4
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 3/2017 [47] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI 1. Công cuộc khai mở đất đai, hình thành làng xã vùng Cửa Hội Cửa Hội trong lịch sử đã có những cái tên như Đan Thái, Đan Nhai. Đây là nơi sông Cả - sông Lam (Thanh Long) - con sông lớn nhất xứ Nghệ hòa vào biển cả. “Thanh Long triều trướng thủy liên thiên” (sông Lam, lúc triều cường, nước (như) hòa với trời) - vua Lê Thánh Tông (1460-1469) đã viết như vậy về cảnh đất trời, sông nước vùng Cửa Hội trong một lần thuyền của vua dừng lại nơi đây. Cửa Hội là cửa ngõ đường biển của xứ Nghệ. Trong lịch sử, nhiều thương thuyền từ Trung Hoa, Ấn Độ, Chà Và, Chân Lạp... từng đi qua cửa biển này, ngược dòng Lam đến với các trung tâm buôn bán lớn trong tỉnh. Để kiểm soát tàu thuyền ra vào, từ thời Trần, triều đình đã cho xây một đồn binh ở làng Lộc Châu (nay thuộc địa phận phường Nghi Hải), về sau gọi là “tấn Cửa Hội”. Đồn này đã bị bãi bỏ vào năm thứ nhất triều Đồng Khánh (1886) (1) . Cửa Hội cũng là nơi đầu tiên chứng kiến và hứng chịu nhiều sự tàn phá của các cuộc tấn công bằng đường thủy vào Nghệ An của thế lực ngoại xâm hay tranh giành quyền bính giữa các thế lực phong kiến cát cứ Việt Nam. Câu ca một thời: “Giặc ra, thuyền Chúa lại vào/ Cửa nhà lại dỡ, hầm hào lại xây” vẫn lưu truyền đến ngày nay ở vùng Cửa Hội. Có ý kiến cho rằng vùng đất Cửa Hội được khai mở từ thời Nhà Đường (thế kỷ thứ 8). Nhưng cũng có nhiều thư tịch ghi nhận từ thời Hậu Trần, mà người có công đầu là CÁC VỊ TRIỆU CƠ VÙNG CỬA LÒ n Hoàng Anh Tài Hội Sử học Nghệ An T ại Hội thảo quốc gia về "Sự hình thành và mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững du lịch Cửa Lò" (năm 2016), nhiều bản tham luận khoa học đã ghi nhận: danh xưng Cửa Lò xuất hiện lần đầu vào năm 1907 tại Nghị định ngày 05/6/1907 của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương cho phép khai thác vùng đất Cửa Lò vào mục đích xây dựng nhà nghỉ và coi đây là văn bản sớm nhất đề cập đến địa danh Cửa Lò. Từ kết quả Hội thảo, lãnh đạo Thị xã Cửa Lò và các cơ quan thẩm quyền đã thống nhất lấy ngày mồng 5 tháng 6 hàng năm làm ngày truyền thống của du lịch Cửa Lò. Như vậy, tính từ thời điểm 05/6/1907, danh xưng Cửa Lò đã xuất hiện cách đây 110 năm (1907-2017). Tuy nhiên, xét ở góc độ lịch sử thì vùng đất Cửa Lò (bao gồm cả Cửa Hội) đã trải qua hàng trăm năm hình thành, phát triển từ trại ấp, lên làng, xã phường, thị trấn, thị xã... Các bậc Triệu cơ - những người có công đầu khai mở đất đai, kiến lập làng xã nơi đây như: Bà Vương Mẫu Phạm Thị Ngọc Dung (ở thời Hậu Trần); Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí (ở thời Hậu Lê); tiếp nối là: Thái úy, Đô đốc, Thập nhị hải môn Nguyễn Sư Hồi, Hoàng hậu Hoàng Thị Lê, Đô đốc Tướng công Phùng Phúc Kiều, Tri công công Hoàng Khắc Dòng... và tiên tổ của nhiều dòng họ trên địa bàn. Các làng xã đã tôn vinh họ làm Thành hoàng làng và lập đền thờ, nối đời hương khói. Ngày nay, danh tính của nhiều vị Triệu cơ đã được đặt cho những tuyến đường tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Nhân 110 năm danh xưng Cửa Lò, bài viết này xin đề cập một số nét khái lược về công lao của họ trong lịch sử khai lập vùng đất Cửa Lò, Cửa Hội.

