23
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN: KỸ THUẬT THAM VẤN 1 Phỏng vấn Nhà Tham Vấn: Bàn về vấn đề nguyên tắc đạo đức nghề tham vấn – trị liệu tại Việt Nam GVHD: TS. Trì Thị Minh Thúy LỚP: VB2-K04 SVTH: 1/Trần Thị Linh Giang 1566160024 2/Nguyễn Thị Thuỳ Linh 1566160046 3/Trần Dương Phong 1566160068 4/Vũ Ngọc Đông Phương 1566160072 1

Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TẬP GIỮA KỲ

MÔN: KỸ THUẬT THAM VẤN 1

Phỏng vấn Nhà Tham Vấn: Bàn về vấn đề nguyên tắc đạo

đức nghề tham vấn – trị liệu tại Việt Nam

GVHD: TS. Trì Thị Minh Thúy

LỚP: VB2-K04

SVTH: 1/Trần Thị Linh Giang 1566160024

2/Nguyễn Thị Thuỳ Linh 1566160046

3/Trần Dương Phong 1566160068

4/Vũ Ngọc Đông Phương 1566160072

5/Mai Vũ Phương Thanh 1566160083

6/Dương Thùy Lệ Trang 1566160099

TP, Hồ Chí Minh, tháng 08 - 20117

1

Page 2: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Công việc thực hiện Điểm

1 Trần Thị Linh Giang - Đặt câu hỏi phỏng vấn

- Viết lý do chọn đề tài

- Biên tập phỏng vấn

- Kết luận

2 Nguyễn Thị Thuỳ Linh - Đặt câu hỏi phỏng vấn

- Phỏng vấn NTV

- Ghi lại nội dung phỏng vấn

3 Trần Dương Phong - Đặt câu hỏi phỏng vấn

- Lý do chọn đề tài

4 Vũ Ngọc Đông Phương - Đặt câu hỏi phỏng vấn

- Kết luận

5 Mai Vũ Phương Thanh - Đặt câu hỏi phỏng vấn

- Phỏng vấn NTV

- Ghi lại nội dung phỏng vấn

6 Dương Thùy Lệ Trang - Đặt câu hỏi phỏng vấn

- Kết luận

1

Page 3: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

PHẦN 1: GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây nghề Tham vấn - Trị liệu tâm lý xuất hiện khá phổ biến ở

Việt Nam. Tỷ lệ sinh viên theo học ngày càng nhiều và điểm chuẩn tuyển sinh đầu vào

cũng ngày một tăng cao. Năm 2017, tại trường đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn

TP.HCM, Tâm Lý Học trở thành ngành có điểm đầu vào cao nhất trường. Trường đại

học Hoa Sen lần đầu tiên tuyển sinh ngành Tâm Lý Học Ứng Dụng. Điều đó cho thấy,

Tâm Lý Học ngày càng trở nên «hot » trong xã hội. Trên thế giới, Tâm Lý Học được

đánh giá là một ngành khoa học có giá trị và những người hành nghề tâm lý đang ngày

càng chú ý đến vấn đề đạo đức và chuyên môn. Dù được xã hội quan tâm, nhưng đáng

tiếc nghề Tham vấn – Trị liệu tại Việt Nam vẫn chưa được nhà nước công nhận. Cụ

thể, hiện nay Tâm Lý Học vẫn chưa có mã nghề, chưa được xây dựng bộ nguyên tắc

đạo đức nghề nghiệp, chưa có một chức danh cụ thể trong các đơn vị nhà nước đồng

nghĩa với việc vẫn chưa được pháp luật bảo vệ nghề. Từ đó dẫn đến, các bệnh viện,

trường học chưa đẩy mạnh phát triển mô hình chăm sóc sức khỏe thể chất phối hợp

cùng sức khỏe tinh thần cho người bệnh, học sinh. Người dân ít chú trọng đến điều trị

tâm lý. Vì vậy, những người làm nghề Tham vấn - Trị liệu phải tự «bơi» trong nghề

của mình, bảo vệ bản thân và thân chủ dựa trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp do

nước ngoài xây dựng.

