43
CHƯƠNG TRÌNH CON ĐƯỜNG TRI THỨC Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững Quảng Bình và Hà Tĩnh, 21-27 tháng 7, năm 2013

CHƯƠNG TRÌNH CON ĐƯỜNG TRI THỨC - asia.procasur.orgasia.procasur.org/wp-content/uploads/2013/07/Folder-Vietnam.pdf · hỗ trợ từ Dự án DPRPR-QB, với 100 triệu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHƯƠNG TRÌNH CON ĐƯỜNG TRI THỨC

Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững

Quảng Bình và Hà Tĩnh, 21-27 tháng 7, năm 2013

Danh mục tài liệu

1. Chương trình Con đường Tri thức

2. Thông tin Hậu cần

3. Hôi chợ Sáng kiến

4. Cuộc thi “Kế hoạch Sáng tạo”

5. Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức (SWOT)

6. Mẫu Kế hoạch Sáng tạo

7. Các trường hợp điển hình

Trang | 1

CON ĐƯỜ NG TRI THƯ C

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

1. Con đường Tri thức

Con đường Tri thức là một công cụ xây dựng năng lực được đánh giá là thành công trong việc tích

hợp kiến thức địa phương và kinh nghiệm trong phát triển bao gồm các sáng kiến và kinh nghiệm

tốt nhất từ thực tiễn và có tiềm năng nhân rộng.

Trong những năm qua và trong bối cảnh nông thôn ở một số châu lục, Con đường Tri thức đã

chứng tỏ là một phương pháp hiệu quả trong thức đẩy

xây dựng năng lực thông qua tương tác đồng đẳng

trên hiện trường.

Trong khuôn khổ Chương trình "Tăng cường Chia sẻ

kiến thức về giải pháp sáng tạo sử dụng phương pháp

Con đường Tri thức tại khu vực châu Á và Thái Bình

Dương", do IFAD tài trợ nhằm mục tiêu hỗ trợ quản

lý kiến thức và xây dựng năng lực để nhân rộng các

thực hành tốt nhất và các sáng kiến trong giảm nghèo

giữa các dự án của IFAD trong khu vực châu Á và

Thái Bình Dương. Chương trình được sự hỗ trợ về kỹ

thuật từ các chuyên gia của tổ chức Procasur.

Con đường Tri thức được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam với chủ đề “Nông dân làm kinh tế,

Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”. Chương trình được tổ chức từ ngày 21 – 27

tháng 7 năm 2013 từ kinh nghiệm thực tiễn của hai dự án do IFAD hỗ trợ là Dự án Phân cấp giảm

nghèo tại Quảng Bình (DPRPR-QB) và Dự án cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo tại

Hà Tĩnh (IMPP-HT).

Đặc biệt, Chương trình được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm thu được của hai dự án trong việc

thúc đẩy hoạt động phân cấp, huy động sự tham gia của các bên liên quan, nâng cao năng lực cho

người nghèo nông thôn, nâng cao chuỗi giá trị và kết nối thị trường.

2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng thể của Con đường Tri thức là phân tích và phổ biến các kinh nghiệm và sáng kiến

tích cực trong phát triển nông thôn cho người nghèo và kinh doanh bền vững, nhằm quảng bá, đẩy

mạnh và nhân rộng các kinh nghiệm và sáng kiến tại các địa phương khác trong cả nước.

Trong khuôn khổ Chương trình

ROUTASIA, PROCASUR đang hỗ trợ

quản lý tri thức và xây dựng năng lực để

nhân rộng các thực tiễn tốt nhất và sáng

kiến cho giảm nghèo giữa các bên liên

quan của IFAD trong khu vực Châu Á

và Thái Bình Dương.

Để biết thêm thông tin truy cập:

www.asia.procasur.org

Trang | 2

Mục tiêu cụ thể:

Để xác định bài học kinh nghiệm và giải pháp sáng tạo trong phát triển nông thôn cho

người nghèo và thúc đẩy phổ biến và nhân rộng kinh nghiệm ở cấp quốc gia và quốc tế;

Phân tích mô hình kinh doanh bền vững để đa dạng hóa sinh kế và thúc đẩy các hoạt động

tăng thu nhập cho các hộ gia đình nghèo;

Nhận diện vai trò quan trọng giữa các tổ đội nông dân với các cơ quan hữu quan liên quan

và các thành phần kinh tế bên ngoài;

Rút ra các bài học về cách tiếp cận và chiến lược trong quá trình phát triển kinh doanh bền

vững;

Tăng cường đối thoại chính sách và phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc

phát triển và hỗ trợ các chương trình phát triển nông thôn với đối tượng là người nghèo.

3. Các điểm đến trên Con đường Tri thức

Quảng Bình: Dự án DPRPR-BQ giai đoạn 2005-2011 có mục tiêu cải thiện tình hình dân sinh,

kinh tế-xã hội và tiến tới ổn định chất lượng cuộc sống của các hộ nghèo một cách bền vững.

Đối tượng tham gia dự án là các hộ đói và nghèo, phụ nữ, thanh niên không có việc làm, các cộng

đồng dân tộc thiểu số tại 48 xã thuộc 4 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Quảng Trạch.

Bằng việc triển khai nhiều hợp phần, dự án đã góp phần cải thiện an ninh lương thực và chất

lượng cuộc sống của các hộ đặc biệt khó khăn, xây dựng các tổ chức cơ sở lớn mạnh để có thể

quản lý tốt hơn các nguồn lực cộng đồng, thúc đẩy thể chế hóa các cách tiếp cận phát triển qua

phân cấp, cải thiện vị thế kinh tế xã hội của phụ nữ, cải thiện cơ sở hạ tầng thôn, bản và cải thiện

việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án đã giảm từ 43,5% năm 2006 xuống còn 18,6% năm

2011, tỷ lệ hộ thiếu ăn giảm từ 48,7% xuống còn 26%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng kinh niên giảm

từ 44% xuống còn 33%, tỷ lệ hộ áp dụng công nghệ do dự án giới thiệu vào trồng trọt là 46,7%,

chăn nuôi 47,8%, thủy sản 11,4%, có 11.511 hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước an toàn và

108 doanh nghiệp được sự hỗ trợ của dự án còn duy trì hoạt động sau 3 năm thành lập. Tính đến

cuối tháng 2-2012, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn của dự án đạt trên 96%.

Chương trình Con đường Tri thức là một quá trình “Đào tạo trên thực địa” và được tổ chức dựa trên các

kinh nghiệm thành công và thực tiễn điển hình về phát triển nông thôn và nơi mà những người dân địa

phương có thể trở thành các đào tạo viên. Thông qua hội thảo, nghiên cứu điển hình, làm việc theo nhóm,

và các hoạt động trên thực địa, chương trình Con đường Tri thức tạo ra các diễn đàn cho việc chia sẻ và

học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các thành viên tham gia chương trình và người dân địa phương.

Trang | 3

HTX mây tre xiên Quảng Phương, huyện Quảng

Trạch là điểm đến đầu tiên trên Con đường Tri thức.

Từ một tổ sản xuất 10 đến 15 lao động với các kinh

nghiệm thị trường hạn chế đến nay HTX đã thu hút

được hơn 200 lao động. HTX có đội ngũ thợ giỏi đã

tham gia dạy nghề mây xiên ở một xã trong tỉnh, bên

cạnh việc dạy nghề nâng cao cho các thành viên của

HTX. Các sản phẩm của HTX đa dạng và đã có chỗ

đứng ổn định ở thị trường như ấm tích, bình hoa các

loại, lồng đèn, khay đựng hoa quả, và một số mặt

hàng xuất khẩu khác. Từ 2700 sản phẩm với tổng giá

trị 243 triệu đồng và tiền công lao động khoảng

500,000/ người/ tháng vào năm 2008 đến nay HTX

đã đạt trên 12,000 sản phẩm các loại, doanh thu đạt

1,2 tỷ đồng, tiền công lao động từ 2,0 – 2,5

triệu/người/ tháng. Các sản phẩm của HTX dành giải

“Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu” năm

2012 với hai giải cấp tỉnh và một giải khu vực miền

Trung Tây Nguyên.

Trang trại Cát Ngọc xã Gia Ninh, huyện Bố Trạch với mô

hình nuôi giun quế là điểm đến tiếp theo tại Quảng Bình. Trang

trại được tạo dựng từ một vùng cát mênh mông, nơi mà trước đó

tưởng chừng như không thể nuôi trồng được bất cứ một cây hay

con gì trên vùng đất này. Với tâm huyết, khát khao thoát nghèo

và cải tạo vùng đất chết trên bãi biển quê hương, Ông Lê Ngọc

Lễ đã tự tìm tòi, học hỏi đưa giống giun quế về sản xuất thử

nghiệm và hiệu quả kinh tế do loại giun này mang lại khá bất

ngờ. Kết quả đấy được ông bảo vệ thành công và nhận được sự

hỗ trợ từ Dự án DPRPR-QB, với 100 triệu hỗ trợ ban đầu ông

đã tạo dựng được một trang trại lớn, trở thành một ông chủ giàu

có. Mô hình nuôi giun quế tại trang trại Cát Ngọc là mô hình

nông nghiệp sinh thái bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong bối cảnh giá thức ăn công nghiệp tăng cao giun quế được

xem là nguồn hàng hóa sạch, sử dụng làm thức ăn cho cá, lợn,

gà, vịt giảm được 30% chi phí so với chăn nuôi bằng thức ăn

công nghiệp. Mô hình nuôi giun quế đã nhân rộng được 400 hộ,

chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân ở các tỉnh lân cận

như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa. Mô hình đã thu hút được

nhiều đoàn thăm quan trong và ngoài nước đến thăm quan học tập và được đánh giá là một trong

những mô hình thành công nhất của dự án DPRPR-BQ.

Trang | 4

Hà Tĩnh: IMPP-HT được chia làm 5 tiểu hợp

phần bao gồm: hỗ trợ cơ hội trường cấp xã; hỗ trợ

việc làm và phát triển doanh nghiệp; cấp vốn cho

doanh nghiệp; điều phối dự án và xây dựng quỹ

kích thích năng lực hoạt động và được thực hiện

thí điểm tại 6 xã điểm thuộc 2 huyện Nghi Xuân,

Thạch Hà và nhân rộng phạm vi ra 50 xã thuộc 8

huyện trên địa bàn tỉnh.

Sự thành công của dự án có được trước hết phải

khẳng định là nhờ các phương pháp tiếp cận có

tính đồng bộ, hệ thống và nhất quán. Các mô hình

triển khai cũng được thiết kế đa dạng và sáng tạo nhằm tăng cường kết nối thị trường và đảm bảo

tiếp cận cho người dân, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ luôn được coi là trọng tâm của mọi can

thiệp hỗ trợ của dự án. Bên cạnh đó các nỗ lực giảm nghèo đều bám sát với nguyên nhân đói

nghèo, xây dựng và thực hiện dự án đều dựa trên sự phân cấp và trao quyền cho cấp xã.

