25
CÂU HỎI ÔN THI QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ VÀ TÀI SẢN NỢ Câu 1: Mối liên hệ giữa rủi ro lãi suất và rủi ro kinh doanh trong mô phỏng ALM? Với một tình huống kinh doanh không đổi việc mô phỏng dữ liệu rủi ro – lợi nhuận của danh mục cho thấy tất cả khả năng về rủi ro – lợi nhuận của danh mục chưa tính đến các chính sách phòng vệ hoặc thay đổi các chính sách phòng vệ hiện hữu mà chỉ xác định tác động của sự biến động lãi suất. Khi xem xét một tình huống kinh doanh duy nhất thì margin lãi suất thay đổi tuyến tính với gap lãi suất. Với một giá trị gap thì thu nhập lãi sẽ thay đổi tuyến tính so với lãi suất => thay đổi gap bằng các công cụ phái sinh sẽ khiến cho thu nhập lãi và lợi nhuận kỳ vọng thay đổi. => Như vậy việc thay đổi gap sẽ cho chúng ta thấy được sự tương quan giữa rủi ro – lợi nhuận với mỗi gap tương ứng khi lãi suất thay đổi => bước cuối cùng là chọn một sự kết hợp tốt nhất. Mặc dù vậy, phương pháp gap sẽ bị hạn chế khi có sự xuất hiện của rủi ro quyền chọn. ALCO có thể không chấp nhận lựa chọn tốt nhất ứng với biện pháp phòng vệ tương ứng. Do phòng vệ có thể hy sinh nhiều lợi nhuận và ngược lai lợi nhuận cao có thể chấp nhận

Câu hỏi ôn tập

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Câu hỏi ôn tập

CÂU HỎI ÔN THI QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ VÀ TÀI SẢN NỢ

Câu 1: Mối liên hệ giữa rủi ro lãi suất và rủi ro kinh doanh trong mô phỏng ALM?

Với một tình huống kinh doanh không đổi việc mô phỏng dữ liệu rủi ro – lợi nhuận

của danh mục cho thấy tất cả khả năng về rủi ro – lợi nhuận của danh mục chưa tính đến

các chính sách phòng vệ hoặc thay đổi các chính sách phòng vệ hiện hữu mà chỉ xác

định tác động của sự biến động lãi suất.

Khi xem xét một tình huống kinh doanh duy nhất thì margin lãi suất thay đổi tuyến

tính với gap lãi suất. Với một giá trị gap thì thu nhập lãi sẽ thay đổi tuyến tính so với lãi

suất => thay đổi gap bằng các công cụ phái sinh sẽ khiến cho thu nhập lãi và lợi nhuận

kỳ vọng thay đổi.

=> Như vậy việc thay đổi gap sẽ cho chúng ta thấy được sự tương quan giữa rủi ro –

lợi nhuận với mỗi gap tương ứng khi lãi suất thay đổi => bước cuối cùng là chọn một sự

kết hợp tốt nhất.

Mặc dù vậy, phương pháp gap sẽ bị hạn chế khi có sự xuất hiện của rủi ro quyền

chọn.

ALCO có thể không chấp nhận lựa chọn tốt nhất ứng với biện pháp phòng vệ tương

ứng. Do phòng vệ có thể hy sinh nhiều lợi nhuận và ngược lai lợi nhuận cao có thể chấp

nhận nhiều rủi ro hoặc khó có thể đạt được các biện pháp phòng vệ.

Do đó tiến hành mô phỏng ALM với nhiều tình huống kinh doanh (thay đổi đồng

thời đổi chính sách phòng vệ và cơ cấu tài sản) có thể giúp ALCO:

Xem xét nhiều tình huống kinh doanh để có những kiến nghị cho hoạt động kinh

doanh và các biện pháp phòng vệ. Theo đó, ALCO có thể biết các mô phỏng “What

if” khi kết hợp hoạt động nội và ngoại bảng.

Xác định sự tương tác giữa rủi ro lãi suất và rủi ro kinh doanh từ đó xác định

được giải pháp phòng vệ tối ưu cho rủi ro lãi suất lẫn kinh doanh.

Page 2: Câu hỏi ôn tập

Câu 2: Khái niệm rủi ro thanh khoản? Các phương pháp quản trị rủi ro thanh

khoản?