CÁC TVỊ RIỆU CƠ VÙNG ỬA LÒ - ngheandost.gov.vn XN DVN_04.pdf · hóa tâm linh, hoành tráng và linh thiêng được khởi tạo từ giữa thế kỷ XIV trên địa

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC TVỊ RIỆU CƠ VÙNG ỬA LÒ - ngheandost.gov.vn XN DVN_04.pdf · hóa tâm linh, hoành tráng và linh thiêng được khởi tạo từ giữa thế kỷ XIV trên địa

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2017 [47]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

1. Công cuộc khai mở đất đai, hìnhthành làng xã vùng Cửa Hội

Cửa Hội trong lịch sử đã có những cái tênnhư Đan Thái, Đan Nhai. Đây là nơi sông Cả- sông Lam (Thanh Long) - con sông lớnnhất xứ Nghệ hòa vào biển cả. “Thanh Longtriều trướng thủy liên thiên” (sông Lam, lúctriều cường, nước (như) hòa với trời) - vuaLê Thánh Tông (1460-1469) đã viết như vậyvề cảnh đất trời, sông nước vùng Cửa Hộitrong một lần thuyền của vua dừng lại nơiđây. Cửa Hội là cửa ngõ đường biển của xứNghệ. Trong lịch sử, nhiều thương thuyền từTrung Hoa, Ấn Độ, Chà Và, Chân Lạp...từng đi qua cửa biển này, ngược dòng Lamđến với các trung tâm buôn bán lớn trongtỉnh.

Để kiểm soát tàu thuyền ra vào, từ thờiTrần, triều đình đã cho xây một đồn binh ởlàng Lộc Châu (nay thuộc địa phận phườngNghi Hải), về sau gọi là “tấn Cửa Hội”. Đồnnày đã bị bãi bỏ vào năm thứ nhất triều ĐồngKhánh (1886)(1).

Cửa Hội cũng là nơi đầu tiên chứng kiếnvà hứng chịu nhiều sự tàn phá của các cuộctấn công bằng đường thủy vào Nghệ An củathế lực ngoại xâm hay tranh giành quyềnbính giữa các thế lực phong kiến cát cứ ViệtNam. Câu ca một thời: “Giặc ra, thuyềnChúa lại vào/ Cửa nhà lại dỡ, hầm hào lạixây” vẫn lưu truyền đến ngày nay ở vùngCửa Hội.

Có ý kiến cho rằng vùng đất Cửa Hộiđược khai mở từ thời Nhà Đường (thế kỷ thứ8). Nhưng cũng có nhiều thư tịch ghi nhậntừ thời Hậu Trần, mà người có công đầu là

CÁC VỊ TRIỆU CƠ VÙNG CỬA LÒn Hoàng Anh Tài

Hội Sử học Nghệ An

Tại Hội thảo quốc gia về "Sự hình thành và mụctiêu, giải pháp phát triển bền vững du lịch CửaLò" (năm 2016), nhiều bản tham luận khoa

