25
DI N GI : Đ HOÀNG NAM T A ĐÀM B N CÓ THÍCH VĂN H C TRINH THÁM NH T HÀ N I, 27.12.2014 TRONG KHUÔN KH TU N VĂN H C NH T 2014 WWW.TUANVANHOCNHAT2014.COM Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Slideshow dùng trong tọa đàm "Bạn có thích văn học trinh thám Nhật", Hà Nội 27.12.2014 do diễn giả Đỗ Hoàng Nam chuẩn bị.

Citation preview

Page 1: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

D IỄN G IẢ : ĐỖ H O À N G N A M

TỌA Đ À M

BẠN C Ó T H Í C H V Ă N HỌC T R I N H T H Á M N HẬT

H À NỘ I , 2 7 . 1 2 . 2 0 1 4

T R O N G K H U Ô N K HỔ

T UẦN V Ă N HỌC N HẬT 2 0 1 4

W W W . T U A N V A N H O C N H A T 2 0 1 4 . C O M

Các tác giả

Truyện trinh thám Nhật Bản

Page 2: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Edogawa Rampo (1894-1965)

Ông tên thật là Hirai Taro

nhưng vì ngưỡng mộ nhà

văn Mỹ Edgar Allan Poe

nên đã lấy bút danh từ phát

âm tên tiếng Nhật của Poe.

Cha đẻ của trinh thám Nhật

Page 3: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Edogawa Rampo (1894-1965)

Điểm đặc trưng trong truyện trinh thám của Rampo

là có một bầu không khí ma quái và rùng rợn bao

trùm, tính siêu nhiên và gợi tình che lấp cái hợp lý

của điều tra trinh thám thấy nơi các tác giả Âu Mỹ

cùng thời.

Page 4: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Edogawa Rampo (1894-1965)

Truyện ngắn “Hai đồng xu” (Nisen dôka) của

Rampo đăng trên tờ Shinseinen năm 1923 được

coi là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của văn học

trinh thám Nhật.

Page 5: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Edogawa Rampo (1894-1965)

Những tác phẩm tiêu biểu của ông đã khiến nhân

vật thám tử Akechi Kogorô trở thành bất tử như

Sherlock Holmes của phương Tây :

“Chẩn đoán tâm lý” (Shinri shiken, 1925),

“Căn buồng đỏ” (Akai heya, 1925)

“Địa ngục trong tấm kính” (Kagami jigoku, 1926)

Page 6: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seishi Yokomizo (1902-1981)

Yokomizo chính thức gia

nhập văn đàn trinh thám với

tiểu thuyết “Án mạng trong lữ

quán” (Honjin satsujin jiken,

1946) với nhân vật thám tử

Kindaichi Kôsuke.

Nhà văn trinh thám lớn nhất

thời hậu chiến

Page 7: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seishi Yokomizo (1902-1981)

Bối cảnh truyện của Yokomizo bao giờ cũng là một

không gian bưng bít như một hòn đảo xa, thôn

xóm, nội bộ một gia đình.

Page 8: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seishi Yokomizo (1902-1981)

Những tác phẩm trinh thám tiêu biểu nhất

“Thôn tám mộ” (Yatsuhaka mura, 1949-50)

“Gia tộc Inugami” (Inugami-ke no ichizoku, 1950-51)

“Khúc hát tung cầu của ma quái” (Akuma no Temariuta,

1957-59)…

Page 9: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seicho Matsumoto (1909-1992)

Cuối những năm 50

khi truyện trinh thám

suy luận có dấu hiệu

xuống dốc, nhà văn đã

xuất hiện để cứu nguy.

Người sáng lập dòng trinh thám

tâm lý xã hội

Page 10: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seicho Matsumoto (1909-1992)

Matsumoto được coi là cha đẻ của truyện trinh thám tâm lý

xã hội, đi sâu vào tim hiểu căn nguyên của tội ác và tác

động của hoàn cảnh xã hội. Khuynh hướng hiện thực phê

phán và chủ nghĩa nhân bản khiến truyện của ông giữ được

vị trí lâu dài trong lòng người đọc.

