9
Chương 1: Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 3 1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 - 2010 của nước ta ước đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào hai nhân tố vốn đầu tư và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng lại thấp hơn nhiều nước. Theo tính toán của các nhà khoa học, tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn chiếm 52 - 53%, yếu tố lao động 19 - 20%, còn yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28 - 29%, trong khi, yếu tố này ở một số nước trong khu vực chiếm tới 35 - 40% (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2010). Trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Chính phủ đặt ra và được Quốc hội phê duyệt trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, mục tiêu quan trọng là phát triển nhanh và mạnh hơn nữa nhằm tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vào cơ cấu nền kinh tế, nhưng thống kê ở Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1 cho thấy, cơ cấu các ngành trong GDP không có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006 - 2010. Chương 1: TỔNG QUAN pháT TriểN kiNh Tế - xã hội và QUảN lý ChấT Thải rắN ở việT NAm Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Nguồn: TCTK, 2011 Nghị quyết của Quốc hội (*) Giá trị thực tế đạt được (%) 2006 2007 2008 2009 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 - 16 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58 Công nghiệp và xây dựng 43 - 44 41,54 41,48 39,84 40,24 41,10 Dịch vụ 40 - 41 38,06 38,18 37,95 38,85 38,32 Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế qua các năm 2006 - 2010 Nguồn: TCTK, 2011 Ghi chú: (*) Nghị quyết 56/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010

Chương 1: KINH TẾ - XÃ HỘI TỔNG QUAN pháT TriểN …°ơng 1: Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 7 1.3. PHÂN

  • Upload
    lyhanh

  • View
    217

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

3

1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 - 2010 của nước ta ước đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào hai nhân tố vốn đầu tư và lao động, trong khi tỷ trọng đóng góp của KH&CN trong tăng trưởng lại thấp hơn nhiều nước. Theo tính toán của các nhà khoa học, tăng trưởng GDP nước ta dựa vào yếu tố vốn chiếm 52 - 53%, yếu tố lao động 19 - 20%, còn yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm 28 - 29%, trong khi, yếu tố này ở một số nước trong khu vực chiếm tới 35 - 40% (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2010).

Trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Chính phủ đặt ra và được Quốc hội phê duyệt trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, mục tiêu quan trọng là phát triển nhanh và mạnh hơn nữa nhằm tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vào cơ cấu nền kinh tế, nhưng thống kê ở Bảng 1.1 và Biểu đồ 1.1 cho thấy, cơ cấu các ngành trong GDP không có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006 - 2010.

Chương 1:

TỔNG QUAN pháT TriểN kiNh Tế - xã hội và QUảN lý

ChấT Thải rắN ở việT NAm

Biểu đồ 1.1. Giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: TCTK, 2011

Nghị quyết của Quốc hội (*)

Giá trị thực tế đạt được (%)2006 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 15 - 16 20,40 20,34 22,21 20,91 20,58Công nghiệp và xây dựng 43 - 44 41,54 41,48 39,84 40,24 41,10Dịch vụ 40 - 41 38,06 38,18 37,95 38,85 38,32

Bảng 1.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế qua các năm 2006 - 2010

Nguồn: TCTK, 2011Ghi chú: (*) Nghị quyết 56/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2006 - 2010

4

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

Các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị; các KCN ngày càng được mở rộng và phát triển đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng về các mặt KT-XH. Tăng trưởng KT-XH một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác đã làm phát sinh lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm cả CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, CTR y tế...). Việc thải bỏ một cách bừa bãi và quản lý không hiệu quả CTR ở các đô thị, KCN,... là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

Nước ta là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới với số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 14 trên thế giới. Quá trình gia tăng dân số nhanh chóng kéo theo những đòi hỏi, yêu cầu về đáp ứng các nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt, giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, giao thông vận tải, việc làm,.. làm gia tăng sức ép đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên là có giới hạn, khi dân số tăng nhanh và chất thải không được xử lý xả thải vào môi trường sẽ làm vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, tất yếu sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Tổng dân số của nước ta năm 2010 ước tính khoảng 86,93 triệu người, tăng 1,01% so với năm 2009 và 5,51% so với năm 2005. Trong đó, dân số khu vực thành thị là 26,22 triệu người (tăng 1,03% so với năm 2009) chiếm 30,2% tổng dân số, dân số khu vực nông thôn là 60,7 triệu người (tăng khoảng 1,0 % so với năm 2009) chiếm 69,8% tổng dân số. Năm 2005, GDP bình quân đầu người của nước ta chỉ đạt 642 USD, năm 2008 là 1.052 USD và đến năm 2010, con số này đã đạt 1.169 USD (TCTK, 2011). Thu nhập bình quân đầu người của khu vực đô thị cao hơn 2 lần so với khu vực nông thôn (Biểu đồ 1.2).

