa từ trường và dây dẫn

(). Vấn đề đặt ra tiếp theo là lực từ phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố trên?

Khi đó: Sử dụng bộ TN0 về lực từ được trang bị ở trường THPT, tổ chức các góc

tiến hành TN0 để tìm mối quan hệ:

Góc 1: Giữ nguyên I, = 900, tiến hành TN0 khảo sát mối liên hệ của F theo L.

Vấn đề phức hợp

Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 Nhiệm vụ ….

Góc 1 Góc 2 Góc …

Trao đổi, thảo luận

Kiến thức mới

Hình 3.4. Tổ chức góc thực hiện NV bộ phận của một

NV khái quát

Page 6: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

6

Góc 2: Giữ nguyên L, = 900, tiến hành TN0 khảo sát mối liên hệ của F theo I.

Góc 3: Giữ nguyên I, L, tiến hành TN0 khảo sát mối liên hệ của F theo .

Như vậy, cả 3 góc đều thực hiện NV bộ phận một cách độc lập, sau khi luân

chuyển hết 3 góc thì HS sẽ xây dựng được KT về khái niệm cảm ứng từ và biểu thức

định luật Ampe.

+ Ví dụ 2: Mục 4. Mắc nguồn điện thành bộ (bài 14. Định luật Ôm với các loại

mạch điện, mắc các nguồn điện thành bộ, vật lí 11 nâng cao).

Mục tiêu trong dạy học: HS hiểu và viết được biểu thức mối liên hệ về suất điện

động và điện trở trong tương đương của bộ nguồn điện mắc nối tiếp.

Logic hình thành của KT trong SGK: Thông qua suy luận lý thuyết (áp dụng các

KT về điện áp, về điện trở trong mạch nối tiếp, song song, xung đối), từ đó xây dựng

nên KT.

+ Ví dụ 3: Dạy học chủ đề các định luật chất khí (gồm Định luật Bôilơ – Mariốt,

định luật Sác lơ, định luật Gay luyt xắc, phương trình trạng thái khí lí tưởng, bài 29, 30,

31 – SGK Vật lí 10). GV tiến hành TN0 mở đầu để HS thấy được có sự biến đổi đồng

thời 3 thông số trạng thái (áp suất, thể tích, nhiệt độ) của một khối lượng khí xác định

khi khối khí biến đổi trạng thái. Câu hỏi đặt ra là: Nếu giữ nguyên một thông số trạng

thái thì hai thông số còn lại sẽ phụ thuộc với nhau như thế nào? Từ đó xây dựng thành

ba NV bộ phận tương ứng với 3 góc. Đó là:

- Góc 1: Nghiên cứu mối liên hệ giữa áp suất và thể tích một lượng khí không đổi

khi giữ nguyên nhiệt độ (xây dựng định luật Bôilơ – Mariôt) thông qua TN0.

- Góc 2: Nghiên cứu mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ một lượng khí không

đổi khi giữ nguyên thể tích (xây dựng định luật Sác lơ) thông qua TN0.

- Góc 3: Nghiên cứu mối liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ một lượng khí không

đổi khi giữ nguyên áp suất (xây dựng định luật Gay luyt xắc) thông qua TN0.

+ Các nội dung KT có thể áp dụng kiểu 2b như: dạy học chủ đề các máy điện

(gồm các bài học máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp); chủ đề các loại bức xạ

gồm (tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X); chủ đề về các loại dao động điều hòa (gồm dao

động của con lắc đơn, con lắc lò xo)…

3.1.4. Quy trình tổ chức dạy học theo Góc

Để tổ chức một tiết học áp dụng DHTG cho môn Vật lí bậc THPT, GV cần thực

hiện theo các bước sau:

Giai đoạn 1: Chọn nội dung, xác định sơ bộ số góc, tên góc

Căn cứ vào SGK vật lí THPT, đối chiếu với các kiểu vận dụng tổ chức góc trong

môn vật lí, GV xác định các nội dung áp dụng và kiểu vận dụng.

Page 7: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

7

Trên cơ sở đó, xác định sơ bộ số góc và tên góc có thể triển khai (trình bày ý

tưởng xây dựng các góc). Ngoài ra, cần tính đến không gian lớp học để đảm bảo triển

khai được số góc hợp lý.

Giai đoạn 2: Thiết kế kế hoạch bài học

Thiết kế kế hoạch bài học (KHBH) gồm các bước cụ thể sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu bài học

Ngoài mục tiêu của bài học theo chuẩn KT, KN, cần bổ sung các mục tiêu riêng

của DHTG như: NL làm việc nhóm, NL sử dụng thực nghiệm, NL sử dụng CNTT, NL

quan sát, KN thuyết trình …

Bước 2. Chuẩn bị các phương tiện dạy học

Gồm có: Phương tiện cho GV, phương tiện cho HS. Căn cứ các góc cụ thể ở giai

đoạn 1, GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng DH tương ứng cho mỗi góc.

Đặc biệt là các TN0 và các phương tiện liên quan góc Quan sát (như băng hình, các đoạn

TN0 mô phỏng…) cần phải được khảo sát trước về độ chính xác, dễ sử dụng, đảm bảo

yêu cầu DH.

Bước 3. Thiết kế nhiệm vụ các

góc

Căn cứ vào nội dung cụ thể của

bài học, vào sự đáp ứng của các

phương tiện chuẩn bị và không gian

của lớp học, GV cần phải:

- Xác định chính xác số góc và

đặt tên góc cụ thể.

- Xác định NV ở mỗi góc (dạng các phiếu học tập) với các nội dung cụ thể: mục

tiêu của góc; phương tiện, đồ dùng; phương pháp và hình thức làm việc; thời gian tối

đa; các NV cụ thể; yêu cầu kết quả và trình bày. Có thể minh họa qua hình 3.5.

Bước 4: Thiết kế hỗ trợ các góc (nếu có)

Căn cứ vào đặc trưng của mỗi loại góc, vào đặc điểm của đối tượng HS, GV thiết

kế hỗ trợ để HS có thể đảm bảo thực hiện được NV tại mỗi góc, đặc biệt là góc Trải

nghiệm và góc Quan sát (liên quan đến sử dụng các thiết bị thật, phần mềm). Các hỗ trợ

thường được thể hiện dạng Phiếu hỗ trợ, với nội dung thường là: các câu hỏi dẫn hướng,

các thao tác tiến hành TN0, cách sử dụng thiết bị, các bước thao tác màn hình máy tính

khi sử dụng video, các TN0 mô phỏng. Để việc thiết kế KHBH không trở lên quá phức

tạp, gây khó khăn trong việc áp dụng, thường thiết kế các trợ giúp cho góc Trải nghiệm

và góc Quan sát.

Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể

Nhóm: ..... PHIẾU HỌC TẬP

Góc ........(.....phút)

1. Mục tiêu:

2. Thiết bị, đồ dùng của góc:

3. Phương pháp và hình thức làm việc:

4. Nhiệm vụ:

5. Kết quả và trình bày:

Hình 3.5. Mẫu phiếu học tập

Page 8: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

8

Đây là bước cuối cùng, mang tính chất tổng hợp trong giai đoạn thiết kế KHBH.

Về cấu trúc, nó không có gì khác so với một KHBH thông thường. Tiến trình này thường

bao gồm thiết kế các nội dung sau: dẫn nhập (đặt vấn đề bài học), trình tự các hoạt động

và thời gian thực hiện, phương pháp GV tiến hành, cách thức tổ chức, hướng dẫn tương

ứng. Các thiết kế các hoạt động cụ thể là:

- Bố trí sơ đồ không gian các góc học tập

- Dẫn nhập vào phần nội dung KT vận dụng DHTG

- Giao NV học tập: GV giới thiệu các góc và NV, thống nhất cách thức làm việc

nhóm, thời gian tối đa thực hiện NV góc.

- Lập các nhóm học tập: GV xác định PCH của HS, từ đó chia nhóm HS vào các

góc xuất phát (ứng với việc lựa chọn góc theo sở phong cách, sở thích). Xác định thứ tự

luân chuyển, cách thức quản lý HS khi tổ chức luân chuyển, đảm bảo tất cả HS phải trải

qua số các vòng luân chuyển theo quy định.