Khái niệm rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản: là rủi ro ngân hàng thiếu thanh khoản và ngân hàng không có

khả năng chi trả hay đáp ứng nhu cầu rút vốn khi đến hạn, bắt buộc ngân hàng phải đi vay

hoặc bán tháo tài sản.

Nếu nhu cầu thanh khoản cao hơn dự trữ thanh khoản, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu

hụt thanh khoản.

Để bù đắp sự thiếu hụt đó, ngân hàng sẽ dự trữ cao hơn dự trù nhu cầu thanh khoản,

và phần dôi cao hơn đó được gọi là “liquidity buffer”.

Rủi ro thanh khoản xuất phát từ 2 nguyên nhân: Từ tài sản có và từ tài sản nợ.

Từ tài sản Nợ: xuất hiện khi có nhu cầu rút tiền mặt từ “chủ nợ” của ngân hàng

(người gửi tiền tiết kiệm).

Từ tài sản Có: Khi khách hàng yêu cầu giải ngân theo cam kết của ngân hàng.

Do đó, ngân hàng cần quản trị thanh khoản:

Quản trị độ lệch kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có

Quản trị rủi ro lãi suất

Quản trị Dự trữ thanh khoản (nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản)

Quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung (để đảm bảo uy tín thương hiệu)

Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Nguyên tắc:

Theo dõi sát sao hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Dự báo và quản trị tốt dòng tiền ra lớn

Tránh tình trạng kéo dài của việc thặng dư hay thâm hụt nguồn vốn

Các phương pháp:

Page 3: Câu hỏi ôn tập

Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng nguồn

Độ lệch thanh khoản = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản

Độ lệch thanh khoản dương: ngân hàng có biện pháp sử dụng chênh lệch để

kiếm lợi.

Độ lệch thanh khoản âm: ngân hàng có biện pháp tăng nguồn để tạo thêm cung

thanh khoản.

Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Dựa vào tính linh hoạt hay ổn định của nguồn vốn để phân tích và dự báo thanh

khoản.

Nguyên tắc: Nguồn vốn có tính ổn định thấp thì dự trữ cao và ngược lại.

Phương pháp tiếp cận xác suất tình huống

Các tình huống: Xấu nhất, tốt nhất và trung bình.

Đối với mỗi trường hợp sẽ có mức thặng dư, hoặc thâm hụt thanh khoản với xác

suất xảy ra cho trước (xác suất này được dự báo dựa trên số liệu quá khứ).

Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑(Pi x Si/Di).

Trong đó:

Pi: là xác suất tình huống i

Si: thặng dư thanh khoản theo tình huống i

Di: Thâm hụt thanh khoản theo tình huống I

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm và các chỉ số trung bình trong ngành.

Các chỉ số thông thường:

Chỉ số trạng thái tiền mặt = (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/ Tổng tài sản

Chỉ số năng lực cho vay = Dư nợ / Tổng tài sản Có

Page 4: Câu hỏi ôn tập

Chỉ số dư nợ / Tiền gửi khách hàng

Chỉ số chứng khoán thanh khoản = (Chứng khoán kinh doanh + Chứng

khoán sẵn sàng để bán) / Tổng tài sản Có

Chỉ số trạng thái ròng = Tiền gửi và cho vay TCTD / Tiền gửi và vay từ

TCTD

Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng

Câu 3: Nêu các cách tiếp cận rủi ro tín dụng?

Cách tiếp cận chuẩn hóa: đánh giá xếp hạng tín nhiệm của cơ quan đánh giá tín

dụng độc lập và các mức trọng số rủi ro được quy định bởi ngân hàng trung ương hoặc cơ

quan giám sát.

Cách tiếp cận dựa trên mô hình xếp hạng nội bộ cơ sở: tính xác suất vỡ nợ (PD) và

các cơ quan giám sát cung cấp các cấu phần rủi ro khác.

Cách tiếp cận dựa trên mô hình xếp hạng tiên tiến: tính các cấu phần rủi ro (xác

suất vỡ nợ, lỗ do vỡ nợ, trạng thái khi vỡ nợ, kỳ hạn).

Câu 4: Rủi ro thanh khoản là gì? Giải thích rủi ro từ tài sản nợ?

