41
CẦN ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU TỔNG THỂ CỦA ĐỀ ÁN Đ ề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015” (gọi tắt là Đề án 1961), với mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, điều hành cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam, tạo sự thống nhất và đồng đều của công tác này trên cả nước. Đề án đã đáp ứng được tính cấp thiết và khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy vậy, kết thúc năm 2015, do nguồn nhân lực quản lý xây dựng và đô thị có nhiều thay đổi. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020 khi các địa phương sắp xếp, bố trí nhân sự cho nhiệm kỳ mới tại Đảng bộ, UBND, HĐND các cấp là giai đoạn cần phải có được một lực lượng lớn các cán bộ công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị được đào tạo bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Theo đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được xác định là nội dung cần được tiến hành thường xuyên và liên tục. Ngày 8/1/2016, bằng văn bản số 143/VPCP-KTN, Chính phủ đã đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2020 và mở rộng đối tượng tham gia học tập theo Đề án. Ngày 30/5/2016, Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020 khu vực Nam Bộ đã diễn ra tại Cần Thơ. Tham gia Hội nghị có ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Phó trưởng Ban, thường trực Ban chỉ đạo Đề án, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, đại diện các Cục, Vụ chuyên ngành của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, các tổ chức quốc tế như UN Habitat, Liên minh đô thị Thế giới, USAID Việt Nam cùng gần 50 Chủ tịch, Phó Chủ tịch các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh khu vực phía Nam. Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực từ lãnh đạo Bộ, ban, ngành, chuyên gia và các nhà lãnh đạo địa phương. TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 1961 gIAI ĐoạN 2016-2020 KHU VỰC PHÍA NAM: Nguyên Hương Đề án 1961: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp Nguyên Hương (thực hiện) 6 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

CẦN ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU TỔNG THỂ CỦA ĐỀ ÁNamc.edu.vn/images/baiviet/2016/10/AMC48-diendanxaydungvadothi.pdf · Vấn đề hiện nay trở thành toàn

Embed Size (px)

Citation preview

CẦN ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU TỔNG THỂ CỦA ĐỀ ÁN

Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về

xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015” (gọi tắt là Đề án 1961), với mục tiêu nâng cao nhận thức, năng lực quản lý, điều hành cho công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp về công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị Việt Nam, tạo sự thống nhất và đồng đều của công tác này trên cả nước. Đề án đã đáp ứng được tính cấp thiết và khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy vậy, kết thúc năm 2015, do nguồn nhân lực quản lý xây dựng và đô thị có nhiều thay đổi. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020 khi các địa phương sắp xếp, bố trí nhân sự cho nhiệm kỳ mới tại Đảng bộ, UBND, HĐND các cấp là giai đoạn cần phải có được một lực lượng lớn các cán bộ công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị được đào tạo bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Theo đó, hoạt động đào tạo,

bồi dưỡng được xác định là nội dung cần được tiến hành thường xuyên và liên tục. Ngày 8/1/2016, bằng văn bản số 143/VPCP-KTN, Chính phủ đã đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2020 và mở rộng đối tượng tham gia học tập theo Đề án.

Ngày 30/5/2016, Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020 khu vực Nam Bộ đã diễn ra tại Cần Thơ. Tham gia Hội nghị có ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Phó trưởng Ban, thường trực Ban chỉ đạo Đề án, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, đại diện các Cục, Vụ chuyên ngành của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, các tổ chức quốc tế như UN Habitat, Liên minh đô thị Thế giới, USAID Việt Nam cùng gần 50 Chủ tịch, Phó Chủ tịch các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh khu vực phía Nam. Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực từ lãnh đạo Bộ, ban, ngành, chuyên gia và các nhà lãnh đạo địa phương.

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 1961 gIAI ĐoạN 2016-2020 KHU VỰC PHÍA NAM:

Nguyên Hương

Đề án 1961:Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị

đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp

Nguyên Hương (thực hiện)

6 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

ĐỂ TrIỂN KhaI hIỆU QUả ĐỀ áN 1961 gIaI ĐoạN 2016-2020, CẦN hoÀN ThÀNh NăM MụC TIÊU Cụ ThỂ Của ĐỀ áN

Trong 5 năm qua, Bộ Xây dựng đã hết sức nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án. Đề án đã hoàn thành được nhiều nhiệm vụ như: Tổ chức Ban chỉ đạo để điều hành quản lý thực hiện Đề án, trong đó có sự tham gia phối hợp của các Bộ, Ngành, địa phương; Tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, cách thức tổ chức các khóa đào tạo đồng thời tuyên truyền, quảng bá về nội dung ý nghĩa của Đề án 1961 tới từng địa phương; Hoàn thành việc xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu cho các nhóm đối tượng học viên. Các bộ tài liệu được biên soạn công phu và nhận được đánh giá tích cực từ phía học viên tham dự những khóa học. Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án đã xây dựng đội ngũ giảng viên là lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, đồng thời mời các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy chương trình.

Để triển khai hiệu quả Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020, cần hoàn thành những mục tiêu cụ thể như sau:

Một là: Đến năm 2020 có 100% cán bộ lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp bao gồm cả những đối tượng mở rộng được đào tạo bồi dưỡng theo các chương trình của Đề án 1961.

hai là: Hoàn thành việc rà soát, chỉnh sửa 08 bộ tài liệu đã được Bộ Xây dựng ban hành theo hướng tinh gọn, thiết thực, chuyên sâu đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục.

Ba là: Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, đội ngũ giảng viên nguồn của các địa phương có năng lực, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với các chương trình, đối tượng đào tạo.

Bốn là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị trở thành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và bắt buộc đối với cán bộ lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp.

Năm là: Áp dụng hình thức học tập trực tuyến E-Learning kết hợp bồi dưỡng trực tiếp trên lớp.

Quản lý phát triển đô thị có nhiều nội dung nhưng tựu chung lại, có thể nêu ra một số nhóm nhiệm vụ lớn mà trong Đề án có đề cập tới. Trước hết, đó là chúng ta hiểu được mô hình phát triển đô thị hay quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào và xuất hiện các loại mô hình đô thị hóa ở trong nước và quốc tế ra sao? Cán bộ làm công tác quản lý đô thị cần hiểu: Quy hoạch phát triển đô thị, các kế hoạch, chương trình định hướng phát triển đô thị cho mỗi quốc gia và từng đô thị. Quản lý quy hoạch kiến trúc liên quan đến quản lý kiến trúc cảnh quan và liên quan đến bảo tồn di sản phát triển bền vững. Các nội dung khác như: Quản lý và phát triển về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các đô thị, quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản. Một lĩnh vực hàng ngày diễn ra đó là quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị và quản lý trật tự đô thị.

Vấn đề hiện nay trở thành toàn cầu đó là bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, hiện tượng nước biển dâng thách thức với các đô thị mà cần nhiều thời gian, cần có chiến lược bài bản, phải có nguồn lực lớn mới giải quyết được.

Vấn đề kinh tế đô thị, năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của các đô thị. Chúng ta thực hiện quá trình đô thị hóa để tạo ra động lực tăng trưởng, có thêm nguồn thu, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước và phát triển khu vực nông thôn. Với 8 nhóm vấn đề như vậy, chính quyền đô thị cần có các kỹ năng và yếu tố nào để lãnh đạo đô thị của mình phát triển tốt theo những vấn đề đó? Lãnh đạo chính quyền đô thị trước hết phải hiểu được nhiệm vụ của mình trong quản lý phát triển đô

Ông Đỗ Đức Duy Thứ trưởng Bộ Xây dựng- Phó Trưởng ban, Thường trực Ban chỉ đạo Đề án:

Đề án 1961:Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị

đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp

7Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

thị. Phương pháp luận về vấn đề phát triển đô thị trên thế giới, trong nước và từ nghiên cứu kinh nghiệm quản lý phát triển đô thị của thế giới, của Việt Nam, của các địa phương, các đô thị có điều kiện tương đồng với chúng ta. Chúng ta cần phải được trang bị, được nghiên cứu, tìm hiểu. Trên cơ sở các vấn đề trên, lãnh đạo đô thị xác định tầm nhìn của đô thị trong trung và dài hạn như thế nào? Với tầm nhìn như vậy, cần có chính sách gì để giúp cho đô thị của chúng ta phát triển, sớm đạt được tầm nhìn mà chính quyền đô thị mong muốn và các giải pháp đi theo đó để biến tầm nhìn, giải pháp thành hiện thực.

Đề án 1961 mong muốn trang bị cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn đô thị các cấp xoay quanh các nội dung mà chúng ta trao đổi trên. Chúng tôi rất mừng với sự quan tâm của các địa phương, các ngành không chỉ riêng ngành Xây dựng mà cả ở ngành Nội vụ, ngành Tài chính. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm thực hiện 26 lớp với 2200 học viên: Không chỉ đào tạo nội dung theo Đề án mà còn bổ sung các nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương. Chúng tôi đánh giá rất cao sự vào cuộc, tham gia của địa phương và nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đồng chí. Chương trình đào tạo cần phải thiết thực, trong tâm, cập nhật. Phương pháp đào tạo phải đi thực tiễn, khảo sát, tham quan mô hình và chia sẻ kinh nghiệm. Ngay trong các đô thị của chúng ta cũng có chính quyền đô thị có kinh nghiệm tốt trong quản lý đô thị. Cần xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp theo điều kiện của từng địa phương. Chúng tôi cũng đồng tình cao với việc lồng ghép

chương trình này với các chương trình của Đề án khác để vừa đảm bảo tính hiệu quả, làm phong phú thêm chương trình, nâng cao hiệu quả cho người học. Các ý kiến đưa ra sớm chuẩn hóa chương trình, đưa thành nội dung bắt buộc theo mục tiêu của Đề án là những ý kiến rất hay. Ngay từ năm 2010, 2011 Bộ Xây dựng đã khảo sát mục tiêu này, tuy nhiên trong giai đoạn I, một số mục tiêu chưa làm được, sẽ phấn đấu vào giai đoạn 2016 - 2020, đưa thành quy định có tính chất bắt buộc đào tạo theo chức danh, vị trí việc làm, sớm chuẩn hóa chương trình và các chương trình chuyển giao cho các địa phương đào tạo. Cần đổi mới các phương thức đánh giá đối với cán bộ tham gia chương trình học.

Mục tiêu cuối cùng trong giai đoạn 2016 - 2020 là chúng ta đạt được tất cả các mục tiêu tổng thể của Đề án 1961 mà Chính phủ đã giao và hoạt động đào tạo này trở thành một trong những giải pháp trọng tâm quan trọng giúp cho quá trình quản lý, phát triển đô thị, kiểm soát quá trình đô thị hóa ở từng địa phương, từng vùng miền và trên cả nước theo đúng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đề ra. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của các đô thị Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, của từng vùng miền trong cả nước.

Đề án 1961:Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị

đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp

Cần phải có giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long

8 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Thời gian trước, những khóa học về quản lý đô thị cho các cấp chính quyền địa phương rất ít được tổ chức. Do vậy, cán bộ không được bổ sung kiến thức, kỹ năng thường xuyên. Tôi rất vui mừng khi Chính phủ đồng ý cho phép kéo dài Đề án. Không thể dừng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng được vì các cán bộ thay đổi thường xuyên. Đề nghị Bộ Xây dựng đề xuất với Chính phủ cho phép kéo dài Đề án 1961 tới cả những năm

tiếp theo của giai đoạn 2016-2020. Tôi đề nghị có chương trình mở, cần đào tạo về kỹ năng để vai trò quản lý của cán bộ các cấp được thực hiện tốt hơn, đặc biệt là đào tạo cho cả chuyên viên làm công tác quản lý đô thị. Tăng cường khuyến khích cán bộ địa phương nâng cao năng lực qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và đô thị. Cần tổ chức các lớp thông qua đi thực tiễn nhiều hơn là tập huấn tại chỗ. Từ thực tiễn, cán bộ cùng nhau chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm cho địa phương mình sẽ thực sự hữu ích hơn. Vai trò của Bộ Xây dựng rất quan trọng đối với sự phát triển của các đô thị Việt Nam, tôi mong muốn Bộ Xây dựng có những chương trình học với nhiều nội dung thiết thực giúp cho công tác quy hoạch, quản lý đô thị tại địa phương được hiệu quả hơn.

Những năm vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm sâu sắc đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Thành phố đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị; sự nỗ lực vào cuộc của các đơn vị thuộc Thành phố như Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Tài chính,... Nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nội dung này đã được tổ chức giúp nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho lãnh đạo cũng như cán bộ của TP. Hồ Chí Minh.

Đến với Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020, tôi xin kiến nghị 5 điểm như sau: Cần tiếp tục mở rộng đối tượng. Ở TP. Hồ Chí Minh, đối tượng quản lý trật tự đô thị là lực lượng rất cần được bồi dưỡng, thêm nữa, lực lượng hội đồng nhân dân từ thành phố đến phường cũng liên quan mật thiết đến công tác này. Đa số các cán bộ trực tiếp

làm công tác quản lý xây dựng và đô thị đi lên từ đoàn thể nên rất cần thiết phải bồi dưỡng để giám sát, quản lý ở địa phương được sát sao hơn. Với chương trình học, đề xuất với Bộ Xây dựng cho phép bổ sung những nội dung phù hợp với từng địa phương. Về thời gian học, cần linh hoạt để học viên được thuận lợi hơn. Tăng cường kết hợp học tập với đi thực tế. Đặc biệt, phải chuẩn hóa chương trình học để đưa thành nội dung bắt buộc đối với công chức quản lý đô thị địa phương và làm tiêu chí đề bạt cán bộ.

Ông Đỗ Phi Hùng Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh :

Bà Võ Thị Hồng Ánh Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ:

PhảI ChUẩN hóa ChươNg TrìNh họC ĐỂ Đưa ThÀNh NộI dUNg BắT BUộC ĐốI VớI CôNg ChứC QUảN Lý Đô Thị Địa PhươNg VÀ LÀM TIÊU ChÍ ĐỀ BạT CáN Bộ

ĐỀ Nghị Bộ XâY dựNg ĐỀ XUấT VớI ChÍNh Phủ Cho PhÉP KÉo dÀI ĐỀ áN 1961 TớI NhỮNg NăM TIếP ThEo Của gIaI ĐoạN 2016-2020

Đề án 1961:Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị

đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp

9Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tỉnh Hậu Giang đã tổ chức một số lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và đô thị. Tuy vậy, với tầm quan trọng của công tác này,

hiện nay ở Hậu Giang, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng rất cao. Thời gian tới, Hậu giang dự kiến thực hiện 11 lớp theo các chương trình của Đề án 1961. Tôi nhận thấy, các lớp do Học viện - Bộ Xây dựng tổ chức bài bản, có nguồn giảng viên chất lượng, đưa đến nhiều ví dụ thực tiễn cho học viên. Nhưng đối với các lớp do địa phương tổ chức, hoạt động này còn hạn chế. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực sự hiệu quả, có chất lượng cao, nên chăng, các chương trình đều đưa về Bộ Xây dựng quản lý sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích hơn.

Chúng tôi đánh giá rất cao sự nỗ lực của Bộ Xây dựng và mong muốn được đồng hành trong công tác xây dựng năng lực cán bộ bởi đây là lĩnh vực vô cùng quan trọng. Trên thế giới, thời đại của chúng ta hiện nay là thời đại của đô thị hóa, tỉ lệ đô thị hóa khoảng 54%. Dự kiến, đến năm 2020, tỉ lệ này là 70%. Đô thị hóa giúp xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng song hành với sự phát triển đô thị lôn xộn, không đảm bảo được mô hình đô thị có tính bền vững, đáp ứng sự hòa nhập của xã hội. Các nước đang phát triển như nước ta cần phải có chiến lược phát triển đô thị hài hòa hơn. Habitat đặt ra 3 trụ cột quan trọng: Thứ nhất là cần 1 mô hình quy hoạch chiến lược hơn, quy hoạch đa ngành, không thể đơn ngành. Quy hoạch cũng phải hướng đến sử dụng đất đai hiệu quả, kết nối liên vùng. Vấn đề thứ 2 là lĩnh vực quản lý đô thị. Luật Quản lý đô thị cần lấy con người làm trung tâm. Cuối cùng là vấn đề kinh tế đô thị: Phải lấy đô thị nuôi đô thị. Cần có nguồn thu của đô thị từ hợp tác công tư.

Tôi nhận thấy và đề xuất với Học viện cần có Trung tâm đô thị tiên tiến để có tư duy mới trong quản lý đô thị, phải gắn học tập với những giải pháp thực tiễn, đưa ra những tư vấn cho địa phương để phát triển đô thị hài hòa, làm cho đô thị đó cạnh tranh được với cả trong nước và quốc tế.

Ông Võ Thành Chính Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hậu Giang:

Ông Nguyễn Quang Giám đốc UN-Habitat tại Việt Nam:

VớI TẦM QUaN TrọNg Của CôNg TáC QUảN Lý XâY dựNg VÀ Đô Thị, NhU CẦU ĐượC ĐÀo Tạo, BồI dưỡNg ở Địa PhươNg rấT Cao

CẦN ThÀNh LẬP TrUNg TâM Đô Thị TIÊN TIếN ĐỂ Có Tư dUY MớI TroNg QUảN Lý Đô Thị

ĐỀ ÁN 1961:Đào Tạo, Bồi DưỡNg NâNg Cao NăNg lựC qUảN lý Về Xây DựNg Và pHáT TriểN Đô THị

Đối Với CôNg CHứC Và lãNH Đạo CHUyêN MôN Đô THị CáC Cấp giai ĐoạN 2010-2015

Tại Hội nghị, ý kiến của các nhà quản lý địa phương tập trung làm rõ Kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương mình với Ban chỉ đạo nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc hoàn thành các mục tiêu của Đề án trong thời gian tới. phân tích, đánh giá những bất cập, khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Đề án ở địa phương và có giải pháp để hoàn thành mục tiêu Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

10 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Tiếp theo Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020 khu vực Nam Bộ diễn ra tại

Cần Thơ, ngày 10/6/2016, Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020 khu vực Phía Bắc được tổ chức tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Phó trưởng Ban, thường trực Ban chỉ đạo Đề án Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị có đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; đại diện các Cục, Vụ chuyên ngành của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo các Sở

Xây dựng, Sở Nội vụ 29 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; tổ chức quốc tế UN Habitat...

Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020 khu vực phía Bắc đã đạt được những kết quả tốt đẹp, có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức và lãnh đạo chuyên môn đô thị các cấp được thực hiện ngày càng hiệu quả, đem lại những lợi ích thiết thực cho công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị Việt Nam.

triỂN KhAi đề ÁN 1961giAi đoạN 2016-2020 Khu VỰc phÍA BẮc

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂLê Hảo, Diệu Linh (thực hiện)

11Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ĐÀo Tạo NhỮNg gì CáN Bộ QUảN Lý Đô Thị CẦN, KhôNg PhảI ĐÀo Tạo CáI Có SẵN

Quản lý phát triển đô thị bao gồm nhiều nội dung: Quản lý kiểm soát quá trình đô thị hóa; Quản lý quy hoạch đô thị; Định hướng chương trình kế hoạch phát triển đô thị cho từng giai đoạn; Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; Quản lý về đất đai nhà ở và thị trường bất động sản; Quản lý đầu tư xây dựng trong các đô thị; Kinh tế đô thị (liên quan đến năng lực cạnh tranh đô thị, chất lượng đô thị); Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị. Chương trình học cũng thiết kế xoay quanh 08 nội dung này.

Như vậy, để đảm bảo quản lý và phát triển đô thị tốt phải có các cán bộ quản lý tốt, chuyên môn đô thị giỏi, những người lãnh đạo cấp cao tâm huyết. Việc đầu tiên người quản lý đô thị phải biết chức trách nhiệm vụ của mình là gì, thứ hai phải hiểu cơ chế chính sách của Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị như thế nào, nhất là đối tượng thực thi. Thứ ba, cán bộ phải hiểu phương pháp luận trong quản lý phát triển đô thị trong từng lĩnh vực của mình. Thứ tư, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực, quy mô ấy hiện nay ở Việt Nam như thế nào, thế giới ra sao cần được chia sẻ và nhân rộng. Thứ năm, người quản lý đô thị cần đặt ra tầm nhìn cho đô thị đó, 5 năm hay 10 năm tới cần đạt được mức độ nào? Thứ sáu là

với tầm nhìn ấy đưa ra những quyết sách gì cho đô thị của mình? Thứ bảy, cần có những giải pháp cụ thể gì để đạt được mục tiêu, tầm nhìn đặt ra. Và cuối cùng là thực hiện, tổ chức các giải pháp ấy như thế nào...

Hiện nay, có nhiều chương trình, đề án đào tạo, quan trọng chúng ta phải hiểu rõ những cán bộ quản lý đô thị cần có những kỹ năng - kiến thức gì, nói cách khác, phải đào tạo cái gì mà cán bộ quản lý đô thị cần chứ không phải đào tạo cái gì có sẵn. Như thế, quá trình đào tạo bồi dưỡng mới thực sự hiệu quả.

ÔNG ĐỖ ĐỨC DUY THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG - PHÓ TRƯỞNG BAN, THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN

CẦN ThựC hIỆN TốT CáC gIảI PháP Cụ ThỂ Nhằm hoàn thành các mục tiêu của Đề án 1961 giai

đoạn 2016 - 2020 cần thực hiện các giải pháp sau:Thứ nhất, chuẩn bị giảng viên cho từng nhóm đối

tượng: Việc chuẩn bị đội ngũ giảng viên là công việc hết sức quan trọng. Đây cũng là một yếu tố quyết định chất lượng hiệu quả của hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Tùy từng nhóm đối tượng đào tạo bồi dưỡng cần lựa chọn đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, khả năng truyền đạt tương ứng.

Thứ hai, về phương pháp đào tạo bồi dưỡng: Tùy mỗi nhóm đối tượng khác nhau lựa chọn phương pháp đào tạo khác nhau. Phương pháp học trực tiếp trên lớp áp

ÔNG TRẦN HỮU HÀ GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ - PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN

dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin kiến thức, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên trong lớp. Cấu trúc chương trình được phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức pháp luật , kiến thức chuyên ngành kỹ năng quản lý phù hợp yêu cầu địa phương.Tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm của nước ngoài về lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị. Một số lớp học tùy điều kiện cho phép kết hợp giữa đào tạo bồi dưỡng trong nước với tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. Phương pháp học trực tuyến Elearning: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng, xây dựng và mở rộng khai thác hệ thống tài nguyên học tập và hệ thống thư viện giáo trình điện tử trong quá trình học cho toàn bộ học viên.

Thứ ba, là giải pháp về tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho các nhóm đối tượng. Đối với nhóm đối tượng (1;2;3;5;7) do Bộ Xây dựng đào tạo: Tập trung nguồn lực thực hiện các lớp để hết năm 2018 đạt mục tiêu 100% cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 2019-2020 thực hiện đào tạo theo mô hình thường xuyên, bắt buộc. Đối với nhóm đối tượng (4;5;8) do địa phương trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đến năm 2020 100% cán bộ thuộc nhóm đối tượng này được đào tạo bồi dưỡng. Hằng năm, các địa phương phải báo cáo kế hoạch thực hiện và kết quả đạt được về Ban chỉ đạo Đề án.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

12 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

CẦN BaN hÀNh Kế hoạCh ChI TIếT, Cụ ThỂ ĐỂ LÀM Cơ Sở Cho CáC Địa PhươNg ThựC hIỆN ĐỀ áN gIaI ĐoạN 2016-2020

Thành phố Hà Nội kết thúc năm 2015 đã hoàn thành cơ bản mục tiêu của Đề án. Hà Nội tổ chức được hai lớp chương trình 7, hai lớp chương trình 8 và cử học viên tham gia đào tạo theo chương trình do Bộ Xây dựng tổ chức. Năm 2015, Thành phố phối hợp với UN - Habitat tổ chức khóa học mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam với gần 100 học viên là lãnh đạo các quận, huyện và Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về xây dựng và đô thị. Trong thời gian tới, chúng tôi rất đồng tình với việc Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện giai đoạn 2 của

Đề án 1961. Hiện nay, các địa phương vừa thực hiện xong các đợt bầu cử nên nhân sự có nhiều thay đổi, từ lãnh đạo đến các cán bộ công chức. Đặc biệt là những người làm công tác quản lý xây dựng đô thị sẽ có sự thay đổi vị trí làm việc. Vì vậy, việc tiếp tục đào tạo bồi dưỡng kiến thức về xây dựng và quản lý đô thị là hết sức cần thiết.

Đối với thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã giao cho Sở Nội vụ xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016-2021. Theo Đề án này, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan, chúng tôi rất quan tâm đến lĩnh vực quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố. Thông qua Hội nghị, chúng tôi xin đề xuất, kiến nghị với các Bộ, đặc biệt là Bộ Xây dựng để thực hiện Đề án 1961 trong thời gian tới có hiệu quả, đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành kế hoạch chi tiết, cụ thể để làm cơ sở cho các địa phương thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020. Về chương trình đạo tạo, chúng tôi đề nghị cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đưa ra những chuyên đề đào tạo bồi dưỡng nâng cao đối với những đối tượng tham gia bồi dưỡng và cần tổ chức nhiều hơn nữa các khóa học quản lý đô thị thông qua việc mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại địa phương cũng như học tập ở nước ngoài tại những quốc gia, đô thị có kinh nghiệm quản lý xây dựng hiện đại, tiên tiến.

ÔNG NGUYỄN ĐÌNH HOA PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ HÀ NỘI

ĐỀ XUấT VÀ KIếN Nghị MộT Số NộI dUNg NhằM ThựC hIỆN TốT ĐỀ áN 1961 gIaI ĐoạN 2 ThEo ChươNg TrìNh, Kế hoạCh Của Bộ XâY dựNg ĐặT ra

Chúng tôi đánh giá Đề án 1961 là một trong những chương trình rất cần thiết, đặc biệt với tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, Quảng Ninh có tốc độ phát triển kinh tế cao, tỉ lệ đô thị hóa là 64% với 4 thành phố, 2 thị xã, 8 thị trấn. Tại địa phương, đặc biệt là sau Đại hội Đảng, nhân sự có nhiều thay đổi, phần lớn các đồng chí được đào tạo ở giai đoạn trước, đến giai đoạn này lại cần đào tạo lại và đào tạo mới. Về tổ chức triển khai

ÔNG NGUYỄN MẠNH TUẤN PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG QUẢNG NINH

Thứ tư, Rà soát chỉnh sửa hoàn thiện toàn bộ chương trình tài liệu đào tạo bồi dưỡng theo hướng tinh gọn, thiết thực. Từng bước xây dựng, phát triển các chuyên đề theo hướng chuyên sâu đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội, của từng địa phương. Năm 2020 nâng cấp thành bộ tài liệu chuẩn đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý đô thị các cấp theo hướng chuyên sâu

đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, đặc thù địa phương, yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác phối hợp thực hiện Đề án (Phối hợp giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, Ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế); công tác tài chính phục vụ hoạt động của Đề án và công tác chỉ đạo điều hành nhằm hoàn thành các mục tiêu mà Đề án giai đoạn 2016-2020 đã đặt ra.

13Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Chú TrọNg ĐÀo Tạo CáN Bộ CôNg ChứC CấP Xã, PhườNg, Thị TrấN ChUYỂN Từ KhU VựC NôNg ThôNg SaNg ThÀNh Thị

Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020 được tổ chức trên cả nước là hết sức cần thiết và kịp thời. Tài liệu Hội nghị rất chu đáo, cẩn thận, đánh giá giai đoạn vừa qua hết sức đầy đủ, nêu được kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức, đề ra được phương hướng cho giai đoạn sắp tới. Quá trình đô thị hóa đặt ra một vấn đề là phương thức quản

lý từ nông thôn chuyển sang đô thị (đặc biệt là những đô thị chuyển từ nông thôn sang thành thị). Khi chuyển từ nông thôn sang thành thị, cán bộ quản lý chưa bắt nhịp kịp thời được với phương thức quản lý đô thị. Đây là một vấn đề quan trọng vì quá trình đô thị hóa chuyển đổi rất nhanh. Hiện nay, tổng số phường trên cả nước là 1581 phường, 653 thị trấn, 67 thành phố thuộc tỉnh, 51 thị xã, 49 quận, 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Số huyện càng ngày càng giảm cùng với đô thị hóa tăng, hiện nay còn 546 huyện/1165 xã phường thị trấn, 1581 phường. Đặc biệt, số phường càng ngày càng tăng dần, số xã cũng giảm dần. Như vậy, đây chính là đối tượng để chúng ta thực hiện chương trình này. Tôi kiến nghị chương trình cần phân biệt rõ đối tượng, tuy nhiên đối tượng cần đi sâu đào tạo hơn nữa chính là đối tượng đơn vị chuyển đổi hành chính nông thôn sang đơn vị hành chính thành thị. Đây là đối tượng cần đạo tạo trong giai đoạn này, thậm chí cần có chương trình giảng dạy đặc biệt hơn là đối tượng đã vận hành phương thức quản lý cũ. Các chương trình đào tạo (chương trình 8) cũng cần căn cứ vào đối tượng này để soạn thảo tài liệu, dự toán thu chi, thiết lập nhu cầu được sát hơn. Cần rà soát đối tượng để tránh trùng lặp, trên cơ sở đó xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn.

ÔNG PHAN VĂN HÙNG VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG - BỘ NỘI VỤ - ỦY VIÊN BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 1961

giai đoạn mới, đối với Quảng Ninh, chúng tôi đã tham mưu cho Tỉnh và đã đăng ký sơ bộ. Tuy nhiên, sau Hội nghị triển khai Đề án 1961 giai đoạn 2016-2020, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện báo cáo đăng ký với Bộ. Dự kiến sẽ có khoảng 500 lượt cán bộ tham gia các khóa học và riêng tỉnh Quảng Ninh đã có các chuyên đề về xây dựng do địa phương tự tổ chức đào tạo giao cho Sở Xây dựng và các sở chuyên ngành xây dựng các chuyên đề đào tạo cán bộ xã phường.

Chúng tôi xin có một số đề xuất, kiến nghị như sau: Thứ nhất cần khảo sát kỹ ở từng địa phương, đặc thù các địa phương cần gì? Đối tượng như thế nào? Thời gian tổ chức từng chương trình để xây dựng nội dung và kế hoạch sát hơn. Thứ hai, trong quá trình học tập cần kết hợp lý thuyết và thực tiễn, phần lý thuyết mang tính nguyên tắc, khoa học song có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề thực tiễn, đề nghị trong quá trình giảng dạy cần có giảng viên hoặc cán bộ chuyên môn thuộc Bộ và các Vụ, Viện đã trực tiếp soạn thảo Thông tư, Nghị định tham gia giảng dạy sẽ giải quyết được các vấn đề thực tiễn.

Thứ ba, cần có sự kết hợp công nghệ thông tin vào các ngành, các cấp. Chúng tôi mong muốn có phần mềm trực tuyến để kết nối giữa Bộ, Học viện và các cơ quan của địa phương, thường xuyên trao đổi thông tin để giải quyết các vần đề vướng mắc. Thứ tư, để tập trung tham gia các khóa đào tạo, các cơ quan tham mưu cho các cấp chính quyền có một cơ chế ràng buộc cán bộ trong những quyết định cử đi học, trở thành tiêu chí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thứ năm, liên quan đến các văn bản pháp luật xây dựng, đề nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng tiếp tục quan tâm nghiên cứu để quy trình thủ tục thực hiện dự án đầu tư nhanh hơn. Thứ sáu, đề nghị với cơ quan chuyên môn soạn thảo chuyên đề nên nghiên cứu thêm như: Kinh tế đô thị cần nâng cao hơn nữa, các công tác liên quan đến quản lý đô thị, thu gom xử lý rác, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh... Sở Xây dựng Quảng Ninh cam kết cùng với Sở Nội vụ báo cáo với Tỉnh thực hiện nội dung chương trình Đề án 1961 giai đoạn 2 theo chương trình, kế hoạch của Bộ Xây dựng đặt ra.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

14 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

TỔ ChứC CáC Khóa ĐÀo Tạo BồI dưỡNg ThEo ĐỀ áN 1961 CẦN Sự PhốI hợP gIỮa CáC Bộ, NgÀNh, ĐồNg ThờI XáC ĐịNh rõ Khó KhăN, NhU CẦU Của Địa PhươNg

Đối với tỉnh Tuyên Quang, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo Đề án 1961 là rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt với tốc độ phát triển đô thị hóa như hiện nay. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai tại địa phương như thế nào cho hiệu quả là điều cần bàn đến. Theo Đề án, có hai nguồn ngân sách để đào tạo gồm nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Tại địa phương,

nhu cầu đào tạo rất cần bởi quản lý, phát triển đô thị cũng như trật tự đô thị, phát triển kinh tế địa phương là cần thiết. Làm thế nào để các nhà lãnh đạo thấy sự cần thiết phải tổ chức ngay các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 1961? Đây là việc cần có sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ với các địa phương. Tuyên Quang dự kiến sẽ có khoảng 5-10 lớp học tham gia các khóa đào tạo theo chương trình Đề án.

Về nội dung chương trình nên đưa vào một số nội dung liên quan đến Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc ngành Xây dựng. Với Thông tư này tại địa phương, chúng tôi còn rất lúng túng. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện nay còn nhiều vấn đề vướng mắc. Khi xác định được những khó khăn, nhu cầu của chính địa phương thì việc bồi dưỡng càng cần thiết, phải làm ngay. Học viện cũng nên trao đổi với các địa phương để đưa ra mô hình đào tạo bồi dưỡng phù hợp, từ đó hiệu quả của Đề án 1961 sẽ cao hơn.

ÔNG ĐẶNG THẾ HÙNG PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG TUYÊN QUANG

NhâN rộNg MẫU hìNh NgườI CáN Bộ LãNh Đạo TroNg QUảN Lý Đô Thị

Mô hình quản lý đô thị cũng như lãnh đạo trong đô thị là những người sẽ cùng hướng tới, cùng phục vụ cho hoạt động chung. Trong Đề án này, chúng ta tổ chức đào tạo cán bộ quản lý là phải đào tạo những người cán bộ mẫu hình để có nhiều người ủng hộ, đi theo cùng hỗ trợ cho người lãnh đạo đó trong quản lý đô thị. Kinh nghiệm làm việc với những đối tác tại Việt Nam, chúng tôi luôn luôn tìm tới những người lãnh đạo tốt, những người có tố chất cũng như những đặc tính, đặc trưng của người lãnh đạo tốt để từ đó nhân rộng làm mẫu hình cho những người lãnh đạo khác. Chúng tôi bắt đầu từ những người lãnh đạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những nhà lãnh đạo khác tại Việt Nam. Trong quá trình làm việc với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị và UN-Habitat tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn tổ chức một chương trình đào tạo kỹ năng ứng dụng thực tế cho những người cán bộ lãnh đạo quản lý đô thị trong việc họ xây dựng cũng như tạo ra ảnh hưởng cho người khác. Khi nói đến người lãnh đạo, chúng ta thường nói đến vị trí, vai trò của người lãnh đạo cụ thể, song theo tôi nghĩ quan trọng hơn là nghĩ đến nhu cầu, mong muốn của những người ủng hộ lãnh

đạo. Những người lãnh đạo cần có các yếu tố sau để người nhân viên làm theo và ủng hộ: Hy vọng, niềm tin, ổn định, và người lãnh đạo phải có sự thấu hiểu, thông cảm cho người cán bộ nhân viên. Chúng ta cần thay đổi tư duy về phát triển đô thị và phát triển nông thôn. Chúng tôi sẽ cùng hợp tác với Học viện và hỗ trợ Học viện trong tương lai. Trong thời gian tới, Việt Nam nên đào tạo những người cán bộ lãnh đạo đô thị am hiểu cả về đô thị lẫn nông thôn vì hiện nay đang có sự chuyển giao mạnh mẽ từ khu vực nông thôn sang thành thị.

ÔNG MACUS INGLE TRƯỜNG ĐẠI HỌC PORTLAND STATE UNIVERSITY

15Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Khu VỰc MiềN truNgHỘI NGHỊ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 1961 GIAI ĐOẠN 2016-2020

Đáp ứng đao tao theo yêu câu chức danh va vi tri viêc lam

Nằm giữa hai đầu đất nước được nối liền bởi hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường

thủy, đường hàng không, miền Trung - Tây Nguyên có những tiềm năng, lợi thế để mở rộng liên kết hợp tác với bên ngoài. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực này có thể mở rộng quan hệ kinh tế với hai miền của đất nước, nhất là hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và lịch sử, quy hoạch, kết cấu hạ tầng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên còn nhiều yếu kém, bất cập, các nguồn lực tại chỗ còn hạn chế, gây cản trở lớn đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh. Hiện nay, việc phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch tổng thể cũng như công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị ở khu vực này đang là một trong những nội dung được quan tâm nhiều, bởi nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển chung của toàn khu vực.

