8
KINH TẾ Nuôi gà trang trại lạnh - hướng đi mới của nông dân Ninh Gia TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5248 - THỨ HAI, NGÀY 18/2/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Nữ cán bộ, nhà giáo với phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” TRANG 5 TRANG 4 TRANG 2 TRANG 5 Kiểm tra sản phẩm quặng tinh tại Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - đơn vị có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: T.Chu “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân”. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” (THÁNG 12/1958) Cụm thi đua số 4 ngành Tổ chức xây dựng Đảng tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2018 TRANG 6 Để đạt độ che phủ rừng 54,8% trong năm 2019 Giọt hồng Valentine Di Linh: Duy trì phát triển nhanh và toàn diện Năm 2018 khép lại với đánh giá “huyện Di Linh tiếp tục phát triển nhanh và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch”. Đó là tiền đề để huyện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế đặt ra trong năm 2019. TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nông dân tất bật sản xuất đầu năm TRANG 7 Tăng cường các nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, triển khai nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, tập trung thực hiện các công trình trọng điểm, dự án quan trọng... là những trao đổi của đồng chí Nguyễn Văn Triệu - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc với phóng viên Báo Lâm Đồng nhân dịp đầu năm mới. Nâng cao chất lượng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật XEM TIẾP TRANG 2 Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thành Bài 3: Quyết tâm xây dựng thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại II vào năm 2020 Ký kết giao ước thi đua năm 2019 của Cụm thi đua số 4. Ngày 15/2, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng thi đua - khen thưởng ngành Tổ chức xây dựng Đảng, Cụm thi đua số 4 đã tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2018. Đồng chí Trần Đức Quận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến dự và phát biểu chào mừng. Cụm thi đua số 4 ngành Tổ chức xây dựng Đảng gồm 11 tỉnh, thành: Bình Dương, Long An, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Trong năm 2018, ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong cụm đã hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch đề ra, tiếp tục tạo nên những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của công tác tổ chức xây dựng Đảng, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 các địa phương đề ra. Ban Tổ chức các cấp ủy... ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện tại Trung đoàn bộ binh 994 TRANG 6

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

KINH TẾ

Nuôi gà trang trại lạnh - hướng đi mới

của nông dân Ninh GiaTRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5248 - THỨ HAI, NGÀY 18/2/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘINữ cán bộ, nhà giáo

với phong trào“Giỏi việc trường -

Đảm việc nhà”TRANG 5

TRANG 4

TRANG 2 TRANG 5

Kiểm tra sản phẩm quặng tinh tại Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng - đơn vị có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: T.Chu

“Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ nghĩa cá nhân”.

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM“ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG” (THÁNG 12/1958)

Cụm thi đua số 4 ngành Tổ chức xây dựng Đảng tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2018

TRANG 6

Để đạt độ che phủ rừng 54,8% trong năm 2019

Giọt hồng Valentine

Di Linh: Duy trì phát triển nhanh và toàn diệnNăm 2018 khép lại với đánh giá “huyện Di Linh tiếp tục phát triển nhanh và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch”. Đó là tiền đề để huyện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế đặt ra trong năm 2019.

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNông dân tất bậtsản xuất đầu năm

TRANG 7

Tăng cường các nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, triển khai nhiệm vụ quy

hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, tập trung thực hiện các công trình trọng điểm, dự án quan trọng... là những trao đổi của đồng chí Nguyễn Văn Triệu - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc với phóng viên Báo Lâm Đồng nhân dịp đầu năm mới.

Nâng cao chất lượng các sáng kiến,cải tiến kỹ thuật

XEM TIẾP TRANG 2

Đầu xuân trò chuyện với các bí thư huyện, thànhBài 3: Quyết tâm xây dựng thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại IIvào năm 2020

Ký kết giao ước thi đua năm 2019 của Cụm thi đua số 4.

Ngày 15/2, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng thi đua - khen thưởng ngành Tổ chức xây dựng Đảng, Cụm thi đua số 4 đã tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2018. Đồng chí Trần Đức Quận, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến dự và phát biểu chào mừng.

Cụm thi đua số 4 ngành Tổ chức xây dựng Đảng gồm 11 tỉnh, thành: Bình Dương, Long An, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà

Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng.

Trong năm 2018, ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong cụm đã hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch đề ra, tiếp tục tạo nên những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của công tác tổ chức xây dựng Đảng, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 các địa phương đề ra. Ban Tổ chức các cấp ủy...

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện tại Trung đoàn

bộ binh 994TRANG 6

Page 2: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

2 THỨ HAI 18 - 2 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

ĐẦU XUÂN TRÒ CHUYỆN VỚI CÁC BÍ THƯ HUYỆN, THÀNH

Bài 3: Quyết tâm xây dựng thành phố Bảo Lộctrở thành đô thị loại II vào năm 2020

(Phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Triệu - Bí thư Thành ủy Bảo Lộc)

Đồng chí Nguyễn Văn Triệu cho biết: Trước yêu cầu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của năm 2019

và của cả kế hoạch 5 năm giai đoạn 2015-2020, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Bảo Lộc đã lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương nhằm bảo đảm năng lực lãnh đạo và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển của thành phố, tiếp tục thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, bổ sung quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ của thành phố, các cơ quan, đơn vị, phường, xã giai đoạn 2015-2020, 2020-2025 và những năm tiếp theo; đồng thời, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển đô thị, thành phố tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá tiến độ, kết quả đã đạt được trong 3 năm đầu của nhiệm kỳ về việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm, ba khâu đột phá đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V và Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định những mục tiêu cần phấn đấu, những việc cần làm trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ và có phân kỳ cụ thể cho từng năm, đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ phù hợp cần phấn đấu trong năm 2019 để xây dựng kế hoạch theo lộ trình cụ thể và

tổ chức thực hiện. PV: Thưa đồng chí, một số nhiệm

vụ trọng tâm mà thành phố Bảo Lộc đặt mục tiêu thực hiện đạt và vượt trong năm 2019 là gì và thành phố có những giải pháp nào để thực hiện đạt mục tiêu đó?

Đồng chí Nguyễn Văn Triệu: Một số nhiệm vụ trọng tâm mà chúng tôi chỉ đạo triển khai là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030 gắn với việc quy hoạch vùng, quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050. Riêng để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2019, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/ThU ngày 12/12/2018; trong đó, đã đề ra 9 chỉ tiêu chủ yếu và 6 nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Các nhóm giải pháp chủ yếu về kinh tế - xã hội được tập trung thực hiện bao gồm: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, bám sát đề án tái cơ cấu kinh tế. Trong đó, công nghiệp phát triển theo định hướng có chọn lọc, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến sâu, nâng cao năng lực sản xuất của các ngành chế biến nông sản, lụa tơ tằm, dệt may, tiếp tục quản lý và phát triển thương hiệu Trà B’Lao, Tơ lụa Bảo Lộc. Nông nghiệp phát triển bền vững phù hợp với loại hình nông nghiệp đô thị ở khu vực trung tâm và nông nghiệp sinh thái ở vùng ven. Thu hút đầu tư các dự án du lịch

nghỉ dưỡng, hướng đến xây dựng Bảo Lộc với vai trò là điểm đến kết nối du lịch giữa trung tâm du lịch Đà Lạt với các huyện phía Nam của tỉnh và các vùng phụ cận.

Về quy hoạch và phát triển đô thị, đến nay, thành phố đã đạt được 41/51 tiêu chuẩn trong hệ thống các tiêu chí của đô thị loại II. Theo đánh giá, hiện còn 5 tiêu chuẩn thành phố cần phải có kế hoạch đầu tư để phấn đấu đạt trong thời gian tới, đó là: công trình văn hóa cấp đô thị, tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật, tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng, công trình kiến trúc tiêu biểu và thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước. Ngoài ra, còn có 5 tiêu chuẩn khác chưa thật sự cần thiết phải đầu tư, hoàn thiện ngay hoặc chưa thể hoàn thiện đối với đô thị Bảo Lộc, bao gồm: Dân số toàn đô thị, mật độ dân số toàn đô thị, nhà tang lễ, tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng, tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng.

Trong năm 2019, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 theo phê duyệt của UBND tỉnh; tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị theo Nghị quyết của Thành ủy; quyết tâm xây dựng thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại II vào năm 2020 phù hợp với yêu cầu quy hoạch mở rộng địa giới hành chính và trung tâm nội thị, tiệm cận tiêu chí đô thị loại I vào năm

2040, tiếp cận tiêu chí đô thị môi trường theo định hướng phát triển toàn diện, bền vững. Bảo Lộc sẽ tập trung thực hiện các công trình trọng điểm, dự án quan trọng như: Dự án cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, dự án đường tránh phía Nam, dự án đường tránh phía Tây, dự án hồ Nam Phương I, hồ Nam Phương II, các dự án giao thông nội thị, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội.