Là sinh viên theo học ngành Tâm Lý Học, chọn con đường trở thành Nhà Tham

vấn –Trị liệu trong tương lai, ít nhiều chúng tôi có những hoang mang về nghề trong

bối cảnh chưa được công nhận. Liệu việc áp dụng bộ nguyên tắc đạo đức của nước

ngoài tại Việt Nam có phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội của Việt Nam hay không?

và làm thế nào để không vi phạm đạo đức nghề nghiệp? Làm thế nào để bảo vệ được

bản thân mình và nghề, trong khi chưa được nhà nước công nhận và bảo vệ? chúng tôi

tự hỏi, liệu chúng tôi phải làm gì nếu một thân chủ bị trầm cảm bất ngờ có hành vi tử

vẫn trước mặt mình? hay thân chủ tấn công bạo lực Nhà tham vấn khi đang trong

phiên làm việc? Phản ứng như thế nào là không vi phạm đạo đức nghề mà bảo vệ

được cả chính mình và thân chủ?. Thiết nghĩ đối với sinh viên - những người chập

chững vào nghề thì học tập kinh nghiệm từ thầy cô, các bậc tiền bối đi trước là điều

thiết thực và cần thiết trong điều kiện bấy giờ. Bên cạnh đó, Tham vấn - trị liệu là một

nghề đặc biệt, vì đối tượng mà nó hướng tới là con người. Vậy nên, người hành nghề

2

Page 4: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải thể hiện đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp của

Nhà tham vấn, tức là phải có đạo đức nghề. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài «Nguyên

tắc đạo đức nghề nghiệp trong tham vấn tâm lý». Để qua đó chúng tôi có cái nhìn tổng

quát hơn về việc áp dụng nguyên tắc đạo đức nghề tại Việt Nam, nhận biết bản thân

mình nên làm gì khi đi trên con đường này.

3

Page 5: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

PHẦN 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Bảng câu hỏi phỏng vấn

Thông tin Nhà Tham Vấn (NTV):

Tuổi?

Giới tính?

Thời gian hành nghề?

Làm việc ở đâu (tư nhân; bệnh viện; trường học; trung tâm)?

NTV sử dụng cách tiếp cận trị liệu nào?

Câu hỏi phỏng vấn

1. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nước ta chưa có quy định về nguyên tắc đạo đức của

nghề Tham vấn - Trị liệu tâm lý? Với tư cách là một NTV anh/chị có thể chia sẻ về

vấn đề này?

2. Việc áp dụng nguyên tắc đạo đức của nước ngoài cho môi trường Việt Nam, theo

anh/chị điều này có phù hợp không? (Nếu câu trả lời là «có» – bỏ qua câu số 3)

3. Vậy theo anh/chị, nên thay đổi như thế nào để phù hợp với điều kiện và văn hóa của

Việt Nam? Anh/chị có thể nêu một ví dụ cụ thể?

4. Tuy nhiên, đạo đức hành nghề là một điều kiện cần để khẳng định một người hành

nghề nào đó là chuyên nghiệp, giúp người hành nghề hướng đến những giá trị cao đẹp

của nghề nghiệp, nhưng Việt Nam lại không có quy định. Điều này chắc hẳn có ảnh

hưởng đến quyền lợi của người hành nghề tham vấn tại Việt Nam?

5. Anh/ chị có thể chia sẻ những khó khăn của chính mình? những câu chuyện thực tế

liên quan đến đạo đức nghề mà anh chị đã từng tham vấn? (Gợi ý - chẳng hạn như có

bao giờ anh/chị gặp rắc rối với thân chủ khi thực hiện theo nguyên tắc đạo đức của

nước ngoài?)

6. Khi bắt đầu buổi tham vấn, NTV thường giải thích về khung làm việc của mình.

Trong đó có nói đến một nguyên tắc bảo mật thông tin của thân chủ, đối với trường

hợp ngoại lệ NTV được quyền tiết lộ thông tin mà không cần trao đổi, xin ý kiến thân

chủ. Thông thường thân chủ có phản ứng như thế nào khi nghe đến nguyên tắc ngoại

lệ này?

7. Trường hợp nếu thân chủ không chấp nhận ngoại lệ, họ muốn mọi thông tin đều

phải giữ kín, anh chị xử lý như thế nào?

4

Page 6: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

8. Đối với vấn đề bảo mật, nên truyền đạt như thế nào để thân chủ hiểu đây là vấn đề

thuộc về quy định nghề nghiệp? Cách truyền đạt riêng của anh/chị?

9. Anh/chị sẽ làm gì với các thân chủ khi nhận thấy thân chủ có biểu hiện lệ thuộc vào

mình? Việc để cho họ “dựa” có vi phạm đạo đức nghề không?

10. Anh/chị có bao giờ nói “tôi sẽ giữ bí mật tuyệt đối cho thân chủ” không?

11. Người làm tham vấn ở Việt Nam dễ vi phạm nguyên tắc đạo đức nào trong các

nguyên tắc đạo đức của nước ngoài quy định?

