32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 53 - 2015 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG Chế tài áp dụng xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam Chế tài áp dụng xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

  • Upload
    buidung

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 53 - 2015

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong

CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

Chế tài áp dụng xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

Chế tài áp dụng xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

BẢN TINCẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 03/GP-XBBT Cấp ngày 06/01/2015

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

BAN BIÊN TẬPNGUYỄN PHƯƠNG NAM, VÕ VĂN THÚY,

TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG, PHẠM CHÂU GIANG,PHẠM THỊ QUỲNH CHI, PHẠM HƯƠNG GIANG, BÙI NGUYỄN ANH

TUẤN, PHAN ĐỨC QUẾ, PHÙNG VĂN THÀNH, CAO XUÂN QUẢNG, HỒ TÙNG BÁCH, TRẦN DIỆU LOAN,

TẠ MẠNH CƯỜNG

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công ThươngÔNG TRẦN QUỐC KHÁNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dânPGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Phòng vệ thương mại

11 TIN TỨC - SỰ KIỆN

24 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 4: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

4 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

Nghiên cứu của trang Direct Selling News ủy thác cho Harry Poll thực hiện đã đưa ra một số

nhận định và số liệu thú vị về ngành bán hàng trực tiếp tại Mỹ để giúp công chúng nhìn nhận đúng đắn hơn về ngành công nghiệp này, phản bác các quan niệm tiêu cực. Điều tra được thực hiện đối với 3549 đối tượng người trưởng thành được công bố vào tháng 2/2015.

(1) 93% người tham gia bán hàng trực tiếp hiện nay có thu nhập trong vòng 12 tháng

Có rất nhiều lý do để một người tham gia vào mạng lưới bán hàng trực tiếp và cũng có rất nhiều lý do để họ rời khỏi mạng lưới. Không phải là động cơ của tất cả người tham gia nhưng bán hàng trực tiếp là cách cụ thể nhất để kiếm thêm thu nhập (40% người tham gia có mục đích kiếm thêm thu nhập, 23% người tham gia với mục đích trả nợ, 25% muốn kinh doanh để tiết kiệm cho tương lai). Khảo sát cho thấy, tới 93% người tham gia cho biết họ có được một khoản thu nhập nhất

định trong 12 tháng gần nhất và chỉ 16% lượng người khảo sát cho biết không đạt được thu nhập như mong muốn và là lý do khiến họ rời khỏi công ty.

Không thể phủ nhận rằng thu nhập phụ thuộc vào năng lực của nhà phân phối, những nỗ lực và thời gian họ dành cho việc bán hàng. Thu nhập thêm trung bình ước tính của một người bán hàng trực tiếp ở Mỹ khoảng 6,200 USD trong 12 tháng gần nhất, và có 70% số người được khảo sát cho biết họ dành khoảng 15 giờ để bán hàng mỗi tuần. Thời gian dành cho công việc bán hàng trực tiếp tác động đến doanh thu, do vậy, có thể dễ dàng thấy được thực tế một số nhà phân phối kiếm được nhiều hơn các nhà phân phối khác. 27% nhà phân phối kiếm ít hơn 1.000 USD trong 12 tháng gần nhất, 51% cho biết thu nhập từ 1000$ đến 49.999 USD mỗi năm và 15% vượt mức 50.000 USD. Nếu áp dụng tỷ lệ 15% này vào 16 triệu người tham gia bán hàng trực tiếp ở Mỹ sẽ cho ra con số vào khoảng 2,4 triệu nhà phân phối đạt thu nhập 50.000

USD trong 12 tháng gần nhất, cao hơn thu nhập trung bình đầu người trong một năm của của một công dân Mỹ làm việc 40 giờ/tuần (48.872 USD).

(2) Mặc dù tham gia để được hưởng chiết khấu trên lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng khoảng 50% nhà phân phối phục vụ ít nhất 6 khách hàng một tháng

Lợi ích dễ nhận thấy của một công ty bán hàng trực tiếp là được mua sản phẩm với giá ưu đãi và đến 84% người được hỏi nêu lý do họ tham gia hoặc xây dựng mạng lưới kinh doanh của chính mình chỉ để được hưởng ưu đãi khi mua sản phẩm. 29% số người đã từng tham gia bán hàng trực tiếp nhận định sản phẩm được chiết khấu là lí do để họ xây dựng mạng lưới kinh doanh của mình. 50% nhà phân phối trả lời đã bán hàng cho ít nhất 06 khách hàng trong 1 tháng. Các khách hàng đã từng mua hàng từ nhà phân phối bán hàng trực tiếp cho biết 26% trong số họ mua hàng ít nhất 1 lần/tháng, 45% mua hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng

KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TIẾP TẠI HOA KỲ

CHUYÊN MỤC

Page 5: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

5ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

ít nhất 1 lần trong vòng 6 tháng.(3) 82% khách hàng mua hàng qua

bán hàng trực tiếp hài lòng với sản phẩm được mua

Khi khảo sát các khách hàng đã từng mua hàng của nhà phân phối, 70% trong số họ hài lòng với quy cách bán hàng, đãi ngộ của người bán. Kỳ vọng của người mua cũng như người bán về giá cả-chất lượng tương thích với mức độ hài lòng sau khi đã giao dịch. Cứ 5 người được hỏi có 4 người (tương ứng 82%) khách hàng cho biết họ đánh giá cao sản phẩm và đặc biệt hài lòng với chất lượng phục vụ thông qua bán hàng trực tiếp. 50% cho biết họ cũng rất hài lòng với giá bán sản phẩm, đi ngược lại những định kiến về giá sản phẩm bán hàng trực tiếp tồn tại trong thời gian qua.

Có một định kiến trên mạng internet, truyền thông về việc các công ty bán hàng trực tiếp đang bán các món hàng kém chất lượng với mức giá quá cao. Sự thật là khách hàng và người bán hàng trực tiếp là những người thông minh và khôn ngoan hơn những lời chỉ trích nêu trên. Họ đặt chất lượng sản phẩm (96% khách hàng; 93% người bán) và giá (92% khách hàng; 88% người bán) là những tiêu chí đầu tiên khi quyết định mua bán, và việc mua bán hàng không làm họ thất vọng (phần lớn thỏa mãn với phần việc của mình trong quá trình bán hàng trực tiếp).

Các khách hàng hiện tại thường mua các sản phẩm làm đẹp (14%), cải thiện da (10%), đơn giản công việc nhà và giải trí (đồ ăn, uống 12%), và các đồ thời trang (kim hoàn, 11%;quần áo và phụ kiện, 9%). Bán hàng trực tiếp đáp ứng nhu cầu của họ một cách dễ dàng nhất (70% khách hàng rất thỏa mãn với các thức bán hàng). 40% mua bán trên mạng trong khi hầu hết mọi người mua bán trực tiếp, tại nhà, triển lãm hoặc chợ, hội thảo hoặc hội nghị giới thiệu sản phẩm.

Kết quả của các câu hỏi về mua hàng cho thấy mong đợi của khách hàng và người bán về chất lượng và giá tương ứng với thỏa mãn của họ sau khi mua hàng. 82% khách hàng coi việc mua bán của mình là đáng giá và 64% rất thỏa mãn với chất lượng của việc bán hàng trực tiếp. Một nửa số lượng trả lời khảo sát cho thấy sự hài lòng hoặc đặc biệt hài lòng về giá cả.

(4) Nhận định tích cực, lạc quan về ngành công nghiệp

Tìm kiếm khách hàng trung thành và làm hài lòng họ là động lực của ngành bán hàng trực tiếp. Hầu hết khách hàng cảm thấy hài lòng với các sản phẩm họ mua

và người bán hàng cho họ. Khách hàng thấy giá trị thiết thực trong việc hỗ trợ những người làm kinh doanh nhỏ (89%), đặc biệt khi đó là người thân hoặc bạn bè. 80% muốn mua hàng từ người quen biết.

Mối quan hệ trong bán hàng trực tiếp phát triển khi khách hàng quay trở lại và giới thiệu những người mới gia nhập. 29% khách hàng trả lời họ biết rõ người bán hàng trực tiếp và 41% biết thông qua người quen hoặc bạn bè.

Rất nhiều khách hàng của bán hàng trực tiếp tìm thấy sự thích thú và hài lòng khi mua hàng. Đó có thể là một ngày thú vị ở một hội chợ hoặc một buổi tiệc tối ở nhà bạn, hoặc một buổi cà phê hoặc một lần tán chuyện qua điện thoại hay internet và 87% thích điều này. Mua hàng trực tiếp còn được coi là dễ thực hiện, 70% cho biết rất hài lòng với trải nghiệm mua hàng trực tiếp.

Nguyên nhân chính của sự hài lòng chính là sự kết nối giữa con người – mối quan hệ giữa người bán và người mua. Không thể coi nhẹ mối quan hệ này bởi nó có tác động lớn tới việc mua hàng trong tương lai. 88% khách hàng muốn mua tiếp hàng từ người bán hàng cũ.

Sự hài lòng của khách hàng thúc đẩy việc tiếp thị bán hàng, là yếu tố sống còn cho ngành bán hàng trực tiếp và người bán hàng hiểu rõ điều này nhất. Kết quả là 69% khách hàng sẵn sàng nói tốt về kinh nghiệm mua bán đa cấp của mình cho người khác và 39% đã từng giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ mà họ từng mua.

(5) Khi rời khỏi ngành bán hàng trực tiếp, 76% người bán hàng đánh giá công bằng và tốt về việc bán hàng tốt và 67% vẫn mua hàng từ mạng lưới bán hàng trực tiếp

Những người phản đối bán hàng trực tiếp thường cố gán việc doanh thu của người bán hàng trực tiếp chỉ là những lời hứa suông của công ty bán hàng trực tiếp, ngụ ý rằng những người bán hàng trực tiếp bị lừa và khi phát hiện ra sự thật họ đã rời bỏ mạng lưới. Theo khảo sát, đó chỉ là nhận thức sai lệch về việc tham gia và rời bỏ mạng lưới của những người tham gia bán hàng trực tiếp, việc rời bỏ mạng lưới có nhiều lý do giống như ở những công việc khác.

Dữ liệu cho thấy không có lý do chính cho việc những người bán hàng quyết định chấm dứt việc kinh doanh. 16% là lý do từ việc thu nhập và lợi nhuận không được như mong muốn. Tuy nhiên, có 15% là lý do từ việc thiếu thời gian hoặc quá bận để thực hiện việc kinh doanh; 20% đơn giản chỉ là không còn

hứng thú.Đôi khi, lý do lại là việc “bán hàng”:

6% cảm thấy không đủ năng lực. 7% có rắc rối trong việc kiếm khách hàng, 4% coi việc bán hàng là quá khó, và 3% cảm thấy quá áp lực. Những người khác tìm công việc toàn thời gian (6%), chuyển nhà (5%), hoặc rời bỏ do lý do sức khỏe (3%). Phần lớn trong số họ (62%) làm việc bán thời gian ít hơn 15 giờ/tuần. Họ thường làm công việc này trung bình 3 năm, 66% chỉ làm việc với một công ty.

Mặc dù rời khỏi ngành bán hàng trực tiếp, 76% người bán hàng đánh giá công việc bán hàng trực tiếp là đủ tốt đối với họ và 67% mua hàng từ mạng lưới bán hàng trực tiếp. 66% người bán hàng từng tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo thấy việc này là rất giá trị. Sự thật là phần lớn họ thấy việc đào tạo bán hàng, thuyết trình, phát triển kỹ năng và lãnh đạo tác động tích cực tới nhận thức của họ. Cuộc khảo sát cho thấy những người từng bán hàng trực tiếp công nhận giá trị của trải nghiệm bán hàng trực tiếp.

(6) Con đường phía trước Khảo sát đưa một cái nhìn khác về

ngành bán hàng trực tiếp và khẳng định rằng người bán hàng trực tiếp rất tận tụy. Họ có kế hoạch mở rộng mạng lưới khách hàng (76%) và dự kiến sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc bán hàng trực tiếp trong thời gian tới (45%). Các nhà phân phối hiện tại cũng cho biết họ bị hấp dẫn bởi sự linh hoạt và tự do trong công việc (81%), khả năng theo đuổi các mục tiêu mà họ yêu thích (83%) và cảm giác thành công và hoàn thành (82%) khi tham gia vào ngành bán hàng trực tiếp.

Sự nhiệt huyết, đam mê của người bán cũng như chất lượng và giá trị hàng hóa tạo nên thương hiệu và sự trung thành của khách hàng. Khảo sát chỉ ra rằng 26% khách hàng và 58% nhà phân phối cho biết họ sẽ tiếp tục mua sản phẩm từ một người bán hàng trực tiếp. Thậm chí những người đã rời bỏ mạng lưới vẫn tiếp tục mua sản phẩm từ mạng lưới bán hàng trực tiếp.