Hội nghị triển khai Đề án 1961 về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2016-2020” khu vực miền Trung đã diễn ra ngày 24/6/2016 tại Đà Nẵng là một nội dung quan trọng nhằm tập trung khai thác nguồn lực con người, hướng tới thúc đẩy công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cả nước cũng như khu vực miền Trung nói riêng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy, lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, đại diện các Cục, Vụ chuyên ngành của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ 19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung cùng một số tổ chức quốc tế đã tham dự. Hội nghị nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý các Bộ, ngành, chuyên gia và lãnh đạo các địa phương.

Lương Giang (thực hiện)

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

16 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Mục tiêu của Đề án giai đoạn tiếp theo hết sức quan trọng

Chúng tôi thống nhất cao mục tiêu Đề án 1961 giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục trang bị kiến thức cho cán bộ các cấp những vấn đề về quản lý đô thị. Hiện nay, công tác quản lý đô thị ở Đà Nẵng được đặc biệt chú trọng, phân cấp rất mạnh từ địa phương tới quận, huyện. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc về khả năng tiếp nhận đối với

Cần sớm tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý ngay sau khi bầu cử

Chúng tôi đánh giá rất cao việc Ban chỉ đạo Đề án 1961 đã trình Chính phủ kéo dài Đề án giai đoạn 2016 - 2020. Đề án giúp cán bộ quản lý, lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các cấp ở địa phương được đào tạo, cập nhật, bồi dưỡng thường xuyên hơn. Quảng Ngãi đã có chương trình, kế hoạch gửi Bộ Xây dựng đăng ký thực hiện các lớp theo những đối tượng của Đề án. Sau khi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, đội ngũ cán bộ có sự thay đổi từ tỉnh đến phường xã. Phần lớn các cán bộ quản lý không có chuyên môn về xây dựng bởi một Phó Chủ tịch phụ trách nhiều lĩnh vực mà lĩnh vực quản lý xây dựng, phát triển đô thị là lĩnh vực rất khó. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cần thực hiện sớm sau khi hoàn chỉnh bầu cử. Thời gian đầu, tôi thấy cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng lãnh đạo, quản lý Ủy ban nhân dân các cấp,

các cán bộ quận, huyện. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức cho cán bộ lãnh đạo các huyện, thị trấn, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các phòng ban của địa phương là hết sức cần thiết. Chúng ta cũng đã biết, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành đã thành lập Ban đô thị, chứng tỏ việc giám sát quá trình phát triển đô thị được các cấp rất quan tâm.

Tôi nhận thấy, để hoàn thành mục tiêu của Đề án giai đoạn tiếp theo, việc phối hợp của địa phương với Bộ Xây dựng và Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị rất quan trọng. Thời gian tới, TP. Đà Nẵng sẽ phối hợp để tổ chức 3 lớp theo chương trình 3, 6, 7 của Đề án. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đã trang bị nhiều kiến thức giúp điều hành tốt hoạt động tại địa phương.

cán bộ chuyên môn có thể bồi dưỡng sau bởi cán bộ chuyên môn ít thay đổi. Trong quá trình giảng dạy, yêu cầu bắt buộc học viên phải có ý kiến đóng góp để giảng viên giải thích những vấn đề liên quan đến pháp luật, vấn đề phát sinh từ thực tiễn tại địa phương quản lý. Thực tế trong quá trình triển khai thi hành các luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai có các nội dung khác nhau giữa thông tư với Nghị định nảy sinh qua quá trình triển khai thực tế. Vấn đề tài liệu cần bổ sung thêm những nội dung điển hình của mỗi địa phương trong nước về quản lý xây dựng. Tài liệu dành cho các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là nội dung nông thôn mới nên có giáo trình riêng và chuyên sâu hơn.

Ông nguyễn ngọc tuấn - Phó Chủ tịch UBnD thành phố Đà nẵng

Ông Phạm trường thọ - Phó Chủ tịch UBnD tỉnh Quảng ngãi

17Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Trong năm vừa qua, công tác triển khai chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý đô thị tỉnh Bình Định đã bồi dưỡng được 150 cán bộ ở các chương trình 7, 8. Chúng tôi thấy hiệu quả của chương trình đã ban hành trong bối cảnh đô thị hóa nhanh như hiện nay là kịp thời. Chúng tôi vui mừng với kết quả tổng thể của chương trình và Chính phủ cho phép kéo dài Đề án là rất phù hợp.

Như các đồng chí đã biết, cán bộ của chúng ta bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, bị tác động bởi sự luân chuyển. Vì vậy, công tác tham mưu về xây dựng đô thị nhiều khi chưa thấu đáo, chưa có tính tổng hợp, cân nhắc tính hai

Chương trình học cần bổ sung nhiều tình huống thực tế

Công tác đào tạo cán bộ là việc cần được triển khai thường xuyên và liên tục đối với các cán bộ trong thời kỳ đô thị hóa như hiện nay. Với tỉnh Đăk Lăk, giai đoạn 2010 - 2015 vừa qua đã triển khai tốt Đề án 1961. Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Xây dựng phối hợp với Học viện tổ chức được 2 lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị với 70 học viên. Tỉnh đã triển khai lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho công chức xây dựng, địa chính, nông nghiệp, môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã với tổng số 200 học viên. Qua quá trình thực hiện Đề án 1961 giai đoạn 1, sau khi đánh giá tổ chức các lớp học, chúng tôi thấy chương trình học có trao đổi, thảo luận, các giảng viên giảng dạy có chuyên môn cao, tài liệu ngắn gọn và dễ hiểu. Thời lượng 5 ngày với kiến thức rất lớn, phù hợp với thực tiễn công tác tại địa phương. Tuy nhiên, tôi đề nghị trong quá trình

mặt của phát triển đô thị. Do đó bồi dưỡng kiến thức quản lý, phát triển đô thị cho cán bộ tham mưu như đối tượng 6, 7, 8 là cần thiết. Chương trình đào tạo cần gắn với vị trí việc làm, đặc biệt là cán bộ tham mưu của cấp huyện, cấp xã.

Tôi rất đồng tình với các ý kiến cho rằng: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý đô thị không phải chỉ tới năm 2020, mà phải xuyên suốt và liên tục. Nước ta đang có quá trình đô thị hóa nhanh nhưng trình độ quản lý đô thị chưa theo kịp với khu vực và thế giới. Vì vậy, đào tạo cán bộ quản lý phải thường xuyên liên tục. Chúng ta nên theo sát những chuyển biến của phát triển đô thị trên thế giới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng phải theo kịp xu thế này. Qua theo dõi lớp đào tạo tại địa phương, tôi thấy lượng kiến thức đưa đến cho học viên rất đầy đủ và tổng hợp nhiều vấn đề. Tôi đề nghị cần tăng thêm kiến thức về xử lý môi trường khi phát triển đô thị giúp công tác tham mưu cho lãnh đạo xử lý công việc được tốt hơn.

triển khai giai đoạn 2 đối với cán bộ xã phường, do trình độ cán bộ không đồng đều nên cần chú trọng xây dựng chương trình phù hợp. Quá trình học tập nên có buổi rút kinh nghiệm trên địa bàn và cho học viên thấy được mô hình nào tốt để triển khai công việc cho hiệu quả. Về giáo trình: Cần cập nhật thường xuyên và phải đưa ra tình huống thực tế để học viên thảo luận, học viên đưa ra các giải pháp xử lý theo đúng Luật. Nên đưa vào chương trình lồng ghép nội dung về đạo đức công vụ. Phương thức học trực tuyến rất thuận tiện, nếu được nên triển khai sớm với đối tượng 6 là Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, lãnh đạo phòng ban các Sở.

Ông Đào Qúy tiêu - Giám đốc sở Xây dựng Bình Định

Ông Lâm tứ toàn - Giám đốc sở Xây dựng Đắk Lắk

Chương trình đào tạo cần gắn với vị trí việc làm

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

18 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Đối với thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay, một số đô thị chuyển cấp, nâng cấp, một số vùng nông thôn xây dựng thành đô thị, do đó việc bồi dưỡng kiến

Chúng tôi vinh dự có thể đóng góp cho sự phát triển đối với lĩnh vực quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam

Tôi xin chia sẻ: Tại Ấn Độ, Chính phủ chấm điểm các dịch vụ công như sau: Trong giao thông đô thị, các đô thị nhỏ và vừa thời gian đi lại tối đa là 30 phút, các đô thị lớn hơn là 45 phút. Lượng nước dùng phải là 135 lít/1người/1ngày. Khi nhiều người đổ về trung tâm thành phố, đô thị để tìm việc làm thì các tỉnh, thành phố cần phải thông minh hơn đối với việc quản lý phương tiện công cộng dịch vụ chung như giao thông, thu gom rác thải, chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục và y tế. Chúng tôi vinh dự có thể đóng góp cho sự phát triển đối với lĩnh vực quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam thông qua khung hợp tác với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị. Tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của Đề án 1961 trong giai đoạn 2016 - 2020 và cam kết sẽ hợp tác. Viện quản lý Châu Á dự định sẽ mang tới kinh nghiệm từ 20 quốc gia và 5 châu lục đã tham gia vào các dự án hợp tác nghiên cứu về giải pháp đô thị. Gần đây với dự án về lĩnh vực quản lý sử dụng đất ở Mexico và với kinh

thức quản lý đô thị rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện, theo tôi, mỗi cấp lãnh đạo, mỗi đối tượng học có giáo trình và cách truyền đạt thông tin khác nhau. Chúng tôi đã phối hợp tập huấn rất nhiều chương trình nhưng để nâng cao hiệu quả học tập, cần phải sát sao hơn. Ngoài nội dung hướng dẫn có phần khô khan của các Luật, Nghị định để thực hiện thì chương trình này nên nghiên cứu thêm nội dung những người làm công tác quản lý đô thị không chỉ rành mạch các Luật mà phải hiểu rõ về trật tự đô thị. Nên mời chuyên gia nói về văn hóa đô thị, đạo đức công vụ bởi điều này rất quan trọng trong cách ứng xử của cán bộ quản lý đô thị với người dân.

nghiệm thu được tại Singapore triết lý về các lãnh thổ thông minh; tôi tin rằng Việt Nam cần có kinh nghiệm trong việc kết nối các điểm nút kinh tế để tạo đô thị loại 1 và loại 5 đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực. Tôi đã đến Myanma cách đây hai tuần nghiên cứu về hành lang kinh tế Đông Tây chạy qua 13 tỉnh và bốn nước, trong đó bao gồm Myanma, Thái lan, Lào, Việt Nam và tôi không thể không nhấn mạnh ảnh hưởng của hành lang này đối với sự phát triển của miền Trung Việt Nam. Các đô thị loại 5 dọc hành lang này sẽ cần trang bị về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật để chuẩn bị cho sự phát triển trong 5 năm tới. Về lĩnh vực quản lý xây dựng, tôi rất vui mừng được trao đổi: Viện Quản lý đô thị Châu Á đã và đang thực hiện các chuyên đề đào tạo, bồi dưỡng của Viện tại Malaysia, Singapore. Với 35 năm kinh nghiệm và nhiều kiến thức để trao đổi, tôi tin rằng chúng ta có thể áp dụng mô hình này với Học viện AMC bằng cách nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ ngành Xây dựng Việt Nam. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách thực hiện các chương trình phát triển tiềm năng cho kỹ sư, kiến trúc sư, giám sát nhà thầu trong ngành Xây dựng. Để có đô thị thông minh cần có quy hoạch, vận hành thông minh đối với đô thị ngay từ khi đô thị mới bắt đầu hình thành.

Ông trần Xuân tiến - Giám đốc sở Xây dựng Hà tĩnh

Ông shanmuga Retnam - đại diện Viện quản lý đô thị Châu Á

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, lãnh đạo các địa phương, ông Đỗ Đức Duy - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - phó trưởng Ban, thường trực Ban chỉ đạo Đề án đã nhấn mạnh về các nội dung trong quản lý phát triển đô thị. ông cũng nhận định: Các ý kiến trong Hội nghị đều cho thấy sự đặc biệt cần thiết của Đề án. Những ý kiến đóng góp tại Hội nghị rất quan trọng, chúng tôi ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đề xuất. Cần thiết kế các chương trình linh hoạt, phù hợp với học viên. Việc đào tạo, bồi dưỡng sau này với mục tiêu đào tạo theo yêu cầu chức danh và theo vị trí việc làm. Đây cũng là mô hình của nhiều nước trên Thế giới. Ban chỉ đạo Đề án hoàn toàn đồng ý với các ý kiến và sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để Đề án thực sự thiết thực và hiệu quả đối với sự phát triển của các đô thị Việt Nam.

Chương trình nên có nội dung về văn hóa đô thị, đạo đức công vụ, giúp cho cán bộ quản lý đô thị có cách ứng xử phù hợp với người dân

19Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Vừa qua, Bộ Nội vụ đã tổng kết thực hiện công tác đào

tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo Quyết định số 1374/QĐ-TTg và triển khai Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, trong 5 năm từ 2011-2015 các Bộ, Ngành, địa phương đã chủ động, nghiêm túc triển khai Quyết định với tinh thần trách nhiệm cao nhằm thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, góp phần thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Bộ Xây dựng mà điển hình là Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã có những đóng góp tích cực trong triển khai hiệu quả Quyết định này với nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến quản lý Nhà nước về xây dựng và đô thị cho cán bộ, công chức chính quyền các cấp; các chương trình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức trong hệ thống; chương trình tập huấn văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

CôNg TáC ĐÀo Tạo, BồI dưỡNg CáN Bộ CôNg ChứC, VIÊN ChứC NướC Ta gIaI ĐoạN 2011-2015: MộT Số KếT QUả ĐáNh gIá

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, chất lượng cũng như hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ. Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, các ngành, địa phương đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.

Báo cáo của Bộ Nội vụ về kết quả 5 năm thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 cho thấy 100% các Bộ, Ngành và địa phương đã xây dựng, ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 và tổ chức triển khai thực hiện đúng yêu cầu về đối tượng và nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Nhiều Bộ, Ngành và địa phương đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các chế độ, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ;... bảo đảm hoàn thành hai mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn quy định về ngạch công chức và đáp ứng

NhẰM đÁp ứNg Yêu cẦu thỰc tiỄN

TS. Nguyễn Anh Dũng*

Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 1374 QĐ-TTg và Hội thảo triển khai Quyết định 163 QĐ-TTg

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

20 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

NhỮNg KếT QUả ĐáNg ghI NhẬN TroNg ĐÀo Tạo, BồI dưỡNg CôNg ChứC, VIÊN ChứC NgÀNh XâY dựNg ThờI gIaN QUa

Nhiều năm trở lại đây, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã được đánh giá cao trong việc mở rộng quy mô, đổi mới nội dung, chương trình, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ngành Xây dựng; Đào tạo bồi dưỡng quản lý Nhà nước về xây dựng cho địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền đô thị các cấp được tổ chức thường xuyên, liên tục; tập huấn phổ biến kịp thời các chính sách, pháp luật thuộc những lĩnh vực của Ngành; thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ hợp tác bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cả ở trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng số lớp đào tạo bồi dưỡng Học viện đã thực hiện được khoảng 1250 lớp với số lượng gần 80.000 lượt học viên. Năm 2015 vừa qua, có thể nói đây là năm ngành Xây dựng có nhiều đổi mới trong quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng như quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí, phát triển đô thị, có nhiều chính sách mới, nhiều văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Học viện đã chủ động phối hợp với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng để biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn các lớp trên phạm vi cả nước. Tính riêng năm 2015, Học viện đã tổ chức được 228 lớp với 13.592 học viên, vượt 14% về số lớp và vượt 16% về số lượng học viên so với kế hoạch đăng ký với Bộ Xây dựng.

5 năm qua, Học viện đã triển khai nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng như đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống, đào tạo bồi dưỡng quản lý Nhà nước về xây dựng cho địa phương, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ khối doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, các lớp bồi dưỡng theo nhu cầu địa phương... Đặc biệt, Học viện đã tổ chức thành công các khóa đào

yêu cầu công việc theo chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm của cán bộ, công chức. Kết quả trong 5 năm thực hiện đã có gần 99% cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện được đào tạo, đáp ứng tiêu chuẩn quy định; khoảng 73% cán bộ, công chức lãnh đạo cấp phòng của các Bộ, Ngành và 64% cán bộ, công chức địa phương thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; 78% cán bộ, công chức các Bộ, Ngành và 86% cán bộ, công chức của địa phương được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định. Đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách: Đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định đạt khoảng 79%; 88 % công chức cấp xã vùng núi có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; gần 72% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. Đối với những người hoạt động không chuyên trách: Khoảng 52% được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Kế hoạch bồi dưỡng đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được xây dựng và triển khai ngay sau kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Trong 5 năm, gần 100% cán bộ được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng theo chương trình quy định.

Mặc dù hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã có nhiều thay đổi tích cực song trên thực tế vẫn còn tồn tại, hạn chế. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng có xu hướng tăng qua các giai đoạn nhưng năng lực làm việc của đội ngũ này chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chưa tạo cơ sở để xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, quản lý Nhà nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chưa đồng bộ, thống nhất. Năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu chuyển hướng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc cho người học. Hệ thống các chương trình bồi dưỡng chưa được ban hành đầy đủ, số lượng các chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm còn ít; các chương trình bồi dưỡng viên chức, ngạch công chức tương đương và các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành chậm được ban hành; một số nội dung các chương trình, tài liệu vẫn dàn trải, nặng về lý thuyết, chưa gắn nhiều với yêu cầu công việc của cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung và thời lượng khung cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục thay đổi và cải cách nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng ngành, từng địa phương (điều kiện đặc thù, tính chất, trình độ phát triển rất khác nhau). Mặt khác, ở một số Bộ, Ngành, địa phương, công tác phân công, phối hợp trong quản lý, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn thiếu tập trung, thống nhất.