Chú ý: HS có thể lựa chọn góc xuất phát và thứ tự luân chuyển theo sở thích.

Nhưng để tránh tình trạng hỗn loạn, mất thời gian, GV có thể đưa ra sơ đồ luân chuyển

góc để HS lựa chọn. GV cũng có thể theo dõi tiến độ thực hiện NV của HS thông qua

Bảng theo dõi Góc treo ở cuối lớp; các nhóm sẽ đánh dấu vào mỗi góc tương ứng sau

khi thực hiện xong. GV có thể điều chỉnh nếu số HS quá đông cùng chọn một góc hoặc

quá ít, hoặc không có HS nào ở một góc khác.

Để đảm bảo nguyên tắc phân hóa HS và học sâu, GV có thể yêu cầu lựa chọn góc

đi kèm mang tính bắt buộc với góc xuất phát mà các em đã chọn. Ví dụ: góc Trải nghiệm

(Quan sát) đi kèm góc Phân tích (hoặc Áp dụng). Như vậy, với các HS nhóm yếu cần

phải trải qua một số góc tối thiểu mà vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học, còn nhóm HS khá

có thể trải qua tất cả các góc hoặc trải qua thêm góc Tự chọn để phù hợp nhịp độ học

tập.

- Tổ chức học tập tại các góc

Quan sát các nhóm HS thực hiện NV tại mỗi góc, hỗ trợ kịp thời khi cần, hướng

dẫn luân chuyển góc khi hết thời gian.

- Hoạt động đánh giá và xác nhận KT

Trong DHTG, chủ yếu là HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, GV là người điều

khiển, trợ giúp; kết quả học tập của HS cần được tổ chức chia sẻ và đánh giá. Sau khi

HS đã được luân chuyển qua các góc theo yêu cầu, GV thiết kế hoạt động đánh giá và

củng cố phần KT áp dụng DHTG như:

- Hoạt động báo cáo, trình bày kết quả (cách thức trình bày kết quả các nhóm,

cách báo cáo, thời gian, trình tự trình bày). Ví dụ: Sau khi kết thúc luân chuyển theo quy

định, GV yêu cầu đại diện các nhóm ở các góc vòng luân chuyển cuối sẽ báo cáo kết

Page 9: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

9

quả, thứ tự trình bày là góc Trải nghiệm góc Phân tích góc Áp dụng góc Quan

sát, kết quả các nhóm được treo đồng thời với nhóm báo cáo (theo kỹ thuật phòng tranh)

để so sánh, đối chiếu.

- Hoạt động thảo luận toàn lớp về kết quả trình bày mỗi nhóm;

- Hoạt động nhận xét, đánh giá, chốt lại kiến thức trọng tâm của GV trên cơ sở

kết quả học tập của HS.

Chú ý: Trong hoạt động hợp thức hóa KT, GV không nên dạy lại toàn bộ KT làm

mất thời gian và hứng thú học tập của HS.

Bước 6. Thiết kế nội dung trình bày bảng

Căn cứ vào lý luận về nội dung, cách thức trình bày bảng, GV biên soạn các nội

dung kiến thức trọng tâm ứng với phần bài học áp dụng DHTG (nội dung ghi bảng), để

HS nhớ, ghi chép và vận dụng sau khi học.

Chu y: Trong nội dụng ghi bảng, không trình bày cách thức thiết lập KT.

Giai đoạn 3. Thực hiện dạy học

Trên cơ sở KHBH đã thiết kế, GV tổ chức thực hiện DH trên lớp, bao gồm:

Bước 1: Bố trí không gian lớp học

Bố trí các góc học tập phù hợp với không gian lớp học trước khi vào giờ học,

(mỗi góc cần có đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện học tập phù hợp với NV học tập tại

mỗi góc).

Bước 2: Đặt vấn đề học tập (phần nội dung DHTG)

Trong bước này, GV cần tạo ra tình huống học tập, từ đó nêu vấn đề (NV học

tập) cần giải quyết, tổ chức đề xuất cách thức giải quyết nhiệm vụ, nghĩa là HS phải phát

biểu được câu hỏi (bài toán) đặt ra.

Bước 3: Giới thiệu các góc và NV

GV giới thiệu tên góc và NV các góc đảm bảo cho tất cả HS hiểu được NV từng

góc, cách thức thực hiện, từ đó xác định góc theo PCH của bản thân.

Bước 4: Lập các nhóm học tập.

Thành lập các nhóm HS để thực hiện NV các góc (trong vòng xuất phát) theo

phong cách hay theo tổ có sẵn. Giao NV cho các nhóm, bầu nhóm trưởng và thư ký và

hướng dẫn NV cho HS, thống nhất cách thức luân chuyển.

Bước 5: Tổ chức học tập tại các góc và luân chuyển

Trong quá trình HS hoạt động, GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn

để có hỗ trợ kịp thời. Ví dụ ở góc Trải nghiệm thường cần hỗ trợ về kĩ thuật thực hiện

như cách quan sát và ghi thông tin; ở góc Quan sát băng hình, HS cũng cần hỗ trợ về

cách quan sát, thao tác, giải thích các hiện tượng và ghi kết quả...

Bước 6: Tổ chức đánh giá kết quả và củng cố

Page 10: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

10

GV tổ chức hoạt động đánh giá và củng cố theo như KHBH đã đề ra.

Tóm lại, quy trình tổ chức DHTG có thể mô tả thông qua hình 8.5.

3.1.5. Ví dụ các giáo án áp dụng dạy học theo Góc

Giáo án dạy học theo góc kiểu 1

Vận dụng DHTG: mục II. Phương trình trạng thái khí lý tưởng, bài 31, vật lí 10.

Kiểu áp dụng: Kiểu 1. Tổ chức góc đáp ứng phong cách học tập (cùng một nội

dung, khác cách thức thực hiện NV)

Tiến trình tổ chức DHTG cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chọn nội dung, xác định sơ bộ số góc, tên góc

Từ việc nghiên cứu SGK vật lý 10, bài 31. Phương trình trạng thái khí lý tưởng,

thấy rằng: kiến thức mục II. Phương trình trạng thái khí lý tưởng, 4 góc cụ thể là: Góc

Trải nghiệm, góc Quan sát, góc Phân tích, góc Áp dụng.

Giai đoạn 2: Thiết kế tiến trình dạy học bài 31. Phương trình trạng thái khí lý

tưởng

Mục tiêu bài học:

* Về kiến thức:

- Viết được biểu thức phương trình trạng thái khí lí tưởng và giải thích được ý

nghĩa các đại lượng trong biểu thức.

Hình 3.6. Quy trình tổ chức dạy học theo Góc

Page 11: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

11

- Phát biểu và viết được biểu thức định luật Gay luy xac. Rút ra được biểu thức từ

phương trình trạng thái khí lí tưởng.

- Thiết lập được phương trình trạng thái khí lý tưởng từ biểu thức định luật Bôi lơ

- Mariốt và định luật Sác lơ.

- Lấy được ví dụ thực tế về sự biến đổi trạng thái khí và giải thích được một số

hiện tượng liên quan.

* Về kỹ năng:

- Vẽ và nhận dạng được đồ thị đường đẳng áp trong các hệ trục tọa độ khác nhau

(V - T, p - T, p - V).

- Giải được một số bài tập vận dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng.

- Tiến hành được thí nghiệm, lấy được số liệu, từ đó tìm ra được mối liên hệ giữa

các thông số trạng thái của một lượng khí xác định (với góc Trải nghiệm).

- Quan sát và lấy được số liệu về các thông số các trạng thái, từ đó thiết lập được

mối quan hệ p, V, T giữa các trạng thái từ video thí nghiệm (góc Quan sát).