NGUYỄN PHƯƠNG TRÀ MY(Nguồn: http://directsellingnews.com/

index.php/view/groundbreaking_study_reveals_the_real_direct_

selling#.VfaNzpBq3wR)

CHUYÊN MỤC

Page 6: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

6 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

Bán hàng trực tiếp (tên gọi khác của bán hàng đa cấp) từ lâu đã được nhìn nhận là một cơ hội kinh doanh ít tốn kém và có rủi ro thấp giúp người tham gia kiếm thêm

thu nhập thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng. Hoạt động bán hàng này được thực hiện thông qua một mạng lưới các nhà phân phối độc lập, trong một số trường hợp còn được gọi là người bán hàng trực tiếp, tư vấn viến hay nhà phân phối. Hoạt động bán hàng trực tiếp thường được thực hiện trong những tình huống trao đổi trực tiếp, thân mật giữa cá nhân với cá nhân hoặc trong một nhóm nhỏ, thường diễn ra tại nhà của người tiêu dùng. Thông qua hoạt động bán hàng, nhà phân phối độc lập vừa kiếm được tiền từ công ty, đồng thời, cũng nhận đồng thời cũng nhận được sự đào tạo và hỗ trợ cần thiết từ công ty để làm tốt công việc của mình. Có rất nhiều người tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp là để có cơ hội gia tăng thu nhập nhưng cũng có một số chỉ tham gia để được hưởng ưu đãi chiết khấu khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Theo báo cáo thường niên năm 2014 của Liên đoàn các Hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới (WFDSA), hiện nay có hơn 99 triệu nhà phân phối tham gia bán hàng trực tiếp. Các sản phẩm rất đa dạng, bao gồm: thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm, nội thất, trang sức, quần áo, sản phẩm năng lượng, viễn thông, bảo hiểm hoặc các dịch vụ khác (Pháp luật Việt nam

không cho phép kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với dịch vụ trừ trường hợp được pháp luật cho phép). Trong năm 2014, tổng doanh số của ngành bán hàng đa cấp trên toàn thế giới đạt 183 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,4% so với kết quả đạt được năm 2013 và là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Hình 1: Tăng trưởng doanh số toàn cầu năm 2014

Hình 2: Tỷ trọng và tăng trưởng doanh số toàn cầu năm 2014 theo khu vực

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRỰC TIẾP NĂM 2014 TRÊN TOÀN CẦU

CHUYÊN MỤC

Page 7: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

7ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

Châu Á tiếp tục là khu vực chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (đạt 81.5 tỷ USD tương đương 45%) và có tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhất (9.1%) trong năm 2014. Châu Mỹ đứng thứ hai với 67.4 tỷ USD, tương đương 37%, và đạt tốc độ tăng trưởng 4.8%. Tốc độ tăng trưởng tại khu vực Châu Âu đạt 3.4%, lên mức 32.6 tỷ USD, tương đương 17% doanh thu toàn cầu.

Hình 3: Tỷ trọng doanh thu theo quốc gia

Xét trên bình diện quốc gia, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu, chiếm 19% tỷ trọng doanh thu trên toàn thế giới. Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tăng gần 19% so với năm 2013, lên vị trí thứ hai với 17% doanh thu toàn cầu. Tiếp theo là các quốc gia Nhật Bản (9%), Hàn Quốc (9%), Brazil (7%), Đức (5%), Mexico (4%), Pháp (3%), Malaysia (3%) và Vương quốc Anh (2%). 10 thị trường hàng đầu chiếm tới 80% và phần còn lại của thế giới chỉ chiếm tỷ trọng 22% doanh thu toàn cầu.

Hình 4: Tăng trưởng số lượng Nhà phân phối

*Ghi chú: Chưa bao gồm số lượng NPP ở Trung QuốcNăm 2014 ghi nhận sự tăng trưởng trong số lượng Nhà

phân phối tham gia vào hoạt động bán hàng trực tiếp ở tất cả

các khu vực trên toàn thế giới. Châu Á tăng 1.6%, đạt 51.1 triệu người (chưa cập nhật số liệu tại thị trường Trung Quốc). Châu Mỹ tăng 5.7%, đạt 33.1 triệu người. Châu Âu tăng 4.4%, đạt 14 triệu người.

Số liệu chi tiết cho thấy, 45% doanh số được tạo ra từ các thị trường mới nổi, với mức tăng trưởng 7% so với năm 2013. Các thị trường này cũng ghi nhận mức tăng trưởng kép trong 3 năm liền là 10.7%/năm, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 3.5%/năm ở các thị trường phát triển.

Bảng 1: Doanh thu và tỷ trọng doanh thu toàn cầu 10 Công ty hàng đầu năm 2014

Xếp hạng Tên Công ty Quốc gia

Doanh thu toàn cầu (tỷ đô la

Mỹ)

Tỷ trọng toàn cầu

1 Amway Hoa Kỳ $10.80 5.9%

2 Avon Hoa Kỳ $8.90 4.9%

3 Herbalife Hoa Kỳ $5.00 2.7%

4 Mary Kay Hoa Kỳ $4.00 2.2%

5 Vorwerk Đức $3.90 2.1%

6 Natura Brazil $3.20 1.8%

7 Infinitus Trung Quốc $2.64 1.4%

8 Tupperware Hoa Kỳ $2.60 1.4%

9 Nu Skin Hoa Kỳ $2.57 1.4%

10 JoyMain Trung Quốc $2.00 1.1%

TỔNG $45.61 25%(*Nguồn: http://directsellingnews.com/)

Tất cả 10 công ty có doanh số hàng đầu đều tổ chức mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp. Các công ty của Hoa Kỳ vẫn chiếm đa số (6/10), trong đó, Amway là tập đoàn có doanh số đứng đầu trên toàn thế giới, đạt 10.8 tỷ USD, chiếm gần 6% doanh thu toàn cầu; các vị trí tiếp theo thuộc về Avon, Herbalife, Mary Kay, Tupperware và Nu Skin. Trung Quốc cũng đóng góp hai đại diện là Infinitus và JoyMain. Đức và Brazil cùng có một đại diện là Vorwerk và Natura.

Nguyễn Phương Trà My – Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

NGUYỄN PHƯƠNG TRÀ MY(Nguồn: tổng hợp số liệu báo cáo thường niên năm 2014

của Hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới WFDSA công bố năm 2015).

CHUYÊN MỤC

Page 8: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

8 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

Ngày 14 tháng 5 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt

động bán hàng đa cấp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 (Nghị định 42). Kể từ khi Nghị định 42 được ban hành tới nay, Cục Quản lý cạnh tranh là đơn vị chịu trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đã tiếp nhận 66 hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp và đã cấp 54 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Trong khoảng 1 năm qua, hoạt động bán hàng đa cấp phát triển mạnh trên toàn quốc, thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng, dư luận trên cả nước. Cùng với các quy định điều chỉnh nghĩa

CHẾ TÀI ÁP DỤNG XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN MỤC

Page 9: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

9ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

vụ, hành vi của doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng như người tham gia, Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định chi tiết các hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp tại Điều 5, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm thực hiện những điều sau:

a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;

d) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;

đ) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

e) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

g) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;

h) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về một trong các nội dung quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 42 phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;

i) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 42;

k) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được quy định tại Khoản 8 Điều

3 Nghị định 42 phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;

l) Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 21 Nghị định 42 dưới bất kỳ hình thức nào;

m) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 26 Nghị định 42;

n) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định tại Điều 26 Nghị định 42;

o) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

p) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

q) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;

r) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;

s) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm được quy định tại nghị đinh.

Người tham gia bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

b) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

c) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Ngày 21 tháng 7 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh thay thế Nghị định 116/2005/NĐ-CP trước đây. Nghị định 71 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014, thể hiện quan điểm xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh trong đó điều 36 của Nghị định này quy định chi tiết về chế tài xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động bán hàng đa cấp mà không đảm bảo các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất hoặc bị rách, nát;

d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

đ) Không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục;

e) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đacấp theo quy định của pháp luật;

g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành viên bán hàng đa cấp theo quy định

CHUYÊN MỤC

Page 10: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

10 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

của pháp luật;i) Không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;

k) Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng Quy tắc hoạt động, Chương trình trả thưởng của doanh nghiệp;

l) Không khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;

m) Không quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống thẻ thành viên theo quy định của pháp luật;

n) Không thông báo hoặc thông báo không đúng, không đầy đủ cho người tham gia bán hàng đa cấp những

hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng;

o) Ký hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng;

c) Không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp;

d) Hoạt động bán hàng đa cấp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi chưa có xác nhận của Sở Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động;

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật;

e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

h) Không thực hiện hoặc thực hiện

CHUYÊN MỤC

Page 11: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

11ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Bán hàng đa cấp

không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

i) Rút khoản tiền ký quỹ khi chưa có văn bản đồng ý của Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng kýhoạt động bán hàng đa cấp trừ trường hợp doanh nghiệp rút khoản tiền đã ký quỹ vào ngân hàng thương mại để thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

k) Không thực hiện thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ hoặc thực hiện thủ tục thay đổi văn bản xác nhận ký quỹ nhưng không thông báo đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có sự thay đổi liên quan tới các nội dung cơ bản của văn bản xác nhận ký quỹ;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3 Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

c) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;

d) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;

đ) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;

e) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

g) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà

người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;

h) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải tuyển dụng mới hoặc gia hạn hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với một số lượng nhất định người tham gia bán hàng đa cấp để được quyền hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác;

i) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo liên quan tới các nội dung trong chương trình đào tạo cơ bản phải trả tiền hoặc phí dưới bất kỳ hình thức nào, trừ chi phí hợp lý để mua tài liệu đào tạo;

k) Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc chương trình đào tạo cơ bản của doanh nghiệp;

l) Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không thuộc nội dung cơ bản của chương trình đào tạo phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;

m) Thu phí đối với việc cấp, đổi thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào;

n) Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

o) Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định của pháp luật;

p) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;

q) Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;

r) Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp;

s) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp;

t) Yêu cầu, xúi giục người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.

Hình thức xử phạt bổ sung gồm có: phạt tiền gấp hai lần mức phạt đối với các

hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 36 trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Như vậy, mức tiền phạt tối đa đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp mà vi phạm các quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 42/2014/NĐ-CP có thể lên tới 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng).

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với hành vi quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này và hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

c) Buộc cải chính công khai.Bên cạnh việc tuân thủ các quy định

pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình như: Luật doanh nghiệp, pháp luật về quảng cáo, an toàn thực phẩm… Song song với công tác quản lý hành chính, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bán hàng đa cấp, đặc biệt là phổ biến thông tin cụ thể, chi tiết về những hành vi bị cấm cũng như chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đến cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng cần thiết để doanh nghiệp và người dân hiểu và tuân thủ các quy định pháp luật.

(Tổng hợp: Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh )

CHUYÊN MỤC

Page 12: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

12 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Ngày 30 tháng 7 năm 2015 vừa qua tại Tokyo - Nhật Bản, Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản (NCAC) và Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc (KCA) đã

ký kết Biên bản hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

Chủ tịch NCAC, Ông Tsuneo Matsumoto và Chủ tịch KCA, Ông Dea Pyo Jung trong lễ ký kết MOU

Tương đồng về chức năng và nhiệm vụ, cả hai cơ quan đều chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng như tư vấn người tiêu dùng, thí nghiệm sản phẩm, cung cấp thông tin (bao gồm cả việc phát hành ấn phẩm), tiến hành nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng văn bản pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng…

Với việc ký kết MOU này, hai cơ quan cam kết sẽ cùng nhau phối hợp để giải quyết những tranh chấp phát sinh liên quan đến người tiêu dùng của nước này tại nước kia, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng của nước này khi giao dịch tại nước kia, qua đó, góp phần thúc đẩy giao dịch thương mại giữa hai nước.

Chủ tịch NCAC, Ông Tsuneo Matsumoto và Chủ tịch KCA, Ông Dea Pyo Jung sau lễ ký kết MOU

Trước đó, vào ngày 17 tháng 6 năm 2015, KCA và Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã ký Biên bản hợp tác về lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Hy vọng rằng, việc ký kết MOU giữa các nước như trên sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

(Phòng Hợp tác quốc tế)

NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC KÝ KẾT BIÊN BẢN HỢP TÁC (MOU) TRONG THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 13: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

13ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Ngày 05 tháng 9 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT

về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, một hoặc nhiều bên liên quan đến vụ việc có quyền đề nghị

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH TIẾP NHẬN HỒ SƠ YÊU CẦU RÀ SOÁT HÀNG NĂM ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ MỘT SỐ SẢN PHẨM THÉP KHÔNG GỈ CÁN NGUỘI XUẤT XỨ TỪ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA, CỘNG HÒA INDONESIA,

MALAYSIA VÀ LÃNH THỔ ĐÀI LOANBộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát trên cơ sở Bên đề nghị cung cấp các bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải thực hiện rà soát.

Cục Quản lý cạnh tranh thông báo chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan (mã số vụ việc 13-KN-BPG-01). Các doanh nghiệp và bên liên quan có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo mẫu Hồ sơ yêu cầu rà soát. Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại Cục Quản lý cạnh

tranh trong thời gian từ ngày 5/9/2015 – 15/9/2015 theo địa chỉ như sau:

Cục Quản lý cạnh tranh - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Email: n inht [email protected]; [email protected]

Điện thoại: 04.2220.5018(Phòng điều tra vụ kiện phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nước)

Chương trình triệu hồi một số sản phẩm của dòng xe ô tô Ford Fiesta để kiểm tra, lắp bổ sung miếng

đệm ngăn cách động cơ và bát giữ hộp số Trong thời gian vừa qua, Cục QLCT

đã nhận được Thông báo của Công ty TNHH Ford Việt Nam về việc triệu hồi một số sản phẩm của dòng xe Ford Fiessta để lắp đặt bổ sung miếng đệm ngăn cách bó dây điện và bát giữ hộp số, cụ thể như sau:

CHƯƠNG TRÌNH TRIỆU HỒI MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA DÒNG XE Ô TÔ FORD FIESTA ĐỂ KIỂM TRA, LẮP BỔ SUNG MIẾNG ĐỆM NGĂN CÁCH ĐỘNG CƠ

VÀ BÁT GIỮ HỘP SỐ 1. Hàng hóa bị

ảnh hưởng- Số loại sản phẩm

xe ô tô bị ảnh hưởng:1: FIESTA JA8 4D

UEJD-AT-TITA;2: FIESTA JA8 5D

UEJD-AT-SPORT;3: FIESTA JA8 5D

UEJD-AT-MID;4: FIESTA JA8 5D

M1JE-AT-SPORT.- Được sản xuất

từ: 24 tháng 07 năm 2013 đến 30 tháng 08

năm 2014- Số Khung (số VIM), số máy: xem

danh sách kèm theo

- Số lượng thu hồi/triệu hồi: 1.189 chiếc;

2. Nội dung thực hiện Chương trình triệu hồi

Nguyên nhân:- Trên một số sản phẩm xe ô tô Ford

Fiesta có thể xuất hiện tình trạng bó dây

điện động cơ tiếp xúc với bát giữ hộp số trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng hư hỏng hệ thống điện trên xe, đèn cảnh báo có thể bật sáng trên bảng điều khiển.