Rủi ro thanh khoản là gì?

Rủi ro thanh khoản: là rủi ro ngân hàng thiếu thanh khoản và ngân hàng không có

khả năng chi trả hay đáp ứng nhu cầu rút vốn khi đến hạn,bắt buộc ngân hàng phải đi vay

hoặc bán tháo tài sản.

Nếu nhu cầu thanh khoản cao hơn dự trữ thanh khoản, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu

hụt thanh khoản.

Để bù đắp sự thiếu hụt đó, ngân hàng sẽ dự trữ cao hơn dự trù nhu cầu thanh khoản,

và phần dôi cao hơn đó được gọi là “liquidity buffer”.

Rủi ro thanh khoản xuất phát từ 2 nguyên nhân: Từ tài sản có và từ tài sản nợ.

Từ tài sản Nợ: xuất hiện khi có nhu cầu rút tiền mặt từ “chủ nợ” của ngân hàng

(người gửi tiền tiết kiệm).

Từ tài sản Có: Khi khách hàng yêu cầu giải ngân theo cam kết của ngân hàng.

Page 5: Câu hỏi ôn tập

Do đó, ngân hàng cần quản trị thanh khoản:

Quản trị độ lệch kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có

Quản trị rủi ro lãi suất

Quản trị Dự trữ thanh khoản (nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản)

Quản trị hiệu quả kinh doanh nói chung (để đảm bảo uy tín thương hiệu)

Giải thích rủi ro từ tài sản nợ

Do Ngân hàng có nhiều tài sản nợ ngắn hạn như: tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn nhưng

lại sử dụng cho tài sản có dài hạn.

Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, ngân hàng cho phép người giữ sổ quyền được

rút tiền mặt bất kỳ ngày nào (Ngân hàng có thể có quyền yêu cầu thông báo nhu cầu rút

tiền trước đối với các tài khoản tiền gửi tiết kiệm lớn).

Đối với tiền gửi có kỳ hạn, Ngân hàng cần phải quản trị kỳ hạn (liên hệ đến rủi ro

về độ lệch kỳ hạn).

Ngân hàng có thể tài trợ cho sự thiếu hụt nguồn này bằng cách vay trên thị trường

tiền tệ. Nhược điểm: ngân hàng phụ thuộc vào thị trường tiền tệ nếu lạm dụng. Do

đó,ngân hàng chỉ áp dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản tức thời, không thể thay

thế cho nguồn tiền huy động từ tổ chức và dân cư.

Theo lý thuyết, ngân hàng giữ 20% tiền gửi thanh toán và những tài khoản khác thì

có thể đáp ứng được nhu cầu bằng cách thanh lý hoặc chuyển thành tiền mặt các tài

khoản ngang giá trị.

Chỉ một phần nhỏ tiền gửi tiết kiệm được rút trong 1 ngày nhất định.

Tiền gửi tiết kiệm rút ra được bù đắp từng phần bằng tiền gửi mới và tiền gửi thuần

sẽ được tính toán.

Sự khác nhau giữa tiền gửi tiết kiệm rút ra và gửi vào trong 1 ngày nào đó được gọi

là tiền gửi tiết kiệm thuần.

Ngân hàng có thể quản trị dòng tiền gửi tiết kiệm này bằng: “purchased liquidity

management (LM)” và “stored liquidity management”:

Page 6: Câu hỏi ôn tập

Purchased LM:

Ngân hàng có thể tăng cường thanh khoản bằng phương pháp repo trong kỳ hạn

ngắn.

Với cách này, các chứng khoán như: trái phiếu chính phủ được bán cho một đối tác

với điều kiện sẽ mua lại với giá xác định trước tại một thời điểm nhất định.

Thông thường, giá mua lại cao hơn giá bán ra.

Ngân hàng có thể thu hút tiền gửi tiết kiệm (deposits) hoặc bán giấy tờ có giá hay

trái phiếu để thu hút vốn.

Ngân hàng có theo phương pháp này không còn phụ thuộc vào chi phí bỏ ra và thu

nhập lãi có được từ tài sản có sinh lời.

Ở Việt Nam, có thể hiểu thêm chiết khấu giấy tờ có giá (như trái phiếu chính phủ).

