10
NGƯT.PGS.yS.PHAN DAN ThS. NGUYỄN DUY ANH ----- CÁC BỆNH NHIỀNI KHUẨN

CÁC BỆNH NHIỀNI KHUẨN - tailieudientu.lrc.tnu.edu.vntailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/brief_41868_45702...kiến thức về các bệnh nhiễm khuẩn có

  • Upload
    buinhu

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGƯT.PGS.yS.PHAN DANThS. NGUYỄN DUY ANH

-----

CÁC BỆNH NHIỀNI KHUẨN

NGƯT.PGS. TS. PHAN DANThS. NGUYỄN DUY ANH

MẮT VÀ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2006

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuốn sách nhỏ này chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một số bệnh nhiễm khuẩn có các biểu hiện tổn thương tại mắt. Các bệnh này được xếp thành 5 nhóm dưới đây:

1. Các bệnh do nhiễm vi khuẩn và Chlammydia.

2. Các bệnh do nhiễm nấm.

3. Các bệnh do nhiễm ký sinh trùng.

4. Các bệnh do nhiễm virus.

5. Các bệnh do nhiễm protein gây bệnh (prion).

Phần trình bày về mỗi bệnh được bô" cục làm 3 phần:

1. Các triệu chứng tại mắt.

2. Các triệu chứng toàn thân.

3. Cách điều trị và phòng bệnh.

Có một sô" bệnh hiện nay đã trở thành hiếm ở nước ta, tuy nhiên cách phát hiện bệnh và điều trị còn gặp nhiều khó khăn vì vậy chúng tôi cũng xin trình bầy ở đây, ví dụ như: bệnh sán nhái, bệnh giun xoắn...

Ngoài ra, để minh hoạ cho các bệnh khó hoặc ít gặp, chúng tôi cũng nêu lên một sô" kinh nghiệm ghi chép được từ những năm trước đây như: uốn ván thể đầu (forme céphalique), bệnh than ở người, bệnh lao kết mạc...

Thực tê ỏ Việt Nam, tuy một sô" bệnh như đậu mùa, sốt bại liệt... đã được thanh toán nhưng một sô" bệnh khác vẫn còn là nguyên nhân đe doạ tính mạng của người bệnh như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét..., chúng ta cần phải cảnh giác.

3

Cuốn sách này ra đòi nhằm đem lại cho bạn đọc những kiến thức về các bệnh nhiễm khuẩn có biểu hiện tổn thương tại mắt và cách xử trí bước đầu đốì với chúng.

Trong khi biên soạn cuốn sách này, chắc chắn chúng tôi còn có nhiều thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp ý kiến đê cuốn sách được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Các tác già

4

MỤC LỤC

Lời nói đầu 3Mục lục 5

Chương I. Các bệnh do nhiễm vi khuẩn 7I. Bệnh bạch hầu 7II. Nhiễm khuẩn Mycobacterie 9III. Nhiễm khuẩn do Spirochaeta 16IV. Bệnh ngộ độc thịt 26V. Bệnh do Brucella (Sốt Malte) 28VI. Bệnh Tularemia 29VII. Nhiễm Richketsiaceae 30VIII. Bệnh uốn ván 35IX. Bệnh than ở người 40X. Nhiễm Chlamydia 43

Chương II. Các bệnh do nhiễm nấm 50I. Nhiễm nấm Histoplasma 50II. Viêm nội nhãn do nấm 52III. Các bệnh nấm hiếm gặp 54

Chương III. Các bệnh do nhiễm ký sinh trùng 57A. Các bệnh do nhiễm ký sinh trùng ở m ắt người đã

có ở Việt Nam 57I. Sán dây lợn 57II. Sán nhái 62III. Giun xoắn 64IV. Giun đũa 67V. Giun kim 71VI. Giun móc 73VII. Giun chỉ 76VIII. Giun lươn 79IX. Giun tóc 81

5

X. Sốt rét 83XI. Bệnh lỵ amíp 85XII. Bệnh do Toxoplasma 86B. Các bệnh m ắt do ký sinh trùng gây ra ở nước ngoài 90

(không có ở Việt Nam)I. Bệnh sán dây Echinococcus gralunosus 90II. Bệnh do giun Gnathostoma spinigerum 94III. Bệnh giun chỉ Loa Loa 94IV. Bệnh giun chỉ Onchocerca volvulus 95V. Bệnh mắt do Philophtalmus 96VI. Bệnh do giun Porocephalus 97VII. Bệnh do giun Thelazia 97VIII. Bệnh do giun Toxocaracanis 97IX. Bệnh do Trypanosoma châu Phi (Bệnh ngủ) 99X. Bệnh Chagas 100