Thông tin cụ thể về chương trình: xin liên hệ với Công ty TNHH FORD Việt Nam theo số Hotline 1800-588888 hoặc xem tại website: www.ford.com.vn hoặc các Đại lý ủy quyền của Công ty TNHH FORD Việt Nam.

Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo các khách hàng, người tiêu dùng đang sử dụng các dòng xe nói trên của Ford cập nhật và đối chiếu thông tin nêu trên để kiểm tra và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.

(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Cục Quản lý cạnh tranh)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 14: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

14 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) thông báo tiến hành điều tra rà soát hoàng

hôn (sunset review) vụ việc chống bán phá giá thép cán nguội nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.

Ngày 8 tháng 9 năm 2015, Uỷ ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) đã đăng công báo số 680/KADI/IX/2015 thông báo tiến hành điều tra rà soát hoàng hôn (sunset review) vụ việc chống bán phá giá thép cuộn cán nguội (CRC/S) nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một số thông tin chung về vụ việc:- Sản phẩm bị điều tra: Thép cuộn

cán nguội (CRC/S).- Mã HS: 7209.16 .00.10,

7209.17.0 0.10 , 7209.18 .99.0 0 , 7209.26.0 0.10, 7209.27.0 0.10,

7209.28.90.0 0, 7209.90.90.0 0, 7211.23.90.90, 7211.29.90.00, và 7211.90.10.00.

- Ngày khởi xướng điều tra rà soát: Ngày 4 tháng 9 năm 2015.

- Nguyên đơn: PT Krakatau Steel. Mức thuế hiện tại sau lần rà soát

giữa kỳ đối với doanh nghiệp Việt Nam là từ 12,3% - 27,8%.

KADI cho biết sẽ gửi bản câu hỏi và đơn kiện bản công khai đến các bên có liên quan và tạo cơ hội tổ chức một phiên điều trần. Các bên quan tâm khác nếu cần thông tin, bản câu hỏi hay các tài liệu khác có thể gửi công văn thông báo tham gia vụ việc trong thời gian tối đa là 14 ngày kể từ ngày đăng công báo này tới:

KOMITE ANTI DUMPING INDONESIA

K E M E N T E R I A N PERDAGANGAN

JL. M.I. RIDWAN RAIS NO. 5GEDUNG I LANTAI 5JAKARTA 10110TELP: 62-21-3850541FAX: 62-21-3850541EMAIL: [email protected] Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền – Hà NộiĐiện thoại: (04)222. 05002 (máy lẻ

1031) (gặp anh Hoàng Anh)Fax: (04)222.05003 (Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh)

UỶ BAN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ INDONESIA (KADI) THÔNG BÁO TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA RÀ SOÁT HOÀNG HÔN (SUNSET REVIEW) VỤ VIỆC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

THÉP CÁN NGUỘI NHẬP KHẨU TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRONG ĐÓ CÓ VIỆT NAM

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 15: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

15ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Mặc dù còn rất nhiều vấn đề thách thức về kinh tế, văn hóa, trình độ phát triển ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á, nhưng tự do hóa thương mại trong khu vực

ASEAN với các đối tác kinh doanh bên ngoài khu vực đã mang đến sự tiến bộ lớn trong các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.

Nhiều người với ý kiến phản đối hội nhập kinh tế thường cho rằng viêc hội nhập kinh tế sẽ làm suy yếu hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, chủ yếu là do luồng hàng hóa không an toàn có thể dễ dàng thâm nhập và trao đổi giữa các thị trường địa phương. Nhưng thực tế, các công ty và các quy định pháp luật thường có xu hướng thắt chặt và nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt là hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn để có thể dễ dàng tiếp cận thị trường xuất khẩu. Kinh nghiệm của thị trường chung Châu Âu EU chỉ ra rằng việc tự do hóa thương mại sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, như văn hóa, du lịch, xã hội…

Đông Nam Á đang trải qua quá trình phát triển tương tự như EU. Tất cả 10 nước thành viên khối ASEAN đã ký kết hiệp ước tự do thương mại từ năm 1999. Nhưng đến năm 2003 các nước ASEAN mới đồng ý ký kết CHỈ THỊ TIÊU CHUẨN MỸ PHẨM CHUNG ASEAN, mô phỏng theo chỉ thị của EU, trong đó thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật chung (chẳng hạn như các thành phần bị cấm) cũng như quyền hạn phù hợp của từng quốc gia. Các chỉ thị ban đầu chỉ dừng ở mức công nhận giữa các thị trường nhưng sau đó đã trở thành một chế độ hài hoà hoàn toàn vào năm 2012. Một ví dụ tại Myanmar, đất nước đang phát triển và vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề trong việc thực thi các tiêu chuẩn này, nhưng ít nhất họ đã có động lực nhờ vào một thỏa thuận có tính chất quốc tế.

Trong năm 2008, ASEAN đã nhất trí về một kế hoạch chi tiết nhằm tăng cường hoạt động của Cộng đồng Kinh tế

HOẠT ĐỘNG TỰ DO THƯƠNG MẠI

GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Ở ĐÔNG NAM Á

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 16: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

16 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

ASEAN từ cuối năm 2015. Tại kế hoạch chi tiết này, nội dung quan trọng là cần nỗ lực hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy ban ASEAN về Bảo vệ người tiêu dùng - tổ chức được thành lập trong khuôn khổ tổ chức của Asean nhằm thực thi và đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Asean - đã tập trung vào hoạt động xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và tăng cường năng lực cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên.

Việc kiểm soát thị trường qua sự an toàn sản phẩm của cơ quan nhà nước đã được cải thiện ở một số nước. Singapore giới thiệu các quy định trong năm 2011 về việc hàng hoá tiêu dùng để đáp ứng các tiêu chuẩn từ bốn cơ quan quốc tế quy định (như Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn EU, được sửa đổi bởi chính phủ Singapore) hoặc tiêu chuẩn quốc gia khác. Một số nhóm hàng hóa được điều chỉnh bởi quy định riêng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các loại thực phẩm nhất định.

Theo Đạo luật Bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia năm 1999, chỉ có một vài tiêu chuẩn hoạt động bắt buộc cụ thể đã được thiết lập bởi cơ quan quản lý chung. Nhưng các luật đều có một “nhóm yêu cầu an toàn tối thiểu”, đòi hỏi tất cả các mặt hàng tiêu dùng phải thỏa mãn yêu cầu an toàn ở mức tối thiểu. Không giống như các quy định tương ứng tại Singapore, Đạo luật của Malaysia không trực tiếp tham khảo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi cơ quan quốc tế. Nhưng các tiêu chuẩn quốc tế đã cung cấp nền tảng để các quy định tại Malaysia được xây dựng và thực thi.

Tuy nhiên, ở các nước ASEAN khác, quy định về nhóm ‘yêu cầu an toàn tối thiểu” vẫn chưa được hình thành. Cơ quan quản lý người tiêu dùng thường có thẩm quyền hạn chế để thiết lập các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu, thậm chí đối với hàng hóa đặc biệt như các loại thực phẩm. Thay vào đó, những quyền này được dành riêng cho các cơ quan chính phủ khác, thường là các bộ ban ngành được thành lập lâu và có nguồn lực tốt hơn (như Bộ y tế). Các ban ngành này thường quan tâm nhiều hơn tới việc thúc đẩy lợi ích kinh tế trước mắt, chứ không phải là lợi ích lan tỏa của hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.

Một vấn đề khác là sự thiếu cân bằng giữa quyền hạn kiểm soát tiền thị trường với quyền hạn kiểm soát hậu thị trường

của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại Đông Nam Á. Phần lớn các cơ quan này có quyền cấm hàng hóa hoặc buộc thu hồi sản phẩm nếu phát hiện hàng hóa đó không an toàn, tuy nhiên, những quyền lực này chỉ được thực hiện sau khi hàng hóa được đưa vào thị trường. Sẽ hiệu quả hơn nếu các cơ quan này có thẩm quyền và nguồn lực để tiến hành kiểm tra, đánh giá tính an toàn của các hàng hóa trước khi chúng được đưa vào thị trường tiêu dùng.

Một quy định khác biệt giữa các nước ASEAN liên quan đến trách nhiệm thông báo của thương nhân tới cơ quan bảo vệ người tiêu dùng khi tiến hành việc tự nguyện thu hồi sản phẩm. Tại các nước Asean, thương nhân không phải thực hiện trách nhiệm này. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, thương nhân phải thông báo công khai cụ thể về việc thu hồi sản phẩm khuyết tật.

Quy định trên hạn chế khả năng của các cơ quan quản lý ASEAN để phân tích dữ liệu chính xác nguy cơ sản phẩm lỗi và thực hiện quyền hạn chức năng của mình. Điều đó làm hạn chế sự hữu ích của trang web Ủy ban Cảnh bảo sản phẩm lỗi của ASEAN. Khoảng cách này cũng khiến cho các cơ quan quản lý nhà nước khó khăn hơn trong việc phát triển hệ thống hướng dẫn thu hồi sản phẩm khuyết tật.

Các nước ASEAN cũng được khuyến khích để cải cách cơ chế luật tư nhân gián tiếp để khuyến khích các nhà cung cấp cải thiện an toàn sản phẩm và cam kết bồi thường đầy đủ hơn cho người tiêu dùng. Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 của Indonesia đã đảo ngược nghĩa vụ chứng minh sản phẩm an toàn. Các nhà sản xuất có nhiệm vụ chứng minh

sản phẩm có khả năng gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng ở ngưỡng an toàn cho phép. Năm nước khác trong khối ASEAN đã tiến một bước xa hơn bằng cách ban hành luật trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt giống như các nước trong khối EU. Việt Nam cũng ban hành quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để bắt buộc thương nhân có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại trong các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sau tất cả những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các quy định pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì một vấn đề chung ở hầu hết các nước Asean là khả năng tiếp cận nhanh gọn và đơn giản các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng. Phần lớn các quốc gia này chưa có cơ chế riêng để giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng. Thái Lan và Malaysia là những ngoại lệ: tòa án Thái Lan cung cấp các thủ tục đặc biệt đối với khiếu nại của người tiêu dùng, Malaysia thành lập tòa án riêng cho các vụ việc tranh chấp của người tiêu dùng. Việt Nam tuy đã có quy định về áp dụng thủ tục xét xử đơn giản các vụ án dân sự của người tiêu dùng, tuy nhiên, thực tế chưa triển khai được quy định này do sự thiếu thống nhất giữa các quy định pháp luật của các cơ quan khác nhau.

Như vậy, mặc dù chưa đạt được sự thống nhất hài hòa giữa các quốc gia về các quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên, hoạt động tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực đã hỗ trợ tích cực và kéo theo sự phát triển hiệu quả và lan tỏa của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các quốc gia Asean.

TÙNG BÁCH (tổng hợp)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 17: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

17ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Trong thời gian gần đây trên một số các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin liên

quan đến việc các nhà mạng di động trên toàn quốc đã “móc túi” người tiêu dùng thông qua việc tự động cài và đăng ký các dịch vụ giá trị gia tăng - GTGT mà người tiêu dùng hoàn toàn không biết. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 6 nhà cũng cấp dịch vụ mạng viễn thông di động là Gmobile (099, 0199), MobiFone (090, 093, 0120, 0121, 0122, 0126, 0128), S-Fone (095), Vietnamobile (092, 0186, 0188), Viettel (096, 097, 098, 0162, 0163, 0164, 0165, 0166, 0167, 0168, 0169) và VinaPhone (091, 094, 0123, 0124, 0125, 0127, 0129).

Hầu hết các nhà mạng hiện nay đang cung cấp các ứng dụng dịch vụ cài sẵn trên SIM điện thoại khi phát hành SIM đến tay người tiêu dùng như Vinaphone là IOD (hay V-Live), Mobiphone là Supersim và Liveinfo và Viettel là Viettel Plus. Các ứng dụng có sẵn trên SIM này được nhà mạng lý giải là tiện ích cho người sử dụng, có chức năng cho phép tải thông tin và tính phí dịch vụ nhưng không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo về giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí đã được đưa ra.

Ngoài ra, khi người tiêu dùng mua SIM trả trước hay đăng ký trả sau tại các cửa hàng đại lý SIM trên toàn quốc thì có một thực tế hầu như không được cung cấp đầy đủ thông tin được hiện trên SIM có hay không có đăng ký dùng thử dịch vụ GTGT nào? Và nếu có đăng ký thì cú pháp huỷ sẽ như thế nào, làm sao để huỷ, có mất chi phí hay không?

Trong thời gian gần đây, các nhà mạng thường xuyên gửi tin nhắn mời dùng thử một số dịch vụ GTGT như nhạc chờ, thông báo cuộc gọi, tin nhắn nhỡ v.v.. nhưng trong trường hợp người tiêu dùng không muốn sử dụng thì cần huỷ ngay theo cú pháp (trong tin nhắn quảng cáo) vì trong trường hợp không huỷ, nhà mạng sẽ tự động gia hạn và tính phí sau khi đã hết thời gian dùng thử.

Những câu hỏi đặt ra ngày một nhiều và thực tế, khách hàng, người tiêu dùng không biết vẫn đều đặn bị nhà mạng trừ tiền cước.

