54
MỤC LỤC PHẦN 1. LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT...................2 1.1 Mối quan hệ giữa chiến lược sản xuất và chiến lược chung 2 1.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của chiến lược sản xuất 2 1.2.1 Vai trò của chiến lược sản xuất 2 1.2.2 Nhiệm vụ của chiến lược sản xuất 2 1.2.3 Chức năng của chiến lược sản xuất 3 1.3 Chiến lược sản xuất và lợi thế cạnh tranh 3 1.3.1 Sản xuất và Sự vượt trội về hiệu quả 4 1.3.2 Sản xuất và sự vượt trội về chất lượng 9 1.3.3 Sản xuất và Sự cải tiến vượt trội 10 1.3.4 Sản xuất và Sự đáp ứng khách hàng vượt trội 10 PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAMILK VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU................................................ 12 2.1 Sơ lược về công ty Vinamilk 12 2.2 Lĩnh vực hoạt động 13 2.3 Danh mục sản phẩm 13 2.4 Tm nhn và sứ mệnh của công ty 14 2.4.1 Tm nhn 14 2.4.2 Sứ mệnh 14 2.5 Thực trạng công ty Vinamilk 15 2.6 Phân tích môi trường bên ngoài 16 2.6.1 Môi trường nhân khẩu học 16 2.6.2 Môi trường kinh tế 17 2.6.3 Môi trường tự nhiên 18 2.6.4 Môi trường công nghệ 19 2.6.5 Môi trường chính trị - pháp luật 20 2.6.6 Môi trường văn hoá 20 2.6.7 Môi trường toàn cu hoá 21 2.7 Phân tích môi trường bên trong 21 2.7.1 Phân tích SWOT 21 2.7.2 Phân tích nguồn lực 23 2.8 Chiến lược phát triển 28 PHẦN 3. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINAMILK..............................29 3.1 ĐẠT ĐƯỢC SỰ VƯỢT TRỘI VỀ HIỆU QUẢ 29 3.1.1 Tính kinh tế về quy mô 29 3.1.2 Hiệu ứng học tập 31

Chiến lược sản xuất của Vinamilk

Embed Size (px)

DESCRIPTION

1 khía cạnh trong quản trị chiến lược

Citation preview

MỤC LỤCPHẦN 1. LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT.............................................21.1 Mối quan hệ giữa chiến lược sản xuất và chiến lược chung 21.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của chiến lược sản xuất 21.2.1 Vai trò của chiến lược sản xuất 21.2.2 Nhiệm vụ của chiến lược sản xuất 21.2.3 Chức năng của chiến lược sản xuất 31.3 Chiến lược sản xuất và lợi thế cạnh tranh 31.3.1 Sản xuất và Sự vượt trội về hiệu quả 41.3.2 Sản xuất và sự vượt trội về chất lượng 91.3.3 Sản xuất và Sự cải tiến vượt trội101.3.4 Sản xuất và Sự đáp ứng khách hàng vượt trội 10PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAMILK VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................................

122.1 Sơ lược về công ty Vinamilk 122.2 Lĩnh vực hoạt động 132.3 Danh mục sản phẩm 132.4 Tâm nhin và sứ mệnh của công ty 142.4.1 Tâm nhin 142.4.2 Sứ mệnh 142.5 Thực trạng công ty Vinamilk 152.6 Phân tích môi trường bên ngoài 162.6.1 Môi trường nhân khẩu học 162.6.2 Môi trường kinh tế 172.6.3 Môi trường tự nhiên 182.6.4 Môi trường công nghệ 192.6.5 Môi trường chính trị - pháp luật202.6.6 Môi trường văn hoá 202.6.7 Môi trường toàn câu hoá 212.7 Phân tích môi trường bên trong 212.7.1 Phân tích SWOT 212.7.2 Phân tích nguồn lực 232.8 Chiến lược phát triển 28PHẦN 3. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINAMILK.....................................................................293.1 ĐẠT ĐƯỢC SỰ VƯỢT TRỘI VỀ HIỆU QUẢ 293.1.1 Tính kinh tế về quy mô 293.1.2 Hiệu ứng học tập 313.1.3 Đường cong kinh nghiệm 313.1.4 Sản xuất linh hoạt 313.2 ĐẠT ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG VƯỢT TRỘI 323.3 ĐẠT ĐƯỢC SỰ CẢI TIẾN VƯỢT TRỘI 333.4 ĐẠT ĐƯỢC SỰ ĐÁP ỨNG KHÁCH HÀNG VƯỢT TRỘI 33PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................35

PHẦN 1. LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT1.1 Mối quan hệ giữa chiến lược sản xuất và chiến lược chung

Chiến lược là phương thức mà các công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì lâu dài những thành công của nó. Nó là một kế hoạch dài hạn chủ yếu để theo đuổi các mục đích, các sứ mệnh của nó, thiết lập các định hướng chung cho hoạt động của công ty.

Chiến lược công ty có tác dụng cung cấp tiêu điểm cho sự tập trung các nguồn lực trong những giai đoạn nhất định nhằm giành, giữ và cải thiện vị thế cạnh tranh. Chiến lược công ty thường được phổ biến sâu rộng trong toàn bộ cơ cấu tổ chức của nó, thông qua việc thiết lập các chính sách cơ bản và mục tiêu cho các bộ phận.

Các mục tiêu bộ phận (Ví dụ: mục tiêu cho hệ thống sản xuất, Marketing, Tài chính,… ) là kết quả của quá trình phát triển logic mục tiêu tổng quát. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể giao cho từng bộ phận trong tổ chức, tạo ra cái mốc cho những cố gắng của mỗi bộ phân đóng góp vào mục tiêu chung.

Nhờ có các chính sách cơ bản và mục tiêu bộ phận chiến lược sẽ quy định mức phấn đấu, hướng dẫn và tập hợp các quyết định ở cấp dưới. Mỗi bộ phận sẽ phát triển các chiến lược đáp ứng mực tiêu đề ra cho nó, theo những hướng dẫn cơ bản, trên cơ sở sử dụng tốt nhất các nguồn lực được giao phó.

Sự hình thành chiến lược trong công ty phải đảm bảo tính thống nhất cao, được xét từ hai hướng:

Thứ nhất, các quản trị cấp cao phải đánh giá các khả năng và hạn chế của mỗi bộ phận dọc theo toàn bộ tổ chức trước khi hình thành chiến lược.

Thứ hai, các quản trị viên ở cấp thấp hơn phải đưa ra các chiến lược công ty vào các tính toán, cân nhắc các quyết định. Tất cả phải tuân theo chiến lược chung và phạm vi chính sách đề ra để đạt được sự thống nhất hướng tới mục tiêu chung. Điều này tạo ra một tuyến mục tiêu cấp thấp gắn chặt với mục tiêu cấp cao. Đây là chính là quan điểm chung và là yếu tố then chốt trong quá trình hình chiến lược và xem xét mối liên hệ giữa chiến lược sản xuất và chiến lược chung.

Chiến lược sản xuất chính là các quyết định nhằm phát triển khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất phục vụ cho chiến lược công ty.1.2 Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của chiến lược sản xuất1.2.1 Vai trò của chiến lược sản xuất

Chiến lược sản xuất như là một vũ khí cạnh tranh trong chiến lược công ty. Chiến lược sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho xã hội, nó tác động trực tiếp đến việc thiết lập mức chất lượng các sản phẩm, dịch vụ.Chiến lược sản xuất chịu trách nhiệm sử dụng phần lớn nguồn nhân lực và tài sản của công ty; các chi phí phát sinh từ sản xuất ảnh hưởng lớn đến giá cả lợi nhuận trên hiện có thể đạt được. Chiến lược sản xuất làm cho công ty có đầy đủ sản phẩm, sẵn sàng cho việc giao hàng.

Do đó, chiến lược sản xuất tác động trực tiếp lên ba thước đo cơ bản tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ. Sức mạnh và điểm yếu của chiến lược sản xuất tác động mạnh đến sự thành công của chiến lược của toàn công ty.1.2.2 Nhiệm vụ của chiến lược sản xuất

Trong quá trình hình thành chiến lược công ty, hệ thống sản xuất cần được đánh giá một cách cẩn thận, và ngược lại các quyết định trong chiến lược sản xuất phải phù hợp với chiến lược chung. Chiến lược sản xuất phải có nhiệm vụ khai thác hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu chung.

Ngày nay, do môi trường của việc ra quyết định thay đổi nhanh với sự thiếu hụt, sự bùng nổ công nghệ, sự biến động lạm phát, sự can thiệp của chính phủ nên các chính sách và chiến lược sản xuất rất khó có thể đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu chiến lược của công ty. Trong điều kiện đó, các công ty có thể đưa ra chiến lược một cách tuỳ ý. Dù sao thì cũng thật khó mà tưởng tượng rằng, trong điều kiện ngày nay, một tổ chức có thể hình thành chiến lược mà việc đầu tiên lại không cân nhắc cẩn thận các hạn chế trong chiến lược sản xuất hiện tại.1.2.3 Chức năng của chiến lược sản xuất

Chiến lược sản xuất với các loại quyết định chủ yếu như sau:Quyết định về quy trình công nghệ: là các quyết định liên quan đến việc thiết kế

hệ thống sản xuất vật chất. Đó là các quyết định lựa chọn công nghệ, phân tích quy trình công nghệ, bố trí nhà xưởng, máy móc, thiết bị, cân đối dây chuyền sản xuất, tổ chức vận chuyển nội bộ.

Quyết định năng lực và khả năng sản xuất: xác định mức sản xuất cần thiết, khả năng đáp ứng nhu cầu thông qua các kế hoạch tổng hợp, kế hoạch dài hạn về phát triển năng lực sản xuất.

Quyết định về lực lượng lao động: xác định cách thức phát triển và sử dụng lực lượng lao động, cơ cấu lao động, thiết kế công việc, tiêu chuẩn hoá công việc, tổ chức phân công và hợp tác lao động, thiết kế nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc.

Quyết định quản lý chất lượng: nhằm bảo đảm sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng bao gồm các quyết định về quy trình quản trị chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu, hàng hoá, và các điều kiện sản xuất.

Các quyết định của chiến lược sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chiến lược chung của công ty. Một khi công ty có ý định phát triển trên những đặc tính nào đó thì hệ thống sản xuất có các quyết định tương ứng đảm bảo sự thành đạt chung của công ty.1.3 Chiến lược sản xuất và lợi thế cạnh tranh

Như chúng ta đã biết, bốn nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng. Chúng là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà một công ty có thể làm theo, bất kỳ công ty đó ở ngành nào, cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì. Và giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau rất mạnh.

Bốn nhân tố trên có vai trò trung tâm trong việc tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh. Như một chỉnh thể, mỗi chức năng trong tổ chức có thể tác động đến các khối cơ bản hình thành lợi thế cạnh tranh đó.

Hiệu quả

vượt trội

Lợi thế cạnh tranhChi phí thấp

Khác biệt

Cải tiến vượt trội

Đáp ứng khách hàng

vượt trội

Chất lượng

vượt trội

Các chiến lược cấp chức năng là chiến lược hướng đến cải thiện hiệu lực của các hoạt động cơ bản trong phạm vi công ty, như: sản xuất, marketing, quản trị vật liệu, nghiên cứu và phát triển (R&D), và nguồn nhân lực. Mặc dù mỗi chiến lược chức năng có thể tập trung vào một chức năng nhất định, nhưng cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chức năng với nhau. Như vậy, chiến lược sản xuất đóng góp một vai trò nhất định trong một khối cạnh tranh nào đó, tùy thuộc vào khối cạnh tranh mà sản xuất có tầm quan trọng lớn hay nhỏ.

Như đã nói ở trên, trong bốn khối tạo lập lợi thế cạnh tranh trên, các chiến lược chức năng đều đòi hỏi có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau trong từng khối. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc tính của từng khối, mà công ty ưu tiên chú trọng vào chức năng nào nhiều hơn. Với chiến lược sản xuất, nó thể hiện khá rõ nét ở Hiệu quả vượt trội và Chất lượng vượt trội. Mức độ mà công ty tập trung nhiều đến lĩnh vực này chiếm tỉ trọng cao hơn so với Cải tiến vượt trội và Đáp ứng khách hàng vượt trội.1.3.1 Sản xuất và Sự vượt trội về hiệu quả

Mỗi công ty là một cỗ máy vận hành để chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra. Với các đầu ra căn bản là hàng hóa và dịch vụ, cỗ máy này phải sử dụng các đầu vào là yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, đất đai, tiền vốn, kỹ năng quản trị, bí quyết công nghệ,… Hiệu quả của quá trình chuyển hóa đó được đo bằng số lượng đầu ra chia cho số lượng đầu vào. Công ty càng hiệu quả khi nó sử dụng càng ít các đơn vị đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra, vì thế, chi phí của nó cho từng đơn vị đầu ra sẽ giảm thấp. Nói cách khác, một công ty hiệu quả có năng suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh và do đó chi phí thấp hơn. Như vậy, sản xuất có vai trò khá lớn trong việc tạo sự hiệu quả vượt trội: nơi thích hợp để theo đuổi tính kinh tế về quy mô, tính kinh tế của học tập và áp dụng hệ thống chế tạo linh hoạt.1.3.1.1 Tính kinh tế theo quy mô

 Tính kinh tế theo qui mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra.

