102
1 CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG THÁNH KINH” MỤC LỤC: 1. Nội dung và Thể lệ.................................Trang 01 2. Kinh Thánh Cựu Ước ..............................Trang 03 3. Kinh Thánh Tân Ước ..............................Trang 18 4. Giáo lý căn bản .....................................Trang 34 5. Lịch sử Hội thánh ..................................Trang 40 6. Câu hỏi Tổng hợp ..................................Trang 43 7. Phần Cựu Ước Thầy Vĩnh Phước soạn.....Trang 44 8. Dân Tộc-Quốc hiệu ................................Trang 73 9. Tín ngưỡng, Tôn giáo, Lễ hội .................Trang 79 10. Di sản Văn hóa ......................................Trang 88 11. Giáo dục, Xã hội, Danh nhân .................Trang 94 12. Nghệ thuật Diễn xướng dân gian ...........Trang 98 13. Di chỉ, Làng nghề ..................................Trang 100 NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh Thánh (310 câu), [2] Giáo Lý Căn Bản (25 câu), [3] Lịch Sử Hội Thánh (15 câu), [4] Tổng Hợp (10 câu, chưa có đáp án), và [5] Dân tộc, Tín ngưỡng, Văn hóa (50 câu) 2. Hình thức đố bao gồm những thể loại như: Trắc nghiệm (chọn câu đúng nhất), hình ảnh, video clip, thơ ca, âm thanh (tiếng nhạc), mở tìm địa chỉ KT, và viết ra giấy. 3. Sẽ có tất cả 03 vòng thi và mỗi vòng thi sẽ có 10 câu hỏi. Sau mỗi vòng thi sẽ có thêm vài câu hỏi phụ (không có sẵn đáp án) để phân định người chiến thắng. 4. Sẽ có 400 câu hỏi với đáp án cho sẵn & 10 câu hỏi KHÔNG có đáp án gửi đến các Hội Thánh để mọi người có thể tìm hiểu và ghi nhớ. 30 câu hỏi của 03 vòng thi sẽ được chọn từ trong 410 câu hỏi này.

CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

1

CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG THÁNH KINH”

MỤC LỤC:

1. Nội dung và Thể lệ.................................Trang 01 2. Kinh Thánh Cựu Ước ..............................Trang 03 3. Kinh Thánh Tân Ước ..............................Trang 18 4. Giáo lý căn bản .....................................Trang 34 5. Lịch sử Hội thánh ..................................Trang 40 6. Câu hỏi Tổng hợp ..................................Trang 43 7. Phần Cựu Ước Thầy Vĩnh Phước soạn.....Trang 44 8. Dân Tộc-Quốc hiệu ................................Trang 73 9. Tín ngưỡng, Tôn giáo, Lễ hội .................Trang 79 10. Di sản Văn hóa ......................................Trang 88 11. Giáo dục, Xã hội, Danh nhân .................Trang 94 12. Nghệ thuật Diễn xướng dân gian ...........Trang 98 13. Di chỉ, Làng nghề ..................................Trang 100

NỘI DUNG VÀ THỂ LỆ

1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh Thánh (310 câu), [2] Giáo Lý Căn Bản (25 câu), [3] Lịch Sử Hội Thánh (15 câu), [4] Tổng Hợp (10 câu, chưa có đáp án), và [5] Dân tộc, Tín ngưỡng, Văn hóa (50 câu) 2. Hình thức đố bao gồm những thể loại như: Trắc nghiệm (chọn câu đúng nhất), hình ảnh, video clip, thơ ca, âm thanh (tiếng nhạc), mở tìm địa chỉ KT, và viết ra giấy. 3. Sẽ có tất cả 03 vòng thi và mỗi vòng thi sẽ có 10 câu hỏi. Sau mỗi vòng thi sẽ có thêm vài câu hỏi phụ (không có sẵn đáp án) để phân định người chiến thắng. 4. Sẽ có 400 câu hỏi với đáp án cho sẵn & 10 câu hỏi KHÔNG có đáp án gửi đến các Hội Thánh để mọi người có thể tìm hiểu và ghi nhớ. 30 câu hỏi của 03 vòng thi sẽ được chọn từ trong 410 câu hỏi này.

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

2

5. Sẽ có 03 câu đố dành riêng cho các bậc phụ huynh (cha mẹ của anh chị em người Việt). 6. Tổng số thí sinh là 50 người. Số lượng thí sinh tham dự sẽ được chia đều cho các Hội Thánh đến dự Trại Chuseok. Hội Thánh nào không đủ người thì sẽ bắt thăm để bổ sung thêm. Thí sinh được chọn có thể giới thiệu người khác dự thi thay thế cho mình. 7. Sau khi đọc xong câu hỏi, thí sinh có 12 giây để suy nghĩ và sau khi kết thúc 12 giây này, thí sinh phải giơ cao đáp án. Ai đưa ra đáp án trễ 1 giây sẽ không được chấp nhận. Đối với những câu hỏi khó, Ban Giám Khảo sẽ tăng thêm thời gian để suy nghĩ. 8. Thí sinh nên học thuộc lòng mục lục Kinh Thánh vì sẽ có những câu hỏi liên quan đến việc trưng dẫn hoặc mở tìm địa chỉ Kinh Thánh. 9. Phần thưởng: Sau mỗi vòng thi (vòng 1 và 2) đều sẽ có một phần thưởng dành cho người chiến thắng. Riêng vòng 03 sẽ có một Phần Thưởng ĐẶC BIỆT là MÁY QUAY PHIM MINI của TOSHIBA (trị giá 120USD) dành cho người thắng cuộc. Ngoài ra, mọi người dự thi đều nhận được một phần quà khuyến khích. 10. Tất cả thí sinh tham dự phải trung thực và dự thi với tinh thần hoà đồng và vui vẻ. Khán giả không được nhắc đáp án. Quyết định cuả Ban Giám Khảo là tiếng nói sau cùng (miễn tranh cãi). Nếu thí sinh tranh cãi với Ban Giám Khảo sẽ bị loại khỏi cuộc thi. ---

CÂU HỎI & ĐÁP ÁN CHƯƠNG TRÌNH Phân bố câu hỏi (TỔNG CỘNG 410 câu): - Kinh Thánh Cựu Ước (230 câu): 80 câu đề thi trước kia + 150 câu mới do Tđ. Nguyễn Vĩnh Phước soạn (sau phần câu hỏi tổng hợp). - Kinh Thánh Tân Ước: 80 câu đề thi trước

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

3

- Giáo lý: 25 câu - Lịch sử: 15 câu - Tổng hợp: 10 câu (chưa có đáp án) - Dân tộc-Tín ngưỡng-Văn hóa: 50 câu (nằm ở một tập tin/file riêng khác) I. KINH THÁNH CỰU ƯỚC (80 CÂU) 1. Nhà thiết kế trang phục đầu tiên của loài người là ai? A. A-đam. B. A-đam và Ê-va. C. Đức Chúa Trời. D. Cả 3 đều đúng. Đáp án: C (Sáng thế ký 3:21). 2. Ai là người được coi là trọn vẹn, công bình, đồng đi cùng Đức Chúa Trời. A. Nô-ê. B. Áp-ra-ham. C. Hê-nóc. D. Ê-li Đáp án: A (Sáng thế ký 6:9) 3. Đức Chúa Trời trồng giữa vườn Ê-đen cây sự sống và cây biết điều thiện và điều ác. Đức Chúa Trời cấm A-đam, Ê-va ăn loại cây nào? A. Cây sự sống B. Cây biết điều thiện và điều ác. C. Cả hai loại cây. D. Không cấm loại cây nào. Đáp án: B (Sáng thế ký 2:9, 17) 4. Trong Sáng thế ký cho thấy Ca-in là người nói dối đầu tiên trên mặt đất sau khi ông giết chết em mình là Abên. Ông đã nói dối với ai, và lời nói dối ấy là gì? A. Với A-đam – Tôi không giết. B. Với Ê-va – Tôi sơ ý C. Với A-đam và Ê-va – Tôi chỉ phòng vệ. D. Với Đức Chúa Trời – Tôi không biết. Đáp án: D (Sáng thế ký 4:9)

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

4

5. Con người được quyền ăn thịt các loài vật bắt đầu từ khi nào? A. Sau khi con người được tạo dựng nên. B. Sau khi A-đam và Ê-va phạm tội ăn trái cấm. C. Sau khi cơn đại hồng thuỷ thời Nô-ê xảy ra. D. Sau khi tháp Ba-bên sụp đổ. Đáp án: C (Sáng thế ký 9:2-3). 6. Đức Chúa Trời kể Áp-ra-ham là người công bình, vì Áp-ra-ham là người thế nào? A. Sống đạo đức và làm nhiều điều thiện lành. B. Tin Đức Chúa Trời. C. Sống ngay thẳng, thành thật. D. Yêu thương gia đình hết lòng. Đáp án: B (Sáng 15:6) 7. Ai khi còn trẻ thì lừa gạt cha mình, sau về già thì bị chính con mình lừa gạt? A. Gia-cốp B. Ê-sau C. Giu-đa D. Ru-bên Đáp án: A (Sáng thế ký 27: 19, 37:31-33). 8. Giấc mơ của Pha-ra-ôn trở thành hiện thực. Giấc mơ đó là: A. 11 bó lúa sấp mình xuống trước 1 bó lúa. B. 7 con bò gầy nuốt 7 con bò mập. 7 gié lúa lép nuốt 7 gié lúa chắc. C. 1 cái cây cao tận trời bị đốn chặt, và gốc của nó bị xiềng lại. D. Một pho tượng tạo, nên từ vàng, bạc, đồng, sắt, đất sét, bị 1 hòn đá bay đến đập tan nát hoàn toàn. Đáp án: B (Sáng 41: 1-7). 9. Sau khi cha mình là Gia-cốp qua đời, các anh sợ Giô-sép báo thù, và Giô-sép đã làm gì đối với họ? A. Tiếp tục cung cấp thức ăn cho gia đình các anh. B. An ủi các anh.

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

5

C. Lấy lời êm dịu mà nói cùng các anh. D. Tất cả đều đúng. Đáp án: D (Sáng thế ký 50:21). 10. Ai nói rằng: "Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi"? A. A-bên B. Bên-gia-min C. Giô-sép. D. Đa-vít Đáp án: C (Sáng thế ký 50: 20). 11. Để làm giảm sức mạnh của dân Do-thái, vua Pha-ra-ôn của Ai-cập đã làm gì? A. Bắt người Do-thái làm việc cực nhọc. B. Sai những bà mụ đỡ đẻ giết con trai Do-thái mới sanh. C. Sai ném con trai Do-thái mới sanh xuống sông. D. Tất cả đều đúng. Đáp án: D (Xuất Ê-díp-tô-ký 1: 11, 16, 22). 12. Lần đầu tiên hiện ra với Môise trong đám lửa cháy không tàn ở bụi gai, Đức Chúa Trời đã tỏ cho Môise biết Danh của Ngài là gì? A. Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. B. Ta là Đức Giê-hô-va Vạn quân. C. Ta là Đức Chúa Trời Kỵ tà. D. Ta là Đức Chúa Trời Toàn năng. Đáp án: A (Xuất Ê-díp-tô ký 3:14) 13. Thời điểm Chúa hiện ra và kêu gọi Môi-se đi đến xứ Ai-cập để giải phóng dân Ysơraên, thì Môi-se có đặc điểm gì? A. Già. B. Không biết Danh của Chúa. C. Cà lăm. D. Cả 3 đều đúng. Đáp án: D (Xuất Ê-díp-tô ký 3:13, 4:10, 7:7)

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

6

14. Sau khi Môi-se vâng phục Đức Chúa Trời đi đến xứ Ai-cập để giải phóng dân Ysơraên, thì cây gậy chăn chiên của Môi-se có tên khác nữa là gì? A. Cây trượng. B. Cây gậy sắt. C. Cây gậy của Đức Chúa Trời. D. Cây gậy năng quyền. Đáp án: C (Xuất Ê-díp-tô ký 4:20) 15. Theo luật Môi-se, thì trong ngày sa-bát (thứ bảy), người Do-thái không được: A. Nổi giận. B. Nổi hứng. C. Nổi lửa. D. Nổi gió. Đáp án: C (Xuất Ê-díp-tô ký 35:3). 16. Khi ở trên núi với Đức Chúa Trời 40 ngày, 40 đêm , Môise đã: A. Ăn và uống. B. Ăn nhưng không uống. C. Uống nhưng không ăn. D. Không ăn và không uống. Đáp án: D (Xuất Ê-díp-tô ký 34:28) 17. Theo luật pháp Môi-se, mọi của lễ chay dâng lên cho Đức Chúa Trời thì phải nêm muối, vì muối là dấu hiệu về sự gì? A. Luật pháp của Môi-se B. Đức tin nơi Chúa. C. Giao ước của Đức Chúa Trời lập với dân sự Ngài. D. Cả ba đều đúng. Đáp án: C (Lê-vi-ký 2:13). 18. Theo luật Môi-se, nếu ai xây về đồng cốt và thầy bói mà thông dâm cùng chúng nó, thì Đức Chúa Trời sẽ nổi giận cùng người đó, và người đó sẽ bị gì? A. Bị xử tử. B. Bị trục xuất ra khỏi dân sự. C. Bị ném đá. D. Tất cả đều đúng. Đáp án: D (Lê-vi-ký 20:6, 27).

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

7

19. Theo luật pháp Môi-se, người nào chửi mắng cha mẹ, hoặc đánh cha mẹ mình thì sẽ bị hình phạt gì? A. Bị xử tử. B. Bị trục xuất ra khỏi dân sự. C. Bị đánh đòn. D. Bị rủa sả. Đáp án: A (Xuất Ê-díp-tô-ký 21:15, Lê-vi-ký 20:9). 20. Khi dân Y-sơ-ra-ên bị rắn lửa trong đồng vắng cắn làm nhiều người chết. Đức Chúa Trời bảo Môi-se làm một con rắn bằng đồng treo lên cây sào, và bảo ai muốn được sống thì phải làm gì? A. Tin con rắn bằng đồng. B. Chạm tay đến con rắn bằng đồng. C. Nhìn lên con rắn bằng đồng. D. Đập bể con rắn bằng đồng. Đáp án: C (Dân số ký 21:9). 21. Sau khi Môi-se qua đời, ai là người kế vị Môi-se để dẫn dân Ysơraên vào xứ Ca-na-an? A. A-rôn. B. Giê-trô C. Giô-suê. D. Ca-lép. Đáp án: C (Dân số ký 27:18-20). 22. Mười điều răn được chép ở đâu? A. Xuất Ê-díp-tô-ký 20 B. Phục truyền luật lệ ký 5 C. Câu A và B đều đúng. D. Câu A và B đều sai. Đáp án: C 23. "Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong. Vì như vậy, ngươi mới được ...(1).... trong con đường mình, và mới được ....(2)......" (Giô-suê 1:8). A. Giàu có, khỏe mạnh. B. Thạnh vượng, hanh thông. C. May mắn, phước. D. Thành công, sống lâu trên đất. Đáp án: C 24. Ai được Đức Chúa Trời gọi là bạn của Ngài?

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

8

A. Áp-ra-ham. B. Môi-se. C. Đa-vít. D. Ê-li Đáp án: A (2 Sử-ký 20:7, Gia-cơ 2:23 ) 25. Kinh thánh nói ai là người đang còn sống mà được cất lên trời? A) Hê-nóc (Sáng thế ký 5:24) B) Ê-li (2 Các vua 2:11) C) Mọi người tin Chúa mà sống khi Chúa đến trên không trung (1Têsalônica 4:17). D) Câu A, B, C đều đúng Đáp án: D 26. Thầy tế lễ, văn sĩ Ê-xơ-ra đã có lần ngồi buồn bã, xé áo mình, nhổ tóc và râu của mình vì việc gì đã xảy ra? A. Vì dân Y-sơ-ra-ên thờ hình tượng. B. Vì dân Y-sơ-ra-ên từ bỏ Đức Chúa Trời. C. Vì dân Y-sơ-ra-ên tìm đến đồng bóng, tà thuật. D. Vì dân Y-sơ-ra-ên cưới vợ, gã chồng, kết thông gia với dân ngoại bang, là dân làm điều gớm ghiếc. Đáp án: D (Ê-xơ-ra 9:1-3). 27. Người nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời, là người thế nào? A. Người vô thần. B. Người vô tín. C. Người vô đạo. D. Người ngu dại. Đáp án: D (Thi-thiên 14:1). 28. Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy.................... bị bỏ, hay là dòng dõi người đi ăn mày. A. Người công bình. B. Người khôn sáng. C. Người siêng năng. D. Người có tài. Đáp án: A (Thi thiên 37:25). 29. Nếu lòng tôi có chú về tội ác, ắt Chúa chẳng ........... tôi. A. Thương xót. B. Tha thứ. C. Tìm cứu. D. Nghe

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

9

Đáp án: D (Thi thiên 66:18). 30. Phàm kẻ nào làm hình tượng và nhờ cậy nó, đều ............. ? A. Sai lầm. B. Chết. C. Bị tai họa. D. Giống như nó. Đáp án: D (Thi thiên 135:18). 31. Loài gì không có người lãnh đạo, nhưng lại biết sắm sửa lương thực vào mùa hè, mùa gặt. Và kẻ biếng nhác cần đến học hỏi? A. Loài mối. B. Loài ong. C. Loài kiến. D. Loài chim sẻ. Đáp án: C (Châm ngôn 6:6-8). 32. Ai ưa điều sửa phạt ưa sự tri thức. Nhưng kẻ ghét sự quở trách là .............? A. Ngây dại. B. Ngoan cố. C. Cứng lòng. D. Thất bại. Đáp án: A (Châm ngôn 12:1). 33. Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn. Và anh em sanh ra để ..................... ? A. Yêu thương nhau. B. Gây dựng cho nhau. C. Cùng nhau hưởng hạnh phúc. D. Giúp đỡ trong lúc hoạn nạn. Đáp án: D (Châm ngôn 17:17). 34. Kẻ thả trôi trong công việc mình, cũng là anh em của kẻ ....... ? A. Lười biếng. B. Phá hại. C. Thất bại. D. Nghèo đói. Đáp án: B (Châm ngôn 18:9). 35. Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giê-hô-va vay mượn. Ngài sẽ ............... ? A. Mở cửa sổ trên trời đổ phước xuống cho người ấy. B. Ban nước thiên đàng cho người ấy.