Cho đến nay, dự án đã có ảnh hướng tác động tích cực đối với 216.391 người tại 50 xã thuộc dự

án. Đặc biệt là dự án đã thành công trong việc mục tiêu tổng quát là góp phần cải thiện thu nhập

bền vững cho người nghèo tại các vùng nông thôn Hà Tĩnh. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm từ

33,4% (năm 2006) xuống chỉ còn 15,4% (2011). Quá trình thực hiện dự án đã thành lập được 528

nhóm tín dụng, tiết kiệm với 7.940 thành viên (100% là nữ), tổng số vốn giải ngân trên 20 tỷ đồng;

xây dựng được 179 công trình với tổng giá trị giải ngân trên 131 tỷ đồng. Cùng với đó, IMPP đã

góp phần tích cực trong việc thay đổi chỉ số PCI trên bảng xếp hạng. Từ vị trí 57/64 tỉnh thành chỉ

số này đã có bước đột phá và xếp thứ 7/63 tỉnh thành cả nước.

Hợp tác xã Rau An toàn Hoàng Hà, Xã

Tượng Sơn, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh là

một điển hình tích cực trong vùng dự án của

IMPP-HT nhờ sự năng động, tận dụng được

nguồn đất đai kém hiệu quả để phát triển sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu cây trồng đáp ứng nhu cầu thị

trường, tạo ra vùng sản xuất tập trung với những

sản phẩm chất lượng trên thị trường. Được thành

lập năm 2009, với diện tích 2,15 ha trước kia chỉ

sản xuất được một vụ lạc và một vụ khoai lang

trong năm nhưng hiệu quả thấp thì sau khi chuyển

đổi, các tổ viên HTX có thể sản xuất 2-3 vụ rau/

năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổng kết của HTX năm đầu tiên, tổng doanh thu từ trồng rau của

các tổ viên là 580 triệu đồng, sau khi đã trừ các chi phí sản xuất, lãi rồng thu được là 390 triệu

đồng. Còn 6 tháng đầu năm 2012 (tính đến 30/7/2012, tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh

doanh rau của các tổ viên đã đạt 300 triệu đồng, gấp hàng chục lần so với trồng lúa.

Đến nay với tư duy cùng tiến bộ, HTX đã thu hút 175 thành viên với 5 tổ sản xuất. Các tổ viên

HTX cùng nhau thảo luận, thống nhất về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, xây

Trang | 5

dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao, xây dựng các kênh tiêu thụ ổn

định, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm. Mô hình hiện nay đã được nhận rộng thêm 3 cơ sở trên

địa bàn xã và đã thành lập một HTX dịch vụ nông nghiệp chung toàn xã để quản lý, hỗ trợ xúc

tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các tổ hợp tác và các hộ xã viên khác

trong xã.

4. Thời gian và địa điểm Từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 7 năm 2013 tại Quảng Bình và Hà Tĩnh.

5. Thành phần tham gia Các đại biểu làm việc trong lĩnh vực phát triển nông thôn và kinh tế tư nhân nông thôn, đặc biệt là:

(a) cán bộ dự án IFAD; (b) các cán bộ làm việc trong các cơ quan Sở, ban, ngành cấp trung ương

và địa phương, (c) Các tổ chức kinh tế và xã hội của nông dân và (d) các phóng viên báo chí quan

tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

6. Các chi phí Ban tổ chức sẽ chi trả các chi phí liên quan đến việc mời chuyên gia, hội trường và chi phí tổ chức

tại thực địa (bao gồm các bữa ăn trưa và giải khát giữa giờ). Các chi phi phí khác liên quan đến đi

lại/ di chuyển đến Quảng Bình và về từ Hà Tĩnh, lưu trú (khách sạn) và các bữa ăn ngoài chương

trình do các dự án/ tổ chức cử đại biểu tham gia tự chịu trách nhiệm.

7. Đăng ký tham gia và thông tin liên hệ Để đăng ký tham gia chương trình và biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với

Ms. Phùng Thanh Xuân

Điều phối viên của Procasur tại Việt Nam

Điện thoại: +84 988 767 987

E-mail: [email protected];

Mr. Phạm Tùng Lâm

Chuyên gia Truyền thông và Quản trị tri thức

Điện thoại: +84 903 235 534

E-mail: [email protected]

Ms. Giulia Pedone

Cán bộ Chương trình Con đường Tri thức khu vực

Châu Á và TBD của PROCASUR

Điện thoại: +39 3200776080

E-mail: [email protected]

Trang | 6

Chương trì nh Con đươ ng Tri thư c Quảng Bình và Hà Tĩnh – Việt Nam, 21-27 tháng 7 2013

Ngày Địa điểm Thời gian Hoạt động

Chủ Nhật

21/7

TP Đồng Hới

Quảng Bình

Sáng/ Chiều Các đại biểu đến Đồng Hới, Quảng Bình và nhận

phòng khách sạn

14:30 – 15:15 Giới thiệu về Con đường Tri thức và Nhóm điều

phối

15:15- 15:30 Nghỉ giải lao

15:30 – 16:30 Hội chợ sáng kiến

18:30 Tiệc chào mừng, Nghỉ tại TP Đồng Hới

Thứ Hai

22/7

TP Đồng Hới

Quảng Bình

08:30 – 10:00 Khai mạc

Đại diện UBND tỉnh Quảng Bình, IFAD, DPRPR

Quảng Bình và PROCASUR

Đại diện hai huyện Quảng Trạch và Bố Trạch

10:00 – 10:15 Nghỉ giải lao

10:15 – 11.30 Cách tiếp cận và kinh nghiệm của DPRPR Quảng

Bình

11:30 – 13:00 Ăn trưa

13:00 – 14:00 Di chuyển đến xã Quảng Phương

Xã Quảng

Phương,

Huyện Quảng

Trạch

Quảng Bình

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH I: HỢP TÁC XÃ MÂY XIÊN

QUẢNG PHƯƠNG

14:00 – 14:45 Chào mừng và Giới thiệu về HTX

14:45 – 15:30 “Học cách sản xuất một sản phẩm cụ thể”, thực

hành trong nhóm để dự thi

15:30 – 16:15 Cuộc thi: Nhanh, Khéo Đẹp và trao giải cho sản

phẩm đoạt giải

16:15 – 16:45 Toạ đàm và thảo luận mở: Đẩy mạnh liên kết với

doanh nghiệp để tiếp cận thị trường

16:45-17:00 Di chuyển về khách sạn

18:30 Ăn tối tự do, Nghỉ tại TT Huyện Quảng Trạch

Thứ Ba

23/7

Xã Quảng

Phương,

Huyện Quảng

Trạch

Quảng Bình

08:30 – 10:15 Thảo luận tập trung: Quản lý HTX và tiếp cận theo

chuỗi giá trị. Chính sách của nhà nước trong việc

hỗ trợ cho các HTX nhỏ

10:15 – 10:30 Giải lao

10:30 – 11:30 Tham luận: Chia sẻ tri thức giúp tăng thu nhập –

Kinh nghiệm của một số hợp tác xã bạn

11:30 – 14:00 Nghỉ trưa và thư giãn

14:00 – 15:15 Phân tích mô hình

Trang | 7

15:15 – 15:30 Giải lao

15:30 – 16:00 Phân tích mô hình (tiếp)

16:00 – 16:45 Phản hồi cho HTX

16:45 – 17:45 Quay về Đồng Hới

19:00 Ăn tối tự do, Nghỉ tại TP Đồng Hới

Thứ Tư

24/7

Huyện Quảng

Trạch, Quảng

Bình

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH II: NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG –

MÔ HÌNH TRANG TRẠI CÁT NGỌC

08:00 – 10:00 Thảo luận: Kinh nghiệm của ông Lễ Ngọc Lễ với

mô hình Trang trại

10:00 – 10:15 Giải lao

10:15 – 11.15 Thăm quan Trang trại

11.15 – 13:30 Ăn trưa bên bờ biển

13:30 – 16:00 Phân tích mô hình và cung cấp phản hồi

16:00 – 19:00 Di chuyển đến Hà Tĩnh

19:30 – 21:00 Xem phóng sự về hoạt động của Dự án IMPP Hà

Tĩnh,

Giao lưu và Ăn tối, Nghỉ tại TP Hà Tĩnh

Thứ Năm

25/7

Ha Tinh

province

08:30 – 11:30 Giới thiệu về Kế hoạch Sáng tạo

11:30 – 13:30 Nghỉ trưa

Xã Tượng

Sơn, Huyện

Thạch Hà

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH III: MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ RAU

AN TOÀN HOÀNG HÀ

13:30 - 14:00 Di chuyển đến HTX

14:00 – 16:30 Giới thiệu chính quyền địa phương

Giới thiệu dự án IMPP và HTX

18:30 Ăn tối tự do, Nghỉ tại TP Hà Tĩnh

Thứ Sáu

26/7

Xã Tượng

Sơn, Huyện

Thạch Hà

08.00 – 09:15 Thăm thực địa: Thu hoạch dưa chuột và trao đổi với

bà con nông dân

09:30 – 11:30 Phân tích mô hình

11:30 – 13:30 Nghỉ trưa

13:30 – 14:00 Di chuyển về Hà Tĩnh

Hà Tĩnh 14:30 – 16:30 Làm việc về Kế hoạch Sáng tạo

18:30 Ăn tối tự do, Nghỉ tại TP Hà Tĩnh

Thứ Bảy

27/7

Hà Tĩnh 08:00 – 10:15 Hoàn thiện Kế hoạch Sáng tạo

10:15 – 10:30 Nghỉ giải lao

10:30 – 11:30 Thi Kế hoạch Sáng tạo

11:30- 14:30 Kết thúc bế mạc và Ăn trưa

Trang | 1

CON ĐƯỜ NG TRI THƯ C

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

THÔNG TIN HẬU CẦN Quảng Bình – Hà Tĩnh, 21-27 tháng 7 năm 2013

Chào mừng các Quý Đại biểu đã đến với Chương trình Con đường Tri thức!

Con đường Tri thức được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam với chủ đề “Nông dân làm kinh tế,

Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”. Chương trình được tổ chức từ ngày 21 – 27

tháng 7 năm 2013 và với sự phối hợp của Dự án Phân cấp giảm nghèo tại Quảng Bình và Dự án

cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo tại Hà Tĩnh, và ba mô hình điển hình của hai dự

án: HTX mây tre xiên Quảng Phương, huyện Quảng Trạch - Tỉnh Quảng Bình, (2) Trang trại

Cát Ngọc xã Gia Ninh, huyện Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình và (3) Hợp tác xã Rau An toàn

Hoàng Hà, Xã Tượng Sơn, Huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh.

Con đường tri thức

Chương trình sẽ bắt đầu từ 2h chiều Chủ nhật ngày 21/7 tại:

Tại thành phố Đồng Hới

Khách sạn Sài Gòn – Quảng Bình: 20 Quách Xuân Kỳ, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình

Tel: (84.52) 3822 276. Fax: (84.52) 3822 404

Tại thành phố Hà Tĩnh

Khách sạn BMC: 06 Phan Đình Phùng, Thành Phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam

Tel: (84.39) 3899595 - (84.39) 3899696

…và sẽ kết thúc vào trưa thứ Bảy ngày 27/7 tại thành phố Hà Tĩnh.