- Rèn luyện được KN là việc nhóm, KN sử dụng thí nghiệm và các thiết bị (sử

dụng được và biết đọc được áp nhiệt kế, áp kế, thể tích), KN thuyết trình…

* Về thái độ:

- Tích cực, có trách nhiệm trong làm việc nhóm. Nghiêm túc thực hiện các nhiệm

vụ mà GV và nhóm đặt ra.

- Khách quan, trung thực trong đo đạc số liệu.

Chuẩn bị các phương tiện dạy học

+ Dành cho GV: Máy vi tính, máy chiếu, bài giảng điện tử

+ Dành cho HS: gồm có

Tên góc Thiết bị, đồ dùng

Góc Áp

dụng - 01 bảng phụ (hoặc giấy A1), bút lông, phiếu học tập góc Áp dụng.

Góc Phân

tích - SGK vật lý 10, 01 bảng phụ, bút lông, phiếu học tập góc Phân tích

Góc Trải

nghiệm

- 01 bộ thí nghiệm về chất khí được trang bị ở trường phổ thông

- 01 bảng phụ, bút lông, phiếu học tập góc Trải nghiệm

Góc Quan

sát

- Đoạn video thí nghiệm khảo sát các trạng thái khí.

- 01 máy tính, 01 bảng phụ, bút lông, phiếu học tập góc Quan sát

Chú ý:

- Số lượng phiếu học tập mỗi loại cần chuẩn bị: 3 vòng x 1 phiếu/vòng = 3 phiếu.

- Số bảng phụ cần chuẩn bị: 4 nhóm x 1 bảng/nhóm = 4 bảng

Thiết kế nhiệm vụ các góc

Page 12: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

12

+ Nhiệm vụ góc Áp dụng

+ Nhiệm vụ góc Phân tích

Nhóm: ..... PHIẾU HỌC TẬP

Góc: Phân tích (8 phút)

1. Mục tiêu:

Đọc sách giáo khoa để hoàn thành phiếu học tập từ đó rút ra mối liên hệ của thông số

trạng thái P, V, T và rút ra phương trình trạng thái của khí lý tưởng (phương trình Clapêrôn).

2. Thiết bị, đồ dùng của góc: (đã thiết lập phần trên)

3. Phương pháp và hình thức làm việc: cá nhân, nhóm.

4. Nhiệm vụ:

NV1. Sử dụng SGK bài 31 mục II, quan sát hình 31.2 và hình 31.3 để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Khối khí biến đổi từ TT(1) sang TT (2) qua TT trung gian nào? Nêu cụ thể sự biến đổi đó?

- Phương trình liên hệ các trạng thái được thiết lập như thế nào? Biểu thức là gì?

NV2. Độ lớn của hằng số trên phụ thuộc vào yếu tố nào? Hãy phát biểu nội dung và viết phương

trình đó?

5. Kết quả và trình bày:

- Ghi lại ngắn gọn kết quả các NV trên phiếu học tập vào bảng phụ.

- Trình bày và bảo vệ kết quả trước toàn lớp.

p1, V1, T1 p2, V2, T2

p’, V2, T1 (1’)

(2) (1)

Nhóm: ..... PHIẾU HỌC TẬP

Góc: Áp dụng (8 phút)

1. Mục tiêu:

Áp dụng được quá trình đẳng nhiệt và đẳng tích để thiết lập mối liên hệ của ba thông số trạng

thái (PTTT khí lý tưởng (phương trình Clapêrôn)).

2. Thiết bị, đồ dùng của góc: (đã thiết lập phần trên)

3. Phương pháp và hình thức làm việc: nhóm

4. Nhiệm vụ:

NV1. Quan sát sơ đồ sau và thực hiện các nhiệm vụ:

Cho khối khí biến đổi từ TT(1) sang TT (2) qua TT trung gian (1’):

- Xác định các đẳng quá trình biến đổi từ (1) (1’); từ (1’) (2).

- Áp dụng các định luật tương ứng, tìm hệ thức liên hệ giữa các thông số trạng thái (1) và (2) và nhận

xét.

NV2. Độ lớn của hằng số trên phụ thuộc vào khối lượng khí và đó là phương trình trạng thái của khí

lý tưởng (hay phương trình Clapêrôn). Hãy phát biểu nội dung và viết phương trình đó?

5. Kết quả và trình bày:

- Ghi lại ngắn gọn kết quả các nhiệm vụ trên phiếu học tập vào bảng phụ.

Page 13: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

13

+ Nhiệm vụ góc Trải nghiệm

+ Nhiệm vụ góc Quan sát

Thiết kế tiến trình dạy học cụ thể

Hoạt động của

HS

Hoạt động của GV

Nhóm: ..... PHIẾU HỌC TẬP

Góc: Quan sát (8 phút)

1. Mục tiêu:

Quan sát video thí nghiệm khảo sát các thông số TT của chất khí, thu thập số liệu, từ đó rút

ra biểu thức mối liên hệ của ba thông số trạng thái.

2. Thiết bị, đồ dùng của góc: (đã thiết lập phần trên)

3. Phương pháp và hình thức làm việc: nhóm.

4. Nhiệm vụ:

- Quan sát đoạn video thí nghiệm cho sẵn, thu thập số liệu và điền vào bảng.

Lần đo p (105 Pa) V (cm3) T(K)

1

2

3

- Từ số liệu, dự đoán mối liên hệ của các thông số TT (cột số 5), tính toán và điền số liệu tương ứng.

Nêu nhận xét đúng về mối quan hệ đó.

5. Kết quả và trình bày:

- Ghi lại ngắn gọn kết quả các NV trên phiếu học tập vào bảng phụ.

Nhóm: ..... PHIẾU HỌC TẬP

Góc: Trải nghiệm (8 phút)

1. Mục tiêu:

HS làm thí nghiệm theo nhóm trên bộ thí nghiệm chất khí để thu tập số liệu, từ đó rút ra biểu

thức mối liên hệ của ba thông số trạng thái.

2. Thiết bị, đồ dùng của góc: (đã thiết lập phần trên)

3. Phương pháp và hình thức làm việc: nhóm.

4. Nhiệm vụ:

- Sử dụng bộ thí nghiệm chất khí đã được cung cấp. Tiến hành thí nghiệm, đo áp suất, nhiệt độ và thể

tích của một lượng khí xác định với 3 trạng thái khác nhau (với lượng khí là 20cm3). Điền kết quả vào

bảng sau:

Lần đo p (105 Pa) V (cm3) T(K)

1

2

3

- Từ số liệu, dự đoán mối liên hệ của các thông số TT (cột số 5), tính toán và điền số liệu tương ứng.

Nêu nhận xét đúng về mối quan hệ đó.

5. Kết quả và trình bày:

- Ghi lại ngắn gọn kết quả các NV trên phiếu học tập vào bảng phụ.

Page 14: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

14

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ (2 phút)

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm khí thực và khí ly tưởng (2 phút)

Hoạt động 3: Thiết lập phương trình trạng thái của khí ly tưởng (23 phút)

Phương pháp: dạy học theo Góc (2 vòng luân chuyển)

* Bố trí sơ đồ không gian các góc học tập và luân chuyển

Mỗi góc bố trí đầy đủ

phương tiện và thiết

bị cần thiết.

Góc trải

nghiệm

Góc áp

dụng

Góc

phâ tích

Góc

quan sát

Quan sát, thảo luận đưa

ra dự đoán

* Dẫn nhập nội dung vận dụng DHTG (2 phút)

GV nhắc lại tình huống đặt ra ở đầu bài:

Bóp bẹp quả bóng bàn rồi sau đó thả vào cốc nước nóng, thấy

rằng quả bóng bị phồng lên trở về hình dạng ban đầu. Như

vậy, trong quá trình biến đổi trên, cả 3 thông số TT đều thay

đổi. Vậy có mối liên hệ như thế nào giữa 3 thông số TT của

một khối lượng khí xác định khi có sự biến đổi các TT khí?

Quan sát, lắng nghe

giáo viên giao nhiệm vụ.

* Giao nhiệm vụ học tập (3 phút)

Giới thiệu phương pháp DHTG, giới thiệu các góc, NV mỗi

góc, thống nhất cách thức làm việc nhóm, thời gian tối đa thực

hiện NV góc trên bài giảng điện tử.