12. Anh/chị nghĩ gì khi đồng nghiệp của mình vi phạm đạo đức nghề?

13. Việc giữ đạo đức nghề trong bối cảnh Việt Nam không quy định này, theo anh/chị

là dễ hay khó? Liệu những người làm tâm lý ở Việt Nam có đang chịu thiệt thòi?

14. Hiện nay, có quá nhiều cá nhân không học tâm lý cũng trở thành nhà tham vấn trị

liệu? Theo anh/chị đây có phải là hệ lụy của việc thiếu quy định về nghề hay chỉ là

những «cá biệt»?

15. Chúng ta nên làm gì để đạo đức nghề được nhiều người trong ngành tuân thủ?

16. Trong điều kiện nước ta Nhà tâm lý học chưa được pháp luật bảo vệ một cách phù

hợp như vậy, anh /chị có xây dựng nguyên tắc riêng để bảo vệ sự an toàn của bản thân

không? (Nếu trả lời không, hỏi tiếp -Vì sao? Nếu trả lời có – anh/chị có thể chia sẻ

nguyên tắc riêng của mình?)

17. Đạo đức nghề giúp làm rõ trách nhiệm của chuyên gia với xã hội, mang lại sự yên

tâm cho xã hội đồng thời giúp các chuyên gia duy trì sự công bằng và liêm chính

trong quá trình hành nghề, ngành nghề nào cũng có những quy định về đạo đức nghề

nghiệp nhưng tâm lý học thì không. Phải chăng nghề này không được thừa nhận tại

Việt Nam? Với tư cách là một Nhà tâm lý học theo anh/chị chúng ta nên làm gì để

nghề được công nhận như những ngành nghề khác?

Trên đây là bộ câu hỏi do nhóm xây dựng để phỏng vấn hai nhà tham vấn,

trong quá trình trao đổi chúng tôi dự kiến sẽ có những câu hỏi phát sinh tùy thuộc vào

câu trả lời của nhà tham vấn cũng như độ nhiệt tình của họ. Tuy nhiên do điều kiện

thời gian eo hẹp, nên có một số câu hỏi chưa được làm rõ, nhiều câu hỏi còn bỏ ngõ

và nhiều vấn đề chưa được khai thác hết. Chúng tôi cũng lấy làm tiếc vì điều đó!.

5

Page 7: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

2/ Nội dung phỏng vấn

1. Nhà Tham vấn: N.T.T.H

Tuổi: 39 Giới tính: Nữ

Thời gian hành nghề: 6 năm

Nơi làm việc: Tư nhân

Sử dụng cách tiếp cận trị liệu: Phân tâm học

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nước ta chưa có quy định về nguyên tắc đạo đức

của nghề tham vấn, trị liệu tâm lý, với tư cách là NTV chị có thể chia sẻ về vấn đề

này?

NTV: Đúng vậy, hiện tại nước ta chưa có mã ngành tâm lí và chưa có Bộ luật

quy định về nguyên tắc đạo đức của nghề. Với tôi việc áp dụng nguyên tắc đạo đức

của nước ngoài cho môi trường Việt Nam là khá phù hợp và không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, đạo đức hành nghề là một điều kiện cần để khẳng định một người

hành nghề nào đó là chuyên nghiệp, giúp người hành nghề hướng đến những giá trị

cao đẹp của nghề nghiệp, nhưng Việt Nam lại không có quy định. Điều này chắc hẳn

ảnh hưởng đến quyền lợi của người nghề tham vấn tại Việt Nam?

NTV: Điều này khiến các nhà tâm lý bị thiệt thòi, chưa có mức lương, chức

danh cụ thể trong các đơn vị nhà nước.

Chị có thể chia sẻ những khó khăn của chính mình? những câu chuyện thực tế

chẳng hạn như có bao giờ chị gặp rắc rối với thân chủ liên quan đến vấn đề đạo đức

nghề?

NTV: Bản thân tôi không ngừng việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm trị liệu với

đồng nghiệp, tiền bối. NTV cần được trị liệu kỹ, làm việc với bản thân trước khi làm

việc với thân chủ và luôn luôn theo dõi bản thân để tránh bị chuyển di từ các vấn đề

của thân chủ.

Điều đó có thể nói là chị chưa từng gặp rắc rối!

NTV: (gật đầu)

Khi bắt đầu buổi tham vấn, NTV thường giải thích về khung làm việc của mình.