PV: Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, thành phố Bảo Lộc đã đạt được những kết quả như thế nào, đặc biệt là những kết quả trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Triệu: Qua đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị cho thấy, tình hình tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm với công việc của cán bộ, đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, đơn vị đã có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào kết quả lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố trong những năm qua. Có nhiều cá nhân tiêu biểu, nhiều tập thể điển hình được biểu dương qua sơ kết thực hiện các chỉ thị, nghị quyết.

Năm 2019, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Bảo Lộc sẽ chỉ đạo rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và hệ thống chính trị với trọng tâm là tăng cường thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); phát hiện những dấu hiệu và các biểu hiện về suy thoái chính trị, nhận diện những biểu hiện có thể phát sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chấn chỉnh, ngăn ngừa, cảnh báo, đồng thời xử lý theo đúng quy định đối với những trường hợp vi phạm; tổ chức quán triệt, học tập và thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 05-CT/TW theo chuyên đề 2019: “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung theo Quy định 08-QĐ/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Chúng tôi xác định kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) và Chỉ thị 05-CT/TW là tiêu chí quan trọng để quy hoạch, rà soát quy hoạch, giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy và chính quyền các cấp trong nhiệm kỳ mới.

PV: Xin chân thành cảm ơn đồng chí về những nội dung trao đổi nhân dịp đầu xuân!

ĐÔNG ANH (thực hiện) (CÒN NỮA)

Đô thị Bảo Lộc hiện hữu với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên. Ảnh: Đ.Anh

Tăng cường các nhiệm vụ về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, triển khai nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040, tập trung thực hiện các công trình trọng điểm, dự án quan trọng... là những trao đổi của đồng chí Nguyễn Văn Triệu - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc với phóng viên Báo Lâm Đồng nhân dịp đầu năm mới.

Đồng chí Nguyễn Văn TriệuBí thư Thành ủy Bảo Lộc.

... phối hợp chặt chẽ với Ban Đảng tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, tham mưu Ban Thường vụ xây dựng các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch về công tác cán bộ; sơ kết, tổng kết các chuyên đề; theo dõi việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng (trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết TW 4; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; thực hiện kế hoạch, đề án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính

trị theo Nghị quyết số 18-NQ/ TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII). Nội bộ ngành và từng cơ quan Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy tiếp tục giữ vững tinh thần đoàn kết, gắn bó; công tác phối hợp giữa các cơ quan ngày càng chặt chẽ và hiệu quả, tổ chức bộ máy nghiệp vụ tiếp tục được chú trọng, kiện toàn và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...

Tại hội nghị, Ban Tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy trao đổi về những kinh

nghiệm trong công tác tổ chức - xây dựng Đảng tại các địa phương, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cần quan tâm, góp phần giúp các đơn vị trong cụm thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra trong năm 2019.

Cụm thi đua số 4 đã phát động và ký Giao ước thi đua năm 2019 với 7 nhiệm vụ trọng tâm: Tham mưu công tác chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Tiếp tục thực hiện các nghị quyết Trung ương về công tác tổ chức xây dựng

Đảng, trong đó có Nghị quyết số 18 và Nghị quyết 19 của TW; Rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng Đảng đảm bảo đồng bộ, liên thông, thống nhất giữa các quy định của Đảng và Nhà nước; Đẩy mạnh phân cấp trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức xây dựng Đảng; Xây dựng Ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong sạch, vững

mạnh; Thực hiện tốt công tác tham mưu tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, nhất là những mô hình mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả; Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng.

Hội nghị cũng đã bầu Ban Tổ chức Tỉnh ủy Long An làm Cụm trưởng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng và Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu làm Cụm phó Cụm Thi đua số 4 năm 2019. HOÀNG YÊN

Cụm thi đua số 4 ngành Tổ chức xây dựng Đảng... TIẾP TRANG 1

Page 3: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

3 THỨ HAI 18 - 2 - 2019KINH TẾ

Anh Nguyễn Minh Tâm đang vệ sinh dây chuyền máng nước tự động trong trang trại gà lạnh của mình.

Chỉ mới phát triển hơn 2 năm nay nhưng việc nuôi gà trong trang trại lạnh ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng đang mang lại nguồn thu ổn định cho người dân. Đây đang là hướng đi mới của người dân Ninh Gia để phát triển kinh tế.

Trang trại nuôi gà lạnh của gia đình anh Nguyễn Minh Tâm được đầu tư 2 tỷ đồng, rộng hơn

2.000 m2 và hiện đang nuôi hơn 17.000 con gà. Để nuôi gà theo hình thức này, điều kiện bắt buộc đó là phải lắp đặt hệ

Nuôi gà trang trại lạnh - hướng đi mới của nông dân Ninh Gia

thống làm lạnh bằng những chiếc quạt gió cỡ lớn và máy điều hòa nhiệt độ để luôn giữ nhiệt độ thích hợp, giúp đàn gà phòng chống được dịch bệnh và phát triển ổn định. Bên cạnh đó còn trang bị hệ thống máng chuyền thức ăn, nước uống cho gà hoàn toàn tự động,

phù hợp từng độ tuổi của đàn gà... Anh Tâm chia sẻ: “Gà nuôi được nhập về từ khi mới ấp nở và sau 45 ngày sẽ đạt trọng lượng khoảng hơn 2 kg/con. Mỗi năm tôi nuôi 4 lứa, mỗi lứa cũng dư ra được hơn trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí”.

Hiện có 6 hộ dân ở thôn Đăng Srôn, xã Ninh Gia đang nuôi gà trang trại lạnh đều là những gia đình có mối quan hệ họ hàng với nhau. Hai năm trước, trên diện tích đất trồng cà phê, 6 hộ dân ở đây mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng cà phê sang nuôi gà trang trại lạnh. Những hộ dân này đã ký hợp đồng nuôi gà lạnh với Công ty Emivest Đồng Nai. Trên cơ sở hợp đồng ký kết, những hộ dân sẽ được công ty hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống, cám ăn và bao tiêu đầu ra. Ngoài ra, Công ty Emivest Đồng Nai còn thường xuyên cử bác sỹ thú y, kỹ sư về kiểm tra, hướng dẫn cho người nuôi định kỳ 3 ngày một lần.

Theo tìm hiểu, gà con mới nuôi phát triển tốt ở nhiệt độ 30 độ C, lớn trên 20 ngày tuổi phải giảm nhiệt độ xuống còn 26 độ C, thức ăn chủ yếu là men cám. Đặc biệt, để gà không bị dịch bệnh, khâu vệ sinh chuồng trại là quan trọng nhất, phải thường xuyên dọn dẹp và khi gà có dấu hiệu bệnh phải cách ly, cho uống thuốc

DI LINH: Duy trì phát triển nhanh và toàn diện

Một vài số liệu cho thấy, kết thúc năm 2018, kinh tế huyện Di Linh tiếp tục phát triển nhanh

với tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đó là: Ngành nông - lâm - thủy sản tăng 4,7%, công nghiệp tăng 5,6%, xây dựng tăng 9,06% và ngành thương mại - dịch vụ tăng 11%. Đối chiếu với chỉ tiêu đặt ra đối với các lĩnh vực kinh tế, hầu hết mức tăng trưởng nêu trên đều đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện có bước đột phá đáng kể với số thu đạt gần 291,3 tỷ đồng, bằng 113% dự toán, GRDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng đạt 100% kế hoạch. Để đạt kết quả trên, Di Linh đã nỗ lực phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Cụ thể, thực hiện tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt gần 56.184 ha, tăng 1,3% so với cùng kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là việc đẩy mạnh tái canh cà phê đến nay đã tái canh 22.806 ha, đạt 51,33% tổng diện tích cà phê toàn huyện; đồng thời chuyển đổi 100% diện tích chè sang trồng giống mới chất lượng cao, tương đương gần 517 ha và chuyển đổi cây trồng cả ngàn ha sang cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, chuyển đổi quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình trang trại, tăng diện tích nuôi trồng thủy sản... Vì vậy, tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt 4.263 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm trước. Về tổng thể kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Điều đáng nói là, bên cạnh việc duy trì mức tăng trưởng của ngành Nông nghiệp, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ cũng có mức tăng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm qua đạt 760 tỷ đồng, tăng 5,6%; hoạt động thương mại, dịch vụ tăng 11% và thực hiện khối lượng, giải ngân vốn xây

Năm 2018 khép lại với đánh giá “huyện Di Linh tiếp tục phát triển nhanh và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch”. Đó là tiền đề để huyện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế đặt ra trong năm 2019.

dựng cơ bản đạt 100%, tương đương gần 129 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Di Linh cũng nhận diện một số mặt hạn chế cần phải nỗ lực khắc phục trong thời gian tới. Đấy là, công tác triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các đơn vị, địa phương chưa đồng đều, một số mô hình sản xuất hiệu quả chậm được nhân rộng; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự bền vững; tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

còn thấp. Đặc biệt, việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường của một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chưa tốt; một số công ty, doanh nghiệp nhận thuê đất, thuê rừng triển khai dự án trên địa bàn huyện kém hiệu quả còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái phép. Công tác xây dựng và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; kết cấu hạ tầng còn hạn chế, bộ mặt đô thị phát triển thiếu đồng bộ; công tác quản lý trật tự xây dựng chưa thực sự hiệu quả...