Vậy làm sao để kiểm tra và nhận biết các dịch vụ GTGT đang được cài đặt trên máy và đã được đăng ký sử dụng?

Thường xuyên nhận được tin nhắn với nội dung tương tự từ một đầu số

nhất định;Tiền cước hàng tháng tăng bất

thường (đối với di động trả trước) và tài khoản bị trừ một khoản tiền bất thường (thuê bao di động trả sau);

Để giúp tránh trường hợp này, người tiêu dùng nên tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Liên hệ với tổng đài của các bên cung cấp dịch vụ để kiểm tra danh sách các ứng dụng dịch vụ GTGT được đăng ký trên số thuê bao của mình:

Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel:

Số tổng đài miễn phí: 18008198 - Đây là số tổng đài trả lời tự động của Viettel.

Số tổng đài tính phí: 19008198 (Phí 200đ/phút nội mạng) hoặc 0989.198.198 (tính phí như cách tính cước phí thông thường) - Hỗ trợ trực tiếp từ các tổng đài viên.

Hoặc soạn tin nhắn với cú pháp TC gửi 1228 (để TRA CỨU các dịch vụ đang đăng ký sử dụng).

Công ty Thông tin di động Việt Nam - Mobiphone:

Số tổng đài 9090 (200 đồng/phút nội mạng)

Số tổng đài: 18001090 (Miễn phí) đây là tổng đài trả lời tự động, bạn chỉ việc thao tác theo hướng dẫn của tổng đài.

Hoặc soạn tin nhắn với cú pháp là KT gửi 994.

Công ty Dịch vụ Viễn thông - Vinaphone:

Số tổng đài 9191: Đây là đường dây hỗ trợ khách hàng trong nước phục vụ 24h/7 để tư vấn, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ của mạng

VinaPhone và hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp (như báo mất máy, mất SIM). Mức cước gọi 9191 là 200 đồng/phút nội mạng (đã bao gồm VAT) theo phương thức tính cước 1+1 và áp dụng cho thuê bao trả trước từ ngày 1/12/2010. Thuê bao VinaPhone trả sau được miễn cước.

Soạn tin nhắn với cú pháp là TK gửi 123

Ngoài ra, để tránh việc các nhà mạng tự động gửi tin nhắn quảng cáo dạng FLASH, người tiêu dùng có thể trực tiếp vào Menu SIM trên điện thoại và tắt tất cả các ứng dụng nhận tin nhắn quảng cáo dạng FLASH (V-Live, Liveinfo, Viettel Plus) nếu không có nhu cầu sử dụng.

Bước 2: Tiến hành soạn tin nhắn để từ chối các dịch vụ theo hướng dẫn của tổng đài viên.

Bước 3: 1-2 tuần sau kiểm tra lạiNgười tiêu dùng nên thường xuyên

kiểm tra để tránh phải trả những khoản phí không mong muốn.

Trong trường hợp có khiếu nại hoặc có thắc mắc cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn người tiêu dùng 1800 6838 (Miễn phí).

PHẠM HOÀNG LONG(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng – Cục Quản lý cạnh tranh)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG MÂT TIỀN ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 18: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

18 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Ngày 18 tháng 9 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin về việc Cục

Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng công báo ngày 11 tháng 9 năm 2015 quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn lạnh (Certain Hot dip PCold rolled steel plated or Ccoated with the alloy of aluminum- zinc alloy of cold rolled steel) từ Việt Nam.

Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam về việc nhận được đơn yêu cầu điều tra của nguyên đơn.

Một số thông tin về vụ việc:- Ngày khởi xướng điều tra: 11

tháng 9 năm 2015- Sản phẩm bị điều tra: Tôn

lạnh có mã HS: 7210.61.11.011 7210.61.11.012 7210.61.11.013 7210.61.11.014 7210.61.11.021 7210.61.11.022 7210.61.11.023

7210.61.11.024 7210.61.11.031 7210.61.11.032 7210.61.11.033 7210.61.11.034 7210.61.11.090 7210.61.91.031 7210.61.91.032

gửi các tài liệu chứng minh, quan điểm và ý kiến trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày đang công báo này này tới:

Protection And Trade Retaliation Department of Foreign Trade,

Ministry of Commerce563 Canton Road, Bangkasor,,

Muang, Nonthaburi 11000Thailand Tel./FAX: 0 2547 4739/0 2547 4741Để biết thêm thông tin chi tiết, xin

liên hệ:Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ

thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà NộiĐiện thoại: (04) 222 05012 (anh Tuấn

Nghĩa)Fax: (04) 222 05003(Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

THÁI LAN THÔNG BÁO KHỞI XƯỚNG ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÔN LẠNH (CERTAIN HOT DIP PCOLD ROLLED

STEEL PLATED OR CCOATED WITH THE ALLOY OF ALUMINUM - ZINC ALLOY OF COLD ROLLED STEEL) TỪ VIỆT NAM

7210.61.91.033 7210.61.91.034 7210.61.91.090 7225.99.90.090 7212.50.21.000 7212.50.22.000 7212.50.29.000 7226.99.19.090 và 7226.99.99.090

- Nguyên đơn: Công ty NS Bluescope.

- Biên độ phá giá bị cáo buộc: 86.04%

Đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 2 của Thái Lan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trước đây là sản phẩm thép cuộn nguội năm 2012.

Trong thông báo, sau khi xem xét đơn kiện, DFT sơ bộ thấy có dấu hiệu hàng hóa bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đối với sản phẩm nói trên.

DFT sẽ gửi Bản câu hỏi và Đơn kiện bản công khai cho các bên liên quan. Các bên quan tâm khác nếu cần thông tin, bản câu hỏi hay các tài liệu khác có thể gửi công văn thông báo tham gia vụ việc trong thời gian tối đa là 15 ngày kể từ ngày đăng công báo (ngày 17 tháng 9 năm 2015). Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, các nhà xuất khẩu có thể

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 19: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

19ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Ngày 18 tháng 9 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông tin về việc Cục

Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã đăng công báo ngày 11 tháng 9 năm 2015 quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn phủ màu (Painted Hot dip galvanized of Cold rolled steel and Painted hot dip plated or coated with aluminumzinc alloys of cold rolled steel) nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam về việc nhận được đơn yêu cầu điều tra của nguyên đơn.

Một số thông tin về vụ việc:- Ngày khởi xướng điều tra: 11

tháng 9 năm 2015- Sản phẩm bị điều tra: Tôn

phủ màu có mã HS: 7210.70.10.012 7210.70.10.013 7210.70.10.014 7210.70.10.015 7210.70.10.022 7210.70.10.023 7210.70.10.024 7210.70.10.025 7210.70.10.032 7210.70.10.033 7210.70.10.034 7210.70.10.035 7210.70.10.042 7210.70.10.043 7210.70.10.044 7210.70.10.045 7210.70.10.052

7210.70.10.053 7210.70.10.054

của mình, các nhà xuất khẩu có thể gửi các tài liệu chứng minh, quan điểm và ý kiến trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày đang công báo này này tới:

Protection And Trade Retaliation Department of Foreign Trade,

Ministry of Commerce563 Canton Road, Bangkasor,

Muang, Nonthaburi 11000ThailandTel./FAX: 0 2547 4739/0 2547 4741Để biết thêm thông tin chi tiết, xin

liên hệ:Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ

thương mại của nước ngoài - Cục Quản lý cạnh tranh

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hà NộiĐiện thoại: (04) 222 05012 (anh Tuấn

Nghĩa)Fax: (04) 222 05003(Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

THÁI LAN THÔNG BÁO KHỞI XƯỚNG ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÔN PHỦ MÀU (PAINTED HOT

DIP GALVANIZED OF COLD ROLLED STEEL AND PAINTED HOT DIP PLATED OR COATED WITH ALUMINUMZINC ALLOYS OF

COLD ROLLED STEEL) NHẬP KHẨU TỪ VIỆT NAM7210.70.10.055 7210.70.10.062 7210.70.10.063 7210.70.10.064 7210.70.10.065 7210.70.10.090 7210.70.90.030 7210.70.90.040 7210.70.90.050 7210.70.90.060 7225.99.90.090 7212.40.10.090 7212.40.20.090 7212.40.90.090 7226.99.19.090 và 7226.99.99.090

- Nguyên đơn: Công ty NS Bluescope.

- Biên độ phá giá bị cáo buộc: 89.58%

Đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 3 của Thái Lan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trước đây là sản phẩm thép cuộn nguội năm 2012 và tôn lạnh năm 2015.

Trong thông báo, sau khi xem xét đơn kiện, DFT sơ bộ thấy có dấu hiệu hàng hóa bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa đối với sản phẩm nói trên.

DFT sẽ gửi Bản câu hỏi và Đơn kiện bản công khai cho các bên liên quan. Các bên quan tâm khác nếu cần thông tin, bản câu hỏi hay các tài liệu khác có thể gửi công văn thông báo tham gia vụ việc trong thời gian tối đa là 15 ngày kể từ ngày đăng công báo (ngày 17 tháng 9 năm 2015). Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền lợi

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

20 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Thời gian gần đây, Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương liên tục tiếp nhận các nội dung phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng

liên quan đến dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Liên quan đến vấn đề này, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và góp phần minh bạch hoạt động trên thị trường tài chính, Phòng Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo một số nội dung như sau:

1. Dịch vụ tín dụng tiêu dùngTín dụng tiêu dùng là một hình thức khá phổ biến hiện nay

đặc biệt là ở một số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Theo đó, tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng mà công ty, tổ chức cấp cho khách hàng nhằm mục đích tiêu dùng. So với tín dụng doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng có một số đặc điểm khác biệt như sau:

- Giá trị khoản vay nhỏ: do mục đích sử dụng khoản vay thường là mua sắm tài sản thường ngày hoặc đầu tư kinh doanh nhỏ nên giá trị các khoản vay thường nhỏ.

- Số lượng khách hàng lớn: vì nhu cầu tiêu dùng hiện hữu ở tất cả các chủ thể trong xã hội nên đối tượng khách hàng của tín dụng tiêu dùng là rất lớn.

- Chi phí kinh doanh cao: do giá trị khoản vay nhỏ trong khi đối tượng khách hàng thường là cá nhân và có phạm vi không tập trung nên chi phí bình quân để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty tín dụng tiêu dùng thường cao. Điều này dẫn tới lãi suất cung cấp dịch vụ cao.

- Tiềm ẩn nhiều rủi ro: để đáp ưng nhu cầu của các cá nhân, đặc biệt là yêu cầu về thủ tục đơn giản và thời gian nhanh chóng, hồ sơ tín dụng tiêu dùng thường đơn giản và ít bao gồm các giấy tờ, thủ tục chứng minh. Điều này dẫn tới việc thẩm định năng lực tài chính và khả năng trả nợ của người vay thường không được chính xác và an toàn. Do vậy, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho công ty cung cấp dịch vụ.

2. Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Việt NamThực tế tại Việt Nam, hoạt động tín dụng tiêu dùng thường

được thực hiện dưới dạng các khoản vay để mua tài sản tiêu dùng như xe máy, máy tính, điện thoại…So với các hồ sơ vay tại ngân hàng, các công ty cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng không yêu cầu chặt chẽ về việc chứng minh tài chính, xác minh nhu cầu tiêu dùng hoặc các thủ tục liên quan khác, thời

gian giải ngân cũng nhanh hơn và trong nhiều trường hợp khi mua sắm tài sản thì giải ngân ngay sau khi ký hợp đồng. Lợi thế này của các công ty tín dụng tiêu dùng khiến cho một bộ phận rất lớn người tiêu dùng đang sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng, góp phần thu hút sự tham gia của nhiều công ty và tạo nên mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng cho một số công ty trong lĩnh vực này.

(Ảnh: Một số công ty cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng)

(Ảnh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty PPF (nay là Công ty Home Credit))

(Nguồn: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/lai-suat-vay-tieu-dung-cao-loi-nhuan-cua-home-credit-vuot-troi-nhieu-ngan-hang-201405051458287772.chn)

Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, rất nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đã được ghi nhận và đang tạo ra rất nhiều bức xúc cho người dân.

Qua công tác thống kê từ hoạt động tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tại Cục Quản lý cạnh tranh, trong số các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam (trước đây là Công ty TNHH Một thành viên Tài chính PPF Việt Nam) là đơn vị đang có nhiều phản ánh của người tiêu dùng

BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG

TRONG CÁC GIAO DỊCH

TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 21: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

21ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

về quá trình cung cấp và thực hiện dịch vụ tín dụng tiêu dùng.Phần lớn các hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền lợi

người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tập trung vào những nội dung sau:

i) Cung cấp thông tin không chính xác, đầy đủ về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nhân viên tư vấn không thông báo đầy đủ, chính xác về mức lãi suất của hợp đồng; về cách thức tính lãi phạt; về thời hạn phải trả tiền hàng tháng và một số điều khoản đặc biệt trong hợp đồng tín dụng tiêu dùng. Thiếu sót này làm cho người tiêu dùng không biết chính xác về nghĩa vụ của mình, dẫn tới thực hiện sai hợp đồng và phát sinh khoản tiền phạt. Trong nhiều trường hợp, khi người tiêu dùng thắc mắc về mức tiền phạt thì không nhận được sự giải thích nhanh chóng, chính xác từ phía công ty. Thậm chí, đa số trường hợp gặp phải tình trạng đẩy trách nhiệm từ phía nhân viên tư vấn sang tổng đài công ty và ngược lại.

ii) Không cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng Sau khi ký kết hợp đồng, bản chính của hợp đồng không

được cung cấp kịp thời cho người tiêu dùng. Đối với một số trường hợp, sau khi ký kết vài tháng và khi có yêu cầu của người tiêu dùng thì công ty mới gửi hợp đồng. Việc không cung cấp hợp đồng và thiếu sót trong cách thức cung cấp thông tin của các nhân viên tư vấn khiến cho người tiêu dùng không tiếp cận được với các điều khoản quy định điều chỉnh món tiền vay của mình, do đó, rất dễ mắc phải các lỗi phạt trong quá trình trả nợ hàng tháng.

iii) Không thông báo rõ ràng mục đích thu thập thông tinTrong quá trình thu thập thông tin để làm hồ sơ vay tiền,

người tiêu dùng không được thông báo là các số điện thoại của người thân sẽ được sử dụng trong quá trình thu hồi nợ (nếu có) phát sinh về sau. Người tiêu dùng được thông báo là việc thu thập số điện thoại của người thân nhằm mục đích xác minh khoản vay, tuy nhiên, thực tế thì nhân viên thu hồi nợ thường xuyên và liên tục liên hệ với người thân để tác động kèm theo đe dọa và quấy nhiễu nhằm thu hồi nợ của khách hàng.

iv) Quấy nhiễu, đe dọa để thu hồi nợNhân viên thu hồi nợ có dấu hiệu đe dọa, quấy nhiễu

người tiêu dùng và người thân của người tiêu dùng trong quá trình thu hồi nợ.