Stored LM:

Ngân hàng gửi tiền gửi bắt buộc tại ngân hàng nhà nước cao hơn yêu cầu thanh

khoản tối thiểu.

Ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền bằng cách này. Nhưng ngân hàng mất

thu nhập trên dự trữ và chi phí cơ hội khi không đầu tư để thu lời bằng khoản vốn này.

Ngân hàng có thể áp dụng hỗn hợp purchased LM và stored LM để đáp ứng nhu cầu

thanh khoản

Câu 5: Giải thích khái niệm ảnh hưởng “spread”? Cho ví dụ.

Khi thay đổi lãi suất trên RSA và RSL không ngang nhau hay ảnh hưởng “spread”

(điều này xảy ra trong thực tế), thì xuất hiện độ lệch giữa lãi suất trên RSA và RSL.

Điều này có nghĩa là độ lệch giữa lãi suất trên A và L thay đổi cùng với lãi suất

(Delta R là khác nhau cho hai loại tài sản).

Nếu độ lệch giữa lãi suất trên RSAs và RSLs tăng khi lãi suất tăng thì thu nhập lãi

tăng nhiều hơn chi phí lãi. NII tăng trong trường hợp này.

Ngược lại, nếu độ lệch giữa lãi trên RSAs và RSLs giảm khi lãi suất tăng, thu nhập

lãi tăng ít hơn chi phí lãi và NII giảm.

Page 7: Câu hỏi ôn tập

Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng có thể dự đoán tăng giảm NII nếu cả thay đổi CGAP

và thay đổi độ chênh lệch giữa lãi RSAs và RSLs là dương. Nhưng nếu chúng thay đổi

ngược chiều, thay đổi NII không thể dự đoán nếu không biết mức độ thay đổi CGAP và

spread.

Ngân hàng nhỏ sẽ sử dụng mô hình tái định giá.

Câu 6: Liệt kê các bước thực hiện mô phỏng ALM?

1. Xác định các biến mục tiêu (thu nhập lãi và NPV of B/S).

2. Xác định các tình huống lãi suất.

3. Xây dựng mô phỏng đối với B/S (hoạt động kinh doanh cố định hoặc thay đổi).

4. Dự phóng thu nhập ròng tương ứng với các mức lãi suất đại diện và B/S.

5. Xem xét tác động của các quyền chọn đối với thu nhập lãi và NPV của B/S.

6. Kết hợp các bước với các tình huống phòng vệ rủi ro.

7. Lựa chọn tình huống kinh doanh và phòng vệ tốt nhất phù hợp với mục tiêu của

ALCO.

Câu7: Khái niệm về rủi ro lãi suất? Nguyên nhân?

Rủi ro lãi suất: xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường lãi suất,

hoặc có biến động bởi những yếu tố liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về tài sản

hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Nguyên nhân:

Khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ.

Do ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn

và sử dụng vốn.

Có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn.

Do tỷ lệ lạm phát thực tế diễn biến vượt tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát dự kiến.

Khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng gặp rủi ro giảm giá trị tài sản.

Page 8: Câu hỏi ôn tập

Câu 8: Trình bày rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư?

Interest rate sensitive assets – RSA: Tài sản có nhạy cảm lãi suất.

Interest rate sensitive liabilities – RSL: Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất.

Nếu RSA<RSL, rủi ro tái tài trợ là chi phí của việc vay lại có thể cao hơn lãi suất

đầu tư trên tài sản có.

Ví dụ: Giả sử có sự thay đổi ngang nhau do lãi suất đối với RSA và RSL, chi phí lãi

sẽ tăng nhiều hơn thu nhập lãi.

Ngược lại, nếu ngân hàng có 20 triệu đôla khác biệt giữa RSA và RSL, sẽ được tái

định giá giữa 6 đến 12 tháng, ngân hàng có rủi ro tái đầu tư.

Có nghĩa là lãi suất giảm trong thời kỳ này sẽ làm giảm thu nhập lãi thuần do thu

nhập lãi sẽ giảm nhiều hơn chi phí lãi.

Những khoản mục trên bảng cân đối được phân loại theo kỳ hạn và tái định giá dựa

vào sự thay đổi lãi suất.

Câu 9: Trình bày các mô hình quản trị rủi ro lãi suất và giới hạn của các mô hình?

