8
1 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) www.scis.hcmussh.edu.vn SCIS Commentary là chuyên mục cung cấp các bài phân tích và bình luận sự kiện quan hệ quốc tế đương đại. Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của Ban biên tập chuyên mục: [email protected]. Ảnh: AFP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHIẾN LƯỢC ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ DO (FOIP)

CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHIẾN LƯỢC THÁI BÌNH …scis.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/scis/Commentary/SCIS... · xuyên hơn trong các bài phát biểu,

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

SCIS Commentary là chuyên mục cung cấp các bài phân tích và bình luận sự kiện quan hệ quốc tế đương đại. Quan điểm trong các bài viết hoàn toàn là của riêng tác giả và không đại diện cho quan điểm chính thức của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM. Mọi hình thức sao chép đối với các bài bình luận này đều phải có sự cho phép của Trung tâm SCIS cũng như xác nhận từ tác giả. Những phản hồi cho bài bình luận xin vui lòng gửi thư về địa chỉ của Ban biên tập chuyên mục: [email protected].

Ảnh: AFP

CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHIẾN LƯỢC

ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG MỞ VÀ TỰ DO (FOIP)

2 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

DẪN NHẬP

Trong những năm gần đây, khái niệm

Ấn Độ - Thái Bình Dương Mở và Tự Do

- FOIP (Free and Open Indo – Pacific)

đang trở thành đề tài nghiên cứu cho

nhiều học giả và các nhà hoạch định

chính sách. Thuật ngữ này được sử

dụng lần đầu bởi Gurpreet S. Khurana

- Giám đốc điều hành Quỹ Hàng hải

Quốc gia tại New Delhi, Ấn Độ - khi

bàn về lợi ích mà Nhật và Ấn Độ cùng

đạt được thông qua tuyến hàng hải

nối liền khu vực Ấn Độ Dương – Thái

Bình Dương. Sau đó, các quốc gia như

Nhật, Úc và Mỹ bắt đầu quan tâm và

đề cập đến khái niệm này thường

xuyên hơn trong các bài phát biểu,

cũng như trong các chiến lược phát

triển quốc gia.

Có thể nói chiến lược FOIP được đề

xuất và phổ biến bởi nhóm 4 quốc gia

trọng yếu Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ

(nhóm Quad), đây là 4 quốc gia có tầm

ảnh hưởng nhất định trong khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ

Dương. Chiến lược FOIP với mục đích

nhằm tích hợp khu vực Ấn Độ Dương

với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

vốn đã được nhắc đến từ thập niên

1980, thành một khu vực mở, tự do và

hợp tác của các quốc gia. Một mục

tiêu khác tuy không được công khai

nhắc đến nhưng thông qua nhóm

Quad có thể hiểu đó là việc ngăn chặn

sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu

vực Châu Á cũng như trên phạm vi

toàn cầu.

1. QUAN ĐIỂM VỀ FOIP

1.1. Quan điểm của học giả quốc tế

Ngay từ khi ý tưởng FOIP được đưa ra,

nó đã nhận về nhiều phản ứng và ý

kiến trái chiều; bên cạnh sự ủng hộ

đặc biệt của nhóm Quad thì có không

ít các học giả tỏ ra nghi ngờ về tính

khả thi cũng như quan ngại về những

ảnh hưởng từ chiến lược này mang lại.

Trong cuộc họp báo bên lề Quốc hội,

Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc

Wang Yi cho biết chiến lược FOIP chỉ là

những hoạt động nhằm thu hút sự chú

ý (headline grabbing) và FOIP cũng

giống như bọt biển “gây chú ý nhưng

cũng sớm tiêu tan”. Lin Minwang -

một nhà nghiên cứu tại Đại học Phục

Đán - tin rằng chiến lược Ấn Độ -Thái

Bình Dương vẫn là một khái niệm cần

được xây dựng và nhóm Quad chỉ là

khởi đầu cho việc xây dựng một khu

vực an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Học giả Wang Xiaowen tại Đại học Văn

hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh thì cho rằng

chiến lược này về cơ bản chỉ là việc

mở rộng và thực hiện sâu hơn chính

sách “Tái Cân Bằng” (rebalance) của

chính quyền Obama bằng việc liên kết

Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

3 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

Nhìn chung, quan chức và học giả

Trung Quốc cho rằng FOIP không có

tính mới cũng như tính thực tiễn.

