43
TRƯỜNG ĐẠI HC BÁCH KHOA HÀ NI VIỆN ĐIỆN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp Tdo Hnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Tên chương trình: Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Control Engineering and Automation Mã ngành: 9520216 (Ban hành theo Quyết định số 2764 /QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 28 tháng 8 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Tên chương trình: Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động

hóa

Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

Ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa − Control Engineering and

Automation

Mã ngành: 9520216

(Ban hành theo Quyết định số 2764 /QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 28 tháng 8 năm 2017

của Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

2

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có trình độ chuyên môn cao, có

kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của ngành đào tạo; có kỹ

năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng

tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến kiến

thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên

môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng

đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia đồng thời có khả năng đào tạo

các bậc Đại học và Cao học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển và tự

động hóa:

Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực kỹ thuật

Đo lường học, Kỹ thuật đo lường, thiết bị đo và phương pháp đo, Xử lý tín hiệu, Công nghệ

không dây, Thiết bị điều khiển tự động, Hệ thống điều khiển tự động, là những thiết bị hay hệ

thống điều khiển độc lập, được sử dụng độc lập hay sử dụng trong các quá trình và dây chuyền

tự động hóa, Nâng cao tính tự động và quy mô tự động hóa, Tích hợp các hệ thống kỹ thuật

Có khả năng cao để trình bày, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng

dạy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực nói trên

Có khả năng tự định hướng, dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Đo lường

học, Kỹ thuật đo lường, thiết bị đo và phương pháp đo, Xử lý tín hiệu, Công nghệ không dây,

Thiết bị điều khiển tự động, Hệ thống điều khiển tự động, là những thiết bị hay hệ thống điều

khiển độc lập, được sử dụng độc lập hay sử dụng trong các quá trình và dây chuyền tự động hóa,

Nâng cao tính tự động và quy mô tự động hóa, Tích hợp các hệ thống kỹ thuật.

Có khả năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ nghiên cứu và phát triển,

khả năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực Đo lường

học, Kỹ thuật đo lường, thiết bị đo và phương pháp đo, Xử lý tín hiệu, Công nghệ không dây,

Thiết bị điều khiển tự động, Hệ thống điều khiển tự động, là những thiết bị hay hệ thống điều

khiển độc lập, được sử dụng độc lập hay sử dụng trong các quá trình và dây chuyền tự động hóa,

Nâng cao tính tự động và quy mô tự động hóa, Tích hợp các hệ thống kỹ thuật.

Có kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn trong lĩnh vực Đo lường học,

Kỹ thuật đo lường, thiết bị đo và phương pháp đo, Xử lý tín hiệu, Công nghệ không dây, Thiết bị

điều khiển tự động, Hệ thống điều khiển tự động, là những thiết bị hay hệ thống điều khiển độc

lập, được sử dụng độc lập hay sử dụng trong các quá trình và dây chuyền tự động hóa, Nâng cao

tính tự động và quy mô tự động hóa, Tích hợp các hệ thống kỹ thuật

Có khả năng nghiên cứu, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính

chuyên gia thuộc lĩnh vực Đo lường học, Kỹ thuật đo lường, thiết bị đo và phương pháp đo, Xử

lý tín hiệu, Công nghệ không dây, Thiết bị điều khiển tự động, Hệ thống điều khiển tự động, là

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

3

những thiết bị hay hệ thống điều khiển độc lập, được sử dụng độc lập hay sử dụng trong các quá

trình và dây chuyền tự động hóa, Nâng cao tính tự động và quy mô tự động hóa, Tích hợp các hệ

thống kỹ thuật.

Có khả năng cao để trình bầy, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng

dậy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực nói trên.

2. Thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo là 3 năm đối với NCS có bằng tốt nghiệp ThS, 4 năm đối với NCS có bằng

tốt nghiệp ĐH. Trong 24 tháng đầu, NCS phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục

tại Trường.

3. Khối lượng kiến thức

Khối lượng học tập tối thiểu 106 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ.

Trong đó:

+ Luận án tiến sĩ tương đương với 90 tín chỉ (tương đương 30 TC/năm).

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

+ Học phần tiến sĩ: tối thiểu 08 tín chỉ.

+ Chuyên đề tiến sĩ: 06 tín chỉ (03 chuyên đề tiến sĩ, mỗi chuyên đề 2 tín chỉ).

+ Các học phần bổ sung: từ 4 đến 16 tín chỉ đối với NCS có bằng tốt nghiệp thạc sĩ chương

trình đào tạo theo định hướng ứng dụng hoặc thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký làm tiến sĩ.

Đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học: các học phần bổ sung bao gồm các học

phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành (sau đây gọi chung là ngành) tương ứng,

trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của

Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu.

Khối lượng của các học phần bổ sung được xác định cụ thể cho từng loại đối tượng tại mục

4.

4. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh là các thí sinh đã có bằng Thạc sĩ với ngành tốt nghiệp đúng, phù hợp

hoặc gần phù hợp với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Đối với các thí sinh có bằng tốt

nghiệp đại học, chỉ tuyển sinh ngành tốt nghiệp đúng, phù hợp. Mức độ ”phù hợp hoặc gần phù

hợp“ với ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa , được định nghĩa cụ thể ở mục 4.1 sau đây.

Ngoài ra, người dự tuyển phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên

tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời

hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

4

- Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ

minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

a. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học

toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng

nước ngoài khác;

b. Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt

Nam cấp;

c. Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test)

từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02

năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

d. Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập

không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại

học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước

ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương theo quy định tại điểm c do một tổ chức khảo thí

được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng

ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn

đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được

người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

- Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở

lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc trình độ ngoại ngữ đáp ứng

yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học tại ĐHBKHN.

4.1. Định nghĩa

Ngành đúng, phù hợp: Ngành tốt nghiệp cao học được xác định là ngành đúng, ngành phù

hợp với ngành xét tuyển NCS khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ

thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ cao học khác nhau dưới 10% tổng

số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Ngành gần phù hợp:

Ngành tốt nghiệp cao học được xác định là ngành gần với ngành dự tuyển NCS khi cùng

nhóm ngành trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo

của hai ngành này ở trình độ cao học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị

học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.

Ngành gần phù hợp: là những hướng đào tạo thuộc các ngành sau:

- Ngành “Kỹ thuật Điện”

- Ngành “Kỹ thuật Điện - Điện tử”

- Ngành “Kỹ thuật Cơ điện tử”

- Ngành “Kỹ thuật Điện tử Viễn thông”

- Ngành “Vật lý kỹ thuật”

- Ngành “Sư phạm kỹ thuật”: Hướng chuyên sâu “Tự động hóa”

- Ngành kĩ thuật máy tính

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

5

Những trường hợp khác, Hội đồng tuyển sinh Trường sẽ xem xét, quyết định.

4.2. Phân loại đối tượng ngành

- Đối tượng A1: Thí sinh có bằng thạc sĩ (Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu)

của ĐH Bách khoa Hà Nội, của các trường đại học có uy tín trong/ngoài nước với chương trình

đào tạo tương đương với ĐHBK HN, với ngành tốt nghiệp cao học đúng, phù hợp với ngành

Tiến sĩ.

Đây là đối tượng không phải tham gia học bổ sung.

- Đối tượng A2: Thí sinh có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đúng, phù hợp với ngành

xếp loại “Giỏi” trở lên.

Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung toàn bộ chương trình thạc sĩ chương trình đào

tạo theo định hướng nghiên cứu.

- Đối tượng A3: Ngoài các đối tượng A1 và A2 (Thí sinh có bằng thạc sĩ chương trình đào

tạo theo định hướng ứng dụng đúng ngành hoặc có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký dự

tuyển tiến sĩ).

Đây là đối tượng phải tham gia học bổ sung.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện công nhận đạt

Quy trình đào tạo được thực hiện theo học chế tín chỉ, tuân thủ Quyết định số 2764/QĐ-

ĐHBK-SĐH ngày 28/8/2017 về tổ chức và quản lý đào tạo Sau đại học của Hiệu trưởng Trường

ĐH Bách khoa Hà Nội.

Các học phần bổ sung, học phần tiến sĩ và chuyên đề tiến sĩ phải đạt mức điểm C trở lên

(xem mục 6).

6. Thang điểm

Khoản 6a Điều 62 của Quy định 2764/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 28/8/2017 quy định:

Việc chấm điểm kiểm tra - đánh giá học phần (bao gồm các điểm kiểm tra và điểm thi kết

thúc học phần) được thực hiện theo thang điểm từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số thập phân

sau dấu phẩy. Điểm học phần là điểm trung bình có trọng số của các điểm kiểm tra và điểm thi

kết thúc (tổng của tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi kết thúc đã nhân với trọng số tương ứng của

từng điểm được quy định trong đề cương chi tiết học phần).

Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân sau dấu phẩy, sau đó được chuyển

thành điểm chữ với mức như sau:

Điểm số từ 8,5 – 10 chuyển thành điểm A (Giỏi)

Điểm số từ 7,0 – 8,4 chuyển thành điểm B (Khá)

Điểm số từ 5,5 – 6,9 chuyển thành điểm C (Trung bình)

Điểm số từ 4,0 – 5,4 chuyển thành điểm D (Trung bình yếu)

Điểm số dưới 4,0 chuyển thành điểm F (Kém)

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

6

7. Nội dung chương trình

7.1. Cấu trúc

Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ gồm có 3 phần như bảng sau đây.

Phần Nội dung đào tạo A1 A2 A3

1 HP bổ sung 0

ThS (chương

trình đào tạo theo

định hướng nghiên

cứu)

16TC Bổ sung

4TC

HP TS 8TC

2 TLTQ 2TC (Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên)

CĐTS Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐTS 2TC

3 NC khoa học và

Luận án TS

90 TC (tương ứng với 30 TC/năm)

Lưu ý:

Số TC qui định cho các đối tượng trong Bảng trên là số TC tối thiểu NCS phải hoàn thành.

Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần qui định trong chương trình ThS (chương

trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu) của ngành tương ứng, không cần thực hiện luận văn

ThS.

Các HP bổ sung được lựa chọn từ chương trình đào tạo Thạc sĩ của ngành đúng ngành Tiến

sĩ.

Việc qui định số TC của HP bổ sung cho đối tượng A3 do Hội đồng khoa học Viện chuyên

ngành và người hướng dẫn (NHD) quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng

kết quả học tập ThS của thí sinh với chương trình ThS hiện tại của ngành đúng chuyên ngành

Tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số TC tối thiểu và tối đa trong bảng.

Các HP TS được NHD đề xuất từ chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường nhằm

trang bị kiến cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của LATS. Trong đó phải có tối thiểu

04 Tín chỉ trong chương trình đào tạo tiến sĩ đúng ngành.

7.2. Học phần bổ sung

Các học phần bổ sung nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn

để thực hiện đề tài nghiên cứu.

7.2.1. Đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ (Đối tượng A2)

NCS phải hoàn thành các học phần bổ sung trong thời hạn 2 năm kể từ ngày ký quyết định

công nhận là NCS gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

theo chương trình cụ thể như sau:

NỘI

DUNG Mã HP TÊN HỌC PHẦN

TÍN

CHỈ GHI CHÚ

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

7

(3TC) SS6011 Triết học 3 3(3-0-0-6)

KIẾN THỨC CƠ SỞ

Bắt buộc

(16 TC)

EE6312 Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến 3 3(3-0-0-6)

EE6022 Điều khiển quá trình nâng cao 3 3(2-2-0-6)

EE6541 Cảm biến và xử lý tín hiệu đo 3 3(2-2-0-6)

EE6322 Nhận dạng hệ thống 2 2(2-0-0-4)

EE6432 Xử lý tín hiệu và ứng dụng 3 3(2,5-1-0-4)

EE6551 Điện tử công suất nâng cao 2 2(1.5-1-0-4)

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH CHO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Bắt buộc

(8 TC)

EE6433 Điều khiến tối ưu và bền vững 3 3(2.5-1-0-6)

EE6442 Nhiễu và tương thích trường điện từ 2 2(2-0-0-4)

EE6112 Hệ thống giám sát và điều khiển công nghiệp 3 3(2-2-0-6)

Tự chọn

(12 TC)

EE6153 Kỹ thuật đa phương tiện 2 2(1.5-1-0-4)

EE6163 Phân tích thiết kế hướng đối tượng 2 2(1.5-1-0-4)

EE6113 Thiết kế hệ thống nhúng 2 2(1.5-1-0-4)

EE6242 Điều khiển Robot 2 2(2-1-0-4)

EE6252 Điều khiển chuyển động 2 2(2-0-0-4)

EE5431 Điều khiển số 2 2(2-0-0-4)

EE6272 Điều khiển truyền động điện 2 2(1.5-1-0-4)

EE5452 Đo lường không phá hủy 2 2(1.5-1-0-4)

EE6222 Hệ mờ và mạng neural 3 3(2,5-1-0-6)

EE5462 Thiết bị đo y sinh và môi trường 2 2(1.5-1-0-4)

EE5472 Mạng truyền thông và mạng tốc độ cao 2 2(2-0-0-4)

EE5482 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính 2 2(2-0-0-4)

EE5492 Tự động hóa quá trình SX: xi măng, nhiệt điện 2 2(2-0-0-4)

EE5512 Hệ thống điều khiển năng lượng tái tạo 2 2(2-0-0-4)

EE5521 Điều khiển máy CNC 2 2(2-0-0-4)

Lưu ý: Danh mục các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học ngành Kỹ thuật

điều khiển và tự động hóa có thể được điều chỉnh, cập nhật hàng năm. Thông tin cập nhật được

mô tả trong quyển “Chương trình đào tạo Thạc sĩ” chuyên ngành “Kỹ thuật điều khiển và Tự

động hóa” của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.