Mô hình tái định giá (Repricing Model)

Mô hình này định nghĩa cả RSA và RSL cần được tái định giá và độ lệch giữa

chúng được gọi là độ lệch tái định giá (repricing gap).

Ngân hàng phải quản trị độ lệch này để tăng giá trị ngân hàng.

Nếu 1 ngân hàng có tỉ số IRR lớn hơn 1, lợi nhuận sẽ giảm đi nếu lãi suất giảm, và

cao hơn nếu lãi suất tăng.

Vì thế rủi ro lãi suất có thể được giảm thiểu khi IRR gần với giá trị 1.

Ví dụ, một ngân hàng có độ lệch âm trong 1 ngày, tài sản nợ và tài sản có cần được

tái định giá bằng vay liên ngân hàng.

Nếu không thể điều chỉnh, sẽ giảm thu nhập lãi của ngân hàng trong ngày hôm sau.

TÁI ĐỊNH GIÁ: TÍNH TOÁN LẠI GIÁ CHO MỘT TÀI SẢN.

** Rủi ro tái tài trợ và tái đầu tư (đã học)

Page 9: Câu hỏi ôn tập

Đôi khi rủi ro lãi suất được tính toán trên trading book, ví dụ: họat động kinh doanh

trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận.

Rủi ro lãi suất đối với danh mục tài sản Nợ và tài sản Có gọi là banking book.

Để tính toán rủi ro này, ta phải xét đến thu nhập lãi và chi phí lãi có liên quan đến

lãi suất thị trường

** Tính NII

dNII = ( RSA – RSL) dR,

Trong đó d = thay đổi and R = lãi suất and vd, R = 1 %

dNII = (20m – 30m) * 1% = - 100,000

Khi R tăng, xảy ra tổn thất giá trị thị trường.

Chúng ta cũng có thể tính độ lệch cộng dồn (CGAP) cho thời gian 1 năm

CGAP = ( -10) + (-10) + (-15) + 20 = - 15m,

dNII = (CGAP) dR = -15m*.01 = - $150,000

** CGAP và độ nhạy lãi suất

Gap ratio (GR) = CGAP/A trong đó A= asset. Cho A= $270 và CGAP = $15 ). Từ

các giá trị này, tính được 5.6% là độ nhạy lãi suất (IR sensitivity).

Khi CGAP hay IRR dương (RSA>RSL), NII tăng khi lãi suất tăng như nhau trên

RSL và RSA.

Ví dụ: Nếu lãi suất tăng 1% trên RSAs và RSLs, dNII sẽ là

dNII = CGAP * dR = $15m *.01 = $150,000

** Thay đổi ảnh hưởng như nhau về lãi suất và ảnh hưởng CGAP

Giá trị tuyệt đối của CGAP càng lớn, thì tác động lên lợi nhuận lãi thuần NII càng

lớn.

Nói chung, khi CGAP dương, thay đổi NII sẽ dương tương ứng với thay đổi lãi suất.

Page 10: Câu hỏi ôn tập

Khi CGAP âm, nếu lãi suất tăng 1 giá trị như nhau đối với cả RSAs và RSLs, NII sẽ

giảm vì ngân hàng có nhiều RSLs hơn RSAs. Vì thế ngân hàng muốn CGAP dương khi

lãi suất được dự đoán là sẽ tăng.

** Ảnh hưởng CGAP

Nếu lãi suất giảm đều cho cả RSAs và RSLs, NII sẽ tăng khi CGAP âm. Khi lãi

giảm, chi phí lãi giảm nhiều hơn thu nhập lãi.

Nói chung, khi CGAP âm, thay đổi NII sẽ thay đổi ngược chiều thay đổi lãi suất.

Vì thế, ngân hàng muốn CGAP âm khi lãi suất được dự đoán sẽ giảm. Mối quan hệ

này gọi là Ảnh hưởng CGAP.

** Thay đổi không ngang nhau hay “ảnh hưởng spread” (đã học)

** Giới hạn của mô hình

Mô hình này dựa trên giá trị sổ sách hơn là giá trị thị trường của tài sản có và

tài sản nợ.

Bỏ qua yếu tố thị trường của ảnh hưởng thay đổi lãi suất.