Chi tiết về các địa điểm xin vui lòng Chương trình Con đường Tri thức

Phương tiện đi lại

Ban tổ chức sẽ bố trí xe ô tô đưa đón các đại biểu tham quan các mô hình trong suốt chương trình,

và di chuyển từ thành phố Đồng Hới đến Hà Tĩnh ngày 24/7/2013

Đại biểu tự bố trí phương tiện (taxi, máy bay, hoặc phương tiện cá nhân) và chi trả các chi phí cho

hành trình từ nơi xuất phát của đại biểu đến Thành phố Đồng Hới và từ Thành phố Hà Tĩnh về nơi

ở của mình khi chương trình kết thúc.

Trang | 2

Lưu trú và các bữa ăn

Ban tổ chức sẽ chi trả các chi phí liên quan đến việc mời chuyên gia, hội trường và chi phí tổ chức

tại thực địa (bao gồm các bữa ăn trưa, giải khát giữa giờ, và một số bữa tối giao lưu theo chương

trình). Một số bữa tối tự do ngoài chương trình đại biểu tham gia tự chịu trách nhiệm (Chi tiết về

các bữa tối tự do xin xem trong chương trình chi tiết).

Các đại biểu tự chi trả các chi phí liên quan đến lưu trú trong thời gian tham gia hội thảo từ ngày

21 – 27/7/2013. Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đại biểu tham gia chương trình, các khách

sạn dưới đây đã được giữ chỗ cho các đại biểu tham gia Chương trình. Quý đại biểu vui lòng

thanh toán trực tiếp cho khách sạn khi trả phòng.

Để đảm bảo có đủ phòng ở cho đại biểu và hạn chế tối thiểu các sự cố phát sinh thiếu phòng ở do

mùa du lịch cao điểm tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Quý đại biểu có nhu cầu lưu trú tại địa điểm do

ban tổ chức giới thiệu xin vui lòng xác nhận yêu cầu về phòng ở muộn nhất vào Thứ Sáu, ngày

12/7/2013.

Đêm Địa điểm lưu trú Thông tin khách sạn Giá phòng

Chủ Nhật

21/7

TP Đồng Hới

Quảng Bình

(1 đêm)

Khách Sạn Cosevco Nhật Lệ

16 Quách Xuân Kỳ, Hải Đình, Đồng

Hới, Tỉnh Quảng Bình

Điện thoại: (+84) (0)52 3840 088

Khách sạn ngay cạnh nơi tổ chức

Chương trình, có thể đi bộ sang

300,000 vnđ/ đêm

(tiêu chuẩn 2 giường đơn

không bao gồm ăn sáng)

Thứ Hai

22/7

Thị trấn Ba Đồn,

Huyện Quảng

Trạch, QB (1 đêm)

Khách sạn Xanh (Green Hotel)

Khu phố 3, Thị trấn Ba Đồn, Huyện

Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình

450,000 vnđ/ đêm

(tiêu chuẩn 2 giường đơn

bao gồm ăn sáng)

Thứ Ba

23/7

TP Đồng Hới

Quảng Bình

(1 đêm)

Khách Sạn Cosevco Nhật Lệ

16 Quách Xuân Kỳ, Hải Đình, Đồng

Hới, Tỉnh Quảng Bình

Điện thoại: (+84) (0)52 3840 088 * KS hiện chỉ có 10 phòng trống vào ngày

này

300,000 vnđ/ đêm

(tiêu chuẩn 2 giường đơn

không bao gồm ăn sáng)

Thứ Tư

24/7

TP Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

(3 đêm)

Các Đại biểu có thể lựa chọn một trong

các khách sạn dưới đây:

Thứ Năm

25/7 Khách sạn BMC

06 Phan Đình Phùng, Thành Phố Hà

Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam

Tel: (84.39) 3899595 - (84.39) 3899696 Khách sạn nơi tổ chức Chương trình

550.000 vnđ/ đêm

(tiêu chuẩn 2 giường đơn

bao gồm ăn sáng)

ạ Đ

15 Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh

Tel: 039.3856996; 039.3853396 Khách sạn ngay cạnh nơi tổ chức Chương

trình, có thể đi bộ sang

300.000 vnđ/ đêm

(tiêu chuẩn 2 giường đơn

không bao gồm ăn sáng)

Trang | 3

Đêm Địa điểm lưu trú Thông tin khách sạn Giá phòng

hách ạn ình inh

0 Trần Phú, TP Hà Tĩnh

Tel: 039.3856825; 039.6258888 Khách sạn ngay cạnh nơi tổ chức Chương

trình, có thể đi bộ sang

360.000 vnđ/ đêm

(tiêu chuẩn 2 giường đơn

không bao gồm ăn sáng)

Thứ Sáu

26/7

Giấy tờ cần thiết

Quý đại biểu cần mang theo Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu và hai (02) bản sao của Chứng

minh thư nhân dân/Hộ chiếu.

Sức khỏe

Ban tổ chức có bộ dụng cụ y tế khẩn cấp và mỗi đại biểu tham gia đều được hưởng chính sách bảo

hiểm du lịch trong suốt thời gian của chương trình. Quý vị đại biểu có tình trạng sức khỏe đặc biệt

và/ hoặc đang thực hiện một chế độ ăn uống đặc biệt xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng

tôi.

Quý đại biểu cũng nên mang theo kem chống muỗi/ côn trùng và kem chống nắng nếu có điều

kiện.

Hành lý

Ngoài các hành lý cá nhân cần thiết, Quý đại biểu nên mang theo mũ tránh nắng, giầy và quần áo

thuận thiện cho việc đi bộ tại thực địa. Quý đại biểu cũng có thể cân nhắc mang theo đồ bơi, nếu

có điều kiện.

Thông tin liên hệ

Mọi thông tin liên quan đến chuẩn bị hậu cần của Chương trình, xin vui lòng liên hệ với:

Ms. Phùng Thanh Xuân

Điều phối viên của Procasur tại Việt Nam

Điện thoại: +84 988 767 987

E-mail: [email protected];

Ms. Phạm Thị Diệu Hà

Cán bộ KMO – DPRPR Quảng Bình

Điện thoại: +84 919 222 083

Mr. Nguyễn Anh Hùng

Cán bộ KMO – IMPP Hà Tĩnh

Điện thoại: +84 904 225 187

Con đường tri thức Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững, ngày 21-27/7, Quảng Bình – Hà Tĩnh

HƯỚNG DẪN HỘI CHỢ SÁNG KIẾN

Hội chợ Sáng kiến là gì?

Hội chợ Sáng kiến là một trong những hoạt động đầu tiên chuẩn bị cho Kế hoạch Đổi mới. Kế hoạch Đổi mới nhằm đưa ra các hướng dẫn về việc áp dụng các khái niệm mới, cách tiếp cận và các công cụ trong Chương trình Con đường Tri thức. Hội chợ Sáng kiến được tổ chức vào ngày đầu tiên của Chương trình (Ngày 1, Chủ Nhật 21 tháng 7 năm 2013) Mục đích của Hội chợ Sáng kiến là nhằm tạo điều kiện để từng Đại biểu hoặc Tổ chức trao đổi và chia sẻ với các Đại biểu và tổ chức khác về những sáng kiến của bản thân, hoặc địa phương. Dưới đây là các gợi ý để chuẩn bị cho hoạt động Hội chợ Sáng kiến

a) Tham khảo các hoạt động/ sáng kiến đang được thực hiện tại địa phương, cộng đồng của bạn liên quan đến việc đẩy mạnh/ khuyến khích các tổ nhóm nông dân, xây dựng các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn và tiếp cận thị trường.

b) Mỗi Đại biểu hoặc tổ chức sẽ chỉ có 7 (bảy) phút để trình bày và sử dụng hai (2)

bảng trắng (flipchart) (không sử dụng video, không sử dụng bài trình bày bằng Power point).

c) Sử dụng các hình ảnh, hình vẽ minh họa.

Những câu hỏi hướng dẫn dưới đây có thể sử dụng để chuẩn bị bài trình bày vào Chủ Nhật 21 tháng 7, năm 2013. Người trình bày có thể là cá nhân hoặc nhóm (nhóm / tổ chức / dự án).

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN CHO HỘI CHỢ SÁNG KIẾN 1. Trong các hoạt động hiện nay, có những hoạt động nào được cho là mới (sáng kiến) liên

quan đến cải thiện sinh kế nông thôn và đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập trong cộng đồng nông thôn nghèo? Xin hãy nêu rõ mối liên quan của những hoạt động/ sang kiến này đến vệc đẩy mạnh/ khuyến khích các tổ nhóm nông dân, việc thành lập hợp tác công tư (PPP), việc tạo ra các cơ hội kinh doanh nông thôn mới và / hoặc tiếp cận thị trường mới cho sản xuất nông nghiệp.

2. Xin hãy nêu rõ những thuận lợi và khó khăn mà bạn/ tổ chức/ dự án đang gặp phải khi thực hiện các hoạt động/ sáng kiến về cải thiện sinh kế nông thôn, và đa dạng hóa các nguồn thu nhập, tiếp cận thị trường mới cho sản xuất nông nghiệp, tăng cường hợp tác công tư.

3. Các mối quan hệ xã hội và tiềm lực của bạn như tài sản, thành viên của các mạng lướu, liên minh đã giúp vượt qua những khó khăn này như thế nào?