Nắm bắt các điều kiện thuận lợi từ các chính sách phát triển, nhất là các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Lâm Đồng đã được ban hành. Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, thu hút đầu tư theo chỉ đạo của Huyện ủy, đề án về phát triển sản xuất, chăn nuôi, tái canh cải tạo giống cà phê, việc triển khai mạnh mẽ chương trình mục tiêu quốc gia với quyết tâm cao... đã có nhiều kết quả rất tích cực. Dựa trên cơ sở đó huyện Di Linh đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế năm 2019 đó là: Tập trung thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất; tập trung cải tạo, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thổ nhưỡng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, tiếp tục tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm. Qua đó, các chỉ tiêu kinh tế mà huyện phấn đấu trong năm kế hoạch bao gồm: Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất ngành chủ yếu (theo giá so sánh 2010) của ngành nông - lâm - thủy sản tăng 4,6%; ngành công nghiệp tăng 6,2%; ngành xây dựng 7,3%; ngành thương mại - dịch vụ 11,5%. Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm, tăng 5 triệu đồng so với năm 2018; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 312,93 tỷ đồng; trong đó, huyện quản lý thu được 154,2 tỷ đồng.

Theo UBND huyện Di Linh, để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu trên, các giải pháp huyện cần tập trung thực hiện phát triển nền nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại; đẩy mạnh tái canh cà phê, cải tạo giống cây trồng, phát triển kinh tế tập thể, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của huyện… và làm tốt quy hoạch cơ sở hạ tầng thương mại, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch.

KHẢI NHIÊN

phòng dịch. Nuôi gà trong trang trại lạnh chi phí ban đầu khá đắt đỏ, bởi vốn đầu tư chuồng trại lớn, nhưng bù lại sẽ có thu nhập thường xuyên với mức thu nhập bình quân hàng tháng có thể lên tới hàng chục triệu đồng tùy vào số lượng nuôi mỗi lứa và quan trọng là cần rất ít nhân lực và là công việc tương đối nhàn. Nói về việc nuôi gà trang trại lạnh, anh Tâm cho rằng: “Mô hình phát triển kinh tế này rất ổn định và nhàn. Nuôi cho công ty thì ổn định, không sợ lỗ. Tới đây gia đình tôi sẽ làm thêm vài trang trại nữa, mở rộng phát triển để nâng cao thu nhập”. Còn chị Đinh Tường Vy - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Gia thì khẳng định: “Qua theo dõi và nhận thấy các hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó, việc nuôi gà trang trại lạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Chúng tôi đang vận động bà con mở rộng mô hình này để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”.

Việc nuôi gà trong trang trại lạnh ở Ninh Gia mới chỉ bắt đầu và điều đáng mừng là mô hình kinh tế này đã được mở rộng ra ở một số xã trong huyện Đức Trọng. Từ đây góp phần ổn định cuộc sống và hứa hẹn mang lại cho người dân cuộc sống đủ đầy hơn. ĐỨC HUY

Đồng chí Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh thăm vườn ươm công nghệ cao của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Di Linh. Ảnh: Võ Lan

Page 4: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

4 THỨ HAI 18 - 2 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nâng cao chất lượng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuậtTrong những năm qua, phong trào xây dựng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên địa bàn tỉnh “nở rộ” những sáng tạo. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cán bộ và Nhân dân đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục, cải cách thủ tục hành chính... Từ đó đem lại lợi ích thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khởi sắc phong trào xây dựng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật Chỉ riêng trong năm qua,

toàn tỉnh có 1.229 sáng kiến được công nhận; trong đó 993 sáng kiến được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 125 sáng kiến được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Tại 20 sở, ban, ngành đã tổ chức xét, công nhận 303 sáng kiến; chất lượng sáng kiến dần được nâng cao, lý do chọn sáng kiến xuất phát từ yêu cầu thực tế công tác, đồng thời đã đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc. Nhiều sáng kiến được đánh giá dù nội dung không mới, nhưng tác giả nêu được giải pháp khả thi để thực hiện và nhân rộng, nhiều sáng kiến đã và đang được áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý tại đơn vị.

Tại các địa phương, 5 huyện - thành phố đã công nhận 926 sáng kiến (giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp và giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật).

Các đơn vị doanh nghiệp công nhận 91 sáng kiến đã góp phần nâng cao năng suất, giảm thời gian sản xuất, giảm công lao động, tăng năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Thông qua hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh lần thứ 9,

Ứng dụng kỹ thuật hiện đại hóa nông nghiệp làm giảm chi phí sản xuất (Ảnh chụp tại Cầu Đất Farm). Ảnh: Q.Uyển

Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Để góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh về ý thức trong công tác “Phổ biến, giáo dục pháp luật trong cơ quan, đơn vị trường học”, 5 năm gần đây (2013 - 2018), có 714/714 đơn vị, trường học trong ngành Giáo dục xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức 695 cuộc tuyên truyền pháp luật với hơn 22 ngàn lượt người tham gia. Hơn 2 ngàn cán bộ, nhà giáo, người lao động tham gia dự thi tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Toàn ngành có hơn 4 ngàn bài dự thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X”. Cuộc thi sáng tác “Chuyện nhà giáo tự kể qua cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với nhiều thể loại văn xuôi, tùy bút, truyện ngắn, hồi ký, thơ... có 1.298 bài của các tác giả là nhà giáo, người lao động trong ngành tham gia...

VIỆT HÙNG

Đóng góp gần 500 triệu đồng xây dựng nhà công vụ giáo viên

Phát huy kết quả đạt được trong chủ trương tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà công vụ nhằm tạo điều kiện cho giáo viên vùng sâu, vùng xa có nơi ở ổn định, an tâm công tác, Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động ủng hộ giáo dục vùng sâu - vùng xa, Huyện giúp huyện - Trường giúp trường. Trong học kỳ I vừa qua, Công đoàn ngành phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo phân công 41 đơn vị trực thuộc đóng góp xây dựng 1 nhà công vụ cho Trường THPT Đạm Ri (huyện Đạ Huoai) với tổng giá trị gần 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, công tác xã hội, từ thiện được các công đoàn cơ sở trực thuộc quan tâm thực hiện tốt như: Phong trào Hiến máu nhân đạo; chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; vận động đóng góp quỹ Vì người nghèo; giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên bị bệnh hiểm nghèo; ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ... T.HƯƠNG

Gần 1.600 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ đạt chỉ tiêu gần 88.310 người tham gia bảo hiểm xã hội. Trong đó có gần 1.600 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; còn lại số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội bắt buộc. So với cùng kỳ năm ngoái, số người tham gia 3 loại hình bảo hiểm này tăng từ 2,5% đến 32%.

Cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh Lâm Đồng được giao chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan tiến hành thông tin, tuyên truyền, đối thoại với người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân khi triển khai chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu 100% đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử về hồ sơ bảo hiểm xã hội. Tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất trong việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội đối với đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn… MẠC KHẢI

lượng hơn, hạn chế việc xét sáng kiến theo cảm tính, các sáng kiến được công nhận đã dần mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế có thể thẳng thắn nhìn nhận như: việc nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật chưa trở thành phong trào rộng khắp ở các ngành, các cấp, chưa khơi dậy được niềm đam mê, khả năng sáng tạo của các tổ chức, cá nhân. Đối tượng tham gia sáng kiến chỉ tập trung là cán bộ, công chức, viên chức, rất ít người lao động tham gia. Về nội dung, đa số các giải pháp được tác giả trình bày dàn trải, nghiêng về miêu tả, tính ứng dụng chưa cao, chưa đi vào nội dung trọng tâm sáng kiến. Một số giải pháp có biểu hiện sao chép nội dung, trùng lắp ý tưởng những sáng kiến đã công bố, cho thấy chỉ mang tính đối phó để lấy thành tích, bổ sung hồ sơ xét thi đua - khen thưởng mà chưa chú trọng đến tính sáng tạo và hiệu quả áp dụng. Công tác đánh giá, thẩm định đề tài sáng kiến mang tính chuyên môn cao còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu chuyên gia phối hợp thẩm định. Một số sáng kiến, giải pháp có giá trị, hữu ích, nhưng hàm lượng khoa học, công nghệ chưa cao, chưa đa dạng các lĩnh vực, chưa gắn với lợi ích của cơ quan, đơn vị mà chỉ thuần túy làm cơ sở để xem xét các danh hiệu thi đua. Nhiều sáng kiến được công nhận ngoài việc phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng vẫn chưa có cơ chế chính sách để động viên, khuyến khích thỏa đáng đối với tác giả có sáng kiến hoặc hỗ trợ để các tác giả có điều kiện hoàn thiện, phát triển sáng kiến, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

Để nâng cao chất lượng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh phong trào sáng tạo, bà Võ Thị Hảo - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng cho biết: Trong năm 2019, với vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh, Sở sẽ thực hiện đúng các quy định trong việc đăng ký, xét công nhận sáng kiến tại các cơ quan, đơn vị, tránh tùy tiện, hình thức theo đúng tinh thần Nghị định 13/2012 của Chính phủ. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa thiết thực của sáng kiến cải tiến kỹ thuật tới các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; động viên, khích lệ, huy động trí tuệ, khả năng sáng tạo trong mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, thúc đẩy phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào phục vụ sản xuất và đời sống... QUỲNH UYỂN

các doanh nghiệp đã quan tâm tham gia với nhiều giải pháp và phát huy được phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tại các đơn vị doanh nghiệp.

Phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được cán bộ đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động quan tâm, ngày càng đi sâu vào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó giúp nâng cao năng suất, chất lượng, cải thiện môi trường làm việc, giải phóng sức lao động, cải cách thủ tục hành chính; từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng tác phong công nghiệp. Liên đoàn Lao động tỉnh đã có chính sách động viên, khích lệ các cá nhân, tập thể có nhiều sáng kiến, sáng tạo một cách công khai và thiết thực; tạo động lực cho những sáng kiến được hình thành.

Bên cạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo, các hội thi, cuộc thi sáng tạo đã khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng

tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi. Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ 14 do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Lâm Đồng tổ chức đã chọn 44/107 giải pháp để trao giải thưởng; 3 giải pháp đoạt giải cuộc thi toàn quốc: 1 giải nhất và 2 giải khuyến khích. Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh lần thứ 24 do Tỉnh Đoàn tổ chức đã trao 118 giải thưởng cho các thí sinh; 4 thí sinh xuất sắc được chọn tham dự Hội thi Tin học trẻ toàn quốc và đoạt 1 giải nhì, 3 giải ba. Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học lần thứ X do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức đã trao giải thưởng cho 81 thí sinh; 27 đề tài xuất sắc được chọn tham dự cuộc thi cấp quốc gia đã đoạt 2 giải nhất, 7 giải nhì, 6 giải ba, 4 giải tư.

Nâng cao chất lượng của các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật Có thể nói, phong trào xây

dựng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của tỉnh đã từng bước đi vào chiều sâu, mang tính định

Qua các hoạt động sáng tạo, Hội đồng sáng kiến tỉnh đã công nhận 135 sáng kiến có hiệu quả được áp dụng và có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh; trong đó 125 cá nhân được UBND tỉnh tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 6 sáng kiến được đề nghị khen thưởng ở bậc cao hơn.

Page 5: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

5 5 THỨ HAI 18 - 2 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đã có 14 lần tham gia hiến máu tình nguyện, nhưng lần hiến máu này của Lê

Thanh Xuân (32 tuổi) đặc biệt hơn rất nhiều, bởi cô có bạn trai đi cùng và cùng tham gia hiến máu. Anh Chế Nguyên Vũ - bạn trai của Xuân, vừa điền vào phiếu đăng ký, vừa vui vẻ cho hay: “Trước đây tôi chưa hề nghĩ đến việc hiến máu. Nhưng khi nghe người yêu thuyết phục nhiều lần, tôi cũng nhận thấy được ý nghĩa của nghĩa cử cao đẹp này và mong muốn góp phần của mình vào đó”.

Thanh Xuân chia sẻ: “Khi biết thông tin về chương trình, tôi ngay lập tức nghĩ đến việc đây sẽ là một dịp đặc biệt để thuyết phục bạn trai cùng hiến máu. Tôi thường xuyên tham gia hiến máu nên không còn cảm giác lo lắng hay bất an. Thay vào đó là sự hào hứng, bởi cảm giác như tình yêu của mình trở nên thiêng liêng hơn khi cả hai cùng nhau làm một việc ý nghĩa cho cộng đồng trong ngày hôm nay. Đây thật sự sẽ là một kỷ niệm đáng nhớ của chúng tôi trong ngày đặc biệt này”.

Không cùng đi với người yêu, Lê Nguyễn Quỳnh Như (19 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân) lại đưa bố mình là chú

Giọt hồng ValentineNgày lễ tình nhân (14/2) vừa qua của nhiều cặp đôi ở TP Đà Lạt trở nên đặc biệt hơn, bởi bên cạnh những hẹn hò, trao cho nhau đóa hoa hồng hay hộp socola… như là một cách trao gửi tình yêu; họ còn cùng nhau gửi gắm yêu thương với nhiều người khác, bằng cách sẻ chia những giọt máu quý giá của mình trong ngày hội hiến máu “Giọt hồng Valentine”.

Lê Gia Bảo Quốc (42 tuổi, ở tại Phường 8) đến hiến máu. Là thành viên của CLB Hành trình đỏ từ hơn 2 năm nay, Quỳnh Như không khó để thuyết phục ngay chính những thành viên trong gia đình mình tham gia chung tay giúp đỡ những người

bệnh cần máu. Tranh thủ kỳ nghỉ tết còn chưa kết thúc, em đưa bố đi hiến máu lần thứ 4.

Cô con gái nhỏ bé luôn ở cạnh bố mình từ lúc mới đến cho tới khi về, em bảo: “Đây là lần đầu tiên hai bố con em đi hiến máu mà không có

mẹ đi cùng”. Câu chuyện như lắng lại trong đôi mắt buồn của 2 người. Nhưng chú Bảo Quốc nhanh chóng định thần lại, chú cười buồn, chia sẻ: “Mẹ Như qua đời cách đây 4 tháng. Đây là Valentine đầu tiên chú không có tình nhân bên cạnh, nhưng may sao còn có “tình nhân kiếp trước” ở đây. Chú đến đây để thấy mọi người vẫn yêu thương nhau nhiều lắm, có vậy họ mới sẵn sàng chia sẻ giọt máu đào với cả người lạ. Và tình yêu thì vẫn ở xung quanh chú, ngay trong tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp, người ta sống trên đời để yêu thương nhau”.

Có lẽ, những người tổ chức và cả những người tham gia ngày hội “Giọt hồng Valentine” đã chẳng nghĩ rằng, chương trình hôm nay đã có thể an ủi những trái tim đang mang nhiều buồn đau một cách kỳ diệu đến thế.

Không đi cùng người yêu hay người thân, Lê Phương Hội (27 tuổi, ở tại Phường 5) vẫn vui vẻ đăng ký

hiến máu tình nguyện. Hội chia sẻ rằng: “Lẽ ra hôm nay các cặp đôi đang bận bịu với các kế hoạch tỏ tình, hẹn hò thì họ lại ở đây, cùng tham gia vào hoạt động ý nghĩa này. Điều đó làm tôi rất quý. Tôi cùng nhóm bạn của mình cũng tham gia hiến máu, với mong muốn rằng ngày Valentine thật sự sẽ trở thành một ngày của tình yêu thương giữa mọi người với nhau”.