- HS lập nhóm và ổn

định vị trí theo hướng

dẫn của GV

- Các nhóm cử nhóm

trưởng, thư kí của nhóm.

- Tiếp nhận NV, nhóm

trưởng phân công nhiệm

vụ, tiến hành hoạt động

của nhóm theo các góc.

- Thư ký ghi chép kết

quả thực hiện nhóm trên

bảng phụ.

* Tổ chức các góc học tập (2 phút)

+ Lập nhóm học tập:

- Phương án 1: Lập nhóm học tập theo phong cách (bằng

cách yêu cầu HS giơ tay đăng kí trực tiếp).

GV quy ước thứ tự nhóm (1,2,3,4)

- Phương án 2: Chia lớp thành 4 nhóm là 4 tổ của lớp (để

tránh mất thời gian khi lập nhóm).

Thông báo cách thức luân chuyển ngược chiều kim đồng hồ

là: Trải nghiệm Phân tích quan sát Áp dụng.

Đề nghị các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí của nhóm.

Hướng dẫn vai trò của nhóm trưởng, thư kí.

Hướng dẫn sơ bộ về cách tiến hành TN0, cách đo, đọc số

liệu.

- Luân chuyển các góc

theo quy định

Chú ý: Cá nhân quản lý

các phiếu học tập

(khoảng 2 phiếu) mà

* Tổ chức để HS thực hiện NV tại các góc và luân chuyển (16

phút) - Quan sát các nhóm HS thực hiện NV tại mỗi góc, hỗ trợ kịp

thời khi cần.

Bàn giáo viên

Bảng viết

Page 15: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

15

nhóm đã sử dụng, tránh

bỏ lại góc đó, gây ảnh

hưởng đến nhóm sau.

- Đầu mỗi vòng luân

chuyển, đại diện nhóm

nhận phiếu học tập cho

nhóm tại nơi GV quy

định.

- Theo dõi và kịp thời điều chỉnh ghi chép của thư ký, sự tham

gia của các HS trong nhóm.

- Sau 8 phút, yêu cầu các nhóm luân chuyển vòng 2 theo

quy định. Yêu cầu nhóm trưởng quản lý bài báo cáo kết quả

của nhóm.

HS nào hoàn NV sớm theo quy định có thể luân chuyển tới

góc vòng 3.

Hoạt động 4 (12 phút): Đánh giá và củng cố bài học

- Sau khi các nhóm hoàn

thành nhiệm vụ ở các

góc, mỗi góc cử đại diện

báo cáo kết quả theo yêu

cầu.

- Các nhóm còn lại lắng

nghe, quan sát, đối

chiếu, thảo luận, nhận

xét.

- HS điều chỉnh, bổ sung

vào phiếu học tập của

mình, ghi nhận kiến

thức, ghi bài vào vở.

Suy nghĩ, thảo luận và

trả lời câu hỏi.

TLời: Khi lượng khí ban

đầu càng lớn thì tỉ số

trên càng lớn. Nó đặc

trưng cho lượng khí xác

định.

- Xác nhận, ghi bài.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả sản phẩm của mình đã

thực hiện ở góc cuối cùng theo thứ tự: Áp dụng – Trải

nghiệm – Phân tích – Quan sát.

- Báo cáo góc nào thì treo kết quả của tất cả các nhóm đã

hoàn thành góc đó. Đại diện của nhóm thực hiện góc đó ở

vòng cuối lên trình bày sản phẩm trong vòng 2 phút với yêu

cầu:

+ Góc Áp dụng, Phân tích: Trình bày cách thiết lập

phương trình trạng thái khí lý tưởng theo gợi ý.

+ Góc Trải nghiệm: Thao tác mẫu cách tiến hành TN0 và

lấy 1 số liệu.

+ Góc Quan sát: Trình bày bảng số liệu thu thập được,

kết quả xử lý số liệu, nhận xét.

- Tổ chức cho các nhóm nhận xét, so sánh.

- Xác nhận ý kiến đúng: đối với 1 khối khí xác định biến

đổi trạng thái qua các quá trình thì 𝒑.𝑽

𝑻 là hằng số.

- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 𝒑.𝑽

𝑻 với các lượng khí khác

nhau mà các nhóm đã tiến hành ở góc trải nghiệm? Mối

liên hệ của tỉ số đó với lượng khí chọn ban đầu?

- GV thể chế hóa kiến thức về phương trình trạng thái.

Hoạt động 5: Tìm hiểu quá trình đẳng áp (3 phút)

Hoạt động 6: Tìm hiểu “Độ không tuyệt đối” (2 phut)

Hoạt động 7: Kết thúc bài học, giao nhiệm vụ về nhà (1 phút)

Thiết kế nội dung ghi bảng

Bài 31. Phương trình trạng thái khí lý tưởng (SGK Vật lý 10)

II. Phương trình trạng thái khí lý tưởng

(1)

Xét hai trạng thái khí, TT 1: (p1, V1, T1) TT 2: (p2, V2, T2), khi đó:

.pVconst

T

Page 16: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

16

(1’)

Xét quá trình đẳng áp (p1 = p2 = const) thì:

hay (2) (Định luật Gay luy xac)

3.2. Dạy học dự án

3.5.1. Khái niệm dạy học Dự án

DHDA (Project Based - Learning) là một PPDH tích cực trong đó GV hướng

dẫn HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp ly thuyết

với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả.

DHDA đặc biệt nhấn mạnh tới việc hướng dẫn HS thực hiện Dự án học tập gắn

liền với thực tiễn và gắn liền với nội dung môn học. Do đó các hoạt động học tập được

thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy

HS làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề, thực tiễn của thế giới thực tại.

DHDA nhắm đến những mục tiêu giáo dục cụ thể, quan trọng như các chuẩn kiến

thức kỹ năng của môn học, bài học, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo, tư duy bậc cao,

hay các kỹ năng cần cho cuộc sống và công việc như khả năng suy nghĩ độc lập, khả

năng hợp tác, làm việc theo nhóm, …

Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, mỗi HS phải cộng tác với các thành

viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết vấn đề và đưa

ra kết quả của Dự án. Kết quả của Dự án là những sản phẩm có thể công bố, giới thiệu

được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, sản phẩm thật hoặc chương trình hành

động cụ thể.

3.2.2. Mục tiêu của dạy học Dự án

Mục tiêu của một dự án là để học nhiều hơn một chủ đề chứ không phải là tìm ra

những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được GV đưa ra. Vì vậy, các mục tiêu mà

DHDA hướng tới là:

- DHDA hướng tới phát triển các kỹ năng tư duy, nhận thức bậc cao như phân

tích, tổng hợp, đánh giá, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, tinh thần học tập suốt đời.

- DHDA hướng tới việc nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sử dụng công

nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.

- DHDA hướng tới các vấn đề của thực tiễn nhằm gắn kết nội dung học với cuộc

sống thực.

1 1 2 2

1 2

. .p V p V

T T

Vconst

T

1 2

1 2

V V

T T

Page 17: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

17

- DHDA hướng tới phát triển kỹ năng làm việc và kỹ năng sống như kỹ năng lắng

nghe và giao tiếp, trao đổi, tranh luận, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng làm việc

tập thể, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, đưa ra và bảo vệ ý kiến.

Với các mục tiêu trên chúng ta thấy rằng: DHDA không chỉ tập trung vào các

kiến thức trong chương trình mà đôi khi HS còn khám phá ra các kiến thức vượt khỏi

chương trình này, HS phải đặt câu hỏi, phải tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải

pháp. DHDA có thể thay đổi môi trường học từ “GV nói” thành “HS thực hiện”.

3.2.3. Đặc điểm của dạy học Dự án

Có thể mô tả các đặc điểm của DHDA thông qua hình 3.8.

Định hướng thực tiễn

Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận

dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn. Chủ đề của dự án thường gắn liền với những

hoàn cảnh cụ thể, với những tình huống thực của đời sống xã hội, … Các dự án học tập

góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội và có thể mang lại những tác

động xã hội tích cực.