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

10

C. Ban lòng thương xót cho người ấy. D. Báo lại việc ơn lành đó cho người ấy. Đáp án: D (Châm ngôn 19:17). 36. Rượu khiến người ta nhạo báng. Đồ uống say làm cho ................. ? A. Nói nhiều. B. Hỗn hào. C. Văng tục. D. Say xỉn. Đáp án: B (Châm ngôn 20:1). 37. Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo. Dầu khi nó trở về già, cũng không hề ................ ? A. Lìa khỏi đó. B. Lầm lỗi. C. Lạc bước. D. Thất bại. Đáp án: A (Châm ngôn 22:6). 38. Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao. Còn nhiều lời thì sanh ra sự......... ? A. Tranh cãi. B. Ngu dại. C. Kiêu ngạo. D. Coi thường. Đáp án: B (Truyền đạo 5:3). 39. Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc. Vì tại đó thấy sự ...... ? A. Than khóc của mọi người. B. Thương nhau của mọi người. C. Cuối cùng của mọi người. D. Cả ba đều đúng. Đáp án: C (Truyền đạo 7:2). 40. Đức Chúa Trời đã dựng nên người ngay thẳng. Song loài người có tìm kiếm ra lắm .................? A. Mưu kế. B. Mưu ác. C. Mưu mô. D. Mưu mẹo. Đáp: A (Truyền đạo 7:29). 41. Một người ở trong hội kẻ sống còn có sự trông mong, vì con chó sống hơn là ........?

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

11

A. Ông vua chết. B. Sư tử chết. C. Lực sĩ chết. D. Mỹ nhân chết. Đáp án: B (Truyền đạo 9:4). 42. Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài, ấy là ......................... ? A. Luật pháp của Đức Chúa Trời. B. Trọn phận sự của ngươi. C. Điều kiện cho ngươi vào thiên đàng. D. Nội dung chính của Kinh thánh. Đáp: B (Truyền đạo 12:13). 43. Lời tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu mà rằng: "Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên" được chép trong sách nào? A. Sáng thế ký 3:15. B. Dân số ký 24:17. C. Ê-sai 7:14. D. Mi-chê 2:6. Đáp: C 44. Nhưng Người (Chúa Giê-xu) đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt Người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người chúng ta được ..................? A. Tha thứ. B. Cứu rỗi. C. Hạnh phúc. D. Lành bịnh. Đáp án: D (Ê-sai 53:5). 45. Các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì điều gì của Đức Chúa Trời cũng cao hơn so với con người cũng bấy nhiêu? A. Đường lối của Đức Chúa Trời. B. Ý tưởng của Đức Chúa Trời. C. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. D. Câu C sai. Đáp án: D (Ê-sai 55:8).

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

12

46. Câu Kinh thánh sau được chép ở đâu? "Lòng loài người là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa, ai có thể biết được?. A. Sáng thế ký 6:5. B. Giê-rê-mi 17:9. C. Rô-ma 3:23. D. Rô-ma 7:15. Đáp án: B 47. Ta, Đức Giê-hô-va, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của ................. ? A. Lời họ đã nói. B. Tư tưởng mà họ đã suy nghĩ. C. Việc họ đã làm. D. Tài năng mà họ đã vận dụng. Đáp án: C (Giê-rê-mi 17:10). 48. Ai bị quăng xuống hố vì truyền lại lời của Đức Chúa Trời cách ngay thẳng? A. Giô-sép. B. Giê-rê-mi. C. Đa-ni-ên. D. Sam-sôn Đáp án: B (Giê-rê-mi 38:1-6). 49. Vua Giu-đa nào đã không vâng lời Đức Chúa Trời phán qua tiên tri Giê-rê-mi, nên kết cuộc bị vua xứ Ba-by-lôn giết các con trai của vua trước mặt vua, sau đó móc mắt vua rồi đem vua giam trong ngục cho đến chết tại Ba-by-lôn? A. Ê-xê-chia B. Vua Giô-si-a C. Vua Giê-hô-gia-kim D. Vua Sê-đê-kia Đáp án: D (Giê-rê-mi 52:10-11). 50. Đức Chúa Trời đã phó dân thành Giê-ru-sa-lem cho quân Ba-by-lôn xâm lược và tàn phá trong thời Giê-rê-mi làm tiên tri. Lúc bấy giờ, tại thành Giê-ru-sa-lem nếu có được bao nhiêu người làm sự công bình thì Đức Chúa Trời đã sẽ tha thứ cho thành, và đã không phó cho dân Ba-by-lôn?

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

13

A. 1 người. B. 5 người. C. 10 người. D. 15 người. Đáp án: A (Giê-rê-mi 5:1). 51. Đức Giê-hô-va phán: "Nếu ngươi không răn bảo kẻ dữ đặng khuyên nói từ bỏ đường xấu để cứu mạng mình, thì người dữ đó sẽ chết trong tội lỗi nó, nhưng ta sẽ .............? A. Xóa tên ngươi khỏi sách sự sống của ta. B. Khiến ngươi cùng chịu hình phạt với kẻ ác đó. C. Trục xuất ngươi ra khỏi dân sự ta. D. Đòi huyết của kẻ dữ đó nơi tay ngươi. Đáp án: D (Ê-xê-chi-ên 3:18). 52. Vị tiên tri nào được Đức Chúa Trời khiến cho trán của ông cứng như kim cương, cứng hơn đá lửa, để ông ra đi nói lời Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên bất tuân? A. Ê-sai B. Giê-rê-mi. C. Ê-xê-chi-ên. D. Ô-sê Đáp án: C (Ê-xê-chi-ên 3:9). 53. Trong ngày cuối cùng, nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy. Kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để ........................? A. Chịu sự đoán xét. B. Chịu sự hư mất đời đời. C. Chịu sự đau đớn đời đời. D. Chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời. Đáp án: D (Đa-ni-ên 12:2) 54. Nếu người Ê-thi-ô-bi có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn của nó, thì kẻ làm dữ quen rồi sẽ .................? A. Tự sức mình cứu được mình. B. Tự sức mình sống thánh khiết được. C. Làm lành được. D. Làm con của Đức Chúa Trời được. Đáp án: C (Giê-rê-mi 13:23)

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

14

55. Đa-ni-ên và ba bạn của ông đã xin được ăn rau mà không ăn thịt và uống rượu, là đồ cúng thần tượng mà vua ban, nên Đức Chúa Trời đã ban cho họ........? A. Mặt họ xinh đẹp và đầy đặn hơn nhưng người ăn đồ ô uế vua ban. B. Biết mọi sự hiện thấy và chiêm bao. C. Khôn ngoan và giỏi hơn gấp 10 những đồng bóng, thuật sĩ cả nước. D. Cả ba đều đúng. Đáp án: D (Đa-ni-ên 1:8-20). 56. “Khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời người” được chép ở đâu ? A. A-mốt 4:12 B. Áp-đia 1:12 C. Giô-na 1:12. D. Mi-chê 4:12 Đáp án: A (A-mốt 4:12). 57. Trước Chúa giáng sinh khoảng 615 năm, tức cách nay 2628 năm, có lời tiên tri nói về xã hội hầu đến rằng: "Những xe đi hỗn độn trong đường phố, và chạy đi, chạy lại trong các đường rộng, thấy nó như những ngọn đuốc, và chạy như chớp." Lời nầy được chép bởi tiên tri nào? A. Ê-sai. B. Ê-xê-chi-ên. C. Mi-chê. D. Na-hum. Đáp án: D (Na-hum 2:4). 58. Khốn thay cho kẻ pha đồ độc cho người lân cận mình uống, làm cho nó say, đặng (để).............? A. Hãm hại nó. B. Xem sự lõa lồ của nó. C. Nhờ nó làm chuyện ác. D. Nghe chuyện bí mật của nó. Đáp án: B (Ha-ba-cúc 2:15). 59. Bạc hoặc vàng của loài người đều ........? A. Không thể giải cứu chúng nó khỏi cuộc đời bất hạnh. B. Không thể giải cứu chúng nó khỏi quyền lực ma quỷ.

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

15

C. Không thể giải cứu chúng nó khỏi sức mạnh của tội lỗi. D. Không thể giải cứu chúng nó trong ngày thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Đáp án: D (Sô-phô-ni 1:18). 60. A-ghê 2:8 chép rằng: "......................, Đức Giê-hô-va-phán vậy”. A. Bạc là của ngươi, vàng là của ta. B. Bạc là của ta, vàng là của ngươi. C. Bạc là của ngươi, vàng là của ngươi. D. Bạc là của ta, vàng là của ta. Đáp án: D. 61. Các ngươi trông nhiều mà được ít. Các ngươi đem vào nhà, thì ta sẽ thổi lên trên. Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Ấy là tại: A. Dân sự ta còn có nhiều người nghèo đói, mà các ngươi thì ăn uống thừa mửa. B. Nhà ta thì hoang vu, mà các ngươi ai nấy lo xây nhà mình. C. Các người dùng của cải mình mà làm những điều ác. D. Các ngươi kiêu ngạo vì sự giàu có của mình. Đáp án: B (A-ghê 1:9). 62. Sa-tan đã có lần đứng bên phải một Thầy tế lễ cả ở ngay trước mặt thiên sứ của Đức Giê-hô-va, để kiện cáo ông, vì ông "mặc áo bẩn." Thầy tế lễ cả nầy tên là gì? A. Giê-hô-sua. B. A-rôn. C. Hinh-kia D. Xa-đốc Đáp án: A (Xa-cha-ri 3:1-3). 63. Những kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va nói cùng nhau, thì Đức Giê-hô-va .......................? A. Đặt những lời khôn ngoan trong miệng họ. B. Đặt những lời quyền năng trong miệng họ. C. Để ý mà nghe. D. Để ý mà sửa dạy.

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

16

Đáp án: C (Ma-la-chi 3:16b). 64. Tên của Áp-ra-ham có nghĩa là gì? A. Cha của đức tin. B. Cha của nhiều dân tộc. C. Cha cao quý. D. Cha của lời hứa. Đáp án: B (Sáng thế ký 17:5) 65. Bà Ru-tơ xuất thân từ dân tộc nào? A. Am-môn. B. Ê-đôm. C. Mô-áp. D. Y-sơ-ra-ên. Đáp án: C (Ru-tơ 1:4). 66. Na-banh là người đã từng mắng nhiếc Đa-vít. Sau khi Na-banh chết, vợ của ông ta được Đa-vít lấy làm vợ. Người vợ nầy tên là gì? A. Mi-canh. B. A-hi-nô-am. C. Bát-sê-ba. D. A-bi-ga-in. Đáp án: D (1 Sa-mu-ên 25:39). 67. Áp-ra-ham ăn ở với người đầy tớ của vợ mình tên là A-ga sanh ra Ích-ma-ên. A-ga là người thuộc dân tộc nào? A. Ai-cập. B. Mô-áp. C. Ca-na-an. D. Ê-đôm. Đáp án: A (Sáng thế ký 16:1). 68. Có bao nhiêu thám tử của dân Y-sơ-ra-ên đi do thám thành Giê-ri-cô? A. 1. B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B (Giô-suê 2:1). 69. Trước khi vào xứ Ca-na-an, thì 12 thám tử của dân Y-sơ-ra-ên đi do thám xứ Ca-na-an hết bao nhiêu ngày? A. 10 ngày. B. 20 ngày. C. 30 ngày. D. 40 ngày.

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

17

Đáp án: D (Dân số ký 13:25) 70. Loài nào trong các loài vật sau đây không dùng làm của lễ thiêu dâng cho Đức Chúa Trời? A. Lạc đà B. Bò C. Chiên, Dê D. Chim Bồ câu núi, Bồ câu nhà. Đáp án: A (Lê-vi-ký 11:4). 71. Trong các vua sau đây, vua nào đã hết lòng, hết ý, hết sức mà kính mến Đức Giê-hô-va, và giữ trọn luật pháp Môi-se, đến nỗi trước và sau vua, không có người nào kính mến Đức Chúa Trời được như vậy? A. Đa-vít B. Sa-lô-môn C. Ê-xê-chia. D. Giô-si-a Đáp án: D (2 Các vua 23:25). 72. Lời dạy rằng: "Chớ đồng bọn cùng những bượm rượu, hoặc những kẻ láu ăn" được chép trong sách nào? A. Thi-thiên 58:10 B. Châm ngôn 23:20 C. Truyền đạo 10:3 D. Giê-rê-mi 40:5 Đáp án: B 73. Sách nào dài nhất trong Cựu Ước? A) Sáng Thế Ký B) Thi-thiên C) Ê-sai D) Giê-rê-mi Đáp án: B (Thi-thiên) 74. Ai là tác giả của sách Châm Ngôn? A) Đa-vít B) Sa-lô-môn C) Giô-si-a D) Không biết Đáp án: B (Sa-lô-môn) 75. Sách tiên tri nào nói nhiều về cuộc đời của Chúa Giê-xu?

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

18

A) Ê-sai B) Giê-rê-mi C) Đa-ni-ên D) Ê-xê-chi-ên Đáp án: A (Ê-sai) 76. Tiên tri nào được mệnh danh là “tiên tri than khóc”? A) Ê-sai B) Giê-rê-mi C) Đa-ni-ên D) Ê-xê-chi-ên Đáp án: B (Giê-rê-mi) 77. Tiên tri nào thấy khải tượng về sự xây lại đền thờ Giê-ru-sa-lem mới? A) Ê-sai B) Giê-rê-mi C) Đa-ni-ên D) Ê-xê-chi-ên Đáp án: D (Ê-xê-chi-ên) 78. Tiên tri nào thấy khải tượng về các đế quốc bị sụp đổ tiếp nối nhau? A) Ê-sai B) Giê-rê-mi C) Đa-ni-ên D) Ê-xê-chi-ên Đáp án: C (Đa-ni-ên) 79. Tiên tri nào nổi tiếng với cụm từ “Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên”? A) Ê-sai B) Giê-rê-mi C) Đa-ni-ên D) Ê-xê-chi-ên Đáp án: A (Ê-sai) 80. Tiên tri nào giữ chức vụ cao trong đế quốc Ba-by-lôn? A) Ê-sai B) Giê-rê-mi C) Đa-ni-ên D) Ê-xê-chi-ên Đáp án: C (Đa-ni-ên) II. KINH THÁNH TÂN ƯỚC (80 CÂU) 1. Khi Chúa Giê-xu đã giáng sinh, thì các thầy bác sĩ ở Đông phương đã tìm đến gặp Ngài tại nhà của cha mẹ Ngài. Khi gặp được, thì họ sấp mình xuống thờ lạy ai ? A. Bà Ma-ri. B. Bà Ma-ri và ông Giô-sép.

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

19

C. Bà Ma-ri, ông Giô-sép và Chúa Giê-xu. D. Một mình Chúa Giê-xu. Đáp án: D (Ma-thi-ơ 2:11). 2. Khi Sa-tan đem Chúa Giê-xu lên trên núi cao, và bảo Ngài thờ lạy nó, nó sẽ ban cho Ngài mọi nước trên thế gian. Chúa Giê-xu đã nói gì với Sa-tan ? A. Ngươi phải thờ phượng Đức Chúa Trời và người quá cố. B. Người phải thờ phượng Đức Chúa Trời và bà Mari. C. Người phải thờ phượng và hầu việc một mình Đức Chúa Trời. D. Ngươi phải thờ phượng các giáo chủ của các tôn giáo. Đáp án: C (Ma-thi-ơ 4:10). 3. Sách nào trong 4 sách Phúc âm không ký thuật lại sự kiện Chúa Giê-xu bị ma quỷ cám dỗ ? A. Ma-thi-ơ. B. Mác. C. Lu-ca. D. Giăng. Đáp án: D. 4. Trong sự kiện cám dỗ Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 4:1-11), khi ma-quỷ bảo Ngài hoá đá thành bánh và gieo mình từ nóc đến thờ xuống thì nó đều nói rằng: "Nếu ngươi phải là con Đức Chúa Trời, thì hãy...", nhưng tại sao nó không dùng lại cụm từ này khi bảo Ngài hãy thờ lạy nó? Đáp án: Vì việc hóa đá thành bánh, hay gieo mình mà không chết là việc Đức Chúa Trời mới làm được. Còn việc thờ lạy ma quỷ thì không cần phải có quyền năng. 5. Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là ...........? A. Người giảng hòa của Đức Chúa Trời. B. Người công bình. C. Con Đức Chúa Trời. D. Người lính giỏi của Đấng Christ. Đáp án: C (Ma-thi-ơ 5:9).