Trong khi đó, trong một bài phân tích

của mình, học giả Michael D. Swaine

cho rằng chiến lược FOIP có thể dẫn

đến gia tăng căng thẳng trong khu vực

bởi việc khiêu khích Trung Quốc, gây

hoang mang cho các quốc gia Châu Á,

hình thành một hệ tư tưởng và trạng

thái đối đầu với Trung Quốc, từ đó Mỹ

có thể sẽ tạo ra một cuộc Chiến tranh

lạnh vô nghĩa với chính quyền Bắc

Kinh trong tương lai. Thêm vào đó, các

quốc gia Châu Á nằm trong khu vực

của chiến lược FOIP có mối quan hệ và

chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc sẽ rất

khó đưa ra hành động và phản ứng

tích cực đối với chiến lược này kể cả

Nhật, Ấn Độ và Úc. Ông cho rằng, điều

mà Châu Á đang cần trong thời điểm

hiện tại là một cách tiếp cận khu vực

mang tính xây dựng nhiều hơn dựa

trên sự cân bằng ổn định quyền lực và

sự thỏa hiệp lẫn nhau.

Chỉ trích lại nhận định của Michael D.

Swaine về chiến lược FOIP, học giả

Takenori Horimoto cho rằng, Swaine

đã quá đi sâu vào phân tích nhóm

Quad – bộ tứ an ninh khu vực Ấn Độ -

Thái Bình Dương (Mỹ, Nhật, Úc và Ấn

Độ) - của quá khứ với mục tiêu ngăn

chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc mà

quy cho chiến lược FOIP đang hướng

đến việc đối đầu, gây căng thẳng với

Trung Quốc ở hiện tại. Ông cũng cho

rằng các quốc gia châu Á hiện nay

đang ngày càng có động thái cứng rắn

hơn trong ứng xử với Trung Quốc,

điển hình là Nhật Bản trong vụ tranh

chấp quần đảo Sensaku/Điếu Ngư với

Trung Quốc năm 2010, hay phản ứng

của Ấn Độ trước Trung Quốc trong

căng thẳng tại Doklam năm 2017. Bên

cạnh đó học giả Rahul Roy-Chaudhury

cho rằng Ấn Độ đang định hướng xây

dựng một khu vực Tự do, Mở và bao

gồm các quốc gia trong khu vực, chứ

không có ý tách biệt hay cô lập bất kỳ

quốc gia nào.

1.2. Quan điểm của các quốc gia thành

viên ASEAN

Trong khi các quốc gia nhóm Quad

đang hăng hái triển khai các hoạt động

đối ngoại nhằm thúc đẩy chiến lược

FOIP phát triển, thì nhóm các quốc gia

ASEAN vẫn chưa có bất kỳ phát ngôn

chính thức nào về việc sẽ ủng hộ hay

không đối với chiến lược này. Chúng

ta hiểu rằng, ASEAN đang đứng trong

một thế lưỡng nan khi ra quyết định

bởi mối quan hệ tương quan giữa

ASEAN với nhóm Quad và với Trung

Quốc. Do đó nếu các quốc gia ASEAN

đồng loạt ủng hộ sẽ có ý nghĩa rất lớn

đối với chiến lược FOIP, cũng như

4 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

nhóm Quad sẽ có thêm 1 nhóm đồng

minh chiến lược trong quá trình cạnh

tranh và kìm hãm sự trỗi dậy của

Trung Quốc.

Hiện tại các quốc gia thành viên

ASEAN đang có những phản ứng riêng

trước chiến lược này. Indonesia là

quốc gia thể hiện sự quan tâm và

đồng thuận cao nhất. Tại Đối thoại

Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu

Quốc tế và Chiến lược (the Centre for

Strategic and International Studies

Global Dialogue) tổ chức ngày 8/5 tại

Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno

Marsudi đã nhắc đến khái niệm hợp

tác giữa ASEAN với Ấn Độ -Thái Bình

Dương, trong đó đề cao vai trò trung

tâm của ASEAN trong chiến lược này.