Chương IV. Các bệnh do virus 101I. Nhiễm HIV - AIDS 101II. Bệnh do Cytomegalovirus 114III. Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn 116IV. Bệnh do virus Herpes 118V. Bệnh do virus Zona 120VI. Bệnh thuỷ đậu 122VII. Bệnh cúm 123VIII. Các bệnh do Paramyxovirus 124IX. Bệnh u mềm lây 126X. Bệnh sô"t - Viêm họng - Viêm kết mạc 126XI. Bệnh Rubella 127XII. Bệnh sốt xuất huyết 128

Chương V. Bệnh do nhiễm các priori 130I. Nguồn gốc, phương thức nhiễm bệnh 130II. Bệnh Creutzfeldt - Jacob (MCJ) 131

Tài liệu tham khảo 135

6

C h ư ơ n g I

CÁC BỆNH DO NHIỄM VI KHUẨN

I. BỆNH BẠCH HẦU

Ngày nay bệnh bạch hầu là bệnh hiếm gặp ở các nước công nghiệp phát triển cũng như ở Việt Nam do trẻ em đã được tiêm phòng vaccin. Tuy nhiên bệnh đã xuất hiện trở lại ở Đông Âu (năm 1995 có khoảng 45000 ca mắc bệnh bạch hầu, và có cả những ca mắc bệnh trên người lớn). Đây là bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do các chủng vi khuẩn tăng sinh thuộc nhóm Corynebacterium diphtheriae (mang gen Tox được chuyển tới bởi các thể ăn khuẩn), bệnh không biểu hiện khi người bị nhiễm có nồng độ kháng thể trên 0,1 ƯA/ml, đặc biệt trên những người đã được tiêm phòng vaccin. Tuy nhiên sau khi tiêm chủng 10 năm, vaccin không còn hiệu quả bảo vệ chông lại sự lây nhiễm của vi khuẩn nữa.

Hình 1.1. Trực khuẩn bạch hầu

7

1. Triệu chứng toàn thân

Các triệu chứng xuất hiện sau 2 đến 7 ngày ủ bệnh. Các biểu hiện thường gạp là viêm họng đỏ, niêm mạc họng bị phủ bởi một lớp màu trắng sữa, sau 48 giò xuất hiện giả mạc màu trắng xám (do ngoại độc tố" gây ra), giả mạc về sau phát triển lan tới cột màn hầu và lưỡi gà; bệnh nhân thường có sốt, khoảng 38,5 độ; có thể gặp chảy mũi nhày mủ, hạch dưới hàm sưng đau. Hình thái nặng hơn biểu hiện bằng viêm họng nặng, giả mạc rất nhiều, hạch cổ sưng to cùng với các biểu hiện nhiễm độc: viêm họng ác tính vối biểu hiện liệt màn hầu; viêm cơ tim và suy tim; hội chứng xuất huyết; suy thận; viêm đa rễ thần kinh đi lên từ ngày thứ 35. Bạch hầu ở thanh quản gây nguy cơ ngạt thở do giả mạc lan xuống thanh quản. Ngược lại bạch hầu khu trú ỏ da hoặc ở tai thì nhẹ hơn.

2.Triệu chứng tại mắt

Lúc đầu các biểu hiện đặc trưng là viêm kết mạc có giả mạc, khi khám lật mi trên thấy có chất xuất tiết màu xám đục, trơn phủ trên kết mạc sụn mi; lúc đầu giả mạc này dễ bóc, sau đó trở nên dính khó bóc, dễ gây chảy máu. Viêm có thể để lại các hậu quả nặng như: dính kết mạc cùng đồ, co kéo làm lệch hàng chân lông mi, viêm mủ túi lệ thứ phát. Muộn hơn, do đặc tính hướng thần kinh của độc tô" vi khuẩn, bệnh có thể biểu hiện bằng liệt điều tiết sau 6 tuần tiến triển, mở màn cho giai đoạn 2 là giai đoạn bệnh gây ra các tổn thương thần kinh. Có thể gặp phản xạ đồng tử phân ly: phản xạ quang động vẫn còn trong khi phản xạ co đồng tử do điều tiết bị mất. Ngoài ra có thể gặp liệt dâv III hoặc dây VI sau 2 tháng tiến triển của bệnh.