4. Bạn/ Tổ chức của bạn mong đợi gì từ Chương trình Con đường tri thức này?

1

Con đường Tri thức Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền

vững, ngày 21-27/7, Quảng Bình – Hà Tĩnh

CUỘC THI KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI Chuẩn bị các Kế hoạch Đổi mới giúp nâng cao việc học tập của các đại biểu tham gia Chương trình Con đường Tri thức, và làm vững mạnh mạng lưới tổ chức; cuộc thi Kế hoạch Đổi mới là một không gian nơi người tham gia có thể trình bày ý tưởng và sáng kiến của mình và cách thức để đưa kế hoạch đó vào thực tiễn. 1. Quy mô cuộc thi: Cuộc thi Kế hoạch Đổi mới sẽ ưu tiên cho những Kế hoạch tập trung vào việc cải thiện sinh kế nông thôn và đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập ở các vùng nông thôn nghèo thông qua việc tăng cường hợp tác công tư và/ hoặc tổ chức nông dân, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh mới và cải thiện tiếp cận thị trường. Những Kế hoạch này cần làm rõ các thành tố quan trọng, và mối liên kết giữa những thành tố đó như: xúc tiến các hoạt động tạo thu nhập mới trong cộng đồng nông thôn nghèo, tăng cường quản lý nhóm / tổ chức, trao quyền cho phụ nữ và hòa nhập xã hội, thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới và tăng cường mối quan hệ giữa các cộng đồng nông thôn / tổ chức, khu vực công và tư nhân. Để phát triển các Kế hoạch đề xuất, cần phải có sự cam kết của các tổ chức, cá nhân, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia về việc ủng hộ cho (các) sáng tạo và Kế hoạch Đổi mới: nguồn nhân lực, các trường hợp điển hình, những cá nhân/ tổ chức có ảnh hưởng lớn tại địa phương và người tham gia Con đường Tri thức (tập trung vào các nhóm đồng đẳng). Hoạt động xây dựng Kế hoạch Đổi mới ở cấp khu vực / địa phương và thông qua phương thức làm việc nhóm nhằm hỗ trợ các tổ chức áp dụng những điều đã học được từ Con đường Tri thức vào thực tế, không phụ thuộc vào việc Kế hoạch này có giành được giải thưởng của cuộc thi hay không. Với mục đích như thế, giải thưởng của cuộc thi mang nhiều ý nghĩa khích lệ, động viên về sự sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý hàng ngày của tất cả các tổ chức đối tác. 2. Giá trị giải thưởng: Cuộc thi sẽ lựa chọn và tài trợ cho 4 Kế hoạch Đổi mới với số tiền lên tới 1500 USD cho mỗi Kế hoạch. 3. Quy trình Hội chợ Sáng kiến. Chủ nhật, ngày 21/07/2013 Hội chợ Sáng kiến là một trong những hoạt động đầu tiên chuẩn bị cho Kế hoạch Đổi mới. Hội chợ Sáng kiến được tổ chức vào ngày đầu tiên của Chương trình (Ngày 1, Chủ Nhật 21 tháng 7 năm

2

2013). Mục đích của Hội chợ Sáng kiến là nhằm tạo điều kiện để từng Đại biểu hoặc Tổ chức trao đổi và chia sẻ với các Đại biểu và tổ chức khác về những sáng kiến của bản thân, hoặc địa phương. Hội chợ Kế hoạch Đổi mới. Thứ bảy, ngày 27/07/2013. Vào ngày cuối cùng của Chương trình Con đường Tri thức, mỗi đội/ dự án sẽ trình bày về các mục tiêu chính, phương pháp và kết quả dự kiến của Kế hoạch Đổi mới với các thành viên khác tham gia chương trình. Các đại biểu sẽ bỏ phiếu cho Kế hoạch Đổi mới tốt nhất, số phiếu bầu sẽ là điểm cộng cho kết quả Cuộc thi Kế hoạch Đổi mới. Nộp bản Kế hoạch Đổi mới. Thứ Hai, ngày 26/8/2013 Các nhóm quan tâm tham gia vào cuộc thi Kế hoạch Đổi mới sẽ phải gửi một bản hoàn thiện của Kế hoạch Đổi mới không muộn hơn ngày 26/8/2013. Xin hãy thực hiện theo các hướng dẫn và chỉ nộp các file đính kèm cần thiết. Thông báo kết quả cuộc thi Kế hoạch Đổi mới. Ngày 10/09/2013. Ban tổ chức Cuộc thi sẽ đánh giá các bản kế hoạch và PROCASUR sẽ công bố kết quả về các thực hành của Con đường Tri thức. BTC sẽ liên hệ với Nhóm có Kế hoạch Đổi mới thắng cuộc để ký một bản thỏa thuận và hoàn thiện thủ tục nhận giải thưởng. Tất cả các Kế hoạch Đổi mới của các nhóm đều sẽ được nhận kết quả đánh giá của Ban tổ chức Cuộc thi.

4. Các lưu ý khác Thời hạn triển khai Kế hoạch Đổi mới: Các hoạt động sẽ được thực hiện trong khoảng tối đa 10 tháng tính từ thời điểm ký bản Thỏa thuận. Tài trợ/ Đối ứng Đồng tài trợ/ Đối ứng của đơn vị thực hiện có thể bằng tiền, bằng hiện vật và thời gian làm việc của các thành viên và cán bộ của đơn vị đó. Cuộc thi tài trợ cho các khoản chi phí cho công ty/ tổ chức/ chuyên gia địa phương được ký hợp đồng với đơn vị thực hiện và các chi phí hoạt động cần thiết để triển khai Kế hoạch. Cuộc thi không tài trợ cho các khoản sau: Phí/ lệ phí của tổ chức đối tác, các chi phí văn phòng, hạ tầng, mua sắm hoặc thuê công cụ, dụng cụ. Những khoản được/ không được tài trợ ở trên không có nghĩa là nhóm/ đơn vị tổ chức không được tính vào Kế hoạch các chi phí ngày công của cán bộ nhân viên, hoặc các chi phí hạ tầng và mua sắm công cụ dụng cụ. Những khoản như thế sẽ được cho là các khoản đồng tài trợ/ đối ứng, và là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng về Kế hoạch. Ký hợp đồng và giải ngân: Khoản tài trợ sẽ được giải ngân làm hai lần: lần đầu 80% Kế hoạch ngay khi bản Thỏa thuận được ký kết giữa PROCASUR và (các) đơn vị được giải của cuộc thi; lần cuối 20% Kế hoạch khi có báo cáo

3

cuối cùng về việc thực hiện và kết quả của Kế hoạch Đổi mới. Bản Thỏa thuận sẽ xác định chi tiết về các trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên gồm các báo cáo, xác minh các hoạt động và chi phí. Các dịch vụ và hợp đồng thực hiện bởi (các) đơn vị được giải không bao gồm hoặc tạo ra bất kỳ trách nhiệm nào cho PROCASUR. Báo cáo cuối cùng 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện kế hoạch, đơn vị thực hiện sẽ phải trình bản báo cáo tổng kết để PROCASUR phê duyệt. Báo cáo này phải bao gồm các mô tả về các hoạt động thực hiện, các kết quả đạt được và phân tích các bài học kinh nghiệm thực tiễn. Báo cáo cũng phải bao gồm các hình ảnh minh họa. 5. Hỗ trợ thông tin Các câu hỏi và thông tin xin liên hệ với: Ông Ariel HALPERN ([email protected]) và/ hoặc Chị Giulia Pedone ([email protected]). Để biết thêm thông tin xin ghé thăm: www.asia.procasur.org/

4

Tiêu chí đánh giá Tiêu chí Nội dung

1. Đổi mới/ Sáng tạo: được thể hiện trong bản đề xuất như thế nào, áp dụng các bài học kinh nghiệm gì, tiến trình đổi mới có được xây dựng và điều chỉnh theo thực tế địa phương. Tối đa: 13 điểm

(a) Đề xuất có sử dụng các kinh nghiệm được coi là sáng tạo/ đổi mới liên quan đến chiến lược, phương pháp, khái niệm, phương pháp hoặc các khía cạnh khác?

(b) Kế hoạch Đổi mới có những phần: kết luận, kiến nghị và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được cho một số lượng đáng kể các đơn vị khác?

(c) Việc thực hiện kế hoạch có khả thi trong phạm vi ngân sách đề xuất (bao gồm cả phần đóng góp của PROCASUR, và của các bên liên quan)?

(d) Các hoạt động có khả thi trong phạm vi thời gian đề xuất?

(e) Việc thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch có cho phép đạt được các kết quả mong đợi khi kết thúc Kế hoạch? Những tác động từ Kế hoạch có thể đo lường được không?

2. Mối quan hệ giữa khả năng "gia tăng giá trị" và tính bền vững của kế hoạch đề ra trong mối quan hệ với các hoạt động khác và các dự án khác của tổ chức tham gia..

Tối đa: 5 điểm

(a) Phù hợp với chiến lược của tổ chức: phân tích xem liệu Kế hoạch có phù hợp và có tác động đến chiến lược phát triển của tổ chức trong trung hạn và dài hạn.

(b) Tính bền vững: Đánh giá mức độ các đổi mới được đề xuất có đúng lúc và trong năng lực quản trị của tổ chức.

3. Chất lượng và tính minh bạch, rõ ràng của đề xuất Tối đa: 8 điểm

(a) Kế hoạch có được trình bày một cách rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, các vấn đề được chỉ rõ?

(b) Kế hoạch i) có thể hiện rõ các bên liên quan, đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp, và ii) có thể xác định được các bên liên quan khác nhau?

(c) Mục tiêu và các sản phẩm và kết quả của Kế hoạch cụ thể phải được rõ ràng, thực tế và có thể kiểm chứng được.

(d) Phương pháp luận của Kế hoạch: 1. Có sự tham gia. có liên quan đến các đối tác khác nhau trong xây

dựng các kinh nghiệm, thực hiện và sử dụng kết quả của kế hoạch. 2. Rõ ràng và dẫn tới việc đạt được các mục tiêu cụ thể.

(e) Kế hoạch có thể hiện sự gắn kết nội bộ, một mối quan hệ trực tiếp và hợp lý giữa các vấn đề của Kế hoạch, mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các phương pháp, các sản phẩm và kết quả, tiến độ và ngân sách

Tên trường hợp

điển hình

Người báo cáo

Ngày

ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

CƠ HỘI

THÁCH THỨC

BÀI HỌC RÚT RA

ĐỀ XUẤT CHO MÔ HÌNH

1

Con đường Tri thức Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền

vững, ngày 21-27/7, Quảng Bình – Hà Tĩnh

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI Kế hoạch Đổi mới là nhằm mục đích khuyến khích việc áp dụng các ý tưởng và công cụ học được từ Con đường Tri thức vào những hành động thực tế. Sau phần trình bày tại Hội chợ Sáng kiến, mỗi Đại biểu hoặc nhóm sẽ phải chuẩn bị một Kế hoạch Đổi mới, dựa trên những bài học rút ra và các ý tưởng thu thập được qua Con đường Tri thức . Cuối chương trình Con đường Tri thức , mỗi Đại biểu hoặc nhóm sẽ trình bày ngắn gọn về các điểm chính trong Kế hoạch Đổi mới của mình. Những gợi ý dưới đây có thể hữu ích khi xây dựng Kế hoạch Đổi mới: (a) Mẫu biểu dưới đây là một công cụ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch, do vậy các Đại biểu cần

đọc kỹ từng câu hỏi.

(b) Nếu có thể, hãy chia sẻ bản dự thảo Kế hoạch của mình với các đồng nghiệp khác để có

thêm ý tưởng.

(c) Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy hỏi các Điều phối viên của Chương trình Con đường

Tri thức , chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ các bạn.