Trong tất cả các vụ việc hiện đang được Cục QLCT xem xét, giải quyết, tất cả người tiêu dùng và cả người thân của người tiêu dùng thường xuyên và liên tục bị các cuộc điện thoại, tin nhắn liên hệ với mục đích thu hồi nợ. Những cuộc điện thoại và tin nhắn này liên tục kèm theo nội dung đe dọa với lời lẽ thiếu tôn trọng người nghe. Thậm chí, rất nhiều cuộc gọi và tin nhắn được thực hiện lúc tối muộn và tần suất liên hệ trên dưới 10 cuộc/ngày.

Từ những nội dung trên có thể thấy, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. Các hành vi xâm phạm này được thực hiện rất khéo léo, thường đánh vào đặc điểm chính của loại hình tín dụng tiêu dùng là thủ tục đơn giản và thời gian giải ngân nhanh.

3. Khuyến cáo cho người tiêu dùngĐể bảo vệ quyền lợi của mình, khi có nhu cầu vay tiền,

người tiêu dùng cần lưu ý một số nội dung sau:TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG- Tham khảo các hình thức tín dụng tại các ngân hàng.

Nếu không còn lựa chọn nào khác mới tham khảo hình thức tín dụng tiêu dùng tại các tổ chức tài chính.

- Lựa chọn các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ cho

vay có uy tín. Tham khảo, hỏi ý kiến người thân, bạn bè hoặc tham khảo thông tin trên mạng Internet để xem các đánh giá của cộng đồng người tiêu dùng về dịch vụ, uy tín của công ty cung cấp dịch vụ.

- Đọc thật kỹ hoặc yêu cầu nhân viên tư vấn làm rõ nội dung hợp đồng, đặc biệt lưu ý các điều khoản vể lãi suất, thời hạn và phương thức trả nợ, cách tính tiền phạt.

- Lưu ý và cẩn trọng khi cung cấp các thông tin cá nhân của mình và của người khác cho bên cung cấp dịch vụ.

SAU KHI KÝ HỢP ĐỒNG- Đề nghị nhân viên tư vấn hoặc công ty cung cấp một bản

sao có giá trị pháp lý của hợp đồng đã ký kết. - Trường hợp hợp đồng được gửi sau bằng đường bưu

điện cần lưu ý nhân viên tư vấn có hình thức xác nhận về việc sẽ gửi hợp đồng cho người tiêu dùng và thời gian hoàn thành gửi hợp đồng.

TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG- Người tiêu dùng cần lưu giữ tất cả hóa đơn, tài liệu liên

quan, bao gồm: hợp đồng, các tài liệu hướng dẫn do công ty cung cấp, các hóa đơn nộp tiền và các tài liệu liên quan khác để làm chứng cứ cho các hoạt động của mình.

- Nếu có vấn đề phát sinh hoặc thắc mắc, cần chủ động liên hệ trực tiếp theo số máy điện thoại được cung cấp trên hợp đồng của công ty.

- Trường hợp đã phản ánh, liên hệ nhưng vấn đề chưa được làm rõ hoặc giải quyết, cần phản ánh tới bên thứ ba (các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các Sở Công Thương trên địa bàn hoặc Cục QLCT) để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Thời gian vừa qua, trước thực trạng các vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng ngày một gia tăng cả về số lượng và tính chất, Cục Quản lý cạnh tranh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung dịch vụ vay vốn cá nhân vào danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Ngày 20 tháng 8 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2012/QĐ-TTg, trong đó, bổ sung dịch vụ vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

Theo đó, trong thời gian tới, trước khi áp dụng các hợp đồng vay vốn cá nhân, các tổ chức liên quan phải đăng ký và được cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở trung ương hoặc địa phương chấp nhận mới được áp dụng ký kết với người tiêu dùng. Việc cơ quan bảo vệ người tiêu dùng kiểm soát các mẫu hơp đồng vay vốn cá nhân của các tổ chức tín dụng là nhằm đảm bảo loại bỏ các điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng hoặc vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ra khỏi các hợp đồng ký kết với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng cần tư vấn về tín dụng tiêu dùng hoặc khi quyền lợi có dấu hiệu bị xâm phạm trong quá trình thực hiện các hoạt động tín dụng tiêu dùng có thể liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại đầu số miễn phí 1800.6838 của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương./.

(Phòng Bảo vệ người tiêu dùng)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

22 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 8 năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Cơ quan Cạnh tranh

và Bảo vệ người tiêu dùng Úc (ACCC) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh của Úc” tại Thành phố Hải Phòng. Hội thảo được chủ trì bởi Ông Trần Anh Sơn- Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh Việt Nam. Tham dự Hội thảo còn có: PGS.Ts. Tăng Văn Nghĩa, Trưởng khoa Sau đại học - Đại học Ngoại Thương Hà Nội; ông Marcus Brezzi, Trưởng bộ phận thực thi pháp luật cạnh tranh, ACCC; ông Tim Grimwade, Trưởng bộ phận Tư pháp và Kinh tế, ACCC và các đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan khác.

Hội thảo tập trung vào những nội dung cụ thể như sau:

- Tầm quan trọng của Luật cạnh tranh: Bên cạnh những lợi ích như duy trì sự đa dạng của cấu trúc thị trường, gia tăng năng suất lao động và cải tiến, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, tốt cả về chất lượng và giá cả, quá trình cạnh tranh còn tiểm ẩn những hạn chế như: mất cân đối thị trường, sự hình thành của vị trí thống lĩnh, độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Do vậy, Luật cạnh tranh là cần thiết để tạo ra cơ chế và môi trường thích hợp cho tiến bộ, phát triển, đồng thời ngăn chặn sự bóp méo thị trường và tạo cơ sở pháp lý cho những

doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. - Xây dựng cơ quan cạnh tranh:

Tại Phiên làm việc này, các đại biểu đã phân tích và so sánh hệ thống cơ quan quản lý cạnh tranh tại Úc và Việt Nam. Các đại biểu thống nhất rằng để bảo đảm hiệu quả của cơ quan cạnh tranh, các nhà hoạch định chính sách đều phải giải quyết 3 vấn đề như sau: (i) Tại sao cần phải điều chính; (ii) Các quy tắc điều chỉnh nên được thiết kế ra sao; (iii) Các thiết chế thực thi nên được thiết kế như thế nào để có thể hỗ trợ cơ chế nêu trên.

- Điều tra, xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh: Các công cụ ngăn chặn và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm phạt tiền, biện pháp xử lý phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, một số nước trên thế giới bao gồm Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản… áp dụng chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với cartel (chính sách khoan dung). Chính sách này cho phép miễn trừ trách nhiệm đối với những bên hỗ trợ cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra. Ví dụ, tại Úc, tổng cộng từ tháng 9/2005 đến 3/2015, đã có 163 doanh nghiệp tìm đến ACCC để xin hưởng miễn trừ.

- Rà soát đối với quản lý tập trung kinh tế: Trong quá trình điều tra các vụ việc liên quan đến tập trung kinh tế, cơ quan cạnh tranh cần nhấn mạnh các nguyên tắc: tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của ACCC, tính công bằng về

thủ tục, dựa trên bằng chứng, tính nhất quán và chắc chắn, tính linh hoạt, tính kịp thời, tính bảo mật.

- Các biện pháp xử lý vụ việc cạnh tranh: Các đại biểu thống nhất rằng mục đích của các biện pháp xử lý cạnh tranh là nhằm chấm dứt hành vi vi phạm và các tác động phản cạnh tranh do hành vi mang lại; ngăn chặn việc tái phạm và khôi phục khả năng cạnh tranh của thị trường. Ngoài ra, đại diện Cục QLCT cũng nhấn mạnh để có thể xử lý tốt các vụ việc cạnh tranh, cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý ngành và cơ quan cạnh tranh nhằm giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Kết thúc Hội thảo, đại diện Cục QLCT và ACCC một lần nữa khảng định vai trò quan trọng của việc thực thi pháp luật cạnh tranh đối với tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế để cạnh tranh tốt hơn trong môi trường kinh doanh quốc tế. Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp có giá trị của các đại biểu tham dự.

(Phòng Hợp tác quốc tế – Cục Quản lý cạnh tranh)

HỘI THẢO “KINH NGHIỆM THỰC THI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA ÚC” TỔ CHỨC TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

23ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Tính đến hết tháng 8 năm 2015, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực được hơn 4 năm. Cùng với những thành quả đáng khích lệ đã đạt được, có thể

nói tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp về số lượng, tính chất và quy mô. Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã trao cho người tiêu dùng nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án và khiếu nại/phản ánh vi phạm tới các cơ quan hành chính… Tuy nhiên, thực thế thời gian qua cho thấy, phần lớn các vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo phương thức thương lượng và hòa giải. Đặc biệt, số vụ việc giải quyết tại tòa là rất ít do những yêu cầu phức tạp về quy trình, thủ tục hoặc sự hạn chế về chi phí, kiến thức pháp lý của người tiêu dùng.

1. Vụ việc phát sinh và quá trình thương lượng, hòa giảiThời gian vừa qua, sau hơn 02 năm kiên trì theo đuổi vụ

việc, nhóm một số người tiêu dùng đã mua/sử dụng sản phẩm bánh mỳ kẹp thịt tại Cơ sở Minh Tuyến đã thắng kiện tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan. Đây có thể coi là một trong những vụ việc tiêu biểu, giúp cho những người tiêu dùng, các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng những quy định của pháp luật để bảo vệ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các hành vi phạm.

NHỮNG TÍN HIỆU VUI VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI

NGƯỜI TIÊU DÙNG - NHÌN TỪ VỤ VIỆC

“NGỘ ĐỘC BÁNH MÌ KẸP THỊT TẠI BẾN TRE”

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

24 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Cụ thể, tháng 5 năm 2013, xảy ra vụ 190 người tiêu dùng bị ngộ độc sau khi mua/sử dụng sản phẩm bánh mì kẹp thịt do Cơ sở Bánh mì Minh Tuyến, địa chỉ kinh doanh số 308 B, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre sản xuất.

(ảnh minh họa)Khi xảy ra vụ ngộ độc trên, ngày 27/6/2013 đã có 34 người

tiêu dùng gửi đơn khiếu nại đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bến Tre.

Theo báo cáo, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người tiêu dùng, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bến Tre (Hội BVQLNTD tỉnh Bến Tre) đã thực hiện một loạt các hoạt động, bao gồm:

- Ngày 30/6/2013, Hội BVQLNTD tỉnh đã đăng ký làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND thành phố Bến Tre về việc phản ánh về vụ việc.

- Ngày 03/7/2013, tham dự cuộc họp tại Văn phòng UBND thành phố Bến Tre về việc thống nhất biện pháp giải quyết vụ việc.

- Ngày 17/7 và ngày 18/7/2013, tham dự hoà giải tại UBND phường Phú Khương (UBND Phú Khương chủ trì) nhưng Bà Võ Thị Minh Tuyến (chủ cơ sở sản xuất) không đến.

- Ngày 13/9/2013 và ngày 18/9/2013, Hội BVQLNTD tỉnh đã có Giấy mời Bà Võ Thị Minh Tuyến – Chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến đến Văn phòng Hội để tiến hành hoà giải. Chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến không đến.

- Hội đã phối hợp với Hội Luật gia tỉnh (Luật sư Nguyễn Thị Biết) tiến hành hướng dẫn, tư vấn người tiêu dùng làm đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân thành phố Bến Tre yêu cầu Bà Võ Thi Minh Tuyến - Chủ Cơ sơ bánh mì Minh Tuyến phải bồi thường thiệt hại gồm các khoản: tiền viện phí, tiền thuốc, tiền mất ngày công lao động trong thời gian nằm viện điều trị theo quy định pháp luật hiện hành.

- Hội cử cán bộ đi trực tiếp, làm việc với cơ quan hữu quan: Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, các bệnh viện, trạm y tế, Công an phường Phú Khương để thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan (danh sách, trích lục bệnh án nằm viện, xác nhận địa chỉ thường trú của Bà Tuyến, sao lục các công văn, báo cáo, thông báo về vụ ngộ độc thực phẩm, phiếu xét nghiệm mẫu thực phẩm…), bổ sung hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu của Toà án nhân dân thành phố Bến Tre.

2. Quá trình khởi kiện tại Tại Toà án nhân dân thành phố Bến Tre

Sau quá trình xem xét, Toà án nhân dân thành phố Bến Tre đã chấp nhận, thụ lý 22 đơn khởi kiện của người tiêu dùng (có 04 trẻ em – cha mẹ giám hộ).

