103
MC L C MC LC .................................................................................................................................. 1 DANH MC BNG BIU ........................................................................................................ 3 DANH MC HÌNH V, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... 3 TÓM TT DÁN ĐỀ XUT .................................................................................................. 5 DANH SÁCH CÁC TCHC THAM GIA ............................................................................ 6 CÁC TVIT TT................................................................................................................... 7 LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 8 GII THIU ............................................................................................................................... 9 CHÍNH SÁCH, PHÁP LUT VÀ KHUNG HÀNH CHÍNH ................................................. 11 Các bin pháp an toàn môi trường và xã hi ........................................................................ 12 MÔ TDÁN........................................................................................................................ 15 Tuyến kết nối Đông-Tây Bc Sơn - Nam Hi .................................................................. 15 Các mvt liu chính ....................................................................................................... 20 Trm trn bê tông ............................................................................................................. 22 PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY TH...................................................................... 24 Phương án Không có dán .............................................................................................. 24 Phương án có dán .......................................................................................................... 24 HIN TRNG KHU VC....................................................................................................... 27 Thành phHi Phòng ....................................................................................................... 27 Mng lưới giao thông hin trng và quy hoch ................................................................ 27 Đặc điểm kinh tế xã hi ca Thành phHi Phòng ......................................................... 29 Hin trng sdụng đất...................................................................................................... 32 Công trình văn hóa ........................................................................................................... 33 Các di tích kho c........................................................................................................... 34 MÔI TRƯỜNG TNHIÊN..................................................................................................... 35 Môi trường tnhiên.............................................................................................................. 35 Điều kin khí hu.............................................................................................................. 35 Địa hình, địa lý và thnhưỡng ......................................................................................... 35 Ngun nước mt ............................................................................................................... 35 Nước ngm ....................................................................................................................... 37 Tài nguyên sinh vt .......................................................................................................... 38 Tiếng n ............................................................................................................................ 41 Cht lượng không khí ....................................................................................................... 42 Cht thi rn ..................................................................................................................... 44 CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIN PHÁP GIM THIU DKIN ................... 45 Thu hp phạm vi tác động ca tuyến đường..................................................................... 48 Các tác động xã hi .......................................................................................................... 48 Chương trình tái định cư................................................................................................... 48 nh hưởng ti khu vc dân cư ......................................................................................... 49 E2615 V. 7 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................................. 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................ 3

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... 3

TÓM TẮT DỰ ÁN ĐỀ XUẤT .................................................................................................. 5

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC THAM GIA ............................................................................ 6

CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................... 7

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 8

GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 9

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ KHUNG HÀNH CHÍNH ................................................. 11

Các biện pháp an toàn môi trường và xã hội ........................................................................ 12

MÔ TẢ DỰ ÁN ........................................................................................................................ 15

Tuyến kết nối Đông-Tây Bắc Sơn - Nam Hải .................................................................. 15 Các mỏ vật liệu chính ....................................................................................................... 20 Trạm trộn bê tông ............................................................................................................. 22

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ ...................................................................... 24

Phương án Không có dự án .............................................................................................. 24 Phương án có dự án .......................................................................................................... 24

HIỆN TRẠNG KHU VỰC....................................................................................................... 27

Thành phố Hải Phòng ....................................................................................................... 27 Mạng lưới giao thông hiện trạng và quy hoạch ................................................................ 27 Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hải Phòng ......................................................... 29 Hiện trạng sử dụng đất ...................................................................................................... 32 Công trình văn hóa ........................................................................................................... 33 Các di tích khảo cổ ........................................................................................................... 34

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN..................................................................................................... 35

Môi trường tự nhiên .............................................................................................................. 35 Điều kiện khí hậu .............................................................................................................. 35 Địa hình, địa lý và thổ nhưỡng ......................................................................................... 35 Nguồn nước mặt ............................................................................................................... 35 Nước ngầm ....................................................................................................................... 37 Tài nguyên sinh vật .......................................................................................................... 38 Tiếng ồn ............................................................................................................................ 41 Chất lượng không khí ....................................................................................................... 42 Chất thải rắn ..................................................................................................................... 44

CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU DỰ KIẾN ................... 45

Thu hẹp phạm vi tác động của tuyến đường ..................................................................... 48 Các tác động xã hội .......................................................................................................... 48 Chương trình tái định cư ................................................................................................... 48 Ảnh hưởng tới khu vực dân cư ......................................................................................... 49

E2615 V. 7

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Page 2: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

Tác dụng đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp địa phương ....................................... 50 Ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất ............................................................................ 53 Nước ngầm ....................................................................................................................... 56 Hệ sinh thái và các khu vực được bảo vệ ......................................................................... 63 Ảnh hưởng đối với động thực vật ..................................................................................... 63 Tiếng ồn ............................................................................................................................ 64 Chất lượng không khí ....................................................................................................... 66

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH, GIẢM THIỂU VÀ BỒI THƯỜNG ............................ 70

Dự án bổ sung gần phường Vĩnh Niệm ............................................................................ 95

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .................................................................................................... 97

KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 99

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT ............................................................................ 100

Kết luận .............................................................................................................................. 100 Kiến nghị ............................................................................................................................ 100 Cam kết của Chủ dự án ....................................................................................................... 101

DANH SÁCH TƯ VẤN THAM GIA VIẾT BÁO CÁO ...................................................... 103

Page 3: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Danh sách các cơ quan quản lý dự án chính, vai trò và trách nhiệm .......................... 13

Bảng 2. Các đặc điểm chính của Liên Kết Đông Tây Bắc Sơn - Nam Hải .............................. 15

Bảng 3. Mô tả đoạn đường từ Bắc Sơn (km 0) đi Nam Hải (km19+917) ................................ 19

Bảng 4. Mô tả các mỏ vật liệu chính ........................................................................................ 20

Bảng 5. Tóm tắt các tác động chính kết hợp với phương án 1 và 2 ......................................... 26

Bảng 6. Thu nhập của các hộ dân tại các xã/phường dự án ..................................................... 31

Bảng 7. Các xã/phường dọc theo tuyến đường đề xuất ............................................................ 33

Bảng 8. Danh mục các đền, chùa và trường học bị ảnh hưởng dọc tuyến đường .................... 34

Bảng 9. Kết quả giám sát chất lượng nước ngầm ..................................................................... 37

Bảng 10. Các loài và sự phân của của một số nhóm loài ......................................................... 40

Bảng 11. Ma trận xác định các tác động môi trường phát sinh ................................................ 46

Bảng 12. Các tác động dự kiến đối với các doanh nghiệp trong khu vực dự án ...................... 50

Bảng 13. Vị trí diện tích canh tác và hệ thống kênh bị ảnh hưởng .......................................... 57

Bảng 14: Mức thoát nước lớn nhất qua bốn cửa sông .............................................................. 61

Bảng 15. Mức ồn phát sinh từ các máy móc thi công xây dựng .............................................. 65

Bảng 16. Ước tính mức ồn tại khu vực dân cư và công cộng dọc theo tuyến đường đề xuất. 65

Bảng 17. Dự báo khí thải; kịch bản trường hợp xấu nhất dự kiến đến năm 2030 .................... 68

Bảng 18. Tóm tắt các đặc trưng của tuyến đường, vị trí chịu tác động và hoạt động giảm thiểu tác động. ................................................................................................................................... 72

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1. Vị trí địa lý Hải Phòng ................................................................................................... 9

Hình 2. Mạng lưới đường bộ Hải Phòng .................................................................................. 11

Hình 3. Tuyến đường đề xuất 20Km Bắc Sơn - Nam Hải ........................................................ 18

Hình 4. Mặt cắt ngang điển hình đoạn Bắc Sơn – Nam Hải .................................................... 19

Hình 5. Mặt cắt ngang điển hình đoạn cải đê ........................................................................... 19

Hình 6. Nút giao với đường Trường Chinh .............................................................................. 20

Hình 7. Các mỏ vật liệu ............................................................................................................ 22

Hình 8. Trạm trộn bê tông ........................................................................................................ 23

Hình 9. Vị trí các phương án tuyến đề xuất tại khu vực phía Đông ......................................... 25

Hình 10. Mạng lưới đường dự kiến – Thành phố Hải Phòng ................................................... 29

Hình 11. Tăng trưởng dân số ở khu vực đô thị và nông thôn, Thành phố Hải Phòng ............. 30

Page 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

Hình 12. Mức tăng trường tổng sản phẩm (GDP) của TP Hải phòng (1995-2007) ................. 30

Hình 13. Hiện trạng sử dụng và phân bố nguồn đất ở các xã/phường dọc theo tám khu vực của tuyến đường đề xuất. ................................................................................................................ 33

Hình 14. Biểu đồ kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu. ... 36

Hình 15. Các khu vực sinh thái gần tuyến đường đề xuất ........................................................ 39

Hình 16. Biểu đồ kết quả quan trắc tiếng ồn tại 18 vị trí quan trắc (K1-K18) có xem xét trong quy chuẩn tiếng ồn của Việt Nam về giới hạn độ ồn tối đa cho phép ...................................... 41

Hình 17 Biểu đồ kết quả quan trắc nồng độ bụi PM10 ............................................................ 42

Hình 18 Biểu đồ kết quả quan trắc nồng độ TSP ..................................................................... 42

Hình 19. Kết quả quan trắc hàm lượng SO2 ............................................................................ 43

Hình 20 Biểu đồ kết quả quan trắc nồng độ hơi xăng HC ........................................................ 44

Hình 21. Các cơ sở sản xuất phải di rời dọc theo tuyến đường đề xuất ................................... 53

Hình 22. Quy hoạch phát triển tổng thể Hải Phòng đến năm 2025 .......................................... 54

Hình 23. Mạng lưới cơ sở hạ tầng đường bộ dự kiến của Hải Phòng ...................................... 54

Hình 24. Quy hoạch sử dụng đất dọc tuyến đường đề xuất Bắc Sơn – Nam Hải .................... 55

Hình 25. Kênh điển hình tại xã Bắc Sơn .................................................................................. 56

Hình 27. Mực nước dọc sông Lạch Tray trước khi thực hiện dự án ........................................ 61

Hình 28. Địa hình đoạn sông được phân tích. .......................................................................... 62

Hình 30. Dự báo nồng độ NO2, Quán Trữ -Nam Hải .............................................................. 67

Hình 31. Dự báo nồng độ NO2, Quán Trữ -Nam Hải .............................................................. 68

Hình 32. Các biện pháp giảm nhẹ............................................................................................. 77

Hình 34. Sơ lược Đa dạng sinh học dọc theo tuyến đường dự án trong khu vực Vĩnh Niệm .. 96

Hình 35. Quy hoạch tổng thể của phường Vĩnh Niệm ............................................................. 96

Page 5: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

TÓM TẮT DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Hải Phòng đã và đang nỗ lực cân bằng các áp lực trong việc giữ gìn nét riêng của thành phố trong khi vẫn phải đáp ứng nhu cầu giao thông do tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao và liên tục. Mạng lưới đô thị thành phố gồm 330 con đường là tương đối h ạn chế và trong những năm gần đây tắc nghẽn giao thông trên các đường huyết mạch đang ngày càng trầm trọng. Thiếu đường giao thông cấp 2 và cấp 3, đặc biệt là ở các quận Lê Chân, Kiến An, Hải An đã dẫn đến lưu lượng giao thông liên vùng quá tải trên các tuyến đường huyết mạch chính như Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lạch Tray - Cầu Đất. Để cải thiện khả năng tiếp cận hệ thống cảng hiện đại qua QL5 và các tỉnh phía Bắc, một tuyến đường trục đô thị Đông-Tây Bắc Sơn - Nam Hải mới vòng qua trung tâm thành phố đã được đề xuất. Tuyến đường đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hải Phòng phê duyệt trong Quy Hoạch Chung của thành phố và Quy Hoạch Ngành Giao Thông. Tuyến đường đề xuất là một phần của Dự án Phát triển Giao thông Đô thị (UTDP) do Ngân hàng Thế giới cho vay vốn và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án kết nối Đông-Tây Bắc Sơn - Nam Hải bao gồm: i) xây dựng hai cây cầu mới (Đông Khê và Niệm 2) qua sông Lạch Tray và hai cầu nhỏ (Cầu Rế và cầu An Kim Hải) thuộc khu vực phía tây đường; (ii) thay thế kết cấu mặt Cầu Niệm 1 để đảm bảo hoạt động an toàn liên tục của cầu; (iii) chi phí thu hồi đất và tái định cư liên quan, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho 13 khu tái định cư, và (iv) dịch vụ kỹ thuật tư vấn cho các chi tiết thiết kế và giám sát xây dựng. Chi phí ước tính của dự án là 258.990.000 Đô la Mỹ trong thời gian 5 năm. Đường tránh là một đường vòng quanh đô thị điển hình dài 20 km, dọc theo vùng đồng bằng châu thổ, giới hạn bởi hai con sông lớn (sông Lạch Tray và sông Cấm). Những tác động quan trọng nhất là: 1. Môi trường con người: các khu vực nông nghiệp của địa phương, xã, phường (hộ gia đình), công trình văn hoá (ví dụ, chùa, trường học, bia mộ), và các doanh nghiệp địa phương đang trong quá trình xây dựng. Trong dài hạn, những thay đổi về sử dụng đất (từ nông thôn sang thành thị) dự kiến sẽ tăng cường chủ yếu do phát triển khu vực; 2. Môi trường địa lý: a) kết nối thủy văn trong khu vực (cấp nước, thoát nước và tưới tiêu cho các cánh đồng lúa và cây trồng) sẽ bị gián đoạn trong quá trình xây dựng và vận hành. b) Tác động tạm thời do tiếng ồn, bụi, khí thải, rung động, và quản lý chất thải trong quá trình xây dựng. Các tác động dự kiến đối với các khu vực tự nhiên và các loài sinh vật sống trong tự nhiên sẽ không đáng kể nhờ đặc điểm nông nghiệp và bán đô thị của môi trường cảnh quan và không có các khu bảo tồn dọc theo tuyến đường đề xuất. Mặc dù tuyến đường được thiết kế áp dụng các nguyên tắc tránh các khu vực đông dân cư nhưng vẫn còn khoảng 2.941 hộ gia đình (12.411 người) bao gồm 13 xã, phường trong năm quận/ huyện sẽ bị ảnh hưởng. Trong số này, 1.635 hộ gia đình sẽ phải tái định cư. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo tác động môi trường (EIA), chuyên gia tư vấn dự án đã tiến hành các cuộc họp và hội thảo có sự tham gia của người bị ảnh hưởng của các phường/xã của 4 huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Hầu hết các hộ gia đình đồng ý với chính sách xây dựng dự án UTDP kể cả việc xây dựng các khu tái định cư. Họ hiểu rằng dự kiến việc xây dựng dự án chỉ phát sinh trong ngắn hạn và tạm thời làm gia tăng bụi, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, và chất thải trong môi trường xung quanh. Tuy nhiên, những tác động này sẽ biến mất sau khi hoàn thành xây dựng. Dự kiến mật độ giao thông, tai nạn giao thông, và ùn tắc giao thông sẽ được giảm đáng kể trên các tuyến đường khác của Hải Phòng nhờ xây dựng dự án . RTWMU sẽ nghiêm chỉnh thực hiện biện pháp giảm thiểu và giám sát đã đề xuất trong các hoạt động xây dựng/vận hành theo quy định của EIA, EMP, RAP, và luật môi trường của Việt Nam.

Page 6: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

6

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC THAM GIA

Quản lý dự án 1. Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng 2. Ban Điều Hành Dự án 3. Sở Giao thông vận tải 4. Ban Quản lý Dự án Công trình Giao thông Khu vực Các cơ quan đồng thực hiện và hỗ trợ 1. Phòng Giao thông Vận tải 2. Công ty Giao thông Đường bộ Hải Phòng 3. Sở Tài nguyên và Môi trường 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư 5. Sở Tài chính 6. Sở Nội vụ 7. Sở Xây dựng 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 9. Kho bạc Nhà nước 10. Cục Cảnh sát giao thông 11. Ban Tái định cư Huyện

Page 7: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

7

CÁC TỪ VIẾT TẮT

TIỀN TỆ TƯƠNG ĐƯƠNG (Tính từ 07 tháng bảy năm 2010) Đơn vị tiền tệ = Đồng Việt Nam (VND) 19.085 VND = 1 USD Đô la Mỹ = SDR 0,66852 DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DOC Sở xây dựng DIA Sở Nội Vụ DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư DOF Sở Tài chính DOT Sở Giao Thông DRC Ban Tái Định Cư huyện CMC

Tư vấn Giám sát Xây dựng EIA Đánh giá tác động môi trường EMD Quản lý Môi trường Chuyên trách EMP Kế hoạch quản lý môi trường GoV Chính phủ Việt Nam HPPC Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng HPRTC Công ty Giao thông đường bộ Hải Phòng IMC Tư vấn Giám sát Môi trường Độc lập MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư NR Đường Quốc lộ OP Chính sách hoạt động PSC Ban Điều Hành Dự án PMU Ban Quản lý Dự án RTWMU Ban Quản lý Dự án Khu vực các Công trình

Giao thông vận tải RPF Khung chính sách tái định cư RAP Kế hoạch hành động tái định cư RR Đường bao ST Kho bạc Nhà nước TD Phòng Giao thông vận tải TPD Cục Cảnh sát giao thông

Page 8: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

8

LỜI NÓI ĐẦU

Chính phủ Việt Nam cam kết phát triển thành phố Hải Phòng thành một trung tâm tăng trưởng trong bối cảnh phát triển kinh tế và thương mại của đất nước. Khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng Hải Phòng, hiện đang nằm ở trung tâm thành phố, góp phần đáng kể vào việc tăng lưu lượng giao thông. Hải Phòng nhận ra rằng cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố sẽ là động lực chính trong việc xác định hoặc bảo tồn cảnh quan không gian, địa lý kinh tế và các mô hình phát triển. Vì vậy, thành phố đã phê duyệt Dự án Phát triển Giao thông Đô thị (UTDP). Mục tiêu phát triển của dự án là một mặt hỗ trợ nhu cầu giao thông đô thị gia tăng qua thị xã giữa các trung tâm phát triển khác nhau, một mặt thúc đẩy sự thay đổi phương thức trong nhu cầu giao thông. Thành phố sẽ thực hiện bằng cách: (a) tạo điều kiện phát triển đô thị tích hợp thông qua nâng cấp các tuyến đường đô thị chiến lược nhằm giảm bớt lưu lượng giao thông ra/vào cảng và liên thành phố và, (b) cải thiện dịch vụ vận tải công cộng trong thành phố và an toàn giao thông, đặc biệt là vùng nội đô và các vùng ven đô có mật độ giao thông cao; và (c) tăng cường năng lực và hiệu quả vận hành của các cơ quan quản lý giao thông.

Trục đường kết nối Bắc Sơn - Nam Hải là một phần của dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng. Để thực hiện dự án, hai công ty tư vấn đã được lựa chọn là: (i) TEDI, chịu trách nhiệm chuẩn bị các phương án thiết kế, báo cáo đầu tư và thiết kế cơ bản cho dự án, và (ii) Infra-Thăng Long phụ trách chuẩn bị báo cáo về chính sách an toàn bao gồm: RAP, RPW, EIA và EMP cho dự án. Báo cáo EIA được xây dựng theo yêu cầu Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam và các Chính sách An toàn của Ngân hàng Thế giới.

Dự án dựa trên phương pháp tiếp cận 4 lần nhằm giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động môi trường và xã hội: Tránh: phân tích phương án thay thế được coi là một trong những biện pháp giảm thiểu quan trọng nhất để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm năng về môi trường và xã hội. Hạn chế thu hồi đất và tái định cư trong phạm vi có thể cũng là tiêu chí chính để lựa chọn tuyến trong nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tác động môi trường. Kỹ thuật hiện đại cho thiết kế và xây dựng: Dự án được thiết kế và sẽ được thực hiện với kỹ thuật hiện đại. Kế hoạch giảm thiểu đồng bộ: EMP chi tiết đã được phát triển dựa trên trên báo cáo EIA. Khung tuân thủ: giám sát và theo dõi nghiêm ngặt việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng.

Trong thời gian chuẩn bị báo cáo, tư vấn EIA đã nhận được những hỗ trợ đáng kể từ các cơ quan liên quan. Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới Uỷ ban nhân dân các phường/xã dự án, PMU, Tư vấn nghiên cứu khả thi và cán bộ của các ban ngành liên quan bao gồm DONRE, DOT, DOC, UDC, và IEEC về vai trò hỗ trợ và lãnh đạo của họ trong toàn bộ quá trình chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA).

Trân trọng

Infra - Thăng Long

Page 9: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

9

GIỚI THIỆU

Hải Phòng là trung tâm đô thị lớn thứ hai của miền Bắc Việt Nam với dân số 1,8 triệu người, trong đó 50% cư trú tại các huyện đô thị. Hải Phòng nằm ở vùng Châu thổ Sông Hồng, cách Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, khoảng 100 km về phía đông. Cảng Hải Phòng là cảng biển lớn nhất đất nước nằm trong khu vực miền Bắc. Cảng Hải Phòng cách cửa sông Cửa Cấm khoảng 36 km phía Thượng lưu. Cảng phục vụ như một trung tâm vận tải quan trọng, kết nối Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, các khu vực miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và buôn bán quốc tế.

Hình 1. Vị tr í địa lý Hải Phòng

Hải Phòng là trung tâm đô thị lớn thứ 2 miền Bắc VN với dân số 1,8 triệu người trong đó 50% sống ở nội thành

Việt Nam đã vượt qua cản trở về suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu. Nền kinh tế năng động của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ động lực của xu hướng tăng trưởng trong khu vực Đông Á và trong nước; Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hải Phòng, tính theo Đô la Mỹ là 114 tỷ ( 1.547 đô la Mỹ cho mỗi đầu người), đã đạt được trong thời gian từ năm 2001-2009 với tốc độ tăng trưởng trung bình đáng kể là 11,22% /năm. Tổng sản phẩm quốc nội tăng cùng với các hoạt động phát triển thương mại cảng Hải Phòng. Trong năm 2005, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua toàn bộ hệ thống cảng Hải Phòng đã được chính thức ghi nhận khoảng 15,33 triệu tấn, trong đó tổng lượng hàng hóa lưu thông qua cảng Hải Phòng là 10,5 triệu tấn (khoảng 68 % tổng kim ngạch buôn bán). Trước áp lực phát triển trong cảng, thành phố dự định tổ chức lại hoạt động của cảng hiện nay và mở rộng công suất cảng vào khoảng 150 triệu tấn/năm thông qua hoạt động của cảng mới cách xa trung tâm thành phố, trong vòng mười năm tới. Năng lực mở rộng này đồng nghĩa với nhu cầu giao thông khu vực ngày một tăng với khối lượng xe tải hạng nặng vào khoảng 10,9 %/năm. Khi lưu lượng giao thông tăng cùng nhịp với tăng trưởng GDP (theo tiêu chí Dân số, Tổng sản phẩm quốc nội và GDP bình quân đầu người), những kết nối nội địa của các cảng đang dần dần suy yếu. Các giai đoạn trước-

Page 10: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

10

Như trình bày trong Hình 2, đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm nối cảng Hải Phòng với Quốc lộ 5. Nó cũng đi qua vùng tiểu đô thị của thành phố Hải Phòng.

xuất-khẩu và sau-nhập-khẩu cho các lô hàng giao tận cửa làm phát sinh nhu cầu vậ n chuyển đường bộ.

Tuy nhiên, đường giao thông tại thành phố Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam bị hạn chế về số lượng và chất lượng gây nên tắc nghẽn giao thông và tác động tiêu cực đến các hoạt động hậu cần, vận chuyển.

Hải Phòng đang nỗ lực cân bằng các áp lực mâu thuẫn trong việc giữ gìn nét riêng của thành phố và đáp ứng nhu cầu giao thông do tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa liên tục cao.

Mạng lưới đô thị thành phố gồm 330 con đường là tương đối hạn chế và trong những năm gần đây tắc nghẽn giao thông trên các đường trục chính đang ngày càng trầm trọng. Sự phục vụ vận chuyển khu vực của mạng lưới trục chính đô thị tăng lên làm giảm khả năng vận tải liên tỉnh. Thiếu đường giao thông cấp 2 và cấp 3, đặc biệt là ở các quận Lê Chân, Kiến An, Hải An đã dẫn đến lưu lượng giao thông liên vùng quá tải trên các tuyến đường trục chính như Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lạch Tray - Cầu Đất.

Để đảm bảo khả năng tiếp cận hệ thống cảng hiện đại qua QL5 và các tỉnh phía Bắc, một tuyến đường trục đô thị mới vòng qua trung tâm thành phố được đề xuất. Trong khi hành lang tuyến tránh sẽ giúp giảm lưu lượng xe tải hạng nặng từ các cảng dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm, trục đường mới cũng sẽ thúc đẩy đô thị hóa tập trung tại trung tâm đô thị thành phố Hải Phòng (giảm thiểu sự mở rộng đô thị) và bảo đảo đủ hành lang đường cho các hoạt động giao thông công cộng trong tương lai.

Page 11: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

11

Hình 2. Mạng lưới đường bộ Hải Phòng

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ KHUNG HÀNH CHÍNH

Theo những nghiên cứu gần đây về giao thông có tiêu đề "Giao thông đô thị các thành phố quy mô trung bình tại Việt Nam " được th ực h iện ch o Bộ Xây Dựng v à Quỹ Ủy th ác Tư v ấn Nh ật Bản tài trợ, Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng đã yêu cầu hỗ trợ cho các khoản đầu tư tài chính quan trọng trong chiến lược phát triển định hướng giao thông công cộng của thành phố. Đại diện cho Chính phủ Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã gửi một yêu cầu chính thức tới Ngân hàng Thế giới ngày 09 tháng 05 năm 2008 xin hỗ trợ Dự án Phát triển Giao thông Đô thị Hải Phòng (UTDP).

Đây là loại dự án phù hợp với Chiến lược Đối tác Quốc gia 2007-2011, đặc biệt với các hợp phần nâng cấp cả môi trường kinh doanh cấp quốc gia và khu vực do giảm chi phí hậu cần/vận chuyển nhờ cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn , cũng như tăng cường hòa nhậ p xã hội bằng cách cải thiện chính sách và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của người nghèo và người nhập cư đô thị. Dự án này cũng liên kết với chiến lược ngành của Ngân hàng nhằm thúc đẩy giao thông vận tải sạch sẽ, an toàn, và giá cả phải chăng nhờ nân g cấp giao thông đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ quan trọng và tạo điều kiện phát triển thành phố trong tương lai. Dự án phát triển giao thông đô thị dựa trên những kết quả nghiên cứu dưới đây:

• Dân số tăng nhanh trong các thành phố quy mô trung bình của Việt Nam chủ yếu bị chi phối bởi tăng trưởng kinh tế mạnh trong và xung quanh khu vực đô thị.

Page 12: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

12

• Tầm nhìn chiến lược của Hải Phòng đối với việc phát triển mạng lưới giao thông thành phố bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển đất hình thành mẫu đ ô thị, có sự mở rộng và bảo tồn trung tâm thành phố.

• Tăng thu nhập hộ gia đình và các xu hướng cơ giới hóa là những thách thức đối với khả năng đáp ứng các dự báo nhu cầu đi lại của Hải Phòng.

• Dự báo nhu cầu giao thông cần được đặc biệt chú ý do tác động của sự phát triển cảng tới năng lực mạng lưới đô thị hiện nay;

• Sự kết hợp những hạn chế năng lực mạng lưới đường bộ và sự đan xen của các xe tải hạng nặng và nhẹ đang gây ra ùn tắc, cũng như làm tăng tỷ lệ tai nạn và mức độ ô nhiễm môi trường.

Chuyển hướng dòng xe tải liên tỉnh và phân tách giao thông đô thị, đặc biệt là ở các khu đô thị, bằng cách phát triển đường vành đai và di chuyển các cơ sở hạ tầng giao thông liên thành phố có thể giúp giảm bớt ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và cuối cùng là cải thiện các kết nối nội địa của Cảng Hải Phòng.

Các biện pháp an toàn môi trường và xã hội

Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Tập I) này đã được thực hiện như một phần của Nghiên Cứu Khả Thi. Một Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường ( tập II)) xác định các trình tự an toàn áp dụng trong quá trình xây dựng và vận hành Đường kết nối Đông Tây Bắc Sơn - Nam Hải cũng đã được phát triển, các quy định trong đó sẽ được kết hợp vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng cho các gói thầu xây dựng . EMP này phác thảo những hướng dẫn và thủ tục chính cho một loạt các hoạt động tác động môi trường và xã hội và các khía cạnh bao gồm tham vấn các bên liên quan, thu hồi đất và xây dựng, tái định cư, và quy trình xác định các di tích văn hóa tiềm tàng. Các hướng dẫn dựa trên sự kết hợp các trình tự và quy định của Chính phủ Việt Nam (Gov) và các hướng dẫn vận hành (operation procedures) của Ngân hàng Thế giới. EMP này cũng bao gồm trình tự sàng lọc và trình tự giám sát.

DONRE sẽ chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt các báo cáo EIA và EMP. Tư vấn giám sát xây dựng sẽ đi đầu trong việc đảm bảo tuân thủ của nhà thầu đối với EMP. Ngoài ra , DONRE cũng sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện EMP, xem xét các báo cáo giám sát dự án, có thể thực hiện giám sát thường xuyên/đột xuất, và yêu cầu bổ sung các biện pháp giảm thiểu dựa trên đánh giá quản lý môi trường của riêng họ. PMU sẽ ký hợp đồng dịch vụ giám sát môi trường độc lập có kinh nghiệm để giám sát sự tuân thủ Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường. Đơn vị tư vấn này sẽ trình báo cáo giám sát (hàng quý hoặc nửa năm) lên PMU và Ngân hàng.

Một Kế Hoạch Hành Động Tái Định Cư (RAP) cung cấp các biện pháp giảm thiểu nhằm khắc phục các tác động tiêu cực đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng cho tất cả các tiểu dự án đã được chuẩn bị. RAP được xây dựng căn cứ vào Nghị định 69 mới được ban hành, quy địn h bổ sung về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các mục tiêu, nguyên tắc và các biện pháp đề xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực xã hội cũng phù hợp với quy định của Chính Sách Tái định cư không mong muốn OP 4.12 của Ngân hàng Thế giới.

Page 13: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

13

RAP đã được chuẩn bị cho tất cả các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Dự án tuyến đường kết nối Đông-Tây Bắc Sơn - Nam Hải. Ủy ban Nhân Dân TP Hải Phòng (HPPC), với sự hỗ trợ của PSC, sẽ đảm nhiệm toàn bộ về chương trình tái định cư. HPPC sẽ đưa ra phê duyệt cuối cùng về thu hồi đất, cấp đất, và cập nhật chi phí bồi thường. Tất cả các công trình của khu tái định cư, chi phí bồi thường, thu hồi đất sẽ được HPPC cung cấp kinh phí toàn bộ. PMU chịu trách nhiệm về quản lý tổng thể và báo cáo chương trình tái định cư. PMU sẽ giám sát tiến trình phát triển xã hội liên quan đến việc di dời của các hộ gia đình đến các khu tái định cư và cung cấp hỗ trợ phục hồi cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng. PMU phải chuẩn bị và trình IDA báo cáo giám sát RAP 6 tháng 1 lần (xem Bảng 1).