Trong đó có nói đến một nguyên tắc bảo mật thông tin của thân chủ, đối với trường

hợp ngoại lệ NTV được quyền tiết lộ thông tin mà không cần trao đổi, xin ý kiến thân

chủ. Thông thường thân chủ có phản ứng như thế nào khi nghe đến nguyên tắc này?

NTV: Đồng ý, tôi chưa bao giờ gặp phản ứng từ chối trong tình huống này.

6

Page 8: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

Người làm tham vấn ở Việt Nam dễ vi phạm nguyên tắc đạo đức nào trong các

nguyên tắc đạo đức của nước ngoài quy định?

NTV: Nhà tâm lí ở đâu cũng phải tuân thủ đạo đức nghề. Tuy nhiên, bên cạnh

đó vẫn có những cá nhân vi phạm, theo tôi các kiểu vi phạm đặc trưng như là: lợi

dụng tình dục; bóc lột người khác; lệch lạc chức năng; thích được sùng bái… và còn

rất nhiều kiểu khác nữa. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chuyên môn, tính cách và

tham vọng của mỗi người.

Chị nghĩ gì khi đồng nghiệp của mình vi phạm đạo đức nghề?

NTV: Làm sao để biết được họ vi phạm đạo đức nghề? Chỉ có thân chủ của họ

biết – trong trường thân chủ nhạy cảm và có kiến thức và người giám sát của họ biết,

hoặc tổ chức quản lý họ - trong trường hợp có báo cáo ca, hoặc các hỗ trợ cần thiết

cho ca được báo cáo đó và người quản lý nhận ra các dấu hiệu bất thường và đủ quyền

lực can thiệp.

Giữ đạo đức nghề trong bối cảnh Việt Nam không có một quy định nào cho

nghề này theo anh chị là dễ hay khó?

NTV: Mặc dù nói là chưa có quy điều đạo đức, nhưng những điều cơ bản đều

được học ở trường học. Vấn đề là thái độ nghiêm khắc của chính người làm tâm lý và

việc xử lý các vấn đề liên quan tới “chống chuyển di” của người làm nghề. Tôi nghĩ ở

đây người thiệt thòi là thân chủ, người sử dụng dịch vụ tâm lý, do không đủ hiểu biết

hoặc không đủ cơ sở để “phản biện” lại người giúp đỡ họ.

Hiện nay, có quá nhiều cá nhân không học tâm lý cũng trở thành NTV? Theo

chị đây có phải là hệ lụy của việc thiếu quy định về nghề hay chỉ là những “cá biệt”?

NTV: Câu chuyện đề cập tới cả khía cạnh quản lý nhà nước và hiểu biết của

người dân với tư cách là người sử dụng dịch vụ. Và hai công việc cần được quan tâm

đồng thời: hoàn thiện khung pháp lý có liên quan, phổ biến thông tin về ngành nghề

và chức năng trợ giúp tâm lý.

Trong điều kiện nước ta Nhà Tâm Lí Học chưa được pháp luật bảo vệ một cách

phù hợp như vậy, chị có xây dựng riêng cho mình một nguyên tắc nào để vừa giúp đỡ

được thân chủ, vừa bảo vệ sự an toàn của bản thân?

NTV: Chắc chắn có rồi, vì “vừa bảo vệ sự an toàn của bản thân”. Cơ bản đó là

các yêu cầu đạo đức nghề đã được học trong trường!

7

Page 9: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

Đạo đức nghề giúp làm rõ trách nhiệm của chuyên gia với xã hội, mang lại sự

yên tâm cho xã hội đồng thời giúp các chuyên gia duy trì sự công bằng và liêm chính

trong quá trình hành nghề, ngành nghề nào cũng có những quy định về đạo đức nghề

nghiệp nhưng tâm lý học thì không. Phải chăng nghề này không được thừa nhận tại

Việt Nam? Với tư cách là một Nhà Tâm Lý Học theo chị chúng ta nên làm gì để nghề

được công nhận như những ngành nghề khác?

NTV: Chưa được thừa nhận chứ không phải không được thừa nhận, vì các lý

do về bối cảnh xã hội và các điều kiện kinh tế, văn hóa.

GS. Jean Pierre Martineau, Đại học Montpellier III - Paul Valéry nói: “Công cụ của

nhà lâm sàng chính là nhân cách của nhà lâm sàng”, và mỗi nhà tâm lý sẽ góp phần

của mình dựa trên nền tảng nhận thức và nỗ lực của mỗi người để hướng tới hai mục

đích chính – vận động xây dựng cơ sở pháp lý cần thiết cho vị trí nghề trong xã hội và

giúp đỡ người dân nâng cao hiểu biết về chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung.