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

20

6. Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho .......? A. Kẻ nghịch thù cùng các ngươi. B. Kẻ bắt bớ các ngươi. C. Kẻ chửi rủa các ngươi. D. Kẻ lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi. Đáp án: B (Ma-thi-ơ 5:44). 7. Của cải của người ta thường ở chung một nơi với điều gì của họ ? A. Tài năng và học thức. B. Quyền lực và cơ hội. C. Tấm lòng. D. Cái bụng. Đáp án: C (Ma-thi-ơ 6:21). 8. Người nào nghe lời Chúa Giê-xu dạy mà không làm theo, thì giống như người dại cất nhà mình trên ........? A. Cát. B. Đất. C. Nước. D. Cây. Đáp án: A (Ma-thi-ơ 7:26). 9. Có một người ngoại bang (không phải là người Y-sơ-ra-ên) được Chúa Giê-xu khen là có đức tin lớn hơn mọi người trong dân Y-sơ-ra-ên. Người đó là ai, ở xứ nào? A. Thầy đội ở thành Ca-bê-na-um. B. Người đàn bà ở xứ Ca-na-an. C. Người đàn bà Sa-ma-ri. D. Đội trưởng Cột-nây, người Ý, ở thành Sê-sa-rê. Đáp án: A (Ma-thi-ơ 8:5-10) 10. Người nào quả quyết rằng không có sự sống lại, không có thiên sứ, và không có thần linh ? A. Người Pha-ri-si. B. Người Sa-đu-sê. C. Người Sa-ma-ri. D. Người theo đảng Ni-cô-la. Đáp án: B (Công vụ các sứ đồ 23:8). 11. Chúa Giê-xu sống lại vào ngày thứ mấy trong tuần lễ?

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

21

A. Sau ngày Sa-bát. B. Ngày thứ nhất trong tuần lễ. C. Ngày chủ nhật. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D (Ma-thi-ơ 28:1-2, Mác 16:9) 12. Ai là người đầu tiên được Chúa Giê-xu sai đi rao truyền sứ điệp Phục sinh của Ngài ? A. Phi-e-rơ. B. Giăng. C. Ma-ri-ma-đơ-len. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C (Giăng 20:17-18). 13. Mục đích Chúa Giê-xu xuống thế gian để làm gì? A. Phó sự sống mình để chuộc tội cho nhiều người. B. Giảng Tin Lành và hầu việc người ta. C. Câu B sai. D. Câu A và B đều đúng. Đáp án: D (Mác 10:45, Lu-ca 4:43) 14. Trong bốn sách Phúc âm, sách nào không có ký thuật các sự kiện Chúa Giê-xu đuổi quỷ ? A. Ma-thi-ơ B. Mác. C. Lu-ca. D. Giăng. Đáp: D 15. Trong bốn sách Phúc âm, sách nào ký thuật việc Chúa Giê-xu dùng nhiều cụm từ 'Ta là..." để nói về Ngài ? A. Ma-thi-ơ. B. Mác. C. Lu-ca. D. Giăng. Đáp: D 16. Bạn hãy viết 4 câu nói của Chúa Giê-xu dùng với cụm từ "Ta là", được chép trong sách Tin lành Giăng? Đáp án: 1. Ta là bánh của sự sống (Giăng 6:35). 2. Ta là bánh từ trên trời xuống (Giăng 6:41).

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

22

3. Ta là sự sáng của thế gian (Giăng 8:12). 4. Ta là cái cửa (Giăng 10:9). 5. Ta là người chăn hiền lành (Giăng 10:11). 6. Ta là sự sống lại (Giăng 11:25). 7. Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống (Giăng 14:6). 8. Ta là gốc nho thật (Giăng 15:1). 17. Khi Chúa Giê-xu nói trước về sự thương khó của Ngài, thì ai là người nói câu này với Chúa: "Dầu tôi phải chết cùng thầy, tôi cũng chẳng chối thầy đâu." A. Phi-e-rơ. B. Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ. C. 11 môn đồ (ngoài trừ Giu-đa Ích-ca-ri-ốt). D. Tất cả 12 môn đồ. Đáp án: D (Mác 14:31) 18. Chúa Giê-xu bảo: Người có phước hơn người đã mang thai và nuôi dưỡng Ngài là người: A. Suy ngẫm lời Chúa ngày và đêm. B. Cầu nguyện không thôi. C. Nghe và giữ lời Đức Chúa Trời. D. Không bỏ qua sự nhóm lại. Đáp án: C (Lu-ca 11:27-28). 19. Việc làm của Chúa Giê-xu trước khi Ngài chọn 12 người làm môn đồ cho Ngài là: A. Hát thơ thánh. B. Cầu nguyện. C. Rao giảng. D. Thử thách các ứng viên. Đáp án: B (Lu-ca 6:12-13). 20. Lời Chúa Giê-xu phán trong Lu-ca 10:20 rằng: “Dầu vậy, chớ mừng vì các quỷ phục các ngươi, Nhưng hãy vui mừng vì..................? A. Nhiều người được giải phóng khỏi quỷ dữ. B. Nhiều người biết các ngươi là đầy tớ của ta. C. Nhiều người tôn quý các ngươi.

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

23

D. Tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng. Đáp án: D (Lu-ca 10:20). 21. Chúa Giê-xu nói rằng người phạm tội lỗi là tôi mọi của: A. Ma quỷ. B. Tội lỗi. C. Sự chết. D. Sự tối tăm. Đáp án: B (Giăng 8:34). 22. Chúa Giê-xu dạy rằng để một người làm bạn hữu của Ngài, thì người đó phải: A. Làm theo điều Chúa dạy. B. Vác thập tự giá mình mà theo Chúa. C. Không chối Chúa trước mặt thiên hạ. D. Không làm bạn của thế gian. Đáp án: A (Giăng 15:4) 23. Khi Chúa Thánh Linh đến, Ngài khiến thế gian tự cáo về: A. Tội lỗi. B. Sự công bình. C. Sự phán xét. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D (Giăng 16:8). 24. Sau khi nghe Ma-ri Ma-đơ-len nói rằng xác Chúa Giê-xu đã bị dời đi, Phi-e-rơ và Giăng liền chạy đến mộ để xác minh. Vì lý do gì? A. Thương Chúa. B. Muốn biết chính xác về nguồn tin. C. Không hiểu Kinh thánh. D. Thiếu đức tin. Đáp án: C (Giăng 20:9). 25. Theo hội nghị tại thành Giê-ru-sa-lem, các tín đồ theo Chúa Giê-xu cần kiêng (không làm) những điều gì? A. Không ăn đồ cúng. B. Không ăn huyết, thú vật chết ngột. C. Không tà dâm. D. Câu A, B, C đúng.

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

24

Đáp án: D (Công vụ các sứ đồ 15:29) 26. Người dân đã tin Chúa tại thành Bê-rê, ngày nào cũng vậy, sau mỗi lần nghe tôi tớ Chúa giảng luận, họ đã làm gì ? A. Tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng. B. Đặt câu hỏi với diễn giả về nội dung bài giảng. C. Viết lại bài giảng vào trong 1 cuốn tập. D. Phê bình bài giảng. Đáp án: A (Công vụ các sứ đồ 17:11) 27. Hết thảy người nào được Đức Thánh Linh dẫn dắt, đều là: A. Người nói được tiếng lạ. B. Giàu có và danh tiếng. C. Người làm nhiều điều công đức ở đời. D. Con của Đức Chúa Trời. Đáp án: D (Rôma 8:14) 28. Những người sống theo xác thịt thì không thể: A. Đẹp lòng Đức Chúa Trời. B. Thắng được ma quỷ. C. Hiểu được lời Đức Chúa Trời. D. Hầu việc Chúa được. Đáp án: A (Rôma 8:8) 29. Trong thơ Rô-ma 7:14-25, Phao-lô bộc lộ rằng: Theo người bề trong, ông vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng, nhưng ông vẫn bị luật tội lỗi bắt làm phu tù. Nên khi ông không làm được điều lành ông muốn, mà lại phải làm điều dữ ông ghét. Theo bạn, đây là giai đoạn Phao-lô đã tin nhận hay chưa tin nhận Chúa Giê-xu? Đáp án: Lúc chưa tin nhận Chúa Giê-xu (Rô-ma 7:24-25a). 30. Kẻ thù bị tiêu diệt sau cùng là: A. Ma-quỷ. B. Tội lỗi. C. Bệnh tật. D. Sự chết. Đáp án: D (1 Cô-rinh-tô 15:26).

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

25

31. Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là: A. Sứ đồ Phi-e-rơ. B. Đức giáo hoàng của Công giáo. C. Mục sư Tin lành. D. Đức Chúa Giê-xu Christ. Đáp án: D (1 Cô-rinh-tô 3:11) 32. Nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại: A. Việc làm. B. Năng lực. C. Sự khôn ngoan. D. Sự cố gắng. Đáp án: B (1 Cô-rinh-tô 4:20) 33. Trong ngày cuối cùng, người tin Chúa sẽ đoán xét ai? A. Người tin Chúa. B. Tiên tri giả. C. Đấng Christ giả. D. Thiên sứ sa ngã. Đáp án: D (1 Cô-rinh-tô 6:3) 34. Môi-se làm báp-têm cho dân Do-thái ở đâu? A. Trong đám mây và dưới biển. B. Trong đám mây và đám lửa. C. Nơi nước chảy ra từ tảng đá trong đồng vắng. D. Nơi dòng sông Giô-đanh. Đáp án: A (1 Cô-rinh-tô 10:2). 35. Đồ người ngoại cúng tế là cúng tế các quỷ, nên ăn đồ cúng là: A. Phạm tội thờ hình tượng. B. Thờ lạy ma quỷ. C. Thông đồng với ma quỷ. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C (1 Cô-rinh-tô 10:20-22) 36. Khi dự tiệc thánh, người tin Chúa cần: A. Tự xét lấy mình (ăn năn mọi tội). B. Nhớ đến sự thương khó của Chúa Giê-xu. C. Rao truyền sự chết của Chúa cho người khác. D. Câu A, B, C đúng.

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

26

Đáp án: D (1 Cô-rinh-tô 11:25-28). 37. Sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến: A. Đức tin. B. Sự tự do. C. Sự cứu rỗi linh hồn. D. Sự may mắn. Đáp án: C (2 Cô-rinh-tô 7:10a) 38. Người chỉ làm đẹp lòng loài người, thì người đó chẳng phải là: A. Tín hữu Tin lành. B. Người được cứu. C. Người lãnh đạo hội thánh. D. Tôi tớ của Đấng Christ. Đáp án: D (Ga-la-ti 1:10) 39. Hãy lấy lòng yêu thương làm: A. Đầy tớ lẫn nhau. B. Anh em coi sóc lẫn nhau. C. Bạn bè nâng đỡ lẫn nhau. D. Người giúp đỡ lẫn nhau. Đáp án: A (Ga-la-ti 5:13) 40. Sứ đồ Phao-lô không khoe về chính mình, nhưng ông chỉ khoe về : A. Thập tự giá của Đức Chúa Giê-xu Christ. B. Các ân tứ của Đức Thánh Linh. C. Tầm quan trọng của luật pháp Môi-se. D. Các cống hiến của các thánh đồ. Đáp án: A (Ga-la-ti 6:14) 41. Công dụng của Luật pháp Môi-se là: A. Chỉ cho con người biết tội. B. Giúp con người sống công bình. C. Giúp con người sống thánh khiết. D. Giúp con người đạt đến sự cứu rỗi. Đáp án: A (Rô-ma 7:7).

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

27

42. Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Giê-xu Christ, nên hết thảy đều là: A. Đầy tớ của Đức Chúa Trời. B. Con trai của Đức Chúa Trời. C. Lính giỏi của Đấng Christ. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: B (Ga-la-ti 3:26) 43. Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là: A. Sự thương xót của Đức Chúa Trời. B. Sự bao dung của Đức Chúa Trời. C. Sự ban cho của Đức Chúa Trời. D. Sự thành tín của Đức Chúa Trời. Đáp: C (Ê-phê-sô 2:8). 44. Gươm của Đức Thánh Linh là: A. Quyền năng của Đức Chúa Trời. B. Ân tứ của Đức Chúa Trời. C. Ân điển của Đức Chúa Trời. D. Lời của Đức Chúa Trời. Đáp án: D (Ê-phê-sô 6:17). 45. Biết sự yêu thương của Đấng Christ là: A. Trổi hơn mọi sự thông biết. B. Trổi hơn mọi sự khôn ngoan. C. Trổi hơn mọi tư tưởng. D. Trổi hơn mọi khám phá. Đáp án: A (Ê-phê-sô 3:19). 46. Chúa Giê-xu đã dùng điều gì để truất bỏ và chiến thắng các quyền cai trị cùng các thế lực ? A. Lời Đức Chúa Trời. B. Quyền năng. C. Sự khôn ngoan. D. Thập tự giá. Đáp án: D (Cô-lô-se 2:15)

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

28

47. Lời sứ đồ Phao-lô truyền dạy cho tín hữu là lời : A. Lời của sứ đồ. B. Lời của Đấng tiên tri. C. Lời của Đức Chúa Trời. D. Lời sự sống. Đáp án: C (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13) 48. Ai khinh bỏ lời sứ đồ Phao-lô nói, là khinh bỏ : A. Thập tự giá. B. Đức tin. C. Sự sống đời đời. D. Đức Chúa Trời. Đáp án: D (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:8) 49. Khi Chúa Giê-xu ở trên trời giáng xuống, thì có những loại âm thanh nào vang lên? A. Tiếng kêu lớn. B. Tiếng của Thiên sứ lớn. C. Tiếng kèn của Đức Chúa Trời. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D (1 Tê-sa 4:16) 50. Chớ dập tắt : A. Đức Thánh Linh. B. Đức tin. C. Sự hy vọng. D. Tình yêu thương. Đáp án: A (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:19) 51. Phàm người kêu cầu danh Chúa thì phải : A. Tin Chúa. B. Biết Danh Chúa. C. Tránh khỏi sự ác. D. Cầu nguyện. Đáp án: C (2 Ti-mô-thê 2:19) 52. Hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Giê-xu Christ, thì sẽ: A. Phải cố gắng hết sức. B. Phải sống hi sinh. C. Được phước. D. Bị bắt bớ. Đáp án: D (2 Ti-mô-thê 3:12)

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

29

53. Kinh thánh là: A. Lời của Đức Chúa Trời và con người. B. Lời của Đức Chúa Trời. C. Lời của con người. D. Lời của thiên sứ. Đáp án: B (2 Ti-mô-thê 3:16). 54. Ai là người biết Kinh thánh từ thuở ấu thơ, và Kinh thánh khiến người nầy được khôn ngoan dẫn đến sự cứu rỗi bởi đức tin ? A. Phao-lô B. Ba-na-ba. C. Ti-mô-thê. D. Mác. Đáp án: C (2 Ti-mô-thê 3:15). 55. Chúa Giê-xu muốn cho mọi người được cứu rỗi và : A. Hiểu biết lẽ thật. B. Đi nhà thờ thường xuyên. C. Chỉ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. D. Làm đầy tớ Chúa. Đáp án: A (1 Ti-mô-thê 2:4) 56. Kẻ ưa sự ăn chơi thì : A. Sự nghèo khó sẽ vây quanh. B. Sớm trở nên kẻ trộm cắp. C. Dẫu sống cũng như chết. D. Lấy bụng mình là chúa mình. Đáp án: C (1 Timôthê 5:6) 57. Đàn bà trẻ phải sống như thế nào ? A. Yêu chồng con mình và có nết na. B. Trinh chánh và biết trông nom việc nhà. C. Ở lành và vâng phục chồng mình. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D (Tít 3:4-5). 58. Dân thuộc riêng về Chúa Giê-xu, là dân có : A. Lòng sốt sắng về các việc lành. B. Ý chí hoàn thiện bản thân.

Page 30: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

30

C. Lời nói khôn ngoan làm vừa lòng người nghe. D. Tư tưởng hướng thiện. Đáp án: A (Tít 2:14b). 59. Ai được Phao-lô sanh ra trong vòng xiềng xích? A. Si-la. B. Ti-mô-thê. C. Phi-lê-môn. D. Ô-nê-sim. Đáp án: D (Phi-lê-môn câu 10). 60. Người không tin Chúa sẽ không được bước vào sự : A. Sự quan tâm của Chúa. B. Sự yên nghỉ của Chúa. C. Chăm sóc của Chúa. D. Sự thương yêu của Chúa. Đáp án: B (Hê-bơ-rơ 3:18-19) 61. Chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời nếu: A. Không có lòng trong sạch. B. Không nên thánh. C. Câu A, B sai. D. Câu C sai. Đáp án: D (Ma-thi-ơ 5:8, Hê-bơ-rơ 12:14). 62. Theo luật pháp, tội lỗi sẽ không được tha thứ, nếu: A. Không có đức tin. B. Không có sự ăn năn, hối cải. C. Không có sự đổ huyết. D. Không trực tiếp xưng tội với Chúa. Đáp án: C (Hê-bơ-rơ 9:22). 63. Khi Áp-ra-ham dâng con mình là Y-sác trên bàn thờ, thì ông đã nghĩ gì? A. Đức Chúa Trời sẽ ban cho ông đứa con trai khác. B. Đức Chúa Trời sẽ khiến Y-sác sống lại. C. Đức Chúa Trời sẽ dùng Ích-ma-ên thay cho Y-sáC. D. Đức Chúa Trời hủy bỏ giao ước của Ngài với ông. Đáp án: B (Hê-bơ-rơ 11:19).