Ví dụ: Dự án gắn với các ngành nghề trong xã hội, như ngành cơ khí. Chủ đề

“Sản xuất ô tô” có liên quan tới kiến thức trong suốt 3 năm học:

- Lớp 10: Động lực học

chất điểm, động lực học chất

điểm, tĩnh học vật rắn, các định

luật bảo toàn, cơ học chất lưu, cơ

sở của nhiệt động lực học (hình

dáng, tốc độ, nguyên tắc hoạt

động của động cơ).

- Lớp 11: Điện tích, điện

trường, dòng điện trong các môi

trường, cảm ứng điện từ (bộ phận

hãm tốc độ).

- Lớp 12: Động lực học vật rắn, dòng điện xoay chiều (bộ phận chuyển động).

Định hướng hành động

Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, huy động nhiều giác quan. HS khám phá,

giải thích và tổng hợp thông tin một cách có ý nghĩa.

Định hướng hứng thú

Chủ đề và nội dung của Dự án phù hợp với hứng thú của HS, thúc đẩy mong

muốn học tập của HS, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và

Page 18: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

18

mong muốn được đánh giá. Khi HS có cơ hội kiểm soát được việc học của chính mình,

giá trị của việc học đối với các em cũng tăng lên. Cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp

cũng làm tăng hứng thú học tập của HS.

Ví dụ: Một trong những mối quan tâm hàng đầu của HS là phát triển nghề nghiệp

tương lai, có thể khơi gợi hứng thú của người học với những Dự án như “Để trở thành

kỹ sư giỏi”.

Định hướng sản phẩm

Kết quả của dự án phải là một sản phẩm có thể công bố, trưng bày được: bài báo,

tranh ảnh, các sản phẩm thật…

Ví dụ: Sản phẩm của Dự án “tuyên truyền phòng chống ma tuy” có thể là bài báo

hoặc tranh cổ động.

Tính tự lực cao của học sinh

HS tham gia tích cực và tự lực vào tất cả các GĐ của quá trình dạy học: Đề xuất

vấn đề, lập kế hoạch giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề và trình bày kết quả thực hiện.

Cộng tác làm việc

DHDA thúc đẩy sự cộng tác giữa các HS và GV và giữa các HS với nhau. Trong

nhiều trường hợp, sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng và không còn bó hẹp trong

phạm vi của một lớp học, của một môn học.

Mang tính phức hợp

DHDA yêu cầu HS sử dụng các kiến thức của nhiều môn học khác nhau và có

liên quan đến nhiều lĩnh vực để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Dự án “Để trở thành kỹ sư điện giỏi” đòi hỏi sự am hiểu môn Vật lí bên

cạnh các kiến thức Toán học, Công nghệ

3.2.4. Các giai đoạn tổ chức dạy học Dự án

Dựa trên cấu trúc của tiến trình tổ chức, người ta có thể chia tiến trình của DHDA

làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của

dạy hoc dự án theo 5 giai đoạn.

Page 19: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

19

Hình 3.10. Các giai đoạn tổ chức dạy học Dự án

Giai đoạn 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề

- Trước khi tiến hành Dự án thì GV và HS đều phải chuẩn bị những điều kiện

nhất định, đặc biệt là người GV phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng những điều kiện để việc

DHDA có thể tiến hành.

- GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án.

Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần

giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến

hứng thú của người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. GV có thể giới thiệu một số

hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về

việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía HS. Giai đoạn này còn được mô tả thành

hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến.

- GV cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng:

Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

- Trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như

kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những

công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân

công công việc trong nhóm.

GĐ 5: ĐÁNH GIÁGV và HS đánh giá kết quả và quá trình (thông qua các phiếu ĐG)

Rút ra kinh nghiệm

GĐ4: GIỚI THIỆU SẢN PHẨMHọc sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án

GĐ 3: THỰC HIỆN DỰ ÁNHS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạchKết hợp lý thuyết và thực hành, tạo sản phẩm

GĐ2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DA Học sinh lập kế hạch làm việc, phân công nhiệm vụ

GĐ1: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG DA,QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ GV /HS đề xuất sáng kiến chủ đề, xđ mục tiêu dự án

Page 20: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

20

Giai đoạn 3: Thực hiện dự án

- HS học cách nhìn đúng chỗ với cái nhìn nhiều chiều (phỏng vấn nhân chứng;

quan sát; mạng Internet, thư viện, bảo tàng,…; Sách, tạp chí, phim ảnh,…; trao đổi thư

tín – các mối liên hệ với quốc tế,…).

- Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.

Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực

hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các

phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản

phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.

Giai đoạn 4: Giới thiệu sản phẩm

- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, bài

báo... Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành.

Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu

diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm

của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong

nhà trường, hay ngoài xã hội.

Giai đoạn 5: Đánh giá

- GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt

được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả

của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài.

3.2.5. Quy trình thiết kế một dự án học tập

Quy trình thiết kế dự án học tập bao gồm 2 nội dung, thiết kế ý tưởng dự án và

thiết kế công cụ đánh giá dự án. Để dễ dàng trong việc vận dụng, xin giới thiệu 1 ví dụ

về quy trình thiết kế này.

Ví dụ: Thiết kế dự án trong dạy học chương “Khuc xạ ánh sáng” Vật lí 11

3.2.5.1. Thiết kế ý tưởng dự án

Dự án 1: Chế tạo bếp năng lượng mặt trời parabol

1. Ý tưởng Dự án

- Như ta đã biết dùng ánh nắng đun nấu thay củi, trấu, than,

dầu lửa, hơi đốt,... giúp giữ được ôxy và tránh thải ra

thêm 𝐶𝑂2 vào khí quyển. Bếp điện đôi khi cũng dùng điện sản

xuất từ các nhà máy nhiệt điện đốt than đá hoặc dầu hỏa, do

đó vẫn góp phần làm ô nhiễm khí quyển và làm quả đất nóng

thêm.

Page 21: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

21

- Ánh nắng là nguồn sức nóng miễn phí. Có được một hay vài

cái bếp năng lượng mặt trời trong nhà thì nhẹ được khoản chi

tiêu dành để mua nhiên liệu, để trả tiền điện, hoặc thời gian đi

kiếm củi hàng ngày.

- Bếp năng lượng mặt trời không thải ra khói, nên đỡ cay mắt

và hại phổi. Tổ chức Y Tế Thế Giới cho biết đun bếp bằng củi

cho hai bữa ăn hàng ngày gây thiệt hại cho phổi tương đương

như hút hai gói thuốc lá.

- Vậy làm thế nào để chế tạo bếp năng lượng mặt trời Parabol?

2. Bộ câu

hỏi định

hướng

Câu

hỏi

khái

quát

Làm thế nào để đun nấu thức ăn bằng năng lượng mặt trời?

Câu

hỏi bài

học

Nhiệt lượng được tạo ra bằng những cách nào?

Câu

hỏi nội

dung

- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Khi ánh sáng được tập

trung tại 1 vị trí thì nhiệt tại đó sẽ thay đổi như thế nào?

- Làm cách nào để ánh sáng có thể tập trung tại một vị trí?

- Gương cầu lõm là gì?

- Khi chiếu chùm sáng song song vào gương cầu lõm thì chùm

tia phản xạ có đặc điểm gì?

- Gương cầu lõm có thể được tạo ra từ những vật liệu như thế

nào và bằng cách nào?

- Bán kính của gương cầu liên hệ như thế nào với độ tụ ánh

sáng của gương?

- Vậy làm thế nào để chế tạo mô hình bếp năng lượng mặt trời

parabol?