Không thể tính toán những trường hợp cụ thể nào đó, chẳng hạn: trả trước.

Bỏ qua dòng tiền họat động ngoại bảng.

Mô hình kỳ hạn (Maturity Model)

Maturity model (MM) chỉ ra sự chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có (A) ví dụ đầu tư

trái phiếu, và tài sản nợ (L) ví dụ tiền gửi tiết kiệm.

Nó chỉ ra thay đổi giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ khi có sự thay đổi lãi

suất.

Nó có thể do sự không giống nhau về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, dẫn đến

vốn chủ sở hữu có thể bằng 0 hoặc âm.

MM dựa trên thực tế là giá trị của tài sản có và tài sản nợ thay đổi liên tục trên thị

trường.

** Giá trị thị trường và “marketing to market”

Page 11: Câu hỏi ôn tập

Ở hầu hết các quốc gia, tuân thủ kế toán giá trị sổ sách, giá trị quá khứ của tài sản

có và tài sản nợ (ví dụ: giá mua trái phiếu, dư nợ được ghi nhận trên cân đối).

Nhưng tăng và giảm lãi suất có thể làm thay đổi giá trị thị trường hiện tại của tài sản

có và tài sản nợ. Ví dụ: lãi suất tăng lên làm giảm giá trị hiện tại của dòng tiền từ trái

phiếu.

Khi các thay đổi trên được ghi nhận trên cân đối kế toán, nó phản ánh giá trị thực

của tài sản (market value accounting)

Đánh giá giá trị cổ phiếu bằng giá trị thị trường gọi là marking to market. Đó là,

trong mô hình maturity, giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ được đề cập (không

có ở mô hình tái định giá).

Ngân hàng ABC mua trái phiếu kỳ hạn 1 năm. Coupon 10%. Một năm sau, ngân

hàng sẽ nhận được $100 cộng $10 = $110. Nhưng nếu nó chiết khấu lãi suất 10%, giá trị

hiện tại của tổng dòng tiền sẽ là $100.

Chẳng hạn ngân hàng nhận tiết kiệm với lãi suất 10% (tài sản nợ). Nếu lãi suất thị

trường tăng lên 11%, ngân hàng sẽ được lợi 0.9% bởi vì tăng lãi suất làm giảm giá trị của

tài sản nợ.

Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm đi về lãi suất sẽ làm giảm hay tăng giá trị thị

trường của tài sản có và tài sản nợ.

** Longer term maturity

Kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ fixed income càng lớn thì sự giảm đi (hay tăng

lên) về giá trị thị trường càng cao tương ứng với sự tăng lên (hay giảm đi) của lãi suất.

Ví dụ: tổn thất từ việc tăng lãi suất sẽ cao hơn đối với trái phiếu kỳ hạn 2 năm so

với trái phiếu kì hạn 1 năm.

Nói chung, tài sản có kỳ hạn càng dài thì càng nhạy cảm với biến động của lãi suất.

** Mô hình Maturity cho danh mục tài sản có và tài sản nợ

Ngân hàng có nhiều hơn 1 loại A và L và trong trường hợp đó, kỳ hạn của danh

mục tài sản có và tài sản nợ là bình quân gia quyền của các tài sản có, tài sản nợ. 3

nguyên tắc được áp dụng:

Page 12: Câu hỏi ôn tập

1. Sự tăng lên của lãi suất sẽ làm giảm giá trị tài sản có, tài sản nợ.

2. Kỳ hạn của tài sản càng dài thì giá trị thị trường của tài sản càng giảm nhiều

hơn khi lãi suất tăng.

3. Mức độ giảm giá trị thị trường của danh mục tài sản có hay tài sản nợ tỷ lệ với

kỳ hạn tương ứng của tài sản đó.

** Độ lệch kỳ hạn – Maturity Gap

Tác động thuần của sự tăng hay giảm lãi suất lên bảng cân đối của ngân hàng phụ

thuộc vào sự chênh lệch kỳ hạn của danh mục tài sản có và tài sản nợ.

Ma: kỳ hạn của danh mục tài sản có và Ml là kỳ hạn của danh mục tài sản nợ. Tác

động của thay đổi lãi suất lên bảng cân đối phụ thuộc vào chênh lệch Ma - Ml là >, = hay

< zero.