Cùng với việc khai trương Điểm Hiến máu cố định, đây là lần đầu tiên ngày hội hiến máu “Giọt hồng Valentine” được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức, và sẽ trở thành một chương trình thường niên vào ngày Lễ tình nhân hàng năm. Cùng tham gia vào không khí ngày hội, ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết: “Ngày hội Giọt hồng Valentine 2019 có ý nghĩa thiết thực, đây sẽ là cơ hội để các cặp đôi, đặc biệt là những bạn trẻ chia sẻ tình yêu đôi lứa với cộng đồng, từ đó xích lại gần nhau hơn. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động tham gia hiến máu nhân đạo cũng dễ dàng lan tỏa hơn. Nhiều người trẻ sẽ có cơ hội để cùng tham gia, chia sẻ với những bệnh nhân nghèo hoặc bệnh nhân kém may mắn”. VIỆT QUỲNH

Đây là lần thứ 4 Quỳnh Như đưa bố đi hiến máu. Ảnh: V.Quỳnh

Ở ngôi trường THPT Phan Bội Châu (huyện Di Linh), việc xây dựng tập thể vững mạnh, phát

triển có một phần không nhỏ từ kết quả thực hiện tốt phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”. Theo cô Nguyễn Thị Kim Phượng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở nhà trường, bằng những hình thức tổ chức phong phú đa dạng phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” đã tạo sân chơi để nữ cán bộ, nhà giáo phấn đấu vươn lên nhưng không cảm thấy mệt mỏi hay nặng nề. Từ phong trào đã có những gương mặt nữ cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CBGVCNV) điển hình về tinh thần vượt khó, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, năng động, sáng tạo trong công tác. Hiện nay, 100% CBGVCNV nữ nhà trường có trình độ đạt và trên chuẩn; 5 CBGV đạt trình độ thạc sỹ trong đó có 3 nữ; 16 CBGV phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng, trong đó có 9 nữ; 3 nhà giáo được tôn vinh Nhà giáo tiêu biểu, trong đó có 2 nữ; 90% GV giỏi cấp cơ sở là nữ… Nữ CBGV góp phần không nhỏ vào thành tích chung của

Nữ cán bộ, nhà giáo với phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”Bằng nhiều hoạt động thiết thực, phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, nhà giáo ngành Giáo dục đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng gia đình hạnh phúc...

nhà trường bằng những việc làm cụ thể như: Bồi dưỡng học sinh giỏi; thi thiết kế giáo án điện tử Elearning cấp tỉnh, cấp quốc gia; thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh; thi Kiến thức liên môn cấp tỉnh, cấp quốc gia; thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; tham gia tích cực các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao do Công đoàn nhà trường, Công đoàn ngành, Sở Giáo dục Đào tạo tổ chức; 100% nữ CBGVCNV có gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa…

Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, nhà giáo được cụ thể hóa từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động. Phong trào này được Công đoàn giáo dục các cấp tổ chức thực hiện lồng ghép với các phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động

“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”... Từ đó, nhiều nữ CBGV phấn đấu học tập, rèn luyện kỹ năng, tay nghề, vượt khó vươn lên thành đạt trong công tác và tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Hiện toàn ngành có hơn 17 ngàn nữ CBGV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 3 tiến sĩ, 285 thạc sĩ, có 49 chị đang theo học sau đại học và 4 nghiên cứu sinh; 1.287 chị được chính quyền, công đoàn tạo điều kiện cử đi đào tạo về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ. Gần 5 ngàn sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích của nữ giáo viên đạt kết quả được đưa vào ứng dụng trong giảng dạy. Tổng số cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo toàn ngành có 1.128/1.732 cán bộ quản lý, chiếm tỷ lệ 65,1%.

Cùng với đội ngũ nhà giáo trong toàn ngành, nữ CBGV tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ giáo dục miền núi - vùng sâu vùng xa - vùng khó khăn. Phong trào “Trường giúp trường” trong nhiều năm qua đã trở thành việc làm thường xuyên của Công đoàn và Ban Nữ công các trường học. Nhiều hiện vật như ti vi, máy vi tính, máy in, sách vở, truyện, sách tham khảo, quần áo, đồ dùng học sinh, dụng cụ học tập, đồ chơi trẻ em… do nữ CBNGNLĐ trong ngành đóng góp cũng như nhận từ các nguồn hỗ trợ khác đã được chuyển đến giúp đỡ các trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh.

Phát huy truyền thống “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam, nữ CBGVCNV

ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng luôn tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Thông qua các chủ điểm trong năm như Ngày Gia đình Việt Nam, Tháng hành động vì trẻ em, Ngày dân số Việt Nam, ngày 20/10, ngày 8/3...; Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Nữ công các cấp tổ chức nhiều buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, hái hoa dân chủ, hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật... giúp chị em trang bị thêm kiến thức và học tập, trao đổi lẫn nhau trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc, nuôi dạy con cái và chăm sóc chính bản thân mình. Ngoài ra, hàng năm, các CĐCS tổ chức các hội thi về nữ công gia chánh như thi nấu ăn, thi cắm hoa, tỉa củ quả... giúp chị em có thêm kinh nghiệm tổ chức cuộc sống gia đình.

“Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” thực sự đi vào đời sống, đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy nữ CBGVCNV vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, phát huy trí tuệ, tài năng và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính từ phong trào này, đội ngũ CBGVCNV đã thể hiện và phát huy được phẩm chất, năng lực của mình, đóng góp xứng đáng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đơn vị, trường học, của ngành và góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh. Thông qua đó, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của nữ CBGVCNV được nâng lên”, bà Trần Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng khẳng định. VIỆT HÙNG

Nữ CBGV không chỉ nỗ lực trong công tác chuyên môn mà còn rất tài năng. Trong ảnh: Hội thi Cô giáo tài năng duyên dáng ngành Giáo dục thu hút sự tham gia của đông đảo nữ CBGV. Ảnh: V.Hùng

Page 6: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

6 THỨ HAI 18 - 2 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Với chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng trong năm 2019 của tỉnh đặt ra đạt 54,4-54,8% sẽ là nhiệm vụ nhiều khó khăn đối với cả hệ thống chính trị.

Ngay trong dịp nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện và lập biên bản 6 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, tăng 2 vụ

so với tết năm 2018. Trong 6 vụ vi phạm này cho thấy, tình hình vẫn chưa cải thiện được so với trước đây: đó là số vụ xác định được đối tượng vi phạm chỉ 2/6 vụ và xảy ra tại các địa bàn được cho là “điểm nóng” phá rừng của tỉnh. Trong đó, khai thác rừng trái phép 3 vụ, lâm sản thiệt hại gần 8,8 m3; phá rừng trái pháp luật 2 vụ, diện tích thiệt hại hơn 1,6 m2 và lâm sản thiệt hại hơn 12 m3. Ngoài ra, 1 vụ mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước được phát hiện tại Lâm Hà với hơn 9 m3 lâm sản vi phạm. Năm 2018, bên cạnh một số kết quả đã đạt được, về tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đó là: chưa đạt tiêu chí giảm số vụ vi phạm theo chỉ đạo của UBND tỉnh, tỉ lệ số vụ vi phạm chưa phát hiện được đối tượng còn chiếm tới 53%. Bên cạnh đó, diễn biến phá rừng tại một số địa phương có chiều hướng trở thành “điểm nóng”. Trong đó, phá rừng tự nhiên, khai thác lâm sản vẫn diễn ra ở một số nơi, nhiều vụ việc diễn ra trong thời gian dài nhưng chậm phát hiện và xử lý. Một thực tế khác, chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị ở một số địa phương nơi xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản có số vụ vi phạm cao chưa quan tâm, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyết liệt trong thực thi nhiệm vụ. Công tác trồng rừng tại nhiều địa phương và chủ rừng còn bị động và chuẩn bị diện tích trồng rất chậm, nhiều hồ sơ thiết kế không đảm bảo nên kéo dài thời gian thẩm định…

Để đạt độ che phủ rừng nêu trên, giảm 20% số vụ vi phạm và diện tích cũng như khối lượng lâm sản thiệt hại so với năm 2018; đồng thời giảm còn dưới 30% số vụ vi phạm không xác định đối tượng, cần khắc phục hiệu quả những tồn tại nêu trên và đồng bộ, quyết liệt

Để đạt độ che phủ rừng 54,8% trong năm 2019

thực hiện nhiều giải pháp vừa căn cơ vừa đạt tính bền vững.