Page 31: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

31

64. Vì sao Đức Chúa Trời chỉ nhậm lấy của lễ dâng của A-bên mà không nhậm lấy của lễ dâng của Ca-in? A. Vì Đức Chúa Trời thương A-bên mà ghét Ca-in. B. Vì A-bên hiền lành hơn Ca-in. C. Vì chỉ có A-bên dâng của lễ bởi đức tin. B. Vì của lễ của A-bên ngon hơn của lễ của Ca-in. Đáp án: C (Hê-bơ-rơ 11:4) 65. Điền và chỗ trống: Mọi người phải .......... (1) ........... sự hôn nhân, chốn khuê phòng chớ có sự .... (2) ........, vì Đức Chúa Trời sẽ ...... (3) .......... kẻ dâm dục cùng kẻ phạm tội ngoại tình. (Hê-bơ-rơ 13:4) Đáp án: (1): Kính trọng. (2): Ô-uế (3): Đoán phạt 66. Cơ quan nào trong cơ thể mà con người không thể trị phục được ? A. Cái lỗ tai. B. Con mắt. C. Trái tim. D. Cái lưỡi. Đáp án: D (Gia-cơ 3:8). 67. Người khiêm nhường sẽ nói rằng : Tôi sẽ làm việc nầy, việc kia, nếu: A. Chúa muốn và tôi còn sống. B. Nếu tôi còn sống và có cơ hội. C. Nếu tôi làm hết sức mình. D. Nếu điều đó đem lại hạnh phúc cho tôi. Đáp án: A (Gia-cơ 4:15 ). 68. Anh em chẳng được chi, vì: A. Không có tài năng. B. Không có sự khôn ngoan. C. Không cầu nguyện. D. Không hiệp một. Đáp án: C (Gia-cơ 4:2b)

Page 32: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

32

69. Ai sanh bởi Đức Chúa Trời thì chẳng: A. Phạm tội. B. Yếu đuối. C. Đau buồn. D. Nóng giận. Đáp án: A (1 Giăng 3:9, 5:18). 70. Vì Đức Chúa Trời là Sự yêu thương, nên ai không yêu thì: A. Không gặp được Đức Chúa Trời. B. Không biết Đức Chúa Trời. C. Không hiểu được Đức Chúa Trời. D. Không thấy được Đức Chúa Trời. Đáp án: B (1 Giăng 4:8) 71. Ai sanh bởi Đức Chúa Trời thì tự giữ lấy mình, ma-quỷ chẳng: A. Cám dỗ người được. B. Kiện cáo người được. C. Rình mò chung quanh người được. D. Làm hại người được. Đáp án: D (1 Giăng 5:18). 72. Ai đi dông dài, chẳng bền lòng theo đạo Đấng Christ, thì người ấy không có: A. Đức tin. B. Sự sống. C. Đức Chúa Trời. D. Quyền công dân trên thiên đàng. Đáp án: C (2 Giăng câu 9). 73. Ai là người ưa đứng đầu Hội thánh, không muốn tiếp rước các sứ đồ và thánh đồ. Người đuổi ra khỏi hội thánh đối với tín đồ nào tiếp rước các sứ đồ, thánh đồ? A. Đi-ô-trép. B. Đê-mê-triu. C. Gai-út. D. Người Pha-ri-si. Đáp án: A (3 Giăng câu 9-10) 74. Muốn được phước, người ta phải có những hành động nào đối với sách Khải huyền? A. Đọc. B. Nghe. C. Giữ. D. Câu A, B, C đúng. Đáp áp: D (Khải huyền 1:3)

Page 33: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

33

75. Bảy (7) Hội thánh được đề cập trong sách Khải huyền, thì Hội thánh nào được Chúa khen và không bị khiển trách điều gì? A. Hội thánh Ê-phê-sô. B. Hội thánh Sạt-đe C. Hội thánh Phi-la-đen-phi-a. D. Hội thánh Lao-đi-xê. Đáp án: C (Khải huyền 3:7-13) 76. Vì sao chỉ có Chiên Con mới xứng đáng mở ấn của quyển sách có đóng 7 ấn ? Đáp án: Vì Chiên Con đã lấy huyết mình chuộc mọi người cho Đức Chúa Trời. 77. Khi Chúa Giê-xu tái lâm lần thứ nhất trên không trung, mọi người sẽ trông thấy. Người không tin Chúa sẽ làm gì khi thấy Ngài: A. Đấm ngực và than khóc. B. Sợ hãi và chạy đi trú ẩn. C. Ăn năn tội mình trở lại tin nhận Chúa. D. Nài xin Chúa cứu họ. Đáp án: A (Khải huyền 1:7, Ma-thi-ơ 24:30). 78. Chúa Giê-xu bước vào cuộc đời của chúng ta, khi chúng ta: A. Cha mẹ chúng ta dâng chúng ta cho Chúa. B. Đi nhà thờ. C. Mời Chúa bước vào cuộc đời mình. D. Làm lễ báp têm. Đáp án: C (Khải huyền 3:20). 79. Ma quỷ bước vào một người, khi mà họ: A. Đã tin nhận Chúa Giê-xu. B. Không mời chúng bước vào. C. Đi coi bói. D. Chưa có Chúa Giê-xu làm chủ. Đáp án: D (Ma-thi-ơ 12:43-45, Giăng 10:1, 10a). 80. Sau khi chịu phán xét, kẻ không có tên trong Sách sự sống của Chúa Giê-xu đều:

Page 34: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

34

A. Không được vào thiên đàng, phải ở ngoài không trung. B. Bị ném vào hồ có lửa. C. Phải ở trên mặt đất đời đời. D. Cả thể xác lẫn linh hồn bị chết và biến mất. Đáp án: B (Khải huyền 20:15) III. GIÁO LÝ CĂN BẢN (25 CÂU) Câu 1: Đức Chúa Trời là ai? A. Ngài là điểm “tác động” đầu tiên của cả vũ trụ trời đất. B. Ngài là vị thần đầu tiên có mặt trên trái đất này. C. Đấng Sáng Tạo trời đất, vạn vật, loài người và bảo tồn tất cả (Nêh 9:6) D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C Câu 2: Đức Chúa Trời từ đâu mà có? A. Ngài đã được tạo ra từ trước vô cùng B. Ngài là tạo vật đầu tiên của vũ trụ trời đất C. Ngài là Đấng Tự Hữu, Hằng Hữu (Xuất 3:14) D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C Câu 3: Nhờ đâu con người nhận biết được Đức Chúa Trời? A. Lương tâm (là bản năng thiên phú để con người nhận biết Chúa (Rô.2:5) B. Vũ trụ (là tuyệt phẩm của Chúa để con người nhận biết Ngài C (Thi 19:1) C. Kinh Thánh (là Lời thành văn để bày tỏ chân lý của Ngài cho con người (IITi 3:16) . D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 4: Danh xưng “Giê-xu Christ” có nghĩa là gì?

Page 35: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

35

A. Giê-xu: “Đấng Cứu Thế”, Christ: “Ngôi Hai của Đức Chúa Trời” B. Giê-xu: “Đấng Cứu Thế”, Christ: “Đấng chịu xức dầu” C. Giê-xu: “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”, Christ: “Ngôi Hai của Đức Chúa Trời” D. Giê-xu: “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”, Christ: “Đấng Tiên Tri” Đáp án: B Câu 5: Công việc của Đức Thánh Linh là gì? A. Ngài cùng với Đức Chúa Trời dựng nên vũ trụ trời đất. B. Ngài cáo trách tội lỗi và giúp con người ăn năn tin nhận Chúa Giê-xu. C. Ngài là Đấng dẫn dắt và lãnh đạo Hội Thánh. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 6: Hậu quả của tội không vâng lời của A-đam và Ê-va là gì? A. Con người phải làm việc vất vả mới có ăn. B. Cả dòng dõi loài người mất đi mối tương giao với Đức Chúa Trời. C. Khiến cho cả nhân loại phạm tội dẫn đến sự chết đời đời. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 7: Hành động của sự ăn năn là: A. Nhận thức về tình trạng tội lỗi của mình (Phương diện lý trí). B. Đau buồn về tình trạng tội lỗi của mình (Phương diện tình cảm). C. Quyết tâm từ bỏ tội lỗi và đầu phục Đức Chúa Trời (Phương diện ý chí). D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 8: Hành động thể hiện đức tin nơi Chúa Giê-xu là:

Page 36: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

36

A. Sống giữ trọn những tiêu chuẩn đạo đức của con người B. Nương cậy vào tiêu chuẩn “Tốt đạo, đẹp đời” C. Tin nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của mình và phó thác đời sống mình cho Ngài. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C Câu 9: Chúng ta nên cầu nguyện điều gì với Chúa? A. Chỉ cầu nguyện cho cá nhân và gia đình mình là đủ. B. Chỉ cầu thay cho mọi người tin Chúa mà thôi. C. Cầu nguyện cho mọi người theo dự cảm động của Đức Thánh Linh. D. Vì Chúa biết hết mọi điều suy nghĩ trong lòng nên không cần phải cầu nguyện thì Ngài cũng đáp ứng. Đáp án: C Câu 10: Vì sao có những lời cầu nguyện không được Đức Chúa Trời nhậm? A. Vì người cầu nguyện còn tội lỗi chưa giải quyết. B. Vì xin điều trái lẽ với lời dạy của Chúa. C. Vì cầu nguyện mà chưa đặt đức tin trọn vẹn nơi Chúa. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 11: Sự thờ phượng Chúa thật là như thế nào? A. Là yên lặng, chấp tay đứng thờ phượng Chúa. B. Là làm theo sự cảm động ở trong lòng. C. Lấy hết tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Chúa. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C Câu 12: Hôn nhân theo ý muốn của Đức Chúa Trời là: A. Sự gắn kết giữa người nam và người nữ bởi sự kết hiệp của Đức Chúa Trời trong tình yêu và sự chung thủy trọn đời.

Page 37: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

37

B. Sự kết ước giữa người nam và người nữ với mục đích duy trì nòi giống. C. Sự kết ước giữa người nam và người nữ có đăng ký kết hôn chính thức. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 13: Hội Thánh được thành lập như thế nào? A. Chúa Giê-xu tuyên bố thành lập Hội Thánh qua lời xưng nhận của Phi-e-rơ trong Ma-thi-ơ 16:18 “... Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên đá này...” B. Đức Thánh Linh giáng lâm vào ngày Lễ Ngũ Tuần và thành lập Hội Thánh. C. Các sứ đồ rao giảng Phúc Âm và thiết lập Hội Thánh. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 14: Công việc Hội Thánh cần PHẢI thực hiện là: A. Chỉ lo rao truyền Phúc Âm theo Đại Mạng Lệnh Chúa Giê-xu truyền. B. Chỉ tham gia công tác xã hội và làm từ thiện mà thôi. C. Thờ phượng Chúa, rao giảng Phúc Âm cứu người, và làm việc lành. D. Không làm gì cả Đáp án: C Câu 16: Người nhận lễ báp-têm được kể như là: A. Bản thân mình đồng chết, đồng chôn với Chúa Giê-xu về đời sống cũ tội lỗi. B. Đồng sống lại với Chúa trong đời sống mới theo sự công nghĩa. C. Liên hiệp với Đức Chúa Giê-xu để sống đời sống đắc thắng. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 17: Tại sao tín hữu phải dâng hiến cho Chúa ?

Page 38: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

38

A. Để tỏ lòng yêu mến Chúa B. Vì mọi của cải, vật chất đều thuộc về Ngài C. Để mở mang công việc Chúa D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 18: Những dấu hiệu nào cho biết Chúa Giê-xu sẽ tái lâm? A. Khi nào Tin Lành của Chúa được rao giảng khắp đất. B. Khi nào những những dấu hiệu mà Ngài đã nói trước được xảy ra. C. Chúa sẽ tái lâm cách thình lình như kẻ trộm mà không một ai biết trước cả. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 19: Chúa Giê-xu thiết lập lễ tiệc thánh là để? A. Người tin Chúa có thể ăn thịt thật và uống huyết thật của Chúa. B. Nhắc Cơ-đốc nhân nhớ đến sự hy sinh của Chúa Giê-xu trên thập tự và hiệp nhất trong mối thông công với Ngài. C. Nhắc Cơ Đốc nhân hết lòng trong công tác rao giảng Tin Lành và là hình bóng của ngày dự tiệc cưới Chiên Con. D. Câu B, C đúng. Đáp án: D Câu 20: Chúa Giê-xu truyền dạy phải giữ 2 Thánh Lễ quan trọng nào? A. Lễ Phong Chức và Lễ Hôn Phối B. Lễ Báp-têm và Lễ Tiệc Thánh C. Lễ Rửa Chân và Lễ Dâng Con D. Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh Đáp án: B Câu 21: Những người trung tín với Chúa đến cuối cùng sẽ được hưởng điều gì khi Chúa Giê-xu tái lâm?

Page 39: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

39

A. Được dự tiệc cưới Chiên Con. B. Được ở với Ngài đời đời. C. Được nhận phần thưởng ở nơi thiên đàng. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: D Câu 22: Chúa hứa rằng khi Ngài trở lại, Ngài sẽ ban sự sống lại cho những người tin Chúa như thế nào? A. Về phương diện linh hồn mà thôi. B. Về phương diện tâm linh và tâm trí mà thôi. C. Thân thể trước đây được biến hóa và kết hiệp với linh hồn. D. Mặc lấy một linh hồn và một thân thể mới hoàn toàn khác trước đây. Đáp án: C Câu 23: Khi nào Chúa Giê-xu sẽ tái lâm (trở lại trần gian lần thứ hai)? A. Khi nào các mục sư và các nhà thờ thông báo chính thức về ngày Chúa tái lâm. B. Khi nào có một vị tiên tri của Chúa xuất hiện báo tin về ngày Chúa tái lâm. C. Không ai biết rõ ngày nào Chúa Giê-xu sẽ tái lâm. D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: C Câu 24: Người không tin Chúa có được sống lại không? A. Sẽ sống lại để đầu thai sang một kiếp khác. B. Sẽ sống lại về mặt tâm linh và tinh thần mà thôi. C. Sẽ sống lại để bị phán xét trước Tòa Án Lớn và Trắng và bị hình phạt đời đời. D. Không thể sống lại được vì họ đã hoàn toàn tiêu biến về linh hồn và thể xác. Đáp án: C Câu 25: Hỏa ngục đời đời là dành cho ai?

Page 40: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

40

A. Sa-tan, ma quỷ và quỷ sứ nó. B. Những người không có tên trong sách sự sống. C. Những tiên tri giả. D. Câu A, B, C đúng Đáp án: D IV. LỊCH SỬ HỘI THÁNH (15 CÂU) Câu 1: Hội nào lần đầu tiên đã đặt chân vào truyền giảng Tin Lành ở Việt Nam? A. Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (C&MA) B. Hội Thánh Phúc Âm Liên Hiệp C. Hội Thánh Trưởng Lão Liên Hiệp D. Hội Thánh Báp-tít Liên Hiệp Đáp án: A Câu 2: Cơ sở truyền giáo đầu tiên ở Việt Nam được đặt tại đâu? A. Hà Nội B. Huế C. Đà Nẵng D. Sài gòn Đáp án: C Câu 3: Trường Kinh Thánh đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào năm nào? A. 1911 B. 1918 C. 1921 D. 1926 Đáp án: C Câu 4: Bản dịch toàn bộ Kinh Thánh Tiếng Việt của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đầu tiên được xuất bản vào năm nào? A. 1921 B. 1926 C. 1928 D. 1934 Đáp án: B Câu 5: Hội Đồng Tổng Liên Hội đầu tiên của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã diễn ra vào năm nào? A. 1921 B. 1926 C. 1927 D. 1930

Page 41: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

41

Đáp án: C Câu 6: Tại Hội đồng Tổng Liên Hội đầu tiên của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, ai đã được bầu chọn làm Hội Trưởng đầu tiên? A. Mục sư Hoàng Trọng Thừa B. Mục sư Lê Văn Long C. Mục sư Dương Nhữ Tiếp D. Mục sư Lê Văn Thái Đáp án: A Câu 7: Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã bị chia cắt thành 02 Tổng Hội (Tổng Hội Miền Bắc và Tổng Hội Miền Nam) vào năm nào? A. 1945 B. 1954 C. 1975 D. 2001 Đáp án: B Câu 8: Tại Hội đồng Tổng Hội, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc, Nhiệm kỳ 2004-2008, ai được bầu chọn làm Hội Trưởng? A. Mục Sư Phùng Quang Huyến B. Mục sư Âu Quang Vinh C. Mục sư Nguyễn Hữu Mạc D. Mục sư Nguyễn Gia Huấn Đáp án: A Câu 9: Hội Trưởng hiện tại của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc là ai? A. Mục Sư Phùng Quang Huyến B. Mục sư Âu Quang Vinh C. Mục sư Nguyễn Hữu Mạc D. Mục sư Nguyễn Gia Huấn Đáp án: C Câu 10: Kể từ năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, Hội Đồng Tổng Liên Hội, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam được diễn ra lần đầu tiên vào năm nào? A. 2000 B. 2001 C. 2002 D. 2004 Đáp án: B

Page 42: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

42

Câu 11: Trong Hội đồng Tổng Liên Hội, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam đầu tiên (kể từ sau năm 1975) đã bầu chọn ai là Hội Trưởng? A. Mục Sư Ông Văn Huyên B. Mục sư Phạm Xuân Thiều C. Mục sư Dương Thạnh D. Mục sư Thái Phước Trường Đáp án: B Câu 12: Hội Trưởng hiện tại của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam miền Nam là ai? A. Mục Sư Ông Văn Huyên B. Mục sư Phạm Xuân Thiều C. Mục sư Phan Vĩnh Cự D. Mục sư Thái Phước Trường Đáp án: C Câu 13: Theo lịch sử Giáo Hội Cơ Đốc, Giáo Hội Tin Lành Cải Chánh xuất phát từ: A. Giáo Hội Công Giáo La-mã B. Giáo Hội Tin Lành Chính Thống C. Giáo Hội Tin Lành Hy-lạp D. Câu A, B, C đúng. Đáp án: A Câu 14: Martin Luther là ai? A. Là một linh mục người Đức thuộc giáo hội Công Giáo La-mã. B. Là người sáng lập ra Giáo Hội Tin Lành Lutheran. C. Là người đưa ra 95 luận đề chống lại giáo hội Công Giáo La-mã. D. Câu A, B, C đúng Đáp án: D Câu 15: Lý do chủ yếu dẫn đến công cuộc Cải Chánh và thành lập giáo hội Tin Lành, tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La-mã trong thế kỷ thứ 16 là gì? A. Giáo Hội Công Giáo bán Bùa xóa tội cho tín đồ để giúp giải thoát cho người chết.