2. Nhà Tham Vấn: T.B.K

Tuổi: 38 Giới tính: Nữ

Thời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching)

Nơi làm việc: Tư nhân

Sử dụng cách tiếp cận trị liệu: I’m a coach (không nói về tiếp cận trị liệu)

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nước ta chưa có quy định về nguyên tắc đạo đức

của nghề tham vấn, trị liệu tâm lý? Chị có thể chia sẻ về vấn đề này?

NTV: Câu trả lời thật lòng là không có gì để chia sẻ. Vì có quy định của nhà

nước về nguyên tắc đạo đức của nghề tham vấn - trị liệu tâm lý hay không đối với tôi

không quan trọng bằng ai là người đề xuất, kiểm duyệt và giám sát các quy chuẩn đó,

đồng thời cơ sở của quy chuẩn đạo đức nghề cũng quan trọng không kém.

Vậy, việc áp dụng nguyên tắc đạo đức của nước ngoài cho môi trường Việt

Nam, theo chị điều này có phù hợp không?

NTV: Không phù hợp 100%, ai cũng biết vậy mà!

Không phù hợp như thế nào? Theo chị nên thay đổi nguyên tắc đạo đức nào để

phù hợp với điều kiện và văn hóa của Việt Nam ?

NTV: Không cần thay đổi nguyên tắc đạo đức mà là cần điều chỉnh phạm vi áp

dụng để phù hợp hơn.

8

Page 10: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

Tuy nhiên, đạo đức hành nghề là một điều kiện cần để khẳng định một người

hành nghề nào đó là chuyên nghiệp, giúp người hành nghề hướng đến những giá trị

cao đẹp của nghề nghiệp, nhưng Việt Nam lại không có quy định. Điều này chắc hẳn

có ảnh hưởng đến quyền lợi của người hành nghề tham vấn tại Việt Nam?

NTV: Đạo đức hành nghề là một trong những điều kiện cần để khẳng định một

người hành nghề nào đó là chuyên nghiệp, giúp người hành nghề hướng đến những

giá trị cao đẹp của nghề nghiệp…” không phải chỉ có một điều kiện cần là “đạo đức

đúng - đạo đức đẹp” thì sẽ hành nghề chuyên nghiệp.

Chị có thể chia sẻ những khó khăn của chính mình? những câu chuyện thực tế,

chẳng hạn như có bao giờ chị gặp rắc rối với thân chủ liên quan đến vấn đề này?

NTV: Câu này có gợi ý giả định nhiều, và “đạo đức nghề” hiện tại vẫn là khái

niệm chủ quan với mỗi cá nhân hành nghề tham vấn. Vì thế trước khi trả lời đúng, đủ,

cần thiết nêu rõ định nghĩa cá nhân của người trả lời về “đạo đức nghề”.

Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF (International Coach Federation). Tôi có thể

chia sẻ theo gợi ý: nếu thân chủ không chia sẻ câu chuyện thật, tôi dùng kỹ thuật phản

hồi để bày tỏ cảm nhận của mình đồng thời tôn trọng góc nhìn và quyền chia sẻ của

thân chủ. Nếu thân chủ chọn chia sẻ “một phần của câu chuyện”, nghĩa là coach cần

build trust more để thân chủ cảm nhận được “unconditional positive regards” và

“curiousity without judgment” của coach đối với câu chuyện của thân chủ.

Khi bắt đầu buổi tham vấn NTV thường giải thích về khung làm việc của mình.

Trong đó có nói đến một nguyên tắc bảo mật thông tin của thân chủ, đối với trường

hợp ngoại lệ NTV được quyền tiết lộ thông tin mà không cần trao đổi, xin ý kiến thân

chủ. Thông thường thân chủ có phản ứng như thế nào khi nghe đến nguyên tắc ngoại

lệ này?

NTV: Thông thường họ đồng ý. Ít thông thường hơn, nếu có chi tiết nhạy cảm,

thân chủ sẽ có biểu hiện gia tăng mức độ phòng vệ, ít cởi mở.

Trường hợp nếu thân chủ không chấp nhận trường hợp ngoại lệ, chị xử lý như

thế nào?