3. Mục tiêu

Dự án

Kiến

thức

- Trình bày được hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Trình bày được cách làm tăng nhiệt độ bằng ánh sáng

- Nêu khái niệm gương cầu lõm

- Trình bày định luật phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

- Trình bày được các loại vật liệu và các cách chế tạo gương

cầu lõm

Page 22: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

22

- Nêu được biểu thức liên hệ giữa bán kính và độ tụ của gương

cầu lõm

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của bếp năng lượng

mặt trời parabol

Kỹ

năng

- Vận dụng được hiện tượng phản xạ ánh sáng để chế tạo bếp

năng lượng mặt trời parabol

- Lựa chọn và sử dụng các vật dụng đơn giản trong cuộc sống

hàng ngày để chế tạo bếp năng lượng mặt trời parabol

- Rèn luyện được kỹ năng lắp ráp thiết bị

- Biết cách thu thập và xử lí thông tin

- Quan sát, phân tích, đánh giá được hiện tượng

- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí

- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập

- Rèn luyện kỹ năng đánh giá và tự đánh giá

- Báo cáo và trình bày được kết quả trước lớp

Thái

độ

- Thái độ hợp tác học tập và làm việc nhóm

- Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Hứng thú với Dự án và các ứng dụng của vật lí

Năng

lực

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sử dụng CNT.

4. Sản

phẩm

Một bếp năng lượng mặt trời parabol đảm bảo:

- Đúng nguyên tắc cấu tạo

- Sản phẩm có tính sáng tạo

- Sản phẩm tự làm, đúng yêu cầu kỹ thuật và có tính thẩm mĩ

5. Nguồn

hỗ trợ thực

hiện dự án

- SGK vật lí 11 nâng cao

- Tài liệu về DHDA, sơ đồ tư duy, dự án tham khảo

- Các tiêu chí đánh giá

- Mô hình video, tranh ảnh

- Các trang web:

+ http://www.google.com.vn

+ http://wi.wikipedia.org

+ http://youtube.com

+ http://www.sangtao24.com

Page 23: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

23

- Các từ khóa: Chế tạo bếp năng lượng mặt trời parabol, bếp năng lượng

mặt trời, bếp tiết kiệm năng lượng……

6. Đánh giá

Sử dụng các hình thức đánh giá:

- HS tự đánh giá kết quả Dự án của nhóm mình và của các nhóm khác.

- GV đánh giá kết quả Dự án của các nhóm.

Dự án 2: Chế tạo bếp chưng cất nước ngọt

1. Ý tưởng

Dự án

Nước có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Tuy nhiên không phải bất kì nơi nào trên thế giới đều có nước ngọt.

Việt Nam cũng không ngoại lệ nước ngọt khan hiếm tại các vùng biển

đảo nhưng nguồn nước mặn lại rất dồi dào?

Vậy có thể chế tạo được bếp chưng cất nước ngọt được hay không?

2. Bộ câu hỏi

định hướng

Câu hỏi

khái quát

Làm thế nào để tạo ra nước ngọt từ nước mặn?

Câu hỏi

bài học

Nước mưa được tạo ra dựa trên nguyên tắc nào?

Câu hỏi

nội dung

- Trình bày chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên?

- Thế nào là nhiệt hóa hơi của chất lỏng? Nhiệt hóa hơi

của nước bằng bao nhiêu?

- Sự ngưng tụ của nước diễn ra khi nào?

- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Khi ánh sáng được

tập trung tại 1 vị trí thì nhiệt tại đó sẽ thay đổi như thế

nào?

- Hiệu ứng nhà kính là gì? Có thể tạo ra hiệu ứng nhà kính

bằng 1 chiếc hộp được không? Nếu được thì làm bằng

cách nào?

- Thế nào là chất cách nhiệt, chất dẫn nhiệt?

- Các kiến thức trên có liên quan gì tới việc chế tạo bếp

chưng cất nước ngọt không?

3. Mục tiêu

Dự án Kiến thức

Trình bày được chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên

- Trình bày được nhiệt hóa hơi của chất lỏng, nhiệt hóa

hơi của nước

- Trình bày sự ngưng tụ của nước

- Định nghĩa được hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ khi có sự tập trung

của ánh sáng

Page 24: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

24

- Trình bày hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

- Trình bày cách tạo ra hiệu ứng nhà kính bằng 1 chiếc

hộp.

- Trình bày được chất cách nhiệt, chất dẫn nhiệt

- Trình bày cách chế tạo bếp chưng cất nước ngọt

Kỹ năng

- Biết được các nguyên tắc tạo ra nhiệt

- Biết được nguyên tắc tạo ra nước ngọt từ nước mặn

- Biết cách thu thập và xử lí thông tin

- Quan sát, phân tích, đánh giá được hiện tượng

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí

- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học

tập.

- Rèn luyện kỹ năng đánh giá, tự đánh giá

- Rèn luyện được kỹ năng sử dụng phần mềm Word,

Power Point

- Báo cáo và trình bày được kết quả trước lớp

Thái độ Thái độ hợp tác học tập và làm việc nhóm

- Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được

giao

- Hứng thú với Dự án và các ứng dụng của vật lí

Năng lực

4. Sản phẩm

Một bếp chưng cất nước ngọt đảm bảo:

- Đúng nguyên tắc cấu tạo.

- Sản phẩm có tính sáng tạo.

- Sản phẩm tự làm, đúng yêu cầu kỹ thuật và có tính thẩm mĩ.

5. Nguồn hỗ

trợ thực

hiện dự án

- SGK vật lí 11 nâng cao

- Tài liệu về DHDA, sơ đồ tư duy, dự án tham khảo

- Các tiêu chí đánh giá

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Power Point

- Các trang web:

+ http://www.google.com.vn

+http://youtube.com

- Các từ khóa: Bếp chưng cất nước ngọt đơn giản, bếp chưng cất nước

ngọt từ năng lượng mặt trời…

Page 25: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

25

6. Đánh giá

Sử dụng các hình thức đánh giá:

- HS tự đánh giá kết quả Dự án của nhóm mình và của các nhóm khác.

- GV đánh giá kết quả Dự án của các nhóm.

3.2.5.2. Soạn thảo công cụ đánh giá dự án

Đề tài sử dụng các hình thức đánh giá là HS tự đánh giá kết quả Dự án của nhóm

mình và đánh giá kết quả Dự án của nhóm bạn; GV đánh giá kết quả Dự án của các

nhóm. Các tiêu chí cụ thể được liệt kê ra trong bảng tiêu chí như sau:

Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả Dự án

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN

Tiêu chí này sử dụng với mục đích:

- HS đánh giá kết quả Dự án của nhóm mình và các nhóm bạn

- GV đánh giá kết quả Dự án của các nhóm

- Mỗi tiêu chí tối đa là 4 điểm, tổng điểm tối đa đạt được là 52 điểm.

Tiêu chí

Tốt

(4 điểm)

Khá

(3 điểm)

Trung

bình

(2 điểm)

Chưa tốt

(1 điểm)

Nội

dung

sản

phẩm

(16

điểm)

Tên

Dự án

Ngắn gọn,

súc tích và

sáng tạo

Ngắn gọn,

súc tích và ít

sáng tạo

Ngắn gọn,

súc tích và

không sáng

tạo

Chưa đặt tên

được cho Dự án

Vấn đề

của

Dự án

Trình bày

rõ ràng,

hấp dẫn và

lôi cuốn

Trình bày rõ

ràng, ít hấp

dẫn và lôi

cuốn

Trình bày

rõ ràng

Trình bày chưa

rõ ràng

Đề xuất

giải pháp

Đầy đủ, rõ

ràng và

hợp lí

Đầy đủ, rõ

ràng tuy

nhiên còn

một số giải

pháp chưa

hợp lí

Đầy đủ tuy

nhiên chưa

rõ ràng

Đa số chưa đề

xuất được giải

pháp

Kiến thức

được

vận dụng

Vận dụng

được kiến

thức

chương

“Khúc xạ

Vận dụng

được kiến

thức chương

“Khúc xạ ánh

Vận dụng

kiến thức

chương

“Khúc xạ

ánh sáng”

Chưa vận dụng

được kiến thức

chương “Khúc

xạ ánh sáng” vào

Dự án

Page 26: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

26

ánh sáng”

vào Dự án

một cách

hợp lí, sâu

sắc.

sáng” vào Dự

án

vào Dự án

còn gặp

khó khăn

Hình

thức

sản

phẩm

(24

điểm)

Bài

trình

chiếu

Lượng

thông tin

trong

mỗi slide

Nội dung

ngắn gọn,

đầy đủ, rõ

ràng, hợp lí

Nội dung

ngắn gọn, đầy

đủ một số ít

chưa hợp lí

Nội dung

ngắn gọn

tuy nhiên,

nhiều chỗ

chưa hợp lí

Nội dung còn

dài, chưa rõ ràng

Hình

thức trình

bày slide

Trình bày

theo trình

tự, đẹp, rõ

ràng, hợp

lí, dễ đọc

và sáng tạo

Trình bày rõ

ràng, hợp lí,

dễ đọc

Một số chỗ

còn chưa rõ

ràng, hợp

lí. Một số

slide còn

lộn xộn và

màu sắc

khó nhìn.