học đã ghi nhận: danh xưng Cửa Lò xuất hiện lần đầu vàonăm 1907 tại Nghị định ngày 05/6/1907 của Toàn quyềnPháp ở Đông Dương cho phép khai thác vùng đất Cửa Lòvào mục đích xây dựng nhà nghỉ và coi đây là văn bản sớmnhất đề cập đến địa danh Cửa Lò. Từ kết quả Hội thảo,lãnh đạo Thị xã Cửa Lò và các cơ quan thẩm quyền đã thốngnhất lấy ngày mồng 5 tháng 6 hàng năm làm ngày truyềnthống của du lịch Cửa Lò. Như vậy, tính từ thời điểm05/6/1907, danh xưng Cửa Lò đã xuất hiện cách đây 110năm (1907-2017). Tuy nhiên, xét ở góc độ lịch sử thìvùng đất Cửa Lò (bao gồm cả Cửa Hội) đã trải qua hàngtrăm năm hình thành, phát triển từ trại ấp, lên làng, xãphường, thị trấn, thị xã... Các bậc Triệu cơ - những ngườicó công đầu khai mở đất đai, kiến lập làng xã nơi đây như:Bà Vương Mẫu Phạm Thị Ngọc Dung (ở thời Hậu Trần);Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí (ở thời Hậu Lê); tiếpnối là: Thái úy, Đô đốc, Thập nhị hải môn Nguyễn Sư Hồi,Hoàng hậu Hoàng Thị Lê, Đô đốc Tướng công Phùng PhúcKiều, Tri công công Hoàng Khắc Dòng... và tiên tổ củanhiều dòng họ trên địa bàn. Các làng xã đã tôn vinh họlàm Thành hoàng làng và lập đền thờ, nối đời hương khói.Ngày nay, danh tính của nhiều vị Triệu cơ đã được đặt chonhững tuyến đường tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò.Nhân 110 năm danh xưng Cửa Lò, bài viết này xin đề cậpmột số nét khái lược về công lao của họ trong lịch sử khailập vùng đất Cửa Lò, Cửa Hội.

Page 2: CÁC TVỊ RIỆU CƠ VÙNG ỬA LÒ - ngheandost.gov.vn XN DVN_04.pdf · hóa tâm linh, hoành tráng và linh thiêng được khởi tạo từ giữa thế kỷ XIV trên địa

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2017 [48]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

bà Vương mẫu Phạm Thị Ngọc Dung. Thần phả đền thờ Vương mẫu tại xã Nghi Thái

(huyện Nghi Lộc), cho biết: Bà Phạm Thị NgọcDung, người làng Đức Hậu (nay thuộc phườngHưng Lộc - thành phố Vinh) từng được triều đìnhnhà Trần chọn làm nhũ mẫu cho Hoàng tử Trần DựcTôn - con vua Trần Nghệ Tông (1370-1372). Về sau,Trần Dực Tôn lên ngôi vua, đổi gọi là Trần DuệTông (1373-1377). Cuối thời nhà Trần, do tình hìnhtriều chính rối ren, bà Phạm Thị Ngọc Dung lui vềsống ở quê nhà. Thấy cảnh dân tình điêu linh, bà đãtổ chức cho tùy tùng của mình cùng nhân dân trongvùng khai phá đất hoang, lập nên nhiều trang trại.Số ruộng đất do bà khai mở được, theo thần phả đềnVương Mẫu thì ban đầu có trên 700 mẫu, 14 xứđồng, trải dài theo dọc hạ lưu sông Lam từ Yên Lưu(Hưng Hòa), qua Kiều Thái, Hải Côn (Nghi Thái),đến Cổ Đan (Phúc Thọ), xuống Lộc Châu, Lộc Hải(Nghi Hòa, Nghi Xuân, Nghi Hải) ngày nay. Nhiềuđịa danh còn lưu lại, như: làng Lậm (Nghi Thái) -tương truyền là nơi đặt kho thóc của bà Vương Mẫu;chợ Trụ (Yên Lưu - Hưng Hòa); chợ Trại (Cổ Đan -Phúc Thọ); chợ Mai Trang (Nghi Xuân - Cửa Hội);cầu Đồng Cùng; cầu Bàu Trổ; cầu Đồng Bồn; cầuĐồng Vợi; cầu Đồng Mực; cầu Đồng Toàn; cầu HóiTrại... trên trục đường Vinh - Cửa Hội, là dấu tíchvề một vùng đất xưa kia từng thuộc trang trại của bàVương mẫu Phạm Thị Ngọc Dung.

Môi trường địa lý và giao thương thuận lợi đã tạođiều kiện cho cư dân trong vùng phát triển sản xuấtnông nghiệp, đánh bắt thủy, hải sản và mở mang

nhiều ngành nghề, như: chế biến hải sản,làm muối, đóng thuyền, đan lát, buônbán... Theo đó, nhiều khu chợ dọc hạ lưusông Lam đã hình thành, trong đó có chợMộc (làng Mộc - Nghi Thái), chợ Trại (CổĐan - Phúc Thọ), chợ Mai Trang (NghiXuân - Cửa Hội). Đây là những khu chợcổ, từ xa xưa đã nổi tiếng sầm uất, phongphú hàng hóa.