NTV: Cá nhân tôi chưa từng gặp trường hợp này nên không có trải nghiệm

thực tế. Tưởng tượng nếu gặp, tôi sẽ xem xét ai/điều gì quan trọng nhất hiện tại, có

nguy cơ tử vong hoặc thân chủ mất ý thức hay không, và quyết định tôn trọng lựa

9

Page 11: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

chọn của thân chủ, xin phép nếu tôi nhận thấy có nguy cơ. Tôi có thể hỏi lại ý kiến

của thân chủ và có quyết định theo tình huống/thời điểm.

Đối với vấn đề bảo mật thông tin cho thân chủ, nên truyền đạt như thế nào để

thân chủ hiểu đây là vấn đề thuộc về quy định nghề nghiệp? Cách truyền đạt riêng

của chị như thế nào ạ?

NTV: Người hành nghề được dạy nguyên tắc, còn nội dung và ngôn từ có thể

được điều chỉnh, cá nhân hóa bởi mỗi người tư vấn. “Truyền đạt như thế nào” là

người hỏi muốn hỏi về nguyên tắc hay câu chữ? Nguyên tắc thì ai cũng được học, còn

nếu là về câu chữ có một vài gợi ý, và có thể là một công thức tồi nếu ai đó đọc

nguyên si vậy.

Chẳng hạn: “Em yên tâm là tất cả những điều em chia sẻ sẽ được giữ bí mật. Trong

quá trình tư vấn, em có thể thấy tôi thỉnh thoảng ghi chú, và những ghi chú này được

lưu riêng vào tủ có khóa, do tôi giữ, giúp tôi có thể nhớ đúng và đủ những điều chính

yếu về câu chuyện của em. Khi chúng ta tình cờ gặp nhau bên ngoài, có thể chúng ta

sẽ không chào nhau, và đó cũng là một trong những cách bảo mật thông tin của

tôi….”

Chị sẽ làm gì với thân chủ khi nhận thấy thân chủ có biểu hiện lệ thuộc vào

mình? Việc để cho họ “dựa” có vi phạm đạo đức nghề không?

NTV: “Làm gì” tùy thuộc vào trường hợp và tình huống cụ thể. Tôi có thể chia

sẻ nguyên tắc là dùng kỹ thuật phản hồi và đặt câu hỏi dạng “powerful question” để

khơi gợi tính chủ động của thân chủ.

Việc để cho họ “dựa” có vi phạm đạo đức nghề hay không tôi không trả lời được, vì

chưa nêu được định nghĩa và phạm vi “đạo đức nghề” ở đây. Quan điểm cá nhân là

khi nhà tư vấn để cho thân chủ dựa, họ cần giải thích mục đích, lý do và phạm vi, mức

độ “cho dựa” với thân chủ. Nếu không, đó là biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp,

thiếu năng lực hơn là kém đạo đức.

Chị có bao giờ nói “tôi sẽ giữ bí mật tuyệt đối cho thân chủ” không?

NTV: Không. Vì tuyệt đối là một từ cực đoan, và không có gì tuyệt đối, ngay

cả khi thân chủ không nói gì.

Người làm tham vấn ở Việt Nam dễ vi phạm nguyên tắc đạo đức nào trong các

nguyên tắc đạo đức của nước ngoài quy định?

10

Page 12: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

NTV: Người làm tham vấn ở Việt Nam hay phán xét và cho lời khuyên, hoặc

bình phẩm sau lưng thân chủ, lấy câu chuyện của thân chủ làm chuyện phiếm.

Chị nghĩ gì khi đồng nghiệp của mình làm như vậy?

NTV: Tôi nghĩ là không nên trả lời câu hỏi này, cũng như chả nghĩ gì về những

đồng nghiệp ấy, lo chuyện mình đi.

Giữ đạo đức nghề trong bối cảnh Việt Nam không có một quy định nào cho

nghề này theo anh chị là dễ hay khó?

NTV: Dễ hay khó do mình. Với tôi là dễ.

Hiện nay, có quá nhiều cá nhân không học tâm lý cũng trở thành nhà tham vấn

trị liệu? Theo anh chị đây có phải là hệ lụy của việc thiếu quy định về nghề hay chỉ là

những “cá biệt”?

NTV: Cả hai gợi ý đều đúng, là hệ lụy của việc thiếu quy định về nghề và là

những cá biệt. Vì câu hỏi thiếu yếu tố định tính, nên trả lời chuẩn xác là không thể.

Những cá biệt không học tâm lý cũng trở thành nhà tham vấn trị liệu là những cá biệt

nào? Và nếu “có quá nhiều” thì có còn là “cá biệt”?