2

MẪU KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI Tên của tổ chức

Tên người thực hiện: E-mails: Số điện thoại/ di động:

Tiêu đề của Kế hoạch

1. TẦM NHÌN: Kế hoạch nhằm mục đích gì? Bạn muốn đạt được điều gì từ kế hoạch này? (tối đa 80 từ)

2. Đặt vấn đề Kế hoạch Đổi mới bạn đang tập trung vào những cơ hội nào và vấn đề gì? Tại sao Kế hoạch Đổi mới liên quan đến các cộng đồng nông thôn nghèo? (tối đa 100 từ)

3

3. ĐỀ XUẤT: Đề xuất về Kế hoạch Đổi mới? (tối đa 100 từ)

4. Các hoạt động đang diễn ra (tiềm năng hiện có): Bạn đang làm gì trong lĩnh vực này và liên quan đến đề xuất của bạn? (tối đa 60 từ)

5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Kế hoạch Đổi mới của bạn bao gồm các bài học kinh nghiệm từ các cộng đồng, các tổ chức và kinh nghiệm đã gặp trong chương trình Con đường Tri thức ? Hãy giải thích rõ (tối đa 80 từ)

4

6. MÔ TẢ VỀ KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI

1. Mục tiêu chung. (tối đa 60 từ)

2. Mục tiêu cụ thể. (tối đa 80 từ)

3. Nhóm người hưởng lợi trực tiếp. Nêu rõ ai là người hưởng lợi trực tiếp từ Kế hoạch Đổi mới (tối đa 80 từ)

4. Các đối tác. Xác định các tổ chức có liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch Đổi mới (tối đa 80 từ)

5

5. Hoạt động. Giải thích các hoạt động chính của Kế hoạch Đổi mới. Vui lòng ghi rõ khung thời gian cho từng hoạt động (tối đa 200 từ)

6. NGUỒN LỰC

Những nào về kinh tế, vật chất và nguồn nhân lực cần thiết cho việc thực hiện thành công Kế hoạch Đổi mới?

6. Tính bền vững: Làm thế nào để những kết quả thực hiện từ Kế hoạch này có thể được kéo dài?

6

Những gợi ý khác (không hạn chế số lượng từ)

CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và

Kinh doanh bền vững”

Quảng Bình và Hà Tĩnh, 21-27 tháng 7, năm 2013

1 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

Mục lục

A. Giới thiệu chung về các điểm đến của Con đường Tri thức Việt Nam ...................2

1. Dự án Phân cấp giảm nghèo tại Quảng Bình (DPPR-QB) ...........................................2

2. Dự án cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo tại Hà Tĩnh (IMPP-HT) ......3

B. Các Mô hình .................................................................................................................4

1. HTX mây tre xiên Quảng Phương ..................................................................................4

2. Nông trại sinh thái Cát Ngọc – mô hình giun quế .........................................................9

3. HTX rau an toàn Hoàng Hà.........................................................................................15

2 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

A. Giới thiệu chung về các điểm đến của Con đường Tri thức

Việt Nam

1. Dự án Phân cấp giảm nghèo tại Quảng Bình (DPPR-QB)

Dự án DPPR-QB giai đoạn 2005 - 2011 có mục tiêu

cải thiện tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội và tiến

tới ổn định chất lượng cuộc sống của các hộ nghèo

một cách bền vững.

Đối tượng tham gia dự án là các hộ đói và nghèo,

phụ nữ, thanh niên không có việc làm, các cộng

đồng dân tộc thiểu số tại 48 xã thuộc 4 huyện Lệ

Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Quảng Trạch. Bằng

việc triển khai nhiều hợp phần, dự án đã góp phần

cải thiện an ninh lương thực và chất lượng cuộc

sống của các hộ đặc biệt khó khăn, xây dựng các tổ

chức cơ sở lớn mạnh để có thể quản lý tốt hơn các nguồn lực cộng đồng, thúc đẩy thể chế

hóa các cách tiếp cận phát triển qua phân cấp, cải thiện vị thế kinh tế xã hội của phụ nữ,

cải thiện cơ sở hạ tầng thôn, bản và cải thiện việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên

nhiên.

Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án đã giảm từ 43,5% năm 2006 xuống còn 18,6%

năm 2011, tỷ lệ hộ thiếu ăn giảm từ 48,7% xuống còn 26%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

kinh niên giảm từ 44% xuống còn 33%, tỷ lệ hộ áp dụng công nghệ do dự án giới thiệu

vào trồng trọt là 46,7%, chăn nuôi 47,8%, thủy sản 11,4%, có 11.511 hộ gia đình được

tiếp cận với nguồn nước an toàn và 108 doanh nghiệp được sự hỗ trợ của dự án còn duy

trì hoạt động sau 3 năm thành lập. Tính đến cuối tháng 2-2012, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn

của dự án đạt trên 96%.

H. 1 Tận dụng nguyên liệu thừa để làm

hương

3 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

2. Dự án cải thiện sự tham gia thị trường của người nghèo tại Hà Tĩnh

(IMPP-HT)

IMPP-HT được chia làm 5 tiểu hợp phần bao gồm: hỗ trợ cơ hội trường cấp xã; hỗ trợ

việc làm và phát triển doanh nghiệp; cấp vốn cho doanh nghiệp; điều phối dự án và xây

dựng quỹ kích thích năng lực hoạt động và được thực hiện thí điểm tại 6 xã điểm thuộc 2

huyện Nghi Xuân, Thạch Hà và nhân rộng phạm vi ra 50 xã thuộc 8 huyện trên địa bàn

tỉnh.

Sự thành công của dự án có được trước hết phải khẳng định là nhờ các phương pháp tiếp

cận có tính đồng bộ, hệ thống và nhất quán. Các mô hình triển khai cũng được thiết kế đa

dạng và sáng tạo nhằm tăng cường kết nối thị trường và đảm bảo tiếp cận cho người dân,

đặc biệt là người nghèo và phụ nữ luôn được coi là trọng tâm của mọi can thiệp hỗ trợ

của dự án. Bên cạnh đó các nỗ lực giảm nghèo đều bám sát với nguyên nhân đói nghèo,

xây dựng và thực hiện dự án đều dựa trên sự phân cấp và trao quyền cho cấp xã.

Cho đến nay, Dự án đã có ảnh hướng tác động tích cực đối với 216.391 người tại 50 xã

thuộc dự án. Đặc biệt là dự án đã thành công trong việc mục tiêu tổng quát là góp phần

cải thiện thu nhập bền vững cho người nghèo tại các vùng nông thôn Hà Tĩnh. Tỷ lệ hộ

nghèo của toàn tỉnh giảm từ 33,4% (năm 2006) xuống chỉ còn 15,4% (2011). Quá trình

thực hiện dự án đã thành lập được 528 nhóm tín dụng, tiết kiệm với 7.940 thành viên

(100% là nữ), tổng số vốn giải ngân trên 20 tỷ đồng; xây dựng được 179 công trình với

tổng giá trị giải ngân trên 131 tỷ đồng. Cùng với đó, IMPP - HT đã góp phần tích cực

trong việc thay đổi chỉ số PCI trên bảng xếp hạng. Từ vị trí 57/64 tỉnh thành chỉ số này đã

có bước đột phá và xếp thứ 7/63 tỉnh thành cả nước

H. 2 Nhân rộng mô hình trồng rau sạch,

an toàn ở Hà Tĩnh

4 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

B. Các Mô hình

1. HTX MÂY TRE XIÊN QUẢNG PHƯƠNG

1.1. Bối cảnh

Quảng Phương là xã bán sơn địa thuộc huyện Quảng

Trạch, tỉnh Quảng Bình. Địa bàn rộng, dân số đông,

với 2.074 hộ, 8.116 người. tỷ lệ hộ nghèo cao, là xã

thuần nông (tỷ lệ hộ nghèo năm 2010-2011 là

26,18%) không có nghề phụ, lao động dư thừa, thu

nhập thấp đời sống nhân dân đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó việc sản xuất chỉ độc canh nông

nghiệp và việc thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa

học kỹ thuật làm cuộc sống người dân nơi đây thêm

khó khăn.

Xuất phát từ tình hình thực tế, với hoàn cảnh kinh

tế gia đình khó khăn, chị Phan Thị Thủy sinh năm 1963

đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều về việc tạo công ăn việc

làm để thoát cảnh nghèo. Từ khát khao của bản thân, năm 2006 với chủ trương đào tạo

nghề nông thôn của tỉnh, trung tâm khuyến công đã phối hợp với UBND xã Quảng

Phương tổ chức lớp tập huấn đào tạo nghề mây đan xiên. Vốn không phải là đối tượng

học viên, nhưng vì tò mò, vì niềm đam mê học hỏi cũng như ý định học nghề phụ đã

nung nấu từ lâu, chị Thủy mạnh dạn xin được theo lớp học. Sau khi tham gia lớp học

được 1 tuần chính chị cũng bất ngờ với khả năng của mình, với một thời gian ngắn như

vậy chị đã có thể hoàn thành được sản phẩm mây đan, trong khi người khác phải học đến

3 tháng mà vẫn không làm được. Lúc đó, chị đã nghĩ “cái nghề đó chính là cái nghề chị

đã tìm kiếm lâu nay, chị quyết tâm sẽ đi theo con đường này với hi vọng thoát nghèo cho

bản thân và nếu may mắn chị sẽ giúp chị em trong làng, trong xã có công ăn việc làm.

Chị mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo địa phương thành lập HTX giúp người dân có thêm

việc làm, tăng thu nhập, và cải thiện đời sống, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm

nghèo tại địa phương.

HTX mây tre xiên Quảng Phương được thành lập từ đó, năm 2006. Những ngày đầu chỉ

có một tổ với từ 10-15 chị em tham gia, các chị em đã tự bỏ kinh phí mua nguyên vật

liệu, tự học nghề, và tự làm hàng mới. Những khó khăn ban đầu bao gồm sản phẩm làm

ra ít, chưa có thị trường, các chị em đã chật vật tự tìm kiếm thị trường, kênh tiêu thụ. Ban

đầu sản phẩm làm ra chủ yếu đem tặng, biếu cho khách hàng. Thu nhập của chị em hạn

chế làm nhiều người chán nản, có những lúc tưởng chừng như muốn buông xuôi tất cả.

Thế nhưng, suy nghĩ lại, chị thấy mình đã khó khăn lắm mới học được cái nghề, không

H. 3 Các sản phẩm mây xiên

tham gia hội chợ

5 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

H. 4 Đan mây

thể vì khó khăn mà bỏ đi được, chị động viên một số chị em quyết tâm ở lại lăn lộn với

nghề, quyết tâm duy trì và khắc phục những khó khăn, học hỏi nâng cao tay nghề, chị

vượt qua khó khăn với một niềm tin mạnh mẽ, niềm tin xuất phát từ lòng đan mê, khát

khao thoát nghèo. Và chính niềm tin ấy đã giúp chị em vượt qua những khó khăn chồng

chất để gặt hái được những thành công của ngày hôm nay. Sản phẩm của các chị làm ra

đã được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước, tương lai sản phẩm mây đan xiên của

HTX sẽ vươn rộng hơn ở thị trường nước ngoài.

1.2. Mô tả sản phẩm

Mây đan xiên là các sản phẩm được làm từ nguyên liệu mây, qua sơ chế và các sợi mây

đan vào nhau. Để làm được một sản phẩm may đan xiên rất phức tạp, đòi hỏi người lao

động phải có tay nghề cao, có kỹ thuật vững vàng, đặc biết người lao động muốn làm

được một sản phẩm mây xiên đẹp phải có niềm đam mê với nghề. Các sản phẩm được

làm bằng mây xiên rất bền, đẹp và mang tính trang trí cao.

1.3. Hỗ trợ và phối hợp từ phía các cơ quan ban ngành và dự án

HTX đã nhận được sự quan tâm của Sở công thương và sự chỉ đạo

trực tiếp của Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh,

Liên minh HTX tỉnh, UBND huyện Quảng Trạch, UBND xã

Quảng Phương.