Trong trường hợp Ma – Ml > 0, kỳ hạn của A dài hơn kỳ hạn của L. Ví dụ: cho vay

mua nhà và cho vay tiêu dùng có kỳ hạn dài hơn tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

** Tác động lên vốn chủ sở hữu

Độ lệch kỳ hạn ảnh hưởng giá trị vốn chủ sở hữu.

E = A – L,

- E = L > A hay + E = A > L

Khi lãi suất tăng, giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ giảm. Nếu kỳ hạn của

danh mục tài sản có dài hơn kỳ hạn danh mục tài sản nợ thì với sự tăng lên của lãi suất,

giá trị thị trường của danh mục tài sản có giảm nhiều hơn mức giảm giá trị thị trường của

danh mục tài sản nợ.

Khi đó, vốn chủ sở hữu bị giảm và nó sẽ tác động lên thị giá của cổ phiếu ngân

hàng.

** Giới hạn của mô hình

MM không tính đến mức độ sử dụng đòn cân nợ của ngân hàng.

Không tính đến giá trị theo thời gian của dòng tiền tài sản có và tài sản nợ.

Page 13: Câu hỏi ôn tập

Không luôn giảm thiểu được rủi ro lãi suất và đó là lý do tại sao ngân hàng

phải “bảo hiểm” rủi ro lãi suất - “hedge itself against IR risks”.

Mô hình thời lượng (Duration Model)

** Độ lệch thời lượng

Lãi suất thay đổi thì giá trị thị trường của tài sản có và tài sản nợ thay đổi và những

thay đổi này được đo lường bởi duration.

Thời lượng là thời gian bình quân gia quyền để nhận được dòng tiền vào của khoản

đầu tư, ví dụ đầu tư vào trái phiếu. Đó là thời gian để nhận được lợi nhuận.

Khi đó, độ lệch duration của tài sản có (ví dụ: mua trái phiếu) và tài sản nợ (ví dụ:

phát hành cổ phiếu) là một thành tố “critical”

Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro lãi suất bằng cách match duration của danh muc tài

sản có và tài sản nợ

** Ngăn ngừa rủi ro

Khi duration giữa tài sản có và tài sản nợ gần ngang nhau ( không thể bằng nhau

trong thực tế), sự tăng giảm lãi suất sẽ có tác động gần như ngang nhau lên giá trị tài sản

có và tài sản nợ.

Sự matching duration sẽ bù đắp ảnh hưởng lên giá trị vốn cổ phần khi lãi suất thay

đổi.

Ngăn ngừa rủi ro bằng cách làm cho độ lệch duration của tài sản có và tài sản nợ

bằng 0.

A = L + E, trong đó A = tài sản có và L = tài sản nợ and E = vốn cổ phần

Nếu có sự thay đổi, chúng ta có thể viết

dA = dL + dE dE = dA - dL

Điều này có nghĩa là thay đổi tài sản có bằng tài sản nợ thì không có sự thay đổi về

vốn chủ sở hữu khi có sự thay đổi lãi suất.

Thay đổi giá trị tài sản có và tài sản nợ có thể được dự đoán bằng modified duration.

Page 14: Câu hỏi ôn tập

Modified duration: Dmod = D/1+r.

Khi lãi suất thay đổi (dr) được xem xét, modified duration:

D

Dmod = ------------------ dr

1 + r

** Độ lệch Duration và ngăn ngừa rủi ro

DGAP = Da – (MVL/MVA)*Dl

EVE = - DGAP* *MVA

Công thức trên cho thấy thay đổi về giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thì liên

quan trực tiếp độ lệch duration, quy mô tài sản có và biến động lãi suất. Khi độ lệch

duration bằng 0, không có ảnh hưởng nào lên giá trị vốn chủ sở hữu khi lãi suất thay đổi.

Có sự tăng lên hay giảm đi của giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng do sự thay đổi

lãi suất.

Để đảm bảo giá trị vốn chủ sở hữu do thay đổi lãi suất, duration của tài sản có được

giảm đi và duration của tài sản nợ được làm dài ra.

Để giữ cho vốn chủ sở hữu được bảo vệ trước sự thay đổi lãi suất, độ lệch duration

nên được duy trì zero.

Câu 10: Các phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản?