Nguyên nhân dẫn đến tính kinh tế theo qui mô+ Do tính không thể chia nhỏ được của quá trình sản xuất. Trong quá trình

sản xuất luôn luôn cần một số lượng tối thiểu các đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, nó không phụ thuộc vào việc có sản xuất hay không. Các chi phí đó gọi là chi phí cố định và nó không thay đổi theo các mức sản lượng, nghĩa là các chi phí này không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng, vì vậy khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. 

+ Một số ngành nghề phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động, phân công lao động và chuyên môn hóa thì mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó hiệu quả hơn, góp phần đưa các công ty sản xuất ra khối lượng lớn và làm giảm chi phí bình quân. Chuyên môn hóa có thể xem là có tác động tích cực đến năng suất, bởi vì nó cho phép người lao động tích lũy kỹ năng tốt hơn trong việc thực hiện một việc cụ thể.Do tính quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể giải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kĩ

thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm.

Tâm quan trọng của tính kinh tế theo quy mô- Thứ nhất, bởi vì một doanh nghiệp lớn có thể đạt được chi phí thấp hơn cho

khách hàng thông qua các mức giá thấp hơn và gia tăng thị phần của thị trường. Đồng thời, điều này đặt ra một mối đe dọa cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ, cũng như gia tăng rào cản thâm nhập ngành của các doanh nghiệp khác.

- Thứ hai, một doanh nghiệp có thể lựa chọn để duy trì mức giá hiện tại của nó đối với sản phẩm của mình và chấp nhận mức lợi nhuận cao hơn.

Lợi thế khi công ty theo đuổi tính kinh tế theo quy mô + Mua số lượng lớn

Khi các doanh nghiệp phát triển, họ cần đặt hàng số lượng lớn các đầu vào sản xuất. Ví dụ, họ sẽ đặt hàng thêm nhiều nguyên liệu. Khi tăng giá trị đơn hàng, doanh nghiệp có được quyền mặc cả nhiều hơn với các nhà cung cấp. Do đó có thể được giảm giá, chiết khấu và giá thấp hơn cho các nguyên liệu, phụ tùng,...

+ Lợi thế kỹ thuậtKỹ thuật và tổ chức sản xuất ưu việt khi quy mô tăng lên người ta có thể sử dụng

máy tự động thay cho thiết bị vận hành thủ công hoặc thay thế sản xuất đơn chiếc bằng dây chuyền hàng loạt một cách liên tục.

Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn có thể sử dụng máy móc tiên tiến hơn (hoặc sử dụng máy móc hiện có hiệu quả hơn) và cũng có thể đủ khả năng để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

+ Lợi thế tài chính Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để có được tài chính và khi làm được điều

đó, chi phí tài chính thường là khá cao. Điều này là do các doanh nghiệp nhỏ được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn đã phát triển và một hồ sơ tốt. Các công ty lớn hơn dễ dàng trong việc tìm kiếm nguồn tài chính từ những người cho vay tiềm năng và cũng có mức lãi suất thấp hơn.

+ Lợi thế Tiếp thịMỗi khâu của tiếp thị đều có chi phí - đặc biệt là phương pháp quảng cáo như

quảng cáo và xúc tiến một lực lượng bán hàng. Nhiều khoản chi phí tiếp thị là chi phí cố định và như vậy là một doanh nghiệp càng lớn hơn, nó có thể chia sẻ chi phí tiếp thị trong một phạm vi rộng hơn các sản phẩm và cắt giảm chi phí trung bình cho mỗi đơn vị.

+ Lợi thế Quản lýKhi một công ty phát triển, sẽ có tiềm năng lớn hơn để các nhà quản lý chuyên

nghiệp hơn trong từng nhiệm vụ cụ thể nào đó (ví dụ: như tiếp thị, quản lý nhân sự, tài chính,..). Chuyên gia quản lý có thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi họ có trình độ cao về kinh nghiệm, chuyên môn và trình độ so với một người trong một công ty nhỏ hơn đang cố gắng thực hiện tất cả những vai trò này.1.3.1.2 Hiệu ứng học tập

Hiệu ứng học tập là sự giảm chi phí do học tập, nhận thức và trải nghiệm trong quá trình làm việc. Chẳng hạn, nhờ thực hiện các công việc lặp đi lặp lại mà người lao động học được cách thức tốt nhất để tiến hành công việc đó. Nói một cách khác, năng suất lao động tăng lên theo thời gian và giá thành đơn vị giảm khi các cá nhân học được cách thức thực hiện các nhiệm vụ nhất định hiệu quả nhất. Tương tự, trong các nhà máy mới các nhà quản trị cũng trải nghiệm, học tập và tìm tòi theo thời gian để

tìm cách vận hành hoạt động sản xuất mới tốt nhất. Vì thế, chi phí sản xuất giảm do tăng năng suất lao động và quản trị hiệu quả.

Hiệu ứng học tập ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn khi các công việc phức tạp về công nghệ được lặp đi lặp lại, nhờ thế có nhiều cơ hội học tập hơn. Nói cách khác, hiệu ứng học tập sẽ có ý nghĩa hơn trong các quá trình lắp ráp với 1.000 bước công việc phức tạp so với quá trình lắp ráp chỉ có 100 bước công việc đơn giản. Mặc dù hiệu ứng học tập thường liên quan với quá trình chế tạo, nhưng giống như tính kinh tế về quy mô, hiệu ứng học tập cũng rất quan trọng trong nhiều ngành dịch vụ.

Nghiên cứu đường cong chi phí trung bình dài hạn của một công ty (Hình trên) cho thấy nếu tính kinh tế theo quy mô hàm ý một sự di chuyển dọc theo đường cong (giả sử từ A đến B), thì hiệu ứng học tập lại hàm ý sự dịch chuyển toàn bộ đường cong đi xuống (B tới C trong). Ưng với mỗi mức sản lượng, cả lao động và quản trị trở nên ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu công việc không quá phức tạp, hiệu ứng học tập sẽ biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Thực vậy, hiệu ứng học tập việc chỉ thực sự quan trọng trong thời kỳ đầu thiết lập một quá trình mới và sẽ ngừng sau hai hay ba năm.1.3.1.3 Đường cong kinh nghiệm

Đường cong kinh nghiệm chỉ sự giảm giá thành đơn vị một cách hệ thống phát sinh sau một chu kỳ của sản phẩm. Theo khái niệm đường cong kinh nghiệm, giá thành chế tạo đơn vị sản phẩm nói chung sẽ giảm sau mỗi lần tích lũy sản lượng sản xuất gấp đôi (sản lượng tích lũy là tổng sản lượng sản phẩm đã sản xuất). Đầu tiên mối liên hệ này được quan sát thấy trong ngành sản xuất máy bay, mỗi lần tích lũy sản lượng khung máy bay lên gấp đôi, giá thành đơn vị giảm xuống còn 80% so với mức trước đó. Như vậy, chi phí sản xuất khung máy bay thứ tư chỉ bằng 80% so với chiếc thứ hai, chiếc thứ tám chỉ tốn 80% so với chiếc thứ tư, chiếc thứ 16 lại bằng 80% chi phí chiếc thứ tám, cứ thế chi phí đơn vị giảm còn 80% sau mỗi lần tích lũy gấp đôi. Hệ quả của quá trình này hình thành mối liên hệ giữa chi phí chế tạo một đơn vị sản phẩm và sản lượng tích lũy được biểu diễn ở hình sau.

Tính kinh tế theo quy mô và hiệu ứng học tập chính là nền tảng của đường cong kinh nghiệm. Nói một cách đơn giản, khi một công ty tăng sản lượng tích lũy theo thời gian nó có thể thực hiện cả tính kinh tế về quy mô (giống như là tăng khối lượng) và hiệu ứng học tập. Kết quả là giá thành đơn vị giảm xuống theo sự tăng lên của sản lượng tích lũy.

Ý nghĩa chiến lược của đường cong kinh nghiệm rất rõ ràng. Nó chỉ ra rằng với việc tăng khối lượng sản phẩm và thị phần cũng sẽ đem lại lợi thế về chi phí thông qua cạnh tranh. Như vậy, do công ty A trong hình trên dịch chuyển nhanh hơn xuống phần dưới của đường cong kinh nghiệm mà đã có một lợi thế chi phí rõ ràng so với công ty B. Quan niệm này có lẽ là quan trọng nhất đối với những ngành mà quá trình sản xuất khối lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn (ví dụ chế tạo chíp bán dẫn). Nếu một công ty muốn trở nên hiệu quả hơn và có được lợi thế chi phí thấp, nó phải cố gắng trượt thật nhanh xuống phần dưới của đường cong kinh nghiệm. Điều này có nghĩa là tạo các điều kiện thuận lợi cho tính hiệu quả về quy mô trước cả khi công ty có nhu cầu và theo đuổi một cách tích cực sự giảm thấp chi phí bằng hiệu ứng học tập. Công ty cũng có thể cần phải chấp nhận một chiến lược marketing có tính tấn công, cắt giảm giá một cách tích cực, nhấn mạnh vào các xúc tiến bán hàng để tạo ra nhu cầu, nhờ đó có thể tích lũy sản lượng nhanh nhất có thể được. Một khi đã dịch chuyển nhanh chóng xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm, bằng ưu thế vượt trội về hiệu quả, công ty dường như sẽ có một lợi thế về chi phí với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, công ty không được tự mãn về lợi thế chi phí của mình khi thấy mình đã dịch chuyển xa nhất xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm. Bởi vì, có ba lý do giải thích tại sao công ty không nên như vậy.

Thứ nhất, hiệu ứng học tập và tính kinh tế theo quy mô không phải là vĩnh viễn. Thực vậy, công ty phải cảnh giác để có thể nhận ra rằng hiệu ứng đường cong kinh nghiệm có thể biến mất ở một điểm nào đó. Khi điều này xuất hiện, sự giảm giá thành đơn vị hơn nữa do hiệu ứng học tập hay tính kinh tế của quy mô rất khó diễn ra. Sớm muộn gì, các công ty khác có thể đuổi kịp người dẫn đạo về chi phí.Lúc đó, một số công ty chi phí thấp có thể có chi phí tương đương nhau. Lợi thế cạnh tranh bền vững tất nhiên phải dựa vào các yếu tố chiến lược khác, chứ không phải là cực tiểu hóa chi phí sản xuất dựa trên nên công nghệ hiện tại, chẳng hạn như đáp ứng khách hàng chất lượng sản phẩm, hay cải tiến.

Thứ hai, lợi thế chi phí giành được từ hiệu ứng kinh nghiệm bị lỗi thời do sự phát triển công nghệ mới. Sự thay đổi công nghệ có thể làm thay đổi các quy tắc của

trò chơi, yêu cầu các công ty chi phí thấp trước kia phải từng bước thiết lập lại lợi thế cạnh tranh của họ.

Thứ ba, không nhất thiết khối lượng lớn đem lại cho công ty lợi thế chi phí.Một số công nghệ có những hàm chi phí khác nhau. Chẳng hạn, với hai công nghệ ở hình sau:

Công nghệ A Công nghệ B

Một ngành có hai phương án công nghệ khác nhau A và B. Theo hình trên, công nghệ B có quy mô hiệu quả tối thiểu nhỏ hơn nhiều, trong khi công nghệ A lại có quy mô hiệu quả tối thiểu rất cao. Thậm chí, ngay cả khi hoạt động với sản lượng hiệu quả nhất, công nghệ A cũng không có lợi thế chi phí so với công nghệ B. Hệ quả là, việc theo đuổi tính kinh tế của kinh nghiệm với một công ty sử dụng công nghệ A có thể không đem lại lợi thế chi phí theo cách giải thích giản đơn về hiện tượng này. Nếu các công ty sử dụng công nghệ A không thể có đủ các đơn hàng để đưa sản lượng đến mức vận hành đến mức tối ưu, thì chi phí của nó cao hơn nhiều so với các công ty sử dụng công nghệ B.1.3.1.4 Sản xuất linh hoạt

Hạt nhân của tính kinh tế theo quy mô là ý tưởng cho rằng cách tốt nhất để đạt hiệu quả cao và chi phí thấp nhờ sản xuất quy mô lớn các sản phẩm tiêu chuẩn hoá. Quan niệm này hàm ý có một sự đánh đổi giữa giá thành đơn vị và tính đa dạng của sản xuất. Sản xuất càng nhiều loại sản phẩm trong một nhà máy, hàm ý là sẽ phải thu nhỏ loạt sản xuất và khó có thể thực hiện được tính kinh tế về quy mô. Do đó, sản phẩm càng đa dạng càng gây khó khăn cho công ty trong việc nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Theo logic này, cách thức để nâng cao hiệu quả, giảm thấp chi phí sẽ hạn chế tính đa dạng sản phẩm và tạo ra các sản phẩm tiêu chuẩn hoá với khối lượng lớn. Quan điểm như vậy về hiệu quả sản xuất đang bị xem xét lại bởi sự xuất hiện của các công nghệ chế tạo linh hoạt.