HTX nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ UBND tỉnh

để tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm, tiếp cận

thị trường và tiêu thụ hết sản phẩm không để tồn

đọng.

Khi HTX mới thành lập, nguyên liệu đầu vào phục

vụ sản xuất phụ thuộc vào các HTX mây tre ở Hà

Tây, giá cả cao và nguyên liệu bị phụ thuộc nên rất khó khăn trong việc sản xuất.Từ năm

2012 nhờ có sự hỗ trợ của Dự án DPPR tỉnh Quảng Bình, HTX đã trang bị được nhiều

loại máy, đặc biệt là máy chẻ mây, tạo ra được nguyên liệu sản xuất tại chỗ, giảm giá

thành nguyên liệu và chi phí sản xuất, chủ động hơn trong công việc.

Bên cạnh đó, HTX còn nhận được sự đầu tư của Dự án DPPR trong việc tham gia các

chương trình tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, marketing và tiếp cận thị trường.

6 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

1.4. Một số kết quả quan trọng

Từ một tổ sản xuất 10 đến 15 lao động sau đã

thành lập một HTX với 50 lao động và đến nay đã

thu hút được 200 lao động đang sản xuất. HTX có

đội ngũ thợ giỏi đã tham gia dạy nghề mây xiên ở

một số xã trong tỉnh và dạy nghề nâng cao trong

HTX. Nhiều sản phẩm có đầu ra ổn định như ủ ấm

tích, bình hoa các loại, lồng đèn, khay đựng hoa

quản và một số mặt hang xuất khẩu khác. Sản

phẩm được xử lý tăng độ bền, độ bóng, đảm bảm

thẩm mỹ hợp thị hiếu người tiêu dung. Tháng

04/2012, HTX gửi bộ sản phẩm mây xiên, lồng

đèn, khay đựng bánh kẹo, lẵng đựng hoa quả và

bình hoa đan bằng sợi song mây tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn

tiêu biểu năm 2012 đạt 2 giải cấp tỉnh và 1 giải cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Kết quả sản xuất của HTX tăng dần theo các năm. Năm 2007 mở rộng dạy nghề ở xã Mai

Hóa, huyện Tuyên Hóa. Năm 2009 HTX đã kết hợp với UBND huyện, cùng với phòng

kinh tế hạ tầng huyện mở thêm hai lớp ở xã Quảng Văn, và xã Quảng Tiến với số lượng

120 người. Năm 2011 đã mở thêm một lớp ở xã Mỹ Trạch cho người khuyết tật. Năm

2012 đào tạo nâng cao cho giảng viên nguồn cho HTX mây xiên Quảng Phương và 3 lớp

mây xiên ở Tuyên Hóa. Cùng với việc cử các lao động có tay nghề cao đến các xã để

truyền nghề, HTX còn làm tốt nhiệm vụ bao tiêu sản phẩm cho các địa phương, bảo đảm

không để sản phẩm được sản xuất ra bị ứ đọng.

Năm 2008: sản xuất được 2,700 sản phẩm các sản phẩm các loại (trong đó hàng tiêu

thụ nội địa 1800 sản phẩm, hàng xuất khẩu 900 sản phẩm). Tổng giá trị 243 triệu

đồng. Tiền công 500 nghìn đồng/ người/ tháng.

Năm 2009:

Sản xuất hơn 7,000 sản phẩm các loại

Doanh thu: 850 triệu đồng

Lợi nhuận thu được: 7 triệu đồng

Năm 2010:

Sản xuất hơn 5,500 sản phẩm các loại

Doanh thu: 660 triệu đồng

Tiền công cho người lao động: 1 triệu đến 1.5 triệu/người/tháng

Năm 2011:

Sản xuất trên 10,000 sản phẩm các loại

Doanh thu: trên 1 tỷ đồng

H. 5 HTX đạt được nhiều bằng khen và

giải thưởng tiêu biểu

7 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

Tiền công cho người lao động: 1.5 triệu đến 1.8 triệu/người/tháng

Năm 2012:

Sản xuất trên 10,000 sản phẩm các loại

Doanh thu: 1,2 tỷ đồng

Tiền công cho người lao động: 1,8 đến 2,5 triệu/người/tháng

Giá trị sản xuất và giá trị lợi nhuận tăng lên hàng năm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm đến các tỉnh lân cận và đưa ra thị trường các nước: Lào, Thái Lan, Campuchia;

chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất mặt hàng mây tre cho các huyện Minh Hóa, Bố

Trạch. Hiện nay HTX thu hút được 115 lao động tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm cho

hơn 300 lao động trên địa bàn toàn tỉnh, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần

xóa đói giảm nghèo.

HTX mây xiên Quảng Phương là một trong những doanh nghiệp đầu mối đã khẳng định

được vai trò của mình trong việc tìm nguyên liệu, tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm

cho các làng nghề, giúp duy trì và phát triển tốt nghề mây xiên ở địa phương.

1.5. Bài học kinh nghiệm

Để đạt kết quả trên tuy còn khiêm tốn nhưng đây là quá trình vận động, phấn đấu không

ngừng trong nghiên cứu, lao động, sản xuất của tập thể HTX, với sự nhiệt tình có trách

nhiệm cao, sự đoàn kết một long đã góp phần giúp vượt qua khó khăn, thách thức ban

đầu giúp cải thiện đời sống xã viên và gia đình, đóng góp vào sự phát triển của địa

phương. Trong quá trình phát triển có sự đóng góp quan trọng và nổi bật của chị Phan

Thị Thủy với vai trò là Chủ nhiệm HTX.

Để có thành công, HTX cần phải có một người lãnh đạo giỏi, tâm huyết với nghề và sẵn

sàng đối mặt giải quyết các khó khăn ban đầu kể từ khi bắt đầu kinh doanh.

Nếu ban lãnh đạo HTX không có ý chí, luôn sẵn sàng nâng cao kỹ năng quản lý, ứng

dụng máy móc trong việc nâng cao mẫu mã và chất lượng sản phẩm và hoạt động kinh

doanh thì tiềm năng phát triển và hoạt động kinh doanh sẽ bị hạn chế.

Hoạt động tiếp thị và kết nối thị trường rất quan trọng, chất lượng sản phẩm và chủ động

đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy để thuyết phục đối tác và người mua rất quan trọng.

Đây là chìa khóa thành công của HTX.

Ngoài việc được cải thiện thu nhập, quá trình và kết quả sản xuất và kinh doanh trong

HTX rất minh bạch do đó các thành viên tin tưởng và tự in tiếp tục tham gia vào HTX.

Đây là bước tiếp cận đúng đắn để phát triển và thành công.

8 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

Việc đăng ký thương hiệu và bảo vệ thương hiệu rất cần thiết để duy trì sản phẩm trên thị

trường. Luôn sẵn sàng đổi mới, tìm hiểu mẫu mã và nhu cầu của thị trường mục tiêu là

nền tảng của việc phát triển công việc kinh doanh.

1.6. Thông tin liên lạc

Chị Phan Thị Thủy - Chủ nhiệm

HTX Mây Xiên Quảng Phương

Xóm 5, Pháp Kệ, Quảng Phương, Quảng Trạch, Quảng Bình

(052) 514621 0985 226 757

H. 6 Sản phẩm mây xiên

9 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

2. NÔNG TRẠI SINH THÁI CÁT NGỌC – MÔ HÌNH GIUN QUẾ

2.1. Bối cảnh

Mô hình nuôi giun quế là một trong những mô hình tiêu biểu của Dự án DPPR tỉnh

Quảng Bình. Trang trại Cát Ngọc được tạo dựng từ một vùng cát mênh mông, nơi mà

trước đó tưởng chừng như không thể nuôi trồng được bất cứ một cây hay con gì trên vùng

đất này. Với tâm huyết, khát khao thoát nghèo và cải tạo vùng đất chết trên bãi biển quê

hương, Ông Lê Ngọc Lễ đã tự tìm tòi, học hỏi đưa giống giun quế về sản xuất thử nghiệm

và hiệu quả kinh tế do loại giun này mang lại khá bất ngờ. Kết quả đấy được ông bảo vệ

thành công và nhận được sự hỗ trợ từ Dự án DPPR QB, với 100 triệu hỗ trợ ban đầu ông

đã tạo dựng được một trang trại lớn, trở thành một ông chủ giàu có.

Năm 1995, khi anh Lê Ngọc Lễ, sinh năm 1960 chọn vùng cát trắng mênh mông này để

lập nghiệp, nhiều người lắc đầu cho là "điên!". Sau hơn 15 năm lăn lộn với cát, chăm

chút từng mầm cây nhỏ để phủ xanh đất trống và chắn cát, chống sa mạc hóa, giờ anh có

một trang trại xanh ngút rộng tới 50 ha được trồng tràm, phi lao và những mô hình chăn

nuôi khép kín. Là người đi đầu và thành công trong phong trào nuôi giun quế, anh được

hiều người gọi vui là "vua rồng đất", hiện anh đang là chủ Nông trại sinh thái Cát Ngọc

tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Quê anh ở thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh. Trước năm 1995, anh là chủ thầu xây dựng làm

ăn khá phát đạt trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Sau một thời gian loay hoay với các thủ

tục đấu thầu khá phức tạp đối với một ông chủ nhỏ, anh suy nghĩ cách chuyển đổi mô

hình làm ăn phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Đầu nghĩ tay làm. Tháng 7-

1995, mang theo mấy ổ bánh mì vợ mua, anh một mình đi khảo sát vùng cát chạy dài từ

Bảo Ninh đến Ngư Thủy.

Vào thời điểm này, các đồi cát gần như bị sa mạc hóa với hiện tượng cát bay, cát lấp ảnh

hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương. Dừng chân tại Hải Ninh, anh nghĩ về

H. 7 Vợ chồng anh Lễ - chị Hạnh tại nông trại Cát Ngọc

10 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

H. 8 Giun quế, giun quế nuôi vịt, thả cá

khả năng trồng rừng chắn cát và thành lập mô hình nông trại. Với kinh nghiệm những

ngày trong quân ngũ và quyết tâm của một người cựu chiến binh, anh mò mẫm từng bước

đầu tiên để viết dự án, gặp các cơ quan, ban ngành, địa phương làm thủ tục xin đất, kêu

gọi đầu tư...

2.2. Mô tả sản phẩm

Sau rất nhiều thủ tục và nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía, tháng

11-1995, anh có 50 ha đất cát gần như trơ trọi không một bóng cây.

Việc đầu tiên anh làm là tìm kiếm các loại hoa màu phù hợp

với đất để "lấy ngắn nuôi dài". Hải Ninh vốn là một

vùng đất phù hợp để trồng khoai, sắn và cả cây ngô.

Vợ chồng anh mạnh dạn gieo trồng những vụ đầu

tiên, kết quả thu lại khá khả quan. "Thừa thắng xông

lên", họ tính tiếp chuyện ươm giống phi lao để phủ

xanh 50 ha nông trại của mình và vươn dài sang cả

diện tích của Lâm trường Nam Quảng Bình.