Năm 2019 bắt đầu thực hiện Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Đây là những điều kiện thuận lợi về hành lang pháp lý cần được cả hệ thống chính trị quán triệt và triển khai ngay từ đầu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cũng đã chỉ đạo Sở NN&PTNT cần “chủ động và kịp thời tham mưu Ban chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và có hiệu quả công tác QLBVR, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) và phát triển rừng trong năm 2019”. Lực lượng nòng cốt là kiểm lâm, do đó, nâng cao trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp với các cơ quan trong và ngoài tỉnh; chủ động lập kế hoạch kiểm tra, truy quét, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tập trung các địa bàn trọng điểm diễn ra các vi phạm ảnh hưởng đến mất rừng, suy thoái tài nguyên rừng; đồng thời kiểm tra, giám sát, đôn đốc đơn vị chủ rừng, các dự án đầu tư… là những nhiệm vụ luôn luôn đặc biệt chú trọng. Vấn đề quản lý chặt chẽ các dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo và nghèo kiệt; quản lý, xử lý vi phạm cơ sở chế biến gỗ… trực tiếp từ

ngành NN&PTNT cũng cần phối hợp với các ngành, chính quyền cấp huyện phải có kế hoạch hành động thực chất cùng những kết quả cụ thể.

Phó Chủ tịch Phạm S cũng chỉ đạo những nhiệm vụ cụ thể đối với các sở như: TN&MT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông đồng lòng góp phần hoàn thành nhiệm vụ QLBV&PTR của tỉnh. Đó là những vấn đề như liên quan với từng ngành trong vai trò quản lý nhà nước: khai thác khoáng sản; quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp; đầu tư dự án; bố trí nguồn kinh phí; thực hiện các quy định của công trình thủy điện; tuyên truyền chính sách pháp luật… Cũng cần nói thêm, khi Chỉ thị số 30/CT của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được quán triệt, triển khai thực hiện sâu, rộng đến đâu thì công tác QLBV&PTR hiệu quả đến đó, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tỉnh về QLBV&PTR. Riêng vấn đề “lãnh đạo chính quyền cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về QLBV&PTR, PCCCR trên địa bàn” không chỉ là tinh thần chỉ đạo chung chung mà thiết nghĩ đã đến lúc phải thực sự có tác động một cách thiết thực nhất.

MINH ĐẠO

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt trong đợt đi kiểm tra công tác QLBVR. Ảnh: M.Đ

LÂM HÀ: Nâng cao tiêu chí 9 xã nông thôn mới

Từ nay đến cuối năm 2019, huyện Lâm Hà thông qua mục tiêu nâng cao tiêu chí 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Nam Hà, Đạ Đờn, Tân Văn, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Tân Hà, Phú Sơn và Tân Thanh. Đồng thời hoàn thành 19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới 3 xã Mê Linh, Phi Tô và Liên Hà.

Những công trình hạ tầng nông thôn mới ở huyện Lâm Hà được tập trung xây dựng trong năm 2019 với gần 35 km đường giao thông trục xã, 14,5 km đường trục xóm, tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ đồng. Tiếp theo nâng cấp 9 công trình thủy lợi, đào 100 ao, hồ nhỏ, tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng, đảm bảo chủ động diện tích tưới nước sản xuất nông nghiệp từ 80% trở lên.

Đáng kể, toàn huyện Lâm Hà phấn đấu trong năm 2019 phát triển 10.000 ha cà phê đạt tiêu chuẩn 4C, UTZ; tăng lên 300 ha rau, hoa công nghệ cao; trồng mới khoảng 195 ha mắc ca…, phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người 57 triệu đồng. VŨ VĂN

Cát Tiên công khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Huyện Cát Tiên vừa công khai hơn 165 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2019 trên địa bàn. Trong đó phân bổ hơn 125 tỷ đồng ngân sách tỉnh và hơn 40 tỷ đồng ngân sách của huyện này.

Cụ thể, ngân sách tỉnh Lâm Đồng phân bổ từ 3 nguồn vốn ngân sách tập trung (50 tỷ đồng), sử dụng đất (34 tỷ đồng) và xổ số kiến thiết (hơn 41 tỷ đồng).

Ngân sách huyện Cát Tiên phân bổ từ 6 nguồn: phân cấp ngân sách huyện (hơn 6,6 tỷ đồng); xây dựng cơ bản huyện, xã (10 tỷ đồng); hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (hơn 5 tỷ đồng); cấp bù do miễn thu thủy lợi phí (2,4 tỷ đồng); kiến thiết thị chính (9 tỷ đồng) và sự nghiệp kinh tế chuyển qua chi đầu tư phát triển (hơn 7 tỷ đồng).

Những công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nói trên ở huyện Cát Tiên như: đường vào khu sản xuất 393 xã Tư Nghĩa; đường ĐH 93 vào đồi Kim Cương, xã Phước Cát; nạo vét suối sình lầy xã Tiên Hoàng… MẠC KHẢI

ĐAM RÔNG: Nhiều hộ dân tự nguyện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng về tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, trong năm 2018, Công an huyện Đam Rông đã tích cực phối hợp với các đoàn thể và các xã tổ chức bám sát địa bàn để tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí tự chế, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Qua công tác tuyên truyền, vận động; Công an huyện đã thu được 34 khẩu súng các loại, 3 nòng súng, 7 viên đạn AK, 1 quả lựu đạn, 7 hạt kích nổ và 61 vũ khí thô sơ các loại. Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền Công an huyện đã tranh thủ sự ủng hộ của già làng, người có uy tín để tuyên truyền, vận động, từ đó làm cho nhân dân hiểu sử dụng vũ khí, vật liệu nổ là vi phạm pháp luật; đồng thời góp phần ngăn chặn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, an toàn ở khu dân cư. LÊ TUẤN

Kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện tại Trung đoàn bộ binh 994Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do Đại tá Vy

Thanh Minh - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng dẫn đầu vừa tiến hành kiểm tra các đơn vị về công tác chuẩn bị tiếp nhận và huấn luyện chiến sĩ mới năm 2019.

Tại Trung đoàn 994, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện những công việc cuối cùng trong công tác bố trí, sắp xếp tại các nhà ở của các trung đội tiếp nhận quản lý chiến sĩ mới. Công tác này được Trung đoàn triển khai ngay từ trước tết, đầu tiên là kiện toàn bộ khung cán bộ huấn luyện từ tiểu đội trưởng trở lên.

Theo Thượng tá Trương Thanh Yên - Trung đoàn trưởng Trung đoàn bộ binh 994, bên cạnh chuẩn bị tốt về vật chất huấn luyện - xác định “rèn cán” trước “luyện binh”, Trung đoàn đã thực hiện tốt công tác tập huấn cán bộ và sắp xếp đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, năng lực để quản lý chiến sĩ mới hiệu quả, có chất lượng hơn.

Được biết, kế hoạch chuẩn bị cho tiếp

nhận, huấn luyện chiến sĩ mới được Trung đoàn bộ binh 994 chủ động triển khai thực hiện từ nhiều tháng nay, trong đó đơn vị đặc biệt chú trọng đến bảo đảm doanh trại, doanh cụ, chế độ, tiêu chuẩn cho chiến sĩ mới. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, công tác chuẩn bị tiếp nhận chiến sĩ mới của đơn vị

đã hoàn thành đúng tiến độ. Trung đoàn bộ binh 994 đã sẵn sàng đón nhận và bảo đảm mọi điều kiện tốt nhất cho chiến sĩ mới yên tâm học tập, huấn luyện, đồng thời hứa hẹn một mùa huấn luyện gặt hái được nhiều thành công, kết quả hơn mong đợi.

TẤN HUY

Đoàn công tác kiểm tra bãi tập tại Trung đoàn bộ binh 994.

Page 7: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

7 THỨ HAI 18 - 2 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

DOANH NGHIỆP HỎI - NGÀNH THUẾ TRẢ LỜI

HỎI: Nội dung của Thông tư

số 132/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ?

TRẢ LỜI: Ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ gồm có 4 Chương, 20 Điều. Cục Thuế Lâm Đồng tóm tắt nội dung cơ bản của Thông tư số 132/2018/TT-BTC như sau:

1. Về đối tượng áp dụngThông tư số 132/2018/TT-BTC

áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (Khoản 1, Điều 2).

* Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” quy định:

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,

thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Về chứng từ kế toán và sổ kế toán

- Nội dung chứng từ kế toán, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 132/2018/TT-BTC (Khoản 1, Điều 4; Điều 9; Điều 15).

- Nội dung sổ kế toán, hệ thống sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ sổ kế toán và sửa chữa sổ kế toán tại doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26, 27 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư

132/2018/TT-BTC (Khoản 1, Điều 5; Điều 11; Điều 17).

- Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán (trừ hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ), biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát hoặc áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán, phương pháp ghi chép sổ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 132/2018/TT-BTC (Khoản 3, Điều 4; Khoản 2, Điều 5).

3. Về tổ chức bộ máyDoanh nghiệp siêu nhỏ được

bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng (Khoản 1, Điều 8).

4. Về phương pháp kế toán- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế

TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng danh mục tài khoản kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Hệ thống tài khoản kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC (Điều 10).

- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp

thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nếu không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán (không cần phản ánh các tài khoản đối ứng) để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập, các khoản thuế phải nộp nhà nước, các khoản tiền lương,chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa… (Khoản 1, Điều 16).

5. Về báo cáo tài chính- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế

TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế phải lập báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 132/2018/TT-BTC gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Điều 14).

- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế (Khoản 1, Điều 18).

Nếu doanh nghiệp siêu nhỏ nộp

thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ lựa chọn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế thì vẫn lập báo cáo tài chính theo quy định và không phải nộp cho cơ quan thuế mà được bảo quản, lưu trữ theo quy định và sử dụng tại doanh nghiệp để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Hiệu lực thi hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC

có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/4/2019.

Doanh nghiệp siêu nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong một năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.

Toàn văn Thông tư số 132/2018/TT-BTC đề nghị xem tại Website Cục Thuế Lâm Đồng, địa chỉ: http://lamdong.gdt.gov.vn.

CỤC THUẾ TỈNH LÂM ĐỒNG

ĐÀ LẠT: Quy hoạch 5 phân khu trung tâm Hòa BìnhKhông khí vui xuân đón tết chưa

kịp lắng xuống, những nông dân trên địa bàn TP Đà Lạt đã trở lại guồng quay lao động sản xuất với không khí ra quân đầu năm mới hết sức khẩn trương.

Kết thúc 9 ngày vui xuân đón tết, bà con nông dân tại TP Đà Lạt sớm trở lại tất bật

với việc vườn tược, tập trung xuống giống, chăm sóc, thu hoạch các loại hoa, rau, củ, quả để cung cấp ra thị trường đầu năm.

Những ngày này, về với các làng hoa, vườn dâu mới thấy không khí lao động khẩn trương của nông dân trong những khu nhà kính, những vườn rau dưới thung lũng. Từ mùng 6 tết, ông Nguyễn Phu (55 tuổi, Phường 10, TP Đà Lạt) đã nhanh chóng thêm giống, tưới nước, chăm sóc cho vườn dâu và vườn dưa hấu tí hon Pepino của gia đình với mong muốn sẽ kịp phục vụ thị trường sau Tết cũng như du khách đến tham quan vườn nhà. “Những ngày gần tết thì tất bật phục vụ thị trường tết, còn giờ hết tết thì mình cũng phải chăm sóc vườn và mở cửa để còn phục vụ du khách các nơi đổ về” - ông Phu cho hay.

Cũng giống như ông Nguyễn Phu, anh Nguyễn Văn Trung (Làng hoa Thái Phiên) có 4 ha diện tích đất để trồng hoa cúc phục vụ cho dịp tết. Sau đợt nghỉ tết cổ truyền vừa rồi, anh bắt tay vào việc xuống giống, chăm bẵm cho lứa hoa cúc tiếp theo. Anh Trung chia sẻ: “Đợt vừa rồi giá thành hoa cúc xuống thấp, nên nghỉ tết xong, tận dụng thời tiết thuận lợi là tôi cũng vội vàng

Nông dân tất bật sản xuất đầu năm

xuống giống cho kịp mùa vụ và cây cũng dễ phát triển hơn”.

Sở dĩ năm nay nông dân đi làm sớm một phần vì trong vụ tết vừa qua, nông dân TP Đà Lạt có nhiều niềm vui nhưng cũng đan xen nỗi buồn. Ở Thái Phiên, hoa cúc nhiễm sâu bệnh, kéo theo giá thành giảm xuống khiến nhiều người dân giảm thu nhập. Còn hoa địa lan nở sớm nên dù giá cao nhưng vẫn không có hoa để bán. Tuy nhiên, những hộ trồng lyli, lay ơn, cát tường lại có một vụ thu hoạch thắng lợi với sản lượng và giá thành cao.

Đối với những người thu mua hoa, thời tiết thuận lợi và nguồn hàng cung ứng đáp ứng nhu cầu của người dân và thị trường hoa tết ngày càng nhộn nhịp, giá cả tăng cao hơn cũng là một tín hiệu đáng mừng cho một năm thành công. Chị Nguyễn Đức Thiên Vũ - Phó Giám đốc Công ty TNHH Quỳnh Phương cho biết: “Từ ngày mùng 2 tết, các bác nông dân đã chở hoa

đến đây để bán, do nhu cầu cho ngày Valentine, ngày thần tài và rằm tháng Giêng nên nhu cầu về hoa tăng mạnh”.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt tỉnh Lâm Đồng, để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, các nhà vườn trên địa bàn TP Đà Lạt đã xuống giống khoảng 1.500 ha hoa cắt cành. Trong đó, diện tích hoa cúc đạt khoảng 544 ha, có khoảng 154 ha hoa lay-ơn, 75 ha hoa ly, 120 ha hoa cát tường

và 35 ha hoa địa lan; tập trung chủ yếu tại các làng hoa chuyên canh như: Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành và làng hoa Xuân Thành.

Nông dân tích cực lao động cùng với tinh thần phấn chấn nhằm đảm bảo tiến độ thời vụ và phục vụ nhu cầu của thị trường cũng như du khách đến tham quan. Đồng thời, bà con cũng kỳ vọng về một năm sản xuất “mưa thuận gió hòa”, mùa màng bội thu, được giá.

THÂN THU HIỀN

Người dân tập trung chăm sóc cây trồng

sau những ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi.

Ảnh: T.T.H

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt

vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết

và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình, thành

phố Đà Lạt. Theo đó, với tổng diện

tích khoảng 30 ha, quy mô dân số 5.370 người, trung

tâm Hòa Bình được chia thành 5 phân khu. Phân khu 1 quy mô diện tích

gần 7 ha chức năng là khu chợ truyền thống, khu phố

đi bộ kết nối trung tâm thương mại, bãi đậu xe ngầm, quảng trường…

Phân khu 2 (gần 3,5 ha) thuộc khu trung tâm

Hòa Bình phức hợp đa chức năng gồm 3 - 5

tầng nổi hoạt động dịch vụ tổng hợp, các tầng

hầm phục vụ thương mại và bãi đậu xe ngầm. Phân khu 3 (Đồi Dinh,

gần 4,5 ha) xây dựng công trình cao 10 tầng, tạo điểm

nhấn trong khu vực. Phân khu 4 (hơn 9

ha) gồm khu vực chỉnh trang kiến trúc công trình

và cảnh quan các tuyến đường đi bộ.

Phân khu 5 (hơn 6 ha) ven hồ Xuân Hương chức năng dịch vụ - du lịch, lưu

trú - khách sạn, kết nối các tuyến đường Phan Bội Châu - Lê Thị Hồng Gấm

- Trần Quốc Toản...VĂN VIỆT

Page 8: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC …baolamdong.vn/upload/others/201902/29434_BLD_ngay_18.2.2019.pdf · các ngành chế biến nông sản, lụa

8 THỨ HAI 18 - 2 - 2019

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Ấn Độ và Mỹ thất bại trong đàm phán thương mại điện tử

Trang mạng Financial Express ngày 14/2 dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster cho biết, Ấn Độ và Mỹ đã không đạt được kết quả tích cực tại cuộc thảo luận diễn ra cùng ngày liên quan lĩnh vực thương mại điện tử và vấn đề nội địa hóa dữ liệu.

Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, thảo luận thương mại Ấn Độ-Mỹ diễn ra chỉ một tuần sau khi xuất hiện thông tin Mỹ đe dọa sẽ chấm dứt việc miễn thuế đối với 5,6 tỷ USD hàng xuất khẩu của Ấn Độ ngay sau việc Ấn Độ đưa ra các hướng dẫn sửa đổi về thương mại điện tử và nội địa hóa dữ liệu.

Hôm 12/2, Mỹ đã lên tiếng phàn nàn về vấn đề tranh cãi nêu trên và yêu cầu Ấn Độ tham khảo ý kiến của tất cả các bên liên quan trước khi thực hiện bất kỳ động thái thay đổi nào.