Biểu đồ 1.2. Thu nhập bình quân đầu người chia theo khu vực

Nguồn: TCTK, 2011

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

5

Đi cùng các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian qua cũng đã giảm đáng kể. Năm 2006, số hộ nghèo trong cả nước chiếm 15,5% thì năm 2008, con số này đã giảm xuống còn 13,4%. Tuy nhiên, do chuẩn nghèo mới của Chính phủ tăng lên nên năm 2010 tỷ lệ này là 14,2%.

Chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng, theo đó, lượng chất thải phát sinh cũng nhiều hơn. Theo đánh giá và nghiên cứu thực tế cho thấy, tính bình quân đầu người, dân số đô thị tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên (như năng lượng, vật phẩm, nguyên vật liệu,...) cao gấp 2 - 3 lần so với người dân sinh sống ở nông thôn; chất thải do người dân đô thị thải ra cũng cao gấp 2 - 3 lần người dân nông thôn.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được giao cho Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đường phố là các công nhân quét dọn và thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân khu vực đô thị. Chất thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định.

Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên phát triển. Các hoạt động công nghiệp,

6

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

nông nghiệp, chăn nuôi và các ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng phát triển mạnh là nguyên nhân phát sinh lượng chất thải ngày càng lớn của các ngành nêu trên. Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất. Công tác quản lý CTR không còn đơn thuần là quản lý CTR sinh hoạt mà còn bao gồm vấn đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp... Quá trình phát triển đòi hỏi công tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực.

Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành.

Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra; không những đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn mà còn đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế.

Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện.

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

7

1.3. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN VÀ TỶ TRỌNG PHÁT SINH

Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế. Mặt khác, nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy hại và CTR thông thường. Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về lượng và thành phần CTR.

1.3.1. Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh

Quá trình phát sinh CTR gắn liền với quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra CTR, từ khâu khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau

Nguồn: TCMT tổng hợp

CTR đô thị

CTR

CTR nôngthôn

CTR công

nghiệp

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,..VLXD thải từ xây sửa nhà, đường giao thông, vật liệu thải từ công trường,..

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đènneon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,..

Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,rơm rạ, cành lá cây, chất thải chăn nuôi,..

Đồ điện, điện tử hư hỏng, nhựa, túi nylon, pin, săm lốp xe, sơn thừa, đènneon hỏng, bao bì thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo vệ thựcvật,..

Rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất và sinh hoạt,..

Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì đựng hóa chấtđộc hại,..

Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành chính, bao gói thôngthường,..

Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh nhân, chất phóng xạ, hóachất độc hại, thuốc quá hạn,..

Nguy hại

NGUỒN PHÁT SINH TÍNH CHẤT LOẠI CHẤT THẢI

y tế

Thôngthường

Nguy hại

Thôngthường

Nguy hại

Thôngthường

Nguy hại

Thôngthường

8

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

Hiện nay, số liệu về phát sinh CTR mới chủ yếu được thống kê tại khu vực đô thị và các KCN; ở khu vực nông thôn, hầu như số liệu về CTR chưa được thống kê một cách đầy đủ (chẳng hạn như lượng rơm, rạ thải bỏ từ sản xuất nông nghiệp). Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng CTR phát sinh trung bình tăng từ 150 - 200%, CTR sinh hoạt đô thị tăng trên 200%, CTR công nghiệp tăng 181% (Bảng 1.3), và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng CTR phát sinh ước đạt khoảng 44 triệu tấn/năm, phát sinh CTR nhiều nhất là ở các đô thị và khu vực công nghiệp (Biểu đồ 1.4).

Theo thống kê các năm gần đây, khoảng 42 - 46% lượng CTR phát sinh là từ các đô thị, khoảng 17% CTR là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp; số còn lại là CTR của nông thôn, làng nghề và CTR y tế chỉ chiếm phần nhỏ. Dự báo cho đến năm 2015, tỷ trọng này cho CTR đô thị và CTR công nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với các con số 50,8 và 22,1 % (Bảng 1.3 và Biểu đồ 1.3).

Biểu đồ 1.4 cho thấy, CTR đô thị, CTR công nghiệp và CTR y tế phát sinh phần lớn ở vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSH, nơi tập trung các đô thị, các KCN và các cơ sở khám chữa bệnh lớn của tuyến Trung ương. Phát sinh CTR nông thôn chủ yếu là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Còn đối với CTR làng nghề thì nguồn phát sinh chủ yếu là ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung phần lớn các làng nghề của toàn quốc.

Biểu đồ 1.3. Thành phần CTR toàn quốc năm 2008 và xu hướng thay đổi trong thời gian tới

Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010

Nguồn: Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004; Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010

Loại CTRĐơn vị

tínhNăm 2003 Năm 2008

CTR đô thị tấn/năm 6.400.000 12.802.000

CTR công nghiệp tấn/năm 2.638.400 4.786.000

CTR y tế tấn/năm 21.500 179.000

CTR nông thôn tấn/năm 6.400.000 9.078.000

CTR làng nghề tấn/năm 774.000 1.023.000

Bảng 1.3. Lượng chất thải phát sinh năm 2003 và năm 2008

Biểu đồ 1.4. Hiện trạng phát sinh CTR theo các vùng kinh tế của nước ta và dự báo trong thời gian tới

Nguồn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng, 2010

0

0

Chương 1:

Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

9

1.3.2. Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại

Chất thải rắn thông thường

Năm 2009, theo kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường, lượng CTR thông thường phát sinh trong cả nước vào khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó, CTR công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, CTR sinh hoạt vào khoảng 19 triệu tấn/năm, CTR y tế thông thường vào khoảng 2,12 triệu tấn/năm.

Chất thải nguy hại

Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất lớn đối với công tác BVMT. Theo kết quả thống kê, năm 2003 lượng CTNH phát sinh vào khoảng 160 nghìn tấn và dự báo sẽ tăng lên 500 nghìn tấn vào năm 2010. Nhưng thực tế đến năm 2009, theo báo cáo của 35/63 tỉnh thành phố, lượng CTNH phát sinh từ các địa phương này đã vào khoảng 700 nghìn tấn. Năm 2009, lượng CTNH được thu gom, vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị hành nghề quản lý CTNH liên tỉnh do Tổng cục Môi trường cấp phép là hơn 100 nghìn tấn (chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong tổng lượng phát sinh). Phát sinh CTNH rất đa dạng về nguồn và chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và xử lý.

Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng từ 13% - 20% tổng lượng chất thải, trong số đó, CTNH chiếm khoảng 18% tổng số chất thải công nghiệp.

CTNH còn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như các vỏ chai lọ hóa chất, phân bón, thuốc BVTV,... sau quá trình sử dụng, thậm chí tiện thể vứt ở ngay bờ ruộng, góc vườn hoặc nguy hiểm hơn, có

Khung 1.1. Xu hướng thay đổi về thành phần CTR

Sự thay đổi thành phần CTR có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch quản lý CTR. Tại các nước phát triển, 4 thành phần CTR có xu hướng thay đổi lớn: chất thải từ thực phẩm thừa, giấy, nilon - nhựa và vải;

Chất thải thực phẩm: sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi lượng chất thải thực phẩm. Cộng đồng cũng đã ý thức về các vấn đề liên quan đến môi trường nhiều hơn, xu hướng sử dụng thực phẩm công nghiệp đã gia tăng đáng kể;

Giấy: chất thải giấy tăng nhanh do 2 nguyên nhân chính: (1) chủ trương và nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của nền giáo dục, nhu cầu của người dân trong hưởng thụ văn hóa như đọc sách, báo,..(2) ngành công nghiệp đóng gói hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu phát triển mạnh làm gia tăng thành phần thải;

Nilon - Nhựa các loại: với tốc độ và xu hướng phát triển nhanh, ngành công nghiệp đóng gói, công nghiệp sản xuất các mặt hàng nhựa đã làm gia tăng khối lượng nhựa trong CTR;

Vải: thành phần chất thải này rất khó dự đoán, tuy nhiên nó có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới khi nhu cầu may mặc của người dân tăng cao cũng như sự đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này.

Nguồn: TCMT tổng hợp

10

Báo cáo môi trường quốc gia 2011:

Chất thải rắn

trường hợp còn vứt bừa bãi ngay đầu nguồn nước sinh hoạt. Tổng số các loại hoá phẩm nông nghiệp hiện được lưu giữ có thể hơn 37 nghìn tấn, trong đó có 53% được lưu giữ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh các kho lưu giữ, theo điều tra tại 39 tỉnh thành trong cả nước thì có đến hơn 730 nghìn hoá phẩm nông nghiệp không nhãn mác, bao gồm các chai lọ bằng nhựa, thuỷ tinh hay kim loại. Những hoá phẩm này hiện đang thải bỏ không đúng cách hoặc vẫn được sử dụng.

Trong hoạt động y tế, lượng CTR y tế phát sinh hiện vào khoảng 350 tấn/ngày. Chất thải y tế được chia làm 5 loại gồm: chất thải lâm sàng, chất thải phóng xạ, chất thải hoá học, các bình khí có áp suất và chất thải sinh hoạt thông thường. CTR y tế nguy hại chiếm tỉ trọng khoảng 20 - 25% tổng lượng phát sinh trong các cơ sở y tế (Biểu đồ 1.5). Đó là chất thải có tính lây nhiễm như máu, dịch, chất tiết, bộ phận cơ thể, vật sắc nhọn, chất thải hóa học, dược phẩm, chất thải phóng xạ và các bình áp suất có khả năng cháy nổ.

Biểu đồ 1.5. Thành phần CTR y tế theo tính chất nguy hạiNguồn: TCMT tổng hợp, 2011