7.2.2. Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành gần (Đối tượng A3)

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

8

Đối với NCS có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa/ Đo

lường và các hệ thống điều khiển đề nghị học các học phần được lựa chọn trong bảng ở mục

7.2.1.

Tổng số tín chỉ của các học phần bổ sung đảm bảo: 4TC ≤ Bổ sung ≤ 16TC. Và do hội đồng

tuyển sinh quyết định

7.3. Học phần Tiến sĩ

Các học phần ở trình độ tiến sĩ nhằm nâng cao trình độ lý luận ngành, phương pháp nghiên

cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu. Mỗi HP TS được thiết kế với khối

lượng từ 2 đến 3 TC. Mỗi NCS phải hoàn thành tối thiểu 8 TC tương ứng với 3 HP trở lên.

7.3.1. Danh mục học phần Tiến sĩ

a. Danh mục học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN

CHỈ

KHỐI

LƯỢNG

EE7210

Các phương pháp

điều khiển nâng cao

trong điện tử công

suất

PGS.TS.Trần Trọng

Minh

TS. Vũ Hoàng Phương

2 2(2-0-0-

6)

EE7220

Các cấu trúc bộ biến

đổi điện tử công suất

mới

PGS.TS.Trần Trọng

Minh

TS. Vũ Hoàng Phương

TS. Đỗ Mạnh Cường

TS. Phạm Việt Phương

2 2(2-0-0-

6)

EE7230

Các phần tử bán dẫn

mới ứng dụng trong

điện tử công suất

PGS.TS.Trần Trọng

Minh

TS. Nguyễn Kiên Trung

TS. Vũ Hoàng Phương

2 2(2-0-0-

6)

EE7240

Thành tựu mới trong

hệ thống truyền động

điện

PGS.TS.Nguyễn Quang

Địch

PGS.TS.Tạ Cao Minh

2 2(2-0-0-

6)

EE7250

Các phương pháp

điều khiển hệ cơ điện

tử

PGS.TS.Tạ Cao Minh

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

PGS.TS. Nguyễn Phạm

Thục Anh

TS. Nguyễn Tùng Lâm

2 2(2-0-0-

6)

EE7260

Điều khiển nâng cao

cho hệ thống truyền

động điện

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

PGS.TS.Tạ Cao Minh 2

2(2-0-0-

6)

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

9

TS. Nguyễn Tùng Lâm

TS. Nguyễn Mạnh Linh

EE7270 Mô hình hóa hệ

truyền động điện

PGS.TS.Tạ Cao Minh

PGS.TS.Nguyễn Quang

Địch

TS. Nguyễn Mạnh Linh

2 2(2-0-0-

6)

EE7621

Điều khiển vector cho

máy điện xoay chiều

3 pha

GS.TSKHNguyễn Phùng

Quang

PGS. Nguyễn Văn Liễn

PGS.TS.Tạ Cao Minh

TS. Nguyễn Mạnh Linh

2 2(2-0-0-

6)

EE7280 Các nghiên cứu mới

về kỹ thuật Robot

PGS.TS. Nguyễn Phạm

Thục Anh

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

TS. Dương Minh Đức

TS. Đào Quý Thịnh

2 2(2-0-0-

6)

EE7290

Các phương pháp

điều khiển nâng cao

ứng dụng cho Robot

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

PGS.TS. Nguyễn Phạm

Thục Anh

TS. Dương Minh Đức

2 2(2-0-0-

6)

b. Danh mục học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Tự động hóa Công nghiệp”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN

CHỈ

KHỐI

LƯỢNG

1 EE7110 Hệ thống điều khiển rời

rạc theo sự kiện

PGS.TS.Nguyễn Hồng

Quang

TS. Đỗ Trọng Hiếu

3 3(3-0-0-6)

2 EE7811 Điều khiển tối ưu các

quá trình

TS. Nguyễn Huy Phương

PGS.TS Bùi Quốc Khánh 2 2(2-0-0-6)

3 EE7821

Nhiễu và trễ trong

truyền thông công

nghiệp

TS. Phạm Quang Đăng

PGS.TS. Nguyễn Hồng

Quang

TS. Hoàng Đức Chính

2 2(2-0-0-6)

4 EE7871 Hệ thống sản xuất tích

hợp máy tính (CIM)

PGS. Nguyễn Phạm Thục

Anh

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

2 2(2-0-0-6)

5 EE7881 Quản lý chất lượng

PGS. Nguyễn Phạm Thục

Anh

PGS. Nguyễn Thị Lan

2 2(2-0-0-6)

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

10

Hương

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

11

c. Học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “ Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN

CHỈ

KHỐI

LƯỢNG

1 EE7040

Các phương pháp điều

khiển phi tuyến hiện đại

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Nguyễn Hoài Nam

TS. Đỗ Thị Tú Anh

3 3(3-0-0-6)

2 EE7050

Các phương pháp tính

trong lý thuyết điều khiển

tối ưu

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Đào Phương Nam 3 3(3-0-0-6)

3 EE7181

Các phương pháp quan sát

và xấp xỉ trạng thái hệ phi

tuyến

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Nguyễn Hoài Nam 2 2(2-0-0-6)

4 EE7191

Ứng dụng các phương

pháp điều khiển phi tuyến

trong hệ Euler-Lagrange

TS. Đào Phương Nam

TS. Vũ Thị Thúy Nga

2 2(2-0-0-6)

5 EE7201

Ứng dụng các phương

pháp điều khiển dự báo

trong điều khiển quá trình

PGS. Hoàng Minh Sơn

TS. Đỗ Thị Tú Anh

TS. Nguyễn Thu Hà

2 2(2-0-0-6)

6 EE7211

Các phương pháp điều

khiển đa mô hình.

GS. Phan Xuân Minh

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Vũ Thị Thúy Nga

2 2(2-0-0-6)

d. Học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Đo lường và xử lý tín hiệu”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN

CHỈ

KHỐI

LƯỢNG

1 EE7010 Lọc số nâng cao GS. Phạm Thị Ngọc Yến

PGS. Nguyễn Quốc Cường 3 3(3-0-0-12)

2 EE7020 Các phương pháp đo

lường tiên tiến

PGS. Hoàng Sĩ Hồng

TS. Nguyễn Hoàng Nam

PGS. Nguyễn Lan Hương

TS. Cung Thành Long

3 3 (3-0-0-12)

3 EE7011 Kỹ thuật nhận dạng

TS Trần Thanh Hải

TS. Lê Thị Lan

PGS. Trần Hoài Linh

PGS. Nguyễn Quốc Cường

2 2(2-0-0-6)

4 EE7021 Cơ sở dữ liệu nâng cao

TS Lê Thị Lan

TS. Trần Thanh Hải

PGS. Trần Hoài Linh

2 2(2-0-0-6)

5 EE7031 Kỹ thuật tương tác người-

máy

TS Nguyễn Việt Sơn

TS. Nguyễn Việt Tùng 2 2(2-0-0-6)

6 EE7041 Đảm bảo độ chính xác TS Nguyễn Khánh Xuân 2(2-0-0-6)

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

12

trong đo lường thực

nghiệm

PGS. Nguyễn Thị Lan

Hương

2

7 EE7051 An toàn hệ thống thông

tin

PGS. Trần Hoài Linh 2 2(2-0-0-6)

8 EE7061 Mô phỏng cảm biến TS. Nguyễn Hoàng Nam

PGS. Hoàng Sĩ Hồng 2 2(2-0-0-6)

7.3.2. Mô tả tóm tắt học phần Tiến sĩ

a. Danh mục học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu“Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động”

EE7210 Các phương pháp điều khiển nâng cao trong điện tử công suất

Sự phát triển lý thuyết điều khiển tự động đã mang đến nhiều phương pháp điều khiển mới

cho bộ biến đổi điện tử công suất, các phương pháp này tạo ra đặc tính động học tốt hơn. Ngoài

ra, sự phát triển các thiết bị điều khiển số: DSP, FPGA,…cũng phần hoàn thiện các phương pháp

điều khiển áp dụng cho bộ biến đổi điện tử công suất. Nội dung môn học cung cấp cho nghiên

cứu sinh các kiến thức cập nhật nhất về phương pháp điều khiển sử dụng các thiết bị điều khiển

số tiên tiến áp dụng cho bộ biến đổi điện tử công suất.

EE77210 Advanced control methods for power electronic systems

The development of theory control introduces novel control methods for power electronics

systems to improve dynamic responses. In addition, the development of digital control

devices such as DSP and FPGA also refines such control methods for power electronics

systems. This course provides students updated knowledge about control approaches using

those advanced digital control devices in power electronic systems.

EE7220 Các cấu trúc bộ biến đổi điện tử công suất mới

Sơ đồ mạch điện tử công suất là thiết bị biến đổi năng lượng và là giao diện ghép nối giữa

các cơ cấu chấp hành. Sự phát triển nhanh chóng các nguồn năng lượng phân tán: sức gió, pin

mặt trời, thiết bị tích trữ năng lượng…và các cấu chấp hành đặc biệt như: ổ đỡ từ, động cơ nhiều

pha…, đòi hỏi cần phải có các sơ đồ mạch công suất thích hợp. Ngoài ra, yêu cầu bắt buộc cho

các bộ biến đổi điện tử công suất là phải có mật độ công suất và hiệu suất cao. Do đó, nội dung

môn học cung cấp cho nghiên cứu sinh các kiến thức mới nhất về đặc điểm và quá trình chuyển

mạch cho các cấu trúc bộ biến đổi điện tử công suất.

EE77220 New control topologies for power electronic systems

Power electronics circuits are the systems that convert electrical energy and the interfaces

between actuators. The rapid developments of distributed energy resources such as wind,

solar, and energy storage as well as special actuators such as magnetic bearing and multi-

phase motors requires power electronics circuits with sufficient power level. In addition,

power density and efficiency are of great interest in any power electronics circuits. This

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

13

course provides students the updated knowledge about the properties and requirements for

the commutation of power electronics circuits.

EE7230 Các phần tử bán dẫn mới ứng dụng trong điện tử công suất

Các phần tử bán dẫn công suất là thành phần cơ bản để tạo nên các bộ biến đổi điện tử công

suất. Sự xuất hiện của các phần tử bán dẫn công suất mới, với các đặc tính ưu việt, là nền tảng

quan trọng thúc đẩy điện tử công suất phát triển lên một tầm cao mới. Nội dung của môn học

xoay quanh các thành tựu mới trong công nghệ bán dẫn, tạo nên các van bán dẫn mới ứng dụng

trong điện tử công suất. Các đặc tính ưu việt, đặc điểm thiết kế, điều khiển và ứng dụng của các

van bán dẫn mới trong các bộ biến đổi điển tử công suất sẽ được đề cập.

EE77310 New semiconductor power devices

Semiconductor power devices are the centerpiece of the power electronics converters. This

course discusses the new power semiconductor devices. The characteristics, driver design,

and applications of those devices are addressed.

EE7260 Điều khiển nâng cao các hệ thống truyền động điện

Học phần đề cập đến mô hình toán học các động cơ xoay chiều 3 pha, cấu hình và nguyên lý

điều khiển nâng cao các hệ truyền động điện hiện đại điển hình trong công nghiệp hiện nay và

định hướng thiết kế các hệ truyền động đó.

EE7260 Advanced Control of Electrical Drives

The course presents the dynamical model of AC motors, structure and advanced control

principle of modern electrical drives in industry and design concept of these drive systems.

EE7270 Mô hình hóa các hệ truyền động điện

Các hệ truyền động điện là thành phần nền tảng và cơ bản của nền công nghiệp hiện đại. Sau

học phần này, các nghiên cứu sinh sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và nâng cao trong việc

sử dụng các công cụ toán học để mô tả và mô hình hóa các hệ truyền động điện thông dụng.

EE7270 Modelling of Electric Motor Drives

Electric Motor Drives are the fundamental and basic elements of the modern industry. After

the course, the Ph.D. students will have the basic and advanced knowledge in using the

mathematics tools to present and to model the basic electric motor drives.

EE7621 Điều khiển vector cho máy điện xoay chiều 3 pha

Điều khiển vector là khái niệm xuyên suốt của kỹ thuật điều khiển hiện đại đối với các loại

máy điện xoay chiều 3 pha. Học phần nhằm tạo cho nghiên cứu sinh hiểu và khả năng vận dụng

các phương pháp điều khiển gắn liền với khái niệm đó.

EE7621 Vector Control of Three-Phase AC Machines

Vector control is frequently used concept of modern control systems for three-phase AC

machines of all kinds. The course shall enable the doctorate students not only to understand

but also to use design methods, which are connected to this concept.

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

14

EE7280 Các phương pháp điều khiển Robot nâng cao.

Các Robot công nghiệp trong các hoạt động thực tế thường làm việc với môi trường/ đối tượng thay

đổi. Môn học nhằm cung cấp các kiến thức nâng cao về điều khiển cho Robot công nghiệp, giúp nghiên

cứu sinh có những kiến thức nền tảng để phát triển các thuật toán thông minh, thích nghi và bền vững khi

làm việc với môi trường/đối tượng linh hoạt.

EE77280 Advance Robot Control

As working with invariable environment/objects, robots are required to be smart and

adaptive. The subject aims to provide advance knowledge on industrial robot control, assist

to develop intelligent, adaptive and robust algorithms for various operations of robot as

working in flexible objects/environment.

EE7290 Các nghiên cứu mới về Robot

Robot công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống sản xuất và là phần tử cốt yếu trong

các hệ thống sản xuất linh hoạt. Môn học nhằm cập nhật các nghiên cứu mới nhất về các loai hình, các cơ

cấu chấp hành, các bộ điều khiển, các cảm biến và các ứng dụng cụ thể

EE7290 Overview of the latest research on robots

Robots play important role in production systems and are the core element in flexible

manufacturing systems. The subject aims to access the latest researches on configurations,

actuators, sensors, control algorithms and application of industrial robots.

b. Danh mục học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Tự động hóa Công nghiệp”

EE7110 Hệ thống điều khiển rời rạc theo sự kiện

Môn học đề cập tới các kiến thức về hệ thống điều khiển rời rạc theo sự kiện. Nội dung

chính của môn học bao gồm giới thiệu các phương pháp mô hình và phân tích các hệ thống điều

khiển rời rạc theo sự kiện và trang bị một số kỹ thuật được phát triển dựa trên mô hình để thiết

kế các hệ thống điều khiển, giám sát.

EE7110 Discrete-Event Control Systems

This course is concerned with the study of Discrete-Event Control Systems. This course aims

(i) to provide an introduction to the modelling and analysis of discrete-event systems, and

(ii) to cover some of the techniques that have been developed based on DECS models for the

design of supervisory control systems

EE7811 Điều khiển tối ưu các quá trình

Cung cấp các phương pháp luận để phân tích, thiết kế hoặc đề xuất các giải pháp điều khiển

nhằm tối ưu hóa quá trình trao đổi năng lượng trong các hệ thống tự động hóa. Phát triển khả

năng vận dụng các phương pháp tối ưu để giải quyết các bài toán điểu khiển các hệ thống tự

động hóa.

EE7811 Optimal control techniques for process control systems

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

15

Provides the methodologies to analyse, design or propose control solutions to optimize

processes of energy exchanging in automation systems; developing optimization methods to

solve problems of automation control systems.

EE7821 Nhiễu và trễ trong truyền thông công nghiệp

Môn học cung cấp nội dung kiến thức để phân tích và xử lý nhiễu và trễ trong truyền thông

công nghiệp nhằm nâng cao và đảm bảo hoạt động tin cậy cho các hệ thống điều khiển

EE7821 Noise and Delay in Industrial Communications

This course aims to provide knowledge for analysing and processing noise and delay in

industrial communications to improve and to guarantee a robust operation for control

systems.

EE7871 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính (CIM)

Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính là phương thức sử dụng máy tính để điều khiển toàn bộ

quá trình sản xuất. Việc tích hợp cho phép các quá trình đơn lẻ trao đổi thong tin với nhau và qua

đó kích hoạt các thao tác. Nhờ tích hợp máy tính, quá trình sản xuất trở nên nhanh hơn và ít lỗi

hơn. Tuy nhiên, ưu thế chính lại là khả năng tạo nên các dây chuyền sản xuất tự động. Các hệ

thống CIM đặc trưng đều dựa vào các quá trình điều khiển trong vòng kín có phản hồi, sử dụng

các cảm biến ở chế độ thời gian thực, còn được gọi là hệ thống thiết kế và sản xuất linh hoạt.

EE7871 Computer Integrated Manufactures (CIM)

Computer-integrated manufacturing is the manufacturing approach of using computers to

control the entire production process. This integration allows individual processes to

exchange information with each other and initiate actions. Through the integration of

computers, manufacturing can be faster and less error-prone, although the main advantage

is the ability to create automated manufacturing processes. Typically CIM relies on closed-

loop control processes, based on real-time input from sensors. It is also known as flexible

design and manufacturing.

EE7881 Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng bao gồm bốn mảng chính: quy hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng,

đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Quản lý chất lượng không chỉ tập trung vào chất

lượng sản phẩm/dịch vụ, mà bao gồm cả các giải pháp nhằm đạt được chất lượng. Vì vậy. quản

lý chất lượng sử dụng kiểm tra chất lượng và đảm bảo chất lượng quá trình sản xuất cũng như

sản phẩm để đạt tới chất lượng đồng đều hơn.

EE7881 Quality Management

Quality management can be considered to have four main components: quality planning,

quality control, quality assurance and quality improvement. Quality management is focused

not only on product/service quality, but also the means to achieve it. Quality management

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

16

therefore uses quality assurance and control of processes as well as products to achieve

more consistent quality.

c. Học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “ Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu”

EE7010 Các phương pháp điều khiển phi tuyến hiện đại

Trong thời gian gần đây, một loạt các phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển phi tuyến

như phương pháp tuyến tính hóa chính xác, phương pháp tìm hàm điều khiển Lyapunov theo

phương thức cuốn chiếu, các phương pháp thiết kế điều khiển dựa trên đặc điểm phẳng hay đặc

điểm thụ động, đã được đề xuất và nghiên cứu ứng dụng. Các phương pháp này ngày càng tỏ ra

có hiệu quả trong các ứng dụng thực tế.

Học phần truyền đạt cho nghiên cứu sinh các kiến thức cần thiết để có thể tích hợp và cài đặt các

bộ điều khiển phi tuyến trên những thiết bị đa năng.

EE7010 Modern Control Methods of Nonlinear System

The last time, a lot of new methods to design the nonlinear control systems like method of

exact linearization, backstepping-based design of Lyapunov control function, flatness-

based or passivity-based controller design, was presented and investigated. These

methods seem to become more and more effectively in applications of the automation

technology. The lecture imparts the knowledge to the students for the implementation of

the nonlinear controllers under the real-time conditions and at use of digital technology

in the practice.

EE7020 Các phương pháp tính trong lý thuyết điều khiển tối ưu

Rất nhiều bài toán điều khiển sử dụng tối ưu hóa (tối ưu tĩnh), từ nhận dạng tham số mô

hình, đến chọn tham số tối ưu cho bộ điều khiển, điều khiển thích nghi gián tiếp, điều khiển dự

báo... Để có thể chuyển hóa được các kết quả của những bài toán điều khiển này vào ứng dụng

thực tế, cần phải có các phương pháp tính cụ thể phục vụ việc cài đặt các kết quả đó.

Môn học này có nhiệm vụ truyền đạt cho nghiên cứu sinh những phương pháp tính cơ bản và

nâng cao để tích hợp và cài đặt được các kết quả lý thuyết trên những thiết bị điều khiển số đa

năng.

EE7020 Numerical Mathematic in Optimal Control Theory

The lecture imparts the basic and advanced knowledge of numerical mathematics to

Ph.D. students for the implementation of their theorical results in paticular control

problems, such as identification, indirect adaptive control, predictive control ... under the

real-time conditions using of digital technology, in the practice.

EE7031 Các phương pháp quan sát và xấp xỉ trạng thái hệ phi tuyến

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

17

Một trong những bài toán quan trọng bậc nhất của điều khiển là quan sát và xác định xấp

xỉ trạng thái hệ phi tuyến. Môn học này có nhiệm vụ cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến

thức và phương pháp cơ bản cũng như nâng cao về lĩnh vực thiết kế bộ quan sát trạng thái và cài

đặt các phương pháp xác định xấp xỉ trạng thái hệ phi tuyến, phục vụ bài toán điều khiển phản

hồi đầu ra hệ phi tuyến theo nguyên lý tách.

EE7031 States Observation and Estimation of Nonlinear Systems

Ones of the most crucial problems in control of nonlinear systems is observation and

estimation of their states. The course imparts to the Ph.D. students the basic and

advanced knowledge of states observer design and states estimation methods, which are

helpful in output control of nonlinear systems based on separation principle.

EE7041 Ứng dụng các phương pháp điều khiển phi tuyến trong hệ Eurler-Lagrange

Hệ cơ điện tử, hệ chuyển động... là những hệ phi tuyến có mô hình trạng thái dạng

phương trình Euler-Lagrange. Bởi vậy cũng là hữu ích khi phát triển riêng các phương pháp điều

khiển phi tuyến cho lớp các hệ phi tuyến này. Môn học có nhiệm vụ cung cấp cho nghiên cứu

sinh những phương pháp cơ bản và nâng cao để giải quyết các bài toán điều khiển ổn định, bám

ổn định và điều khiển thích nghi hệ Euler-Lagrange.

EE7041 Application of Nonlinear Control Methods in Control of Euler-Lagrange

Systems

Mechatronic and motion systems... are nonlinear systems, whichs dynamic equation is

described in special form called Euler-Lagrange. The course aims to provide Ph.D.

students the basic and advanced methods to solve their problems in stabilization control,

tracking control, adaptive control... of Euler-Lagrange systems.

EE7051 Ứng dụng các phương pháp điều khiển dự báo trong điều khiển quá trình

Điều khiển dự báo phát triển khá nhanh trong những năm gần đây và cũng đã được ứng

dụng rất thành công trong các bài toán điều khiển quá trình. Môn học này cung cấp cho nghiên

cứu sinh những kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực ứng dụng điều khiển dự báo có tích

hợp điều khiển tối ưu, điều khiển ngẫu nhiên... trong điều khiển bền vững các quá trình nhiều

biến, biến đổi chậm.

EE7051 Application of Predictive Control Methods in Process Control

Preditive control has developed quick in last few years and found successful their

application in process control. This course imparts to the Ph.D. students the basic and

advanced knowledge of using methods of predictive control intergrates optimal control,

stoachstic control... in control of multivariable, slowly dynamic processes.

EE7211 Các phương pháp điều khiển đa mô hình

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

18

Điều khiển đa mô hình là bài toán riêng của lớp các bài toán điều khiển bền vững, điều

khiển thích nghi mà ở đó đối tượng điều khiển được mô tả không phải chỉ bằng một mô hình

duy nhất. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây, đặc biệt hệ switching, hứa hẹn nhiều khả năng

giải quyết những bài toán này trong thực tế. Môn học có nhiệm vụ cung cấp cho NCS những

kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực điều khiển đa mô hình có kết hợp cả các kết quả mới

về điều khiển hệ swiching.

EE7211 Control Methods for Multimodel Systems

Controls of multimodel systems are special case of the class of robust and adaptive

control problems, in which the plans are not able described by only one mathematical

model. In recently years many methods for such plants are rapidly developed, especially

for switching systems, allow to solve those problems in practise. This course imparts to

the Ph.D. students the basic and advanced methods of multimodel control and control of

switching systems, integrated optimal control, in control of multimodel dynamic plants.

d. Học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Đo lường và xử lý tín hiệu”

EE7010 Lọc số nâng cao

Môn học giới thiệu các vấn đề liên quan tới thiết kế các bộ lọc kỹ thuật số. Các lớp lọc

(tuyến tính, bất biến, nhân quả, và ổn định) được thiết kế và các công cụ toán học (nhân chập,

đáp ứng xung, biến đổi Z, và hàm truyền đạt) được sử dụng. Các chi tiết kỹ thuật của các bộ lọc

số, cách sử dụng các điểm cực và điểm không để xây dựng đáp ứng biện độ của các bộ lọc số

đơn giản sẽ được thảo luận. Phần tiếp theo giới thiệu các phương pháp khác nhau để thiết kế các

bộ lọc số có đáp ứng xung hữu hạn (FIR), những lý do tại sao bộ lọc số có đáp ứng xung vô hạn

(IIR) không được thiết kế trực tiếp và các phương pháp thiết kế các bộ lọc số này từ các bộ lọc

tương tự nguyên mẫu. Phần cuối môn học thảo luận về một số sơ đồ khối của các bộ lọc và một

số vấn đề liên quan đên độ dài từ hữu hạn khi cài đặt lọc số lên các bộ vi xử lý.

EE7010 Avanced digital filter

This subject discusses the design of digital filters. The class of digital filters (linear, time-

variant, lumped, causal, and stable) to be designed and the mathematical tools

(convolutions, impulse responses, z-transform, and transfer functions) to be used. The

specifications of digital filters and how to use poles and zeros to shape magnitude responses

of simple digital filters to be discussed. The next part introduces various methods to design

finite-impulse-response (FIR) digital filters; the reasons for not designing directly infinite-

impulse-response (IIR) digital filters; the analog prototype filters which are lowpass filters

with 1 rad/s as their passband or stopband edge frequency. All other analog and all digital

frequency-selective filters can be using frequency transformations. The last part discusses a

number of block diagrams for digital filters and some problems due to finite-word-length

implementation.

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

19

EE7020 Các phương pháp đo lường tiên tiến

Giới thiệu tổng quan và xu hướng của đo lường tiến tiến trên thế giới. Các xử lý thông minh

trong đo lường và một số phương pháp đo hiện đại như: x-ray diffraction (XRD), atomic force

microscopy (AFM) và fourrier transform infrared spectroscopy (FT-IR) (ứng dụng đo tính chất

và cấu trúc vật liệu) đó được đề cập. Bên cạnh đó phương pháp đo không tiếp xúc như đo bằng

radar, siêu âm cũng được cập nhật. Ngoài ra học phần trình bày một số phương pháp đo không

dây tiên tiến ứng dụng trong công nghệ ôtô, tàu điện ngầm và đo tính chất của các phần tử cảm

biến không dây kết hợp với anten như tần số cộng hưởng, dải thông, độ suy hao bằng các thiết bị

network analyzer.

EE7020 Advanced measurement method

This subject introduces overview and trend of advancement measurement methods in the

word. Some intelligent processes in measurement and model measurement principles such

as x-ray diffraction (XRD), atomic force microscopy (AFM) and fourrier transform infrared

spectroscopy (FT-IR) were mentioned. That principles use to measure properties, structures

of materials. Besides, some non-contact measurements such as radar and ultrasound also

were updated for the content of this lecture. Furthermore, this document show some wireless

model measurement methods (this apply in car and subway), and measure some important

properties of wireless sensors and antennas such as resonant frequency, bandwidth and

insertion loss by using network analyzer.

EE7011 Kỹ thuật nhận dạng

Nhận dạng là một quá trình học các thông tin mô tả về một số lớp đối tượng từ đó cho phép

phân các đối tượng mới vào các lớp khác nhau. Kết quả của khâu nhận dạng sẽ là cơ sở cho các

quá trình xử lý hay điều khiển đối tượng sau đó.

Môn học "Kỹ thuật Nhận dạng" sẽ cung cấp cho sinh viên: tổng quan về các vấn đề của nhận

dạng mẫu; quy trình thiết kế một hệ thống nhận dạng; một số kỹ thuật sử dụng trong nhận dạng;

các giải thuật và một số kiến thức nền tảng về toán tối ưu, xác suất phục vụ cho quá trình học của

các mô hình nhận dạng. Ở phần cuối của môn học sẽ giới thiệu một số ví dụ nhận dạng (nhận

dạng ảnh, nhận dạng tiếng nói) và ứng dụng của nhận dạng trong các hệ thống điều khiển. Sau

môn học này, sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về nhận dạng, có khả năng vận dụng các

giải thuật nhận dạng đã được học vào thiết kế, cài đặt và đánh giá một hệ thống nhận dạng cụ

thể.

EE7011 Pattern recoginition

Pattern recognition is a process of learning descriptive information about objects that

allows classifying to a specific class given a new example. The recognition result will be

used for further processing like scene understanding or process control.

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

20

The course Pattern Recognition will provide the learners: overview of pattern recognition;

process of designing a recognition system; some techniques used in pattern recognition;

algorithms and fundamental knowledge about optimization, probability theories served for

learning of classifiers. At the end of the course, we present some examples of recognition

(image recognition; speech recognition) and application of recognition in control systems.

After this course, the learners are not only equipped knowledge about recognition but they

are also able to apply the machine

EE7021 Phân tích và thiết kế hệ cơ sở dữ liệu nâng cao

Môn học này nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao về phân tích và thiết kế

các hệ cơ sở dữ liệu. Môn học sẽ tổng kết lại các kiến thức về cơ sở dữ liệu quan hệ sau đó sẽ

giới thiệu các chủ đề mới trong hệ cơ sở dữ liệu hiện đại: cơ sở dữ liệu hướng đối tượng, cơ sở

dữ liệu XML, cơ sở dữ liệu phân tán. Sau môn học này, học viên được trang bị kiến thức về các

hình thức mô tả dữ liệu, ngôn ngữ truy vấn, cách tiếp cận thiết kế cơ sở dữ liệu, xử lý và tối ưu

câu hỏi truy vấn, mô hình đối tượng phân tán. Bên cạnh các giờ lý thuyết, học viên thực hiện đồ

án môn học: phân tích và cài đặt một hệ cơ sở dữ liệu.

EE7021 Advanced database system design and implementation

This course is for learners interested in advanced database system design and

implementation. The course will quickly cover relational databases and then cover

advanced topics in modern database systems, including object-oriented databases, XML

databases, distributed databases. We will discuss various data description and query

languages, database design, and query processing and optimization, and also look at

distributed object model. Learners undertake a semester project that includes the design and

implementation of a database system, which includes the use of object-oriented features and

XML.

EE7031 Kỹ thuật tương tác người - máy

Nghiên cứu về Kỹ thuật tương tác người – máy tính (Human – Computer Interaction - HCI)

là sự phát triển tiếp theo của khoa học tương tác giữa con người và máy móc (human – machine

interaction) trong thời đại hiện nay, khi vai trò của máy tính và các ứng dụng công nghệ thông

tin ngày càng trở nên phổ biến. HCI nghiên cứu con người (người dùng), công nghệ máy tính và

tác động qua lại giữa các đối tượng đó để cung cấp cho người thiết kế hệ thống tương tác khả

năng cảm nhận thông tin, quá trình nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, hiểu được khả năng

của con người cũng như khoa học máy tính và công nghệ để có thể xây dựng các công nghệ cần

thiết, kỹ năng đồ họa để thiết kế giao tiếp, tương tác một cách có hiệu quả.

Môn học Kỹ thuật tương tác Người – Máy cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản và nâng

cao trong lĩnh vực tương tác người máy. Môn học trình bày khái niệm cơ bản về các hệ tương

tác, về yếu tố con người và yếu tố máy tính trong quá trình tương tác, về các dạng tương tác cơ

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

21

bản. Học viên sẽ được giới thiệu về quy trình xây dựng hệ tương tác người – máy; các nguyên

tắc, phương thức và công cụ hỗ trợ việc thiết kế giao diện giao tiếp giữa máy tính với con người

cũng như xu hướng phát triển của các hệ tương tác trong tương lai. Trên cơ sở đó học viên có

khả vận dụng các nguyên lý, phương thức của lĩnh vực vào việc thiết kế, cài đặt và đánh giá một

số giao diện tiện dụng và hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu ứng dụng và yêu cầu giao tiếp của

các đối tượng người dùng khác nhau.

EE7031 Human - computer interaction technology

Human - Computer Interaction (HCI) is a further development of scientific of interaction

between humans and machines (Human - Machine Interaction) in the computer age inwhich

the role of computers and applications of the information technologies is becoming more

popular. HCI researchs human (users), computer technology and the interactions between

them to provide the interactive system designer with the ability of perceptive information, of

cognitive processes, of solving problem skills, and the knowledge of the human capabilities

as well as the computer science and technology to be able to build the necessary technology,

the graphic design skills for communicating, and interacting effectively.

The goal of this course is to provide learners with basic and advanced knowledge in the

HCI. The course presents the basic concepts of interactions, the role of human and machine

(computer), and the basic form in the interaction process. Students will be introduced to the

process of the HCI building; the principles, methods and tools to support the communication

interface designed between computer and human, as well as the development of interaction

system in the future. After having the basic concept of HCI, students can install and evaluate

the usability and the efficiency of a number of interface in accordance with the application

requirements and the communication requirements of different users.

EE7041 Đảm bảo độ chính xác trong đo lường thực nghiệm

Trang bị những kiến thức cần thiết giúp học viên NCS thực hiện và xử lý tốt các phép đo với

độ chính xác cần thiết khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Các kiến thức cơ bản về chuẩn đo

lường và phương pháp đo, dụng cụ đo, phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo của các

phép đo thực nghiệm. Đánh giá các số liệu đo trên cơ sở xác xuất và thống kê. Thể hiện kết quả

đo cùng với các thông số biểu thị độ chính xác của kết quả đo.

EE7041 Evaluation of uncertainty in measurement

This knowledge to help students and doctoral candidates perform well deal with the

measurement accuracy needed in experimental research. The basic knowledge of standard

và measurement method, measuring instruments, method detemination of uncertainty of

experimental measurements. Evaluation metrics based on probability and statistics.

Presentation the measurement results by display performant with presission.

EE7051 An toàn hệ thống thông tin

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

22

Các hệ thống thông tin ngày nay đang được phát triển hết sức mạnh mẽ và ngày càng trở nên

những phần tử không thể thiếu trong xã hội. Đi đôi cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó là các vấn

đề liên quan đến đảm bảo độ an toàn cho hệ thống thông tin. Với mức độ phụ thuộc ngày càng

cao vào các hệ thống thông tin hiện nay thì các hậu quả của mất an toàn trong hệ thống thông tin

sẽ càng lớn.

Môn học “An toàn hệ thống thông tin” sẽ giới thiệu về khái niệm an toàn hệ thống nói chung và

an toàn hệ thống thông tin nói riêng, các tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ an toàn của một hệ

thống, các phương pháp cơ bản để nâng cao mức độ an toàn của một hệ thống thông tin. Một số

các giải pháp và vấn đề cơ bản như mã hóa, vi-rút, ... sẽ được trình bày cũng như một số ví dụ

ứng dụng trong thực tế sẽ được phân tích và đánh giá.

EE7051 Information systems security

Information Systems are being developed extremly fast. We are now more and more

dependent on diffenrent information systems. Along with that, there come problems related

to information systems security. The more we rely on the information systems the more

serious the consequences of security breach.

The subject “Information Systems Security” will introduce the fundamentals of system

security in general and the information systems security in particular. The subject will

discuss the basic criteria to assess the security level of a system, methods of security

improvement. Selected methods and their related problems such as data encryptions,

computer viruses, ... and some pratical applications will be presented.

EE7061 Mô phỏng cảm biến

Thị trường của cảm biến luôn phát triển. Chúng ta có thể thấy chúng có trong rất nhiều lĩnh

vực khác nhau, đặc biệt có thể kể đến trong các ứng dụng của ngành công nghiệp ô tô. Mục tiêu

của môn học này là đưa sinh viên đến với bước đầu tiên trong công việc thiết kế cảm biến: đó là

mô hình hóa bộ cảm biến không chỉ với các kiến thức vật lý cũng như các kiến thức về vật liệu,

mà còn với các công nghệ sản xuất thiết bị dạng MEMS. Một cảm biến đơn giản sẽ được đề xuất

cho việc xây dựng các vi cấu trúc như các loại cảm biến về hướng, về độ rung hay các cảm biến

nhiệt trong mô hình MEMS. Các mô hình cho những bộ cảm biến này sẽ được đưa ra và được

xác nhận bởi các mô hình mô phỏng FEM.

EE7061 Modelisation and simulation of sensor

The market of the sensor is developping. We find them in different fields, especially in

automobile applications. The target of this subject is the first basic step to obtain some

simple help on sensor designing: not only sensor modelisation with physical and material

knowledges, but also MEMS technologies. A simple sensor has been proposed for the micro-

structure like direction, vibration or thermal MEMS-based sensor. The model for those

sensor has been proposed and validated by FEM simulations.

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

23

7.3.3. Kế hoạch học tập các học phần Tiến sĩ

Nghiên cứu sinh phải hoàn thành các học phần Tiến sĩ trong vòng 24 tháng kể từ ngày Ký

quyết định công nhận NCS và theo kế hoạch năm học. Học phần tiến sĩ được coi là đạt nếu điểm

kết thúc đạt từ C trở lên.

Các HP TS được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Khi NCS nhập học, NCS phải đăng ký học các HP TS và nộp cho Viện ĐT Sau

đại học.

- Bước 2: Viện Điện lên kế hoạch tổ chức lớp và thông báo cho giáo viên phụ trách học

phần và giao cho giáo viên phụ trách HP trong tuần thứ 5 của học kỳ.

- Bước 3: NCS thực hiện các HP TS theo đúng qui định và yêu cầu của môn học.

- Bước 4: Giáo viên giảng dạy có trách nhiệm nộp cho Viện Điện kết quả học phần chậm

nhất 2 tuần sau khi kết thúc học kỳ để Viện chuyên ngành nộp kết quả cho Viện Đào tạo

Sau đại học.

7.4. Tiểu luận tổng quan

Bài TLTQ về tình hình NC và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án: thể hiện kết quả NC

phân tích, đánh giá các công trình NC đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật

thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập

trung NC giải quyết.

Tiểu luận tổng quan yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công

trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra mục

đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ. NCS thực hiện bài TLTQ dưới sự hướng dẫn

của NHD luận án.

Tiểu luận tổng quan được đánh giá kết thúc thông qua hình thức báo cáo trước đơn vị

chuyên môn (báo cáo trình bày trong khoảng 15 phút), tranh luận và trả lời câu hỏi, sau đó đơn

vị chuyên môn sẽ đánh giá bài TLTQ đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu, có ghi biên bản buổi báo

cáo.

TLTQ coi là học phần bắt buộc. NCS phải hoàn thành bài TLTQ với kết quả đạt yêu cầu

trong vòng 12 tháng kể từ ngày được triệu tập trúng tuyển. Tiểu luận tổng quan tương đương với

2 tín chỉ.

7.5. Chuyên đề Tiến sĩ

Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên

cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ. Các

chuyển đề tiến sĩ giúp NCS giải quyết trực tiếp một số nội dung của đề tài luận án. Mỗi nghiên

cứu sinh phải hoàn thành 3 chuyên đề Tiến sĩ. Mỗi chuyên đề tiến sĩ tương đương 2 Tín chỉ.

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

24

Nghiên cứu sinh cùng người hướng dẫn khoa học luận án của nghiên cứu sinh sẽ đề xuất đề

tài cụ thể gắn liền, thiết thực, phản ánh kết quả nghiên cứu của luận án Tiến sĩ. NCS thực hiện

chuyên đề tiến sĩ dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn luận án.

CĐTS là học phần bắt buộc. Nghiên cứu sinh phải hoàn thành chuyên đề tiến sĩ trước khi

bảo vệ luận án cấp cơ sở 3 tháng.

CĐTS được coi là đạt nếu kết quả trung bình của các thành viên hội đồng đạt từ C trở lên.

CĐTS được coi là đạt nếu kết quả trung bình của các thành viên hội đồng đạt từ C trở lên.

7.6. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

NC khoa học là giai đoạn chính, mang tính bắt buộc trong quá trình NCS thực hiện LATS.

Đây là giai đoạn mà NCS có thể đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới, hình thành các cơ sở

quan trọng nhất để viết LATS.

NCS phải chủ động thực hiện nhiệm vụ NCKH và kết quả nghiên cứu phải được công bố

chính thức thành các bài báo khoa học theo đúng quy định của Quy chế đào tạo tiến sĩ. Các đề tài

NCKH và bài viết công bố phải phù hợp với mục tiêu của luận án, đảm bảo tính trung thực, tính

khoa học và tính mới. Nội dung các bài báo không được trùng lặp và phản ánh các nội dung

chính của luận án. Các bài báo, phát minh, sáng chế là kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải

đứng tên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

NCS chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu của

luận án, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.

Yêu cầu đối với luận án tiến sĩ:

1. Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng

những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát

triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.

2. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:

a. Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác

(nếu có);

b. Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thể mà nghiên

cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả khác cho phép nghiên

cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu;

c. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ.

3. Đáp ứng được yêu cầu về công bố đối với luận án:

Đã công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng

trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 bài

báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

25

Về cấu trúc luận án, cách trình bày:

- Luận án được viết bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng anh (Khuyến khích NCS viết và bảo vệ

luận án bằng tiếng anh) sử dụng kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, mã UNICODE.

- Có cam đoan của nghiên cứu sinh về nội dung luận án.

- Cấu trúc của luận án gồm:

a. Lý do lựa chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài;

b. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan

trực tiếp đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, xác định mục tiêu của đề tài,

nội dung và phương pháp nghiên cứu;

c. Cơ sở lý thuyết, lý luận, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu;

d. Kết quả nghiên cứu và phân tích đánh giá;

đ. Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả

nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo;

e. Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án theo quy định;

f. Danh mục các công trình/bài báo đã công bố của luận án;

g. Phụ lục (nếu có).

8. Danh sách Tạp chí/ Hội nghị khoa học

Các diễn đàn khoa học trong và ngoài nước trong bảng dưới đây là nơi NCS có thể chọn

công bố các kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ hoàn thành luận án Tiến sĩ.

STT Tên diễn đàn Địa chỉ liên hệ Định kỳ xuất

bản / họp

1

Các tạp chí Khoa học nước ngoài phù

hợp với chuyên ngành

Các hội thảo khoa học quốc tế liên

quan đến các lĩnh vực khoa học thuộc

ngành Kỹ thuật điều khiển, Tự động

hóa, Đo lường, Xử lý tín hiệu, Điện,

Điện tử, Công nghệ không dây.

2 Khoa học và Công nghệ

(Journal of Science & Technology)

Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam

3 REV Journal on Electronics and

Telecommunications Hội Vô tuyến điện tử VN

Xuất bản định

kỳ bằng tiếng

Anh

4

Proceedings of ICCE International

Conference on Communications and

Electronics

Trường ĐH Bách khoa HN và

IEEE

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

26

5

Tạp chí Bưu chính viễn thông: Chuyên

san KHCN.

(Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển

công nghệ thông tin và truyền thông)

Bộ Thông tin và Truyền thông

6 Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ

quân sự

Viện Khoa học và Công nghệ

quân sự (Bộ Quốc phòng)

7

Khoa học & Công nghệ các trường Ðại

học Kỹ thuật

(Journal of Science & Technology)

Trường ĐHBK HN

8 Khoa học công nghệ

(Science & Technology) Đại học Quốc gia HN

9 Phát triển KHCN

(Science & Technology Development) ĐH Quốc gia Tp HCM

10 Khoa học Kỹ thuật

(Science & Technology) Học viện KTQS

11 Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa

(Chuyên san) Hội Tự động hóa Việt Nam

12 Khoa học và Công nghệ

(Science & Technology) ĐH Đà Nẵng

13 Khoa học và công nghệ nhiệt Hội KHCN nhiệt

14 Tạp chí Khoa học công nghệ, chuyên

san KHTN và CN Đại học Thái Nguyên

Xuất bản định

kỳ hàng quý

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

27

PHẦN II

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

28

9. Danh mục học phần chi tiết của chương trình đào tạo

9.1. Danh mục học phần bổ sung

NỘI

DUNG Mã HP TÊN HỌC PHẦN

TÍN

CHỈ GHI CHÚ

KIẾN THỨC CHUNG

Kiến

thức

chung

SS6010 Triết học 3 3(3-0-0-6)

FL6010 Tiếng Anh

yêu cầu học viên

đáp ứng chuẩn

đầu ra

KIẾN THỨC CƠ SỞ DÀNH CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG

Kiến

thức bắt

buộc

(16 TC)

EE6312 Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến 3 3(3-0-0-6)

EE6022 Điều khiển quá trình nâng cao 3 3(2-2-0-6)

EE6541 Cảm biến và xử lý tín hiệu đo 3 3(2-2-0-6)

EE6322 Nhận dạng hệ thống 2 2(2-0-0-4)

EE6432 Xử lý tín hiệu và ứng dụng 3 3(2,5-1-0-4)

EE6551 Điện tử công suất nâng cao 2 2(1.5-1-0-4)

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH CHO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Tự chọn

(11 TC)

EE6032 Điều khiển điện tử công suất (*) 3 3(2-2-0-6)

EE6112 Hệ thống giám sát và điều khiển công

nghiệp (*)

3 3(2-2-0-6)

EE6512 Quản lý quá trình sản xuất (*) 2 2(1.5-1-0-4)

EE6493 Thiết bị và hệ thống đo thông minh (*) 2 2(1.5-1-0-4)

EE6462 Điều khiển số nâng cao (*) 2 2(2-0-0-4)

EE6163 Phân tích thiết kế hướng đối tượng 2 2(1.5-1-0-4)

EE6113 Thiết kế hệ thống nhúng 2 2(1.5-1-0-4)

EE6242 Điều khiển Robot 2 2(2-0-0-4)

EE6252 Điều khiển chuyển động 2 2(2-0-0-4)

EE5431 Điều khiển số 2 2(2-0-0-4)

EE6272 Điều khiển truyền động điện 2 2(1.5-1-0-4)

EE5452 Đo lường không phá hủy 2 2(1.5-1-0-4)

EE6222 Hệ mờ và mạng neural 3 3(2,5-1-0-6)

EE5462 Thiết bị đo y sinh và môi trường 2 2(1.5-1-0-4)

EE5472 Mạng truyền thông và mạng tốc độ cao 2 2(2-0-0-4)

EE5482 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính 2 2(2-0-0-4)

EE5492 Tự động hóa quá trình SX: xi măng, 2 2(2-0-0-4)

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

29

NỘI

DUNG Mã HP TÊN HỌC PHẦN

TÍN

CHỈ GHI CHÚ

nhiệt điện

EE5512 Hệ thống điều khiển năng lượng tái tạo 2 2(2-0-0-4)

EE5521 Điều khiển máy CNC 2 2(2-0-0-4)

Luận văn EE6002 Luận văn tốt nghiệp 15 15(0-0-30-40)

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH CHO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Tự chọn

(11 TC)

EE6433 Điều khiến tối ưu và bền vững (*) 3 3(2.5-1-0-6)

EE6442 Nhiễu và tương thích trường điện từ (*) 2 2(2-0-0-4)

EE6112 Hệ thống giám sát và điều khiển công

nghiệp (*)

3 3(2-2-0-6)

EE6032 Điều khiển điện tử công suất (*) 3 3(2-2-0-6)

EE6512 Quản lý quá trình sản xuất (*) 2 2(1.5-1-0-4)

EE6493 Thiết bị và hệ thống đo thông minh (*) 2 2(1.5-1-0-4)

EE6462 Điều khiển số nâng cao (*) 2 2(2-0-0-4)

EE6153 Kỹ thuật đa phương tiện 2 2(1.5-1-0-4)

EE6163 Phân tích thiết kế hướng đối tượng 2 2(1.5-1-0-4)

EE6113 Thiết kế hệ thống nhúng 2 2(1.5-1-0-4)

EE6242 Điều khiển Robot 2 2(2-1-0-4)

EE6252 Điều khiển chuyển động 2 2(2-0-0-4)

EE5431 Điều khiển số 2 2(2-0-0-4)

EE6272 Điều khiển truyền động điện 2 2(1.5-1-0-4)

EE5452 Đo lường không phá hủy 2 2(1.5-1-0-4)

EE6222 Hệ mờ và mạng neural 3 3(2,5-1-0-6)

EE5462 Thiết bị đo y sinh và môi trường 2 2(1.5-1-0-4)

EE5472 Mạng truyền thông và mạng tốc độ cao 2 2(2-0-0-4)

EE5482 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính 2 2(2-0-0-4)

EE5492 Tự động hóa quá trình SX: xi măng,

nhiệt điện

2 2(2-0-0-4)

EE5512 Hệ thống điều khiển năng lượng tái tạo 2 2(2-0-0-4)

EE5521 Điều khiển máy CNC 2 2(2-0-0-4)

Luận văn EE6001 Luận văn tốt nghiệp 15 15(0-0-30-50)

Page 30: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

30

SS6010 Triết học 3 TC

(Chung cho toàn trường)

Các học phần bắt buộc

SS6011 Triết học 2(1.5-0-1-8)

(Chung cho toàn trường).

EE6312 Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến

Giới thiệu về các phương pháp phân tích cơ bản về chất lượng động học hệ phi tuyến, bao gồm

phân tích tính ổn định và xác định miền ổn định, khả năng ổn định tiệm cận đều, ổn định tiệm

cận theo hàm mũ, hiện tượng finite-time-escape, khả năng dao động, phân tích hiện tượng chaos,

hiện tượng phân nhánh, cũng như các phương pháp phân tích hiện đại trên nền hình học vi phân

để phân tích bậc tương đối, tính động học không, tính pha cực tiểu, tính điều khiển được, quan

sát được và trên nền đại số vi phân để phân tích tính phẳng của hệ phi tuyến... Cung cấp các

phương pháp thiết kế bộ điều khiển phi tuyến như backstepping, forwarding, tuyến tính hóa xấp

xỉ, điều khiển trượt, điều khiển thụ động, điều khiển tuyến tính hóa chính xác, điều khiển theo

nguyên lý tách... Giới thiệu các phương pháp thiết kế bộ quan sát trạng thái phi tuyến như bộ

quan sát Luenberger và Kalman mở rộng, bộ quan sát hệ số khuếch đại lớn, bộ quan sát trượt, bộ

quan sát dịch chuyển tối ưu....

Analysis and Control of Nonlinear Systems

The course provides fundemental analysing methods of nonlinear system’s dynamics, related

with stability, asymptotical stability and its attractor, uniformly and exponential stability,

finite time escape phenomenon, closed orbits, chaos, bifurcations.... It contains also

modern methods based on differential geometry for analysing deal with relative degree, zero

dynamic, minimum phase, controllability, observability... and the method based on

differential algebra for flatness analysis. To control, the course gives a set of designing

techniques of nonlinear controller, related with backstepping, forwarding, sliding mode

control, passivity based control, exact linearization by state feedback, stabilization by output

feedback. Numberous of nonlinear observers are also included in the course such as

extended Luenberger observer, extended Kalman observer, high gain observer, sliding mode

observer, moving horizont observer....

EE6022 Điều khiển quá trình nâng cao

Phân tích hệ điều khiển quá trình đa biến. Các cấu trúc điều khiển quá trình đa biến: Điều

khiển phi tập trung, điều khiển tách kênh, điều khiển đa biến, cấu trúc PID đa biến, phản hồi

trạng thái và phản hồi đầu ra. Điều khiển dự báo: DMC và GPC, mô hình hàm truyền và mô hình

trạng thái. Tối ưu hóa điểm làm việc. Điều khiển trình tự và liên động. Điều khiển toàn nhà máy.

Advanced Process Control

Page 31: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

31

Analysis of multivariable process control systems. Multivariable process control structures:

Decentralized control, decoupled control, multivariable control, multivariable PID control,

state-feedback and output-feedback. Model-predictive control: DMC and GPC, transfer

models and state-space models. Setpoint optimization. Sequential and interlocking control.

Plant-wide control.

EE6541 Cảm biến và xử lý tín hiệu đo 3(2-2-0-6)

Tổng quan về mô hình hệ thống thu thập tín hiệu, các loại chuyển đổi sơ cấp và các xử lý

chuẩn hóa tín hiệu sau cảm biến. Đặc tính của nhiễu và phương pháp tính toán nhiễu tác động lên

hệ thống. Các phương pháp xử lý tín hiệu đo sử dụng lọc số. Cuối cùng là phần giới thiệu về mô

hình và một số chức năng thông minh cơ bản của các bộ cảm biến thông minh.

Sensors and Signal Conditioning

Overview of Data Acquisition System. Types of Elementary Sensor / Transducer and signal

conditioning. Characteristics of noise and calculated method noise infection on system.

Basic knowledge of Signal processing by digital filters. Architecture and main

functionalities of smart sensors

EE6322 Nhận dạng hệ thống

Môn học cung cấp các phương pháp mô hình hóa hệ thống bằng thực nghiệm cũng như các

bước thực hiện một bài toán nhận dạng. Các phương pháp nhận dạng mô hình không tham số:

phân tích tương quan, phân tích đáp ứng tần số, phân tích phổ. Các phương pháp nhận dạng mô

hình có tham số: phương pháp bình phương tối thiểu, phương pháp không gian con, phương

pháp xác xuất cực đại, phương pháp biến phụ... Nhận dạng hệ kín.

System Identification

This course provides practical techniques for bulding mathematical models of complex

systems from noisy datas and basic steps of system identification. The course content

includes identification methods of nonparametric models based on spectra analysis and

estimation of the model parameters from measurements: least squares estimation, subspace

identification, maximum likelihood, weighted least squares estimation.... The identification

methods of closed systems are also given in the course.

EE6123 Xử lý tín hiệu số và ứng dụng 3(3-1-0-6)

Page 32: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

32

Tổng quan xử lý tín hiệu số, phương pháp lấy mẫu tín hiệu rời rạc. Lý thuyết tín hiệu và hệ

thống tín hiệu rời rạc. Các phép biến đổi Fourier, biến đổi Z của tín hiệu rời rạc. Các hàm cửa sổ

và thuật toán biến đổi Fourier nhanh (FFT). Các bộ lọc số có đáp ứng xung hữu hạn (RIF), vô

hạn (IIF). Bộ vi xử lý tín hiệu số, các thông số đặc trưng và cách lựa chọn thông số kỹ thuật của

bộ xử lý phù hợp với các ứng dụng. Một số ví dụ về xử lý tín hiệu như: điện tim, tiếng nói…

Digital Signal Processing and Application

Overview of digital signal processing, sampling methods. Theory of signals and discrete

systems. The discrete Fourier transform, the Z- transform. Window functions and the fast

Fourier transform (FFT) algorithm. Finite impulse response filters (FIR), infinite impulse

response filters (IIR). Digital Signal Processors, characteristic parameters and the selection

of technical parameters adapted to specific applications. Some examples of signal

processing: electro-cardiography, speech processing ...

EE6551 Điện tử công suất nâng cao

Phần mở đầu cung cấp các khái niệm về vai trò của các bộ biến đổi bán dẫn công suất trong điều

khiển dòng công suất phản kháng, công suất tác dụng, là những vấn đề cốt yếu để đảm bảo phân

phối và sử dụng năng lượng điện một cách hiệu quả. Tiếp theo trình bày những vấn đề liên quan

đến hai loại bộ biến đổi: loại dùng thyristor cho vùng điện áp cao, công suất lớn như trong VSC,

TCSC, HVDC; loại thứ hai dùng IGBT, GTO cho các bộ biến đổi bám lưới, tính năng linh hoạt,

phức tạp hơn, dùng trong các thiết bị lọc tích cực (Active Filter), bộ điều khiển dòng công suất

hợp nhất (UPFC), thiết bị khôi phục điện áp động (DVR). Phần cuối đưa ra những ứng dụng

quan trọng của những bộ biến đổi bán dẫn trong các hệ thống đảm bảo cấp nguồn liên tục (UPS)

và cho các hệ thống nguồn điện phân tán (Pin mặt trời, điện sức gió).

Advanced Power Electronics

The first part of the course relates to the role of the power electronic converter in reactive

and active power flow control, which is crucial problem in providing electrical distribution

and utilization by most efficiently ways. Two next parts present two kind off converters: the

thyristor converters for high voltage, high power applications such as SVC, TCSC, HVDC;

secondly the more complex, more flexible converters based on IGBT, GTO for line

synchronized units such as active filter (AF), unifier power flow controller (UPFC),

dynamic voltage restorer (DVR). The last parts introduce the important applications of the

power converter in uninterruptible power supply (UPS) and in renewable current sources

(Photocell, Wind generator)

EE6032 Điều khiển điện tử công suất

Page 33: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

33

Nội dung được chia thành 4 chương. Trong đó, chương 1 nhắc lại các phương pháp tạo xung

điều khiển kinh điển (điều chế điện áp, điều chế bằng bộ điều khiển dòng) làm nền cho các

chương mới. Các phương pháp mô hình hóa hiện đại, mới được trình bầy ở chương 2. Chương 3

và 4 cung cấp kiến thức để thiết kế các bộ điều khiển (tuyến tính, phi tuyến) cho các bộ biến đổi

trên cơ sở mô hình đã giới thiệu ở chương 2.

Control of Power Electronics

The contents are structured to 4 chapters. The chapter 1 gives an overview about classical

methods to generate the drive pulse (voltage modulation, modulation by using current

controllers) as a base for the following this chapters. The new modern methods for the

modeling are presented in chapter 2. The chapter 3 and 4 provides the knowledge needed to

design (linear, nonlinear) controllers for the converter which has been modeled in the

chapter 2.

EE6112 Hệ thống giám sát và điều khiển công nghiệp

Cơ sở của giám sát và thu thập số liệu. Các phần tử trong hệ thống giám sát và điều khiển

công nghiệp. Cách thức xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển công nghiệp.

Industrial Control and Supervisory Systems

Fundamentals of supervisory control and data acquisition systems. Components of industrial

control and supervisory systems. Methodology of design and implementation of industrial

control and supervisory systems.

EE6493 Thiết bị và hệ thống đo thông minh

Học phần trình bày về cấu trúc, mô hình của thiết bị đo thông minh. Tiếp đo là phân tích và

trình bày các thuật tóan thực hiện các chức năng thông minh trong thiết bị đo, sau đến là chuẩn

IEE 1451 về mạng cảm biến thông minh. Một trong những điểm quan trọng của học phần này là

đem lại cách phân tích và thiết kế một hệ thống đo cách thức lựa chọn các phần tử chính trong hệ

thống đo. Cuối cùng là trình bày một số ví dụ về thiết bị và hệ thống đo thông minh điển hình.

Intelligent Instrumentations

This cours aims presentation structure, structure of smart instrumentation. The analysis and

presented algorithms to handle the functions of intelligent meters, the standard of IEE 1451

smart sensor networks is presented. Important part of this study is how to analysis and

design a system for measuring how the selection of elements in that system. Finally present

some examples of intelligent instrumentations.

EE6512 Quản lý quá trình sản xuất 2(1.5-1-0-4)

Giải quyết một vấn đề quản lý công nghiệp là sự phối hợp nhịp nhàng giữa công việc đang

được thực hiệnvà các nguồn lực sẵn có để thực hiện nó. Việc quản lý kế hoạch sản xuất trong xí

Page 34: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

34

nghiệp công nghiệp không chỉ là sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý sẵn có trên thị

trường. Các công ty hiện nay phải hiểu rõ đặc thù công việc của mình, đặt ra mục tiêu sản xuất

và đưa ra các cách thức để đạt được mục tiêu này trong điều kiện tối ưu hóa việc sử dụng các

nguồn lực sẵn có hoặc phối hợp sử dụng hợp lý các nguồn lực hạn chế. Môn học đề cập đến các

giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề: quản lý dự án, quản lý sản xuất và bài toán sử

dụng tối ưu nguồn nhân lực sẵn có.

Management of the production process

Solving a problem of industrial management is coordination between the implemented work

and resources. The management plan production in industrial enterprises not only fluently

using the management software available on the market. Companies today must understand

their specific jobs, set goals and make production ways to achieve this goal in terms of

optimizing the use of available resources or coordination rational use of limited resources.

The course refers to the different solutions to solve the problem: project management,

production management and optimization problems using available human resources

EE6462 Điều khiển số nâng cao 2(2-0-0-4)

Nội dung được chia thành 3 chương. Trong đó, chương 1 tập trung vào các phương pháp

thiết kế bộ ĐKS trên không gian trạng thái, bộ quan sát, hệ thống điều khiển trạng thái có sử

dụng bộ quan sát. Chương 2 tập trung vào các quá trình có trễ lớn. Chương 3 cung cấp kiến thức

về độ nhậy và tính bền vững của các bộ điều khiển số. Các kiến thức truyền đạt chỉ nhằm vào các

đối tượng tuyến tính.

Advanced Digital Control

The contents are structured to 3 chapters. At first the chapter 1 concentrates on the methods

to design the state space controllers and the observers, and on the processes which are

controlled in state space by using observers. The chapter 2 deals with processes with large

dead times. The chapter 3 provides the necessary knowledge about the sensitivity and the

ruggedness of digital controllers. The contents are only restricted to linear systems

EE6153 Kỹ thuật đa phương tiện 2(1.5-1-0-4)

Học viên nắm được kiến thức về xử lý thông tin đa phương tiện bao gồm tiếng nói, hình ảnh

và văn bản. Có khả năng phân tích, thiết kế các ứng dụng sử dụng thông tin đa phương tiện phục

vụ cho các hệ thống đo lường điều khiển.

Kiến thức cơ bản về thông tin đa phương tiện: Xử lý ảnh; Xử lý tiếng nói. Một số ứng dụng

của kỹ thuật đa phương tiện trong Đo lường và điều khiển.

Multimedia Technology

Multimedia information is now used widely in many domaines such as telecomunication,

medicine, and military. The goal of this course is to provide to students basic principles of

multimedia information, practical implementation and development trends of multimedia

Page 35: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

35

technology particularly in messure and automatic control. Topics include image processing

and speech processing which are composed of static image processing, video processing,

speech coding, speech recognition, speech synthesis and their applications

EE6433 Điều khiển tối ưu và bền vững 3(2.5-1-0-6)

Giới thiệu về các bài toán tối ưu hóa, điều khiển tối ưu và các phương pháp tìm nghiệm cũng

như bài toán điều khiển thích nghi và các phương pháp thiết kế bộ điều khiển thích nghi giả định

rõ cho trường hợp tham số hằng bất định hoặc thích nghi kháng nhiễu, ISS cho trường hợp tham

số phụ thuộc thời gian. Nhiều ví dụ được đưa ra để minh họa lý thuyết.

Optimal and sustainble control

Introduction to optimization problems, optimal control and experimental methods to find the

solution as well as adaptive control and the design method of adaptive control for case

clearly assumes constant parameter uncertainty or adaptive noise resistance, for the event

ISS time-dependent parameters. Many examples are given to illustrate the theory.

EE6442 Nhiễu và tương thích trường điện từ 2(2-0-0-4)

Giới thiệu chung về các vấn đề nhiễu và khả năng tương thích trường điện từ; Phổ của các

tín hiệu có chu kỳ và không chu kỳ; Mô hình đường dây truyền tải, ảnh hưởng không lý tưởng

của các yếu tố mạch điện cơ bản; nhiễu điện từ các thiết kế mạch và cơ cấu; chọn phương pháp

giảm nhiễu.

Electromagnetic noise and compatibility

The subject contains: General introduction to the problem of noises and electromagnetic

compatibility; The spectrum of periodic and non-periodic signals; Model of transmission

lines; Non-ideality effects of basic electric circuit elements; Electromagnetic noises from the

circuit designs and structures; Selected methods of electromagnetic noises reduction

❖ Các môn Tự chọn

EE6163 Phân tích thiết kế hướng đối tượng 2(1.5-1-0-4)

Học phần bao gồm các phần chính: Giới thiệu chung về quy trình xây dựng hệ thống; Vị trí

và vai trò của quá trình phân tích và thiết kế; Mô hình đối tượng và các đặc trưng của đối tượng;

Phân tích và thiết kế hệ thống theo tư duy hướng đối tượng; Hướng đối tượng trong ngôn ngữ lập

trình.

Analysis object-oriented design

The subject contains: General introduction to the models of system development process;

The roles of the analysis and design steps; The object model and its characteristics; The

Page 36: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

36

application of object-oriented models in analysis and design; Object-oriented programming

languages.

EE6113 Thiết kế hệ thống nhúng 2(1.5-1-0-4)

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về thiết kế hệ thống nhúng. Nội dung được phát

triển và cấu trúc theo trình tự thiết kế cho các ứng dụng nhúng đặc biệt cho các ứng dụng kỹ

thuật điện bao gồm: Kiến trúc hệ thống nhúng; Phần cứng nhúng; Phần mềm hệ thống; Thiết kế

và thực thi hệ nhúng

Embedded Systems Design

The course provides students with the knowledge of the embedded system design. The course

content is developed and structured in design procedure for embedded applications,

especially electrical applications as follows: Embedded system architecture; Embedded

hardware; System software; Design and Implementation

EE6242 Điều khiển Robot 2(2-0-0-4)

Nội dung chính của môn học bao gồm: Giới thiệu về vai trò của Robot trong hệ thống sản

xuất tự động hoá, các cấu trúc cơ bản của hệ thống, xây dựng mô hình động học thuận theo luật

D-H và mô hình động lực học theo phương pháp Euler-Lagrange, các phương pháp giải bài toán

động học ngược, thiết kế quỹ đạo robot, tiêu chuẩn ổn định Lyapunov và các thuật toán điều

khiển chuyển động, lực tương tác của Robot với môi trường và các thuật toán điều khiển thông

minh.

Robot Control

The main contents of the subject are: introduction of the role of industrial robots in

manufacturing systems, typical configurations of robots that work in industries, formulation

of kinematic models based on D-H principle and dynamic models based on Euler-Lagrange

approach, methods for inverse kinematics, generating optimal trajectories, Lyapunov

stability principle and algorithms for control movements and interactional forces of robots

with enviroment, and intelligent control algorithms

EE6252 Điều khiển chuyển động 2(2-0-0-4)

Nội dung được chia thành 4 chương. Trong đó, chương 1 nhắc lại các kiến thức về cơ chế

chấp hành (actuator) làm nền cho các chương tiếp theo. Các phương pháp mô hình hóa và điều

khiển chuyển động phức hợp của thiết bị công nghiệp gia công - chế biến được trình bầy ở

chương 2. Chương 3 cung cấp kiến thức để điều khiển các chuyển động bám trên bề mặt.

Chương 4 đặt các bài toán điều khiển quan trọng nhất trong không gian 3 chiều (thông qua ví dụ

tay máy) làm nội dung giảng dậy

Motion Control

Page 37: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

37

The contents are structured to 4 chapters. At first, the chapter 1 gives an overview about the

knowledge of the actors as a base for the following chapters. The methods for the modeling

and for the control of complex motions in processing machines are represented in the

chapter 2. The chapter 3 provides the necessary knowledge for the control of motions taking

place on a surface. The chapter 4 deals with the most important control tasks in the 3-

dimensional space using the example industrial manipulators.

EE6272 Điều khiển truyền động điện 2(1.5-1-0-4)

Sau khi nhắc lại nguyên lý tựa theo từ thông Rotor và giới thiệu tổng quan về cấu trúc điều

khiển trong chương 1, chương 2 tập trung vào mô hình hóa đối tượng điều khiển (tuyến tính, phi

tuyến), chú trọng tới mô hình thích hợp để thực hiện kỹ thuật điều khiển số. Chương 3 giới thiệu

phương pháp thiết kế các bộ điều khiển dòng Stator, sử dụng trong các hệ thống điều khiển tuyến

tính. Chương 4 giới thiệu cấu trúc điều khiển phi tuyến có tách kênh trực tiếp. Chương 5 khái

quát các vấn đề nhận dạng off-line để tham số hóa động cơ, nhận dạng on-line hằng số thời gian

Rotor của động cơ KĐB-RLS. Chương 6 giới thiệu các nguyên tắc điều khiển tối ưu trạng thái

(tối ưu về tổn hao, tối ưu mômen) của động cơ.

Control of Electrical Drives

After a review lesson about the principle of the rotor flux orientation and after a general

representation to the control structures in the chapter 1, the chapter 2 concentrates on the

process modeling (linear, nonlinear) with main focus to the suitable models for the digital

implementation. The chapter 3 presents different concepts to design stator current

controllers used by linear controlled systems. The chapter 4 presents new nonlinear control

structures with direct decoupling. The chapter 5 contains the off-line identification problems

for the parameter settings of the motor and the on-line identification of the rotor time

constant of induction motors with squirrel-cage. The chapter 6 deals with principles of the

state optimal control (efficiency optimal, torque optimal) for the motor

EE5452 Đo lường không phá hủy 2(1.5-1-0-4)

Giúp học viên tiếp cận hướng nghiên cứu chuyên sâu: đo, kiểm tra (đánh giá) không phá hủy

các cấu trúc kim loại bằng phương pháp khac nhau: siêu âm, tia X, và dòng Foucault. Qua đó

giúp học viên có hướng áp dụng và triển khai phương pháp này trong thực tiễn công tác, hoặc

định hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu sinh sau khóa học thạc sỹ.

Non-destructive Measument

Helping students to complete in-depth research: measuring, testing non- destroying the

metal structure by different methods: ultrasound, X-ray, and eddy current. Thereby helping

students towards adopting and implementing this method in practical work, or orientation

selected after research students master course

EE6222 Hệ mờ và mạng neural 3(2,5-1-0-6)

Page 38: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

38

Giới thiệu nền tảng toán học của hệ mờ đó là logic mờ. Giới thiệu cấu cơ bản của hệ mờ,

mạng nơ ron nhân tạo, các mô hình mờ cơ bản, các phương pháp huấn luyện hệ mờ và mạng nơ-

ron. Giới thiệu một số ứng dụng cơ bản của hệ mờ và mạng nơ-ron trong mô hình hóa hệ động

học phi tuyến, trong các hệ thống điều khiển tích hợp và thích nghi trên cơ sở trí tuệ nhân tạo.

Fuzzy System and Neural Network

The course provides mathematical foundation of fuzzy system, the fuzzy logic and introduces

the structure of the fuzzy system, neural network, fuzzy models and algorithms to training

fuzzy system and neural network. The applications of fuzzy system and neural network in

identification of the dynamic systems, in designing integrated and adaptive control systems

are also given in the course.

EE5462 Thiết bị đo y sinh và môi trường 2(1.5-1-0-4)

Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đo và kiểm tra môi trường nước và

khí và các thiết bị dùng trong y tế. Góp phần nâng cao nhận thức về tình trạng ô nhiễm môi

trường ở Việt Nam. Học phần cung cấp cho sinh viên các chỉ tiêu hoặc tiêu chuẩn cụ thể để đánh

giá mức độ ô nhiểm của các nguồn thải. Cung cấp một số phương pháp và công nghệ xử lí môi

trường khí và nước . Nội dung: Tổng quan về thiết bị đo sinh y và kiểm tra môi trường. Thiết bị

đo sinh hoá, phân tích nồng độ vật chất. Thiết bị thông qua dòng sinh học. Các thiết bị đo và

thăm dò nội tạng. Thiết bị đo và theo dõi hằng số sinh lý. Tổng quan về tình trạng ô nhiễm môi

trường ở Việt Nam. Khái niệm và phân loại các hệ thống đo và giám sát môi trường. Công nghệ

đo và kiểm tra chất ô nhiễm môi trường không khí. Công nghệ đo và kiểm tra các chất gây ô

nhiễm môi trường nước. Các phương pháp xử lí môi trường

Biomedical equipment and monitoring environment systems

Students are equipped with the basic knowledge of measurement techniques and

environmental monitoring of water, air and devices in medicine. Contribute to raising

awareness about environmental pollution in Vietnam . The module provides students the

norms or standards specific to evalue level of pollution emission sources . Provides of

methods and treatment technology, air and water environment . This cour provides

overview of biomedical instrumentation and environment testing . Biochemical test

equipment , material concentration analysis . Measuring and monitoring equipment

physiological constants.

EE5472 Mạng truyền thông và mạng tốc độ cao 2(2-0-0-4)

Tổng quan về mạng, giao thức và mạng tốc độ cao ứng dụng trong đo lường điều khiển. Học

phần đi vào trình bày và phân tích kỹ thuật mạng bao gồm môi trường truyền dẫn: cáp đồng, cáp

quang, PDH, SDH,… các giao thức kết nối, giao thức TCP/IP và ứng dụng trên Internet… Bên

cạnh đó học phần cũng trình bày về kỹ thuật mạng cục bộ, các mạng tốc độ cao. Cuối cùng là

ứng dụng chúng trong các bài toán đo lường điều khiển công nghiệp.

Communitaion Network and high- speed Network

Page 39: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

39

Provide to students Overview of networks, network protocols, and high-speed network for

measurement and control systems. The module goes on to present and network analysis

techniques including transmission: copper cable, optical fiber, PDH, SDH, the connection

protocol, TCP / IP and Internet application ... Besides module also presents technical local

network, high-speed networks. Finally, present some application of measurement and

control systems in the industrial

EE5482 Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính 2(2-0-0-4)

Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính là phương thức sử dụng máy tính để điều khiển toàn bộ

quá trình sản xuất. Việc tích hợp cho phép các quá trình đơn lẻ trao đổi thong tin với nhau và qua

đó kích hoạt các thao tác. Nhờ tích hợp máy tính, quá trình sản xuất trở nên nhanh hơn và ít lỗi

hơn. Tuy nhiên, ưu thế chính lại là khả năng tạo nên các dây chuyền sản xuất tự động. Các hệ

thống CIM đặc trưng đều dựa vào các quá trình điều khiển trong vòng kín có phản hồi, sử dụng

các cảm biến ở chế độ thời gian thực, còn được gọi là hệ thống thiết kế và sản xuất linh hoạt.

Computer Integrated Manufactures (CIM)

Computer-integrated manufacturing is the manufacturing approach of using computers to

control the entire production process. This integration allows individual processes to

exchange information with each other and initiate actions. Through the integration of

computers, manufacturing can be faster and less error-prone, although the main advantage

is the ability to create automated manufacturing processes. Typically CIM relies on closed-

loop control processes, based on real-time input from sensors. It is also known as flexible

design and manufacturing.

EE5492 Tự động hóa quá trình sản xuất: xi măng, nhiệt điện 2(2-0-0-4)

Cung cấp cho sinh viên cách nhìn tổng quan về một hệ thống tự động hóa của quá trình sản

xuất, tạo cho sinh viên biết phân tích cấu trúc, đánh giá chất lượng, vận hành, chỉnh định hệ

thống Tự động hóa quá trình sản xuất. Nắm vững cơ sở thiết kế các hệ thống điều khiển quá trình

sản xuất, có cách nhìn tổng quát về vận hành chỉnh định hệ thống và đánh giá các hệ thống đó.

Yêu cầu có các kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển, điều khiển logic, các kiến thức về các

phần tử điều khiển, chấp hành máy tính

Automatic production process: cement, thermal power

Give students an overview of the automatic system of production process. Provide

studentsthe structure analysis, quality control, operation, adjustment of automatic system.

Mastering the design basis of the control system manufacturing process, there is an

overview of how to operate the system tuning and evaluation that systems. Request the basic

knowledge of control theory, control logic, the knowledge of the control element.

EE5512 Hệ thống điều khiển năng lượng tái tạo 2(2-0-0-4)

Page 40: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

40

Sinh viên nắm được cấu trúc và đặc tính các thành phần trong hệ thống năng lượng tái tạo,

các yêu cầu chỉ tiêu chất lượng của một hệ thống năng lượng. Sau khi kết thúc học phần, sinh

viên có khả năng mô hình hóa một số nguồn năng lượng sơ cấp cơ bản cũng như thiết kế các bộ

điều khiển cho hệ thống năng lượng tái tạo phù hợp với yêu cầu đặt ra.

The control system of renewable energy

Students will learn the structure and properties of the components of renewable energy

systems, the quality standards required of a power system. After the end credits, the student

is capable of modeling a number of primary energy sources as well as the basic design of

the controller for renewable energy systems suit set requirements.

EE5521 Điều khiển máy CNC 2(2-0-0-4)

Các sinh viên được cung cấp kiến thức về các phần tử cơ bản trong hệ điều khiển máy CNC,

các cấu trúc hệ điều khiển CNC thông dụng, các công cụ và thuật toán cho tính toán nội suy và

biên dịch chương trình. Ngoài ra môn học này cũng tăng cường kiến thức cơ bản cho các sinh

viên về thiết kế các hệ điều khiển cho hệ điều khiển máy CNC đơn giản để sinh viên có thể tự

nghiên cứu thiết kế, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ điều khiển máy CNC thông dụng. Nội

dung: Tổng quan về hệ điều khiển máy CNC. Cấu trúc chương trình điều khiển CNC. Nội suy

trong hệ điều khiển máy CNC. Cấu trúc bộ điều khiển trung tâm. Hệ thống CNC có cấu trúc

phần mềm mở. Thiết kế cấu trúc cho hệ điều khiển máy CNC.

CNC Machine Control

The students are provided knowledge of the basic elements in CNC machine control systems,

the structure popular control system of CNC, tools and computational algorithms for

interpolation and compile the program. This course also enhances the knowledge base for

students to design the control system for simple CNC so that students can study design,

operation, repairs and maintenance CNC machine. Contents: Overview of CNC machine

control systems; Structure of CNC programs; Interpolation in CNC machine control

systems; the structure of the center console; CNC system software structure open; Structural

design for CNC machine control systems.

9.2. Danh mục học phần Tiến sĩ

a. Danh mục học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Thiết bị và hệ thống điều khiển tự động”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN

CHỈ

KHỐI

LƯỢNG

EE7210

Các phương pháp

điều khiển nâng cao

trong điện tử công

suất

PGS.TS.Trần Trọng

Minh

TS. Vũ Hoàng Phương

2 2(2-0-0-

6)

EE7220 Các cấu trúc bộ biến PGS.TS.Trần Trọng 2 2(2-0-0-

Page 41: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

41

đổi điện tử công suất

mới

Minh

TS. Vũ Hoàng Phương

TS. Đỗ Mạnh Cường

TS. Phạm Việt Phương

6)

EE7230

Các phần tử bán dẫn

mới ứng dụng trong

điện tử công suất

PGS.TS.Trần Trọng

Minh

TS. Nguyễn Kiên Trung

TS. Vũ Hoàng Phương

2 2(2-0-0-

6)

EE7240

Thành tựu mới trong

hệ thống truyền động

điện

PGS.TS.Nguyễn Quang

Địch

PGS.TS.Tạ Cao Minh

2 2(2-0-0-

6)

EE7250

Các phương pháp

điều khiển hệ cơ điện

tử

PGS.TS.Tạ Cao Minh

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

PGS.TS. Nguyễn Phạm

Thục Anh

TS. Nguyễn Tùng Lâm

2 2(2-0-0-

6)

EE7260

Điều khiển nâng cao

cho hệ thống truyền

động điện

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

PGS.TS.Tạ Cao Minh 2

2(2-0-0-

6)

EE7270 Mô hình hóa hệ

truyền động điện

PGS.TS.Tạ Cao Minh

PGS.TS.Nguyễn Quang

Địch

2 2(2-0-0-

6)

EE7621

Điều khiển vector cho

máy điện xoay chiều

3 pha

GS.TSKHNguyễn Phùng

Quang

PGS. Nguyễn Văn Liễn

PGS.TS.Tạ Cao Minh

2 2(2-0-0-

6)

EE7280 Các nghiên cứu mới

về kỹ thuật Robot

PGS.TS. Nguyễn Phạm

Thục Anh

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

2 2(2-0-0-

6)

EE7290

Các phương pháp

điều khiển nâng cao

ứng dụng cho Robot

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

PGS.TS. Nguyễn Phạm

Thục Anh

2 2(2-0-0-

6)

b. Danh mục học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Tự động hóa Công nghiệp”

c.

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN KHỐI

Page 42: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

42

CHỈ LƯỢNG

6 EE7110 Hệ thống điều khiển rời

rạc theo sự kiện

PGS.TS.Nguyễn Hồng

Quang

TS. Đỗ Trọng Hiếu

3 3(3-0-0-6)

7 EE7811 Điều khiển tối ưu các

quá trình

TS. Nguyễn Huy Phương

PGS.TS Bùi Quốc Khánh 2 2(2-0-0-6)

8 EE7821

Nhiễu và trễ trong

truyền thông công

nghiệp

TS. Phạm Quang Đăng

PGS.TS. Nguyễn Hồng

Quang

2 2(2-0-0-6)

9 EE7871 Hệ thống sản xuất tích

hợp máy tính (CIM)

PGS. Nguyễn Phạm Thục

Anh

TS. Nguyễn Mạnh Tiến

2 2(2-0-0-6)

10 EE7881 Quản lý chất lượng

PGS. Nguyễn Phạm Thục

Anh

PGS. Nguyễn Thị Lan

Hương

2 2(2-0-0-6)

d. Học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Lý thuyết điều khiển và điều khiển tối ưu”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN

CHỈ

KHỐI

LƯỢNG

1 EE7040

Các phương pháp điều

khiển phi tuyến hiện đại

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Nguyễn Hoài Nam

TS. Đỗ Thị Tú Anh

3 3(3-0-0-6)

2 EE7050

Các phương pháp tính

trong lý thuyết điều khiển

tối ưu

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Đào Phương Nam 3 3(3-0-0-6)

3 EE7181

Các phương pháp quan sát

và xấp xỉ trạng thái hệ phi

tuyến

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Nguyễn Hoài Nam 2 2(2-0-0-6)

4 EE7191

Ứng dụng các phương

pháp điều khiển phi tuyến

trong hệ Euler-Lagrange

TS. Đào Phương Nam

TS. Vũ Thị Thúy Nga

2 2(2-0-0-6)

5 EE7201

Ứng dụng các phương

pháp điều khiển dự báo

trong điều khiển quá trình

PGS. Hoàng Minh Sơn

TS. Đỗ Thị Tú Anh

TS. Nguyễn Thu Hà

2 2(2-0-0-6)

6 EE7211

Các phương pháp điều

khiển đa mô hình.

GS. Phan Xuân Minh

GS. Nguyễn Doãn Phước

TS. Vũ Thị Thúy Nga

2 2(2-0-0-6)

e. Học phần Tiến sĩ hướng chuyên sâu “Đo lường và xử lý tín hiệu”

TT MÃ SỐ TÊN HỌC PHẦN GIẢNG VIÊN TÍN KHỐI

Page 43: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Tên chương trình hóa … Ky...2 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo Tiến sĩ ngành kỹ thuật điều khiển

43

CHỈ LƯỢNG

1 EE7010 Lọc số nâng cao GS. Phạm Thị Ngọc Yến

PGS. Nguyễn Quốc Cường 3 3(3-0-0-12)

2 EE7020 Các phương pháp đo

lường tiên tiến

PGS. Hoàng Sĩ Hồng

TS. Nguyễn Hoàng Nam

PGS. Nguyễn Lan Hương

TS. Cung Thành Long

3 3 (3-0-0-12)

3 EE7011 Kỹ thuật nhận dạng

TS Trần Thanh Hải

TS. Lê Thị Lan

PGS. Trần Hoài Linh

PGS. Nguyễn Quốc Cường

2 2(2-0-0-6)

4 EE7021 Cơ sở dữ liệu nâng cao

TS Lê Thị Lan

TS. Trần Thanh Hải

PGS. Trần Hoài Linh

2 2(2-0-0-6)

5 EE7031 Kỹ thuật tương tác người-

máy

TS Nguyễn Việt Sơn

TS. Nguyễn Việt Tùng 2 2(2-0-0-6)

6 EE7041

Đảm bảo độ chính xác

trong đo lường thực

nghiệm

TS Nguyễn Khánh Xuân

PGS. Nguyễn Thị Lan

Hương

2 2(2-0-0-6)

7 EE7051 An toàn hệ thống thông

tin

PGS. Trần Hoài Linh 2 2(2-0-0-6)

8 EE7061 Mô phỏng cảm biến TS. Nguyễn Hoàng Nam

PGS. Hoàng Sĩ Hồng 2 2(2-0-0-6)