Các quốc gia như Việt Nam,

Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar

cho biết sẽ ủng hộ chiến lược FOIP của

Nhật Bản sau khi Thủ tướng Abe cam

kết thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng

tại 5 quốc gia ASEAN khu vực sông

Mekong.

Tuy nhiên nhiều học giả vẫn quan ngại

trước các quốc gia này bởi lẽ mối quan

hệ của họ với Trung Quốc quá lớn từ

vị trí địa lý đến các mối quan hệ kinh

tế, xã hội khác. Singapore tuyên bố sẽ

không tham gia vào chiến lược này khi

nó chưa có một lộ trình và chiến lược

rõ ràng, Bộ trưởng Ngoại giao Vivian

Balakrishnan trong một bài diễn

thuyết vào tháng 5/2018 cho biết rằng

Singapore sẽ không ký vào chiến lược

FOIP đang được Mỹ, Nhật, Ấn Độ và

Úc mời chào. Malaysia chưa đưa ra

tuyên bố chính thức; nhưng trong một

phát biểu vào ngày 15/11, thủ tướng

Mahathir Mohamad cho rằng sẽ hoan

nghênh chiến lược này nếu nó không

bao gồm việc gởi hạm đội Thứ 7 vào

khu vực.

Cùng chia sẻ quan điểm đó, Tổng

thống Philippines Rodrigo Duterte cho

rằng Trung Quốc đã sở hữu khu vực

Biển Đông, sự hiện diện của Mỹ và

đồng minh chỉ làm gia tăng căng thẳng

trong khu vực, và làm đảo lộn các nỗ

lực giải quyết các vấn đề giữa Bắc Kinh

và ASEAN. Mặc dù Mỹ là đồng minh

chiến lược, nhưng Trung Quốc cũng là

một đối tác kinh tế quan trọng của

Philippines; do đó mà hiện tại những

chính sách của Tổng thống Duterte

đang có xu hướng xa rời Mỹ kể từ sau

khi chính quyền ông bị Bộ Ngoại giao

Mỹ chỉ trích về cuộc chiến chống ma

túy khiến ít nhất 4000 người thiệt

mạng; thay vào đó là các chính sách

hướng về Trung Quốc nhằm tranh thủ

nguồn vốn đầu tư lên đến 169 tỷ đô

cho các hoạt động thúc đẩy kinh tế

Philippines.

5 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

Hiện tại các quốc gia Đông Nam Á đều

có những quan điểm và ý kiến riêng

đối với chiến lược FOIP, tuy nhiên việc

ra quyết định trước các vấn đề quan

trọng sẽ là sự đồng thuận chung của

tất cả các thành viên trong khối. Chính

vì thế, ASEAN cần triển khai các cuộc

đối thoại, qua đó cùng nhau đưa ra

quyết định chính thức cuối cùng phù

hợp với nguyện vọng và lợi ích của tất

cả thành viên trong thời gian tới.

Tạm gác lại tranh luận, quan điểm của

các học giả quốc tế cũng như ASEAN

về chiến lược FOIP, để đi vào tìm hiểu

các đặc điểm nổi bật của ASEAN có

khả năng tác động đến sự phát triển

của chiến lược FOIP trong tương lai.

2. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ASEAN

2.2. ASEAN - “trái tim” khu vực Ấn Độ -

Thái Bình Dương

Trong bài phát biểu mở đầu tại Hội

nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế

Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

(12/2017) tại Việt Nam, Tổng thống

Mỹ Donald Trump đã chia sẻ tầm nhìn

về chiến lược FOIP - nơi mà các quốc

gia có chủ quyền độc lập, có nền văn

hóa đa dạng và nhiều giấc mơ khác

nhau có thể cùng phát triển song song

trong tự do và hòa bình. Tổng thống

Trump khẳng định mối quan hệ bạn

bè, đối tác và đồng minh của Mỹ tại

khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

được hình thành một thời gian dài

trong quá khứ và mối quan hệ này vẫn

sẽ tồn tại trong tương lai. Trong bài

phát biểu của mình, ông cũng đánh giá

cao sự phát triển vượt bậc và các

thành tựu mà các quốc gia châu Á đạt

được. Qua đó, ông Trump đề nghị một

sự hợp tác đổi mới nhằm tăng cường

mối quan hệ hữu nghị, thương mại,

cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và

an ninh giữa tất cả các quốc gia trong

khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao Úc

Julie Bishop và Bộ trưởng Bộ Ngoại

giao Nhật Bản Tara Kono cũng đã

khẳng định ASEAN là trái tim của chiến

lược Ấn Độ - Thái Bình Dương trong

các bài phát biểu của mình. Tại Đối

thoại Shangri-La (6/2018), Thủ tướng

Ấn Độ Modi cũng nhắc đến ASEAN

như là trung tâm của khu vực Ấn Độ -

Thái Bình Dương. Qua đó thấy rằng

nhóm các quốc gia chủ chốt bước đầu

đã hướng ánh nhìn và đề cao vai trò

của ASEAN trong chiến lược FOIP.

Lý do để các quốc gia chủ chốt quan

tâm đến ASEAN chính là yếu tố địa

chính trị cực kì quan trọng của nó

trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái

Bình Dương, đây là tuyến đường ngắn

nhất kết nối các quốc gia Ấn – Âu – Phi

với các quốc gia Châu Á – Châu Đại

6 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

Dương. Các eo biển như Malacca,

Luzon, Lombok, Sunda đang nắm giữ

vai trò then chốt trong thương mại, an

ninh và quốc phòng. Đây được xem là

khu vực vận chuyển hàng hải nhộn

nhịp bậc nhất thế giới khi chiếm 1/3

tổng vận tải đường biển toàn cầu. Tuy

nhiên, khu vực này vẫn tồn tại các

hiểm họa như cướp biển, ô nhiễm và

xung đột quốc tế đe dọa đến sự ổn

định và phát triển của khu vực và thế

giới. Chính vì thế để tích hợp 2 khu

vực đại dương thành một sẽ không

thể bỏ qua mắc xích liên kết quan

trọng như ASEAN.

2.2. Dân số và nền kinh tế trẻ đang

trên đà phát triển

Một trong những lợi thế quan trọng

khác của ASEAN khiến nó trở thành

mấu chốt quan trọng trong chiến lược

này là dân số và nền kinh tế trẻ đang

trên đà phát triển. Dân số ASEAN

khoảng hơn 640 triệu người, cơ cấu

dân số trẻ, đang trong độ tuổi lao

động nhờ đó mà ASEAN trở thành khu

vực có nền kinh tế năng động bật nhất

thế giới, GDP đạt khoảng 2.76 nghìn tỷ

USD (2017). ASEAN hiện là đối tác

thương mại quan trọng của các nền

kinh tế lớn trên thế giới như Trung

Quốc (346 tỷ USD), Nhật Bản (239 tỷ

USD), Liên minh châu Âu (228 tỷ USD)

và Mỹ (212 tỷ USD) (2015). Bên cạnh

đó, ASEAN đã ký hiệp định thương mại

tự do (FTA) với các quốc gia và tổ chức

trong khu vực như Hiệp định Thương

mại Tự do ASEAN - Trung Quốc

(ACFTA), Nhật Bản (AJCEP), Ấn Độ

(AIFTA), Úc – New Zealand

(AANZFTA),..

Thông qua các hiệp định thương mại

tự do mà các hàng rào thuế quan

được phá vỡ tạo cơ hội cho hàng hóa

cũng như dịch vụ của ASEAN có thể

xâm nhập vào các nền kinh tế lớn trên

thế giới và ngược lại, thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo môi

trường hòa bình, ổn định làm động lực

cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

các quốc gia trong khu vực. Chính nền

kinh tế mở và năng động đã khiến

ASEAN trở thành mối liên kết giữa các

nền kinh tế lớn và là nhân tố quan

trọng trong việc thúc đẩy thương mại

trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình

Dương cũng như sự phát triển của

chiến lược FOIP trong tương lai.

2.3. Sự đa dạng văn hóa

Với vị trí địa lý trung tâm mà việc gặp

gỡ và giao thương giữa các quốc gia

trên thế giới thông qua tuyến đường

hàng hải quan trọng này đã hình thành

từ rất sớm, từ đó tạo nên sự đa dạng

trong đời sống xã hội của các quốc gia

ASEAN. Đây là nơi giao thoa của các

7 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

“làn sóng” văn hóa lớn trên thế giới,

đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Hồi Giáo và

Phương Tây. Chính vì thế, mà không

phải bất kỳ khu vực nào trên thế giới

cũng có thể hiểu và dung hòa được tất

cả các mối quan hệ với các cường

quốc từ Á sang Âu và từ Đông sang

Tây như ASEAN.