Page 11: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seicho Matsumoto (1909-1992)

Ông khởi nghiệp muộn nhưng đã nhanh chóng đạt

được danh vọng với:

“Điểm và đường” (Ten to sen, 1957-58)

“Bức tường chắn mắt” (Me no kabe, 1957)

“Đích nhắm số không” (Zero no shôten, 1958)

Page 12: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seiichi Morimura (1933)

Ông khởi đầu nghiệp văn

với tác phẩm “Điểm mù

của nhà cao tầng” (Kôsô no

shikaku, 1969) đoạt giải

Edogawa Rampo.

Đỉnh cao của trinh thám xã hội

thập niên 70

Page 13: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seiichi Morimura (1933)

Ông còn viết nhiều tác phẩm ăn khách khác như “Án

mạng trong tàu siêu tốc hành” (Shinkansen satsujin

jiken, 1970) đã được dựng thành phim.

Page 14: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seiichi Morimura (1933)

Tuy nhiên, tác phẩm được nói đến nhiều nhất của

Morimura là “Bằng chứng làm người” (Ningen no

shômei, 1975) nói về vụ án một thanh niên Mỹ lai

đen khi đến Nhật tìm người mẹ Nhật lại bị giết chết,

vạch trần sự hủ bại của xã hội thượng lưu.

Page 15: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Seiichi Morimura (1933)

Chỉ trong vòng 1 năm sau khi

được phát hành, tiểu thuyết này

đã được tái bản hơn 30 lần, tổng

cộng bán hơn 3 triệu bản, trở

thành hiện tượng trinh thám lớn

nhất thập niên 70.

Page 16: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Soji Shimada (1948)

Người phục hưng trinh thám suy luận

Page 17: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Truyện của ông đặc trưng với những kế hoạch gây án

tinh vi, độc đáo ngoài sức tưởng tượng của độc giả.

Thành công của Shimada cũng tạo ra một “làn sóng

mới’’ gồm nhiều nhà văn trẻ tiếp bước với trinh thám

suy luận.

Page 18: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Soji Shimada (1948)

Năm 1980 ông cho ra mắt quyển tiểu thuyết đầu tay

“Tokyo Hoàng đạo Án’’ (Senseijutsu Satsujin Jiken)

được đề cử giải Edogawa Rampo. Dù khi mới ra mắt

truyện đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nhà văn

theo trường phái trinh thám xã hội nhưng theo thời

gian đã khẳng định đây là một tác phẩm trinh thám

kinh điển.

Page 19: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

‘’Tokyo Hoàng đạo Án’’

(Senseijutsu Satsujin Jiken)

Page 20: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Soji Shimada (1948)

Trong những năm sau đó, Shimada còn tiếp tục viết

những tiểu thuyết suy luận xuất sắc như “Căn nhà

nghiêng” (Naname Yashiki no Hanzai, 1982); “Kỵ sĩ

lạmặt’’ (Iho no Kishi, 1988)…

Page 21: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Keigo Higashino (1958)

Ông bắt đầu được biết đến từ

tiểu thuyết trinh thám suy luận

“Sau giờ tan học’’ (Hōkago,

1985) đoạt giải Edogawa

Rampo. Nhưng theo thời gian

phong cách trinh thám của ông

có sự biến đổi rõ rệt. Nổi tiếng

nhất hiện nay. Gương mặt tiêu biểu của trinh

thám Nhật đương đại

Page 22: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Keigo Higashino (1958)

Những tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn sau như “Ác Ý’’

(Akui, 1996); “Bạch Dạ Hành’’ (Byakuyakō, 1999)

đằng sau cốt truyện vụ án còn là cuộc khảo sát quyết

liệt những góc khuất trong tâm hồn con người.

Page 23: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

“Bạch Dạ Hành’’ (Byakuyakō, 1999)

Page 24: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản

Keigo Higashino (1958)

Nhất là kiệt tác “Phía sau nghi can X’’ (Yōgisha X no

Kenshin, 2005), sự kết hợp hoàn hảo hai trường phái

trinh thám suy luận-tâm lý đã đoạt hàng loạt giải thưởng

trinh thám danh giá và khiến Keigo trở thành tác giả

trinh thám Nhật nổi tiếng nhất hiện nay.

Page 25: Các tác giả Truyện trinh thám Nhật Bản