Thuật ngữ công nghệ chế tạo linh hoạt ( flexible manufacturing technology hay thường gọi là lean production) dùng để chỉ các công nghệ sản xuất được thiết kế để

+ Giảm thời gian thiết đặt các máy móc phức tạp+ Tăng mức sử dụng máy móc thiết bị bằng việc lập kế hoạch hợp lý+ Cải thiện kiểm soát chất lượng ở tất cả các giai đoạn của quá trình chế tạo.

Các công nghệ sản xuất linh hoạt cho phép công ty cung cấp một diện rộng các loại sản phẩm với mức chi phí đôi khi chỉ ngang với sản xuất khối lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn hoá.

Thực vậy, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu làm theo các công nghệ chế tạo linh hoạt hiện nay có thể tăng hiệu quả và giảm thấp chi phí so với những gì có thể đạt được trong sản xuất khối lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn hoá, trong khi vẫn có thể cung cấp các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Thuật ngữ theo yêu cầu khách hàng khối lượng lớn (Mass customization) có thể dùng để chỉ khả năng các công ty sử dụng công nghệ chế tạo linh hoạt để điều hoà hai mục tiêu mà thường được cho là không thể tương thích đó là: chi phí thấp và sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Các công nghệ chế tạo linh hoạt biến đổi theo tính chất tinh vi và phức tạp của nó. Hệ thống sản xuất Toyota là một trong những ví dụ nổi tiếng về công nghệ chế tạo linh hoạt. Mặc dù không thực sự tinh vi, nhưng nó đã được công nhận là đã làm cho Toyota trở thành công ty sản xuất ô tô hiệu quả nhất trong ngành ô tô toàn cầu. Các buồng máy linh hoạt là công nghệ chế tạo linh hoạt phổ biến khác. Mỗi một buồng máy linh hoạt là một nhóm các máy khác nhau, một khu vực chế biến các vật liệu chung, một khu vực điều hành chung. Mỗi một buồng máy có bốn đến sáu máy có khả năng thực hiện các hoạt động khác nhau. Nói chung mỗi buồng máy được dành để sản xuất một nhóm các chi tiết hay sản phẩm. Việc thiết đặt các máy do máy tính kiểm soát cho phép mỗi buồng máy có thể chuyển đổi rất nhanh để sản xuất các chi tiết hay sản phẩm khác nhau.

Hiệu quả của buồng máy linh hoạt là cải thiện mức sử dụng máy móc, giảm sản phẩm dở dang. Cải thiện mức sử dụng máy móc thiết bị là do giảm thời gian thiết đặt máy móc thiết bị và điều khiển luồng sản xuất giữa các máy bằng máy tính, tránh tắc nghẽn. Việc kết hợp chặt chẽ giữa các máy cũng làm giảm sản phẩm dở dang. Giảm phế thải là nhờ khả năng điều khiển của máy tính, tìm ra các cách thức chuyển hoá đầu vào thành đầu ra nhằm cực tiểu hoá phế thải. Với tất cả các yếu tố trên, trong khi các máy đứng tự do chỉ sử dụng 50% thời gian, nhưng cũng với máy móc nếu đó ở trong buồng máy chế tạo linh hoạt có thể sử dụng hơn 80% thời gian, và nếu cùng sản xuất một sản phẩm lượng phế thải từ các buồng máy chỉ bằng nửa so với bình thường.

Bên cạnh việc cải thiện năng suất và giảm chi phí, các công nghệ chế tạo linh hoạt cũng cho phép các công ty cá biệt hoá sản phẩm theo nhu cầu độc đáo của những nhóm khách hàng nhỏ - với mức chi phí tương đương với hệ thống sản xuất khối lượng lớn sản phẩm tiêu chuẩn hoá. Như vậy, các công nghệ chế tạo linh hoạt giúp cho các công ty đạt được việc phục vụ theo yêu cầu khách hàng với khối lượng lớn, làm tăng khả năng đáp ứng khách hàng.1.3.2 Sản xuất và sự vượt trội về chất lượng

Chất lượng vượt trội đem lại cho công ty hai lợi thế. Một là, nâng cao danh tiếng về chất lượng cho phép công ty đòi hỏi phần giá tăng thêm cho sản phẩm của họ, và hai là, việc tránh khuyết tật trong quá trình sản xuất nâng cao hiệu quả cho phép công ty có chi phí thấp hơn. Công cụ chính để công ty đạt được chất lượng vượt trội là quản trị chất lượng toàn bộ (TQM – Total Quality Management).

TQM được định nghĩa như “một hệ thống hiệu quả để hợp nhất các nổ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ ở mức kinh tế nhất và thỏa mãn được người tiêu dùng”

Như vậy, TQM đòi hỏi sự tham gia đóng góp của tất cả các bộ phận khác nhau trong công ty. Các chức năng đều có vai trò trong việc thực hiện mục tiêu này. Chức năng sản xuất cũng không ngoại lệ, nó phải phối hợp với các bộ phận liên quan như: phối hợp với chức năng quản trị vật liệu trong việc cải thiện chất lượng nguồn nguyên vật liệu của các nhà cung cấp; phối hợp với quản trị marketing trong việc nhận những

phản hồi của khách hàng về chất lượng để tiến hành cải tiến; phối hợp với R&D trong việc thiết kế sản phẩm dễ chế tạo,…

Tuy nhiên thể hiện vai trò chủ yếu ở việc: Nhận ra khuyết tật và dò theo chúng tận gốc.

Các khuyết tật sản phẩm thường phát sinh nhất trong quá trình sản xuất. TQM yêu cầu phải xác định các khuyết tật trong quá trình làm việc, và dò theo chúng đến tận nguồn gốc, tìm ra nguyên nhân gây ra khuyết tật và tiến hành sửa đổi, do vậy làm cho nó không thể tái diễn. Và quản trị sản xuất chịu trách nhiệm chính trong nhiệm vụ này.

Một trong những kỹ thuật giúp cho việc theo dõi một cách hữu hiệu các khuyết tật đến tận gốc là giảm quy mô lô sản xuất. Với thời gian vận hành ngắn, khuyết tật sẽ được tìm ra ngay lập tức. Tiếp đến các khuyết tật có thể được truy tìm tận gốc và sửa đổi. Các công nghệ chế tạo linh hoạt có thể dùng để giảm quy mô mà không hề phát sinh chi phí. Hệ quả là việc áp dụng các công nghệ chế tạo linh hoạt trong sản xuất là điều quan trọng trong chương trình TQM.

Hệ thống tồn kho đúng thời hạn (JIT) trong quản trị sản xuất cũng đóng một phần vai trò. Trong hệ thống JIT, các chi tiết khuyết tật đi vào trong quá trình chế tạo một cách tức thời, nó không bị lưu giữ tồn kho một vài tháng trước khi sử dựng. Do đó, các đầu vào khuyết tật có thể nhanh chóng bị phát hiện. Sau đó vấn đề có thể được truy tìm ngay đến nguồn cung cấp và sửa đổi trước khi các chi tiết khuyết tật khác phát sinh1.3.3 Sản xuất và Sự cải tiến vượt trội

Cải tiến là một khối quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc cải tiến thành công một sản phẩm hay quá trình sẽ giúp cho công ty có được điều gì đó độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không có. Tính độc đáo cho phép một công ty đòi hỏi phần thưởng về giá hoặc có cấu trúc chi phí thấp hơn so với đối thủ.

Trong khối cạnh tranh này, chức năng sản xuất có vai trò trong việc kết hợp với các chức năng R&D, marketing để bảo đảm rằng:

- Việc phát triển sản phẩm được dẫn hướng bởi nhu cầu khách hàng- Các sản phẩm mới được thiết kế để dễ chế tạo- Chi phí phát triển được kiểm soát- Thời gian đưa ra thị trường ngắn nhấtSự kết hợp giữa R&D và sản xuất giúp cho các sản phẩm được thiết kế có lưu ý

với các yêu cầu chế tạo, để có thể giảm chi phí chế tạo và các khuyết tật. Sự kết hợp như vậy cũng có thể giảm chi phí phát triển, và đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng. Nếu một sản phẩm mới thiết kế không lưu ý đến các năng lực chế tạo, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc chế tạo với công nghệ chế tạo đã cho. Trong trường hợp đó, nó phải được thiết kế lại, và cả chi phí phát triển lẫn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường có thể tăng đáng kể. Hơn nữa, nhiều cải tiến sản phẩm có tính đột phá cần một quá trình công nghệ mới để chế tạo ra chúng. Điều đó làm cho sự kết hợp giữa R&D với sản xuất càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì việc cực tiểu hóa thời gian đưa ra thị trường và chi phí phát triển yêu cầu phát triển đồng thời cả sản phẩm mới lẫn quá trình công nghệ mới.1.3.4 Sản xuất và Sự đáp ứng khách hàng vượt trội

Đáp ứng khách hàng vượt trội nghĩa là phải cho khách hàng những gì họ muốn, đúng lúc họ muốn với điều kiện là khả năng sinh lợi lâu dài của công ty không bị tổn thương khi thực hiện điều đó. Công ty càng đáp ứng được nhu cầu khách hàng nó càng có thể làm chủ được sự trung thành nhãn hiệu. Điều này cho phép công ty đòi hỏi mức

giá tăng thêm cho sản phẩm hoặc cho phép công ty bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn cho khách hàng.

Đạt được sự đáp ứng khách hàng vượt trội chính là cho khách hàng một giá trị về tiền bạc, từng bước cải thiện hiệu quả quá trình sản xuất của công ty và chất lượng của các đầu ra gắn với mục đích này. Hơn nữa, việc cho khách hàng những gì họ muốn đòi hỏi sự phát triển các sản phẩm mới với các đặc tính mới.

Trong khối cạnh tranh này, chức năng sản xuất thể hiện rõ vai trò ở việc tham gia thõa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn bằng cách khác biệt hóa sản phẩm nhiều nhất có thể được theo các yêu cầu của khách hàng cá biệt và khi họ rút ngắn thời gian đáp ứng các nhu cầu khách hàng.

Phục vụ theo yêu cầu khách hàng là biến đổi các đặc tính của hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu độc đáo của các nhóm khách hàng hay trong những trường hợp cực đoan, được hiểu như phục vụ theo yêu cầu từng khách hàng. Người ta nghĩ rằng, phục vụ theo yêu cầu khách hàng phát sinh chi phí. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất linh hoạt sẽ làm cho nó có thể sản xuất càng nhiều loại sản phẩm hơn trước mà không làm tăng chi phí. Nó giúp cho việc cá biệt hóa sản phẩm nhiều hơn.

Để giảm thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng, chức năng sản xuất được đòi hỏi phải điều chỉnh nhanh chóng kế hoạch tiến độ sản xuất trong việc đáp ứng các nhu cầu chưa dự kiến của khách hàng, sau khi chức năng marketing truyền thông nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng tới sản xuất. Do đó, công nghệ sản xuất linh hoạt là tối ưu trong hoạt động này.

PHẦN 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAMILK VÀ THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU

2.1 Sơ lược về công ty VinamilkCông ty Vinamilk là tên viết tắt của Công ty cổ phân sữa Việt Nam, có tên

giao dịch Quốc tế là: Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 2 nhà máy sữa của chế độ cũ để lại. Ban đầu, công ty Vinamilk là một công ty quốc doanh sau đó cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, công ty này đã cổ phần hóa doanh nghiệp, nhưng trong đó vốn nhà nước vẫn chiếm 50.01%, số còn lại được bán ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó Vinamilk chính thức chuyển sang hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003QĐ- BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Tên viết tắt: VINAMILK Logo:

Trụ sở: Số 10 đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh Thành viên chủ chốt:

Bà Mai Kiều Liên: Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Ông Mai Hoài Anh: Giám đốc điều hành kinh doanh Bà Nguyễn Thị Như Hằng: Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên

liệu Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa: Giám đốc điều hành chuỗi cung ứng Ông Nguyễn Quốc Khánh: Giám đốc điều hành sản xuất và phát triển

sản phẩm Bà Nguyễn Hữu Ngọc Trân: Quyền giám đốc điều hành marketing Bà Ngô Thị Thu Trang: Giám đốc điều hành tài chính Ông Trần Minh Văn: Giám đốc điều hành dự án

Văn phòng giao dịch: 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 54 155 555 Fax: (08) 54 161 226 Web site:www.vinamilk.com.vn Email:[email protected]

Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.

Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường và đó cũng là điều

kiện thuận lợi để công ty đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại mười nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. ,

Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như các nước ở khu vực Trung Đông, Campuchia, Thái Lan, Philippines.2.2 Lĩnh vực hoạt động

Hoạt động chủ yếu của Công ty và các công ty con bao gồm: Chế biến, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành, sữa tươi,

nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên

liệu; Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho, bến bãi,

kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô và bốc xếp hàng hóa; Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê

rang-xay-phin-hòa tan; Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa; Phòng khám đa khoa; Chăn nuôi và trồng trọt; Các hoạt động hỗ trợ trổng trọt như: cung cấp cây trổng, hướng dẫn kỹ thuật

trổng trọt, thu hoạch cây trổng, làm đất, tưới tiêu; Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi; Dịch vụ sau thu hoạch; Xử lý hạt giống để nhân giống; và Sản xuất bánh từ các loại bột.

2.3 Danh mục sản phẩmVinamilk với chất lượng quốc tế luôn hướng tới sự đáp ứng hoàn hảo nhất cho

người tiêu dùng, đem đến những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khỏe với hơn 200 sản phẩm được chia theo các nhóm hàng.

1. Nhóm sữa bột, bột ăn dặm và sản phẩm dinh dưỡng: Sữa bột: Dielac Alpha, Dielac Optimum, Dielac Pedia (dành cho trẻ em), Dielac

Mama (dành cho bà mẹ mang thai). Bột ăn dặm: Ridielac hộp thiếc, Ridielac hộp giấy. Sản phẩm dinh dưỡng: Vinamilk Sure prevent, Vinamilk giảm cân, Vinamilk

dinh dưỡng.2. Nhóm sữa đặc:

Sữa đặc Ông thọ Cream và sữa đặc ngôi sao phương Nam

3. Sữa nước Sữa tươi thanh trùng. Sữa tươi tiệt trùng Sữa tiệt trùng tách béo giàu canxi Sữa tiệt trùng bổ sung vi chất Sữa tiệt trùng dạng túi Sữa chua uống.

4. Sữa chua, kem và phô mai: Sữa chua từ bò tươi 100%, sữa chua probi, sữa chua Probeauty…, Susu Kem Chocolate, dâu tây, sầu riêng… Phô mai.

5. Sữa đậu nành, nước ép và nước giải khát

Sữa đậu nành Gold soy, Sữa đậu nành Vfresh… Nước ép trái cây Vfresh, Vfresh nha đam, nước giải khát Icy chanh muối,

TràArtiso, Sâm bí đao…2.4 Tâm nhin và sứ mệnh của công ty2.4.1 Tâm nhin

“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”2.4.1.1 Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của Vinamilk là những giá trị trường tồn và được trân trọng tại Vinamilk dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, thực hiện bất kỳ chiến lược kinh doanh nào và dù thị trường có bất kỳ biến động gì. Đó là những nền tảng cho từng bước phát triển vững chắc của Vinamilk.

Chính trựcLiêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

Tôn trọngTôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.

Công bằngCông bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

Tuân thủTuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

Đạo đứcTôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.

2.4.1.2 Hinh dung tương laiVinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực,

lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.2.4.2 Sứ mệnh

“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Cam kết với các bên hữu quan Luật pháp

Chúng ta luôn tuân thủ luật pháp Nhà nước và luật pháp của bất kỳ nơi nào mà chúng ta hoạt động.

Khách hàng, người tiêu dùngChúng ta sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đa dạng với chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực trong mọi giao dịch.

Cổ đôngChúng ta sẽ nỗ lực để mang lại lợi ích vượt trội cho các cổ đông trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên của VINAMILK trong sự tuân thủ tiêu chuẩn cao nhất về ứng xử đạo đức và pháp luật trong kinh doanh.

Nhân viênChúng ta sẽ đối xử tôn trọng và công bằng với mọi nhân viên. Chúng ta tạo dựng những cơ hội phát triển bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc an toàn, thân thiện và cởi mở.

Nhà cung cấp, đối tácChúng ta sẽ tôn trọng và giao dịch bình đẳng với các nhà cung cấp và đối tác. Chúng ta luôn trân trọng mối quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở trung thực, minh bạch và hài hòa lợi ích.2.5 Thực trạng công ty Vinamilk

Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt thành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước giao đều vượt so với năm cuối trước khi cổ phần hóa góp phần không nhỏ vào sự thăng hoa của nền kinh tế nước nhà. Tính đến năm 2012 công ty đạt được:

Tổng doanh thu từ  tăng trưởng bình quân 34%/năm đạt 27.102 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân 50%/năm đạt 5.819 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng 42% Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng hiện đại hóa máy móc thiết bị - công nghệ Kim ngạch xuất khẩu đạt 444,7 triệu USD sản lượng sản xuất trung bình hàng

năm đạt trên 560 ngàn tấn Thu mua sữa tươi tăng hàng năm từ 10 – 17% sản lượng và giá trị. Sản lượng

sữa thu mua năm 2012 đạt 161.591 tấn, đạt 100,64% so với kế hoạch và tăng 12,24% so với năm 2011. Trong đó, thu mua từ công ty con là Công ty TNHH MTV B. sữa việt Nam cung cấp là: 20.051 tấn

Tổng vốn sở hữu chủ tăng hàng năm đến nay đạt con số trên 15.493 tỷ đồng Thu nhập bình quân của người lao động tăng 68%

Tính đến nay, Vinamilk đã ký xong hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2013 với tổng trị giá 230 triệu USD (tương đương khoảng 4.700 tỷ đồng), tăng trưởng 28% so với năm 2012. Lũy kế doanh thu xuất khẩu trong vòng 3 năm liên tục từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu của Vinamilk đạt khoảng 45%. Các mặt hàng Vinamilk xuất khẩu hiện nay là: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua… được xuất khẩu với chính thương hiệu Vinamilk.

Sản phẩm sữa của Vinamilk nhờ tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Codex (là tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm) vì thế nên đã được xuất khẩu ra thế giới tại 26 quốc gia trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Sri Lanka, Philippin, Hàn Quốc, các nước khu vực Trung Đông… 

Đây là những thị trường xuất khẩu chính, ổn định mà Vinamilk đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm rất gắt gao của các nhà nhập khẩu và chinh phục được thị trường thế giới trong những năm qua bằng chính những sản phẩm chất lượng quốc tế. 

Ngay cả thị trường đòi hỏi rất khắt khe là thị trường Úc, sản phẩm của Vinamilk cũng đạt tiêu chuẩn BRC (tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh, tiêu chuẩn được phát triển để giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ) nên cũng được các siêu thị của Úc chấp nhận. Mới đây, Vinamilk cũng vừa được FDA (Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) cấp số đăng kí được xuất hàng vào Mỹ.2.6 Phân tích môi trường bên ngoài2.6.1 Môi trường nhân khẩu học2.6.1.1 Yếu tố dân số

Tổng dân số Việt Nam có đến 1/4/2012 là 88.526.883 người (tăng 915.936 người so với 1/4/2011). Trong đó,

Cơ cấu dân số theo khu vực dân số thành thị là 28.568.744 người, dân số nông thôn 59.958.139.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo sẽ kết thúc vào năm 2041. “Cơ cấu dân số vàng” được hiểu là khi 2 người trong độ tuổi lao động ( 15 - 60) phải “gánh” 1 hoặc ít hơn 1 người ăn theo, tức là số người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi số người phụ thuộc (không nằm trong độ tuổi lao động, không có khả năng tạo ra tài sản và không tự nuôi được bản thân).

Với kết cấu dân số như vậy ta có thể dự báo khối lượng sữa và sản phẩm về sữa sẽ còn tiêu thụ còn tăng cao hơn nữa.

2.6.1.2 Mức sống của người dânTheo thống kê từ Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2010 thu nhập của người

dân Việt Nam đã đạt 1,387 triệuđồng/người/tháng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng bình quân 18,1%/năm trong thời kỳ 2008-2010. Tuy nhiên thu nhập thực tế sau khi loại trừ yếu tố tăng giá của thời kỳ 2008-2010 thì con số này chỉ còn lại 9,3%/năm, chỉ cao hơn mức tăng thực tế 8,4% của thời kỳ 2006-2008 và thấp hơn mức tăng thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ 2002-2004. Tổng cục Thống kê cũng cho biết thêm thu nhập bình quân của nhóm nghèo nhất chỉ đạt 369.000 đồng/tháng, thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3,4 triệu đồng

Nhìn chung mức sống của người dân có được cải thiện nhưng không đồng đều và còn thấp (mức thu nhập bình quân đứng thứ 192 trên thế giới), trong khi giá cả sữa trên thị trường Việt Nam còn cao so với nhiều quốc gia trên thế giới từ 20-60%, cá biệt có trường hợp còn cao hơn từ 100-150%. Nhu cầu về sữa và các sản phẩm từ sữa vẫn còn ở mức thấp nhưng có tiềm năng.2.6.1.3 Mức chi tiêu

Phục vụ nhu cầu ăn uống: tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp, tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao nhưng đã có xu hướng giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.

Có sự chênh lệch rất lớn về mức chi tiêu giữa người giàu và người nghèo: nhóm hộ giàu nhất chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,8 lần nhóm hộ nghèo nhất, chi cho giáo dục gấp 6 lần và đặc biệt chi cho văn hóa, thể thao, giải trí gấp 131 lần nhóm nghèo nhất.2.6.1.4 Độ tuổi

Ngày nay uống sữa không chỉ còn là cần thiết trong việc phát triển chiều cao, tăng cường trí thông minh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ em phát triển toàn diện, mà sữa còn giúp tăng cường canxi cho người cao tuổi, giúp cho xương được chắc khỏe. Mỗi độ tuổi có nhu cầu uống sữa tùy vào những mục đích khác nhau. Vì vậy để đáp ứng kịp với những nhu cầu này thì đòi hỏi công ty sữa phải luôn đưa ra được những sản phẩm khác nhau, phong phú về chủng loại và thành phần.

Dân số đông, tỷ lệ sinh cao, thu nhập dần cải thiện, đời sống vật chất ngày càng cao, vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm. Các chiến dịch uống, phát sữa miễn phí của các công ty sữa tất cả góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam nói chung và cho công ty sữa Vinamilk nói riêng.2.6.2 Môi trường kinh tế2.6.2.1 Tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả

tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ trong mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP.

Biểu hiện rõ nhất của cố gắng tăng trưởng là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mặc dù hiệu quả đầu tư chưa được cải thiện và chương trình cơ cấu lại đầu tư, trong đó tập trung cơ cấu lại đầu tư công diễn ra chậm chạp do gặp nhiều trở ngại cả từ tư duy, quy hoạch, cơ chế quản lý cũng như kiểm tra giám sát. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quí I-2012 đột ngột tăng lên 36,2% GDP từ mức 34,6% GDP năm 2011 trước khi giảm chút ít xuống 34,5% GDP sau 6 tháng, rồi lại tăng lên 35,8% GDP sau 9 tháng, tuy thấp hơn hẳn mức đầu tư giai đoạn 2006-2010 nhưng vẫn tương đương giai đoạn 2001-2005.

Tuy nhiên, năm 2012 cũng đã xuất hiện những chuyển động tích cực hỗ trợ và thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuẩn bị thế và lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo, cao hơn, bền vững và hiệu quả hơn. Tình hình kinh tế ổn định hơn sẽ giúp cho các doanh nghiệp có các bước đi chắc chắn hơn. 2.6.2.2 Cơ cấu ngành kinh tế

Nền kinh tế đang ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có sự thay đổi theo chiều hướng thu hẹp ngành nông nghiệp và ngày càng phát triển và mở rộng các ngành thương mại, dịch vụ. Về ngành hàng tiêu dùng nhanh tại (Fast Moving Consumer Goods - FMCG) tại Việt Nam thực sự là mảnh đất còn nhiều màu mỡ và tiềm năng cho các nhà đầu tư bởi Việt Nam được đánh giá một trong những thị trường dẫn đầu thế giới về mức độ tin tưởng tiêu dùng với mức tăng doanh số bán lẻ trung bình 24%/năm. Thêm vào đó Việt Nam đang nổi lên như là một địa điểm hấp dẫn đầu tư với 90 triệu người, dân số trẻ cũng như thu nhập tăng và tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2012 đạt trên 2,32 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011. Đóng góp lớn nhất cho con số trên, xét theo nhóm ngành là kinh doanh thương nghiệp chiếm tỷ trọng 77,1%, tương đương với 1,789 triệu tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2011. Các nhóm ngành khác, khách sạn nhà hàng đóng góp 11,8%, dịch vụ chiếm 10,1% và du lịch chiếm 1%. Xét theo loại hình kinh tế, thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 1,968 triệu tỷ đồng, chiếm 84,8% và tăng 18,4% so với năm 2011. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 67,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,9% và tăng 34,7%. Khu vực kinh tế nhà nước đóng 288,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% và giảm 1,2%. Năm 2013, ngành công thương đặt mục tiêu đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2013 khoảng 2,742 triệu tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012. Những con số tăng trưởng này là cơ sở quan trọng để ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp.

