85
ĐẠI HC QUC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HC BÁCH KHOA -------------------- VĂN MINH NHẬT CÁC YU TẢNH HƢỞNG ĐẾN SCHP NHN SDNG PHN MM ERP MÃ NGUN MVIT NAM Chuyên ngành: HTHNG THÔNG TIN QUN LÝ Mã s: 60 34 48 TP. HCHÍ MINH, tháng 07 năm 2012

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

Embed Size (px)

DESCRIPTION

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

Citation preview

Page 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------

VĂN MINH NHẬT

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN

SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Mã số: 60 34 48

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2012

Page 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Cƣờng

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Page 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp

nhận sử dụng phần mềm ERP mã nguồn mở ở Việt Nam” là do quá trình học tập và

nghiên cứu khoa học của bản thân, các số liệu trong nghiên cứu được thu thập có

nguồn gốc rõ ràng, việc xử lý dữ liệu là trung thực …

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Văn Minh Nhật

Page 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

1

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC HÌNH 5

DANH MỤC BẢNG 6

Chƣơng 1: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu 7

1.2 Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam 9

1.2.1 Mô hình 9

1.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 11

1.2.3 Thang đo chính thức 12

1.2.3.1 Cấu trúc thang đo 12

1.2.3.2 Danh sách các biến 14

1.3 Tóm tắt chƣơng 17

Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18

2.1 Thống kê mô tả mẫu 18

2.1.1 Theo vị trí công tác 19

2.1.2 Theo sự hiểu biết về các phân hệ cơ bản của ERP 19

2.1.3 Theo kinh nghiệm triển khai các phân hệ cơ bản của ERP 19

2.1.4 Theo kinh nghiệm triển khai OSS ERP 19

2.1.5 Theo vùng miền 20

2.2 Xử lý thang đo và mô hình 20

2.2.1 Phân tích yếu tố khám phá (EFA) 21

2.2.1.1 Các thành phần độc lập của thang đo 21

2.2.1.2 Các thành phần phụ thuộc của thang đo 24

2.2.2 Phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha) 24

2.2.2.1 Các thành phần độc lập của thang đo 24

2.2.2.2 Các thành phần phụ thuộc của thang đo 26

2.3 Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh 27

Page 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

2

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2.3.1 Mô hình 27

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 27

2.3.3 Thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh 28

2.3.3.1 Cấu trúc thang đo 28

2.3.3.2 Danh sách các biến 29

2.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 32

2.4.1 Phân tích tƣơng quan 32

2.4.2 Phân tích hồi quy đa biến 34

2.4.3 Kiểm định giả thuyết 37

2.5 Tóm tắt chƣơng 40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 49

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát 50

Phụ lục 2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) 56

Phụ lục 3. Phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha) 69

Phụ lục 4. Phân tích tƣơng quan 75

Phụ lục 5. Phân tích hồi quy đa biến 76

Page 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

3

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chỉ

mục

Từ viết tắt Thuật ngữ Ý nghĩa

A

B

C

CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành

CIO Chief Information Officer Giám đốc thông tin

CRM Customer Relationship

Management

Hệ thống quản lý quan hệ

khách hàng

D

E EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích yếu tố khám phá

ERP Enterprise Resource

Planning

Hệ hoạch định nguồn lực tổ

chức

ES Enterprise System Hệ thống phần mềm hỗ trợ

tiến trình kinh doanh trong

các tổ chức phức tạp

F

G

H

I IOE Innovation-Organization-

Environment

Sự đổi mới - Tổ chức - Môi

trƣờng

IT Information Technology Công nghệ thông tin (CNTT)

K

Page 7: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

4

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

L LEs Large Enterprises Các doanh nghiệp lớn

M MRP Material Requirements

Planning

Lập kế hoạch mua hàng tổng

hợp từ tất cả các nguồn

MRP II Manufacturing Resource

Planning

Quản lý nguồn lực sản xuất

N

O OSS Open Source Software Phần mềm mã nguồn mở

OSS ERP Open Source Software

Enterprise Resource

Planning

Hệ hoạch định nguồn lực mã

nguồn mở

P

Q

R

S SMEs Small and Medium

Enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

T TOE Technology - Organization -

Environment

Một Framework dựa trên 3

khía cạnh: Công nghệ - Tổ

chức - Môi trƣờng

U

V VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng Thƣơng mại và Công

nghiệp Việt Nam

X

Y

Z

Page 8: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

5

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 8

Hình 1.2: Mô hình chấp nhận sử dụng OSS ERP – Chính thức ................................. 9

Hình 2.1: Mô tả mẫu theo vị trí công tác .................................................................. 19

Hình 2.2: Mô tả mẫu theo sự hiểu biết về các phân hệ cơ bản của ERP ................. 19

Hình 2.3: Mô tả mẫu theo kinh nghiệm triển khai các phân hệ cơ bản của ERP..... 19

Hình 2.4: Mô tả mẫu theo kinh nghiệm triển khai OSS ERP .................................... 20

Hình 2.5: Mô tả mẫu theo vùng miền ........................................................................ 20

Hình 2.6: Mô hình chấp nhận sử dụng OSS ERP – Hoàn chỉnh .............................. 27

Page 9: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

6

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận OSS ERP – Chính thức ............. 9

Bảng 1.2: Cấu trúc thang đo chính thức ................................................................... 12

Bảng 1.3: Danh sách chi tiết các biến trong thang đo chính thức ........................... 14

Bảng 2.1: Ma trận xoay các yếu tố của các thành phần độc lập .............................. 21

Bảng 2.2: Độ tin cậy của thang đo ........................................................................... 25

Bảng 2.3: Cấu trúc thang đo hoàn chỉnh .................................................................. 28

Bảng 2.4: Danh sách chi tiết các biến trong thang đo hoàn chỉnh .......................... 29

Bảng 2.5: Ma trận tương quan giữa các biến yếu tố ................................................ 33

Bảng 2.6: Những hệ số của phương trình hồi quy .................................................... 34

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................. 39

Page 10: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

7

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Chƣơng 1: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định

lƣợng.

Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến sự chấp nhận sử

dụng OSS ERP ở Việt Nam và ở trên thế giới. Hình thành mô hình nghiên cứu

và thang đo sơ bộ về sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam.

Thảo luận và xin ý kiến chuyên gia: Sau khi nghiên cứu lý thuyết, tiến hành

tham khảo ý kiến chuyên gia để chỉnh sửa và đƣa ra mô hình nghiên cứu và

thang đo chính thức về sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam.

Nghiên cứu định lƣợng: Từ kết quả của quá trình nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành

thu thập dữ liệu, phân tích yếu tố khám phá, phân tích độ tin cậy, phân tích tƣơng

quan, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định mô hình và các giả thuyết.

Quy trình thực hiện nghiên cứu nhƣ Hình 1.1:

Page 11: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

8

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Hình 1.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Page 12: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

9

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

1.2 Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam

1.2.1 Mô hình

Từ mô hình nghiên cứu sơ bộ, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, tác giả đề

xuất mô hình nghiên cứu chính thức về sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam

nhƣ Hình 1.2.

Hình 1.2: Mô hình chấp nhận sử dụng OSS ERP – Chính thức

Các yếu tố trong mô hình chính thức đƣợc trình bày nhƣ Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận OSS ERP – Chính thức

Nhóm Yếu tố Ký hiệu Ghi chú

Công nghệ

(T)

Sự sẵn có các chức năng

(Functionalities Readiness)

FR

Page 13: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

10

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Sự phức tạp

(Complexity)

C

Lợi thế của OSS ERP

(Tính mở, tƣơng thích, chi phí)

(Advantages)

A

Tổ chức

(O)

Đặc điểm của lãnh đạo

(Management)

M Thay đổi tên yếu tố

Quy mô với lĩnh vực

(Kích thƣớc, phạm vi)

(Organization Scale)

OS Thay đổi tên yếu tố

An toàn thông tin

(Information Security)

IS

Xây dựng đội ngũ nhân sự

(Human Resource)

HR

Môi trƣờng

(E)

Đặc trƣng thị trƣờng

(Tính bất ổn, sự cạnh tranh)

(Market Characteristics)

MC

Các trƣờng hợp thành công

(Successful Cases)

SC

Chính sách của chính phủ

(Government Regulation)

GR

Page 14: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

11

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài

(Nhà cung cấp, cộng đồng)

(External IT Support)

EITS

1.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 01 (H201): Sự sẵn có các chức năng và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP

có quan hệ đồng biến (H201+).

Giả thuyết 02 (H202): Sự phức tạp và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có quan hệ

nghịch biến (H202-).

Giả thuyết 03 (H203): Lợi thế của OSS ERP và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ đồng biến (H203+).

Giả thuyết 04 (H204): Đặc điểm của lãnh đạo và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ đồng biến (H204+).

Giả thuyết 05 (H205): Quy mô, lĩnh vực hoạt động của tổ chức và sự chấp nhận sử

dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến (H205+).

Giả thuyết 06 (H206): An toàn thông tin và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có quan

hệ đồng biến (H206+).

Giả thuyết 07 (H207): Xây dựng đội ngũ nhân sự và sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP có quan hệ nghịch biến (H207-).

Giả thuyết 08 (H208): Đặc trƣng thị trƣờng và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ đồng biến (H208+).

Giả thuyết 09 (H209): Các trƣờng hợp thành công và sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP có quan hệ đồng biến (H209+).

Giả thuyết 10 (H210): Chính sách của chính phủ và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP

có quan hệ đồng biến (H210+).

Page 15: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

12

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Giả thuyết 11 (H211): Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP

có quan hệ đồng biến (H211+).

1.2.3 Thang đo chính thức

Thang đo Likert 7 điểm đƣợc sử dụng với 1 là hoàn toàn phản đối, 4 là không phản

đối cũng không đồng ý, và 7 là hoàn toàn đồng ý.

Từ thang đo sơ bộ và kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả đề xuất cấu trúc

thang đo chính thức.

1.2.3.1 Cấu trúc thang đo

Thang đo bao gồm 12 thành phần (35 biến), trong đó có 11 thành phần (33 biến)

độc lập và 1 thành phần (2 biến) phụ thuộc.

Bảng 1.2: Cấu trúc thang đo chính thức

Nhóm Giả thiết Yếu tố Số biến Ghi chú

Công nghệ (T) H201 Sự sẵn có các chức

năng

(FR)

3 Tăng 1 biến

H202 Sự phức tạp

(C)

3

H203 Lợi thế OSS ERP

(A)

4 Giảm 2 biến

Tổ chức (O) H204 Đặc điểm của lãnh

đạo

(MS)

3 Tăng 1 biến

Page 16: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

13

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

H205 Quy mô tổ chức

với lĩnh vực hoạt

động

(OS)

3 Tăng 1 biến

H206 An toàn thông tin

(IS)

3 Tăng 1 biến

H207 Xây dựng đội ngũ

nhân sự

(HR)

2

Môi trƣờng (E) H208 Đặc trƣng thị

trƣờng

(MC)

3 Tăng 1 biến

H209 Các trƣờng hợp

thành công

(SC)

3 Tăng 1 biến

H210 Chính sách của

chính phủ

(GR)

3

H211 Sự hỗ trợ IT từ bên

ngoài

(EITS)

3

Chấp nhận sử

dụng

Sự chấp nhận sử

dụng OSS ERP

(AU)

2 Yếu tố phụ

thuộc

Page 17: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

14

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

1.2.3.2 Danh sách các biến

Danh sách các biến trong Bảng 1.3 sẽ đƣợc sử dụng trong bảng khảo sát nghiên cứu

chính thức (Phụ lục 1) đƣợc gửi đến các CIO, nhà quản lý CNTT và nhà tƣ vấn

ERP.

Bảng 1.3: Danh sách chi tiết các biến trong thang đo chính thức

Danh sách các biến Ghi chú

Sự sẵn có các chức năng (FR) (H201) Thay đổi

1 FR1 OSS ERP cung cấp đầy đủ các phân hệ cơ bản của một

hệ thống ERP?

2 FR2 Mỗi phân hệ của OSS ERP cung cấp đầy đủ các chức

năng cơ bản?

3 FR3 OSS ERP hỗ trợ các chức năng nâng cao (có thể bao

gồm phụ phí)?

Sự phức tạp (C) (H202)

1 C1 Việc kiểm thử các chức năng của OSS ERP là phức tạp?

2 C2 Việc sử dụng OSS ERP là phức tạp?

3 C3 Khó khăn để phát triển thêm các chức năng cho OSS

ERP?

Lợi thế của OSS ERP (A) (H203) Thay đổi

1 A1 OSS ERP giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào

một nhà cung cấp?

2 A2 OSS ERP dễ dàng tƣơng thích với các hệ thống phần

mềm khác?

3 A3 OSS ERP yêu cầu cấu hình của hệ thống phần cứng

không cao?

Page 18: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

15

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

4 A4 OSS ERP giúp tiết kiệm chi phí khi so sánh với ERP mã

nguồn đóng?