Cảnh trí và sự phồn vinh của vùng biểnĐan Nhai - Cửa Hội từng làm xao lòng baotao nhân, mặc khách. Nhiều bài thơ củacác thi nhân nổi tiếng còn lưu truyền đếnngày nay. Trong đó, bài thơ Cửa Hội củaTiến sĩ Dương Thúc Hạp (1835-1920) làmột ví dụ:

“Một vùng trời biển bao laChân - Hưng hai huyện giao hòa Bắc,

NamNgàn trùng dòng nước sông LamThao thao từ chốn sơn lâm đổ vềSong Ngư hai ngọn gần kềCao cao trước mặt bốn bề gió ruSớm chiều thuyền cá nhấp nhôTàu buôn qua lại bốn mùa đó đâyTừ ngày thần sóng ra tayKình nghê hết quẫy, hết gây sóng cồn”(2)

Dải đất Cửa Hội - biển một bên và sôngLam một bên, trải qua hàng trăm năm lịchsử, từng hứng chịu bao trận cuồng phongcủa thiên tai, bao lần binh hỏa của chiến

Toàn cảnh đền thờ Nguyễn Sư Hồi

Page 3: CÁC TVỊ RIỆU CƠ VÙNG ỬA LÒ - ngheandost.gov.vn XN DVN_04.pdf · hóa tâm linh, hoành tráng và linh thiêng được khởi tạo từ giữa thế kỷ XIV trên địa

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2017 [49]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

tranh, nhưng không vì thế mà các thế hệ cư dân nơiđây lãng quên những truyền thuyết liên quan đếnVương Bột (đời Nhà Đường - thế kỷ thứ 8) bị chếtđuối trôi dạt vào Cửa Hội trong một lần ông từTrung Quốc vượt biển sang thăm thân phụ là Thứ sửHoan Châu - Vương Phúc. Điện Đông Hải thờ SátHải đại vương Hoàng Tá Thốn - một công trình vănhóa tâm linh, hoành tráng và linh thiêng được khởitạo từ giữa thế kỷ XIV trên địa bàn làng Cổ Đan xưa,tuy không còn vết tích, nhưng nay vẫn được nhiềubậc cao niên ở địa phương nhắc tới với tất cả niềmtự hào về bề dày văn hóa của vùng đất Cửa Hội quêhương. Và tất nhiên, hình ảnh của Vương mẫu PhạmThị Ngọc Dung không chỉ bảng lảng trong hươngkhói nơi đền chùa mà công ơn của bà vẫn tồn tạitrong tâm thức các thế hệ cư dân vùng hạ lưu sôngLam - Cửa Hội.

2. Công cuộc khai lập làng xã trên địa bàn Cửa LòCửa Lò, thuở xa xưa gọi là Cửa Xá. Vào đầu thế

kỷ XV, ở Cửa Xá đã có những đầm phá do Lê Lợiban cho Nguyễn Hội. Trên các vùng này, NguyễnHội lập ra làng Thái Xá, ngày nay là ThượngXá...”(3).

Sau kháng chiến chống ách đô hộ của Nhà Minhthắng lợi, Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí -người có công lớn, được triều Hậu Lê ban cấp trên5.500 mẫu lộc điền; trong đó trên địa bàn Nghệ Ancó hơn 1500 mẫu. Công cuộc khai thác lộc điền củaThái sư Cương quốc công Nguyễn Xí (từ giữa thếkỷ XV trở về sau) đã góp phần hình thành nên nhiềulàng xã trên địa bàn Cửa Lò, mà người có công đầu

là Thái úy, Đô đốc Nguyễn Sư Hồi - contrai cả của Thái sư Cương quốc công. Saukhi được vua Lê Thánh Tông phong làmĐô đốc, Thập nhị hải môn, giao trấn giữ 12cửa biển từ Bắc vào đến Thuận Hóa,Nguyễn Sư Hồi đã chọn vùng biển Cửa Xáquê hương làm “đại bản doanh”.