Font chữ khó

đọc. Side còn lộn

xộn chưa rõ

ràng, màu sắc

chưa hợp lí.

Sử dụng

công

nghệ

thông tin

Khai thác

được nhiều

tính năng

của word

powerpoint

một cách

sáng tạo

Khai thác

được nhiều

tính năng của

word và

powerpoint

Chưa khai

thác được

tính năng

của word

powerpoint

Chưa biết sử

dụng word và

powerpoint

Sản

phẩm

thật

Sử dụng

vật liệu

Tận dụng

được vật

liệu cũ

hoặc vật

liệu có giá

thành thấp

nhưng chất

lượng

Sử dụng các

vật liệu có giá

thành thấp

Chất lượng

vật liệu

chưa cao

Mua vật liệu tốn

kém

Page 27: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

27

Mục đích

tạo ra sản

phẩm

Trình bày

rõ ràng,

hợp lí, sáng

tạo và hấp

dẫn

Trình bày rõ

ràng, hợp lí

Trình bày

được mục

đích

Trình bày được

mục đích nhưng

chưa rõ ràng

Chất

lượng

sản phẩm

Đúng

nguyên tắc

cấu tạo,

sáng tạo và

có tính

thẩm mĩ

cao

Đúng nguyên

tắc cấu tạo và

có tính thẩm

Đúng

nguyên tắc

cấu tạo tuy

nhiên còn

chưa đẹp

Đúng nguyên tắc

cấu tạo nhưng

chưa có tính

thẩm mĩ

Thuyết trình

thảo luận

(12 điểm)

Trình

bày bài

thuyết

trình

Lưu loát,

lôi cuốn và

hấp dẫn

người nghe

Lưu loát, rõ

ràng

Chưa tự tin

còn ấp úng

Chưa trình bày

được

Trả lời

chất vấn

Rõ ràng,

chính xác,

đầy đủ

Rõ ràng, chưa

đầy đủ

Chưa đầy

đủ

Chưa trả lời

được

Đặt câu

hỏi chất

vấn

Ngắn gọn,

súc tích và

sáng tạo

Ngắn gọn, rõ

ràng

Đưa ra ít

câu hỏi

Chưa đặt được

câu hỏi

Dựa trên bảng tiêu chí đánh giá dự án, giáo viên tổng hợp lại để xây dựngthành

phiếu đánh giá dự án, thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá kết quả Dự án

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN

(Dành cho GV và HS )

Tên nhóm (cá nhân) đánh giá:

Nhóm:

Tiêu chí Nhóm được đánh giá

Chi tiết

Điể

m

tối

đa

Nhóm

1

Nhóm

2

Nhóm

3

Nhóm 4

Page 28: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

28

Nội dung

sản phẩm

(16 điểm)

Tên Dự án 4

Vấn đề của Dự án 4

Đề xuất giải pháp 4

Kiến thức được vận

dụng

4

Hình thức

sản phẩm

(24 điểm)

Bài

trình

chiếu

Lượng thông tin

trong mỗi slide

4

Hình thức trình bày

slide

4

Sử dụng công nghệ

thông tin

4

Sản

phẩm

thật

Sử dụng vật liệu 4

Công dụng sản phẩm

4

Chất lượng sản

phẩm

4

Thuyết trình và

thảo luận

(12 điểm)

Trình bày bài thuyết

trình

4

Trả lời câu hỏi chất

vấn

4

Đặt câu hỏi chất vấn

4

Tổng điểm

52

Cách tính điểm cho mỗi nhóm

Giả sử có 4 nhóm và 1 GV tham gia đánh giá.

Điểm do 4 nhóm đánh giá cho nhóm 1 là a, b, c, d (bao gồm điểm nhóm tự đánh giá,

thang điểm 52).

Điểm do GV đánh giá nhóm 1 là A (thang điểm 52).

Điểm trung bình của nhóm 1 được tính như sau:

Các nhóm còn lại cũng được tính điểm tương tự như trên.

5

dcbaAB

Page 29: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

29

3.2.6. Quy trình tổ chức dạy học dự án (thiết kế thực nghiệm)

(Dự án 1: Chế tạo bếp năng lượng mặt trời parabol)

Thời

gian

Giai

đoạn Hoạt động của GV

Hoạt động của học

sinh

1 buổi

(từ 9h

đến 11h

sáng)

1. Xây

dựng ý

tưởng

dự án,

quyết

định chủ

đề

*Đưa tình huống có vấn đề: Như ta đã biết

dùng ánh nắng đun nấu thay củi, trấu, than, dầu

lửa, hơi đốt,... giúp giữ được ôxy và tránh thải

ra thêm 𝐶𝑂2 vào khí quyển. Bếp điện dùng

điện sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện

đốt than đá hoặc dầu hỏa, do đó vẫn góp phần

làm ô nhiễm khí quyển và làm quả đất nóng

thêm.

- Ánh nắng là nguồn sức nóng miễn phí.

Có được một hay vài cái bếp năng

lượng mặt trời trong nhà thì bớt được

khoản chi tiêu dành để mua nhiên liệu,

để trả tiền điện.

- Bếp năng lượng mặt trời không thải ra

khói, nên đỡ cay mắt và hại phổi. Tổ

chức Y Tế Thế Giới cho biết đun bếp

bằng củi cho hai bữa ăn hàng ngày gây

thiệt hại cho phổi tương đương như hút

hai gói thuốc lá.

Vậy làm thế nào để chế tạo bếp năng lượng

mặt trời Parabol?

*Đưa ra bộ câu hỏi định hướng: Làm thế nào

để đun nấu thức ăn bằng năng lượng mặt trời?

Nhiệt lượng được tạo ra bằng những cách

nào?

- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là gì? Khi ánh

sáng được tập trung tại 1 vị trí thì nhiệt tại đó

sẽ thay đổi như thế nào?

- Làm cách nào để ánh sáng có thể tập trung

tại một vị trí?

- Gương cầu lõm là gì?

* Trả lời các câu

hỏi định hướng,

đưa ra ý tưởng và

quyết định DA

Page 30: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

30

- Khi chiếu chùm sáng song song vào gương

cầu lõm thì chùm tia phản xạ có đặc điểm gì?

- Gương cầu lõm có thể được tạo ra từ những

vật liệu như thế nào và bằng cách nào?

- Bán kính của gương cầu liên hệ như thế nào

với độ tụ ánh sáng của gương?

- Vậy làm thế nào để chế tạo mô hình bếp năng

lượng mặt trời parabol?

*Nêu mục tiêu HS cần đạt được sau khi

thực hiện dự án:

+ Kiến thức:

-Trình bày được hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Trình bày được cách làm tăng nhiệt độ bằng

ánh sáng

- Nêu khái niệm gương cầu lõm

- Trình bày định luật phản xạ ánh sáng trên

gương cầu lõm

- Trình bày được các loại vật liệu và các cách

chế tạo gương cầu lõm

- Nêu được biểu thức liên hệ giữa bán kính và

độ tụ của gương cầu lõm

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của bếp

năng lượng mặt trời parabol

+ Thái độ:

- Thái độ hợp tác học tập và làm việc nhóm

- Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành nhiệm

vụ được giao

- Hứng thú với Dự án và các ứng dụng của vật

+ Sản phẩm:

Một bếp năng lượng mặt trời parabol đảm

bảo:

- Đúng nguyên tắc cấu tạo

- Sản phẩm có tính sáng tạo

* Lắng nghe và

ghi nhớ các tiêu

chí để có định

hướng khi tiến

hành.