Đặc điểm của lãnh đạo (M) (H204) Thay đổi

1 M1 Sự chấp nhận đổi mới của ngƣời lãnh đạo thúc đẩy

doanh nghiệp ứng dụng OSS ERP?

2 M2 Sự ủng hộ ứng dụng OSS của lãnh đạo thúc đẩy doanh

nghiệp ứng dụng OSS ERP?

3 M3 Ngƣời lãnh đạo trẻ tuổi có khuynh hƣớng thúc đẩy

doanh nghiệp ứng dụng OSS ERP?

Quy mô tổ chức với lĩnh vực hoạt động (OS) (H205) Thay đổi

1 OS1 Quy mô doanh nghiệp càng lớn càng thúc đẩy chấp

nhận OSS ERP?

2 OS2 Thị trƣờng rộng lớn thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận

OSS ERP?

3 OS3 Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật dễ

dàng chấp nhận OSS ERP?

An toàn thông tin (IS) (H206) Thay đổi

1 IS1 Các lỗ hổng bảo mật của OSS ERP đƣợc phát hiện

nhanh chóng nhờ đặc trƣng của OSS?

2 IS2 Các lỗ hổng bảo mật của OSS ERP đƣợc vá lỗi (fix)

nhanh chóng nhờ đặc trƣng của OSS?

3 IS3 OSS ERP giúp giảm nguy cơ bị lộ dữ liệu kinh doanh?

Xây dựng đội ngũ nhân sự (HR) (H207)

1 HR1 Khó khăn để xây dựng đội ngũ nhân viên (phòng IT)

làm chủ OSS ERP?

Page 19: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

16

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2 HR2 Khó khăn để huấn luyện đội ngũ nhân viên (ngƣời dùng

cuối) có thể sử dụng OSS ERP?

Đặc trƣng thị trƣờng (MC) (H208) Thay đổi

1 MC1 Thị trƣờng bất ổn thúc đẩy các doanh nghiệp chấp nhận

OSS ERP?

2 MC2 Áp lực cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận

OSS ERP (giảm giá thành / tăng chất lƣợng sản phẩm)?

3 MC3 Áp lực cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận

OSS ERP (giúp ra quyết định nhanh chóng)?

Các trƣờng hợp thành công (SC) (H209) Thay dổi

1 SC1

Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp khi

ứng dụng OSS ERP ở NƢỚC NGOÀI sẽ thúc đẩy

doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP?

2 SC2

Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp khi

ứng dụng OSS ERP ở TRONG NƢỚC sẽ thúc đẩy

doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP?

3 SC3

Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp

CÙNG NGÀNH kinh doanh khi ứng dụng OSS ERP sẽ

thúc đẩy doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP?

Chính sách của chính phủ (GR) (H210)

1 GR1 Chính sách ƣu đãi thuế sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chấp

nhận OSS ERP?

2 GR2 Chính sách đào tạo nhân lực OSS ERP trong xã hội sẽ

thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP?

Page 20: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

17

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

3 GR3 Chính sách hỗ trợ tƣ vấn OSS ERP cho doanh nghiệp sẽ

thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP?

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài (EITS) (H211)

1 EITS1 Doanh nghiệp hài lòng với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp

OSS ERP?

2 EITS2 Sự hỗ trợ từ cộng đồng là một lợi thế của OSS ERP?

3 EITS3 Có nhiều nhà tƣ vấn OSS ERP uy tín trên thị trƣờng?

Chấp nhận sử dụng OSS ERP (AU)

1 AU1 Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tƣ vấn bạn bè sử dụng) OSS

ERP bên cạnh hệ thống ERP khác?

2 AU2 Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tƣ vấn bạn bè sử dụng) OSS

ERP?

1.3 Tóm tắt chƣơng

Trong chƣơng này, phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu đƣợc làm rõ. Tác

giả đã đƣa ra mô hình nghiên cứu chính thức các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp

nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam, các giả thuyết nghiên cứu và cấu trúc thang đo

đã đƣợc trình bày chi tiết.

Chƣơng 4 sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu chính thức về các yếu tố ảnh hƣởng

đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam. Các phƣơng pháp phân tích định

lƣợng nhƣ phân tích yếu tố khám phá, phân tích độ tin cậy, phân tích tƣơng quan, và

phân tích hồi quy đa biến sẽ đƣợc sử dụng. Kết quả kiểm định thang đo, kiểm định

mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của mô hình nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày.

Page 21: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

18

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Chƣơng 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 4 trình bày kết quả của nghiên cứu chính thức với 193 mẫu trả lời hợp lệ.

Kết quả kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của

mô hình nghiên cứu …

Từ thang đo sơ bộ, sau khi tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia để có đƣợc thang

đo chính thức. Lấy mẫu bằng phƣơng pháp thuận tiện (convenience sampling) dùng

bảng câu hỏi trực tuyến (Chi tiết xem Phụ lục 1) bằng cách gửi trực tiếp đến E-Mail

cá nhân, gửi E-Mail gián tiếp qua mạng LinkedIn.com … đến các chuyên gia thuộc

vào đối tƣợng khảo sát. Hơn 700 E-Mail đƣợc gửi đến hơn 700 đối tƣợng (nhóm đối

tƣợng), có 205 mẫu trả lời, sau khi loại bỏ 12 mẫu trả lời không hợp lệ (mẫu trùng

nhau, trả lời chiếu lệ…), sử dụng 193 mẫu hợp lệ cho nghiên cứu chính thức.

2.1 Thống kê mô tả mẫu

Dựa vào các thống kê mô tả mẫu bên dƣới để thấy đƣợc sự phù hợp của dữ liệu

nghiên cứu, làm cơ sở tiến hành các phân tích tiếp theo.

Page 22: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

19

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2.1.1 Theo vị trí công tác

Hình 2.1: Mô tả mẫu theo vị trí công tác

2.1.2 Theo sự hiểu biết về các phân hệ cơ bản của ERP

Hình 2.2: Mô tả mẫu theo sự hiểu biết về các phân hệ cơ bản của ERP

2.1.3 Theo kinh nghiệm triển khai các phân hệ cơ bản của ERP

Hình 2.3: Mô tả mẫu theo kinh nghiệm triển khai các phân hệ cơ bản của ERP

2.1.4 Theo kinh nghiệm triển khai OSS ERP

Page 23: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

20

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Hình 2.4: Mô tả mẫu theo kinh nghiệm triển khai OSS ERP

2.1.5 Theo vùng miền

Hình 2.5: Mô tả mẫu theo vùng miền

2.2 Xử lý thang đo và mô hình

Do vấn đề đang nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam, bộ thang đo chính thức đƣợc

thiết kế dựa vào các kết quả của những nghiên cứu trƣớc đây kết hợp với TOE

Framework và kết quả tham khảo ý kiến các chuyên gia. Do đó, bộ thang đo chƣa

ổn định và mang tính khám phá. Vì thế, phân tích yếu tố khám phá sẽ đƣợc thực

hiện để xem xét độ giá trị của thang đo nhằm loại bỏ các biến rác và trích rút các

yếu tố cho mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh. Sau khi thực hiện phân tích yếu tố khám

phá, phân tích độ tin cậy sẽ đƣợc thực hiện để kiểm định độ tin cậy của các yếu tố

đã đƣợc trích rút.

Page 24: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

21

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2.2.1 Phân tích yếu tố khám phá (EFA)

Để kiểm tra sự thích hợp của phân tích yếu tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-

Meyer-Olkin) phải thỏa [0.50 <= KMO <= 1] thì phân tích mới thích hợp; kiểm

định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig.) < 0.05 thì các biến quan sát có tƣơng quan

với nhau trong tổng thể (Hair và cộng sự (2006) [54]).

Gerbing và Anderson (1988) [55] cho rằng dùng phƣơng pháp rút trích (Principal

Components) và phép quay (Varimax), phân tích chỉ đạt yêu cầu khi giá trị

Eigenvalues > 1, tổng phƣơng sai trích (Variance Extracted) > 50%. Các biến quan

sát có hệ số tải yếu tố (Factor Loading) > 0.5 mới đƣợc giữ lại (Hair và cộng sự

(2006) [54]).

2.2.1.1 Các thành phần độc lập của thang đo

Tất cả các biến quan sát của các yếu tố độc lập sẽ đƣợc đƣa vào phân tích yếu tố

khám phá dùng phƣơng pháp rút trích (Principal Components) và phép quay

(Varimax).

Các biến M3, A2, OS3 bị loại bỏ do hệ số tải yếu tố có trọng số < 0.50 (Phụ lục

2.1.1). Biến MC3 bị loại do xuất hiện cùng lúc trong hai thành phần là thành phần 1

và thành phần 8 với các hệ số tải yếu tố có trọng số lần lƣợt là 0.524 và 0.604 (đều

> 0.50) (Phụ lục 2.1.2). Biến EITS3 bị loại khỏi mô hình do thành phần 8 chỉ chứa

một biến duy nhất là EITS3 (Phụ lục 2.1.3).

Theo Bảng 2.1, kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích có hệ số KMO là 0.803

(0.50 <= KMO <= 1) với mức ý nghĩa thống kê (Sig.) là 0.000 (< 0.05) cho thấy

phân tích yếu tố khám phá là phù hợp. Theo tiêu chuẩn Eigenvalues > 1, tổng

phƣơng sai trích (Variance Extracted) là 65.508% (> 50%) nên giải thích đƣợc

65.508% sự biến thiên của dữ liệu, đây là giải thích yếu tố khá tốt.

Bảng 2.1: Ma trận xoay các yếu tố của các thành phần độc lập

Ma trận xoay yếu tố (Phụ lục 2.1.4)

Ký Biến Các yếu tố

Page 25: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

22

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

hiệu quan

sát

1 2 3 4 5 6 7

OCIS

OS1 0.799

IS3 0.775

OS2 0.758

IS1 0.736

IS2 0.698

MC1 0.692

MC2 0.523

GRSC

GR2 0.786

GR3 0.774

SC2 0.760

SC3 0.745

SC1 0.630

GR1 0.534

CHR

HR1 0.741

C2 0.715

HR2 0.714

C1 0.713

C3 0.612

FR

FR2 0.793

FR1 0.790

FR3 0.723

EITS

A1 0.771

EITS2 0.690

EITS1 0.575

M M1 0.840

M2 0.765

A A4 0.714

A3 0.605

KMO = 0.803; Sig. = 0.000; Tổng phƣơng sai trích = 65.508%

Phân tích yếu tố khám phá rút trích đƣợc 7 yếu tố độc lập từ 28 biến quan sát. Các

yếu tố đƣợc xác định nhƣ sau:

OCIS = 0.799OS1 + 0.758OS2 + 0.692MC1 + 0.523MC2 + 0.736IS1 + 0.698IS2 + 0.775IS3

GRSC = 0.534GR1 + 0.786GR2 + 0.774GR3 + 0.630SC1 + 0.760SC2 + 0.745SC3

Page 26: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

23

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

CHR = 0.713C1 + 0.715C2 + 0.612C3 + 0.741HR1 + 0.714HR2

FR = 0.790FR1 + 0.793FR2 + 0.723FR3

EITS = 0.575EITS1 + 0.690EITS2 + 0.771A1

M = 0.840M1 + 0.765M2

A = 0.605A3 + 0.714A4

Nhƣ vậy, 7 yếu tố độc lập đƣợc đề xuất trong mô hình chấp nhận sử dụng OSS ERP

ở Việt Nam lần lƣợt là: OCIS - Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin; GRSC -

Chính sách chính phủ bên cạnh các trƣờng hợp thành công; CHR - Bất lợi của OSS

ERP; FR - Sự sẵn có các chức năng của OSS ERP; EITS - Sự hỗ trợ IT từ bên

ngoài; M - Đặc điểm của lãnh đạo; A - Lợi thế của OSS ERP.

Kết quả cho thấy một số yếu tố thuộc về các thành phần khác nhau (Công nghệ, Tổ

chức và Môi trƣờng) đã đƣợc gộp lại với nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp nhƣ đã

trình bày trong mục 1.2, khi chúng ta đã đơn giản mô hình nghiên cứu bằng cách

tạm thời loại bỏ các mối liên hệ giữa các thành phần công nghệ, tổ chức và môi

trƣờng. Một số nhận xét về các yếu tố đƣợc gộp lại nhƣ sau:

Về yếu tố OCIS, trƣớc hết chúng ta thấy đó là sự kết hợp của các yếu tố OS, IS

và MC. Điều này có thể giải thích rằng khi các doanh nghiệp mở rộng hoạt động

(OS) thì càng quan tâm đến sự an toàn thông tin (IS) do phải đối mặt với nhiều

rủi ro trong môi trƣờng hoạt động (MC).

Về yếu tố GRSC, là sự kết hợp giữa yếu tố GR và SC. Đây là một mối liên hệ

cộng hƣởng giữa chính sách chỉnh phủ và các trƣờng hợp thành công trên thị

trƣờng. Khi chính phủ thấy đƣợc lợi ích của OSS ERP thông qua các trƣờng hợp

thành công trong nƣớc và trên thế giới thì càng có cơ sở để hỗ trợ các tổ chức sử

dụng OSS ERP để nâng cao năng lực thông qua các chính sách của mình. Đồng

thời, khi đƣợc sự hỗ trợ từ chính phủ thì các trƣờng hợp thành công sẽ ngày

càng nhiều và tác động ngƣợc lại thúc đẩy chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Về yếu tố CHR, là sự kết hợp giữa hai yếu tố C và HR, một cách chủ quan có

thể xem đây là yếu điểm của OSS ERP trong điều kiện Việt Nam. OSS ERP

Page 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

24

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

càng phức tạp thì việc xây dựng đội ngũ nhân sự làm chủ OSS ERP càng khó

khăn.

Về yếu tố EITS, đƣợc kết hợp giữa yếu tố nguồn EITS và một biến A1 thuộc

nhóm yếu tố A. Điều này đƣợc giải thích rằng nếu sự hỗ trợ IT từ bên ngoài

(EITS) càng lớn mạnh thì tổ chức càng giảm đƣợc sự phụ thuộc của mình vào

một nhà cung cấp (A1).

2.2.1.2 Các thành phần phụ thuộc của thang đo

Theo Phụ lục 0, kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích có hệ số KMO là 0.50

(0.50 <= KMO <= 1) với mức ý nghĩa thống kê (Sig.) là 0.000 (< 0.05) cho thấy

phân tích yếu tố khám phá là phù hợp. Theo tiêu chuẩn Eigenvalues > 1, tổng

phƣơng sai trích (Variance Extracted) là 85.783% (> 50%) nên giải thích đƣợc

85.783% sự biến thiên của dữ liệu, đây là giải thích yếu tố tốt.

Phân tích yếu tố khám phá trích rút ra đƣợc 1 thành phần (Phụ lục 2.2), xác định

nhƣ sau:

AU = 0.926AU1 + 0.926AU2

Trong đó, AU - Sự chấp nhận sử dụng OSS ERP.

2.2.2 Phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha)

Theo Nunnally và Bernstein (1994) [56], trong phân tích độ tin cậy (Cronbach

Alpha), nhóm yếu tố có Cronbach Alpha > 0.60 là đạt yêu cầu của thang đo và

những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-Total Correlation) > 0.40 mới đƣợc

giữ lại.

2.2.2.1 Các thành phần độc lập của thang đo

Theo Bảng 2.2, thành phần OCIS gồm 7 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng

(Item-Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.874 (> 0.60)

nên thang đo đạt yêu cầu, là thang đo tốt (> 0.80) và đƣợc đƣa vào các phân tích

tiếp theo.

Page 28: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

25

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Theo Bảng 2.2, thành phần GRSC gồm 6 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng

(Item-Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.848 (> 0.60)

nên thang đo đạt yêu cầu, là thang đo tốt (> 0.80) và đƣợc đƣa vào các phân tích

tiếp theo.

Theo Bảng 2.2, thành phần CHR gồm 5 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng

(Item-Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.761 (> 0.60)

nên thang đo đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào các phân tích tiếp theo.

Theo Bảng 2.2, thành phần FR gồm 3 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng

(Item-Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.770 (> 0.60)

nên thang đo đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào các phân tích tiếp theo.

Theo Bảng 2.2, thành phần EITS gồm 3 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng

(Item-Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.698 (> 0.60)

nên thang đo đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào các phân tích tiếp theo.

Theo Bảng 2.2, thành phần M gồm 2 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-

Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.793 (> 0.60) nên

thang đo đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào các phân tích tiếp theo.

Theo Bảng 2.2, thành phần A gồm 2 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-

Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.636 (> 0.60) nên

thang đo đạt yêu cầu và đƣợc đƣa vào các phân tích tiếp theo.

Bảng 2.2: Độ tin cậy của thang đo

Biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại bỏ

biến

Cronbach Alpha

OCIS - Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin

OS1 0.637 0.858 0.874

OS2 0.654 0.855

MC1 0.683 0.852

MC2 0.574 0.865

IS1 0.705 0.848

IS2 0.672 0.853

Page 29: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

26

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

IS3 0.652 0.856

GRSC - Chính sách chính phủ bên cạnh các trƣờng hợp thành công

GR1 0.473 0.853 0.848

GR2 0.714 0.806

GR3 0.677 0.814

SC1 0.600 0.829

SC2 0.683 0.815

SC3 0.655 0.819

CHR - Bất lợi của OSS ERP

C1 0.594 0.696 0.761

C2 0.620 0.686

C3 0.476 0.740

HR1 0.497 0.729

HR2 0.473 0.737

FR - Sự sẵn có các chức năng của OSS ERP

FR1 0.639 0.655 0.770

FR2 0.671 0.615

FR3 0.513 0.798

EITS - Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài

EITS1 0.489 0.643 0.698

EITS2 0.597 0.503

A1 0.481 0.672

M – Đặc điểm của lãnh đạo

M1 0.664 . 0.793

M2 0.664 .

A- Lợi thế của OSS ERP

A3 0.476 . 0.636

A4 0.476 .

Chi tiết xem Phụ lục 3.1

2.2.2.2 Các thành phần phụ thuộc của thang đo

Page 30: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

27

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Theo Phụ lục 3.2, thành phần AU gồm 2 biến đều có hệ số tƣơng quan biến tổng

(Item-Total Correlation) > 0.40. Hệ số tin cậy (Cronbach Alpha) là 0.834 (> 0.60)

nên thang đo đạt yêu cầu, là thang đo tốt (> 0.80) và đƣợc đƣa vào các phân tích

tiếp theo.

2.3 Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh

2.3.1 Mô hình

Dựa trên kết quả phân tích yếu tố khám phá và phân tích độ tin cậy, cùng với cơ sở

lý thuyết là nền tảng TOE Framework bên cạnh kết quả của các nghiên cứu trƣớc

đây, kết quả tham khảo ý kiến chuyên gia, tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu

cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam nhƣ Hình 2.6:

Hình 2.6: Mô hình chấp nhận sử dụng OSS ERP – Hoàn chỉnh

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh, các giả thuyết sẽ đƣợc phát biểu lại nhƣ sau:

Giả thuyết 01 (H301): Sự sẵn có các chức năng và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP

có quan hệ đồng biến (H301+).

Page 31: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

28

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Giả thuyết 02 (H302): Bất lợi của OSS ERP và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ nghịch biến (H302-).

Giả thuyết 03 (H303): Lợi thế của OSS ERP và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ đồng biến (H303+).

Giả thuyết 04 (H304): Đặc điểm của lãnh đạo và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ đồng biến (H304+).

Giả thuyết 05 (H305): Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin và sự chấp nhận sử

dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến (H305+).

Giả thuyết 06 (H306): Chính sách của chính phủ bên cạnh các trƣờng hợp thành

công và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến (H306+).

Giả thuyết 07 (H307): Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP

có quan hệ đồng biến (H307+).

2.3.3 Thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh

Từ thang đo nghiên cứu chính thức ở Chƣơng 3, qua quá trình thu thập dữ liệu, xử

lý thang đo và mô hình để hình thành thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh. Trong thang

đo nghiên cứu hoàn chỉnh, một số yếu tố thuộc về các thành phần khác nhau (Công

nghệ, Tổ chức và Môi trƣờng) đã đƣợc gộp lại với nhau.

2.3.3.1 Cấu trúc thang đo

Sau khi đã kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị, thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh đƣợc

tóm tắt trong nhƣ Bảng 2.3:

Bảng 2.3: Cấu trúc thang đo hoàn chỉnh

Nhóm Yếu tố Ký hiệu Biến quan sát

Công nghệ

(T)

Sự sẵn có các chức năng

(Functionalities Readiness)

FR FR1, FR2, FR3

Page 32: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

29

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Bất lợi của OSS ERP

(Complexity & Human

Resource)

CHR C1, C2, C3, HR1,

HR2

Lợi thế của OSS ERP

(Tính mở, tƣơng thích, chi phí)

(Advantages)

A A3, A4

Tổ chức

(O)

Đặc điểm của lãnh đạo

(Management)

M M1, M2

Đặc trƣng tổ chức với an toàn

thông tin

(Organization Characteristics)

OCIS OS1, OS2, MC1,

MC2, IS1, IS2, IS3

Môi trƣờng

(E)

Chính sách của chính phủ bên

cạnh các trƣờng hợp thành công

(Government Regulation &

Successful Cases)

GRSC GR1, GR2, GR3,

SC1, SC2, SC3

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài

(Nhà cung cấp, cộng đồng)

(External IT Support)

EITS EITS1, EITS2, A1

2.3.3.2 Danh sách các biến

Bảng 2.4: Danh sách chi tiết các biến trong thang đo hoàn chỉnh

Giả

thiết Danh sách các biến

H301 Sự sẵn có các chức năng (FR)

Page 33: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

30

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

1 FR1 OSS ERP cung cấp đầy đủ các phân hệ cơ bản của một hệ

thống ERP?

2 FR2 Mỗi phân hệ của OSS ERP cung cấp đầy đủ các chức năng

cơ bản?

3 FR3 OSS ERP hỗ trợ các chức năng nâng cao (có thể bao gồm

phụ phí)?

H302

Bất lợi của OSS ERP (CHR)

1 C1 Việc kiểm thử các chức năng của OSS ERP là phức tạp?

2 C2 Việc sử dụng OSS ERP là phức tạp?

3 C3 Khó khăn để phát triển thêm các chức năng cho OSS ERP?

4 HR1 Khó khăn để xây dựng đội ngũ nhân viên (phòng IT) làm

chủ OSS ERP?

5 HR2 Khó khăn để huấn luyện đội ngũ nhân viên (ngƣời dùng

cuối) có thể sử dụng OSS ERP?

H303

Lợi thế của OSS ERP (A)

1 A3 OSS ERP yêu cầu cấu hình của hệ thống phần cứng không

cao?

2 A4 OSS ERP giúp tiết kiệm chi phí khi so sánh với ERP mã

nguồn đóng?

H304

Đặc điểm của lãnh đạo (M)

1 M1 Sự chấp nhận đổi mới của ngƣời lãnh đạo thúc đẩy doanh

nghiệp ứng dụng OSS ERP?

2 M2 Sự ủng hộ ứng dụng OSS của lãnh đạo thúc đẩy doanh

nghiệp ứng dụng OSS ERP?

Page 34: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

31

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

H305

Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin (OCIS)

1 OS1 Quy mô doanh nghiệp càng lớn càng thúc đẩy chấp nhận

OSS ERP?

2 OS2 Thị trƣờng rộng lớn thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS

ERP?

3 MC1 Thị trƣờng bất ổn thúc đẩy các doanh nghiệp chấp nhận

OSS ERP?

4 MC2 Áp lực cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS

ERP (giảm giá thành / tăng chất lƣợng sản phẩm)?

5 IS1 Các lỗ hổng bảo mật của OSS ERP đƣợc phát hiện nhanh

chóng nhờ đặc trƣng của OSS?

6 IS2 Các lỗ hổng bảo mật của OSS ERP đƣợc vá lỗi (fix) nhanh

chóng nhờ đặc trƣng của OSS?

7 IS3 OSS ERP giúp giảm nguy cơ bị lộ dữ liệu kinh doanh?

H306

Chính sách của chính phủ bên cạnh các trƣờng hợp thành công

(GRSC)

1 GR1 Chính sách ƣu đãi thuế sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận

OSS ERP?

2 GR2 Chính sách đào tạo nhân lực OSS ERP trong xã hội sẽ thúc

đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP?

3 GR3 Chính sách hỗ trợ tƣ vấn OSS ERP cho doanh nghiệp sẽ

thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP?

4 SC1

Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp khi ứng

dụng OSS ERP ở NƢỚC NGOÀI sẽ thúc đẩy doanh nghiệp

của bạn chấp nhận OSS ERP?

Page 35: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

32

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

5 SC2

Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp khi ứng

dụng OSS ERP ở TRONG NƢỚC sẽ thúc đẩy doanh

nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP?

6 SC3

Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp CÙNG

NGÀNH kinh doanh khi ứng dụng OSS ERP sẽ thúc đẩy

doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP?

H307

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài (EITS)

1 EITS1 Doanh nghiệp hài lòng với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp OSS

ERP?

2 EITS2 Sự hỗ trợ từ cộng đồng là một lợi thế của OSS ERP?

3 A1 OSS ERP giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào một

nhà cung cấp?

Yếu

tố

phụ

thuộc

Chấp nhận sử dụng OSS ERP (AU)

1 AU1 Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tƣ vấn bạn bè sử dụng) OSS

ERP bên cạnh hệ thống ERP khác?

2 AU2 Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tƣ vấn bạn bè sử dụng) OSS

ERP?

2.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.4.1 Phân tích tƣơng quan

Phân tích ma trận tƣơng quan Pearson để kiểm tra xem với mức ý nghĩa thống kê

(Sig. < 0.05):

Biến độc lập có mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ với biến phụ thuộc không?

Chỉ khi biến độc lập có quan hệ tuyến tính với các biến phụ thuộc thì các biến

độc lập có thể đƣa vào mô hình hồi quy để giải thích cho biến phụ thuộc AU

(Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 238) [10].

Page 36: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

33

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Giữa các biến độc lập có mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau không? Nếu có thì

phải lƣu ý đến đến hiện tƣợng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy đa biến

(Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 237) [10].

Kết quả phân tích ma trận tƣơng quan Pearson đƣợc trình bày nhƣ Bảng 2.5, cho

thấy tất cả các biến độc lập có tƣơng quan với biến phụ thuộc về mặt thống kê (Sig.

< 0.01). Biến OCIS có tƣơng quan cao nhất với biến phụ thuộc AU (0.543) và biến

CHR có tƣơng quan thấp nhất với biến phụ thuộc AU (-0.211). Nghĩa là nếu xét

theo mối quan hệ độc lập và không bị ảnh hƣởng bởi các thành phần khác thì khi

mỗi thành phần biến độc lập trong mô hình nghiên cứu tăng (giảm - trƣờng hợp của

thành phần CHR) thì sẽ kéo theo thành phần chấp nhận sử dụng OSS ERP cũng

tăng theo và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, mô hình hồi quy đa biến có thể đƣợc sử dụng để

xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập.

Kết quả phân tích ma trận tƣơng quan Pearson đƣợc trình bày nhƣ Bảng 2.5, cũng

cho thấy các thành phần biến độc lập có tƣơng quan tuyến tính với nhau (cao nhất là

0.451) nên khi phân tích hồi quy đa biến chúng ta cần lƣu ý đến hiện tƣợng đa cộng

tuyến.

Bảng 2.5: Ma trận tương quan giữa các biến yếu tố

Yếu tố OCIS GRSC CHR FR EITS M A AU

OCIS 1

GRSC 0.355 1

(0.000)

CHR -0.247 -0.101 1

(0.001) (0.163)

FR 0.333 0.392 -0.125 1

(0.000) (0.000) (0.084)

EITS 0.451 0.386 -0.087 0.341 1

(0.000) (0.000) (0.230) 0.000)

M 0.268 0.450 0.038 0.361 0.324 1

(0.000) (0.000) (0.595) (0.000) (0.000)

A 0.401 0.266 -0.338 0.261 0.268 0.157 1

(0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.000) (0.030)

Page 37: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

34

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

AU 0.543 0.401 -0.211 0.293 0.419 0.344 0.396 1

(0.000) (0.000) (0.003) (0.000) (0.000) (0.000) (0000)

*Giá trị trong dấu ngoặc là mức ý nghĩa (2-tailed) của tương quan

*Chi tiết xem Phụ lục 4

2.4.2 Phân tích hồi quy đa biến

Trong phần này chúng ta sẽ đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy dựa vào R2

hiệu chỉnh (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 239) [10], kiểm định độ phù hợp

của mô hình dựa vào trị thống kê F (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 239) [10],

đánh giá mức độ giải thích (Beta chuẩn hóa) của các biến độc lập lên các biến phụ

thuộc (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 241) [10] và dò tìm sự vi phạm các giả

định cần thiết trong hồi quy tuyến tính (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 224)

[10].

Theo mục 2.2, đây là một nghiên cứu tƣơng đối mới trong ngữ cảnh Việt Nam, bản

chất của nghiên cứu là khám phá hơn là khẳng định, vì vậy thủ tục hồi quy đa biến

theo phƣơng pháp Stepwise sẽ đƣợc sử dụng (Nguyễn Đình Thọ, 2011, Trang 502)

[12].

Sau khi tiến hành thủ tục hồi quy đa biến theo phƣơng pháp Stepwise với biến phụ

thuộc AU và 7 biến độc lập là OCIS, GRSC, CHR, FR, EITS, M, A. Kết quả nhƣ

Bảng 2.6:

Bảng 2.6: Những hệ số của phương trình hồi quy

Biến độc lập B Beta chuẩn hóa Sig. VIF

(Constant) -0.214 0.649

OCIS 0.408 0.344 0.000 1.447

GRSC 0.251 0.175 0.007 1.253

A 0.173 0.172 0.007 1.223

EITS 0.178 0.150 0.025 1.361

R2 hiệu chỉnh = 0.375; F = 29.772; Sig. F = 0.000

*Chi tiết xem Phụ lục 5.1

Theo Bảng 2.6, trị thống kê F đƣợc tính từ R2 của mô hình với mức ý nghĩa thống

kê Sig. = 0.000 (< 0.05) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ

Page 38: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

35

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể. Chúng ta cũng thấy rằng R2 hiệu chỉnh

= 0.375 (Bảng 2.6) nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp

với tập dữ liệu là 37.5%. Nhƣ vậy, mô hình giải thích đƣợc 37.5% phần biến thiên

của biến phụ thuộc AU - chấp nhận sử dụng OSS ERP.

Trong 7 thành phần độc lập đo lƣờng sự chấp nhận sử dụng OSS ERP, có 4 thành

phần có ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP là OCIS; GRSC; A; EITS,

đều với mức ý nghĩa Sig. < 0.05 (Bảng 2.6). Ba thành phần còn lại là CHR; FR; M

không đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy. Do vậy, chỉ có 4 giả thuyết đƣợc chấp nhận.

Phƣơng trình hồi quy có dạng:

AU = 0.344OCIS + 0.175GRSC + 0.172A + 0.150EITS

Trong 4 yếu tố biến độc lập của phƣơng trình hồi quy, hệ số Beta chuẩn hóa của

thành phần OCIS cao nhất (0.344), thành phần EITS có hệ số Beta chuẩn hóa thấp

nhất (0.150).

Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính (Trọng và Ngọc,

Tập 1, 2008, Trang 224) [10]:

Giả định liên hệ tuyến tính: Bằng cách quan sát đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn

hóa (Standardized Residual) theo giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized

Predicted Value), nếu giả định liên hệ tuyến tính đƣợc thỏa mãn thì phần dƣ sẽ

phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đƣờng đi qua tung độ 0 chứ

không tạo thành một hình dạng nào (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 225)

[10]. Theo Phụ lục 5.4, đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn hóa theo giá trị dự đoán

chuẩn hóa có phần dƣ phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đƣờng đi

qua tung độ 0 chứ không tạo thành một hình dạng nào nên giả định liên hệ tuyến

tính đƣợc thỏa mãn.

Giả định phƣơng sai của sai số không đổi: Giả định này thỏa mãn khi phần dƣ

phân tán ngẫu nhiên quanh trục tung độ 0 trong một phạm vi không đổi trên đồ

thị phân tán phần dƣ chuẩn hóa (Standardized Residual) theo giá trị dự đoán

chuẩn hóa (Standardized Predicted Value) (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang

Page 39: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

36

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

226) [10]. Theo Phụ lục 5.4, đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn hóa theo giá trị dự

đoán chuẩn hóa có phần dƣ phân tán ngẫu nhiên quanh trục tung độ 0 trong

phạm vi không đổi nên giả định đƣợc thỏa mãn.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ: Theo Phụ lục 5.2, dựa vào biểu đồ tần

số của các phần dƣ cho biết phân phối phần dƣ xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean =

3.75E-16 ~ 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0.990 ~ 1) nên giả định phân phối

chuẩn của phần dƣ không bị vi phạm (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 228)

[10]. Mặt khác, theo Phụ lục 5.3, dựa vào biểu đồ P-P Plot sẽ thấy các điểm

quan sát không phân tán quá xa đƣờng thẳng kỳ vọng, nên cũng có thể kết luận

giả định phân phối chuẩn của phần dƣ không bị vi phạm (Trọng và Ngọc, Tập 1,

2008, Trang 231) [10].

Giả định về tính độc lập của các sai số (không có tƣơng quan giữa các phần dƣ):

Đại lƣợng thống kê Durbin-Watson có thể dùng để kiểm định, nếu các phần dƣ

không có tƣơng quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị thống kê Durbin-

Watson sẽ gần bằng 2 (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 233) [10]. Theo Phụ

lục 5.1, giá trị thống kê Durbin-Watson là 2.180 (gần bằng 2) nên giả định về

tính độc lập của các sai số đƣợc thỏa mãn.

Giả định không có mối tƣơng quan giữa các biến độc lập (đo lƣờng đa cộng

tuyến): Hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập nhƣ đã nói ở mục 2.4.1 là tƣơng

đối cao, vì vậy hiện tƣợng đa cộng tuyến cần đƣợc xem xét một cách kỹ càng.

Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF vƣợt quá 10 là dấu hiệu của hiện tƣợng đa cộng

tuyến (Trọng và Ngọc, Tập 1, 2008, Trang 252) [10]. Tuy nhiên, trong thực tế,

nếu hệ số phóng đại phƣơng sai VIF lớn hơn 2 thì cần cẩn thận trong diễn giải

các trọng số hồi quy (Nguyễn Đình Thọ, 2011, Trang 497) [12]. Theo Phụ lục

5.1, tất cả các hệ số phóng đại phƣơng sai VIF đều nhỏ hơn 1.5 nên giả định

đƣợc chấp nhận.

Page 40: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

37

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2.4.3 Kiểm định giả thuyết

Các kết quả kiểm định trong phần phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 4 giả thuyết

đƣợc chấp nhận và 3 giả thuyết bị bác bỏ (chƣa đạt mức ý nghĩa thống kê < 0.05).

Trong 7 giả thuyết nghiên cứu, có 4 giả thuyết đƣợc chấp nhận gồm H305; H306;

H303; H307 và 3 giả thuyết bị bác bỏ gồm H301; H302; H304.

Giả thuyết H305 đƣợc phát biểu: “Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin và sự

chấp nhận sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến”. Theo Bảng 2.6, kết quả ƣớc

lƣợng của OCIS với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0.000 (<0.05) và hệ số Beta chuẩn

hóa của OCIS là 0.344, giả thuyết H305 đƣợc chấp nhận. Hệ số Beta chuẩn hóa của

OCIS là 0.344, điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu

tăng yếu tố OCIS lên 1 đơn vị thì sự chấp nhận sử dụng OSS ERP sẽ tăng lên 0.344

đơn vị. Các biến dùng để đo yếu tố OCIS (Bảng 2.4) cho thấy đây là một yếu tố ảnh

hƣởng trực tiếp đến tiến trình kinh doanh của tổ chức, đảm bảo lợi thế cạnh tranh và

giúp cho thông tin kinh doanh của tổ chức đƣợc an toàn hơn. Chính sự ảnh hƣởng

lớn và trực tiếp đến công việc kinh doanh của tổ chức làm cho yếu tố này có ảnh

hƣởng mạnh nhất (Hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất).

Giả thuyết H306 đƣợc phát biểu “Chính sách của chính phủ bên cạnh các trƣờng

hợp thành công và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến”. Theo

Bảng 2.6, kết quả ƣớc lƣợng của GRSC với mức ý nghĩa thống kê là Sig. = 0.007

(<0.05) và hệ số Beta chuẩn hóa của GRSC là 0.175, giả thuyết H306 đƣợc chấp

nhận. Hệ số Beta chuẩn hóa của GRSC là 0.175, điều này có nghĩa là trong điều

kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng yếu tố GRSC lên 1 đơn vị thì sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP sẽ tăng lên 0.175 đơn vị. Các biến dùng để đo yếu tố GRSC

(Bảng 2.4) cho thấy đây là một yếu tố thúc đẩy tích cực từ môi trƣờng bên ngoài, có

xu hƣớng khuyến khích doanh nghiệp chấp nhận sử dụng OSS ERP khi có đƣợc sự

hỗ trợ từ chính phủ, sự sẵn có của nguồn nhân lực bên cạnh những chứng cứ thành

công khi sử dụng OSS ERP của các tổ chức khác.

Page 41: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

38

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Giả thuyết H303 đƣợc phát biểu “Lợi thế của OSS ERP và sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP có quan hệ đồng biến”. Theo Bảng 2.6, kết quả ƣớc lƣợng của A với mức

ý nghĩa thống kê là Sig. = 0.007 (<0.05) và hệ số Beta chuẩn hóa của A là 0.172, giả

thuyết H303 đƣợc chấp nhận. Hệ số Beta chuẩn hóa của A là 0.172, điều này có

nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng yếu tố A lên 1 đơn vị

thì sự chấp nhận sử dụng OSS ERP sẽ tăng lên 0.172 đơn vị. Các biến dùng để đo

yếu tố A (Bảng 2.4) cho thấy lợi thế về chi phí khi chấp nhận sử dụng OSS ERP. Sự

tiết kiệm chi phí là một động cơ thúc đẩy các tổ chức khi quyết định đầu tƣ vào

OSS ERP. Việc yêu cầu cấu hình phần cứng không cao giúp cho các tổ chức có thể

yên tâm tái sử dụng hệ thống phần cứng khi nâng cấp hệ thống OSS ERP, đó là một

sự tiết kiệm chi phí bền vững.

Giả thuyết H307 đƣợc phát biểu “Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài và sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP có quan hệ đồng biến”. Theo Bảng 2.6, kết quả ƣớc lƣợng của EITS với

mức ý nghĩa thống kê là Sig. = 0.025 (<0.05) và hệ số Beta chuẩn hóa của EITS là

0.150 nên giả thuyết H307 đƣợc chấp nhận. Hệ số Beta chuẩn hóa của EITS là

0.150, điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng yếu

tố EITS lên 1 đơn vị thì sự chấp nhận sử dụng OSS ERP sẽ tăng lên 0.150 đơn vị.

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài là một đặc trƣng của OSS, nó không những giúp cho tổ

chức nhận đƣợc sự giúp đỡ từ cộng đồng mà còn giúp cho tổ chức không bị lệ thuộc

vào một nhà cung cấp, giảm rủi ro cho tổ chức khi sử dụng OSS ERP.

Giả thuyết H301 đƣợc phát biểu “Sự sẵn có các chức năng và sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP có quan hệ đồng biến”. Theo Bảng 2.6, FR không đƣợc đƣa vào mô hình

nên giả thuyết H301 bị bác bỏ. Điều này có thể đƣợc giải thích thông qua các yếu tố

GRSC và EITS. Yếu tố FR có quan hệ chặt chẽ nhất với yếu tố GRSC (r = 0.392)

và EITS (r = 0.341) theo Phụ lục 4. Nhƣ thế, nếu sự sẵn có các chức năng càng cao

thì chính phủ càng có cơ sở để hỗ trợ qua các chính sách, càng có nhiều trƣờng hợp

thành công và cộng đồng OSS ERP ngày càng lớn mạnh hơn.

Page 42: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

39

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Giả thuyết H302 đƣợc phát biểu “Bất lợi của OSS ERP và sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP có quan hệ nghịch biến”. Theo Bảng 2.6, CHR không đƣợc đƣa vào mô

hình nên giả thuyết H302 bị bác bỏ. Điều này có thể đƣợc giải thích thông qua các

yếu tố A và OCIS. Yếu tố CHR có quan hệ chặt chẽ nhất với yếu tố A (r = -0.338)

và OCIS (r = -0.247) theo Phụ lục 4. Những lợi ích mà OSS ERP mang lại cho tổ

chức đã vƣợt qua những bất lợi của OSS ERP để có thể thúc đẩy tổ chức ứng dụng

OSS ERP. Mặc khác, theo ý kiến các chuyên gia, việc sử dụng cũng nhƣ đào tạo

nhân sự cho OSS ERP là không phức tạp khi so sánh với các hệ thống ERP khác, vì

thế nó không ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP.

Giả thuyết H304 đƣợc phát biểu “Đặc điểm của lãnh đạo và sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP có quan hệ đồng biến”. Theo Bảng 2.6, M không đƣợc đƣa vào mô hình

nên giả thuyết H304 bị bác bỏ. Là ngƣời lãnh đạo trong tổ chức, hơn ai hết là ngƣời

biết rõ nhất những gì cần thiết để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu ngƣời

lãnh đạo nhận thấy OSS ERP mang đến lợi ích cho doanh nghiệp thì sẽ chấp nhận

sử dụng và ủng hộ OSS ERP. Vì thế, yếu tố M có thể đƣợc giải thích qua các yếu tố

GRSC (r = 0.450), EITS (r = 0.324), OCIS (r = 0.268) (Theo Phụ lục 4).

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả

thuyết

Yếu tố Phát biểu Hệ số

Beta

Kết quả

H301 FR Sự sẵn có các chức năng và sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến 0.018 Bác bỏ

H302 CHR Bất lợi của OSS ERP và sự chấp nhận sử

dụng OSS ERP có quan hệ nghịch biến -0.044 Bác bỏ

H303 A Lợi thế của OSS ERP và sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến 0.172

Chấp

nhận

H304 M Đặc điểm của lãnh đạo và sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến 0.126 Bác bỏ

Page 43: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

40

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

H305 OCIS

Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin

và sự chấp nhận sử dụng OSS ERP có

quan hệ đồng biến

0.344 Chấp

nhận

H306 GRSC

Chính sách của chính phủ bên cạnh các

trƣờng hợp thành công và sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng biến

0.175 Chấp

nhận

H307 EITS

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài và sự chấp

nhận sử dụng OSS ERP có quan hệ đồng

biến

0.150 Chấp

nhận

*Chi tiết xem Phụ lục 5

2.5 Tóm tắt chƣơng

Chƣơng 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu của mô hình chấp nhận sử dụng OSS

ERP ở Việt Nam. Từ mô hình đề xuất và thang đo sơ bộ, sau khi trao đổi với các

chuyên gia để hình thành thang đo chính thức. Thang đo chính thức đƣợc sử dụng

để tiến hành khảo sát các CIO, các nhà lãnh đạo CNTT và các nhà tƣ vấn ERP có

hiểu biết về OSS ERP, thu đƣợc 193 mẫu dữ liệu hợp lệ sau khi đã loại bỏ 12 mẫu

khảo sát không đạt yêu cầu. 193 mẫu dữ liệu hợp lệ đƣợc xử lý bằng phần mềm

SPSS phiên bản 20. Kết quả phân tích yếu tố khám phá trích rút ra 7 yếu tố từ 11

yếu tố ban đầu, 7 yếu tố này đều đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích cho kết quả là

một mô hình gồm có 4 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử

dụng OSS ERP ở Việt Nam là OCIS - Đặc trƣng tổ chức với an toàn thông tin;

GRSC - Chính sách chính phủ bên cạnh các trƣờng hợp thành công; A - Lợi thế của

OSS ERP; EITS - Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài. Mô hình phù hợp với tập dữ liệu và

giải thích đƣợc 37.5% phần biến thiên của biến phụ thuộc là sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP ở Việt Nam.

Page 44: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

41

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Chƣơng 5 sẽ trình bày kết luận của nghiên cứu, đƣa ra những kiến nghị nhằm gia

tăng sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở Việt Nam, những hạn chế của nghiên cứu

đƣợc nêu ra và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai.

Page 45: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

42

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Viện Tin học Doanh nghiệp, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam.

“Thực trạng năm 2009 - Thực trạng chung.” Internet:

http://bizinfo.vn/ictindex/uni/home/index.php?lang=vn&disp_id=74&sub_index=8,

2009.

[2] Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam. “Tiếp tục triển khai Đề án 191

giai đoạn 2011-2015.” Internet:

http://vccinews.vn/?page=detail&folder=62&Id=2662, Ngày 03 tháng 12 năm 2010.

[3] Tạp chí Thế Giới Vi Tính. “Ứng dụng CNTT hiệu quả là xây dựng nƣớc mạnh.”

Internet: http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/nguon-

luc/2011/09/1228162/ung-dung-cntt-hieu-qua-la-xay-dung-nuoc-manh/, Ngày 16

tháng 09 năm 2011.

[4] ICTnews. “Tìm giải pháp thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở.” Internet

http://www.baomoi.com/Home/CNTT/ictnews.vn/Tim-giai-phap-thuc-day-ung-

dung-phan-mem-nguon-mo/8688301.epi, Ngày 15 tháng 06 năm 2012.

[5] ICTnews. “Đề xuất buộc từ chức lãnh đạo không dùng phần mềm nguồn mở.”

Internet http://ictnews.vn/home/CNTT/4/De-xuat-buoc-tu-chuc-lanh-dao-khong-

dung-phan-mem-nguon-mo/103132/index.ict, Ngày 15 tháng 06 năm 2012.

[6] Công ty General Solutions. “Họ đã thành công với OpenERP.” Internet:

http://gscom.vn.

[7] Công ty Blowfish Information Technologies. “Khách hàng.” Internet:

http://www.blowfishsolutions.com/testimonials.html.

[8] Trung tâm Giải pháp Doanh Nghiệp AMOS. “Giới thiệu.” Internet:

http://amos.vietsoftware.com/amos/Vietnamese/GioiThieu.

Page 46: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

43

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

[9] (Đại học kinh tế Đà Nẵng). “Các nhân tố tác động đến việc ứng dụng ERP cho

các doanh nghiệp tại Đà Nẵng,” luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Đà Nẵng, Đà

Nẵng, 2008.

[10] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS”, Tập 1, NXB Hồng Đức, 2008.

[11] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS”, Tập 2, NXB Hồng Đức, 2008.

[12] Nguyễn Đình Thọ. “Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”,

NXB Lao Động Xã Hội, 2011.

Tiếng Anh

[13] S. Hamilton. Maximizing Your ERP System: A Practical Guide for Managers.

India: McGraw-Hill Education (India) Pvt Ltd, 2004, pp. 36-49.

[14] V. G. Fougatsaro. “A Study of Open Source ERP Systems,” Master Thesis,

School Of Management Blekinge Institute Of Technology, Sweden, 2009.

[15] G. Bruce et al. “OSS opportunities in open source software - CRM and OSS

standards,” BT Technology Journal, vol. 24, no. 1, pp. 127-140, Jan. 2006.

[16] Panorama Consulting Group. “2011 ERP Report,” 2011, Available:

http://panorama-consulting.com/resource-center/2011-erp-report/.

[17] Forrester Research. “Open Source Paves The Way For The Next Generation Of

Enterprise IT: A European Survey Finds That Open Source Becomes The Hidden

Backbone Of The Software Industry, And Leads To A Paradigm Change In

Enterprise IT,” 2008, Available:

http://www.wcm.bull.com/internet/pr/rend.jsp?DocId=412289&lang=en.

[18] N. Huq and S. M. A. Shah. “Why Select an Open Source ERP over Proprietary

ERP? A Focus on SMEs and Supplier's Perspective,” Master Thesis, Jönköping

University, Swedish, 2010.

Page 47: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

44

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

[19] R. A. De Carvalho. “Free and open source enterprise resources planning,” in

Handbook of research on enterprise systems, J. N. D. Gupta , S. D. Sharma and M.

A. Rashid, Eds. London: IGI Global, 2009, pp. 32-44.

[20] L. Augustin. “Why now is the time for open source applications?,” presented at

6th International Conference on Open Source Systems, Notre Dame, Indiana, USA,

2010.

[21] Open Source Initiative. “The Open Source Definition.” Internet:

http://www.opensource.org/docs/osd, Dec. 2011.

[22] V. Dilmurad et al. “Open source software usage on municipalities; a case

study: Çankaya municipality,” Procedia Computer Science, vol. 3, pp. 805-808,

Feb. 2011.

[23] D. A. Wheeler. “Why Open Source Software / Free Software (OSS/FS,

FLOSS, or FOSS)? Look at the Numbers!” Internet:

http://www.dwheeler.com/oss_fs_why.html, Apr. 2007.

[24] Fraunhofer IPA and MTA Sztaki. “Open Source ERP: Reasonable tools for

manufacturing SMEs,” 2011, Available:

http://www.ipa.fraunhofer.de/fileadmin/www.ipa.fhg.de/pdf/Studien/OpenSource-

ERP_Study_2011.pdf.

[25] Focus Research. “ERP Systems Market Primer,” 2009, Available:

http://whitepapers.technologyevaluation.com/view_document/21528/erp-systems-

market-primer.html.

[26] M. A. Rashid et al. “The Evolution of ERP Systems: A Historical Perspective,”

in Enterprise Resource Planning: Global Opportunities, Challenges and Solution,

L. Hossain, J. Patrick, and M. A. Rashid, Eds. USA: Idea Group Publishing, 2002,

pp. 1-16.

Page 48: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

45

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

[27] F. R. Jacobs and F.C. „Ted‟ Weston Jr. “Enterprise resource planning (ERP) -

A brief history,” Journal of Operations Management, vol. 25, iss. 2, pp. 357-363,

2007.

[28] L. Motiwalla and J. Thompson. Enterprise Systems for Management. Upper

Saddle River, New Jersey, USA: Prentice Hall, 2009.

[29] D. Chand et al. “A balanced scorecard based framework for assessing the

strategic impacts of ERP systems,” Computers in Industry, vol. 56, iss. 6, pp. 558-

572, 2005.

[30] T. F. Wallace and M. H. Kremzar. ERP: making it happen: the implementers'

guide to success with enterprise resource planning. Hoboken, New Jersey, USA:

John Wiley and Sons, 2001.

[31] T. H. Davenport. Mission Critical - Realizing the Promise of Enterprise

Systems. Boston, Massachusetts: Harvard Business School Press, 2000, pp. 1-28.

[32] M. L. Markus and C. Tanis. “The Enterprise Systems Experience - From

Adoption to Success,” In Framing the Domains of IT Research: Glimpsing the

Future Through the Past, R. W. Zmud, Ed. Cincinnati, OH: Pinnaflex Educational

Resources, 2000, pp. 173-205.

[33] K. Kumar and J. V. Hillegersberg. “Enterprise resource planning:

introduction,” Magazine Communications of the ACM, vol. 43, iss. 4, pp. 22-26,

Apr. 2000.

[34] Gartner Group. “ERP is Dead – Long Live ERPII,” White Paper # SPA-12-

0420, 2000.

[35] S. Valkov. “Innovative concept of open source enterprise resource planning

(ERP) system”, in Proc. CompSysTech, 2008, pp.11-11.

[36] S. Maha and C. Tony. “Strategic drivers of open source software adoption in

the public sector: challenges and opportunities,” in Proc. European Conference on

Information Systems (ECIS), 2012 , Paper 237.

Page 49: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

46

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

[37] M. Magnusson. “Intentions to Adopt Open Source Software ERP Systems - A

Case Study of Four Swedish Municipalities,” in Hawaii International Conference

on System Sciences (HICSS), Hawaii, 2011, pp. 1 - 10.

[38] P. Upadhyay et al. “Factors influencing ERP implementation in Indian

manufacturing organisations: A study of micro, small and medium-scale

enterprises,” Journal of Enterprise Information Management, vol. 24, iss. 2, pp.

130-145, 2011.

[39] K. Gurusamy and J. Campbell. “A Case Study Of Open Source Software

Adoption In Australian Public Sector Organisations,” presented at 15th Pacific Asia

Conference on Information Systems (PACIS), Brisbane, Australia, 2011.

[40] M. Huynh and I. Pinto. “Open Source ERP Applications: A Reality Check for

Their Possible Adoption and Use in Teaching Business Process Integration,”

Information Systems Education Journal, vol. 8, no. 69, 2010.

[41] L. Morgan and P. Finnegan. “Open innovation in secondary software firms: an

exploration of managers' perceptions of open source software,” ACM SIGMIS

Database, vol. 41, iss. 1, pp. 76-95, Feb. 2010.

[42] B. Ramdani et al. “Predicting SME's adoption of enterprise systems,” Journal

of Enterprise Information Management, vol. 22, pp. 10 - 24, 2009.

[43] W.-L. Shiau et al. “Development of measures to assess the ERP adoption of

small and medium enterprises,” Journal of Enterprise Information Management,

vol. 22, pp. 99 - 118, 2009.

[44] B. Johansson and F. Sudzina. “Choosing Open Source ERP Systems: What

Reasons Are There For Doing So?,” In Open Source Ecosystems: Diverse

Communities Interacting: 5th

IFIP WG 2.13 International Conference on Open

Source Systems, OSS 2009 (Springer), Sweden, 2009, p. 143-155.

Page 50: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

47

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

[45] R. Seethamraju and J. Seethamraju. “Adoption of ERPs in a Medium-sized

Enterprise - A Case Study,” in Australasian Conference on Information Systems

(ACIS), Christchurch, 2008, pp. 887-896.

[46] G. Munoz-Cornejo et al. “An Empirical Investigation into the Adoption of

Open Source Software in Hospitals,” International Journal of Helathcare

Information Systems and Informatics, vol. 21250, iss. 3, pp. 16-37, 2008.

[47] L. Raymond and S. Uwizeyemungu. “A profile of ERP adoption in

manufacturing SMEs,” Journal of Enterprise Information Management, vol. 20, pp.

487-502, 2007.

[48] B. Ramdani and P. Kawaiek. “SME Adoption of Enterprise Systems in the

Northwest of England: An Environmental, Technological, and Organizational

Perspective,” in Organizational Dynamics of Technology-Based Innovation:

Diversifying the Research Agenda: IFIP TC8 WG 8.6 International Working

Conference (Springer), Manchester, 2007, pp. 409-430.

[49] G. Buonanno et al. “Factors affecting ERP system adoption A comparative

analysis between SMEs and large companies,” Journal of Enterprise Information

Management, vol. 18, iss. 4, pp. 384-426, 2005.

[50] H. Andersson and T. Karlsson. “The open source software alternative : Factors

and their impact on the decision-making process at Swedish municipalities,” Mater

Thesis, Jönköping University, Swedish, 2005.

[51] E. Glynn et al. “Commercial Adoption of Open Source Softwar: An Empirical

Study,” in International IEEE Symposium Empirical Software Engineering, 2005,

pp. 225-234.

[52] N. Castor et al. “Factor for the selection of ERP software in the large

manufacturing companies: The Venezuelan case,” presented at 8th

World

Multiconference on Systemics, Cybernetics and Informatics (SCI 2004), Orlando,

Florida, Jul. 2004.

Page 51: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

48

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

[53] L.G. Tornatzky and M. Fleischer. The Processes of Technological Innovation.

Lexington, Massachusetts: Lexington Books, 1990.

[54] J. Hair et al. Multivariate data analysis. 6th

ed. New Jersey: Prentical Hall,

2006.

[55] Gerbing and Anderson. “An Update Paradigm for Scale Development

Incorporing Unidimensionality and Its Assessments,” Journal of Marketing

Research, vol. 25, pp. 186-192, 1988.

[56] J. Nunnally and I. Bernstein. Psychometric theory. 3rd

New York: McGraw

Hill, 1994.

Page 52: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

49

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

PHỤ LỤC

Page 53: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

50

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát

ERP MÃ NGUỒN MỞ (OSS ERP) Ở VIỆT NAM

Kính chào Anh/Chị, Tôi là VĂN MINH NHẬT,

(Học viên cao học Chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý, Đại học Bách Khoa TP.

Hồ Chí Minh)

Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP

NHẬN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM” để đánh giá các

yếu tố có khả năng tác động đến sự chấp nhận sử dụng phần mềm ERP mã nguồn mở (OSS

ERP) ở Việt Nam.

Bảng khảo sát này ghi nhận lại những ý kiến cá nhân của các Anh/Chị. Vì vậy, sẽ không có

câu trả lời đúng hay sai, tất cả các ý kiến của Anh/Chị đều đóng góp cho sự thành công của

đề tài. Tôi xin cam kết mọi thông tin của Anh/Chị sẽ đƣợc bảo mật và chỉ đƣợc sử dụng

cho mục đích nghiên cứu của đề tài... Rất mong nhận đƣợc hỗ trợ nhiệt tình của Anh/Chị.

Sau khi gửi bảng khảo sát, Anh/Chị có thể xem kết quả khảo sát tính đến thời điểm hiện

tại. Nếu Anh/Chị quan tâm đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu này, xin vui lòng để lại

địa chỉ E-Mail bên dƣới bảng khảo sát.

Trân trọng cảm ơn,

VĂN MINH NHẬT

(OSS ERP ngoài các chức năng của một hệ thống ERP còn bao gồm cả những đặc trƣng

của hệ thống mã nguồn mở (OSS), làm gia tăng tính linh hoạt, tính thích nghi, tính mở của

một hệ thống ERP ... Các hệ thống OSS ERP đang đƣợc đánh giá cao trên thị trƣờng là

ADempiere, Apache Ofbiz, AvERP, CAO-Faktura, Compiere, Limbas, Lx-Office,

Openbravo, OpenERP, Opentaps, SQL-Ledger, Tryton, WebERP, xTuple ERP ...)

*:Bắt buộc

SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG OSS ERP

Anh/Chị vui lòng chọn câu trả lời bằng cách đánh dấu vào các ô với các cấp độ nhƣ sau

(1) - hoàn toàn phản đối

(2) - rất phản đối

(3) - phản đối

(4) - không phản đối cũng không đồng ý

(5) - đồng ý

(6) - rất đồng ý

(7) - hoàn toàn đồng ý

Page 54: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

51

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Sự sẵn có các chức năng

Sự sẵn có các chức năng của OSS ERP ảnh hưởng đến sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP...

1 2 3 4 5 6 7

1

OSS ERP cung cấp đầy đủ các phân hệ cơ bản của một hệ thống ERP? *

Một số phân hệ cơ bản là Manufacturing / Production, Finance / Accounting, Sale

/ Marketing, Human Resource ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Mỗi phân hệ của OSS ERP cung cấp đầy đủ các chức năng cơ bản? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3 OSS ERP hỗ trợ các chức năng nâng cao (có thể bao gồm phụ phí)? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Sự phức tạp

Sự phức tạp của OSS ERP ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Việc kiểm thử các chức năng của OSS ERP là PHỨC TẠP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Việc sử dụng OSS ERP là phức tạp? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3 Khó khăn để phát triển thêm các chức năng cho OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

X Việc kiểm thử các chức năng của OSS ERP là ĐƠN GIẢN? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Lợi thế của OSS ERP

Lợi thế của OSS ERP ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 OSS ERP giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 OSS ERP dễ dàng tƣơng thích với các hệ thống phần mềm khác? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3 OSS ERP yêu cầu cấu hình của hệ thống phần cứng KHÔNG CAO? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

4 OSS ERP giúp tiết kiệm chi phí khi so sánh với ERP mã nguồn đóng? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Đặc điểm của lãnh đạo

Đặc điểm của lãnh đạo ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Sự chấp nhận đổi mới của ngƣời lãnh đạo thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng OSS

ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Sự ủng hộ ứng dụng OSS của lãnh đạo thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng OSS

ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Page 55: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

52

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

3 Ngƣời lãnh đạo TRẺ TUỔI có khuynh hƣớng thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng

OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Quy mô tổ chức và lĩnh vực kinh doanh

Quy mô tổ chức và lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng đến sự chấp nhận

sử dụng OSS ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1

Quy mô doanh nghiệp càng lớn càng thúc đẩy chấp nhận OSS ERP? *

Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì chi phí bản quyền càng cao nên sử dụng OSS

ERP bên cạnh các hệ thống OSS khác để giảm chi phí... ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2

Thị trƣờng rộng lớn thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP? *

Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều vị trí địa lý khác nhau với những nét

văn hóa khác nhau sẽ thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng OSS ERP... ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật dễ dàng chấp nhận OSS ERP?

*

Dễ thích nghi với những khác biệt của OSS so với các hệ thống phần mềm có bản

quyền nguồn đóng...

○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

An toàn thông tin

An toàn thông tin ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1

Các lỗ hổng bảo mật của OSS ERP đƣợc phát hiện nhanh chóng nhờ đặc trƣng của

OSS? *

Sự tham gia của cộng đồng giúp các lỗ hổng được phát hiện sớm ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2

Các lỗ hổng bảo mật của OSS ERP đƣợc vá lỗi (fix) nhanh chóng nhờ đặc trƣng

của OSS? *

Sự tham gia của cộng đồng giúp các lỗ hổng được vá lỗi (fix) sớm ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3

OSS ERP giúp giảm nguy cơ bị lộ dữ liệu kinh doanh? *

Khi doanh nghiệp duy trì một bộ phận để bảo trì / phát triển OSS ERP của doanh

nghiệp thì dữ liệu của doanh nghiệp ít nguy cơ bị lộ ra bên ngoài... ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Xây dựng đội ngũ nhân sự

Việc xây dựng đội ngũ nhân sự ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Khó khăn để xây dựng đội ngũ nhân viên (phòng IT) làm chủ OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Khó khăn để huấn luyện đội ngũ nhân viên (ngƣời dùng cuối) có thể sử dụng OSS

ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Đặc trƣng thị trƣờng

Đặc trưng thị trường ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Thị trƣờng bất ổn thúc đẩy các doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP? *

OSS ERP với khả năng tùy chỉnh (customization) cao có thể đáp ứng tốt trước sự ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Page 56: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

53

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

biến động chính sách của doanh nghiệp hoạt động trong môi trường bất ổn...

2

Áp lực cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP (giảm giá thành /

tăng chất lƣợng sản phẩm)? *

OSS ERP giúp giảm chi phí dẫn đến chi phí điều hành và hoạt động của doanh

nghiệp giảm nên doanh nghiệp có thể giảm giá thành / tăng chất lượng sản

phẩm...

○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3

Áp lực cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP (giúp ra quyết định

nhanh chóng)? *

OSS ERP với đặc trưng của một hệ thống ERP giúp thông tin trong doanh nghiệp

được tập trung, mọi quyết định được đưa ra nhanh chóng từ các cấp quản lý...

○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Các trƣờng hợp thành công

Các trường hợp thành công ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng

OSS ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp khi ứng dụng OSS ERP ở

NƢỚC NGOÀI sẽ thúc đẩy doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp khi ứng dụng OSS ERP ở

TRONG NƢỚC sẽ thúc đẩy doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3 Các trƣờng hợp thành công của các doanh nghiệp CÙNG NGÀNH kinh doanh khi

ứng dụng OSS ERP sẽ thúc đẩy doanh nghiệp của bạn chấp nhận OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Chính sách của chính phủ

Chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Chính sách ƣu đãi thuế sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chấp nhận OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Chính sách đào tạo nhân lực OSS ERP trong xã hội sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chấp

nhận OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3 Chính sách hỗ trợ tƣ vấn OSS ERP cho doanh nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp

chấp nhận OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài

Sự hỗ trợ IT từ bên ngoài ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS

ERP... 1 2 3 4 5 6 7

1 Doanh nghiệp hài lòng với sự hỗ trợ từ nhà cung cấp OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2 Sự hỗ trợ từ cộng đồng là một lợi thế của OSS ERP? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

3 Có nhiều nhà tƣ vấn OSS ERP uy tín trên thị trƣờng? * ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

Chấp nhận sử dụng OSS ERP

Anh/Chị sẽ tư vấn, chấp nhận sử dụng OSS ERP trong trường hợp

các yếu tố mà Anh/Chị cho rằng thúc đẩy sự chấp nhận sử dụng OSS 1 2 3 4 5 6 7

Page 57: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

54

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

ERP đã nêu trong bảng khảo sát được đáp ứng và ngày càng phát

triển trong tương lai...

1

Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tƣ vấn bạn bè sử dụng) OSS ERP bên cạnh hệ thống

ERP khác? *

Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tư vấn bạn bè sử dụng) một số phân hệ OSS ERP bên

cạnh hệ thống ERP khác như SAP / Oracle / Microsoft ...

○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

2

Anh/Chị sẽ sử dụng (hoặc tƣ vấn bạn bè sử dụng) OSS ERP? *

Chỉ sử dụng OSS ERP... Hiện nay, một số công ty cung cấp giải pháp OSS ERP đã

tùy chỉnh (customize) thành công phân hệ Accounting của OSS ERP theo tiêu

chuẩn kế toán Việt Nam

○ ○ ○ ○ ○ ○ ○

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Anh/Chị vui lòng chọn các thông tin cá nhân bên dưới. Những thông tin của Anh/Chị sẽ được bảo mật và chỉ

được sử dụng cho mục đích của nghiên của cứu này...

1 Nghề nghiệp của Anh/Chị hiện nay là (hoặc đã từng là) *

CIO (Hoặc tƣơng đƣơng với CIO)

Trƣởng phòng (IT Manager, Project Manager, Project Leader, Team Leader)

Nhà tƣ vấn ERP (SAP / Oracle / Microsoft / OSS ERP... các hệ thống ERP khác)

Nhà nghiên cứu (Giảng viên, chuyên gia ở các trƣờng Đại học, Cao đẳng ...)

Khác

2 Anh/Chị có hiểu biết về các phân hệ của ERP, ví dụ nhƣ *

Manufacturing / Production

Finance / Accounting

Sale / Marketing

Human Resource

Khác

3 Anh/Chị đã từng tham gia triển khai các phân hệ của ERP, ví dụ nhƣ *

Manufacturing / Production

Finance / Accounting

Sale / Marketing

Human Resource

Khác

4 Anh/Chị đã từng tham gia tƣ vấn / triển khai OSS ERP? *

Đã có tham gia vào những dự án OSS ERP

Chƣa tham gia vào những dự án OSS ERP

5 Anh/Chị hiện đang công tác ở *

TP. Hồ Chí Minh

TP. Hà Nội

Khác

THÔNG TIN BỔ SUNG

1 Anh/Chị có thể chia sẻ thêm thông tin ngoài những thông tin trên...

Page 58: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

55

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2 Nếu Anh/Chị quan tâm kết quả nghiên cứu này, vui lòng để lại địa chỉ E-Mail:

XIN CẢM ƠN !

Vui lòng nhấn nút Gửi (Submit) bên dƣới để hoàn tất...

Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu để hoàn thành bảng khảo sát...

Địa chỉ trực tuyến:

Https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dGFNOTV1Y2pqTVlGV0NTcWd4ZVhqeFE6MA

Page 59: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

56

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Phụ lục 2. Phân tích yếu tố khám phá (EFA)

2.1 Phân tích yếu tố khám phá cho các biến độc lập

2.1.1 Phân tích lần 1

Loại bỏ M3, A2, OS3 (Xem bảng Rotated Component Matrix).

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .814

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 3212.159

df 528

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 8.621 26.123 26.123 8.621 26.123 26.123 3.774 11.436 11.436

2 3.191 9.669 35.792 3.191 9.669 35.792 3.526 10.685 22.121

3 2.519 7.632 43.424 2.519 7.632 43.424 2.410 7.304 29.426

4 1.685 5.105 48.529 1.685 5.105 48.529 2.387 7.232 36.657

5 1.505 4.560 53.089 1.505 4.560 53.089 2.339 7.086 43.744

6 1.481 4.488 57.576 1.481 4.488 57.576 2.283 6.919 50.663

7 1.236 3.747 61.323 1.236 3.747 61.323 2.032 6.157 56.820

8 1.125 3.408 64.731 1.125 3.408 64.731 1.902 5.765 62.584

9 1.031 3.125 67.856 1.031 3.125 67.856 1.740 5.271 67.856

10 .970 2.939 70.794

11 .882 2.674 73.468

12 .831 2.518 75.987

13 .703 2.130 78.117

14 .686 2.079 80.196

15 .647 1.962 82.157

16 .621 1.881 84.039

17 .605 1.834 85.873

18 .509 1.543 87.416

19 .493 1.495 88.910

20 .437 1.323 90.234

21 .388 1.176 91.410

22 .375 1.136 92.546

Page 60: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

57

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

23 .357 1.080 93.626

24 .298 .902 94.528

25 .294 .890 95.418

26 .280 .849 96.267

27 .243 .737 97.005

28 .218 .660 97.665

29 .204 .618 98.283

30 .171 .519 98.802

31 .147 .444 99.247

32 .135 .408 99.655

33 .114 .345 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9

MC2 .742

MC1 .700

IS1 .688

IS2 .674

MC3 .648

EITS2 .625

GR2 .569

OS2 .557 .507

IS3 .551

SC2 .549

SC1 .545

M3 .529

SC3 .519

GR3 .519 .501

EITS1 .518

A2 .511

GR1 .510

M2

A3

EITS3

OS3

HR1 .537

HR2 .524

C2 .503

Page 61: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

58

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

C1

OS1 .516 .521

C3

FR1 .522 .563

FR2 .545 .546

FR3 .517

A1 -.553

A4 .500

M1 -.545

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 9 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9

GR2 .784

GR3 .763

SC2 .705

SC3 .702

SC1 .647

GR1 .576

IS1 .773

IS3 .760

IS2 .751

OS1 .680

OS2 .546

MC3 .717

MC2 .691

MC1 .502 .527

M3

EITS1 .703

EITS3 .661

EITS2 .619

A1 .595

C1 .792

C2 .787

C3 .678

FR1 .821

FR2 .781

FR3 .705

Page 62: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

59

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

A3 .769

A4 .667

A2

OS3

M1 .806

M2 .769

HR1 .802

HR2 .716

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 9 iterations.

2.1.2 Phân tích lần 2

Loại MC3 (Xem bảng Rotated Component Matrix).

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .810

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2951.119

df 435

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 8.003 26.675 26.675 8.003 26.675 26.675 4.084 13.614 13.614

2 3.107 10.357 37.033 3.107 10.357 37.033 3.884 12.948 26.562

3 2.425 8.084 45.116 2.425 8.084 45.116 2.639 8.798 35.360

4 1.624 5.412 50.529 1.624 5.412 50.529 2.352 7.839 43.198

5 1.502 5.006 55.534 1.502 5.006 55.534 2.264 7.548 50.747

6 1.363 4.542 60.077 1.363 4.542 60.077 1.878 6.260 57.006

7 1.184 3.947 64.023 1.184 3.947 64.023 1.754 5.847 62.853

8 1.099 3.663 67.687 1.099 3.663 67.687 1.450 4.834 67.687

9 .991 3.304 70.991

10 .872 2.905 73.896

11 .838 2.795 76.690

12 .720 2.401 79.092

13 .679 2.264 81.356

14 .638 2.128 83.484

15 .556 1.855 85.338

Page 63: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

60

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

16 .527 1.756 87.094

17 .493 1.644 88.738

18 .409 1.362 90.100

19 .385 1.283 91.382

20 .367 1.224 92.607

21 .327 1.090 93.697

22 .309 1.032 94.728

23 .295 .983 95.712

24 .249 .829 96.540

25 .230 .767 97.307

26 .217 .725 98.032

27 .175 .583 98.615

28 .148 .495 99.110

29 .142 .473 99.583

30 .125 .417 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

MC2 .736

MC1 .693

IS1 .689

IS2 .675

MC3 .646

EITS2 .630

GR2 .599

SC2 .568

SC1 .561

SC3 .546

GR3 .542

IS3 .537

OS2 .536 .516

EITS1 .532

GR1 .520

M2

A3

EITS3

HR1 .536

C2 .522

Page 64: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

61

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

HR2 .513

C1

OS1 .538

C3

FR1 .532 .581

FR2 .553 .572

FR3 .529

A1 -.519

A4 .531

M1 -.543

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 8 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

IS3 .777

IS1 .777

OS1 .752

IS2 .731

OS2 .658

MC1 .630

GR2 .783

GR3 .771

SC2 .763

SC3 .750

SC1 .633

GR1 .521

HR1 .751

HR2 .713

C1 .711

C2 .705

C3 .585

EITS3 .698

EITS1 .685

EITS2 .637

A1 .624

FR1 .780

FR2 .779

FR3 .743

Page 65: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

62

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

A4 .712

A3 .615

M1 .838

M2 .779

MC3 .524 .604

MC2 .565

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 13 iterations.

2.1.3 Phân tích lần 3

Loại EITS3 do thành phần 8 chỉ có 1 biến (Xem bảng Rotated Component Matrix).

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .802

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2762.508

df 406

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 7.621 26.278 26.278 7.621 26.278 26.278 4.108 14.164 14.164

2 3.075 10.603 36.880 3.075 10.603 36.880 3.861 13.314 27.479

3 2.408 8.304 45.185 2.408 8.304 45.185 2.643 9.113 36.592

4 1.617 5.576 50.761 1.617 5.576 50.761 2.300 7.931 44.523

5 1.419 4.895 55.655 1.419 4.895 55.655 2.063 7.115 51.638

6 1.363 4.699 60.354 1.363 4.699 60.354 1.771 6.108 57.747

7 1.174 4.049 64.403 1.174 4.049 64.403 1.742 6.008 63.754

8 1.021 3.521 67.924 1.021 3.521 67.924 1.209 4.170 67.924

9 .981 3.382 71.306

10 .849 2.926 74.232

11 .817 2.818 77.051

12 .719 2.481 79.531

13 .679 2.342 81.873

14 .632 2.179 84.053

15 .539 1.858 85.911

16 .504 1.738 87.649

17 .440 1.518 89.167

Page 66: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

63

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

18 .408 1.409 90.575

19 .380 1.310 91.885

20 .351 1.209 93.095

21 .318 1.095 94.190

22 .309 1.066 95.256

23 .289 .996 96.252

24 .243 .840 97.092

25 .230 .793 97.885

26 .189 .650 98.535

27 .148 .512 99.047

28 .142 .490 99.537

29 .134 .463 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

MC2 .708

IS1 .681

MC1 .673

IS2 .673

EITS2 .638

GR2 .618

SC2 .575

SC1 .573

GR3 .558

SC3 .556

EITS1 .544

IS3 .524

GR1 .523

M2

A3

C2 .554

HR1 .554

HR2 .525

C1

OS1 .559

OS2 .523 .533

C3

FR1 .539 .600

Page 67: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

64

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

FR2 .561 .587

FR3 .546

A1 -.505

EITS3

A4 .531

M1 -.561

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 8 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8

IS3 .785

OS1 .781

IS1 .750

OS2 .725

IS2 .707

MC1 .686

MC2 .506

GR2 .779

SC2 .778

SC3 .765

GR3 .762

SC1 .634

GR1 .529

HR1 .751

HR2 .748

C2 .704

C1 .703

C3 .558

FR2 .783

FR1 .779

FR3 .739

A1 .750

EITS2 .665

EITS1 .581

A4 .711

A3 .608

M1 .841

M2 .778

Page 68: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

65

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

EITS3 .658

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 10 iterations.

2.1.4 Phân tích lần 4

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .803

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 2667.650

df 378

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 7.458 26.637 26.637 7.458 26.637 26.637 4.149 14.818 14.818

2 3.069 10.962 37.599 3.069 10.962 37.599 3.813 13.618 28.437

3 2.350 8.394 45.993 2.350 8.394 45.993 2.706 9.665 38.101

4 1.614 5.764 51.757 1.614 5.764 51.757 2.311 8.254 46.355

5 1.370 4.893 56.651 1.370 4.893 56.651 1.907 6.810 53.166

6 1.307 4.667 61.318 1.307 4.667 61.318 1.742 6.223 59.389

7 1.173 4.191 65.508 1.173 4.191 65.508 1.714 6.120 65.508

8 .986 3.520 69.028

9 .914 3.263 72.291

10 .834 2.977 75.268

11 .758 2.707 77.975

12 .705 2.517 80.492

13 .661 2.361 82.853

14 .606 2.165 85.018

15 .525 1.876 86.894

16 .443 1.583 88.477

17 .415 1.481 89.959

18 .382 1.363 91.321

19 .367 1.310 92.631

20 .350 1.248 93.879

21 .317 1.133 95.012

22 .293 1.045 96.058

23 .246 .878 96.936

Page 69: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

66

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

24 .234 .836 97.772

25 .189 .674 98.445

26 .151 .539 98.985

27 .148 .528 99.513

28 .136 .487 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7

MC2 .709

IS1 .685

MC1 .678

IS2 .673

EITS2 .632

GR2 .624

SC2 .577

SC1 .577

GR3 .560

SC3 .560

IS3 .530

EITS1 .525

GR1 .519

M2 .502

A3

A4

HR1 .546

C2 .544

HR2 .516

C1

OS1 .562

OS2 .512 .528

C3

FR1 .538 .601

FR2 .558 .586

FR3 .559

A1 .651

M1 -.570

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 7 components extracted.

Page 70: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

67

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7

OS1 .799

IS3 .775

OS2 .758

IS1 .736

IS2 .698

MC1 .692

MC2 .523

GR2 .786

GR3 .774

SC2 .760

SC3 .745

SC1 .630

GR1 .534

HR1 .741

C2 .715

HR2 .714

C1 .713

C3 .612

FR2 .793

FR1 .790

FR3 .723

A1 .771

EITS2 .690

EITS1 .575

M1 .840

M2 .765

A4 .714

A3 .605

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

a. Rotation converged in 8 iterations.

Page 71: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

68

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

2.2 Phân tích yếu tố khám phá cho các biến phụ thuộc AU (AU1,

AU2)

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .500

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 136.738

df 1

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

AU1 1.000 .858

AU2 1.000 .858

Extraction Method: Principal

Component Analysis.

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 1.716 85.783 85.783 1.716 85.783 85.783

2 .284 14.217 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1

AU1 .926

AU2 .926

Extraction Method: Principal Component Analysis.

a. 1 components extracted.

Page 72: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

69

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Phụ lục 3. Phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha)

3.1 Phân tích các thành phần độc lập của thang đo

3.1.1 OCIS (OS1, OS2, MC1, MC2, IS1, IS2, IS3) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.874 7

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

OS1 3.37 1.660 193

OS2 3.68 1.581 193

MC1 4.20 1.397 193

MC2 4.55 1.369 193

IS1 4.23 1.555 193

IS2 3.99 1.451 193

IS3 3.55 1.417 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

OS1 24.20 45.159 .637 .858

OS2 23.89 45.654 .654 .855

MC1 23.37 47.079 .683 .852

MC2 23.02 49.229 .574 .865

IS1 23.34 44.997 .705 .848

IS2 23.58 46.703 .672 .853

IS3 24.02 47.395 .652 .856

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

27.57 62.121 7.882 7

Page 73: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

70

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

3.1.2 GRSC (GR1, GR2, GR3, SC1, SC2, SC3) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.848 6

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

GR1 4.40 1.259 193

GR2 5.11 1.306 193

GR3 5.06 1.341 193

SC1 4.76 1.193 193

SC2 5.18 1.137 193

SC3 5.52 1.151 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

GR1 25.64 23.753 .473 .853

GR2 24.93 20.911 .714 .806

GR3 24.98 21.020 .677 .814

SC1 25.28 22.880 .600 .829

SC2 24.87 22.492 .683 .815

SC3 24.52 22.647 .655 .819

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

30.04 31.144 5.581 6

3.1.3 CHR (C1, C2, C3, HR1, HR2) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.761 5

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

C1 4.47 1.422 193

Page 74: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

71

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

C2 4.17 1.435 193

C3 4.28 1.634 193

HR1 5.02 1.443 193

HR2 4.70 1.497 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

C1 18.18 18.938 .594 .696

C2 18.47 18.573 .620 .686

C3 18.36 18.878 .476 .740

HR1 17.62 19.830 .497 .729

HR2 17.94 19.767 .473 .737

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

22.64 28.304 5.320 5

3.1.4 FR (FR1, FR2, FR3) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.770 3

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

FR1 5.27 1.190 193

FR2 5.09 1.228 193

FR3 5.06 1.329 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

FR1 10.15 4.868 .639 .655

FR2 10.33 4.598 .671 .615

FR3 10.36 4.866 .513 .798

Page 75: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

72

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

15.42 9.641 3.105 3

3.1.5 EITS (EITS1, EITS2, A1) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.698 3

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

EITS1 4.23 1.250 193

EITS2 4.91 1.370 193

A1 4.55 1.636 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

EITS1 9.46 6.708 .489 .643

EITS2 8.78 5.664 .597 .503

A1 9.13 5.180 .481 .672

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

13.68 11.436 3.382 3

3.1.6 M (M1, M2) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.793 2

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

M1 5.22 1.435 193

M2 5.46 1.237 193

Page 76: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

73

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

M1 5.46 1.531 .664 .

M2 5.22 2.059 .664 .

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

10.68 5.948 2.439 2

3.1.7 A (A3, A4) Reliability

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.636 2

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

A3 4.34 1.387 193

A4 4.91 1.690 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

A3 4.91 2.856 .476 .

A4 4.34 1.922 .476 .

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

9.24 7.008 2.647 2

3.2 Phân tích thành phần phụ thuộc AU (AU1, AU2)

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.834 2

Page 77: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

74

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

AU1 4.19 1.479 193

AU2 4.34 1.405 193

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

AU1 4.34 1.975 .716 .

AU2 4.19 2.187 .716 .

Scale Statistics

Mean Variance Std. Deviation N of Items

8.53 7.136 2.671 2

Page 78: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

75

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Phụ lục 4. Phân tích tƣơng quan

Correlations

OCIS GRSC CHR FR EITS M A AU

OCIS

Pearson Correlation 1 .355**

-.247**

.333**

.451**

.268**

.401**

.543**

Sig. (2-tailed)

.000 .001 .000 .000 .000 .000 .000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

GRSC

Pearson Correlation .355**

1 -.101 .392**

.386**

.450**

.266**

.401**

Sig. (2-tailed) .000

.163 .000 .000 .000 .000 .000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

CHR

Pearson Correlation -.247**

-.101 1 -.125 -.087 .038 -.338**

-.211**

Sig. (2-tailed) .001 .163

.084 .230 .595 .000 .003

N 193 193 193 193 193 193 193 193

FR

Pearson Correlation .333**

.392**

-.125 1 .341**

.361**

.261**

.293**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .084

.000 .000 .000 .000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

EITS

Pearson Correlation .451**

.386**

-.087 .341**

1 .324**

.268**

.419**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .230 .000

.000 .000 .000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

M

Pearson Correlation .268**

.450**

.038 .361**

.324**

1 .157* .344

**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .595 .000 .000

.030 .000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

A

Pearson Correlation .401**

.266**

-.338**

.261**

.268**

.157* 1 .396

**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .030

.000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

AU

Pearson Correlation .543**

.401**

-.211**

.293**

.419**

.344**

.396**

1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .003 .000 .000 .000 .000

N 193 193 193 193 193 193 193 193

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Page 79: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

76

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Phụ lục 5. Phân tích hồi quy đa biến

5.1 Phân tích hồi quy đa biến với SPSS phiên bản 20

Variables Entered/Removeda

Model Variables

Entered

Variables

Removed

Method

1 OCIS .

Stepwise

(Criteria:

Probability-of-

F-to-enter <=

.050,

Probability-of-

F-to-remove >=

.100).

2 GRSC .

Stepwise

(Criteria:

Probability-of-

F-to-enter <=

.050,

Probability-of-

F-to-remove >=

.100).

3 A .

Stepwise

(Criteria:

Probability-of-

F-to-enter <=

.050,

Probability-of-

F-to-remove >=

.100).

4 EITS .

Stepwise

(Criteria:

Probability-of-

F-to-enter <=

.050,

Probability-of-

F-to-remove >=

.100).

a. Dependent Variable: AU

Page 80: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

77

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

Model Summarye

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

Durbin-Watson

1 .543a .295 .291 1.12478

2 .587b .344 .337 1.08739

3 .609c .371 .361 1.06748

4 .623d .388 .375 1.05612 2.180

a. Predictors: (Constant), OCIS

b. Predictors: (Constant), OCIS, GRSC

c. Predictors: (Constant), OCIS, GRSC, A

d. Predictors: (Constant), OCIS, GRSC, A, EITS

e. Dependent Variable: AU

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 100.883 1 100.883 79.741 .000b

Residual 241.640 191 1.265

Total 342.523 192

2

Regression 117.864 2 58.932 49.840 .000c

Residual 224.660 190 1.182

Total 342.523 192

3

Regression 127.155 3 42.385 37.196 .000d

Residual 215.368 189 1.140

Total 342.523 192

4

Regression 132.830 4 33.208 29.772 .000e

Residual 209.693 188 1.115

Total 342.523 192

a. Dependent Variable: AU

b. Predictors: (Constant), OCIS

c. Predictors: (Constant), OCIS, GRSC

d. Predictors: (Constant), OCIS, GRSC, A

e. Predictors: (Constant), OCIS, GRSC, A, EITS

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. 95.0% Confidence

Interval for B

Collinearity

Statistics

B Std.

Error

Beta Lower

Bound

Upper

Bound

Tolerance VIF

Page 81: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

78

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

1 (Constant) 1.729 .295

5.855 .000 1.146 2.311

OCIS .644 .072 .543 8.930 .000 .502 .786 1.000 1.000

2

(Constant) .412 .450

.915 .361 -.476 1.299

OCIS .543 .075 .458 7.287 .000 .396 .690 .874 1.145

GRSC .342 .090 .238 3.790 .000 .164 .520 .874 1.145

3

(Constant) .047 .460

.102 .919 -.860 .953

OCIS .468 .078 .394 6.010 .000 .314 .621 .773 1.294

GRSC .305 .090 .212 3.407 .001 .128 .482 .855 1.169

A .183 .064 .182 2.855 .005 .057 .310 .822 1.217

4

(Constant) -.214 .469

-.456 .649 -1.139 .712

OCIS .408 .081 .344 5.010 .000 .247 .569 .691 1.447

GRSC .251 .092 .175 2.741 .007 .070 .432 .798 1.253

A .173 .064 .172 2.720 .007 .048 .299 .818 1.223

EITS .178 .079 .150 2.256 .025 .022 .334 .735 1.361

a. Dependent Variable: AU

Excluded Variablesa

Model Beta In t Sig. Partial

Correlation

Collinearity Statistics

Tolerance VIF Minimum

Tolerance

1

GRSC .238b 3.790 .000 .265 .874 1.145 .874

CHR -.083b -1.318 .189 -.095 .939 1.065 .939

FR .126b 1.969 .050 .141 .889 1.125 .889

EITS .218b 3.290 .001 .232 .797 1.255 .797

M .213b 3.478 .001 .245 .928 1.078 .928

A .213b 3.292 .001 .232 .839 1.192 .839

2

CHR -.079c -1.309 .192 -.095 .939 1.065 .829

FR .058c .889 .375 .065 .803 1.245 .790

EITS .163c 2.413 .017 .173 .738 1.354 .738

M .145c 2.202 .029 .158 .784 1.276 .738

A .182c 2.855 .005 .203 .822 1.217 .773

3

CHR -.036d -.580 .563 -.042 .870 1.149 .759

FR .039d .596 .552 .043 .794 1.260 .748

EITS .150d 2.256 .025 .162 .735 1.361 .691

M .145d 2.249 .026 .162 .784 1.276 .725

4

CHR -.044e -.710 .479 -.052 .868 1.152 .677

FR .018e .270 .788 .020 .776 1.288 .680

M .126e 1.955 .052 .142 .767 1.304 .688

Page 82: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

79

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

a. Dependent Variable: AU

b. Predictors in the Model: (Constant), OCIS

c. Predictors in the Model: (Constant), OCIS, GRSC

d. Predictors in the Model: (Constant), OCIS, GRSC, A

e. Predictors in the Model: (Constant), OCIS, GRSC, A, EITS

Collinearity Diagnosticsa

Model Dimension Eigenvalue Condition Index Variance Proportions

(Constant) OCIS GRSC A EITS

1 1 1.962 1.000 .02 .02

2 .038 7.154 .98 .98

2

1 2.939 1.000 .00 .01 .00

2 .044 8.134 .13 .99 .10

3 .017 13.265 .87 .00 .90

3

1 3.892 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .048 9.043 .08 .00 .12 .88

3 .044 9.398 .07 .99 .04 .11

4 .017 15.330 .85 .01 .84 .01

4

1 4.856 1.000 .00 .00 .00 .00 .00

2 .053 9.614 .02 .00 .03 .85 .15

3 .044 10.483 .10 .83 .07 .03 .00

4 .030 12.625 .09 .16 .12 .10 .85

5 .017 17.124 .80 .01 .78 .01 .00

a. Dependent Variable: AU

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.4836 6.6426 4.2642 .83176 193

Residual -3.33665 3.01638 .00000 1.04506 193

Std. Predicted Value -3.343 2.859 .000 1.000 193

Std. Residual -3.159 2.856 .000 .990 193

a. Dependent Variable: AU

Page 83: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

80

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

5.2 Biểu đồ tần số của các phần dƣ

Page 84: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

81

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

5.3 Biểu đồ P-P Plot của phần dƣ chuẩn hóa

Page 85: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN   SỬ DỤNG PHẦN MỀM ERP MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM

82

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chấp nhận sử dụng OSS ERP ở VN Văn Minh Nhật

5.4 Đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn hóa theo giá trị dự đoán

chuẩn hóa