Ý tưởng lớn nhưng thiếu vốn, anh viết dự án trình cơ

quan chức năng xin vay nhưng để thuyết phục được họ không phải là điều đơn giản.

Không chịu đầu hàng, anh trở về nông trại và vay mượn tiền anh em bạn hữu để ươm

những lứa giống phi lao đầu tiên. Khi 30 vạn cây phi lao đầu tiên được ươm thành công,

anh trở lại gặp lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT tiếp tục xin vay vốn từ dự án ARCD.

Lần này ý nguyện của anh đã được chấp nhận. "Vào thời điểm đó, 100 triệu đồng là con

số rất lớn. Tôi còn nhớ mình vác một bao tiền rất to về nhà, lòng lâng lâng vui sướng!",

"vua rồng đất" cười sảng khoái khi nhớ lại thành công lớn của mình.

Có tiền, anh mở rộng diện tích ươm cây giống. Tổng cộng trong năm 1995, số giống phi

lao được ươm thành công từ Nông trại sinh thái Cát Ngọc đạt khoảng 70 vạn cây. Số cây

giống này được cung cấp cho Lâm trường Nam Quảng Bình và anh xin nhận thầu luôn

việc trồng cây trên một số diện tích của lâm trường. Để bảo đảm trên 95% cây sống, thay

vì sử dụng các biện pháp thủ công, anh mạnh dạn đầu tư máy móc trong quá trình chuyên

chở cây giống, đặc biệt là trong khâu tưới nước. Máy móc hiện đại nên chi phí về nhân

công giảm, hiệu quả công việc lại cao hơn.

Bên cạnh đó, để bảo đảm nguồn phân cung cấp cho cây, anh vào miền Nam học nghề làm

nấm rơm, nấm sò. Sau khi thu hoạch sản phẩm, phế phẩm của nấm rơm, nấm sò được

bón cho cây. Cần mẫn như thế, cùng với 50 ha đất của mình và hàng trăm ha đất của lâm

trường, trong vòng 5 năm, anh và công nhân của mình đã trồng thành công hàng triệu cây

phi lao, góp phần phủ xanh đất trống và chống sa mạc hóa cho vùng cát trắng này.

11 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

Đầu những năm 2000, khi hầu hết các diện tích rừng trong khu vực đã được phủ xanh,

anh suy nghĩ tìm hướng đi mới. Anh khăn gói ra Viện chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp -

PTNT và trang trại một đồng đội cũ ở Hà Tây học nghề nuôi lợn hướng nạc. Trở về, anh

tiếp tục viết dự án xin vay vốn chăn nuôi với số tiền 1 tỷ đồng. "Lần này tôi lại thất bại

trong việc vay vốn. May mắn sau đó được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 20 con lợn

nái. Từ số lợn nái này, vợ chồng tôi dần dà phát triển đàn lợn, cao điểm có lúc lên đến

800 con. Lợn thịt được xuất bán trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Thừa

Thiên - Huế. Năm 2008, khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái, giá cả đầu vào các loại thức

ăn chăn nuôi tăng cao, tôi quyết định giảm đàn lợn. Đến thời điểm này, nông trại của tôi

duy trì ở mức 20 con giống và trên 100 lợn thịt!", anh Lễ cho biết.

Cũng trong thời gian này, anh nung nấu ý nghĩ xây dựng một mô hình chăn nuôi khép kín

với các phụ phẩm được tận dụng làm thức ăn để hạ giá thành sản phẩm. Lại khăn gói về

Sở Khoa học - Công nghệ và được sự hỗ trợ tích cực của Sở, mô hình trồng cỏ - nuôi bò -

giun quế - lợn, cá, gà, vịt và trồng rau sạch ra đời.

Ở thời điểm đó, giun quế là một loại vật nuôi chưa phổ biến. Lần này anh quyết định sang

Trung Quốc học và mua gần 30 triệu tiền con giống mang về. Anh Lễ tâm sự: "Lứa giống

đầu tiên được nuôi, đêm nào tôi cũng lò mò mang đèn pin ra kiểm tra. Sau khoảng 7

ngày, khi nhìn thấy những con giun nhỏ như... sợi chỉ, tôi mừng đến nỗi muốn hét lên.

Cũng may giun quế là con vật dễ nuôi nên từ đó đến nay, với 500 m2 dành làm chuồng

trại nuôi giun quế, nguồn thức ăn cho lợn, cá, gà, vịt... trong nông trại được bảo đảm.

Phân giun quế thì được dùng để trồng rau sạch.

MÔ HÌNH TRANG TRẠI CÁT NGỌC

Chuỗi sản xuất khép kín từ trồng cỏ nuôi bò lấy phân bò nuôi giun quế

giun quế nuôi cá nuôi gà, vịt giun phối trộn phụ phí nông nghiệp nuôi lơn,

bò phân giun và giun nuôi cá ngước ngọt, trồng rau sạch, hoa, cây cảnh.

Tóm lại, con giun quế được tận dụng từ A đến Z, không lãng phí bất cứ thứ gì. Nếu tỷ lệ

đạm trong mỗi con giun quế là 94% thì tỷ lệ đạm trong phân giun quế chiếm 35%. Chưa

kể nếu dùng giun quế để chăn nuôi thì chất lượng thịt các loại gia cầm thường ngon hơn

so với sử dụng thức ăn công nghiệp và đặc biệt các loại vật nuôi có sức đề kháng cao

hơn. Bên cạnh đó, về lợi ích kinh tế, nếu một con gà được cho ăn giun quế sẽ thu lãi từ 45

- 50 ngàn đồng/con, bằng thức ăn công nghiệp thì chỉ khoảng 20 ngàn đồng/con. Thời

điểm này, chưa kể số tiền xuất bán con giống, nguồn giun quế cung cấp thức ăn cho trang

trại của tôi khoảng 10 triệu đồng/tháng và chi phí nhân công rất rẻ!".

2.3. Hỗ trợ và phối hợp từ phía dự án và các cơ quan ban ngành

Kết quả đạt được của mô hình trong những năm qua là nhờ sự giúp đỡ một phần không

nhỏ của chương trình kết nối bốn nhà do dự án DPPR tỉnh Quảng Bình. Ngoài việc cung

12 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

cấp các nguồn vốn đầu tư ban đầu cho các ý tưởng thực tiễn, sang tạo, chương trình đã

tạo cho nông trại quảng bá được hình ảnh, sản phẩm làm ra, tạo điều kiện cho người nông

dân xích lại gần nhau để tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất. Hàng hóa nông trại

được tiếp cận kịp thời đến người tiêu dùng và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng. nhiều tổ

chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đã đến nông trại để học hỏi và mua giống giun quế về

nuôi.

Từ năm 2010 đến 2012, trang trại đã biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyển

giao nghề nuôi giun quế cho gần 200 hộ trong và ngoài tình, kết hợp cùng các dự án

chuyển giao thành công 80 mô hình nuôi giun cho các hộ trên địa bàn toàn tỉnh và mọt số

hộ của tỉnh bạn như: Quảng Trị - Nghệ An – Thanh Hóa.

Hiện nay, nông trại tiếp tục mở rộng sản xuất, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật

được chuyển giao, ứng dụng nhiều loại cây, con trên vùng cát, đúc rút kinh nghiệm biến

đổi khí hậu của thời tiết để áp dụng vào sản xuất nhằm tạo cho cây trồng vật nuôi cũng

thích ứng theo biến động đó như nuôi Kỳ Nhông trên cát, dưới tán rừng thì nuôi gà thả

vườn, và nuôi giun quế. Những vùng đất thấp thì trồng cỏ, trồng hoa màu để phục vụ

chăn nuôi, nhằm tận dụng tối đa tiền năng đất đai vùng cát.

Việc hỗ trợ nguồn vốn và kết nuối thông tinh kinh tế bốn nhà của dự án DPPR Quảng

Bình đối với nông nghiệp nông dân và nông thôn là hoàn toàn chính đáng và phù hợp,

đồng thời cũng phù hợp với khả năng, trình độ và diện tích canh tác trong hộ hiện nay.

Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia súc, vừa tăng thêm thu

nhập tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi, khai thác hết tiềm năng đất đai trong khi

vườn của từng nông hộ, tạo cho thị trường có ngồn thực phẩm sạch, an toàn hợp xu thế

người tiêu dùng.

2.4. Một số kết quả

Mô hình nuôi giun quế đã được chứng minh trên thực tế là mô hình nông nghiệp sinh thái

bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, vốn đầu tư ít, phù hợp với nông dân

nghèo. Đến nay nông trại đã khẳng định được sự thành công bền vững của chuỗi sản xuất

nói trên, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Trong tổng số diện tích hơn 50ha của trang trại, anh đã trồng hơn 40ha rừng chừng 10

năm tuổi (chủ yếu là cây phi lao, keo lai, bạch đàn). Riêng 10ha còn lại, anh lập một

trang trại phát triển trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp theo mô hình công nghiệp, sinh thái

bền vững. Hiện trang trại của đôi vợ chồng anh đang nuôi khoảng 40 con bò, hàng trăm

con lợn, trên 300 co n gia cầm, 500m2 giun quế, gần 2ha ao hồ nuôi cá nước ngọt, khoảng

1.000m2 đất nuôi kỳ nhông…

Bình quân mỗi năm, tổng doanh thu từ trang trại mang về cho Lê Ngọc Lễ gần 2 tỉ đồng,

lãi ròng hàng trăm triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động nghèo ở địa

13 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

phương.Chỉ riêng đối với mô hình giun, với số lượng ấu trùng sinh khối khoảng 35-45

tấn đạt doanh thu gần 600 triệu đồng.

Phân thải của trâu, bò là thức ăn chính của giun quế góp phần làm sạch môi trường nông

thôn. Sau khi được Dự án DPPR hỗ trợ thành công, hiện nay mô hình đang được sở Khoa

học công nghệ tỉnh hợp đồng làm đơn vị chuyển giao kỹ thuật nuôi giun cho bà con nông

dân trên địa bàn tỉnh.

Trong bối cảnh giá thức ăn công nghiệp tăng cao giun quế được xem là nguồn hàng hóa

sạch, sử dụng làm thức ăn cho cá, lợn, gà, vịt giảm được 30% chi phí so với chăn nuôi

bằng thức ăn công nghiệp.

Mô hình nuôi giun quế đã nhân rộng được 400 hộ, chuyển giao công nghệ cho các hộ

nông dân ở các tỉnh lân cận như: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa. Hằng năm, trang trại

của Lễ đón không ít nông dân, sinh viên thực tập ngành nông nghiệp, nhiều kỹ sư, đến

thăm quan học tập kinh nghiệm làm ăn. Đặc biệt, trang trại đã đón đoàn 40 người đến từ

nước bạn Đông Timo đến tham quan và học tập kinh nghiệp nuôi giun quế do dự án PYD

giới thiệu.

Với tổng doanh thu của nông trại lúc cao điểm khoảng 4 tỷ đồng/năm, tiền lãi vài trăm

triệu đồng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, có thể nói vợ chồng anh

Lễ - chị Hạnh là những người có công rất lớn đối với vùng cát này.