Page 31: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

31

- Sản phẩm tự làm, đúng yêu cầu kỹ thuật và

có tính thẩm mĩ

+ Nguồn hỗ trợ thực hiện dự án:

- SGK vật lí 11 nâng cao

- Tài liệu về DHDA, sơ đồ tư duy, dự án tham

khảo

- Các tiêu chí đánh giá

- Mô hình video, tranh ảnh

- Các trang web:

+ http://www.google.com.vn

+ http://wi.wikipedia.org

+ http://youtube.com

+ http://www.sangtao24.com

- Các từ khóa: Chế tạo bếp năng lượng mặt trời

parabol, bếp năng lượng mặt trời, bếp tiết kiệm

năng lượng……

15 phút

đầu giờ

GV thu

lại bản

kế hoạch

sau 2

ngày tính

từ ngày

tiến hành

buổi 1

2. Xây

dựng kế

hoạch

thực

hiện dự

án

Phân công nhóm 1 thực hiện dự án này, các

thành viên trong nhóm tự lực lập kế hoạch thực

hiện dự án chi tiết

Cả nhóm tập trung

thảo luận và đưa ra

bản kế hoạch thực

hiện như sau:

+Bầu nhóm

trưởng: Ngụy Thế

Trung và nhóm

phó: Nguyễn Thị

Quỳnh Diệp

+ Thời gian thực

hiện: 3 buổi

+ Địa điểm: Nhà

HS Diệp

+ Thống kê vật

liệu: Giá tiền cho 1

sản phẩm:

• Sắt : 89k

• Thép:38k

• Kẽm:5k

Page 32: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

32

Yêu cầu nhóm nộp bản kế hoạch chi tiết. Sơ

duyệt, điều chỉnh, bổ sung và cho phép tiến

hành thực hiện DA.

• Băng

keo:20k

• Giấy: 22k

• Hàn : 45k

• Keo nến:

16k

• Lon : 15k

Tổng : 250k

3 buổi

3. Thực

hiện dự

án

Theo dõi, nhắc nhở, hỗ trợ nhóm khi các em

gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

Tiến hành thực

hiện dự án theo kế

hoạch

1 buổi

4. Giới

thiệu

sản

phẩm

Tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm dưới hình

thức 1 cuộc thi gồm 3 phần: Trình bày

powerpoit về quá trình thực hiện, trình bày sản

phẩm thật, chất vấn và trả lời chất vấn giữa các

nhóm sau khi các nhóm trình bày xong sản

phẩm.

Tiến hành báo cáo

theo quy định

5. Đánh

giá

Sử dụng các hình thức đánh giá:

- HS tự đánh giá kết quả Dự án của nhóm mình

và của các nhóm khác.

- GV đánh giá kết quả Dự án của các nhóm

Cử đại diện của

từng nhóm đánh

giá kết quả của

nhóm mình và

nhóm bạn

3.3. Dạy học theo trạm (learning by station)

3.3.1. Khái niệm

Xuất phát từ quá trình tổ chức dạy học ở bậc tiểu học, dạy học theo trạm đã được

áp dụng rộng rãi nhờ tính linh hoạt trong các bước tổ chức thực hiện. Dạy học theo trạm

là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng

nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ

theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt (Hình 2).

Page 33: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

33

Hình 3.11. HS có thể bắt đầu từ một nhiệm vụ tại một trạm bất kì

Việc phân hóa trong dạy học theo trạm khả là linh hoạt, đa dạng. Có thể thực hiện

phân hóa theo nội dung bằng cách xây dựng những nhiệm vụ tự chọn với mức độ khó

dễ khác nhau. Cũng có thể tổ chức dạy học theo trạm với sự phân hóa về mức độ hướng

dẫn cụ thể, chi tiết hay là khái quát, định hướng chung thông qua hệ thống phiếu trợ

giúp.

Một đặc trưng quan trọng của dạy học theo trạm đó là phải đảm bảo sự linh hoạt,

các nhiệm vụ phải có tính độc lập đối với nhau. Do đó, trong trường hợp dạy học các

bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành

nhiều hệ thống trạm (vòng tròn học tập) khác nhau, sao cho các các nhiệm vụ trong mỗi

hệ thống trạm đó là độc lập với nhau.

3.3.2. Hướng dẫn tổ chức dạy học theo trạm

Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập

- Mỗi hệ thống trạm gồm các trạm học tập, nhiệm vụ ở các trạm học tập độc lập

với nhau. Nội dung hệ thống trạm có thể là kiến thức của một bài học hoặc một

phần kiến thức xác định.

- Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ

thống trạm.

Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm

- Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựng các loại nhiệm vụ phong phú. Các nhiệm vụ

ở các trạm có thể xây dựng được thể hiện trong bảng sau

Nhiệm vụ Phiếu học tập Vật liệu đi kèm

Tiến hành thí nghiệm

và xử lí kết quả thí

nghiệm

Cần có ảnh chụp các thiết bị, ô

dành cho việc vẽ bố trí thí

Các thiết bị thí nghiệm

Page 34: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

34

nghiệm, các câu hỏi, câu định

hướng việc tiến hành thí nghiệm

Giải thích hiện tượng Có ảnh chụp hiện tượng, yêu cầu

giải thích hiện tượng, có thể sử

dụng các kĩ thuật ra bài tập dưới

dạng điền khuyết

Có thể chuẩn bị dụng cụ

để tạo ra hiện tượng cần

giải thích

Làm việc mới máy

tính: chạy phần mềm

mô phỏng, xem clips,

sử dụng phần mềm

Cần có ảnh chụp màn hình, các

hướng dẫn chi tiết cách sử dụng

máy tính, nhiệm vụ cần thực hiện:

quan sát, mô tả, tóm tắt, ghi số

liệu…

Máy tính có chứa tư liệu

dạy học kĩ thuật số tương

ứng

Giải bài tập Cần có nội dung bài tập, yêu cầu

Quan sát một thiết bị

kĩ thuật và mô tả lại

nguyên tắc cấu tạo của

Ảnh chụp thiết bị kĩ thuật,

Ô để vẽ nguyên tắc cấu tạo,

khung để viết nguyên tắc hoạt

động

Thiết bị kĩ thuật

Đọc các nguồn thông

tin và tóm tắt thông tin

quan trọng

Mô tả rõ ràng nội dung nhiệm vụ:

đọc, tóm tắt dưới dạng bảng biểu

hay sơ đồ tư duy

Văn bản cần đọc

Phiếu học tập trạm thí nghiệm

Page 35: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

35

Ví dụ phiếu học tập trạm giải thích hiện tượng

Page 36: CHUYÊN ĐỀ 7 - thcskimdong.pgddailoc.edu.vnthcskimdong.pgddailoc.edu.vn/wp-content/uploads/2018/04/3-CD7-T… · - PCH trừu tượng – tu ... suy luận logic hay suy luận

36

Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm

- Chuẩn bị nguyên vật liệu cho từng trạm.

- Thống nhất nội quy làm việc theo trạm với HS.

- HS tiến hành các nhiệm vụ học tập trong từng trạm.

- Tổng kết, hệ thống hóa kiến thức.

Tổng hợp về các PPDH tích cực và các năng lực hướng đến

PPDH

Năng lực

GQVĐ Dạy

học

theo

Góc

DH

Theo

Trạm

DH Dự

án

DH

Lamap

DH tìm

tòi, khám

phá

DH theo

con đường

NCKH

NL

GQVĐ và

ST

x x x x x x x

NL tự học x x

NL giao

tiếp và

hợp tác

x x x x x x x

NL tin

học

x x x x

NL thực

nghiệm

x x x x x x x

NL vận

dụng KT

vật lý vào

thực tiễn

x x x x x x

NL thẩm

mỹ

x

NL quan

sát

x x x x