Bên cạnh đó, khi so sánh với các quốc gia trong khu vực hàng hóa tiêu dùng Việt Nam cũng đã tăng trưởng nhanh chóng tại châu Á trong năm 2012 vừa qua với tăng 23%, so với Ấn Độ với 18,8% và Trung Quốc 13%. Vì thế Việt Nam đang nổi lên như là một địa điểm hấp dẫn đối với đầu tư nhờ vào 90 triệu người, dân số trẻ cũng như thu nhập tăng và tốc độ đô thị hóa. Với dân số trẻ gia nhập thị trường lao động, mức chi tiêu trung bình của mỗi người tiêu dùng Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng vào năm 2012- 2016 là cơ sở quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng. Theo thống kê năm 2012, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống của người tiêu dùng Việt đạt 276 USD/người/năm.

Dự kiến đến năm 2016, tổng chi tiêu của người tiêu dùng với thực phẩm và đồ uống sẽ tăng lên 25,2 tỷ USD so với mức 17,7 tỷ USD năm 2011.

Ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm sữa là một trong những ngành nghề có rất nhiều yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho công ty trong lĩnh vực khi tham gia kinh doanh. Đó là các yếu cầu gắt gao về nguồn vốn, quy mô nhà xưởng, các nhà cung cấp, công nghệ sản xuất và chế biến tiên tiến và hiện đại, mạng lưới phân phối… để đáp ứng lại trong những đòi hỏi trên, Vinamilk đề ra chiến lược phát triển đối tác mà trong những khâu hết sức quan trọng đó là nhà cung cấp. Vì hiện nay các sản phẩm chế biến từ sữa phần lớn có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài do lượng sữa tươi trong nước chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu, còn 80% còn lại là nhập khẩu.

Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.

Ngoài ra, các nông trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của Vinamilk trong việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa.2.6.2.3 Tỷ giá hối đoái

Còn về mặt giá cả như hiện nay, tính trung bình các sản phẩm sữa tươi của chúng ta tiêu thụ trong nước có giá cả đã cao hơn hẳn so với thế giới. Nguyên nhân khiến biến động tỷ giá tác động tới giá bán sữa hiện nay là do ngành sữa Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. Do đó, mỗi lần tỷ giá tăng, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ có nhiều doanh nghiệp sữa gặp phải rủi ro. Xét riêng, so với nhiều công ty khác trong toàn ngành, Vinamilk là một thương hiệu nổi tiếng với chủng loại đa dạng hơn hẳn, mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước cùng với hơn 30 năm kinh nghiệm là lợi thế đi đầu trước các mối đe doạ xâm nhập của các đối thủ nước ngoài. Nhưng cũng không thể chủ quan, vì các sản phẩm của công ty Vinamilk có sự hàm lượng nhập khẩu quá nhiều các nguyên liệu đầu vào xuất xứ từ nước ngoài. Hiện tại, tỷ giá biến động càng ngày càng tăng. Và khi giá các nguyên nhiên vật liệu này tăng thì ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty này.2.6.2.4 Lạm phát

Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng kiềm chế lạm phát có nguy cơ bùng phát ở mức cao hơn nữa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư của công ty. Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng cũng tăng cao do biến động từ lạm phát. Không những vậy lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể do tình trạng giá sản phẩm tăng, đặc biệt là lượng tiêu dùng từ nông dân, vùng sâu, những người có thu nhập thấp nay chịu áp lực nặng hơn từ lạm phát.2.6.3 Môi trường tự nhiên

Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, công nghiệp phát triển đe dọa tới môi trường tự nhiên: lũ lụt, ô nhiễm môi trường,..

Một số xu hướng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh Nghiệp: Nạn khan hiếm một số loại nguyên liệu. Tăng gía năng lượng. Tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên. Sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình sử dụng hợp lý và tái sản xuất các nguồn tài nguyên.

Đối với ngành sữa: Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa thấp làm giảm số lượng bò sữa.

Giá thức ăn cao. Người chăn nuôi bò sữa Việt Nam bán 1 lít sữa (trung bình thực nhận 6000đ) chỉ mua được 1,1kg thức ăn (tỷ giá là 1,1). Tại Thái Lan tỷ giá này là 1,5; Mỹ 3,3 Hà Lan 2,1; Úc 1,6 (nguồn IFCN, 2007).

Sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn bò sữa. Thức ăn cho bò sữa mà đặc biệt là thức ăn thô xanh không đủ về số lượng , kém về chất lượng, ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa.

Giá bò giống, công lao động và mọi chi phí khác đều tăng cao.Ngành sữa trước sự thay đổi của khí hậu toàn cầu: theo Terry Mader của đại

học Nebraska-Lincoln, cứ mỗi một độ tăng lên trên với mức tối ưu này thì năng suất sữa sẽ giảm khoảng 2%. Người ta dự đoán rằng cùng với hiện tượng ấm lên của trái đất, thời tiết cũng khắc nghiệt hơn, thiên tai xảy ra nhiều hơn và nhiệt độ trung bình sẽ cao hơn, đây là tin xấu cho những người chăn nuôi gia súc ở Việt Nam và toàn thế giới: Trái đất ấm lên sẽ làm giảm lượng cỏ, cây bụi và những loại cây thức ăn gia súc khác ở nhiều vùng và đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý của bò sữa.2.6.4 Môi trường công nghệ

Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản. Vinamilk đã đầu tư phát triển nền công nghệ của mình tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới. Cho đến nay, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vẫn đang là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam. Ban lãnh đạo Vinamilk luôn coi trọng yếu tố khoa học và công nghệ, tuỳ thuộc vào nguồn vốn, nhu cầu của thị trường, cơ cấu sản phẩm để đầu tư chuyển đổi công nghệ kịp thời. Vinamilk đã triển khai 3 đợt đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất. Việc tổ chức đánh giá trình độ công nghệ nhằm mục tiêu nhận biết xuất phát điểm của từng thời kỳ, mà ở đó, có thể so sánh trình độ công nghệ của Công ty so với trình độ công nghệ của thế giới. Sau mỗi đợt đánh giá trình độ công nghệ, Vinamilk lại điều chỉnh hoạt động đầu tư chuyển đổi công nghệ. Hiện nay, có thể khẳng định được rằng, lĩnh vực chế biến sữa Việt Nam nói chung và của Vinamilk nói riêng đã đạt tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới cả về công nghệ lẫn trang thiết bị qua một vài ví dụ sau đây: - Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công nghệ “thổi khí”; - Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước; - Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng; - Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh; - Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao thời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu nành; - Đầu tư thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản phẩm; - Đầu tư công nghệ thông tin và điều khiển tự động chương trình trong dây chuyền công nghệ, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để tạo ra sản phẩm luôn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn định... - Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ

thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS…2.6.5 Môi trường chính trị - pháp luật

Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc đẩy được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng khuyến khích các công ty chế biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế để khuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những chính sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa tươi sản xuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu.

Trong những năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và luôn biến động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo.

Thuế đánh vào sản phẩm sữa nhập khẩu cao làm tăng giá sữa nhập khẩu tạo điều kiện cho sản xuất sữa trong nước phát triển.Việc hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến sữa tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực tế cho thấy ở các nước phát triển, tỉ lệ trẻ em được tiếp cận với các sản phẩm sữa từ rất sớm và với hàm lượng khá đầy đủ cũng với các hoạt động vui chơi giải trí khoa học đã tạo cho sự phát triển hoàn thiện về cân năng, chiều cao, trí não. Và điều này dĩ nhiên đã tạo cho các quốc gia này nguồn lao động có chất lượng cao.Và vì vậy Việt nam cũng không phải là ngoại lệ. Chủ trương của nhà nước ta là mong muốn cho người dân có quyền được hưởng những quyền lợi tự nhiên đó. Dù đất nước ta không phải là một lợi thế cạnh tranh tốt cho sản xuất và chế biến các sản phẩm sữa với khối lượng lớn. Nhưng những ưu tiên của Đảng và Nhà nước vẫn dành cho lĩnh vực này thông qua việc thành lập các ban ngành hệ thống, ban hành các chính sách văn bản hướng dẫn chỉ đạo để hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp.

Đối với Vianmilk nói riêng, Nhà nước có những biện pháp hỗ doanh nghiệp trong việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, có sở hạ tầng, các chuyên gia, tín dụng, hỗ trợ thị trường, quảng bá hình ảnh thương hiệu Vinamilk….

Cơ chế điều hành của chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp luật và đường lối, chính sách kinh tế nhà nước, do vậy sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngành sữa, chính phủ có kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ thuộc vào sữa bột nhập khẩu.2.6.6 Môi trường văn hoá

Ở mỗi nước thì tác động từ môi trường văn hoá xã hội đến hoạt động kinh doanh là khác nhau. Ở Việt Nam, tác động từ môi trường này rất cần được xem xét:

Thói quen của người tiêu dùngViệt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận

dân chúng chưa có thói quen tiêu thụ sữa. Trẻ em giai đoạn bú sữa mẹ trong cơ thể có men tiêu hóa đường sữa (đường lactose). Khi thôi bú mẹ, nếu không được uống sữa tiếp thì cơ thể mất dần khả năng sản xuất men này. Khi đó đường sữa không được tiêu hóa gây hiện tượng tiêu chảy nhất thời sau khi uống sữa. Chính vì vậy nhiều người lớn không thể uống sữa tươi (sữa chua thì không xảy ra hiên tượng này, vì đường sữa đã chuyển thành axit lactic). Tập cho trẻ em uống sữa đều đặn từ nhỏ, giúp duy trì sự sản

sinh men tiêu hóa đường sữa, sẽ tránh được hiện tượng tiêu chảy nói trên. Thói quen uống sữa tươi hàng ngày cũng mới chỉ hình thành khoảng gần 10 năm trở lại đây, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, dưới tác động của sự phát triển kinh tế và sự thay đổi nhận thức của người dân về việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa. Nhóm người này chủ yếu thuộc bộ phận dân cư có mức thu nhập khá và cao, mua sữa tươi thanh trùng và tiệt trùng cho con uống với mục tiêu tăng chiều cao cho trẻ em. Sữa chua chỉ là loại chế phẩm từ sữa mang tính bổ sung thứ yếu, không thường xuyên và đứng sau sữa tươi đối với hầu hết người Việt Nam.

Thêm vào đó so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nông thôn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày. Những nước có điều kiện kinh tế khá đã xây dựng chương trình sữa học đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học. Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất, còn giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên.

Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), mức tiêu thụ các loại sản phẩm làm từ sữa của người Việt Nam hiện nay khoảng là 14,8 lít một người/năm, cách khá xa so với Thái Lan (23 lít một người/năm).

Sữa và các sản phẩm như phô mát, café, nước ép… là vô cùng tốt. Đối với nhiều người nó đã trở thành một thói quen sử dụng hàng ngày. Biết khi tạo nên niềm tin về uy tín chất lượng như Vinamilk thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm này. Vì một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi.

Cũng phải nói thêm rằng, môt trong những đặc diểm về hình thể của người Việt là cân nặng cũng như chiều cao là thấp so với trên thế giới cộng thêm tâm lý muốn chứng tỏ bản thân và tạo được sự chú ý của người khác. Vì lẽ đó một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khoẻ mạnh, phát triển hoàn toàn về thể chất và trí tuệ, con người năng động, sáng tạo, một hình mẫu lí tưởng. Dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.2.6.7 Môi trường toàn câu hoá

Khi gia nhập WTO và các hiệp hội quốc tế thì một trong những cam kết của Việt Nam là mở cửa thị trường trong nước cho các công ty nước ngoài nhảy vào. Tuy nhiên như chúng ta nhận thấy, từ xưa đến nay các ngành kinh doanh trong nước đều được chính sách bảo hộ của Nhà nước, do đó sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất kém trên rất nhiều khâu: chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm, quy mô phân phối, dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng, nguồn vốn.... gây khó khăn rất lớn cho các công ty.2.7 Phân tích môi trường bên trong2.7.1 Phân tích SWOT2.7.1.1 Điểm mạnh- Thương hiệu mạnh, thị phần lớn (75%)

Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam – doanh nghiệp nghiên cứu thị trường lớn số 1 tại Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát độc lập về thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất với tên gọi Báo cáo xếp hạng Brand Footprint. Với việc có phân khúc thị trường sản phẩm lớn nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, đầu tư lớn nhất cho thương hiệu, có nhiều điểm bán lẻ nhất. Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) được

đánh giá là doanh nghiệp đứng đầu thị trường về độ phổ biến thương hiệu hiện nay.