Quá trình thụ lý, Toà án đã tổ chức các cuộc hoà giải nhưng phía bị đơn (bà Võ Thị Minh Tuyến – Chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến và Luật sư ) đều không có mặt.

Toà án đã tách thành 22 vụ xét xử, mặc dù đại diện nguyên đơn (đại diện người tiêu dùng) đề nghị nhập thành 01 vụ nhưng không được Toà chấp nhận.

2.1 Quá trình xử sơ thẩmTrong thời gian thụ lý, phía nguyên đơn (người tiêu dùng)

có 03/22 người rút đơn khởi kiện, với lý do thiếu các giấy tờ liên quan. Còn lại 19 hồ sơ khởi kiện của người tiêu dùng đủ điều kiện, Toà án nhân dân thành phố Bến Tre đã tiến xét xử sơ thẩm 02 vụ, còn 17 vụ gộp lại thành 01 vụ và tiến hành hoà giải.

Ngày 09/2/2015 và các ngày 03/3, 04/3/2015, Toà án nhân dân thành phố Bến Tre đã mở 02 phiên toà xét xử sơ thẩm:

* Vụ thư nhất:Ngày 09/02/2015, mở phiên toà xét xử sơ thẩm công khai vụ

án dân sự sơ thẩm thụ lý số 22/2014/TLST-DS ngày 28/02/2014 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 87/2014/QĐXX-ST ngày 15/12/2014 giữa: Ông Nguyễn Văn Hoàng (phường 5, TP Bến Tre và Bà Võ Thị Minh Tuyến – Chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến (P. Phú Khương, TP Bến Tre).

Kết quả xét xử tại Bản án số 08/2015/DS-ST ngày 09/02/2015, Toà án nhân dân thành phố Bến Tre tuyên án:

“Bác yêu câu khơi kiện của ông Nguyễn Văn Hoàng về việc đòi bồi thường thiệt hại do sức khoe bị xâm phạm…”.

Lý do thua kiện: “…ông Hoàng không xuất trình được chưng cư chưng minh thực tế co ăn bánh mì của Cơ sơ Minh Tuyến…”

* Vụ thư hai: Các ngày 03 và 04/3/2015, mở phiên toà xét xử sơ thẩm

công khai vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 25/2014/TLST-DS ngày 28/02/2014 theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 84/2014/QĐXX-ST, ngày 15/12/2014 và quyết định hoãn phiên toà số 20/2015/QĐST-DS ngày 09/02/2015 của Toà án nhân dân thành phố Bến Tre giữa: bà Nguyễn Thị Kim Thuyên (phường 4, TP Bến Tre) và bà Võ Thị Minh Tuyến – Chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến (P. Phú Khương, TP Bến Tre).

Kết quả xét xử tại Bản án số 11/2015/DS-ST ngày 04/3/2015, Toà án nhân dân thành phố Bến Tre tuyên án:

“Bác yêu câu khơi kiện của bà Nguyễn Thị Kim Thuyên về việc đòi bồi thường thiệt hại do sức khoe bị xâm phạm…”.

Lý do thua kiện: “….bà Thuyên … khi bị ngộ độc thực phẩm vào bệnh viện điều trị cân thiết phải xet nghiệm mẫu bệnh phâm gồm dịch tiêu hoá và phân đê xác định được vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm co giống với vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella Spp trong báo cáo số 115/BC-VVS ngày 07/6/2013 của Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh hay không...”.

Như vậy, theo kết quả sơ thẩm, trong cả hai vụ việc, người tiêu dùng đã thua kiện. Tuy nhiên, phía nguyên đơn đã không đồng ý với kết quả xét xử sơ thẩm và cho rằng:

- Toà án nhân dân thành phố Bến Tre đã không căn cứ vào các tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ bị ngộ độc bánh mì

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

25ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Minh Tuyến do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan chuyên môn đã ban hành mà nguyên đơn đã cung cấp đầy đủ cho Toà, gồm: Các bản pho to hoặc bản sao hợp lệ: Báo cáo142/BC-CCATVSTP của Chi cục ATVSTP; Báo cáo 115/BC-VVS của Viện VSYTCC TP Hồ Chí Minh; Các phiếu kết quả xét nghiệm 009026/VVS, 009027/VVS, 009028/VVS, 009029/VVS của Viện VSYTCC TP Hồ Chí Minh; Thông báo 3410/TB-SYT của Sở Y tế; Công văn 93/BVNĐC-KHTH của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu; Công văn 1186/VYTCC ngày 09/10/2014 của Viện VSYTCC TP Hồ Chí Minh; Quyết định 85/QD-XPHC của Thanh tra Sở Y tế; Biên bản 12/BB-HĐHG của Hội đồng Hoà giải - UBND phường Phú Khương; danh sách 190 người ra viện do các bệnh viện, trạm y tế cung cấp…

- Tòa án nhân dân thành phố Bến Tre đã không xem xét đến các nội dung trong Biên bản 12/BB-HĐHG ngày 27/6/2013, trong đó, bà Võ Thị Minh Tuyến đã thừa nhận hành vi: “ Cơ sở đồng ý nguyên nhân ngộ độc là do bánh mì” và “Tôi không chối bỏ việc bồi thường…” và những tài liệu liên quan khác đã khẳng định rõ “Thức ăn nguyên nhân là bánh mì kẹp thịt của cơ sở bánh mì Minh Tuyến” (TB số 3410/TB-SYT ngày 04/7/2013 của Sở Y tế Bến Tre)…v…v.

Từ đó, phía nguyên đơn đã có Đơn đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre xem xét lại vụ việc theo trình tự phúc thẩm.

2.2 Quá trình xử phúc thẩmVào lúc 7 giờ 30 phút ngày 12/8/2015,

Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre đã mở phiên toà xét xử phúc thẩm 02 vụ nguyên đơn (người tiêu dùng) kháng cáo nói trên.

Tại phiên toà có Văn phòng Luật sư Phan Law Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ quyền lợi cho 02 nguyên đơn (Ông Nguyễn văn Hoàng và Bà Nguyễn Thị Kim Thuyên).

Kết quả xét xử phúc thẩm, Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre đã tuyên:

- Sửa bản án sơ thẩm số 08/2015/DS-ST ngày 09/02/2015 của Toà án nhân dân thành phố Bến Tre và buộc bà Võ Thị Minh Tuyến (SN 1982, chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến, ngụ TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Nguyễn Văn Hoàng số tiền 8.477.000 đồng.

- Sửa bản án sơ thẩm số 11/2015/DS-ST ngày 04/3/2015 của Toà án nhân

dân thành phố Bến Tre và buộc bà Võ Thị Minh Tuyến (SN 1982, chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến, ngụ TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) phải có trách nhiệm bồi thường cho bà Nguyễn Thị Kim Thuyên số tiền 2.125.000 đồng.

Ngoài ra, đối với cả hai vụ kiện bà Võ Thị Minh Tuyến còn bị buộc phải chịu án phí tổng cộng 623.000 đồng.

2.3 Hòa giải tại Tòa.Ngay sau khi có kết quả xét xử phúc

thầm tại Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, vào ngày 17/8/2015, tại Toà án nhân dân thành phố Bến Tre, Toà đã tiến hành mở phiên hoà giải giữa 17 nguyên đơn (người tiêu dùng) yêu cầu bà Võ Thị Minh Tuyến phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Kết quả hoà giải tại Biên bản không số ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Toà án nhân dân thành phố Bến Tre:

“ Xét thấy các đương sự đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số 31/2014/TLST-DS ngày 28/02/2014. Cụ thể như sau:

“ Bà Võ Thị Minh Tuyến có trách nhiệm bồi thường cho các nguyên đơn tổng số tiền là 22.014.038 đồng, trong đó: chi phí điều trị là 17.809.038 đồng và hỗ trợ tiền công lao động là 4.205.000 đồng.

Ngoài ra Bà Võ Thị Minh Tuyến còn phải nộp án phí là 550.000 đồng”.

Về phía người tiêu dùng, mặc dù vẫn cho rằng số tiền bồi thường thiệt hại trên chưa thoả đáng nhưng xét thấy Chủ cơ sở bánh mì Minh Tuyến đã nhận lỗi, do đó người tiêu cùng chấp nhận kết quả hòa giải.

Như vậy, vụ việc 22 người tiêu dùng khởi kiện, trong đó, phía nguyên đơn rút 03 hồ sơ do không đủ điều kiện (thiếu giấy tờ liên quan), còn lại 19 vụ đủ điều kiện khởi kiện (02 vụ xét xử sơ thẩm, 17 vụ hoà giải) đã thắng kiện qua quá trình xét xử phúc thẩm và hoà giải thành tại Tòa. Vụ việc kết thúc thắng lợi sau hơn 02 năm theo đuổi (05/2013 – 8/2015) là kết quả nỗ lực của những người tiêu dùng có liên quan, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bến Tre cũng như các văn phòng luật, luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên nguyên đơn.

3.Một vụ việc – nhiều ý nghĩa Tuy chỉ là một vụ việc diễn ra tại một

địa phương với giá trị tranh chấp không lớn nhưng vụ việc nêu trên đã chứa đựng nhiều thông tin, nội dung đáng suy ngẫm.

Thứ nhất: Mặc dù 190 người tiêu

dùng bị ngộ độc nhưng cuối cùng chỉ có 19 người theo kiện tới cuối cùng và được đòi bồi thường, mặc dù chủ cơ sở đã thừa nhận hành vi vi phạm và đã bị chính quyền địa phương xử phạt vi phạm hành chính. Đối với những người tiêu dùng không khởi kiện, một số thì không khởi kiện vì ngại thủ tục phức tạp, một số thì cho rằng gái trị tranh chấp nhỏ, một số khác thì không khởi kiện vì không lưu giữ bằng chứng giao dịch…

Thứ hai: Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có quy định về thủ tục rút gọn đối với các vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, do chưa có các văn bản hướng dẫn nên thực tế các Tòa án vẫn chưa có cơ sở để áp dụng thủ tục này khi tiếp nhận các vụ việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, vụ việc tại Bến Tre thêm một lần nữa cho thấy với sự quyết tâm và kiên trì, hoàn toàn có thể sử dụng các quy trình hiện tại để đạt được thắng lợi khi khởi kiện tại Tòa các vụ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, ở góc độ ngược lại, người tiêu dùng có quyền cho rằng nếu có quy trình thủ tục đơn giản hơn thì vụ việc đã không cần mất tới hơn 02 năm để được giải quyết.

Thứ ba: Bên cạnh sự kiên trì của người tiêu dùng không thể không nhắc đến các hoạt động hỗ trợ thiết thực hiệu quả của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bến Tre, Hội Luật gia tỉnh Bến Tre (Văn phòng Luật sư Nguyễn Thị Biết), các cơ quan y tế, công thương có liên quan tại Bến Tre, TP. HCM… Vụ việc kết thúc thắng lợi không chỉ mang lại lợi ích cho những người tiêu dùng liên quan. Hơn hết, nó là sự khẳng định sự quyết tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của toàn thể các tổ chức, cá nhân có liên quan tại Bến Tre và phần nào trở thành kinh nghiệm quý báu cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại các địa phương khác trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

ĐOÀN QUANG ĐÔNG(Phòng Bảo vệ quyền lợi NTD)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

26 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

I. Giới thiệu và phân loại hành vi theo Điều 101, TFEU

Điều 101 trong Hiệp ước hoạt động của Liên minh Châu Âu (TFEU - Treaty on the Functioning of the European Union) là một trong những điều khoản cơ bản làm nền tảng pháp lý cho pháp luật cạnh tranh hay pháp luật chống độc quyền của Châu Âu. Điều 101 quy định mọi thoả thuận giữa các chủ thê trên thị trường, quyết định của hiệp hội và các hành vi phối hợp khác mà co thê gây ảnh hương đến thương mại giữa các nước thành viên và mang tính chất hoặc co tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch bop méo cạnh tranh trên thị trường chung trong liên minh đều bị cấm bơi không phù hợp với tinh thân và mục tiêu chung của thị trường.

Trước tiên có thể thấy quy định trên đã nêu rõ hai dạng hành vi khác nhau dựa trên mức độ cam kết giữa các thành viên tham gia đó là hành vi thoả thuận và hành vi phối hợp. Thoả thuận là trường hợp có sự trao đổi, gặp gỡ và đi đến thống nhất ý chí (meeting of mind) giữa hai hay nhiều

chủ thể kinh doanh trên thị trường về một hay một số các yếu tố kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp thoả thuận thường có sự cam kết cao nhất của các thành viên đối với những nội dung đã được thống nhất, ít nhất là về mặt hình thức. Trong nhiều trường hợp các bên tham gia thoả thuận còn đặt ra các hình thức hay biện pháp chế tài để đảm bảo thực hiện các nội dung đã cam kết. Thoả thuận có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau như thoả thuận miệng (trao đổi miệng trực tiếp, điện thoại…) hoặc bằng văn bản (email, thư tín, quyết định cuộc họp, biên bản cuộc họp, biên bản thoả thuận…). Trong trường hợp hành vi phối hợp không có sự thống nhất và tính cam kết cao như thoả thuận. Đây là trường hợp giữa các doanh nghiệp có sự ngâm hiêu với nhau về một vấn đề nào đó và từ đó có thể đưa ra những hành vi kinh doanh mang tính tương đồng.