Quyền phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Nam Á Thomas Vajda phát biểu

với các phóng viên rằng khi triển khai các chính sách mới, vì lợi ích của mình Ấn Độ cần tiếp cận tất cả các bên liên quan và suy nghĩ kỹ lưỡng tác động đến môi trường kinh doanh nói chung.

Trước đó, Ấn Độ đã ban hành quy định có hiệu lực từ ngày 1/2 nghiêm cấm các công ty thương mại điện tử bán hàng hóa của

công ty mà mình sở hữu hoặc có cổ phần.

Quy định này đã làm Amazon và Walmart (công ty mẹ của Flipkart) mất 50 tỷ USD vốn hóa trên thị trường. Ấn Độ cũng đang đưa ra dự thảo luật quy định dữ liệu cá nhân của người dân Ấn Độ phải được lưu trữ và xử lý tại Ấn Độ.

TTXVN

Hàn Quốc-Triều Tiên tiếp tục nhóm họp thảo luận quan hệ song phươngNgày 15/2, giới chức cấp cao

Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhóm họp nhằm thảo luận loạt vấn đề, trong đó có khả năng cùng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Phong trào độc lập 1/3 chống ách đô hộ của thực dân Nhật Bản.

Hãng tin Yonhap dẫn tuyên bố của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay cuộc họp trên diễn ra trong cả ngày 14/2 tại văn phòng liên lạc chung giữa hai miền ở thị trấn biên giới Kaesong của Triều Tiên với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung và

người đồng cấp Triều Tiên Hwang Chung-song.

Tuyên bố của bộ trên cho biết hai bên dự kiến thảo luận nhiều nội dung, trong đó có nhiều vấn đề đã được bàn thảo trước đó, bao gồm cả khả năng hai miền cùng tiến hành các hoạt động đánh dấu kỷ niệm 100 năm Phong trào độc lập 1/3.

Trước đó, phía Hàn Quốc đã đề xuất với Triều Tiên cùng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Phong trào độc lập 1/3 chống lại thực dân Nhật Bản. Đây là đề xuất nằm trong thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng

đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng Chín năm ngoái.

Cho tới nay, phía Triều Tiên vẫn chưa trả lời về đề xuất địa điểm tổ chức và các chương trình kỷ niệm liên quan đến sự kiện này. Theo một quan chức Chính phủ Hàn Quốc, nếu hai bên nhất trí, các hoạt động kỷ niệm chung sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ hơn dự kiến do chỉ còn hai tuần nữa là tới ngày kỷ niệm chính thức.

TTXVN

Pháp: Vùng thủ đô Paris bội thu về du lịch trong năm 2018

Ngành du lịch của vùng thủ đô Paris đã đạt bội thu khi doanh thu trong năm 2018 mang lại 21,5 tỷ euro, tăng 974 triệu so với năm 2017 và 2,3 tỷ so với năm 2016.

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do phong trào Áo vàng gây ra vào tháng 12/2018, Paris và các thành phố phụ cận vẫn đón số một lượng khách du lịch kỷ lục

trong cả năm. Số liệu chính thức công bố ngày

14/2 cho thấy, trong số 35 triệu lượt du khách đã đến Paris trong năm 2018, lần đầu tiên vùng thủ đô đón tiếp nhiều người nước ngoài hơn người Pháp.

Ông Éric Jeunemaitre, Chủ tịch Ủy ban du lịch vùng thủ đô, nhấn mạnh 2018 là một năm đặc biệt khi các số liệu một lần nữa đã chứng

Khách du lịch bên Tháp Eiffel ở Paris (Pháp).

minh tầm ảnh hưởng quốc tế của Kinh đô Ánh sáng.

Paris đã đón tổng cộng 17,6 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 8,7% so với năm 2017. Du khách Mỹ dẫn đầu danh sách với 2,8 triệu lượt, tiếp theo là Anh với 2,06 triệu lượt (tăng 15,7%), Đức 1,2 triệu lượt (tăng 15%) và Trung Quốc 1,2 triệu lượt (tăng 3,9%).

Tuy nhiên, mức tăng mạnh nhất thuộc về các du khách người Italia (tăng 27,5%), Nhật Bản (tăng 18,5%) và Tây Ban Nha (tăng 16,1%).

Tỷ lệ thuận với số du khách tăng, số phòng khách sạn được thuê cũng tăng mạnh. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khách sạn tăng 3,3 điểm và đạt 76,5%.

Các khách sạn 4 và 5 sao tăng 3,8 điểm về tỷ lệ thuê phòng và tăng 7,8% về doanh thu, trong khi các khách sạn 3 sao cũng tăng lần lượt là 3,5 điểm và 14,4%.

TTXVN

Hạ viện Mỹ chính thức thông qua dự luật an ninh biên giới

Reuters đưa tin Hạ viện Mỹ ngày 14/2 đã thông qua dự luật an ninh biên giới nhằm tránh việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần và trình dự luật này lên Tổng thống Donald Trump, trong đó có hàng rào mới tại một phần đường biên giới Mỹ-Mexico, chứ không phải là khoản chi 5,7 tỷ USD mà ông tìm kiếm.

Với 300 phiếu thuận và 128

chống, Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số đã ủng hộ dự luật chi tiêu cung cấp hơn 300 tỷ USD cho một số bộ và cơ quan trong chính phủ.

Trước đó cùng ngày, dự luật này đã được Thượng viện thông qua.

Nhà Trắng cho biết văn bản này sẽ được Tổng thống Trump ký ban hành thành luật. TTXVN

Dòng người di cư từ châu Phi tiếp tục vượt biển qua Libya

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Libya ngày 12/2 thông báo đã cứu sống 132 người di cư bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển thành phố Khoms, cách thủ đô Tripoli khoảng 120km về phía Đông.

Theo thông báo, tàu tuần tra của lực lượng này đã cứu được 100 người đàn ông, 22 phụ nữ và 10 trẻ nhỏ. Các trường hợp này là công dân châu Phi với nhiều quốc tịch khác nhau. Tất cả đều đã được đưa tới một trung tâm tiếp nhận gần Tripoli và được kiểm tra sức khỏe.

Cũng trong ngày 12/2, cơ quan chống nhập cư bất hợp pháp của Libya thông báo đã giải cứu 35 người di cư trái phép ngoài khơi bờ biển phía Tây nước này. Họ là công dân của nhiều quốc gia châu

Phi và châu Á.Do tình trạng bất ổn an ninh và

hỗn loạn kể từ năm 2011 sau khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ, Libya đã trở thành điểm trung chuyển chính của hàng nghìn người di cư nuôi hy vọng vượt Địa Trung Hải để tới các bờ biển châu Âu nhằm chạy trốn đói nghèo và xung đột ở quê nhà.

Trong những năm qua, Libya đã hợp tác với giới chức châu Âu để thực hiện hàng loạt biện pháp ngăn chặn dòng người di cư.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do thời tiết thuận lợi hơn nên số lượng người di cư vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu không ngừng gia tăng, đặc biệt là ngoài khơi bờ biển phía Tây của Libya.

TTXVN

Tàu chở người di cư tới cảng ở thị trấn Ben Guerdane, Tunisia.

Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster.

Nga xuất khẩu gần 7.000 tấn dầu mỏ tinh chế sang Triều Tiên

Liên hợp quốc ngày 15/2 dẫn báo cáo đệ trình lên ủy ban phụ trách các lệnh trừng phạt Triều Tiên cho biết trong tháng 12/2018, Nga xuất khẩu gần 7.000 tấn dầu tinh luyện sang Triều Tiên.

Đây là lượng dầu tinh luyện xuất khẩu sang Triều Tiên hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2017 khi Liên hợp quốc yêu cầu các nước thành viên thông báo số liệu liên quan trong đó có việc cung ứng, bán hay vận chuyển các sản phẩm dầu tinh luyện sang Triều Tiên.

Theo báo cáo trên, Nga đã vận chuyển 6.983 tấn dầu tinh luyện sang quốc gia Đông Bắc Á này

trong tháng 12/2018.Cũng trong khoảng thời gian

này, Trung Quốc đã vận chuyển 1.511 tấn dầu tinh luyện. Như vậy, Nga và Trung Quốc đã vận chuyển tổng cộng 48.441 tấn dầu tinh luyện sang Triều Tiên trong năm 2018.

Sau khi Triều Tiên tiến hành một vụ phóng tên lửa tầm xa năm 2017, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 2397, theo đó, đặt mức trần đối với dầu tinh chế được phép xuất khẩu sang Triều Tiên là 500.000 thùng/năm, tương đương khoảng 60.000-65.000 tấn. TTXVN