- Mạng lưới phân phối rộng khắp: Đối với kênh phân phối truyền thống: Vinamilk thiết lập hệ thống gồm 250 nhà

phân phối độc quyền trên toàn quốc. Các Nhà phân phối này sẽ giao hàng đến các điểm bán lẻ trong phạm vi phân phối của họ. Tại thời điểm 31/12/2012, Vinamilk đã bao phủ được hơn 200.000 điểm bán lẻ, tăng hơn 22.000 điểm so với cuối năm 2011.

Đối với kênh phân phối hiện đại thì Vinamilk bán hàng trực tiếp đến các siêu thị trên toàn quốc.

- Chuỗi nhà máy phân bổ dọc Việt Nam: Giúp làm giảm chi phí vận chuyển, với các máy móc thiết bị hiện đại được đầu tư nâng cấp mỗi năm đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.- Sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh: Hiện Công ty có hơn 200 mặt hàng thuộc đủ loại sản phẩm từ sữa, như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, sữa tươi, sữa chua… Hầu hết chủng loại sản phẩm của Vinamilk hiện vẫn đang dẫn đầu thị trường. Cụ thể, Vinamilk đang nắm 80% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và 30% thị phần sữa bột.- Dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến:

Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và hệ thống robot đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Nhà máy được trang bị hệ thống hoàn toàn khép kín, tự động hóa 100% từ khâu chế biến cho đến đóng lon, đóng thùng dưới sự giám sát tinh vi của các thiết bị điện tử nên đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng

Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất.

- Đội ngũ nhân viên, kỹ sư nghiên cứu sản phẩm giàu kinh nghiệm:Những năm qua đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước. Hệ thống quản trị nội bộ minh bạch, quy trình quản lý cụ thể và chặt chẽ. Ý thức tự thay đổi để nâng cao chất lượng hoạt động được xuyên suốt từ cấp quản lý đến cấp nhân viên

- Tạo dựng mối quan hệ bền vững với các đối tác chiến lược: Mối quan hệ lâu dài và hợp tác với nhà cung cấp trong và ngoài nước cho phép

công ty có nguồn cung cấp ổn định với giá cả hợp lý. Hiện tại Vinamilk đang thu mua khoảng 60% tổng lượng sữa được sản xuất tại Việt Nam.

Tháng 3/2011 Vinamilk đã ký kết hợp tác quốc tế về Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Dinh dưỡng để phát triển sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho trẻ em Việt Nam với 3 đối tác hàng đầu Châu âu chuyên về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học vi chất và vi sinh là Tập đoàn DSM – Thụy Sĩ, Công ty lonza – Thụy Sĩ, Tập đoàn Chr.Hansen – Đan Mạch

2.7.1.2 Điểm yếu- Nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do vậy chi phí nguyên liệu đầu vào sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.

- Chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa trong khi thị trường nước ngoài có nhu cầu rất cao về các sản phẩm sữa: Năm 2011 đạt doanh số xuất khẩu với trên 140 triệu USD. Năm 2012, con số này tăng lên mức 180 triệu USD. Xuất khẩu năm 2012 chiếm 14% doanh thu, thị trường xuất khẩu là các nước khu vực Trung Đông, Cambodia, Thái Lan, Philippines…- Hệ thống phân phối còn ít tại các vùng nông thôn và đô thị nhỏ dẫn tới thị phần chưa cao2.7.1.3 Cơ hội- Thị trường sữa Việt Nam năm 2012 đã có những bước phát triển khá mạnh với tốc độ tiêu dùng tăng 15% ở thành thị và 18% ở nông thôn, dẫn đầu đầu trong các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Số liệu của Kantar Worldpanel cho thấy, giá trị sữa tiêu thụ trong các hộ gia đình Việt Nam năm 2012 là khoảng 40.000 tỉ đồng Số liệu trên được Kantar Worldpanel đo ở 4 thành phố chính, gồm TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng, cùng với khu vực thị trường nông thôn. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu tính trên toàn thị trường, mức tiêu thụ có thể gấp đôi con số kể trên.Theo khảo sát của công ty Kantar Worldpanel, sữa và các sản phẩm từ sữa chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngân sách dành cho FMCG của các hộ gia đình thành thị, và gần đây phát triển đột phá ở khu vực nông thôn so với các ngành hàng FMCG khác . Trong 3 năm tới, thị trường sữa hứa hẹn sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là ở khu vực nông thôn, và giá trị mà các chuyên gia Kantar Worldpanel ước tính lên tới 70.000 tỉ đồng, cũng ở 4 thành phố nói trên.- Các chính sách của chính phủ về phát triển ngành sữa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch ngành công nghiệp chế biến sữa và phấn đấu đến năm 2015 đạt 1,9 tỉ lít sữa tươi, góp phần nâng mức tiêu thụ bình quân đầu người lên 24 lít/năm; sản xuất sữa bột các loại đạt 80 ngàn tấn vào năm 2015, góp phần phát triển ngành sữa trong nước và nâng cao thể trạng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời gian tới.- Gia nhập WTO tạo cơ hội cho việc học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, mở rộng kinh doanh.2.7.1.4 Thách thức- Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho các công ty sữa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam tăng sức cạnh tranh của các công ty trong ngành, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm sữa nhập khẩu. Bên cạnh đó tâm lý chuộng hàng ngoại là một thách thức lớn đối với các công ty trong ngành trong đó có Vinamilk.- Lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi khắt khe về quản lý chất lượng sản phẩm, mọi sai sót trong quy trình sản xuất, chế biến và phân phối sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và thương hiệu của Vinamilk.2.7.2 Phân tích nguồn lực2.7.2.1 Nguồn lực hữu hinh

a. Nguồn tài chính:Thành lập vào năm 1976 khi đất nước còn đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế

nhưng hơn 35 năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, trải qua nhiều trở ngại về máy móc, nguyên liệu… Vinamilk đã gây dựng nên một thương hiệu sữa Việt Nam không những nổi bật trong nước mà còn trên trường quốc tế . Bằng các nguốn vốn tự có và tận dụng các nguồn vốn khác, công ty đã tự mình đáp ứng đầy đủ nhu cầu thật sự cần thiết. Vì vậy mà công ty làm nên chương trình kinh doanh hiệu quả cho chính

mình mà có thể thấy rõ nhất qua số liệu được trình bày trong bảng tình hình kinh doanh hoạt động 5 năm liền từ 2008 – 2012 của Vinamilk. Tổng doanh thu qua 5 năm hoạt động từ 2008 – 2012 tăng dần qua mỗi năm từ mức 8.381 tỷ đồng năm 2008 lên đến 27.102 tỷ đồng năm 2012, mức tăng trưởng bình quân là 34%. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng đều với mức tăng trưởng bình quân 47% . Tổng vốn chủ sở hữu của công ty từ mức 4.666 tỷ đồng năm 2008 lên tới 15.493 tỷ đồng năm 2012. với mức tăng trưởng trung bình là 35%. Trong khi đó nợ vay dài hạn giảm từ 22 tỷ đồng năm 2008 xuống 12 tỷ đồng năm 2009 và cho tới nay ở mức 0 tỷ đồng.

Vinamilk còn sở hữu các công ty con như: công ty TNHH một thành viên bò sữa Việt Nam, Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn, Công ty TNHH MTV bất động sản quốc tế với tỷ lệ sở hữu là 100%, Bên cạnh đó Vinamilk còn liên kết với các công ty là Công ty cổ phần nguyên liệu thực phẩm Á châu- Sài gòn với 15% tỷ lệ sở hữu và đầu tư ra nước ngoài thành lập nên công ty TNHH Miraka ở đảo bắc New Zealand với 55 triệu NZD tương đương 19.3% vốn sở hữu.

b. Nguồn vật chất:Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc

thiết bị, công nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn ( tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam ( 2010); 01 Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội ( 2010 ), đồng thời xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc ( Tiên Sơn ) và phía Nam ( Bình Dương ), 2 Nhà máy : sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động cuối năm 2012.

Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan...đã được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời với việc trao quyền tự chủ trong sản xuất cho các nhà máy thành viên đã phát huy năng lực, trí tuệ từ cơ sở chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong thời kỳ đổi mới.- Vùng nguyên liệu trong nước gồm: 5 trang trại bò sữa: + Trang trại bò sữa Tuyên Quang. + Trang trại bò sữa Nghệ An. + Trang trại bò sữa Thanh Hóa. + Trang trại bò sữa Bình Định). +Trang trại bò sữa Lâm Đồng.

Các trang trại đều được đầu tư tốt về con giống, thức ăn đầu vào chất lượng, chuồng trại và công nghệ vắt sữa tiên tiến của Châu Âu để đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu có chất lượng tốt nhất. Vinamilk thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn các cơ sở sản xuất và tài sản. Thực hiện có hiệu quả các chứng chỉ ISO và HACCP, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các cơ sở chế biến; phối hợp với địa phương cải thiện môi trường tự nhiên làm cơ sở thêm Xanh-Sạch-Đẹp. Năm 2008-2009 các nhà máy sữa: Thống Nhất, Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen “Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.

c. Nguồn tổ chức:Đứng đầu Vinamilk là bà Mai Kiều Liên, bà là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám

đốc. Ngoài ra còn có 4 thành viên của HĐQT là ông Lê Song Lai, Lê Anh Minh, ông Pascal De Petrini và bà Ngô Thị Thu Trang.

Trợ giúp cho Tổng Giám đốc là một Ban Điều hành gồm 08 thành viên phụ trách các lĩnh vực hoạt động khác nhau như giám đốc điều hành phát triển nguồn nguyên liệu, điều hành sản xuất và phát triển sản phẩm, điều hành cung ứng, điều hành tài chính, marketing, dự án, kinh doanh, hành chính nhân sự và 04 Giám đốc phòng chức năng báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám đốc: giám đốc công nghệ thông tin, đối ngoại, phát triển ngành hàng, giám đốc kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.

d. Nguồn kỹ thuật:Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và hệ thống robot đóng gói hiện đại tại

tất cả các nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các công ty như Cô gái Hà Lan (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất.

Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác. Với định hướng không ngừng tìm tòi, khảo sát các phương án tiết kiệm năng lượng để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, năm 2011 Công ty đã triển khai đề án sử dụng đèn LED để thay thế toàn bộ hệ thống đèn cao áp chiếu sáng tại Nhà máy Sữa Sài Gòn

Vinamilk đã triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến (sale online).Trong năm 2012, công ty đã ký hợp đồng với nhà cung cấp Viettel để triển khai hệ thống bán hàng trực tuyến trên toàn quốc. Ưu điểm của hệ thống này so với hệ thống bán hàng hiện có như sau: Sử dụng máy tính bảng có nhiều tính năng hơn so với máy Palm. Thông tin trực tuyến, tức thời, giúp cập nhật doanh số điểm lẻ, nhà phân phối, cửa hàng nhanh chóng. Theo dõi được vị trí nhân viên bán hàng, giám sát nhà phân phối, tuyến bán hàng và các điểm lẻ đang được ghé thăm trong ngày. Tăng cường độ chính xác về thông tin điểm lẻ khách hàng, hoạch định tốt tuyến bán hàng và tăng cường được việc kiểm tra, giám sát nhân viên. Giúp kinh doanh các cấp có công cụ và hệ thống quản lý, báo cáo hiệu quả, tăng cường tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý và phản ứng nhanh chóng với các biến động của thị trường. Tăng cường việc giám sát, huấn luyện và nhắc nhở nhân viên kịp thời. Cấp lãnh đạo Công ty được cập nhật được doanh số của toàn bộ nhà phân phối, cửa hàng ngay lập tức và có được các báo cáo thông minh phân tích tình hình kinh doanh nhanh chóng. Phát triển được các chương trình chăm sóc khách hàng, khách hàng thân thiết…v.v.Trong năm 2012, Công ty đã triển khai đến 29 nhà phân phối tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh và dự kiến đến tháng 6/2013 sẽ hoàn tất việc triển khai trên toàn quốc.2.7.2.2 Nguồn lực vô hinh

a. Nguồn lực con người:Hơn 35 năm hình thành và phát triển, trở thành một trong những thương hiệu

hàng đầu Việt Nam và đang vươn tầm ra quốc tế, chúng tôi luôn hiểu rằng con người là yếu tố quyết định đối với sự thành công và phát triển của Công ty. Tại Vinamilk, sự nghiệp của các bạn sẽ được phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng của chúng tôi.

Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc đã phát biểu rằng:

“Với mục tiêu phát triển bền vững, bên cạnh mục tiêu tài chính nêu trên, Vinamilk luôn chú trọng tới sự phát triển trên các phương diện khác. Đầu tiên, đối với nhân viên, Vinamilk đã xây dựng một môi trường làm việc tốt với điều kiện làm việc an toàn, chuyên nghiệp, công sức và nỗ lực của nhân viên được đáp lại bằng chế độ thu nhập hợp lý. Ngoài ra, nhân viên được chăm sóc sức khỏe, chế độ làm việc đảm bảo được lợi ích và quyền lợi của nhân viên”

Về công tác nhân lực, những năm qua Vinamilk đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn. Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trung tâm . Trong tương lai đây sẽ là một nguồn lực con người vô cùng đáng giá góp phần xây dựng công ty.

b. Sáng kiến:Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, bên cạnh việc đảm bảo chất

lượng và an toàn thực phẩm, Vinamilk tiếp tục chú trọng phát triển các dòng sản phẩm mới giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe con người, chăm sóc sắc đẹp, có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của cộng đồng.

Công ty đã giới thiệu ra thị trường những sản phẩm mới như sữa tươi thanh trùng – áp dụng công nghệ mới ly tâm tách khuẩn, các loại nước giải khát như nước nho, nước nho nha đam, nước ổi, cải tiến các sản phẩm đang lưu hành như sữa chua, sữa chua uống, thay đổi công nghệ lên men sữa chua: chuyển sang công nghệ cấy men trực tiếp thay cho phương pháp cấy cổ điển.

Năm 2012 đánh dấu những thành công nhất định của Vinamilk trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Vinamilk đã tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới thuộc nhiều nhóm ngành hàng khác nhau như : dòng sữa tươi tiệt trùng tách béo Vinamilk 100%, sữa chua Probeauty bổ sung collagen, sữa chua Susu bổ sung chất xơ hòa tan và lợi khuẩn probiotic, kem vani, nước chanh muối Icy, sữa đậu nành Gold Soy, sữa công thức Die-lac Optimum cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sản phẩm dinh dưỡng Sure Prevent cho người lớn tuổi và người bệnh mới phục hồi, …

c. Các nguồn danh tiếng:Thành tựu của Vinamilk đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp

CNH-HĐH đất nước. Và qua đó, Vinamilk đã xây dựng được một hình ảnh sản phẩm sữa chất lượng cao và được người dân Việt Nam tin dùng.

Với những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận được các phần thưởng cao quý.

Thời gian Danh hiệu Cơ quan trao tặngCác năm từ

1995 – 2009

Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao” Báo Sài Gòn tiếp thị

2009Giải vàng thương hiệu an toàn vệ sinh an

toàn thực phẩm Cục An toàn thực phẩm

2009 Thương hiệu ưa thích nhất năm 2008-2009Báo Sài Gòn giải phóng cấp

giấy chứng nhận và cúp

2009

Doanh nghiệp xanh” cho 3 đơn vị của Vinamilk : Nhà máy sữa Sài gòn; Nhà máy

sữa Thống Nhất và nhà máy sữa Trường Thọ

Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh

2009

Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán Uy tín 2009” và giải thưởng “Doanh nghiệp

tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009”

Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, Trung tâm Thông tin

tín dụng,Tạp chí chứng khoán VIệt Nam

2009 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Liên Hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt nam, Viện

KHCN Phương Nam và tạp chí Thương Hiệu Việt bình

chọn ngày 13/10/2009

2010 

Hàng VNCLC SGTTThương hiệu mạnh VN 2010 Thời báo Kinh tế VN

Thương Hiệu Quốc Gia Bộ Công ThươngSCANha đam và STNC100% được nhiều

NTD yêu thíchBáo Ngon bình chọn

1 trong 10 TH nổi tiếng nhất Châu Á Superbrands nghiên cứu2010  Thương hiệu nổi tiếng tại Việt  Nam Tạp Chí Thương Hiệu Việt2010    Phòng CN và TMVN2010  Cúp"Tự hào thương hiệu Việt" Báo Đại Đoàn kết phối hợp2010  1 trong 15 DN được chọn Đài THVN 2010 200DN tốt nhất tại Châu Á-TBD Của tạp chí Forbes Asia,2010 Thượng hiệu chứng khoán uy tín 2010 HH kinh doanh CK

 201031/1000 DN đóng thuế thu nhập lớn nhất

VNV1000

 2010 Top 5 DN lớn nhất VN VNR

 2010Top 10 Thương người tiêu dùng thích nhất

VNAC

2011  Hàng Việt Nam chất lượng cao  SGTT 2011  Thương Hiệu mạnh  Thời báo Kinh tế VN

 2011Hãng sản xuất đồ uống tốt nhất (Vietnam

Best of the Year) Diễn đàn kinh tế VN  

 2011  Doanh nghiệp xanh SGGP  2011  Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2011 Sở GDCK -TPHCM 

2011 Cúp vàng Top ten THương hiệu Việt-ứng

dụng KHKT 2011 TT NC-NU Phát triển Thương

hiệu Việt 

2011  Trusted Brand 2011-Thương hiệu uy tín Viện DN VN-Cục xúc tiến

TM 

2011 V1000 DN đóngthuế thu nhập lớn nhất

(đứng hàng 22) VN500 

 2011

Top 200 doanh nghiệp (DN) tư nhân nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2011, Vinamilk đã tiếp tục đạt vị trí

Top 5 

Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam  

2.8 Chiến lược phát triểnMục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược

phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:- Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam- Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người- Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ- Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới- Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp- Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy

PHẦN 3. CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VINAMILK

3.1 ĐẠT ĐƯỢC SỰ VƯỢT TRỘI VỀ HIỆU QUẢ3.1.1 Tính kinh tế về quy mô

Vinamilk tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất trên thị thường. Để thực hiện mục tiêu này, Vinamilk chấp nhận hạ giá bán tới mức cạnh tranh để đạt quy mô thị trường lớn nhất. Công ty tiếp tục tham gia bình ổn giá sữa trong nước, với giá cạnh tranh chỉ bằng 1/2 giá so với hàng nhập khẩu. Để làm được điều này, Vinamilk đã xây dựng một chiến lược “dài hơi” từ nhập khẩu nguyên vật liệu, đầu tư hệ thống trang trại, thu mua sữa tươi, phát triển vùng nguyên liệu... để có thể tự chủ trong quá trình sản xuất.

Các nhà máy của Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc sản xuất phải gắn với thị trường, dựa trên nhu cầu của thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp. Thực hiện quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các ngành hàng, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm, ưu tiên những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và có giá trị cao, có thị trường ổn định. Thực hành tiết kiệm trên mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là nguyên – nhiên vật liệu.

Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công nghệ mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa...với tổng vốn đầu tư 5 năm 2005 – 2010 là 4.469 tỷ đồng. Sự đầu tư trên đã tạo ra năng suất lao động cao, quy mô sản xuất phát triển mạnh góp phần tạo doanh thu lớn, lợi nhuận cao.

Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang ( 2007); Trang trại bò sữa Nghệ An ( 2009); Trang trại bò sữa Thanh Hóa ( 2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng ( 2011); với tổng đàn là 8.200 con. Qui mô mỗi trang trại từ 2.000 – 3.000 con. Tổng số bò nhập trong năm là 664 con. Theo kế hoạch năm 2012 – 2016, tổng đàn bò của các trang trại Vinamilk sẽ đạt 25.500 con vào năm 2015 và sẽ tăng lên 28.000 con vào năm 2016. Công ty tiếp tục làm việc với các địa phương để đầu tư xây dựng tiếp 04 trang trại tại Thanh Hóa, Tây Ninh và Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân nuôi bò sữa bằng cách bao tiêu toàn bộ sản phẩm sữa tươi với giá cao (cao hơn giá thế giới) , chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến (Mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng) để bù vào giá thu mua sữa cao, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho nông dân.

Trong năm 2012, công ty đã đầu tư xây dựng hai nhà máy mới nhằm nâng công suất sữa bột lên gấp 5 lần và sữa nước lên gấp đôi. 

Dự án nhà máy sữa bột Việt NamĐây là nhà máy sữa bột thứ 02 của Vinamilk, được khởi công xây dựng vào

ngày 01.10.2011 trên diện tích 6 hecta tại Khu Công Nghiệp Việt nam – Singapore I, Bình Dương. Đây là Nhà máy sữa bột trẻ em lớn nhất Đông Nam Á. Với công suất 54.000 tấn sữa bột/năm, “siêu nhà máy” này sẽ đáp ứng được một phần rất lớn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay nhà máy đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị và đang hoàn tất các hạng mục phụ để chuẩn bị chạy thử vào tháng 1/2013. Nhà máy này sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ từ Châu Âu, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, tháp sấy là thiết bị công nghệ chính, được xem là trái tim của nhà máy. Tháp sấy của dự án này có 2 cái và có công suất lớn nhất trong khu vực Châu Á. Tháp

sấy có đường kính 13,6 mét, cao 32 mét. Công nghệ và thiết bị trong nhà máy phù hợp cho sữa bột trẻ em, đảm bảo các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất… không bị biến đổi trong quá trình chế biến. Nhà máy mới có thể sản xuất tất cả dòng sữa bột dành cho trẻ em, người già, người bệnh... nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào đối tượng trẻ em.

Dây chuyền sản xuất khép kín, tự động hóa hoàn toàn từ chế biến, đóng lon và hệ robot đóng thùng, chất pallet tự động; hệ thống tự động cảnh báo tất cả các thông số vận hành khi vượt ngưỡng cho phép, giúp giảm thiểu sai sót, truy vết bằng mã vạch để kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên - vật liệu và thành phẩm từ đầu vào đến tận tay người tiêu dùng.

Ngày 24/04/2013, nhà máy sẽ chính thức khai trương nhân dịp kỷ niệm 38 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975 – 30/04/2013.

Dự án nhà máy sữa nước Việt NamNhà máy này được khởi công xây dựng vào ngày 01.09.2011 trên diện tích 20

hecta tại Khu Công Nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương. Nhà máy có mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, công suất giai đoạn 1 là 1,2 triệu lít sữa/ngày, giai đoạn 2 nâng lên 2,4 triệu lít/ngày (tương đương hơn 800 triệu lít/năm), bằng với công suất của 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk cộng lại và là nhà máy sữa lớn nhất châu Á tại thời điểm này, do đó được coi là “siêu nhà máy” thứ 2 của Vinamilk. Đây là một trong những nhà máy sản xuất sữa lớn nhất thế giới, được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quản lý chất lượng, VSATTP và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn ISO14025.

Máy móc thiết bị và công nghệ được nhập trực tiếp từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu Châu Âu. Đặc biệt, nhà máy được trang bị tổng kho thông minh hoàn toàn tự động. Nhà máy đã hoàn tất cơ bản các hạng mục chính xây dựng và lắp đặt thiết bị và đang trong giai đoạn hoàn tất các hạng mục phụ để chuẩn bị chạy thử và đưa vào vận hành quý 2/2013.

Ngoài dây chuyền khép kín từ khâu tiếp nhận sữa nguyên liệu, chế biến, thanh trùng, tiệt trùng đến đóng gói sản phẩm còn có hàng chục con robot tự hành chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm; Hệ thống kho thông minh tối ưu hóa diện tích và được lập trình hết sức khoa học cũng được điều khiển bằng robot để xuất nhập hàng nhanh chóng mà không cần đến sức người vận chuyển.

Với công nghệ hiện đại như vậy, cả “siêu nhà máy” chỉ cần tổng cộng 581 cán bộ công nhân viên (75% trình độ đại học, 10% trình độ cao đẳng và trung cấp, 15% TNPT), trong đó có 19 người quản lý, 240 người vận hành (chia làm 3 ca), 81 kỹ thuật và 141 phụ trợ. Việc mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ mới nhất, gia tăng quy mô sản xuất đã giúp Vinamilk tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất và gia tăng sản lượng lớn.

Hiện tại mỗi năm, Việt Nam có hơn 1,1 triệu trẻ em ra đời nên nhu cầu về sữa bột và sữa nước cho trẻ tiếp tục tăng cao. Việc đưa nhà máy có công suất lớn vào vận hành làm mở rộng quy mô sản xuất, không những giúp công ty đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn kiểm soát được giá thành và chất lượng tốt hơn.

Hệ thống sản xuất mang quy mô tầm khu vực và cả quốc tế này tạo cơ hội cho Vinamilk có thể thâm nhập vào các thị trường có trình độ cao cấp và cạnh tranh hơn. Cơ sở hạ tầng của nhà máy càng hiện đại, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc tế thì cơ hội xuất khẩu sang các thị trường cao cấp, khó tính càng cao.

Vinamilk đã đạt được lợi thế tính kinh tế về quy mô trong hoạt động sản xuất của mình.

3.1.2 Hiệu ứng học tậpTính đến thời điểm hiện tại, Vinamilk đã mở rộng quy mô sản xuất với 7 nhà

máy sữa: Nhà máy sữa Việt Nam, nhà máy sữa bột Dielac 2, Nhà máy sữa Đà Nẵng, Nhà máy sữa Sài Gòn, Nhà máy sữa Tiên Sơn, Nhà máy sữa Nghệ An, Nhà máy sữa Dielac. Khi các nhà máy mới được xây dựng, các nhà quản trị cũng trải nghiệm, học tập, và tìm tòi theo thời gian để tìm cách vận hành hoạt động sản xuất mới tốt nhất. Vì thế chi phí sản xuất giảm do tăng năng suất lao động và quản trị hiệu quả.