Theo chị nên làm gì để đạo đức nghề được người trong ngành tuân thủ?

NTV: Cá nhân tôi nên làm gương.

Trong điều kiện nước ta nhà tâm lí chưa được pháp luật bảo vệ một cách phù

hợp như vậy, chị có xây dựng nguyên tắc riêng để bảo vệ sự an toàn của bản thân?

NTV: Có. Và không (NTV không muốn chia sẻ cụ thể, cho rằng bản thân áp

dụng theo ICF).

Đạo đức nghề giúp làm rõ trách nhiệm của chuyên gia với xã hội, mang lại sự

yên tâm cho xã hội đồng thời giúp các chuyên gia duy trì sự công bằng và liêm chính

trong quá trình hành nghề, ngành nghề nào cũng có những quy định về đạo đức nghề

nghiệp nhưng tâm lý học thì không. Phải chăng nghề này không được thừa nhận tại

Việt Nam? Với tư cách là một Nhà Tâm Lý Học theo chị chúng ta nên làm gì để nghề

được công nhận như những ngành nghề khác?

NTV: “Phải chăng nghề này không được thừa nhận tại Việt Nam?” – Ai thừa

nhận? “Với tư cách là một nhà tâm lý học theo anh/chị chúng ta nên làm gì để nghề

được công nhận như những ngành nghề khác?” – Tôi chỉ trả lời được từ cá nhân tôi:

“Tôi làm gương về tuân thủ nguyên tắc hành nghề, các tiêu chuẩn và năng lực cốt lõi,

theo ICF.

11

Page 13: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Có thể nói đạo đức nghề Tham vấn –Trị liệu trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

là một chủ đề rất rộng để bàn luận. Việc chưa được thừa nhận cũng như chưa có quy

định về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp dẫn đến rất nhiều mặt tiêu cực trong xã hội.

Dựa vào nội dung phỏng vấn chúng tôi đúc kết và rút ra bài học sau:

Thứ nhất: Việc áp dụng nguyên tắc của nước ngoài, đôi khi có những vấn đề

không phù hợp với văn hóa xã hội Việt Nam dẫn đến mỗi NTV áp dụng một kiểu, họ

tự xây dựng cho mình chuẩn mực riêng để bảo vệ mình và nghề. Chính sự không

thống nhất này dễ đưa đến hệ lụy, các NTV không thể cùng nhau đóng góp ý kiến, xây

dựng phát triển nghề và cùng nhau làm trong sạch đạo đức nghề.

Mặt khác, xét trong mối tương quan với thân chủ, NTV ở một mức độ nhất

định có quyền lực trong quan hệ tham vấn. Việc không tuân thủ theo các nguyên tắc

đạo đức có thể thực sự làm hại thân chủ. Tuy nhiên các Nhà Tâm Lý Học làm công

tác tham vấn, trị liệu ở nước ta lại chưa có những quy định chung này. Hiện Việt Nam

chỉ tồn tại những quy tắc riêng lẻ do các trung tâm tự ban hành và chỉ áp dụng với các

thành viên của họ/ các NTV chủ động xây dựng riêng cho mình bộ nguyên tắc để vừa

giúp đỡ được thân chủ, vừa bảo vệ sự an toàn của bản thân, dựa trên các yêu cầu đạo

đức nghề đã được học của mỗi người. Tình hình này dẫn đến không kiếm soát được

những người hành nghề tham vấn, trị liệu nên sẽ khó bảo vệ được lợi ích của thân chủ

và đặc biệt bảo vệ vị trí của nghề này trong xã hội. Do đó, người làm tham vấn cũng

dễ vi phạm nguyên tắc đạo đức như là: lợi dụng tình dục; bóc lột người khác; lệch lạc

chức năng; thích được sùng bái, hay phán xét và cho lời khuyên, hoặc bình phẩm sau

lưng thân chủ, lấy câu chuyện của thân chủ làm chuyện phiếm….

Thứ 2: Tại Việt Nam, có khá nhiều người không có chuyên môn, không được

đào tạo về tâm lý học, hoặc mới chỉ qua một vài khóa tập huấn về tham vấn cũng hoạt

động trong lĩnh vực tham vấn và tự nhận mình là “nhà tham vấn” đang là vấn đề đáng

lo ngại. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho người sử dụng dịch vụ (thân chủ) mà

nó còn làm xấu đi hình ảnh của nghề tham vấn, đồng thời ảnh hưởng đến những Nhà

Tâm Lý Học được đào tạo bày bản và hành nghề chân chính. Bên cạnh đó, thân chủ ở

Việt Nam - người sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý, do không đủ hiểu biết hoặc

thường không có nhiều thông tin về dịch vụ này nên không đủ cơ sở để “phản biện”

12

Page 14: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

lại người tham vấn tâm lý cho họ dẫn đến dễ dàng chấp nhận những nguyên tắc mà

NTV đưa ra khi bắt đầu quá trình tham vấn.