Hội thảo Nâng cao năng lực đào tạo cán bộ, công chức ngành Xây dựng

21Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Đối với các chương trình bồi dưỡng cán bộ cho địa phương đã được Học viện đặc biệt chú trọng trong thời gian qua. Nhằm mục tiêu đào tạo lực lượng lao động nông thôn, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, có bản lĩnh lãnh đạo, bản lĩnh chính trị vững vàng, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã, ngày 27-11-2009, với Quyết định 1956/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" trong đó có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là bình quân hàng năm đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã và nguồn cán bộ thay thế. Theo sự phân công của Bộ Nội Vụ, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị là đơn vị đã được lựa chọn để xây dựng chương

tạo cho cán bộ quản lý của Ngành như Khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cán bộ quy hoạch cấp Vụ và tương đương; Khóa đào tạo bồi dưỡng cho lãnh đạo các đơn vị công lập trực thuộc Bộ Xây dựng. Với các nội dung thiết thực, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, khóa học bồi dưỡng nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý đã giúp cho việc bổ sung kỹ năng và năng lực giải quyết tình huống thực tiễn cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý Cục, Vụ, Viện và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Xây dựng. Từ thực tế khóa học, qua ý kiến đóng góp của học viên, Học viện đã đúc rút kinh nghiệm để tổ chức những khóa học trong thời gian tới với các kiến thức, kỹ năng phù hợp đối với công tác quản lý Nhà nước của Ngành.

trình khung và biên soạn bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã khu vực đồng bằng và khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc. Trực tiếp tham gia đào tạo 42 lớp với 3540 lượt học viên thuộc Đề án 1956 và được Bộ Nội Vụ các địa phương đánh giá cao. Trong giai đoạn tiếp theo của Đề án (2016 - 2020) là triển khai đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn phát triển mới.

Thực hiện Đề án của Chính phủ giao về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015” (gọi tắt là Đề án 1961), Học viện đã xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu cho 8 nhóm đối tượng học viên làm việc ở các vị trí khác nhau, đã được nghiệm thu và đi vào sử dụng. Song song với đó là xây dựng được một đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức đáp ứng tốt những nhiệm vụ, yêu cầu của Đề án.Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng với phương pháp hiện đại, được tính toán để phù hợp với đối tượng học viên là cán bộ quản lý, chuyên môn ở các địa phương cũng là nội dung được đánh giá cao. Mọi hoạt động trong quá trình diễn ra khóa học có sự phối hợp và tham gia giám sát của địa phương; đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp giảng dạy tích cực; tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm của nước ngoài thông qua mời chuyên gia trong và ngoài nước. Cấu trúc chương trình được phân bổ phù hợp giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thăm quan thực tế, thảo luận, trao đổi tình huống và bài tập theo chủ đề. Đến nay, Học viện đã triển khai thực hiện hơn 150 khóa đào tạo bồi dưỡng trên khắp cả nước với sự tham gia của gần 10.000 học viên bao gồm cả các khóa đào tạo có sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới. Phần lớn các học viên tham dự khóa học đều đánh giá cao về kết quả thực hiện Đề án mà Học viện đã chủ trì và

Lớp Bồi dưỡng thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ năm 2016

Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị được Bộ Nội vụ tặng Bằng khen

22 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤn ĐỀ hÔM nAy

tổ chức. Theo đó, các khóa học đã thể hiện tính hữu ích và thực tiễn, giúp học viên am hiểu và thành thạo hơn trong quá trình xử lý công việc tại địa phương.

Đối với Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020’’ được phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ’’ (gọi tắt là Đề án 1956): Sự ra đời của Đề án đã mở ra triển vọng to lớn trong việc nâng cao nhận thức, tay nghề của đội ngũ cán bộ, công chức xã; đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề, với mục đích tạo việc làm và tăng thu nhập cho các lao động nông thôn. Học viện đã xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và thí điểm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước về xây dựng cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã thuộc khu vực đồng bằng và khu vực trung du, miền núi, dân tộc. Ngoài các lớp thí điểm và các lớp cho các huyện nghèo, Học viện còn tiến hành tổ chức các lớp khác cho các cán bộ là công chức các xã nhằm thực hiện mục tiêu của Đề án.

Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao". Theo tinh thần đó, Học viện đã tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng: Tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2010-2020, xem đây là căn cứ để có kế hoạch, đầu tư ngân sách Nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc được giao.

Ghi nhận những nỗ lực của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Bộ Nội vụ đã đánh giá cao công tác thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-TTG và đã trao tặng cho Học viện bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015.

MộT Số ĐỀ XUấT, KIếN Nghị NhằM PháT hUY hIỆU QUả hoạT ĐộNg ThờI gIaN TớI

Để triển khai hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức theo Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2025, đề nghị cần sớm có Thông tư hướng dẫn quy định chức danh của cán bộ, công chức, viên chức để các đối tượng này sớm được đi đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Song song với đó, cần sớm sửa

đổi Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay đã không còn phù hợp.

Đối với các đơn vị có chức năng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cần hoạt động theo hướng tinh gọn nhưng đảm bảo chất lượng, tăng cường giảng viên kiêm nhiệm, tiến tới đến năm 2020 giảng viên kiêm nhiệm phải chiếm 50% số lượng nhân sự của đơn vị. Đây cũng là xu hướng chung của tất cả các nước trên thế giới.

Với ngành Xây dựng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Ngành cần tích cực đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức, viên chức và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận.Tiếp tục đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hình thức đào tạo, bồi dưỡng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, làm bài tập tình huống. Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội nói chung cũng như sự phát triển của ngành Xây dựng nói riêng. Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp, công tác đào tạo cán bộ, công chức, viên chức qua hoạt động thực tiễn cũng cần được quan tâm thực hiện liên tục trong quá trình sử dụng cán bộ. Có như vậy, hiệu quả và chất lượng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao mới được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu phát triển chung trong tình hình mới.

*phó giám đốc Học viện Cán bộ ql xây dựng & đô thị

Khóa Đào tạo theo Đề án 1961, AMC phối hợp với WB

23Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tóm tắt: Thương hiệu đô thị là khái niệm được nhiều người nhắc đến trong thời gian gần đây. Hình ảnh của một đô thị đưa ra trong tầm nhìn cũng góp phần làm nên thương hiệu đô thị. Đằng sau mỗi thương hiệu đô thị là thương hiệu của cá nhân, người lãnh đạo địa phương đó. Một số địa phương đang tìm thương hiệu cho mình từ lợi thế tự nhiên hay lợi thế do con người tạo ra. Mỗi địa phương có một đặc trưng khác nhau có thể sử dụng như dấu ấn của mình. Kinh nghiệm của các đô thị thế giới và Việt Nam trong thời gian qua cho thấy thương hiệu của một đô thị không nhất thiết từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, địa lý mà thương hiệu có thể xây dựng bằng một thể chế và một tầm nhìn dài hạn.

Từ khóa: Đô thị, thương hiệu, thể chế, địa phương.abstract: City brand is a concept mentioned by many people recently.

The images of a city given in the vision also contribute to the formation of city brand. Behind each city brand is the brand of individuals, and local managers. Some localities are looking for their own brands with their

natural advantages or their man-made advantages. Each locality can use its own features as their own identity. From the experience of cities in the world and Vietnam, it can be seen that the brand of a city can be built not only by natural condition, history, geography, but also by a mechanism and a long-term vision.

Key words: City, brand, mechanism, locality

Nhận ngày 12/5/2016, chỉnh sửa ngày 18/5/2016, chấp nhận đăng ngày 16/6/2016.

TS. Phạm Văn Bộ*

THƯƠNG HIỆU ĐÔ THỊXÂY DỰNg BẰNg THỂ CHẾ VÀ TẦM NHÌN

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

24 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn Quốc ký biên bản hợp tác dự án cải tạo đồng ruộng phục vụ trồng lúa của Đồng Tháp

XâY dựNg ThỂ ChếVì sao phải xây dựng chể chế?Thời gian vừa qua, đô thị trên cả

nước đã sử dụng nhiều hình thức ưu đãi để thu hút đầu tư, trong đó phải kể đến việc các địa phương đua nhau hạ giá đất để nâng cao tính cạnh tranh. Nhưng lại rất hiếm địa phương biết tự nâng giá trị của mình trên cơ sở xây dựng thương hiệu để tạo ra sự khác biệt nhằm hấp dẫn đầu tư. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp công nghệ cao, hướng tới thân thiện với môi trường họ muốn tìm đến đô thị thông minh hơn là đến thành phố yếu kém về hạ tầng để đầu tư; và nguồn vốn đang đổ về nơi có môi trường tốt, nguồn lực lao động chất lượng, có sự cải cách thể chế mạnh mẽ. Câu chuyện thương hiệu của địa phương không chỉ khác biệt về môi trường sống mà cả về thể chế. Tất cả mọi địa phương hầu hết đều trải thảm đỏ thu hút các nhà đầu tư. Để thu hút doanh nghiệp, không còn cách nào khả quan hơn là buộc các địa phương phải làm cho hệ thống của mình hoạt động hiệu quả hơn. Người ta gọi cạnh tranh theo kiểu xé rào này là “cuộc cạnh tranh xuống đáy”, các địa phương buộc phải phát động tinh thần doanh nhân công cộng. Tinh thần doanh nhân công cộng được hiểu là những người ở khu vực công có tinh thần doanh nhân dám nghĩ dám làm, thấy được vấn đề cần làm và thực hiện vấn đề đó giúp cộng đồng trở nên tốt hơn, thúc đẩy doanh nghiệp vận hành và phát triển hiệu quả.

Thể chế nào?Thể chế tốt không phải là chính

quyền vẽ ra để doanh nghiệp làm, mà phải là giữa chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cùng đồng hành với nhau. Sau thế chiến thứ 2, ở Nhật Bản cả Bộ trưởng và doanh nghiệp đóng cửa ăn mỳ gói bàn nhau xây dựng chiến lược phát triển. Chiến lược phát triển của chính quyền và những mong đợi của doanh nghiệp phải gắn chặt với nhau.

Ở Việt Nam, cuộc họp bất thường ngày 29.4.2016 của Chính phủ với các doanh nghiệp sau 20 ngày Chính phủ được kiện toàn là một việc làm mới. Tại cuộc họp, có 16 ý kiến của các thành viên Chính phủ đưa ra các giải pháp cụ thể đối với những kiến nghị của doanh nghiệp, tập trung vào các nhóm vấn đề lớn là đăng ký, gia nhập thị trường; tiếp cận vốn, tín dụng; đất đai, xây dựng, môi trường; thuế, hải quan; chi phí kinh doanh; công tác thanh tra, kiểm tra; quy định về giao dịch bảo đảm; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Các Bộ, Ngành khẳng định cam kết, khẩn trương giải quyết, trả lời những kiến nghị của doanh nghiệp với tinh thần phục vụ, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; sẽ có các chương trình hành động cụ thể để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đồng thời mong muốn bản thân các doanh nghiệp phải nỗ lực vươn lên, đề cao trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh.”

Ở thành phố Đồng Tháp, tại câu lạc bộ Hội doanh nghiệp trẻ, lãnh đạo tỉnh uống cà phê cuối tuần cùng doanh nghiệp. Đây là câu lạc bộ mà Hội doanh nhân trẻ Đồng Tháp mở ra để chia sẻ những khó khăn của các doanh nghiệp hoạt động trong tỉnh với lãnh đạo tỉnh để cùng nhau tháo gỡ và tạo ra hướng phát triển cho doanh nghiệp, cho tỉnh. Khi có lãnh đạo Sở ban ngành đến dự, khúc mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ nhanh chóng. Tỉnh biết những vấn đề doanh nghiệp cần như tạo ra vùng nguyên liệu, cung cấp nhân lực. Từ đây, tỉnh và doanh nghiệp có sự đồng hành với nhau. Thái độ cầu thị của chính quyền đã được nhìn nhận sinh động hơn tại diễn đàn mở này.

Do vậy, mặc dù là một tỉnh chủ yếu làm nông nghiệp, nhưng trong bảng PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh) trong năm 2015, Đồng Tháp được xếp thứ 2 sau Đà Nẵng và có 4 chỉ tiêu đứng đầu, đó là ra nhập thị trường, chi phí thời gian, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh với thiết chế pháp lý. Một ví dụ cụ thể về việc ra nhập thị trường hiệu quả: Kho chứa gạo của một hợp tác xã ở tỉnh Đồng Tháp, nông dân có thể ký gửi gạo ở kho đến khi nào gạo được giá thì mới bán, nhờ đó mà bà con nông dân không bị tư thương ép giá. Lãnh đạo tỉnh đã nhận thức: Muốn nông dân thoát nghèo nông dân phải liên kết với doanh nghiệp vì chỉ có doanh nghiệp mới hiểu biết được về thị trường và đem nông sản Việt Nam ra với thế giới. Vậy nên, mặc dù là một tỉnh thuần nông, ngân sách hạn hẹp, nhưng Đồng Tháp tạo mọi điều kiện có thể để các doanh nghiệp về với nông thôn. Những giúp đỡ này chủ yếu tập trung vào giải quyết các cơ chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính và cơ chế tín dụng.

25Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Nha Trang gắn với thương hiệu thành phố du lịch

Các chính sách của Việt Nam nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên tỉnh Đồng Tháp đã cùng các doanh nghiệp rà soát lại xem những gì áp dụng trực tiếp thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương, tỉnh sẵn sàng thực hiện hướng dẫn các doanh nghiệp và kịp thời tháo gỡ khó khăn. Những gì thuộc thẩm quyền cấp trên, tỉnh thống kê lại đề nghị cấp trên tích hợp vào để doanh nghiệp dễ áp dụng. Như vậy, để thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp chính là hỗ trợ linh hoạt và năng động về chính sách cho các doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa tối quan trọng. Mặt khác, các địa phương cần có tư duy cấp tiến: Chính quyền phục vụ doanh nghiệp, chứ không gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Tầm nhìn dài hạnTầm nhìn của đô thị là việc đưa ra hình ảnh đô

thị một cách rõ ràng trong một hoặc hai thập kỷ tới. Điều đó có nghĩa là để nắm bắt được tinh thần của tổ chức và truyền cảm hứng cho lực lượng lao động và các đối tác của mình để hành động cho một tương lai tươi sáng. Tầm nhìn phản ánh những hy vọng của đô thị trong tương lai. Ví dụ tầm nhìn của một số thành phố: Richmond của Canada là một cộng đồng cuốn hút, đáng sống và quản lý tốt; thành phố Nam Định phát triển để vào năm 2020 trở thành là nơi ở và làm việc đáng mong đợi cho tất cả mọi người; Đà Nẵng - thành phố đáng sống; Nha Trang- thành phố du lịch; Hội An- thành phố di sản; Bình Dương- thành phố thông minh.

hình ảnh của một đô thị đưa ra trong tầm nhìn cũng góp phần làm nên thương hiệu đô thị. Một số địa phương đang tìm thương hiệu cho mình từ lợi thế tự nhiên hay lợi thế do con người tạo ra. Mỗi địa phương có một đặc trưng khác nhau có thể sử dụng như dấu ấn của mình. Chúng ta không thể lợi dụng lợi thế tự nhiên mới xây dựng được thương hiệu mà còn là dấu ấn về văn hóa, thể chế để tạo ra thương hiệu cho mình. Nhưng lợi thế là một chuyện, thực hiện nó lại là một chuyện rất khác. hình ảnh của đô thị một hoặc hai thập kỷ tới là một tầm nhìn phát triển của một địa phương. Vì vậy, thương hiệu của địa phương, một phần trong tầm nhìn đó không thể ngắn hạn. Thời gian của một nhiệm kỳ chính quyền có thể là 5 năm nhưng xây dựng tầm nhìn, xây dựng chiến lược tổ chức tầm nhìn đó phải là dài hạn, là những mạch nối tiếp nhau để các chiến lược mang tính bền vững không thay đổi, mặc dù có những lúc phải điều chỉnh theo hoàn cảnh, nhưng tính bền vững thì không thay đổi.

Mỗi đô thị phát triển trong mỗi giai đoạn cần phải đưa ra các cơ chế phù hợp để tạo động lực cho phát triển. Có những lúc, các đô thị đã phải hướng tới những hướng phát triển bền vững lâu dài để đạt được tới đích của mình trong tương lai. Như trường hợp của Bình Dương: Đến năm 2020 Bình Dương có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch hạ tầng của thành phố mới Bình Dương không chỉ mang tính hiện đại mà đang hướng tới một thành phố thông minh. Thành phố được

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

26 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy gánh nặng chi phí không chính thức

ngày càng tăng với doanh nghiệp

hướng tổng thể để tạo thuận lợi cho việc chọn lựa các giải pháp, đảm bảo những nỗ lực của tổ chức được thực hiện một cách có trọng tâm.

Theo Ts. Edmund (Đại học Duke, Hoa Kỳ) nhận định rằng: Trong thế kỷ 21 con người sinh trong năm 1980-1990 sẽ là thế hệ đông nhất tham gia vào lực lượng lao động. Họ sẽ chiếm ½ lực lượng lao động trong năm 2017. Năm 2020, họ sẽ chiếm đa số các vị trí lãnh đạo, điều này sẽ làm thay đổi bản chất của lãnh đạo, sự thay đổi đó chính là: Sẽ không còn là vốn tài chính, mà là vốn con người; Sẽ không còn là sự kiểm soát mà là sự hợp tác giữa các cá nhân trong một tập thể và giữa các tập thể và các đối tác trong đó cần người lãnh đạo có tầm chiến lược và đi tiên phong.

Năm 2008, trong bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hiệp hội Chính quyền địa phương và Đô thị Quốc tế (UCLG) ở Hội nghị của Hiệp hội tổ

xây dựng trên cơ sở khoa học, công nghệ, thông tin, viễn thông và trở thành nơi phồn thịnh, hiện đại, văn minh và đáng sống.

Một thành phố phải đạt đến một đẳng cấp nào đó mới nghĩ tới xây dựng thành phố thông minh, còn loay hoay xóa đói giảm nghèo chắc chưa dám nghĩ tới. Bình Dương đã phát triển đến một mức độ nhất định qua khoảng 15 năm mới nghĩ tới xây dựng thành phố thông minh. Bình Dương xây dựng trên chiến lược tầm nhìn, tuy nhiên còn cả cải cách thể chế, trong đó chính quyền và doanh nghiệp cùng chung lưng đấu cật xây dựng những giải pháp cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nên đã làm ra hiện tượng của Bình Dương. Xong PCI của Bình Dương đang bị xếp sau nhiều tỉnh thành. Do vậy, có những nhận định cho rằng hiện nay ở Bình Dương chính quyền và doanh nghiệp chưa hòa hợp nhau.

Tuy nhiên, PCI có thể còn những điểm khuyết thiếu. Nếu lấy sự đồng lòng của tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đẳng cấp thấp để đến với thành phố với mong mỏi xây dựng thành phố thông minh thì không thể đáp ứng nổi.Mà đã đến lúc phải lựa chọn những doanh nghiệp đẳng cấp cao, có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường. Những thành phố đã phát triển vượt lên có thể điểm về hài lòng với các doanh nghiệp không cao, do vậy tính PCI cũng cần bổ sung phần này.

Vai trò của lãnh đạo đô thịĐằng sau mỗi thương hiệu đô

thị là thương hiệu của cá nhân, người lãnh đạo địa phương đó. Trước hết, chúng ta hãy xem xét lãnh đạo là gì? Các nhà lãnh đạo thế kỷ 21 như thế nào?

Theo Giáo sư John P. Kotter (Trường Harvard - Hoa Kỳ): "Lãnh đạo không phải là chuyện quản lý mà là tạo dựng, có tầm nhìn và biến tầm nhìn trở thành hiện thực". Là việc đề ra khuôn khổ hoạt động, phân bổ ngân sách và các nguồn lực, xây dựng giá trị và tạo động lực cho nhân viên. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là xác định phương

chức tại đảo Jeju - Hàn Quốc, ông nhấn mạnh: "Lần đầu tiên trong lịch sử người dân sống ở các đô thị trên toàn thế giới đã vượt quá 50% và điều này đặt trách nhiệm rất nặng nề đối với các nhà lãnh đạo đô thị làm thế nào để cung cấp đầy đủ những dịch vụ cơ bản hàng ngày cho người dân, làm thế nào để cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn. Trách nhiệm này lại càng khó khăn hơn đối với nhà lãnh đạo ở các thành phố của những nước đang phát triển khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ".

Trong bối cảnh đó, một số địa phương đã xuất hiện những nhà lãnh đạo mang lại sự đổi mới cho các đô thị, các tỉnh. Như trường hợp của Đồng Tháp, xét về điều kiện tự nhiên và điều kiện sẵn có Đồng Tháp cũng không có gì nổi trội. Các doanh nghiệp không phải là người của Đồng Tháp, tại sao họ lại đến Đồng Tháp, câu trả lời đơn giản là Đồng Tháp chẳng có gì hơn những địa phương khác chẳng qua có ông bí thư “hay cười”.

Như chúng ta biết, ở nước ngoài chế độ chịu trách nhiệm và cơ chế tài chính của người lãnh đạo khá rõ ràng. Uy tín của lãnh đạo được đo bằng lá phiếu của cử tri. Nếu kinh tế của đô thị đi xuống chắc chắn một điều rằng, dân chúng sẽ không bầu họ cho nhiệm kỳ sau, cũng có thể buộc phải từ chức ngay trong nhiệm kỳ. Cơ chế hiện tại của chúng ta chưa đủ tạo ra áp lực cho lãnh đạo các địa phương. Lãnh đạo địa phương chẳng phải chịu trách nhiệm gì nếu như GDP năm sau thấp hơn năm trước, ngay như việc người dân còn thiếu đói, cũng không phải chịu trách nhiệm giải trình. Như vậy, ta chưa có áp lực thực sự, không có cuộc cạnh tranh thực sự để tất cả các lãnh đạo buộc phải làm tốt để dân đánh giá theo đúng nghĩa. Phải

27Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Ở đây, nên hiểu rõ rằng “Người lãnh đạo phải tạo ra cảm hứng cho bộ máy chứ không phải là làm cho bộ máy hoạt động chỉ vì sợ mình”. Và điều quan trọng hơn người ta luôn có suy nghĩ vượt lên, vượt lên như vậy có thể thu phục được cán bộ cấp dưới, thuyết phục được cả doanh nghiệp, thuyết phục được cả với nhân dân bằng suy nghĩ vượt tầm, bằng tầm trí tuệ vượt tầm. Những người này tâm huyết với địa phương cực kỳ rõ. Vậy nên hình ảnh của những người nêu trên cho ta hiểu rõ vì sao dân chúng ở đây lại đặt niềm tin vào những con người đó. Nếu mất lãnh đạo giỏi mà cơ chế chưa được thiết định, thì nguồn cảm hứng sẽ mất đi theo sự ra đi của lãnh đạo giỏi. Do vậy, phải biến vấn đề này trở thành cơ chế tương đồng để những người tiếp theo kế nhiệm, kế thừa nhằm duy trì và phát triển. Ở nước ta cơ chế nhiều khi chưa ổn định, còn có những trục trặc, do vậy phải khó khăn lắm mới vượt lên cơ chế để thực hiện tạo ra những bứt phá phát triển kinh tế địa phương. Cho nên, đi liền với cá nhân là chúng ta phải thiết kế cả cơ chế làm sao tạo ra được các động lực, tạo ra sự cạnh tranh.

KếT LUẬNMỗi một địa phương, mỗi đô thị trên cả nước có những lợi thế riêng về

những điều kiện lịch sử, văn hóa, địa lý… hình thành những hình ảnh riêng có của mình. Tuy nhiên, khi chúng ta hội nhập và mở cửa, các địa phương đều muốn thu hút nguồn lực về địa phương mình để phát triển kinh tế - xã hội. Trong cuộc chạy đua này chiến thắng thuộc về những nơi có thể chế tốt, có tầm nhìn dài hạn cho ổn định phát triển. Ở đó những người lãnh đạo địa phương phải có những suy nghĩ vượt tầm và truyền cảm hứng cho bộ máy tổ chức, cho công dân của cả thành phố mình.Từ những suy nghĩ vượt tầm đó họ tạo ra được sự khác biệt, tạo điều kiện cho các bên tham gia để không những huy động được vốn vật chất mà cả nguồn vốn xã hội.

*phó giám đốc Học viện Cán bộ ql xây dựng và đô thị Tài liệu tham khảo1. Đài truyền hình Việt Nam VTV1: Đối thoại chính sách - Thương

hiệu đô thị - tháng 4. 20162. John. p Kotter (2013), lãnh đạo và động viên, Đại học quản lý Henley,

Trung tâm phổ biến kiến thức phát triển đô thị Đồng Hới tháng 11/ 20033. Ma pascal lavou - phụ trách hợp tác toàn cầu của liên đoàn đô thị

Canada. Hội thảo vùng 3/20134.qualities of a good Mayor | eHow.com http://www.ehow.com/

info_8759152_qualities-good-mayor.html#ixzz2gagV9pKa5. Thủ tướng chủ trì cuộc họp giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp

http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-chu-tri-cuoc-hop-giai-quyet-kien-nghi-cua-doanh-nghiep/20164/18497.vgp#sthash.FiiVTxF4.dpuf

có thang đo công việc mới quy được trách nhiệm. Cả một thời gian dài mọi thứ kết luận chung chung không có ai chịu trách nhiệm.

Bổ khuyết cho những vấn đề trên, trong những năm qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố báo cáo PCI đã phần nào phản ánh được chất lượng điều hành của các địa phương, đánh giá rất tốt cho sự thành công của các tỉnh trong bối cảnh mà cơ chế trách nhiệm giải trình và cơ chế chịu trách nhiệm của lãnh đạo còn thiếu. Ưu điểm PCI là giải trình và xử lý vấn đề bằng cách đưa hình ảnh địa phương ra trước bàn dân thiên hạ, lãnh đạo các địa phương cũng phải trăn trở, suy nghĩ khi địa phương mình bị đánh giá cuối bảng. Cách tiếp cận trách nhiệm cá nhân lần đầu tiên được đề cập tạo ra tính chịu trách nhiệm của người lãnh đạo cấp tỉnh. Năm vừa rồi, tỉnh đó thu được ngân sách bao nhiêu, thu nộp như thế nào đã tạo nên áp lực rất lớn. Cái hay của PCI là thông báo công khai lên các chương trình truyền thông, tạo ra một áp lực vì mọi vấn đề được đặt hết lên bàn cân bắt buộc các đơn vị phải vươn lên.

PCI là bảng so sánh về hoạt động các tỉnh, hoạt động của bộ máy lãnh đạo tỉnh. Các lãnh đạo tỉnh có cơ hội để nhìn nhận lại địa phương của mình. Thực tế cho thấy trong giai đoạn nào lãnh đạo tỉnh đoàn kết thì giai đoạn đó PCI xếp hạng cao. Cốt lõi của sự đoàn kết là phải có lãnh đạo vượt lên, vượt tầm lên đủ sức để cuốn hút mọi người làm theo người lãnh đạo đó. Nếu không có sự vượt trội mà chỉ như nhau thì không ai phục ai, rất khó làm. Trong thời gian vừa qua, một số địa phương bứt phá lên được đều có hình ảnh của người lãnh đạo vượt trội điều hành bộ máy.

Cấp lãnh đạo địa phương có vai trò khá độc lập đối với địa phương đó. Họ vừa là những người lãnh đạo, vừa như người thủ lĩnh tối cao ở địa phương, hình ảnh và chân dung của họ tạo ra cảm hứng cho cộng đồng.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

28 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 195/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 31% vào năm 2015 và đạt khoảng 60% vào năm 2020. Theo đó, sẽ xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng đô thị sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; từng bước hình thành nền kinh tế tri thức dựa trên nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Những năm qua, mạng lưới đô thị Vĩnh Long đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các đô thị đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thành tựu nổi bật trong xây dựng và phát triển đô thị là không gian các đô thị được mở rộng. Đô thị hóa giúp chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tăng khu vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ và giảm dần khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, các địa phương đã quan tâm phủ kín quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000, là cơ sở để triển khai quy hoạch chi tiết; thu hút, kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên,Vĩnh Long nằm trong vùng bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu, với kịch bản nước biển dâng 1m, công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị cần được thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Phóng viên Tạp chí Xây dựng và Đô thị đã có buổi phỏng vấn ông Đoàn Thanh Bình - Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị với mục tiêu phát triển đô thị Vĩnh Long theo hướng bền vững.

Thanh Hương

không thể tách rời trách nhiệm của chính quyền đô thịQuản lý đô thị

Với vị trí trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa

sông Tiền, sông hậu. Vĩnh Long được xác định là tỉnh liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đào tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Vĩnh Long được xác định là tỉnh liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Phóng viên (PV): Theo định hướng xây dựng tỉnh Vĩnh long thành vùng sinh thái, xanh, sạch, đẹp phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn. Xin ông cho biết công tác quy hoạch đô thị tại Vĩnh long đang và sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, giúp đô thị phát triển theo đúng định hướng đô thị xanh và bền vững?

ông Đoàn Thanh Bình: Trong thời gian qua, Vĩnh Long rất quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị trên địa bàn Tỉnh, quy hoạch đi trước một bước, phân khu chức năng hợp lý là động lực để xây dựng đô thị, thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện tại, các đô thị của tỉnh Vĩnh Long đều đã có quy hoạch chung được duyệt, phủ kín quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000. Tỉnh cũng đã ban hành các Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, đó là những công cụ rất quan trọng giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý phát triển đô thị của Tỉnh theo hướng đô thị xanh và bền vững. Tiếp tục trong thời gian tới, công tác quản lý xây dựng, phát triển đô thị của Tỉnh thực hiện đúng theo các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị đã được phê duyệt, ban hành nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển một cách bền vững, cân bằng giữa 3 yếu tố "kinh tế - xã hội - môi trường".

Ông Đoàn Thanh BìnhGiám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long

29Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

PV: Để đô thị phát triển theo đúng định hướng, công tác quản lý đô thị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Xin ông cho biết, Vĩnh long đã thực hiện những giải pháp nào để giúp cho công tác quản lý đô thị đạt được hiệu quả cao?

ông Đoàn Thanh Bình: Để đô thị phát triển theo đúng định hướng, công tác quản lý đô thị đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, Tỉnh đã thực hiện các công việc cụ thể như:

Tỉnh ủy đã có Chương trình 06-CTr/TU của Tỉnh ủy về phát triển đô thị và nhà ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015.

UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển đô thị của Tỉnh cho từng giai đoạn, theo định hướng của Chương trình phát triển đô thị quốc gia.

Lập Quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở cụ thể hóa phát triển vùng tỉnh Vĩnh Long trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chỉ đạo các địa phương thường xuyên thực hiện công tác rà soát quy hoạch theo kỳ hạn quy định để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển của địa phương.

Tăng cường công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. Để đảm bảo tính

đồng bộ, cần quản lý kiến trúc đô thị tốt, nhìn kiến trúc đô thị dưới dạng tổng thể; gắn với thiết kế đô thị tổng thể và thiết kế đô thị khu vực; quản lý từ công trình kiến trúc đơn lẻ đến tổng thể kiến trúc đô thị; thực hiện quản lý theo “Quy chế đô thị”; không thể tách rời trách nhiệm của chính quyền đô thị. Mặt khác, trong quản lý đô thị cần quan tâm đến yếu tố đa ngành, quản lý kiến trúc đô thị rất cần có sự tham gia của cộng đồng.

Các ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác đầu tư phát triển đô thị một các đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư.

PV: Theo ông công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chính quyền đô thị các cấp cần phải tiến hành như thế nào để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực quản lý xây dựng và đô thị đáp ứng tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh như hiện nay?

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

ông Đoàn Thanh Bình: Theo tôi, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chính quyền đô thị các cấp cần phải tiến hành thường xuyên, theo sát với thực tế quản lý của các địa phương, dành nhiều thời gian cho thảo luận nhóm, với những tình huống cụ thể, thời gian đào tạo nên vào những ngày cuối tuần, để tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên vừa làm vừa học.

Cần thường xuyên mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn cho các địa phương về công tác quản lý phát triển đô thị

PV: Vai trò lãnh đạo chính quyền đô thị các cấp đã được thể hiện như thế nào, thưa ông? Đề xuất của tỉnh với Trung ương và các Bộ, Ngành để giúp nâng cao năng lực và vai trò của cán bộ chính quyền đô thị các cấp?

ông Đoàn Thanh Bình: Lãnh đạo các địa phương trong thời gian qua rất quan tâm đến công tác quản lý và phát triển đô thị, đó là tiền đề quan trọng để công tác quản lý và phát triển đô thị của các địa phương thời gian qua đã đạt được một số kết quả rất tích cực.

Nhằm nâng cao năng lực và vai trò của cán bộ quản lý đô thị các cấp, Vĩnh Long kiến nghị với Trung ương và các Bộ, Ngành thường xuyên mở nhiều lớp đào tạo, tập huấn cho các địa phương về công tác quản lý phát triển đô thị, vì đa phần các cán bộ quản lý ở địa phương chưa được đào tạo về lĩnh vực này.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

30 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Bùi Đạt (thực hiện)

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CHO CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ, THỊ XÃ TRỰC THUỘC TỈNH

Khu VỰc phÍA NAM

Khu vực phía Nam nước ta có vị trí, vai trò đặc biệt

quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Là vùng hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đặc biệt là có tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Phát triển kinh tế thành phố hồ Chí Minh cùng với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long đã được Đảng ta xác định là vùng kinh tế trọng điểm. Trên cơ sở

khai thác nguồn lực và phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng nhằm xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ trở thành một trong những vùng phát triển kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạch tranh quốc tế.

Khu vực phía Nam nước ta có tốc độ đô thị hóa rất nhanh

31Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Bên cạnh những thành quả đạt được, khu vực Nam Bộ cũng đang đối mặt với nhiều thách thức cần được tiếp cận, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học, toàn diện… Công tác phát triển đô thị của vùng cần đáp ứng các định hướng, tầm nhìn mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại ở khu vực này nói riêng và cả nước nói chung là do hệ thống chính quyền đô thị chưa đủ năng lực quản lý, kiểm soát có hiệu quả tiến trình đô thị hóa. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phụ trách quản lý, phát triển đô thị chưa được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tế. Để khắc phục tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng: Cần nghiên cứu và xây dựng mô hình “chính quyền đô thị” có tính độc lập, tự chủ cao, có trình độ quản lý đô thị chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Phải chú trọng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực xây dựng và phát triển đô thị đi đôi với cải cách thủ tục hành chính nhằm giải phóng các tiềm năng của đô thị; phát huy sáng tạo, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên sự cân bằng trong nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế địa phương.

Vừa qua, Bộ Xây dựng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC) đã tổ chức Khóa đào tạo về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 (Đối tượng 2), học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, thị xã

trực thuộc tỉnh khu vực phía Nam. Chương trình diễn ra trong 5 ngày với hàm lượng kiến thức tổng hợp bao gồm các chuyên đề như: Đô thị hóa và định hướng phát triển đô thị; Quản lý quy hoạch đô thị nông thôn; Bảo tồn di sản và quản lý đô thị; Quản lý xây dựng đô thị; Quản lý đất đai, Nhà ở và thị trường bất động sản, kinh nghiệm quốc tế; Tài chính đô thị dựa trên đất đai và cạnh tranh đô thị; Quản lý hạ tầng kết hợp giao thông với sử dụng đất; Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị. Trong mỗi chuyên đề có thảo luận nhóm tập trung giúp cho việc vận dụng kiến thức được hiệu quả hơn.

Đề cập đến bài học thành công từ các đô thị tiên tiến, nghiên cứu tình huống về đô thị và chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế là một trong những nội dung trọng tâm tại khóa học. Điều được mong đợi tại khóa học lần này đó chính là sự góp mặt của những chuyên gia hàng đầu ở trong nước cũng như quốc tế về các lĩnh vực có liên quan. Với đối tượng

học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh - những nhà lãnh đạo các đô thị hiện tại, khóa học đã trang bị nền tảng kiến thức tốt nhất giúp cho các nhà lãnh đạo, chuyên môn quản lý đô thị hiệu quả hơn để một mặt đưa đô thị Việt Nam phát triển thành các đô thị tiên tiến, văn minh, phục vụ tốt đời sống nhân dân, mặt khác việc quản lý tốt cũng sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như mang lại những hiệu quả to lớn, bền vững cho địa phương, đất nước. Ông Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phát biểu chào mừng khóa học đã nhấn mạnh: “Thực hiện nhiệm vụ do Bộ Xây dựng giao, Học viện đã tổ chức khóa học nhằm mang đến cho học viện các kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất trong và ngoài nước về công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại các thành phố, thị xã ở Việt Nam.” Sau đây là một số ý kiến chia sẻ từ khóa học:

Đề cập đến bài học thành công từ các đô thị tiên tiến, nghiên cứu tình huống về đô thị và chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế là một trong những

nội dung trọng tâm tại khóa học

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

32 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Ông trần hoàng thắng

Những năm gần đây, ở Thị xã Vĩnh Châu, quá trình đô thị hoá và tốc độ tăng dân số ngày một cao, nhu cầu nhà ở của người dân càng bức thiết, dẫn đến nhiều vi phạm trong lĩnh vực về đất đai, xây dựng, gây không ít khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý của địa phương. Các hành vi vi phạm chủ yếu là lấn, chiếm, san lấp mặt bằng trái phép, xây dựng công trình không phép, sai phép, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật…

Năng lực của cán bộ phụ trách tại cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong quản lý; lãnh đạo một số phường, xã còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn mình quản lý. Do vậy, việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời. Bên cạnh đó,

Luật Xây dựng 2014 quy định điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở riêng lẻ trong đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy định này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình quản lý. Thị xã Vĩnh Châu mật độ quy hoạch chi tiết còn thấp, chưa có quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; chưa có thiết kế đô thị riêng tại các khu vực, các tuyến phố đã ổn định.

Để đô thị phát triển bền vững, lãnh đạo thị xã Vĩnh Châu luôn quan tâm, chỉ đạo công tác quản lý đô thị, phát triển đô thị. Đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch đô thị, quản lý trật tự xây dựng, ô nhiễm môi trường,…

Trong đó, công tác quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn, đảm bảo yêu cầu đối với quy hoạch đô thị theo Luật Quy hoạch đô thị. Xây dựng đô thị theo hướng sinh thái, mật độ công viên cây xanh cao, thu gom và xử lý triệt để chất thải, ít xâm phạm đến môi trường tự nhiên, hệ thống giao thông đô thị đạt chuẩn,… Chính quyền thị xã đã chỉ đạo các xã, phường nghiêm túc thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự đô thị. Hàng năm, thị xã tổ chức tổng kết công tác quản lý đô thị, đánh giá, rút kinh nghiệm. Phát huy tích cực ưu điểm, khắc phục nghiêm túc những vấn đề còn hạn chế. Ngoài ra, có kế hoạch sử dụng các nguồn

vốn ngân sách, kiến thiết thị chính để chỉnh trang, phát triển đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội một cách hợp lý, theo quy hoạch được phê duyệt, từng bước đưa thị xã Vĩnh Châu trở thành đô thị loại III vào năm 2020.

Thị xã Vĩnh Châu luôn xác định rõ tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực quản lý của chính quyền đô thị, cần xây dựng chính quyền đô thị trong sạch, dân chủ. Hoạt động của chính quyền đô thị phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của nền hành chính phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong 4 lĩnh vực: Thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và tài chính công. Mở rộng, phát huy vai trò của nhân dân trong việc xây dựng chính quyền, nâng cao tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền, thúc đẩy năng lực phục vụ nhân dân tốt hơn.

Tham gia Khóa Bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo Đề án 1961 do Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị tổ chức, tôi nhận thấy khóa học đã bổ sung những kiến thức, kỹ năng bổ ích cho các cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, đặc biệt là được học hỏi kinh nghiệm quản lý đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới để có thể nghiên cứu, vận dụng hữu ích vào thực tế quản lý của từng địa phương, trong đó có thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

chủ tịch thị xã Vĩnh châu, tỉnh Sóc trăng

Xác định rõ tầm quan trọng trong công tác nâng cao năng lực quản lý của chính quyền đô thị

33Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

TP.Tây Ninh được thành lập năm 2013, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây Ninh (gồm 7 phường và 3 xã). Hiện tại, TP.Tây Ninh là đô thị loại III, phấn đấu đến năm 2020 đạt 75% chỉ tiêu của đô thị loại II và đến trước năm 2025 đạt chuẩn của đô thị loại II.

Thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt là bộ mặt đô thị đã có chuyển biến rõ rệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội như hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh và các công trình công cộng được thành phố quan tâm đầu tư, Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố được thành lập và đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý trật tự đô thị ở địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn

nhiều khó khăn cần phải quan tâm giải quyết trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị như: Chất lượng của các đồ án quy hoạch xây dựng mang tính khả thi chưa cao; Vấn nạn xây dựng các công trình sai phép, không phép, trái phép còn diễn ra; Tình trạng ngập úng trong mùa mưa; ô nhiễm môi trường; Nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng để sản xuất, kinh doanh; Các biển quảng cáo, rao vặt gắn treo, sơn vẽ tùy tiện rất mất mỹ quan đô thị…Ngoài ra, Đội trật tự đô thị thành phố trực thuộc Phòng Quản lý đô thị không có chức năng xử phạt, vai trò rất hạn chế, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi nhiệm vụ của Đội.

Công tác quản lý đô thị là một vấn đề mới mẻ, những cán bộ đang công tác ở TP. Tây Ninh được đào tạo về chuyên môn đô thị rất ít, nên

Chương trình giao lưu chia sẻ Công trình xanh với phát triển đô thị bền vững diễn ra trong Khóa học

đội ngũ cán bộ hiện nay của thành phố đang đảm nhiệm về công tác đô thị mặc dù đã có nhiều cố gắng, học hỏi trau dồi thêm kiến thức nhưng chưa đáp ứng được mức độ đòi hỏi của khối lượng công việc và tình hình thực tế. Vai trò của chính quyền ở các cấp trong việc lãnh đạo và giải quyết công tác quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, chưa thật sự quyết liệt và hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị đáp ứng các yêu cầu phát triển đô thị bền vững và sớm xây dựng TP. Tây Ninh trở thành đô thị loại II, thành phố cần phải thực hiện một số giải pháp trong thời gian tới như sau: Nâng cao chất lượng quy hoạch, tập trung điều chỉnh quy hoạch các phân khu chức năng theo quy hoạch chung đã được phê duyệt; Tăng cường công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình, cá nhân, các cơ quan, tổ chức đoàn thể về xây dựng nếp sống văn minh đô thị; Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự đô thị; Nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý trật tự đô thị; Sắp xếp lại bộ máy và nâng cao vai trò của Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố… Đặc biệt là việc huy động các nguồn tài chính để đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại II.

Qua lớp bồi dưỡng về quản lý xây dựng và phát triển đô thị (theo Đề án 1961) do Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị - Bộ Xây dựng tổ chức tại thành phố Cần Thơ, tôi được học những kiến thức rất bổ ích từ những chuyên gia trong nước và quốc tế về quản lý đô thị, giúp tôi bổ sung thêm kiến thức, cũng như những kinh nghiệm từ các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, thị xã đã trao đổi trong quá trình học tập. Theo tôi, những khóa bồi dưỡng tương tự cần được tổ chức thường xuyên trong thời gian tới, giúp cho công tác quản lý đô thị được hiệu quả hơn.

Ông Lê Ngọc Ẩn phó chủ tịch uBND tp. tây Ninh

Thu nhận được những kiến thức bổ ích từ chuyên gia trong nước và quốc tế về quản lý đô thị

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

34 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Thanh Loan, Thanh Hương (Thực hiện)

ĐỀ ÁN 1961hoàN thiỆN cÁc BỘ tài LiỆu

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

T hực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại cuộc họp Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1961 nhằm triển khai kế hoạch thực hiện Đề án

giai đoạn 2016 - 2020, trong đó nội dung tài liệu, giáo trình cần đưa vào khung kiến thức chuẩn. Việc rà soát chất lượng giáo trình là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Cần xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh giáo trình và trong tương lai phải được nâng cấp lên chuẩn khung kiến thức đào tạo, xây dựng theo từng chuyên đề cụ thể. Vừa qua, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị đã tổ chức Hội thảo rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện các bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Đề án 1961 về “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn các cấp”. Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, giúp cho Bộ giáo trình, tài liệu Đề án được chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ và hữu ích hơn đối với 8 đối tượng học viên.

35Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ôNg TrẦN hỮU hÀ - gIáM ĐốC họC VIỆN CáN Bộ QUảN Lý XâY dựNg VÀ Đô Thị - Phó TrưởNg BaN ChỈ Đạo ĐỀ áN 1961

Bộ tài liệu cần mang hơi thở của cuộc sống

Vừa qua, 8 bộ tài liệu của Đề án 1961 đã được ban hành trong một thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu đào tạo theo Đề án. Tuy nhiên, do thời gian biên soạn đã lâu, hiện nay một số nội dung bị lạc hậu so với các Luật, Nghị định mới ban hành trong hai năm vừa qua, vì vậy rất cần thiết phải cập nhật, rà soát, chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình mới. Với việc Chính phủ đồng ý kéo dài Đề án đến năm 2020, Bộ Xây dựng chỉ đạo phải rà soát, chỉnh sửa 8 bộ tài liệu biên soạn trên những yêu cầu sau:

Thứ nhất, nội dung phải đáp ứng đúng đối tượng đào tạo. Với 8 đối tượng, cần có tài liệu phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Chúng ta đem đến cho học viên những cái họ cần, không phải cái chúng ta có, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Cần đảm bảo sau khóa học, học viên thu nhận được những kiến thức bổ ích có thể áp dụng được vào thực tiễn công tác tại địa phương.

Thứ hai, Bộ tài liệu nguyên tắc phải mang tính chất mở, mang hơi thở của cuộc sống do hiện nay tình hình thế giới, trong nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng đầy

thách thức. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải kịp thời cập nhật nội dung cho phù hợp. Vừa qua, với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, Liên minh đô thị Thế giới, các chương trình do Học viện tổ chức có các chuyên gia đến giảng bài, hỗ trợ xây dựng các casestudy,… được học viên đánh giá cao. Đặc biệt, Bộ tài liệu này mong muốn có những nội dung, định nghĩa, khái niệm mang tính chuẩn hóa. Do vậy, tài liệu biên soạn phải tập trung vào những văn bản quy phạm pháp luật, những sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm để cán bộ quản lý đô thị các cấp thu nhận được nguồn kiến thức hữu hiệu phục vụ quá trình công tác.

ôNg NgUYỄN Tố LăNg - Vụ TrưởNg, Chủ NhIỆM VăN PhÒNg ThườNg TrựC BCĐ QUY hoạCh ĐTXd VÙNg Thủ Đô hÀ NộI

Giảng viên nên tăng cường trang bị cho học viên các kiến thức thực tiễn và ví dụ thực tế

Tôi rất may mắn đã được Bộ Xây dựng giao phản biện 8 chương trình của Đề án với Hội đồng của Bộ và được Học viện mời tham gia giảng dạy một số khóa học trong chương trình này. Tôi nhận thấy: Bộ tài liệu có một số ưu điểm đó là được soạn thảo rất công phu và đầy đủ, cập nhật văn bản thường xuyên; được biên soạn phù hợp với đề cương ban đầu đã được Bộ Xây dựng phê duyệt.

Tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:- Bộ tài liệu không nên quá dày: Biên soạn một bộ đầy

đủ mang tính chất cẩm nang (một phần nội dung cứng không thay đổi) còn lại là phần mềm phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Phần cứng là nội dung Học viện có và phần mềm là cái học viên cần. Chúng ta sẽ dạy cái học viên cần. Các văn bản pháp luật không cần phải tải về

mà chỉ cần giới thiệu cho học viên đường link. Phần cứng hay lý thuyết không phải giảng nhiều, do vậy bộ tài liệu sẽ không cần thiết phải dày. Khi đi dạy, giảng viên nên tăng cường trang bị cho học viên các kiến thức thực tiễn và ví dụ thực tế. Để bài giảng trở nên sinh động hơn cần phải tìm hiểu quy mô công việc của từng đối tượng học viên: Dạy cho cán bộ cấp tỉnh tầm nhìn hay tầm vĩ mô còn dạy cho đối tượng học viên cấp phường, xã các vấn đề chuyên môn. Đưa ví dụ thực tiễn cũng cần phải dựa theo yếu tố vùng, miền; mức độ và quy mô (Bắc Bộ, Trung Bộ khác Nam Bộ; miền núi khác đồng bằng).

- Tăng cường phần thảo luận, giảm bớt lý thuyết: Ở bộ tài liệu đầu tiên được duyệt với liều lượng thời gian là 4 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành (4-4) không phải lúc nào cũng hợp lý vì có những phần kiến thức chỉ là lý thuyết cẩm nang nên không cần phải thảo luận, do vậy tùy thuộc vào từng chuyên đề, đối tượng để ta điều chỉnh số lượng tiết là 2-6, 6-2, 3-5,… sao cho bài giảng đạt hiệu quả nhất.

Một số giải pháp:- Nên soạn một bộ tài liệu đầy đủ trong đó có phân

ra từng phần đối với từng đối tượng (phần dành cho đối tượng 1 phần dành cho đối tượng 2 và tương tự). Trong thời gian tới, Học viện nên thu thập ví dụ thực tiễn từ các giảng viên tại mỗi địa phương và với từng đối tượng học viên thành một quỹ dữ liệu riêng và quỹ này phải luôn được cập nhật (kể cả cập nhật mới và đã lạc hậu vì lạc hậu cũng là một bài học kinh nghiệm) để phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như làm bài học kinh nghiệm cho các học viên.

- Tiến độ thực hiện: Nên kéo dài thời gian công tác chuẩn bị soạn thảo, phản biện và chỉnh sửa tài liệu, khi đã chuẩn bị tốt rồi thì bộ tài liệu hoành chỉnh sẽ sớm được hoàn thành.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

36 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

BÀ VŨ Thị VINh - NgUYÊN TỔNg Thư Ký hIỆP hộI Đô Thị VIỆT NaM

Phương pháp giảng dạy cũng như việc giới thiệu các bài học kinh nghiệm đối với từng đối tượng lãnh đạo cần phải khác nhau

Tôi rất vinh dự vì đã được Học viện mời tham gia giảng dạy một số lớp đối tượng 2, đối tượng 6 của Đề án 1961. Đối với giáo trình giảng dạy, tôi nhận thấy đây là một bộ tài liệu rất công phu vì để biên soạn được giáo trình này, tổ biên soạn đã có sự thảo luận kỹ với các cán bộ của Bộ và chuyên gia trong Ngành để thống nhất được bản đề cương chi tiết. Đối với chuyên đề về quản lý hạ tầng, kỹ thuật đô thị và biến đổi khí hậu - lĩnh vực tôi đã tham gia giảng dạy tại Học viện, tôi thấy rằng: Những người biên soạn chuyên đề này đã nghiên cứu rất kỹ, nội dung bám sát được lĩnh vực mà tôi nghiên cứu.

Bộ tài liệu nên giới thiệu thật cụ thể, rõ ràng những vấn đề cơ bản cho từng đối tượng học viên. Thực tế, khi đi giảng tôi không giảng theo nội dung đã có trong giáo trình (chỉ để tham khảo). Tôi cập nhật nhiều những văn bản mới ban hành, các quan điểm, xu hướng mới và các bài học kinh nghiệm về lĩnh vực đó trên thế giới. Phương pháp giảng dạy cũng như việc đưa ra các bài học kinh nghiệm đối với từng đối tượng sẽ khác nhau. Ví dụ như đối với học viên ở chương trình 6 là các đồng chí tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo tỉnh sẽ khác với chương trình 1 là các đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh vì các đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh là những người định hướng chỉ đạo của một tỉnh nên đối với vấn đề về quy hoạch đô thị, bài giảng phải đề cập đến vấn đề liên vùng vì quy hoạch của tỉnh sẽ có sự liên kết với các tỉnh thành khác. Giảng viên nên tìm những đặc điểm riêng về đô thị của mỗi vùng, miền để giảng. Tôi rất vui vì sau mỗi khóa học, học viên luôn tín nhiệm xin lại bài giảng của tôi. Tôi cho

rằng điều quan trọng là mình phải dạy đúng đối tượng, cung cấp cho học viên những gì họ đang cần trong thực tiễn công việc.

Sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện những hạn chế đang tồn tại của bộ tài liệu:

- Nội dung của đề cương: Đề cương phải chi tiết hơn, đề cập các vấn đề cụ thể, phạm vi mở rộng hay thu hẹp đối với từng đối tượng của Đề án để việc biên soạn được dễ dàng hơn. Trong chương trình 6 và 7 giữa Trưởng, Phó phòng quản lý đô thị thuộc thành phố, thị xã và Giám đốc các Sở thuộc tỉnh thì giữa một bên tham mưu giúp việc cho tỉnh, một bên tham mưu giúp việc cho lãnh đạo thành phố đều là những người có chuyên môn nên có thể có những nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về cấp độ. Đối với chương trình 4,5 và 3 lại khác nhau vì đặc trưng của quận, huyện hoàn toàn khác với phường, xã, thị trấn. Chương trình 8 thì khác biệt hoàn toàn vì đối tượng là công chức địa chính của phường, xã thuộc thị xã nên giới thiệu cho họ các khái niệm, văn bản gắn liền với phường, xã. Thực tế khi đi giảng ở một số đô thị, tôi nhận thấy cán bộ cấp xã, phường muốn được học những kiến thức thật cụ thể, cách thức giúp họ giải quyết được công việc hàng ngày (gần như cầm tay chỉ việc).

- Đối với công tác chuẩn bị: Nếu ai được giao viết đề cương thì đề cương cũng cần phải được thông qua. Phải có một bản đề cương hoàn thiện gửi các chuyên gia, sau khi lấy ý kiến các chuyên gia thống nhất xong thì mới viết. Viết xong xin cơ quan cấp trên duyệt lại.

Tôi rất vui vì Học viện trong năm 2016 mở được nhiều lớp. Tôi cũng được mời tham gia giảng dạy các lớp của Đề án 1961 cùng với các chuyên gia của tổ chức World Bank (WB), sau khi kết thúc khóa học, các chuyên gia của WB đều đánh giá cao chương trình đào tạo này của Học viện và đây là một sự thành công.

37Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ôNg TrẦN KIM ChUNg - Phó VIỆN TrưởNg VIỆN NghIÊN CứU QUảN Lý KINh Tế TrUNg ươNg

Bộ tài liệu nên được biên soạn mở để dễ dàng cập nhật và chỉnh sửa

Tôi đánh giá rất cao sự cố gắng của nhóm biên soạn tài liệu giảng dạy của Đề án 1961: Thứ nhất là bộ tài liệu rất dày, viết không để bị trùng nhau là một công việc khó; thứ hai là có sự tham gia biên soạn của rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị; thứ ba là cuốn tài liệu khá cập nhật.

Từ năm 2013 đến nay, Nhà nước ta đã sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; ban hành hàng loạt các Luật vừa mang tính chất sửa đổi, vừa mang tính chất mới mà bộ tài liệu này cần đề cập đến như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn Nhà nước và doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Chúng ta nên tìm hiểu, đưa tinh thần của những Luật mới này vào bộ tài liệu. Có thể thấy rằng, có 3 sự thay đổi cơ bản trong các văn bản pháp luật mới ban hành:

- Thứ nhất là tinh thần hội nhập: Tính hội nhập là quan trọng nhất trong lượng văn bản pháp luật mới ban hành vì dưới sức ép của FPI, TPP và cam kết của hội nhập sâu rộng nên chúng ta phải cập nhật tinh thần đó vào bộ tài liệu. Có thể trong chương trình này nên cung cấp cho cán bộ cấp cơ sở các văn bản Nhà nước mới ban hành bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Cán bộ chính quyền cấp cơ sở nên nói được tiếng Anh để có thể quản lý những công dân người nước ngoài đang sinh sống tại địa phương do mình quản lý.

- Thứ hai là tính thị trường: Hiện nay, trên 80% các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, nhà ở và đây là quan hệ thị trường. Các cán bộ cấp xã, phường là cơ quan thực hành mệnh lệnh của cơ quan cấp trên do vậy,họ sẽ không thể hiểu được nội dung

đầy đủ của

quan hệ thị trường là gì nên chúng ta phải dạy vấn đề này một cách chi tiết hơn. Quan trọng nhất phải thông thoáng, công khai minh bạch.

- Thứ ba là tính cập nhật mới liên tục của văn bản: Có một thực tế là cán bộ cấp phường, xã không cập nhật được hết số lượng lớn các văn bản pháp luật vì ban hành mới nhiều như Luật Đất đai có 7 Nghị định, mỗi Nghị định có từ 1 đến 2, 3 Thông tư liên tịch và một số văn bản có liên quan khác. Do vậy, nếu họ không nắm rõ các văn bản pháp luật thì khó có thể thực hiện tốt công tác quản lý tại địa phương.

Tôi xin đề xuất một số giải pháp về tài liệu giảng dạy cần phải cập nhật 3 nội dung sau:

+ Cập nhật hệ thống văn bản pháp luật từ năm 2013 và các văn bản sửa đổi hoặc mới ban hành như: Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư công… và các văn bản dưới luật khác như Nghị định, Thông tư liên tịch hướng dẫn.

+ Cập nhật các kết quả nghiên cứu mới của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Báo cáo (tháng, quý, năm) của các Bộ, Ngành; Tóm tắt nghiên cứu đăng trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức; Báo cáo của Hiệp hội bất động sản Tp. Hồ Chí Minh (mỗi tháng một lần) v.v sau đó tập hợp lại đưa lên website Học viện để phục vụ công tác học tập, nghiên cứu của học viên. Như vậy, bộ tài liệu giảng dạy sẽ trở lên phong phú hơn.

+ Song song với việc cập nhật văn bản mới, Học viện cũng cần phải loại bỏ những văn bản đã cũ, trái thẩm quyền. Tài liệu phải liên tục chỉnh sửa vì có những năm Nhà nước ban hành 99 Nghị định mà trong đó lĩnh vực đất đai, nhà ở bất động sản chiếm khá lớn. Vì vậy, giáo trình giảng dạy phải luôn luôn mở để có thể dễ dàng cập nhật hay chỉnh sửa.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

38 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

ôNg LÊ ĐìNh TrI - NgUYÊN Phó Vụ TrưởNg Vụ KIếN TrúC QUY hoạCh, Bộ XâY dựNg

Tài liệu cần truyền được cảm hứng mới cho các học viên trong công tác lãnh đạo, điều hành

Đề án này tôi được tham gia ngay từ đầu khi cho ý kiến về Đề án đến khi thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng. Đối với vấn đề đầu tư thời gian cho Đề án, tôi thấy đây là một sự thành công. Có ý kiến cho rằng cuốn tài liệu này có sự trùng lặp về mặt từ ngữ nhưng tôi thấy tài liệu giảng dạy này bao gồm các khái niệm và định nghĩa chung nhất, dẫn đến có sự trùng lặp là điều đương nhiên, nếu nói khác đi thì chứng tỏ mỗi người tìm hiểu một cách, mỗi người đưa ra một khái niệm như vậy là không đúng.

Sau đây là một số nhận xét của tôi về giáo trình giảng dạy:

- Thứ nhất: Cán bộ lãnh đạo quan trọng nhất là công tác chỉ đạo điều hành. Nếu viết tài liệu theo hướng giảng từng vấn đề, từng nội dung và từng bài, điều này có nghĩa là chúng ta đang dạy cho cán bộ lãnh đạo cách chỉ đạo điều hành và cách làm này sẽ bị cho là vượt quyền vì những cán bộ

thuộc đối tượng của Đề án là những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn riêng.

- Thứ hai là vấn đề thực tiễn: Tôi thấy các chuyên đề liên quan đến địa phương đã được chọn lọc, đưa vào với tiêu chí sát với thực tế, sát với nội dung văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Có ý kiến cho rằng cần phải có sự sáng tạo trong tài liệu nhưng với văn bản quy phạm pháp luật thì không được sáng tạo vì đó là những quy định cứng. Để đổi mới bài giảng, chúng ta phải trả lời được 3 câu hỏi sau: Thứ nhất là đào tạo ai? Thứ hai là đào tạo cái gì? Thứ 3 là đào tạo như thế nào? Bên cạnh đó, giáo viên cần phải đưa ra các cơ sở khoa học, số liệu dẫn chứng giúp học viên so sánh và suy nghĩ sâu hơn về những gì địa phương mình đã làm được so với các địa phương khác thậm chí là các nước khác..

- Thứ ba: Văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta ban hành đã lâu, tính thời sự không còn. Do vậy, ngoài phần lý thuyết cứng không thay đổi, chúng ta có thể giới thiệu kinh nghiệm thực tế của các nước khác. Vấn đề ở đây là chúng ta đưa ra và gợi ý được gì để truyền cảm hứng mới cho học viên trong công tác lãnh đạo, điều hành chứ không phải dạy họ cách điều hành, lãnh đạo.

- Thứ 4: Đối với toàn bộ nội dung tài liệu có 3 vấn đề cần phải giải quyết:

+ Thứ nhất là nên chỉnh sửa theo hướng chọn lọc, rút gọn lại theo từng đối tượng học viên; Thứ hai là nâng cao theo hướng mở (không phải là sửa văn bản quy phạm pháp luật) mà đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng người học xem họ đang cần cái gì hay là chúng ta đang ngắm đến đối tượng nào với 3 câu hỏi như đã đề ra ở trên. Thứ ba là cần chỉnh sửa theo hướng cập nhật mới vì có nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và sửa đổi.

39Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ôNg hoÀNg Thọ VINh NgUYÊN Phó CụC TrưởNg CụC QUảN Lý hoạT ĐộNg XâY dựNg, Bộ XâY dựNg

Tài liệu đưa nội dung cứng, khi giảng dạy tùy vào từng đối tượng để trình bày

Bộ tài liệu về cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, đến nay một số nội dung đã bị lạc hậu nên việc đánh giá, rà soát và chỉnh sửa là việc làm đúng mà chúng ta cần phải thực hiện.

Chương trình đạo tạo theo Đề án 1961 trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý đô thị, cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở cấp xã, phường, quận, huyện đến cấp tỉnh. Đây là yêu cầu rất cần thiết đối với tình hình thực tiễn hiện nay vì có một số nơi cán bộ làm pháp luật mà không hiểu rõ pháp luật dẫn đến làm sai. Mục tiêu và yêu cầu của chúng ta là trang bị kiến thức pháp luật có liên quan đến công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng và đô thị. Qua khóa học, học viên nắm được tổng thể những kiến thức pháp luật của lĩnh vực mình công tác vì lượng văn bản quá nhiều họ không thể đọc hết được.

Trước đây, tôi có tham gia soạn thảo nội dung các chuyên đề về quản lý dự án và xây dựng nên tôi xin có một số ý kiến như sau:

+ Thứ nhất: Một số nội dung đã lạc hậu và chưa đủ như chuyên đề về quản lý dự án, quản lý xây dựng, yêu cầu quy

hoạch, vấn đề đất đai, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu… do vậy trong thời gian tới tôi cùng Học viện sẽ xem xét rà soát lại.

+ Thứ hai: Một số nội dung của cuốn tài liệu bắt buộc phải trùng lặp không khác được ví dụ như vấn đề quy hoạch thì ở cấp nào vẫn cần phải có đồ án và trình tự như vậy nên theo ý tôi chúng ta nên biên soạn một phần chuyên đề cứng, nội dung cứng còn thực tế khi đi giảng tùy thuộc vào từng đối tượng để trình bày. Với cấp tỉnh ta giảng những vấn đề chung, vĩ mô còn với cán bộ làm công tác chuyên môn ta sẽ giải thích rõ ràng hơn.

+ Thứ ba: Đối với vấn đề hội nhập sâu rộng, đặc biệt là việc nước ta ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có rất nhiều nội dung chúng ta có thể lồng ghép giới thiệu. Chúng ta chỉ nên giới thiệu các vấn đề chủ yếu có liên quan để học viên hiểu và áp dụng đối với từng lĩnh vực được phân công thực hiện.

ôNg NgUYỄN Võ ThôNggIáM ĐốC VIỆN KếT CấU CôNg TrìNh XâY dựNg

Nội dung tài liệu cần được viết thống nhất, có thuyết minh để có cơ sở mở rộng và phát triển

Đối với bộ tài liệu này, tôi thấy chuyên đề về quản lý xây dựng và đô thị tương đối đầy đủ. Nhưng bên cạnh đó, nhiều phần nội dung bị dàn trải, không tập trung; cùng một nội dung nhưng được viết khác nhau trong các cuốn tài liệu. Điều này là do với cùng một chuyên đề cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng do nhiều tác giả biên soạn nên dẫn đến có sự khác nhau, trùng lặp và méo mó về mặt nội dung. Ví dụ như chuyên đề đầu tiên là “Đô thị hóa và định hướng phát triển đô thị quốc gia” dành cho đối tượng là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố và thị xã là do tác giả Phạm Tứ viết nhưng cũng chuyên đề này cho đối tượng là Chủ tịch phường, xã, thành phố thuộc tỉnh là do tác giả Lan Phương viết; đến đối tượng thuộc trung ương là do tác giả Hoàng Hải viết nên nếu 3 tác giả

cùng tiếp cận một vấn đề sẽ dẫn đến có sự khác nhau kể cả về mặt cấu trúc lẫn nội dung, có nhiều nội dung bị mâu thuẫn. Thực trạng này cần phải sửa.

Vậy theo tôi cách sửa như sau: - Trước hết cần có bản đề cương bao gồm những

kiến thức cơ bản còn cách truyền đạt thì mỗi giảng viên một phương pháp, không cần phải giống nhau. Trong bản đề cương đó, mỗi đối tượng đào tạo có phần nội dung riêng. Mỗi nội dung của đề cương sẽ được giao cho các chuyên gia trong lĩnh vực đó đề xuất và tổng hợp lại thành chuyên đề cho từng đối tượng. Điều này sẽ đạt được 3 tiêu chí đề ra: Phần nội dung sẽ có mức độ phù hợp cho từng đối tượng; đạt được tiêu chí cần và nội dung được thống nhất. Cần có một người tổng biên tập bản đề cương ngay từ đầu sau đó tập hợp, thống nhất và hướng dẫn các tác giả trong quá trình triển khai theo đúng nội dung của đề cương. Nếu như chúng ta không biết được chuyên đề đó được viết dựa trên tiêu chuẩn của Luật nào thì sẽ rất khó chỉnh sửa.

- Nội dung tài liệu cần được viết thống nhất, có thuyết minh để có cơ sở mở rộng và phát triển. Ví dụ như về lĩnh vực bất động sản thì chuyên gia về lĩnh vực này sẽ viết cho các đối tượng từ Trung ương đến cấp xã. Tư tưởng của người viết sẽ được quán triệt từ đầu đến cuối cho từng đối tượng. Tác giả có định hướng để viết vì đã có mục tiêu rõ ràng cho từng đối tượng từ cấp Trung ương đến địa phương.

Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, với tất cả vật liệu và định hướng có sẵn, sau khi thống nhất lại cách làm cụ thể, chúng ta sẽ soạn được một bộ đề cương đầy đủ cho tất cả các đối tượng phù hợp với yêu cầu mà mục tiêu của Đề án đã đề ra. Khi có được bộ đề cương hoàn chỉnh sẽ đặt hàng các chuyên gia theo từng lĩnh vực viết.

40 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤn ĐỀ hÔM nAy

ôNg LÊ Cao TUấN - Phó VăN PhÒNg ThườNg TrựC BaN ChỈ Đạo TrUNg ươNg VỀ ChÍNh SáCh NhÀ ở VÀ Thị TrườNg BấT ĐộNg SảN

Tài liệu viết cần giúp học viên tiện tra cứu và dễ hiểu

Thời gian gần đây, các văn bản pháp luật liên quan đến Ngành đã được thay mới hàng loạt: 8 Luật liên quan đến lĩnh vực nhà ở và bất động sản, 13 Nghị định và 19 Thông tư mới được ban hành. Ngoài 8 Luật thì có thêm 11 chương trình về nhà ở quốc gia mà địa phương vẫn đang phải triển khai thực hiện. Trong 11 chương trình này có tổng cộng 14 quyết định của Thủ tướng và 25 Thông tư nên tổng số tất cả các văn bản hiện thời là 69 văn bản. Với số lượng và quy mô văn bản lớn như vậy, cán bộ lãnh đạo cấp quận, huyện không thể đọc và nhớ hết được, chỉ biết nội dung và ý nghĩa của nó nằm ở văn bản nào thôi.

Hiện nay, dưới địa phương công việc chuyên môn chủ yếu là cán bộ cấp Sở và cấp Huyện (đối tượng 6 và 7) thực hiện, sau đó trình lên lãnh đạo cấp trên xem xét và ký duyệt. Theo bố cục tài liệu, chúng ta chủ yếu viết cho đối tượng 6 và 7 vì những đối tượng này làm công việc chuyên môn cụ thể sau đó soạn giãn ra cho đối

tượng cấp phường xã và lên đến cấp tỉnh thì thu lại. Đối với lãnh đạo cấp tỉnh nghe giảng để về thực hiện

công tác quản lý Nhà nước cần nắm được 4 nội dung sau: Thẩm quyền của họ là gì; nội dung công việc họ phải làm những gì; hồ sơ cần những trình tự thủ tục gì; thời gian hoàn thành? Giúp họ ghi nhớ thời hạn giải quyết công việc, ghi nhớ những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, thủ tục hành chính phải chặt chẽ và không được thêm trình tự thủ tục hồ sơ. Với 4 nội dung trên, nếu viết chi tiết hết sẽ dài. Do vậy, theo tôi chỉ nên viết những vấn đề cơ bản, chủ yếu là giới thiệu số trang, điều, mục thuộc văn bản nào để học viên tiện tra cứu và dễ hiểu hơn.

ôNg ĐỖ VIếT ChIếN - NgUYÊN CụC TrưởNg CụC PháT TrIỂN Đô Thị, Bộ XâY dựNg

Nội dung bộ tài liệu nên có phần cứng và phần mềm

Sau 5 năm triển khai Đề án 1961, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Đề án này đối với công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại các địa phương. Đến nay, Học viện đã hoàn thành tốt giai đoạn 1 (2010-2015) của Đề án, và đang triển khai giai đoạn 2 (2016-2020) theo sự đồng ý của Chính phủ.

Đối với việc chỉnh sửa tài liệu, tôi có mấy ý kiến như sau:

- Thứ nhất: Đây là bộ tài liệu phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị cho cán bộ các cấp ở các địa phương và đặc biệt cho các đô thị. Do vậy đó là chương trình vô cùng cần thiết trước tình hình phát triển nhanh chóng của các đô thị trên cả nước. Bộ tài liệu cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ đọc và dễ thực hiện; có các ví dụ thực

tế để cán bộ ở các địa phương thấy rằng họ đã được cập nhật nhiều kiến thức thực tiễn hữu ích cho công việc mình đang quản lý, điều này đảm bảo đúng mục tiêu của Đề án. Đây là một cơ hội để ta nhìn lại sau 5 năm triển khai Đề án, chúng ta đã làm được và chưa làm được những gì để sửa đổi, bổ sung và thay thế.

- Một số văn bản pháp luật mới được sửa đổi, ban hành như thay thế Hiến pháp mới dẫn đến thay Luật mới, sau Luật là Nghị định, sau Nghị định là Thông tư và các văn bản khác nữa. Trong các văn bản mới này có sự thay đổi Hiến pháp nên rất rộng, có nhiều thay đổi lớn liên quan đến các Bộ, Ngành và nhiều lĩnh vực. Cần phải có những bộ phận tổng hợp lại để theo dõi, xem xét những văn bản gì được giữ nguyên để phát huy và những văn bản đã được thay mới để sửa đổi. Một số Luật như: Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Tổ chức đơn vị hành chính, Luật Nhà ở có liên quan đến phát triển đô thị nên bổ sung.

- Phải có các bước đánh giá những bất cập thực tế đối với văn bản pháp luật đang áp dụng hiện nay tại các địa phương, văn bản hay thì phải thay thế, những văn bản được thay mới nhưng không bằng văn bản cũ hoặc có những văn bản đã ban hành rồi lại không thực hiện được ở địa phương. Xem xét đưa vào tài liệu những vấn đề nảy sinh từ thực tế về phát triển đô thị mà các văn bản pháp luật hiện nay đang bỏ xót. Đánh giá những hạn chế của bộ tài liệu này để xem những gì đã làm được và chưa được. Trên cơ sở đó, chúng ta mới đề nghị bỏ cái gì, bổ sung mới cái gì và có báo cáo ngắn gọn vấn đề này.

- Thứ 2: Rà soát lại xem 8 đối tượng của chương trình có bị trùng nhau không, có cần ghép lại hay thêm đối tượng không. Cán bộ cấp tỉnh và cấp phường, quận huyện rất khác nhau do vậy chúng ta phải biết được hết

41Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

những lĩnh vực được phân công về quản lý đô thị của từng cấp để viết cho đúng. Phân biệt từng đối tượng, xem khác nhau cái gì để từ đó mới biết cần phải trang bị cho họ những gì để đào tạo nâng cao hơn, học viên khi nghe mới thấy hay và thú vị hơn. Nên đi sâu vào những công việc thiết thực của từng đối tượng.

- Thứ 3: Về nội dung tài liệu nên có phần cứng và một phần mềm. Phần cứng bao gồm những khái niệm chung như: Quy tắc, quy định, nguyên lý, khái niệm… để cấp nào cũng phải biết. Phần mềm chính là phần tài liệu dành riêng cho từng đối tượng. Nên có một bản đề cương và biên soạn dựa trên đề cương đó với các nguyên tắc lớn đã được thống nhất từ đầu. Bản đề cương phải thật chuẩn xác và xin ý kiến lãnh đạo Bộ phê duyệt thì người viết cũng dễ hơn. Bộ tài liệu hiện nay đã đủ dữ liệu, chỉ cần sắp xếp lại vị trí cho đúng theo một trật tự mới sẽ tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy, chuyên gia hay giảng viên phải có kinh nghiệm thực tế để giúp cho khóa học hữu ích và thành công hơn.

Hội nghị nhận được nhiều ý kiến rất tâm huyết của các chuyên gia với kinh nghiệm quản lý và chuyên môn của mình đã đóng góp rất thiết thực cho chương trình đào tạo của Đề án 1961. Cùng với đội ngũ giảng dạy có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt đã góp phần giúp Đề án hoàn thành vượt mục tiêu. ông Trần Hữu Hà - giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án thống nhất cùng sự đồng thuận cao của các chuyên gia:

- Thứ nhất: Mỗi mảng chuyên đề tài liệu, mỗi chương Học viện sẽ đồng ý phân theo nhóm biên soạn từ đối tượng 1 đến 8. Sự thống nhất về việc phân biệt rõ các đối tượng từ các khái niệm và quan điểm; chỉ rõ ra đối tượng nào cần nắm bắt những yêu cầu gì. Trước hết, mỗi mảng chuyên đề của bộ tài liệu cần phải có một bản đánh giá xem đã đạt được và chưa đạt được gì. Các đề xuất chỉnh sửa từ các nhóm biên soạn sẽ được đánh giá bước đầu tổng quát, sau đó tổ biên soạn sẽ đưa ra biện pháp hay định hướng để biên soạn.

- Thứ hai: Chúng ta phải bám vào chương trình đã được phê duyệt, tùy đối tượng để viết nhiều hay ít. Đề mục là những quy định cứng nên các đối tượng có khác về nội dung (đầy đủ hoặc chi tiết) nhưng phải đúng và đủ các tên đề mục.

- Thứ ba: Các đối tượng có thể xem xét lồng ghép; các cấp ở trên có thể viết chung chung còn cấp dưới có thể viết chi tiết hơn. Ban thư ký sau này sẽ chuyển giao các đối tượng cho người viết theo thứ tự chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm.Chúng ta phải nghiên cứu kỹ xem họ được quyền làm gì, chức năng nhiệm vụ ra sao thì mới bổ sung kiến thức gì cho hợp lý. phải bám sát các văn bản pháp luật mới ban hành: luật Xây dựng, luật Đầu tư công, luật Tổ chức chính quyền địa phương… đồng thời đưa các kiến thức kinh nghiệm và các ví dụ thực tiễn nhằm đáp ứng đúng theo vai trò và vị trí của họ. Nên rút ngắn tài liệu, bỏ bớt các phần trích từ các văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế, học viên thích nghe các giảng viên kể một câu chuyện như về định hướng phát triển đô thị của quốc tế hay trong nước hơn là giảng lý thuyết theo tài liệu. qua câu chuyện đó gợi ý cho họ về định hướng phát triển đúng đắn. Do vậy, với học viên là lãnh đạo cấp càng cao thì tài liệu càng

phải ngắn. Bộ tài liệu cần dày về ví dụ và kinh nghiệm thực tiễn. Vừa qua, Học viện có triển khai Đề án 1961 bằng việc triển khai mạnh phương pháp giảng dạy tích cực (1/3 thời gian giảng lý thuyết theo tài liệu còn lại là chia nhóm trao đổi, thảo luận các vấn đề về kinh nghiệm thực tế tại địa phương cũng như quốc tế). Như vậy là bộ tài liệu phải có phần cứng và phần mềm. phần mềm là các ví dụ liên quan đến kiến thức pháp luật và các casestudy. Bộ tài liệu sẽ ngắn gọn tùy từng đối tượng và khi biện soạn, các chuyên gia được mời viết sẽ đề xuất số trang theo hướng càng ngắn càng tốt.

- Thứ 4: Biên soạn theo hướng mở, lồng ghép các ví dụ và kinh nghiệm thực tiễn theo từng đối tượng với từng địa phương cũng như với các ví dụ, kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Đây là trách nhiệm của tổ thư ký cần tập hợp cơ sở dữ liệu cung cấp từ các giảng viên và học viên để tập hợp lại thành một kho dữ liệu cho học viên.

- Thứ 5: Nên có một phần phụ lục các văn bản liên quan. Các giảng viên biên soạn tài liệu này sẽ sưu tầm đầy đủ những văn bản hiện hành liên quan đến chuyên đề tạo thành danh mục các văn bản vì công tác quản lý là phải gắn liền với văn bản. Tôi rất tán thành với các ý kiến là chúng ta nên soạn một phần cứng gồm những kiến thức cơ bản hết sức ngắn gọn mà mọi người đều phải nắm đc; bên cạnh đó một phần mở (phần mềm) hết sức quan trọng và hấp dẫn - đây là phần liên tục được cập nhật của các giảng viên khi đi giảng ở các địa phương. phần mở hết sức linh hoạt bám theo các văn bản pháp luật và công việc của từng địa phương. phần mở lại phụ thuộc rất nhiều vào giảng viên, do vậy không phải ai cũng giảng được cho tất cả các đối tượng này. Học viện cũng phân ra từng giảng viên giảng dạy cho các đối tượng khác nhau và với các lớp ở tầm cao chắc chắn Học viện sẽ mời các chuyên gia trong nước có nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như mời các chuyên gia quốc tế hỗ trợ.

- Thứ 6: Biên soạn lồng nghép với các vấn đề hội nhập quốc tế. Nước ta đang hội nhập quốc tế rất mạnh, đặc biệt từ năm 2016 trở lại đây. Đối với tài liệu của Đề án 1961, tất cả các chương trình cho các đối tượng đều được giảng theo phương pháp giảng dạy tích cực. Do vậy, bộ tài liệu này cũng nên được biên soạn theo hướng phục vụ phương pháp giảng dạy tích cực để các đối tượng của Đề án thu được hiệu quả cao nhất sau khóa học.

- Thứ 7: Các giải pháp đặt ra:+ Trong thời gian tới, Học viện sẽ tổ chức buổi họp Ban

chỉ đạo với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trưởng ban chỉ đạo Đề án. Học viện sẽ đề xuất thời lượng chương trình đào tạo là 1/3 thời gian học lý thuyết, một số chuyên đề ít thời lượng hơn và một số phải giãn ra.

+ Trước khi viết, phải xây dựng đề cương chi tiết, đánh giá thực trạng, nêu sự cần thiết, chỉ rõ sự đổi mới theo hướng nào, rà soát được những gì. Khi xây dựng được đề cương chi tiết, phải xin ý kiến Ban chỉ đạo Đề án, lấy ý kiến từ các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học có uy tín đánh giá sau đó mới bắt đầu viết. Đề cương chi tiết phải thận trọng, đánh giá thật chặt chẽ khoa học và đảm bảo tính thống nhất, khi đó triển khai sẽ nhanh hơn. Sẽ có điều chỉnh thời gian thực hiện, thời gian xây dựng đề cương chi tiết; viết và biên tập lại kỹ càng, nghiên cứu khống chế số lượng trang theo hướng mở và giảm bớt lượng văn bản pháp luật.

42 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

VẤn ĐỀ hÔM nAy

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những năm gần đây, thị trường bất động sản đã có bước tiến dài, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở. Từ những khu nhà đơn thuần, gần như không có hoặc có rất ít hệ thống tiện ích đi kèm, đến nay mô hình nhà ở đã phát triển đa dạng với nhiều loại hình phong phú, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và điều kiện khác nhau của các nhóm đối tượng khách hàng. Trong đó, các khu đô thị có kiến trúc quy hoạch, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, cung ứng dịch vụ tiện ích, quản lý hệ thống hành chính, hài hòa với cảnh quan, đem lại chất lượng sống tốt đang là xu hướng của thị trường.

Đứng trước đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, hàng loạt công trình nhà ở và các khu đô thị với quy hoạch chú trọng hơn về môi trường sống, không gian công cộng và hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, khu thương mại, giải trí… đã và đang được xây dựng trên cả nước. Đây là quá trình tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế và tốc độ hội nhập của Việt Nam. Sau đây, Tạp chí Xây dựng và Đô thị xin trích đăng ý kiến luận bàn của các chuyên gia, các nhà đầu tư bất động sản trong Hội thảo bước đột phá về tiêu chuẩn sống được tổ chức tại Hà Nội tháng 4 vừa qua.

Diệu Linh, Thanh Loan (thực hiện)

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM BƯỚC ĐỘT PHÁ VỀ TIÊU CHUẨN SỐNG

43Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Các doanh nghiệp bất động sản đã đưa nhiều lợi ích hơn cho phía khách hàng

Chúng ta đã trải qua quá trình sàng lọc, loại bỏ khỏi sân chơi những đối tượng có năng lực, chuyên môn yếu, không đáng tin cậy để lại trên thị trường là các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính, có bộ máy chiến lược, tầm nhìn và có ý thức vì cộng đồng, xã hội. Sản phẩm bất động sản của chúng ta phù hợp với khả năng thanh toán, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chúng ta thấy rằng người dân được hưởng lợi và các doanh nghiệp bất động sản ngoài việc xây nhà và chọn vị trí đã tăng cường lợi ích, đưa nhiều lợi ích hơn cho phía khách hàng qua các chương trình khuyến mại, dịch vụ, tiện ích như: Vườn hoa, cây xanh, trường học… và những sở hữu chung cũng được mở rộng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Cho nên, mặt phải của cuộc khủng hoảng bất động sản vừa qua đã thúc đẩy thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp chú ý tới người mua, người tiêu dùng, đến các tiện ích xã hội hơn. Đây là thành công trong việc Nhà nước mở ra các chính sách mới, doanh nghiệp tự điều chỉnh chiến lược của mình. Cuối cùng người dân và người tiêu dùng

ôNg NgUYỄN TrẦN NaM NgUYÊN Thứ TrưởNg Bộ XâY dựNg, Chủ TịCh hIỆP hộI BấT ĐộNg SảN VIỆT NaM

cùng được lợi. Ngày hôm nay, trong bối cảnh thị trường của chúng ta đang phát triển tương đối đồng đều về mặt hàng hóa, từ nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, nhà ở giá rẻ, nhà ở cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng, condotel theo hình thức vừa ở vừa cho thuê kinh doanh đều phát triển nở rộ.

Chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá các bước cơ bản của thị trường bất động sản hiện nay. Qua hội thảo, một số doanh nghiệp lớn sẽ có những cơ hội để phân tích, trình bày, đưa ra quan điểm, nhận xét và dự báo để các nhà hoạch định chính sách Nhà nước, đại lý phát triển bất động sản, môi giới, khách hàng… tìm ra các điểm tốt của thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển mạnh mẽ hơn nữa với điều kiện đảm bảo ổn định, bền vững lâu dài và tránh phát triển nóng, lạnh thất thường. Đồng thời tạo cơ hội cho các nhà đầu tư trao đổi, tham khảo ý kiến để quyết định hành động của mình trong việc mua, bán đầu tư bất động sản ở các phân khúc khác nhau. Qua các bài phát biểu, quản lý chính sách của các nhà đầu tư phát triển, qua sự phân tích xác đáng; chúng ta sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin để thị trường phát triển mạnh mẽ, cũng như cảnh báo một số khuynh hướng phát triển quá nóng hoặc có xu hướng chệch hướng thái quá để tạo nên sự điều chỉnh nhất định từ phía Nhà nước, phía doanh nghiệp, người dân cũng sẽ có quyết định đúng đắn hơn.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

44 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ

Hướng tới “tiêu chuẩn sống mới” trong đô thịKinh tế Việt Nam đang phục hồi và phát triển,

thu nhập tăng hơn, tầng lớp trung lưu xuất hiện nhiều hơn, nhu cầu cuộc sống ngày càng phong phú, đa dạng. Tiêu chuẩn cuộc sống ở các đô thị cũng dần thay đổi, nhất là yêu cầu về chỗ ở. Các

ôNg TrẦN NgọC ChÍNh NgUYÊN Thứ TrưởNg Bộ XâY dựNg, Chủ TịCh hộI QUY hoạCh VÀ PháT TrIỂN Đô Thị VIỆT NaM

khu đô thị, dự án bất động sản cần phải quan tâm chú trọng đến những tiện ích công cộng như trường học, bệnh viện, thương mại, dịch vụ, khoảng cách đến ga tàu, trung tâm thành phố. Bên cạnh nhu cầu về chỗ ở, cần phải đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của người dân như: Khu mua sắm, khu vui chơi giải trí, công viên…

Đối với thị trường bất động sản theo “tiêu chuẩn sống mới”, trước hết các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện khung pháp lý về đất đai, nhà ở, các cơ chế có liên quan đến đầu tư bất động sản để tạo cơ sở thông thoáng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ hai, những chủ đầu tư bất động sản cần chủ động trong các hoạt động đầu tư, tiếp cận công nghệ xây dựng mới hiện đại, tiết kiệm năng lượng, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu đa dạng về hưởng thụ của người dân theo xu hướng mới, nghiên cứu thị trường, giá sản phẩm phù hợp với nền kinh tế và sức mua của xã hội. Thứ ba, người mua nhà cần tìm hiểu các dự án phù hợp với yêu cầu cũng như các thông tin quan trọng đến dự án, hướng tới cộng đồng thân thiện, có trách nhiệm với cư dân và tôn trọng quy chế nơi sinh sống nhằm xây dựng những khu đô thị văn minh, hiện đại.

Cần phân hạng và công nhận nhà chung cưTrong một đô thị, bên cạnh việc có hạ tầng, dịch

vụ, môi trường để tạo nên tiêu chuẩn sống tốt thì chất lượng của các tòa nhà chung cư là một vấn đề quan trọng. Đứng ở góc độ cơ quan Nhà nước, Quy định về phân hạng và công nhận nhà chung cư chính là các quy định pháp luật để xác định một phần nào đó về tiêu chuẩn sống tốt tại các đô thị Việt Nam hiện nay vì đến năm 2020, tại Việt Nam, việc đầu tư xây dựng nhà chung cư là một trong những hoạt động đầu tư chủ yếu trong các dự án phát triển nhà ở do điều kiện đất đai hạ tầng có hạn. Pháp luật quy định, tất cả các nhà chung cư cần phải được phân hạng để xác định giá trị khi giao dịch trên thị trường và để thực hiện quản lý. Dự thảo Thông tư quy định về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư đề xuất phân hạng chung cư thành 3 loại A, B, C. Bộ Xây dựng quyết định công nhận nhà chung cư hạng A trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn lại giao cho các Sở Xây

ôNg NgUYỄN MạNh KhởIPhó CụC TrưởNg CụC QUảN Lý NhÀ VÀ Thị TrườNg BấT ĐộNg SảN

dựng quyết định công nhận. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản có trách nhiệm tổ chức kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư trong phạm vi cả nước.

Tại Việt Nam, cần phải xác định thế nào là tiêu chuẩn sống đúng nghĩa, tiêu chuẩn sống phù hợp với điều kiện, kinh tế, nhu cầu cuộc sống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng luôn nhìn ra thế giới để xem họ xác định tiêu chuẩn sống, đặc biệt là tiêu chuẩn sống ở các khu đô thị để chúng ta đặt mục tiêu phấn đấu, hướng tới.

45Số 48. 2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Chủ đầu tư phải có tâm và tầmHướng đến việc xây dựng những khu đô thị phức

hợp hiện đại, có hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ, gồm các tiện ích và dịch vụ xã hội; những khu đô thị thực sự đáng sống, chú trọng phát triển các cộng đồng dân cư văn minh, thân thiện và tích cực,

ôNg LÊ KhắC hIỆP Phó Chủ TịCh TẬP ĐoÀN VINgroUP

bao gồm nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; cần có những bước đột phá về tiêu chuẩn sống và nâng cao giá trị gia tăng bền vững theo thời gian cho các dự án bất động sản. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải có tiềm lực tài chính, năng lực thực hiện và kinh nghiệm quản trị vượt trội. Bên cạnh đó, điều kiện đủ và tiên quyết là chủ đầu tư phải có tâm và tầm. Bởi nhìn ở góc độ kinh doanh, việc xây dựng các khu đô thị phức hợp đòi hỏi đầu tư rất lớn về tài chính, thời gian, công sức nên lợi ích kinh tế với chủ đầu tư không cao và quay vòng nhanh như những dự án nhỏ lẻ, không có hạ tầng đồng bộ đi kèm. Nếu không đủ tâm huyết và tầm nhìn, ngay cả khi đáp ứng được về năng lực cũng không nhiều chủ đầu tư chọn mô hình phức hợp đồng bộ hoặc phát triển tới nơi tới chốn, đúng tiêu chuẩn.

Chúng tôi chọn chiến lược đầu tư dài hạn với mong muốn để lại những công trình có giá trị với thời gian, bắt kịp với xu hướng thế giới, tạo nên cuộc sống cộng đồng ngập tràn hạnh phúc, liên tục tự đột phá tiêu chuẩn sống mang lại những giá trị ngày càng tốt đẹp hơn cho người Việt.

Cần phát triển mô hình phức hợp (Township)Số lượng dân cư tăng, xuất hiện nguồn cung lớn đối

với các khu đô thị cao tầng nhằm giải quyết vấn đề nhà ở. Thu nhập tăng, tầng lớp có khả năng tài chính cao đòi hỏi khu đô thị có đầy đủ tiện ích, cơ sở hạ tầng tốt, không gian sống trong sạch, yên tĩnh, dịch vụ quản lý tốt. Khu đô thị phức hợp là khu xây dựng mới tập trung theo dự án, được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và đồng bộ gồm các tiện ích và tiêu chuẩn sống đi kèm.

Tại Việt Nam đã có nhiều khu đô thị được đầu tư theo xu hướng phức hợp, đô thị xanh, đầy đủ tiện ích như Ciputra, Ecopark... Tuy nhiên, bên cạnh các dự án thực sự đạt chuẩn còn tồn tại nhiều bất cập trong xây dựng và quản lý, ví dụ: Thiếu không gian vui chơi, thể thao; chủ đầu tư chưa thực hiện đúng quy hoạch, tăng mật độ dân số xây dựng, lấn chiếm dẫn đến phá vỡ không gian, cảnh quan kiến trúc toàn khu; các dịch vụ tiện ích như nước sạch, thoát nước, điện sinh hoạt, vệ sinh, chiếu sáng, an ninh

ôNg dươNg ĐứC hIỂN gIáM ĐốC KhốI dự áN SaVILL hÀ NộI

trật tự chưa đạt chuẩn… Từ hiện trạng này, có thể rút ra một số kinh nghiệm về tình hình phát triển khu đô thị phức hợp ở Việt Nam, đó là: Thực hiện đầu tư bài bản, đúng quy định hiện hành; Xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của người dân ngay trong quá trình triển khai dự án; Đảm bảo chất lượng cuộc sống và môi trường sinh thái của khu dân cư; Quản lý và khai thác dịch vụ tiện ích đầy đủ, ưu tiên các tiện ích công cộng.

DIỄn ĐÀn xây dựng và ĐÔ ThỊ

46 hỌc vIỆn cÁn BỘ quản lý xây dựng và ĐÔ ThỊ