Để tạo ra sản phẩm sữa chất lượng cao, đòi hỏi phải có một quy trình liên hoàn khép kín: Chăn nuôi – thức ăn – môi trường – thu hoạch – chế biến sản phẩm….. Một quy trình như thế đã được Vinamilk dày công xây dựng. Để kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, Vinamilk đã và đang áp dụng: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 trong toàn Vinamilk; Tiêu chuẩn HACCP trong tất cả các nhà máy nhằm thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn ISO 17025:2005 đối với các phòng kiểm nghiệm; Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại các nhà máy; Thực hiện việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm thống nhất trong toàn bộ hệ thống các nhà máy sản xuất.

Với quy mô sản xuất lớn, công việc được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, bên cạnh đó công nhân viên được tiếp xúc và làm việc với trên các máy móc dây chuyền hiện đại do chuyên gia nước ngoài đào tạo sẽ giúp họ học hỏi được những kiến thức mới và từ đó thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Vinamilk đã đầu tư giúp cho công nhân học tập, nhận thức và trải nghiệm nhiều trong quá trình thực hiện công việc, năng suất lao động tăng dần qua thời gian. 3.1.3 Đường cong kinh nghiệm

Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt thành tích rất xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Tính đến thời điểm 2012, tổng doanh thu từ  tăng trưởng bình quân 34%/năm đạt 27.102 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân 50%/năm đạt 5.819 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu tăng 42%; đầu tư hàng ngàn tỷ đồng hiện đại hóa máy móc thiết bị - công nghệ; kim ngạch xuất khẩu đạt 444,7 triệu USD sản lượng sản xuất trung bình hàng năm đạt trên 560 ngàn tấn.

Để đạt được điều đó, Vinamilk đã đạt được tính kinh tế theo quy mô và hiệu ứng học tập. Và điều đó chính là nền tảng của đường cong kinh nghiệm. Sự dịch chuyển nhanh xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm đã giúp cho công ty có được một lợi thế chi phí rõ ràng. Chi phí sản xuất ngày càng giảm bởi chiến lược đầu tư dài hạn, quản lý triệt để trong tất cả các khâu cung ứng, sản xuất và phân phối của Vinamilk. Nhờ vậy, công ty đã có được một mức giá cạnh tranh trên thị trường, bằng ½ giá sản phẩm sữa nhập khẩu với chất lược sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.3.1.4 Sản xuất linh hoạt

Vinamilk đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới với chi phí đầu tư cao. Những công nghệ này phần lớn được nhập khẩu từ các hãng cung cấp thiết bị ngành sữa nổi tiếng trên thế giới. Các dây chuyền thiết bị có tính đồng bộ, thuộc thế hệ mới, hiện đại.

Như tại nhà máy sữa bột trẻ em Việt Nam, toàn bộ trang thiết bị, công nghệ tiên tiến được cung cấp bởi tập đoàn GEA - CHLB Đức theo mô hình nhà máy tân tiến đang được ứng dụng trên thế giới. Công nghệ và thiết bị trong nhà máy phù hợp cho sữa bột trẻ em, đảm bảo các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất… không bị biến đổi

trong quá trình chế biến. Dây chuyền sản xuất này không chỉ sản xuất sữa bột cho trẻ em mà nó có thể sản xuất sữa bột cho nhiều đối tượng khác như người già, người bệnh, người ăn kiêng….

Hiện nay, các nhà máy mới xây dựng của Vinamilk đều có quy trình sản xuất hoàn toàn tự động hóa. Tại hai “siêu nhà máy” được đầu tư 19 robot tại nhà máy sẽ đảm nhận các hoạt động gồm vận chuyển bao bì từ kho sang phòng rót, nhóm vận chuyển bao bì sang phòng lắp máy (đóng gói sản phẩm) và cuối cùng là những robot mang thành phẩm về kho thông minh. Tất cả robot đều sử dụng công nghệ điều khiển lazer, hiệu quả hoạt động cao so với lao động chân tay.

Với công nghệ sản xuất linh hoạt giúp Vinamilk giảm được thời gian và chi phí lắp đặt thêm các máy móc phức tạp mà còn cung cấp thêm một diện rộng các loại sản phẩm sữa khác với mức chi phí chỉ ngang với sản xuất các sản phẩm sữa cho trẻ em.3.2 ĐẠT ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG VƯỢT TRỘI

Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt với sữa ngoại tràn ngập, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) không những vẫn chiếm lĩnh thị trường nội địa mà còn hướng mạnh đến mục tiêu xuất khẩu (XK). 8 tháng năm 2013, Vinamilk đã đạt kim ngạch XK gần 136 triệu USD. Đến nay, Vinamilk đã ký hợp đồng XK cho cả năm 2013 với tổng trị giá 230 triệu USD, tăng 28% so với năm 2012.

Các mặt hàng XK của Vinamilk hiện nay gồm có sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua… XK với chính thương hiệu Vinamilk. Để tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế, ngoài đầu tư công nghệ sản xuất, bảo quản hiện đại, Vinamilk luôn tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn BRC (tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ), tiêu chuẩn Codex (tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm). Nhờ đó, công ty đã vượt qua được hàng rào kiểm soát an toàn thực phẩm gắt gao của các nhà nhập khẩu để đưa sản phẩm đến thị trường 26 quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Australia, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, các nước khu vực Trung Đông… Mới đây, Vinamilk đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cấp số đăng ký được xuất hàng vào Mỹ. 

Để cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài nước sản phẩm an toàn, bảo đảm dinh dưỡng và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Vinamilk đã xây dựng quy trình sản xuất khép kín, nhất là khâu kiểm soát chặt nguồn nguyên liệu và quá trình chế biến. Ngoài đầu tư phát triển 5 trang trại với khoảng 8.000 con bò, cung cấp 90 tấn sữa/ngày, công ty còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với tổng số 61.000 con, thu mua 460 tấn sữa/ngày. Nguyên liệu đưa vào chế biến đều được lựa chọn từ các nhà cung cấp uy tín trong, ngoài nước. Mỗi lô nguyên liệu đều phải có chứng từ rõ ràng từ nhà cung cấp và kiểm tra trước khi nhập kho. Vinamilk còn chú trọng áp dụng công nghệ chế biến hiện đại và hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức, Thụy Sỹ. 

Với tiêu chí tạo ra sản phẩm chất lượng cao và kiểm soát an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008, tiêu chuẩn ISO 17025:2005 đối với các phòng thí nghiệm, hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004; tiêu chuẩn HACCP trong toàn bộ hệ thống các nhà máy sản xuất. Quá trình sản xuất tại Vinamilk luôn tuân thủ nghiêm các quy định về điều kiện vệ sinh nhà xưởng, môi trường, máy móc thiết bị và vệ sinh cá nhân theo tiêu chuẩn GMP của ngành chế biến thực phẩm

trên thế giới (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất, được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh cao; tiêu chuẩn SSOP (quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh)… và được giám sát chặt chẽ. 

Nhờ quy trình sản xuất được kiểm soát chặt từ khâu nguyên liệu, máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, đến việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tiên tiến trên cùng đội ngũ nhân viên lành nghề, trình độ cao, chất lượng sản phẩm của Vinamilk luôn bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Vì thế, trong quá trình sản xuất, các khuyết tật của sản phẩm được giảm tối thiểu.3.3 ĐẠT ĐƯỢC SỰ CẢI TIẾN VƯỢT TRỘI

Công ty Vinamilk đang thực hiện việc áp dụng Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và hệ thống robot đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Nhà máy được trang bị hệ thống hoàn toàn khép kín, tự động hóa 100% từ khâu chế biến cho đến đóng lon, đóng thùng dưới sự giám sát tinh vi của các thiết bị điện tử nên đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngoài ra, Công ty Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị công thêm khác. Và đặc biệt trong năm 2013, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa nước công suất siêu lớn, đây là một trong những nhà máy sản xuất sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới với công suất siêu lớn. Nhà máy sữa Việt Nam có diện tích 20 ha tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (Bình Dương) với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, có công suất siêu lớn, hơn 400 triệu lít sữa/năm giai đoạn 1và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại bậc nhất thế giới do tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) xây dựng. Hoạt động của nhà máy này được vận hành dựa trên giải pháp tự động hóa Tetra Plant Master cho phép kết nối và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các rô bốt LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm. Chính vì thế, Vinamilk có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục. Một điểm nổi bật của nhà máy là có hệ thống kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Kho có diện tích 6 ha và 20 ngõ xuất nhập với chiều dài 105 m, cao 35 m, gồm 17 tầng giá đỡ với sức chứa 27.168 lô hàng. Điểm nổi bật nhất của kho thông minh là việc sắp xếp hàng trong kho hoàn toàn tự động và do rô bốt đảm nhiệm. Đây là thế hệ rô bốt tiên tiến nhất thế giới, nhẹ, nhanh hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn. Vinamilk là một trong những khách hàng đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ này".

Với công suất khổng lồ, máy móc hiện đại và hoàn toàn khép kín từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói thành phẩm, sau khi đi vào sản xuất ổn định, nhà máy sẽ cung cấp cho thị trường một lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe nhất của ngành thực phẩm thế giới3.4 ĐẠT ĐƯỢC SỰ ĐÁP ỨNG KHÁCH HÀNG VƯỢT TRỘI

Với công nghệ sản xuất linh hoạt cùng với việc mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm, Vinamilk đã đưa ra thị trường hơn 200 loại sản phẩm sữa và các

sản phẩm từ sữa với việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm tốt nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Trong năm 2012, Vinamilk đã tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới thuộc nhiều nhóm ngành hàng khác nhau như: dòng sữa tươi tiệt trùng tách béo Vinamilk 100%, sữa chua Probeauty bổ sung collagen, sữa chua Susu bổ sung chất xơ hòa tan và lợi khuẩn probiotic, kem vani, nước chanh muối lcy, sữa đậu nành GoldSoy, sữa công thức Die-lac Optimum cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sản phẩm dinh dưỡng Sure Prevent cho người lớn tuổi và người bệnh mới phục hổi,...

Nổi bật nhất trong các sản phẩm mới tiêu biểu của Vinamilk năm 2012 là sữa đậu nành Gold Soy, sữa chua Probeauty và sữa công thức Dielac Optimum với những thành công bước đầu ấn tượng, được người tiêu dùng ủng hộ và đánh giá cao.

Trong năm 2013, Vinamilk sẽ tiếp tục hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm với nhiều chủng loại và hương vị nhằm thỏa mãn thị hiếu của nhiều đối tượng người tiêu dùng.

Với phương châm luôn đi đầu trong việc phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu,Vinamilk luôn tự tin góp phần đem lại sức khỏe cho cộng đổng bằng các sản phẩm an toàn, đa dạng và có chất lượng cao.

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hiện nay, Vinamilk đã từng bước thực hiện tốt chiến lược sản xuất của mình thể hiện qua sự phát triển bền vững qua các năm nhằm đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng vượt trội, cải tiến vượt trội và đáp ứng khách hàng vượt trội. Đáp ứng được chiến lược phát triển công ty đặt ra. Tuy nhiên, Vinamilk không thể tự mãn về lợi thế trong sản xuất mà đã đạt được bởi vì:- Hiệu ứng học tập và tính kinh tế về quy mô không phải là vĩnh viễn. Bởi lẽ các đối thủ cạnh tranh có thể đuổi kịp người dẫn đạo về chi phí. - Lợi thế chi phí giành được từ hiệu ứng kinh nghiệm dễ bị lỗi thời do sự phát triển của công nghệ mới. Các công nghệ sản xuất hiện nay của Vinamilk là tiên tiến nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á. Tuy nhiên, lợi thế này không bền vững theo thời gian bởi nó có thể bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước.- Công ty cần phải phát triển các chiến lược khác, chứ không phải cực tiểu hóa chi phí sản xuất dựa trên nền công nghệ hiện đại,chẳng hạn như:

Đáp ứng khách hàng dựa trên sự thõa mãn nhu cầu vượt trội của khách hàng. Hiện nay, những dòng sữa của Vinamilk chỉ tập trung vào trẻ em, Vinamilk nên mở rộng dòng sản phẩm của mình sang những đối tượng khách hàng khác như: người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người bệnh…; sản xuất những dòng sữa cao cấp phục vụ cho phân khúc thị trường có thu nhập cao trở lên.

Xây dựng các chính sách mới từng bước làm chủ nguồn nguyên liệu sữa bột cung ứng cho hoạt động sản xuất, giảm bớt tình trạng nhập khẩu sữa bột từ các nước tiên tiến như hiện nay.