Nhờ học tập, sự mạnh dạn tiên phong làm giàu trên cát trắng của Lễ mà nhiều người dân

ở xã nghèo Hải Ninh và các vùng lân cận trước đây thường xuyên chặt phá rừng để lấy

củi, nay lại trở thành những người trồng rừng và bảo vệ rừng rất hiệu quả. Môi trường

vùng cát ngày càng thêm trong lành nhờ trồng và bảo vệ rừng, nhiều gia đình đã biết

“biến” những vùng “sa mạc” thành mảnh đất màu mỡ nhằm đẩy mạnh phát triển trồng

trọt, chăn nuôi làm giàu một cách chính đáng.

Mong muốn của anh chủ Nông trại sinh thái Cát

Ngọc Lê Ngọc Lễ là sẽ nhân rộng được mô hình

nuôi giun quế để người nông dân có thể chủ động

nguồn thức ăn trong một quy trình chăn nuôi

khép kín. Anh cho biết: Nếu làm được điều đó,

cho dù nền kinh tế thế giới bị suy thoái thì người

chăn nuôi cũng ít bị ảnh hưởng hơn và giá thành

sản phẩm thấp đồng nghĩa với việc tăng tiền lãi

trong chăn nuôi... H. 9 Mô hình sinh thái: Giun là nguồn thức ăn cho

cá, vịt

14 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

2.5. Bài học kinh nghiệm

Lấy ngắn nuôi dài, anh Lễ còn biết kết hợp đầu tư phát triển trồng cỏ, rau màu nuôi bò,

dê, lợn và trồng nấm, đào ao thả cá... Thời gian đầu, ngoài việc nuôi lợn, bò đàn để gia

tăng thu nhập, lấy phân chuồng, anh đi mua rơm rạ sau mỗi mùa vụ. Bình quân mỗi năm,

trang trại thu mua khoảng 50 triệu đồng tiền rơm khô để sản xuất các loại nấm, dự trữ

thức ăn cho đàn bò vào mùa giá rét, đồng thời cung cấp nguồn phân dồi dào bón cho rừng

trồng, cây cối ở trang trại được xanh tốt quanh năm. Bình quân mỗi tháng, anh bán ra thị

trường hơn 3 tấn nấm rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ…

Và không dừng lại ở tên gọi "Vua rồng đất", hiện nay anh đang nuôi thử nghiệm kỳ

nhông ở khu vực đất cát khô. Cùng với kỳ nhông là một vườn thanh long cũng đang trong

giai đoạn thử nghiệm. "Năm ngoái vườn thanh long đã cho những lứa quả đầu tiên. Nhiều

người ăn thử đều nhận xét rằng thanh long ở đây ngọt hơn so với thanh long được bán

ngoài chợ!", chị Hạnh, vợ anh Lễ vui vẻ khoe. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một

ông chủ trót phải lòng với cát, hy vọng trong thời gian không xa, bên cạnh danh hiệu

"vua rồng đất", anh Lễ sẽ tiếp tục được gọi là "vua kỳ nhông" hay "vua thanh long" trên

vùng cát trắng Hải Ninh.

2.6. Thông tin liên lạc

Anh Nguyễn Ngọc Lễ - Chủ nông trại Cát Ngọc

Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

0168 600 8488

15 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

3. HTX RAU AN TOÀN HOÀNG HÀ

3.1. Bối cảnh

Xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà có truyền thống trồng lúa và lạc. Trước đây, thu nhập

của các hộ nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào hai loại cây chủ lực này và vì thế Bắc

Giang là một trong những xã nghèo nhất của Thạch Hà.

Từ trước đến nay, chính quyền địa phương đã rất nỗ lực để đưa Bắc Giang và các thôn

khác thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Đã có nhiều khóa tập huấn cho người dân nhằm giới

thiệu các hoạt động sinh kế mới nhằm cải thiện và tạo cơ hội nâng cao thu nhập. Tuy

nhiên, với lối suy nghĩ cũ và chưa thay đổi được các hoạt động canh tác “truyền thống”

và chọn các sản phẩm canh tác như trước kia nên họ vẫn còn nghèo. Cùng với việc giới

thiệu chính sách mới đã mang lại cho nông dân cơ hội khai thác các mô hình kinh tế tập

thể và với sự tác động của dự án IMPP Hà Tĩnh, tháng 9/2009, Hợp tác xã (HTX) rau an

toàn Hoàng Hà đã được thành lập, ban đầu có sự tham gia của 27 hộ nghèo.

3.2. Mô tả sản phẩm

Ở Việt Nam, rau an toàn không phải là một khái niệm mới đối với nông dân vì từ năm

1995 trở lại đây Chính phủ đã nỗ lực khuyến khích trồng rau sạch. Tuy nhiên, việc sản

xuất rau an toàn chỉ được hình thành dưới dạng mô hình chưa được nhân rộng. Rau được

xem là an toàn chỉ khi nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác đảm bảo được rằng các

chấ ô nhiễm chỉ ở mức cho phép và không vượt quá mứa hạn dư tối đa bao gồm thuốc trừ

sâu, nitrơ và chất metal. Ngay từ lúc ban đầu, HTX rau an toàn chủ yếu trồng cải bắp và

xu hào, nhưng một thời gian sau đó HTX đã đa dạng các sản phẩm khác nhằm tận dụng

nguồn đất. Kể từ năm 2010, HTX đã trồng thành công cây dưa chuột, bí và mướp, việc

này đã giúp tăng thu nhập đáng kể cho các thành viên HTX.

3.3. Hỗ trợ và phối hợp từ phía các cơ quan ban ngành và dự án

Vào đầu năm 2009, dự án IMPP đã hỗ trợ thành lập HTX và cung cấp khóa tập huấn về

“Khởi sự kinh doanh”. Cùng với sự hỗ trợ về tư vấn và đầu vào kỹ thuật. Dự án IMPP đã

xúc tiến cho các thành viên chủ chốt của HTX đi tham quan học tập thực tế ở Hải Dương

và các nơi khác nhằm giúp các thành viên hiểu thêm về kỹ thuật trồng rau an toàn. Ngoài

ra, các thành viên đã được tập huấn về việc áp dụng công nghệ về quy trình sản xuất rau

an toàn đối với các loại rau khác nhau.

Trong suốt năm 2010, dự án IMPP đã hỗ trợ thêm về hướng dẫn kỹ thuật đối với kết nối

thị trường, giới thiệu sản phẩm HTX ra thị trường đối với nhãn hiệu “rau an toàn”.

Ngoài đội ngũ quản lý, HTX đã tham gia vào các lớp tập huấn do IMPP tổ chức để nâng

cao khả năng quản lý một cách toàn diện trong kinh doanh cũng như kỹ năng tiếp thị và

16 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

đánh giá thị trường. Bên cạnh đó, dự án IMPP cũng đã hỗ trợ kết nối và khai thác thị

trường bổ sung thông qua việc HTX tham gia một số hội chợ thương mại liên quan tại Hà

Tĩnh.

3.4. Một số kết quả quan trọng

Có thể nói hoạt động kinh doanh của HTX đang khá tốt và có tiềm năng đẩy mạnh.

Khoảng 60 người dân và 31 hộ thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất. Bên cạnh

đó, xã công nhận sự phù hợp của sáng kiến kinh doanh này, do đó đã cấp thêm đất cho

HTX để mở rộng canh tác từ 2ha lên 3ha.

Toàn bộ 60 hộ nghèo và cận nghèo được khuyến khích canh tác rau an toàn và HTX trở

thành người mua chính. Các hộ tham gia HTX trồng rau an toàn bây giờ có thu nhập tăng

gấp đôi, thậm chí gấp ba so với sản phẩm truyền thống như lúa và lạc.

Các thành viên cũng được tham gia vào công việc bán thời gian để đi tiếp thị và bán rau

an toàn do đó có thêm thu nhập qua các đầu vào nhân công.

Hàng năm, kết quả kinh doanh của HTX tạo ra một khoản tiền cổ tức cho các thành viên,

đây là một nguồn thu nhập thêm quan trọng, góp phần vào việc cải thiện cuộc sống chung

cho cộng đồng.

Các thành viên có thu nhập ổn định quanh năm, và ít bị ảnh hưởng bới biến động giá

nông sản và vụ mùa do thời tiết xấu. Khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia

tăng.

Các thành viên tập trung kinh doanh bằng cách trồng thêm nhiều rau an toàn và góp phần

vào chiến lược bảo vệ môi trường theo chủ trương của Nhà nước.

HTX rau an toàn là động lực thúc đẩy các nông dân khác trên toàn tỉnh Hà Tĩnh tham gia

canh tác rau an toàn. Đây là đường dây kết nối trong tỉnh Hà Tĩnh để có “vùng rau an

toàn” và khuyến khích tạo cơ hội cho các nông dân khác có thêm thu nhập qua canh tác

nông sản an toàn.

HTX đang tiếp tục khuyến khích các hộ khác trong xã tham gia vào HTX để đáp ứng các

nhu cầu của thị trường về sự tăng trưởng ổn định đối với các sản phẩm. Đối tượng mà

HTX hướng đến là hộ nghèo và cận nghèo.

3.5. Bài học kinh nghiệm

HTX đã có một tầm nhìn kinh doanh lâu dài ngay từ lúc khởi sự kinh doanh. Với sự hỗ

trợ của IMPP, các lãnh đạo của HTX đã nhận thức những điều tốt mà kinh nghiệm mang

lại cho họ.

17 CON ĐƯỜNG TRI THỨC

“Nông dân làm kinh tế, Kết nối với thị trường và Kinh doanh bền vững”

Với giới thiệu hoạt động sản xuất có tính đổi mới và phát triển, các biện phát đảm bảo

chất lượng đã tạo niềm tin cho các nhà phân phối sản phẩm cũng như người tiêu dung,

làm nhu cầu thị trường và doanh thu trong hoạt động kinh doanh tăng lên.

Người dân tham gia (thành viên HTX) trong quá trình sản xuất đã có thu nhập từ một

chuỗi các hoạt động như tiết kiệm tiền lãi từ rau an toàn, tiền lương nhân công trong sản

xuất rau an toàn.

Một trong những yếu tố chính của sự thành công đó là tinh thần tổ chức của các tổ viên

trong HTX tốt. Các quá trình kinh doanh và kết quả hoạt động trong các thành viên được

duy trì minh bạch do đó đã tạo niềm tin cho tổ viên tiếp tục hoạt động.

Nếu không có ý chí tự nguyện của đội ngũ quản lý HTX đối với việc liên tục nâng cao kỹ

năng quản lý kinh doanh tổng thể thì tiềm năng phát triển sẽ hạn chế.

Thương hiệu và việc đảm bảo chất lượng các sản phẩm là yếu tố chủ chốt để bảo vệ tính

bền vững và hình ảnh của sản phẩm trên thị trường.

3.6. Thông tin liên lạc

Ông Nguyễn Viết Sơn - Chủ nhiệm

HTX Rau an toàn Hoàng Hà

Xã Tượng Sơn, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh

096 393 0766

H. 10 Bí an toàn