Căn cứ quy định tại Điều 101, TFEU, bất kỳ một thoả thuận hay hành vi phối hợp nào giữa các chủ thể trên thị trường đều có nguy cơ bị xác định là hành vi vi

phạm nếu mang bản chất hoặc gây tác động làm phương hại đến các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, điều khoản này cũng đưa ra hai tiêu chí để điều chỉnh đối với các hành vi thoả thuận hay phối hợp đó là mang bản chất phản cạnh tranh và gây tác động phản cạnh tranh. Liên quan đến nội dung này, Toà án công lý Châu Âu (ECJ - European Court of Justice) cũng đã đưa ra quan điểm rất rõ rằng mang bản chất hoặc co tác động phản cạnh tranh, làm phương hại cạnh tranh là những cấu thành hoàn toàn khác biệt của từng dạng hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 101, TFEU. Những hành vi mang bản chất phản cạnh tranh là những hành vi tự thân nó có tính chất phản cạnh tranh, xâm hại tới các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù vậy, ECJ cũng cho rằng khi xác định một hành vi vi phạm trên cơ sở mang bản chất phản cạnh tranh thì trong một số trường hợp cũng cần phải xem xét thêm cả các tác động phản cạnh tranh do hành vi đã gây ra trên thực tế.

Mục đích của Điều 101, TFEU là

XÁC ĐỊNH HÀNH VI VI PHẠM TRÊN CƠ SỞ BẢN CHẤT PHẢN CẠNH TRANH CỦA HÀNH VI

THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CHÂU ÂU

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 27: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

27ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

nhằm ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh và thúc đẩy tiến trình hoà nhập kinh tế giữa các quốc gia thành viên trong Liên minh Châu Âu. Hội nhập và hoà nhập kinh tế là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho sự thành công của Liên minh Châu Âu và cần phải được bảo vệ thông qua hoạt động ngăn chặn các thành phần kinh tế tư nhân tự tạo lập nên các rào cản kinh doanh bằng các thoả thuận hoặc hành vi phối hợp. Thị trường thương mại tự do chung sẽ bị xâm hại nếu các doanh nghiệp trên thị trường có khả năng thực hiện các hành vi phản cạnh tranh như thoả thuận hạn chế hoặc phân chia thị trường, thống nhất ấn định giá đối với sản phẩm, thông thầu. Vì vậy, Điều 101 của TFEU không chỉ chứa đựng các quy định pháp lý cốt lõi làm nền tảng cho pháp luật chống độc quyền của Châu Âu mà còn là công cụ quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu xây dựng và duy trì sự vận hành hiệu quả của khu vực thị trường chung trong toàn Liên minh Châu Âu.

Một hành vi được xác định vi phạm Điều 101 căn cứ trên cơ sở tính chất phản cạnh tranh của hành vi nếu như hành vi đó tự thân mang bản chất phản cạnh tranh, xâm hại tới các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Tính chất phản cạnh tranh của hành vi được xác định trên cơ sở nội dung và mục tiêu mà hành vi nhắm tới.

II. Xác định hành vi thoả thuận vi phạm Điều 101, TFEU dựa trên cơ sở bản chất phản cạnh tranh của hành vi

Các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh của Châu Âu đã xác định có một số dạng hành vi thoả thuận mang bản chất phản cạnh tranh, ví dụ như thoả thuận ấn định giá, thoả thuận kiểm soát số lượng hay khối lượng hàng hoá hay dịch vụ, thoả thuận phân chia thị trường. Một trong số những vụ việc đầu tiên mà ECJ xử lý và đưa ra quan điểm chính thức về các thoả thuận bị coi là mang bản chất phản cạnh tranh, làm phương hại đến cạnh tranh trên thị trường là vụ Consten/Grundig1. Consten, một hãng chuyên sản xuất đài ra-đi-ô của Đức và một công ty phân phối sản phẩm của Pháp đã thoả thuận thống nhất trao cho công ty của pháp quyền phân phối độc quyền các đài ra-đi-ô hiệu Grundig tại thị trường Pháp và thống nhất các phương thức nhằm kiểm soát và hạn chế việc xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm đài ra-đi-ô. Đại diện biện hộ cho Consten đã trình bày ý kiến trước ECJ rằng thoả thuận phân

1 Cases 56 & 58/64, Consten and Grundig v. Comm’n, 1966 E.C.R. 301, 342;

phối ra-đi-ô Grundig không vi phạm pháp luật về chống độc quyền của Châu Âu. Lý do được đưa ra là thoả thuận này đã cho phép nhà sản xuất đài ra-đi-ô của Đức gia nhập thị trường Pháp và đã mang lại những tác động tích cực thông qua việc đẩy mạnh sự gia nhập thị trường của công ty Đức vào thị trường Pháp. Tuy nhiên, ECJ đã không chấp nhận đối với những phản biện từ Consten và đồng thời xác định rằng thoả thuận như vậy là vi phạm pháp luật cạnh tranh của Châu Âu bởi nó mang bản chất phản cạnh tranh, xâm hại tới cạnh tranh trên thị trường bởi đã hạn chế các nhà phân phối có thể tham gia bán các sản phẩm ra-đi-ô và hạn chế cả các phương thức cũng như các loại sản phẩm ra-đi-ô được xuất khẩu hay nhập khẩu. Nói cách khác, do thoả thuận đã nêu tự thân nó mang bản chất phản cạnh tranh nên không cần phải viện vào các lý do để đánh giá những tác động của thoả thuận đối với thị trường. Đồng thời ECJ cũng giải thích khi một thoả thuận mang bản chất phản cạnh tranh thì không cần phải đánh giá chính xác về các tác động mà nó gây ra. Nói cách khác, nếu một thoả thuận mang bản chất phản cạnh tranh thì đương nhiên bị coi là hành vi vi phạm mà không cần tính đến việc có hay không những tác động tích cực đối với việc gia nhập thị trường.

Có thể nói Consten/Grundig chính là vụ việc đầu tiên có đề cập đến các thoả thuận mang bản chất phản cạnh tranh và tạo nền tảng cơ sở cho việc xem xét đánh giá các loại thoả thuận này. Nhưng trong một vụ việc gần đây hơn, vụ Allianz/Hungaria, ECJ còn cân nhắc cả các tác động kinh tế trong quá trình xem xét đánh giá tính chất phản cạnh tranh của một thoả thuận. Trong vụ việc với sự tham gia của các công ty bảo hiểm xe ôtô để ký kết các thoả thuận với các nhà buôn xe nhằm xác định mức phí theo giờ mà các doanh nghiệp bảo hiểm trả cho việc sửa chữa xe. ECJ xác định thoả thuận này mang bản chất hạn chế cạnh tranh nhưng cũng xem xét cả các khía cạnh kinh tế và pháp lý của thoả thuận, và cả các tác động thực tế của thoả thuận đối với thị trường. Và ECJ đưa ra kết luận rằng thoả thuận, mặc dù có thể có một số tác động trên thực tiễn, mang bản chất phản cạnh tranh. Việc xem xét các tác động trong vụ việc này dường như có mâu thuẫn so với quan điểm không cần thiết phải xem xét yếu tố tác động khi xác định bản chất phản cạnh tranh của một thoả thuận mà ECJ đưa ra trong vụ việc trước. Tuy nhiên, không phải

như vậy bởi ngoài một số đánh giá tác động được đưa ra trong vụ việc Allianz/Hungaria thì về tổng thể cơ quan cạnh tranh Châu Âu không cần phải đánh giá những tác động tiềm năng hoặc thực tế khi xác định bản chất phản cạnh tranh của hành vi thoả thuận để xác định hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 101, TFEU. Đối với các thoả thuận có tính chất phản cạnh tranh rõ ràng thì những tác động thực tiễn dưới góc độ kinh tế cho dù có thể là những tác động mang tính tích cực như trong vụ việc Consten/Grundig cũng sẽ không được xem xét. Vì vậy, đối với các chủ thể kinh doanh trên thị trường chung của Liên minh Châu Âu khi ký kết các thoả thuận cần phải nhận thức rõ rằng các thoả thuận đó không mang bản chất phản cạnh tranh, đặc biệt trong mọi trường hợp không được thoả thuận để phân chia thị trường dựa trên phạm vi địa lý của từng quốc gia thành viên hoặc đưa ra các giới hạn trong việc tiếp cận sản phẩm.

III. Xác định hành vi phối hợp vi phạm Điều 101, TFEU dựa trên cơ sở bản chất phản cạnh tranh của hành vi

Vụ việc đầu tiên ECJ xử lý có liên quan đến các hành vi phối hợp có thể kể đến là vụ ICI v. Commission2. Trong vụ việc này, các hãng sản xuất các sản phẩm thuốc nhuộm (dyestuff) quanh Châu Âu đã có ba lần riêng biệt cùng tăng giá ở nhiều thị trường các quốc gia trong khối thị trường chung của Liên minh Châu Âu. Vì không có bất kỳ một thoả thuận thống nhất tăng giá cụ thể nào nên vụ việc được xử lý dựa trên chủ thuyết về hành vi phối hợp. Tất cả các mức tăng giá là đồng nhất. Đại diện biện hộ cho các bên đã đưa ra quan điểm xem xét vụ việc và biện cãi rằng để xác định một hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh cần xem xét những tác động thực tế của hành vi tới thị trường, bởi vì một hành vi phối hợp không thể bị xem xét tách rời với những tác động thực tiễn tới cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, không giống như trong trường hợp xem xét đối với các thoả thuận mang bản chất phản cạnh tranh, việc xem xét các hành vi phối hợp đòi hỏi phải có đánh giá tổng thể về các tác động đối với thị trường bởi các tác động thực tiễn sẽ là những thông tin cụ thể và được sử dụng làm bằng chứng nhằm xác định liệu đã có một hành vi phối hợp xâm hại cạnh tranh hay không. Những tác động thực tế phải được xem xét trong mối tương quan

2 Case 48/49, ICI v. Comm’n, 1972 E.C.R. 621, 655.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

28 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

với một thị trường cụ thể đang được xem xét, mà trong vụ việc này là thị trường các sản phẩm thuốc nhuộm.

Trong vụ việc này các tác động thực tế đối với thị trường đã cho thấy hành vi phối hợp xâm hại cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm thuốc nhuộm. Đã có hành vi cùng nhau tăng giá ở các khu vực địa lý khác nhau trong khu vực thị trường chung của Liên minh Châu Âu mà không thể đưa ra được một lời biện minh hay giải thích bằng yếu tố cấu trúc thị trường. ECJ cũng đồng ý một phần với các biện luận được đưa ra và xác định có hành vi phối hợp. Toà án thấy rằng hành vi của các bên liên quan có tác động xâm hại cạnh tranh trên thị trường bằng việc loại bỏ sự bất trắc trên thị trường, nghĩa là các hãng đã biết rõ rằng các đối thủ cạnh tranh nào đang chuẩn bị kế hoạch và biết sẽ không phải đối mặt với rủi ro trong việc tăng giá trong khi một doanh nghiệp đối thủ đã từ bỏ việc thực hiện tăng giá. Vì vậy, ECJ kết luận rằng những tác động thực tế đối với thị trường sẽ cho thấy một hành vi phối hợp có vi phạm pháp luật cạnh tranh Châu Âu hay không.

Tiếp theo, trong vụ việc Suiker Unie3, ECJ lại lần nữa xem xét một hành vi phối hợp dựa trên việc đánh giá tác động đối với thị trường. Trong vụ việc, hàng loạt hãng sản xuất đường trên khắp thị trường Châu Âu tạo nên hệ thống các mạng lưới để từ đó từ chối bán đường cho một số các đối thủ cạnh tranh nhất định trên một số khu vực thị trường nhất định và giới hạn sản lượng sản xuất đường. Tuy nhiên, thị trường đường được kiểm soát khá chặt chẽ tại Châu Âu và doanh nghiệp đường chỉ có thể bị xác định vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu như các cơ quan quản lý trước đó đã cho phép các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Khi xem xét một cách cụ thể, ECJ xác định rằng cơ quan quản lý của Ý đã chưa thực sự cho phép các hoạt động cạnh tranh được diễn ra tự do trên thị trường đường, và vì vậy, các hoạt động cạnh tranh trên thực tiễn chưa được hình thành nên không thể có hành vi hạn chế cạnh tranh. Nhưng đối với các thị trường khác mà đã cho phép các hoạt động cạnh tranh được thực hiện, và các nhà sản xuất đường đã đặt ra các hành vi giới hạn sản lượng sản xuất và

3 Cases 40–48, 50, 54–56, 111, 113, & 114–73, Suiker Unie v. Comm’n, 1975

lưu thông đường thì đồng nghĩa với việc có hành vi xâm hại cạnh tranh trên các thị trường này, và do vậy, có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Hành vi do các bên thực hiện đã có tác động trực tiếp và xâm hại cạnh tranh trên thị trường vì vậy bị coi là hành vi vi phạm.

Như vậy, trong các vụ việc đầu tiên trên đây, yếu tố tác động ảnh hưởng của hành vi được xem xét một cách cụ thể. Khác với các hành vi thoả thuận phản cạnh tranh, các hành vi phối hợp được xem xét trên cơ sở đánh giá tác động thực tiễn. Tuy nhiên, việc xem xét đối với các hành vi phối hợp có sự thay đổi kể từ quyết định đưa ra trong vụ việc Anic4. Trong vụ việc, các nhà sản xuất polypropylene tại Châu Âu đã đặt ra mức giá mục tiêu cho các sản phẩm của họ, đã có các cuộc gặp mặt để bàn luận về các chiến lược sản phẩm, và đã đưa ra các mức giới hạn. Một trong số các biện lý cho rằng có thể xác định hành vi phối hợp vi phạm pháp luật cạnh tranh bởi tính chất phản cạnh tranh của hành vi mà không cần phải xem xét các tác động thực tế của hành vi đối với thị trường.