Nguyên tắc:

Theo dõi sát sao hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Dự báo và quản trị tốt dòng tiền ra lớn

Tránh tình trạng kéo dài của việc thặng dư hay thâm hụt nguồn vốn

Page 15: Câu hỏi ôn tập

Các phương pháp:

Phương pháp tiếp cận nguồn và sử dụng nguồn

Độ lệch thanh khoản = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản

Độ lệch thanh khoản dương: ngân hàng có biện pháp sử dụng chênh lệch để

kiếm lợi

Độ lệch thanh khoản âm: ngân hàng có biện pháp tăng nguồn để tạo thêm cung

thanh khoản

Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Dựa vào tính linh hoạt hay ổn định của nguồn vốn để phân tích và dự báo thanh

khoản.

Nguyên tắc: Nguồn vốn có tính ổn định thấp thì dự trữ cao và ngược lại.

Phương pháp tiếp cận xác suất tình huống

Các tình huống: Xấu nhất, tốt nhất và trung bình.

Đối với mỗi trường hợp sẽ có mức thặng dư, hoặc thâm hụt thanh khoản với xác

suất xảy ra cho trước (xác suất này được dự báo dựa trên số liệu quá khứ).

Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑(Pi x Si/Di)

Trong đó:

Pi: là xác suất tình huống i

Si: thặng dư thanh khoản theo tình huống i

Di: Thâm hụt thanh khoản theo tình huống I

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm và các chỉ số trung bình trong ngành.

Các chỉ số thông thường:

Chỉ số trạng thái tiền mặt = (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/ Tổng tài sản

Page 16: Câu hỏi ôn tập

Chỉ số năng lực cho vay = Dư nợ / Tổng tài sản Có

Chỉ số dư nợ / Tiền gửi khách hàng

Chỉ số chứng khoán thanh khoản = (Chứng khoán kinh doanh + Chứng

khoán sẵn sàng để bán) / Tổng tài sản Có

Chỉ số trạng thái ròng = Tiền gửi và cho vay TCTD / Tiền gửi và vay từ

TCTD

Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/ Tiền gửi khách hàng

Câu 11: Trình bày 3 trụ cột của Basel 2?

Trụ cột 1: Yêu cầu về vốn tối thiểu

Tính toán tài sản có rủi ro cho hoạt động tín dụng, rủi ro thị trường với những yêu

cầu tối thiểu nghiêm ngặt.

Hệ số CAR (Capital adequate rate).

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn

và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Trụ cột 2: Rà soát của cơ quan giám sát

Ngân hàng áp dụng mô hình quản trị rủi ro, được sự rà soát đánh giá của cơ quan

giám sát để đảm bảo vốn phù hợp với mức độ rủi ro của ngân hàng.

Các ngân hàng:

Có hệ thống và mô hình nội bộ để đánh giá yêu cầu vốn song song với đặc

điểm rủi ro và giới hạn rủi ro.

Tích hợp các loại hình rủi ro không được bao hàm trong trụ cột 1, chẳng hạn

như rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược,…

Cơ quan quản lý:

Theo dõi việc đảm bảo việc tuân thủ yêu cầu tại Trụ cột 1 của các ngân hàng.

Page 17: Câu hỏi ôn tập

Nếu thấy không đạt yêu cầu, cơ quan quản lý có thể (1) yêu cầu tăng vốn điều

lệ hoặc (2) hạn chế tăng trưởng tín dụng, (3) yêu cầu tăng cường chất lượng kiểm

soát nội bộ và chính sách nội bộ.

Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường

Các yêu cầu mạnh mẽ hơn về việc công bố thông tin để tăng cường sự minh bạch

đối với những bên liên quan với ngân hàng.

Các ngân hàng cần phải công bố các báo cáo ra thị trường ít nhất hai lần một năm

Các ngân hàng cần phải xây dựng các báo cáo công khai toàn diện về:

Hệ thống quản lý rủi ro nội bộ, và

Cách thức mà hiệp ước về vốn Basel II đang được thực hiện

Danh sách các vấn đề cần được công bố

Miêu tả mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro;

Tổn thất nội bộ trong quá khứ

Mức độ rủi ro theo kỳ hạn, ngành, vị trí địa lý

Các phương án đã chọn trong trụ cột 1