Page 43: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

43

B. Sự cứu rỗi dựa trên công đức chứ không dựa trên đức tin nơi Chúa Giê-xu. C. Một phần tín lý về sự cứu rỗi không đặt trên nền tảng Kinh Thánh. D. Câu A, B, C đúng Đáp án: D V. TỔNG HỢP (10 CÂU) Câu 1: Xin biên dịch Chủ đề của kỳ Trại này sang tiếng Hàn? Đáp: Sứ Mệnh 사명 Câu 2: Kỳ Trại này có khoảng bao nhiêu người Việt Nam tham dự (bao gồm Mục sư, Truyền đạo người Việt, và KHÔNG tính trẻ em)? Đáp: Chưa biết Câu 3: Địa chỉ trang web-blog của Trường Kinh Thánh Việt Hàn là gì? Đáp: http://vkbs2013.wordpress.com Câu 4: Khẩu hiệu tiếng Việt và tiếng Anh của Trường Kinh Thánh Việt Hàn là gì? Đáp: - Tiếng Việt: Học và Sống Giống Chúa! - Tiếng Anh: Learn and Live Like the Lord! Câu 5: Đại Hội Đồng của Tổng Liên Hội – Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) vào năm 2013 đã bầu ai làm Hội Trưởng? Đáp: Mục sư Phan Vĩnh Cự Câu 6: Ở Việt Nam, tỉnh nào có số lượng người theo đạo Tin Lành đông nhất? Đáp: Tỉnh Đắc Lắc Câu 7: Tại Hàn Quốc, Hội Thánh nào tổ chức buổi nhóm cho người Việt đầu tiên? Đáp: Hội Thánh Saemunan

Page 44: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

44

Câu 8: VCFK là cách viết tắt của chữ gì trong tiếng Anh? Đáp: Vietnamese Christian Fellowship in Korea Câu 9: Địa chỉ của trang blog (website) hiện nay của VCFK là gì? Đáp: http://vcfk2012.wordpress.com Câu 10: Hiện nay, Nghị định Tôn giáo mới nhất của Chính phủ Việt Nam là Nghị định số mấy? Đáp: Nghị định 92/2012/NĐ-CP

------------------------------

Trắc Nghiệm Kiến Thức Kinh Thánh- Cựu Ước Biên soạn: Tđ. Nguyễn Vĩnh Phước

I. NGŨ KINH SÁNG THẾ KÝ 1. Các ngôi sao được Chúa dựng nên vào ngày thứ mấy? A. Thứ nhì B. Thứ ba C. Thứ tư (Sáng thế ký 1:14-19) D. Thứ Năm Đáp án: C 2. Sông nào KHÔNG chảy ngang qua vườn Ê-đen? A. Ghi-hôn B. Hi-đê-ke C. Ơ-phơ-rát D. Giô-đanh (Sáng thế ký 2:10-14) Đáp án: D 3. Điều nào sau đây không phải do hậu quả của sự sa ngã? A. Con người phải làm việc (Sáng thế ký 2:15) B. Con người phải chịu đau khổ C. Con người bị phân cách với Đức-Chúa-Trời D. Tất cả đều đúng Đáp án: A 4. Sau khi bị Đức Chúa Trời đuổi đi vì đã giết em trai mình, Ca-in đi sống ở xứ nào?

Page 45: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

45

A. Nốt (Sáng thế ký 5:16) B. Urơ C. Ca-na-an D. Hếp-rôn Đáp án: A 5. Trong những người sau đây, ai là con trai của Lê-méc? A. Nô-ê (Sáng thế ký 5:28,29) B. Ap-ra-ham C. Hê-nóc D. Giê-rết Đáp án: A 6. Trong sự kiện đại hồng thủy, Ông Nô-ê thả con chim nào ra trước tiên? A. Bồ câu B. Kên kên C. Quạ (Sáng thế ký 8) D. Sáo Đáp án: C 7. Nô-ê rủa sả ai? A. Sem B. Cham C. Gia-phết D. Ca-na-an (Sáng thế ký 9:25) Đáp án: D 8. Vị vua nào bắt Lót và tịch thu tài sản? A. Bê-ra B. Kết-rô-lao-me (Sáng thế ký 14) C. Biếc-sa D. Si-nan Đáp án: B 9. Trước khi được Đức Chúa Trời kêu gọi, quê hương của Áp-ra-ham ở đâu? A. Cha-ran B. U-rơ (Sáng thế ký 15:7) C. Ca-na-an D. Mô-rê

Page 46: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

46

Đáp án: B 10. Cha của các cháu ngoại của ông Lót là ai? A. A-bi-ma-léc B. Nim-rốt C. Lót (Sáng thế ký 19:30-38) D. Mô-áp Đáp án: C 11. Áp-ra-ham chôn Sa-ra ở đâu? A. Bê-e-sê-ba B. Cánh đồng gần Bết-lê-hem C. Hang đá đồng Mạc-bê-la (Sáng thế ký 23:1-20) D. Cha-ran Đáp án: C 12. Vợ kế của Áp-ra-ham là ai? A. Kê-tu-ra (Sáng thế ký 25:1) B. A-ga C. Bi-a D. A-bi-ga-in Đáp án: A 13. Kinh Thánh đã dành nhiều chương để nói đến cuộc đời của Giô-sép, bắt đầu từ: A. Sáng thế ký 39 đến 50 B. Sáng thế ký 37 đến 50 C. Sáng thế ký 38 đến 50 D. Sáng thế ký 36 đến 50 Đáp án: B 14. Giô-sép truyền lệnh cho dân Ai-cập phải nộp bao nhiêu hoa màu cho Pha-ra-ôn? A. 1/10 B. 1/5 (Sáng thế ký 47:23,24) C. 1/3 D. 1/2 Đáp án: B XUẤT Ê-DÍP-TÔ KÝ 15. Dân Y-sơ-ra-ên xây những thành phố nào khi còn làm nô lệ tại Aicập? A. Ram-se và Phi-thom (Xuất 1:11) B. Ôn và Ram-se C. Hê-li-ô-po-lis và Phi-thom D. Mem-phis và Ôn

Page 47: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

47

Đáp án: A 16. Sau khi Giô-sép qua đời, vương triều mới của Ê-díp-tô đã dùng một trong những chính sách nào hầu tuyệt nòi giống dân Y-sơ-ra-ên? A. Bắt lao động ở những nơi nguy hiểm B. Giết tất cả em bé mới sanh C. Thủ tiêu những thanh niên mạnh khỏe D. Giết con trai mới sanh (Xuất 1:15,16) Đáp án: D 17. Đâu là tai vạ thứ nhất trong số mười tai vạ mà Đức Chúa Trời đã giáng trên xứ Ê-díp-tô? A. Ghẻ chốc B. Súc vật bị dịch lệ C. Ruồi mòng D. Nước sông bị hôi thối (Xuất 7:14-25) Đáp án: D 18. Tại hai địa điểm nào trong hành trình của Y-sơ-ra-ên, đập hòn đá để có nước cho dân sự uống? A. Hô-rếp và Mê-ra-bi B. Hô-rếp và Bê-ra-li C. Hô-rếp và Ca-đe (Xuất 17:6; Dân số ký 20) D. Hô-rếp và Ba-nê-a Đáp án: C 19. Ông Giê-trô khuyên Môi-se điều gì? A. Sống tận hiến B. Phân quyền (Xuất 18:1-27) C. Nghĩ ngơi D. Làm con bò vàng Đáp án: B 20 Mười điều răn được chép ở địa chỉ nào sau đây trong Kinh Thánh? A. Xuất Ê-díp-tô ký 20 và Phục truyền luật lệ ký 5 B. Phục truyền luật lệ ký 10 và Sáng thế ký 20 C. Xuất Ê-díp-tô ký 5 và Lê-vi ký 20

Page 48: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

48

D. Tất cả đều sai Đáp án: A 21. Nơi thánh của đền tạm có những gì? A. Bàn để bánh trần thiết B. Chân đèn (bảy ngọn) C. Bàn thờ xông hương D. Tất cả đều đúng (Xuất 25,26,30) Đáp án: D 22. Ai là thợ cả trong công việc dựng Đền tạm? A. U-ri B. Bết-sa-lê-ên (Xuất Ai-cập 31:1-11; 30:30-35) C. Hu-rơ D. Hi-ram Đáp án: B 23. Bao nhiêu người chết sau khi Môi-se ghiền nát con bò vàng? A. khoảng 2500 B. khoảng 3000 (Xuất Ai-cập 32) C. khoảng 10000 D. khoảng 7000 Đáp án: B LÊ-VI KÝ 24. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG đúng về lửa trên bàn thờ của lễ thiêu? A. Cháy luôn luôn B. Mỗi buổi sáng thầy tế lễ lấy củi chụm lửa thêm C. Chỉ đốt lửa khi có người dâng tế lễ (Lê-vi ký 6:12,13) D. Tất cả đều đúng Đáp án: C 25. Ai đã bị chết vì dâng một thứ lửa lạ trước mặt Đức Chúa Trời? A. Na-háp và A-bi-hu (Lê-vi ký 10:1,2) B. A-rôn và Môi-se C. Na-háp và Môi-se D. A-rôn và A-bi-hu Đáp án: A

Page 49: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

49

26. Tại sao Chúa truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: “Khi các ngươi gặt lúa trong xứ mình, chớ có gặt đến cuối đầu đồng, và chớ mốt lại những bông còn sót, các ngươi chớ cằn mót nho mình, đừng nhặt những trái rớt rồi.” A. Để cho mấy người nghèo và kẻ khách (Lê-vi ký 19:9,10) B. Để cho các loài súc vật có cái mà ăn C. Để làm cho đất đai màu mở hơn D. Để cho người Lê-vi sử dụng Đáp án: A DÂN SỐ KÝ 27. Đâu KHÔNG phải là một trong những đặc điểm của những người Na-xi-rê, tức những người biệt riêng mình ra cho Đức Chúa Trời. A. Kiêng cữ rượu và vật uống say B. Không được ăn những loại trái cây khác, ngoại trừ trái nho (Dân số ký 6) C. Không dùng dao cạo đầu nhưng cứ để tóc mọc D. Không đến gần người chết. Đáp án: B 28. Vì tội nói hành Môi-se, bà Mi-ri-am bị gì? A. Mù B. Câm C. Tê liệt D. Phung (Dân-số ký 12) Đáp án: D 29. Người nào sau đây nổi tiếng là người khiêm hòa hơn mọi người trên thế gian? A. Áp-ra-ham B. Giô-sép C. Môi-se (Dân số ký 12:3) D. Đa-vít Đáp án: C 30. Trong số mười hai thám tử đi do thám xứ Ca-na-an, sau khi trở về hai người nào có sự nhận định khác với mười người còn lại?

Page 50: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

50

A. Giô-suê và Ca-lép (Dân số ký 13) B. Giô-suê và Nun C. Giô-sép và Ca-lép D. Giô-suê và Môi-se Đáp án: A 31. Trong ba nhân vật chủ chốt chống đối Môi-se và Arôn là Cô-rê, Đa-than, A-bi-ram. Ai trong số họ muốn chống A-rôn? A. Cô-rê, Đa-than B. Đa-than, A-bi-ram C. Cô-rê (Dân số ký16) D. Chỉ có Đa-than mà thôi Đáp án: C 32. Ai là người đã từng “đứng giữa kẻ chết và kẻ sống” ? A. A-rôn (Dân số ký 16: 47,48) B. Môi-se C. Phao-lô D. Cả A và C đúng Đáp án: A 33. Trong ba nhân vật chủ chốt chống đối Môise và Arôn là Côrê, Đathan, Abiram, ai không muốn Môise làm lãnh tụ? A. Côrê, Đa-than B. Đa-than, A-bi-ram (Dân số ký 16) C. Côrê, A-bi-ram D. Chỉ có Đa-than mà thôi Đáp án: D 34. Tội của Ba-la-am là gì? A. Tham lam (Dân-số ký 22) B. Tà dâm C. Giết người D. Làm chứng dối Đáp án: A 35. Dân Mô-áp đã có thể khiến Y-sơ-ra-ên bị rủa sả bằng cách nào? A. Nhờ Ba-la-am rủa sả B. Nhờ ngoại bang tấn công C. Dụ dỗ họ phạm tội (Dân số ký 25) D. Ba câu đều đúng Đáp án: C

Page 51: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

51

36. Con gái của ai yêu cầu Môi-se cấp sản nghiệp vì cha của họ chết mà không có con trai? A. Xê-lô-phát (Dân số ký 27) B. Nun C. Giê-phu-nê D. Giê-trô Đáp án: A PHỤC-TRUYỀN LUẬT LỆ KÝ 37. Lễ nào không phải là một trong ba ngày lễ quan trọng nhất của dân Y-sơ-ra-ên? A. Lễ Bánh không men B. Lễ Ngũ tuần C. Lễ Năm mới (Phục truyền 16) D. Lễ Lều tạm Đáp án: C 38. Theo luật trong thời Cựu Ước, phải có ít nhất bao nhiêu người làm chứng thì mới có thể định tội chết cho một người? A. Một người B. Hai người (Phục truyền 17:6) C. Ba người D. Bảy người Đáp án: B 39. Các thầy tế lễ dùng vật gì để lấy quyết định? A. U-rim và thu-min (Phục truyền 33:8) B. Cuộn Kinh Thánh bằng da C. Ê-phót D. Bảng đá đeo ngực Đáp án: A 40. Chi phái nào không được nêu tên trong lời chúc phước của Môi-se được ký thuật trong Phục truyền luật lệ ký 33? A. Ru-bên B. Si-mê-ôn (Phục truyền 33) C. Lê-vi D. Ma-na-se Đáp án: B 41. Sau khi Môi-se qua đời, ai là người kế vị ông để lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên?

Page 52: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

52

A. Ca-lép B. Giô-suê (Phục truyền 31) C. Con trai trưởng của Môi-se D. Con trai út của Môi-se Đáp án: B II. LỊCH SỬ GIÔ-SUÊ 42. Y-sơ-ra-ên vượt sông Giô-đanh theo thứ tự như thế nào? A. Thầy tế tễ khiêng hòm giao ước đi trứơc và dừng lại giữa sông B. Y-sơ-ra-ên bước xuống sông C. Dân Y-sơ-ra-ên đi qua và hòm giao ước di chuyển D. Tất cả những điều trên (Giô-suê 3) Đáp án: D 43. Tổng kết có bao nhiêu vua bị đánh bại khi dân Chúa tấn công Ca-na-an? A. 30 vua B. 31 vua (Giô-suê 12:24) C. 32 vua D. 33 vua Đáp án: B 44. Chi phái nào không được chia đất làm sản nghiệp? A. Bên-gia-min B. Lê-vi (Giô-suê 13:14) C. Gát D. A-se Đáp án: B 45. Người Lêvi được dành cho bao nhiêu thành khi chia xứ Ca-na-an? A. 48 thành (Giô-suê 21:41) B. 47 thành C. 49 thành D. 46 thành Đáp án: A 46. Người Y-sơ-ra-ên lập lại giao ước với Đức-Chúa-Trời trước khi Giô-suê qua đời tại đâu?

Page 53: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

53

A. Si-chem (Giô-suê 24) B. Thim-na Sê-ra C. Ghinh-ganh D. Giê-ru-sa-lem Đáp án: A CÁC QUAN XÉT 47. Chi phái nào không phát âm được đúng chữ “Si-bô-lết”? A. Bên-gia-min B. Ép-ra-im (Các quan xét 12:6) C. Đan D. Nép-ta-li Đáp án: B 48. Người nào sau đây vừa là một nữ tiên tri vừa là một vị quan xét? A. A-tha-li B. Ghê-đê-ôn C. Ma-ri D. Đê-bô-ra (Các quan xét 4) Đáp án: D 49. Vị quan xét nào cuối cùng bị thất bại dưới tay một người phụ nữ ngoại bang? A. Giếp-thê B. Sam-sôn (Các quan xét 16) C. Ghê-đê-ôn D. Ốt-ni-ên Đáp án: B RU-TƠ 50. Tên người chồng đầu tiên của Ru-tơ là: A. Bô-ô B. Ki-li-ôn C. E-li-mê-léc D. Mạc-lôn (Ru-tơ 1:2; 4:9,10) Đáp án: D 51. Người nào đã cưới Ru-tơ làm vợ và chuộc sản nghiệp thuộc về nhà Ê-li-mê-léc? A. Bô-ô (Ru-tơ 4) B. Ki-li-ôn C. Mạc-lôn D. Na-ô-mi Đáp án: A

Page 54: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

54

I SA-MU-ÊN 52. Tiên tri Sa-mu-ên thường trú ngụ tại đâu trong khi làm quan xét Y-sơ-ra-ên? A. Bê-tên B. Ra-ma (I Sa-mu-ên 1:19; 7:17) C. Ghinh-ganh D. Giê-ru-sa-lem Đáp án: B 53. Sau khi cùng với dân Y-sơ-ra-ên chiến thắng dân Phi-li-tin, Sa-mu-ên đã dựng tảng đá tưởng niệm và đặt tên: A. Ê-bên-xét-xe B. Ê-bên-ê-xe (I Sa-mu-ên 7:12) C. Ê-bên-ê-đôm D. Ê-bên-mích-ba Đáp án: B 54. Hòm giao ước bị dân Phi-li-tin cướp, sau đó được trở về địa điểm nào: A. Si-lô và Ra-ma B. Nóp và Ga-ba-ôn C. Ki-ri-át Giê-a-rim (I Sa-mu-ên 7) D. Thành Đavít Đáp án: C 55. Vị vua nào sau đây đã dời hòm giao ước ở Ki-ri-át-Giê-a-rim đến Giê-ru-sa-lem sau hơn 20 năm ở tại đó? A. Vua Sau-lơ B. Vua Đa-vít (I Sa-mu-ên 7:2; II Sa-mu-ên 6) C. Vua Sa-lô-môn D. Vua Ki-ri-át Đáp án: B 56. Sa-mu-ên là người tốt nhưng hai con ông là người thể nào? A. Làm trái lệch sự công bình B. Không theo gương cha C. Tham lam và nhận hối lộ D. Tất cả điều trên (I Sa-mu-ên 8:3) Đáp án: D

Page 55: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

55

57. Sa-mu-ên là người tốt nhưng hai con ông là người thể nào? A. Làm trái lệch sự công bình B. Không theo gương cha C. Tham lam và nhận hối lộ D. Tất cả điều trên (I Sa-mu-ên 8:3) Đáp án: D 58. Trong một trận chiến, ai đã vi phạm cấm lệnh của vua Sau-lơ là không được ăn gì trước khi trời tối? A. Cha của vua B. Anh của vua C. Con trai vua (I Sa-mu-ên 14) D. Chú của vua Đáp án: C 59. Tiên tri Sa-mu-ên được Chúa sai đi đến đâu để xức dầu cho Đavít làm vua? A. Bết-lê-hem (I Sa-mu-ên 16) B. Ghinh-ganh C. Giê-ru-sa-lem D. Na-xa-rét Đáp án: A 60. Đa-vít đựơc triệu vào cung vua Sau-lơ nhờ tài năng gì? A. Gảy đàn (I Sa-mu-ên 16:14-23) B. Thắng Gô-li-át C. Gảy đàn, thắng Sư tử, thắng Gô-li-át D. Chỉ a và b đúng Đáp án: A 61. Sau-lơ đòi Đa-vít phải nộp sính lễ gì để cưới công chúa út? A. 100 dương bì Phi-li-tin (I Sa-mu-ên 18:25) B. 50 bộ da đầu của Amaléc C. 30 miếng bạc D. 40 con bò Đáp án: A 62. Cho biết hai vị tiên tri trong thời Đa-vít làm vua là:

Page 56: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

56

A. Na-than và Xa-đốc B. Xa-đốc và Gát C. Na-than và Gát (I Sa-mu-ên 22, II Sa-mu-ên 12) D. Tất cả đều sai Đáp án: C 63. Lúc bị Sau-lơ săn đuổi có ít nhất mấy lần Đavít có thể giết Sau-lơ nhưng ông không giết? A. Năm lần B. Ba lần C. Hai lần (I Sa-mu-ên 24, 26) D. Một lần Đáp án: C 64. Tên chồng của bà A-bi-ga-in (người từ chối cung cấp lương thực cho sứ giả của Đa-vít) là: A. Đô-e B. Na-banh (I Sa-mu-ên 25) C. Ích-bô-sết D. Mi-mê-i Đáp án: B II SA-MU-ÊN 65. Sách nào sau đây ghi lại sự trị vì của vua Đa-vít? A. I Sa-mu-ên và E-xơ-ra B. II Sa-mu-ên và I Sử ký C. Nê-hê-mi và II Sử ký D. II Sa-mu-ên và Thi-thiên Đáp án: B 66. Ai cáo gian hoàng tử Mê-phi-bô-sết với vua Đa-vít? A. Xíp-ba (II Sa-mu-ên 16) B. Si-mê-i C. Đô-e D. Bát-xi-lai Đáp án: A 67. Lời khuyên nào của A-hi-tô-phe cho Áp-sa-lôm không được thực hiện? A. Quy tụ thêm binh sĩ B. Tấn công Đa-vít ban đêm (II Sa-mu-ên 16, 17) C. Phục kích quân Đa-vít D. Tấn công theo lối gọng kềm

Page 57: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

57

Đáp án: B 68. Áp-sa-lôm nghe theo mưu của ai thay vì nghe theo mưu của A-hi-tô-phe? A. Hu-sai (II Sa-mu-ên 17) B. Ích-bô-sết C. Xíp-ba D. Xa-đốc Đáp án: A 69. Ai phản loạn chống nghịch Đa-vít rồi bị chém đầu tại Abên Bết Ma-a-ca? A. Biếc-ri B. Sê-ba (II Sa-mu-ên 20) C. A-ma-sa D. A-bi-sai Đáp án: B 70. Trận dịch hành hại dân Y-sơ-ra-ên vì Đa-vít kiểm tra dân số, chấm dứt ở đâu? A. Giê-ru-sa-lem B. Bàn thờ tại Ghinh-ganh C. Sân đạp lúa A-rau-na (II Sa-mu-ên 24:10-25) D. Bàn ép rựơu Ma-ha-na-im Đáp án: C I CÁC VUA 71. Vua Sa-lô-môn xây đền thờ mất bao nhiêu năm? A. 3 năm B. 5 năm C. 7 năm (I Các vua 6:37) D. 9 năm Đáp án: C 72. Vị tiên tri nào nói trước rằng Y-sơ-ra-ên sẽ chia đôi đất nước trong đời con của vua Sa-lô-môn? A. Tiên tri Gát B. Tiên tri A-hi-gia (I Các vua 11) C. Tiên tri Na-than D. Kinh thánh không nói Đáp án: B

Page 58: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

58

73. Các bà vợ ngoại quốc ảnh hưởng trên Sa-lô-môn như thế nào? A. Giúp ông giành được nhiều chiến thắng quân sự B. Trở lòng lìa bỏ Đức-Chúa-Trời (I Các vua 11:3) C. Khiến ông bị bệnh nặng mà chết D. Giúp ông thêm yêu mến Đức Chúa Trời Đáp án: B 74. Có bao nhiêu tiên tri Ba-anh chết trong vụ đối đầu với tiên tri Ê-li? A. 100 B. 330 C. 450 (I Các vua 18) D. 600 Đáp án: C 75. Tiên tri nào tiên báo A-háp sẽ tử trận trong khi các tiên tri khác lại báo lành? A. Ê-li B. Ê-li-sê C. Mi-chê (I Vua 22: 28) D. A-hi-gia Đáp án: C II CÁC VUA 76. Sau khi Sau-lơ qua đời, Đa-vít đến Hếp-rôn và được ai xức dầu? A. Sa-mu-ên B. Dân Hô-rếp C. Dân Giu-đa (II Các vua 2:4) D. Dân Phi-li-tin Đáp án: C 77. Người phụ nữ nào đã giết chết cháu nội để tự mình cai trị nước Y-sơ-ra-ên? A. Giê-sa-bên B. A-tha-li (II Vua 11) C. Mê-ráp D. Xi-bi-a Đáp án: B 78. Ai ám sát Bên-ha-đát và nối ngôi làm vua A-ram? A. Giê-hu B. Ha-xa-ên (II Các vua 14,15) C. Giô-ram D. Nim-si

Page 59: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

59

Đáp án: B 79. Vị vua nào copy mẫu bàn thờ ở Đa-mách? A. A-na-nia B. A-cha (II Các vua 16) C. A-ma-xia D. Ô-xia Đáp án: B 80. Vua A-sy-ri nào đã lưu đày mười chi phái Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc? A. Tiếc-lác Phi-lê-se B. San-chê-ríp C. Si-sắc D. Sanh-ma-na-se (II Các Vua 17) Đáp án: D 81. Vị vua Giu-đa nào đang cai trị khi người Ba-by-lôn hủy phá Giê-ru-sa-lem? A. Sê-đê-kia (II Các vua 25) B. Giô-a-cha C. Giô-si-a D. A-môn Đáp án: A I SỬ KÝ 82. Đây là lời khẩn nguyện của ai với Đức Chúa Trời: “Chớ chi Chúa ban phước cho tôi, mở bờ cõi tôi rộng lớn; nguyện tay Chúa phù giúp tôi, giữ tôi được khỏi sự dữ, hầu cho tôi chẳng buồn rầu!” A. Giu-đa B. Gia-bê (I Sử ký 4:10) C. Đa-vít D. Giô-sép Đáp án: B 83. Người nào đã chết vì giơ tay nắm lấy hòm giao ước của Đức Chúa Trời? A. Sau-lơ B. U-hu C. A-se D. U-xa (I Sử ký 13:9,10) Đáp án: D

Page 60: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

60

84. Tại sao Đức Chúa Trời không đồng ý cho vua Đa-vít xây cất đền cho Đức Chúa Trời mà để cho con trai ông là Sa-lô-môn xây? A. Vì ông đã đổ huyết ra nhiều trên đất (I Sử ký 22:8) B. Vì ông chưa chuẩn bị tinh thần C. Vì ông đã lớn tuổi D. Tất cả đều đúng Đáp án: A II SỬ KÝ 85. Ai đã cầu nguyện rằng: “Nguyện mắt Chúa ngày và đêm đoái xem nhà nầy.” A. Đa-vít B. Sa-lô-môn (II Sử ký 6:20) C. Xa-rô-ba-bên D. Tất cả đều đúng Đáp án: B 86. Ai đã cầu nguyện rằng: “Trừ ra Chúa chẳng có ai giúp đỡ người yếu thắng được người mạnh;” A. Vua Đa-vít B. Vua Giô-si-a C. Vua A-sa (II Sử ký 14:11) D. Vua Sa-lô-môn Đáp án: C 87. Vị vua nào có số năm cai trị trên dân Giu-đa lâu nhất? A. Đa-vít B. Ma-na-se (II Sử ký 33:1) C. Ê-xê-chia D. Giô-sia Đáp án: B 88. Thầy tế lễ nào đã tìm được quyển sách luật pháp trong đền thờ dưới triều một vị vua đáng kính? A. A-hi-mê-léc B. Xa-đốc C. Mên-chi-xê-đéc D. Hinh-kia (II Sử ký 34) Đáp án: D

Page 61: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

61

E-XƠ-RA 89. Vị vua nào trong thời E-xơ-ra đã ra sắc chỉ cho phép dân Giu-đa cất lại đền thờ và trở về Giê-ru-sa-lem từ Ba-by-lôn? A. Vua Si-ru (E-xơ-ra 1:1) B. Vua Nê-bu-cát-nết-xa C. Vua Đa-vít D. Vua E-xơ-ra Đáp án: A NÊ-HÊ-MI 90. Thầy tế lễ nào dành riêng một phòng trong đền thờ cho Tô-bi-a khiến Nê-hê-mi nổi giận? A. E-xơ-ra B. U-ri C. Hinh-kia D. Ê-li-a-síp (Nê-hê-mi 13) Đáp án: D 91. Thời Nê-hê-mi, vách thành được sửa chữa xong trong thời gian bao lâu? A. Hai năm B. Năm mươi hai ngày (Nê-hê-mi 6:15) C. Một trăm ngày D. Bốn năm Đáp án: B Ê-XƠ-TÊ 92. Người Do thái giữ lễ gì để kỉ niệm sự giải cứu trong thời Ê-xơ-tê? A. Lễ Ngũ tuần B. Lễ Ê-xơ-tê C. Lễ Phu-rim (Ê-xơ-tê 9) D. Lễ Thu-min Đáp án: C III. VĂN THƠ GIÓP

Page 62: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

62

93. Ai đã nói rằng: “Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đang ngợi khen danh Đức Giê-hô-va!” A. Ông Gióp (Gióp 1:21) B. Ông Áp-ra-ham C. Ông Giu-đa Ích-ca-ri-ốt D. Bà Đê-bô-ra Đáp án: A 94. Ai đã thể hiện đức tin mạnh mẽ của mình nơi Đức Chúa Trời qua câu nói: “Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài.” A. Ông Áp-ra-ham B. Ông Gióp (Gióp 13:15) C. Ông Giô-sép D. Ông Phao-lô Đáp án: B THI THIÊN 95. Những người nào sau đây là trước giả của Thi thiên? A. Đa-vít B. Con cháu Cô-rê C. A-sáp D. Tất cả đều đúng Đáp án: D 96. Việc Đa-vít phạm tội với Bát-sê-ba, ông đã ăn năn và đã bày tỏ qua hai Thi thiên: A. Thi thiên 103 và 51 B. Thi thiên 57 và 32 C. Thi thiên 23 và 103 D. Thi thiên 51 và 32 Đáp án: D 97. Đoạn Kinh thánh nào sau đây đề cập đến sự khác biệt giữa thần tượng và Đức Chúa Trời? A. Thi thiên 115 B. Gióp 2 C. Ma-thi-ơ 26 D. Tất cả đều đúng Đáp án: A CHÂM NGÔN

Page 63: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

63

98. Cho biết địa chỉ câu Kinh Thánh: “Bằng hữu thương mến nhau luôn luôn; và anh em sanh ra để giúp đỡ trong lúc hoạn nạn.” A. Châm ngôn 7:7 B. Thi-thiên 7:15 C. Truyền đạo 15:7 D. Châm ngôn 17:17 Đáp án: D 99. Cho biết địa chỉ câu Kinh Thánh này: “Rượu khiến người ta nhạo báng, đồ uống say làm cho hỗn hào; Phàm ai dùng nó quá độ, chẳng phải là khôn ngoan.” A. Truyền đạo 20:1 B. Thi thiên 1:20 C. Châm ngôn 20:1 D. Nhã ca 1:20 Đáp án: C TRUYỀN ĐẠO 100. Đâu là điều Chúa dạy về lời hứa? A. Thà đừng khấn hứa, hơn là khấn hứa mà lại không trả (Truyền đạo 5:5) B. Không được hứa với ai điều gì C. Vì con người không ai hoàn hảo nên thỉnh thoảng thất hứa một lần cũng không sao D. Tất cả đều đúng Đáp án: A 101. Cho biết địa chỉ câu Kinh Thánh này: “Hỡi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét.” A. Truyền đạo 9:11 B. Thi thiên 11:9 C. Truyền đạo 11:9 D. Thi thiên 9:11 Đáp án: C

Page 64: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

64

NHÃ CA 102. Nguyên tắc tình yêu trong sách Nhã Ca với ý rằng: khi hai người yêu nhau thì người này sẽ thuộc về người kia, tìm địa chỉ câu Kinh Thánh nói lên ý đó? A. Nhã ca 2:16 và Nhã ca 6:3 B. Nhã ca 2:3 và Nhã ca 3:6 C. Nhã ca 18:1 D. Nhã ca 1:18 Đáp án: A IV. ĐẠI TIÊN TRI Ê-SAI 103. Sách nào dài nhất trong các sách sau đây? A. I Các vua B. Ê-sai C. Giê-rê-mi D. I Cô-rinh-tô Đáp án: B 104. Quốc gia nào được ví như cái roi trong tay Chúa? A. A-sy-ri (Ê-sai 10:5) B. Y-sơ-ra-ên C. Ba-by-lôn D. Ê-đôm Đáp án: A GIÊ-RÊ-MI 105. Người nào đã nói rằng: “Nếu tôi nói: tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhân danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi vì nín lặng, không chịu được nữa.” A. Tiên tri Ê-sai B. Tiên tri Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 20:9) C. Tiên tri Ha-ba-cúc D. Tất cả đều đúng Đáp án: B 106. Giê-rê-mi đã đọc cho ai chép sách của mình? A. Nê-ri-a B. Ghê-sem C. Mi-chê D. Ba-rúc (Giê-rê-mi 36:4) Đáp án: D

Page 65: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

65

107. Giô-ha-nan và thuộc hạ mang tiên tri Giê-rê-mi đi đâu? A. Ba-by-lôn B. Ai-cập (Giê-rê-mi 43) C. Ni-ni-ve D. Si-bê-ri Đáp án: B 108. Vị tiên tri nào thường được gọi là tiên tri than khóc? A. Ê-sai B. Ca thương C. Giê-rê-mi D. Ô-sê Đáp án: C CA THƯƠNG 109. “Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm”, xin cho biết địa chỉ câu Kinh Thánh quen thuộc này? A. Ca thương 3:23 B. Ca thương 2:33 C. Giê-rê-mi 3:23 D. Giê-rê-mi 33:2 Đáp án: A Ê-XÊ-CHI-ÊN 110. Điều nào không đúng về tiên tri Ê-xê-chi-ên? A. Là một thầy tế lễ B. Không đồng thời với Giê-rê-mi C. Nói tiên tri tại Giê-ru-sa-lem trước khi nó sụp đổ. D. Là lãnh tụ tôn giáo của dân sự tại Ba-by-lôn Đáp án: B 111. Ai thấy khải tượng các con thú với bánh xe? A. Giê-rê-mi B. Ê-sai C. Giô-na D. Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 1) Đáp án: D 112. Vị tiên tri nào bị trói làm hình bóng về Giê-ru-sa-lem?

Page 66: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

66

A. Ê-xê-chi-ên (Ê-xê-chi-ên 4) B. Ô-sê C. Giô-ên D. A-mốt Đáp án: A 113. Tiên tri Ê-xê-chi-ên nằm nghiên mình bên tả 390 ngày, hình bóng về điều gì? A. Mang lấy tội của nhà Y-sơ-ra-ên (Ê-xê-chi-ên 4:4,5) B. Mang lấy tội của nhà Giu-đa C. Sự hủy phá Giê-ru-sa-lem D. Tất cả đều đúng Đáp án: A 114. Tiên tri Ê-xê-chi-ên nằm nghiên mình bên hữu 40 ngày, hình bóng về điều gì? A. Sự chịu khổ của Chúa Jê-sus B. Mang lấy tội lỗi của nhà Giu-đa (Ê-xê-chi-ên 4:6) C. Mang lấy tội lỗi của nhà Y-sơ-ra-ên D. Sự hoạn nạn mà Cơ đốc nhân phải chịu Đáp án: B ĐA-NI-ÊN 115. Bàn chân pho tượng trong chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa làm bằng gì? A. Sắt và đất sét (Đa-ni-ên 2) B. Bạc và vàng C. Đồng và bạc D. Sắt và đồng Đáp án: A 116. Bụng của pho tượng trong giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa làm bằng gì? A. Vàng B. Bạc C. Đồng (Đa-ni-ên 2:32) D. Đất sét Đáp án: C

Page 67: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

67

117. Vị vua nào bị mất trí và ăn cỏ trong một thời gian? A. Bên-xát-xa B. Nê-bu-cát-nết-sa (Đa-ni-ên 4) C. Na-bô-ri-dus D. Sa-rết-xe Đáp án: B 118. Quy định trong luật của người Mê-đi và Phe-rơ-sơ, cấm lệnh hay chỉ dụ nào mà vua đã lập định: A. Có thể thay đổi mỗi năm B. Chỉ áp dụng cho thường dân C. Không thể thay đổi được (Đa-ni-ên 6:15) D. Có thể không thực hiện nếu vua thay đổi ý kiến của mình. Đáp án: C 119. Vị tiên tri nào đề cập đến “70 tuần lễ”? A. Ô-sê B. Mi-chê C. A-mốt D. Đa-ni-ên (Đa-ni-ên 9) Đáp án: D V. TIỂU TIÊN TRI Ô-SÊ 120. Vợ của tiên tri Ô-sê tên gì? A. Ra-háp B. Mi-canh C. Gô-me (Ô-sê 1:3) D. Lô-ru-ha-ma Đáp án: C 121. Trong các sách tiểu tiên tri thì sách nào có số đoạn nhiều nhất? A. Đa-ni-ên B. Giô-ên C. Ô-sê (14 đoạn) D. Mi-chê Đáp án: C GIÔ-ÊN 122. Vị tiên tri nào đã dự báo về các sự kiện trong ngày lễ Ngũ tuần?

Page 68: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

68

A. Giô-na B. Mi-chê C. Giô-ên D. A-mốt Đáp án: C 123. Vị tiên tri nào phát họa hình ảnh “Ngày của Chúa” với đạo quân cào cào? A. Giô-ên (Giô-ên 1) B. Ô-sê C. A-mốt D. Áp-đia Đáp án: A A-MỐT 124. Câu “tội ác của….gấp ba gấp bốn lần” được chép nhiều lần trong sách: A. A-mốt B. Áp-đia C. Giô-na D. Mi-chê Đáp án: A 125. Vị tiên tri nào vốn là một người chăn? A. Ô-sê B. Giô-ên C. Giô-na D. A-mốt (A-mốt 1:1) Đáp án: D 126. Vị tiên tri nào chăm sóc cây vả? A. Ê-xê-chi-ên B. Đa-ni-ên C. Giô-ên D. A-mốt (A-mốt 7:14) Đáp án: D 127. Ai đã vu cáo A-mốt rằng ông nói tiên tri để kiếm sống? A. II Giê-rô-bô-am B. A-xa-ria C. A-ma-xia (A-mốt 7:12) D. I Giê-rô-bô-am Đáp án: C 128. Sách A-mốt đề cập đến Đa-mách để chỉ về ai? A. Nước Sy-ri B. Dân ngoại bang C. Nước A-sy-ri D. Các kẻ thù phía Nam của Y-sơ-ra-ên

Page 69: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

69

Đáp án: A ÁP-ĐIA 129. Vị tiên tri nào nói nghịch cùng dòng dõi Ê-sau? A. Áp-đia (Áp-đia 1:1) B. Giô-na C. Mi-chê D. Na-hum Đáp án: A 130. Sách nào là sách tiên tri ngắn nhất? A. Giô-na B. Na-hum C. Áp-đia (Chỉ có 21 câu) D. Sô-phô-ni Đáp án: C 131. Sách tiên tri nào nhấn mạnh đến tội ác của một dân tộc ngoại bang chứ không phải cho dân Y-sơ-ra-ên? A. A-mốt B. Áp-đia (nói tiên tri về Ê-đôm) C. Ê-xê-chi-ên D. Ê-sai Đáp án: B GIÔ-NA 132. Dân số tối thiểu ở thành Ni-ni-ve thời Giô-na là bao nhiêu? A. 80.000 B. 120.000 (Giô-na 4:11) C. 1 triệu D. 2 triệu Đáp án: B 133. Sách tiểu tiên tri nào được viết theo lối văn thuật chuyện? A. Giô-ên B. Giô-na C. Áp-đia D. Sô-phô-ni Đáp án: B 134. Chúa sai tiên tri Giô-na qua thành Ni-ni-ve để nói tiên tri, thành này thuộc về quốc gia nào? A. Sy-ri. B. Y-sơ-ra-ên

Page 70: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

70

C. A-sy-ri (Sáng thế ký 10:11) D. Ba-by-lôn Đáp án: C MI-CHÊ 135. Vị tiên tri nào đã báo trước rằng Đấng Mê-si-a sẽ sinh ra tại Bết-lê-hem? A. Giô-na B. Ô-sê C. Đa-ni-ên D. Mi-chê (Mi-chê 5:1) Đáp án: D NA-HUM 136. Vị tiên tri nào có khải tượng về sự kết án Ni-ni-ve? A. Na-hum B. Áp-đia C. Mi-chê D. Giô-ên Đáp án: A HA-BA-CÚC 137. Ai đã đứng nơi vọng canh để chờ đợi Chúa trả lời điều ông phàn nàn? A. Mi-chê B. Na-hum C. Xa-cha-ri D. Ha-ba-cúc (Ha-ba-cúc 2:1) Đáp án: D 138. Sách nào có câu: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin”? A. Ha-ba-cúc (Ha-ba-cúc 2:4) B. Ê-sai C. Ê-xê-chi-ên D. Ma-la-chi Đáp án: A SÔ-PHÔ-NI 139. Tên của vị tiên tri nào có nghĩa là “Giê-hô-va đã giấu”?

Page 71: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

71

A. Tiên tri Giê-rê-mi B. Tiên tri Giô-na C. Tiên tri Sô-phô-ni D. Tất cả đều sai Đáp án: C A-GHÊ 140. Vị tiên tri nào khuyến khích dân sự xây lại đền thờ? A. Sô-phô-ni B. A-ghê C. Mi-chê D. Na-hum Đáp án: B 141. Đức Chúa Trời cho biết lý do tại sao dân sự thời tiên tri A-ghê “gieo nhiều mà gặt ít, ăn mà không no; uống mà không đủ; mặc mà không ấm; và kẻ nào làm thuê, đựng tiền công mình trong túi lủng.”? A. Vì họ lười biếng B. Vì nhà Đức Chúa Trời thì hoang vu mà họ ai nấy lo xây nhà mình C. Vì hạn hán trong nhiều năm D. Tất cả đều đúng Đáp án: B 142. Cho biết địa chỉ câu Kinh Thánh: “Bạc là của ta, vàng là của ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.” A. A-ghê 2:8 B. Ma-la-chi 2:10 C. A-ghê 8:2 D. Tất cả đều sai Đáp án: A XA-CHA-RI 143. Vị tiên tri nào có sự hiện thấy về dây đo? A. Tiên tri A-ghê B. Tiên tri Ê-xê-chi-ên C. Tiên tri Xa-cha-ri (Xa-cha-ri 2) D. Tiên tri Ma-la-chi Đáp án: C

Page 72: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

72

144. Cho biết địa chỉ câu Kinh Thánh: “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.” A. Ma-la-chi 4:6 B. Xa-cha-ri 6:4 C. Ma-la-chi 6:14 D. Xa-cha-ri 4:6 Đáp án: D 145. Vị tiên tri nào có sự hiện thấy về một cuốn sách bay? A. Tiên tri Xa-cha-ri (Xa-cha-ri 5:2) B. Tiên tri Ma-la-chi C. Tiên tri A-ghê D. Tiên tri Na-than Đáp án: A 146. Theo sách Xa-cha-ri, những con chiên không có người chăn thì ….? A. bị bệnh B. vui mừng C. bị khốn nạn (Xa-cha-ri 10:2) D. Sanh sản thêm nhiều Đáp án: C MA-LA-CHI 147. Hãy đọc thuộc lòng câu Kinh Thánh Ma-la-chi 3:10, Chúa dạy chúng ta về sự dâng một phần mười cho Ngài? “ Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng!” 148. Hãy điền cụm từ thích hợp cho cả hai chỗ trống trong câu Kinh Thánh sau đây: “ Vả, hơi sống của Đức Chúa Trời dầu có dư dật, chỉ làm nên ….. mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm ….? Ấy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình; chớ đãi cách phỉnh dối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ.” Ma-la-chi 2:15 A. loài người B. một người C. một trái đất D. hai người

Page 73: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

73

Đáp án: B 149. Kinh Thánh phần Cựu ước có bao nhiêu sách? A. 66 sách B. 27 sách C. 39 sách D. 37 sách Đáp án: C 150. Cho biết sách nào là sách cuối cùng của phần Kinh Thánh Cựu Ước? A. Ma-thi-ơ B. Xa-cha-ri C. Ma-la-chi D. A-ghê Đáp án: B

A. DÂN TỘC - QUỐC HIỆU (10 CÂU HỎI)

B. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO, LỄ HỘI (15 CÂU HỎI)

C. DI SẢN VĂN HÓA (10 CÂU HỎI)

D. GIÁO DỤC – XÃ HỘI – DANH NHÂN (7 CÂU HỎI)

E. NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN (4 CÂU HỎI)

F. DI CHỈ - LÀNG NGHỀ (4 CÂU HỎI)

***

A. DÂN TỘC – QUỐC HIỆU (10 CÂU HỎI)

1. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

a. 44

b. 45

Page 74: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

74

c. 54

d. 55.

* Đáp án: D

(Căn cứ theo Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam năm 1979 và năm 1999, trên lãnh thổ Việt Nam có 54 thành phần tộc người cư trú, sinh sống)

2. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam được chia theo mấy nhóm ngôn ngữ?

a. 05

b. 06

c. 07

d. 08

* Đáp án: D

- Gồm các nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khơme, Mông – Dao, Kađai, Nam Đảo, Hán, Tạng.

3. Nhóm ngôn ngữ nào có nhiều thành phần tộc người nhất?

a. Việt – Mường

b. Môn – Khơme

c. Nam Đảo

Page 75: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

75

d. Mông – Dao

* Đáp án: B

- Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơmer có 06 tiểu nhóm với 21 tộc người: Ba na, Brâu, Bru -Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Giẻ-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng

4. Dân tộc nào chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

a. Kinh

b. Hoa

c. Chăm

d. Mường

* Đáp án: A

- Theo số liệu thống kê năm 2009, người Kinh chiếm số lượng nhiều nhất trong cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Việt Nam. Người Kinh có số lượng 73.594.527 người trên tổng số 85.846.997 của cả Việt Nam.

5. Dân tộc Khmer sinh sống tập trung đông đảo nhất ở địa bàn nào của Việt Nam?

a. Nam Trung Bộ

Page 76: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

76

b. Đông Nam Bộ

c. Tây Nam Bộ

d. Tây Nguyên

* Đáp án: C

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là nơi có người Khmer sinh sống đông đảo nhất ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê về dân số và nhà ở năm 2009, vùng đồng bằng sông Cửu Long có 1.183.476 người; trong khi đó ở Đông Nam Bộ có 72.796 người, Tây Nguyên có 2.436 người, Đồng bằng sông Hồng có 284 người)

6. Dân tộc Chăm sinh sống tập trung ở các tỉnh nào sau đây:

a. Quảng Bình, Quảng Trị

b. Quảng Nam, Quảng Ngãi

c. Ninh Thuận, Bình Thuận

d. Bình Dương, Đồng Nai

* Đáp án: C

- Theo thống kê về dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, dân số người Chăm tỉnh Ninh Thuận có 67.274 người, tỉnh Bình Thuận có 34.690 người. Đây là hai địa phương có số người Chăm đông đảo nhất. Tiếp theo đó là An Giang có số người Chăm là 14.209 người, Tp.Hồ Chí Minh có 7.819 người. Các tỉnh, thành còn lại có số người Chăm không nhiều.

Page 77: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

77

7. Trên địa bàn Tây Nguyên, dân tộc thiểu số bản địa nào có số người nhiều nhất?

a. Cơ-ho

b. Ba-na

c. Ê-đê

d. Gia Rai

* Đáp án: D

- Theo thống kê về dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, cộng đồng người Gia Rai có số lượng nhiều nhất. Xếp thứ tự từ theo số lượng người của 4 dân tộc trên như sau: Gia Rai có 409.141 người, Ê-đê có 304.784 người, Cơ-ho có 145.993 người, Xơ-đăng có 113.522 người.

8. Tỉnh nào trong khu vực miền Đông Nam Bộ có người Xtiêng sinh sống tập trung nhiều nhất?

a. Bình Phước

b. Bình Dương

c. Đồng Nai

d. Tây Ninh

* Đáp án: A

Page 78: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

78

- Theo thống kê về dân số và nhà ở của Việt Nam năm 2009, tỉnh Bình Phước có người Xtiêng nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Bộ. Cụ thể như sau: Bình Phước có 81.708 người, tỉnh Bình Dương có 153 người, tỉnh Đồng Nai có 1.269 người, tỉnh Tây Ninh có 1.654 người.

9. “Mương - Phai - Lái - Lin” là cách nói ngắn gọn, theo vần phản ánh hệ thống tưới tiêu (khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp) của cộng đồng các dân tộc vùng văn hóa nào ở Việt Nam?

a. Vùng văn hóa Tây Nguyên

b. Vùng văn hóa Tây Bắc

c. Vùng đồng bằng Sông Hồng

d. Vùng đồng bằng sông Cửu Long

* Đáp án: B

- Với đặc điểm địa hình tự nhiên của rừng núi Tây Bắc, các dân tộc ở đây đả sử dụng hệ thống tưới tiêu khá độc đáo: Lợi dụng độ dốc của dòng chảy, lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao (Phai), trên Phai xẻ một đường dẫn nước chảy lớn vào cánh đồng (Mương), từ Mương xẻ những rãnh dẫn nước vào ruộng (Lái), cách lấy nước từ trên núi cao về ruộng thông qua nối những cây tre đục rỗng ruột (Lin).

Page 79: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

79

10. Thời nhà Hồ, quốc hiệu của Việt Nam lúc bấy giờ có tên là gì?

a. Đại Cồ Việt

b. Đại Việt

c. Đại Ngu

d. Đại Nam

* Đáp án: C

- Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ (1400 - 1407). Chữ Ngu (虞) có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", thời nhà Đinh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Thời nhà Lý quốc hiêu là Đại Việt (kể từ năm 1054), thời nhà Nguyễn (triều vua Minh Mạng, năm 1824), quốc hiệu là Đại Nam

---oOo---

B. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO, LỄ HỘI (15 CÂU HỎI)

1. Tôn giáo nào sau đây được ra đời ở Việt Nam?

a. Phật giáo

b. Công giáo

c. Cao Đài

d. Tin Lành

Page 80: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

80

* Đáp án: C

- Đạo Cao Đài được thành lập bởi ông Ngô Văn Chiêu, khai đạo ngày 18/11/1926 tại chùa Tư Lâm, tỉnh Tây Ninh).

2. Đạo Công giáo được truyền vào Việt Nam thời gian nào?

a. Thế kỷ XIII

b. Thế kỷ XIV

c. Thế kỷ XV

d. Thế kỷ XVI

* Đáp án: D

- Đạo Công giáo được các giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha truyền vào Việt Nam năm 1533).

3. Địa phương nào ở Việt Nam được xem là cái nôi phát triển của đạo Tin Lành?

a. Hà Nội

b. Đà Nẵng

c. Thành phố Hồ Chí Minh

d. Cần Thơ

Page 81: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

81

* Đáp án: B

- Đạo Tin Lành được truyền bá vào Việt Nam cuối thế kỷ XIX do Hội Truyền giáo CMA thực hiện. Đà Nẵng được xem là cái nôi phát triển của đạo Tin Lành với việc hình thành cơ sở truyền giáo đầu tiên vào năm 1911)

4. Luy Lâu là trung tâm Phật giáo ở Việt Nam thời kỳ đầu Công nguyên thuộc tỉnh nào sau đây?

a. Bắc Ninh

b. Quảng Ninh

c. Bắc Giang

d. Hà Giang

* Đáp án: A

- Luy Lâu thuộc tỉnh Bắc Ninh được xem là trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam thời kỳ đầu Công nguyên – cùng với trung tâm Lạc Dương/Hà Nam và Bành Thành/Giang Tô của Trung Quốc).

5. Ai là người sáng lập ra đạo Hòa Hảo (còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo) ở Nam Bộ - Việt Nam?

a. Giáo chủ Ngô Minh Chiêu

b. Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ

c. Giáo chủ Đoàn Minh Huyên

d. Giáo chủ Ngô Lợi

Page 82: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

82

* Đáp án: B

- Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ là người sáng lập đạo Hòa Hảo tại làng Hòa Hảo, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vào ngày 15/5/1939. Giáo chủ Ngô Minh Chiêu sáng lập đạo Cao Đài, Giáo chủ Đoàn Minh Huyên sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và Giáo chủ Ngô Lợi sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

6. Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu thánh mẫu được truyền vào Việt Nam từ đâu?

a. Nhật Bản

b. Ấn Độ

c. Trung Quốc

d. Triều Tiên

* Đáp án: C

- Do nhóm cộng đồng người Hoa đến từ Trung Quốc. Bà Thiên Hậu - tên là Lâm Mặc, sinh năm 960, tại huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc - là đối tượng giàu thần tích và linh ứng trong tín ngưỡng người Hoa. Theo truyền tụng, khi còn nhỏ, bà có tài tiên đoán chính xác về thời tiết giúp ngư dân đi biển. Sau khi mất, Bà hiển linh và cứu những thuyền bè lâm nạn.

7. Di tích tháp Bà nổi tiếng ở thành phố Nha Trang thờ đối tượng nào?

Page 83: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

83

a. Bà Chúa Thai Sanh

b. Nữ thần Po Ina Nagar

c. Liễu Hạnh thánh mẫu

d. Thiên Hậu thánh mẫu

* Đáp án: B

- Tháp Po Ina Nagar còn gọi là tháp Bà – thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Đây là một quần thể tháp Chămpa. Niên đại xây dựng chưa xác định cụ thể, ước xây trước từ giữa cuối thế kỷ thứ VIII trở về trước. Tại tháp lớn nhất thờ Nữ thần Po Ina Nagar, được xem là Mẹ Xứ Sở của người Chăm.

8. Tứ bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam gồm những ai sau đây:

a. Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Xứ

b. Tản Viên Sơn Thánh, Trần Hưng Đạo, Mẫu Liễu Hạnh, Bà Chúa Xứ

c. Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh

d. Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Gióng, Mẫu Liễu Hạnh, Bà Ngũ Hành

* Đáp án: C

Page 84: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

84

- Tản Viên Sơn Thánh/Sơn Tinh là vị thần của núi Tản Viên/Ba Vì. Thánh Gióng/Phù Đổng Thiên Vương có tích truyện chống giặc Ân cùng ngựa sắt về trời. Chử Đồng Tử liên quan truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Mẫu Liễu Hạnh/ Mẫu Thiên có tích truyền là tiên nhà trời giáng trần).

9. Câu ca dao: “Dầu ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. Dầu ai buôn bán gần xa. Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba thì về” nói về tín ngưỡng thờ ai?

a. Thờ Vua Hùng

b. Thờ An Dương Vương

c. Thờ Trần Hưng Đạo

d. Thờ Phù Đổng Thiên Vương

* Đáp án: A

- Tín ngưỡng thờ Vua Hùng. Từ năm 2001, Việt Nam đã pháp lý hóa việc thờ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ hội được tổ chức tại di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

10. Phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử do vị vua nào sáng lập?

a. Lý Nhân Tông (1072-1127)

b. Lý Thánh Tông (1054-1072)

Page 85: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

85

c. Trần Nhân Tông (1278 – 1293)

d. Trần Minh Tông (1214 – 1329)

* Đáp án: C

- Trần Nhân Tông là vị vua thứ ba của triều đại nhà Trần. Năm 1293, ông nhường ngôi cho con trai trưởng, làm Thái thượng hoàng. Ông đến núi Yên Tử tu hành và lập ra dòng phái Thiền tông Trúc Lâm. Ông được xem là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam và được cung kính gọi là Phật hoàng.

11. Đối tượng nào được thờ chính trong các đình làng ở Nam Bộ?

a. Thần Tài

b. Ông Địa

c. Các nữ thần

d. Thần Thành Hoàng

* Đáp án: D

- Thần Thành Hoàng bổn cảnh là đối tượng được thờ chính trong đình làng Nam Bộ. Thành Hoàng bổn cảnh là danh xưng chung chỉ vì thần cai quản, coi sóc dân làng. Có những con người có công với xư sở được dân chúng tôn làm phúc thần của làng xã, được triều đình phong kiến phong tặng danh hiệu.

Page 86: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

86

12. Lễ hội chọi trâu nổi tiếng ở Việt Nam diễn ra tại địa phương nào?

a. An Giang

b. Thái Bình

c. Hải Phòng

d. Quảng Ninh

Đáp án: C

- Lễ hội chọi trâu nổi tiếng ở Việt Nam được tổ chức ở Đồ Sơn, Hải Phòng vào tháng 8 âm lịch. Dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà. Người ta cũng tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn. Qua nhiều vòng đấu, con trâu nào chiến thắng được đem ra làm thịt.

13. Lễ hội đâm trâu (hiến sinh trâu) của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam diễn ra chủ yếu ở địa bàn nào?

a. Vùng Tây Nguyên

b. Vùng Tây Bắc

c. Vùng Việt Bắc

d. Vùng Duyên Hải miền Trung

Đáp án: A

Page 87: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

87

- Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội ăn mừng cơm mới. Trong lễ hội này, có nghi thức hiến tế bằng trâu để dâng cúng thần linh. Con trâu được cột dưới gốc cây nêu. Con trâu bị đâm chết, làm thịt để hiến tế thần linh và chia cho dân làng.

14. Hát bả trạo – loại hình diễn xướng dân gian mang tính chất nghi lễ được thực hiện trong lễ hội nào sau đây?

a. Lễ hội Katê (của người Chăm)

b. Lễ hội Cầu Ngư (của người Kinh)

c. Lễ hội Op-yang-va (ăn cơm mới của người Chơ-ro)

d. Lễ hội Chrôi rumchek (cúng phước biển của người Khmer)

* Đáp án: B

- Hát bả trạo “bả: nắm chắc, trạo: mái chèo” - là loại hình diễn xướng hát múa có kết hợp âm nhạc dân gian của người Kinh sinh sống ven biển. Loại hình nghệ thuật này mang tính chất nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Cá Ông, diễn ra trong lễ hội Cầu Ngư.

15. Hầu đồng (lên đồng, hầu bóng) là nghi lễ trong tín ngưỡng nào ở Việt Nam?

a. Thờ Phật

b. Thờ Trời

c. Thờ Mẫu

Page 88: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

88

d. Thờ Thần

* Đáp án: C

- Hầu đồng gồm lên đồng, hầu bóng cùng với hát chầu văn… là nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Tín ngưỡng này phát triển mạnh trong các đền, phủ ở Miền Bắc Việt Nam. Các Mẫu thần được thờ gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa Phủ, Mẫu Thoải (Thủy), Mẫu Thượng Thiên.

---oOo---

C. DI SẢN VĂN HÓA (10 CÂU HỎI)

1. Tính đến thời điểm năm 2014, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và đại diện nhân loại?

a. 07

b. 08

c. 09

d. 10

* Đáp án: B

(Gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Ca trù, Hội gióng tại

Page 89: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

89

đền Phù Đổng và đền Sóc - Hà Nội, Hát Xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương)

2. Địa phương nào ở Việt Nam có hai di sản văn hóa vật thể được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới?

a. Quảng Ngãi

b. Quảng Nam

c. Quảng Bình

d. Thừa Thiên – Huế

* Đáp án: B

(Gồm Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An)

3. Di tích thành nhà Hồ (triều Hồ 1400 - 1407) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào?

a. năm 2007

b. năm 2009

c. năm 2011

d. năm 2013

* Đáp án: C

Page 90: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

90

(Còn có tên là Tây Đô, Tây Kinh, An Tôn thuộc tỉnh Thanh Hóa, được cộng nhận vào ngày 27/6/2011)

4. Cho đến thời điểm tháng 6/2014, Việt Nam có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới?

a. 01

b. 02

c. 03

d. 04

* Đáp án: B

(Mộc bản triều Nguyễn được công nhận vào ngày 31/7/2009, Bia Tiến sĩ Văn miếu Thăng Long được công nhận ngày 09/3/2010)

5. Chùa Một Cột – công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam được xây dựng vào thời kỳ nào?

a. Thời nhà Lý

b. Thời nhà Trần

c. Thời nhà Hậu Lê

d. Thời nhà Hồ

* Đáp án: A

(Còn có tên gọi là chùa Diên Hựu, chùa Mật được vua Lý Thái Tông/Lý Phật Mã khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 1049/Kỷ Sửu)

Page 91: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

91

6. Quốc tử giám được xem là Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng năm nào?

a. năm 1067

b. năm 1076

c. năm 1167

d. năm 1176

* Đáp án: B

Quốc tử giám được lập vào năm 1076 tại kinh thành Thăng Long vào thời vua Lý Nhân Tông. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các hoàng tộc, quý tộc và quan lại. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc

7. Truyền thuyết về Hồ Gươm gắn liền vị vua nào trong triều đại quân chủ phong kiến ở Việt Nam?

a. Vua Ngô Quyền

b. Vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)

c. Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh)

d. Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi)

Page 92: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

92

* Đáp án: D

Gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ cho thần Kim Quy sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược.

8. Địa danh Phố Hiến trong câu ca “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” hiện nay thuộc tỉnh nào của miền Bắc Việt Nam?

a. Quảng Ninh

b. Hưng Yên

c. Nam Định

d. Thái Bình

* Đáp án: B

- Kinh Kỳ là nói về thủ đô Thăng Long, Phố Hiến là thương cảng cổ sầm uất, trải dài trên tả ngạn sông Hồng vào XXI – XVII. Phố Hiến nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

9. Làng nghề gốm danh tiếng Bát Tràng hiện nay thuộc địa phương nào của Việt Nam?

a. Đồng Nai

b. Thừa Thiên Huế

c. Hà Nội

d. Hải Dương

Page 93: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

93

* Đáp án: C

- Hiện nay, làng nghề gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm Hà Nội. Đây là nơi sản xuất gốm có từ thời nhà Trần. Từ năm 1949 về trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ 1949 đến năm 1961 thuộc tỉnh Hưng Yên, từ năm 1961 về sau thuộc Hà Nội.

10. Kinh thành Thăng Long – tiền thân của thủ đô Việt Nam hiện nay được xây dựng từ năm nào?

a. Năm 938

b. Năm 968

c. Năm 980

d. Năm 1010

* Đáp án: D

- Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, thiết lập triều đại của nhà Lý. Tháng 7/1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (miền núi non hiểm trở) về Thăng Long (trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trù phú, đông dân, tiềm năng kinh tế). Mốc thời gian này được xem là lịch sử ra đời của kinh thành Thăng Long.

---oOo---

Page 94: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

94

D. GIÁO DỤC – XÃ HỘI – DANH NHÂN (7 CÂU HỎI)

1. Hình thư - bộ luật đầu tiên trong lịch sử pháp chế Việt Nam được ban hành vào triều đại nào?

a. Triều Tiền Lê

b. Triều Hậu Lê

c. Triều Trần

d. Triều Lý

* Đáp án: D

- Năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) đã ban hành bộ Hình thư. Đây được xem là bộ luật thành văn đầu tiên đầu tiên của nhà nước quân chủ ở Việt Nam.

2. Luật Hồng Đức được ban hành thời vua nào của triều Hậu Lê?

a. Lê Thái Tổ / Lê Lợi (1428 – 1433)

b. Lê Thái Tông / Lê Nguyên Long (1433 – 1442)

c. Lê Nhân Tông / Lê Bang Cơ (1442 – 1459)

d. Lê Thánh Tông / Lê Tư Thành (1460 – 1497)

* Đáp án: D

Page 95: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

95

- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, được gọi là Quốc triều hình luật hay Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật gồm 722 điều, 6 quyển, 16 chương. Đây là công trình lập pháp lớn và tương đối hoàn chỉnh, đánh dấu một bước tiến quan trọng của Lịch sử pháp quyền trong lịch sử Việt Nam.

3. Danh hiệu Trạng Nguyên có từ khoa thi nào lịch sử thi cử của các triều đại phong kiến của Việt Nam?

a. Khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075 thời Lý

b. Khoa thi Thái học sinh năm 1232 thời Trần

c. Khoa thi Đại tỉ năm 1246 thời Trần

d. Khoa thi Hội năm 1396 thời Hồ

* Đáp án: C

- Năm 1246, nhà Trần mở khoa thi, đặt lại thứ bậc trong Tam giáp so với kỳ thi trước đó. Theo cách đổi mới này, bậc Đệ nhất giáp có Tam khôi là Trạng Nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa. Như vậy, danh hiệu Trạng Nguyên bắt đầu có từ khoa thi này. Vị trang nguyên đầu tiên là Nguyên Quan Quang xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

4. Tác phẩm nào sau đây được xem là Bản Tuyên ngôn lần thứ nhất của Việt Nam:

a. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt

Page 96: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

96

b. Bài Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo

c. Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

d. Bản Tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Đáp án: A

- Nội dung bài thơ gồm 4 câu: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. Nhữ hà nghịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hử”. Dịch nghĩa: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách Trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt sáng tác, cho đọc tại đền Trương Hát để khích lệ tinh thần yêu nước, chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược năm 1077. Bài thơ này còn được gọi với cái tên là Bài thơ Thần với nghĩa trang trọng.

5. Bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam “Đại Việt sử ký” do ai biên soạn?

a. Ngô Sĩ Liên

b. Lê Văn Hưu

c. Mạc Đỉnh Chi

d. Phan Phu Tiên

* Đáp án: B

- Năm 1272, nhà sử học Lê Văn Hưu soạn xong bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Ghi chép từ thời Triệu Vũ đến Lý Chiêu Hoàng, 30 tập.

Page 97: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

97

6. Nhân vật nào được xem là ông Tổ thuốc Nam của Việt Nam?

a. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh thiền sư)

b. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn ông)

c. Hoàng Đôn Hoài

d. Nguyễn Hữu Đạo

* Đáp án: A

- Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh thiền sư), người tỉnh Hải Dương được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam, người đầu tiên xây dựng truyền thống y dược học dân tộc với phương châm “Nam dược trị Nam nhân”.

7. Khoa thi Nho học cuối cùng ở Việt Nam được tổ chức vào thời gian nào?

a. 1889

b. 1909

c. 1919

d. 1929

* Đáp án: C

Page 98: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

98

- Ngày 28/12/1818, vua Khải Định ra Chỉ dụ bãi bỏ chế độ khoa cử ở Việt Nam. Ngày 01/4/1919, khoa thi Hội được tổ chức và ngày 15/5/1919, khoa thi Đình được tổ chức. Như vậy, năm 1919 là năm diễn ra khoa thi cuối cùng theo truyền thống Nho học ở Việt Nam.

---oOo---

E. NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN (4 CÂU HỎI)

1. Đàn tính là nhạc cụ tiêu biểu của dân tộc nào?

a. Nùng

b. Tày

c. Thái

d. Mông

* Đáp án: B

(Đàn tính là nhạc cụ dùng đệm trong hát then của dân tộc Tày)

2. Hát dù kê là loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc nào?

a. Hoa

b. Khmer

Page 99: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

99

c. Mạ

d. Raglai

* Đáp án: B

- Là loại hình kịch hát truyền thống của nghệ thuật sân khấu hát và múa của người dân tộc Khmer. Còn có tên là Lo Khôn Ba sắc - nghĩa là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Bassắc/ sông Hậu. Hát bằng tiếng Khmer, hát với diễn tấu một số nhạc cụ, điệu múa phụ họa)

3. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật được hình thành và phát triển ở vùng đất nào của Việt Nam?

a. Tây Bắc

b. Đông Bắc

c. Trung Bộ

d. Nam Bộ

* Đáp án: D

(Được hình thành đầu thế kỷ XX , duy trì và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng cư dân cho đên hiên nay. Năm 2013, loại hình di sản văn hóa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại , được duy trì ở Nam Bộ)

4. Quan họ là loại hình dân ca ra đời và phát triển ở vùng đồng bằng nào của Việt Nam?

Page 100: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

100

a. Đồng bằng Sông Cửu Long

b. Đồng bằng Khánh Hòa

c. Đồng bằng Thanh Hóa

d. Đồng bằng Sông Hồng

* Đáp án: D

- Dân ca quan họ ra đời ở vùng đồng bằng sông Hồng, chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh). Loại hình dân ca này được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”.

---oOo---

F. DI CHỈ - LÀNG NGHỀ (4 CÂU HỎI)

1. Các di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh được phân bố chủ yếu ở đâu?

a. Miền Bắc

b. Miền Nam

c. Miền Trung

d. Miền Tây

* Đáp án: C

Page 101: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

101

Không gian văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên địa bàn miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận (theo trục bắc – nam) và ven biển lên Tây Nguyên (theo trục đông – tây)

2. Văn hóa Hòa Bình thuộc thời kỳ nào giai đoạn phát triền nào của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam?

a. Thời đại đá cũ

b. Thời đại đá giữa

c. Thời đại đá mới

d. Thời đại đồ đồng (kim khí)

* Đáp án: C

Văn hóa Hòa Bình thuộc thời đại đồ đá mới, có niên đại khoảng 12.000 – 7.000 năm cách ngày nay. Các di chỉ tập trung ở vùng Tây Bắc và phía Bắc Trường Sơn

3. Không gian văn hóa Đông Sơn được xác định trên phạm vi địa bàn nào?

a. Từ biên giới Việt – Trung đến sông Gianh/Quảng Bình

b. Cả vùng Tây Nguyên

c. Từ sông Gianh/Quảng Bình đến Bình Thuận

d. Từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Cà Mau

Page 102: CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH “ĐUỐC SÁNG  · PDF fileNỘI DUNG VÀ THỂ LỆ 1. Nội dung thi là kiến thức căn bản trong 5 lĩnh vực: [1] Kinh

102

* Đáp án: A

- Không gian văn hóa Đông Sơn có hàng trăm di tích với nhiều loại hình: cư trú, xưởng chế tác, mộ táng…) được phân bổ trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt – Trung đến bờ sông Gianh của Quảng Bình.

4. Hình tượng con gì sau đây KHÔNG xuất hiện trên trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam?

a. Con chim

b. Con voi

c. Con nai/hươu

d. Con cóc

Đáp án: B

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ. Trên mặt một số loại trống đồng có xuất hiện hình tượng các con vật như chim, nai/hươu hay cóc, bò, KHÔNG có hình tượng con voi.

- 베트남주안교회 여러분들을 끊임없이 사랑합니다-