Trong những năm tháng đóng quân tạiCửa Xá, cùng với việc chăm lo phòng vệbiển đảo, Nguyễn Sư Hồi đã tổ chức chiêutập dân cư, khai hoang, lấn biển, tạo ra đấtđai và làng mạc. Để ngăn chặn nước biểntheo sông Xá (về sau gọi là sông Cấm) xâmnhập vào đất liền, Nguyễn Sư Hồi đã huyđộng quân lính và dân cư trong vùng khaithác đá núi, thả thành một kè đá từ chân núiRồng (núi Hoàng Lao thuộc làng Trung Kiên- Nghi Thiết) vào đến chân núi Voi, núiKiếm, chạy qua trước mặt làng Vạn Lộc, rađến mép biển, dài khoảng 5 cây số, cao hàngmét. Nhờ công trình ngăn mặn vĩ đại ấy, cáclàng xã dọc đôi bờ sông Cấm, như: TrungKiên, Lộc Mỹ, Xuân Áng, Vạn Lộc, MaiBảng, Yên Lương... có điều kiện ổn định,phát triển. Dấu tích con đê biển này vẫn cònhiện hữu đến hôm nay. Nhớ công ơn ngườikhai cơ lập ấp, một số địa phương đã tônNguyễn Sư Hồi làm Thành hoàng. Riênglàng Vạn Lộc (nay thuộc phường Nghi Tân)thì dựng hẳn một ngôi đền thờ. Trải bao nămtháng, đền Vạn Lộc thờ Nguyễn Sư Hồi, vớiđôi câu đối cổ ghi nhận công lao của ngàivẫn tồn tại đến bây giờ:

“Dẹp giặc, yên dân, nghĩa khí ngàn nămghi nhớ

Khai cơ, lập ấp, công ơn muôn thuở lưutruyền.

Lễ hội đền Vạn Lộc được tổ chức 3 nămmột lần (vào các năm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu)có từ xa xưa và cứ thế tồn tại cho đến tậnbây giờ, thu hút hàng ngàn dân chúng trongvùng tham gia.

Sau Nguyễn Xí, Nguyễn Sư Hồi, côngcuộc khai phá đất đai, kiến lập làng xã dọcven biển Cửa Xá - Cửa Lò được tiếp nốibởi Hoàng hậu Hoàng Thị Lê, Đô đốctướng quân Phùng Phúc Kiều, Tri công

Đền thờ Đô đốc tướng quân Phùng Phúc Kiều

Page 4: CÁC TVỊ RIỆU CƠ VÙNG ỬA LÒ - ngheandost.gov.vn XN DVN_04.pdf · hóa tâm linh, hoành tráng và linh thiêng được khởi tạo từ giữa thế kỷ XIV trên địa

công Hoàng Khắc Dòng và tiên tổ của nhiều dònghọ trên địa bàn.

Bà Hoàng Thị Lê được thờ tại đền Diên Nhất(phường Nghi Thu). Thần phả ngôi đền, cho biết:Bà Hoàng Thị Lê, lúc còn trẻ là một cô gái xinh đẹp.Vua Lê Chân Tông (1643-1649) đã gặp bà trong mộtlần hành quân đi đánh giặc phương Nam. Vua cướibà làm Hoàng hậu. Sau khi vua băng hà, bà HoàngThị Lê đã rời cung vàng, điện ngọc, trở lại quê nhà,đem tiền của giúp dân mở mang, phát triển nôngnghiệp, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triểnnghề đi biển đánh cá. Đất đai do bà khai lập, từ“Thượng Cầu Ngã, Hạ Bồi Mao, Bắc Lan Châu,Nam Đá Dựng” (bao gồm địa bàn các phường NghiThu, Nghi Hương, Thu Thủy hiện nay). Đôi câu đốicổ tại mặt trước cổng chính đền Diên Nhất còn ghinhận điều đó:

Thượng Cầu Ngã, hạ Bồi Mao, chiếu chỉ Lê triềusáng nghiệp

Bắc Lan Châu, Nam Đá Dựng, thần dân ĐôngBái yên cư(4).