Thứ 3: Tham vấn tâm lý là nghề đặc thù liên quan đến sức khỏe tinh thần của

con người. Điều này đòi hỏi sự “trong sáng về đạo đức” của người hành nghề. Nhưng

chúng ta có xu hướng suy diễn thông tin, tình huống và hành vi của người khác dựa

trên hệ thống giá trị của chúng ta. Điều này dẫn dắt hoặc định hướng các phản ứng của

chúng ta đối với người khác, nên có thể hành động của người hành nghề không mang

lại kết quả tốt nhất cho thân chủ.

Thứ 4: Trong hành nghề, mỗi NTV có một cách riêng của mình sao cho phù

hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy nó có tính chất tham khảo chứ không phải để

áp dụng cứng nhắc, bắt chước nguyên mẫu.

Mục đích chính của thực hành các nguyên tắc đạo đức trong tham vấn tâm lý là

để phục vụ tốt nhất cho thân chủ và giữ tương quan thích hợp cho thân chủ và nhà

tham vấn. Mối tương quan trị liệu được xây dựng bằng cách cốt lõi là duy trì niềm tin

nơi thân chủ. Bên cạnh đó, khi chạm vào các vấn đề thâm sâu của cá nhân người khác,

nhà tham vấn cần phải duy trì tính chính trực và kiểm soát được hành vi, thái độ, ngôn

ngữ và chuẩn mực của mình. Chính các nguyên tắc đạo đức là nền tảng cho nhà tham

vấn có những quyết định hợp tình hợp lý trong những tình huống khó khăn và nhạy

cảm. Trong những tình huống phát sinh tranh chấp, nguyên tắc đạo đức trong tham

vấn sẽ là phương tiện pháp lý bảo vệ nhà tham vấn.

Mối quan hệ tham vấn phải luôn dựa trên lợi ích của thân chủ, tôn trọng giá trị

khác nhau nơi mỗi cá nhân. Sự nâng đỡ tinh thần bằng kiến thức chuyên môn và cái

tâm của nghề thể hiện, tuyệt đối không bỏ rơi thân chủ giữa tiến trình trị liệu.

Người làm tham vấn phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức hành nghề bắt

buộc, có như thế mới hướng đến sự chuyên nghiệp trong quá trình hành nghề, nâng

cao được uy tín và vị thế nghề nghiệp trong xã hội. Đạo đức trong tham vấn chính là

thước đo quyết định xem hành vi của NTV.

Mặc dù hiện tại Việt Nam chưa có bộ luật quy định về các tiêu chuẩn đạo đức

trong hành nghề tâm lý nhưng các chuẩn mực đạo đức của Hiệp hội Tham vấn Hoa

Kỳ nói riêng và các hiệp hội khác trên Thế giới nói chung vẫn được coi là các tiêu

chuẩn hướng dẫn và đánh giá những hành xử cho hầu hết các chuyên gia tham vấn

trên thế giới sử dụng. Vì tất cả đều xuất phát từ những quan điểm nhân văn và dựa

13

Page 15: Cá nhân tôi áp dụng quy chuẩn của ICF ( · Web viewThời gian hành nghề: 10 năm (Thực hành pro-bono coaching và paid coaching) Nơi làm việc: Tư nhân Sử

trên một tập hợp “những chân lý mang tính toàn cầu”. Mặc dù, các quy điều đạo đức

này vẫn cần được thể chế hóa dựa trên nền tảng pháp lý của mỗi quốc gia. Nói một

cách nôm na là trước khi được nhà nước công nhận, bảo vệ và xây dựng nguyên tắc

đạo đức nghề, thì mỗi cá nhân hành nghề phải biết tự bảo vệ chính mình và nghề

nghiệp của mình. Giữ gìn sự trong sạch của nghề dựa vào nguyên tắc của nước ngoài

nói riêng (vì suy cho cùng các nguyên tắc này đều xây dựng dựa trên nền tảng bảo vệ

quyền lợi của con người) và hệ thống giá trị đạo đức cốt lỗi của nhân loại nói chung.

14