Bản thân khu vực ASEAN đang chứa

đựng trong mình sự đa dạng đối

ngược nhau, bởi lẽ các quốc gia thành

viên đều có nền tảng văn hóa, trình độ

phát triển kinh tế, hệ thống tư tưởng,

đường lối chính trị khác nhau; tuy

nhiên họ cùng nhau hòa hợp, chung

sống và hợp tác tạo nên một khu vực

tương đối hòa bình và ổn định; nỗ lực

thiết lập quan hệ ngoại giao hữu nghị

với các quốc gia và tổ chức trên thế

giới như ARF (1994), ASEM (1996),

ASEAN+3 (1997), ASEAN+6 (2005),…

đã khiến ASEAN trở thành nhịp cầu nối

hữu nghị cho các nền kinh tế lớn trên

thế giới.

3. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC QUỐC

GIA ĐÔNG NAM Á

Xét về bản chất, chiến lược FOIP có

nhiều yếu tố phù hợp với lợi ích của

ASEAN, tuy nhiên nó cũng tồn tại

nhiều yếu tố gây trở ngại cũng như

thách thức cho chính các quốc gia này.

Thách thức lớn nhất khi ASEAN ủng hộ

và tham gia vào chiến lược FOIP (khi

chiến lược này chưa vạch định rõ mục

đích có chống lại Trung Quốc hay

không) chính là mối quan hệ với Trung

Quốc có thể bị phá vỡ và gây ra nhiều

hệ lụy đối với nền kinh tế, nghĩa là

ASEAN sẽ mất đi một thị trường tiêu

thụ hàng hóa khoảng 1.4 tỷ dân, mất

đi nguồn hàng hóa và dịch vụ giá rẻ từ

thị trường Trung Quốc, và có thể dẫn

đến các căng thẳng ở nhiều khía cạnh

khác như vấn đề Biển Đông và khu vực

sông Mekong.

Một thách thức khác được đặt ra là

việc tồn tại trong một khu vực bao

quanh bởi các nền kinh tế lớn, thì các

quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với

những cơn thủy triều về tăng trưởng

kinh tế và cạnh tranh giữa các cường

quốc, trong khi bản thân ASEAN đang

mang trong mình các quốc gia thành

viên với trình độ phát triển không

đồng đều. Tiến sĩ Balakrishnan lo ngại

rằng với vai trò là nút giao thông quan

trọng trong giao thương thương mại,

nhưng liệu rằng ASEAN có thể duy trì

được sự liên quan và tính thống nhất

của mình hay không, hay liệu mọi

người chỉ đối xử tàn bạo với chính các

quốc gia này.

8 | Trang Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS)

www.scis.hcmussh.edu.vn

TIỂU KẾT

Nhìn chung, với vị trí địa chính trị quan

trọng cùng nền kinh tế phát triển năng

động và mối tương quan với các

cường quốc, thì ASEAN đang giữ vai

trò trọng yếu và then chốt trong khu

vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Quyết

định chính thức của ASEAN sẽ tác

động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự

định hình và phát triển chiến lược

FOIP trong thời gian tới. Tuy nhiên,

trong bối cảnh khu vực Châu Á đang

có nhiều biến động, đó là sự trỗi dậy

mạnh mẽ của Trung Quốc, cuộc chiến

tranh thương mại Mỹ – Trung và Chủ

nghĩa dân túy đang lan rộng ở một số

quốc gia khu vực châu Á, thì ASEAN

cần phải xem xét kỹ hơn các cơ hội

cũng như thách thức mà chiến lược

FOIP mang lại, để từ đó đưa ra quyết

định chính thức, nhằm đảm bảo lợi ích

cho các nước thành viên cũng như các

quốc gia khác, và hơn hết là đảm bảo

duy trì hòa bình và ổn định trong khu

vực.

Nguyễn Quốc Huy hiện đang là Học viên Cao học Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lĩnh vực nghiên cứu chuyên về ASEAN và

khu vực châu Á – Thái Bình Dương.