ở đáy mắt có thể gặp tắc động mạch trung tâm võng mạc.

3. Chân đoán

Chan đoán xác định dựa trên lấy bệnh phẩm là giả mạc ỏ họng, làm xét nghiệm soi trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Loeíĩler.

8

4. Điều trị

Huyết thanh liệu pháp và Penicillin G.

Cần nhấn mạnh vai trò của phòng bệnh bằng tiêm phòng vaccin: tiêm 3 mũi giải độc tô" trước 8 tháng tuổi, nhắc lại sau 6 năm. Ở người lớn tiêm nhắc lại cứ 10 năm một lần.

II. NHIỄM KHUẨN MYCOBACTERIE

1. Bệnh phong

Bệnh phong gây nên bởi trực khuẩn Hansen (Mycobacterium leprae). Có khoảng 15 triệu người mắc bệnh phong ở các nước đang phát triển. Chẩn đoán dựa trên các tổn thương lâm sàng ở da, niêm mạc và thần kinh.

1.1. Triệu chúng toàn thân

Vi khuẩn chỉ gây bệnh trên người, bệnh lây nhiễm qua đường da, niêm mạc. Bệnh khởi phát sau một thòi gian ủ bệnh khoảng 2 đến 10 ngày, thường xảy ra ở trẻ em. Khi bị nhiễm lần đầu (thể phong bất định), bệnh tiến triển phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân, có thể tự khỏi, có thể chuyển sang một trong các bệnh cảnh sau: phong ác tính (hiếm, rất nặng, vi khuẩn thường kháng thuốc), phong củ (thường gặp hơn, nhẹ hơn, vi khuẩn ít kháng thuốc), và dạng trung gian.

- P h o n g d a n g bát đ in h

Biểu hiện bằng các vết giác, nhạt màu ỏ bệnh nhân có nhiều sắc tố, hồng ban trên bệnh nhân da trắng. Các vết giác này thường giảm hoặc mất cảm giác.

- P h o n g á c tính

Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng toàn thân (sốt, mệt mỏi, tốc độ máu lắng tăng), các triệu chứng ngoài da, niêm

mạc (u phong, dịch mũi mủ nhày, viêm mũi do phong, đôi khi có loét, sụt xương sông mũi), các dấu hiệu nội tạng (gan lách to, viêm hạch, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm xương).

- P h o n g củ

Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng ngoài da (cảm giác dị sắc, mất cảm giác, các ban phong rộng, bờ thâm nhiễm), các dấu hiệu thần kinh (phì đại thân hoặc rễ thần kinh, đau khi ấn vào chứng tỏ có viêm thần kinh mạn tính, tiến triển xấu; liệt thần kinh giữa, thần kinh trụ, mặt, thần kinh hông khoeo ngoài), các tổn thương khác như rụng lông mày, rụng xương đốt ngón chân, tay...

Ngoài ra trên lâm sàng còn có nhiều dạng trung gian.

1.2. Triệu chứng tại mắt

Tần sô' biểu hiện các triệu chứng tại mắt rất khác nhau theo mô tả của từng tác giả (6-90%), nhưng có ý nghĩa tiên lượng xấu khi gặp ở trong các vụ dịch vì có tới 7 đến 10% trường hợp dẫn đến mù loà và tàn phế. Đặc điểm của M. leprae như: tính chọn lọc với các tổ chức thần kinh, độc tính thấp, nhạy cảm với nhiệt là những nguyên nhân giải thích vì sao các tổn thương ỏ mắt thường khu trú ở bán phần trước của nhãn cầu, đặc biệt là giác mạc (nhiệt độ thấp hơn khoảng vài độ so với tổ chức nội nhãn). Bệnh thường tiến triển mạn tính: giảm cảm giác, thậm chí mất cảm giác giác mạc (thường gặp do có sự phá huỷ các sợi thần kinh cảm giác trong giác mạc); mất cảm giác giác mạc sẽ làm ảnh hưởng đến dinh dưdng giác mạc, tạo thuận lợi cho các sang chấn cơ học và nhiễm trùng cơ hội, do triệu chứng đau của quá trình viêm nhiễm ở giác mạc bị che lấp. Viêm nhu mô giác mạc, khá điển hình khi viêm khu trú ở vùng thái dương trên, nó tiến triển từ từ về phía trung tâm giác mạc và là nguyên nhân làm mất vĩnh viễn thị lực. Liệt

10