Tham vấn rộng rãi các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dự án đường đề xuất được thực hiện trong thời gian chuẩn bị RAP. Thông tin về các mục tiêu của dự án, tác động tiềm năng và các đặc điểm quan trọng của chính sách bồi thường và tái định cư đã được phổ biến. Biện pháp tiếp cận có sự tham gia đã giúp đạt được sự đồng thuận về chính sách tái định cư và quyền lợi cho các tác động tiêu cực khác nhau. Biện pháp tiếp cận có sự tham gia tương tự cũng sẽ được tiếp tục trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo thực hiện RAP của dự án. Tham vấn bổ sung với các tổ chức xã hội dân sự địa phương được đề xuất trong thời gian thực hiện kế hoạch hành động tái định cư, đặc biệt là trong giai đoạn quy hoạch và thiết kế chiến lược hỗ trợ phục hồi cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng.

Bảng 1. Danh sách các cơ quan quản lý dự án chính, vai trò và trách nhiệm

Cơ quan liên quan Mối quan hệ báo cáo Chức năng và trách nhiệm thực hiện

Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng

- Thường vụ Chính phủ

- Văn phòng Chính phủ

- Ngân hàng Thế giới

- Các bên liên quan liên quan

• Cơ quan chủ quản • Trách nhiệm pháp lý của

dự án • Chính sách giao thông đô

thị Hải Phòng • Phân công trách nhiệm • Thiết lập Ban điều hành

Dự án • Phê duyệt kế hoạch đấu

thầu mua sắm Ban điều hành dự án Phó Chủ tịch UBND

TP Hải Phòng • Phối hợp dự án chiến lược

và giám sát tuân thủ chính sách

• Xem xét và phê duyệt kế hoạch công tác

• Đảm bảo thông tin phản hồi của các bên liên quan đối với kết quả dự án

Ban Quản lý Dự án Khu vực các Công trình Giao thông vận tải

Ban điều hành dự án • Giám sát hoạt động của PMU

• Phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán cuối cùng

Page 14: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

14

• Thẩm định và phê duyệt đệ trình đấu thầu mua sắm. Lựa chọn nhà thầu và tư vấn.

• Xem xét và phê duyệt báo cáo quý và các đệ trình của PMU

Ban Quản lý Dự án Khu vực các Công trình Giao thông vận tải

Ban điều hành dự án và DOT

• Chịu trách nhiệm chung hằng ngày về HPUTDP

• Đánh giá hồ sơ dự thầu/đề xuất và ký hợp đồng

• Điều phối các Tiểu Hợp phần Hỗ trợ Kỹ thuật

• Cung cấp ý kiến tư vấn trong thiết kế chi tiết quản lý giao thông và hoạt động của xe buýt

• Giám sát các biện pháp an toàn môi trường và xã hội, tiến độ và chất lượng thi công và các yêu cầu báo cáo liên quan

• Chuẩn bị và nộp báo cáo tiến độ hàng tháng và hàng quý lên HPPC, PSC, DOT, WB

DARD, DIA, DPI, DOF, DONRE, HPRC

Ban điều hành dự án và DOT

• Hỗ trợ và tham gia các hoạt động dự án nếu cần thiết

Các Bộ khác • Phối hợp theo yêu cầu

Page 15: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

15

MÔ TẢ DỰ ÁN

Dự án đề xuất xây dựng mới Đường Trục Đông Tây Bắc Sơn - Nam Hải. Đây là một liên kết lớn mới được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP phê duyệt trong Quy Hoạch Chung của thành phố và Quy Hoạch Ngành Giao Thông . Tuyến đường đề xuất là một phần của Hợp Phần Dự án Đường Đô thị trong đó bao gồm thu hồi đất, tái định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ chính nhằm tạo điều kiện phát triển thành phố trong tương lai, điển hình là cải thiện dịch vụ xe buýt công cộng và xây dựng năng lực giao thông và năng lực của các tổ chức thực hiện chính.

Hợp Phần Đường Đô thị (chi phí ước tính là 258.990.000 Đô la Mỹ) sẽ làm tăng khả năng tiếp cận đô thị thông qua:

(i) Khả năng tiếp cận cảng Đình Vũ - Hải Phòng được cải thiện cho xe tải đường dài từ bên ngoài thành phố;

(ii) cung cấp một tuyến kết nối đông - tây mới (kết nối với các đường bắc nam) cho giao thông đường dài và giao thông nội thành Hải Phòng; và

(iii) hỗ trợ phát triển đô thị về biên giới phía tây của thành phố.

Tuyến kết nối Đông-Tây Bắc Sơn - Nam Hải

Dự án Đường kết nối Đông-Tây Bắc Sơn - Nam Hải bao gồm: i) hai cầu mới (Đông Khê và Niệm 2) qua sông Lạch Tray và hai cầu nhỏ (cầu Rế và cầu An Kim Hải) thuộc phía tây tuyến đường, (ii) thay thế kết cấu mặt cầu Niệm 1 để đảm bảo tiếp tục hoạt động an toàn, (iii) chi phí thu hồi đất và tái định cư liên quan , bao gồm xây dựng hạ tầng cơ bản cho 13 khu tái định cư; và (iv) dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho thiết kế chi tiết và giám sát xây dựng (xem Bảng 2).

Mặt cắt ngang đường (hình 4) cung cấp đủ độ rộng cho tuyến đường chính gồm 3 làn đường cùng với đường gom tại mỗi bên của đường 2 chiều. Tuy nhiên, trong dự án này, dựa trên những dự báo ban đầu của dòng giao thông, chỉ có các tuyến đường chính 2 làn kép được xây dựng với không gian để bổ sung thêm làn xe trong tương lai.

Bảng 2. Các đặc điểm chính của Liên Kết Đông Tây Bắc Sơn - Nam Hải

Vị trí Chạy từ Quốc Lộ 10 tại Bắc Sơn ở phía Tây của thành phố tới khu vực cảng Đình Vũ mới - Hải Phòng

Chiều dài 20 km Chiều rộng 50,5 m Số làn xe 2 làn kép Các phần chính của đường i) Bắc Sơn đến Quán Trữ (km0-Km9);

ii) Quán Trữ đến Nam Hải (Km9-km20) Cầu i) Cầu Rế (dài 87,8m) tại km 0 + 700, và An Kim

Hải (dài 35,1m) tại km4+795. ii) cầu Đông Khê (tại km 9 +463, chiều rộng: 30m;

Page 16: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

16

kết cấu nhịp 4x33 + (75 +120 +75) +4 x33 (m) = 534m tổng cộng; Cầu Niệm 2 tại km 11 + 150; chiều rộng: 30m; kết cấu nhịp (4x33 + 75 +120 +75+ 4 x33 (m) = 534m tổng cộng.

Cầu chui 15m dài cống hộp dưới đường dẫn Cầu Rào kiểu lòng dẫn chữ U. Chiều dài lòng dẫn là 20m; Kích thước là 4x20 +15 x4 x20 = 175m tổng cộng.

Thời gian xây dựng dự kiến

5 năm

Chi phí dự kiến 258 990 000 USD; trong đó IDA: 163 410 000 USD Tuyến đường được chia thành hai phân đoạn, từ: (i) Bắc Sơn đến Quán Trữ và (ii) Quán Trữ đến Nam Hải;

(i) Phân đoạn tuyến Bắc Sơn - Quán Trữ (phần phía Tây) (90 750 000 USD). Phần này bắt đầu tại xã Bắc Sơn (km 0), nơi đường dự án giao cắt với QL 10, và kết thúc tại Km9+200 tại đường dẫn cầu Đông Khê qua sông Lạch Tray. Khu vực tuyến đường đi qua thuộc huyện An Dương hiện nay phần lớn là diện tích nông nghiệp ven đô, nhưng dự kiến sẽ được đô thị hoá trong 10 năm tới trong Kế hoạch tổng thể của thành phố.

Các đặc điểm chủ yếu về đất đai là khu vực canh tác nằm xen kẽ với các khu dân cư (làng xã) và một số khu công nghiệp.

Phần đường này sẽ được xây dựng trong hai giai đoạn. Trong dự án này chỉ Giai đoạn 1 được xây dựng. Nó bao gồm một tuyến đường chính 2 làn kép với mặt cắt ngang 27,5m chủ yếu giống như các phần trung tâm của mặt cắt ngang có quy mô đầy đủ. Trong giai đoạn 2, khi khu vực này đã đô thị hoá, các làn đường địa phương (tức các đường gom) cũng như lề đường sẽ được xây dựng để hoàn tất phần mặt cắt ngang 50,5m.

Đất được thu hồi trong giai đoạn 1 bao gồm cả phần sử dụng trong trong Giai đoạn 2 nhằm tránh bị đất lấn chiếm trái phép, xác định cho toàn bộ chiều rộng mặt cắt ngang là 50,5 m. Lề đường sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2 trong khu vực dự kiến mở rộng. Hai cầu nhỏ trong phân đoạn này - Cầu Rế (dài 87,8m) tại km 0+700, cầu An Kim Hải (dài 35,1m) tại km 4+795 cũng sẽ được xây dựng trong giai đoạn 1.

Nút giao đồng mức chữ T với QL10 sẽ được xây dựng. Quy hoạch Tổng thể cho thấy một đoạn mở rộng phía Tây của dự án đường bộ với QL5 Hà Nội - Hải Phòng dự kiến xây dựng vào năm 2020 trong Kế hoạch của ngành Giao thông. Thiết kế cũng bao gồm việc xây dựng một cầu vượt qua QL10 khi phần mở rộng này được xây dựng. Nút giao chính khác là ở nút giao đồng mức với đường DT 351 tại Km 5+239. Ngoài ra, tuyến đường dự án cắt qua một số đường địa phương. Trên cơ sở các ý kiến tham vấn trong quá trình lập đánh giá tác động, thiết kế và chi phí cho việc xây dựng cầu vượt/cầu chui/cầu bộ hành với hệ thống chiếu sáng trung thế, hạ thế đã được phê duyệt tại các vị trí cách nhau ít nhất 1 km để đảm bảo tính liên tục của dòng xe.

(ii) Phân đoạn Quán Trữ - Nam Hải (97 822 000 USD): Đoạn đường này chạy từ đường dẫn cầu Đông Khê tại Km9 +200 đến địa phận phường Nam Hải tại km20+000 (có chiều dài 10,8km), sau đó đi vào khu cảng liên hợp mới Chùa Vẽ - Đoạn Xá. Mặt cắt ngang tổng

Page 17: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

17

thể là 50,5 m, và phần đường này sẽ được xây dựng các tuyến đường chính 2 làn kép cho hai chiều và đường gom 2 làn, lề đường rộng 5 mét mỗi bên. Đoạn tuyến chạy qua các quận An Hải, Lê Chân và một phần thuộc quận Ngô Quyền và huyện Kiến An. Các quận, huyện này chủ yếu là khu dân cư (làng, phố) và một số khu công nghiệp.

Hai cầu chính trên phân đoạn này sẽ được thiết kế, mỗi cầu có mặt cắt ngang 30m không bao gồm đường gom và đường đi bộ. Cầu Đông Khê tại km9+463, có chiều rộng 30m và kết cấu nhịp 4x33 + (75+120 +75) +4 x33 = 534m tổng cộng. Cầu Niệm 2 tại km11+150 có chiều rộng 30m và kết cấu nhịp (4x33 + (75+ 120+ 75)+ 4 x33 = 534m tổng cộng. Các kết cấu quan trọng khác trên đường là đường hầm/cầu chui dưới trục đường dẫn Hải Phòng - Đồ Sơn hiện tại tới Cầu Rào tại km14+000. Các thiết kế bao gồm việc xây dựng một cầu chui dài 15m bên dưới đường dẫn cầu Rào với lòng dẫn chữ U. Chiều dài của mỗi đoạn dẫn chữ U là 20m; sơ đồ kết cấu là 175m tổng cộng. Một phần quan trọng khác là đê chuyển hướng (dưới 10m) dọc theo đường cong Cầu Rào (đoạn bên trái bờ sông) của sông Lạch Tray nhằm đáp ứng với lộ giới yêu cầu cho các thông số kỹ thuật đường bộ (xem Hình 5).

Nút giao khác mức với Đường Trường Chinh (xem Hình 6), là một liên kết quan trọng trong hành lang nâng cấp giao thông công cộng, ngay sau cầu Đông Khê . Ngoài ra còn có các nút giao đồng mức quan trọng tại các liên kết chính phía Bắc của Hồ Sen/Cầu Rào II tại Km 13+000 và với đường Lê Hồng Phong tại Km 17+850. Là một phần của dự án đường, kết cấu mặt cầu Niệm sẽ được thay thế để đảm bảo tiếp tục hoạt động an toàn. Cầu này nằm ở cuối phía bắc tuyến đường bắc nam chính tạo thành một phần của hành lang nâng cấp giao thông công cộng. Kết cấu mặt cầu không phù hợp với tải trọng giao thông và đã được yêu cầu mở rộng và tiếp tục sửa chữa trong những năm gần đây.

Page 18: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

18

Hình 3. Tuyến đường đề xuất 20Km Bắc Sơn - Nam Hải

Page 19: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

19

Bảng 3. Mô tả đoạn đường từ Bắc Sơn (km 0) đi Nam Hải (km19+917)

STT Từ lý trình Km Tới lý trình Km Xã/phường 1 0 0+880 Bắc Sơn – Lê Lợi 2 0+880 1+780 Lê Lợi 3 1+780 2+920 Lê Lợi – Đặng Cương 4 2+920 4+60 Đặng Cương 5 4+60 5+220 Đặng Cương 6 5+220 6+365 Đặng Cương – Hồng Thái – Đồng

Thái 7 6+365 7+455 Hồng Thái – Đồng Thái 8 7+455 8+565 Hồng Thái – Đồng Thái 9 8+565 9+765 Hồng Thái – Đồng Thái – Quán Trữ 10 9+765 10+980 Quán Trữ - Đồng Hoa 11 10+980 11+965 Đồng Hòa – Vĩnh Niệm 12 11+965 13+170 Vĩnh Niệm 13 13+170 14+50 Vĩnh Niệm 14 14+50 15+240 Vĩnh Niệm – Đằng Giang – Cát Bi 15 15+240 16+580 Cát Bi – Thành Tô 16 16+580 17+600 Thành Tô 17 17+600 18+790 Thành Tô – Đằng Hải 18 18+790 19+917 (đoạn

cuối) Đằng Hải – Nam Hải

Hình 4. Mặt cắt ngang điển hình đoạn Bắc Sơn – Nam Hải

Hình 5. Mặt cắt ngang điển hình đoạn cải đê

Page 20: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

20

Hình 6. Nút giao với đường Trường Chinh

Các mỏ vật liệu chính Các mỏ vật liệu và bãi cát có khả năng phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng trong dự án đường (Xem Bảng 4 và Hình 7)

Bảng 4. Mô tả các mỏ vật liệu chính

Tên mỏ vật liệu Vị trí Hướng tuyến phục vụ

Bãi cát Hồng Thái Nằm cạnh cầu Kiến An thuộc xã Hồng Thái – huyện An Dương, trữ lượng 200 000m3

Đường bộ: Từ bãi ra đến đường 351 khoảng 5 Km, theo đường 351 đến phạm vi thi công trung bình khoảng 7km.

Bãi cát Xuân Phú Gần Cầu Niệm tại phường Quán Trữ - quận Kiến An, trữ lượng 100.000m3

Đường bộ: Từ bãi ra đ ến Trường Ch in h khoảng 10Km, theo đường Trường Chinh đến phạm vi thi công khoảng 5km.

Bãi cát Cầu Rào Nằm gần Cầu Rào thuộc quận Ngô Quyền, trữ lượng 100.000m3

Đường bộ: bãi nằm cạnh tuyến đường chuẩn bị thi công, cự ly vận chuyển trung bình đến phạm vi thi công khoảng 5km.

Cát đắp xây dựng Cùng sử dụng các bãi vật liệu ven sông Lạch Tray

Đường bộ, nội thành

Mỏ đất Đồng Thăn 1

Thuộc thị trấn Minh Đức thuộc huyện Thủy

Đường bộ: Từ mỏ ra đến trung tâm thị trấn khoảng 5,5 km, từ thị trấn Minh Đức

Page 21: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

21

Tên mỏ vật liệu Vị trí Hướng tuyến phục vụ

Nguyên, cách trung tâm thị trấn khoảng 5km, trữ lượng 100.000m3

đi QL10 cũ (qua Cầu Bính) và cự ly vận chuyển đến công trường trung bình là 35km.

Đườn g sô ng: Từ mỏ ra cảng Min h Đức 5km. Từ cảng Minh Đức đến khu vực Cầu Rào, cầu Niệm, cầu Kiến An khoảng 50km. Từ các bãi này đến công trình khoảng 7km.

Mỏ đất Đồng Thăn 2

Nằm gần Đồng Thăn 1, trữ lượng 500.000m3

Đường bộ: Từ mỏ ra đến đường QL10 cũ 6km (qua cầu Bính) và cự ly vận chuy ển trung bình khoảng 7km.

Mỏ đất Áng Gai Nằm gần mỏ sét Núi Nỉ, thuộc thị trấn Minh Đức huyện Thủy Nguyên, cách thị trấn Minh Đức khoảng 3,5km, trữ lượng 150.000m3

Đường bộ: Từ mỏ ra QL10 cũ là 5km (qua Cầu Bính), cự ly vận chuyển đến công trình trung bình là 35km.

Đườn g sô ng: Từ mỏ ra cảng Min h Đức 5km. Từ cảng Minh Đức đến khu vực Cầu Rào, cầu Niệm, cầu Kiến An khoảng 50km. Từ các bãi này đến công trình khoảng 7km.

Mỏ đá Hà Sơn Nằm trong khu vực thị trấn Minh Đức huyện Thuỷ Nguyên, cách QL10 cũ 6km, trữ lượng 800.000m3

Đường bộ: Từ mỏ ra QL10 cũ là 5km (qua Cầu Bính), cự ly vận chuyển đến công trình trung bình là 35km.

Đường sông: Từ mỏ ra cảng Min h Đức 4,5km. Từ cảng Minh Đức đến khu vực Cầu Rào, cầu Niệm, cầu Kiến An khoảng 50km. Từ các bãi này đến cô ng trình khoảng 7km.

Mỏ đá Phương Mai Nằm tại xã Phương Nam gần Cầu Đá Bạc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, trữ lượng 1triệu m3

Đường bộ: Từ đường QL10 qua Quán Toan đến đầu công trình khoảng 25km.

Page 22: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

22

Hình 7. Các mỏ vật liệu

Mỏ đá Hà Sơn Mỏ đá Phương Mai

Mỏ đất Đồng Thăn 1 Mỏ đất Đồng Thăn 2

Trạm trộn bê tông Thành phố Hải Phòng có hai trạm trộn bê tông: 1. Trạm trộn bê tông asphalt Hoàng Trường; 2. Trạm trộn bê tông tươi Hùng Vương. Những trạm trộn này đáp ứng các nhu cầu thi công xây dựng của dự án và cách tuyến đường đề xuất khoảng 10-15km (Xem Hình 8).

Page 23: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

23

Hình 8. Trạm trộn bê tông

Trạm trộn bê tông asphalt Hoàng Trường

Trạm trộn bê tông tươi Hùng Vương

Page 24: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

24

PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN THAY THẾ

Việc xem xét một loạt các phương án giúp đưa ra một giải pháp đáp ứng mục đích và nhu cầu dự án trong khi vẫn bảo vệ được các nguồn tài nguyên môi trường, văn hóa và cộng đồng. Hai loại phương án cơ bản đã được đưa ra và đánh giá cho dự án này:

1. Phương án Không có dự án: bao gồm các hoạt động bảo dưỡng nhỏ ngắn hạn nhằm duy trì hoạt động liên tục của đường hiện có và tất cả các dự án cam kết khác trong mạng lưới (như đường liền kề).

2. Phương án Xây dựng: bao gồm việc xây dựng một tuyến đường mới được thiết kế một cách hệ thống và được lựa chọn từ các phương án đường được đề xuất.

Phương án Không có dự án:

Thành phố Hải Phòng kết nối với các tỉnh khác không chỉ bởi các tuyến đường từ cảng Hải Phòng mà còn bằng các tuyến đường từ khu đô thị Hải Phòng. Trục đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm nối Cảng Hải Phòng với Quốc lộ 5, đồng thời đi qua vùng tiểu đô thị của TP Hải Phòng. Trong những năm gần đây, lưu lượng giao thông của vành đai này đã tăng do vận chuyển hàng hóa và đi lại nhiều hơn của dân địa phương sử dụng xe tải hạng nặng, xe hơi, xe tải nhỏ, xe máy, xe đạp và xe buýt công cộng. Hiện tượng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng khi tất cả các phương tiện cùng sử dụng chung một làn đường, dẫn đến hậu quả tai nạn giao thông nghiêm trọng. Khi đô thị hóa dọc theo hành lang phát triển, thành phố phải hứng chịu khí thải, ô nhiễm bụi, và xung đột nghiêm trọng giữa giao thông liên vùng và đi lại của dân cư. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa cao đi đôi với với hoạt động thương mại tăng lên của cảng Hải Phòng sẽ dẫn đến sự hình thành các dải đô thị dọc các trục đường chính. Các khu vực lớn không thể tiếp cận nằm cách trung tâm thành phố 10 km sẽ không được phát triển hợp lý. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự mở rộng đô thị, tăng giá bất động sản cho các khu vực có thể tiếp cận bằng xe động cơ 4WD, và giảm các cơ hội đối với các dự án nhà ở giá thấp.

Phương án có dự án

Dựa trên các nghiên cứu khả thi trước đó , hai thiết kế đường cuối cùng đã được đưa ra và đánh giá các tác động khác nhau của chúng trong giai đoạn xây dựng và vận hành. Cả hai phương án (A1, A2) được đánh giá từ nút giao Cầu Rào (tại phường Vĩnh Niệm) đến đường ngang của Đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Hải (xem Hình 9).

Page 25: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

25

Hình 9. Vị tr í các phương án tuyến đề xuất tại khu vực phía Đông

Tác độ ng tương đ ố i của cả hai phương án được đánh giá lại trong một tập hợp gồm 14 thông số xếp hạng từ 0-5 (trong đó 0 = không có tác động, -1 = tác động nhỏ nhất, - 5 = tác động lớn nhất). Ngoài ra, các giai đoạn xây dựng (8 thông số) và vận hành (6 thông số) đã được đưa vào phân tích (xem Phụ lục để biết thêm chi tiết). Bác bỏ toàn bộ hoặc phương án này hoặc phương án kia được hỗ trợ bằng cách lấy tổng số điểm của tất cả các thông số. Phương án 2, một đường nối ngắn hơn và thẳng đã bị bác bỏ (tổng số điểm -27), làm giảm đáng kể tác động chủ yếu là do đoạn đường được đề xuất sẽ chạy qua một khu vực đông dân cư, gây ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung động đáng kể, cộng thêm quá trình tái định cư quy mô lớn đặc biệt là cho các hộ gia đình nằm trong khu vực có mật độ dân số cao dọc đường Ngô Gia Tự 2, và đoạn từ Cầu Rào đến đường Lê Hồng Phong (Bảng 5).

Một phân tích thêm về tác động tương đối của hai độ rộng đường được đề xuất (W1 = 68m; W2 = 50,5m) của Phương án 1 đã được thực hiện. Chiều rộng đề xuất là 68m đã bị bác bỏ. Các yếu tố chính bao gồm: i) tác động nhỏ hơn đến năng lực tưới tiêu của các chỗ giao cắt đường khi chiều dài cống giảm đến 17.5m; ii) công tác nạo vét và bảo dưỡng công trình sẽ tốn nhiều chi phí-hiệu quả. Ngoài ra, mặt cắt ngang 50,5 m, sẽ giảm thiểu tác động và tạo điều kiện cho các phương án thiết kế bằng cách tạo vùng đệm cho các điểm nhạy cảm hiện nay.

Trong phương án 1, tuyến sẽ theo đường cong thông báo dọc theo

sông Lạch Tray làm giảm đáng kể tác động đối với các khu dân cư và

công nghiệp địa phương.

Page 26: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

26

Bảng 5. Tóm tắt các tác động chính kết hợp với phương án 1 và 2

Các yếu tố chính Phương án 1 Phương án 2 Giảm thiểu, bồi thường, và tái định cư

Tái định cư quy mô nhỏ cho các hộ gia đình xảy ra ít nhất ở các khu vực có mật độ dân số cao; người dân có thể ở tại các làng hoặc xã thông qua chế độ đất đai và các khu tái định cư mới.

Tái định cư quy mô lớn, đặc biệt liên quan đến các hộ gia đình sống trong các khu vực có mật độ dân số cao dọc đường Ngô Gia Tự 2, và đoạn từ Cầu Rào đến đường Lê Hồng Phong.

Tác động môi trường tiềm tàng

Chiều dài của tuyến đường xây dựng lớn hơn; các hộ gia đình và công nghiệp dọc theo đường đề xuất ở các khu vực mật độ dân cư thấp. Các tác động tổng thể có khả năng giảm thiểu.

Chiều dài của tuyến đường xây dựng nhỏ hơn, tuyến đường có tác động đến khu vực đông dân cư. Như vậy, các tác động môi trường tiềm năng trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành sẽ ảnh hưởng đến số đông dân cư.

Vận hành, an toàn và tác động tích lũy của các đoạn đường đề xuất

Tuyến đường liên kết có dạng đường cong rõ rệt dọc sông Lạch Tray. Tốc độ di chuyển giảm dọc theo đường cong. Nó đòi hỏi biện pháp giảm thiểu và giảm nhẹ thích hợp nhằm bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, mô hình tác động tiềm năng đối với dòng sông, tỷ lệ xói mòn và bồ i lắng đạt những kết quả vô hại.

Đường thay thế chạy thẳng, tốc độ di chuyển được đảm bảo, góc nhìn rộng. Như vậy, mức độ an toàn cao. Tuy nhiên, đường sẽ làm thay đổi hướng thoát nước hiện trạng, chia cắt các khu vực dân cư, và thay đổi phương thức giao thông và vận chuyển của dân địa phương.

Kết luận Kiến nghị Không kiến nghị

Page 27: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

27

HIỆN TRẠNG KHU VỰC

Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là một thành phố ven biển, nằm về phía đông của miền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích 152318,49 ha; chiếm 0,45% lãnh thổ Việt Nam (số liệu thống kê 2001). Địa giới hành chính của thành phố bao gồm: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía đông giáp Biển Đông.

Hải Phòng có vị trí thuận lợi trong giao thương với các tỉnh trong khu vực của Việt Nam và các quốc gia khác thông qua m ạng lưới đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, và đường hàng không quốc tế. Địa hình đồi núi phía bắc của Hải Phòng thuộc khu vực trung du đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Cảnh quan phía Nam của thành phố bao gồm vùng đất thấp với một địa hình tương đối bằng phẳng tiêu biểu của Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Mạng lưới giao thông hiện trạng và quy hoạch

Hải Phòng luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng nhất trong buôn bán hàng hoá và các đầu mối xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc với các nước trên thế giới. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quá trình xây dựng thành phố Hải Phòng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Theo đó, thành phố đã và đang phát triển một kế hoạch tổng thể bao gồm nâng cấp và mở rộng các khu đô thị, cảng, đường hiện trạng và mạng lưới giao thông phù hợp với tầm vóc và tăng trưởng của Hải Phòng.

Hai chương trình phát triển chính cấp quốc gia và cấp tỉnh đã được quy hoạch và thực hiện như sau:

1. Cải thiện và phát triển cảng Hải Phòng trong hai giai đoạn

a. 2005-2015: Sắp xếp lại Cảng Hải Phòng hiện trạng, mở rộng và xây dựng cảng chuyên dùng và cảng biển về phía khu vực Chùa Vẽ - Đoạn Xá và Đình Vũ , đảm bảo công suất phục vụ khoảng 50 triệu tấn/năm;

b. 2010-2020: Xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện với công suất phục vụ trên 100 triệu tấn/năm.

2. Xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Dự án này bắt đầu từ tháng 5 năm 2008 cung cấp các đường dẫn vào tận cảng Đình Vũ và cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện từ khu vực phía nam của thành phố Hải Phòng.

Hai chương trình chính nói trên sẽ giúp nâng cao năng lực cảng Hải Phòng trong khi giảm lưu lượng giao thông của mạng lưới đường bộ Hải Phòng bằng cách chuyển hướng một số dòng giao thông (chủ yếu là xe tải hạng nặng) cho đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Phát triển

Page 28: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

28

giao thông đô thị Hải Phòng , từ nay đến năm 2020, sẽ chủ yếu về phía nam đường Bạch Đằng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Lê Thánh Tôn. Ba trục phát triển lớn đã được xác định là:

• Các khu vực phía đông và đông nam sẽ được phát triển nhanh chóng với việc mở rộng cảng về phía Đình Vũ, quận Hải An dọc theo đường trục Lạch Tray-Lê Hồng Phong, và trên tuyến đường đến cảng từ Chùa Vẽ đến Đình Vũ.

• Khuôn viên phía Nam sẽ được phát triển dọc theo trục đường Kiến An và tỉnh lộ 353, và Hồ Sen - Cầu Rào 2 đến Dương Kính. Đồ Sơn v à Kiến Th ụy cũn g sẽ được phát triển như là một thành phố vệ tinh cách xa khu vực trung tâm.

• Các khu vực phía tây và tây nam đang được nhanh chóng phát triển cùng QL5, QL10, và tỉnh lộ 188, 208.

Mạng lưới giao thông của Hải Phòng được thành lập trên cơ sở Quy hoạch Giao thông phê duyệt năm 1998. Hiện nay, mạng lưới bao gồm các hợp phần sau:

Mạng lưới đường nội bộ, là một kết cấu liên hợp của các đường bao trong cơ sở hạ tầng các thành phố, như hình bán nguyệt bao quanh 339 đường phố với tổng chiều dài 179.401,6 m bao gồm 276 đường huyết mạch và đường gom đến 63 đường địa phương (Hình 10). Các trục đường chính của thành phố được tổ chức như sau:

Trục Đông - Tây (6 liên kết): QL5 cũ - Chùa Vẽ, QL5 mới - Chùa Vẽ, Hồng Bàng - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - Chùa Vẽ, Lán Bè - Nguyễn Cảnh Đức - Trần Phú, Hai Bà Trưng - Lương Khánh Thiện - Võ Thị Sáu - Nguyễn Trãi, và Tôn Đức Thắng - Tô Hiệu - Lê Lợi - Lê Lai.

Trục Bắc - Nam (2 liên kết): Hoàng Văn Thụ - Cầu Đất - Lạch Tray, Ngã 5 Cát Bi - Lê Hồng Phong - sân bay Cát Bi.

Trục Đông Bắc - Tây Nam: Chợ Sắt – Trần Nguyên Hãn - Cầu Niệm - Trường Chinh - ngã tư Quán Trữ - Kiến An, ngã tư.

Page 29: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

29

Hình 10. Mạng lưới đường dự kiến – Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng có khoảng 140 nút giao cắt trong khu vực đô thị. Nút giao Lạch Tray và Cầu Niệm là các nút giao khác mức . Mạng lưới các tuyến đường tỉnh của thành phố Hải Phòng có tổng chiều dài 130,246km, bao gồm: ĐT.351, ĐT.352, ĐT.353, ĐT.354, ĐT.355, ĐT.356, ĐT.357, ĐT.358, đường Hàn Hoá, đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà. Mặc dù Hải Phòng có mật độ dân số khá cao trong khi đó dịch vụ xe buýt còn rất non trẻ và yếu kém mới chỉ phục vụ chưa đầy 1% nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố. Nguyên nhân chính của vấn đề này là thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng để vận hành mạng lưới xe buýt có hiệu quả. Tại trung tâm thành phố, đường giao thông hầu như chia thành 2 làn đường và các ngõ phố có bề rộng không đầy 5 m, do đó, xe buýt dường như luôn thất bại trong cuộc cạnh tranh với xe máy để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, tình hình sẽ tốt hơn trên trục đường từ Tam Bạc đi Kiến An, đặc biệt là đối với đường Trường Chinh với bề rộng lớn hơn trong khoảng 6 làn, giúp cho hình ảnh dịch vụ xe buýt trở nên tương đối rõ nét hơn.

Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành phố Hải Phòng Theo kết quả điều tra dân số năm 2007, quy mô dân số của Thành phố Hải Phòng là 1,832 triệu người (mật độ 1206 người/km2), trong đó dân cư nông thôn là 746900 (Hình 11) chiếm 40% tổng số dân; mức tăng t rưởng dân số trung bình của Hải Phòng trong giai đoạn 2000-2007 là 1,07% ở khu vực thành thị và 3,23% ở các khu vực xung quanh. Ước tính có khoảng 899 700 người làm nông nghiệp và số còn lại khoảng 871 100 tham gia vào các ngành khác như công nghiệp, sản xuất, dịch vụ và xây dựng. Theo Quyết định số 145/2007/ND-CP ngày 12/09/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh các địa giới hành chính của quận

Mạng lưới các tuyến đường của thành phố Hải Phòng có tổng chiều dài 130,246km, bao gồm: ĐT.351, ĐT.352, ĐT.353, ĐT.354, ĐT.355, ĐT.356, ĐT.357, ĐT.358, đường Hàn Hoá, đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà.

Thiếu các đường khu vực nội bộ, nhất là tại các quận Lê Chân, Ngô Quyền và Hải An. Hiện tượng tắc nghẽn giao thông xảy ra khá thường xuyên tại một vài nút giao như Tôn Đức Thắng - Trần Nguyên Hãn, Tô Hiệu - Cầu Đất, Lê Thánh Tông - Lê Lai. Kết quả khảo sát giao thông cho thấy sự tắc nghẽn giao thông theo hướng Đông - Tây là do lượng xe tải hạng nặng ra vào hệ thống cảng Hải Phòng. Theo quy hoạch tổng thể của thành phố, Hải Phòng sẽ hình thành một mạng lưới đô thị trung tâm có quy mô lớn gồm 12 quận; trong đó bao gồm 7 quận cũ (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An, Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn) và 5 quận mới là Thuỷ Nguyên, Tây Bắc, An Dương, Tràng Cát, Cát Hải. Như vây, việc hình thành tuyến đường trục đô thị Bắc Sơn - Quán Trữ là rất cần thiết. Sự hình thành tuyến đường sẽ làm tăng mật độ đường nội bộ và khu vực tại các quận huyện có tuyến đường đi qua (An Dương, Hải An, Kiến An, Lê Chân); qua đó làm tăng mật độ mạng lưới giao thông đô thị Hải Phòng, tăng cường nhu cầu về c ác hoạt động của giao thông đô thị, nâng cao hiệu quả hoạt động giao thông công cộng và đảm bảo sự đi lại của người dân đô thị trong tương lai

Page 30: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

30

Kiến Thụy để hình thành quận Dương Kinh. Hải Phòng có 7 quận nội thành (Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Hải An, Sơn Dương Kính) và 8 quận ngoại thành (Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng Vĩnh Bảo, Cát Hải và đảo Bạch Long Vĩ).

Hình 11. Tăng trưởng dân số ở khu vực đô thị và nông thôn, Thành phố Hải Phòng

Dân số phân bố không đồng đều giữa các quận. Mật độ dân số của quận Lê Chân theo điều tra dân số năm 2007 là 15 739 người/km2, quận Ngô Quyền là 14 493 người/km2, quận Hồng Bàng là 7727 người/km2, các quận ngoại thành có mật độ dân số khoảng 1000 người/km2; Quận đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ có mật độ dân số thấp nhất là khoảng 100 người/km2.

Tổng số dân thành thị là 968 100 người. Số dân làm việc trong ngành kinh tế quốc dân là 972 535 người; chiếm 91,1% tổng số dân, trong đó, 264 680 người làm trong ngành công nghiệp và xây dựng, 229 400 người làm trong ngành nông nghiệp, 285 274 người làm trong lĩnh vực lâm-ngư nghiệp.

Hải Phòng không chỉ là trung tâm thương mại chính ở khu vực phía Bắc Việt Nam mà còn là một trong những nền kinh tế năng động của cả nước, có thể sánh ngang với các thị trường lớn mạnh như Hà Nội và Quảng Ninh với nhiều cơ hội và triển vọng, cùng với các thị trường này tạo nên “khu vực tam giác” ở khu vực phía Bắc.

Giá trị tổng sản phẩm (GDP) của thành phố trong năm 2007 là 17,827.4 triệu đồng (Hình 12), đứng thứ 5 trong số 64 tỉnh thành trong cả nước, sau Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai. Mức tăng trung bình trong giai đoạn 1996-2000 là 9,4% và trong giai đoạn 2000-2007 là 11,5%, cao gấp 1,5 lần so với cả nước.

Hình 12. Mức tăng trường tổng sản phẩm (GDP) của TP Hải phòng (1995-2007)

Page 31: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

31

Nền kinh tế Hải Phòng đã đóng góp đáng kể cho GDP. Năm 2000, tỷ trọng GDP của ngành nông-lâm nghiệp là 15,51%, công nghiệp là xây dựng chiếm 35,26% và dịch vụ là 49,22%; trong khi năm 2007, tỷ trọng của ngành nông – lâm nghiệp giảm xuống 9,81% và ngành công nghiệp xây dựng tăng lên 41,10% và ngành dịch vụ là 49,09%. Chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với GDP của Hải Phòng. Năm 2007, Chính phủ giúp GDP tăng 14262 triệu đồng, tương đương với 80% GDP; tron g khi đầu tư nước ngoài chiếm 17,8% và thuế nhập khẩu, hàng hóa và dịch vụ chiếm 2,2%. Mức đóng góp GDP liên quan đến trao đổi và đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ tăng trong vòng 10 năm tới. Với mức đóng góp này, Hải Phòng sẽ chiếm một vị trí quan trong trong nền kinh tế của cả nước. Phát triển kinh tế-xã hội của các phường và xã. Dự án đề xuất thực hiện trên địa bàn các xã Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái và các phường Quán Trữ, Đồng Hòa, Vĩnh Niệm, Đằng Giang, Cát Bi, Thành Tô, Đằng Hải, Nam Hải. Các phường thuộc đoạn tuyến từ Quán Trữ đến Nam Hải đều là các phường nội thành với mật độ dân số khá cao, thu nhập bình quân đầu người trên 9,5 triệu đồng/người/năm, nguồn thu chủ yếu từ các ngành dịch vụ. Trong khi đó, các xã thuộc đoạn tuyến từ quốc lộ 10 đến Quán Trữ đều là các xã ngoại thành với thành phần kinh tế chủ đạo là nông nghiệp và thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng trên 8,5 triệu đồng/năm.

Theo kết quả điều tra, các khoản thu nhập chính của hộ gia đình tập trung vào một số nghề nghiệp như kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề tự do (chiếm 66,1%), nông nghiệp (chiếm 8,2%), các trường hợp còn lại là cán bộ công nhân viên, công chức (25,7%). Mức thu nhập của các hộ dân trong khu vực dự án chủ yếu nằm ở mức 2-3 triệu/ tháng (chiếm 50,4%), tiếp đó là mức thu nhập từ 3-5 triệu (chiếm 32 ,1%), mức 5 triệu (11,3%) chiếm và dưới 2 triệu/tháng (chiếm 6,2%). Một số khu vực như Nam Hải, Đằng Hải, Đồng Hoà và Lê Lợi, mức thu nhập nằm trong khoảng từ 2-3 triệu , mức thu nhập dưới 2 triệu đồng lại tập trung chủ yếu tại Xã Đồng Thái, Bắc Sơn và Đặng Cương . Cuối cùng mức thu nhập trên 5 triệu chiếm tỷ lệ ít và phân bổ đều cho các phường/ xã dự án.

Trong những năm gần đây, phát triển cơ sở hạ tầng ở phường, xã tập trung vào đầu tư phục vụ hoàn thiện hệ thống giao thông liên xã, trường học, nhà trẻ, quản lý đất, thủy lợi, vệ sinh, hệ thống chiếu sáng, đường dây điện và đường ống. Các phương tiện giáo dục tại các phường xã được đầu tư để hoàn thiện các trương trình giáo dục phổ thông, xã hội hóa và giáo dục trên cơ sở quỹ khuyến học. Hệ thống đài báo ở các xã cũng được cảnh sát huy động. Điều kiện và công tác bảo dưỡng các hệ thống này được Đảng, Nhà nước và UBND chỉ đạo. Ngoài ra, sức khỏe cộng đồng và các chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm phúc lợi xã hội đã được triển khai tại tất cả các xã trong khu vực dự án.

Bảng 6. Thu nhập của các hộ dân tại các xã/phường dự án

Xã/phường Dân số/hộ Thu nhập TB/người

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ Thủy sản

Lê Lợi 5530/1517 8,5 triệu/năm

80% 0% 17% 3%

Đặng Cương

7800/1900 8,5 triệu/năm

77% 0% 21% 2%

Hồng Thái 9931/2840 9,5 triệu/năm

40% 0% 55% 5%

Page 32: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

32

Đồng Thái 8100/1650 8,5 triệu/năm

65% 0% 25% 10%

Quán Trữ 11000/1900 12 triệu/năm

5% 65% 30% 0%

Đồng Hòa 9675/2376 9,5 triệu/năm

65% 0% 35% 0%

Vĩnh Niệm 17515/4397 11,5 triệu/năm

5% 25% 60% 5%

Cát Bi 12876/3549 12,5 triệu/năm

10% 0% 70% 20%

Thành Tô 9716/2537 9 triệu/năm 15% 20% 55% 10%

Đằng Hải 11500/3500 10 triệu/năm

20% 5% 65% 15%

Nam Hải 8700/1700 9 triệu/năm 20% 0% 15% 60%

Hiện trạng sử dụng đất Các xã Bắc Sơn, Lê Lợi, Đặng Cương, xã Hồng Thái và Đồng Thái đều là các xã nông nghiệp mang nét đặc trưng điển hình của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Riêng hai xã Đặng Cương và Đồng Thái còn có trồng thêm hoa Hải Đường, một loài hoa đặc thù của địa phương có giá trị kinh tế khá cao trong thị trường nội địa.

Quán Trữ và Đồng Hòa tuy là phường nội thị với sự khác biệt lớn về kinh tế-xã hội và môi trường. Phường Quán trữ với nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ; các đường dân sinh bị ô nhiễm bởi bụi và tiếng ồn, các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước. Khu vực nông nghiệp ở phường Đồng Hòa có quy mô khá rộng . Tuy nhiên thực tế các khu đất nông nghiệp này (có hệ thống tưới tiêu còn yếu kém và sản lượng thấp) nên được đưa vào quy hoạch để làm trường học và khu công nghiệp, các khu tái định cư (Hình 13, Bảng 7) . Một số công trình như khu khuôn viên trường học (gần tuyến dự kiến đầu tư) đang được xây dựng. Hệ thống thủy lợi không được vận hành bảo dưỡng thường xuyên, năng suất canh tác không cao. Dự kiến trong vòng 3 – 5 năm tới, khu vực này sẽ bị đô thị hoá hoàn toàn.

Vĩnh Niệm là phường phát triển theo một tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Diện tích đất đã và đang thay đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang đô thị là khá lớn. Ngoài ra, do tình hình dân nhập cư từ nơi khác đến sinh sống nhiều ở Vĩnh Niệm nên tình hình xã hội tại khu vực này khá mất ổn định.

Các phường Đằng Giang, Cát Bi, Thành Tô đều đã được coi là khu vực nội thị với mật độ dân cư đông. Phường Đằng Hải cũng là nơi trồng hoa nổi tiếng của Hải Phòng.

Page 33: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

33

Hình 13. Hiện trạng sử dụng và phân bố nguồn đất ở các xã/phường dọc theo tám khu vực của tuyến đường đề xuất.

Bảng 7. Các xã/phường dọc theo tuyến đường đề xuất

STT Khu dân cư STT Khu dân cư

1 Thôn 5 - xã Bắc Sơn 9 Khu dân cư số 5 – Phường Đồng Hòa

2 Thôn Lương Quy - xã Lê Lợi 10 Khu dân cư số 4 – Phường Vĩnh Niệm

3 Thôn Đoàn Tiến - xã Đặng Cương 11 Khu đô thị mới – Phường Vĩnh Niệm

4 Thôn Tự Lập - xã Đặng Cương 12 Khu dân cư số 2 – Phường Đằng Giang

5 Thôn Hòa Nhất – Xã Đặng Cương 13 Khu dân cư Tái định cư mới – Phường Đằng Hải

6 Thôn Hy Tái - xã Hồng Thái 14 Khu dân cư Lũng Đông – Phường Đằng Hải

7 Khu dân cư số 4 – Phường Quán Trữ 15 Khu dân cư số 4 – Phường Nam Hải

8 Khu dân cư số 4 – Phường Đồng Hòa

Công trình văn hóa Các công trình lịch sử và công trình hiện tại

Trong khu vực dự án, một số công trình được xem là nhạy cảm và có giá trị văn hóa quan trọng bao gồm chùa, đền, nghĩa trang, trường học, trạm y tế và các nhà hội họp cộng đồng. Các khu vực dân cư này chịu các ảnh hưởng trực tiếp như bụi, ồn, khí thải và ách tắc giao

Page 34: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

34

thông trong giai đoạn thi công và vận hành. Danh mục các công trình văn hóa bị ảnh hưởng được mô tả trong Bảng 8 dưới đây:

Bảng 8. Danh mục các đền, chùa và trường học bị ảnh hưởng dọc tuyến đường

STT Đối tượng ảnh hưởng

Vị trí

Khoảng cách đến tim

tuyến (m)

Hiện trạng các vật che chắn

1 Miếu Làng (Phạm Tử Nghi) – xã Đặng Cương (Ảnh hưởng phía trước miếu)

3+900 32 Không có tường rào bao quanh

2 Kim Quang Tự (Ảnh hưởng phía Nam chùa) 19+000 33 1 hàng cây rộng 4m

3 Chùa Lãm Khê (Ảnh hưởng phía Nam chùa) 9+700 38 1 hàng cây rộng 2m

4 Trường tiểu học Lê Lợi (01 dãy nhà phía Tây) 1+300 96 1 tường rào thấp 1.2m

che chắn

5 Trường THCS Đặng Cương 3+500 125

Chỉ có tầng 1 được che chắn; Tầng 2, 3 không

có vật che chắn

6 Chùa Hoàng Mai (Ảnh hưởng phía Nam chùa) 7+950 140 3 hàng cây rộng 25 m

7 Chùa Tê Chử (Ảnh hưởng phía Nam chùa) 6+900 217 7 hàng cây rộng 70 m

8 Chùa Kiến Phong (Ảnh hưởng phía Nam chùa) 5+600 314 5 hàng cây rộng 20 m

Các di tích khảo cổ Các di tích chủ yếu được phát hiện ở huyện đảo Cát Bà nơi cách 60 km từ trung tâm thành phố Hải Phòng (khu vực Cái Bèo) và gần đây ở huyện Thủy Nguyên (khu vực Tràng Kênh) cách 12 km từ tuyến đường dự án gần nhất. Qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, một số di tích có thể đuợc tìm thấy ở huyện An Dương nơi các hoạt động xây dựng chạy dọc theo tuyến đường ở các xã Bắc Sơn, Lê Lợi, Đồng Thái, Hồng Thái có khả năng bị ảnh hưởng.

Page 35: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

35

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Môi trường tự nhiên Điều kiện khí hậu Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuyên có lốc xoáy ảnh hưởng tới các khu vực miền Bắc và miền Trung. Khí hậu Hải Phòng mang đặc trưng của vùng châu thổ phía bắc do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông-Nam. Lượng mưa theo mùa có mối quan hệ chặt chẽ với gió mùa. Cường độ mưa cao gây úng ngập nghiêm trọng và ảnh hưởng tới mùa màng và năng suất nông nghiệp. Mùa mưa (mùa hè) kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10. Thời gian ít mưa hơn kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4. Lương mưa phân bổ khá đồng đều. Lượng mưa trung bình năm của thành phố Hải phòng là 494,7mm. Trong khu vực dự án, lượng mưa trung bình là 1808 mm với 153 ngày mưa. Lượng mưa trung bình cao nhất hàng tháng là 348.6mm. Ước tính 80% lượng mưa xuất hiện vào mùa mưa chính. Nhiệt độ trung bình năm của Hải phòng từ 13,7oC đến 41,5oC. Ở khu vực bờ biển, nhiệt độ không thay đổi bất thường như ở các vùng đồng bằng châu thổ. Khu vực dự án có độ ẩm trung bình hàng năm là 85%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào tháng 2, 3 và tháng 4. Tốc độ gió đạt 40m/s vào mùa hè với bão và lốc xoáy. Vào mùa đông, khi có gió mùa, tốc độ gió lên đến 20m/s. Tốc độ gió trung bình khoảng 3,7m/s.

Địa hình, địa lý và thổ nhưỡng Khoảng 20km tuyến đường đề xuất nằm ở khu vực bãi bồi của sông Lạch Tray. Cao độ địa hình thay đổi từ 0,56 đến 3 ,71m so với mức nước biển. Trong khu vực khảo sát có chín địa tầng và ba thấu kính. Trong đó, hai lớp yếu phía trên có độ chuyển dịch đất và đặc tính lún cao không thích hợp để xây móng tuyến đường đề xuất. Các tuyến còn lại về cơ bản là thích hợp đối với thi công. Mô tả chi tiết các lớp đất trong khu vực dự án được trình bày ở các Phụ lục tương ứng.

Nguồn nước mặt Hải Phòng có hệ sống sông ngòi dày đặc (với mật độ phân bố là 0,6 – 0,8km/km2). Hầu hết các sông ngòi ở Hải Phòng là các nhánh của sông Thái Bìn h chảy vào Vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng có 16 con sông chính phân bố khắp thành phố với tổng chiều dài là 300km, chẳng hạn sông Thái Bình, Lạch Tray, Cấm, Đa Độ , Bạch Đằng và các con sống khác. Sông Đa Đô, sông Rế và sông Giá cung cấp nguồn nước sạch cho toàn thành phố (21 077 300m3); nguồn nước này được duy trì liên lục bởi mạng lưới thượng lưu sông. Ngoài ra, quá trình thủy học phức tạp của mạng lưới này còn bị ảnh hưởng bởi lũ phía thượng nguồn và cơ chế thủy triều ở các khu vực bờ biển. Khu vực dự án có nhiều ao, suối, hệ thố ng thủy lợi và kênh thoát nước, chủ yếu là khu vực canh tác bằng phẳng với hệ thống tưới tiêu dày đặc. Thoát nước mặt cho khu vực này chủ yếu được quản lý bởi các hệ thống mương thủy lợi lớn như hệ thống mương Đổng Quốc Bình, hệ thống mương An Kim Hải kết hợp với mương máng và các con sông khác.

Sông Rế là nguồn cấp nước của nhà máy nước An Dương. Điểm thu nước thô từ sông Rế về nhà máy cách xa vị trí thi công cầu qua sông Rế (đầu tuyến) là khoảng 7km về phía hạ lưu, thuộc địa bàn xã An Đồng, huyện An Dương (xem hình 2.1). Khoảng cách này là khá lớn, đủ trong khả năng tự làm sạch của nước sông trong trường hợp bị nhiễm bẩn bởi hoạt động thi công.

Hiện nay chất lượng nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn và có độ cứng cao, có hàm lượng chất hữu cơ, dầu, quá tiêu chuẩn cho phép do nước thải đồng ruộng mang theo dư lượng hoá chất của thuốc bảo vệ thực vật, phân đạm, do nước thải công nghiệp, đô thị và từ các hoạt

Page 36: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

36

động giao thông thuỷ gây ra. Ô nhiễm dầu, mỡ trong môi trường nước mặt ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng đã vượt TCCP và chủ yếu do các hoạt động giao thông thuỷ gây ra.

Hình 14. Biểu đồ kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt khu vực nghiên cứu. (DO, COD, SS, NH4, PO4: mg/l; Total Colifom: MPN/10ml)

Ghi chú: (i) đơn vị tính cho DO, COD, NH4, PO4: mg/100ml; (ii) đơn vị tính nồng độ coliform: MPM/100ml; QCVN: tiêu chuẩn Việt Nam. Chất lượng nước ở các sông tự nhiên của Hải Phòng khi chưa đi qua các khu công nghiệp, khu đô thị là khá tốt. Ô nhiễm nước các sông tự nhiên chỉ mang tính cục bộ, xảy ra ở cửa xả

Page 37: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

37

các thành phố, khu công nghiệp. Các đoạn sông bị ô nhiễm trong vùng là: Sông Lạch Tray bị ô nhiễm bởi nước thải của các khu công nghiệp như Quán Trữ, Vĩnh Niệm (mẫu N6, N9, N12)…, và bởi nước thải của thành phố Hải Phòng. Các thông số môi trường ở các sông này bao gồm: BOD, COD, DO, coliform,NO2- PO4

3-, NH+, v.v... vượt quá mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam, chất lượng nước mặt cho mục đích thủy lợi đã xuống cấp (Phân loại B1: Việt Nam quy định QCVN 08:2008). Đáng lo ngại nhất là sự ô nhiễm vi sinh vật, tất cả các điểm quan trắc đều có kết quả đo tổng Coliform cao hơn quy chuẩn việt nam nhiều lần, cá biệt có điểm N11: Nước trên kênh thoát nước Tây Nam – Phường Vĩnh Niệm (270000 MPN/100ml); N14: Nước trên kênh mương thoát nước khu dân cư số 4 – Đằng Hải (240000 MPN/100ml) cao hơn quy chuẩn (7500 MPN/100ml) hàng nghìn lần. Các con sông và khu vực nước mặt nội thị còn bị ô nhiễm về các chỉ tiêu như NH+4 (N11, N14 cao gấp 20 lần QCVN); PO43-(N11, N14 cao gấp 15 lần QCVN). Nước mặt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng như Zn, Cr, ô nhiễm Nitơ hay gốc Clorua. Chất lượng nước mặt tại các con sông cho phép sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Vào mùa mưa, lượng nước sông dâng cao, mang theo nhiều phù sa, là nguồn dinh dưỡng tố t cho trồng trọt. Tuy nhiên, hàm lượng chất lơ lửng là khá cao, nên sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng vào mục đích cấp nước cho công nghiệp hoặc sinh hoạt; Kết quả quan trắc chất lượng nước trên kênh thủy lợi,đã chỉ ra các chỉ tiêu như BOD, COD, DO, NO-2, Cl-, NH+4, còn thấp hơn giá trị theo QCVN. Chỉ có đoạn mương An Kim Hải chảy qua địa phận xã Đặng Cương bị ô nhiễm do COD.

Nước ngầm Mực nước ngầm khá cao, thường bằng mực nước mặt vào mùa mưa.Vào mùa khô, mực nước thay đổi từ +1,0 đến 1,5m. Nước ngầm tầng trên là nước lợ. Nước ngầm có đặc tính ăn mòn bê tông.

Việc khai thác nước ngầm ở một số khu vực nội thành, ngoại thị đã gây nên hiện tượng hạ nhanh mực nước ngầm, làm giảm lưu lượng và làm ô nhiễm nguồn nước. Với mức độ khai thác như hiện nay, sự suy giảm mực nước ngầm diễn ra không chỉ tại vị trí các công trình khai thác mà còn mở rộng trên toàn bộ tầng chứa nước (aquifer). Kết quả quan trắc như bảng dưới đây:

Bảng 9. Kết quả giám sát chất lượng nước ngầm

TT

s

Đ ịa đ

iểm

lấy

m ẫu

pH

TS (m

g/l)

CO

D (m

g/l)

N-N

O2-( m

g/l)

Cl-

Fe

Mg

T ổng

số

Col

iform

MPN

/100

ml

E.C

oli

MPN

/100

ml

1 NN1 Xã Lê Lợi

6.7 127 4 0.001 7.1 2.21 0.56 3 N/A

2 NN2 Xã Đặng

Cương

6.6 96 3 0.008 14.2 0.81 0.11 0 N/A

3 NN3 Xã Đồng Thái

6.4 110 2 0.002 9.5 1.22 0.62 3 N/A

4 NN4 Phường Đồng Hòa

6.4 131 2 0.001 18.4 0.21 0.71 0 N/A

Page 38: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

38

TT

s

Đ ịa đ

iểm

lấy

m ẫu

pH

TS (m

g/l)

CO

D (m

g/l)

N-N

O2-( m

g/l)

Cl-

Fe

Mg

T ổng

số

Col

iform

MPN

/100

ml

E.C

oli

MPN

/100

ml

5 NN5 Phường Vĩnh Niệm

6.7 213 3 0.011 14.3 0.13 0.74 3 N/A

6 NN6 Phường Cát Bi

6.8 175 3 0.001 21.14 0.11 0.65 3 N/A

7 NN7 Phường Đằng Giang

6.6 97 3 N/A 27.2 1.02 0.05 0 N/A

8 NN8 Phường Nam HẢi

6.7 136 3 N/A 8.5 1.51 0.09 3 N/A

17 QCVN 09:2008/BTNMT

5,5 – 8,5

1500 4 1.0 250 5 0.5 3 N/A

Chất lượng nước ngầm theo thông số môi trường nêu trên là chấp nhận được. Tuy nhiên tại một số điểm quan trắc đã thấy có dấu hiệu nhiễm bẩn với kết quả chỉ tiêu COD và tổng Coliform bằng đúng mức cho phép QCVN 09-2008/BTNMT. Ngoài ra, ô nhiễm chất hữu cơ (BOD5 và COD) cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng các chất dinh dưỡng (hàm lượng Nitơ) thấp hơn nhiều so với QCVN. Ô nhiễm kim loại: hàm lượng Fe, Mg cũng thấp hơn so với QCVN.

Tài nguyên sinh vật Hệ sinh thái và các khu vực được bảo vệ

Dự án thuộc khu vực sinh thái rộng lớn với nhiều loại hình (trải rộng ở các khu vực có lũ và các khu vực có địa hình thấp ở đô thị). Ở đây, đất được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cơ chế nước mặt được kiểm soát để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống úng ngập. Các hoạt động canh tác nông nghiệp thường sử dụng các loại chất hóa học, chất hữu cơ làm biến đổi chất lượng nước mặt. Các loại cây ăn quả trong khu vực bao gồm có nhãn, mít, xoài dừa, bưởi, cam, ổi, táo, na. Các loài động vật chủ yếu là gia súc như trâu, bò, lơn, gà, vịt, dê và ngựa. Từ các huyện Đằng Giang, Cát Bi và Thành tô, tuyến chạy về phía đông tới các khu vực đô thị nơi có mật độ dân cư đông, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát triển.

Khu vực dự án nằm rất gần với vườn quốc gia Cát Bà ở phía bắc của Việt Nam. Cát Bà nằm ở Vịnh Hạ Long, quận Cát Hải, Thành phố Hải Phòng. Công viên có vị trí cách Hải Phòng 30km về phía đông, có diện tích 263km2 bao gồm 173km2 đất liền và 90 km2 nước biển. Vườn quốc gia có động thực vật phong phú với 896 loài cây và 548 loài động vật. Đây là nơi cư trú của 37 loài thú – bao gồm khỉ, lợn lòi, hươu nai, sóc và nhím – và hơn 70 loài chim bao gồm diều hâu, chim mỏ sừng, cu gáy. Loài khỉ đầu vàng là một loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất với số lượng chỉ còn 60 con. Cát Bà nằm ở tuyến di trú của chim nước thường kiếm ăn và xuất hiện trên các bờ biển phía rừng ngập mặn. Cát Bà có 278 loài cây có giá trị kinh tế, bao gồm 118 loài cây lấy gỗ và 160 cây thuốc. Rừng quốc gia còn là nơi cư trú của các loài

Page 39: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

39

cây khác như Cây Kim Giao. Trước đây, các vua chúa và quý tộc thường sử dụng đũa làm từ loại cây gỗ này bởi vì khi ăn, những thức ăn có độc sẽ làm cho đũa ngả từ mầu sáng sang màu đen.

Hải Phòng có hai khu vực khác về môi trường sống tự nhiên đang được nghiên cứu, xem xét về tính đa dạng vùng đất ngập nước ven biển tiềm năng. Khu vực đầu tiên có vị trí gần cửa sông Văn Úc ở các xã Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang của huyện Tiên Lãng khoảng 11km đến điểm cuối của đường dự án. Khu vực thứ hai là nằm gần cửa sông Lạch Tray tại xã Tràng Cát, Nam Hải thuộc huyện An Hải, điểm gần nhất cách 3,1 km so với điểm cuối tuyến đường dự án và khoảng 6km dọc theo con sông Lạch Tray đến vị trí gần nhất của tuyến đường dự án (khu vực di dời đê) (Tham khảo Hình 15).

Hình 15. Các khu vực sinh thái gần tuyến đường đề xuất

Đất và nuôi thủy sản

Các vùng đất ven tuyến đường gần sông Lạch Tray được bồi đắp bởi các các sông. Có nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá chép, cá quả, cá trạch tại các ao, hồ, sông, ruộng và kênh mương trong khu vực dự án. Ngoài ra, những người nông dân ở đây còn nuôi tôm, cua, lươn, ếch.

Trong khu vực dự án, có hai khu vực nuôi thủy sản chủ yếu: ao hồ tự tạo và các bãi sông phục vụ thoát lũ. Tuyến đi qua hành khu hành lang sông Lạch Tray đã hình thành từ hàng trăm năm nay và có hệ thống nông nghiệp phát triển. Khu vực ngập mặn thứ nhất bao gồm nhiều ao, hồ và hồ chứa nước. Hầu hết các ao và ao cá, hồ và hồ chứa nước được sử dụng để kiểm soát lũ, và cấp nước. Khu vực ngập mặn thứ hai là khu vực ngập lũ của sông Lạch Tray, trong đó, mực nước được kiểm soát bởi đê và hệ thống thoát nước; toàn bộ được canh tác thâm canh.

Các loài động vật hoang dã Hải Phòng có tổng diện tích rừng là 17 998,7 ha, trong đó là 12 527 ha rừng đồi núi, 2 253 ha rừng ngập mặn và 710 ha rừng ven sông. Diện tích bị biến động thường xuyên cả về diện tích

Page 40: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

40

cũng như số lượng loài do cây rừng chết tự nhiên hoặc do chuyển đổi mục đích canh tác. Tỷ lệ che phủ rừng trên đất đai tự nhiên đạt 28,8%, và độ che phủ bình quân là 0,15m2/người. Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu trên đảo Cát Bà, phổ biến là thực vật tự nhiên sống trên núi và các thung lũng đá vôi, trong đó có nhiều loài có giá tr ị kinh tế cao như Lát Hoa, Trai Lý, Chò Đài, Kim Giao, Độc Nếp. Bảng 10 dưới đây số loài và sự phân bố của các nhóm loài ở Thành phố Hải Phòng.

Bảng 10. Các loài và sự phân của của một số nhóm loài

Số loài Phân bố

Chim 186 (5 loài chim diệc di trú đêm)

Khu vực cửa sông như Sông Văn Úc, Thái Bình, Tam Bạc và các vị trí khác như Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Đồ Sơn và Cát Bà

Thú 37 (9 ngành, 17 giới) Chủ yếu phân bố ở Vườn quốc gia Cát Bà

Loài bò sát/ lưỡng cư 25 (3 ngành, 12 giới) Tắc kè chủ yếu tập trung ở Cát Bà. Ếch/nhái chủ yếu phân bố ở Việt Hải

Cá nước mặn, động vật thân mềm và giáp xác

900 loài cá, 500 loài thân mềm và 400 loài giáp xác

Bờ biển Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ và đảo.

Cá nước ngọt/ Loài thủy sản Nhiều loài cá chép (cá chép đen, cá chép bạc), cá trạch, lươn, ếch, tôm, cua, …

Ao, hồ, sông, ruộng và kênh mương

Tuyến đường đề xuất đi qua khu canh tác, các mương thoát nước và khu dân cư. Các loài động thực vật dọc theo tuyến đường chủ yếu là vật nuôi có giá trị kinh tế hơn là giá trị sinh thái. Không có loài động vật trong khu vực này được liệt kê trong sách đỏ Việt nam cần bảo vệ.

Phường Vĩnh niệm là vị trí mục tiêu thực hiện khảo sát về cảnh quan sinh thái của Tư vấn. Thực vật ở đây phân bố rộng rãi bao gồm cây dừa, chuối, xoài,... Các loài thực vậy hoang dại đặc trưng cho vùng ven sông. Các loại cây cho bóng mát, cây phủ xanh ven các bờ ao, hồ và đê. Hệ thống sinh thái ở đây là nơi cư trú lý tưởng của các loài cây, loài chim và cá nước ngọt. Trong khu vực không có các loài đặc hữu và các loài có nguy cơ đe dọa.

Một số loài quan sát được như cò bợ, diệc lửa, cò lùn xám, …. và một số loài chim nước như le hôi, bói cá. Vùng này vừa là nơi cư trú vừa là địa điểm kiếm mồi, dừng chân. Theo quan sát thì số lượng không còn nhiều do nạn săn bắn trái phép không kiểm soát diễn ra trong thời gian trước.

- Các loài động thực vật xuất hiện ở những vùng nông thôn. Không có loài nào cần được bảo vệ và trong danh mục của sách đỏ Việt Nam. Hơn nữa, mặc dù là vùng có nhiều cảnh quan, các loài có giá trị kinh tế, song khu vực nông thôn này cũng không nằm trong danh sách các khu vực được bảo tồn.

Tóm lại:

- Tác động của dự án đề xuất đối với hệ sinh thái khu vực Vĩnh Niệm được xem là NHỎ.

Page 41: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

41

- Điều kiện dự án và kế hoạch sử dụng đất hiện tại sẽ tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án. Tiếng ồn Khoan cọc, máy phát điện và sự ra vào của xe tải và các phương tiện thiết bị nặng sẽ tạo ra tiếng ồn và độ rung. Nhưng tiếng ồn thi công dự kiến không vượt quá mức độ ồn cho phép đối với các khu dân cư và các khu công nghiệp. Các loài động thực vật trong khu vực được bảo vệ nằm cách xa tuyến đường dự án, do đó sẽ không bị ảnh hưởng. Các khu vực nhạy cảm như các khu dân cư, chợ, chùa, nhà thờ và bệnh viện trong phạm vi thi công 50m sẽ bố trí chắn ồn với cao độ phù hợp. Theo quy định (i) các thiết bị nặng chỉ được vận hành vào ban ngày; (ii) các búa đóng thủy lực sẽ tránh vận hành vào ban đêm; (iii) các thiết bị thi công phát sinh tiếng ồn lớn sẽ không được huy động sử dụng; (iv) các hoạt động nổ cần được cho phép triển khai vào ban ngày và phải thông báo trước cho người dân; và (v) hiệu quả của các biện pháp sẽ được giám sát thông qua các biện pháp giảm ồn tại các vị trí nhạy cảm. Các mức độ ồn dự kiến không được phép vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam.

Ô nhiễm tiếng ồn giao thông của nhiều đường phố chính tại Hải Phòng đã xấp xỉ với mức ồn cho phép cao nhất đối với khu vực dịch vụ thương mại và cao hơn nhiều mức ồn cho phép cao nhất đối với khu dân cư (TCVN 5949-1998), đặc biệt là các tuyến đường có cường độ xe tải lớn, như đường Nguyễn Văn Linh, Lê Hồng Phong, Trường Chinh v.v… mức ồn tại giờ cao điểm tất cả đều vượt TCVN, cá biệt có hai điểm K12: Ngã 4 Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và K15: Gầm cầu Niệm đường Nguyễn Văn Linh. Các xã nội thành trong khu vực dự án có mức độ ồn rất nhỏ vào các giờ bình thường (18h -16h) nhưng ô nhiễm tiếng ồn vào các giờ cao điểm (8h-18h) trên trục đường chính.

Tại các vị trí quan trắc ở trên (các vị trí gần đường giao thông chính) tại K6, K8, K9, K11, K12, K13, K14, K15, K16, K17 và K18, mức ồn trung bình vào giờ cao điểm là 69 dBA cao hơn so với tiêu chuẩn (60dBA); Tuy nhiên, mức độ ồn trung bình vào giờ bình thường chỉ khoảng 46dBA, thấp hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam. Những khu vực này bị ô nhiễm tiếng ồn vào giờ cao điểm từ 8h-18h (Xem Hình 16).

Đối với các điểm thuộc khu dân cư không chịu tác động của đường giao thông như K2, K3, K5, K7, K10, mức độ ồn trung bình là 45dBA, thấp hơn nhiều so với Tiêu chuẩn Việt Nam.

Hình 16. Biểu đồ kết quả quan trắc tiếng ồn tại 18 vị tr í quan trắc (K1-K18) có xem xét trong quy chuẩn tiếng ồn của Việt Nam về giới hạn độ ồn tối đa cho phép

Page 42: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

42

Chất lượng không khí

Chất lượng môi trường không khí ở thành phố Hải phòng còn khá tốt đặc biệt là tại các khu vực ngoại thành. Trong khu vực đô thị, không khí bị ô nhiễm chủ yếu bởi bụi lơ lửng, PM10, tiếng ồn, SO2, Hydrocacbon xăng. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. Chi tiết các chỉ tiêu môi trường sẽ được thảo luận trong phần dưới đây.

Bụi PM10 đo tại hầu hết các điểm quan trắc vào giờ cao điểm và giờ bình thường đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-2005). Tuy nhiên vẫn có những điểm quan trắc vào giờ cao điểm PM10 trung bình 24 giờ vượt ngưỡng cho phép (150 µg/m 3) tại hai điểm K9 - Chân cầu rào (194µg/m3) và K15 - Chân cầu Niệm (170 µg/m 3). Đây là những điểm có mật độ giao thông lớn và có nhiều xe trọng tải lớn qua lại. Tương tự như vậy đối với tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng tổng số (TSP), chỉ duy nhất tại một điểm quan trắc K15 vào lúc cao điểm có nồng độ bụi lơ lửng tổng số (320 µg/m3) vượt quá tiêu chuẩn cho phép (300 µg/m3). Chú thích: (i) TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam; (ii) CĐ: giờ cao điểm; (iii) BT: Bình thường

Hình 17 Biểu đồ kết quả quan trắc nồng độ bụi PM10

Hình 18 Biểu đồ kết quả quan trắc nồng độ TSP

TSP (µg/m3)

Page 43: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

43

Tại hầu hết các xã dự án thuộc đoạn Quốc Lộ 10 đến Quán Trữ đều có nồng độ bụi PM10, bụi lơ lửng tổng số (TSP) thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. (Tham khảo Hình 17, 18). Đối với các điểm trên, gần các đường trục giao thông chính, đường đô thị như: K1, K4, K6, K8, K9, K11, K12, K13, K14, K15, K16, K17, K18: hàm lượng bụi PM10 trung bình tại giờ cao điểm là: 101 µg/m3 thấp hơn TCVN 150 µg/m3; hàm lượng bụi lơ lửng tổng số trung bình tại giờ cao điểm là: 187 (µg/m3) thấp hơn khá nhiều so với TCVN (300 µg/m3).

Đối với các điểm thuộc khu dân cư không chịu tác động của đường giao thông như K2, K3, K5, K7, K10: hàm lượng PM 10 trung bình là 31.6 µg/m3 thấp hơn TCVN gần 5 lần; hàm lượng bụi lơ lửng tổng số trung bình là 72 thấp hơn TCVN 4 lần.

Khí thải (CO, SO2, NO2, HC xăng)

Các khí CO, NO2 trong không khí tại các khu vực nội thị, và ngoại thành thành phố nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép.

Tuy nhiên, do các phương tiện giao thông, nồng độ NO 2 ở gần các trục đường giao thông chính cao hơn hẳn các khu vực khác. Tại một số địa điểm như trên đường Cầu Rào, Nguyễn Văn Linh, Ngã tư Tr ần Nguyên Hãn – Tô Hiệu hàm lượng các khí thải này cao gần mức tiêu chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ NO2 được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động giao thông trong thành phố.

Đáng lo ngại nhất là sự ô nhiễm SO2 (Xem Hình 19), tại hầu hết các điểm trên đường giao thông nội thị trong giờ cao điểm có nồng độ khí SO 2

vượt tiêu chuẩn cho phép 125 µg/m3 (TCVN 5937-2005). Cụ thể như sau: K9: Chân Cầu Rào - Đường Lạch Tray (142 µg/m3); K14:Ngã tư Tô Hiệu - Trần Nguyên Hãn (126 µg/m3); K11: Ngã 4 Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm (135 µg/m3); K15: Gầm cầu Niệm đường Nguyễn Văn Linh (127 µg/m 3); K18 Ngã tư Hoàng Quốc Việt đường 351 (174 µg/m3). Các khu vực dân cư thuần túy, khu vực ngoại thành của thành phố Hải Phòng nồng độ SO2 ít hơn hẳn so với các khu vực ven đường giao thông, khu công nghiệp.

Đối với các điểm trên, gần các đường trục giao thông chính, đường đô thị như: K1, K4, K6, K8, K9, K11, K12, K13, K14, K15, K16, K17, K18: hàm lượng khí thải CO trung bình tại giờ cao điểm là: 2660 µg/m3 thấp hơn TCVN 30000 µg/m3 10 lần; nồng độ khí NO2 trung bình tại giờ cao điểm là: 109 (µg/m3) thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với TCVN (200 µg/m3); Nồng độ khí thải SO2 trung bình tại giờ cao điểm là: 110 µg/m3 cũng thấp hơn so với TCVN (125 µg/m3).

Hình 19. Kết quả quan trắc hàm lượng SO2

Page 44: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

44

Hình 20 Biểu đồ kết quả quan trắc nồng độ hơi xăng HC

Đối với các điểm thuộc khu dân cư không chịu tác động của đường giao thông như K2, K3, K5, K7, K10: hàm lượng khí th ải CO trung bình tại giờ bình thường là: 824 µg/m3 thấp hơn TCVN 30000 µg/m3 30 lần; nồng độ khí NO2 trung bình tại giờ bình thường là: 32 (µg/m 3) thấp hơn xấp xỉ 9 lần so với TCVN (200 µg/m3); Nồng độ khí thải SO2 trung bình tại giờ bình thường là: 45.6 µg/m3 thấp hơn so với TCVN (125 µg/m3) khoảng 2.5 lần.

Chất thải rắn Rác thải phát sinh trong khu vực đô thị khoảng 1 100 m3/ngày, được thu gom và đổ ra bãi rác của thành phố. Biện pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu là chôn lấp. Biện pháp này không đảm bảo vệ sinh và không đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật . Chất thải bệnh viện khoảng 10 m 3/ngày (4,5-5 tấn/ngày) trong đó chất thải độc hại chiếm khoảng 20%. Rác thải bệnh viện được thu gom rồi đổ ra bãi rác chung cùng với chất thải sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm dịch bệnh. Cho đến thời điểm hiện nay, thành phố vẫn chưa quản lý được chất thải bệnh viện. Ngoài ra, do đặc thù là thành phố cảng, hàng năm đô thị Hải Phòng còn phải đối mặt với một lượng chất thải rắn từ các hoạt động cảng như dầu cặn khoảng 3000-5000 tấn/năm, hiện mới chỉ thu gom được xấp xỉ 900 - 1000 tấn/năm (20 -30%).

Rác thải rắn của các xã ngoại thành khó kiểm soát, ít được tổ chức thu gom trong đó, rác thải đổ bừa bãi ven các kênh mương, khu đất trống hoặc được người dân tự thu gom và xử lý. Việc thiếu sự tổ chức thu gom xử lý chuyên nghiệp này đã ảnh hưởng rất lớn lên môi trường không khí và nước tại khu nông thôn.

Hiện nay, các bãi rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Phòng gồm có bãi rác Tràng Cát, bãi rác Thượng Lý, bãi rác Gia Minh, bãi rác Bàng La... Trong đó, bãi rác Tràng Cát đã tiến hành xử lý theo đúng quy trình và đưa vào hoạt động trở lại vào tháng 7/2006.

Đối với bãi đổ chất thải xây dựng, Hải Phòng đang sử dụng bãi đổ ở khu vực bán đảo Đình Vũ, vị trí này nằm xa khu vực dân cư khá thoáng và sạch. Hàng ngày được quản lý bởi Xí nghiệp dịch vụ quản lý và xử lý chất thải xây dựng - Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng. Bãi đổ này đang được sử dụng để đổ chất thải xây dựng cho các dự án đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng, như dự án Nâng cấp đô thị Hải Phòng.

HC xăng (µg/m3)

Page 45: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

45

CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU DỰ KIẾN

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường tập trung vào hạng mục xây dựng đường tránh từ Bắc Sơn đến Nam Hải. Tuyến đường vành đai là tuyến đường điển hình dài 20km, tuyến đường đề xuất nằm dọc theo đồng bằng châu thổ giới hạn bởi hai con sông chính (sông Lạch Tray và sông Cửa Cấm). Phía tây của tuyến đường chủ yếu là khu vực nông thôn. Phía đông chủ yếu là các khu vực đô thị và bán đô thị. Các tác động chủ yếu theo liệt kê trong Bảng 11 bao gồm:

1. Tác động đối với người dân: các khu vực nông nghiệp, các phường/xã (hộ gia đình), các điểm văn hóa (VD: chùa, trường, mồ mả) và các cơ sở kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình thi công. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất (t ừ đất nông nghiệp sang đất đô thị) được thực hiện chủ yếu thông qua phát triển khu vực.

2. Môi trường tự nhiên: a) Các hệ thống thủy lợi trong khu vực (hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới tiêu đồng ruộng) sẽ bị gián đoạn trong quá trình thi công và vận hành. b) Quá trình thi công cũng tạo nên các ảnh hưởng tạm thời bởi tiếng ồn, bụi, khí thải, độ rung và chất thải.

Dự kiến tại các đoạn có thi công cầu và hầm chui cắt ngang qua sẽ có các tác động nhỏ, các tác động tạm thời.

Với đặc thù của khu vực bán đô thị và không có các khu vực được bảo tồn dọc tuyến đường đề xuất, các tác động dự kiến đối với các khu vực và các loài tự nhiên sẽ là không đáng kể.

Page 46: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

46

Bảng 11. Ma trận xác định các tác động môi trường phát sinh

Nguồn tiếp nhận tác động

Hoạt động của dự án

Các yếu tố môi trường nền

Vật lý Sinh thái Kinh tế xã hội

Ch

ất lư

ợng

ớc

mặt

Dòn

g ch

Ch

ất lư

ợng

ớc

ngầm

Ch

ất lư

ợng

bùn

lắng

Khí

th

Ti ếng

ồn/đ

ộ ru

ng

B ụi

Ng

ập ú

ng

H ệ si

nh th

ái d

ướ

i nư

ớc

H ệ si

nh th

ái c

ạn

S ức

khoẻ

cộn

g đồ

ng

S ử d

ụng

đất

Gia

o th

ông

Thu

nh

Qu

ản lý

rác

thải

Côn

g tr

ình-

nhà

Văn

hoá/

Khu

di t

ích

l

Gi

ải tr

í

Ho

ạt đ

ộng

sản

xuất

của

D

N

GIAI ĐOẠN TRƯỚC THI CÔNG

Giải phóng mặt bằng NL NL NL NL NL NL NM - NL NL NL NM NL NM NM NM NM NL NH

GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG

Đắp đường công vụ, lập hàng rào thi công, phân luồng giao thông, đào bỏ vật liệu không phù hợp

NH NM - NL NH NH NH NM NM NL NM NH NM NM NH NL NH NH NM

Gia cố địa chất (đóng cọc địa chất, trải vải địa, bấc thấm)

NL NL NM - NM NH NL - NL NL NM - - - - NH NH NH -

Xây dựng công trình ngầm (cống thoát nước, hộp kỹ thuật)

NM NM - NM NM NL NL - NL - NL NL NL NM NL - NL NL -

Vận chuyển vật liệu (cát đắp, đất đồi, base), đắp nền và lu nền

NH NM - - NH NH NH - NL NL NH NM NH NH NL NM NH NH NH

Page 47: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

47

đường, xây dựng bó vỉa, rải base

Rải nhựa và hoàn thiện phần nổi NL NL - NL NH NH NH - NL NL NH - NL NM - - NM NM NL

Hoạt động của lán trại công nhân NM - - - NL - - - NL NL NM - - - NL - NL NL -

GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

Các phương tiện vận hành trên đường

NM - NL - NH NM NM NM - NL NM NL - - - NM NL NL -

GIAI ĐOẠN BẢO DƯỠNG

Sửa chữa nền đường, hàng rào, biển báo

- - - - - - - - - - - - NL NL - - - - NL

Thông tắc cống thoát nước NL - - - - - - - - - - - - - NL - - - -

Số lần xảy ra (F) 18 9 4 5 22 20 16 4 8 7 19 11 10 13 10 13 20 18 14

Trọng số yếu tố nhạy cảm (I): 1-5 2 1 1 1 2 2 2 3 3 3 5 2 3 2 3 4 5 4 3 Những yếu tố/tác động cần quan tâm (A) 36 9 4 5 44 40 32 12 24 21 95 22 30 26 30 52 100 72 52 Bảng chú giải

Không có tác động - Mức quan tâm = 0 Tác động tiêu cực (mức thấp) NL Nên được quan tâm = 1 Tác động tiêu cực (mức trung bình) NM Cần được quan tâm = 2 Tác động tiêu cực (mức cao) NH Bắt buộc phải quan tâm = 4

Page 48: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

48

Thu hẹp phạm vi tác động của tuyến đường

Tuyến đường đề xuất đã được thiết kế và sẽ được xây dựng bằng kỹ thuật hiện đại. Một phân tích phương án chi tiết đã được thực hiện nhằm tránh khu đô thị có mật độ dân cư cao. Phân tích trên đã hạn chế tối đa thu hồi đất, số hộ thuộc diện tái định cư, ảnh hưởng đến trên chùa chiền, trường học, nghĩa trang, và ngành công nghiệp địa phương; tiếng ồn, bụi, và chấn động cũng được giảm thiểu bằng phương án lựa chọn một đoạn đường chạy dọc theo bờ kè cong của sông Lạch Tray. Ngoài ra, một EMP chi tiết đã được chuẩn bị nhờ sự hỗ trợ của một chiến lược tuân thủ (bao gồm các tiêu chuẩn môi trường và xã hội tối thiểu), đảm bảo nghiêm ngặt giám sát và theo dõi các biện pháp giảm thiểu trong thời gian xây dựng.

Các tác động xã hội

Người hưởng lợi trực tiếp từ dự án bao gồm người sử dụng xe hơi và xe máy trong thành phố cũng như người vận chuyển hàng hóa sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thời gian đi qua thành phố, dân cư thành phố trong QL5 sẽ được giảm tắc nghẽn giao thông cục bộ và tiếng ồn do sự chuyển hướng vận tải hàng hóa liên vùng (Khoảng 51 phần trăm trong số 40.000 người dân ước tính dọc theo hành lang dự án là phụ nữ)

Chương trình tái định cư

Dự án sẽ gây một số tác động từ việc tái định cư do thu hồi đất cần thiết cho xây dựng đường dự án. Sẽ cần phải thu hồi đất bổ sung để phát triển các khu tái định cư cho các hộ dân thuộc diện di dời của dự án. Mặc dù tuyến đường đã được thiết kế áp dụng nguyên tắc tránh các trung tâm dân cư nhưng vẫn có khoảng 2.941 hộ (12.411 người) thuộc 13 xã, phường trong 5 quận/huyện sẽ bị ảnh hưởng. Trong số này, 1.635 hộ gia đình cần phải được tái định cư. Việc thu hồi đất cho 13 điểm tái định cư sẽ ảnh hưởng thêm 805 hộ gia đình, các hộ này cũng sẽ được cung cấp chỗ ở tại các khu tái định cư đề xuất. PMU Hải Phòng , phối hợp với chính quyền các phường, xã đã xác định 13 khu tái định cư tiềm năng với diện tích khoảng 53 ha. Các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án sinh sống tại các phường/xã như Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái, Đồng Hoà, Nam Hải, Đằng Hải, Bắc Sơn, Lê Lợi, và Vĩnh Niệm, thuộc các quận/huyện Kiến An, Lê Chân, và An Dương. Một kế hoạch hành động tái định cư (RAP) đã được chuẩn bị theo Chính sách tái định cư không mong muốn của Ngân hàng Thế giới (OP 4.12). RAP bao gồm các chương trình thay thế nhà ở, đất, trường học, di chuyển các nghĩa trang, và tài sản cộng đồng khác. Không có dân tộc thiểu số sinh sống trong hoặc liền kề với đường kết nối Đông Tây Bắc Sơn - Nam Hải, vì vậy, Chính sách của Ngân hàng Thế giới OP 4.10 về dân tộc bản địa không được áp dụng.

Các tập quán sinh hoạt sẽ bị xáo trộn , và khả năng kiếm sống của các gia đình có thể giảm mạnh. Các biện pháp giảm thiểu được đề nghị kịp thời liên quan đến thu hồi đất và bồi thường theo kế hoạch tái định cư, phản ánh mức độ ưu tiên cao của WB và Chính phủ Việt Nam để thu hồi đất công bằng và hợp lý.

Các hoạt động xây dựng trên tuyến đường sẽ cản trở việc đi lại của người tham gia giao thông và người dân địa phương. Để giảm thiểu tác động này, làn đường giao thông cần được phân chia bằng các vạch sơn và cần được bảo vệ, duy trì trong thời gian xây dựng . Các chương trình nhận thức về an toàn được thực hiện gần công trường xây dựng với biển báo, áp phích cảnh báo công chúng về những nguy hiểm.

Page 49: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

49

Ảnh hưởng tới khu vực dân cư

Các vấn đề an toàn cho công nhân và dân địa phương trong giai đoạn xây dựng

Vật liệu ch ưa n ổ có thể k h ô ng xảy ra kể vì tuyến đường đi qua khu đất sử dụng để trồng trọt, thủy lợi, thoát nước, trong các khu dân cư trong một thời gian dài.

Các công trình xây dựng đường chủ yếu là san lấp mặt bằng, đầm nén móng, đào đắp vật liệu. Ngoài ra, các hoạt đ ộ ng xây d ựng h ỗ trợ k hác như xây dựng kênh mương thủy lợi, cống, hố ga có yêu cầu sử dụng thiết bị cơ khí , nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn cho người lao động, như bỏng do rải nhựa đường. Tương tự, tại các vị trí thi công cầu, đê điều, và cầu chui, các vấn đề liên quan đến an toàn xây dựng như lở đất, ngập lụt khi làm việc trong các hố móng sâu và các rủi ro khác cho người lao động có thể xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động xây dựng sẽ được thực hiện trên địa hình bằng phằng, trừ xây dựng các đoạn đường qua con sông và đê. Vì vậy, rủi ro đối với người lao động được xếp hạng TRUNG BÌNH.

Nguy cơ chính đối với dân cư là xáo trộn giao thông cục bộ gây ra bởi máy móc làm việc và các hoạt động khác tại công trường. Các rủi ro khác liên quan đến các hố ga không đậy nắp, hố móng sâu mà không có hàng rào an ninh cách ly, bãi chứa vật liệu không kiểm soát có khả năng ảnh hưởng đến người đi đường và dân địa phương, đặc biệt là vào ban đêm;

Các vị trí ảnh hưởng xảy ra trên các nút giao giữa đường dự án và đường địa p hương và tại các đoạn đường dự án nằm gần các trung tâm dân cư. Thời lượng tác động của mỗi đoạn đường và nút giao sẽ ngắn hơn so với thời gian xây dựng ước tính ( 5 n ăm). Đây là loại tác động sẽ được giảm thiểu theo EMP. Vì vậy, tác động này có thể được coi là NHỎ.

Xáo trộn xã hội do các hoạt động xây dựng có thể xảy ra ở các đoạn đường gần các khu dân cư, điển hình là: (i) xã Đặng Cương; (ii), phường Đồng Hòa, (iii) Khu dân cư tại đường Trường Chinh và cầu Niệm 2 . Nếu phối hợp kém giữa các nhà thầu và chính quyền địa phương, các xung đột có thể nảy sinh giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương trong các xã/phường.

Các tác động khác có liên quan đến việc thay đổi cây trồng và mùa vụ đối với cư dân nông nghiệp có các lô đất canh tác gần khu vực là m đường . Tương tự, thời gian đi lại sẽ tăng do học sinh đến các trường học địa phương và người dân đến nơi làm việc và văn phòng.

Tệ nạn xã hội có thể được giảm thiểu bằng cách bố trí các bãi chứa thiết bị, lán trại công nhân ở các khu vực an toàn tách riêng, ban hành các quy định nghiêm ngặt của các nhà thầu, và phối hợp tốt giữa nhà thầu và chính quyền địa phương.

Các lô đất canh tác có kích thước nhỏ dọc theo tuyến đường và việc bồi thường thích hợp cho cây trồng bị mất là các phương pháp phổ biến của các nhà thầu để giảm bớt thiệt hại cho người dân. Mạng lưới đường địa phương trong các khu dân cư sẽ giúp cải thiện thời gian đi lại của người dân. Tác động của các rối loạn xã hội đối với công nhân và người dân có thể được ước tính là NHỎ.

Page 50: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

50

Tác dụng đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp địa phương

Công nhân xây dựng trong đó có lựa chọn sự tham gia của lao động địa phương, sẽ được Dự án thuê trực tiếp hoặc gián tiếp vào các thời điểm khác nhau. Dự án sẽ làm tăng cơ hội việc làm trong khu vực cũng như các hoạt động kinh tế địa phương như cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm tại các khu vực làm việc, mua hàng hoá và dịch vụ của các gia đình người lao động. Các tác động đáng kể đến việc làm của cộng đồng bản địa sẽ xảy ra trong thời gian thi công dự án và mang tính tạm thời.

Một số lượng lớn các kết cấu và cơ sở hạ tầng khác sẽ bị ảnh hưởng bởi tuyến đường. Một số doanh nghiệp địa phương sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp (tác động đáng kể) và phải chuyển đến địa điểm mới để đảm bảo tiếp tục hoạt động của họ (Bảng 12, Hình 21). Bảy doanh nghiệp sẽ phải di dời được liệt kê dưới đây:

Bảng 12. Các tác động dự kiến đối với các doanh nghiệp trong khu vực dự án

STT Tên doanh nghiệp

Loại hình sản xuất - Quy mô

Dây chuyền sản xuất – Nguyên liệu/nhiên liệu

Chất thải và hệ thống xử lý

1 TNHH Thương mại thủy sản Hải Đông

Doanh nghiệp chế biến nông thủy sản.

+ Diện tích nhà xưởng: 5000m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp tôn.

+ Số lượng công nhân: 100 (vào lúc cao điểm) và 50 (bình thường)

Dây chuyền sản xuất:

Rau câu sạc h Nấu Chiết sấy khô Nghiền thành bột (bột rau câu AGA)

Rau câu sạch Nấu Chiết Pha chế màu và hương liệu đổ khuôn thành phẩm

Nguyên Liệu:

+ Rau Câu

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, xút,một số hóa chất phụ gia, hương liệu v.v..

Năng lượng: Điện 380V

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, dung dịch,gia ven tẩy mùi, …

+ Khí Thải: CO2, NOx, H2S, NH3…

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Bao gồm một bể trung hòa và bể lắng.

Doanh nghiệp đã làm đề án bảo vệ môi trường theo luật pháp của Việt Nam

2 TNHH Thương mại Hải Thành

Doanh nghiệp chế biến nông thủy sản.

+ Diện tích nhà xưởng: 2000m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp tôn.

+ Số lượng công nhân:

Dây chuyền sản xuất:

Rau câu sạch Nấu Chiết sấy khô Nghiền thành bột (bột rau câu AGA)

Nguyên Liệu:

+ Rau Câu

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, x út,một số hóa chất phụ gia, v.v..

Năng lượng: Điện 380V

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, dung dịch,gia ven tẩy mùi, …

+ Khí Thải: CO2, NOx, H2S, NH3…

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Chưa có hệ thỗng xử lý nước thải

Page 51: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

51

STT Tên doanh nghiệp

Loại hình sản xuất - Quy mô

Dây chuyền sản xuất – Nguyên liệu/nhiên liệu

Chất thải và hệ thống xử lý

12 người Doanh nghiệp đã làm đề án bảo vệ môi trường theo luật pháp của Việt Nam

3 Công ty thương mại Dũng Thanh

Doanh nghiệp sản xuất và tái chế xeo giấy

+ Diện tích nhà xưởng: 2000m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp tôn.

+ Số lượng công nhân: 8 - 10 người

Dây chuyền sản xuất:

Giấy loại được đánh tơi trong máy nghiền thủy lực, sau đó rửa sơ bộ trong thiết bị rửa thông dụng sau đó được đem đi nấu ở nhiệt độ 90-100 độ C. Bột giấy sau khi nấu được đưa qua máy xeo cán thành giấy cuộn

Nguyên Liệu:

+ Giấy vụn thải

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, axit clohydric...

Năng lượng: Nhiệt của gỗ cháy và điện 380V

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, kiềm, axitclohydric

+ Khí Thải: CO2, NOx,

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Có một bể trung hòa và bể lắng.

Doanh nghiệp đã làm đề án bảo vệ môi trường theo luật pháp của Việt Nam

4 Cơ sở sản xuất Nguyễn Văn Chiên

Doanh nghiệp chế biến nông thủy sản.

+ Diện tích nhà xưởng: 1700m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp tôn.

+ Số lượng công nhân: 50

Dây chuyền sản xuất:

Rau câu sạch Nấu Chiết sấy khô Nghiền thành bột (bột rau câu AGA)

Nguyên Liệu:

+ Rau Câu

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, xút,một số hóa chất phụ gia, hương liệu v.v..

Năng lượng: Điện 380V

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, dung dịch,gia ven tẩy mùi, …

+ Khí Thải: CO2, NOx, H2S, NH3…

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Chưa có hệ thỗng xử lý nước thải

Doanh nghiệp đã làm đề án bảo vệ môi trường theo luật pháp của Việt Nam

5 Cơ sở sản xuất Mai Hương

Doanh nghiệp chế biến nông thủy sản.

+ Diện tích nhà xưởng: 5000m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp

Dây chuyền sản xuất:

Rau câu sạch Nấu Chiết sấy khô Nghiền thành bột (bột rau câu AGA)

Nguyên Liệu:

+ Rau Câu

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, xút,một

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, dung dịch,gia ven tẩy mùi, …

+ Khí Thải: CO2, NOx, H2S, NH3…

Page 52: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

52

STT Tên doanh nghiệp

Loại hình sản xuất - Quy mô

Dây chuyền sản xuất – Nguyên liệu/nhiên liệu

Chất thải và hệ thống xử lý

tôn.

+ Số lượng công nhân: 30 – 40 người

số hóa chất phụ gia, hương liệu v.v..

Năng lượng: Điện 380V

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Chưa có hệ thỗng xử lý nước thải

Doanh nghiệp đã làm đề án bảo vệ môi trường theo luật pháp của Việt Nam

6 Cơ sở sản xuất Yến Hồng

Doanh nghiệp chế biến nông thủy sản.

+ Diện tích nhà xưởng: 1000m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp tôn.

+ Số lượng công nhân: 15

Dây chuyền sản xuất:

Rau câu sạch Nấu Chiết sấy khô Nghiền thành bột (bột rau câu AGA)

Nguyên Liệu:

+ Rau Câu

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, xút,một số hóa chất phụ gia, hương liệu v.v..

Năng lượng: Điện 380V

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, dung dịch,gia ven tẩy mùi, …

+ Khí Thải: CO2, NOx, H2S, NH3…

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Chưa có hệ thỗng xử lý nước thải

Doanh nghiệp đã làm đề án bảo vệ môi trường theo luật pháp của Việt Nam

7 Công ty giấy Đức Dương

Doanh nghiệp sản xuất và tái chế xeo giấy

+ Diện tích nhà xưởng: 1000m2

+ Nhà xưởng xây tường bê tông mái lợp tôn.

+ Số lượng công nhân: 0 (vì đã ngừng sản xuất 1 năm)

Dây chuyền sản xuất:

Giấy loại được đánh tơi trong máy nghiền thủy lực, sau đó rửa sơ bộ trong thiết bị rửa thông dụng sau đó được đem đi nấu ở nhiệt độ 90-100 độ C. Bột giấy sau khi nấu được đưa qua máy xeo cán thành giấy cuộn

Nguyên Liệu:

+ Giấy vụn thải

+ Nước

+ Hóa chất: Kiềm, axit clohydric...

Năng lượng: Nhiệt của gỗ cháy và điện 380V

Chất thải:

+ Chất thải rắn: Bao bì nguyên vật liệu, hóa chất (tái sử dụng hoặc thu gom rồi đốt), Bã rau câu ( tái sử dụng làm phân bón hoặc chất đốt), rác thải sinh hoạt (thu gom rồi đốt)

+ Nước Thải: Có một số hóa chất như xút, kiềm, axitclohydric

+ Khí Thải: CO2, NOx,

+ Tiếng ồn: nằm trong mức cho phép

Hệ thống xử lý nước thải: Chưa có hệ thống xử lý nước thải

Doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động từ tháng 2/2009

Page 53: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

53

Hình 21. Các cơ sở sản xuất phải di rời dọc theo tuyến đường đề xuất

Ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch ban đầu về sử dụng đất đã được thông qua cung cấp hướng dẫn tổng thể v ề kế hoạch phát triển trong khu vực dự án là Quy hoạch tổng thể Thành phố Hải Phòng đến năm 2025. Kế hoạch này đề cập đến phát triển kinh tế, xã hội, và cơ sở hạ tầng phát triển và tầm quan trọng của khái niệm hành lang tăng trưởng trong quy hoạch đô thị s inh thái và các nguyên tắc thiết kế. Việc hoàn thành tuyến đường trục chính Bắc Sơn - Nam Hải sẽ cải thiện và nâng cao vị trí của Hải Phòng, các tuyến đường ngang và sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng tự nhiên của khu dân cư, cơ sở hạ tầng công cộng và ngành công nghiệp dọc theo hành lang chuyển đổi mô hình sử dụng đất hiện hành. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này sẽ không mang tính "hữu cơ"; thành phố, theo quy hoạch tổng thể và các dự án cơ sở hạ tầng dự kiến, đã phác thảo hàng loạt các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ được thực hiện (xem Hình 22, 23). Những phát triển này sẽ được hình thành theo sự tương tác giữa sử dụng đất và mạng lưới giao thông (có một ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thành phố) và quy hoạch môi trường đô thị bền vững. Tuyến đường Bắc Sơn-Nam Hải đã được thiết kế theo bốn tiêu chí: phòng tránh, công nghệ bền vững trong thiết kế và thi công, kế hoạch giảm thiểu trong dải rộng, và khung chính sách chặt. Tuyến đường được lựa chọn tránh các vị trí có các cơ sở hạ tầng văn hóa trong khu vực nông thôn (chủ yếu là đền chùa, trường học, các tòa nhà công cộng), khu vực đông dân cư trong phường/xã đô thị đến dải phía đông, chạy dọc theo sông Lạch Tray (tránh khu vực thi công của hai cầu), tránh khu sân bay ở phía đông nam thành phố, và kết thúc ở Nam Hải. Tiếp cận này không chỉ hiệu quả về kinh tế mà còn theo hướng phát triển đô thị về phía đông của tuyến đường, trong khi hỗ trợ cho các kế hoạch sử dụng đất về phía tây (xem Hình 24). Kế hoạch sử dụng đất theo tuyến đường Bắc Sơn – Nam Hải được phát triển gắn với 5 lưu ý cơ bản: sự bảo tồn, chức năng, tính nhậy cảm, hiệu suất, tiện nghi, và tính mềm dẻo. Tăng cường sử dụng đất dọc theo tuyến đường trục chính. Phần lớn diện tích đất được quy hoạch sử dụng làm đất để ở và một số các mục đích công nghiệp khác. Những khu vực hiện tại có mật độ dân cư nông thôn thấp và chủ yếu là các khu canh tác nông nghiệp ở đoạn phía tây của tuyến đường đề xuất được quy hoạch làm đất ở với mật độ dân cư trung bình (Hình

Page 54: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

54

24). Hiện tại, các ruộng lúa và các bãi canh tác chủ yếu được quy hoạch để phục vụ làm các khu dân cư mới, công viên, chùa, trường học, với một số sử dụng cho các mục đích thương mại, công nghiệp và công cộng. Vùng đất ở phía đông của tuyến hiện tại là khu vực đô thị và bán đô thị (chủ yếu nằm ở phía Nam Hải) sẽ nằm trong diện được tăng cường đô thị hóa và nâng cấp cải tạo. Định hướng này có mục đích lấp đầy kẽ hở để tăng mật độ dân cư hơn là mở rộng dân số trong một vùng đô thị. Các tiếp cận này cho phép tăng cường tính lưu động trong đô thị đồng thời quản lý được mô hình phát triển dân số và thương mại. Sinh thái học Việc quy hoạch hệ thống kênh mương thủy lợi, thảm thực vật, các tuyến đường, và các khu di sản văn hóa cần được hài hòa để đảm bảo tính bền vững sinh thái mặc dù khu vực dự án chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp.

Hình 22. Quy hoạch phát tr iển tổng thể Hải Phòng đến năm 2025

Hình 23. Mạng lưới cơ sở hạ tầng đường bộ dự kiến của Hải Phòng

Page 55: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

55

Hình 24. Quy hoạch sử dụng đất dọc tuyến đường đề xuất Bắc Sơn – Nam Hải

Dự án không có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản văn hóa có giá trị. Tuyến đường đã được lựa chọn để loại trừ đến mức có thể các ảnh hưởng trực tiếp đối với chùa, đền, nghĩa trang. Tuy nhiên, vẫn có một số dạng công trình tín ngưỡng quy mô nhỏ, phục vụ cho một nhóm dân cư như nhà thờ họ, mồ mả thuộc khu vực giải phóng mặt bằng xây dựng tuyến đường qua các xã Bắc Sơn, Đặng Cương và Đồng Hòa sẽ không thể tránh khỏi bị di dời. Việc di dời các ngôi mộ sẽ được xác định bởi chính quyền cấp xã với thỏa thuận của các hộ gia đình bị ảnh hưởng trong quá trình giải phóng mặt bằng của dự án.

Cần có phối hợp giữa PMU và Sở để PMU có thể ước tính chi phí di dời và bảo vệ các di sản văn hóa. PMU đã ước tính chi phí cho thực hiện các hoạt động này là 50 triệu đồng.

Một số công trình công cộng sẽ bị ảnh hưởng bao gồm:

Ranh giới khu vực quy hoạch

Ranh giới xã, phường

Đường giao thông

Đất công cộng

Đất công trình công cộng, khu dân cư

Đất khu dân cư mới, chiều cao dưới 6 tầng

Đất khu dân cư mới, chiều cao 6 - 9 tầng

Đất khu dân cư mới, chiều cao trên 9 tầng

Đất khu dân cư nâng cấp theo quy hoạch

Nước mặt

Chùa chiền, công trình văn hóa

Công viên, khu vực cây xanh thành phố

Khu phức hợp không gian xanh và thể thao thuộc khu dân cư

Đất công nghiệp

Page 56: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

56

- Nhà trẻ phường Đồng Hoà, trạm y tế phường Quán Trữ gần với tuyến đường sẽ được di dời để đảm bảo an toàn giao thông và giảm tiếng ồn.

- Trường học cấp 2 phường Nam Hải sẽ bị ảnh hưởng một phần do việc thu hồi đất, tiếng ồn và an toàn giao thông. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể tiếp tục vận hành, trường học này cũng được đề xuất nên di dời sang một vị trí khác. Việc lên phương án xây dựng, kế hoạch di chuyển cho một trường học sẽ cần phải triển khai từ sớm.

- Một trạm bơm hiện tại phục vụ cho diện tích canh tác của địa phương tại phường Đằng Hải cũng nằm trong khu vực tuyến đường được đề xuất và cần được di dời.

- Đường dây điện, đường dây điện thoại và cột điện địa phương, hệ thống điện thoại đặt ở vị trí quá thấp cho an toàn giao thông trong tuyến đường của dự án cần phải được di dời. Dây và cột điện được di dời tập trung tại xã Bắc Sơn, Đặng Cương, và Quán Trữ.

- Trung tâm chăm sóc sức khỏe của xã Quán Trữ sẽ được di dời

Việc di dời các công trình công cộng như nhà trẻ, trường học và trạm y tế có thể ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Nó cũng làm mất thời gian đi lại của người dân đến nơi làm việc, chợ, các bệnh nhân và học sinh đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe và trường học. Loại tác động này được coi là đáng kể.

Nước ngầm Công tác đào và cắt sẽ làm thay đổi lưu lượng nước ngầm và kênh mương thoát nước. Các giếng nước nông gần các vị trí cắt cần được đào sâu hoặc di dời. Tuy nhiên, dự kiến chất lượng nước ngầm sẽ không bị ảnh hưởng.

Tổng số 61 ha đất canh tác ở 13 xã/phường, đặc biệt ở các xã Bắc Sơn, Lê Lợi, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Thái sẽ bị thu hồi bởi dự án. Vì vậy, kênh tưới, tiêu nước và cống của hệ thống thủy lợi địa phương cũng sẽ bị ảnh hưởng (Hình 25). Dựa trên các cuộc điều tra hiện trường và tham vấn cộng đồng được thực hiện bởi tư vấn môi trường phối hợp với tư vấn kĩ thuật, hiện có khoảng 45 đoạn kênh đào sẽ bị ảnh hưởng bởi con đường dự án trong quá trình giải phóng mặt bằng. Cần thực hiện biện pháp giảm thiểu để giảm tốc độ dòng chảy bằng cách tăng số lượng cống thoát nước và lựa chọn vị trí đặt cống phù hợp để tránh ảnh hưởng ăn mòn.

Việc thi công các đê tạm làm tuyến đường dẫn có thể làm cản trở dòng nước, nước sẽ tràn ra đường tạo thành các vũng nươc hoặc gây ngập úng nhà dân. Các công trình tạm cần được quy hoạch để đảm bảo thoát nước hiệu quả. Việc sử dụng cát sông cho thi công sẽ rất hữu ích do có thể hạn chế sự tích tụ của các chất bồi lắng. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ được thực hiện tại những vị trí được lựa chọn và do đó không làm xói mòn các kết cấu bảo vệ lũ ở các cửa thu nước.

Hình 25. Kênh điển hình tại xã Bắc Sơn Ruộng lúa tại xã Đặng Cương

Page 57: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

57

Bảng 13. Vị trí diện tích canh tác và hệ thống kênh bị ảnh hưởng

Xã/phường Khu vực bị ảnh hưởng

Bắc Sơn

+ Diện tích canh tác (Đầm Sâu and Đầm Chiếng) sẽ bị chia cắt, hoạt động của hệ thống thủy lợi sẽ bị ảnh hưởng

- Kênh xây sẽ bị chia cắt. Kênh này có chức năng tiêu thoát nước cho khu vực Đầm Sâu, Đầm Chiếng

Lê Lợi

Diện tích canh tác

- Hệ thống kênh ở khu vực Đường Vải, Lương Quy, Đằng Cửa, Cửa Đình sẽ bị chia cắt. Hệ thống thủy lợi cho khu vực nông nghiệp cần được phục hồi cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và thoát nước cho địa phương.

Kênh mương thủy lợi bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ở các vị trí:

- Km1+20

- Km1+540 (ở khu vực Đường Vải – xã Lê Lợi)

- Km2+90

Đặng Cương

Diện tích canh tác - Hệ thống thủy lợi/thoát nước trong xã sẽ bị phân chia (ở vùng Đôc Biên, Đầm Nẵng, Bút Chỉ và Cai Ốc), trong đó, nước được chuyển tải từ sông An Kim Hải Kênh mương thủy lợi bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ở các vị trí: - Km2+850 (Thủy lợi và thoát nước) - Km3+980 - Km4+800 trên kênh An Kim Hải - Km4+980 - Kênh nối với kênh thủy lợi trong khu vực Rốc Đô, Cai Cốc, Bản Tài tại Km5+120 - Km5+490

Đồng Thái &

Hồng Thái

Diện tích canh tác Tuyến đường sẽ chạy gần đến ranh giới giữa xã Đồng Thái và Hồng Thái. Tuy nhiên, hệ thống thuy lợi (tưới tiêu, thoát nước) bị tách ra. Nước trong hệ thống kênh rạch của xã Đồng Thái được cung cấp từ hệ thống kênh rạch của xã Hồng Thái do đó, hệ thống thủy lợi ở xã Đồng Thái sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu. Kênh mương thủy lợi bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ở vị trí: - Km5+490, hỗ trợ tưới tiêu ở xã Hồng Thái, Đồng Thái và Đặng Cương - Km6+770, hỗ trợ thủy lợi và thoát nước trong khu vực trồng trọt gần nghĩa trang trung tâm - Km8+330: hỗ trợ tưới tiêu cho diện tích canh tác nhỏ còn lại sau khi bị phân cách bởi tuyến đường với các chức năng lấy nước từ sông Lạch Tray (vào vụ xuân) và thoát nước ra sông Lạch Tray (vào vụ hè). - Km8+710; chức năng: lấy nước từ cửa số 1 gần sông Lạch Tray trong vụ chiêm; - Km5+490; gần nghĩa trang trung tâm, gần Km8+330, Km8+710;

Page 58: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

58

Xã/phường Khu vực bị ảnh hưởng

Đồng Hòa

Diện tích canh tác Tuyến đường sẽ đi qua khu vực đang canh tác, vì vậy, hệ thống kênh sẽ bị chia cắt. Kênh mương thủy lợi bị ảnh hưởng bởi tuyến đường tại các vị trí: - Km10+450 - Km10+670

Vĩnh Niệm

Diện tích canh tác

- Khu vực canh tác xung quanh cống Đông Say (Km11+780-Km11+960)

- Khu vực canh tác xung quanh khu dân cư số 4 (Km12+220 – Km12+275)

Kênh mương thủy lợi bị ảnh hưởng bởi tuyến đường tại các vị trí:

- Km12+270, cung cấp nước cho khu vực trồng trọt, diện tích nuôi trồng thủy sản dọc theo hai bên của tuyến đường

Đằng Giang

Kênh mương thủy lợi bị ảnh hưởng bởi tuyến đường tại các vị trí:

- Km14+20, mục đích: xả nước thải sinh hoạt/nước thải công nghiệp xuống sông Lạch Tray

Thành Tô

Kênh mương thủy lợi bị cắt bởi tuyến đường tại:

(Chủ yếu hỗ trợ diện tích nuôi trồng thủy sản)

- Km17+390–Km17+450

- Km17+390

Đằng Hải

Diện tích canh tác

- Diện tích canh tác ở bên đường tại Km18+235 – Km18+350

- Diện tích canh tác ở bên đường tại Km19+110– Km19+220

Kênh mương thủy lợi bị cắt bởi tuyến đường tại:

- Km18+270: cung cấp nước cho diện tích canh tác

- Km19+200

Những kênh mương và cống này sẽ phu trách công trình thủy lợi, thoát nước cho khu vực canh tác ở phường Đằng Hải và Nam Hải

Do tiềm tàng khả năng xả chất thải không được kiểm soát trong quá trình xây dựng, sự tích tụ bùn có thể xảy ra trong hệ thống kênh, rạch, đặc biệt là tại các cửa cống và cửa phân chia, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển nước tới các thửa ruộng. Dầu nhờn và nhựa đường từ mặt đường, đặc biệt là vào mùa mưa có thể lan tới nguồn nước tưới. Hóa chất sẽ theo nước chảy vào các kênh, rạch, dẫn và đối lưu sẽ làm giảm chất lượng nước cho thủy lợi, ảnh hưởng đến sản phẩm nông nghiệp, điều kiện đất canh tác, chất lượng nước thoát trở lại dòng sông (kênh An Kim Hải, sông Rế, sông Lạch Tray). Tuy nhiên, loại hình tác động này có thể được kiểm soát và giảm thiểu từ các hoạt động xây dựng.

Nếu không có các biện pháp hợp lý, các bề mặt hở, các vị trí đào đắp và các bãi cát sẽ khiến nồng động bùn cao trong nước chảy bề mặt. Nhà thầu cần tuân thủ các kế hoạch kiểm soát trầm tích trong báo cáo EMP trước khi tiến hành các công tác thi công nhằm giảm thiểu lượng cặn lắng ở các hệ thống kênh mương và lòng sông. Các khu vực cát nằm dọc theo tuyến đường dự án và bờ sông Lạch Tray, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường

Page 59: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

59

thủy và mạng lưới đường bộ từ sông Lạch Tray tới các địa điểm xây dựng. Khoảng cách từ bãi cát đến tuyến đường là ngắn (tối đa là 2,6 km) kết hợp với đường giao thông thuận tiện mà không cần qua trung tâm thành phố, do đó, tác động từ việc vận chuyển cát sẽ được giảm nhẹ.

Bằng cách áp dụng các biện pháp giảm thiểu, ô nhiễm nước từ quá trình thi công có thể được điều hòa, mang tính ngắn hạn, tạm thời và có thể loại bỏ. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất bao gồm: (i) rút ngắn thời gian thi công bằng cách thực hiện đồng thời nhiều gói thầu; (ii) Các bãi chứa vật liệu có v ị trí cách nguồn nước 10m; (iii) bố trí thoát nước tạm thời trong quá trình thi công để giảm xói mòn kênh mương; (iv) áp dụng biện pháp kiểm soát trầm tích (lưới chắn rác, song chắn rác) tại những điểm xả của nguồn nước; (v) lắp đặt các thiết bị rửa bùn cho các xe thi công; (vi) không được xả dầu, mỡ, nhiên l iệu hoặc các vỏ bao xuống các nguồn nước; (vii) đảm bảo việc thải bỏ hợp lý các chất thải rắn từ các hoạt động thi công và các lán trại của công nhân và (viii) Nên tiến hành công tác thi công vào mùa khô trong điều kiện có thể.

Đánh giá tác động của đoạn Cầu Rào trên sông Lạch Tray Sông Lạch Tray là một phần của hệ thống sông Thái Bình (huyện An Lão, Hải Phòng) và chảy về phía đông theo hướng Biển Đông tại cửa Lạch Tray. Sông Thái Bình chảy về phía biển qua 6 cửa sông: Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Cấm (trầm tích), Nam Triều và Chánh (nhỏ). Diện tích bề mặt sông Thái Bình tại Phả Lại là 12,680km2. Tổng lưu lượng nước hàng năm là 8,8 triệu m3/năm phân phối từ các mạng lưới sông theo tỷ lệ: 51% tổng lưu lượng nước sông Kinh Thầy, 39% từ sông Gua Thay. Ngoài ra, có khoảng 22% lượng nước từ sông Kinh Thầy đổ về Kinh Môn tại An Phú. Sông Thái Bình tiếp nhận khoảng 10% lượng nước từ sông Luc đổ về và đổ về các hướng sông Văn Úc (43%), sông Rang (9,6%) và sông Lạch Tray (5,6%).

Mạng lưới sông Hải Phòng giúp điều hòa dòng chảy trong trường hợp lũ. Đê sông Lạch Tray được xây dựng với kết cấu đất để ngăn lũ, đặc biệt trong trường hợp có bão lớn kèm theo thủy triều. Trong trường hợp lũ lớn xuất hiện ở sông Lạch Tray, nước sẽ chảy qua sông Hạ Lý vào sông Cấm, và cuối cùng chảy vào sông Bạch Đằng.

Việc thay đổi tuyến thoát nước có thể ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển dòng nước của toàn bộ cửa biển và thành phố Hải Phòng. Đồng thời, các vấn đề ăn mòn (đặc biệt là ở các đoạn cong) cần phải được đánh giá một cách có căn cứ khoa học. Sông Lạch Tray, là một phần của hệ thông sông Thái Bình, nằm ở vị trí giao cắt giữa sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Lạch Tray bắt nguồn từ sông Văn Úc tại xã Bát Tràng (huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng) và dòng chảy hướng về biển Đông tại cửa Lạch Tray

Phân tích tác động này đã được thực hiện với mục đích đánh giá tác động việc dịch chuyển đê hiện tại đối với hệ thống thủy văn của khu vực dự án, cũng như các khu vực liên quan (hạ lưu và thượng lưu của đoạn dịch chuyển). Việc phân tích xem xét tới ba nhân tố: (i) thay đổi về trầm tích và đoạn xói mòn, (ii) thay đổi về khả năng thoát lũ, (iii) đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động. Hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình có nhiều trạm thủy văn. Do khu vực nghiên cứu nằm ở khu vực hạ lưu nên báo cáo này chỉ tập trung nghiên cứu khu vực hạ lưu của mạng lưới trạm.

Page 60: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

60

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc dịch chuyển 1.5 km đê dọc theo đoạn cong Cầu Rào trên sông Lạch Tray đến khả năng tiêu thoát lũ của hệ thống sông trong phạm vi thành phố Hải Phòng, cần dùng một mô hình 1 chiều để có thể mô phỏng hệ thống sông phức tạp, phạm vi rộng. Do vậy, mô hình MIKE 11 được lựa chọn để mô phỏng khả năng tiêu thoát lũ qua các cửa sông. Để đánh giá một cách khách quan và chính xác mức độ ảnh hưởng của dự án, nhóm thực hiện chuyên đề đã sử dụng con lũ năm 2005 – là con lũ lớn nhất ở khu vực dự án trong nhiều năm trở lại đây, mô phỏng hiện trạng mực nước dâng và khả năng thoát lũ của khu vực dự án. Sau đó, vẫn với các điều kiện biên và bộ thông số đã được dùng để mô phỏng trận lũ trên nhưng khi có dự án: mặt cắt đoạn qua cầu Rào đã được dịch chuyển từ bờ tả về phía bờ hữu khoảng 10m. Do đó, nhóm thực hiện đã sử dụng mặt cắt mới để tiến hành mô phỏng lại trận lũ 2005 nhằm mục đích xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến độ dâng mực nước và khả năng thoát lũ của sông Lạch Tray

Kết quả được tóm tắt như sau:

(i) Việc dịch chuyển tuyến đê bên bờ tả lùi sang phía bờ hữu từ 7 - 10 m không gây ảnh hưởng nhiều đến mực nước. Mức độ dâng lớn nhất là khoảng 1 cm và xảy ra ở đoạn cách vị trí Cầu Rào khoảng 27 km về phía thượng lưu.

Hình 26. Đoạn uốn cong Cầu Rào, bờ tả, nét liền trắng, có khả năng xói lở mạnh. Ảnh quan trắc tại các điểm LT8, LT5, và LT4 được giới thiệu bên dưới

Điểm quan trắc LT8, cách 30m từ điểm đầu của khúc cong

Điểm quan trắc LT5, xuôi dòng sông Cầu Rào

Điểm quan trắc LT4, xuôi dòng sông Cầu Rào

Page 61: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

61

(ii) Việc phân bố thoát lũ giữa bốn cửa sông không bị ảnh hưởng đáng kể ở thời điểm trước và sau khi thực hiện dự án.

Hình 27. Mực nước dọc sông Lạch Tray trước khi thực hiện dự án

Bảng 14: Mức thoát nước lớn nhất qua bốn cửa sông (Văn Úc, Lạch Tray, Nam Triều và Chánh) trước và sau khi thực hiện dự án

Trên cơ sở các số liệu phân tích và khảo sát thực tế, các kết quả có thể được giải thích như sau: Khu vực này nằm gần cửa biển, do đó, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều; độ dốc nhỏ, hệ thống sông có nhiều nhánh. Trái lại, vùng bờ biển được bồi đắp khá cao và rộng, dòng chảy chủ yếu chảy về phía lòng sông, lượng nước chảy lên phía đồng bằng châu thổ là không đáng kể. Do đó, việc dịch chuyển tuyến đê bên bờ tả lùi sang phía bờ hữu từ 7 - 10 m gây ảnh hưởng dâng mực nước ở mức độ không lớn. Vì vậy, dự án có thể được thực hiện mà không có tác động tiêu cực mà không có ảnh hưởng tiêu cực đến nước mặt và khả năng truyển tải lũ của Sông Lạch Tray.

Trước DA Sau DA

Page 62: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

62

Ngoài phân tích trên, khả năng xói mòn và bồi lắng phía đoạn cong của sông sẽ được đánh giá. Mô hình động lực 2 chiều TREM (mô hình biến đổi hai chiều của lòng sông) được áp dụng để tính toán trường tốc độ và tốc độ gần bờ và đánh giá mức độ xói mòn và bồi lắng do thi công bờ đê dài 1,5km dọc đoạn cong Cầu Rào – sông Lạch Tray (xem chi tiết ở các Phụ lục phân tích).

Hình 28. Địa hình đoạn sông được phân tích. Các dữ liệu về cao độ được chỉ ra bằng AutoCAD. Xử lý dữ liệu thô đã được thực hiện bằng ứng dụng phần mềm MapInfor và ArcView.

Bằng áp dụng mô-đun thủy động lực học TREM để mô phỏng các trường vận tốc và vận tốc gần bờ cho cơn lũ năm 2005, chúng ta có thể thấy rằng:

1. Sự dịch chuyển đê từ bờ trái sang phải (7 -10 mét) gây ra việc thay đổi phân bố của trường vận tốc cục bộ cũng như vận tốc gần bờ.

2. Tại vị trí SL8 ở phía trước mặt cắt thu hẹp của đường uốn cong nhất, sự gia tăng của vận tốc ven bờ có thể nhìn thấy rõ ràng hơn dưới tác động của di chuyển đê.

3. Các tình huống tương tự cũng có thể được tìm thấy ở hạ lưu uốn cong (SL4 và SL5).

Việc tăng xói mòn đất tại các địa điểm trên vẫn xảy ra ngay cả khi không di chuyển đê. Tuy nhiên, việc tăng tốc độ xói mòn do thay đổi mặt cắt ngang bởi quá trình thực hiện dự án sẽ làm tăng mức độ xói mòn tự nhiên. Mức độ tăng xói mòn do thực hiện dự án nhỏ, khoảng 1% (Xem Hình 29).

Page 63: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

63

Hình 29. Vận tốc dòng chảy gần bờ dọc đoạn cong Cầu Rào trước và sau khi thực hiện dựa án

Các số liệu khảo sát thực tế và mô phỏng mô hình trường tốc độ và tốc độ gần bờ cho thấy:

a. Quá trình thực hiện cải đê theo như báo cáo và công văn số 2053/BNN -DD ngày 13/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề thoát lũ.

b. Việc cải đê tại đoạn cong sẽ làm tăng tốc độ xói mòn phía hạ lưu Cầu Rào. Tuy nhiên, mức độ xói mòn là không đáng kể. Xói mòn sẽ xảy ra ở phía bờ tả ngay cả khi không tiến hành cải đê.

c. Để giảm thiểu xói mòn sau khi cải đê, hệ thống đê mới và hệ thống đê hiện hữu cần được gia cố thông qua việc tạo bờ đá từ điểm cong nhất tới điểm cuối của đoạn cong (khoảng 1,5m) theo thiết kế của Trung tâm Tư vấn Thiết kế - Cục quản lý đê và lũ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hệ sinh thái và các khu vực được bảo vệ

Khu vực dự án là khu sinh thái nông nghiệp. Người dân đã sinh sống và sản xuất nông nghiệp hàng thế kỷ tại đây. Việc thi công tuyến đường trục sẽ không gây ra biến động đối với hệ sinh thái hiện tại

Ảnh hưởng đối với động thực vật

Trong các khu vực bị tác động chính và thứ cấp không chứa mô i trường sống của các loài động thực vật nhạy cảm, đang bị đe dọa.Việc bóc bỏ thảm thực vật để phục vụ thi công sẽ làm cho các loài côn trùng, các loài gặm nhấm, ếch và loài bò sát đang sinh sống trong khu vực đất nông nghiệp phải di chuyển đến sinh sống ở khu vực khác trong phạm vi cùng hành lang. Thực loài vật này sinh sản nhanh chóng và sẵn sàng điều chỉnh để thích ứng. Trong quá trình thi công sẽ tiến hành những biện pháp giảm thiểu sau: (i) giảm thiểu việc giải phóng mặt bằng phục vụ thi công, (ii) sử dụng thiết bị thi công ít tạo ồn, (iii) nhanh chóng khôi phục thảm

Page 64: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

64

thực vật để phủ xanh đê dốc, và (iv) nghiêm cấm công nhân săn bắt gia súc, thực vật ở địa phương, (v) tránh sự xâm nhập của các loài gây hại (như cỏ dại).

Khoảng 13 ngàn cây ăn quả bao gồm nhãn, mít, bưởi, xoài, dừa, cam, táo, na và các cây ăn quả khác sẽ bị loại bỏ khỏi khu vực dự án. Ngoài ra, 25.000 cây (tre, đu đủ, cây lấy gỗ )và khoảng 65.000 cây chè sẽ bị chặt bỏ để phục vụ giải phóng mặt bằng. Những cây này không có tầm quan trọng về mặt sinh thái và việc chặt bỏ những cây này cũng không gây ra tác động đáng kể tới hệ sinh thái nông nghiệp rừng.

Theo như biện pháp giảm thiểu, sẽ trồng 2 hàng cây dài khoảng 20km (tương đương 60.000 m2 thảm thực vật) ở giải phân cách giữa đường. Thảm thực vật đề xuất có diện tích lớn hơn diện tích cây trồng bị chặt di dời, do đó, tổng số lượng cây xanh trong thành phố sẽ không bị ảnh hưởng

Tiếng ồn

Mức ồn lớn nhất do xe tải gây ra ở khoảng cách 15m là vào khoảng 70- 96 dBA, tuỳ thuộc vào không gian tác độ ng. Nguồn gây ô nhiễm này là nguồn dạng tuyến nên mức độ và phạm vi ảnh hưởng là rất lớn. Những gia đình nằm dọc theo đường vận chuyển hầu hết bị ảnh hưởng. Tại các khu vực này, tiếng ồn đã ở mức cao hơn mức cho phép trong tiêu chuẩn Việt Nam (60 – 75 dBA đối với khu dân cư vào ban ngày). Đối tượng bị tác động không chỉ là các cư dân sống trong khu vực dự án mà bao gồm cả dân cư nằm dọc hai bên đường các tuyến đường ngang vào thành phố có xe chở vật liệu chạy qua. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và khoảng thời gian diễn ra thi công (ước tính là 5 năm) sẽ gây tác động đến người dân địa phương nếu các biện pháp giảm thiểu không được thực hiện hợp lý.

Page 65: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

65

Bảng 15. Mức ồn phát sinh từ các máy móc thi công xây dựng

Máy móc thiết bị Mức ồn ở vị trí cách nguồn 15 m (dBA)

Qui định của cơ quan dịch vụ công cộng Hoa Kỳ (dBA)

Búa máy và máy khoan 76-99 75

Xe tải 70-96 75

Máy cẩu 72-96 75

Xe lu 72-88 75

Máy kéo 73-96 75

Máy san ủi đất 77-95 75-80

Máy trôn bê tông 70-90 75

Máy phát điện 70-82 75

Máy đầm rung 70-80 75

Mức tiếng ồn tối đa tạo ra từ cần cẩu ở công trường xây dựng đến khu vực bị ảnh hưởng gần nhất cao hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam khoảng 15-30 dBA. Trong thực tế, hoạt động của cần cẩu là không liên tục. Vì vậy, tác động từ tiếng ồn của hoạt động đóng cọc đối với khu dân cư là NHỎ khi hoạt động xây dựng được tiến hành trong thời gian ban ngày.

Kỹ thuật nén thủy lực sẽ được áp dụng cho việc đóng cọc gia cố móng trong quá trình xây dựng cầu và đường hầm, vì thế tiếng ồn và rung phát ra từ máy đóng cọc là không đáng kể. Tiếng ồn phát sinh trong quá trình xây dựng cầu là chủ yếu từ các cần cẩu di chuyển các khối bê tông hỗ trợ cho việc đóng cọc.

Các khu vực nhạy cảm như khu dân cư, trường học, chùa, và bệnh viện trong phạm vi thi công 50m bố trí tường chống ồn ở cao độ phù hợp. Theo quy định (i) các thiết bị nặng chỉ được vận hành vào ban ngày; (ii) các búa đóng thủy lực sẽ tránh vận hành vào ban đêm; (iii) các thiết bị thi công phát sinh tiếng ồn lớn sẽ không được huy động sử dụng; (iv) các hoạt động nổ cần được cho phép triển khai vào ban ngày và phải thông báo trước cho người dân; và (v) hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu sẽ được giám sát thông qua việc đo đạc mức ồn tại các khu vực nhậy cảm. Các mức độ ồn dự kiến không được vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam.

Bảng 16. Ước tính mức ồn tại khu vực dân cư và công cộng dọc theo tuyến đường đề xuất.

TT Hạng mục xây dựng

Khoảng cách

đến khu dân cư

gần nhất

Che chắn tiếng ồn

Mức ồn tính toán tại khu dân

cư gây ra bởi hoạt động xây

dựng (hoạt động của cần

cẩu) (dBA)

Mức ồn cho phép – tiêu chuẩn VN (ban ngày)

1 Cầu Rế xã Bắc Sơn 170m Không có chắn ồn; cánh

đồng nằm giữa nơi xây 50.9 – 74.9 60.0

Page 66: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

66

dựng và các nhà dân

2 Cầu An Kim Hải tại Km4+795, Xã Đặng Cường

30m Không có chắn ồn. Các ngôi nhà nằm d ọc theo đường và gần cầu

66.0 – 90.0 60.0

3

Cầu Đông Khê tại Km9+452, phường Quán Trữ

30m

Không có chắn ồn. Các ngôi nhà nằm dọc theo đường và gần cầu 66.0 – 90.0 70.0

4

Cầu Niệm 2 tại Km11 + 150, Đông Hòa, phường Vĩnh Niệm

20m

Không có chắn ồn. Các ngôi nhà nằm dọc theo đường và gần cầu 69.5 – 93.5 60.0

5 Đường hầm dưới cầu Rào 80m

Che chắn ồn là các bức tường của các công trình công cộng và các công ty

57.5 – 81.5 70.0

Chất lượng không khí

Dự án xây dựng dự kiến sẽ làm tăng ngắn hạn và tạm thời bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Hàm lượng bụi tăng có thể ảnh hưởng một số người. Tuy nhiên, hàm lượng SO2 và nồng độ CO tăng trong khu vực d ự k iến sẽ không vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép vì các thiết bị thi công làm việc trên mỗi đoạn đường cao tốc rất ít. Trong số các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí cho dự án là: (i) giám sát thường xuyên để đảm bảo việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và bảo dưỡng tốt để giảm thiểu khí thải và tiếng ồn; (ii) kiểm soát các hoạt động của trạm trộn bê tông, nhựa đường, và máy nghiền theo tiêu chuẩn khí thải Việt Nam; và (iii) vị trí các cơ sở trộn nhựa đường nóng phải bố trí cuối hướng gió của các thụ thể nhạy cảm như trường học, bệnh viện, hoặc ít nhất phải nằm trong một khoảng cách vừa đủ đầu hướng gió. Bụi xây dựng là một trong những phiền toái dự kiến phát sinh từ xây dựng dự án. Nhưng giai đoạn này chỉ là ngắn hạn, tạm thời, và giới hạn trong một phạm vi không gian. Mùa mưa kéo dài hơn mùa khô trong vùng dự án, do đó, tác động bụi chỉ là ngắn hạn. Tài liệu mời thầu sẽ bao gồm các yêu cầu hạn chế bụi phát tán vào môi trường xung quanh theo các tiêu chuẩn của Chính Phủ, xác định tại các khu vực nhạy cảm (các khu dân cư gần với tuyến đường, trường học, bệnh viện, nhà thờ, và chùa). Các biện pháp giảm thiểu bao gồm: (i) tránh vị trí các mỏ đất mượn gần các khu vực nhạy cảm, (ii) thường xuyên tưới nước khu vực đào đất và mở đường vào những ngày khô ráo, (iii) che chắn xe tải vận chuyển vật liệu bằng bạt, (iv) Bố trí bãi đổ cát và đất xa các khu vực nhạy cảm hoặc ít nhất cung cấp máy cắt gió đầy đủ giữa các bãi đổ và các khu vực nhạy cảm, và (v) hạn chế tốc độ xe 20 km/giờ trên những đoạn đường không trải nhựa trong thời tiết khô.

Một khi tuyến đường được xây dựng, khí thải và bụi trong quá trình hoạt động sẽ có xu hướng tăng dọc theo tuyến đường. Hầu hết các khu vực nông nghiệp như Bắc Sơn, Dân Cường sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều khu đô thị về phía đông của tuyến đường như phường Quán Trữ, Đông Hòa, Vĩnh Niệm sẽ hứng chịu nhiều khí thải v à bụi. Để đánh giá

Page 67: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

67

mức độ và khả năng tăng ô nhiễm không khí dọc theo tuyến đường đề xuất trong vòng 20 năm tới, các chuyên gia tư vấn đã thực hiện một loạt các dự báo. Quá trình ô nhiễm không khí do giao thông thường theo quy trình như sau: a. nguồn phát thải (tùy thuộc vào loại hình cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, chất lượng nhiên liệu); b. quá trình khuếch tán (tùy thuộc vào địa hình, nhiệt độ, mưa, gió); và c. đối tượng tiếp nhận (con người, đất, động vật và thực vật ). Dựa trên các thông số này, các dự báo từ mô hình METI_LIS về các kịch bản ô nhiễm không khí (2010-2030) dọc theo tuyến đường đề xuất được thực hiện. Mô hình METI_LIS là một mô hình phân tán Gaussian dựa trên mô hình ISC của Cơ quan Bảo vệ M ôi trường Hoa Kỳ (EPA); ISC là mô hình tiêu chuẩn tại Mỹ và được sử dụng rộng rãi trên thế giới (xem phụ lục để biết thêm chi tiết liên quan đến việc phân tích đầy đủ). Các phân tích về phát sinh SO2, NO2, CO, và VOC do khí thải gây ra đã được tính toán dựa trên các trường hợp sau đây: 1) Phương án được chọn là phương pháp vận hành đường thiết thực và khả thi nhất. Các thông số tính toán được dựa trên giá trị trung bình để phản ánh tác động thường xuyên, theo điều kiện bất lợi và các tác động cục bộ; 2) điều kiện bất lợi nhất trên đường với lượng giao thông cao nhất. Một loạt các thí nghiệm trong ống khí động học và tại công trường với mô hình trên được thực hiện nhờ có sự tài trợ của METI. Sự khuếch tán và nồng độ NO2 được tính toán và sử dụng cho mô hình 2D. Kết quả lựa chọn được trình bày trong các hình sau đây dựa trên trường hợp 2.

Hình 30. Dự báo nồng độ NO2, Quán Trữ -Nam Hải kịch bản trường hợp xấu nhất tại giờ cao điểm vào mùa hè, gió đông nam 1,5 m/s vào năm 2030. Màu xanh da trời và màu xanh lá cây là các giá trị nồng độ thấp nhất .

Page 68: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

68

Kết quả tính toán theo mô hình METI_LIS cho thấy không có trường hợp ô nhiễm không khí. Các khu vực có nồng độ NO2 (màu vàng - màu đỏ) từ 0,1-0,156 mg/l hiếm khi đạt được. Sự phát thải nói chung, về nồng độ khí thải và bụi (SO2, CO, NO2, và TSP), phân tích (theo công thức Sutton) chỉ ra rằng ô nhiễm đường ngay cả ở khoảng cách gần tâm đường là không đáng kể, ngoại trừ nồng độ NO2 có xu hướng giảm khi khoảng cách từ tâm đường tăng (xem Bảng 17 và các phụ lục để biết chi tiết đầy đủ về phân tích). Tuy nhiên, nhìn chung nồng độ dioxide sulfur và carbon monoxide trong khu vực dự kiến không vượt quá các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam theo định mức phát thải hiện có.

Bảng 17. Dự báo khí thải; kịch bản trường hợp xấu nhất dự kiến đến năm 2030

STT

Khoảng

cách từ

trục đường x (m)

Hệ số

khuếch tán theo phương

z

TSP (mg/l) SO2 (mg/l) NO2 (mg/l) CO (mg/l)

QL10 đến

Quán Trữ

Quán Trữ đến Nam Hải

QL10 đến

Quán Trữ

Quán Trữ đến

Nam Hải

QL10 đến

Quán Trữ

Quán Trữ đến Nam Hải

QL10 đến

Quán Trữ

Quán Trữ đến

Nam Hải

1 10 2,8463 0,1214 0,1367 0,0583 0,0631 0,6773 0,7331 4,3940 4,7557 2 20 4,7209 0,0698 0,0786 0,0336 0,0363 0,3898 0,4218 2,5285 2,7366 3 30 6,3471 0,0513 0,0578 0,0247 0,0267 0,2865 0,3101 1,8587 2,0117 4 40 7,8303 0,0414 0,0466 0,0199 0,0215 0,2311 0,2501 1,4992 1,6226 5 50 9,2156 0,0351 0,0395 0,0169 0,0183 0,1958 0,2120 1,2705 1,3750 6 60 10,5275 0,0307 0,0345 0,0147 0,0160 0,1712 0,1852 1,1104 1,2017 7 70 11,7814 0,0274 0,0308 0,0132 0,0142 0,1528 0,1654 0,9911 1,0727 8 80 12,9877 0,0248 0,0279 0,0119 0,0129 0,1385 0,1499 0,8984 0,9724 Giới hạn phát thải cho phép của tuyến đường (Nồng độ có thể gây ô

nhiễm )

0,221 0,298 0,156 29,947

Hình 31. Dự báo nồng độ NO2, Quán Trữ -Nam Hải, kịch bản trường hợp xấu nhất tại giờ cao điểm vào mùa hè, gió đông nam 1,5 m/s vào năm 2030. Màu xanh da trời và màu xanh lá cây là các giá trị nồng độ thấp nhất.

Page 69: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

69

Chất thải rắn, chất thải nguy hại và hóa chất

Sẽ có một khối lượng lớn đất thải đào từ các lô đất trồng, sông Lạch Tray, sông Rế, kênh An Kim Hải, và các kênh nông nghiệp đường ngang. Ngoài ra, đất từ mặt đường, đê, và cầu hiện trạng cũng sẽ được đào. Như mô tả trong môi trường nền, các sông, kênh, rạch và các lô đất trồng không có dấu hiệu ô nhiễm hiện tại. Như vậy, đất thải trong các khu vực này có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác như lấp các khu vực thấp, kè sông, hoặc gia cố kênh rạch/bờ sông.

Những tác động tiềm tàng từ việc đổ thải đất là phát sinh bụi và hình thành các khu vực ngập/lụt tại công trường và dọc các tuyến đường vận chuyển đến bãi đổ thải. Các biện pháp giảm thiểu và hồ sơ mời thầu phải bao gồm một kế hoạch chi tiết về kiểm soát chất thải rắn.

Tất cả các chất thải rắn phải được đổ bên ngoài công trường và tại bãi chôn lấp quy đinh. Việc đổ đất thải sẽ được bố trí tại các bãi tạm thời dọc theo tuyến đường, chờ vận chuyển đến bãi chôn lấp cố định . Khối lượng đất thải lớn phân bố dọc theo công trường sẽ tạo ra bụi trong mùa khô hoặc ảnh hưởng đến khu vực dân cư gần đó hoặc gây ngập lụt cục bộ ảnh hưởng đến giao thông địa phương, đi lại, và điều kiện sống của cư dân ở gần đó.

Tất cả các chất thải nguy hại và hóa chất (kể cả dầu mỡ được sử dụng và các sản phẩm nhựa đường vv) được xử lý tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại được phê duyệt và phù hợp với các yêu cầu pháp lý tại địa phương. Các nhà thầu sẽ cần phải xử lý khối lượng lớn nhiên liệu tại chỗ trong thời gian xây dựng. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu an toàn, nếu các khu vực chứa nhiên liện bị hỏng hóc, chất thải độc hại có thể bị đổ vào khu vực xung quanh. Để kiểm soát rủi ro và nguy hại về mặt này, các nhà thầu sẽ được yêu cầu: (i) thể chế hoá một kế hoạch khẩn cấp và dự phòng cho việc làm đổ nhiên liệu và dầu ra ngoài, (ii) có giấy phép cho việc vận chuyển và xử lý vật liệu nguy hiểm, (iii) phân bố vị trí phương tiện tiếp nhiên liệu tại công trường trên nền xi măng và kênh bao xung quanh để dẫn dầu mỡ đến một bộ phận cách ly nhằm tạo điều kiện thu gom và dọn sạch dầu bị đổ, (iv) đặt các biển báo phản quang trên thùng nhiên liệu để có thể thấy rõ ràng vào ban đêm, và (v) lắp dựng các cột bảo vệ khu vực do những rủi ro từ các phương tiện vận tải hạng nặng.

Page 70: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

70

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH, GIẢM THIỂU VÀ BỒI THƯỜNG

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu để giảm hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực đối với môi trường và con người trong khu vực dự án trên những đoạn tuyến được lựa chọn của tuyến đường. Những biện pháp này cần đề cập chi tiết trong Kế hoạch quản lý môi trường do những hướng dẫn cụ thể cho hồ sơ thầu được công bố trước nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án. Trước khi khởi công, nhà thầu phải đệ trình kế hoạch quản lý môi trường lên Ban quản lý trên cơ sở phương pháp luận thi công thực tế, chương trình làm việc, các hoạt động quản lý thi công và nhân sự của Nhà thầu trong quá trình thi công. Kế hoạch thực hiện kế hoạch quản lý môi trường cần phải tuân theo các yêu cầu về môi trường của Việt Nam và kế hoạch giảm thiểu nêu trong mục tiêu chuẩn kỹ thuật và chính sách an toàn môi trường của Ngân hàng Thế Giới.

Dự án dựa trên phương pháp tiếp cận 4 lần nhằm giảm thiểu và giảm nhẹ các tác động môi trường và xã hội: 1) Tránh: phân tích phương án được coi là một trong những biện pháp giảm thiểu quan trọng nhất để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm tàng về môi trường và xã hội. Hạn chế thu hồi đất và tái định cư trong phạm vi có thể cũng là tiêu chí chính để lựa chọn tuyến trong nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tác động môi trường. 2) Kỹ thuật hiện đại cho thiết kế và xây dựng: Dự án được thiết kế và sẽ được thực hiện với kỹ thuật hiện đại.3) Kế hoạch giảm thiểu đồng bộ: EMP chi tiết đã được phát triển dựa trên trên báo cáo EIA. 4) Khung tuân thủ : giám sát và theo dõi nghiêm ngặt việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng.

Kế hoạch quản lý môi trường phải bao hàm các chính sách và thủ tục về môi trường đối với công tác truyền thông, báo cáo, đào tạo, giám sát và xem xét kế hoạch mà tất cả các cán bộ, tư vấn, giám sát viên, nhà thầu và các nhà thầu phụ phải tuân thủ thực hiên trong suốt giai đoạn tiền thi công và giai đoạn thi công của Dự án đường. Quá trình xây dựng đường tại các cộng đồng ở khu vực đô thị và bán đô thị, và dọc theo các khu đất canh tác phải có quy hoạch cụ thể và sự quản lý chặt chẽ đối với các tác động phát sinh từ quá trình thi công. Các tác động tiềm ẩn bao gồm: ô nhiễm kênh thủy lợi và đất canh tác; bụi, tiếng ồn phát sinh và các ảnh hưởng khác đối với các cộng đồng ở nông thôn; lưu lượng giao thông gia tăng trên đường dân sinh; công tác thi công trên và gần kênh mương và suối; sự có mặt của đông đảo công nhân thi công ở trong và gần các cộng đồng dân cư nông thôn; việc xả rác thải thi công.

Các tác động dài hạn khác chẳn g hạn gia tăng tiếng ồn do giao thông và việc thay đổi mục đích sử dụng đất cần được đề cập trong thiết kế dự án và quy hoạch cụ thể về sử dụng đất của Thành phố. Do đó, quản lý các tác động trong quá trình thi công là phần được đề cập chính trong Kế hoạch quản lý môi trường.

Hình 32 mô tả các hoạt động chủ yếu để triển khai các biện pháp giảm thiểu chi tiết dọc theo tuyến đường dự án. Các biện pháp giảm thiểu được: (i) đưa vào thiết kế dự án và do đó được đưa vào tính toán trong bảng kê khối lượng; hoặc (i i) được đưa vào tiêu chuẩn về môi trường cho Nhà thầu (tham khảo Kế hoạch quản lý môi trường). Ngoài ra, các biện pháp cụ thể tại công trường đã được xác định đối với các khu vực nhạy cảm dọc tuyến đường. Các loại biện pháp giảm thiểu bao gồm: cống bắc ngang kênh mương, tuyến kênh mương trong quá trình thi công, cầu bộ hành, cầu vượt, di dời trạm bơm tưới tiêu, dịch chuyển các mương thủy lợi.

Page 71: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

71

Bảng 18 tóm tắt các khu vực nhạy cảm và các hoạt động và biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tiền thi công và giai đoạn thi công trên những đoạn đường cụ thể. Các biện pháp giảm thiểu đã được lồng ghép trong chi tiết kỹ thuật môi trường cho Nhà thầu và quá trình thực hiện sẽ được giảm sát bởi nhóm giám sát môi trường và được coi là một phần của quá trình giám sát kỹ thuật thi công.

Những đơn vị tham gia vào quá trình thi công dự án bao gồm Ban quản lý dự án (PMU) – Sở Giao thông, Bộ phận quản lý môi trường của Ban Quản lý dự án và các kỹ sư giám sát môi trườn g tro ng n h ó m giám sát th i cô n g (CMC) v à Tư v ấn giám sát đ ộ c lập về môi trường (IMC).

Các biện pháp giảm thiểu sẽ đa dạng và phụ thuộc nhiều vào đặc thù vị trí tuyến, phương án thực hiện dự án cũng như năng lực của các bên tham gia. Các phương án giảm thiểu bao gồm cả phương án “quản lý” và “kỹ thuật”, được thực hiện bởi các bên liên quan. Về cơ bản, các tác động xấu có thể được giảm thiểu bởi: (1) Đưa ra nhiều biện pháp tích hợp vào thiết kế kỹ thuật của toàn bộ dự án, điều này có thể làm tăng ngân sách. (2) Thực hiện kế hoạch giảm thiểu tại khu vực thi công với sự tham gia của các bên liên quan. Kế hoạch này cần được lập và hoàn thành trước khi khởi công xây dựng. (Chi tiết xem tham khảo phần EMP trong Hình 18).

Các biện pháp giảm thiểu chính được thực hiện chủ yếu trên hầu hết các đoạn của tuyến đường đề xuất (km 0 – km 19+869). Bản đồ địa phương, thiết kế đường, GPS được sử dụng để xác định và định vị các vị trí trong các khu vực xã, phường như cơ sở hạ tầng, kênh mương thủy lợi, các khu vực canh tác, cánh đồng lúa, các nguồn nước, khu đất công, cống thoát nước, đê, … những vị trí bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thi công và vận hành đường. Các hướng dẫn giảm thiểu và các hoạt động chủ yếu được triển khai chủ yếu tại mỗi đoạn đường dự án. Hinh ảnh mỗi vị trí dọc theo tuyến cơ sở hạ tầng được lựa chọn vị trùng với thiết kế kỹ thuật được cho mỗi đoạn (Hình 32).

Cần lập chương trình giám sát và tần suất giám sát một cách phù hợp để có thể mô tả quá trình tổng thể của dự án, cũng như tác động ngắn hạn gây ra bởi các hoạt động thi công (Tham khảo Kế hoạch quản lý môi trường). Cụ thể hơn, chương trình quản lý môi trường cần được đưa vào như một phần quan trọng của kế hoạch quản lý môi trường, bao gồm:

- Xác định phạm vi thực của các tác động;

- Kiểm soát tác động phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án đă được nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Kiểm tra các tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường áp dụng cho dự án trong quá trình thi công.

- Kiểm tra, giám sát việc thực thi các giải pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công trên cơ sở báo cáo ĐTM đã thẩm định.

- Kiến nghị bổ sung tăng cường các biện pháp giảm thiểu khi các tác động phát sinh hoặc chưa được dự báo.

- Kiến nghị với Chủ dự án, phối hợp với tổ chức môi trường Trung ương và địa phương để giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của dự án.

- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn tiền thi công, giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành;

- Xác nhận các tác động dự kiến trong Đánh giá tác động môi trường.

Page 72: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

72

Bảng 18. Tóm tắt các đặc trưng của tuyến đường, vị trí chịu tác động và hoạt động giảm thiểu tác động.

Đoạn tuyến

Đặc trưng tuyến Các điểm ảnh hưởng cần quan tâm

Km 0 (xã Bắc Sơn) đến Km 2+100 (hết xã Lê Lợi)

Tuyến đi qua địa bàn các xã Bắc Sơn và Lê Lợi, đây là hai xã thuần nông ngoại thành thành phố Hải Phòng. Hai xã này có hiện trạng môi trường đặc thù của nông thôn Bắc Bộ với không khí trong lành, nước tại các con sông và kênh tưới tiêu chưa bị ô nhiễm, rác thải chưa được thu gom và vứt b ừa b ãi ở ruộng, bờ mương…

Tuyến đi qua chủ yếu là khu vực ruộng lúa và cắt một số kênh mương tưới tiêu nông nghiệp

- Tuyến đi qua các khu dân cư: Thôn 5 xã Bắc Sơn (Km 0+050) xã Bắc Sơn, Thôn Lương Quy xã Lê Lợi. Tuyến ngăn cách một số hộ dân thuộc thôn 5 với phần ruộng canh tác của mình nằm phía nam tuyến.

- Tuyến chủ yếu đi qua các khu vực ruộng lúa nông nghiệp và cắt qua các hệ thống tưới tiêu phục vụ cho các mục đích dân sinh. Do đó, một số khu vực ruộng sẽ có thể bị ảnh hưởng đến việc tưới tiêu.

- Tuyến cắt qua một số đường liên thôn với mật độ giao thông nhỏ, mặt đường rộng trung bình khoảng 3.5m.

- Tuyến vượt sông Rế (Km 0+700), Hai bên bờ sông chủ yếu là ruộng và ao. Có một số ít nhà cấp 4 (<10 hộ) nền móng yếu, nhà tạm nằm trên tuyến và trong phạm vi 50 mét xung quanh tuyến ngay sát vị trí Km0+700;

- Tuyến chia đôi các khu dân cư của xã Lê Lợi. Phía tây tuyến gồm các thôn: Tràng Duệ và Trạm Bạc, phía đông tuyến: Thôn Lương Quy.

- Tuyến sẽ chia cắt một phần hộ dân (thôn Lương Quy và Tràng Duệ) với khu vực canh tác của mình;

- Tuyến sẽ cắt qua một con mương tưới tiêu (km1+100) độ rộng khoảng 2m, con mương này nhận nước từ trạm bơm phía bắc tuyến cấp nước cho phần lớn ruộng của xã Lê lợi và một số phần ruộng của xã Đặng Cương;

- Tuyến cắt đường trục liên xã (km1+400) Đây là một trục đường quan trọng của địa phương. Toàn bộ cư dân thuộc thôn Tràng Duệ và Trạm Bạc sẽ đi theo con đường này để đến các khu vực hành chính của xã. Xung quanh đoạn giao cắt (Km1+400) trong phạm vi 100m chủ yếu là nhà mái bằng một tầng;

- Tại đoạn giao cắt trên, cách tuyến khoảng 30 m về phía đông có trường THPT Lê Lợi nằm mặt đường trục liên xã và 20 m về phía tây có kênh A n Kim Hải chạy dọc theo đường trục liên xã;

- Tuyến cắt ngang đường liên thôn chính (km 1+700) phục vụ cho dân cư thông Lương Quy đi ra đường dọc kênh AKH;

- Tuyến chạy sát dọc theo kênh An Kim Hải (km 1+880).

Km 2+100 đến

Tuyến đi qua địa bàn xã Đặng Cương, đây là xã thuần nông ngoại thành

- Tuyến chủ yếu đi qua các khu vực ruộng lúa nông nghiệp và hệ thống thủy lợi làm phát sinh các vấn đề về

Page 73: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

73

Đoạn tuyến

Đặc trưng tuyến Các điểm ảnh hưởng cần quan tâm

Km 5+500

(từ đầu xã Đặng Cương đến cuối xã Đặng Cương)

thành phố Hải Phòng. Môi trường của xã Đặng Cương mang đặc thù của nông thôn Bắc Bộ với không khí trong lành, nước tại các con sông và kênh tưới tiêu chưa bị ô nhiễm, rác thải chưa được thu gom và vứt b ừa b ãi ở ruộng, bờ mương, trong vườn….

thủy lợi/thoát nước tới một số khu canh tác;

- Tuyến chia đôi xã Đặng Cương thành hai phần chạy dọc theo ranh giới củ a h ai làn g Tri Yếu v à Đồ ng Dụ . Các thôn: Tự Lập, Dân Hạnh, Hòa Nhất nằm ở phía bắc tuyến, các thôn: Đoàn Tiến, Chiến Thắng, Đồng Quang, Nhất Trí nằm ở phía nam tuyến. Thuận lợi là, tuyến đề xuất đi gần trùng với ranh giới hành chính của 2 thôn độc lập trước khi sát nhập thành xã Đặng Cương. Do đó, không tạo nên nhiều sự xáo trộn về sự gắn kết xã hội của cộng đồng dân cư;

- Các thôn Tự Lập, Dân Hạnh, Hòa Nhất sẽ bị chia cắt với khu vực hành chính xã Đặng Cương;

- Tuyến cắt qua các thôn: Thôn Chiến Thắng (Km2+700), Thôn Tự Lập (Km3+700), thôn Hòa Nhất (4+350), thôn Đoàn Tiến (Km3+300); - Tuyến cắt một số mương đất phục vụ nông nghiệp và thoát nước dân của toàn xã, đặc biệt tại Km2+100, Km2+800, Km2+550, Km3+150, Km3+980, Km5+100;

- Tuyến cắt qua mương An Kim Hải ở Km 4+800;

- Tuyến cắt qua một số đường liên thôn, lưu ý tại các điểm cắt: Km4+360 đây là đường liên thôn phục vụ cho dân cư thôn Hòa Nhất đi ra đường ven kênh An Kim Hải;

- Tuyến cắt qua 02 trục đường liên xã tại Km3+680 (đường phục vụ chính cho dân cư thôn Tự lập, Dân Hạnh, Hòa Nhất đến các khu vực hành chính xã) và Km 4+820(đường ven kênh An Kim Hải);

- Tuyến cắt qua đường 351;

- Tuyến đi gần Trường THCS Đặng Cương;

- Tuyến đi qua giữa 2 cột điện cao thế 220 V tại Km5+300 với khoảng tĩnh không là 19m và chiều cao cột là 36m.

Km5+550 đến Km9+500

(Đoạn tuyến nằm giữa 2 xã Đồng

Tuyến đi qua địa bàn các xã Hồng Thái và Đồng Thái, đây là hai xã thuần nông ngoại thành thành phố Hải Phòng. Hai xã này có hiện trạng môi trường đặc thù của nông thôn Bắc Bộ với không khí trong lành, nước tại các con sông và kênh tưới tiêu chưa bị ô nhiễm, rác thải không được thu gom và vứt bừa

- Tuyến chủ yếu đi qua các khu vực ruộng lúa nông nghiệp và cắt qua các hệ thống tưới tiêu phục vụ cho các mục đích dân sinh. Do đó, Rất có thể một số khu vực ruộng sẽ bị ảnh hưởng đến việc tưới tiêu nông nghiệp.

- Tuyến đi qua hai xã Hồng Thái và Đồng Thái;

- Tuyến đi qua rìa phía nam của thôn Hy Tái Km5+550 (xã Hồng Thái);

- Tuyến cắt một số mương đất phục vụ nông nghiệp và thoát nước của hai xã tại các vị trí Km 5+500, Km5+900, Km6+780, Km8+330, Km8+770.

Page 74: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

74

Đoạn tuyến

Đặc trưng tuyến Các điểm ảnh hưởng cần quan tâm

Thái – Hồng Thái)

bãi ở ruộng, bờ mương…

Tuyến chạy gần như trùng với danh giới giữa hai xã Hồng Thái và Đồng Thái, tuyến sẽ là giải danh giới tách rời hai xã.

- Tuyến cắt qua một số đường liên thôn với mật độ giao thông nhỏ, mặt đường rộng trung bình khoảng 3.5m. Lưu ý điểm giao cắt tại Km7+150 là đường liên xã giữa Đồng Thái và Hồng Thái;

- Tuyến cắt qua đường điện cao thế 220 V tại Km8+140 với tĩnh không 19m, chiều cao cột là 40m. Phải di dời 01 cột điện;

- Tuyến đi sát đến khu vực nghĩa trang Hoàng Mai của xã Đồng Thái;

- Tuyến vượt sông Lạch Tray tại Km9+400.

Km9+500 đến Km10+980

(Phường Quán Trữ và Đồng Hòa)

Tuyến đi qua hai Phường Quán Trữ và Đồng Hòa đây là hai phường nằm trong nội thị thành phố Hải Phòng tuy nhiên có sự khác biệt lớn về kinh tế xã hội cũng như môi trường. Trong khi Phường Quán Trữ mang khá rõ nét đặc trưng của một khu đô thị như kinh tế công nghiệp và dịch vụ, bắt đầu bị ô nhiễm bụi tại một số khu vực ven đường giao thông, nước mặt bị ô nhiễm do nước thải của khu công nghiệp… thì Phường Đồng Hòa lại có nét của một Phường thuần nông khi phần lớn người dân phường Đồng Hòa vẫn trồng lúa, môi trường không khí và nước chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, phần lớn đất ruộng thuộc phường Đồng Hòa đang được quy hoạch chuyển đổi thành trường học và khu đô thị mới…

Tuyến sẽ vượt sông Lạch Tray và giao với đường Trường Chinh (đường giao thông chính của Hải Phòng với mật độ tham gia giao thông cao)

- Tuyến chủ yếu đi qua các khu vực ruộng lúa và hệ thống tưới tiêu trên địa bàn xã Đồng Hoà. Một số khu vực ruộng có thể bị ảnh hưởng đến việc tưới tiêu nông nghiệp;

- Tuyến đi qua Phường Quán Trữ, Phường Đồng Hòa;

- Tuyến cắt qua các khu dân cư số 4 (Km9+500) phường Quán Trữ dọc đường Trường Chinh, Khu dân cư số 4 (Km9+650), Khu dân cư số 5 (Km10+960) thuộc phường Đồng Hòa;

- Tuyến cắt một số mương đất phục vụ nông nghiệp và thoát nước, đặc biệt là kênh thủy lợi và thoát nước chính tại Km 10+450 là mương thoát nước chính đổ vào cống Kết;

- Tuyến cắt qua ba trục đường chính của Phường Đồng Hòa:

* Đường Đồng Tâm (km10+040) - đường trục nội bộ kết nối cụm 2 đi về phía cụm 4 và ngược lại;

* Đường Cầu Phao (Km10+450) - đường giao thông chính phục vụ cho khu vực Đa Phúc, huyện Kiến Thụy đi lên;

- Tuyến đi gần khu nghĩa địa xã Đồng Hoà (Km10+520).

Page 75: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

75

Đoạn tuyến

Đặc trưng tuyến Các điểm ảnh hưởng cần quan tâm

Km10+980 đến Km14+020

(Phường Vĩnh Niệm)

Tuyến đi qua Phường Vĩnh Niệm, đây là Phường có tốc độ đô thị hóa nhanh với những thay đổi về môi trường:

* Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng lớn (từ mục đích nông nghiệp sang đất ở).

* Chất lượng nước mặt bị ô nhiễm do nước thải tại khu công nghiệp Vĩnh Niệm và nước thải sinh hoạt của người dân.

* Không khí bị ô nhiễm tại một số khu dân cư ven đường giao thông;

Tuyến đi qua khu vực bãi bồi ven sông, ao sú hoang;

Tuyến cắt qua một số khu vực đất đang làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Tuyến đi qua một số khu vực như (i) khu vực ao nuôi trồng thủy sản; (ii) các khu vực đất nông nghiệp đang được tiến hành các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng (km11+200 đến Km12+300) ; (iii) phía nam của khu dân cư số 4 (km12+500); (iv) khu dân cư mới (km12+610) – phường Vĩnh Niệm; (v) khu vực đất tạm thời đang bị bỏ hoang thuộc sự quản lý của phường Vĩnh Niệm (km13 đến km13+200).

- Tuyến cắt qua đê và Sông Lạch Tray (Km11+100);

- Tuyến đi qua khu vực bãi bồi ven sông (Km11+200), đây là khu vực gồm rất nhiều ao sú hoang;

- Tuyến cắt đường quy hoạch của phường Vĩnh Niệm (Km12+100), đường này nối tuyến với đường Nguyễn Văn Linh sẽ được thi công sau này;

- Tuyến cắt đường Hồ Sen – Cầu Rào 2 đang thi công tại Km13+300;

- Tuyến cắt mộ t đ ường ng ách của đ ường Thiên Lôi (Km12+600) phục vụ dân cư khu số 4 và khu dân cư mới đi ra đường Thiên Lôi, các cơ quan Hành chính phường Vĩnh Niệm và Trung tâm Hải Phòng;

- Tuyến cắt qua mương đất (rộng 12m) (Km12+220) là nhánh của con mương thoát nước Tây Nam, thoát nước chính cho Phường Vĩnh Niệm;

- Tuyến cắt qua một phần nghĩa địa Gốc Găng của Phường Vĩnh Niệm (km12+240);

- Tuyến cắt qua cống Ba Tổng là cống thoát nước thải của Thành Phố ra sông Lạch tray (km14+020);

Km14+020 đến Km 15+500

(Phường Đằng Giang và Cát Bi)

Tuyến chạy qua địa giới của các Phường Đằng Giang và Cát Bi. đây là hai phường nằm trong nội thị thành phố Hải Phòng. Hai phường đều có hệ thống đường giao thông dày trên địa bàn nên chất lượng không khí không được tốt bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

Tuyến chạy sát đê sông Lạch tray và một đoạn đê sẽ phải bị thay đổi.

- Tuyến hầu như không chạy vào khu dân cư;

- Tuyến chạy uốn theo sông Lạch Chay, đi qua một số khu vực kinh doanh và khai thác vật liệu xây dựng;

- Tuyến cắt đi sát mặt sau bến xe cầu rào từ Km14+334 đến Km14+500; - Tuyến chui qua dưới chân móng của Cầu Rào (Km14+500);

- Một phần tuyến chạy uốn trên đê sông Lạch tray và một phần chạy song song với đê;

- Tuyến chạy chui vào giữa hồ điều hòa cát bi và đê sông Lạch Tray;

- Tuyến cắt qua cống thông giữa Hồ Cát Bi và Sông Lạch Tray (Km15+400).

Page 76: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

76

Đoạn tuyến

Đặc trưng tuyến Các điểm ảnh hưởng cần quan tâm

Km15+500 đến Km17+750

(Phường Cát Bi và Thành Tô)

Tuyến đi qua địa giới của các Phường Cát Bi, Thành Tô. Môi trường không khí và nước quanh khu vực dự án đi qua chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm;

Tuyến đường chạy trùng lên một phần của tuyến đê;

Tuyến đường nằm giữa hồ điều hòa Cát bi và sông Lạch Tray;

Phần lớn tuyến chạy qua đất thuộc quản lý của Bộ Quốc Phòng.

- Tuyến đi qua một phần đất Quốc Phòng;

- Tuyến hầu như chỉ chạy qua ao nước, ruộng rau và cánh đồng trồng hoa;

- Tuyến cắt đường Cát bi (Km16+800) tuyến đường đi ra sân bay Cát Bi;

Km17+750 đến 19+869

(Phường Đằng Hải và Nam Hải)

Tuyến đi qua Phường Đằng Hải và Nam Hải với những đặc điểm sau:

* Hai phường này chỉ bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các khu vực dọc theo đường giao thông chính của phường;

* Các phường mới được thành lập từ các xã, do đó, chất lượng không khí được duy trì tốt;

* Chất lượng nước mặt đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt dân sinh;

Tuyến giao với đường Lê Hồng Phong và đi qua các khu dân cư đông đúc.

- Tuyến cắt qua ngã tư đường Lê Hồng Phong-Ngô Gia Tự (km17+820). Tuyến đường Ngô Gia Tự (thuộc phường Đằng Hải) là một trong những trục chính chuyên chở rác thải từ khu vực nội thị ra bãi rác Tràng Cát.

- Tuyến đi qua toàn bộ trạm bơm (km19+147) phục vụ tưới thủy lợi cho các cánh đồng hoa của phường Nam Hải, Đằng Hải và cắt qua một số khu vực ruộng trồng hoa.

- Tuyến đi qua hai khu vực dân cư đông đúc: Khu dân cư Lũng Đông (Km18+450) của phường Đằng Hải, Khu dân cư số 4 (Km19+400) của phường Nam Hải.

- Tuyến cắt qua khu tái định cư mới của hai dự án (Km17+950): Khu hành chính quận Hải An và đường Ngã 5 Cát Bi.

- Khu vực nằm giữa tuyến dự kiến và khu đô thị mới của phường Đằng Hải có nguy cơ bị ngập úng nếu hệ thống thoát nước của khu vực này không được hoàn thiện trước khi tuyến hoàn thành (Km18+600 đến Km18+850) - Tuyến cắt qua một số đường liên phường, lưu ý các điểm giao cắt hai trục đường chính phục vụ dân sinh là đường Đằng Hải (Km18+600) và đường Nam Phong (Km19+390).

- Tuyến cắt qua một số đường quy hoạch của Thành Phố nhưng chưa được thi công (Km18+850; Km19+390).

- Điểm cuối của tuyến nối với đường trục quận Hải An (Km 19+869) đang được thi công

Page 77: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

77

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1 HIỆN TRẠNG - Tuyến cắt qua 1 đoạn kênh phục vụ cho khu vực ruộng

lúa xung quanh, cần bổ sung trong thiết kế - Khu vực này có một số cụm dân cư nằm sát tuyến

đường - Sông Rế có chất lượng nước tốt, cung cấp cho hệ thống

thủy lợi của khu vực, không có hoạt động giao thông thủy hay nuôi trồng thủy sản

Vị trí lắp cầu bộ hành

Mương bị giao cắt, cần làm cống thay thế

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Xây dựng biện pháp thi công phù hợp với

điều kiện mùa vụ, giảm ảnh hưởng đến mùa màng. Trong trường hợp tính toán lợi ích, có thể tiến hành đền bù diện tích lúa quanh tuyến (do diện tích còn lại nhỏ) để có mặt bằng thi công thuận lợi hơn, đạt tiến độ và giảm chi phí.

- Cần nghiên cứu lịch mùa vụ, cùng địa phương xây dựng phương án dẫn nước tạm thời, đảm bảo tưới tiêu.

- Khi thi công cầu qua sông, cần chú ý thiết lập hệ thống thu gom nước thải công trường. Tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xả thải trực tiếp xuống sông.

Sông Rế

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

- Một số hộ dân (không nằm trong diện giải toả) chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí và tiếng ồn, cần bổ sung hàng rào cây xanh cho các công trình này.

- Các hộ dân này cũng bị chia cắt, nếu chỉ làm cầu bộ hành thì đi lại sẽ khó khăn, nên làm đường nối lên QL10.

- Phần diện tích lúa canh tác còn lại (bị cô lập bởi tuyến đường không lớn), nên sớm sắp xếp chuyển đổi mục đích sử dụng, thay thế diện tích đất khác cho người dân canh tác.

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 0 đến Km 0+800

Hình 32. Các biện pháp giảm nhẹ

Page 78: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

78

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N2

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG TRÊN RUỘNG LÚA: - Cần nghiên cứu lịch mùa vụ, thảo luận với địa phương về kế

hoạch dẫn nước khi thi công, công trình cống dẫn nước nên ưu tiên thực hiện trước.

- Duy trì đường t ạm ở vị trí tiếp giáp với trại gà để người dân có thể đi làm đồng ở khu vực ruộng phía bắc tuyến

- Phân đoan này nên thực hiện sau phân đoạn 1, để sử dụng trực tiếp tuyến phân đoạn 1 làm đường công vụ (hướng QL10 qua sông Rế)

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG TRÊN VỊ TRÍ GIAO CẮT DÂN SINH

- Đây là vị trí có mật độ dân cư cao, cần chú ý các biện pháp an toàn giao thông, rào chắn biển báo đèn hiệu đầy đủ.

- Cần thiết lập đường tạm đi vòng qua vị trí giao cắt. - Hạn chế các hoạt động cơ giới vào giờ cao điểm (do gần

trường học và khu hành chính xã).

Trường tiểu học Lê Lợi

Mương bị giao cắt cần thay thế bằng cống hộp

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Vị trí ngã tư giao cắt ngay gần khu vực có mật độ

dân cư cao, cần duy trì hệ thống biển báo trong giờ cao điểm

- Tăng cương tuyên truyền an toàn giao thông tại khu vực này.

- Trường tiểu học Lê Lợi nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, cần bổ sung giải pháp kỹ thuật (trồng cây) có tán rộng để che chắn.

- Chú ý bổ sung công trình bể sơ lắng tại 2 đầu cống qua đường, giảm nguy cơ bị tắc nghẽn cống, gây khó khăn trong vận hành bảo dưỡng.

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 0+800 đến Km 1+780

Page 79: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

79

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N3 HIỆN TRẠNG

- Đoạn tuyến chủ yếu đi qua khu vực đổng ruộng, mật độ dân cư thưa thớt (tập trung chủ yếu ở phần đầu phân đoạn tuyến). Tuyến cắt vào một số mương và đường dân sinh nên cần phải nghiên cứu bổ sung các phương án thay thế trong quá trình thiết kế.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Xây dựng kế hoạch thi công phù hợp với lịch mùa vụ của địa phương và đảm bảo có hệ thống dẫn dòng

tạm thời đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống thủy lợi. - Phần đầu phân đoạn tuyến, cần đảm bảo thiết lập đường tạm để người dân sống ở phía Bắc tuyến đường

không bị phân cắt, duy trì được kết nối giao thông trên trục đường dọc mương An Kim Hải (trục chính của địa phương).

- Đường công vụ nên sử dụng theo hướng từ QL10 và đi dọc theo tuyến. - Đoạn tuyến gần mương An Kim Hải, cần có công tác quản lý nước thải/rác thải công trường, ngăn cấm

các trường hợp xả thải trực tiếp xuống mương. - Đây là khu vực trống trải, có thể thiết lập trạm trộn, lán trại nhưng cần phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu

về quản lý công trường, tiêu chuẩn xả thải

Vị trí cần thiết lập đường dân sinh và mương thoát nước dân sinh

Mương đất bị tuyến cắt qua, cần thiết kế cống và cải mương thay thế

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Đảm bảo hệ thống biển báo an toàn tại khu vực giao cắt đường dân sinh. - Thiết lập dải cây xanh tại khu vực đầu phân đoạn, gần cụm dân cư để đảm bảo

giảm thiểu bụi/tiếng ồn. - Nghiên cứu thiết lập quy hoạch phát triển đô thị dọc tuyến đường, sớm công bố

để ổn định kế hoạch sản xuất, canh tác của nhân dân. Một số phần diện tích ruộng còn lại quá nhỏ nên được xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng

Mương đất bị tuyến cắt qua, cần thiết kế cống và cải mương thay thế

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 1+780 đến Km 2+920

Page 80: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

80

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N4

HIỆN TRẠNG - Tuyến chủ yếu đi qua khu vực đồng ruộng, nhưng có giao cắt với 2 tuyến đường dân sinh quan trọng. - Gần cuối phân đoạn tuyến giao cắt qua trục giao thông liên xã và gần kề với khu hành chính của xã.

Mương bị giao cắt cần đặt cống thay thế

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:

- Ngoài những đảm bảo về mặt duy trì hệ thống tưới tiêu trên các phân đoạn tuyến đi qua ruộng, Nhà thầu cần xây dựng kế hoạch giảm thiểu chi tiết khi thi công tại khu vực hành chính xã, ví dụ như: hạn chế thi công vào giờ cao điểm, tăng cường các biện pháp giảm bụi, giảm ồn, đảm bảo thiết lập hệ thống rào chắn, biển báo xung quanh công trường, gần kề tuyến đường dân sinh.

- Tham khảo ý kiến địa phương để tránh thi công vào thời điểm hoạt động lễ hội của miếu Đức Thánh Niệm (kề cận tuyến dự án). CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH

VẬN HÀNH - Đảm bảo hệ thống biển báo đèn hiệu

tại khu vực giao cắt với khu hành chính xã

- Triển khai các chương trình truyền thông về an toàn giao thông trên địa bàn xã, ưu tiên thực hiện tại trường học.

- Chú ý lồng ghép biện pháp giảm ồn tại công trình đền gần kề tuyến đường (xây tường bao, lập rải cây xanh cần thiết), bao gồm khu hành chính xã, miến Đức Thánh Niệm

Khu vực trung tâm hành chính xã

Vị trí giao cắt với trục đường dân sinh

Cống và đường dân sinh bị giao cắt

Miếu Đức Thánh Niệm

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 2+920 đến Km 4+60

Page 81: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

81

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N5

Giao cắt với đường mương An Kim Hải

Đoạn tuyến đi qua khu vực dân cư, phân cắt vào đường dân sinh CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:

- Thiết lập hệ thống rào chắn công trường đầy đủ, bố trí cán bộ phân luồng giao thông

- Các vị trí nút giao cần thiết lập hệ thống đường tạm và thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, tưới nước giảm bụi.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH: - Thiết lập đầy đủ hệ thống biển báo, đèn hiệu - Lập hàng rào cây xanh có tán rộng dọc đoạn tuyến

này, đảm bảo giảm bụi, ồn cho khu vực dân cư - Bổ sung cầu bộ hành tại phân đoạn này

Đoạn tuyến cắt qua mương An Kim Hải và 1 mương đất vuông góc đường 351, đi dưới đường dây điện cao thế. CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:

- Đảm bảo duy trì hoạt động của hệ thống tưới tiêu, nghiêm cấm xả thải trực tiếp nước thải, rác thải xuống các mương nước này

- Đặt vị trí kho bãi, trạm bảo dưỡng xe cách xa 100m so với mương nước.

- Độ võng của dây hiện trạng chỉ khoảng 8-10m so với mặt đất, cần kiểm tra điện từ trường, đảm bảo có cao độ thi công an toàn dưới tuyến điện cao thế.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HẠNH - Duy trì kiểm tra vị trí nút giao giữa đường dây điện và tuyến

đường, ngăn chặn nguy cơ phát sinh rủi ro trong mùa mưa bão.

Vị trí giao cắt với trục đường mương và tuyến đường điện cao

thế

Giao cắt với đường 351

Tuyến cắt qua tuyến đường 351 có mật độ giao thông cao, tuyến đường này có bán kính cong không ổn định và thường xảy ra tai nạn giao thông. CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:

- Lập hệ thống biển báo từ xa, bố trí cán bộ phân luồng giao thông

- Hạn chế sử dụng tuyến đường 351 làm đường công vụ. CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH:

- Thiết lập đầy đủ hệ thống biển báo, đèn hiệu, tốt nhất là nên bố trí đèn giao thông tại vị trí này.

- Lập hàng rào cây xanh có tán rộng dọc đoạn tuyến này, đảm bảo giảm bụi, ồn cho khu vực dân cư

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 4+60 đến Km 5+220

Page 82: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

82

`

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Tăng cường các biện pháp giảm ồn, hạn

chế thi công ngoài giờ hành chính (giờ nghỉ ngơi của nhân dân) tại khu vực gần khu dân cư

- Quá trình phát tán bụi, khí thải khi thi công có thể ảnh hưởng đến phần ruộng kề cận, nhà thầu cần chú ý kiểm kê và sẵn sang đền bù cho những thiệt hại phát sinh này.

HIỆN TRẠNG Đoạn tuyến đi qua góc phía ngoài của khu dân cư, một số hộ dân (không nằm trong diện giải toả sẽ bị cô lập) Diện tích ruộng lúa kề cận là khá nhỏ, một số lượng nhất đinh mương hiện trạng sẽ bị tuyến cắt qua, và cần thay thế bằng cống qua đường trong thiết kế.

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N6 Chùa Kiến Phong

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Sớm quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phần

ruộng còn lại ngay sát đầu tuyến (theo ý kiến tham vấn cộng đồng) vì sẽ rất khó khăn trong quá trình vận hành bảo dưỡng hệ thống cống, đảm bảo tưới tiêu cho phần ruộng này.

- Nghiên cứu giải pháp đường dân sinh cho 1 số hộ còn lại, có thể là 1 nút giao nhập hoặc đường dân sinh nối với đường 351 hoặc đường mương An Kim Hải

- Lập hàng rào cây xanh giảm ồn và ô nhiễm không khí cho cụm dân cư (thuộc thôn Hy Tái) và hướng chùa Kiến Phong.

Mương bị phân cắt

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 5+220 đến Km 6+365

Page 83: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

83

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 6+365 đến Km 7+455 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N7

Cụm dân cư

Mương đất đã không còn phục vụ tưới tiêu, có thể xem xét ko cần đặt cống tại đây

HIỆN TRẠNG - Tuyến chủ yếu đi trên khu vực ruộng

lúa, cách xa khu dân cư, gần trùng với ranh giới hành chính 2 xã Đ ồng Thái và Hồng Thái.

- Phần cuối phân đoạn, tuyến cắt qua đường dân sinh thuộc địa bàn thôn Xích Thổ

- Một số hộ dân (không thuộc diện di dời) sẽ ở khoảng cách gần (20m) so với lề đường.

- Chùa Tê Chử nằm gần tuyến đường sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG

- Tuân thủ các biện pháp giảm thiểu khi thi công trên khu vực đồng ruộng,chú ý về các yếu tố như: lịch mùa vụ, duy trì hệ thống dẫn nước tạm thời, đảm bảo tưới tiêu, đền bù nhanh chóng cho những ảnh hưởng phát sinh (ví dụ như chết lúa do khói bụi, nước thải công trường)

- Xem xét lựa chọn tuyến đường công vụ phù hợp, tốt nhất là sử dụng trực tiếp tuyến thi công làm tuyến công vụ, đường ậ tải là đ ờ thủ

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

- Thiết lập hàng rào cây xanh để đảm bảo giảm mức ồn đạt tiêu chuẩn cho phép đối với cụm dân cư sát tuyến và chùa Tê Chử

- Thiết lập hệ thống biển báo tại vị trí giao cắt với đường dân sinh.

Đoạn đầu của mương bị phân cắt

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 6+365 đến Km 7+455

Page 84: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

84

CHÚ Ý QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu chính khi thi

công trên khu vực ruộng lúa: dẫn nước tạm thời đảm bảo tưới tiêu tại các vị trí phân cắt, xắp xếp kế hoạch thi công phù hợp với lịch mùa vụ,

- Nên ưu tiên thi công từ vị trí này trước, làm đường công vụ phục vụ những đoạn tuyến trước đó (N5-N7)

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – N8

Chùa Hoàng Mai – điểm nhạy cảm

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N8 HIỆN TRẠNG

- Tuyến chủ yếu đi qua ruộng lúa, cách xa cụm dân cư chính. Chỉ có 1 số hộ dân nhỏ lẻ nằm gần sát tuyến đương.

- Tại phân đoạn cuối, tuyến đi sát vào ven sông, gần chùa Hoàng Mai, nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn khi tuyến đi vào vận hành.

Mương bị giao cắt, thay thế bằng cống

Đường trên đê sông, trục giao thông tương lai

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Thiết lập hàng rào xanh nhằm giảm ô nhiễm bụi

và tiếng ồn đối với đoạn tuyến gần khu vực chùa Hoàng Mai và cụm dân cư sắp quy hoạch Tân Đề (liền kề chùa).

- Phần ruộng lúa chân đê phía cuối đoạn tuyến (hiện trạng năng suất không cao) có diện tích còn lại quá nhỏ, nên sớm lập phương án quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng (ý kiến tham vấn cộng đồng).

Đường trên đê sông, trục giao thông tương lai

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 7+455 đến Km 8+565

Page 85: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

85

HIỆN TRẠNG - Toàn bộ phần tuyến đi phía

bên trái sông là ruộng lúa nằm sát chân đê.

- Phân đoạn cầu qua đường Trường Chinh có mật độ dân cư và giao thông lớn, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thi công

- Đoạn sông Lạch Tray này có mật độ giao thông thủy qua lại khá tấp nập.

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N9

Tuyến đường dây cao áp 110kV mà tuyến đi qua

CHÚ Ý TRONG QÚA TRÌNH THI CÔNG - Đoạn tuyến đi qua ruộng có nhiều thuận lợi về mặt bằng, quá trình thi công cần chú ý thu gom nước

thải công trường, che chắn bụi tại các vị trí gần khu vực ao nuôi trồng thủy sản (sát chân đê). - Thi công cầu cần chú ý đảm bảo các vấn đề an toàn giao thông thuỷ - Kiểm soát ô nhiễm nước mặt - Kiểm tra an toàn thi công trên cao, đặc biệt là an toàn điện ở đoạn tuyến đi qua đường dây 110kV - Phân luồng giao thông, bố trí cán bộ phân phối giao thông (vị trí này nên có sự tham gia của lực

lượng công an giao thông), đảm bảo an toàn trong quá trình thi công - Ưu tiên thiết lập kho bãi tập kết hợp lý, đặc biệt là khu vực chưa xăng dầu, khu bảo dưỡng xe-máy

thi công cần tránh xa sông tối thiểu 100m.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

- Kiểm tra thường xuyên độ võng của dây thuộc tuyến 110kV mà tuyến đi qua, hạn chế nguy cơ phát sinh rủi ro trong mùa mưa bão.

- Quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho phần đất ruộng sát chân đê (có diện tích nhỏ) sát chân đê giảm chi

- Xem xét quy hoạch không gian phần dưới gầm cầu, tốt nhất nên xây dựng vườn hoa,, nơi để xe công cộng, ngắn chặn tình trạng lấn chiếm làm nơi buôn bán.

Giao thông thuỷ trên sông Lạch Tray

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 8+565 đến Km 9+765

Page 86: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

86

Đường liên thôn

Kênh tưới tiêu

Kênh tưới

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 9+765 đến Km 10+980

Các vấn đề cần quan tâm - Hệ thống tưới tiêu nước phục vụ nông nghiệp; - Nút giao cắt với tuyến đường liên thôn;

HIỆN TRẠNG - Phân đoạn tuyến đường nằm trong khu dân cư phường Đồng Hòa, trường cao đẳng Hàng Hải và khu canh tác nông nghiệp

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, ồn, ùn tắc giao thông tới khu vực dân cư, trường học lân cận tuyến đường; - Đảm bảo cấp nước mùa vụ cho cây trồng trong khu canh tác nông nghiệp; - Lắp đặt hệ thống biển báo công trường, an toàn thi công trên những nút giao cắt;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Hoàn trả hệ thống kênh, cống qua đường để đảm bảo tưới tiêu nước cho nông nghiệp; - Lắp đặt hệ thống biển báo an toàn giao thông tại các nút giao cắt với đường nội bộ khu vực; - Cần thực hiện các biện pháp chống ồn cho trường học, nhà thờ Lãm Khê.

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N10

Page 87: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

87

Phân đoạn tuyến đường dự án

Km 10+980 đến Km 11+965

HIỆN TRẠNG - Tuyến đường nằm trong khu vực dân cư, bãi sông Lạch Tray và khu vực ao nuôi, đầm canh tác cây ăn quả (chuối, dừa) và cây lấy gỗ (bạch đàn) - Tuyến đường đi qua khu dân cư số 5, phường Đồng Hòa, sông Lạch Tray (bởi cầu Niệm 2) và khu ao nuôi, khu trồng cây ăn quả và bạch đàn;

Các vấn đề cần quan tâm - Hệ thống cấp nước phục vụ ao nuôi thủy sản bị chia cắt; - Bụi, ồn phát sinh trong quá trình thi công tuyến đường qua khu dân cư số 5, phường Đồng Hòa; - Tuyến đường vận chuyển vật liệu: theo đường đê hoặc đường thủy; và hệ thống đường nội bộ khu vực; - Thảm thực vật, không gian xanh của khu vực canh tác bãi sông bị ảnh hưởng;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Vận chuyển vật liệu phục vụ thi công bằng đường thủy cần tuân thủ các biện pháp an toàn giao thông thủy, tránh va chạm tàu. Bãi neo đậu cần có đầy đủ các biển báo và thiết bị an toàn cần thiết khác; - Các phương tiện vận chuyển vật liệu phục vụ thi công cần được xem xét giới hạn tải trọng, tránh phá hỏng kết cấu đê hiện trạng khi vận chuyển vật liệu dọc tuyến đê; - Đảm bảo cấp nước mùa vụ cho các ao nuôi thủy sản; - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng bụi, ồn tới khu dân cư; - Chất thải, đất thải phát sinh trong quá trình thi công, các hoạt động thi công cần được kiểm soát, tránh gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới khu ao nuôi, nhà dân lân cận tuyến đường dự án; và sông Lạch Tray;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Hệ thống biển báo an toàn giao thông được lắp đặt tại các nút giao cắt với đường nội bộ và các nút giao nhập với đường đê hai bên bờ sông; - Bố trí cây xanh ven đường dự án để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, ồn tới những khu vực dân cư lân cận và không gian xanh của hệ thống ao nuôi, cây trồng khu vực bãi sông; - Bố trí cống qua đường, đảm bảo cấp nước cho hệ thống ao nuôi, cây trồng của khu vực bãi sông;

Khu ao nuôi, vườn cây ăn quả

Khu ao nuôi, vườn cây ăn quả

Kênh cấp nước từ sông Lạch Tray

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N11

Page 88: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

88

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 11+965 đến Km 13+170

HIỆN TRẠNG - Tuyến đường nằm trong khu vực ao nuôi thủy sản, vườn cây ăn quả và một số khu dân cư quanh tuyến đê sông; - Tuyến đường đi qua 2 tuyến đường quy hoạch chưa thi công, cắt qua hệ thống kênh đất, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, trạm biến áp, khu nghĩa trang Gốc Găng và khu đất hoang chỉ gồm cỏ bông lau;

Các vấn đề cần quan tâm - Kênh đất phục vụ tưới tiêu nước cho các ao nuôi thủy sản, một số cây hoa màu bị chia cắt; - Tuyến đường vận chuyển vật liệu: theo đường đê hoặc đường thủy và hệ thống đường nội bộ khu vực;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Vận chuyển vật liệu phục vụ thi công bằng đường thủy cần tuân thủ các biện pháp an toàn giao thông thủy, tránh va chạm tàu. Bãi neo đậu cần có đầy đủ các bi ển báo và thiết bị an toàn cần thiết khác; - Các phương tiện vận chuyển vật liệu phục vụ thi công dọc tuyến đê không trùng với tuyến đường cần được xem xét giới hạn tải trọng, tránh phá hỏng kết cấu đê hiện trạng; - Đảm bảo cấp nước mùa vụ cho các ao nuôi, khu canh tác hoa màu; - Tránh ùn tắc giao thông khi thi công qua các tuyến đường nội bộ; - Việc di dời một số mộ khu nghĩa trang Gốc Găng cần được thông báo sớm, trước khi thi công để các hộ gia đình chủ động ngày giờ theo phong tục, văn hóa địa phương; - Chất thải, đất ô nhiễm tại đầm cỏ lau cần được kiểm soát, tập trung tại bãi thải theo quy định của thành phố;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Cống tưới tiêu qua đường được lắp đặt, đảm bảo tưới tiêu cho khu vực, tại vị trí tuyến đường cắt qua kênh đất; - Hệ thống biển báo an toàn giao thông được lắp đặt tại các nút giao cắt với đường nội bộ; - Bố trí cây xanh ven đường dự án để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, ồn tới những khu vực dân cư lân cận;

Bãi cỏ lau, đầm hoang

Đường liên thôn

Mương đất, nghĩa trang Gốc Găng

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N12

Page 89: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

89

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 13+170 đến Km 14+50

Hiện trạng - Tuyến đường nằm trong khu vực khu dân cư, các ao, đầm và doanh trại quân đội; - Tuyến đường đi qua tuyến đường quy hoạch đang thi công, các ao nuôi thủy sản và một vài khu canh tác nông nghiệp.

Các vấn đề cần quan tâm -Cống lấy nước vào kênh nội địa, lân cận Km14+50 bị chia cắt; - Tuyến đường, đê có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển vật liệu của khu khai thác, tập kết vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp ven sông, và khu vực sản xuất của các doanh nghiệp ven sông; - Tuyến đường vận chuyển vật liệu: theo đường đê hoặc đường thủy hoặc đường đang thi công;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Vận chuyển vật liệu phục vụ thi công bằng đường thủy cần tuân thủ các biện pháp an toàn giao thông thủy, tránh va chạm tàu. Bãi neo đậu cần có đầy đủ các biển báo và thiết bị an toàn cần thiết khác; - Các phương tiện vận chuyển vật liệu phục vụ thi công dọc tuyến đê không trùng với tuyến đường cần được xem xét giới hạn tải trọng, tránh phá hỏng kết cấu đê hiện trạng; - Các hoạt động thi công cần chú ý đến mực nước dâng do triều cường hoặc mùa lũ, tránh ảnh hưởng ngập lụt, hư hỏng công trình và trang thiết bị; - Cần đảm bảo cấp nước, tiêu thoát nước của cống, kênh tại Km 14+50;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Chính quyền địa phương cần có giải pháp quản lý rác thải trên sông từ khu dân cư, doanh nghiệp ven sông và từ các hoạt động xã hội tập trung ven đê khác; - Bãi khai thác, tập kết vật liệu của các doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo vệ môi trường nước, quản lý chặt chẽ các loại rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động, tránh ảnh hưởng tới khu vực lân cận như bồi lấp kênh dẫn, tiêu nước; - Cần bố trí biển báo an toàn giao thông tại các nút giao cắt, giao nhập với tuyến đường dự án, đặc biệt nút giao cắt của tuyến đường vận chuyển, khai thác vật liệu từ bãi sông của các doanh nghiệp; - Cần bố trí cây xanh ven đường dự án để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi, ồn tới những khu vực nhạy cảm trên đoạn tuyến như trường PTTH Lê Chân và khu dân cư tại đầu và cuối đoạn tuyến;

Nút giao cắt với đường đang thi công

Tuyến đường cắt qua ao nuôi và vườn cây

Kênh đất và cống điều tiết

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N13

Page 90: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

90

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 14+50 đến Km 15+240

HIỆN TRẠNG - Tuyến đường chạy dọc tuyến đê bao sông Lạch Tray. - Tuyến đường nằm giữa khu dân cư ven đê và bãi sông

Các vấn đề cần quan tâm - Thay đổi tim tuyến đê bao sông Lạch Tray; - Bụi, ồn, an toàn giao thông và an toàn thi công tại khu dân cư ven đê; - Tuyến đường đi qua vị trí chân cầu Rào; - Tuyến đường, đê có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển vật liệu của khu khai thác, tập kết vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp ven sông, và khu vực sản xuất của các doanh nghiệp ven sông;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Vận chuyển vật liệu phục vụ thi công bằng đường thủy cần tuân thủ các biện pháp an toàn giao thông thủy, tránh va chạm tàu. Bãi neo đậu cần có đầy đủ các biển báo và thiết bị an toàn cần thiết khác; - Cần có tường ngăn cách khu vực thi công và khu dân cư lân cận tuyến đê cũ, hồ điều hòa, đảm bảo an toàn thi công công trường, an toàn giao thông đường lân cận đê và giảm thiểu ảnh hưởng bụi, ồn tới khu dân cư lân cận; - Nước thải phát sinh trong quá trình thi công cần được quản lý chặt chẽ, tránh ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ điều hòa và sông Lạch Tray; - Các phương tiện vận chuyển vật liệu phục vụ thi công dọc tuyến đê không trùng với tuyến đường cần được xem xét giới hạn tải trọng, tránh phá hỏng kết cấu đê hiện trạng; - Các hoạt động thi công cần chú ý đến mực nước dâng do triều cường hoặc mùa lũ, tránh ảnh hưởng ngập lụt, hư hỏng công trình và trang thiết bị;

Các giải pháp an toàn trong giai đoạn thiết kế - Kết cấu đê được cứng hóa bằng bê tông cốt thép, mặt cắt thu gọn và tuyến đường nắn chỉnh cong trơn sẽ góp phần tăng cường khả năng thoát lũ và giảm nguy cơ xói lở; - Tuyến đường được bố trí bên dưới đường lên cầu Rào do đó, không ảnh hưởng đến giao thông trên cầu;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Chính quyền địa phương cần có giải pháp quản lý rác thải trên sông từ khu dân cư, doanh nghiệp ven sông và từ các hoạt động xã hội tập trung ven đê khác; - Bãi khai thác, tập kết vật liệu của các doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo vệ môi trường nước, quản lý chặt chẽ các loại rác thải phát sinh trong quá trình hoạt động, tránh ảnh hưởng tới khu vực lân cận như bồi lấp kênh dẫn, tiêu nước; - Cần bố trí biển báo giao thông thủy dọc tuyến đê, đoạn cong; - Cần bố trí biển báo an toàn giao thông và các thiết kế an toàn khác tại các nút giao cắt, giao nhập với tuyến đường dự án;

Bãi tập kết & khai thác vật liệu ven sông

Khu dân cư ven đê

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N14

Page 91: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

91

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 15+240 đến Km 16+580

HIỆN TRẠNG - Tuyến đường chạy dọc tuyến đê bao sông Lạch Tray, lân cận khu dân cư ven đê và hồ điều hòa Hải An (Cát Bi), đầm nuôi thủy sản và khu chung cư dọc đường 7-3, đoạn giữa đầm nuôi thủy sản và đường Cát Bi.

Các vấn đề cần quan tâm - Thay đổi tim tuyến đê bao sông Lạch Tray; - Bụi, ồn, an toàn giao thông và an toàn thi công tại khu dân cư ven đê và khu dân cư bên đường 7-3; - Khu vực ao, đầm nuôi thủy sản bị chia cắt; - Nguy cơ giảm chất lượng nước hồ điều hòa trong quá trình thi công;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Cần có biện pháp hạn chế bụi, ồn ảnh hưởng tới khu dân cư, đặc biệt khu dân cư ven đê; Biện pháp đề xuất dùng tường thép kín ngăn cách khu vực thi công và khu dân cư; khu vực thi công và hồ điều hòa; - Tuyến đường công vụ cần được chú ý đảm bảo an toàn giao thông, tránh bụi, ồn trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu; - Cần đảm bảo cấp nước mùa vụ cho khu vực ao, đầm nuôi thủy sản; - Lắp đặt biển báo công trường, an toàn giao thông tại nút giao với tuyến đường liên thôn; - Chú ý an toàn lao động cho công nhân tại khu vực ven đê phía sông, đặc biệt trong thời gian triều cường ban đêm.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Lắp đặt cống qua đường, đảm bảo cấp nước cho khu ao, đầm; - Trồng cây xanh ven đường, đoạn có đê và gần nhà dân ven đê, hồ điều hòa và gần khu dân cư cuối phân đoạn để giảm bụi, ồn của các loại xe vận hành trên đường; - Bố trí các biển báo an toàn giao thông tại nút giao nhập của đường bên hồ điều hòa;

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N15

Page 92: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

92

Phân đoạn tuyến đường dự án

Km 16+580 đến Km 17+600 HIỆN TRẠNG - Tuyến đường dự án nằm lân cận khu chung cư phường Thành Tô, khu dân cư và khu doanh trại quân đội; - Tuyến đường cắt qua cụm đường Cát Bi, đường Nguyễn Văn Hới; và 2 đường lân cận khu tại định cư Đằng Lâm; - Tuyến đường dự án cắt qua khu canh tác nông nghiệp (hoa màu) và thủy sản; và đoạn kênh đất.

Các vấn đề cần quan tâm - Nguy cơ ùn tắc giao thông tại các tuyến đường đã có như Nguyễn Văn Hới, đường Cát Bi; - Bụi, ồn và an toàn thi công, an toàn giao thông trong quá trình thi công, vận chuyển vật liệu, ảnh hưởng tới khu vực dân cư lân cận tuyến đường; - Kênh mương bị chia cắt, ảnh hưởng đến cấp nước cho nông nghiệp và các ao nuôi thủy san.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Kết hợp với các đơn vị quản lý giao thông đường bộ để tránh ùn tắc giao thông , có thể bằng phân luồng giao thông hợp lý, biển báo ngăn cách công trường; - Tuân thủ các điều kiện an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển vật liệu, an toàn thi công trong công trường; - Đảm bảo nhu cầu cấp nước, tiêu nước cho khu canh tác nông nghiệp, thủy sản của khu vực;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Lắp đặt hệ thống biển báo an toàn giao thông tại các nút giao tuyến đường dự án – Nguyễn Văn Hới – Cát Bi và nút giao nhập của đường Đằng Lâm; - Nắn chỉnh tuyến kênh đất và xây dựng tuyến cống qua đường tại vị trí Km17+390, đảm bảo cấp nước cho khu canh tác nông nghiệp, thủy sản

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N16

Page 93: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

93

Phân đoạn tuyến đường dự án

Km 17+600 đến Km 18+790

HIỆN TRẠNG - Tuyến đường qua các khu dân cư đô thị; cụm giao cắt Lê Hồng Phong – Ngô Gia Tự; khu canh tác nông nghiệp, hệ thống tuyến kênh đất; và đường Đằng Hải.

Các vấn đề cần quan tâm - Nguy cơ ùn tắc giao thông tại các tuyến đường đã có như Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tư, đường Đằng Hải; - Kênh tưới, tiêu bị chia cắt, vùng canh tác bị cô lập bởi tuyến đường; - Bụi, ồn và an toàn thi công, an toàn giao thông trong quá trình thi công, vận chuyển vật liệu

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Kết hợp với các đơn vị quản lý giao thông đường bộ để tránh ùn tắc giao thông , có thể bằng phân luồng giao thông hợp lý, biển báo ngăn cách công trường - Tuân thủ các điều kiện an toàn giao thông, an toàn thi công trong công trường - Đảm bảo nhu cầu cấp nước, tiêu nước cho khu canh tác nông nghiệp của vùng;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Bố trí đầy đủ các biển báo an toàn tại các nút giao cắt; - Xây dựng 4 cầu bộ hành tại điểm giao cắt với đường Lê Hồng Phong - Nắn chỉnh tuyến kênh tưới tiêu trên khu canh tác tại vị trí tuyến đường đi qua; bố trí cống qua đường tại Km18+330;

Kênh đất

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N17

Page 94: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

94

Phân đoạn tuyến đường dự án Km 18+790 đến Km 19+917 (cuối tuyến)

Kim Quang Tự

Trạm bơm tưới, cần được di dời

Đường liên thôn cắt ngang tuyến đường dự án

HIỆN TRẠNG - Tuyến đường qua khu dân cư, khu canh tác nông nghiệp (trồng hoa màu)

Các vấn đề cần quan tâm - Dịch chuyển vị trí trạm bơm; - Tuyến đường đi sát tường bao của Kim Quang Tự; - Tuyến đường cắt ngang đường liên thôn; - Bụi, ồn và an toàn trong quá trình thi công, vận chuyển vật liệu.

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG - Đảm bảo nhu cầu nước cho khu canh tác hoa màu, nuôi thủy sản; - Thực hiện các biện pháp an toàn giao thông (chất lượng xe, vận tốc khống chế, lưu lượng xe, tránh ảnh hưởng ùn tắc giao thông), an toàn công trường (hệ thống biển báo) và biện pháp giảm thiểu bụi, ồn tới dân cư ven đường;

CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH - Xây dựng tường bao cho các đình, chùa bị ảnh hưởng (Kim Quang Tự, Đình Sâm Bồ) để giảm thiểu tiếng ồn; - Cần nghiên cứu giải pháp cấp nước hợp lý cho khu canh tác hoa màu, nuôi thủy sản; - Lắp đặt hệ thống biển báo an toàn giao thông tại nút giao cắt giữa đường liên thôn và tuyến đường dự án

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N18

Page 95: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

95

Dự án bổ sung gần phường Vĩnh Niệm

Dự án đường Bắc Sơn - Nam Hải sẽ được thực hiện theo các biện pháp giảm thiểu và giảm nhẹ cụ thể liên quan đến các tác động dự kiến. Về cơ bản, các tác động tiềng năng vào đa dạng sinh học địa phương là không đáng kể do không có các khu vực bảo tồn các loài đang bị đe dọa dọc theo tuyến đường và các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, có một vùng đặc biệt tại khu vực ven sông Vĩnh Niệm tương tự như một vùng quê hài hoà với ao, đất trồng trọt, và khu vực rừng thứ cấp nhỏ (Hình 33). Khoảng không gian xanh này thu hút các loài chim khác nhau góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. B iện pháp giảm thiểu cho đoạn đường này đã được trình bày (Xem EMP). Tuy nhiên, theo kế hoạch tổng thể của địa phương phát triển cho các nhà chức trách tỉnh thì một dự án bổ sung như một sự bù đắp rất thú vị có thể được thực hiện tại khu vực này.

Các nhà phát triển nên theo đuổi các bù đắp đa dạng sinh học chỉ ở cuối các hệ thống cấp bậc giảm nhẹ, sau khi họ đã giảm và loại bỏ tác hại môi trường dư càng nh iều càng tốt. Các bù đắp đa dạng sinh học có thể được sử dụng để bù đắp cho tác động còn sót lại đối với đa dạng sinh học mà không thể được giảm thiểu tại chỗ và do đó cân bằng tác động của dự án.

Mỗi bù đắp phải chứng minh các kết quả bảo tồn có thể bổ sung, đo lường được. Trong khi các hoạt động bù đắp thích hợp sẽ khác nhau từ khu vực này đến khu vực khác, một loạt các can thiệp quản lý khác nhau về đất, nước ngọt, biển thường có thể liên quan đến bù đắp đa dạng sinh học, bao gồm: tăng cường các khu vực bảo vệ không có hiệu quả, các khu vực không được bảo vệ an toàn, giải quyết các nguyên nhân gây ra mất đa dạng sinh học, xây dựng hành lang đa dạng sinh học , vùng đệm, và quy hoạch các vùng biển hoặc nước ngọt.

Hình 33. khu vực Vĩnh Niệm cạnh Tuyến đường dự án

Khu vực ven sông Vĩnh Niệm không có trong danh sách được các khu vực ở bảo vệ Việt Nam. Khu vực ven sông Vĩnh Niệm rộng khoảng 208 ha, nằm giữa Km11+145 - Km13+990 của tuyến đường đề xuất.

Mặc dù vậy, dự án hiện tại không liên quan đến mất mát đa dạng sinh học lớn, khu vực ven sông Vĩnh Niệm đã được khoanh vùng, bao gồm cả môi trường sống quan trọng cho các loài chim trên cạn và thủy sản (cả cư trú và di cư) và cho thảm thực vật địa phương (Hình 34). Dự án bù đắp tiềm năng có thể hỗ trợ các sáng kiến nuôi trồng thủy sản bền vững cho các gia đình trong phường để bồi thường mất mát về thu nhập trong khi bảo tồn các giá trị tự nhiên trong khu vực. Nếu dự án bù đắp được thực hiện, các cơ quan Chính phủ như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (DARD) và Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE) nên đưa nó vào các kế hoạch sử dụng đất của Vĩnh Niệm. Đất địa phương được quản lý bởi Sở DARD và DONRE, cùng nhau giám sát các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và canh tác nông nghiệp.

Page 96: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

96

Hình 34. Sơ lược Đa dạng sinh học dọc theo tuyến đường dự án trong khu vực Vĩnh Niệm

Hình 35 minh hoạ các yếu tố cần thiết của quy hoạch tổng thể địa phương. Hiện nay, khu tái định cư qua sông trong phạm vi 150m từ tuyến đường dự án (Dự án Nâng cấp đô thị Hải Phòng do Ngân hàng Thế giới tài trợ), một khu vực dân cư mới trong vòng 200m của khu vực ven sông Vĩnh Niệm và đường Hồ Sen - Cầu Rào, qua khu vực ven sông, đang được xây dựng. Hơn nữa, một hồ chứa mới và khu xử lý cũng sẽ được xây dựng tại khu vực ven sông Vĩnh Niệm (xem Dự Án Cải Thiện Vệ Sinh Môi Trường Hải Phòng do JBIC, Nhật Bản tài trợ). Sau khi hoàn thành các dự án này, khu vực ven sông và các lô đất trồng trọt sẽ được giảm như một cơ sở hạ tầng khu dân cư mới; tạo điều kiện để thực hiện các dự án bù đắp.

Hình 35. Quy hoạch tổng thể của phường Vĩnh Niệm

Page 97: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

97

THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Các chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới và Nghị định 80/2006/NĐ-CP về đánh giá các tác động môi trường của Việt Nam đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án , chính quyền địa phương, và các tổ chức liên quan, càng sớm càng tốt, trong quá trình chuẩn bị và đảm bảo rằng quan điểm và mối quan tâm của họ được thực hiện để các nhà hoạch định biết đến. Các cuộc tham vấn liên tục trong suốt giai đoạn thực hiện dự án rất cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến EIA có ảnh hưởng đến họ. Đối với tất cả các dự án loại A và B, trong quá trình thực hiện EIA, người vay tư vấn các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án và các tổ chức phi chính phủ địa phương về các khía cạnh môi trường của dự án và thể hiện quan điểm của họ. Đối với các dự án nhóm A, người vay tham vấn các nhóm này ít nhất hai lần: (a)một thời gian ngắn sau khi có một kiểm tra sàng lọc về môi trường và trước khi các điều khoản tham chiếu cho các EIA được hoàn thành, và (b) một lần khi một dự thảo báo cáo EIA được chuẩn bị. Cuối cùng, theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới và Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, phiên bản dự thảo cuối cùng của báo cáo EIA/EMP phải được phổ biến rộng rãi cho dân chúng truy cập.

Tham vấn chính quyền địa phương và cộng đồng trong khu vực dự án trong quá trình đánh giá tác động môi trường sẽ góp phần thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiêu cực một cách hiệu quả đặc biệt là các vấn đề xã hội liên quan đến dự án tái định cư. Hơn nữa, việc tham vấn sẽ giúp tối ưu hóa các hoạt động môi trường và các hoạt động giám sát trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành trong khi vẫn tối đa hóa các lợi ích kinh tế của dự án. Trong quá trình chuẩn bị, tư vấn dự án EIA đã tiến hành các cuộc họp và hội thảo có sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng của 10 phường, xã thuộc bốn huyện của thành phố Hải Phòng.

Tư vấn đã giải thích cho tất cả các phường, xã những nội dung cơ bản của dự án, bao gồm thông tin về các mục đích và mục tiêu của dự án đường, quy mô xây dựng từng Khu tái định cư, các tiêu chí để đảm bảo sự thành công của dự án, chính sách bồi thường, kế hoạch di rời và chính sách tái định cư của Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng. Họ cũng giải thích các tác động môi trường liên quan đến dự án, địa điểm và việc xây dựng các khu tái định cư, biện pháp giảm thiểu đề xuất trong các giai đoạn khác nhau của dự án. Căn cứ vào kết quả của các cuộc họp này, họ thu được ý kiến chính từ mỗi xã, phường và thảo luận các ý kiến này với chính quyền địa phương.

Page 98: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

98

Phổ biến thông tin Gửi báo cáo nghiên cứu đến người dân Tham vấn cộng đồng tại xã Bắc Sơn Tham vấn cộng đồng tại xã Lê Lợi

Các ý kiến chung của tất cả các bên liên quan được tóm tắt như sau:

• Hầu hết các hộ gia đình đồng ý với chính sách xây dựng dự án như một phần của Dự án Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng bao gồm cả việc xây dựng các khu tái định cư. "Dự án sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho thành phố Hải P hòng: cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm nhu cầu nhà ở, cải thiện đời sống nhân dân và các điều kiện môi trường… qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương phù hợp với chính sách phát triển kinh tế và xã hội của thành phố Hải Phòng".

• Dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng sẽ góp phần:

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở của thành phố. - Cải thiện cảnh quan của cả khu vực dự án và hai thành phố. - Góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống trong các khu tái định cư. - Từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng dự án thông qua

nâng các cơ sở hạ tầng hiện có và xây mới (lưới điện, đường, trường học, chợ ...). - Từng bước cải thiện điều kiện môi trường của các khu tái định cư.

• Chủ dự án dự kiến sẽ bồi thường, hỗ trợ và giúp đỡ để ổn địnhđời sống cho các gia đình tái định cư

• Dự án nên khôi phục đầy đủ cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng như kênh thủy lợi, cấp điện, cấp nước, vv

• Dự án phải đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn

• Dự án phải đảm bảo quản lý chất thải xây dựng tại công trường sau khi hoàn thành xây dựng

• Dự án phải tuân thủ các chính sách của Nhà nước và Ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng.

• Trong thời gian xây dựn g v à vận hành các khu tái định cư, chủ dự án phải phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã để bảo đảm an ninh và an toàn giao thông. Nhà thầu cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy đầy đủ và thường xuyên kiểm tra an toàn hoá chất, nhiên liệu, và chất thải nguy hại khác để tránh rò rỉ vào môi trường xung quanh.

Page 99: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

99

• Hoàn thành đầy đủ các kế hoạch tuyển dụng và lao động là một mối quan tâm lớn.

• Các biện pháp giảm thiểu nên được thực hi ện nghiêm túc và đầy đủ để ngăn chặn ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tác động vào các hoạt động sinh hoạt và điều kiện sức khỏe.

KIẾN NGHỊ

- Các kế hoạch bồi thường đất đai và nhà ở sẽ được các cơ quan tư vấn độc lập phát triển và trình Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

- chính sách bồi thường và hỗ trợ sẽ tuân theo khung chính sách tái định cư phê duyệt theo Quyết định 130 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

- Các kế hoạch xây dựng các khu vực tái định cư sẽ khôi phục lại tất cả các công trình công cộng bị ảnh hưởng bởi dự án. Điều kiện cơ sở hạ tầng của các khu tái định cư sẽ được cải thiện tương đương với cơ sở hạ tầng hiện tại nhằm giảm thiểu tác động đến người dân địa phương.

- Dự án sẽ được giám sát bởi một cơ quan tư vấn độc lập về môi trường, cơ quan này sẽ báo cáo với PMU và Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng.

- Trong toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành dự án, chủ đầu tư sẽ phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã để bảo đảm an ninh và an toàn giao thông trong khu vực.

- Dự án sẽ phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã để đảm bảo sử dụng lao động địa phương.

- Dự án sẽ tuân thủ các biện pháp giảm thiểu, giảm nhẹ, và bồi thường cụ thể như đã nêu trong báo cáo EIA và kế hoạch EMP.

Page 100: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

100

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

Dựa trên phân tích và đánh giá tất cả các hợp phần và chính sách về phòng chống các vấn đề môi trường của Dự án Phát Triển Giao Thông Đô Thị Hải Phòng (bao gồm các kế hoạch EIA, RAP, và EMP). Các kết luận, kiến nghị và cam kết sau đây được thành lập:

Kết luận

1. Việc thực hiện Dự án Phát triển Giao Thông Đô Thị Hải Phòng, cùng với các tài liệu tương ứn g (EIA, RAP v à EMP), là yêu cầu cấp bách trước những áp lực giao thông vận tải ngày càng tăng của thành phố Hải Phòng.

2. Dự án sẽ góp phần cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình nông thôn và gia đình có thu nhập thấp , làm giảm khoảng cách giữa n gười giàu và người nghèo trong khu vực.

3. Phải thừa nhận rằng việc xây dựng dự án dự kiến trong một giai đoạn ngắn hạn sẽ tạm thời làm gia tăng bụi, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước, và chất thải vào môi trường. Tuy nhiên, những tác động này sẽ biến mấ t sau khi hoàn thành xây dựng.

4. Dự kiến mật độ giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ giảm đáng kể trên các tuyến đường khác của Hải Phòng nhờ kết quả của dự án.

5. Thúc đẩy đô thị hóa và công nghiệp hóa bền vững.

6. Giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường của dự án một cách hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào các chủ dự án mà còn là sự phối hợp của cộng đồng, chính quyền, cơ quan quản lý nói chung và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường nói riêng.

7. Dự án sẽ thay đổi nhận thức của người dân địa phương về các vấn đề môi trường.

Kiến nghị

Các Sở có liên quan của thành phố Hải Phòng cần hỗ trợ và phối hợp với chủ dự án thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu và giảm nhẹ mô tả trong EMP. Ngoài ra, Chủ dự án sẽ phải phối hợp hài hoà các tổ chức chính và các chính sách phù hợp để thúc đẩy và phát triển các khu vực dự án sau khi các khu tái định cư bắt đầu hoạt động.

Xây dựng các khu tái định cư sẽ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội để thành phố Hải Phòng, đặc biệt là quận Lê Chân, Kiến An, Hải An và huyện An Dương, mà còn mang lại môi trường bền vững và lợi ích thực sự cho cư dân địa phương. Theo đó, các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương cần xem xét các báo cáo EIA để

Page 101: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

101

tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện dự án, vận hành các dự án và đầu tư trong tương lai.

Cam kết của Chủ dự án

Ban Quản Lý Dự Án Khu Vực Công Trình Giao Thông (RTWMU) thuộc Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như sau:

a. RTWMU sẽ thực hiện và giám sát nghiêm ngặt các biện pháp giảm thiểu và các hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường được đề xuất trong các hoạt động xây dựng/vận hành theo quy định của Luật Bảo Vệ Môi Trường.

b. Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu tái định cư trong cả ba giai đoạn ( tiền xây dựng, xây dựng, và vận hành);

c. Thực hiện các biện pháp kiểm soát tiếng ồn và ô nhiễm bụi

d. Thực hiện các biện pháp an toàn cho người lao động trong dự án trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và đường bộ dự án;

e. Thực hiện các biện pháp với chính quyền địa phương và cảnh sát khu vực để đảm bảo an ninh;

f. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ;

g. Thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng một cách công bằng (phối hợp với Ủy ban Nhân dân).

h. Chấp hành đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường; giáo dục cán bộ, nhân viên đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

i. RTWMU cam kết thực hiện các quy định và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam sau:

1. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng Nước Mặt 08:2008/ MONRE Quy định về môi trường nước

2. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng Nước Ngầm 09:2008/ MONRE 3. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng Nước Thải 14:2008/ MONRE.

4. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng Không Khí Xung Quanh 05: 2009/MONRE

Quy định và tiêu chuẩn về môi trường không khí

5. Tiêu Chuẩn Kỹ Th uật Qu ố c Gia về Mộ t Số Ch ất Độ c Hại Trong Môi Trường Không Khí Xung Quanh 06: 2009/MONRE

6. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Hàm Lượng Thuốc Trừ Sâu Trong Đất 15:2008/MONRE

Quy định về môi trường đất

7. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Hàm Lượng KLN Trong Đất 03:2008/ MONRE 8. Các Tiêu Chuẩn Về Quản Lý Chất Thải Rắn 9. Quyết định số 27/2004/QD - BXD ngày 09-11-2004 của Bộ Xây dựng ban hành 320:2004 TCXDVN "các khu chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế".

Page 102: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

102

10. VS 5948:1999 - Âm học - Tiếng ồn từ vận tải đường bộ phát ra cùng một tốc độ - mức độ tiếng ồn tối đa cho phép.

Tiêu chuẩn về tiếng ồn và độ rung

11. VS 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư Mức độ ồn tối đa cho phép. 12. VS 6436:1998 - Âm học - Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông.

13. Quyết định của Bộ Y tế 3733/2002/QD -BYT ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn sức khỏe nghề nghiệp

Các tiêu chuẩn về sức khỏe nghề nghiệp

14. VS 5308-1991, VS 4086-1995 và VS 4244-1986: Kỹ Thuật Và An Toàn Trong Xây Dựng

Tiêu chuẩn và quy định về an toàn trong xây dựng

15. QĐ 955/1998/QD-BLDTBXH: Quy Định Về An Toàn Lao Động

j. Phòng ngừa sự cố: Dự án áp dụng và duy trì các biện pháp phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và giảm thiểu ô nhiễm như mô tả trong báo cáo, và tăng cường năng lực quản lý, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

k. Nếu vi phạm các công ước quốc tế, các quy định về môi trường, các tiêu chuẩn của Việt Nam, các quy định bảo vệ môi trường của thành phố Hải Phòng, nếu xảy ra sự cố và nguy cơ ô nhiễm môi trường, các RTWMU sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề trong cả hai giai đoạn thi công và vận hành.

Page 103: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ – N1

103

DANH SÁCH TƯ VẤN THAM GIA VIẾT BÁO CÁO

Tư vấn đánh giá tác động môi trường

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THĂNG LONG (Infra-Thăng Long) Địa chỉ: Phòng 1001, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: +84- (0) 4 - 3 562 47 09/3 562 47 10, Fax: +84- (0) 4-3 562 47 11 Email: [email protected]; [email protected] Danh sách các nhân viên tham gia viết báo cáo EIA 1. Ông Trần Đình Khải - Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Chuyên gia cao cấp EIA (Trưởng nhóm EIA) 2. ThS. Hoàng Thế Anh - trưởng nhóm khảo sát môi trường/Phó Trưởng nhóm EIA 3. ThS. Nguyễn Thị Hà - Chuyên gia tham vấn cộng đồng 4. Bà Đinh Thị Nguyệt - Chuyên gia về giám sát và đo lường các dữ liệu môi trường 5. Ông Hoàng Trung Thành - chuyên gia về chuẩn bị EMP 6. Ông Nguyễn Hoàng Sâm - Chuyên gia giám sát môi trường - Thành viên. 7. Ông Đào Tuấn Kiên - Chuyên gia giám sát môi trường - Thành viên. 8. ThS. Vũ Chí Công - Thành viên. 9. Bà Lê Thị Vinh - cử nhân ngoại ngữ - Thành viên 10. Ông Nguyễn Sơn Tùng - Kỹ sư Nước và Môi trường - Thành viên 11. Ông Nguyễn Văn Đức - Kỹ sư xây dựng - Thành viên 12. Ông Nguyễn Đình Chính - Kỹ sư xây dựng - Thành viên 13. Bà Nguyễn Đàm Hương - Cử nhân ngoại ngữ - nhân viên dịch tài liệu và hỗ trợ dự án 14. Bà Hà Thị Hoàng Lan - Cử nhân ngoại ngữ - nhân viên dịch tài liệu và hỗ trợ dự án.