Đô đốc tướng quân Phùng Phúc Kiều: Thần phảđền Lộc Kén cho biết, Đô đốc Thượng tướng quânPhùng Phúc Kiều (1724-1792) là người có nhiềucông trạng trong thời Lê - Trịnh - Nguyễn (1601-1786); cũng là người có công chiêu dân, khai mởvùng đất từ núi Kỳ (Kỳ Sơn) vào đến làng LongTrảo, lập ra làng Lộc Kén và làng Trước, làng Sau(nay thuộc Nghi Thu).

Hoàng Khắc Dòng, người làng Thu Lũng từnggiữ chức Tri công công ở triều vua Lê Cảnh Hưng(1740-1786). Đến lúc nghỉ hưu, ông đã dùng tiền củagiúp dân làng tạo lập đất đai, nhà cửa, sửa sang đềnmiếu, chùa chiền. Làng Thu Lũng đã khắc ghi côngơn của Tri công công vào bia đá và thờ ông làmthành hoàng tại đền Bàu Lối. Nơi khu đền tọa lạc làmột vùng đất đẹp, được bao bọc bởi một hồ nướctrong xanh, có tên gọi là Bàu Lối. Theo quan niệmvề phong thủy thì thế đất nơi dựng đền là lưng Rồng(Thu Lũng), nên đền có tiếng linh thiêng.

Tóm lại, các làng xã dọc ven biển Cửa Lò,chủ yếu được hình thành từ nửa cuối thế kỷXV trở về sau. Trên các vùng đất được khailập, cư dân của nhiều dòng họ từ nhiều địaphương trong nước đã tìm đến lập nghiệpngày càng đông với hai nghề chủ yếu là càyruộng, hoặc đi biển đánh cá.

Qua gia phả được biết, tổ tiên của nhiềudòng họ đến từ phía Bắc, vào địa bàn này lậpnghiệp từ thời vùng đất này còn gọi là trại, làấp, đến nay đã tới 500-600 năm. Ở đây cũngcó những dòng họ gốc là người Tàu, ngườiChăm. Tổ tiên của họ từng là tù binh trong cáccuộc chiến tranh, được Thái sư Cương quốccông Nguyễn Xí cấp cho ruộng để cày, đất đểở, thậm chí còn được giao quyền quản lýnhững vùng đất mới khai phá. Ngoài ra còncó một bộ phận cư dân nguồn gốc từ Namđảo, đến đây bằng con đường biển và lậpnghiệp lâu dài với nghề chài lưới trên sông,trên biển... Cư dân Cửa Lò, tuy nguồn gốc,xuất xứ khác nhau, nhưng trải qua hàng trămnăm lập nghiệp trên cùng một địa bàn đãthành một cộng đồng bản địa, có chung mộtngôn ngữ với những âm điệu đặc trưng củavùng ven biển Nghi Lộc. Trong lịch sử, họ đãcố kết thành một cộng đồng thống nhất, vượtqua nhiều thử thách của phong ba, bão tố, củabinh hỏa chiến tranh để xây dựng cuộc sốngvà góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảovệ quê hương, đất nước.

Cuộc sống không ngừng đổi thay, pháttriển, nhưng ý thức uống nước nhớ nguồn,nhớ về tổ tiên, nhớ công ơn các bậc tiền nhânvẫn là truyền thống đẹp được cư dân nơi đâylưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đềnthờ thành hoàng làng và lễ hội cổ truyền duytrì đến nay tại làng Vạn Lộc và nhiều phườngxã trên địa bàn Cửa Lò, Cửa Hội đã nói lênđiều đó./.

Chú thích:(1), (3) Hippolyte Le Breton, An - Tĩnh cổ lục (Le vieux An - Tĩnh), Nxb Nghệ An, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây

2005, tr.129, tr 98.(2) Tiến sĩ Dương Thúc Hạp, Nghệ Tĩnh sơn thủy vịnh (Bản dịch thơ do NGƯT Phạm Nhượng thực hiện), Nhà xuất bản

Nghệ An - 2005, tr. 239.

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

[50]SỐ 3/2017KH-CN Nghệ AnTạp chí