4 Case C-49/92 Comm’n v. Anic, 1999 E.C.R. I-04125

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

29ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

Hơn nữa, vì các thoả thuận có thể bị xác định là hành vi vi phạm dựa trên tính chất phản cạnh tranh của hành vi hoặc dựa trên yếu tố tác động đối với thị trường thì các hành vi phối hợp cũng phải nên được xác định một cách tương tự. Trong vụ việc này hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh bởi các bên đã tổ chức nhiều cuộc họp và ở đó có sự trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp đối thủ. Việc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp đối thủ sẽ chẳng có vấn đề gì nếu như tại đó không có việc trao đổi thông tin lẫn nhau. Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp đã gặp nhau và trao đổi thông tin với nhau. Thông qua việc trao đổi thông tin, các hành vi kinh doanh độc lập của các doanh nghiệp sẽ giảm. Sự độc lập trong việc đưa ra quyết định về mỗi hành vi kinh doanh chính là yếu tố cơ bản tạo nên và làm gia tăng các hoạt động cạnh tranh. ECJ đã đồng ý với quan điểm có những hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh bị xác định là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Châu Âu mà không cần đánh giá các tác động đối với thị trường. ECJ tuyên bố các công ty sản xuất polypropylene đã có sự cấu kết với mục tiêu hạn chế cạnh tranh và sự cấu kết có tính phản cạnh tranh này này không nhất thiết phải được biểu lộ thông qua các tác động thị trường mà tự thân nó là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Châu Âu. Như vậy, quan điểm xử lý trong vụ việc Anic đã tạo nên một chuẩn mực mới trong việc xem xét các hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh. Bản chất của cạnh tranh là ganh đua và khi doanh nghiệp xác định tham gia thị trường, đối mặt với cạnh tranh nghĩa là đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, thị trường mang lại cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với có rất nhiều bất trắc. Đó chính là động lực nuôi dưỡng cạnh tranh làm cho các hoạt động kinh tế trên thị trường không ngừng được đổi mới và phát triển. Bởi vậy, ECJ đưa ra quan điểm rằng việc chia xẻ thông tin thị trường giữa các doanh nghiệp đối thủ làm triệt tiêu những bất trắc, tức là xâm hại cạnh tranh. Do đó việc đánh giá các tác động thực tế đối với thị trường là không cần thiết và bản thân hành vi chia xẻ thông tin để đồng loạt tăng giá mang bản chất phản cạnh tranh nên đã hội đủ các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh Châu Âu.

Cách tiếp cận và xác định hành vi phối hợp vi phạm pháp luật cạnh tranh

dựa trên bản chất phản cạnh tranh của hành vi như trong vụ Anic được thể hiện một cách rõ ràng hơn trong vụ T-Mobile5. Trong vụ việc, năm hãng di động tại Netherlands có tổ chức một cuộc họp chính thức và trong đó có một hãng đưa ra thông tin về mức phí hoa hồng trả cho các nhà buôn. Trong vụ việc này chỉ có duy nhất một lần họp và thông tin đưa ra không trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, sau khi có những biện lý cho rằng hành vi chia xẻ thông tin trong trường hợp này mang bản chất phản cạnh tranh, thậm chí thông tin được đưa ra chia xẻ chỉ từ một hãng trong khi các hãng còn lại không đưa ra thông tin chia xẻ. Và do mang bản chất phản cạnh tranh nên không cần phải xem xét tác động thực tế đối với thị trường mà vẫn có thể xác định là hành vi phối hợp vi phạm pháp luật cạnh tranh Châu Âu. Bởi lý do đơn giản được đưa ra là tất cả các doanh nghiệp trên thị trường cần phải hoạt động một cách độc lập, tức là độc lập đưa ra quyết định kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp nhận được thông tin từ doanh nghiệp đối thủ và vẫn đang hoạt động trên thị trường thì bị cho là đã sử dụng thông tin nhận được để đưa ra quyết định kinh doanh của mình và do vậy không còn hoạt động một cách độc lập, tức là không còn tự mình đưa ra quyết định kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh bị xâm hại. ECJ hoàn toàn đồng ý với luận điểm này và cho rằng đây chính là hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh vi phạm pháp luật cạnh tranh Châu Âu bởi các lý do (i) thông tin kinh doanh đã được chia xẻ giữa các doanh nghiệp đối thủ, (ii) các doanh nghiệp được chia xẻ thông tin vẫn hiện hữu trên thị trường, và (iii) do vậy khi các doanh nghiệp được chia xẻ thông tin vẫn còn tồn tại trên thị trường thì bị cho rằng đã sử dụng các thông tin được chia xẻ để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh nên qua đó triệt tiêu những bất trắc của thị trường mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt và điều đó cũng có nghĩa làm triệt tiêu cạnh tranh. Trên cơ sở đó, ECJ một lần nữa khẳng định rằng những tác động thực tiễn đối với thị trường không liên quan và không ảnh hưởng tới việc xác định một hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh, xâm hại cạnh tranh

5 Case C-8/08, T-Mobile, 2009 E.C.R. I-04529, paras. 12–21

trên thị trường.Trên cơ sở luận thuyết mới của ECJ

về các hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh theo quy định tại Điều 101, TFEU, vấn đề cốt yếu cần quan tâm là việc chia xẻ thông tin giữa các doanh nghiệp đối thủ và vì vậy làm giảm những bất trắc thị trường mà doanh nghiệp phải đối mặt qua đó xâm hại cạnh tranh. Luận thuyết này dẫn tới một khả năng doanh nghiệp dễ bị xác định có hành vi phối hợp vi phạm pháp luật cạnh tranh đơn giản bởi có một doanh nghiệp đối thủ đơn phương chia xẻ các thông tin trong kinh doanh. Chỉ một hành vi chia xẻ thông tin giữa các doanh nghiệp đối thủ đã đủ cấu thành hành vi vi phạm mà không cần phải quan tâm tới việc các doanh nghiệp khác có sử dụng các thông tin đã được chia xẻ vào các quyết định kinh doanh của mình hay không hoặc việc sử dụng đó như thế nào. Kể cả việc các doanh nghiệp khác có chia xẻ thông tin hay không, thậm chí có doanh nghiệp từ chối chia xẻ thông tin cũng không cần phải quan tâm. Chỉ cần có một doanh nghiệp chia xẻ các thông tin kinh doanh, thậm chí chỉ chia xẻ một lần, và tất cả các doanh nghiệp đối thủ khác được chia xẻ thông tin vẫn còn hiện hữu trên thị trường thì xác định có hành vi vi phạm Điều 101, TFEU đối với tất cả các doanh nghiệp đã tham gia vào cuộc họp chia xẻ thông tin.

Từ thực tiễn vụ việc trên, ECJ đã đưa ra một định hướng nhằm chứng minh và xác định một hành vi phối hợp vi phạm Điều 101, TFEU khá dễ dàng đối với Ủy ban cạnh tranh Châu Âu cũng như cơ quan cạnh tranh của từng quốc gia nhưng lại vô cùng hà khắc đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Như một tiền lệ được đưa ra trong vụ việc T-Mobile, các doanh nghiệp trên thị trường không được chia xẻ các thông tin kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ và nếu như các thông tin kinh doanh đã được chia xẻ trong thực tế thì các doanh nghiệp được chia xẻ thông tin vẫn còn đang hiện hữu trên thị trường sẽ bị xác định có hành vi phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh, xâm hại tới cạnh tranh trên thị trường và bị xác định có hành vi vi phạm, thậm chí cả đối với các doanh nghiệp chỉ nghe thông tin và không chia xẻ bất kỳ thông tin kinh doanh nào của doanh nghiệp mình.

IV. Một số đánh giáTừ các vụ việc trên cho thấy việc

áp dụng quy định tại Điều 101, TFEU

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

30 ACVC Ạ N H T R A N H & N G Ư Ờ I T I Ê U D Ù N G | S ố . 5 3 - 2 0 1 5

tại Châu Âu trong một số trường hợp là tương đối hà khắc. Ví dụ, trong trường hợp việc chia xẻ thông tin kinh doanh bị xác định là hành vi phối hợp cho dù có những doanh nghiệp chỉ tiếp nhận thông tin tại cuộc họp và không chia xẻ bất kỳ một thông tin kinh doanh nào, thậm chí thông tin được chia xẻ trên thực tế cũng không ảnh hưởng tới quyết định kinh doanh của họ. Rõ ràng, cách xác định vi phạm như trong các trường hợp nêu trên của ECJ dựa trên cơ sở lỗi suy đoán, một cách áp dụng luật tương đối hà khắc đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận điều này gắn với mục tiêu hành động nhằm ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh và thúc đẩy tiến trình hoà nhập kinh tế giữa các quốc gia thành viên mà các cơ quan cạnh tranh Châu Âu đang hướng tới thì hoàn toàn có cơ sở. Hơn nữa, hơn bất kỳ ai, các doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường hoàn toàn nhận thức được rằng khi tham gia thị trường sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh, nghĩa là cơ hội luôn đi song hành với bất trắc, và mỗi doanh nghiệp đều phải tự mình lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm tranh thủ cơ hội, loại trừ các bất trắc, rủi ro để đạt được hiệu quả kinh tế. Mỗi doanh nghiệp đều phải độc lập trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm, giá cả, chất lượng, thị trường, khách hàng hay các yếu tố khác của thị trường. Bản thân mỗi doanh nghiệp đều hoàn toàn có thể tự hiểu và nhận thức được rằng mọi hành vi cấu kết hay phối hợp với doanh nghiệp đối thủ khác trên thị trường liên quan đến các yếu tố của thị trường là đi ngược với mục tiêu của các hoạt động

cạnh tranh. Và vì vậy, bản thân các hành vi cấu kết hay phối hợp đó có gắn với yếu tố lỗi.

Một điểm nữa có thể thấy pháp luật cạnh tranh Châu Âu quy định và các cơ quan cạnh tranh Châu Âu cũng xác định và có quan điểm áp dụng rất rõ rằng đối với những dạng hành vi thoả thuận hay phối hợp mang bản chất phản cạnh tranh, tức là tự thân hành vi có tính chất xâm hại cạnh tranh sẽ bị xác định là hành vi vi phạm mà không cần quan tâm tới những tác động của hành vi đối với thị trường, thậm chí là những tác động kinh tế mang tính tích cực. Đây chính là cơ sở để áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule/per se illegal) đối với những hành vi mang bản chất phản cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Châu Âu. Cụ thể hơn, khi doanh nghiệp tham gia thị trường tức là sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh. Dưới góc độ của một doanh nghiệp, cạnh tranh dựa trên cơ sở các yếu tố cơ bản bao gồm giá cả, chất lượng, mẫu mã, chủng loại hàng hoá hay dịch vụ, các dịch vụ khuyến mại, hậu mãi…Trên cơ sở các loại hàng hoá và dịch vụ đã được định hình trên cơ sở nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ hướng tới xây dựng hình ảnh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, gia tăng số lượng hay doanh số để đạt tới cái đích cuối cùng là lợi nhuận. Tổng hoà tất cả các hoạt động và vòng quay kinh doanh đó của các doanh nghiệp trêm thị trường sẽ tạo nên cấu trúc cạnh tranh trên từng thị trường riêng. Và mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là tạo lập, duy trì và bảo vệ các cấu trúc cạnh tranh trên từng thị trường riêng này làm động lực phát triển

cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ một hành vi thoả thuận hay phối hợp nào liên quan trực tiếp đến các yếu tố cạnh tranh cơ bản của thị trường như ấn định giá cả, kiểm soát sản lượng, phân chia thị trường…sẽ đều gây tác động phản cạnh tranh, tức mang bản chất phản cạnh tranh, xâm hại môi trường cạnh tranh trên từng thị trường riêng và qua đó xâm hại môi trường cạnh tranh nói chung thì cần phải được kiểm soát, ngăn cấm và loại bỏ, cho dù những thoả thuận hay hành vi phối hợp đó, trong một hoàn cảnh cụ thể, ở một góc nhìn cụ thể hay đối với một số đối tượng cụ thể, có thể có những tác động kinh tế tích cực. Áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se illegal) trong những trường hợp này chính là bỏ qua những ích lợi nhỏ để hướng tới mục tiêu trọng tâm chung lớn hơn đó là môi trường cạnh tranh nói chung. Thiết nghĩ, việc xác định các hành vi mang bản chất phản cạnh tranh cũng như áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên cũng cần được đặc biệt lưu ý nhằm hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh của Việt Nam bởi một số quy định trong Luật cạnh tranh của chúng ta hiện còn bất cập. Đơn cử, giá cả chính là yếu tố cạnh tranh cốt lõi nên thoả thuận ấn định giá trực tiếp hoặc gián tiếp trong mọi trường hợp đều có tính chất rất nghiêm trọng, không chỉ xâm hại, ngăn cản, bóp méo cạnh tranh mà thậm chí có thể làm triệt tiêu cạnh tranh. Vì vậy, thoả thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường luôn bị coi là hành vi mang bản chất phản cạnh tranh và được quy định cấp theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên theo pháp luật cạnh tranh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thậm chí đối tượng vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự. Trong khi đó Luật cạnh tranh của Việt Nam lại quy định cấm có điều kiện, khi mà các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Mặc dù có thể có lý do biện minh rằng tại thời điểm xây dựng và ban hành Luật cạnh tranh nền kinh tế của Việt Nam chưa thực sự phát triển và còn khá nhỏ bé trong đó hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên, quy định như vậy trên tổng thể và về lâu dài là không phù hợp, cần phải được sửa đổi nhằm bắt kịp với xu thế phát triển của pháp luật cạnh tranh trên thế giới.

PHÙNG VĂN THÀNH

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANHTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: CÁC GIAO DỊCH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG - vca.gov.vn · PDF file... túc tiếp thu ý kiến đóng góp của ... hàng định kỳ theo quý, và 64% mua hàng ... mua Khi khảo

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC ẤN PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN