223
Trường THPT Vinh Lộc Chương I. MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP Bài 1. MỆNH ĐỀ I. Mục đích yêu cầu: Thông qua bài học này học sinh cần: 1. Về kiến thức: -HS biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến. -Biết ký hiệu phổ biến và ký hiệu tồn tại . -Biết được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. -Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và luận. 2. Về kỹ năng: - Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệng đề, xác định được tính đúng sai của một mệnh đề trong những trường hợp đơn giản. - Nêu được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương. - Biết lập được mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước. 3. Về tư duy: Phát triển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát hóa, tư duy lôgic,… 4. Về thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính xác. II. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Giáo án, phiếu học tập, câu hỏi trắc nghiệm, … HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp, bảng phụ,… GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 1

Chương I. MỆNH ĐỀ. TẬP HỢPi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang04/20/giao_an_dai... · Web viewGv yeâu caàu 2 nhoùm hoïc sinh ñaõ chia saün nhaän xeùt chieàu

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trường THPT Vinh Lộc Chương I. MỆNH ĐỀ. TẬP HỢP

Bài 1. MỆNH ĐỀI. Mục đích yêu cầu:

Thông qua bài học này học sinh cần:

1. Về kiến thức:

-HS biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa biến.

-Biết ký hiệu phổ biến và ký hiệu tồn tại .

-Biết được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

-Phân biệt được điều kiện cần và điều kiện đủ, giả thiết và luận.

2. Về kỹ năng:

- Biết lấy ví dụ về mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệng đề, xác định được tính đúng sai của một

mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.

- Nêu được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

- Biết lập được mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.

3. Về tư duy: Phát triển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát hóa, tư duy lôgic,…

4. Về thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính

xác.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Giáo án, phiếu học tập, câu hỏi trắc nghiệm, …

HS: Đọc và soạn bài trước khi đến lớp, bảng phụ,…

III. Phương pháp dạy học:

Gợi mở, vấn đáp đan xen các hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình bài học và các hoạt động: Bài học tiến hành trong 2 tiết

Tiết 1:

A. Các tình huống học tập:

TH1: Giáo viên nêu vấn đề bằng các ví dụ; GQVĐ qua các hoạt động.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 1

Trường THPT Vinh Lộc HĐ1: Giáo viên nêu ví dụ nhằm để học sinh nhận biết các khái niệm mệnh đề.

HĐ2: Xây dựng mệnh đề chứa biến của mệnh đề thông qua ví dụ.

HĐ3: Xây dựng mệnh đề phủ định của mệnh đề thông qua ví dụ.

HĐ4: Hoàn thành và phát triển mệnh đề kéo theo. Tính đúng-sai của mệnh đề P Q

HĐ5: Phát biểu định lý P Q dưới dạng điều kiện cần, điều kiện đủ..

HĐ6: Ví dụ minh họa.

HĐ7: Củng cố kiến thức.

B. Tiến trình tiết học:

Ổn định lớp: Chia lớp thành 6 nhóm.

Bài mới:

I. MỆNH ĐỀ. MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN:

TG

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

TH1.Qua ví dụ nhận biết khái niệm.HĐ1:GV: Nhìn vào hai bức tranh (SGK trang 4), hãy đọc và so sánh các câu bên trái và các câu bên phải.Xét tính đúng, sai ở bức tranh bên trái.Bức tranh bên phải các câu có cho ta tính đúng sai không?GV: Các câu bên trái là những khẳng định có tính đúng sai:

Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam là Đúng.

là Sai.Các câu bên trái là những mệnh đề.GV: Các câu bên phải không thể cho ta tính đúng hay sai và những câu này không là những

HS: Quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi…

1.Mệnh đề:Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 2

Trường THPT Vinh Lộc mệnh đề.GV: Vậy mệnh đề là gì?GV: Phát phiếu học tập 1 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận đề tìm lời giải.GV: Gọi HS đại diện nhóm 1 trình bày lời giải.GV: Gọi HS nhóm 2 nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).GV: Nêu chú ý:Các câu hỏi, câu cảm thán không là mệnh đề vì nó không khẳng định được tính đúng sai.

HS: Rút ra khái niệm:Mệnh đề là những khẳng định có tính đúng hoặc sai.Một mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.HS: Suy nghĩ và trình bày lời giải...

HS: Nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).

Phiếu HT 1: Hãy cho biết các câu sau, câu nào là mệnh đề, câu nào không phải là mệnh đề? Nếu là mệnh đề thì hãy xét tính đúng sai.a)Hôm nay trời lạnh quá!b)Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.c)3 chia hết 6;d)Tổng 3 góc của một tam giác không bằng 1800;e)Lan đã ăn cơm chưa?

HĐ 2: Hình thành mệnh đề chứa biến thông qua các ví dụ.GV: Lấy ví dụ và yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.GV: Với câu 1, nếu ta thay n bởi một số nguyên thì câu 1 có là mệnh đề không?GV: Hãy tìm hai giá trị nguyên của n để câu 1 nhận được một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.GV: Phân tích và hướng dẫn tương tự đối với câu 2.GV: Hai câu trên: Câu 1 và 2 là mệnh đề chứa biến.

HS: Câu 1 và 2 không là mệnh đề vì ta chưa khẳng định được tính đúng sai.HS: Nếu ta thay n bởi một số nguyên thì câu 1 là một mệnh đề.HS: Suy nghĩ tìm hai số nguyên để câu 1 là một mệnh đề đúng, một mệnh đề sai.Chẳng hạn:Khi n = 3 thì câu 1 là một mệnh đề đúng.Khi n = 6 thì câu 1 là một mệnh đề sai.

2.Mệnh đề chứa biến:Ví dụ 1: Các câu sau có là mệnh đề không? Vì sao?Câu 1: “n +1 chia hết cho 2”;Câu 2: “5 – n = 3”.

II. PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ:TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

HĐ 3: Xây dựng mệnh đề phủ định.GV: Lấy ví dụ để hình thành mệnh đề phủ định.GV: Theo em ai đúng, ai sai?GV: Nếu ta ký hiệu P là mệnh đề Minh nói.Mệnh đề Hùng nói “không phải

HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi …

HS: Chú ý theo dõi …

Ví dụ: Hai bạn Minh và Hùng tranh luận:Minh nói: “2003 là số nguyên tố”Hùng nói: “2003 không phải số nguyên tố”

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 3

Trường THPT Vinh Lộc P” gọi là mệnh đề phủ định của P, ký hiệu: GV: Để phủ định một mệnh đề, ta thêm (hoặc bớt) từ “không” (hoặc từ “không phải”) vảotước vị ngữ của mệnh đề đó.GV: Chỉ ra mối liên hệ của hai mệnh đề P và ?GV: Lấy ví dụ và yêu cầu HS suy nghĩ tìm lời giải.

GV: Gọi HS nhóm 3 trình bày lời giải, HS nhóm 4 và 5 nhận xét bổ sung (nếu có).GV: Cho điểm HS theo nhóm.

HS: Nếu mệnh đề P thì và ngược lại.HS: Thảo luận theo nhóm tìm lời giải và ghi vào bảng phụ.HS: Trình bày lời giải …HS: Nhận xét lời giải và bổ sung thiếu sót (nếu có).

Bài tập: Hãy phủ định các mệnh đề sau:P: “ là số hữu tỉ”Q:”Hiệu hai cạnh của một tam giác nhỏ hơn cạnh thứ ba”Xét tính đúng sai của các mệnh đề trên và mệnh đề phủ định của chúng.

II. MỆNH ĐỀ KÉO THEO:TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

HĐ 4: Hình thành và phát biểu mệnh đề kéo theo, chỉ ra tính đúng sai của mệnh đề kéo theo.GV: Cho HS xem SGK để rút ra khái niệm mệnh đề kéo theo.GV: Mệnh đề kéo theo ký hiệu:

GV: Mệnh đề còn được phát biểu là: “P kéo theo Q” hoặc “Từ P suy ra Q”GV: Nêu ví dụ và gọi một HS nhóm 6 nêu lời giải.GV: Gọi một HS nhóm 1 nhận xét, bổ sung (nếu có).GV: Bổ sung thiếu sót (nếu có) và cho điểm HS theo nhóm.

HĐ 5:GV: Vậy mệnh đề sai khi nào? Và đúng khi nào?

HĐ6:GV: Các định lí toán học là

HS: Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo.

HS: Phát biểu mệnh đề : “Nếu ABC là tam

giác đều thì tam giác ABC có ba đường cao bằng nhau”Mệnh đề là một mệnh đề đúng.HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi…Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai. Đúng trong các trường hợp còn lại.

*Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, ký hiệu:

Ví dụ: Từ các mệnh đề:P: “ABC là tam giác đều”Q: “Tam giác ABC có ba đường cao bằng nhau”.Hãy phát biểu mệnh đề

và xét tính đúng sai của mệnh đề .*Mệnh đề PQ chỉ sai khi P đúng và Q sai.*Nếu P đúng và Q đúng thì PQ đúng.*Nếu Pđúng và Q sai thì PQ sai.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 4

Trường THPT Vinh Lộc những mệnh đề đúng và thường phát biểu dưới dạng , ta nói:P là giả thiếu, Q là kết luận của định lí, hoặcP là điều kiện đủ để có Q hoặcQ là điều kiện cần để có P.GV: Phát phiếu HT 2 và yêu cầu HS các nhóm thảo luận tìm lời giả.GV: Gọi HS đại diện nhóm 3 trình bày lời giải.GV: Gọi HS nhóm 2 nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).GV: Bổ sung (nếu cần) và cho điểm HS theo nhóm.GV: Lấy ví dụ minh họa đối với những định lí không phát biểu dưới dạng “Nếu …thì ….”

HS: Suy nghĩ và thảo luận theo nhóm để tìm lời giải.HS: Trình bày lời giải …

HS: Nhận xét và bổ sung lời giải của bạn (nếu có).

Định lý toán học thường có dạng: “Nếu P thì Q”P: Giả thiết, Q; Kết luậnHoặc P là điều kiện đủ để có Q, Q là điều kiện cần để có P.*Phiếu HT 2:Nội dung;Cho tam giác ABC. Từ mệnh đề:P:”ABC là tram giác cân có một góc bằng 600”Q: “ABC là một tam giác đều”.Hãy phát biểu định lí . Nêu giả thiếu, kết luận và phát biểu định lí này dưới dạng điêù kiện cần, điều kiện đủ.

HĐ7:

*Củng cố:

*Hướng dẫn học ở nhà:

-Xem và học lý thuyết theo SGK.

-Soạn phần lý thuyết còn lại của bài.

-Làm các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 9.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mỗi câu sau, câu nào là mệnh đề:

(a)Nếu n là một số tự nhiên thì n lớn hơn không.

(b) Thời tiết hôm nay đẹp quá!

(c)Trong một tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền có độ dài bằng một nửa độ dài

cạnh huyền.

(d)Hôn nay học môn gì vậy?

Câu 2. Xét phương trình bậc hai: ax2+bx +c = 0 (1)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 5

Trường THPT Vinh Lộc Xác định tính đúng – sai của mỗi mệnh đề sau:

(a)Nếu ac <0 thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.

(b)Nếu phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì ac <0;

(c)Nếu a + b + c = 0 thì phương trình (1) có một nghiệm là 1, nghiệm còn lại bằng ;

(d) Nếu phương trình (1) có nghiệm là 1 thì a + b + c =0;

(e) Nếu phương trình (1) có hai nghiệm x1 và x2 thì x1 + x2 = , x1x2 = .

Câu 3. Cho mệnh đề P: “Tổng các góc trong của một tứ giác bằng 3600”. Hãy chọn mệnh đề phủ định

của mệnh đề P trong các mệnh đề sau:

(a)Tổng cacs góc trong của một tứ giác lớn hơn hoặc bằng 3600;

(b) Tổng các góc trong của một tứ giác nhỏ hơn hoặc bằng 3600;

(c)Tổng các góc trong của tứ giác khác 3600;

(d) Tổng các góc trong của tứ giác lớn hơn 3600.

-----------------o0o-----------------Tiết 2: Bài 1. MỆNH ĐỀ (tt)

A. Các tình huống học tập:

TH: Giáo viên nêu các vấn đề bằng ví dụ ; GQVĐ qua các hoạt động.

HĐ1: Giáo viên nếu ví nhằm nhằm để họa sinh hình thành khái niệm mệnh đề đảo.

HĐ2: Hình thành khái niệm hai mệnh đề tương đương thông qua mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo.

HĐ3. Phát biểu mệnh đề bằng các khái niệm “điều kiện cần và đủ”.

HĐ4: Dùng kí hiệu với mọi và tồn tại để viết các mệnh đề và ngược lại.

HĐ5:Lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề bằng cách dùng ký hiệu

HĐ6: Củng cố kiến thức.

B. Tiến trình tiết học:

Ổn định lớp: Chia lớp thành 6 nhóm.

Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với điều khiển hoạt động nhóm.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 6

Trường THPT Vinh Lộc Bài mới:

IV. MỆNH ĐỀ ĐẢO – HAI MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG:

TG

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

TH: GV nêu vấn đề bằng các ví dụ; giải quyết vấn đề qua các hoạt động:HĐ 1:GV: Phát phiếu HT 1 và cho HS thảo luận để tìm lời giải theo nhóm sau đó gọi HS đại diện nhóm 6 trình bày lời giải.

GV: Gọi HS nhóm 5 nhận xét và bổ sung thiếu sót (nếu có).GV: Bổ sung thiếu sót (nếu cần) và cho điểm HS theo nhóm.GV:- Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề

.-Mệnh đề đảo của một mệnh đề không nhất thiết là đúng.

HS: Thảo luận thoe nhóm để tìm lời giải…HS: Trình bày lời giải:a) :”Nếu ABC là một tam giác cân thì ABC là một tam giác đều”, đây là một mệnh đề sai.b) :”Nếu ABC là một tam giác có ba góc bằng nhau thì ABC là một tam giác đều”, đây là một mệnh đề đúng.

1. Mệnh đề đảo:Phiếu HT 1:Nội dung: Cho tam giác ABC. Xét mệnh đề sau:a)Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác cân.b)Nếu ABC là một tam giác đều thì ABC là một tam giác có ba góc bằng nhau.Hãy phát biểu các mệnh đề

tương ứng và xét tính đúng sai của chúng.

HĐ 2: Hình thành khái niệm hai mệnh đề tương đương.GV: Cho HS nghiên cứu ở SGK và hãy cho biết hai mệnh đề P và Q tương đương với nhau khi nào?GV: Nêu ký hiệu hai mệnh đề tương đương: P Q và nêu các cách đọc khác nhau:+P tương đương Q;+P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q, …

HS: Nhgiên cứu và trả lời câu hỏi: Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.

V. KÝ HIỆU VÀ :TG

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

HĐ 4: Dùng ký hiệu và để

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 7

Trường THPT Vinh Lộc viết các mệnh đề và ngược lại thông qua các ví dụ:GV: Yêu cầu HS xem ví dụ 6 SGK trang 7 và xem cách viết gọn của nó.GV: Ngược lại, nếu ta có một mệnh đề viết dưới dạng ký hiệu

thì ta cũng có thể phát biểu thành lời.GV: Lấy ví dụ áp dụng và yêu cầu HS phát biểu thành lời mệnh đề. GV:Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV: Gọi 1 HS đọc nội dung ví dụ 7 SGK và yêu cầu HS cả lớp xem cách dùng ký hiệu để viết mệnh đề. GV: Lấy ví dụ để viết mệnh đề bằng cách dùng ký hiệu và yêu cầu HS viết mệnh đề bằng ký hiệu đó.GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

HS: Suy nghĩ và tìm lời giải …LG: Bình phương mọi số nguyên đều lớn hơn hoặc bằng không.Đây là một mệnh đề đúng.

HS: Suy nghĩ và viết mệnh đề bằng ký hiệu :

HS: Nhận xét và bổ sung (nếu có)

Ví dụ1: Phát biểu thành lời mệnh đề sau:

Mệnh đề này đúng hay sai?

Ví dụ:Dùng ký hiệu Có ít nhất một số nguyên lớn hơn 1.

HĐ 5: Lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề có ký hiệu

GV: Gọi HS nhắc lại mối liên hệ giữa mệnh đề P và mệnh đề phủ định của P là .GV: Yêu cầu HS xem nội dung ví dụ 8 trong SGK và GV viết mệnh đề P và lên bảng.GV: Yêu cầu HS dùng ký hiệu

để viết 2 mệnh đề P và GV: Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần).GV: Phát phiếu HT 2 và cho HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải sau đó gọi một HS đại diện nhóm 2 trình bày lời giải.GV: Gọi HS nhận xét và bổ sung

HS: Thảo luận theo nhóm để tìm lời giải.HS đại diện nhóm 2 trình bày lời giải…

Ví dụ 8:Ta có: P:”Mọi số thực đều có bình phương khác 1”.

:”Tồn tại một số thực mà bình phương bằng 1”*Phiếu HT 2:Nội dung: Cho mệnh đề:P:”Mọi số nhân với 1 đều bằng 0”Q: “Có một số cộng với 1 bằng 0”a)Hãy phát biểu mệnh đề phủ định của các mệnh đề trên.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 8

Trường THPT Vinh Lộc (nếu cần) rồi cho điểm HS theo nhóm.

HS: Nhận xét và bổ sung (nếu có).

b) Dùng ký hiệu để viết mệnh đề P, Q và các mệnh đề phủ định của nó. Cho biết các mệnh đề đó, mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai?

*Củng cố:*Hướng dẫn học ở nhà:- Xem và học lý thuyết theo SGK.- Làm các bài tập 1 đến 7 trang 9 và 10 SGK.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆMCâu 1. Xét tính đúng – sai của các mệnh đề sau:

Câu 2.Cho mệnh đề P: Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là:

Hãy chon kết quả đúng.Câu 3.Cho mệnh đề P: “ là số nguyên tố”.Mệnh đề phủ định của P là:

Hãy chọn kết quả đúng.

-----------------o0o-----------------Tiết 3.LUYỆN TẬP

I.Mục tiệu:

Qua bài học HS cần:

1. Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản của: Mệnh đề, mệnh đề phủ định, mệnh đề chứa

biến, mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương.

2. Về kỹ năng:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 9

Trường THPT Vinh Lộc Biết áp dụng kiến thức cơ bản đã học vào giải toán, xét được tính đúng sai của mệnh đề, suy ra

được mệnh đề đảo, mệnh đề phủ định của một mệnh đề, phát biểu được mệnh đề dưới dạng điều

kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, sử dụng các ký hiệu để viết các mệnh đề và

ngựoc lại.

3. Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính

xác.

II.Chuẩn bị của GV HS:

GV: Câu hỏi trắc nghiệm, các Slide, computer, projecter.

HS: Ôn tập kiến thức và làm bài tập trước ở nhà (ôn tập kiến thức của bài Mệnh đề, làm các bài tập

trong SGK trang 9 và10).

III.Phương pháp dạy học:

Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài học:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

(5’)HĐ1: Ôn tập kiến thức:HĐTP1: Em hãy nhắc lại những kiến thức cơ bản về mệnh đề?(gọi HS đứng tại chõ trả lời)-Nhận xét phần trả lời của bạn?(đúng, có bổ sung gì?)GV: Tổng kết kiến thức bài mệnh đề bằng cách chiếu Slide1.

-Học sinh trả lời.I.Kiến thức cơ bản:Slide 1:1.Mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.Mệnh đề không thể vừa đúng, vừa sai.2.Với mỗi giá trị của biến thuộc một tập hợp nàp đó, mệnh đề chứa biến trở trành một mệnh đề.3.Mệnh đề phủ định của mệnh đề P là đúng khi P sai và sai khi P đúng.4.Mệnh đề sai khi Pđúng và Q sai (trong mọi trường hợp khác đúng)5.Mệnh đề đảo của mệnh đề

là .6.Hai mệnh đề P và Q tương

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 10

Trường THPT Vinh Lộc

(10’) HĐTP 2:Để nắm vững về mệnh đề, mệnh đề chứa biến và tính đúng sai của mỗi mệnh đề, các em chia lớp thành 6 nhóm theo quy định để trao đổi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:Chiếu Slide 2.-Mời đại diện nhóm 1 giải thích?-Mời HS nhóm 2 nhận xét về giải thích của bạn?GV: Nêu kết quả đúng bằng cách chiếu Slide 3:Nội dung:1.a)Là mệnh đề; b)Là mđ chứa biến; c)là mệnh đề chứa biến; d) Là mệnh đề.2.a)”1794 chia hết cho 3” là mệnh đề đúng; mệnh đề phủ định là:”1794 không chia hết cho 3”;b)” là một số hữu tỉ” là mệnh đề sai; mệnh đề phủ định:” không là một số hữu tỉ” ;c)” là mệnh đề đúng; mệnh đề phủ định là:”

.

d)” ”là mệnh đề sai; mệnh đề phủ định là:”

”.

HS trao đổi để đưa ra câu hỏi theo từng nhómcác nhóm khác nhận xét lời giải .

đương nếu hai mệnh đề và đều đúng.

Slide 2:Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề, câu nào là mệnh đề chứa biến?a)3 + 2=5; b) 4+x = 3;c)x +y >1; d)2 - <0.Câu 2: Xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề sau và phát biểu mệnh đề phủ định của nó.a)1794 chia hết cho 3;b) là một số hữu tỉ;c)

d)

(10’)

HĐ2: Luyện tập và củng cố kiến thức.-Các dạng bài tập cần quan tâm?HĐTP1: (Bài tập về mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo)Chiếu Slide 4: Yêu cầu các nhóm thảo luận vào báo cáo.

HS: Thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo

II.Bài tập:Slide 4:Cho các mệnh đề kéo theo:-Nếu a và b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c (a, b, c là những số nguyên).-Các số nguyên có tận cùng

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 11

Trường THPT Vinh Lộc

(2’)

Mời HS đại diện nhóm 3 nêu kết quả.Mời HS nhóm 4 nhận xét về lời giải cảu bạn.GV ghi lời giải, chính xác hóa.Chiếu Slide 5,6 -lời giải.Nội dung:a)Nếu a+b chia hết cho c thì a và b chia hết cho c.Các số chia hết cho 5 đều có tận cùng bằng 0.Tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác cân.Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì bằng nhau.b)-Điều kiện đủ để a +b chia hết cho c là a và b chia hết cho c.-Điều kiện đủ để một số chia hết cho 5 là số đocs tận cùng bằng 0.-Điều kiện đủ để một tam giác có hai đường trung tuyến bằng nhau là tam giác đó cân.-Điều kiện đủ để hai tam giác có diện tích bằng nhau là chúng bằng nhau.*-Điều kiện cần để a và b chia hết cho c là a + b chia hết cho c.-Điều kiện cần để một số có tận cùng bằng 0 là số đó chia hết cho 5.-Điều kiện cần để một tam giác là tam giác cân là hai đường trung tuyến của nó bằng nhau.Điều kiện cần để hai tam giác bằng nhau là chúng có diện tích bằng nhau.HĐTP 2: (Bài tập về sử dụng khái niệm “điều kiện cần và đủ”)

cáo kết quả.

-HS theo dõi bảng và nhận xét, ghi chép sửa sai.

HS chú ý theo dõi và ghi chép.

bằng 0 đều chia hết cho 5.-Tam giác cân có hai trung tuyến bằng nhau.-Hai tam giác bằng nhau có diện tích bằng nhau.a)Hãy phát biểu mệnh đề đảo của mỗi mệnh đề trên.b)Phát biểu mệnh đề trên, bằng cách sử dụng khái niệm”điều kiện cần”, “điều kiện đủ”.

Slide 7:Nội dung:(Bài tập 5 SGK trang 10).Slide 8:Nội dung:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 12

Trường THPT Vinh Lộc

(6’)

(10’)

Tương tự ta phát biểu mệnh đề bằng cách sử dụng khái niệm”điều kiện cần và đủ”.-Hướng dẫn và nêu nhanh lời giải bài tập 4.HĐTP 3(Bài tập về kí hiệu

)Chiếu Slide 7 - bài tập 5 và yêu cầu các nhóm thảo luận và báo cáo. GV ghi lời giải từng nhóm trên bảng, cho HS sửa và chiếu Slide 8 - lời giải chính xác.GV: Ngược lại với bài tập 6 là bài tập 6 (yêu cầu HS xem SGK)GV hướng dẫn giải câu 6a, b và yêu cầu HS về nhà làm tương tự đối với câu 6c, d.HĐTP 4 (Bài tập về lập mệnh đề phủ định của một mệnh đề và xét tính đúng sai cảu mệnh đề đó)Chiếu Slide 9 - bài tập 7(SGK trang 10). Yêu cầu các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.GV: Ghi kết quả của các nhóm trên bảng và cho nhận xét.GV chiếu Slide 10 về lời giải đúng.

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.

HS theo dõi bảng và nhận xét, ghi chép sửa chữa.

Slide 9: Nội dung Bài tập 7 SGK trang 10.Slide 10:Nội dung:7.a) :n không chia hết cho n. Mệnh đề này đúng, đó là số 0.b) Mệnh đề này đúng.c) Mệnh đề này sai.d) Mệnh đề này sai, vì phương trình x2-3x+1=0 có nghiệm.

HĐ 3(4’)*Củng cố toàn bài và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại các bài tập đã giải.-Làm các bài tập đã hướng dẫn và gợi ý.-Đọc và soạn trước bài mới: Tập hợp.

-----------------o0o-----------------

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 13

Trường THPT Vinh Lộc

Tiết 4: Bài 2. TẬP HỢPI.Mục tiệu:

Qua bài học HS cần:

1.Về kiến thức: Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.

2.Về kỹ năng:

-Sử dụng đúng các ký hiệu

-biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉi ra tính chất đặc trưng của

các phần tử của tập hợp đó.

Vận dụng được các khái niệm tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau vào giải bài tập.

3.Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác,

biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV HS:

GV: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

HS: Soạn bài trước khi đến lớp , chuẩn bị bảng phụ để thảo luận nhóm,…

III.Phương pháp dạy học:

Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài học:

*Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm (khoảng 2 – 3’)

*Bài mới:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 14

Trường THPT Vinh Lộc Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

HĐ1: (khái niệm tập hợp)HĐTP1(7’ ): (Hình thành khái niệm tập hợp và phần tử của tập hợp)GV: Ở lớp 6 các em đã được học về tập hợp và các ký hiệu. Để nhớ lại kiến thức mà các em đã học, hãy xem nội dung HĐ1 trong SGK và giải các câu đó theo yêu cầu đề ra.Gọi một HS lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần).GV nêu lời giải đúng.Các em biết rằng tập hợp (còn gọi là tập) là một khái niệm cơ bản của toán học không định nghĩa.-Ở lớp 6 ta đã biết, nếu ta cho trước một tập A. Để chỉ a là một phần tử của tập A, ta viết: , a không thuộc tập A, ta viết: (GV nêu cách đọc và ghi lên bảng)HĐTP2( 9’): (Cách xác định tập hợp)GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ2 trong SGK và suy nghĩ trả lời.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) và cho điểm.GV nêu cách xác định tập hợp và lấy ví dụ minh họa.-Như đã biết để biểu diễn một tập hợp ta thường biễu diễn bằng hai cách:+Liệt kê các phần tử ;+Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.Để biểu diễn một tập hợp như đã biết là dùng 2 dấu móc nhọn

HS chú ý theo dõi nội dung câu hỏi của HĐ1 và suy nghĩ trả lời. HS suy nghĩ và cho kết quả:

; .

HS nhận xét và bổ sung, sửa chữa, ghi chép.

HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS xem nội dung HĐ2 trong SGK và suy nghĩ trả lời…

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.

HS chú ý theo dõi...

I. Tập hợp và phần tử:

Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, không định nghĩa.a là một phần tử của tập hợp A, ta viết: a là một phần tử không thuộc tập hợp A , ta viết: .

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 15

Trường THPT Vinh Lộc

Để củng cố khắc sâu GV yêu cầu các em HS xem nội dung HĐ3 trong SGK và suy nghĩ trả lời.(HĐ 3 đã cho tập hợp B dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp B).GV gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần)Ngoài các cách xác định tập hợp trên ta còn biểu diễn tập hợp bằng cách sử dụng biểu đồ Ven (GV lấy ví dụ minh họa)

HĐTP 3(5’):(Tập hợp rỗng)GV đưa ra câu hỏi: Thế nào là tập hợp rỗng? (vì học sinh đã được học ở lớp 6)GV cho HS xem nội dung HĐ4 trong SGK và suy nghĩ trả lời.GV gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu cần)Vậy với phương trình x2+x+1 =0 vô nghiệm Tập A không có phần tử nào Một tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập hợp rỗng, ký hiệu:Vậy một tập hợp như thế nào thì không là tập hợp rỗng?GV viết ký hiệu vắn tắt lên bảng.

HS xem nội dung HĐ3 trong SGK và suy nghĩ trả lời…

HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS suy nghĩ và trả lời…Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào.HS xem nội dung HĐ4 trong SGK và suy nghĩ trả lời:Tập hợp A đã cho là một tập hợp rông, vì phương trình x2 + x +1 =0 vô nghiệm.

Ví dụ: Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5.

Biểu diễn bằng biểu đồ Ven:

A

*Tập hợp rỗng: (xem SGK)

HĐ 2: (Tập hợp con)HĐTP1(10’): (Củng cố lại kiến thức tập hợp con)GV cho HS xem nội dung HĐ5 trong SGK và suy nghĩ trả lời.GV nêu khái niệm tập hợp con của một tập hợp và viết tóm tắt lên bảng.

HS xem nội dung HĐ 5 trong SGK và suy nghĩ trả lời …

HS chú ý theo dõi trên bảng…

III. Tập hợp con: A

B

Các phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A thì tập B là tập con của tập A.Tập B con tập A. ký hiệu:(đọc là A chứa B)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 16

.a .b

.c

.z

.x

.y

.1 .2

.3

.4

Trường THPT Vinh Lộc

GV Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết tập M có là tập con của tập N không? Vì sao?GV giải thích và ghi ký hiệu lên bảng.Từ khái niệm tập hợp con ta có các tính chất sau đây (GV yêu cầu HS xem tính chất ở SGK)

HS suy nghĩ và trả lời …Tập M không là tập con của tập N, vì mọi phần tử của tập M không nằm trong tập N.

HS chú ý theo dõi trên bảng …

Hay (đọc là A bao hàm B)

M N

Tập M không là tập con của N ta viết: (đọc là M không chứa trong N)

*Các tính chất: (xem SGK)HĐ3: (Hai tập hợp bằng nhau)HĐTP (7’): (Hình thành khái niệm hai tập hợp bằng nhau)GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ6 trong SGK và suy nghĩ trình bày lời giải.

Ta nói, hai tập hợp A và B trong HĐ 6 bằng nhau. Vậy thế nào là hai tập hợp bằng nhau? GV nêu khái niệm hai tập hợp bằng nhau.

HS suy nghĩ và trình bày lời giải.a) vì mọi phần tử thuộc A cũng thuộc B;b) vì mọi phần tử thuộc B cũng thuộc A.HS suy nghĩ và trả lời…

HS chú ý theo dõi…

IV. Tập hợp bằng nhau:Nếu tập và thì ta nói tập A bằng tập B và viết:A=B.

HĐ4(5’)*Củng cố (Hướng dẫn giải các bài tập 1, 2 và 3 trong SGK)*Hướng dẫn học ở nhà:-Xem và học lý thuyết theo SGK.Làm lại các bài tập 1, 2 và 3 SGK trang 13;-Soạn trước bài: Các phép toán tập hợp.

-----------------o0o-----------------Tiết 5. Bài 3: CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP.

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

1)Về kiến thức:

-Hiểu được các phép toán giao cảu hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 17

(

.a

.x.c .t

.d .v

,

Trường THPT Vinh Lộc 2)Về kỹ năng:

Sử dụng đúng các ký hiệu:

Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp,

phần bù của một tập con.

Biết dùng biểu đồ Ven để biễu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp.

3.Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác,

biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV HS:

GV: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

HS: Soạn bài trước khi đến lớp , chuẩn bị bảng phụ để thảo luận nhóm,…

III.Phương pháp dạy học:

Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài học:

*Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm (khoảng 2 – 3’)

*Kiểm tra bài cũ:

GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài tập 3 trong SGK trang 13.

*Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: (Hình thành phép toán giao của hai tập hợp)HĐTP1( ):(Bài tập để hình thành phép toán giao của hai tập hợp)GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ1 trong SGK (hoặc phát phiếu HT có nội dung tương tự) và thảo luận suy nghĩ, trả lời.GV gọi HS nhóm 1 trình bày lời giải và gọi HS các nhóm

HS xem nội dung HĐ1 trong SGK và thảo luận suy nghĩ trình bày lời giải …

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.

I.Giao của hai tập hợp:Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.Ký hiệu C = A B(phần tô đậm ở hình vẽ)

A B A

B

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 18

Trường THPT Vinh Lộc khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).HĐTP2( ): (Khái niệm hiệu của hai tập hợp)GV vẽ hình và nêu khái niệm hiệu của hai tập hợp và ghi ký vắng tắt lên bảngGV lấy ví dụ minh họa và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời…

HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS suy nghĩ và trìnhbày lời giải… Ví dụ: Cho hai tập hợp:

Tìm tập hợp ?

HĐ2: (Phép toán hợp của hai tập hợp)HĐTP1( ): (Hoạt động hình thành khái niệm phép toán hợp của hai tập hợp)GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ 2 trong SGK và suy nghĩ trả lời.GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày lời giải.GV nhận xét và bổ sung (nếu cần)HĐTP2( ): (Khái niệm phép toán hợp của hai tập hợp)Dựa và HĐ trên rút ra được hợp của hai tập hợp là gồm tất cả các phần tử chung và riêng của hai tập hợp.GV nêu khái niệm và viết tóm tắt lên bảng.

HS xem nội dung HĐ 2 trong SGK và suy nghĩ trả lời.

Chú ý theo dõi trên bảng…

II.Hợp của hai tập hợp:

Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B.Ký hiệu: C =

*Chú ý: Nếu .

HĐ3: (Hiệu và phần bù của hai tập hợp:HĐTP1( ): (Hoạt động hình thành khái niệm hiệu của hai tập hợp)GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ 3 trong SGK, thảo luận theo nhóm đã phân công và cử đại diện báo cáo.Gọi HS nhận xét nếu cần (nếu cần)Vậy tập hợp C các HS giỏi của lớp 10E không thuộc tổ 1 là:

HS xem nội dung HĐ3 trong SGK và thảo luận tìm lời giải.

HS nhận xét, bổ sung và ghi chép, sửa chữa.HS chú ý theo dõi trên bảng…

III.Hiệu và phần bù của hai tập hợp:

A\BTập hợp C gồm các phầntử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B.Ký hiệu: C = A\B

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 19

A B

Trường THPT Vinh Lộc

Tập hợp C như trên được gọi là hiệu của A và B.Vậy thế nào là hiệu của hai tập hợp A và B?-Thông qua ví dụ trên ta thấy, tập C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc BKhái niệm hiệu của hai tập hợp A và B.(GV nêu khái niệm và vẽ hình viết tóm tắt lên bảng)

HS suy nghĩ và trả lời…Hiệu của hai tập hợp A và B là gồm tất cả các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B.

HS chú ý theo dõi trên bảng…

*Khi thì gọi là phần bù của B trong A, ký hiệu: CAB(Hình vẽ ở SGK)

HĐ4: (Giải các bài tập trong SGK)HĐTP1( ): (Bài tập về xác định tập giao, hợp, hiệu của hai tập hợp)GV nêu đề bài tập 1 SGK trang 15 sau đó cho HS thảo luận tìm lời giải và gọi HS đại diện trình bày lời giải.GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nêu lời giải đúng.

HĐTP2( ): (Bài tập vẽ các tập giao, hợp, hiệu của hai tập hợp)GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 2 trong SGK .GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV đưa ra hình ảnh đúng.

HS xem nội dung bài tập 1 và thảo luận tìm lời giải…

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:

HS đọc đề và suy nghĩ vẽ hình.

HS nhận xét, bổ sung vả sửa chữa, ghi chép…

HS chú ý theo dõi trên bảng…

HĐ 5 ( )

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 20

Trường THPT Vinh Lộc *Củng cố: (Nêu tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập 3 và 4 trong SGK trang 15)*Hướng dẫn học ở nhà:- Xem và học lý thuyết theo SGK.- Xem lại các bài tập đã giải và giải lại các bài tập đã hướng dẫn.-Đọc và soạn trước bài các tập hợp số.

-----------------o0o-----------------

Tiết 6. Bài 4: CÁC TẬP HỢP SỐ I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

1)Về kiến thức:

Nắm vững khái niệm khoản, đoạn, nửa khoảng.

2)Về kỹ năng:

Tìm được hợp, giao, hiệu của các khoảng, đoạn và biểu diễn chúng trên trục số.

3)Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác,

biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV HS:

GV: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

HS: Soạn bài trước khi đến lớp , chuẩn bị bảng phụ để thảo luận nhóm,…

III.Phương pháp dạy học:

Về cơ bản là gợi mở, vấn đáp và đan xen hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài học:

*Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: (Các tập hợp số đã học)HĐTP( ): (Giúp HS nhớ lại

I. Các tập hợp số thường gặp.1)Tập hợp các số tự nhiên

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 21

Trường THPT Vinh Lộc các tập hợp số đã học)GV nêu các câu hỏi để HS nhớ và nhắc lại được các tập hợp số đã học: .-Hãy nêu các tập hợp số đã học?-Tập hợp số tự nhiên? Ký hiệu?-Tập hợp số nguyên? Ký hiệu?-Tập hợp số hữu tỷ? Ký hiệu?

- Các số hữu tỷ được biểu diễn dưới dạng số thập phân gì?

- Nếu hai phân số cùng

biểu diễn một số hữu tỉ khi và chỉ khi nào?- Tập hợp các số không biểu được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn, tức là các số biểu diễn được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là tập hợp gì? Ký hiệu?-Tập hợp số thực? Ký hiệu?-Vẽ biểu đồ minh họa bao hàm các tập hợp đã cho.GV nhắc lại các tập hợp và ký hiệu của các tập hợp.

HS suy nghĩ và trả lời…-Tập hợp số tự nhiên là gồm các số 0; 1; 2; 3; …., ký hiệu:

Tập hợp các số nguyên gồm các sô …; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …Ký hiệu: -Tập hợp các số hữu tỷ là gồm tất cả các số có dạng

và ký

hiệu: . Các số hữu tỷ được biễu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc thập phân vô hạn tuần hoàn.

-Hai phân số cùng biễu

diễn một số hữu tỉ khi và chỉ khi ad = b.c.Tập hợp các số biễu diễn dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là tập hợp các số vô tỷ, ký hiệu I.

-Tập hợp số thực là gồm tất cả các số hữu tỷ và vô tỷ, ký hiệu:

.

2)Tập hợp các số nguyên

Tập hợp gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.3)Tập hợp các số hữu tỉ :

4)Tập hợp các số thực :

*Ta có bao hàm thức:

HĐ2(Các tập hợp con thường gặp)HĐTP( ): (Các khoảng, đoạn, nửa khoảng và hình biểu diễn các đoạn, khoảng, nửa khoảng trên trục số)GV nêu các tập con của tập hợp các số thực: đoạn khoảng, nửa khoảng.(GV nêu và biểu diễn các tập con đó trên trục số)

HS chú ý theo dõi trên bảng và ghi chép…

II. Các tập hợp con thường dùng của :(Xem SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 22

Trường THPT Vinh Lộc HĐ3( Các bài tập về giao, hợp, hiệu của các khoảng, đoạn, nửa khoảng )HĐTP1( ): (Bài tập về hợp của các đoạn, khoảng, nửa khoảng và biểu diễn trên trục số)GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 1 trong SGK và cho HS thảo luận tìm lời giải. GV gọi 4 HS đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày lời giải.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nêu lời giải chính xác.

HĐTP 2( ): (Bài tập về giao các đoạn, khoảng, nửa khoảng)GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 2 trong SGK và cho HS thảo luận tìm lời giải. GV gọi HS đại diện nhóm 5 và 6 lên bảng trình bày lời giải bài tập a) c).GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nêu lời giải chính xác.HĐTP 2( ): (Bài tập về hiệu của các đoạn, khoảng, nửa khoảng)GV yêu cầu HS xem nội dung bài tập 3 trong SGK .GV hướng dẫn và trình bày lời giải bài tập 3a) và 3c) và yêu cầu HS về nhà làm các bài tập còn lại.

HS xem nội dung bài tập 1 và thảo luận, suy nghĩ trình bày lời giải…HS nhận xét, bổ sung và ghi chép sửa chữa.HS trao đổi và rút ra kết quả:

a) [-3; 4];b) [-1; 2];c) (-2; +∞);d) [-1; 2).

Vậy hình biểu diển trên trục số…

HS xem nội dung bài tập 2 a) c) và thảo luận, suy nghĩ trình bày lời giải…HS nhận xét, bổ sung và ghi chép sửa chữa.HS trao đổi và rút ra kết quả:a)[-1; 3];c) .

HS chú ý theo dõi trên bảng và ghi chép, sửa chữa.

*Bài tập:1)Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúg trên trục số:a)[-3; 1) (0; 4];b)(0; 2] [-1; 1);c)(-2; 15) (3;+∞);

d)

Bài tập 2: (SGK trang 18)

HĐ4( )*Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.-Xem lại lời giải của các bài tập đã giải và làm thêm các bài tập còn lại trong SGK.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 23

Trường THPT Vinh Lộc -Soạn và làm trước phần bài tập bài : Số gần đúng sai số.

-----------------o0o-----------------

Tiết 7: SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐI.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức: Nhận thức được tầm quan trọng của số gần đúng , ý nghĩa của số gần đúng. Nắm được

thế nào là sai số tuyệt đối, thế nào là sai số tương đối, độ chính xác của số gần đúng.

2)Về kĩ năng : Biết tính các sai số, biết cách quy tròn.

3)Về tư duy và thái độ: Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác,

biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm

Gv: Đèn chiếu, bảng phụ, thước dây.

III.Phương pháp:

Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định

2.Bài mới:

Gọi học sinh lên đo chiều dài cái bảng, có thước dây 5mét

Sau khi đo gọi học sinh đọc kết quả.............Và các kết quả đó là giá trị gần đúng của chiều dài cái

bảng. Do vậy tiết này chúng ta nghiên cứu số gần đúng và sai số.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 24

Trường THPT Vinh Lộc HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

Hoạt động 1( ):Các em xem nội dung ví dụ 1 trong SGK , có nhận xét gì về kết quả trên.GV phân tích và nêu cáchtính diện tích của Nam và Minh.GV yêu cầu HS xem nội dung HĐ 1 trong SGKCó nhận xét gì về các số liệu nói trên ?Hoạt động 2( ):Trong quá trình tính toán và đo đạc thường khi ta được kết quả gần đúng. Sự chênh lệch giữa số gần đúng và số đúng dẫn đến khái niệm sai số.Trong sai số ta có sai số tuyệt đối và sai số tương đối.Gọi HS đọc đ/n sai số tuyệt đối.Trên thực tế, nhiều khi ta không biết nên không thể tính được chính xác , mà ta có thể

đánh giá không vượt quá một số dương d nào đó.Vd1: = 2 ; giả sử giá trị gần đúng a = 1,41. Tìm ?Gv treo bảng phụ và kết luận

= =

0,01Điều đó có kết luận gì ?Nếu d thì có nhận xét gì

với a ?Ta quy ước = a dSố d như thế nào để độ lệch của

và a càng ít ?Khi đó ta gọi số d là độ chính xác của số gần đúng.Cho HS trả lời H2 trong SGK trang 25.GV nêu đề ví dụ:Kết quả đo chiều cao một ngôi

HS xem nội dung và lời giải ví dụ 1 trong SGKHS tập trung lắng nghe…

Các số liệu nói trên là những số gần đúng.

HS: Đọc đ/n sai số tuyệt đối ở SGK

Sai số tuyệt đối của 1,41 không vượt quá 0,01.Hs: a - d a + 1

Hs: d càng nhỏ thì độ lệch giá và a càng ít.

HS suy nghĩ và trả lời…

Phép đo của các nhà thiên văn có độ chính xác cao hơn so với phép đo của Nam.

I.Số gần đúng

II.Sai số tuyệt đối và sai số tương đối

1.Sai số tuyệt đốigiá trị đúng

a giá trị gần đúng Sai số tuyệt đối

Khi đó:

=

d > 0 d

Vd1: = a = 1,41

=

=

0,01 d = a dd: độ chính xác của số gần đúng.

2.Sai số tương đối Sai số tương đối của

a

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 25

Trường THPT Vinh Lộc nhà được ghi là 15,5m 0,1m có nghĩa như thế nào ?Trong hai phép đo của nhà thiên văn và phép đo của Nam trong ví dụ (trang 21 SGK), phép đo nào có độ chính xác cao hơn ?Thoạt nhìn, ta thấy dường như phép đo của Nam có độ chính xác cao hơn của các nhà thiên văn.Để so sánh độ chính xác của hai phép đo đạc hay tính toán, người ta đưa ra khái niệm sai số tương đối.Gọi HS đọc đ/n SGK.Từ định nghĩa sai số tương đối ta có nhận xét gì về độ chính xác của phép đo ?Lưu ý: Ta thường viết sai số tương đối dưới dạng phần trăm.Trở lại vấn đề đã nêu ở trên hãy tính sai số tương đối của các phép đo và so sánh độ chính xác của phép đo.

Hoạt động 3( ):Đặt vấn đề về số quy tròn và nêu cách quy tròn của một số gần đúng đến một hàng nào đó. Dựa vào cách quy tròn hãy quy tròn các số sau. Tính sai số tuyệt đốia) 542,34 đến hàng chụcb)2007,456 đến hàng phần trămCho học sinh làm nhóm trên

Sai số tương đối của số gần đúng a; k/h , là tỉ số giữa sai số tuyệt đối

và , tức là

=

Nếu càng nhỏ thì độ

chính xác của phép đo càng cao.HS:Trong phép đo của Nam sai số tương đối không vượt quá

Trong phép đo của các nhà thiên văn thì sai số tương đối không vượt quá

Vậy đo vậy phép đo của các nhà thiên văn có đôj chính xác cao hơn.Ta có

HS: Tập trung nghe giảng.

a) Số quy tròn 542

b, Số quy tròn 2007,46

= 0,004 <

0,05Hs: Nhận xét (SGK)HS tập trung nghe giảng.

=

Nếu = a dthì d

Lưu ý: càng bé thì độ

chính xác của phép đo càng cao.

3.Số quy trònNếu chữ số ngay sau hàng quy tròn nhỏ hơn 5 thì ta chỉ việc thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0Nếu chữ số ngay sau hàng quy tròn lớn hơn hay bằng 5 thì ta thay thế chữ số đó và các chữ số bên phải nó bởi 0 và cộng thêm một đơn vị vào chữ số ở hàng quy tròn.Nhận xét: (SGK)Chú ý: (SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 26

Trường THPT Vinh Lộc bảng phụ. Chọn đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.GV nhận xét cho điểm tốt từng nhóm.Qua hai bài tập trên có nhận xét gì về sai số tuyệt đối ?GV treo bảng phụ ghi chú ý ở Sgk và giảng.Củng cố( ): Sai số tuyệt đối, sai số tương đối ở trên bảng và cách quy tròn của một số gần đúng.Dặn dò( ): Học bài, làm bài tập 1 5 /23Bài tập làm thêm:

1.Hãy so sánh độ chính xác của các phép đo saua, c = 324m 2mb, c’ = 512m 4mc, c” = 17,2m 0,3m2.Hãy quy tròn số 273,4547 và tính sai số tuyệt đốia) đến hàng chụcb) đến hàng phần chụcc) đến hàng phần trăm.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 8. ÔN TẬP CHƯƠNG I

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1) Về kiến thức:

-Củng cố kiếnthức cơ bản trong chương: Mệnh đề. Phủ định của mệnh đề. Mệnh đề kéo theo, mệnh đề

đảo, điều kiện cần, điều kiện đủ, mệnh đề tương đương, điều kiện cần và đủ. Tập hợp con, hợp, giao,

hiệu và phần bù của hai tập hợp. Khoảng, đoạn, nửa khoảng. Số gần đúng. Sai số, độ chính xác. Quy

tròn số gần đúng.

2) Về kỹ năng:

- Nhận biết được điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ, giả thiết, kết luận của một định lí

Toán học.

-Biết sử dụng các ký hiệu . Biết phủ định các mệnh đề có chứa dấu và .

- Xác định được hợp, giao, hiệu của hai tập hợp đã cho, đặc biệt khi chúng là các khoảng, đoạn.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 27

Trường THPT Vinh Lộc - Biết quy tròn số gần đúng.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm

Gv: Đèn chiếu, bảng phụ, thước dây.

III.Phương pháp:

Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1( ): (Ồn tập lại các khái niệm cơ bản của chương)GV gọi từng học sinh đứng tại chỗ hoặc lên bảng trình bày lời giải từ bài tập 1 đến bài tập 8 SGK.

GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV nhận xét và nêu lơi giải đúng…

HS theo dõi các bài tập từ bài tập 1 đến 8 SGK và suy nghĩ trả lời.HS suy nghĩ và rút ra kết quả:1. đúng khi A sai, và ngược lại.2.Mệnh đề đảo của là BA. Nếu đúng thì chưa chắc BA đúng.Ví dụ: “Số tự nhiên có tận cùng 0 thì chia hết cho 5” là mệnh đề đúng. Đảo lại: “Số tự nhiên chia hết cho 5 thì cóa tận cùng 0” là mệnh đề sai.

1.Xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định theo tính đúng sai của mệnh đề A.2.Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề ? Nếu là mệnh đề đúng, thì mệnh đề đảo của nó có đúng không? Cho ví dụ minh họa.3. Thế nào là hai mệnh đề tương đương?4. Nêu định nghĩa tập hợp con của một tập hợp và định nghĩa hai tập hợp bằng nhau.5. Nêu các định nghĩa hợp, giao, hiệu và phần bù của hai tập hợp. Minh họa các khái niệm đó bằng hình vẽ.6. Nêu định nghĩa đoạn [a, b], khoảng (a;b), nửa khoảng [a; b), (a;b], (-∞; b], [a; +∞). Viết tập hợp các số thực dưới dạng một khoảng.7. Thế nào là sai số thuyệt đối của một số gầnđúng? Thế nào là

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 28

Trường THPT Vinh Lộc

Câu 6, 7, 8 HS suy nghĩ và tra lời tương tự.

độ chính xác của một số gần đúng?8. Cho tứ giác ABCD. Xét tính đúng sai của mệnh đề với a)P: “ABCD là một hình vuông”Q: “ABCD là một hình bình hành”b)P: “ABCD là một hình thoi”Q: “ABCD là một hình chữ nhật”

HĐ 2( ): (Bài tập về tìm mối quan hệ bao hàm giữa các tập hợp)GV gọi một HS nêu đề bài tập 9 SGK, cho HS thảo luận suy nghix tìm lời giải và gọi 1 HS đại diện trình bày lời giải.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV phân tích và nêu lời giải chính xác…

HS đọc đề bài tập 9 SGK và suy nghĩ tìm lời giải.

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.

HS chú ý theo dõi trên bảng

Bài tập 9( SGK).

HĐ3( ): (Phân tích và hướng dẫn các bài tập còn lại trong SGK )GV gọi HS nêu đề các bài tập trong SGK (Trong mỗi bài tập GV giải nhanh tại lớp hoặc có thể ghi lời giải hướng dẫn trên bảng)GV gọi HS trình bày lời giải, nhận xét và bổ sung (nếu cần)

HS đọc đề nội dung các bài tập và thảo luận suy nghĩ tìm lời giải.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép…HS chú ý theo dõi lời giải các bài tập…

HĐ 4( ): (Kiểm tra 15 phút)GV phát đề kiểm tra (gồm 4 đề)Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm, không trao đỏi trong quá trình làm bài.Thu bài và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại lời giải các bài tập đã sửa.-Làm thêm các bài tập còn lại.-Xem và soạn trước bài: Hàm số bậc nhất và bậc hai.

HS suy nghĩ và tìm lời giải … Đề kiểm tra 15’(Gồm 4 đề trắc nghiệm)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 29

Trường THPT Vinh Lộc

-----------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG IIHÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

Tiết 9. Bài 1. HÀM SỐI.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

-Hiểu được khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.

2)Về kỹ năng:

-Biết tìm tập xác định của các hàm số đơn giản.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm

Gv: Giáo án, phiếu học tập( các câu hỏi của các hoạt động trong SGK)

III.Phương pháp:

Thực tiễn, gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm

2.Bài mới:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 30

Trường THPT Vinh Lộc Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

HĐ1( ): ( Ôn tập về hàm số)Vào bài: Giả sử ta có hai đại lượng biến thiên x và y, trong đó x nhận giá trị thuộc tập D. Nếu với mỗi giá trị của x thuộc D thì có một và chỉ một giá trị tương ứng y thuộc tập số thực thì ta có một hàm số. Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x. Tập D được gọi là tập xác định của hàm số.GV yêu cầu HS xem định nghĩa hàm số trong SGK.GV gọi một HS nêu ví dụ 1 trong SGK, GV phân tích tương tự như trong sách để chỉ ra biến số và hàm số.GV yêu cầu HS cả lớp xem nội dung hoạt động 1 và suy nghĩ trả lời.

HS chú ý theo dõi…

HS xem nội dung định nghĩa, một HS nêu định nghĩa…

HS chú ý theo dõi…

HS suy nghĩ và trả lời…Nêu một số ví dụ về hàm số được cho dưới dạng bảng như ví dụ 1.

I.Ôn tập về hàm số:1)Hàm số. Tập xác định của hàm số:Nếu mỗi giá trị của x thuộc tập D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực thì ta có một hàm số.Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.Ví dụ 1: (SGK)

HĐ2: (Các cách cho hàm số)HĐTP 1( ): (Cách cho hàm số bằng bảng)GV: Hàm số trong ví dụ 1 là hàm số được cho dưới dạng bảng.GV gọi một HS chỉ ra các giá trị của hàm số (trong ví dụ 1) tại x=2001; x = 2004; x = 1999.(Hoạt động 2 SGK).

GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nêu lời giải đúng (nếu HS trả lời sai)HĐTP 2( ): (Cách cho hàm số bằng biểu đồ)GV gọi một HS nêu ví dụ 2 trong SGK trang 33.Ở hình 13 là hàm số được cho bằng biểu đồ.Với biểu đồ này xác định hai hàm số trên cùng một tập xác định

HS chú ý theo dõi…

HS suy nghĩ và nêu giá trị của hàm số tại x = 2001; x= 2004; x= 1999.-Giá trị của hàm số tại x = 2001 là y = 375;-Giá trị của hàm số tại x = 2004 là y = 564;-Giá trị của hàm số tại x = 1999 là y =339.

HS nêu ví dụ 2 …

2.Cách cho hàm số:a)Hàm số cho bằng bảng:(Xem bảng ở trang 32 SGK)

b)Hàm số cho bằng biểu đồ: (Xem hình 13 SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 31

Trường THPT Vinh Lộc

GV yêu cầu HS các nhóm xem nội dung hoạt động 3 và suy nghĩ trả lời.GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày lời giải của nhóm mình.GV nêu lời giải đúng.HĐTP 3( ): (Cách cho hàm số bằng công thức)GV gọi một HS kể tên các hàm số đã học ở THCS.GV nêu và viết một số hàm số bằng công thức lên bảng…Ở cấp 2 chúng ta đã học một số hàm số và cho các hàm số đó dưới dạng công thức y = f(x), ta đã tìm điều kiện để biểu thức f(x) có nghĩa. Tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa (hay xác định) được gọi là tập xác định của hàm số y = f(x).GV gọi HS nêu khái niệm tập xác định trong SGK.GV lấy ví dụ minh họa và phân tích hướng dẫn giải:Biểu thức có nghĩa khi nào?Từ điều kiện có nghĩa của biểu thức trên ta có tập xác định của hàm số là:

Tương tự hãy xem nội dung hoạt động 5 trong SGK và tìm tập xác định của các hàm số đã chỉ ra.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nêu kết quả chính xác (nếu HS làm sai)GV cho HS xem chú ý trong SGK.GV yêu cầu HS suy nghĩ tính giá trị cảu hàm số trong chú ý (như trong hoạt động 6)

HS chú ý theo dõi…

HS xem nội dung hoạt động 3 và suy nghĩ trả lời…

HS trình bày lời giải của nhóm mình.

HS kể ten các hàm số đã học…

HS chú ý theo dõi…

HS nêu khái niệm tập xác định.

HS chú ý theo dõi và suy nghĩ trả lời …Biểu thức có nghĩa

khi .

HS suy nghĩ thảo luận theo

c)Hàm số cho bằng công thức:Các hàm số y =ax + b, b

= ax2, y= ,… là những

hàm số được cho bởi công thức.

Tập xác định của hàm số y=f(x) là tập hợp tấ cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.Ví dụ: Tìm tập xác định của hàm số sau:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 32

Trường THPT Vinh Lộc nhóm và tìm lời giải….

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:

HS suy nghĩ và tính giá trị của hàm số tại x = -2 và x = 5.

HĐ4 (Đồ thị của hàm số)HĐTP 1( ): (Khái niệm đồ thị của hàm số )Ở lớp 9 ta đã biết đồ thị của các hàm số như hàm số bậc nhất y = ax + b là một đường thẳng, đồ thị của hàm số y = ax2 là một parabol,…Vậy đồ thị của hàm số là gì?GV gọi HS nêu khái niệm đồ thị của hàm số.GV cho HS xem đồ thị của hai hàm số f(x) =

x +1 và g(x)= trong hình 14 SGK.

GV yêu cầu HS dựa vào đồ thị và suy nghĩ trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của hoạt động 7.GV gọi HS đại diện ba nhóm trình bày lời giải.Gv gọi Hs nhận xét và bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và nêu lời giải đúng.

HS chú ý theo dõi…

HS thảo luận và suy nghĩ trả lời.

HS xem đồ thị của hàm số trong hinh 14.

HS thảo luận theo nhóm và suy nghĩ trả lời.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:y = x+ 1a)f(-2)=-1, f(-1) = 0, …

y=

g(-2) = 2, g(0) =0,… b)Tìm x sao cho f(x) = 2f(x) = 2 x +1 = 2 x = 1Tìm x sao cho g(x) = 2

3.Đồ thị của hàm số:Khái niệm( xem SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 33

Trường THPT Vinh Lộc

g(x) = 2 =2

x=±2

HĐ5( ):*Củng cố ( )-Nêu lại khái niện hàm số, cách cho hàm số, đồ thị và tập xác định.*Hướng dẫn học ở nhà( ):-Xen lại và học lý thuyết theo SGK.-Làm các bài tập 1,2 và 3 SGK trang 38.-Xem và soạn trước phần còn lại của bài hàm số.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 10. Bài 1. HÀM SỐ (tt)I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

-Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, lẻ. biết được tính chất đối xứng của đồ

thị hàm số chẵn, thị hàm số lẻ.

2)Về kỹ năng:

-Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một số hàm số trên một khoảng cho trước.

-Biết xét tính chẵn lẻ của một hàm số đơn giản.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu bài trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm

Gv: Giáo án, phiếu học tập (nếu cần), các câu hỏi trắc nghiệm,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 34

Trường THPT Vinh Lộc 2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1(Sự biến thiên của hàm số)HĐTP1( ): (Ôn tập về sự biến thiên của một vài hàm số và khái niệm về sự biến thiên của hàm số)GV ôn tập lại sự biến thiên của hàm số y= f(x)= x2.GV vẽ đồ thị hàm số y=f(x) = x2 GV phân tích và hướng dẫn dựa vào hình vẽ trên bảng Ta thấy trên khoảng (-∞; 0) đồ thị “đi xuống” từ trái sang phải. Nếu ta lấy 2 giá trị của x trên đồ thị thuộc khoảng (-∞; 0) sao cho: x1<x2 thì giá trị của hàm số tương ứng như thế nào( f(x1) và f(x2))?Vậy giá trị của biến số tăng thì giá trị của hàm số giảm. Khi đó ta nói hàm số y = x2nghịch biến trên khoảng (-∞; 0).GV phân tích và hướng dẫn tương tự khi lấy các giá trị x1, x2 thuộc khoảng (0;+∞).GV gọi HS nêu truờng hợp tổng quát.

HĐTP2( ):(Bảng biến thiên của đồ thị y = x2)GV chỉ vào đồ thị hàm số y = x2 và chỉ chiều biến thiên của hàm số y = x2.Kết quả xét chiều biến thiên dựa vào đồ thị ta có thể minh họa trong bảng

HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS:.

HS chú ý theo dõi và ghi chép.

HS nêu trường hợp tổng quát trong SGK trang 36.

HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS:Để diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0) ta vẽ mũi tên đi xuống từ +∞ đến 0 và để diễn tả hàm số đồng biến trên khoảng (0;+∞) ta vẽ mũi tên đi lên từ 0 đến +∞.

II.Sự biến thiên của hàm số:1.Ôn tập:y = x2

f(x1)

f(x2)

x1 x2

Hàm số y = f(x) gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng (a; b) nếu:

Hàm số y = f(x) gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng (a; b) nếu:

2.Bảng biến thiên:Bảng biến thiên của hàm số y = x2:

x -∞ 0 +∞ +∞ +∞ y 0

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 35

Trường THPT Vinh Lộc sau( bảng biến thiên)GV vẽ bảng biến thiên của đồ thị hàm số y = x2 trên bảng.Vậy để diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0) ta vẽ mũ tên như thế nào? Tương tự câu hỏi đối với hàm số đồng biến trên khoảng (0;+∞).Vậy để diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0) ta vẽ mũi tên đi xuống (từ +∞ đến 0).Để diễn tả hàm số đồng biến trên khoảng (0;+∞) ta vẽ mũi tên đi lên ( từ 0 đến +∞)Vậy khi nhìn vào bảng biến thiên ta có thể hình dung được đồ thị hàm số đi lên trong khoảng nào và đi xuống trong khoảng nào).

Để diễn tả hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞; 0) ta vẽ mũi tên đi xuống (từ +∞ đến 0);Để diễn tả hàm số đồng biến trên khoảng (0;+∞) ta vẽ mũi tên đi lên ( từ 0 đến +∞).

HĐ2(Tính chẵn lẻ của đồ thị hàm số)HĐTP 1( ): (Hàm số chẵn, hàm số lẻ)GV: Một hàm số như thế nào được gọi là hàm số chẵn, hàm số lẻ? (Vì đây là khái niệm mà HS đã được học ở cấp THCS)GV gọi HS nêu khái niệm hàm số chẵn, hàm số lẻ trong SGK và GV ghi lên bảng và chỉ ra sự đối xứng.GV vẽ hình đồ thị hàm số y = x2 và y = x trên bảng.GV phân tích và chỉ ra hàm số y = x2 là hàm số chẵn và y = x là hàm số lẻ.GV yêu cầu HS các nhóm

HS chú ý theo dõi và suy nghĩ nêu khái niệm hàm số chẵn, hàm số lẻ.

HS nêu khái niệm hàm số chẵn, hàm số lử trong SGK trang 38.HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS các nhms xem nội dung hoạt động 8 trong SGK và thảo luận tìm lời giải.

HS đại diện các nhóm trình bày lời giải

III.Tính chẵn lẻ của hàm số:1.Hàm số chẵn, hàm số lẻ:Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số chẵn nếu:

thì và

Hàm số y = f(x) với tập xác định D gọi là hàm số lẻ nếu:

thì và

*Áp dụng:Xét tính chẵn lẻ của các hàm số sau:

a)y=3x2-2; b)y = ; c)y =

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 36

Trường THPT Vinh Lộc xem nội dung nội dung hoạt động 8 trong SGK và tìm tính chẵn lẻ của các hàm số đó.GV gọi HS đại diện 3 nhóm lên trình bày lời giải kết quả của nhóm mình.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét (nếu cần) và nêu lời giải đúng…

HĐTP 2( ): (Tính đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ)GV phân tích dựa vào hình vẽ để chỉ ra tính đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ.GV: Dựa vào đồ thị của hàm số y = x2 là hàm số chẵn, ta thấy đồ thị của nó đối xứng qua đâu? Và đồ thị của hàm số y = x là hàm số lẻ đối xứng qua đâu?Vậy ta có, đồ thị của hàm

của nhóm mình như đã phân công.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa, ghi chép.HS thảo luận và cho kết quả:a)y = 3x2-2TXĐ: D =

Vậy…

Vậy…

Chẳng hạn: 2 nhưng -2Vậy hàm số đã cho không phải là hàm số chẵn, cũng không là hàm số lẻ.

HS chú ý và theo dõi trả lời…Hàm số y = x2 đối xứng nhau qua trục tung Oy và đồ thị của hàm số y = x nhận gốc tọa đệ làm tâm đối xứng.

HS chú ý theo dõi …

2.Đồ thị của hàm số chẵn, hàm số lẻ.Đồ thị của một hàm số chẵn nhận trục tung Oy làm trục đối xứng;Đồ thị của một hàm số lẻ nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 37

Trường THPT Vinh Lộc số chẵn nhận trục tung Oy là trục đối xứng và đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc tọa độ O làm tâm đối xứng.HĐ3( )*Củng cố:-Gọi HS nhắc lại:+Sự biến thiên của đồ thị hàm số và bảng biến thiên;+ Tính chẵn, lẻ của đồ thị hàm số;+ Đồ thị của của hàm số.+Sửa bài tập 3 và 4 SGK trang 39*Hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.Làm các bài tập trắc nghiệm sau:Hãy chon kết quả đúng trong các bài tập sau:

Câu1.Cho hàm số

Tập xác định của hàm số là:

Câu2.Cho hàm số

Tập xác định của hàm số là:

Câu3. Cho hàm số .

(a)Hàm số xác định ; (b)Hàm số xác định ;(c)Hàm số xác định ; (d)Hàm số xác định .

-----------------------------------------------------------------------Tiết 11. Bài 2. HÀM SỐ y = ax + b

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

-Hiểu được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 38

Trường THPT Vinh Lộc -Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số . Biết được đồ thị hàm số nhận trục

Oy là trục đối xứng.

2)Về kỹ năng:

-Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.

-Vẽ được đồ thị y = b và .

-Biết tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu bài và trước soạn các hoạt động, bảng phụ để làm nhóm

Gv: Giáo án, phiếu học tập (nếu cần), các câu hỏi trắc nghiệm,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1( Ôn tập lại kiến thức của hàm số bậc nhất)HĐTP1( ): (Ôn tập lại sự biến thiên của đồ thị hàm số bậc nhất)Với hàm số bậc nhất y = ax + b (a≠0) em hãy cho biết:+Tập xác định;+Chiều biến thiên (có giải thích)GV cho HS suy nghĩ tìm câu trả lời.GV gọi HS nhóm 1 trình bày kết quả của nhóm mình.GV gọi HS nhận xét, bổ sung

HS chú ý theo dõi, thảo luận và suy nghĩ trả lời…HS nhóm 1 báo cáo kết quả:Tập xác định của hàm số

là D = ;Chiều biến thiên:+Với a>0 hàm số đồng biến trên

;=Với a<0 hàm số nghịch biến

I.Ôn tập về hàm số bậc nhất y=ax+b (a≠0):

Tập xác định: D = .Chiều biến thiên:+Với a>0 hàm số đồng biến trên

;=Với a<0 hàm số nghịch biến trên .

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 39

Trường THPT Vinh Lộc (nếu cần)GV nêu và viết tóm tắt lên bảng.

HĐTP 2( ): (Bảng biến thiên của đồ thị hàm số bậc nhất)GV như ta đã biết để diễn tả hàm số nghịch biến ta dùng mũi tên biểu diên đi xuống và để diễn tả hàm số đồng biến ta dùng mũi tên biểu diễn đi lên. Vậy dựa vào sự biểu diễn đã biết hãy lập bảng diến thiên của hàm số y = ax+b (trong hai trường hợp)GV gọi HS nhóm 2 lên bảng vẽ bảng biến thiên.

GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV có thể vẽ lại bảng biến thiên (Nếu HS vẽ không đúng)

trên .HS trao đổi và giải thích:Lấy x1, x2 thuộc và x1 ≠x2 ta có:

Vậy…HS nhận xét, bổ sung và ghi chép sửa chữa.HS suy nghĩ vẽ bảng biến thiên:+a>0:

x -∞ +∞ +∞ y -∞+a<0: x -∞ +∞ +∞ y -∞

Bảng biến thiên:(Xem SGK)

HĐ2( Đồ thị của hàm số bậc nhất)HĐTP 1( ): (cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất)GV gọi HS nêu lại khái niện đồ thị của một hàm số.Ở cấp 2 chúng ta đã học: Đồ thị của hàm số y = ax (a≠0) có đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ, không song song và cũng không trùng với các trục tọa độ. Như ta biết, nếu hai đường thẳng có cùng hệ số góc thì đồ thị của nó như thế nào với nhau? Vậy đồ thị của hai hàm số y = ax và y=ax +b như thế nào với nhau?*Vậy đồ thị của hàm số y =ax+blà đường thẳng song song với đường thẳng y = ax (b ≠0) và đi

qua hai điểm A(0;b) và B

HS nêu lại khái niệm đồ thị của một hàm số (học ở bài trước)

HS chú ý theo dõi...

HS: Nếu hai đường thẳng có cùng hệ số góc thì đồ thị của chúng song song với nhau. Vì vậy, do hai đường thẳng y=ax và y= ax+b có cùng hệ số góc, nên đồ thị của chúng song song với nhau.

HS chú ý lên bảng và ghi chép…

*Đồ thị:+a>0:

b a

1

O+a<0:

O a

b

Đồ thị của hàm số y =ax + b (a≠0) là đường thẳng song song với đường thẳng y = ax và đi

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 40

Trường THPT Vinh Lộc (GV vẽ hình minh họa lên bảng)

HĐTP 2( ): (Bài tập áp dụng)GV nêu đề bài tập áp dụng và ghi lên bảng.GV yêu cầu HS các nhóm suy nghĩ, thảo luận để tim lời giải.GV gọi HS nhóm 3 trình bày lời giải.Gọi HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét và nêu lời giải chính xác (nếu HS làm trình bày không đúng)

HS chú ý theo dõi bài tập và thảo luận suy nghĩ tìm lời giải.HS cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS trao đổi và rút ra kết quả:Do a = 3>0 nên hàm số đồng biến trên Bảng biến thiên:x -∞ +∞ +∞ y -∞

Đồ thị:

Khi y = 0 thì x =

Khi x =0 thì y =5

5

O

Vậy đồ thị hàm số y = 3x +5 là một đường thẳng đi qua hai

điểm A( ;0) và điểm B(0;5).

qua hai điểm A(0;b) và B .

Bài tập: Cho hàm số y = 3x +5Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên.

HĐ3( ): ( Đồ thị của hàm số hằng y=b)GV yêu cầu HS xen ví dụ hoạt động 2 SGK trang 40 và thảo luận suy nghĩ trả lời.GV gọi HS đại diện nhóm 5 trình bày lời giải của nhóm.

HS xem nội dung hoạt động 2 và suy nghĩ thảo luận tìm lời giải.HS đại diện trình bày lời giải …

II.Hàm số hằng y = b: y

b y = b

O x

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 41

Trường THPT Vinh Lộc (GV vẽ mặt phẳng Oxy lên bảng và gọi HS lên bảng biểu diễn các điểm theo yêu cầu của đề ra)Vậy các điểm (-2;2), (-1;2), (0;2), (1;2), (2;2) như thế nào với nhau?Các điểm đã cho đều có trung độ bằng 2 nên nó luôn nằm trên đường thẳng y = 2. Khi đó đường thẳng y =2 trên hình vẽ là đồ thị của hàm số y = 2. Nếu ta thay b = 2 thì ta được đồ thị của hàm số y = b.

HS biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ…

Đồ thị của hàm số y = b là một đường thẳng song song hoặc trùng với trục haònh và cắt trục tung tịa điểm (0;b). Đường thẳng này gọi là đường thẳng y = b.

HĐ4( ): (Hàm số )

Chỉ ra tập xác định của hàm số

? Và cho biết hàm số đã

cho đồng biến, nghịch biến trên khoảng nào? Vì sao?

Dựa vào chiều biến thiên của đồ thị hàm số hãy vẽ bảng biến thiên?GV gọi một HS đại diện nhóm 4 lên bảng vẽ bảng biến thiên.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).Dựa vào bảng biến thiên ta có thể vẽ được đồ thị của hàm số đã cho. (GV gọi HS đại diện nhóm 5 lên bảng vẽ đồ thị).GV nhận xét (nếu cần ) và nêu viết tóm tắt trên bảng.

HS chú ý theo dõi và suy nghĩ trả lời…Do hàm số:

Nên với x≥ 0 hàm số là đường thẳng y = x, với x <0 hàm số là đường thẳng y = -x.Vậy …

HS suy nghĩ và vẽ bảng biến thiên…

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS suy nghĩ và vẽ đồ thị hàm số, rút ra kêts luận.

HS chú ý theo dõi trên bảng.

III.Hàm số :Tập xác định:

Hàm số nghịch biến trên

khoảng (-∞;0) và đồng biến trên khoảng (0;+∞).*Bảng biến thiên:x -∞ 0 +∞ +∞ +∞y 0*Đồ thị: y

1

- 1 O 1 x

Hàm số y =|x| là một hàm số chẵn, nhận trục Oy làm trục đối xứng.

HĐ5( )*Củng cố:-Gọi HS nhắc lại:+Sự biến thiên của đồ thị hàm số và bảng biến thiên;+ Tính chẵn, lẻ của đồ thị hàm số;+Sửa bài tập 1 và 2a SGK trang 42

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 42

Trường THPT Vinh Lộc *Hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.-Làm các bài tập trong SGK trang 42.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 12. BÀI TẬP VỀ HÀM SỐ y = ax + b

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

-Hiểu và vận dụng được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất vào giải các bài tập.

-Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số . Biết được đồ thị hàm số nhận trục

Oy là trục đối xứng.

2)Về kỹ năng:

-Vận dụng thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất.

-Vẽ được đồ thị y = b và đồ thị hàm số có dạng .

-Biết tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và làm bài tập trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ:

Giaùo vieân goïi 1 hoïc sinh leân baûng traû baøi: veõ baûng bieán thieân cuûa

haøm soá y= ax + b, veõ ñoà thò haøm soá y= -2x + 1.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 43

Trường THPT Vinh Lộc Yeâu caàu hoïc sinh nhaän xeùt caùc khoaûng ñoàng bieán, nghòch bieán cuûa 2

haøm soá treân, ghi cuï theå caùc khoaûng ñoàng bieán, nghòch bieán.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1( ): (Bài tập về vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất)GV gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải của bài tập 1.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét và sửa chữa (nếu HS trình bày lời giải không đúng)Với hàm số y = |x|-1 ta vẽ đồ thị hàm số y = x – 1 với x ≥ 0 và lấy đối xứng qua trục Oy.Khi bài toán yêu cầu vẽ đồ thị của hàm số ta chỉ xét một vài giá trị đặc biệt của hàm số và vẽ đồ thị. Không nên đi tìm chiều biến thiên, vì đề ra không yêu cầu.

HS suy nghĩ và trình bày lời giải:a)y = 2x -3Các giá trị đặc biệt:

x … -1 0 1…y … -5 -3 -1…Đồ thị:

O

-3

b)Đồ thị:

y=

O

1.Vẽ đồ thị của các hàm số:a)y = 2x -3; b)y = ;d)y = |x| - 1.

d) y=|x| - 1Ta có:

Hàm số: y = x – 1Các giá trị đặc biệt:x … -1 0 1 ...y … -2 -1 0 …

Đồ thị: y

-1 O 1 -1

-2

HĐ2( ): (Bài tập về xác định các hệ số a, b của hàm số y = ax+b)GV gọi một HS lên bảng trình bày lời giải bài tập 2a)GV nêu câu hỏi:Nếu đồ thị hàm số y = ax+ b đi qua hai điểm A và B thì tọa độ của 2 điểm đó nghiệm đúng phương trình nào?

HS suy nghĩ và trình bày lời giải…LG: Do đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A và B, nên tọa độ của hai điểm A và B nghiệm đúng phương trình y = ax + b.

2.Xác định các hệ số a và b để đồ thị hàm số y = ax+ b đi qua các điểm:

a) A(0;3) và B( );

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 44

Trường THPT Vinh Lộc Vậy từ đây ta thay tọa độ của các điểm A và B vào phương trình đường thẳng y = ax +b và giải hệ phương trình.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và sửa chữa sai sót (nếu HS trình bày lời giải chưa đúng).

+Với A(0;3), ta có:b = 3

+Với B( ),ta có:

Vậy …

HĐ3( ): (Bài tập về tìm phương trình trình vủa đường thẳng)GV gọi hai HS lên bảng trình bày lời giải.Câu3a) giải tương tự câu 2a);Câu 3b):Hai đườngthẳng song song với nhau khi nào?(Hai đường thẳng song song khi có cùng hệ số góc và hệ số tự do khác nhau)GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và bổ sung sửa chữa và nêu lời giải đúng.

HS suy nghĩ và trình bày lời giải…HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:a)Ta có:

b)Do đường thẳng song song với trục Ox nên phương trình có dạng y = b.Vì đi qua điểm A(1;-1), nên đường thẳng đó là;y = -1.

3.Viết phương trình y =ax +b của các đường thẳng:a)Đi qua hai điểm A(4; 3) và B(2;-1);b)Đi qua điểm A(1; -1) và song song với Ox.

HĐ4( ): (bài tập về vẽ đồ thị của hàm số hợp)GV phân tích và vẽ đồ thị câu 4a) lên bảng và yêu cầu HS tự giải bài tập 4b)Ghi chú: Nếu còn thời gian thì gọi HS giải câu 4b).

HS chú ý theo dõi và ghi chép…

4.Vẽ đồ thị của các hàm số:

HĐ 5( ):

*Củng cố:

-Gọi HS nhắc lại:

+Sự biến thiên của đồ thị hàm số bậc nhất và bảng biến thiên;

+ Tính chẵn, lẻ của đồ thị hàm số bậc nhất.

*Hướng dẫn học ở nhà:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 45

Trường THPT Vinh Lộc -Xem lại các bìa tập đã giải.

-Đọc và soạn trước bài mới: Hàm số bậc hai, trả lời các câu hỏi trong các hoạt động.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 13. Baøi 3.HAØM SOÁ BAÄC HAII . Muïc tieâu

1) Veà kieán thöùc: hieåu ñöôïc ñaëc ñieåm ( hình daïng, ñænh, truïc ñoái

xöùng ) cuûa haøm soá baäc 2 vaø chieàu bieán thieân cuûa noù.

2) Veà kó naêng: veõ ñöôïc baûng bieán thieân , ñoà thò cuûa moät haøm

soá baäc 2 vaø giaûi ñöôïc 1 soá baøi toaùn ñôn giaûn nhö: tìm phöông trình cuûa

haøm soá baäc 2 khi bieát 1 soá yeáu toá.

3) Veà tö duy : reøn luyeän naêng löïc tìm toøi vaø boài döôõng tö duy cho

hoïc sinh.

II. Chuaån bò

+ Giaùo vieân : Veõ tröôùc hình veõ ñoà thò cuûa haøm soá baäc 2 trong

tröôøng hôïp toång quaùt (a>0, a<0. chuù yù ñænh, truïc ñoái xöùng). Veõ baûng

toùm taét chieàu bieán thieân cuûa haøm soá baäc 2 toång quaùt.

+ Hoïc sinh : xem laïi caùch veõ ñoà thò cuûa haøm soá y= ax2 ñaõ hoïc ôû

lôùp 9 vaø veõ ñoà thò cuûa 2 haøm soá y= 2x2, y= -2x2 theo 2 nhoùm.

III. Hoaït ñoäng daïy vaø hoïc:

Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân

Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Noäi dung

Giôùi thieäu baøi: ôû lôùp 9 caùc em ñaõ hoïc vaø veõ ñoà thò haøm soá y= ax2 (a≠0), nay ta xeùt theâm daïng môû roäng

Haøm soá baäc 2 laø haøm soá coù daïng y= ax2 + bx + c (a≠0).Taäp xaùc ñònh: D = R

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 46

Trường THPT Vinh Lộc cuûa haøm soá ñoù laø y= ax2 + bx + c (a≠0), haøm soá ñoù goïi laø haøm soá baäc 2. Hoaït ñoäng 1 : giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh 2 nhoùm treo 2 baûng veõ ñoà thò 2 haøm soá ñaõ veõ ôû nhaø leân baûng sau ñoù yeâu caàu hoïc sinh ghi laïi caùc khoaûng ñoàng bieán, nghòch bieán leân baûng (chuù yù beà loõm ñoà thò). Giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh nhaän xeùt ñænh, truïc ñoái xöùng cuûa ñoà thò.Giaùo vieân höôùng daãn hoïc sinh bieán ñoåi y= ax2

+ bx + c = a

( - 4ac).Giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh nhaän xeùt traû lôøi:

x= y= ?

+ a>0 y ? I laø ñieåm nhö theá naøo so vôùi taát caû nhöõng ñieåm coøn laïi cuûa ñoà thò. + a<0 töông töï + Gv treo baûng veõ ñoàthò cuûa haøm soá y = ax2 + bx + c chæ roõ cho hoïc sinh truïc ñoái xöùng ñænh.

y

O x

HS suy nghó vaø traû lôøi caùc caâu hoûi…Ñoàng bieán treân (0;

)Nghòch bieán treân (-

; 0) y O x

Ñoàng bieán treân (0).

Nghòch bieán treân (0; ).

+

Neáu b = c = 0 .I.ÑOÀ THÒ CUÛA HAØM SOÁ BAÄC 21) Nhaän xeùt: ñoà thò

haøm soá y = ax2 coù ñænh

O (0; 0).O laø ñieåm thaáp nhaát cuûa ñoå thò khi a>0.O laø ñieåm cao nhaát cuûa ñoà thò khi a<0.

goïi laø ñænh

cuûa ñoà thò haøm soá y = ax2 + bx + cÑoà thò haøm soá y = ax2

+ bx + c laø moät Parabol coù ñænh

. Coù truïc ñoái

xöùng laø ñöôøng thaúng

x= . Parabol naøy coù

beà loõm quay leân neáu a>0 vaø beà loõm quay xuoáng neáu a<0.2). Caùch veõ:+ Tìm toaï ñoä ñænh

+Veõ truïc ñoái xöùng x=

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 47

Trường THPT Vinh Lộc

Gv: yeâu caàu hoïc sinh döïa vaøo ñoà thò haøm soá treân baûng neâu caùch veõ ñoà thò cuûa haøm soá y = ax2 + bx + c

Gv: Chia hoïc sinh laøm 4 nhoùm veõ ñoà thò 2 nhoùm naøo laøm hoaøn thaønh tröôùc treo leân baûng yeâu caàu caùc nhoùm khaùc nhaän xeùt.

Gv yeâu caàu 2 nhoùm hoïc sinh ñaõ chia saün nhaän xeùt chieàu bieán thieân cuûa haøm soá y = ax2 + bx + c (a≠0) vaø ghi leân baûng (2 TH a>0 vaø a<0).

+

+Tìm toïa ñoä ñænh

+Veõ truïc ñoái

xöùng x=

+ Laäp baûng giaù trò+ Veõ ñoà thò haøm soá

a>0

ÑB treân ( ;+)

NB treân (-; )

a<0

+ Laäp baûng giaù trò (5 ñieåm) (coù ñænh ).+ Veõ ñoà thòVD: Veõ ñoà thò haøm soá: y = x2 – 2x + 3

Giaûi+ Ñænh I (1;2)+ Truïc ñoái xöùng: x=1+ Baûng giaù trò: x -1 0 1 2 3 y 6 3 2 3 6

2

O 1

II. CHIEÀU BIEÁN THIEÂN CUÛA HAØM SOÁ BAÄC 2:a>0

x +

y + +

a<0

x +

y

- -

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 48

Trường THPT Vinh Lộc

Gv cho hoïc sinh tra laïi baèng caùch yeâu caàu hoïc sinh ñöùng taïi choã ñoïc noäi dung ñònh lyù trong saùch giaùo khoa vaø töï ghi vaøo vôû.

ÑB treân (-; )

NB treân ( ;+)

Ñònh lí: SGK

V. Cuûng coá, daën doø:Giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh nhaéc laïi caùch veõ ñoà thò haøm soá y= ax2 + bx + c (a≠0). Chuù yù coâng thöùc tính toïa ñoä ñieåmVeõ baûng bieán thieân cuûa haøm soá y= ax2 + bx + c (a≠0)Yeâu caàu hoïc sinh laøm baøi taäp 1,2 saùch giaùo khoa trang 49; coù theå theâm baøi 3

-----------------------------------------------------------------------

Tieát 14. LUYEÄN TAÄP I . Muïc tieâu

Qua baøi hoïc HS caàn:

1) Veà kieán thöùc: Hieåu ñöôïc ñaëc ñieåm ( hình daïng, ñænh, truïc ñoái

xöùng ) cuûa haøm soá baäc 2 vaø chieàu bieán thieân cuûa noù.

2) Veà kó naêng: veõ ñöôïc baûng bieán thieân , ñoà thò cuûa moät haøm

soá baäc 2 vaø giaûi ñöôïc 1 soá baøi toaùn ñôn giaûn nhö: tìm phöông trình cuûa

haøm soá baäc 2 khi bieát 1 soá yeáu toá.

3) Veà tö duy : reøn luyeän naêng löïc tìm toøi vaø boài döôõng tö duy cho

hoïc sinh.

II. Chuaån bò

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 49

Trường THPT Vinh Lộc + Giaùo vieân : Veõ tröôùc hình veõ ñoà thò cuûa haøm soá baäc 2 trong

tröôøng hôïp toång quaùt (a>0, a<0. chuù yù ñænh, truïc ñoái xöùng). Veõ baûng

toùm taét chieàu bieán thieân cuûa haøm soá baäc 2 toång quaùt.

+ Hoïc sinh : xem laïi caùch veõ ñoà thò cuûa haøm soá y= ax2 ñaõ hoïc ôû

lôùp 9 vaø veõ ñoà thò cuûa 2 haøm soá y= 2x2, y= -2x2 theo 2 nhoùm.

III. Tieán trình baøi hoïc:

* Kieåm tra baøi cuõ:

- Yeâu caàu hoïc sinh veõ vaøo baûng phuï treo leân baûng caùch veõ ñoà

thò haøm soá y= ax2 + bx + c (a≠0). Baûng bieán thieân cuõng nhö caùc

khoaûng ñoàng bieán, nghòch bieán cuûa haøm soá.

Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân

Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Noäi dung

* Hoaït ñoäng 1: giaùo vieân yeâu caàu hoïc sinh söûa baøi taäp laøm ôû nhaø. Giaùo vieân yeâu caàu 4 hoïc sinh leân baûng giaûi vaø yeâu caàu 4 hoïc sinh khaùc nhaän xeùt keát quaû.Giaùo vieân: 1 ñieåm naèm treân Oy coù gì ñaëc bieät ? töông töï cho ñieåm naèm treân truïc hoaønh?

Giaùo vieân yeâu caàu 2 hoïc sinh leân baûng ghi laïi baøi giaûi caâu c, d. caùc caâu khaùc caùch giaûi töông töï.

a) I( ) giao ñieåm Oy

N(0;2); giao ñieåm Ox: M1(1;0) ; M2(2;0)b) I(1;-1) giao ñieåm Ox: khoâng coù; giao ñieåm Oy: M(0;-3)c) I(1;-1) giao ñieåm Ox: M1(0;0); M2(2;0). Giao ñieåm Oy N (0;0)d) I(0;0) giao ñieåm Ox: M1(2;0) M2(-2;0). Giao ñieåm Oy: N(0;4)Hs: ñieåm treân Ox: y=0 Ñieåm treân Oy: x=0

c) I( )

baûng bieán thieân

x

y 0

1) Xaùc ñònh toïa ñoä ñænh vaø caùc giao ñieåm vôùi truïc tung truïc hoaønh (neáu coù) cuûa moãi Parapol a) y=x2 – 3x + 2 b) y= -2x2 + 4x – 3 c) y=x2 – 2x d) y= -x2 + 4.

2) Laäp baûng bieán thieân vaø veõ ñoà thò caùc haøm soá a) y= 3x2 – 4x + 1 b) y=-3x2 +2x – 1 c) y= 4x2 – 4x + 1 d) y= -x2 + 4x – 4 e) y= 2x2 +x +1

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 50

Trường THPT Vinh Lộc

* Hoaït ñoäng 2: giaûi tieáp caùc baøi taäpGiaùo vieân chia hoïc sinh laøm 4 nhoùm laøm caâu a. 2 nhoùm laøm tröôùc nhaát treo leân baûng, 2 nhoùm coøn laïi nhaän xeùt.Giaùo vieân: a) M(1; 5) P:y= ax2

+ bx + 2 ? töông töï cho N(-2;8).

b) Truïc ñoái xöùng x=

O

x -1 0 ½ 1 2 y 9 1 0 1 9d) y= -x2 + 4x – 4I(2;0)Baûng bieán thieân

x 2 y 0 Baûng giaù trò: x 0 1 2 3 4 y -4 -1 0 -1 -4

Ñoà thò:

O v 2

a) M (1;5) (P)a+b+2=5 (1)N(-2;8) (P)

4a-2b+2=8 (2)

Vaäy (P): y=2x2+x+2

b) Qua A(3;-4) tñ x = -3/2HS: x=-b/2aA(3;-4) (P)

9a+3b+2=-4 (1)

f) y= -x2 + 2 -1

3) xaùc ñònh Parapol (P) y= ax2 +bx +2 bieát Parapol ñoù:a) qua M(1;5); N(-

2;8)b) qua A(3;-4) coù

truïc ñoái xöùng

laø x=

c) ñænh I(2;-2)d) qua B(-1;6) tung

ñoä ñænh laø

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 51

Trường THPT Vinh Lộc ?

Giaùo vieân: I (? ; ?)

Giaùo vieân: coù neân

ghi = -2 ?

Giaùo vieân:tung ñoä ñænh y=?

Döï phoøng coøn thôøi gian:Giaùo vieân höôùng daãn hoïc sinh laøm baøi 4A(8;0) (p) 64a + 8b + c = 0 (1)I(6;-12) (P) 36a + 6b + c = -12 (2)

Truïc ñx x=-3/2

Vaäy (P): y=- x2-x+2

c) Ñænh I (2;-2)

HS:

HS: neân theá x=2 vaøo pt (P)I(2;-2) (P)

4a+2b+2=-2 (1)

x= b=-4a

(2)

Vaäy (P): y=-x2-4x+2d)

Hs: y=

B(-1;6) (P) a-2+2=6 (1)

y=

b2 – 8a = -24a (2)

Vaäy (P): y=-4x2-8x+2

4) xaùc ñònh a,b,c bieát Parapol (P) y=ax2 + bx +c ñi qua A(8;0) vaø coù ñænh I(6;-12).

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 52

Trường THPT Vinh Lộc

x= (3)

(1)(2) (3)

* CUÛNG COÁ TOAØN BAØIGiaùo vieân chia hoïc sinh laøm 2 nhoùm laøm 2 caâu sau:

a) Haøm soá y= -4x2 – x +1 coù ñænh I ( ? ). Ñoàng bieán treân? Nghòch bieán treân?

b) Haøm soá y= x2 – x + 1 coù ñænh I: ? Ñoàng bieán treân? Nghòch bieán treân?

* HÖÔÙNG DAÃN, DAËN DOØ1) Hoïc laïi taäp xaùc ñònh cuûa haøm soá, ñònh nghóa haøm soá chaün,

leû. Tính ñoàng bieán, nghòch bieán cuûa haøm soá.2) Laøm baøi taäp oân chöông 2

-----------------------------------------------------------------------Tiết 15. ÔN TẬP

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

*Ôn tập và củng cố kiến thức cơ bản trong chương:

-Hàm số. Tập xác định của một hàm số.

-Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên một khoảng.

-Hàm số y = ax + b. Tính đồng biến, nghịch biến, đồ thị của hàm số y = ax + b.

-Hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c. Các khoảng đồng biến, nghịch biến và đồ thị của hàm số y =

ax2+bx+c.

2)Về kỹ năng:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 53

Trường THPT Vinh Lộc -Vận dụng thành thạo kiến thức cơ bản vào giải các bài toán về tìm tập xác định của một hàm số, xét

chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b. Xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y =

ax2+bx+c.

3) Về tư duy và thái độ:

-Rèn luyện tư duy logic, trừu tượng.

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và làm bài tập trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp đan xen hạot động nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1( ): (Ôn tập lại kiến thức cơ bản thông qua các bài tập) (GV gọi từng HS trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7 để ôn tập lại kiến thức cơ bản).GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nêu lời giải đúng (nếu HS không trả lời chính xác)HĐ2( ): (Bài tập về tìm tập xác định của các hàm số)GV yêu cầu HS các nhóm xem nội dung bài tập 8b) và 8c). Cho HS thảo luận nhóm và gọi HS đại diện trình bày lời giải.GV gọi HS đại diện hai nhóm 1 và 2 lên bảng trình bày lời giải.

HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi từ bài tập 1 đến bài tập 7 trong SGK trang 50.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS thỏa luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và cho kết quả:

Bài tập (bài tập 1 đến bài tập 7 SGK trang 50)

Bài tập 8b) và c) (SGK trang 50)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 54

Trường THPT Vinh Lộc GV gọi HS các nhận xét, bổ sung.GV nêu lời giải chính xác (nếu HS không giải đúng)

HĐ3( ): (Bài tập về xét chiều biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số y = ax +b và y =|ax + b|)GV yêu cầu HS các nhóm xem nội dung bài tập 9b) và 9c). Cho HS thảo luận nhóm và gọi HS đại diện trình bày lời giải.GV gọi HS đại diện hai nhóm 3 và 4 lên bảng trình bày lời giải.GV gọi HS các nhận xét, bổ sung.

GV nêu lời giải chính xác (nếu HS không giải đúng)

HĐ4( ): (Bài tập về lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc hai)

b)

c) Tập xác định D = .

HS thỏa luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và cho kết quả:b)Hàm số y = 4 – 2x có hệ số a = -2<0 nên đồ thị hàm số nghịch biến trên .Bảng biến thiên:x -∞ +∞ +∞y -∞Đồ thị: y

4

O 2 x

c)y = |x+1|

Do đó hàm số đồng biến trên (-1;+∞) và nghịch biến trên (-∞;-1).Vậy ta có bảng biến thiên và đồ thị …

Bài tập 9b) và 9c(SGK trang 50)

Bài tập 10b): (SGK trang 51)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 55

Trường THPT Vinh Lộc GV cho HS các nhóm thảo luận và tìm lời giải bài tập 10b) và gọi HS đại diện nhóm có lời giải giải nhanh nhất lên bảng trình bày lời giải.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) và GV nêu lời giải đúng.HĐ5( ): (Bài tập về xác định các hệ số a, b, c của parabol y=ax2+bx +c)GV yêu cầu HS các nhóm xem nội dung bài tập 12b) và thảo luận suy nghĩ tìm lời giải.GV gọi HS đại diện nhóm 6 trình bày lời giải của nhóm.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) và GV nêu lời giải chính xác.

HS thảo luận và tìm lời giải sau đó cử đại diện bóa cáo kết quả.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:(HS suy nghĩ tìm lời giải để suy ra đỉnh, bảng biến thiên và vẽ đồ thị)…

HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày kết quả.HS nhận xét, bổ sung và chữa ghi chép.HS trao đổi và cho kết quả:Vì I(1;4) là đỉnh của parabol y =

ax2+bx+c nên suy ra:

hay b = -2a (1) và a + b + c = 4 (2)Vì D(3;0) thuộc parabol y=ax2+bx+c nên suy ra:0=9a+3b+c (3)Từ (1), (2) và (3) ta có:a=-1; b =2; c = 3.

HĐ6( ): Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:*Củng cố:-GV gọi từng HS lần lượt trả lời các câu hỏi trác nghiệm trong SGK (có giải thích vì sao)Đáp án: 13 (C); 14 (D); 15 (B).*Hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại các bài tập đã giải.-Ôn tập lại kiến thức cơ bản trong chương II và giải các bài tập còn lại trong SGK và những bài tập tương tự trong SBT.

----------------------------------------------------------------------- Tiết 16.KIỂM TRA 1 TIẾT

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

1)Về kiến thức:

*Củng cố kiến thức cơ bản trong chương:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 56

Trường THPT Vinh Lộc -Hàm số. Tập xác định của một hàm số.

-Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên một khoảng.

-Hàm số y = ax + b. Tính đồng biến, nghịch biến,…

-Hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c. Các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số y = ax2+bx+c.

2)Về kỹ năng:

-Vận dụng thành thạo kiến thức cơ bản vào giải các bài toán về tìm tập xác định của một hàm số, xét

chiều biến thiên của hàm số y = ax + b. Xét chiều biến thiên của hàm số y = ax2+bx+c.

2)Về kỹ năng:

-Làm được các bài tập đã ra trong đề kiểm tra.

-Vận dụng linh hoạt lý thuyết vào giải bài tập

3)Về tư duy và thái độ:

Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic,…

Học sinh có thái độ nghiêm túc, tập trung suy nghĩ để tìm lời giải, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Giáo án, các đề kiểm tra, gồm 8 mã đề khác nhau.

HS: Ôn tập kỹ kiến thức trong chương I, chuẩn bị giấy kiểm tra.

IV.Tiến trình giờ kiểm tra:

*Ổn định lớp.

*Phát bài kiểm tra:

Bài kiểm tra gồm 2 phần:

Trắc nghiệm gồm 6 câu (4 điểm);

Tự luận gồm 2 câu (6 điểm)

*Nội dung đề kiểm tra:

Sở GD ĐT Thừa Thiên Huế Trường THPT Vinh Lộc KIỂM TRA 1 TIẾT -------------------------- Môn: Toán Đại số 10 Điểm Mã đề: …..

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 57

Trường THPT Vinh Lộc

I.Trắc nghiệm (3 điểm):

Hãy khoanh tròn chữ cái in hoa a,b,c,d đứng trước phương án đúng của các câu từ 1 đến 6 :

1/ Cho hàm số f (x) = . Kết quả nào sau đây đúng:

a f(3) = 0 ; f(-1) = b (-1) = ; f(0) = 8

c f(2) = ; f(-3) = d f(0) = 2 ; f(1) =

2/ Hàm số y = -x2 + 4x - 3 a Đồng biến trên b Nghịch biến trên (0 ; 3) c Đồng biến trên d Nghịch biến trên

3/ Tập xác định của hàm số y = là:

a D = b D = c D = [-5 ; 2] dD = R

4/ Trong các parabol sau đây, parabol nào đi qua gốc tọa độ:

a = 2x2 - 5x b y = x2 + 1 c y = 3x2 - 4x +2 d y = - x2 + 2x + 3 5/ Parabol y = 3x2 - 2x + 1 có trục đối xứng là:

a x = b x = - c x = d y =

6/ Tọa độ giao điểm của đường thẳng y = -x + 3 và parabol y = - x2 - 4x + 1 là:

a (-1 ; 4) và (-2 ; 5) b (0 ; 3) c d (2 ; 1) và (-2 ; 2)II. Tự luận(7 điểm)

Bài 1. Viết phương trình đường thẳng qua A(-2 ; -3) và song song với đường thẳng y = x + 1Bài 2. Tìm parabol y = ax2 + bx + 1, biết parabol đó:

a) Đi qua 2 điểm M(1 ; 5) và N(-2 ; -1)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 58

Họ và tên:……………………………………..Lớp: 10B3

Trường THPT Vinh Lộc

b) Đi qua A(1 ; -3) và có trục đối xứng x =

c) Có đỉnh I(2 ; -3)d) Đi qua B(-1 ; 6), đỉnh có tung độ là -3.

……………………Hết………………….*Đáp án và thang điểm: 1)Phần trắc ngiệm:Mỗi câu sai trừ 0.5 điểm.2)Phần tự luận:Câu1. Đúng 2,5 điểm;Câu 2. a) đến c) đúng 1 điểm. d) đúng 1,5 điểm

----------------------------------------------------------------------CHÖÔNG III

PHÖÔNG TRÌNH- HEÄ PHÖÔNG TRÌNH§ 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG TRÌNH

I. MUÏC TIEÂU :

Qua baøi hoïc HS caàn:

1)Veà kieán thöùc :

-Hieåu khaùi nieäm phöông trình moät aån ;

-Bieát ñieàu kieän phöông trình, pheùp bieán ñoåi töông ñöông, phöông trình

töông ñöông , phöông trình heä quaû.

2) Veà kyõ naêng :

Bieát xaùc ñònh ñieàu kieän cuûa phöông trình ;

Vaän duïng caùc pheùp bieán ñoåi töông ñöông giaûi moät soá phöông

trình.

3) Về tư duy và thái độ:

-Rèn luyện tư duy logic, trừu tượng.

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II. CHUAÅN BÒ :

GV : Giaùo aùn, moät soá baûng phuï (baûng cuûng coá ).

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 59

Trường THPT Vinh Lộc HS :Soaïn baøi tröôùc khi ñeán lôùp, bieát tìm taäp xaùc ñònh haøm soá daïng

,

III. PHÖÔNG PHAÙP:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

Tieát17:IV. TIEÁN TRÌNH GIÔØ HOÏC:

OÅn ñònh lôùp, giôùi thieäu vaø chia lôùp thaønh 6 nhoùm. Kieåm tra baøi cuõ keát hôïp ñan xem hoaït ñoäng nhoùm, vaø kieåm

tra laïi taäp xaùc ñònh:( Giaùo vieân goïi hoïc sinh leân baûng traû baøi )

Caâu hoûi: Tìm TXÑ haøm soá

Baøi môùi:Hoaït ñoäng cuûa

giaùo vieânHoaït ñoäng cuûa

hoïc sinhNoäi dung

HÑ 1: (Nhôù laïi phöông trình ñaõ hoïc ) Neâu ví duï phöông trình moät aån, phöông trình hai aånGoïi moät hoïc sinh traû lôøiGV ghi treân baûngDaãn ñeán ñònh nghóa: Neáu nghieäm

Goïi laø nghieäm gì?HÑ 2: ( Ñi ñeán vieäc caàn thieát tìm ñieàu kieän cuûa phöông trình )Cho phöông trình

x = 2, VT coù nghóa? VT coù nghóa khi naøo?

HS traû lôøiHS ghi ñònh nghóa SGK

Nghieäm gaàn ñuùng

khoâng x 1

HS hoaït ñoängtheo nhoùm

I) Khaùi nieäm phöông trình :

1)Phöông trình moät aån :( SGK trang 53 )

2) Ñieàu kieän cuûa moät phöông trình :( SGK trang 54 )

Ví duï : Haõy tìm ñieàu kieän cuûa caùc phöông trình :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 60

Trường THPT Vinh Lộc GV ñöa ra keát luaän khi giaûi phöông trình phaûi tìm ñieàu kieänHÑ 3: (Cuûng coá )GV ghi ñeà baøi treân baûng Ñieàu kieän coù nghóa cuûa

, ?

Goïi 2 HS hai nhoùm leân baûng giaû a), b)Goïi HS nhoùm khaùc nhaän xeùt

Nhaán maïnh coù

nghóa khi A(x) > 0

coù nghóa

coù nghóa

Caùc nhoùm thaûo luaän a) Ñieàu kieän: 2 – x 0x 2b) Ñieàu kieän:

HS nhaän xeùt caâu a sai

Ñaùp soá: a) x < 2

b)

Giôùi thieäu nhö SGK3x + 2y + z = 8x2 – 2x + m = 0

HÑ 4: (Daãn ñeán ñònh nghóa phöông trình töông ñöông ) Caùc pt sau coù taäp nghieäm baèng nhau hay khoâng ?

a) x2 + x = 0

b) x2 – 4 = 0 vaø 2 + x =0GV giôùi thieäu khaùi nieäm phöông trình töông ñöông Hai pt caâu a coù töông ñöông? Caâu b?

HS xem SGK

HS hoaït ñoängtheo nhoùm

HS baét ñaàu thaûo luaän a) Taäp nghieäm baèng nhau b) Taäp nghieäm khoâng baèng nhau

HS ghi ñònh nghóa SGK

a) töông ñöông

3) Phöông trình nhieàu aån (SGK)4) Phöông trình chöùa tham soá (SGK)II) Ph ương trình tương đương và phương trình hệ quả :

1. Phöông trình töông ñöông :(SGK trang 55)

Ví duï 1: (SGK trang 55 ) 2. Pheùp bieán ñoåi töông

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 61

Trường THPT Vinh Lộc

Giôùi thieäu moät soá pheùp bieán ñoåi töông ñöôngHÑ5: (Nhaán maïnh pheùp bieán ñoåi töông ñöông khoâng laøm thay ñoåi ñieàu kieän phöông trình ) Tìm sai laàm trong pheùp bieán ñoåi sau :

b) khoâng HS xem ví duï 1 SGK

HS ghi ñònh lyù theo SGK

HS hoaït ñoängtheo nhoùmHS baét ñaàu thaûo luaän

HS nhaän xeùtPt ñaõ cho ñk : x 1;

Cộng vào 2 vế rút

gọn, ta đã làm mất đk nên x = 1 không là nghiệm

ñöôngÑònh lyù : (SGK trang 55)Kyù hieäu : “”

Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân

Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh

Noäi dung

Giôùiù thieäu pt heä quaûPheùp bieán ñoåi heä quaû :bình phöông 2 veá, nhaân 2 veá vôùi moät ña thöùc

(?) Ñieàu kieän pt ? Nhaân hai veá vôùi x(x-1)

HS ghi ñònh nghóa SGK

HS hoaït ñoäng theo höôùng daãn GV x 0 vaø x 1Moät HS leân baûng giaûi(*) x+3 + 3(x-1) = x (x-2) x2 + 2x = 0 x ( x + 2 ) = 0 x = 0 vaø x = - 2

3. Phöông trình heä quaû(SGK trang 56)

Ví duï 2: (SGK trang 56)Giaûi pt:

(*)

GiaûiÑieàu kieän pt : x 0 vaø x 1(*) x+3 + 3(x-1) = x (x-2) x2 + 2x = 0 x ( x + 2 ) = 0 x = 0 vaø x = - 2Vaäy pt coù moät nghieäm x = - 2

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 62

Trường THPT Vinh Lộc

(?) Vaäy nghieäm pt ?Keát luaän : Pheùp bieán ñoåi heä quaû ñöa tôùi pt heä quaû, sau khi tìm ñöôïc nghieäm, phaûi nhôù thöû laïi ñeå loaïi nghieäm ngoaïi lai

x = - 2

V. CUÛNG COÁ- DAËN DOØ :*Cuûng coá lyù thuyeát vaø daën doø :

1)

Khaùi nieäm phöông trình töông ñöông, phöông trình heä quaû, ñieàu kieän cuûa

phöông trình ;

2) Caùc pheùp bieán ñoåi töông ñöông, heä quaû ;

3) Yeâu caàu HS ñoïc baøi taäp 1, 2 SGK trang 57, goïi HS traû lôøi

Baøi 1: Cho hai phöông trình : 3x = 2 vaø 2x = 3

Coäng caùc veá töông öùng cuûa hai phöông trình ñaõ cho. Hoûi

a)Phöông trình nhaän ñöôïc coù töông ñöông vôùi moät trong hai phöông

trình ñaõ cho hay khoâng?

b) Phöông trình ñoù coù phaûi laø phöông trình heä quaû cuûa moät trong

hai phöông trình ñaõ cho hay khoâng?

Baøi 2: Cho hai phöông trình : 4x = 5 vaø 3x = 4

Nhaân caùc veá töông öùng cuûa hai phöông trình ñaõ cho. Hoûi

a)Phöông trình nhaän ñöôïc coù töông ñöông vôùi moät trong hai phöông

trình ñaõ cho hay khoâng?

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 63

Trường THPT Vinh Lộc b) Phöông trình ñoù coù phaûi laø phöông trình heä quaû cuûa moät trong

hai phöông trình ñaõ cho hay khoâng?

Keát luaän: Coäng, nhaân caùc veá töơng öùng cuûa hai phöông trình, ta

khoâng nhaän ñöôïc moät phöông trình töông ñöông hoaëc phöông trình heä

quaû.

4) Dặn làm bài 3, 4 SGK trang 57

-----------------------------------------------------------------------

Tieát 18:*Phaàn baøi taäp:

OÅn ñònh lôùp, giôùi thieäu vaø chia lôùp thaønh 6 nhoùm.

Kieåm tra baøi cuõ : ( Goïi hoïc sinh traû baøi treân baûng )

1) Định nghĩa phương trình tương đương ? Phương trình hệ quả ?

2) Giải phương trình

*Baøi môùi:

Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân

Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh

Noäi dung

HÑ 1:( Cuûng coá pheùp bieán ñoåi töông ñöông )(?) Caùch giải ?Goïi töøng hai HS leân baûng giaûi , goïi HS khaùc nhaän xeùt hay söûa laïi choã saiGV ñaùnh giaù, cho ñieåmLöu yù : d) Ñieàu kieän x 1 vaø x 2 khoâng coù x naøo thoaû neân pt voâ nghieäm

+Tìm ñieàu kieän. + Coäng, nhaân vaøo 2 veá moät bieåu thöùc roài ruùt goïnHS coù theå keát luaän nghieäm sai vì queân ñieàu kieän cuûa pt

Baøi 3 SGK trang 57 : Giaûi caùc pt

Ñaùp soá:a) x = 1b) x = 2c) x = 3d) Pt voâ nghieäm

HÑ 2:( Cuûng coá phöông trình heä quaû, nghieäm

Baøi 4 SGK trang 57 Giaûi caùc pt

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 64

Trường THPT Vinh Lộc ngoaïi lai )(?) Caùch giải ? +Tìm ñieàu kieän

+ Coäng, nhaân vaøo 2 veá moät bieåu thöùc roài ruùt goïn

Chia hai baøn laø moät nhoùm giaûi töøng caâu , hai nhoùm giaûi nhanh nhaát treo baøi giaûi treân baûngGoïi HS nhoùm khaùc nhaän xeùtGV ñaùnh giaù cho ñieåm

b), d) töông töï HS töï giaûi

Löu yù: Sau khi tìm nghieäm phaûi kieåm tra laïi

HÑ 3:( Củng cố pheùp bieán ñoåi bình phöông hai veá ,nghiệm ngoại lai )GV ghi ñề bài trên bảngChia hai baøn laø moät nhoùm giaûi töøng caâu , hai nhoùm giaûi nhanh nhaát treo baøi giaûi treân baûngGoïi HS nhoùm khaùc nhaän xeùtGV ñaùnh giaù cho ñieåm

c) Caû 2 nghieäm ñeàu khoâng thoûa pt, neân pt voâ nghieäm

a) ÑK : x - 3 PT a)

Pt coù 2 n0 x = 0, x = - 3So vôùi ÑK, pt coù 1 n0

x=0c)ÑK : x > 2PT c)

052 xx

Pt coù 2 n0 x = 0, x = 5HS coù theå keát luaän nghieäm sai vì queân ñieàu kieän cuûa pt

Caùc nhoùm thaûo luaän, giaûi theo nhoùm treân baûng simili, treo leân baûnga)Bình phöông 2 veá

c) Bình phöông 2 veá

Ñaùp soá:a) x = 0

b) x =

c) x = 5 d) pt voâ nghieäm

Baøi 5 Giaûi caùc pt sau baèng caùch bình phöông hai veá:

Ñaùp soá:a)x = - 1, x = -2b) x = 1

c) pt voâ nghieäm d) x = 2

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 65

Trường THPT Vinh Lộc

b), d) töông töï HS töï giaûiHS coù theå keát luaän n0 sai vì ñoù laø nghieäm ngoaïi lai

VI. CUÛNG COÁ TOAØN BAØI : 1) Nghieäm cuûa PT : laø

(A) 6 (B) 5 ( C) 5 vaø 6 (D) voâ nghieäm

2) Nghieäm cuûa PT : laø

(A) 2 (B) - 2 ( C) 2 vaø - 2 (D) voâ nghieäm3) Nghieäm cuûa PT : laø(A) - 5 (B) 5 ( C) 5 vaø - 5 (D) voâ nghieäm

VII. HÖÔÙNG DAÃN & DAËN DOØ : 1) Xem laïi caùch tìm ñieàu kieän cuûa phöông trình ;

2) OÂn laïi caùch giaûi vaø bieän luaän phöông trình baäc nhaát, coâng thöùc nghieäm phöông trình baäc hai; 3) Laøm baøi 1, 2 SGK trang 62

-----------------------------------------------------------------------§ 2. PHÖÔNG TRÌNH QUY VEÀ PHÖÔNG TRÌNH BAÄC

NHAÁT, BAÄC HAII . Muïc tieâu:

Qua baøi hoïc HS caàn:

1)Veà kieán thöùc :

Hieåu caùch giaûi vaø bieän luaän phöông trình ax + b = 0; phöông trình ax2 +

bx + c = 0.

Hieåu caùch giaûi phöông trình quy veà daïng baäc nhaát, baäc hai : phöông

trình coù aån ôû maãu soá, phöông trình coù chöùa daáu giaù trò tuyeät ñoái,

phöông trình chöùa caên ñôn giaûn, phöng trình ñöa veà phöông trình tích.

2)Veà kó naêng :

Giaûi vaø bieän luaän phöông trình ax + b = 0, giaûi thaønh thaïo phöông trình

baäc hai.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 66

Trường THPT Vinh Lộc Giaûi ñöôïc caùc phöông trình quy veà baäc nhaát, baäc hai : phöông trình coù

aån ôû maãu soá, phöông trình coù chöùa daáu giaù trò tuyeät ñoái, phöông trình

chöùa caên ñôn giaûn, phöng trình ñöa veà phöông trình tích.

Bieát vaän duïng ñònh lyù Vi-et vaøo vieäc xeùt daáu nghieäm cuûa phöông

trình baäc hai.

Bieát giaûi caùc baøi toaùn thöïc teá ñöa veà giaûi phöông trình baäc nhaát,

baäc hai baèng caùch laäp phöông trình.

Bieát giaûi phöông trình baäc hai baèng maùy tính boû tuùi

3) Về tư duy và thái độ:

-Rèn luyện tư duy logic, trừu tượng.

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II. Chuaån bò :

Giaùo vieân :

Baûng toùm taét giaûi vaø bieän luaän phöông trình ax + b = 0 ; coâng thöùc

nghieäm cuûa phöông trình baäc hai ; caùc baûng phuï ; chia nhoùm (8 nhoùm)

Hoïc sinh :

Ñoïc tröôùc baøi hoïc ñeå töï oân laïi kieán thöùc cuõ, caùc baûng phuï theo

nhoùm.

Tieát 19:III.Tieán trình giôø hoïc:

*OÅn ñònh lôùp, chia lôùp thaønh 6 nhoùm.

* Kieåm tra baøi cuõ :

1. Khi naøo hai phöông trình ñöôïc goïi laø töông ñöông:

Kieåm tra 2 phöông trình x2 + 4 = 0 vaø x2 + x +2 = 0 ( khoâng duøng maùy

tính )

2. Tìm sai laàm trong baøi giaûi phöông trình sau :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 67

Trường THPT Vinh Lộc

Giaûi : x + 1 + = (1)

Nhaân hai veá vôùi x + 3 , (1) (x + 1) (x + 3) + 2 = x + 5

x2 + 3x = 0

Phöông trình naøy coù hai nghieäm laø x = 0 vaø x = -3

Vaäy nghieäm cuûa phöông trình laø x = 0 vaø x = 3

*Baøi môùi:

Noäi dung Hoaït ñoäng giaùo vieân Hoaït ñoäng hoïc sinhI. OÂn taäp veà phöông trình baäc nhaát, baäc hai 1. Phöông trình baäc nhaát (Nhaéc laïi khaùi nieäm phöông trình baäc nhaát)Phöông trình baäc nhaát coù daïng: ax + b = 0 (vôùi a≠ 0)

Ví duï: Giaûi vaø bieän luaän phöông trình:(m2-1)x +2 =m +3

HÑ1(OÂn taäp veà phöông trình baäc nhaát vaø baäc hai)HÑTP1:GV kieåm tra kieán thöùc cuõ HS baèng caâu hoûi gôïi môû sau ñoù treo baûng toùm taét nhö SGKGiaûi : ax + b = 0 ax = - b

x = - ñuùng khoâng ?

Ñöa baûng toùm taét Cho HS trao ñoåi theo nhoùm giaûi ví duï ôû HÑ 1 trong SGK vaøo baûng phuï

GV nhaän xeùt vaø keát luaän*HÑTP2:(Baøi taäp aùp duïng)GV neâu ñeà baøi taäp vaø yeâu caàu HS caùc nhoùm thaûo luaän vaø tìm lôøi giaûi vaø ghi vaøo baûng phuï.GV goïi HS ñaïi dieän moät nhoùm leân baûng trình baøy lôøi giaûi (coù giaûi thích)GV nhaän xeùt vaø neâu lôøi

HS suy nghó vaø traû lôøi…Chöa ñuùng vì a = 0 saiÑöôïc pheùp chia khi a 0Döïa vaøo baûng toùm taét ñeå cuøng giaûi ví duïGiaûi : m(x – 4 ) = 5x – 2 (1) (m – 5 )x = 4m – 2 * Khi m 5 (1) coù nghieäm duy nhaát x =

* Khi m = 5(1) coù daïng 0x = 18 vaäy (1) voâ nghieäm

HS caùc nhoùm thoûa luaän vaø tìm lôøi giaûi.HS ñaïi dieän leân baûng trình baøy lôøi giaûi.HS trao ñoåi vaø cho keát quaû:Phöông trình ñaõ cho

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 68

Trường THPT Vinh Lộc

2. Phöông trình baäc hai:(Nhaéc laïi khaùi nieäm pt baäc hai).Phöông trình baäc hai coù daïng:ax2 + bx + c = 0 (vôùi a ≠ 0)

Ví duï: Giaûi vaø bieän luaän phöông trình baäc hai sau:x2+(2m-1)x – (m -1)=0

giaûi ñuùng.

HÑ2 (OÂn taäp laïi phöông trình baäc hai)HÑTP1:Goïi HS ñoïc laïi coâng thöùc nghieäm phöông trình baäc hai , GV treo baûng toùm taét .Cho nhoùm HS laäp baûng treân vôùi vaøo baûng phuï.GV goïi HS nhaän xeùt, boå sung (neáu caàn)

HÑTP2: (Ví duï aùp duïng veà giaûi vaø bieän luaän phöông trình baäc hai theo tham soá m)GV neâu ñeà ví duï vaø ghi leân baûng (hoaëc treo baûng phuï)GV cho Hs caùc nhoùm thaûo luaän vaø ghi lôøi giaûi vaøo baûng phuï.

GV goïi HS ñaïi dieän caùc nhoùm leân baûng trình baøy lôøi giaûi (coù giaûi thích).Goïi HS nhaän xeùt, boå sung (neáu caàn)

töông ñöông vôùi phöông trình:(m2-1)x =m +1+Khi m2-1=0

Neáu m =1 thì m+1≠ 0 neân phöông trình voâ nghieäm.

Neáu m = -1 thì m+1=0 neân phöông trình nghieäm ñuùng vôùi moïi x.

+Khi m2-1≠0 phöông trình coù nghieäm duy nhaát:

Vaäy…

HS suy nghó vaø neâu coâng thöùc nghieäm cuûa phöông trình baäc hai nhö trong SGK.Laäp baûng theo nhoùm

= ……

HS caùc nhoùm thaûo luaän vaø ghi lôøi giaûi leân baûng phuï.HS ñaïi dieän leân baûng trình baøy lôøi giaûi.Hs nhaän xeùt, boå sung vaø söûa chöõa vaø ghi cheùp.HS trao ñoåi vaø ruùt ra keát quaû:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 69

Trường THPT Vinh Lộc

GV nhaän xeùt vaø neâu lôøi giaûi ñuùng (neáu HS khoâng trình baøy ñuùng lôøi giaûi).

*Khi ∆>0 thì

phöông trình coù hai nghieäm phaân bieät.

*Khi ∆=0 thì

phöông trình coù nghieäm keùp.

*Khi ∆<0

thì phöông trình voâ nghieäm.Vaäy...

3. Ñònh lyù Vi-et:(Xem SGK)

HÑ3(Ñònh lí Vi-eùt)HÑTP1:Goïi HS nhaéc laïi ñònh lyù Vi-et, GV treo baûng toùm taét.

HÑPT2:Cho nhoùm HS trao ñoåi ví duï hoaït ñoäng 3 trong SGK , goïi HS ñöùng leân traû lôøi keát quaû ñaõ trao ñoåi. Goïi HS nhaän xeùt, boå sung (neáu caàn)GV nhaän xeùt vaø neâu keát quaû chính xaùc.

HS nhaéc laïi ñònh lí Vi-eùt…

HS ñuùng taïi choã traû lôøi keát quaû cuûa hoaït ñoäng 3…HS trao ñoåi vaø neâu keát quaû:a, c traùi daáu neân

vaø neân

HS nhaän xeùt, boå sung vaø söûa chöõa, ghi cheùp.

HÑ4(Cuûng coá vaø höôùng daãn hoïc ôû nhaø)*Cuûng coá:-Goïi HS neâu laïi ñònh nghóa phöông trình baäc nhaát, phöông trình baäc hai vaø neâu ñònh lí Vi-eùt.-GV goïi hai HS leân baûng trình baøy lôøi giaûi hai baøi taäp sau:1) Giaûi vaø bieän luaän phöông trình sau:

mx + 2= 2(m-1)x2)Vôùi giaù trò naøo cuûa m thì phöông trình sau coù hai nghieäm traùi daáu:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 70

Trường THPT Vinh Lộc x2 – 2x +(1-2m) = 0

*Höôùng daãn hoïc ôû nhaø:- Xem laïi vaø hoïc lí thuyeát theo SGK.- Xem laïi caùc ví duï ñaõ giaûi vaø laøm theâm baøi taäp 2 SGK trang 62.

----------------------------------------------------------------------- Tieát 20:

IV.Tieán trình giôø hoïc:

*OÅn ñònh lôùp, chia lôùp thaønh 6 nhoùm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Ñan xen vôùi ñieàu khieån hoaït ñoäng nhoùm.

GV: Goïi Hs nhaéc laïi khaùi nieäm phöông trình baäc nhaát, phöông trình baäc

hai. Neâu caùc giaûi vaø bieän luaän caùc phöông trình daïng ax + b = 0 vaø ax2

+ bx + c = 0.

*Baøi môùi:

Noäi dung Hoaït ñoäng giaùo vieân Hoaït ñoäng hoïc sinhII. Phöông trình quy veà phöông trình baäc nhaát, baäc hai:

1. Phöông trình chöùa aån trong daáu giaù trò tuyeät ñoái

HÑ1(Caùc phöông trình quy veà phöông trình baäc nhaát vaø phöông trình baäc hai)HÑTP1:Ta ñaõ bieát nhieàu PT khi giaûi coù theå quy veà vieäc giaûi PT baäc hai nhö PT chöùa aån ôû maãu, PT truøng phöông. Phöông phaùp giaûi ? Nay ta seõ laøm quen vôùi vieäc giaûi PT quy veà PT baäc hai nhö PT chöùa aån trong daáu giaù trò tuyeät ñoái , PT chöùa aån döôùi daáu caênHÑTP2:(Phöông trình chöùa aån trong daáu giaù trò tuyeät ñoái)Cho caùc nhoùm suy nghó vaø giaûi phöông trình = 2x + 1Gôïi yù khöû daáu giaù trò tuyeät ñoái . Goïi HS noùi PP ,

HS suy nghó vaø traû lôøi..Khöû maãuDuøng aån phuï

HS caùc nhoùm thaûo luaän vaø suy nghó trình baøy lôøi giaûi vaø ghi vaøo baûng phuï.HS ñaïi dieän trình baøy lôøi giaûi.HS caùc nhoùm nhaän xeùt, boå sung , söûa chöõa vaø ghi cheùp.HS trao ñoåi vaø ruùt ra keát quaû:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 71

Trường THPT Vinh Lộc

2. Phöông trình chöùa aån döôùi daáu caên

sau ñoù GV keát luaän vaø ñöa baøi giaûi maãu GV chuaån bò saún vaøo baûng phuï caû 2 PP nhö SGK Löu yù , ví duï khi giaûi PT

khoâng neân bình phöông ?

HÑTP3(Baøi taäp veà phöông trình chöùa aån döôùi daáu caên)GV cho caùc nhoùm HS trao ñoåi vaø tìm lôøi giaûi.Gôïi yù khöû caên ?Ví duï giaûi PT ? Cho nhoùm HS giaûi vaøo baûng phuï , GV nhaän xeùt vaø treo baûng phuï baøi giaûi maãu

Chia hai tröôøng hôïp : x 3 vaø x < 3

Bình phöông hai veá ñöa veà phöông trình heä quaûÑöa veà PT baäc 4 , giaûi phöùc taïp .HS chuù yù theo doõi vaø suy nghó traû lôøi…Ñaët ÑK Bình phöông haiveá Thöû laïi HS caùc nhoùm trao ñoåi vaø tìm lôøi giaûi, ghi vaøo baûng phuï vaø cöû ñaïi dieän trình baøy lôøi giaûi.HS nhaän xeùt, boå sung, söûa chöõa vaø ghi cheùp.

HÑ2: HÑTP1( Cuûng co)á : Neâu PP giaûi PT chöùa aån trong daáu giaù trò tuyeät ñoái , chöùa aån döôùi daáu caênGiaûi baøi taäp 2a, goïi caù nhaân HS leân giaûi

HÑTP2(Baøi taäp aùp duïng)6b) Giaûi Gôïi yù: Bình phöông hai veá…

HS thaûo luaän, trao ñoåi vaø traû lôøi vaø ghi nhôù.

HS giaûi : m(x – 2 ) = 3x + 1 (m – 3 ) x = 2m + 1* Neáu m 3 , phöông trình coù 1 nghieäm

* Neáu m = 3 PT voâ nghieäm

HS caùc nhoùm thaûo luaän vaø cöû ñaïi dieän leân baûng trình baøy lôøi giaûi (coù giaûi thích)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 72

Trường THPT Vinh Lộc

HS nhaän xeùt, boå sung, söûa chöõa vaø ghi cheùp.HS trao ñoåi vaø ruùt ra keát quaû:

Ta coù x1 = -1 ; x2 =

-----------------------------------------------------------------------Tieát 21:

V.Tieán trình giôø hoïc:

*OÅn ñònh lôùp, chia lôùp thaønh 6 nhoùm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Ñan xen vôùi ñieàu khieån hoaït ñoäng nhoùm.

*Baøi môùi: Giaûi caùc baøi taäp cô baûn trong SGK

Noäi dung Hoaït ñoäng giaùo vieân Hoaït ñoäng hoïc sinhGIAÛI BAØI TAÄP SGK

Baøi 1

Baøi 2

HÑ(Kieåm tra baøi ):Cho HS ghi vaøo phieáu traû lôøi caùc baûng toùm taét vaø PP giaûi 2 loaïi PT môùi hoïc.Cho nhoùm HS trao ñoåi vaø goïi HS trong caùc nhoùm KT PP Goïi HS neâu PP töøng baøiHÑ(Giaûi baøi taäp)Caùc nhoùm giaûi 2 caâu a, c vaøo baûng phuï

Nhaéc laïi PP giaûi PT ax+ b =0 Cho HS giaûi vaøo baûng phuï theo nhoùm PT 2b)

Ghi baûng toùm taét

Neâu PP

a) , b) Ñaët ÑK vaø khöû maãu c) , d) Ñaët ÑK vaø bình phöông hai veá

Giaûi a) ÑK

Nhaân 2 veá vôùi 4(2x + 3) ta ñöôïc PT heä quaû 16x + 23 = 0 x =

Giaûi c) ÑK

Bình phöông 2 veá ta

ñöôïc

Nhaéc laïi PPGiaûi 2b) m2 x + 6 = 4x + 3m

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 73

Trường THPT Vinh Lộc

Baøi 3

Baøi 4

Baøi 5

Baøi 6

Baøi 7

Gôïi yù PP, goïi x laø soá quyùt ôû moãi roå . ÑK x > 30 vaø x nguyeân , nhoùm HS trao ñoåi vaø laäp PT

Goïi HS nhaéc laïi PP giaûi PT truøng phöông

GV höôùng daån HS caùch söû duïng maùy tính vaø caùch ghi nghieäm laøm troøn theo yeâu caàuNeâu PP giaûi baøi 6 a) c) d)

Cho HS giaûi vaøo baûng phuï theo nhoùm caâu d)

PP giaûi baøi 7.

( m2 – 4 ) x = 3m – 6 Neáu m ± 2 thì PT coù

1 nghieäm

Neáu m = 2 thì PT nghieäm ñuùng vôùi moïi xNeáu m = - 2 thì PT voâ nghieäm

giaûi PT ñöôïc x = 45 vaø x = 18 vaäy soá quyùt ôû moãi roå luùc ñaàu laø 45 quaûÑaët t = x2 , ÑK : t 0Giaûi PT a) Ñaët t = x2 , t 0 PT trôû thaønh 2t2 – 7t + 5 = 0Giaûi PT naøy ta ñöôïc t = 1 vaø

t =

Vaäy PT coù 4 nghieäm laø

x = ± 1 vaø x = ±

söû duïng maùy vaø ghi keát quaû nghieäm a) 2 PP , bình phöông hoaëc xeùt daáu c) d) chæ neân xeùt daáugiaûi d)

(1)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 74

Trường THPT Vinh Lộc

Baøi 8:

Cho nhoùm HS giaûi vaøo baûng phuï baøi 7 b) c).

Cho nhoùm HS trao ñoåi PPGV gôïi yù duøng ÑL Vi-et Ñöa veà vieäc giaûi heä goàm 3 PT

x1.x2=

x1 +x2 = x1 = 3x2

Neáu thì PT (1)

coù daïng , giaûi PT naøy ta ñöôïc x = 1 vaø x = - 4 Giaù trò x = - 4 khoâng

thoaû ÑK neân

loaïi

Neáu x < - …

Vaäy PT coù hai nghieäm x = 1 , x = -6Chuû yeáu khöû caên baèng caùch bình phöông 2 veáGiaûi b)

(b)ÑK : Bình phöông 2 veá ta ñöôïc PT heä quaû cuûa (b) : Bình phöông 2 veá PT naøy ta ñöôïc PT heä quaû , PT naøy coù nghieäm x = - 1 , x = 2 thoaû ÑK nhöng thöû laïi thì x = 2 khoâng nhaän Vaäy PT (b) coù 1 nghieäm x = - 1Nhoùm HS trao ñoåi vaø giaûi ñöôïcKhi m = 7 thì x1 = 4 , x2

=

Khi m = 3 thì x1 = 4 , x2

=

V . Cuûng coá :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 75

Trường THPT Vinh Lộc 1. Ñieàn vaøo caùc baûng toùm taét giaûi vaø bieän luaän PT ax + b = 0 , baûng

coâng thöùc nghieäm PT baäc hai , ñònh lyù Vi-et

2. Caùch giaûi 2 daïng phöông trình chöùa aån trong daáu giaù trò tuyeät ñoái

vaø chöùa aån döôùi daáu caên

3. Giaûi baøi taäp cuûng coá 6a) vaø 7a)

VI. Höôùng daån hoïc ôû nhaø:

OÂn luyeän lyù thuyeát kieán thöùc cuõLuyeän giaûi caùc daïng baøi taäp giaûi vaø bieän luaän , giaûi caùc PT quy veà baäc nhaát, baäc hai.

-----------------------------------------------------------------------§3.PHÖÔNG TRÌNH VAØ HEÄ PHÖÔNG TRÌNH

BAÄC NHAÁT NHIEÀU AÅNI. Muïc tieâu :

Qua baøi hoïc HS caàn:

1)Veà kieán thöùc : OÂn taäp veà phöông trình baäc nhaát hai aån vaø heä

phöông trình baäc nhaát hai aån. Bieát giaûi heä phöông trình baäc nhaát 3 aån

baèng phöông phaùp GAU XÔ

2)Veà kyõ naêng : Bieát giaûi baøi toaùn baèng caùch laäp heä phöông trình

baäc nhaát moät caùch thaønh thaïo

3)Veà tö duy : Reøn luyeän naêng luïc tìm toøi, phaùt hieän vaø giaûi quyeát

vaán ñeà qua ñoù boài döôõng tö duy loâgíc.

II. Chuaån bò :

GV : Chuaån bò baøi giaûng

HS : Xem laïi baøi ôû lôùp döôùi caùch giaûi heä phöông trình baäc nhaát 2 aån

III.Hoaït ñoäng daïy vaø hoïc:

Baøi hoïc chia laøm 3 tieát:

*Tieát 22: Tieán haønh daïy HÑ1 vaø HÑ2.

*Tieát 23: Tieán haønh daïy HÑ3 vaø HÑ4.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 76

0

Trường THPT Vinh Lộc *Tieát 24: Tieán haønh giaûi phaàn baøi taäp.

*OÅn ñònh lôùp, giôù thieäu vaø chia lôùp thaønh 6 nhoùm.

Kieåm tra baøi cuõ : ( Gv goïi Hs leân baûng traû baøi )

1) Neâu caùch giaûi vaø bieän luaän phöông trình daïng ax+b=0

2) Giaûi vaø bieän luaän phöông trình m2x+6=4x+3m

*Baøi môùi:

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS Noäi dungGiôùi thieäu baøi : Caùc em ñaõ bieát caùch giaûi heä phöông trình baäc nhaát 2 aån vaø caùch veõ ñöôøng thaúng. Vaäy phöông trình baäc nhaát 2 aån soá caùch keát luaän nghieäm nhö theá naøo?HÑ1 : (Ñn vaø caùch KL nghhieäm) Cho phöông trình 3x-2y=7 (*)

- 1 Hs tìm caëp nghieäm cuûa (*)

-Pt (*) coøn nhöõng nghieämkhaùc nöõa khoâng ?

- Caùch keát luaän nghieäm cuûa phöông trình ax + by = c (1)

a)a=b=0, c0, keát luaän nghieäm cuûa (1)

a=b=c=0, keát luaän nghieäm cuûa (1)

b) khi a 0 hay b=0Neáu b 0. khi ñoù pt (1) trôû thaønh

Em haõy keát luaän nghieäm cuûa phöông trình naøy ? Vaäy raát nhieàu caëp soá(x0;y0) vaø M(x0;y0) thuoäc ñöôøng thaúng

Hs ghi ñònh nghóa vaø chuù yù1 Hs traû lôøi (1;-2)Coøn raát nhieàu nghieäm

0x +0y =cpt (1) voâ nghieäm 0x +0y =0, moïi caëp soá (x0;y0) ñeàu laø nghieäm cuûa(1)

öùng

y

x

I/ OÂn taäp veà phöông trình vaø heä phöông trình baäc nhaát 2 aån:

1) Phöông trình baäc nhaát 2 aån : Ñn : sgk trang 63 Chuù yù : sgk trang 63, 64

2)Heä phöông trình baäc nhaát 2 aån Ñn : sgk tr 64

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 77

Trường THPT Vinh Lộc

Em haõy bieåu dieãn hình hoïc taäp nghieäm pt 3x-2y=6

HÑ2 : ( Ñònh nghóa vaø oân laïi caùch giaûi heä phöông trình baäc nhaát 2 aån)

- Ghi Ñn vaø vd trình baøy treân baûng

- Goïi 2 Hs leân baûng trình baøy giaûi heä phöông

trình

baèng 2 caùch (pp coäng vaø pp theá )-Duøng pp coäng ñaïi soá ñeå giaûi 2 hpt sau :

Coù nhaän xeùt gì veà nghieäm cuûa hpt naøy Daãn ñeán keát luaän

b)Minh hoïa laø hai ñöôøng thaúng song song nhauc))Minh hoïa laø hai ñöôøng thaúng truøng nhau

a))Minh hoïa laø hai ñöôøng thaúng caét nhau taïi (12/ 5 ; 1/ 5)

HÑ3: ( Ñn vaø caùch giaûi baèng pp Gau Xô ) Goïi Hs leân giaûi theo gôïi yù cuûa Gv ôû caâu a töø pt cuoái tính ñöôïc z, thay vaøo pt thöù 2 tính ñöôïc y. thay x vaø y vaøo pt ñaàu seõ tính ñöôïc x Pt ôû caâu a laø pt daïng tam giaùc

Choïn 2 ñieåm (0;-3), (1;0)

2 Hs leân baûng trình baøyCaû 2 em ñeàu cuøng keát quaû (12/5 ; 1/5)

b)Daãn ñeán keát quaû

Vaäy heä

voâ nghieämc) Keát quaû

Hai pt gioáng nhau neân nghieäm cuûa heä cuõng laø nghieäm cuûa moät pt

2x-3y=4

Moät Hs leân baûng giaûi

II/ Heä phöông trình baäc nhaát ba aånÑn : sgk tr 65VD : Giaûi caùc hpt

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 78

Trường THPT Vinh Lộc Ôû caâu b trình baøy nhö sgkKhoâng nhaát thieát luùc naøo cuõng ñöa veà daïng tam giaùc theo caùch sgk, ta coù theâ laøm ccaùch khaùc… Tuy nhieân duø khöû theo caùch naøo cuõng laø khöû daàn soá aån ñeå ñöa veà daïng tam giaùc.

Moät Hs leân baûng trình baøy lôøi giaûi caâu b, cuoái cuøng ñöa heä trôû thaønh :

HÑ4. Cuûng coá vaø höôùng daãn hoïc ôû nhaø:*Cuûng coá: -Khi giaûi baøi toaùn ñoá maø ñöa veà giaûi heä phöông trình phaûi xem xeùt ñieàu kieän cuûa aån soá-Höôùng daãn cho Hs caùch giaûi heä phöông trình baèng maùy tính boû tuùi.

----------------------------------------------------------------------- Ti ế t 24:

*Phaàn baøi taäp:Kieåm tra baøi cuõ( Hs leân baûng giaûi baøi taäp laáy ñieåm mieäng )

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS Noäi dungHÑ1 : ( Giaûi baøi taäp veà nhaø )Goïi 2 Hs leân baûng ghi laïi baøi giaûi, goïi Hs khaùc nhaän xeùt hoaëc söûa sai

HÑ2 (giaûi tieáp caùc baøi taäp)Goïi 3 Hs leân baûng ghi laïi baøi giaûi, goïi Hs khaùc nhaän xeùt hoaëc söûa sai

Giaûi hpt yeâu caàu Hs söû duïng maùy tính boû tuùi ñeå cho keát quaû

1)Hpt voâ nghieäm vì

2) a/ ( 11/7;5/7), b/(9/11;7/11) c/ (9/8;-1/6), d/ (2; 0,5)

3) Goïi x (ñoàng) giaù tieàn 1 quaû quyùt; y (ñoàng) giaù tieàn 1 quaû cam.(x>0, y>0). Ta coù hpt :

Baøi 1, 2, 5 sgk trang 64

Baøi 3, 4, 6 sgk tr 64

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 79

Trường THPT Vinh Lộc

HÑ3 ( Söû duïng maùy tính cho keát quaû nhanh) Goïi töøng Hs leân baûng baét ñaàu söû duïng maùy tính ñeå xem caùc em coù bieát söû duïng maùy tính khoâng

4) Goïi x vaø y laàn löôït laø soá aùo sô mi daây chuyeàn thöù nhaát, thöù hai may ñöôïc trong ngaøy thöù nhaát

Ta coù hpt :

6)Goïi x ( ngaøn ñoàng) laø giaù baùn 1 aùo sô mi.Goïi y ( ngaøn ñoàng) laø giaù baùn 1 quaàn aâuGoïi z ( ngaøn ñoàng) laø giaù baùn 1 vaùy nöõÑk x>0, y>0, z>0) . Ta coù

Baøi 7 sgk tr 68, 69

HĐ4: * Cuûng coá toaøn baøi :

- Caùch giaûi hpt baäc nhaát 2 aån hay 3 aån soá ta phaûi thaønh thaïo biến đổi để giải.

- Söû duïng maùy tính ñeå kieåm tra keát quaû khi giải một hệ phương trình.*Höôùng daãn daën doø :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 80

Trường THPT Vinh Lộc Giaûi caùc hpt cuûa caùc baøi toaùn ñoá trong SGK.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 25. LUYEÄN TAÄPI. Muïc tieâu :

Qua baøi hoïc HS caàn:

1)Veà kieán thöùc : OÂn taäp veà phöông trình baäc nhaát hai aån vaø heä

phöông trình baäc nhaát hai aån. Bieát giaûi heä phöông trình baäc nhaát 3 aån

baèng phöông phaùp GAU XÔ.

-Bieát giaûi caùc phöông trình baäc hai, heä phöông trình baäc nhaát hai aån

baèng maùy tính caàm tay CasiO hoaëc Vinacal,..

2)Veà kyõ naêng : Bieát giaûi baøi toaùn baèng caùch laäp heä phöông trình

baäc nhaát moät caùch thaønh thaïo baèng ñònh thöùc vaø baèng maùy tính

caàm tay.

3)Veà tö duy : Reøn luyeän naêng luïc tìm toøi, phaùt hieän vaø giaûi quyeát

vaán ñeà qua ñoù boài döôõng tö duy loâgíc.

II. Chuaån bò :

GV : Chuaån bò baøi giaûng

HS : Chuaån bò maùy tính tröôùc khi ñeán lôùp vaø laøm baøi taäp ôû nhaø.

III.Hoaït ñoäng daïy vaø hoïc:*OÅn ñònh lôùp, giôùi thieäu: Chia lôùp thaønh 6 nhoùm.*Kieåm tra baøi cuõ: Keát hôïp vôùi ñieàu khieån hoaït ñoäng nhoùm.*Baøi môùi:

Hoaït ñoäng cuûa GV Döï kieán hoaït ñoäng cuûa HSHÑ1: Höôùng daãn HS giaûi phöông trình baäc hai baèng maùy tính caàm tay.Ví duï1: Giaûi phöông trình sau baèng caùch söû duïng maùy tính boû tuùi:a)2x2 – 13x -11 = 0; b)-3x2 + 11x +15 = 0

HS chuù yù leân baûng ñeå lónh hoäi kieán thöùc vaø naém vöõng quy trình baám phím…HS caùc nhoùm thaûo luaän ñeå tìm lôøi giaûi vaøcöû ñaïi dieän leân baûng

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 81

Trường THPT Vinh Lộc GV neâu ví duï vaø ghi leân baûng vaø höôùng daãn HS giaûi baèng MTBTGV neâu baøi taäp töông töï, cho HS caùc nhoùm thaûo luaän ñeå tìm ra quy trình baám phím giaûi phöông trình baäc hai.GV goïi HS ñaïi dieän nhoùm leân baûng trình baøy lôøi giaûi (coùvieát quy trình baám phím)GV goïi HS nhaän xeùt (neáu caàn)GV nhaän xeùt vaø neâu lôøi giaûi chính xaùc.

trình baøy lôøi giaûi (coù giaûi thích)HS nhaän xeùt, boå sung vaø söûa chöõa ghi cheùp…

HÑ2: Höôùng daãn hoïc sinh giaûi heä phöông trình baäc nhaát hai aån baèng MTBT.Ví duï 2: bGiaûi heä phöông trình sau baèng MTBT:

GV neâu ñeà baøi taäp vaø ghi leân baûng.GV höôùng daãn HS caùch giaûi heä phöông trình baäc nhaát hai aån baèng MTBT.GV ra baøi taäp töông töï, cho HS caùc nhoùm thoûa luaän ñeå tìm lôøi giaûi vaø ghi lôøi giaûi vaøo baûng phuï.GV goïi HS ñaïi dieän nhoùm leân baûng trình baøy lôøi giaûi (coù neâu quy trình baám phím)GV goïi HS nhaän xeùt, boå sung (neáu caàn)GV nhaän xeùt vaø neâu lôøi giaûi ñuùng (neáu HS khoâng trình baøy ñuùng lôøi giaûi)

HS chuù yù theo doõi treân baûng ñeå naém vöõng quy trình baám phím giaûi heä phöông trình baäc nhaát hai aån.HS caùc nhoùm thaûo luaän ñeå tìm lôøi giaûi vaøcöû ñaïi dieän leân baûng trình baøy lôøi giaûi.HS nhaän xeùt, boå sung vaø söûa chöõa ghi cheùp…HS trao ñoåi ñeå ruùt ra keát quaû…

HÑ3: Höôùng daãn giaûi heä phöông trình baäc nhaát 3 aån baèng MTBT.GV höôùng daãn töông töï nhö ôû heä phöông trình baäc nhaát hai aån.

HS chuù yù theo doõi treân baûng.HS thaûo luaän vaø cöû ñaïi dieän leân baûng trình baøy lôøi giaûi …HS nhaän xeùt , boå sung vaø söûa chöõa ghi cheùp…

*HÑ4: Cuûng coá vaø höôùng daãn hoïc ôû nhaø:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 82

Trường THPT Vinh Lộc -Xem laïi quy trình baán phím ñeå giaûi phöông trình baäc hai moät aån, heä phöông trình baäc nhaát hai aån vaø 3 aån.-Baèng caùch söû ñuïng MTBT giaûi caùc heä phöông trình ôû baøi taäp 1, 2, 5, 7 SGK trang 68 vaø 69.*GV höôùng daãn theâm caùch giaûi baèng caùch söû duïng toât hôïp phím: shift+solve.

-----------------------------------------------------------------------Tieát 26. OÂN TAÄP CHÖÔNG III

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Kiến thức: Củng cố phương pháp giải và biện luận phương trình bậc nhất, bậc hai, hệ phương trình

bậc nhất 2 ẩn.

2)Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải các dạng toán liên quan đến giải và biện luận phương trình bậc

nhất, bậc hai, hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

GV: Giáo án, kết quả các bài tập, các gợi ý cho HS nếu hs không giải được

HS: Làm bài tập ở nhà, ôn lại các kiến thức liên quan.

Phương pháp: Lấy hs làm chủ đạo.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

*Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp với điều khiển hoạt động nhóm.

*Bài mới:

*Ôn tập kiến thức trong chương

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 83

Trường THPT Vinh Lộc ax + by = c a’x + b’yb =c’có nghiệm ?

Gọi hs lên bảng.

HS giải xong, gọi hs khác nhận xét.GV bổ sung, sửa chữa cuối cùng.

Giải và biện luận pt: ax = b?

Gọi đồng thời 2 hs lên bảng giải bài 54, 55.

Gọi HS dưới lớp trả lời phần lý thuyết và phương pháp giải.

Gọi hs nêu phương pháp giảia. Giải và biện luận pt: ax2 + bx + c = 0?

b. pt có 2 no trái dấu?

c. Đlý Viet: x1 + x2 =?

≠ 0

hay D = Dx = Dy = 0

HS:

= a2 – 1Dx = a3 – 1 = (a - 1)(a2+a + 1)Dy = a – a2 = a(1 – a)a = -1: hệ VNa = 1: hệ VSNa ≠ 1: hệ có một nghiệm.

a = 0 b = 0: VSN a = 0 b ≠ 0 : VN

a ≠ 0: x =

pt px +p – 2x = p2 + p - 4 (p – 2)x = p2 – 41 là nghiệm của pt p – 2 = p2 – 4 p2 – p – 2 = 0 p = 2 p = -1

a)a = 0: pt bx + c = 0a ≠ 0: = b2 – 4ac < 0: ptvn

= 0: pt có no kép

> 0: pt có 2 no:

b) a ≠ 0

52. Tìm a để hệ: ax + y = a2

x + ay = 1 có nghiệm?Giải:D = a2 – 1Dx = a3-1Dy = a(1-a)hệ có nghiệm D ≠ 0 D = Dx = Dy = 0 a ≠ 1 a = 1 a ≠ -1

54. Giải và biện luận pt: m(mx – 1) = x + 1TXĐ: D = RPt (m2 – 1)x = m - 1

+ m ≠ 1: T =

+ m = 1: T = R+ m = -1: T =

55. Cho pt:p( x + 1) – 2x = p2 + p – 4Tìm p để pt nhận 1 là nghiệm

Kq: p = -1 p = 2

37. Cho pt: ( m-1)x2 + 2x – 1 = 0a) Giải và biện luận ptb) Tìm m để pt có 2 nghiệm trái dấuc) Tìm m để tổng bình phương hai nghiệm của ph bằng 1 Giải: a)

m = 1: pt có no x =

m ≠ 1: ’ = 1 + m – 1 = m

m < 0: ptvn m = 0: pt có no x = 1

m > 0: x1,2 =

b) pt có hai nghiệm trái dấu

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 84

Trường THPT Vinh Lộc x1x2 =?

x1 + x2 =

x1x2 =

m > 1

c) m =

-----------------------------------------------------------------------Chöông IV: BAÁT ÑAÚNG THÖÙC – BAÁT PHÖÔNG TRÌNH

Tiết 27.Bài 1. BẤT ĐẲNG THỨCI. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1.Về kiến thức:

- Biết khái niệm và tính chất của bất đẳng thức.

- Hiểu bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân (BĐT Côsi) của hai số không âm.

- Biết được một số BĐT có chứa dấu giá trị tuyệt đối như:

2.Về kỹ năng:

-Vận dụng được tính chất của đẳng thức hoặc dùng phép biến đổi tương đương để chứng minh một số

BĐT đơn giản.

- Biết vận dụng được bất đẳng thức Cô si vào việc tìm một số BĐT hoặc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ

nhất của một biểu thức đơn giản.

- Chứng minh được một số bất đẳng thức đơn giản có chứa dấu giá trị tuyệt đối.

- Biết diểu diễn các điểm trên trục số thỏa mãn các bất đẳng thức .

3) Về tư duy và thái độ:

-Rèn luyện tư duy logic, trừu tượng.

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 85

Trường THPT Vinh Lộc II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập (nếu cần).

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp đan xen hạot động nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: (Ôn tập BĐT)HĐTP1: (Ví dụ áp dụng để dẫn đến khái niệm BĐT)GV cho HS các nhóm thảo luận để suy nghĩ trả lời các bài tập trong hoạt động 1 và 2 SGK.Gọi HS nhận xét, bổ sung và GV nêu lời giải chính xác (nếu HS không trình bày đúng lời giải)GV: Các mệnh đề có dạng “a>b” hoặc “a<b” được gọi là bất đẳng thức.HĐTP2: (Tìm hiểu về BĐT hệ quả và BĐT tương đương)GV gọi một HS nêu lại khái niệm phương trình hệ quả.Vậy tương tự ta có khái niệm BĐT hệ quả (GV nêu khái niệm như ở SGK)GV nêu tính chất bắc cầu và tính chất cộng hai vế BĐT với một số và ghi lên bảng.GV gọi một HS nhắc lại: Thế nào là hai mệnh đề tương đương?Tương tự ta cũng có khái niệm hai BĐT tương đương (GV gọi

HS các nhóm thảo luận và ghi lời giải vào bảng phụ.HS đại diện hai nhóm lên trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả: 1.a)Đ; b)S; c)Đ.2.a)<; b)>; c)=; d)>.

HS nhắc lại khái niệm phương trình hệ quả.HS chú ý theo dõi trên bảng…

HS nhắc lại khái niệm hai mệnh đề tương đương…

I. Ôn tập bất đẳng thức:1.Khái niệm bất đẳng thức:Ví dụ HĐ1: (SGK)Ví dụ HĐ2: (SGK)Khái niệm BĐT: (Xem SGK)

2. Bất đẳng thức hệ quả và bất đẳng thức tương đương:Khái niện BĐT hệ quả: (xem SGK)*Tính chất bắc cầu:

*Tính chất cộng hai vế BĐT với một số:

tùy ý

Khái niệm BĐT tương đương: (Xem SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 86

Trường THPT Vinh Lộc một HS nêu khái niệm trong SGK và yêu cầu HS cả lớp xem khái niệm trong SGK).HĐTP3: (Bài tập áp dụng)GV cho HS các nhóm xem nội dung ví dụ HĐ3 trong SGK và yêu cầu HS các nhóm thảo luận tìm lời giải và ghi vào bảng phụ.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung và GV nêu lời giải đúng.Vậy để chứng minh BĐT a<b ta chỉ cần chứng minh a-b<0.HĐTP3: (Tính chất của BĐT)GV phân tích các tính chất và lấy ví dụ minh họa và yêu cầu HS cả lớp xem nội dung trong SGK.

HS các nhóm xem đề và thảo luận tìm lời giải.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS chú ý theo dõi trên bảng …

HS chú ý theo dõi và nêu vídụ áp dụng…

3.Tính chất của bất đẳng thức:(Xem SGK)

*Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lí thuyết theo SGK.-Làm các bài tập trong SGK trang 79.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 28. BẤT ĐẲNG THỨC VỀ GIÁTRỊ TUYỆT ĐỐI VÀ BẤT ĐẲNG THỨCGIỮA TRUNG BÌNH CỘNG VÀ TRUNG BÌNH NHÂN

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 87

Trường THPT Vinh Lộc

I. Mục tiêu bài dạy.

Về tư duy: Hướng dẫn học sinh :phát hiện, hiểu được, nắm được các bất đẳng thức về giá trị tuyệt

đối,

bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân của hai số không âm.

Về kĩ năng:

_ Chứng minh được một số bất đẳng thức đơn giản bằng cách áp dụng các bất đẳng thức nêu trong bài

học.

_ Biết cách tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một hàm số hoặc một biểu thức chứa biến.

II . Những điều cần lưu ý.

+ Học sinh đã hiểu, biết về bất đẳng thức, các tính chất của bất đẳng thức, học sinh cũng đã biết về

định nghĩa giá trị tuyệt đối của một số.

+ Cho một hàm số y = f(x) xác định trên tập D. Muốn chứng minh số M (hay m) là giá trị lớn nhất

(nhỏ nhất) của f(x) trên D, ta làm như sau: _ Chứng minh bất đẳng thức f(x) M (f(x) m) với mọi

x D; _ Chỉ ra một (Không cần tất cả) giá trị x = D sao cho f(x) = M ( f(x) = m )

III.Chuẫn bị của giáo viên và học sinh.

** Các tính chất của bất đẳng thức, phương pháp chứng minh các bất đẳng thức nhờ tính chất và nhờ

vào tính chất âm dương của một số thực

** Bảng phụ, đồ dùng dạy học.

III Tiến trình bài dạy.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 88

Trường THPT Vinh Lộc

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung ghi bảngHoạt động1.Cho HS nhắc lại định nghĩa trị tuyệt đối của số a.

Hoạt động 2 Cho HS ghi các tính chất của bất đẳng thức giá trị tuyệt đốiDựa vào tính chất của BĐT và BĐT giá trị tuyệt đối ở trên, chứng minh:

Hoạt động 3 Vận dụng BĐT trên để chứng minh:

Hoạt động 4 Hướng dẫn học sinh phát hiện và nắm vững bất đẳng thức trung bình cộng vã trung bình nhân.

<H> Với a 0 và 0 chứng minh rằng

.

Dấu “=” xảy ra khi nào ? gọi là bất đẳng thức Côsi.

Hoạt động 5.Vận dụngCho hai số dương âm a và b.<H> Chứng minh

(a + b)( ) 4 ?

Dấu “=” xảy ra khi nào ?

<H> ở hình vẽ dưới đây, cho AH = a, BH = b. Hãy tính các đoạn OD và HC theo a và b. Từ đó suy ra BĐT giữa trung bình cộng và trung bình nhân.

=

, nên

ta luôn có

Học sinh trao đổi nhau về BĐT giá trị tuyệt đối, suy nghĩ thảo luận để đi đến kết luận hai BĐT quan trọng

Do đó

Học sinh tham gia giải quyếtVới a 0 và b 0 thì

a + b

2 a + b - 2

0 0(hiển nhiên).Dấu “=” xảy ra a = b.

Ta có: a + b 2 , dấu “=” xảy ra

a = b.

2 , dấu “=”

xảy ra a = b. Từ đó suy ra

(a + b)( ) 4.

Dấu “=” xảy ra a = b.

V Bât đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhânĐinh lý.`Nếu a 0 và 0 thì

.

Dấu “=” xảy ra a = b.

Hệ quả . Nếu hai số dương có tổng

không đổi thì tích của chúng đạt giá trị lớn nhất khi hai số đố bằng nhau.

. Nếu hai số dương có tích không đổi thì tổng của chúng đạt giá trị nhỏ nhất khi hai số đó bằng nhau.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 89

Trường THPT Vinh Lộc

O BA

C

H

D

Cho hai số x, y dương có tổng S = x + y không đổi.<H> Tìm GTLN của tích của hai số này ?

Cho hai số dương, y có tích P = xy không đổi.<H> Hãy xác định GTNN của tổng hai số này ?

Hoạt động 6 . Hướng đẫn học sinh nắm vững các bất đẳng thức chứa giá trị tuyệt đối. Bất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhân, đồng thời biết áp dụng và giải toán.<H> |x| = ?<H> Nhận xét gì về |a + b| và |a| + |b|, |a - b| và |a| + |b|

* |x| = .

* |x| 0, dấu “=” xảy ra x = 0.

* |x| x, dấu “=” xảy ra x 0.

* |x| 0, dấu “=” x 0

* Bất đẳng thức Cô Si:Nếu a 0 và 0 thì

.

Dấu “=” xảy ra a = b.

Học sinh tham gia trả lời:

Vì nên

(Đây là cach

chứng minh bằng hình học)

x 0 và y 0, S = x + y.

x + y xy .

Tích hai số đó dạt GTLN

bằng

Dấu “=” xảy ra x = y.Giả sử x > 0 và y > 0, đặt P = xy.x + y x + y P.Dấu “=” xảy ra x = y.

Học sinh tóm tắt, củng cố kiến thức cơ bản.

|x| = .

* |a + b| |a| + |b|, dấu “=” xảy ra ab 0 * |a - b| |a| + |b|, dấu “=” xảy ra ab 0.

* Nếu a 0 và 0 thì

.

Dấu “=” xảy ra a = b.

O BA

C

H

D

ý nghĩa hình học . Trongtất cả các hình chữ nhật

có cùng chu vi, hình vuông có diện tích lớn nhất.

TRong tất các hình chỡ nhậtcó cùng diệt tích,hình vuông có chu vi nhỏ nhất.

Ví dụ: x, y, z R, chứng minh: |x +y| + |y + z| |x - z|.Chứng minh. Ta có |x - z| = |(x - y) + (y - z)| |x +y| + |y + z|.

Làm các bài tập sgk :Số 1, 2, 3, 5, 7, 8, 10, 12.Mở rộng bất đẳng thức Cô Si cho 3 số không âm.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 90

Trường THPT Vinh Lộc

.-----------------------------------------------------------------------

Tiết 30. ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I(Kết hợp với ôn tập hình học)

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 31. KIỂM TRA HỌC KỲ I

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

1)Về kiến thức:

*Củng cố kiến thức cơ bản trong học kỳ I

2)Về kỹ năng:

-Vận dụng thành thạo kiến thức cơ bản vào giải các bài toán trong đề thi.

2)Về kỹ năng:

-Làm được các bài tập đã ra trong đề thi.

-Vận dụng linh hoạt lý thuyết vào giải bài tập

3)Về tư duy và thái độ:

Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic,…

Học sinh có thái độ nghiêm túc, tập trung suy nghĩ để tìm lời giải, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Giáo án, các đề kiểm tra, gồm 4 mã đề khác nhau.

HS: Ôn tập kỹ kiến thức trong học kỳ I, chuẩn bị giấy kiểm tra.

IV.Tiến trình giờ kiểm tra:

*Ổn định lớp.

*Phát bài kiểm tra:

Bài kiểm tra gồm 2 phần:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 91

Trường THPT Vinh Lộc Trắc nghiệm gồm 16 câu (4 điểm);

Tự luận gồm 4 câu (6 điểm)

*Đề thi:SỞ GD ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 - 2008

TRƯỜNG THPT VINH LỘC Môn Thi: Toán lớp 10CB - Thời gian: 90 phút ------------------------ I.Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Cho mệnh đề

Mệnh đề phủ định của P là:

A. B.

C. D.

Câu 2. Cho A là tập hợp các số tự nhiên chẵn, B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3, C là tập hợp

các số tự nhiên chia hết cho 6.

Hãy chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. B. C. D.

Câu 3. Cho hàm số . Tập xác định của hàm số là:

A. B.

C. D.

Câu 4. Cho hàm số . Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:

A. B. C. D.

Câu 5. Hàm số . Hãy chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

A.Điểm (1;2) thuộc đồ thị hàm số B.Điểm (-1;2) thuộc đồ thị hàm số

C.Điểm (0;0) thuộc đồ thị hàm số D.Điểm (4;18) thuộc đồ thị hàm số

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 92

Trường THPT Vinh Lộc

Câu 6. Phương trình có tập nghiệm là:

A. B. C. D.

Câu 7. Hệ phương trình: có nghiệm là:

A.(3;-2) B.(3;2) C.(-3;-2) D.(-3;2)

Câu 8. Cho bất phương trình: .

Khẳng định nào sau đây đúng?

Tập nghiệm của bất phương trình là:

A. B. C. D.

Câu 9. Tọa độ đỉnh của parabol (P): y = 3x2 – 2x + 1 là:

A. B. C. D.

Câu 10. Cho ba điểm A, B, C tùy ý. Đẳng thức nào sau đây đúng?

A. B. C. D.

Câu 11. Cho tứ giác ABCD. Số các vectơ khác có điểm đầu và điểm cuối là đỉnh của tứ giác bằng:

A.4 B.6 C.8 D.12

Câu 12. Cho đoạn thẳng AB, nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì đẳng thức nào sau đây sai?

A. B. C. D.

Câu 13. Cho tam giác ABC có A(2; 5), B(-1; 2), C(5; -4). Trọng tâm của tam giác ABC là:

A.G(2; 1) B.G C. D.

Câu 14. Cho là hai vectơ khác , ngược hướng . Đẳng thức nào

sau đây đúng?

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 93

Trường THPT Vinh Lộc

A. B. C. D.

Câu 15. Cho . Tọa độ của vectơ là:

A. B. C. D.

Câu 16. Cho các vectơ và . Nếu vectơ cùng phương với vectơ

thì m+n bằng:

A.0 B.1 C.2 D.Số khác

II.Tự luận:(6 điểm)

*ĐẠI SỐ:(4 điểm)

Câu 1.

a)Giải phương trình và hệ phương trình sau:

b)Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số:

y = x2 – 5x + 3

Câu 2. Cho phương trình x2 – 3x + m -5 = 0 (1)

a)Giải phương trình khi m = 7

b)Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu;

Câu 3. Cho . Chứng minh rằng:

*HÌNH HỌC:(2 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A(3; -4) và B(4; 3). Gọi M, I theo thứ tự là trung điểm của AB

và OM.

a)Tìm tọa độ của M và I;

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 94

Trường THPT Vinh Lộc b)Tìm tọa độ của D để tứ giác OADB là hình bình hành;

c)Chứng minh rằng:

-----------------------------------------------------------------------Tiết 32. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

GV hướng dẫn và giải đề kiểm tra học kì I theo đáp án và thang điểm sau:ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I.Trắc nghiệm (4 điểm):Đáp án Thang điểm Ghi chú

Câu 1: B; Câu 2: D; Câu 3: C; Câu 4: B; Câu 5: B; Câu 6: DCâu 7: B; Câu 8: C, Câu 9. D;Câu 10: C; Câu 11: D; Câu 12: D; Câu 13: A; Câu 14: A; Câu 15: B; Câu16: A.

0,25 điểm/câu

II.Tự luận (6 điểm):Đáp án Thang điểm Ghi chú

*ĐẠI SỐ:Câu 1: (1,5 điểm)

a)

Điều kiện:

Vậy tập nghiệm của phương trình (1) là:

b) Đỉnh

Do a =1>0 nên đồ thị hàm số nghịch biến trên khoảng

và đồng biến trên khoảng .

Bảng biến thiên:x

y

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 95

Trường THPT Vinh Lộc

Đồ thị:

O

Vậy đồ thị của hàm số y = x2 – 5x + 3 là một parabol có đỉnh

, có bề lõm hướng lên trên và nhận đường thẳng

làm trục đối xứng.

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2. (1 điểm)a)Khi m = 7, phương trình (1) trở thành: x2- 3x +2 = 0 (2)Phương trình (2) có dạng: a + b + c = 0 nên có hai nghiệm:

x1 = 1; x2 = 2b)Để phương trình có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi:

Vậy khi m < 5 thì phương trình (1) có hai nghiệm trái dấu.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3. (1,5 điểm)Do nên ta có:

Áp dụng bất đẳng thức Côsi cho 2 số dương , ta có:

(1)

Tương tự ta có:

Cộng (1), (2) và (3) vế theo vế ta được:

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 96

Trường THPT Vinh Lộc

Vậy: (đpcm) 0,25 điểm

*HÌNH HỌC: (2 điểm)

a)Tọa độ của trung điểm M là:

Tọa độ của trung điểm I là:

b)Do OADB là hình bình hành nên ta có:

Gọi D(x,y) khi đó ta có:

Vậy D(7;-1)c)Chứng minh rằng:

I

M

O

A B

Do M là trung điểm của AB nên ta có:

Mặt khác, do I là trung điểm của OM nên:

Từ (1’) và (2’) ta có:

(đpcm)

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm0,25 điểm

0,25 điểm

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 97

Trường THPT Vinh Lộc

Ghi chú: Mọi các giải đúng đều cho điểm tối đa.-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------Tiết 29,33,34.Baøi 2 : BAÁT PHÖÔNG TRÌNH VAØ HEÄ BAÁT PHÖÔNG

TRÌNH MOÄT AÅNI/ MUÏC TIEÂU:

1)Veà kieán thöùc : _Bieát ñöôïc khaùi nieäm baát phöông trình, hpt moät

aån, nghieäm vaø taäp nghieäm cuûa bpt, ñieàu

kieän cuûa bpt.

2)Veà kyõ naêng : - Giaûi ñöôïc bpt, vaän duïng ñöôïc moät soá pheùp bieán

ñoåi vaøo baøi taäp cuï theå.

- Bieát tìm ñieàu kieän cuûa bpt.

- Bieát giao nghieäm baèng truïc soá.

3)Tö duy vaø thaùi ñoä : -Chính xaùc vaø thaän troïng.

II/ CHUAÅN BÒ PHÖÔNG TIEÄN DAÏY HOÏC :

GV: Giaùo aùn, SGK, caùc baûng phuï.

HS : Taäp ghi, SGK…

III/ KIEÅM TRA BAØI CUÕ :

Caâu hoûi : Cho a, b, c laø ñoä daøi ba caïnh cuûa tam giaùc.

CMR: a2+b2+c2 < 2 (ab+bc+ca).

IV/ TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC:

*Ổn định lớp. giới thiệu: Chia lớp thành 6 nhóm:

*Bài mới:

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS Noäi dungHoaït ñoäng 1 : _ Cho ví duï veà bpt moät aån

_Hoïc sinh cho moät soá ví duï veà bpt moät aån :

I/Khaùi nieäm baát phöông trình moät aån :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 98

Trường THPT Vinh Lộc 5x+1 > 3_Yeâu caàu hs chæ ra veá phaûi vaø veá traùi cuûa bpt.Hoaït ñoïâng 2 : Cho bpt a) Trong caùc soá –2, 0,

soá naøo laø

nghieäm, soá naøo khoâng laø nghieäm?_Goïi 1 hs traû lôøi vaø 2 hs goùp yùb) Giaûi bpt ñoù vaø bieåu dieãn taäp nghieäm treân truïc soá.

_ Cho hoïc sinh hoaït ñoäng theo nhoùm roài ñaïi dieän leân baûng trình baøy._Toång keát daïng nghieäm cho hoïc sinh.

Ñieàu kieän cuûa bpt laø gì?

_Haõy tìm ñk cuûa bpt sau : (1)

_Cho ví duï veà bpt chöùa tham soá: (2m+1)x+3 < 0_Tham soá laø gì?_Cho hoïc sinh ñoïc saùch giaùo khoa ñeå hình thaønh khaùi nieäm heä bpt._Yeâu caàu hoïc sinh cho ví duï heä bpt.

vd : 2x - 4x2 + 41 > 3

_Hoïc sinh traû lôøi caâu hoûi.

-2, 0 laø nghieäm cuûa bpt.

khoâng laø

nghieäm cuûa bpt.

Hoïc sinh giaûi ñöôïc bpt

Bieåu dieånteân truïc soá /////////////////////

_Hoïc sinh traû lôøi caâu hoûi.

_Ñieàu kieän cuûa bpt (1) laø: vaø

_ Hs traû lôøi vaø cho vaøi ví duï khaùc.

_Hoïc sinh ñoïc saùch giaùo khoa vaø cho ví duï: _Giaûi töøng bpt roài giao taäp nghieäm cuûa chuùng laïi._Hoïc sinh giaûi ví duï treân baûng.

1/ Baát phöông trình moät aån : Baát pt aån x laø meänh ñeà chöùa bieán coù daïng : f(x) < g(x) trong ñoù f(x) vaø g(x) laø nhöõng bieåu thöùc cuûa x. Ta goïi f(x) vaø g(x) laàn löôïc laø veá traùi vaø veá phaûi cuûa bpt. Soá thöïc x0 s/c f(x0) = g(x0) laø meänh ñeà ñuùng ñöôïc goïi laø 1 nghieäm cuûa bpt. Giaûi bpt laø tìm taäp nghieäm cuûa noù. Khi taäp nghieäm roãng ta noùi bpt voâ nghieäm.

2/ Ñieàu kieän cuûa 1 bpt : Ñieàu kieän cuûa aån soá x ñeå f(x) vaø g(x) coù nghóa goïi laø ñieàu kieän cuûa bpt.

3/Baát phöông trình chöùa tham soá : (sgk trang81) II/Heä baát phöônh trình moät aån:(sgk)Ví duï 1: Giaûi heä bpt : Giaûi (1):

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 99

-

3/2 +

(1)(2)

Trường THPT Vinh Lộc

_Hình thaønh phöông phaùp chung ñeå giaûi heä bpt._Goïi 1 hs giaûi ví duï

_Yeâu caàu hs vieát taäp nghieäm cuûa heä bpt.Hoaït ñoäng 3:Hai bpt trong ví duï 1 coù töông ñöông hay khoâng? Vì sao?

_Ñeå giaûi bpt, heä bpt hoïc sinh phaûi bieát ñöôïc caùc pheùp bieán ñoåi töông ñöông.

_ÔÛ ñaây chuùng ta seõ ñöôïc giôùi thieäu 3 pheùp bieán ñoåi cô baûn nhaát.

_Goïi hoïc sinh leân baûng giaûi ví duï 2._Caùc hs khaùc goùp yù.

_Cho hs nhaän xeùt meänh ñeà: 5>3 +Khi nhaân (chia) 2

S=-1 ;3.

_Hoïc sinh traû lôøi caâu hoûi._Khoâng. Vì chuùng khoâng cuøng taäp nghieäm.

_Hoïc sinh laøm laïi ví duï 1.

Giaûi ví duï 2: (x+2)(2x-1) –2 < x2 + (x-1)(x+3)2x2+ 4x-x –2 –2 < 2x2+2x –3 x –1 < 0 x < 1

_Hoïc sinh traû lôøi bpt ñoåi chieàu khi nhaân (chia) vôùi soá aâm.

_Hoïc sinh löu yù khi giaûi VD 3 thì f(x) aâm hay döông?

(x2+x+1)(x2+1) > (x2+x)(x2+2)

Giaûi (2):

III/Moät soá pheùp bieán ñoåi baát phöông trình : 1/Baát phöông trình töông ñöông : (sgk). 2/Pheùp bieán ñoåi töông ñöông: _Ñeå giaûi 1 bpt ta lieân tieáp bieán ñoåi thaønh nhöõng bpt töông ñöông cho ñeán khi ñöôïc bpt ñôn giaûn nhaát maø ta coù theå bieát ngay keát luaän nghieäm._Caùc pheùp bieán ñoåi nhö vaäy goïi laø caùc pheùp bieán ñoåi töông ñöông. 3/ Coäng (tröø) : _Coäng (tröø) hai veá cuûa bpt vôùi cuøng moät bieåu thöùc maø khoâng laøm thay ñoåi ñieàu kieän cuûa bpt ta ñöôïc moät bpt töông ñöông.P(x)< Q(x) P(x)+f(x)<Q(x)+f(x) Ví duï 2:(sgk)Vaäy taäp nghieäm cuûa bpt laø: Nhaän xeùt: Chuyeån veá vaø ñoåi daáu 1 haïng töû cuûa bpt ta ñöôïc bpt töông ñöông. 4/ Nhaân (chia) :P(x)<Q(x)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 100

Trường THPT Vinh Lộc veá vôùi 2. + Khi nhaân (chia) 2 veá vôùi –2._Neáu nhaân(chia) vôùi 1 bieåu thöùc thì phaûi xaùc ñònh bieåu thöùc aâm hay döông._Qui ñoàng maãu töùc laø nhaân 2 veá vôùi 1 bieåu thöùc xaùc ñònh._Goïi hs leân baûng giaûi ví duï 3._Caùc hs khaùc nhaän xeùt lôøi giaûi cuûa baïn.

_GV chænh söûa neáu coù sai soùt.

_GV löu yù muoán bình phöông hai veá cuûa bpt thì hai veá phaûi döông.

_Khi giaûi bpt coù chöùa caên phaûi tìm ÑK cho bieåu thöùc trong caên coù nghóa._Goïi hs leân baûng giaûi ví duï 4.

_Treo baûng phuï 1 coâng thöùc:

_ Gv giaûi thích taïi sao coù ñöôïc coâng thöùc ñoù.

x4+x3+2x2+x+1 > x4+x3+2x2+2x -x+1 > 0 x < 1.

_Hoïc sinh nhaän xeùt hai veá cuûa bpt ñeàu döông neân bình phöông hai veá.

Ta ñöôïc:

x2 +2x+2 > x2-2x+3

4x > 1

x >

_ Hoïc sinh chuù yù caùch hình thaønh ñöôïc coâng thöùc.

ÑK: Ta coù:

_ Hoïc sinh traû lôøi caâu hoûi.

P(x).f(x)<Q(x).f(x) neáu f(x) > 0 vôùi moïi xP(x)<Q(x) P(x).f(x) > Q(x).f(x) neáu f(x) < 0 vôùi moïi x.

Ví duï 3:Giaûi bpt:

Vaäy nghieäm cuûa bpt laø x < 1.

5/ Bình phöông:P(x)<Q(x) P2(x)<Q2(x) Neáu

Ví duï4:Giaûi bpt : Vaäy nghieäm cuûa bpt

laø x >

6/Chuù yù : a)Khi giaûi bpt caàn tìm ÑK cuûa bpt. Sau khi giaûi xong phaûi keát hôïp vôùi ÑK ñeå coù ñaùp soá.

Ví duï 5: Giaûi bpt :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 101

Trường THPT Vinh Lộc

_Cho hs giaûi VD5 ._Goïi 1 hs tìm ÑK cuûa bpt.

_ Moät hs khaùc leân baûng trình baøy lôøi giaûi.

_ Caùc hoïc sinh khaùc theo doõi lôøi giaûi cuûa baïn ñeå ñieàu chænh kòp thôøi.

_ Keát hôïp vôùi ÑK chính laø yeâu caàu hoïc sinh giaûi heä bpt naøo?

_Cho hs giaûi bpt:

_ Veá traùi cuûa bpt aâm hay döông?_Goïi 1 hs tìm ÑK cuûa bpt.

_ Goïi 1 hs giaûi khi veá traùi aâm.

_ Goïi 1 hs giaûi khi veá traùi döông.

_ Höôùng daãn hs giao

_ Hoïc sinh giaûi theo höôùng daãn cuûa giaùo vieân. ÑK: x-1 0

_ Khi x-1<0 thì veá traùi aâm neân bpt voâ nghieäm.

_Khi x-1> 0 thì bình phöông hai veá.

Töông ñöông vôùi vieäc ta giaûi heä:

Giaûi heä ta ñöôïc nghieäm

_ Hoïc sinh ghi nhaän vaøo vôû

Ví duï 7: Giaûi bpt :

_ Hai veá cuûa bpt coù nghóa vôùi moïi x

+ Khi . Ta bình

phöông hai veá, ta ñöôïc:

Keát hôïp vôùi ta

ñöôïc nghieäm laø:

(*)

Keát hôïp vôùi ÑK ta ñöôïc:

*Vaäy nghieäm cuûa

bpt laø:

b) Khi nhaân ( chia) 2 veá cuûa bpt vôùi f(x) caàn chuù yù ñeán giaù trò aâm, döông cuûa f(x)_ Neáu f(x) coù theå nhaän caû aâm vaø döông thì ta xeùt töøng tröôøng hôïp rieâng. Ví duï 6 :

c)Khi giaûi bpt P(x) < Q(x) maø phaûi bình phöông hai veá thì ta xeùt laàn löôït hai tröôøng hôïp: +Khi P(x),Q(x) cuøng khoâng aâm, ta bình phöông hai veá cuûa bpt. +Khi P(x),Q(x) cuøng aâm ta vieát : P(x) < Q(x) -Q(x) < -P(x)roài bình phöông hai veá cuûa bpt môùi.Ví duï 7: Giaûi bpt :

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 102

Trường THPT Vinh Lộc nghieäm baèng truïc soá.

_ Goïi 1 HS giao nghieäm cuûa heä.

_Cho hs hoaït ñoäng theo nhoùm ñeå giaûi ví duï7.

_Goïi 1 hs tìm ÑK cuûa bpt.

_ Goïi 1 hs trình baøy khi veá phaûi döông.

_ Goïi 1 hs trình baøy khi veá phaûi aâm

_ GV nhaän xeùt ñaùp soá cuoái cuøng.

_Gv treo baûng phuï 2 vaø giaûi thích taïi sao coù coâng thöùc ñoù:

+Khi thì bpt luoân

luoân ñuùng neân trong tröôøng hôïp naøy moïi

(**) laø nghieäm

cuûa bpt.

Vaäy nhieäm cuûa bpt ñaõ cho bao goàm:

vaø

hay x < 4.

Coâng thöùc :

*Cuûng coá vaø höôùng daãn hoïc ôû nhaø:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 103

Trường THPT Vinh Lộc Cuûng coá:

Nhaéc laïi caùc pheùp bieán ñoåi töông ñöông (3 pheùp bieán ñoåi cô baûn).

Nhaéc laïi caùch giaûi bpt, giaûi heä bpt.

Caùch tìm ÑK cuûa bpt, caùch giao nghieäm baèng truïc soá.

Daën doø :

_ Hoïc sinh veà nhaø laøm baøi taäp sgk trang 87,88.

_GV höôùng daãn hs laøm baøi taäp veà nhaø.

Ghi chuù: Tieát 29: Hoaït ñoäng 1 vaø 2;

Tieát 33: Hoaït ñoäng 3

-----------------------------------------------------------------------

Tieát 34:BAØI TAÄP

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS Noäi dungKieåm tra baøi cuûa :

_ Goïi hai hs traû baøi.

Baøi 1:_Goïi 4 hs laøm 4 caâu a, b, c, d._ Caùc hs khaùc goùp yù._ GV ñaùnh giaù keát quaû cuoái .

Baøi 2:_Goïi hs ñöùng taïi choå traû lôøi taïi sao bpt voâ nghieäm?

_Goïi HS khaùc nhaän xeùt .

_ Hoïc sinh leân baûng laøm baøi.

_Hoïc sinh leân baûng laømbaøi taäp.a)ÑK :x 0 vaø x 1b)ÑK: x 2, -2, 1, 3c)ÑK :x -1d)ÑK : vaø x -4.Baøi 2:_ Ba HS ñöùng daäy traû lôøi laàn löôïc ba caâu a), b), c)._ HS khaùc nhaän xeùt caâu traû lôøi cuûa baïn._ Hs ghi nhaän keát quaû cuoái cuøng.

Caâu hoûi: 1)Giaûi bpt :

2)Cho ví duï hai bpt töông ñöông?

Baøi baäp:Baøi 1:a) A=x R/x 0 vaø x 1.b) B=xR/x 2, -2, 1, 3.c)C=xR/x -1.d)D=(- ;1\-4.

Baøi 2:a) Veá traùi luoân luoân döông khoâng theå nhoû hôn -3b) Vì neân veá traùi lôùn

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 104

Trường THPT Vinh Lộc

Baøi 3:_ Hs tìm taïi sao hai bpt töông ñöông?

_ Gv nhaéc laïi nhieàu laàn ñeå HS thuoäc baøi taïi lôùp.

Baøi 4:_Qui ñoàng maãu roài giaûi bpt a)

_Goïi 2 hs leân baûng giaûi a) vaø b)

_ Gv höôùng daãn HS taïi sao vaø khi naøo ta môùi ñöôïc boû maãu bpt

_Yeâu caàu hs vieát taäp nghieäm cuûa bpt.

_Goïi hai hs leân baûng giaûi baøi 5.

_ Löu yù khi hoïc sinh giao nghieäm cuûa heä.

_Gv kieåm tra keát quaû cuoái cuøng.

Baøi 3:Hoïc sinh traû lôøi.

a), b) Chuyeån veá 1 haïng töû vaø ñoåi daáu ta ñöôïc bpt töông ñöông.c) Coäng hai veá cuûa bpt vôùi cuøng 1 soá döông ta ñöôïc bpt töông ñöông vaø khoâng ñoåi chieàu baát ñaúng thöùc.d) Nhaân hai veá cuûa bpt vôùi cuøng 1 soá döông ta ñöôïc bpt töông ñöông vaø khoâng ñoåi chieàu baát ñaúng thöùc.Baøi 4:

a)

18 x + 6 -4x+ 8 < 3 - 6x 20 x < -11

b) 2x2+5x-3x-2 x2+2x+x2-5-3 -2 -8 voâ lyù Vaäy bpt voâ nghieäm.

Baøi 5:Hoïc sinh leân baûng giaûi caâu a)

b)

hôn .

c)Vì neân veá traùi nhoû hôn 1.

Baøi 3:

Baøi 4: giaûi caùc bpt:

a)

*Taäp nghieäm cuûa

bpt laø:

b)(2x-1)(x+3)-3x+1(x-1)(x+3)+ x2-5

*Taäp nghieäm cuûa bpt laø : S =

Baøi 5:Giaûi heä bpt :

a)

*Nghieäm cuûa cuûa

heä laø

b)

Vaäy nghieäm cuûa heä laø:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 105

Trường THPT Vinh Lộc

*Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và giải lại các bài tập đã làm.-Làm thêm các bài tập chữa giải.-Soạn trước bài: “Dấu của nhị thức bậc nhất”.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 35. DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤTI.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

- Hiểu và nhớ được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất.

- Hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.

2)Về kỹ năng:

- Vận dụng được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất để lập bảng xét dấu các nhị thức bậc nhất, xác

định tập nghiệm của các bất phương trình tích, thương (mỗi thừa số trong bất phương trình là một nhị

thức bậc nhất).

-HS giải được hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, biết cách giao nghiệm trong khi giải bất phương

trình và hệ bất phương trình.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

HS: Nghiên cứu và sọan bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 106

Trường THPT Vinh Lộc IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp với điều khiểm họat động nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dungHĐ1: Hình thành mối liên hệ về dấu của nhị thức bậc nhất

:HĐTP1: GV nêu khái niệm nhị thức bậc nhất đối với x (như ở SGK)GV nêu và phát phiếu HT với nội dung là ví dụ HĐ1 trong SGK.GV hướng dẫn: Tập nghiệm của bất phương trình -2x + 3 > 0 là một khoảng trên trục số. Khoảng còn lại là tập nghiệm của bất phương trình -2x +3GV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HĐTP2:Dựa vào kết quả của HĐ1 ta có

HS chú ý theo dõi trên bảng đề lĩnh hội kiến thức.

HS thỏa luận theo nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích).HS nhận xét ,bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:

a)

Tập nghiệm

)////////////////////b)Với những giá trị của x trong khoảng bên phải nghiệm số

có giá

trị âm cùng dấu với hệ số của x là a=-2Ngược lại f(x) ngược dấu với hệ số của x là a = -2.

I.Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất:1)Nhị thức bậc nhất: (SGK)Ví dụ HĐ1: (SGK)a)Giải bất phương trình -2x +3 >0Và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của nó.b)Từ đó hãy chỉ ra các khoảng mà nếu x lấy giá trị trong đó nhị thức f(x) = - 2x +3 có giá trị Trái dấu với hệ số của x là a = -2;Cùng dấu với hệ số của x là a= -2.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 107

Trường THPT Vinh Lộc định lí tổng quát về dấu của nhị thức bậc nhất.(GV nêu định lí và hướng dẫn chứng minh tương tự SGK)

GV vẽ bảng xét dấu của nhị thức bậc nhất lên bảng.

GV vẽ minh họa bằng đồ thị dấu của nhị thức bậc nhất (tương tự như ở SGK)

2)Dấu của nhị thức bậc nhất:Định lí: Nhị thức f(x) =ax +b có giá trị cùng dấu với hệ số a khi x lấy các giá trị trong khoảng

, trái dấu với hệ số a

khi x lấy các giá trị trong

khoảng

Chứng minh: (SGK)

x - +

f(x) trái dấu a 0 cùng dấu a

HĐ2: Bài tập áp dụngHĐTP1: GV phát phiếu HT có nội dung tương tự HĐ2. Cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải.gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).

GV nhận xét và nêu lời giải

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải.HS đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:

a)2x – 5 = 0

Bảng xét dấu:

x - +

f(x) - 0 +

Vậy f(x) < 0 khi x và

3)Áp dụng:Phiếu HT 2: Nội dung: Xét dấu các nhị thức sau:

a)f(x) = 2x – 5; b)f(x) = -4x +3

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 108

Trường THPT Vinh Lộc đúng (nếu HS các nhóm không trình bày đúng lời giải)

GV nêu ví dụ 1 trong SGK và lâpk bảng xét dấu tương tự SGK.Khi f(x) là tích, thương của các nhị thức bậc nhất thì ta có xét dấu biểu thức f(x) được hay không? Để tìm hiểu rõ ta tìm hiểu qua ví dụ sau.HĐTP2: Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất.GV nêu ví dụ và ghi lên bảng.GV hướng dẫn giải chi tiết và ghi lên bảng.GV phát phiếu HT 3, cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải.GV gọi HS đại diện một nhóm lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải).

f(x)>0 khi x .

Câu b) HS các nhóm giải tương tự.

HS theo dõi trên bảng và trả lời các câu hỏi GV đặt ra.

HS chú ý theo dõi …

HS chú ý theo dõi để lĩnh hội kiến thức…

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích).HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:…

Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất:Ví dụ: Xét dấu biểu thức sau:

Phiếu HT 3:Nội dung: Xét dấu biểu thức sau:

HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

*Củng cố:

-Nhắc lại định lí về nhị thức bậc nhất, vẽ lại bảng về dấu của nhị thức bậc nhất;

- Dựa vào định lí về dấu của nhị thức bậc nhất ta có thể áp dụng giải các bất phương trình đơn giản hơn

*Hướng dẫn học ở nhà:

-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.

-Xem và soạn trước các phần còn lại của bài.

-Làm các 1 trong SGK.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 36. DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT (tt)

I.Mục tiêu:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 109

Trường THPT Vinh Lộc Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

- Hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.

2)Về kỹ năng:

- Vận dụng được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất để lập bảng xét dấu các nhị thức bậc nhất, xác

định tập nghiệm của các bất phương trình tích, thương (mỗi thừa số trong bất phương trình là một nhị

thức bậc nhất).

-HS giải được hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn, biết cách giao nghiệm trong khi giải bất phương

trình và hệ bất phương trình.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

HS: Nghiên cứu và sọan bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp với điều khiểm họat động nhóm.

Xét dấu biểu thức sau:

2.Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dungHĐ1: Áp dụng định lí về dấu vào giải bất phương trình:HĐTP1: Giải bất phương trình tích, bất phương trình có chứa ẩn ở mẫu:

III. Áp dụng vào giải bất phương trình 1)Bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 110

Trường THPT Vinh Lộc Để giải bất phương trình f(x) >0 thực chất là xét xem biểu thức f(x0 nhận giá trị dương với giá trị nào của x (tương tự f(x)<0)GV nêu ví dụ và ghi lên bảng, cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện trình bày lời giải.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HĐTP2: Giải bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối:GV gọi HS nhắc lại công thức về giá trị tuyệt đối của một biểu thức.GV nêu ví dụ và ghi lên bảng và hướng dẫn giải…GV nêu ví dụ và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:

Điều kiện:

Ta có:

(HS lập bảng xét dấu và rút ra tập nghiệm)

HS chú ý theo dõi vvà suy nghĩ trả lời…HS chú ý theo dõi trên bảng để xem lời giải mẫu…

HS các nhóm thảo luận dể tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS trao đổi để rút ra kết quả:…

Ví dụ: Giải bất phương trình sau

(1)

Ví dụ: Giải bất phương trình:(1)

Ta có:

Khi , bất phương trình (1)

trở thành: 4x – 3 < 4

Tập nghiệm:

Khi , bất phương trình (1)

trở thành: -2x – 1 < 4

Tập nghiệm:

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm:

Bài tập áp dụng:Giải bất phương trình:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 111

Trường THPT Vinh Lộc HĐ2: Luyện tập:GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận tìm lời giải bài tập 1c), 1d); 2a), 2b), 2d) SGK trang 94.GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày dúng lời giải).

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải bài tập như được phân công.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

*Luyện tập: (Các bài tập trong SGK)

HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

*Củng cố:

-Nhắc lại định lí về nhị thức bậc nhất, vẽ lại bảng về dấu của nhị thức bậc nhất;

*Hướng dẫn học ở nhà:

-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.

-Làm các 2,3 trong SGK.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 37. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨNI.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

- Hiểu khái niệm bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của

chúng.

2)Về kỹ năng:

-Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng

tọa độ.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 112

Trường THPT Vinh Lộc II.Chuẩn bị :

HS: Nghiên cứu và sọan bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dungHĐ1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn:GV vào bài và nêu khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn như SGK.HĐ2: Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ:GV nêu khái niệm miền nghiệm như SGK và nêu các bước biểu diễn miền nghiệm.GV lấy ví dụ áp dụng và hướng dẫn giải.GV nêu ví dụ và yêu cầu HS các nhóm thỏa luận để tìm lời giải.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

HS theo dõi để lĩnh hội kiến thức…

HS chú ý theo dõi…HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:…

I.Bất phương trình bậc nhất hai ẩn:(Xem SGK)

II.Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn:(Xem các bước biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình SGK trang 95).

Ví dụ: Biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình:2x – 3y +1 >0

HĐ3: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:GV gọi một HS nêu khía niệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.GV ta cũng có thể biểu diễn tương tự tập nghiệm của hệ bất phương trình như bất phương trình trên mp tọa độ.GV nêu ví dụ và hưóng dẫn giải (Bài tập 2a SGK trang 99)GV nêu ví dụ và cho HS các nhóm thảo luận tìm lời giải.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.

HS nêu khái niệm như trong SGK.

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kién thức…

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải (có giải thích).

III.Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:*Khái niệm: (Xem SGK)

Ví dụ: Biễu diễn tập nghiệm của hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 113

Trường THPT Vinh Lộc Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần) HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa

ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:…

HĐ4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:*Củng cố:-Nhắc lại khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn và các khái niệm có liên quan.-Áp dụng: Giải bài tập 1b).*Hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.-Giải các bài tập 2b) và 3 SGK trang 99.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 38. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN (tt)I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

- Hiểu khái niệm bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của chúng.

2)Về kỹ năng:

-Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ,

gáp dụng giải được bài toán thức tế.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

HS: Nghiên cứu và sọan bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 114

Trường THPT Vinh Lộc Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung

HĐ1: Ví dụ về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:GV nêu đề bài tập và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải.Gọi HS đại diện nhóm lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:…

III.Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:Ví dụ: Biểu diễn tập nghiệm hệ bất phương trình sau:

HĐ2: GV gọi HS nêu đề bài toán trong SGK và GV phân tích tìm lời giải tương tự ở SGK.GV: Việc giải một bài toán kinh tế dẫn đến việc xét những hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức…

IV.Áp dụng vào bài toán kinh tế:Bài toán: (SGK)

HĐ3: Ví dụ áp dụng về giải bài toán kinh tế:GV cho HS xem nội dung bài tập 3 SGK và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải, gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải).

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và sử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:Giả sử hễ sản xuất x sản phẩm I và y sản phẩm II ( thì tổng số tiền lãi thu được là: L = 3x+5y (ngàn đồng) và x, y phải thỏa mãn hệ bất phương trình:

Miền nghiệm của hệ (1) là miền đa giác ABCOD. Với A(4;1), B(2;2), C(0;2), O(0;0), D(5;0). L đạt max tại một trong các đỉnh này.maxL = 17 đạt khi x=4 và y = 1.

Bài tập 3: (SGK)Có ba nhóm A, B, C dùng để sản xuất ra hai loại sản phẩm I và II. Để sản xuất một đơn vị sản phẩm mỗi loại phải lần lượt dùng các máy thuộc các nhóm khác. Số máy trong một nhóm và số máy của từng nhóm cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thuộc mỗi loại được cho trong bảng sau:(Xem ở SGK trang 100)Một đơn vị sản phẩm I lãi 3 nghìn đồng, một đơn vị sản phẩm II lãi 5 nghìn đồng. Hãy lập phương án để việc sản xuất trên có lãi cao nhất.

HĐ4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lí thuyết theo SGK.-Làm thêm các bài tập 1, 2 trong SGK và các bài tập trong sách bài tập.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 39. LUYỆN TẬP

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 115

Trường THPT Vinh Lộc I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

-Hệ thống lại kiến thức đã học trong bài: “Bất phương trình bậc nhất hai ẩn”.

-Củng cố lại kiến thức và phương pháp giải đã học.

2)Về kỹ năng:

-Biểu diễn được tập nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng

tọa độ.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

HS: Nghiên cứu và sọan bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dungHĐ1: Giải bài tập 1 SGK trang 99.GV cho HS các nhóm xem nội dung bài tập 1, thảo luận theo nhóm để tìm lời giải.GV gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:

(1)

Bài tập 1:Biểu diễn hình học tập nghiệm của các bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:a)-x +2 + 2(y – 2) < 2(1 – x);b)3(x – 1) +4(y – 2) < 5x -3.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 116

Trường THPT Vinh Lộc

GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

O

2

Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình (1), ta có miền nghiệm của (1) là nửa mp (không kể bờ) không bị tô đậm.Câu b) HS suy nghĩ và trình bày lời giải tương tự.

HĐ2: Giải bài tập 2 SGKGV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải như đã phân công và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:….

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức…

Bài tập 2: Biểu diễn hình học tập nghiệm của các hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại các bài tập đã giải.-Làm thêm các bài tập trong sách bài tập.-Xem và soạn trước bài mới: “Dấu của tam thức bậc hai”

-----------------------------------------------------------------------

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 117

Trường THPT Vinh Lộc Tieát 40, 42. Baøi 5.DAÁU CUÛA TAM THÖÙC BAÄC HAI (2t)

I.Muïc tieâu:

Qua baøi hoïc HS caàn:

1)Veà kieán thöùc : Hieåu ñöôïc ñònh lyù veà daáu cuûa tam thöùc baäc hai .

2) Veà kyû naêng :

- Aùp duïng ñöôïc ñònh lyù veà daáu cuûa tam thöùc baäc hai ñeå giaûi baát

phöông trình baäc hai vaø caùc baát phöông trình quy veà baäc hai : daïng tích ,

chöùa aån ôû maãu . . .

-Bieát aùp duïng vieäc giaûi baát phöông trình baäc hai ñeå giaûi moät soá

baøi toaùn lieân quan ñeán phöông trình baäc hai nhö : ñieàu kieän coù

nghieäm , coùhai nghieäm traùi daáu …

3)Về tư duy và thái độ:

-Reøn luyeän naêng löïc tìm toøi , phaùt hieän vaø giaûi quyeát vaán ñeà ; qua

ñoù boài döông tö duy logic .

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

HS: Nghiên cứu và sọan bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập, phiếu học tập,…

Veõ tröôùc moät soá ñoà thò haøm soá baäc hai vaøo baûng phuï vaø baûng toùm

taét ñònh lyù daáu cuûa tam thöùc baäc hai ( ôû tieát tröôùc phaân coâng 6

nhoùm Hs veõ 6 ñoà thò cuûa haøm soá baäc hai : 1) y = x2 –2x – 3 2) y =

x2 –2x + 1 3) y = x2 –2x + 3

4) y = –x2 + 4x –3 5) y = –x2 + 4x– 4 6) y = –x2 + 4x – 5

III.Phương pháp:Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

......................................................................................................................................................................

Tiết 40:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 118

Trường THPT Vinh Lộc IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp với điều khiểm họat động nhóm .

1) Phaùt bieåu ñònh lyù daáu cuûa nhò thöùc baäc nhaát

2) Laäp baûng xeùt daáu caùc bieåu thöùc sau : a)(2 –x).( x + 2) b)

*Baøi môùi:

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS

Noäi dung

Giôùi thieäu baøi : caùc em ñaõ bieát ÑL daáu baäc I , ta tìm theâm ÑL daáu baäc II ñeå vieäc xeùt daáu ñôû vaát vaû( chaúng haïn xeùt daáu : 4 – x2 , phaûi phaân tích thaønh daïng tích neáu coù nghieäm , coøn voâ nghieäm thì nhö theá naøo ?HÑ 1 : ( ÑN vaø Xaây döïng ÑL daáu baäc hai )_HS môû SGK tr 100 . . goïi 1 hoïc sinh ñoïc Ñn, roài ghi vaøo taäp . Hoûi : Tam thöùc baäc hai theo x coù phaûi laø moät haøm soá baäc hai theo x ? Cho bieát söï gioáng nhau vaø khaùc nhau cuûa tam thöùc vaø phöông trình baäc hai töông öùng ?_ f(x) = x2 –2x – 3 laø tam thöùc baäc hai ? Tính caùc giaù trò : f(-3) , f(-2), f(-1) , f(0) , f(1) , f(3) , f(4) vaø f( 5)( Quan taâm ñeán qui luaät daáu ). _ Yeâu caàu nhoùm 1 treo ñoà thò vaø nhaän xeùt caùc

_Ñoïc theo chæ ñònh * Cuõng la haøm soá baäc hai vì khi cho x moät giaù trò ta chæ coù moät giaù tri f(x)* Gioáng : nghieäm , khaùc : PT laø ñaúng thöùc hình thöùc , Tam thöùc laø haøm soá ( giaù trò thay ñoåi theo bieán )

f(-3) = 12 f(-2)= 5f(-1)= 0 f(0) = - 3f(1) = - 4 f(3) = 0f(4) = 5 f(5) = 12

f(x) > 0 khi x thuoäc hai khoaûng ( - , - 1)

I.ÑÒNH LYÙ VEÀ DAÁU CUÛA TAM THÖÙC BAÄC HAI :1)Ñònh nghóa :( SGK tr 100 ) . f(x) = ax2 + bx + c ( a

0)2)Ñònh lyù veà daáu cuûa tam thöùc baäc hai :( Sgk tr101 , phaàn ñoùng khung ).Baûng toùm taét x - x1 x2 + f(x) cuøng daáu 0traùi daáu0 cuøng daáu a a a

x - + f(x) cuøng daáu a 0 cuøng daáu a

x - +

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 119

Trường THPT Vinh Lộc khoaûng maø treân ñoù ñoà thò ôû treân vaø ôû döôùi truïc hoaønh ( y = f(x) duông vaø aâm ) _ Yeâu caàu nhoùm 2 , 3 treo tieáp vaø nhaän xeùt theo döông , = 0 hay aâm vaø phaùt bieåu x1 , x2 theá cho caùc nghieäm cuï theå cuûa baøi_ Yeâu caàu nhoùm 4 , 5 , 6 treo tieáp vaø nhaän xeùt theo döông , = 0 hay aâm .Thöû phaùt bieåu chung cho ba tröôøng hôïp cuûa döông , = 0 hay aâm ( theo daáu cuûa a : traùi daáu a hay cuøng daáu a ) ._ Xem theâm hình 33 ( SGK tr 102) vaø Ghi ÑL ôû SGK tr 101.Tieáp tuïc veõ saún treân baûng YC HS leân baûng ghi laïi keát quaû cuûa ÑL ( theo caùch noùi “ cuøng hay traùi daáu a)

HÑ 2 :( Aùp duïng ÑL ñeå Xeùt daáu )_ Ghi VD , YC hoïc sinh nhaéc laïi caùch laøm baøi xeùt daáu bieåu thöùc . Goïi ba HS cuøng leân baûng giaûi ví duï 1 .

_ Goïi tieáp ba hoïc sinh , roài sau ñoù goïi tieáp hai hoïc sinh leân baûng giaûi ( Neáu coøn thôøi gian seõ giaûi d , e .Gôïi yù : Tìm nghieäm töøng bieåu thöùc , laäp baûng xeùt daáu nhieàu doøng , doøng

vaø ( 3 , + ),coøn laïi f(x) < 0 1) a> 0 :+ > 0 : f(x)> 0 khi x thuoäc hai khoaûng ( - , x1 ) & (x2 , + ).+ = 0 : f(x)> 0

+ < 0 : f(x)> 0

2) a < 0 ( gioáng treân thay cho f(x) < 0 )Nhaän thaáy : caùch noùi daáu heä soá a vaø daáu f(x) nhö nhau .

_ Môû SGK xem vaø ghi baøi . Theo chæ ñònh leân baûng ghi keùt quaû toùm taét

_ Tìm nghieäm _ Laäp baûng xeùt daáu _ KL : f(x)>0 khi . . . , f(x)<0 khi . . . a) f(x) > 0 khi

b) f(x) < 0 c) f(x) > 0 khi x khaùc 3 ._ Tìm nghieäm , laäp baûng xeùt daáu .a)Daáu – treân ( - 2 , 4), coøn laïi daáu + .b) Daáu – vôùi x khaùc 0,5c) Daáu + treân (- ,

f(x) cuøng daáu a

3)Aùp duïng : Ví duï 1 : Xeùt daáu caùc tam thöùc :a) – 2x2 + 5x + 7 b) – x2 + 3x – 5 c) x2 – 6x + 9

Ví duï 2 : Laäp baûng xeùt daáu caùc bieåu thöùc : a)x2 – 2x – 8 b) – 4x2 + 4x – 1 c)3x2 + 2x + 5d) (3x – 1).( 9 – x 2) e)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 120

Trường THPT Vinh Lộc cuoái laø f(x)). + )

d) Daáu – treân ( -3 ,1/3)&( 3,+ )e) ( KXÑ taïi –3 , - 1/3 ) Daáu – treân ( -3 ,-1/3)&(4/5 , + )

Cuûng coá vaø höôùng daãn hoïc ôû nhaø:

1)Vieát daáu cuï theå vaøo caùc baûng xeùt daáu (GV laøm saún 6 baûng cho 6

tröôøng hôïp cuûa a> 0 ( döông , = 0 hay aâm ) ; a < 0 ( döông , = 0 hay aâm

).

2)Giaûi baøi taäp 1( Neáu ñöôïc giaûi luoân baøi 2)

-Xem laïi vaø hoïc lí thuyeát theo SGK.

-Laøm baøi taäp 1, 2 SGK trang 105.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 41:

V. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp với điều khiểm họat động nhóm .

+Phaùt bieåu ñònh lyù daáu cuûa tam thöùc baäc hai.

+Aùp duïng: Laäp baûng xeùt daáu caùc bieåu thöùc sau : a)2x2+7x + 5

b)

*Baøi môùi:

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS

Noäi dung

HĐ1: Áp dụng định lí về đấu của tam thức bậc hai vào giải bất phương trình bậc hai một ẩn:HĐTP1:GV nêu định nghĩa về bất phương trình bậc hai và lấy ví dụ minh họa…

HS chú ý trên bảng để lĩnh hội kiến thức…

II. Bất phương trình bậc hai một ẩn:1)Bất phương trình bậc hai:(Xem SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 121

Trường THPT Vinh Lộc

HĐTP2: Để gải một BPT bậc hai: ax2 +bx + c > 0 ta phải làm gì?GV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải vídụ HĐ 3 trong SGK.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải. Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS suy nghĩ và trả lời …

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải ví dụ HĐ3 trong SGK và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích).HS trao đổi để rút ra kết quả: …KQ: a)f(x) trái dấu với hệ số của

x2 khi

b)g(x) cùng dấu với hệ số của x2

khi

2) Giải bất phương trình bậc hai:(Xem SGK)Ví dụ HĐ 3: SGK

HĐ2: Ví dụ áp dụng:HĐTP1:GV nêu ví dụ và hướng dẫn giải…

HĐTP2: GV nêu đề bài tập và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải. Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải).HĐTP3: Bài tập về phương trình có chứa tham số m:GV nêu đề bài tập và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải).

HS chú ý theo dõi lời giải để lĩnh hội kiến thức…

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và của đại diện lên bảng trình bày (có giải thích).HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

Ví dụ: Giải các bất phương trình sau:a)-x2+ 4x + 5 >0b) x2 – 4x + 5 *Bài tập áp dụng:Bài tập 1: Giải các bất phương trình sau:

Bài tập 2:Tìm các giá trị của tham số m để phương trình sau có hai nghiệm phân biệt:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 122

Trường THPT Vinh Lộc

HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

-Xem lại định lí về dấu của tam thức bậc hai;

-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.

-Làm các bài tập 3 và 4 trong SGK trang 105

-----------------------------------------------------------------------Tiết 42. Luyện tập

KIEÅM TRA BAØI CUÕ: (Veõ saún ba baûng toùm taét ) Phaùt bieåu ÑL veà daáu cuûa tam thöùc baäc hai ( Chæ yeâu caàu ñeå keát quaû)

Hoaït ñoäng cuûa GV Hoaït ñoäng cuûa HS Noäi dungHÑ 1:( Giaûi baøi taäp veà nhaø )Goïi töøng hai HS leân baûng ghi laïi baøi giaûi , goïi HS khaùc nhaän xeùt hay söûa laïi choå sai . Moåi caâu thöû YC hoïc ñeå taäp nghieäm cuûa BPT f(x) > 0 .

Caùc baûng xeùt daáu :a)daáu “+” treân (- , + ).b) daáu + treân ( - 1, 5/2) , coøn laïi daáu “–“ .c) Baèng 0 taïi x = - 6 , coøn laïi daáu “+” hai beân.d) daáu + treân ( -5 , 3/2 ), hai khoaûng coøn laïi daáu ”–“

Baøi 1 SGK tr 105 : Xeùt daáu caùc tam thöùc baäc haia) 5x2 – 3x + 1b) –2x2 + 3x + 5c) x2 + 12x + 36d) (2x – 3)(x + 5)

HÑ 2:( Giaûi tieáp caùc baøi taäp )Chia nhoùm theo töøng hai giaûi baøn giaûi töøng caâu , hai nhoùm giaûi nhanh nhaát treo baøi giaûi treân baûng , goïi Hs nhoùm khaùc nhaän xeùt , cho ñieåm KK . Roài cho giaûi tieáp caâu keá . Cuõng thöû hoûi taäp nghieâm cuûa BPT keøm theo coù theâm daáu ._(Döï phoøng coøn thôøi gian ) Tuøy theo tham soá m haõy bieän luaän theo m soá nghieäm cuûa phöông trình : x2 – 2mx + 3m + 4 = 0

_Caùc baûng xeùt daáu :a)4 doøng , doøng cuoái daáu + treân (1/3,5/4)&(3 ,+ ) , hai khoaûng coøn laïi daáu – .b)4 doøng , doøng cuoái daáu – treân (–1/2,0) &(4/3 ,+ ), ba khoaûng coøn laïi daá + c)5 doøng , doøng cuoái daáu – treân (- 9/2,-1/2)&(1/2 ,+ ) , hai khoaûng coøn laïi daáu + .d) 5 doøng , ( coù daáu

KXÑ taïi x = -1 , x = )

doøng cuoái daáu + treân (- ,- 1) & (0 , 1/3 )& (

Baøi 2 SGK tr 105 : Xeùt daáu caùc bieåu thöùc f(x) :a) (3x2 – 10x +3)(4x – 5)b) (3x2 – 4x)(2x2 – x–1 )c) (4x2 – 1)( –8x2 + x –3)(2x + 9)

d)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 123

Trường THPT Vinh Lộc ’= m2 – 3m – 4

Baûng xeùt daáu ’( theo m)+ m < -1 hoaëc m > 4: 2 nghieäm+ - 1 < m < 4 : voâ nghieäm+ m = -1& m = 4 : 1 nghieäm

,3/4) , ba khoaûng coøn laïi daáu + .

*. CUÕNG COÁ TOAØN BAØI : ( Chia laøm thaønh 4 khu vöïc laøm 4 caâu sau , sau khi ñeå keát quaû yeâu caàu HS ghi theâm phaàn giaûi thích )1) Taäp nghieäm cuûa BPT : 2x2 + 5x + 2 < 0 laø . . . .2) Taäp nghieäm cuûa BPT : –2x2 + x + 1 > 0 laø . . . .3) Taäp nghieäm cuûa BPT : 2x2 + 5x + 21 > 0 laø . . . .4) Taäp nghieäm cuûa BPT : 4x2 + 12x + 9 0 laø . . . .*. HÖÔÙNG DAÅN & DAËN DOØ : 1)Hoïc laïi LT ( ÑL daáu & Phöông phaùp xeùt daáu ñeå giaûi BPT ).2)Hoïc oân LT cô baûn cuûa chöông IV .3)Giaûi theâm baøi taäp sau : Tìm m sao cho : a) PT : x2 + 2mx + 5m – 6 = 0 , coù hai nghieäm phaân bieät > b) BPT : x2 + 2mx + m + 2 0 , nghieäm ñuùng vôùi moïi x thuoäc R ( hay taäp nghieäm laø R )

----------------------------------------------------------------------Tiết 43. ÔN TẬP CHƯƠNG IV

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

*Ôn tập và củng cố kiến thức cơ bản trong chương:

-Bất đẳng thức;

-Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn;

-Dấu của nhị thức bậc nhất;

-Bất phương trình bậc nhất hai ẩn;

- Dấu của tam thức bậc hai.

2)Về kỹ năng:

-Vận dụng thành thạo kiến thức cơ bản vào giải các bài toán về bất đẳng thức, bất phương trình, về dấu

của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai.

3) Về tư duy và thái độ:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 124

Trường THPT Vinh Lộc -Rèn luyện tư duy logic, trừu tượng.

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và làm bài tập trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kieåm tra baøi cuõ: Kết hợp đan xen hoạt động nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: Ôn tập tập kiến thức:GV gọi HS đúng tại chỗ trình bày lời giải các bài tập từ bài 1 đến bài 5 SGK trang 106.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

HS suy nghĩ và trả lời các bài tập 1 đến 5 trong SGK.

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

Bài tập: (1 đến 5 SGK)

HĐ2: Bài tập về chứng minh bất đẳng thức:GV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải bài tập 6 trong SGK.Gọi HS đại diện trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải).

GV hướng dẫn giải bài tập 10 SGK và cho HS làm ở nhà xem như bài tập.

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:Áp dụng BĐT Côsi cho các cặp số dương:

Bài tập 6: (SGK)Cho a, b, c là các số dương. Chứng minh rằng:

HĐ3: GV cho HS các nhóm thảo luận HS các nhóm thảo luận để tìm

Bài tập 11 và 12: (SGK)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 125

Trường THPT Vinh Lộc tìm lời giải bài tập 11 và 12 SGK.Gọi HS đại diện các nhóm lên bảng trình bày lời giải và gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu cần)

lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi và rút ra kết quả:11)a)x4 – x2 + 6 x – 9 = x4 – (x – 3)2

…HĐ4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:*Củng cố:-Củng cố lại lí thuyết về: Định lí về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai, cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình và hệ bấc phương trình bậc nhất hai ẩn-Áp dụng giải bài tập 13 SGK.-Hướng dẫn giải các bài tập trắc nghiệm trong SGK trang 107 và 108.*Hướng dẫn học ở nhà:- Xem lại các bài tập đã giải.-Ôn tập lại lí thuyết trong chương.

----------------------------------------------------------------------- Tiết 44.KIỂM TRA 1 TIẾT

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

1)Về kiến thức:

*Củng cố kiến thức cơ bản trong chương.

-2)Về kỹ năng:

-Vận dụng thành thạo kiến thức cơ bản vào giải các bài toán trong chương.

2)Về kỹ năng:

-Làm được các bài tập đã ra trong đề kiểm tra.

-Vận dụng linh hoạt lý thuyết vào giải bài tập

3)Về tư duy và thái độ:

Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic,…

Học sinh có thái độ nghiêm túc, tập trung suy nghĩ để tìm lời giải, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Giáo án, các đề kiểm tra, gồm 4 mã đề khác nhau.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 126

Trường THPT Vinh Lộc HS: Ôn tập kỹ kiến thức trong chương I, chuẩn bị giấy kiểm tra.

IV.Tiến trình giờ kiểm tra:

*Ổn định lớp.

*Phát bài kiểm tra:

Bài kiểm tra gồm 2 phần:

Trắc nghiệm gồm 6 câu (3 điểm);

Tự luận gồm 3 câu (7 điểm)

*Nội dung đề kiểm tra:Sở GD ĐT Thừa Thiên Huế Trường THPT Vinh Lộc KIỂM TRA 1 TIẾT -------------------------- Môn: Toán Đại số 10 Điểm

I.Trắc nghiệm: (3 điểm)1/ Tập nghiệm của Bất phương trình là:

A. B.C. D.

2/ Cho . Hãy chọn ra số dương trong các số sau:

A. B. C. D.

3/ Cho Bất phương trình 2x + 4y < 5 có tập nghiệm là S:A. B. C. D.

4/ Cho Bất phương trình , tập nghiệm của Bất phương trình là:

A. B. C.

D.

5/ Cho Biểu thức: , tập xác định của Biểu thức là:

A. B.

C. D.

6/ S= là tập nghiệm của Bất phương trình nào trong các Bất phương trình sau:

A. B.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 127

Họ và tên:……………………………………..Lớp: 10B3

Trường THPT Vinh Lộc C. D.

II. Tự luận: (7điểm)Câu 1. Xét dấu tam thức sau: Câu 2. Giải các bất phương trình sau:

.

Câu 3.Tìm m để phương trình sau có hai nghiệm dương phân biệt:

-----------------------------------------------------------------------Chương V. THỐNG KÊ

Tiết 45 §1: MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU.

I. Mục tiêu:

Qua bài học các em cần:

1. Về kiến thức:

- Khái niệm thồng kê

- Mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu.

2. Kỹ năng:

- Dấu hiệu.

- Các giá trị khác nhau trong mẫu số liệu.

- Kích thước mẫu.

3. Về tư duy: Dấu hiệu đã học ở lớp 7

4. Về thái độ: Cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị:

- Các kiến thức đã học .

- Phiếu học tập

III. Phương pháp: Gợi mỡ, nêu vấn đề đan xen với hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình bài dạy .

1. Kiểm tra bài cũ:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 128

Trường THPT Vinh Lộc HOẠT ĐỘNG 1: Để điều tra về điện năng tiêu thụ trong một tháng ( tính theo KW/h) của các gia đình ở một khu phố X như sau: ( bảng 1) 80 85 65 65 70 50 45 100 45 100100 100 80 70 65 80 50 90 120 16040 70 65 45 85 100 85 100 75 50

Dấu hiệu cần tìm hiểu và đơn vị điều tra ở đây là gì?Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Nghe hiểu nhiệm vụ.- trình bày kết quả.- Chỉnh sửa hoàn thiện- Ghi nhận kiến thức.

- Đưa bảng số liệu cho học sinh và giao nhiệm vụ cho học sinh.- Sửa chữa kịp thời cho học sinh

2. Vào bài mới.HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành khái niệm thông kê .

Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào Tết trồng cây, người ta điều tra lập bảng dưới đây.(bảng 2)

STT Lớp Số cây trồng được STT Lớp Số cây trồng được

123456789

10A10B10C10D10E11A11B11C11D

353028303035283030

101112131415

11E12A12B12C12D12E

353550355030

Các số liệu trên đây được ghi lại trong một bảng , đó là bảng gì?

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng-Học sinh quan sát bảng 2.-Học sinh nhận xét bảng 2.

- Học sinh trả lời câu hỏi .- Học sinh nhận xét câu trả lời.- Chỉnh sửa câu trả lời

- Yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.- Hướng dẫn học sinh nhận xét bảng 2.- Thông qua bảng số liệu thống kê trên nêu vấn đề: “ Thống kê là gì?”- Nhận xét câu trả lời.- Chỉnh sửa câu trả lời.- Phát biểu định nghĩa.

1. Thống kê là gì?ĐN: (SGK)

HOẠT ĐỘNG 3: Hình thành về khái niệm mẫu, kích thướcmẫu, mẫu số liệu/.Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào Tết trồng cây,

người ta điều tra lập bảng dưới đây.(bảng 2)STT Lớp Số cây trồng được STT Lớp Số cây trồng được

12

10A10B

3530

1011

11E12A

3535

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 129

Trường THPT Vinh Lộc 3456789

10C10D10E11A11B11C11D

28303035283030

12131415

12B12C12D12E

50355030

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng- Học sinh quan sát bảng 2.- Chỉ ra mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liêu.- Hoạt động nhóm thảo luận để tìm được kết quả bài toán.- Đại diện nhóm trình bày.- Đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn.- Phát hiện sai lầm và sửa chữa.

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- Yêu cầu Học sinh quan sát bảng 2.- Hình thành khái niện mẫu, kích thước, mẫu số liệu.- Theo dỏi hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần thiết.- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày và đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn. - Sửa chữa sai lầm : Chính xác hoá kết quả .- Từ đó nêu vấn đề : “Mẫu, kích thước, mẫu số liệu là gì?”

2. Mẫu số liệu:ĐN: (SGK)Chú ý : (SGK)

HOẠT ĐỘNG 4: Cũng cố khái niệm dấu hiệu .để điều tra số con trong một gia đình ở cụm A 121 gia đình. Người ta cho ra 20 gia đình tổ 4 và

thu được mẫu số liệu sau.4 2 3 1 3 1 1 1 2 32 1 3 1 3 1 3 3 2 2

Dấu hiệu ở đây là gì?A. Số gia đình ở tổ 4. B. Số con ở mỗi gia đình.C. Số người trong mỗi gia đình. D. Số gia đình ở cụm A.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng- Học sinh làm bài theo nhóm.

- Hoạt động nhóm thảo luận để tìm được kết quả bài toán.- Đại diện nhóm trình bày.- Đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn.- Phát hiện sai lầm và sửa chữa.

- Phát đề bài cho họ sinh đồng thời chia nhóm.- Yêu cầu học sinh làm bài TNKQ theo nhóm.- Theo dỏi hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần thiết.- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày và đại diện nhóm khác

Kết quả : B

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 130

Trường THPT Vinh Lộc nhận xét lời giải của nhóm bạn. - Sửa chữa sai lầm : Chính xác hoá kết quả .

HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố khái niệm kích thước của mẫu. Để điều tra về điện năng tiêu thụ trong một tháng ( tính theo KW/h) của các gia đình ở một khu phố X như sau: ( bảng 1)

80 85 65 65 70 50 45 100 45 100100 100 80 70 65 80 50 90 120 160

Kích thước của mẫu là:A.80 B. 60 C. 40 D. 20

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng- Học sinh làm bài theo nhóm.

- Hoạt động nhóm thảo luận để tìm được kết quả bài toán.- Đại diện nhóm trình bày.- Đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn.- Phát hiện sai lầm và sửa chữa.

- Phát đề bài cho họ sinh đồng thời chia nhóm.- Yêu cầu học sinh làm bài TNKQ theo nhóm.- Theo dỏi hoạt động của học sinh, giúp đỡ khi cần thiết.- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên trình bày và đại diện nhóm khác nhận xét lời giải của nhóm bạn. - Sửa chữa sai lầm : Chính xác hoá kết quả .

Kết quả : D

* Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:Củng cố:

- Khái niệm thồng kê- Mẫu, kích thước mẫu, mẫu số liệu.- Dấu hiệu.- Các giá trị khác nhau trong mẫu số liệu.- Kích thước mẫu.

Áp dụng: Giải bài tập 1 và 2 SGK trang 113 và 114.Hướng dẫn học ở nhà:-Xem lại và học lí thuyết theo SGK.-Làm các bài tập 3 và 4 SGK trang 114.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 46. §2. BIỂU ĐỒ

I. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 131

Trường THPT Vinh Lộc -Hiểu được các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt và đường gấp khúc tần số

tần suất.

2)Về kỹ năng:

- Đọc được các biểu đồ hình cột, hình quạt.

- Vẽ được biểu đồ tần số, tần suất hình cột, hình quạt.

- Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: Tìm hiểu về biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất:HĐTP1: Biểu đồ tần suất hình cột:GV yêu cầu HS cả lớp xem nội dung ví dụ 1 trong SGK và phân tích cách vẽ biểu đồ tần suất.GV nêu ví dụ và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức…

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và ghi lời giải vào bảng phụ, cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)

I.Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất:1) Biểu đồ tần suất hình cột:Ví dụ 1: (SGK)Ví dụ 2: Cho bảng phân bố tần suất ghép lớp sau: Nhiệt độ trung bình của tháng 12 tại thành phố Vinh từ năm 1961 đến năm 1990.

Các lớp nhiệt độ X ( 0C)

Giá trị đại

diện

Tần số fi(%)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 132

Trường THPT Vinh Lộc Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HĐTP2: Đường gấp khúc tần suất:GV: Bảng phân bố tần suất ghép lớp (ở ví dụ 1 SGK) cũng có thể được mô tả bằng một đường gấp khúc (GV giới thiệu cách vẽ tương tự SGK)GV yêu cầu HS xen hình 35 SGK trang 116.GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận theo nhóm để tìm lời giải ví dụ HĐ1 và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS các nhóm không trình bày đúng lời giải)GV nêu chú ý …

HS nhận xét bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả: …

HS chú ý lên bảng để lĩnh hội kiến thức …

HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải ví dụ HĐ 1 và ghi lời giải vào bảng phụ.Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (Có giải thích)

16,743,336,73,3

Cộng 100%Hãy mô tả bảng trên bằng cách vẽ:Biểu đồ tần suất hình cột;2)Đường gấp khúc tần suất:(SGK)Ví dụ HĐ1: SGK

3)Chú ý: (SGK)

HĐ2: Tìm hiểu về cách vẽ biểu đồ hình quạt:HĐTP1: GV nêu ví dụ 2 trong SGK và phân tích hướng dẫn cách vẽ biểu đồ hình quạt.HĐTP2: Ví dụ áp dụng:GV cho HS các nhóm thỏa luận để tìm lời giải ví dụ HĐ 2 trong SGK .Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình

HS chú ý theo dõi để lĩnh hội kiến thức…

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày…HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép…HS trao đổi để rút ra kết quả:…

II. Biểu đồ hình quạt:(Xem SGK)

Ví dụ HĐ2: SGK

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 133

Trường THPT Vinh Lộc bày đúng lời giải)HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

*Củng cố:

-Củng cố lại cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột, đường gấp khúc tàn suất,..

-Áp dụng: Lập bảng phân bố tần số (ở bảng 5 SGK trang 113), vẽ biểu đề tần số hình cột và đường gấp

khúc tần số.

*Hướng dẫn học ở nhà:

- Xem lại và học lí thuyết theo SGK

-Làm các bài tập 1, 2 và 3 SGK trang 118.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 47. BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ

I. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

- Củng cố lại cách vẽ các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt và đường gấp

khúc tần số tần suất.

2)Về kỹ năng:

- Đọc được các biểu đồ hình cột, hình quạt.

- Vẽ được biểu đồ tần số, tần suất hình cột, hình quạt.

- Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi và giải được các bài tập. Biết quan sát phán đoán chính xác,

biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 134

Trường THPT Vinh Lộc Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: Giải bài tập 1 SGK.GV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện lên bảng trình bày.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS thảo luận theo nhóm và ghi lời giải vào bảng phụ. Cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép…HS trao đổi và rút ra kết quả: …

Bài tập 1: (SGK trang 118)

40

30

16,713,3

5 201510 504540353025O

Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất về độ dài (cm) của 60 lá dương xỉ trưởng thành

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảngHĐ2: Giải bài tập 2 SGK trang 118.GV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày có giải thích.

Bài tập 2: SGK trang 118.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 135

Tần suất

Độ dài

Đường gấp khúc tần suất

Trường THPT Vinh Lộc Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải dúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và ghi vào bảng phụ …

(Hình vẽ tương tự hình vẽ bài tập 1)Hoạt động của HS Hoạt động của GV Ghi bảng

HĐ3: Giải bài tập 3 SGKGV cho HS thảo luận theo nhóm và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích).HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép…

Bài tập 3: Dựa vào biểu đồ hình quạt dưới đây, hãy lập bảng cơ cấu như trong ví dụ 2(SGK)

Biểu đồ hình quạt về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trong nước năm 2000

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 136

(1)23,5

(2)32,3

(3)44,3

Trường THPT Vinh Lộc phân theo thành phần kinh tế (%).

HĐ4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:- Xem lại các bài tập đã giải, đọc và soạn trước về số trung bình cộng, số trung vị. Mốt.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 48. LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

- Củng cố lại tần số, tần suất và biểu đồ tần số tần suất và đường gấp khúc tần số tần suất, cách vẽ các

biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt và đường gấp khúc tần số tần suất.

2)Về kỹ năng:

- Lập được các bảng phân bố tần số, tần suất, biểu đồ tần số tần suất ghép lớp,..

- Đọc được các biểu đồ hình cột, hình quạt.

- Vẽ được biểu đồ tần số, tần suất hình cột, hình quạt.

- Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi và giải được các bài tập. Biết quan sát phán đoán chính xác,

biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị :

Hs : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.

Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 137

Trường THPT Vinh Lộc HĐ1: GV nêu đề bài tập và cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải và gọi HS đại diện lên bảng trình bày.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày dúng lời giải)

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:…

Bài tập 1: Cho số liệu thống kê ghi trong bảng sau: (Xem bảng 1)a)Hãy lập bảng phân bố tần số, bảng phân bố tần suất;b)Trong 50 công nhân được khỏa sát, những công nhân có thời gian hoàn thành một sản phẩm từ 45 phút đến 50 phút chiếm bao nhiêu phần trăm?

Bảng 1:Thời gian hoàn thành một sản phẩm ở một nhóm công nhân (đơn vị: phút)

42 42 42 42 44 44 44 44 44 4545 45 45 45 45 45 45 45 45 4545 45 45 45 45 45 45 45 45 5454 54 50 50 50 50 48 48 48 4848 48 48 48 48 48 50 50 50 50

*Lời giải:a)Bảng phân bố tần số, tần suất:

Thời gian hoàn thành 1 SP (phút) tần số tần suất (%)424445485054

45201083

8104020166

N = 50 100%

b)Những công nhân có thời gian hoàn thành một sản phẩm từ 45 đến 50 là:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ2: Bài tập về lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp:GV nêu đề (hoặc phát phiếu HT) và cho HS các nhóm thảo luận tìm lời giải.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải, gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và ghi vào bảng phụ, cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích).HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS trao đổi để rút ra kết quả:…

Bài tập 2:Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau: (bảng 2)a)Lập bảng phân bố tần số ghép lớp và bảng phân bố tần suất ghép lớn, với các lớp:[6,0;6,5); [6,5; 7,0); [7,0; 7,5); [7,5; 8,0); [8,0; 8,5); [8,5; 9,0].b)Trong lớp 10A, số học sinh chạy 50m hết từ 7 giây đến dưới 8,5 giây chiếm bao nhiêu phần trăm?

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 138

Trường THPT Vinh Lộc Bảng 2:Thành tích chạy 50m của học sinh lớp 10A ở trường THPT C (đơn vị: giây)

6,3 6,2 6,5 6,8 6,9 8,2 8,66,6 6,7 7,0 7,1 7,2 8,3 8,57,4 7,3 7,2 7,1 7,0 8,4 8,17,1 7,3 7,5 7,5 7,6 8,77,6 7,7 7,8 7,5 7,7 7,8

KQ câu b): 30,30% + 27,27% + 12,12% = 69,69%HĐ3: Bài tập về vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất:Bài tập 3: Mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp ở bài tập 2 ở trên bàng cách vẽ:a) Biểu đồ tần suất hình cột;b) Đường gấp khúc tần suất; c)Dựa vào biểu đồ tần suất hình cột đã vẽ được ở câu a), hãy nêu nhận xét về thành tích chạy 50m của học sinh lớp 10A ở trường THPT C.

Hoạt động của GV Hoạt động của HSGV cho HS thảo luận theo nhóm và gọi HS đaạidiện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, bổ sung và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải)

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép…HS trao đổi và rút ra kết quả;…

HĐ4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:*Củng cố:- Nêu lại các lập bảng phân bố tần số, tần suất và bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp,…-Hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ hình cột, hình quạt,…*Hướng dẫn học ở nhà:- Xem lại các bài tập đã giải.- Đọc và soạn trước bài mới: “Số trung bình cộng, số trung vị. Mốt”

----------------------------------------------------------------------Tiết 49, 50. § 3. SỐ TRUNG BÌNH CỘNG, SỐ TRUNG VỊ. MỐT

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1. Về kiến thức: Nhớ được công thức tính các số đặc trưng của mẫu số liệu như trung bình, số trung

vị, mốt,

2.Về kĩ năng: Biết cách tính các số trung bình, số trung vị, mốt.

II. Phương tiện dạy học:

Thực tiễn: Học sinh đã học thống kê ở lớp 7, biết được số trung bình

Phương tiện: SGK, máy chiếu

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 139

Trường THPT Vinh Lộc III. Phương pháp dạy học:

Phương pháp mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy

IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:

1. Kiểm tra bài cũ : Chọn 36 hs nam trường THPT và đo chiều cao của họ, ta được mẫu số liệu sau160 161 161 162 162 162 163 163 163 164 164 164 164165 165 165 165 165 166 166 166 166 167 167 168 168168 168 169 169 170 171 171 172 172 174

Hãy lập bảng phân bố tần số, tần suất 2 .Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNGHĐ 1: Phân nhóm hoạt động. Tính số trung bình của mẫu số liệu (Phiếu học tập)Nhóm 1, 3: Tính số trung bình của mẫu số liệu trong bảng sau: Số học sinh của mỗi lớp 10 của trường VL

Lớp 10a 10b 10c 10d 10e 10g

Sĩsố 47 50 48 49 46 45

Nhóm 2, 4: Điểm kiểm tra của lớp 10A được bạn lớp trưởng thống kê lại như sau:

Điểm

2 3 4 5 6 7 8 9 10

tần số

2 4 6 8 1 3 2 2 2 N=30

Hãy tính số điểm trung bình của mẫu số liệu của mẫu số liệu trên

(Công thức tính số trung bình đã học ở lớp 7)+GV cho học sinh nhận xét và rút ra công thức tổng quát

HĐ 2: Trở lại bảng phân bố tần số và tần suất

+ Học sinh tính số học sinh trung bình của mỗi lớp theo nhóm hoạt động

+Học sinh lập công thức tính số trung bình khi mẫu số liệu cho ở dạng một bảng tần số

+Các nhóm cử đại diện nhận xét kết quả và đưa ra công thức

Bài 3: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA MẪU SỐ LIỆU

I. Số trung bình : Giả sử có một mẫu số liệu

kích thước N là {x1, x2, …, xn }. Số trung bình của mẫu số liệu này, kí hiệu là

(1)

Hay

Giả sử mẫu số liệu cho dưới dạng một bảng phân bố tần số

Giá trị

Tầnsố N

Khi đó:

trong đó ni là tần số của số

liệu xi, (i=1, 2, …,m),

=N

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 140

Trường THPT Vinh Lộc Lớp Tần số Tần suất

[160; 162][163; 165][166; 168][169; 171][172; 174]

6121053

16,733,327,813,98,3

N=36

+Yêu cầu học sinh xác định trung điểm của từng đoạn có ttrong bảng trên [160; 162], [163; 165], [166; 168], [169; 171], [172; 174] Từ đó GV đưa ra khái niệm giá trị đại diện của lớp

Lớp Giá trị đại diện

Tần số

[160; 162][163; 165][166; 168][169; 171][172; 174]

161164167170173

6121053

N=36

Gv đưa ra công thức tính số trung bình của mẫu số liệu này

+Học sinh xác định giá trị trung điểm của mỗi đoạn

+ Hs tính theo công thức

Giả sử mẫu số liệu kích thước N cho dưới bảng tần số ghép lớp. Các số liệu được chia thành m lớp ứng với m đoạn (m khoảng).Trung điểm của đoạn (khoảng) ứng với lớp thứ i là giá trị đại diện của lớp đóLớp Giá trị đại

diệnTần số

[a1; a2 ][a3; a4 ]..[a2m-1; a2m

]

x1

x2

.

.

. xm

n1

n1

.

.

nm

N=

Lớp Giá trị đại Tần số

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 141

Trường THPT Vinh Lộc + Yêu cầu hs vận dụng tínhgiá trị trung bình của mẫu số liệu trong bảng trên+ Ví dụ 1(sgk)

+Đưa ra ý nghĩa của số trung bình

HĐ3: GV đưa ra ví dụ về số trung bình không đại diện đúng cho các số liệu của mẫuVD 2 sgk

+ Yêu cầu hs tính số trung bình và nhận xét Đưa ra số đặc trưng khác thích hợp hơn đó là số trung vị

HĐ 4: Củng cố khái niệm số trung vị (làm cho hs nhận thấy để tính số trung vị trước hết cần sắp xếp các số liệu trong mẫu theo thứ tự tăng dần) +Yêu cầu hs tính số trung vị của mẫu số liệu trong ví dụ 2+GV cho hs đọc H2 và trả lời yêu cầu của đề và tính số trung bình của mẫu số liệu trênRút ra nhận xét (Khi số liệu trong mẫu không có sự chênh lệch quá lớn thì số trung bình và số trung vị xấp xỉ nhau)HĐ 5: GV đưa ra bảng thống kê và yêu cầu hs xác định mốt của mẫu số liệu ở bảng tần số, tần suất+Bảng phân bố đo chiều cao của 50 cây lim Xi(m) 9 10 11 12 13 14ni 6 7 10 11 8 8 50

(Máy chiếu) + Hãy tìm mốt của bảng phân bố trên (học sinh đã học khái niệm mốt ở lớp 7) Từ đó suy ra khaí niệm mốt

+ Hs tính và nhận xét

+Hs tính số trung vị

+Hs nhìn câu hỏi và trả lời sau đó so sánh số trung bình và số trung vị

+Hs chỉ ra mốt và nhắc lại khái niệm mốt

diện[a1; a2

)[a2; a3

)..

[am; am+1 )

x1

x2

.

.

. xm

n1

n1

.

.

nm

N=

* Ý nghĩa của số trung bình (sgk)

II.Số trung vị:

Định nghĩa (sgk)

Chú ý: Khi số liệu trong mẫu số liệu không có sự chênh lệch quá lớn thì số trung bình và số trung vị xấp xỉ nhau

III.Mốt:Cho một mẫu số liệu dưới dạng bảng ph ân bố tần số.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 142

Trường THPT Vinh Lộc Đưa ra ví dụ 2 (sgk) rút ra chú ý một mẫu số liệu có thể có nhiều mốt

Giá trị có tần số lớn nhất được gọi là mốt của mẫu số liệu, k í hiệu M0

*Chú ý: Một mẫu số liệu có thể có 1 hay nhiều mốt

HĐ6: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: * Củng cố: Nhằm giúp hs nhớ công thức tính số trung bình của mẫu số liệu, số trung vị, mốt

BT: Có 100 hs tham dự kì thi hs giỏi Toán (thang điểm 20). Kết quả được cho trong bảng sau đây

+ Tính số trung bình+Tính số trung vị và mốt của mẫu số liệu trên*Hướng dẫn học ở nhà:- Xem lại và học lí thuyết theo SGK, làm các bài tập 1 đến 5 SGK trang 122 và 123.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 51. § 4. PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨNI.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1. Về kiến thức: Biết khía niệm phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê và ý nghĩa của

chúng.

2.Về kĩ năng: Tìm được phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê

II. Phương tiện dạy học:

Thực tiễn: Học sinh đã học thống kê ở lớp 7, biết được số trung bình

Phương tiện: SGK, máy chiếu

III. Phương pháp dạy học:

Phương pháp mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy

IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:

*Ổn định lớp, giới thiệu: Chia lớp thành 6 nhóm.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 143

Điểm 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19tần số 1 1 3 5 8 13 19 24 14 10 2 N=100

Trường THPT Vinh Lộc *Kiểm tra bài cũ

. Điểm trung bình từng môn học của 2 hs An và Bình trong năm học vừa qua được cho trong bảng sau

(Máy chiếu)

MÔN ĐIỂM CỦA AN ĐIỂM CỦA BÌNHToánVật liHoá họcSinh họcNgữ vănLịch sửĐịa líTiếng AnhThể dụcCông nghệGiáo dục công dân

87,57,88,378

8,298

8,39

8,59,59,58,55

5,5699

8,510

Tính điểm trung bình (không kể hệ số) của tất cả các môn học của An và Bình. Theo em bạn nào học khá hơn

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNGHĐ 1: Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ đi vào khái niệm phương sai và độ lệch chuẩnSự chênh lệch, biến động giữa các điểm của An thì ít, của Bình thì nhiềuSuy ra để đo mức độ chênh lệch giữa các giá trị của mẫu số liệu so với số trung bình, người ta đưa ra 2 số đặc trưng là phương sai và độ lệch chuẩnGV đ i vào định nghĩa, công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn

HĐ 2: Tính phương sai và độ lệch chuẩn điểm các môn học của An và Bình +Yêu cầu hs so sánh và kết hợp nhận xét trên về sự học lệch của

+Hs nắm định nghĩa và công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn

+Hs áp dụng công thức và tính

Bài 3:CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA

MẪU SỐ LIỆU(T2)III. Phương sai và

độ lệch chuẩn:Định nghĩa:(sgk)Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn

(3) Ý nghĩa của phương sai và

độ lệch chuẩn:Phương sai và độ lệch chuẩn

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 144

Trường THPT Vinh Lộc 2 hs, rút ra nhận xétTừ đó nêu ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn

HĐ 3: GV đưa ra chú ý có thể biến đổi công thức (3) thành công thức (4) mà việc áp dụng tính phương sai và độ lệch chuẩn tiện hơn

+ Cho hs thử lại công thức trên bằng việc sử dụng máy tính để tinh phương sai.Yêu cầu hs phải tính

, . Sau đó tính(4)

HĐ 4: Đưa ra bảng phân bố tần số và yêu cầu hs tính phương sai Từ đó hình thành công thức tính phương sai+Cho bảng phân phối tần số: (Sử dụng máy chiếu)

Bảng phân phối thực nghiệm đo chiều cao của 50 cây lim

Xi(m) 9 10 11 12 13 14ni 6 7 10 10 9 8 50

Tính chiều cao trung bình của 50 cây limTính phương sai và độ lệch chuẩn(Gợi ý từ công thức (4) suy ra)+GV hương dẫn hs muốn tính phương sai trước hết ta phải tính:

,

Tính (5) +GV hướng dẫn hs sử dụng máy tính để tính phương sai và độ lệch chuẩn

+Hs nhận xét Bình học lệch Các môn hơn An

+Hs dùng máy tính và tính lại

+Hs tính chiều cao trung bình+Hs đưa ra công thức tính và dùng máy tính để tính

+Hs tính từng công thức

=

đo mức độ phân tán các số liệu trong mẫu quanh số trung bình. Phương sai và độ lệch chẩn càng lớn thì độ phân tán càng lớn*Chú ý: Có thể biến đổi công thức (3) thành

(4).

+Nếu số liệu được cho dưói bảng phân bố tần số thì phương sai được tính bởi công thức:

(5)VD: Bảng phân phối thực nghiệm đo chiều cao của 50 cây lim

Xi(m) 9 10 11 12 13ni 6 7 10 10 9

1) Tính chiều cao trung bình của 50 cây lim2) Tính phương sai và độ lệch chuẩn

Giải:1.

=

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 145

Trường THPT Vinh Lộc

= 2.

=

=

*Củng cố: Rèn luyện cho hs sử dụng máy tính để tính phương sai và độ lệch chuẩn BT: Có 100 hs tham dự kì thi hs giỏi Toán (thang điểm 20). Kết quả được cho trong bảng sau đây

+ Tính số trung bình

+Tính số trung vị và mốt của mẫu số liệu trên

+Tính phương sai và độ lệch chuẩn

Hướng dẫn học ở nhà:

-Xem lại và học lí thuyết theo SGK, xem lại các ví dụ đã giải.

- Làm các bài tập trong SGK trang 128.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 52.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG V

I/ Mục tiêu :

1) Kiến thức:

- Củng cố các khái niệm về tần số, tần suất, bảng phân bố về tần số, tần suất, biểu đồ tần số, tần

suất.

- Khắc sâu các công thức tính số liệu đặc trưng của mẫu số liệu.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 146

Điểm 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19tần số 1 1 3 5 8 13 19 24 14 10 2 N=100

Trường THPT Vinh Lộc - Hiểu được các con số này.

2) Kỹ năng:

- Tính các số liệu đặc trưng của mẫu số liệu

- Biết trình bày mẫu số liệu dưới dạng bảng phân bố tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất

ghép lớp.

- Biết vẽ biểu đồ.

3) Tư duy:

- Ứng dụng vào thực tế, áp dụng trong học tập, trong trường học.

- Liên hệ vào thực tế, trong đời sống.

4) Thái độ:

- Cẩn thận, chính xác. Nghiêm túc trong công việc.

II/ Chuẩn bị:

Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập, máy tính bỏ túi.

Học sinh: Bài tập ở nhà

Nắm được các công thức tính toán.

III/ Phương pháp dạy học:

- Gợi mở, vấn đáp,giải quyết vấn đề.

- Làm việc theo nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

A/ Các tình huống học tập:

- Hoạt động 1: Kiểm tra các công thức.

- Hoạt động 2: Trắc nghiệm lý thuyết.

- Hoạt động 3: Tính toán các số liệu đặc trưng.

- Hoạt động 4: Giải toán trên máy tính bỏ túi.

B/ Tiến trình bài học:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 147

Trường THPT Vinh Lộc Kiểm tra bài cũ:

Hoạt động 1:

Hoạt động giáo viên hoạt động học sinh Nội dung ghi bảngHĐ1: Nêu các công thức tính số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn đối với mẫu số liệu cho bằng bảng phân bố tần số ghép lớp?Yêu cầu học sinh nêu rõ các công thức.

Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Học sinh trình bày các công thức. ; S2; Me; S

Mẫu số liệu cho bằng bảng tần số ghép lớp:

S2

N lẻ: Me là số liệu đứng thứ N chẵn: là trung bình cộng của hai

số liệu đứng thứ và

S =

*Bài mới:

Hoạt động 2: Trắc nghiệm lý thuyết thông qua bài tập 16, 17

- Học sinh chuẩn bị trong 2 phút, đứng tại chỗ trả lời. Chọn C

Bài 16:

Chọn C

Bài 17: Chọn C

Hoạt động 3: Tính toán các số liệu đặc trưng trên mẫu số liệu:

Phân nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh6 nhóm: - 2 nhóm làm bài 18 (1, 2) - 2 nhóm làm bài 20 (3, 4) - 2 nhóm làm bài 21 ( 5, 6) Gọi học sinh lập bảng phân bố tần số ghép lớp.

Ghi giá trị đại diện.

* Đại diện nhóm 1 trình bày, các nhóm còn lại nhận xét.

Lập bảng

* Treo bảng phụ mà học sinh trình bày lên trước lớp.

Bài 18:

Lớp giá trị đại diện

tần số

(27,5; 32,5)

(32,5; 37,5)

(37,5; 42,5)

(42,5; 47,5)

30

35

40

45

18

76

200

100

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 148

Trường THPT Vinh Lộc

Cho đại diện nhóm trình bày

Gv cho đại diện nhóm 5 lên trình bày

* Học sinh lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện theo yêu cầu

Nhóm 3 trình bày bài.

Đại diện nhóm 5 lên trình bày

(47,5; 52,5) 50 6N=400

= 40g

17g

S 4,12gBài 20:a)

Tuổi 12 13 14 15 16 17Tần số 2 2 1 4 2 5

18 19 20 21 22 23 255 2 2 2 1 1 1 N=30

b) 17,37

S 3,12c)Me = 17Có hai mốt : Mo =17 và Mo = 18Bài 21:

Lớp Giá trị đại diện

tần số

(50; 60)(60; 70)(70; 80)(80; 90)

(90; 100)

5565758595

261084

N=30

a) 77b) S2 122,67 S 11,08

Hoạt động 4:Giải toán trên máy tính bỏ túi:

Hướng dẫn tính toán các số đặc trưng bằng MTBTGv trình bày các tính

Học sinh quan sát và thực

Dùng máy tính Casio fx-570Ms Hd: Vào chế độ thống kê:

Ấn Mode Mode 1

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 149

Trường THPT Vinh Lộc

Lấy bài 18 và bấm kiểm tra kết quả.

hành trên máy

Học sinh thực hành

40g

S 4,17S2 17

Nhập số liệu:

x1 DT x2 DT …..

xn DT

Nhập mẫu số liệu:

x1 Shift n1 ; DT

x2 Shift n2 ; DT

* Tính :

Ấn: x1

Shift S-VAR 1 =

* Tính độ lệch chuẩn S Ấn Shift S-VAR 2 =

* Tính phương sai S2 ( lấy bình phương độ lệch chuẩn)

Ấn x2 =

* Củng cố:

- Nắm cách tính số liệu đặc trưng

- Giải toán bằng máy tính bỏ túi.

- Có thể ra một số bài tập làm thêm ( Làm bài tập sách bài tập)

Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 53, 54. §1. CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC

I. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1. Về kiến thức:

+ Hiểu rõ số đo độ, số đo radian của cung tròn và góc, độ dài của cung tròn (hình học).

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 150

Trường THPT Vinh Lộc + Hiểu rõ góc lượng giác và số đo của góc lượng giác.

2. Về kĩ năng:

+ Biết đổi số đo độ sang số đo radian và ngược lại.

+ Biết tính độ dài cung tròn.

+ Biết mối liên hệ giữa góc hình học và góc lượng giác.

3. Về tư duy: biết qui lạ về quen, so sánh, phân tích.

4. Về thái độ: cẩn thận, chính xác, thấy được ứng dụng của toán học trong cuộc sống.

II. Phương pháp giảng dạy:

Gợi mở vấn đáp + hoạt động nhóm

III. Chuẩn bị:

+ GV: Giáo án + máy chiếu + phần mềm GSP.

+ HS: Vở ghi + đồ dùng học tập.

IV. Các hoạt động và tiến trình bài dạy:

A. Các hoạt động:

+ Hoạt động 1: Đơn vị đo góc và cung tròn, độ dài cung tròn.

+ Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm.

+ Hoạt động 3: Khái niệm góc lượng giác và số đo của chúng.

+ Hoạt động 4: Học sinh hoạt động theo nhóm.

+ Hoạt động 5: Củng cố.

*Tiết 53:

B. Tiến trình bài day:

+ Hoạt động 1: Đơn vị đo góc và cung tròn, độ dài cung tròn.

*Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng+H: Để đo góc ta dùng đơn vị gì?+H: Thế nào là số đo của một

+HS: Độ.+HS: Số đo của một cung tròn là số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

1. Đơn vị đo góc và cung tròn, độ dài của cung tròna) Độ:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 151

Trường THPT Vinh Lộc cung tròn?+H: Đường tròn bán kính R có độ dài và có số đo bằng bao nhiêu ?+H: Nếu chia đường tròn thành 360 phần bằng nhau thì mỗi cung tròn này có độ dài và số đo bằng bao nhiêu ?

+H: Cung tròn bán kính R có số đo a0 (0 a 360) có đồ dài bằng bao nhiêu?

+H: Số đo của đường tròn là

bao nhiêu độ?+H: Cung tròn bán kính R có số đo 720 có độ dài bằng bao nhiêu?+GV: Cho HS làm H1/SGK.

+GV: Giới thiệu ý nghĩa đơn vị đo góc rađian và định nghĩa.

+H: Toàn bộ đường tròn có số đo bằng bao nhiêu rađian?+H: Cung có độ dài bằng l thì có số đo bằng bao nhiêu rađian?+H: Cung tròn bán kính R có số đo rađian thì có độ dài bằng bao nhiêu?+H: Nếu R=1 thì có nhần xét gì về độ dài cung tròn với số đo bằng rađian của nó?+H: Góc có số đo 1 rađian thì bằng bao nhiêu độ?+H: Góc có số đo 1 độ thì bằng bao nhiêu rađian?

+H: Giả sử cung tròn có độ dài

+HS: Đường tròn bán kính R có độ dài bằng và có số đo bằng 3600.+HS: Mỗi cung tròn này sẽ có độ

dài bằng và có số đo

10.

+HS: Có độ dài .

+HS:

+HS:

+HS: Một hải lí có độ dài bằng:

+HS: Theo dõi.

+HS: 2 rad.

+HS:

+HS:

+HS: Độ dài cung tròn bằng số đo rađian của nó.

+HS:

+HS:

+HS:

hay hay

Cung tròn bán kính R có số đo a0 (0 a 360) có đồ dài bằng

b) Radian:* Định nghĩa: (SGK)+Cung tròn có độ dài bằng R thì có số đo 1 rad.

+ Góc ở tâm chắn cung 1 rađian gọi là góc có số đo 1 rađian.- Cung có độ dài bằng l thì có số đo rađian là:

- Cung tròn bán kính R có số đo rađian thì có độ dài:

*Quan hệ giữa số đo rađian và số đo độ của một cung tròn:

hay hay

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 152

Trường THPT Vinh Lộc l có số đo độ là a và có số đo rađian là . Hãy tìm mối liên hệ giữa a và ?

+ Hoạt động 2: Học sinh hoạt động theo nhóm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng+GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm.+GV: Gọi các nhóm nêu kết quả của nhóm mình.+GV: Gọi các nhóm khác nhận xét.+GV: Tổng kết và đánh giá.

+HS: Hoạt động theo nhóm.

+HS: Nêu kết quả.

+HS: Nhận xét.

Phiếu học tập 1: Câu hỏi 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?a) Số đo của cung tròn phụ thuộc vào bán kính của nó.b) Độ dài của cung tròn tỉ lệ với số đo của cung đó.c) Độ dài của cung tròn tỉ lệ với bán kính của nó.Câu hỏi 2: Điền vào ô trống:

Số đo độ -600 -2400 31000

Số đo rađian

+ Hoạt động 3: Khái niệm góc lượng giác và số đo của chúng.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng+GV: Nêu nhu cầu cần phải mở rộng khái niệm góc.+GV: Nêu khái niệm quay một tia Om quanh một điểm O theo chiều dương , chiều âm. +GV: Nêu khái niệm góc lượng giác và số đo của góc lượng giác.+H: Mỗi góc lượng giác được xác định khi biết các yếu tố nào?

+GV: giải thích cho HS ví dụ 2/SGK.

+HS: Theo dõi.

+HS: Theo dõi.

+HS: Theo dõi.

+HS: Mỗi góc lượng giác gốc O được xác định khi biết tia đầu, tia cuối và số đo độ (hay số đo rađian) của nó.

+HS: Theo dõi.

2. Góc và cung lượng giáca) Khái niệm góc lượng giác và số đo của chúng:

*Định nghĩa: (SGK)*Kí hiệu: (Ou, Ov)*Kết luận: Mỗi góc lượng giác gốc O được xác định khi biết tia đầu, tia cuối và số đo độ (hay số đo rađian) của nó.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 153

Trường THPT Vinh Lộc +GV: Cho HS làm /SGK.

+H: Tổng quát, nếu một góc lượng giác có số đo a0 (hay rad) thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với nó có số đo bao nhiêu ?+H: Nếu góc hình học uOv có số đo bằng a0 thì các góc lượng giác có tia đầu là Ou và tia cuối là Ov có số đo bằng bao nhiêu; có tia đầu là Ov và tia cuối là Ou có số đo bằng bao nhiêu ?

+HS: Hai góc lượng giác còn lại

có số đo lần lượt là và

.

+HS: Có số đo bằng a0 +k3600 (hay +k2 rad), với k là một số nguyên và mỗi góc ứng với mỗi giá trị của k.

+HS: *Có số đo bằng a0 +k3600 * Có số đo bằng - a0 +k3600

* Tổng quát: (SGK)

*Tiết 54: + Hoạt động 4: Học sinh hoạt động theo nhóm.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng+GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm.+GV: Gọi các nhóm nêu kết quả của nhóm mình.+GV: Gọi các nhóm khác nhận xét.+GV: Tổng kết và đánh giá.

+HS: Hoạt động theo nhóm.

+HS: Nêu kết quả.

+HS: Nhận xét.

Phiếu học tập 2: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai ? a) Góc lượng giác (Ou, Ov) khác góc lượng giác (Ov, Ou). b) Góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo dương thì mọi góc lượng giác cùng tia đầu, tia cuối với nó có số đo dương. c) Hai góc lượng giác (Ou, Ov) và (Ou’, Ov’) có số đo khác nhau thì các góc hình học uOv, u’Ov’ không bằng nhau. d) Hai góc lượng giác (Ou, Ov) và (Ou’, Ov’) có số đo sai khác một bội nguyên của 2 thì các góc

hình học uOv, u’Ov’ bằng nhau. e) Hai góc hình học uOv, u’Ov’ bằng nhau thì số đo của các góc lượng giác (Ou, Ov) và (Ou’, Ov’)

sai khác nhau một bội nguyên của 2. + Hoạt động 5: Củng cố toàn bài. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau Câu 1: Đổi sang rađian góc có số đo 1080 là:

A. B. C. D.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 154

Trường THPT Vinh Lộc

Câu 2: Đổi sang độ góc có số đo là:

A. 2400 B. 1350 C. 720 D. 2700

Câu 3: Cho hình vuông ABCD có tâm O. Số đo của góc lượng giác (OA, OB) bằng: A. 450 + k3600 B. 900 + k3600 C. –900 + k3600 D. –450 +

k3600

*Bài tập về nhà: 2; 4; 5; 6; 7; 9; 10; 11; 12; 13 (SGK)/ trang 190; 191; 192.-----------------------------------------------------------------------

§ 2. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT CUNGI. Mục tiêu:

1)Về kiến thức:

Qua bài học HS cần:

- Hiểu khái niệm giá trị lượng giác của một góc (cung); bảng giá trị lượng giác của một số góc thường

gặp.

- Hiểu được hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc.

- Biết quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, đối nhau, hơn kém

nhau .

- Biết ý nghĩa hình học của tang và côtang.

2)Về kỹ năng:

- Xác định được giá trị lượng giác của một góc khi biết số đo của góc đó.

- Xác định được dấu các giá trị lượng giác của cung khi điểm cuối M nằm ở các góc phần tư khác

nhau.

- Vận dụng được các hằng đẳng thức lượng giác cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc để tính

toán, chứng minh các hệ thức đơn giản.

- Vận dựng được công thức giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ

nhau, đối mhau, hơn kém nhau góc vào việc tính giá trị lượng giác

3) Về tư duy và thái độ:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 155

Trường THPT Vinh Lộc -Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi và giải được các bài tập. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ

về quen.

II.Chuẩn bị :

HS : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.

GV: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

Tiết 55

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: Tìm hiểu về giá trị lượng giác của cung :HĐTP1:GV gọi một HS lên bảng trình bày kết quả của ví dụ HĐ 1.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV: Ta có thể mở rộng giá trị lượng giác cho các cung và góc lượng giác HĐTP2:GV vẽ hình, phân tích và nêu định nghĩa giá trị lượng giac của cung GV cho HS xem chú ý ở SGK.

HS lên bảng trình bày nhắc lại khái niệm giá trị lượng giác của

góc và vẽ hình

minh họa…

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức…

1. Định nghĩa: (SGK)

B'

O

KM

H

A'

B

Trên đường tròn luợng giác cho cung AM có sđ AM =

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 156

Trường THPT Vinh Lộc

HĐTP3: GV cho HS các nhóm thảo luận để tìm lời giải ví dụ HĐ 2 trong SGK.GV gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét và nêu lời giải đúng (nếu HS không trình bày đúng lời giải bằng cách biểu diễn trên đường tròn lời giải để chỉ dẫn đến hệ quả)

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày lời giải (có giải thích).HS nhận xét, bổ sung và sử chữa ghi chép.

*Tung độ y = của điểm M gọi là sin của , ký hiệu: sin*Hoành độ x = của điểm M gọi là côsin của , ký hiệu: cos

*Nếu cos , tỉ số gọi là

tang của và ký hiệu: tan

tan =

*Nếu sin , tỉ số gọi là

côtang của và ký hiệu: cot

cot =

Các giá trị sin , cos , tan , cot được gọi là các giá trị lượng giá

của cung .Trục tung là trục sin, trục hoành là trục côsin.*Chú ý: xem SGK.

HĐ2: HĐTP1:GV: Nếu các cung lượng giác có cùng điển đầu và điểm cuối thì số đo của các cung đó như thế nào?Nhìn vào hình vẽ hãy cho biết các cung có cùng điểm đầu là A và điểm cuối là M thì sin của các cung này như thế nào?Tương tự đối với côsin.

Vậy ta có như

thế nào với nhau?Tương tự đối với

GV yêu cầu HS xem nội dung hệ quả trong SGK

HS: Nếu các cung lượng giác có cùng điểm đầu và điểm cuối thì số đo của các cung đó sai khác nhau một bội của .

HS: sin của các cung này đều bằng độ

côsin đều bằng

HS bằng nhau.

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức và trả lời các câu hỏi…

2. Hệ quả: SGK

B'

O

KM

H

A'

B

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 157

Trường THPT Vinh Lộc và GV ghi công thức lên bảng…GV phân tích để chỉ ra các hệ quả 3, 4, 5 và 6 tương tự SGK.HĐTP2:GV yêu cầu HS xem bảng về dấu của các giá trị lượng giác trong SGK.Tương tự cho HS xem bảng các giá trị lượng giác của các cung đặc biệt.

HS chú ý theo dõi để lĩnh hội kiến thức....

HS xem bảng về dấu của các giá trị lượng giác trong SGK.

3) Giá trị lượng giác của các cung đặc biệt: (SGK)

HĐ3:HĐTP1: tìm hiểu về ý nghĩa hình học của tang và côtang:GV vẽ đường tròn lượng giác và hướng dẫn nhanh về ý nghĩa hình học của tang và côtang.

HĐTP2: GV cho HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải ví dụ HĐ4 tròn SGK.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, chinhgr sửa và bổ sung.

HS chú ys theo dõi để lĩnh hội kiến thức...

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày...HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS trao đổi để rút ra kết quả:...

II. Ý nghĩa hình học của tang và côtang:1) Ý nghĩa hình học của tan :Hình 50:tan

được biểu diễn bởi độ dài đại số của vectơ trên trục t’At. Trục t’At được gọi là trục tang.2) Ý nghĩa hình học của côtang:(Tương tự tang – Xem SGK)

HĐ4; Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

*Củng cố:

- Nhắc lại định nghĩa và hệ quả về giá trị lượng giác của cung , bảng về dấu và các giá trị

lượnggiác của cung đặc biệt.

- Nhắc lại ý nghĩa hình học của tang và côtang.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 158

Trường THPT Vinh Lộc *Hướng dẫn học ở nhà:

- Xem lại và học lý thuyết theo SGK; xem lại các bài tập đã giải.

- Làm bài tập 1 và 2 SGK trang 148.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 56:

V. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với điều khiển hoạt động nhóm.

Nhắc lại dấu của các giá trị lượng giác.

*Áp dụng: Giải bài tập 2 SGK trang 148.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1: HĐTP1:GV vẽ hình và phân tích để rút ra công thức lượng giác cơ bản:

(1)Dựa vào công thức (1) hãy chứng minh rằng:

GV nêu công thức:

HĐTP2: GV cho HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải ví dụ áp dụng. gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức...

HS thảo luận theo nhóm để suy nghĩ chứng minh.Cử đại diện lên bảng trình bày lời giải.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS thảo luận để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép...

III. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác:1) Công thức lượng giác cơ bản:(Xem SGK)

2)Bài tập áp dụng:

Cho Tính các

giá ttrị lượng giác còn lại của cung .

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 159

Trường THPT Vinh Lộc Gọi HS nhận xét, bổ sung.GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi chép.

HS chú ý theo dõi trên bảng để lĩnh hội kiến thức...

HĐ2: HĐTP1: Tìm hiểu về giá trị lượng giác của các cung có liên quan đặc biệt:GV vẽ hình và phân tích nhanh để chỉ ra các giá trị lượng giác có liên qua đặc biệt: Cung đối nhau, bù nhau, phụ nhau và hơn kém .HĐTP2:GV cho HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải ví dụ HĐ6 trong SGK.Gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung.

HS chú ý theo dõi để lĩnh hội kiến thức....

HS thảo luận theo nhóm để tìm lời giải và cử đại diện lên bảng trình bày.HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

3) Giá trị lượng giác của các cung có liên qua đặc biệt:(Xem SGK)

Ví dụ HĐ6: SGK.

HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

*Củng cố:

- Nhắc lại các công thức lượng giác cơ bản; Các giá trị lượng giác có liên quan dặc biệt.

*Hướng dẫn học ở nhà:

-Xem lại và học lý thuyết theo SGK.

- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 và 5 SGK trang 148.

-----------------------------------------------------------------------Tiết 57. LUYỆN TẬP.

I. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1) Về kiến thức:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 160

Trường THPT Vinh Lộc - Nắm được kiến thức cơ bản trong bài giá trị lượng giác của một cung: Các khái niệm và hệ quả, các

công thức lượng giác cơ bản, các công thức về các giá trị lượng giác có liên quan đặc biệt.

2) Về kỹ năng:

- Xác định và tính được các giá trị lượng giác.

- Xác định được dấu các giá trị lượng giác của cung khi điểm cuối M nằm ở các góc phần tư khác

nhau.

- Vận dụng được các công thức lượng giác cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc để tính toán,

chứng minh các hệ thức đơn giản.

- Vận dựng được công thức giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ

nhau, đối mhau, hơn kém nhau góc vào việc tính giá trị lượng giác

3) Về tư duy và thái độ:

-Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi và giải được các bài tập. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ

về quen.

II.Chuẩn bị :

HS : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.

GV: Giáo án, các dụng cụ học tập.

III.Phương pháp:

Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với điều khiển các hoạt động nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dungHĐ1:HĐTP1:GV cho HS thỏa luận theo nhóm đẻ tìm lời giải bài tập 1. Gọi HS đại biện lên

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa

Bài tập 1: SGK

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 161

Trường THPT Vinh Lộc bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung...HDTP2:Tương tự cho HS thảo luận để tìm lời giải bài tập 2

ghi chép.

Chú ý theo dõi để lĩnh hội kiến thức.KQ: 1a) – 0,7

HS thảo luận để rìm lời giải và cử dại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS chú ý theo dõi để lĩnh hộu kiến thức.

Bài tập 2: SGK

HĐ2:HĐTP1: Sử dụng các cung lượng giác đối nhau, bù nhau, phụ nhau, hơn kém :GV cho HS thảo luận để tìm lời giải bài tập 3 và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).

HĐTP2:GV cho HS thảo luận để tìm lời giải bài tập 5 và gọi HS đại diện lên bảng trình bày lời giải.Gọi HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)GV nhận xét, chỉnh sửa và bổ sung.

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.HS chú ý theo dõi để lĩnh hội kiến thức....

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày (có giải thích)HS nhận xét, bổ sung...

HS trao đổi để rút ra kết quả:...

Bài tập 3: SGK/148

Bài tập 5: SGK/148.

HĐ3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

*Củng cố:

- Nhắc lại các công thức lượng giác cơ bản, bảng về dấu, bảng về các giá trị lượng giác đặc biệt.

*Hướng dẫn học ở nhà:

- Xem lại các bài tập đã giải;

- Làm thêm bài tập 4 SGK.

- Xem và soạn trước bài mới: “Công thức lượng giác”.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 162

Trường THPT Vinh Lộc -----------------------------------------------------------------------

§ 3. CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC.

I/ Mục tiêu:

Qua bài học sinh cần nắm được:

+ Về kiến thức: Công thức cộng, công tức nhân đôi.

+ Về kĩ năng: Học sinh áp dụng công thức vào giải toán,( chứng minh,rút gọn biểu thức,tính

toán …)

+ Về tư duy: Từ công thức cộng, công thức nhân đôi biến đổi thêm một số công thức khác.

+ Về thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn,chịu khó, kiên nhẫn.

II/ Chẩn bị:

- Học sinh: Dụng cụ học tập và máy tính bỏ túi.

-Giáo viên:đồ dùng giảng dạy,phiếu học tập, đường tròn lượng giác.

Tiết:58

III/Tiến trình bài học:

*Ổn định lớp, giới thiệu: Chia lớp thành 6 nhóm.

*Kiểm tra bài cũ:

- Viết các công thức lượng giác cơ bản;...

* Bài mới:

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung *Học sinh nhận nhiệm vụ ,thảoluận theo nhóm.

HĐ1: (kiểm tra bài cũ)

Cho cung .Hãy

biểu diễn cáccung đó trên đường trònlương giác .Tìm tọa độ của các véc tơ Tính tích vô hướng của hai véc tơ theo hai phương pháp .So sánh hai kết quả đó rồi đưa ra công thức. (cho học sinh hoạt động theo nhóm).gv theo dõi hướng dẫn

I/ Công thức cộng:1/Công tức cộng đối với sin và cosin:*cos( )=cos cos sin sin *sin( )=sin cos

sin cos

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 163

Trường THPT Vinh Lộc

A

NM

y

x

*Họcsinh phải xây dựng được .

Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác tham gia thảo luận, góp ý bổ sung để xây dựng công thức. Cos ( - ) = cos .cos + sinsin (1)Chốt công thức cộng đối cos( - )thảo luận.Nhóm 1 thay được bởi (- )Nhóm 2 thay được sin( + ) bởi

cos ( )

Đại diện nhóm trình bày kết qủa của nhóm mình. Đại diện các nhóm khác góp ý trao đổi bổ sung. -> Đưa ra công thức

HS nhận nhiệm vụ và thực hiện -> hình thành ra công thức.Học sinh làm bài tập theo yêu cầu của GV

học sinh thảo luận ,giúp đỡ học sinh khi cần thiết.Cho 1 học sinh đại diện nhóm mình trình bày kết quả . Các học sinh của nhóm khác nhận xét ,góp ý, bổ sung đưa ra công thức.Công thức đó được gọi là công thức cộng.Đó là bài học hôm nay.HĐ2: (chia lớp thành 2 nhóm)HĐTP1: Từ công thức(1) . Hãy tính cos( + )?(nhóm 1 Từ công thức (1).Hãy tinh sin( - )?(nhóm 2) .GV theo dõi các nhóm thảo luận và giúp đỡ khi cần thiết. Cho đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình . các nhóm còn lại tham gia góp ý bổ sung .Giáo viên tổng hợp công thức. HĐTP2: Tương tự tính Sin(+ )? HĐTP 3: Hãy kiểm nghiệm lại các công thức nói trên với

tuỳ ý và = ; =

HĐ3: . HĐTP1: Tính: tan( + ) tan( - ) theo tan , tanCho 2 nhóm hoạt động GV theo dõi các nhóm hoạt động và giúp đỡ các em khi cần thiết. Cho đại diện của nhóm lên trình bày bài giải của mình.Đại diện các nhóm khác trao đổi, bổ sung đưa về công thức. Để các công thức trên có nghĩa tìm điều kiện của và

; ( - ); ( + ).Gv tổng hợp đưa về công thức.

2/ Công thức cộng đối tan*tan( + ) =

=

*Tan( - ) =

Để các công thức trên có nghĩa thì: ; ;( + ); ( - ) không có dạng

(k z)

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 164

Trường THPT Vinh Lộc

tan( + ) =

=

=

=

Tương tự ta có:

Tan( - ) =

HS giải: tan 15o = (tan 450 – tan 300) =

=

=

HS trả lời: cos( + ) = cos2

= cos2 -cos2 = 1- 2sin2 = 2cos2 -1sin 2 = 2sin cos

tan2 =

*Học sinh nhận nhiệm vụ,thảo luận đưa ra kết quả đúng..Đại diện nhóm trình bày kết quả cuả nhóm mình. Các nhóm khácđại diện thảo luận,góp ý bổ sung , đưa ra kết quả đúng.

HĐTP 3:Ví dụ: Tính tan 15o = ?( Gọi HS lên giải bài tập)Cho HS giải -> GV theo dõi và hướng dẫn, cả lớp cùng tham gia thảo luận đưa về kết đúng.

HĐ 3: HĐTP 1: từ công thức cộng đối với sin và cos nếu thay = thì công thức thay đổi ra sao ? GV gọi HS đứng tại chỗ tính toánHĐTP2: GV hỏi: tan 2 cần điều kiện gì ? HĐTP3: TínhCos2 ;sin2 ; tan2 ; Theo cos2 ? Cho học sinh thảo luận nhóm rồi đưa ra công thức. GV cho học trò trình bày thảo luận vàsửa sai đưa ra công thức đúng.

HĐTP4:(phát phiếu học tập) ,cho các nhóm. 1/Hãy tính cos4 theo cos .

2/Tính cos8

.

3/Đơn giản biểu thức : sin cos cos2Cho học sinh thảo luận theo nhóm. Giáo viên theo giỏi các

Ví dụ: Tính tan 15o

3-= 3 +

3. Công thức nhân đôi

cos2 = cos2 -sin2 =2cos2 -1. =1 - 2sin2sin2 = 2sin cos

tan2 =

(Với tan2 ; tan ) có nghĩa. Chú ý công thức hạ bậc

Sin2 =2

2cos1

Cos2 =

tan2 =

Kết quả:1/ cos4 =

8cos4 -8cos2 +1

2/ cos

3/sin .sin cos2 =

1/4sin 4

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 165

Trường THPT Vinh Lộc nhóm thảo luận và giúp đỡ học sinh khi cần thiết.Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác trao đổi thảo luận góp ý bổ sung để đưa ra kết quả đúng.

HĐ4: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà:

* Cũng cố: các công thức qua giải các ví dụ.

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

* Chọn phương án đúng. Với mọi ta có:

1/ cos( + )= cos + cos 2/cos( - )= cos coss - sin sin .

3/cos( + )= cos coss - sin sin . 4/sin( + = sin cos - cos sin .

* Điền vào chỗ ……..đễ được đẵng thức đúng.

1/ 2/

3/ = ………….. 4/

Hướng dẫn học ở nhà: học các công thức, đọc phần còn lại tiết sau học.làm bài tập 1;2.

-----------------------------------------------------------------------

Tiết 59:

III/Tiến trìnhbài học và các hoạt động:

*Ổn định lớp, giới thiệu: Chia lớp thành 6 nhóm.

Kiểm tra bài cũ: HĐ1( Phát phiếu học tập cho các nhóm ).

HĐTP1: Phiếu học tập số 1: Hãy viết công thức cộng đối với sin cosin. Làm thế nào để tính:

cos .cos , Sin sin , sin cos theo sin, cosin của tổng , hiệu của các góc ? Từ đó đưa

ra công thức biến dổi tích thành tổng.(giới thiệu bài họchom nay)

*Bài mới:

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 166

Trường THPT Vinh Lộc Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận dể tìm ra lời giải.Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.Đại diện các nhóm khác trao đổi đưa về công thức đúng.

Các nhóm nhận nhiệm vụ cùng nhau thảo luận tìm ra kết quả.Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình,các nhóm khác cùng trao đổi góp ý đưa ra kết quả đúng.

Các nhóm nhận nhiệm vụ cùng nhau thảo luận để đưa ra công thức.Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác cùng tham gia ý kiến sửa sai hoặc bổ sung để đưa về công thức đúng.

Các nhóm nhận nhiệm vụ ,tiến hành tìm ra phương án của mình . Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Cùng tham gia

Phát phiếu học tập cho các nhóm. Theo dõi hoạt động của các nhóm,giúp đỡ học sinh khi cần thiết.Đại diện của nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.Đại diện các nhóm khác trao đổi góp ý, bổ sung để đưa ra công thức đúng.HĐTP2: (khắc sâu), phát phiếu học tập số 2 cho các nhóm(chia ra 4 nhóm ,2 nhóm làm 1 câu).

1/tính:

2/tính:

Giáo viên hướng dẫn cho các nhóm làm bài .cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.cho cả lớp cùng kiểm tra đánh giá bổ sungđưa về kết quả đúng.HĐ2:HĐTP1:(phiếu học tập số3),phát cho các nhóm. Từ các công thức biến đổi tích thành tổngở trên .Nếu đặt

tứclà ( )thì ta

được các công thức nào?Cho các nhóm thảo luận .Đại diện nhóm trình bày kết quả ,sửa sai ,bổ sung đưa ra kết quả đúng.Đưa ra công thứcHĐTP2(khắc sâu công thức).Phát phiếu học tập cho các nhóm ,mỗi nhóm làm 1 bài tập nhỏ sau :Chứng minh rằng

III/ Công thức biến đổi tích thành tổng và tổng thành tích :1/ công thức biến đổi tích thanh tổng:*cos .cos

*Sin sin =

* sin cos =

Ví dụ :Tính:

1.

kq:

2/

kq:

2/Công thức biến đổi tổng thành tích: *cos x + cos y =

.

* cos x - cos y =

*sin x + siny =

.

*sin x - siny =

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 167

Trường THPT Vinh Lộc

thảo luận với các nhóm khác để đưa ra kết quả đúng. Các nhóm thảo luận tìm ra

phương án của bài toán.đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .cùng thảo luận ,góp ý với các nhóm khác để được lời

giải đúng.

*Cũng cố:rèn luyện,hướng dẫn học ở nhà: Các công thức qua giải các bài tập.

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án đã cho: bằng

(A) ; (B) ;(C) ; (D)-

Về học các công thức biến đổi,làm các bài tập 46(a,b);48;49;50.Tiết sau chữabài tập. -----------------------------------------------------------------------

Tiết 60: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

I Mục tiêu :

Qua bài học HS cần:

1.Về kiến thức : Củng cố khắc sâu kiến thức về :

-Tập hợp và các phép toán trên tập hợp.

-Hàm số và phương trình.

2. Về kỹ năng :

- Thành thạo việc thực hiện các phép toán trên tập hợp.

- Thực hiện được các bài toán liên quan đến hàm số và phương trình.

3. Về tư duy :

- Rèn luyện tư duy logic và lập luận có căn cứ.

4. Về thái độ :

- Tích cực hoạt động.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 168

Trường THPT Vinh Lộc - Cẩn thận , chính xác trong tính toán , lập luận.

II. Chuẩn bị :

1.Học sinh :

- Bài cũ .

- Bút dạ cho hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm .

2.Giáo viên :

- Bảng phụ.

- Đề bài phát cho học sinh.

III. Phương pháp :

- Gợi mở , vấn đáp.

- Chia nhóm nhỏ học tập.

- Phân bậc hoạt động các nội dung học tập.

IV.Tiến trình bài học và các hoạt động :

1.Kiểm tra bài cũ :

Lồng vào các hoạt động học tập của giờ học.

2.Nội dung bài mới:

Hoạt động 1 : Tìm hiểu nhiệm vụ.

Đề bài tập :

1.Cho các tập con A = [-1;1] , B = [a;b) và C = (- ] của tập số thực R , trong đó a,b (a<b) và c là

những số thực.

a) Tìm điều kiện của a và b để A B.

b) Tìm điều kiện của c để A B =

c) Tìm phần bù của B trong R .

2. a) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị (P) của hàm số y = x + x – 6 .

b) Biện luận theo m số giao điểm của (P) với đường thẳng (d) :y = 2x + m .

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 169

Trường THPT Vinh Lộc 3. Cho phương trình : 2x + (k – 9)x + k + 3k + 4 = 0 (*).

a) Tìm k , biết rằng (*) có hai nghiệm trùng nhau .

b)Tính nghiệm gần đúng của (*) với k = - ( chính xác đến hàng phần nghìn ).

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung- Nhận bài tập.- Đọc và nêu thắc mắc về đề bài.- Định hướng cách giải toán.

- Dự kiến nhóm học sinh.- Phát đề bài cho học sinh.- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (mỗi nhóm 2 câu ).

Hoạt động 2 : Học sinh độc lập tiến hành tìm lời giải câu 1 có sự hướng dẫn , điều khiển của giáo viên.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung-Đọc đề bài câu 1 và nghiên cứu cách giải .- Độc lập tiến hành giải toán.- Thông báo kết quả cho giáo viên khi đã hoàn thành nhiệm vụ .

-Giao nhiệm vụ và theo dõi hoạt động của học sinh , hướng dẫn khi cần thiết.

- Nhận xét và chính xác hoá kết quả của 1 hoặc 2 học sinh hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên (nhóm 1).- Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh. Chú ý các sai lầm thường gặp.- Đưa ra lời giải (ngắn gọn nhất) cho cả lớp .

1. a) a 1 và b >1 b) c < -1 c) (- ; a) [b ; + )

Hoạt động 3 : Học sinh độc lập tiến hành tìm lời giải câu 2 có sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung-Đọc đề bài câu 2 và nghiên cứu cách giải .- Độc lập tiến hành giải toán.- Thông báo kết quả cho giáo viên khi đã hoàn thành nhiệm vụ .

- Giao nhiệm vụ và theo dõi hoạt động của học sinh , hướng dẫn khi cần thiết.- Nhận và chính xác hoá kết quả của 1 hoặc 2 học sinh hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên (nhóm 2).- Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh. Chú ý các sai lầm thường gặp.- Đưa ra lời giải (ngắn gọn

2. b) Số giao điểm của (P) với (d) đúng bằng số nghiệm của phương trình : x + x - 6 = 2x + mhay x - x – 6 - m = 0 = 4m + 25

+ m < - : (P) và (d ) không có điểm

chung.

+ m = - : (P) và (d) có 1 điểm

chung.

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 170

Trường THPT Vinh Lộc nhất) cho cả lớp . + m > - (P) và (d) có 2 điểm chung.

Hoạt động 3 : Học sinh độc lập tiến hành tìm lời giải câu 3 có sự hướng dẫn , điều khiển của giáo viên.

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung-Đọc đề bài câu 3 và nghiên cứu cách giải .- Độc lập tiến hành giải toán.- Thông báo kết quả cho giáo viên khi đã hoàn thành nhiệm vụ .

-Giao nhiệm vụ và theo dõi hoạt động của học sinh , hướng dẫn khi cần thiết.

- Nhận xét và chính xác hoá kết quả của 1 hoặc 2 học sinh hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên (nhóm 3).- Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh. Chú ý các sai lầm thường gặp.- Đưa ra lời giải (ngắn gọn nhất) cho cả lớp .

3. a) = -7(k + 6k – 7)

= 0

b)Khi k = - thì =42 phương trình có 2 nghiệm :

x =

x =

*Củng cố:

1.Qua bài các em cần thành thạo các phép toán trên tập hợp và các bài toán liên quan đến hàm số và

phương trình.

Tự ôn tập và làm các bài tập ôn tập sgk / 221.

Bài tập: Cho pt : x - ( k – 3 )x – k +6 = 0 (1)

a) Khi k = -5 , hãy tìm nghiệm gần đúng của (1) (chính xác đến hàng phần chục ).

b) Tuỳ theo k , hãy biện luận số giao điểm của parabol y = x - ( k – 3 )x – k +6 với đường thẳng

y = -kx + 4 .

c) Với giá trị nào của k thì pt (1) có một nghiệm dương ?

-----------------------------------------------------------------------Tiết 61. KIỂM TRA HỌC KỲ II

I.Mục tiêu:

Qua bài học HS cần nắm:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 171

Trường THPT Vinh Lộc 1)Về kiến thức:

*Củng cố kiến thức cơ bản trong học kỳ II

2)Về kỹ năng:

-Vận dụng thành thạo kiến thức cơ bản vào giải các bài toán trong đề thi.

2)Về kỹ năng:

-Làm được các bài tập đã ra trong đề thi.

-Vận dụng linh hoạt lý thuyết vào giải bài tập

3)Về tư duy và thái độ:

Phát triển tư duy trừu tượng, khái quát hóa, tư duy lôgic,…

Học sinh có thái độ nghiêm túc, tập trung suy nghĩ để tìm lời giải, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Giáo án, các đề kiểm tra, gồm 8 mã đề khác nhau.

HS: Ôn tập kỹ kiến thức trong học kỳ II, chuẩn bị giấy kiểm tra.

IV.Tiến trình giờ kiểm tra:

*Ổn định lớp.

*Phát bài kiểm tra:

Bài kiểm tra gồm 2 phần:

Trắc nghiệm gồm 16 câu (4 điểm);

Tự luận gồm 4 câu (6 điểm)

*Đề thi:SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG THPT VINH LỘC

ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN TOÁN - LỚP 10 CƠ BẢNNăm học: 2007 - 2008

Thời gian làm bài: 90 phút; (16 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:...............................................................Lớp 10 B...

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)Câu 1: Số -2 thuộc tập nghiệm của bất phương trình:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 172

Trường THPT Vinh Lộc

A. 2x + 1 > 1 - x B. (2x + 1)(1 – x) < x2 C. D. (2

- x)(x +2)2 < 0Câu 2: Cho bất phương trình 2x + 4y < 5 có tập nghiệm là S, ta có:

A. B. C. D.

Câu 3: Tập nghiệm S của bất phương trình: là:

A. B. C. D.

Câu 4: Bất phương trình có tập nghiệm là:A. B. C. D.

Câu 5: Tập nghiệm S của bất phương trình: là:

A. B. C. D.

Câu 6: Điều tra số con của mỗi gia đình trong khu phố A, nhân viên điều tra ghi được bảng sau:

Giá trị (số con) 0 1 2 3 4 5Tần số (số gia đình) 10 11 24 12 2 1

Mốt của số con trong các gia đình là:A. 0 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 7: Điều tra số con của mỗi gia đình trong khu phố A, nhân viên điều tra ghi được bảng sau:

Giá trị (số con) 0 1 2 3 4 5Tần số (số gia đình) 10 11 24 12 2 1

Số trung vị của mẫu các số con là:A. 1,5 B. 2,5 C. 3 D. 2

Câu 8: Sin1200 bằng:

A. B. C. D.

Câu 9: Với mọi góc , ta có: bằng:A. 0 B. C. D.

Câu 10: Cho tam giác ABC có AB = 4, BC = 7, CA = 9. Giá trị cosA là:

A. B. C. D.

Câu 11: Cho 2 điểm và . Giá trị của là:

A. 4 B. C. D. 8Câu 12: Trong tam giác ABC có AB = 9; AC = 12; BC = 15. Khi đó đường trung tuyến AM của tam giác có độ dài:

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 173

Trường THPT Vinh Lộc A. 8 B. 10 C. 9 D. 7,5

Câu 13: Cho hai điểm và , phương trình tham số của đường thẳng AB là:

A. B. C. D.

Câu 14: Cho phương trình tham số của đường thẳng (d): . Trong các phương

trình sau, phương trình nào là phương trình tổng quát của đường thẳng (d):A. B. C. D.

Câu 15: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn:A. B.

C. D.

Câu 16: Cho elip (E) có phương trình chính tắc: và cho các mệnh đề:(I) (E) có trục lớn bằng 1; (II) (E) có trục nhỏ bằng 4;

(III) (E) có tiêu điểm ; (IV) (E) có tiêu cự bằng .

Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:A. (I) B. (II) và (IV) C. (I) và (III) D. (IV)

II. Phần tự luận: (6 điểm)1)Đại số: (4 điểm)Câu 1:(1,5 điểm) Giải bất phương trình:

Câu 2: (1,5 điểm) Cho các số liệu thống kê:

111 112 112 113 114 114 115 114 115 116112 113 113 114 115 114 116 117 113 115a) Lập bảng phân bố tần số - tần suất;b) Tìm số trung bình, trung vị, mốt.Câu 3: (1 điểm) Chứng minh:

2) Hình học: (2 điểm)

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm, điểm và :

a) Chứng minh rằng vuông tại O;

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 174

Trường THPT Vinh Lộc b) Tính độ dài và viết phương trình đường cao OH của ;c) Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp .

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN & THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN TOÁN LỚP 10 CƠ BẢNNăm học: 2007 - 2008

I. Phần Trắc Nghiệm: (4 điểm)1. aBcd2. abCd3. Abcd4. abcD

5. aBcd6. aBcd7. abcD8. abcD

9. Abcd10. Abcd11. abcD12. abcD

13. abCd14. Abcd15. abcD16. abcD

II. Phần Tự Luận: (6 điểm)Đáp án Điểm

1)Đại số:Câu 1: Giải bất phương trình:

Bảng xét dấu:x -2 -1 5

x2 + 3x + 2 + 0 - 0 + | +- x + 5 + | + | + 0 -

VT + 0 - 0 + || -Vậy tập nghiệm của bất phương trình là:

Câu 2: a) Bảng phân bố tần số - tần suất:

Giá trị x Tần số Tần suất (%)111112113114115116117

1345421

515202520105

n=20 100b) Số trung bình:

0,25đ

0,25đ

0,75đ

0,25đ

0,5đ

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 175

Trường THPT Vinh Lộc

=113,9

*Số trung vị: Do kích thước mẫu n = 20 là một số chẵn nên số trung vị là trung bình cộng

của hai giá trị đứng thứ đó là 114 và 114.

Vậy

*Mốt: Do giá trị 114 có tần số lớn nhất là 5 nên ta có: .Câu 3: Chứng minh:

2) Hình học:

Vậy tam giác OAB vuông tại O.b) Tính độ dài và viết phương trình đường cao OH:

Do tam giác OAB vuông tại O nên ta có:

OH.AB = OA.OB

Do nên đường cao OH nhận vectơ làm vectơ pháp tuyến, ta có:

Vậy phương trình của đường cao OH đi qua O(0;0) và nhận làm vectơ pháp

tuyến là:

(x – 0) - (y – 0) = 0

c) Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác OAB:

0,25đ

0,5đ0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 176

x

y

H

B

2

4

O

A

1

-1/2

Trường THPT Vinh Lộc Do tam giác OAB vuông tại O, nên tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác OAB là trung điểm I của cạnh AB, ta có:

Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác OAB là:

Vậy phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác OAB là:

0,25đ

0,25đ

*Lưu ý: Mọi cách giải đúng đều cho điểm tối đa.-------------Hết-------------

GV: Nguyễn Thanh Tùng Đại số 10-Trang 177